CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)

Go down 
Tác giảThông điệp
lyquochoang




Tổng số bài gửi : 74
Join date : 07/12/2011

Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) Empty
Bài gửiTiêu đề: Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)   Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh) I_icon_minitimeWed Dec 07, 2011 3:34 am

HỒI 1: THẦY TRÒ ĐÀM ĐẠO,CÓ TRÍ GIẢ KHỜ,PHẬT SỐNG MỞ LÒNG,HIỀN SINH KHÔNG NGẠI.

Tế phật: haha ! chúng sanh thường lấy khổ làm vui,lấy vui làm khổ,lấy giả làm thật,lấy thật làm giả.mỗi ngày chỉ biết ăn chơi hưởng thụ,mê đắm trong thất tình lục dục,mà không biết rằng vui quá hóa buồn,sẽ có một ngày đọa vào luân hồi,thật có vui chăng ? Hôm nay,Thánh Thiên Đường phụng chỉ viết sách Thế Giới Cực Lạc Du Ký,lấy quang cảnh tiên bang phật thổ giới thiệu cho người đời biết,càng có thể hướng dẫn chúng sanh biết được hạnh phúc vĩnh hằng khác với dục lạc ngắn ngủi,chỉ có không sống không chết,thoát khỏi luân hồi mới thật sự tiêu dao tự tại.
Tế phật: haha ! sức nhìn của một người thường có giới hạn,ví như nhìn được phía trước thì không nhìn được phía sau,nhìn được bên phải thì không nhìn được bên trái,nhìn lên trên thì không nhìn được phía dưới,có thể nhìn được cái có hình tướng thì không nhìn được cái không hình tướng.Cũng như lúc nước sôi biến thành hơi nước thì còn thấy được,nhưng khi hơi nước hòa vào không trung thì không còn nhìn thấy được nữa.Linh hồn của con người cũng vậy,vi tế như điện tử,hạt nhân,làm sao mắt thường thấy được,con nói có đúng không,"Đạo Hoằng" ?
Thái sinh: ân sư gọi con là Đạo Hoằng,đó có phải là cái tên mà thầy đặt cho con khi viết quyển "nhân gian du ký" không ? con ngu muội như vậy,làm sao xứng với cái tên Đạo Hoằng.
Tế phật: vậy con muốn lấy pháp danh gì ?
Thái sinh: đệ tử nghĩ mãi,hay là gọi "thiểu năng".
Tế phật: thiểu năng,đó không phải là "phản bộc quy chân" hay sao ?
Thái sinh: ý nghĩa ra sao ?
Tế phật: nghĩa là "có trí giả khờ" đó mà.
Thái sinh: không,còn cách xa lắm ạ.
Tế phật: vậy con hơn sư phụ rồi.
Thái sinh: không phải,không phải,ý con nói không xứng "có trí giả khờ",thật sự "thiểu năng".
Tế phật: vậy con đã xúc phạm sư phụ rồi.
Thái sinh: tại sao ạ ?
Tế phật: vì nếu con là đệ tử thiểu năng,thì sư phụ là sư phụ thiểu năng.
Thái sinh: không phải, sư phụ vẫn mãi là Tế Công Hoạt Phật được mọi người sùng kính.
Tế phật: ai nói vậy,lão nạp là hòa thượng điên,người đời tôn kính ta,không bằng tôn trọng mình trước.
Thái sinh: haha ! thật đúng vậy,"lạy phật lạy tự tánh phật".
Tế phật: con không phải thiểu năng sao ? mà còn nói được câu này.
Thái sinh: là thiểu năng.
Tế phật: vậy chúng ta thử xe trước.
Thái sinh: thử xe gì ạ ?
Tế phật: ngồi đài sen.
Thái sinh: dạ,thiểu năng hiểu rồi.
(đài sen bay cao lên trong tiếng cười nói của hai thầy trò)
Tế phật: trò ngoan,con tự nhận là thiểu năng,không sợ người ta xem thường sao.
Thái sinh: chỉ cần ân sư không xem thường là được.
Tế phật: con nói đến thiểu năng,ta mới nghĩ đến điều này,hiện tại con người nên giảm thiểu hao phí năng lượng,cũng như tu hành thì nên tu "vô lậu pháp",đừng tu "hữu lậu pháp".
Tế phật: "hữu lậu pháp" cũng như cái gáo bị thủng lổ vậy,múc nước phía trên,bên dưới chảy ra hết,tu hành cũng vậy,có người bị lậu khí,có người bị lậu đức,có người bị lậu công,có người bị lậu phước.
Thái sinh: sao gọi là lậu khí ? lậu đức ? lậu công ? lậu phước ?
Tế phật: như ý nghĩ dâm dục,thường xuyên nổi giận,kết quả là làm cho tinh khí,linh khí lậu ra hết,đó không phải là lậu khí đó sao ? còn như lậu đức,đó là một số người tu hành,không quí tánh đức,thường xuyên kiêu ngạo tự mãn,tự mình đắc ý,đó không phải là làm tánh đức lậu hết sao ? còn như lậu công là sát sanh quá nhiều,khẩu nghiệp,dâm nghiệp không dứt.Lậu phước là xa xỉ phóng đãng,không biết quí trọng tài vật như uống rượu,đánh bài,tham hưởng vinh hoa phú quí.
Thái sinh: Ồ,thì ra là vậy.
Tế phật: trò ngoan,con hãy nhìn xuống xem.
Thái sinh: Ừ ! sao lại có một vầng hào quang xông thẳng lên mây như hiện tượng cầu vồng vậy ?
Tế phật: lão nạp hạ đài sen xuống cho con nhìn rõ.
(lúc này,Thái sinh nhìn kỹ,thì ra là một nơi quen thuộc)
Thái sinh: sư phụ,đó không phải là Thánh Thiên Đường sao ? nhìn thấy các vị đồng tu đứng hai bên thật trang nghiêm,hào quang xán lạn,thật khác thường.
Tế phật: tấm lòng của con,thầy đã biết từ lâu,cũng do vậy mà hoàng thiên đại mệnh mới được giao cho con,con xem những người hữu duyên không phải liên tục đến Thánh Thiên Đường sao ? không những thế,thiện tín các nơi đều tham gia ủng hộ,do đó nên biết,Thánh Thiên Đường là một pháp thuyền độ người vô số,tương lai sẽ có nhiều kỳ tích xuất hiện.
Thái sinh: có chuyện như vậy sao ?
Tế phật: haha ! đó là kết quả việc lập đại nguyện của con,phàm là tu sĩ tam kỳ,thừa nguyện trở lại,sẽ ủng hộ đạo,có tiền ra tiền,có sức ra sức,cùng nhau khích lệ,con xem những môn sinh trong đường,một nữa là những vị bồ tát nhỏ thừa nguyện trở lại,họ lúc trước cũng lập đại nguyện độ sanh,nhưng qua nhiều kiếp bị sự cám dỗ của vật dục mà không hoàn thành sứ mệnh.Hiện tại,đang lúc đại đạo phổ hóa,bọn họ biết gia nhập vào hàng ngũ Thánh Thiên,đó cũng là phước khí của họ.Sau này sẽ có nhiều người đến hơn,cùng nhau phấn đấu hy sinh cho pháp thuyền.
Thái sinh: như vậy thì thật tốt,từ lúc phụng chỉ mở đường tới nay,thật sự quá bận rộn,áp lực thật lớn,gần như thở không nổi,cũng nhờ các huynh đệ giúp đỡ,một lòng tin tưởng kiên định cùng chư thiện đức trợ đạo,nếu không,một mình đệ tử thì gánh không nổi....sư phụ,hôm nay không phải du ký viết sách sao ? sao còn chưa tới.
Thái sinh: cũng tốt,Tây Phương Cực Lạc không phải là thế giới của phật A Di Đà sao ? như vậy thì quyển sách này hơi chật hẹp đó ?
Tế phật: vậy là sao ?
Thái sinh: ý trò ngu nói rằng thế giới cực lạc là danh từ chuyên dùng cho phật môn,nhưng hiện nay tông giáo nhiều như vậy,chỉ tuyên dương phật giáo thì thật nhỏ hẹp.
Tế phật: nói như vậy cũng đúng,trời có các tầng trời,đất có các tầng đất,môn học cũng có nhiều loại,tên gọi cũng có nhiều thứ.như Phật nói:"Cực Lạc".Đạo nói:"Vô Cực".Jêsu nói:"Thiên Đường".Nho nói:"Lý Thiên".Sau này,nếu có cơ hội thì chúng ta đi thăm những nơi khác.Được rồi,hôm nay chúng ta thử xe đến đây thôi.Thánh Thiên Đường đã đến,Thái sinh xuống đài sen,hồn nhập thể xác.

