CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Lượm lặt các câu chuyện Võ....

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Lượm lặt các câu chuyện Võ.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Lượm lặt các câu chuyện Võ....   Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:00 am


Lượm lặt các câu chuyện Võ

Thiền Sư HỒNG ÂN và TRÍ NĂNG hạ mãnh hổ

Hiện chưa biết Thiền sư Hồng Ân thuộc phái thiền nào, trụ trì chùa nào, và hành trạng ra sao.

Hiệp biện Đại học sĩ Trịnh Hoài Đức có kể lại việc Thiền sư Hồng Ân và Trí Năng hạ mãnh hổ ở chợ Tân Kiểng trong sách Gia Định Thành Thông Chí như sau:

“Chợ Tân Kiểng (Tân Cảnh) ở phía Nam trấn Phiên An hơn 6 dặm, chợ phố trù mật, thường năm đến dịp Tết Nguyên Đán, có cuộc chơi “đánh đu tiên” và “Vân xa”(1) ).

Ngày 25 tháng giêng năm Canh Dần (1770), vào thời chúa Duệ Tông (Nguyễn Phước Thuần), sau khi mọi người đều an nghỉ, có một con mãnh hổ vào nhà người dân ở phía Nam chợ Tân Kiểng kêu gào dữ tợn, dân chúng kinh hãi, không ai dám xúc phạm đến. Dân báo với đồn dinh Phiên Trấn để phát binh vây bắt mãnh hổ. Sau đó, quân lính và dân chúng phải triệt hạ nhiều nhà cửa làm nhiều lớp rào bao vây, nhưng cọp rất dữ, không ai dám đến.

Qua đến ngày thứ ba, quân dân vẫn chưa có cách nào trừ được cọp; tình cờ Thiền sư Hồng Ân và đồ đệ là Trí Năng đến xin vào diệt cọp giùm cho dân chúng.

Thiền sư qua các lớp rào, vào đánh với cọp một chập lâu, cọp bị đánh đau, chạy núp trong lùm tre. Sư Hồng Ân rượt theo, cọp bị dồn vào đường cùng nên quay lại quyết đấu với Sư. Thiền sư Hồng Ân lui bước, chẳng may chân bước lọt vào mương nhỏ, té xuống, con cọp nhảy đến vồ xé, đệ tử Trí Năng nhảy đến tiếp cứu, đánh trúng đầu cọp, cọp chết ngay. Thiền sư Hồng Ân bị thương nặng và cũng chết liền trong lúc ấy.

Dân chúng ở vùng chợ Tân Kiểng kính phục nghĩa khí của Thiền sư Hồng Ân, nên đem chôn tại nơi trận chiến và xây tháp thờ.”((2)

*

(1) Vân xa: bánh xe lớn như quạt nước (xa nước) ở nông thôn, trên đó có 8 cái ghế và tám cô gái ngồi trên đó, đẩy cho bánh xe lớn quay vòng tròn ,các cô gái mặc quần áo nhiều màu sắc đẹp, bay phấp phới giữa không trung, xem rất đẹp.

(2) Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, quyển Hạ, Bd. của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo. Nhà Văn hóa xuất bản Sài Gòn-1972.
Một Môn Võ Cổ
Thầy Vạn Thanh tên thật là Nguyễn Đông Hải, còn rất trẻ, chỉ mới 35 tuổi, sinh ở xã Nhơn Hoà, huyện An Nhơn, Bình Định. Năm 12 tuổi, Đông Hải đã thí phát xuất gia vào chốn cửa thiền. Sư phụ Tịnh Quang lúc ấy chỉ nhận vỏn vẹn hai đệ tử, một là Vạn Lạc hiện đang trụ trì chùa Lộc Sơn, và người thứ hai tên là Vạn Thanh.
Sau 4 năm chuyên tâm học kinh kệ, một đêm nọ Vạn Thanh được sư phụ gọi riêng ra và bảo :"Thầy thấy con có tư chất, tính tình điềm đạm, không khoe khoang, có thể học võ được. Nhưng điều quan trọng nhất là con có thích học không?". Vạn Thanh đáp: "Được thầy thương truyền dạy con rất thích ạ". Thế là lúc nửa đêm, một thầy một trò huỳnh huỵch luyện thập bát ban. Xen giửa những buổi thị phạm là những bài học khẩu quyết bằng tiếng Hán cổ, là những lần thầy cầm tay trò rị mọ tô theo từng nét bút những chữ Hán loằng ngoằng, là những câu chuyện về lai lịch của "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" lẫn xuất xứ của môn phái Long Hổ Không Hồng.
Vào thời Hậu Lê, ở kinh thành Thăng Long có một nhà sư rất giỏi võ nghệ. Ông đã bỏ công suốt một đời để lặn lội sưu tầm góp nhặt binh thư võ thuật của các bậc danh tướng. Với sở học của mình cộng với những gì sưu tầm được, ông soạn ra pho bí kíp "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" (tạm dịch nghĩa là: sao chép binh thư võ thuật của những vị tướng qua nhiều đời khác nhau). Hoàn tất pho sách, sợ bị thất truyền, ông lập ra môn phái Long Hổ Không Hồng: Long và Hổ tượng trưng cho "uy" và "mãnh"; không hồng là bao la như ánh mặt trời. Theo môn qui của Long Hổ Không Hồng, mỗi đời chỉ truyền dạy cho một đệ tử, và tên hiệu của những người trong môn phái phải bắt đầu từ chữ "Hư". Nhà sư sáng lập Long Hổ Không Hồng có tên hiệu là Hư Minh. "Lục tướng tằng vương..." ghi lại rất nhiều những bài võ của các danh tướng Việt Nam như Đinh Bộ Lĩnh (Đinh), Lê Hoàn (Tiền Lê), Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành (Lý), Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão (Trần)...
Chiến tranh loạn lạc thời Trịnh - Nguyễn phân tranh khiến đệ tử các đời của Long Hổ Không Hồng đi dần xuống Nam, và đến thời nhà Tây Sơn thì đã truyền được đến đời thứ tám cho Nguyễn Trung Như với tên hiệu là Hư Linh Ẩn. Sau khi Gia Long diệt được Tây Sơn, bộ "Lục tướng tằng vương..." bị hủy diệt như số phận chung của những pho sách võ khác của đất Bình Định. Và kể từ đây nó chỉ được truyền lại qua trí nhớ của các đời đệ tử Long Hổ Không Hồng. Tính đến thượng tọa Thích Tịnh Quang là đời thứ 12 với tên gọi Hư Linh Thông (đã mất năm 1990), và truyền nhân đời thứ 13 chính là Vạn Thanh - Hư Linh Tử.
Dù chỉ được truyền lại qua khẩu quyết, nhưng "Lục tướng tằng vương..." cũng được Hư Linh Tử ghi lại gần 150 bài. Tuy nhiên, để nắm hết được lẽ huyền diệu của pho bí kíp này, anh biết mình còn thiếu: vốn chữ Hán cổ còn yếu, sở học về triết lý phương Đông còn non. Thế là năm 26 tuổi, Hư Linh Tử một mình một tay nải vào Sài Gòn tìm học ở khoa Đông Nam Á các trường đại học Sư phạm, Tổng hợp.
Sau hơn 4 năm đèn sách, Hư Linh Tử đã dần dần lĩnh hội được sự ảo diệu của "Lục tướng tằng vương...", mới thấy được thế nào là trong hư có thực, trong thực có hư của bài "Nghiêm thương" (tương truyền của Nguyễn Huệ) mà trong bí kíp gọi là "sinh linh thao", thế nào là sự cương trực của bài "kích sinh thao", thể hiện trong bài "Lôi long đao" tương truyền của Trần Hưng Đạo. Giờ đây, anh cũng mới thấu hiểu mỗi bài võ trong "Lục tướng tằng vương..." đều có hai mục đích: 1- Được áp dụng cho chiến trận khi nhìn nó dưới góc độ của bát quái đồ hình dựng, 2- Một bài múa biểu diễn, rèn sức khoẻ khi tập theo bát quái đồ hình nằm.
Năm 1997, tròn 30 tuổi, Vạn Thanh - Hư Linh Tử hết duyên với cửa Phật. Anh hạ sơn và từ đây trở thành võ sư Đông Hải - Hư Linh Tử. Cuối năm 1999, Đông Hải - Hư Linh Tử về làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển võ cổ truyền của Sở Thể dục thể thao Bình Định. Bao nhiêu sở học nắm được từ "Lục tướng tằng vương..." anh dốc hết cho các học trò, và đem lại rất nhiều huy chương vàng quốc gia. Chưa kể khá nhiều các đệ tử của anh đã đi biểu diễn võ cổ truyền Việt Nam tận Ấn Độ, Tây Ban Nha, Nga... Từ lò võ chùa Long Phước đã lần lượt xuất hiện hầu hết các võ sĩ cho đội tuyển võ cổ truyền Bình Định (luôn chiếm tỷ lệ 80% cho đến tận bây giờ) với những tên tuổi thành danh tại các giải vô địch quốc gia như Nguyễn Đức Thắng với bài U Linh Thương (thời Lý), Nguyễn Văn Cảnh với bài Tru Hồn Kiếm (thời Lê), Võ Văn Tính với bài Chấn Lôi Âm Tiên (thời Hậu Lê), Trần Duy Linh với bài Lôi Long Đao (thời Trần)...
ký giả Huy Thọ
Tam Thao Tùy Hình Pháp của võ sư Hồ Nghạnh.
Rút từ bài của Thầy Thích Hạnh Hòa.




Bài " Tam Thao Tùy Hình Pháp là của VS Hồ Ngạnh người Bình An sáng lập ra. Rút từ ba bài của ba vị tướng nước nam, Đinh Bộ Lĩnh, Tô Hiến Thành và Trần Quốc Toản. VS Hồ Ngạnh đã cố học thấu đáo vã đã chứng được tâm thao. Từ đó VS Hồ Ngạnh chọn lọc và rút ra mỗi bài của các vị tướng hai câu. Mỗi câu 12 thao, sáu câu thành bảy hai thế, gọi nôm na bảy hai thế roi của VS Hồ Ngạnh, bao gồm đầy đủ trận pháp và chiến pháp.

Nguyên văn của bài..
Đông huê môn thiên thanh nhất điểm
Triệt hồng trần lục đoạn chương quan
Quế lăng tục đoạn hồng sa khúc
Nhất chấn oai quang lữ mộng bài
Tường vân lãm sắc đấu pháp thiên thanh
Nhiếp trận đồ hình " tra lư tinh" đằng liễu pháp

Dịch nghĩa

Cửa Đông khuê trời trong một điểm
Dứt cỏi trần sáu trận giao binh
Quế Lăng đã mất cát hồng bay
Một sát long trời trong giấc mộng
Mây che nắng nhạt loạn đảo vang trời
Vào cửa tinh binh như không người vây trận pháp


Trước tiên, hai cầu đầu là trong bài "Kinh vân động thủy tiên " của Đinh Bộ Lĩnh.
"Đông huê môn thiên thanh nhất điểm
Triệt hồng trần lục đoạn chương quan"

Mùa thu năm Tân Hợi (951) Đinh Bộ Lĩnh rất tinh thông võ nghệ đã soạn ra nhiều bài để huấn luyện tướng sĩ. Trong đó có bài "Tra lư tinh thông bộ pháp", "Kinh vân động thủy tiên" từ đó các bài cứ tiềm ẩn và lưu truyền trong tướng sĩ và nhân dân nước nam.
Tiếp đến Hồ Ngạnh vận dụng bài của Tô Hiến Thành " Hàn vân câu lĩnh tiên "

"Quế Lăng đã mất cát hồng bay
Một sát long trời trong giấc mộng"
Mùa thu năm Tân Dậu, Tô hiến Thành nhận thấy quốc gia còn nhiều cơn binh lửa. Cho nên sau những buổi luyện quân và duyệt binh tại thao trường. Ông tỏ ra không thỏa mãn , về tới tư dinh ông cho mời sáu tướng lĩnh tâm phúc có chức trách để truyền lại những kinh nghiệm thao tác bày binh bố trận, chiêu tập binh mã và một số bí kíp để giảng dạy cho binh sĩ. Từ đó bắt buộc quan quân ai ai cũng thành thục võ nghệ, hiểu biết trận pháp và thao lược của một số bài như :
" Câu la đằng lữ phạm thao " " Hàn vân câu lĩnh tiên " và từ đó lưu truyền lại cho các triều đại sau này.
Hồ Ngạnh rút hai câu cuối từ " Vệ La Thành Tiên " của Trần Quốc Toản.
"Tường vân lãm sắc đấu pháp thiên thanh
Nhiếp trận đồ hình " tra lư tinh" đằng liễu pháp"

Bài này được ghi chép trong pho " Ngọc Ấn tâm kinh thao lược". Ông Hồ Ngạnh đã học được và rút tỉa hai câu để hình thành 72 thế roi tuyệt kỹ .

Bài "Tam Thao Tùy hình pháp" của VS Hồ Ngạnh biến chuyển rất dị thường , mỗi câu mỗi đoạn có giá trị khác nhau. Về tầm sát phạt thì có yếu điểm giá trị chứa đựng trong mỗi câu của bài.

Câu Một : Chuyên trị các đường thương
Câu Hai : Chuyên phá các đường đao kiếm
Câu Ba : Đánh dụ địch vào thế hiểm
Câu Bốn : Đánh nơi cần đanh gấp
Câu Năm và Sáu : Chuyên đánh ra vào nơi loạn quân.
Chuyện Bà Triệu

. . . . Thôn Cẩm Trớng thuộc xã Định Công có truyền thuyết "Đá biết nói" như sau: Vùng núi này có con voi trắng một ngà rất dữ tợn hay về phá hoại mùa màng, mọi ngời đều sợ. Để trừ hại cho dân, Bà Triệu cùng chúng bạn đi vây bắt voi, lùa voi xuống đầm lầy (vùng sông Cầu Chày ngày xa còn lầy lội) rồi dũng cảm nhảy lên cỡi đầu voi và cuối cùng đã khuất phục được con voi hung dữ. Chú voi trắng này sau trở thành người bạn chiến đấu trung thành của Bà Triệu. Nghĩa quân Bà Triệu, những ngày đầu tụ nghĩa, đã đục núi Quân Yên, bí mật cho người ngồi trong hốc đá, đọc bài đồng dao:

Có bà Triệu tớng,

Vâng lệnh trời ta.

