CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:44 am


TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC

Tăng thuận
Ánh Sáng – T2 – Úc Châu
Biên soạn xong lúc 1.15 am sáng
Ngày 02/04/2011 , tại Regents Park , Úc Châu
http://www.huyenbihoc.com


CÁC LOẠI THIỀN ĐỊNH CỦA PHẬT GIÁO :

Thiền Định của Phật giáo phát nguyên từ thuật Du Già cùa thời cổ Ấn Độ ; tuy mục đích của Thiền Định Phật giáo là để thoát sinh tử và đạt đến cỏi niết bàn , nhưng các phương pháp , nguyên lý và hiệu quả khách quan của sự tu tập Thiền định Phật giáo có hàm chứa các thành phần của khí công trong đó ; nên ngày nay những tinh hoa ẩn tàng trong Thiền định Phật giáo , sau khi cởi bỏ các hình thức tôn giáo bên trong , đả trở thành một phương pháp luyện tập tâm thân , mục đích để phục vụ cho sức khoẻ , trị bệnh và phát triển trí tuệ cho con người và từ đó đả hình thành một chi phái mới , được người đời biết đến là Khí Công Phật Gia .

Thiền Định của Phật Giáo có thể giúp con người trường thọ , nên khí công hấp thu lấy toàn bộ tinh hoa nầy của Thiền Định Phật Giáo làm mục đích tu tập của mình , còn Thiền Định Phật Giáo thì dùng Thiền Định để được Minh Tâm Kiến Tánh , từ Định Sanh Tuệ là thuộc về Tuệ Học của Phật Giáo , nên sự đạt được trường thọ chỉ là sản phẩm phụ của Thiền Định Phật Giáo mà thôi .

Thiền Định Phật Giáo được chia ra thành 3 lưu phái : Thiền Pháp của Tiểu Thừa , Thiền Pháp của Đại thừa và Thiền Pháp của Kim Cang Thừa .

- Thiền Pháp cuả Tiểu Thừa được chia ra hai loại là Thế gian Thiền và Xuất Thế Gian Thiền .

Thế gian Thiền gồm có :

Lục Diệu Pháp Môn , Tứ Thiền Bát Định , Tứ Vô Lượng Tâm Quán , Thông Minh Thiền , 16 Đặc Thắng Ngủ Chủng ....

Xuất Thế Gian Thiền Pháp :

Dùng để đoạn khổ nảo và xuất sinh tử gồm có : Cửu Tưởng , Bát niệm , Thập Tưởng , Bát Bối Xả , Bát Thắng Xứ , 11 Thiết Xứ , Cửu Thứ Đệ Định , Sư Tử Phấn Tốc Tam Muội , 9 loại Siêu Việt Tam Muội .....thâm nhập vào Cửu Thứ Đệ Định , lấy bất tịnh quán làm con đường chính để quán hình tướng bên trong và bên ngoài của sắc thân ... để đoạn khổ nảo và xuất sinh tử .


Thiền Pháp của Đại thừa Phật giáo gồm có các tông chính Thiên Đài Tông , Thiền Tông , Tịnh Độ Tông .......

Thiền Pháp của Thiên Đài Tông gồm có 3 loại : Tiệm Thứ Chỉ Quán , Viên Đốn Chỉ Quán , Bất Định Chỉ Quán .

Viên Đốn Chỉ Quán có 4 loại Tam Muội : Thường Tọa Tam Muội , Thường Hành Tam Muội , Bán Tọa Bán Hành tam muội , Phi Hành Phi Tọa Tam Muội , Bất Định Chỉ Quánh tức Lục Diệu Pháp Môn .

Thiền Pháp của Thiền Tông gồm có Diện Bích Quán của Bồ Đề Đạt Ma gọi là Chân Như Tam Muội hay là Nhất Hành Tam Muội . Thiền Tông có hai phái Nam và Bắc , Thiền Bắc Tông là tu Tiệm pháp , Thiền Nam Tông tu Đốn Pháp .

Thiền Nam Tông lại được chia ra thành Thiền Lâm Tế , Thiền Quy Ngưỡng , Thiền Tào Động , Thiền Vân Môn , Pháp Nhản Ngũ Tông .

Thiền Pháp của Tịnh Độ Tông chỉ lấy tôn chỉ tụng niệm Phật A Di Đà để được vãng sinh về thế giới Tịnh Độ của Tây Phương Cực Lạc .

Hiển Tông Phật Giáo và Mật Tông Phật Giáo có những điểm bất đồng như sau :

Hiển Tông Phật Giáo chỉ diệt trừ Biên Chấp và Phiền Nảo qua tâm lý và tư tưởng , Sự tu tập của Hiển Tông Phật Giáo tách rời tâm và thân ra , chỉ chuyên tu tập tâm và lơ là việc rèn luyện tu thân ; còn Mật Tông Phật Giáo nhận định rằng Tâm và Thân của con người không thể tách rời ra được , nếu ta chỉ dùng tư tưởng và tâm lý của con người đi đoạn trừ biên chấp và phiền nảo , có khi có tác dụng tốt , nhưng có những lúc phương pháp nầy không thể thành công một cách tuyết đối được , bởi vì tư tưởng và tâm lý của con người phải chịu sự hạn chế sinh lý của thân thể con người , nếu ta loại bỏ yếu tố sinh lý của cơ thể , thì hiệu quả thành công trong việc tu trì của con người sẻ bị hạn chế . Do đó , Mật Tông Phật Giáo chủ trương tu tập tâm thân cùng một lúc , mới đạt được hiệu quả tuyệt đối vậy . Cách tu nầy của Mật Tông Phật Giáo giống với phép tu Tiên , Tính Mệnh Song Tu của Đạo Gia Trung Hoa vậy .

Thiền Pháp của Kim Cang Thừa còn gọi là Chân Ngôn Thừa hay Mật Tông chia ra làm Tiền 3 bộ và Hậu Bộ , Tiền 3 bộ là : Sự Bộ , Hành Bộ và Du Già Bộ , Hậu Bộ là Vô thượng Du Già .

Tiền 3 bộ là Sự Bộ , Hành Bộ và Du Già Bộ :

Thiền Pháp của Sự Bộ : Chú trọng quán tưởng hình tướng của Bổn Tôn , Nguyệt Luân , Chủng Tự , Mặc niệm Chú ....

Thiền Pháp của Hành Bộ : Chú trọng quán tưởng hình tướng của Bổn Tôn , Chủng Tự , Mặc niệm Chú ...Quán xuất nhập Tự Thân thành Bổn Tôn , Chủng Tự .....gọi là Nhập Ngả , Ngả Nhập , tuần tự như thế mà quán chiếu tu tập .

Thiền Pháp của Du Già Bộ : Chú trọng quán tưởng tự thân thành tưởng hình tướng của Bổn Tôn , Nguyệt Luân , Chủng Tự , Mặc niệm Chú ....

Thiền pháp của Tiền 3 bộ trên , lúc đầu đều cần phối hợp việc điều tức và tụng chú để đi vào quán tưởng .

Thiền Pháp của Hậu Bộ Vô thượng Du Già : Chú trọng việc tu thân luyện khí , Lạc Không Song Vận ....Thiền Pháp Vô thượng Du Già của Phái Ninh Mả ( Phái áo Đỏ ) , Mật Tông Tây Tạng gồm có 3 bộ pháp là : Sanh Khởi Thứ Đệ , Viên Mản Thứ Đệ , Đại Viên Mản Thiền Pháp .

Sanh Khởi Thứ Đệ Thiền Pháp : là giai đoạn đầu chuẩn bị để vào tu Vô thượng Du Già , giống cách tu của Sự , Hành và Du Già của Tiền Tam Bộ như trên , như việc quán tưởng bản thân thành Bổ Tôn , trong Tim có Nguyệt Luân , trên nguyệt luân có chủng tử của Bổn Tôn ...Thiền Pháp nầy gọi là Tùy Sát Tiệm Thu Tam Ma Địa .

Viên Mản Thứ Đệ Thiền Pháp : Chủ yếu lấy việc tu thân và luyện khí lực , đem khí toàn thân để đưa vào trung mạch .
Viên Mản Thứ Đệ Thiền Pháp gồm có các phương pháp thiền định sau để đem khí toàn thân đưa vào Trung mạch là : Pháp Thiền Bảo Bình Khí , Pháp Chiết Hỏa Định , Pháp Kim Cang Thông .......

Pháp Thiền Bảo Bình Khí : Lấy việc điều tức , hít hơi dài sâu cho đầy bụng , sau đó ngưng thở cho đến khi không chịu đựng được nửa , thì thở ra và tưởng tượng khí thoát ra từ khắp lổ chân lông của toàn thân , cứ lập lại chu trình nầy cho nhiều lần , tu tập trong một thời gian dài thì khí lực dồi giàu và tâm được vắng lặng , như vậy khí lực sẻ dần dần đi vào trung mạch .

Pháp Thiền Chiết Hỏa Định : Từ việc bắt đầu quán tưởng luồng hỏa tại Đan Điền , tưởng tượng ở bụng có ngọn lửa đang cháy , hoặc tưởng tượng ở bụng có một điểm sáng đỏ chói như hạt đậu , hoặc chử Phạn màu đỏ nơi bụng , quán đến khi thấy bụng nóng lên , sau đó quán ngọn lửa nầy từ đan điền theo trung mạch đi lên đỉnh đầu , trên đường đi làm chiếu sáng luân xa Bụng , Tim , Cổ Họng và luân xa đỉnh đầu , như thế khí lực sẻ dần dần đi vào trung mạch vậy .

Đại Viên Mản Thiền Pháp : Tương tự pháp tu của Thiền Tông và Thiên ĐàI Tông , lấy tự tâm bản lai thanh tịnh , viên mản , cụ túc , nhất thiết hiển hiện tất cả , được gọi là Đại Viên Mản , Tu Pháp gồm tiền hành và Chánh hành .

Phương pháp Tiền Hành gồm : Tu thân luyện khí , để nhiếp khí vào trung mạch , giống phép tu tiền Viên Mản Thứ Đệ , nhưng đồng thời có tu quán tâm , phép quán nầy giống với phép quán Viên Đốn Chỉ Quán của Thiên Đài Tông .
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:45 am

Phương pháp Chánh Hành gồm: Triệt Tức 澈却 và Tỏa Cát 妥噶 .
Pháp Triệt Tức 澈却 có nghĩa là Lập Đoạn , tu trì giử qiác thọ không bị tán loạn , không quán tưởng trì niệm , không quán tâm tìm tâm mà buông thả tự nhiên , phép nầy gần giống với phép Thiền Nhất Hạnh Tam Muội của Thiền Tông Nam Truyền .

Pháp Tỏa Cát 妥噶 có nghĩa là Siêu Đốn , cần ngồi Thiền , tâm vô phân biệt mà thức giác hư không .
Phái Cát Cử Áo Trắng Mật Tông Tây Tạng còn có pháp Đại Thủ Ấn cũng trực thuộc vào phép tu Đại Viên Mản .

Thiền pháp Đại Thủ Ấn phân làm hai loại Đốn và Tiệm tu , đều là ngồi Thiền .
Phép Độn Pháp giống với phép Triệt Tức 澈却 của Đại Viên Mản , còn phép Tiệm Pháp là phép từ nông vào sâu trong 4 Du Già sau : Chuyên Nhất Du Già , Ly Hý Du Già , Nhất Muội Du Già và Vô Tu Du Già ...
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:46 am

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC - 2


Khí Công Học và Phật Học có sự liên hệ rất thâm sâu với nhau , nhưng bản chất bên trong của khí công học không tương đồng với Phật Học .

Nhìn từ góc độ của Phật Học , thì Khí Công Học thuộc về Thế Gian Pháp , còn Phật Học thuộc về Xuất Thế Gian Pháp ; nhưng toàn bộ phương pháp Thiền Định trong Phật Học hoàn toàn được Khí Công Học hấp thu lấy , và Khí Công Học hoàn toàn loại bỏ nội dung tôn giáo xuất thế gian của Phật Học , như vậy phần tinh hoa khoa học tâm linh còn ẩn tàng trong Thiền Định Phật Giáo xưa nay , đả được giới Khí Công Học hiện đại tuyển lựa ra những phương pháp tu tập tâm linh của Thiền Định Phật Giáo , từ trong hào quang hào nhoáng có nội dung của tôn giáo , để trở thành những khoa học nhân thể thực tế , để mang lại sức khỏe , tiêu trừ bệnh tật , trường thọ và hạnh phúc cùng trí tuệ cho nhân loại trong cuộc sống hiện tại ....
Giới Khí Công Học tuyên bố : Ngày nay , Khí Công Học trong thời gian dài được ẩn tàng và phát triển dưới lớp áo đầy hào quang của tôn giáo , đả đến hồi kết thúc .

Khí Công Học của Phái Phật Gia đả hấp thu lấy toàn bộ tất cả những phương pháp tu tập tâm thân của Thiền Định Phật giáo , sau khi đả loại bỏ tất cả những nội dung có tính chất tôn giáo ra , Khí Công Học của Phái Phật Gia đả được khoa học hóa trong giai đoạn hiện đại , nó đả thoát ly với những nội dung có tính chất tôn giáo và đang hướng đến trung tâm của sự phát triển khoa học nhân thể , là một môn khoa học đầy hứa hẹn mang đến sức khoẻ , thịnh vượng và hạnh phúc cho nhân loại trong thế kỷ 21 nầy .

Ngày nay , trong việc nghiên cứu phát triển khoa học khí công , người ta đả dùng đến nhiều môn khoa học như Y Học Đông Tây , Lượng Tử Lực Học , Vật Lý Học , Hoá Học , Khoa Học lý thuyết siêu sợi , Lý Thuyết Mờ , Năng lượng và vật chất đen ....để giải thích các hiện tượng khí công , lý giải những hiện tượng Đặc Dị Công Năng vân ..vân...

Từ đó các phát minh bắt nguồn từ những nguyên lý và công thức của khí công để hình thành những máy móc dụng cụ có đặc tính sản sinh , cường độ , thu và phóng phát khí năng của nhân thể và khí năng của vũ trụ được hợp nhất để phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ , điều trị bệnh tật , phát triển trí năng và tuệ giác của con người được phổ biến rộng rải trong sinh hoạt của xả hội nhân sinh .

Do đó , việc tu tập khí công , tức là tu tập để làm phát triển những giác quan ngoại cảm cùng khả năng của chân ngả còn tiềm tàng trong cơ thể của con người , và khí công học là một thành phần nồng cốt và là một nhân tố chính trong khoa học nhân thể ; nói cách khác khoa học nhân thể là khoa học ngoại cảm , với mục đích làm phát triển những giác quan và khả năng siêu giác và siêu thức của con người vậy ; thông qua đó , Thiên Địa Nhân đồng nhất thể , con người có thể mang nhiều năng lượng và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong tam tài để phục vụ cho hạnh phúc của nhân loại , lợi ích của nó thật là to lớn cho con người vậy .

Trong những phương pháp khí công của phái Phật Gia , Phương Pháp Tứ Thiền Bát Định , thuộc về thế gian thiền pháp của Tiểu Thừa Phật Giáo và tiềm tàng trong Đại Thừa cũng như trong các tôn giáo ngoài Phật Giáo .....

Phương pháp Thiền Định trong Tứ Thiền Bát Định gồm có :

Tứ Thiền Sắc Giới là : Nhất Thiền , Nhị Thiền , Tam Thiền , Tứ Thiền .
Tứ Thiền Vô Sắc Giới gồm có : Không Vô Biên Xứ , Thức Vô Biên Xứ , Vô Sở Hửu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ .

Do đó , 4 Thiền của Sắc Giới và 4 Thiền của Vô Sắc giới hợp thành Tứ Thiền Bát Định , cộng thêm phương pháp Thiền của Thọ Tưởng Diệt Tận Định , tổng thể hợp thành chín giai đoạn Thiền Định gọi là Cửu Thứ Đệ Định vậy .

Sau khi tu thuần thục xong Thiền Cửu Thứ Đệ Định , hành giả có thể tiến lên tu pháp Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội , cuối cùng là tiếp tu đến phép Thiền Định Siêu Việt Tam Muội .

Phép Thiền Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội : Sau khi hành giả tu thành công Thiền Cửu Thứ Đệ Định , Hành giả sẻ tu tập đến phép Thiền Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội , khi thành công hành giả có thể đi từ Sơ Thiền đến Thọ Tưở̀ng Diệt Tận Định và đi ngược xuống đến Sơ Thiền một cách thần tốc như ý , nên được gọi là Phép Thiền Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội.

Phép Thiền Định Siêu Việt Tam Muội : Sau khi tu tập thành công Phép Thiền Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội , hành giả tu tiếp phép Thiền Định Siêu Việt Tam Muội , nếu thành công , hành giả có thể tự tâm tùy ý mà ra vào bất cứ cảnh giới thiền định nào của Sơ Thiền lên đến Cửu Thứ Đệ Định vậy .

Căn cứ ý nghĩa nội dung của định và tùy theo cấp độ thăng chứng mà phân loại thành Định cận hành và Định an chỉ. Định cận hành là định đạt được do sự tập trung quán sát vào các đề mục như quán Tứ niệm xứ, quán tử thi, quán sự hình thành và hủy diệt của tứ đại… Còn Định an chỉ là sự nhất tâm đạt được liền sau Định cận hành, nhờ quán tưởng mà tâm ý lắng đọng không còn vọng tưởng.
Về cơ bản có hai loại trí tuệ, trí hữu lậu và trí vô lậu hay còn gọi là trí tuệ thế gian và trí tuệ xuất thế gian. Trí tuệ hữu lậu là trí tuệ còn mang tính chất phiền não hữu lậu. Trí tuệ này chỉ có khả năng hiểu biết hiện tượng các pháp, câu hữu với tham sân si. Trí tuệ vô lậu là trí tuệ thanh tịnh, có khả năng đoạn tận phiền não hữu lậu. Thành tựu trí tuệ vô lậu này là thể nhập chân lý, chứng ngộ Niết bàn.
Mặt khác, căn cứ trên tính chất thì trí tuệ còn được chia thành Căn bản trí và Hậu đắc trí. Trong đó, Căn bản trí còn gọi Vô phân biệt trí, là tánh giác viên minh mà mỗi chúng sanh vốn có sẵn, nhưng bị phiền não che lấp nên không thể hiển lộ ra ngoài. Còn Hậu đắc trí là trí tuệ thành tựu sau Căn bản trí, nhờ công phu thực hành Giới-Định-Tuệ. Ngoài ra, do y cứ trên phương diện tu tập mà đạt Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ. Trí tuệ có được nhờ vào quá trình ghi nhận nghe, học tập kinh điển giáo lý Đức Phật mà đạt được gọi là Văn tuệ. Trí tuệ phát sanh nhờ vào quá trình tư duy nghĩa lý giáo điển Phật Đà gọi là Tư tuệ. Còn tuệ phát sinh nhờ quá trình tu tập thực hành những giáo pháp gọi là Tu tuệ.

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH :


Căn cứ vào tổng thể của tứ thiền mà nói , thì phân chia thành 18 chi : Sơ hiền 5 chi , Nhị thiền 4 chi , Tam thiền 5 chi , Tứ thiền 4 chi . Vì cùng các công đức pháp đó mà chi trì thiền , nên gọi là chi .

Sơ Thiền Ý Trụ , Nhị Thiền Khí Trụ , Tam Thiền Mạch Trụ , Tứ Thiền Tức Trụ . Hành giả sau một thời gian dài đạt được 3 loại trụ nầy rồi , thì các giác quan ngoại cảm hay tiềm năng siêu nhiên của con người sẻ được khai phát ra .
Chướng ngại của thiền thứ nhất là tiếng ồn đi vào từ tai (trong kinh gọi tiếng ồn là cái gai của nhất thiền). Chướng ngại của thiền thứ hai là tầm và từ. Chướng ngại của thiền thứ ba là hỷ. Và chướng ngại của thiền thứ tư là sổ tức (như vậy tới thiền thứ tư mình không nên áp dụng sổ tức nữa, tại vì còn sổ tức là còn đếm). Vì vậy trong nhất thiền ta chấm dứt tiếng ồn để lên nhị thiền. Trong nhị thiền ta chấm dứt tầm và từ để lên tam thiền. Trong tam thiền ta chấm dứt hỷ để lên tứ thiền. Trong tứ thiền ta ngưng sổ tức để đạt tới không định. Bồ tát thực tập nhất tâm để đạt tới thiền độ vô cực là như thế.
Các cảnh giới của Thiền định được chia ra làm ba cảnh giới là Dục Giới Định , Sắc Giới Định và Vô Sắc Giới Định .

Dục Giới Định gồm có 4 cấp tu tập là :

Trước tiên hành giả an tọa , đoan thân , nhiếp tâm , nên hơi thở điều hòa , cảm thấy tâm lộ đó tịch tĩnh lắng trong , điều phục yên ổn , , tâm đó tại duyên , nghiểm nhiên chẳng rong ruổi tán loạn , đó gọi là thô trụ , do tâm nầy sau đó lại điều phục hơn hẳn trước kia , nên gọi là tế trụ . Sau đó một hai ngày hoặc hai tháng , thì tâm địa một phần bừng sáng thấy rằng , thân ta như mây như bóng , siêu thoát không tịnh , tuy không tịnh nhưng cũng còn thấy tướng của thân tâm , chưa có công đức trong định . Từ tâm nầy sau đó bổng chuyển thành tịch diệt , chẳng thấy đầu , mình , áo , quần , giường chiếu trong dục giới định , giống như hư không , đó gọi là Vị Đáo Định . Lúc nầy tính chướng vẩn còn , chưa nhập sơ thiền . Ở Vị Đáo Định nầy , thân tâm bổng thành hư không tịch tĩnh , trong chẳng thấy thân , ngoài chẳng thấy vật , cứ như vậy qua một ngày cho đến một tháng , một năm định tâm chẳng hoại , thì ở trong định nầy liền cảm thấy tự tâm hơi hơi lay động hoặc cảm thấy ngứa ngáy liền phát bát xúc và thập công đức , là các hiện tượng chính xảy ra trước khi vào sơ thiền .

Thô Trụ , Tế Trụ , Dục Giới Định và Vị Đáo Địa Định .

- Thô Trụ hay goi là Thô Định : Là hành giả dùng Sổ Tức Quán , Bất Tịnh quán , Từ Bi quán làm cho tâm thức lắng đọng xuống không còn bị ngoại cảnh và sự máy động của cơ thể ảnh hưởng nửa . Hành giả phải chuyên chú , không phân tâm , không loạn tưởng , đứng , nằm ngồi đều chuyên chú nhất tâm , ý thức định lại .

- Tế Trụ hay goi là Tế Định : là tâm đi sâu hơn nửa vào trong tịnh , tâm nầy sau đó được điều phục hơn hẳn trước kia và tâm được chuyên nhất hơn . Hành giả cần vận khí trầm xuống đan điền , ý niệm trụ tại đây , tâm thân sẻ được định trụ vửng vàng .

- Dục Giới Định : hành giả đi vào định sâu hơn , cảm thấy tâm không loạn động và tâm thân yên tịnh sáng suốt , tâm cảnh nầy khó được dể mất , nên hành giả cần tinh tần tu trì và diệt trừ đi 6 loại tạp niệm sau : Tâm hy vọng , nghi ngờ , lo sợ , mừng rở , yêu chuộng và ưu sầu , như vậy hành giả mới có thể giử vững được định nầy lâu dài hơn .

Lúc nầy những vọng niệm của tiềm thức dấy lên cùng các hình ảnh cảnh vật cỏi trung giới xuất hiện , hành giả cẩn thận theo dỏi và tránh hành động hay đi vào những nơi có hại cho tâm thân của mình .

- Vị Đáo Địa Định : Còn có tên là Vị Lai Định , hành giả khi đi vào cảnh định nầy sẻ thấy thân và sự vật chung quanh một cách mơ hồ và từ từ biến mất , tâm sẻ vắng lặng , một lúc sau hành giả có thể thấy được các hình tướng của ảo giác hiện lên , như các màu xanh , vàng , đỏ , trắng ...........lâu đài , nhà cửa vân ..vân ....có những hành giả đả ở trong cảnh định nầy trong vòng 6 – 7 ngày mà vẩn chưa xuất định , hành giả giống như cảm thấy mình có được Thiên Nhản Thông vậy ; tuy nhiên có những hành giả khi vào cảnh giới nầy rồi mà tâm lúc nào củng hôn trầm , không có sự thức tri , thì đó là cảnh giới của Tà Định , hành giả cần phải loại trừ hay xuất định ngay .
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:47 am

Sau khi tu qua Vị Đáo Địa Định , hành giả bắt đầu đi vào Sắc Giới Định

Sắc Giới Định gồm có bốn cấp : Nhất thiền , Nhị thiền , Tam Thiền , Tứ Thiền .
Định sắc giới có đặc điểm là chỉ và quán cân bằng đồng thời có khả năng suy xét mạnh nên gọi định sắc giới là bốn tịnh lự. Tịnh lự này có năm chi phần: tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Căn cứ năm chi này để phân chia bốn tịnh lự: Đủ năm chi là Sơ thiền. Lìa tầm, tứ; chỉ có hỷ, lạc, nhất tâm là Nhị thiền. Lìa tầm, tứ, hỷ; chỉ có lạc, nhất tâm là Tam thiền. Lìa tầm, tứ, hỷ, lạc; chỉ có nhất tâm là Tứ thiền.

Hành giả rời khỏi Dục Giới định là nhờ tác dụng của Giác trong ý thức là Tầm và Quán là Tứ ; Giác là tri giác , Quán là quán sát sau khi rời bỏ những loạn động thô trọc của Dục Giới , liền đi vào Sơ Thiền , tại đây tâm sẻ có được sự cảm thọ hỷ và lạc của Sơ Thiền cùng nội cảnh của Bát Xúc ( Động , Đường , Khinh , Trọng , Lãnh , Noản , Sáp , Hoạt ) và 10 công đức (Không , Minh , Định , Trí , Thiện Tâm , Nhu Nhuyễn , Hỷ , Lạc , Giải thoát , Tương Ưng ); Nội cảnh tức hành giả ngoài không thấy vật , trong không thấy thân , hô hấp hốt nhiên dài ngắn và các lổ chân lông dản nở ra , có khi thấy được tạng phủ và xương cốt bên trong thân thể , và các tướng thiện căn của Sơ thiền nổi lên như thấy thân lay động , ngứa ngáy , nhẹ , nặng , lạnh , nóng , nhám , trơn , gọi là Thiện Bát Xúc , đó là 4 đại cực vi của Sắc Giới và bốn đại cực vi của Dục Giới , đó mới là các tướng chính của lúc nhập sơ thiền .

Tướng trạng của Bát Xúc :

- Động : là thân thể hành giả tự nhiên lay động , nhúc nhích ..lúc nầy hành giả cũng đừng lo sợ , cũng như đừng để ý đến nó , cũng như đừng để ý tưởng nương chạy theo sự lay động nầy , nhờ thế một lúc sau sẻ yên định lại ..

- Đường : Tâm thân hành giả như vị kiến bò , ngứa náy khó chịu vô cùng , nhưng hành giả đừng lưu tâm đến nó , hành giả dùng những hơi thở dài chậm và sâu một chốc sau nó sẻ biến mất .

- Lảnh : Cơ thể bị đơ cứng , lạnh lẻo , cử động không được ...hành giả dùng ý niệm vận khí và tưởng tượng cơ thể ấm và nóng lên , một lúc sau sẻ khỏi lạnh .

- Khinh : Cơ thể cảm thấy lâng lâng nhẹ nhàng như muốn bay lên trên không .

- Trọng : Cơ thể trở nên nặng nề và trầm trọng vửng vàng hơn .

- Noản : Bắt đầu từ chân hành giả cảm thấy ấm trở lên thân trên và cuối cùng toàn thân cảm thấy như nóng và cháy lên . Hành giả đừng nên lo sợ , nếu bụng , ngực và đầu thấy nóng quá không chịu nổi thì xuống thận và hội âm , nếu đầu nóng vận khối nóng ở đầu về vùng bụng dưới , nếu có bệnh huyết áp cao thì dẩn khí về dưới huyệt Dủng Tuyền .

- Sáp : Cảm thấy toàn thân thô nhám , như bị phủ lên một lớp cát hay sáp , cơ thể căng thẳng , di chuyễn khó khăn .

- Hoạt : Cảm thấy toàn thân như có quét lên một lớp dầu , trơn nhớt , dể chịu .

Nếu hành giả còn ở trong cỏi Dục Giới mà thân thể phát động Bát Xúc là loại Tà Bát Xúc , tức tứ đại của cư thể có bệnh như : Thân thể thấy nặng và nhám là bệnh của Địa đại , thân thể cảm thấy nhẹ và lay động là bệnh của Phong đại , thân thể nóng và ngứa ngáy là bệnh của Hỏa đại , thân thể cảm thấy lạnh và trơn là bệnh của thủy đại , hay những dồn nén dục vọng và ưu phiền bị ếm giử trong tâm lúc nầy sẻ sinh ra nhửng ảo giác của Thính giác , Khứu giác , Xúc giác ..... tất cả những cảm thọ nầy ở cỏi Dục giới đều là thuộc những cảm xúc của bệnh tật phát ra , ngoài ra nếu những phát động của tám loại xúc trên đi quá đà như thân thể rung động nhảy nhót lay đông mạnh bạo , cười khóc la hét như điên loạn thì đó là Tà Định hay Tà xúc vậy .

Ở cỏi sơ thiền sắc giới , hành giả cảm nhận được 10 loại công đức là : Không , Minh , Định , Trí , Thiện Tâm , Nhu Nhuyễn , Hỷ , Lạc , Giải thoát , Tương Ưng .

- Không : là hành giả đả bài trừ và thoát khỏi sự kiềm kẹp thô trọc của vật dục , mà tâm được không không trống trải , không còn bị vướng mắc gì cả .

- Minh : Trong tâm của hành giả xuất hiện những hình ảnh cảnh tượng đẹp đẻ diệu dàng một cách rỏ ràng .

- Định : Tâm được an tịnh , không tán loạn , tâm có thể cố định trụ chắc vào trong một cảnh hay một vật nào đó mà nội tâm không bị tán loạn hay bị ảnh hưởng bởi vật nào khác hơn .

- Trí : Tâm không bị hôn mê và đả giải trừ được sự mê hoặc , lúc nầy tâm có thể quán sát và trụ vào một cảnh vật nào đó trong nội tâm một cách sáng suốt và rỏ ràng .

- Thiện Tâm : Sau khi đả thấy rỏ được thật cảnh vật trong sơ thiền , hành giả cảm thấy tin tưởng và các nghi hoặc lúc trước về chân lý , được xóa tan và hối hận với những sự việc sai lầm của mình lúc trước .

- Nhu Nhuyễn : Tâm Tính hành giả ra lìa những thô trược của hành vi và dục vọng lúc trước , hành vi và nội tâm của hành giả lúc nầy được thanh nhả và nhu nhuyễn hơn .

- Hỷ : Hành giả vui mừng vì đả ngộ được cảnh giới của nội tâm .

- Lạc : Nội tâm cam thấy an lạc sung sướng không thể diển ra lời nói được .

- Giải Thoát : Hành giả đả buông bỏ được tham , sân , si , mạn , nghi , tà kiến và được giải thoát khỏi những sự giả dối , xấu xa và tà ác của sự vật , như đả để được một gánh nặng ra khỏi vai của mình vậy .

- Tương Ưng : Tâm của hành giả có thể an định trong một cảnh giới định nào đó , mà không bị tán lọan , hành giả có thể tùy ý kiểm soát và điều khiển tư tưởng của mình một cách dể dàng .

10 loại công đức trên tức 10 khả năng tâm linh , không chỉ đạt được ở sơ thiền , mà hành giả có thể hoạc đắc được nó xuyên suốt trong tứ thiền , nhưng cảnh giới của 10 khả năng nầy , tùy cấp độ thiền định cao lên của từng cấp thiền , mà khả năng nầy được nâng cao hơn và hiệu quả hơn vậy .

Sơ Thiền có 5 chi là : Giác , Quán , Hỷ , Lạc , Nhất Tâm .

- Giác Chi : Do sự sản sinh của Bát Xúc mà thân thể cảm thọ được giác tri .

- Quán Chi : Quán là quán sát và tâm phân biệt nắm bắt được rỏ ràng 10 khả năng hay là 10 công đức của sơ thiền , nhờ đó mà hành giả không bị các tà chướng mê hoặc .

- Hỷ Chi : Do đạt được sơ thiền mà hành giả vui mừng .

- Lạc Chi : Sau khi sự vui mừng của cảnh sơ thiền lắng đọng xuống , hành giả có được sự an lạc . Vui mừng là tâm vui động , Lạc là tâm bình hòa .

