CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

  SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO    SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 8:03 am


SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO

Trong một phiên nhóm Vấn Đáp, Đại Đức Geoffrey Hodson đã có giảng về ý nghĩa tượng trưng của những chuyện có ẩn ý của thánh kinh Thiên Chúa Giáo. Ngài có đưa ra chìa khóa để hiểu phần bên trong kinh thánh Thiên Chúa Giáo cũng như trong các kinh thánh khác như Phật giáo, Bà la môn giáo, Hỏa giáo v.v. . . Sự hiểu biết nầy thuộc về mục đích thứ hai của Hội Thông Thiên Học là sự nghiên cứu so sánh các tôn giáo, triết học cùng các khoa học.
Sự trình bày đây không có ý làm giảm bớt giá trị lịch sử của kinh thánh nhưng trái lại, ngụ ý củng cố sự thông hiểu đúng đắn ẩn vi trong đó (dù thuộc về tôn giáo nào cũng vậy). Những kinh thánh cũng được gọi là ngôn ngữ huyền bí vì do những nhà Huyền bí học chân chính viết ra với ngụ ý : một mặt đưa ra lịch sử của một vì giáo chủ, một mặt trình bày chơn lý sâu xa ẩn dưới lớp của những biểu tượng hay những chuyện tượng trưng. Điều nầy có mục đích giúp người học Đạo thấu được lý nhiệm mầu, tránh cho người chưa sẵn sàng một nguy hại về sự lạm dụng khoa pháp môn, cứu nhơn loại khỏi sự tàn sát một cách kinh khủng.
Vậy tuy là căn cứ trên nền tảng lịch sử, nhưng ngôn ngữ được diễn tả dưới hình thức tượng trưng ẩn giấu một chơn lý thâm sâu với nhiều ý nghĩa.
Đức Christ đã có dặn các đệ tử của Ngài : “Với các con thì ta có thể dạy trực tiếp giáo lý nhiệm mầu của Chúa, còn với người ngoài thì ta dạy dưới hình thức những chuyện ngụ ngôn. Ai có tai thì hãy nghe, ai có mắt thì hãy thấy”.
Nhiều nhà bác học cho những chuyện trong kinh thánh Thiên Chúa Giáo rất khó tin vì những chuyện đó không giải thích được theo phương diện vật lý học, khoa học . . . Đó là những chuyện người ta cho là phép lạ, tỷ như làm cho nước trở thành rượu nho, phân chia thức ăn hóa thành nhiều, cứu người chết sống lại v. v . . . Nhưng những chuyện đó thật ra ở trong phạm vi quyền năng nhiệm mầu của những đấng cao cả; và thật ra, nếu mà ta không biết được những chìa khóa để hiểu bên trong của những chuyện đó, thì khó cho ta giải thích đặng; và chính giáo lý Thông Thiên Học đưa cho chúng ta những chìa khóa nhiệm mầu.
Kinh thánh Thiên Chúa Giáo cũng như những kinh thánh khác dùng một thứ ngôn ngữ đặc biệt ẩn dưới những chuyện tượng trưng. Ngôn ngữ nầy dùng để dạy những tư tưởng siêu linh, để tả những trạng thái tâm linh vô cùng cao siêu mà ngôn ngữ thường không có đủ lời để diễn đạt được.
Vậy mỗi khi ta đọc kinh thánh ta nên nhớ ta đang đọc một loại sách đầy chơn lý ẩn vi mà chúng ta cần có một thứ tự điển để hiểu nghĩa.
Và đây Đại Đức Hodson có đưa ra bốn chìa khóa và nhắc lại rằng : Ngài không có ý làm giảm giá trị lịch sử mà trong đó có nhiều chuyện Ngài tin đã xảy ra thật sự. Nhưng Đức Hodson tin rằng : một khi tấm màn biểu tượng được vén lên, thì chơn lý được phô bày một cách rõ rệt và trường cửu. Và chơn lý nầy là điểu mà những nhà viết Thánh sử muốn cho chúng ta thông hiểu.
