CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Hội Kín Tam Điểm

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Hội Kín Tam Điểm Empty
Bài gửiTiêu đề: Hội Kín Tam Điểm   Hội Kín Tam Điểm I_icon_minitimeFri Jun 25, 2010 7:26 am


Hội Kín Tam Điểm

[img]Hội Kín Tam Điểm Hoitamdiem Uploaded with ImageShack.us[/img]

[img]Hội Kín Tam Điểm H7897itam273i7875mh7897 Uploaded with ImageShack.us[/img]


Hội Tam Điểm được chính thức thành lập bởi Anderson ở Anh Quốc năm 1717. Bản chất và chủ trương của tổ chức mật này, có thể nói, được biểu lộ qua hai chữ chính sau đây: "Lodge" và "Masonry".

"Lodge", theo Anh ngữ, có nghĩa bình thường là "các phần tử hay nơi hội họp của một ngành hội" như Hội Tam Điểm, do đó, đối với tổ chức này, chữ "lodge" có thể được dịch là "hội kín". Tuy nhiên, theo ý nghĩa sâu xa của chữ này, một chữ tương đương với 3 chữ tắt trong ngôn ngữ Do Thái, đó là G.O.D.: Gomer, Oz và Dabar, có nghĩa như là Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Mỹ Lệ, thường được biểu hiệu bằng một hình tam giác, như ám chỉ về bản chất của tổ chức này. Ngoài ra, hình tam giác nơi tổ chức này còn có thể biểu hiệu cho Thiên Chúa Ba Ngôi, song không phải Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo, mà là của Ấn Độ Giáo, gồm có Thần Phát Sinh, Thần Hủy Diệt và Thần Tái Sinh. Có thể vì thế mà Việt ngữ thường gọi tổ chức này là Hội Tam Điểm hơn là Hội Thợ Nề theo đúng nguyên nghĩa của tên hội là "Maronry".

"Masonry", cũng theo Anh ngữ, có nghĩa là "việc xây cất bằng đá", có thể vì thế mà trong Việt ngữ tổ chức này còn được gọi là Hội Thợ Nề. Bởi vì, và đúng như thế, theo chủ trương của tổ chức này, cần phải trả lại cho con người tầm vóc trọn hảo và tình trạng hạnh phúc nguyên thủy của họ, được thể hiện qua niềm tự do, mức bình đẳng và tình huynh đệ tự nhiên của họ, do đó, thành phần Tam Điểm sẽ đóng vai trò là những người thợ xây, xây cất lại một Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên.

Việc sùng bái Tự Nhiên theo chủ trương của tổ chức Tam Điểm này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc của Vũ Trụ, mà theo suy luận của các phần tử của Hội, đó là Tạo Hoá, là Đấng Hoá Công. Giai đoạn thứ hai là sùng bái Tự Nhiên, giai đoạn chuyển từ việc tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc sang việc sùng bái Chúa Tể Thiên Nhiên là nguyên lý của mọi sự, theo quan niệm của duy vật, phiếm thần hay duy linh.

(đoạn trên theo chi tiết của chính cuốn MFU trang 101)

Nền tảng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên này là gì, nếu không phải là một tự do tuyệt đối mà Hội Tam Điểm muốn xây lại như sau: "Con người không có tự do nếu họ không làm tối thượng chủ những tư tưởng cũng như hành động của mình. Tự do đồng nghĩa với tối thượng quyền" (theo L' Ere Nouvelle). "Khi chúng ta không còn là những lụy thuộc viên mà là những tối thượng chủ, bấy giờ chúng ta mới được tự do" (theo Brother Fleury). "Mỗi người là linh mục và là vua chúa của mình, là giáo hoàng và là hoàng đế của mình" (theo Brother Potvin)
Đặt nền móng của Đền Thờ để sùng bái Tự Nhiên như thế, tất nhiên, những người thợ xây thuộc tổ chức Tam Điểm này cần phải hoàn toàn phá hủy đi mọi quyền bính, cấp trật, gia đình và tôn giáo, đúng như Hội Nghị Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm đã nhận định: "Đối tượng của Tam Điểm là trật tự thể lý, luân lý cũng như luận lý phải bị hoàn toàn hủy hoại". Để hủy hoại trật tự thể lý, Tam Điểm chống lại sự chết, và chấp nhận Thần Ba Ngôi của Ấn Độ Giáo là Thần Phát Sinh, Thần Hủy Diệt và Thần Tái Sinh. Để hủy hoại trật tự luân lý, Tam Điểm chống lại nguyên tắc về sự dữ và biện hộ cho tất cả mọi tội lỗi khi mặc cho chúng chiếc áo nhân đức. Để hủy hoại trật tự luận lý, Tam Điểm chống lại chân lý phổ quát, bằng các nghề nghiệp và nhu cầu ảo thuật, dối trá, gian manh và lộng ngôn. Thực tế cũng đã cho lịch sử thấy ảnh hưởng của Tam Điểm hằng chủ trương hủy hoại, điển hình nhất là hai cuộc cách mạng liên hệ đến vận mạng chung của thế giới: đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1789 và cuộc cách mạng Nga năm 1917.