Trị voi một ngà,

Dựng cờ mở nớc.

Lệnh truyền sau trớc,

Theo gót Bà Vương

. . . . Một câu nói, tương truyền là lời Bà Triệu phát lên trên núi nghĩa, nghìn thu còn vang vọng mãi:

"Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!"

. . . . Từ bao đời nay nhân dân Thanh Hóa còn truyền tụng bài ca dao nói lên lòng dân nô nức theo Bà Triệu nổi dậy cứu nớc:

Ru con con ngủ cho lành,

Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.

Muốn coi lên núi mà coi,

Coi bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng.

Túi gấm cho lẫn túi hồng,

Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân.

Nguồn: www.nhandan.org.vn.
Chuyện Cọp Bầu Lòng, "Võ Tòng" Tân Khánh

Sưu Tầm

Bầu Lòng là một làng nhỏ ở về hướng Bắc Sài Gòn lối 80 cây số, trước kia thuộc Tỉnh THỦ DẦU MỘT (Bình Dương), rồi thuộc Tỉnh Bình Long (nay Sông Bé. S.N.)

Từ Sài Gòn lên Bầu Lòng phải theo Quốc lộ 13, qua Lái Thiêu, Bình Dương, Bến Cát, Lai Khê, Bến Đồng Sổ, Bầu Bàng rồi Bầu Lòng đến Chơn Thành, Hớn Quản v.v…

Bắt đầu từ Bến Cát trở lên ta thấy rất nhiều cao su mà trước kia người Pháp mộ dân phá rừng để trồng, lấy gốc cao su thay cây rừng thì chúng ta cũng tưởng tượng rừng Bầu Lòng ngày xưa trông lớn bực nào?

Từ năm 1898 người Pháp bắt đầu áp đặt chế độ cai trị đến miền rừng thiêng nước độc nầy và cũng gấm ghé phá rừng.

Thuở ấy dân cư còn thưa thớt, mỗi làng không nhiều hơn 30 nóc gia nhưng họ cũng thành lập Ban Hội Tề như những làng khác.

Việc phá rừng lập nghiệp của người dân quê thật là thiên nan vạn nan. Họ rủ nhau đi khẩn hoang, họ đem cả gia đình tài sản đến một vùng nào đó. Khởi sự họ đốn cây cất nhà gần nhau rồi phá rừng, đốt rẫy và khởi sự tỉa lúa trồng khoai. Sau vài mùa, coi bộ yên nơi yên chỗ, họ mới công cử vài người lớn tuổi có uy tín về Tỉnh xin lập làng, lập ấp và họ được thỏa mãn ngay.

Những gia đình khẩn hoang nầy phần đông đều giống nhau. Họ có ít lắm cũng một đôi Trâu hay Bò, một cái xe BO và một vài gia súc khác để nuôi gây giống. Người gia trưởng đen đúa, nhưng bậm trợn, sức vóc mạnh mẽ, một bà vợ mộc mạc quê mùa nhưng chí thú làm ăn, vài đứa con ngây ngô ốm đói…

Họ sống đơn giản, tận lực khai phá, để sống ấm no, bất chấp cả rừng thiêng nước độc. Sau vài ba mùa, đời sống của họ tạm đủ với gạo đỏ, củ khoai, ngoài việc sự lập làng lập ấp, họ cũng không quên tín ngưỡng riêng, lập một ngôi đình và một cảnh chùa như bao nhiêu làng khác. Lần lần xuất đinh trong làng tăng thêm, đôi khi nhiều nguời xứ khác đến xin với Ban Hội Tề để nhập dịch. Ngoài việc đồng áng, thú vui của người dân là rủ nhau đi săn chồn đuổi thỏ với bầy chó cỏ, con nào con ấy chỉ bằng bắp chơn, nhưng đánh hơi rất tài, chạy theo con thịt rất bền và dai như đỉa đói. Trẻ nhỏ thì cùng nhau rấp rào đánh lưới thỏ hay gài bẫy bắt chim, đuổi cút. Những đêm trăng họ tề tựu lại sân đình, nhà việc hay nhà Ông Hương Cả, Hương Chủ để bày với nhau những trò giải trí lành mạnh, không kém phần hào hứng.

Người lớn thì đẩy cây, kéo tay, bẻ chơn, giã gạo thi hay thực tế hơn là học võ để giữ mình. Trẻ nhỏ thì chơi những trò nhộn hơn như: U-U bắt Mọi, Nhảy Chan-Chán-Chậu, tập Chuồng-Chuồng hay Bịt mù khảo lon, những trò giải trí mà người lớn trẻ con đều ưa thích.

Ngày Kỳ Yên, Kỳ Bông hay những rằm lớn còn vui hơn nữa, người người đều nô nức dự lễ với niềm tin tưởng nhiệt thành.

Làng Bầu-Lòng với tương lai đầy hứa hẹn…

Ngày mai sung mãn phì nhiêu.


Cọp về làng

Suốt một tháng qua, dân làng Bầu Lòng bị một cơn đe dọa trầm trọng. Nguyên do là có cọp về làng quấy nhiễu.

Không phải là cọp mới về làng lần nầy là lần đầu tiên đâu, nhưng mấy lần trước, cọp về bắt chó, bò, heo rồi đi mất, hoặc bị dân làng xua đuổi bằng tên tẩm thuốc, chó săn, mõ tre, thùng thiếc, khiến cho mấy Ông BA-MƯƠI nhận thấy dân làng tiếp rước không được thân mật, hoặc hoảng sợ mà bỏ đi.

Lần nầy, cọp về làng phá nhiều hơn trước. Mỗi đêm mỗi bắt bò, chó, heo hoặc trâu nghé mang đi, mặc cho mõ tre thùng thiếc khua chát óc, cọp cũng không bỏ mồi.

Mấy ông thợ săn rình rập suốt đêm nầy qua đêm khác, để rồi khi gặp không dám bắn mũi tên nào vì Ông BA MƯƠI to sầm sầm vừa thấy là kinh khủng rồi. Còn mấy chú chó săn tối đến là chui xuống gầm giường không sủa được một tiếng cho ra hồn, có chăng thì chỉ rên ư ử…

Lần lần cọp khủng bố dân làng cả ban ngày chớ không chờ đến ban đêm nữa. Muốn ra đồng làm lụng, họ chờ mặt trời lên cao hơn một sào rồi hú nhau ra hiệu để gom lại mà đi chung, mỗi người ngoài dụng cụ của mình cũng không quên đem theo khí giới hộ thân như lao, mác thông, lưỡi đồng hay roi trường, còn đàn bà thì cả mõ tre, thùng thiếc.

Lần nọ, cọp toan bắt trâu ở Gò Đậu cách làng không xa quá 200 thước nhưng nhờ con trâu phát cổ của ông Hương Sư chống cự kịch liệt thêm mấy con trâu cái có con đến vây chém tiếp làm cho Chúa Sơn Lâm rống lên vài tiếng thật to rồi chạy dài không dám bắt trâu nữa.

Từ đó người ta xem con trâu Pháo của ông Hương Sư như con vật quí, bao nhiêu trâu bò gom lại một nơi để cho con trâu Pháo cầm bầy.

Khổ nhứt là toán người đi kéo củi thì không làm ăn gì được. Bò mà nghe hơi cọp thì mang xe chạy trối chết, bất kể hầm hố chông gai, xe gãy tan tành, bò chạy mất, còn chủ thì không bưu đầu sứt trán cũng gãy tay.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Lượm lặt các câu chuyện Võ.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lượm lặt các câu chuyện Võ....   Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:01 am

Suốt tháng trường không biết làm cách nào tránh nạn cọp hoành hành mấy ông Hương chức mới bàn nhau xuống Ông Cai Tổng xin lãnh súng về bắn cọp.

Ý kiến của Ông Hương Quản vừa đưa ra được mọi người tán thành ngay và sáng hôm sau Hương Cả và Hương Quản cùng về Tổng, xin thầy Cai cấp súng. Đường về Tổng cũng toàn là rừng rú không chắc là đi yên lành. Họ bèn dùng phương pháp đâm tỏi thoa mũi bò, đồng thời mượn con trâu Pháo của Ông Hương Sư đem theo phòng khi gặp cọp cho nó nghinh chiến và trên xe còn có ba bốn anh lực điền gan dạ cùng mình đem theo khí giới để hộ vệ hai ông Hương Chức.


Lãnh súng

Hai ngày sau, Ông Hương Cả và Hương Quản lãnh súng về làng. Theo thủ tục thì không được lãnh mau lẹ như thế đâu nhưng nhờ Ông Cai Tổng thông cảm nỗi khổ dân của làng mà bảo lãnh giùm, cho nên Chánh Chủ tỉnh mới cấp cho cây súng " ca-lip đuôi " (nòng 12) với 10 viên đạn, mỗi viên tròn, nhồi thuốc súng để bắn ra 9 viên đạn khá nhỏ (chevrotines) để đem về bắn cọp.

Dân làng nghe nói lãnh được súng, mừng rỡ vô cùng. Từ đó, ông Hương Quản đi đâu cũng ôm kè kè cây súng một bên, dẫn theo chú Phó Hương Quản và chú Cai Tuần, mỗi người cầm một cây roi trường bóng láng.

Dân làng bắt đầu tin tưởng, yên chí làm ăn vì mỗi ngày Ông Hương Quản và hai người hộ vệ đi từ đầu làng đến cuối làng rồi trở lên để canh chừng động tịnh. Ban ngày, họ ra đồng làm lụng, tối đến đóng kín cửa nẻo, nằm yên, nhưng cọp chỉ ngưng hoạt động độ chừng mươi ngày rồi bắt đầu làm dữ trở lại.

Dường như có linh tính, hễ Ông Hương Quản xách súng đi đầu làng thì cọp xuất hiện ở cuối làng để bắt heo, bắt chó. Ban đêm, khi Ông Hương Quản đi rông (ronde) về, treo súng lên vách thì tiếng cọp " Cà-um " rền trời. Có một đêm, cọp lại về nhà Ông Hương Quản bắt một con heo, Ông Hương Quản xách súng lên cò, bước ra sân nhìn thấy Ông "Ba Mươi " thì hốt hoảng, thối lui, không dám bắn một tiếng lấy oai, dù là bắn chỉ thiên…đành để cho cọp bắt heo đi mất. Sáng hôm sau, ông tìm Hương Cả, mà báo cáo miệng :

- Bẩm Cả, đêm rồi cọp về bắt heo tại…nhà tui.

- Sao ? Thằng Hương mầy có bắn nó phát nào không ? Tao không nghe súng nổ.

- Dạ…Dạ…

- Không có bắn sao ? Bậy quá, sao không bắn nó ?

- Dạ, nó lớn quá trời quá đất. Tui sợ bắn nó không trúng, nó không chết thì…tui cũng chết.

Sau một hồi thảo luận, cả hai đồng ý, cho đánh mõ mời toàn ban hội tề nhóm lại, rồi sau đó Hương chức đồng ý về tỉnh xin Lính Tập về giết cọp. Hôm sau, họ cụ bị lên đường, cũng đâm tỏi thoa mũi bò, cũng trâu Pháo, cũng mác thông và súng…để xin binh tiếp viện.

Lần nầy Ông Cai Tổng không còn sốt sắng trong công việc xin lính tập nữa. Sau khi nghe hết những lời thỉnh cầu, ông chỉ cười rồi bảo :

- Ối, chuyện dễ ợt hè mà Cả lo quá ! Cả và Hương Quản nên về rước thầy nghề võ đánh cho một lần thì cọp tởn tới già chớ có gì đâu mà phải xin lính tập cho rộn chuyện. Làm vậy không sợ Tây nó chê dân mình bất tài sao ?

Biết không thể lay chuyển ông Cai Tổng được vì ông là người ăn một đọi nói một lời, hai ông Hương chức Bầu Lòng đành trở về và suy gẫm lời ông Cai Tổng bèn rước thầy nghề võ về đánh cọp ; vậy là hữu lý.


Ông thầy Gia Bẹ

Sau khi dọ hỏi mấy ngày Ông Hương Cả cho người đem lễ vật qua Gia Bẹ (thuộc tỉnh Gia Định) rước thầy nghề võ về Bầu Lòng trừ cọp.

Thật vậy, làng Gia Bẹ có ông thầy nghề võ tục gọi Ông Tám rất có tên tuổi.

Thưở thiếu thời, ông từng đụng độ với nhiều tay danh sư và luôn luôn ông thủ thắng. Cọp beo ông cũng từng chiến đấu, phần nhiều chúng chịu được vài chục roi là cúp đuôi chạy mất hoặc trúng nhằm chỗ nhược, chết tại chiến trường.

Quanh vùng Ông Tám ở, luôn cả làng Gia Bẹ, trộm cướp đều kiêng oai, không hề dám về phá quấy.

Mặc dầu tuổi đã ngũ tuần, nhưng ông còn tráng kiện, tay chân gân guốc, đi đứng gọn gàng, sức ăn còn bằng một thanh niên trai tráng. Mỗi ngày ông đều tập dượt và học trò của ông học võ, dù dạy lén, cũng đến mươi người.

Khi đoàn sứ giả Bầu Lòng qua tới, Ông Tám tiếp đón rất nồng hậu và không đợi phải " Tam Cố Thảo Lư " như Lưu Bị cầu Gia Cát, ông Tám lật đật cắp roi trường đi liền.

Hai ngày sau, dân làng Bầu Lòng lại sống trong rạo rực và tin tưởng ở ông thầy Gia Bẹ. Ông Cả lãnh phần tiếp khách quí. Mọi người đều đến nhìn ngắm ông thầy võ với cặp mắt tò mò và thán phục.

Ông Hương Cả và Ban Hội Tề thay nhau chuyện trò với Ông Thầy thật là thân mật. Ông Cả sai con lo cơm nước, bắt gà làm gỏi, mua rượu ngon.

