CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS)

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) Empty
Bài gửiTiêu đề: HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS)   HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS) I_icon_minitimeFri Nov 19, 2010 3:50 pm


HÌNH TƯ TƯỞNG (1)

(THOUGHT-FORMS)

Thể Hạ trí và thể Vía là các hạ thể liên quan chủ yếu tới việc tạo ra cái gọi là CÁC HÌNH TƯ TƯỞNG. Thuật ngữ hình tư tưởng (thought-form) không hoàn toàn chính xác bởi vì hình tướng tạo ra có thể bao gồm chất trí tuệ hoặc trong đại đa số trường hợp, thì gồm cả chất trí tuệ lẫn chất trung giới.

Mặc dù trong quyển sách này chúng ta bàn trước hết tới thể Vía chứ không phải thể Trí, thế nhưng như ta vừa nói trong đại đa số trường hợp hình tư tưởng lại vừa thuộc về thể Vía vừa thuộc thể Trí. Vì vậy để cho đề tài này dễ hiểu hơn, ta cần bàn thoải mái về khía cạnh trí tuệ cũng như về khía cạnh trung giới của đề tài này.

Một tư tưởng thuần túy trí thức và không mang hơi hám cá nhân – chẳng hạn như tư tưởng liên quan tới Đại số học hoặc Hình học – ắt bị hạn chế vào chất trí tuệ. Mặt khác nếu tư tưởng có chứa đựng điều gì đó là ham muốn cá nhân hoặc ích kỷ, thì nó sẽ thu hút xung quanh mình chất trung giới thêm thắt vào chất trí tuệ. Hơn nữa nếu tư tưởng có bản chất tâm linh, nếu nó thấm đượm tình thương và đạo tâm hoặc một xúc cảm vị tha sâu sắc thì nó cũng có thể thu nhập một số điều huy hoàng và vinh quang của cõi Bồ Đề.

Mọi tư tưởng xác định đều tạo ra hai hiệu quả: một là rung động bức xạ, hai là một hình tướng trôi nổi.

Rung động được xây dựng và bức xạ (phóng ra) từ thể Trí có kèm theo tác động của màu sắc mà người ta đã miêu tả là giống như tia nước phun ra từ thác nước lấp lánh dưới ánh mặt trời, được nâng lên lũy thừa n lần về màu sắc và mức độ tinh vi sống động.

Rung động bức xạ này có khuynh hướng làm cho bất kỳ thể Trí nào chịu tác động của nó cũng mô phỏng lại nhịp độ rung động của chính nó; điều này nghĩa là tạo ra các tư tưởng cùng loại hình với tư tưởng nguồn cội của rung động. Ta nên lưu ý rằng, rung động bức xạ không mang theo chủ đề của tư tưởng mà chỉ chuyển tải đặc tính của nó. Như vậy các làn sóng tư tưởng xúc động bức xạ ra từ một người Ấn Độ đang ngồi thiền ngất ngây sùng tín đấng Krishna ắt có khuynh hướng kích thích xúc động sùng tín nơi bất kỳ kẻ nào chịu ảnh hưởng của mình, không nhất thiết hướng về đấng Shri Krishna, mà trong trường hợp một Ki Tô hữu lại hướng về đấng Ki Tô, còn trong trường hợp một Phật tử ắt hướng về Đức Phật v.v. . .

Khả năng của rung động tạo ra những hiệu ứng tùy thuộc chủ yếu vào độ trong sáng và xác định của tư tưởng-xúc động (the thought-emotion) cũng như dĩ nhiên tùy thuộc vào số lượng thần lực đầu tư vào đó.

Những rung động bức xạ này càng ít có hiệu lực tỉ lệ với khoảng cách tính đến nguồn phát, mặc dù có lẽ độ biến thiên tỉ lệ với lũy thừa 3 của khoảng cách thay vì tỉ lệ với bình phương khoảng cách (như trong trường hợp lực hấp dẫn và các lực vật lý khác) bởi vì ta dính dáng tới chiều đo thứ tư thêm nữa.

Khoảng cách mà một làn sóng tư tưởng bức xạ hữu hiệu tới đó còn tùy thuộc vào sự chống đối mà nó gặp phải. Các làn sóng của loại hình chất trung giới thấp chẳng bao lâu sau thường bị chệch hướng hoặc đè bẹp bởi vô số những rung động ở cùng mức độ với nó, cũng giống như một âm thanh nho nhỏ ắt đắm chìm trong tiếng ồn ào của một đô thị náo nhiệt.

Tác dụng thứ nhì là một hình tư tưởng trôi nổi do thể Trí tạo dựng bằng cách phóng ra một bộ phận của chính mình được định hình theo bản chất của tư tưởng; bộ phận này thu thập xung quanh mình vật chất có mức độ độ tinh vi tương ứng bắt nguồn từ tinh hoa ngũ hành xung quanh đó (xem trang 6) của cõi trí tuệ. Đây là một hình tư tưởng đơn thuần chỉ gồm có chất trí tuệ thôi.

Nếu được tạo thành từ các vật chất tinh vi hơn thì nó ắt có năng lượng và khả năng lớn lao hơn, ta có thể dùng nó làm một tác nhân dũng mãnh nhất khi ta dùng ý chí mạnh mẽ và kiên định điều khiển nó.

Khi một người điều khiển năng lượng của mình hướng về các đối tượng bên ngoài của ham muốn hoặc khi y bận tâm với những hoạt động đam mê hay xúc động thì một tiến trình tương tự cũng xảy ra trong thể Vía của y: một bộ phận thể Vía được phóng ra, thu thập xung quanh mình tinh hoa ngũ hành của cõi Trung giới. Những hình tư tưởng dục vọng ấy vốn do Kāma Manas gây ra, đó là cái Trí chịu sự khống chế của bản chất thú tính, Manas bị Kāma chế ngự.

Một hình tư tưởng dục vọng như thế có cơ thể là tinh hoa ngũ hành và có thể gọi là giác hồn của nó chính là lòng ham muốn hoặc đam mê thôi thúc nó phóng ra. Cả những hình tư tưởng dục vọng này lẫn hình tư tưởng thuần túy đều được gọi là tinh linh nhân tạo. Đại đa số hình tư tưởng bình thường đều thuộc loại hình tư tưởng dục vọng bởi vì chẳng mấy khi tư tưởng của kẻ phàm phu dù nam hay nữ lại không thấm đượm sự ham muốn, đam mê hoặc xúc động.

Cả tinh hoa ngũ hành cõi trí lẫn tinh hoa ngũ hành cõi trung giới đều có một sinh hoạt bán thông tuệ của riêng mình, chúng đáp ứng rất dễ dàng với ảnh hưởng của tư tưởng và ham muốn con người; vì vậy mọi lực thôi thúc được tuôn ra hoặc từ thể Trí hoặc từ thể Vía của con người đều ngay tức khắc khoác lấy một hiện thể tạm bợ bằng tinh hoa ngũ hành. Thế là các tinh linh nhân tạo nhất thời trở thành một loại sinh vật, một loại thực thể hoạt động mãnh liệt do một ý tưởng thôi thúc vì đã sinh ra chúng. Thật vậy, những nhà thông linh hoặc thần nhãn không lão luyện thường nhầm lẫn chúng là các sinh vật có thức.

