CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:04 am

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers
Tác giả: Phorn Ratanasuwan
Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ
LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ
TÚC MẠNG THÔNG HAY NHỚ LẠI TIỀN KIẾP

- Đặc Tính Thiền Phải Có
- Tam Minh
- Tại Sao Và Bằng Cách Nào
- Những Vấn Nạn Thông Cảm Được
- Những Cõi Song Hành
- "Hóa Thạch" Nơi Cõi Hữu Tâm
- Những Sắc Thái Thanh Tịnh
- Chẳng Có Gì Phải Tan Biến Luôn
- Chẳng có gì phải vĩnh viễn biến mất cả
- Nghĩa Rộng Hơn Của Từ "Tinh tiến’ (Energy)
- Sống Mãi Sau Khi Chết
- Một Sự kiện Hai Yếu Tố
- Tận Dụng Những "Hóa Thạch"
- Gia Tăng Ý Thức Nơi Phương Tây
- Một Thái Độ Đáng Tiếc
- Lý Do và Phương Cách Nhớ Lại Tiền Kiếp
- Trí Nhớ Dai Và Không Thể Phai Mờ
- Nắm Được Nguồn Sinh Lực Cao Nhất
- Thôi Miên Có Vai Trò Gì Không
- Lý Do và Phương Cách đề Nhớ Lại Tiền Kiếp
- Tập hợp siêu phức tạp của Sinh Lực
- Tái Sanh Và Tái Tử
SANH TỬ THÔNG HAY THIÊN NHÃN THÔNG - Cutūpapātañāṇa (Dibbacakkhu)
- Đệ nhị Tuệ Giác
- Thiên Nhãn Thông
- Ánh sáng dành cho "Thiên Nhãn Thông"
- Một Quá Trình Phát Triển Tiệm Tiến
- Nhìn Thấy điều gì
- Những Yếu Tố Duy Trì Cuộc Sống
- Không Gì Vượt Khỏi Thiên Nhãn
- Tự chiếu sáng
- Nhân Duyên phát sinh đối lại nhân duyên tác thành dụng cụ
- Danh và Sắc đối lại các xứ hay căn
- Vấn Đề Di Truyền Nơi Lãnh Vực Của Thức
- Bản Chất Tự Nhiên
- Hành Thiền Chính Là Nguồn Sáng Siêu Nhiên
- Những Ích Lợi Do Tu Luyện Thiền Mà Ra
- Phẩm Chất Của Bộ Não
- ‘Bản chất tự nhiên’: đặc tính kèm theo
- Bàn Thêm Về Chất Lượng Của Não Bộ
- Những lợi ích vật chất do ánh sáng thiền đem lại
- Những Khía Cạnh Phi Vật Chất Chứ Không Phải Vô Sắc Nơi Thân Xác
- Cần Nhiều Cố Gắng và Thời Gian Đề Đạt Đến Thành Tựu Cao Hơn
- Thiên Nhãn Thông nơi Đức Phật
HÓA TÂM THÔNG(Manomayiddhi)
- Sự Mù Quáng Siêu Nhiên
- Một Giấc Mơ Trở Thành Hiện Thực Chăng
- Giấc Mộng Là Hiện Thực Khi Còn Đang Tiếp Diễn
- "Vùng Sáng Đan Xen Nhau"
- Chúng sanh Thuộc Hai Cõi
- Mục tiêu và ý nghĩa
- Thức Hay "tâm" thuyên chuyển
- Còn về di truyền thì sao?
- Siêu Hình Là Nguồn Hữu Hình
- Yếu Tố Song Hành Và Bổ Sung Cho Thức
- Di Truyền Sinh Học Sau Khi Chết
- Không Phải Là Một Bản "Sao Chụp"
- Tiến Bộ Về Mặt Kiến Thức
- Những Con Người Thuộc Về Hai Cõi
BIẾN HOÁ THÔNG (Iddhividhi)
- Các Phép lạ (thần thông) Nơi Phật giáo
- Ví dụ đầu tiên: Ven. Cūlapanthaka
- Những Chi Tiết Thiếu Nhất Quán
- Ví Dụ Thứ Hai: Từ Một Tạo Ra Nhiều Vật, Và Ngược Lại
- Phép lạ (thần thông) Ngược Lại
- Đức Phật Đến Thăm Cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa)
- Trưởng Lão Mogallan Đã Tiến Vào Lòng Đất Như Thế Nào
- Đức Phật Từ Cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) Bước Xuống Trái Đất
- Phép lạ thứ tư: Tirobhāva: Biến bóng tối trở nên sáng chói và che khỏi tầm nhìn những gì đang phơi ra trước ánh sáng
- Liên Quan Đến Trưởng Lão Yasa
- Trưởng lão Đại Đức Mahā Kappina
- Biến Không Khí Thành Những Vật Rắn Chắc
- Một Phép lạ (thần thông) Khác Về Dấu Không Cho Nhìn Thấy
- Chuyện Kể Về Trưởng lão Mahaka
- Tạo Ra Lửa
- Đức Phật Cảm Thắng Phạm Thiên Baka
- Những Điểm Cần Cân Nhắc
- Đức Phật di chuyển Vào cõi Phạm Thiên với thân xác của ngài
- Tirokuḍḍādigamanāpātihāriya (Đi Xuyên Qua Tường v.v…)
- Paṭhavi-ummujjanimmuja pāṭihāriya (phép lạ (thần thông) nhào vào lòng đất rồi lại trồi lên.)
- Abhijjamānodakagamana Pāṭihāriya (Đi Bộ Trên Nước Không Làm Xáo Trộn Mặt Nước)
- Nguyên do cơ bản
- Trưởng lão Pilindavaccha chuyển đổi vật chất cơ bản thành vàng
- Lời Tuyên Bố của Trưởng lão Xá lợi Phất (Sāriputta)
- Lời công bố của Đức Phật
- Những Nghi Ngờ Tiếp Theo
- Đức Phật có thể biến cả một ngọn núi đá vững chắc trở thành một núi vàng
- Ākāse Pallaṇkekamapāṭihāriya (Bay bổng lên trời trong tư thế ngồi thiền)
- Đức Phật đi trên không
- Candimasuriyaparāmāsana Pāṭihāriya (Đụng chạm tới được mặt trăng và mặt trời)
- Trưởng lão Moggallāna trong trận chiến tay đôi đầy dũng mãnh chống lại long vương Nandopananda
- Phép lạ (thần thông) đụng tới mặt trời và mặt trăng và sờ vào được như là một loại ảo giác
- Kāyena Vasavattana Pāṭihāriya - Phép lạ (thần thông) lên cõi Phạm Thiên bằng thân xác thô thiển hay bằng thân xác cõi trời)
- Bằng cách nào có thể biến một nơi xa thành gần Và một nơi gần lại biến thành xa
- Giải thích việc chiêm ngưỡng một chúng sanh Phạm Thiên bằng Thiên Nhãn Thông
- Giải thích về việc hướng tâm tới bản chất tự nhiên của thân xác
- Những giải thích về Tri giác hạnh phúc và phấn khởi
- Những giải thích hướng thân xác về những sức mạnh tâm
- Lời dạy của Đức Phật
- Những lời giải thích của ngài Trưởng lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)
- Đạt đến lạc tưởng và khinh tưởng là điều vô cùng thiết yếu
PHÉP LẠ (THẦN THÔNG) BIẾN ĐỔI THÂN (Vikubbana iddhi)
PHÉP HÓA TÂM THÔNG
- Hiện Trạng Của "Thân Xác Cõi Trời" Ra Sao
- Làm quyết tâm thông qua tuệ giác
- Phẩm Chất không thể thiếu một người làm phép lạ (thần thông) cần phải đạt được
- Tám Thiền Chứng (samāpatti) và Tám Đề Mục (kasiṇa)
- Giải thích mười bốn bước
- Mười Phép Thần Thông (inddividhi)
- Trưởng Lão Bākula
- Trưởng lão Sañkicca
- Cậu Bé Tên Là Bhùtapāla
- Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta.)
- Trưởng Lão Sañjiva
- Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Định Về Phía Trưởng Lão Khāṇukoṇḍañña
- Trưởng Lão Khāṇukoṇḍañña
- Bà Uttarā và Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Định Bà
- Chuyện kể về cuộc đời của bà Uttarā
- Trưởng Lão Xá-Lợi Phất đến trợ giúp Puṇṇa
- Vợ của Puṇṇa dâng của Bố Thí cho Trưởng Lão Sārīputta
- Việc bố thí của hai vợ chồng Puṇṇa đã đem lại kết quả ngay hôm đó
- Puṇṇa được chỉ định làm nhà triệu phú thành phố
- Con Gái Puṇṇa cưới con trai Sumana làm chồng
- Uttarà có cơ hội thực hiện các việc công đức
- Sirimā xin lỗi Uttarā
- Sirimā xin lỗi Đức Phật
- Sức mạnh thiền định bảo vệ cho hoàng hậu Samāvatī
- Phép thần thông bậc thánh (Ariya) thần thông (iddhi)
- Năm nhân vật thực hiện công đức siêu phàm
- Mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) hay mười pháp Ba la mật
- Tại sao Nhớ Lại Tiền Kiếp lại xuất hiện đầu tiên?
- Các phép lạ (thần thông) được gọi là THẦN TÚC THÔNG (IDDHIVIDHI)
Sri Satya Sai Baba
-ooOoo-
LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ
Nghiên cứu những văn bản Kinh Phật, chúng ta biết rằng có sáu loại phép Thần Thông (abhiññā) hay là những sức mạnh tâm linh siêu thế, tức là:
Iddhividhi: Biến hoá thông.
Dibbasota: Thiên nhĩ thông.
Cetopariyañāṇa: Tha tâm thông.
Pubbenivāsānussatiñāṇa: Túc mạng thông
Cutūpapātañāṇa: Thiên nhãn thông
Āsavakkhayañāṇa: Lậu tận thông
Đây là danh sách được mô tả trong các bản văn Kinh Phật. Tuy nhiên trong các trang dịch tiếp theo sau đây thứ tự danh sách trên không được tuân theo một cách triệt để. Tác giả nghĩ rằng Thần thông đầu tiên tỏ ra thích hợp và liên quan nhiều đến hoàn cảnh thực tế ngày nay lại là thần thông thứ tư, tức là hồi tưởng lại tiền kiếp của (chính chúng ta). Tiếp theo sau là thần thông thứ năm, tức là Thiên nhãn thông hay là tri giác hiện tượng diệt sanh của chúng sanh tức là biết được tiền kiếp của họ. Lý do nằm phía sau điều này chính là những dữ liệu thu thập được trong chuyến đi thăm đầu tiên tôi thực hiện đến các ngôi đền Phật Giáo tại Ấn Độ vào năm Phật Lịch 2522. Những dữ liệu này đã chiếu luồng sáng mới nơi hiểu biết về những nguồn sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật, đem lại cho tôi một ấn tượng không thể phai mờ và một niềm tin không hề lay chuyển về những gì đã mô tả lại nơi các bản văn Kinh Phật, cả trong những tác phẩm Kinh Phật viết bằng tiếng Pali và các tập Chú Giải nữa. Những vị học giả hiện đại thường coi những hiện tượng đó là không tự nhiên, tức là đi ngược lại với luật tự nhiên mà hiện nay, thẳng thắn mà nói, có một số các vị học giả Phật Giáo cũng không công nhận. Ta có thể thông cảm điều này vì họ chưa đụng chạm đến bất kỳ một hiện tượng điển hình nào trong cuộc sống thực tế, tức là chẳng có bất kỳ người đương thời với các vị đó có thể thực hiện được những việc kỳ lạ đó có thể nhắc lại và được kiểm định một cách thoả đáng. Những ví dụ cụ thể ta có được chỉ là những bản báo cáo do người khác kể lại, hoặc từ những bản văn Kinh Phật hay là do những lời đồn đại và những tin tức mang tính chất cảm xúc mạnh, rất nhiều những bản tường trình đó không đáng tin cậy và không thể tin được.
Ngoài những vấn đề này, vẫn còn một trở ngại lớn khiến ta chấp nhận những hiện tượng đó là đáng tin cậy hay ít nhất là hiện thực. Đó chính là thiếu tính chất ‘bằng cách nào ta biết được" có thể dùng một thành ngữ hiện đại để mô tả. Điều này ngụ ý cho thấy hiểu rõ lý do hay chính xác hơn, hiểu rõ chiều sâu luật tự nhiên ẩn dưới những kỳ công hình như không hợp với luật tự nhiên đó. Có một thực tế là cho dù các học giả có khả năng dịch toàn bộ những đoạn văn Kinh Phật Pali này sang tiếng bản xứ của họ một cách chính xác, liên quan đến ý nghĩa từng từ một. Hoàn cảnh này có thể so sánh với một người có học vị cử nhân, tiến sĩ khoa học xã hội nhân văn, thì chắc chắn không thể hiểu được các sách giáo khoa viết về ngành y hay ngành kỹ sư chế tạo máy được. Toàn bộ những yếu tố này khiến ta đặt kiến thức và tầm quan trọng abhiññā hay sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật vào góc bóng tối. Những bản tường trình như vậy đã được xử lý rất nhiều lần với ý khinh miệt về khía cạnh này nơi kiến thức Phật Giáo giống như một con nhện ghê tởm luôn nhả tơ để nhử những "côn trùng" mắc vào bẫy của chúng.
Chính vì thế công trình được trình bầy ở đây là kết quả của một nghiên cứu thấu đáo các bản văn Kinh Phật và là một niềm tin vững chắc vào khả năng và chân lý nơi những biến cố ghi lại được nơi các tập kinh cổ xưa. Thực vậy, có một số các bài tường thuật trong các tập Kinh Phật đó, đặc biệt là các tập chú giải, có khuynh hướng phóng đại, cường điệu hóa khiến cho những bản tường trình đó trở thành ‘kỳ cục.’ Như vậy rất cần phải có một số chú giải về vấn đề này.
Mong muốn của tôi là có một số học giả Phật Giáo và những nhà nghiên cứu tập trung vào những nguyên lý Phật Giáo chủ yếu và căn bản. Chính trong lời dạy của Đức Phật nói về luật nhân quả hay nhân duyên (paticcasamuppāda), đó là ‘có tâm thức, thì xuất hiện Danh và Sắc" và khía cạnh ngược lại, có Danh và Sắc thì cũng xuất hiện tâm thức." Điểm ta cần lưu ý đến ở đây là đa số chúng ta đều có khuynh hướng không tin, và rồi sanh ra nghi ngờ chính những lời dạy này của Đức Phật, cho dù thực chất đây là những điều căn bản, hay là điều cốt lõi nơi giáo lý của ngài. Hay nói cách khác, đây là một bản tóm tắt (summum bonum) luật nhân quả của ngài, tôi đã đề cập rất dài dòng đến đề tài này nơi một trong những cuốn sách tôi đã biên soạn mang tựa đề là Buddhavidyaa hay theo từ tiếng Anh là Buddhology tạm dịch là Phật Học cũng đã được sẵn sàng cho quí vị xử dụng.
Có điều là rất nhiều người thường có khuynh hướng không tin toàn bộ sự thật về thần thông (abhiññā) của Đức Phật, là vì họ không hiểu luật Nhân Quả (paticcasamuppāda) không có hiểu biết tương ứng với sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật, không hề mảy may đi ngược lại với định luật tự nhiên. Có điều chắc chắn là abhiññā vượt quá luật tự nhiên như ta biết được và chấp nhận do những người đời bình thường với tầm "hiểu biết" giới hạn chỉ thông qua các giác quan kém phát triển của mình. Tuy nhiên đó vẫn là một luật tự nhiên. - trên một bình diện khác, cao hơn ta nên hiểu rằng định luật vật chất tự nhiên luôn luôn thích ứng với đối tác siêu nhiên, quyết định được ở giới hạn mức độ nào bản chất vật chất hay vật lý có thể hoạt động và vận hành. Nếu như và khi nào bản chất vật lý đó cũng phát triển đến mức độ có thể tự nổi lên vượt hẳn với giới hạn tri thức bình thường thì sẽ xẩy ra một sức mạnh hay một khả năng vượt trội hơn với góc độ những trí tuệ đó. Ta có thể gọi đây là một phép lạ hay bằng một từ nào khác, nhưng đó cũng chỉ là một hiện thực hay là một bản chất tự nhiên mà thôi.
Những việc kỳ diệu như: đi trên nước giống như đi trên mặt đất, bay lên hoặc di chuyển trên không trung giống như con chim bay, nhớ lại những biến cố xảy ra nơi tiền kiếp như thể chúng được ghi lại trong máy quay phim hay trong hệ thống máy tính, để nhìn (bằng con mắt tâm linh) điều ở xa và rất nhỏ, con mắt trần và bình thường không thể nhìn thấy cũng có thể thực hiện được đối với một tâm trí phát triển và được luyện tập đặc biệt nhằm vào mục đích đó. Những gì không thể thực hiện được và được coi như chống lại luật tự nhiên và vượt khỏi khả năng đã được luật tự nhiên xác định và giới hạn tới một mức độ nào đó. Câu nói "Thiên Chúa tạo dựng lên thế giới và muôn vật trong đó" nơi Ky Tô Giáo và "trí tuệ vượt trội hơn hẳn vạn vật vì toàn bộ những vật đó đều do trí tuệ mà ra." nơi Phật Giáo mang cùng một ý nghĩa. Từ Phật Pháp (Dhamma) trong câu nói trên của Đức Phật có ba ý nghĩa tức là, trước tiên những gì là vật chất, cả sanh vật lẫn thực vật, ta gọi là Rūpa hay Sắc, điều thứ hai được gọi là Nāma hay những gì thể gọi là "danh" hay là tên, ám chỉ những gì là phẩm chất hay cách thể hiện tâm linh tức là Vedanā là cảm thọ hay cảm giác, là Sañña hay tuởng, Sankhāra là hành và Viññana hay thức. Thứ ba là từ ám chỉ luật tự nhiên liên quan đến cả sanh vật lẫn thực vật.
Ngoại trừ việc thiếu kiến thức hiểu biết về luật nhân quả hay paticcasamuppāda, vẫn còn có một yếu tố khác nữa cũng góp phần cơ bản khiến cho người người hiện đại không tin vào thần thông (abhiññā) của Đức Phật. Thẳng thắn mà nói, đây chính là cách phóng đại tìm thấy nơi một số chi tiết trong những bài tường trình về một số phép lạ đó. Những bài tường trình này đặc biệt trong các tập chú giải Kinh Phật, một số chi tiết hình như rất kỳ cục và hầu như không nhất thiết phải có thật. Một ví dụ điển hình là Đức Phật chỉ cần bước có ba bước từ đỉnh ba ngọn núi trên trái đất để bước vào cõi thiên giới Tavatimsa. Theo như tập chú giải cho biết đó là vì ba ngọn núi này cũng di chuyển về phía trước khiến cho ngọn núi dùng làm bệ chân hay là hòn đá Đức Phật bước chân lên. Sau đó thì ba ngọn núi lại trở lại hiện trạng nguyên thuỷ. Rõ ràng là điều ngày khó lòng được chấp nhận là có thực theo nghĩa đen ngay cả đối với những ai sẵn sàng chấp nhận sự thật đó theo nghĩa có sức mạnh thần linh nơi chúng. Tuy nhiên, trong một ví dụ khác kể lại là Đức Phật đã trồng một cây soài từ một hạt soài và khiến cho cây soài mọc tươi tốt chỉ trong giây lát. Điều này có thể được vì tôi cũng đã được trực tiếp chứng kiến hiện tượng này. Nói chung, có thể có hai lý do về điều này. Trước tiên, đây có thể là một ảo giác hay là một ảo ảnh được thể hiện do sức mạnh thôi miên. Thứ hai là, đây rất có thể là một cây đã mọc lên thực sự có thể được đụng chạm tới, và được coi như là một quả hay một cây soài thực thụ. Tôi thường giữ kỹ những trái soài và lá cây soài như vậy trong một thời gian dài, trong thời gian đó vẫn được giữ nguyên vẹn và không tiêu tan di trong không khí.
Chính vì lý do đó tôi đã thử cố gắng đưa ra chính gợi ý hay quan điểm của mình liên quan đến một số việc kỳ công lạ lùng trong tác phẩm này, liên quan đến những nguồn văn bản rất thú vị, hầu có thể giải thích những liên quan nếu như muốn giải thích như vậy. Công trình hiện hành, như đã nói ở trên, chỉ có ý muốn trở thành một sự trung chuyển trung thực hay là một bản tường trình xuất phát từ cả hai nguồn Kinh Phật Pali và các tập chú giải. Việc phán quyết và quyết định cuối cùng cho dù có tin hay không tin và tin tưởng đến mức độ nào chắc chắn sẽ tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân.
Tôi đã hoàn tất dịch tác phẩm thần thông - abhiññā từ tiếng Thái, gồm có ba tập. Bản tiếng Anh lại thử và có thể bao gồm nhiều tập hơn là bản gốc tiếng Thái. Mục đích là để tránh mỗi tập không quá dầy khiến cho khó xử lý. Cuốn đầu tiên bằng tiếng Thái được dịch thành hai tập, tập đầu tiên đang nằm trong tay bạn đấy.
Phiên bản tiếng Anh là một cố gắng của Ngài Siri Buddhasukh, một giảng viên tiếng Anh thuộc Hội Đồng Giáo Dục Mahamakut, đại học Phật Giáo, Thái Lan. Phiên bản này quả thực không phải là bản dịch nguyên văn, được thực hiện bằng cách cố gắng nắm được ý nghĩa cơ bản và chi tiết bằng tiếng Thái và chuyển thành một phiên bản Anh ngữ có thể hiểu được. Trong trường hợp có nghi ngờ gì về ý nghĩa, dịch giả luôn luôn tra cứu với tác giả để được giải thích cho đến khi nắm được ý nghĩa rõ ràng. Ngài Siri Buddhasukh cũng là một người biên tập tạp chí WFB Review thuộc nhóm Ái Hữu Phật Giáo thế giới, thường dịch một số tác phẩm của tôi sang tiếng Thái, cụ thể là những cuốn cơ bản như là Buddhavidy hay "Phật Học" và tập "Hành Thiền Dựa Trên Niệm Hơi Thở". Ở đây nôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn chân trọng về sự đóng góp quảng đại của ngài.
Tôi hy vọng là khả năng, cũng như sự thật, về những việc kỳ công của Đức Phật trong tương lai gần sẽ được chấp nhận và được các học giả và các nhà tư tưởng công nhận, không những chỉ ở Thái Lan nhưng còn ở các quốc gia khác nữa. Vào lúc này, đang lúc các phép lạ của nhiều giáo lý thuộc các tôn giáo khác đều được gán cho "vị chúa" của các tôn giáo đó. Chắc chắn sẽ có ngày hiểu biết và chấp nhận nguồn tư liệu đó sẽ đựơc công nhận. Điều này đặc biệt đúng trong những lời Đức Giê-su Ki-tô có nói: "Anh em hãy tin thầy; thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin chính những việc (thầy đã thực hiện) vậy," (John 14, 11) và "Thầy và Cha Thầy chỉ là một" (John 10, 30) Đây chính là lời khẳng định ngài đã từ chối không rút lại lời đó và kết quả là lời tuyên bố đó đã khiến cho ngài phải chết trên Thập Tự giá.

Phorn Ratanasuwan.
Tháng chín 4, PL. 2522

-ooOoo-

LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ

Phiên bản tiếng Anh cuốn sách của ngài Phorn Ratanasuwan mang tựa đề Thần thông - Abhiññā (Những sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật) là cuốn thứ ba trong số các tác phẩm quan trọng của ngài cho đến lúc này, tôi đã cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Anh. Hai cuốn tôi vừa hoàn thành trước đó và giờ đây đang phục vụ đông đảo các độc giả là cuốn BUDDHAVIDYĀ , hay mang tựa đề tiếng Anh là BUDDHOLOGY, (Phật Học) và cuốn thứ thứ hai là ĀNĀPĀNĀSATISAMĀDHI, mang tựa đề tiếng Anh là ‘Meditation Based on Minhdfulness of Breaths’ (Hành Thiền Dựa trên Niệm Hơi Thở). Tác phẩm hiện các bạn có trong tay được viết bằng tiếng Thái gồm ba tập rất đồ sộ, đề cập đến toàn bộ sáu Abhiññā (phép thần thông) có nghĩa là những sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật. Tuy nhiên, dịch giả cảm thấy nên chia mỗi tập nguyên bản thành hai phần hay hai tiết đoạn (tập). Với mục đích không để cho quần chúng độc giả tiếng Anh, phải chờ đợi cho đến khi hoàn tất toàn bộ tác phẩm nguyên bản tiếng Thái, rất có thể sẽ còn mất một thời gian dài nữa mới có thể thực hiện được. Với một tập nhỏ hơn như tập tôi trình bầy quí vị độc giả ở đây, quí vị độc giả sẽ cảm thấy không mất quá nhiều thì giờ để có thể đọc hết cuốn sách. Ngoài ra, trong lúc đó dịch giả cũng rất bận rộn thực hiện nhiều tác phẩm khác không thể dành trọn thời gian để chuyển dịch tập sách này. Như vậy, quả thật liên quan đến hoàn cảnh hiện nay, vấn đề chính là "có còn hơn không".
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:06 am

Có điều không may là vào thời đại chúng ta những Abhiññā (Phép Thần Thông) này, ngoại trừ phép thần thông cuối cùng hầu hết đã bị giảm giá trị và đã bị bỏ qua ngoại trừ phép thần thông cuối cùng. Tuy nhiên, giá trị của phép thần thông cuối cùng tức là Āsavakkhayañanā: Lậu tận thông vẫn không bị nghi ngờ và bị xem thường, mặt khác vẫn còn được tán thành và thừa nhận. Phép thần thông này vẫn còn là cột mốc hy vọng dành cho những Phật Tử chân chính và nhiệt tâm thuộc hầu hết các trường phái và các môn phái khác nhau, tuy nhiên phương pháp và phương cách tu luyện có khác nhau tuỳ thuộc vào những sở thích và cách giải thích của từng nhóm và của từng giáo phái. Nhìn chung đối với các Phật Tử có khát vọng lương thiện đi theo những mục tiêu, thì thành tích của họ được gọi là Sukkhavipassaka, có thể nói, là những kẻ đã chứng đắc những yêu cầu tối thiểu để đạt đến A-la-hán. Họ không chờ đợi chứng đắc những phép thần thông còn lại, tức năm Abhiññā đã đề cập đến ở trên, đó chính là việc lựa chọn và quyết định chính đáng của họ; không ai có thể khiển trách họ vì đã làm như vậy. Và đối với họ thế đã là đủ lắm rồi.
Nhưng đối với Đức Phật, vị Toàn Giác thì điều đó không đủ. Sự giáng lâm của ngài là để thiết lập Pháp Vương trên trần gian này giữa muôn vàn bất đồng nơi những giáo lý thuộc tôn giáo khác nhau do rất nhiều cách và rất nhiều vị thuyết giảng ở mọi thời đại. Với duy nhất những thuộc tính là chứng đắc cho được những thuộc tính của một vị A-la-hán về phạm trù Sukkhavipassaka đã đề cập đến ở trên, ngài có thể rơi vào hiện trạng tốt nhất, tuy nhiên cho dù có tuyệt hảo với những phẩm chất cơ bản của nó, vẫn chỉ là một tiếng kêu yếu ớt của một con ve sầu giữa những tiếng rống của một đoàn voi và giữa những tiếng gầm kiêu hãnh của những con sư tử nơi cánh rừng dầy đặc gai góc nơi những quan điểm hiện hữu.
Đây chính là trường hợp, là điều một số Phật Tử nên chờ đợi không chỉ chứng đắc được bậc A-la-hán nơi phạm trù Sukkhavipassaka được trang bị với yêu cầu tối thiểu chỉ để "vượt qua việc sát hạch" như thế. Nhưng lại còn là điều khác nữa – và cũng là một điều khá nguy hiểm đó là họ còn đánh giá xấu hay tệ hơn nữa là từ chối không chấp nhận sự thật và khả năng, Đức Phật có thể thực hiện được những Abhiññā đó. đây cũng giống như một sinh viên trung bình hay yếu kém nhưng lại nhất mực khăng khăng chống lại chân lý và những khả năng có những sinh viên khác trổi vượt hơn họ về điểm số, về thứ bậc và về những nét độc đáo.
Điểm cần tranh luận, hay nói cách khác nguyên nhân bất hoà liên quan đến năm Abhiññā, đó chính là khả năng phi thường lại đi ngược lại với bản chất con người hay, chính xác hơn, chống lại những định luật khoa học. Nhưng sòng phẳng mà nói, một người hiện đại đã biết rõ bản chất con người và cái gọi là luật khoa học được bao nhiêu, nếu thực chất không muốn nói là quá ít ỏi? Một số kha khá các nhà khoa học cởi mở và không có thành kiến đã công bố những gì chúng ta biết được về bản chất nhân loại chỉ là một "cái chóp nhỏ nhô lên nơi tảng băng chìm" và cho rằng kiến thức khoa học của chúng ta đã có được, cho đến giờ phút này vẫn còn xa mới đạt tới hoàn thiện, hoàn hảo và chung cuộc. Những kiến thức đó luôn trải qua nhiều thay đổi, sửa chữa và thêm thắt vào. Để đánh giá sự việc chỉ qua cách quan sát vào "chóp đầu của tẳng băng chìm’ và thiên về những điều chưa hoàn chỉnh và chưa đạt đến mức hoàn hảo chung cuộc ít nhất ta cũng có thể nói là điều không đáng khích lệ. Dẫn tới kết quả tồi tệ nhất có thể xẩy ra đó là làm điều đó quả là điều điên rồ và nguy hiểm.
Dịch giả hy vọng các độc giả sẽ đọc với một tấm lòng cởi mở những bài tường thuật được kể lại trong tác phẩm hiện hành. Quả thực, có một số câu truyện quả là kỳ cục và không thể kiếm cách chấp nhận theo nguyên từ được. Nhưng lại có những chuỵên kể khác – rất nhiều là đàng khác đáng để ta suy nghĩ kỹ càng trước khi quét sạch đi với nhãn mác là phản lại định lụât tư nhiên và thiếu khoa học. Chính vì thế đây là điều phải được dựa trên phân tích khôn ngoan của nhà tư tưởng là người tìm kiếm chân lý chân chính để tự định đoạt vấn đề này. Tác giả và dịch giả chỉ là những lực lượng phối hợp để trình bầy một cách trung thực những chuỵện kể này trước toà án phán xét của các học giả. Đây là nơi chúng ta kết thúc cố gắng này và cố gắng của các vị đó được bắt đầu.
Siri Buddhasukh
Giảng viên tiếng Anh, tại hội đồng Giáo dục Mahamakut,
Viện Đại học Phật Giáo, Thái lan.
Tháng mười, P.L 2535
[01]
PUBBENIVĀSĀNUSSATIÑĀNĀ
TÚC MẠNG THÔNG HAY NHỚ LẠI TIỀN KIẾP
NHỚ LẠI TIỀN KIẾP có khả thi hay không? Bằng cách nào Đức Phật đã thể hiện được khả năng này? Trước khi trả lời câu hỏi đầy thách thức này, ta nên nghiên cứu những đoạn văn trong Kinh Phật trích dẫn những lời Đức Phật dạy về vấn đề này.
“Một vị tỳ khưu nhập thiền định (samadhi), do đó tuệ giác của ngài được thanh tịnh và sinh động, gạt bỏ được hết những ảnh hưởng phiền não, tuệ giác tỳ khưu trở nên ổn định, linh hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới nhập tuệ giác do vậy ngài có thể nhớ lại được những tiền kiếp. Rồi tỳ khưu còn có thể nhớ lại được rất nhiều kiếp sống trong quá khứ, nghĩa là, một, hai, ba, bốn, năm kiếp người, rồi mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, một trăm kiếp; thậm chí hàng ngàn hàng vạn kiếp nữa là đàng khác, xuyên suốt cả thành kiếp (Saṃvatṭa), kiếp (vivaṭta). Tỳ khưu nhận ra nơi các kiếp đó ngài đã có một danh xưng, sinh ra trong một gia đình nhất định nào đó, có màu da, tiếng nói và đã sử dụng những đồ ăn thức uống nhất định nào đó, ngài đã cảm nghiệm được nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc nào đó rồi lại trải qua một tuổi thọ nhất định; cuối cùng ngài đã “từ giã” kiếp sống đó và rồi lại tái sanh vào một cõi khác. Điều này chứng tỏ tỳ khưu có thể nhớ lại rất nhiều kiếp sống đã qua cùng với những chi tiết cuộc đời liên quan đến kiếp sống đó.
“Ôi, tâu Hoàng Thượng, giống như một người rời khỏi nhà mình và đi đến một nơi khác, rồi lại rời khỏi nơi ở đó và đến ở một nơi khác nữa. Để rồi từ đó người này quay trở lại chính ngôi nhà thân thương của mình. Người đó có dư khả năng nhớ lại những hành vi mình đã làm trong quá khứ ngay tại căn nhà này, người đó biết được đã đi đứng ra sao trong ngôi nhà đó, biết được lý do tại sao và bằng cách nào mình đã rời khỏi căn nhà thân thương của mình để đi tới nhà của một người xa lạ nào đó, trong ngôi nhà xa lạ đương sự đã đứng ngồi ở đâu nói năng những gì và giữ thinh lặng như thế nào…”
Những lời Đức Phật kể trên được trích từ Phẩm giới uẩn Sīlakkhandha trong tác phẩm “Trường Bộ Kinh (Long Sayings) (S. 9. 107) Đây là những lời Đức Phật đã nói với nhà vua Ajatasatu, mô tả lại những kết quả đáng mong đợi của những ai sống cuộc đời ly tục (vô gia cư) theo hệ thống Phật giáo, bắt đầu với những ai thuộc giai đoạn mở đầu n.l.(nghĩa là) những kết quả do Ngũ Giới hay Sīla đem lại. Vào cuối mỗi giai đoạn như vậy nguời đó khẳng định được thành tích do những kết quả đó đem lại đã đạt được trong cuộc đời này, tỷ như trong khi đã kinh nghiệm qua quãng đời đó, họ đã đạt được những kết quả và tiến bộ nào, chẳng cần phải tìm kiếm đâu xa trong cuộc sống tương lai cả. Một điều đáng ghi nhận đó là những khả năng đó chẳng phải chỉ dành riêng cho Đức Phật, chỉ mình ngài mới có được khả năng đó, vì một số đồ đệ khác của ngài cũng đã thực hiện được như vậy, chỉ cần họ đạt đến được một mức độ nhập thiền nhất định nào đó, gồm Tứ thiền (4 th Jhana) cùng với một vài khả năng thuần thục hay là Vasī nhất định nào đó. Chiều sâu hay cao độ trong bậc Thiền này thể hiện ở mức độ có đặc tính “lãng quên” toàn bộ môi trường bên ngoài, đặc biệt là khả năng thần kinh nhĩ không phản ứng lại bất kỳ tiếng động bên ngoài nào, ngay cả tiếng sét đánh ngang tai. Đồng thời thân xác cũng chẳng còn phản ứng nào nữa, thần kinh thân cũng ngừng hoạt động ngay cả khi có bất kỳ người nào hay sức mạnh bên ngoài nào đó gây huyên náo hay kích động. Tuy nhiên tuệ giác của họ vẫn sống động, và tâm họ hoàn toàn tỉnh táo. Chẳng còn một suy tư nào xảy ra trong suốt thời gian đó.
Đặc Tính Thiền Phải Có
Điều này có nghĩa là trong những sát na đó toàn bộ tâm tham dục hoàn toàn bị diệt trừ. Thời gian thân xác đó ngồi thiền bất động trong bao lâu không quan trọng, thân xác chẳng còn cảm thấy tình trạng căng thẳng hay mệt mỏi nào nữa. Muỗi đốt hay bất kỳ loại côn trùng nào cũng không thể gây phiền nhiễu họ được nữa. Lúc này Tuệ Giác được khống chế và thanh tịnh toàn diện, do đó khả năng tạo ra những hình ảnh tâm linh sống động rõ ràng y hệt như mắt thường nhìn thấy được. Tốc độ tạo qua đó hình ảnh tâm linh này được tạo ra chính là phản ứng trực tiếp và ngay tức khắc với ước muốn hay ý định của ta. Nguồn sáng nội tâm đó sáng rực lên và được khống chế hoàn toàn. Đây chính là điều kiện thiền cần thiết để nhớ lại tiền kiếp.
Một yếu tố khác nữa cũng đáng lưu ý đó là trước khi một thiền sinh (aspirant) có thể nhớ lại được tiền kiếp, người đó phải có khả năng gợi nhớ lại bất kỳ điều gì đã diễn ra với bản thân đến từng chi tiết như đang diễn ra trong suốt cả cuộc đời hiện tại vậy, có thể là ngày hôm trước, tháng trước hay năm đã qua hoặc lâu hơn thế nữa. Tất cả những điều đó phải xuất hiện được trong thâm tâm một cách chính xác tùy theo ý muốn không sai lầm. Không những đến lúc khả năng này có thể đạt đến không gian và thời gian nhớ lại được những biến cố này là hiện thực và có thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ con người hiện đại ngày nay có dư khả năng đạt đến được thành tích phi thường hay phép lạ (thần thông) y như những gì đã được đề cập đến trong Kinh Phật.
Tam Minh
Hiện nay, theo Kinh Phật chúng ta đã biết được Đức Phật có khả năng nhớ lại tiền kiếp của chính mình lẫn của người khác nữa. Một chứng minh rõ ràng nhất đó là ngài đã đạt được toàn giác, n.l (nghĩa là) vào đêm ngài đạt đến Giác Ngộ. Chính thời điểm đó, chúng ta nghe nói vào canh nhất trong đêm Đức Phật đã đạt Tuệ Giác, bởi đó ngài nhớ lại được những kiếp đã qua. Điều này người ta gọi là Túc Mạng Thông hay Nhớ Lại Tiền Kiếp (pubbenivāsānussatinñāṇa). Vào canh hai ngài đạt đến Tuệ Giác qua đó ngài có thể “nhận rõ” toàn bộ thế gian hay là các cõi gồm nhiều kiếp sống con người và được gọi là Hóa Sinh (Opapātika) (nghĩa là sinh ra một cách tự nhiên) điều này được gọi là Thần thông (Cutūpapātanñāṇa) (có nghĩa là luân hồi, tái sanh). Vào canh ba ngài đạt đến Lậu tận thông (āsavakkhayanñāṇa) (tận diệt được toàn bộ những lậu hoặc), nhờ đó ngài tận diệt vĩnh viễn một lần, toàn bộ những phiền não còn đang âm ỉ tận đáy sâu trong thâm tâm của ngài.
Có một tham khảo khác nữa là những đoạn Kinh Tụng, trước tiên là lời tán dương các ân đức Đức Phật đã thực hiện, một trong các ân đức đó chính là Minh-Hạnh-Túc (Vijjācaraṇasampanno), có nghĩa là Đức Phật là đấng toàn thiện cả về Minh (Vijjā) lẫn Hạnh (Caraṇa). Điều đầu tiên tức là Minh (Vijjā) được ám chỉ Tam Minh như đã đề cập đến ở trên. Tuy nhiên theo nghĩa rộng, còn gồm ba Phép Thần thông (Abhinñnñā) khác nữa nghĩa là những Thần Túc Thông (Iddhividhi) – một số biến hóa thần bí - Thiên Nhĩ Thông (Dibbasota) và Tha Tâm Thông (Cetopariyanñāṇa) - nghĩa là đọc được tâm của người khác. Đức Phật cũng đã đạt đến được toàn bộ ba loại Minh vừa kể trên như đã được biểu thị trong tính ngữ ‘Vijjāsampanno’ (Minh cụ túc). Hạnh ở đây muốn ám chỉ hành động tu luyện hay là giới, điều này có nghĩa là Đức Phật không chỉ toàn thiện nhờ nhiều loại minh đa dạng, nhưng còn ở cả giới hay hạnh kiểm rất đáng tin cậy và hoàn toàn vị tha của Ngài.
Như vậy chẳng còn gì phải nghi ngờ, ngay cả những tham khảo trong Kinh Phật liên quan đến một thực tế là Đức Phật: thực sự có thể Nhớ Lại Tiền Kiếp tức là gợi nhớ lại được rất nhiều những biến cố thuộc nhiều kiếp đã qua, cả của riêng ngài lẫn của người khác nữa. Thực sự trong những bài thuyết pháp ngài diễn giảng cho nhà vua Ajātasattu, ngài chỉ đề cập đến trường hợp các vị tỳ khưu nói chung. Nếu quả thực một đồ đệ của Đức Phật lại có khả năng thực hiện được điều này, thì còn nghi ngờ gì nữa chính Đức Phật lại không thể thực hiện được tốt hơn thế rất nhiều, hay ít nhất thì cũng tốt hơn những gì các đồ đệ của ngài thực hịên được.
Tại Sao Và Bằng Cách Nào
Giờ đây lại nổi lên một câu hỏi nữa đó là: tại sao nhập thiền ở mức độ cao nhất như vậy lại khiến cho các thiền sinh (aspirant) nhớ lại được tiền kiếp và bằng cách nào ta có thể thực hiện được điều này. Chính vì thế tốt hơn hết chúng ta nên theo dõi câu chuyện sau đây được kể lại từ chính kinh nghiệm thực tế của Cô Sriphen Catadasri trong đoạn văn cô mô tả trong cuốn sách nhỏ của cô mang tựa đề “ĐẾN THĂM THÁNH ĐỊA” trang 46 (To The Land Of Buddha).
Vào ngày 18 tháng 11 chúng tôi rời thành phố Korakkapur vào lúc năm giờ sáng, hướng về Lumbini nằm trong lãnh địa vương quốc Nepal. Đúng 9.30 sáng chúng tôi đến vùng tiền đồn Naugarh, tại đây vị trưởng đoàn, là cô Piyawan đã thu hết hộ chiếu của chúng tôi, rồi đến nộp cho văn phòng nhập cư để xin phép vào Nê-pan. Mãi đến gần 11giờ trước khi chúng tôi mới tới được Lumbini là địa điểm đã nhắm trước. Đường xá quá nhiều bụi bậm và mấp mô là khúc đường dẫn đến Lumbini đến nỗi quãng đường này là cả một cực hình thực sự đối với mỗi người chúng tôi. Người ta cho chúng tôi biết trên đường đi phong cảnh hết sức ngoạn mục, nếu trời tốt chúng tôi có thể nhìn thấy cảnh núi Hy-mã-lạp-sơn hùng vĩ. Nhưng có lẽ do bụi bậm và trời nóng, tầm nhìn quá hạn chế vào ngày hôm đó chúng tôi chẳng nhìn thấy điều gì thú vị ngoại trừ những cánh đồng khô cằn, nứt nẻ hai bên đường đi. Tôi cảm thấy tâm nặng nề và tự nhủ: chúng ta đang trên đường đi tới những nơi giúp chúng ta được Giác Ngộ, chứ không phải đến nơi vui chơi giải trí thoải mái. Chính vì thế cảm giác này đem lại tư tưởng “ly dục”. Cảm nhận này lẽ đương nhiên phải được mong mỏi chờ đợi như là một điều đương nhiên. Ngay do chính tư tưởng “ly dục” này tôi được lôi kéo vào nội tâm và đã trở thành quá hiển nhiên về những gì đang diễn ra bên ngoài.
Rồi sau đó hình như tôi được chứng kiến một rặng núi Hi-ma-lạp-sơn (Himalaya) kéo dài đến vô tận với thật nhiều những cánh rừng vĩnh cửu nằm dưới nhiều ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, những vùng dốc thấp hơn trải dài như một chiếc áo choàng bằng lá luôn phủ lên một màu xanh mướt. An sâu dưới đó là những dòng sông hung hãn, đem đến chất phù sa bổ dưỡng cho một vùng tiểu lục địa hình hoa sen. Tuy nhiên sức lạnh êm dịu cũng đã được cảm thấy và chúng ta nghe thấy những tiếng rì rầm của những con suối cũng như lạch nhỏ dưới chùm lá vấy bùn với những đóa hoa thơm ngọt ngào đua nhau khoe màu khoe sắc. Luồng gió lạnh thoáng thổi qua những đồ trang sức cho cánh rừng nổi bật lên trên những thảm cỏ xanh ngay phía dưới, tạo ra trên đám cỏ đó một bản phác thảo muôn màu muôn vẻ hết sức ấn tượng không bút nào tả xiết. Nằm giữa những cảnh quan đẹp đẽ và thanh tao hiện ra một cây cổ thụ oai vệ nổi vượt lên trên tất cả những lùm cây bao quanh đó, với những cánh hoa màu trắng tinh rải rác khắp vùng giống như những bông tuyết. Chính phía dưới cái tàn lá lạnh lẽo của cây cổ thụ oai phong lẫm liệt đó hơi thoáng toát ra những luồng ánh sáng sáu màu chói chang vừa thoáng xuất hiện, chiếu sáng cùng một lúc cả một dãy ngân hà gồm toàn những cánh hoa đang nở trong vùng đó. Rồi sau đó là tiếng tụng quen thuộc và đều đặn Bài Kinh Phật “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi...” và tôi như nghe thấy tiếng vị hoàng đế vĩ đại của chúng ta lên tiếng, “hãy đến lấy một ít đất thánh ngay tại nơi Đức Phật xuất hiện lên cõi đời này lần đầu tiên và đem về trưng bầy như là biểu tượng cho ngài tại những Ngôi Chùa Tự Do, Chùa Rừng Thông (Pine camp), thị trấn Lomsak thuộc tỉnh Petchaboon, Thái Lan.’
Rồi giây phút tiếp theo sau đó tôi hoàn toàn ý thức được điều gì đang diễn ra xung quanh tôi. Lúc này chúng tôi hầu như đã tới sát cổng vào Lumbini. Tôi xuống xe và đi theo những người khác, trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, cảm thấy bồng bềnh như đang trôi lơ lửng trên không hơn là đang đi trên đất. Sau đó ít phút tôi tự hỏi : đâu là nơi hài nhi Siddhattha đã đặt bước chân vinh quang đầu tiên lên hành tinh trái đất này.
Như thể trả lời cho câu hỏi trong tâm, tôi lại bị lôi cuốn vào trong nội tâm một lần nữa và tôi nhìn thấy một cột sáng chói chang nổi lên tại một nơi không xa lắm. Luồng sáng đó lại gặp một luồng sáng khác nữa cũng chói chang không kém. Điều này diễn ra gần chỗ một cây bồ đề thật lớn, kế bên một chiếc đầm sen hình như đối diện với tịnh xá Māyādevī.
Tôi trao đổi với Acharn Phorn chúng ta phải đến nơi đó. Ông hỏi tôi tại sao lại không xuất phát từ chỗ cây Bồ Đề gần kề bên tịnh xá kia. Nhưng tôi không trả lời một tiếng nào cả rất có thể vì tôi không thể mở miệng được, rồi sau đó lại rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê nữa. Tôi dẫn cả đoàn chúng tôi tới nơi hai luồng ánh sáng kia xuất hiện rồi gặp nhau gần bên cây Bồ Đề. Rồi Acharn Phorn thắp lên những ngọn nến, và những nén hương rồi cầu khẩn những chư thiên từ trời cao chứng giám cho lòng thành của chúng tôi trước khi bắt đầu tụng kinh. Sau đó tôi ngồi xuống và nhập thiền trong một thời gian dài.
Chính trong thời gian nhập thiền đó đã diễn ra buổi tụng kinh nhịp nhàng bài kinh Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi tại phía hậu trường, trong khi đó ở phía tiền sảnh có những âm thanh vang rền vọng lên “Đây là chỗ ngài Bồ Tát đản sanh” Vì là một ngôi Thánh Tháp cuối cùng trên đường chúng tôi đi, báo hiệu một giai đoạn giáo Pháp phát triển sau ngày Đức Phật đã được Giác Ngộ. Pháp này được dùng làm luồng sáng đèn hiệu. Cứ theo luồng sáng đó cả cõi trần gian này sẽ được chúc phúc trong bình an đích thực. Bóng đen bao trùm thế giới trong một thời gian dài đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho luồng sáng giáo Pháp chói chang rạng chiếu. Kiếp sống thuộc toàn bộ những gì mà bản chất là phát triển, ngay cả núi đồi và vòm trời - tất cả những thứ đó được gọi là hành tinh này, đều được tươi mát trở lại khi được tắm trong luồng sáng giáo Pháp đó. Chính vì thế hãy tụng Kinh Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi và để cho kinh đó chìm sâu vào tận đáy lòng các bạn. Đó là điều đang vang vọng lên khuyên nhủ từng người chúng ta.
Sau khi đã lấy một chút đất thánh ngay tại địa điểm đó, chúng tôi đến một thiền viện Nê-pan, tại đó Cô Piyawan đã sửa soạn bữa ăn trưa cho cả đoàn. Sau khi đã dàn xếp xong, như thường lệ việc phân phát Bố Thí Phā-pā sẽ diễn, chúng tôi rời khỏi nơi sanh của Đức Phật với suy tư nhẹ nhàng, rất khác nhau chẳng ai giống ai, tùy thuộc vào xu hướng và sở thích của mỗi người.”
Những đoạn văn trên được trích từ cuốn sách nhỏ mang tựa đề “ĐẾN THĂM THÁNH ĐỊA” mô tả một phần Thị Kiến của Cô Sripen có được về những gì đã xảy ra dưới một góc độ khác xung quanh khu rừng vùng Lumbini. Hiện tượng là một cảnh tượng nguyên bản đã diễn ra vào chính ngày giờ và địa điểm Hài Nhi Siddhattha đã sinh ra hơn hai ngàn năm trăm năm qua. Những ai đã đọc tác phẩm kể trên của bà sẽ biết được bất kỳ điều gì bà đã xem thấy tại những địa điểm khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật cũng đều được mô tả như là những cảnh đã thực sự diễn ra vào thời đó. Chính vì thế, đây là bằng chứng gián tiếp khẳng định khả năng có thể nhớ lại được biến cố đã qua, hay nói chính xác hơn, đó chính là Tiền Kiếp vậy.
Tuy nhiên, rất có thể vẫn còn tồn tại một nghi ngờ nào đó, có thể hiểu được đặc biệt về sự thật những gì bà đã được chứng kiến. Có người sẽ hỏi đâu là bằng chứng để xác minh những cảnh đó hoàn toàn giống như những gì đã diễn ra từ hồi xa xưa? Để trả lời câu hỏi này và để làm rõ mối nghi ngờ còn phải bàn bạc trong nhiều chương sách dài hơn nữa và tốt hơn hết ta nên gác vấn đề này sang một bên và chưa nên đi đến một kết luận chung cuộc nào cả. Chính vì thế rất có thể vào một ngày nào đó một số người sẽ thay đổi thái độ và tìm ra được một phương thế thuận lợi hơn để làm điều này. Đối với một số người khác đã quen biết khả năng của cô Sripen trong lãnh vực này, sẽ sẵn sàng đi đến chỗ hiểu cô và tin tưởng là lời kể của cô là thực tiễn và đáng tin cậy. Thêm vào đó họ sẽ sẵn sàng hiểu ra và được chúc phúc với một đức tin không có gì phải thắc mắc cả. Thực vậy, một số đồ đệ của Đức Phật cũng đạt được khả năng làm gia tăng niềm tin nơi Tam Bảo. Chẳng có điều gì là quá phóng đại đối với Niềm Tin (saddhā) này cả. nếu ta gọi đó là niềm tin hay đức tin thì cũng vậy. Có tuệ giác hay trí thông minh hỗ trợ, một niềm tin nơi Tam Bảo chắc sẽ trở nên sâu xa và vững vàng không hề lay chuyển. Niềm tin đó là kho báu vô giá, vượt hơn hẳn các kho báu vật chất hay bất kỳ loại giàu sang phú quí nào.
Độc giả nên đọc lại một lần nữa đoạn văn được trích trong tác phẩm của Cô Sriphen, và quyết định xem cô ta có bịa đặt những câu chuyện đó để lừa bịp người khác hay không. Thực chất mà nói, đối với những ai biết về tác giả, không có gì phải lưỡng lự để hạ cố tin tưởng bài tường thuật của cô cả. Đối với tôi dứt khoát chẳng có mối nghi ngờ nào cả. Vì tôi hiểu được từ góc độ Phật giáo: tại sao điều này lại đúng và thực hiện được bằng cách nào. Thông qua những bản trắc nghiệm nghiêm túc trước đây về những vấn đề khác, tôi đã có thể hiểu được những cảnh về Lumbini được cô mô tả hoàn toàn giống như những gì đã xảy ra hai mươi lăm thế kỷ qua. Ngài ra mục tiêu đầu tiên của chúng ta là đi đến Ấn Độ đã đến lúc phải mang về một ít đất thánh từ bốn ngôi thánh tháp có liên quan đến những biến cố về cuộc đời của Đức Phật và đem về trưng bầy tại Ngôi Chùa Tự do, để nhớ lại nhà vua giải phóng Naresuan vĩ đại của chúng ta. Những chuyện kể này và còn nhiều chuyện kể khác của cô Sriphen chính vì thế đã trở thành những sản phẩm không thể tưởng tượng được dùng để củng cố cả những sự kiện lịch sử lẫn sự thật về việc nhớ lại tiền kiếp như là một khả năng thần thông cả Đức Phật và các một số đệ tử của ngài đã thực hiện được. Chính nhờ hiểu thấu đáo tuệ quán hợp lý, nên con người ta có thể đạt đến được niềm tin trung thực và đáng khích lệ nơi nhiều loại tuệ quán và khả năng Đức Phật. Trung thực mà nói, có nhiều Phật tử cho dù đã nhận Thọ Đại Giới làm tỳ khưu và có trí rất sâu rộng, vẫn còn phân vân lưỡng lự trong việc tin tưởng Đức Phật có được những khả năng thần thông và vượt lên trên tầm với của nhiều người phàm phu. Những nhân duyên về điều này có hai lý lẽ: thứ nhất, họ chẳng biết tí gì hay chẳng có ai thực hiện nổi điều đó, và hai là họ chẳng hiểu gì, bằng ít nhất về mặt lý thuyết, bằng cách nào con người ta có thể đạt được những khả năng đó. Đương nhiên không thể phủ nhận đã có mối hoài nghi như thế và cách biểu lộ như vậy là một kết quả tất yếu gây tổn hại đến diện mạo của Phật giáo. Điều quan trọng hơn chính là có nhiều người hiểu biết rất ít về những tác hại to lớn họ không chủ tâm gây ra cho tôn giáo họ đang tin theo. Cũng chính nhờ nắm được những dữ liệu khẳng định chân lý, khả năng Nhớ Lại Được Tiền Kiếp, nên tôi dám nói rằng chúng ta đã được thưởng công xứng đáng về những phó phẩm không thể mơ tưởng được trong chuyến đi tới Ấn Độ vào dịp này.
Những Vấn Nạn Thông Cảm Được
Lúc này một loạt vấn đề lại nổi lên:
Tại sao những hoàn cảnh đã diễn ra trên cõi nhân loại này nhiều ngàn năm về trước vẫn còn thấy xuất hiện nơi cõi thiên hà?
Liên quan đến những gì Cô Sriphen đã chứng kiến đang khi mất liên lạc với thế giới bên ngoài và vấn đề là chứng kiến thấy những cảnh tượng trong quá khứ đó liệu có phải do các các chúng sanh thiên cung giúp tạo ra cho cô thấy được những cảnh tượng đó chăng?
Hay toàn bộ những cảnh tượng đó vẫn tồn tại nguyên hình như vậy mãi mãi và chỉ có người nào đạt đến một bậc thiền nhất định và sâu xa nào đó mới có thể nhìn thấy?
Những cảnh tượng này có tồn tại giống hệt như vậy nơi các cõi thiên hà khác mãi mãi như vậy kể từ khi xuất hiện nơi cõi người, làm sao có thể như vậy được?
Đây thực sự là những câu hỏi rất có ý nghĩa cần phải được làm sáng tỏ trước khi ta có thể hiểu được hay chấp nhận bất kỳ chân lý nào về Nhớ Lại Tiền Kiếp có thể đạt được như là một chân lý về sự tồn tại các chúng sanh nơi chiều kích được gọi là Hóa Sinh (Opapātika) hay là các tiên cõi hiện đã được rất nhiều nhà tư tưởng và các nhà nghiên cứu Đông cũng như Tây chấp nhận.
Trước tiên, ta cần phải nhớ lại chân lý Đức Phật đã quảng diễn cho rằng toàn thể những người trần tục, hoặc ngay cả những vị Tôn giả ở cấp thấp hơn (chưa đạt đến Bậc A-la-hán), họ đều phải tồn tại, hay nói đúng hơn họ vẫn còn sống, ở đâu đó trong ba mươi cõi. [1] Điều này bất chấp một sự thật là họ đã chết hàng nhiều thế kỷ, hay thiên đại kiếp, hoặc ngay cả hàng triệu năm và hàng nhiều đại kiếp qua và điều này cho thấy miễn là họ chỉ còn một chút Ái dục (Tanha) tồn tại là đủ, được gọi là tham dục (craving) hay là ước vọng (chanda) còn sót lại nơi tiềm thức của họ là đủ. Cuộc sống như chính họ ước ao không thể đi đến chỗ kết thúc được ngay cả khi hành tinh trái đất này bị hủy diệt hay bị thiêu rụi toàn bộ cách này hay cách khác. Nhưng thọ mệnh cho dù dưới dạng con người, thú vật, hoặc cây cối, vẫn còn tiếp tục tồn tại trong tiềm thức (Vinñnñāṇa), tức là tâm. Có thể được gọi là cõi tiên, hay là cõi hữu tâm, hoặc có thể bất kỳ một tên nào khác. Sau một khoảng thời gian dài, có thể lên tới hàng đại kiếp, khi xuất hiện một hành tinh có thể chứa đựng được cuộc sống như hành tinh trái đất chúng ta, cuộc sống có chiều kích tốt đẹp hay tinh tế đó sẽ lại tái sanh một lần nữa trên hành tinh đó, cho dù được gọi bằng tên gì đi nữa hay được định vị ở bất kỳ nơi nào trong vũ trụ. Đây là một chu kỳ cuộc sống vô tận kéo dài cho đến khi nào như đã nói ở trên chỉ còn tồn tại một chút ước muốn nhỏ trong chiều sâu ý thức thăm thẳm.
Đây chính là căn bản bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Nai Isipatana. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chi tiết hơn cần được cứu xét về một kết quả từ đó như sau:
Những Cõi Song Hành
Sau thân xác thô thiển cư ngụ trên hành tinh trái đất này tan rã hết, vẫn còn tồn tại một vật tương đương hay là phiên bản của thân xác đó dưới dạng tinh tế hơn trong một chiều kích tốt đẹp hơn hay một kiếp sống khác. Một cuộc nghiên cứu hiện đại và có hệ thống đã được khá phổ biến ngày nay. Điều đáng chú ý ở đây chính là sự kiện cho thấy không thể diễn ra như thế được chỉ vì bằng sức mạnh hay khả năng nội tại của chính tâm thức. Sức mạnh này có thể duy trì và nuôi dưỡng phần đối tác hay là phần song hành với thân xác (kể cả tâm là đương nhiên) trong một giai đoạn dài thời gian vô tận. Như vậy một tuổi thọ tối đa chính vì thế mà dài hơn tuổi thọ tối đa của con người trên trái đất này. Nói theo kiểu toán học ta có thể nhân với n lần độ.
Nhưng sự liên tục này không có nghĩa chỉ là đặc quyền của con người mà thôi, toàn bộ những loại sự sống khác đều có phần chia sẻ trong đó. Điều này cũng kể cả thú vật, và cây cối. Đây là điều hơi lạ và khó tin, nhưng lại có thật không thể tưởng tượng nổi. Đó là với sự hiện hữu của những hình thái sự sống đó, còn tồn tại cùng một lúc môi trường tự nhiên như là núi non, rừng rậm sông ngòi v.v… thích ứng và đáp lại với thiên nhiên hay là mức độ tâm thức của các cảnh giới hay cõi đó. Chính vì thế các thức uẩn thuộc mức độ đó đều tham gia tạo ra, thông qua khả năng nội tại riêng của mỗi loại. Như thể môi trường “thiên nhiên” như vậy toàn bộ những gì tồn tại ở trong đó đều được phát sinh ra từ khả năng sáng tạo nội tại của tâm thức về cái gọi là “người quan sát” thể lý. Nếu như khái niệm này được chấp nhận. Thì không có mấy vấn đề liên quan đến việc Nhớ lại các tiền kiếp nữa.
Điểm khó khăn nhất, hay nan giải nhất, của vấn đề có lẽ là bằng cách nào những vật không có sự sống như núi non, rừng rú, sông suối v.v… có thể trở thành hiện hữu. Luật thiên nhiên cai quản sự tồn tại của chúng như chúng ta được biết cho đến hiện nay hình như tỏ ra không thay đổi và hoàn hảo. – cho dù sự thật là không hề có “thiên nhiên” hay luật tự nhiên nào khác hơn những gì chúng ta biết được cho đến ngày hôm nay điều này có nghĩa là, cho đến khi chúng ta bắt đầu rời xa khỏi thiên nhiên, một sự u sầu tuyệt vọng và một điều bất hạnh cuối cùng. Có một câu tục ngữ nói rằng. “Còn có nhiều điều hơn là mắt ta có thể thấy” Trong trường hợp này có thể trở thành rất hiện thực. Còn có nhiều điều cao siêu hơn là năm giác quan thô thiển của chúng ta có thể bắt gặp được do thân xác thô thiển của chúng ta có thể làm được”
“Hóa Thạch” Nơi Cõi Hữu Tâm
Để quay trở lại với chủ đề chính công trình nghiên cứu của chúng ta- Đó là pháp vũ trụ tuyệt đối, có thể nói một cách không ngoa chút nào là pháp luôn hiện hữu, ở bất kỳ nơi không gian và thời gian nào đều vẫn còn y nguyên như vậy. Một năng lực luôn hiện hữu, trường cửu vô tận và tinh tế vào bậc nhất. Đây là chân lý căn bản nhất - là nền tảng, hay là cơ sở cho những gì đã được biết như vật chất và năng lực vượt qua khỏi năng lực lãnh hội của năm giác quan thô thiển của chúng ta. Chính là loại hay mức độ năng lực này đã hơi thở sự sống vào cho vạn vật – gồm cây cối, muông thú và con người trên hành tinh này cũng như muôn vàn các chiều kích cuộc sống khác. Nguồn năng lực này không thể bị phá hủy. Hoàn toàn có thể và hợp lý ta thấy rằng một biến cố xảy ra hàng ngàn năm hay ngay cả hàng triệu năm vẫn có thể để lại những tàn dư nơi cõi hữu tâm - và một người quan sát giỏi vẫn quan sát được một lần nữa.
Năng lực như vậy, trong trường hợp này chính là mức độ năng lực đương nhiên, là mức độ cao nhất hay tiên tiến nhất về thiền định, hay nhập thiền được gọi là Jhana hay là Thiền Chứng (samāpatti), có thể dùng bất kỳ từ nào bằng tiếng Anh. Chỉ có nhập thiền ở mức độ hay cường độ này ta mới “nhìn thấy” những gì còn lại của những sự kiện tiền sử được bảo tồn lại trên “đá” nơi cõi hữu tâm. Giống như một nhà khảo cổ học hay là khoáng sản học có thể “đọc” được những biến cố lịch sử thông qua những “hóa thạch” không tiếp đất đó. Chính vì thế, Đức Phật hay các vị tôn giả có kinh nghiệm tham thiền hay nhập thiền chứng (sāmāpatti). Có thể nhớ lại hay đọc được những “hóa thạch” của chính họ lẫn của người khác, nhìn thấy những sự kiện đó một cách rõ ràng và sống động như thể chúng ta nhìn thấy những vật thực sự và sống động trong cuộc sống hàng ngày của ta.
Để nghiên cứu sâu hơn vào từng chi tiết, chúng ta có thể nói toàn bộ những vật thể, có sự sống hay không cho dù hình dạng, hình thù, màu sắc, âm thanh, khí, vị và cảnh xúc được có như thế nào đi chăng nữa, và có thể bền vững đến đâu chăng nữa, thì các nhà quan sát tiềm lực (có khả năng) luôn luôn vẫn có thể “quan sát” được. Chúng ta có thể tưởng tượng như chúng được ghi lại bằng một máy ghi hình, hay một máy ghi âm, hay bằng bất kỳ một dụng cụ khoa học nào khác như máy ghi hình truyền hình. Với độ nhạy cao và bền lâu. Hiểu theo nghĩa này các sự kiện đó không bao giờ bị “mất đi” nhưng chỉ biến đổi sang một độ nhậy năng lượng hay một độ tần số cao nào đó mà thôi.
Điều này là có thực, và trong thực tế, cuộc sống của con người và con vật trên đời này sau thời kỳ thân xác thô thiển này tan rã hết. Điều đáng lưu ý là có điều rất thực đối với những con vật tuyệt chủng như khủng long đã tồn tại và vẫn còn đó, không phải là những hóa thạch chế, nhưng là những thú vật sống động nhưng bằng xương bằng thịt như chúng đã thường tồn tại và di chuyển trên khắp bề mặt trái đất này, trước khi di chuyển đến sống động và khỏe mạnh vào cõi hữu tâm. Chúng sống động hoàn toàn giống như cách con người chúng ta sống động, và hoạt bát, có thể hoạt động thông qua giác quan của chúng. Nói tóm lại, nếu những con khủng long đó vẫn còn sống và khỏe mạnh, thì tại sao con người chúng ta (theo nghĩa rộng) lại không sống động như chúng (cho dù chúng ta không khỏe bằng, như trong trường hợp những con ở trong cõi (cảnh khổ).
Những Sắc Thái Thanh Tịnh
Như chúng ta đã nói ở trên, điểm khó nhất để hiểu làm sao và bằng cách nào các vật không có sự sống như núi non, sông ngòi và nhà cửa, hoa quả cây cối lại có thể tồn tại được. Ở đây chúng ta nên lưu ý rằng, lúc người ta “chết” trên trần gian này, được “tái sinh” vào cõi vô hình, hay cõi thần tiên. Nhìn chung, chúng ta không ra đi một cách trần trụi. Chúng ta xuất hiện nơi cõi thần tiên đó ít nhất là với bản sao chép y hệt với quần áo chúng ta đang mặc vào sát na ra đi đó. Chẳng ai trong chúng ta ra đi với tâm lành mạnh lại nghĩ rằng chúng ta ra đi trần trụi cả. Những thứ quần áo đó họp thành một phần thân xác ta và cũng là “thịt và máu” với tâm của mỗi người chúng ta nữa. Chính vì thế, hiểu theo nghĩa rộng, môi trường như hoa quả, cây cối, sông suối và đồi núi cũng vậy. Toàn bộ những chúng sanh và những pháp đó đều đi theo với ta, chính vì vậy Đức Phật đã dạy, toàn bộ những chúng sanh họp thành bốn “giới”, sự khác biệt là ở chỗ nơi cõi vô hình và tinh tế của cõi hữu tâm, thực tế này xem ra rõ ràng hơn nơi cõi đời đầy thô thiển này. Vì thế thân xác của những chúng sanh vô hình, Đức Phật gọi chung là Hóa Sinh (Opapātika) cũng được cấu tạo do bốn giới căn bản đó, giống hệt như những giới của con người chúng ta trên đời này. Tuy nhiên chúng có phần tinh tế hơn so với bản sao của chúng thuộc cõi đời này. Chính vì thế mà chúng ta cho là chúng có ‘Sukkhumarūpa’ nghĩa là “sắc tế” với mức độ khả năng cao hơn, tuy nhiên mờ nhạt hơn bản sao của chúng trên cõi đời này. Đối với chúng thân xác, khung cảnh xung quanh rất hiện thực, và sống động như thể chúng vẫn hiện hữu và quan sát được y hệt như trên cõi đời này, giác quan của chúng vẫn hoạt động tốt hoặc ở một số trường hợp còn tốt hơn nữa là đàng khác. Chúng tồn tại trên mặt đất này rất vững chắc, chắc chắn, chúng có thể nhìn thấy, nghe, ngửi nếm v.v… theo cách chúng vẫn thường thực hiện trước kia khi vẫn chưa được coi như đã chết. Chúng cũng có nước da khác, có thói quen khác- những điều thích và ghét. Bất kỳ thái độ tâm linh nào chúng vẫn có trên cõi đời này, vẫn thuộc về chúng trên cõi thần tiên đó. Cõi vô hình đó lúc này trở thành nơi họ cư trú cũng tạm thời như cõi trái đất này là điều gì giống như các trạm, các nhà trọ trên đường di chuyển luân hồi trong cuộc hành trình xoay vần. Thực chất chuyến đi này mang sắc thái con đường vòng quanh hay quanh co là vì đối với hầu hết các chúng sanh, xuất hiện trên cõi đời này sau khi đã khởi hành từ một nơi xa xăm nào đó và sau một chuyến hành trình chúng lại rời khỏi cuộc sống này đã được tái sinh ra ở trên trần gian này và chỉ xuất hiện ở đây một lần nữa vào cuối một tuổi thọ tối đa nào đó– điều này cứ diễn tiến thành một hình vòng tròn. Nơi một số trường hợp còn là một hình vòng tròn đầy khổ ải, cho dù yếu tố thời gian nơi mỗi trường hợp xem ra có vẻ khác nhau rất nhiều.
Sự hiện hữu những biến cố “hóa thạch” được lưu giữ trong các hồ sơ vũ trụ (đôi khi được gọi là “Akasic”) làm nổi bật khả năng nhớ lại tiền kiếp và khả năng nhận ra những biến cố được ghi lại nơi cõi hữu tâm của một chuyên viên quan sát được huấn luyện kỹ càng. Tuy nhiên điều này rất khác với khả năng quan sát và giao tiếp với những chúng sanh vô hình, Hóa Sinh (Opapātika) bằng những trình độ thiền khác nhau. Vấn đề này có thể gồm lại trong lãnh vực Phép Nhãn Thông (clairvoyance) nhìn thấu những vật vô hình được dưới dạng cao nhất là Dibbacakkhunñāṇa Thiên nhãn thông hay Cutūpapātanñāṇa có nghĩa là Sanh Tử Thông vậy. Xét trường hợp khả năng cô Sriphen được chứng kiến và đàm đạo với những chúng sanh vô hình, đây thực sự vẫn chưa phải là Sanh Tử Thông (clairvoyance) thực sự, vì nàng vẫn chưa thể nhìn xuyên qua tường, chẳng hạn, và như thế thì nàng có thể nhìn thấy bất kỳ điều gì rất nhỏ hoặc rất xa đối với con mắt thường và không được luyện tập. Khả năng của nàng chỉ có thể được coi như là trạng thái Nhãn Thông mở đầu mà thôi (đầu tiên) và còn được gọi là thiền ngủ (sleep meditative) có nghĩa là thiếp đi lúc nhập thiền là lúc con người có thể nhìn thấy những người đã quá cố. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt, nơi cô chỉ là giấc ngủ trong niệm và đã được kiểm soát, rất thoải mái, theo ý muốn và ngay tức khắc.
Biến cố Cô Sriphen đã có thể quan sát thấy những khung cảnh thực sự đã diễn ra hàng ngàn năm về trước nơi những địa điểm trong cuộc đời Đức Phật không phải là nhớ lại những biến cố đã qua. Khả năng thiền của cô đã được gia tăng do khả năng của các chúng sanh cõi thiên họ biết rõ nàng đang ở vị thế cần được trợ giúp bằng những phương cách đó và thực sự Cô đã thực hiện được như vậy là do sự trợ giúp của các chúng sanh thần tiên vậy.
Chẳng Có Gì Phải Tan Biến Luôn
Lúc này lại có một vấn đề – rất có ý nghĩa đối với những ai muốn nghiên cứu và đào sâu đến từng chi tiết. Chúng ta biết bằng cách nào, toàn cảnh cụ thể của công viên Lumbini đã xuất hiện hơn hai ngàn năm qua, không thể biến khỏi cõi trần gian này một cách như thế, nhưng không thể được, vì chẳng còn dấu vết gì tồn tại cho đến ngày nay. Nhưng cô Sriphen vẫn có thể nhìn thấy thông qua phép thiền của cô, quang cảnh và biến cố đã diễn ra tại đó vào thời đó. Liệu có thể đó là cảnh thực tại và biến cố đó vẫn tồn tại chăng, và chờ có người “quan sát” đầy tiềm năng để mà nhìn thấy chăng? hay có thể bất kỳ ai đó cũng có nhìn thấy được chiếu lại hay là được tái tạo lại, từ trí nhớ của những chúng sanh nơi đó khiến cho cô có thể nhìn được chăng? cho dù những cảnh tượng thực sự và biến cố đó thực chất đã biến mất?
Trước khi mạo muội làm sáng tỏ những điểm này, tôi đã yêu cầu cô Sriphen liên lạc với các chúng sanh chư thiên và hỏi họ xem làm sao điều này có thể diễn ra được. Đây là câu trả lời của họ.
“Những cảnh quan về những biến cố trên cõi đời này như thể các biến cố đã xảy ra tại công viên Lumbini. cho dù đã biến mất hoàn toàn vào dĩ vãng và không còn thu hồi lại được nữa, nhưng vẫn còn lại và tồn tại nơi các cõi thiên hà (astral world). Toàn bộ các sinh vật hay vô sinh vật đều được tái sanh do Tinh tiến (energy) mà ra. Sau khi Sắc (form- Rūpa) của chúng đã tàn rồi. Sắc đó biến đổi thành một thực tại khác đó là Tinh tiến được thanh tịnh (refined), trong đó các vật thể này vẫn tồn tại. Những Tinh tiến “hóa thạch” này, ta có thể gọi như thế, chính vì thế mà trở thành khó quan sát hơn và như vậy cần phải có một sức mạnh tâm linh hơn, và tinh tế hơn đó là Tinh tiến thiền (meditative energy.) để có thế “tiếp xúc “với chúng được.
Cũng cần lưu ý là tất cả những chúng sanh trong cõi Thiên hà không thể nhìn thấy hoặc quan sát được những cảnh tượng trong đó một cách giống nhau và ngang bằng nhau đâu. Mỗi chúng sanh ở cõi đó đều hơn kém bị giới hạn hoặc hạn chế tùy thuộc vào các tưởng riêng những pháp này. Điều này lại tùy thuộc vào mức độ trưởng thành hay phát triển siêu nhiên của từng chúng sanh. Những kẻ nào đã đạt đến trình độ Thiền Vô Sắc Giới (arūpa jhāna) đang khi còn ở trên cõi đời này, đã vượt qua được tư tưởng về bản ngã nơi toàn hộ thọ mệnh của họ. Sau khi thân xác của họ đã tan rã, họ đạt đến được Cõi Vô Sắc Giới (arūpa visaya). Ở đó thân xác họ đã trở nên thanh tịnh hoàn hảo nhất. Được Thanh tịnh hoàn hảo đến nỗi ngay cả những người đạt đến mức độ Nhãn Thông cao nhất vẫn không thể nhìn thấy họ (nhưng xúc vẫn diễn ra thông qua liên lạc tri thức với nhau) Cũng như vậy các chúng sanh Hóa Sinh (opapātika) nơi các cõi thấp hơn không thể nhìn thấy được những chúng sanh cao hơn, tâm và sở hữu tâm của họ được thanh tịnh và tinh tế hơn. Tóm lại, bản chất môi trường nơi cõi Hóa Sinh (opapātika) rất phù hợp với những chúng sanh cư ngụ tại đó.”
Lời giải thích ngắn gọn ở trên xem ra mang đậm hình thức cao siêu, soi rọi một chút ánh sáng nơi tâm của tôi như thể hiểu được sự thật về việc nhớ lại tiền kiếp. Sau đây là những chân lý được rút ra từ đó.
Chẳng có gì phải vĩnh viễn biến mất cả.
Sắc pháp thì bao gồm có năng lực, cả hai đều có khả năng hoán chuyển lẫn nhau. Thân xác con người xuất hiện thông qua sự hiện diện của tâm. Sau khi thân xác đó tan rã, con người trở nên vô hình, được gọi một cách chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika). Lúc đó thân xác của ta, cho đến khi nhập được vào cõi cuộc sống thích hợp với mức trưởng thành của con người vào từng thời điểm, giống như thân xác trên thế gian này. Một khi đã gia nhập vào cõi thích hợp riêng cho từng đối tượng như đã nêu trên, thân xác con người sẽ mặc lấy một hình dáng và nhiều sắc thái phù hợp với cõi đó. Nếu như tạm rời khỏi cõi đó (tạm thời như trong một cuộc thăm viếng) thì thân xác của người đó sẽ hiện nguyên hình con người trước kia.
Điểm liên quan đến quần áo hay trang phục như đã đề cập đến ở trên cũng cần phải xem xét. Làm sao trang phục có thể đi theo với người đó? Đương nhiên họ còn đi song hành hay là cả bản sao của trang phục trước kia người đó đã mặc. Nhưng bằng cách nào trang phục đó lại hiện hữu được ở một chiều kích hiện thực khác?
Một điểm khác nữa là đồ ăn do các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) sử dụng. Nơi một số trường hợp các đồ ăn này giống hệt như những gì được sửa soạn nơi cõi trần thế này. Thức ăn hay hoa quả họ hàng thân thiết cúng cho người quá cố trên cõi đời này thông qua dâng của bố thí cho các tỳ khưu (charity = dāna) cho các tỳ khưu cũng được thấy xuất hiện nơi cõi của người quá cố. Chính xác như trên cõi đời này, làm sao điều này có thể xảy ra?
Còn có một trường hợp đã được ghi lại trong tập tin của chúng tôi. Điều này có liên quan đến những khảo cứu khảo cổ tại một thiền viện tên là Wat Klong, tại thị trấn Khoobua, một tỉnh miền nam Rajhuri. Ngôi chùa này được xây dựng cả ngàn năm qua. Những gì còn lại của ngôi chùa đó chỉ là những nắm đổ nát nơi cấu trúc móng mà thôi. Chúng ta không còn biết gì về thượng tầng cấu trúc của ngôi chùa này: một Phòng Trai giới (Uposatha) hay là một tịnh xá chăng hay là một thứ gì khác. Thông qua khả năng thiền của Cô Sriphen, chúng ta được biết đây là nền móng của một tịnh xá (vihāra). Quang cảnh được cô nhìn thấy hoàn hảo đến từng chi tiết, đến nỗi chúng ta có thể vẽ được một bản phác họa của ngôi chùa đó và so sánh với bức hình mang tính nghệ thuật vào thời đó.(Trường hợp này đã được trình bày tiết trong một tập sách nhỏ bằng tiếng Thái mang tựa đề Voices From Heaven. Cuốn 5)
Nghĩa Rộng Hơn Của Từ “Tinh tiến’ (Energy)
Đây là một ví dụ khẳng định pháp “không có gì bị biến mất và vạn vật, cả sinh vật lẫn các vật không có sự sống đều thể hiện ra bằng tinh tiến (sinh lực). Tuy nhiên, ‘tinh tiến” (sinh lực) này được khám phá và tái phát hiện như thế nào nơi các nhà khoa học hiện đại vẫn còn rất giới hạn và còn xa mới đạt đến hoàn hảo. Khoa học chỉ làm rõ được một vài khía cạnh. Nhưng vẫn chưa nhận ra, sự hiện diện và sức mạnh của tinh tiến (sinh lực) của tâm. Chính sinh lực (tinh tiến) này là bản chất hay là nguyên lý căn bản từ đó vạn vật trong vũ trụ này phát sinh ra một trong những công thức đó đã được khẳng định trong y tương sinh (paṭiccasamuppāda) (nhân quả) hay là luật duyên khởi (Law of Dependant Causation) không được quan tâm đúng mức cho dù nguyên lý này công bố một chân lý sâu xa nhất và trực tiếp liên quan đến cuộc sống mọi sinh vật. Kể cả loài người và loài vật. Thí dụ như thú vật và chúng sanh nơi cõi vô hình, hóa sinh (Opapātika) thì nguyên lý này khẳng định: nơi tâm, có Rūpa (n.l. Sắc hay còn gọi là bốn giới) có Sắc xuất hiện thì cũng hiện diện tâm.”
Một số lời dạy của Đức Phật hỗ trợ và giải thích công thức như sau:
a- Ananto Ākāso (nguyên văn, hư không là vô biên) (Ghi chú: không khí ở đây phải hiểu là không gian nhưng thường được hiểu như vậy, có thể được hiểu như là nhiều loại khí. Cũng còn có cả không gian bên trong một nguyên tử thuộc bất kỳ vật chất nào).
b- Anantaṃ Vinñnñāṇaṃ: thức cũng vô biên (điều này đã được thảo luận trong một tác phẩm của tôi có tên là BUDDHOLOGY. Hiện đã được dịch sang Anh ngữ)
c- Manopubbaṇngamā Dhammā Manoseṭṭhā Manomayā: Tâm (hay ý) là bản chất của mọi pháp (n.l. pháp gì là vật chất. Phi vật chất, và luật tự nhiên) Điều vượt trội hơn tất cả mọi Pháp chính là Mano (có nghĩa là tâm) toàn bộ Pháp đều chỉ là sản phẩm tâm mà thôi.
d- Trong Ky-tô giáo cũng tồn tại một giáo lý giống như những trích đoạn về bản chất vật thể như sau, Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ và vạn vật trong đó. Thiên Chúa hiện hữu khắp nơi.
Sống Mãi Sau Khi Chết
Tôi tin là hiểu thấu đáo được những nguyên lý này sẽ khiến cho không mấy khó khăn để chấp nhận một pháp khác đó là: con người ta có thể vẫn còn sống ở đâu đó, sau khi đã rời khỏi (chết) cõi đời này. [2] và toàn bộ sự vật, sau khi đã tan biến khỏi cõi đời này, vẫn còn tồn tại trong cõi hữu tâm.
Theo lời Đức Phật dạy, tâm vẫn còn bị Ái dục (Tanha) lấn áp thì buộc phải trải qua một qui trình tái sanh, và kết quả là một qui trình tái tử liên tục. Tái sanh lại đề ra một lần sanh khác tương ứng với Sắc (rūpa) (hình thể hay là vật chất n.l. thân xác). điều đáng lưu ý ở đây là từ “Rūpa’ ở đây không nhất thiết phải hiểu là hình dạng hay là thân xác của một chúng sanh sống. Nơi vô hình, hóa sinh (Opapātika) cũng có thể thấy đất, cây cối, hoa quả, quần áo, nhà cửa và đường xá. Toàn bộ những thứ đó đều hàm chứa trong ý nghĩa của từ “rūpa”.
Ngoài trừ những con người nơi các cõi Hóa Sinh (Opapātika) trông giống con người trên cõi dương thế này, ta còn có thể thấy thú vật ở đó, kể cả những gì đã bị tiệt chủng khỏi cõi đời này như loài khủng long chẳng hạn. Những điều này xem ra có vẻ không chắc xảy ra nhưng ít nhất thì vẫn còn là những thực tế đang chờ được quan sát và phát hiện, ta có thể nói như thế. Để có thể sẵn sàng ít nhất là cân nhắc và tìm tòi một cách vô tư điều gì đã diễn ra vượt khỏi bức tường nhà tù năm giác quan của ta.
Việc nhớ lại tiền kiếp nơi Đức Phật, kể cả tiền kiếp của ngài lẫn của người khác, rất hoàn hảo và không giới hạn trong không gian và thời gian. Ngài có thể quay trở lại với mọi biến cố xảy ra trong cuộc sống của một người hàng ngàn năm hay hàng triệu năm về trước, ngay cả hàng nhiều đại kiếp đã qua. Khả năng này còn gồm cả việc Ngài nhìn thấy những biến cố trong quá khứ xảy ra tại một địa điểm cũng như cho một người hay cho nhiều người theo ý muốn của ngài. Như vậy những môi trường, hoàn cảnh, thực phẩm, quần áo và toàn bộ những yếu tố có liên quan cũng được biết đến. Những “cảnh tượng” như vậy không phải là tưởng tượng hay ảo giác. Chúng thực sự là những hiện tượng có thật và những biến cố thực. Một ví dụ để chứng minh theo như chính lời của Ngài kể lại cho Trưởng lão Ānanda vào những ngày cuối cùng của ngài, ngài cho biết ảnh hưởng của thành phố Kusināra, nơi ngài sắp sửa đi qua, sẽ trở thành một thành phố lớn, là quê hương của một vị vua hoàn vũ và như vậy sẽ trở thành một thành phố thịnh vượng đông đúc dân cư và có nhiều nơi vui chơi giải trí. Không phải là một thành phố nhỏ, chẳng có ý nghĩa gì vào thời điểm đó. Điều này chứng tỏ một sự thật là Đức Phật có thể nhìn thấy điều gì đã xảy ra ở đâu đó rõ ràng đến từng chi tiết. Kể cả toàn bộ dân cư và các biến cố xảy ra tại đó. Sự kiện đề cập đến ở trên, như đã được kể lại cho tôi do các thần tiên thông qua cô Sriphen. Cũng nên được đề cập đến ở đây một lần nữa, đặc biệt là hậu quả cho thấy, sau một quãng thời gian lâu dài đã trôi qua. Hình thức sinh lực (tinh tiến) được hoàn thiện hơn nơi những biến cố đó đã trở thành và hành thiền sâu và rộng, nếu như có ai đó đề cập đến từ này, đó là hành thiền phải cần đến để “mở ra” được những biến cố này.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:07 am


