CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ Empty
Bài gửiTiêu đề: BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ   BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ I_icon_minitimeSat Sep 19, 2015 8:37 am

BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ
Diễn giả : Đại Đức Geoffrey HODSON
Thông dịch: Ông François MYLNE
Thưa bà Hội trưởng
Thưa quí vị,
Về đề tài diễn thuyết hôm nay có nhiều ý kiến khác nhau. Điều thứ nhứt là nó khô khan và khó khăn; sự khó khăn đó đối với diễn giả cũng như đối với thông dịch viên. Cũng có nhiều bạn nghĩ rằng: mặc dầu vấn đề đó khó khăn, nhưng chúng ta không nên sợ hãi khi học hỏi nó.
Vậy tối nay, tôi diễn giải về “Bề đo thứ tư huyền bí”. Để giản dị sự giảng giải, tôi phải nói cõi vật chất nầy thuộc về cõi có bề đo thứ ba, và cõi Trung giới là cõi kế tiếp, có bề đo thứ tư.
Giờ đây, chúng ta cố gắng tìm hiểu sự giải thích bề đo thứ tư bằng toán học, bởi vì chúng ta không ngại sự khó khăn nên chúng ta có thể tìm được sự lợi ích trong môn học mới.
Thí dụ như các bạn sống trong đời sống cõi trần nầy, có khi nào các bạn nghĩ đến đời sống mình theo một chiều hướng hay không ? Nếu theo một chiều hướng, như một chiều dài, thì sự sống đó rất hạn chế. Như chúng ta chỉ đi một con đường thẳng. Điều đó cũng có sự lợi ích khác là chúng ta không bị vật chất bên ngoài làm xáo trộn. Thí dụ chúng ta chọn con đường phụng sự, chúng ta chỉ suy nghĩ một vấn đề phụng sự mà thôi. Có sự giải thích khác: một hàng chỉ có một bề đo, còn ý nghĩ phụng sự thì có hai bề đo; và sự làm linh hoạt có thể nói là bề đo thứ ba.
Ta có thể nói: sự xê dịch một hàng tạo một diện tích là bề đo thứ hai; xê dịch diện tích thành thể khối là bề đo thứ ba. Vậy các bạn thấy điều đó không phải là sự khó khăn. Trong đời sống thường ngày chúng ta nhìn nhận điều đó là lẽ dĩ nhiên. Sự khó là khi chúng ta cố gắng tìm hiểu bề đo thứ tư.
Vậy bề đo thứ tư là gì ? Trước hết, ta suy nghĩ ý nghĩa của bề đo thứ tư. Theo tiếng Anh thì bề đo có nghĩa là để biết bề rộng, bề dài, cũng như chữ “Dimension” là bề đo có nghĩa muốn biết vật đó lớn bao nhiêu, nhưng đối với những nhà khoa học và nhà toán học, thì họ có những định nghĩa và ý nghĩa khác. Theo nhà toán học, khi họ nói về bề đo thứ hai và thứ ba, thì họ nghĩ thế nào ? Khi một nhà toán học nói đến bề đo, thì họ nghĩ đó là một chiều hướng đi thẳng ra ngoài không gian. Nếu chúng ta không phải là nhà toán học thì ý nghĩ và suy tưởng như vậy thật khó khăn. Đối với những người Anh như chúng tôi, cái ý nghĩ “bề đo” là sự đi ra ngoài không gian, thì rất khó hiểu. Nhưng tôi không biết đối với các bạn Việt Nam sự nghĩ đó có khó hay không ? Vậy chúng tôi nói vắn tắt lại: một đường dài là bề đo thứ nhất; nếu đường đó di chuyển hoặc lên, hoặc xuống đối với đường thứ nhất thì là bề đo thứ hai, còn nếu nó thêm chiều cao nữa thì thành bề đo thứ ba. Theo sự luận biện của tôi thì như vậy, tất cả mọi người đều hiểu ba bề đo là thế nào rồi.