Thế là khi một người nghĩ tới một vật cụ thể - một quyển sách, một căn nhà, một phong cảnh v.v. . . – thì y bèn xây dựng một hình ảnh nhỏ chút xíu của vật ấy bằng chính vật chất trong thể trí của mình. Hình ảnh này trôi nổi nơi phần trên của thể trí, thường ngay trước mắt người ấy vào khoảng tầm nhìn của mắt. Nó vẫn còn ở đó chừng nào người này còn đang chiêm ngưỡng đối tượng ấy và thường thường còn sống sót thêm một thời gian ngắn sau đó; tuổi thọ của nó tùy thuộc vào cường độ và sự trong sáng của tư tưởng. Hình tư tưởng ấy hoàn toàn thuộc ngoại giới và bất cứ người nào khác có thần nhãn trí tuệ đều có thể thấy được nó. Nếu người ấy nghĩ tới người khác thì y cũng tạo ra một chân dung nhỏ xíu của người kia theo phương cách giống hệt như vậy.

Người ta đã rất hữu ích khi so sánh hình tư tưởng với một bình Leyden (một bình chứa có tích tĩnh điện), bản thân bình Leyden tương ứng với tinh hoa ngũ hành còn điện tích tương ứng với tư tưởng xúc động. Và cũng giống như một bình Leyden khi chạm vào một vật khác bèn xả điện tích dự trữ sang cho vật kia; cũng vậy một tinh linh nhân tạo khi đập vào một thể Trí hoặc thể Vía cũng xả năng lượng trí tuệ và xúc động dự trữ sang cho thể Vía và thể Trí ấy.

Sau đây là những nguyên tắc làm cơ sở cho việc tạo ra mọi hình tư tưởng xúc động.

1- Màu sắc được xác định bởi phẩm tính của tư tưởng hoặc xúc động.

2- Hình tướng được xác định bởi bản chất của tư tưởng hoặc xúc động.

3- Sự rõ ràng về đường nét được xác định bởi sự đích xác của tư tưởng hoặc xúc động.

Tuổi thọ của một hình tư tưởng tùy thuộc vào 1)- cường độ ban đầu của nó, 2)- sự cấp dưỡng sau đó mà nó được tiếp tế do tư tưởng được lập đi lập lại hay do một máy phát năng lượng hoặc do những phương tiện khác. Tuổi thọ của nó có thể được củng cố liên tục bằng cách được lập đi lập lại, một tư tưởng được suy đi gẫm lại ắt thu được một hình tướng rất ổn định. Lại nữa, các hình tư tưởng đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu đều thu hút nhau và củng cố lẫn nhau tạo thành một hình tư tưởng có năng lượng và cường độ rất lớn.

Hơn nữa, một hình tư tưởng như thế dường như có bản năng muốn kéo dài tuổi thọ của mình và sẽ phản tác động lên người tạo ra mình, nó có khuynh hướng khơi dậy nơi người ấy việc lập lại xúc cảm tạo ra nó. Nó cũng phản tác động theo một kiểu giống như vậy (mặc dù không được hoàn hảo như trên) đối với bất kỳ người nào khác mà nó tiếp xúc được.

Màu sắc mà hình tư tưởng biểu hiện qua đó đồng nhất với màu sắc mà ta thấy trong hào quang (Xem trang 11-12).

Sự chói sáng và sẫm màu của màu sắc thường đo lường cường độ và hoạt động của xúc cảm.

Xét theo mục đích hiện nay, ta có thể phân các hình tư tưởng ra thành ba loại: 1)- những hình tư tưởng chỉ liên quan tới người sản sinh ra nó, 2)- những hình tư tưởng có dính dáng tới người khác, 3)- những hình tư tưởng không rõ ràng mang tính cá nhân.

Nếu người ta suy nghĩ về chính mình hoặc tư tưởng của y dựa vào một xúc cảm cá nhân (đại đa số tư tưởng đều như thế cả) thì hình tư tưởng ắt lượn lờ ngay kế cận người sinh ra nó. Thế là bất cứ khi nào y ở tình trạng thụ động (khi tư tưởng và xúc động của y không đặc biệt bận tâm tới cái gì) thì hình tư tưởng của chính y lại quay về với y, xả năng lượng lên chính y. Ngoài ra mỗi người còn đóng vai trò một nam châm thu hút về chính mình những hình tư tưởng của người khác tương tự như hình tư tưởng của chính mình, thế là thu hút về bản thân năng lượng củng cố từ bên ngoài. Những người nào trở nên nhạy cảm trong trường hợp ấy đôi khi tưởng tượng rằng mình bị “ma quỉ” cám dỗ, trong khi thật ra chính các hình tư tưởng dục vọng của mình gây ra “sự cám dỗ” ấy. Cứ suy đi ngẫm lại về cùng một đề tài có thể tạo ra một hình tư tưởng mạnh ghê gớm. Một hình tư tưởng như thế có thể sống dai tới nhiều năm và nhất thời có đủ mọi dáng vẻ cũng như quyền năng của một sinh vật thật sự. Hầu hết mọi người lê bước lầm lũi trải qua cuộc đời mà theo nghĩa đen lại bị nhốt trong một cái lồng do chính mình xây dựng nên, xung quanh vây bủa hàng đống hình tư tưởng do những tư tưởng theo thói quen của mình sinh ra. Một hậu quả quan trọng của điều này là mỗi người đều nhìn ra thế giới bên ngoài qua hàng hàng lớp lớp những hình tư tưởng của chính mình để rồi nhìn thấy mọi vật qua màu sắc của mắt kính hình tư tưởng ấy.

Thế là hình tư tưởng của chính người ấy lại phản tác động lên y, có khuynh hướng sinh sôi nảy nở để tạo ra những thói quen tư tưởng và xúc cảm nhất định; điều này có thể hữu ích nếu nó mang tính cách cao cả nhưng thông thường thì nó lại câu thúc và gây chướng ngại cho sự tăng trưởng, làm mờ ám đi tầm nhìn của thể Trí khiến cho thành kiến và những thái độ hoặc tâm trạng mang đầy định kiến dễ dàng được tạo lập, để rồi phát triển thành những thói xấu nhất định.

Một Chơn sư có dạy như sau: “Con người luôn luôn làm cho dòng sinh hoạt của mình trong không gian đầy dẫy thế giới của riêng mình, lúc nhúc đám con cháu của những điều hoang tưởng, ham muốn, xung động và đam mê của chính mình”. Những hình tư tưởng ấy vẫn còn sống sót trong hào quang của y, tăng cường về số lượng và cường độ cho đến khi một vài loại hình tư tưởng thống lĩnh sinh hoạt trí tuệ và xúc động của y đến nỗi con người thà nghe theo sự thôi thúc của chúng còn hơn quyết định khác đi. Thế mới tạo ra thói quen vốn là biểu hiện bên ngoài của thần lực đã được tích lũy và thế là y xây dựng tính tình của mình như vậy.

Vả lại, vì mỗi người bỏ lại phía đằng sau mình một vết tích các hình tư tưởng cho nên suy ra rằng khi chúng ta dạo bước trên đường phố thì ta đang đi giữa một biển tư tưởng của người khác. Nếu người ta nhất thời để cho tâm trí trống rỗng thì những tư tưởng này của người khác ắt trôi dật dờ qua nó: nếu một hình tư tưởng ngẫu nhiên thu hút chú tâm của y thì tâm trí của y bèn chụp lấy nó, biến nó thành tư tưởng của mình, củng cố nó bằng cách thêm sức cho nó rồi lại phóng ra đi ảnh hưởng tới người khác nữa. Vì vậy, người ta không chịu trách nhiệm về một tư tưởng trôi nổi lọt vào trí mình, nhưng y chịu trách nhiệm nếu tiếp nhận nó, nghiền ngẫm nó, rồi lại phóng nó ra với sức mạnh được củng cố.

