CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
 Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

  Tâm Thức Thực Vật

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 Tâm Thức Thực Vật Empty
Bài gửiTiêu đề: Tâm Thức Thực Vật    Tâm Thức Thực Vật I_icon_minitimeWed Jun 08, 2011 10:03 pm


Tâm Thức Thực Vật

Cây biết chuyển động và phản ứng
Cây nho leo giàn như thế nào, hoa hướng về ánh sáng mặt trời ra sao và làm thế nào cây trinh nữ (hoa mắc cỡ) rũ lá xuống, và cây bẫy côn trùng có thể bắt mồi mà không cần cơ hai đầu hoặc xương?



Chuyển động của loài người liên quan tới dây thần kinh, cơ bắp và xương. Những chuyển động này xảy ra khá nhanh. Với rễ gắn chặt trong đất, cây không thể có khả năng chuyển động như con người nhưng điều này không có nghĩa là cây không chuyển động. Một cây non có thể chuyển động sang phải trong vòng vài giờ. Cây leo có thể quấn quanh cọc trong vòng vài phút và cây trinh nữ bẫy ruồi có thể bắt được mồi cho bữa tối của mình trong vòng chưa đầy một giây.
Cây có thể không có mắt hay tai giữa nhưng chúng có các bộ phận cảm biến có thể phát hiện ánh sáng và trọng lực. Người ta có thể thay đổi hình dáng cây non bằng cách thay đổi vị trí của nó hoặc nguồn chiếu sáng. Nếu quay hướng cây non, chỉ trong vòng vài giờ, thân cây sẽ chuyển động quay lên và rễ sẽ quay xuống. Tương tự, các nhà khoa học cũng có thể thử nghiệm bằng cách thay đổi hướng nguồn sáng. Cây non sẽ mọc về phía ánh sáng cho dù ánh sáng được chiếu từ hướng nào.Nếu ta hay đổi hướng ánh sáng thì cây sẽ uốn cong sang hướng ngược lại.


Cây mắc cỡ thuộc chi trinh nữ. Cuống lá cây có một cái gối lá nổi lên, trong đó có rất nhiều nước. Khi lá cây bị người ta chạm vào kích thích hay va chạm mạnh, nước ở phía dưới gối lá chảy sang các mô lân cận. Cuống lá giảm sức trương nên phía dưới nhỏ đi, phía trên phình ra, do đó mà lá cụp xuống. Một lát sau, cảm giác kích thích của cây mắc cỡ tiêu tan, nước lại chảy xuống dưới, sức trương có trở lại, lá lại ngóc lên như cũ.

Cây ăn thịt

Cây cối có thể tự tạo ra thức ăn cho mình. Chúng lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm dưới đất, ánh sáng quang hợp từ mặt trời.Tuy nhiên ngoài những thứ đó, Có một vài loại cây lấy khoáng chất bằng cách trở thành cây ăn thịt - carnivorous plant. Theo tiếng Latinh carnivorous nghĩa là meat-eating (ăn thịt). Chúng không lấy khoáng chất từ đất mà bằng cách bẫy và ăn thịt động vật. Phần lớn nạn nhân của cây ăn thịt là côn trùng. Cây lấy chất dinh dưỡng từ xác những con vật xấu số đó để tiếp tục phát triển.

Cây nắp ấm (Pitcher plants) có lá mọc như một chiếc bình với một chiếc mũ để mở. Bên trong chiếc bình là những chất có mùi ngọt rất hấp dẫn côn trùng. Một cọng nhỏ dẫn từ mũ xuống ruột bình khiến côn trùng có thể bò sâu vào nắp bình. Tuy nhiên cọng nhỏ đó và thành bình rất trơn khiến côn trùng khi bò vào sẽ bị trượt ngã xuống, chất nhầy bám vào cánh khiến chúng không bay được và cũng không bò được lên. Và chất nhầy nằm ở cuối bình sẽ phân hủy xác côn trùng thành thức ăn giúp cây có thêm chất dinh dưỡng.


Cây loa kèn vàng (the yellow trumpet) thì có một cách khác để nhử động vật. Bên trong lá của hoa loa kèn vàng có một chất ngọt khiến côn trùng rất thích nhưng khi ăn vào chúng sẽ bị tê liệt và rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành chất dinh dưỡng cho cây.


Cây gọng vó (sundew) thì dùng mật hoa dụ côn trùng đậu vào cánh hoa. Cánh hoa gọng vó có hàng loạt những sợi tóc nhỏ rất nhạy cảm với chất dính bọc quanh. Khi côn trùng đậu vào, những sợi tóc đó sẽ cuộn vào nạn nhân và chất keo dính sẽ khiến côn trùng không thể thoát được. Sau đó những sợi tóc đó sẽ phủ lớp keo quanh người côn trùng khiến chúng bị chết ngạt. Quá trình phân hủy từ chất nhờn đó sẽ biến xác côn trùng thành bữa ăn ngon cho cây gọng vó.


Loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina. Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây.


Loài cây ăn thịt lớn nhất là cây Nepenthes. Nó mọc ở vùng Đông Nam Á và có kích thước tới 50 feet (15m). Cây Nepenthes có khả năng bẫy côn trùng lớn và thậm chí là cả những động vật nhỏ như chuột và cóc nhái. Chất phân hủy của cây Nepenthes phun ra có thể tích lên tới 1 gallon (gần 4 lít). Nông dân thường trồng cây Nepenthes quanh những ruộng lúa của họ để chống lại chuột bọ ăn lúa.


Không có loài cây ăn thịt nào đủ lớn để ăn thịt người cả. Vậy huyền thoại về cây ăn thịt người đến từ đâu? Loài cây gây ra những lời đồn đại về cây ăn thịt người là cây Amorphophallus titanum thường được biết với một cái tên khác là "hoa xác chết". Amorphophallus titanum là loài cây có hoa lớn nhất, có mùi mạnh nhất và trông hình dáng khá dữ tợn. Hoa của cây Amorphophallus titanum có thể dài tới 9 feet (gần 3m) và có mùi rất khó chịu như mùi thịt thối đang bị phân hủy. Mùi đó thu hút ong và khi ong đậu lên, phấn hoa sẽ rơi xuống rào rào khiến con ong không bay được và rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành thức ăn của cây.


Loài cây Amorphophallus titanum có nguồn gốc từ Indonesia. Điều đặc biệt là khi mang cây này đi trồng ở những vùng đất khác như Mỹ thì cây không nở hoa nữa. Chỉ duy nhất có một cây Amorphophallus titanum nở hoa vào năm 1937 tại Thảo Cầm viên New York. Khi hoa nở, cánh hoa dài ra 4 inches (10cm) mỗi ngày. Chính vì hình dáng to lớn và mùi thịt thối nên cây Amorphophallus titanum đôi khi bị coi là cây ăn thịt người.

Các cây ăn thịt là những cây chuyển động rất nhanh nên người quan sát cần tinh ý nhận ra hiện tượng này. Các chuyển động nhanh như vậy có thể là do thủy lực, loại cơ thực có trong cây cối.

Bề mặt lá đã bị biến đổi của cây chứa những sợi lông tơ. Khi một sợi lông bị đụng chạm một hoặc hai lần trong một khoảng thời gian ngắn, bẫy ruồi có thể sập lại trong vòng 300 phần triệu giây.

Khi uốn cong, lông tơ sẽ đẩy vào các tế bào có thành mỏng bao quanh đáy, tăng áp lực phía bên trong. Áp lực gia tăng sẽ chuyển đổi thành tín hiệu điện giống như tín hiệu thần kinh của con người, mặc dù chậm hơn

Chuyển động của cây liên quan tới hormone, lông tơ và thủy lực chứ không phụ thuộc vào hệ thần kinh, hệ cơ và xương. Tuy nhiên, cơ chế chuyển động ở thực vật là điều bí ẩn trong hơn 400 triệu năm.

Cây cỏ cũng có trí tuệ

Ngay khi tiến sĩ Backester chuẩn bị các dụng cụ để đốt lá cây ráy thơm, cây đã nhận biết và phát ra những tín hiệu chứng tỏ nó đang sợ hãi. Nhiều nhà khoa học cho rằng cây cối có thể nói chuyện với nhau.


Thực vật không có giác quan và tế bào thần kinh, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng chúng vẫn có cảm xúc, tri thức, có thể giao tiếp với nhau và với những loài sinh vật khác. Nhiều người còn tin rằng cây cối cũng có cảm xúc yêu mến hoặc sợ hãi, nhận ra các điệu bộ, cử chỉ của con người.

Jandish Chandra Bose (Ấn Độ) là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này. Ông bắt đầu các thực nghiệm trên thực vật từ năm 1900. Bose cho rằng, thực vật có thể cảm nhận được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất độc trong vài phút. Các thực nghiệm của ông cho thấy cây lớn nhanh hơn trong môi trường âm nhạc có giai điệu ngọt ngào, và chậm phát triển trong âm thanh ồn ào.


Nếu như vậy, thực vật liệu có cảm giác đau đớn? Liệu chúng có hiểu được tác động, hay nhận biết những ý định của con người? Cleve Backester - người Mỹ, chuyên gia hàng đầu về máy ghi dao động vật lý - đã chọn nghiên cứu theo hướng đó. Ông đã từng thực hiện hàng trăm cuộc thực nghiệm trên động thực vật và nhận thấy: Khi lấy phần lá cây, trứng-tinh trùng hoặc tế bào ở người... thì các tế bào được tách ra đó vẫn có những liên hệ mang tính điện-hóa với trạng thái cảm xúc của cơ thể mẹ, ngay cả khi cách khá xa về mặt không gian.


