CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  Empty
Bài gửiTiêu đề: PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)    PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)  I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 5:29 am


PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)
Nguyên tác : Robert Lasserre
Người dịch : Bùi Văn Đậu



NGUỒN GỐC CỦA HỌC THUYẾT NÀY

Học thuyết này bắt nguồn từ thời huy hòang của Đạo Lão ở Trung Quốc “trong thời Lục Triều giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 6 Công nguyên” rồi sau ở Nhật Bổn sau thời Lục Tổ Huệ Năng và vị Đại Giang Sư Matsou.

Ấn Độ trung Hoa và Nhật Bổn cùng có một nguyên tắc duy nhất làm căn bản cho khoa học và triết học của họ. Điều này chúng ta thấy đầu tiên ở Ấn Độ dưới hình thức Tôn giáo, rồi ở Trung Hoa nó biến thể thành một môn học thực dụng đặc biệt, cuối cùng ở Nhật Bổn nó kết nó kết hợp với đời sống thực tế để hòa đồng với thực tiễn hàng ngày. Nguyên tắc này xác định sự đồng nhất bản thể của mọi lòai và mọi vật. Muốn nắm được chân lý ấy phải có một khỏang trống trong ý thức thượng đẳng của con người, khỏang trống này chỉ có thể tạo được nhờ sự cố gắng cá nhân và sự tự phân tích. Khi một môn đồ đạt được một cách hòan tòan đến sự thực hiện tuyệt đối ấy, nó là một sự ý thức và một sự đồng nhất hơn là một sự giác ngộ thì hắn được giải thóat, sức mạnh của hắn là sức mạnh gây ra sấm sét, là sức mạnh của sóng biển cũng như sức mạnh của lửa hồng…, liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc ở đó mọi hiện tượng đều tự rút lấy sinh lực, kể từ nguyên tử đến các vì sao, từ bão tố đến sức nổ của thuốc súng, hắn có thể rút vô cùng tận sức mạnh ở đó ra và thực hiện các phép lạ. các môn đồ của khoa triết lý này nhận thấy rằng trong khi họ tu luyện về tinh thần, tâm linh và thể chất để đạt đến chế ngự và hiểu biết nội tâm, họ tạo ra ngay trong bản thân họ những pháp lực mầu nhiệm. Đối với nhiều người mục đích xây dựng tâm linh đầu tiên mờ dần đi nhường chỗ cho sự tu luyện những sức lực vật chất và tinh thần ấy trên căn bản phát triển tàng trữ tập trung và sử dụng nghị lực.

THIỀN LÀ GÌ ?

Thiền định có thể coi như một tổng hợp của Phật Giáo Phát sinh từ Trung Quốc để sau này trở nên đặc biệt Nhật Bổn.
Thiền là viết tắt của danh từ Thiền định (phiên âm của chữ Dyâna nghĩa là trầm tư mặc tưởng).
“Đó là một lọai truyền tưởng đặc biệt ngòai mọi lọai giáo huấn và không dựa vào một tiếng nói nào”. Cách truyền giáo này chỉ dùng tư tưởng, nhờ phương pháp đó người ta nắm được nguồn gốc tư tưởng của chính mình. Tuy nhiên triết gia Thiền định xáx nhận rằng: “Họat động thực sự là không họat động gì cả”. Khi người ta không nghĩ đến ngọai cảnh nghĩa là đến thiện và ác tư tưởng nguyên thủy hiện ra, đó gọi là tư tưởng về hư không, không một ràng buộc gì cả. Và điều này rất quan trọng để định vị trí các giác lý bề ngòai có vẻ không hiểu nổi của các Thiền sư. Tuy nhiên không nên cho rằng đến trình độ ấy tư tưởng trở nên đình trệ, trái lại nó gột bỏ được tính chất hàng hai và như thế có thể tu luyện được với tất cả sức mạnh để đâm thẳng vào nội tâm của sự vật.

Người Nhật Bổn giải thích rằng : “Sự truyền giáo hòan tòan không phụ thuộc những tiếng và những hình thức bất kỳ như thế nào” và do đó giáo huấn có thể truyền bá dưới bất kỳ phương tiện nào và đó cũng là căn bản của tất cả nền giáo dục cổ truyền Nhựt Bổn: luôn luôn lưu ý trau giồi tinh thần của năng lực tổng hợp đặc biệt ấy.

Như thế chúng ta có Gadô (họa đạo) chữ dô bao giờ cũng chỉ phương diện triết lý cao siêu nhất, sự thực hiện quy luật duy nhất Kadô (thi đạo) Kwadô (hoa đạo) Kendo (kiếm đạo) Kyudô (cung đạo) Judô (nhu đạo) dô của nghệ thuật mềm dẻo, tổng hợp động học của sức khỏa vật chất và tinh thần với triết học âm dương áp dụng cho các cử động cá nhân, những kỹ thuật mà “các ngọai kiều và ngay cả các người Nhật Bổn ngày nay cũng lẫn lộn với các môn thể thao, thựcv là thảm hại” Tất cả đều là Zazenn nghĩa là đại diện một trong những đường lối mà Thiền Định đã đề ra để tu luyện đức độ.

Nhưng tinh thần của các Dô ấy không ghi trong các sách vở “nó tự giải thích bất cứ trong không gian và thời gian nào”. “Càng dùng tiếng và chữ bao nhiêu người ta càng xa tinh thần, luật duy nhất bấy nhiêu”. Những trí thức chính xác được coi như những dụng cụ không cần thiết.

Thí dụ ZAZEN BẰNG KADÔ ( Thi Đạo)
Thí dụ ZAZEN BẰNG KADÔ ( Thi Đạo - Lược)

ĐẠO LÀ GÌ ?

Đạo là biểu hiện của triết học Lảo Tử như đã dạy ở Trung Quốc do Lão Tử và Trang Tử.

Đạo tượng trưng cho sự ngưng trệ và sự biến hóa, sự luân phiên của Âm Dương, cái nọ sinh ra cái kia, sự thăng bằng điều hòa và cần thiết của chúng. “Đó là tinh thần biến đổi của Vũ Trụ, sự lớn lên vĩnh cửu bao giờ cũng trở lại nguyên trạng để sinh ra các hình thức mới”.

Vòng Âm Dương tượng trưng cho tuyệt đối, vô thủy vô chung trong vĩnh cửu, nó chứa đựng tất cả mọi vật đượng sung sức, Vũ trị mênh mông, căn bản cuối cùng: Taikyoku (Thái cực).

Phần bên trái, một lọai dấu phết đen đảo ngược tượng trưng cho sự ngưng trệ của tinh thần trong vật chất. Đó là Âm mà các biểu hiện là tối tăm, mềm mại thùy mị, lạnh lẽo, thể lỏng, mảnh dẻ, bành trướng, sức ly tâm …, đó là phía không ánh sáng, quay về phương Bắc, không mặt trời. Ở giữa Âm chỗ đông đặc nhất, chắc chắn nhất, chúng ta thấy một điểm nhỏ trắng đó là phần nhỏ Dương trong Âm, dù bé nhỏ bao nhiêu đi nữa, bao giờ nó cũng còn ở chỗ sâu nhất của vật chất. Từ đấy bắt đầu sự biến hóa tượng trưng bằng dấu phẩy trắng chiếm phần phải của vòng tròn đó là Dương, phía hướng về Nam, về mặt trời, về ánh sáng. Những họat động của nó bao gồm sự co dãn, chịu đựng, sức nén, sức nóng, sức bóp lại, trọng lượng, sức hướng tâm. Điểm đen ở giữa nó là mầm Âm nằm trong Dương. Dương cộng, Âm trừ.

Tính tương đối giữa Âm Dương có thể nhận thấy ở mọi vật.

LUẬT DUY NHẤT.

“Vũ trụ là sự giao động của hai họat động Âm Dương và các sự thăng trầm của chúng.”