Một Sự kiện Hai Yếu Tố
Sự kiện Cô Sriphen được chứng kiến, được lý giải theo kiểu các chúng sanh cõi trời, được diễn ra nhờ hai yếu tố như sau. Trước tiên, khả năng nhập thiền của cô chưa đủ mạnh để có thể chứng được những cảnh tượng đó cách trực tiếp và phải được tăng cường sức mạnh nhờ vào các chúng sanh cõi trời. Ở một chừng mực nào đó có thể nhìn thấy được. Thứ hai, những người trợ giúp đó là những người thường nhìn thấy những biến cố đó và trấn thủ một vị trí hết sức hữu hiệu. Họ giúp tái tạo lại những ‘hóa thạch’ và khiến cho những hóa thạch đó bớt tinh tế hơn, hay ít thô thiển hơn vào đúng thời điểm đó (nghĩa là sau một quãng thời gian dài hơn hai ngàn năm.)
Ở đây ta nên lưu ý một điểm là truớc khi có thể nhìn thấy cảnh quang núi Hy-mã-lạp-sơn (Himala) hùng vĩ (hay thực tế là một cảnh quang bất kỳ) cô đã phải tuân thủ theo một nguyên tắc là phải rút vào nội tâm và rồi quên hết những gì đang diễn ra bên ngoài. Điều này đã diễn ra mỗi lần cô bước vào chiều kích vô hình. Tức là cõi hóa sinh (Opapātika). Tuy nhiên, lần này, cô hay đúng hơn là khả năng nhập thiền của cô được tăng cường do các chúng sanh trời cao. Vì mức độ thiền của cô rơi vào một vị thế cần được hỗ trợ. Điều này hiểu ngầm một sự thật là loại trợ giúp này không thể hoàn thành nếu không có sự đáp ứng nơi người được trợ giúp. Trong trường hợp như vậy khác biệt cần phải được hòa giải và khoảng cách quá rộng để có thể vượt qua.
Tận Dụng Những “Hóa Thạch”
Có nhiều giải thích từ những thiên nhân giúp tăng cường khả năng nhập thiền của cô. Người trợ giúp tái tạo ra cảnh quan đó từ những ‘hóa thạch’ hay từ những ‘nắm tro tàn” còn lại nơi cõi tiên phải là những người cư ngụ ở các cõi đó, vào thời điểm đó và thường được chứng kiến chính những cảnh quan đó. Điều này cho thấy ngoài sức mạnh nội tại để có thể tái tạo lại cảnh quan, không phải tất cả các thiên nhân được chứng kiến những cảnh quan như vậy có thể làm thể được. Lý do như đã đề cập đến ở trên những hóa thạch này đã trở nên tinh tế hơn qua khoảng khắc thời gian và đã trở nên vô hình ngay cả đối với những thiên nhân không có khả năng tái tạo lại.
Ngài còn nhấn mạnh thêm để có được kết quả vừa ý nhất, việc tái tạo này phải được thực hiện ngay tại địa điểm biến cố đã xảy ra. Điều này phải sử dụng đến những “hóa thạch” còn lại ở đó. để giúp dễ dàng cho việc tái tạo. Trong trường hợp sự kiện này được thực hiện ở nơi khác, thì việc tái tạo này có thể được phân biệt khỏi biến cố trước đó, như là một bản sao được tái diễn từ trí nhớ. Một khác biệt tinh tế trong trường hợp trước có thể thấy, nhưng phải cần đến một con mắt tinh tế, hay một người quan sát am tường để phát hiện ra điều đó.
Tuy nhiên, một điểm hết sức tế nhị được nói thêm. Một chúng sanh từ trời đã có lần tái tạo lại cảnh quan đó thông qua những hóa thạch đó ngay tại địa điểm chính xác nơi đã thực sự xảy ra biến cố đó, cũng có thể tạo ra một bản sao cho cảnh quan đó nơi một địa điểm khác nếu muốn. Điều này hoàn toàn khác với trường hợp một thiên nhân khác chưa bao giờ thực hiện bất kỳ một tái tạo nào tại một nơi nào đó.
Từ những điểm được thảo luận cho đến giờ, Có một sự thật quí giá cần phải được nghiên cứu về nguyên lý căn bản này, đó là, xét cho cùng hay xét từ góc độ chân lý tuyệt đối, mọi sự nghĩa là mọi người, mọi cảnh quan và mọi biến cố, đang hiện hữu ở một trạng thái sóng âm hay rung động với vô số những chu kỳ khác nhau ta gọi là tần số. Đây là cách nhìn vật chất dưới dạng phân tích chung cuộc từ quan điểm khoa học.
Tuy nhiên, điều này cũng đề ra một khả năng được biết chính xác, không cần suy luận hay lý luận, thí dụ như, sự phát sanh và phát triển của hành tinh trái đất. Tuy nhiên nguồn trí tuệ này vẫn còn quá chủ quan, một tiếp cận cho khoa học chính thức vào lúc này và rất ít các nhà khoa học, trừ một số người với thiện tâm và một mức độ chịu đựng nào đó có thể chấp nhận điều này, ít nhất là tiếp tục nghiên cứu một cách nghiêm túc, không kể đến sự thật gượng gạo thiếu tự nhiên được thiết lập trong y tương sinh (Paṭiccasamuppāda) “nơi đâu có thức thì cũng xuất hiện danh và sắc”: được nêu cách đơn giản như sau “Một thân xác được coi như là sống động thông qua nguyên lý ý thức, hay là cõi hữu tâm (Vinñnñāṇa) nghĩa là không chỉ thông qua kết hợp thích đáng một lượng yếu tố vật chất thích hợp và những phản ứng hoá học ngẫu nhiên sẽ đem lại kết quả ngay sau đó.
Gia Tăng Ý Thức Nơi Phương Tây
Tuy nhiên, điều này không vẽ nên một bức tranh ảm đạm về khoa học và các nhà khoa học. Trong những năm vừa qua đã xuất hiện mối quan tâm ngày càng tăng và một ý thức tinh tế về khả năng có cuộc sống sau khi chết hay là cuộc sống vượt qua nấm mộ. Thật đáng ngạc nhiên, điều này xuất hiện chủ yếu ngay tại phương Tây và trong số những người có kiến thức như là các nhà vật lý và khoa học nhưng trong thâm tâm của họ đều không xuất hiện nghi ngờ gì và những nghiên cứu chân thực và có hệ thống đã được kết tinh lại dưới dạng một số sách và các chuyên luận ngày càng nhiều. Tất cả họ đều khẳng định khả năng, ít nhất cũng cho là, về lý thuyết tái sanh của phương Đông và thuyết nghiệp chướng (Karma) của Phật giáo. Từ hiện tượng đáng ngạc nhiên này tôi đã liều tin rằng trong một tương lai gần rất có thể vài ba thập kỷ nữa kể từ nay. Đã đến lúc khái niệm này sẽ trở thành “tài năng chưa được khám phá” xuất hiện từ bàn tiệc và sẽ gặp được “ý trung nhân” của nàng. Ý tưởng có sự sống vượt khỏi cái chết, sự tồn tại do kết quả của nghiệp chướng, tái đầu thai hay là tái sanh. Cùng với việc nhớ lại tiền kiếp và cuộc sống tương lai sẽ được thảo luận công khai một cách xứng đáng. Không còn được coi khinh như hiện nay nữa. Đây là lý do tại sao tôi đã cố gắng thử mạo hiểm để thực hiện tác phẩm này và giới thiệu nó như là một món ăn cho những người tìm kiếm thành tâm và nghiêm túc trước pháp trong những lời dạy của Đức Phật. Còn đối với chính bản thân tôi, cho đến nay quá nhiều chân lý chưa được biết đến đã bắt đầu hé mở nơi tôi thông qua việc giải thích ngắn gọn tôi vừa trình bày ở trên. Những chúng sanh đó có thể được thấm nhuần cho dù tôi vẫn chưa được biết và chỉ cần họ suy nghĩ một cách ngắn gọn nhưng lời diễn giảng cô động và trực tiếp là đủ vậy. Thiếu điều này tôi phải thú thật là mình vẫn còn đang đi trong bóng tối và tôi không biết còn bao lâu nữa cùng lúc đó điều này đã thúc tôi liều nghĩ rằng việc Nhớ Lại Được Tiền Kiếp sẽ trở thành một sự thật được chấp nhận, việc nghiên cứu khảo cổ và những nghiên cứu được bổ sung thêm một cách chắc chắn do phương pháp của cô Sriphen về việc giao tiếp với các chúng sanh vô hình ở một góc độ đặc biệt và yêu cầu họ tái tạo hay tạo ra một bản sao từ đống đổ nát của các cơ cấu cổ xưa.
Ở mức độ người Phật tử quan tâm, triển vọng, hay nói chính xác hơn khả năng của Đức Phật nhớ lại được tiền kiếp kể cả tiền kiếp của ngài lẫn của người khác, phải được chấp nhận một cách nghiêm túc. Có một số Phật tử vẫn không tin vào khả năng Tuệ giác của Đức Phật điều này tương đương với việc chối bỏ một trong những tính ngữ của Đức Phật đó là Vijjācāraṇasampanno (Minh hạnh túc): “Minh và Hạnh tuyệt hảo” Từ VIJJĀ ở đây có nghĩa là Tam minh hay là sáu Thắng trí (Vijjā) và Thần thông (Abhinñnñā). Ba Minh đầu đó là: Pubbenivasānussatinñāṇa (Nhớ Lại được Tiền Kiếp) Cutupapātanñāṇa (Sanh tử thông) và Āsavakkhayanñāṇa (Lậu tận thông). Sáu khả năng sau là: Iddhividhi (thần túc thông), Dibbasota: Thiên nhĩ thông (clairaudience); Cetopariyanñāṇa: tha tâm thông; và ba loại vừa đề cập đến ở trên.
Trong những đoạn kinh các Phật tử Thái Lan tụng vào buổi sáng (do Vua sãi Monkut, vua trên danh nghĩa nhưng thực chất là một vị tỳ khưu) có một đoạn bằng tiếng Pali như sau: “đọng sacchikatvā pavedesi có nghĩa là Đấng Như Lai (Tathāgata) biết được (n.l. Thể hiện được) muôn vật chính ngài khiến cho mọi người khác cũng làm được như vậy”, “kẻ khác” mà ngài muốn truyền tuệ giác cho gồm cả con người và các chư vị thiên, các vị Sa môn, lẫn Bà-la-môn (Brahma), trên cõi đời, nơi cõi chư thiên, cõi Ma-vương (Māra) và cõi Phạm thiên. Đoạn văn Pali viết như sau: Yo imaṃ lokaṃ sadevakaṃ samārakaṃ, sabrahmakaṃ sassamaṇabrāhaniṃ pajam sadevamanussaṃ...).
Một Thái Độ Đáng Tiếc
Đối với các Phật tử nhiều điều thất lợi, hay thực tế còn là những điều ác nếu họ không tin có thể nhớ lại tiền kiếp và những tuệ giác khác hoặc giả không tin vào một số trí Thần Thông khác. Thật đáng tiếc, họ đã sao nhãng những điều này và trong nhiều trường hợp họ lại tuyên bố thẳng thừng điều thất tín như vậy một cách kiêu hãnh và tự coi mình là những người có đầu óc khoa học. Bất chấp thực tế là chính vì điều bất tín và thái độ hoài nghi như vậy đối với một bộ phận Giáo Lý của Đức Phật đã khiến xuất hiện ngày càng gia tăng những tội ác hay bạo động do tham lam và sân hận nơi những ai tự coi mình là Phật tử. Tôi xin trích dưới đây chính những lời dạy của Đức Phật khẳng định những lợi ích do niềm tin đó mang lại và những điều tai hại sẽ xảy ra nếu chối bỏ những lời dạy đó.
“Ôi các vị chủ gia nhân, đó có những vị Sa môn và các vị Bà-la-môn (Brhamin) đã phát biểu và kiên định những quan điểm sai trái cho rằng:
1- Lòng Từ Tâm chẳng đem lại hậu quả gì;
2- Bố thí đại trà cũng chẳng đem lại hậu quả nào cả.
3- Lễ Phật cũng chỉ là vô bổ mà thôi.
4- Nghiệp chướng cho dù tốt hay xấu cũng chẳng có kết quả gì đến ai cả.
5- (theo nghĩa đen) Chẳng có gì tồn tại cả, nghĩa là cõi đời này chẳng có ý nghĩa gì (ý muốn nói chẳng có ai bên ngoài cõi đời này có thể tái sanh trở lại sau khi chết vì chết là hết)
6- (theo nghĩa đen) Ngoài cõi đời này chẳng còn cõi nào khác nữa (ý muốn nói chẳng có ai sống trên cõi đời này lại có thể đầu thai vào cõi nào khác vì chẳng có gì tồn tại sau khi chết)
7- Cha mẹ chẳng để đức lại cho con cái.
8- Công đức của cha cũng chỉ lãng phí vì không thể truyền xuống tới con cái được.
9- Chẳng cho Hóa Sinh (Opapātika) (nghĩa là vô hình) nơi chiều kích cuộc sống khác ngoài cõi đời này. (gồm cả việc chối bỏ không tin có thiên đàng và hỏa ngục; chẳng có cuộc sống quá khứ lẫn tương lai, cũng chẳng có cuộc sống trước khi sanh và sau khi chết)
10- Chẳng có vị Sa môn cũng như Bà-la-môn (Brahma) nào sau khi đã theo đuổi chánh đạo và tu luyện Pháp đã có thể đạt được Chánh Pháp (có nghĩa là trí thần thông. Thánh đạo, Thánh quả và Níp-bàn). Họ chẳng có khả năng nào thể hiện được gì ở cõi đời này cũng như ở cõi đời sau nhờ vào những trí đó. Họ cũng chẳng có khả năng truyền đạt lại cho ai để đạt đến mục đích chung này cả. (Điều này có nghĩa là chẳng có các vị A-la-hán – những người đã tận diệt được hết những thụy miên phiền não trong ta; chẳng có người nào có thể đạt được phép thần thông hầu biết được cõi thiên đàng và hỏa ngục. Chẳng có ai đã tận mắt nhìn thấy được tiền kiếp, nghe được tất cả để giao tiếp được với đấng vô hình nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika). Cũng chẳng có ai đạt đến được những phép thần thông khác, vì đối với họ, điều này chỉ là không tưởng,và đi ngược lại với bản chất con người).
“Ôi chủ gia nhân, có điều chắc sẽ xảy ra đó là những vị Sa môn và các thầy Bà-la-môn chủ trương và kiên định những quan điểm đó, chắc sẽ nhàm chán với ba nguồn nghiệp chướng thiện, nghĩa là qua thân, khẩu, ý. Thay vào đó họ sẽ chạy theo ba nguồn nghiệp chướng bất thiện cũng thông qua thân, khẩu, ý.
“Tại sao thế? Đó là vì những vị Sa môn và các Đấng Bà-la-môn đó không nhận ra điều xấu xa, tính đê hèn và những thiếu sót nơi những nguồn nghiệp chướng bất thiện; họ cũng chẳng thấy nghiệp chướng thiện là gì. Tiền kiếp vẫn sờ sờ ra đó, thế mà họ lại kiên định quan điểm: chẳng có kiếp sau. Chính vì thế quan điểm của họ hoàn toàn sai lầm và suy nghĩ của họ cũng không đúng đắn. Trước một thực tế rõ ràng là tiền kiếp sờ sờ ra đó, họ vẫn cứ khẳng định là chẳng có kiếp nào tồn tại cả, chính vì vậy lời chứng của họ thật là sai lầm lớn.
“Vả lại, các vị A-la-hán đã biết được kiếp sau đang tồn tại. Những kẻ nào chủ trương quan điểm chẳng có kiếp sau, thì kẻ ấy đối kháng lại các vị A-la-hán. Họ công bố Asaddhamma (những lời dạy sai lầm và vô đạo đức) họ tin là như vậy và diễn giảng cho nhiều kẻ khác cũng tin như họ. Thông qua giáo lý sai lạc đó họ tự biểu dương chính mình và nhìn người khác với con mắt khinh miệt. (là bởi vì những giáo lý sai lạc đó không thể đứng vững được trước thử thách hay có những bằng chứng quyết định) Những kẻ nào tuyên dương giáo lý đó tự bản chất chẳng phải là người hào hiệp. Khi bị chống lại họ phải dùng đến gây hấn để củng cố niềm tin) Vi phạm Giới luật đối với những hạng người này thật quá dễ dàng vì họ theo đuổi cuộc sống phi đạo đức. Thông qua những tà kiến này, Ôi các chủ gia nhân, sẽ kéo theo vô vàn điều xấu phát sinh.
“Liên quan đến kiếp sau, ôi các chủ gia nhân, người khôn ngoan có cảm thấy nhất thiết phải nghĩ chẳng có kiếp sau tồn tại chăng; những kẻ làm điều bất thiện, liệu có bị trừng phạt hay không; nhưng thực chất kiếp sau có tồn tại hay không, những kẻ làm điều xằng bậy có phải tái sanh nơi cảnh khổ hay chăng. Gác kiếp sau sang một bên, những người theo tà kiến và những kẻ có hạnh kiểm bất hảo có chắc bị những người thiện trí thức phê phán khiển trách ngay trên cõi đời này hay không. Chắc chắn những kẻ như vậy sẽ gặp phải hai điều bất lợi: bị khiển trách nơi cõi đời này và sau khi chết sẽ phải vào khổ cảnh”. (trích trong Apannakasutta Ma.)
Một điều chúng ta phải đặc biệt lưu ý đối với những lời dạy của Đức Phật nêu trên đó là thực chất các vị Sa môn hay các Thầy Bà-la-môn chủ trương và kiên định những tà kiến đó sẽ chẳng còn khả năng thực hiện được những điều tốt lành, nhưng sẽ hoan hỷ lao vào những hành vi xấu xa và thông qua tà kiến và hành vi vô đạo đức đó, sẽ khiến cho hàng loạt những hành vi nghiệp chướng phát sanh.
Một điểm nữa, cũng cần lưu ý đó là: trong mười điều nêu trên, ta thấy đề cập đến những người kiên định tà kiến không tin sẽ có những người đắc được phép thần thông. Hiện nay,vấn đề là ở chỗ, có bao nhiêu Phật tử dám hiên ngang chối bỏ những ân đức to lớn của Đức Phật? và chẳng phải thói lơ đễnh và thái độ khinh mạn đó đã dẫn đến thái độ vô liêm sỉ và bất chấp nguyên tắc đạo đức và thực hiện bất kỳ hành động xấu xa tội ác nào chỉ vì muốn đạt được tiền tài danh vọng và sức mạnh hay sao.
Niềm tin của tôi chính là, nếu chân lý Nhớ lại Tiền Kiếp được chấp nhận và được truyền đạt đến cho mọi người biết một cách hợp lý và có hệ thống, thông qua khoa học chính thức, điều này chắc chắn sẽ đem lại niềm cổ vũ to lớn cho những người đang làm điều lành và tránh điều dữ sau khi đã thâm tín vào sức mạnh thưởng phạt của nghiệp chướng họ đã làm, bất chấp họ có nhìn thấy hoặc thông hiểu vấn đề hay không. Sớm muộn gì thì điều này cũng sẽ đi đến kết quả là trong niềm tin vào khả năng Đức Phật có thể đạt được nhiều phép thần thông, thực tế chẳng có được những kết quả mang tính hoang đường đâu – tuy nhiên qua niềm tin kiên cường vào những lời dạy của Đức Phật về Nghiệp Chướng thì cá nhân, xã hội, kinh tế sẽ kỳ vọng chắc chắn được tái sanh hạnh phúc và kết quả tất yếu của hành vi công đức cũng như hành động xấu xa.
Lý Do và Phương Cách Nhớ Lại Tiền Kiếp
Ta cần lưu ý đến một điều hết sức thú vị. Từ những gì chúng ta vừa khảo sát, đa số trẻ em cả ở Thái Lan và các quốc gia khác rất dễ dàng nhớ lại tiền kiếp của mình. Một tác phẩm mang tính thông tin cao do bác sĩ Jan Stevenson biên soạn nhiều năm qua thật đáng chú ý. Trong tác phẩm này, tác giả là một nhân vật giàu kiến thức, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã thu thập được hơn 600 trường hợp, trong mỗi trường hợp ông đều quan sát cẩn thận và xem xét kỹ lưỡng trước khi chấp nhận là đáng tin cậy, không hề lừa gạt và ảo giác. Vấn đề nổi lên là: Tại sao trẻ em lại chiếm đa số? Và tại sao không phải tất cả trẻ em đều làm được như vậy cả?
Một câu trả lời ngắn gọn và khái quát cho tất cả các trường hợp đó như sau: Những ai, sau khi rời khỏi cõi đời này, đã lưu lại một khoảng thời gian ngắn nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) trước khi được phải quay trở về “nhà mình” lại một lần nữa. Một yếu tố khác nữa chính là họ biết được trước khi chết là họ sẽ phải chết và có ấn tượng về một số biến cố ngay trước khi từ giã cõi đời này. Nhìn chung đây là điều có thể nói có liên quan đến câu hỏi tại sao những người có thể thực hiện Nhớ Lại Tiền Kiếp, lại đã từng làm điều đó ngay khi họ còn là trẻ nhỏ.
Tôi ghi lại dưới đây những lý do đặc biệt và cá nhân hơn.
1- Chúng ta có thể nhớ lại được tiền kiếp không phải vì những biến cố đó đã được lưu lại trong đầu óc chúng ta. Thay vào đó, chúng được ghi lại và tồn trữ bên trong tâm hữu phần của chúng ta, có thể gọi là nơi sâu thẳm tâm hữu phần của mỗi người (Bhavaṅgacitta). Bộ não con người chỉ là một dụng cụ cho tuệ giác hoạt động, giống hệt như con mắt chẳng hạn đối với thân xác chúng ta. Một sự so sánh khả dĩ được tìm thấy nơi cây cối, cho dù được mọc trên đất nhưng thực sự cây không phải do đất trên đó cây cối mọc lên, cấu thành. Nguồn gốc, hay nguyên nhân tác thành cho việc phát triển của cây chính là Hạt Giống Cây, chứ không phải là đất. Đất chỉ là một nguyên nhân công cụ. Chính vì thế các sinh hoạt của tâm, đang khi còn tồn tại trong thân xác chỉ có thể hình thành được thông qua não như là công cụ của tâm, nguyên nhân tác thành là điều được gọi là Tâm hữu phần (Bhavaṅgacitta) mới có thể tạo ra tiềm thức vô thức, hay hạ tầng hữu phần hoặc là thượng tầng hữu phần vậy.
2- Thân xác và tâm, được hiểu như là một liên kết và là hai vật thể độc lập với nhau. Chính vì thế ta có thể phân biệt được mỗi thứ khác nhau và thân xác sẽ bị phân hủy vào lúc chết, có nghĩa là cái chết của thể xác, nhưng tâm vẫn tiếp tục tồn tại. Hay là sống và bắt buộc phải rời khỏi thân xác thô thiển và tạo ra một điều khác làm chỗ cư trú, thích hợp với hoàn cảnh và môi trường được gọi là vô hình có nghĩa là chúng sanh cõi trời, thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika). Điều này diễn ra cho đến khi nào nó vẫn bị Ái dục (Tanha) hay tham dục (desire) ảnh hưởng. Tuy nhiên cuộc sống nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) chẳng hề trường cửu hay bất biến, cho dù nơi một số trường hợp thì tuổi thọ tối đa có thể vô cùng to lớn. Sớm muộn gì sẽ đến thời khi mà các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) sẽ kết thúc tuổi thọ tối đa tại cõi đó và như vậy bắt buộc phải quay trở lại có nghĩa là tái sanh một lần nữa nơi cõi con người, đã là nơi ở cũ xưa nay của họ. Lần này chúng phải lệ thuộc vào một thân xác thô thiển khác, không giống như lần được tái tạo ra nơi thân xác thần tiên và không thể thực hiện được ngay tức khác và theo ý muốn. Ta cần đến bào thai một người mẹ dành cho mục tiêu là nơi và thời gian cuộc sống vẫn chỉ là một đốm nhỏ xíu mắt trần không thể nhìn thấy được. Đây là kết quả của trứng được thụ tinh trong lòng người mẹ. Tâm hay thức tái sanh nơi trứng đã thụ tinh này chẳng là gì khác hơn là Bhavangacitta. Chính vì thế trong một vài trường hợp đặc biệt trí nhớ được ghi vào ký ức có thể được mang sang cho tới bên cuộc sống hiện nay. Trí nhớ đó lúc nào cũng vẫn tồn tại ở đó và nếu nhận được kích thích thích hợp sẽ có thể xuất hiện ngay trong tâm.
3- Bộ não con người cho dù không phải là nguồn nhưng chỉ là một chỗ ngồi, ấy vậy não lại giữ một vai trò quan trọng chỉ cần nó còn là một phần thuộc thân xác thô thiển của con người. Khi não chưa phát triển đầy đủ như trong trường hợp đứa bé hay khi bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp giảm độ nhạy như trong trường hợp một số người lớn tuổi. Nhiệm vụ của trí nhớ không còn hy vọng hoạt động hiệu quả nữa. Điều này là có thật đối với những người có não bị ảnh hưởng nghiêm trọng như trong trường hợp bị tai nạn hay một số bệnh tật. Trường hợp này là chính xác nhưng không tuyệt đối như vậy, nghĩa là không phải tất cả mọi trường hợp như vậy đều đúng cả. Một số người lớn tuổi vẫn có bộ não hoạt động rất tốt hoặc còn tốt hơn lúc còn trẻ nữa là đàng khác. Đó là vì cả bộ não và các bộ phận khác đều được tâm tạo ra nghĩa là, tâm hữu phần (Bhavanga mind). Đối với những ai tâm đã được tập luyện đủ do những giới đức hoặc hành vi lành mạnh thì những luật ‘tự nhiên’ của thân xác không áp dụng đầy đủ. Những người nào từ chối chấp nhận sự chuyển tiếp được gọi là sự chết, hiểu được những định luật cuộc sống ở đời sau và có được ấn tượng đặc biệt về một vài điều gì đó trước khi ra đi vào cõi thiên hằng. Sau một cuộc hành trình ngắn ngủi ở đó, họ sẽ quay trở lại cõi đời này, những hạng người này sẽ có thể nhớ lại tiền kiếp một cách sống động khi họ còn là đứa trẻ. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp khi lớn lên, tâm của họ đã bị chồng chất hay nói đúng hơn là đã bị quá tải trong mọi giây mọi phút hàng ngày bằng những sự việc thuộc thế giới vật chất, những sự việc này sớm muộn gì cũng sẽ làm choáng ngợp trí nhớ của họ về Tiền Kiếp và sẽ quên hết toàn bộ những sự kiện đó.
4- Một bằng chứng khác nữa cho thấy trí nhớ làm nhiệm vụ của tuệ giác chứ không phải bộ não. Đó là trường hợp những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) có được tâm lành mạnh và tỉnh táo (nghĩa là nơi các cõi thiên giới). Những chúng sanh này có khả năng nhìn lại cuộc sống nhân loại của chúng, nhớ lại từng biến cố trong suốt tuổi thọ tối đa tại dương thế này, như thể họ vẫn còn là con người thực sự. Có một số người còn nhớ lại được những gì xảy ra hàng thế kỷ trước. Trong những cuộc nghiên cứu địa chất về khu vực đổ nát cổ xưa của thành phố Sukhothai (tại Thái Lan) chúng tôi được kể lại những chi tiết cơ bản về những biến cố vào thời đó do đế chế Sukhothai, có nhà vua Ramkamhaeng là đại đế. Những sự kiện này đã được ghi lại trong một công trình nghiên cứu của chúng tôi mang tựa đề TIẾNG VỌNG TỪ TRỜI CAO bằng tiếng Thái cuốn thứ năm (Voice from heaven, book 5).
Những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) còn có thể nhớ được các bạn bè hóa sinh của họ hiện vẫn còn sống nơi cõi trần gian này. Họ còn biết các bạn bè thường lui tới đâu và họ hiện đang sống ở đâu, tên họ được gọi như thế nào và cả thức ăn họ dùng trong nơi ở tạm thời dưới dương thế này. Điều này cũng rất khớp với những gì họ ghét hay hận thù khi còn sống bên họ. Nói một cách khác, họ nhớ lại kẻ thù của họ đang cư ngụ ở đâu, tên họ là gì và điều quan trọng hơn đó là khi cơ hội trả thù diễn ra, họ sẽ có thể chống lại những kẻ thù khi xưa trên cõi đời này nữa.
Trí Nhớ Dai Và Không Thể Phai Mờ
Hiện thời lại có một vấn đề khác nổi lên: tại sao những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) nói chung lại có một trí nhớ dai đến thế, hình như không thể phai mờ được cho dù thời gian có trôi qua. Câu trả lời trực tiếp và chính xác là bởi vì thân xác của chúng sanh đó được tái sanh chủ yếu do tâm (Viññāṇa) hay do thức. Có một điều ta cần lưu ý đó là thân xác như vậy không thuộc bóng tối và cũng không trống rỗng. Chúng sanh đó cũng có cả giác quan và tứ chi, hoàn toàn đầy đủ với các bộ phận nội tạng như tim gan, phèo, phổi v.v… họ cũng có nước da, máu và các bộ phận khác giống hệt một bản sao của những sắc thân thô thiển xưa kia trên cõi đời này một điều có thật là sắc thân trên cõi đời này chẳng là gì khác hơn ngoài cái thân xác ở cõi tiên, được coi như là tinh tiến (sinh lực) đang được cô đọng lại để xuất hiện như là sắc pháp. - Điều đó đươc coi như là vật chất tan rã đi và trở thành sinh lực (tinh tiến). Chính vì sự thật này một người với một mức độ thiền cao cấp mới có thể nhìn thấy được tái sinh ra với một thân xác thần tiên của một con người đang phải chết đi. Nói chung giống hệt như sắc con người vật chất trên cõi đời này. Thân xác mới được sinh ra là do tâm hữu phần (Bhavanga) tạo ra. Giống hệt như một thân xác được sinh ra bào thai người mẹ vậy.
Thân xác thần tiên do tâm sinh ra, hay nói chính xác hơn, trạng thái hay chất lượng tâm chính là sự thể hiện hữu hình nơi tâm trong sát na ra đi. Nghĩa là giây phút chúng ta ra đi vào cõi thiên hằng. Thân xác này mang hình dáng và hình thù gì. Tiến tới hay tụt lùi là do nó đáp ứng trực tiếp những điều kiện siêu nhiên vào sát na quan trọng đó. Kinh Phật so sánh sát na đó với điều kiện thức giấc sau giấc ngủ. Như vậy sự chết giống như một giấc ngủ trong khi đó tái sanh nơi cõi thần tiên giống như lúc thức dậy vậy. Như một người khi thức dậy có thể nhớ lại được những gì xảy ra trước khi ngủ chính vì thế một người được tái sanh nơi cõi thần tiên cũng có thể nhớ được điều gì xảy ra với người đó trên trái đất này trước khi người đó ra đi.
Còn có nhiều chi tiết đáng nhớ liên quan đến bằng cách nào và tại sao chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) có thể nhớ được cả những con người và những sự kiện xảy ra lâu đến như vậy. Tôi thường hỏi một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) để biết thêm nhiều chi tiết. Dưới đây là lời giải thích dành cho các độc giả quan tâm đến lãnh vực trí tuệ này.
Khi một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) chưa đạt được hiện trạng thiền bậc bốn cảm thấy hiểu biết của mình về cuộc sống quá khứ cả hình thức và những nét đặc trưng đều thay đổi toàn bộ, hắn có thể nghi ngờ về thân phận con người đó. Trong trường hợp này nếu người đó sử dụng đến tuệ giác thì hắn có thể nhớ lại những trí tuệ trước kia của mình, biết được người đó là ai và khi nào và ở đâu họ đã gặp nhau trước kia. Tuy nhiên, trong trường hợp người này đã qua đi khá lâu rồi, hắn có thể biết được con người đó thường là người hắn quen biết, nhưng không thể hình dung ra những nét đặc trưng của con người ấy. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua trí nhớ được tích lũy trong chính tâm hữu phần. Chính ở đó và sẽ được nhớ lại và tận dụng được mà thôi. Nếu được đánh thức dậy và khơi dậy một cách đúng đắn. Nếu như người đó vừa mới qua đi, hắn sẽ nhớ được cả thân phận và hình dáng của người đó và những yếu tố có liên quan ngay tức khắc. Nhưng một người đạt đến trình độ thiền bậc bốn sẽ có thể thực hiện được tốt hơn. Người đó có thể đối mặt với đủ mọi thứ vào bất cứ lúc nào họ muốn.
Nắm Được Nguồn Sinh Lực Cao Nhất
Toàn bộ những dữ liệu trên đề ra những chân lý vô cùng giá trị như sau:
1- Một người nào đó muốn nhớ lại tiền kiếp thông qua hành thiền, cần phải đạt đến ít nhất thiền Jhana bậc bốn hay tốt hơn hết là đạt đến Thiền Vô Sắc Giới (Arūpa Jhāna). Lý do được nhấn mạnh ở đây chính là hành thiền cao hơn hay tinh tế hơn chính là phần sâu hơn tâm hữu phần nắm được. Điều này được biết không thông qua ý thức toàn diện về môi trường bên ngoài. Thậm chí một tiếng sét đánh xuống gần đó cũng không thể gây xáo trộn được người đang nhập bậc thiền này.
2- Một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) được tái sanh hoàn toàn thông qua một bộ phận tâm hữu phần. Phần này là nơi tích trữ những phẩm chất của tâm – trí nhớ, những điểm yếu và mạnh, những khả năng tiềm ẩn và những điềm bất tài. Những thích thú, chán ghét và quan trọng nhất, những việc công đức và những hành vi tồi tệ. Loại hình tái sanh này chính vì thế lại có thể dễ dàng tận dụng được tâm hữu phần – dễ dàng hơn là con người, chỉ sử dụng ‘bề mặt’ của tâm, có thể nói như vậy.
3- Những ai đã đạt được trạng thái thiền Jhana cao hơn hoặc cao nhất có thể lôi kéo được nguồn sinh lực cao nhất. Họ có thể loại trừ được toàn bộ những rắc rối và những phóng dật ngoại phần, với một khả năng đem lại là có thể mở ra được phần nội phần sâu thẳm nhất, hay là phần sâu thẳm nhất trong tâm. Nếu bạn cần đến một khái niệm hàng dọc. Điều này có thể nói con người được phú bẩm cho một sức mạnh trí nhớ rất mạnh giống như các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) chúng có thể bật tới mọi tần số đủ loại, nếu ta dùng các từ kỹ thuật hiện đại. VHF (tần số cao nhất) hay UFH (siêu tần số) UHF (tần số siêu cao) trong thực hành, hiểu theo nghĩa rộng, là những tần số siêu cao.
Ta cần lưu ý là, nói theo khoa học, chúng ta có thể nhìn thấy các vật thể qua trung gian con mắt và ánh sáng có thể tạo ra những giao động hay các chiều dài sức sóng một số loại tần số kích hoạt nhiệm vụ của óc thông qua lăng kính của mắt và các thần kinh nhãn. Nói cách khác hình ảnh hoặc bất kỳ điều gì được nhìn thấy “bên ngoài” chính do tâm chuyển đổi những sức sóng đó trở thành những vật bên trong.
Thôi Miên Có Vai Trò Gì Không
Có những bài tường thuật của một số người thường mơ mộng về những biến cố quá khứ, đôi khi chỉ là những sự kiện nội trong cuộc sống hiện tại nhưng đã bị quên lãng hoàn toàn và một số khác lại là những biến cố thuộc cuộc sống quá khứ. Hiện nay, tâm lý học hiện đại đã có nhiều phát triển ở một số lãnh vực khiến cho các nhà phân tâm học có thể thôi miên thân chủ của mình để nhớ lại một số biến cố vào khoảng thời gian khi họ còn là những đứa trẻ hay là các thanh thiếu niên. Hoặc ngay cả một điều hết sức ý nghĩa đó là ngay trước lúc sinh ra có nghĩa là chính ký ức tiền thọ mệnh của chúng. Có khá nhiều trường hợp này đã được tường trình và ghi lại và có rất ít nghi ngờ tất cả đều là lừa lọc hay là ảo giác cả. Chính vì vậy mà câu hỏi tại sao lại được nêu lên.
Câu hỏi không khó trả lời nếu chỉ về vấn đề đó. Mức độ thôi miên chỉ là ru ngủ thân chủ vào một giấc ngủ. Đôi khi giống như lôi kéo họ vào một trạng thái hành thiền, điểm khác nhau là giấc ngủ tự nhiên không cần phải một ai bảo đảm kiềm chế ngay cả chính họ (vì đó chính là chế độ của trí tuệ, hay là mindfulness) trong khi đó thân chủ của người thôi miên lại bị người thôi miên khống chế. Dưới một mức khống chế như vậy, sẽ không còn có ý tưởng gây trở ngại về phía thân chủ. Không tỏ ra bất kỳ kháng cự nào nhưng chỉ sẵn sàng nhận mệnh lệnh mà thôi. Trong trường hợp thiền được đưa vào đủ mạnh đến nỗi thân chủ có khả năng nhớ lại được những biến cố truớc khi được sinh ra, thế thì điều này chính là ký ức tiền thọ mệnh vậy.
Một lần nữa chúng ta nên nhớ là không phải tất cả các thân chủ đều có thể được thôi miên để làm được điều đó; không phải tất cả những người thôi miên đều có thể kiểm soát và ra lệnh cho thân chủ mình làm được điều này. Điều này tùy thuộc vào một số yếu tố nguyên nhân có liên quan đến cả hai phía đều là con người và chịu lệ thuộc vào chân lý vật chất. Tuy nhiên, liệu có thể thôi miên một số người để nhớ lại được ký ức tiền thọ mệnh chăng. Tại sao những người khác lại không thể ra lệnh để làm được những điều đó lại là một câu hỏi hết sức phức tạp vào lúc này.
Lý Do và Phương Cách đề Nhớ Lại Tiền Kiếp
Nếu một người có khả năng nhớ lại quãng đời quá khứ của mình ngay lập tức và theo ý muốn (không chỉ tự phát như khi còn nhỏ), điều này có nghĩa là người đó đã đạt đến bậc thiền Jhana cao nhất với mức độ thuần thục đáng tin cậy (vasī). Một khả năng phát triển cao độ như vậy có thể dễ dàng hướng sang khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp của người khác nếu muốn. Điều này hàm ý khả năng cắt bỏ ngay tức khắc và tùy ý toàn bộ những trở ngại về tư tưởng và tình cảm diễn ra như là điều khiến ta phân tâm. Không có gì ngăn cản bước tiến, và với tâm được hướng tới hậu cảnh cuộc sống của bất kỳ ai, bất cứ lúc nào và khi nào, ta có thể trông cậy có được kết quả đáng tin cậy và chính xác.
Một điều tương tự như thế, tuy không tương đương có thể được kể ra trong trường hợp đọc được tâm của người khác bằng phương cách phát triển cao cấp. Một khả năng như thế nơi một người khác có thể phá vỡ “bức tường âm thanh” chẳng hạn, trong khi đàm đạo với người đó ý muốn ám chỉ đến âm thanh tiếng nói và những cử điệu của người đó. Trong trường hợp đó ta đã rà trúng điều kiện tâm đó – là những suy tư thực tế, mục tiêu và tình cảm hiện hữu ngay sát na đó. Nói cách khác, ta thấy rõ qua cái bề nổi, mà đôi khi có thể trở thành đồ ngụy trang ý nghĩa và mục tiêu thực sự người nói có trong tâm. Tâm người nghe có khả năng không thể bị lừa dối, phỉnh gạt hay thôi miên để tin vào những gì được diễn tả qua lời nói và hành động. Tâm được phú cho khả năng quan hệ tâm với trí giác tức là phương pháp trực tiếp và không thể nhầm lẫn được. Tuy nhiên cần phải đạt đến độ phát triển tâm cao độ trước khi một người có thể làm được điều đó. Tuy nhiên khả năng, hay đúng hơn là sự thật hiện thực vẫn còn đó và bất kỳ điều gì một người nào đó có thể thực hiện được thì không có lý do gì một người khác lại không thể làm được, chỉ cần người đó có đủ can đảm để chấp nhận những điều kiện cần thiết.
Những ai có khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp của người khác chỉ cần người đó quyết tâm tiến thêm một bước xa hơn. Đối với một chân lý cần nhấn mạnh chính là toàn bộ khả năng giác quan, cho dù là thấy, nghe, ngửi, nếm và tiếp xúc, đều tương tự như một chiếc máy thu, phải nhờ vào các thông số rung động di chuyển tới tâm, sau đó những tín hiệu này mới được biến đổi một lần nữa trở thành cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị và cảnh xúc. Toàn bộ những điều này được so sánh như là công việc của một máy thu âm và một máy thu hình. Sự khác biệt chỉ hệ tại ở tỷ lệ tần số nạp vào mỗi lần mà thôi.
Tập hợp siêu phức tạp của Sinh Lực
Lúc này, tâm đặc biệt là tâm hữu phần (Bhavaṇgacitta) được gọi là tiềm thức, hay là siêu tiềm thức, lại mang đặc tính riêng tư cá nhân của từng người một khiến họ hoàn toàn tách biệt ra khỏi người khác. Hãy xem xét cân nhắc hàng tỷ cá nhân trên hành tinh này và vô vàn vô số tỷ người nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) (cả trong nhàn cảnh lẫn trong khổ cảnh) ta thấy rõ ràng thật quá phức tạp. Hay là siêu phức tạp, tập hợp sinh lực đó đối với mỗi cá nhân như thế nào để cho họ vẫn tiếp tục tồn tại theo cách họ đã lựa chọn để thể hiện. Để không trở thành một bản sao chụp của bất kỳ một người nào khác, gồm có cả những gì họ thích và ghét trong đó những điểm yếu và những điểm mạnh, những dự trữ công đức hay những lỗi lầm đã được tích lũy cho đến nay và vẫn còn được tích lũy thêm nữa. Toàn bộ những điều đó đã được cung cấp thông qua các căn vào trong tâm hữu phần (Bhavaṇgacitta). Và được biến đổi trở thành một thức uẩn không hoạt động hay được tích tụ trong đó. Do vậy dưới những hoàn cảnh thích hợp và với những kích thích thích đáng, chúng có thể bung ra thành hành động, rồi lại được biến đổi một lần nữa xuất hiện trên bề mặt của tâm trở thành cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị và cảnh xúc - Toàn bộ những thứ đó cần được quan sát thông qua các xứ của thân. Đây chính là ý nghĩa được thành công thức của Đức Phật gồm trong y tương sinh như sau: “ở đâu có thức (Viññāṇa) liền xuất hiện danh và sắc” (vật chất và danh) và hệ luận ngược lại như sau, “Một khi xuất hiện danh và sắc thì đồng thời thức cũng xuất hiện vậy”
Điều này đối với suy nghĩ của một người hiện đại, hình như vẫn còn là một thần thánh còn đối với khoa học thực nghiệm lại giống như điều gì đó quá căng thẳng và nhấn mạnh đến trong công thức đó. tuy nhiên, vẫn tồn tại một liên kết nào đó giữa hai giáo lý trên. Khoảng cách không quá rộng để không có thể vượt qua được. Một cuộc nghiên cứu vô tư và có hệ thống do những người có tâm cởi mở và kiên trì sớm muộn gì cũng sẽ rọi sáng lên Phép Thần thông (Abhiññā) hay là thắng trí nơi Đức Phật để nhớ lại tiền kiếp của cả chính mình lẫn của tha nhân. Bình minh đang ló dạng. Tôi tin tưởng ít nhất những ai tự cho mình là Phật tử sẽ sẵn sàng chấp nhận chân lý nơi toàn bộ những Phép Thần thông (Abhiññā) đó, thiếu nhân tố này Đức Phật không thể được gọi là Đấng Toàn Giác được.
Tái Sanh Và Tái Tử
Sinh ra lần này cũng là tái sanh.
Cũng giống vậy tử là tái tử.
Đã có lần trót làm kiếp sinh linh
là nơi ta cuối cùng trút hơi thở.
Đây bằng chứng nghiệp chướng kẻ sống sót
Nhớ lại được tiền kiếp thời xa xưa.
Điều cốt lõi sống còn cho toàn Phật tử.
Nỗ lực phi thường sức bật cho chúng sanh.
Làm lành lánh dữ cần nắm chắc.
Ngay cả khi không thấy, không biết cũng không nghe
Vì đây tiếng gọi đến cơ nghiệp toàn hảo nhất.
Trên thang nấc siêu vời vẫy gọi ta.
Đã hiện hữu trạng thái tiền sinh kiếp
Cũng như nơi các cõi hậu tử vong.
Sẽ có ngày lại trở về ngụ tiếp
Giải quyết mọi rắc rối sanh linh.
Hãy tin tưởng Thần thông đầy phép tắc.
Biến ta thành đầy can đảm tiến lên
Theo bước chân Đức Phật ta tiến bước.
Đầy can đảm hậu quả tất nhân lên.
Vì sự sống xuất hiện tiền sinh kiếp
Còn tồn tại tới tận hậu tử vong.
Không chỉ có một lần ngụ liên tiếp.
Cũng chẳng phải nơi cư ngụ cuối cùng.
Lại một điều vô cùng yên ủi
Điều ta làm không biến mất tiêu tan.
Khi hướng mắt nhìn trọn niềm hạnh phúc.
Từ hành vi tốt làm với tha nhân.
Chẳng phải ai cũng nhớ được tiền kiếp.
Chỉ ít người nắm chắc có khả năng.
Thể hiện được chân lý vào phút chót.
Được đương cử ra trước mọi người
Thành quả công việc tốt cũng như xấu
Bồng bềnh Bhavaṇga tâm hữu phần
Ngày nào đó kết quả sẽ hiện rõ
Nổi lên trên bề mặt qui trình tâm ta.
*
SANH TỬ THÔNG HAY THIÊN NHÃN THÔNG
Cutūpapātañāṇa (Dibbacakkhu)
Đệ nhị Tuệ Giác
Đệ Nhị Tuệ giác của Đức Phật trong nhóm Tam Minh tiếng Pali gọi là Cutūpapātañāṇa hay là Dibbacakkhuñāṇa vì không tìm được từ tương đương ở tiếng Anh nên có thể gọi là Clairvoyance tạm thời được dịch sang tiếng Việt là Sanh tử thông, Thiên Nhãn Thông. Có điều cần lưu ý là, ý nghĩa thực sự của Tuệ giác này còn rộng rãi và sâu xa hơn nhiều. So với ý nghĩa thực sự ở tiếng Anh. Ta sẽ giải thích ý nghĩa từ này rõ hơn sau này.
Trung thực mà nói, tôi cũng chẳng có nhiều trí cũng như tuệ nhiều về tuệ giác này của Đức Phật. Cho đến khi tôi thực hiện chuyến đi đến vùng thánh địa có thánh tháp bên Ấn Độ và kể từ đó tôi mới thu thập thêm được một số dữ liệu. Tôi mới nẩy ra ý định liều viết một đôi điều về trí này (ñāṇa), có thể coi như là một ý nghĩa nào đó về trí Nhớ Lại Tiền Kiếp được thảo luận đến trong bài luận án trên. Đương nhiên, không hy vọng là trí này là hoàn thiện dưới mọi khía cạnh. Tuy nhiên, cố gắng thực hiện điều đó thật không uổng công chút nào, liệu tôi phải chờ cho đến mức hoàn thiện hay không điều đó sẽ chẳng xảy ra cho đến khi tôi từ giã cõi đời này.
Tuy nhiên bài tiểu luận sau đây không chỉ là một bản phiên bản của những gì được ghi lại nhiều đoạn khác nhau trong Kinh Phật. Chắc chắn sẽ thấy xuất hiện nhiều trích đoạn rải rác đây kia để đảm bảo cho các độc giả đây là những lời của Đức Phật, chứ không phải là của tôi. Nhưng, cũng theo lý luận và những hiểu biết riêng tư, tôi có thể coi đó như là những món ăn bổ ích để suy luận . Đây là những món ăn bổ ích được tiêu hóa do đức tin chân thành và toàn tâm của tôi rằng chính Đức Phật đã có được Phép Thần Thông hay tuệ giác có thể phải được hiểu từng chữ một và không thể coi đó như là một hình ảnh diễn giải hay biểu tượng ẩn dụ nào đó. Với những lý lẽ và bằng chứng được đệ trình trong các trang tiếp theo sau đây, tôi tin là một số người sẽ có thể theo và rồi chia sẻ tính thuyết phục nơi nhận thức của tôi. Điều đó sẽ đảm bảo rằng cố gắng của tôi sẽ không bị uổng phí.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:11 am