Đây là chìa khóa thứ nhứt. Những chuyện kể trong sách, xảy ra ở thâm tâm của người đọc truyện. Nó liên quan đến con người bên trong. Nó tả những kinh nghiệm riêng của sự tiến hóa bên trong của các bạn, cũng như của tôi.
Thí dụ như sự giáng lâm của Chúa Hài đồng. Sự ấy chẳng những tả sự lâm phàm của Đấng Jésus tại thành Bê lem, mà nó còn tả cái Thiên tánh hay Phật tánh có ở trong lòng mỗi một chúng ta, mà chúng ta cần phải làm nẩy nở, phát triển. Vậy khi đọc loại sách nầy, chúng ta rán hiểu cái tâm rộng của chúng ta, vì tôi xin nhắc lại : Thánh kinh chúng ta đang xem là chuyện có trong lòng chúng ta.
Còn cái chìa khóa thứ hai là :
Những nhơn vật trong truyện là để tả tâm tánh hay trạng thái tâm thức của con người. Những nhơn vật đó tượng trưng cho đặc tánh của con người (tốt cũng như xấu) và những quyền năng thiêng liêng; và như trong chuyện Giu Da bán Chúa vì ganh tị với bạn đồng môn, và Thánh Jean là tượng trưng cho đức tánh trung thành.
Và khi chúng ta dùng chìa khóa thứ nhứt và thứ hai chung với nhau, nó chỉ tâm tánh trong cá nhân chúng ta. Nhờ cách nầy mà tôi hiểu được chuyện quan trọng sau đây : Một hôm kia, Đấng Christ đến nhà người đệ tử của mình tên là Lazare ở tại thành Béthanie. Ông Lazare có hai người chị : Marie và Martha. Khi Đấng Christ đến thì Martha lăng xăng lo công việc, đứng ngồi không yên; còn Marie thì lặng lẽ ngồi dưới chơn Ngài. Martha đã lo việc mà bị trách, còn Marie ngồi thì được khen. Việc nầy có vẻ bất công, nhưng bây giờ tôi hiểu rằng : Muốn nghe được tiếng nói nhiệm mầu của Chơn Nhơn là Đấng Christ thì chúng ta phải lặng yên như Marie vậy; còn hạ trí chúng ta lau chau (lo chạy việc như Martha ngăn cản sự thực hiện đó). Những điều nầy xảy ra trong người của chúng ta là Lazare ở tại cõi trần nầy hay là thành Béthanie. Chuyện nầy chỉ cho chúng ta thấy : Muốn thực hiện Chơn Nhơn trong lòng ta, sự tham thiền quán tưởng là trọng đại, là cần thiết mặc dầu khi đó chúng ta phải lo chu toàn những công việc ngoài đời.
Chìa khóa thứ ba là : mỗi chuyện kể ra là để chỉ sự tiến triển của con người trên đường Đạo. Sự tiến triển nầy có hai cách : cách của con đường thẳng hay con đường chật hẹp và cách thông thường của quần chúng. Những cách nầy tả rất khéo léo và áp dụng một cách thực tế cho mỗi cá nhân cũng như cho mỗi dân tộc.
Và đây là một giai đoạn : sự giáng lâm của Chúa có nghĩa là khi chúng ta mãnh liệt hướng về một lý tưởng hay một con đường Đạo đức; đó cũng có nghĩa là lúc chúng ta rán thực hiện những nguyện vọng; những lý tưởng (về tinh thần cũng như về vật chất). Một hai khi khác chúng ta bị ở trong bể trầm luân phiền não. Và với lòng can đảm và sự trì chí, chúng ta vượt qua được sự thử thách đó với sự thêm được quyền năng và ân huệ, không khác nào khi từ ở sông Jordan bước lên bờ, Đức Jésus được Chúa Cha và Thánh Thiên Thần hiện xuống mừng sự thắng trận nầy và ban ân huệ cho Ngài.