1. “Thái cực sinh ra và tạo thành vũ trụ”.
2. “Thái cực phân ra Lưỡng nghi Âm Dương”.
3. “Họat động Dương (bóp nhỏ lại do đó sinh ra khí nóng trọng lượng sức hướng tâm) và họat động Âm (làm nở ra do đó sinh ra lạnh, sức hướng thượng) đều nghịch nhau”.
4. “Những sinh vật và những hiện tượng sinh ra trong vũ trụ đều là những kết hợp đa phương và phức tạp của chất Thái cựa mang hai họat động Âm Dương theo mọi quy mô (ngay Vũ trụ của chúng ta cũng chỉ là một phần nhỏ bé của sự biểu lộ ấy của Thái Cực”.
5. “Những sinh vật và những hiện tượng đều là những thế quân bình cơ động khác nhau, không có gì vững chắc hay hòan tòan trong Vũ Trụ, cái gì cũng luôn luôn biến đổi, bởi vì sự phân cực, nguồn gốc của mọi sinh vật là vô thủy vô chung”.
6. “Họat động Âm và họat động Dương cùng thu hút nhau”.
7. “Không có Âm tuyệt đối, Dương tuyệt đối. Âm Dương chỉ tương đối phân biệt nhau. Cái gì cũng là kết hợp của Âm Dương”.
8. “Không có gì là trung hòa. Sự phân cực đều liên tục và boa quát”.
9. “Sức hút nhau giữa hai sinh vật tùy thuộc sự sai biệt giữa những sức họat động đối lập”.
10. “Những họat động cùng lọai đẩy nhau. Sự đẩy nhau giữa hai sinh vật có cùng lọai họat động càng mạnh khi chúng càng gần nhau”.
11. “Âm sinh Dương, Dương sinh Âm”
12. “Tất cả mọi sinh vật đều tích trữ họat động: Dương ở trong Âm ở ngòai”.

Bây giờ chúng ta đã quen với căn bản chính yếu của triết học Thiền định và Lão Tử. Chúng tôi bắt đầu trình bày và cố gắng giải thích những năng lực kỳ lạ được phát huy bởi những lối luyện tập phát sinh từ những học thuyết này. Sau đó chúng ta sẽ thấy những duyên cớ cần giữ bí mật và những điều kiện khai tâm để sau cùng có thể đề cập đến trong chi tiết những kỹ thuật tu luyện. Thực ra chúng ta đi tìm con người thực thể. “Một sức mạnh vô tận dành cho mỗi người chúng ta, nếu chúng ta biết nắm lấy nó”, nhưng con người ngày càng chìm đắm trong tiến bộ khoa học càng ngày càng xa con đường biến hóa nội tâm. Hướng về những trinh phục ngọai cảnh để nâng cao các điều kiện sinh họat, nghĩa làm làm giảm bớt các cố gắng, con người đã mất thói quen cố gắng và như thế làm cho con người thái hóa. Con đường giải thóat duy nhất phải hướng đưa con người trở về khung cảnh tâm sinh lý học thích hợp nhất để giữ cho hắn đầy đủ họat động vật chất và tinh thần.

NHỮNG PHÁP LỰC MẦU NHIỆM
NHỮNG PHÁP LỰC MẦU NHIỆM

Những pháp lực mà chúng tôi sắp tả và phân tích có thể coi là lạ lùng và siêu nhiên. Tuy nhiên, chúng là kết quả của một cuộc rèn tập có phương pháp, một sự phát triển các năng lực của con người mà mỗi chúng ta nên tu-luyện để một ngày nào đó chúng ta sẽ tự thấy tinh thông “đúng theo như quy luật biến hóa”.

Thường thường vì không biết rõ các khả năng của chúng ta rất lớn nên mỗi khi gặp một người có tài, có năng lực xuất chúng, chúng ta liền có khuynh hướng coi họ như kỳ nhân một kẻ siêu phàm, hay có thể một người được có thần cảm. Hơn nữa chỉ có sự dốt nát của con người mới đặt ra giới hạn cho sức mạnh của tinh thần. Trí nhớ, trực giác, tập trung tư tưởng, ý chí có thể rèn luyện cho nẩy nở một cách lạ thường. Cũng như sức khỏa, tất cả mọi thứ đều dựa trên căn bản: sự cố ý tích trữ nguồn sinh lực, nghị lực bao quát bằng “khả năng cơ động nó phụ thuộc một phần vào tình trạng sinh lý và phần khác nó đạt đến địa bàn tâm lý khi tư tưởng nhận định được mục đích của mình và theo dõi phép thở hòan tòan sinh lý.”

Sự sinh ra nhân điện trong những hạch thần kinh những bình chứa các luồng sức mạnh tinh thần (tinh cường : Tonus).

Sự cải thiện và điều hòa việc tuần hòan máu tốt hơn, được bổ dưỡng bằng hơi thở được hướng dẫn.

“Sự phát triển đều đặn hòa hợp những tế bào của óc đến sự thức tỉnh tòan vẹn, nẩy nở và tỏa ra của tất cả mọi năng lực.”

Sự sử dụng trọn vẹn những năng lực ấy, rồi đến sự nẩy nở sức mạnh tinh thần do sự sáng tạo một phép hiểu biết mới không phụ thuộc lối lý luận nhị nguyên nhờ sự so sánh những cái trái ngược nhau (to nhỏ, thiện ác, nóng lạnh, sáng tối v.v…) đó là lối hiểu biết bằng trực giác, và sự nhận thức thẳng, tức khắc của các bậc thánh, các tiên tri, các thiên tài.

Sự bành trướng, sự lưu thông dễ dàng những luồng nhân điện nhờ sự chấn động “quân bình” của hệ thống thần kinh giao cảm.

“Sự tiêu hòa hết thẩy những thức ăn nhờ sự biến hóa trong cơ thể tiến triển đúng mức đưa đến sự dinh dưỡng hòan tòan cơ thể, thần kinh, trí óc”.

“Sự tẩy uế tất cả cơ thể nhờ ảnh hưởng của sự điều hòa các bộ phận trong người bảo đảm các sự trao đổi hòan tòan vì một sự bài tiết tự nhiên”.

“Sự bảo tồn, gìn giữ, cải đổi, sử dụng tất cả các nghị lực của cơ thể, cuối cùng đem lại cho thân thể ta một trạng thái có hiệu quả được dồi dào, có ý thức cá nhân và sự hiểu biết những tương quan và liên hệ của mình với ý thức tòan thể (bác sĩ Hanish)”.

Nói chung trong những họat động phi thường của các môn đồ khi họ đã đạt được những sức mạnh, dưới đây là những hiện tượng lạ nhất:
SỰ ĐI TRÊN MẶT NƯỚC

Trong quá khứ đã được nhận thấy mặc giù ngày nay hình như chúng ta không thấy nữa, thao chỗ chúng tôi biết, những giáo phái Thiền-Tông hay Lão Tử chưa đạt được các pháp lực siêu nhiên này, mà chỉ có tu sĩ Phật-Giáo Tây-Tạng thôi (PV: chỗ này tác nhận giả nhận chưa đủ). Tuy nhiên những sức mạnh dùng để thực hiện pháp thuật ấy cốt nhiên cùng bản thể cho nên chúng tôi nói đến “kỹ thuật” ấy. Thực sự vị tu-sĩ đi trên mặt nước, chân không chìm xuống... theo trình độ khoa học ngày nay, hiện tượng ấy có thể cắt nghĩa như thế này: có thể có sự thay đổi trong sức hút của trọng lực bị đẩy lui tạo ra một sức cản ở mọi điểm giống như một từ trường, những hiện tượng nâng những trọng lượng lớn lao lên cao mà đã được kiểm sóat nhiều lần ngay ở thời đại chúng ta đều được xếp vào lạoi này. Những hiện tượng ấy đã được các nhà bác học danh tiếng Pháp quan sát như Piere Curie, Marie Curie, D’Arsouval, Branly, Debierne, Langevin và nhà triết học danh tiếng Bergson. Đứng trước cho họ kiểm sóat, đồng danh tiếng Eusapia Palladin đã tạo ra nhiều hiện tượng khác nhau nhất là nâng nổi lên một cái bàn trên đó có một kiểm sóat viên đương ngồi. Tùy thích và cốt nhiên đứng ở xa, Eusapia có thể làm cho một cái bàn xoay nhỏ trở nên nặng đến nỗi không thể nhấc lên được “Tựa như bị xóay ốc xuống đất”, (theo D’Arsonval) hay tráilại cái bàn xoay bay lượn trên không khí và các vị kiểm sóat viên đã khó kéo nó xuống đất. Tại sao ta lại không nghĩ rằng cái gì một người đồng cốt có thể thực hiện được một cách vô ý thức thì các tu-sĩ chuyênvề việc nghiên cứu thu thập và phát triển các sức lực thường thường không ai ngờ đến ấy cũng có thể cố ý tạo ra được.

