CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

  VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN Empty
Bài gửiTiêu đề: VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN    VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:39 am


VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN

Ðoàn Tâm Ảnh (tự Sáu Nhỏ)
Hội Trưởng Hội Võ Lâm Việt Nam


TUYÊN NGÔN YẾU LÝ

Chúng ta là người trầm mình trong VÕ THUẬT. Kẻ trước dẫn đường cho người đi sau. Cả hai phải căn cứ vào một chương trình dạy võ để khỏi phải sai lạc ngoài lề lối học võ.
Vì chương trình là kim chỉ nam cho mọi cuộc tổ chức nào mà không có chương trình thì cuộc tổ chức không có lớp lang thứ tự.
Còn dạy võ mà không có chương trình thì môn sinh không biết trước được mình học đến đâu rồi một bài võ và trải qua cấp võ. Cũng không biết phải tập luyện những gì ở trong đó. Cho nên chương trình là đi theo nguyên tắc căn bản.
Võ mà không căn bản thì học võ không thành công còn võ sư mà không theo đúng căn bản thì đưa học trò không đến nơi đến chốn.
Võ thời xưa nhất nhơn địch thập còn võ thời nay một đấu với một, đã là võ mà còn mạnh thắng yếu thua ấy cũng bởi nguyên nhân căn bản.
Sách Thuần Võ Chân Truyền có nói :
"Nghề võ mà chỉ thế không rõ, phân thế không rành, dạy thế không đúng thì đó là một sự vô tình mà xô người vào chỗ chết"
Nhưng võ còn chưa biết thì làm sao biết được chỗ đúng chỗ sai, ai dạy sao hay vậy, cũng nhái theo bộ, cũng quơ quơ múa múa chứ không biết gì.
Bởi thế cho nên nào là giáo lý môn quy, danh từ kỹ thuật người ta tóm tắt gọn trong chương trình dạy võ qua 3 giai đoạn. Mỗi đoạn có phân giải tỏ tường ý nghĩa của môn tập.
Vậy các võ sinh khi học tập phải theo dõi khi võ sư dạy lý thuyết rồi phải hỏi lại cho tỏ tường để tránh sự thiệt thòi khi học võ.
Ðại lược nguồn gốc Võ Lâm
Ở đây không nói đến các phái trong giới võ lâm, mà là đại lược tiền khởi Võ Lâm phát nguyên từ Tây Thiên Trước.
Thời xưa từ đó sang đây, từ nước nầy qua nước khác đi bằng chân hoặc là ngựa phải trải qua núi cao rừng thẳm, gặp nhiều trở ngại bởi thú dữ cường sơn, người mà vượt hải băng sơn thi hành nhiệm vụ nếu không có bản lãnh võ thuật cao cường thì làm sao giữ vẹn bản thân mà đoạt thành lý tưởng. Cho nên hội truyền đạo xứ Tây Thiên họ phối hợp với