Thiên Nhãn Thông
Trước tiên chúng ta hãy nghiên cứu những trích đoạn từ Kinh Phật sau đây, đã ghi lại chính những lời của Đức Phật:
“Một vị tỳ khưu nhập thiền định (samādhi), do đó tâm của ngài được thanh tịnh và sinh động, gạt bỏ được hết những ảnh hưởng phiền não, tâm tỳ khưu trở nên ổn định, linh hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới nhập tuệ giác do vậy ngài có thể quan sát thấy các giống hữu tình “sinh” và “diệt” ngài còn quan sát thấy chúng “diệt” rồi tái “sinh,” một số chúng sanh vẫn còn thô thiển, số khác đã đạt đến tinh xảo, một số có màu da rất đẹp, số khác thì không. Một số chúng sanh đã đạt đến phát triển, số còn lại vẫn đang tình trạng khổ cảnh. Tỳ khưu nhận ra điều này thông qua thiên nhãn đã được thanh tịnh, trổi vượt hơn hết mọi chúng sanh nhân loại bình thường, ngài nhận ra các giống hữu tình sinh sống làm sao cho hợp với nghiệp chướng riêng của mỗi chủng loại. Bằng cách nào các giống hữu tình này thực hiện điều xấu xa bằng hành động, lời nói và suy nghĩ. Nói xấu các Vị Chí Tôn, ấp ủ tà kiến và hành động theo kết quả từ đó mà ra, rồi sau khi đã tan rã khỏi xác liền gia nhập vào các khổ cảnh là như thế nào.
Trong khi đó các giống hữu tình khác lại thực hiện được nghiệp chướng tốt qua hành động, lời nói và suy nghĩ, không xúc phạm đến các vị Tôn Giả. Ấp ủ chánh kiến và hành động theo thành quả đó phát sinh ra. Rồi sau khi thân xác đã tan rã liền nhập vào nhàn cảnh như thế nào. Như thế đó tỳ khưu đã nhận ra các giống hữu tình “sinh” và “diệt” như thế nào, một số vẫn còn thô thiển, một số đã đạt đến độ tinh tiến hoàn hảo, số khác có làn da hoàn hảo, số khác lại rất tồi, một số phát triển số còn lại thì rơi vào đọa xứ. Ngài nhận thấy điều này thông qua thiên nhãn đã được thanh tịnh, vượt trội trên tất cả những con người bình thường”. Ngài nhận ra bằng cách nào các giống hữu tình đó sống hòa hợp với chính nghiệp chướng của mình.
Giống như có một thành trì ngay ngã tư đường, giữa thành phố. Một người mắt sáng đang đứng trong lâu đài đó có thể quan sát thấy bất kỳ người nào thâm nhập vào tòa nhà của mình, người khác lại bỏ ra đi, số người khác lại đi dọc theo một hàng trên đường phố đó hay lại ngồi ngay tại ngã tư đường đó ...”
Tương tự như những trích đoạn trong bài tiểu luận trước, đoạn này cũng được trích trong một bài giảng thuyết mang tựa đề Sāmañña Sa Môn Quả, trong tác phẩm Sīlakhandhavagga Giới uẩn thuộc tập Trường Bộ Kinh (The Long Sayings, tr. 108 (bản tiếng Thái). Những trích đoạn này cho chúng ta biết hai điều: thứ nhất, khả năng nhìn thấy được những người chết được tái sanh vào nơi nào và tình trạng của họ ra sao. Điều này cần phải có Thiên Nhãn ta mới nhìn thấy những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) vô hình. Thứ hai là khả năng biết được lý do tại sao họ được tái sanh ở đó và phải chịu hoặc được hưởng trong một hoàn cách như thế. Điều này cần phải có trí về những hậu quả nghiệp chướng dẫn họ đến hoàn cảnh như vậy. Thiếu việc quan sát hay khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp, trí này không thể được khẳng định và được chứng minh. Chính vì thế trong Kinh Phật chúng ta đọc thấy vào canh nhất trong đêm Đức Phật đã đạt đến Pubbenivāsānussatiñāṇa: đó là Tuệ giác nhờ đó có thể Nhớ Lại Tiền Kiếp. Rồi vào canh hai ngài đạt đến Cutūpapātañāṇa. Đó tuệ giác giúp ngài nhận ra “Sanh tử” có nghĩa là người chết và “sinh” có nghĩa là tái sinh của chúng hữu tình. Chính vì thể mà hai Tuệ giác này bổ sung cho nhau, luôn xuất hiện cùng với nhau. Khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp luôn được đi kèm theo với việc quan sát thấy những người ra đi (tử) và những người được tái sanh (sinh) của chúng sanh và ngược lại. Cả hai hàm chứa việc quan sát trực tiếp hay phát lại, giống như Băng Video được ghi lại những biến cố và những hoàn cảnh liên quan đến từng cá nhân một. Đây không phải là những sản phẩm tưởng tượng, suy luận hay ảo tưởng.
Ánh sáng dành cho “Thiên Nhãn Thông”
Ta có thể nói đối với một người sắp sửa đạt đến Thiên Nhãn. Phải có một luồng sáng chói chang xuất hiện đang khi hành thiền. Thiếu thứ ánh sáng này hay chỉ có ánh sáng không đủ sáng thì ta không đủ khả năng đạt được Thiên Nhãn. Những lời dạy sau đây của Đức Phật có thể xác định được điều này. Những đoạn sau đây được trích trong cuốn Catukkanipata thuộc tác phẩm Tăng Chi Bộ Kinh (Aṇguttaranikāya) 21/57)
“Ôi tỳ khưu, loại thiền nào sẽ giúp cho tỳ khưu phát triển và tăng cường được khả năng “thiên nhãn”. (ñāṇadassana)?
“Một Tỳ Khưu trong tổ chức tôn giáo này. phải xác định được nguồn sáng nội tâm, làm cho nó tỏa sáng giống như ánh sáng ban ngày. Tỳ khưu phải thực hiện điều này cả ban ngày lẫn ban đêm. Bất kỳ điều gì Ngài thực hiện ban ngày ngài cũng làm như thế vào ban đêm. Bất kỳ điều gì ngài thực hiện vào ban đêm thì ngài cũng làm luôn vào ban ngày. Tâm của tỳ khưu được thanh thản, không bị những cản trở tâm che khuất. Ngài tu luyện tâm chan hòa trong ánh sáng. Ôi Chư vị tỳ khưu loại thiền này, nếu được tu luyện và phát triển sẽ dẫn đến Thiên nhãn (Ñ ā ṇadassana) “
Đối với những người nào không thỏa mãn với cách dịch này nhưng lại muốn có bản gốc tiếng Pali để so sánh. Chúng tôi cho ghi lại bản gốc bằng tiếng Pali sau đây:
Katamā ca Bhikkhave samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā ñ āṇadassana paṭilābhāga saṃvattati? Idha Bhikkhave bhikkhu ālokasaññaṃ manasikaroti divasaññaṃ adhiṭṭhāti. Yathā divā tathā rattiṃ; yathā rattiṃ tathā divā. Iti vivittena cetasā apariyonaddhena sappabhāsaṃ cittam bhāveti. Ayaṃ Bhikkhave samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā nāṇadassanapaṭilābhāya saṃvattati .
Như là một phụ chú cuối trang, cần quan sát từ “Ñāṇadassana” ở trên nghĩa là “Thiên nhãn thông (dibbacakkhu)”theo nghĩa đen là Thiên Nhãn. Dưới đây là chứng cứ xác định ý nghĩa trên. Điều này gồm rất nhiều đoạn trích từ Navakanipāta thuộc bộ Tăng Chi Bộ Kinh (Aṇguttaranikāya) 23/331.
“Đã có thời, khi Đức Phật đang lưu lại tại thảo nguyên trên đỉnh một ngọn núi Gāyāsīsa gần ngôi làng Gayā, ngài nói với các tỳ khưu.
“Hỡi chư vị tỳ khưu, trước khi được giác ngộ. Khi đó ta vẫn còn là một Bồ Tát, ta chỉ có thể xác định được ánh sáng nhưng chưa có thể nhìn ra “cảnh sắc” (quang cảnh) của thứ ánh sáng đó. Một tư tưởng vội nẩy sanh ra trong tâm ta. Nếu như ta có thể xác định được cả luồng ánh sáng đó lẫn cảnh tượng thì thiên nhãn của ta sẽ phải được thanh tịnh nhiều hơn.
“Chính vì thế, sau này cộng với nhiều nỗ lực tập luyện ta đã chú ý đến điều đó, và cố gắng đem hết cố gắng của mình. Sau đó ta đã thành công nhìn thấy cả ánh sáng lẫn cảnh vật. Nhưng ta vẫn chưa có thể lưu lại nhập thiền (đủ lâu) để tiếp chuyện với những chúng sanh trong cảnh thần tiên đó. Một ý tưởng lại xuất hiện trong tâm ta, nếu như ta có thể xác định luồng sáng đó và nhìn thấy cả cảnh tượng diễn ra đồng thời nhập thiền đủ lâu để có thể đàm đạo với các chúng sanh trong cảnh thần tiên đó, thì thiên nhãn của ta sẽ phải được thanh tịnh nhiều hơn.
“Chính vì thế, sau này với nhiều khổ luyện ta đã tập trung chú ý. Cố gắng đem hết sức bình sinh của mình ra tập luyện. Thế rồi sau đó ta có thể nhập thiền lâu hơn để có thể đàm đạo với được với các chúng sanh nơi cảnh thần tiên, nhưng vẫn chưa biết được các chúng sanh đó từ cõi nhàn cảnh nào xuất hiện…
“Rồi sau này... ta đã có thể... biết được cõi nhàn cảnh thần tiên nào các chúng sanh đó xuất hiện. Nhưng vẫn không thể biết được nơi nào mỗi vị thần tiên cá biệt đó từ giã cõi đó (chết) sẽ tái sanh vào cõi nào và thông qua những thành quả nghiệp chướng nào của họ.
“Rồi sau này ta lại có thể... biết được nơi nào các vị thần tiên cụ thể đó đã tái sanh và thông qua những kết quả nghiệp chướng nào, nhưng vẫn chưa biết được thứ thức ăn nào mỗi chư thiên đó đã sử dụng để duy trì cuộc sống ở đó và niềm vui và đau khổ nào họ đang cảm nghiệm được nơi cõi đó.
“Rồi sau này... ta lại có thể... .biết được thực phẩm mỗi chúng sanh đó đã sử dụng để tồn tại. Và niềm hạnh phúc cũng như đau khổ họ đang cảm nghiệm được nơi cõi đó. Nhưng vẫn không thể biết được tuổi thọ tối đa bình quân và của từng người họ được hưởng.
“Rồi lại nữa... ta lại có thể... biết được tuổi thọ tối đa bình quân của một chư thiên đó kéo dài trong bao lâu. Nhưng vẫn chưa có thể biết được ta có được sống với họ trong quá khứ hay không.
“Sau này, với nhiều tập luyện ta đã biết được, tận dụng nhiều cố gắng hơn, ta đã có thể xác định được.
1- Xác định được nguồn ánh sáng.
2- Thấy ra “cảnh Sắc”
3- Có thể đàm đạo với Chư thiên đó.
4- Biết được họ từ nhàn cảnh nào mà đến.
5- Biết được nơi nào chư thiên đó “diệt” khỏi cõi đó, và rồi tái “sanh” vào một cõi khác ở đâu - những cõi đó là do kết quả nghiệp chướng tạo thành.
6- Biết được chư thiên đó sống bằng thứ thực phẩm nào, niềm hạnh phúc và đau khổ nào họ đang phải trải qua.
7- Biết được tuổi thọ tối đa của mỗi chư thiên đó kéo dài trong bao lâu nơi cõi đó.
8- Rồi biết luôn ta đã từng chung sống với họ trong quá khứ như thế nào.
“Hỡi các vị tỳ khưu, cho đến khi nào tám giai đoạn Thiên Nhãn của ta được gọi là Adhidevañāṇadassanaṃ (tuệ giác siêu vượt hơn hẳn tuệ giác của chư thiên) chưa được thanh tịnh, thì ta chưa thể khẳng định được mình đã đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Giác trên cõi đời này, ở cõi Ma-vương (Māra) nơi cõi Phạm Thiên (Brahma), và nơi cõi thuộc các chúng sanh có tri thức, kể cả các Sa môn, các vị Bà la môn, và chư thiên và loài người nữa.
“Hỡi các vị tỳ khưu, nếu như đến thời điểm này, tám giai đoạn thiên nhãn của ta đã được thanh tịnh, ta có thể tuyên bố là đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. (với những kết quả như đã nói ở trên.) lúc này thì Thiên Nhãn đã lộ rõ nơi ta khiến cho tâm của ta được giải thoát vĩnh viễn – cuộc sống này trở thành kiếp sống chung cuộc của ta, và ta chẳng còn phải tái sanh nữa.”
Những trích đoạn trên đây cho thấy từ Ñāṇādassana (all kinds of seeings) chắc chắn ngụ ý đến “Thiên Nhãn” hay là từ Pali gọi là Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu). Nghĩa đen ám chỉ con mắt siêu nhiên hay là con mắt thần tiên. Điểm trên tiên ta nên chú ý đó là để có thể nhìn thấy được các Chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika), các vị Thiền Nhân được yêu cầu phải tu luyện được ánh sáng tâm đến mức độ ánh sáng đó trở nên như ánh sáng ban ngày chiếu sáng trong bầu trời trong sáng. Những trích đoạn trên nhấn mạnh đến yêu cầu này.
Đoạn cuối cùng mang nhiều ý nghĩa nhất. Đoạn này cho thấy một yếu tố là Ñāṇādassana của Đức Phật vượt trội hẳn các bậc chư thiên. Bằng không thì ngài chẳng tuyên bố được ngài là đấng toàn giác được.
Ngoài việc ngài có Thiên Nhãn trổi vượt hơn hết mọi chư thiên, đoạn “. . . vượt hơn hẳn mọi người” cũng đáng được tra cứu. Bản dịch từng chữ một theo văn bản Pali phải như sau “. . .vượt hơn hẳn mọi cái nhìn của một con người bình thường.” Điểm này cho thấy một sự thật là thiên nhãn này có thể nhìn thấy vượt quá những gì con mắt người đời có thể nhìn thấy. Cho dù vật đó có nhỏ đến đâu, cho dù người đó có xa cách biết bao nhiêu. Và các biến cố đó hay hoàn cảnh đó có xa xưa đến mức độ nào đi chăng nữa.
Sau khi đã thực hiện được thiên nhãn như vậy, Đức Phật phán, ngài đã hiểu được vấn đề của họ. Rồi ngài đưa ra tất cả những vấn đề của chính mình cũng như của chúng sanh,và cách thức giải quyết cho ba vị tỳ khưu như sau: ở đây lại thấy có ba trích đoạn khá dài, sau đây chúng tôi xin tóm lược, và loại bỏ một số đoạn nhắc đi nhắc lại, để tiện cho bạn đọc được rõ.
“Ôi ngài Anuruddha thân mến, vào thời điểm trước lúc giác ngộ thầy cũng đã có khả năng xác định được nguồn sáng và nhận ra được “cảnh sắc”. Nhưng cả hai không tồn tại được lâu trước khi chúng biến mất. Ta suy nghĩ đâu là duyên khởi sự biến dạng này.
1- “Sau đó ta nhận ra nghi ngờ đã khiến cho công việc thiền của ta bị dao động. Hậu quả là ánh sáng và sắc đó biến mất. Sau khi biết được điều đó ta đã cố gắng ngăn cản không cho nghi ngờ đó xuất hiện.
Nhưng cản trở hay trở ngại bình ổn nhập thiền này lại không do nghi ngờ mà ra. một lần khác, Đức Phật cho biết, có một số cản trở hay trở ngại xuất hiện, gây trở ngại sức mạnh phát triển nhập thiền như sau,
2- Thiếu tác ý để nhập thiền. (Amanasikāra)
3- Hôn trầm và thụy miên (Thīnamiddha)
4- Sợ hãi do giật mình mà ra (Chambhitatta)
5- Sự kích động (Ubbilam). Ở đây ta có sự so sánh với hậu quả của một người đang đi lùng kiếm kho tàng ẩn dấu phải vượt qua năm địa danh chính vì thế kho tàng này khiến cho người tự nhiên trở thành kích động không thể cưỡng lại được, là nhân duyên khiến cho người đó không thể nhập thiền và biến mất.
6- Thân xác bị bối rối và bồn chồn áy náy. (Duṭṭhullaṃ)
7- Quá căng thẳng trong luyện tập, (Accāraddhaviriyaṃ) Ở đây ta có thể so sánh hậu quả tạo ra nơi một người cầm trong tay một con chim và xiết mạnh quá đến nỗi giết chết con chim đó.
8- Quá lỏng lẻo trong luyện tập. Ở đây ta cũng có thể so sánh với hậu quả một người cầm một con chim nhỏ trong tay quá lỏng đến nỗi con chim vuột bay mất.
9- Tham lam (Abhijappa)
10- Xác định quá nhiều loại tưởng (nānattasaññā)
11- Xác định quá nhiều đối tượng “sắc” hoặc những hình ảnh tâm linh (rūpānaṃ atinijjhāyittaṃ)
Cường độ ánh sáng đòi hỏi quan sát và đàm đạo với chư thiên cũng phải gia tăng với việc tăng cường hay hoàn thiện nơi các cõi chư thiên đó. Đến nỗi Đức Phật có thể công bố thiên nhãn của ngài trổi vượt hẳn khỏi chư thiên chính là vì cường độ ánh sáng siêu nhiên đó mạnh hơn so với ánh sáng của chư thiên đó, cho dù ta có thể nói bất kể các cõi xa xăm của họ có ở tận tít những giải ngân hà xa xôi.
Một Quá Trình Phát Triển Tiệm Tiến
Ngoài sự phát triển tiệm tiến sức mạnh nhập thiền như đã chứng minh ở trên, còn có một đoạn giải thích sự phát triển tiệm tiến và thêm vào đó, cho biết lý do tại sao và bằng cách nào những qui trình phát triển tiệm tiến đó có thể đạt được. Chúng xuất hiện trong kinh Upakkilesa, và trong kinh Uparipaṇṇāsaka thuộc tác phẩm Trung Bộ Kinh (Middle length Sayings 14/302). Một lần nữa ta lại gặp một trích đoạn thật dài và đỏi hỏi nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đoạn văn đó như sau đây:
“Vào thời điểm khi Trưởng lão Anuruddha đã dùng hết cố gắng Pācīnavaṇsadāya trong rừng cùng với hai vị tỳ khưu khác là Trưởng lão Nandiya và Kimbila. Ngài chưa đạt đến Thiên Nhãn. Một ngày kia Đức Phật đến gặp họ và nghe biết về việc luyện tập của cả ba người đã dùng hết khả năng của mình. Trưởng lão Anuruddha lúc đó đã có thể xác định được nguồn sáng và nhận ra được “Sắc”. Nhưng nguồn sáng ngài có được vẫn chưa tồn tại được lâu. Rồi lại biến mất mau chóng. Khi nguồn sáng biến mất, các sắc thái hay cảnh tượng cũng biến theo sau. Ngài không hiểu tại sao, chính vì thế ngài đem trình bầy sự việc với Đức Phật, và hỏi tại sao nguồn sáng đó không tồn tại đủ lâu và tại sao những “sắc thái” hay cảnh tượng lại biến mất cùng với nguồn sáng đó.”
Thêm vào đó lại có hai điều luật chung do Đức Phật tóm tắt như sau:
“Ôi Anuruddha, khi tập trung chú ý và tận dụng mọi cố gắng. Có khi thầy cũng có thể nhận được nguồn sáng, nhưng không nhận ra được cảnh vật. Đang khi những lần khác thì lại ngược lại. điều này diễn ra liên tục vào ban ngày, lần khác lại vào ban đêm. Trong khi đó cũng có những khi lại xảy ra cả ngày lẫn đêm. Thầy suy nghĩ trong tâm không hiểu tại sao lại như vậy.
“Sau đó Thầy mới phát hiện ra bất kỳ khi nào thầy muốn tập trung chú ý vào nguồn sáng lúc đó thầy nhận ra nguồn sáng, chứ không phải là cảnh vật. Ngược lại, nếu thầy không chú ý vào cảnh vật mà chỉ muốn nhìn thấy nguồn sáng thì thầy chỉ nhìn thấy cảnh vật và chẳng nhìn thấy ánh sáng. [3] Đôi khi điều này xảy ra vào ban ngày, có lúc lại vào ban đêm và có những lần khác lại xảy ra cả vào ban ngày lẫn ban đêm.
(2). Tập trung chú ý và tận dụng mọi cố gắng của thầy, ôi Anuruddha, có đôi khi thầy nhìn thấy nguồn sáng và một ít vật thể [4] trong khi đó lúc khác thầy lại thấy nguồn sáng rất mạnh và rất nhiều hình ảnh [5]. Một ý tưởng vội lóe ra trong tâm thầy tại sao vậy.
“Thế rồi thầy có thể nhận ra rằng.
“Khi nào việc thầy nhập thiền chưa mạnh đủ. Thì con mắt (tâm) của thầy thật là sơ sài. Chính vì thế mà thầy nhìn thấy rất ít ánh sáng và sắc thái.
“Bất cứ khi nào thầy nhập thiền quyết liệt và mạnh mẽ. Thì con mắt (tâm) của thầy xem ra mạnh mẽ hơn. Điều này đôi khi xảy ra vào ban ngày, lần khác lại vào ban đêm. Và lai có đôi khi xảy ra cả ngày lẫn đêm.”
Nhìn Thấy điều gì
Đây chính là những phương pháp tập luyện hành thiền để đạt đến Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu) hay là Thiên Nhãn Thông qua đó ta có thể nhận ra được chúng sanh HóaSinh (opapātika). Và những thực tại của chúng. Điều quan trọng hơn cả là điều này ở thời Đức Phật đã có nhiều đồ đệ của ngài đã có thể thực hiện được sức mạnh thần thông này ở mức độ đáng kể. Tuy nhiên cũng chưa đủ sâu rộng và mạnh mẽ như chính Đức Phật. Chính vì thế không có vấn đề về khả năng và tính khả thi để đạt đến một kết quả thỏa đáng nào. Vì thế tiếp theo đây là quan điểm của riêng tôi xin được trình bầy và đệ lên các bậc học giả cứu xét.
1- Khả năng con người nhìn được sự vật hoàn toàn tùy thuộc vào nhiệm vụ bình thường của con mắt, điều này ám chỉ là con mắt không bị mờ, bị bệnh hay là mù.
2- Phải có đủ ánh sáng như là một nguyên nhân tác thành công cụ, không có mắt cho dù là bình thường thì không thể nhìn thấy được.
3- Cũng cần phải chú ý một điều là không phải chính mắt mới nhìn thấy. Điều chúng ta nhìn thấy chính là tâm. Đây là điều khó nhất để hiểu và chấp nhận được. Lý do là bất kỳ xuất hiện một sự khác thường nào cho mắt lập tức liền ảnh hưởng ngay đến việc thấy của chúng ta. Điều này là đúng, nhưng không phải là toàn bộ sự thật là như thế. Lý do chứng tỏ điều này là chúng ta có thể nhìn thấy trong một giấc mơ, trong đó người mơ mộng có thể nhìn thấy vạn vật thật sống động như thể khi tỉnh thức. Có đôi khi người mơ mộng còn có những tư tưởng kéo dài ngay sau khi đã tỉnh dậy, là điều đó chẳng phải là mơ mộng gì cả điều này cho thấy rõ ràng một điều là: ngay cả khi nhục nhãn không hoạt động bình thường con người ta vẫn có thể nhìn thấy sự vật – đó chính là thấy bằng tâm.
Những ai có khả năng tu luyện hành thiền đến một mức độ tạm đủ có thể nhìn thấy hình ảnh của tưởng rất sống động cho dù có trong bóng tối hay mắt đã nhắm lại trong trường hợp đang ngủ. Trong những trường hợp như vậy ánh sáng cũng vẫn xuất hiện. Điều này chứng tỏ xét cho cùng thì khả năng nhìn của chúng ta vẫn được thực hiện, thông qua tâm chứ không chỉ thông qua con mắt mà thôi, mắt chỉ là một nhân tố tác thành dụng cụ mà thôi. Chính vì thế vị thế của tâm như là một thực thể rạch ròi và có thể tách biệt được khỏi thân xác. Nếu điều này đúng trong trường hợp nhìn, thì cũng đúng trong trường hợp chúng ta nghe, đối với mũi, lưỡi và thân xác như là một toàn khối cũng trong cùng một trạng thái như vậy. Nói cách khác, có những kênh thông qua đó tâm có thể thấy được những cảnh tượng bên ngoài.
1- Toàn bộ các hệ thống thần kinh trong Phật giáo được coi như là kamajjarūpa, những Sắc được tạo thành do nghiệp chướng mà ra. Điều này có nghĩa là tùy thuộc vào điều kiện (hay chất lượng) của các hệ thống đó, cùng với các phần khác có liên quan đến chúng đều tùy thuộc vào nghiệp chướng ở kiếp trước của mỗi cá nhân đó. Đây là một yếu tố được thêm vào và lại là một yếu tố rất có ý nghĩa. Chưa đựơc chú ý và nghiên cứu đầy đủ. Hiện nay mới chỉ có yếu tố sinh vật học là được công nhận mà thôi.
2- “Các php” đều là sản phẩm của tâm tạo, từ “tâm” ở đây có nghĩa là “viññāṇa" có nghĩa là thức. Điều này phát xuất từ y tương sinh khởi (paṭiccasamuppāda). Cho là “Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ” “Có thức thì nhất thiết danh và sắc xuất hiện”. Điều này có thể được coi như bao gồm trọn ý nghĩa. Trong “pháp” nơi mọi chúng sanh, như con người, loài vật, và cây cối. Từ nhỏ nhất, nhìn thấy được bằng mắt trần của chúng ta, cho đến những gì lớn nhất. Điều này cũng bao gồm tất cả Chúng sanh Hóa Sinh (opapātika) nơi các cõi khác nhau, ta không thể thấy được không do nguyên nhân vì chúng có kích cở nhỏ, nhưng là do tình trạng tinh tế của chúng mà ra. Những “pháp” xuất hiện và duy trì cuộc sống theo đúng nghiệp chướng của chúng. Hay chính xác hơn là do quả báo nghiệp chướng (Karmic Vipāka) nghĩa là kết quả của nghiệp chướng mà ra.
Những Yếu Tố Duy Trì Cuộc Sống
Những yếu tố “duy trì cuộc sống” có nghĩa là cách thức các chúng sanh đó đang hiện hữu, ứng xử và suy nghĩ hay đáp ứng lại môi trường đang tồn tại. Như chim có cánh và chính vì thế chim có thể bay được. Là một ví dụ cho thấy chim hành xử như thế nào để duy trì cuộc sống của mình. Điều này có thể làm thông qua nghiệp chướng ghi khắc nơi thức của loài đó. Các nhà khoa học thường có khuynh hướng quay trở lại với “bản chất tự nhiên” thỏa mãn với điểm chung cuộc này, giống như một vỏ bọc ngoài, không chấp nhận thêm bất kỳ vấn đề hay nghiên cứu nào khác nữa. Nhưng nếu ta nhìn kỹ vào vấn đề nêu trên một cách toàn diện. Vẫn còn có một lý do cho là chim có thể bay là vì do bản năng nằm trong thức của chúng. Nhưng những ý tưởng này chỉ có thể được chấp nhận khi nào từ “bản chất tự nhiên” như thường được hiểu, xét cho cùng phải gồm cả thức trong đó. Ít nhất cũng phải tiến thêm một bước nữa, với toàn bộ sức mạnh toàn diện. Lời nói sau đây của Đức Phật trích từ Khandhavaravagga thuộc tác phẩm Samyuttaranikaya đã hỗ trợ yếu tố này.
“Hỡi các vị tỳ khưu, ta chưa từng bao giờ nhìn thấy bất kỳ điều gì tỷ mỉ cách rõ nét hơn là tâm (citta) bất kỳ điều trang nhã nào và tỷ mỉ nào thấy có nơi các tác phẩm nghệ thuật tao nhã nhất và các chúng sanh được xuất phát từ chính sự tỉ mỉ thanh nhã đó đều là cho chính tâm mà có. Chính là do sự tinh tế tỉ mỉ của tâm mà tạo ra được bản sao hay là pháp tương đương bên ngoài đó.
Đoạn vừa nêu trên đã được trích từ tác phẩm khandhavāravagga của saṇyuttanikāya 17/184. Đoạn này cũng được trích từ tác phẩm mang tựa để Phật Tính (Buddhology) hiện thời đã được dịch sang tiếng Anh trang 80). Ai muốn biết thêm chi tiết bằng cách nào, thức có thể tạo ra được Danh và Sắc có nghĩa là cuộc sống, có thể tìm đọc cuốn sách đó.
1- Không còn nghi ngờ gì nữa, có một cuộc sống được nhiều người gọi là Hóa Sinh (opapātika) cho dù mắt trần không thể thấy được. Một cuộc nghiên cứu thấu đáo về loại hay chiều kích cuộc sống này chắc sẽ dẫn đến một hiểu biết hợp lý và một niềm tin chân tình một chân lý về tính hiện thực và chắc chắn. Về Thần thông (Abhiññā) hay là các năng lực thần thông của Đức Phật và một số đồ đệ của ngài. Có mười vấn đề thuộc Natthitadiṭṭhi. Một quan điểm cực kỳ sai trái thuộc về phái hư không (nothingness) hay là đoạn kiến, một trong số chủ đề đó nghĩa là số thứ chín được mô tả như là một niềm tin cho là chẳng hề có cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika). Tuy nhiên điều này ngầm chứa niềm tin cho là chẳng có chúng sanh thần tiên hay hỏa ngục. Không có thiên đàng cũng chẳng có hỏa ngục. Chẳng có điều gì sống sót do những kết quả nghiệp chướng sau khi thân xác đã bị tan rã. Đây quả thật là một quan điểm vô cùng sai lầm sẽ dẫn con người đến chỗ có thể làm những điều vô cùng tồi tệ. Một điều vô cùng quan trọng là niềm tin này sẽ ngăn cản sự tiến tới của những người có niềm tin hướng tới thánh đạo, thánh quả và niết bàn.
Không Gì Vượt Khỏi Thiên Nhãn
Tuệ giác của Đức Phật cao siêu hơn tất cả các chúng sanh thần thánh (Adhidevanāṇadassana) như đã mô tả đến trước đó lại là một điểm khác nữa để nghiên cứu. Những chúng sanh đó có tồn tại hay không, mục tiêu Đức Phật công bố thành quả cho là bao giờ tuệ giác tám giai đoạn của Ngài chưa được thanh tịnh là gì, cho đến khi nào Ngài chưa có thể tuyên bố chính ngài là đấng Vô Thượng Toàn giác. Để cho tuệ giác này vượt lên trên hết mọi thứ khác, trước tiên Ngài phải chính mắt chứng kiến thông qua chính Thiên Nhãn của ngài hay là phép thiên nhãn thông. Để nói chuyện với các thiên thánh thông qua phép thần thông như là thiên nhĩ thông, điều quan trọng hơn hết đó là đạt được thông qua chiều sâu tuệ giác ngài, hoàn toàn là những dữ liệu liên quan đến cuộc sống hay tuổi thọ tối đa. Điều này họ chẳng có khả năng thực hiện được.
Tự chiếu sáng
Lại còn có ánh sáng tự phát ra từ thân xác của các chúng sanh Hóa Sinh (opapātika) xuất phát từ sáu Cõi Dục giới trở lên (kāmāvacara blūmi), đương nhiên, tuy sức mạnh và sức rạng rỡ của luồng sáng này có khác so với những luồng sáng nơi các cõi khác, tùy thuộc vào cách thanh tịnh hay là đỉnh cao của các cõi đó so với các cõi khác. Cõi càng thấp thì ánh sáng càng bớt chói chang. Cõi càng cao thì ánh sáng càng sáng chói; thân xác của họ tùy thuộc vào sự tinh tế tâm của họ. Điều này cứ tiếp tục tiến triển cho đến khi không còn “Sắc” hay thân xác được nhìn thấy nữa có nghĩa là thân xác đã thuộc Cõi Vô Sắc Giới.
Chính thông qua ánh sáng tự phát này mà các chúng sanh chư thiên có thể nhìn thấy sự vật. Đối với họ không nhất thiết cần đến bất kỳ một thứ ánh sáng bên ngoài nào cả, thứ ánh sáng này phát tỏa xa đến đâu đều tùy thuộc vào chất lượng hành thiền đem lại và sức mạnh các giới đức mỗi cá nhân đạt được. Trong trường hợp con người ta, những ai có khả năng phát tỏa được ánh sáng đó tỏa ra từ tâm của họ cần phải đạt được Bậc Thiền Jhāna. Với trí tuệ hoàn toàn thoát khỏi những triền cái (nivaraṇa) trong các giai đoạn đó. Trong trường hợp như vậy, việc đạt được thiên nhãn hay là Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu) cần thiết phải đạt được Thiền Jhāna Bậc Bốn.
Tuy nhiên, đối với chính những chúng sanh cõi trời đó, đặc biệt những chúng sanh ở trong sáu Cõi Dục giới (kāmāvacara bhūmi). Cho dù họ chưa đạt đến Thiền Bậc Jhana trong suốt cuộc sống như là con người, tuy vậy các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) nơi các cõi này vẫn có khả năng tự chiếu ra một số ánh sáng từ thân xác của họ, cho dù thứ ánh sáng đó có yếu hơn một chút so với những loại ở các cõi Thiền Jhana cao hơn. Đây kết quả do chính những giới đức họ đã tích lũy được đang khi còn sống trên cõi đời này như: phân phát của bố thí hay tuân giữ một cách chân tình những Giới Luật. Thân xác của họ, kể cả các bộ phận, tứ chi và các cơ quan khác, vẫn còn được sức mạnh tâm thống lãnh. Chúng đã trở nên tinh tế hơn, không còn thô thiển hay kềnh càng như là bản sao trước kia khi còn ở sống trên trần gian nữa. Chính vì thế ngay cả các chúng sanh thần tiên thuộc các cõi thấp hơn vẫn có thể bay bổng lên được, có thể biến đổi thân xác hay khiến thân xác biến mất tùy theo ý muốn. Điều này không kể đến những khả năng sáng tạo khác. Lấy thí dụ, phận sự con mắt, còn có hiệu quả hơn nhiều so với con người, kết quả là họ có khả năng nhìn thấy được những vật ở xa tít và nhỏ bé so với khả năng con mắt của ta có thể nhìn thấy được. Đã có những thí dụ điển hình nêu trong Kinh Pali. Chính vì thế những người nào từ chối không công nhận những bằng chứng này sẽ không còn trong tư thế được biết và chấp nhận bằng cách nào và tại sao những vật này có thể trở thành một thực thể chứ không phải chỉ là tưởng tượng.
Nhân Duyên phát sinh đối lại nhân duyên tác thành dụng cụ
Để tóm lại, lấy thí dụ, khả năng nhìn thấy cũng có nguồn gốc, hay nguồn mạch phát xuất từ tâm mà ra được gọi là thức, nếu bạn muốn thế, với con mắt, hệ thống thần kinh có liên quan bên trong đó và não bộ chủ là những công cụ. Điều này giống như giây điện công tắc và đui đèn chỉ là những công cụ hay là cách lắp đặt để cho dòng điện được truyền dẫn. Chúng không thể tạo ra dòng diện. Chính vì thế, ngắm nhìn cũng không thể tạo ra được thông qua khí cụ vật chất mà thôi.
Một thí dụ khác nữa: chúng ta dư biết đất trồng không thể tạo ra được một cây. Sự tăng trưởng của cây tùy thuộc vào hạt giống, là một thành tố tác thành. Đất trồng độ ẩm và nhiệt độ chỉ là nguyên nhân công cụ chứ không phải là đấng tạo hóa cho cây. Thí dụ như nhìn có thể được thục hiện thông qua tâm hay là thức. Các việc tạo thành tâm hành khác như là tư tưởng. Thọ và xúc cũng đều xuất hiện như là một thành quả từ đó mà ra.
Thức và hình sắc có nghĩa là thân xác hoàn toàn khác biệt và chính vì thế có thể tách biệt ra được. Điều trước đó được gọi là Nāma hay là phi sắc hay danh trong khi đó điều còn lại là rūpa “sắc” hay là vật chất. Không thế có thức tưởng và xúc. Một bào thai trong lòng mẹ chỉ được phát triển thông qua sự hiện diện của thức trong một trứng đã được thụ thai. Chính vì lý do đó một thân xác đã bị tan rã hay là chết. Sự chết cụ thể chỉ diễn ra đối với thân xác mà thôi chứ không bao giờ diễn ra với thức cho đến khi nào thức vẫn còn tràn ngập với những điều phiền não hay là Kilesa, nó chỉ có thể xảy cho mình một trong trường hợp này tạo ra một thân xác khác như là một lớp áo choàng cho mình mà thôi. Một thân xác mới được tạo thành hay được gói lại lần này phải được thích ứng với cải tiến và chiều kích cuộc sống, nghĩa là thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika). Không giống như thân xác trên cõi đời này thân xác ở đây hoàn toàn đáp ứng chất lượng thức vào thời điểm đó – không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu, độ ẩm và ở trong thai bào người mẹ. Nó có được việc sanh ra thành một con người trưởng thành ngay tức khắc, với đầy đủ tứ chi và nội tạng có thể hoạt động bình thường. Hay trong những trường hợp chung, tốt hơn bản sao chúng để lại trên cõi đời này, chính việc từ chối không công nhận những yếu tố cụ thể này đã khiến cho họ chối bỏ luôn chân lý Thiên Nhãn. Họ cũng vẫn coi “thiên nhiên” như là tuyệt đối cho dù họ không hiểu rõ thiên nhiên đã ảnh hưởng đến mức độ nào . Chính vì tính tự mãn đó khiến họ đã tạo ra một tổ kén hay bức tuờng ngăn cách. Ngăn cản bất kỳ cuộc nghiên cứu hay đào sâu nào tiếp theo sau đó.
Một lần nữa lại có một vấn đề nổi lên, chấp nhận thức là tạo hóa và các sinh vật được tái sanh dưới nhiều dạng căn hay xứ khác nhau. như mắt, tai v,v…. cũng như nhiều phẩm chất của trí óc. Hơn thế nữa lại cũng nổi lên một sự khác biệt lớn nơi hiệu quả của mắt tai và nhiều pháp khác nữa. Một con diều hâu hay con đại bàng chẳng hạn, có thể nhìn thấy những vật ở rất xa vượt khỏi khả năng thấy của con mắt người ta. Một con cú có thể nhìn thấy những vật trong bóng tối. Những khác biệt này và vô số những khác biệt khác chính là những thể hiện do kết quả nghiệp chướng nơi từng trường hợp và theo từng mức độ thức khác nhau. Như thế đã tạo ra một sức mạnh sáng tạo tương tự, chỉ khác nơi những cách thức mà thôi. Đó chính là những chất lượng khác nhau, những khuynh hướng và mức độ trưởng thành đã tạo ra khác biệt đó.
Chúng ta biết được qua ngành học y khoa: luôn có những thay đổi nơi các tế bào của hệ thống thần kinh trong não bộ của chúng ta. Liên quan đến định lý của Đức Phật trong y tương sinh. “Nếu có thức thì tức khắc sẽ nổi lên danh và sắc. (có tương quan trực tiếp đến đặc tính của thức) và ngược lại. Nhân tố khiến tạo ra được sự biến đổi này không là gì khác ngoài đặc tính. Ta gọi là tự nhiên. Điều này chứng tỏ để xác định được đặc tính của bộ não. Một điều bó buộc là đặc tính của tâm cũng cần được cứu xét đến.
Danh và Sắc đối lại các xứ hay căn
Một định lý khác trong nguyên lý đề cập đến ở trên cũng cần phải nghiên cứu đó là “Có danh và sắc thì cũng có sáu xứ”. Định lý này cũng cần phải được cứu xét. Điều này ám chỉ một sự thật là hệ thống thần kinh có thể phát triển theo bất kỳ hướng nào, tùy thuộc vào chất lượng của khối óc tương ứng. Những kết quả nhiều hơn và cao hơn sẽ được đạt đến một khi hiện trạng thiền bậc bốn được đạt đến và với thiên nhãn được tu luyện cộng với việc tập luyện kiên trì và đều đặn cho đến khi điều kiện cao nhất của tâm được đạt đến theo ý muốn bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi nào. Có điều chắc chắn là sau khi thân xác bị tan rã, để nhập vào cõi phạm thiên, thì bộ óc của họ sẽ bị thay đổi hoàn toàn. Nếu như đến cuối tuổi thọ tối đa một lần nữa họ quay trở lại cõi đời này họ sẽ được trang bị với một khối óc của nhà thần đồng cao hơn hẳn những người đồng lứa tuổi. Một kết quả phụ nữa: chính nhờ thông qua những tàn dư của các sức mạnh thiền từ bấy lâu nay đã tích lũy được họ sẽ có thể nhận thấy và có khả năng giao tiếp với các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) và không cần phải được huấn luyện thêm do bất kỳ người nào khác nữa. Điều này hoàn toàn đúng đặc biệt là khi họ vẫn còn nhỏ. Đó là thời gian vẫn chưa phải chịu ảnh hưởng chi phối hay bị phân tán và lệch hướng do những cảm tình và kinh nghiệm ngoài đời. Họ vẫn thừa hưởng do điều kiện tâm của họ như những cõi thượng đẳng và đã được thanh tịnh. Họ có thể được gọi là các cõi nhậy cảm và thanh tịnh. Trong trường hợp họ vẫn còn thiếu một số phẩm chất phụ nào đó, chỉ cần tập luyện trong một khoảng thời gian ngắn là đủ để hoàn thành được mục tiêu.
Vấn Đề Di Truyền Nơi Lãnh Vực Của Thức
Ảnh hưởng của nghiệp chướng được tích lũy đều đặn trong một khoảng thời gian dài, ngay cả khi hiện trạng thiền Jhana vẫn chưa đạt đến. Bất kỳ hạnh kiểm hay cung cách sống nào một chúng sanh đã đạt đến thông qua việc kiên trì lập đi lập lại trong một thời gian dài như vậy đã bám rễ sâu nơi thức. Cho đến khi trở thành một thói quen, các năng khiếu khuynh hướng hay khả năng đặc biệt. Sau này trở thành thói quen. Khuynh hướng, khả năng xuất hiện như là một chúng sanh thường xuyên đựợc ấn định cho tới khi có thế được gọi là bản chất của chúng sanh đó. Tuy nhiên thời gian cần thiết cho một qui trình như vậy được gọi là theo một nghĩa nào đó, như là một qui trình tiến hóa chắc chắn là phải lâu dài. Có đôi khi vô cùng to lớn. Phẩm chất này có thể được chuyển hóa do hai đường truyền tải một là thông qua tương quan máu mủ và hai là thông qua sự chết và tái sinh của thức. Điều thứ nhất là do di truyền thì quá rõ ràng và đã được khoa sinh học chấp nhận. Điều thứ hai đòi hỏi phải có một mức độ thiền tiên tiến nào đó. Vấn đề nhờ đó mà quan sát được chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) để có thể minh chứng được sự thật. Đối với những ai đã đạt đến một mức thiền như vậy họ sẽ có thể nhìn thấy được thân xác thanh tịnh, hay một thân thể thiên giới, nếu bạn muốn gọi như thế, dưới dạng một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) thoát ra khỏi thân xác một người chết. Đây là một bằng chứng rõ ràng cho thấy những đặc điểm của “Danh và Sắc” đã được chuyển hóa sang một dạng khác, được gọi là di truyền tâm linh hay siêu nhiên tùy ở chúng ta muốn, thân xác vừa mới được tái sanh thành một chúng sanh hóa sinh. Thường thường chỉ là một bản sao thô thiển, tuy nhiên sau một giai đoạn, khi người chết đã “tiến triển xa hơn một chút” được gia nhập vào một cõi thích hợp với từng cá nhân, thân xác đó sẽ trải qua một biến đổi thích hợp theo như người đó ước muốn. Tuy nhiên thân xác đó vẫn chỉ là một thân xác không hơn không kém. Điều này chứng tỏ những đặc tính và điều kiện của thân xác đó phản ánh rõ nét hiệu quả của người tạo ra nó. Đó là tâm hay là thức. Điều này có thể được gọi là bản chất “tự nhiên.” Gồm cả bản chất của tâm, là điều (tương đối) được ấn định vĩnh viễn rất khó có thể trải qua những thay đổi cơ bản nào khác. Lẽ đương nhiên nếu có điều gì đó mạnh mẽ hơn bản chất tự nhiên tác động lên đó. Bản chất tự nhiên đó đã được thấm nhuần sâu xa vào tâm hữu phần, đã trở thành một phần hay một gói hay là “cuộc sống hay máu của tâm đã gắn chặt với chính tâm đó. Đây chính là tính tham lam, đã trở thành “thói quen” có thể nói như thế trong trường hợp tâm tự gắn kết với một khái niệm sai trong một thời gian dài. Một điều rõ ràng là thật khó khăn biết mấy để có thể gột rửa được cho sạch khỏi những sai lầm đó.
Bản Chất Tự Nhiên
Đến một chừng mực bản chất tự nhiên được đem ra cứu xét. Chính bản chất tự nhiên của tâm đã tạo ra bản chất thân xác tương xứng. Ngay lúc này, trước bất kỳ bản đặc tính hay bản chất tự nhiên nào của tâm có thể trở thành hoặc biến đổi thì phải được tích lũy trong một thời gian dài có thể lâu hơn cả tuổi của một hành tinh cũng nên. Để cho chân lý này được thể hiện mà không cần đến một suy đoán hoặc một kết luận thì cần phải có một đặc tính chẳng có gì khác hơn là khả năng phác họa ra được các pháp từ những nguyên nhân trước đó cả hàng đại kiếp. điều này rõ ràng đòi hỏi một mức độ Nhớ Lại Tiền Kiếp cao nhất (hay những biến cố quá khứ) gắn liền với Thiên Nhãn thông ở bậc phát triển cao nhất. Chính những khả năng siêu phàm đó đã thôi thúc Đức Phật thiết lập định lý cho rằng: có thức thì cũng có danh và sắc” và “nếu có danh và sắc thì ắt cũng sẽ có thức.”
Một điều cần lưu ý là Đức Phật không bao giờ dùng từ “bản chất thiên nhiên” thay vào đó ngài dùng” “các pháp” là do tâm tạo thành (hay là thức tạo nên) từ điều này sẽ xảy ra hai hệ luận sau: Thứ nhất: Điều gì con người, sinh vật và sự vật có được là do chính thức tạo ra mà thôi. Thứ hai: Theo đường hướng nào và hình dạng thức những đối tượng đó biến đổi hay mặc lấy đều do chính nghiệp chướng của chúng mà ra. Chính vì thế toàn bộ những dạng cuộc sống trong vũ trụ này cho dù có thuộc tứ sanh (Yoni) hay chín hữu tình cư (sattavasa) cho dù có thuộc kiếp con người hay thuộc kiếp Hóa Sinh (Opapātika) cho dù có kích thước nhỏ bé nhất hay khổng lồ, cho dù có bình thường hay kỳ quặc, cho dù có hiện diện nơi một vũ trụ hay những giải ngân hà nào khác chưa được khám phá ra, cũng đã xuất hiện dưới Pháp Nhãn của Đức Phật (Dhamma-cakkhu) cũng chính nhờ con mắt này có thể nhận ra và biết được toàn bộ sự vật cho phép ngài có được chân lý chắc chắn trong định lý bao trùm tất cả mọi sự dẫn đến kết quả là cuộc sống chỉ có thể hiện thực được do chính thức của cuộc sống mà thôi. Hiểu được chân lý này sẽ dẫn đến một hệ quả khác của một chân lý khác đó là sức mạnh của thiên nhãn.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:12 am

