CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC   YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeSat Sep 19, 2015 8:06 am

YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC
trích trong Đường Vào Yoga

Nguyên lý thứ hai cần nhớ : Yoga là một khoa học. Quả thế, Yoga là một khoa học chớ không phải là mộng ảo hay một mớ kiến thức tưởng tượng, mù mờ. Nó là một khoa học thực dụng, một hệ thống định luật rõ ràng và mạch lạc nhằm một mục đích nhất định. Nó căn cứ trên các định luật của khoa tâm lý về sự mở mang toàn thể tâm thức của con người ở các cõi và áp dụng chúng nó vào các trường hợp riêng. Sự áp dụng hợp lý các định luật về sự mở mang tâm thức nầy cũng theo đúng các nguyên tắc được áp dụng hằng ngày ở các địa hạt khác nhau của khoa học. Chung quanh bạn, bạn có dịp thấy khi trí thông minh hợp tác với thiên nhiên thì nhiều cuộc diễn tiến thiên nhiên được gia tốc một cách phi thường. Chúng ta thường phân biệt giữa sự tăng trưởng nhân tạo và sự tăng trưởng thiên nhiên không phải là không có lý, vì trí thông minh con người có thể hướng dẫn sự diễn tiến các định luật thiên nhiên. Khi chúng ta đề cập đến Yoga, chúng ta cũng ở trong địa hạt khoa học thực dụng y như người làm vườn hay người chăn nuôi áp dụng các định luật thiên nhiên trong việc chọn giống. Họ không thể vượt qua các định luật thiên nhiên và cũng không thể chống lại được. Họ phải tuân theo các định luật chi phối sự tiến hóa vạn vật, nhưng họ có thể thực hiện trong một vài năm một công việc mà tạo hóa phải mất cả ngàn năm mới làm xong. Bằng cách nào ? Bằng cách sử dụng trí thông minh của con người để chọn các định luật thích ứng và giải trừ các định luật chống đối. Như vậy, trí thông minh giúp chúng ta sử dụng hợp lý các quyền năng thiêng liêng tổng quát vào những mục tiêu riêng.
Hãy xem người nuôi chim bồ câu. Từ chim cu xanh họ đã tạo được một giống bồ câu lông xù và đuôi rẽ quạt. Họ làm sao mà được thế ? Họ chọn từ đợt chim nầy đến đợt chim khác những con có đặc điểm y muốn. Ðoạn y pha giống, tạo những cơ hội thuận tiện, lựa đi lựa lại như thế mãi cho đến khi y được cái giống đặc biệt y muốn tạo thành. Nếu trí thông minh không tiếp tục hướng dẫn, cứ bỏ mặc chúng thì các con bồ câu nầy sẽ trở lại giống đầu tiên.
Hãy xem người trồng tỉa. Với loại hoa hồng dại, họ đã tạo đủ thứ hoa hồng nhà rất đẹp. Hồng năm cánh ở hàng rào, sản phẩm của thiên nhiên, nay đã trở thành hoa hồng nhiều cánh. Họ đã làm sao ? Họ lấy phấn hoa của cây nầy đặt vào nhụy cái của cây kia, nghĩa là họ làm công việc của con ong, con bướm, nhưng họ chọn cây nào có những đặc điểm vừa ý và chọn đi, chọn lại mãi như thế cho đến khi nào họ sản xuất được một giống hồng đẹp. Hồng nầy khác hẳn hồng dại, khác cho đến nỗi bạn phải theo dõi từ đầu mới biết được nguyên lai.
Sự áp dụng của định luật tâm lý trong khoa Yoga cũng thế. Yoga là sự áp dụng vào trường hợp cá nhân các qui tắc mà chúng ta được biết về sự khai mở tâm thức chúng ta ngay trong cõi đời, vì cõi đời là một kỳ công của Thượng Ðế, rất thích hợp với mục đích nầy. Do vậy, nhà yogi một khi đã chọn mục tiêu thì tìm được ở cõi đời tất cả những gì ông cần để thực tập Yoga và hiểu biết Chơn Ngã một cách nhanh chóng. Ðịnh luật thì nhiều, ông có thể lựa cái nào cần, bỏ qua những cái không hữu ích, áp dụng cái thiết yếu và nhờ thế, ông có thể đạt những kết quả mà thiên nhiên phải mất rất nhiều thời gian mới thực hiện được.
Như vậy, Yoga không quá sức bạn. Một vài lối thực tập Yoga bậc thấp, một vài cách áp dụng đơn giản những qui luật mở mang tâm thức sẽ giúp ích bạn ở cõi nầy và ở nhiều cõi khác nữa. Là vì bạn sẽ gia tốc sự tăng trưởng của bạn khi bạn biết lợi dụng các quyền lực mà thiên nhiên ban cho bạn và giải trừ các điều kiện vô ích hay có hại cho bước tiến của bạn. Nếu bạn quan niệm Yoga như thế thay vì đọc một vài đoạn sách Phạn ngữ dịch sai thì Yoga sẽ trở nên một điều hữu ích và thực tế, và bạn sẽ thấy rằng muốn trở nên một nhà yogui, bạn không cần đợi một kiếp lai sinh.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm Hiểu về Samadi   YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeSat Sep 19, 2015 8:07 am