những vị cao sư võ thuật nghiên cứu sáng tạo ra một lối võ tay (quyền thuật) để đào tạo cho các vị cao sư thiện chí đầy đủ ba phương diện : đạo hạnh, kiến thức, võ thuật để xuất dương truyền đạo. Thời ấy sáng tạo ra 18 bài võ lấy tên La Hán gọi là Thập bát La Hán quyền, chia làm thượng hạ 10 bài Ðại La Hán, 8 bài Tiểu La Hán, lợi dụng cơ hội đi đến đâu chủ trương dạy võ lấy cơ hội đó đem người về quy y nhà Phật. Rồi một thời gian lựa chọn môn sinh, nếu được thì dào tạo cho họ đầy đủ ba phương diện nói trên để thành nhà sư thuần túy mà nối truyền thiếu lâm đạo Phật.
Nơi nào có đạo Phật là có võ ngày càng lan rộng. Bởi muốn mở mang nhà Phật nên sáng tạo môn quyền, gọi là Phật gia quyền môn. Muốn đạo Thiền bành trướng nên chủ trương dạy võ, Võ Lâm mãi mãi nhiều năm nhờ công đức của thập nhị sư truyền mà càng ngày càng lớn mạnh. Ðức Ðạt Ma, cũng là một trong thập nhị sư truyền. Nói về môn phái thì ngài là tổ sư của Nam Bắc phái Thiếu Lâm tự, ngài sang Tàu trước tại núi Mã Dương Lãnh, chùa Bạch Vân Tự, tỉnh Sơn Ðông. Sau ngài xuống miền nam nước Tàu, tỉnh Phúc Kiến, núi Tung Sơn. Ngài sửa ngôi cổ miếu thành chùa Thiếu Lâm Tự rồi chia ra Nam và Bắc phái Thiếu Lâm. Từ đó Võ Lâm vô cùng bành trướng cả vùng Ðông Nam Á.
Nhưng một điều làm cho người phân chia võ nầy võ nọ là mỗi dân, mỗi nước, mỗi xứ, mỗi miền đều biến chế cho phù hợp với mỗi địa phương như Ðại Hàn, Nhật Bổn, Việt Nam đều có sự chế biến đến đỗi nội trong nước Trung Hoa mà còn có nhiều phái.
Ai biết điều nầy xin đừng cho là võ Tiều, võ Hẹ, võ Hàn, võ Nhật, võ Việt Nam, vì dù cho như vậy nhưng cũng nhớ là trong giới Võ Lâm mà thôi.
Một bằng cớ tôi đem ra đây đại diện cho các sự khác :
Bài võ Việt Nam gọi là bài Ngũ Môn, và bài võ Tàu gọi là bài Long hổ hội kỳ sơn tính cách hai bài diễn hệt nhau, mà mỗi bài danh từ kỹ thuật lại khác. Một bên đọc thiệu, một bên nói tên đòn, nhưng cũng cùng chung một nghĩa như là :
VIỆT :
Chấp thủ Quan Âm
Bái tầm long thế
Quyền khai hổ khẩu
Bái nhục địa lôi
Còn bài Tấn Nhất Trung Bình của Việt thì :
Tấn nhất trung bình đả số phiên
Tế thiên giáng địa thích đơn tiên
Tả tạ tả hữu giai trùng nhị
Phụng khởi tề mi phục võ truyền
Xà hành đích thủy hươi côn đả...
TÀU :
Quán Âm thủ kính
Huỳnh long xuất thế
Tả phục hổ quyền
Lôi công giáng địa

