CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền .

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . Empty
Bài gửiTiêu đề: Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền .   Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền . I_icon_minitimeFri Mar 23, 2012 3:17 pm



Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền .

Mật tông là phần bí mật hay bí truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương Thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử dụng như một thuật ngữ để chỉ các bản văn kinh điển bí mật hoặc bí truyền. Pháp vương Dorje Pa Mu giải thích rằng mặc dù nó chứa đựng các pháp cao nhất trong Phật giáo, bạn không nên coi nó là cao hơn hay cho rằng Phật giáo công truyền được thực hành bởi các dòng phái khác là pháp cấp thấp. Phật Pháp không phân chia thành cao thấp để so sánh. Tất cả 84.000 pháp môn ra đời để đáp ứng với các căn cơ khác nhau của chúng sinh. Phật-pháp chỉ có một sự thật không phụ thuộc vào việc được diễn giải như thế nào.

Phật giáo hiển thừa và Phật giáo Kim Cương Thừa không phải là hai trường phái riêng biệt. Phật giáo hiển thừa là một nửa của hệ thống giáo pháp. Kim Cương Thừa đích thực bao gồm những giáo lý của nhiều trường phái hiển thừa cộng với các thần chú, thủ ấn, quán tưởng, cúng dường mạn đà la được thực hành như một nhóm hoặc riêng rẽ, cùng với những quán đảnh bí mật bên trong hoặc bên ngoài. Nó bao gồm một nền tảng sự tu tập về “Pháp thân” của Phật giáo hiển thừa cũng như sự thực hành cao cấp hơn trong tu tập về “Báo thân” và “Hóa thân”. Trong thực hành Kim Cương thừa hay Mật thừa một người sẽ cố gắng để giác ngộ về cả ba thân ngay trong một đời. Tuy nhiên, điều này CHỈ có thể đạt được nếu người đó đi theo một Đạo sư kim cương đích thực và được nhận những quán đảnh bí mật bên trong.

Phật giáo mật thừa đích thực bao gồm tất cả những giáo lý của các trường phái hiển thừa cũng như những giáo lý và thực hành bí mật. Có những người tự xưng là giảng sư của mật thừa nhưng chỉ biết đưa ra những bài chuyển động tay phức tạp hay thủ ấn, tụng các thần chú, thực hiện cúng dường Mandala hoặc hướng dẫn đệ tử thông qua các quán tưởng tinh vi mà không giảng dạy hoặc biết rất ít về các kinh điển hiển giáo. Đây không phải là Phật giáo mật thừa đích thực. Nếu không có những học thuyết nền tảng cơ bản của Phật giáo trong Tam tạng kinh điển, một người sẽ không thể thực hành mật thừa, chưa nói đến việc đi dạy về chúng. Đó là lý do tại sao ở các chùa của chúng tôi dạy thực hành thiền từ Nguyên thủy và Thiền Tông, cùng với một số thực hành Tinh độ tông và mhững trường phái Hua-yen và Fa-hsiang cũng như các phương pháp của Mật tông. Các đệ tử được dạy dỗ theo mối liên hệ giữa nghiệp riêng của họ với Pháp.

Đôi khi các kỹ thuật của hiển giáo này được dạy đồng thời với một số pháp thực hành Mật tông nhất định và đôi khi chúng phải được thành thạo trước khi bước vào Mật tông. Không phải tất cả đệ tử đều có thể nhận tantra, trong đó hình thức cao nhất có thể đưa đến sự giải thoát ngay trong đời này. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều có thể tiến bộ và đạt được những cấp độ cao của sự thành tựu tùy theo nỗ lực và nghiệp của họ. Tất cả những giáo lý của các chùa chúng ta đều nhằm dẫn dắt chúng sinh đến sự giải thoát khỏi khổ đau của vòng sinh tử luân hồi. Đó là mục đích duy nhất của thực hành Phật giáo. Đây là một điều vô cùng quan trọng!

Những người chỉ học Phật giáo hiển thừa họ học những khía cạnh cơ bản (một số phần của giáo lý hay học thuyết) của Phật Giáo. Mật thừa chứa đựng những giáo lý tiểu thừa VÀ đầy đủ trọn vẹn của cả giáo lý đại thừa công truyền lẫn bí truyền cùng VÀ các nghi thức và thực hành bí mật.

Quán đảnh Mật tông là một nghi lễ trong Phật giáo Kim Cương Thừa mà theo đó các pháp được truyền theo hình thức tantra thông qua công đức vô lượng và năng lực của một vị thầy. Trong suốt buổi lễ, vị thầy quán tưởng mình trở nên như một vị Phật hay Bồ tát. Trong buổi lễ này đệ tử sẽ được gia trì bởi vị thầy để được chấp nhận thực hiện các thực hành thiền định đặc biệt. Đệ tử theo nghi lễ được nhập vào mandala của một vị bổn tôn Mật tông đặc biệt bởi vị đạo sư kim cương của mình. Người đệ tử nhờ đó được gia trì để thực hành các thực hành tâm linh (sadhana) hay các câu thần chú, thủ ấn và quán tưởng có liên quan của vị bổn tôn đó.

Có ba lớp quán đảnh: quán đảnh ngoại mật, quán đảnh nội mật và quán đảnh bí mật hay quán đảnh tối cao (còn được gọi là quán đảnh “linh thánh”). Mỗi lớp quán đảnh lại được chia thành các phương pháp khác nhau. Với quán đảnh bên trong và quán đảnh bí mật cao cấp nhất cần phải có những trạng thái siêu phàm được biểu hiện ở phía trước người đệ tử tại khu vực bàn thờ Phật (Mạn đà la). Những trạng thái kỳ diệu này phải tuân theo Mật tông Tây Tạng được đưa ra bởi chư Phật . Người đệ tử thực sự được kết nối tới chư Phật và chư Bồ Tát trong những quán đảnh này. Bạn cần phải nhớ rằng trừ khi chính bạn thực sự nhìn thấy biểu hiện những năng lực phi thường của pháp còn không thì bạn đã không nhận được quán đảnh nội mật. Hầu hết các quán đảnh được trao trong thời đại ngày nay là quán đảnh ngoại mật. Quán đảnh tối cao hay quán đảnh linh thánh hiếm khi được trao với một số rất ít các vị thầy có khả năng thực hiện được các dạng thực hành này. Các vị thầy kim cương cần phải trải qua một số kiểm nghiệm nhất định để chứng minh cấp độ giác ngộ của mình để có thể thực hiện nghi lễ này.