Chúng ta một hai khi bị cám dỗ nơi cảnh hoang vu. Cảnh hoang vu nầy tượng trưng trạng thái khô khan, trơ trọi của tinh thần khi những hạ thể quật khởi lên, dụ chúng ta từ bỏ những chơn lý, những lý tưởng mà chúng ta đã thấu hiểu.
Đó là khi Đức Jésus bị quỉ Satan cám dỗ về danh, lợi ở một miền hoang vu kia.
Lúc khác, chúng ta cảm thấy bị bạn bè thân thiết bỏ rơi, những người mà chúng ta tin cậy cũng ngoảnh mặt làm lơ. Cảnh ở vườn Gethsémani tượng trưng trạng thái đen tối của tâm hồn, khi Đức Jésus cảm thấy những khó khăn mình phải trải qua, chén đắng mình phải uống và nhìn lại xung quanh thì thấy những đệ tử của Ngài bỏ Ngài, hãm hại Ngài hay đang mê man ngủ !
Mỗi cá nhân, mỗi dân tộc hay là nhân loại nói chung, đều trải qua bi kịch vác thập tự giá, có khi nhiều lần trong nhiều kiếp. Một lúc kia, ta bị phản bội, bị ở cảnh chi phối lẻ loi, bản ngã bị đóng đinh, không người giúp đỡ. Và chính Đức Jésus còn phải than rằng : “Hỡi Chúa Cha, sao Cha bỏ Con !”
Hầu hết chúng ta, với một trình độ khác nhau; đều trải qua giai đoạn đó, để về sau thực hiện được một cách thâm sâu mình với Thượng Đế chỉ là Một. Đức Jésus đã đạt được sự nhiệm mầu đó và Ngài biết rằng : con người thật là bất diệt và không còn bao giờ cảm thấy mình là lẻ loi nữa.
Vậy trong đời sống của Chúa mà Thánh kinh đã ghi lại dưới hình thức tượng trưng từ giai đoạn lâm phàm, chịu đóng đinh, đến lúc lên Trời, diễn tả một cách rõ rệt những giai đoạn tiến hóa của sự sống của người thường nhơn, của vị đệ tử, của bậc đã được điểm đạo và của những đấng Chơn Tiên.
Một ngày kia, tất cả chúng ta sẽ trải qua một cách đầy đủ đời sống của Chúa, đến lúc trở thành được như Chúa là trở về với Đức Chúa Cha. Những giai đoạn điểm đạo đang chờ tất cả những ai đã tìm thấy hay đang dấn bước trên con đường toàn thiện.
Cái chía khóa thứ tư là : trong ngôn ngữ thiêng liêng, những đồ vật đều có một ý nghĩa đặc biệt. Đã từ nghìn xưa, trong các Pháp môn, bên đông phương cũng như bên tây phương, đều dùng những biểu tượng giống nhau. Cũng như giáo lý bên trong của các Pháp môn ấy đều giống y nhau.
Chúng ta nên nhớ : một hình vẽ là một biểu tượng vẽ và một bài ngụ ngôn là một biểu tượng nói.
Những biểu tượng thuộc về một trong bốn chất sau đây : đất, nước, lửa và không khí.
Mỗi chất nầy chỉ một trạng thái tâm thức của con người.
Những đồ vật gì thuộc về cõi trần (đất) có nghĩa tâm thức ở cõi trần được nẩy nở. Những chuyện xảy ra ở dưới nước liên quan đến tình cảm. Lửa tượng trưng hoặc sự tiêu diệt hay cái khuynh hướng đả kích của hạ trí. Lửa cũng tượng trưng thần lực trong con người và trong võ trụ. Không khí tượng trưng trực giác. Đó là những chìa khóa để mở kho tàng của các thánh kinh hay những chuyện thần thoại. Kho tàng ấy hiện cho những ai đi tầm lẽ Đạo và biết cách dùng sự hiểu biết mình; kho tàng ấy ẩn đối với những người mà sự hiểu biết về khoa Pháp môn có thể đem lại sự nguy hại.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO    SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG  THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 8:04 am