Một ví dụ về hình tư tưởng là hình tư tưởng những đám mây vô định hình có màu xanh thẫm mà ta thường thấy lượn lờ như những vòng hoa gồm sương khói mịt mù trên người đám người tụ tập trong nhà thờ. Trong những nhà thờ mà trình độ tính linh còn thấp thì tâm trí đám đàn ông có thể tạo ra hàng dãy con số biểu diễn những tính toán của họ về các thương vụ hoặc những mối đầu cơ, còn tâm trí của cánh phụ nữ có thể tạo ra hình tư tưởng xiêm y, nón áo, đồ trang sức v.v. . .

Thuật thôi miên cung ứng một ví dụ khác về những hình tư tưởng. Nhà thao tác thôi miên có thể tạo ra một hình tư tưởng phóng chiếu nó lên một tờ giấy trắng nơi mà đối tượng bị thôi miên có thể nhìn thấy nó; hoặc nhà thao tác có thể khiến cho hình tư tưởng ấy mang tính ngoại giới đến nỗi đối tượng ắt nhìn thấy và cảm thấy như thể nó là một vật có thực trên cõi trần. Kho tài liệu về khoa thôi miên có đầy dẫy những ví dụ nhu thế.

Nếu hình tư tưởng được điều khiển hướng về người khác thì nó sẽ đi thẳng tới người ấy. Thế là một trong hai tác dụng có thể xảy ra.

(1) Nếu hào quang của người hữu quan có loại vật liệu có thể đáp ứng đồng cảm với rung động của hình tư tưởng thì hình tư tưởng ắt vẫn còn ở gần người ấy hoặc thậm chí tấp luôn vào hào quang của y để rồi khi có cơ hội là tự động xả năng lượng, thế là có khuynh hướng củng cố cái nhịp độ rung động đặc thù ấy nơi người tiếp nhận. Nếu người là đối tượng của tư tưởng ngẫu nhiên đang bận rộn hoặc đã dấn thân vào một chuỗi tư duy xác định nào đó thì hình tư tưởng – vì không thể xả năng lượng trút vào thể trí người ấy do thể trí ấy đã rung động theo một nhịp độ xác định nào khác – bèn treo lơ lửng cận kề đó cho đến khi thể trí của người ấy đã yên tĩnh đúng mức khiến cho nó có thể xâm nhập vào thì nó bèn tức khắc xả năng lượng.

Khi làm như vậy nó phơi bày điều có vẻ giống như một lượng trí khôn và tính thích nghi đáng kể, mặc dù thật ra nó chỉ là một lực tác động theo hướng sở trường: lúc nào cũng đều đều gây áp lực theo một hướng rồi lợi dụng bất cứ kênh dẫn nào mà mình tìm được. Dĩ nhiên những tinh linh nhân tạo như thế có thể được củng cố và tuổi thọ của chúng được kéo dài ra bằng cách lập đi lập lại cùng một tư tưởng.

(2) Mặt khác, nếu trong hào quang của người kia không có vật chất đáp ứng được với nó thì hình tư tưởng tuyệt nhiên không thể gây ảnh hưởng gì được. Vì vậy, hình tư tưởng sẽ bị dội lại khỏi hào quang với một lực tỉ lệ với năng lượng mà nó tác động lên hào quang để rồi quay lại đập vào chính người tạo ra nó.

Thế là chẳng hạn như tư tưởng muốn uống rượu không thể xâm nhập vào thể trí của một người điều độ trong sạch. Nó ắt đập vào thể vía của y nhưng không xâm nhập vào nổi để rồi bị dội lại về phía người phóng ra nó.

Cổ nhân có bảo: “Gậy ông đập lưng ông” chính là diễn tả sự thật này và giải thích những trường hợp mà nhiều người đã biết rằng những tư tưởng độc ác nhắm vào một người tiến hóa cao và lương thiện tuyệt nhiên không ảnh hưởng tới người ấy mà lại phản tác động lên chính người tạo ra nó, đôi khi với tác dụng tàn phá khủng khiếp. Cũng vì thế mới có hệ luận hiển nhiên rằng một tâm hồn và tâm trí trong sạch là sự bảo vệ tốt đẹp nhất chống lại những sự công kích thù địch về xúc cảm và tư tưởng.

Mặt khác, một hình tư tưởng yêu thương và muốn che chở được mạnh mẽ hướng về một đối tượng thân thương nào đó ắt đóng vai trò một tác nhân che chắn và bảo vệ: nó sẽ tìm cơ hội để phục vụ và bênh vực, sẽ củng cố những lực thân hữu và làm suy yếu những lực thù địch đang tác động lên hào quang ấy. Nó có thể che chở cho đối tượng khỏi bị ô nhiễm, cáu kỉnh, sợ sệt v.v. . .

Vậy là những tư tưởng thân hữu cùng với những ước nguyện tốt đẹp tha thiết ắt tạo ra và duy trì điều thực tế là một “thiên thần hộ mệnh” bao giờ cũng kè kè bên cạnh người được nghĩ đến, bất kể y đi đâu. Chẳng hạn như nhiều tư tưởng và lời cầu nguyện của một bà mẹ đã trợ giúp và che chở cho con mình. Các nhà thần nhãn thường thấy những hình tư tưởng và trong những trường hợp hiếm có, chúng có thể hiện hình để cho mắt phàm thấy được.

Như vậy hiển nhiên là một tư tưởng yêu thương từ người này gửi cho người kia bao hàm việc thực sự chuyển dời một lượng nào đó của cả vật chất lẫn thần lực từ người gửi tới cho người nhận.

Nếu tư tưởng đủ mạnh thì khoảng cách tuyệt nhiên không hề quan trọng; nhưng một tư tưởng yếu ớt và tản mạn không hữu hiệu vượt ngoài một vùng giới hạn.

Biến thể của nhóm thứ nhất bao gồm những trường hợp khi một người nghĩ miên man về bản thân mình ở một nơi xa cách. Hình tướng được tạo ra như thế có chứa đựng một lượng lớn vật chất trí tuệ khoác lấy hình ảnh của người nghĩ ra nó, thoạt tiên còn nhỏ và bị nén ép lại. Nó thu hút xung quanh mình một lượng đáng kể vật chất cõi Trung giới và thường bành trướng ra tới kích thước giống như thật trước khi nó xuất hiện tại nơi đến. Các nhà thần nhãn thường thấy những hình tướng như thế và thường khi họ nhầm lẫn với thể Vía của người ấy hoặc thậm chí với chính người ấy.

Khi điều này diễn ra thì tư tưởng và dục vọng phải đủ mạnh để làm một trong ba chuyện (1) dùng ảnh hưởng thôi miên mesmer để khơi dậy hình ảnh của người suy tư trong tâm trí của người mà kẻ suy tư muốn nó hiện ra, (2) cũng dùng quyền năng ấy để nhất thời kích thích năng khiếu thông linh của người ấy sao cho y có thể nhìn thấy khách viếng thăm mình trên cõi Trung giới, (3) tạo ra một sự hiện hình nhất thời mà mắt phàm ắt thấy được.

Những sự hiện hình vào lúc chết (tuyệt nhiên không hiếm hoi gì) rất thường khi quả thật là hình tướng trên cõi Trung giới của người hấp hối, nhưng chúng cũng có thể là các hình tư tưởng được gợi lên do y tha thiết mong muốn nhìn thấy một người bạn nào đó trước khi nhắm mắt xuôi tay. Trong một số trường hợp thì khách viếng thăm chỉ được nhận thức sau khi chết thay vì trước khi chết; nhưng xét theo đủ thứ lý do thì dạng hiện hình này ít thường xuyên hơn hẳn so với dạng kia.

