CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm   Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:24 am


Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm

Bát đoạn cẩm

Bát đoạn cẩm gồm tám bài (tám đoạn), mỗi bài có một mô hình huấn luyện cơ thể khác nhau, khác nhau từ cử động cho tới thần ý, mục đích là kiến tạo một thân thể cường tráng cả bên ngoài và bên trong, dùng trị những bệnh yếu nhược thường gặp như uể oải, suy nhược, khó tiêu, giúp ta phục hồi sinh lực trong đời sống hàng ngày.
Trước khi tập mỗi bài, phải thuộc lòng khẩu quyết của bài đó để dùng ý khi luyện hình. Mỗi khẩu quyết chính là dụng ý của mỗi bài.
BÀI MỘT

"Hai tay chống trời tưởng tới tam tiêu" (Lưỡng thủ kình thiên lý tam tiêu)

Bài nầy chủ luyện khí, đả thông kinh mạch.

THẾ CHUẨN BỊ: đứng thẳng, hai tay buông xuôi hai bên đùi, lòng bàn tay úp vào hai bên đùi, hai gót chân sát nhau, hai mũi bàn chân mở ra hình chử V. Mắt nhìn thẳng ngang về phía trước. Hơi thở tự nhiên. (h.1).

ĐỘNG TÁC 1: từ từ hít vào đồng thời xoay cổ tay để mở bàn tay ra rồi đưa lên trên, hít hơi dài cho đến khi hai bàn tay đan vào nhau ở trên đỉnh đầu (h. 2, 3). Có thể hai bàn tay chỉ để chồng lên nhau, nhưng các ngón tay đan vào nhau thì dễ thúc đẩy kinh mạch hơn.

ĐỘNG TÁC 2: vận lực (dùng sức) gồng hai cổ tay xoay ngửa lòng bàn tay lên trời, hai cánh tay thẳng, kiểng gót đẩy tay lên cao, lúc này nín thở. Khi vận lực đẩy chưởng lên thì phải tưởng tượng như đang chống đỡ bầu trời sắp sụp xuống đầu, đúng như khẩu quyết "hai tay chống trời". Do vậy phải dùng hết sức đẩy lên, không thể đẩy hời hợt được. Lúc đẩy lên mắt không nhìn theo tay mà tâm thần thì quán tưởng tới tam tiêu, là kinh tam tiêu đi từ đầu ngón tay giữa tới đuôi lông mày (h. 4).
ĐỘNG TÁC 3: khi kiểng gót đẩy hai tay lên cao hết cỡ thì dừng lại vài giây rồi xả lực - nới lỏng - để thu tay trở xuống đỉnh đầu, bàn tay vẫn ngửa. Thở ra bằng mũi hoặc thổi nhẹ qua miệng và mũi. Hai chân đồng thời cũng hạ xuống đứng bình thường, các ngón chân cong lên. Chân và tay làm nhịp nhàng (h.5). Tiếp đó hít vào, hai bàn tay vận lực đẩy lên, hai gót chân kiễng lên theo. Lúc tay đẩy thẳng lên thì phổi cũng đầy hơi do hít vào qua mũi, miệng ngậm kín (h.6).
Lúc ngừng lại vài giây ở điểm cao nhất tâm ta tưởng đến sự thông suốt hai kinh tam tiêu, tức là sự thông suốt từ đầu ngón tay giữa đến cuối mày. Kinh này chạy theo mặt ngoài cánh tay, qua vai, lên dái tai, bọc ra trước vành tai đến đuôi mắt. Kinh này gồm 23 huyệt, có tác dụng tới bộ máy hô hấp, tiêu hoá, sinh dục và bài tiết.

Vì kinh tam tiêu ở mặt ngoài cánh tay nên cử động lật ngược bàn tay nửa lên trên - động tác 2 – làm căng toàn bộ gân mạch phần ngoài cánh tay, do vậy luồng khí lực được lưu thông dễ dàng. Khi đẩy chưởng dần dà ta cảm nhận được mọi biến động trong thân thể, cảm nhận được khí lực đang chạy mạnh từ đầu ngón tay giữa tới đuôi lông mày. Đó chính là ý nghĩa của khẩu quyết "lý tam tiêu".