Bàn xoay bay trên mặt đất, con người đi rên mặt nước, bàn xoay trở nên rất nặng tựa như bị bắt ốc xuống đất và còn câu chuyện này nữa mà Adams Beck đã viết trong cuốn sách “Thiền định” kể trên. Đây là một thì dụ rất khó tin nhưng có thực: Arima bảo tôi ngồi xuống đất rước mặt ông và hết sức kéo hai tai ông. Tôi cũng là hạng khỏe và tôi hết sức kéo. Không bao giờ tôi chuyển ông đi được một phân hoặc làm cho ông đau. Ông cứ cười luôn miệng. Một giây sau, ngấc đầu về phía sau, ông kéo tôi đi theo mặc giù tôi đã hết sức bám lấy chỗ ngồi. Sau đó, cũng ngồi như trước,ông bảo tôi chống hai tay vào ngực ông và hết sức đẩy. Kết quả tương tự: không làm sao nhúc nhích ông được. Nhưng đến lượt ông, ông để một ngón tay lên ngực tôi là tôi ngã ngửa người ra”, tất cả sự việc có đáng so sánh không?

Một năng lực lạ lùng khác: tài biến mất. Đó cũng là một kỹ-thuật tinh thần, nhưng phải hiểu như thế nào là biến mất, là không bị nhìn thấy, đi qua không ai nhận thấy. Thực tế, kỹ-thuật này tương đối giản dị, cốt tự ở trong tình trạng tinh thần trung hòa tuyệt đối, hòan tòan ẩn danh, nhữngngười đi gần hắn kông để ý đến hắn một chút nào cả, họ không nhớ đến hắn. Họ không thấy hắn nhưng một máy chụp hình sẽ thấy. Trong đời sống hàng ngày, đã bao lần ta tìm mộtvật mà ta đi đi lại lại trước nó mãi mà không nhìn thấy nó trong khi nó nằm sờ sờ ra đó.

Quạt chiến của những Samourai xưa còn lạ hơn nữa. Đó là một lọai hình thù giống quạt thường nhưng cấu tạo khác. Nó làm bằng một lạoi thép đặc biệt như lọai dùng đúc kiếm Nhật. Nhưng lọai thép này chứa một tỷ lệ Molybdène rất ít “cũng như các kiếm, chúng bao giờ cũng được rèn xa biển, trong vùng núi non (các điều kiện này rất quan trọng :âm thịnh) do những tổ sư luôn luôn tuân theo khít khao các quy luật sinh lý đặc biệt hợp với quy luật Sin Do Hu Zi và bao giờ cũng rèn bằng nê thạch vô hình (Fe 3 O 4) mà khoa học ngày nay chưa tìm được hết tất cả các áp dụng vào kỹ-nghệ. Sự cấu tạo đặc biệt này làm cho khí cụ rèn bằng kim khí ấy, kiếm hay quạt những đặc tính vượt qua các tính chất lý hay cơ khí thông thường. Kim lọai này “không chuyền đi những va chạm dữ dội trong cuộc chiến đấu bằng tay, nó không hút cũng không đẩy, nó giết sự họat động của đối phương”

Sự sắp đặt các nguyên tử cấu tạo ra nó do bản chất của chúng, đưa nó lại gần nguyên tắc không xác định còn gọi là nguyên tắc bất định (giới hạn giữa tinh thần và vật chất).
“Các anh nhìn cái quạt chiến này bằng sắt trong tay tôi. Người ta có thể gọi nó là một khí giới. Nhưng không phải. Thí dụ một chiến sĩ không khí giới thình lình bị kẻ thù bắt gặp, ông ta có quạt chiến trong tay, ông ta xòe quạt ra, hít vào sức mạnh và tức thì địch thủ nhìn thấy một lưỡi kiếm sáng lóang, một lưỡi gươm biến hóa thành nhiều lưỡi, ghê gớm, chói sáng như các tia sáng mặt trời mà một tấm gương phản chíếu. Anh không tin nhỉ? Anh nghi ngờ phải không? Vậy thì coi đây Arima không nói nữa, và trong khi mọi con mắt đổ dồn vào ông ta, ông ta xòa quạt chiến ra, hét lên một tiếng hung bạo, tiếng hét lúc giao tranh, tức thì cái quạt biến đi. Bây giờ một lưỡi kiếm múa tít quay tròn, tấn công trực tiếp bên cạnh trước mặt phía trên phía dưới. Arima nhẩy nhót liên tiếp và biến thành hai. Một người ngồi dưới đất đứng vọt lên và giương hai cánh tay ra, đứng sững vì cảm động. Cảnh này lâu độ 2 phút rồi người ta nghe thấy một tiếng gầm thét mãnh liệt làm rung chuyển không khí như một tiếng kêu khủng khiếp. Lưỡi gươm đã biến mất Arima xếp các nan quạt thép lại và quẳng nó lăn trên mặt đất. Ông nói một cách khinh bỉ: Đó là cái thiên hạ gọi là vật chất. Nhưng cái mà thiên hạ gọi là vật chất lại là tinh thần. Và người quân tử biểu hiện của tinh thần có thể nặn vật chất theo hình thù mà ông muốn. Không có sự bí mật nào cả. Anh hãy thử và làm coi. Khi đã hiểu biết rồi, anh cũng có thể khuất phục tinh thần của địch thủ. Anh đã thấy tôi hét? “Tiếng hét là một chấn động” và chấn động là một bí quyết của sức mạnh và ảnhhưởng. Nhưng cốt nhiên trước tiên anh phải giác ngộ. Tiếng hét của tôi đã thành chấn động đúng lúc (để dùng một danh từ lừa dối, vì người ta phải làm những việc ấy chứ không biện luận). Chấn động ấy đã lay động đám electron và proton, ta hãy gọi chúng như thế - chúng tiêu biểu cho cái quạt và đã thay chúng bằng các electron và proton khác mà mắt người nhìn ra thanh kiếm ; Nhưng với sức mạnh chúng ta có thể biến nó thành một tổ hợp mới, cũng như khi lắc các mảnh kính trong một cái ống nhòm đa sắc (calidoscope) người ta có thể thay đổi các hình trong ống kính. “Lúc nẫy tôi đã thay đổi tổ hợp mà anh đã biết là quạt ra một tổ hợp mà anh đã thấy là gươm. Thực ra quạt hay gươm chỉ là một họat động không hình dáng cải trang dưới những bộ mặt khác nhau vì mắt trần chỉ có thể thấy những hình dáng. Nên nhớ rằng trong các giáo huấn mới nhất và cao nhất của các giáo sư khoa học ngày nay chất chắc chắn của mọi vật chí là ảo tưởng”. Và Arima kết luận: “Khi mắt thứ ba của Đức độ đã mở, anh không còn thấy nào quạt nào gươm nữa, anh chỉ thấy sức mạnh (nghị lực) để anh có thể nặn theo hình thù cảm thấy được cho kẻ ngu dốt hay chính anh có thể tự coi như một sức mạnh không hình không chất”. Có cần nói đến bọn bịp bợm và những bọn bắt chước các pháp thuật này hay những kẻ lợi dụng những pháp thuật ấy để lạm dụng (L. ADAMS BECK).

TẠI SAO LẠI GIỮ BÍ MẬT ?
TẠI SAO LẠI GIỮ BÍ MẬT ?

Từ cổ xưa trí thức là của riêng của một số người đắc đạo. Họ giữ gìn các bí mật của họ một cách hiềm tị. Họ biết rằng tiết lộ các bí mật ấy sẽ hại cho những người không được chuẩn bị Thực vậy người ta kể rằng mỗi khi một phần dù rất nhỏ của các pháp thuật thần thông ấy được phổ biến, lần nào nó cũng bị lợi dụng vào những mục đích ích kỷ và nguy hiểm và do đó biến thành yêu thuật. Cho nên ta không nên lấy làm lạ về những lời lẽ bí hiểm bao phủ các giáo điều của các tổ sư. Tất cả các vị đều căn dặn im lặng và bì mật vì khi truyền bá pháp thuật bí mật này cho kẻ tục phàm để cho hắn chế nhạo hay lợi dụng là làm hại đạo.

Sau rốt việc này cũng còn nguy hiểm vì khi kẻ nào không được chuẩn bị và hướng dẫn; tự mình thực hiện thí dụ “môn 5 phép thở sẽ mắc các bệnh hoạn chết người cả về sinh lý lẫn tinh thần, bao giờ hắn cũng bị điên khùng và có khi bị chết”

Tuy nhiên nhiều người hỏi tại sao lại cần phải che đậy bằng một màn huyền bí như thế đối với các chủ nghĩa và kỹ-thuật đã được phổ biến nhiều lần cho công chúng. Chúng tôi trả lời họ rằng: khong bao giờ tất cả chân lý lại đem viết ra một cách rõ ràng vì màn bí mật cốt để cho người phàm và người chưa thụ giáo không hiểu được và cuối cùng những đoạn mất đi chỉ dậy bằng truyền khẩu rỉ tai. Mọi khoa học đềucó mặt trắng đen và hai mặt ấy đem ra thực hành sẽ đưa đến một bên là ích lợi và một bên là lợi dụng.