- Nhất Tâm Chi : Do thời gian dài thọ nhận sự hỷ lạc của sơ thiền tâm hành giả lắng đọng xuống và không bị phân tán , nhất tâm định trụ trong cỏi tịch mịch của sơ thiền .



Hành giả chứng Sơ Thiền thì có thể xuất thần lên những tầng trời Phạm Thân Thiên , Phạm Chúng Thiên , Phạm Phụ Thiên , Đại Phạm Thiên .

Khi hành giả đi từ sơ thiền lên nhị thiền , thì ý thức về Giác và Quán của Tầm và Tứ không cần nửa nên phải bỏ lại , để vào nhị thiền ; vì ở nhất thiền có sự khởi lên hình tướng của bát xúc .... , nên sơ thiền cần giác và quán để thức giác và phân biệt , quán xét rỏ ràng ..khi lên đến nhị thiền thì không cần dùng Giác và quán nửa , vì nó sẻ làm nhiểu động tâm thiền định của nhị thiền . Do đó cần buông bỏ Tầm và Tứ là Giác và Quán , hành giả cần dùng ba phương pháp để vào Nhị Thiền :

1.- Không lấy không nắm bắt cảm thọ hỷ lạc của sơ thiền .

2.- Bài bác các cấp độ trong sơ thiền .

3.- Quan sát phân tích trong sơ thiền có nhiều vật bên ngoài ảnh hưởng , tâm còn trong trạng thái không kiên định .

Nhờ sự vận dụng 3 phương pháp nầy , hành giả có thể vào trong giai đoạn chuyển tiếp giửa sơ và nhị thiền , đây là giai đoạn của trạng thái tịch mịch vô cùng , trong giai đoạn nầy tâm suy thối dể dàng sản sinh , một khi hành giả để tâm suy thối sinh ra , thì khó vào cảnh giới của nhị thiền , luôn cả cảnh giới của giai đoạn chuyển tiếp nầy củng biến mất và hành giả bị rơi trở xuống cảnh giới của sơ thiền vậy , có người tệ hơn , cảnh giới thiền định của sơ thiền cũng biến mất luôn . Do đó , trong giai đoạn chuyển tiếp từ sơ thiền lên nhị thiền , hành giả cần cẩn thận , tinh tế gia trì , nếu không công quả sơ thiền sẻ bị mất hết . Trong giai đoạn chuyển tiếp nầy , hành giả tu trì tinh tấn sẻ đi vào được cảnh giới của nhị thiền .

Khi hành giả đi vào nhị thiền thì nội tâm Sáng suốt và yên tịnh , lúc nầy 10 công đức , tức 10 khả năng của cảnh giới nhị thiền sản sinh , cảm thọ hỷ lạc của nhị thiền khác với sơ thiền , sự hỷ lạc nầy không đến từ ngoài vào , mà là từ nội tâm sản sinh , sự hỷ lạc nầy rất mỷ miều thanh tịnh , nên nhị thiền còn có tên là Hỷ Cụ Định .

o Nhị Thiền gồm có 4 chi : Nội Tịnh , Hỷ , Lạc , Nhất tâm .

 Nội Tịnh Chi : Rời xa sự động loạn của Giác và Quán , nội tâm thanh tịnh sáng suốt .

• Hỷ Chi : Nội tâm sản sinh sự vui vẻ , sanh 10 loại công đức .

• Lạc Chi : Nhẹ nhàng an lạc .

• Nhất Tâm chi : Tâm không nắm bắt hay đeo đuổi sự hỷ lạc của nhị thiền củng như niệm không duyên theo những vật bên ngoài , nhất tâm bất động .

Hành giả chứng Nhị Thiền thì có thể xuất thần lên những tầng trời Thiểu Quang Thiên , Vô Lượng Quang thiên , Quang Âm thiên .

Tam Thiền có tên là Lạc Cụ Thiền :

Nhị thiền tuy nội tịnh hỷ lạc , nhưng sự hỷ nầy ba động khi lên khi xuống , không được yên định kiên cố ; do đó đối với cái hỷ của nhị thiền không sanh luyến ái , vận dụng sự không lấy không chấp nầy , bài bác , dùng tam pháp của nhị thiền mà đối trị , để cái hỷ của nhị thiền tự diệt .

Từ nhị thiền lên tam thiền cũng có giai đoạn chuyển tiếp Vị Đáo Địa Định , đi vào trạng thái chuyển tiếp nầy , tâm phát khởi an tịnh , và lan khắp toàn thân , khiến toàn thân hành giả cảm nhận sự an tịch mỷ miều .

Khi mới vào tam thiền , Khi cái lạc của sự an tịch chưa lan đi toàn thân ở giai đoạn giửa có thể sản sinh 3 loại sai biệt :

1.- Lạc định của tam thiền thô thiển .

2.- nội tâm hôn trầm , tán loạn , không thể an nhiên mà bất động .

3.- Do sự an lạc của tam thiền mà sinh tâm mê luyến .

Ba loại sai biệt nầy dùng ba phưng pháp sau để đối trị :

1.- Tâm hôn trầm dùng niệm lực mà tinh tấn .

2.- Nội tâm tán loạn thì dùng niệm lực mà trụ tâm vào .

3.- Tâm mê luyến dùng tưởng mà trừ .

Tam thiền gồm có 5 chi : Xả , Niệm , Trí , Lạc , Nhất Tâm .

• Xả Chi : Bỏ cái hỷ của nhị thiền mà không hối tiếc .

• Niệm Chi : Khi cái lạc của tam thiền mới phát sinh , dùngthiện pháp hộ trì , niệm niệm không quên , khi cho sự an lạc lan khắp toàn thân .

• Trí Chi : Tâm năng biết gọi là trí , vận dụng ba phương pháp trí tuệ mà đối trị ba sai biệt như trên .

• Lạc Chi : Toàn thân an lạc sung sướng không thể diển tả bằng lời nói .

• Nhất Tâm Chi : Sự cảm lạc kéo dài lâu , tâm lạc tự hết nội tâm định nhiên bất động .

Hành giả chứng Tam Thiền thì có thể xuất thần lên những tầng trời Thiểu Tịnh Thiên , Vô Lượng Tịnh Thiên , Biến Tịnh Thiên .

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:47 am

Từ tam thiền đi vào tứ thiền cũng có giai đoạn chuyển tiếp , trong giai đoạn nầy cần giử tâm an tịnh , tinh tấn tu tập , nội tâm tự nhiên khai mở , hơi thở hành giả tạm ngưng , Tứ thiền tức trụ .

Tứ thiền còn gọi là Xả Cụ Định , Bất Động Định , tiến vào tứ thiền , tâm như gương sáng không bị bụi bám , như mặt nước an tịnh không có sóng , tư tưởng và hô hấp ngưng tụ , nội tâm không phân chia Thiện Ác , như hư không .

Sau khi đi vào tứ thiền thì 5 loại thần thông được hiển lộ : như Thân như ý thông , Thiên Nhản Thông , Thiên Nhỉ Thông , Tha Tâm Thông , Túc Mạng Thông .

Trình độ thiền định của hành giả được vững vàng và nâng cao nhiều hơn trước , hành giả không bị thần thông cảm hoặc , và vận dụng thần thông tùy ý không có trở ngại , nên Phật gia cho Tứ thiền là căn bản thiền , và đặc biệt được chú trọng gìn giử .

Tứ thiền gồm có 4 chi : Bất khổ bất lạc , Xả , Niệm thanh tịnh , Nhất tâm .

Bất khổ bất lạc chi : Trong tâm không có ý niệm khổ và lạc , trong tâm không chấp trước hỷ lạc và không thấy đau khổ .

Xả chi : Khi đạt được sự không khổ không lạc , xả bỏ sự hy lạc của sơ thiền , nhi thiền , tam thiền mà tâm không hối tiếc .

Niệm thanh tịnh chi : Niệm niệm lúc nào cũng không quên sự thanh tịnh của cảnh giới tứ thiền , xả ly tất cả những việc đả qua của các cảnh thiền bên dưới mà hộ trì tứ thiền bất thối tâm .

Nhất Tâm chi : Định tâm tịch tịnh , có thể tu tập thiền định dài lâu , nhận thức , biết được tất cả mọi vật trong ngoài rỏ ràng , mà tâm không động , không dấy niệm vậy .

Trong căn bản định tâm của Tứ Thiền Định , nếu hành giả cố tâm quán ánh sáng , thì sẻ đạt được Thiên Nhản Thông ; nhất tâm quán âm thanh sẻ đạt được Thiên Nhỉ Thông ; nhất tâm quán các việc trước sau sẽ đạt được Túc Mạng Thông biết được quá khứ vị lai ; nhất tâm quán tâm niệm sẻ đạt Tha Tâm Thông , biết được tâm niệm của người khác ; nhất tâm quán Tâm Không sẻ đạt Thần Cảnh Thông có thể bay và biến hoá khôn lường .

Hành giả chứng Tứ Thiền thì có thể xuất thần lên những tầng trời Vô Vân thiên , Phước Sanh Thiên , Quảng Quả Thiên .

Khi hành giả đi qua khỏi tứ thiền , thì sẻ đi vào Tứ Vô sắc Giới hay là Tứ Không Định , Tứ Vô Sắc Giới Định .

Muốn tu Tứ Vô Sắc Định , hành giả cần tinh tấn bồi dưởng Tứ Vô Lượng Tâm tức : Thiện Vô Lượng Tâm , Bi Vô Lượng Tâm , Hỷ Vô Lượng Tâm , Xả Vô Lượng Tâm ; sự tu tập Tứ Vô Lượng tâm là trau dồi đạo đức , chúng sanh bình đẳng , không có sự sai biệt , thân sơ , quan tâm đến niềm dau nổi khổ của chúng sanh , để triệt để buông bỏ sự ích kỷ cá nhân , tư tưởng eo hẹp nhỏ nhoi ..nhyư vậy thân tâm hành giả mới có thể đi vào cảnh giới thanh tịnh thuần khiết cao hơn .
Tứ Vô Lượng Tâm là thường thương nhớ đến chúng sanh , thường lấy việc giúp đở chúng sinh làm lợi ích niềm vui cho mình .

Từ Thiện Định đi vào tam thiền thì dề dàng , từ Bi Định dể dàng đi vào Tứ Vô Sắc Định của Không Vô Biên Xứ định , từ Hỷ Định có thể dể dàng đi vào Thức Vô Biên Xứ Định , Từ Xả Định có thể đi vào Vô Sở Hửu Xứ Định .

Hành giả nào đả tu tập thành công tự vô lượng tâm quán , họ có thể dùng niệm lực để hàng phục độc trùng mảnh thú , thậm chí họ có thể dùng sự truyền cảm của lòng Từ Bi mà cảm hóa người khác , làm dập tắc tâm niệm sát hại thù hằn của người khác .

Tứ Vô Sắc Giới Định gồm có bốn cấp : Không Vô Biên Xứ Định , Thức Vô Biên Xứ Định , Vô Sở Hửu Xứ Định , Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định .

Không Vô Biên Xứ Định : là tưởng niệm về Hư Không , xả ly tất cả các hình thái vật chất , trong tứ thiền của sắc giới cũng có cảm thọ về hư không , nhưng thực tế nó vẩn còn mang hình thái của vật chất ; tuy ở đây thuộc cảnh thiền của Vô Sắc định , nhưng nó cũng có hình thái của vật chất , nhưng cấp độ vật chất nầy vi tế vào cao hơn , nên có tên là Vô Sắc .

Không Vô Biên xứ Định :

Còn gọi là Hư Không Định , hoàn toàn vượt khỏi sắc tướng , đối ngại tưởng biến mất và không tác ý đến những tưởng sai biệt , với ý tưởng vô không là vô biên , nên đạt không vô biên xứ .
Hành giả tự tâm hồi quán chiếu tự thân , thấy được các lổ chân lông , xương cốt , cơ nhục .......... nội thân trong suốt và chồng chất lên nhau ...cứ quán chiếu như thế đến khi toàn thân tất cả hình tướng đều biến mất như đồng với hư không , quán sát ngoại cảnh cũng hư không , nhất tâm định trong hư không , đâu là bắt đầu đi vào hư không định , cứ thễ tu tập , thân tâm trụ tại hư không , tâm không tán loạn , cũng không bị trở ngại vật chất , các hình thái cảnh tướng vật chất trong nngoài đều không thấy , như vậy hành giả đả trụ vào Không Vô Biên xứ Định .

Thức Vô Biên Xứ Định:

Hư Không định là tâm trụ vào hư không , còn có sự tưởng của tâm , do đó có khi tâm bị tán loạn hư hoại ; do đó hành giả tiếp tục tu Thức Vô Biên Xứ Định , tâm hành giả duyên tưởng niệm theo quá khứ , tương lai và hiện tại , niệm niệm không rời ; bởi vì quá khứ , vị lai và hiện tại là tương đối , bởi vì quá khứ đả qua , hiện tại không nắm bắt được , và tương lai thì chưa tới , do đó ý thức vì không có chổ trụ nên nhập định .

Khi đi vào định nầy rồi , thì hành giả có thể quán thấy biết những tâm tư tình cảm cùng sự hiểu biết của ba thời quá khứ , hiện tại và vị lai của tâm mình và tâm người khác một cách rỏ ràng , đây là sự biểu hiện của khả năng Tha Tâm Thông vậy . Hành giả tuy biết được những thông tin bí mật của người khác , nhưng tâm luôn ổn định và không bị động vì nó .


Vô Sở Hửu Xứ Định :

Còn gọi là Bất Dụng Xứ Định , lìa được trạng thái không quán , thức quán và tâm sở hữu ; nội tâm hành giả không thèm để ý đến cảnh vật trong ngoài , buông bỏ tâm thức hư không , nhất tâm nội tịnh , tâm không nương tựa vào một vật nào cả , tâm không dao động , dần dần tâm tưởng tuyệt tịnh , hành giả sẻ đi vào Vô Sở Hửu Xứ Định .

Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định :

Là hoàn toàn vượt khỏi Vô Sở Hữu Xứ , trú tại Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định . Nêu vì tâm hành giả Vô Sở Hửu Định và Vô Sở Hửu Tri qiác , Ý thức như say mê , thấy tăm tối như ngủ mê , đây đều là tâm bệnh , đó không phải là thật sự tịch mịch vô chấp , nên hành giả cần phải tinh tấn tu tập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định .

Phi Tưởng là buông bỏ tâm tưởng , nhưng bản thân cuả sự buông bỏ nầy củng là một loại ý thức , nên cần phải dùng phi tưởng phi tưởng để phá bỏ ý thức nầy , từ đó hành giả sẻ đạt đến một cảnh giới của trạng thái tận diệt của tư tưởng ; nhưng trong thực tế , nó cũng vẩn là một loại chuyển tướng của tâm tưởng vi tế vậy . Cảnh định nầy được xem là cao nhất trong tam giới Dục , Sắc , và Vô Sắc giới vậy .

Diệt Tận Định là một loại Định mà cả niệm tưởng vi tế cũng tận diệt ; có những hành giả khi vào cảnh định nầy , không thấy xuất ra , Phật Gia gọi là nhập Niết Bàn .

Trong cảnh định nầy của Diệt Tận Định tuy ý thức đả tận diệt , nhưng nhục thân của hành giả không bị hủy hoại , hủy diệt , nếu không đem đi đốt , thì cơ thể của hành giả nầy có thể tồn tại cả ngàn năm mà không bị hư hoại . Thật sự đây chỉ là hình thức của một loại Đông Miên của hành giả .

Phật gia đem hình thức tu tập loại thiền định Diệt Tận Định nầy làm lý luận cao nhất của tôn giáo mình , tức nhận định rằng , thế gian đau khổ , hỷ lạc vô thường , do đó cần nhập tận định để được giải thoát .

Cho đến khi đả vào nhập tận định rồi thì là tử vong , còn việc có thể đi vào một thế giới khác hay không , thì điều nầy khoa học chưa được chứng minh và chưa ai kiểm chứng được , chỉ có những nhà ngoại cảm hay các bậc tu cao đắc đạo mới có thể chứng minh và nghỉ bàn mà thôi .

Tứ Vô Sắc Định và Diệt Tận Định và các loại thiền định cao hơn như Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội và Siêu Diệt Tam Muội ... đều thuộc về sự tu trì mang hình thức đạo đức của tôn giáo , nhưng tinh hoa của nó đả làm kích thích sự nghiên cứu và tu tập của khí công và ngoại cảm trong tiến trình tái sinh , chuyển di thần thức và sự bất tử của sinh mạng con người .

Tứ Thiền Thiên :

Còn gọi là tứ tỉnh lự thiên , là bốn thiền xứ ở sắc giới gồm có :
1.- Sơ thiền thiên , từ sơ thiền thiên trở lên chẳng cần phân đoạn thực , nên không có Tị Thức và Thiệt thức , chỉ có bốn thức nhản ,nhỉ ,thân, ý ; có hỷ thụ thì tương ứng với ý thức , có lạc thụ thì tương ứng với ba thức nhản , nhỉ , thân , hơn nửa có hai thức giác và quán . Sơ thiền Thiên có Tam thiên .

2.- Nhị thiền thiên : từ nhị thiền trở lên không có ba thức nhản , nhỉ , thân , chỉ có một thức là ý thức , vì thế chỉ có hai thụ là hỷ thụ và xả thụ , tương ứng với ý thức , không có năm thức nhản , nhỉ , tỉ , thiệt , thân , nên không có lạc thụ , hơn nửa sự vui mừng của ý thức to lớn , nên là hỹ thụ , chứ không phải lả lạc thụ , nhưng không có hai thứ giác và quán .Địavị nầy có Tam Thiên và Thiếu Quang , Vô Lượng quang và cực tịnh quang .

3.- Tam thiền thiên : Cũng chỉ có ý thức , có hai thụ là lạc thụ và xả thụ tương ứng với trên , tướng vui mừng của ý thức ở địa vị nầy chí cực tịnh diệu nên lập làm lạc thụ , địa vị nầy cũng có tam thiên là Thiểu tịnh , Vô Lượng Tịnh và Biến Tịnh .

4.- Tứ thiền thiên : Đây cũng chỉ có ý thức , chỉ có xả thụ tương ứng với ý thức . về địa vị nầy hai bộ Tát Bà Đa Bộ và Kinh bộ lập ra Bát thiên gồm có : Vô Vân , Phúc Sinh , Quảng Quả , Vô Phiền , Vô Nhiệt , Thiện Kiến , Thiện Hiện và Sắc Cứu Cánh . Thượng Tọa Bộ thêm Vô Tưởng Thiên vào đó mà thành Cửu thiên , hai bộ Tát , Kinh nhập Vô Tưởng Thiên vào trong Quảng Quả , cho nên Tát Bà Đa Bộ có 16 thiên , Kinh bộ có 17 thiên Duy Thức đại thừa giống Thượng Tọa bộ có 18 thiên .

XUẤT THẾ GIAN THIỀN :

Loại Thiền định nầy chỉ riêng Phật giáo mới có , khi hành giả tu tập loại thiền nầy thì mới có thể đoạn trừ phiền nảo , thoát khỏi sinh tử , nên gọi là Xuất Thế Gian Thiền gồm có : Cửu Tưởng , Bát niệm , Thập Tưởng , Bát Bối Xả , Bát Thắng Xứ , 11 Thiết Xứ , Cửu Thứ Đệ Định , Sư Tử Phấn Tốc Tam Muội , 9 loại Siêu Việt Tam Muội .....thâm nhập vào Cửu Thứ Đệ Định , lấy bất tịnh quán làm con đường chính để quán hình tướng bên trong và bên ngoài của sắc thân ... để đoạn khổ nảo và xuất sinh tử .

Cửu Tưởng , Bát niệm , Thập Tưởng Quán :

Thế giới quan của Phật giáo là Hửu Sanh Giai Khổ . Nên dùng Bất Tịnh Quán để quán sự ô uế hư hoại của thân thể con người cho rỏ ràng , để từ đó đoạn trừ sự tham ái của nhục thể ; loại thiền nầy phủ nhận nét đặc thù của nhân sinh , nên được gọi là Hoại Pháp Quán . Phật gia cho rằng dùng những loại thiền quán nầy nhập môn , từ đó họ có thể đi vào Tứ Thiền Bát Định . Nhờ sự chĩ đạo của thế giới quan tôn giáo , khi vào Vị Đáo Địa Định ở Dục Giới , hành giả có được trí huệ của việc đọan trừ phiền nảo .

Bát Bối Xả :

Là dùng Bất Tịnh Quán để đi vào Dục Giới Định , sau đó dùng triết học của Phật giáo mà tu quán về Khổ , Không , Vô Thường , Vô Ngả ....từ đó có thể đi từ những cảnh thiền định từ thấp lên cao , cho đến siêu diệt cỏi giới của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định của Tứ Thiền Định , mà vượt qua sự sanh diệt cảnh giới của thế gian thiền và đi vào Thọ Tưởng Diệt Tận Định ; trong cảnh giới của thiền định nầy cảm giác , quan niệm đều ngưng hoạt động , hoạt động thân thể củng ngừng lại , nhưng không phải tử vong , và hành giả có thể xuất định để trở lại trần thế , đây là loại thiền định có thể siêu việt sinh tử , các cao tăng đắc đạo trong Phật giáo có thể minh chứng điều nầy .

Bát Thắng Xứ:

Là từ việc quán Bất Tịnh , 11 xứ trên căn bản của Bát Thắng Xứ , lần lượt quán các màu Xanh , Vàng , Đỏ , Trắng và Lục Đại : Địa , Thủy , Hỏa , Phong , Không , Thức ; mổi lần một nơi hướng , do sự tập luyện ý niệm đến cảnh tự tại như ý , hành giả có thể tùy ý biến hoá sự vật theo mình muốn .

Cửu Thứ Đệ Định :

Từ việc tu tập Lục Diệu Pháp Môn hay Bất Tịnh Quán nhập môn , từ đó tinh tấn tu tập , hành giả cón thể vượt qua tứ thiền , để đi vào Thọ Tưởng Diệt Tận Định .....

Phép Thiền Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội :

Sau khi hành giả tu thành công Thiền Cửu Thứ Đệ Định , Hành giả sẻ tu tập đến phép Thiền Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội , khi thành công hành giả có thể đi từ Sơ Thiền đến Thọ Tưở̀ng Diệt Tận Định và đi ngược xuống đến Sơ Thiền một cách thần tốc như ý , nên được gọi là Phép Thiền Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội.

Phép Thiền Định Siêu Việt Tam Muội :

Sau khi tu tập thành công Phép Thiền Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội , hành giả tu tiếp phép Thiền Định Siêu Việt Tam Muội , nếu thành công , hành giả có thể tự tâm tùy ý mà ra vào bất cứ cảnh giới thiền định nào của Sơ Thiền lên đến Cửu Thứ Đệ Định vậy .

Tóm lại trong tất cả các phương pháp tu tập thiền định của Phật giáo , gồm các lảnh vực Thiền định trị bệnh , tráng kiện thân thể , Tịnh hóa nhân tâm , cho đến những diệu dụng của thần thông .........., đều được môn khoa học khí công hấp thu lấy tinh hoa , tổng hợp và hệ thống lại thành khoa học nhân thể rỏ ràng , một môn khoa học có khả năng giúp con người khai phóng tiềm năng của chân ngả như tuệ giác , siêu giác , siêu công năng .......để phục vụ cho sức khỏe , thịnh vượng , an lạc và hạnh phúc của nhân loại .

Tăng thuận
Ánh Sáng – T2 – Úc Châu
Biên soạn xong lúc 1.15 am sáng
Ngày 02/04/2011 , tại Regents Park , Úc Châu
http://www.huyenbihoc.com


Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:51 am

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH TRÍCH TỪ HOA SEN TRÊN ĐÁ.COM

Nhắm mắt 100% và nhìn vào một điểm duy nhất đằng trước
mặt là bước đầu căn bản để vào Chánh Định. HL


Phương Pháp Thực Hành
________________________________________
THỰC HIỆN CHÁNH ĐỊNH TRÊN MỘT ĐỀ MỤC: LỬA

Trước hết, chúng ta phải hiểu tại sao lại phải thực hiện CHÁNH ĐỊNH
Trong những tài liệu về PHẬT GIÁO, về phần vũ trụ quan, có nói tới nhiều thế giới khác, trong một vùng không gian rộng lớn được gọi là: TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI. Vùng không gian này được chia ra làm BA vùng nhỏ hơn dựa vào những đặc tính chung của từng vùng. Ba vùng đó có tên như sau:
• DỤC GIỚI (Gồm từ chư TIÊN dục giới: Tha Hóa Tự Tại đến A-Tỳ địa ngục). Ở đây lúc nào cũng có sự hiện diện của 02 giống: ĐỰC và CÁI. Hành động của chúng là ĂN, UỐNG và GIAO DÂM. Tuổi thọ của những loài từ CON NGƯỜI trở xuống đều không BẰNG NHAU; những loài trên CON NGƯỜI đều có CÙNG MỘT TUỔI THỌ nếu cùng ở trên cùng một cung trời.
Khi nằm mơ thấy CON TRAI, CON GÁI vì: Tâm còn THAM DỤC.
• SẮC GIỚI (gồm từ chư THIÊN sắc giới: Sơ thiền đến Tứ-thiền). Ở đây KHÔNG CÒN 02 giống: ĐỰC và CÁI. Không có vấn đề giao dâm, và ăn uống. Thức ăn của họ chính là: LINH ẢNH của họ tạo ra trong cơn THIỀN ĐỊNH. Tuổi thọ của họ rất giống nhau trên cùng một cung trời.
• VÔ SẮC GIỚI (gồm những chư THIÊN từ Không Vô Biên Xứ, tới Phi-Phi Tưởng Xứ). Ở đây không còn hình tướng của bất cứ cái gì nữa. Chỉ gồm toàn là tư tưởng. Tuổi thọ của họ rất giống nhau trên cùng môt cung trời.
Chúng ta lại biết rằng:

Ở DỤC GIỚI, trạng thái TƯ DUY đứng đầu. Có nghĩa là, ở đây, hiện tượng này KẾ TIẾP hay ĐẰNG SAU hiện tượng kia: Khi ta thấy hiện tượng này, thì lại KHÔNG THẤY hiện tượng đứng liền sau đó.
Ở SẮC GIỚI, trạng thái ĐỊNH lại đứng đầu. Có nghĩa là, ở đây, hiện tượng này ở KẾ BÊN hiện tượng kia. Tương tự như vậy:

Ở VÔ SẮC GIỚI, khi ta thấy hiện tượng này, thì ta lại THẤY RẤT RÕ hiện tượng đứng liền sau đó.

Vậy lợi điểm của vấn đề NHẬP CHÁNH ĐỊNH là: Ta có thể biết ngay lập tức BẤT CỨ vấn đề gì vì: hai hiện tượng lại ở KẾ BÊN nhau (như cái bàn ở KẾ BÊN cái ghế vậy).
Đó chỉ là lợi điểm nếu áp dụng nó vào những việc ở ĐỜI.

Ví dụ:
• Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi luân xa YẾT HẦU: Tu sĩ sẽ không đói và khác
• Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi điệu bộ và hình tướng: Tu sĩ sẽ biết được TÂM LÝ của họ.
• Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi điệu bộ và ký hiệu: Tu sĩ sẽ biết được NGÔN NGỮ của họ.
Ở đây, chúng ta chỉ bàn tới việc sử dụng nó vô việc GIẢI THOÁT mà thôi.
CHỨNG VÀ ĐẮC THIỀN HỮU SẮC

Tưởng tượng một ngọn LỬA xuất hiện đằng trước mặt:

1. Khi ngọn lửa CHƯA xuất hiện, tâm đọc câu: LỬA…LỬA…chậm chậm thôi.
2. Khi ngọn lửa ĐÃ xuất hiện, tâm đọc câu: LỬA 1…LỬA 2…cách nhau 1 giây.
3. Khi ngọn lửa xuất hiện lần đầu tiên, tu sĩ bị MẤT cảm giác thân thể.
4. Cố gắng THƯ GIÃN, đừng nôn, đừng thi đua với nhau.
5. Nếu thấy trở ngại: SÁM HỐI, cố gắng GIỮ GIỚI càng kỹ, càng tốt.
6. Khi chánh định tới TAM THIỀN thì mới thấy ĐÚNG một cái gì đó.
7. Nếu không, tu sĩ sẽ BỊ MA NHẬP, hay MA CHO THẤY, và sẽ bị CHI PHỐI !
8. Nếu có SỢ thì đừng có SỢ: CÁI SỢ của mình.
9. Dùng câu: NHÂN LÀNH THÌ QUẢ PHẢI LÀNH để trấn áp cơn SỢ HẢI.

CHỨNG: Mới nhập chánh định một vài lần đầu tiên: Chưa được TƯ TẠI.
ĐẮC: Muốn xuất và nhập định bao lâu, lúc nào, ở đâu cũng được: Gọi là TỰ TẠI.

SƠ THIỀN: Giữ đề mục 12 giây
Ở đây tu sĩ mất SÂN HẬN, LO, SỢ, hết nghi ngờ về phương pháp, ít ngủ.

Tâm tư lăng xăng vô cùng, nay chỉ còn 5 vấn đề:
1. TẦM (tìm kiếm đề mục)
2. TỨ (giữ đề mục càng lâu càng tốt) khỏang từ 1 đến 12 lần đếm.
3. HỶ ( vui ở ý, miệng mĩm cười do ly dục sanh ra).
4. LẠC (nhẹ nhàng ở thân).
5. NHẤT TÂM (xác định dựa vô thời gian, độ rõ, độ trong suốt của đề mục).

Nếu tinh tấn: Không gian sẽ có màu ĐEN và XA thăm thẳm.

NHỊ THIỀN: Từ 12 đến 40 giây
Những kết quả do bỏ THAM, SÂN, SI ở trên càng mạnh mẽ.
Tâm còn 4 vấn đề:
1. TỨ từ 12 đến 40 lần đếm.
2. HỶ
3. LẠC
4. NHẤT TÂM (đề mục đã phát ra ánh sáng xung quanh).

Tâm lý: SỢ MẤT ĐỀ MỤC xuất hiện
Nếu tinh tấn, đề mục nhỏ lại và đứng im.

TAM THIỀN: Từ 40 đến 70 giây
Những kết quả trên lại càng mạnh và lâu hơn.

Tâm có 3 vấn đề:
1. HỶ.
2. LẠC
3. NHẤT TÂM (đề mục xuất hiện dễ dàng, có hào quang bắn về CÁI THẤY).

Bị tức ngực (do không HỘ THÂN KỸ) vì XUẤT HỒN, dừng lại: TẬP HỘ THÂN ĐÃ!
Nếu tinh tấn: giữ đề mục CHO LÂU và thực hiện CÔNG ĐOẠN đổi đề mục. Được nói rất kỹ ở phần TỨ THIỀN. Đề mục xuất hiện từ 40 đến 70 lần đếm.
Lúc này sự THANH TỊNH đã lấn xuống luồng BHAVANGA rồi, nên tu sĩ cảm nhận có một sự RUNG ĐỘNG tuy rất NHẸ, nhưng nó cũng làm cho tu sĩ rất KHÓ CHỊU và có cảm giác như BỊ TUỘT ĐỊNH. Ngay lúc này mới đổi đề mục.

TỨ THIỀN: Từ 70 giây trở lên
Những kết quả HẾT THAM, SÂN, SI gần như lúc nào cũng có bên ta.

Tâm có 2 vấn đề:
1. LẠC.
2. NHẤT TÂM.

Ở đây, cố gắng chịu đựng độ chói sáng của đề mục và giữ nó càng lâu càng tốt, kế đó ĐỔI ĐỀ MỤC: Quán một khối cầu màu XANH LƠ hay XANH LÁ CÂY NON (màu xanh lá cây non sẽ làm cho tâm tu sĩ ít GIAO ĐỘNG hơn) có đường kính (03cm). Sau khi đề mục xuất hiện dể dàng: Làm cho NHỎ LẠI bắng cách tập trung vô TÂM của nó, đừng để ý gì đến xung quanh đề mục hết: Nó sẽ nhỏ lại.

Sau khi, thực hiện thành công hai (2) giai đọan trên, tu sĩ thực hiện lại công đoạn trên nhưng với đề mục lần lược có những màu khác: ĐỎ, VÀNG, TRẮNG.

GHI CHÚ: Đừng đợi cho đề mục nó TỰ MẤT mà phải làm cho nó NHỎ lại khi nó vừa hiện rõ lâu một chút (có nghĩa là lúc thân hòn bi hơi trong).

Bất ngờ thấy RƠI một cái và một không gian QUAN ĐẢNG, trong suốt và sáng xuất hiện càng ngày càng rõ, lúc đó tu sĩ đã CHỨNG: QUAN-quả-thiên (từng trời đầu tiên của TỨ THIỀN).