Việc trao truyền pháp tối thượng yêu cầu phải có cam lồ đích thực trong lễ quán đảnh. Ví dụ, pháp cao nhất trong Phật giáo Kim cương thừa, quán đảnh Ati – yoga Đại Toàn Thiện của Kim Cương bộ, đòi hỏi cam lồ như một yếu tố linh thánh không thể thiếu để tẩy sạch nghiệp xấu của một người và là nguyên liệu để gieo trồng “Hạt giống Kim Cương”. Các dạng quán đảnh nội tantra khác cũng có thể loại trừ những chướng ngại do nghiệp. Đệ tử có thể thâm nhập sâu vào trong pháp thông qua những quan đảnh nội mật.

Một người phải tích lũy công đức lớn lao trong việc thực hành ở quá khứ và có nghiệp tốt mới có thể thọ nhận Mật tông. Có những thực hành sơ khởi cần phải được hoàn thành, chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào nghiệp của đệ tử. Những trường hợp ngoại lệ có thể cho 1) những người đã hoàn thành các giai đoạn này từ tiền kiếp; 2) những người có công đức đặc biệt do những cúng dường hoặc hành động phi thường trong đời này và 3) thông qua ân điển của đạo sư.

Mật tông đòi hỏi sự quán đảnh hoặc gia trì của một vị thầy hay đạo sư đủ phẩm chất, người đưa ra những giáo lý, nghi thức và các phép thực hành đặc biệt cho phép đệ tử nhổ bỏ hay loại trừ những mặt tiêu cực trong tâm mình từ đó trở thành như chư Bồ tát và chư Phật. Các năng lực phi thường được coi như là kết quả tự nhiên của việc giác ngộ và được sử dụng bởi những vị thầy đủ phẩm chất. Tuy nhiên, các đệ tử sơ cơ không được phép thảo luận hay thi triển những năng lực phi thường của họ. Chỉ có những vị Bồ tát cấp cao và các vị Phật mới có thể thị hiện những năng lực đó và chỉ nhằm cứu giúp chúng sinh. Một người thỉnh cầu quán đảnh cần phải thể hiện sự thông hiểu về tính không, biểu lộ đức hạnh và phát triển lòng mong muốn vị tha cứu giúp tất cả chúng sinh. Bất cứ sự gia trì nào cũng sẽ có những tác động hạn chế nếu không có nền tảng thích đáng của các thực hành sơ khởi hay còn gọi là Prayogas. Nó xác nhận rằng các năng lực phi thường không được trao cho người chưa dứt trừ được những khía cạnh tiêu cực của bản thân.

Ngày nay cũng như trong quá khứ, các giáo lý và thực hành Mật tông cao nhất chỉ được khẩu truyền và được giữ bí mật tuyệt đối giữa vị thầy và đệ tử. Do năng lực siêu phàm của những giáo lý này, cần phải xác nhận rằng đệ tử phải được chuẩn bị kỹ lưỡng để thọ nhận chúng. Một vị thầy đích thực thường sẽ kiểm tra đệ tử của mình trong 6 đến 12 năm hoặc lâu hơn nữa trước khi trao truyền những giáo lý cao cấp hơn.
internet
http://giacngotamlinh.com/showthread.php?t=843
Các bước trên Con đường nhanh chóng tới Giác ngộ
Những điều sau đây là một danh mục chỉ dẫn mà hầu hết các hành giả cần đi theo trên “Con đường nhanh chóng tới Giác ngộ”. Các bước này bao gồm:

GIAI ĐOẠN I: Tìm kiếm và trở thành đệ tử của một bậc kim cương đạo sư đích thực có năng lực và phẩm chất. Đó có thể là một vị tăng hoặc ni, một cư sĩ có phẩm hạnh, một vị lạt-ma, một rinpoche hay một pháp vương.

GIAI ĐOẠN II: Đọc, lắng nghe, hiểu và thực hành giáo pháp “Thế nào là tu tập?” và phát triển tám cái nhìn đúng đắn cơ bản. Việc này giúp cho bạn có đủ điều kiện xứng đáng để thọ nhận các giáo lý bí mật. Bạn sẽ tiếp tục thực hành tám điều này sau khi bạn nhận được các giáo lý bí mật của Mật tông.

Ba nhánh đầu tiên đề cập đến việc hiểu về những nguyên do của việc thực hành bất cứ hình thức nào của Phật giáo và người ta cần nhận thức rõ trước khi quy y.

Nhận thức và sợ hãi sự vô thường (cái chết và sự tái sinh).
Phát triển niềm tin vững chắc về sự đau khổ của vòng luân hồi.
Phát triển tâm từ bỏ (tâm muốn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử).
Quy y Tam bảo hoặc Tứ bảo. Phát những lời thề nguyện đúng đắn.
Nỗ lực tinh tấn, học hỏi những giáo lý công truyền của Đức Phật như những lời dạy trong Tam Tạng Kinh Điển cũng như trong những sách vở và các bài giảng của Đức Dorje Chang III và Nữ Pháp Vương Dorje Pa Mu, thực hành Tứ Vô Lượng Tâm, Thập thiện , Lục độ ba la mật, Tứ Nhiếp pháp của Bồ tát, cắt bỏ các nghiệp xấu của tham, sân, si.
Tuân thủ tất cả các giới luật: Nếu bạn vi phạm các giới luật thiêng liêng, bạn sẽ không thể giác ngộ trong đời này.
Phát triển định lực bằng cách duy trì sự kiên định và không lay chuyển, không bám luyến vào niềm vui hay nỗi buồn hoặc bất kỳ trạng thái cảm xúc nào khác (bát phong), và phát triển trí tuệ Phật pháp. Trí huệ thì không thể chỉ dạy được. Nó là kết quả của việc trì giới cũng như thiền định và tu tập để loại trừ những trở ngại do nghiệp.
Phát Bồ đề tâm

Nếu trong thời gian thực hành tu tập bạn có những hành vi sai lầm, bạn sẽ gặp một số vấn đề. Bạn phải tự kiểm tra việc tu tập của bản thân mình. Đức Phật nói rằng bạn cần gìn giữ “cái tâm của người mới bắt đầu” trong suốt quá trình thực hành của bạn. Không ai khác có thể kiểm tra bạn. Bạn phải phát triển một lương tâm giám sát hành vi của chính mình. Bạn cần trở lại với khả năng lắng nghe tiếng nói nội tâm để biết mình phải làm gì.