Kinh nghiệm cho thấy rằng khi nói đến các pháp thuật ấy một cách không chuẩn bị và suy nghĩ tức là làm mất tất cả giá trị của chúng: “rất ít người có thể hiểu được cái cao quí nhất ở trong ấy và càng ít hơn những người có đủ kiên nhẫn để đạt đến sự hiểu biết ấy”. Cho nên như Rushin đã nói và đã được Đ.T Susuki thuật lại trong cuốn sách về Thiền-Tông của Ông “Nên yên chí rằng khi đọc một tác giả có đôi chú giá trị anh cũng không thể hiểu ngay tức khắc tất cả cái gì hắn muốn nói – và anh phải mất nhiều thì giờ mới hiểu hắn hoàn toàn được. Việc lạ hơn nữa là chính tác giả không muốn thế. Trái lại hắn còn viết một cách bí hiểm và bằng lời bóng gió để được chắc chắn rằng anh phải cần dùng những lời ấy.

Khi sư phụ đã chắc rằng sự cố gắng của anh đáng giá, lòng cầu đạo mãnh liệt, và công đức đã đầy đủ lúc ấy ngài sẽ hé một góc màn bí mật và như để tưởng thưởng anh ngài sẽ truyền thêm để cho anh thấy những chân trời mới và cho phép thực nghiệm sâu xa hơn nữa.

Lúc ấy môn đồ có thể nhận thấy tất cả giá trị những pháp thuật đã truyền cho hắn để sử dụng với ích lợi đến tối đa vì hắn đã tin tưởng vững chắc hơn.

PHẦN THỨ HAI

AI CÓ THỂ THỤ GIÁO

“Kíến thức không thể chỉ truyền cho kẻ này hay người kia để thỏa mãn một câu hỏi: vì thế người ta chỉ thâu nhận được trí tuệ nhờ cố gắng thật sự của linh hồn mình và chỉ mình linh hồn thôi”.

“Không thể truyền trí tuệ cho con người đồi bại, tục tữu,sân si, gian dối, tà dâm, cũng như kẻ đã tự phá họai bản thể”.

“Phép luyện hơi thở chỉ nên dạy cho người nào bình tĩnh trong sạch cương quyết và biết ơn và cho kẻ có khối óc ỉan dị tận tâm với thày mình”.

NGHỊ LỰC LÀ GÌ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC TRUYỀN GIÁO.
NGHĨA LÝ BÍ TRUYỀN CỦA TIẾNG HÉT KIAI

Chúng tôi đã trình bày trong “sách nói nề tiếng hét Kiai và các Kuatstu” với lịch sử của tiếng kêu bí mật ấy, các kỹ thuật sản xuất sử dụng và luyện tập vật chất và tinh thần. Ở đây chúng tôi chỉ chú trọng đến phương diện thuần túy bí truyền của nó.

Kiai “tiếng hét xúc động linh hồn” là sự bộc lộ cô đặc lại của nghị lực nguyên thủy trong tất cả mọi sinh vật. Sức mạnh tự nhiên ấy, cái đà ấy mà sự hiện diện hay vắng mặt được xác định ít hay nhiều làm cho các hạot động của đời sống có giá trị hay kém cỏi, đều phát xuất ở sức mạnh tòan thể mà diện khí, thời gian sức nóng, ánh sáng… chỉ là những mặt phụ. Ở Nhật Bổn gọi là Aiki (tiếng Kiai đọc lộn ngược) tiếng Kiai được coi như bản thể của võ thuật. Theo một chiều hướng tiếng Kiai có thể được định nghĩa như là hư không, chân không là không hình không tiếng, không mùi không vị, không vị nhưng không phải là sự chết, mà luôn luôn là trong sự vô vi một họat động được ghép vào một sức mạnh huyền bí. Khi một người nhờ đó mà được thần cảm, óc nhị nguyên và các nhầm lẫn của hắn biến đi, sự nghi ngờ tiêu tan trước ánh sáng tỏa ra bất thình lình trong tâm trí của hắn và cho phép hắn hiểu rõ thế nào là sống chết. Cho nên người ta có thể nói rằng bí mật thật sự trong việc nghiên cứu nghệ thuật chiến tranh không nằm nguyên trong khôn khéo của kỹ-thuật hay chiến đấu, nhưn cả trong sự cảm thông với bản thể thuần túy. Nắm được bản thể ấy là đuổi được mọi tính ích kỷ và tất cả ham muốn lợi lộc cá nhân. Người ta có có thể diễn tả ý ấy một cách khác như sau: Nếu cát bụi làm mờ mắt thì nhìn không rõ lắm; nếu người ta có một mối ưu tư trong lòng như lo sợ, ham muốn người ta không thể kích thích hòan tòan tiềm lực của mình. Khi ta đã trở lên hòan tòan bất vụ lợi tức thì trong khối óc thanh thóat, cảm hứng tự nhiên phát ra để hợp với cảm hứng vũ trụ (Saigo Shiro).

Tất cả các sự luyện tập gồm dưới danh từ : “vũ thuật” : nhu đạo, cung kiếm v.v. chỉ có một mục đích : hợp nhất trí óc với Aiki. Sự thực hiện mang lại một tinh thần minh mẫn và êm dịu nó nằm trong tâm mọi vật và nếu có ai “đột nhiên hiện ra trước mặt người đó tay vung gươm trần, thì người đó không hề sợ hãi, hắn giữ thái độ bình tĩnh và tự chủ, luôn luôn thản nhiên và đi thẳng đến vấn đề chính, cái ấy mãnh lực của tiến hét Kiai”.

Dưới đây theo Arima (Adams-Beck trong cuốn “Zenn”) những qui tắc được coi như nắm được bí mật của tiếng hét Kiai. Những người nào đã quen với tinh thần Yoga Ấn Độ có thể làm cuộc so sánh :
“Tôi không cha mẹ, tôi lấy trời đất làm cha mẹ”

“Tôi không có uy quyền của Thượng Đế, tôi lấy lòng chính trực làm uy quyền”

“Tôi không có phương tiện, tôi lấy sự ngoan ngõan làm phương tiện”

Tôi không có pháp thuật màu nhiệm, tôi lấy sức nội tâm làm pháp thuật mầu nhiệm”

“Tôi không sống không chết tôi lấy AUM làm sự sống và sự chết”

“Tôi không có thân xác tôi lấy đức khắc kỷ làm thân xác”.

“Tôi không có mắt, tôi lấy chớp sáng làm mắt”.

“Tôi không có ta, tôi lấy tình cảm làm tai”.

“Tôi không có tay chân, tôi lấy đức mau mắn làm tay chân”.

“Tôi không có một chủ định nào cả, tôi lấy cơ hội làm chủ định”

“Tôi không có nguyên tắc, tôi lấy sự thích ứng với mọi vật làm nguyên tắc”.

“Tôi không có phép mầu, tôi lấy luật công bằng làm phép mầu.

“Tôi không có bạn, tôi lấy linh hồn tôi làm bạn”.

“Tôi không có kẻ thù, tôi lấy sự cẩu thả làm kẻ thù”.

“Tôi không có áo giáp, tôi lấy thiện ý và công lý làm áo giáp”.

“Tôi không có lâu đài tôi lấy tinh thần nhân lọai làm lâu đài”.

“Tôi không có gươm, tôi lấy tiềm thức làm gươm”.

SỢ HÃI VÀ CĂM THÙ

Trong số những trở ngại có thể ngăn cản sự tạo ra trạng thái để sử dụng sức mạnh của Aiki theo ý muốn chắc chắn, hai trở ngại chính là sợ hãi và thù hằn. cả hai đều phải được coi là cùng một lọai.

Người không hề biết sợ sẽ không bao giờ thù ghét và trái lại kẻ không biết thù hằn sẽ không bao giờ sợ hãi.

Trong những trang trên đây chúng ta đã thấy rằng sự thực hiện cốt để làm nẩy ra cảm hứng thiên nhiên đòi hỏi một tình trạng tinh thần trống rỗng nên không để một chỗ nhỏ cho bất cứ tình cảm nào; do đó người ta có thể nắm vững hòan tòan tính chất của trở ngại do sợ hãi hay căm thù gây ra.