Hành Thiền Chính Là Nguồn Sáng Siêu Nhiên
Một điểm khác nữa cần được cứu xét đó chính là ánh sáng giúp ta quan sát. Chúng ta biết rằng trước khi có thể nhìn thấy bất kỳ điều gì, phải có một luồng sáng bên ngoài chiếu vào đó, có thể là ánh sáng mặt trời, ánh sáng một ngọn nến, hay ánh sáng đèn điện dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng đối với những ai đã đạt đến được Thiên Nhãn. Tuyệt đối không cần đến bất kỳ một thứ ánh sáng nào như vậy. Họ có thể tự tạo ra, hay tự phát ra thứ ánh sáng đó phát xuất từ tâm mà ra đó chính là khả năng hành thiền. Tuy nhiên cường độ ánh sáng đó tùy thuộc vào sức mạnh chiều sâu hành thiền người đó đã đạt đến. Ngay cả trong tình trạng tối như mực cũng không phân biệt hay ảnh hưởng gì đến việc quan sát đó. Một điều ta luôn kỳ vọng là, khi tâm bắt đầu chăm chú vào hành thiền, thì một luồng sáng sẽ xuất hiện. Thoạt tiên có thể không mạnh mẽ mấy. Nhưng nhờ tu luyện tiệm tiến và kiên trì thì nguồn sáng đó sẽ tăng thêm cường độ. Điều này chứng tỏ rõ ràng chân lý luồng sáng có thể xuất hiện thông qua sức mạnh của việc hành thiền. Vì thế lời Đức Phật dạy được đề cập đến ở trên là “Một thiền sinh (aspirant) muốn tiến tới trên bước đường hành thiền để đạt đến mức độ đạt được Thiên Nhãn phải có khả năng tạo ra được một nguồn sáng chói chang từ tâm”. Luồng sáng này phải chói chang như ánh sáng ban ngày. Có thể nói thứ ánh sáng này phải được tạo ra một cách tự nhiên, có nghĩa là theo ý muốn và ngay lập tức, ở bất cứ nơi đâu và vào bất kỳ lúc nào. Đây là một cơ sở không thể thiếu để đạt đến được Thiên Nhãn. Điều này thật đáng khích lệ cho những người nào ước ao tu luyện hành thiền. Ngay sau khi nhập thiền, sẽ không còn giao động. Một luồng sáng sẽ xuất phát từ nội tâm, cho dù tình trạng tối mù của môi trường bên ngoài có thế nào đi chăng nữa. Luồng sáng này sẽ tăng thêm sức chói chang rạng rỡ, với tỷ lệ giao động và cường độ luôn tăng. Cộng với sự tiến triển trong việc hành thiền. Cho đến khi có thể đạt đến được một loại quang X nào đó giúp ta có thể nhìn xuyên suốt qua các bức tường vật chất. Lúc đó chẳng còn điều gì ngăn cẳn được quá trình diễn biến của thiền nữa. Hơn thế nữa, luồng sáng này dưới sự điều khiển của tâm có thể hướng tới bất kỳ hướng nào cho dù có xa mấy đi chăng nữa. Chính vì thế mà những ai đã đạt được Thiên Nhãn có thể nhìn rõ điều gì đang đóng kín bên trong nhà, những gì gói kín, hay nhìn xuyên qua cả các bức tường ngăn cản tầm nhìn. Kể cả những vật quá nhỏ đối với con mắt thường của ta.
Tuy nhiên, một lần nữa cần phải lưu ý một điều đó là đạt đến được Thiên Nhãn lại có nhiều bậc và nhiều mức độ khác nhau. Chính vì thế ta không thể hy vọng có được sức mạnh giống nhau trong mọi trường hợp. Thí dụ trong trường hợp Trưởng lão Anuruddha, như được biết ngài có khả năng trổi vượt nhất trong số các đồ đệ của Đức Phật, ngài đã đạt được thành tích này. Rất có thể là vì việc hành thiền của ngài đã đạt đến mức phát triển cao độ, với tỷ lệ giao động ánh sáng, và sức mạnh di chuyển và thâm nhập được. Một khi ánh sáng đó đạt đến đối tượng hay mục tiêu nó liền phản chiếu đối tượng đó lại cho con mắt, và kích hoạt khả năng quan sát. Tuy nhiên, sự khác biệt rất rõ nét nơi tỷ lệ ánh sáng giao động và nguồn tạo ra sánh sáng đó. Cũng vậy, ta phải chấp nhận chất lượng của hệ thống thần kinh của những người đó đã đạt đến Thiên Nhãn, chính là lý do tồn tại (raison d’être) vượt xa hẳn với những con mắt những người chưa được huấn luyện. Chính nhờ sự huấn luyện tiệm tiến và kiên trì đã đem lại hiệu quả tương ứng cho hệ thống thần kinh.
Những Ích Lợi Do Tu Luyện Thiền Mà Ra
Xét cho cùng, còn có một chân lý đầy an ủi cho những ai nhắm đến tu luyện hành thiền mà không nhằm đạt đến Thiên Nhãn, rất có thể họ sợ những gì vượt quá điều họ mong muốn đạt đến. Ít nhất trong cuộc sống này. Vì có một số phản ứng phụ cần được đạt đến, ngay cả ở mức độ thiền thấp nhất. Những điều này gồm cả việc tạo ra cho mình một trí nhớ dai các sự kiện đã xảy ra. Tăng thêm sức mạnh chánh niệm và trí tuệ. Với kết quả có được giúp ta hiểu biết nhanh hơn và rõ ràng hơn về bất kỳ điều gì đã được học hỏi và nghiên cứu và sự can đảm đi tiên phong hay có sáng kiến trong bất kỳ điều gì ta phải đối mặt. Một tâm như vậy rất ít khi dẫn đến một con đường độc đạo (cul de sac) khi phải đối mặt với những khó khăn và nhiều vấn đề. Đây chính là sức mạnh của ánh sáng nội tâm tuy chưa đạt đến một mức độ Thiên Nhãn.
Có một hiểu lầm, một thái độ khiến nhiều người nản lòng đó là trí nhớ hay tâm tạo thành hay ấn định tính khí của con người. Một người có trí nhớ không tốt khi còn nhỏ có rất ít cơ hội cải thiện trí nhớ đó sau này. Điều này được khẳng định thêm, đó là do kết quả di truyền mà ra. Hậu duệ của cha mẹ đạt được chỉ số thông minh cao (IQ) rất có thể đã thừa hưởng được đặc tính này nơi cha mẹ của mình. Chính vì thế nếu đứa bé được sinh ra do cha mẹ có một chỉ số thông minh thấp (IQ) thí dụ như chậm phát triển chẳng hạn, thì cũng ít hy vọng phát triển được chất lượng trí óc cao độ. Thực chất mà nói. Hiểu biết như vậy không sai nhưng đây cũng không phải là điều đúng trong mọi trường hợp.
Phật giáo cũng chấp nhận lý luận sinh học này như là một phần sự thật vì Đức Phật còn có nhiều điều để nói về vấn đề này, thí dụ như trong trường hợp một người sau khi chết đầu thai thành một con chó. Đang khi là một con người hắn có được hệ số thông minh cao. Nhưng làm thân phận con chó hắn không thể toát ra được phẩm chất hay suy nghĩ và cảm nhận giống như một con người được, tuy nhiên chiều sâu trí thông minh của hắn không hề bị mất, và có thể thể hiện được trong việc khiến cho hắn trở thành một con chó trội vượt hẳn. Với trí thông minh cao hơn hẳn so với những con chó đồng loại, trước đó không thuộc bản chất con người còn cao hơn cả cha mẹ của con chó nữa là đàng khác. Đây là hạn chế do di truyền, do điều kiện của thân xác có nghĩa là hiện trạng tái sanh mà ra.
Phẩm Chất Của Bộ Não
Đây chính là phạm vi Phật giáo có thể chấp nhận được. Đức Phật biết chất lượng của não bộ và hệ thống thần kinh là Kammajjrūpa – (tùy vào kết quả nghiệp chướng) – được tái sanh (trực tiếp) thông qua kết quả nghiệp chướng có nghĩa là những kết quả do kiếp trước để lại. Những ai thường có hệ số thông minh cao, có khả năng hiểu được những điều khó khăn và phức tạp và rồi tận dụng được khả năng đó để tạo điều lợi cho người khác, sẽ được chúc phúc nơi cõi đời này bằng việc tái sanh ở mức độ cao hơn về khả năng và tâm, kể cả trí nhớ dai. Chính vì thế mà não bộ và toàn bộ hệ thống thần kinh được gọi là Kammajjrūpa. Điều này hoàn toàn khớp với trường hợp thân xác được luyện tập điều đặn. Những ai sao nhãng không có những bài tập thích hợp sẽ có thân xác yếu đuối, không có đủ sức chịu đựng. Cũng như vậy những ai không luyện tập trí óc đang lúc còn nhỏ, sao lãng những cơ hội học tập, sẽ không thể tăng trưởng trí óc được khi họ lớn lên. Tuổi càng cao bao nhiêu, thì càng khó có thể gặt hái được những thành công trong việc luyện tập trí não. Đây chính là vì điều chúng ta gọi là học tập thực chất chỉ là những bài tập ấn định cho trí óc đó là tập suy nghĩ ra làm sao, luyện trí nhớ như thế nào, ôn tập ra sao, học phân loại như thế nào và nhiều điều khác nữa, kể cả việc thích ứng với các hành động thể lý và hành vi về khẩu liên quan, cơ bản chẳng là gì cả ngoài những bài tập hay việc luyện tập dành cho chính tâm vậy. Như đã nói ở trên, mắt nhìn chẳng là gì cả mà là tâm nhìn, (thông qua mắt), tai nghe được cũng không là gì cả mà là tâm nghe được thông qua tai v.v.. . Cũng vậy, khi chúng ta nói. “trí nhớ được tồn lại trong não bộ” thực chất đó là trí nhớ được ghi lại trong tâm thông qua não bộ. Toàn bộ những điều kể trên chẳng phải là quá đáng, hay đánh giá quá cao. Chúng ta hãy nghiên cứu kỹ coi thực chất tâm hay tiềm thức chính là người sáng tạo ra toàn bộ những thứ đó, toàn bộ những gì được ban tặng cho thân xác hay não bộ xét cho cùng chỉ là một qui trình luyện tập được ban tặng cho tâm mà thôi. Chúng ta được biết một cách khoa học rằng các tế bào não và hệ thần kinh trên toàn bộ thân xác luôn luôn phải trải qua một qui trình biến đổi liên tục.Theo Phật giáo điều này được sức mạnh của chính tâm hay thức tạo ra. theo phương hướng và mức độ và các thân giới được phát triển hay biến đổi đều tùy thuộc vào sức mạnh kiềm chế của tâm.
Ta có thể quan sát thấy những người nào am hiểu lẹ làng thường là những người có trí nhớ tốt và có khả năng tiếp thu cao thuộc hệ thống não bộ. Ngược lại cũng là điều hoàn toàn đúng. Như vậy chúng ta đọc thấy trong các trích đoạn Phật giáo có hai phẩm chất hình như luôn luôn theo sát nhau đó là Niệm (sati) và Tuệ (Paññā). Hai phẩm chất này lại dựa vào chất lượng của thiền Định (samādhi) theo qui luật định lại sản sinh ra Niệm (sati), và Tuệ (Paññā). Một điều không bao giờ được quên là toàn bộ những điểm này chỉ là những phẩm chất và khả năng của tâm mà thôi, chứ không phải của não bộ. Chúng cũng được gọi là “Cetasika” thường được dịch là các sở hữu tâm. Chúng là “tên” hay là “Danh” (nama) có nghĩa là những phẩm chất siêu hình, cần được tu luyện để cho ảnh hưởng hay là quả báo (dị thục) vipāka lên tâm Bhavāagacitta) đây là nguồn gốc mọi khả năng sáng tạo cho não bộ và hệ thần kinh. Thân xác thô kệch sớm muộn gì cũng bị buộc phải tan rã. Nhưng tâm hữu phần với khả năng sáng tạo của nó vẫn còn đó với công cụ thô sơ được tác động lên trở thành phần tinh tế hơn có nghĩa là trở thành thân xác thần tiên . . . . Kinh Phật so sánh việc biến đổi này giống như một việc “ trỗi dậy khỏi một giấc mơ” – giấc mơ chẳng là gì cả song chỉ là cuộc sống trần thế này. Thực chất mà nói, chẳng còn sự so sánh của cuộc sống trần tục với điều này nữa nghĩa là một điều kiện giống như một giấc mơ đối với người đã chết cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika) thì thực tế hơn, sinh động hơn và kéo dài hơn cả trong khổ cảnh lẫn trong nhàn cảnh.
‘Bản chất tự nhiên’: đặc tính kèm theo
Như vậy hành thiền được phát triển cho đến khi nguồn sáng xuất hiện cộng với những phúc lợi và giá trị to lớn của nó. Trước tiên nếu nguồn sáng đó đủ mạnh có nghĩa là được tăng trưởng mạnh đủ, có khả năng nhìn thấy “Sắc” hay là thị lực sẽ xuất hiện như là một thành quả rõ ràng (lẽ đương nhiên, ta phải lưu ý kẻo một số cảnh vật sẽ quyến rũ ta.) Một số ích lợi khác gồm cả khả năng trí nhớ được tăng cường ở mức cao và khả năng nhớ lại điều đã bị quên lãng bấy lâu nay. Không kể đến sự phát triển Chỉ Số thông minh (IQ) và sự cải tiến đáng kể những tế bào não. Toàn bộ những điều này điều là kho tàng vô giá không thể bị đánh cắp. Đi kèm với người sở hữu cuộc sống hoặc ngay cả cuộc sống mai hậu. Điều này cho thấy nơi một số trẻ em cách này cách khác được tái sanh thành những thần đồng chứng tỏ là đặc tính cố định và bất di bất dịch kèm theo. Tuy nhiên, điều này cũng quá rõ cả về nghiệp chướng thiện và bất thiện. Nói cách khác điều này được áp dụng tương tự cho cả những thần đồng bất thiện và hoàn thiện, những lợi ích có được từ việc tu luyện hành thiền ngay cả thiền bậc cao nhất cũng chưa thể đạt đến được trong cuộc sống hiện tại. Chính vì thế không nên quá phóng đại giá trị tâm cộng với tu luyện thiền vì với việc tu luyện này sẽ diễn ra sự hoàn chỉnh, tạo ra sức mạnh nguồn sáng ngày càng tăng, điều này có nghĩa là gia tăng tỷ số giao động và sức nhậy bén của tuệ giác, nếu ta muốn vậy. Tuy nhiên bước đầu tiên gồm nhiều trở ngại và nản chí, nhưng với phấn đấu trung thực và khẩn trương ta sẽ đạt đến tiến bộ và cuối cùng sẽ biến thành đôi điều gì đó giống như thói quen thâm căn cố để, bám rễ sâu đến nỗi được coi như là ‘bản chất riêng’. Ngược lại những ai không có đủ can đảm để dám chịu khuất phục trước những mệnh lệnh thuộc những ảnh hưởng gây đổ bể và làm nản lòng sẽ luôn bắt phải chuốc lấy những đau khổ đổ lên chính mình, tâm của họ (nghĩa là thái độ của tâm) giống như những nhà máy sản xuất hàng loạt những đau khổ dội lại chính những người sản xuất. Lãng quên, mất ăn mất ngủ và nhiều triệu chứng khác như sụp đổ tâm là một trong số những điều bất hạnh sẽ xảy ra. Điều quan trọng nhất là những triệu chứng ngoài ước muốn này không chỉ là những gì họ có được trong cuộc sống hiện tại; chúng trở thành một thứ “tài sản bất di bất dịch “ đi kèm với những người sản xuất ra chúng ngay cả vào đời sau nữa. Và trong một vài trường hợp khẩn trương ngay cả khi họ được tái đầu thai trở lại cõi trần gian này một lần nữa.
Bàn Thêm Về Chất Lượng Của Não Bộ
Căn cứ vào Kammajjarūpa (kết quả của nghiệp chướng), thì chất lượng của não bộ và hệ thống thần kinh đã được xác định ngay từ khi chúng được gắn vào với trứng được thụ tinh trong lòng mẹ. Tốt xấu ra sao, mạnh yếu như thế nào và sự phát triển của nó hướng về phía nào hay được đảm nhận đã được thiết lập ngay từ khoảng không gian và thời gian đó. (tuy nhiên, cho dù cũng phải trải qua thay đổi hay được điều chỉnh sau này; với điều kiện là ảnh hưởng hạn chế lớn hơn) điều này giống hệt như một cây sẽ mọc lên như thế nào, tốt hay xấu đều đã được tiền định bởi chất lượng được gắn kết trong hạt giống cây đó. Rõ ràng là phải có “điều gì” trong hạt giống đó, cho dù là gì đi chăng nữa, có khả năng kiểm sóat được sức tăng trưởng của cây, sự phát triển của nó và cuối cùng là cả quãng đời tồn tại của cây đó. Nếu đối với một hạt giống là như thế chắc hẳn cũng như vậy đối với khả năng của trứng được thụ tinh trong bào thai người mẹ vậy. Điều mang đầy “sức mạnh to lớn phi thường” được Phật giáo gọi là “Thức” giúp tái sanh (patisandhi). Chúng tôi mời các bạn quay trở lại với lời dạy của Đức Phật : “Ôi ngài Ānanda, liệu thức không muốn đầu thai vào trong lòng mẹ có thể khiến cho danh và sắc được nẩy nở ra trong đó hay chăng? “ trả lời câu hỏi này thì vị trưởng lão đã cho là điều không thể.
Cũng giống như “đôi điều bí hiểm” nằm trong hạt giống lại có khả năng kiểm soát suốt cả tuổi thọ tối đa của cây đó. Cũng vậy điều kỳ diệu bí hiểm này gọi là thức cũng khống chế thân xác chúng ta, không những chỉ trong giai đoạn còn ở trong lòng mẹ, nhưng còn trong suốt cả quãng đời con người đó. Trong mọi tế bào của thân xác đều có thức ở đó. Mọi hoạt động có chủ đích như hấp thụ, loại trừ, tiêu hóa và đốt cháy tự nhiên (toàn bộ những hành vi chủ ý hay vô ý thức) đều nằm trong vùng kiềm tỏa của thức cả, với một trung tâm sinh học nằm trong não bộ. Một công việc luyện tập thiền đầy nhiệt tình và phấn khởi với những hoàn cảnh thuận lợi sẽ đem lại kết quả trong trí óc và hệ thống thần kinh được “ khỏe mạnh” có nghĩa là sẽ được năng động cho đến tận tuổi già hay cả cho đến khi chết. Tất cả các vị A-la-hán nghĩa là những vị đã được giải thoát toàn bộ” cho dù đã sống được hàng trăm tuổi hay ngay cả còn nhiều hơn nữa đều được cho là có khả năng duy trì trí óc của họ khỏe mạnh cho đến khi họ qua đi vĩnh viễn. Nhưng nếu những sinh hoạt đó chỉ bắt đầu ở tuổi già thì khó lòng có thể hy vọng được kết quả như vậy (cho dù vẫn tốt hơn là không làm gì cả.) điều này giống như một người bắt đầu luyện tập thân xác vào lúc tuổi già. Cho dù vẫn tốt hơn là chẳng luyện tập gì cả. Tuy nhiên ta sẽ không kỳ vọng có được một kết quả đầy ý nghĩa giả như họ đã tập luyện sớm hơn, ngay từ thuở còn trẻ hay ở vào tuổi trưởng thành.
Những lợi ích vật chất do ánh sáng thiền đem lại.
Một thí nghiệm được tiến hành để xem ánh sáng thiền có giúp gia tăng trí nhớ hay không. Người ta thực hiện nơi một đứa trẻ có khả năng tạo ra nguồn sáng đang khi nhập thiền. Đứa trẻ được thí nghiệm yều cầu quan sát và nhớ một trăm đồ vật được đánh số từ một đến một trăm và chỉ được phép nhìn có một lần duy nhất mà thôi. Thí dụ số 1 là chiếc bút, số 2 là chiếc bút chì, số 3 là một cây thước kẻ v.v… và cứ tiếp tục cho đến số 100, điều này có nghĩa là 100 vật dụng khác nhau được đánh số cẩn thận. Sau đó người ta yêu cầu cậu bé trả lời những câu hỏi, tỷ dụ như số 15 là gì, số 45 là gì, v.v…. cậu bé đều trả lời đúng hết, chẳng sai một lần nào. Cậu nói đúng tất cả các số và đồ vật được đánh số. Cho dù những vật đó không theo một thứ tự nào cả. Một điều thật ý nghĩa đó là cậu bé trả lời ngay lập tức, không chần chừ gì cả. Cậu ta cho biết, sở dĩ cậu làm được như vậy là vì cậu đã nhìn thấy được cả con số và đồ vật đó cùng một lúc ngay khi được hỏi. Cậu làm được vậy là nhờ vào ánh sáng do sức mạnh nhập thiền đem lại. Chính vì thế cậu đã trả lời trót lọt những câu hỏi đó.
Kinh Phật chúng ta biết Trưởng lão Ānanda có khả năng tiếp thu thuộc lòng, nghĩa là nhớ được bất kỳ điều gì Đức Phật nói với ngài cho dù ngài chỉ được nghe một lần mà thôi. Trí nhớ của ngài không hề sai lầm như thể những lời của Đức Phật được ghi lại trên băng ghi âm sẵn sàng phát trở lại bất kỳ lúc nào, với những chi tiết liên quan những gì Đức Phật đã thuyết pháp hay diễn giải Kinh Phật đó ở đâu, khi nào và ngài nói với ai. Đây là bằng chứng cho thấy ngài là một người chuyên có khả năng đạt đến mức độ trí nhớ vượt trội hơn hẳn do bởi ngài đã tu luyện được ở mức độ cao nhất, khiến ngài trở thành thần đồng trong lãnh vực đặc biệt này.
Một tâm đã được thiền kiểm soát đến như vậy lại tỏ ra rất bình thản, thanh tịnh và thanh lọc khỏi mọi triền cái. Chính vì thế tâm của ngài đã trở thành nhậy bén có nghĩa là ngài quan sát rất nhanh, nhận biết, am hiểu và nhớ lại được hay là hồi cố lại, có nghĩa là khơi dậy được những gì đã chìm ngập và tích tụ tận nơi sâu thẳm thức. Một cuộc nghiên cứu về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đặc biệt phần nói về Sở Hữu Biến Hành (Sabbasādhārana Cetasika) còn tiến xa hơn là chỉ làm rõ về điểm này. Trong trường hợp có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong qui trình được đề cập đến ở trên, chính là do tâm sát na đó đã không được bình thản cũng như thanh tịnh đúng mức. Giống như một máy quay phim (camera) có chất lượng không hoàn như ý muốn, không hy vọng tạo ra được kết quả tối ưu theo ý muốn. . . Điều này dẫn đến một sự thật là đàng sau những khác biệt đa dạng hay những bất bình đẳng trong cuộc sống, cho dù là cuộc sống con người, loài vật hoặc cả thảo mộc trên cõi đời này hay ở bất kỳ cõi nào khác, được gọi chung là các cõi Hóa Sinh (Opapātika). Nhân duyên xác định chính là sự thiếu sót đó, trước tiên là ngay tại cội nguồn sinh vật đó, thứ hai là tại những công cụ hay những nguồn thể hiện hay hành động. Nhân duyên này có thể thấy rõ, chẳng hạn như nơi người mù, người điếc hay người câm. . . Một khi những cơ quan giác quan này được điều trị khỏi thì người đó vẫn có thể nhìn thấy được nghe được và nói được. Nhân duyên trước đó lại ám chỉ những khác biệt vô tận nơi các sinh vật sống trên cõi đời này, với những khác biệt thật là da dạng về chất lượng của bộ não và hệ thống thần kinh, những điều này phản ảnh sự khác biệt ngay tận nguồn gốc có nghĩa là chất lượng hay là sự trưởng thành của thức. Đến đây chất lượng hay mức độ trưởng thành có thể được cải thiện dưới nhiều hoàn cảnh thuận tiện được hướng tới đích đúng đắn. Theo Phật giáo thì đường hướng “đúng đắn” này hiểu theo một nghĩa nào đó chính là việc nắm giữ “Giới” (Sīla) Định (samādhi) và Tuệ (paññā). Đây chính là những điều một khi chúng ta đã kết hợp và trộn lẫn được một cách hoàn chỉnh, thì đây chính là đường lối duy nhất dẫn đến thanh tịnh tuệ giác. Chẳng còn con đường nào khác. Dưới đây là đoạn trích trong Kinh Pali “Eseva maggo natthañño dassanassa visuddhiyā” (trích trong Pháp Cú Kinh –Dhammapada-)
Những Khía Cạnh Phi Vật Chất Chứ Không Phải Vô Sắc Nơi Thân Xác
Bất kỳ từ ngữ nào, nói hoặc viết, và bất kỳ những gì được phát minh ra hay được con người tôn tạo nên – tất cả đều hướng về một điểm đó là một “cấu trúc” tâm nói hoặc làm ra. Những hành vi này phản ánh tầm nhìn, tài khéo, luyện tập và khả năng siêu nhiên của tác giả tạo ra chúng. Điều này thật rõ ràng và hết thảy mọi người đều có thể nhận ra. Nhưng có một sự thật tuy ít rõ ràng nhưng vô cùng ý nghĩa không thể bỏ qua được, như đã bàn đến ở trên, đó chính là “cấu trúc” của não bộ và toàn thể các bộ phận hay xứ khác và một phần của cơ thể phản ánh lại đó là “Thức”. Chúng là những biểu hiện trên bình diện cõi đời này một khả năng Phi vật chất, nhưng không mang đặc tính Vô Sắc hoàn toàn. Toàn bộ các tế bào trong cơ thể đều có liên hệ trực tiếp với nhau trong một mạng lưới phức pháp của một tháp canh nghĩa là não bộ. Dưới sự điều khiển giám sát của Thức.
Một người hiện đại ngày nay thường có khuynh hướng đi đến kết luận là sự phát triển của thân thể và các bộ phận trong thân xác đó chỉ lệ thuộc vào các yếu tố vật lý mà thôi, có nghĩa là đồ ăn và nhiệt độ.. . . Một lần nữa chúng ta phải nói đây là một kết luận sai lầm. Nhưng xét về mặt hạn chế thì điều này không hoàn toàn có lý. Còn có nhiều điều khác hơn là chỉ để nhìn thấy bằng mắt. Chúng ta thử nghĩ coi, nếu chẳng còn gì khác hơn ngoài những khía cạnh vật lý của cuộc sống, thì tại sao những tế bào có thể nhận ra và chỉ chấp nhận điều có lợi cho chúng và rồi loại bỏ hay từ chối không chấp nhận bất kỳ điều gì thất lợi và gây phương hại cho chúng. Rõ ràng một chi tiết phi vật chất này từ đâu mà ra? tại sao chúng lại biết cách loại bỏ khỏi nguyên một hệ thống điều gì độc hại hay vô dụng? Cách cư sử hay hành vi của các tế bào đó nếu bạn muốn sử dụng từ này giống y hệt như một con người, và một con vật chỉ chọn lựa những gì là tốt và có lợi cho họ mà thôi. Sự khác biệt đó là một con người và một con vật có thể chú tâm hay ý thức thực hiện như vậy. Trong khi đó các tế bào cũng có thể làm được như vậy theo bản năng hay theo tiềm thức.
Cũng một cách thức đó, thì sự tăng trưởng và phát triển của não bộ tiến tới theo hướng đúng lại không chỉ là kết quả của thức ăn truyền thống hay thuốc men người đó sử dụng. Thật vậy, theo những kiến thức học tập và nghiên cứu não bộ chỉ có thể hy vọng tăng trưởng và phát triển được cùng với sư tăng trưởng của cả một hệ thống não bộ như là một kết quả. Nhưng nếu tâm đó liên tục bị phá rối, thường xuyên bị giao động do những tư tưởng và tình cảm không lành mạnh, bị nản trí và rối loạn do những trở ngại và những vấn đề khó khăn và cuối cùng là mất kiềm chế thì ta có thể hy vọng có được điều gì do những kiến thức khoa học và những nghiên cứu đem lại? Trong trường hợp như vậy thì lợi nhuận nếu có, sẽ chẳng bù lại được với những hậu quả tai hại đem lại. Cán cân sẽ nghiêng về những điều chống thay vì nghiêng về những điều thuận. Kết quả cuối cùng đơn giản là hãy nhìn xem. Điều này chứng tỏ ý nghĩa to lớn của điều phi vật chất, chẳng phải là khía cạnh vô sắc giới (siêu nhiên) của thể xác mà ra hay sao.
Mặt khác, chúng ta còn được một số nhà văn, nghệ sĩ và các vị thánh đã có được khối óc không hề bị suy xuyển do tuổi tác và những điều kiện do thân xác gây ra. Không cần nói chi đến các bậc thánh A-la-hán trong Phật giáo. Toàn bộ các ngài cũng biết đến do các ngài đã duy trì được phẩm chất não bộ và sự trong sáng của tâm cho đến khi họ qua đi sang thế giới bên kia. Điều gì là nhân tố quyết định đàng sau khía cạnh vật chất trong tất cả những trường hợp như vậy? Chắc chắn phải có đôi điều gì đó vượt khỏi phạm trù bình thường và không thể tập luyện nơi con mắt cũng như nơi các giác quan khác. Đây chính là chất lượng của Thức, nói một cách cụ thể, đây chính là công việc thiết lập khả năng nhập vào thiền vậy, cho dù chưa đạt được mức độ jhāna cao ngất hay thiền chứng (samāpatti). Nói một cách chính xác, đây chính là tu thiền đi đôi với tuân giữ Giới luật và luyện Tuệ giác (paññā) nội trong hệ thống Phật giáo đã được đề cập đến ở trên.
Cần Nhiều Cố Gắng và Thời Gian Đề Đạt Đến Thành Tựu Cao Hơn
Để đạt đến được những thành tựu về phép Thần Thông (Abhiññā) hay là những sức mạnh siêu phàm đang nhắm tới. Một công việc luyện tập nghiêm khắc và đầy nhiệt huyết và một kỷ luật nghiêm ngặt đòi hỏi người thiền sinh (aspirant)phải tuân thủ từ đầu đến cuối, và cũng cần phải có nhiều thời gian dành cho công việc luyện tập này, có đôi khi còn dài hơn nhiều so với yêu cầu để có được kết quả như ý trong luyện tập kiên trì và quyết tâm cao. Có đôi khi còn cần đến cả một đời người hay nhiều kiếp khác nữa. Đối với những ai chỉ mới bắt đầu trên cõi đời này, đạt đến được những khả năng thần thông siêu phàm hay siêu nhiên này cần đòi hỏi một mức độ luyện tập đặc biệt và khác thường để phát triển trí óc kèm theo là một thái độ “diệt dục” cao độ nơi tâm. Những phẩm chất này được tích lũy trong một thời gian dài mà kết quả là với việc đạt đến bậc Thiền Jhana cao ngất và tuyệt vời và thiền chứng (samapatti). Đó là đỉnh cao nhất của tu luyện thiền.
Từ Kinh Phật chúng ta cũng được biết các vị Thánh A-la-hán thường rút vào trong thinh lặng và nhập thiền như là nơi ở bình yên và hạnh phúc tột độ trong cuộc sống đời thường. Điều này diễn ra sau khi họ đã đạt đến hoàn hảo tột đỉnh và giải thóat khỏi mọi đau khổ phiền não. Họ không còn phải bị tái sanh nữa. Vì những người trần tục thường có thể phải trải qua một tình trạng vỡ mộng và không muốn được tái sanh. Bánh xe (vòng) tái sanh và kết quả của tái tử chưa được phá vỡ. Điều quan trọng hơn là họ không có thể chọn cho mình được cõi nào hay một địa điểm nào hay cả việc tái sanh nữa cho đến khi nào họ đạt đến được một mức độ kiềm chế và diệt dục đủ mạnh thì mới có được một mức độ tự lựa chọn thích đáng cho việc tái sanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nào họ đạt đến được một mức độ nhập thiền đủ để đẩy lùi những tư tưỏng và tình cảm không thích hợp và bất thiện. Đây là lý do và phương cách hành thiền phải được phát triển tối đa theo đúng hướng và đạt được mức độ tin cẩn để tránh khỏi Hội Chứng Miễn Nhiễm Mắc Phải trong lãnh vực siêu nhiên vậy (Spiritual Aids - Sida).
Thiên Nhãn Thông nơi Đức Phật
Còn nhiều điều hơn những gì mắt thấy,
Hoặc lãnh hội giác quan khác của ta.
Chẳng cho ta toàn cảnh đáng tin cậy.
Toàn nhiệm vụ cảm giác quá bao la.
Hiệu quả luôn luôn chỉ là giới hạn.
Chẳng tường trình mọi khía cạnh cho ta.
Đây thảm họa của tôi và của bạn.
Chân lý đó bạn cùng tôi lơi là.
Để chiêm ngưỡng đất trời cùng vạn vật.
Ta cần một nguồn sáng rất chói chang.
Tu luyện kỹ những điều Phật dạy
Mở rộng tầm nhìn toàn bộ ngũ giác quan
Ngày ta sinh chẳng cõi nào được sẵn dọn
Lúc lìa cõi đời cũng chỉ vậy mà thôi,
Ngàn Chúng sanh đã đang lìa cõi thế gian.
Mọi vương quốc cả thánh đức lẫn gian tham
Đức Thế Tôn đã nhận ra tất cả
Cùng toàn bộ dữ liệu có liên quan
Nhờ Thiên Nhãn siêu phàm Ngài đắc chứng.
Ngời vợi hơn muôn vàn trời cao
Ngài chứng kiến chúng sanh “sanh” rồi “diệt”
Thông cả lý lẽ, không gian và thời điểm.
Thay chúng sanh ngài dự liệu hết mọi thứ.
Nhờ Thiên Nhãn cùng thần thông đầy huyền nhiệm.
Nhắm nguồn sáng nội tâm làm đích đến.
Soi dẫn mọi thành tích thành công cần thiết.
Phải nhập thiền ngày và đêm liên tục
Đích đến đạt tiến bộ siêu nhiên.
Một minh chứng cứ sống còn nghiệp chướng
Điều hiển nhiên dứt khóat khỏi chứng minh
Lời Phật dậy Chánh đạo đã tỏ tường.
Niềm kiêu hãnh con Phật là thế đó.
Chẳng ai sinh ra đã đầy đủ trí tuệ
Là điều trời không phú cho riêng ai,
Chẳng ai cản trở tầm nhìn cùng nhận thức
Vượt trội hẳn mọi sinh linh chúng sanh.
Vượt trên cả mọi chư thần chư thánh
Vươn tới tận Tam giới[6] tận Cửu Trùng[7]
Chính thực là nhân chứng mến tri ân
Thiên Nhãn linh thiêng ghi dấu ấn.

________________________________________
[1] Ba mươi cõi gồm có: 4 cảnh khổ (apāya). 6 Cõi dục giới (Kāmāvacara), 16 Cõi thiền sắc giới (rūpabrahma) và 4 Cõi thiền vô sắc giới (Arūpabrahma)
[2] Đây là điều trích từ một quan điểm qui ước nghĩa là theo như mọi người đều hiểu. Nói một cách chính xác có nghía là xét cho cùng con người ta phải được tái sanh nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) trước khi con người ta chết khỏi cõi đời này. Xác còn hay hết này (mở ngoặc đóng ngoặc) có thể thực hiện được một sự “liên kết tương quan” có thể nói như thế, đối với việc tái sanh cho thân xác do tâm tạo nên. Đã tàn lụi khỏi cõi đời này. Điều này rất khớp với y tương sinh (Paṭiccasamuppāda). Bất kỳ khi nào có tâm lúc đó có “danh và sắc” và ngược lại, nói cách khác, bạn không thể cho là mình đã vượt qua được một con suối cho đến khi nào bạn đặt được bước chân vững chắc trên hòn đá kê để bước chân qua bên bờ bên kia dòng suối và đặt chân an toàn trên đó, và để lại đàng sau là bờ sông hay hòn đá bạn vừa dời khỏi.
[3] Thực chất lúc nào cũng có nguồn sáng nhưng không chú ý đến nguồn sáng mà thôi và lúc đó ta không ý thức được sự hiện diện của nguồn sáng. Vì nếu không có nguồn sáng nào cả , thì chẳng có cảnh vật bao giờ.
[4] Điều này có nghĩa là chỉ một phần nhỏ hình ảnh và không được rõ ràng.
[5] Điều này có nghĩa là một số lượng lớn và rõ ràng.
[6] Tam giới đó là: Cõi Dục giới. Cõi Sắc và Cõi Vô Sắc
[7] Cửu Trùng: hiểu theo nghĩa đen chín hữu tình cư này là nơi cư ngụ của các giống hữu tình có nghĩa là cõi các chúng sanh. 1.- có thân khác nhau và tưởng khác nhau; 2.- có thân xác khác nhau nhưng tưỏng giống nhau. 3. có thân xác giống nhau nhưng tưởng khác nhau; 4.- có thân xác và tưởng giống nhau. 5.- chúng sanh vô tưởng; 6.- những kẻ nào đã đạt đến thiền mức vô sắc giới được gọi là Ākāsānañcāyatana (hư không vô biên xứ); 7.- những ai đã đạt đến được bậc thiền được gọi là Āki ñcaññāyatana (vô sở hữu xứ); 8.- những ai đã đạt đến được thiền bậc Āki ñcaññāyatana (vô sở hữu xứ) và 9.-những ai đã đạt đến mức độ thiền gọi là Nevasaññā nāsaññāyatana (phi tưởng phi phi tưởng xứ) (Trích tác phẩm Navakanipata thuộc tác phẩm Tăng chi Bộ Kinh (Añguttara Nikaya)
HÓA TÂM THÔNG (Manomayiddhi)
Theo nguồn tham khảo Kinh Phật giống như các chương trên, có ghi lại giai thoại Đức Phật hướng dẫn nhà vua Ājātasattu (đã phạm tội giết cha mình) về những kết quả to lớn một người sống đời độc thân ly tục hy vọng đạt được như sau:
“Một vị tỳ khưu nhập thiền định (samadhi), do vậy tuệ giác ngài được thanh tịnh và sinh động, ngài đã gạt bỏ hết những ảnh hưởng phiền não, tuệ giác tỳ khưu trở nên ổn định, linh hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới tạo ra Ý Sinh Thân từ thân xác thô thiển này. Sắc (rūpa) đã tạo thành thân xác đó cùng với tuệ giác, cũng gồm đầy đủ các chi và căn khác, hoàn hảo với những môn (mắt, tai, mũi. lưỡi, thân và tâm); ôi Hoàng Thượng Vĩ Đại. Người đó giống hệt như kẻ được kéo ra từ đám bùn lầy lau sậy “
Đoạn trích trên chính là Đức Phật, một nguyên lý cơ bản nhờ đó ta hiểu được chân lý liên quan đến các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) và Ý Sinh Thân của các chúng sanh đó hay cái được gọi là “các Thiên Thể”. Từ ‘Dibbakāya’ nghĩa đen được hiểu là Thiên Thể (thân xác mang tính thiên đường) là một từ chung chỉ những thành tố thuộc các chúng sanh Hóa Sinh. Gồm cả những chúng sanh trong cõi khổ như Ngạ quỷ, Atula và những chúng sanh thuộc cõi ma quái. Cũng như các sinh vật khác trong cõi sướng được gọi chung là các vị thần hay là các chư thiên . Chính vì thế từ có một ý nghĩa rất rộng dùng để ám chỉ các chúng sanh không giống con người kể cả các chúng sanh siêu nhân nữa.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:13 am

Hiểu được một cách tường tận chân lý về các thành tố Ý Sinh Thân – tức lý do tại sao lại tồn tại các chúng sanh này và bằng cách nào chúng xuất hiện, chắc chắn sẽ giúp làm gia tăng niềm tin vào những kết quả nghiệp chướng và cuối cùng ta có được một niềm tin không lay chuyển về chiều kích cuộc sống được gọi cách chung là nhàn cảnh (diệu hỷ quốc) và khổ cảnh. Một phó phẩm phát sinh từ hiểu biết đúng đắn này là một niềm tin vô tư về những thành tựu Đức Phật có được trong lãnh vực các phép thần thông ngài có được như : việc Nhớ Lại Tiền Kiếp của chính ngài cũng như tiền kiếp của nhiều người khác nữa. Hơn thế nữa am hiểu tường tận được những chân lý về hóa tâm thông (Mind-made-body) sẽ đem lại kết quả thể hiện được nơi hiểu biết tương xứng về chân lý cho rằng thân xác con người ta do thức hoặc tâm. Điều này được thấy rõ khi Đức Phật đàm đạo với Trưởng lão Ānanda về Kinh Mahānidāna, đề cập đến trong Đại Phẩm (Mahāvagga), một đoạn trích trong Trường Bộ Kinh (10/74) như sau:
“Ôi Ānnada, nếu như thức không thể lọt vào trong lòng mẹ, liệu Danh và Sắc có thể được sinh ra trong đó hay không?”
“Thưa Đức Thế Tôn, điều này không thể được,” Trưởng lão Ānanda trả lời.
Chính vì thế Đức Phật nói tiếp. “Đây chính là trường hợp. Ôi ngài Ānanda, bất kỳ nơi nào xuất hiện thức đều xuất hiện Danh và Sắc.”
Sự Mù Quáng Siêu Nhiên
Theo quan điểm Phật giáo, chẳng phải quá đáng cho rằng những ai không tự thể hiện (khẳng định) được chính mình đầy đủ chân lý vừa đề cập ở trên nói về Đức Phật đều thực sự trở nên mù quáng siêu nhiên và như vậy họ không thể hiểu được ý nghĩa sâu rộng các ân đức nơi Tam Bảo. Đối với tuyệt đại đa số con người ta, “mù quáng siêu nhiên” đã hạn chế tầm nhìn của họ, một hiện tượng trên bình diện vật chất thô thiển này lại là một điều tốt nhất nhưng chỉ là một phần và vì thế không hoàn hảo. đây chỉ là một thực chất sinh lý thuộc về di truyền hay, chính xác hơn, xuất hiện chung với cha mẹ, và là một kết quả, một sản phẩm của tạo hóa. Hiểu theo bất kỳ kiểu nào rất ít người dám tháo bỏ sự “mù quáng” đó để có thể nhìn thấy được những sự thật về những lãnh vực khác trong cuộc sống. Cũng chính vì không thông suốt chân lý vĩ đại này đa số đã có khuynh hướng không quan tâm gì đến qui luật nghiệp chướng, hay nói theo kiểu hiện nay là hành động hay phản ứng lại cõi siêu nhiên này. Coi nhẹ qui luật đầy ý nghĩa đang chi phối cuộc sống. Họ đã bị thu hút vào việc nuông chiều giác quan, và đã bị tính đam mê lạc thú lấn át và quên mất là trong cuộc sống của họ đâu chỉ có những gì ta quan sát được bằng mắt trần (hay thực tế là còn có nhiều điều khác hơn là các giác quan thô thiển của thân xác ta).
Sự so sánh của Đức Phật thật đáng quan tâm. Người nói rằng nếu (thân xác siêu nhiên) một khi lìa khỏi bản sao vật lý của nó cũng coi như là một con người được kéo ra khỏi vũng bùn lầy lau sậy và trở thành một cây sậy linh thiêng. Theo Trưởng lão Buddhaghosacariya, tác giả cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) điều này được giải thích là mục tiêu của Đức Phật. Ở đây chính là ngài muốn truyền đạt ý nghĩa cho rằng một thân xác do tâm tác tạo như thế dưới mọi khía cạnh giống y hết như thân xác của một người đã đạt đến được những khả năng siêu phàm. Một hình ảnh tương đương ta có thể nhìn thấy trong trường hợp một người đang lìa khỏi cõi đời này các căn môn của họ không thể phản ứng lại với bất kỳ một kích thích nào thuộc cõi đời này được nữa. Nếu như một người đã đạt được một mức độ thiền thích đáng, một thân xác khác nữa sẽ hiện ra ngay trước mắt họ (họ có thể nhìn thấy một thân khác nữa y hệt như thân xác đang nằm bất động đó) có nghĩa là một thân xác tinh tế hơn, một Ý Sinh Thân dưới mọi góc độ đồng nhất với thân xác đang nằm bất động trên giường. Ngay cả trang phục của Ý Sinh Thân đó cũng giống hệt như thân xác chết nằm đó.
Điều này có nghĩa là đối với một người đang trong cơn sinh thì, thân xác cõi trời của họ (nghĩa là thân xác do tâm tác thành hay là Ý Sinh Thân) trước tiên phải lìa khỏi thân xác trần tục này Nếu bằng bất cứ cách nào ta có thể thấy được Ý Sinh Thân đó, thoát ra khỏi thân xác trần tục của nó, thì lúc đó ta chắc chắn người đó đã lìa khỏi cõi đời vào giây phút đó, ta có thể nói chính xác đến từng giờ từng phút. Tuy nhiên, những phương thế khiến ta thực hiện được điều đó chỉ có thể có được thông qua sức mạnh thiền. Một người tự trang bị cho chính mình khả năng có thể nhìn thấy bằng con mắt siêu nhiên của mình một cách chính xác lúc nào Ý Sinh Thân của người đang chết đó rời khỏi thân xác thế tục của họ. Người đó có thể làm được điều này mà không cần dùng tới con mắt thật của mình gì cả. Có nghĩa là không cần nhìn vào con người đang chết đó. Biểu tượng sự chết thật quá rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa. Như vậy sau khi nhìn thấy Ý Sinh Thân đó lìa khỏi con người. Người đó nổi lên từ hành thiền và cho biết chính xác đến tận phút khi nào thì cái thân xác đó đã chết.
Nếu vào này có ai đó đã đạt được những khả năng Thần Túc Thông dứới mọi góc độ và người đó có thể đứng ra đương đầu với những thách thức trước mọi nghi ngờ và mọi chứng cứ hoài nghi xác thực, thái độ của những người đó xét dưới góc độ của tôn giáo nói trên và do đó là hoài nghi chính các tôn giáo khác nữa, sẽ có thể thay đổi một cách cơ bản và còn thay đổi đến tận gốc rễ để trở nên tốt hơn. Một điều hết sức ý nghĩa đó là bất kỳ điều gì, cho dù có thể nào đi chăng nữa, cho dù người đó có là một tỳ khưu, hay một tín đồ đạo hữu, nam hay nữ, già trẻ lớn bé. Vấn đề là chính thành tích đó phải được kiểm nghiệm và chấp nhận một cách khoa học. Hay ít nhất được tuyệt đại đa số những người trên thế giới đồng tình ủng hộ. Liệu đây có phải là một giấc mơ trở thành hiện thực, là thái độ của mọi người và phản ứng của họ về các hoàn cảnh đó sẽ mang tính xây dựng và đem lại nhiều ích lợi hơn vào lúc này hay không. Những vấn đề và khó khăn cho dù là kinh tế chính trị hay xuất phát từ nhận thức, chắc chắn sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn và sẽ được giảm thiểu tới mức tối đa. Chính vì thế mà sự băng hoại, bóc lột và nhiều hình thức đạo đức xuống cấp từ bấy lâu nay đã làm xói mòn xã hội và các quốc gia hiện nay. Tuy nhiên việc chấp nhận chân lý vĩ đại, phổ quát và hiển nhiên này đã trở thành như là một hiện tượng giống như con người đặt chân lên mặt trăng vậy.
Một Giấc Mơ Trở Thành Hiện Thực Chăng
Liệu “giấc mơ” này có trở thành hiện thực nơi các giáo lý của các tôn giáo chăng, đặc biệt là nơi giáo lý Phật giáo, một tôn giáo đã đề cập đến các hiện tượng này một cách trực tiếp và dồi dào trong kinh Phật. Liệu giấc mơ này có trở thành một thôi thúc đầy ý nghĩa để thể hiện được một ý chí mạnh mẽ hơn nơi một bộ phận dân chúng, khiến họ cảm thấy hổ thẹn và sợ hãi khi làm điều không tốt, ngay cả khi không có người nào chứng kiến hay biết được các hành vi đó. Nhưng xin nhắc lại một lần nữa ước mơ này cần phải được giải thích một cách cặn kẽ trên cơ sở giáo lý của Đức Phật, để có thể được áp dụng hiệu quả vào cuộc sống đời thường và nơi các công việc của người đời. Bằng không, và đây là điều kiện vô cùng quan trọng, hiện tượng này chỉ là nhân duyên khích động lên một phản ứng mơ hồ thay vì một sự chấp nhận thông minh chân lý nghiệp chướng còn sót lại và có thể dẫn đến lạm dụng thay vì sử dụng được một cách thông minh, khả năng siêu vượt này. Đây là một ảnh hưởng vô cùng to lớn và có thể gây ra kết quả tai hại siêu nhiên, giống như thân thể nếu không được kiểm soát chặt chẽ và đặt dưới kỷ luật nghiêm ngặt, ảnh hưởng lôi cuốn của điều này sẽ vô cùng mãnh liệt một cách khác thường. Trừ khi được đặt dưới chế độ kỷ luật nghiêm minh và kiềm chế nghiêm khắc, rất có thể chúng sẽ tạo ra những hậu quả khủng khiếp, cho chính mình và cho nhiều người khác ở mức độ toàn cầu.
Đối với những người hoài nghi chân chính, các trích đoạn của Đức Phật về hậu quả cho rằng khi một tuệ giác được thanh tịnh và trở nên linh hoạt sẽ xuất hiện khả năng tạo ra được ý Sinh Thân tự nhiên đáng cần tới một suy tư cẩn thận, và kết quả là phải cần đến một số giải thích như sau:
Giấc Mộng Là Hiện Thực Khi Còn Đang Tiếp Diễn
Một người bình thường luôn mơ mộng khi ngủ. Một điều hết sức rõ ràng là những gì diễn ra trong giấc mơ - Bất kể điều gì thấy, nghe được v.v… đều do tâm tạo ra hay nói chính xác hơn tất cả xuất phát từ Tâm Hộ Kiếp (Bhavañga-citta) có nghĩa là xuất phát từ đáy tâm hữu phần hay là tận cõi lòng sâu thẳm. Như tất cả chúng ta đều biết, vẫn tồn tại một thân xác khác nữa, thực tế và bền vững cho đến khi nào giấc mơ vẫn còn tồn tại, không kể đến thân xác bất động và đang ngủ của ta. Thân xác thứ hai hay là “song hành” đó hoàn toàn đầy đủ các chi, và cơ quan, cộng với các giác quan có khả năng vận hành y hệt như thân xác của ta. Thân xác này có thể cảm thọ, suy nghĩ và cảm nhận được những cảm xúc. Nói tóm lại, thân xác đó hoàn toàn sống động như là thân xác tương đương của ta, cho dù cuộc sống của thân xác này so với thân xác đồng hành của nó, rõ ràng là có ngắn ngủi hơn. Nhưng sức mạnh những cảm nghiệm gặp phải trong những giây phút ngắn ngủi đó chẳng có ngắn ngủi hay hão huyền một chút nào. Ngược lại còn rất mạnh và đôi khi, đặc biệt trong trường hợp một đau khổ có cường độ mạnh, hình như còn tồn tại vĩnh viễn nữa là đàng khác.
Tuy nhiên, vì hầu hết các giấc mơ của chúng ta đều không mạch lạc và khó hiểu, phần lớn thời gian là sản phẩm do chính những triền cái thường tự đánh lừa chính mình, nên chúng ta thường có khuynh hướng đưa ra những kết luận khái quát và ngây thơ cho rằng các giấc mơ chỉ toàn là ảo giác và chẳng đưa ra được những ý định trước đây. Cho dù có một thực tế rõ ràng là một số giấc mơ đã thực sự được biết đến như là lời tiên đoán cho những sự kiện trong tương lai một cách chính xác. Nếu chúng ta xét đến những hiện tượng này với một thái độ không thiên vị và thực sự với một tâm hữu phần tìm hiểu nghiêm túc, ta sẽ thấy cả hai thái độ kết án một cách chung chung và một thái độ tin tưởng vô điều kiện những giấc mơ đều là những thái độ quá khích. Chắc chắn sẽ phải có một thái độ trung dung cần tìm hiểu và nghiên cứu với một cách tiếp cận phân tích và một tâm khoa học.
Có một điểm chung cho cả hai hạng người mơ mộng và ngưòi nhập thiền sâu xa. đó chính là sự thức tỉnh tâm như là điều gì đó đối kháng lại với tính vô ý thức của thân xác của chúng ta. Chính vì thế ta có thể khẳng định được thành một công thức như sau. Nếu khi tâm trở thành vô thức và được tách khỏi thân xác thô thiển của chúng ta, sẽ có một Ý Sinh Thân khác xuất hiện để bù vào chỗ thân xác của ta ngay tức khắc. Đây chính là thân xác do tâm tạo ra. (Ý Sinh Thân). Thân xác này xuất hiện trong giấc mơ hoặc vào lúc chúng ta nhập thiền bậc cao. Cảm giác bay bổng lâng lâng cùng xuất hiện trong lúc nhập thiền cũng chính là cảm giác của Ý Sinh Thân đó. Chỉ có điều khác là, trong giấc mơ người ta bị tước đoạt mất chánh niệm đã được kiểm soát. Trong những giây phút như vậy thì ước muốn bị khống chế, những tư tưởng mong muốn và những tưởng tượng tình cảm được phép tuôn trào một cách hoang dại. Kết quả là trong đa số những trường hợp như chúng ta đã thấy, chính vì thế mà “chất cặn bã”tâm cho đến giờ vẫn thường được lắng đọng trong hữu phần từ bấy lâu nay lại nổi lên và chơi khăm những người mơ mộng đó. Trong trường hợp một chủ thể là người nhập thiền nghiêm túc từ đó một Ý Sinh Thân được tái tạo ra, cũng xuất hiện một mức độ chánh niệm đủ để có mức độ tự kiềm chế cho dù điều đó vẫn chưa đủ để sử dụng quyền lực tuyệt đối trên Ý Sinh Thân vừa được tạo nên. Điều này không thể diễn ra được cho đến khi người đó đạt đến thiền bậc bốn. Thì sức mạnh kiềm chế này mới kiềm tỏa được Ý Sinh Thân một cách hoàn hảo vì theo Đức Phật chỉ ở mức độ chánh niệm này, thì thân xác mới được thanh tịnh đồng loạt với phẩm chất hành xả được (upekkhāsatipārisuddhiṃ)
“Vùng Sáng Đan Xen Nhau”
Khi chúng ta đạt đến bậc thiền tột đỉnh, thường thấy xuất hiện nhiều loại cảnh tượng tâm đa dạng. Ở đây, Ý Sinh Thân có thể được coi như là một “phôi thai”. Tâm đang đứng trước ngưỡng cửa tách biệt khỏi cái lồng xác thịt. Nó xuất hiện trong vùng “sáng đan xen nhau” giữa thức tỉnh và ngủ mê. Trong trường hợp chưa rơi vào giấc ngủ say, những hình ảnh tâm sẽ xuất hiện một cách rõ ràng hơn khi nhập thiền ngày càng thêm mãnh liệt và hậu quả tất yếu là một hiện trạng ngày càng mất ý thức về thân xác. Kể cả bất động và mệt mỏi, và cũng như nhĩ căn … nếu như hành thiền tiếp tục được phát triển cho đến khi đạt đến bậc một và kéo dài từ năm đến mười phút, thì chẳng còn cảm nhận được bất kỳ cảm giác nào thuộc thân xác nữa. Cùng lúc đó sẽ xuất hiện cảm giác của một thân xác khác tự động xuất hiện. Tuy nhiên, ngay cả ở bậc thiền này (thiền bậc một) thì Ý Sinh Thân được tạo ra và vẫn chưa được kiềm chế một cách tuyệt đối. Chỉ trong thiền bậc bốn thì sức mạnh này mới hy vọng được kiềm tỏa một cách hoàn toàn. Khi đó hình ảnh tâm xuất hiện một cách rõ ràng và sống động và cũng theo ý muốn của ta nữa có nghĩa là ngay tức khắc.
Một hiện tượng cũng đáng cho ta nghiên cứu thêm đó là có hiện tượng xảy ra trong rất nhiều trường hợp các ông đồng bà bóng (mediums) thường có khả năng nói những tiếng lạ mà họ chưa bao giờ có thể nói được trước đó, có nghĩa là trong lúc tỉnh táo và ý thức, điều quan trọng là những tiếng lạ đó đôi khi lại tiên đoán chính xác những sự kiện sắp xảy ra và không có trong mộng và có thể được chứng minh là lời nói hay lời tuyên bố chính thức của các nhân vật nổi tiếng đã chết. Điều này ít nhất cũng chứng minh được một điều là những người chết chẳng bao giờ biến mất luôn. Nhưng họ vẫn còn sống và khỏe khoắn ở đâu đó, trong một chiều kích nào đó mà chúng ta chưa khám phá ra. Theo giáo lý của Đức Phật, chúng ta biết họ đang ở dạng các chúng sanh vô hình mà đa số đều cho là các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) một trong bốn cách tái sanh đã được Đức Phật mô tả trong Kinh Mahāsīhanāda, trong bộ Mūlapaññāsaka thuộc Trung Bộ Kinh. (Middle Lenghth Sayings)
“Tái sinh nơi cõi Hóa Sinh là gì?” Đó là những chúng sanh thần tiên. Những chúng sanh tái sanh trong địa ngục, một số con người (trong những giai đoạn tiên khởi của cõi đời này và một số loại ma quái (Vinipāta)”
Đức Phật gọi những chúng sanh này là Hóa Sinh (Opapātika) là vì thân xác và cuộc sống của họ hoàn toàn do tâm mà ra. Điều này lại được khẳng định chắc chắn một lần nữa trong Kinh poṭṭhapāda, trong tác phẩm Sīlakhandhavagga, thuộc Trường Bộ Kinh (Long Length Sayings đoạn 9/ 241)
Qua tâm thì Ngã (atta) thu được điều gì? Vì Sắc của Ngã (atta) do tâm tạo ra, trọn vẹn với các chi và đầy đủ các cơ quan hoàn hảo, và các giác quan hoạt động. Chính điều Ngã (atta) thu được đó lại do tâm tác thành nên.”
Chính những đoạn trích trên đây có thể so sánh với đoạn trích ngay ở trang đầu chương này. Để cho độc giả có thể tự đi kết luận lấy cho mình thuận lợi cho mình, tôi trích lại ngắn gọn đoạn trên dưới đây.
“Một vị tỳ khưu chủ tâm nhập thiền định . . .hướng tâm trí tới việc tạo ra một “Ý Sinh Thân” . . . với đầy đủ các chi và các cơ quan nội tạng, hoàn hảo với các môn. . .”
Chúng sanh Thuộc Hai Cõi
Từ những trích đoạn trên ta có thể đi đến kết luận là, ngoài việc chấp nhận rằng thực sự có việc các chúng sanh vô hình là có thật được gọi chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) một vị tỳ khưu chủ tâm nhập thiền định tới bậc bốn có thể “tạo ra” một Ý Sinh Thân khác hoàn toàn do tâm tạo ra. giống hệt như một Chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika). Mặt khác, một con người như vậy với khả năng tạo được cái gọi là chúng sanh Ý Sinh Thân, nhờ thành tích đó người này có thể trở thành một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) theo ý muốn bất kỳ lúc nào, không nhất thiết chỉ sau khi chết. Ta có thể nói, đây là một chúng sanh thuộc hai cõi, có khả năng di chuyển thức qua lại từ cõi thô thiển hữu hình này đến chiều kích tinh tế, vô hình thuộc cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika). Điều này có thể thực hiện được tuỳ ý muốn và ngay tức khắc.
Để có thể nắm được khả năng này, hay đúng hơn là nắm được chân lý này một cách tốt hơn. Điều cần thiết là ta phải nghiên cứu và hiểu rõ một trong những mô thức của Đức Phật nói về y tương sinh (dependent origination) “Có thức là xuất hiện Danh và Sắc” chấp nhận chân lý của mô thức này sẽ cho phép ta nhận ra, khi con người ta sinh ra trên cõi đời này, chính thức là nhân duyên tác thành tạo ra thân xác thô thiển từ máu người mẹ của ta. Tuy nhiên xét về góc độ thể chất, chúng ta đều biết các phần của thân xác chúng ta như tóc, răng, móng tay móng chân, xương cốt v.v… xuất hiện thông qua nguyên lý nuôi dưỡng do máu huyết của người mẹ ngày từ khi toàn bộ những bộ phận này mới chỉ là một phôi thai nằm trong bào thai người mẹ. Đến đây tiến thêm một bước nữa, chúng ta cần phải biết thêm điều gì lại có khả năng biến đổi máu của người mẹ trở thành những thành tố cấu thành đó trở thành nhứng bộ phận rắn chắc mà ta gọi là máu, tóc, răng xương v.v…
Từ những trích đoạn nơi giáo lý của Đức Phật ở trên, nếu như khái niệm “tạo hóa” vẫn còn được coi trọng, chúng ta có thể nói “tạo hóa” chẳng là gì khác hơn là thức hay là “tâm” là điều Đức Phật muốn ám chỉ. Tâm này đứng đàng sau qui trình hơi thở của cuộc sống đối với bào thai trong lòng mẹ, biến đổi thức ăn được tiêu hóa thành máu và máu tức là các thành tố khác nhau của máu lại biến đổi thành tóc, móng, răng v.v… làm thành một cơ thể vật lý. Chính vì thế đây là luật tự nhiên “tạo hóa” ở một mức độ tinh tế hơn, hay là cùng một cách thức, tỷ dụ như luật trọng lực, trong bình diện vật lý. Làm cho một vật rơi xuống trái đất vậy.
Đến đây, điều gì Đức Phật đã nhìn thấy hay thể hiện được khiến ngài nói lên điều đó? Trong Kinh Phật chúng ta thấy, trong số những khả năng tạo ra “Ý Sinh Thân” có thể được phân biệt, hay là được tác tạo thành thông qua thành tích những khả năng siêu nhiên của ngài. Nhờ đó ngài đã biết được những cõi khác của cuộc sống là có thật và những chúng sanh cư ngụ trong các cõi đó được gọi chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika), kể cả tuệ giác trổi vượt hơn hẳn những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) này, tuy nhiên những chúng sanh này đã biến hóa một cách cao hơn. Điểm này đã được đề cập đến trong chương hai trang 61, bàn về tuệ giác của Đức Phật được gọi là Adhidevañāṇadassana. Vì đối với nhiều người một cách chung chung, có rất ít người, nếu không phải chỉ có một số rất ít nhìn ra được một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) là có thật. Trong số rất ít đó, lại chỉ có một số ít hơn không tin vào những gì họ nhìn thấy; họ cũng chẳng hiểu họ nhìn thấy như thế nào và tại sao họ lại có được cảnh tượng đó. Trong nhiều trường hợp họ lại gạt điều đó sang một bên, kết luận là đó chỉ là ảo giác và dừng lại ở đó.
Với sự chấp nhận nguyên lý “thiên nhiên” hiểu theo nghĩa rộng này, ta có lý khi nói rằng điều kích hoạt những cơ quan giác quan, khiến mắt có thể nhìn thấy được, tai nghe thấy, mũi ngủi được, luỡi nếm, tay sờ mó, và suy nghĩ được, chẳng là gì khác hơn là chính thức hay là “Tâm”đóng vai trò một “động lực đầu tiên” (First mover) hay là một lực chuyền đứng đằng sau hành động thấy, nghe, ngửi. v.v…Chính vì thế khi động tác nhìn diễn ra, chính là “tâm” hay nhãn thức nhìn thấy vậy (thông qua thần kinh nhãn). Cũng như vậy khi có động tác nghe, hay ngửi nếm, tiếp xúc và suy nghĩ. Cũng y hệt như vậy chính thức hay là “tâm” thực hiện điều này. Tâm thực hiện hành động này thông qua các “kênh” hay là các công cụ là mũi, lưỡi, thân xác (da) và cái được gọi là ý hay là “tâm” chính vì thế mà Đức Phật dùng một từ là Nhãn Thức (Cakkhurññāṇa) có nghĩa là thức thông qua mắt sotaviññaṇa- Nhĩ thức tức là thức thông qua tai v.v… chấp nhận những định nghĩa nêu trên sẽ dẫn đến tuệ và trí cho rằng không phải mắt nhìn thấy cũng chẳng phải tai nghe, hay mũi ngửi được v.v… nhãn xứ,nhĩ xứ, tỷ xứ, và các xứ khác chỉ là những sắc thần kinh hay là những kênh thông qua đó “Tâm” có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì thế các xứ vừa kể không phải là nhân duyên của những nhiệm vụ đó. Điều này giống như một cây mọc lên từ những hạt giống của cây đó, mới là nhân duyên của các cây đó. Điều này đúng như vậy. Đất trồng có thể đóng vai trò bổ sung hay là phương tiện cho cây mọc lên mà thôi. Bản thân của đất trồng không thể đem sự sinh ra cho cây, cho dù không có đất thì cây không thể phát triển được. Cũng như vậy đối với những điều kiện khí hậu, độ ẩm, chỉ được dùng như là những nhân duyên hỗ trợ cho cây lớn lên. Nếu ta cho là chính mắt có thể nhìn thấy chẳng lẽ là chúng ta cao bằng cho là đất trồng đã làm nảy sanh ra cây hay sao. Đây chính là một đánh giá quá cao và tạo ra những hiểu lầm nghiêm trọng ở mức độ một sự thật tuyệt đối hay là phân tích đến cùng mà ra. Chính vì thế chúng ta không nên phóng đại quá khi nhấn mạnh đến nguyên lý tuyệt đối này như là điều gì đi ngược lại những nguyên lý qui ước.
Mục tiêu và ý nghĩa
Còn có một chân lý khác nữa không được coi nhẹ, một nguyên tắc cho là bất kỳ điều gì được sản sinh ra trong thiên nhiên hiểu theo ý nghĩa qui ước của từ ngữ đều không nhằm đến một mục đích nào hay đem lại một ý nghĩa nào cả. Có nghĩa là thiên nhiên không hàm chứa một ý định nào hay một ước muốn nào ở phía sau cả. Điều này ta có thể thấy trong cơn gió thổi, cây đổ, lửa cháy trụi nhà, mưa đổ xuống, hay sấm sét nổi lên. Một điều rất thực là chúng ta có thể giải thích những hiện tượng đó xảy ra. Nhưng chúng ta không thể nói được tại sao hay vì mục đích gì những điều đó lại xảy ra giống như vậy. Điều này thì hoàn toàn khác so với những gì đã xảy ra đối với những gì được thức hay “tâm” tạo ra. Vì chúng ta có thể nói cho mọi người biết về mục tiêu hàm chứa trong đó hay là một ý định, có nghĩa là một ý nghĩa hàm chứa đàng sau sự việc đó. Toàn bộ các căn các chi nội tạng trong con người được tạo nên không do ngẫu nhiên, nhưng để nhằm phục vụ cho một mục đích gì đó.. tóc, răng, xuơng, tim gan phèo phổi và các thứ khác tất cả đều có mục đích riêng của nó. Tất cả có bằng cách này hay cách khác đều có liên hệ với nhau, hay đan xen vào với nhau trong một hệ thống, ở đây là thân xác của con người. Ngay cả bộ não cũng chỉ là một kênh thông qua đó thức hay là “tâm” thực hiện nhiệm vụ dưới dạng suy nghĩ hay cảm nhận (tình cảm).
Nếu chúng ta dừng lại và nhìn vào các phần khác nhau của một cỗ máy do con người tạo ra, chúng ta sẽ thấy mỗi một bộ phận hay toàn thể cấu trúc của cỗ máy đều nhằm thực hiện một mục tiêu này hay mục tiêu khác nào đó. Chẳng có bộ phận nào được chế tạo mà không nhằm một mục tiêu nào cả. Đương nhiên điều này là do kết quả của bộ não con người tạo ra. Cùng một cách thức như vậy và theo một nghĩa rộng. Mỗi một bộ phận và toàn bộ các bộ phận của thân xác con người ta được biết là đã tồn tại nhằm một mục tiêu duy nhất là tương quan với các bộ phận khác, toàn bộ các bộ phận gom lại chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là nuôi dưỡng toàn bộ thân thể con người. Chúng không xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay không có mục tiêu nào cả. Vì chúng đều là công trình của tâm. Giống hệt như mỗi chi tiết trong một cỗ máy đều là công trình của trí óc con người. Chấp nhận sự thật này, chúng ta sẽ hiểu được tuệ hay là “tâm” và khối óc của con người không phải là một; cả hai cũng không thuộc một lãnh vực giống nhau. Trí óc chỉ là dụng cụ, hay là kênh truyền tải những thể hiện hay những biểu lộ của “tâm” mà thôi. Tác giả muốn cung cấp cho bạn đọc những sự thật này như là một món ăn tâm dành cho những người có tư duy và dành cho ai hoài nghi chính cống, có nghĩa là những ai còn tha thiết với tâm rộng mở và chấp nhận những sự thật mới thông qua những sự kiện xem ra đã có vẻ “xa lạ” nếu không muốn nói là kỳ quặc trong tâm của họ.
Hơn thế nữa, với từng bộ phận của cơ thể đều có những chức năng đặc biệt cho thân xác, một điều tiếp theo đó là các hành động và từng hành động một hay từng cách thức cư xử của những bộ phận đó sẽ chắc chắn được điều hành cho phù hợp với những mục tiêu đã được định trước cho chúng. Đây lại là một bằng chứng nhờ đó liên quan đến “tác nhân” đàng sau những sự việc đó, những thái độ đó hay những qui trình đó, có nghĩa là tiềm thức hay “tâm” được gọi là “động lực đầu tiên” (prime force) hay là một lực truyền (driving force) nếu bạn muốn gọi là như thế. Thế nên, nếu thứchay “tâm” có thể tạo ra được một thân xác thô thiển. Thì với những tác nhân hỗ trợ của cha mẹ, khí hậu và những thành tố khác của trái đất này, tại sao không thể tạo ra được từ những động lực sáng tạo của riêng mình một thân xác tinh tế, độc lập khỏi cõi vật chất này những nhân duyên tác thành dụng cụ – theo đúng chiều kích của mỗi thành phần?
Thức Hay “tâm” thuyên chuyển
Đương nhiên đây chỉ là một lý luận theo kiểu lô-gic, một lối suy ra từ những thành tố đã biết rõ suy ra những sự kiện chưa được biết. Từ những sự kiện đã quá rõ ràng đến chân lý xem ra bí hiểm. Nhưng chính như vậy chân lý to lớn và sâu xa đã được khám phá. Nếu chúng ta chú tâm tiếp tục một cách cẩn thận và có hệ thống với những lý luận của chúng ta, đối với những ai có được những sức mạnh siêu phàm như thể Đức Phật và một số các đồ đệ của ngài, chắc chắn đây chính là sự thể hiện của họ, là thắng trí của họ vậy. Họ đã có khả năng tạo ra được hay phân biệt được. Chỉ để xem được, một “Hóa tâm thông” ngay cả khi họ vẫn còn sống trên trần gian này. Một điều mở ra như vậy, những bậc thánh nhân như đã đề cập đến ở trên là những con người thuộc hai cõi. Có khả năng di chuyển thức của họ qua lại giữa trần gian thô thiển này sang cõi vô hình thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika) theo ý muốn và ngay lập tức. Hơn thế nữa họ còn có khả năng biết được, vì họ có khả năng nhận ra, người chết hiện đang được tái sanh ở nơi nào sau khi họ đã từ biệt cõi đời này. Bằng cách nào họ đã đến được đó và cõi nào hay môi trường nào hiện họ đang trú ngụ. Điều này thông qua sức Thiên Nhãn Thông (clairvoyance) của họ mà có. Đặc biệt là Đức Phật, ngài còn có một tuệ giác thêm vào đó như đã được mô tả trong chương bàn về Nhớ Lại Tiền Kiếp, khả năng này còn cho phép ngài nhìn thấy cuộc sống quá khứ của bất kỳ người nào theo ý ngài muốn. Như vậy ngài có thể nhận ra cuộc sống người đó đã sống, người đó đã sống ở đâu, tên là gì và hoàn cảnh gia đình ra sao và những dữ liệu có liên quan.
Động lực đầu tiên (prime mover) có nghĩa là thức (tâm) có khả năng tạo ra và nuôi dưỡng bất kỳ hình thức cuộc sống nào, ở đây còn gồm có cả cuộc sống của súc vật và cây cối nữa. Bất kỳ nơi nào có cuộc sống, dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có thức (tâm) hiện diện. Chính vì thế đây chính là ‘bản chất’ theo nghĩa rộng, tạo thành và duy trì sự sống, biến đổi thực phẩm trở thành máu và các thành phần khác của một hệ thống thân xác, cho dù đó là của con người, súc vật hay cây cối. Cuộc sống đó xuất hiện rất đa dạng là do rất nhiều những chi tiết phong phú khác nhau thuộc các mức độ hay chất lượng của chính thức đó. Một bài kệ mở đầu cho tác phẩm Pháp Cú Kinh (Dhammapada) được trích ở đây để xác thực chân lý này. Hiểu theo nghĩa đen cho rằng tâm (ở đây được hiểu là thức hay là tâm) chính là tiền thân của các pháp. Trổi vượt lên trên hết mọi tâm, toàn bộ các pháp đều do tâm mà tạo thành. Lại còn một câu trích trong Kinh Cūlakammavibhanga [1] cũng đáng được lưu ý như sau. Chính là do “Kammaṃ satte vibhajati yadidaṃ hīnappṇītatāya: Nghiệp chướng khiến cho mọi chúng sanh khác biệt lẫn nhau. khiến cho chúng sanh từ chỗ thô thiển và trở nên tinh tế.”
Còn về di truyền thì sao?
Một vấn đề đang được nghiên cứu tìm hiểu nổi lên ở đây cho là tại sao thức hay là “tâm” đã thực sự trở thành một lực tạo thành thân xác, một thân xác giống như một kết quả của lực tác tạo xuất phát từ cha mẹ, ít nhất hay trong một vài trường hợp ở một mức độ đáng kể, điều này hoàn toàn ăn khớp với cuộc sống hiện thấy được trên thế giới hiện nay. Điều này có phải là khái niệm về di truyền không có một chút sự thật nào hay sao?
Câu trả lời là di truyền cũng góp phần đáng kể trong toàn bộ qui trình này. Nhưng không phải là thành tố hay nhân tố duy nhất trong qui trình này. Vẫn còn một thành tố khác nữa cần được nghiên cứu nếu chúng ta muốn nhìn vào hình ảnh nguyên trạng của toàn bộ vấn đề. Đây chính là thức giới đứng đàng sau qui trình sắc. Cũng phải nói thêm, đây là một qui trình sáng tạo nói về danh và sắc trong lòng mẹ. Chính vì thế, cả hai gộp lại nhiệm vụ với nhau trên cõi đời này lại có thể phân biệt được một cách đều nhau. Nhưng ở góc độ cuộc sống siêu hình thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika) thì không cần thiết phải có cha mẹ và như thế vấn đề di truyền theo như chúng ta hiểu không có phần can dự nào cả. Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên. Một người chết tức là thân xác thô thiển này sắp phải chết hay là tan rã thì thân xác Hóa Sinh (Opapātika) liền xuất hiện ngay vào sát na giống như bản sao thân xác thô thiển này vậy. Thân xác này cho đến khi nào còn tồn tại trên bầu khí quyển này tức là ngôi nhà cũ của nó. Tức là cõi đời này, cho đến khi nào người đó chưa được đưa đến một cõi nào đó tương xứng với nghiệp chướng vào sát na thân xác của người sẽ nhận lấy hình thù, nét đặc trưng và sự tinh tế của cõi đó, là thân xác Hóa Sinh (Opapātika) này hay bạn có thể gọi đó là thân thể được tái sanh nơi tâm hữu phần có nghĩa là Tâm Hộ Kiếp (Bhavaṇga-citta) không có cha mẹ theo ý nghĩa của từ chúng ta thường hiểu trên cõi đời này có ảnh hưởng gì hay giữ vai trò gì trong đó. Cho dù cho mẹ có tạo ra được hiệu quả nghiệp chướng gì người đó đã tích lũy được từ xưa đến giờ. Cho đến nay đã có đủ bằng chứng để khẳng định điều đó đối với những người nghi ngờ chân chính., nơi những ai tự cho mình là đã nghe theo lý lẽ ở một mức độ nào đó.
Như trên đã đề cập đến thân xác hóa sinh (Opapātika) cũng có các bộ phận và các chi giống y như thân xác . Thân xác đó cũng có năm căn có thể hoạt động tốt – Nói chung, không nói đến căn thứ sáu có nghĩa là tâm trong nhiều trường hợp còn có thể hoạt động tốt hơn. Đặc biệt những người đang trong nhàn cảnh chấp nhận điều này là có thực. Vì vẫn còn có một điều nghi ngờ- và còn là một nghi ngờ hợp lý nữa là đàng khác. Đó là làm thế nào và tại sao thức có thể biết được điều gì đã được tác tạo ra và dùng vào mục đích gì nơi một cỗ máy phức tạp cao độ như vậy được gọi là một thể xác. Về câu hỏi này tôi muốn đưa ra ý kiến riêng của tôi là điều này chính là tài khéo và sự lưu loát bao trùm lấy chính thức vậy. Một cặp song hành có thể rút ra được từ cùng một khả năng trong lãnh vực trần tục như trong khoa học, toán học, kiến trúc và nhiều môn khác nữa đối với những ai đã kinh nghiệm qua được trong lãnh vực riêng của mình khối kiến thức ngầm hiểu các câu hỏi bằng cách nào, tại sao và lý do gì việc làm đó lại tự động diễn ra, hay bằng trực giác, hầu như chỉ trong một giây lát, tuy nhiên cho dù chúng đã đạt được những tư liệu cần thiết để thực hiện như vậy. Những điều này còn cần nhiều thời gian và cố gắng và rất có thể còn cần nhiều nhân tố phụ trợ khác nữa như là người tổ trưởng và các công nhân dưới quyền ông thể hiện những tư tưởng và chương trình của họ. Trong khi đó ở trường hợp thức hay là “tâm”, đặc biệt đối với việc sáng tạo ra thân xác Hóa Sinh (Opapātika) thì toàn bộ nhưng vật liệu cần thiết đã được gắn kết nơi chính trong đó, những “tư liệu” này thực chất cũng là sắc pháp, nhưng ở một góc độ tinh tế hơn hay với một từ hiện đại và khoa học, những “pháp đó” thuộc tần số rất cao hay là thuộc siêu tần số, nhưng dẫu sao chúng vẫn là sắc pháp. Trong Đạo Phật, thân xác đựơc tinh luyện bao gồm những giới đã được thanh tịnh và được gọi là Sắc Tế (Sukhumarupa) trong khi đó thân xác thô thiển thuộc cõi trần gian này được gọi với tên là Sắc Thô (Olārikarūpa). Vì thế cả hai loại thân xác đều xuất phát từ một nguồn gốc giống nhau. Có những trường hợp một số người thường nhìn thấy sự xuất hiện của thân xác Hóa Sinh (Opapātika) của một người chết trong trường hợp phải chết tức tưởi như bị tai nạn chẳng hạn. Thân xác Hóa Sinh (Opapātika) có thể quay trở lại thăm các người thân hay bạn bè của mình y hệt như tình trạng diện mạo khi bị giết trong tại nạn. Máu chảy từ vết thương, xương xẩu bị gẫy giống như các bộ phận của thân xác lúc bị tai nạn. Kể cả nước tiểu và phân thường thấy nhắc đến nữa, đây lại là một bằng chứng nữa thường được dùng để xác nhận chân lý cho là thân thể Hóa Sinh (Opapātika) có thể giống hệt như bản sao thân xác cõi trần của nó vậy. Như đã nói ở trên ít nhất cũng vào lúc này.
Siêu Hình Là Nguồn Hữu Hình
Điều này cũng có thể giúp loại bỏ được một loạt những nghi kỵ nơi một số người không hiểu được bằng cách nào, thức có thể tạo ra được một thân xác khác tinh tế hơn là bản sao trần tục của thân xác đó. Tôi muốn tái khẳng định ở đây rằng, vì thân xác được tinh tế của chúng sanh hóa sanh (Opapātika) là một vật giống hệt như bản sao thân xác con người ta, thân xác này phải được tác thành bằng bốn giới đó là: đất nước gío và lửa. Phần rắn chắc của thân xác hóa sanh, chính vì thế mà có phần kém hơn đôi chút mặc dù hay là vì thân xác này có hơi tinh tế hơn một chút. Thực chất chính vì điểm nó được tinh tế và vô hình đó là lý do tồn tại (raison d’être) nguồn gốc của sự kém tinh tế và hữu hình. Chính vì thế mà, lấy thí dụ như tóc và xương thường tồn tại trước tiên nơi một tần số cao hơn trước khi xuất hiện ở một tỷ lệ tần số thấp hơn. Chứng cớ có rất nhiều nơi những vật tồn tại trên trái đất của chúng ta, nếu chúng ta ngưng suy nghĩ đến chúng trong giây lát. Không khí, hay gió, khí ga và nhiều hình thức năng lượng đa dạng là những ví dụ cụ thể cho sự thật này. Bất kỳ điều gì con người đã thực hiện trên hình thức sắc hữu hình này đều là thí dụ điển hình như là một định luật phát xuất từ hình ảnh tâm của con người đó mà ra. Điều đó xuất hiện trước tiên trong tâm người đó dưới dạng một vật vô hình.
Nếu chúng ta ngừng suy nghĩ về điều kiện thuộc những lãnh vực vô sắc trong Phật giáo thường gọi là Thiền Vô Sắc Giới (Arūpajhana), tức là những cõi thuộc những ai đã đạt đến được Thiền Vô Sắc, chúng ta sẽ thấy làm thế nào sự vô hình có thể tồn tại được mà không có sự hữu hình, tức là “Danh” vô “Sắc” trong khi đó ngược lại thì không thể được. Trong ngôn từ khoa học hiện đại, trong một số trường hợp tuyệt đối và cá biệt, điều này giống như danh chỉ có thể tồn tại được mà không có sắc, nhưng lại không thể ngược lại được. Chính vì thế đây là một ngoại lệ. Tuy nhiên, đây là một ngoại lệ rất có giá trị chứng tỏ rằng bằng cách nào đó một điều gì đó có thể tồn tại không cần đến vật gì khác, mà vật này không thể tồn tại được nếu không có điều này..
Trong trường hợp như thế, có thể đặt thành một qui luật cho rằng, chỉ trừ trong trường hợp những cõi thiền vô sắc giới (formless Jhana), còn trong toàn bộ các cõi khác thuộc các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) đều thấy xuất hiện điều được là bốn giới: địa, thủy, khí hay phong và hỏa, đương nhiên sự khác biệt, hệ tại ở trình độ và mức độ trưởng thành siêu nhiên cũng như trình độ sắc tế mà ra có nghĩa là bốn “giới” như là kết quả xuất phát từ đó. Đây là sáu cõi Dục Giới (kāmāvacarabhūmi) có nghĩa là các cõi dục, có thể nói đây là các nhàn cảnh (tuy nhiên hạnh phúc ở đây lại rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ) bốn khổ cảnh (apāya) và mười sáu cõi Thiền Sắc Giới (rūpajhāna).
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:14 am