Tìm Hiểu về Samadi
trích trong Đường Vào Yoga
Samadi là gì
Trong Yoga Sutras , còn nhiều chữ quan trọng khác mà chúng ta bắt buộc phải dùng thường để tránh những lời dài dòng vô ích, vậy chúng cần được giải thích rõ ràng.
Có người nói : Yoga là Samadhi.
Samadhi là một trạng thái, trong đó, tâm thức lìa hẳn thể xác khiến thể xác trở nên bất động. Ấy là trạng thái xuất thần, trong đó trí vẫn hoàn toàn sáng suốt mặc dù thể xác hết cảm xúc. Khi từ trạng thái nầy, cái trí trở lại xác thân thì nó mang về các kinh nghiệm đã thu thập được trong cõi siêu hình và còn nhớ rõ khi nó nhập vào khối óc xác thịt. Ðối với bất cứ người nào trong trạng thái Samadhi cũng thế, họ cũng sáng suốt mặc dù thể xác không còn cảm xúc. Nếu người nào xuất thần mà hoạt động ở cõi Trung giới thì Samadhi của người ấy thuộc cõi nầy; nếu tâm thức của người hoạt động ở cõi Thượng giới thì Samadhi hoạt động ở cõi đó. Tóm lại, người nào có thể lìa bỏ xác thân và để nó bất động trong lúc trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, người ấy đạt được trạng thái Samadhi.
Câu Yoga là Samadhi hàm súc nhiều sự kiện rất quan trọng. Tỉ như bạn chỉ có thể tiến vào cõi Trung giới mà thôi trong lúc bạn ngủ thì tâm thức bạn ở trong trạng thái Svapna như chúng ta đã biết. Nhưng khi bạn dần dần mở mang quyền năng của bạn thì các sự kiện của cõi Trung giới bắt đầu hiện ra trong tâm thức thức tỉnh của thể xác, và khi nào chúng nó trở nên rõ ràng cũng như các sự việc của cõi Trần thì chúng nó trở nên đối tượng của tâm thức thể xác. Chừng đó, đối với bạn, cõi Trung giới không còn thuộc về Svapna mà thuộc về Jagrat, vậy bạn có hai cõi ở trong trạng thái Jagrat của bạn : cõi Trần và cõi Trung giới, còn cõi Thượng giới thì vẫn ở trong Svapna. Thể của bạn bây giờ là do hai thể xác và vía họp lại. Khi bạn tiến lên nữa thì cõi Thượng giới sẽ hiện đến, và cõi Trần, cõi Trung giới và cõi Thượng giới sẽ nằm trong tâm thức thức tỉnh của bạn và thuộc trạng thái Jagrat của bạn. Ba cõi nầy họp thành một, ba thể tương ứng cũng là một để nhận thức và hành động. Chừng đó ba thể của người thường trở thành một đối với nhà yogui. Khi bạn thực hiện được điều nầy, nếu bạn muốn thấy một cõi nào thì bạn phải chú ý vào cõi đó sẽ thấy rõ. Nếu bạn chú ý vào cõi Trần thì hai cõi Trung giới và Thượng giới trở nên lờ mờ. Trái lại, nếu bạn chú ý vào cõi Trung giới thì cõi Trần và cõi Thượng giới sẽ lờ mờ vì ở ngoài vòng tập trung của cái trí. Bạn hiểu điều nầy rõ ràng khi bạn lưu ý rằng khi tôi đặt tầm mắt của tôi ở giữa phòng thì hai hàng cột hai bên không thể hiện ra rõ trước mắt tôi. Nếu tôi chú mục vào một cây cột, tôi thấy cây cột ấy rõ còn hình bạn thì mờ. Bạn nên nhớ rằng các nhà yogui đã tách rời được các thể của họ trong lúc các thể nầy, nơi bạn, vẫn còn là một thành phần của bạn. Như vậy, những chi bạn chưa có thể rời bỏ thì nhà yogui đã rời bỏ được nên chúng trở thành những cái vỏ đối với họ. Vậy khi, một tu sĩ tiến cao, những cái vỏ thấp của họ họp làm một mà họ rời bỏ lúc nào cũng được.
Yoga là Samadhi . Ðó là khả năng lìa khỏi những cái gọi là thể để chú định vào trong. Ðó là nghĩa của Samadhi. Khi con người ở trong trạng thái nầy rồi không cách nào có thể gọi y trở lại cõi y đã rời bỏ (1). Ðiều nầy cũng giải thích cho bạn câu trong Giáo lý bí truyền nói rằng vị Chơn Tiên bắt đầu Samadhi của Ngài ở cõi Niết Bàn. Khi vị Jivanmukta tiến vào trạng thái Samadhi thì Ngài bắt đầu ở cõi Niết Bàn. Tất cả các cõi dưới đối với Ngài chỉ là một, Ngài khởi đầu Samadhi ở một cõi mà ít ai đến được. Ngài khởi đầu tại đó rồi lần lần vươn lên các cõi cao hơn nữa trong Vũ trụ. Cũng thời Samadhi, mà lúc thì dùng để gọi trạng thái của tâm thức khi nó tiến từ cõi Niết Bàn là cõi thứ năm sang ở các cõi cao rộng hơn như trường hợp của vị Jivanmukta.
Tâm thức hướng ra ngoài hay xoay vào trong
Samadhi có hai loại : một thì hướng ra ngoài, một thì xoay vào trong. Loại đầu luôn luôn đến trước và bạn đạt trạng thái Samadhi của tâm thức thức tỉnh hướng ra ngoài nầy khi bạn vượt ra khỏi các sự vật để tiến lên các nguyên lý căn bản của chúng và thoáng thấy được sự sống trường tồn. Darwin đạt được trạng thái ấy và khi ông ý thức luật tiến hóa. Ðó là Samadhi hướng ra ngoài hay Samadhi của thể xác. Samadhi nầy được gọi là Samprajnata Samadhi hay Samadhi với tâm thức, nhưng tôi nghĩ tốt hơn nên gọi nó là Samadhi với tâm thức hướng ra ngoài, nghĩa là tâm thức hiểu biết sự vật chung quanh. Khi các sự vật nầy không còn, nghĩa là khi tâm thức rút khỏi các thể thì con người đạt được Asamprajnata Samadhi hay Samadhi không tâm thức. Tôi thích gọi nó là tâm thức xoay vào trong vì chỉ khi nào con người xoay vào trong thì mới đạt được tâm thức nầy.
Hai trạng thái Samadhi đều có ở mỗi cõi, cái nầy tiếp nối cái kia. Ở giai đoạn đầu, cái trí tập trung mạnh mẽ vào sự vật rồi xuyên qua hình tướng, nó tiến thêm vào nguyên lý thâm sâu. Kế đó, tâm thức rút khỏi các thể của nó và quay vào bên trong chính nó ở một cái vỏ khác mà nó chưa được biết. Lúc đó, trong chốc lát, tâm thức chỉ biết có nó chớ không còn liên hệ đến bên ngoài. Tiếp theo đó là đám mây nghĩa là sự cảm thức trở lại một cái chi bên ngoài, nhưng sự cảm thức nầy mù mờ khác hẳn cảm thức hằng có bấy lâu. Thế rồi cái vỏ mới bắt đầu tác động và chừng đó con người cảm thức được sự vật của cõi kế trên tương ứng với cái vỏ đó. Ðó là cuộc luân chuyển của trạng thái Samadhi : Samprajnata Samadhi, Asamprajnata Samadhi, Megha (đám mây) rồi trở lên Samprajnata Samadhi của cõi kế trên.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Thiền Định   YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeSat Sep 19, 2015 8:08 am