Về cuộc cách mạng Pháp: "Vào đầu năm 1789, các hội viên Tam Điểm đã chủ động tham dự vào một đại biến chuyển đáng giá được phát động tại quê hương Pháp quốc này..." (theo bài diễn văn của Brother Amiable và Calfavru tại Hội Nghị Tam Điểm năm 1889). "Bấy giờ tôi nắm chắc là thảm kịch vào năm 1788 và 1789, đó là cuộc cách mạng Pháp, không phải là kết quả của một quyết định đột ngột theo thời, mà là xẩy ra theo như cấu kết của những hiệp hội Tam Điểm và những lời thề Tam Điểm..." (theo lời tự thú tại hội nghị Verona của Haugwitz là một trong những lãnh tụ thượng thặng của Tam Điểm). "Tất cả Nước Pháp chỉ là một đại hội kín' Người Pháp hoàn toàn là hội viên Tam Điểm, rồi cả hoàn vũ sẽ sớm trở nên giống như chúng ta" (theo lời của Burruel ngày 12-8-1792). (MFU tr 108-109,75)

Về cuộc cách mạng Nga: "Ở xứ sở đó (Nga) có 457 đảng viên Bolsheviks gây nên một triều đại kinh hoàng, thì có 422 đảng viên là Do Thái... Brother Lenin (Ulianov Zederhaum) thuộc về hội kín ở Thụy Sĩ trước khi xẩy ra trận chiến, một trận chiến gây nên cuộc cách mạng thế giới" (theo lời của Monseigneur Jouin). "Lenin được sai đến Nga bởi những người Đức... Vừa đến nơi là Lenin bắt đầu tụ họp lại quanh mình đây đó những con người mờ ám, sống trong những nơi ẩn tránh bí mật, ở Nữu Ước, Glasgow, Berne và các xứ sở khác, những con người này được tập hợp lại với nhau theo sức lôi kéo bởi những tinh thần của một tà phái ghê sợ, một tà phái ghê sợ nhất trên thế giới, tà phái mà Lenin là thượng tế và là lãnh tụ. Được vây quanh bởi những quần thần này, Lenin đã sử dụng khả năng ma quái nhất của mình để phá hủy tất cả mọi tổ chức căn bản của Dân Nước Nga. Nước Nga đã bị sụp đổ' Nước Nga phải bị chà đạp" (theo lời diễn thuật của Lord Churchill ngày 5-11-1919 nói với House of Commons ở Anh Quốc)
Chủ trương một tôn giáo Tự Nhiên như thế, do đó, mục tiêu và kẻ thù chính yếu mà Tam Điểm cần phải tấn công và hạ bệ là Giáo Hội Công Giáo Rôma: "Cuộc cách mạng đã tiến đến Rôma để ra mặt đối chọi thẳng với Giáo Hoàng... để giành cho Tam Điểm một cân xứng vĩ đại ngay trong lòng Rôma, thủ đô của vũ trụ. Ở đây nó sẽ tấn công không nương tay những giáo điều làm nên một tín lý chung tin vào Thiên Chúa và vào tình trạng bất tử của linh hồn" (theo một Brother Tam Điểm trong cuốn 'La Revista Della Massoneria Italiana). "Chúng ta đã tiến đến Rôma để chặt đổ cây cổ thụ 18 thế kỷ Công Giáo này. Adriano Lemmi, vị thượng hoàng của Tam Điểm Ý Đại Lợi, vào năm 1887, đã gửi đến tất cả mọi hội viên một bản luân lưu nói rằng: 'Ngày kỷ niệm 20-9, ngày mà Rôma trở thành thủ đô của Ý Đại Lợi và ngày mà quyền lực trần thế của Giáo Hoàng bị hủy diệt, hiển nhiên là ngày thuộc về Tam Điểm.