Buổi cơm chiều hôm ấy ăn sớm hơn thường lệ và hầu hết Hương chức đều có mặt tại nhà Ông Cả để dự bữa cơm chiều giống như bữa đám giỗ nho nhỏ. Mọi người vui vẻ chuyện trò, nhưng cơm rượu vừa được nửa bữa thì có tiếng la thất thanh đâu đấy. Mọi người buông đũa, nhìn ra sân vừa đúng lúc cọp nhảy vào sân, nhìn vào nhà, mặt to chần vần, vóc cao như con ngựa, thật là khủng khiếp !

Mọi người dường như nín thở, im lặng hoàn toàn, tiếng một con ruồi bay qua nghe cũng rõ. Cọp cũng im lặng đứng nhìn hồi lâu rồi ngồi xuống chống tó, quít đuôi, nhìn vào nhà như khiêu khích, như đợi chờ…

Và lúc ấy người ta yên lặng và cũng đợi chờ. Họ chờ gì… ?

Họ chờ đợi việc mới lạ mà họ vừa quên đi trong chốc lát. Đó là chờ ông thầy Gia Bẹ trổ tài. Nhưng chờ mãi hồi lâu không thấy gì lạ, họ nhìn lại thì thấy ông thầy Gia Bẹ ngồi chết trân, mặt xanh như tàu lá, cắt không còn hột máu… trán rịn mồ hôi.

Họ hiểu ra và biết rằng ông thầy đã … sợ cọp rồi. Vậy không lẽ để yên chờ cho cọp chụp, nên họ tự động cùng nhau la hét, đánh thùng thiếc mõ tre, những phương tiện tự vệ tiêu cực mà lúc nào cũng có sẵn để đuổi cọp như bao lần khác.

Cọp biết mình bị xua đuổi, uể oải đứng lên, vươn vai, rồi chầm chậm bước khoan thai, từng bước từng bước một, còn cà um mấy tiếng như dọa nạt rồi biến vào rừng.

Bây giờ mọi người mới hoàn hồn, kể cả ông thầy. Ông thú thiệt :

- Trời đất quỉ thần ơi ! Cọp nầy lớn quá trời quá đất…Tôi mới thấy lần thứ nhứt.

Vừa nói, ông vừa lắc đầu coi bộ buồn xo làm cho mọi người cũng buồn lây. Càng lo sợ, họ càng thương ông thầy võ hơn.

Hôm sau, người ta thấy ông Hương Cả cho người đâm tỏi thoa mũi bò, ông Hương Quản vai đeo súng đứng chờ lịnh.

- Hương Quản mầy đưa ông thầy về, rồi sẵn trớn mầy xuống luôn dưới thủ, bẩm lại với ông Cai Tổng coi ổng tính làm sao chớ cứ như vầy hoài… đây rồi dân làng bỏ hết công ăn chuyện mần thì có phương chết đói cả lũ.

Ông Hương Quản chán nản, cúi đầu vâng lịnh ra đi.


Ông Ất, Ông Giá

Sau khi đưa Ông Thầy về Gia Bẹ, Hương Quản bèn đánh xe bò về Tỉnh rồi thẳng đường về luôn miệt Tân Long Tân Khánh để giáp mặt ông Thầy Cai. Gặp lúc ông Thầy Cai đang nói chuyện với hương chức Hội Tề tại nha việc Tân Khánh. Ông Hương Quản Bầu Lòng mang súng bước vào lột khăn cúi đầu chào.

Ông Thầy Cai bèn hỏi :

- Sao ? Vụ Cọp Hùm trên đó ra sao em Hương ?

Hương Quản lật đật kể lại tự sự cho Thầy Cai và Ban Hội Tề Tân Khánh nghe. Nghe xong ông Thầy Cai phì cười mà rằng :

- Thầy bà gì mà nhát như thỏ đế vậy a… Hương Quản ?

- Dạ ! Bẩm Thầy, Ông cọp lớn quá chừng, ai mà không sợ…

- Lớn thì lớn chớ. Bộ làm thầy nghề võ hễ gặp cọp nhỏ thì đánh còn cọp lớn thì chừa hay sao ?

Đoạn ông kêu thường xuyên lại bảo :

- Mầy chạy đi kêu ông Ất ông Giá lại tao mượn chút coi.

Người chức việc chạy đi ngay, ông Thầy Cai (Cai Tổng) bảo với Hương Quản Bầu Lòng :

- Thằng Hương mầy ở chơi chờ một chút, ông Ất ông Giá lại đây, qua mượn lên Bầu Lòng đánh cọp giùm cho.

Ông Hương Quản vâng lời, đến bộ ván bên hông nhà việc mà ngồi chờ nhưng trong lòng không tin tưởng chi cho lắm.

Một giờ sau, ông Ất ông Giá đến chào ông Cai Tổng và Hương chức rồi đứng chờ lịnh.

- À, hai đứa bây đến đó hả ? Sao tụi bây ? Có rảnh không ? Có rảnh thì làm ơn giùm tao lên trên Bầu Lòng với Hương Quản đây, coi con cọp nào đó về làng phá dữ quá, họ sợ làm ăn gì cũng không được.

- Dạ bẩm Thầy tôi rảnh chớ không có việc gì.

- Dạ thưa tui cũng rảnh.

- Ừa, rảnh thì đi giùm. Nghe nói mấy bữa rày có rước ông thầy nào đó mới thấy cọp thì thiếu điều muốn té… mà đánh đập nỗi gì.

- Dạ. Bẩm Thầy để tôi về lấy roi và dặn bầy trẻ cái đã…

- Dạ. Bẩm Thầy cho tui về thay đồ rồi đi luôn thể.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Lượm lặt các câu chuyện Võ.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lượm lặt các câu chuyện Võ....   Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:01 am

- Ừa, lẹ lẹ đi hai em. Nhớ ở lại trên đó giúp giùm cho xong việc rồi về, chớ bỏ nửa chừng đa. Có đánh thì đánh cho nó tởn tới già, còn có đánh chết được thì chở về đây qua thưởng cho.

Nửa giờ sau, ông Ất và ông Giá theo Hương Quản về Bầu Lòng. Riêng Hương Quản thì rất ngao ngán và nực cười thầm cho ông Thầy Cai Tổng, chưa chi mà mong chở xác cọp về…

Viết đến đây tưởng cũng nên phác họa vài nét đơn sơ về ông Ất ông Giá.

Ông Ất tuổi độ trên ba mươi, người cao lớn, nước da bánh ếch, cổ tay no tròn như ống tre. Người ta đồn rằng bắp tay ông chỉ có một cái xương mà thôi, nhưng chỉ là giả thuyết chớ chưa ai dám quả quyết. Lông tay và lông chơn của ông xồm xàm đen trại. Ông chuyên sử dụng roi trường bằng cây Mật Cật to bằng cái chén đen mun.

Ông Giá thì trái lại, trắng trẻo, mảnh khảnh hơn ông Ất độ một bảy một mười. Tay chơn ông cũng liền lạc, nhặm lẹ, cũng chuyên sử dụng roi trường. Tài ông Ất ông Giá thì hầu hết mọi người biết võ đều kiêng nể. Tuy không phải anh em ruột nhưng thương nhau còn hơn ruột thịt và đi đâu cũng có nhau.


Chiến đấu

Xe bò đi suốt ngày đêm mới về tới Bầu Lòng.

Ông Hương Cả lo tiếp đãi như lần trước. Ông sai người lo cơm rượu nhưng cả hai đều từ chối bảo có gì ăn nấy, không uống rượu để tỉnh táo mà đánh cọp vì cọp xuất hiện bất ngờ.

Tuy vui vẻ tiếp đãi, nhưng trong thâm tâm ông Hương Cả và toàn ban hương chức Hội Tề cũng đồng tâm sự với Hương Quản trên suốt con đường rừng dài thăm thẳm…

Bữa cơm trưa vừa xong, ông Ất bảo ông Giá :

- Cọp đâu không thấy ; hễ đánh thì đánh phứt đi cho rồi chớ nếu ở đây hoài bỏ hết công chuyện nhà chịu gì nỗi…

Ông Ất vừa dứt lời thì nghe một tiếng " hự " thật to ở ngoài sân, tiếp theo những tiếng la thất thanh của lũ trẻ và tiếng chó ăng ẳng.

Dường như có linh tánh, nên cọp khi biết có thầy nghề võ đến là về làng thử sức ngay. Mọi người còn đang khiếp sợ tìm chỗ núp rình xem ông cọp khổng lồ thì ông Giá nhanh nhẹn cắp roi trường, nhảy ra sân thủ thế, còn ông Ất tay chống roi đứng cạnh cửa mạch, tay kia còn cầm tăm xỉa răng như người vô sự đứng coi…

Ở ngoài sân, cọp thấy có người nhảy ra thủ thế, bèn mọp xuống, rồi bất kể lợi hại nhảy đến chụp đùa. Ông Giá nhẹ nhàng nhảy qua một bên tránh khỏi, rồi thuận tay ông chỉa một ngọn roi đâm trúng hông cọp khá mạnh. Cọp rống lên một tiếng như tức giận lắm, nhảy trở lại chụp liền.

Ông Giá loang roi vun vút, lúc đập lúc quơ, cọp nhảy tới nhảy lui miệng luôn gầm thét…

Bụi bay mù mịt, ở ngoài người ta coi mê mệt, hết sợ phần nào, họ lần ra khỏi chỗ núp rồi lần ra sân, xem mê mẫn thích thú. Lúc ấy ông Ất cũng đứng tại cửa mạch mà coi như mọi người, không thèm tiếp tay với ông Giá.

Độ hút tàn điếu thuốc, cọp hộc lên một tiếng, nhảy ra ngoài vòng chiến đấu, nằm ngửa thủ thế đưa bốn chân lên trời.

Theo mấy thầy nghề võ nói lại thì đó là miếng " trâu vằng " miếng tổ của cọp. Ai sơ xuất nhảy vào thì chết. Roi đánh vào thì bị cọp bắt roi, tiện dịp cho cọp đoạt roi, móc họng địch thủ.

Ông Giá thấy cọp thủ thế trâu vằng. Ông cũng không thèm đánh nữa, đứng chống roi nghỉ cho khỏe.

Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giá phá miếng nghề của mình và cọp cũng nghỉ mệt xong, hộc lên một tiếng rồi nhảy trở vô vòng chiến đấu. Ông Giá vung roi đánh tiếp.

Một lần nữa, dân Bầu Lòng được dịp xem say sưa, xem mê man, cát bụi tung mịt mù không còn phân biệt được người và thú. Lúc sau, cọp lại mệt bèn dùng miếng cũ, nằm ngửa thủ thế trâu vằng. Ông Giá chống roi đứng chờ tái chiến.

Theo lời người xưa kể lại, cọp rất giỏi võ. Mỗi lần giao đấu với ai, người hoặc thú khác, cọp ta đều chú ý học hỏi những miếng hay, vì thế, nghe có thầy nghề võ ở đâu là tìm đến đấy để thử sức. Càng thử sức nhiều thì cọp chiến đấu càng giỏi, biết nhiều miếng võ bí hiểm và lẫn tránh các đòn rất tài tình.

Hễ hơn thì hạ địch thủ, liệu thua thì bỏ xứ đi mất, nhưng cũng nhớ rất dai mối thù thất bại chua cay, có dịp là tái đấu đặng rửa hờn.

Lần này, chờ cũng không thấy ông Giá phá miếng trâu vằng, cọp lại trở mình phóng vào vòng chiến đấu.

Phen này ông Giá đánh rất kịch liệt, roi loang nghe vo vo, lúc đánh trật, roi lún xuống đất, bụi cát tung bay, và không bao lâu người ta nghe tiếng cọp rống thật to và vọt một cái ra ngoài vòng chiến toan chạy về rừng. Nhưng, người ta nghe cọp rống thêm một tiếng nữa to hơn và dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đang đứng bên xác cọp, cọp còn vặn mình sắp chết.

Tất cả mọi người đều không thấy ông Ất đánh cọp. Nhưng ông Ất đã độ được đường rút lui của cọp, nên lúc cọp phóng vào rừng, hướng ông Ất đang đứng, ông bèn chống roi phóng mình ra chận đầu đánh một roi là cọp hết đường tránh né và chịu chết dưới ngọn roi ngàn cân của ông.

Chờ cọp chết hẳn, người ta mới dám mon men lại coi. Ông Ất lấy cỏ tranh thui ngay bộ râu mép cọp rồi mượn người khiêng chất lên xe bò. Ông Giá vấn một điếu thuốc hút say sưa… rồi ra giếng xách nước tắm cho sạch bụi chiến trường. Riêng ông Hương Quản hớn hở ra mặt, lấy thước đo ngang đo dọc coi con cọp được bao lớn đặng làm " phúc bẩm " (làm tờ báo cáo lên cấp trên. S.N.).

Ông Ất toan xin tỏi đặng thoa mũi bò thì ông Hương Cả cản lại mà rằng :

- Đâu được em… Mấy em phải ở lại dùng với qua một chén rượu lạt mới phải chớ…

Ông Ất còn đang lưỡng lự thì ông Giá bước vào, nghe thế bèn bảo :

- Ờ phải đa, tụi mình ở lại ăn ba hột cơm rồi về. Tôi đói quá đi không nổi đâu.

Cả ba người cùng cười xòa đồng thời toàn thể dân chúng vui mừng hoan hô reo hò ầm ĩ.
Võ Sĩ Ðả Hổ Lê Văn Khôi

Tác giả Lê Ðình Chân trong cuốn "Cuộc Ðời Oanh Liệt" của Tả Quân Lê Văn Duyệt có chép chuyện võ sĩ đấu nhau với hổ rất là hào hùng:

"Khi Tả Quân Lê Văn Duyệt giữ chức Tống Trấn Gia Ðịnh Thành, ông có chuyện xây lên những chuồng nuôi hổ và voi. Hổ nhốt vào củi (chuồng), để trong một thửa đất, có dựng nhiều gian, mỗi gian chứa ba bốn mươi củi hổ. Một hôm, Tả Quân cùng với xứ thần Xiêm la (Thái Lan) ngồi trên vọng đài, để xem các võ sĩ thi sức với hổ, dân chúng chen chúc đứng xem chung quanh đài. Tả Quân truyền lệnh thả hổ ra để võ sĩ biểu diễn bắt sống hổ cho xứ thần Xiêm La xem. Một người lính vâng lệnh, rút cái chốt sắt ở cửa củi cho hổ chui ra. Võ sĩ Lê Văn Khôi, mình trần vai u thịt bắp, tóc búi đuôi gà, mặc quần cụt, tay trái cầm một đùi heo, không ngờ con hổ quá dữ, khi thấy Lê Văn Khôi đang tiến tới, lập tức hổ nhảy chồm ngay lên tát vào mặt Khôi. Khôi nhanh nhẹn, né mình tránh sang một bên,rồi thuận đà đánh phản ra một đấm thôi sơn, trúng vào huyệt tử của hổ, hổ ngã lăn xuống đất, dãy dụa một lúc rồi tắt thở.