QUY LUẬT CỐ GẮNG :
QUY LUẬT CỐ GẮNG :

Kinh nghiệm chứng minh rằng một bắp thịt càng vận động càng nẩy nở “Đáng lẽ mòn đi, công việc làm cho nó mạnh lên. Đó là một nhận xét tức khắc rằng những họat động sinh lý và tinh thần cải thiện được nhờ sử dụng. Hơn nữa sự cố sức còn cần thiết để phát triển con người đến mức tối đa. Cũng giống như bắp thịt óc thông minh và ý thức đạo đức sẽ bị cằn cỗi đi khi thiếu luyện tập. Quy luật cố gắng quan trọn hơn quy luật chuyên nhất của các trạng thái cơ thể… Để có thể đạt đến cứu cánh, luật thích ứng sử dụng nhiều tiến trình phức tạp; nó không bao giờ tự hạn chế vào một nơi hay một bộ phận. Nó lay chuyển tòan thân thể. (Và người ta có thể nhận thấy rằng sự thi hành những chức vụ thích ứng cũng cần thiết cho sự phát triển thân thể và ý thức như sự cố gắng vật chất cho sự phát triển của các bắp thịt. Sự làm quen với thời tiết, với mất ngủ, với nọc mệt, với đói khát kích thích tất cả tiến trình sinh lý).

Chúng ta biết rằng sự vận động không những không làm hao mòn các bộ phận của cơ thể mà còn làm cho chúng bền dai thêm. Như thế, sự kích thích của các họat động cơ thể và tinh thần là phương tiện chắc chắn nhất để làm cho tốt thêm phẩm của những bắp thịt và tinh thần” (Bác sĩ A. Carrel).

Người ta có thể giáo dục con người cũng như tập luyện một con vật, người ta có thể nhờ sự nhắc đi nhắc lại và thói quen tạp ra cho hắn mọi thứ phản ứng (réflexe) làm cho hắn có thể đối phó tức thì với trường hợp này hay trường hợp kia đã định rất rõ. Nhưng sự giáo dục các phản ứng ấy dù nhiều đến mấy chăng nữa bao giờ cũng chỉ là một sự tập luyện và giới hạn trong bài học thôi. Điều quan trọng nhất là một sự giáo dục thể chất và tinh thần để cho con người không những có thể giải quyết được vấn đền này hay vấn đề kia đã định rõ mà bao giờ cũng còn sẵn sàng để đối phó bất kỳ hòan cảnh dù bất thường đến thế nào. Ở đây không phải là sự tập luyện nữa, mà là mở các đường mới cho phép một sự thích ứng tức khắc, đó là một trong các thích ứng của các thể thao nói chung và của Nhu-đạo nói riêng.

Tất cả những cái ấy đòi hỏi sự nhận xét sâu sắc nhờ sự phát triển của chú ý và tập trung “Trái lại những nhật xét thiếu xít, hấp tấp, vội vàng, đi nhanh từ một cảm tưởng này sang một cảm tưởng khác, sự phức tạp của các hình ảnh, sự thiếu xót các quy tắc và cố gắng ngăn cản tinh thần nẩy nở”.

Nhờ sự tập luyện chuyên cần phép thở và các môn tập luyện đã kể trên mà dần dần mở ra cho ta những khả năng mới, kết quả của các tài năng được cải thiện của chúng ta.

NHIỆM VỤ CỦA BỘ ÓC
SỰ CHUYỂN VẬN VÀ CÁC RỐI LỌAN CỦA NÓ

Đương nhiên chúng ta phải xem xét nhiệm vụ của bộ óc. Giới khoa học ngày nay nghiên cứu với một sự chú ý, bao giờ cũng tăng, ảnh hưởng lạ lùng mà các họat động tinh thần chi phối các hành động vừa tâm lý vừa thể xác của mỗi cá nhân.

Nhờ sự trung gian của bộ óc họat động giống như một trung tâm điện tử, tất cả thân thể của ta chịu ảnh hưởng của các tư tưởng và trạng thái tâm hồn ý thức hay vô ý thức của ta. Những cản giác ấy ảnh hưởng đến bộ óc; thóang qua, dai dẳng hay nhắc đi nhắc lại, chúng sẽ là nguyên nhân những sự thay đổi bé nhỏ trong bộ óc, biến cải những luồng điện phát ra về tần số phương hướng và cường độ, gây ra những hành động hữu ý phản ứng của ta, sự điều hòa hay rối lọan tất cả các bộ phận của ta.

Nhưng tất cả sự việc ấy xẩy ra trong tiềm thức mà ta không biết, tòan bộ những hiện tượng trí tuệ mà chúng ta không hay. Tất cả một phần của ta, mộ “cái ta” khác mà ta không biết; nhiều khi, ta cũng không ngờ rằng có cái ta ấy nữa.

Muốn ý thức được một điều gì như cảm giác, tư tưởng hay hành động phải có sự cố gắng của ý chí, sự căng của tinh thần, sự kích thích của bộ óc. Như thế trong tư tưởng cũng như trong cảm giác ý thức chỉ là một nhận thức trực tiếp và mật thiết hiện trạng của ta hay hành động đương diễn biến. Mua một tờ nhật trình, mở dù ra, hỉ mũi, bao nhiêu việc làm mà ta ý thức; nhưng chúng ta chỉ ý thức hòan tòan đến mức mà cái “ta” chủ ý can thiệp vào. Chú ý hòan tòan khó thực hiện một các bền bỉ.
Ngay khi vừa bớt chú ý đi “vô thức” một phần của tiềm thức liền có ưu thế.

Ta lấy một ví dụ xảy ra hàng ngày: trong việc giản dị như đi từ nơi này đến nơi khác lúc bắt đầu được quyết định do sự can thiệp của cái “ta”: chúng ta đã định đến thăm một người bạn: đó là một hiện tượng có ý thức. Khi một phương hướng đã định sự chú ý trở thành lỏng lẻo, tư tưởng phân tán nhảy từ ý này sang ý khác, ta nhớ lại một kỷ niệm một bài tóan một cuộc nói chuyện; quyết định ban đầu đã đi vào tiềm thức.

Trên đường đi ta gặp hàng chục người, ta không lưu ý chút nào đến họ cả, tuy nhiên tiềm thức lưu ý và triệt để ghi nhận tất cả: những tiếng động những màu sắc, những cảm giác. Bộ mặt này, căn nhà kia, con chó ấy, tiếng động dữ dội hay nhẹ nhàng nọ, cảm giác ngộp thở hay bị lạnh ấy… Tất cả đều được xếp hạng, ghi vào mục lục, đề nhãn hiệu, so sánh với các kỷ niệm khác gần hay xa và có thể sẽ biến thành những chuỗi giấc mơ của ta. Công việc này vượt khỏi sự chú ý của ta, tràn ngập nó tuy nhiên việc ấy đã xẩy ra trong ta.

Trong giấc ngủ cũng vậy: ý thức của “ta” ngủ đi, đó là sự nghỉ ngơi vật chất và tinh thần. Tuy nhiên tiềm thức lúc nào cũng tỉnh; nó tạo ra những giấc mơ với các yếu tố tích lũy ngày nay hôm qua có khi hàng năm…

Mỗi ngày chúng ta bị kéo lại gần hay đẩy ra xa bởi một màu sắc, một bộ mặt, một bức họa, một bản nhạc, và như thế một cách dễ dàng cũng như tự nhiên. Sự ưa hay ghét ấy ở đâu tới? Do một cách đánh giá và so sánh dựa trên một sự kết hợp những kỷ niệm bất thần vọt ra từ tiềm thức. Thêm vào đám đông những hồi tưởng ấy còn có những khuynh hướng của bản năng bị dồn ép từ thủa sơ sanh; rất nhiều những tổ hợp được xây dựng với những vật liệu ấy và làm thành bản thể bí mật của ta, bản thể của những lý lẽ vô danh, chúng khiến ta họat động.

Cũng thế bộ óc luôn luôn nhận được những tin tức của mỗi chân tay, gân cốt, bắp thịt gởi đến; hắn phải phán đóan giải thích, xếp lọai và phân tích. Như thế bản kê những mức độ nhu cầu của ta được luôn luôn cập nhật; lúc ấy bộ óc có thể bổ khuyết những thiếu thốn, giảm bớt những dư thừa. tất cả những cái đó thực hiện và tự điều chỉnh trong vô thứcvà nhờ các phản ứng mà ta không hay biết gì cả. Tuy nhiên bộ óc cần đến trí nhớ cho phép nó đóan giải một tin tức mới tùy theo các tin tức cũ. Tất cả những sự thích ứng ấy đều được xắp đặt trên căn bản những kích thích nhận được cả trong lẫn ngòai, chúng thay đổi vô tận, cho nên muốn dự đóan một câu trả lời chủ động, cho một phản ứng của bộ óc ta phải biết tất cả quá khứ của con người cũng như tất cả thói quen của hắn; “có thể sẽ xẩy ra một trả lời khác hẳn trả lời mà ta chờ đợi, trả lời có thể không tương xứng với tin tức nhận được hay trái lại nhỏ đi và có khi mất hẳn”.