Thiền Định
Định Trí- Tham Thiền - Chiêm Ngưỡng

trích trong Mới Học Tham Thiền

I - SỰ ÐỊNH TRÍ

Sự thiền định thường có ba mục tiêu. Sự định trí, sự tham thiền và sự chiêm ngưỡng; còn có thể chia ra làm nhiều mục tiêu nhỏ hơn nữa mà ở đây chúng ta không cần nói đến. Tuy nhiên học viên phải nhớ rằng sự tham thiền là một khoa học cần phải cố gắng suốt đời mới làm được vì vậy y chẳng nên hy vọng đi đến mức chiêm ngưỡng ngay ở lúc đầu.
Ðịnh trí nghĩa là hướng cái trí vào một tư tưởng rồi giữ cho cái trí cứ ở mãi trên tư tưởng ấy. Ông PATANJALI, tác giả những câu Châm Ngôn cổ điển, định nghĩa pháp môn Du Già như là “sự ngăn cấm không cho tư tưởng thay đổi”.
Người ta có thể lấy định nghĩa này mà áp dụng cho sự định trí, tuy rằng PATANJALI, còn đi xa hơn thế trong ý nghĩ của ông, để bao gồm cả sự tiêu hủy cái khả năng có thể tạo ra những hình ảnh làm bằng chất trí và mọi dấu hiệu rõ rệt khác của tư tưởng, như thế là đi từ giai đoạn định trí thông thường đến sự chiêm ngưỡng.
Vậy thì muốn có thể định trí được, cần phải làm chủ cái trí và do sự luyện tập mà lần lần học được cách thu nhỏ phạm vi hoạt động của nó cho đến khi có thể định nó vào một vấn đề duy nhất mà thôi. Người ta lựa chọn một tư tưởng hay một vật nào đó để định trí vào, và ở bước đầu tiên người ta phải loại bỏ tất cả các điều gì khác ra ngoài cái trí, phải loại cái làn sóng của tư tưởng xa lạ đối với đề tài này khi chúng lần lần hiện ra trong trí, giống như những hình ảnh lấp loáng của màn hát bóng vậy. Ở trong những giai đoạn đầu thì phần nhiều học viên phải tập luyện theo cái cách cứ loại bỏ mãi những tư tưởng và đấy là một cách rèn luyện rất tốt, nên tập nhiều. Nhưng còn có một phương pháp khác hợp lý hơn, để có thể định trí được: ta hãy hết sức thích thú đề tài, hãy đắm mình vào đó cho đến nỗi mọi tư tưởng khác phải biến đi trong trí. Ðiều này chúng ta vẫn thường làm luôn trong đời sống hằng ngày mà không biết, vì đã quá quen thuộc đi rồi : khi cần viết một lá thư, tính toán sổ sách, quyết định một điều gì quan hệ, khi phải giải quyết một vấn đề thì trí ta bị những sự việc đó thu hút hoàn toàn cho đến nỗi ta ở trong trạng thái định trí ít hay nhiều. Học viên phải tập được cách định trí như vậy mỗi khi y muốn và cái phương pháp tốt nhất để thành công là nên tập nhận xét và chú ý vào những đồ vật ở ngoại giới.

A- Định Trí vào đồ vật ở ngoại giới

Học viên hãy lấy bất cứ một đồ vật nào, một cây viết, một tờ giấy chậm, một bông hoa, một lá cây, rồi y hãy ghi nhớ lấy tất cả chi tiết bên ngoài về hình thể, cách cấu tạo mà thường không ai để ý đến, y hãy kê khai và xếp loại các đặc tính và rồi y sẽ thấy ngay rằng đấy là một sự luyện tập rất thích thú. Nếu y có thể lấy tư tưởng mà phân tách hay tổng hợp cái cách chế tạo hay phát triển của đồ vật thì lại còn hứng thú hơn nữa. Thật ra thì trong thiên nhiên, không có cái gì gọi là đáng nhàm chán cả; khi ta nhàm chán một cái gì, đó thường do lỗi tại ta không biết cách chú ý nên ta không thưởng thức vẻ kỳ diệu cùng sự đẹp đẽ của vật đó.
Muốn dễ định trí, ta hãy tập nói to lên tất cả những tư tưởng hiện ra trong trí; thí dụ : “ cây viết này màu đen; ở một vài chỗ nó phản chiếu ánh sáng tự nơi cửa sổ chiếu đến, cây viết này hình ống tròn, dài mười lăm phân tây, trên mặt nó có những sọc chéo : hình vẽ có những đường nét rất khít nhau, trông giống như những nhánh cây. . .”, tùy theo ý muốn của mình.
Theo cách đó, học viên học được cách loại bỏ ra khỏi trí mình cái thế giới rộng rãi bên ngoài để tự giam mình trong một thế giới nhỏ bé hơn mà chính y đã lựa chọn. Khi y thành công thì lúc đó y đã tương đối biết định trí ở một mức nào rồi, vì dĩ nhiên là còn sót lại nhiều tư tưởng tạp nhạp khác lởn vởn trong óc , tuy rằng tất cả đều liên quan đến cây viết này. Vì nói lớn tiếng nên y đã làm cho dòng tư tưởng chảy chậm lại và ngăn cản không cho cái trí ra khỏi đề tài. Do sự luyện tập học viên sẽ lần lần học được cách thu hẹp hơn nữa cái phạm vi của tư tưởng mình, mãi cho đến khi có thể thật định trí vào một điểm duy nhất.
Sự luyện tập nói trên có phần nào giống một bài tập thể thao; cần phải cố gắng thật nhiều và ngoài ra nó còn có vẻ khô khan, đáng nhàm chán vì nó không khêu gợi mối xúc cảm nào cả.
Vì thế nên cùng trong một lúc, chúng ta có thể tập một lối định trí khác nữa, nhưng trước khi miêu tả phương pháp này, cần phải nói rằng học viên phải khá thành thạo về cách tập định trí như trên đã nói. Học viên phải khá khéo léo trong cách luyện tập nói trên, rồi mới có thể thành công trong việc nhắm mắt mà tưởng tượng ra đồ vật làm sao cho thật đúng sự thực (visualisation) : đó là cái khả năng có thể vẽ lại trong trí mình một đồ vật nào đó, với tất cả những chi tiết, tuy ta không có sẵn ngay vật ấy ở trước mắt. Ngoài ra, sự tưởng tượng làm sao cho đúng này là một phần cố hữu cần thiết cho rất nhiều công việc mà những sinh viên thành thạo về các cách thức huyền bí học cần phải làm; thí dụ như tự ý tạo ra những hình tư tưởng hay là tạo ra những dấu hiệu trong chất trí khi đang hành lễ.
Vì vậy người học viên thật đứng đắn sẽ không bỏ bê ngành hoạt động này, lấy cớ rằng nó khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng. Y phải học ngay cách vẽ trong trí hình dáng những đồ vật, học nhận xét và coi kỹ rất tỉ mỉ một đồ vật rồi nhắm mắt lại, cố gắng vẽ ra hình ảnh của vật ấy trong trí mình.
B- Định Trí Khi THAM THIỀN VỀ MỘT ÐỨC TÍNH
Cái phương pháp thứ hai mà chúng tôi vừa nói thì thường chủ trương sự định trí vào một tư tưởng chứ không phải vào một đồ vật hữu hình. Nếu học viên lựa chọn một đức tính để tham thiền thì có điều ích lợi là y khêu gợi được ở nơi mình tấm lòng hứng khởi và lòng mộ đạo, đây là một điểm rất quan hệ trong những giai đoạn luyện tập đầu tiên; sự bền chí và kiên nhẫn của học viên được mang ra thử thách rất nhiều. Hơn thế nữa, kết quả của sự cố gắng này là làm cho cái đức tính đang tập luyện được thấm nhuần vào tính nết của học viên. Ở trường hợp này thì sự định trí chỉ nhắm vào tình cảm và không còn có tính cách hoàn toàn thuộc về lý trí nữa. Học viên cố gắng tạo ra ở nơi mình cái đức tính mà y đã lựa chọn, thí dụ như lòng thiện cảm, và khi y cứ dùng sức mạnh của ý chí mà trì chí mãi vào cái tính tốt duy nhất đó, thì rồi với thời gian, y sẽ thành công và cảm thấy mình quả thật là có lòng thiện cảm. Tập trung cảm tình của mình vào một điểm duy nhất thì dễ dàng hơn là tập trung tư tưởng mình vào đó, vì tư tưởng thì tinh vi, tế nhị hơn, hiếu động hơn và khó cầm giữ hơn; nhưng nếu ta thành công tập trung rốt ráo cảm tình lại, thì rồi cái trí cũng theo đó mà được tập trung lại một phần nào.