Tàu gọi là bài Xà Hành Chảo Thủy :
đòn : Ngư phủ điếu ngư
đòn : Ðộc trụ kình thiên
đòn : Bạch hổ ẩn thân
đòn : Song phụng phi thiên
đòn : Ðiểm thủy thanh bình
Còn bài Thích Thế Trung Bình Việt Nam, Tàu gọi là bài Thiết Côn Khai Thạch đọc có một số trùng nghĩa là 7 câu giữa bài như là :
Sang tiên giáng lụa tợ dường sơn băng
Cò bay hai cánh thẳng giăng
Ô long dù mạnh cũng thua châu vằn
Xà hành thế hiểm không ngằn
Ðích thủy phục hổ trổ tài song nha
Ngu cơ biến thế tiên sa
Ngã mình nằm xuống biến qua thanh xà
Kim kê tiếp kẻ gần nhà

đòn : Sang thiên tam đả
đòn : Ðại bàng chuyển dực
đòn : Hắc long trầm để
đòn : Bạch xà thám huyệt
đòn : Bạch hổ cứ sơn
đòn : Thanh xà uốn khúc
đòn : Mãnh xà lăng lộ
đòn : Kim kê độc bộ
Ðó là sơ lược vài bài vài câu thôi, ai học sẽ biết hơn tôi nữa. Còn võ mà tôi dạy đây không theo phái nào đã có sửa chế, mà là chánh tông, không phải các vị sư tôn tạo chế, hoặc biến chế là do một sự suy nghĩ nào mà chế ra, hoặc họ nương theo bài nào mà sửa chữa, hoặc thêm hoặc bớt.
Lối võ nầy có khí, có lực, có nhu, có cương, có bộ mã sanh, mã tử, đủ môn quyền cước, đủ 47 đòn căn bản chuyên luyện tràn né tránh nhường, lòn trốn khéo khôn, phản công mau lẹ, khi xử dụng các bài võ nầy nhìn thấy bộ pháp khi cố định nặng nề vững chắc, lúc di động nhẹ nhàng chợt đông sang tây, chợt nam qua bắc, nhanh lẹ như chớp. Về thân pháp thì lúc đứng lúc ngồi, lúc nhẩy lúc nhào, lúc nằm lúc lăn.
Về quyền pháp hai cánh tay nhẹ nhàng mềm mại, thu vô, thò ra, đảo lên, luồn xuống, thượng ngăn, hạ chận, công tiền thì yểm hậu, xung tả thì kết hữu. Về cước pháp thì phóng ra liên tiếp, làm cho lòa mắt của địch, họ khó ngăn khó đón, khó nhận đưọc là công hay thủ, cũng khó phân biệt thế chi, miếng chi, thật là một lối võ người bé yếu dễ bề tập luyện, một lối võ lấy nhu áp cương, dù thấy bộ môn nhu nhược nhưng thế đòn hiểm sâu ác độc. Hễ chạm được một quyền một cước thì kết thúc trận đấu ngay.
Trong giới giang hồ nghe Côn Lôn chánh thống thì người ta nễ mặt. Vậy muốn học lối võ nầy phải học những gì ?
Ðó là câu hỏi xuất phát từ trong lòng người học võ, cũng là câu hỏi đặt ra trong chương trình mà tôi đã nói.
Vậy đi tôi mạo muội những lời thô sơ mộc mạc tiếng nói mẹ sanh để giúp cho thanh niên ham võ để biết được câu hỏi nầy mà biết sự sai đúng của bài quyền thế võ, và có một phương pháp tập võ hữu hiệu hơn.
DẠY VÕ DẠY NHỮNG GÌ
Cũng như học võ học những gì không cần biết những điều cao sâu mầu nhiệm mà chỉ biết rằng : ai không biết đở gạt, thì dạy cho 28 môn tay để đánh thoi đở gạt, ai không biết tấn thối thì dạy cho 8 bộ môn tràn né tránh nhường, ai không biết đá đạp thì dạy cho 11 bộ môn đá đạp, ai không biết lùng đánh dạy cho bài võ để biết lùng đánh, ai bị phản công đánh lại không biết làm sao cũng dạy cho từ 1 đến 72 thế công thủ phản biến để thủ giữ mình, đở đánh lại. Cho nên khi ta học qua 47 thế căn bản nầy cùng các bài võ, nên hiểu rằng bài võ có nhiều thế, thế chánh nầy qua thế chánh khác, thế chánh biến ra thế phụ, thế phụ nầy chuyển thành thế phụ kia. Khi tập bài võ tập từ thế một, tập chậm để có thời giờ chuyển gân vận khí, đánh mạnh, ngắm xem cho đúng thế. Thuộc thế nầy mới sang thế khác, tập cho đủ thế ấn định rồi mới kết hợp thành bài, rồi mới đánh mau, quyền cước phóng ra liên tiếp nhưng phải cho có chừng mực nhịp bộ đều đều. Bài nào cũng tập như vậy, khi thành thuộc rồi mới được chỉ thế, phân thế, dạy thế. Khi sơ đẳng người ta dạy cho thế đối luyện để tập tành cho quen đòn dạn thế, rồi mới dạy cho thế chiến đấu. Chừng đó biết được thất dụng môn công :