Muốn có họat động, trước hết phải phát khởi một tiến trình kích động mạnh mẽ hơn tất cả các cái khác đến xuyên thấu vào đến cửa ý thức và làm cho chú ý; tức thì các tin tức khác đều bị ngăn cản. Cốt nhiên hiệu quả của khối óc phụ thuộc sức mạnh chọn lọc của nó. Nhiệm vụ của nó là ngăn cản ta trả lời tất cả các kích động đến với ta cùng một lúc”,
Bây giờ người ta hiểu tất cả sự quan trọng của nhiệm vụ ngăn cản đối với hành động của con người. Tính chất và cường độ của những “họat động hãm” trong óc của nó quyết định hành động (“bởi vì sự ngăn cản không phải là một tiến trình thụ động không họat động: điều trái ngược với sự kích động, nhưng là một họat động hãm thực sự ở trung tâm họat động của thần kinh”).

Vả lại Pavlov đã chứng minh rằng ở ngườ cũng như súc vật có thể tạo nên bằng thói quen, tập luyện hay giáo dục, một thiện tính thứ hai gồm những phản ứng đã tập được, những phản ứng có điều kiện. Đến nỗi rằng “một tin tức gây ra cảm giác có thể tạo nên bất kỳ giải đáp nào”, tin tức ấy tự mở một đường mới trong khối óc, tạo ra một phản ứng mới trong khi các tin tức khác đều bị ngăn cản và nằm ở ngòai dìa ý thức.

Như thế thí dụ nếu mỗi lần ta truyền điện vào mình một con chó rồi tức thì sau đó ta cho nó một miếng thịt, khi luôn luôn nhắc đi nhắc lại thí nghiệm này, chả bao lâu điện giật không còn là báo hiệu đau đớn nữa nhưng sẽ liên hợp với báo hiệu được ăn, đến nỗi khi thấy điện chạy qua mình, con chó vẫy đuôi thú vị và bắt đầu chảy nước miếng. Một phản ứng có điều kiện vừa được tạo ra trong thân trong chó.

Nếu chúng ta so sánh những giải thích này với các phương pháp suy tưởng thiền định (Zen) chúng ta sẽ hiểu hòan tòan tiến trình giải phóng các đường của ý thức chúng cho phép các phản ứng phát động vọt ra trong tình trạng nguyên chất nghĩa là tuyệt đối độc lập.

Như thế khi đã vượt qua sức mạnh: sức mạnh thân tểh, sức mạnh ý chí, sức mạnh của ý thức và khi trộng lẫn cả ba, người ta có thể siêu việt hóa chúng, theo cách ấy vượt ra ngòai rất xa các khả năng của mỗi một trong ba sức mạnh ấy kể riêng; các phép lạ có thể thực hiện.
PHẦN THÚ BA DINH DƯỠNG
DINH DƯỠNG

NhỮng phép dinh dưỡng do Lão học hay Thiền-tôn cổ súy tuy rất khác nhau nhưng đều có nhiều điểm giống nhau:

1- Ăn chay
2- Chúng cốt giữ cho cành nhẹ ruột càng tốt (nhất là lúc tập dượt).

Khi bụng no hơi thở khó đi qua.

Đa số người ta thích ăn uống cho thật khóai miệng, sự lầm lẫn chính là tưởng rằng càng ăn nhiều càng tích trữ được nhiều sức khỏa và sinh lực, nhưng thực ra thì trái lại.

Các nhà Lão học khuyên “tịch cốc” đó là điểm đầu. Muốn thế phải hòan tòan nhịn ăn “ngũ cốc làm thành thức ăn căn bản của dân Trung-Hoa : gạo, kê, lúa mì, lúa mạch và đậu”. Những thức ăn này được coi là hại nấht, đó là những “dao kéo cắt ngang cuộc sống, ung thối tạng phủ và giảm thọ. Nếu ngâm một hạt gạo thì hy vọng thành bất tử. Nếu anh mong thóat chết thì ruột anh phải trống không!”

Hòang Triều thông giám ở tiết thứ 30 do Henri Maspero trích dẫn, giải thích nguyên do ảnh hưởng xấu của ngũ cốc sau :” Những hạt ngũ cốc đều là bản chất của đất”.

“Vị ngon của ngũ cốc là cạm bẫy của yêu ma quỷ quái.”

“Mùi hôi hám của chúng làm rối lọan linh hồn và hơi thở sơ khởi đình hõan”

“Ba hồn ngơ ngác, bảy vía cúi đầu”.

“Còn xác định thêm rằng những người tịch cốc còn phải cữ Thịt, Rượu và những cây thuộc năm uế vị; họ phải tắm giặt và niệm hương”.

Tuy nhiên, như Henri Maspero đã chỉ rõ, những tác giả Lão học công nhận rằng kẻ nào tịch cốc và cữ thịt hay bị suy nhược; lúc đầu nhiều bệnh tật có thể xẩy ra, các bệnh thông thường như: chóng mặt, đuối sức, ngủ gật, vận động khó khăn, các bệnh khác tùy người như tháo dạ, táo v.v..

Những đệ tử Thiền tôn cũng thấy cần phải tự quy định những phép dưỡng sinh đặc biệt, tuy nhiên mặc giù cũng đặc biệt ăn chay, họ cũng không quá nghiêm như bên Lão tử.

Trong thực tế, với những người nào muốn tập luyện đôi chút và vẫn giữ được sức khỏe, thì phải nhớ rằng mọi quá độ bất kỳ lạoi nào đều phải cương quyết tránh; không uống rượu hay hút thhuốc, tránh mọi thứ kích thích (các lạoi dấm. v.v..) thịt rừng, thịt gia súc. Nên tiết độ mọi thứ, chọn những đồ ăn gảin dị và tươi không đòi hỏi nấu nướng khó khăn hay hầm lâu. Nên ăn hơi đói để giữ cho trí óc nhanh nhẹn và rất tỉnh táo. Cuối cùng nên nhớ lượng đồ ăn “phải tỷ lệ thuận với họat động thân thể”.

NGHỊ LỰC VÀ THỨC ĂN
NGHỊ LỰC VÀ THỨC ĂN

Trong chương này chúng tôi nhắc lại và bàn rộng thêm những chỉ dẫn nói trong cuốn sách Kiai về dinh dưỡng.

Nghị lực có thể rút ra ở các thức ăn một cách hòan tòan hơn bằng những phương pháp sau đây mà khoa Hatha Yoga dạy chúng ta.

a) Nhai đồ ăn đến boa giờ nó biến thành kem trong miệng và chạy xuống thực quản mà ta không biết.

Lời dạy thứ hai về phép tắm rửa

b) “Nước có hai chỗ dùng: trong miệng nếu uống từng ngụm một và lăn trên lưỡi, nó tỏa ra nghị lực, bị các màng nhầy hút đi; nước còn dùng để làm ẩm tất cả thân thể” (nghị lực [Prana] theo G>S de Morant). Cũng như đồ ăn, số lượng nước thay đổi tùy theo mỗi người, công việc và cách sinh sống của hắn, thời tiết, mùa… Có người phải uống một ngày đến 2 lít nước, có người khác cần ít hơn nhiều; theo những nhà tập Yoga nhiều bệnh tật có thể do cách không biết sử dụng nước sinh ra.

Để có thể rút nghị lực ra ở đồ ăn đến mức tối đa người ta khuyên nên nghỉ ngơi trước bữa ăn, rồi yên lặng để dồn cả chú ý đến công việc đương làm: nhai thong thả và hòan tòan cho mỗi miếng ăn.

NGHỊ LỰC VÀ PHÉP THỞ

Ở chương bàn về nghị lực, chúng ta đã thấy rằng thở là một phương diện cho phép con người tích trữ và đổi mới nghị lực trong thân mình. Như thế, thở có hai mục đích: một phần cho phép gân cốt và bắp thịt thở, phần khác gây ra một phản ứng hóa học, phát sinh ra nghị lực. Sự đốt cháy hơi thở hủy diệt một phần đồ ăn và đưa đến sự giải thóat nghị lực hóa học chức đựng trong ấy. Tức thì nghị lực này được “tế bào sử dụng để sinh ra các hình thức nghị lực khác nhau mà hắn cần dùng và nhất là điện lực của nó”.