Một bóng ma trong gia đình có thể là (1)- một hình tư tưởng (2)- một ấn tượng linh hoạt bất thường nơi tinh tú quang hoặc (3)- một vị tổ tiên quả thật vẫn còn luyến trần ai ám ảnh một nơi đặc biệt nào đó.

Về vấn đề này, ta có thể nói thêm rằng bất cứ ở đâu ta cảm thấy có bất kỳ sự đam mê mãnh liệt nào chẳng hạn như sự khủng khiếp, đau khổ, phiền não, oán ghét v.v. . . thì ấn tượng ấy đã in sâu mạnh mẽ lên tinh tú quang đến nỗi những người chỉ có một chút xíu năng khiếu thông linh cũng có thể chịu ấn tượng của nó. Việc nhất thời gia tăng chút ít mức độ nhạy cảm ắt khiến cho người ta có thể hình dung được toàn bộ phong cảnh: vì thế cho nên có nhiều câu chuyện về những nơi bị ma ám và những ảnh hưởng khó chịu của những địa điểm như Cây Tyburn, Buồng Khủng bố ở nhà bà Tussaud v.v. . .

Những sự hiện hình ở nơi phạm phải một tội ác thường là hình tư tưởng của kẻ phạm tội phóng chiếu ra cho dù y còn sống hay đã chết, nhưng đặc biệt nhất là khi y đã chết, mà cứ triền miên nghĩ đi nghĩ lại về những tình huống hành động của mình. Vì những tư tưởng này tự nhiên là đặc biệt linh hoạt trong tâm trí y vào dịp kỷ niệm chu niên tội lỗi ấy, cho nên có thể xảy ra việc hình tư tưởng đủ mạnh để hiện hình ra cho mắt phàm thấy được; thế là giải thích được nhiều trường hợp mà sự hiện hình mang tính định kỳ.

Cũng giống như vậy, một đồ trang sức vốn đã là nguyên nhân của nhiều tội ác có thể giữ lại những ấn tượng đam mê thôi thúc tội lỗi ấy với độ trong sáng không hề phai nhòa đi trong nhiều ngàn năm và vẫn tiếp tục tỏa ra chúng.

Một tư tưởng với mức định trí và năng lực phi thường, cho dù là lời ban phước hay lời nguyền rũa đều tạo ra một tinh linh ngũ hành mà thực tế là một bộ ắc quy sống với một loại cơ cấu đồng hồ gắn liền vào đó. Người ta có thể bố trí nó xả năng lượng đều đặn vào một ngày nào đó hoặc một lễ chu niên nào đó, hay là việc xả năng lượng ấy có thể tùy thuộc vào một vài diễn biến. Người ta có ghi chép lại nhiều ví dụ thuộc lớp tinh linh ngũ hành này nhất là ở vùng sơn cước Tô cách lan, nơi có những điềm báo trên cõi trần xảy ra trước khi một thành viên gia đình qua đời. Trong những trường hợp này, đó thường là hình tư tưởng mạnh mẽ của một vị tổ tiên đưa ra điềm báo tuân theo ý định đã được tích năng lượng cho nó.

Một sự mong ước đủ mạnh – nỗ lực định trí với tình yêu tha thiết hoặc lòng oán ghét cay đắng - ắt tạo ra một thực thể như thế dứt khoát chỉ một lần; thế rồi thực thể ấy hoàn toàn tách rời khỏi người tạo ra nó để thi hành nhiệm vụ được giao phó hoàn toàn bất chấp những ý định và mong muốn sau này đối với nó. Chỉ sự hối hận không đủ để triệu hồi nó lại hoặc ngăn cản nó hành động, cũng như sự hối hận không thể chặn đứng một viên đạn khi nó được bắn ra khỏi nòng súng. Ta chỉ có thể hóa giải một cách đáng kể quyền năng của nó bằng cách phóng đi một tư tưởng khác có khuynh hướng ngược lại đuổi theo sau nó.

Đôi khi một tinh linh ngũ hành thuộc lớp này vì không thể trút hết lực dự trữ lên đối tượng hoặc người khai sinh ra mình, ắt có thể trở thành một loại quỉ lang thang và bị thu hút bởi bất cứ người nào đang ấp ủ những xúc cảm giống như thế. Nếu đủ mạnh thì thậm chí nó có thể lớn nhanh và chui vào một cái ma hình phù du (xem trang 171), trong đó nó có thể dành dụm nguồn tài nguyên của mình một cách kỹ lưỡng hơn. Dưới dạng này nó có thể biểu lộ thông qua một người đồng cốt và bằng cách hóa trang làm một người bạn nổi tiếng, nó có thể đạt được những ảnh hưởng đối với những người mà nó ít khống chế được nếu không dùng cách ấy.

Những tinh linh ngũ hành cho dù được tạo ra một cách hữu thức hoặc vô thức mà đã trở thành những con quỉ lang thang thì nhất định sẽ tìm cách kéo dài mạng sống của mình hoặc là bằng cách ăn tươi nuốt sống sinh khí của người khác giống như ma cà rồng hoặc là gây ảnh hưởng lên người khác để họ hiến tế cho mình. Trong đám những bộ lạc chất phác bán dã man, chúng thường thành công để được công nhận là thành hoàng. Những loại hiền lương hơn có thể bằng lòng với những đồ cúng tế là cơm gạo và đồ ăn nấu chín; còn lớp thấp nhất và ghê tởm nhất đòi hỏi phải hiến tế bằng đồ ăn có máu. Cả hai biến thể này ngày nay vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ và tồn tại số đông ở Phi châu.

Bằng cách hút sinh khí của tín đồ cũng như rút ra đồ cấp dưỡng thu lượm được từ đồ hiến tế, chúng có thể kéo dài mạng sống hằng năm trời hoặc thậm chí có thể hằng thế kỷ. Thậm chí đôi khi chúng có thể biểu diễn những hiện tượng lạ thuộc loại bình thường để kích thích lòng tin và sự sốt sắn của đám tín đồ, và chúng nhất định là tỏ ra khó chịu bằng một cách nào đó nếu người ta lơ là không hiến tế chúng.

Các nhà tà thuật ở Châu Atlantis – các vị hắc diện tinh quân – dường như chuyên môn luyện loại tinh linh nhân tạo này; người ta có nói bóng gió rằng một số tinh linh nhân tạo ấy vẫn còn sống sót đến tận ngày nay. Nữ thần Kali dễ sợ ở Ấn Độ rất có thể là một di sản thuộc loại này.

Đại đa số các hình tư tưởng chỉ là những bản sao hoặc hình ảnh của con người hoặc đồ vật. Chúng được hình thành trước hết trong nội bộ thể hạ trí rồi mới được chuyển ra ngoài mà vẫn còn treo lơ lửng trước mắt người ấy. Điều này áp dụng cho bất cứ thứ gì mà người ta có thể nghĩ đến nó: người ngợm, nhà cửa, phong cảnh hoặc bất cứ thứ nào khác.

Chẳng hạn như một họa sĩ dựng ra một quan niệm về bức tranh tương lai từ vật chất trong thể trí của mình, phóng chiếu nó vào vùng không gian trước mặt mình, duy trì nó trước “con mắt thể trí” của mình rồi sao chép nó lại. Hình tư tưởng-xúc động này cứ trường tồn và có thể coi là bản sao không nhìn thấy được của bức tranh, nó phóng ra những rung động của riêng mình gây ảnh hưởng tới mọi người chịu tác dụng của nó.

Cũng giống như vậy, một tiểu thuyết gia xây dựng trong vật chất trí tuệ những hình ảnh của các nhân vật chính để rồi dùng ý chí điều động những hình nhân ấy chuyển từ địa vị này sang địa vị khác hoặc nhóm lại với nhau sao cho tình tiết câu chuyện phơi bày ra trước mắt y theo đúng như vậy.