1. Nhất thủ nhất công
2. Liên thủ liên công
3. Dĩ thủ khai công
4. Hồi thủ đương công
5. Phản thủ bị công
6. Thật hư thủ công
7. Ý định tấn công.
Dù rằng mình được chỉ rõ phân rành dạy đúng qua 7 môn công thủ phản biến nầy, nhưng được 1-2 phần trăm thôi, dù là một thế có 72 thế biến nhưng ai chí công thì học được nhiều, bằng không thì ít, tùy theo hạng người chuyên luyện khi luyện thấy nhất cử nhất động rồi mới dạy thế chiến đấu cho song đấu, đấu để kiểm bát tuyệt môn công :
1. Bộ pháp phải vững chắc
2. Thân pháp phải dẻo dai
3. Quyền pháp phải cho nhanh lẹ
4. Cước pháp phải cho liên tục
5. Tâm pháp phải cho minh mẫn
6. Nhãn pháp phải cho tinh tường
7. Khí pháp phải cho điều hòa
8. Thế pháp phải là nhất cử nhất động mỗi mỗi đều tinh hoa mới là đủ một bài võ.
Nhớ rằng : bài võ gồm toàn những thế công thủ phản biến để công phá lùng địch, nếu địch phá đánh lại thì được chỉ rõ phân rành dạy đúng cho biết từ thế thủ cho đến thế công.
Cho nên ta lấy bài thảo mà lùng địch để kết thúc trận đấu, lúc bấy giờ địch bị phản lại bất cứ lúc nào, chặn nào, bộ nào, thì ta phản ứng lại thần tốc không nghĩ ngợi gì cả.
Có một điều quan niệm lầm rằng bài thảo là để tập tay chân bộ điệu mà thôi. Chớ khi đấu là lấy thế chớ không cần thảo trong lúc đó. Quan niệm như vậy là khi dạy võ không tập qua 48 thế căn bản. Ðể bắt đầu dạy bài võ thảo rồi thì dạy thế chiến đấu cho nên khi đấu họ lấy thế rình rình dè dè, chờ cho sơ hở rồi đánh càn đá đại trúng trật cầu may, không biết thất dụng môn công là gì nên không dám lấy thảo mà lùng địch.
Một điều cần nữa là khi muốn lùng địch thì phải so lường ta với địch ai hơn kém nhau về sức lực tài năng, khi biết người biết ta rồi mới lựa bài võ mà lùng, ta không nên khinh địch mà không nên sợ địch.
Khinh địch thì bị định, sợ định là mất tinh thần. Lúc ấy ta cứ tập trung tinh thần quán tưởng bài quyền thế võ, mới kịp thời chống ngăn với đòn tấn bất ngờ, với số người tham chiến, chớ nếu rình rình, dè dé hoài thì làm sao kịp với số nhiều người được ?
Bởi vậy cho nên ý chí khôn ngoan trong võ thuật, mánh lới hay ho của một trận đấu gay go, nhờ võ sư loan bố cho qua ba phần lý thuyết của ba giai đoạn của chương trình.
Lý thuyết là mở cửa lòng cho người học, còn thực hành là đem người học đến chỗ thật của lý thuyết. Nếu thuyết mà không hành thì không kinh nghiệm, còn thực hành mà không lý thuyết thì không sáng tỏ, song song hai điều đó, người học mới biết được điều sai, điều đúng của bài quyền thế võ. Không có một vị võ sư nào muốn môn sinh vào chỗ chết. Hễ là mang danh võ sư thì không một ai lại không biết ba phần lý thuyết của ba giai đoạn của chương trình.
... (phần sau là chi tiết chương trình huấn luyện Võ Lâm)

Nguyệt San Võ Thuật Bộ II – Số 6 (tháng 8 năm 1970)

Về Đầu Trang Go down
 
VÕ LÂM CHÂN TRUYỀN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Địa Phủ Truyền Chân
» Địa Phủ Truyền Chân 1
» Lễ truyền thụ pháp môn Đạo Giáo (truyền thụ Phù Thủy Giới) VIỆT NAM
» [Truyện ma] Oan hồn xóm nhỏ
» [Truyện ma] Oan hồn dốc đá (Phần 1)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: VÕ THUẬT TINH HOA-
Chuyển đến