Sự quan trọng của phép thở là chủ yếu, bởi vì không những nó cho phép ta hồi phục những sức lực và luồng sinh khí đã mất, nhưng nhất là để tăng thêm những dự trữ và sức mạnh năng lượng vật chất và tinh thần của ta. Các giảng sư ngày xưa quả quyết rằng do phép thở đã được luyện tập, mà chúng ta có thể kiểm sóat hòan tòan, chúng ta có thể phát triển không giới hạn những năng lực của ta và nững sức mạnh tiềm tàng hiện đương ngủ trong ta.

CỮ ĂN, NGUỒN GỐC CỦA SỨC MẠNH.
CỮ ĂN, NGUỒN GỐC CỦA SỨC MẠNH.
“Trong thời thượng cổ người ta đã phải chịu đựng những thời gian nhịn đói. Khi không có nạn đói họ cũng tự nguyện chịu đựng sự thử thách này. Tất cả mọi tôn giáo đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cữ ăn. Đầu tiên, thiếu đồ ăn sinh ra cảm giác đói có khi một vài sự kích thích cân não rồi tiếp sau một cảm giác yếu đuối. nhưng nó sinh ra những hiện tượng ngầm còn quan trọng hơn nhiều”. (Bác sĩ A. Carrel). Cữ ăn kêu gọi đến đồ dự trữ, nó lau quét và biến hóa các bắp thịt của ta. Đó là hệ thống giản dị nhất, tự nhiên nhất và xưa nhất được biết để đổi mới những dự trữ cũ, đốt cháy hết tất cả các cặn bã và kích thích một nghị lực mới có sức mạnh không nghi ngờ được.

Cữ ăn, ấy là biết các giới hạn của ta, là tiếp xúc với một nguồn sức mạnh lạ lùng. Chủ yếu là thực hiện cuộc tuyệt thực một cách thông minh và có mức độ. Thực tế, muốn lợi dụng cuộc cữ ăn đến mức tối đa, phải theo sát 4 quy tắc sau đây :

1. Sổ và tắm (lau sạch trong và ngòai);
2. Hòan tòan cữ mọi thức ăn;
3. Thở lâu
4. Họat động bằng những ngày khác.

Thực thế, người ta có thể nhịn nhiềiu cách thí dụ bỏ bữa ăn chiều hay bữa ăn điểm tâm sáng, nhưng nếu thực người ta muốn thí nghiệm tuyệt thực và kích thích mạnh nghị lực vật chất và tinh thần đồng thời đưa thân thể đến sự chuyển vận bình thường, thì chỉ có một lối nhịn: tuyệt thực trường kỳ. Trung độ là cuộc tuyệt thực 72 giờ liên tiếp (3 ngày)

Trong khi nhịn ăn phải “họat động hơn, cương quyết hơn và hăng hái hơn thường lệ… phải chế ngự tuyệt thực chứ không chịu đựng nó”.

Cốt nhiên phải nhịn tất cả mọi chất kích thích như nước trà hay cafê, nhưng có thể uống nước lạnh; tuy nhiên chỉ hớp từng ngụm nhỏ và lăn trên lưỡi.

Lợi ích lớn của tuyệt thực là làm cho ta tiếp xúc ở đáy của chính ta với một nguồn sức mạnh vô tận mà chính chúng ta không ngờ có, nguồn ấy đưa đến cho ta nghị lực vật chất và tinh thần lạ lùng và tăng gấp 10 năng lực của ta “nâng cao hẳn chúng ta lên”.

KỸ THUẬT THỞ
Thở là phương tiện tốt nhất để làm cho tinh thần nhập vào vật chất.

Đầu tiên chúng ta hãy xem xét những quy tắc chung cho tất cả các kỹ thuật.

Ở ĐÂU ? Tốt nhất chọn một nơi yên ổn xa vắng, vừa đủ thóang khí, không dễ bị quấy rầy. Hơn nữa, nơi đó phải sạch sẽ và gọn gẽ, tường trơ, ánh sáng làm dịu đến thẳng từ mặt trời. Chỉ nên cho vào nhà này những người mà tinh thần hòan tòan thông cảm với mình, không nên ngủ cũng như không nên nói to ở đấy. trước khi vào nơi này phải để lại ở ngòai mọi tư tưởng căm thù hay giận hờn, mọi ý nghĩ lời lỗ, bỏ những ưu tư hàng ngày. Thực muốn để cho chỗ này trở thành một nơi tr6àm tư mặc tưởng và yên tĩnh, mọi tư tưởng âu sầu phải dừng lại ngòai cửa, chỉ nên vào trong đó lòng đầy hoan lạc.

Thực hiện những lời dặn ấy sẽ đem lại hiệu quả tạo ra dần dần một bầu không khí đặc biệt vừa yên tĩnh vừa hòa bình, di dưỡng tinh thần và thuận tiện cho suy tưởng.

Về đồ đạc, chỉ cần một gối để ngồi và một chiếu hay nệm để ngả lưng, người ta còn có thể thêm một miếng ván nhỏ để viết.

KHI NÀO? Cổ tục dạy rằng : Vì phép hô hấp của người chia ra làm hai thời gian “hít không khí mới vào và thở không khí cũ ra”, cũng giống thế, sự tuần hòan của hơi thở thế gian cũng được coi như chia ra làm hai thời gian : thời sinh khí và thời tử khí.

Sinh khí là dương (tích sực, tương đương với ban ngày, mặt trời, đời sống). Tử khí là âm (tiêu cực, tương đương với ban đêm, lạnh giá và sự chết).

Những giảng sư ngày xưa đều minh bạch : “Phải hít sinh khí, tránh thở tử khí “.

Trong ngày có hai lúc đặc biệt thuận tiện để hít sinh khí :

1. Lúc gần rạng đông vào canh năm “khi không khí nóng lên trước lúc mặt trời mọc, đó là sinh khí vươn lên”. Mọi vật trong thiên nhiên đều yên lặng… đời sống họat động lại ở thế gian.

2. Buổi chiều, lúc mặt, khi không khí mát đi, ngày bắt đầu tàn, đó là lúc rất yên tĩnh tất cả mọi lòai trong thiên nhiên đều im đi và nghỉ ngơi, đó là hơi thở của sinh khí đi xuống.

Ở hai lúc ấy, sáng và chiều, nên luyện tập và hít lấy sinh khí.
NHƯ THẾ NÀO ? Nhìn mặt trời, khi đói (buổi sáng không có gì là khó khăn : buổi chiều chỉ cần bữa ăn tối phải cách ít nhất là ba giờ) sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu tự nhiên.

Ngồi trên đất hay trên một cái gối, việc quan trọng là giữ cho xương sống thật thẳng từ đầu đến gáy. Thân, thể, cổ, đầu thành hàng thẳng cái nọ với cái kia. Cằm tụt vào; hai bàn tay để nắm trên đùi.

Nghiến răng ba bận bảy lần (21 lần) để đuổi các ảnh hưởng xấu đi và tập trung hồn vía lại. Rồi trước khi bắt đầu, thở ra rất lâu ba lần, mỗi lần từ từ xuống, bụng sát về xương sống để đuổi hết không khí ra, chấm dứt mỗi lần thở ra bụng lép xẹp, cằm sát ngực. Hít vào rất lâu, hít không khí bằng lỗ mũi, rồi nghĩ đến thân thể của anh, nó phải lành mạnh và tráng kiện, đó là dụng cụ tốt nhất của anh. “Tưởng tượng nó cũng được vững chắc như kim cương, tưởng tượng với thân thể này anh sẽ vượt biển đời… Tự do không bao giờ do các người hèn tranh thủ được; gột sạch mọi nhược điểm; bảo thân thể anh rằng nó khỏa mạnh, bảo trí óc anh rằng nó cường tráng và chính anh phải có đức tin và hy vọng vô biên”. Trong khi suy tư như thế, hơi thở phải yên tĩnh, bằng nhau và đều đặn. Hít vào và thở ra bằng lỗ mũi, êm đềm và sâu rộng…

NUỐT NƯỚC BỌT
Khi ấy, hai mắt dán về phía xa xôi, quay “về mặt trời, dù khi mặt trời bị mưa che lấp”, đưa lưỡi lên trên răng từ trái qua phải, ở trong ra ngòai, rồi dần dần hứng nước bọt ở dưới lưỡi… khi mồm đã đầy nước bọt, nghiên đầu sang bên cạnh và nuốt đi. Các sách của Lão học cho phương pháp này là rất quan trọng. “Nó làm sống lâu và kéo dài cuộc sống”.