Sứ thần Xiêm La ngồi trên vọng đài, không tiếc lời khen ngợi, nhưng bỗng thấy Tả Quân nổi giận, rút lệnh tiễn truyền đao phủ bắt trói võ sĩ Khôi đem ra chém đầu, vì đã có lệnh đấu với hổ chỉ được bắt sống, chứ không được đánh chết. Lê Văn Khôi đến trước vọng đài, quỳ lạy, xin Tả Quân tha tội chết, vì không biết và xin đấu lại một lần nữa để bắt sống con hổ mà chuộc tội.

Tả Quân bằng lòng, Khôi lại cầm một đùi heo và bước vào đấu trường. Lính thả hổ ra, bên ngoài, trống thúc vang liên hồi. Bên trong, Khôi với hở thi sức đấu nhau, trước hàng ngàn khán giả. Cuộc tỉ thí lần này thật là hồi hộp. Hổ lớn và rất dữ tợn, nhưng Khôi chẳng phải tay vừa, khán giả đang chăm chú xem. Bỗng nghe hồi trống báo hiệu chấm dứt, và tiếng chuông lanh lảnh vang lên, vì Khôi đã dùng một thế võ bí hiểm đá trúng vào hàm dưới của hổ, khiến hổ phải nằm lăn ra, chổng bốn chân lên trời. Khôi tiến lên trong một tư thế võ bắt cọp, với cuộn dây có sẵn trong mình, rồi trói bốn chân hổ lại, để vác đến đặt trước vọng đài, và làm lễ chuộc tội với Tả Quân.

Sứ thần Xiêm La lại một lần nữa khen ngợi, và tỏ ra rất khâm phục, trước con người hùng dũng Lê Văn Khôi. Tả Quân thấy vậy mới ung dung nói với sứ thần Xiêm La rằng: "Bọn tiểu tốt dưới trướng của tôi đều như vậy cả, có chi đáng cho đại nhân khen ngợi."
Tiến Sĩ Võ

"Tiến sĩ võ" có từ khi nào?

Sách sử mô tả: Trường thi võ nằm ở phía tây nam "thành Hoàng Ðế", nay thuộc xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn. Trường được xây quanh bằng đá ong, rộng 193 trượng, cao 4 thước 5 tấc. Thời ấy, cả nước có bốn trường thi võ, gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Huế và Bình Ðịnh. Trường có quy chế tuyển chọn từ thấp đến cao. Ðầu tiên là thi "hương võ" qua ba giai đoạn: mang vật nặng; đấu côn, quyền, đao, thương... và thi bắn súng (súng hỏa mai). Sĩ tử nào vượt qua ba môn thi nói trên đều được triều đình phong học vị "cử nhân võ", còn gọi là "võ cử". Thí sinh nào chỉ đạt hai môn thì được gọi là "tú tài võ". Sau "hương võ" là đến kỳ thi "hội võ" và "đình võ". Thí sinh ở các tỉnh về thi võ ở kinh thành đều được triều đình cấp tiền, gạo đi đường. Người đạt học vị "tiến sĩ võ" thường phải vượt qua ba kỳ thi, đồng thời thông thạo các lý thuyết bài binh bố trận, cũng như nhuần nhuyễn về binh pháp. Năm Mậu Dần (1878), triều đình Huế cho mở khoa thi "hương võ" ở bốn địa điểm là Bình Ðịnh, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa và Hà Nội. Ðến năm Kỷ Mão (1879), cả bốn trường thi võ trong toàn quốc chỉ tuyển được 120 võ cử. Tuy vậy hầu hết các cử nhân võ này đều kém chữ nghĩa, không am hiểu binh thư nên không giúp được gì nhiều cho đất nước trong thời loạn lạc. Tháng 7-1883, vua Tự Ðức băng hà; tháng 12, Kiến Phúc lên ngôi. Ðể khôi phục trường thi tiến sĩ võ, vua đã cho mở lại các kỳ thi "hương võ" với thể lệ và các bộ môn thi võ là xách tạ, múa quyền, múa côn gỗ, múa đao to, lăn khiên, nhảy xa... Môn thi võ cuối cùng vẫn là bắn súng. Triều đình chuẩn y cho Bình Ðịnh được chiêu mộ 600 võ sinh, nuôi dưỡng để chờ ngày tranh tài "võ cử". Tiếc rằng dự định tốt đẹp này đã tan thành mây khói khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Số võ sinh tuyển được bị giải tán, trở về cố hương và sau này trở thành những võ sư đào tạo nhiều nghĩa quân tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp. Trường thi "tiến sĩ võ" ở Bình Ðịnh bị giải thể vào năm 1884.

Những "cao thủ võ lâm"

Những bậc cao niên trong làng võ Bình Ðịnh kể lại: trong một kỳ thi "đình võ" ở kinh thành Huế có một võ sinh quê ở Thọ Lộc, huyện An Nhơn, Bình Ðịnh ra ứng thí. Anh ta khỏe mạnh phi thường. Môn thi mang vật nặng đi 200 m theo quy định, nhưng anh ta xách tạ chạy một mạch giáp vòng chu vi trường thi đến vài nghìn mét không nghỉ. Giám khảo triều đình Huế hội ý và nhất trí chấm võ sinh này đạt thủ khoa, không cần thi tiếp các bộ môn đao kiếm, côn, quyền khác. Nhiều võ sinh khác khiếu nại cho rằng "võ gia dõng vi bán", nghĩa là đối với võ thuật, sức mạnh mới chỉ là một nửa. Họ đề nghị thí sinh Bình Ðịnh phải thi đấu roi nếu thắng được 10 võ sinh có điểm cao nhất khóa thi mới phục. Võ sinh thứ nhất ra đấu liền bị võ sinh Bình Ðịnh đánh gãy roi; võ sinh thứ hai bị cướp mất roi và quật ngã ngay hiệp đầu. Tám vị võ sinh còn lại đành bái phục.

Một lần khác, tại Trường thi võ Bình Ðịnh, Bầu Ðê - một võ sinh Bình Ðịnh có đường roi nổi tiếng tuyệt kỹ công phu - không dự thi như các võ sinh khác mà chờ cuộc thi đến hồi chung cuộc mới xin lĩnh giáo với các vị "cử võ" tân khoa. Vào sân, chỉ xuất chiêu vài ba hiệp, Bầu Ðê đã đánh bại cả ba "cử võ" hạng nhất, nhì, ba vừa được tuyển chọn. Viên quan chủ khảo, vốn là một cây trường côn nổi tiếng của triều đình Huế, ngứa nghề nhảy ra thách đấu. Thời đó, trong giới võ lâm Nam Trung Bộ thường truyền tụng câu: “Roi kinh đô, quyền Bình Ðịnh”, còn ở miền đất võ có câu: "Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh". Nhiều người nghĩ đấu roi thắng "tiến sĩ võ" của triều đình Huế không phải là chuyện dễ. Quan tiến sĩ võ đề nghị Bầu Ðê đấu với ông 10 hiệp. Hai bên thi đấu qua lại, chỉ nghe tiếng trường côn va vào nhau, một lát sau Bầu Ðê dùng thế tuyệt kỹ đánh văng trường côn của viên quan võ, hai bên tiếp tục đấu hiệp 2. Bầu Ðê lại la lớn: "Xin phép quan lớn cho tôi ra tuyệt kỹ thứ hai" - nghe vậy, viên quan võ vội thoái bộ.

Ngày nay, khi nhắc đến các cao thủ ở Bình Ðịnh, các vị cao niên đều biết tiếng một người quen gọi "ông Mười" quê ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Tuy rất giỏi võ nghệ nhưng ông Mười hai lần đi thi võ đều trượt. Chuyện kể rằng ông Mười thi "cử nhân võ", sau đó ra kinh đô Huế thi đình và đạt "tiến sĩ võ". Vị tân tiến sĩ võ được vua cho về thăm nhà trước khi ra Huế nhậm chức. Khi đi ngang qua địa phận đèo Nhong (huyện Phù Mỹ), "tiến sĩ võ" bị cọp dữ tấn công. Ông quần nhau với cọp từ lúc nửa đêm đến sáng hôm sau thì giết được cọp. Nhân dân trong vùng rất phấn khởi vì vị tân tiến sĩ võ đã trừ cho dân một mối nguy hại. Triều đình Huế nghe tin đã kết tội vị tân tiến sĩ là "phản sư", cho rằng giết cọp là vi phạm đến điều cấm kỵ. Nhà vua hạ chỉ thu hồi bằng "tiến sĩ võ" của ông và giáng ông xuống hàng thứ dân đồng thời phạt đánh 30 roi.

Tú Ân
Quyền Sư ở Nam Việt, ông Ất

Nói đến võ thuật, các bậc lão thành đã từng giao du đo’ đây, để chân đến đất Đồng Nai miệt Tân Khánh, Bà Trà, ca’ch nay lối 70 năm, không ai không biết hai nhà võ tuyệt luân là hai ông Ất và Giá .

Trong thời Pháp thuộc, các trường dạy võ đều bị cấm chỉ, không được hoạt động, nhưng hai ông quyết đem hết tài nghệ đã học hỏi, dạy dỗ kẻ hậu sinh, mong mỏi mai sau ca’c người ấy sẽ trở nên những tay bản lĩnh phi thường có cơ giúp nước.

Trong bài này người viê’t chỉ kể qua thân thê’ và một vài pha oanh liệt của ông Ất, còn ông Giá, co’ dịp sẽ kể sau . Ông Â’t người sô’ng râ’t đạm bạc nhưng co’ một thân hình vạm vỡ, rắn rỏi, tượng trưng một sức khỏe dồi dào và một nghị lực vô biên, không bao giờ nao nu’ng trươ’c một trở lực nguy hiểm nào . Ông râ’t nhanh nhẹn đê’n nỗi người toàn tỉnh và ca’c môn đồ đều phải ngạc nhiên và tôn thờ ông như một vị sư tổ. Ta’nh người cang trực, hay giu’p người hoạn nạn và râ’t thường dàn xếp những mối bất hòa giữa những phe hay che’m giê’t lẫn nhau, theo lời truyền tụng, thì trươ’c kia, ông đã đi Huế học võ kinh và ra Hà Nội thọ giáo vơ’i một bậc võ sư co’ chân truyền. Sau một thời gian học tập võ nghệ, ông từ giã thầy đi chu du khắp đó đây . Trên dãi đâ’t VN ông nghe nơi nào co’ thầy dạy võ, dầu cho non sông ca’ch trở thê’ nào, ông cũng tìm học cho kỳ được. Vì thê’ ông là người từng trải sự nguy hiểm xông pha trận mạc và lạnh lùng trươ’c mọi thử tha’ch. Ông co’ râ’t nhiều thê’ bi’ hiểm để dạy ca’c môn đồ thoa’t những cơn “cầm ca’i chê’t trong tay”.

Ông chỉ co’ một người con ga’i, ông đem hê’t tài nghệ học hỏi của ông để truyền dạy lại cho con. Chi’nh cha con ông đã khai thị Sai Gòn mà trươ’c kia nơi đây là một khu rừng Tràm hoang vu đầy thu’ dữ. Khi đo’, nhà chư’c tra’ch Pha’p muô’n thử tài nghệ của dân ta ra sao, co’ treo giải thưởng cho ai hạ được con cọp râ’t to mà nhà chư’c tra’ch mua của một anh thợ săn vừa bẫy được. Trươ’c một sô’ đông quan chư’c chủ tọa cuộc lễ khai thị lơ’n lao, ông thị chư’ng cho con ga’i ông, lu’c â’y độ chừng ngoài hai mươi tuổi để đâ’u vơ’i cọp. Cuộc đâ’u suô’t mâ’y giờ mơ’i kê’t liễu . Cuộc tranh hùng giữa người và thu’ khởi từ 9 giờ ban mai đê’n ngọ mơ’i dư’t. Con ga’i ông nai nịt gọn ghẽ, đầu vâ’n to’c, xử dụng một ngọn lao dài đầu bịt să‘t be’n nhọn. Lu’c đdầu quan kha’ch lâ’y làm lo ngại cho sô’ phận con ông vì sư’c ga’i co’ hạn đâu thể đương đầu vơ’i cọp mang danh là chu’a sơn lâm. Một tiê’ng gầm của cọp người nha’t gan phải mâ’t vi’a, nhưng ông cương quyê’t cho con ông đa’nh. Ông hiểu rõ bản lãnh con ông, vả lại nê’u co’ điều bâ’t tră‘c thì ông nhảy vào liền quyê’t không để con bị hại .

Sư’c ga’i không thể hạ cọp trong giây la’t mà phải đa’nh dằng dai để tiêu hao sư’c cọp; co’ nhiều lu’c cọp vồ hụt, gầm lên những tiê’ng rợn người, đập đuôi xuô’ng, đầy tư’c khi’ quyê’t nhai xương kẻ thù được mơ’i nghe . Cọp xoay trở râ’t nhanh, đưa vuô’t ta’t liên tiê’p, lẫn tiê’ng gầm the’t ghê hồn, nhưng người con ga’i ông lại nhanh hơn, khi thọc ngược ngọn lao để tra’nh cọp phủ, thoạt tả, thoạt hữu, thoạt trươ’c, thoạt sau thật là đa’ng một nữ kiệt thê’ gian hi hữu, luôn luôn nhanh nhẹn để tra’nh nanh vuô’t của cọp, con ga’i ông đdã xử dụng ngọn lao tài tình, nhă‘m ngay yê’t hầu cọp đâm suô’t. Qua mâ’y giờ đầu, người và vật ma’u me nhuộm đỏ. Co’ người lo ngại hỏi con ông co’ bị thương không, ông lă‘c đầu va mỉm cười . Cọp lần lần ra máu nhiều, kiệt sức, xoay trở chậm chạp và sau cùng, phải rươ’c lâ’y ngọn lao độc hiểm để kê’t thu’c buổi đâ’u .