HỒI 2: HIỀN SINH LIÊN HOA HÓA SANH,SƠ KIẾN TÂY PHƯƠNG TRANG NGHIÊM PHẬT QUỐC.

Tế phật: haha ! từ lúc mở đường đến nay,chư sinh vì đạo bôn ba,ý chí và lòng thành thật sự làm tiên phật tán thán không ngừng,do đó trong khoảng thời gian này,các con nếm đủ mùi vị khổ cực,đó cũng là sự mài luyện của ơn trên trước khi ủy thác đại mệnh cho bổn đường.
Thái sinh: ân sư,đêm nay có phải thầy dẫn con đi tham quan thế giới cực lạc không ạ ?
Tế phật: haha ! trò ngoan đợi không nổi nữa rồi sao ?
Thái sinh: haha ! đương nhiên rồi,có thể tận mắt thấy quang cảnh cực lạc còn hơn là đi du lịch tại thế gian.
Tế phật: được rồi,trò ngoan ngồi vững đài sen,chúng ta xuất phát.
Thái sinh: đệ tử đã ngồi vững,xin ân sư khởi hành.

Đại Thế Chí Bồ Tát: hiền sinh miễn lễ,hôm nay Tế phật và Thái sinh muốn đến thế giới cực lạc để tận mắt tham quan sự trang nghiêm của tịnh thổ thánh địa,thật là đúng lúc,bởi vì vào thời mạt pháp,căn tánh chúng sanh ám muội,nghiệp chướng sâu dày,duy chỉ có niệm phật pháp môn ba căn đều độ,lợi độn đều hữu ích,do đó phàm là người biết niệm phật đều là người có thiện căn sâu dày.
Thái sinh: Bồ tát nói phải ạ ! vì thế mà hôm nay đệ tử được phụng chỉ viết sách,vân du thế giới Tây Phương Cực Lạc,đúng là phước đức ba đời,xin bồ tát chỉ dạy nhiều.
Bồ Tát: được thôi,thế giới Tây Phương Cực Lạc,còn gọi là "tịnh thổ",vì sao gọi là tịnh thổ,bởi vì đất nước phật ta,thanh tịnh trang nghiêm,trong sạch vô cùng,với lại con người ở đây đều hóa sanh từ hoa sen,hiền sinh hôm nay có muốn hóa sanh trong hoa sen không ?
Thái sinh: xin hỏi bồ tát,hóa sanh như thế nào ạ ?
Bồ tát: hoa sen hóa sanh,gồm có chín phẩm vãng sanh,như thượng phẩm thượng sanh,thượng phẩm trung sanh,thượng phẩm hạ sanh,trung phẩm thượng sanh,trung phẩm trung sanh,trung phẩm hạ sanh,hạ phẩm thượng sanh,hạ phẩm trung sanh,hạ phẩm hạ sanh.Trong đó,thời gian hóa sanh của thượng phẩm thượng sanh là ngắn nhất,hôm nay,vì thời gian viết sách eo hẹp,ta cho con thử thượng phẩm thượng sanh vậy.
Thái sinh: không ngờ rằng hôm nay lại thưởng thức được mùi vị hoa sen hóa sanh,thật vi diệu quá.
Bồ tát: được rồi,hiện tại ta gia trì cho con,để con tức khắc hóa sanh.
(lúc này Đại Thế Chí bồ tát miệng niệm chân ngôn gia trì Thái sinh mau chóng hóa sanh hoa sen.......quả nhiên sau một lúc,Thái sinh chui ra từ một tòa hoa sen trong ao thất bảo,mắt thấy Thái sinh hai tay chắp lại,trang nghiêm thanh khiết,trên người phát ra những vầng sáng xán lạn,đúng là thật hy hữu.Lúc này,Thái sinh chắp hai tay lại,năm vóc sát đất,đảnh lễ A Di Đà phật,Quan Thế Âm bồ tát,Đại Thế Chí bồ tát và Tây Phương chư đại bồ tát,Thái sinh giữ lễ nghiêm trang quỳ trên hoa sen.Lúc này,đại từ đại bi a di đà phật phóng ra trăm ngàn ức ánh sáng màu vàng,soi sáng ba ngàn đại thiên thế giới,bạch hào uyển chuyển giữa chặng lông mày,tám vạn bốn ngàn tướng hảo tự nhiên hiện tiền,Quan Thế Âm bồ tát thân tím sắc vàng,trên đảnh đầu có nhục kế,phóng ra vầng sáng vòng tròn phủ trùm mười phương thế giới,cánh tay màu hoa sen đỏ,phát tán 80 ức ánh sáng vi diệu;lại thấy Đại Thế Chí bồ tát thân tím sắc vàng,phổ chiếu mười phương quốc thổ,trên đảnh đầu cũng có nhục kế,trong nhục kế có bình báu,bình báu cũng phát ra vô lượng ánh sáng.Một thế giới quang minh xinh đẹp như vậy,đúng là làm cho người ta tán thán ca ngợi,mắt không muốn rời,lại nhìn thấy đất làm bằng vàng ròng,ánh sáng chói ngời,trên đất không chút bụi dơ,đúng là kỳ tích,lại thấy trên không trung có vô lượng vô số lầu các,đều trang sức bằng trân châu mã não và vàng bạc lưu ly,lại thấy trên ao thất bảo có vô số hoa sen,trên hoa sen có các loại chim nước hót ra những âm thanh vi diệu,làm cho pháp âm tuyên thuyết không ngừng.)Lúc này...

Đại Từ Đại Bi A Di Đà phật: hiền sinh miễn lễ,mời đứng dậy,hoan nghênh con phụng chỉ vân du quốc thổ của ta,bày mở chân tướng thế giới cực lạc,tin rằng sách này một khi hoàn thành sẽ độ vô số người đến phật địa thanh tịnh,phật ta sẽ hóa thân trăm ngàn ức đến ngũ trược ác thế tiếp dẫn chúng sanh.
Thái sinh: đệ tử xin hỏi đại từ đại bi a di đà phật,lúc nãy người tiếp dẫn con giữa đường có phải hóa thân của Đại Thế Chí bồ tát không ?
A Di Đà phật: đúng vậy.
Thái sinh: đại từ đại bi a di đà phật,đệ tử còn một điều nghi,đó là thế giới cực lạc được tạo thành như thế nào mà trang nghiêm thù thắng như vậy ?
A Di Đà phật: hiền sinh hỏi hay lắm,cực lạc quốc thổ này do công đức,nguyện lực,trí tuệ,thiện lực sở tác thành.
Thái sinh: cảm tạ đại từ đại bi a di đà phật,con xin cáo lui.
(lúc này hóa thân bồ tát bay đến tiếp dẫn Thái sinh hướng về những lầu các báu)
Bồ tát: hiền sinh ngày đầu đến đây,cảm tưởng như thế nào ?
Thái sinh: À,đệ tử ngoài việc tán thán và cảm thấy bất khả tư nghì ra thì không còn cảm tưởng nào khác.
Bồ tát: hiền sinh hôm nay phụng chỉ viết sách,do đó mới có cơ hội đến Tây Phương tịnh thổ.
Thái sinh: Nếu có thể ở đây luôn thì hay biết mấy,....xin hỏi bồ tát,hoa sen trong ao tại sao nhiều như vậy?
Bồ tát: hoa sen trong ao là do sức cảm ứng của người niệm phật trong 10 phương,nếu như hoa sen vừa lớn vừa đẹp thì chứng tỏ người này niệm phật tinh tấn,nếu như vừa nhỏ vừa khô héo thì chứng tỏ người này niệm phật lười biếng,do đó,ta chỉ cần nhìn vào hoa sen trong ao thất bảo là có thể biết được sự niệm phật có thật lòng không ?
Thái sinh: thì ra là vậy,thật là vi diệu quá.
(lúc này,Tế phật đã bay đến)
Tế phật: được rồi,thời gian đã trễ,hiền sinh mau đảnh lễ cáo từ bồ tát.
Thái sinh: đệ tử đảnh lễ bồ tát,cảm tạ đã chỉ dạy nhiều.
Tế phật: Thái sinh mau lên đài sen,chúng ta về đường.
Thái sinh: trò ngu đã ngồi vững,xin ân sư khởi hành.
Tế phật: đã đến Thánh Thiên Đường,Thái sinh xuống đài sen,hồn phách nhập thể.