“Lúc này sức mạnh sáng tạo của “thức” (tâm) cũng lệ thuộc vào sắc rất nhiều, có nghĩa là bốn “giới” của mỗi cõi. Như vậy trong cõi thế gian thô thiển, thì sắc thô thiển lại đóng một vai trò làm chậm lại qui trình sáng tạo. Chính vì yếu tố này mà giai đoạn thụ thai đối với con người cần tới chín tháng trước khi sinh khởi thực sự có thể diễn ra. Nơi súc vật giai đoạn này có thể thay đổi, nhưng chắc chắn phải có một thời gian nào đó lâu dài hơn kém so với con người. Trong khi đó sinh khởi của súc vật vào cõi Hóa Sinh (Opapātika) diễn ra giống như con người, xảy ra ngay lập tức, sức mạnh tái tạo của thức có tiếng nói tuyệt đối ở đây. Bất kỳ giới nào trong bốn giới đó đều có thể được rút lại và lợi dụng Sắc thân thích ứng ngay với sự tinh tế của các cõi đó. Khả năng rút bất kỳ thứ gì rất cần thiết đối cho qui trình sáng tạo lại là một khía cạnh lưu loát khác của thức (tâm). Ngoài sự lưu loát như đã đề cập đến ở trên, điều này giúp am hiểu được điều gì nên được tác tạo và dùng vào mục đích gì, và điều quan trọng nhất là tác tạo bằng cách nào, nghĩa là biến đổi chúng nhằm đáp ứng nhu cầu ngay tại chỗ.
Yếu Tố Song Hành Và Bổ Sung Cho Thức
Từ những đoạn đã được thảo luận cho đến lúc này, thẳng thắn mà nói ta thấy thân xác được sinh ra hay xuất hiện không chỉ thông qua những thân căn hay đi kèm với nhiều giới khác nhau theo một tỷ lệ thích hợp và do những phản ứng hóa học xuất phát từ đó thôi đâu, nhưng còn có một nhân tố quyết định đàng sau qui trình đó. Nhân tố này Phật giáo gọi là Thức (Viññāṇa). Tuy nhiên ở mức độ phân tích sâu xa hơn, có một vài yếu tố song hành cùng xuất hiện chung với Thức. Liên quan đến tâm của những người đời thường, Đức Phật đã mô tả những yếu tố này là Xúc (phassa), (Cetanā) hay là sở hữu tư, Ái dục (Taṇhā) và Thủ (Upādāna). Toàn bộ những yếu tố này đi kèm theo một cách tự nhiên cùng với một hiện tượng chẳng hạn như Nhãn Thức hay còn gọi là Cakkhuviññāṇa. Điều này đã được đề cập đến trong điều gọi là y tương sinh (dependent origination) hay còn gọi là duyên khởi (paṭiccasamuppāda) nguyên lý này đã được trình bầy trong cuốn sách hiện đã được dịch sang tiếng Anh có tựa đề là BUDDHILOGY hay là BUDDHAVIDYA. Tóm lại, mục đích của tôi là nhấn mạnh đến chân lý cho là thân xác, cho dù là của con người, loài vật hay là một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) cả trong nhàn cảnh cũng như trong khổ cảnh, đều gồm có hai phần cơ bản, đó là sắc và danh, mỗi thành phần này lại còn được chia thành nhiều phần phụ nữa thuộc nhiều thành phần nhỏ khác nhau, ta có thể nói như vậy hoặc là các yếu tố đi kèm theo với hai yếu tố cơ bản đó. Chính vì thế theo lời dạy của Đức Phật trong Kinh Cūlakammavibhañga [2] kết quả là chúng ta phải chịu nghiệp chướng là do những tài sản của chúng ta, những di sản của chúng ta, do sanh thân quyến, và nơi nương tựa của ta nữa. Bất kỳ điều gì chúng ta thực hiện. Cho dù tốt hay xấu, chúng ta buộc phải trải qua những hậu quả đó.
Một tác phẩm biên soạn kỹ càng và nghiêm túc về những lời dạy của Đức Phật sẽ chiếu rọi một ánh sáng về chức năng của cha mẹ chúng ta, về di truyền, về cuộc sống của mỗi con người. Ít nhất chúng ta sẽ có thể biết được, chúng ta được thừa kế bao nhiêu từ phía cha mẹ chúng ta, có nghĩa là do nghiệp chướng chúng ta tích lũy được từ xưa nay nhiều hơn là từ những gì cha mẹ chúng ta để lại như: những nét đặc trưng, màu da, và những đặc tính khác liên quan đến thân xác của chúng ta. Trong thực tế những đặc tính thân xác đó phải đảm nhiệm một số hay nhiều điều từ phía cha mẹ chúng ta. Khí hậu và giống nòi chúng ta được sinh ra. Trong Y tưởng sinh, Đức Phật đã đề cập đến hậu quả cho là Ái dục (Taṇhā) hay là ước muốn và Chấp thủ (Upādāna) hoặc giả tham lam đã truyền lại cho con người những gì đã được thừa hưởng, để trở thành một người hiện hữu. Nếu xét đến khía cạnh siêu nhiên chắc hẳn phải có gì đó truyền lại “đôi điều gì đó cho tất cả chúng ta, chắc hẳn chỉ có cặp sở hữu tư là ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna), do đó chúng ta thừa hưởng tất cả nhào nặn thành con người chúng ta có hiện nay, Dù ta có biết hay thích điều đó hay không. Vì đây là một qui trình tự nhiên (không chủ tâm) y hệt như hệ thống tiêu hóa của chúng ta vậy.
Di Truyền Sinh Học Sau Khi Chết
Chức năng của di truyền sinh học, cần được nghiên cứu, vẫn còn phần vụ tích cực sau khi con người ta đã chết, thực vậy, như đã nói đến ở trên, tạm thời lúc này người chết sẽ hiện nguyên hình thân xác và những nét đặc trưng của con người cũ, kể cả quần áo họ đang mặc trong người. Điều này diễn ra như khi họ vẫn còn sống trên đời này, là ngôi nhà xưa của họ. Một thời gian sau họ mới được nhập vào cõi thích hợp với sự trưởng thành siêu nhiên, lúc này mới diễn ra thay đổi cho hợp với đặc tính môi trường nơi họ được chỉ định cho cư ngụ. Từ đây trở đi di truyền siêu nhiên sẽ diễn ra và họ sẽ trở thành điều họ đáng được một cách siêu nhiên.
Chân lý này cho ta biết thêm một điều đó là: Trong Tiềm Thức (tâm) mọi người chỉ trừ trí của bậc thánh A-la-hán, luôn hàm chứa một lượng, hay một mức độ ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) nào đó và dĩ nhiên đó là lượng thiếu hiểu biết, tức là Vô minh (avijjā). Như vậy, nếu trong mọi sinh vật đều có Thức, ngay cả ở mức độ vi mô, tức mọi tế bào sống, thì hậu quả cũng là thức hiện hữu trong tinh trùng người nam chẳng khác gì nơi một đơn vị nào khác – nếu như “đơn vị” được coi là thích hợp, như vậy Thức cũng hiện hữu nơi trứng của người phụ nữ, và cũng có cả hai ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) trong đó. Đến đây, khi trứng được thụ tinh do tinh trùng nam, thì hai “đơn vị” có thức đó đã phải trải qua đủ mọi giây phút “sinh” và “diệt” và cả hai thức đó được thế bằng một Thức khác qua qui trình thụ tinh đó (2 trở thành một “đơn vị” thức duy nhất khác). Đây chính là vai trò, hay là qui luật tự nhiên, chi phối sự sống của các chúng sanh đơn bào như các tế bào bắp thịt, tế bào xương v.v…. Kể từ giờ phút này trở đi thì Thức lại chi phối qui trình sự sống và phát triển bằng thức “Sinh.” Chính nhờ tiềm thức “sinh” này, một đứa trẻ được thụ thai, thoạt tiên cũng chỉ là một bào thai sau đó trở thành một phôi thai và cứ tiến triển như vậy trong tử cung của người mẹ. Sau đó thức này còn là cơ quan biến đổi máu của người mẹ trở thành nhiều phần và cơ quan của một thân xác mới mang theo một số đặc tính giống hệt với thân xác của cha và mẹ của đứa bé điều này diễn ra là do ảnh hưởng thô thiển vật lý của “môi trường mới” hay chúng ta có thể gọi là ‘căn nhà mới” của đứa bé. Như đã đề cập đến ở trên, ta cũng thấy có một bản sao “thân thể cõi trời” của một người vừa mới qua đời xuất hiện ngay lập tức khi thân thể cõi trời đi vào cõi mới có cuộc sống thích hợp với sự trưởng thành siêu nhiên khi còn ở tại thế, thân thể cõi trời (người chết này) sẽ mang lấy những đặc tính và thành tố “chung” thuộc cõi đó, làm nơi ở mới. Tuy nhiên ở đây, từ “chung” nói ở trên lại được nhấn mạnh đến một lần nữa, vì bất kỳ một sự thay đổi hay biến đổi nào xảy ra chẳng phải là một sự pha trộn hay tan biến nào cả. Xét cho cùng lúc nào cũng luôn tồn tại một số tính chất cá nhân nào đó, có nghĩa là những điểm đặc trưng và đặc thù cụ thể rõ ràng còn sót lại khiến cho người đó khác biệt với những người khác.
Không Phải Là Một Bản “Sao Chụp”
Điều này hoàn toàn đúng cả trong những trường hợp ở các cõi “mai hậu” và còn cả ở trên cõi đời này nữa. Hãy nhìn vào những đứa con do cùng một cha mẹ sanh ra. Tất cả đều có những yếu tố giống nhau hay một số đặc điểm chung và những nét đặc trưng được thừa hưởng từ nơi cha mẹ để lại. Điều này dễ nhận ra cũng như quan sát được. Tuy nhiên mỗi cá thể lại có một số đặc tính cá nhân hay cá tính riêng biệt của mỗi người. Chẳng ai là một bản sao chụp của cha mẹ hay của một ai khác cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ đối với luật này trong những trường hợp các cặp song sanh, những nét đặc trưng của họ và các đặc điểm thân xác khó có thể nhìn ra sự khác biệt. Đây là những trường hợp đặc biệt khi cả hai thường khoanh tay lại, họ thường làm những điều hầu như hoàn toàn giống nhau hay như nhau và lại thề là sẽ gắn bó cuộc sống của họ trong cuộc sống mai hậu. Tuy nhiên vẫn còn đó một số khác biệt rất tinh tế trong diện mạo thân xác, mà chỉ có cha mẹ họ mới nhận ra và ngay cả trong những phản ứng của họ trước những hoàn cảnh cụ thể thì chỉ có chính họ mới có thể biết được.
Trừ những trường hợp khác thường đặc biệt trên, có một luật chung được chấp nhận như sau: “Chẳng có hai cá nhân nào trong chúng ta bằng nhau như in hay hoàn toàn giống nhau dưới mọi góc độ hay trong mọi tình huống cả”. Chúng ta chỉ được thừa hưởng có một phần về mặt thân xác từ phía cha mẹ chúng ta; tuy nhiên chúng ta cũng thừa hưởng cùng lúc đó một phần khác - cũng là một phần cốt yếu từ chính nơi chúng ta. Điều này ám chỉ đặc tính tâm và siêu nhiên. Phản ứng trước những hoàn cảnh cụ thể, ý thức về giá trị, hay về một mức độ trưởng thành hay thiếu trưởng thành nào đó. Rất nhiều trường hợp một đứa bé thần đồng lại được cha mẹ bình thường hay rất xoàng sinh ra. Từ khi sinh ra Đức Phật đã biểu lộ một số đặc tính vượt trội hẳn không thấy có nơi cha mẹ người hay nơi chính người con trai của ngài là Rāhula. Toàn bộ những điều này phản lại chân lý cho là di truyền (và cả môi truờng nữa) chẳng phải là tất cả.
Di truyền là một sự thật phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu và tìm hiểu cả ở góc độ vật chất, sinh học và siêu nhiên cũng như nghiệp chướng nữa. Một điều hết sức bất hạnh là có quá ít những nhà nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm thực hiện những thí nghiệm hay nghiên cứu về khía cạnh này. Có nghĩa là chân lý sinh học đã đủ hết mọi sự cần được học hỏi. Đây là một sai lầm nghiêm trọng và cơ bản kết quả thấy được nơi cái gọi là chân lý nửa vời hay thực tế còn ít hơn cả phân nửa sự thật. Nơi Đạo Phật chúng ta tìm thấy câu nói sau đây của Đức Phật trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada)
“Chỉ có các vị thánh đệ tử hữu học mới có thể nhận ra được thân xác này (ám chỉ một chân lý là họ biết được bằng cách nào và tại sao con người ta được sanh ra, sống như thế nào, và sẽ đi về đâu sau khi thân xác này tan rã). Sau khi thể hiện được điều này họ cũng có thể nhận ra được các cõi Diêm vương (Yama) (có nghĩa là bốn cảnh khổ) và các cõi thiên đường (có nghĩa là các cảnh hạnh phúc)”
Từ “Sekha” ở đây có nghĩa là những đồ đệ bậc thánh, từ các Đấng Dự Lưu (Sotapnna) trở lên cho tới các vị Quả Bất Lai (Anagami). Hiểu theo nghĩa đen đó là những người vẫn còn đôi điều gì đó còn phải học hỏi (và tu luyện) thêm, sau khi đã đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Đoạn văn trên làm rõ rằng một trong những đòi hỏi đối với các vị Tôn Giả đó là thể hiện được Y tương sinh có nghĩa là Paṭiccasamuppāda
Tiến Bộ Về Mặt Kiến Thức
Lợi ích do việc nắm được Manomayiddhi (phép Ý hóa tâm thông) hay là tạo một “thân xác tâm ” sẽ đem lại một lối thoát cho cuộc nghiên cứu hay tìm hiểu về di truyền sinh học, mở rộng tầm kiến thức và đào sâu hiểu biết về chân lý phát xuất từ đó. Theo ý kiến của tôi nhu cầu xuất phát từ đó chính là một con người đã được khả năng này và có thể chứng tỏ cho công chúng biết trước khi họ hoàn toàn được cả những người đời thường và các trí thức chấp nhận một cách không dè dặt e ngại. Chỉ khi nào chân lý vĩ đại này được chứng minh một cách đầy đủ nhất cho hầu hết mọi người ở khắp nơi, thì lợi ích phát sinh từ việc chấp nhận này chắc chắn sẽ đủ để đảo ngược được xu hướng chỉ tin vào những khía cạnh sắc di truyền, và dẫn đến những kết luận buồn thảm cho là “ Sanh ra là lúc bắt đầu và chết là kết thúc tất ca” Những người đặt niềm tin dựa trên lý trí về chân lý này sẽ sẵn sàng chấp thuận chân lý Phật giáo cho rằng Thức tạo ra thân xác và chúng ta thừa hưởng tất cả (cả tâm lẫn siêu nhiên) từ việc chính chúng ta tích lũy được những điều tốt cũng như xấu. Chẳng có gì biến mất cả, ngay cả những gì chúng làm mà chẳng được ai thấy, không ai biết cũng như chẳng được ai ca ngợi.
Điều quan trọng hơn cả là, cảm thấy mắc cỡ về điều xấu xa, sợ hãi về những kết quả sẽ nẩy sinh từ bên trong nội tâm, không sợ hình phạt của người khác hay luật pháp trừng phạt. Cùng với nhiều người ngày gia tăng tin tưởng vào chân lý lớn lao này, xã hội sẽ không rơi vào rối loạn và lộn xộn hủy diệt như hiện nay. Đa số mọi người sẽ tin theo một tôn giáo mà họ sẽ lựa chọn. Không phải chỉ thực hiện những việc thờ phụng từ môi miệng mà thôi, cũng như không giả hình trong một số trường hợp. Thật đáng tiếc cho dù sự thật là có hàng ngàn bộ phận cải tiến được chế tạo do kỹ thuật hiện đại đã khiến cho cuộc sống của chúng ta thêm hạnh phúc hơn bao giờ hết, thế mà con người vẫn phải chịu đau khổ một cách trớ trêu, đặc biệt trong lãnh vực tâm nhiều hơn so với trước đây. Xã hội hình như đang rơi vào tình trạng rối loạn tuyệt vọng và thất bại thảm thương. Thực chất là kết quả của chính việc sáng tạo của con người, nghĩa là một thái độ tm sai trái, quá kiêu hãnh ấp ủ ý tưởng “sanh khởi đầu mọi sự sanh và tử lại kết thúc tất cả”.
Một lẽ tất yếu là, không phải toàn bộ các Phật tử đều có thể đạt được tuệ giác về việc Nhớ Lại Tiền Kiếp, ngay cả quá khứ của chính họ nữa. Nhưng với một trí tuệ hợp lý và một niềm tin nơi Giáo Lý của Đức Phật và sự giác ngộ họ vẫn có thể tự giữ mình đi theo Chánh Đạo và vì thế có thể duy trì thái độ tâm của mình dựa trên những chân lý Kết quả nghiệp chướng, về sự sống, đặc biệt là cuộc sống, “trước cái nôi và vượt qua cả ngôi mộ” (trước khi sanh ra và sau khi chết) và một điều quan trọng nhất, đó là đại chân lý về tâm Thức đó chính là “người sáng tạo ra thân xác, cả cái thân xác thô thiển đến thân xác được thanh tịnh, vô hình, do tâm tác thành mà mọi người thường đồng thanh gọi là thân xác Hóa Sinh (Opapātika). Điều này hòa hợp với một trong những công thức Đức Phật đã công bố trong Y tương sinh của ngài nói rằng, “viññāṇapaccaỳa Nāmarūpaṃ: (có thức thì cũng có danh và sắc).
Phát xuất từ Thức, hay từ nơi góc độ cá nhân hơn, tất cả chúng ta đã phải trải qua vô số những quá trình “Sinh Tử” trước khi xuất hiện trên cõi đời này là nơi cư ngụ tạm thời. Điều này kéo theo như là một kết quả tất yếu đó là chúng ta sẽ phải trải qua vô số qui trình sinh tử khác nữa để có thể kết thúc được quãng thời gian tạm trú này, quãng thời gian này còn kéo dài lâu mau tùy thuộc vào chúng ta, chỉ một chút ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) nơi thâm sâu tâm thức của chúng ta thôi.
Chân lý cho rằng “Chẳng có bất kỳ điều gì triệt tiêu cả” Tức là các chúng sanh sống sót do nghiệp chướng, một chân lý vĩ đại vô tiền khoáng hậu– chắc chắn sẽ trở thành nguồn mạch cho các giá trị đạo đức nội tại trong tâm mỗi người chúng ta. Chẳng cần đến bất kỳ thế lực ngoại vi nào kiềm chế như luật lệ do con người đặt ra và mối lo sợ những hình phạt tạm bợ. Đây là cách thức chắc chắn nhất để chống lại khuynh hướng suy sụp luân lý và bạo loạn từ đó phát sanh và những thất bại ảnh hướng mạnh mẽ đến xã hội và quần chúng ở khắp nơi trên thế giới ngày nay. Kết quả của hành vi này chẳng là gì khác hơn là một nền hòa bình, phát triển và tiến bộ theo chiều hướng tất cả mọi người trên thế gian này đang mong đợi.
NHỮNG CON NGƯỜI THUỘC VỀ HAI CÕI
Di truyền đã quá rõ ràng
Phải đâu tất cả những điều ta tin
Niềm hy vọng đã gắn liền
Khổ đau hạnh phúc chẳng qua kiếp người.
Môi trường cũng là điều thiết yếu
Còn nhiều điều khác nữa phụ thêm
Xét toàn khối chẳng là điều to tát
Au chỉ là “chuyện nhỏ” có chi đâu.
Hóa tâm thông điều quá rõ ràng.
Phận con người Nam Phụ Lão Ấu
Đều mang nặng kiếp di truyền muôn thuở
Trong qui trình sống của mỗi chúng ta.
xác thanh tịnh đã một thời được giải thóat.
mọi ràng buộc nào cha nào mẹ hoặc của chính riêng ta.
Khi tâm bình an vạn kiếp.
Chính nơi đây hiện rõ mọi hành vi siêu phàm.
Những kỳ công Phật Tổ đã chắt chiu.
qua phép thần thông nơi Người vốn chứng đắc.
Sa-va-ka* cũng chia phần tham dự.
(* Đồ đệ bậc thánh).
Người chiến thắng phiền não nơi trần tục.
Lấy thân xác hữu hình làm minh chứng.
Đâu phải là tất cả mỗi chúng ta
Vượt trên các cõi gian tà
Đang chờ hạnh phúc bao la nghìn trùng.
Nhận thấy được thân xác điều cao quí
Gánh gian nan niềm đau khổ đan xen.
Chỉ nhờ lòng quyết tâm mỗi chúng sanh.
Ái dục cùng Chấp thủ chắc biến tan.
Làm thành viên cõi đời gồm hai kiếp.
Nhìn xa thấy rộng giải thoát ắt trong tay.
Sinh, Bệnh, Già Tử chẳng lay chuyển.
Chỉ chuyên tâm chiêm ngưỡng điều tốt đẹp.
Mong rằng tầm nhìn ta rộng mở.
Để Vô minh đừng hạn chế mọi căn môn.
Đập bỏ tan tành tường thành ngục tối
Hãy can trường thể hiện cuộc phiêu lưu.
Có nhiều điều tuyệt vời ở phía trước.
Điều phi thường chưa thể hình dung ra
Trời cao, rực sáng chói chang.
Đón chào những kẻ can trường thoát nguy.
*
THẦN TÚC THÔNG
(Iddhividhi)
So với chủ đề ba chương trước, một số ví dụ điển hình về sức mạnh kỳ diệu trong chương bốn sau đây xem ra có vẻ hơi kỳ quặc và khó tin khiến một số người đương thời hiện đại khó có thể chấp nhận được, họ đặt nền tảng suy luận và hiểu biết của mình trên khoa học thực nghiệm. Thừa nhận quan điểm này, mục tiêu của tác giả chỉ là thực hiện một khảo sát, ở một chừng mực những gì có thể đọc thấy trong các bản văn Kinh Phật, gồm những gì được ghi lại trong đó.Thực hiện điều này, Tác giả chỉ muốn hiểu được thái độ và quan điểm của những người dưới thời Đức Phật. Tuy nhiên, đang khi điều này còn tùy ở sự tự do lựa chọn của mỗi người, dựa trên khả năng phân tích để loại bỏ một số điều họ cho là hoang tưởng hơn là hiện thực. Chắc hẳn nếu ta gạt bỏ toàn bộ những sự việc đó sang một bên sẽ là điều không thích hợp và phi Phật giáo, mà không ngại đến óc phán đoán sáng suốt, để kết luận là toàn bộ những sự kiện đó chỉ nhằm quyến rũ để lừa bịp quảng đại quần chúng.
Nhìn chung, niềm tin của con người, kể cả mối hoài nghi của họ nữa lẽ đương nhiên chỉ là Các Hành (Sañkhāra) có nghĩa là những điều đó luôn tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường chi phối và luôn lệ thuộc vào thay đổi và những điều chỉnh theo thời gian. Những điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào nền giáo dục, việc nghiên cứu và những kinh nghiệm trong cuộc sống của người đó. Những gì ngày hôm nay được chấp nhận, có thể sẽ bị loại bỏ một phần hay toàn bộ trong tương lai và ngược laị. Chính vì thế danh sách và những ví dụ điển hình sau đây ít nhất sẽ được dùng để nghiên cứu sâu rộng và kỹ lưỡng, một ghi nhận trung thực về những bản văn ghi lại trong Kinh Phật qua nhiều thời đại. Như đã đề cập đến ở trên một số người rất quan tâm muốn biết về thái độ và quan điểm của những người thời Đức Phật có liên quan đến góc độ Phật giáo xuất hiện giống như một “tài năng chưa được khám phá” đối với những người tôn thờ khoa học hiện nay. Cho dù có gặp được “Hoàng Tử Đẹp Trai” làm tỉnh dậy nàng” Công Chúa Ngủ Mê” (nghĩa là. Ella) từ những đống tro tàn còn lại đó, điều còn phải được cứu xét, có thể trong suốt cuộc sống chúng ta trên cõi đời này, hay còn kéo dài tới một thời điểm nào đó trong kiếp mai hậu.
Những ai đã đọc bản dịch tác phẩm SAI BABA sang tiếng Thái, mô tả rất nhiều Phép lạ (thần thông) cũng như những khả năng kỳ diệu của Ngài, chắc hẳn đều muốn biết nơi Phật giáo có rất nhiều phép lạ (thần thông) do chính Đức Phật và các đồ đệ của người thực hiện và những bài tường thuật đó chính xác và trung thực đến mức độ nào. Một câu hỏi khác cũng được đưa ra đó là: đã có lời giải thích chính thức nào khả dĩ có thể chấp nhận được hay chưa và những lý do và khả năng những sức mạnh siêu nhiên đó đến mức độ nào.
Tôi đã cân nhắc và suy tư rất nhiều đến những câu hỏi trên trong suốt một thời gian dài. Ngay cả trước khi biên soạn các bài tiểu luận về Nhớ Lại Tiền Kiếp (Recollection of former lives), Phép Nhãn Thông (Clairvoyance) và Hóa tâm thông (Manomayakaya). Khó khăn nằm ở chỗ những điều thần kỳ siêu nhiên này rất hiếm thấy xuất hiện trong đời thường và những điển hình thuộc loại này khó thấy bất kỳ người đương thời nào thực hiện nổi. Những điều tôi đang cử ra đây chỉ thấy đề cập đến trong Kinh Phật, mà đa số những người thuộc thời đại chúng ta thấy khó có thể chấp nhận được. Cho đến khi tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và chính mắt được chứng kiến hiện tượng “Ngài Sri Satya Sai Baba” đã thực hiện, với thâm tín rằng đây chẳng phải là những trò bịp bợm của nhà ảo thuật, lúc đó tôi mới đi đến kết luận là toàn bộ những sự việc Ngài đã làm chỉ nhằm khẳng định khả năng “phi thường” của Đức Phật. Đã có quá nhiều sách vở mô tả và bình luận những kỳ công Ngài Sai Baba đã thực hiện, toàn bộ những pho sách đó đều do các học giả có cá tính liêm khiết cao độ, thoạt đầu họ xuất hiện chỉ nhằm chê trách Đức Phật và lật tẩy tính cách phỉnh gạt của Ngài. Cuối cùng họ sẵn lòng chấp nhận ít nhất vào lúc này họ không thể khẳng định được việc phô bầy những khả năng đó đều là những trò lừa bịp của ảo thuật gia. Rất nhiều người đã đoan chắc hoàn toàn và chấp nhận ngài là hiện thân của một vị chư thiên nào đó.
Trước tiên tôi cần lưu ý một chút ở đây như là lời chú cuối trang. Điều này liên quan đến việc dùng từ IDDHIVIDHI. Từ chính xác phải là IDDHIVIDHA, ngụ ý muốn nói đến nhiều hay một lượng những Thần Túc Thông đa dạng (manomayiđhi). Trong khi đó từ IDDHIVIDHI thực sự chỉ có nghĩa là “cách thức và phương tiện để thực hiện những thần túc thông đó. . .” Tuy nhiên từ IDDHIVIDHI đã được sử dụng hàng nửa thế kỷ qua tại Thái Lan. với những độc giả người Thái đã quen với ý nghĩa của từ này và không còn là một từ khiến họ hiểu lầm. Tác giả lựa chọn dùng từ này (có nghĩa là từ thứ hai) mượn ý nghĩa của từ thứ nhất.
Các Phép lạ (thần thông) Nơi Phật giáo
Các phép lạ (thần thông) do phép thần thông được nói đến ở rất nhiều nơi trong Kinh Phật, hầu như toàn bộ 45 tập Kinh Phật viết bằng tiếng Thái (dịch từ tiếng Pali). Những phép lạ (thần thông) này gồm cả những việc do chính Đức Phật thực hiện và những phép lạ (thần thông) do các đồ đệ bậc thánh A-la-hán của Ngài nữa. Rất có thể nguồn rõ ràng nhất được trích từ nguồn Sa môn quả Kinh (Sāmaññaphalasutta), tôi thường trích nhiều đoạn ghi trong ba chương trước trong tác phẩm này. Tiếp theo đây là một đoạn liên quan đến việc thực hiện những phép lạ (thần thông) do phép thần thông đó:
“. . . . . Có một vị tỳ khưu đã nhập thiền định vững vàng (có nghĩa là thiền Jhana bậc bốn) do đó ngài đã được thanh tịnh và trở nên sinh động, lột bỏ khỏi những ảnh hưởng phiền não đang rình rập, trở thành kiên định, linh hoạt (nghĩa là nhuần nhuyễn và hoàn toàn tuân thủ theo ý muốn.) và không bị lung lạc, hướng tới thực hiện được nhiều sức mạnh thần thông. Chư vị đó có thể đạt đến được những công việc lạ lùng như sau:
1. Từ một người biến thành nhiều người hay từ một đồ ít đồ vật tạo ra nhiều đồ vật khác nhau.
2. Ngược lại, biến nhiều người thành một người duy nhất hay biến nhiều đồ vật thành một vật duy nhất.
3. Thực hiện (điều được gọi là) Āvibhāva nghĩa là tạo ra ánh sáng nơi bóng tối, mở ra được điều gì đang bị che khuất, đang bị giấu diếm, và chôn vùi ở nơi xa xôi không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Chư vị tỳ kheo có thể đem ra ánh sáng được những điều đó.
4. Ngược lại, thực hiện cái gọi là Tirobhāva có nghĩa là tạo bóng tối tại những nơi đang có ánh sáng, tạo ra vật ngụy trang giữa những nơi trống trơn, có thể đi xuyên qua những nơi không thể vượt qua nổi. Dấu không cho nhìn thấy những vật cận kề ngay trước mắt và đã được nhìn thấy.
5. Đi xuyên qua bức tường, hàng rào và cả những ngọn núi như thể những chướng ngại vật đó chỉ là không khí mà thôi hay di chuyển được trên không.
6. Chui xuống được lòng đất và lại từ lòng đất trồi lên một cách dễ dàng, giống như nhẩy xuống nước và rồi lại trồi lên khỏi mặt nước.
7. Đi trên mặt nước mà không bị chìm xuống giống như bước đi trên mặt đất vững chắc vậy.
8. Bay trong không khí giống như loài chim vậy hay ngồi lơ lửng trên không trong nhiều tư thế khác nhau, tất cả đều được thực hiện trên không.
9. Bằng chính bàn tay của mình có thể đụng tới hay sờ mó được mặt trời và mặt trăng.
10. Bằng thân xác phàm trần của mình lại đột nhập được vào cõi Phạm Thiên giống như với thể xác đã được thần thông hóa.
Tuy nhiên, những điều nêu trên không được dịch theo nghĩa đen và từng chữ một từ đoạn văn tiếng Pali nguyên thủy. Điều này chỉ nhằm tạo thuận tiện cho việc tìm hiểu đối với những độc giả chưa quen với văn phong và các thành ngữ Pali. Để tiện việc so sánh cho những ai muốn tìm hiểu trực tiếp những đoạn văn Pali. Tôi xin trích đoạn văn bằng tiếng Pali như sau:
So evam samahite citte parisudddhe pariyodate anañgane vigatūpakkilese mudubute kammaniye ṭhite anañjappatte iddhividhāya cittaṃ abhinīharati abhininnāmeti. So anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccanubhoti.
1. Ekopi hutvā bahudhā hoti;
2. Bahudhāpi hutvā eko hoti;
3. Āvibhāvaṃ (karoti)
4. Tirobhavaṃ (Karoti)
5. Tirokuddhaṃ tiropākāraṃ tiropabbataṃ āsajjamāno gacchati seyyathāpi ākāse;
6. Paṭhaviyāpi ummujjanimujaṃ karoti seyyāthapi udake;
7. Udakepi abhijjamāne gacchati seyyathāpi paṭhaviyaṃ;
8. Ākāsepi pallañkena kamati seyyathāpi pakkhīsakuṇo.
9. Imepi candimasuriye evaṃ mahiddhike evaṃ mahānubhāve pāṇinā parimasati parimajjati;
10. Yāva brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteti.
(Trích trong Sīlakkhadhavagga thuộc Trường Bộ Kinh 9/130)
Những trích đoạn trên nhằm giúp xác định với quí vị độc giả một sự thật, hay đúng hơn là một chân lý, về những điều được cảm nhận cho là không thể thực hiện nổi và như vậy không thể tin được. Thực tế, những trích đoạn trên đây là chính những gì Đức Phật đã giảng dạy hứa hẹn đem lại những kết quả có thể đạt đến được nhờ có tâm được thanh tịnh đạt đến được mức cao siêu siêu phàm. Yêu cầu tối thiểu phải đạt đến là Thiền Bậc Bốn (fourth jhana) và một điều không thể thiếu được và kèm theo với năm loại thuần thục (vasī) (hay là Fluency) trong việc quyết định, tự rút lui vào nội tâm, tự xuất hiện, quyết đoán và hành thiền. Năm điều này đã được giải thích trong cuốn sách tôi đã biên soạn có tên là ĀNĀPĀNASSATI SAMĀDHI (Nhập thiền dựa trên Nhập Tức Xuất Tức Niệm, hay là Niệm Hơi Thở) trang . . . (bản dịch tiếng Anh)
Một điều đáng lưu ý đã được đề cập đến trong Kinh Phật đó là sự kiện tu luyện hành thiền chỉ nhằm đạt đến được Abhinna (nghĩa là sức mạnh thần thông) bậc cao hơn. Sức mạnh này không thể hoàn tất được nội trong cuộc sống hiện tại, đặc biệt là đối với những người chỉ mới khởi sự tu luyện trong cuộc sống hiện tại. Lý do là vì tuổi thọ tối đa của một con người không đủ để đạt được một sự phát triển chính xác lâu dài như vậy. Nói cách khác, một con người có những tiềm năng như vậy phải thuộc dạng bẩm sinh chứ không phải là chứng đắc được. Vì thế cho nên những ai đã đạt được những khả năng lạ thường đó vẫn phải tích lũy những điều căn bản để có thể đạt đến thiền chứng đó trong nhiều cuộc sống trong quá khứ. Một số người đã đạt đến thành công đó trong một số thời điểm nội trong một cuộc sống trước kia của họ. Chính vì thế họ tự động lao vào tập luyện giống như vịt lao vào vùng nước vậy.
Trước khi bàn đến lý do tại sao thực hiện được những sức mạnh thần thông đó lại chỉ là một khả năng thay vì là một chân lý, ta cần phải liệt kê ra đây những thí dụ trích từ Kinh Phật chứng tỏ ai là người đã có thể làm được như vậy ngay trên cõi đời này và những gì đã được ghi lại về những việc họ đã thực hiện được trên cõi đời.
Ví dụ đầu tiên: Ven. Cūlapanthaka
Trường hợp Trưởng lão Cūlapanthaka, ngài đã biến thành rất nhiều bản sao chính bản thân ngài và rồi lại hủy toàn bộ những bản sao đó, còn lại một mình ngài mà thôi.
Trưởng lão Cūlapanthaka có một người anh trai tên là Mahāpanthaka, Cả hai anh em đều là cháu ruột của một nhà triệu phú sinh sống tại thành phố Rajagaha. Người anh, là Mahapanthaka, đã nhận Thọ Đại Giới làm tỳ khưu lần đầu tiên và chẳng bao lâu sau đã đạt đến bậc A-la-hán, đồng thời cũng đạt được bốn bậc Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhida). Một thời gian sau Ngài đã giới thiệu người em của mình, là Cūlapanthaka, để cũng được nhậnThọ Đại Giới. Nhưng người em trai xem ra quá chậm chạp và thiếu thông minh vì sau khi người em được bảo cho biết phải học thuộc lòng một đoạn kệ ca ngợi những công đức của Đức Phật chỉ có bốn câu, nhưng người em đã không tài nào nhớ được ngay cả sau một thời gian kéo dài đến bốn tháng sau. Đoạn kệ đó như sau:
“Padumaṃ yathā kokanudaṃ sugandhaṃ
Pāto siyā phullamavītagandhaṃ
Añgīrasaṃ passa virocamānaṃ
Tapantamādiccamivantlikkhe.”
Tạm dịch là: Hãy nhìn lên đức Añgirasa (tức là Đức Phật) ngài trông giống như một đóa hoa sen Kokanuda (tức là hoa sen màu đỏ) với hương thơm ngọt ngào tỏa lan đang nở rộ vào buổi sáng. Luôn luôn tỏa ra mùi hương thơm say mê lòng người. Giống như mặt trời chiếu những tia nắng chói chang khắp cả một vùng trời bao la.
Nhận thấy người em của mình quá đần độn, vị trưởng lão nói với em. “Này Cūlapanthaka, chú chẳng còn hy vọng gì được ở lại trong hàng ngũ Đức Phật nữa. Ngay cả sau bốn tháng mà chú vẫn không thể thuộc nổi bốn câu kệ, thì làm sao chú có thể chu toàn được những bổn phận tỳ khưu của chú được? Mong rằng chú hãy rời khỏi nơi đây và hoàn tục đi theo con đường của chú cho xong.” Rồi ông ra lệnh trục xuất người em chậm tiến đó ra khỏi thiền viện
Nhưng chàng trai chậm tiến đó lại rất tha thiết yêu mến cuộc sống phạm hạnh. Cậu ta chẳng bao giờ muốn có ý định từ bỏ bậc tỳ khưu cả. Vào thời điểm đó Trưởng lão Mahāpanthaka đang chủ trì việc phát chẩn cứu tế cho dân chúng, ngài đang trông coi việc phân phát thực phẩm và nhân danh các tỳ khưu trong chùa mời những người dùng bữa trong thiền viện. Vào đúng ngày đó có một vị lương y tên là Jīvaka Komārabhacca, đến gặp trưởng lão và đem đến cho ngài rất nhiều thuốc thơm và hoa để dâng kính Tam Bảo và ông đã nghe Đức Phật thuyết pháp tại Cánh Rừng Xoài. Vị lương y đã hỏi về số lượng tỳ khưu hiện trụ trì tại khu rừng này. Vị trưởng lão liền trả lời là có khoảng năm trăm vị. Vị lương y liền lên tiếng muốn mời tất cả các tỳ khưu, cùng với Đức Phật dẫn đầu, đến nhà ông tham dự bữa tiệc vào ngày hôm sau.
Nhưng vị trưởng lão lại cho biết, trong thiền viện còn có một tỳ khưu nữa, ngài muốn ám chỉ người em ruột của ngài, là người rất chậm hiểu, không hy vọng gì được Đức Phật chiếu cố! Vị Lương y liền lên tiếng, “Tôi sẽ cho mời toàn bộ các vị tỳ khưu, chỉ trừ vị đó thôi.”
Tỳ khưu Cūlapanthaka vẫn đang ngồi gần đó đang lúc người anh đề cập đến tên mình và ông đã biết anh mình đã loại mình ra khỏi danh sách những người được mời đi dự tiệc. Nghe thấy vậy, ông rất buồn, vì biết rằng là anh mình lại “loại trừ” mình, rồi đi đến kết luận là mối tình huynh đệ ruột thịt đã đi đến chỗ kết thúc. Cūlapanthaka nghĩ thật chỉ uổng công theo đuổi làm tỳ khưu mà thôi, và tốt hơn là trở thành một cận sự nam và phân phát của bố thí rồi lập công đức cách này cách khác theo yêu cầu một người cận sự nam thì còn hơn. Buổi sáng ngày hôm sau người em đã rời khỏi thiền viện rất sớm, với ý định không theo đuổi cuộc sống độc thân nữa và trở thành một đạo hữu bình thường.
Đức Phật đã nhìn thấy ông ra đi, Bằng Phép Nhãn Thông ngài đã quan sát thấy ai xuất hiện trước mắt ngài và cần đến ngài trợ giúp vào ngày hôm đó và ngài còn biết được cả nơi chốn và người đó đang gặp điều gì trục trặc. Chính vì thế ngài liền thực hiện một cuộc hành thiền đi bộ tiến gần đến chiếc cổng Cūlapanthaka sẽ đi ngang qua. Nhìn thấy Đức Phật, Cūlapanthaka tiến lại gần Ngài và tỏ lòng tôn kính. Rồi sau đó Đức Phật liền hỏi ông. Nói rằng “Con đang đi đâu vào giờ này thế. Cūlapanthaka?”
“ Ôi! Tâu Đức Thế Tôn, con đã bị vị tỳ khưu là chính anh trai của mình “loại trừ” ra khỏi thiền viện, chính vì vậy mà con phải lìa khỏi tăng đoàn và trở thành một cận sự Nam”
Đức Phật nói. “Ôi Cūlapanthaka, con đã thọ Cụ Túc Giới với thầy rồi mà. Tại sao khi đã bị anh ruột “từ khước” con không đến gặp thầy? Ôi Cūlapanthaka trở thành cận sự Nam nào có ích lợi gì đâu nào? Con sẽ được chấp nhận vào cùng đoàn với thầy.”
Nói xong, Đức Thiện Thệ lấy tay đánh nhẹ lên đầu Cūlapanthaka, rồi dẫn ông đến cửa trước hương phòng ở của ngài (Gandhakuti), và nhờ phép thần thông ngài tạo một miếng vải trắng cực kỳ và đưa cho Culapanthaka, bảo rằng, “Hãy ngồi thiền quay mặt về hướng đông và lấy miếng vải này đập nhiều lần lặp đi lặp lại lên người đồng thời tụng đoạn Kinh sau, “Rajoharaṇaṃ, Rajoharaṇaṃ”(quét sạch bụi trần)”
Ngay sau đó Đức Phật liền rời khỏi ông và cùng với các tỳ khưu đi theo ngài đến nhà vị lương y Jīvaka theo lời mời của ông, Cūlapanthaka ngồi thiền tại đó và khi nhìn thấy mặt trời mọc, Ông liền lấy miếng vải phủi lên người mình nhiều lần liên tiếp và tụng rằng “Rajoharraṇaṃ, Rajoharraṇaṃ.” Chẳng bao lâu sau miếng vải lấm bẩn hết, bụi bám đem ngòm và mồ hôi ở tay ông toát ra. Điều này đã khiến ông hiểu ra một pháp là, cho dù tấm vải rất trắng tinh; mà hiện đã trở nên bẩn thỉu vì bụi bậm và do ghét trong người ông toát ra. Culapanthaka suy nghĩ, “Chao ôi, các hành luôn biến đổi biết bao nhiêu” Với ý tưởng và thực chứng(Abhisamaya) này, Cūlapanthaka tiếp tục nhập tuệ giác sâu hơn nữa, đào bới sâu hơn vào toàn thể bản chất mọi hành trong vũ trụ – bản chất hay thay đổi của chúng, dòng tuôn chảy hay độ lỏng của các hành đó và đồng thời là bản chất phi thực thể của các hành này.
Lúc đó Đức Phật đang lưu lại tại nhà vị lương y Jīvaka. Nhờ Phép Nhãn Thông Ngài nhận ra thực chứng pháp bước một của Cūlapanthaka, Ngài phát chiếu ra một luồng sáng, một luồng sáng rực rỡ trước mặt Cūlapanthaka, khiến Cūlapanthaka thấy Đức Phật đang xuất hiện ngay trước mặt ông, ra vẻ như Ngài đang ngồi thiền ngay truớc mặt Cūlapanthaka. Ngay lúc ấy Đức Phật lên tiếng “Ôi Cūlapanthaka, xin đừng nghĩ là trong thân xác con có bụi bậm bẩn thỉu đã làm cho tấm vải nhơ bẩn và bụi bậm. Ngay trong tâm của con vẫn còn một lượng bụi bẩn tham dục, sân hận, và si mê tồn tại. Hãy quét sạch ra khỏi tâm của con đi.” Nói đoạn Đức Phật Ngài thốt lên những kệ sau đây:
“Rāgo rajo. na ca pana reṇu vuccati;
Rāgassetaṇ adhivacanaṃ rajoti;
Etam rajaṃ vippajahitva bhikkhavo
Viharanti te vigatarajassa sāsane”
Doso rajo, na ca pana reṇu vuccati;
Dosassetaṃ odhivacanaṃ rajoti;
Etam rajaṃ vippajahitva bhikkhavo
Viharanti te vigatarajassa sāsane
Mohso rajna ca pana reṇu vuccati;
Mohassetaṃ adhivacanaṃ rajoti;
Etaṃ rajaṃ vippajahitva bhikkhavo
Viharanti te vigatarajassa sāsane
Chính tham dục là bụi bẩn; [3] chẳng phải những hạt bụi nhỏ rác rến đâu (thường được gọi như vậy). Từ “Bụi Bậm” có nghĩa là “Tham Dục” Một tỳ khưu đã loại bỏ luôn được tham dục, thì xứng được lưu lại trong tôn giáo của Đức Phật vì chính Ngài cũng đã loại bỏ luôn được thứ tham dục đó.”
(đoạn kệ thứ hai và đoạn thứ ba. các từ “sân hận” và “si mê” được thay vào chữ “tham dục” ý nghĩa còn lại giống câu đầu tiên ở trên)
Sau khi Đức Phật thốt lên những kệ trên thì tỳ khưu Cūulapanthaka đạt đến bậc A-la-hán, đồng thời với Tứ Đạt Thông , Kinh Phật và toàn bộ Tam Tạng Kinh có nghĩa là ba bộ Kinh Phật. Điều này còn cho thấy ngay ở trên đời này, ngài tỳ khưu Cūlapanthaka không cần phải học Kinh Phật nữa. Tuệ giác đến với ngài một cách hết sức tự nhiên ngay vào lúc ngài đạt đến được Tuệ phân tích
Những Chi Tiết Thiếu Nhất Quán
Tuy nhiên, có sự thiếu nhất quán nơi một số chi tiết trong cả hai nguồn Kinh Phật sau đây. Bài tường thuật vừa nêu trên được trích dịch từ tác phẩm Dhammapadạtthakathā đề cập đến chuyện kể về tỳ khưu Cūlapanthaka. Trong một nguồn khác, theo tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đoạn hai, trang 220. Kể lại rằng sau khi Cūlapanthaka đã bị chính người anh ruột của mình “khai trừ” khỏi thiền viện, Cūlapanthaka cho rằng mình chẳng còn hy vọng gì tham gia tổ chức tôn giáo của Đức Phật. Ông rất buồn rầu và đứng khóc ròng ngay ngoài cổng thiền viện. Bằng Phép Nhãn Thông Đức Phật đã đến gặp ông, hỏi xem tại sao ông lại khóc ròng như vậy. Sau khi được kể lại lý do tại sao ông lại than vãn thảm thiết đến như vậy, Đức Phật đã an ủi ông, nói rằng, “Chưa bao giờ có người nào được gọi là đồ vô vọng chỉ vì không thể nhớ được một bài kệ. Chính vì thế không nên than vãn buồn phiền làm chi.” Nói đoạn, ngài dẫn Cūlapanthaka đến Khu Rừng Xoài và qua phép thần thông, Đức Phật đã tạo ra cho ông ta một miếng vải trắng tinh. Đoạn văn viết bằng tiếng Pali như sau: Iddhiyāva pilotikakhandaṃ abhinimmitvā adāsi.”
Cũng ngay khi Cūlapanthaka nhận ra miếng vải trắng trở nên bẩn vì những cú đánh liên tiếp do chính tay ông, tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đã bàn đến phần này chi tiết hơn như sau:
Đang khi ông ngồi tụng đoạn Kinh “Rajoharaṇaṃ, Rajoharaṇaṃ. Ông đã dùng tay mình đập miếng vải trắng tinh Đức Phật giao cho ông lên thân mình, tấm vải đã trở nên đen ngòm. Điều này đã khiến ông nhận ra chân lý cho rằng miếng vải trắng tinh đó, chẳng có vết đen dơ bẩn nào trên đó cả; nhưng đến giờ lại biến màu và trở nên bẩn thỉu vì đã đụng đến thân xác ông. Chính thân xác đó có nguồn mọi sự bẩn thỉu. Điều này, theo ngôn từ Phật giáo, gọi là Paṭikulasaññā (nghĩa là tưởng, hay thực chứng được pháp ghê tởm) và Anicasaññā (Thực chứng pháp vô thường) với hai tuệ giác này làm căn cứ, ông đã tăng cường được sức mạnh bằng cách đem áp dụng vào Ngũ Uẩn có nghĩa là chính tâm và thân xác ông. Cho đến khi tuệ giác được đào sâu đúng mức, điều này được gọi là Anulomañāṇa rất gần gũi với điều được gọi là Gotarabhūñāṇa, nằm trên ranh giới phân chia tâm của người phàm tục khỏi những vị Thánh thinh văn Giác. Điều này hàm chứa một sự thật là ông đã gần đạt đến được Thánh Đạo (Magga) và thánh Quả (Phala). Chính vào thời điểm này Đức Phật đã thốt lên ba bài kệ được đề cập đến ở trên. Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đã mô tả giây phút cao điểm nhất trong biến cố đầy xúc động này như sau:
“Vào lúc kết thúc mấy kệ trên, tỳ khưu Cūlapanthaka đã có trong tay Chín pháp siêu thế, cộng với tứ tuệ phân tích và sáu Phép Thần Thông (Abhiññā)”
Điều này có nghĩa là Culapanthaka đã cùng một lúc đạt đến được Bậc A-la-hán, tứ tuệ phân tích và Sáu Phép Thần Thông (Abhiññā)
Lúc này ta quay trở lại Vùng Rừng Xoài, tại đó lương y Jīvaka đang sửa soạn thiết đãi Đức Phật và Chư Vị tỳ khưu đi theo. Jīvaka đang sửa soạn thực hiện nghi thức dâng nước cho Đức Phật rửa tay thì Ngài ngăn ông lại, và đóng nắp Bát Khất Thực lại Ngài lên tiếng nói.
“Không còn một vị tỳ khưu nào đang lưu lại Thiền viện hay sao?”
“Dạ thưa Đấng Thế Tôn, vào lúc này chẳng còn vị tỳ khưu nào lưu lại tại thiền viện nữa đâu.”
“Ôi Ngài Jīvaka thân mến, chắc chắc vẫn còn một vị nữa” Đức Phật khẳng định.
Nghe Đức Phật nói như vậy, Lương Y Jīvaka liền cử một trong số mấy người hầu chạy đến thiền viện ngay tức khắc để xem còn có vị tỳ khưu nào còn sót lại thiền viện nữa hay không.
Ngay lúc đó Cūlapanthaka tự nhủ. “Anh tôi đã nói chẳng còn một vị tỳ khưu nào sót lại thiền viện cả. Tôi sẽ chứng tỏ cho anh thấy vẫn còn khối tỳ khưu tại đó” Sau đó thông qua Phép Thần Thông Cūlapanthaka đã tạo ra một ngàn tỳ khưu tại Thiền Viện, một số đang may y cà sa, một số khác đang nhuộm, trong khi đó một số khác đang tụng Kinh .
Nhìn thấy vậy, tên nô tỳ liền chạy vội về trình lại những gì hắn được chứng kiến tại khu Rừng Xoài, nói rằng: “ Dạ thưa ngài, có rất nhiều tỳ khưu còn đang ở trong khu Rừng Xoài.”
Nghe thấy điều này, Đức Phật liền bảo người đó quay trở lại và báo cho các vị tỳ khưu đó là Đức Phật muốn gặp một vị tỳ khưu có tên là Cūlapanthaka.
Nhưng khi tên nô tỳ lại báo đó chỉ là bản sao các tỳ khưu giống hệt như nhau vì khi hắn báo cho họ biết ý định của Đức Phật, thì đồng loạt tất cả các vị tỳ khưu đều trả lời : “Tôi chính là tỳ khưu Cūlapanthaka; tỳ khưu Cūlapanthaka chính là tôi đây.”
Khi tên nô tỳ của Jivaka quay trở về nhà một lần nữa báo cho Đức Phật hắn không thể phân biệt được người nào là tỳ khưu Cūlapanthaka, Đức Phật liền bảo hắn “Hãy quay trở lại ngay và lần này hãy chú ý nhìn xem ai là người trả lời đầu tiên “Tôi tên là Cūlapanthaka” hãy lập tức thỉnh ngay vị tỳ khưu đó và rồi tất cả các vị khác sẽ biến mất ngay tức khắc.”
Tên nô tỳ của Lương Y Jīvaka đã thực hiện y lời Đức Phật dạy và đã thành công dẫn về trình cho Đức Phật vị tỳ khưu tên là Cūlapanthaka.
Chuyện kể trên được trích trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada). Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) mô tả phần vừa rồi với những chi tiết hơi khác một chút như sau:
“Khi người hầu của Jīvaka quay trở lại và báo cho Đức Phật: tại thiền viện còn có rất nhiều vị tỳ khưu, khiến ông ta không thể nào biết được vị nào là tỳ khưu Cūlapanthaka, Đức Phật truyền cho người hầu đó hãy quay lại thiền viện ngay nói rằng, “Nếu ông gặp bất kỳ vị tỳ khưu đầu tiên nào, hãy thỉnh ngay vị đó và nói, Đức Phật muốn tôi đưa ngài đến trình diện ngài ngay tức khắc” Người hầu đã thực hiện y như lời Đức Phật ra lệnh. Ngay lúc đó, toàn bộ những tỳ khưu cùng ứng thân, và các bản sao tỳ khưu Cūlapanthaka liền tan biến hết. Tỳ khưu nói với người đó là hãy về trước đi. Trong khi tỳ khưu theo sau tên người hầu, đang khi người hầu quay trở về nhà tại khu Rừng xoài, và còn thực hiện một số việc như rửa mặt mũi chân tay, thì tỳ khưu Cūlapanthaka đã có mặt tại khu Rừng Xoài trước người đó và đã đến ngồi vào đúng chỗ dành riêng cho ngài.
Ví Dụ Thứ Hai:
2a. Từ Một Tạo Ra Nhiều Vật, Và Ngược Lại
Trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đoạn thứ hai trang 243, Trưởng lão Buddhaghosa đã kể lại biến cố sau đây làm ví dụ cho phép lạ (thần thông) nêu trên:
Vào một dịp lễ Đặt Bát Hội tổ chức tại thành phố Rājagaha, có khoảng năm trăm cô gái mỗi người đều mang Bánh Trung Thu (Candapuva) đứng dọc theo đường phố để đặt bát cho các vị tỳ kheo. Họ đã gặp Đức Phật nhưng không nghĩ ra phải dâng cho ngài điều gì. Khi họ thấy Trưởng lão Ca Diếp (Kassapa) đang đi theo Đức Phật từ xa xa, một ý nghĩ nổi lên trong đầu và họ nói với nhau, “Kìa có cả ngài Trưởng lão của chúng ta cũng đi theo Đức Phật. Chúng ta sẽ dâng cho ngài toàn bộ số bánh chúng ta mang theo đi” Rồi họ đã dâng cho ngài Trưởng lão Ca Diếp (Kassapa), ngài đã nhận của bố thí chỉ bằng chiếc bát khất thực của ngài. Ngài đã biến chiếc bát đó có thể đựng hết năm trăm chiếc bánh các cô gái biếu tặng. Đoạn văn Pali kể lại vụ việc viết như sau: Thero pattaṃ nīharitvā sabbaṃ ekapattapūra-mattaṃ akāsi. Sau đó ngài trưởng lão đã dâng tô khất thực đựng đầy năm trăm chiếc bánh của các cô gái biếu tặng cho Đức Phật, đang ngồi chờ ngài ở một nơi nào đó.
Đây là bài tường thuật kể lại trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Tôi đã cố gắng tìm kiếm thêm một số chi tiết nữa mô tả lại sự kiện này trong nhiều nguồn văn bản khác nữa, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một nguồn xác thực nào khác. Tuy nhiên, tôi tin chắc phải có một vài chuyện kể được ghi lại đâu đó trong Kinh Phật hay trong một vài đoạn sách nào đó. Xét cho cùng, biến cố đó cũng đã cho chúng ta biết một sự kiện là một vị A-la-hán đã đạt đến được sáu Phép Thần Thông (Abhiññā)) hay có được những sức mạnh siêu phàm nếu ngài muốn, ngài cũng có thể giảm thiểu khối lượng đồ vật mà không ảnh hưởng đến chất lương cũng như hương vị của những đồ vật đó. Như vậy Trưởng lão Đại Đức Ca Diếp (Kassapa) đã thực hiện được điều đó.
Phép lạ (thần thông) Ngược Lại
Giờ đây, ta có thể rút ra được một hệ luận tất nhiên liên quan đến phép lạ (thần thông) vừa kể trên đó là, nếu đã có thể biến những vật có khối lượng lớn thành nhỏ, ngược lại – biến những vật nhỏ hay số lượng ít thành nhiều thì cũng là việc thường tình và cũng có thể thực hiện được dễ dàng. Một ví dụ thuộc loại này được kể lại trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như sau:
Một lần kia ngài Trưởng lão Ca Diếp (Kassapa) nhập thiền và đạt đến mức siêu phàm (Nirodhasamāpatti) (có nghĩa là mức độ thiền diệt hay chấm dứt) trong suốt bảy ngày, trong bảy ngày đó ngài rơi vào tình trạng quên lãng thế giới bên ngoài mà chỉ hưởng nguồn an hòa nội tâm và hạnh phúc không cần dùng bất kỳ thức ăn hay ngủ nghê gì cả. Đến ngày thứ tám ngài xuất và thóat ra khỏi thiền diệt (samāpatti). Ngài liền ước ao thực hiện đôi điều gì đó để giúp đỡ một gia đình nghèo, biết rằng của bố thí dành cho ngài vào ngày hôm đó sẽ đem lại rất nhiều công phúc cho người nào thực hiện bố thí, nghĩ vậy ngài liền đến một túp lều trong đó có một gia đình rất nghèo đang sinh sống. Trưởng gia đình là một người đàn ông nghèo khổ tên là Kālavaḷiya và ngài đứng ngay trước cửa chờ được bố thí. Người vợ nhìn thấy vị trưởng lão liền cố gắng tìm cách bố thí cho ngài trưởng lão một tô cháo hoa chẳng có mùi vị gì cả, một loại cháo có chất lượng soàng nhất. Nàng vừa mới sửa soạn tô cháo này cho chồng, nhưng rất hoan hỷ dâng cho ngài trưởng lão xuất phát từ lòng tin chân tình và hân hoan. Vị trưởng lão nhận được tô cháo liền đem đến dâng cho Đức Thế Tôn, ngài đã dùng phép thần thông và sức mạnh siêu phàm của mình để nhân lên gấp bội cả về khối lượng và chất lượng tô cháo đó, đủ để nuôi sống một số lượng tỳ khưu rất lớn đang tụ tập tại thiền viện ngay lúc đó. Đoạn văn viết bằng tiếng Pali mô tả biến cố này như sau: Thero taṃ gahetvā Bhagavato hatthe ṭhapesi, Bhagavā mahabhikkusanghassa pahonakaṃ katvā adhiṭṭhasi ekapattena ābhatā sabbesaṃ pahosi. Còn đối với người nghèo khổ Kālavaḷiya, chúng ta nghe kể lại rằng ông đã được nhà vua phong làm một nhà triệu phú trong thành phố vào ngày thứ bảy sau cuộc bố thí cho vị trưởng lão.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:15 am