LUYỆN THẦN KINH

Bây giờ kỹ thuật thở có thể bắt đầu : xương sống thật thẳng, nhưng thân thể vẫn dãn ra, nghỉ ngơi; bằng tư tưởng, xem xét mọi bộ phận của thân thể: hai vai, hai cánh tay, hai bàn tay, những bắp thịt mặt… trong khi hơi thở vào ra đều đều. Sau vài tuần hay vài tháng luyện tập kiên tâm và bền chí, chỉ cốt tìm một sự điều hòa yên tĩnh, người ta hái được các kết quả đầu tiên : tất cả thân thể đều yên tĩnh và dãn ra, người ta nói “thần kinh đã được luyện”. Rồi tiếng nói trở lên sang sảng, bộ ngực nở nang hơn, sức khỏe tráng kiện thêm, đó là những dấu hiệu tiến bộ đầu tiên.
CHỌN MỘT NHỊP THỞ

Từ đó anh làm chủ lưu lượng hô hấp mà anh có thể tùy ý thay đổi để thí dụ làm nở nang tanden. (Tanden: phần bụng khỏang 4cm dưới rốn. Làm nở nang Tanden liên hệ đến việc làm nở nag nghị lực.)

“Đứng hay ngồi, thân thể thực thẳng, mặt quay về mặt trời đương mọc. Rồi thở 36 lần từ từ, và cứ 5 lần thở bình thường lại thở một lần lâu hơn. Hai mắt mở ti hí trong khi anh thở lâu và bình tĩnh. Giữ hai hàm răng sát nhau và thổi từ từ bằng mồm, đuổi không khí bẩn tựa như gió hiu hiu mát mẻ buổi sáng làm tan sương mù. Hít vào yên lặng bằng lỗ mũi và hồi phục lại máu của anh bằng cách làm đầy tandem không khí đã được ánh sáng mặt trời bổ dưỡng như kiểu các cây cối bị khô héo được thấm nước mưa mùa hạ”.

Rồi đến “phương pháp ba hơi thở”. Nó làm thế này: sau khi đã theo đúng các lời căn dặn trên này (thân thẳng ngồi, hay đứng, mặt nhìn mặt trời mới mọc …) cương quyết tập trung tư tưởng của ta vào ba hơi thở “một xanh một trắng, một đỏ, giống như những cuộn băng từ phía trên mặt trời ở phương đông xuống và đi vào thẳng miệng”. Hít vào và thở ra luôn 90 lần trong khi tượng rằng ba hơi thở với sự hô hấp xâm nhập vào thân thể. “Đó là phương pháp Bức xạ Nội tâm Đại Giản dị. Sau khi đã nuốt chúng trong 10 năm, trong thân thể phát sinh ra ba hơi thở chói lọi ba màu này”.

Khi từ chân trời ba hơi thở tiến về phía anh, màu xanh ở bên phải, màu trắng ở giữa và màu đỏ ở bên trái.

Nhưng tất cả các kỹ-thuật ấy chỉ có giá trị khi người ta biết rõ ràng cách “hấp thụ hơi thở”.

CÁC PHƯƠNG PHÁP BÍ MẬT ĐỂ HẤP THỤ HƠI THỞ

Cũng như đọan trích dẫn trên này, những chỉ cứu viễn dẫn tiếp theo đây đều lấy ở các bản dịch của nhà nghiên đông đại tài Henri maspéro (1883-1945).

“Khẩu trú, hữu hiệu và bí mật liên hệ đến phương pháp đánh trống và cố gắng” được coi như kỹ-thuật căn bản tốt nhất để “hấp thụ hơi thở”.

“Hơi thở ngòai hít vào mũi. Mỗi khi anh hấp thụ hơi thở, bao giờ cũng chọn giờ dương…Khi ấy quay về phương Đông, bình tĩnh và ngồi đúng phép, nghiến răng ba bận, ba lần súc miệng với nước bọt rồi nưốt nước bọt ấy… hai bàn tay xoa với nhau, để cho quả tim được ấm áp, tự chà mặt và mắt, rồi với ngón tay cái và tay chỏ ở trên và ở dưới chà những đốt xương sống ngang lưng bảy lần; lúc bấy giờ nắm tay và đánh trống của hơi thở [Muốn đáng trống trời phải đưa hai lòng bàn tay đặt lên trên tai, với ngón tay chỏ đập ngón giữa (bắt chéo nó) và đáng đằng sau xương sọ bên phải và bên trái, mỗi bên 24 lần] để làm đầy cổ họng, làm sao cho sự quân phân phải là mực thhước, ngậm miệng lại và nuốt (không khí ấy) (đẩy nó xuống) do một sự cố gắng (đến tận trong) bụng. Công việc này xong rồi, đầy ra dần dần hơi thở ở trong mũi, ở trong mũi anh phải điều chỉnh hơi thở thế nào (để sao cho những hồi trống và sự cố gắng mỗi lúc phải ăn khớp với nhau, một hồi trống một lần nuốt hơi thở, một sự cố gắng toa rập với nhau. Trong khi trống đương hồi và đương nuốt hơi thở, cổ họng không được mở sợ rằng sinh khí chui vào bụng và làm cho anh bị đau”.

“Có nhiều cách để hấp thụ hơi thở nhưng ngọai trừ phương pháp đánh trống và cố gắng ra không có lối nào thực sự tuyệt diệu”.

Mục tiêu của nó là hấp thụ hơi thở tiên thiên ngẫu sinh và phân phát nó ra mọi phần thân thể đến những phần sâu xa nhất. Khi hơi thở được “giữ gìn lâu dài như thế, con người không chết”; khi hơi thở kiệt quệ, sức mạnh mất đi và sự chết xẩy ra.

Những nhà Lão học đã biết hòan tòan cách dẫn dắt hơi thở tiên thiên, làm cho nó vượt qua những hàng rào “ở đó đối với những người thường nó dừng lại” và dẫn nó đến tanden, đại dương của hơi thở : Kiai, non một tấc ở dưới rốn.
MẦM NON BÍ MẬT
MẦM NON BÍ MẬT

Những “phù phép bí mật” dạy rằng : “khi hơi thở của con người kiệt quệ, Linh hồn chết đi; khi Linh hồn đi, thì thân xác bị ruồng bỏ”. Cho nên tại sao ở kẻ nào biết giữ hơi thở nguyên thủy mà không đánh mất mầm non trưởng thành “việc này không còn nghi ngờ gì nữa”.

Mầm non bí mật không gì khác hơn là thân xáx bất tử khai sinh trong Tanden do sự tích trữ và sự hợp nhất bản chất và hơi thở. Tòan thể cái ấy đều do nguyên sự hấp thụ và sự hướng dẫn hơi thở tạo nên.

“Khi anh hướng dẫn hơi thở, hãy đánh trống và nuốt 10 lần rồi 20 lần (hơi thở) để sao cho ruột anh đều chứa đầy. Sau đó tập trung ý nghĩ vào sự hướng dẫn (hơi thở) làm cho nó xâm nhập vào tứ chi”. Mỗi lần nuốt phải ăn khớp với một lần hướng dẫn hơi thở, “Những chân tay được đặt lên các đồ vật; đợi cho hơi thở đã xâm nhập rồi, bây giờ xả tâm cho rỗng và quên thân xác đi. Sau đó hơi thở nóng sẽ phân tán trong tứ chi; hơi thở của Hoa Chủ Yếu, đông đặc lại, quay trở về đại dương hơi thở. Ít lâu sau hơi thở không trong sạch tiêu tán đi, mầm non già dặn lên và “người ta có thể lặn trong nước (không bị chết chìm)
Về Đầu Trang Go down
 
PHÁP LỰC NHIỆM MẦU (Nguồn gốc của nghị lực và sức mạnh – giáo thuyết Huyền bí của Thiền Học và Lão Học)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI HÒA BÌNH THẾ GIỚI
» GIÁO PHÁP THỜI LUÂN KHÔNG BIỆN HỘ HAY TIÊN ĐOÁN MỘT THẾ GIỚI QUYẾT CHIẾN GIỮA THIỆN VÀ ÁC
» ÔNG PHẠM BÁ NÓI NHỮNG TIÊU CỰC VỀ ĐẠO XUẤT HỒN Tức pháp lý vô vi khoa học huyền bí Phật pháp
» PHÁP LỰC NHIỆM MẦU
» FOHAT, KUNDALINI,SỨC MẠNH HUYỀN BÍ TRONG CON NGƯỜI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: KHÍ CÔNG ĐẠO GIA :: BÀI VỞ VỀ TINH HOA KHÍ CÔNG ĐẠO GIA .-
Chuyển đến