Đó là một ngày lễ, thuần túy là Tam Điểm, một khởi điểm đánh dấu ngày Tam Điểm Ý Đại Lợi tiến vào Rôma, một tận điểm mà nó đã dự trù qua nhiều năm'" (theo lời tuyên bố của Francisco Crispi). "Không có Thiên Chúa nào hết, con người là Thiên Chúa của mình, nhân loại phải cấp tốc giầy đạp việc sùng bái theo đức tin Kitô giáo' con điếm tuyệt mỹ nhất, biểu hiệu cho vẻ đẹp của hữu thể thần linh nơi loài người phải thế chỗ của Đấng Cứu Tinh thế giới trên các bàn thờ, và phải được nước (Pháp) cũng như các chính quyền sùng kính" (theo Ed. Em. Eckert)
Như thế, có thể nói, Tam Điểm là một tôn giáo thờ Tự Nhiên, một Hội Kín chống lại và hủy hoại tất cả những gì là lỗi thời cũ kỹ, để xây dựng lại một "New World Order" (Trật Tự Thế Giới Mới) cho một "New Age" (Thời Đại Mới). Hội Nghị Quốc Tế ở Trent Chống Tam Điểm (26-30/9/1896, kỷ niệm bách chu niên năm 1996) đã phổ biến một bản tổng lược về đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm như sau:

1- Tam Điểm là một tà phái tôn giáo theo nhị nguyên Manikê' biểu hiện tối thượng thuộc về những bí mật và huyền nhiệm của họ là tôn sùng Luxiphe hay Satan, được thờ kính ở đằng sau hậu trường như một Thiện Chúa, phản lại với Thiên Chúa của các người Công Giáo, Đấng mà những kẻ lộng ngôn lúc đầu gọi là Ác Chúa.

2- Ma qủi, tác nhân linh hứng của những bí mật Tam Điểm, vì biết rằng hắn sẽ không bao giờ được đa số loài người trực tiếp tôn thờ, cố gắng dùng Tam Điểm để thấm nhiễm vào các linh hồn hạt mầm mống của Khuynh Hướng Tự Nhiên, một khuynh hướng mà đối với Thiên Chúa không gì khác hơn là một cuộc hoàn toàn bung tỏa của con người.

3- Để gieo vào thế gian Khuynh Hướng Tự Nhiên vô đạo này, Tam Điểm nỗ lực làm cho con người quen thuộc với việc đặt tất cả mọi tôn giáo trên một bình diện bằng nhau, tôn giáo chân thực duy nhất lẫn với tôn giáo sai lạc' thay thế mầu sắc Công Giáo bằng mầu sắc Tam Điểm, nhờ trung gian của báo chí và các học đường vô thần.

4- Phương pháp đặc biệt giúp Tam Điểm hủy hoại các linh hồn của những kẻ cuồng mê với những vấn đề liên quan đến lãnh vực siêu nhiên mà không đủ sức trước Khuynh Hướng Nhị Nguyên Manikê theo Luxiphe, là kích động họ cho đến khi họ hiến thân mải mê theo những thực hành của Tâm Linh.

5- Tam Điểm cũng là một tà phái chính trị cố gắng chiếm quyền cai trị mọi chính quyền, biến các chính quyền thành những công cụ mù quáng cho tác hành ngoan cố của mình, và cũng nổ lực gieo rắc phản loạn ở khắp mọi nơi.

6- Đối tượng của Tam Điểm, khi gieo rắc cách mạng ở mọi phần đất trên thế giới, là thiết lập một nền cộng hòa chung, đặt nền tảng trên việc chống lại quyền tối thượng thần linh, trên việc hủy diệt quyền tự lập địa phương và những quyền tự do, trên việc phá bỏ những lằn ranh giới và trên việc cưỡng bách những cảm tình ái quốc mà, sát với tình yêu Thiên Chúa, từng cảm hứng nơi loài người những công việc tốt đẹp nhất, những hy sinh cao cả nhất, những từ bỏ anh hùng nhất.

7- Tam Điểm tiếp tục chống lại Giáo Hội bằng cách đem vào những nước Kitô giáo một ngành lập pháp phản Kitô giáo.