Khi nghĩ đến bề đo thứ tư, ta thấy trước sự khó khăn, vậy ta nên chú ý đem hết ý tưởng nghĩ đến nó. Khi hiểu được bề đo thứ tư, chúng ta bước qua trạng thái tâm linh khác, cao hơn. Vậy khi ta tưởng tượng đến bề đo thứ hai, thứ ba và thứ tư thì đó là sự tự nhiên, nghĩa là không lý do nào mà ta lại không nghĩ như thế được.
Khởi sự chúng ta không nghĩ đến bề đo nào cả. Sự không bề đo đó chúng ta biểu tượng bằng một chấm. Như chúng ta đã học ở trường, thì một chấm không biểu lộ một bề đo nào cả. Cái chấm không chỉ bề đo và sự to bé bao nhiêu, nó chỉ có nghĩa một chấm ở một địa điểm nhứt định. Chúng ta bước qua bề đo thứ hai với khởi điểm là cái chấm. Nếu nhiều chấm nối khít nhau thì tạo ra một hàng, cái hàng đó là bề đo thứ nhứt.
Vậy bây giờ chúng ta tìm hiểu bề đo thứ hai trong không gian theo luật lệ thông thường, là luật góc vuông (angle droit) là một góc có 90 độ. Sự khác biệt giữa bề đo thứ nhứt là một hàng, với bề đo thứ hai là sự di chuyển hàng ấy theo một phương hướng thẳng góc với hàng đầu tiên. Khi chúng ta ở vào trạng thái bề đo thứ nhứt nghĩa là chỉ một hàng thôi, chúng ta bước qua trạng thái thứ hai thuộc bề đo thứ hai, thì chúng ta phải làm sao có thêm đường thẳng hoặc lên, hoặc xuống, đối với hàng thứ nhứt cho nó thành một góc vuông.
Bây giờ chúng ta bước qua bề đo thứ ba. Khi chúng ta gạch thêm đường đối tượng bằng nhau và có góc thẳng, thì chúng ta có một hình vuông vức (carré). Theo kỷ hà học, thì hình vuông có đặc tính là bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vuông. Thật ra hình vuông không biểu tượng được, vì ta không thể rút hình vẽ trên bảng cầm nơi tay mà nói rằng: Đó là hình vuông. Tại sao chúng ta không thể làm như vậy ? Vì hình vuông không có bể dầy nên chúng ta không cầm được. Nó cũng không có chiều rộng hay chiều đứng vì hình vuông chỉ là hình kỷ hà học.
Bây giờ nếu muốn hình vuông trở nên thực tế thì ta thêm một bề đo nữa là bề đo thứ ba. Khi làm như vậy thì tôi cũng theo một luật. Tôi lấy một hình vuông vạch một chiều hướng bất cứ hướng nào nhưng hướng đó nó cũng phải thẳng góc như những góc của hình vuông. Chúng ta có thể vạch góc thẳng đi ra trước tấm bảng hay lùi lại sau. vậy ta cho nó lui vô tấm bảng làm thành bề sâu. Còn nếu ta cho nó lồi ra trước tấm bảng thì làm thành bề đứng. Chúng ta thực hiện được một khối vuông vức (cube), đó là hình có ba bề đo mà bạn thường học nơi trường. Vậy các bạn thấy một vật có ba bề đo không phải là sự khó. Sự khó khăn là do chúng ta theo luật lệ. Hàng gạch ngang tiêu biểu cho bề đo thứ nhứt, hình vuông là hình có hai bề đo, khi chúng ta xê dịch hình vuông theo chiều hướng góc thẳng, nghĩa là thêm bề cao của nó thì làm thành khối vuông. Nếu chúng ta có khối đó trong tay, thì thấy nó có ba bề đo là chiều dài, chiều ngang, chiều cao hay chiều sâu. Khi chúng ta hiểu điều này, thì sự giải thích sau đây sẽ được dễ dàng.