II SỰ THAM THIỀN

Sau khi đã học hỏi như vậy về sự định trí, bây giờ chúng ta có thể đi vào cái phần thứ hai của vấn đề, nghĩa là sự tham thiền thực sự. Tham thiền nghĩa là xem xét về một vấn đề, xem xét nó về đủ mọi mặt, đủ mọi hình thức, trong đủ mọi mối liên quan.
Thật ra thì giai đoạn tham thiền không tiếp theo ngay giai đoạn định trí vào một điểm duy nhất mà chúng ta vừa nói ở trên: khi cái trí định lại được phần nào để xua đuổi ra ngoài mọi tư tưởng xa lạ với vấn đề duy nhất được mang ra tham thiền ngay. Tuy nhiên, sự định trí thật sự thì cần thiết để có thể tiến tới mọi phương pháp tham thiền khác.
Nói vài dòng về sự tham thiền thì không lợi ích gì, chúng ta hãy đi ngay vào vài phương pháp tham thiền thực hành, như vậy bản chất và phương pháp của sự tham thiền được giảng giải rõ ràng hơn là những lý thuyết suông.
Vừa rồi chúng ta đã nói đến lòng thiện cảm, vậy chúng ta hãy lấy đó làm đề tài tham thiền

A- THAM THIỀN VỀ LÒNG THIỆN CẢM


Nên nghĩ rằng lòng thiện cảm cũng là một thuộc tính của lương tri Thượng Ðế, đứng ngang hàng với mọi đức tính khác. Rồi cố gắng hiểu cái bản chất và lòng thiện cảm trong thế gian. Nên coi đó như là một sức mạnh nối liền hai cá nhân riêng biệt. Khi so sánh lòng thiện cảm với tình thương thì ta thấy lòng thiện cảm bao gồm cái khả năng có thể hiểu biết kẻ khác và đặt mình vào địa vị kẻ khác; còn ở tình thương thì không bắt buộc phải có sự thông cảm đó, vì tình thương có thể chỉ là một ý nồng nhiệt muốn hiến mình cho kẻ khác, và tình thương này sẽ trở nên hoàn hảo hơn khi một sự hiểu biết đầy thiện cảm bổ túc cho nó. Ngoài ra, để nói cho rõ hơn, lòng thiện cảm phải có một duyên do bên trong thúc đẩy, đó là tình thương vậy.
Hãy tưởng tượng lòng thiện cảm của Thượng Ðế được ban rải khắp thế gian nhờ sự trung gian của con Người Lý Tưởng - Ðức Christ hay Ðức Chơn Sư - lòng thiện cảm này nhắm bủa rải lên chính Chơn Ngã của chúng ta.
Khi đã tiến đến mức độ này rồi, học viên phải do một ước nguyện mãnh liệt và có hiệu quả mà đắm mình vào cái dòng ảnh hưởng tuyệt vời này phát sinh tự nơi Ðức Chơn Sư và như thế y được tiếp xúc ngay với Ðấng mà y thờ phụng (có thể rằng lúc đó y đạt được trạng thái của sự chiêm ngưỡng). Lúc đó, y phải nghĩ đến sự thực hành lòng thiện cảm trong đời sống hàng ngày, trong khi y giao tiếp với bạn bè thân yêu, cũng như với những kẻ mà y cần phải đối đãi một cách hòa thuận hơn, y hãy lần lượt tưởng tượng ra mỗi người bạn và ban rải cho mỗi người cái ảnh hưởng thiện cảm tự cõi cao đã bủa rải xuống cho y. Dưới đây, còn có cách tham thiền khác, khó hơn dành cho những ai không thể định trí lâu vào tư tưởng duy nhất