8- Tam Điểm trực tiếp chịu trách nhiệm về Chủ Thuyết Xã Hội Tân Tiến, vì nó đã thay thế lý tưởng Kitô giáo bằng lý tưởng hạnh phúc Xã Hội là lý tưởng riêng của mình. Nó cũng thay thế cấp trật xã hội theo Kitô giáo, được cai trị bởi công lý và xử trí bởi đức ái, bằng một tình trạng bình đẳng giả tạo nơi mọi người, giữa họ với nhau. Tam Điểm đang làm cho người ta quên rằng chính ở trong đời sau mà mỗi người sẽ được trả công tùy theo các công việc của mình, và đang dạy họ rằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy nơi những thỏa mãn vật chất ở dưới thế này mà thôi, và dạy rằng tất cả mọi người đều có một quyền lợi triệt để trong việc tham hưởng ngang phần nhau nơi niềm hạnh phúc này.

9- Lòng nhân ái của Tam Điểm, ngược lại với đức ái Kitô giáo, và đúng như nó là một lòng yêu tự nhiên thuần túy của một số người này với những người kia mà nó không có khả năng giúp liên kết Thiên Chúa với loài người' và còn hơn thế nữa, lòng nhân ái này của Tam Điểm chỉ được thực thi giữa các hội viên Tam Điểm với nhau mà thôi, và rất thường tác hại cho xã hội dân sự.

10- (Không được kể đến)

11- Để phá hủy gia đình vô phương cứu chữa, Tam Điểm cố gắng dẫn dụ những người phụ nữ, không phải chỉ làm cho thành phần này vào các hội kín của mình, như họ luôn luôn thành công trong việc này, mà còn là chính linh hồn của phong trào gọi là "nữ giới" hay phong trào "giải tỏa phụ nữ", nhắm đến việc mang lại tình trạng rắc rối và lộn xộn vào trong các gia đình, dựa trên niềm ước vọng mơ tưởng cho một cuộc canh tân không thể nào hoàn toàn đạt được.

12- Để làm cho con người ta quen thuộc với việc bỏ bê nhà thờ trong đời sống xã hội, tà phái này cố gắng dẹp đi những ngày lễ tôn giáo và những ngày được dành cho việc thánh hoá các linh hồn và nghỉ ngơi phần xác, thay vào đó là những ngày lễ hoàn toàn dân sự.
Bản tóm lược đề cương hoạt động của Hội Tam Điểm trên đây còn có thể được đúc kết như sau:

"Nguyên tắc căn bản riêng của chúng ta là chối bỏ mọi giáo điều' khởi điểm của chúng ta là không không' chối bỏ, luôn luôn chối bỏ: phương pháp của chúng ta là như thế' nó sẽ dẫn chúng ta đến việc đặt thành những nguyên tắc: vô thần nơi tôn giáo' vô chủ nơi chính trị' vô sản nơi chính trị kinh doanh" (theo Dom Paul Benoit trong La Franc Maconnerie).

(MFU trang 186-188)


Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
trích cuốn Hận Thù Quyết Thắng
Ảnh Hưởng của Hội Kín Tam Điểm ở Âu Châu


Để hiểu được những gì đang xẩy ra ở Âu Châu, theo nhà sử học Tin Lành César Vidal, cần phải chú ý tới hội kín Tam Điểm. Vị sử gia này là giám đốc của chương trình “La Linterna” của đài truyền thanh COPE thuộc hội đồng giám mục Tây Ban Nha. Ông đã viết một cuốn sách mang tựa đề là "Los Masones: La Historia de la Sociedad Secreta Más Poderosa" (Những Tay Tam Điểm: Lịch Sử của Hội Kín Đệ Nhất Mãnh Lực), do Planeta xuất bản.

Trong cuốn sách này, ông đã nói đến ảnh hưởng của tam điểm nơi các biến cố quan trọng nhất ở Tây Ban Nha thời hiện sử, nhất là từ cuộc bầu cử Tháng 3/2004 cho Đảng Lao Động Xã Hội Tây Ban Nha (PSOE: Spanish Socialist Labor Party). Theo ông, “trào lưu tục hóa được chính phủ do thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero lãnh đạo đã quá cho thấy đường lối của Tam Điểm muốn chống chủ nghĩa giáo sĩ”.