Sự tiến triển trên con đường này và những “thành tựu” của bạn sẽ là minh chứng cho việc tu tập đúng đắn của bạn. Việc không có thành tựu chỉ có thể có nghĩa là bạn đã làm chưa đúng. Đây không phải là điều mà bạn có thể đổ lỗi cho một ai khác – bố mẹ của bạn, đạo sư của bạn hay những quyền năng cao hơn… Bạn phải chịu trách nhiệm cho sự chuyển hóa của mình, cần biết rằng có những bậc cao nhân sẽ giúp đỡ bạn nếu bạn đi đúng hướng. Làm sao để biết được thế nào là đúng hướng? Bạn hãy nghe giảng và đọc giáo lý của các pháp vương đích thực hay các rinpoche vĩ đại và theo dõi nhân và quả của các hành động của mình.

GIAI ĐOẠN III: Hoàn thành “Những thực hành sơ khởi” cần thiết của Phật giáo bí truyền, học tập và thực hành “Năm mươi nguyên tắc” của Đạo sư Du già (Guru Yoga) và các văn bản bí truyền khác được xác nhận bởi bậc đạo sư kim cương của bạn. Bạn cũng có thể thọ nhận một số quán đảnh và gia trì nhất định để tiêu trừ các trở ngại do nghiệp tiêu cực và gieo trồng những hạt giống nghiệp để thúc đẩy nhanh sự tiến triển của bạn.

GIAI ĐOẠN IV: Thỉnh cầu và thọ nhận các quán đảnh và gia trì để thực hành tantra để trở nên giác ngộ và giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Thông thường, một bậc đạo sư kim cương sẽ quan sát đệ tử của mình trong khoảng 6 đến 12 năm trước khi trao truyền tantra nhằm xác định các điều kiện nghiệp của đệ tử để thọ pháp – trình độ tu tập, sự tận tâm, nỗ lực và lòng trung thành cũng như người đệ tử đó quan tâm tới việc làm lợi ích cho chúng sinh như thế nào. Việc phát Bồ đề tâm là điều kiện tiên quyết bắt buộc để có thể thực hành tantra thành công.

Hầu hết các hành giả đều tuân theo tiến trình trên một cách tuần tự. Có một vài trường hợp đặc biệt không áp dụng theo tiến trình này. Một số người có thể đã được học những bài học này và đã hoàn thiện các thực hành này trong kiếp trước, hoặc có thể họ đã được nhận một sự miễn trừ riêng từ bậc đạo sư kim cương do có duyên nghiệp đặc biệt. Các bậc đạo sư chỉ có thể đưa ra sự miễn trừ này nếu người đệ tử đó được sự cho phép của chư Phật và Bồ Tát và điều này chỉ xảy ra thông qua quá trình quán đảnh bí mật bên trong.

internet
http://giacngotamlinh.com/showthread.php?t=844
Mười Giai đoạn Đến Giác Ngộ
Mười Bhumi Đến Giác Ngộ
Chữ giai đoạn, hay bhumi, có nghĩa mức độ thành tựu. Giáo lý về các bhumi được trình bày khác nhau trong truyền thống Hinayana và Mahayana. Hinayana nói tám mức độ của bhumi có thể đạt được. Tuy nhiên trong Mahayana, các giai đoạn của bhumi được chia thành hai phần: phần của những người thế gian thông thường và phần của các bậc giác ngộ, bao gồm mười giai đoạn của Bồ tát đạo.

Lý do Bồ tát đạo chỉ có mười giai đoạn là cho dù sự thấu suốt thực tại tối hậu xuất hiện từ mỗi giai đoạn đều như nhau, nhưng phẩm tính xuất hiện từ các thực hành sau đó đều đa dạng khác nhau. Để đạt được các phẩm tính từ những thực hành này, hành giả phải thực hiện mười hoàn thiện, liên quan đến mười giai đoạn của Bồ tát đạo. Ngoài ra vì Bồ tát phải thọ sinh khác nhau và dấn thân vào những thực hành khác biệt, có mười phẩm tính để đạt và mười điều để từ bỏ.

Mỗi giai đoạn trong thập địa đều có điều cần từ bỏ và điều phải đạt. Chẳng hạn, nhờ đạt được sơ địa của Bồ tát đạo, hành giả luôn thoát khỏi mọi đau khổ như tuổi già, bệnh tật, đau yếu, và nhất là năm loại sợ hãi:

Sợ nơi hành giả đi kiếm thực phẩm cho mình
Sợ chết
Sợ sinh vào các cõi thấp
Sợ bị chỉ trích hay khiển trách
Sợ người ta nói về những điều khác nhau

Có nhiều phẩm tính khác nhau đạt được vào những giai đoạn khác nhau, và có thể phân loại thành mười hai thành tựu khác biệt. Ở giai đoạn sơ địa, mỗi thành tựu được gia tăng một trăm lần. Ví dụ, một người đạt thành tựu có một trăm dạng thân đặc biệt, và với thân đó có thể lưu xuất cùng lúc một trăm thân khác nhau. Ngoài ra, mỗi thân trong một trăm thân này có một trăm đệ tử lắng nghe giáo lý; hành giả có thể thấy cùng lúc một trăm vị Phật. Thậm chí người đó có thể thực hiện điều huyền diệu trong một trăm cõi khác nhau cùng lúc.

Với nhị địa, sự thành tựu cũng tương tự, nhưng số lượng tăng lên một ngàn, và với tam địa lại tăng lên mười ngàn. Do đó, có sự phát triển về số người hành giả có thể khiến họ được giải thoát, hoặc bao nhiêu thân có thể hóa hiện ở mỗi giai đoạn.

Chữ bhumi nghĩa đen là “đất” hay “nền tảng”. Thỉnh thoảng được phiên dịch như thập địa, mười giai đoạn, hay mười nền tảng. Nó được dùng để minh họa các giai đoạn của Bồ tát đạo vì giống như mặt đất có thể hỗ trợ và giữ gìn nhiều sự vật hữu tình và vô tình, thập địa đều có thể duy trì nhiều phẩm tính có được bởi người đạt tới những giai đoạn giác ngộ khác nhau.

Từ quan điểm Giáo Pháp, tinh hoa của chữ bhumi có nghĩa các giai đoạn của sự thấu suốt, khiến kết hợp việc hiểu rõ thật tánh của mọi hiện tượng với lòng bi cho tất cả chúng sinh. Nói khác đi, khi trí tuệ của sự thấu suốt về tánh không và lòng bi được hòa nhập, đây là giai đoạn giác ngộ.