Khi kiễng gót, sức nặng tụ lên đầu các ngón chân, nhất là ngón cái, làm căng vùng sau đùi, vùng trong đùi và phần trước bụng thúc đẩy kinh tì tạng, gồm 21 huyệt. Còn khi hạ gót chân xuống, mũi bàn chân cong lên làm cho toàn bộ vùng trước đùi căng cứng, có tác dụng đả thông kinh dạ dày, còn gọi là túc dương kinh vị, gồm 45 huyệt.
ĐỘNG TÁC 4-5-6: đẩy chưởng lên và hạ xuống 3 lần như động tác 3. Hạ tay xuống đầu thì thả lỏng đồng thời thở ra, đẩy lên thì gồng đồng thời hít vào. Khi tay hạ xuống đồng thời gót chân cũng hạ xuống và các ngó chân phải cong lên (h.7,Cool. Động tác này làm đều vừa phải, không quá nhanh và cũng đừng quá chậm, hơi thở phối hợp điều hoà với sự vận chuyển lên - xuống. Cảm giác lên - xuống phải êm như dòng nước chảy. Tập mà thấy mỏi phần ngoài cánh tay là đúng. Nếu không thấy như vậy là tay đẩy chưa tới giữa đỉnh đầu. Nếu tay trệch quá ra trước hoặc về sau thì các kinh đều không được thông. Thấy mỏi phần trước, trong và sau của chân lên tới bụng là đúng. Không có cảm giác đó là do chưa kiễng chân cao hết cỡ và khi hạ xuống không cong các ngón chân lên. Ban đầu tập thấy mỏi nhừ, nhưng sau vài tuần mỗi lần đẩy tay lên xuống có cảm giác rần rần trong tay và chân đó là khí được lưu thông như nước chảy trong ống. Đây là dấu hiệu tốt.
ĐỘNG TÁC 7: sau 3 lần đẩy chưởng lên và hạ xuống thì đẩy chưởng cao một lần nữa, chân chưa hạ gót xuống thì mở rời song chưởng (2 bàn tay) ra rồi đưa từ từ xuống hai bên, lòng bàn tay úp, hai cánh tay thẳng ngang song song với mặt sàn, chân vẫn còn kiễng (h.8,9).
ĐỘNG TÁC 8: từ từ hạ gót chân xuống, cong các ngón chân lên, hai tay đưa xuống úp vào hai bên đùi, trở về thư thế chuẩn bị. Thở tự nhiên. Rồi các ngón chân duỗi thẳng trở về đứng bình thường (h.10).
Làm lại từ đầu đến hết. Lặp lại 4 lần.

Bài 1 - đệ nhất bát đoạn cẩm - chủ yếu luyện thông hai kinh tam tiêu, tỳ tạng và dạ dày, giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu về sinh lý, sinh dục được điều chỉnh. Có tác giả còn cho rằng với trẻ em nó còn làm chúng mau lớn và phát triển khả năng học toán. Sau 30 ngày tập bài một ta sẽ thấy toàn thân đổi khác, từ trì trệ trở nên nhẹ nhàng, người lười biếng thấy siêng năng hơn, thích làm việc và việc gì cũng ham.

Khi tập xong 4 lần bài một thì trở về tư thế ban đầu, nghỉ 1 phút, người yếu có thể nghĩ 2-3 phút rồi tiếp tục tập bài 2.
Đây là toàn bộ các đoạn trong Bát đoạn cẩm, làm thành 1 bài ca quyết nghe vui vui:
Song thủ thác thiên lý Tam tiêu
Tả hữu khai cung tựa xạ điêu
Điều lý tỳ vị tu đơn cử
Ngũ lao thất thương vọng hậu tiều
Dao đầu bài vĩ khử tâm hỏa
Song thủ phan túc cố thân yêu
Toàn quyền nô mục tăng khí lực
Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu
Ca quyết đoạn thứ nhất (từ 1 tài liệu foto vô danh chớ chẳng phải của võ sư Hàng Thanh như trên)
Song thủ thác thiên lý Tam tiêu
Tam tiêu thông sướng tật bệnh tiêu
Phản thủ triều thiên chấn song tý
Đình hung trực yêu lưỡng trắc dao
Lập chính tư thế yêu trạm ổn
Cửu luyện thể tráng lạc đào đào
BÀI HAI
"Trái phải dương cung bắn chim điêu" (Tả hửu khai cung tự xạ điêu)

Bài này chủ luyện lực gân, được tập ở thế tấn kỵ mã (cưỡi ngựa) và bắn cung. Do đó cần cho luyện gân lực tay ở mọi vận động võ thuật và những thao tác lao động hằng ngày.