Vị tác giả này cho biết các tay Tam Điểm đóng một vai trò quan trọng nơi Khối Hiệp Nhất Âu Châu, chẳng hạn, “dự án Bản Hiến Pháp Âu Châu đã được điều khiển bởi một tay tam điểm”, đó là Valéry Giscard D’Estaing, “nhân vật đã loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do”.

Ông Vidal có bằng tiến sĩ về sử, triết, thần và một bằng về luật. Sau đây là những gì ông chia sẻ với Zenit qua một cuộc phỏng vấn.


Vấn: Những nhân vật nào nổi bật ở Tây Ban Nha đã và đang là những tay Tam Điểm, một sự kiện rất ít người biết đến?

Đáp: Bản danh sách này quá dài và một ít, vâng chỉ có một ít là được nói đến trong cuốn sách “Những Tay Tam Điểm” của tôi. Chứng cớ đủ cho thấy rằng vị Kiện Tướng (Grand Master) của Tây Ban Nha đại đông là Tiến Sĩ Josep Corominas, phó PSOE; ủy ban 5 phần tử đặc biệt đã bổ nhiệm Felipe González là tổng thư ký của PSOE có ba tên Tam Điểm, một trong ba người này là vị chủ tịch sắp tới của Thượng Viện, và ông của thủ tướng Rodríguez Zapatero cũng đã là một tay Tam Điểm.

Vấn: Có thể nói rằng Tam Điểm là thành phần giật giây trào lưu tục hóa đang xẩy ra ở Tây Ban Nha hay chăng?

Đáp: Điều có thể nói mà không sợ quá đáng đó là trào lưu tục hóa đang được phát động bởi chính phủ José Luis Rodríguez Zapatero là những gì quá cho thấy đường lối Tam Điểm muốn chống chủ nghĩa giáo sĩ.

Vấn: Tam Điểm đóng vai trò hay có thể đóng vai trò ra sao trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu?

Đáp: Thật là nhiều nếu người ta chú ý tới dự án của Bản Hiến Pháp Âu Châu là những gì đã được cổ võ bởi 1 tay Tam Điểm muốn loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo ở châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do

Vấn: Trong thế kỷ vừa qua, Tam Điểm đã hiện diện trong lịch sử của Tây Ban Nha như thế nào?

Đáp: Một cách liên tục và thảm thương. Vai trò quan trọng nhất phải qui về cho Tam Điểm ở các phong trào phò độc lập ở Cuba và Phi Luật Tân, ở những cuộc vận động chống giáo sĩ và theo chiều hướng tục hóa, ở việc làm suy yếu chế độ quân chủ nghị viện của Thời Khôi Phục Chế Độ Quân Chủ Anh Quốc, đến nỗi đã phải sự dụng đến cả nạn khủng bố, ở việc công bố Nền Đệ Nhị Cộng Hòa, và nhất là ở việc soạn thảo Bản Hiến Pháp Cộng Hòa làm lũng đoạn xã hội với hậu quả là xẩy ra cuộc Nội Chiến.

Vấn: Ông có thể nói cho chúng tôi về các biến cố cụ thể cho thấy hội này chiến đấu chống lại thế giới Công giáo hay chăng?

Đáp: Đó là lịch sử của Tam Điểm từ thế kỷ 18, nhưng qua chứng cớ chỉ cần nhắc lại cho thấy rằng Rodolfo Llopis, một Tay Tam Điểm và Xã Hội chủ nghĩa, đã làm tổng thư ký của PSOE (và) đã phát động việc lập pháp về giáo dục phản Kitô giáo trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa; hay các thứ gương mù gương xấu như của Banca Ambrosiana đều có liên can trực tiếp đến hoạt động của Tam Điểm.


Vấn: Nguồn gốc của Tam Điểm phát xuất như thế nào?

Đáp: Nguồn gốc phát xuất Tam Điểm bắt nguồn từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, khi có những nhóm cá nhân bị thu hút bởi huyền bí thức đã thành lập những nơi hội họp được cho là để truyền đạt những thứ bí hiểm thức này.

Dĩ nhiên là họ nói về nguồn gốc liên quan đến các tôn giáo dân ngoại, đến kiến thức, đến một nhân vật vô hình dung thời Solomon, cũng như đến các tu sĩ của một cổ giáo.