Bây giờ chúng ta thử áp dụng chìa khóa ấy đối với kinh thánh Thiên Chúa Giáo.
Những núi non là trạng thái tâm thức, tuy ở hồng trần nhưng được nâng lên một mực độ cao. Thí dụ như ông Môi sen nhận được Mười điều răn ở trên núi, Đức Chúa giảng Đạo và đạt được sự hợp nhứt tinh thần cũng ở trên núi. Những cánh đồng bằng tượng trưng tâm thức vừa chớm nở và những thung lũng là trạng thái của hạ trí. Vườn tược, ruộng lúa chỉ tỏ kết quả về tinh thần hay sự bước qua giai đoạn mới trên con đường tinh thần. Thí dụ như sự tích của vườn thiên đàng là mở đầu kỷ nguyên mới của sự tiến hóa nhơn loại.
Sa mạc và cảnh hoang vu, là trạng thái khô khan của tư tưởng, khi lý tưởng của mình bị lung lạc và ước vọng cao cả của mình gần biến mất.
Những thú vật cũng có ý nghĩa tượng trưng những dục vọng. Sư tử, hổ báo là sự ham muốn, mê say vật chất, mà những ai muốn tiến mau trên đường Đạo đều sẽ phải đối phó, đối phó riêng một mình và phải thắng chúng nó. Sự thắng trận nầy không có nghĩa diệt những dục vọng mà làm cho nó trở thành những sức mạnh hướng về tinh thần.
Chúng ta có một thí dụ ở ông Samson, là người có sức mạnh vô song, khi đi trên đường Đạo, đã phải giáp chiến với sư tử và giết nó với tay không (nghĩa là không có sự giúp đỡ bên ngoài).
Nước, như đã nói, tượng trưng cho giới tình cảm và cảm tưởng của con người; còn rượu nghĩa là nước biến thể, thì tượng trưng Trực giác và sự Minh triết.
Con cá tượng trưng cho tâm thức của Chúa, cho sự Minh triết và lòng Bác ái. Từ cổ thời, trước kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo, người ta đã dùng con cá để tượng trưng tâm thức siêu việt đó.
Con chim bay trên không khí tượng trưng cho tinh thần cao hơn cõi vật chất và nó cũng tượng trưng cho sự hiện diện của Thiêng liêng.
Lửa là biểu tượng cho sự lau chau của cái trí hay cái lý luận của hạ trí làm chơn lý khó hiện ra được. Nó cũng để chỉ sức mạnh thiêng liêng trong con người và trong võ trụ. Những cây, những cột là tượng trưng đường xương sống mà trong đó có luồng hỏa xà và khi con rắn quấn thân cây có nghĩa là luồng hỏa xà được khơi dậy và con người sẽ có được sự Minh triết và quyền năng.
Hôn nhơn là sự phối hợp giữa Phàm nhơn với Chơn nhơn và về sau là sự phối hợp với Chơn thần. Trong thánh kinh có kể truyện rằng : một hôm kia đấng Christ đi dự một lễ cưới tại thành Cana. Lúc đó không có rượu uống và Ngài làm cho nước hóa thành rượu. Điều nầy có nghĩa rằng : khi Chơn nhơn nhập làm một với Phàm nhơn (tượng trưng bởi sự hôn nhơn), tình cảm (nghĩa là nước) trở thành trực giác (là rượu).
Còn chuyện Đức Chúa làm bão tố yên lặng là một chuyện tượng trưng rất sâu xa mà phương pháp dùng để diễn tả thật là khéo léo. Câu chuyện ấy như sau : Các vị đệ tử giương buồm cho thuyền ra khơi biển hồ Galilée. Những người nầy điều khiển chiếc thuyền trong khi Đức Thầy đang theo họ thì nằm ngủ. Mọi việc đều suông sẻ cho đến lúc một cơn bão tố nổi lên. Lúc ấy các vị đệ tử hoảng hốt đánh thức Ngài dậy, và Ngài, với quyền năng mình, làm bão tố dịu xuống bằng cách nói : “Hãy lặng yên”.
Trong bài nầy có dùng nhiều biểu tượng. Câu chuyện xảy ra trên nước có nghĩa để nói đến những tình cảm trong con người. Chiếc thuyền tượng trưng cho thể xác giữ trong mình cái linh hồn để trải qua những lượn sóng của hồng trần.
Những vị đệ tử tượng trưng những đặc tánh của con người, tỷ như sự cương trực của tông đồ Pierre; sự đơn giản của tông đồ Jacques; sự tháo vát của tông đồ Mathieu; lòng thương trung thành của tông đồ Jean; chỉ có vị đệ tử nầy có mặt trong khi Đức Christ bị xử án và bị đóng đinh trên thập tự giá. Tất cả những tánh nầy đều có trong con người kể cả Juda bán Chúa, một hai khi cám dỗ ta từ bỏ sự thiêng liêng trong lòng ta. Nhưng trong tất cả chúng ta đều có Chúa ngự.