Sau buổi đấu cọp để khai thị Sài Gòn, danh tiê’ng ông vang dậy như cồn. Nhiều người mộ tài, xin theo học võ rất đông, số môn đồ của ông chỉ có lối năm bảy người giỏi (mà ta hay quen gọi là học trò ruột) trong ấy ông bác của người viết là một.

Trang khẩu truyền này tưởng cũng không vô bổ khi chúng ta đang tìm tòi sử liệu của những tay võ dũng siêu hùng quán thế của nước nhà.
Nguyễn Hữu Cảnh và môn phái Bạch Hổ

Từ Hải


Nguyễn Hữu Cảnh là vị tướng dưới trướng chúa Nguyễn, đã có công bình định và mở rộng lãnh thổ Đàng Trong. Tuy nhiên, ít người biết Nguyễn Hữu Cảnh cũng chính là tổ sư của võ phái Bạch Hổ - một môn phái võ cổ truyền đang phát triển tại Huế.

Toàn bộ kỹ thuật võ phái Bạch Hổ được ghi lại trong một quyển võ kinh bằng chữ Hán và chữ Nôm, hiện vẫn đang được bảo quản tại Tổ đình của môn phái Bạch Hổ tại làng Nam Phổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trình tự huấn luyện của môn phái Bạch Hổ từ thấp lên cao như sau:

- Quyền pháp, tức kỹ thuật quyền cước, bao gồm năm bài thảo (Mộc thiếu thảo pháp, Song chỉ thảo pháp, Thái âm đấu thái dương thảo pháp, Tứ chi quyền bộ thảo pháp, Độc lập mai hoa quyền thảo pháp);

- Côn pháp, tức kỹ thuật sử dụng gậy, bao gồm bốn bài thảo (Ngũ môn thảo côn pháp, Trực thủ thảo côn pháp, Ô du thảo côn pháp, Trường côn đấu thế pháp);

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Lượm lặt các câu chuyện Võ.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lượm lặt các câu chuyện Võ....   Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:02 am


- Kiếm pháp, tức kỹ thuật sử dụng kiếm, bao gồm hai bài thảo (Trường kiếm thảo pháp, Song kiếm thảo pháp);

- Đao pháp, tức kỹ thuật sử dụng đao, gồm hai bài thảo (Siêu đao thảo pháp, Long đao thảo pháp);

- Đằng bài pháp (phép đánh lăn khiên), đằng tiên pháp (phép đánh roi mây dài trên 2m), phủ việt pháp (phép đánh búa rìu), sam pháp (phép đánh trường côn đầu gắn hai dao nhọn)...

Nhìn chung, võ phái Bạch Hổ, về quyền cước chiến đấu, chú trọng đến kỹ thuật cận chiến, mọi đòn tấn công đều nhắm vào chỗ hiểm trên thân thể đối phương. Đặc biệt, trong kỹ thuật thủ pháp, môn phái này sử dụng khá nhiều đòn tay mô phỏng bàn tay hổ và được gọi là hổ trảo. Còn về binh khí, võ phái này còn lưu giữ được một số khí cụ chiến đấu cổ hoàn toàn mang bản sắc Việt Nam, như: lăn khiên, roi mây, cây sam...

Tuy nhiên, nếu đi sâu vào so sánh kỹ thuật võ phái Bạch Hổ với võ phái Tây Sơn cũng như võ phái Bà Trà Tân Khánh, người ta có thể thấy khá nhiều điểm tương đồng. Chẳng hạn như bài thảo Mộc Thiếu không khác bao nhiêu so với bài quyền Ngọc Trản của võ phái Tây Sơn và Bà Trà Tân Khánh...

Hiện nay, địa bàn hoạt động chủ yếu của võ phái Bạch Hổ là tỉnh Thừa Thiên-Huế, với khá nhiều võ đường. Tuy nhiên, vào những năm 80, võ phái này từng mở lớp huấn luyện tại CLB võ thuật Hồ Xuân Hương (quận 3, TPHCM) một thời gian, góp phần truyền bá kỹ thuật đặc thù của võ phái Bạch Hổ cho thanh thiếu niên đang sống trên mảnh đất mà Nguyễn Hữu Cảnh đã có công lớn trong việc hình thành.
Những Ông Thầy Nghề Võ Khét Tiếng Ở Trung Việt


Nói đến nghề võ ta ở Trung Việt, dưới thời Pháp thuộc, là cả một điều tủi nhục. Vì không bao giờ, pháp luật lại cho các thầy võ tự do tụ tập võ sinh học hành một cách công khai. Bởi thế, nên môn võ ta lại càng lu mờ đi với thời gian.

Mặc dầu họ bị bắt bớ, nhưng các thầy võ và võ sinh cũng vẫn lén lút học hành trong những đêm khuya khoắt.

Đó là lẽ thứ nhất khiến môn võ quyền của ta lu mờ đi. Lẽ thứ hai, ca’c võ sư không bao giờ thành tâm thật ý truyền lại cho đệ tử hết các ngón võ bí hiểm “nhà nghề” của mình. Hỏi tại sao vậy? Họ bảo rằng võ sinh bao giờ sau khi học thành nghề, cũng đem lòng phản thầy, nghịch bạn. Nên ông thầy võ lúc nào cũng giữ lại trong người một vài thế bí quyết hộ thân, hầu một ngày mai dẫu có trò nào đánh trả lại thầy, thì ông đem ra ứng phó.

Hai lý lẽ mà người viết dẫn chứng ra ở trên để bạn đọc rõ môn võ nghệ ta vì thế mà lu mờ lần đi.

Đem võ ta, võ Tàu, và võ Nhật ra so sánh thì võ Nhật, sở dĩ ngày nay được thông dụng khắp hoàn cầu, nhờ người Nhật khéo canh cải trong các thể thức.

Đã làm một thầy võ danh tiếng, bao giờ cũng phải biết qua môn học thuật nhâm cầm độn toán, một triết lý huyền bí mà chúng tôi sẽ bàn giải về sau .

Ở Trung Việt, hầu khắp các tỉnh từ Thanh Hóa trở vô đến Phan Thiết, không tỉnh nào người dân lại không biết qua nghề võ .

Dân Bình Định, làng An Vinh, An Thái, từ trai đến gái, ai cũng biết nghề võ . Một người chồng, trong cơn giận, rầy la người vợ, xốc lại tát tai thì chị đã lẹ làng gạt ra, rồi hai vợ chồng thi nhau một đường quyền mà kết cuộc không ai hơn ai mới thôi.

Những người ghe bầu Bình Định ba'n tỉn, đồ sứ, hàng vải trầu cau ... là những người râ’t tinh thông võ nghệ .

Từ Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, ra đến Quảng Bình là những tỉnh có nhiều thầy võ tiếng tăm, sống về nghề dạy võ.

Chúng tôi xin nói đê’n tỉnh Quảng Bình mà thôi, vì nơi sanh trưởng, lý tức nhiên được biết rõ nhiều hơn các nơi khác.

Võ Sư Khóa Chương

Họ Võ, tên Chương, người ta thường gọi là Khóa Chương, quê làng Thượng Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Từ Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, không người nào lại không biê’t tên Khóa Chương; thầy võ có tiếng về trường côn, nhảy cao, đá lẹ, phi thân .

Một đời ông ta, kể ra, dạy được nhiều võ sinh trong ba tỉnh mà người viết vừa nói trên.

Ba người vợ của ông và bốn đứa con trai đều biết nghề võ . Nhưng môn phi thân thì ông vẫn giấu nghề, không truyền lại . Ông chỉ dạy cho những đệ tử nào mà ông xem tướng mạo trung thành, sống chết vơ’i ông. Song những đệ tử của võ sư Khóa Chương mà chúng tôi thấy, đều đem môn học thuật cao quý này ra phụng sự cho nghề trộm cươ’p . Bởi thế ở Quảng Bình lúc bấy giờ, tại vùng Lệ Thủy người ta gọi là hai huyện, nơi nhiều lúa gạo, giàu có ở Trung Việt, đều bị trộm cướp.

Có một đêm tại làng Xuân Bồ, dân chúng nổi đèn lên sáng rõ, bao vây bắt trộm.

Trong những “đạo chích” đó, không lạ, toàn là thầy trò ông Khóa Chương.

Bị động, thầy trò phải tháo lui trước đám đông dân làng cầm dao, mác, dùi, tầm vông ... bủa tới, mà một mình ông co’ vỏn vẹn trong người ca’i khăn lông dài làm vật hộ thân để ra khỏi trùng vây trong đêm khuya tô’i .

Bao nhiêu tầm vông của dân làng xốc tới đều bị cái khăn lông của ông đỡ gạt, dọn đường cho ông tháo lui, lại gặp phải con sông nhỏ, ông liền cặp nách một môn đệ, nhảy qua sông rất dễ dàng . Nhưng, vừa qua sông lại bị đám dân bên kia khi nghe tiếng kêu cứu bên này, lại tủa ra đánh bắt. Hai thầy trò ông đã ra sức chống cự hằng giờ, nhận thấy mỗi lâu, dân chúng mỗi đông, nên ông và đệ tử phải nhảy lên nóc nhà kế cận mà chạy tháo lui.

Người viết cần lặp lại một lần nữa, phần nhiều võ sinh của Khóa Chương đều là kẻ trộm cươ’p, không phải là lời nói ngoa .

Một người tài giỏi như ông về môn phi thân, nhảy từ nóc nhà này qua nóc nhà kia, từ mé sông này qua bờ sông nọ một cách dễ dàng . Nhưng rồi một đời, đống xương tàn, không làm được chuyện gì hữu ích cho làng xóm!

Không rõ ông đã thọ giáo vơ’i võ sư nào mà lỗi lạc đê’n thê’?

Đã từng sống trong lúc đó, người viết thấy trộm cướp càng ngày càng nhiều. Cụ Vương Tư’ Đại, một tuần phủ thanh liêm đã ra lệnh tập nã, bắt giam Khóa Chương.

Trong lúc ngồi tù ở lao Đồng Hới, thường ngày hai buổi, có lính dẫn đi làm xâu .

Khóa Chương đã tỏ ra người biết ăn năn hối cải. Nhưng mấy thầy chú, luôn luôn chăn bên cạnh ông ta không rời một bước, lại còn năn nỉ ông ta là đằng khác, vì sợ ông ta trốn thoát, phải tội với nhà nước.

Có một hôm, thầy cai Xinh, từng nghe tiếng Khóa Chương, hôm nay được thấy liền bảo:

- Tôi nghe danh tiê’ng ông là thầy võ giỏi, song nay mới thấy con người ông ốm o như thế, làm gì nhảy cao đá lẹ, đa’nh nổi 100 người?

- Dạ! Tôi nhìn nhận lời thầy là phải . Nhưng trời sanh ra như thế, biết làm sao?

- Nếu phải là Khóa Chương, một thầy võ có tiếng tăm, thì nhảy lên ngồi trên vách cái Lũy Thầy này chơi .

- Muô’n tôi nhảy lên trên chót tường này, thầy cần phải coi chừng có quan chức nào đi ngang qua bâ’t ngờ trông thấy, lại để họa cho thầy thì tôi không muốn.

- Được, anh cư’ nhảy đi, tôi cho người coi chừng . Nhưng anh làm gì được, tường cao lă‘m, từ chân tường lên trên tơ’i 20 thươ’c tây lận, chơ’ phải thâ’p đâu!

Vừa dứt lời thầy cai, Khóa Chương liền vỗ tay phóc lên ngồi trên cao, đánh diêm đốt thuốc hút . Nhưng trong lúc đó lại có hai viên quan Pháp đi lại, trông thâ’y về làm giấy đưa qua cụ Tuần gia thêm Khóa Chương 3 tha’ng tù nữa .

Còn thầy cai Xinh phải 15 ngày tù . Trong lúc ngồi tù ca’c đệ tử ở ngoài lén lút đi trộm cướp hết làng này qua làng kia.