Vấn: Tính chất nổi bật nhất của nó, các mục tiêu và cấu trúc của nó hiện nay là gì? Phải chăng nó là một thứ tôn giáo?

Đáp: Mặc dù Tam Điểm chối bỏ thì sự thật đó là vũ trụ quan của Tam Điểm không phải là thứ vũ trụ quan hợp với một xã hội nhân ái như họ thường nói mà là một vũ trụ quan của một tôn giáo. Đó là lý do cho thấy tại sao thực sự Tòa Thánh cũng như các giáo phái Kitô giáo khác đã phải lập đi lập lại việc lên án, cho rằng phần tử của Tam Điểm không hợp với Kitô giáo.

Tam Điểm có thể được diễn tả như là một hội kín, với một cơ cấu nguyên thủy, một vũ trụ quan ngộ thức, và một biểu hiện làm cho các phần tử của nó dễ giúp nhau khi nó chiếm được những vị trí quan trọng trong xã hội.



Vấn: Tỷ lệ của thành phần Tam Điểm hiện nay là bao nhiêu?

Đáp: Chắc chắn là rất nhỏ. Ở Pháp người ta nói rằng không hơn .6% dân số. Tuy nhiên, điều ấy không ngăn cản việc họ chi phối Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Tế hay việc họ lan tràn sang chính Cánh Hữu, nhờ những nhân vật như Giscard D’Estaing.

Vấn: Thành phần Tam Điểm hiện diện ở những vấn đề hệ trọng nào trong xã hội của chúng ta, nhất là ở lãnh vực kinh tế, chính trị, trí thức và truyền thông?

Đáp: Có những lãnh vực bao giờ cũng được thành phần Tam Điểm chú trọng. Không cần nói đó là chính trị là nơi họ điều khiển Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Tế và mạnh mẽ tiến vào những phần tử thuộc Cánh Hữu. Nó cũng không ít chú trọng tới thế giới truyền thông, nhất là nơi vấn đề giáo dục, công lý và các lực lượng võ trang.

Ở Pháp chẳng hạn, kiểu “affair des fiches” cho thấy các viên chức Tam Điểm được thăng cử còn người Công giáo trái lại bị ngăn chặn việc tiến thân.



Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 30/1/2005
1. Hội Tam Điểm thường được gọi là một hội kín . Hai chữ hội kín khiến cho người mới nghe nói đến Hội Tam Điểm lần đầu thường tưởng rằng đây là một hội gì bí mật . Bí mật tức là có gì cần phải dấu diếm không cho công chúng biết . Và như vậy thì như là có mang sắc thái gì << tà >> vậy đó .

2. Thật ra Hội Tam Điểm không có gì là tà đâu . Trái lại là khác nữa vì hội viên của họ có những người có tư tưởng rất là cấp tiến . Vậy tại sao lại là một hội kín ? Muốn trả lời câu hỏi này thì phải nhìn rõ ra cái hoàn cảnh lịch sử tại sao hội được thành lập .

Như bạn đã biết là lịch sử Âu Châu trong suốt 1.800 năm từ đầu công nguyên là lịch sử của thế quyền cấu kết với thần quyền . Tức là lịch sử của giai cấp vua chúa, quý tộc liên kết với giai cấp tu sĩ Ki Tô Giáo để nắm hết thế quyền cũng như thần quyền ở Âu Châu . Đó là lịch sử của các triều đình ở Âu Châu liên kết với Tòa Thánh Vatican . Việc này dĩ nhiên là gặp phải những thành phần chống đối khác trong xã hội, trong đó có nhiều triết gia, tư tưởng gia, thương gia, cũng như các nhà hành động có những tư tưởng cấp tiến không chấp nhận được sự tù túng tư tưởng trong những tín điều của Giáo Hội Công Giáo cũng như không chấp nhận được sự áp chế, bóc lột của giai cấp vua chúa, quý tộc. Cho nên họ mới tụ tập những người đồng chí hướng với nhau để thành lập Hội Tam Điểm trong mục tiêu lật đổ chế độ quân chủ phong kiến và Giáo Hội Ki Tô . Khi hội họp với nhau như vậy thì để tránh bị bại lộ đưa đến việc bắt bớ thì họ phải tổ chức thành hội kín, bí mật. Lý do lịch sử vì sao mà Tam Điểm là hội kín là như vậy .