Lúc bây giờ công việc tu tập trở nên đơn giản hơn. Công việc kế tiếp là phải: NGĂN không cho tình trạng AN CHỈ, vừa mới có, chìm xuống luồng BHAVANGA:
Quán một MÀN TIVI màu trắng như hột gà bóc, tâm đọc câu: Chuẩn bị, thuận thứ, Cận hành, Chuyển tánh, AN CHỈ… AN CHỈ… cho tới khi thấy HƠI NGỘP NGỘP thì giảm cường độ tập trung. TẬP ĐI TẬP LẠI cho thật nhuyển rồi mới buớc sang con đường MINH SÁT TUỆ. Ở đây tu sĩ thường mắc phải sai lầm là hấp tấp trong khi tu tập, lần này đừng để phạm sai lầm đó nữa, tu sĩ phải từ tốn, đừng vội vã:

PHẢI TẬP ĐI TẬP LẠI CHO NÓ NHUYỂN rồi mới bước vô MINH SÁT TUỆ.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:53 am

QUÁN MÀN TV - TÂM KÍNH ĐÀN
Trình độ lý tưởng là... Tứ Thiền Hữu Sắc (TTHS).
Hành giả dùng đề mục nhập vào TTHS. Khi nhập chánh định vào tới đó: hành giả thay đổi đề mục, quán một cái khung như một màn ảnh TV. Màn ảnh này có kích thước 9 cm × 12 cm. Về màu sắc thì tùy vào trình độ nhập định nông hay sâu mà màu sắc sẽ xuất hiện theo trình tự biểu kiến như sau: Màu đen xám, màu xám, lấm tấm những hạt cát màu vàng, rồi màu vàng và sau cùng là màu trắng như trứng hột gà bóc. Màu trắng này đặc biệt là hành giả có thể thấy cả chiều sâu của nó.
Tâm lực thể hiện qua mức độ quán tưởng của hành giả. Tâm càng có lực thì linh ảnh trong màn TV càng rõ, càng nhiều chi tiết và rất sống động

Xem Thêm Tâm Kính Đàn
TU TẬP THẦN THÔNG
Khi vào được Tứ thiền, tu sĩ lo tu về thần thông để tập làm chủ tư tưởng. Ở đây, tu sĩ đã gần kề mục tiêu của Phật giáo rồi, nhưng chưa có một tý gì về Phật pháp hết. Mặc dù với sự cố gắng hết sức, tu sĩ có thể có đủ ngũ thông:
- Thiên nhãn thông: Quán một màn tivi, giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một cảnh vật nào đó (nên chọn một cảnh vật gần nơi mình ở để có thể kiểm soát khi mình làm xong thí nghiệm).
- Thiên nhĩ thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ ở đâu, và đang nói những gì? Liền thấy ổng đang làm cái gì đó trong màn tivi, và nghe tiếng nói của ổng “xuyên qua” đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác!
- Tha tâm thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ đang nghĩ gì? Liền nghe tiếng nói của tư tưởng ổng xuyên qua đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác!
- Túc mạng thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một quá khứ gần mình đang làm những gì: Liền thấy mình đang làm cái gì đó trong màn ti vi. Cùng một thể thức ấy, tác ý muốn coi mình đang làm gì vào lúc ba tuổi chẳng hạn... Một tuổi... Không tuổi... Lúc này nên đặt câu hỏi “Rồi sao nữa” để thấy được tiếp... Nhớ giữ giới luật thật nghiêm khắc khi thử nghiệm
- Thần túc thông: Trước khi thí nghiệm, lấy một cái đĩa và rắc khá dày bột phấn rôm (talc) hay tro lên đĩa đó, để dĩa trên bàn ngoài phòng khách. Vào nơi mình tu tập, nhập Tứ thiền, quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn thấy nơi mình để cái dĩa và tác ý muốn vào nơi đó để ịn bàn tay mình lên đĩa đó. Liền thấy mình đứng trước đĩa và ịn bàn tay mình lên đó. Xuất định, đi ra kiểm soát coi có dấu tay mình trên đó không? Nhớ nhờ một người khác xác nhận có đúng vậy không? Để tránh rơi vào ảo giác! Sau đó tác ý đi lấy một cái gì đó của một anh bạn nào đó... Lấy xong nhớ trả lại họ chớ không thì tội nghiệp họ. Tuy vậy, họ vẫn bị Phật giáo gọi là tà đạo!!! Và như vậy, cho tới khi tu sĩ vào được Phi phi tưởng xứ. Lúc này tu sĩ có thể coi được bốn mươi kiếp (40), vì còn tà đạo, tu sĩ không cách gì coi được kiếp thứ bốn mươi mốt (41)!!!
Thật là ghê gớm, khi được biết mình vẫn còn bị kềm hãm trong tà giáo! Lúc đó tu sĩ mới hiểu được sự cao siêu của đức Phật. Chỉ khi nào Tu sĩ vào được Diệt thọ tưởng định thì lúc đó tu sĩ mới được công nhận là không còn tà đạo nữa!!! Tất nhiên còn phải vào cho đủ bảy lần để chỉ thành Độc giác Phật. Còn bậc “Như lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật, thế tôn” thì Thằng ngọng tôi, xin nghiêng mình đảnh lễ! Trên đây là con đường dành cho những người thật là bình thường đi vào chánh đạo (có nghĩa là phải đắc các từng thiền trước rồi mới vào được Chân lý). Còn một con đường khác hay hơn và rất là hiếm khi thành công, đó là con đường đi tắt vào Chân lý. Có nghĩa là, khi ngồi nghe nói chuyện đạo, tự nhiên do câu chuyện gây xúc động mãnh liệt, tâm của người đó đột biến và ngừng giao động, nếu cứ để yên như vậy thì có thể đắc ngay quả vị A La Hán mà không cần phải đắc các từng thiền. Chúng ta nên thận trọng khi gặp những cái gọi là Tà sư, có những tà sư thật sự là dở (phần 1.). Đối với các pháp môn đó, là Phật tử, chúng ta không tu theo họ. Nhưng cũng có những “tà sư” nhưng vẫn còn dùng được vì chữ tà đây lại có nghĩa là chưa tu xong. Vậy chúng ta đừng vội cho ông này tà, bà kia chính. Vì thật sự vấn đề chính, tà hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của chúng ta. Vì oái oăm thay, chúng ta hoàn toàn vô minh có nghĩa là còn tệ hơn là tà đạo nữa! Thật vậy tà đạo chỉ dùng cho những tu sĩ hoặc tu sai lầm, hoặc chưa tu xong. Còn chúng ta không hiểu gì hết về vấn đề tu hành (vì còn là vô minh) mà bày đặt đi lo phê bình này nọ theo quan niệm rất là phàm phu của chúng ta.
Đọc Thêm:
• Sử Dụng Thần Thông
• Sơ Thiền và Tiếng Ồn
• Tâm Kính Đàn
Không có tâm đi tìm sự Giải Thoát
thì sẽ không bao giờ được Giải Thoát
cho dù có tu Đạo Phật.” HL
SỬ DỤNG THẦN THÔNG
Hỏi: Có thần thông để làm gì?
Đó chẳng qua là hoa mọc bên đường khi đi theo bước chân Phật. Nếu dùng nó cho đúng cách (?) tụi mình biết đại khái những khuyết tật (Tâm bịnh) của bạn mình mà điều chỉnh tác xạ cho hiệu quả vậy thôi. Tất nhiên, khi có Thần Thông, anh có quyền biểu diễn cho bà con cô bác coi chơi. Và sau khi biểu ziễn anh sẽ tự biết... đã phạm giới luật (Y như bịt mắt mà chạy xe lên freeway dzậy). Tuy vậy, để đạt được nó: Không phải là một chuyện dễ, hí hí vì: Thần Thông là một pháp tu rất cao cường. Thần thông là biết rõ: Ta và Người; Trong và Ngoài. Thần thông là một phương tiện độ để giúp bạn bè “Đến Gần” với giải thoát. Nó là thế giới của phương tiện độ.
Hào quang và cách nhìn
Hào quang thường cho biết về tình trạng sức khỏe, tinh thần và tư tưởng.
- Bệnh tuyệt vọng: hào quang (HQ) phai lợt
- Người chết bất đắc kỳ tử, khi sức khỏe còn tốt: HQ vẫn còn lưu lại một lúc sau.
- Người chết từ từ: HQ mất đi ở óc trước, sau đó lần lược ở các bộ phận sau và sau cùng là tóc và móng tay.
- Người bình thường thì có vầng ánh sáng xanh vàng
- Khi nói xạo: Màu xanh vàng (lá úa) bay vọt lên xuyên đỉnh HQ
- Người nặng nề về Tâm Linh: Màu HQ rất đậm, dơ và cũ
- Người đa nghi: Nâu đục quanh viền
Màu áo thường mặc lúc sinh hoạt bình thường hàng ngày thường được chọn một cách vô thức theo kết cấu của HQ.
- Tâm linh tiến hóa: Màu sắc thay đổi từ đậm sang lợt nhưng vẫn rõ (màu sắc rất thanh)
- Tâm linh thụt lùi: Màu vàng y lợt đi hoàn toàn (biến từ màu vàng đục rồi qua vàng kem)
Màu Đỏ: Khi nói đến màu Đỏ hay bất cứ màu nào người thấy được HQ sẽ thấy tỷ lệ màu đỏ chiếm rất cao trong cấu trúc HQ. Màu Đỏ tượng trưng cho sự hay khả năng thúc dục, tài chỉ huy.
- Màu đỏ trong sáng: Tướng lãnh đạo giỏi
- Đỏ trong sáng có viền vàng: Tính chinh phục và luôn luôn giúp người
- Đỏ trong sáng hay những chớp sáng phát ra từ nơi nào đó: Bộ phận đó rất mạnh
- Đỏ úa bầm quá tối ở viền HQ: Tính tình xấu hay tranh cãi, phẩm chất bốc lột người bằng sức lao động
- Đỏ mờ nhạt: Tính tình nóng nảy, dễ khích động
- Đỏ thoái hóa (càng ngày càng lợt và yếu đi): Bứt rứt khó yên, dễ thay đổi ý.
- Đỏ mờ nhạt + nâu thoi thóp: Phát ra từ chỗ nào là chỗ đó bị Ung Thư.
- Đỏ lấm chấm hay lóe sáng ở hàm: Đau răng.
- Đỏ chói phát ra ở đỉnh đầu sau một lời phát biểu: Tự tin hay sự giả kiêu hãnh.
- Đỏ chói ở hông một người Nữ phập phòng và thoi thóp: Gái điếm vì tiền chớ không phải vì ưa thích.
- Đỏ chói + Nâu từng tia viền HQ không đều đặng phát rất rõ ở hông: Gái điếm vì ưa thích.
- Đỏ nâu màu gan tươi: Người bẩn thỉu mang đến rắc rối.
Nếu xuất hiện trên toàn cơ thể: Sắp chết.
Màu Hồng: Chưa trưởng thành, tánh tình trẻ con, vô tội
Nếu bất chợt xuất hiện ở một người bình thường, sau một lời kết án: Họ vô tội. Chiếm tỷ lệ rất cao trong cấu trúc HQ.
Cam sáng đậm: Hay quan tâm đến người khác, lòng nhân đạo và nhân hậu.
- Cam nâu: Lười biếng, ẩu.
- Nếu xuất hiện ở vùng thận kèm theo nhiều màu hỗn loạn: Bị sạn thận
- Cam và Xanh lá cây đậm (Xanh lá cây ở giữa màu Cam): Hay cãi nhau, không nghe lời.
Vàng: Màu này chiếm tỷ lệ rất cao trong cấu trúc HQ.
- Vàng y: Đạo đức, Tâm linh tự nhiên (Vàng sáng ở đỉnh đầu và chung quanh).
- Vàng rực và chàm: Tâm linh tiến bộ.
- Vàng nghệ: Hèn nhát (người không có “cú sút” theo danh từ đá banh).
- Vàng đỏ: Yếu đuối vì tình cảm và vật chất, không có lập trường.
- Vàng đỏ hay nâu đỏ: Đang tìm kiếm cái gì đó.
- Lóe sáng vàng đỏ: Người hiếu chiến, mặc cảm tự ty.
- Đỏ đậm trong vàng đậm: Mặc cảm.
- Vàng nâu: Tư tưởng xấu, trí tuệ yếu, ngu độn.
- Nâu tối (dơ) và vàng tối ở hông: Khuynh hướng xấu (dê xồm).
- Lóe sáng: Vàng, đỏ, nâu trên đỉnh đầu: Khùng, bịnh tâm thần.
- Vàng (dơ) và xanh dương (nữa bên là vàng dơ, nữa bên là Xanh dương dơ): Cốt đồng.
- Vàng y tinh khiết: Tâm linh tuyệt vời, giới luật nghiêm chỉnh.
Xanh lá cây: Người thấy được hào quang sẽ thấy rằng màu này chiếm tỷ lệ rất cao trong cấu trúc HQ.
- Xanh lá cây (xanh như dạ quang): Thầy thuốc giỏi. Bác sĩ giải phẫu giỏi.
- Xanh lá cây (như áo lính) và đỏ: Vật lý giỏi.
- Xanh lá cây và Xanh dương: thành công nhờ dạy học, thầy giáo yêu nghề.
- Phần viền nhiều màu xanh lá cây: Người bị dị ứng đối với súc vật.
- Xanh Vàng úa: Xạo, lừa đão, không nên giao thiệp, người không có thật.
- Xanh trái chanh + Vàng + Xanh Dương (tất cả đều trong sáng, đẹp): Đáng tin cậy.
Xanh lơ (dương): Màu xanh này chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc HQ.
- Xanh lơ: Thông minh, thích đọc sách, thế trí biện thông.
- Xanh rực rỡ phát ra đều đặng khắp người: Sức Khoẻ tốt.
- Xanh lợt màu đục như sương mù: Người không tự quyết định được (đợi thúc hối mới làm).
- Xanh đậm: Sợ tiến bộ (dị ứng với sự văn minh) ù lỳ, tự mãn.
- Chàm trong + tím: Tín ngưởng mạnh mẽ, người này có trực giác về chính pháp, không tin bậy bạ.
- Hồng trong Chàm: Quá nhạy cảm, nếu kèm theo những hiện tượng khó chịu: Sự nhạy cảm bị thoái hóa.
- Xám: Rối loạn thần kinh, sức khỏe kém, tính tình yếu đuối (hết pin).
Ngoài ra Hào quang còn tạo thành những hình dáng trên đỉnh đầu.
- Hình một vương miện màu xanh dương: Ưa thích tiền bạc (tay làm ăn, ít tình cảm).
- Một đám khói màu đen nhảy nhót trên đỉnh đầu: Tính tình bất nhất.
Khi nói về vấn đề gì mà họ không biết (thực chứng): Một hình xoắn ốc có màu tùy theo đề tài sẽ phóng xuất nơi miệng họ:
- Màu vàng đậm: Tâm linh.
- Màu nâu và đen: Lấy người bạn của mình ra làm thí nghiệm nhưng điều mình chưa biết.
- Màu đen như khói: Lời nói bậy bạ (khẩu nghiệp).
- Màu Xanh dương đục: Phóng đại một câu chuyện, khi chỉ có nghe lại (Không được chứng kiến).
Một ngọn lửa màu cam: Có khuynh hướng Tâm linh cao, nhưng chưa định hướng được, ưa chuyện nhân nghĩa, thích giúp đời.
Khi hai người đang trò chuyện trong một quán cà phê, Người thấy hào quang sẽ biết được hai người đó là người bạn thân, hay bạn qua đường:
1. Bạn thân: Một cầu vòng màu xanh dương như khói thuốc và giao tiếp với cầu vòng bên kia, nơi giao tiếp sẽ hiện ra hình của đề tài nói chuyện.
- Một cái nhà: họ đang nói về nhà cửa
- Một con người trần truồng: Họ đang phân tích tâm lý một người nào đó.
2. Bạn qua đường: Hai phần HQ sẽ nối với nhau trên đường thẳng (không phải là cầu vòng) tình bạn không bền, họ đang lợi dụng nhau.
[...]
Ngôn ngữ Tâm linh là ngôn ngữ của màu sắc và hình tượng cực kỳ phong phú, người đọc được ngôn ngữ đó không bao giờ hết chuyện để nói, và không bao giờ họ ngưng học hỏi, những hiện tượng trên chỉ là một phần nhỏ của cái thấy của Hai Lúa tui. Cái thấy này có tác dụng hai chiều: Ở lúc tâm chính, Hai Lúa tui thấy và trực nhận ngay lập tức, rất chính xác ý nghĩa của nó. Nhưng nếu, Hai Lúa tui chỉ thấy mờ mờ và phải luận đoán vòng vo tam quốc: Hai Lúa tui biết ngay là mình còn tà niệm.
Vậy khi thấy được HQ mình không cách gì làm bậy được Vì thấy nó rất là khó, nhưng mất nó lại rất là dễ vì chây lười, không thèm tập hay phạm giới luật. Nó (Thần Thông) là một người Bạn chân tình. và cũng một người Thầy rất nghiêm.
Cách nhìn:
Nhìn vào bàn tay người khác phái (người yêu) là tốt nhất.
Nếu không có thì... dùng bàn tay của mình vậy.
Các ngón tay xòe ra hết cỡ, cách khoảng một vài cm một cái nền có màu hơi tối. Dùng đèn ngủ có màu hồng lợt (anh Sơn) hay bình dân hơn: Một cái đèn hột vịt được vặn lên đừng cho có khói là được rồi. Hai Lúa tui, thường để cái đèn dầu đó đằng sau lưng và dùng cái bóng mình làm nền là tự nhiên hơn hết. Nhìn vào cái viền các ngón tay (ngón giữa và ngón trỏ). Nếu nhìn đúng cách sẽ thấy như có một màn sương, sau đó sẽ thấy một màu xanh dương lợt hay màu tím lợt. Vẫn tiếp tục nhìn như vậy một thời gian: Bất chợt sẽ thấy lóe lên màu sắc HQ của bàn tay. Tập cho thuần thục bài tập trên, sau đó mới tập ngoài ánh sáng tự nhiên...
Nếu muốn thấy nguyên cấu trúc của HQ trên một con người:
- Nhìn vào một điểm tưởng tượng gần phía trước mình (khi đó sẽ thấy có 2 đối tượng vì do mình lé)
- Sau đó di chuyển điểm tưởng tượng đó về phía đối tượng cho tới khi hai đối tượng chập lại một.
- Tập trung cái nhìn vào điểm đó. Đối tượng mờ mờ đằng trước mặt sẽ lóe sáng lên với tất cả màu sắc và cấu trúc của HQ.
Khi làm thì thở vững chắc, sâu và chậm. Tất nhiên là không cố gắng quá sức mà bị mệt oan uổng. Tập trường kỳ cho tới khi thấy màu sắc mới thôi. Nếu tập trung cao hơn: Mình sẽ thấy được nguyên hệ thống kinh lạc của châm cứu: Châm vào điểm sáng nhất hay tối nhất: Bịnh sẽ giảm.
Làm cách này mình sẽ rất mệt vì đã dùng thần thông can thiệp vào nghiệp quả của người khác.
Định luật vũ trụ sẽ rất khắc khe đối với những ai sử dụng thần thông một cách bừa bãi.
- Thần thông không liên quan gì đến nhân quả.
- Thần thông là quả báo của Thiền Định.
- Thần thông là một pháp tu rất cao cường.
- Thần thông là biết rõ Ta và Người, Trong và Ngoài.
- Thần Thông chỉ là phương tiện để đưa bạn bè gần đến đường Giải Thoát.
- Thần thông rất khó đạt, nhưng lại rất dễ mất vì: Chây lười hay phạm giới luật Thần Thông là con dao hai lưỡi:
“Nếu lạm dụng thì nó sẽ thiêu đốt hành giả, còn nếu dùng nó làm phương tiện để chỉ đường đi cho bạn bè thì nó lại càng làm cho tâm linh hành giả cao thêm.”

1. Nó sẽ là chất xúc tác để nâng cao trình độ tâm linh của bạn
2. Nếu dùng bậy bạ (với đầy bản ngã, Ta Đây): Nó sẽ quất sụm bạn.
Nguyên tắc tối hậu của Thần thông là: Muốn có thì phải cho. Vậy Thần thông không có gì phải sợ mà tránh né nó. Theo kinh nghiệm của Hai Lúa tui: Có thì cứ dùng, muốn dùng thì phải “Giữ” vậy.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:54 am

SƠ THIỀN và TIẾNG ỒN

HL: Chào các Bạn.
Khi đề mục xuất hiện đằng trước mặt khoảng 12 giây là hành giả vào được ngưỡng cửa của Sơ Thiền. Hành giả sẽ bị những tiếng ồn sau đây chi phối: Tiếng ồn có tánh cách bất chợt như một vật gì đó rớt xuống nền nhà, một tiếng kêu của ai đó, một bước chân của ai đó đang đi tới chỗ mình tập. Để khắc phục chỉ còn nước là: đi chỗ khác mà tập. Hay là dặn người nhà là đừng làm ồn, hay là (trường hợp của Anh Sơn) là nghiến răng, và ép nguyên cả cái lưỡi lên nóc vọng và tập trung tư tưởng liên tục vào đề mục (vì vợ anh ấy hễ thấy ảnh tập là chị lại chơi piano. Và nhất là tiếng í í trong lỗ tai phải (nhiều hơn): Tiếng ồn này không có gì là khó chịu lắm đâu. Vì đó là tiếng ồn của phần não bộ bên phải nó phát ra... khi vô thức của hành giả do tu tập mà mạnh dần lên. Nguyên tắc là vẫn tập trung vào đề mục chớ đừng có mất thì giờ mà ngồi nghe cái tiếng í í này: nó chẳng dẫn mình đi đâu xa cả ngoài hiện tượng Cận Định mà thôi.
TB: Ngoài ra có hành giả còn nghe luôn được cả tiếng ù ù của bộ An Ninh Quốc Phòng các cường quốc. Tiếng ù ù này dùng để phát hiện vị trí những tàu ngầm của nhau. Chỉ còn một cách là... uống rượu cho say để mà ngủ. Hay là nghiến răng lại và ép cả cái lưỡi lên nóc vọng và tập trung tư tưởng vào đề mục để thoát khỏi sự nhạy cảm của hệ thần kinh này.
Nhị thiền với Tầm và Tứ
Khi đề mục phát ra ánh sáng là hành giả đã vào được Nhị Thiền hay nếu nói về thời gian xuất hiện thì sẽ là từ 20 đến 40 giây đồng hồ. Khi này thì tâm lý lại có khuynh hướng: Sợ đề mục lại biến mất đi trong tầm nhìn. Do vậy mà tầm (cố vẽ đề mục bằng trí tưởng tượng) và tứ (là cố giữ đề mục xuất hiện càng lâu càng tốt) lại là một trở ngại trong khi hành thiền ở trình độ Nhị Thiền.
Giải quyết: Khi đề mục biến mất trong tầm nhìn thì hành giả cũng nên niệm trong tâm rằng: Đó chẳng qua là sự sinh diệt của các pháp. Khi mình chứng được sự sinh diệt của các Pháp này rồi thì mình trở nên bình tĩnh hơn trong công phu. Có nghĩa là mình không còn lên án rằng là “mình tu quá tệ” nữa, khi đề mục lại biến mất trong tầm nhìn. Mà mình hiểu rằng: sự biến mất này là cái tự nhiên của tất cả các pháp. Do bình tĩnh hơn và nhất là không lập tâm rằng mình sẽ ráng làm cho ngon lành hơn... hồi hôm qua khi khởi đầu buổi công phu. Nên tâm mình trở nên an phận hơn. Do sự an phận này mà mình lại an vui hơn. Và vì mình cố ý tác ý về sự an vui này khi đề mục phát ra ánh sáng thì sự Hỷ và Lạc càng thấm nhuần thân thể và càng mạnh mẽ hơn khi còn ở Sơ Thiền. Do an vui mà mình vô Tam Thiền hồi nào mà mình cũng không hay.
Tam thiền và Hỷ
Khi đề mục lại phát ra tia sáng mạnh như tia hồ quang (cái tia sáng màu trắng xanh khi thợ hàn điện đang hàn đó mà!) thì mình lại vào được Tam Thiền, hay nói theo thời gian xuất hiện của nó thì khoảng 40 đến 70 giây. Tuy vậy cái trở ngại của nó lại là cái hỷ (cái vui ở trong bụng). Tại sao? Là vì khi mình tới Nhị Thiền thì cái vui này nó càng ngày lại càng mạnh. Đến độ, nếu bất chợt nhìn vào gương thì mình lại thấy cái mép của mình cứ cong cong y như là nụ cười của La Joconde (bức tranh trứ danh của Leonard De Vinci) vậy.
Và tất nhiên là khi vào Tam Thiền thì cái hỷ này biến mất và hiện tượng trụ tâm vào cái xả cùng với sự cố gắng giữ cái chánh niệm và sự tỉnh giác mà thôi. Do không biết cái chuyện này nên hành giả lại đi tìm ngược lại cái hỷ. Nên lại tự lâm vào cái tình trạng cà xịch, cà đụi: có nghĩa là vừa lên được Tam Thiền (mất cái hỷ) thì lại tìm xuống Nhị Thiền (để tìm lại cái hỷ) v.v.. và cứ lòng vòng như vậy hoài.
Ngoài ra, tình trạng Tam Thiền là một tình trạng có rất nhiều cảm nhận đặc biệt: Đến đây. sự thanh tịnh đã có lực: Thô Tâm hầu như đã im lặng, nhưng vi tế tâm vẫn còn giao động (dĩ nhiên). Nhưng cũng vì lúc này cái tâm đã có lực rồi, nên nó cảm nhận được sự giao động của vi tế tâm hay là luồng Bhavanga (vốn là cái cá tánh đặc biệt của mình: cá tánh này được tích lũy do những chập tư tưởng cuối cùng của từng kiếp khi mình chết đi và sống lại trong hàng tỷ kiếp luân hồi). Cũng do cảm nhận được sự giao động này mà hành giả lại có cảm giác là mình đang tuột định.
Đặc biệt, một vài hình ảnh tiền kiếp của chính mình bỗng nhiên xuất hiện trong vòng một sát na. Cuối cùng, đây cũng là cái trần nhà khi nhập chánh định trên một đề mục (kasina) mà thôi. Không cách gì mà lên được Tứ Thiền với phương tiện này được.
Tứ thiền và hơi thở
Chắc rằng các Bạn cho rằng: Đây là bước đầu của sự tự thắng, nên chỉ còn một nước là: Một mất, một còn chớ gì? Đó là trên lý thuyết mà thôi. Xin quý bạn bình tâm và đừng có lo về cái chuyện phải chiến đấu với cái hơi thở ở cái trình độ Tứ Thiền này.
Một ví dụ:
Lấy một cái đồng hồ báo thức loại cổ lỗ xỉ (loại lên dây thiều) loại mà khi nó chạy, nó kêu một cách ồn ào: tích tắc... tích tắc đó. Kế đó là mình ngồi lắng nghe tiếng động của cái đồng hồ này, khi mình đã có thể nghe rõ cái tiếng tích tắc tích tắc của nó rồi, thì mình lại để cái đồng hồ đó cách xa mình hơn một tý. Kế đó là mình cứ ngồi yên tại chỗ cũ mà cố nghe cái tiếng động của cái đồng hồ đó. Sau khi nghe được rồi, thì lại đem cái đồng hồ đó ra xa hơn một tý nữa và cứ thế mà làm cho tới khi phải cố gắng lắm thì mình mới có thể nghe được nó. Tới đây, quý vị có để ý rằng: hơi thở của chính mình lại tự động chậm lại và đôi lúc mình lại tự động... nín thở để mà nghe chăng?
Tứ thiền cũng dùng một nguyên tắc đó để tự động quên hơi thở. Sau khi dùng cái đề mục của mình để vào được Tam Thiền (đề mục phát hào quang) thì mình lại đổi cái đề mục ấy thành những hình ảnh của những hòn bi có những màu sắc khác nhau và theo thứ tự như sau: Màu xanh dương, màu đỏ, màu xanh lá cây, màu vàng và cuối cùng là màu trắng.
Về đường kính của các hòn bi này thì có 2 (hai) giai đoạn:
1. Giai đoạn thứ nhất: là đường kính khoảng 3cm hay là to như trái banh cù (golf).
2. Giai đoạn thứ nhì: là tập trung vào ngay trung tâm của hòn bi, sự tập trung vào chỗ này, tự động làm cho hòn bi đó nhỏ lại và có đường kính là một ly (1mm)
Cách thực hành như sau:
Khi hòn bi xuất hiện ra ngay đằng trước mặt mình rồi và có cái màu mà mình muốn (ví dụ như là màu xanh dương, màu xanh da trời đó mà) thì mình lại tập trung vào ngay trung tâm của nó để làm cho hòn bi đó nhỏ lại. Sau khi nó nhỏ lại rồi, thì mình lại đổi cái màu của nó. Hành động này, muốn cho dễ làm, thì mình phải vẽ nó lại ở cái dạng có đường kính to hơn, có nghĩa là: như trái banh cù hay là khoảng 3cm. Sau khi nó có màu sắc khác (màu đỏ chẳng hạn) thì lại làm cho nó nhỏ lại bằng cách là nhìn vào ngay trung tâm của nó. Và cứ lập đi lập lại như vậy với những hòn bi có màu sắc khác nhau.
Hỏi: Tại sao lại là phải theo cái thứ tự màu sắc đó?
Đáp: Là vì màu xanh dương là âm, màu đỏ là dương, màu xanh lá cây (màu xanh đọt chuối) là tâm đã thanh tịnh, màu vàng là màu của sự giữ giới luật và màu trắng là... bảy màu hoà lại, và là màu đầu tiên để vào cõi Vô Sắc.
Hỏi: Tại sao phải làm cho hòn bi nhỏ lại?
Đáp: Là vì để nâng cao hơn nữa sự tập trung tư tưởng hay tình trạng nhập chánh định.
Nhập vào Tứ Thiền: Trong lúc đang làm như trên thì hành giả cảm nhận rằng thân thể mình nó rớt xuống một cái, y như là... máy bay nó xụp ổ gà vậy. Và các hòn bi biến mất và thay vào đó là một không gian trong và sáng, bao la và rộng lớn: Hành giả đã vào được tầng trời đầu tiên của Tứ Thiền Hữu Sắc. Các Ngài đã đặt tên là “Quang Quả Thiên” có nghĩa là chư Thiên ở những nơi có không gian quang đãng và rộng lớn. Hơi thở tự động biến đi trong khi nhập định bằng cái mẹo vặt thay đổi các đề mục như trên đã trình bày.
Mến.