Bhumi đầu tiên được biết như “Hoan Hỷ Địa”, vì người có được sự thấu suốt này biết chắc họ sẽ có khả năng đạt giác ngộ đầy đủ và trọn vẹn. Họ biết sẽ có được lợi ích to lớn cho chính họ và cũng có thể giúp đỡ nhiều chúng sinh qua sự thấu suốt của họ. Vì thế tâm họ trở nên rất hạnh phúc và hoan hỷ.

Bhumi thứ hai được gọi là “Ly Cấu Địa” hay thoát khỏi hành vi đạo đức bất tịnh. Sự nhấn mạnh vào lúc này là hoàn thiện tư cách đạo đức, qua đó hành giả có khả năng đạt được việc thoát khỏi lầm lỗi.

Bhumi thứ ba được biết như “Phát Quang Địa” ám chỉ có khả năng giảng dạy Giáo Pháp cho nhiều người. Giáo lý như vậy giống như ánh sáng chiếu khắp thế gian.

Bhumi thứ tư được gọi là “Diệm Tuệ Địa” ám chỉ sự gia tăng thấu suốt về Trí tuệ Siêu việt của hành giả. Mặc dù giai đoạn này căn bản giống như bhumi thứ ba, sự thấu suốt về trí tuệ tối hậu của hành giả triệt để hơn.

Bhumi thứ năm được biết như “sự tịnh hóa những khó khăn – Nan Thắng Địa” có nghĩa khi hành giả làm việc vì lợi ích chúng sinh, thường rất khó khăn vì bất cứ khi nào làm điều tốt cho người khác, hành giả luôn nhận lại những điều xấu. Khi cố siêng năng làm việc cho chúng sinh khác, hành giả phải đối mặt với nhiều vấn đề. Tuy nhiên, Bồ tát đạt được giai đoạn này dễ dàng, các hoạt động được tịnh hóa không gặp bất cứ khó khăn nào khi làm việc cho chúng sinh.

Bhumi thứ sáu gọi là “Hiện Tiền Địa” Điều này ám chỉ giai đoạn trí tuệ thực sự hoàn thiện. Hành giả thực sự đối mặt với trí tuệ vào lúc này và trực tiếp nhận thức trí tuệ và tâm hành giả hòa nhập.

Bhumi thứ bảy được biết như “Viễn Hành Địa” có nghĩa hành giả đã vượt qua mọi bám chấp nhị nguyên, vượt qua tâm phân biệt luôn đánh giá những sự việc khác nhau như nam, nữ, màu trắng, màu xanh, và còn nữa. Tại giai đoạn này, hành giả vượt lên mọi phân biệt và tâm chẳng còn bám chấp tính nhị nguyên của chủ thể và đối tượng, do vậy được gọi là đi được một khoảng rất xa.

Bảy giai đoạn đầu được gọi là các giai đoạn bất tịnh của Bồ Tát vì vẫn còn dạng bám chấp trong tâm trong mỗi giai đoạn.

Bhumi thứ tám được biết như “Bất Động Địa” Có nghĩa tâm giác ngộ chẳng còn cần khái niệm hóa hoặc tạo tác những tư duy tâm thức. Khi ý niệm của sự nhận thức hóa được vượt qua, tâm được đặt trong trạng thái bất động.

Bhumi thứ chín là “Thiện Tuệ Địa” có nghĩa tâm đã đạt được trạng thái thanh tịnh của sự thấu suốt hay thông tuệ. Bốn phẩm tính siêu việt của trí tuệ siêu việt xuất hiện vào lúc này.

Bhumi thứ mười được biết như “Pháp Vân Địa” Giống như đám mây lớn đầy nước có thể mưa trên một vùng rộng lớn, người đạt được giai đoạn này có khả năng nhớ lại mọi sự về Giáo Pháp. Tâm họ giống như đám mây to lớn chứa tất cả Giáo Pháp và mọi loại samadhi khác nhau.



Trích từ KHO BÁU CỦA DÒNG TRUYỀN SAKYA. Dịch từ bản tiếng Anh: Treasures of the Sakya Lineage. Tác Giả Migmar Tseten - Bản dịch Việt ngữ: Tuệ Pháp.
http://giacngotamlinh.com/showthread.php?t=846
Khenpo Appey Rinpoche

Năm Con Đường Đến Giác Ngộ


Việc giảng dạy năm con đường của các bậc giác ngộ tuyệt đối cũng như mười địa giác ngộ là không cần thiết, vì chúng ta không có trình độ nhận biết để hiểu được giáo lý. Tuy nhiên, để giải thích con đường giác ngộ một cách đúng đắn, chúng ta nên biết về nó. Giống như khi muốn đi du lịch đến một số nước khác, chúng ta cần biết về khí hậu, phong tục của nó, v.v.. để có thể chuẩn bị đúng. Tương tự, năm con đường và mười giai đoạn (địa) giác ngộ được giảng dạy để tự mình có thể làm quen với con đường chúng ta đảm nhận. Về điều này việc giảng dạy các khía cạnh của con đường giác ngộ là thật cần thiết.

Năm con đường ám chỉ con đường chúng ta phải đi qua để đạt giác ngộ.
Con Đường Tích Lũy (Tư Lương Đạo)

Con đường đầu tiên chúng ta phải đi qua là con đường tích lũy, đó là quan niệm chúng ta có khi bắt đầu thiền định về sự vô ngã. Nói khác đi, con đường tích lũy và sự thiền định về vô ngã được hòa nhập với nhau.

Năm con đường được dạy khác nhau trong phái Mahayana Đại Thừa) và Hinayana (Tiểu Thừa). Theo giáo lý Đại Thừa, có ba con đường tích lũy – con đường nhỏ, trung bình và lớn. Nếu thiền định hay tiến bộ trên con đường nhỏ của sự tích lũy thì không có gì chắc chắn về việc khi nào chúng ta sẽ đến được con đường thứ hai trong năm con đường (con đường Áp dụng). Nếu đi theo con đường trung bình sẽ có thời điểm định rõ khi chúng ta đạt đến con đường thứ hai. Và nếu đi theo con đường lớn của sự tích lũy, chúng ta sẽ đạt được con đường ứng dụng ngay trong đời này với thân hiện nay của chúng ta.

Trong việc trình bày người nào có khả năng đạt được con đường đầu tiên này, giáo lý Hinayana nói rằng chỉ có người nam hay nữ của thế gian này mới có thể làm được. Những chúng sinh khác như chư thiên, súc sinh hay người thiếu cơ quan thích hợp thì không thể đạt được con đường này. Theo Mahayana, những chúng sinh khác trong thế gian này bên cạnh con người đều có thể đạt được con đường tích lũy.