Trong trường hợp ấy có một tác dụng kỳ diệu xảy ra. Một tinh linh thiên nhiên nghịch ngợm (xem chương 20) có thể làm linh hoạt những hình ảnh ấy rồi khiến cho chúng tác động ra những chuyện khác hơn những điều mà tác giả dự tính. Thường thì một nhà văn quá cố có thể nhận thức được những hình ảnh ấy và bởi vì y vẫn còn quan tâm tới thuật viết văn, cho nên y có thể uốn nắn những nhân vật chính và ảnh hưởng tới hành động của họ theo ý riêng của mình. Thế là nhà viết văn còn sống thường thấy tình tiết câu chuyện của mình thể hiện ra theo một kế hoạch khác hẳn quan niệm ban đầu của mình.

Khi đọc một quyển sách, một học viên chân chính mà tập trung chú ý đầy đủ có thể tiếp xúc với hình tư tưởng nguyên thủy vốn biểu diễn quan niệm của tác giả khi y viết ra quyển sách ấy. Thông qua hình tư tưởng đó, người đọc thậm chí có thể đạt tới chính tác giả và thu được thêm thông tin hoặc soi sáng cho những điều khó hiểu.

Trong cõi Trí tuệ và cõi Trung giới có nhiều phiên bản của các truyện nổi tiếng mà mỗi quốc gia thường có cách trình bày đặc biệt với các nhân vật chính khoác lấy dáng vẻ quốc hồn quốc túy đặc thù. Vậy là có tồn tại những hình tư tưởng tuyệt hảo giống như thật gồm những người như Sherlock Holmes, Thuyền trưởng Kettle, Robinson Crusoe, các nhân vật chính của Shakespeare v.v. . .

Thật ra trên cõi Trung giới cũng có rất nhiều hình tư tưởng có tính cách tương đối lâu dài, thường là kết quả công trình tích lũy qua bao thế hệ dân chúng. Nhiều hình tư tưởng đề cập tới lịch sử tôn giáo theo truyền thuyết và những nhà thông linh khi nhìn thấy chúng ắt chịu trách nhiệm về nhiều bài tường trình hoàn toàn chân thực do các nhà thấu thị nam và nữ còn chưa lão luyện kể lại. Bất cứ một biến cố vĩ đại nào trong lịch sử vì đã được đại đa số dân chúng thường xuyên nghĩ tới làm cho nó trở thành hình ảnh linh động, cho nên tồn tại dưới dạng một hình tư tưởng nhất định trên cõi Trí tuệ; và bất cứ nơi đâu có bất kỳ xúc động mãnh liệt nào liên quan tới nó thì nó cũng đều hiện hình ra bằng vật chất cõi Trung giới khiến cho nhà thần nhãn có thể nhìn thấy được.

Dĩ nhiên những điều nêu trên cũng áp dụng cho phong cảnh và tình huống xảy ra trong tiểu thuyết, kịch v.v. . .

Khi xét theo toàn khối thì ta dễ dàng nhận thức được tác dụng ghê gớm mà hình tư tưởng tức những tinh linh nhân tạo này gây ra tình cảm dân tộc và chủng tộc, như vậy làm cho tâm trí bị thiên lệch và đầy thành kiến; đó là vì hình tư tưởng cùng loại với nhau có khuynh hướng túm tụm lại với nhau để thành một loại thực thể tập thể. Ta nhìn mọi vật xung quanh mình qua cái bầu hào quang ấy, mọi tư tưởng ít nhiều đều bị nó khúc xạ và các thể Vía của chính ta cũng đang rung động hòa nhịp với nó. Vì hầu hết mọi người đều mang tính thụ động hơn là có nhiều sáng kiến cho nên họ hầu như đóng vai trò tự động mô phỏng lại hình tư tưởng đến với mình, thế là bầu hào quang quốc hồn quốc túy liên tục được củng cố. Sự kiện này rõ ràng giải thích được nhiều hiện tượng tâm lý quần chúng (xem chương 25).

Ảnh hưởng của những hình tư tưởng kết khối này còn mở rộng ra thêm nữa. Các hình tư tưởng thuộc loại phá hoại đóng vai trò tác nhân làm sụp đổ thường phóng hiện sự hủy hoại trên cõi trần gây ra “những tai nạn”, những thiên tai tự nhiên, bão tố, động đất, lũ lụt hoặc tội ác, dịch bệnh, những biến động xã hội và chiến tranh.

Cũng có thể là những người đã chết và những thực thể phi nhân loại – chẳng hạn như các tinh linh thiên nhiên có ác ý – (xem trang 181) nhập vào làm linh hoạt các hình tư tưởng này. Nhà thấu thị lão luyện phải học cách phân biệt hình tư tưởng được người còn sống làm linh hoạt với sự kiện nổi bật trên cõi Trung giới từ những khuôn mẫu nhất thời mà chúng bị phóng vào đó.

Lớp hình tư tưởng xúc động thứ ba bao gồm những hình không trực tiếp liên quan tới bất kỳ đồ vật tự nhiên nào, do đó biểu hiện thành những hình tướng hoàn toàn của riêng mình, phô bày những phẩm tính cố hữu qua vật chất mà chúng thu hút xung quanh mình. Vì vậy trong nhóm này ta thoáng thấy được những hình tướng tự nhiên của cõi Trung giới và cõi Trí tuệ. Các hình tư tưởng thuộc lớp này hầu như luôn luôn biểu lộ trên cõi Trung giới, vì đại đa số chúng đều biểu hiện những xúc cảm cũng như tư tưởng.

Một hình tư tưởng như thế trôi nổi vẩn vơ tách rời trong bầu hào quang, lúc nào cũng tỏa ra những rung động tương tự như những rung động mà người sinh ra nó thoạt tiên đã phóng phát. Nếu nó không tiếp xúc được với bất kỳ thể trí nào khác thì bức xạ dần dần cạn kiệt hết năng lượng dự trữ, thế là hình tư tưởng rã rời ra thành từng mảnh; nhưng nếu nó thành công trong việc khơi dậy những rung động đồng cảm nơi bất cứ thể trí nào ngay sát trong tầm tay thì một sự hấp dẫn bèn được tạo nên khiến cho thể Trí ấy thường hấp thu hình tư tưởng.

Từ những điều nêu trên, ta thấy rằng ảnh hưởng của một hình tư tưởng ít tỏa xa hơn một rung động tư tưởng, nhưng nó tác động chính xác hơn nhiều. Một rung động tư tưởng làm mô phỏng lại những tư tưởng thuộc loại tương tự như rung động khai sinh ra nó. Một hình tư tưởng làm mô phỏng lại hình tư tưởng giống hệt mình. Các bức xạ tư tưởng có thể ảnh hưởng tới hàng ngàn người, kích động nơi những người này các tư tưởng cùng mức với tư tưởng nguyên thủy mặc dù không một tư tưởng nào đồng nhất với tư tưởng nguyên thủy. Còn hình tư tưởng chỉ có thể ảnh hưởng tới rất ít người, nhưng trong những trường hợp hiếm hoi này nó sẽ làm mô phỏng lại chính xác ý tưởng ban đầu.

Muốn có được những hình minh họa đầy màu sắc về nhiều loại hình tư tưởng xúc động, học viên nên tham chiếu tác phẩm kinh điển về đề tài này: Các Hình Tư Tưởng của bà Annie Besant và C. W. Leadbeater. Trọn cả chương này thật ra chủ yếu là phần tóm tắt cô đọng lại những nguyên tắc được phát biểu trong tác phẩm ấy.