HỒI 3: HIỀN SINH DU TÂY PHƯƠNG QUANG CẢNH,BỒ TÁT THUẬT THẬP NIỆM PHÁP MÔN.

Tế phật: vào thời mạt pháp,loan môn mở cửa,độ người hữu duyên,làm người thiện có nơi nương tựa,kẻ ác biết đường cải hối,công việc giáo dục cho xã hội này,không biết đã cứu giúp bao nhiêu lãng tử mê đường lạc lối,đã giải quyết được không biết bao nhiêu vấn đề của xã hội.
Thái sinh: ân sư nói vấn đề của xã hội,là muốn chỉ những việc nào ?
Tế phật: haha ! ngày nay xã hội hình thành sát,đạo,dâm,vọng,tửu,khắp nơi không dứt,cội rễ của việc đó là do tâm linh của con người quá nghèo nàn.Ví dụ như,có một bà lão sống cô độc không nơi nương tựa,bình thường được xã hội tiếp tế,nhưng thật ra bà ta không cần như vậy,vì bà có một đứa con trai,do thiện căn cạn mỏng,bị mê hoặc bởi vật chất,lại không được sự giáo dục của xã hội,mỗi ngày chỉ biết ăn chơi hưởng thụ,gây chuyện sinh sự,tình hình như vậy chỉ tạo thêm vấn đề cho gia đình và xã hội.Do đó mà biết,sự giáo dục xã hội của tôn giáo là rất cần thiết.Vì sao ? vì nếu người thanh niên này được đọc sách thiện từ nhỏ,được huân tập điều thiện dần dần thì anh ta sẽ đi về nẻo thiện,như thế thì vấn đề gia đình và xã hội không phải là được giải quyết rồi sao ?
Thái sinh: ân sư nói phải,không ngờ rằng tôn giáo không những giải thoát tâm linh cho con người mà còn giải quyết được vấn đề của gia đình,xã hội.
Tế phật: hôm nay,chúng ta sẽ nói cho người đời cái lợi ích lớn hơn nữa.
Thái sinh: cái lợi ích lớn hơn nữa là gì vậy ?
Tế phật: chính là niệm phật.
Thái sinh: Ừ,đúng rồi,có phải hiện tại khởi hành đi Tây Phương cực lạc không ?
Tế phật: đương nhiên rồi.
Thái sinh: con đã ngồi vững đài sen,xin ân sư khởi hành.
Tế phật: trước mặt bồ tát đã đến tiếp dẫn,con theo ngài đi,ta có việc khác phải làm.
Thái sinh: dạ vâng.
(lúc này Thái sinh từ biệt Tế phật,lại hướng về bồ tát đảnh lễ rồi đi theo ngài)
Bồ tát: hiền sinh,đã đến Tây Phương Cực Lạc rồi.
Thái sinh: xin hỏi bồ tát,không khí ở đây thật ôn hòa,có phải nơi đây đang vào mùa xuân không ?
Bồ tát: không phải đâu,ở đây bốn mùa như nhau,đều ôn hòa thoải mái,vĩnh viễn không thay đổi.
(Thái sinh nghe bồ tát nói như vậy,cảm thấy thật nghi hoặc nhưng không thể không tán thán)
Thái sinh: thật là hay lắm,như thế thì không sợ thời tiết thay đổi bị cảm cúm,phải đi khám bác sĩ.
Bồ tát: ở đây cũng không có bệnh viện.
Thái sinh: không có bệnh viện,vậy bị bệnh thì sao ?
Bồ tát: con yên tâm,phàm những ai đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc đều sẽ không bị bệnh.
Thái sinh: vì sao ạ ?
Bồ tát: vì những người đến đây đều được hóa sanh từ hoa sen,không như ở thế giới ta bà,chúng sinh được sanh ra trong bào thai,cơ thể huyết nhục,đương nhiên là phải chịu cái khổ của sanh lão bệnh tử.Còn ở đây,thân thể con người được biến hóa từ hoa sen,không những thế,đây là cõi tịnh độ,hoàn cảnh vô cùng sạch sẽ,không có vi trùng xâm nhiễm,do đó sẽ không phát sinh bệnh truyền nhiễm.
Thái sinh: đúng vậy,ngu sinh thấy hoàn cảnh nơi đây thật tuyệt vời,như một bức tranh hoàn mỹ,nếu con biết vẽ tranh thì con sẽ vẽ nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp,đáng tiếc là con vẽ chẳng ra gì.
Bồ tát: haha ! hiền sinh thật ngây thơ,nếu con muốn vẽ tranh thì ta dẫn con đi tham quan các nơi,xem con vẽ như thế nào ?
(lúc này,bồ tát dẫn Thái sinh ngồi đài sen đi xem phong cảnh cõi cực lạc,Thái sinh nhìn thấy diệu cảnh trang nghiêm thật thù thắng,miệng khen không ngớt)

Thái sinh: ai da,thật là hay quá,nếu như lấy núi Dương Minh,hồ Trừng Thanh và đầm Nhật Nguyệt để so sánh thì như phù thủy nhỏ gặp phù thủy già vậy.haha ! người giàu tại nhân gian có tiền du lịch khắp nơi,còn đệ tử nhà nghèo,không tiền thì du ngoạn thế giới cực lạc.
Bồ tát: thế con thích du lịch khắp nơi hay du ngoạn thế giới cực lạc ?
Thái sinh: đương nhiên là thế giới cực lạc hay hơn rồi.
Bồ tát: có gì hay nào ?
Thái sinh: ít nhất là khỏi phải ngồi máy bay hoặc đi tàu,ngồi xe hay đi bộ,nếu không thì thật là khổ vì con hay bị say tàu lắm.
Bồ tát: hiền sinh thật may mắn mới có thể đến đây du ngoạn.
Thái sinh: vì sao ạ ?
Bồ tát: vì nếu con không phải phụng chỉ viết sách thì không đến được nơi đây.
Thái sinh: vì sao vậy ?
Bồ tát: vì con không niệm phật hiệu,thì không thể được phật lực tiếp dẫn.
Thái sinh: ngu sinh thật xấu hổ,vì công việc bận rộn nên không có thời gian niệm phật,xin bồ tát tha thứ.
Bồ tát: niệm phật là vấn đề sanh tử của con,cầu bồ tát tha thứ có ích lợi gì.Nếu con thường xuyên bận rộn,thì lợi dụng lúc sáng sớm,sau khi rửa mặt,đánh răng,súc miệng,dùng "pháp môn thập niệm" để niệm phật.
Thái sinh: "pháp môn thập niệm" là sao ?
Bồ tát: pháp môn thập niệm là phương pháp niệm phật dành cho người luôn bận rộn.
Thái sinh: niệm như thế nào vậy ?
Bồ tát: đó là trong thời gian một hơi thở niệm 10 câu "Nam mô a di đà phật",10 hơi thì niệm được trăm câu "Nam mô a di đà phật".Đó là "pháp môn thập niệm",những người bận rộn,sáng sớm để tâm an tịnh,mặt hướng về tượng phật,nếu không có tượng phật thì quay về hướng tây,hai tay chắp lại,thành tâm thành ý,tâm không tán loạn mà niệm phật,cứ như thế lâu ngày,công đức niệm phật không thể hạn lượng,đến lúc lâm chung,tuy không thể vãng sanh thượng phẩm nhưng cũng được trung phẩm hay hạ phẩm vãng sanh,sau 7 ngày hay 49 ngày,hoa sen nở gặp hóa thân bồ tát thuyết pháp.
Thái sinh: đây đúng là một phương tiện tốt cho chúng sanh.
Bồ tát: nhưng những người thực hiện "pháp môn thập niệm",nhất định phải kiên trì,không được gián đoạn,nếu không sẽ không được phật bồ tát tiếp dẫn,tất cả như đổ sông đổ biển.Sau khi niệm phật phải đọc văn hồi hướng.
Thái sinh: đọc văn hồi hướng như thế nào vậy ?
Bồ tát: văn hồi hướng đọc như sau:
Nguyện sanh tây phương tịnh độ trung,
cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
hoa khai kiến phật ngộ vô sanh,
bất thối bồ tát vi bạn lữ.