Tâm Kính Đàn - Màn TV
Chào các Bạn.
Tâm kính đàn là cái rắc rối nhất của Mật Tông. Hai Lúa đệ cũng mày mò và cũng bí như thường. Câu chuyện cũng ly kỳ y như là... chuyện Tề Thiên.
Số là hồi còn ở Đà Lạt thì đệ có quen với một gia đình nọ (người Công Giáo) có biết về thuật Phong Thủy. Và khi an tán mộ cho gia đình thì họ cho đệ biết là nó bị méo 1 tý xíu khi canh cái hòm nhìn vào cái ấn trong 1 cái Long Mạch ở Đà Lạt. Và họ cũng cho đệ biết là nó ăn vào hàng cháu nhưng không được mạnh cho lắm. Và ba tháng sau thì nhóc tỳ P. nhỏ tự nhiên có khả năng thấu thị, chữa bệnh búa xua. Và dĩ nhiên là đệ làm quen với anh chàng nhóc tỳ này.
Và trong khi bàn về Thiên Văn: đệ có chơi 1 trò chơi là dùng ... tâm kính đàn (tự chế) ra để coi những tinh tú trên trời. Đệ nói với P. Nhỏ:
-- Ê, anh tìm ra cách này để nhìn ngôi sao mà không mỏi cổ nè!
P. Nhỏ hỏi:
-- Cách nào?
Và đệ lấy cái xâu chuỗi 18 hột ra và nói P nhỏ nhìn vào cái vòng của xâu chuỗi. P. Nhỏ nhìn vào và thấy y như là mình nhìn vào cái kiếng phản chiếu cả bầu trời và trong đó có những ngôi sao. P. Nhỏ phê bình, cách của anh cũng hay nhưng nó nhỏ quá vì vậy mà không dùng được gì. Đệ thấy cũng đúng. Và cũng không biết làm sao mà Zoom cái hình nó to và nhỏ theo ý mình muốn được.
Đó là giai đoạn đầu của "Tâm Kính Đàn".
Trong nhóm lu bu (nhón cư sĩ tu hành theo kiểu "tu chết bỏ" ở Đà Lạt) lúc bấy giờ còn lèo tèo những nhân vật tự phát. Trong đó có anh Hoà Lùn cũng đang tìm "Tâm Kính Đàn". Anh này thì làm... y kinh: Có nghĩa là sắm một cái gương "chưa có dùng" và tập coi có được gì hay không. Và tất nhiên là thất bại hoàn toàn: Anh ta tập siêng năng nhưng lại không được gì (Hoà Lùn mà đã tập cái gì là phải coi là 24 trên 24).
Thấy vậy đệ có nói cho anh ấy nghe là:
Gương nào mà họ đã chế ra thì đều có người nhìn vào hết, người nhìn đầu tiên là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm! Do vậy điều kiện mà kinh đưa ra là không thể thỏa được. Phải có 1 cách nào khác để cái gương phải có những tiêu chuẩn sau:
1. Là không bị mất hay bể
2. Ở đâu dùng cũng được
3. Có thể Zoom hình theo ý thích.
4. Ngoài cái Thấy thì lại còn có thể "Nghe" được luôn.
Và dĩ nhiên tu sĩ phải biết: Cơ chế hoạt động của "Tâm Kính Đàn" nó ra làm sao? Thiếu 1 yếu tố là coi như là làm không ra. Thế là đệ coi lại thật là kỹ lưỡng cuốn Đức Phật Và Phật Pháp của Narada do Bác Phạm Kim Khánh dịch (cuốn sách độc nhất của đệ vào lúc bấy giờ). Thì đệ phát hiện ra Đức Phật, khi Ngài chứng các từng thiền, thì Tâm của Ngài lại sạch như "Gương" và tất cả các pháp đều hiện ra "Như Thật". Mừng như vớ được vàng! Đệ biết rằng chỉ có cách này mới có thể tìm và làm được "Tâm Kính Đàn".
"Tâm Kính Đàn" lần đầu tiên hoạt động.
Tất nhiên là muốn cho nó hoạt động thì đệ tu mò muốn tắc thở luôn, vì đâu có ai chỉ cho cái gì đâu. Chỉ dựa vào cái câu trong sách mà thôi. Sau 1 thời gian thì những khả năng tự nhiên phát triển. Thứ nhất là linh tính, cái linh tính nó trúng đến... kỳ lạ.
Chuyện rằng:
Đệ ngồi bật dậy và nói với vợ rằng:
-- Họ đi đến kêu anh đi chữa bệnh, anh đi nghe, nhớ cầu nguyện cho tớ đó!
Vợ cằn nhằn:
-- Ai mà kêu hai ba giờ sáng! Đi ngủ đi!
Nhưng đệ đã leo ra khỏi cửa sổ và đi ra ngoài ngõ và đi xuống đường Hai Bà Trưng. Một chiếc xe honda chạy từ dốc Cẩm Đô lên và đệ ngoắc anh chàng lại và nói:
-- Tui là Phước đây, em anh bệnh ra sao?
Người anh thắng xe lại và... muốn ỉa đùn trong quần:
-- Trời! Danh bất hư truyền, Vậy là em tui hết bệnh rồi!
Tất nhiên đó là hồi đệ còn sung sức, bây giờ thì già rồi và nhất là sau khi chết đi sống lại 4 lần vì tu trật. Nó không còn được như xưa nữa. Kế đó là cái thấy:
Bà xã đi xuống Sài Gòn và khi lên Đà Lạt thì không có nhắn tin hay "đánh dây thép". Đệ làm cho tâm thanh tịnh (thời đó đệ chưa biết đó là "Tứ Thiền Hữu Sắc”) và khi nghĩ về bà xã thì thấy bà xuống xe ngay khách sạn Palace vào ngày mùng 4 Tết hay sao đó lúc 12 giờ 44 phút trưa.
Cách xuất hiện nó như sau: y như là đệ nhìn vào một tấm hình màu: Đệ thấy xe khách ngừng lại và bà xã xuống xe ôm một người đàn ông (người đàn ông đó là đệ) và nói cái gì đó (Lúc này đệ chưa có nghe được).
Tiền cảnh của cái cảnh vợ xuống xe đó là: Một cái đồng hồ điện tử digital có ngày tháng năm cả Âm Lịch và Dương Lịch và giờ thì nó chạy như là đồng hồ bấm giây của các nhà thể thao vậy. Có nghĩa là có giờ (được biểu thi theo dạng 24/24; phút; giây; và sao.
Tất nhiên là đệ đi đón và đúng phóc.
Sau này đệ cố ý đoán sai để bả nhìn đệ ra thằng chồng, chớ không thì bả sẽ không được tự nhiên cho lắm.
Cơ chế hoạt động của "Tâm Kính Đàn"
Nó cũng không có gì là ầm ỷ và siêu nhiên. Chuyện thấy hay nghe đều xảy ra từ cái óc của mình. Do mình nhận kích thích từ bên ngoài qua các giác quan và được chuyển hệ thành giao động thần kinh và từ giai động thần kinh này mình mới thấy, nghe... được. Cũng lợi dụng vào cái đó nên khi tu sĩ có cái tâm thanh tịnh rồi thì khi chú ý đến cái gì thì cái óc nó bị kích thích và nó cho mình thấy, nghe, rờ, cầm... Do vậy chỉ cần vào Tứ Thiền là tâm đã thanh tịnh đủ để kích thích cái óc khi tu sĩ tác ý vào 1 đề tài nào. Tất nhiên, nó đều có mức độ sâu dầy của nó: Để cho dễ hiểu thì các Bạn nên đụng bàn tay lên cái đầu của mình trước và đọc:
Trước nhất là cái linh tính:
Tâm đã tới Tứ Thiền thì bộ óc nó nhạy cảm nhưng chưa thấy gì được. Có nghĩa là bộ óc đã thanh tịnh nhưng chưa đụng con mắt.
Sau đó là Bạn đem bàn tay xuống 1 tý và đụng tới cặp mắt và đọc tiếp:
Kế đó là vì độ thanh tịnh nó sâu hơn nên nó lấn xuống tới cặp mắt. Vì thế lúc này mới có thể thấy được.
Tiếp theo là lấn xuống lỗ tai. Vì thế mà có thể nghe được.
Sâu hơn nữa là tới lỗ mũi. Vì thế mà có thể ngửi được.
Và sau đó là rờ được và có thể xô hay nâng được.
Trên đây là tự phát nên nó lộn xộn và không có phương pháp cho rõ. Sau này đệ chia ra thành từng phần để tu sĩ khác có thể tập được dễ dàng hơn, đệ chia ra như sau:

1. Dùng đề mục để chứng các từng thiền
2. Quán một cái màn ảnh như màn ti vi to cỡ 9cm x 12cm
3. Sơn cho màn ti vi đó nó có màu trắng y như hột gà luộc và bóc vỏ.
4. Giữ cái màn ti vi này 24 trên 24 trong vòng 1 tuần.
5. Sử dụng cho việc đời thì Màn ti vi lại nằm ngang (tự động)
6 Sử dụng cho việc Đạo thì màn ti vi lại dựng đứng (cũng tự động).
Nhiên liệu để chạy màn tivi hay là "Tâm Kính Đàn":
1. Giữ giới luật cho thật là ngon lành.
2. Kiểm tra tư tưởng liên tục (có nghĩa là không có chuyện giải lao)
3. Và Thiền Định
THỰC HIỆN CHÁNH ĐỊNH TRÊN MỘT ĐỀ MỤC: LỬA

Trước hết, chúng ta phải hiểu tại sao lại phải thực hiện CHÁNH ĐỊNH
Trong những tài liệu về PHẬT GIÁO, về phần vũ trụ quan, có nói tới nhiều thế giới khác, trong một vùng không gian rộng lớn được gọi là: TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI. Vùng không gian này được chia ra làm BA vùng nhỏ hơn dựa vào những đặc tính chung của từng vùng. Ba vùng đó có tên như sau:
• DỤC GIỚI (Gồm từ chư TIÊN dục giới: Tha Hóa Tự Tại đến A-Tỳ địa ngục). Ở đây lúc nào cũng có sự hiện diện của 02 giống: ĐỰC và CÁI. Hành động của chúng là ĂN, UỐNG và GIAO DÂM. Tuổi thọ của những loài từ CON NGƯỜI trở xuống đều không BẰNG NHAU; những loài trên CON NGƯỜI đều có CÙNG MỘT TUỔI THỌ nếu cùng ở trên cùng một cung trời.
Khi nằm mơ thấy CON TRAI, CON GÁI vì: Tâm còn THAM DỤC.
• SẮC GIỚI (gồm từ chư THIÊN sắc giới: Sơ thiền đến Tứ-thiền). Ở đây KHÔNG CÒN 02 giống: ĐỰC và CÁI. Không có vấn đề giao dâm, và ăn uống. Thức ăn của họ chính là: LINH ẢNH của họ tạo ra trong cơn THIỀN ĐỊNH. Tuổi thọ của họ rất giống nhau trên cùng một cung trời.
• VÔ SẮC GIỚI (gồm những chư THIÊN từ Không Vô Biên Xứ, tới Phi-Phi Tưởng Xứ). Ở đây không còn hình tướng của bất cứ cái gì nữa. Chỉ gồm toàn là tư tưởng. Tuổi thọ của họ rất giống nhau trên cùng môt cung trời.
Chúng ta lại biết rằng:

Ở DỤC GIỚI, trạng thái TƯ DUY đứng đầu. Có nghĩa là, ở đây, hiện tượng này KẾ TIẾP hay ĐẰNG SAU hiện tượng kia: Khi ta thấy hiện tượng này, thì lại KHÔNG THẤY hiện tượng đứng liền sau đó.
Ở SẮC GIỚI, trạng thái ĐỊNH lại đứng đầu. Có nghĩa là, ở đây, hiện tượng này ở KẾ BÊN hiện tượng kia. Tương tự như vậy:

Ở VÔ SẮC GIỚI, khi ta thấy hiện tượng này, thì ta lại THẤY RẤT RÕ hiện tượng đứng liền sau đó.

Vậy lợi điểm của vấn đề NHẬP CHÁNH ĐỊNH là: Ta có thể biết ngay lập tức BẤT CỨ vấn đề gì vì: hai hiện tượng lại ở KẾ BÊN nhau (như cái bàn ở KẾ BÊN cái ghế vậy).
Đó chỉ là lợi điểm nếu áp dụng nó vào những việc ở ĐỜI.

Ví dụ:
• Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi luân xa YẾT HẦU: Tu sĩ sẽ không đói và khác
• Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi điệu bộ và hình tướng: Tu sĩ sẽ biết được TÂM LÝ của họ.
• Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi điệu bộ và ký hiệu: Tu sĩ sẽ biết được NGÔN NGỮ của họ.
Ở đây, chúng ta chỉ bàn tới việc sử dụng nó vô việc GIẢI THOÁT mà thôi.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:01 am

CHỨNG VÀ ĐẮC THIỀN HỮU SẮC

Tưởng tượng một ngọn LỬA xuất hiện đằng trước mặt:

1. Khi ngọn lửa CHƯA xuất hiện, tâm đọc câu: LỬA…LỬA…chậm chậm thôi.
2. Khi ngọn lửa ĐÃ xuất hiện, tâm đọc câu: LỬA 1…LỬA 2…cách nhau 1 giây.
3. Khi ngọn lửa xuất hiện lần đầu tiên, tu sĩ bị MẤT cảm giác thân thể.
4. Cố gắng THƯ GIÃN, đừng nôn, đừng thi đua với nhau.
5. Nếu thấy trở ngại: SÁM HỐI, cố gắng GIỮ GIỚI càng kỹ, càng tốt.
6. Khi chánh định tới TAM THIỀN thì mới thấy ĐÚNG một cái gì đó.
7. Nếu không, tu sĩ sẽ BỊ MA NHẬP, hay MA CHO THẤY, và sẽ bị CHI PHỐI !
8. Nếu có SỢ thì đừng có SỢ: CÁI SỢ của mình.
9. Dùng câu: NHÂN LÀNH THÌ QUẢ PHẢI LÀNH để trấn áp cơn SỢ HẢI.

CHỨNG: Mới nhập chánh định một vài lần đầu tiên: Chưa được TƯ TẠI.
ĐẮC: Muốn xuất và nhập định bao lâu, lúc nào, ở đâu cũng được: Gọi là TỰ TẠI.

SƠ THIỀN: Giữ đề mục 12 giây
Ở đây tu sĩ mất SÂN HẬN, LO, SỢ, hết nghi ngờ về phương pháp, ít ngủ.

Tâm tư lăng xăng vô cùng, nay chỉ còn 5 vấn đề:
1. TẦM (tìm kiếm đề mục)
2. TỨ (giữ đề mục càng lâu càng tốt) khỏang từ 1 đến 12 lần đếm.
3. HỶ ( vui ở ý, miệng mĩm cười do ly dục sanh ra).
4. LẠC (nhẹ nhàng ở thân).
5. NHẤT TÂM (xác định dựa vô thời gian, độ rõ, độ trong suốt của đề mục).

Nếu tinh tấn: Không gian sẽ có màu ĐEN và XA thăm thẳm.

NHỊ THIỀN: Từ 12 đến 40 giây
Những kết quả do bỏ THAM, SÂN, SI ở trên càng mạnh mẽ.
Tâm còn 4 vấn đề:
1. TỨ từ 12 đến 40 lần đếm.
2. HỶ
3. LẠC
4. NHẤT TÂM (đề mục đã phát ra ánh sáng xung quanh).

Tâm lý: SỢ MẤT ĐỀ MỤC xuất hiện
Nếu tinh tấn, đề mục nhỏ lại và đứng im.

TAM THIỀN: Từ 40 đến 70 giây
Những kết quả trên lại càng mạnh và lâu hơn.

Tâm có 3 vấn đề:
1. HỶ.
2. LẠC
3. NHẤT TÂM (đề mục xuất hiện dễ dàng, có hào quang bắn về CÁI THẤY).

Bị tức ngực (do không HỘ THÂN KỸ) vì XUẤT HỒN, dừng lại: TẬP HỘ THÂN ĐÃ!
Nếu tinh tấn: giữ đề mục CHO LÂU và thực hiện CÔNG ĐOẠN đổi đề mục. Được nói rất kỹ ở phần TỨ THIỀN. Đề mục xuất hiện từ 40 đến 70 lần đếm.
Lúc này sự THANH TỊNH đã lấn xuống luồng BHAVANGA rồi, nên tu sĩ cảm nhận có một sự RUNG ĐỘNG tuy rất NHẸ, nhưng nó cũng làm cho tu sĩ rất KHÓ CHỊU và có cảm giác như BỊ TUỘT ĐỊNH. Ngay lúc này mới đổi đề mục.

TỨ THIỀN: Từ 70 giây trở lên
Những kết quả HẾT THAM, SÂN, SI gần như lúc nào cũng có bên ta.

Tâm có 2 vấn đề:
1. LẠC.
2. NHẤT TÂM.

Ở đây, cố gắng chịu đựng độ chói sáng của đề mục và giữ nó càng lâu càng tốt, kế đó ĐỔI ĐỀ MỤC: Quán một khối cầu màu XANH LƠ hay XANH LÁ CÂY NON (màu xanh lá cây non sẽ làm cho tâm tu sĩ ít GIAO ĐỘNG hơn) có đường kính (03cm). Sau khi đề mục xuất hiện dể dàng: Làm cho NHỎ LẠI bắng cách tập trung vô TÂM của nó, đừng để ý gì đến xung quanh đề mục hết: Nó sẽ nhỏ lại.

Sau khi, thực hiện thành công hai (2) giai đọan trên, tu sĩ thực hiện lại công đoạn trên nhưng với đề mục lần lược có những màu khác: ĐỎ, VÀNG, TRẮNG.

GHI CHÚ: Đừng đợi cho đề mục nó TỰ MẤT mà phải làm cho nó NHỎ lại khi nó vừa hiện rõ lâu một chút (có nghĩa là lúc thân hòn bi hơi trong).

Bất ngờ thấy RƠI một cái và một không gian QUAN ĐẢNG, trong suốt và sáng xuất hiện càng ngày càng rõ, lúc đó tu sĩ đã CHỨNG: QUAN-quả-thiên (từng trời đầu tiên của TỨ THIỀN).

Lúc bây giờ công việc tu tập trở nên đơn giản hơn. Công việc kế tiếp là phải: NGĂN không cho tình trạng AN CHỈ, vừa mới có, chìm xuống luồng BHAVANGA:
Quán một MÀN TIVI màu trắng như hột gà bóc, tâm đọc câu: Chuẩn bị, thuận thứ, Cận hành, Chuyển tánh, AN CHỈ… AN CHỈ… cho tới khi thấy HƠI NGỘP NGỘP thì giảm cường độ tập trung. TẬP ĐI TẬP LẠI cho thật nhuyển rồi mới buớc sang con đường MINH SÁT TUỆ. Ở đây tu sĩ thường mắc phải sai lầm là hấp tấp trong khi tu tập, lần này đừng để phạm sai lầm đó nữa, tu sĩ phải từ tốn, đừng vội vã:

PHẢI TẬP ĐI TẬP LẠI CHO NÓ NHUYỂN rồi mới bước vô MINH SÁT TUỆ.
Đọc thêm: Sơ Thiền và Tiếng Ồn
QUÁN MÀN TV - TÂM KÍNH ĐÀN
Trình độ lý tưởng là... Tứ Thiền Hữu Sắc (TTHS).
Hành giả dùng đề mục nhập vào TTHS. Khi nhập chánh định vào tới đó: hành giả thay đổi đề mục, quán một cái khung như một màn ảnh TV. Màn ảnh này có kích thước 9 cm × 12 cm. Về màu sắc thì tùy vào trình độ nhập định nông hay sâu mà màu sắc sẽ xuất hiện theo trình tự biểu kiến như sau: Màu đen xám, màu xám, lấm tấm những hạt cát màu vàng, rồi màu vàng và sau cùng là màu trắng như trứng hột gà bóc. Màu trắng này đặc biệt là hành giả có thể thấy cả chiều sâu của nó.
Tâm lực thể hiện qua mức độ quán tưởng của hành giả. Tâm càng có lực thì linh ảnh trong màn TV càng rõ, càng nhiều chi tiết và rất sống động

Xem Thêm Tâm Kính Đàn
TU TẬP THẦN THÔNG
Khi vào được Tứ thiền, tu sĩ lo tu về thần thông để tập làm chủ tư tưởng. Ở đây, tu sĩ đã gần kề mục tiêu của Phật giáo rồi, nhưng chưa có một tý gì về Phật pháp hết. Mặc dù với sự cố gắng hết sức, tu sĩ có thể có đủ ngũ thông:
- Thiên nhãn thông: Quán một màn tivi, giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một cảnh vật nào đó (nên chọn một cảnh vật gần nơi mình ở để có thể kiểm soát khi mình làm xong thí nghiệm).
- Thiên nhĩ thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ ở đâu, và đang nói những gì? Liền thấy ổng đang làm cái gì đó trong màn tivi, và nghe tiếng nói của ổng “xuyên qua” đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác!
- Tha tâm thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ đang nghĩ gì? Liền nghe tiếng nói của tư tưởng ổng xuyên qua đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác!
- Túc mạng thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một quá khứ gần mình đang làm những gì: Liền thấy mình đang làm cái gì đó trong màn ti vi. Cùng một thể thức ấy, tác ý muốn coi mình đang làm gì vào lúc ba tuổi chẳng hạn... Một tuổi... Không tuổi... Lúc này nên đặt câu hỏi “Rồi sao nữa” để thấy được tiếp... Nhớ giữ giới luật thật nghiêm khắc khi thử nghiệm
- Thần túc thông: Trước khi thí nghiệm, lấy một cái đĩa và rắc khá dày bột phấn rôm (talc) hay tro lên đĩa đó, để dĩa trên bàn ngoài phòng khách. Vào nơi mình tu tập, nhập Tứ thiền, quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn thấy nơi mình để cái dĩa và tác ý muốn vào nơi đó để ịn bàn tay mình lên đĩa đó. Liền thấy mình đứng trước đĩa và ịn bàn tay mình lên đó. Xuất định, đi ra kiểm soát coi có dấu tay mình trên đó không? Nhớ nhờ một người khác xác nhận có đúng vậy không? Để tránh rơi vào ảo giác! Sau đó tác ý đi lấy một cái gì đó của một anh bạn nào đó... Lấy xong nhớ trả lại họ chớ không thì tội nghiệp họ. Tuy vậy, họ vẫn bị Phật giáo gọi là tà đạo!!! Và như vậy, cho tới khi tu sĩ vào được Phi phi tưởng xứ. Lúc này tu sĩ có thể coi được bốn mươi kiếp (40), vì còn tà đạo, tu sĩ không cách gì coi được kiếp thứ bốn mươi mốt (41)!!!
Thật là ghê gớm, khi được biết mình vẫn còn bị kềm hãm trong tà giáo! Lúc đó tu sĩ mới hiểu được sự cao siêu của đức Phật. Chỉ khi nào Tu sĩ vào được Diệt thọ tưởng định thì lúc đó tu sĩ mới được công nhận là không còn tà đạo nữa!!! Tất nhiên còn phải vào cho đủ bảy lần để chỉ thành Độc giác Phật. Còn bậc “Như lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật, thế tôn” thì Thằng ngọng tôi, xin nghiêng mình đảnh lễ! Trên đây là con đường dành cho những người thật là bình thường đi vào chánh đạo (có nghĩa là phải đắc các từng thiền trước rồi mới vào được Chân lý). Còn một con đường khác hay hơn và rất là hiếm khi thành công, đó là con đường đi tắt vào Chân lý. Có nghĩa là, khi ngồi nghe nói chuyện đạo, tự nhiên do câu chuyện gây xúc động mãnh liệt, tâm của người đó đột biến và ngừng giao động, nếu cứ để yên như vậy thì có thể đắc ngay quả vị A La Hán mà không cần phải đắc các từng thiền. Chúng ta nên thận trọng khi gặp những cái gọi là Tà sư, có những tà sư thật sự là dở (phần 1.). Đối với các pháp môn đó, là Phật tử, chúng ta không tu theo họ. Nhưng cũng có những “tà sư” nhưng vẫn còn dùng được vì chữ tà đây lại có nghĩa là chưa tu xong. Vậy chúng ta đừng vội cho ông này tà, bà kia chính. Vì thật sự vấn đề chính, tà hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của chúng ta. Vì oái oăm thay, chúng ta hoàn toàn vô minh có nghĩa là còn tệ hơn là tà đạo nữa! Thật vậy tà đạo chỉ dùng cho những tu sĩ hoặc tu sai lầm, hoặc chưa tu xong. Còn chúng ta không hiểu gì hết về vấn đề tu hành (vì còn là vô minh) mà bày đặt đi lo phê bình này nọ theo quan niệm rất là phàm phu của chúng ta.
"Giáo Lý của tui không phải là để đến
mà Tin theo, mà là để Thực hành"
Đức Thế Tôn

VÔ SẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP
Đó là 5 trạng thái tâm lý khác nhau hoàn toàn: Không thể giải thích cho cặn kẽ được... trừ khi Anh tới đó vì: Lời nói viết chỉ là một phần thôi còn khi Anh đạt được nó rồi lúc đó Anh mới hiểu rõ nó trong cái toàn diện.
1. Không vô biên Xứ: Hư không là vô biên có cái cảm giác là mình “trải rộng ra” vô biên.
2. Thức Vô biên Xứ: Tâm thức không còn gì hết. và có rõ ràng cái cảm giác là nó rộng và to lớn, vô biên.
3. Vô sở hữu xứ: Không có cái gì thuộc về mình cả. Và vẫn có cái cảm giác là nó rộng lớn vô biên.
4. Phi tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Nói rằng người đó Có Tư Tưởng thì không đúng nhưng nói rằng họ không có tư tưởng thì cũng không đúng luôn. Kèm theo một cảm giác là sâu xa thẳm và rộng lớn vô biên.
5. Tánh Không: Vô Ngã, trong veo và vắng lặng hí hí
Phương Pháp Tu Tập
Không Vô Biên Xứ:
Điều kiện:
Xuất và nhập Tứ Thiền Hữu Sắc dể dàng như ... cao bồi rút súng vậy.
Đề mục:
Nhắm mắt 100% và quán tưởng về một cái chấm trắng nhỏ như vầy đây: (.)
Diễn tiến:
Chấm trắng nhỏ xíu (càng nhỏ càng tốt) sau một thời gian được hành giả khéo léo an trú thì đã có thể phát ra những tia sáng. Những tia sáng này càng lúc càng sáng và càng lúc càng lan rộng ra, và chiếm dần khoảng không gian (màu đen) bao la và rộng lớn. Sau khi lan rộng một mức độ nào đó thì những tia sáng này ngừng lại, không thể lan rộng thêm nữa. Và bước kế tiếp là những tia sáng này biến thành những màu sắc của cái cầu vòng. Diễn tả thêm về những màu sắc này. Những màu sắc này không có giới hạn riêng biệt của nó mà chúng lại nhoà dần và đồng thời chuyển dần sang từ màu này qua màu kia (y như sự chuyển biến các màu sắc trong cái cầu vồng vậy).
Vì đôi lúc, trong quá trình tu chứng ở cõi Hữu Sắc, hành giả cũng có lúc lại có cái cảnh Không gian đầy màu sắc. Nhưng những màu này nó không như là màu sắc trong cái cầu vòng mà nó lại có ranh giới hẳn hoi. Cảnh này là cái tâm sân hận.
Khả năng:
Cõi đầu tiên của Vô Sắc là: Không Vô Biên Xứ, đạt được cảnh giới này thì hành giả có khả năng cảm nhận được những cảm giác của một chúng hữu tình nào đó. Một ví dụ: NP (thằng nhóc của Cô Bé Hàng Xóm) mới có 13 tuổi, khi nó vào được cái cảnh giới này thì khi nó tập trung vô cây ớt thì nó biết là cây nó đang khát nước! Và khi nó ngắt trái ớt thì nó biết là cây ớt nó bị đau. DP (em của nó) cũng vào được lớp định này và nó hay để ý tới đệ và khi đệ đau cái dây thần kinh toạ thì nó nói nó cũng đau chỗ đó!
Như vậy cái cảm giác của thân thể hành giả nó không còn giới hạn trong cái thân thể của mình nữa mà nó lại có thể lan ra đến độ ... không còn biên giới nữa. Do đặc tính này mà cõi này mới có tên là: Không Vô Biên Xứ.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:02 am

Thức Vô Biên Xứ
Nhập vào từng lớp định này là cả một vấn đề, vì cái màu sắc trong không gian làm hành giả chia trí và khó tập trung cho được vào cái chỗ của ngôi sao đã biến đâu mất tiêu rồi. Tuy vậy với cố gắng và sự tinh tấn, hành giả rồi cũng làm được. Lần này hành giả sẽ thấy được nguyên cả cái không gian đã được nhuộm bởi màu sắc (y như cầu vồng).
Kết quả là hành giả có thể đọc tư tưởng một cách dễ dàng. Ví dụ:
Cô Bé Hàng Xóm lại báo cáo với đệ là hai đứa nhỏ , sau khi vào được Thức Vô Biên Xứ thì:
“Tụi nó nói chuyện với nhau bằng ... Thần Giao Cách Cảm. Người ngoài sẽ không nghe gì hết và cũng không hiểu gì hết luôn. Chỉ thấy tụi nó lắc đầu và gật đầu mà thôi. Y như là mình coi phim câm.

Vô Sở Hữu Xứ
Hành giả cũng ngay vào chỗ cái ngôi sao mà chú tâm thì, bỗng nhiên không gian từ từ đen ngòm lại và tuy rằng đen ngòm nhưng hành giả có thể cảm nhận được sự to lớn của nó. Kết quả hành giả có thể cùng một lúc cảm nhận được người khác đang đau ở chỗ nào và cũng đồng thời đọc được tư tưởng của họ luôn.
Con Người thì gồm có hai cái: Thể xác và tư tưởng, nay do lớp định này mà hành giả đã có thể phá tan cái giới hạn của hai cái thể này! Cả hai đều trải rộng ra vô tận, nên cả hai không còn thuộc về mình nữa do vậy mà nó có tên là: Vô Sở Hữu Xứ.
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng
Cũng cái chỗ đó mà hành giả tập trung tư tưởng vào không gian càng bao la và càng đen ngòm.
Kết quả: sự im lặng tư tưởng nó có thể kéo dài lâu cỡ nào cũng được. Thô tâm và vi tế tâm đã bị định lực khuất phục. Đến độ, hành giả có cảm giác là mình đã thanh tịnh thật sự rồi. Nếu và chỉ nếu ... khi hành giả thật sự chú tâm vào cái sự thanh tịnh này thì bất chợt hành giả tự hiểu rằng:
Thứ nhất, đây là một sự thanh tịnh rất là cao cấp. Từ hơi thở đã chấm dứt từ lâu (nếu hành giả vào lớp định này cho thật là sâu)
Thứ hai: Nhưng ... não bộ vẫn còn hoạt động. Do vậy mà bản ngã vẫn còn mạnh như tự thủa nào.
Trạng Thái Tâm Lý ở Vô Sắc
Đó là 5 trạng thái tâm lý khác nhau hoàn toàn: Không thể giải thích cho cặn kẽ được... trừ khi Anh tới đó vì: Lời nói viết chỉ là một phần thôi còn khi Anh đạt được nó rồi lúc đó Anh mới hiểu rõ nó trong cái toàn diện.
1. Không vô biên Xứ: Hư không là vô biên có cái cảm giác là mình “trải rộng ra” vô biên.
2. Thức Vô biên Xứ: Tâm thức không còn gì hết. và có rõ ràng cái cảm giác là nó rộng và to lớn, vô biên.
3. Vô sở hữu xứ: Không có cái gì thuộc về mình cả. Và vẫn có cái cảm giác là nó rộng lớn vô biên.
4. Phi tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Nói rằng người đó Có Tư Tưởng thì không đúng nhưng nói rằng họ không có tư tưởng thì cũng không đúng luôn. Kèm theo một cảm giác là sâu xa thẳm và rộng lớn vô biên.
5. Tánh Không: Vô Ngã, trong veo và vắng lặng hí hí
MINH SÁT TUỆ

Là trí tuệ quán xét mình hay chứng và đắc câu:

“THÂN NÀY KHÔNG LÀ TA, LINH HỒN NÀY KHÔNG PHẢI TA, TƯ TƯỞNG NÀY KHÔNG LÀ TA.”

Nhập từ SƠ THIỀN tới TỨ THIỀN (dựa vô đề mục), kế đó quán một màn tivi trắng như hột gà bóc, giữ càng lâu càng tốt. Tâm niệm: THANH TỊNH, THANH TỊNH… cho tới lúc bị NGỘP THẬT SỰ, lúc đó cố gắng niệm tiếp một niệm QUYẾT ĐỊNH: THANH TỊNH !
Tu sĩ sẽ thấy hình ảnh của mình xuất hiện trên màn tivi. Ở đây tu sĩ lại rất XA LẠ với hình ảnh đó: Không biết đó là AI? Không biết nó tên gì?
Nếu suy nghĩ về TRÁI ĐẤT thì có cảm giác: Tôi chưa sinh ra ở đó một (1) lần nào!

DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

Muốn nhập vào trạng thái đầu tiên của quy trình Diệt Thọ Tưởng Định thì hành giả dùng cái niệm "Thanh Tịnh" ở vào trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc:
Khi trạng thái "Thanh Tịnh" tác động ngược vào chính ngay thân thể của hành giả thì hành giả sẽ cảm thấy như mình đang bị ... ngợp thở vậy .
Lời bàn: Hiện tượng này thật ra cũng là bình thường hết sức là vì: các Ngài đã từng nói rằng: "Tâm Thanh Tịnh thì Cảnh Thanh Tịnh". Do cái xì xụp của hơi thở nó còn hoạt động nên theo đúng nghiã của chữ "Thanh Tịnh" thì thực tế rằng mình đang còn ... giao động :-). :-). :-). do vậy mà khi nhập vào Tứ Thiền Hữu Sắc thì tâm lực lúc này rất là mạnh nên khi niệm "thanh tịnh" thì việc đầu tiên nó sẽ tác động vào hơi thở của mình.
Với cái đặc tính "Dũng" của một người đã từng thề rằng: Một là sanh cỏ, hai là đỏ ngực: nay con đã quyết chí đi theo con đường của Ngài thì nhằm nhò gì ba cái chuyện ngợp thở này. Đọc xong thì hành giả tự chiến đấu với cơn ngợp thở và cố gắng niệm cho được cái niệm "Thanh Tịnh" cuối cùng trong lúc nhập chánh định cao độ này:
Do trạng thái nhập chánh định cao độ này cộng với cái niệm "Thanh Tịnh" kia: Hành giả đã có thể quên được cái bản thân và ... lọt vào "Chân Như" qua
***Cái "Thấy***
Hiện tượng kế tiếp là:
Hành giả nay đã là *** Cái Thấy*** thấy hình ảnh của một anh chàng đang ngồi kiết già ở trong một cái khung hình dựng đứng. Đối trước cái hình ảnh của anh chàng này, ***Cái Thấy*** lại có cảm giác rằng đã có thấy ông này ở đâu đó nhưng lại không biết ở đâu, cảm giác quen quen và ngờ ngợ này rất là lạ kỳ :-). khi nhìn vào cái hình ảnh này ***Cái Thấy*** lại ... hiểu rằng cái anh chàng này sao mà ngu ngu và khờ khờ và không được ... bình thường lắm :-). :-):-).
Khi tác ý vào Trái Đất thì một tư tưởng lại xuyên qua đầu mình từ bán cầu Phải sang bán cầu Trái của cái não bộ của mình như sau:- - Tui chưa từng sanh ra ở đó một lần nào cả !!!
Thập phương Chư Phật không chấp nhận bất cứ một trường hợp “Bất Kỳ” nào cả. Do vậy, chuyện vào Diệt Thọ Tưởng Định phải hội đủ những điều kiện tối thiểu sau đây:
1. Tâm lực phải đủ mạnh, có nghĩa là trình độ Nhập Định phải là Tứ Thiền Hữu Sắc. Tâm lực này biểu hiện qua ngũ thông. Mà mình có thể tập được.
2. Ý đồ Giải Thoát phải là cái đích để đến, Không nuôi dưỡng và tìm cách thực hiện cái ý đồ này thì “Không có chuyện Giải Thoát” cho dù có tu theo... Đạo Phật.
3. Bí quyết vào Diệt Thọ Tưởng Định phải được học thuộc nằm lòng.
4. Hành giả phải hiểu rằng khi vào đó xong thì hơi thở sẽ ngừng hoạt động. Do vậy, phải một mất một còn với cái... hột cát hơi thở này.
5. Họ cũng là người và đã làm được thì mình phải làm được. Chỉ hơn thua phương pháp mà thôi, nay mình đã được biết phương pháp rồi thì chỉ có làm mà thôi, không thèm nói nữa.
Cũng như là biết bơi rồi vậy, kể từ giây phút này thì có quăng xuống nước thì bì bõm lội được thôi. Không quên được. Tất cả những từng lớp thiền đều còn đó, một khi đã tập qua. Chỉ có cái đặc biệt là khi giải thoát xong thì cái tư tưởng lại xẹt qua xẹt lại trong đầu của mình như sau: “Tu đã thành, học đã xong, tui làm việc tui làm”.
Mục đích của những tu sĩ PHẬT GIÁO. Ở đây tu sĩ đã lọt vô được CHÁNH ĐẠO. Còn phần trước là TIÊN ĐẠO hay còn gọi là TÀ ĐẠO hay con đường chưa tu được hết.

Nếu vô được: 1 lần (TU ĐÀ HƯỜN).
2 lần (TU ĐÀ HÀM).
4 lần (A NA HÀM).
7 lần (A LA HÁN).

Tương tự như MINH SÁT TUỆ, nhưng cho tới khi bị NGỘP thật sự, cố gắng niệm 1 trong 3 PHÁP ẤN:

1. ĐỜI: VÔ THƯỜNG
2. PHÁP: VÔ NGÃ
3. THỌ: THÌ KHỔ.
Hay: KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ. Là lọt vô.

Ở đó nếu tu sĩ có ý niệm về một vật hay một nhân vật nào đó thì: tu sĩ sẽ LÀ NÓ, bằng cách: Tu sĩ MANG HÌNH DẠNG nó và có những RUNG ĐỘNG đặc biệt của nó. Nếu không muốn tập nữa thì thôi. Khi ra khỏi tình trạng đó, tu sĩ sẽ nhận thấy rằng: TIM và PHỔI đều ngưng hoạt động trong lúc CHỨNG QUẢ.
Đọc Thêm: Kinh Nghiệm Diệt Thọ Tưởng Định
NGỘ ĐẠO – NHẬP LƯU

Thường được nói đến rất nhiều trong các tài liệu về THIỀN TÔNG, nhưng ít ai biết THỰC CHẤT nó là như thế nào: dựa vô đâu mà các thiền sư nói người này NGỘ, người kia chưa NGỘ? Lúc nào thì tu sĩ có khả năng NGỘ? Nói như thế có nghĩa là khi nào thiền sư mới cho thiền sinh MỘT CÔNG ÁN? Biểu hiện của người NGỘ ĐẠO là như thế nào?

Ở đây chỉ là những nhận định và những kinh nghiệm của những bật đàn anh đã tu chứng và truyền đạt lại cho chúng ta, nên tu sĩ có TRỌN QUYỀN nghe theo hay không tùy:

1. Lúc nào tu sĩ có KHẢ NĂNG ngộ đạo?
Lúc tu sĩ chứng và đắc NHỊ THIỀN. Lúc bấy giờ, tu sĩ TẠM THỜI ngưng công phu và chuyển sang một trong hai câu hỏi sau:

a. Phật tánh Ở KHẮP MỌI NƠI, mà sao mình không biết cà?
b. Vạn vật ĐỒNG NHẤT THỂ, tại sao mình lại không biết cà?

2. Biểu hiện của người ngộ đạo là như thế nào?
Trong khi đang nhập định với tư tưởng trên, sẽ có một lúc tu sĩ cảm thấy mình TAN RA hay BIẾN ĐÂU MẤT và tu sĩ có cảm giác rằng: Mình ở KHẮP CẢ MỌI NƠI, tuy nhẹ nhưng cảm giác đó GÂY TÁC DỤNG rất MÃNH LIỆT trên thân thể của tu sĩ: Bằng chứng là, tu sĩ BỊ NGẦY NGẬT SUỐT 24 GIỜ (kể từ lúc có cảm giác được nói ở trên).
Xin nhắc lại cho KỸ: Thời gian ngộ đạo rất ít khi XẢY RA TRONG LÚC CÔNG PHU, mà thường xãy ra lúc ta đang SINH HOẠT bình thường (hay lúc ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỒI).

Khi hành giả Ngộ Đạo thì hành giả sẽ phải qua một quy trình tạm gọi là: Quy trình Reset!
Có nghĩa là cái hệ thần kinh của hành giả hiện nay chỉ hoạt động theo chiều hướng của Nghiệp Lực mà thôi. Sau khi được gọi là “Nhập Lưu” hay “Ngộ Đạo” hệ thần kinh của hành giả sẽ rung động để thấm nhuần cái Chân Lý mà hành giả chỉ mới nếm được trong một chớp mắt mà theo danh từ chuyên môn: thời gian ngắn ngủi đó còn được gọi là một “Sát Na”. Sự rung động của hệ thần kinh trên sẽ làm cho hành giả chóng mặt trong suốt 24 giờ kể từ lúc hành giả Ngộ Đạo

VÀ NẾU, KHÔNG CÓ CẢM GIÁC NGẦY NGẬT VỪA NÓI TRÊN, LÀ CHƯA ĐÚNG.

3. Dựa vô đâu mà thiền sư nói người này NGỘ?
Dựa vô THẦN THÔNG, Với THIÊN NHÃN thanh tịnh, Thiền sư thấy ngay GIỮA NGỰC ai đó CÓ MỘT CHỮ VẠN VỚI ĐƯỜNG KÍNH 10cm MÀU VÀNG SÁNG CHÓI! Và ông ta nói ngay, nói một cách KHÔNG NGƯỢNG MIỆNG, nói rất CHƠN CHÁNH và rất CHÁNH NGỮ rằng:
“NÀY BẠN, BẠN ĐÃ NGỘ ĐẠO! Nhưng tôi có BỔN PHẬN phải nhắc với bạn rằng: Bạn còn CÁCH PHẬT RẤT XA! Y như bạn vừa mới lấy BẰNG XÓA NẠN MÙ CHỮ xong, nhưng bằng này được cấp cho bạn VỀ PHƯƠNG DIỆN TÂM LINH. Vì bạn chỉ mới NGỘ, còn NHẬP nữa!”.

LỜI DẶN: Nếu trước khi nhập định mà thấy: CON MẮT TRÁI, HOA RƠI, NGƯỜI LÚC NHÚC, NHIỀU NGƯỜI NGỒI XẾP BẰNG KHÔNG CÓ Ở TRÊN HOA XEN NÀO CẢ, NGHE TIẾNG NÓI BÊN LỔ TAI, TỨC NGỰC, NGỬI ĐƯỢC MÚI THƠM…. MỘT CÁCH BẤT NGỜ:

Thì phải ngừng ngay! Và tập HỘ THÂN, nếu không sẽ bị CẢNH GIỚI CHI PHỐI!
TB: Kinh nghiệm của bản thân đệ là: khả năng Ngộ Đạo cao nhất là trình độ nhập vào Nhị Thiền: Khi hành giả đã thấy đề mục rồi và kèm theo trạng thái tâm lý là "sợ đề mục lại mất đi". HL

Kinh Nghiệm Diệt Thọ Tưởng Định
Sự thành hình một Bồ Tát trong tiến trình công phu của bọn lu bu là như sau: (Đường lại trơn trợt. xin quý vị giảm tối đa vận tốc đọc lại :-). :-). :-).
1. Vào cho được Diệt Thọ Tưởng Định.
2. Sau khi ra khỏi tình trạng đó thì phải xào nấu một cái suy nghĩ như sau:
- - Chết cha! Chuyện này (công thức vào Diệt Thọ Tưởng Định) đâu có dễ gì ai mà biết được. Mà Đức Bổn Sư đã cố gắng dùng ngôn ngữ để diễn tả theo kiểu gợi ý và được các Ngài ghi lại rải rác trong các cuốn kinh. Mình hoàn toàn nhờ vào phước báu mà tìm lại được. Như vậy, để trả ơn Ngài thì chỉ còn có một nước duy nhất làsống một cuộc đời lưu vong, sống không biên giới :-).
Để khi có dịp là trình bày lại nguyên con công thức này, để cho ai muốn bàn thì cứ việc bàn, và ai muốn tập thì cứ việc tập. Việc bàn và tập đều có ích lợi như nhau:-).
Xào nấu cái ý nghĩ trên cho đến lúc nó thôi thúc trong lòng của đệ thì đệ lại vào Diệt Thọ Tưởng Định một lần nữa :-).
Thế nhưng, vì nó là nơi không còn cái Thọ, không có cái Tưởng và không có cả luôn cái Định nên chuyện đọc lời Đại Nguyện lại là một chuyện không đơn giản như đệ nghĩ: Đệ bị quên J
Khi ra khỏi tình trạng đó thì đệ lại hiểu rằng: mức độ thôi thúc chưa đủ cái lực nên khi vào cái tình trạng An Chỉ của Tốc Hành Tâm (sát na thứ năm của luồng Javana) thì mình lại bị quên luôn :-). :-). :-). Và cũng rất là ... dễ hiểu:
Nó là An Chỉ nên khi tới đây, nếu nguyện lực không đủ mạnh thì nguyện lực sẽ bị cái An Chỉ này nó xoá :-). :-).:-).
Khi trở về lại thì đệ phải xào nấu lại nguyện lực và làm cho nó mạnh hơn bằng cách ngắm nhìn cái cảnh những cụ già ngồi nhìn trời ... chờ chết! Hay những bạn trẻ đang đi học, để rồi lao vào đời, để rồi cuối cùng là già và buông tay, ... chờ chết!!! Trước cảnh đó, đệ tự nhủ rằng:
Mình không thể nào để cho Bạn Bè mình như vậy được!!!
Cho tới lúc đệ bị ám ảnh luôn thì đệ lại vào Diệt Thọ Tưởng Định một lần nữa và lần này đệ đọc được Tứ Đại Nguyện và sau này tu Mật Tông thì đệ lại vào đó một lần nữa để đọc Lục Đại nguyện :-). Thì cái lực của Lục Đại Nguyện và Tứ Đại Nguyện đều là như nhau, không có cái nào mạnh hơn cái nào cả
Đọc xong thì trong cái thanh tịnh của "Đạo_Quả_Một" (vốn là sát na tâm thức thứ sáu của luồng javana) đệ lại thấy một hình ảnh của các Bạn Bè mình :-). mới đầu chỉ có một ... Cô (Cô Vân) sau đó một thời gian thì thêm một Cô nữa (Cô Trang) và khi tới Ba Danh rồi Cô Hồng thì đệ thấy rất là nhiều người nữa...
Nay trả lời câu hỏi quá là hay của Huynh KKT:
Khi Huynh hỏi như vậy thì cái trực giác của đệ là:
Khi Vô Minh thì chính cái Nghiệp nó đi đầu thai :-). Do rằng đây là cái nghiệp nên mình không có quyền lựa chọn :-). :-). :-). nên kết quả là tình trạng bi đát mà mình thường gọi là : Đoạ đày hay trôi lăn ... Còn khi là Bồ Tát thì chuyện trên (đầu thai) lại là do ... cái Nguyện nó đi đầu thai. Do vì là cái Nguyện nên mình sẽ nhập thai biết, xuất thai biết, y như những tulkus đã từng làm :-). :-). :-).
À! còn một chi tiết là khi bọn lu bu vào Mật Tông để tìm phương tiện giúp đỡ Bạn Bè thì họ phải qua một trận đọ sức với Đại Nguyện Điạ Tạng Vương Bồ Tát tại Điạ Ngục A Tỳ. Sau khi đọ sức xong và đã thắng Ngài rồi, thì các vị Bồ Tát này lại thuộc về hệ thống của Liên Hoa Tạng. Trong nhóm lu bu có Cô Vân, Cô Trang: Họ sống lưu vong, không nhà, không cửa, họ sẽ là Bồ Tát cho tới khi ... Trên chuyến xe cuối cùng chở bà con về Niết Bàn thì họ sẽ bu sau cốp xe để về đó luôn :-). :-). :-).
Mến :-).
Hai Luá :-).
Câu hỏi này để hỏi luôn cho trường hợp các vị Tulkus Tây Tạng, cứ đầu thai từ kiếp này sang kiếp khác để độ sinh :-))
BY: :-))) Thôi đi , Anh HL ơi !!! ... Anh rủ vào << Diệt Thọ Tưởng Định >> gì đó à ?? .
HL: Đệ nghĩ rằng chị nên chú trọng đến tính cách vô thường của các pháp, trong cách tập trung của chị để theo dõi này nọ: Tóm lại chị để ý đến tính cách huỷ hoại của nó :-). :-). và khi chị có cảm giác là hết đường chạy thoát :-). có nghiã là khi nhìn đâu thì chỉ cũng thấy cái sự huỷ hoại nó nằm ở đó, chị có một nỗi niềm là hơi chán chán cái cảnh này.
Khi chị hội đủ cái cảm giác này trong vòng một tuần thì: Chị hay suy nghĩ như sau:
Vạn Vật đồng nhất thể mà sao mình không biết cà!
Hay là câu: Phật Pháp ở khắp mọi nơi mà sao mình không hay cà!
Hai câu đó, chị chọn một câu và câu nào cũng được, chỉ đặt vấn đề thôi.
Đây cũng là cách nối tiếp cách của chị để vào đó một lần thôi, mà không có xì khói gì cả :-). :-).
Mến :-).
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:03 am

KKT: Chỗ này phải diễn nôm thêm giùm huynh HL kẻo bà con có người không hiểu. Huynh HL muốn nói là vào Diệt Thọ Tưởng Định đó! Trong cái định này không còn thở và con người không khác thây chết. (Đúng không huynh HL?)
HL: Đúng vậy.
Khi vào Tứ Thiền và vào sâu thật là sâu thì hơi thở nó ngừng (Đọc phần đầu của kinh Duy Ma Cật... *** Như hơi thở của Tứ Thiền ***). Thế nhưng, thực tế: hơi thở... nội tức vẫn còn. Có nghĩa là sự trao đổi dưỡng khí tuy là ít, nhưng vẫn là... còn. Cái ý chí muốn sống chưa bị quất sụm trong điều kiện này. Muốn dứt điểm nó thì phải dùng cách khác. Chớ nếu mà mình cứ cắm đầu cắm cổ mà húc theo kiểu này thì không cách gì mà được và đây chỉ là pháp tu của Chư Thiên, không phải là của Đức Phật. Thua keo này, ta bày keo khác. Đệ xuất định và suy nghĩ như sau: Ai đó đã có nhận xét rằng: ***Tình buồn thì cảnh có vui đâu bao giờ?*** Thì ở đây nếu "tâm mình thanh tịnh thì cảnh thanh tịnh" suy nghĩ như vậy xong là đệ lại vào lại Tứ Thiền nhờ vào đề mục ngọn lửa quen thuộc. Nhập thật sâu vào Tứ Thiền thì từ Quang Quả Thiên (Chư Thiên với cảnh giới bao la trong sáng và rộng lớn), tới cảnh Vô Tưởng Thiên (ở đây cảnh giới nó đứng lại, tất cả đều im lặng y như cái cảm giác, nếu quý vị nào có đi chơi hang động và khi tất cả đều im lặng và tắt tất cả đèn thì quý vị sẽ cảm nhận cái cảm giác tương tự như khi vào từng thiền này) đến độ một tư tưởng cùng khó mà phát ra được! Vì vậy mà các Ngài đặt tên cho nó là Vô Tưởng Thiên.
Chìa khoá vạn năng để mở toang cánh cửa của tầng thiền này là đọc Tứ Đại Nguyện. Đọc được xong trong từng thiền này rồi thì đệ lại nằm ở ngay ngưỡng cửa của Vô Phiên Thiên (Suddhavasa) nhưng không làm sao mà tiến tiếp được. Nếu để ý thì không khí ở đây cũng... được lau chùi và đánh bóng luôn. Cảm giác tinh khiết 100% xâm chiếm tâm thức của đệ. Và đệ làm được một việc khó làm: Đọc xong Tứ Đại Nguyện thì đệ cố chuyển qua hai chữ then chốt của buổi công phu đó là: Thanh Tịnh. Sự chuyển từ tư tưởng này qua tư tưởng kia, ở đây, là nhanh như điện. Còn khi nhập vào cái tầng thiền này thì nó lại chậm như vết dầu loang vậy. Phải một thời gian sau thì đệ mới niệm được hai chữ ***Thanh Tịnh*** rồi ***Thanh Tịnh*** rồi ***Thanh Tịnh*** Cứ từng phát một như vậy mà đệ làm tới! Mỗi lần niệm được một lần như vậy thì sự thanh tịnh nó tăng lên và nó càng tăng lên nữa... cho tới khi: bỗng nhiên đệ có cảm giác là ngợp thở! Cơn ngợp thở bất ngờ này ập tới và làm cho đệ tuột định một cách thê thảm... và sau cùng là đệ xuất định. Đầu óc còn xây xẩm vì cơn tuột định đột ngột này. Đệ bàng hoàng không hiểu là tại sao có hiện tượng này? Đúng hay sai?
HL: Chỗ này nên phân biệt để có cái nhìn trọn vẹn vấn đề:
Mất hơi thở, nó có hai trình độ.
Bên ngoài: Hơi thở tạm ngừng.
Bên trong: Sự trao đổi dưỡng khí cũng dừng luôn (nội tức). Và hoạt động Não Bộ cũng ngưng luôn. Hội đủ ba điều kiện này: đó là Diệt Thọ Tưởng Định nói theo danh từ Việt Nam là: Không còn cái Thọ, cái Tưởng và kể cả cái Định. Còn về cái thời gian thì thực tế nó không có tiêu chuẩn nhất định: nó sẽ là từ một sát na cho tới bảy ngày, bảy đêm. Có nghĩa là muốn ở lâu thì cái tâm lực phải đủ mạnh.
Một ví dụ:
Dùng một cục bông gòn, nhúng nước rồi thảy nó lên trần nhà, hành giả sẽ thấy: Nếu độ ẩm của nó không đủ và cái lực ném không đủ mạnh thì nó đụng cái trần và rớt xuống liền. Nếu độ ẩm của nó hơi nhiều và cái lực ném mạnh hơn thì nó sẽ dính lên đó lâu hơn. Nhưng nếu nó ướt sũng và lực ném lại rất là mạnh thì nó chèm nhẹp ra và nó sẽ dính lên đó rất là lâu. Lực và độ ướt của cục bông gòn có thể ví như là phương pháp tu học phải tròn đầy, và tâm lực phải đủ mạnh.
HL: Đứng trước ngưỡng cửa của Vô Phiên Thiên, và khi niệm thanh tịnh thì đệ liền đụng hiện tượng... ngợp thở. Đệ bị tuột định một cách thê thảm và choáng váng xuất định. Phải dưỡng sức một tuần sau thì đệ mới đủ bình tĩnh để phân tích tình hình.
Đệ có cái suy nghĩ như vầy: Tâm thanh tịnh thì cảnh thanh tịnh là đúng hoàn toàn. Và cái ống khói xì xà xì xụp trong thân mình là một... cảnh chưa có thanh tịnh. Nên khi mình niệm thanh tịnh ở trạng thái Tứ Thiền thì cái niệm nó có lực và tất cả những cái gì không có thanh tịnh thì nó sẽ làm cho thanh tịnh. Suy diễn như vậy xong thì đệ an tâm liền. Mà an tâm thì đệ lại húc tiếp: Đệ lại vào trạng thái ngợp thở này thêm một lần nữa. Và khi đối diện với nó thì đệ vẫn không đủ can đảm để tiến tiếp. Đệ lại xuất định, nguyên nhân: Sợ. Sau đó đệ đi tìm xem các Thầy ở Chùa có đụng tới tình trạng này chưa? Thì ở ngay Đà Lạt vào năm 1983, không có ai gặp cái cảnh này cả. Các Thầy bàn ra là:
-- Thôi đi anh ngừng lại đi tui thấy nguy hiểm quá.
-- Tại sao không đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nghỉ mà ông kiếm tìm cái gì mà nghe ghê quá vậy. Có khi là Ma cảnh đó.
-- Tui có cảm giác là đúng hướng rồi đó nhưng tui khuyên anh là ngưng lại đi. Chẳng qua là cảnh của Đức Phật tập nhịn thở mà thôi, chớ Thiền định mà... gì kỳ vậy?
-- Bổn lai vô nhất vật, cái bản tánh nó vốn thanh tịnh đó là căn cước của mọi người. Có ai mà đi tìm cách nhận chìm hơi thở rồi cho đó là thanh tịnh đâu nà? Như thầy đây, đói thì ăn, khát thì uống... Vô uý như vậy đó, đây mới là thanh tịnh còn anh là tự làm rối loạn. Anh nên nghe lời thầy, nên ngừng nghỉ lại. Đây là tà pháp, không có kinh sách nguyên thủy nào mà nói đến cái hơi thở nó sẽ ngừng khi nhập định cả.
Thế là đệ về nhà với ý định là "tới luôn bác tài". Bí quá thì đệ chế đại cái câu cầu nguyện quái đản như vầy:
-- Thân tứ đại này coi như bỏ, cầu chánh pháp cho đờisau. Nhiều lúc con có quên các Ngài thì các Ngài đừng cóquên con.
Cầu nguyện xong thì đệ chuẩn bị kỹ càng bằng cách gìn giữ sức khỏe và kiết giới đàng hoàng trước khi ăn cũng như khi uống... kiểm soát tư tưởng liên tục và chuẩn bị tiến tu. Đệ lại vào cái cảnh đó nữa và khi ngợp thở thì đệ phải quay lại cái suy diễn đã được trình bày ở trên. Sau đó là cố gắng niệm thêm, cái niệm cuối cùng: ***Thanh Tịnh***. Trong cái thấy: một cái khung hình xuất hiện và một hình ảnh về một anh chàng bận đồ nhà binh, ngồi kiết già: Cái thấy này ghi nhận rằng đây là một người quen quen mà không biết là ai. Nhìn vào anh chàng này thì cái thấy lại cho rằng không được bình thường cho lắm và lại ngu ngu nữa. Cái thấy lại không biết anh chàng này ở đâu và làm nghề gì. Một lần nữa thì cái thấy chỉ thấy là quen quen.
Kế đó cái thấy lại nhìn ra luôn cả trái đất, khi hình thể hòn bi màu xanh này xuất hiện trong cái khung hình thì cái thấy lại hiểu rằng:
-- Tui chưa một lần sinh ra ở chốn này.
Và sau cùng, không biết là đệ ở trong tình trạng thanh tịnh này bao lâu nhưng khi cái pháp nó đến hồi diệt thì đệ từ từ cảm nhận được cái chóp đầu rồi từ từ cái cảm nhận nó xuống dần đến cái trán, rồi cặp mắt, rồi cái lỗ tai, mũi, miệng, cổ họng, và tới cái ngực thì cảm giác thấy rằng ngực vẫn đứng im và một điểm nóng ở ngay trái tim. Điểm nóng này loang dần ra và đệ mới thấy được hơi thở từ xa xăm nó đến từ từ và mạnh dần lên. Và đệ tỉnh hẳn. Nhìn đồng hồ thì khoảng ba tiếng đồng hồ đã trôi qua.
Tư tưởng đầu tiên là:
-- Chuyện hơi thở là "Hạt Cát" mà cứ tưởng là nó là "con voi"
Ngồi kiết già như vậy đã lâu nhưng cái cảm giác chưa xong vẫn còn. Cảm giác là đi đúng hướng vẫn còn. Sau đó đệ lại lật lại cuốn sách độc nhất là Đức phật và Phật Pháp của Narada... đến đoạn La Hầu La nhận pháp của Đức Phật là nên quán: thân hình này không phải của ta, linh hồn kia không phải của ta, và tư tưởng nọ cũng không phải của ta. Thì đệ hiểu rằng vừa rồi đệ chỉ mới xong cái phần Minh Sát Tuệ. Còn Giải Thoát thì... chưa được.
Sau khi dùng niệm Thanh Tịnh ở trạng thái Tứ Thiền Hữu Sắc: đệ đọc lại cuốn Đức Phật và Phật Pháp ngay cái đoạn Đức Phật dặn La Hầu La là nên quán: Thân này không phải là ta, Linh hồn nọ không phải là ta, Tư Tưởng kia không phải là ta. Thì đệ hiểu rằng đệ đã vô tình làm xong cái Minh Sát Tuệ.
Cảm giác không thể biết rằng thể xác của chính mình là mình nó rất là thật và cũng rất là lạ. Là vì hễ đem cái gì mà cho vào khung hình (màn tivi) đó là cái thấy nó biết liền. Nhưng đằng này, nó lại không nhận ra và chỉ thấy quen quen, ngu ngu. Và nhất là cái cảm giác: Tui chưa sinh ra ở đó một lần nào! Khi thấy nguyên cả Trái Đất. Trong khi đó, những hình ảnh, cuốn phim về các tiền kiếp, lại xuất hiện một cách rõ ràng qua những lần... sưu tra nhân quả của nhau trong đám lu bu. Chỉ có thể giải thích bằng cách so sánh vào tình trạng "Thanh Tịnh" khi dùng màn ti vi mà thôi.
1. Nếu sự thanh tịnh nó rất là mạnh thì hiện tượng ngợp thở xuất hiện: lúc này nó thấy đúng nhất (vì tất cả những cái gì không thanh tịnh thì cái thấy đều không nhận ra mà chỉ thấy quen quen). Còn nếu chỉ là thanh tịnh sơ sơ thì nó lại thấy rõ những nhân duyên, những nghiệp quả trong thế giới hiện tượng.
Suy diễn như vậy xong thì bước kế tiếp là đệ vào đó lại một lần nữa và dùng ba pháp ấn là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã để... định nghĩa cái hình ảnh của anh chàng quen quen và ngu ngu đó. Khung hình biến mất và hiện tượng trong sáng, bóng láng, im lặng xuất hiện. Cái cảm giác "mình ở tất cả mọi nơi" trong lần ngộ đạo lại trở về một cách mạnh mẽ hơn và lâu hơn. Khi hướng về một... địa chỉ như là người vợ của đệ thì... đệ là người đó: có nghĩa là đệ có thân thể của người đàn bà và đệ còn biết được những sự xung khắc nội tâm của nàng này qua các đường sức nó chạy xoắn ốc và ngược chiều với nhau. Khi hướng về một anh bạn thì đệ lại có thể xác của một đàn ông, với tất cả các sự đối kháng nội tâm của ông bạn đó, nhưng nhẹ hơn là của vợ đệ. Khi hướng về một cái cây (cây ổi sau hè) thì... đệ lại là cái cây với cái chóp cây là... cái đầu và những cành cây là tay, thân cây là thân hình của đệ, hệ thống rễ là chân của đệ. Đệ biết rõ chỗ nào nó bị mục, nó bị khô, nó bị gãy... và sức sống của nó qua các rung động của các đường sức chạy một chiều từ dưới lên trên và rất là yếu. Khi hướng về cái nhà thờ Domaine de Marie thì đệ lại là những vách tường, và nền móng: chỗ nào nó yếu, nó nứt, nó mục: đệ đều biết. Sau khi hướng về bốn cái đặc tính của thế giới hiện tượng (giống cái, giống đực, thực vật và khoáng vật) thì nó lại trở về cái tình trạng "ở khắp mọi nơi". Cứ mỗi lần vào với công thức trên thì đệ có cảm giác là tình trạng "ở khắp mọi nơi" nó càng mạnh và càng hiện hữu một cách rõ nét hơn khi ra khỏi tình trạng trên và sinh hoạt bình thường trong đời sống hằng ngày.
Đệ lập đi lập lại được cả thảy bốn lần và sau đó phát nguyện học phương tiện độ để thành một Bồ Tát bậc tám cư ngụ tại cung trời Tiểu Quang Thiên (Nhị Thiền). Tại đây, đệ lại không có thần thông nào cả mà chỉ còn cái linh tính. Tất nhiên nếu có việc thì đệ lại leo vào Tứ Thiền để tìm cách giải quyết.
Mến.
Kinh nghiệm bản thân của đệ khi vào đến đây (Tứ Thiền) và đem so sánh khi đệ vào Diệt Thọ Tưởng Định thì: Ở Tứ Thiền, hơi thở đã ngưng. Nhưng vẫn còn sự trao đổi oxy cho dù rằng rất là ít... nhưng nó vẫn còn. Cái này ông bà của mình gọi là “Hơi Thở Nội Tức” đó. Đến khi vào Diệt Thọ Tưởng Định thì hơi thở hoàn toàn ngưng. Không còn sự trao đổi gì nữa cả. Ở cái tình trạng này thì quả là: Không còn Thọ, không còn Tưởng, không còn luôn cả cái Định: Đó là cái chết lâm sàng (nói theo danh từ y khoa) Theo ý đệ, trong chiến dịch truy quét và hủy diệt cái Bản Ngã mà chưa đề cập đến cái hơi thở thì quả là còn thiếu sót. Suy cho cùng: Hơi thở chính là sào huyệt cuối cùng của Bản Ngã. Và tất nhiên, một khi đã vượt qua được nó rồi (hơi thở) thì... không còn bất cứ cái gì còn được gọi là quan trọng nữa hết.
MINH SÁT TUỆ

Là trí tuệ quán xét mình hay chứng và đắc câu:

“THÂN NÀY KHÔNG LÀ TA, LINH HỒN NÀY KHÔNG PHẢI TA, TƯ TƯỞNG NÀY KHÔNG LÀ TA.”

Nhập từ SƠ THIỀN tới TỨ THIỀN (dựa vô đề mục), kế đó quán một màn tivi trắng như hột gà bóc, giữ càng lâu càng tốt. Tâm niệm: THANH TỊNH, THANH TỊNH… cho tới lúc bị NGỘP THẬT SỰ, lúc đó cố gắng niệm tiếp một niệm QUYẾT ĐỊNH: THANH TỊNH !
Tu sĩ sẽ thấy hình ảnh của mình xuất hiện trên màn tivi. Ở đây tu sĩ lại rất XA LẠ với hình ảnh đó: Không biết đó là AI? Không biết nó tên gì?
Nếu suy nghĩ về TRÁI ĐẤT thì có cảm giác: Tôi chưa sinh ra ở đó một (1) lần nào!

DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH

Muốn nhập vào trạng thái đầu tiên của quy trình Diệt Thọ Tưởng Định thì hành giả dùng cái niệm "Thanh Tịnh" ở vào trình độ Tứ Thiền Hữu Sắc:
Khi trạng thái "Thanh Tịnh" tác động ngược vào chính ngay thân thể của hành giả thì hành giả sẽ cảm thấy như mình đang bị ... ngợp thở vậy .
Lời bàn: Hiện tượng này thật ra cũng là bình thường hết sức là vì: các Ngài đã từng nói rằng: "Tâm Thanh Tịnh thì Cảnh Thanh Tịnh". Do cái xì xụp của hơi thở nó còn hoạt động nên theo đúng nghiã của chữ "Thanh Tịnh" thì thực tế rằng mình đang còn ... giao động :-). :-). :-). do vậy mà khi nhập vào Tứ Thiền Hữu Sắc thì tâm lực lúc này rất là mạnh nên khi niệm "thanh tịnh" thì việc đầu tiên nó sẽ tác động vào hơi thở của mình.
Với cái đặc tính "Dũng" của một người đã từng thề rằng: Một là sanh cỏ, hai là đỏ ngực: nay con đã quyết chí đi theo con đường của Ngài thì nhằm nhò gì ba cái chuyện ngợp thở này. Đọc xong thì hành giả tự chiến đấu với cơn ngợp thở và cố gắng niệm cho được cái niệm "Thanh Tịnh" cuối cùng trong lúc nhập chánh định cao độ này:
Do trạng thái nhập chánh định cao độ này cộng với cái niệm "Thanh Tịnh" kia: Hành giả đã có thể quên được cái bản thân và ... lọt vào "Chân Như" qua
***Cái "Thấy***
Hiện tượng kế tiếp là:
Hành giả nay đã là *** Cái Thấy*** thấy hình ảnh của một anh chàng đang ngồi kiết già ở trong một cái khung hình dựng đứng. Đối trước cái hình ảnh của anh chàng này, ***Cái Thấy*** lại có cảm giác rằng đã có thấy ông này ở đâu đó nhưng lại không biết ở đâu, cảm giác quen quen và ngờ ngợ này rất là lạ kỳ :-). khi nhìn vào cái hình ảnh này ***Cái Thấy*** lại ... hiểu rằng cái anh chàng này sao mà ngu ngu và khờ khờ và không được ... bình thường lắm :-). :-):-).
Khi tác ý vào Trái Đất thì một tư tưởng lại xuyên qua đầu mình từ bán cầu Phải sang bán cầu Trái của cái não bộ của mình như sau:- - Tui chưa từng sanh ra ở đó một lần nào cả !!!
Thập phương Chư Phật không chấp nhận bất cứ một trường hợp “Bất Kỳ” nào cả. Do vậy, chuyện vào Diệt Thọ Tưởng Định phải hội đủ những điều kiện tối thiểu sau đây:
1. Tâm lực phải đủ mạnh, có nghĩa là trình độ Nhập Định phải là Tứ Thiền Hữu Sắc. Tâm lực này biểu hiện qua ngũ thông. Mà mình có thể tập được.
2. Ý đồ Giải Thoát phải là cái đích để đến, Không nuôi dưỡng và tìm cách thực hiện cái ý đồ này thì “Không có chuyện Giải Thoát” cho dù có tu theo... Đạo Phật.
3. Bí quyết vào Diệt Thọ Tưởng Định phải được học thuộc nằm lòng.
4. Hành giả phải hiểu rằng khi vào đó xong thì hơi thở sẽ ngừng hoạt động. Do vậy, phải một mất một còn với cái... hột cát hơi thở này.
5. Họ cũng là người và đã làm được thì mình phải làm được. Chỉ hơn thua phương pháp mà thôi, nay mình đã được biết phương pháp rồi thì chỉ có làm mà thôi, không thèm nói nữa.
Cũng như là biết bơi rồi vậy, kể từ giây phút này thì có quăng xuống nước thì bì bõm lội được thôi. Không quên được. Tất cả những từng lớp thiền đều còn đó, một khi đã tập qua. Chỉ có cái đặc biệt là khi giải thoát xong thì cái tư tưởng lại xẹt qua xẹt lại trong đầu của mình như sau: “Tu đã thành, học đã xong, tui làm việc tui làm”.
Mục đích của những tu sĩ PHẬT GIÁO. Ở đây tu sĩ đã lọt vô được CHÁNH ĐẠO. Còn phần trước là TIÊN ĐẠO hay còn gọi là TÀ ĐẠO hay con đường chưa tu được hết.

Nếu vô được: 1 lần (TU ĐÀ HƯỜN).
2 lần (TU ĐÀ HÀM).
4 lần (A NA HÀM).
7 lần (A LA HÁN).

Tương tự như MINH SÁT TUỆ, nhưng cho tới khi bị NGỘP thật sự, cố gắng niệm 1 trong 3 PHÁP ẤN:

1. ĐỜI: VÔ THƯỜNG
2. PHÁP: VÔ NGÃ
3. THỌ: THÌ KHỔ.
Hay: KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ. Là lọt vô.

Ở đó nếu tu sĩ có ý niệm về một vật hay một nhân vật nào đó thì: tu sĩ sẽ LÀ NÓ, bằng cách: Tu sĩ MANG HÌNH DẠNG nó và có những RUNG ĐỘNG đặc biệt của nó. Nếu không muốn tập nữa thì thôi. Khi ra khỏi tình trạng đó, tu sĩ sẽ nhận thấy rằng: TIM và PHỔI đều ngưng hoạt động trong lúc CHỨNG QUẢ.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:04 am

NGỘ ĐẠO – NHẬP LƯU

Thường được nói đến rất nhiều trong các tài liệu về THIỀN TÔNG, nhưng ít ai biết THỰC CHẤT nó là như thế nào: dựa vô đâu mà các thiền sư nói người này NGỘ, người kia chưa NGỘ? Lúc nào thì tu sĩ có khả năng NGỘ? Nói như thế có nghĩa là khi nào thiền sư mới cho thiền sinh MỘT CÔNG ÁN? Biểu hiện của người NGỘ ĐẠO là như thế nào?

Ở đây chỉ là những nhận định và những kinh nghiệm của những bật đàn anh đã tu chứng và truyền đạt lại cho chúng ta, nên tu sĩ có TRỌN QUYỀN nghe theo hay không tùy:

1. Lúc nào tu sĩ có KHẢ NĂNG ngộ đạo?
Lúc tu sĩ chứng và đắc NHỊ THIỀN. Lúc bấy giờ, tu sĩ TẠM THỜI ngưng công phu và chuyển sang một trong hai câu hỏi sau:

a. Phật tánh Ở KHẮP MỌI NƠI, mà sao mình không biết cà?
b. Vạn vật ĐỒNG NHẤT THỂ, tại sao mình lại không biết cà?

2. Biểu hiện của người ngộ đạo là như thế nào?
Trong khi đang nhập định với tư tưởng trên, sẽ có một lúc tu sĩ cảm thấy mình TAN RA hay BIẾN ĐÂU MẤT và tu sĩ có cảm giác rằng: Mình ở KHẮP CẢ MỌI NƠI, tuy nhẹ nhưng cảm giác đó GÂY TÁC DỤNG rất MÃNH LIỆT trên thân thể của tu sĩ: Bằng chứng là, tu sĩ BỊ NGẦY NGẬT SUỐT 24 GIỜ (kể từ lúc có cảm giác được nói ở trên).
Xin nhắc lại cho KỸ: Thời gian ngộ đạo rất ít khi XẢY RA TRONG LÚC CÔNG PHU, mà thường xãy ra lúc ta đang SINH HOẠT bình thường (hay lúc ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỒI).

Khi hành giả Ngộ Đạo thì hành giả sẽ phải qua một quy trình tạm gọi là: Quy trình Reset!
Có nghĩa là cái hệ thần kinh của hành giả hiện nay chỉ hoạt động theo chiều hướng của Nghiệp Lực mà thôi. Sau khi được gọi là “Nhập Lưu” hay “Ngộ Đạo” hệ thần kinh của hành giả sẽ rung động để thấm nhuần cái Chân Lý mà hành giả chỉ mới nếm được trong một chớp mắt mà theo danh từ chuyên môn: thời gian ngắn ngủi đó còn được gọi là một “Sát Na”. Sự rung động của hệ thần kinh trên sẽ làm cho hành giả chóng mặt trong suốt 24 giờ kể từ lúc hành giả Ngộ Đạo

VÀ NẾU, KHÔNG CÓ CẢM GIÁC NGẦY NGẬT VỪA NÓI TRÊN, LÀ CHƯA ĐÚNG.

3. Dựa vô đâu mà thiền sư nói người này NGỘ?
Dựa vô THẦN THÔNG, Với THIÊN NHÃN thanh tịnh, Thiền sư thấy ngay GIỮA NGỰC ai đó CÓ MỘT CHỮ VẠN VỚI ĐƯỜNG KÍNH 10cm MÀU VÀNG SÁNG CHÓI! Và ông ta nói ngay, nói một cách KHÔNG NGƯỢNG MIỆNG, nói rất CHƠN CHÁNH và rất CHÁNH NGỮ rằng:
“NÀY BẠN, BẠN ĐÃ NGỘ ĐẠO! Nhưng tôi có BỔN PHẬN phải nhắc với bạn rằng: Bạn còn CÁCH PHẬT RẤT XA! Y như bạn vừa mới lấy BẰNG XÓA NẠN MÙ CHỮ xong, nhưng bằng này được cấp cho bạn VỀ PHƯƠNG DIỆN TÂM LINH. Vì bạn chỉ mới NGỘ, còn NHẬP nữa!”.

LỜI DẶN: Nếu trước khi nhập định mà thấy: CON MẮT TRÁI, HOA RƠI, NGƯỜI LÚC NHÚC, NHIỀU NGƯỜI NGỒI XẾP BẰNG KHÔNG CÓ Ở TRÊN HOA XEN NÀO CẢ, NGHE TIẾNG NÓI BÊN LỔ TAI, TỨC NGỰC, NGỬI ĐƯỢC MÚI THƠM…. MỘT CÁCH BẤT NGỜ:

Thì phải ngừng ngay! Và tập HỘ THÂN, nếu không sẽ bị CẢNH GIỚI CHI PHỐI!
TB: Kinh nghiệm của bản thân đệ là: khả năng Ngộ Đạo cao nhất là trình độ nhập vào Nhị Thiền: Khi hành giả đã thấy đề mục rồi và kèm theo trạng thái tâm lý là "sợ đề mục lại mất đi". HL

Đàn pháp QUÁN THẾ ÂM
1. Nhập vô TỨ THIỀN (nhờ vô đề mục), quán HỘT CHÂU MẪU, vừa đọc trong tâm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Khi hột châu mẫu xuất hiện rõ nét, đặt câu hỏi: Tại sao phải làm vậy? Liền thấy một cảnh khổ, rối ta nguyện xin xó ĐỨC Q-T-Â xuất hiện để cứu khổ: Q-T-Â xuất hiện và rưới nước cam lồ cho họ.
2. Quán một màn tivi, và đọc NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT. Thấy Ổng xuất hiện, giữ càng lâu càng tốt ! Nhớ thử Ổng rồi mới xài. ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN!
Phương pháp thử một linh ảnh coi có thiệt không:
a. Giữ linh ảnh cho lâu
b. Tâm đọc: tất cả các chúng hữu tình không có phận sự hãy lui ra.
c. Đọc chậm rải ba (3) lần, lần cuối thêm: (không thôi bị tổn thương!).
d. Nếu linh ảnh không biến: Quán ẤN HỘ THÂN bay vô NGỰC linh ảnh.
e. Nếu linh ảnh PHÁT QUANG: Đúng là thứ thiệt! Xài được!
f. Nếu nó CHÁY hay tiêu ra NƯỚC: là thứ dỏm. Không xài và không sao hết.
3. Đang lúc tu sĩ giữ linh ảnh: Ổng xuất hiện như thật trước mặt mình: TÂM GIỚI HẠN, NĂNG LỰC GIỚI HẠN.
4. Ở đây, có thể GIẢI OAN cho cả gia đình tu sĩ: bằng cách quán một vài người trong gia đình cùng cầu nguyện với mình trong đàn pháp vào BAN ĐÊM.
5. Thắc mắc cái ĐẢNH bằng thịt hay xương: giữ Ổng lại, Ổng trùm vô mình: lấy TAY rờ thử: TIẾP XÚC VỚI TẤT CẢ Ý TƯỞNG TỐT, VÀ KINH NGHIỆM ĐỘ SANH.
6. Làm một vài việc nhỏ mang tính cách TỪ BI…
7. Hỏi xem câu chú của Ổng là gì: Ổng sẽ thần giao cách cảm với mình về CÁCH ĐỌC THẦN CHÚ, nhớ LẠI cho kỹ và nói lại cho anh em khi cần.
8. Thắc mắc LƯNG Ổng để làm gì? Và ra sau lưng Ổng coi: Hình ảnh đó để độ tử. Đi độ tử, rồi về hỏi Ổng (ở hình ảnh đó): thần chú của Ông lúc này, đọc làm sao?
9. Tương tự như vậy đi hết 6 mặt (trái: TỪ, phải: BI, dưới: HỶ, trên: XẢ).
10. Quán coi hiện giờ AI đang HỘ TRÌ mình? Hỏi họ có cần làm người không? Nếu họ cần: Nhờ họ làm một công việc thiện nhỏ, RỒI ĐỘ HỌ QUA TỊNH ĐỘ. Lúc này HỘ PHÁP VI-ĐÀ mới xuất hiện! (cao khoảng 3 mét).
11. Sau đó làm một vài việc về TỪ, BI, HỶ, XẢ: độ tử, độ sinh (chữa bịnh).
12. Nguyện xin Ổng thể hiện ĐẠI NGUYỆN? Ổng liền xuất hiện trong TAM-THIÊN-ĐẠI-THIÊN-THẾ-GIỚI: TÂM VÔ LƯỢNG, NĂNG LỰC VÔ LƯỢNG. (đàn pháp gốc).
13. Độ liên tục, phân thân lung tung, thuyết pháp trong ĐÀN PHÁP GỐC trên.
14. Nguyện xin Ổng biểu hiện ở PHƯƠNG TIỆN VÔ LƯỢNG: Ổng xuất hiện ở dạng THIÊN-THỦ-THIÊN-NHÃN. (Hình ảnh này không có 6 mặt).
15. Chư vị quỷ thần đến hộ trì mình (tay họ đã cầm chày KIM CANG), họ cao khoảng 10 mét. Thực hiện lại điều (10).
16. Đem THIÊN-THỦ-THIÊN-NHÃN qua đàn pháp gốc (12): Nguyện xin ngài phát Đại Nguyện. TÂM VÔ LƯỢNG + NĂNG LỰC VÔ LƯỢNG + PHƯƠNG TIỆN VÔ LƯỢNG.
17. Dựa vô uy đức của Ổng, nguyện xin cho tu sĩ đi BẤT CỨ nơi nào: SẮC CỨU CÁNH (để học hỏi thêm vài đàn pháp nữa), THẬP PHƯƠNG TỊNH ĐỘ, qua đó xong rồi xin PHẬT ẤN CHỨNG, đi gặp CÁC TỔ: (Ca-diếp, Long Thọ, Milarepa, Babaji…).
18. Lúc này HỘ-PHÁP KIM CANG MẬT TÍCH mới xuất hiện cao khoảng 16 mét. Để phân biệt HỘ PHÁP KIM CANG với chư QUỶ THẦN, tu sĩ căn cứ vô CẶP MẮT của họ:
• Hộ pháp kim cang có cặp MẮT LỒI, tròng đen có VÒNG XOÁY. Khi mở miệng lại PHUN RA LỬA NGỌN. Tay cầm chày KIM CANG màu VÀNG, SÁNG CHÓI.
• Chư quỷ thần có cặp MẮT PHƯỢNG, xếch, không lồi. Khi mở miệng không có lửa.Tu sĩ sẽ tiếp thông được với ĐẠI NHẬT QUANG NHƯ LAI và với TỲ LÔ GIÁ NA, còn phần trước, tu sĩ chỉ mới tiếp xúc được với chư vị BỒ TÁT (để ý đến đảnh của mình là biết liền).
* JNÃNA – PARAMITA *
* Viết xong ngày 28 tháng 6 năm 1991 lúc 12 giờ 10 phút *
Đàn Pháp Om Mani Padme Hùm
Đàn Pháp Văn Thù Sư Lợi - Om Driym
Nhập Tứ Thiền, quán mạn đà la Văn Thù Sư Lợi (hình cô bé trẻ ngồi trên kỳ lân màu xanh da trời, với bàn tay phải có ngón tay út chỉ Hư Không, và bàn tay trái giấu dưới áo).
Khi mình có cái hình Nhất Tự Chú Vương thì mình dùng màn tivi ... chụp hình cái hình đó bằng cách cho vào màn tivi và từ đó đặt câu hỏi thì Ngài trả lời, hay là chỉ giữ Ngài cho lâu thì Ngài sẽ xoa đầu thọ ký, sau đó là mình làm việc về cái Trí Tuệ của Ngài (Chỉ cho người khác tu bằng phương pháp tròn đầy: Kiếp này là xong nếu người đó hội đủ điều kiện, còn chưa xong, vì thiếu điều kiện, thì về Tịnh độ mà dợt cho xong)! Cho nên nếu tính bằng kiếp người thì toàn là dân ... Bất Lai không mà thôi :-)
Là vì, kiếp này là ... kiếp Vô Minh cuối cùng!

Đàn Pháp Phật Mẫu Chuẩn Đề
Quán các mẫu tự của câu chú: Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Taba Ha.
Mạn đà la này có hai phần:

Phần thứ nhất là phần mọc tay (y như cái hình vậy) Những cánh tay này dựa trên căn bản của tỉnh điện được tạo ra từ luồn kundalini.
Hình ảnh được thể hiện nguyên một cái hình Phật Mẫu Chuẩn Đề với 18 tay đầy đủ binh khí và thêm hai con rồng đội cái hoa sen. Chưa hết, trên hào quang lại có câu chú bằng tiếng Phạn, Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Câu chú đi đúng cái phần không gian của hào quang của Ngài khởi sự từ vai phải và chấm dứt ngay bon vào vai trái của Ngài.
Phần thứ nhì là dùng cách quán tưởng "hai chiều xoay" của các chử trong vòng phép Chuẩn Đề. Không có kinh nghiệm về kundalini thì sẽ không được, khi hành giả khai mở đến chổ này.

1. Nó đòi hỏi một ý chí sắt đá, mà ý chí này chỉ có, khi hành giả đã thành thục về sự khai mở kundalini. Chớ không phải loại ý chí sơ sơ qua những buổi thức khuya trồng cây si ở dưới mưa, hay là cái ý chí của những đêm thức khuya để gạo bài thi ...

Mở ngoặc
Phần này bàn về ***Ý Chí ***: Có thể gọi y ùchi và ví nó như là chữ ***l-ò*** trong cụm từ: Lò nguyên tử vậy:

Lò này chỉ có thể chạy với nhiên liệu đặc biệt dành riêng cho nó mà thôi, tuy cũng gọi đó là cái ***l-ò*** nhưng cái lò này không thể chạy bằng ... cũi được :-). Đóng ngoặc

2. Nó khó làm y như là khi, cùng một lúc dùng cả hai tay để mà vẽ những hình như sau: Trong khi tay trái đang vẽ vòng tròn thì tay phải đồng thời vẽ một hình vuông.

Giới thiệu vòng phép:

Trong vòng phép Chuẩn Đề thì Các Bạn sẽ thấy có một hình toàn bằng chữ không mà thôi. Hình này gồm hai vòng tròn đồng tâm với nhau:

Vòng thứ nhất, ở bên trong, chỉ có một chử độc nhất là chử Om (hay là Aum)

Vòng thứ hai ở bên ngoài (trên cái vành khuyên được tạo bởi hai vòng tròn đồng tâm) gồm tám chử của câu thần chú đó là: Chiết; Lệ; Chủ; Lệ; Chuẩn; Đề; Taba; và sau cùng là chữ Ha (Trong cuốn Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni của Thích Viên Đức)

Thực hiện:

Hành giả quán cho ra cái hình này. Sau khi cái hình xuất hiện như thật đằng trước mặt của mình thì động tác kế tiếp là:
Quán phần Chữ OM cho thật đứng im, có nghiã là phần nằm trong cái hình thì đứng im, không nhúc nhích.

Kế tiếp thì quán tám chữ kia, tức là phần ngoài của cái hình.

Hành giả phải quán thế nào cho những chữ này :***quay trên chính nó*** theo chiều ***ngược với chiều kim đồng hồ*** và đồng thời, tám chữ này phải chạy theo cái vành khuyên (phần này được tạo bởi hai vòng tròn đồng tâm) ***theo chiều kim đồng hồ***. Làm được như vậy (có nghiã là cùng một lúc phóng ra ba (3) tư tưởng: Đứng im, Bên trái và Bên phải) thì sẽ được Phật Mẫu Chuẩn Đề xuất hiện và ấn chứng bằng hai cách:
1. Xoa đầu hành giả
2. Là chính Ngài sẽ vẽ lên thân thể của hành giả những chữ này qua những yếu huyệt hay trung tâm năng lực.
Làm không được thì sẽ bị hất văng ra khỏi vòng phép bằng sự tuột định bất ngờ. Tất nhiên là có thể bị bịnh.
Phật Mẫu Chuẩn Đề có cách quán kỳ lạ là: Các chữ tự xoay trên chính nó theo chiều: Ngược chiều kim đồng hồ. Đồng thời cả câu chú lại quay trên một vòng tròn thuận theo chiều kim đồng hồ. Tất nhiên, để làm nỗi chuyện này thì tâm tu sĩ phải vào một tình trạng *Không Chấp phải cũng không chấp trái* thì mới làm được. Mà như vậy chỉ có ông Phật thì mới chơi được mà thôi! Vì vậy mà các Tổ mới đặt tên là: Phật Mẫu Chuẩn Đề (Mẹ của Phật hay đúng ra pháp quán (vision) dễ nói, rất chi là khó làm này sẽ giúp mình thành Phật).
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:05 am

Đàn Pháp Ngũ Phật Trí
Pháp thân Tỳ Lô có thể chứng bằng cách nhập vào các Đàn Pháp. Con đường khá dài, nguy hiểm và đầy dẫy những kỹ thuật: Khi hành giả đổi cung cách tu hành và dùng hình ảnh các biểu tượng để đem áp dụng cái Không Trí vào Thế Sự thì có rất nhiều con đường. Đệ bị ảnh hưởng nặng nề những tiền kiếp nên đã quay lại và khai triển những đàn pháp theo một dạng rất là đặc biệt (dạng hình lập phương: y như cục Rubic vậy). Trình bày một trong những cách nhập vào Pháp Thân Tỳ Lô: Đàn Pháp QTA là bước đầu dễ dàng nhất và không có phản ứng phụ. Sau khi học hết sáu mặt (Từ, Bi, Hỷ, Xả, độ Sinh và độ Tử). Kế đó là thay đổi hệ hộ pháp và đi tìm cho mình một Kim Cang Vương. Tiếp là Qua Tây Phương Cực Lạc để gặp Ngài A Di Đà Phật.

Tiếp nữa là nhờ Ngài A Di Đà Phật giới thiệu cảnh Liên Hoa Tạng Thế Giới: cả ba người trong một cái duỗi tay của Ngài A Di Đà Phật, đã... cùng với Ngài A Di Đà Phật đi vào Pháp Giới Liên Hoa Tạng để gặp Ngài Tỳ Lô Giá Na trong cái núi Tu Di ở ngay giữa Liên Hoa Tạng, núi này cao hơn những núi kia một tý. Sau đó, là quy trình phá Chấp Kim Cang: Hành giả cùng với Kim Cang vương qua Liên Hoa Tạng và quăng chày Kim Cang vào đảnh của Ngài Tỳ Lô Giá Na. Kim Cang Vương không chịu và bỗng nhiên biến thành... Chấp Kim Cang. Vì Ngài mắc quai lời nguyện nên, Ngài đành phải miễn cưỡng qua đó để hộ trì mình.
Phải nói rằng tính phá chấp phải thật là mạnh thì mới dám làm chuyện này trước cảnh hào quang rực rỡ màu xanh của tia hồ quang của Ngài Tỳ Lô mà mình dám quăng chày Kim Cang vào ngay đảnh của Ngài Tỳ Lô. Ba Chày chạm nhau tạo thành âm thanh vốn là Tâm Chú của Ngài Tỳ Lô.

Và sau cùng là cả bốn người là (A Di Đà, QTA, Kim Cang Vương và đệ) trong cái duỗi tay của Phật A Di Đà mà qua đến Liên Hoa Tạng gặp Đức Tỳ Lô để quăng chày khi năm chày gặp nhau và đệ bay theo luôn thì cả năm đều bình đẳng và tan biến trong tiếng nổ Subham. Từ đây, không còn hình ảnh nào mà đệ phải quán tưởng nữa. Câu khái niệm: Phật trong ta, ta trong Phật đã được hoàn thành. Tâm lúc bây giờ rỗng lặng và sự thoả mãn tâm lý này đã dẫn đến trình trạng mà mình thường bàn tán đó là: Thường Lạc Ngã Tịnh.
So Sánh: Như vậy Diệt Thọ Tưởng Định là tình trạng thanh tịnh trong một cảnh nhỏ của Vũ Trụ Quan của Phật Giáo: Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới với chỉ một Trái Đất.
Chứng nhập Pháp Thân Tỳ Lô là một cảnh Thanh Tịnh đối trước Liên Hoa Tạng Thế Giới với hằng hà sa số Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cùng với hằng hà sa số Trái Đất
Mến.
TB: Sự so sánh một cách chính xác thì... đệ chịu vì dụng cụ hiện nay là Ngôn Ngữ. Cách thức là: hãy đến mà xem thì mới rõ được. Nhưng một cách tổng quát và rất là gượng ép thì có thể nói như sau: Cảnh thanh tịnh khi vào diệt thọ tưởng định này có thể ví như mình rất là bình tĩnh khi... cầu chì nhà bị đứt. Còn chứng nhập pháp thân Tỳ Lô Giá Na là mình vẫn bình tĩnh khi bị... động đất, trước cảnh nhà thì xụp, vợ con, bạn bè thì chết.... Cái thanh tịnh thứ nhì này nó đầm hơn vì mình đã có thể đem ra áp dụng nó vào chuyện thế gian.
(Phần Đọc thêm)
Phá chấp... Chấp Kim Cang:
Một hôm, đệ vào Liên Hoa Tạng và thấy rằng Ngài Tỳ Lô lại thành Hắc Bì Phật với tay phải cầm chày Kim Cang và tay trái cầm chuông Kim Cang, Hai tay lại bắt ấn A Xà Lê (cánh tay phải nằm bên ngoài và chéo với cánh tay trái ngay ngực Ngài). Vì thấy Ngài có vũ khí và đệ cũng sẵn cái chày nên đệ... nhắm ngay đầu của Ngài mà quăng liền. Trong chớp mắt một tiếng nổ kinh hồn *Brhum* chấn động cả pháp giới. Hai chày đã đụng nhau vào ngay điểm giữa của quỹ đạo. Có nghĩa là khi đệ quăng chày thì Ngài cũng quăng cái chày của Ngài ra và hai chày đụng nhau vào khoảng giữa của quỹ đạo, tạo thành tiếng nổ *Brhum*. Khi xuất định, đệ vẫn còn ù tai vì âm thanh quá lớn đó nhưng trong thâm tâm của đệ, đệ lại cảm thấy nó thiêu thiếu một cái gì đó. Đệ bèn nghĩ rằng, lần sau rủ Hộ Pháp Kim Cang qua bên đó với ý đồ là lập lại thí nghiệm trên: Hộ Pháp lắc đầu không chấp nhận. Tư Tưởng lại xẹt qua xẹt lại: Đây là một Chấp Kim Cang!!!

Đệ lại hiểu rằng: Kim Cang mà đã chấp thì phải có cái còn cứng hơn Kim Cang để phá cái chấp này!!! Nhưng cái nào lại có thể cứng hơn Kim Cương? À!... Dùng màn TV: Màn TV im lặng, không cho đáp số. Phải mất ba tháng sau, đệ mới tìm ra đáp số để phá... Chấp Kim Cang.
Đệ lại nói với Kim Cang một cách rõ ràng hơn: Không phải tui nhờ ông quăng một mình đâu, nhưng chính tui cũng quăng nữa, như vậy ông có đi không? Chấp Kim Cang lưỡng lự một hồi, nhìn đệ, hả miệng phun lửa ào ào, rồi quyết định:
- Vì tình bạn, ông làm thì... tui làm! Sống, cùng sống! Chết thì cùng chết!!!
Tư tưởng lại xẹt qua xẹt lại: Quả thật, kim cương cứng nhưng tình bạn còn cứng hơn nhiều. Thế là cả hai tên qua đó và khi tác ý quăng chày thì tự động... Hộ Pháp xuất hiện ở ngay đằng sau lưng của Ngài Tỳ Lô Giá Na (mà nay là Hắc Bì Phật) và cả ba cùng quăng chày: Đệ nhận thấy rằng: Chày của đệ bay cong lên cao tạo thành một phần tư vòng tròn (1/4 vòng tròn). Chày của Hộ Pháp cũng vậy. Và chày của Ngài lại bay thẳng góc lên cao... Và ba chày đụng nhau tạo thành âm thanh *Vãm* còn to hơn cả *Brhum* trước đây.
Nhận xét:
Nếu có thể vẽ lại những quỹ đạo của ba cái chày trên thì đệ và Hộ Pháp lại ở trên một Đường Kính và Ngài Hắc Bì
Phật lại là trung tâm. Quỹ đạo 2 cái chày của đệ và của Hộ Pháp tạo thành 1/2 vòng tròn và tất nhiên quỹ đạo chày của Ngài Hắc Bì Phật là đường bán kính thẳng góc với đường kính nối liền đệ và Hộ Pháp. Âm thanh tuy rằng to như vậy nhưng vẫn không làm đệ xuất định. Chứng tỏ mức độ yên lặng của đệ lúc này nó khá hơn trước rất nhiều, và đệ chỉ có nói về âm thanh còn ánh sáng khi ba chày đụng lại thì nó sáng đến mức độ mà mình thấy nó... thành xanh như tia hồ quang, nhưng trạng thái định vẫn không bị lung lay gì cả. Khi xuất định thì đệ vẫn còn cái cảm giác là... đi đúng hướng rồi đó... nhưng... vẫn chưa xong...
Tất nhiên là lần sau, đệ sẽ mời cả bốn người là A Di Đà Phật, Quan Thế Âm, đệ và Hộ Pháp cùng qua bên đó để lập lại thí nghiệm trên, nhưng lần này là với bốn người. Thế là cả bốn người qua tới Liên Hoa Tạng. Và khi quăng thì cả bốn người tự động vào vị trí tứ trụ và năm cái chày chạm nhau trên không trung tạo thành một âm thanh *SuBham* cùng với chấn động và ánh sánh chói chang... Tuy là quang cảnh nó kinh hồn như vậy nhưng tâm của đệ vẫn vững
vàng và không xuất định!!! Chứng tỏ cái sự yên lặng lúc này rất là mạnh. Khi xuất định, đệ lại vẫn còn cái cảm giác là... chưa xong. Nó còn lấn cấn một cái gì đó.
Lần này thì trong tiếng **SuBham** Kinh thiên động địa của năm cái chày hợp lại thì đệ tác ý nhắm ngay vùng chấn động và ánh sáng đó mà lao mình vào luôn, đệ chỉ thấy các Vị kia cũng làm như vậy luôn!!! và chung quanh toàn là ánh sáng trong suốt như được mặt gương đã được lau chùi. Và sau tiếng nổ *SuBham* thì đệ lại hiểu cái ý của Chơn Ngôn này là: "Nó là Như Vậy". Cùng một lúc, cái tư tưởng lại xuất hiện:
Năm Ông đã nhập một, Ngũ uẩn đã giai không, tâm thức đã phản bổn hoàn nguyên.
Và một sự tĩnh lặng vô cùng, ngay khi suy nghĩ về một vấn đề gì thì đệ có cảm giác như tư tưởng nó chạy rất là chậm. Đồng thời, tất cả các hiện tượng đều phản ảnh rất là trung thực và rõ ràng khi tâm thức rơi vào sự "im lặng sấm sét" như vậy. Và cái biết nó càng trở nên bén nhạy.
Sau đó khoảng một tháng thì các hình ảnh của màn TV lại càng có nhiều chi tiết hơn trước nữa. Cô Trang nói là hình ảnh có thể phân bố như là trong chương trình "Picture in picture" của TV vậy. Màn TV trở nên mềm dẻo, nhu nhuyễn và dễ sử dụng hơn nhiều... Câu chuyện đến đây... lại chưa hết vì khi lao vào vùng chấn động đó, đệ mới hiểu tại sao họ lại làm cái chày Kim Cang với hình thức lạ kỳ như vậy
PHƯƠNG PHÁP ĐỘ TỬ - HỘ NIỆM
Niệm Phật A Di Đà
1. Cách thứ nhất: là niệm Phật xù xì trong miệng:
AAAaaa... diiị... Đaàa... Phaậa t....
Niệm kéo dài 1 giờ đồng hồ, thì sau 1 giờ thì có thể thấy người chết đang đi ở dưới tầm nhìn của mình (y như là mình bay trên họ và ở đằng sau họ, với góc độ nhìn là 30 độ tới 60 độ. Mình càng niệm thì họ càng có thể đi được xa, mình nên niệm cho tới khi họ vượt qua 1 cái biển (biển khổ), và sau khi qua bờ bên kia thì mình mới không niệm nữa.