Vậy các bạn hãy để trí sẵn sàng đặng bước qua bề đo thứ tư.
Chúng ta làm thế nào ? Lấy hình khối vuông, chúng ta xê dịch nó theo chiều hướng của góc thẳng đối với hình đó. Chúng ta thử nghĩ điều đó được hay chưa ? Thật khó nghĩ ! Tại sao vậy ? Vì trí óc của chúng ta bước qua bề đo thứ tư là quá giới hạn hiểu biết của nó rồi. Sự thật, muốn hiểu bề đo thứ tư thế nào thì không thể dùng hạ trí được: vì hạ trí của chúng ta không khi nào tưởng nghĩ điều này được. Tuy nhiên, về kỷ hà học thì nó cũng giải thích được một phần nào về bề đo thứ tư. Với sự hiểu biết về lý luận toán học, chúng ta có thể biết qua về bề đo thứ tư, thứ năm và hơn nữa. Những người hữu học có bộ óc tinh vi, có thể hiểu được bề đo thứ tư như thế nào ? Có nhà toán học là ông C. H. Hinton hiểu được bề đo thứ tư và gọi cái hình tượng trưng đó với danh từ là “Tesseract”. Thật ra chúng ta có thể tìm hiểu những điều đó dễ dàng: Hình vuông được bao bọc bởi 4 cạnh và có 1 mặt hay là diện tích. Hình khối vuông có 12 cạnh, 6 mặt và 1 thể khối. Bởi vậy chúng ta đang ở vào hình vuông mà bước qua bề đo thứ ba, thì hình mà ta gọi là hình khối phải có số cạnh và diện tích tăng lên. Khối tesseract thuộc bề đo thứ tư chúng ta phải hiểu nó có 32 cạnh, 24 mặt và 8 thể khối. Đó là sự giải thích của nhà toán học.
Bây giờ chúng ta tìm hiểu sự giải thích đó bằng trí của chúng ta. Vậy xin các bạn nghĩ nó như khối tròn có một bề đo và có một lằn dài mà thôi. Khi đang ở một vị trí nào, thì không thể hiểu vị trí khác nó lên cao hay xuống thấp. Tất cả vũ trụ đều bị hình tròn hay vòng tròn bao bọc. Như cõi trần này chúng ta chỉ hiểu ba bề đo mà thôi.
Chúng ta tìm hiểu qua một vài điều của đời sống. Chúng ta thử nghĩ đến những con nhộng ở trong cái kén. Cái kén đó ở trong vòng tròn. Con nhộng trong kén không biết bề đo là gì, nó không thể thoát ra ngoài, nó chỉ sống trong cái kén. Nếu nó muốn xê dịch, nó chỉ xê dịch nội trong một đường thôi. Con nhộng không thể quẹo bên mặt hay bên trái, nó chỉ có một đường thẳng. Như hiện thời chúng ta chưa hiểu bề đo thứ tư như thế nào, thì giống như con nhộng chỉ biết hai chiều, hai chiều đó gặp nhau, thì chúng nó có thể xuyên ngang qua được. Còn sâu bọ thì không thụt lui, chỉ bò tới trước. Thí dụ hai con sâu đang bò và hai con gặp nhau. Chúng ta thử bắt hai con sâu cho nó đi ngược vòng; đối với con sâu đó là chuyện phi thường vì nó không khi nào thực hiện được. Khi một con sâu nầy thấy một con sâu khác, nếu chúng ta bắt nó trở lui thì nó không thấy con sâu kia. Chúng ta hiện đương ở vào tình trạng như vậy. Khi chúng ta nhìn vào gương, thì chúng ta không thể nào làm cái hình thụt lùi được. Khi nhìn vào gương chúng ta chỉ biết nhìn cái hình trước mặt.