Những tư tưởng hoặc xúc cảm mơ hồ biểu lộ thành những đám mây mờ nhạt. Những tư tưởng hoặc xúc cảm xác định tạo ra những hình tư tưởng được xác định minh bạch. Thế là một dạng luyến ái nhất định hướng về một cá nhân đặc biệt khoác lấy hình tướng giống như đầu đạn. Tư tưởng luyến ái che chở trở nên khá giống như một con chim với phần trung tâm màu vàng và hai phần lồi ra giống dạng cái cánh có màu hường và màu hoa hồng; một tư tưởng bác ái đại đồng trở thành một mặt trời màu hường hoa hồng với các tia tỏa ra mọi hướng.

Những tư tưởng có tính cách ích kỷ hoặc tham lam nổi bật thường có dạng móc câu với cái móc trong một số trường hợp thật sự bấu víu xung quanh đối tượng ham muốn.

Theo thông lệ thì năng lượng của một tư tưởng ích kỷ chuyển động theo một đường cong khép kín, do đó tất yếu trở lại xả ra ở mức của chính mình. Tuy nhiên một xúc cảm hoặc tư tưởng hoàn toàn vị tha vọt ra thành một đường cong mở, do đó không trở lại theo nghĩa thông thường mà xuyên thấu lên tận cõi trên, bởi vì chỉ trong tình huống cao siêu ấy khi có thêm một chiều đo bổ sung thì nó mới có thể tìm nơi đắc địa để bành trướng. Nhưng khi xuyên thấu qua thì một tư tưởng hoặc xúc cảm ấy, có thể nói theo biểu tượng là mở ra một cánh cửa có kích thước tương đương với đường kính của nó; thế là nó tạo ra một kênh dẫn giúp cho các cõi cao tuôn đổ xuống các cõi thấp, thường thường với những kết quả nhiệm mầu, chẳng hạn như trong trường hợp cầu nguyện cả cho bản thân lẫn cho người khác.

Ở đây ta lại có phần cao siêu nhất và tốt đẹp nhất của đức tin đáp ứng với lời cầu nguyện. Trên các cõi cao có cuồn cuộn trào dâng vô lượng thần lực luôn luôn sẵn sàng chờ đợi tuôn đổ khi một kênh dẫn mở ra. Một tư tưởng sùng tín hoàn toàn vị tha cung cấp một kênh dẫn như thế, bộ phận cao siêu và cao quí nhất của tư tưởng ấy vút lên tới tận chính Thượng Đế. Ngài đáp ứng lại qua sự giáng nhập của sự sống thiêng liêng, kết quả là khiến cho kẻ tạo ra kênh dẫn được nâng cao và thêm sức rồi ban rải xung quanh y một ảnh hưởng dũng mãnh và ban phước, tuôn chảy qua những kho dự trữ tồn tại trên các cõi cao nhằm trợ giúp nhân loại. Chính việc gia tăng thêm kho dự trữ thần lực như nêu trên là sự thật đằng sau ý tưởng của Công giáo về các công trình bao biện làm quá bổn phận. Các Đấng Ứng Thân Nirmānakyas đặc biệt có liên quan tới kho thần lực dự trữ vĩ đại ấy.

Tham thiền về một Chơn sư tạo ra mối liên kết với ngài mà người có thần nhãn nhìn thấy là một loại đường nối bằng ánh sáng. Trong tiềm thức Chơn sư luôn luôn cảm thấy tác động của một đường nối như thế, ngài đáp ứng lại bằng cách phóng ra một luồng từ khi ổn định chạy dọc theo nó và tiếp tục tác động rất lâu sau khi buổi tham thiền đã qua rồi. Việc tham thiền đều đặn như thế là một yếu tố rất quan trọng.

Một tư tưởng sùng tín nhất định và dai dẳng có thể khoác lấy một hình dạng gần giống như đóa hoa, trong khi đạo tâm sùng tín ắt tạo ra một hình nón màu xanh lơ có đỉnh nhọn hướng về bên trên.

Những hình tư tưởng sùng tín như thế thường đẹp cực kỳ, có đường nét biến thiên rất nhiều nhưng được đặc trưng bằng những cánh hoa uốn cong lên trông giống như ngọn lửa hoa màu xanh da trời. Có thể là đặc trưng giống như đóa hoa của các hình tư tưởng sùng tín đã dẫn tới phong tục dâng hoa trong dịp lễ lạc tôn giáo, những đóa hoa này gợi nhớ tới các hình tư tưởng mà thần nhân trung giới thấy được.

Lòng tò mò mãnh liệt, cái gì cũng muốn biết, có hình dáng một con rắn màu vàng, cơn giận bùng nổ hoặc sự cáu kỉnh có hình dạng một vũng nước màu đỏ cam; cơn giận dai dẳng có hình dáng một con dao găm sắc bén màu đỏ, lòng ghen tương oán hờn biểu lộ thành một con rắn màu nâu nâu.

Những người có tâm trí và xúc động được kiểm soát đúng mức do đã lão luyện về tham thiền đều tạo ra những hình tư tưởng là những vật rõ rệt và đối xứng rất đẹp, thường có những dạng hình kỷ hà nổi tiếng, chẳng hạn như hình tam giác, hai tam giác lồng vào nhau, ngôi sao năm cánh, hình lục giác, hình thánh giá v.v. . . những thứ ấy biểu thị tư tưởng liên quan tới trật tự vũ trụ hoặc những khái niệm siêu hình học.

Quyền năng tư tưởng của một số người bao giờ cũng vượt tư tưởng riêng rẽ của họ, nó hầu như được biểu diễn bằng tích số các tư tưởng riêng rẽ.

Âm nhạc cũng tạo ra những hình thái có lẽ xét theo chuyên môn không phải là hình tư tưởng trừ phi ta coi chúng – ta rất có thể làm như vậy – là kết quả tư tưởng của nhà soạn nhạc được biểu diễn qua tài khéo của nhạc công sử dụng nhạc cụ.

Những hình thái âm nhạc này biến thiên tùy theo thể loại âm nhạc, loại nhạc cụ dùng để biểu diễn nó, tài khéo và công trạng của nhạc công. Nếu được biểu diễn chính xác thì cùng một bản nhạc bao giờ cũng xây dựng nên cùng một hình thái, nhưng khi được biểu diễn nơi đàn đại phong cầm ở nhà thờ hoặc một ban nhạc thì cũng hình thái ấy sẽ lớn hơn vô cùng so với khi nó được biểu diễn trên một đàn dương cầm và nó cũng có kết cấu khác đi nữa. Ta cũng có một sự khác nhau về kết cấu giữa kết quả của một bản nhạc được biểu diễn trên đàn vĩ cầm và cũng bản nhạc ấy được biểu diễn bằng sáo. Ta cũng có sự khác nhau rất nhiều giữa vẻ đẹp rực rỡ của hình thái do một nghệ sĩ chân chính biểu diễn vốn diễn tả và thực hiện toàn bích so với tác dụng uể oải tương đối do sự biểu diễn của một nhạc công vụng về và máy móc.

Các hình thái âm nhạc có thể vẫn còn được dàn dựng cố kết trong một thời gian đáng kể ít ra là một hai tiếng đồng hồ và trong trọn cả thời gian ấy chúng tỏa ra đặc trưng của mình là những rung động bắn về mọi phía giống như các hình tư tưởng vậy.

Trong quyển sách Hình Tư Tưởng người ta trình bày ba ví dụ minh họa bằng màu gồm những hình thái âm nhạc lần lượt được tạo ra bằng âm nhạc của Mendelssohn, Gounod và Wagner.