2. Cách thứ hai: nhìn vào trung tâm Ajna của họ (trung tâm này ở ngay tráng, vào khoảng 1 thốn cao hơn cặp chơn mày. Thốn là cách đo trong các sách châm cứu)

- Sau đó là niệm Phật, thì sẽ có cảm giác là vui khi họ đi về được, hay là nếu hành giả (có thể thấy) thì sẽ thầy Phật A Di Đà đem hoa sen đến để đưa họ về Tịnh Độ

Hỏi: Mình phải ở gần xác chết mới giúp được hay sao? Còn nếu mình không ở gần xác chết thì sao?
Nó có hai cách để làm:
1. Là đi xin cái hình của đương sự về nhà của bà đầm rồi nhìn bằng mắt thịt của mình cho nó... thuộc cái mặt của đương sự. Kế đó là nhắm mắt lại và tự tạo một cái linh ảnh của đương sự thế nào cho cái mặt của đương sự xuất hiện “như thật” ngay đằng trước mặt của mình. Sau khi có cái linh ảnh đó rồi thì dùng câu niệm Phật hay chơn ngôn của Ngài là: Om Amitabha Hrih svaha và phóng mạnh cái niệm đó vào cái linh ảnh đó.
2. Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc và khi tìm ra cái thần thức của họ đang lang thang đâu đó thì mình hồi hướng công đức của mình cho họ, hay là dùng câu niệm Phật mà tiếp dẫn họ.
Nhận xét:
làm xong cái chuyện... cách sơn đả Ngưu (cách một hòn núi mà giết được con trâu)... này thì nó mệt lã người y như là bị bỏ đói lâu ngày mà còn bắt mình leo núi nữa đó. Hành giả có một sự nhạy cảm rất là đặc biệt thì khi hành pháp nào đó thì nên “Hộ Thân” cho kỹ trước cái đã nghe. Ý của đệ là nói về cái cảm giác “cận định” (rờn rợn xương sống) mà Hành giả đã cảm nhận đó mà.
Hỏi: Làm thế nào để giúp người thân đang hấp hối được bớt sợ sệt và an lạc khi gần kề cái chết?
Bệnh nhân Đạo nào thì nên cho người Đạo đó ... hướng dẫn. Riêng Đạo Phật thì mình nên dùng tiếng trầm nhất để khuyên, tức là khi khuyên thì nên dùng giọng Bass.
Trường hợp điển hình như sau:
Phương cách:
- Em có cảm thấy sợ không?
- Có.
Khuyên: -Như vầy đây nè: Em sẽ thấy hơi ngợp thở một tý, rồi kế đó là hiện tượng mất cảm giác bằt đầu từ chân lên dần cho tới ót. Cảm giác lạnh này sẽ không cho em để ý đến hơi thở nữa.
Cười nhẹ:
-Vậy hả anh?
Khuyên tiếp:
-Sau đó em thấy một đám mây, đúng hơn là: em đang ở trong một cái ống mà cái thành của nó là mây xám và đằng xa là một vùng sáng rất là mạnh.
Cười nhẹ:
-Em vẫn sợ.
Khuyên tiếp:
-Tất nhiên là sợ, nhưng em nên niệm Phật A Di Đà và đi vào vùng sáng đó. Việc của em ở đây đã xong rồi, việc còn lại để anh lo hết cho :-). Em đừng lo lắng gì cả.
Sau đó một tiếng đồng hồ, thì cơn ngợp thở đến, cô nắm bàn tay của Anh Nhâm hơi mạnh. Theo lời dặn của đệ thì lần này, Anh Nhâm nói với giọng trầm nhất và nhắc lại với cô em (nói vào lỗ tai của Cô):
-Nó sáng lắm lận, cứ một lòng niệm A Di Đà Phật và đi vào vùng sáng đó.
Đôi môi mấp máy như cố nói một điều gì và cô em tắt thở
Anh Nhâm kể tiếp:
Sau đó, theo lời em dặn, anh niệm nho nhỏ Phật với giọng trầm nhất vừa niệm vừa nhìn vào huyệt Ấn Đường.
Toàn thân bỗng nhiên lạnh toát, bàn tay của Cô, anh cầm cũng lạnh luôn. Và cũng theo lời căn dặn của em, anh vừa niệm Phật nho nhỏ với giọng trầm nhất, Anh rờ cái trán của Cô và nhận thấy rằng chỗ này nó nóng như bị sốt cao độ vậy và sau đó khoảng năm phút, anh mới xác định được là điểm nóng cuối cùng là ngay cái thóp của Cô ấy.
Cả nhà À lên một tiếng vui vẻ:
-Tịnh Độ, Cô về Tây Phương rồi :-). :-). :-).
Khi mình đi trì tụng cho người chết thì có nghe ai nhắc đến cái chuyện gì đang xảy ra ở cái thể xác kia không chớ? Có ai để tay lên người chết để kiểm tra cái điểm nóng cuối cùng không?
Biết rằng:
• Nóng ngón chân cái là A Tỳ
• Nóng háng là súc vật
• Nóng bụng dưới là quỷ đói
• Nóng trên lỗ rún là Thần
• Nóng ngực là Con Người
• Nóng mặt là Chư Tiên ở Dục Giới
• Nóng trán là Chư Thiên ở Sắc Giới
• Nóng đỉnh đầu là Tịnh Độ
Tịnh Độ có một công dụng nữa là độ tử. Tập cái gì hay làm cái gì đi nữa mà không làm đưọc chuyện độ tử (giúp cho những người đã chết) thì cũng chỉ là bánh vẽ, không có ích lợi gì cho mình và cho người.
Cái lớn lối thứ nhất của người tu Tịnh Độ là như sau:
Khi đi hộ niệm, mà người hộ niệm đến trước (có mặt sớm nhất) thì gia đình may mắn đó có thể biết được kết quả của sự hộ niệm.
Cái lớn lối thứ hai của người tu sĩ Tịnh Độ là khi đi hộ niệm mà lại đi đến sau thì: tu sĩ phải biết người đi trước đã độ cho người này tới đâu rồi. Nếu người tới trước đã độ xong rồi thì tu só sẽ tuyên bố với chủ nhà rằng: Nghi thức độ tử không cần thiết nữa. Còn nếu chưa xong thì tu sĩ sẽ độ tiếp và gia đình sẽ được tường thuật lại đầy đủ chi tiết.
Ngoài ra, đôi khi, gia đình còn nhận được lời nhắn nhủ cuối cùng của người đã chết.
Hai đề tài này ngoài bọn lu bu ra thì chưa ai được nghe nói tới trong bất kỳ bài giảng nào về Tịnh Độ
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:07 am

Hỏi: Người chết đạo công giáo mà mình niệm Phật thì có khiến thần thức họ thêm bực mình rồi nổi sân si không?
Họ không biết gì hết là vì cái công thức tôn giáo hàng ngày của họ là chỉ là những suy nghĩ rất là ấu trĩ. Và không có một tác động nào trong lúc họ đối diện với cái chết của chính họ cả. Cho dù là một người vô thần nòng cốt chí đến một anh chàng sùng đạo nào đó thì khi chết họ đều được coi lại cuốn phim của đời họ. Cuốn phim đó sẽ đứt phim khi tâm của họ bị dao động bởi những tình tiết nào đó: Họ sẽ giận dữ hay thất vọng ê chề hay xấu hổ... và như vậy họ sẽ không còn có thể coi cuốn phim đó nữa mà chỉ còn cái hình ảnh cuối cùng đó nó ám ảnh mà thôi. Ngay lúc đó mà có một người nào đó dùng cách thức:
- Phóng mạnh cái niệm đó ra đằng trước mặt,
- Nhìn vào trung tâm năng lực Ajna.
- Phát tâm dũng mãnh cố giúp người này.
Thì người này sẽ cảm thấy chấn động và chính họ sẽ nghe một tiếng nói trong không gian và họ sẽ không còn cách nào khác là theo tiếng nói đó để mà đi theo mà thôi. Ngay lúc này, họ không có thì giờ để nhớ lại rằng mình là con chiên, hay là mình đã quy y ai cả chỉ còn có cái tiếng nói trong không gian này mà thôi. Hiện tượng này sẽ xảy ra bất kỳ một ai, cho dù đó là một đại đức, một thượng toạ, một linh mục, một ông vô thần... mặc dù rằng ở ngoài đời: dân chúng cho rằng mình đạo cao đức trọng, cho dù rằng họ có phong chức cho mình là thầy trù trì này nọ, cho dù rằng họ trao tặng mình những bằng cấp này kia... thì khi chết mình cũng phải đối diện với cuốn phim bất hủ này. Và mình sẽ bị những tình tiết đó nó lôi cuốn và một khi đã bị lôi cuốn thì ai cũng như ai. Sự thật nó... dã man như vậy đó.
Mến.
TB: Tất nhiên là vì người tiếp dẫn chỉ ngồi một đống đó và nhắm mắt lại im lặng trì niệm danh hiệu hay chơn ngôn thì chỉ có người có tha tâm thông thì mới biết mà thôi còn bàn dân thiên hạ thì mỉa mai:
-- Hứ cái đồ hư đồ thúi, đang lúc tang gia người ta bối rối mà cứ ngồi đó mà ngủ gục!!
Hỏi: Làm thế nào để thân trung ấm giảm đau trong vòng 49 ngày đầu?
Có nhiều cách.
1. Niệm Phật:
Niệm xù xì trong miệng trong khi nhắm mắt 100%. Khoảng 1 giờ sau thì độ tập trung của tu sĩ tài tử này mới có thể thấy đưọc người đã chết. Hồi hướng công đức tu hành và chúc người đó tươi đẹp, khỏe mạnh ra và hạnh phúc. Sau rồi nếu người đó còn đứng xớ rớ trong tầm nhìn của tu sĩ tài tử này thì tu sĩ hộ niệm cho người này về trên đó chơi luôn cho rảnh việc.
2. Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc rồi quán ra người đó và hồi hướng công đức tu hành cho người đó.
TỤNG KINH

Tụng kinh ồn ào rôm rả thì cũng có thể độ được người ... sắp chết như mình :-). :-). :-).
Tụng kinh hay chú theo kiểu vi thinh (đọc xù xì nho nhỏ trong miệng) thì có thể gây ảnh hưởng đến những cõi giới thấp sống xen kẽ với mình, những cõi mà ông bà mình thường gọi là: Cô Hồn Các Đảng.
Tụng bằng tâm rồi nhắm mắt đồng thời chú tâm vào một điểm ngay đằng trước mặt của mình thì khoảng ... một giờ đồng hồ sau thì có thể thấy cái cảnh mà người đang chết đang đi qua. Tác ý rằng họ cứ theo tiếng niệm này mà đi... Cảnh giới xuất hiện ra nhiều thêm và sẽ tới lúc hành giả sẽ thấy người chết vào vùng ánh sáng, lúc này mình sẽ biết rằng sức tiếp dẫn của mình chỉ có bấy nhiêu :-).
Nhưng dùng quán tưởng ở Tứ Thiền Hữu Sắc thì trong vài trường hợp hữu duyên với mình thì mình có thể độ được người chết một cách ngon lành:-).
Độ Vong Linh người thân đã chết lâu năm
Đối với Bạn nào có những triệu chứng sau đây có thể giải quyết bằng cách này:
1. Triệu chứng hay hội chứng:
a) Thường nằm mơ và thấy đi thấy lại một người thân đã quá cố
b) Khi mơ thấy người đó lại có cảm giác tê rần cả người mặc dù đang ngủ
c) Tâm bất an, và hình như trong thâm tâm biết rằng người thân chưa được yên ổn lắm cho lắm.
2. Giải quyết:
Thư giãn tất cả các bắp thịt từ chân lên đến đầu và thư giãn từng phần một ví dụ: ngón chân... lòng bàn chân... cổ chân... đầu gối... đùi
Niệm A Di Đà Phật trong tâm như sau:
a) AAAaaa... diiị... Đaàa... Phaậa t....
Cứ mỗi lần niệm cố gắng đẩy mạnh niệm về một điểm phía trước và đưa điểm đó ra xa, càng lúc càng xa [Chỉ đẩy điểm đó ra xa thôi chứ đừng cho một toạ độ nào cả (Ví dụ: mình phóng cái điểm này qua nhà hàng xóm, rồi xuống down town rồi về Việt Nam...)] ngay đằng trước mặt, [không lệch trái hay lệch phải hay hướng xuống dưới hay chếch lên trên].
b) Hay dùng cách thứ hai cho dễ hơn:
Niệm chậm rãi, khoan thai niệm này nối tiếp niệm kia: a di đà phật, a di đà phật, a di đà phật,... Hít vào hay thở ra, chúng ta đều đẩy mạnh niệm lực đó hướng về ngay đằng trước mặt.
Chúng ta có thể thấy được người quá cố với một độ dốc là 45 độ tới 60 độ như là từ trên cao nhìn xuống. Cứ giữ khoảng cách biểu kiến đó, đừng tác ý tới gần họ. Nguyên tắc là đưa họ về vùng có ánh sáng và lên cao. Trong khi làm việc đó không tác ý nói chuyện với họ. Nếu trong lúc làm, mà tự nhiên biết rằng họ bị ngợp thở: Nên hồi hướng công đức tu tập đến cho họ và làm tiếp. Khi tác pháp là làm một lèo luôn đừng có ngưng giữa chừng cho tới lúc làm không nỗi nữa mới thôi. Chúc các Bạn có những hội chứng trên thành công và an lành.
Hai Lúa.
PHƯƠNG PHÁP TRÌ CHÚ
Như là học sinh học võ thuật với đủ thứ binh khí: Đoản côn (khúc gậy ngắn), trường côn (khúc gậy dài), nhị khúc (roi của Lý Tiểu Long), Tam Khúc (dài gấp bốn lần cái nhị khúc ..Cái nào cũng ... chết người hết :-). Nhưng có người thì thích vũ khí dài, có người lại thích cái ngắn. Như vậy Chú cũng cùng một ý như trên. Nay bàn về trình độ cao thấp khi trì chú và những triệu chứng của nó.
Trì niệm chú thuật thì có rất là nhiều trình độ:
1. Tự Vệ Nhập Môn:

Công dụng là dùng ngôn ngữ
"Có_Vô_Lượng_Nghiã" của Thần Chú để thô tâm bớt vọng. Cao hơn một tý thì chư quỷ thần theo hộ chú vì ưa thích tính tình của mình như: sự cố gắng tu tập tuy rằng không có thời giờ. Từ đây tu sĩ tài tử đã có người hộ vệ nên linh tính khá bén nhậy.
2. Cận Định Trì Chú:

Vì thô tâm thanh tịnh nên tình trạng Cận Định (gần nhập được chánh định) xuất hiện: Tình trạng này làm cho hành giả cảm nhận có những người theo mình hay ở phiá sau lưng mình. Mình có thể cảm nhận sự xuất hiện của họ qua cảm giác mát lạnh sau gáy hay nằng nặng sau cổ ở vùng bã vai. Trình độ này nếu phước báu nhiều thì có thể chữa bệnh Ma Nhập hay giải bùa ngãi và đôi khi chữa được một số thân bệnh nhưng kết quả không rõ ràng cho lắm. Bạn bè vô hình thường là cõi Tha Hóa Tự Tại là nhiều.
3. Chánh Định Trì Chú:
Tới đây thì mới có thể gọi là tui tập Mật Tông được rồi đây :-). Vì hầu như các khai triển Đàn Pháp đề đòi hỏi Hành Giả phải có trình độ nhập chánh định tối thiểu là Tứ Thiền Hữu Sắc. Còn các từng thiền khác như Tam hay Nhị và Sơ Thiền thì tâm lực đều còn yếu và như vậy : chưa đủ lực để chuyển câu
Chú và học hỏi ở câu chú đó.
Tóm lại trình độ của hành giả chỉ là Tự Vệ Nhập Môn nên tụng câu nào mình thấy quen là được rồi :-).
PHƯƠNG PHÁP TRÌ CHÚ ĐẠI BI
Đệ có cuốn Đà La Ni xuất tượng của Nguyên Phong dịch, nguyên câu (trang 15) là:
Phát nguyện ấy rồi, chăm lòng xưng niệm danh hiệu của tôivà phải chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lai làđấng Bổn Sư của tôi, vậy sau mới tụng đủ năm biến, làđã trừ diệt tội nặng trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tửtrong bản thân.
Kinh nghiệm bản thân của nhóm lu bu thì không cần tới năm biến mà chỉ cần một biến thôi cũng đủ, nếu có một tâm lực mạnh. Cái chìa khóa của cách trì tụng không nằm ở con số năm mà lại nằm ở đoạn trên đó, mà đệ xin ghi lại một lần nữa cho rõ:

Phát nguyện ấy rồi, chăm lòng xưngniệm danh hiệu của tôi và phải chuyênniệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lailà đấng Bổn Sư của tôi, vậy sau mớitụng đủ năm biến.
Khi đọc tới đây, đệ hiểu rằng phải đọc liên tục và không được dứt niệm. Như vậy, thì dùng cái gì hay cách gì để cùng một lúc có thể đọc:
1. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (y như kinh đã ghi câu: "chăm lòng xưng niệm danh hiệu của tôi")
2. Nam Mô A Di Đà Phật (để thoả điều kiện: "và phảichuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà Như Lai là đấngBổn Sư của tôi").
3. Và trì tụng chú Đại Bi, như kinh đã chỉ cách: (vậy sau mới tụng đủ năm biến).
Đệ tìm ra có hết thảy... ba cách để có thể trì tụng:
Cách 1:
Dùng trình độ chánh định của Tứ Thiền Hữu Sắc để quán cho ra cả ba vị: Phật A Di Đà ở ngay giữa, bên phải của Ngài là Bồ Tát Quan Thế Âm, bên Trái của Ngài là Đại Thế Chí Bồ Tát. Tất cả đều đứng trên Hoa sen năm cánh. Sau đó là tác ý đọc chú Đại Bi.
Cách 2:
Cũng dùng trình độ chánh định trên mà quán cho ra chữ Hrih (vốn là tâm chú của Quan Thế Âm Bồ Tát và cũng là tâm chú của Ngài A Di Đà Phật). Chữ có màu đỏ trong cái mặt trời màu vàng sáng chói. Và sau cùng là tác ý đọc Chú Đại Bi.
Cách 3:
Nhắm mắt nhìn chăm chú vào một điểm ngay đằng trước mặt và trì chú. Cách này chỉ dùng niềm tin với một tâm lực yếu hơn hai cách trên. Biểu hiện khi trừ diệt tội nặng:
Ở hai cách đầu (1 và 2) thì linh ảnh biến mất và sẽ xuất hiện một màn ảnh rất là lớn (có thể nói là cả cái tầm nhìn 360 độ). Ở ngay giữa là một hình ảnh khá lớn, hình ảnh này mang ý nghĩa tổng quát của những khuynh hướng gây tội của mình, và chung quanh cái hình chính này là những hình nhỏ như ngón tay cái, mỗi hình lại diễn tả chi tiết nhũng lần phạm tội của mình, nếu mình tập trung vào cái hình đó. Kế đó, một giọng nói xuất phát từ một điểm cao hơn tầm nhìn khoảng 45 độ và ngay đằng trước mặt. Giọng nói này vang khắp cả bầu trời làm chấn động cả không gian:

- Ông muốn tôi xóa hết hay là để đó làm kỷ niệm?
Hễ mình tác ý xoá thì màn ảnh liền trắng (Cô Trang), còn hễ mình tác ý là để làm kỷ niệm (Đệ và Cô Vân) thì màn ảnh còn y nguyên. Nhưng khi nhìn vào những hình ảnh nhỏ đó thì mình chỉ thấy đó là chuyện của ai đó đã làm chớ không phải là mình đã làm, nhưng mình hiểu rằng là chính mình đã làm. Và giọng nói đó lại một lần nữa vang lên với bài kệ của kinh nhật tụng quen thuộc. Ở cách 3 thì không được rõ ràng như vậy mà chỉ hiểu mang máng rằng mình cảm thấy nhẹ nhàng trong tâm và những giấc mơ với những nhân vật trong gia đình đã quá cố xuất hiện cám ơn mình đã trì tụng và họ đã được nhẹ tội. Sau khi đã trì tụng một thời gian khá lâu.

"Giáo Lý của tui không phải là để đến
mà Tin theo, mà là để Thực hành"
Đức Thế Tôn

Song Hành Nhập Định
Chỉ là một thủ thuật: đó là dùng tha tâm thông và cách nhập định để rà theo tiến trình tu hành của đối tượng với ý đồ là để đo lường một trình độ công phu bất kỳ nào đó.
Khi đối tượng tu tập đến cái giới hạn cao tột, hành giả có thể theo giỏi và biết được cái giới hạn cuả đối tượng và nguyên nhân của giới hạn đó, và có thể tìm ra phương pháp để giúp đối tượng vượt qua giới hạn đó mà tiến tu đến cảnh giới cao hơn.
Kẹp nách nó có ba cách:
1. Thôi miên: Tu sĩ thôi miên hành giả và khi lúc hành giả bất tỉnh thì cũng là lúc tu sĩ xuất hồn bằng luồng bhavanga và đưa đi dạo chơi lòng vòng trong thành phố hay một cảnh giói nào đó. Vưà đi tu sĩ vừa hồi hướng công đức tu hành của tu sĩ cho hành giả.
2. Đo Tâm lực của hành giả: Tu sĩ quán hành giả và đo tâm lực của hành giả và lưu vào bộ nhớ của màn ti vi.
a) Và đợi tới lúc: Hành giả tu tập thì tu sĩ chen vào và cho hành giả cảm nhận được sự thanh tịnh của tu sĩ bằng cách "Thần Giao Cách Cảm" cho hành giả biết câu niệm "Thanh Tịnh, Đại Thanh Tịnh"
b) "Thần Giao Cách Cảm": Tu sĩ dùng màn ti vi đưa hành giả vào đó và nhìn vào trung tâm Ajna của hành giả. Kế đó là tu sĩ tác ý truyền cái màn tivi của mình vào cho hành giả thấy được và đồng thời tu sĩ cũng truyền luôn câu niệm "Thanh Tịnh, Đại Thanh Tịnh" cho hành giả cùng niệm với mình.
3. Tu sĩ đo tâm lực của hành giả và hẹn giờ công phu.
a) Tu sĩ đợi tới lúc hành giả đã ổn định công phu, có nghiã là hành giả chỉ tập được tới đó là hết sức thì tu sĩ dùng màn tivi cho hành giả vào đó và cùng lúc xuất hồn bằng luồng Bhavanga và hiện ra trước mặt hành giả và ngồi đối diện với hành giả.
b. Tu sĩ vẫn trụ ở Chân Như và tác ý hồi hướng công đức tu hành của tu sĩ cho hành giả
- Nếu hành giả có tâm nhu nhuyễn, dễ sử dụng thì: Hành giả sẽ có thể thấy được cái bóng mờ mờ của tu sĩ đang ngồi trước mặt mình. Sau khi thấy mờ mờ thì hành giả trở về đề mục của mình và nhấn ga tinh tấn tu hành.
- Nếu tu sĩ biết là hành giả chưa có tâm nhu nhuyễn và dễ sử dụng thì tu sĩ leo vào màn tivi và xuất hiện đằng trước mặt một cách từ từ, ăn khớp theo tâm lực của Hành Giả.
Hành giả cũng có thể thấy được cái bóng mờ mờ của tu sĩ đang ngồi trước mặt mình. Hành giả vào lại đề mục và nhấn ga tu tập.
Ghi chú:
Trong cả hai trường thấy hình bóng mờ mờ trên: Hành giả đều có cái cảm giác là không gian nó lắng xuống và trở nên thanh tịnh. Khi có cái cảm giác này rồi là trở về đề mục và nhấn ga tu hành.
Chú ý: Nhu nhuyễn là có thể dưới sự tác ý của mình, mình làm cho đề mục to hay nhỏ một cách dễ dàng.
Dễ sử dụng: Là hành giả có thể tác ý và thay đổi đề mục của mình một cách dễ dàng.
Đọc thêm: Kinh Nghiệm Song Hành Nhập Định
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:08 am

Tu Sĩ Trợ Lực Tu Sĩ

Rải cái Tâm Từ Bằng Linh Ảnh: Cái này lại dành cho bọn Mật Tông.
Tất nhiên là tuyến xuất phát vẫn là trình độ nhập định khoảng "Tứ Thiền Hữu Sắc". Sau đó là nhập vào một Mandala, Vòng Phép hay Đàn Pháp nào đó. Ví dụ như là Đàn Pháp Quan Thế Âm đi. Sau khi linh ảnh này xuất hiện như thật ngay đằng trước mặt của mình rồi thì hình ảnh lại chuyển thành hình nổi (3D) phóng hào quang màu vàng rực sáng chói như mặt trời không có mây che và vào lúc 12 giờ trưa. Hình ảnh càng sáng hơn nữa khi hành giả lại cẩn thận thử cái linh ảnh này bằng cách quán cái ấn "Hộ Thân" và phóng cái ấn này vào ngay ngực của linh ảnh.
Sau đó là công thức phóng cái tâm từ: Khi tác ý như vậy thì từ cái "Chơn Như" cái thấy lại thấy được cái cảnh như sau:
1. Linh ảnh Ngài Quan Thế Âm ngồi (hay đứng) trên hoa sen chỉ có năm (5) cánh.
2. Linh ảnh của chính hành giả đang ngồi tư thế Liên Hoa (Padmasana).
3. Linh ảnh của đối tượng mà hành giả muốn rải cái Tâm Từ, linh ảnh này cũng ngồi thế Liên Hoa
Cả ba linh ảnh này hợp thành một hình tam giác đều với Linh ảnh của Ngài Quan Thế Âm ngồi ở trên đỉnh.
Rải Tâm Từ: hành giả phát nguyện với linh ảnh Ngài Quan Thế Âm và cùng với mình (hành giả) rải tâm từ và thấm nhuần cái tâm từ cho đối tượng.
Từ cái thấy ở "Chơn Như", hành giả sẽ chứng kiến một cách phóng quang rất là ngoạn mục. Đầu tiên, lời nguyện của hành giả biến thành một tia hào quang màu vàng rực phóng lên linh ảnh của Ngài Quan Thế Âm, Linh ảnh của Ngài lại phóng dội ngược lại hành giả không những một tia mà lại là một chùm hào quang cũng màu vàng rực. Kế đó một tia hào quang nữa lại xuất hiện cũng từ hành giả bay ngang qua đối tượng. Ngay khi tia này đụng đến đối tượng thì Linh ảnh của Ngài cũng phóng về phía đối tượng một chùm tia hào quang.
Ngày mai, mọi tình trạng hục hặc, nghi ngờ, không ăn rơ, thù vặt, hoạnh họe v.v... giữa hai đối tượng đều tiêu theo mây khói. Lấy Huyển trị Huyển là nghề của bọn Mật Tông mà.

Đồng Đội Trợ Lực

Điều kiện là cùng một đề mục với nhau. Thí dụ như đề mục quán lửa.
Theo phương thức của hốt hụi, đó là tất cả cùng góp vào (công phu), và chỉ có một người được sử dụng lượt của mình để hốt hụi (nhận hồi hướng tu tập của đồng đội). Như vậy người được hồi hướng sẽ gom tất cả tâm lực tu tập của nhóm cho mình và nhờ lực đẩy của đồng đội mà tiến tu.
Tất nhiên là sau đó đến lượt mình công phu và hồi hướng cho người khác.

Kinh Nghiệm Song Hành Nhập Định
Đề cử một trường hợp về Khán Thoại Đầu mà đệ gặp hồi ở Đà Lạt: Anh Nhâm tập tành rất là siêng năng và có một cuộc sống rất là kỷ luật. Anh có ý định là đi tìm người ấn chứng xong rồi... bận áo vàng đi tu luôn... Thì Anh lại gặp đệ, Anh nói lại là anh nhìn vào cái hầm Vô Minh đó... vài năm và phát hiện ra rằng khi nhìn vào đó thì lại có nhiều tư thế nhìn lắm:
1. Chỉ để ý nhẹ nhàng vào đó: theo ý anh thì... không ăn thua
2. Nhìn chăm chăm vào đó, cái nhìn này nó có lực đàng hoàng nha! Và anh làm điệu bộ nhìn chăm chăm vào một điểm rất là... ngầu. Theo ý anh thì nó cũng đường được!!! Nhưng... chưa ăn thua.
3. Thấy cái chỗ trước khi mình sanh ra cái tư tưởng trong đầu, và nhìn chăm chăm vào đó, không cho nó đi đâu hết, kềm nó lại! Đôi khi lại cố găng nhét thêm cái yên lặng, và thanh tịnh vào cái chỗ đó và có cảm giác như nó thành một khối luôn!!! Cái này là ăn thua! Vì nó nhức đầu kinh khủng luôn! Mình phải xả chớ không thôi mình có cảm giác là sẽ chết. Xả xong một vài ngày, có khi vài tuần rồi làm lại và sau đó thì cơn nhức đầu cũng yếu đi và hết thì... nó hiện tiền.
Và anh nói tiếp là: Anh định đi xuống Thầy TT để xin ấn chứng và bận đồ vàng rồi ôm bình bát luôn.
Đệ nói rằng:
-- Em không biết cái cách này nhưng về cõi giới thì em rất rành.
Và đệ lại đề nghị rằng:
-- Anh thử làm cho mạnh lên cái tình trạng mà anh đang hiện tiền đó, và em sẽ dùng cách thức “Song Hành Nhập Định” và rà và coi nó đi tới đâu!
Và sau buổi ăn cơm tối, anh làm liền.
Đệ dùng “Song Hành Nhập Định” Chỉ là một thủ thuật: đó là dùng tha tâm thông và cách nhập định để rà theo tiến trình tu hành của đối tượng với ý đồ là để đo lường một trình độ công phu bất kỳ nào đó.
Vừa ngay lúc anh ấy vào ngay cái chỗ đó thì đệ liền nói to lên:
-- Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
Anh bàng hoàng và dĩ nhiên là... chưa tin.
Đệ nhận ra được cái gợn này (tình trạng chưa tin, vì còn cái trớn của... tha tâm thông) và liền nói:
-- Anh vì sanh tử mà tìm người ấn chứng hay chỉ là đi tìm người “nói theo ý muốn” của mình?
-- Vì sanh tử!
-- Anh cũng vì sanh tử mà tu hành, em cũng vì sanh tử mà cố gắng trình bày, hai anh em mình đến nhà anh Sơn. Chắc chắn nếu đây là chuyện sinh tử thì anh ấy chưa có ngủ đâu và không chừng anh ấy còn chờ cửa cho bọn mình nữa đó!
Anh Nhâm liền đứng lên:
-- Đi liền đi.
Đến nơi, cửa sắt còn mở một khoảng nhỏ, và anh Sơn ngồi tại phòng khách, vừa mới bước vào, chưa kịp chào hỏi.
-- Anh Phước nói rằng anh lên Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là đúng rồi đó. Anh vẫn chưa tin? Thì đây: tui nói, anh kiểm chứng.
Thế là nguyên cái lý lịch của anh Nhâm được anh Sơn trình bày lại. Sau khi trình bày xong, anh Sơn đề nghị:
-- Còn một bước nữa, khi nào anh rảnh, anh cứ đến đây, chúng tôi sẽ đưa anh vào đó bằng một phương tiện đặc biệt.
Thế là hai anh em kiếu từ ra về, khi đi ra thì anh Sơn nói rằng đóng giùm ảnh cái cửa sắt lại luôn. Sau khi qua nhà anh Sơn và được anh ấy xác định là anh Nhâm chưa có vào được Chân Như mà chỉ mới có đến một trong bốn cõi Vô Sắc đó là cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Trên đường về thì anh Nhâm có hỏi đệ rằng:
-- Anh Sơn nói là sẽ đưa anh vào đó bằng một phương pháp đặc biệt, phương pháp đặc biệt này là cái gì vậy?
-- Anh ấy dùng một phương pháp tà đạo để làm chuyện chính đạo
-- Phương pháp Tà đạo cũng được, miễn rằng kết quả tốt đẹp là được rồi!
-- Không đơn giản như anh nói đâu. Không phải là chuyện phù thủy (vốn là tà) giúp người lương thiện (nên được gọi là chính) đâu mà cái này nói ra là anh ớn lạnh liền.
-- Thử nói đi coi anh có ớn lạnh không?
-- Anh ấy sẽ thôi miên anh và trong khi anh xuất hồn thì anh ấy cũng sẽ xuất hồn và cả hai cái linh hồn này cùng nhập chánh định để đi vào các cõi Hữu sắc và sau đó là các cõi Vô Sắc và sau cùng là Diệt Thọ Tưởng Định. Giới thiệu với anh xong các chứng đắc đó bằng phương pháp tà đạo trên xong. Sau khi anh tỉnh dậy, thì anh ấy sẽ trình bày lại cho anh nghe cách thức để tự một mình anh vào đó (Diệt Thọ Tưởng Định). Có cái khuôn mẫu đó (ý của em nói là những cảm nhận khi anh cùng với anh Sơn xuất hồn đó) rồi thì anh tự tu và không có chuyện lộn nữa. Ớn lạnh không?
-- Ớn lạnh!
-- Vậy anh muốn đến nhà anh Sơn để học hay là anh tự làm?
-- Để anh tự làm vậy!
-- Vậy thì em lại về nhà anh và hai anh em mình bàn chuyện này.
-- Tối lắm rồi, thôi thì để hôm khác!
-- Rủi tối nay,... trời sập thì sao?
(còn tiếp)
Mến
Châm Cứu
Tập nhìn hào quang trường kỳ cho tới khi thấy màu sắc rõ ràng mới thôi. Tốt nhất là ở trình độ Tứ thiền hữu sắc, với màn TV (thiên nhãn) nhuần nhuyễn, khi tập trung cao hơn: Mình sẽ thấy được nguyên hệ thống kinh lạc của châm cứu:
Khi hành giả chăm chú để tìm vị trí chính xác của huyệt đạo thì phần da chỗ đó lóe sáng lên và hành giả thấy rõ những cái ống, cái ống này không phải là dây thần kinh hay mạch máu gì cả mà đúng những đường kinh huyệt mà các sách châm cứu có vẽ lại.
Châm vào điểm sáng nhất hay tối nhất: Bịnh sẽ giảm.
Làm cách này mình sẽ rất mệt vì đã dùng thần thông can thiệp vào nghiệp quả của người khác. Bịnh nhân giảm bịnh thì hành giả sẽ bị đau đúng ngay cái chỗ mà bịnh nhân đau, tuy nhiên cường độ đau đớn ít hơn và ngắn hơn.
Vạn Thắng Công