Có một câu hỏi như liệu có cần thiết có một tâm có thể đặt trong thiền định tập trung để đạt được con đường đầu tiên này. Người ta nói rằng điều đó không cần thiết, vì ngay cả những ai trong cõi dục giới không thể thực hiện thiền định chú tâm đều có khả năng đạt được con đường này. Một câu hỏi khác là liệu có cần thiết có một tâm có thể đi vào những trạng thái khác nhau của dhyana, hay sự nhập định. Có nói rằng một số người tâm họ chưa đạt được bất cứ định nào đều đạt được con đường tích lũy. Do vậy, để tâm đi vào các trạng thái thiền định này để đạt được con đường tích lũy là không cần thiết.

Khi chúng ta được thúc đẩy bởi lòng bi để thọ giới nguyện của ý muốn giác ngộ và bắt đầu thực hành phù hợp với nó, sau đó chúng ta đi vào con đường tích lũy và phải thực hiện nhiều thực hành. Để áp dụng các thực hành này, chúng ta phải có năm phẩm tính đặc biệt. Trong thực tế có nhiều phẩm tính khác nhau, nhưng chúng có thể kết hợp thành năm cái chính.

Phẩm tính thứ nhất là có tư cách đạo đức đúng đắn. Điều này có nghĩa chúng ta duy trì giới nguyện đã thọ như một vị tăng, ni, hay cư sĩ.

Phẩm tính thứ hai là duy trì sự sử dụng đúng đắn những giác quan của chúng ta qua phương tiện và trí tuệ. Điều này có nghĩa bất cứ những gì chúng ta đang liên quan qua các giác quan của mình – như hình tướng qua mắt hay âm thanh qua tai – chúng ta thấy qua cánh cửa của trí tuệ rằng chúng thật sự là bản chất của rỗng không. Ở đây, phương tiện có nghĩa bất cứ những gì chúng ta làm trong cuộc sống này, chúng ta luôn luôn tịnh hóa tất cả hành động của mình vào phẩm tính của sự giác ngộ. Ví dụ, khi đi ra đường, chúng ta tẩy tịnh hành động này bằng suy nghĩ, “Khi tôi đi ra đường này, cầu mong tất cả chúng sinh đều đi vào con đường giác ngộ,” hoặc khi chúng ta đóng cửa, “Cầu mong tất cả chúng sinh đều đóng cánh cửa xuống các cõi thấp.” Trong cách này, chúng ta tịnh hóa những đối tượng mà chúng ta gặp qua các giác quan của mình.

Phẩm tính thứ ba là không bám luyến nhiều vào thực phẩm, có nghĩa không bị bám luyến vào thực phẩm hay đồ ăn vì chúng ta thèm muốn. Nói khác đi, chúng ta có nhận thức đúng đắn như tại sao chúng ta ăn thực phẩm. Chúng ta nên nghĩ rằng mình ăn để lợi ích hay nuôi dưỡng những loại trùng khác nhau trong thân thể, hoặc chúng ta ăn để duy trì thân thể và làm cho thân thành bình chứa thích hợp để thực hành Giáo Pháp. Với những tư duy này, chúng ta có quan niệm đúng đắn về việc tại sao chúng ta ăn và không tạo ra nhiều bám luyến vào thực phẩm mình có; chúng ta ăn trong sự điều độ.

Phẩm tính thứ tư là không ngủ nhiều quá, chúng ta nên dành một số thời gian lúc thức, như phần đầu của ban đêm và phần đầu của buổi sáng cho mục tiêu thiền định. Với một tâm kiên cố và đều đặn, chúng ta có thể thiền định về sự bất tịnh của thân người; về bốn trạng thái tỉnh giác của thân, cảm giác, tâm và pháp (thân, thọ, tâm, và pháp); và trên những khía cạnh khác nhau của ý muốn giác ngộ.

Phẩm tính thứ năm là có ý thức, hay nhận biết những gì chúng ta nên làm và nên tránh, điều này có nghĩa chúng ta không chỉ chú tâm mà còn phải tỉnh giác. Khi dính líu vào một hành động hay việc làm nào đó, chúng ta nên biết hành động nào là đúng và hành động nào không đúng, cái nào có lợi, cái nào lỗi lầm. Chúng ta phải biết nó vào lúc đang làm, không phải trước hay sau đó, và kế tiếp là hành động theo sự hiểu biết đúng đắn đó.

Đây chỉ là một số phẩm tính chúng ta phải có trong việc thực hành con đường tích lũy. Có nói rằng khi đạt đến giai đoạn của con đường lớn của sự tích lũy, chúng ta có thể đạt được một số hình thái của năng lực kỳ diệu hay siêu nhiên nào đó, nhờ vậy thậm chí chúng ta có thể đi đến các cõi Phật khác nhau để tiếp nhận hay lắng nghe giáo lý của nhiều Đức Phật và Bồ Tát khác nhau.

Những thực hành chính trong con đường tích lũy là lắng nghe hay nghiên cứu Giáo Pháp và thiền quán. Cũng có một số thực hành gắn liền với thiền định trong phạm vi con đường này, nhưng thực hành chính yếu đầu tiên đề cập đến học hỏi và thiền quán. Chữ Phạn, tích lũy là sambhara, có nghĩa chúng ta phải thực hành đạo đức nhiều lần để tích lũy đức tính tốt hay công đức nhờ đó chúng ta sẽ thật sự đạt được con đường. Đây là thực hành chính trong phạm vi con đường đầu tiên của sự tích lũy.
Con đường Ứng dụng (Gia Hạnh Đạo)

Con đường thứ hai là con đường ứng dụng, ám chỉ tâm thiền định về tánh không hay vô ngã. Tại giai đoạn này, chúng ta chưa có sự thấu suốt thực sự về tánh không hay vô ngã; tuy nhiên, chúng ta có tư duy hay khái niệm về sự vô ngã. Thực ra, khi xem xét tư duy hay quan niệm này, chúng ta làm việc với nó, thiền định về nó. Điều này được biết như con đường ứng dụng. Giống như chúng ta có thể thiền định về việc biết một nơi nào đó thậm chí chúng ta chưa từng ở đó, chúng ta có thể làm việc ngay bây giờ về ý nghĩa đằng sau sự thấu suốt về tánh không và vô ngã ngay cả dù chúng ta chưa từng có sự thấu suốt đó. Đây là những gì chúng ta làm việc với con đường ứng dụng này.