Những hình thái được xây dựng biến thiên rất nhiều tùy theo các nhà soạn nhạc khác nhau. Một khúc dạo đầu của Wagner tạo ra một tổng thể hoành tráng dường như thể ông xây dựng bằng hàng núi ngọn lửa thay cho các viên đá. Một trong những tẩu khúc của Bach dựng lên một hình thái có trật tự, hùng dũng, thế mà chính xác, gồ ghề nhưng đối xứng với những dòng suối nhỏ chảy song song màu bạc, vàng hoặc hồng ngọc chạy qua đó, đánh dấu những dáng vẻ liên tiếp của hoa văn. Một bản nhạc của Mendelssohn là Lieber ohne Wrote dàn dựng lên một dáng vẻ mong manh như không khí, giống như một tòa lâu đài làm bằng mạng nhện trong kim loại bạc đông giá.

Những hình thái này do các nhạc công tạo ra vốn khác hẳn với hình tư tưởng do chính nhà soạn nhạc tạo ra; hình tư tưởng thường trường tồn trong nhiều năm, thậm chí nhiều thế kỷ nếu nhà soạn nhạc đã được hiểu rõ và đánh giá cao đến nỗi quan niệm nguyên thủy của ông được tăng cường bởi tư tưởng của những người hâm mộ. Những tòa nhà tương tự cũng được kiến tạo do ý tưởng của thi sĩ về bản anh hùng thi của mình hoặc do quan niệm của văn sĩ về đề tài của mình. Đôi khi ta có thể thấy các đám đông tinh linh thiên nhiên (xem trang 181) thưởng thức những hình thái âm nhạc và đắm mình trong những làn sóng ảnh hưởng do các hình thái ấy phóng ra.

Khi nghiên cứu những biểu diễn bằng hình ảnh của hình tư tưởng ta nên nhớ rằng các hình tư tưởng là những vật có bốn chiều đo. Vì vậy, thực ra ta không miêu tả chúng thỏa đáng bằng những ngôn ngữ thuộc về các kinh nghiệm thông thường của ta trong không gian ba chiều, chứ đừng nói chi tới việc tả chân chúng bằng những hình vẽ hai chiều đo trên giấy. Những người nghiên cứu về chiều đo thứ tư ắt ngộ ra được rằng cùng lắm ta cũng chỉ có thể biểu diễn một mặt cắt của các hình tư tưởng bốn chiều đo.

Có điều đáng chú ý và là một sự kiện có thể có ý nghĩa sâu sắc là nhiều loại hình cao của hình tư tưởng khoác lấy các hình dạng gần giống như hình tướng của loài thực vật và động vật. Vậy là ít ra ta cũng giả định rằng các lực trong thiên nhiên tác động theo những đường lối hơi giống như đường lối tác động của tư tưởng và xúc động. Vì toàn thể vũ trụ là một hình tư tưởng dũng mãnh do Thượng Đế tạo ra cho nên rất có thể là những bộ phận nhỏ xíu của nó cũng là kết quả của những hình tư tưởng của những thực thể thứ yếu cũng dấn thân vào công trình sáng tạo ấy. Quan niệm này dĩ nhiên nhắc ta nhớ tới niềm tin của người Ấn Độ là có tới 330 triệu Thiên thần.

Ta cũng nên lưu ý rằng trong khi một số hình tư tưởng vốn phức tạp và được tạo hình tinh xảo đến nỗi vượt ngoài tầm mô phỏng của bàn tay con người, thế nhưng các phương tiện cơ khí có thể mô phỏng chúng gần đúng. Dụng cụ này mà ta gọi là Hòa âm đồ, bao gồm một mũi nhọn được dẫn dắt trên đường đi bởi nhiều con lắc, mỗi con lắc có chu kỳ dao động độc lập của mình, tất cả được nối kết lại thành một chuyển động tổng hợp, rồi được truyền tới cho kim vạch để cho kim vạch ghi lại trên bề mặt thích hợp.

Những hình tư tưởng khác mặc dù đơn giản hơn lại giống như những hình vẽ trên cát mà ta tạo ra được nhờ kính bản âm thanh nổi tiếng của Chladni và Hình âm đồ (xem các hình vẽ về Tiếng nói qua Hình âm đồ của Magaret Watts Hughes).

Các âm giai và hợp âm rải phóng ra những vòng dây giống như dây thòng lọng và những đường cong; một bài hát của ca đoàn tạo ra một số những hạt được xỏ xâu trên một sợi chỉ bạc nhạc du dương; trong khúc tam tấu hoặc ca khúc nhiều bè ta thấy tạo ra những sợi xoắn vào nhau gồm nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau. Một bản thánh ca rước lễ dựng nên một loạt những hình chữ nhật chính xác giống như những mắt xích của một chuỗi xích hoặc những toa xe của một xe lửa trên đường rầy. Một bài thánh ca của Anh giáo tạo ra những mảnh sáng lấp lánh khác hẳn với sự đều đặn sáng rực của cung bậc Gregore, chẳng khác gì tác dụng của những câu kinh bằng tiếng Bắc phạn do một học giả người Ấn Độ ngâm lên.

Quân nhạc tạo ra một chuỗi dài những hình tư tưởng rung động nhịp nhàng, tiếng phách đều đặn của những làn sóng rung động ấy có khuynh hướng củng cố cho nhịp điệu các thể Vía của binh sĩ; tác động của một loạt những làn sóng dao động đều đặn và mạnh mẽ nhất thời thế chỗ cho sức mạnh ý chí mà vì mỏi mệt có thể đã chùn bước.

Một cơn sấm sét có thể tạo một dải bằng màu bốc lửa, một vụ rớt nổ tạo ra một hình thái gợi nhớ tới bom nổ hoặc do một hình cầu không đều với những mũi nhọn nhô ra. Sóng biển vỗ trên bờ biển tạo ra những đường song song dợn sóng có màu sắc biến thiên rồi biến thành những rặng núi khi có bão. Gió thổi lá xào xạc trong rừng phủ lên nó bằng một mạng lưới ngũ sắc nhô lên và thụp xuống với chuyển động nhẹ nhàng giống như sóng.

Tiếng hót của loài chim biểu hiện ra thành những đường cong và những mắt xích ánh sáng từ những hình cầu màu hoàng kim của bản nhạc đồng quê cho tới khối màu thô trược và vô định hình trong tiếng kêu the thé của con vẹt châu Mỹ. Tiếng rống của một con sư tử cũng hiện rõ trong vật chất ở cảnh cao và có thể một loài vật hoang dã nào đó cũng thấy được nó bằng thần nhãn, thế là khiến cho nó thêm kinh hãi. Một con mèo kêu meo meo bao quanh mình bằng những dải mây mỏng đồng tâm màu hồng hồng; một con chó sũa phóng ra những quả tạc đạn mũi nhọn rất rõ rệt trông giống như viên đạn súng trường, nó xuyên qua thể Vía của người ta và gây nhiễu loạn nghiêm trọng. Tiếng sũa của con chó săn phóng ra những hạt giống như quả banh chuyển động chậm hơn và ít gây thương tích hơn. Màu sắc của những quả tạc đạn này thường là màu đỏ hoặc màu nâu biến thiên tùy theo xúc động của con thú và khóa nhạc của giọng nó.

Tiếng rống của con bò cái tạo ra hình dạng thô kệch có đầu mút thẳng thừng trông giống như một khúc gỗ. Một đàn cừu tạo ra một đám mây có nhiều cạnh nhưng vẫn vô định hình chẳng khác nào một đám mây bụi. Tiếng gù của một cặp bồ câu tạo ra những hình thái cong cong dễ thương giống như chữ S lật ngược.