ĐỘNG TÁC 1: từ thế chuẩn bị như lúc đầu, hai chân nhảy sang hai bên một bước rộng hơn vai, hai bàn chân song song, hai tay đưa thẳng sang hai bên bằng vai, sau đó co tay vào ngang trước ngực. Bàn tay vận lực mở các ngón ra, các ngón cong vào như đang bấm lấy quả cầu bằng sắt vừa nặng vừa trơn bóng, lòng bàn tay hướng về bên phải và hổ khẩu (mặt trong cổ tay) hướng lên trên. Bàn tay phải nắm lại thành quyền, nhưng ngón trỏ duổi thẳng ngay ra trong lúc ngón cái đè giử lấy ngón giửa. mắt nhìn ngón trỏ tay phải theo đường ngang hướng về phía phải(h.11). Như vậy là tay phải như cầm cung, tay trái như cầm dây cung mà lắp mũi tên vào, dùng sức chuẩn bị dương cung nên hơi được hít vào đầy phổi.

ĐỘNG TÁC 2: xoay đầu nhìn về hướng phải, chuyển gân đẩy nắm tay phải chỉ ngón trỏ về hướng phải, tay trái nắm lại thành quyền, đồng thời cũng chuyển gân kéo ngang về hướng trái, lòng nắm tay úp vào trước ngực, đồng thời xuống tấn (h.12). Như vậy xuống tấn là dương cung, tưởng tượng phải dương cung bằng sắt nên phải vận lực ở tay và chân chùng xuống bám đất. nếu đã quen vận lực lên - xuống thì tưởng tượng như mình đang cưỡi ngựa trên dường gập ghềnh và dương cung.
ĐỘNG TÁC 3: nới lỏng nắm tay phải rồi mở ra thành chưởng, tâm chưởng hướng về hướng phải, sau đó thả lỏng hai tay, thở ra đồng thời nhổm người lên, hai tay thu về để về động tác 1 (h. 13-11).

ĐỘNG TÁC 4: làm lại hai lần nữa dương cung bắn sang phải theo kiểu nhổm lên-sụp xuống như động tác 1-2-3.

ĐỘNG TÁC 5: dương cung bắn sang trái. Tức là làm như động tác 1 nhưng đổi tay: tay phải vận lực bấu vào trước ngực bao lấy đầu quyền trái trong lúc ngón trỏ quyền nầy chỉ thẳng. Mắt nhìn theo ngón trỏ trái về hướng trái (h. 14)
ĐỘNG TÁC 6: dùng sức dương cung bắn về bên trái, hạ thấp tấn, buông tên, thu tay, nhổm lên (h.15, 16). Làm 3 lần, tức là nhấp nhổm bắn cung 3 lần về bên trái.
Từ động tác 1 đến 6 thực tế là lặp lại động tác 1-2-3 có đổi bên. Vì làm như phi ngựa bắn cung trên đường gập ghềnh nên phải nhỏm lên, sụp xuống, phần chân phải linh động nhịp nhàng, phần tay thì vững vàng chắc chắn, lực được vận đầy, eo lưng thẳng tấp, lắp tên thì nhổm lên, còn bắn tên thì xuống tấn. bàn tay cầm cung ngón cái đè mạnh lên ngón giữa, ngón trỏ đưa cao, cánh tay đưa thẳng, hết sức đẩy tới. Bàn tay cầm dây cung phải nắm chặt hết sức kéo về sau bên đối nghịch cho thẳng căng ngực. Sức mạnh được vận dụng ở chỗ nắm tay vào, khuỷu co lại. Cho nên khi tập động tác này phải thấy mỏi nhức phần trên cổ tay và bắp tay của tay cầm cung. Còn tay kéo dây cung chỉ mỏi ở bắp tay thôi. Làm đều cả hai tay thì sẽ mỏi đều. Chú ý phải gồng, tức là phải dùng sức hay phải vận lực.

ĐỘNG TÁC 7: làm xong 3 lần bắn bên trái thì xả lực - thả lỏng, rồi xoay mặt về hướng phải lắp mũi tên vào cung, xuống tấn, bắn về bên phải 3 lần, chân bất động. Làm chậm, vận lực đúng mức, bàn tay nắm lại và duỗi ngón trỏ bằng hết sức, kéo dây cung với tất cả sức mạnh của thân mình (h.17).