Ba con đường của sự ứng dụng – con đường nhỏ, con đường trung bình, và con đường lớn – đều tương tự như của con đường tích lũy. Khi không có gì chắc chắn về việc khi nào chúng ta sẽ đạt được con đường kế tiếp (con đường của cái thấy, kiến đạo), điều này được biết là con đường nhỏ. Con đường trung bình có nghĩa khi chúng ta đạt được con đường kế tiếp sẽ có thời điểm chắc chắn, và con đường lớn có nghĩa chúng ta sẽ đạt được con đường của cái thấy trong đời này với thân hiện tại của chúng ta.

Con đường ứng dụng cũng có thể được chia thành bốn phần: nồng nhiệt, trước nhất, kiên nhẫn, và Giáo Pháp cao nhất. Đặt nền tảng trên sự tích lũy công đức đạt được trên con đường đầu tiên, chúng ta bắt đầu thiền định về tánh không. Trước khi có sự thấu suốt về tánh không, nó cũng giống như chúng ta bắt đầu nhóm lửa, sức nóng bắt đầu xuất hiện, và khi sức nóng gia tăng, ngọn lửa bùng lên. Tương tự, trước khi chúng ta thực sự có sự thấu suốt thực tế về tánh không, sự thiền định của chúng ta giống như sức nóng xuất hiện trước khi trạng thái đó bùng phát trên chúng ta. Nó giống những một dạng thiền định về tánh không kém hơn. Khi chúng ta có khả năng bắt đầu sinh ra sức nóng này, khiến sau đó bùng lên thành sự thiền định về tánh không đúng đắn, nó được biết như giai đoạn đầu tiên của con đường ứng dụng.

Khi sự thiền định về tánh không của chúng ta và sức nóng xuất hiện từ nó, ngay cả dù chúng ta vẫn chưa có sự thấu suốt – nói khác đi, khi tâm chúng ta vững chắc trong loại thiền định đó – điều này được biết như cái trước nhất.

Sau đó, khi có thể gia tăng trình độ thiền định của chúng ta và không sợ hãi về sự thiền định trên tánh không, chúng ta có sự kiên trì hướng đến tự thân sự thiền định. Nó trở thành sự có thể chịu đựng và chúng ta chẳng còn sợ hãi bất cứ điều gì nữa. Điều này được biết là nhẫn nại.

Khi có thể vượt qua bất cứ hình thức sợ hãi nào qua sự thiền định về tánh không của chúng ta – có nghĩa vượt qua những loại khái niệm khác nhau phát sinh làm ngăn cản chúng ta đạt được sự thấu suốt này – sau đó chúng ta đến giai đoạn thứ tư được biết như Giáo Pháp cao nhất, hay tối ưu nhất. Tuy nhiên sự hiểu rõ về tánh không của chúng ta vẫn chưa đạt được tại giai đoạn này. Chúng ta hoàn thiện mọi loại pháp thế gian khác nhau nhưng không phải Giáo Pháp siêu việt của trạng thái hiểu rõ tánh không. Mọi việc cho đến giai đoạn này đã được hoàn thành.

Theo giáo lý Hinayana phổ thông, bất cứ ai sinh làm người có các cơ quan thích hợp và bất kỳ ai trong sáu cõi trời đầu tiên của dục giới đều có thể đạt được con đường ứng dụng. Theo Madhyamaka hay giáo lý Mahayana, có những loại khác cũng có thể đạt được con đường này.

Có nói rằng chỉ những người đạt được một trong bốn trạng thái dhyana, được chia làm sáu loại thiền định thấy trong cõi sắc giới, có thể hoàn thành hay an trụ trong con đường ứng dụng. Theo Hinayana, chúng ta hiểu rõ bản tánh của tứ thánh đế trong con đường này. Mỗi thánh đế trong bốn thánh đế đều có bốn phương diện, như phương diện vô ngã, kết quả là có mười sáu phương diện được thấu suốt vào lúc này.

Theo các giáo lý nào đó của Mahayana, như phái Duy Thức, trong hai phần đầu của con đường ứng dụng (đó là trong lúc sức nóng và trước tiên), có sự hiểu thấu về không bám chấp các đối tượng bên ngoài, hay đối tượng của thực tại. Vào thời điểm của sự kiên nhẫn và Giáo Pháp cao nhất, đó là trạng thái không bám chấp vào chủ thể thực tại bên trong.

Một số vị thầy, như Nagarjuna (Long Thọ), khi một người thiền định trong lúc ở trong con đường ứng dụng, thì không có sự xuất hiện tách rời của thấu suốt như không bám chấp vào đối tượng và không bám chấp vào chủ thể. Mặc dù sự thấu suốt về tánh không chưa đầy đủ, trí tuệ xuất hiện từ sự thiền định về tánh không gia tăng qua bốn phương diện sức nóng, trước tiên, kiên nhẫn và Giáo Pháp cao nhất này. Trong thực tế điều này phát sinh hiểu biết vững chắc hơn của việc thiền định về tánh không, dù chưa hoàn toàn thấu suốt tánh không.

Hinayana nói rằng, con đường thứ ba của sự ứng dụng, sự kiên nhẫn, có ba phương diện – nhỏ, trung bình, và lớn – nhưng mỗi con đường của ba con đường khác chỉ có một khía cạnh. Theo Mahayana, mỗi một trong bốn con đường đều có ba phương diện, nhỏ, trung bình và lớn, do đó tổng cộng có mười hai trình độ hay giai đoạn khác nhau trong con đường ứng dụng.

Chữ Phạn cho con đường ứng dụng là prayogamarga. Pra có nghĩa paramartha, tức là “chân lý tối thượng” hay “thực tại tối thượng”. Yoga có nghĩa “kết hợp” hay “hợp nhất.” Vậy prayogamarga là con đường để hợp nhất với thực tại tối thượng. Nói khác đi, con đường ứng dụng hay sự hợp nhất là sự thiền định kết hợp chúng ta với sự hiểu rõ về giai đoạn của thực tại tối thượng, sẽ xuất hiện vào con đường thứ ba (con đường của cái thấy – kiến đạo). Qua giác hạnh đạo, mọi điều kiện cần thiết và sự kết hợp của chúng cho sự thấu suốt sẽ xuất hiện tại giai đoạn kế tiếp được hoàn tất.