2b. Biến thức ăn dở thành ngon; lấy nước sông biến thành bánh kem tuyệt vời.
Ví dụ về phép lạ (thần thông) này cũng được ghi lại trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như sau:
Có một lần kia, Trưởng lão Đại Đức Mahā-anula đã chứng kiến nhiều chư vị tỳ khưu sau cuộc khất thực trở về chỉ nhận được một ít thực phẩm nghèo nàn, vô vị và chẳng ngon lành chút nào và họ đang ngồi dùng bữa bên bờ sông tại quần đảo Sri Lanka [4]. Quá mủi lòng ngài đã quyết định biến nước sông ngay bên cạnh các vị tỳ khưu trở thành Sappimaṇḍa có nghĩa là một loại kem bơ ngon tuyệt trần, một loại sữa trâu hảo hạng tuyệt trần. [5] vị trưởng lão liền ra hiệu cho các vị Sa-di (Sāmaṇera) báo rằng nước sông đã biến thành Sappimaṇḍa. Biết được điều đó vị Sa-di đã múc những ly sữa từ dòng sông, nước sông đã biến một loại thực phẩm tuyệt vời dâng lên cho các vị tỳ khưu. Họ đã thưởng thức và trộn vào cơm của họ đi khất thực được rồi dùng một cách ngon lành.
Tuy nhiên, không có phép lạ (thần thông) nào được thực hiện ngược lại với phép lạ (thần thông) này. Biến đồ ăn ngon trở thành không ngon cả. Bài tường thuật trên chưa tìm thấy được trong bất kỳ một bản văn nào khác. Tuy nhiên tôi chỉ muốn cung cấp tư liệu một ví dụ điển hình về quyền lực kỳ diệu thuộc loại này.
3. Thực hiện phép lạ (thần thông) Āvibhāva nghĩa là tạo ra ánh sáng từ bóng tối, và đem ra ánh sáng những gì đang bị dấu kín.
Liên quan đến phép thần thông loại này có giai thoại được kể lại rằng có một vị tỳ khưu kia, sau khi thoát khỏi Thiền Định Jhana (nghĩa là thiền bậc bốn) ngài đã quyết tâm thực hiện một phép lạ (thần thông) bằng cách tụng câu thần chú sau đây: “Mong rằng chỗ tối tăm được tràn đầy ánh sáng” và “Mong rằng những nơi bị che dấu được phơi bày ra trước ánh sáng cho nhiều người được thấy.” Sau đó mọi sự đã diễn ra y như quyết tâm của ngài trưởng lão; ngài có thể nhìn thấy bất kỳ ai cũng như bất kỳ điều gì từ xa và những người ở xa cũng có thể nhìn thấy người nếu họ muốn làm như vậy.
Trưởng lão Buddhaghosa tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đã kể lại chính Đức Phật là một ví dụ điển hình thực hiện phép lạ (thần thông) này như sau:
Một lần kia, có một người phụ nữ tên là Cūlasubhadda, đang sinh sống trong thành phố Sāketa đã mời Đức Phật và các chư vị tỳ khưu đi theo đến dùng một bữa tiệc tại tư gia của bà vào ngày hôm sau. Lúc đó Đức Phật đang có mặt tại Khu Rừng Kỳ Viên (Jeta), trong thành phố Sāvatthi, cách đó vào khoảng bảy yojana (khoảng 112 km.). Người ta kể lại rằng Đức Phật và khoảng năm trăm chư vị tỳ khưu đi theo ngài đã bay trên không đến thành phố Sāketa và đến lưu lại tại các phòng Kuṭis dành riêng cho từng vị với mái hình chóp do ngài Thiên Chủ Vissukamma, một kỹ sư thiên cung tạo ra, đang khi các phòng Kuṭis (chỗ ở có hình chóp) đang bay từ Sāvatthi đến Sāketa. Đức Phật đã thực hiện một phép lạ (thần thông) nhãn tiền khiến cho cư dân trong hai thành phố đều có thể nhìn thấy nhau, trong khi đó các căn phòng hình chóp từ từ hạ xuống ngay chính trung tâm thành phố, cùng lúc đó Đức Phật cũng cho các cư dân trong thành phố nhìn thấy cõi địa ngục- phía dưới một nơi gọi là A-tỳ-địa ngục (Avīci) - Đó là cõi địa ngục tận cùng sâu thẳm. Ngài cũng cho họ thấy cõi nhàn cảnh tại một nơi gọi là Cõi Phạm Thiên. Chính Đức Phật đã cho họ nhìn thấy cùng một lúc cảnh Địa ngục và cõi thiên cung nhờ vào phép thần thông của ngài và cư dân của cả hai thành phố đều nhìn thấy.
Đây là toàn bộ những gì ghi lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Tuy nhiên, trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn đưa thêm nhiều chi tiết khác nữa, cùng với một số khác biệt nhỏ như khoảng cách giữa hai thành phố được cho là vào khoảng bảy yojana, lại được ghi lại trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) là 120 yojana (tức vào khoảng hai ngàn cây số) thành phố gọi là Sāketa, nơi người phụ nữ Cūlasubhadda cư ngụ, lại được Pháp Cú Kinh (Dhammapada) gọi là Uggaha.
Còn có thêm một tiết mục nhiều chi tiết hơn được tìm thấy trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) cho rằng người phụ nữ Cūlasubhadda không tự mình trực tiếp đến mời Đức Phật. Nàng cũng chẳng sai người nào đến gặp Ngài như là người được nàng ủy nhiệm cho. Thay vào đó nàng đã trèo lên ngọn tháp cao nhất trong tòa lâu đài của nàng để tỏ lòng tôn kính Đấng Thế Tôn bằng năm cách tỏ lòng tôn kính (nghĩa là nàng đã hai lần phủ phục đầu gối chạm đất, hai lần lấy khuỷu tay và một lần chạm trán xuống sàn nhà) nàng đã dâng nước thơm cho ngài, cộng với hoa và nhang đồng thời có ý định trong tâm, nói rằng “Nhân tiện tôi sẽ mời Đức thế tôn, cùng với các vị tỳ khưu đi theo, đến dùng bữa sáng với tôi vào ngày hôm sau, mong rằng Đức Thế Tôn thông qua dấu hiệu từ xa của tôi thông báo đến ngài lời mời này.” Như vậy sau khi nói trong tâm như vậy nàng đã tung lên trên trời bảy bó hoa jasmine.
Đang khi nàng Subhaddā thực hiện lời mời Đức Phật trong thâm tâm như vậy, thì Đức Thế Tôn còn đang thuyết pháp một bài cho thính giả trong khu Rừng jeta. Người ta kể lại rằng những cành hoa người phụ nữ Subhaddā tung lên trời đã bay tới khu Rừng Kỳ Viên (Jeta), rồi họp thành một bức Trướng kết lại bằng hoa treo lơ lửng phía trên đầu Đức Phật. Nhà Triệu Phú Anāthapiṇḍika cũng đang có mặt nghe Đức Phật thuyết pháp. Vào cuối bài giảng ông đã mời Đức Phật và các vị tỳ khưu đến dùng bữa tại nhà ông vào ngày hôm sau. Nhưng Đức Phật cho biết, “Ôi chủ gia nhân, tôi đã nhận một lời mời dùng bữa vào ngày mai rồi.” Hơi bối rối, nhà triệu phú liền thưa, “Nhưng chưa có người nào đến trước tôi để mời ngài cả, Ôi Đức Thế Tôn, thế ngài đã nhận lời mời của ai vậy?” Và sau đó Đức Phật đã kể lại cho ông nghe người phụ nữ Cūlasubhaddā đã mời ngài từ xa như thế nào và ngài đã nhận lời mời đó cũng bằng một cách như vậy.
Nhiều chi tiết khác cũng được khẳng định trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) như sau:
Sau khi Đức Phật đã chấp nhận lời mời của người phụ nữ Cūlasubhaddā, thì Thiên Chủ (Sakka) là thủ lãnh các vị thần, biết được tin tức đó, liền ra lệnh cho Vissukamma, là vị kỹ sư thiên cung, thực hiện ngay năm trăm chỗ ở và dâng cho Đức Thế Tôn cùng các chư vị tỳ khưu đến thành phố Uggaha vào ngày hôm sau. Ngài Vissukamma này đã thực hiện công việc được giao và đứng chờ tại cổng thành dẫn đến khu Rừng Kỳ Viên (Jeta). Rồi sau đó Đức Phật cùng với năm trăm vị tỳ khưu bậc thánh đi theo đã ngồi vào chỗ ở mái cong đó và ngay sau đó họ đã được dẫn đến thành phố Uggaha bằng cách bay trên không.
Tại Uggaha, ngài triệu phú Ugga, nhìn về phía người phụ nữ Cūlasuddhaddā đã chỉ cho ông thấy và thấy được bằng cách nào Đức Phật cùng với phép thần thông của ngài đã xuất hiện trong vinh quang và vị này hết sức là cảm kích. Ông ta đã sấp mình tôn thờ Đức Thế Tôn cùng các vị tỳ khưu đi tháp tùng ngài bằng cách dâng hoa và nhiều của bố thí sau đó lại dọn cho các ngài một bữa tiệc. Đồng thời ông còn tổ chức một cuộc đại thí cho dân chúng kéo dài trong bảy ngày liên tiếp.
Vào lúc này ta hãy gác sang một bên khả năng hay sự xác thực của các phép lạ (thần thông) siêu phàm đó. Chúng ta có thế sắp xếp các phép lạ (thần thông) đó thành các loại như sau:
1. Phép lạ (thần thông) thu ngắn khoảng cách, làm cho những người cách nhau cả trăm cây số cũng có thể nhìn thấy nhau.
2. Phép lạ (thần thông) được nâng bổng lên trên không và di chuyển trong đó.
3. Phép lạ (thần thông) tiết lộ các nhàn cảnh và khổ cảnh, Làm cho các người trên trần gian này cũng có thể nhìn thấy.
4. Vị kiến trúc sư thiên cung Vissukamma lại có thể tạo ra được chỗ ở cho chúng sanh cư ngụ trong một thời gian nhất định.(những chỗ ở được tạo dựng lên như vậy, ngoại trừ những cỡ kích bình thường chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi tạm thời mà thôi. Chúng không thể tồn tại vĩnh cửu được)
Ngoài những Phép lạ (thần thông) mở màn (Āvibhāva) đã bàn đến ở trên, Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng đã kể lại một phép lạ (thần thông) Yamakapāṭihāriya (phép lạ (thần thông) song do chính Đức Phật thực hiện. Sau đây là một bài tường thuật được kể lại trong bản văn đó.
Đức Phật Đến Thăm Cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa)
Đức Thế Tôn, sau khi đã thực hiện phép lạ (thần thông) Yamakapāṭihāriya (phép lạ (thần thông) một người có mặt ở hai nơi cùng một lúc) để giải thoát cho 84.000 sinh linh thoát khỏi tà kiến phược, ngài liền nghĩ tới điều Chư phật trước kia đã làm sau khi Chư vị đã thực hiện được những phép lạ (thần thông) tương tự như ngài đã làm. Ngay sau đó thông qua Tuệ giác nhiệm màu ngài biết được Chư vị cũng đã đến thăm cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Chính vì thế ngài đã đặt chân trái trên mặt đất còn chân phải đặt trên đỉnh ngọn Yugandhara. Rồi ngài tiến một bước lên phía trước, đặt chân trái xa hơn một chút lên đỉnh ngọn núi Sineru (nghĩa là ngọn Hymalaya). Chính bằng cách này Đức Phật đã đặt chân lên đến cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Ngài đã trải qua mùa An Cư Kiết Hạ tại đó. – Ngay trên ngai vàng của Thần Indra cai quản cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) tọa lạc ngay trên đỉnh núi Sineru. Trong thời gian đó ngài đã thuyết pháp Tạng Vi Diệu Pháp cho một đoàn người gồm cả trăm ngàn cõi Thiên vũ trụ. Đoạn văn tiếng Pali diễn tả phần này như sau: Paṇṭḍukambalasilātale vassaṃ upagantvā sannipntitānaṃ dassasahassacakkavāḷadevatānam ādito paṭṭhāya abhidhammakathaṃ ārabhi.
Trong thời gian đi khất thực, Đức Phật đã tạo ra một thân Phật khác, có thể gọi là “hình bóng”Phật, giống như một thân thể cõi trời hay là một Hóa tâm thông (manomayakaya). Chính ‘hình bóng’ Phật này đã thực hiện công việc thuyết pháp (Dhammadesanā) một cách liên tục ngay cả lúc Đức Phật thực sự vắng mặt, như lúc ngài phải vệ sinh răng miệng với bàn chải đánh răng (tiếng Pali gọi là Nāgalatā) trước khi ngài dùng nước xúc miệng tại hồ ở độ cao trên núi gọi là Anotāta. Hiện nay vẫn còn tìm thấy chiếc hồ này trên dẫy Himalaya và người ta tin là hồ này có liên quan đến Đức Phật trong giai đoạn này. Sau đó ngài tiến hành đi khất thực tại những nơi có cư dân Uttarakuru sinh sống trước khi trở lại dùng bữa tại một nơi gần hồ Anotāta đã đề cập đến ở trên.
Cũng chính nơi đây Trưởng Lo Xá-lợi Phật (Sārīputta) đã đến để tỏ lòng tôn kính Đức Phật mỗi ngày. Rồi sau đó Đức Phật đã kể lại cho ngài khoảng cách bao xa ngài (kể cả “bóng”Phật) đã thực hiện những bài thuyết pháp. Sau đó ngài quay trở lại tiếp tục thuyết pháp tại nơi ‘bóng”Phật đã bỏ đi. Qui trình này diễn ra liên tục. Trong thời gian này người ta kể lại nhờ nghe Đức Phật thuyết pháp tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) mà một số lớn những vị chư thiên tổng số lên đến 800 triệu cả thảy được phước lành liễu ngộ Phật Pháp.
Vào lúc này có một đám đông đang xúm lại địa điểm là nơi Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần thông) hiện diện tại hai nơi. Trên một khoảng rộng độ 22 yojana. Toàn bộ họ đồng một lòng quyết định nhất quyết không quay trở về nhà trước khi nhìn thấy được Đức Phật quay trở lại cõi trần gian này. Chính vì mục tiêu đó họ đóng trại chung quanh vùng phụ cận. Trong suốt một thời gian toàn bộ số người đó được Cūla Anāthapiṇḍika, em trai của một người giàu có cung cấp cho đồ ăn và những vật dụng cần thiết.
Trưởng Lão Mogallana Đã Tiến Vào Lòng Đất Như Thế Nào
Vào lúc này đoàn người đang nóng lòng chờ đợi được xem Đức Phật đang ở đâu. Họ đã yêu cầu Ngài Trưởng Lão Anuruddha tìm cho họ. Trưởng Lão đã nhập thiền ĀlokaKasiṇa có nghĩa là nhập thiền ánh sáng khiến cho ngài có khả năng nhìn thấy Đức Thế Tôn đang nhập An Cư Kiết Hạ ở đâu, đang khi ngài lưu lại trên cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Sau khi được Đức Phật cho biết địa điểm chính xác ngài đang lưu lại trên cõi Tāvatiaṃsa. Họ liền quay trở lại gặp Trưởng Lão Moggallāna và yêu cầu ngài làm thế nào họ gặp được Đức Phật để tỏ lòng tôn kính ngài. Trước hoàn cảnh như vậy, ngay trước sự hiện diện của đoàn người đông đảo, vị Trưởng Lão lao xuống lòng đất và nổi lên trên đỉnh ngọn núi Sineru rồi ngồi ngay dưới chân Đức Phật và trình Đức Phật biết hậu quả gì sẽ xảy ra cho đám đông đang qui tụ lại muốn gặp được Đức Phật trước khi họ chịu quay trở về nhà.
Đức Phật liền hỏi vị trưởng lão nói rằng, “Ôi ngài Moggallāna, thế người anh cả Xá-lợi Phật (Sāriputta) hiện đang ở đâu?” Sau khi vị trưởng lão trả lời Xá-Lợi-Phất (Sāriputta) lúc này đang lưu lại trong thành phố Sañkassa, Đức Phật liền bảo ông. “Hãy truyền cho dân chúng những ai muốn gặp thầy hãy đến thành phố Sañkassa. Th?y sẽ có mặt tại thành phố đó vào ngày mai, nhằm ngày Trai giới (Uposatha) và là ngày Tự tứ (Mahāpavāraṇā)”
Đại Trưởng Lão Moggallana quay trở lại cõi trần gian cùng một cách ngài đã nhập cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Trên đường quay trở về và ra đi cùng một cách giống nhau. Vị trưởng lão cũng đã thực hiện phép lạ (thần thông) Āvibhāva có nghĩa là phép lạ (thần thông) mở ra, khiến cho toàn bộ những người hiện diện đều nhìn thấy ngài ra đi và trở lại như thế nào. [6] Sau khi đã quay trở lại cõi trái đất, ngài liền thông báo cho dân chúng đang nóng lòng chờ đợi tin vui đó và cho họ biết là phải tiến hành cuộc hành trình ngay sau kết thúc bữa ăn sáng. Ngài thông báo cho họ biết thành phố Sañkassa cũng không cách xa đây là bao.
Đức Phật Từ Cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) Bước Xuống Trái Đất
Đức Phật liền truyền cho Thiên Chủ (Sakka) vua các vị chư thiên rằng, “ Ôi Thiên Chủ, ta sẽ quay trở lại cõi trái đất vào ngày mai.” Nghe thấy vậy Thiên Chủ (Sakka) liền lệnh cho Vissukamma, là vị kiến trúc thiên cung mà rằng, “ Đức Thế Tôn sẽ giáng lâm vào ngày mai, xin ngài hãy tạo ba cây thang, một bằng vàng, một bằng bạc, và cây còn lại bằng đã quý” Và như vậy là vị kiến trúc thiên cung cứ y lệnh thực hiện.
Buổi sáng ngày hôm sau Đức Phật đứng trên đỉnh núi Sineru, Đưa mắt nhìn về hướng đông trái đất. Ngay lúc đó hàng ngàn hàng vạn vũ trụ tự mở ra, như thể toàn vũ trụ trở thành một kích cỡ giống nhau. Điều này diễn ra ba lần như vậy mỗi khi Đức Thế Tôn hướng mắt nhìn về ba hướng còn lại, ở mỗi hướng toàn thể những vũ trụ đều gặp gỡ lẫn nhau khiến cho Đức Phật có dịp chiêm ngưỡng tất cả những gì ngài muốn. Nhìn xuống trái đất trở lại, ngài lại nhìn thấy các cảnh khổ là nơi tận cùng địa ngục. Khi hướng mắt nhìn lên ngài nhìn thấy cõi Akaniṭṭha, là cõi cao nhất nơi nhàn cảnh vô tận. Chính vì thế ngày hôm đó được đặt tên là “ngày khai mở toàn vũ trụ” Trong ngày đó các cư dân dưới đất và thần thánh trên trời có thể tận mắt nhìn ngắm nhau. Hơn thế nữa như vậy con người không phải nhìn lên ngắm những cư dân thiên quốc, cũng như vậy các cư dân thiên cung cũng không phải nhìn xuống trần gian để tìm kiếm anh em bà con dưới đó. Cả hai đều tỏ ra rất vui mừng trong suốt thời gian đó. [7]
Rồi Đức Phật bước xuống cây thang bằng chuỗi đá quí ở giữa. Trong khi đó các cư dân thiên đình thuộc sáu cõi Dục giới (Kāmāvacarabhūmi) đi theo ngài qua dây thang bằng vàng, ở phía bên phải, và các cư dân Phạm Thiên (Brahma) thuộc cõi Suddhāvāsa và cõi Đại Phạm Thiên thì theo dây thang bằng bạc ở phía trái. Thiên Chủ (Sakka), chủ tướng các chư dân thiên quốc, mang theo bát khất thực và y cà sa cho Đức Phật, trong khi đó Đại Phạm Thiên mang một chiếc lọng màu trắng với luồng sáng phát ra xa tới ba Yojana. Cùng lúc đó Thiên Chủ Suyama lại mang một chiếc quạt còn Pañcasikha, là người phụ trách ca đoàn thiên quốc lại mang theo một chiếc đàn Hạc màu vàng trông giống như một trái cây Bael chín dài khoảng ba Gavuta, lúc nào cũng luôn miệng hát những lời ca ngợi Đức Phật. Người ta kể lại rằng chẳng có ai chiêm ngưỡng Đức Phật ngày hôm đó lại không có lòng ước ao trở thành một Đức Phật.
Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần thông) hiện hình ở hai nơi như vậy. Biến cố này được ghi lại bằng tiếng Pali như sau: Idamettha bhagavā āvibhāvapaṭihāriyam akāsi. Nhờ Phép lạ (thần thông) Pāṭihāriya hay phép lạ (thần thông) ngài thực hiện khi lìa khỏi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) trở lại cõi trần. Những người chờ đón ngài tại thành phố Sañkassa đều có thế tận mắt chứng kiến tất cả những quang cảnh kỳ diệu đó. Những cư dân trên cõi đời này có thể chiêm ngưỡng người láng giềng nơi cõi thiên thai của mình và ngược lại.
Bài tường thuật trên đây trích từ bản văn được gọi là Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), trong khi đó trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn có nhiều chi tiết tỷ mỷ hơn được mô tả rất kỹ. Tuy nhiên trong Kinh Phật chúng ta có thể tiếp cận được, lại chỉ đề cập đến một số ít chi tiết trong tác phẩm Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) (tập thứ 31. trang 183). Nhưng lại chỉ tường thuật về biến cố Phép lạ (thần thông) Đức Phật hiện ở hai nơi cùng một lúc (Twin Miracle) và không đả động gì đến chi tiết Đức Phật An Cư Kiết Hạ nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) như thế nào, đồng thời không đả động gì đến biến cố ngài từ cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) giáng lâm ra sao. Những đoạn mô tả thêm sau này xác thực đến mức độ nào còn phải để cho các vị học giả tra cứu và giải thích cẩn thận. Mục tiêu của tác giả như đã được trình bầy ở trên, chỉ nhằm tường trình và tường trình một cách trung thực điều gì đã được khám phá theo nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cách tốt nhất vào lúc này là nên tạm hõan đưa ra bất kỳ phê phán nào cho đến khi có nhiều nghiên cứu sâu rộng và sâu xa hơn được thực hiện.
Đối với những ai muốn tìm hiểu thêm về những gì được mô tả trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) chúng tôi cho ghi lại những đoạn dưới đây như sau:
“Đang khi thực hiện phép lạ (thần thông) hiện diện ở hai nơi cùng một lúc, Đức Phật đã suy nghĩ “Chư phật trước ngài đã và đang thực hiện phép trên đều có nhập An Cư Kiết Hạ hay không?’ sau này ngài biết được tất cả các vị đó đều có qua An Cư Kiết Hạ tại cõi thiên đường Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) và đã thuyết pháp Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) tại đó cho các bà mẹ của các vị đó.
Chính vì vậy đang khi thực hiện Phép lạ (thần thông) này, Đức Phật đã đặt chân phải của ngài lên đỉnh núi Yugandhara và chân còn lại ngài đặt lên một đỉnh núi Sineru. Chỉ có ba bước chân, ngài đã vượt qua một khoảng cách dài khoảng sáu trăm tám mươi ngàn Yojana. Điều này cho thấy khoảng cách giữa hai chân của ngài vẫn bình thường là điều không thích hợp, thế nên việc mô tả vẫn được tiếp tục. Trong vấn đề này bất kỳ ai suy nghĩ Đức Phật đã thực hiện một bước rất dài để vượt qua một khoảng cách to lớn đến như vậy thì đó chính là các ngọn núi đó đã di chuyển lại gần nhau để cho Ngài có thể bước qua sau đó chúng lại lui trở về vị trí cũ.
Lúc này Thiên Chủ (Sakka) vua các vị thần nhìn thấy Đức Phật thì tự nhủ trong lòng, “Đức Thế tôn sẽ An Cư Kiết Hạ giữa ngai bằng đá sẽ được trải thảm lông màu vàng (Paṇḍukambala Silā sana). Điều đó sẽ mang lại lợi ích lớn cho các cư dân thiên cung. Tuy nhiên, trong thời gian ngài lưu lại trên đó, chẳng có chư thần nào dám đụng đến ngai đá này (xuất phát từ lòng kính sợ Đức Phật). Vào lúc này, ngai này dài sáu mươi Yojana, rọng năm mươi Yajona và dài mười lăm Yojana và chỉ có mình Đức Thế Tôn ngự trên đó, toàn bộ những chỗ còn lại chẳng có ai dám đến cả.
Đức Phật đọc biết được suy nghĩ của Thiên Chủ thông qua tha tâm thông, ngài liền ném y tăng gìa lê của ngài (Sanghāṭi) lên bệ đá, y phủ kín một phần khá rộng. Thấy cử chỉ đó Thiên Chủ (Sakka) tỏ vẻ hài lòng nhìn thấy vùng y tăng gìa lê phủ kín. Đọc được ý nghĩ trong tâm Thiên Chủ (Sakka) Đức Phật thu nhỏ chỗ ngài ngồi lại chỉ bằng y cà sa của ngài phủ kín. Rồi ngài ngồi tại đó theo kiểu một vị tỳ khưu mặc y cà sa rách ngồi trên một bệ nhỏ ngài đã thu gọn lại.
Theo tập Chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đang khi Đức Phật nhập cõi Tam Thập Tam Thiên (Tavatimsa) đám đông người tụ tập lại trên cõi trần gian không thể nhìn thấy ngài đi đâu. Hình như mặt trời và mặt trăng đều biến mất khỏi vùng chân trời, chính vì thế họ than vãn nói rằng,
“Có phải đức Thế Tôn đang ngự trên núi Cittakuta hay trên núi Kailasa hay trên Yugandhara? Chúng tôi không nhìn thấy ngài, Đấng Giác Giả đâu cả, ngài là đấng tối cao trên trần gian này, là đấng vượt hơn hẳn mọi chúng sanh.”
Một số người có mặt ở đó lại than vãn, nói rằng,
“Đức Thế Tôn, đấng khôn ngoan nhất thiên hạ đang hưởng cảnh tĩnh mịch, sẽ không còn quay lại cõi đời này nữa. Chúng ta chẳng còn nhìn thấy Đấng Giác Giả bao giờ nữa. Ngài là Đấng Tối Cao trên trần gian này, là đấng vượt hơn hẳn mọi chúng sanh.”
Không còn nhìn thấy Đức Phật, dân chúng liền hỏi Trưởng lão Moggallana, nói rằng, “Đức Phật hiện giờ đang ở đâu, thưa ngài?” và thế là Trưởng lão Moggallana lại hỏi ngài Anuruddha để trả lời câu hỏi này, và câu trả lời của ngài đã được kể lại ở trên.
4. Phép lạ thứ tư:
Tirobhva: Biến bóng tối trở nên sáng chói và che khỏi tầm nhìn những gì đang phơi ra trước ánh sáng
Một vị tỳ khưu đã được phú cho phép thần thông Pāṭithāriya cần tu luyện hành thiền đến mức Thiền Bậc Bốn, như là “Sức Bật” của ngài, ta có thể gọi như vậy và quyết định bằng cách tụng câu. “mong rằng chỗ sáng biến thành tối,” hay “Mong rằng không ai nhìn thấy nơi này cả” và tức khắc nơi đó và cảnh quan đó liền diễn ra như ý nguyện của ngài.
Điều này được kể lại trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tác giả Buddhaghosa đã nêu lên một câu hỏi thật thích hợp hỏi rằng: ai có khả năng thực hiện được loại phép lạ (thần thông) này. Để trả lời câu hỏi trên, ngài kể lại những phép lạ (thần thông) liên quan đến chàng trai Yasa và Trưởng lão Mahāpappina một cách ngắn gọn. Tuy nhiên tiếp theo đây tôi xin mô tả lại cả hai biến cố để hầu quí độc giả muốn biết thêm những chi tiết liên quan.
Liên Quan Đến Trưởng Lão Yasa
Theo Đại Phẩm (Mahāvagga) thuộc Tạng Luật, biến cố này xảy ra sau khi Đức Phật đã làm cho năm người sống nhờ vào của bố thí đạt đến Bậc A-la-hán. Vào buổi sáng sớm ngày mồng sáu, tháng tám, chàng trai Yasa, con trai duy nhất của một Nhà Triệu Phú trong thành phố Bārāṇasī hay còn goi là thành Ba-la-nại (Benares) đã rời khỏi nhà vào buổi đêm, và đến nơi Đức Phật đang cư ngụ. Trên đường đi chàng thanh niên luôn lẩm bẩm câu, “Nơi này quá phiền toái, nơi đây quá buồn khổ”. Lúc đó Đức Phật đang hành thiền bách bộ tại một nơi quang đãng thoáng mát. Nhìn thấy chàng trai ngài liền tạm ngưng hành thiền, và trải tọa cụ xuống đất và ngồi trên đó, khi chàng trai tiến lại gần ngài, miệng vẫn thốt lên những lời lẽ như vậy, ngài liền cho gọi chàng trai lại và nói “Nơi này chẳng phiền toái đâu, nơi này chẳng có gì buồn bã cả.” Hãy đến và ngồi xuống đây. Ta sẽ thuyết pháp cho con.” Lời nói của Đức Phật khiến cậu bé cảm động và thích thú. Cậu bỏ dép và ngồi xuống một chỗ thích hợp gần bên Đức Phật.
Sau đó, Đức Phật thuyết pháp cho cậu về nắm pháp tuần tự để được tiến triển hay là Anupubbīkathā, bắt đầu với bố thí, giới luật, cõi thiên đường, rồi đến những mối nguy do thú vui giác quan đem lại và lợi ích diệt dục là như thế nào. nhìn thấy được (qua Nhãn Thông) từ lúc đó tâm chàng trai đã dịu trở lại, trở nên linh hoạt hơn và thoát khỏi mọi triền cái, chàng trai hoàn toàn choáng ngợp trong trạng thái mê ly và ánh sáng chói chang, Đức Phật liền tiến hành giải thích cho cậu về Tứ Diệu Đế nghĩa là đau khổ là thế nào, nguyên nhân của đau khổ từ đâu mà ra, diệt được khổ và cách thức diệt khổ như thế nào. Vào cuối bài thuyết pháp chàng trai Yasa đã đạt đến Pháp Nhãn giúp giải thóat khỏi mọi vết nhơ bẩn thỉu. Thể hiện được pháp cho là “bất kỳ những gì được tạo thành sẽ đi đến chỗ bị hủy diệt.” Tâm chàng trai mở ra khi nhận được Pháp Nhãn, nên giống như một miếng vải trắng tinh sạch không một vết nhơ, sẵn sàng thấm thuốc nhuộm.
Lý do tại sao chàng trai rời khỏi nhà trong thời gian như vậy đã được kể lại trong một đoạn văn tiếng Pali như sau:
Vào thời đó trong thành phố Bārāṇasī có một chàng trai tên là Yasa, con trai của một nhà triệu phú, một thanh niên được nuôi dạy hết sức cẩn thận. Cậu được cha mẹ xây cho ba lâu đài để ở, một dành cho mùa đông, một dùng vào mùa hè, và còn một căn dùng vào mùa mưa. Lúc nào cậu cũng được các nữ tỳ chơi nhạc để tiêu khiển, chẳng có một nam tỳ nào cả. Trong suốt bốn tháng mùa mưa chàng trai đã thưởng thức mọi thú vui sắc dục trong lâu đài mùa mưa và không bao giờ rời khỏi ngôi tòa lâu đài đó để ra ngoài hay xuống phố đi đây đi đó cho khuây khỏa.
Bước ngoặt trong đời chàng trai bắt đầu xuất hiện vào một đêm kia sau khi đã tiêu khiển đủ mọi thú vui do các tỳ nữ đem lại đến choáng ngợp, chàng đã đi ngủ sớm có nghĩa là trước khi các nữ tỳ của chàng lên giường. Thế rồi, vào những canh đầu tiên trong đêm đó chàng đã thức giấc, do ánh sáng một ngọn đuốc cháy suốt đêm. Điều này khiến nổi lên một cảm nghĩ lạ lùng chàng trai chưa từng bao giờ mơ thấy trước đó. Trước mặt chàng nằm la liệt những cô gái trẻ với đủ mọi điệu bộ lẳng lơ, một số ôm đàn hạc trong tay, những cô khác ôm trống đeo ở cổ và trên ngực, nhiều cô khác đầu tóc rối bù. Một số khác miệng phun nước miếng và số còn lại nói lảm nhảm trong giấc mộng. Toàn cảnh diễn ra trước mặt chàng giống như cảnh một nghĩa trang chất đầy xác chết nằm rải rác la liệt đây đó. Chàng trai bị choáng ngợp trước cảm nghĩ mệt mỏi ảo tưởng. Khiến cho chàng phải thốt lên, “Nơi này quá phiền toái, nơi đây thật buồn khổ !”.
Trong trạng thái mệt mõi tràn ngập những thú vui nhục dục như vậy, thình lình chàng trai thức dậy sỏ dép và rời khỏi nơi đó qua cánh cửa có các vị chư thiên canh gác cẩn thận, các vị này đã giúp mở cửa cho chàng với ý nghĩ “Mong rằng việc ra đi của chàng trai theo đuổi cuộc sống vô gia cư không bị ngăn cản.” Sau đó chàng trai tiến thẳng tới cổng thành, tại đó cũng có các vị chư thiên giúp mở cổng với cùng một ý nghĩ như những chư thiên đầu tiên giúp mở cửa cho chàng.
Sau khi đã thoát ra ngoài thành, Yasa tiến thẳng tới Công Viên Con Nai tại Isipatana và cuối cùng chàng đã gặp Đức Phật, nghe bài thuyết pháp của ngài và đạt được Pháp Nhãn, như đã kể ở trên.
Từ những đoạn trích trong Kinh Pali, chúng ta còn biết thêm một số chi tiết về chàng trai như sau:
Sáng hôm sau người ta phát hiện ra chàng trai bị mất tích, khi mẹ chàng trở vào cung và không gặp được con trai ở đó, bà vội vã thông báo tin chẳng lành cho chồng. Ông liền sai người đi tìm kiếm chàng khắp nơi. Trong khi đó chàng trai đi theo chánh đạo dẫn đến thành Isipatana tại công viên con nai. Ở đó người cha vô cùng ngạc nhiên, nhận ra đôi dép của con trai, sau đó ông lần theo lối đi của chàng và tiến thẳng tới chỗ Đức Phật và con trai của ông đang ngồi đàm đạo. Đức Phật nhìn thấy nhà triệu phú từ xa, ngài suy nghĩ nên thực hiện một phép lạ (thần thông) ngăn cản hai cha con không nhìn thấy nhau vào lúc này.(đoạn văn viết bằng tiếng Pali như sau: Disvā Bhagavato etadahṅi yannūnāhaṃ tathārūpaṃ iddhābhisankhāraṃ abhisañkhāreyyaṃ yathā seṭṭhī gahapati idha nisinno idha nṅinnaṃ. Yasaṃ kulapūttaṃ na pasayyạti. Atha kho Bhavavā tathārūpaṃ iddhābhisankhāraṃ abhṅankhiresi.)
Nhìn thấy Đức Phật ngồi đó, cha chàng trai Yasa tiến lại gần ngài và hỏi xem ngài có nhìn thấy con trai của ông đến đây không.
Thế là Đức Phật đã trả lời câu hỏi của ông như sau “Hãy ngồi xuống đây cái đã, ôi ông chủ gia nhân ơi. Có lẽ, đang khi ông ngồi đây thì ông có thể nhìn thấy con trai Yasa cũng đang ở đây.” Câu trả lời của Đức Phật khiến cho Nhà Triệu Phú hài lòng, ông nghĩ có lẽ con trai ông đang ngồi ở đó. Ông có thể nhìn thấy con trai mình, cậu ta cũng đang ở quanh đây thôi. Thế rồi ông tỏ lòng tôn kính Đức Phật và ngồi đúng vào chỗ dành cho ông. Cha của Yasa ngồi ở một bên, Đức Phật liền thuyết pháp cho ông về năm pháp tuần tự giúp tiến bộ quan trọng như thế nào. (Anupubbīkatha) rồi ngài diễn giảng Tứ Điệu Đế y hệt như cách ngài đã làm cho chàng trai Yasa của ông. Vào cuối bài thuyết pháp người cha của chàng trai Yasa cũng đạt được Pháp Nhãn .
Sau khi người Cha đã đạt đến được Pháp Nhãn, Đức Phật chúc lành với một niềm tin không lay chuyển nơi Phật pháp, sau đó ông vượt qua mọi nghi ngờ nơi Tam Bảo, ông được phú cho lòng can đảm không gì lay chuyển nổi. Không nghe theo bất kỳ lời nói nào của ai liên quan đến Phật Pháp. trong ngây ngất và tin tưởng ông đã thưa với Đức Phật. “Ôi Đấng Thế Tôn, lời thầy thật là đầy sức sống, lời thầy quá ư tốt đẹp”. Bằng nhiều cách Đấng Thế Tôn đã công bố Phật Pháp, giống như người chỉ chánh đạo đối lại những gì đã bị đảo lộn, hay mở ra những gì đang còn bị tù túng, chỉ lối cho những kẻ lạc đường và thắp lên ngọn đèn nơi tối tăm để cho người sáng mắt có thể nhìn thấy bất kỳ điều gì như bình thường.
“Do vậy tôi đi đến nương nhờ đức Phật - Giáo Pháp và Tăng Già. Mong rằng Đức Thế Tôn nhận con là một cận sự nam (upāsaka) hết lòng vì đạo pháp cho đến hết đời, kể từ ngày hôm nay trở đi”.
Với lời phát biểu đầy đức tin không gì lay chuyển như vậy, Cha chàng trai Yasa đã trở thành người cận sự nam đầu tiên (upāsaka) đã đi đến nương nhờ đức Phật, giáo pháp và Tăng già.
Nhiều chi tiết nữa được kể lại trong kinh Pali như sau:
Đang khi Đức Phật còn thuyết pháp một bài về năm pháp tuần tự tạo sức mạnh tiến tới quan trọng dành cho Cha của chàng trai Yasa, ông Bố chiêm ngưỡng những lời dạy của Đức Phật một lần nữa, có thể phát triển tâm và cập nhật thâm sâu hơn vào tuệ giác. Cho đến khi ông đạt đến giác ngộ hoàn toàn và đã trở thành một vị A-la-hán, với tâm được giải thóat hoàn toàn khỏi những lậu hoặc (savas) và thụy miên phiền não trong tâm thông qua diệt dục toàn diện.
Lúc này thông qua phép Nhãn Thông, Đức Phật biết được toàn bộ tâm chàng trai Yasa đã được giải thóat khỏi mọi lậu hoặc thông qua diệt bỏ hết những tham lam phù phiếm và nhận ra được bằng cách nào chàng không thể nằm ở vị thế một cận sự nam để khỏi phải trải qua nhũng dục lạc một lần nữa. Yasa đã loại bỏ hết những ngụy trang thần thông vẫn kìm hãm chàng cho đến lúc này còn che dấu Yasa không nhìn thấy cha mình và ngược lại. Lúc này Cha Yasa có thể nhìn thấy con trai của mình, thực sự đang ngồi ngay sát bên ông từ bấy lâu nay. Chính vì thế ông nói với con trai. “Mẹ con đã đau khổ buồn thảm rất nhiều, con trai Yasa yêu quí. Xin hãy cứu mẹ con khỏi chết.” Nghe đến đây chàng trai liền ngước mắt nhìn lên Đức Phật như thể cầu khẩn ngài nói thay cho chính mình. Đức Thế Tôn hiểu ý chàng liền nói với Nhà Triệu Phú mà rằng. “Ôi chủ gia nhân, ông đang suy nghĩ gì thế? Lần đầu tiên Chàng Trai Yasa đạt được Pháp Nhãn cùng một cách như ông, với tuệ giác ở mức độ Đấng Nhập Lưu. Sau đó, cậu ta chiêm ngắm thành tích mình đã đạt được một lần nữa (đang lúc đó ta đang thuyết pháp cho ông.). Lúc này thì tâm của chàng trai Yasa đã được giải thoát khỏi mọi Lậu hoặc (savas) thông qua tận diệt hết các tham lam. Lẽ nào cậu ta lại phải trở thành một cận sự nam để lại phải qua những thú vui nhục dục như trước?”
Nhà triệu phú trả lời, “Không đời nào chuyện đó diễn ra, ôi Đức Thế Tôn. Một khi tâm của Yasa đã được giải thoát khỏi mọi lậu hoặc (savas) thông qua tận diệt hết mọi ảo tưởng. Chính là một thắng lợi quá lớn cho con trai tôi. Con trai tôi thật xứng đáng được như vậy. Mong rằng Đức Thế Tôn, cùng với Yasa và các tỳ khưu đi theo, đến nhà tôi tham dự một bữa tiệc vào ngày hôm nay.”
Nghe vậy Đức Phật giữ im lặng, ra hiệu cho chàng trai biết ngài đồng ý và chấp nhận lời mời của ông. Nhà triệu phú hiểu ra điều này liền đứng lên, tỏ lòng tôn kính Đức Phật quay quanh Đức Phật dừng lại ở bên trái ngài và rồi ra đi.
Ngay sau khi nhà triệu phú ra đi, Chàng trai Yasa đã yêu cầu Đức Phật cho Thọ đại giới .”Ôi Đức Thế Tôn, mong rằng con có thể nhận Đại Thọ Giới gia nhập vào Tăng già của Đức Thế Tôn được chăng?” rồi sau đó Đức Phật ban cho phép chàng trai chấp nhận EHI, với những lời lẽ sau đây. “EHI hãy đến và trở thành tỳ khưu, mong rằng Phật Pháp được diễn giải cho tốt, hãy sống cuộc đời phạm hạnh.” Nhờ những lời trên Chàng Trai Yasa được ban Đại Thọ Giới theo cách EHI và cũng chính thông qua Bậc A-la-hán, con số các vị A-la-hán đã lên đến con số 7 người (kể cả Đức Phật và năm người sống bằng của bố thí).
Tuy nhiên người ta không kể lại chi tiết việc tỳ khưu Yasa nhận y cà sa và Bát khất thực như thế nào, và Yasa đã nhận nghi thức cắt tóc và râu khi nào và ở đâu. Nhưng trong tác phẩm Paṭhamasambodhikathā do Trưởng lão Kromphra Paramānujitajinorasa biên soạn có mô tả lại một biến cố đó như sau:
“Ngay sau khi cha ông lên đường về nhà, Chàng thanh niên Yasa đã xin Đức Thế Tôn được nhận thọ đại giới. Rồi sau đó Đức Phật đã ban cho chàng chức tỳ khưu EHI, thốt lên cùng một cách thức giống như ngài đã thực hiện với năm vị A-la-hán sống bằng của bố thí. Còn về y cà sa và bát khất thực và các đồ dùng cá nhân khác, toàn bộ những thứ đó đã được đem đến cho chàng từ trời rơi xuống, nhờ những công đức chàng đã tích lũy được từ trước. Trong khi đó râu và tóc của chàng tự động biến mất. Rồi ngài lãnh y cà sa mặc và mang theo nhiều đồ cần thiết hàng ngày; như vậy đã hoàn tất nghi lễ nhận thọ đại giới của chàng trai Yasa”
Một điều cần lưu ý là những đoạn văn trên do nhà soạn thảo chép từ những bản Kinh Phật cổ tức là Kinh Pali và các tập Chú Giải. Tác giả chẳng tự biên soạn điều gì cả, Tuy nhiên, tác giả đã không chịu khó đề cập đến những đoạn văn đó đã được sắp xếp ở đâu.(vì vào thời đó, điều đó không nhất thiết phải làm như vậy.)
Đây là một bài tường thuật ngắn viết về Trưởng lão Yasa, đặc biệt đoạn văn cho thấy Đức Phật đã tận dụng phép thần thông Tirobhāva tức là phép lạ (thần thông) ngăn không cho thấy người hay đồ vật mà thực tế có thể dễ dàng nhìn thấy. Thêm vào biến cố này, chúng ta còn được biết Đức Phật cùng với Trưởng lão Yasa, đã đến tham dự bữa tiệc tại nhà riêng của nhà triệu phú ra sao vào buổi sáng ngày hôm sau. Mẹ và vợ của chàng thanh niên Yasa cũng đã chăm sóc Đức Phật thì nhất thiết hai người đó cũng đã nhận ra chàng thanh niên Yasa đã trở thành tỳ khưu ra sao, nhưng ta không thấy đề cập gì đến phản ứng của hai người cả. Rồi sau đó Đức Phật đã thuyết pháp cho cả hai người phụ nữ này về năm pháp tuần tự quan trọng phải tiến tới là như thế nào, đồng thời ngài cũng diễn giải cho họ về Tứ Diệu Đế giống hệt như Ngài đã thuyết pháp cho Yasa và cha của chàng. Vào cuối bài thuyết pháp cả hai đã được nhận Pháp Nhãn, họ hết lời khen ngợi tài thuyết pháp của Đức Phật và tuyên bố trở thành là cận sự Nữ (upāsikās) có nghĩa là đồ đệ đạo hữu trong suốt cuộc đời còn lại của họ. Theo Kinh Pali thuật lại, hai người phụ nữ đó đã trở thành những cận sự nữ Phật giáo đầu tiên vậy.
Trưởng lão Đại Đức Maha Kappina
Trưởng lão Kappina là hoàng tử của nhà vua nước Kukkutavatī. Ngài đã lên kế vị vua sau khi cha truyền lại ngai báu cho ngài. Hoàng hậu của nhà vua tên là Anojādevī, là con gái của vua thuộc thành phố Sāgala, vương quốc Maddarraṭṭha. Nhà vua có năm con ngựa nòi có tên theo thứ tự như sau: Bala, Balavāhana, Puppha. Pupphavāhana và Supatta, con ngựa cuối cùng được dành riêng cho nhà vua. Trong khi đó bốn con còn lại được giao cho những người khác để đưa nhà vua đi thăm nhiều nơi trong khắp vương quốc để xác định xem những tin tức được tường trình có thực sự diễn ra nơi Tam Bảo tức là Phật, Pháp và Tăng già hay không và chính xác đến mức độ nào. Mỗi buổi sáng ngài đều cho các sứ giả dùng bữa điểm tâm rồi sai họ bủa đi khắp nơi để thu thập tin tức. Họ chỉ cần vượt qua một ít Yojana mỗi ngày rồi lại quay trở về báo hết mọi tin tức cho nhà vua.
Một ngày kia chính nhà vua cũng cưỡi ngựa Supatta ra đi thu thập tin tức như vậy, cùng với một đoàn tùy tùng cưỡi ngựa khoảng cả ngàn con ngựa. Họ đã bắt gặp một đoàn thương gia lên đến năm trăm người đang mệt mỏi lê bước tiến về phía thành phố. Nhà vua nghĩ trong tâm, “Những người này chắc đã phải di chuyển từ một vùng đất xa lắm đến đây thì phải, chính vì vậy họ xem ra có vẻ mệt mỏi và kiệt sức. Rất có thể trẫm nên khai thác một ít tin tức từ những thương gia này.” Nói đoạn nhà vua ra lệnh cho các thương gia đến gặp ngài và hỏi họ, nói rằng, “ Các ngài từ nước nào tới đây vậy?”
“Ôi Tâu Đức Đề Bà” một vị thương gia lên tiếng, “chúng tôi đến từ một miền xa xôi cách đây cả 120 Yojana, ở đó có một thành phố tên là Sāvatthi. Chúng tôi đã đến từ thành phố đó.”
Nhà vua lên tiếng, “Ở đó có điều gì các khanh có thể cho trẫm biết được chăng?”
Họ trả lời, “Ôi Tâu Đức Đề Ba, ở đó chẳng có gì quan trọng cả, chỉ trừ có một điều thành phố đó đã có Đức Chánh Đẳng Chánh Giác giáng lm ở đó.”
Nghe thấy những lời đó nhà vua tràn ngập vui mừng với năm trạng thái phỉ lạc làm cho nhà vua quên mất những gì đang diễn ra xung quanh đó trong giây lát. Một nguồn vui tràn ngập đã khiến nhà vua quên mất điều các thương gia vừa cho ngài biết trước đó khiến ngài lại nhắc lại câu hỏi và nhà vua đã nhắc lại những câu hỏi ba lần liên tiếp như vậy. Cho mãi đến lần thứ tư nhà vua mới có thể kiểm sóat được chính mình và ngài hỏi họ thêm. “Thế không còn tin tức gì nữa hay sao?” Khi họ cho nhà vua biết cả Giáo Pháp và Tăng Già cũng được sanh ra ở đó. Nhà vua lại vui mừng hơn truớc về những tin tức đo, rồi ngài ban cho họ ba ngàn tiền làm phần thưởng.
Sau đó nhà vua truyền cho đoàn tùy tùng gồm một ngàn cận thần, “Đến giờ trẫm mới nghe biết Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng-Già đã được sinh ra trên cõi đời này, trẫm sẽ không quay trở về thành phố nữa và muốn đến gặp Đức Phật và dành cuộc đời còn lại của trẫm đến sống cuộc đời phạm hạnh với ngài. Thế các khanh có ý kiến và làm gì không?” Họ đồng thanh trả lời. “Tâu Bệ Hạ, chúng hạ thần cũng muốn theo gương bệ hạ.”
Rồi nhà vua truyền cho những người lưu giữ hồ sơ hoàng gia ghi lệnh của ngài lên một tấm bia bằng vàng và truyền cho các thương gia, nói rằng “Hoàng hậu Anojā sẽ ban thưởng cho các khanh ba trăm ngàn đồng. Trẫm yêu cầu các khanh hãy thông báo cho hoàng hậu là trẫm truyền lại ngai vàng cho Hậu. Mong rằng Hậu lên ngôi vua và sống hạnh phúc. Nếu Hậu có hỏi các khanh, trẫm đi đâu, các khanh cứ nói cho Hậu biết là trẫm sẽ tiến hành cuộc sống vô gia cư và cống hiến cuộc đời còn lại của trẫm cho Đức Phật, Nhà vua đã thực hiện điều này trước khi về cõi thiên thai.”
Toàn bộ các vị cận thần của nhà vua cũng sai người về báo cho vợ con của họ như vậy và mọi sự đã được thực hiện đúng y như vậy, Đức vua cùng với một ngàn vị cận thần đã rời khỏi địa điểm đó và tiến thẳng về thành phố Sāvatthi.
Đức Thế Tôn vào buổi sáng ngày hôm đó đã nhìn thấy có người xuất hiện trên mạng Nhãn Thông của Ngài và đó là nhà vua Kappina cùng với một ngàn vị cận thần đang trên đường đi và qua phép nhãn thông ngài đã nhìn thấy tất cả những gì đã xảy ra ngay cả trước đó. Đức Phật cũng biết rõ toàn bộ họ đều đã may mắn có tiềm năng đạt đến bậc A-la-hán. Ngài cũng còn biết trước họ cũng sẽ gặp ngài vào ngày hôm sau. Chính vì thế, ngài đã mặc y cà sa và lấy bát khất thực vượt một chặng đường khoảng hơn 120 Yojana để chào đám người đó. Chính Ngài ngồi dưới gốc một cây đa cổ thụ gần bờ sông Candabhāganadī, tỏa ra ánh sáng sáu màu cùng hương thơm ngọt ngào dâng trào.
Nhà vua cùng đoàn tùy tùng phải vượt qua ba con sông trước khi có thể tiến đến chỗ Đức Phật đang ngồi thiền chờ họ. Con sông đầu tiên họ phải vượt qua có tên là Āravapacchā, con sông thứ hai tên là Nilavahan và sau cùng là con sông CandabhĀga. Cả ba con sông đều rất rộng và không có bất kỳ cây cầu, thuyền tầu hay bè mảng có thể giúp họ qua sông. Chính nhờ phép lạ (thần thông) mà tất cả họ đã thành công vượt qua được cả ba con sông. Cùng với toàn bộ ngựa đi trên mặt nước giống như trên mặt đất cứng. Tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đã mô tả tình tiết này như sau:
Tiến lại gần bờ sông, nhà vua lên tiếng hỏi, “Tên sông này là gì vậy?” họ trả lời “Tâu Hệ Hạ, con sông có tên là Āravapacchā,.”
Nhà vua liền hỏi thêm, “Sông có rộng không?”
“Tâu Bệ Hạ, Sông sâu một Gāvuta và rộng khoảng hai Gāvuta.” (một Gāvuta bằng 4 km.)
Nhà vua hỏi thêm, “Có kiếm đâu ra tàu thuyền hay bè mảng gì không?”
“Tâu Bệ Hạ, chẳng có gì cả.”
Như vậy nhà vua nói. “Thế thì đợi cho đến lúc chúng ta tìm được tầu thuyền và bè mảng chắc đứa bé mới sanh ra chắc đã phải đạt đến tuổi già, và người có tuổi chắc đã chết từ lâu. Lúc này trẫm không có nghi ngờ hay lưỡng lự gì cả, phải tiến tới bằng bất cứ giá nào để trẫm dâng hiến cuộc đời còn lại của trẫm cho Tam Bảo. Nhờ phép thần thông của Tam Bảo, mong rằng nước biến thành điều gì đó không phải là nước.” Nói xong những lời đó, nhà vua nhập thiền định nhất quán không lay chuyển vào các ân đức Tam Bảo, Nhà vua liền cưỡi ngựa đi trên mặt nước, tiếp theo sau là đoàn tùy tùng của nhà vua đi theo sau, mọi người cũng có cùng thái độ tuệ giác giống y hệt như nhà vua. Lạ lùng thay, toàn bộ ngựa đều phi nước đại trên mặt nước thoải mái như thể đang phi trên mặt đất vậy. Và toàn bộ đoàn ngựa đã qua sông ráo chân.
Nhà vua và đoàn tùy tùng cũng vượt qua sông thứ hai và thứ ba y hệt như vậy, ngay sau khi họ đã vượt qua con sông thứ ba ráo chân, họ nhìn thấy luồng sáng sáu màu phát ra và mùi thơm ngào ngạt lan tỏa từ thân xác Đức Phật đang ngồi thiền dưới gốc cây đa. Toàn bộ cây đa, như cành cây, nhánh to nhánh bé và lá đều được tắm trong ánh sáng siêu nhiên đó. Toàn bộ đều giống như được mạ một lớp vàng vậy.
Hiện tượng đầy kinh ngạc này bảo đảm cho nhà vua một điều rằng những ánh sáng thiên cung tuyệt vời đó chắc chắn phải thuộc về Đức Phật và nguồn phát ra thứ ánh sáng đó chẳng phải ai khác hơn là đức Thế Tôn vậy. Nhà vua nghĩ trong tâm Đấng Toàn Giác chắc chắn đã phải nhìn thấy họ đang tiến tới và chính vì vậy Ngài đã ngồi thiền dưới gốc cây đa đó và đợi tất cả chúng ta.
Tất cả họ xuống ngựa và tiến lại gần Đức Thế Tôn, ngài đã thuyết pháp cho họ một bài nhờ vậy mà toàn bộ họ đã đạt được Pháp Nhãn và tất cả đã yêu cầu được nhận Thọ Đại Giới.
Biến Không Khí Thành Những Vật Rắn Chắc
Chấp nhận ban Thọ Đại Giới cho họ, Đức Phật đã cân nhắc đắn đo. “Có nên lấy phép lạ (thần thông) để tạo y Cà Sa và bát Khất Thực bọn người này chăng?” Nhớ lại tiền kiếp của họ, Ngài được biết họ đã từng dâng một ngàn y cà sa cho một ngàn vị phật độc giác. Một lần nữa, mới xẩy đây thôi, có một đức phật giáng trần với tên gọi là Ca Diếp (Kassapa), họ cũng đã dâng hai mươi ngàn bộ y cà sa cho hai mươi ngàn tỳ khưu. Điều này khiến họ có thể được nhận y Cà Sa và bát Khất thực một cách kỳ diệu.
Sau khi nhận ra điều này, Đức Phật liền đưa tay phải ra và nói với họ, “Hãy lại đây, và trở thành tỳ khưu. Hãy theo đuổi cuộc sống phạm hạnh vì muốn diệt trừ đau khổ.” Ngay sau đó xuất hiện đầy đủ y Cà sa và bát khất thực cùng những vật dụng cần thiết cho những người này sử dụng. Sau khi họ đã được mặc y cà sa và nhận những vật dụng cần thiết. Họ trông giống hệt những vị Trưởng lão đã được nhận Thọ Đại Giới cả trăm năm nay. Tất cả họ đều bay lên trời, rồi hạ xuống để tỏ lòng tôn kính Đức Thế Tôn và ngồi vào vị trí dành riêng cho họ.
Dưới đây là một số nhận định của tôi liên quan đến những đoạn trên đây. Đoạn nói về những người ngày đã dâng một ngàn bộ y Cà sa cho các vị phật Độc giác và cho hai mươi ngàn Chư vị tỳ khưu được trích trong Kinh Phật gọi là Thí Dụ Kinh (Apadāna) (33/186) kể lại tiền kiếp của nhà vua Mahāpappina. Điều này chứng tỏ một chân lý cho rằng bất kỳ một điều gì được nhận một cách lạ lùng đều phải có cơ sở, cũng như nên đặt cơ sở trên luật nhân quả. Không có việc dâng cúng nào đó trong quá khứ làm nhân duyên thì chẳng hy vọng nhận được bất kỳ điều gì hậu quả cả. Chúng ta cũng nên nhớ rằng Đức Phật không thể tạo ra bất kỳ vật dụng cần thiết nào cho toàn bộ Chư Vị A-la-hán đó. Một ví dụ được nêu lên trong trường hợp ngài Bāhiya. Ngay cả sau khi ngài đã đạt đến bậc A-la-hán, sau khi đã nghe Đức Phật thuyết pháp, chính ngài đã nói với ông hãy tự đi kiếm lấy cho mình y cà sa và bát khất thực. Điều này chứng tỏ bāhiya chưa tích lũy được loại công đức này và như vậy ngay cả Đức Phật cũng klhông thể tạo ra được y cà sa và bát khất thực cho ngài Bahiya.
Đối với những ai biết tiếng Pali đồng thời muốn tìm hiểu trực tiếp đoạn này, chúng tôi xin giới thiệu đoạn văn (trích từ tập chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) dưới dây như sau:
“Desanāvasāna rājā saparivāro sotāpạttiphale patiṭṭhahi. Atha sabbeva uṭṭhahitvā pabbajjaṃ yāciṃsu. Satthā :Āgamissati mu kho imesaṃ kulaputtānaṃ iddhimayapattacūvaranti” upadhārento “Ime kulaputtā paccekabuddhasahassassa cūvarasahassaṃ adaṃsu. Kasapabuddhakāle vīsatiyā bhikhusahassānanpi visati cūvarasahassāni adaṃsu. Anacchariyaṃ imesaṃ iddhimayapattacūvaragamananti” ñatvā dakkhinahatthaṃ pasāretvā “Etha bhikkhavo, caratha brahmacariyaṃ sammā dukkhasa antakiryāyāti” āha. Te tāvadeva aṭṭhaparikkhāradharā vassasatikattherā viya hutvā vehāsaṃ abhuggantvā paccoroitvā satthāraṃ vanditva nīsidiṃsu.”
Tuy nhiên, những đoạn Pali dài hơn vẫn không làm cho sự việc rõ ràng hơn cho những ai muốn biết thêm nhiều chi tiết khác nữa. Rất có thể, ngay sau khi đưa cánh tay phải ra và nói như vậy, liền xuất hiện những đồ cần dùng cho tất cả các tỳ khưu đã được tạo ra một cách mầu nhiệm. Ngay sau đó nhờ những hành động công đức họ đã thực hiện được trong quá khứ. Rồi họ bắt đầu xuống tóc và mặc y cà sa, hay cũng có thể họ không xuống tóc ngay lúc đó (tóc của họ tự động rụng hết cùng một lúc) nhưng chỉ mặc y cà sa mà thôi. Lại nữa, điều này có thể xảy ra, ngay sau khi Đức Phật đã phán như vậy, thì quần áo đời thường của họ biến mất và rồi được thay thế ngay tức khắc bằng áo cà sa cho các vị tỳ khưu trên mình họ. Trường hợp thứ hai này giống như việc thay quần áo về phần các opapātika có nghĩa là các vật vô hình. Thường hay xảy ra một cách nhanh chóng lạ thường.
Toàn bộ những điều vừa nêu trên tôi xin dành để cho các học giả phê phán vì điều này vượt quá hiểu biết và kiến thức của tôi vào lúc này. Biết bao nhiêu phép lạ (thần thông) như vậy đã được ghi lại trong Kinh Phật, vậy mà với một người hiện đại, hình như họ vẫn không thể tin được.
Trong tập Chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn có một số chi tiết như sau:
Khi các sứ giả thương gia đến gặp hoàng hậu và tường trình về những gì họ được yêu cầu phải làm, ngoài việc trả cho họ phần thưởng ba trăm ngàn đồng vàng, hoàng hậu còn cho thêm một số tiền khoảng chín ngàn đồng nữa. Đây là món tiền thưởng cho những tin tốt lành họ đã đem đến cho hoàng hậu. Có nghĩa là việc xuất hiện của Tam Bảo. Cuối cùng hoàng hậu cùng với các bà vợ của một ngàn vị cận thần đi theo nhà vua, đã công bố theo gương nhà vua. Tuy nhiên, họ không cưỡi ngựa, nhưng ngồi trên một ngàn chiếc xe có ngựa kéo. Trên đường đi họ cũng gặp ba con sông phải vượt qua. Nhờ vào quyết định trung thành, họ đã thành công vượt qua sông theo cách nhà vua và các vị cận thần đã thực hiện. Cho đến khi họ đến gặp Đức Phật, ngài vẫn đang ngồi thiền dưới gốc cây đa, cùng với nhà vua Mahākappina và các vị cận thần của ngài ngồi bên cạnh.
Tuy nhiên nhờ phép thần thông ngụy trang Đức Phật đã khiến cho nhà vua và các vị cận thần không thể nhận ra hoàng hậu, khiến cho hoàng hậu và đám tùy tùng không thể nhận ra nhà vua và những người cận thần vào lúc đó. Khi hoàng hậu hỏi Đức Phật về nhà vua chồng của bà, Đức Phật nói với hoàng hậu “Ôi hoàng hậu, hãy ngồi xuống đây, chút xíu nữa ngài sẽ nhìn thấy Hoàng Thượng ngay tại đây.” Đương nhiên là hoàng hậu và đoàn tùy tùng rất phấn khởi chắc chắn là chẳng bao lâu nữa họ sẽ có thể gặp được nhà vua và các vị cận thần. Thế là họ ngồi vào chỗ dành cho họ.
Đức Phật đã diễn giảng cho họ năm pháp tuần tự phải tiến tới. Tiếp theo ngài cũng diễn giảng Tứ Diệu đế cho các phụ nữ đó. Cuối cùng hoàng hậu và đoàn tùy tùng cũng nhận được Pháp Nhãn và trở thành Đấng Nhập Lưu. Trong khi đó nhà vua cùng với các vị cận thần ngồi gần ngay bên đã nhập thiền một lần nữa những gì Đức Phật đã thuyết pháp trong bài giảng cho hoàng hậu và đoàn tùy tùng và nhà vua đã đạt đến bậc A-la-hán cùng với bốn loại Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhidā) vào cuối bài thuyết pháp.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:16 am