Thái sinh: bồ tát từ bi,có thể giải thích đoạn văn hồi hướng này không.
Bồ tát: được,"Nguyện sanh tây phương tịnh độ trung" là ý nguyện lớn nhất của người niệm phật là vãng sanh tây phương cực lạc."cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu" - cửu phẩm là quả vị cao thấp,vì người niệm phật,công phu có sâu cạn,nếu công phu sâu sẽ được phật bồ tát lấy đài kim cang tiếp dẫn vãng sanh,còn công phu cạn thì chỉ được hóa thân phật lấy đài bạc tiếp dẫn.liên hoa vi phụ mẫu - phàm là người vãng sanh cực lạc đều được sinh ra từ hoa sen."hoa khai kiến phật ngộ vô sanh" là khi hoa sen nở,người vãng sanh được sanh ra từ hoa sen,từ thượng phẩm thượng sanh cho đến trung phẩm thượng sanh,thì gặp ngay phật a di đà thuyết pháp,sau khi nghe phật thuyết pháp,họ dần dần khai ngộ,rồi từ từ ngộ được đạo lý không sanh không tử,từ đó họ vĩnh viễn an trú tại thế giới cực lạc."bất thối bồ tát vi bạn lữ" - khi vĩnh viễn sống tại thế giới cực lạc thì sẽ làm bạn với chư đại bồ tát.
Thái sinh: thì ra là vậy.
(bồ tát hướng dẫn Thái sinh đến đây thì Tế phật vừa đến)
Tế phật: được rồi,thời gian hôm nay không còn sớm,chúng ta mau quay về,lần sau lại đến.Hiền sinh mau đảnh lễ từ biệt bồ tát.
Thái sinh: đệ tử đảnh lễ bồ tát,cảm tạ bồ tát khai thị,ngu sinh học được nhiều điều bổ ích hôm nay nhưng vì thời gian eo hẹp,lần sau lại đến.
Tế phật: hiền đồ mau lên đài sen,chúng ta về thôi.
Thái sinh: thật sự không muốn rời khỏi nơi đây nhưng không thể không về.
(Thái sinh tự nói một mình nhưng không thể không nghe sự chỉ thị của Tế phật,đã lên đài sen,chỉ trong khoảnh khắc,Tế phật và Thái sinh đã đến Thánh Thiên Đường)
Tế phật: đã đến Thánh thiên Đường,Thái sinh xuống đài sen,hồn phách nhập thể.

HỒI 4: HIỀN SINH DU AO HOA SEN,BỒ TÁT THUẬT TAM THÍ CÙNG HÀNH.

Tế phật: haha ! vì viết sách,lão nạp gần đây thường trú tại Thánh Thiên Đường.
Thái sinh: nói như vậy,Thánh Thiên Đường là nhà nghỉ của ân sư rồi.
Tế phật: haha ! đúng vậy,phật đường chùa miếu là nhà nghỉ của tiên phật,nhưng chỉ là tạm trú thôi.Thể xác của con người cũng giống như nhà nghỉ,chỉ là tạm trú.
Thái sinh: ồ,ví dụ của ân sư thật vi diệu.
Tế phật: haha ! người đời chỉ biết ở nhà nghỉ,mà không biết xác thân của mình là nhà nghỉ của linh tánh.
Thái sinh: đúng vậy,người có tiền ở khách sạn cao cấp,người nghèo ở nhà nghỉ bình thường,người không tiền ngủ ghế dựa ở trạm xe.
Tế phật: phước báo lớn thì ở trong cơ thể khoẻ mạnh,phước báo nhỏ thì ở trong cơ thể nhiều đau bệnh,tội chướng nhiều thì ở trong thân cầm thú.
Thái sinh: người có tiền mua biệt thự,người nghèo khổ thuê nhà ở. haha ! thật kỳ diệu,phật đường chùa miếu là nhà nghỉ của tiên phật,tiệm cơm,khách sạn là nhà nghỉ của cơ thể,cơ thể là nhà nghỉ của linh tánh.
Tế phật: nhà nghỉ chỉ là tạm thời,không nên chấp giữ,nếu như người có tiền muốn mua biệt thự,không bằng mua một căn tại thế giới cực lạc,bảo đảm ở vừa ý,thoải mái và lâu dài.
Thái sinh: mua bằng cách nào ?
Tế phật: hôm nay ta sẽ nói cho con rõ.
Thái sinh: được rồi,đệ tử đã ngồi vững đài sen,xin ân sư khởi hành.
Tế phật: hôm nay,bồ tát đã đến sớm tiếp dẫn,con hãy đi theo ngài.
(lúc này,Thái sinh cúi lạy từ giã Tế phật,rồi đảnh lễ tham kiến bồ tát)
Bồ tát: hiền sinh miễn lễ,chúng ta cùng khởi hành.
Thái sinh: làm phiền bồ tát quá.
Bồ tát: đã đến ao hoa sen rồi,hôm nay tham quan tại ao hoa sen.
Thái sinh: dạ được.
Bồ tát: hiền sinh,con có thấy hoa sen trong ao,có cái sung mãn khí sắc,có cái như sắp khô héo,con biết vì sao không ?
Thái sinh: không biết.
Bồ tát: vậy con biết trồng hoa cần thêm cái gì để cành lá um tùm không ?
Thái sinh: con nghĩ là cần đất trồng tốt và phân bón tốt.
Bồ tát: đúng là cần đất tốt và phân bón tốt.Vậy tại sao hoa sen trong ao có cái tươi tốt,có cái khô héo ? vì do dưỡng chất trong nước tốt,hấp thu tốt,nên hoa lá tươi tốt,còn những hoa sen khác,vì dưỡng chất trong nước không tốt,hấp thu không tốt,nên mới khô héo,nguyên nhân là vậy.
Thái sinh: xin hỏi bồ tát,làm sao để dưỡng chất tốt,hấp thu tốt ?
Bồ tát: nếu như muốn dưỡng chất tốt,hấp thu tốt,ngoài lòng tin kiên định ra còn phải có sự gia trì của nguyện lực,điểm quan trọng nhất là không thể thiếu thiện căn phước đức.Lúc nãy,con nói trồng hoa cần đất tốt,phân bón tốt,vậy "thiện căn" ví như "đất tốt","phước đức" ví như "phân bón","hấp thu" ví như hướng tâm lực.do đó,phàm là những chúng sinh phát nguyện đến đất nước của ta thì nên từ bi hỷ xả,quảng độ hữu duyên,tạo công lập đức.Hiền sinh,hôm nay có cơ duyên giới thiệu quang cảnh tịnh thổ cho người đời biết,tin tưởng khi viết xong sách này sẽ tạo nên một trào lưu những người muốn vĩnh viễn an trú tại cực lạc tịnh thổ,phật ta và chư bồ tát sẽ bận rộn hơn trong công việc tiếp dẫn.Còn nếu như sau khi hoàn thành sách này không ai trợ in thì thật uổng công chư thiên,phật,bồ tát và Thánh Thiên Đường.
Thái sinh: bồ tát nói đúng vậy,nếu như người đời trợ in sách này nhiều,tặng người hữu duyên,tin rằng sẽ độ người vô số.Nhưng có một số vị thầy thường xuyên hủy báng sách thiện của loan môn.
Bồ tát: haha,chỉ là một số ít thôi,không nên quơ đũa cả nắm,hiện tượng này,giáo môn nào cũng có,hiền sinh không nên vì một số đệ tử không hiểu rõ mà tâm ý nguội lạnh.
Thái sinh: vâng ạ.
Bồ tát: lúc nãy nói về việc những người nguyện sanh quốc thổ phật ta thì không thể thiếu phước đức và thiện căn,thiện căn là tâm hướng thiện,phước đức là tạo lập công đức,tạo lập công đức chính là bố thí,bố thí gồm có 3 loại - một là tài thí,hai là pháp thí,ba là vô úy thí.Tài thí - là đem cho tiền bạc tài vật.Pháp thí - là thuyết pháp độ người.Vô úy thí - là hộ trì phật pháp không để hủy diệt,cho đến bất chấp hy sinh bản thân thành tựu người khác.Hôm nay,Tế phật và hiền sinh phụng chỉ viết sách cực lạc thế giới du ký,trong thời gian này,người và thần của thánh đường đã nếm đủ mùi vị cực khổ,phật ta mắt nhìn thần nhân thánh đường hoằng pháp lợi sanh,không tiếc hy sinh mọi thứ,có tiền ra tiền,có sức ra sức,với thiện cử này thật sự làm cho chư phật bồ tát không ngừng khâm phục.Trong thời mạt của phật pháp,các con có thể trùng hưng sức hướng tâm của phật môn,đó chính là tinh thần vô úy thí.