Con Đường Của Cái Thấy (Kiến Đạo)


Kiến đạo là thấy bản tánh của bốn thánh đế, hiểu rõ bản tánh của thực tại tối hậu và đánh thức bên trong tâm chúng ta Trí tuệ Siêu việt khiến nhận thức trực tiếp được bản chất của mọi hiện tượng. Con đường này có thể phân loại như ba dạng – dạng Hinayana (Thanh Văn Thừa), dạng Pratyeka Buddhayana (Phật Độc Giác), và dạng Mahayana (Đại Thừa). Để hoàn thành con đường của cái thấy, chúng ta phải từ bỏ nguyên nhân gần đúng và nguyên nhân của tự nó. Nguyên nhân gần đúng có nghĩa nếu tham dục được tạo ra, nó cần được từ bỏ và sau đó chúng ta có thể tiêu trừ nguyên nhân của tham dục. Nói chung, nguyên nhân này được phân loại như những gì cần được loại bỏ liên quan đến cái thấy và những gì cần được loại bỏ liên quan đến thiền định.

Những gì cần được từ bỏ trên con đường của cái thấy là mười nhiễm ô: sáu nhiễm ô căn bản của tham, sân, si, kiêu mạn, nghi ngờ, và tà kiến, cái cuối cùng bao gồm năm nhiễm ô phụ. Mỗi một trong mười loại này liên quan tách rời trong tam giới hiện hữu – dục giới, sắc giới, và vô sắc giới – và với bốn thánh đế. Theo Abhidharmasamuchaya, hay giáo lý A Tỳ Đàm của Đại Thừa, có 112 khía cạnh khác nhau được từ bỏ; theo Abhidharmakosha của Thanh Văn Thừa có tám mươi tám.

Theo Mahayana, vào lúc thiền định trên con đường của cái thấy, giai đoạn của bhumi đầu tiên xuất hiện; đó là con đường của cái thấy tương đương với bhumi thứ nhất (địa thứ nhất – sơ địa – hoan hỷ địa). Những gì cần từ bỏ có thể chia làm hai phần: sự che ám của phiền não hay nhiễm ô, và sự che ám của những điều có thể hiểu được. Những điều này cần được tiêu trừ để trước hết đạt giải thoát và sau đó giác ngộ đầy đủ và viên mãn.

Cũng vào lúc thiền định trên đạo lộ này, sự thấu suốt xuất hiện tiêu diệt hoàn toàn mọi che ám của nhiễm ô. Sự che ám của sự vật có thể nhận thức có thể chia thành hai phần: những gì nên bỏ liên quan đến cái thấy (kiến) và những gì nên bỏ liên quan đến thiền định (thiền). Cái đầu tiên của những điều này cũng được tiêu diệt vào lúc thiền định.

Theo Hinayana, bất cứ người nam hay nữ nào trong thế gian này, cũng như bất kỳ chư thiên nào trong sáu cõi trời dưới thấp, đều có thể đạt được kiến đạo. Theo Mahayana, súc sinh và các chúng sinh khác cũng có thể đạt được đạo lộ này.

Để đạt được giai đoạn này, trước tiên chúng ta phải có khả năng đạt một số dạng samadhi (đại định); đặt nền tảng trên samadhi đó, chúng ta có thể đạt được thấu suốt trong con đường của cái thấy. Theo Hinayana, dhyana thứ nhất (sơ thiền) có ba phần và ba phần còn lại mỗi phần chỉ có một. Do vậy, có sáu dạng của thiền định hay dhyana chúng ta có thể đạt được. Tuy nhiên, Pratyekabuddhayana và Mahayana nói rằng chúng ta phải đạt thiền định thứ tư và dạng cao nhất của dhyana (tứ thiền) trước khi có thể đạt được sự thấu suốt.

Hinayana nói rằng trên con đường của cái thấy chúng ta thấu suốt bốn thánh đế như những đối tượng của thiền định, và đặt nền tảng trên đó chúng ta đi đến nhận biết không có bản ngã trong mối liên quan đến con người. Chúng ta thấy rằng cá nhân “tôi” là vô ngã. Thêm vào nhận biết này, Pratyekabuddha cũng nhận biết khía cạnh đối tượng vô ngã của mọi hiện tượng. Bồ Tát có cả hai nhận biết này, cũng như sự thấu suốt hoàn toàn về tánh không – khía cạnh chủ thể vô ngã của mọi hiện tượng, đó là tâm nhận thức mọi hiện tượng. Nói khác đi, là sự thấu suốt hoàn toàn về tánh không.

Theo Hinayana, mọi hiện tượng đều rỗng không từng cái một. Theo Mahayana, mọi hiện tượng, cả hai bản ngã cá nhân và hiện tượng bên ngoài đều hoàn toàn trống rỗng bất cứ thực tánh nào. Nói khác đi, bản tánh rỗng không hoàn toàn siêu vượt mọi khái niệm hóa hay sự tạo tác của tâm thức được hoàn toàn thấu suốt trong con đường của cái thấy.

Chữ Phạn cho con đường của cái thấy (kiến đạo) là darshanamarga, có nghĩa “lần đầu tiên thấy điều gì đó”, thấy chân lý của bốn thánh đế và tánh không của mọi hiện tượng trong ánh sáng đúng đắn. Mahayana nói rằng, nhờ đạt được con đường này hành giả đạt bhumi đầu tiên và trở thành Bồ Tát sơ địa, hay bậc cao quý. Truyền thống Hinayana không có khái niệm về thập địa; tuy nhiên, sự thấu suốt xuất hiện trên con đường của cái thấy chuyển hành giả vào hàng Arya (Thánh), hay người cao quý. Không giống như Mahayana, Hinayana nói có nhiều hình thức khác nhau của các bậc tôn quý, người đã đạt những loại thấu suốt khác nhau.


Con đường của thiền định (Tu tập Đạo)

Con đường thứ tư là con đường thiền định. Đã hiểu rõ được thực tại tối hậu trên con đường của cái thấy, hành giả phải thiền định về nó nhiều lần để tạo khuôn mẫu thói quen trong tâm hành giả để nó thực sự trở thành một phần của cuộc sống hành giả. Có hai loại thiền định cho con đường này: thế gian và xuất thế gian. Trong loại thế gian, đó là thiền định về bốn dhyana liên quan đến sắc giới và bốn dhyana liên quan đến vô sắc giới. Có bảy bước chuẩn bị cho mỗi dhyana. Khi những bước này đã được hoàn thành, dhyana tương ứng hay trạng thái thiền định được hoàn tất. Để tạo cho tâm vững chắc và thiết lập trạng thái thiền định đúng đắn trong nó, mỗi thiền định thế gian này, không phải tất cả, phải được hoàn thành để đạt được con đường. Giáo lý về những trạng thái thiền định khác nhau này liên quan đến hai cõi giới là rất quan trọng, và nhiều luận giảng đã viết về nó.