Sau khi biết được điều này Đức Phật đã giải tỏ sức mạnh thần thông của ngài và khiến cho các phụ nữ nhìn thấy đức vua và các vị cận thần của ngài lúc này đã trở thành các vị đồ đệ bậc thánh A-la-hán .
Lý do được nhắc đến trong kinh Phật ở đây chính là giống như trường hợp chàng trai Yasa và cha cậu, Đức Phật biết rằng nếu các phụ nữ này trông thấy chồng họ sớm hơn thì tâm trí họ có thể không tập trung được vì chú ý của họ có lẽ sẽ bị phân tán vì hình bóng người đàn ông. Điều này có thể ngăn cản bước tiến tới đến thánh đạo. Nhưng sau khi họ đã đạt đến thánh đạo và kết quả là họ đã trở thành Đấng Nhập Lưu họ sẽ được chúc lộc lành với đức tin không thể lay chuyển nổi vào Tam Bảo. Chính vì thế họ được phép nhìn thấy chồng sẽ không tạo ra nguy hại cản đường thành đạt của họ nữa.
Vừa nhìn thấy nhà vua đã trở thành tỳ khưu, những người đàn bà liền phủ phục trước chồng và lên tiếng “Thật tuyệt vời, ôi người tôi yêu, chàng đã trở thành hoàn hảo, cuộc sống tịnh tấn trước mặt em” nói xong, họ liền đứng vào đúng vị trí của họ và xin Đức Phật ban Thọ Đại Giới cho họ.
Đức Phật nói “các ngươi có thể đi đến thành phố Sāvatthi và được thọ giới theo nhóm các tỳ khưu ni ở tại đó.” Toàn bộ các phụ nữ đã làm y những lời Đức Phật truyền dạy, họ đã trẩy Sāvatthi cách đó 120 Yojaga và nhận được những lời khen ngợi và kính trọng từ những người địa phương. Cuối cùng thì họ cũng đến được địa điểm cần đến và nhận được thụ phong theo giáo phái tỳ khưu ni và đã đạt đến bậc A-la-hán. Tuy nhiên. Đức Phật đã dẫn một ngàn tỳ khưu bay trên không đến khu rừng Kỳ Viên (Jeta) (đoạn tiếng Pali như sau: Satthāpi Bhikkhusahasssaṃ ādāya ākāsenava Jetavanaṃ agamāsi)
Trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn có một số chi tiết các bài tường thuật về Trưởng lão Mahākappina, nhưng chẳng có gì liên quan đến các phép lạ (thần thông) chúng tôi sẽ bàn đến lúc này. Mục tiêu của Trưởng lão Buddhaghosa trong việc tường trình chuyện kể này chính là kể lại một ví dụ được gọi là Phép lạ (thần thông) Tirobhāva tức là phép lạ (thần thông) ngăn không cho thấy người hay đồ vật mà thực tế có thể dễ dàng nhìn thấy rõ ràng và gần sát ngay bên. Như chính Đức Phật đã thực hiện trong trường hợp này.
Tuy nhiên, trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) còn ghi lại một số khác biệt liên quan đến chuyện kể vừa đề cập đến ở trên như sau:
Vì Đức Phật biết rõ nhà vua Kappina cùng với các vị cận thần đã quyết định “lên đường” và đang di chuyển đến gặp ngài đã tiến tới sông Candabhāga, là nơi Đức Phật đang ngồi thiền chờ họ dưới gốc cây đa bên bờ sông. Người ta cũng kể lại rằng ngài đã phải vượt một chặng đường dài 120 Yojana. Nhưng không cho biết ngài bay trên không hay đi bộ đến đó. Khi những người trên đã đến đó, ngài liền thuyết pháp cho họ một bài và sau bài giảng nhà vua đã đạt đến bậc Quả Bất Lai (anāgami), còn các vị cận thần cũng đã đạt đến bậc Đấng Dự Lưu (Sotapnna). Sau này, khi hoàng hậu Anojā đến được cùng địa điểm trên y như cách nhà vua và các vị cận thần đã phải vượt qua. Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần thông) dấu không cho nhà vua và các vị cận thần của ngài đang ngồi gần đó, khiến họ không thể nhìn thấy người nhà của mình. Khi Hoàng hậu hỏi ngài có gặp hay không, Đức Phật hỏi lại họ một câu mang tính Phật pháp rất có lợi cho họ, nói rằng: Hoàng Hậu đi tìm Đức Phật hay tìm chính mình vậy. Khi Hoàng hậu trả lời rằng Hậu chọn đi tìm chính mình và ngồi xuống, Đức Phật đã thuyết pháp cho họ một bài giảng, nhờ đó hoàng hậu và một ngàn người đi tháp tùng đã đạt đến bậc Quả Nhập Lưu. Các vị cận thần của nhà vua sau khi nghe bài giảng đó cũng đã đạt đến bậc Quả Bất Lai. Trong khi đó chính nhà vua lại đạt đến bậc A-la-hán.
Điều đó được mô tả trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Cũng cần lưu lý rằng trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) sau bài giảng cho họ, cả nhà vua và các vị cận thần đã đạt đến bậc Quả Nhập Lưu cùng một lúc. Chính sau này, khi họ được nghe bài giảng ấy lần thứ hai Đức Phật giảng giải cho hoàng hậu Anojā và đoàn tùy tùng thì nhà vua cùng các vị cận thần đạt đến bậc A-la-hán. Nhưng theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), trước tiên nhà vua đã đạt đến bậc Quả Bất Lai, rồi sau đó là bậc A-la-hán, trong khi đó lúc đầu các vị cận thần của ngài chỉ đạt đến được bậc Quả Nhập Lưu, rồi sau đó mới đến bậc Quả Bất Lai. Không đả động gì đến Tứ đạt thông (fourfold Fluency Paṭisambhidā); cũng như việc Đức Phật dẫn toàn bộ các tỳ khưu bay trên không trở lại Rừng Kỳ Viên (Jeta Grove).
Một Phép lạ (thần thông) Khác Về Dấu Không Cho Nhìn Thấy
Chuyện kể này được thuật lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như sau:
Như đã mô tả ở trên, người thực hiện phép lạ (thần thông) này đã dấu không cho nhìn thấy cả những vật lẫn những người trước mặt, nhưng lại không tự dấu chính mình được. Những ví dụ về loại phép lạ này phép lạ hiện diện tại hai nơi cùng một lúc (Twin Miracle), chính Đức Phật đã thực hiện trước sự chứng kiến của rất nhiều người. Tất cả đều nhìn thấy người thực hiện phép lạ (thần thông). Nhưng còn có một khía cạnh khác thuộc phép lạ (thần thông) này đó là: trong đó người khác cũng có thể chứng kiến chính phép lạ (thần thông), nhưng không nhìn thấy người thực hiện. Điều này giống với các phép lạ (thần thông) Āvibhāva Pāṭithāriya. Có một ví dụ kể về một vị trưởng lão đã đạt đến bậc A-la-hán, tên là Mahaka và Vị Thiên Chủ Phạm Thiên tên là Baka. Tuy nhiên, các biến cố được kể lại trong đó lại rất ngắn gọn. Rất khó cho những ai chưa biết đến các vị đó. Bởi vậy cho nên tác giả kể lại chi tiết cả hai biến cố trích trong Kinh Pali (18 Saḷāyatanavagga trang 356 số 554 – 21 và Mūlapaṇṇāsaka trong Trung Bộ Kinh trang 590 số 551)
Chuyện Kể Về Trưởng lão Mahaka
Một lần kia có rất đông các vị trưởng lão trụ trì tại khu rừng Ambakata, gần rừng Macchikasaṇḍda. Vào thời đó có một người giàu có tên là Citta đã đến thăm các vị trưởng lão, khi đã an vị đúng chỗ dành riêng cho ông, liền lên tiếng, “Trọng kính các chư vị trưởng lão, các vị có thể đến dùng bữa tại trại bò của tôi vào ngày mai được không.” Các vị trưởng lão đã nhận lời mời bằng cách giữ im lặng. Sau khi được biết và hiểu ra sự ưng thuận của họ, Citta đứng dậy ra khỏi chỗ ngồi và đi vòng bên phải quanh họ, và rồi ông ra về.
Vào buổi sáng hôm sau các chư vị tỳ khưu mặc y Cà Sa và lấy bát khất thực tiến lại trại bò và ngồi thiền ngay tại chỗ đã sửa sọan cho họ. Rồi người giàu có kia đã dâng cho họ món cơm trộn với một loại bơ lỏng hảo hạng do chính tay ông sửa soạn. Sau khi kết thúc bữa ăn các tỳ khưu rửa tay và cả bát khất thực rồi xếp bát khất thực vào vị trí bố thí rồi về trở lại rừng Ambakara.
Citta ra lệnh cho các nô bộc và những người trong trại xử lý số đồ ăn còn dư lại. Trong khi đó chính ông đi tiễn các vị tỳ khưu. Lúc đó trời nóng oi ả ngột ngạt và các vị tỳ khưu mệt mỏi bước đi trên đường thân xác họ như bị co dúm lại (một thành ngữ ám chỉ thân thể họ giống như miếng khoai tây chiên hay một khoanh thịt nướng trên lửa đang bị teo lại)
Trong số các tỳ khưu đó, có vị trẻ nhất (căn cứ vào tuổi nhận thọ giới), ông đã xin vị tỳ khưu niên trưởng trong nhóm, nói rằng, “Ôi thưa ngài trưởng lão kinh mến, nếu như lúc này có một cơn gió lạnh và ánh mặt trời dịu xuống dăm ba độ, cùng với một cơn mưa phùn thì hay biết mấy.” Vị trưởng lão nói với tỳ khưu Mahaka, “Ôi! Thật tuyệt vời nếu được như vậy.” Khi vị trưởng lão vừa dứt lời, thông qua sức mạnh thần thông của mình, tỳ khưu Mahaka đã tạo ra một cơn gió lạnh. Cùng lúc đó ánh mặt trời dịu hẳn đi và có cơn mưa phùn bay lất phất. Các vị tỳ khưu giờ đây không còn phải đổ mồ hôi nhễ nhãi dưới sức nóng mặt trời như thiêu như đốt nữa.
Được chứng kiến phép lạ (thần thông) nhãn tiền đó, người giàu có Citta tự nhủ, “Vị tỳ khưu này tuổi nhỏ mà tài cao; tuy vậy ngài đã có khả năng đáng kinh ngạc như vậy.” Sau khi các vị tỳ khưu đã quay trở lại khu Rừng, tỳ khưu Mahaka hỏi trưởng lão niên trưởng trong đám các vị tỳ khưu. “Thưa ngài Trưởng lão, làm như vậy đã đủ sức mạnh sáng tạo chưa?” Vị trưởng lão lên tiếng, “Ôi Mahaka, quá đủ rồi, ngài đã thực hiện điều thật tuyệt vời.”
Các vị tỳ khưu trở về phòng riêng dành cho mỗi người, Còn Citta người giàu có đã theo tỳ khưu Mahaka về phòng riêng, sau khi đã an vị đúng chỗ, Citta yêu cầu tỳ khưu, nói rằng, “Xin Ngài Trưởng lão chỉ cho tôi thấy sức mạnh thần thông của ngài.”
Tạo Ra Lửa
Tỳ khưu Mahaka nói với Citta, “Nếu ông ước ao được thấy điều đó, hãy để chiếc khăn choàng của ông xuống hành lang kia, rồi rải chút cỏ lên đó.” Citta làm y theo lệnh truyền, trong khi đó Mahaka đi vào trong sảnh đường, đóng cửa và cài then kỹ lưỡng, rồi thông qua sức mạnh thần thông, ngài đã tạo ra các lưỡi lửa phun ra từ lỗ chìa khóa và các kẽ hở trên cửa. Ngọn lửa đã bắt cháy và thiêu rụi nắm cỏ khô một cách kỳ lạ, còn chiếc khăn choàng của Citta không hề hấn gì.
Được chứng kiến phép lạ (thần thông) đó, Citta như bị choáng ngợp trong nỗi kinh ngạc sung sướng vô ngần, khiến tóc gáy ông dựng đứng lên. Ông nhặt chiếc khăn choàng lên, vẫn còn sót lại ít cỏ khô đã cháy gần hết, để chắc chắn là mình chỉ không “nhìn thấy” mà thôi mà còn sờ mó nữa. Lúc đó vị trưởng lão bước ra và hỏi ông, “ Ôi chủ gia nhân, hãy cho tôi biết phép thần thông như vậy đã đủ chưa?”
Citta trả lời, “Dạ đủ rồi thưa ngài Trưởng lão, ngài đã thực hiện một điều tuyệt vời. Mong rằng ngài được sung sướng sống tại khu rừng Ambakata này, gần bên khu rừng Macchikasaṇḍda. Về phần tôi, tôi sẽ chu cấp cho các vị y cà sa, của bố thí, chỗ ở và thuốc men.”
Vị trưởng lão trả lời “ Ôi Chủ Gia nhân, điều ông nói thật là tuyệt.” Rồi ngài trưởng lão thu gom y cà sa, bát khất thực và rời khu rừng Macchikasaṇḍda, không bao giờ trở lại nữa.
Đây là những gì được kể lại trong Kinh Pali về Trưởng lão Mahaka. Ta cần lưu ý là tiết mục phép lạ (thần thông) cuối cùng của ông cũng gồm trong loạt những phép lạ (thần thông) được gọi là Tirobhāva (phép lạ (thần thông) gần) vì ngài đã trở vào thiền viện hay chính xác hơn, vào trong sảnh đường trước khi tạo ra các lưỡi lửa lóe ra qua lỗ ổ khóa và các kẻ hở trên cửa, lúc đó ngọn lửa chỉ thiêu rụi một cách lỳ lạ dúm cỏ khô rải trên tấm khăn choàng, nhưng lại chừa khăn choàng không hề hấn gì. Toàn bộ khoảng thời gian đó vị trưởng lão lại ở trong sảnh đường, cửa đóng kín và cài chốt khóa rất cẩn thận. Chủ Gia nhân không nhìn thấy vị trưởng lão; những gì ông nhìn thấy chỉ là các lưỡi lửa phát ra để thiêu rụi nắm cỏ khô ở bên ngoài. Trong phép lạ (thần thông) này, người thực hiện không được nhìn thấy. Phép lạ này được gọi là Tirobhāva (gần với, hay là được ngụy trang) cũng còn được gọi với một tên khác nữa là Apākaṭapāṭithāriya, có nghĩa là phép lạ (thần thông) không thể nhìn thấy người thực hiện.
Đức Phật Cảm Thắng Phạm Thiên Baka
Một ví dụ khác nữa về phép lạ (thần thông) Tirobhāva (phép lạ (thần thông) xuất hiện ở một nơi xa lạ hay tự dấu mình) do Trưởng lão Buddhaghosa, tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), kể lại về trường hợp Đức Phật cảm thắng Phạm Thiên Baka. Nhưng chỉ được bàn cãi một cách tình cờ và ngắn gọn khiến những độc giả trước kia chưa bao giờ nghe nói đến phép lạ (thần thông) này chắc chắn sẽ bỏ qua không chút quan tâm. Nhằm phục vụ quí độc giả chúng tôi xin trích dẫn ở đây với đầy đủ chi tiết về những bài tường thuật sau đây trích từ Kinh Pali. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần trích một đoạn kệ trong các trích đoạn “Bāhuṃ” (có nghĩa là những kẻ được chúc phước” có liên quan đặc biệt đến giai thoại này như sau:
Duggāhadiṭṭhi bhujagena sudatthahatthaṃ
Brahmaṃ visuddhijutimiddhakābhidhānaṃ
Ñāṇāgadhena vidhinā jitvā munindo
Tantejasā bhavatu te jayamañgalāni.
Vị Sa môn Ưu Việt (tức là Đức Phật) đã cảm hóa được vị Phạm Thiên tên là Baka, một nhân vật thực hiện được rất nhiều phép thần thông, nhưng lại theo tà kiến và đã coi mình nổi tiếng với nhiều công đức đã được tà kiến. Ngài đã kiên định bám víu với những tà kiến đó (có nghĩa là tự lừa dối mình), do vậy ngài được ví như một người đã bị mãng xà vương cột chặt. Nói cách khác, ngài giống như một người nắm phải rắn độc, và bị rắn mổ vào tay vô tội vạ. Chính nhờ một bài thuyết pháp dẫn nhập đến tuệ giác, Đức Thế Tôn đã thuyết phục và cảm hóa được con người này. Mong rằng ngài được ban thưởng vinh quang chiến thắng nhờ những kệ chiến thắng này.
Đây là một phần trong các đoạn Kinh Tụng gọi là Kinh Bāhuṃ, gồm có việc được chúc phúc nhờ ân huệ các việc thuyết phục và chiến thắng của Đức Phật trong cuộc sống của ngài. Đoạn này trích trong Kinh Pali (tác phẩm Mulapaṇṇāsaka thuộc Trung bộ Kinh, trang 290 số 551).
Vào thời điểm nọ, Đức Phật đang lưu lại trong Khu Rừng Kỳ Viên (Jeta) do một nhà triệu phú tên là Anāthapiṇḍika dâng tặng cho Ngài, khu rừng tọa lạc gần thành phố Sāvatthi. Tại đây ngài kể lại câu chuyện sau đây cho các vị tỳ khưu.
“ Các vị tỳ khưu thân mến, một dịp nọ, ta đang lưu lại dưới bóng cây cổ thụ Sila trong khu rừng Subhāga gần thành phố Ukkaṭṭha, lúc đó có một vị Phạm Thiên nọ tên là Baka, đang theo đuổi tà kiến cho rằng, “Cõi Phạm Thiên bất biến, bền vững, tồn tại vĩnh viễn và tuyệt đối, là nơi không còn “diệt” (cuti) mà cũng chẳng có “sanh”. Không còn tuổi già, cảnh chết, cảnh diệt và tái sinh nữa. Chính vì chẳng tồn tại bất kỳ khởi đầu diệt khổ nào, thế nên chẳng tìm đâu ra nguồn cội khổ nơi cõi Phạm Thiên đó.”
“Ôi chư vị tỳ khưu, vừa biết quan điểm sai lạc của vị Phạm Thiên này, ta đã lập tức rời khỏi bóng mát cây cổ thụ Sāla trong khu rừng Subhāga, và ngay sau đó thầy đã có mặt nơi cõi Phạm Thiên. Ta đã thực hiện điều này dễ dàng giống như một người khỏe mạnh giang cánh tay ra rồi lại gập lại chỉ trong nháy mắt.
“Nhìn thấy mình xuất hiện từ xa, Phạm Thiên Baka liền lên tiếng với ta, nói rằng, “Xin Chào Đấng Tận Diệt đau khổ. Ta đến thật đúng lúc. Đã một thời gian dài trước khi ta đến đây. Trước khi ta đã tận diệt hết đau khổ khỏi cõi Phạm Thiên này, nơi đây vẫn tồn tại vĩnh cữu, bất biến, lúc nào cũng hiện hữu và tuyệt đối, chẳng còn có cảnh chết diễn ra tại đây. Ở đây, cũng chẳng còn cảnh sanh, hay tuổi già, chết chóc và tái sinh. Chẳng còn nơi nào làm nơi Nương Tựa tốt hơn và cao siêu hơn cõi Phạm Thiên này nữa.”
Ôi các chư vị tỳ khưu thân mến, chính Phạm Thiên Baka đã nói với ta như vậy, ta liền bảo ông, ‘Ôi Phạm Thiên Baka, nhà ngươi đã bị Vô Minh mê mẩn. Nhà ngươi hiểu sai về nguyên lý vô thường đối với những gì trường cửu, nhà người đã lẫn lộn những gì là vô thường với những gì hay thay đổi, những gì không tồn tại muôn thuở với những gì tồn tại vĩnh cửu, điều hữu hạn với điều tuyệt đối; điều có khả năng tiêu diệt với điều không thể vĩnh viễn tồn tại trong đó. Vậy thì, trong cõi Phạm Thiên cũng tồn tại rất nhiều chúng sanh, họ đã được sanh ra, chết đi rồi lại tái sanh (có nghĩa là sanh và diệt) ấy thế mà nhà ngươi lại bảo ở đây không có sanh, gi và chết, diệt cũng như tái sanh. Ngay cả khi có một nơi nương tựa nào đó tuyệt vời hơn cõi này, nhưng nhà ngươi vẫn cứ kiên định chẳng còn nơi nương tựa nào tốt hơn nữa. Chính là vì vô minh vẫn choáng ngợp nhà ngươi. Ôi Phạm thiên Baka thân mến, điều này có nghĩa là nhà ngươi vẫn còn bị vô minh làm cho mê mệt, chính vì thế nhà ngươi mới thốt lên những lời lẽ trên.
“Ôi chư vị tỳ khưu, ngay sau khi ta nói xong những lời trên, Māra hay kẻ xấu (có nghĩa là kẻ đã cố gắng khuyên can Đức Phật đừng theo đuổi cuộc sống ly tục nữa (vô gia cư), đã chiếm lấy tôn giả (Pārisajja) Phạm Thiên và thông qua Phạm Thiên đó đã nói với thầy rằng, ‘Xin đừng xúc phạm đến Đấng Chí Tôn Phạm Thiên, ôi sư đạo kia, [8] xin đừng xúc phạm đến Ngài Phạm Thiên đó. Ngài thực sự là một vị Đại Phạm Thiên, ngài chính là Đấng Abhibhū, có nghĩa là đấng cai quản mọi sự, và Đấng Anabhibhūto có nghĩa là đấng chẳng ai trấn áp nổi, là Đấng Aññadatthudaso có nghĩa là nhà tiên tri vĩ đại, Đấng Vasavattī có nghĩa là người có sức mạnh phi thường, Đấng Issaro có nghĩa là Đấng Tối Cao trên thế gian này, Đấng Kattā Nimmitā có nghĩa là người tác tạo ra thế gian này. Tạo ra thế giới nghĩa là Rừng Himavanta, núi Sineru, vũ trụ, đại dương, mặt trăng, mặt trời, ngài còn là Đấng Jeṭṭho có nghĩa là vị trưởng lão, là Sajjitā có nghĩa là người tổ chức vạn vật trên thế gian này bất kỳ ai cũng từ người mà phát ra dưới mọi hình thức -- cho dù là vua chúa, là thầy Phạm Thiên, thương gia, lao động, người đời, hay tỳ khưu, cũng đều do phán quyết của ngài mà ra. Ngay cả ở cõi động vật, cho dù đó có thể là lạc đà, hoặc trâu bò v.v… cũng hoàn toàn thông qua lệnh của ngài mà xuất hiện. Ngài là Đấng toàn năng, là cha muôn loài đã sanh ra và được tái sanh.
(những ý nghĩa các tước vị của Đức Phạm Thiên nói trên được trích từ tập Chú Giải. Đối với những ai muốn đọc đoạn văn Pali bản gốc, chúng tôi xin ghi lại dưới đây như sau: Aññadatthudaso: Sabbaṃ passanti. Vasavattī: Sabbaṃ Janaṃ vase vatteti. Issaro: loke issaro: Kattānimmitāti: Lokassa kattā ca nimmitā ca paṭhavīhimavantasinerucak – kavālamahāsamuddacandimasuriyā iminā nimmitāti dīpeti. Jeṭṭho sajjitāti: Ayaṃ lokasa uttamo ca sajjitā ca, tvaṃ khattiyo nāma tvaṃ brahmano nāma vesso nāma suddo nāma gahaṭṭho nāma pabbajito nāma antamaso oṭṭhopi hoti goṇo hotīti evaṃ sattānam sajjitā ayanti dasseti. Vasī pītā bhūtabhabyānaṃ)
Vị Phạm Thiên (Pārisajja) sau khi nói đoạn liền tiếp lời.
“Ôi tỳ khưu kia, có một số Sa môn và thầy Phạm Thiên trên trần gian này thường hay phê phán và chê bai (giới) đất, nước, khí, lửa, nói rằng toàn bộ những thứ đó chỉ là vô thường, khổ và vô ngã. Họ phê phán và chán ghét các sanh linh (Bhūta), các Chư thiên (Devata), các Đấng Phạm Thiên (Brahmas) và các Đấng Pajāpati (cũng là một bậc Phạm Thiên), nói rằng, toàn bộ con người và loài vật đó chỉ là vô thường, gây khổ và vô ngã. Hiện thời những vị Sa môn và các Thầy B la mơn (Brahmin) đó, sau khi thân xác đã bị tan rã và dứt hơi thở, tất cả đều phải đầu thai vào thể xác thấp hèn hơn, nghĩa là đầu thai vào cõi đau khổ. Ngược lại kẻ nào ca ngợi Đất, Nước, Khí và lửa, các sanh linh (Bhūta), các Chư thiên (Devata) các bậc Phạm Thiên (Pajāpati), cho những thứ đó đều là bất biến và tồn tại vĩnh cửu, sau khi thân xác của họ tan rã và hơi thở bị diệt, sẽ đầu thai thành các thân xác tinh tế hơn, nghĩa là đầu thai vào cõi Phạm Thiên.
“Chính vì thế, ôi chư vị tỳ khưu, ta nói cho các ngài biết, lúc này đây nếu quí vị không muốn khổ, hãy thực hiện như Đức Phạm Thiên nhắc nhở, xin đừng phản lại lời của ngài, bằng không những thất lợi sẽ trút xuống trên đầu các người như kẻ bị đuổi khỏi nhóm Siri (có nghĩa là biểu tượng vinh quang) sẽ đến với ngài, hoặc giống một người đang phải rơi xuống vực thẳm nơi miệng hố đó chẳng có gì để mà bám víu được; cũng chẳng có chiếc gậy nào để cho bạn có thể tựa vào được. Chỉ cần làm những gì được truyền phải làm; xin đừng bao giờ phản lại lời Ngài. Hơn thế nữa, chẳng phải ngài đã nhìn thấy một đoàn các vị Phạm Thiên hay sao, toàn bộ họ đều toát lên những ánh sáng và đang được chỉ dẫn cặn kẽ.”
Sau khi đã dựa vào lời Ma-vương (Māra) tức là Ác Ma (Evil One) đã chiếm lấy được Phạm Thiên. Đức Phật tiếp tục kể một câu chuyện cho các vị tỳ khưu, nói rằng:
“Bấy giờ, Ma-vương (Māra) kẻ ác ma, ta đã biết ngươi quá rõ, đừng tưởng rằng vị Sa môn Cồ Đàm (Gotama) này không biết rõ ngươi đâu, thực vậy chính ngươi là ác ma, các tăng đoàn Phạm Thiên và các vị tôn giả Phạm thiên hoàn toàn đã nằm trong tay nhà ngươi, dưới quyền của nhà ngươi. Rồi nhà người lại ngây thơ mà kết luận rằng kẻ Sa môn này cũng phải dưới quyền nhà ngươi, dưới sức mạnh của nhà ngươi hay sao.
(Rồi Phạm thiên Baka thưa với Đức Phật)
“Ôi thưa Ngài, rõ ràng Ngài không phải khổ. Thế còn những điều bất biến, vững vàng, tồn tại vĩnh viễn, tuyệt đối, không lay chuyển (nghĩa là không phải tái sanh cũng như không phải chết); chẳng bao giờ có được những điều như vậy và ta tuyên bố lại có điều đó nơi cõi Phạm Thiên, Tứ Diệu Đế không hề tồn tại, chẳng có sanh, tử, lão, chẳng có tái sanh mà cũng không có diệt, chẳng bao giờ có bất kỳ nhân duyên nào thoát khỏi khổ hơn là ở đây, chính vì lẽ đó ta tuyên bố như vậy.
“Hơn thế nữa, các vị Sa môn, và các vị Bà-la-môn đã xuất hiện trước khi các người biết được tuổi tác các ngươi là bao nhiêu, các ngươi đã tu luyện khắc khổ được bao lâu, và có nơi nương tựa nào cao vời hơn chốn Phạm Thiên này không. Họ đã biết rất rõ điều này, thế thì tại sao ta phải nói như vậy? Chính là vì (ta biết được) các ngươi không thể tìm được nơi nương tựa nào hơn nơi này, (vậy lúc này nhà ngươi không chấp nhận pháp này) các ngươi sẽ phải chịu nhiều đau khổ.
“ Lúc này đây, ôi các tỳ khưu kia, các ngươi có nuốt đất chăng (nghĩa là tôn trọng, và kính nể cõi đất) hay là các ngươi chỉ kính trọng đất, nước, lửa, khí, các sanh linh (Bhūta) Chư thiên (Devata) các bậc Phạm Thiên (Pājapati) và Đấng Phạm Thiên (Brahma) (tức là kính trọng và tôn thờ những điều nói trên), thế rồi các ngươi lại nói các ngươi đang ở gần ta, trong nhà ta, rồi ta sẽ bảo vệ các ngươi theo kiểu ta muốn.”
Đức Phật tiếp tục nói cho tỳ khưu biết điều ngài trả lời Baka như sau:
“Ta biết rõ điều nhà ngươi nói với ta, ta còn biết cả lý do tại sao nhà ngươi nói nữa cũng như biết rõ định mệnh, khả năng, sức lực và hiện trạng của nhà ngươi nữa.”
Nghe những lời Đức Phật nói như vậy, Baka, Đấng Phạm Thiên, liền hỏi Đức Phật, nói rằng. “ Giờ thì thầy đã nói là thầy biết cả sanh thú, khả năng, sức mạnh và cả hiện trạng của ta, xin thầy cho ta biết ta có được những gì nào.”
Để trả lời Đức Phật lên tiếng,
“Không biết bao nhiêu vũ trụ có mặt trời, mặt trăng chiếu sáng và quay quanh quĩ đạo, chiếu sáng đi muôn phương, thì khả năng của nhà ngươi cũng giãi chiếu ra như thế. Trong vũ trụ đó có biết bao nhiêu chúng sanh, cả thô thiển lẫn tinh tế, kể cả những chúng sanh bị ái dục tràn ngập và những kẻ thoát khỏi điều đó, kể cả một số được sanh ra dưới điều kiện hiện hữu, và những người thuộc các hoàn cảnh khác nhau, cả kẻ ra đi, rồi lại trở lại, Ôi Phạm Thiên (Brahma) ta biết sanh thú và vinh quang của nhà ngươi ra sao. Chính vì thế ta cũng biết được cả khả năng của ngươi, kể cả sức mạnh và hiện trạng của nhà ngươi nữa.
“ Ôi Phạm Thiên Baka giờ đây còn có ba cõi thiên khác nữa vượt quá cõi đời này, mà nhà người không được biết đến, những ta biết và còn thấy rất rõ nữa là đàng khác. truớc tiên là cõi được gọi là Quan Âm Thiên (Abhassara). Thực chất nhà ngươi được sinh ra ở đó, trong số những thân xác cõi trời đó. Nhưng từ khi nhà ngươi đã thoát ra khỏi cõi đó từ bấy lâu nay và tái sanh ra tại nơi đây, nơi Cõi Đại Phạm Thiên (Mahābrhama) này, tới đây đã quá lâu rồi, nhà người đã quên nơi ở xưa của mình và không thể hình dung ra nơi đó được nữa và nhà người cũng chẳng nhìn thấy nơi đó bao giờ. Nhưng ta biết và ta đã nhìn thấy nơi đó. Ôi Pham Thiên Baka, ngay cả ở mức độ này phép thần thông của ta vượt trội hơn hẳn của nhà người. Chính vì thế cớ sao nhà ngươi lại suy nghĩ ta thua kém nhà ngươi? Thực tế, chính ta đã có phép thần thông vượt trội hơn hẳn nhà ngươi rất nhiều.
“ Hơn thế nữa, còn có những cõi thiên đường Biến tịnh thiên (Subhakiṇha) và Quảng quả thiên (Vehapphala) mà nhà ngươi chẳng hề biết đến, nhưng ta lại biết rất rõ và đã được biết thực chất nhà ngươi cũng được tái sanh ra ở đó, trong đoàn ngũ những người thần tiên, Nhưng vì nhà ngươi đã thoát ra khỏi cõi đó hàng đại kiếp qua và đã được tái sanh ra tại đây (trong cõi Cõi Đại Phạm Thiên (Mahābrahma) này đã từ lâu nhà ngươi đã quên khuấy đi mất chỗ ở cũ đó đi và không thể hình dung ra nơi đó nữa, không thể nhìn thấy nơi đó. nhưng ta lại biết và nhìn thấy những cõi phạm thiên đó, ngay cả ở lãnh vực này, ôi Phạm Thiên Baka. Phép thần thông của ta vượt trội hơn của nhà ngươi biết mấy. Chính vì thế, làm sao nhà ngươi lại dám nghĩ ta kém nhà ngươi ở chỗ nào? Thực vậy, chính ta đã có được sức mạnh thần thông vượt trội hơn hẳn nhà ngươi.
“Ta còn nhiều điều để nói cho nhà ngươi biết, Ôi Phạm Thiên Baka. Giới như địa, thủy, hỏa và khí là gì vậy và làm thế nào những giới đã sanh ra ta cũng biết được cả những điều đó thực chất chúng là như thế nào. Điều đó gồm cả sanh linh (Bhuta) Chư thiên (Devata), đấng bậc Phạm Thiên (Pajāpati) và các Đấng Phạm Thiên (Brahma) khác nữa. Còn kể cả Abhibhūbrahma (tvn?), nổi tiếng vì đã trổi vượt hơn tất cả. nó lại gồm toàn bộ những gì hiện hữu trên cõi đời này và toàn bộ các cõi khác. Toàn bộ những thứ đó ta đã hình dung ra thực sự là gì. Tuy nhiên, sau khi biết được những điều đó ta không hề gắn bó với chúng ta cũng chẳng tỏ ra thích thú gì cả. Bất kỳ điều gì cả.
“ Ôi Baka, còn nhiều thứ khác nữa, những thứ chính mắt ta đã được chứng kiến. Đó là cõi vô biên (Ananta) (có nghĩa là những gì tồn tại tới muôn đời, vô thủy vô chung, vô sinh và vô tử) đó chính là Sabbatopabham (có nghĩa là phát sáng ra tứ phía, chiếu sáng mọi nơi mọi lúc) trong cõi đó chẳng có đất, nước, lửa và khí. Cũng không có sanh linh (Bhuta) Chư thiên (Devata), đấng bậc Phạm Thiên (Pajāpati), Quang Âm Thiên (Abhassara) Biến tịnh thiên (Subhakiṇha), Quảng quả thiên (Vehapphala), và cũng chẳng có Abhibhū. Thực chất chẳng có gì trong đó cả, trong đó ta đã nhận ra hoàn toàn hiện thực. Ở mức độ này thần thông (Abhiññā) của ta vượt hơn hẳn của nhà ngươi. Baka thân mến, làm sao nhà ngươi lại nghĩ ta thua kém nhà ngươi? Thực chất phép thần thông (Abhiññā) của ta vượt trội hơn của nhà ngươi biết mấy.”
(sau khi Đức Phật dứt lời thì Phạm Thiên Baka đã thách đấu tay đôi với thần thông của Đức Phật, nói rằng,)
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:17 am

“Thôi được rồi, vì thầy đã nói như vậy, đừng để cho lời thầy trở thành trống không, tẻ nhạt và vô dụng. Tôi sẽ biến mất để thầy không còn thấy được tôi trong giây lát.”
Rồi Đức Phật lại nói, “Thử làm coi, Ôi Phạm Thiên Baka, nếu nhà ngươi có khả năng làm được điều đó.”
Và thế là Phạm thiên Baka lại thốt lên những lời sau.
“Tôi sẽ biến khỏi trước sự hiện diện của vị Sa môn Cồ Đàm (Gotama)” Nhưng. cho dù cố gắng hết sức, hắn vẫn không thể nào biến mất được.
Thấy vậy, Đức Phật liền bảo Phạm Thiên Baka.
“Đời là thế (có nghĩa là vì nhà ngươi không thể làm cho mình biến mất khỏi ta) thế thì ta sẽ làm điều đó cho nhà ngươi coi.”
Nghe vậy, Phạm Thiên Baka lên tiếng, “Nếu ngài làm được điếu đó, ắt hẳn ngài là đấng không phải đau khổ, ôi mong rằng được như vậy.”
Tiếp theo đó, Đức Phật đã ra phép thần thông và biến mất trước mặt Phạm Thiên Baka và trước sự chứng kiến của cộng đoàn Tăng Già. Tất cả họ chỉ nghe được tiếng ngài nói, nhưng không thể nhìn thấy ngài ở đâu cả. Chính trong lúc tàng hình Đức Phật đã thốt lên những kệ như sau:
“Ta đã biết rõ những mối nguy hiện hữu (Bhava) và toàn bộ những hiện hữu (Bhava) ta đã được giải thoát. Những kẻ nào muốn tìm phi hữu (vibhava) cũng không thể thoát khỏi con mắt của ta.
“Chưa bao giờ ta thấy một hiện hữu (Bhava) ta cũng chẳng thấy sung sướng vì đã làm được như vậy, ta cũng chẳng chấp thủ với bất kỳ hiện hữu (Bhava) nào.”
Vào lúc đó Phạm Thiên Baka, tập hợp các chúng sanh Phạm Thiên và nhóm Phạm Thiên Pārisajja cảm thấy sợ hãi và đầy kinh ngạc trước Đức Phật nghĩ rằng, “Ôi các bạn, thật là tuyệt vời, thật sửng sốt biết bao, chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến hay được nghe biết tài năng của bất kỳ ai mãnh liệt và vinh quang tương tự ngài Sa môn Cồ Đàm (Gotama) như vậy. Người xuất xứ từ bộ tộc Thích Ca, và là người đã tận diệt đựơc hết mầm mống các loại hiện hữu (Bhava) ở mọi mức độ.”
(Nhưng Ma-vương (Māra) kẻ độc ác lại nhập vào một Phạm Thiên Pārisajja khác và nói với Đức Phật rằng)
“ Giờ đây, nếu ngài đã thể hiện được như vậy và hoàn toàn giác ngộ như vậy, xin ngài đừng khuyên nhủ bất kỳ ai, cũng đừng cố công thuyết pháp, cũng đừng tỏ ra thích thú bất kỳ vị tỳ kheo hay đồ đệ cả. lý do làvì trước mặt ngài các vị Sa môn và các thầy Bà-la-môns thường tự coi mình là A-la-hán, là những người giác ngộ trên cõi đời này. Họ thường khuyên nhủ người khác, thuyết pháp và tỏ ra ưu ái đối với các vị tỳ khưu và đồ đệ của mình. Nhưng sau khi thân xác bị tàn rữa và tắt hơi thở họ thường phải tái nơi cõi thấp hèn (tức là cõi khổ.) Trong khi đó các vị Sa môn và các thầy Bà-la-môn không tuyên bố như vậy, đồng thời không tỏ ra quá ưu ái với các đồ đệ và các vị tỳ kheo lại được tái sanh với thân xác tinh tế. (có nghĩa là nơi cõi Phạm Thiên) sau khi thân xác của họ tàn rữa và trút hơi thở cuối cùng.
Điều này là có thực, tôi có thể trình bày với ngài như vậy: mong rằng Ngài hãy hài lòng với điều ít ỏi của mình (có nghĩa là đừng thuyết pháp cho ai cả) nhưng hãy nhập thiền cả ngày đêm để được hưởng niềm hạnh phúc bao la của mình. Đó chính là một hành vi chí thiện. Ngài không bao giờ phải đau khổ xin đừng thuyết pháp cho ai và hãy thực hiện những việc công đức.
(trả lời những yêu cầu của Ma-vương (Māra) Đức Phật nói)
“Hỡi Ma-vương (Māra) kẻ xấu xa, giờ đây xin nhà người đừng nghĩ là Sa môn Cồ Đàm (Gotama) này không hay biết gì đến nhà ngươi, là kẻ xấu xa. Nếu ngươi thực sự có ý đồ nghiêm túc muốn điều tốt lành cho chúng sanh, chắc hẳn ngươi đâu có nói với ta những lời như vậy. Chính vì nhà ngươi chẳng muốn điều gì tốt cho bất kỳ ai, nên ngươi mới nói với ta như vậy. Hơn thế nữa ngươi biết rõ nếu Sa môn Cồ Đàm (Gotama) này giảng Phật Pháp cho chúng sanh, thì những người này sẽ vượt xa khả năng và những gì ngươi đã đạt được. Chính vì vậy mà ngươi đã nói với ta như thế.
“Ngoài ra, những người nhà người liệt kê là thích cho mình là A-la-hán nhưng lại không thuyết pháp cho bất kỳ ai thì họ chẳng phải là A-la-hán, cũng như chưa phải là người hoàn toàn giác ngộ được.
“Ôi Ma-vương (Māra), kẻ dối trá, ngươi nên biết rằng ta có diễn giảng Phật Pháp hay không, ta có khuyên can các đồ đệ hay không, thì lúc nào ta cũng vẫn luôn chỉ là ta mà thôi.(chẳng có gì phải gọi là thích cả.) tại sao vậy? Đó là vì bất kỳ Lậu Hoặc (Āsava) nào có thể làm cho ta trở nên dơ bẩn, tạo ra nhiều hiện hữu (Bhava) hơn và xáo động. Kết quả là đau khổ phát sinh vì phải tái sanh nơi khổ cảnh, ta đã tuyệt đối tận diệt tham đến tận gốc, tống khứ đến tận nền móng hiện hữu, tước đoạt khỏi tái sanh những điều đó giống như cành lá thốt nốt, khi bị cắt ngọn không thể tăng trưởng được nữa.”
Cũng cần lưu ý là Đức Phật đã diễn giảng kinh này không do yêu cầu của Ma-vương (Māra), kẻ độc ác, nhưng qua lời yêu cầu (hay là một lời thách thức.) của Phạm Thiên Baka. Chính vị vậy kinh này được đặt tên là Brahmanimanta-nika (tvn?), là kinh được diễn giảng theo lời yêu cầu từ phía Phạm thiên.
Những bài tường thuật có liên quan đến Phạm Thiên Baka đã được Trưởng lão Buddhaghosa kể lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) để làm bằng chứng phép thần thông Tirobhāvapaṭihāriya, tức phép lạ (thần thông) người không thể nhìn thấy người thực hiện. Những gì thấy được cho là chính hiện tượng phép lạ (thần thông) mà thôi. Đây chính là điều các chúng sanh Phạm Thiên có thể nghe được tiếng của Đức Phật nhưng không thể nhìn thấy người, tuy nhiên câu chuyện kể trên quá ngắn những người chưa quen hiện tượng đó có thể hiểu được một cách tường tận. Chính vì thế tôi đã trích toàn bộ câu chuyện trong Kinh Pali nhằm giúp cho các độc giả muôn biết thêm nhiều chi tiết khác nữa.
Những Điểm Cần Cân Nhắc
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điểm trong Kinh có thể chuyển tải cảm nghĩ hoài nghi hay không chắc chắn nơi các vị học giả. Một trong những trường hợp như vậy chính là khi Kinh kể lại Đức Phật thình lình biến mất khỏi gốc cây cổ thụ Sāla trong khu rừng Subhāga, gần thành phố Ukkaṭṭhā và tức thời lại xuất hiện nơi cõi Phạm Thiên (Brahma). Điều này có một vấn đề nổi lên ở đây: liệu Đức Phật đến cõi đó bằng thân xác cõi trời của ngài hay qua việc di chuyển thân xác của ngài đến đó mà thôi? Chúng ta chẳng tìm thấy có ý kiến nào nêu ra trong các tập Chú Giải cho thấy Ngài đến cõi Phạm Thiên bằng cách nào. Nhưng căn cứ vào Kinh trích trong Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyutta nikāya) thuộc bộ Đại Phẩm Kinh (Mahāvāravagga) (cuốn 19 trang 363 số 1208), có trích một lời tuyên bố của chính Đức Phật cho thấy, nếu Ngài muốn thực hiện điều đó bằng cách di chuyển thân xác của Ngài tới Cõi Phạm Thiên điều đó không khó khăn gì. Tiếp theo sau đây là bài tường thuật liên quan đến Kinh đó:
Đức Phật di chuyển Vào cõi Phạm Thiên với thân xác của ngài
Đã có thời Đức Phật còn cư ngụ tại Khu Rừng Kỳ Viên (Jeta) do một người giàu có ở Anāthapiṇḍdika dâng tặng, gần thành phố Sāvatthī, Trưởng lão Ānanda, tiến lại gần Đức Phật, tỏ lòng cung kính và ngồi vào đúng chỗ dành cho ngài ngay cạnh bên Đức Phật. Rồi ngài hỏi Đức Phật nói rằng.
“ Tâu Đức Thế Tôn, ngài có thể dùng phép thần thông để tiến vào cõi Phạm thiên qua hóa tâm thông hay không?” (có nghĩa là thân thể cõi trời)
Đức Phật trả lời, “Ôi Ānanda, đúng vậy, ta có thể làm được điều đó”
Trưởng lão Ānanda hỏi thêm, “ Tâu Đức Thế Tôn, ngài có thể hóa phép thần thông để tiến vào cõi Phạm Thiên bằng chính thân xác được sanh ra bằng tứ đại được không? (nghĩa là thân xác thô thiển của ngài).
“Ānanda kính mến, ta cũng có thể làm được như vậy, dùng phép thần thông để tải thân xác của ta đến đó.”
Đức Phật tiến hành giải thích cho Trưởng lão Ānanda như sau:
“Ānanda thân mến, bất cứ khi nào ta kiến lập tâm, hay làm như vậy trên thân xác của ta, do dó được an lập trong niềm vui vô tận Sukhasaññā (lạc tưởng) và Lahusaññā (khinh tưởng) nơi thân xác, thì lúc đó thân xác của ta trở nên nhẹ hơn, trở nên linh hoạt hơn, dễ sai khiến hơn, tỏa sáng nhiều hơn bình thường. Giống như một thanh sắt được tôi nóng suốt ngày trở thành nhẹ hơn, dễ uốn hơn và dễ điều khiển hơn là bình thường.
“Hay nói một cách khác, bất kỳ lúc nào ta kiến lập thân xác dựa trên tâm và kiến lập, tâm trên thần và an lập lạc tưởng là khinh tưởng thuộc về thân ta trở nên sảng khoái hơn bình thường, lúc đó thân xác của ta sẽ dễ dàng bay bổng lên, điều này giống như một nắm bông, có thể dễ dàng bay bồng bềnh trên không.”
Đoạn trích Kinh Phật trên đây có thể dùng để khẳng định một sự thật đó là: Đức Phật có khả năng tiến vào cõi Phạm Thiên như ý ngài muốn hoặc với thân xác cõi trời (astral body) hay tải thân xác thô thiển của ngài. Tuy nhiên, còn một vài điểm liên quan cần được làm rõ thêm. Những chi tiết này sẽ được giải thích chi tiết hơn trong chương đề cập đến vấn đề Thần Thông hay các Thần Túc Thông (Iddhividhi) này, nói trong đoạn “một Thiền sinh (Aspirant) với Tuệ Giác nhập thiền định vững vàng, được thanh tịnh v.v… có thể di chuyển vào cõi Phạm Thiên hoặc với thân xác cõi trời hay tải thân xác của mình vào đó.
5. Tirokuḍḍādigamanāpātihāriya (Đi Xuyên Qua Tường v.v…)
Đoạn văn Pali xác định loại phép lạ (thần thông) này như sau:
“Tirokuḍḍam tiropākāraṃ tiropākāraṃ asajjamāno gacchati seyyathāpi akāse.”
(Một tỳ khưu với khả năng thần kỳ này) có thể đi xuyên qua các bức tường hay các tấm liếp ngăn hay đi xuyên qua núi mà không bị cản trở, giống như bay ngang qua không khí vậy.)
Việc giải thích dưới đây được trích từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) :
Một chư vị tỳ khưu trang bị cho mình phép thần thông này, lại muốn nhập thiền định bằng phương thế này thông qua Niệm đề mục hư không biến xứ (Ākāsakasiṇa) hướng tâm của mình vào cõi hư không cho đến khi đạt đến được Thiền Jhana bậc bốn, sau đó thoát khỏi hiện trạng thiền Jhana và nhắm suy tư của mình vào một bức tường, một ngọn núi người đó muốn đi xuyên qua, kể cả núi Sineru hay toàn vũ trụ nữa, sau đó chư tỳ khưu lại quyết tâm biến bức tường và ngọn núi thành không khí. (giống như thứ khí ngài đã nhập tâm), giai đoạn tiếp theo là bức tường hay ngọn núi ngài muốn đi xuyên qua sẽ trở nên trống rỗng đối với ngài và như vậy ngài có thế vượt qua không bị trở ngại nào cả.
(Lưu ý: Ta thấy ở đây có sự sóng đôi, trong trường hợp này là chúng sanh Hóa Sinh (Opapatika) (tức là vô hình) cũng có thể đi xuyên qua được các bức tường một căn phòng mà không gặp trở ngại nào, cho dù ta đi ra hay đi vào căn phòng đó, và bức tường có thể làm bằng gỗ, gạch hay sắt, có kích cỡ dầy đến cỡ nào đi chăng nữa. Điều này có thể so sánh với sóng âm thanh đi xuyên qua bất kỳ vật thể rắn chắc nào mà không gặp bất kỳ cản trở nào.)
Tuy nhiên, không có sự giải thích chi tiết nào ở đây về những điểm trong câu hỏi có thể gây hoài nghi đối với những nhà tư tưởng hiện đại ngày nay như sau:
1. Liệu bức tường hay bức liếp đó có tan biến thành không khí do đó ta có được một không gian trống rỗng cho phép tỳ khưu vượt qua hay không?
2. Nếu bức tường có tan biến thật, thì chỉ một phần hay toàn bộ bức tường đó, dành cho tỳ khưu một khoảng trống đủ để ngài chui qua hay toàn bộ bức tường đó tan biến đi ngay tức khắc.
3. Có ai chứng kiến được tỳ khưu đi xuyên qua bức tường chăng? và khi đã đi xuyên qua phía bên kia mà bức tường vẫn còn y nguyên như cũ hay không?
4. Hoặc giả bức tường chỉ tan biến đi trong chốc lát sau khi tỳ khưu bước xuyên qua rồi bức tường trở lại tình trạng như trước?
Đây là những thắc mắc rất hay những người hoài nghi đích thực có thể nêu lên. Tuy nhiên ngài Hòa Thượng Buddhaghosa tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) lại đưa ra giải thích như sau:
Đối với chư vị tỳ khưu đạt được phép thần thông này, bất kể lúc nào ngài muốn đi xuống (cho dù là xuống nhà ở tầng dưới hay nhào vào lòng đất rồi lại trồi lên chỗ ngài dự định sẽ vượt qua, có thể trở thành một cái lỗ trống dành chỗ cho ngài đi qua. Mặt khác, nếu ngài muốn trồi lên, ngài cũng có thể làm được tuần tự như vậy.(ví dụ đã được được kể lại về bốn vị Sa-di (Samaṇera) A-la-hán đã bay lên mái nhà. Câu chuyện được trích trong Phẩm Bộ kinh (Brāhmaṇavagga) thuộc tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada). Những đoạn viết bằng tiếng Pali sau đây khẳng định khả năng này để làm rõ ý nghĩa những gì đã đề cập đến ở trên.
Adho otaritukāmassa uddhaṃ vā ārohitukāmassa susiro hoti, Vinivijjhivā gantukāmassa chiddo. So tattha asajjamāno gacchatipi.
Chính vì thế ta biết được bằng cách nào chư vị tỳ khưu đạt được phép thần thông loại này có thể đi xuyên qua một bức liếp, một bức tường hay ngay cả đi xuyên qua một ngọn núi hoặc nhào xuống mặt đất rồi lại trồi lên bất kỳ lúc nào theo ý ngài muốn mà không bao giờ bị cản trở.
Trưởng lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng trích dẫn một đoạn trong Kinh Pali như sau:
Cứ sự thường khi chư vị tỳ khưu đạt được khả năng thần thông này và đã thành công trong việc nhập đề mục hư không biến xứ (Akāsakasiṇa) bất kỳ lúc nào ngài liên tưởng đến điều gì đó ngăn cản bước đi của ngài, cho dù là một bức liếp, một bức tường, hay một ngọn núi, và nhất quyết dùng khả năng của mình muốn biến thứ đó thành khí, ngay lập tức chúng sẽ biến thành không khí. Chính vì thế ngài có thể đi xuyên qua mà không bị cản trở bước tiến. Điều này giống như một người bình thường, không có khả năng tạo phép thần thông này có thể đi ngang qua một chỗ trống không mà không bị rào dậu ngăn cản gì cả.
Bằng cách này vị tỳ khưu đạt được khả năng thần thông đó đã đạt đến năm khả năng Vasī (hay thuần thục liên quan đến thiền Jhana (như khả năng tụ rút vào nhập thiền hay tự trồi ra khỏi hiện trạng đó.) có thể đi xuyên qua một bức liếp, một bức tường hay ngay cả đi xuyên ngọn núi và rồi lại xuất hiện ở phía bên kia mà không bị cản trở gì giống như đi ngang qua một chỗ trống không.
Dưới đây là câu chuyện về phép lạ (thần thông) được gọi là Tirokuḍḍādigamana (phép lạ (thần thông) dấu mình không bị phát hiện) như đã được kể lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như sau. Tuy nhiên không có ví dụ nào kể lại ai là người thường thực hiện phép lạ (thần thông) này. Chính vì thế rất có thể đây chỉ là phỏng đoán- từ biến cố này khi trưởng lão Moggallāna nhào xuống lòng đất và rồi lại trồi lên ngay tại chân Đức Phật đang khi ngài diễn giảng cho mẹ ngài tại cõi thiên đàng Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) câu chuyện cho rằng một sự trình diễn như vậy có thế được kể là phép lạ (thần thông) thuộc loại này. Rất có thể tại sao ngài không bận tâm dẫn chứng bất kỳ một ví dụ nào đặc biệt đốivới phép lạ (thần thông) này.
6. Phép lạ (thần thông) nhào vào lòng đất rồi lại trồi lên (Paṭhavi-ummujjanimmuja pāṭihāriya)
Trích đoạn Pali kể về phép lạ (thần thông) này như sau:
“Paṭhaviyāpi ummujjanimmujaṃ karoti seyyathāpi udake” nghĩa là một vị tỳ khưu đạt được phép lạ (thần thông) này, có thể nhào vào lòng đất rồi lại trồi lên khỏi đó nếu như ngài muốn thế.”
Tuy nhiên cần lưu ý ở đây là đoạn văn viết bằng tiếng Pali trên lại để động tác ‘trồi lên’ trước rồi mới tới động tác ‘lặn xuống’. Bản dịch ở đây chỉ muốn khớp với lẽ thông thường của những con người bình thường, muốn kết luận là động tác “nhào xuống phải được thực hiện trước động tác ‘trồi lên’
Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích loại phép lạ (thần thông) này như sau:
“Một chư vị tỳ khưu muốn thực hiện phép lạ (thần thông) này phải nhập thiền Jhana đề mục thủy biến xứ (có nghĩa là Āpokasiṇa) ngài phải thực hiện được điều này khi đã nhập sâu vào thiền Jhana. Ngài phải xác định được lòng đất ngài muốn nhào xuống và rồi thực hiện quyết tâm. Tập trung tâm vào vùng đó (với sức mạnh thiền Jhana) để biến chỗ đó thành nước. Kết quả là, vùng được xác định đó ngay lập tức trở thành nước.”
Sau khi đã mô tả cách thức, cho thấy làm thế nào ngài thực hiện được điều đó Trưởng lão tác giả lại đưa ra một đoạn khác trích trong Kinh Pali. (Khu. Pa. 31/593) để củng cố cho lời tuyên bố của ngài như sau:
“ Một vị tỳ khưu đạt được thiền chứng (samāpatti). (một hiện trạng thiền bậc cao) dựa trên nước có thể biến đổi toàn bộ chỗ ngài muốn nhào xuống bằng cách làm quyết tâm, dựa vào sức mạnh hành thiền Jhana, muốn khu vực đó biến thành nước.
Chính vì vậy nên ngài có thể nhào xuống đó như nhẩy xuống nước vậy và rồi lại trồi lên sau đó giống y hệt như người không đạt được khả năng làm phép lạ (thần thông) đó nhẩy xuống nước rồi lại trồi lên.”
Còn có nhiều giải thích mô tả nhiều kết quả phép lạ (thần thông) này.
“Một vị tỳ khưu đạt được khả năng thực hiện phép lạ (thần thông) dựa trên thiền chứng (samāpatti) dựa trên nước ngài ngoài khả năng nhào xuống lòng đất và rồi lại trồi lên, ngài còn có khả năng biến đất trở thành bất kỳ loại chất lỏng nào theo ý ngài muốn để uống hay dùng vào những mục đích khác. Hơn thế nữa nếu ngài muốn biến nước thành loại sữa ngon, dầu ăn, mật ong, nước mía hay bất kỳ loại chất lỏng nào, ngài có thể làm như vậy theo như ý muốn của ngài. Bất kỳ điều gì “được tạo ra” hay biến đổi từ đó trở thành điều này điều nọ như trong thực tế (tức là không chỉ có ảo giác hay ảo ảnh do kết quả của khả năng thần thông.) Đây chính là đồ vật thực sự thuộc loại đó và có thế dùng được. Trong trường hợp sữa hảo hạng giống y hệt như sữa thực sự được chế biến từ các loại sữa khác.
Một hiệu quả phụ khác, có thể nói như vậy, cũng được đề cập đến – đó là ngài có thể để cho nước đó làm ướt hay ảnh hưởng gì, tức là khô ráo như cũ tuỳ theo ý ngài muốn, kể cả nước được tạo nên để sử dụng hay cả vũng nước ngài nhào xuống đó.
Có một số vấn nạn mang nhiều ý nghĩa tương tự như câu hỏi liên quan đến loại phép lạ (thần thông) vừa kể (tức là loại thứ năm) ở đây tác giả đã tuyên bố như sau.:
“Mặt đất ngài quyết định biến thành nước phải là loại nước dành riêng cho ngài mà thôi. Đối với những người khác thì vẫn chỉ là đất cứng như bình thường. Bất cứ ai cũng có thể bước lên được hay có thể vào đó bằng bất kỳ cách nào.”
Rồi lại còn một đoạn bổ sung không kém phần hấp dẫn. Theo tác giả, nếu ngài có thể theo ý muốn, biến vùng đó thành nước để phục vụ người khác, ngài phải xác định được thời gian ngài muốn thực hiện điều đó kéo dài trong bao lâu. Sau đó nước lại phải biến thành đất trở lại như cũ.
Còn có đoạn bổ sung khác nữa đó là: nước được biến trở lại thành đất trong vùng được xác định bằng quyết tâm của ngài, không phải là bất kỳ loại nước nào hiện có trong vùng đó như nước trong hồ hay trong chai trong lọ đâu. Loại nước đó không thể biến thành đất được.
Đối với những ai muốn có bằng chứng về đoạn này, tôi xin trích đoạn văn Pali viết về điều này như sau:
“Tasseva ca sa paṭhavī uakaṃ hoti, avasesajanassa paṭhavīyeva. Tattha manussā pattikāpi gacchanti, yānādīhipi gacchantipi kasikammadīhipi karontiyeva. Sace panāyaṃ tesampi udakam hotuti icchati, hoti yeva. Parichinakālaṃ atikkamitvā yaṃ pakatiyā ghaṭotalākādīsu udekaṃ taṃ ṭhapetvā avasesaṃ parichinnaṭṭhānaṃ paṭhavītyeva hoti.” (Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga 2/232)
Ta không thấy đề cập đến một ví dụ nào về loại phép lạ (thần thông) này. Nhưng biến cố khi Trưởng lão Moggallāna nhào xuống lòng đất và rồi lại nổi lên ngay dưới chân Đức Phật –điều này đã được một đám đông chứng kiến, như đã được khẳng định trong tình tiết kể về Phép song thông (nghĩa là phép lạ (thần thông) Đức Phật hiện diện ở hai nơi cùng một lúc), dùng để xác định lại sự kiện này như là một ví dụ điển hình nhất trong trường hợp này.
7. Abhijjamānodakagamana Pāṭihāriya (Đi Bộ Trên Nước Không Làm Xáo Trộn Mặt Nước)
Những đoạn tiếng Pali như là lời Đức Phật nói liên quan đến loại phép lạ (thần thông) này như sau:
“Udakepi abhijjamāne gacchati seyyathāpi paṭhaviyam”
“ Một vị tỳ khưu đạt được khả năng có thể đi trên mặt nước giống như đi trên mặt đất, không làm khuấy động mặt nước.”
Dưới đây là lời giải thích được trích từ tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga)
“Một chư vị tỳ khưu muốn đi trên mặt nước mà không bị chìm trong nước.(chân không chạm mặt nước) cần phải nhập thiền Jhana dựa trên đề mục địa biến xứ (paṭhavīkasiṇa) (cho đến khi ngài có được tầm nhìn rõ ràng về điều này và có khả năng kiểm soát được việc mình làm. Khiến cho nước phải tuân theo vị tỳ khưu ấy như ý muốn. Sau khi đã thoát ra khỏi Thiền Jhana.tỳ khưu sẽ gắn tâm mình vào mặt đất và quyết tâm.” Mong rằng mặt nước trong vùng trở nên cứng như đất, thế rồi mặt nước sẽ chuyển đổi và vâng y theo lời của vị tỳ khưu đó khiến cho ngài có thể bước đi trên đó giống như bước đi trên mặt đất vậy.”
Đoạn giải thích này lại được kèm theo những đoạn trích trong Kinh Phật (Khu. Pa. 31/593) khẳng định rằng:
“Một vị tỳ khưu nhập Thiền Chứng (samāpatti) dựa trên cơ sở đất biến xứ, gắn tâm ngài lên mặt nước và quyết tâm, “Mong rằng mặt nước trong vùng này trở nên cứng như đất” nước sẽ tuân thủ ý muốn của tỳ khưu, chính vì thế ngài đã bước đi trên đó mà không làm xáo trộn mặt nước. Điều này đã diễn ra giống như một người bình thường không có phép thần thông nhưng lại có thể bước trên mặt đất mà không tạo ra bất kỳ rạn nứt nào trên đó.”
Dưới đây còn có một lời giải thích được đưa ra như sau:
“Vị tỳ khưu này còn có khả năng không những bước đi trên nước, nhưng còn lưu lại trên đó trong bất kỳ tư thế nào, như ngồi hay nằm trên đó.”
“ Ngoài ra ngài còn có thể biến nước thành pha lê, thành vàng, thành một ngọn núi cao hay là một ngọn cây, hoặc thực tế thành bất kỳ điều gì ngài muốn. Ngài chỉ cần thực hiện quyết tâm và nước sẽ phản ứng lại theo như ý ngài muốn.” Đoạn văn Pali mô tả lại sự việc này như sau: Na kevatañca paṭhavīmeva maṇisuvannapabbatarukkhddīsupi yaṃ yaṃ icchati taṃ vuttanayeneva āvajjitvā adhiṭṭhāti yathadhiṭṭhitameva hoti, -- (trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/232)
Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng mô tả rằng:
“Nước được biến đổi thành đất cứng thông qua phép thần thông đó chính là đất chỉ dành cho vị tỳ khưu mà thôi. Đối với những người khác thì mặt nước vẫn y như cũ. Mặt nước đó vẫn có thể là chỗ các sinh vật sống trong đó như cá và rùa, có thể bơi lội cách thoải mái như trước. Có một số loài chim có thể bơi lội trên mặt nước như chim nước (một loại chim dùng để săn bắn) vẫn có thể đi rong ruổi trong đó hoặc lặn xuống như bình thường.”
“Tuy nhiên, nếu vị tỳ khưu với khả năng thần thông như thế lại muốn biến nước cho cả những người khác nữa, ngài cũng có thể làm được như vậy. Nhưng ngài phải xác định việc này kéo dài trong bao lâu mặt nước cứng như thế. Sau thời gian ấn định, thì mặt đất được “tạo thành” như vậy sẽ trở lại tình trạng ban đầu. Những đoạn viết bằng tiếng Pali như sau: Tasseva ca taṃ udakam paṭhavī hoti sesajanassa udakameva. Macchakacchapā ca udakākākadayo ca tathāruciṃ vicaranti. Sace panāyaṃ aññesampi manussānaṃ taṃ paṭhavī kātuṃ icchati. Karotiyeva. Paricchinnakālātikkamena pana udakameva hoti. – Trích Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/233
Ngài Trưởng lão Moggallāna muốn thực hiện một phép lạ (thần thông) biến đổi mặt đất, nhưng đã bị Đức Phật ngăn lại và không cho phép.
Đến đây lại nổi lên một vấn nạn đang được nghiên cứu phát xuất từ mối nghi ngờ chính đáng của một số người sợ rằng, nếu như nước trong vùng đó biến thành đất cứng để thực sự có thể bước đi trên đó, thì điều gì sẽ xảy ra đối với những động vật sống trong nước? Liệu chúng có thể bị do mặt đất cứng lại hay không? Ta không tìm thấy câu trả lời nào cho câu hỏi này, nhưng có một đoạn trích trong Kinh Phật Đại Phẩm (Mahāvagga 1/11) ở mức độ có thể soi chiếu ánh sáng cho vấn đề này. Bài tường thuật trong Kinh Phật có nội dung như sau:
Một lần kia, đang lúc Đức Phật còn lưu lại trong thời gian An Cư Kiết Hạ tại thành phố Verañjā cùng với một số vị tỳ khưu rất đông, tổng số lên tới (khoảng) năm trăm vị. Điều này đã khiến cho Đức Phật và các vị tỳ khưu khác gặp rắc rối liên quan đến thực phẩm dùng hàng ngày. Có rất ít người có khả năng dâng cho các tỳ khưu của bố thí vì dân chúng chỉ có đủ thực phẩm cho chính họ mà thôi. May mắn thay, cuối cùng thì cũng có một nguồn bố thí được dành cho các vị đó tuy nhiên có hơi ít ỏi một chút. Nguồn này là do đoàn thương gia buôn bán ngựa đến từ thị trấn Uttarāpatha, mang theo với họ khoảng năm trăm con ngựa để bán. Họ đang tìm chỗ ở qua mùa mưa tại thị trấn Verañjā và tiến hành dâng cho mỗi vị sư khoảng độ bốn vốc gạo đỏ (thuộc loại soàng nhất) bất cứ khi nào các vị tỳ khưu không thể xin được của bố thí. Họ có thể chạy đến chuồng ngựa của những thương gia buôn ngựa tại đó họ nhận được phần lương thực dành cho mỗi người. Loại gạo này phải đem giã trong một cái cối và lấy chày giã nát ra trước khi ăn. Chính vì gạo quá cứng, do thuộc chất lượng xấu. Chính Trưởng lão Ānanda cũng phải giã gạo bằng cách đó và dâng cho Đức Phật sử dụng. Ngài cũng đã tham gia khất thực giống ý như các tỳ khưu khác.
Nhìn thấy điều kiện khốn khổ xảy ra cho Đức Phật và các vị tỳ khưu, Trưởng lão Moggallāna tiến lại gần Đức Phật và đề nghị với người, nói rằng,
“Tâu Đức Thế Tôn, lúc này đang một trận đói xảy ra tại thị trấn Verañjā. Dân chúng đang trong cảnh cực kỳ khổ sở. Các bộ xương (những người chết đói) có thể tìm thấy khắp nơi. Gạo cho dân chúng được phân phối theo định lượng. Điều này đã trở thành cực kỳ khó khăn cho các tỳ khưu đi khất thực có thể kiếm được những gì dân chúng dâng tặng. Nhưng dưới mặt đất lại có rất nhiều loại vật nhỏ như là ong. Chúng sạch sẽ. nếu ngài cho phép, Ôi Đấng Thế Tôn, con sẽ lật mặt đất lên để các tỳ khưu có được thức ăn đầy chất lượng.”
“Nhưng Moggallāna, thế còn các sinh vật sống trên mặt đất này thì sao (tức là con người và súc vật đang sống trên mặt đất và dưới đó.)? Con sẽ làm gì đối với chúng?
“ Con sẽ tạo ra một trong hai cánh tay của con mở rộng ra như thể bãi đất. Điều này dành cho các tạo vật đó cư ngụ. Rồi con sẽ lật mặt đất lên với cánh tay còn lại. (Ekāhaṃ bhante pāṇiṃ abhinimminissāmi seyyathāpi mahāpaṭhavī. Ye paṇhavīnissitā pana. Te Tattha saṇkāmessāmi ekena hatthena paṭhaviṃ parivattessāmīti.)”
“Không được đâu Moggallāna, không được hân hoan lật ngược mặt đất lên như thế. Các sinh vật sẽ gặp phải kết quả ngược lại.” Đức Phật phán (Alaṃ Moggallāna mā te rucci paṭhaviṃ parivattetuṃ vipallāsanpi sattā paṭilabheyyunti).”
“ Ôi Đức Thế Tôn, rồi sau đó con sẽ sai tất cả các tỳ khưu đến Kurupadīpa để khất thực. (Sādhu bhante sabbo bhikkhusañgho uttarakuruṃ piṇḍāya gaccheyyāti)”
“Nhưng điều gì sẽ xảy ra đối với các tỳ khưu không có được phép thần thông?”
“ Con sẽ khiến họ đi tới đó bằng phép thần thông của con. Ôi Đức Thế Tôn. (Tathāhaṃ bhante karissāmi yathā sabbe bhikkhū gacchissatīti.)”
“Không được đâu, xin đừng làm hài lòng các vị tỳ khưu đi đến khất thực tại Kurupadīpa.”
Các đoạn nói đến ở trên mô tả cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Trưởng lão Moggallāna có ý nghĩa rất lớn cho dù đối với một số học giả hiện đại hình như điều đó không chắc chắn đã xảy ra. Nhưng, rốt cuộc những đoạn trên có thể được tìm thấy trong Kinh Phật viết bằng tiếng Pali (cuốn 11. trong 11,12), không thấy có trong các văn bản được viết sau này như các cuốn Chú giải chẳng hạn. Sự kiện này khiến ta đi đến ý tưởng thứ hai và chính xác hơn, có sự phân tích của các nhà hoài nghi đích thực phải đi đến kết luận là nên loại bỏ sang một bên coi như là điều không đáng phải quan tâm. Cuối cùng những đoạn trên xuất hiện để khẳng định chẳng có gì cả, tuy nhiên thật lạ kỳ hay khó tin không có thể xảy ra cho một vị tỳ khưu có được khả năng thần thông như vậy.
Nguyên do cơ bản
Lý do khiến Đức Phật ngăn cản Moggallāna không được làm như vậy đã được nhắc đến trong bản văn sau này gọi là Bình đẳng tính trí (Samantapāsādikā (cuốn 1 trang 208) cho rẳng Đức Phật ngăn cấm Trưởng lão Moggallāna không được làm như vậy – cho dù Đức Phật dư biết Trưởng lão Moggallāna thực sự có thể làm được điều đó, chính là vì ngài nhận thấy nếu một sự kiện như vậy cứ liên tục xảy ra nhiều lần sau này, thì nhiều người sẽ tìm đến các tỳ khưu để xin họ giúp đỡ với sức mạnh thần thông của ngài và khi các vị đó không thể có mặt ở đó luôn mãi để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thời gian hoạn nạn xảy ra. Với một cách giải quyết ấn tượng như vậy chỉ xảy ra có một lần và chỉ được phép thực hiện có một lần mà thôi, để khi dân chúng nghe biết biến cố đó sẽ không đi tìm kiếm tỳ khưu xin giúp đỡ họ thoát khỏi những cơn hoạn nạn như vậy. Liệu có ai từ chối đến cứu giúp họ chăng? cho dù thực tế có một số các vị Tôn Giả không có được sức mạnh thần thông đó. Rồi dân chúng sẽ xỉ vả và nói xấu họ bằng nhiều cách. Chính vì các vị tôn giả này đã không thể tiếp cứu họ khỏi cơn hoạn nạn. Hành vi bất xứng của dân chúng như vậy đối với các vị tôn giả chắc chắn sẽ khiến họ phải tái sanh nơi cõi khổ. Chính vì thế Đức Phật đã không cho phép Trưởng lão Moggallāna thực hiện phép lạ (thần thông) vào thời điểm đó.
Người ta cũng cho rằng một vị tỳ kheo với khả năng thần thông có thể biến đổi nước thành đất cứng cũng có thể đổi nước thành các vật cứng, gồm cả kim loại, như thuỷ tinh, núi, cây cối, nếu ngài muốn như vậy, ngay cả biến nước thành vàng hay thành bất kỳ loại vật chất nào ngài muốn biến đổi, tỳ kheo chỉ cần muốn thực hiện là xong và quyết làm như vậy theo cách đã mô tả ở trên. Rồi nước sẽ được biến đổi theo như ước muốn của tỳ kheo theo khả năng thần thông của ngài.” điều này đọc thấy trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/232
Ta không thấy đề cập đến ví dụ điển hình nào về khả năng như vậy trong bản văn trên. Nhưng những bài tường thuật liên quan đến trưởng lão Pilindavaccha giúp xác định lời tuyên bố trên. Trưởng lão là một vị A-la-hán có sức mạnh thần thông rất lớn dưới thời Đức Phật tuy nhiên bài tường thuật sau không phải là sự biến đổi nước thành đất, mà chỉ nhằm chứng minh lời tuyên bố “một tỳ kheo với sức mạnh thần thông có thể biến đổi bất kỳ điều gì sang một điều gì đó.
Trưởng lão Pilindavaccha chuyển đổi vật chất cơ bản thành vàng.
Một buổi sáng nọ trưởng lão đi khất thực tại một ngôi làng là nơi ngài thường xuyên đến thăm mỗi ngày. Vào thời điểm trong làng có tổ chức nhiều trò vui chơi giải trí, với trẻ nít được trang điểm bằng hoa và các đồ trang sức và đến thưởng thức những cuộc biểu diễn. Ngài trưởng lão đã đi từ nhà này sang nhà khác cho tới khi ngài đến nhà một người làm công quả tại một thiền viện và ngài ngồi vào chỗ dành riêng cho ngài.
Tại đó ngài bắt gặp một đứa con gái đang khóc, con bé là con gái của chủ ngôi nhà đó. Vì lòng bi mẫn ngài liền hỏi mẹ cô bé xem tại sao nó lại khóc như vậy. Người mẹ trả lời vị trưởng lão, nói rằng. “Con gái tôi thấy các đứa trẻ khác đang thưởng ngoạn những cuộc trình diễn và được trang điểm bằng hoa và nữ trang. Cháu cũng muốn đi đến tham gia, nhưng lại không có gì để trang điểm cả. Con gái tôi đã xin mẹ nó, nhưng tôi bảo sao một người nghèo như chúng ta có thể bỏ tiền ra mua cho con gái những đồ đó. Chính vì thế mà cháu buồn và khóc nức nở.
Biết được sự việc như vậy, Trưởng lão Pilindavaccha nhặt lên một nắm cỏ khô gần đó và đưa cho mẹ cô gái, nói rằng, “Hãy đeo vào cổ cho con gái bà đi.” Người mẹ làm y như trưởng lão nói. Ngay khi bó cỏ đụng tới đầu bé gái, thình lình biến thành một sợi giây chuyền hảo hạng. - còn tốt hơn nhiều so với những gì có trong kho bạc hoàng gia.(đoạn này viết bằng tiếng Pali như sau: Atha kho sa ārāmikini taṃ tiṇṇadūpakuṃ gahetvā tassā dārikāya sise paṭimuñci. Sā ahosi suvaṇṇamālā abhirūpā dassaniyā pāsādikā. Natthi tādisā raññopi antepure suvaṇṇamālā. – Trích trong Đại Phẩm (Mahāvagga) thuộc bộ Luật Tạng 2/120)
Điều xảy ra mơ cũng không có được và điều đó đã được đồn thổi và lan truyền đi khắp nơi từ miệng người này sang miệng người khác. Sau đó ít lâu có một nhóm dân làng đến tâu nhà vua Bimbisāra. Họ tố cáo gia đình cô bé đã ăn trộm thứ đó từ dâu đó, nói rằng “Một cô gái trong một gia đình đi làm công quả cho một thiền viện thì lấy đâu ra tiền để mua được một vòng hoa bằng vàng đẹp đến như vậy. Ngay cả trong kho bạc nhà vua cũng chẳng tìm đâu ra. Họ thuộc gia đình nghèo thì làm sao có thể có được một đồ quí giá đến như vậy, nếu như không phải họ đã đánh cắp ở đâu đó?”
Nghe kể sự việc như vậy. nhà vua ra lệnh trói các thành viên trong gia đình lại và dẫn đến cho nhà vua hỏi cung.
Buổi sáng hôm sau vị trưởng lão cũng đi khất thực như thường lệ tại nhà người làm công quả cho thiền viện. Không thấy ai ở nhà. Ngài liền hỏi những người làng xem họ đi đâu cả rồi mà bỏ nhà vắng tanh như vậy. Dân làng cho hay họ đã bị tố cáo ăn cắp vòng vàng cho con gái đeo vào ngày hôm trước.
Sau khi được thông báo như vậy, vị Trưởng Lão tiến đến hoàng cung. Tại đó ngài được mời ngồi vào chỗ riêng dành cho ngài. Khi vua Bimbisāra biết có Trưởng Lão đến thăm liền đến tỏ lòng tôn kính ngài và ngồi ngay bên cạnh gần vị Trưởng Lão.
Trưởng lão Pilindavaccha nói với nhà vua, “Thưa hoàng thượng, gia đình này đã làm điều gì sai trái đến nỗi các thành viên trong gia đình lại phải xiềng lại như thế kia.”
Nhà vua lên tiếng, “Thưa ngài Trưởng Lão, ở nhà họ có một sợi dây chuyền bằng vàng rất đẹp và quí giá đến nỗi không có gì so sánh được ngay cả trong kho bạc hoàng cung cũng không tìm đâu ra. Làm sao họ có dược điều quí giá đó vì họ quá nghèo và thiếu thốn đến như vậy, chẳng phải do họ đã đánh cắp đâu đó hay chăng?”
Nghe thấy những lời nhà vua vừa nói, Trưởng Lão liền quyết định thông qua sức mạnh thần thông của ngài, thình lình ngài biến toàn bộ sảnh đường của nhà vua thành vàng. Ngay sau đó toà sảnh đường của nhà vua liền biến thành vàng, theo y như ý muốn sức mạnh của trưởng lão. Rồi ngài Trưởng lão hỏi nhà vua, “Thưa Hoàng Thượng, làm sao Ngài lại có được những thứ đó, một lượng vạng nhiều đến như vậy? “(đoạn viết bằng tiếng Pali như sau: Attha kho āyasamā Pilindavaccho rañño Māgadhassa seniyassa Bimbisārassa pāsādaṃ suvaṇṇanti adhimucci. So ahosi sabbaso suvaṇṇamamayo Idaṃ pana te mahārājjātāvabahuṃ suvaṇṇaṃ kutoti.)
Điều này đã hoàn toàn thuyết phục được nhà vua, ngài liền nói. “Giờ thì tôi hiểu, thưa ngài Trưởng Lão kính mến, trường hợp này hoàn toàn là kết quả của sức mạnh thần thông của ngài mà ra” Rồi nhà vua cho tha những thành viên gia đình người làm công quả cho thiền viện. Miễn cho họ khỏi truy tố về tội ăn cắp.(đoạn văn Pali viết như sau: Aññataṃ Bhante ayyasseveso iddhānubhāvoti taṃ ārāmikulaṃ muñcāpesi .--- Trích trong Đại Phẩm (Mahāvagga) thuộc Tạng Luật 2/121)
Trường hợp trên của Trưởng Lão Pilindavaccha dùng để khẳng định tuyên bố cho rằng đối với một vị tỳ khưu đạt được những sức mạnh Thần Thông như vậy thì bất kỳ điều gì cũng được biến đổi sang bất kỳ điều gì theo ý muốn của ước mơ trổi vượt của ngài.
Lời Tuyên Bố của Trưởng Lão Xá lợi Phất (Sāriputta)
Đối với những ai muốn có thêm bằng chứng, bài tường thuật trích trong Kinh Phật sau đây (cuốn 22 trang 312 (Kinh Hathisārīiputta trong cuốn Chakkanipāta, thuộc Tăng Chi Bộ Kinh) có thể giúp họ đạt đến mục tiêu trên.
“Đã có lần Đức Phật đang lưu lại trên núi Gijakūṭa (ngọn núi chim kền kền) gần thành phố Rājagaha. Chính vào một buổi sáng, sau khi ngài Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sāriputta) đã mặc y cà sa, liền xuống núi đem theo bát khất thực cùng với một số các vị tỳ khưu. Nhìn thấy một đống củi chất đống trước mặt, ngài liền hỏi các vị tỳ khưu xem họ có nhìn thấy đống củi trước mặt hay không. Khi nghe họ trả lời khẳng định, ngài liền tiến hành nói với họ những lời sau đây:
“ Ôi anh em thân mến, một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông, và có ý muốn tâm linh (fluency), nếu người đó muốn, ngài có thể biến đổi đống củi đó thành đất một cách tức thì. Tại sao thế? Đó chính là nội trong đống củi đó đã có mang địa giới. Cũng cách đó nếu ngài muốn đống củi biến thành nước, lửa hoặc không khí, nó tức khắc liền biến thành thành tố này thành tố nọ ngay. Tại sao thế? Đó chính là trong đống củi đó đã chứa sẵn các thủy hỏa và phong giới. Hơn thế nữa, ngài còn có thể tạo ra một điều gì đó rất đẹp hay rất xấu nếu ngài muốn. Điều này xảy ra là vì trong đống củi đó cũng có chứa cả thành tố đẹp (Subhadhātu) và thành tố xấu (Asubhadhātu) trong đó.”
Cho dù lời khẳng định trên là của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta), chứ không phải của Đức Phật, nhưng không kém nặng ký như chính những lời của Đức Phật, là vì cũng còn thấy có những lời nói khác của chính Đức Phật hoàn toàn để khẳng định sự kiện này. Điều quan trọng hơn là có một yếu tố rất hấp dẫn và giá trị cần phải lưu ý trong câu nói này. Đó chính là theo Phật giáo, trong vật chất, cho dù là chất cứng, chất lỏng hay chất khí. Tất cả những cái được gọi là thành tố đều có trong đó là đất, nước khí và lửa. Bản chất cứng xuất hiện nhiều hơn khiến cho vật đó cứng là vì nó chứa đặc tính cứng (đất) rõ nét hơn các đặc tính khác. Cũng giống như vậy chất đó là lỏng hay là nước là vì nó chứa thành tố gọi là nước rõ nét hơn các thành tố khác, nhưng vẫn tồn tại trong vật chất đó dưới một dạng được khống chế theo một tỷ lệ nhất định nào đó.
Lời công bố của Đức Phật
Một sự kiện đáng lưu ý khác liên quan đến phép thần thông được ghi lại trong tác phẩm Chakkanipāta thuộc Tăng Chi Bộ Kinh trong Kinh Phật (cuốn 22. trang 346 số 295) Các đoạn được coi như là các lời dạy của Đức Phật như sau:
“Ôi các vị tỳ khưu thân mến, nếu một trong số các vị được phú cho sáu phẩm chất sau đây, nếu vị đó muốn, tiêu huỷ cả núi Hymalaya cũng được chỉ trừ có điều xấu được gọi là Vô minh (avijja) mà thôi. Ôi tỳ khưu, sáu điều đó là gì thế? đó là:
1. Một tỳ khưu trong tăng già có tài khéo trú vào thiền.
2. Ngài có khả năng ổn vị thiền một cách nhanh chóng.
3. Ngài có khả năng thoát khỏi hành thiền.
4. Ngài có khả năng thuần thục (fluency) thiền chứng.
5. Ngài có khả năng trong những tình huống dẫn đến nhập thiền.
6. Ngài có khả năng đặt được các sức mạnh thần thông và gây ấn tượng do kết quả hành thiền đem lại.
Ta cần phải lưu ý từ những điều kể trên là vị tỳ khưu nào đạt được sáu phẩm chất đó chẳng có gì khác với vị tỳ khưu đã đạt được tính thuần thục tâm (iddhima cetovasippatto) như đã đề cập đến ở trên. Nếu ta liên hệ điều này với lời phán quyết của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)về hiệu quả một vị tỳ khưu tầm cỡ đó đạt được, nếu ngài muốn, ngài có thể biến cả một đống củi trở thành đất hay nước, thì ta thấy ý nghĩa được làm rõ ở đây.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:19 am