B- THAM THIỀN ÐỂ NỚI RỘNG LƯƠNG TRI

Học viên phải nâng cao tư tưởng mình lên và nhìn ngắm sự rộng rãi bao la của vũ trụ. Hình ảnh bầu trời đầy sao, cái ánh sáng êm dịu của buổi hoàng hôn hay cái ý niệm về vũ trụ càn khôn được chứa đựng trong hạt nguyên tử vô cùng nhỏ bé; các điều đó sẽ giúp y trong việc nâng cao tư tưởng lên; khi muốn lên cao, nếu y muốn thì y có thể theo phương pháp nói trên, đi từ thể thấp đến thể cao hơn (xác, vía, trí . . .). Rồi nhờ một ước nguyện tối cao, y hãy hướng tư tưởng lên Ðức Thái Dương Thượng Ðế và tưởng rằng toàn thể Thái Dương Hệ đều nằm trong ranh giới của lương tri Ngài : “ Chúng ta sống, cử động, và tồn tại ở nơi Bản Thể Ngài”. Rồi y sẽ hướng tư tưởng vào cái ý niệm đã được nói đến trong tập sách nhỏ này của bà Annie Besant : “ Những trạng thái của tâm hồn” (On Moods) [5]. Dĩ nhiên là người ta cứ tưởng tượng rằng những nhân viên cao cấp nhất trong Quần Thiên Hội thì rất xa cách chúng ta, cái nguyện vọng rụt rè của chúng ta khó lòng mà tiếp xúc được với các Ngài, vì các Ngài rất xa lạ đối với những chuyện bé nhỏ vụn vặt của con người : sự thật thì trái ngược lại, vì chúng ta thường được tiếp xúc một cách chặc chẽ nhất với Lương tri của Thượng Ðế bao gồm vạn vật.
Học viên hãy tự giúp mình bằng cách tưởng tượng rằng khi cái xu hướng tinh thần càng nảy nở nơi y thì cái vòng hào quang nơi y cũng được lớn lên lần lần. Y hãy tưởng tượng đến vòng hào quang của con người tầm thường, vòng hào quang của những người học trò và đệ tử đã được điểm đạo, vòng hào quang của Chơn Sư và những sự tiếp xúc chặt chẽ giữa lương tri Chơn Sư và lương tri các đệ tử Ngài, cùng với những kẻ khác mà Ngài hằng giúp đỡ; học viên hãy nghĩ đến hào quang của Ðức Phật; theo tục truyền thì hào quang này rộng đến tám cây số xa chỗ Ðức Phật đang ngồi. Do tư tưởng, y lần lần đi lên cao như vậy, rồi sau cùng có thể tưởng tượng đến Ðấng Cao Cả mà hào quang hay phạm vi của lương tri Ngài bao gồm cả toàn thể địa cầu của chúng ta, và một Ðấng Cao Cả hơn thế nữa thì có hào quang bao trùm suốt cả Thái Dương Hệ chúng ta. Thật là rất đúng khi ta nói rằng mỗi việc làm, mỗi tư tưởng của chúng ta đều là một thành phần của chính Ngài; trí nhớ của chúng ta cũng là một phần trí nhớ Ngài, vì trí nhớ này không phải chỉ gồm có những kỷ niệm mà thôi; nó còn có thể tiếp xúc với những hình ảnh làm bằng chất Tiên thiên khí (clichés akashiques) trong thiên nhiên nơi đó Thượng Ðế tự biểu lộ.
Lúc ấy học viên sẽ nghĩ đến vài ba tính tốt mà người ta có thể coi như là các thuộc tính của Thượng Ðế được biểu lộ xuyên qua vũ trụ của Ngài - tính Công bình, sự Mỹ lệ, tình Thương yêu. Y sẽ tưởng tượng xem tính Công bình này của Thượng Ðế Tối Cao tự biểu lộ ở nơi những định luật bất di dịch của thiên nhiên, định luật giữ gìn năng lực, định lý của ông NEWTON chủ trương rằng sự hành động và sự phản động thì mạnh yếu bằng nhau và đi ngược chiều nhau. Học viên hãy nghĩ đến lòng tin thực sự về Nhân quả phải biết rằng kẻ nào giơ tay giáng mạnh đánh ta một cái thì chính là cái dĩ vãng của ta được sống trở lại đó và nhờ những tư tưởng ấy, y hãy bình thản chịu đựng những gì xảy ra với y hiện giờ hay có thể xảy ra sau này. Y cũng hãy nghĩ đến vô số những sự giao thiệp trói buộc người này với người khác, đến cái lưới Trời nó là Thiên cơ trong Vũ trụ, và y hãy nhìn thấy cái định luật bất di dịch của sự công bằng tuyệt đối ở nơi những mối giao tiếp rắc rối phức tạp đó.
Rồi đi vào phạm vi của sự Mỹ lệ, y có thể học hỏi về sự toàn hảo của Cơ Trời, cái Cơ của Thượng Ðế, Ngài là vị Kiến Trúc Sư Cao Cả gây dựng Vũ trụ, rồi y hãy xem xét một cách hết sức chăm chú tất cả vạn vật thiên nhiên đã được tạo ra và y sẽ có thể nhận thấy cái tính phổ biến đại đồng của cái vẻ Mỹ lệ hay Ðiều hòa của Ðấng Tối Cao.
Rồi y hãy rời bỏ cái vẻ đẹp của Thiên nhiên, y đừng nhìn ngắm nó nữa và hãy nhìn ngắm cái vẻ đẹp trong các việc làm của con người, có thể dùng trí tưởng tượng mà bay lên cao và ngắm các tác phẩm mỹ thuật của con người rất gần cận với phạm vi Mỹ lệ Thiêng liêng của Thượng Ðế . Vì thật ra những vật liệu mà bàn tay của nhà nghệ sĩ đã nhào nặn nên, thì cũng chứa đựng những quyền năng Thiêng liêng của Thượng Ðế trong Thiên nhiên. Cho nên về âm nhạc, các âm thanh kết hợp lại thành những tòa lâu đài hùng vĩ, phản chiếu xuyên qua biết bao nhiêu màu sắc, những nguồn thần lực khuôn mẫu của Thiên nhiên, nhờ sự trung gian của các Thiên Thần Âm Nhạc, tỏ lộ cho con người thấy mãnh lực của Tiếng Thánh Ngữ Ẩn Tàng và giúp con người đi trở về nước Thiên Ðàng tức là Di Sản Thiêng Liêng của y.
Tất cả những mối giao thiệp của con người tràn đầy tình thương yêu, trìu mến đều phát sinh tự tấm lòng từ bi của Ðấng Tối Cao. Ðối với con mắt của tinh thần thì vẻ đẹp của người đàn bà không khêu gợi những dục vọng ô trược, nhưng lại khiến ta kính trọng ở nơi nàng một đứa con của Thượng Ðế và một phản ảnh của cái vẻ Mỹ Lệ Tối Cao của Ngài. Trong khắp vũ trụ, chỉ có một tình thương yêu duy nhất mà thôi, Thượng Ðế Ðấng Từ Phụ Thiêng Liêng, mang giao phó tình thương này cho các con của Ngài giữ gìn, đó là cái thần lực nguyên thủy duy nhất; trong cái trạng thái sáng tạo sơ khai của nó, thì nó đã phát sinh ra vô số hình hài, và ở trong trạng thái cao siêu nhất của nó, thì nó đã hợp nhất các linh hồn lại bằng cách thu hút chúng vào sự hợp nhất và sự duy nhất của Ðời Sống Ðộc Nhất Vô Nhị.