Dự án nghiên cứu về tri giác của thực vật của Backester bắt đầu vào năm 1966, với đối tượng là cây ráy thơm. Ông cho gắn các đầu đo của máy ghi vật lý vào tất cả các lá cây, và xác định đồ thị chuẩn của các dao động chứng tỏ lá cây đang ở trạng thái bình thường. Rồi ông suy nghĩ trong đầu rằng sẽ đốt những chiếc lá. Backester mới chỉ dự định và đang chuẩn bị các dụng cụ để thực hiện, thậm chí chưa chạm vào những chiếc lá, nhưng đồ thị đã dao động mạnh. Ông kết luận, những chiếc lá cây đã biết ông sắp đốt và chúng đã rất sợ hãi.

Để tìm hiểu xem thực vật và động vật có liên lạc được với nhau không, ông đã cho cây ráy thơm “chứng kiến” những con tôm biển bị luộc trong nước sôi và ghi lại những dao động. Backester kết luận chúng hiểu được cảm giác đau đớn của động vật.

Các nghiên cứu của ông đăng tải trên tạp chí Cận tâm lý học quốc tế đã gây một cuộc tranh luận lớn. Nhiều nhà khoa học sau đó đã làm lại thí nghiệm của ông và khẳng định chưa đủ để dẫn đến những kết luận trên.

Tuy nhiên, một nhóm khoa học người Australia lại khẳng định, thực vật còn có thể biểu lộ tình cảm thành những tiếng kêu. Họ gắn đầu đo vào lá cây, tín hiệu điện từ được đưa tới một bộ loa. Khi cây thiếu nước, các âm thanh phát ra giống như tiếng kêu la. Trước khi cây bị khô héo và chết, âm thanh của chúng phát ra giống như tiếng khóc than thảm thiết. Những người có ý kiến đối lập cho rằng, âm thanh đó chẳng qua chỉ là tiếng chuyển động của nước trong các mạch được khuếch đại lên.


Hiện nay, những tranh luận liệu thực vật có khả năng tri giác hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Tuy nhiên, có một thực tế đã được khẳng định: Thực vật có khả năng đáp ứng các stress rất tốt. Chúng còn học cách ngụy trang từ các loài sâu bọ nhằm đánh lừa chúng đến, giúp cho việc thụ phấn. Như vậy, thực vật “biết” nhiều hơn chúng ta tưởng.


Cây cối biết nhận ra họ hàng

Các loài cây có thể biết khi nào chúng được trồng chung chậu với anh em hoặc kẻ lạ mặt.

Khi có kẻ lạ mặt ở chung, chúng sẽ phát triển nên những tính nết cạnh tranh, nhưng với ruột thịt, chúng tỏ ra ân cần tử tế hơn.

"Khả năng nhận biết và bênh vực họ hàng phổ biến ở động vật, nhưng đây là lần đầu tiên nó được thấy ở thực vật", Susan Dudley tại Đại học McMaster ở Canada nói. Ông đã quan sát hành vi của một loài cây mù tạt (Cakile edentula) ở Bắc Mỹ.

Sau khi cây được trồng vào chậu, rễ sẽ mọc lan ra để hút nước và chất dinh dưỡng. Nhưng khi một vài cây cùng loài được trồng chung, tình hình sẽ trở nên gay cấn hơn. Mỗi cây tìm cách vươn rễ ra càng xa càng tốt nhằm cướp hết nguồn thức ăn. Nhưng trong trường hợp những cây đó là anh em ruột với nhau, có chung một mẹ - thì chúng lại nương tựa và dành cho nhau khoảng trống riêng để mọc rễ.


Do sự tương tác chỉ xảy ra khi các cây được trồng chung với nhau và không gian mọc rễ bị giới hạn, nên có thể rễ chính là đầu mối giúp cây nhận ra họ hàng.

"Từ lâu những người làm vườn đã biết rằng một số cây sống với nhau hoà hợp hơn những cây khác, nay các nhà khoa học đã lý giải vì sao", Dudley nói.

http://vn.360plus.yahoo.com/tamlinh-nhandien/article?mid=1043


Về Đầu Trang Go down
 
Tâm Thức Thực Vật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nghi Thức Và Thực Hành Ma Thuật
» Vô thức và Vô thức tập hợp
»  Tâm thức là gì?
» Vô thức và Vô thức tập hợp
» BỘ ÓC, TÂM TRÍ và TÂM THỨC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: HUYỀN BÍ HỌC-
Chuyển đến