Khi sự sống khởi đầu (nghĩa là cuộc hành trình mới diễn ra), thì Chúa hay là Thượng Đế trong lòng ta chưa thức tỉnh, cho đến khi những cơn ba đào của đời sống, những cơn gió lốc của ham muốn, giận hờn, oán ghét, ganh tị, quỉ quyệt làm sự an toàn của linh hồn bị rung chuyển. Lúc ấy chúng ta phải hành động thế nào ? Chúng ta phải làm như các đệ tử. Chúng ta phải hướng về bên trong tìm sự thiêng liêng, tìm Chúa trong lòng ta, kêu Người dậy, đánh thức Người dậy. Và nhờ ảnh hưởng cao quí và phi thường của Ngài mà chúng ta mạnh dạn đối phó lại phàm nhơn của chúng ta và chúng ta chắc chắn khắc phục được nó bằng cách bảo chúng nó “Hãy lặng yên”.
Cái giá trị của những cơn bão tố đó cũng được chỉ rõ, vì nếu không có những cơn thử thách, những trận bão lòng chưa chắc chúng ta chịu hướng về thiêng liêng để tìm phương cứu cánh ! Và Thượng Đế trong lòng ta vẫn còn say ngủ. Vậy những sự đau khổ, những lúc khó khăn, cũng là những kinh nghiệm giúp chúng ta mau tiến trên đường tiến hóa. Nếu chúng ta biết cách khêu gợi và sử dụng trực giác, thì chúng ta có thể đối phó những sự khó khăn ở đời một cách dễ dàng.
Trong kinh thánh Thiên Chúa Giáo cũng còn kể : Những người có bịnh nan y, nhưng khi được đến gần Chúa, chạm đến áo của Ngài thì bịnh liền hết. Những người mù lòa, những người chết (nghĩa là ở cảnh đen tối) cũng được Chúa làm sáng mắt, sống dậy. Đức Geoffrey Hodson không phủ nhận quyền năng của Chúa có thể làm cho người đau lành bịnh, làm kẻ chết sống dậy, nhưng muốn chỉ rõ điều nầy : trong mỗi một người đều có phần thiêng liêng : đó là Thiên tánh hay Phật tánh mà khi chúng ta kêu gọi đến thì những sự khó khăn bên ngoài bị dẹp yên. Và Đức Hodson cũng có nói : sự chết ở tâm hồn, sự mù lòa ở trí não còn nguy hại hơn sự chết và sự mù lòa ở xác thân.
Và đây tôi xin kể một câu chuyện chót. Hôm kia, ở trên một đỉnh núi cao, có trên 5 – 6 ngàn người tụ họp xung quanh Đấng Christ đã từ 3 – 4 ngày. Người thì đến nghe thuyết đạo, kẻ thì để được lành bịnh. Có nhiều người từ những xứ xa đến. Trước khi để những người ấy từ giả ra về, Ngài liền bảo các môn đệ Ngài cho những người ấy ăn uống. Các môn đệ bạch rằng : “Thưa Thầy, chúng con chỉ có một ít bánh mì và vài con cá nhỏ thì làm sao cho các người nầy dùng đủ ?” Đấng Christ liền truyền đem những thức ăn ấy lại cho Ngài và sau khi cầu nguyện đến Chúa Cha, liền bảo các môn đệ đi phát những thức ăn ấy. Những thức ăn ấy mỗi khi phát ra thì lại nẩy sanh cái khác. Và khi mọi người ăn no đầy đủ, thì thức ăn còn lại đựng được bảy giỏ đầy.
Câu chuyện nầy xảy ra trên núi chỉ nghĩa trạng thái của Bồ đề tâm, và những con cá tượng trưng cho lòng Bác ái và sự Minh triết. Chúng ta có thể hiểu thêm chuyện nầy như sau : lòng Bái ái, sự Minh triết rất cần thiết cho đời sống tinh thần và hằng ngày của chúng ta. Những điều nầy có trong lòng chúng ta. Chúng ta cần khêu gợi nó lên, làm nó phát triển rộng rãi hơn. Và cũng như trong câu chuyện, thứ cá nầy là thức ăn cần thiết, nhưng càng chia sẻ cho người khác thì chẳng những không hao hụt đi mà nó càng gia bội một cách nhiệm mầu.
Với tinh thần Thông Thiên Học, tôi thuyết trình những điều trên đây để quí độc giả khảo xét và thử áp dụng phương pháp nầy để tìm hiểu Đạo lý ẩn vi trong các Kinh Thánh.

(Viết theo tài liệu trong quyển The Hidden Wisdom in Christian Scriptures của ông Geoffrey Hodson).

FRANÇOIS MYLNE.

(Trích trong Tạp chí Tìm hiểu Thông Thiên Học số 71 và 72 tháng 5 và 6 năm 1960.)

http://thongthienhoc.com/bai%20vo%20su%20mt%20v%20a%20trong%20thanh%20kinh%20tcgiao.htm

Về Đầu Trang Go down
 
SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» SỰ MINH TRIẾT ẨN VI TRONG THÁNH KINH THIÊN CHÚA GIÁO
» BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
» NHỮNG ẨN NGHĨA TINH HOA TIỀM ẨN TRONG KINH THÁNH hay GIẢI MẢ KINH THÁNH .( Tiếng Anh ).
» Sử Thánh Tư Mã Thiên Và Sử Ký
» Vấn đề trong phạm trù triết học Ấn Độ cổ đại

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: HUYỀN BÍ HỌC-
Chuyển đến