3. Vì đối lập với Giáo Hội Ki Tô như vậy nên đừng ngạc nhiên khi thấy Ki Tô Giáo kết án Tam Điểm là một tà phái của Lucifer và Satan! Vì Tam Điểm đối lập với Ki Tô Giáo như vậy nên cũng có thể có sự suy luận lầm rằng Tam Điểm phủ nhận khái niệm Thượng Đế . Thế nhưng không phải như vậy . Tam Điểm có thể phủ nhận Thượng Đế, như đó là Thượng Đế của Ki Tô Giáo . Còn Tam Điểm cũng có chấp nhận Thượng Đế đấy chứ, thế nhưng là một hình thức Thượng Đế khác như trong trích dẫn bên sau đây:
Quote :

Việc sùng bái Tự Nhiên theo chủ trương của tổ chức Tam Điểm này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc của Vũ Trụ, mà theo suy luận của các phần tử của Hội, đó là Tạo Hoá, là Đấng Hoá Công. Giai đoạn thứ hai là sùng bái Tự Nhiên, giai đoạn chuyển từ việc tôn thờ Vị Đại Kiến Trúc sang việc sùng bái Chúa Tể Thiên Nhiên là nguyên lý của mọi sự, theo quan niệm của duy vật, phiếm thần hay duy linh.
Cho nên Tam Điểm không phải là Vô Thần!

3. Tam Điểm có nhiều hội viên là những nhân vật tên tuổi trong lịch sử Âu Châu và Mỹ Quốc . Không thể phủ nhận được rằng Tam Điểm đóng vai trò quan trọng đàng sau lưng những biến cố đã làm thay đổi lịch sử Âu Châu (và từ đó là lịch sử thế giới) thời cận đại: cuộc Cách Mạng Pháp 1789, cuộc Cách Mạng giành độc lập và thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ 1787 (?), cuộc Cách Mạng Nga 1917 (?), khuynh hướng xây dựng một xã hội thế tục gạt bỏ ảnh hưởng của Giáo Hội Ki Tô ra ngoài, vấn đề nhân quyền, bình đẳng nam nữ, chủ nghĩa Xã Hội ở Âu Châu (xã hội chứ không phải cộng sản), và còn nhiều điều khác nữa đều là những tư tưởng cấp tiến để xây dựng và làm thăng hoa xã hội .

4. Ở nước Pháp hiện nay có nhiều chính trị gia ở trong Hội Tam Điểm . Cái tức cười là các chính trị gia này khi ở trong hội thì cùng là hội viên của cùng một Lodge, tức là họ cùng họp bàn chung và cùng hoạch định những chương trình xây dựng xã hội trong tương lai như thế nào, thế nhưng trong xã hội thế tục ngoài đời thì họ lại thuộc về những đảng phái đối lập với nhau, hoặc thuộc cánh tả, hoặc thuộc cánh hữu . Tức là họ là những địch thủ chính trị của nhau! Thế nhưng ở trong hội thì họ vẫn là những ... đồng chí!

KKT rất thích thú khi đọc được cái quote này trong bài trích dẫn của bạn:
Quote :

Vị tác giả này cho biết các tay Tam Điểm đóng một vai trò quan trọng nơi Khối Hiệp Nhất Âu Châu, chẳng hạn, “dự án Bản Hiến Pháp Âu Châu đã được điều khiển bởi một tay tam điểm”, đó là Valéry Giscard D’Estaing, “nhân vật đã loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do”.
Lúc bản dự thảo hiến pháp của Âu Châu ra mắt trong đó có việc loại trừ không đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của châu lục này thì KKT đã rất ngạc nhiên vì chuyện này . Là vì ảnh hưởng của Ki Tô Giáo ở Âu Châu tuy không còn được như trong những thế kỷ xưa nữa, thế nhưng cũng chưa phải là mất hẳn, đó là không kể rằng không thể loại bỏ vai trò lịch sử của Ki Tô Giáo ở Âu Châu được . Thế thì tại sao mà bản hiến pháp lại nhất định không đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của châu lục này ? Phải có một áp lực nào mạnh lắm thì mới gạt được điều này ra ngoài! Ai đã làm điều này ?