Dạng thiền định siêu việt xảy ra khi tâm hành giả quen thuộc với sự thấu suốt trên con đường của cái thấy. Trong con đường đó, khi sự thấu suốt của tánh không xuất hiện, nó xuất hiện chỉ trong lúc thiền định và hành giả chỉ thấy nó vào lúc đó. Tuy vậy, mọi trạng thái trong con đường thiền định đều có hai khía cạnh: khi hành giả đang ngồi thiền và sau khi xuất định. Tại thời điểm của kiến đạo, sự thấu suốt của tánh không chỉ xuất hiện vào lúc thiền định, và không xảy ra sau đó.

Con đường thiền định siêu việt cố làm cho tâm quen thuộc với sự thấu suốt của tánh không để nó có thể trụ trong tâm, không chỉ trong lúc thiền định mà còn trong cuộc sống hàng ngày của hành giả. Đây là thiền định có thể thấy có mối liên quan với ba trường phái khác – Hinayana, Pratyekabuddhayana, và Mahayana. Theo giáo lý của con đường phổ thông (tức là cả ba trường phái trên), mười bốn khía cạnh khác nhau phải được từ bỏ vào lúc hoàn tất con đường thiền định này.

Có nói rằng người nào, nam hay nữ sinh ra trong thế gian này và bất cứ ai sinh ra trong sáu cõi thấp của dục giới đều có thể đạt được con đường này. Trong cõi sắc giới và vô sắc giới, người nào không rơi vào trạng thái Brahma (Trời Phạm Thiên), mà đạt được trạng thái thiền định được biết như trạng thái sáng suốt, xuất hiện ở dhyana thứ tư (tứ thiền), cũng có thể đạt được con đường thiền định.

Theo Hinayana, chúng ta phải hoàn thành sáu dhyana hoặc samadhi để có thể đạt được con đường thiền định – dhyana đầu tiên (được chia thành ba) cùng với thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng như ba giai đoạn đầu của trạng thái thiền định của cõi vô sắc giới. Người đạt được tất cả dhyana này có thể đạt đến con đường siêu việt của thiền định. Theo Pratyekabuddhayana và Mahayana, chỉ đạt được bốn dhyana là đủ.

Phạn ngữ cho con đường thiền định là bhavanamarga, có nghĩa làm cho tâm được quen thuộc nhiều lần. Theo Mahayana, mỗi địa (bhumi) trong thập địa có hai phương diện: sự thấu suốt xuất hiện trong thiền định và sau thiền định. Vào giai đoạn đầu tiên của giác ngộ (bhumi) trên con đường của cái thấy, chỉ có phương diện đầu tiên được đạt; hành giả thấy tánh không của mọi sự chỉ trong lúc thiền định. Sự thành tựu xuất hiện sau này từ thiền định đó không xảy ra cho đến khi hành giả thành tựu con đường thiền định, bao gồm phần thứ hai của bhumi đầu tiên (sơ địa) trở lên và bao gồm cả mười bhumi. Do vậy, trạng thái thiền định và những thành tựu xảy ra sau đó trong thập địa được thành tựu trong con đường thiền định.


Con đường Không còn Học nữa (Vô Học Đạo)

Con đường thứ năm được gọi là vô học đạo, hay con đường hoàn toàn thành tựu. Điều này có nghĩa kết quả và con đường đã hòa nhập, và kết quả hành giả tìm kiếm sẽ đạt được ở đây. Ví dụ, nếu hành giả thực hành con đường Hinayana, vào giai đoạn này, hành giả đạt được những gì truyền thống định rõ như con đường hoàn tất của sự thành tựu; hành giả trở thành một Arhat (A La Hán). Nếu thực hành Pratyekabuddhayana và thành tựu trạng thái thứ năm này, người đó được biết như một vị Pratyekabuddha (Độc Giác Phật). Theo Mahayana, giai đoạn này được biết như giai đoạn của Phật quả.

Theo Hinayana, bất cứ ai sinh ra là nam hay nữ trong thế gian này, bất kỳ sinh linh nào sống trong sáu cõi trời dưới thấp của dục giới, và bất cứ ai trong cõi sắc và vô sắc chưa sinh ra như Brahma có thể đạt được con đường này. Pratyekabuddhayana nói rằng hành giả phải là con người. Theo Mahayana, hành giả không phải chỉ là người mà còn phải sinh vào trong Jambudvipa (Diêm Phù Đề, châu lục phía nam của thế gian này) và thuộc về một trong hai giai cấp cao của Brahmin (Bà La Môn) hay Kshatriya (giai cấp chiến sĩ trong hoàng tộc).

Hinayana nói rằng để đạt vô học đạo hành giả phải đạt được sáu dhyana và bất cứ một trong ba trạng thái thiền định đầu tiên của cõi vô sắc. Theo Pratyekabuddhayana và Mahayana, hành giả phải đạt được tứ thiền.

Có nói rằng trong gia hạnh đạo, khi hành giả xuất hiện từ thiền định trên Giáo Pháp cao nhất, hành giả thực sự trôi chảy vào sự thấu suốt của kiến đạo. Nói khác đi, hành giả thấy thật tánh của mọi pháp. Tương tự, tại giai đoạn của địa thứ mười, hành giả thực hành thiền kiến của địa thứ mười và hoàn tất sự thành tựu xảy đến sau đó, những phẩm tính khác nhau liên quan đến hai điều này được thiền định trở lại nhiều lần cho đến khi những phẩm tính hoàn toàn thành tựu. Khi hoàn toàn thành tựu, trong dòng chảy tự nhiên, nếu hành giả đi vào giai đoạn kế tiếp của thiền định, được biết như samadhi (đại định) giống như kim cương (vajra), rồi sau đó xuất hiện từ giai đoạn này, hành giả thật sự hoàn toàn đạt được Phật quả.

Vô học đạo được biết trong tiếng Phạn như nisthamarga, có nghĩa đạt được đầy đủ mọi phẩm tính giác ngộ. Chẳng cần học, thiền định hay hoàn tất bất cứ điều gì nữa.

http://giacngotamlinh.com/showthread.php?t=845

Về Đầu Trang Go down
 
Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền .
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lễ truyền thụ pháp môn Đạo Giáo (truyền thụ Phù Thủy Giới) VIỆT NAM
» GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO
» Tông phái Đạo giáo Trung Quốc
» Tu Mật Tông Phật Giáo theo Thầy Hai Lúa Hoa Sen Trên Đá
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: PHẬT GIÁO :: MẬT TÔNG TỔNG QUÁT-
Chuyển đến