Tứ Linh
HÙNG KÊ QUYỀN
Về tới nhà, vừa gieo mình xuống bộ ván ngựa, ông hai Trầu (1) đã quát gọi gia nhân:
- Bay đâu! Kiếm chú Tư về gấp cho ta nghe ! Loạn, như vầy thì loạn thiệt rồi
Gia nhân hốt hoảng không hiểu sao bửa nay chủ nhân lại nổi giận bất tử vậy, vội chia nhau các ngả đi kiếm Tư Lữ (2)
Giữa lúc đó một thanh niên vóc vạc cao lớn, gáng một gánh lúa nặng khoảng mười vuông, đi từ cổng vào sân. Ðòn gánh là một phần cây tre to, vậy mà thanh niên đi nhẹ nhàng như không. Ông Hai Trầu kêu:
- Chú Ba Thơm (3), chú có biết chú Tư đi đâu không?
Ba Thơm đặt gánh lúa xuống mừng rỡ:
- Ủa anh Hai đã về. Em cũng không biết chú Tư đi đâu, chắc là cũng quanh quẩn đây thôi sắp về bây giờ đó anh...
Hai Trầu bực dọc:
- Anh vừa về tới đầu làng đả được bà con kể chuyện cho hay, chú Tư suốt ngày chỉ ham mê chơi đá gà, có đúng vậy không?
Ba Thơm chưa kịp trả lời thì Tư Lữ đã theo gia nhân về. Vừa trông thấy anh, Tư Lữ đã vội chắp tay chào rồi khép nép đứng qua một bên chờ lệnh. Hai Trầu gằn giọng:
- Chú Tư ! Chú đã biết cái tội của chú chưa?
Tư Lữ ngạc nhiên:
- Dạ thưa anh, tội gì xin anh cứ dạy...
Hai Trầu càng giận dữ:õ
- Tội ham mê đá gà, không lo luyện tập võ nghệ để phòng khi động dụng . Chú có biết Ðức TRần Hưng Ðạo ngày xưa đã có bài hịch răn tướng sĩ không nên ham chơi chọi gà " cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp giặc" hay không? Tôi thì bận đi buôn trầu quanh năm, vậy mà chú cứ ở nhà chơi bời lêu lổng, như vậy tôi sẽ mang tội với vong linh song thân là không kèm cặp cho em nên người. Ðể tôi cáo với các vị rồi sẽ sửa trị cho chú...
Ba Thơm toan khuyên can anh thì Tư Lữ đã mỉm cười nói:
- Thưa anh, em chơi đá gà chính là để luyện tập đá gà đấy ạ.
Hai Trầu trợn tròn mắt:
- Chú nói sao? Hừ ! Luyện tập võ nghệ cho gà để chúng đá nhau chứ gì?
Tư Lữ thưa:
- Dạ, chính vì chơi đá gà, em mới nghiên cứu các thế gà đá để đem áp dụng vào võ thuật...
Ba Thơm sáng mắt lên:
- Chú nghiên cứu các thế hay, độc của gà chọi để tạo thế võ mới lạ à. Lúc đầu nhe người ta nói tôi cũng đã đồ đoán như vậy. Chú nói rõ cho anh Hai và tôi nghe xem...
Tư Lữ nói:
- Mời hai anh ra sân, em sẽ cho hai con gà đá nhau để hai anhcoi. Anh Ba vô nhàbê giùm em một lồng gà ra đây.
Hai Trầu bước ra ngoài sân, ngồi dưới gốc cây me cành lá sum xuê bên giếng nước chờ đợi. Ba Thơm và Tư Lữ mỗi người bê một lồng gà ra. Tư Lữ đốt một nén hương để làm cử, lại lấy vôi bột rắc một vòng trên sân để đánh dấu vòng đua. Xong đâu đấy, Tư Lữ hô to:
- Thả gà!
Ba Thơm mở nắp lồng cho con gà lông đen tuyền ra, đằng kia Tư Lữ cũng thả con gà lông trắng nhỏ hơn con gà đen ra. Hai con trước khi đá nhau, chúng gườm nhau, kè nhau, nhìn nhau và đi vòng từ rộng đến hẹp trước khi xông vào để đá. Ba Thơm nhìn theo gật gù. Từ điểm này ông rút ra một điều: Người võ sĩ phải luyện tập cặp mắt thật sắc bén để đánh giá đúng mức địch thủ, phải dè dặt từng bước chân, từng thế thủ trước khi giao đấu
Hai con đá nhau vài hiệp bỗng con gà đen đá hai chân lên một lượt dùng móng chân đâm cào vào mặt, mắt, cổ ngực của con gà trắng. Hai Trầu giật mình bấm Ba Thơm hỏi nhỏ:
- Anh thấy người luyện võ xưa cho rằng "túc bất ly địa"(4) đứng một chân, một chân đá xa, thân thể đã mất thăng bằng rồi, vậy mà con gà này lại đá cả hai chân một lượt thì lạ quá!
Ba Thơm mỉm cười cũng nói nhỏ với anh:
- Muốn đá được cả hai chân phải giử được mức thăng bằng khi cả người rời mặt đất bay trong khoảng không. Hai tay phải có thế thích hợp để giử thăng bằng đồng thời tấn công kẻ địch. Anh nhìn kia mà xem, đôi cánh gà rất quan trọng trong lúc chọi nhau vì gà dùng cánh để giữ thăng bằng. Người võ sĩ cũng vậy, tay vung ra giử thăng bằng cho thân hình khi nhảy đá địch thủ. Tay như đôi kiếm sắc chém chặt kẻ thù. Dùng tay đỡ, gạt hóa giải tất cả các đòn tấn công của kẻ địch...
Con gà trắng đi nước dưới, thường đá móc hầu, xen vào gối gà đen làm gà đen dễ nghẹt thở. Ðúng rồi! Người vo õsĩ phải dùng tất cả cac bộ phận trên thân thể để chiến đấu chứ không phải chỉ dùng tay và chân. Ngón tay, ngón châncung phải luyện sao có thể điểm,đâm, chụp kéo kẻ thù. Nếu gặp chổ chật quá, tay chân dính với nhau bằng thế công, thủ, thì dùng cả miệng mà cắn yết hầu địch
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Lượm lặt các câu chuyện Võ.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lượm lặt các câu chuyện Võ....   Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:02 am

Con gà đen dùng nước kiệu, khi đá cú xoay vòng tròn để con trắng theo đà nó. Nó xoay mãi đến khi con gà trắng sơ hở thì quay lại phản công một đòn rồi tiếp tục xoay nữa. Con trắng mệt, con đen phản công dữ dội. Con trắng dùng nước xe, đang đá bỏ chạy. Con đen đuổi theo mệt, con trắng quay lại phản công rồi bỏ chạy nữa. Khi con đen đuối sức thì nó ào ạt tấn công
Tư Lữ chỉ hai con gà nói với hai anh:
- Hai anh thấy không con gà lớn thường đá nước trên, con gà nhỏ thường chui lườn, xỏ vía, từ đó em tạo ra các thế tránh, chạy nhảy, đá, hụp lặn... Thấy con gà hay đá những chổ nhược trên thân thể gà địch, từ dó em tạo ra lối đánh chủ đích, chọn những chổ hiểm trên thân thể địch thủ mà tấn công...
Ba Thơm vỗ đùi khen:
- Như vậy trong cương có nhu, trong nhu có cương, cương nhu hòa hợp với nhau. Lối quyền này đòi hỏi cả bộ pháp, thân pháp, thủ pháp, cước pháp và nhãn pháp. Chú đã dặt tên cho bài quyền đó chưa?
Tư Lữ khiêm tốn:
- Em mới nghĩ sơ sơ thôi, cầu mong các huynh trưởng hoàn chỉnh giùm và đặt tên cho...
Giửa lúc đó con gà trắng giả vờ chạy con gà đen đuổi theo nhưng đánh hụt đòn, con trắng hụp xuống né đòn và từ dưới thấp đánh bật lên. Ðầu và phần cổ gà như một cái thương nhọn, mồng gà là tua vải ở sau mũi thương. Nhìn mỏ gà trắng cắm phập vào cổ con đen. Ba Thơm reo lên:
-Trời ! Ðúng là ngón " Hồi mã thương"! Thưa huynh trưởng, đệ xin phép đăt tên cho bài quyền của chú tư là"Hùng Kê quyền" có không được ạ ?
Hai Trầu tán thành:
- Phải rồi, người xưa có hổ quyền, xà quyền, hầu quyền, hạc quyền, thì nay ta có hùng kê quyền, là môn võ riêng biệt của Tây Sơn.Anh báo tin mùng cho 2 chú biết, anh mới tìm ra con đường thương đạo qua An khê, vượt đèo Mang, đèo Mang Giang có thể đi tắt dến tận đèo Hải Vân. Nếu ta hành quân theo con đường này thì bọn chúa Nguyễn không tài nào phát hiện ra được. Có lực lượng riêng, có đường hành quân riêng, nay lại có cả môn võ nghệ riêng, như vậy ta đủ điều kiện dể dựng cờ khởi nghĩa vào đầu xuân sắp tới. Buổi xuất quân thế nào cũng có trò đá gà làm vui và dể quân sĩ theo đó mà học tập bài "Hùng Kê quyền" cho tinh thục...
Ba Thơm và Tư Lữ cùng reo lên:
- Hay lắm! Hay lắm!
Trái núi phái trước giống hình con gà khổng lồ, nghe tiếng reo của người,tưởng chừng cũng giật mình vươn cổ gáy...

Hai Trầu: tên thường gọi của Nguyễn Nhạc, vì ông từng đi buôn trầu ở Thượng đạo
Ba Thơm tức Nguyễn Huệ, vì hoa Huệ có mùi thơm
Tư Lữ tức Nguyễn Lữ
Chân không tới đất
Hổ quyền, xà quyến, hầu quyền, hạc quyền dựa theo tư thế của các loài cọp, rắn, khỉ, hạc... áp dụng vào võ thuật. Hùng Kê quyền là bài quyền Gà trống
Theo giai thoại và truyện hay võ thuật
Võ sư Hà Châu

; Võ sư Hà Châu là người miền Nam, sinh năn 1927 tại Ba Xuyên. Năm 9 tuổi ông đã được người cha dẫn đến nhà thầy dạy võ xin thọ giáo. Tuy nhỏ tuổi nhưng ông học mau tấn tới, trong suốt 15 năm gian khổ, bền chí học tập võ nghệ ông Hà Châu đã tinh thông Thập bát ban võ nghệ và phát triển cao độ về nội công và ngoại công nên có thể dùng tay chẻ đá, xé gỗ, hoặc cho xe lớn cán qua thân thể một cách tự nhiên.
Người dân Việt Nam ở miệt Cà Mau, Gia Ðịnh, Cần Thơ, Gò Vấp đều đã từng nghe danh hay chứng kiến tận mắt năng lực thượng thừa của võ sư Hà Châu. Ông là người đã làm hàng người kinh hãi và thán phục khi ông để cho một chiếc xe đò chở 40 đến 50 người chạy ngang qua người ông. Có lần ông còn cho một xe hạng nặng loại hủ lô để cán đá làm đường nặng hơn 12 tấn chạy lên người ông khiến mọi người như đứng tim, nín thở vì tưởng cõ thể ông sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe to lớn và cứng như sắt này. Nguy hiểm hơn nữa là trong lần biểu diễn ấy, chính người tài xế lái chiếc xe hủ lô này cũng đã mất bình tĩnh khiến xe bị tắt máy bất ngờ đúng vào lúc chiếc xe đang còn nằm trên người ông Hà Châu. Rất may là nhà lực sĩ đầy kinh nghiệm này đã hiểu rõ tình thế nguy cấp nên đã dùng nội công, vận dụng tất cả 12 thành công lực để gồng người chịu đựng sức nặng của toàn cái xe luôn cả tài xế đang đè trên người trong vòng 3 phút đồng hồ. May thay chiếc xe lại nổ máy và lăn bánh khỏi cõ thể nhà lực sĩ. Một số tài liệu viết về võ sư Hà Châu đã có ghi lại những sự kiện đáng kinh ngạc như sau:
Năm 1957 tại hội chợ Thị Nghè (Sài Gòn), võ sư Hà Châu đã dùng 2 tay mình trì kéo 2 chiếc xe đang rồ máy chạy về hai hướng khác nhau và giữ 2 xe này không chạy được. Năm năm sau, tức là vào năm 1962, tại Cà Mau, võ sư Hà Châu đã dùng tay không bẻ gãy cổ một con bò mộng hung dữ. Sau năm 1975 dân chúng Saigon không còn gặp lại con người có sức lực phi thường này nữa ai cũng tưởng vị võ sư đã qua đời. Nhưng bất ngờ, vào năm 1988, nghĩa là mãi 13 năm sau, võ sư Hà Châu lại xuất hiện và lần này con người siêu đẳng ấy vẫn còn làm cho đồng bào thán phục vô cùng khi ông dùng tay không để đóng những cây đinh dài vào gỗ rồi lại dùng 2 ngón tay kẹp đinh nhổ ra như người ta dùng kềm nhổ đinh vậy.
Trong một pha biểu diễn về khả năng lạ lùng tuyệt diệu của phép khinh công, võ sư Hà Châu đã nằm trên 12 cái siêu bằng đất đồng thời còn cho đặt lên người 150 ký đá tảng. Sau đó dùng búa tạ đập mạnh lên các đá tảng ấy cho võ nát nhưng lạ lùng thay 12 siêu đất ở ngay dưới thân mình ông lại không bị sứt mẻ gì cả.
Ở Hoa Kỳ có một cô gái mà bắp đùi cứng chắc đến độ người ta đã có thể uốn quanh đùi cô một thanh sắt lớn. Riêng đối với võ sư Hà Châu thì ông đã dùng cần cổ của mình để uốn một thanh sắt dày làm nhiều vòng quanh cổ mà ông không hề hấn gì.
Võ sư Hà Châu còn có một hộp sọ cứng như thép. Ông đã từng dùng đầu húc vào những bức tường cứng chắc xây dựng toàn bằng xi măng, đá tảng và đã khiến bức tường bị lủng một lỗ rất sâu.
Trích Những Người Có Năng Lực Siêu Phàm
Tác giả: Ðoàn Văn Thông
Vài danh sư Vịnh Xuân phái trước năm 1975 ở Sài gòn – Chợ Lớn

Trước năm 1975 ở Sài gòn, Chợ lớn chỉ có một vài danh sư Vịnh xuân phái vốn là người Hoa sang định cự Tuy nhiên phải đợi đến sau "hiện tượng Lý Tiểu Long" các vị mới chính thức truyền dạy môn này bởi bản thân các danh sư này được trang bị rất nhiều kiến thức võ học khác nhau của nền võ học Trung Hoa .

Một trong những vị danh sư đầu tiên phải kể đến là ông Nguyễn Tế Công một người hoa gốc Phúc kiến. Ông vốn là sư huynh của Diệp Vấn - Chưởng môn phái Vịnh Xuân tại Hongkong và là sư phụ của Lý Tiểu Long - Sang sinh sống tại Việt Nam từ trước năm 1945. Ngoài môn Vịnh Xuân, ông Nguyễn Tế Công còn tinh thông nhiều môn võ Trung Quốc khác. Với sự tổng hợp những tinh hoa các môn võ đã học được ông Nguyễn Tế Công đã từng đề xướng việc thành lập một môn võ phái mới mang tên Lôi Vũ đạo.

Vị thứ 2 là ông Huỳnh Bá Phước, người Hoa gốc Vân Nam một cao thủ môn phái Thiếu Lâm Bạch Hạc đồng thời khá am tường về kỹ thuật Vịnh Xuân phái, ông sang định cư tại Việt Nam từ trước năm 1945 sống ở rất nhiều nơi: Trà Vinh, Sài Gòn, Thủ dầu một..., nghề chính của ông là Đông y sĩ, còn việc dạy võ là tiêu khiển cho nên học trò của ông phần lớn là đông y. Hãn hữu là trường hợp của lão võ sư Từ Thiện đã từng giúp đỡ ông rất nhiều trong việc mở hiệu thuốc đông y lên ông đã truyền dạy tất cả các sở học võ thuật của mình về Thiếu Lâm Bạch Hạc , cũng như về Vịnh Xuân.