Chuyển sang âm thanh của con người, một cơn giận dữ giống như một cái lao màu đỏ thắm, một luồng ngồi lê đôi mách ngớ ngẩn tạo ra một mạng lưới chằng chịt những đường dây kim loại màu xám nâu xỉn, tạo thành một hàng rào hầu như hoàn toàn chống lại bất kỳ tư tưởng và xúc cảm nào cao siêu hoặc tốt đẹp hơn. Thể Vía của một kẻ ba hoa là một đối tượng dạy cho ta một bài học nổi bật về tính điên rồ của những lời nói không cần thiết, vô ích và khó chịu.

Tiếng cười khanh khách của con nít cuồn cuộn thành ra những đường cong màu hồng hồng; tiếng cười ha hả của một kẻ đầu óc rỗng tuếch gây ra tác dụng bùng nổ thành một khối không đều đặn, thường màu nâu hoặc màu xanh lục dơ dáy. Tiếng cười nhạo phóng ra một đầu đạn không được định hình màu đỏ bầm, thường lấm chấm màu xanh lục nâu nâu và lởm chởm những mũi nhọn.

Tiếng cười hô hố của kẻ đang đắc chí tạo ra dáng vẻ màu sắc của một ao bùn đang sôi sùng sục. Tiếng cười khúc khích của kẻ đang bị kích động tạo ra loài rêu biển giống như một mớ bòng bong những đường nét màu nâu và vàng xỉn vốn có tác dụng rất tồi tệ lên thể Vía. Tiếng cười vui vẻ tử tế lại nổi sóng thành những hình thái tròn tròn màu hoàng kim và màu xanh lục. Tiếng còi âm nhạc du dương tạo ra một tác dụng giống như tiếng sáo nho nhỏ nhưng cao hơn và lanh lảnh hơn. Tiếng còi không nhịp nhàng phóng ra những đầu đạn nhỏ xuyên thấu màu nâu dơ dáy.

Tính lăn xăn hoặc khó tính khó nết tạo ra trong hào quang những rung động run rẩy sao cho không một tư tưởng hoặc xúc cảm nào có thể đi xuyên qua nó ra ngoài hoặc vào trong mà không bị biến dạng; ngay cả loại tốt đi xuyên qua đó cũng khoác lấy một sự run rẩy hầu như hóa giải tác dụng tốt của mình. Việc đạt được tư tưởng chính xác là điều cốt yếu, nhưng ta phải đạt được điều ấy không do sự hấp tấp hoặc xét nét mà là do việc hoàn toàn bình tĩnh. Tiếng the thé điếc tai của đầu máy xe lửa tạo ra một đầu đạn còn mạnh mẽ xuyên thấu hơn cả tiếng sũa của con chó, gây ra nơi thể Vía một tác dụng có thể so sánh với một lưỡi gươm thọc vào thể xác. Một vết thương nơi thể Vía được chữa lành trong vài phút nhưng cú sốc cho thể Vía tuyệt nhiên không biến mất nhanh như vậy.

Việc bắn súng tạo ra một tác dụng nghiêm trọng đối với các dòng vật liệu trung giới và thể Vía. Súng trường hoặc súng lục bắn ra một luồng những cây kim nho nhỏ.

Những tiếng động lập đi lập lại gây ảnh hưởng lên thể Trí và thể Vía giống hệt như những cú đấm tác dụng lên thể xác. Nơi thể xác kết quả là đau đớn, nơi thể Vía có nghĩa là gây cáu kỉnh, nơi thể Trí đó là một cảm giác mệt mỏi không thể suy nghĩ minh bạch được. Hoàn toàn rõ ràng là bất cứ người nào muốn giữ cho thể Vía và thể Trí có trật tự đều phải tránh xa càng nhiều càng tốt mọi âm thanh bất thần cao vút và ồn ào. Đặc biệt gây tai hại là tác động chẳng hạn như tiếng ồn áo náo nhiệt không ngừng của một đô thị đối với thể Vía và thể Trí đang dễ uốn nắn của đám trẻ con.

Mọi âm thanh trong thiên nhiên đều hòa lẫn thành một cung bậc duy nhất mà người Trung Hoa gọi là “Cung bậc Lớn” tức KUNG. Nó cũng có hình tướng là tổng hợp của mọi hình tướng, rộng lớn và biến thiên giống như biển, biểu diễn nốt nhạc của trái đất trong âm nhạc của các tinh cầu. Một số tác giả bảo đó là nốt Fa (F) trong âm giai của chúng ta.

Dĩ nhiên ta có thể tiêu diệt một hình tư tưởng và đôi khi điều này được thực hiện, chẳng hạn như khi một người sau lúc từ trần bị đeo đuổi bởi một hình tư tưởng đầy ác ý có lẽ được tạo ra do lòng oán ghét của những người đã bị người ấy làm hại trong buổi sinh thời trên cõi trần. Mặc dù hình tư tưởng ấy có vẻ hầu như là một sinh vật – có một ví dụ là nó giống như một con hắc tinh tinh khổng lồ dị dạng - nó chỉ là một tạo vật nhất thời của lòng đam mê độc ác chứ tuyệt nhiên không phải là một thực thể tiến hóa sao cho việc làm nó tiêu tan đi chỉ giống như phá hoại một bình Leyden chứ tuyệt nhiên không phải là hành vi tội ác.

Hầu hết mọi người nhận thấy rằng những hành vi gây tổn hại cho người khác dứt khoát và hiển nhiên là sai trái, nhưng ít người nhận thấy rằng cũng thật là sai trái khi ta cảm thấy ghen tuông, oán ghét, đầy tham vọng v.v. . . cho dẫu những xúc cảm ấy không biểu diễn nên lời hoặc thành hành động. Việc khảo sát tình huống sinh hoạt sau khi chết (chương 13 tới chương 15) tiết lộ cho ta thấy những xúc cảm ấy gây hại cho người nuôi dưỡng chúng và khiến cho y đau khổ oằn oại sau khi chết.

Như vậy việc nghiên cứu hình tư tưởng mang lại cho học viên tha thiết việc làm quen với những khả năng ghê gớm của những tạo vật ấy và trách nhiệm gắn liền với sự sử dụng đúng đắn hình tư tưởng. Tư tưởng chẳng những là sự vật mà còn là những sự vật rất mạnh. Mọi người không ngừng sản sinh ra tư tưởng ngày và đêm. Thường thường ta không thể trợ giúp trên cõi trần cho những người đang cần thiết, nhưng không có trường hợp nào mà không thể trợ giúp bằng tư tưởng hoặc tư tưởng không thể tạo kết quả nhất định. Chẳng có ai cần phải do dự khi sử dụng đến cùng quyền năng của tư tưởng miễn là y luôn luôn sử dụng nó vì những mục đích vị tha để làm thăng tiến thiên cơ tiến hóa.

http://www.thongthienhoc.com/bai%20vo%20hinhtutuong.htm

Về Đầu Trang Go down
 
HÌNH TƯ TƯỞNG-(THOUGHT-FORMS)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc
» CÕI VÔ HÌNH
» Hình Bóng và Thực Tại
»  Giải mã bí ẩn hình dáng của linh hồn
» Thế Giới Vô Hình (Tâm Linh) Có Hay Không?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: - NHÓM NGHIÊN CỨU TÂM LINH ĐÔNG TÂY VÀ DIỂN ĐÀN TỰ DO VỀ TÂM LINH :: TÀI LIỆU BÀI VIẾT VỀ HUYỀN MÔN ĐÔNG TÂY-
Chuyển đến