Thái sinh: bồ tát quá khen.Ngu sinh chỉ hy vọng sau khi sách này hoàn thành,thiện đức các nơi ủng hộ ấn tống,độ hóa hữu duyên để không còn có chuyện tranh nghị,công kích lẫn nhau của các môn giáo nữa,như thế thì thật là tốt.
Bồ tát: hiền sinh,phật ta biết khổ tâm của con nhưng con nên biết phật môn quảng đại, trên hình thức đại thừa pháp môn gồm có 8 tông môn lớn mà mỗi tông môn lại có cách tu trì khác nhau,ví như cách tu trì của thiền tông là cách tu tự lực,thiền tông lại phân ra tiệm tu và đốn ngộ.Vì thế trong một tông môn thường có hiện tượng phân biệt bài xích nhau,mà phật môn gồm 10 đại tông môn,8 vạn 4 ngàn pháp môn,do đó trên phương diện tu trì thường xảy ra hiện tượng đại thừa chê cười tiểu thừa,tiểu thừa bài xích đại thừa,tiệm tu hủy báng đốn ngộ,độn ngộ cười cợt tiệm tu,muôn hình muôn vẻ,có cái là thiện ý,có cái là ác ý,thiện ý là vì hộ trì tông môn của mình,ác ý là muốn đánh đổ đối phương,thành tựu cho mình,trường hợp như vậy là đã đi ngược đại tông chỉ của phật môn.

Thái sinh: đúng vậy,đội ơn bồ tát khai thị,ngu sinh cảm thấy xấu hổ muôn phần,tin rằng người đời sau khi nghe được từ âm của bồ tát sẽ mở rộng tấm lòng,phá bỏ sự tranh đấu môn hộ thì hay lắm vậy.....xin hỏi bồ tát,nếu như người đời trợ in quyển "cực lạc thế giới du ký" này thì sẽ thuộc về tài thí hay pháp thí vậy ?
Bồ tát: phàm là trợ in quyển sách này thì gồm cả 3 loại bố thí.
Thái sinh: tại sao lại gồm cả 3 loại bố thí ?
Bồ tát: gồm cả 3 loại là tài thí,pháp thí,vô ùy thí.
Thái sinh: giải thích như thế nào vậy ?
Bồ tát: vì bỏ tiền ra in sách nên là tài thí.Nhờ quyển sách này độ hóa người khác là pháp thí.Vào thời mạt pháp,chúng sanh ngày càng mê muội,nếu như loan môn ra sức hộ trì phật pháp thì là vô úy thí.Đó là cả 3 loại bố thí cùng một lúc.Nên biết sau khi quyển du ký này viết xong có thể độ rất nhiều người hữu duyên quay về cực lạc,công đức rất lớn.
Thái sinh: nhưng các nhân sĩ phật môn luôn nói chúng con là ngoại đạo.
Bồ tát: ngoại đạo còn hơn vô đạo nhiều,mê tín còn hơn không tín nhiều,tại vì ngoại đạo tuy rằng tin chân lý không thật,nhưng còn có đạo,mà nếu như ngoại đạo có thể hộ trì phật pháp thì không còn là ngoại đạo nữa,còn vô đạo thì không như vậy,vì vô đạo là vô pháp vô thiên,loại người này là loại làm cuồng làm bậy.
Thái sinh: cảm tạ bồ tát từ bi,khai thị cho con nhiều đạo lý như vậy.
Bồ tát: hiền sinh miễn lễ,phật ta biết con hoằng dương phật pháp và đạo đức chân lý,không tiếc thân mạng,phấn đấu đến cùng,đúng là tinh thần của bồ tát.
Thái sinh: bồ tát quá khen,tiện sinh chỉ tận một chút tâm ý làm cầu đường cho mọi người,hôm nay lại được đắp đường cho phật môn,đúng là phước đức ba đời.
Bồ tát: được rồi,hôm nay thời gian đã trễ,hiền sinh ngồi vững đài sen để ta đưa con về.
Thái sinh: cảm tạ bồ tát từ bi,con đã ngồi vững,xin ngài khởi hành.
Bồ tát: Thánh Thiên đường đã đến,Thái sinh hạ đài sen,hồn phách nhập thể.

HỒI 5: THĂM BỒ TÁT HỎI CÔNG KHÓA NIỆM PHẬT ĐƠN GIẢN.

Tế phật: haha,mắt nhìn Thánh Thiên Đường mở cửa chưa đầy một năm,sách thiện được ban phát khắp mọi các tỉnh thành,đạo vụ phát triển như vậy,quả thật là bất khả tư nghì,càng đúng là một kỳ tích,đó cũng là lý do mà ơn trên giao trách nhiệm cho bổn đường,vì thế mà thấy được ơn trên rất xem trọng bổn đường,thêm nữa là thái sinh lại có tinh thần hy sinh tiểu ngã thành tựu đại ngã.Tăng sinh có nghị lực kiên định,chấp nhận từ bỏ công việc có lương cao chứ không muốn ở xa bổn đường.Thí sinh lại có tinh thần phục vụ xa nghìn dặm như láng giềng gần.Lưu sinh có quyết tâm nhẫn nhục gánh vác.Những loan sinh khác thì hết mình vì thánh vụ,đó là sự bảo đảm cho thành công của Thánh Thiên Đường.
Thái sinh: nhớ khi lúc mới khai đường,ân sư có dự ngôn về đạo vụ của bổn đường sẽ có nhiều kỳ tích,ngu đồ lúc đó quả thật không dám tin,vì một năm viết 12 quyển sách,thật không thể nào,nhưng tới ngày hôm nay,lời tiên phật quả thật không ngoa.Ân sư thần thông quảng đại,gần như nắm rõ tình hình phát triển của bổn đường.
Tế phật: hiền đồ,có chí thì sẽ thành công,nhớ lúc trước con làm chánh loan ở Thánh Hiền đường,chịu nhiều cực khổ hy sinh cống hiến cho thánh vụ,do đó ngày trước gieo trồng,ngày nay thu hoạch.
Thái sinh: nếu là như vậy thì nhân quả thật vi diệu.
Tế phật: bởi vậy mới nói,không trải qua khó khăn thì làm sao thành tựu đạo vụ,không trải qua đau thương thì làm sao biết được hạnh phúc.
Thái sinh: lời của ân sư,đúng là cẩm nang quí báu của người đời.
Tế phật: được rồi,bắt đầu viết sách,hiền sinh ngồi vững đài sen.
Thái sinh: con đã ngồi vững,xin ân sư khởi hành.
Tế phật: hiền đồ,từ lúc trước tác "Cực lạc Thế Giới Du Ký" đến nay,con có cảm tưởng gì ?
Thái sinh: trò ngu cảm thấy có thể vì người đời chỉ bày một thế giới đẹp đẽ như vậy,để họ đến được nơi này thì thật là hay quá.
Tế phật: sách này xuất bản,chân quí dị thường,nhưng còn thiếu một thứ.
Thái sinh: là gì vậy ?
Tế phật: đó là xâu chuỗi niệm phật.
Thái sinh: Ừ,đúng vậy,nếu như không phải ân sư nhắc nhở,đệ tử không để ý đến,con nên theo lời sư phụ chuẩn bị một số xâu chuỗi,tặng người hữu duyên,để họ niệm phật,cũng hy vọng các nhân sĩ thiện tâm ủng hộ trợ giúp.
Tế phật: hiền đồ,con yên tâm,con cứ chuẩn bị đủ xâu chuỗi,chỉ cần sách này hoàn thành,những người nhận và lấy xâu chuỗi sẽ không ít đâu.
Thái sinh: có lời nói của ân sư thì con yên tâm rồi.
Tế phật: đã đến thế giới cực lạc,hiền sinh mau đảnh lễ bồ tát.
Thái sinh: xin bồ tát nhận đệ tử một lạy.
Bồ tát: hiền sinh miễn lễ,thật vất vả quá.
Thái sinh: không đâu,không đâu,lúc nãy ân sư có kiến nghị đem tặng xâu chuỗi của bổn đường cho người hữu duyên,đệ tử xin hỏi bồ tát,niệm phật vào lúc nào thì tốt nhất.
Bồ tát: đi,đứng,nằm,ngồi,đều có thể niệm phật,rất thuận tiện,không câu nệ thời gian.Nhưng nếu như lập công khóa niệm phật vào sáng sớm và buổi tối thì tốt hơn hết.
Thái sinh: công khóa như thế nào thì thật sự tốt ạ ?
Bồ tát: công khóa sớm khuya thường dài quá,sự giảng giải trong sách thì không dễ hiểu được,nếu muốn hiểu rõ thì thỉnh giáo các vị thầy của phật môn.
Thái sinh: có một số công khóa rất dài dòng mất thời gian,có thể có công khóa nào đơn giản hơn để người bận rộn thực hành không ?
Bồ tát: hiền sinh hỏi phải,bây giờ ta sẽ giới thiệu một công khóa niệm phật cho những người bận rộn.
Trước khi niệm phật,tốt nhất nên chuẩn bị một tấm hình của A Di Đà phật hay Tây Phương Tam Thánh,(tây phương tam thánh là hình a di đà phật,quan thế âm bồ tát và đại thế chí bồ tát),hình phật để trên bàn thờ,nếu như không có bàn thờ hay không thuận tiện thì đặt trong phòng của mình cũng được,nhưng phải đặt nơi sạch sẽ và phải có vải màu vàng che hình phật,đến lúc niệm phật thì lấy tấm vải ra,cung kính hợp chưởng quì trước hình phật.Nếu như không có hình phật thì quay về hướng tây cung kính hợp chưởng niệm :

Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi a di đà phật(quì lạy 1 lạy)
Nam mô quan thế âm bồ tát(quì lạy 1 lạy)
Nam mô đại thế chí bồ tát(quì lạy 1 lạy)
Nam mô thanh tịnh đại hải chúng bồ tát(quì lạy 1 lạy)
Nam mô a di đà phật(tùy mỗi người,có thể niệm trăm tiếng,ngàn tiếng,lúc niệm có thể không quì)
sau cùng niệm văn hồi hướng:
"Nguyện sanh tây phương tịnh độ trung,
cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
hoa khai kiến phật ngộ vô sanh,
bất thối bồ tát vi bạn lữ."
(niệm xong quì lạy 3 lạy,công khóa hoàn tất)

Thái sinh: xin hỏi bồ tát,ai là thanh tịnh đại hải chúng bồ tát vậy ?
Bồ tát: haha ! tất cả bồ tát tại thế giới cực lạc đều là thanh tịnh đại hải chúng bồ tát.
Thái sinh: như vậy có nghĩa ra sao ?
Bồ tát: vì tây phương cực lạc rất thanh tịnh,do đó khi nói đến bồ tát tại tịnh thổ đều thêm 2 chữ thanh tịnh,đại hải chúng là ý nói số lượng lớn như biển.
Thái sinh: xin hỏi bồ tát,có một số người tu hành,thường lấy câu "miệng niệm di đà tâm tán loạn,niệm khan cổ họng cũng uổng công" để cười chê người niệm phật,vậy nếu một lòng muốn niệm phật vãng sanh nhưng nghiệp chướng sâu dày,thì liệu có thành công không ?
Bồ tát: hiền sinh hỏi câu này thật hay,người niệm phật mà tâm tán loạn chỉ được quả vị hạ phẩm,còn việc có vãng sanh hay không thì phải xem Tín,Nguyện,Hạnh.
Thái sinh: vì sao vậy ?
Bồ tát: tại vì
1.Tín - là sức thúc đẩy của lòng tin,nguồn sức mạnh này rất quan trọng đối với người tu hành,cũng ví như con là một thương nhân buôn bán,muốn ở nước ngoài đặt một lô hàng,giả sử lô hàng đó là của công ty kinh doanh cho đất nước đó,thì có phải con tin tưởng hơn,vì sao ? vì làm việc với công ty đó cũng có nghĩa là làm ăn với nguyên thủ quốc gia,sẽ không đổ nợ.Pháp môn niệm phật là do phật đà chính miệng đề xướng,chúng sinh thời mạt căn tánh mê muội,duy chỉ có pháp môn niệm phật,độ khắp ba căn,do đó niệm phật là pháp tu đơn giản nhất,vì sao đơn giản ?vì chỉ cần tâm,khẩu,ý giữ một chữ phật,tâm tưởng "a di đà phật",miệng niệm "a di đà phật",ý niệm "a di đà phật",thì có thể được chư phật bồ tát hộ trì giúp đỡ,những pháp môn khác đều nhờ tự lực,chỉ có niệm phật là dựa vào phật lực.
2.Nguyện - là lực thúc đẩy của hy vọng và ý chí,đó là điều kiện tất yếu để thành công,con xem phàm là những người có sự nghiệp thành tựu,trước khi làm việc gìhọ cần phải chuẩn bị một luồng sức mạnh ý chí thúc đẩy để đi đến thành công,không để đổ vỡ giữa đường.
3.Hạnh - là thực hành,ví như ngày nay con muốn đặt mua một số sản phẩm của một công ty uy tín thì con phải cố gắng kiếm tiền để mua.Cũng vậy,người muốn vãng sanh thế giới cực lạc,ngoài nguyện lực còn phải tin tưởng phật đà,quan trọng hơn là phải đi làm,đi hành,đi tu.Làm là tạo công đức,bố thí hỷ xả.Hành là siêng năng niệm phật.Tu là tu tâm,tu miệng,tu ý,tu phẩm tánh phẩm đức,làm cho nghiệp chướng của mình từ từ tiêu trừ,linh tánh ngày càng quang minh,như thế thì chắc chắn đạt được thượng phẩm thượng sanh.

Thái sinh: mong nhờ bồ tát khổ công giảng giải,đúng là thật cảm kích.
Tế phật: thời gian đã trễ,hôm nay phỏng vấn tới đây thôi.
Thái sinh: cảm tạ bồ tát dạy bảo,xin thọ đệ tử 1 lạy.
Bồ tát: hiền sinh miễn lễ,a di đà phật.
Tế phật: hiền sinh ngồi vững đài sen,chuẩn bị về đường.
Thái sinh: trò ngu đã ngồi vững,xin ân sư khởi hành.
Tế phật: đã đến Thánh Thiên đường,hồn phách nhập thể.

HỒI 6: THĂM BỒ TÁT NÓI VỀ Ý NGHĨA TRÌ CHAY NIỆM PHẬT.

Tế phật: chỉ có người ăn qua trái mơ mới biết vị chua của nó như thế nào,nếu như chưa ăn qua trái mơ,chỉ nghe người khác miêu tả,thì như kẻ mù xem voi,chỉ hiểu rõ một phần.Niệm phật cũng vậy,cần phải tự mình đi trải nghiệm mới biết được ích lợi của nó,nếu chỉ nghe người khác nói thì sẽ vẫn còn nghi ngờ.
Thái sinh: ân sư,nếu như có người thường xuyên niệm phật nhưng vọng tưởng rất nhiều thì phải làm sao ?
Tế phật: nếu như người niệm phật,vọng tưởng rất nhiều,đó là do nghiệp chướng sâu nặng,cần phải tạo lập công đức hoặc sám hối.Nhưng sám hối không nhất định phải đứng trước tượng phật,mà tự mình trong lòng hạ quyết tâm không tái phạm nữa,đó mới đúng là sám hối.Đó cũng như tự mình lấy thanh gươm trí tuệ chặt đứt phiền não và vô minh,cũng như tự mình thắp sáng ngọn đèn trí tuệ,chiếu soi mọi ngóc nghách đen tối.Tục ngữ có câu: "một ngọn đèn có thể chiếu sáng ngàn năm đen tối",do đó con người không nên sợ nghiệp chướng sâu dày,chỉ sợ mình không có trí tuệ,không nên sợ tu đạo không thành,chỉ sợ mình không đủ hằng tâm;không nên sợ niệm phật không vãng sanh,chỉ sợ mình lòng tin chưa đủ.