Nay thì KKT không ngạc nhiên vì đọc trong quote trên thì người đó là một “tay tam điểm”, đó là Valéry Giscard D’Estaing! Ông là chủ tịch của ủy ban dự thảo Bản Hiến Pháp Âu Châu . Valéry Giscard D’Estaing là tổng thống của Pháp (1974-1981). Khi ông làm tổng thống thì ông chưa phải là một hội viên Tam Điểm mà ông chỉ giao du với nhiều bạn thân là hội viên . Lúc đó ông ngỏ ý muốn gia nhập Hội Tam Điểm . Vì ông đang làm tổng thống nên lúc đó ông muốn rằng khi ông gia nhập hội thì ông được làm "Grand Master" ngay! Thế nhưng các bạn của ông là hội viên Tam Điểm không chấp nhận chuyện này! Cho dù là tổng thống hay là gì gì đi nữa thì khi gia nhập hội cũng phải bắt đầu từ << đơ dèm cùi bắp >> mà đi lên! Sau này KKT không biết là Giscard có vào Tam Điểm không . Ngoài ra ở Pháp cũng thường có những tin đồn như là vị Hồng Y này, vị Giám Mục Công Giáo nọ cũng là hội viên Tam Điểm! Vì tới ngày nay Hội Tam Điểm vẫn là một hội kín nên danh sách hội viên của họ thì người ngoài không biết được .

Giscard là một vị tổng thống của cánh hữu . Năm 1981 ông ra tranh cử nhiệm kỳ 2 (nhiệm kỳ tổng thống Pháp là 7 năm) thì ông bị thua chỉ suýt soát đối thủ là Mitterrand (1981-1995) là ứng viên cánh tả của đảng Xã Hội . Sự thất cử này là do Giscard bị một lãnh tụ cùng cánh hữu là Chirac nhất định cản trở bằng mọi giá không cho Giscard đắc cử cho dù là để một nhân vật cánh tả đắc cử cũng được! Chirac trước đó 7 năm (1974) cũng đã quay lưng lại với chính ứng cử viên của đảng mình là Chaban Delmas để ủng hộ Giscard . Nhờ vậy Giscard mới đắc cử và để tưởng thưởng cho Chirac thì ông cho Chirac làm thủ tướng . Thế nhưng hai người chỉ làm việc chung với nhau được 2 năm thì xích mích trầm trọng và Chirac phải từ chức thủ tướng . Từ đó Chirac mới nhất quyết là bằng mọi giá không để cho Giscard đắc cử kỳ 2. Cho nên mới có chuyện Giscard thất cử như trên . Sau này Chirac cũng đắc cử làm tổng thống và vừa hết hai nhiệm kỳ (7 năm + 5 năm) vào tháng trước (1995-2007).

Khi Giscard bị thất cử đau như vậy thì ngay tối hôm đó, ông lên truyền hình đọc một bản diễn văn hàm ý nói rằng ông đã bị phản bội (ám chỉ Chirac). Có lẽ ông đã quá giận mà không nén lòng được nên mới thốt ra những lời như vậy chăng ? Sau đó thì Giscard rút lui mấy năm không tham dự việc chính trị nữa . Được vài năm sau bỗng thấy ông trở lại chính trường . Lần này thấy gương mặt ông thật tươi sáng và có lẽ không còn sự hờn giận nữa . Và quả thật vậy, sau này có nhiều lần ông chính thức ủng hộ việc ra tranh cử chức tổng thống của Chirac . Tại sao Giscard lại có được sự thay đổi như vậy ? Có lẽ lý do là ở chuyện này: Giscard bảo rằng ông đọc được Đạo Đức Kinh của Lão Tử và lúc đó quyển sách này là sách bỏ túi đọc hàng ngày của ông . KKT kể chuyện dài dòng này cho các bạn đọc chơi, mục đích chỉ muốn nói đến một điều là: những tư tưởng cao đẹp của Đạo có thể làm thay đổi bản chất của con người ta!

http://community.vietfun.com/showthread.php?t=455420

Về Đầu Trang Go down
 
Hội Kín Tam Điểm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Điềm báo về kiếp sau trước khi chết
»  BẢY CUNG VÀ VÔ SỐ ĐIỂM LINH QUANG
» Hội Tam Điểm tại Pháp ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry )
»  Hội Tam Điểm - Những hệ thống quyền lực trên thế giới
»  Sự khác biệt giửa cầm nả thủ và điểm huyệt trong vỏ thuật .

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: HUYỀN BÍ HỌC TÂY PHƯƠNG-
Chuyển đến