Chúng ta hãy suy luận về bề đo của con sâu, nó có một đường thẳng, đó là sự tự nhiên của luật tạo hóa đặt để cho nó. Khi ở cõi trần chúng ta cũng bị giới hạn, như con sâu không thể đi ngoài con đường thẳng của nó. Thí dụ chúng ta bị nhốt trong căn phòng thì không vượt khỏi phòng được. Thật ra biểu tượng của vòng tròn hạn chế chúng ta trong sự giả tạo, và sự giả tạo không thể thực hiện được.
Thí dụ con sâu tiến hóa hơn có thể bước qua bề đo thứ hai. Khi được ở bề đo thứ hai, thì nó sẽ làm gì. Lẽ tất nhiên nó thấy rằng nó được giải thoát vì nó muốn đi hướng nào tùy ý ! Nó có thể đi một bên con sâu bạn của nó. Nếu con sâu bạn của nó không thấy nó thì nó có thể đi trở lại, con sâu bạn có thể thấy nó. Tuy được hai bề đo nhưng sự thật con sâu bị giới hạn nhiều: vì nó không biết đi lên hay đi xuống được. Con sâu không thể tưởng nghĩ nổi rằng: có bề cao.
Khi bề đo thứ nhứt và bề đo thứ hai đi thẳng góc nhau, đến chỗ gặp nhau, thì tạo ra bề đo khác. Vậy chúng ta suy luận lại. Đối với chúng ta, bề đo thứ tư khó hiểu như bề đo thứ ba đối với một con sâu, mặc dầu chúng ta đã hiểu biết được ba bề đo, nhưng chúng ta vẫn bị hạn chế. Sự thật, thì chúng ta là người ở cõi trần, chúng ta chỉ hiểu biết những sự gì trong tầm mắt của chúng ta mà thôi.
Thí dụ đối với một con sâu chỉ biết được bề đo của đường thẳng, thì khi nó bị nhốt trong một hình vuông của bề đo thứ hai, nó không thấy sự bị hạn chế. Nó có thể bò vòng quanh theo hình vuông ấy mãi mãi. Nó chỉ có thể bò ra ngoài khi gặp một cái cửa.
Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng một nhóm sâu khác. Nhóm sâu này biết được bề đo thứ hai như thế nào. Vì vậy chúng nó tiến hóa hơn, nên khi bị giới hạn trong hình vuông, chúng nó có thể tìm cách vượt ra ngoài. Loài sâu này có thể tìm hiểu và lý luận về bề đo thứ ba. Chúng nó có thể nói khi mà vượt qua bề đo thứ ba, bước qua cõi có bề đo thứ ba, là bước đến trạng thái gọi là tâm linh của chúng nó. Những con sâu đó tuy đã biết được bề đo thứ hai rồi nhưng khi nghĩ đến bề đo thứ ba thì rất khó hiểu cho chúng nó.
Thí dụ có một người nào đến giảng cho các con sâu đó hiểu, như một nhà Yogui xem xét về con sâu và bắt đầu tham thiền về sâu, thì có thể hiểu được bề đo thứ ba là hình khối, nhưng khi diễn tả trạng thái của bề đo đó thì thật rất khó.
Thí dụ như chúng ta đã biết bề đo thứ hai là hình thẳng và bước qua trạng thái bề đo thứ ba. Chúng ta hãy nhìn lại lằn thẳng, chúng ta có thể nói lằn thẳng không còn nữa; chúng ta coi lằn thẳng đó như vô hình hay chỉ là ảo ảnh; ảo ảnh đó do trí ta tưởng tượng ra mà thôi. Vì sự thật hình thẳng không phải là vật thể (solide). Không phải lằn đó bị giới hạn mà là trí ta bị giới hạn. Không phải một diện tích giới hạn chúng ta. Như chúng ta bước qua một bề đo khác, chúng ta coi lại bề đo ấy là ảo ảnh. Theo lý luận của chúng ta, thì nó tương tợ như vậy.