Thái sinh: xin hỏi ân sư là làm thế nào đạt được cảnh giới nhất tâm bất loạn ?
Tế phật: niệm phật để đạt được cảnh giới nhất tâm bất loạn,cần phải lấy 4 chữ a di đà phật in trong tâm một cách rõ ràng,nghe vào tai một cách rõ ràng,như thế mới đạt tiêu chuẩn "tâm,khẩu,ý" thanh tịnh,dần dần đi vào cảnh giới "nhất tâm niệm phật,nhất tâm là phật".
Thái sinh: xin hỏi ân sư,nên niệm "Nam mô a di đà phật" hay "a di đà phật".
Tế phật: 2 chữ "Nam mô" có ý nghĩa quy y,cũng là lấy thân thể và sinh mạng của mình giao phó cho phật,do đó niệm 6 chữ "Nam mô a di đà phật" thì có vẻ cung kính hơn.Được rồi,thời gian không còn sớm,chuẩn bị khởi hành.
Thái sinh: con đã ngồi vững đài sen,xin ân sư khởi hành.
Tế phật: trò ngoan,nếu có vấn đề gì,đợi đến cực lạc rồi hỏi bồ tát.
Thái sinh: dạ vâng.
Tế phật: sắp đến thế giới cực lạc rồi,trước mặt bồ tát đã đến tiếp dẫn,hiền sinh mau đảnh lễ.
Thái sinh: hạ sinh đảnh lễ tham kiến bồ tát.
Bồ tát: hiền sinh miễn lễ,mời đứng dậy.
Thái sinh: cảm tạ bồ tát từ bi,xin bồ tát khai thị,nếu như người đời muốn niệm phật vãng sanh thế giới cực lạc,có cần phải quy y với các pháp sư phật môn không ?
Bồ tát: hiền sinh,đương nhiên cần rồi,lạy thầy học đạo,giữ gìn 5 giới "sát,đạo,dâm,vọng,tửu",đó là con đường chính phải đi.
Thái sinh: nếu như chưa quy y phật môn,chỉ muốn niệm phật vãng sanh,có được chăng ?
Bồ tát: nếu như chưa quy y phật môn,tâm địa lương thiện,chúng thiện phụng hành,chư ác mạc tác,một lòng niệm phật,vẫn được bồ tát tiếp dẫn.
Thái sinh: có một số pháp môn đề xướng "thị tâm thị phật,thị phật thị tâm",tư tưởng như vậy có đúng không ?
Bồ tát: tuy là "thị tâm thị phật,thị phật thị tâm",nhưng từ mạt thế đến nay,chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng,vì thế mà đã biến thành"thị tâm phi phật,thị phật phi tâm",do đó tâm niệm hỗn tạp,vọng niệm dày đặc.Nếu như một lòng niệm phật,làm muôn niệm trở về một niệm,niệm niệm "a di đà phật",nếu cứ như thế,một người niệm phật,một người thành phật,muôn người niệm phật,muôn người thành phật.Niệm phật vốn không có phân biệt môn hộ,càng không phân quí tiện giàu nghèo,không phải là tất cả đều vui hay sao ?
Thái sinh: nếu như chưa ăn chay có thể niệm phật không ?
Bồ tát: được.
Thái sinh: nhưng ngu sinh thấy trong một tiệm cơm chay có tấm bảng tam thế nhân quả kinh viết rằng : "kiếp này thổ huyết vì nhân gì,kiếp trước ăn thịt niệm kinh phật".Vậy phải giải thích ra sao ?
Bồ tát: đó là chỉ người xuất gia,tại vì xuất gia tỳ khưu "nam" cần thọ 250 giới,xuất gia tỳ khưu ni "nữ" cần thọ 500 giới.Do đó người tại gia học phật không ở trong đó,nhưng để tỏ lòng thành kính đối với phật,tốt nhất nên súc miệng trước khi niệm phật.
Thái sinh: vậy những người chưa ăn chay,niệm phật có vãng sanh được không ?
Bồ tát: đó là đới nghiệp vãng sanh,nhưng tốt nhất là giới sát,chỉ ăn "tam tịnh nhục".
Thái sinh: sao gọi là "tam tịnh nhục" ?
Bồ tát: tam tịnh nhục - 1.mắt không thấy giết.2.tai không nghe tiếng giết.3.không phải vì mình ăn mà giết.Đó là tam tịnh nhục.Nếu như hoàn cảnh cho phép,có thể ăn hoa chay.
Thái sinh: có phải là chỉ ăn chay vào buổi sáng không ?
Bồ tát: đúng vậy,người sơ học niệm phật,có thể bắt đầu từ buổi sáng,hoặc ăn sáu ngày chay.sáu ngày chay gồm : mùng 8,14,15,23,29,30,nếu gặp tháng nhỏ thì lấy 28,29 thay thế.
Thái sinh: xin hỏi bồ tát,như vậy có khó nhớ quá không ?
Bồ tát: không khó,vì mùng 8 là thượng huyền,mặt trăng hình như cây cung gọi là thượng huyền nguyệt.14,15 là ngày mặt trăng tròn.23 là hạ huyền,mặt trăng hình cung,gọi là hạ huyền nguyệt.29,30 là ngày trăng khuyết.Nếu như đã quen 6 ngày chay thì tập 10 ngày chay.10 ngày chay là 6 ngày chay thêm mùng 1,18,24,28.
Thái sinh: đội ơn bồ tát chỉ dạy.
Bồ tát: ta biết con không phải hành giả tu pháp môn tịnh độ nhưng nguyện lực của con rất lớn,phật ta nhìn chúng sanh ngày càng mê muội,không tin nhân quả,không tin phật pháp,bên cạnh đó loan môn kiến lập nhiều phương tiện độ người vô số,do đó lần này con phụng chỉ viết sách là hy vọng con làm nhân chứng cho sự tồn tại của thế giới cực lạc.
Thái sinh: thì ra là vậy,thật cảm tạ chư phật bồ tát cho con cơ hội này.Hy vọng sau khi sách này viết xong,người người niệm phật,người người thành phật.
Bồ tát: vậy thì thật là tốt.
Thái sinh: nhưng mà tu các pháp môn khác cũng rất hay mà.
Bồ tát: con đường tu hành,tất cả đều tốt,nhưng có một số pháp môn,căn cơ yếu kém thì rất khó thành tựu,duy chỉ pháp môn tịnh độ mới thật sự lợi ích.
Thái sinh: thật vậy à ?
Bồ tát: con xem,đời người ngắn ngủi,nếu như người tu hành không nắm chắc cơ hội,một khi mất thân người thì vạn kiếp khó trở lại.
Thái sinh: có phải chưa tu thành công đã chết rồi ?
Bồ tát: đúng vậy.
Thái sinh: nhưng mà niệm phật có chắc vãng sanh không ?
Bồ tát: hiền sinh,sao con đa nghi thế ? con nên biết,vãng sanh được hay không đều do tín nguyện,có tín nguyện có vãng sanh;không tín nguyện không vãng sanh.Còn phẩm sen cao thấp đều do công phu niệm phật.
Thái sinh: cảm tạ bồ tát khai ngộ.
Bồ tát: hiền sinh,niệm phật tức là khai ngộ,con biết không ?
Thái sinh: tại sao ạ ?
Bồ tát: chỉ cần vãng sanh cực lạc,không thể không khai ngộ.
Thái sinh: vậy sao ?
Bồ tát: vì hoàn cảnh thế giới cực lạc rất thù thắng,mỗi ngày tu tập phật pháp cùng chư bồ tát và chư đại thiện nhân,lắng nghe phật pháp,thì không thể không khai ngộ.
Thái sinh: lời của bồ tát thật đúng.
Tế phật: được rồi,thời gian đã trễ,hiền sinh mau đảnh lễ từ biệt bồ tát.
(lúc này Thái sinh đảnh lễ bồ tát,trong sát na,Tế phật dẫn Thái sinh đã hiện trước Thánh Thiên Đường)
Tế phật: Thái sinh hạ đài sen,hồn phách nhập thể.

HỒI 7: THĂM LA HÁN HỎI VÌ SAO PHÁP MÔN NIỆM PHẬT DỄ THÀNH TỰU.