III - SỰ CHIÊM NGƯỠNG (Contemplation)

Mới thoạt đầu thì những cách tham thiền mà chúng ta vừa mới nói ở trên có thể chỉ là những cách luyện tập có tính cách lý trí, chúng có hứng thú nhiều hay ít đối với người mới bắt đầu muốn học tham thiền, đó là tùy theo khuynh hướng và bản chất của học viên; những sự tập luyện như thế có thể khêu gợi tình cảm đến một mức độ nào. Nhưng khi y càng kiên tâm cố gắng và đi sâu hơn nữa vào những vẻ kỳ diệu và sự đẹp đẽ của những ý niệm cao cả mà y đang chiêm ngưỡng thì rồi lần lần y sẽ hoạch đắc được phần nào cái kinh nghiệm tinh thần cá nhân nó bắt được một cái cầu chạy ngang qua vực thẳm ngăn cách con người khoa học với con người Minh Triết, và rồi y sẽ cảm nhận được phần nào sự an lạc nội tâm, sự hứng khởi của tâm hồn mà Thánh ALPHONSE DE LIGUORI đã nói khi Ngài định nghĩa “Sự tham thiền giống như một lò lửa đầy ơn phước trong đó những linh hồn được bừng cháy vì Tình Thương yêu Thiêng Liêng của Thượng Ðế”. Sự tham thiền làm điều hòa những thể của chúng ta (chúng ta thường làm việc với các thể ấy, sự tham thiền cũng khiến cho ánh sáng của tinh thần bủa rải xuống để soi sáng những góc cạnh tối tăm của lương tri ta trong khi ta thức chớ không ngủ. Sự tham thiền khiến cho phàm ngã ta bớt xao động kể cả trí khôn, những mối xúc động cùng sự hoạt động không ngừng của khối óc và khi làm cho các thể thấp rung động theo cùng một điệu nhịp, thì sự tham thiền cũng khiến cho Chơn nhơn ảnh hưởng đến Phàm nhơn. Khi học viên càng đi xa mãi như thế để càng có nhiều kinh nghiệm tinh thần, thì y sẽ thấy mở rộng ra trước mắt nhiều trạng thái tâm linh khác nữa.
Y giữ cho nguyện vọng của y được gắn chặt với lý tưởng y, rồi y sẽ lần lần nhận thức được cái ảnh hưởng của lý tưởng này bủa rải lên y; và nếu y hết sức cố gắng để đi lên tới Ðấng mà y hằng mộ mến thì cánh cửa Thiên Ðàng sẽ hé mở trong chốc lát : y sẽ được hợp nhất với lý tưởng của y và khi thực hiện được lý tưởng này rồi thì sự chói chang huy hoàng sẽ chảy tràn trề vào y. Ðó là những giai đoạn của sự Chiêm Ngưỡng và sự hợp nhất. Chiêm ngưỡng là sự cố gắng để vươn lên cao, sau khi đã vượt khỏi những hình ảnh cụ thể của cái trí; còn sự hợp nhất là sự thực hiện được cái trạng thái xuất thần khi những giới hạn của Phàm ngã và cả cho đến cái bóng mờ của sự chia rẽ đều bị tiêu tan đi trong sự hợp nhất hoàn toàn giữa mục tiêu và kẻ đi tìm kiếm. Không sao có thể miêu tả một các tỉ mỉ hơn những kinh nghiệm như thế, vì chúng vượt khỏi mọi khả năng của ngôn ngữ. Những từ ngữ thì có thể được sử dụng như những tấm bảng dùng để chỉ đường, để chỉ dạy về đường dẫn tới những cảnh huy hoàng tuyệt diệu và để chỉ dẫn phương hướng cho kẻ hành hương biết lối mà tiến bước thôi.
SƯU TẦM
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: THIỀN VÀ ĐẠI ĐỊNH   YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitimeSat Sep 19, 2015 8:33 am