Nếu chúng ta có thể thoát khỏi ba bề đo, thì chúng ta thấy những gì xung quanh ta ?
Như những thí dụ vừa mới nói, khi chúng ta thực hiện hay thông cảm được bề đo thứ tư, thì những gì thuộc bề đo thứ ba không còn nữa và chúng ta có thể nói cõi vật chất này tan rã ra.
Một thí dụ khác, con sâu chỉ biết một đường thẳng, nếu con sâu bò theo vòng tròn, thì nó cũng chỉ biết đường thẳng mà thôi. Nhưng thật ra nó đi vòng quanh con đường. Chúng ta thử thí dụ có vài con sâu khác hiểu được bề đo thứ ba thì nó nghĩ như thế nào ?
Bây giờ thí dụ về sự hạn chế của chúng ta. Trong chuyện thần thoại bên Ấn Độ có nói sự tích ba người mù gặp một con voi. Người mù thứ nhất nắm được vòi con voi nói rằng đã nắm được cổ voi. Người thứ hai rờ được chưn voi thì nói rằng đã nắm phải thân cây. Người thứ ba rờ nhằm đuôi và nắm đuôi voi nói rằng: mình nắm được sợi dây. Các bạn biết rằng ba người mù đó thấy không đúng sự thật; vì họ mất thị giác nên hạn chế sự thấy. Họ bị sai lạc bằng ba cách khác nhau vì mù mắt nên con voi mà họ cho rằng cái cổ, cái cây và sợi dây, nhưng cái vòi, cái chưn và cái đuôi chỉ là một phần của con voi. Điều lầm thứ hai của ba người mù là họ tưởng cái cổ, cái cây và sợi dây là ba vật riêng biệt. Thật ra chúng ta thấy ba vật đó không riêng biệt mà là một phần trong con voi mà thôi. Những phần đó có sự liên lạc với nhau, nhưng đối với những người mù, thì họ không thể hiểu được sự liên lạc ấy. Đó là sự giới hạn mà chúng ta vấp phải. Những nhà triết học cũng nói y như vậy. Điều sai lầm là ta tưởng những vật mà ta trông thấy là những vật riêng biệt, có đời sống cá nhân của chúng nó, chớ ta không hiểu tất cả vạn vật mà ta thấy chỉ duy nhất mà thôi. Khi ta chỉ thấy sự riêng biệt, thì ta hành động trong đời sống theo ý nghĩ riêng biệt đó. Thật ra, những vật mà chúng ta trông thấy đều không riêng biệt với nhau mà ta có một khối duy nhất như con voi có vòi, có chưn và có đuôi của nó; những bộ phận đó đều thuộc về một con voi. Sự sống đang luân chuyển trong những bộ phận như cái vòi, chưn và đuôi chỉ là một. Hiểu một cách sâu xa hơn, thì chúng ta nghĩ đến cái phách của quả địa cầu chúng ta. Phách đó chẳng những bao trùm quả địa cầu mà cả không khí nữa. Bởi vậy cái phách của chúng ta có một đời sống rộng lớn hơn thể xác. Nhưng khi ta biết thể phách có quyền năng rộng hơn, thì ta nghĩ một cách sai lầm là chỉ nghĩ đến cá nhân riêng biệt. Thật ra tất cả những vật, những thể đều có sự duy nhứt chung. Thí dụ như chất dĩ thái. Tuy mỗi vật riêng tư nhưng có một đời sống chung và duy nhứt. Chúng ta không hiểu được điều đó, vì đối với chúng ta, thì chỉ có những gì thuộc về ba bề đo, là chúng ta mới hiểu. Còn những điều khác, thì chúng ta phủ nhận. Khi phủ nhận điều nào, thì chúng ta phủ nhận sự liên lạc của chúng ta đối với những người khác. Vì sự hiểu lầm có sự riêng biệt nhau, chúng ta làm những việc sái quấy như cướp bóc, giết người hay gây thiệt hại cho người khác. Đó là chúng ta hành động giống người mù.