Tế phật: haha ! lão nạp thường dạy người trực tu phật tánh,cho đến thành phật,không ngờ rằng bây giờ trong thế giới ngũ trược,những người có huệ căn như vậy thì thật là ít ỏi,không bằng niệm phật,tất cả bình đẳng,bất luận là già,trẻ,nam,nữ,nghèo,giàu,quí,tiện,bất luận là xuân,hạ,thu,đông,bận rộn,nhàn rỗi,khổ,vui,một ngày 24 giờ đều có thể niệm phật,do đó niệm phật là phương tiện hữu hiệu nhất.
Thái sinh: ân sư nói đúng,niệm phật đúng là "già trẻ không tha".
Tế phật: cái gì "già trẻ không tha".
Thái sinh: không,không, phải là "tất cả đều vui".
Tế phật: vậy thì đúng hơn,sai một chữ là ý nghĩa khác liền.Niệm phật gồm có nhiều cách :
1.kim cang niệm - là miệng niệm nhưng không ra tiếng.
2.kí số niệm - tay lần chuỗi không ra tiếng hoặc ra tiếng.
3.tiếng nhỏ niệm - nguyên tắc là chỉ cần mình nghe được.
4.lớn tiếng niệm - công khóa sớm tối hoặc vì người lâm chung trợ niệm.
5.mặc niệm - miệng không động mà tâm mặc niệm.
6.thùy miên niệm - trong tâm nhớ nghĩ.
7.tịnh tọa niệm - trong tâm tịnh niệm.
8.truy đảnh niệm - một câu nối một câu niệm.
cho dù niệm ra tiếng hay không ra tiếng thì trong tâm lúc nào cũng âm thầm niệm phật.

Thái sinh: không ngờ niệm phật lại có nhiều loại như vậy.
Tế phật: do đó pháp môn niệm phật rất đơn giản,tùy lúc tùy nơi có thể thực hành,có thể niệm,có thể tu.Vì sao như vậy ? vì người niệm phật không nhất định phải đến đạo tràng nào,họ có thể lấy thân mình làm đạo tràng,tâm niệm phật là mình,bản thân mỗi ngày tu trì trong đạo tràng,không phải rất thuận tiện sao ?
Thái sinh: nói cũng phải.
Tế phật: được rồi,thời gian không còn sớm,chúng ta khởi hành.
Thái sinh: con đã ngồi vững đài sen,xin ân sư khởi hành.
Tế phật: phía trước bồ tát đã đến,con mau đảnh lễ.
Thái sinh: đệ tử đảnh lễ bái kiến bồ tát.
Bồ tát: hiền sinh miễn lễ,mời đứng lên.
Thái sinh: cảm tạ bồ tát từ bi.
(lúc này Tế phật,bồ tát và Thái sinh cùng đến thế giới cực lạc)
Bồ tát: trước mặt đã đến thế giới cực lạc,hôm nay ta kiếm một vị a la hán cho con phỏng vấn tại sao tu pháp môn niệm phật.
Thái sinh: vâng dạ.
(lúc này,bồ tát gọi đến một vị a la hán)
La Hán: hiền sinh miễn lễ.
Thái sinh:lúc nãy bồ tát khai thị,không biết tại sao ngài tu pháp môn niệm phật ?

La Hán: hiền sinh hỏi hay lắm,phật pháp có 8 vạn 4 ngàn pháp môn,đa số pháp môn đều nương nhờ tự lực,ví dụ như tu mật tông thì cần rất nhiều pháp khí,để mua được những pháp khí đó cần phải có tiền,tu thiền tông thì cần phải minh tâm kiến tánh,muốn minh tâm kiến tánh thì cần phải có trí tuệ và căn cơ.Tu pháp tướng tông cần phải nhớ rất nhiều danh tướng,để học những danh tướng này cần phải đọc rất nhiều sách.Còn người tu trì niệm phật thì không như vậy,vì phật a di đà để độ chúng sanh thoát biển khổ,ngài đã phát 48 đại nguyện,trong đó có 1 nguyện như sau:"nếu như ta thành phật,chỉ cần người đời tin tưởng ta,thành tâm thành ý yêu thích ta,hy vọng đến nơi đây,chỉ cần hồi hướng tất cả công đức về thế giới cực lạc,cho dù công đức rất ít,khi đến lúc trước khi lâm chung niệm 10 tiếng "a di đà phật" mà không vãng sanh,ta thề không thành phật".Vì đại từ đại bi a di đà phật có đại nguyện như vậy,hôm nay mới thành tựu thế giới tây phương cực lạc,lại có thể hóa ra ngàn trăm ức hóa thân phật,độ thoát tất cả chúng sanh có ý nguyện về thế giới cực lạc.Còn tu những pháp môn khác,vì là tự lực nên nếu nghiệp chướng sâu dày,trí tuệ không đủ thì khó thành tựu,đến lúc chết không thể thành phật thì thật là oan uổng ? Do đó,trong kinh Đại Tập,phật Thích Ca Mâu Ni có nói:"vào thời mạt pháp,nếu như có triệu muôn người tu hành,khó có 1 người nào tu thành đạo,chỉ có niệm a di đà phật,một lòng muốn vãng sanh về thế giới cực lạc,mới thoát khỏi luân hồi".con nên hiểu rõ,có được thân người rất khó,nếu như không lợi dụng lúc còn sống tu theo chánh pháp,bỏ qua cơ hội có thân người,tương lai đọa vào súc sanh đạo hay quỉ đạo,thì đó đúng là "một mất thân người,vạn kiếp khó trở lại",lúc đó như kẻ phạm pháp bị bắt được,chỉ còn biết đau khổ và hối hận mà thôi,vì thế ta khuyên các người nên mau mau niệm phật,mau mau cầu sanh cực lạc,chớ có hoài nghi.

Thái sinh: cảm tạ La Hán khai thị,xin hỏi ngài lúc còn sống tu trì như thế nào mà được quả vị a la hán,thoát khỏi luân hồi.
La Hán: Ừ,hiền sinh hỏi hay lắm.Khi còn trong cõi phàm trần,ta là một vị cư sĩ tại gia,ta vốn tu các pháp môn khác,đọc rất nhiều sách,xem rất nhiều kinh điển,tự cho mình trí tuệ rất cao,tự mình đắc ý,nhưng sau khi thăm viếng các vị cao tăng,mới biết trí tuệ và học thức của họ thành tựu rất cao,nhưng họ không ỷ vào cảnh giới tu trì của mình mà một lòng một ý niệm phật.Sau cùng ta mới lãnh hội được rằng mình thật nhỏ bé,do đó ta phát tâm niệm phật,lấy tất cả công đức hoàn toàn hồi hướng vãng sanh cực lạc tây phương,những người tu các pháp môn khác xung quanh tôi đều cười chê: "niệm phật là trò chơi con nít,ai mà không biết".nhưng những người cười chê tôi,do công lực không đủ,sau cùng đều đọa vào lục đạo luân hồi,thật đáng tiếc !
Thái sinh: sau khác biệt đến như vậy ?
La Hán: cũng như lời của một vị pháp sư đắc đạo nói :"ví như trong một cây tre,có một con trùng muốn ra ngoài,với phương pháp tham thiền,con sâu phải đục khoét từng đốt từng đốt mà ra ngoài,tốn rất nhiều công phu,rất nhiều thời gian,còn như niệm phật cầu vãng sanh như con trùng đục ngang thân cây mà ra ngoài,rất mau chóng và dễ dàng.Do đó mà biết niệm phật hơn các pháp môn khác như thế nào.
Thái sinh: Ồ,thì ra là vậy.
Tế phật: được rồi,thời gian đã trễ,hôm nay đến đây là đủ.
Thái sinh: đệ tử khấu biệt bồ tát và la hán.
Bồ tát và la hán: hiền sinh miễn lễ,hẹn gặp lại sau.
Tế phật: hiền sinh ngồi vững đài sen,chuẩn bị ra về.
Thái sinh: con đã ngồi vững,xin ân sư khởi hành.
Tế phật: Thánh Thiên Đường đã đến,Thái sinh xuống đài sen,hồn phách nhập thể.
Về Đầu Trang Go down
 
Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)tt
» Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)tt/tt
» PHƯƠNG PHÁP TÁI SINH CỦA HUYỀN THUẬT HỔN MANG THEO HUYỀN BÍ HỌC TÂY PHƯƠNG :CHAOS MAGIC .
»  NỘI LỰC TỰ SINH - THÁI KHẮC LỄ
» PHƯƠNG THỨC SINH RA VŨ TRỤ và CON NGƯỜI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: PHẬT GIÁO :: PHẬT GIÁO BẮC TÔNG :: TỊNH ĐỘ TÔNG-
Chuyển đến