Một danh sư khác cũng được nhiều người biết đến là ông Phùng Điểm, người Hoa gốc Quảng Đông, sang định cư tại chợ Lớn những năm 1940-1950. Cũng như các vị danh sư khác ông rất tinh thông các môn võ Trung Hoa, nhất là Địa Đường môn. Trước năm 1975 ông mở võ đường ở Chợ Lớn thu hút rất nhiều môn sinh, tuy nhiên kỹ thuật chủ yếu trong giáo trình của ông là Thiếu Lâm Nam phái.

Danh sư thứ tư có thể kể đến chính là ông Hoắc Phi Hùng người Hoa gốc Quảng Đông, sang định cư tại vùng Khánh hội từ những năm 1950. Những năm đầu sang Việt Nam, tuổi còn trẻ, ông Hùng sống bằng nghề ‘Sơn Đông mãi võ". những võ công của ông biểu diễn hầu hết là thuộc hệ thống Thiếu Lâm pháị. Ông cũng từng tập luyện Vịnh Xuân phái có đẳng cấp và ông truyền dạy kỹ thuật này lại cho anh Huỳnh Đắc Hiếu, một dược sĩ hâm mộ võ thuật, đã từng giúp dỡ ông khá nhiều trong một lần ông nằm bệnh viện. Một trong những kỹ thuật anh Hiếu học đuợc từ ông đáng kể nhất là hệ thống luyện tập với mộc nhân- một kỹ thuật độc đáo của Vĩnh Xuân phái.

VÕ LÊ
VÕ THUẬT VÀ CÁC NGHÀNH HỌC THUẬT
1.Võ thuật và đạo đức học:
Võ đức (đạo đức võ) là linh hồn của võ thuật. Tôn cao võ đức là truyền thống tốt đẹp của giới võ thuật. Thời xưa lấy "Nhân, Trí, Dũng" là ba đức cần thiết của người luyện võ, tức là người Nhân không sát hại, người Trí biết giữ mình, người Dũng không khiếp sợ.
Tất cả các phái võ đều lấy việc người tập võ phải biết tu thân, dưỡng tánh, dùng võ vào mục đích tự vệ, cấm cậy mạnh hiếp yếu hay gây sự đấu đá, tuân giữ đạo đức của xã hội, tôn sư trọng đạo, cứu khổn phò nguy.
Môn phái Võ Ðang yêu cầu người luyện võ phải "Lập tâm vì trời đất, lập mệnh vì nhân dân, cấm gây chuyện, cấm bạo hành". Thiếu Lâm thì yêu cầu "Cứu nguy phò khốn nhẫn nhục mà giúp đời, phải giữ là người đã quy y theo cửa Phật, tự mình luôn lấy từ bi làm chủ, không được có hành vi cậy khoẻ hiếp yếu". Ngày xưa, khi đệ tử phái Côn Luân khi nhập môn phải thề như sau: "Ðặt tổ quốc trên hết, không lừa thầy, phản bạn. Coi đồng môn như cốt nhục, không lấy danh nghĩa môn phái làm điều tàn ác vô nhân đạo"
Trong 6 điều tâm niệm của phái Linh Trường Không Thủ Ðạo (Suzucho Karatedo) tại Việt Nam có dạy:
" - Nguyện cố gắng rèn luyện Không Thủ Ðạo hầu tạo một lương tâm sáng suốt và một thân thể khoẻ mạnh để bảo vệ lẽ phải.
- Nguyện trấn tĩnh chịu đựng mọi thử thách, chỉ dụng võ trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, thắng không kiêu, bại không nản.
- Nguyện trao dồi đạo đức không bao giờ có ác ý hay kiêu ngạo"
Trong 5 điều môn quy của Bình Ðịnh An Thái ( Bình Thái Đạo) đã dạy
“- Không phản sư phế đạo
- Không ỷ tài hiếp người
- Không sanh tâm đạo tặc
- Không loạn dâm háo sắc
- Không thắng vinh, bại nhục”
Trong 7 điều môn quy của Bình Định An Vinh (Vương Kiểm Mỹ)
“- Không phản sư môn
- Không khoe mình chê người
- Không đắm sa “Tứ đổ tường”
- Không thắng vinh bại nhục”
Chúng ta cũng gặp những tư tưởng trên trong 10 điều tâm niệm của môn phái Vovinam - Việt Võ Ðạo:
" - Việt Võ Ðạo Sinh (VVÐS) nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
- VVÐS nguyện đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo
- VVÐS chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trao dồi đạo hạnh
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Lượm lặt các câu chuyện Võ.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lượm lặt các câu chuyện Võ....   Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 6:03 am