Thí dụ ba người mù nghĩ cái vòi, chưn và đuôi của con voi là ba phần riêng biệt nhau, nhưng chúng ta hiểu những bộ phận đó chỉ là một. Cũng như chúng ta có thể nói sự thực tại và vị lai là sự huyền ảo. Một nhà thi sĩ chứng tỏ rằng: Thời gian tùy theo quan niệm của một người. Nhà thi sĩ nói: Đối với những người đêm không ngủ được thì thời gian trôi chậm, với những người đang sợ hãi thời gian biến mau; với những người sống trong sự đau khổ thì thời gian quá dài; với những người sống trong hạnh phúc hay sống trong sự khoái lạc thời gian qua mau quá, và đối với những người mà chúng ta thương yêu thì lúc đó chúng ta không còn cảm giác thời gian nữa. Bởi vậy với những tư tưởng bác ái thiêng liêng, chúng ta có thể nghĩ rằng Thượng Đế là sự không thời gian. Khi một người bước qua trạng thái tâm thức cao, thì cảm thấy được thời gian không còn nữa. Điều đó rất trừu tượng và tôi không muốn làm các bạn bận óc nhiều về điều đó.
Tôi xin trình bày về hai sự mà tôi đã nhận thấy: khi từ thể khối bước qua bề đo thứ tư, khi nhìn sự đó, thì chúng ta thực hiện được điều như sau đây: sự đó khó tả được: vì khi chúng ta đứng qua trạng thái của bề đo thứ tư mà nhìn qua những đồ vật của bề đo thứ ba như khối vuông, thì chúng ta thấy những đường nghịch nhau. Sự khó khăn như chúng ta cố gắng nghĩ đến bề đo thứ tư, vì trí chúng ta quả quyết rằng: không thể hiểu được bề đo thứ tư như thế nào. Đó là đường thẳng góc của bề đo thứ ba, khó cho ta nhận thức được một hình khối vuông vức có thể đi một đường khác thẳng góc ra bề đo thứ tư.
Tôi xin các bạn tưởng tượng một khối vuông co giãn; sự co giãn không có giới hạn, nhưng tùy thuộc theo trí tưởng tượng của các bạn. Trí tưởng tượng của ta làm cho khối vuông đó lớn bao nhiêu tùy ý.
Khi một người có thần nhãn nhìn vào hình khối, người đó thấy hình khối thâu nhỏ lại hay nới lớn ra không giới hạn. Theo lý luận của trí chúng ta, thì cho rằng điều đó không thể có, vì trí chúng ta chỉ thâu nhận ba bề đo mà thôi, nhưng khi bước qua bề đo thứ tư, thì cái trí bị ngưng lại, vì cái trí đó không thể tưởng tượng rằng: một sự vật gì có thể đi đến trung tâm điểm hay có thể từ trung tâm điểm nới giãn ra đến vô hạn.
Tôi hy vọng rằng sự thuyết trình trên đây có thể đem lại các bạn một vài quan điểm về bề đo thứ tư theo sự nhận định của kỷ hà học và do tâm thức.
Biên soạn
Nguyễn Thị Hai
(Trích tạp chí Tìm Hiểu Thông Thiên Học)
Về Đầu Trang Go down
 
BỀ ĐO THỨ TƯ HUYỀN BÍ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Huyền Bí Học và Huyền Thuật
» HUYỀN BÍ HỌC
»  Khoa Học Huyền Bí
» HUYỀN CÔN ÐẠI PHÁP
» Khoa học và huyền môn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: - NHÓM NGHIÊN CỨU TÂM LINH ĐÔNG TÂY VÀ DIỂN ĐÀN TỰ DO VỀ TÂM LINH :: CHUYÊN ĐỀ NGOẠI CẢM HỌC - PSYCHIC-
Chuyển đến