ĐỘNG TÁC 8: bắn sang trái trong thế bất động 3 lần như bắn bên phải (h.18). Sau đó xả lực, nhảy chụm hai bàn chân vào sát nhau, tay thả tự nhiên ở hai bên đùi. Nghỉ một phút để chuyển sang bài ba.
Tóm lại, toàn bài hai gồm hai thế bắn cung, bắn trong thế nhấp nhổm và thế đứng vững. Lúc xả lực thì thở ra, hít vào đầy rồi thì gồng và giữ hơi trong 6 giây.
Động tác cần làm chính xác như hướng dẫn. Ý thức cần theo dõi hành động, không phân tâm, phải chú ý vận gân.

Tác dụng của bài này là làm mạnh hai cánh tay, thông hoạt và cứng cáp đôi chân, làm thông kinh ruột già gồm 20 huyệt, khởi đầu từ đầu ngón trỏ theo phần trên cánh tay tới cánh mũi, giúp trị đước táo bón, tê bại, phong thấp nhứt gân - khớp - xương, nhất là đau gân tay, liệt nhẹ nữa người (bán thân bất toại).
Ca quyết đoạn số 2:
Tả hữu khai cung tựa xạ điêu
Lưỡng tý kiên lao tráng thận yêu
Khúc chẩu bình kiên nỗ lực lạp
Thủ tiễn đối chuẩn dung mục miều
Tả hữu phóng xạ nhị thập tứ
Kỵ mã tôn đang hiệu lực cao.
LB xin được bổ túc. Bài ca quyết in trong quyển BĐC của GS Hàng Thanh như sau:
1. Lưỡng thủ kình thiên lý tam tiêu
2. Tả hữu khai cung tự xạ điêu
3. Điều lý tỳ vị đơn cử thủ
4. Ngũ lao thất thương vọng hậu tiền
5. Dao đầu bài vĩ khử tâm hỏa
6. Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu
7. Toàn quyền nộ mục tăng khí lực
8. Lưỡng thủ phan túc cố thận eo
LB có nhận xét là bài BĐC được đánh máy lại này không có đúng lắm so với nguyên bản, phần diễn thức và yếu lý của mỗi đoạn được rút ngắn và tóm gọn lại.
BÀI BA

"Điều hoà tì vị tay đẩy lên" (Điều lý tì vị đơn cử thủ).

Bài này dùng luyện khí, lưu thông hai kinh dạ dày và lá lách.
Thế chuẩn bị như hai bài trước (h.19).

ĐỘNG TÁC 1: tay phải từ từ đưa thẳng lên theo chiều bên phải, khi tay cao ngang vai thì các ngón tay cong lên bằng cách cong cổ tay trong khi cánh tay vẫn từ từ giơ lên mà không dừng lại. Khi cánh tay phải đã tới vị trí thẳng đứng thì lòng bàn tay ngửa hẳn lên trời, đầu ngón tay chỉ về bên trái. Khi cánh tay phải cử động như vậy thì chú ý giữ thân không động đậy, vai để mềm, hít vào đầy hơi trong cả quá trình đưa tay lên. Khi tay tới đỉnh đầu phải có cảm giác mỏi phần gân giữa mu bàn tay và cơ mặt ngoài cánh tay. Nếu thấy đau là do tay đưa trệch trước hoặc sau. Đồng thời với cử động giơ tay phải lên cao, chân phải cũng từ từ ấn như làm lún đất xuống và từ hông phải đến phần trước chân phải cũng phải có cảm giác mỏi. Sau một thời gian tập luyện đều đặn, mỗi lần đẩy tay lên cao như vậy sẽ có cảm giác mát lạnh từ một bên hông tới mặt trước đùi và cẳng chân. Đó là khí lực được lưu thông (h.20).

ĐỘNG TÁC 2: từ từ co khuỷu tay phải để mu bàn tay gần sát đỉnh đầu, khuỷu ngang về hướng phải, lòng bàn tay vẫn ngửa. Đồng thời bàn tay trái nắm lại thành quyền cùng lúc co khuỷu tay trái để thu quyền lên cao ngang hông. Lúc này hơi đã hít đầy và nín thở một khắc rồi thở ra. Tiếp đó nắm tay trái mở ra thành chưởng (h.21). Khi co tay trái lên là làm hông phải thêm căng, tạo điều kiện cho khí lực lưu thông tốt trong kinh dạ dày và lá lách.