- VVÐS tôn trọng các võ phái khác, chỉ dụng võ để tự vệ và bênh vực lẻ phải
- VVÐS sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng"
Nói tóm lại võ đức là điều cần thiết của người luyện võ, có võ mà thiếu đức thì chỉ trở thành người tàn ác bất nhân gây hại cho xã hội.
2.Thiền và võ đạo
Ngày nay nhiều người tìm đến võ thuật như là một môn thể thao, họ hấp tấp học vội vã vài năm để mong đánh bể được vài tấm ván, thi đấu đoạt được vài huy chương hay có thể trở thành tài tử nổi tiếng như Lý Tiểu long, Thành Long để hái ra tiền.Thực sự họ đã đánh mất ý nghĩa thực sự của võ thuật. Võ thuật là một nghệ thuật sống, sống tỉnh thức cho chính mình, sống trong thực tại của từng hơi thở, từng sát na vọng niệm, sống để hòa mình với vũ trụ, với vạn vật muôn loài. Ðã có mấy ai nhận chân được cái đẹp thực sự khi tâm của mình và vạn vật đã hòa làm một
; ; Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
; ; Ðêm qua sân trước một cành mai
; ; Mãn Giác thiền sư
Một kiếm sĩ khi xuất kiếm lấy đầu người chỉ trong nháy mắt không hề do dự, nhưng một kiếm sĩ chân chính cũng thừa hiểu rằng bản thân mình không thích bị giết hoặc bị chém mang thương tích; thì chúng sinh cũng vậy, từ loài người cho đến cầm thú, thảo mộc, tất cả đều có tâm cầu sống. Muốn hiểu được ý nghĩa thực sự của sự sống thì phải hiểu rõ sự chết. Chỉ có Thiền đạo của Phật Giáo mới trả lời được câu hỏi này. Ðây là lý do tại saoThiền (Zen) được dùng làm kim chỉ nam cho các nghành võ thuật Nhật Bản. Thiền (Zen) và võ đạo Nhật Bản (Budo) đã hòa trộn lẫn với nhau thành một thực thể không thể tách rời
Miyamoto Musashi một tay kiếm khách lừng danh của Nhật Bản vào thế kỷ thứ 16 khi lui về ẩn dật và viết cuốn Ngũ đại kỳ thư (The Book of Five Rings) đã từng viết rằng:
" Ðối với con đường của võ đạo (The Way of Bushi), phải nhận chân được Không tánh (Emtiness), phá vỡ cái mê mờ, vô minh (Illusion) thì trí tuệ (Wisdom) sẽ hiện tiền, sống tỉnh thức ngày và đêm. Khi đám mây mù vô minh tan biến thì người võ sĩ đạo chân chính (Bushido) sẽ được sống trong an lạc”.
3.Võ thuật và Chu Dịch học:
Theo quan niệm cổ đại thì loài người với vũ trụ vạn vật đều do âm dương tác động lẫn nhau mà thành. Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến bát quái. Trời đất có ngày đêm, sáng tối tượng trưng cho Âm và Dương, động vật và con người thì lấy giống cái làm âm, giống đực làm dương. Ngay cả trong cơ thể của con người cũng chia ra làm âm dương như: bên ngoài là dương, bên trong là âm, trên đầu là dương, dưới chân là âm, bên phải là dương bên trái là âm.
Bất kể loại võ thuật nào cũng nhấn mạnh việc làm khoẻ thân mình là ý nghĩa trọng yếu thứ nhất, đó là phải duy trì cho được sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Vì vậy dù là quyền "nội gia" hay quyền " ngoại gia" đều nhấn mạnh "khí trầm đan điền" hoặc " trong luyện tinh thần khí, ngoài luyện bộ pháp tấn pháp" hay "trong luyện hơi thở, ngoài luyện gân cốt". Như thế âm bằng dương thuận, tinh thần ổn định. Âm dương đều hòa, tinh thần khoẻ mạnh, thân thể tráng kiện thì bệnh nào mà sinh?
Theo chu dịch thì 8 quẻ bát quái dùng để tượng trưng các hiện tượng trời, người và vạn vật như Càn(trời), Khôn(đất), Chấn(gió), Tốn(sấm), Khảm(nước), Ly (lửa), Cấn(núi), Ðoài(đầm). Một môn võ có liên hệ nhiều với bát quái là Bát quái chưởng. Bát quái chưởng có 8 chưởng chính gắn với 8 cung của bát quái, lấy sáu mươi bốn chưởng chia làm 8 tổ chưởng, mỗi tổ 8 chưởng ghép vào làm thành tám lần tám là 64 quẻ. Ðường đi lại (bộ pháp) theo thứ tự " Cửu cung bộ" của Hà Ðồ Lạc Thư, Bát quái chưởng lấy động làm gốc, lấy biến làm pháp, lấy nội dung của chu dịch để chỉ đạo kỹ thuật.
Ngoài ra các phái võ khác như Thái Cực Quyền, Thái Cực Ðạo (Tae Kwon Do) cũng chịu nhiều ảnh hưởng của bát quái.Trong môn phái Tae Kwon Do thuộc hệ phái (WTF) có tám bài quyền từ đai trắng đến đai đen nhất đẳng tức là 8 bài Taekeuk và bài Koryo (Triều Tiên Quyền), 8 bài Taekeuk án theo 8 cung của bát quái như,Taekeuk 1 Jang ( thái Cực Càn cung quyền), Taekeuk 2,3,4,5,6,7,8 Jang tương ứng với( Thái Cực Ðoài,Ly,Chấn,Tốn,Khảm,Cấn,Khôn cung quyền)
Nói đến chu dịch thì không thể bỏ qua học thuyết Ngũ Hành, tức là lấy 5 loại vật chất cơ bản là Kim(kim loại), Mộc(gỗ), Thuỷ(nước), Hỏa(lửa), Thổ(đất) để cấu thành hình hình sắc sắc của thế giới đại thiên. Giữa chúng có một quy luật tương sinh tương khắc tuần hoàn không dứt. "Tương sinh" mang ý nghĩa cùng sinh ra nhau, giúp nhau lớn mạnh: Mộc sinh Hỏa, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ. "Tương khắc" tức là mang ý khắc chế lẫn nhau, kìm hãm nhau tức Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ.
Học thuyết Ngũ Hành ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật của môn Hình Ý Quyền. Hình Ý Quyền lấy hình dạng, tính năng phương vị của ngũ hành làm cơ sở chuẩn, đem các thức quyền phối hợp thành tổ, lấy ngũ hành làm hệ thống, làm nguyên tố cơ bản cấu thành các loại quyền thức, chiêu thức. Ngũ hành phân bố 5 phương vị Hỏa - Nam, Thủy - Bắc, Mộc - Ðông, Kim - Tây, Thổ - Trung Ương. Cũng như 5 phương vị của người: trước, sau, phải, trái và giữa. Trong thân thể người có ngũ tạng cũng phối hợp với ngũ hành: Can(gan) thuộc Mộc, Tâm(tim) thuộc Hỏa, Tỳ (lá lách) thuộc Thổ, Phế (phổi) thuộc Kim, Thận thuộc Thủy. Ðây là "nội ngũ hành"."Ngoại ngũ hành" thì có ngũ quan tức mắt thuộc Mộc, lưỡi thuộc Hỏa, miệng thuộc Thổ, lưỡi thuộc Kim và tai thuộc Thủy. Hình Ý Quyền cho rằng nội ngoại ngũ hành phải hợp với nhau tức "nội ngoại đồng hóa" điều hòa tạng, phủ, khí tức hơi thở tinh khí cùng hoà lẫn nhau đạt tới hiệu quả khoẻ thân sống thọ.
Bên cạnh đó giới võ thuật cũng lấy nguyên lý ngũ hành tương khắc để chế ra các chiêu thức khắc chế lẫn nhau, hoặc dùng nguyên lý ngũ hành tương sinh để sáng tạo các chiêu thức dịch sinh biến hoá với nhau.
Trong môn phái Vovinam -Việt Võ đạo tên của các bài binh khí cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thuyết Chu dịch như "Thái Cực đơn Ðao pháp", "Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp", "Tứ Tượng Côn Pháp", "Bát Quái Song Ðao Pháp", "Nhật Nguyệt Ðại Ðao Pháp", "Âm Dương Hồ Ðiệp Phiến"
4.Võ Thuật với Y học:
Từ thời Bắc Triều nhà Ngụy -Tấn, Ðạt Ma Tổ Sư từ Ấn Ðộ vượt biển sang Trung Quốc chỉ dạy thiền tông cho tăng nhân chùa Thiếu Lâm. Nhưng do thấy phần đông các tăng nhân ngồi thiền hay bị ngủ gục nên Ðạt Ma đã dạy cho phương pháp vận động để điều hoà khí huyết. Ðây cũng là nguyên nhân để phát sinh ra võ thuật Thiếu Lâm. Và Thiếu Lâm Thương Khoa Y thuật (Y thuật chữa thương Thiếu Lâm) đã trở thành một trong 72 tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm.
Thời Tam Quốc có Hoa Ðà sáng chế ra "Ngũ cầm hí" phỏng theo động tác của 5 con vật là Cọp,Nai, Gấu,Khỉ, Chim để vận động thân thể trừ tật bệnh. Ðây cũng là nguồn gốc để các môn võ thuật tượng hình sau này như Hầu quyền, Hổ quyền, Xà quyền, Ðường Lang quyền, Ưng quyền, Báo quyền v.v phát triển.
Như vậy nguồn gốc của võ thuật, ngoại trừ để đấu tranh sinh tồn còn có nguyên nhân nữa là để dưỡng sinh tăng tuổi thọ. Vả lại võ học và y học đông phương đều cùng nguồn gốc dựa trên âm dương ngũ hành sinh khắc. Nói về y học thì trời đất có âm dương, con người cũng có âm dương hội tụ, lại có ngũ tạng, ngũ căn ứng với ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Do đó y học căn cứ theo việc điều hòa âm dương, cân bằng ngũ hành để bốc thuốc trị bệnh.
Trong võ thuật thì lấy động tác nhanh chậm, cứng mềm làm âm dương, tấn công và phòng thủ, ta và địch là hai mặt của vấn đề chẳng khác gì âm dương. Người xưa bảo "tướng giỏi dùng binh như thầy hay chữa bệnh". Bệnh vạn biến thì thuốc vạn biến. Bệnh biến mà thuốc không biến, quyết là bệnh không thể khỏi được
Hơn nữa tư tưởng "trời người hợp nhất" cũng là tư tưỏng chỉ đạo của võ thuật và y học. Y học cho rằng "người là con của vũ trụ, con người rời trời đất là nguồn cung cấp hoàn cảnh điều kiện cho con người thì một khắc cũng không sống nổi"
Trên trái đất này có ai là người sống mà không cần dưỡng khí của trời đất? Trong võ thuật cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thuyết "Trời người hợp nhất". Người tập võ dậy sớm luyện công lúc tinh sương, để hấp thụ không khí tươi mát của thiên nhiên. Trong lý luận võ thuật của nhiều môn phái đều có sự chú trọng đến sự biến hoá của giờ giấc kết hợp với sự biến hóa trạng thái tâm sinh lý của con người, nhất là môn "Theo giờ điểm huyệt" của Thiếu Lâm. Bên cạnh đó thuyết "Hình thần tương quan" cũng là chỗ tương đồng của võ thuật và y học. "Hình" là hình thái bên ngoài, "Thần" là hoạt động ý chí bên trong. Hình và thần kiêm đủ thì khoẻ thân sống thọ. Trong võ thuật có môn ngọai công tập hình, nội công tập thần, nội ngoại công kiêm đủ làm cho thân thể khoẻ mạnh, tinh thần sáng suốt, vui vẻ hoạt bát. Cái thần hàm chứa bên trong còn được gọi là cái "tâm", tâm sáng, tâm chính thì mới mong đạt được cảnh giới tối cao của võ thuật. Cũng không thể quên rằng giới võ thuật rất chú trọng đến vệ sinh ăn uống, kiêm với dùng thuốc để bồi bổ, có thứ uống, có thứ xoa để trị nội ngoại thương. Do đó võ thuật không thể lìa Ðông,Nam y và Ðông,Nam y dựa vào võ thuật để phát triển.
5.Võ thuật và thư pháp:
Võ thuật và thư pháp là "dị khúc dồng công" (hai khúc khác nhau nhưng kết quả như nhau). Võ thuật lấy tấn công và phòng thủ làm nền tảng, nội ngoại hợp nhất, hình thần kiêm đủ, tiết tấu phân minh. Trong tập luyện bài quyền thì thể hiện sự phối hợp chặc chẽ giữa tay chân, hít thở, bộ pháp tấn pháp "động" thì mau lẹ có lực,"tĩnh" thì như bàn thạch, có nhu có cương, tinh khí thần hàm đủ.
Thư pháp thì yêu cầu đưa bút có chổ nặng chổ nhẹ, nâng đè, ngút ngoặt có tiết tấu và ngữ luật như âm nhạc. Ðiểm đưa nét bút có nặng có nhẹ, đậm, nhạt, mà phải có biến hóa. Hạ bút, thu bút tròn đầy và chu đáo khiến cho nét điểm đưa có thế khí, có sức sống và có cốt lực.
Thư pháp coi trọng "nhập mục tam phân" tức là "cốt, cân, huyết, nhục" (xương, gân, máu, thịt). Võ thuật thì cũng thế, vô cùng chú trọng đến cốt pháp, ngay thẳng cường tráng, chặt chẽ hùng vĩ.
Võ thuật coi trọng thân ngay bộ vững, thức chính chiêu tròn, mỗi mỗi động tác phải chuẩn xác, lượng điệu tề chỉnh. Thư pháp coi trọng "anh tôi quay ngó", ngầm ngó nhình nhau, có nặng có nhẹ, có cứng có mềm, có ẩn có lộ, có hư có thực, có thẳng có nghiêng, có dài có ngắn, có che có mở.
Thư pháp có các kiểu chữ: chân, hành, thảo, lệ, triện. Võ thuật có đao, thương, kiếm, côn, quyền. Tập võ và viết chữ đều chú trọng đến tác dụng của cổ tay. Tập võ mà bả vai chẳng lỏng thì lực không thể thấu đến khuỷu tay, khuỷu tay không xuôi thì lực không thể đạt tới ngón tay. Kình lực có phát ra được đầu ngón tay mới mong tới được thân hình kẻ địch. Cầm bút viết chữ phải chú trọng đến cổ tay, nâng khuỷu tay, có thế ngón tay mới có thể linh hoạt được nét bút trơn tròn tự nhiên, nặng nhẹ, nhanh chậm, tâm ứng ở tay. Trước khi viết chữ phải ngưng thần tĩnh ý, trầm khí xuống đang điền. Khi viết thì ý ở trước bút, nét ở trong lòng, một nét là thành khí mạch liền nhau.
Trong võ thuật trước khi xuất quyền thì cũng phải có khí trầm đan điền. Tĩnh tâm dùng ý, ý dẫn khí, khí dẫn lực, ý đến đâu kình lực đến đó, đường quyền liên miên bất tuyệt như gió thổi hoa bay, như hạc trắng vẫy cánh, như bươm bướm vờn hoa, như rồng xanh vượt biển v.v...
Tóm lại thư pháp và võ thuật đều bắt nguồn từ cuộc sống, soi rọi lẫn nhau, bổ xung cho nhau. Võ thuật giúp thư pháp tăng cường ý cảnh khí thế, ý vị tiết tấu, mỹ cảm và công lực của thư pháp. Ðồng thời thông qua thưởng thức nghiên cứu, học tập thư pháp dẫn tới sự liên tưởng phong phú giúp nâng cao ý sáng tạo trong diễn luyện kỹ xảo và nghệ thuật biểu diễn bài bản của võ thuật.
6. Võ thuật và binh pháp:
Trong quá trình phát triển của võ thuật, từ các đòn thế cơ bản để tự vệ đấu tranh sinh tồn của con người như chụp, vồ, quăng, quật, tóm, bắt, phát triển dần thành các kỹ thuật đơn đấu, đa đấu rồi hổn đấu. Từ cách dùng kỹ thuật cá nhân để tranh thắng dẫn đến nhu cầu dùng chiến thuật chiến lược trong chiến tranh giữa các bộ lạc, thị tộc, vương quốc đã dẫn đến sự ra đời của binh pháp.
Các cuốn binh pháp nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay như Tôn Ngô Binh Pháp, Khương Thái Công Binh Pháp, Gia Cát Binh Pháp (Trung Quốc), Ngũ Ðại Kỳ Thư (Nhật), Binh Thư Yếu Lược,Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư, Hổ Trướng Khu Cơ (Việt Nam). Trong đó cuốn binh pháp của Tôn Tử từ trong kinh nghiệm của chiến tranh đã tổng kết ra được những nguyên tắc chỉ đạo tác chiến có giá trị được các nhà võ thuật xưa nay xử dụng để phục vụ lại cho võ thuật như: "Tiên phát chế nhân", "Dương đông kích tây", "Ðả thảo kinh xà", "Dĩ tĩnh chế động", "Ðiệu hổ ly sơn", v.v...
Giả sử trong giao đấu võ thuật nếu đối phương đã biết ta quen dùng cước pháp tất sẽ phòng thủ trọng điểm vào đó. Khi bắt đầu giao đấu ta nên dùng chân tấn công liền liền để địch thủ càng tin chắc ta chỉ biết dùng đòn chân mà sơ hở phòng thủ phần thân trên của ta, lúc đó ta dùng đòn chân để tung hư chiêu rồi bất thình lình áp sát ra đòn tay liên hoàn để triệt hạ, đây là chiêu "Dương đông kích tây". Ðối với phòng thủ cũng vậy phải giả vờ làm theo ý đối phương để lộ sơ hở cho địch thủ tấn công, lợi dụng chiêu "muốn bắt phải thả" (Dục cầm cố tung), tranh thủ trong bảo vệ làm cho họ bất lợi hoặc sai lầm khi tấn công, như giả bộ hở vai lưng cho địch áp sát tấn công, lúc đó ta tung ra các đòn chỏ lật, chém ngược hay đá lái để triệt hạ. Tôn tử đã bảo "Binh giả, ngụy đạo giả" Việc Binh không ngại lừa dối đó là theo đạo lý trên vậy.
7. Võ Thuật và thẩm mỹ học cùng các ngành nghệ thuật:
Trong mỹ học có hình thức đẹp, ý cảnh đẹp, sức sống đẹp, trong vận động võ thuật cũng kiêm luôn 3 thứ đó. Các nhà võ thuật sáng tạo ra các loại quyền pháp lấy tiến thoái, công phòng, động tĩnh, nhanh chậm, cứng mềm, hư thực biến hoá lẫn nhau kết cấu nội dung dựa theo quy luật vẽ đẹp của tạo hình, ngoại hình của sự vật. Võ thuật chính là thiên nặng về tâm linh "tự ta cảm nhiễm" để thể hiện ý cảnh đẹp. Như trong sự biến hoá giữa "cao" và "thấp". "Cao" tựa rồng cuốn gió lốc xông thẳng lên trời mây, còn "thấp" thì như chim ưng mạnh bổ nhào xuống đất. Trong biến hoá "nhanh chậm", "nhanh" thì như sóng biển ào ạt gầm gừ không dứt khiến người ta phấn chấn tinh thần, còn "chậm" thì lại như mưa phùn gió hây hây thổi, ý vấn vít triền miên, tựa dòng nước manh mảnh ri như vẻ của thiên nhiên. Vẻ đẹp cuộc sống trong vận động võ thuật là vẻ đẹp thực sự chân thực. Võ thuật vốn có cơ sở từ cuộc sống, các động tác thường ngụ ý từ trong cuộc sống thường ngày được thi ca hóa thành những bài thiệu (ca quyết) để diễn tả động tác võ thuật như:
" Lão mai độc thọ nhứt chi vinh
Lưỡng túc kinh kinh tấn bộ hoành"
Lão Mai Quyền
"Ngọc trản ngân đài, tả hữu tấn khai
Thập tự liên ba, đả sát túc"
Ngọc Trản Quyền
"Long môn ngư vượt thủy
Hổ khẩu viên thượng phi"
Long Hổ quyền
Chính từ những hình thái đẹp đẽ từ trong các chiêu thức của võ thuật đã tạo cảm hứng cho các nhà nghệ thuật như hội họa, điêu khắc sáng tạo ra những tác phẩm đẹp truyền đời. Các bức tranh về các thế võ được vẽ trên vách chùa Thiếu Lâm, những hình khắc trên vách núi Hoa Sơn (Trung Quốc), hay các tranh vẽ các thế vật trong tranh Ðông Hồ, hoặc những hình chạm khắc trên vách ở các đình chùa, hình những dũng sĩ múa khiên đúc trên trống đồng Ngọc Lũ (Việt Nam) đều là những tác phẩm nghệ thuật để đời cho nhân loại
Cũng không thể bỏ qua ảnh hưởng của võ thuật trong các tuồng kịch nghệ hay sân khấu điện ảnh. Ở Trung Quốc có Kinh kịch (Bắc kinh), Việt kịch (Quảng đông), Dự kịch (Hà nam), Xuyên kịch (Tứ xuyên). Ở Việt Nam thì có Chèo (miền Bắc), Hát bộ (miền Trung), Cải lương (miền Nam). Tất cả các loại tuồng kịch đều lấy động tác võ thuật như múa kiếm, côn, đao thương, nhào lộn để diễn tuồng. Các loại nghệ thuật tuồng đều mượn võ thuật để diễn tả lại các nội dung của lịch sử, cổ xúy trừ gian dẹp loạn, trung quân ái quốc, đề cao nhân nghĩa.
Bước vào thế kỷ 21 nghệ thuật tuồng lần lần phải nhường bước cho nghệ thuật điện ảnh, trong đó các bộ phim hành động võ thuật rất là ăn khách, nội dung của các phim này cũng không ngoài bảo vệ kẻ yếu, nêu cao chính nghĩa, đem lại công bằng cho xã hội. Các bộ phim võ thuật hành động tiêu biểu như Rush Hour, Enter the Dragon, CrouchingTiger Hidden Dragon, Iron Monkey ,The last Samurai v.v...
Tài liệu tham khảo:
- Võ thuật Thần Kỳ - nxb Hà nội
- Sổ Tay Võ Thuật, cuốn 27, 30 và 31 - nxb Sàigòn
- Việt Võ Ðạo, Bàn Tay Thép và Trái Tim Từ Ái - nxb Thể Dục Thể Thao
- Căn bản Tae Kwon Do WTF – nxb Thể Dục Thể Thao
- Võ Thuật Cổ truyền Bình Ðịnh – nxb Ðồng Tháp
- Võ thuật Bình Định phái An Thái – nxb Long An
- Tôn Ngô binh pháp – nxb Thanh Hoá
- Miyamoto Musashi, The book of five rings – Bantam Wisdom Editions
- Journal of Asian Martial Art, volume 10 - Via Media Publishing Co
- The Zen way to the Martial Arts - Taisen Deshimaru - An Arkana book philosophy

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Lượm lặt các câu chuyện Võ.... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lượm lặt các câu chuyện Võ....   Lượm lặt các câu chuyện Võ.... I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lượm lặt các câu chuyện Võ....
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHÀ TRỪ QUỶ KỂ CHUYỆN
» Chuyện về loài Ngải.
» Chuyện về Thổ Công, Táo Quân.
» NHỮNG CHUYỆN XUẤT VÍA ĐI CẦU CỨU
» Thế kỷ 21, con người sẽ nói chuyện bằng tâm linh.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: VÕ THUẬT TINH HOA-
Chuyển đến