THIỀN VÀ ĐẠI ĐỊNH
(Dhyana et Samadhi)
Vì chúng ta là người, các điều hiểu biết của chúng ta (mà chúng ta cho là hợp lý) đều đến với chúng ta do tâm thức (conscience). Vì tôi ý thức được cái bàn nầy và sự hiện diện của ông nên tôi mới biết được cái bàn và ông ở đó. Tuy nhiên, về một phần lớn ở đời sống tôi, tôi không ý thức gì cả; ví dụ, tôi đâu có biết chi về các cơ quan trong con người tôi hay các bộ phận của khối óc tôi.
Khi tôi ăn, tôi ý thức được việc nầy, nhưng khi tôi đồng hóa nó, tôi làm một cách vô thức. Khi ăn, thức ăn biến thành máu, tôi cũng không hay biết gì. Khi máu huyết đem sinh lực cho toàn cơ thể tôi, đó cũng là một hiện tượng vô thức. Nhưng chính tôi làm các công việc đó, chứ không lẽ có đến hai chục người trong thân thể tôi.
Tại sao chính tôi làm các công việc nầy chớ không phải một kẻ nào khác ? Có người nói là tôi ăn, còn một kẻ khác biến chuyển các thức ăn nầy thành sinh lực. Điều nầy không thể có được là vì các sự việc vô thức nầy có thể đưa lên bình diện hữu thức. Ví dụ quả tim tôi, nó không tùy tôi chút nào, nó muốn đập, muốn ngưng lúc nào tùy nó. Nhưng với một ít công phu luyện tập, người ta có thể điều khiển nó được, bắt nó đập mau, đập chậm gì tùy ý. Điều nầy chỉ rằng sự điều hành các bộ phận của con người, tuy chúng ta không ý thức được, nhưng cũng do chúng ta làm một cách vô thức.
Thế là tâm chúng ta hoạt động trên hai bình diện : bình diện hữu thức trên đó mọi hoạt động đều ích kỷ và bình diện vô thức ở đây, tính cách ích kỷ nầy không còn. Ở loài cầm thú, hoạt động vô thức được gọi là bản năng, còn ở con người, hoạt động hữu thức chiếm được ưu thế.
Nhưng hai bình diện ấy không phải là tất cả. Tâm chúng ta có thể hoạt động ở một cõi cao hơn. Tâm có thể vượt ngoài tầm ý thức. Dưới tâm thức, có hoạt động vô thức. Trên tâm thức, còn có một thứ hoạt động khác và hoạt động nầy cũng không ích kỷ. Sự ích kỷ chỉ có ở bình diện giữa là bình diện hữu thức. Khi tâm vượt khỏi bình diện nầy dù trên cao hay dưới thấp thì nó hoạt động trong sự “vô ngã”. Khi nó vượt cao lên trên, nó đạt trạng thái siêu thức hay đại định (Supraconscience, Samadhi).
Khi chúng ta đạt trạng thái đại định, chúng ta trở nên siêu việt, thay vì đần độn. Tại sao chúng ta biết thế ? Chúng ta có thể căn cứ trên kết quả để trả lời. Khi con người ngủ say, y sang qua một bình diện thấp hơn tâm thức. Trong bình diện nầy, các cơ quan trong thân thể y vẫn hoạt động, y có thể cựa mình nhưng các hoạt động đều có tánh cách vô ngã. Y ở trong trạng thái vô thức, và khi y tỉnh thức, y giống như lúc chưa ngủ : sự hiểu biết của y trước cũng như sau, không thay đổi, không gia tăng một tí nào. Y không nhận một ít ánh sáng nào thêm. Trạng thái Samadhi thì khác : khi anh nhập vào, anh là một người thường, khi anh xuất ra, anh là một vị Thánh. Sự khác biệt là thế : ở trạng thái vô thức, con người lúc vào thế nào thì lúc ra cũng vậy. Về trạng thái đại định, lúc ra thì con người trở nên sáng suốt và trở thành một nhà tiên tri, một vị hiền triết; bản chất anh thay đổi hẳn, đời sống anh biến chuyển hoàn toàn.
Đó là một vài ý niệm về trạng thái Samadhi. Trạng thái đó hữu dụng như thế nào ? Nó hữu dụng như sau. Phạm vi của lý trí nghĩa là của tâm thức rất hẹp hòi. Lý trí của ta bị nhốt trong một cái vòng nhỏ nó cố vượt qua nhưng không bao giờ được. Nhưng chính ở ngoài vòng đó, nhơn loại mới không bao giờ được những điều cao quí nhứt. Tất cả những vấn đề về linh hồn bất tử, về Thượng Đế, về Đại Trí điều khiển Vũ Trụ, tất cả những vấn đề nầy đều vượt khỏi phạm vi lý trí. Lý trí không giải quyết chúng nó được mà chỉ nói : “Tôi không biết gì cả, tôi không nói có mà cũng chẳng nói không”. Nhưng các vấn đề nầy cực kỳ quan trọng, nếu ta không trả lời được một cách hợp lý, đời sống không còn lý do tồn tại. Tất cả lý thuyết về đạo đức, tất cả quan niệm về phong hóa, tất cả những gì cao quí nhất trong bản chất con người, tất cả những điều đó đều được căn cứ trên những câu phúc đáp đến từ bên kia vòng lý trí. Nếu đời sống chỉ là một trò chơi ngắn ngủi, nếu Vũ trụ chỉ là một tổ hợp ngẫu nhiên các nguyên tử, tại sao ta phải hành thiện đối với mọi người ? Tại sao ta phải từ bi, công bằng và bác ái ? Tại sao không nắm mọi cơ hội để mưu lợi cho ta ? Nếu hy vọng ở một cõi cao đẹp là một danh từ rỗng không, tại sao tôi phải yêu thương em tôi thay vì cắt cổ nó ? Nếu không có gì ở cõi bên kia, nếu không có sự tự do, nếu chỉ có những định luật khắc khe và khô chết thì tôi phải tìm hạnh phúc cho tôi ngay ở thế gian nầy. Hiện nay, có người cho rằng đạo đức nên căn cứ trên những lý lẽ thực tế, duy ích. Nhưng ta thử xem nền tảng của đạo đức là gì. Phải chăng là tạo hạnh phúc cho một số đông người ? Nhưng tại sao thế ? Tại sao tôi không gây khổ cho họ nếu sự việc có lợi cho tôi ? Các nhà duy ích trả lời như thế nào ? Làm sao chúng ta biết được cái gì tốt cái gì xấu ? tôi khao khát hạnh phúc, tôi phải chạy theo nó và không cần biết gì cả. Tôi khao khát hạnh phúc, tôi phải chạy theo nó và không cần biết gì cả, tôi có nhiều dục vọng, tôi phải thỏa mãn chúng nó, tại sao ông lại than phiền ?