ĐỘNG TÁC 3,4: xoay bàn tay phải úp xuống gần đỉnh đầu, phải gồng cứng mà xoay, rồi lại xoay trở lại đẩy chưởng thẳng lên đỉnh đầu, tay trái nhấn xuống và nắm lại thành quyền. Cử động này đồng thởi với hít vào. Tiếp đó hạ chưởng xuống phía đỉnh đầu - thở ra; đẩy lên – hít vào. Tức là làm 2 lần hạ xuống-đẩy lên (h.22).
Như vậy là từ động tác 1 tới động 4 có 3 lần đẩy chưởng lên – 3 lần hạ xuống, phối hợp với 3 lần hít vào - 3 lần thở ra.

ĐỘNG TÁC 5: chưởng phải thẳng tay hạ xuống bên đùi phải đồng thời chưởng trái thẳng tay đưa lên rồi lật cổ tay cho tâm chưởng (giữa gan bàn tay) ngửa lên ngay giữa đỉnh đầu (h.23). Đây là động tác giao hoán (thay đổi) từ thế chưởng đẩy lên tay phải thay đổi bởi tay trái. Điều nên nhớ ở đây là hai chử giao hoán, tức thay nhau, vậy hể tay nầy xuống thì, tay kia lên, tay nầy nhích động xuống bao nhiêu thì tay nọ nhích động lên bấy nhiêu. Tay phải xuống úp dần xuống rồi vào đùi, ngược lại tay trái từ úp bên đùi trái sau khi lên ngang bằng vai thì ngửa dần cho đến đỉnh đầu thì ngửa thẳng lên trời. Tay trái lên thì chân trái lún xuống. Mũi cũng hít vào từ từ cho đến khi tay đến đỉnh đầu thì phổi đầy hơi.

Ở động tác giao hoán nầy coi như chưa hề vận động nguồn khí lực nào, chỉ đưa tay suông cho có hình thức nhịp nhàng mà thôi. Dù vậy khi đưa lên luồng khí lực cũng tự nhiên lưu thông vì cánh tay xoay, hông trái thẳng băng và chân trái lún xuống, cử động như thế làm hai kinh Tì Vị bị điều động, luồng khí lực tự nhiên có đủ điều kiện lưu thông. Nếu thêm vào đó một chuyển động của tay, chưởng và ý tưởng tập trung là lực khí cuồn cuộn tuôn tràn trong hai kinh Dạ dày và Lá Lách nầy.

ĐỘNG TÁC 6: bàn tay phải nắm lại thành quyền, khuỷu tay co lên - thở nhẹ ra, đồng thời chưởng trái hạ mu bàn tay xuống gần đỉnh đầu, khi gần đỉnh đầu – hít vào đầy phổi rồi chuyển lực vào cổ tay trái, bàn tay phải cũng co lên ngang hông, rồi bàn tay phải mở ra thành chưởng như động tác 2 làm với tay trái (h.24,25).
ĐỘNG TÁC 7,8: làm 2 lần đẩy chưởng lên - hạ xuống, lún chân ... như động tác 3-4, chỉ khác tay thôi.

Đó là xong 1 lần bài 3. Làm thêm 3 lần nữa, từ động tác 1 tới 8. Nghĩa là cả bài 3 thực hiện 12 lần đẩy - hạ chưởng.

Một điều cần chú ý là ở bài 1 chân kiễng lên - hạ xuống, ở bài này chân chỉ có lún trầm từng bên. Về tay thì ở bài nầy khi hạ gần sát đầu có gồng chuyển. Cho nên bài 1 là một thế tập tổng quát hơn, có khả năng huy động nhiều kinh mạch khi chuyển động toàn diện cơ thể, còn bài ba chỉ chú ý hai kinh tì và kinh vị.

Tác dụng của bài ba là làm ta ăn ngon, ngủ được, chóng đói, đại-tiểu tiện thông suốt.

Về Đầu Trang Go down
 
Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MÊ TÍN DỊ ĐOAN
» Vén bức màn bí mật của chùa Thiếu Lâm
»  Giảm Thiểu Cảm-Cúm mùa Ðông
» Làng võ không thể thiếu "võ gà"
» Giới thiệu Mật Tông Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: VÕ THUẬT TINH HOA-
Chuyển đến