Vạn Thắng Công có từ thời Phù Đổng Thiên Vương (Với Thế Vươn Vai), rồi qua Đinh Bộ Lĩnh (Với thế: Phi Lâu Diệu Thủ), rồi qua Trần Quốc Toản (Với thế nắm tay bóp bể trái cam) từ đây thế võ này bị thất truyền... cho đến 1966 tại Đồi Cù Đà Lạt, một dị nhân gặp một thằng bé mồ côi và vị này đã chỉ lại cho thằng bé. Mãi đến năm 1990 thì thằng bé sáng tác ra thế “Vổ Tay Thoát khỏi Hồng Trần”.
Vạn Thắng Công còn có tên là “Kim Báo Thần Công”.
Là một môn “Thần Công” thuần túy Việt Nam. Gọi là “Thần Công” chớ không phải là “Nội Công” là vì lý do sau đây:
Nhờ niệm mà chuyển là tà.
Không niệm mà chuyển mới là chính tông.
Người Việt Nam... không ưa những môn “Nội Công” của Tàu vì rất là khó tập. Bởi lý do dễ hiểu là: Không ai biết thực chất... cái Đan Điền nằm chính xác ở đâu trên vùng bụng. Và muốn thành công, khi tập Nội Công, thì phải dồn được khí xuống Đan Điền.
Dồn đúng thì phát kình lực, dồn không đúng thì bị trĩ, bị bất tỉnh, bị đau bụng y như triệu chứng kẹt ruột... Do vậy mà những tay nội công tập trật (số này khá đông) hay bị bịnh là vậy... Tập Thần Công thì không cần biết đến cái đan điền, chẳng cần dồn khí, chẳng cần... niệm cái gì hết mà khí vẫn chuyển... có thể chữa bệnh... ung thư như thằng bé đã nói lại cho đệ nghe vào năm 1991.
Quảng cáo như vậy đã đủ.
Nay thử nhìn anh Vĩnh Song tập 24 giờ môn Vạn Thắng Công. Tất nhiên, đây lại là một guinness nữa của anh ấy. Tụi đệ dùng phấn để ghi lại những giọt mồ hôi của anh ấy trên sàn gỗ. Lúc đầu những giọt mồ hôi nhỏ tại chỗ, nhưng khi anh ấy “Vô Xê” thì những giọt mồ hôi văng rất là xa, rồi khi anh ấy đuối sức thì những giọt mồ hôi không còn văng ra xa nữa. Khi anh ấy té xỉu trong khi quay thân hình vào thế cuối cùng thì anh ấy có những linh ảnh rất là bất ngờ. Anh kể lại: Tui thấy được thế giới Vô Hình... Và tui hiểu được cấu trúc của Bàn Thờ Việt Nam.
Có lẽ là Ngài rơi vào tình trạng này chăng?
Mến.
TB: Có một lần tập Vạn Thắng Công ở ngoài sân khi còn ở Đà Lạt, vào một ngày mây mù: đệ đã phá được một ô vuông rộng lớn những đám mây ở ngay trên đỉnh đầu của đệ.
Cảnh tượng nhìn cũng đã lắm: cả bầu trời Đà Lạt thì xám xịt duy chỉ có một chỗ ngay nhà của đệ thì mây không có và một bầu trời màu xanh dương xuất hiện... theo hình chữ nhật sắc cạnh.
Sạc Pin Nhật Nguyệt
Với những hành giả, sau khi vào Tứ Thiền, vì có nhiều việc phải làm: Độ sanh, độ tử, giải oan, giải nạn và cõng nghiệp cho người khác sẽ làm mất maú và tiêu hao năng lượng rất nhanh. Người lúc nào cũng lừ đừ bơ phờ, mặt mày xanh xao, không muốn ăn.
Trong trường hợp này ngoài việc ăn uống bồi bổ cơ thể và nghỉ ngơi dưỡng sức, tu sĩ cũng có thể dùng những phương thức đặc biệt:

- Phương pháp Sạc Pin Nhật Nguyệt:
Quán màn TV, quán chính mình vào, tay trái cầm mặt trời, tay phải cầm mặt trăng; dùng năng lượng ánh sáng của mặt trời và mặt trăng chiếu vào cái thấy là hành giả, âm dương trong người sẽ được bồi bổ và điều hòa. Việc sạc pin sẽ rất hiệu quả khi mất năng lượng không dưới 50%. Ngoài ra với tu sĩ đã mở được kundalini (nội hoạ), sẽ dùng phương thức ănn ánh sáng.

- Hấp Thu Ánh Sáng:
Tu sĩ có thể khởi động Kundalini, thu nạp ánh sáng vào hệ thống luân xa trong cơ thể của tu sĩ, nặng lượng cuả ánh sáng này rất là thuần khiết sẽ giúp cho cơ thể cuả tu sĩ phục hồi một cách nhanh chóng.
Chữa Bệnh và Phòng Bệnh
Lâu nay tụi mình đều nghe là Thiền định có thể điều hoà được Tứ Đại và do đó mà cơ thể có thể duy trì một phần nào đó sự trẻ trung và hoạt bát của nó. Nhưng cũng chỉ là "tin đồn" và những biểu hiện mờ nhạt (như là trẻ hơn người thường, thông minh hơn, sức chịu đựng dai hơn ...) Nhưng cụ thể là như thế nào thì chưa có ai mà đi vào đề tài này.

Ngày hôm qua, trong dịp châm cứu người chị, tibu khám phá ra cách tự điều chỉnh "Tứ Đại" để mà phòng ngừa bệnh tật cho cả tâm bệnh và thân bệnh.

Quy trình vừa mới làm xong, còn nóng hổi:

Gợi hứng thứ nhất:

Câu đầu thứ nhì của Pháp Cú:
2. "Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình ".

Gợi hứng thứ nhì:
Nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng và khi tác ý về Tứ Đại thì có kết quả như sau:
- Đất: Nguyên tố của sự sống (hoá chất, tế bào, kim loại, thần kinh, ...)
- Nước: Nguyên lý của sự sống (lực nối kết lại của các chất trong thân thể, sự uyển chuyển)
- Lửa: Biểu hiện của sự sống (sức nóng, và sức lạnh)
- Gió: Sinh động của sự sống (cục cửa, lưu thông, bế tắc ...)
Nguyên tắc:
Hành giả lần lược: "Quán" các Tứ Đại.
Kế đó là tác ý, làm cho nó hoàn chỉnh chừng nào hay chừng đó.

"Quán":
Là nhắm mắt 100% và dùng trí tưởng tượng để mà vẽ ra đề mục. Đề mục này xuất hiện ngay đằng trước mặt, ngang với tầm nhìn và cách xa khoảng một với tay.

Thực hành:

Đất: Quán một hòn bi to bằng mút đủa (cở 3 ly đường kính, d= 3 mm)
Nước: Quán giọt nước có bề ngang cỡ 3 ly (3 mm).
Lửa: Quán Ngọn lửa có bề ngang cỡ 3 ly (3 mm).
Gió: Quán cái cửa sổ có cái tấm màn và tấm màn này đang bị gió thổi và đông đưa tự nhiên. To bằng móng tay cái của mình.

Điều chỉnh:
Đất của tibu nó nứt nẻ và cũ kỹ (do tuổi già ...), tibu tác ý làm cho nó tròn quay lại và trơn láng ra và tô cho nó thành màu vàng.
Nước: Dơ và méo mó: tibu làm cho nó tròn trịa lại và làm cho giọt nước ... cho ra một giọt nước.
Lửa: mờ mờ, ảo ảo... thấy mà ghê: tibu tác ý làm cho nó hoàn chỉnh lại.

Kết quả:

Chưa có gì biểu hiện rõ ràng: Nhưng tư thế ngồi bỗng nhiên vững chải, chắc chắn và trẻ trung ra, người ấm ra và sức sống có chuyển biến tốt đẹp.

Gió thì cái màn cứng đơ, nghiêng cở 45 độ về phiá cái "Thấy": Tibu tác ý làm cho nó dẻo dai và uyển chuyển lại.
Kết quả: Có cảm giác hồi sinh cái gì đó trong thân thể

Hết
Trong cách hướng dẫn về tu tập của Đức Phật Thích Ca thì Ngài chỉ bắt mình tin chỉ có một điều duy nhất, đó là cũng có người loay hoay sao đó mà cũng Giải Thoát được như thường. Những người tu sĩ trứ danh này được gọi là Độc Giác Phật. Có nghiã là chỉ giải thoát cho một mình mà thôi.
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-trungbo/trung116.htm
Khi đọc cuốn "Xứ Phật Huyền Bí" thì có đoạn Chân Sư chết như sau:
Ngài nhập định một lúc, sau đó là Ngài mở mắt ra và tuyên bố:
Này đệ tử, ta dùng pháp môn thứ nhất đây!
Kế đó là Ngài lại chìm đắm vào cơn đại định, sau một lúc thì Ngài lại mở mắt và nói:
Này đệ tử, ta dùng pháp môn thứ hai đây!
Và Ngài đi luôn trong cơn đại định.
Là đệ tử đang chứng kiến Thầy của mình chết mà chỉ nghe có hai câu này thì làm sao mà biết được cách chết của Thầy mình được?

Cũng như Ngài Anan mà không hỏi thì cũng không có ai biết Đức Phật Chết ra làm sao?

Tuy nhiên cái hay của Đức Phật là Ngài có thể chỉ để người đệ tử của mình có thể thấy được nguyên cả cách chết của Ngài. Và đã tường trình lại đầy đủ.

Còn người Chân Sư kia thì đệ tử chỉ có nước là chịu thua. Vì Ngoài hai câu tuyên bố trên thì không ai biết Chân Sư chết ra làm sao?
Tất nhiên khi mà mình coi lại thì Chân Sư vào Diệt Thọ Tưởng Định! Nhưng Ngài lại không có đủ danh từ để chỉ lại cho vị đệ tử của Ngài biết. Do vậy mà Chân Sư này là một vị Độc Giác Phật.

Phi Tưởng Phi Phi Tưởng chỉ là một mức độ nhập chánh định cao cấp của cõi Vô Sắc, nên chưa là Giải Thoát được.
Diệt Thọ Tưởng Định là một thần thông của Phật Giáo để thành Phật.

Tuy nhiên, có khi người ta cũng có thể ... nhập diệt sau khi chết! Có nghiã là trong tình trạng "Cận Tử Nghiệp" thì người hiền lành này với cái tâm hiểu biết về "Tuệ Vô Thường". Họ thấy được cái vùng ánh sáng chói chang và đã đi vào đó. Họ đã có thể Nhập Diệt bằng cách này luôn.

Nhưng mà hiếm lắm!

Cũng như là không có học trường đào tạo thành kỷ sư mà có thể làm hỏa tiển và chỉ cần bắn một phát là lên ngay mặt trăng.

Chuyện khó như vậy mà cũng có người lại làm được! thế mới biết là phước báu của họ to lớn cở nào!

Hết.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 8:09 am

HIỆN TƯỢNG CẬN ĐỊNH

NL: Ủa, sao lạ vậy? sao lại nói vậy hở TD? Có ánh sáng đó mà!!! Đối với chị thì hầu như là có mỗi đêm, khi thì sáng rực rỡ xoáy tròn, khi thì sáng nhẹ nhàng tùy theo trong ngày tâm mình Bồ Tát nhiều hay ít!! Bộ các bạn không chấp nhận là có ánh sáng đó hay sao? I am serious!!! Please comment!!!

HL: Chào Chị và các Bạn.
Chấp nhận quá đi chớ, thứ nhất là mừng chị công phu tập luyện đã có lực. Dựa trên nguyên tắc:
Cái gì đẹp và sáng có nghĩa là sự tu tập có tinh tấn.
Cái gì xấu và mờ: Công phu thối thất, hay vừa mới tập được tới đó nên tâm chưa có Tràn Đầy và Sung Mãn nên mới có tình trạng đó.
Như vậy câu kết luận của Chị là đúng vô cùng. Hiện tượng mà chị chứng và đắc, căn cứ vào Vi Diệu Pháp là tình trạng Cận Định. Có nghĩa là Thô Tâm đã nằm yên, nhưng Vi Tế Tâm vẫn còn lăng xăng.
Nói về tình trạng *Thư giãn* thì Chị ngon lành rồi đó!
Nhưng bàn về đường hướng, phương hướng tu hành thì Chị lại không có chương trình rõ ràng nào cả, mà chỉ gói gọn trong vấn đề Thư giãn mà thôi. Ví như mình vượt biên bằng đường biển và khi đã leo lên thuyền thì mình lại thả trôi tự do! Để mặc cho những làn sống nhấp nhô hay những luồng nước cứ thế mà tự do đưa đẩy khi thì bên Đông, lúc thì bên Tây. Hình ảnh thả trôi nầy có thể diễn tả lại như sau: Mình nằm trên thuyền: Thô Tâm đang ngừng nghĩ. Làn sóng, luồng nước đưa đẩy: Vi Tế Tâm còn nhấp nhô, đưa đẩy.
Vì Thô Tâm (TT) đã đứng yên nên một phần *Sự Thật* đã xuất hiện: Chị thấy những biểu hiện của ánh sáng. Và cũng vì Vi Tế Tâm (VTT) còn lăng xăng nên: Lúc thì hình tướng của ánh sáng là như vầy (Xoáy tròn) và lúc thì lại như kia (Chớp sáng mạnh mẽ đến phải giật mình!)
Tình trạng trên, cũng y như chiếc thuyền bị làn sóng đưa đẩy lúc thì người trên thuyền nhìn ra cảnh nầy, khi thì nhìn ra cảnh khác và đặc biệt là: *Người nhìn* lại không biết được tính cách liên tục của cảnh vật!
Rõ hơn:
Hôm nay, Chị thấy nó mờ mờ như làn sương, nhưng chị không thể chắc chắn rằng ngày mai nó sẽ Chớp Sáng, hay lại Xoáy tròn đó là nói về hình tướng. Còn về màu sắc thì Chị không thể biết được rằng ngày hôm nay nó là màu trắng đục thì ngày mai nó sẽ là màu gì? Chị có ý kiến hay câu hỏi gì không? Trước khi đệ bàn xa hơn tý nữa?.
Mến.
Hai Lúa.
Chỉ bấy nhiêu thôi, lực lượng tu sĩ lúc đầu hăng hái và đông đảo bao nhiêu thì sau khi đụng vài hiện tượng tâm linh (thấy-nầy, thấy-nọ) đã rút giò không dám tiến tu nữa mà chỉ tu cầm chừng vì không có một tài liệu nào giải thích cặn kẽ những biến cố đó (đệ mắc kẹt vào đó từ năm 1968 cho đến năm 1983 tức là 15 năm kinh nghiệm và sương gió). Trên 99% tu sĩ trở về với phương pháp *cây nhà lá vườn* bằng cách quán sự ra vào của hơi thở và dĩ nhiên với cách nầy thì mọi hiện tượng đều biến mất. Họ thở phào nhẹ nhõm! Và khi đi tìm vào những luận án của các Tiến sĩ thì thấy rõ ràng các Tiến Sĩ đó có bàn rất rõ mà Huynh TD đã nghiêm trang ghi lại rằng: Ngài Lâm Tế có dạy khi ngồi thiền thì "gặp phật giết phật, gặp ma giết ma".... vì các hình ảnh đó do tâm ta tự tạo ra mà thôi.
Hiện tượng trên cũng không khác gì một em bé sau khi học tới trình độ làm toán đố và nhận thấy sao mà *khó và rắc rối quá* bèn đi hỏi Thầy: Thay vì chỉ vẽ cách giải bài toán hóc búa đó! Thì vị Thầy đó đã cho em bé trên tập lại những bài tập vỡ lòng: Chấm hai chấm và gạch nối hai chấm lại! (như hồi mới tập viết khi còn ở những lớp Mầm Non). Để chắc ăn: Vị Thầy đó cấm ngặt không cho em bé đi ra ngoài phạm vi đó.
Mọi hiện tượng nhức đầu theo đó đều biến mất! Em bé khen Thầy dạy thật là hay!
Nếu Chị và các Bạn thích nghe tiếp và có ý kiến hay câu hỏi gì thì cứ đưa ra! Đệ không biết thì đệ sẽ đi hỏi.
Mến.
Hai Lúa.

Phần 2.

Quay lại cái chuyện của chị NL, cái bậy của vấn đề là mình vào công phu mà không có một phương hướng hay mục tiêu nào cả mà chỉ có *Thư giãn* mà thôi.
Ở giai đoạn một: Thô Tâm còn giao động nhưng theo thời gian, hành giả từ từ bước qua giai đoạn 2. Vào giai đoạn nầy, Thô Tâm hoạt động yếu lại vì cung cách thư giãn đà có lực và chỉ còn lại vi tế tâm. Thô Tâm im lặng làm cho mình tỉnh thức với những giao động của vi tế tâm hơn: Thô Tâm thường làm cho 6 giác quan giao động!
Trong khi Vận hành của vi tế tâm là làm cho 6 luân xa giao động (vị trí đại khái của chúng là: Xương cùng, lỗ rún, chớn thủy, giữa ngực, yết hầu và ngay trên trán) Sáu luân xa nầy như sáu sợi dây đờn ghita được vi tế tâm làm cho chúng rung động loạn cào cào. Và vì tình trạng rung động loạn cào cào nên mình thấy không có gì rõ ràng cả.
Phần đông chỉ thấy ánh sáng, và tiếng nổ (một cái rầm như lựu đạn hay *trời sập*) và có thể sẽ thấy được con mắt trái, hiện tượng hoa rơi, nhiều người đứng ngồi lúc nhúc (để ý kỹ thì không có thấy một hoa sen nào ở dưới chân họ cả), hoặc là cảnh như mình bay là là trên một cánh rừng rậm, hay nhìn thấy rừng trái cây màu vàng.
Và sau đó là những hiện tượng xuất hồn một cách *Không Tự Chủ Được*. Hay là có những tiếng nói trong đầu, nếu để ý kỹ thì tiếng nói đó nằm *Phía Sau Ót*. (do ảnh hưởng của tiếng nói nầy mà một số tu sĩ có thể làm... thơ rất là độc đáo.
[...]
Trên đây là những cảnh mà do sự thư giãn có thể đem lại cho hành giả. Những cảnh đó tới cỡ như vậy là hết. Như vậy cung trời cao nhất mà tu sĩ có thể đạt được là Tha Hóa Tự Tại trong cõi Dục Giới. Cũng y như là khi đi xe đạp vận tốc nhanh nhất là 99 cây số một giờ, và không cách gì mà đạt được vận tốc 200 cây số một giờ được. Trừ khi mình đi xe hơi thì vận tốc 200 km/h đó không là gì cả! Nếu Chị muốn thí nghiệm coi đệ nói có đúng không thì cứ thử tu tiếp còn thấy chán thì xin Chị đổi cách tập. Nhưng nếu có đổi thì Chị nên chọn cách cao hơn đừng trở về hơi thở vì cách tập của hơi thở chỉ là căn bản mà thôi. Cách hơi thở có nói rất rõ ở trang nhà của Huynh Bình Anson. Nhưng thực tế ngoài cái lý luận nầy nọ ra, đệ chưa thấy ai chứng đắc được gì cả khi chỉ dùng *phương pháp hơi thở* như đã có bàn rất kỹ trong kinh đó.
Mến.


Trích từ Tập tin 5

Vấn đề đặt ra là cái linh tính này có trúng hay không?
Nguyên tắc để được sự chính xác là hành giả lại cần hai đặc tính bất di bất dịch đó là:
1. Ăn ngay, nói thật.
2. Có Hiếu với Cha Mẹ.

Tại sao?
Sau một thời gian rơi vào tình trang trong sạch này thì linh hồn cảm nhận được sự nhẹ nhàng của sự giữ giới luật.
Môt thời gian sau, với sự huân tập trong giới luật này thì hệ thần kinh lần hồi cũng bị thấm nhuần.
Và chỉ sau một thời gian như vậy, do:
1. Linh hồn được nhẹ nhàng, với sự yêu mến sự thật: Nên sự cảm nhận được trung thực hơn.
2. Hệ thần kinh cũng đã từng có cảm giác của sự nhẹ nhàng khi trình bày rõ ràng một sự thật cho một người nào đó nghe.
Chỉ sau khi hai điều kiện này được thỏa thì linh tính lúc này mới là đúng.

Còn tuy rằng có linh tính nhưng nó cứ sai hoài! Nguyên nhân là vì có sự lọt chọt trong sinh hoạt hằng ngày như:
1. Cười nói xả giao, và nói những lời sáo ngữ cho qua chuyện.
2. Tu luyện trong cách nói sạo, qua sự phát biểu bằng kỹ thuật lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh ... y như là mình đang ở trong tình trạng đó (các diễn viên, tài tử đóng phim, các ca sĩ ...).
3. Sinh hoạt trong sự nói sạo và cũng không có chỗ nào hoặc là người nào để mà nói thật!
4. Do huân tập như vậy, phước báu giảm rất là nhanh nên sau cùng thì linh tính bị trật, và từ khi bị giảm phước báu thì cũng từ đó cái linh tính lúc nào cũng sai.
Sự tai hại này: Nó lây sang những kiếp sau đó luôn.

An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt là một sự kích thích rất là độc đáo để bắt buộc nguyên con cái tâm (Thô Tâm và Vi Tế Tâm) Nó hoạt động đồng bộ để tạo ra một sự thật nho nhỏ (đề mục) để từ đó:
Tu sĩ có căn bản để tiến tới một Sự Thật to lớn hơn: Đó là Chân Lý.
Tất nhiên, trên con đường hướng đến Chân Lý: dấu hiệu đầu tiên về trí tuệ là cái linh tính nó đúng đến dể sợ.

Bàn thêm về An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt:
Kỹ thuật trên đòi hỏi:
1. Tính mềm dẻo, uyển chuyển trong công phu. (y như là giữ thăng bằng trên xe đạp, và như vậy là: Không lần nào lại giống lần nào).
2. Sức khỏe.
3. Có lối thoát trong vấn đề nói lên sự thật cho một người nào đó nghe.
4. Có Hiếu với Cha Mẹ
5. Làm đại.
Theo kiểu:
51. Thấy, thì nói thấy! Không thấy, thì nói là không thấy.
52. Chớ đừng có khi thấy thì .
53. Hoặc là bắt nó phải có những tính chất như là cái thấy con mắt thịt ( có nghiã là: Khi mình thấy cái vách tường thì không thể nào thấy cái bàn đằng sau cái bức tường).

Trong vấn đề này: Nhí là xuất sắc!

Sau buổi tập, em cố gài lại hay cố nhớ trong tâm trạng thái cuối cùng của buối tập.
- Lần tập tới thay vì khởi lại từ đầu, em moi lại trạng thái cuối cùng của buổi tập trước rồi tiếp tục tập từ mốc điểm đó.
- Đôi lúc trong ngày, khi nào em nhớ là em làm tiếp cũng với tư cách này.
Em làm vậy có được không ?
Làm như vầy nè: Nếu đề mục đã xuất hiện cở 12 giây rồi thì làm như sau:
Khi rảnh thì vẫn mở mắt và nhìn vào cái nền màu đen. Kế đó là tưởng tượng cho ra đề mục.
sau đó là đếm số coi đề mục xuất hiện được bao lâu.
Bước kế tiếp là niệm Hỷ Lạc ... hỷ lạc ... (Cách nhau 1 giây).
Hưởng hạnh phúc cõi thiền này cái đã.
Về nhà thì nhắm mắt làm mạnh lên. Tuy nhiên cũng nên lắng nghe phản ứng của thân thể để tránh tình trạng quá tải vì ham tập quá.

Thưa Thầy
Mấy ngày gần đây,Huongdao cảm thấy có tiến bộ hơn trong việc tu tập,có cảm giác dễ dàng hơn khi tập trung vào 1 điểm,không bi căng thẳng và giựt mí mắt mở ra khi tập nữa,cho dù vẫn chưa thấy rõ đề mục.... nhưng lại xảy ra những vấn đề sau:
-Lúc trước khi đang tập thì mới nghe tiếng dế kêu,nhưng bây giờ thì hầu như lúc nào cũng nghe.chủ yếu là bên phải.
Ngon lành: Bán cầu phải hoạt động: Linh tính phát triển mạnh (giác quan thứ sáu đó). Hay là Vô Thức bắt đầu chạy rồi.
Các nhà y khoa đã mò ra lâu lắm rồi:
Vô Thức nó nằm lung tung, nhưng mạnh nhất là bên Bán Cầu Phải của Não Bộ.
Quote
-Cảm giác nặng và căng ở trước trán khi đang tập,thì bây giờ ngay lúc sinh hoạt bình thường vẫn cảm thấy,đôi lúc hơi nhói ở phía sau đầu.
Nhân điện nó mạnh lên nên khi vào đám đông, chỗ bị nhiểu, ... thi nó cứ nặng ở cái tráng.

Còn đau đằng sau ót là vì khí lạnh nó vào. Không dính dáng gì đến công phu: Trùm đầu là nó sẽ hết.
Quote
Như vậy là hiện tượng gì,và có cần phải thay đổi tần suất tập luyện không ạ (hiện giờ Huongdao tập chủ yếu vào buổi tối,lúc qua 11,30 đêm trở đi ,và kéo dài khoảng 60 phút hoặc hơn)
Xin cám ơn thầy
Không cần, trừ khi mình bị kẹt chuyện.

Kính thưa thầy
Buổi thứ ba: con chỉ thấy khoảng tối đen, có 2 lần đốm sáng (nhỏ như điểm chết ở màn hình LCD) hiện ra khoảng 1-2 giây là mất. Có lúc khoảng tối không đen mà hơi mờ mờ, lúc này tâm không tĩnh, như vậy có lẽ chỉ tĩnh tâm mới thấy khoảng tối thăm thẳm.
Nếu có sai đâu thầy chỉ giúp con.


Vừa rồi thì con vẫn còn ở "Cận Định".
1. Khi nhắm mắt 100% thì đợi cho cái nhìn nó đứng im cái đã.
2. Kế đó là vẽ cái viền của đè mục trước.
3. Rồi sau đó là mới tới giai đoạn sơn nó ra cái màu mình muốn.

Kỹ thuật:
1. Nó ra hiện cái gì thì ... kệ nó. Con cứ một mạch vẽ đè lên đó cho nó ra cái đề mục của con. Không thèm đếm xỉa gì tới những cái không mời mà đến này!
2. Điều cần yếu là không thèm để ý vào cái bề rộng của tầm nhìn mà chỉ chăm chú vào cái chỗ mà con vẽ mà thôi. Không thèm nhìn chung quanh coi nó ra cái gì?
3. Nhớ là 70% sức lực cuả mình mà thôi đó nghe.

Thưa Thầy từ khi nhận được đề mục quán chấm đỏ, con tập mãi mà nó không ra, con cố gắng tập trung cao độ mà chỉ được vài phút là cái tâm nó bị phân tán không sao quán cho ra được. Con chỉ thấy một vùng tối thụi lụi và khi có dấu hiệu biến đổi màu sắc thì hai mắt con lại trực mở ra. Thế là con không sao thấy được gì hết.Thêm vào đó đầu và vai gáy con bị đau kinh khủng. Vậy con phải làm gì để có thể tập trung được thưa thầy?
Nên làm như vầy nè:
Điều thân: Thư giãn từ ngón chân, lên gót chân, bắp chân, đầu gối, đùi. Rồi qua vai, cùi chỏ, các ngón tay. Kế đến là từ cổ và đầu rồi chân tóc.
Đìêu tức: Cứ mỗi lần hít vào thì để ý đến bộ phận mà mình sắp thư giãn, và khi thở ra thì lúc này mới là lúc mình ra lệnh cho các bắp thịt ở chỗ đó nó thư giãn ra.
Ví dụ:
Hít vào ---> để ý đến các ngón chân
Thở ra ---> Thư giãn các ngon chân.

Kế đó mới nhìn ra đằng trước mặt, và nhìn vào một điểm.
Cái tầm nhìn cứ chạy lăng xăng, nhưng rồi cũng phải theo ý của mình: Nó đứng im

Sau đó là nhắm mắt lại 100%
Lúc này mới vẽ một cái vòng tròn to bằng múc đủa.
Sau khi nó ra được rồi thì mình mới sơn cho nó ra màu đỏ.
Quote
Hôm vừa rồi trong lúc vừa tập xong được thì con rơi vào trạng thái buồn ngủ và con chợt thiếp đi nhưng không hẳn là đã ngủ. Lúc đó con thấy mình nhẹ bỗng và hồn con như muốn lìa khỏi xác, con cứ muốn bay ra khỏi nó, và con có cảm giác nâng nâng trên cao, cách cái xác một khoảng khá gần. rồi con có cảm giác ngột thở và bụng dưới bị đau, con sợ quá nhưng rồi có 1 lực nào đó đẩy hồn con trở về với xác và con choàng tỉnh (hiện tượng này xảy ra rất nhanh). Như vậy là sao hả Thầy??? Đây là lần thứ 2 con có cảm giác hồn lìa khỏi xác. Mong thầy giải thích giùm con.

Kính chúc Thầy sức khỏe!
Do một tý thiện nghiệp mà con có cảm giác xuất hồn. Nhưng vì không biết là nó sẽ ra sao, nên con lại lo sợ và chính cái lo sợ nó làm cho con đau bụng và linh hồn nó nhập lại. Việc nhập lại nhanh như vậy, lam cho con choáng váng và có thể là cho con đau đầu.

Lần sau mà nó lại tái diễn thì con cứ lo niệm Phật. Cảm giác là nhẹ bỗng.
Nếu con lo sợ thì con tự nói là con vào lại thân thể con một cách từ từ và nhẹ nhàng. Tránh tình trạng vào cái rụp

Trích từ nguồn

http://www.hoasentrenda.com/forum/index.php?topic=444.0
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC   TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO  DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH PHẬT GIÁO DƯỚI LĂNG KÍNH KHÍ CÔNG HỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TINH HOA CỦA ẤN QUYẾT TRONG THIỀN ĐỊNH CÙNG SO SÁNH VIỆC XỬ DỤNG ẤN QUYẾT TRONG TÔN GIÁO VÀ HUYỀN MÔN
» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
» CƠ CHẾ KHÍ LỰC CỦA THIỀN
» Người Huyền Môn nhận xét về bài BUÀ CHÚ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT
» KHÍ CÔNG VIỆT NAM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: KHÍ CÔNG TỔNG QUÁT :: BÀI VỞ VỀ TINH HOA KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG .-
Chuyển đến