Như vậy các chơn lý về đời sống con người, về đạo đức, về linh hồn, về Thượng Đế, về thiện cảm, về tình thương, về đức vị tha, các chơn lý ấy phát xuất từ đâu ? Nhất là đức vị tha. Đạo đức học, hành động và tư tưởng của nhơn loại đều căn cứ trên đức vị tha. Quan niệm về đời sống con người có thể gồm trong một chữ : vị tha. Nhưng tại sao ta phải vị tha ? Tôi phải tìm ở đâu sự cần thiết, động lực và can đảm để trở nên vị tha ? Ông nói ông là người duy lý hay duy ích nhưng nếu ông không trả lời rõ câu nầy, tôi sẽ nói quan niệm của ông không vững. Ông phải chỉ rõ tại sao tôi không nên ích kỷ ? Khuyên một người đừng ích kỷ thật là thi vị nhưng thi vị không phải là lý lẽ. Ông hãy chỉ cho tôi lý lẽ nầy. Tại sao tôi phải vị tha, tại sao tôi phải có lòng tốt ? Ông nói : bà nầy, ông kia bảo thế nhưng đối với tôi, câu trả lời nầy không có giá trị. Nếu nguồn lợi của tôi là thu thập rất nhiều hạnh phúc thì tôi phải ích kỷ. Vậy tôi vị tha để làm gì ? Nhà duy ích không sao trả lời được. Câu trả lời là thế giới của chúng ta chỉ là giọt nước trong biển cả vô biên, một mắc của sợi dây xích vô tận. Vậy các bậc chơn tu tìm ở đâu cái ý niệm về hạnh vị tha để giáo hóa nhơn loại : chúng ta biết ý niệm nầy không phải tự nhiên vì cầm thú sống với bản năng mà không biết vị tha là gì. Lý trí cũng không giải thích gì được. Thế thì ý niệm vị tha từ đâu đến ?
Học qua lịch sử, chúng ta nhận thấy các bậc chưởng giáo của thế giới đều có một điểm chung : tất cả đều nói nhận các chơn lý ấy từ cõi trên, tuy phần đông không biết đích xác nhận từ nơi nào. Ví dụ, một vị quả quyết rằng một Thiên thần có cánh bay từ trên cao đến nói : “Hỡi tu sĩ, hãy nghe sứ điệp !”. Người khác nói đã thấy một vị Đại thánh sáng rỡ hiện ra. Một người khác nữa cho biết một đêm nằm mộng thấy ông bà về tiết lộ điều nầy, lẽ nọ. Và các vị ấy chỉ biết có bấy nhiêu thôi. Các lời nầy có một điểm chung : các đấng chơn tu ấy nói nhận trực tiếp các điều đó từ cõi trên chớ không phải bởi quan năng suy luận của mình. Khoa Du Già xác nhận lời nói của họ là đúng, nghĩa là các điều đó đến từ cõi bên kia lý trí. Sự thật các điều đó đến từ nội tâm họ.
Các nhà Du Già dạy rằng tâm con người có thể vượt lên trạng thái siêu thức, ngoài tầm lý trí, và từ đây, chuyển cho nó sự hiểu biết cao quí nói trên. Đôi khi, một người không luyện tập Du Già nhưng ngẫu nhiên vượt qua được phạm vi lý trí để tiến đến một tâm trạng cao hơn bản thể hằng thường của con người. Khi việc nầy xảy ra, ông nói có một sự can thiệp từ bên ngoài. Vì thế, cũng thời một linh cảm hay một ý kiến siêu việt mà tùy người, nó dường như đến do một vị thần, vị thánh hay do Thượng Đế. Việc nầy có ý nghĩa gì ? Nó chỉ rằng chính tâm ta phát sanh ý kiến đó và sự phát sanh nầy được giải thích theo lòng tin tưởng và sự giáo hóa của mỗi người. Sự thật thì các người đó ngẫu nhiên được đưa sang trạng thái siêu thức.
Khoa Du Già dạy rằng hiện tượng ngẫu nhiên nầy rất tai hại. Trong nhiều trường hợp, người ta có thể bị loạn trí. Quí vị có thể để ý thấy rằng nhiều người, khi ngẫu nhiên chứng nghiệm được sự kiện nầy thì sau đó lầm lũi đi trong bóng tối và pha trộn kiến thức của họ với nhiều mê tín, dị đoan. Lắm khi họ bị ám ảnh.
Như vậy, mỗi khi một người ngẫu nhiên gặp được trạng thái siêu thức, ông sẽ truyền dạy nhiều chơn lý tốt đẹp nhưng đồng thời ông cũng gieo rắc sự mê tín rất tai hại cho đời. Muốn hiểu rõ đời sống của chúng ta, đành rằng ta phải vượt khỏi tầm lý trí, nhưng phải vượt một cách khoa học, chậm rãi bằng những công phu thích ứng. Chúng ta phải nghiên cứu trạng thái siêu thức như chúng ta nghiên cứu các sự kiện khoa học. Chúng ta phải suy luận hợp lẽ và cho đến lúc lý trí tỏ ra bất lực. Đến đây, lý trí dừng lại nhưng cũng còn vạch cho ta con đường tiến lên các cõi cao. Khi quí vị nghe một người nói nhận được linh cảm mà ăn nói quàng xiên thì quí vị đừng nghe. Tại sao ? Là vì linh cảm kiện toàn lý trí chớ không bao giờ trái nghịch. Ba tâm trạng : bản năng lý trí, thượng trí hay vô thức, hữu thức và siêu thức cùng thuộc một tâm hồn. Không thể có ba cái tâm trong một con người mà chính trạng thái nầy chuyển biến thành trạng thái sau : bản năng chuyển thành lý trí, lý trí chuyển thành thượng trí (hay siêu thức).
Mục đích của Du Già là đưa tâm sang trạng thái siêu thức một cách khoa học. Chúng ta cũng nên ghi nhớ rằng linh cảm có thể đến với chúng ta cũng như đến các bậc chân tu. Các vị nầy không phải một hạng người riêng biệt : họ cũng như quí vị và tôi, nhưng họ là các nhà du già siêu việt. Nếu các vị ấy đạt được siêu thức thì chúng ta cũng có thể đạt. Đúng ra không phải là có thể mà chắc chắn ai ai cũng đạt được và đó là tôn giáo.
Trạng thái siêu thức hay đại định là một trạng thái cao nhất của đời người. Nó đem lại cho con người sự an lạc thật sự.
Hạnh phúc của con thú là ăn uống, của con người là suy tư và của tiên thánh là đại định. Thế giới chỉ hiện ra trong tất cả sự huy hoàng của nó cho những ai thực hiện được sự đại định. Dưới mắt những ai đã diệt hẳn dục vọng, sự biến chuyển của vạn vật dưới thiên hình vạn trạng sẽ hiện ra trong một quang cảnh nguy nga kỳ diệu.
Ai ai cũng có thể tiến đến sự đại định. Khi ta tiến đến đó ta mới ý thức được thế nào là tôn giáo. Hiện nay, không khác kẻ vô thần, vì chúng ta chưa có một chứng nghiệm nào, Thiền sẽ đem lại cho chúng ta chứng nghiệm đó. Các giai đoạn mà chúng ta phải trải qua để tiến đến sự đại định, đã được qui định một cách khoa học và giúp ta thực hiện mục đích của ta. Chừng đó, các buồn bực, khổ đau sẽ tiêu tan, dây nhân quả sẽ chấm dứt và linh hồn sẽ hoàn toàn tự tại.
VIVEKANANDA
Phóng tác : TÂM THANH
(Trích Ánh Đạo số 13 năm 1969)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC   YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KHOA HỌC HUYỀN ÂM TRONG TU TẬP DU GIÀ - MANTRA YOGA
» CẢM XẠ HỌC –Chìa khóa của nhiều ngành Khoa Học Huyền Bí 1
» SÁU YOGA CỦA NAROPA
» CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA
» MANTRA YOGA - NIỆM CHÚ DU GIÀ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: HUYÊN BÍ HỌC ẤN ĐỘ-
Chuyển đến