Tuy nhiên, có một vấn đề về ý nghĩa của từ Pali được dùng trong câu là số bốn tức là ‘kallata’ trong đoạn “Samādhissa kallatākusalo hoti”, có nghĩa là có khả năng thuần thục “hành thiền”. Từ ‘kalla’ tạo ra một vấn đề đó là phải giải thích làm sao để biết chính xác từ đó muốn ám chỉ điều gì. Trong bản văn gọi là Manorathapūraṇī một trong những bản văn chú giải, chỉ có một đoạn giải thích ngắn ngủi như sau “Samādhissa Kallatākusaloti Samādhissa Kallatāya kusalo. Samādhicittaṃ hāsetuṃ kallaṃ katuṃ sakkotīti attho.” Có nghĩa là có được tài xoay sở ‘kalla’. Lời giải thích này xem ra không rõ ràng. Chính vì thế mà vấn đề vẫn là ở chỗ từ ‘kalla’ còn hàm chứa nhiều ý nghĩa khác có thể được hiểu ra.
Trong tự điển Pali-Anh do giáo sư Tiến sĩ Rhys Davids, ta đọc thấy những ý nghĩa sau: 1. khỏe, khoẻ mạnh, lành mạnh; 2- giỏi, có khả năng, khéo léo; 3. sẵn sàng, được sưả soạn; 4. thích hợp, tương ứng, đúng.
Thí dụ như: Kallakusala = tài khéo lành mạnh.
Với những ý nghĩa đa dạng như ở trên, vẫn còn một vấn đề là làm thế nào để chọn cho được cách giải thích tốt hay hoàn hảo nhất. Đương nhiên quyết định của tôi chỉ mang tính cách tùy chọn trong việc lựa chọn cách giải thích ý nghĩa từ Fluency mà thôi, đó chính là nó mang ý nghĩa chỉ một khả năng hay là một kinh nghịêm nào đó trong vấn đề rút vào và thoát ra khỏi, nhập thiền cũng còn có khả năng quyết định và thay đổi đề mục thiền. Những điều này cũng còn hàm chứa cả kinh nghiệm hướng tâm về việc thực hiện các phép lạ (thần thông) nữa.
Liên quan đến phẩm chất thứ sáu tức là phẩm chất cuối cùng được nhắc đến ở trên. Như đã được giải thích trong tập Chú Giải đó là: vị tỳ khưu đó phải có khả năng rút vào những mức độ hành thiền đậm đà cho đến khi đạt đến mức độ cao nhất. Các đoạn nói về điều này viết bằng tiếng Pali như sau: Samādhissa abhinihārakusaloti upari samāpattisamāpajjjanatthāva paṭhamajhānādasamādhi abhunihārituṃ sakkonto samādhisa abhinihārakusalo nāma hoti. So paṭhamajhānā vuṭṭhāya dutiyaṃ samāpajati dutiyajjyhānā vv…. tatiyajjhānāya vuṭṭhāya catutthaṃ samāpajjatīti. Trích trong tác phẩm Manoratthapūraṇī 3/ 122
Từ ‘Abhinihāra’ nghĩa đen là “hướng tới một cách mạnh mẽ” cần được so sánh với cùng một từ được dùng ở các nơi khác. Để có thể nắm được hiểu biết rõ hơn về ý nghĩa của nó. Đó là các đoạn “ Một vị tỳ khưu với tâm nhập thiền được thanh tịnh. v.v….hướng tâm của mình tới việc Nhớ Lại Tiền Kiếp . . .” các từ Pali như sau: pubbenivāsānusssatiñāanṇāya cittaṃ abhinīharati abhinināmeti. Từ ‘abhinīhara’ và ‘abhivūharati’ có cùng một ý nghĩa, chỉ khác là từ trước là một danh tự còn từ sau là động tự. Vì thế cả hai đều mang ý nghĩa là thông qua ứng dụng sức mạnh tâm có được qua nhập thiền hướng về một mục đích như vậy. Có thể là khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp hay là bất kỳ loại trí ñāṇa nào khác (có nghĩa là Tuệ giác), như vậy đoạn này có nghĩa là “ Khả năng Abhinīhara thiền nên hiểu là một tỳ khưu đạt được khả năng thuần thục tâm linh (cetovasippatto). Trong bất kỳ hướng nào ngài ra một quyết tâm áp dụng sức mạnh hành thiền của mình, kết quả sẽ có được ngay lập tức dưới dạng thần thông (Abhiñña) ngài muốn thực hiện. Đây là lý do tại sao Đức Phật khẳng định sự thật, tuyên bố điều đó. Giống như tiếng sư tử rống, hậu quả là một vị tỳ khưu đạt được khả năng thuần thục tâm phải có được phẩm chất chung cuộc quan trọng nhất đó là khả năng “Abhinīhara - thiền”.
Những Nghi Ngờ Tiếp Theo
Giờ đây, đối với những người có thể chấp nhận khả năng có được những Thần Túc Thông (Iddhividhi), một câu hỏi xuất phát từ mối nghi ngờ thuần tuý có thể xuất hiện ở dây một lần nữa: liệu những thực thể “được sáng tạo” hay “được biến đổi” có thể tồn tại luôn hay chỉ tồn tại lúc đó sau rồi thì thôi? Điều này ám chỉ sợi dây chuyền bằng vàng, có được thể hiện dưới dạng một triều thiên bằng vàng đội lên đầu cho cô bé con của người làm công quả cho thiền viện. và sảnh đường của nhà vua Bimbisāra – cả hai đều được tạo ra do phép thần thông của ngài Trưởng Lão Pilindavaccha. Đương nhiên, đây là những câu hỏi cần được nghiên cứu có thể nổi lên nơi một số người, hay nhiều người muốn tìm hiểu nhiều hơn và muốn biết những chi tiết khác nữa liên quan đến cả hai vấn đề là điều dễ hiểu.
Với câu hỏi trên, tiếp theo là một câu hỏi khác không kém phần hấp dẫn đó là: Tại sao những vị A-la-hán đạt được sức mạnh thần thông như vậy thực sự có khả năng tạo ra bất kỳ điều gì? Tại sao họ không tạo ra biết bao nhiêu đồ với một số lượng lớn đề đáp ứng nhu cầu của nhiều người trên toàn thế giới như là: mùa màng, thực phẩm và các loại tài sản khác hay những đồ quí giá khác. Toàn bộ những thứ đó xuất phát từ lòng thương sót đối với những người nghèo và những người thiếu thốn khắp nơi trên trái đất này? Vì điều này có thể cứu được nhiều người thoát khỏi khó khăn khốn nạn họ phải chịu đang khi phải chật vật tìm kiếm của ăn để nuôi sống bản thân.
Thẳng thắn mà nói, đây chính là lô-gic hay lý do chắc chắn sẽ thấy nổi lên nơi một số những nhà tư tưởng hiện đại vì họ không hài lòng với bất kỳ điều gì được mô tả trong Kinh Pali như là chính những lời của Đức Phật có thể dùng làm câu trả lời hoàn hảo cho một nghi ngờ như vậy.
Đức Phật có thể biến cả một ngọn núi đá vững chắc trở thành một núi vàng
Một lần kia Đức Phật đang lưu lại trong một túp lều trong rừng, bên cạnh dẫy núi Hymalaya, trong vương quốc Kosala. Đang khi ngài còn lưu lại hành thiền, thì một ý tưởng xuất hiện trong tâm ngài là nếu như ngài được lên ngôi vua một cách chính trực, không gây phiền hà cho bất kỳ ai hay khiến người khác gây phiền hà cho bất kỳ người nào, không xâm phạm đến tài sản của bất kỳ ai hay để cho ai đó xâm phạm đến tài sản của người khác và không gây phiền hà cho bất kỳ ai, mà cũng không để cho ai phải phiền hà đến người khác. “Nếu như tất cả những điều này có thể xảy ra cho tôi?” ngài nghĩ tiếp.
Ngay lúc đó, Ma-vương (Māra) tên ác ma biết được ý nghĩ của Đức Phật thông qua ý tưởng (đọc được ý của người khác) liền tiến lại gần Đức Phật và đã đề nghị những lời sau đây.
“Mong rằng Đấng Thế Tôn tiến lên ngôi vua. Mong rằng việc ngài tiến lên chiếm lấy ngai vàng là điều tốt: Ngài thật xứng đáng làm điều đó lắm chứ.”
Ma-vương (Māra) tên ác ma nói như vậy, Đức Phật liền hỏi hắn, nói rằng,
“Ôi Ma-vương (Māra) tên ác ma, thế nhà người nhìn thấy gì trong ta, mà khiến cho nhà ngươi nói như vậy?”
Ma-vương (Māra) trả lời, “Ôi Đức Thế Tôn, đó là Tứ Thần Túc (iddhipada),.. ngài đã vun trồng xưa nay, khiến nên giống như chiếc xe luôn lúc nào cũng sử dụng được, chính vì thế đã trở nên rất thuận tiện. Ngài đã kiên trì tu luyện bốn phẩm chất đó. ngài đã kinh qua được chúng. Dù Ngài có muốn ngọn núi gọi là Himalaya biến thành vàng, thì ắt sẽ y như lời ngài nói vậy. Chính vì thế ta đã mời ngài tiến lên nắm ngôi vua. Ôi Đức Phật thế tôn.” Đoạn trên được viết bằng tiến Pali như sau: Bhagavato so bhante cattāro Tư Thần Túc (iddhipādā) bhāvitā bahulīkutā yanikatā vatthukatā anuṭṭhitā paricitā susamāraddhā ākañkhamāno pana bhante bhagavā himavantaṃ pabbatarrājaṃ suṣantveva adhimucceyya suvaṭṭantveva adhimucceyya suvaṭṭapabbatassāti)
Để trả lời cho Ma-vương (Māra) Đức Phật lên tiếng:
“Ngay cả toàn bộ ngọn núi này có thể biến thành vàng ròng tỏa sáng và tăng số lượng gấp đôi cũng chẳng đủ cho một con người (không có tư tưởng đủ trong tâm những ai quá tham lam.) Sau khi phát hiện ra điều này một người vẫn bình thản, tại sao một người, sau khi đã nhận ra những đau khổ gây ra cho người khác (do tham lam) do thú vui nhục dục, lại hướng tâm mình vào đó làm gì?
“Một người đã biết Upadhi (tức là thú vui nhục dục) là trở ngại trên trái đất này nên tìm hiểu từ bỏ upadhi là như thế nào.”
Thấy phản ứng của Đức Phật như vậy, khiến cho tên ác ma (Ma-vương (Māra) đau khổ và hối hận, nghĩ rằng, “Đức Thế Tôn đã biết rõ tôi. Ngài thông suốt đã đọc được tâm của tôi!.” Hắn liền biến mất.
Câu chuyện trên được trích trong cuốn 15 trang 169 số 475 trong Kinh Pali.
Dùng để xác định lại một lần nữa một sự thật là: nếu ngài muốn Đức Phật có thể biến đổi toàn bộ núi Himalaya thành vàng. Nhưng ngài đã không làm thế và sẽ không làm như vậy bao giờ, làm như thế vì lý do ngài đã nói với Ma-vương (Māra) là tên tội lỗi.
Đối với những ai lúc nào cũng luôn nghi ngờ, một ý tưởng có thể nổi lên đó là chính Đức Phật rất có thể đã không làm được điều đó. Nhưng nếu chúng ta nhớ lại ngay cả các vị đồ đệ A-la-hán của ngài như tỳ khưu Pilindavaccha cũng có thể làm được điều đó, thì chẳng còn gì phải nghi ngờ Đức Phật lại không thể biến cả ngọn núi trở thành vàng, trừ việc một số người cho là những bài tường thuật về Pilindavaccha chỉ là những điển hình hay những điều hoàn toàn do tưởng tượng mà ra. Một thái độ tâm như vậy của một số Phật tử thường nhằm để làm giảm giá trị những ân đức của Đức Phật và các đồ đệ A-la-hán của ngài mà thôi. Nhưng mục tiêu của tác phẩm này đầu tiên lại dựa vào tính trung thực của những gì được tường trình lại trong Kinh Phật liên quan đến khía cạnh này của Phật giáo. Khả năng hay nói khác hơn, những sức mạnh thần thông này sẽ được nói đến sau cho dù ý kiến của tác giả cho là chúng có thể dựa trên sự thật chứ không phải ảo tưởng.

________________________________________
[1] Trích trong Uparipaṇṇāsaka trích trong Trung Bộ Kinh (Middle Length Sayings)
[2] Trong tác phẩm Uparipannasaka thuộc Trung Bộ Kinh (Middle Lenghth Saying).
[3] Từ Bụi Bậm được gọi là những phiền não trong tâm cũng thường được dùng một lần trước đây. Đó chính là ngay sau khi ngài được Giác ngộ, Đức Phật đã không muốn thuyết pháp về những khám phá của ngài cho nhân loại. Nhận ra thật khó lòng biết bao đối với những người dân thường. Sau đó ngài được một vị Đấng Phạm Thiên (Brahma) tên là Sahampati. Ngài đã nhắc nhở Đức Phật là dầu sao đi chăng nữa thì vẫn còn một số người vẫn còn một lượng rất ít’bụi” bậm ở trong tâm (có nghĩa là Những phiền não) trong con mắt siêu nhiên của ngài.
[4] Bản văn gọi là Mahatika giải thích tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cho rằng ở Vương quốc Sri Lanka có một con sông có cùng tên là Gañga (có nghía là Sông Hằng). Chính vì thế mà sông này hàm chứa ý nghĩa cho rằng con sông được đề cập đến ở đây cũng ở Sri Lanka và và như vậy vị trưởng lão kể trong bài tường thuật cũng phải là một cư dân Sri Lanka.
[5] Đoạn văn này có tên là Mahāṇīka giải thích rằng Dadhi (sữa đông cục) thì ngon hơn là Khīra (nước sữa hay là sữa tươi) nhưng Navanīta (bơ) còn ngon hơn Dadhi; Trong khi đó Sappi (bơ sữa lỏng) lại còn ngon hơn Navanīta rất nhiều. Tất cả các loại Sappimāṇḍa này, chỉ có kem sữa Sappi, được coi như là loại ngon nhất.
[6] Đoạn trên được viết bằng tiếng Pali như sau: Gamanagamanakaleva yatha nam manussa passanti evam adhitthasi idam tavattha mahamoggallanatihero avibhavapatihariyam akasi.
[7] Các đoạn Pali sau đây: Taṃ divasaṃ kira lokavivaraṇaṃ nāma ahosi, manussāpi deve passanti devāpi manusse. Tattha neva manussā udhaṃ olokenti na devā adho olokenti sammukhā va aññamaññaṃ passanti.
[8] Cần lưu ý ở đây là Ma-vương (Mara) gọi Đức Phật là “tỳ khưu” được dịch là “đạo sư” đây chính là chủ ngữ xưng hô không phải là xuất phát từ lòng kính trọng được dùng như là một người ngang hàng hay thấp hơn
8. Ākāse Pallaṇkekamapāṭihāriya (Bay bổng lên trời trong tư thế ngồi thiền)
Đoạn Kinh Pali về những lời Đức Phật dạy điều này như sau:
Ākāsepi pallaṇkanakamati seyyathāpi pakhīsakuṇo.
“Một vị tỳ khưu được phú cho sức mạnh có thể khiến cho chính mình bay bổng lên đang khi trong tư thế ngồi. Giống như loài chim có cánh vậy.”
Đoạn Pali chỉ nói đến tư thế ngồi xếp bằng, nhưng phải hiểu là những tư thế thân khác như đứng hay nằm cũng được kể đến. Hơn thế nữa, ngài còn có khả năng di chuyển đến phía trước hay ngồi bất động trên không tuỳ ý muốn. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/233) mô tả chi tiết này như sau:
“ Một tỳ khưu đạt được khả năng thần thông này cùng với phép Cetovasi có nghĩa là thuần thục tâm lại muốn thực hiện phép lạ (thần thông) này chỉ cần nhập Thiền Jhana dựa trên Paṭhavī, có nghĩa là Đất. Sau khi đã thoát khỏi thiền, ngài có thể ra quyết tâm, xác định không gian ngài định ngồi thiền hay có thể giữ nguyên ở bất kỳ vị thế nào và biến đổi thành đất cứng. Điều này có nghĩa là ngài muốn ngồi trên không, đang khi di chuyển về phía trước giống như con chim đang bay (sace nisimo gantumicchati pallañkappamanaṃ ṭhānaṃ parichinditvā parikammaṃ katvā vuttanayeneva adhiṭṭhātabbaṃ v.v.. saha adhiṭṭhānā paṭhavīyeva hoti)
Trong trường hợp ngài muốn nằm xuống đang khi di chuyển (sace nippanno gantukamo hoti) hay bách bộ (sace pādasā gantukāmo hoti) ngài chỉ xác định vùng nào ngài nằm hay bước đi. Muốn có được đất cứng. Rồi ngay đó sẽ biến thành đất cứng theo y như ý muốn của ngài.
Sau khi đã giải thích như vậy, tác giả đã trích dẫn đoạn dưới đây trong kinh Pali.
“ Một tỳ khưu đạt được sức mạnh thần thông cùng với thuần thục tâm có thể ngồi xếp bằng đang khi di chuyển trên không giống như những con chim có cánh” Điều này có nghĩa là vị tỳ khưu này phải đạt đến Thiền chứng (samāpatti) dựa trên cơ sở là đất Kasina.Trước khi làm được như vậy ngài phải quyết tâm về không khí và thực hiện một dốc quyết bằng khả năng ý chí, Muốn điều đó biến thành đất, thình lình không khí biến thành đất và ngài có thể lưu lại trong đó với bất kỳ tư thế nào giống như những tư thế một người thường có khi ngồi trên đất cứng. Những đoạn viết bằng tiếng Pali như sau: Pakatiyā paṭhavīkasiṇasamāpattiyā lābhī hoti ākāsaṃ āvajitvā ñāṇema adhiṭṭhāli paṭhavī hotūti, paṭhavī hoti, so ākāse antalikkhe cahikamatipi tiṭṭhatipi nisīdatipi seyyampi kappenti evameva so iddhimā cetavasippatto ākāse antalikkhe cañkamati .v.v..ṣeyyampi kappeti... – (trích trong Thí Dụ Kinh (Apādāna) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) 31/594)
Từ những đoạn kể trên, một điều rất rõ ràng là: để thực hiện được phép lạ (thần thông) này một vị tỳ khưu phải đạt được thành công trong đề tài thiền này có nghĩa là Kasiṇa đất. Ngài phải thực hiện điều này cho tới khi ngài đã cảm nghiệm được đầy đủ trong đó đi đôi với với khả năng thuần thục trong việc nhập thiền và thoát ra khỏi thiền và nhiều điều khác nữa. Điều này muốn ám chỉ năm Vasi hay là thuần thục. Có nghĩa là Cetovasippatto. Tuy nhiên, trước khi làm được vậy, ngài phải đạt được khả năng bay bổng lên không. Khả năng này không được mô tả ở đây đã thực hiện được bằng cách nào. Rất có thể đây là điều thất bại vì như đã nói ở trên trong một số nơi khác như là chính những lời của Đức Phật khi ngài giải thích cho Trưởng Lão Ānanda trước đó: để làm thế nào ngài đã có thể chuyển thân xác của ngài sang cõi thiên đàng Phạm Thiên. Điều này được thực hiện bằng cách gọi là Sukhasañña và Lahusañña có nghĩa là tưởnghạnh phúc và tưởng nhẹ nhàng.
Không có ví dụ nào được trích dẫn trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cho thấy ai thường thực hiện được điều này và trong không gian và thời gian như thế nào. Để thực hiện được những bài tường thuật hoàn hảo tôi chỉ còn biết cung cấp cho quí vị câu chuyện trích trong Bài Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) sau đây:
Đức Phật đi trên không
Câu chuyện này là một trích đoạn trong phép song thông (Yamakapāṭihāriya) (tức là một người hiện diện ở hai nơi cùng một lúc.) Đoạn văn Pali như sau: Satthā ākāse ratanacañkamanaṃ, māpesi: Đức Thế Tôn đã tác tạo Chánh Đạo (lối thánh) để hành thiền bách bộ trên không. (Trích trong Phật Phẩm (Buddhavagga) Pháp Cú Kinh (Dhammapada).
Vẫn còn một đoạn Pali khác nữa như sau: Idaṃ pana pāṭhātriyaṃ satthā tasmiṃ cañkame cañkamitvā akāsi.
Đoạn trên khẳng định rõ Đức Phật đã thực hiện ‘Kinh Hành” (Cahkamana) nghĩa là di chuyển qua lại trên không. Trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đã đưa ra nhiều chi tiết rất tỷ mỉ. Nhưng vào lúc này, tác giả muốn trích dẫn những gì đã được mô tả trong cuốn sách có tựa đề là ‘Paṭhamasambodhikathā do vị đại giáo chủ Thái Lan là Somdet Kromphra Paramānujjitajinorasa (viết bằng tiếng Thái với một văn phong hoành tráng) như sau:
“Với mục tiêu nhằm chứng minh khả năng thần kỳ làm phương tiện qua đó mà khuất phục những kẻ đi theo dị giáo ngạo mạn, thông qua khả năng thần thông Đức Phật đã tạo một chánh đạo (lối thánh) để hành chánh thiền, suốt chiều dài con đường đó con người ta không thể nhìn thấy hết. Với những ngọn núi cao như có trụ cột nâng đỡ và những tinh tú trong vũ trụ đó như đang chiếu sáng vòm trời rực rỡ. Mặt trăng, mặt trời trong toàn cõi khoảng không đó đã toả sáng khắp nơi, trong khi đó chánh đạo hành thiền chỉ tựa như những hạt cát vàng long lanh.
Đức Thế Tôn sau đó đã nhập tứ thiền , nhờ sức mạnh thần thông ngài đã bay bổng lên không trung, tiến hành di chuyển qua lại trên chánh đạo hành thiền thánh ngài đã vạch ra, sở dĩ ngài làm được như vậy là do bởi ngài đã đạt đến Paṭhavīkasiṇa (có nghĩa là địa kasiṇa) tiếp theo ngài đã tạo ra hóa thân (replica) tức mô hình sao chép chính bản thân ngài để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Một dịp kia Đức Phật đang hành thiền đi bộ qua lại. Trong khi đó hóa thân (replica) của ngài lại đang nằm yên. Lại một dịp khác nữa Đức Phật đã hỏi thần thân của mình nhiều điều, và đã nhận được nhiều câu trả lời quí báu. Sau đó ngài dang cánh tay ra để đụng tới mặt trời và mặt trăng, trong khi đó hóa thân lại đang thuyết pháp.
Sau khi đã thực hiên từng đó phép lạ (thần thông) bằng nhiều cách khác nhau, Đức Phật muốn thể hiện đến tột đỉnh Phép song thông đó (hiện diện ở hai nơi cùng một lúc.), một điều độc nhất vô nhị ngài đã làm được, vì không có mặt tại thị trấn nơi có một số đồ đệ của ngài đang có mặt. Với dụng trong tm, ngài nhập thiền chứng(samāpatti) dựa trên kasiṇa nước (tvn?). Sau đó ngài thoát thiền rồi lại nhập thiền chứng(samāpatti) dựa trên kasina lửa. Tức thì có một tia nước kèm theo với một tia lửa phun ra ngay trên đầu ngài. Một khoảng thời gian sau đó từ thân xác ngài toát ra nhiều tia lửa ở phía đàng trước, đồng thời nhiều tia cũng chảy ra ở phía sau lưng. Sau ít phút hiện tượng này lại thể hiện ngược lại với lửa toát ra ở sau lưng còn nước phun ra ở phía trước v.v…
Sau khi Đức Thế Tôn đã thực hiện Phép song thông đó bằng nhiều cách ngài đã từ trời xuống ngồi trên ngai vàng cao khoảng một do tuần (Yojana). Ngai vàng tối cao đó ngự ngay trên đỉnh ngọn cây xoài của một người tên là Gaṇḍāma. Ngay chính giữa một đám đông người từ khắp tứ phương thiên hạ qui tụ lại và cùng tiến về một hướng kéo dài trên một quãng đường tới bốn mươi hai do tuần (Yojana). Lúc này Đức Thế Tôn ngồi trên ngai mặt hướng về phía đông, đang khi đó bằng tm nhãn ngài đăm chiêu dõi theo mọi khả năng giác ngộ của chúng sanh nơi cõi trần gian lẫn cõi thiên cung. Ngài thực hiện điều này trước khi chọn lấy bài thuyết pháp tích hợp nhằm đáp ứng mọi xu hướng của mọi chúng sanh đang có mặt tại đó. Người ta kể lại rằng sau bài thuyết pháp đó nhiều chúng sanh đã lắng nghe bài đó đã chứng thánh Đạo và đạt Chánh Quả con số lên đến bốn mươi bốn Koti[1]vào thời điểm đó. Nhưng có sáu thiền sư theo tà đạo (họ đã chủ trương những tà kiến hết sức độc hại) cùng với đoàn tuỳ tùng đã vô cùng khiếp sợ do sức mạnh của Đức Thế Tôn đã tỏ ra. giống như một đoàn nai đông đảo chúng đã hoảng sợ và trốn chạy trước chúa tể rừng xanh. tức là con sư tử, đang đứng hiên ngang dõi nhìn theo chúng trên đỉnh vách đá.
Đoạn văn trên do cố Trưởng Lão Krom Phra Paramānujitajinorasa biên soạn là một trong những tác phẩm giá trị thuộc loại này. Trước thời gian cố Trưởng Lão Somedej Kromphrraya Vajirañāṇavarosa, tác phẩm này được coi như là một cuốn sách ‘Tiểu sử Đức Phật‘ thuộc loại có uy tín và được sử dụng rộng rãi làm đề tài cho nhiều bài thuyết pháp dành cho dân chúng Thái khắp đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua dân chúng lại có khuynh hướng không tin vào các bài tường thuật về các Thần Túc Thông được kể lại trong cuốn sách đó. Biết được sự kiện này ngài cố Trưởng lão Vajirañāṇvarasa lại bắt đầu viết một cuốn khác về cuộc đời Đức Phật, trong cuốn sách này các chi tiết viết về phép lạ (thần thông) được loại bỏ hầu hết. Tác phẩm của ngài được coi như là một trong số những tác phẩm viết về các bài tường thuật lịch sử để khớp với khuynh hướng và sự lựa chọn của chúng sanh hiện đại. Tác phẩm mới này được gọi là “Cuộc đời Đức Phật” gồm ba cuốn và được dùng như là một cuốn sách tham khảo từ đó cho hiện nay. [2]
Thực vậy, những bài tường thuật liên quan đến Thần Túc Thông được kể lại trong tác phẩm được để cập đến ở trên là “Paṭhamasambodhikathā’ không phải do tác giả đáng kính bịa đặt một cách tuỳ tiện đâu. Chúng được trích và rút ra từ Kinh Pali. Tuy nhiên vấn đề là ngài đã không đề cập đến những nguồn tham khảo đó, vì vào thời điểm đó không cần thiết phải làm như vậy. Những phần cơ bản của các bài tường thuật về Phép song thông (tức phép lạ (thần thông) một người có thể hiện diện ở hai nơi cùng một lúc) được mô tả ở trên rõ ràng đã được rút ra từ tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada), tuy nhiên, các phép lạ (thần thông) còn lại thì chưa chắc chắn được trích từ nguồn nào. Chỉ có điều chắc chắn là ngài không bịa ra những câu chuyện như vậy.
Yamakapaṭithāriya tức là Phép song thông có thể đọc thấy trong tác phẩm Vô Ngại Giải Đ ạo (Paṭisambhidāmagga) thuộcTiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) (cuốn 31 trang 182-184) trích trong Kinh Pali. Chính vì thế không nên nghi ngờ một cách ngây thơ là những phép lạ (thần thông) đó do các nhà Chú Giải biên soạn sau này. Nhưng cũng cần lưu ý là Kinh Pali chỉ khẳng định Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần thông) đó và bằng cách nào ngài đã thực hiện được như vậy. Không còn những bản tường trình chi tiết nào khác tỷ dụ như việc Đức Phật đã biến một hạt soài ngay tức khác tăng trưởng thành một cây to lớn mang trái sum suê. Những bài tường thuật giống như bài giảng của Đức Phật cho mẹ ngài nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) đã được các nhà Chú Giải biên soạn sau này. Có điều còn tuỳ vào phán đoán của các vị học giả để đưa ra phán quyết cho là những câu chuyện trên rất có thể đã không xảy ra hay không chắc có thực và rất có thể các câu chuyện đó được các vị Chú Giải thêm vào sau này. Nhưng chối bỏ cách dứt khoát sự thật này hay khả năng có thực đối với phép song thông do Đức Phật thực hiện có thể là một kết luận vội và nguy hiểm, một phán đoán hấp tấp và có thành kiến hoàn toàn không thích hợp đối với các Phật tử, chúng ta nên thận trọng trước tâm vẫn còn giới hạn của mình và như vậy để khỏi rơi vào những thành kiến quá hẹp hòi.
Một sự kiện khác nữa cũng được đề cập đến trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/233) liên quan đến việc một vị tỳ khưu đã bay bổng lên trời., ngài còn muốn ngồi xếp bằng mà đi tới đi lui trên không giống như chim bay vậy. Người ta kể lại rằng hình như đây là một dấu hiệu cho thấy vị tỳ khưu cũng phải có được khả năng nhìn thấy những gì vô hình, có nghĩa ngài có Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu). Lý do là ngài gặp phải hai loại trở ngại trên đường, trở ngại đầu tiên là những cản trở rất tự nhiên như cây cối và rừng núi, trong khi đó lý do thứ hai là những cản trở được tạo ra do những thế lực vô hình nổi lòng ghen tức, như là long vương (Nāga) và Thần Điểu (Garuda). Với khả năng nhìn suốt những điều vô hình (Thiên Nhãn Thông) ngài có thể khám phá ra những trở ngại đó đúng lúc và những khả năng nhập thiền Jhana rồi quyết tâm vô hiệu hoá những cản trở đó để không thể cản trở ngài trên bước đường tiến tới. Một lợi ích phụ nữa từ khả năng thiên nhãn thông đó khiến ngài dễ dàng đáp xuống, khiến cho ngài có khả năng tìm thấy nơi đáp xuống an toàn từ nời ngài ngồi trên không.
9. Candimasuriyaparāmāsana Pāṭihāriya (Đụng chạm tới được mặt trăng và mặt trời)
Đoạn văn Pali viết như sau: Imepi candimasuriye evaṃ mahiddhike evaṃ mahañnubhañve pañṇninañ parañmassati parimajjati.’
“Một vị tỳ khưu đạt được khả năng này có thể cảm nhận và đụng tới mặt trời và mặt trăng, là hai thế lực to lớn và hùng mạnh.”
Điều cho là mặt trời và mặt trăng là hai vật to lớn và dũng mãnh, theo lời giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cho là hai vật thể này có khả năng di chuyển ngay phía trên mặt đất, cả hai đều có khối lượng lớn khoảng 42.000 do tuần (Yojana) và chúng có thể soi sáng ba châu lục cùng một lúc.
Từ “Parāmasati’ có nghĩa là ‘đụng tới’ ngụ ý muốn nói sự thể là một chư vị tỳ khưu tầm cỡ như vậy có thể đụng tới một phần mặt trời và mặt trăng, ngược lại từ ‘Parimajjati’ có nghĩa là cảm thấy hay là vuốt ve mặt trời và mặt trăng bằng tay giống hệt như một người sờ vào đụng vào mắt của mình vậy.
Một thông tin khác nữa cho là thành quả đối với chư vị tỳ khưu không cần thiết phải ước ao thực hiện phép lạ (thần thông) này để có thể đạt đến thành công ở bất kỳ thiền chỉ Kasiṇa nào. Chỉ có một yêu cầu duy nhất đó là chư vị tỳ khưu đó phải hoàn tất được tình trạng thiền Jhana cần được áp dụng như là cơ sở để thực hiện một phép lạ (thần thông). Để xác minh được điểm này, có một trích đoạn từ Kinh Pali (Paṭisamabhidāmagga trong Trung bộ Kinh Pa. 31/594) như Trưởng lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) giải thích như sau:
“Một vị tỳ khưu đạt dược khả năng thuần thục tâm (Cetovasi) cho dù có ở tư thế ngồi hay nằm mà muốn đụng tới mặt trăng hay mặt trời, chư vị đó chỉ cần hướng chú ý tới mặt trăng hay mặt trời, ngay lúc đó ngài quyết tâm thông qua sức mạnh trí ñāṇa, thì tức khắc mặt trời và mặt trăng đều nằm trong khả năng tầm với của chư vị đó. Kết quả xảy ra là ngài sẽ thực hiện được ước muốn của ngài y hệt như những người bình thường không có được sức mạnh thần thông đó, lại có thể dùng bàn tay của mình mà đụng tới hay là vuốt nhẹ bất kỳ điều gì.”
Đó là lời giải thích của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) trong kinh Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) trích trong kinh Pali, có nghĩa là vị tỳ khưu không cần phải vượt qua một khoảng không để có thể đụng tay vào hay cảm thấy được hoặc vuốt ve mặt trăng hay mặt trời đang bay trong quĩ đạo trong không gian. Nói cách khác, đây không phải là ngón điêu luyện của Nhà Vua Khỉ có tên là Hanumāna trong một thiên sử ca mang tên Rāmāyana, trong đó nhà vua khỉ đã lao vào không gian và nắm lấy chiếc xe của một vị thần mặt trời không cho cả chiếc xe và vị thần thắp sáng lên hành tinh trái đất vào đúng giờ bình minh. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là vị tỳ khưu đó đã có ý chí mạnh mẽ và quyết tâm cao không thể kéo dài cánh tay của mình ra trên không gian để có thể đụng tới hay vuốt ve hai thiên thể đang bay trong quỹ đạo. Rất có thể những người khác có thể nhìn thấy ngài đụng tới mặt trời và mặt trăng, điều này lại do quyết tâm của ngài đưa tới hay đề nghị họ nhìn thấy như vậy. Nhưng một điều không thể xảy ra đó là một thiên thể có thể rời khỏi quỹ đạo đến nằm gọn trong tay họ.
Nhưng quan điểm của vị Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tức tỳ khưu (Phra) Buddhaghosa lại không giới hạn khả năng vào điều Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) mô tả. Ngài khẳng định rõ ràng là tỳ khưu thực hiện được phép lạ (thần thông) này khi ngài giương cánh tay ra để đụng tới mặt trời và mặt trăng, nói cách khác, ngài đã giữ nguyên ý nghĩa của đoạn văn theo nghĩa đen một cách nghiêm túc. Quan điểm của ngài được diễn tả trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/235) như sau:
“Một vị tỳ khưu đạt được sức mạnh thần thông đó có khả năng bay bổng lên để đụng tới và vuốt ve cả mặt trăng cùng với mặt trời bằng chính bàn tay của mình, bằng chính bàn tay của mình đang khi ngài ở trên mặt đất này. Trong trường hợp này mặt trời và mặt trăng sẽ giống như một trái thốt nốt rớt khỏi cây xuống ngay trên tay vị tỳ khưu đó. Đây là đoạn văn viết bằng tiếng Pali dành cho những ai muốn có được xác minh chắc chắn như sau:
Svāyam yadi icchati gantvañ parāituṃ gantvā, paramasati yadi pana idheva nisinnako vañ nipannako vā parāmasitukamo hoti hatthapāse hotūti adhiṭṭhāti. Adhiṭṭhānabalena vaṇaṭā muttālaphalaṃ viya āgantvā hatthapāse ṭhite vā parāmasati hatthaṃ vā vaḍḍhetvā.
Như bình thường, ngay cả với sự chấp nhận khả năng có được ngón điêu luyện như vậy, thì vẫn nổi lên câu hỏi sâu sắc xuất phát từ mối nghi ngờ chân chính như sau:
‘Liệu vị tỳ khưu, đang khi ngồi hay nằm tại đó có thể kéo dài tay mình ra cho đến lúc có thể chạm tới được được mặt trời hay mặt trăng nhưng thân xác của vị tỳ khưu đó vẫn có dáng vẻ bình thường? Hay vị tỳ khưu đó có thể biến thân mình đạt đến một kích thước khổng lồ theo tỷ lệ với cánh tay để có thể vươn ra tới không gian như vậy sao?
Hình như đối với vị Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thì thân xác phải tỷ lệ với cánh tay. Điều này có nghĩa là thân xác phải có một kích thước khổng lồ. Nếu trường hợp này xảy ra, chắc chắn thân xác phải có một hình dáng to lớn khủng khiếp -- khủng khiếp đến nỗi đối với chúng ta khó lòng có thể tưởng tượng ra nó to lớn và vĩ đại đến mức độ nào. Tuy nhiên, tác giả đã trích dẫn những từ của vị Trưởng Lão Tipiṭakacūlanāga, [3] người nói: “Kính thưa chư huynh, tại sao thân xác này đôi khi trở thành bé nhỏ hơn và lúc khác lại trở nên to lớn hơn rất nhiều lần như vậy? Bất kỳ lúc nào vị tỳ khưu cũng có thể chui qua lỗ khoá cánh cửa để ra ngoài, thì thân xác đó phải trở nên nhỏ bé hơn bình thường rất nhiều. Ngược lại, bất kỳ lúc nào ngài muốn thân xác đó trở nên lớn hơn, thì chắc hẳn thân xác đó phải lớn được như vậy. Đây chính là trường hợp Trưởng Lão Moggallāna đã quyết định qua phép thần thông của mình trở nên thật là vĩ đại để chiến đấu tay đôi với long vương tên là Nandopananda.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:21 am

Trưởng lão Moggallāna trong trận chiến tay đôi đầy dũng mãnh chống lại Long vương Nandopananda.
Một lần kia có một người giàu có tên là Anāthapiṇḍika, sau khi đã nghe bài giảng thuyết của Đức Phật liền mời ngài đến dùng bữa tại nhà ông, nói rằng, “Thưa Đức Thế Tôn, mong rằng ngài cùng với năm trăm chư vị tỳ khưu đến dùng bữa tại nhà tôi vào ngày mai.” Đức Phật nhận lời mời của ông bằng cách giữ im lặng. Trước bình minh ngày hôm sau Đức Thế Tôn đã dùng Thiên Nhãn quan sát toàn vũ trụ để xem có người nào xuất hiện trên mạng lưới thần thông của ngài hay không.- Để thấy chắc rằng người đó đã đủ trưởng thành và như vậy sẵn sàng nhận lời giáo huấn của ngài, tức thì ngài nhìn thấy long vương tên là Nandopananda xuất hiện trước mắt Phật, và ngài cũng biết được long vương đó đang ấp ủ tà kiến, như vậy đã chẳng đặt niềm tin nơi Tam Bảo, khi ngài nhìn tiếp xem ai sẽ là người đầu tiên có thể thuyết phục được nhà vua từ bỏ niềm tin sai lạc đố, Đức Phật thấy xuất hiện Trưởng Lão Moggallāna là người có thể đảm nhiệm được trọng trách đầy thách thức này.
Vào lúc bình minh sau khi đã tắm, Đức Phật liền điệu Trưởng Lão Ānanda, nói với ngài thông báo cho năm trăm tỳ khưu là họ sẽ đi cùng Đức Phật lên cõi thiên đàng.
Ngày hôm đó có rất nhiều long vương cũng nhập thành đoàn tuỳ tùng cùng với long vương Nandopananda đang sửa soạn chỗ cho một buổi lễ hội to sắp sửa diễn ra, đang khi đó chính nhà long vương Nandopananda ngồi trên ngai vàng cùng với phẩm phục lộng lẫy, cùng chiếc lọng màu trắng che trên đầu. Bao quanh là ba nhóm vũ nữ, đang chiêu đãi nhà vua với những tiết mục biểu diễn hấp dẫn. Chính vào lúc đó Đức Phật và năm trăm chư vị tỳ khưu đi theo ngài cũng đang di chuyển trên không, hướng về cõi thiên đàng Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Đương nhiên họ cố ý bay ngang qua vùng đó để cho long vương nhìn thấy. Vì Đức Phật biết rõ điều này sẽ đụng chạm tới niềm kiêu hãnh của long vương và như thế là khiến cho nhà long vương nổi giận đùng đùng.
Long vương nhìn thấy Đức Phật và đoàn tuỳ tùng của ngài và đã phát điên lên vì cảnh tượng đó và niềm tin sai lạc và ý tưởng xấu xa đã tràn ngập tâm long vương. Nhà vua nghĩ trong lòng, “Được rồi, tại sao những tên Sa môn đầu trọc này lại băng ngang qua trên đầu trẫm trên đường đi tới cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa)? Hình như họ muốn chứng tỏ sức mạnh của họ để chế ngự ta chăng? Được rồi kể từ nay trở đi ta sẽ không cho phép chúng rải bụi chân của bọn chúng xuống đầu ta nữa.” nói xong, long vương liền đứng dậy khỏi ngai vàng và tiến về phía núi Sineru. Tại đó nhà vua biến thành một long vương rất to và dài đến nỗi có thể quấn bảy vòng ngọn núi Sineru. Rồi sau đó trải chiếc mũ trùm đầu che phủ tầm nhìn lên cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa), tọa lạc ngay trên đỉnh ngọn núi đó. Như vậy long vương đã che khuất toàn bộ cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) trong bóng tối bằng chiếc mũ khổng lồ của mình, khiến cho cảnh tượng giống như rơi vào cõi đen tối thay vì là cõi ánh sáng như thường thấy ít giây phút trước đó.
Vào lúc này một vị tỳ khưu tên là Raṭṭhapāta đề nghị Đức Phật, nói rằng,”Ôi Đức Thế Tôn, con thường đứng ở đây và nhìn ngắm ngọn núi Sineru và những ngọn núi phong cảnh xung quanh, đồng thời cũng nhìn thấy cõi thiên đường Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa), ngay trên đỉnh núi. Bằng cách đó cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) được bao phủ bằng chiếc mũ khổng lồ, khiến cho nó biến thành một cõi đen tối thay vì cõi ánh sáng như đã thường thấy trước kia.
Ngay lúc đó có một vị tỳ khưu tên là Raṭṭhapāta hỏi Đức Phật nói rằng, “Ôi Đức Thế Tôn, trước kia con thường đứng đây và nhìn ngắm ngọn núi Sineru và các ngọn núi xung quanh đồng thời cũng nhìn thấy cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) cùng với những toà lâu đài xoắn ốc và cờ sí trên đỉnh núi. Tại sao lúc này, ôi Đúc Thế Tôn con chẳng còn nhìn thấy toàn bộ những thứ đó?
Đức Phật nói, “Rattathapala thân nến, đó là vì quyền phép của long vương Nandopananda đã nổi giận vì chúng ta hắn đã quấn quanh ngọn núi Sineru bảy vòng và che đỉnh núi với chiếc mũ của hắn. Chính vì thế chúng ta không thể nhìn thấy cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) nữa.
Biết được điều đó, Raṭṭhapāta liền xung phong chiến đấu với sức mạnh của Nandopananda. Nói rằng, “Ôi đức thế tôn, con muốn khuất phục tên long vương đó.” nhưng Đức Phật đã không cho phép Raṭṭhapāta thực hiện điều đó. Một vị tỳ khưu khác hình như là Trưởng Lão Bhaggiya và Rāhula cũng xung phong nhưng cũng giống vậy họ đều không được phép. Cuối cùng thì Trưởng Lão Moggallana đã được đề nghị thực hiện công việc này, ngay sau đó thì Đức Phật nói với ngài. “Ôi Moggallana, xin con hãy ra đi và khuất phục tên long vương đó.”
Được phép của Đức Phật Trưởng Lão Moggallāna biến thân xác của ngài thành một con rắn còn lớn hơn cả long vương. Ngài liền cuốn mười bốn vòng quanh thân xác của Nandopanada. Rồi trải chiếc mũ che luôn chiếc mũ của long vương. Sau đó Moggallana ép mạnh thân xác của ngài trên xác Nandopananda khiến cho không thể chịu nổi, sức ép đó liền phun ra khói độc làm cho Trưởng Lão bị ngộp. Nhưng Moggallana đã không mất bình tĩnh, liền vặn vẹo nói rằng, không chỉ có mình nhà ngươi có thể phun ra thứ khói độc đó. ta cũng có thể làm như thế.” Rồi ngài cũng phun ra khói độc để tấn công lại long vương. tuy nhiên kết quả thì khói của Trưởng Lão cũng làm ngột ngạt được long vương. nhưng không thể ngược lại được.
Nhìn thấy vậy, Nandopananda liền đáp trả bằng một chiến thuật khác. Lần này long vương khạc ra lửa, thay vì khói. Nhưng Trưởng Lão cũng đáp trả lại cùng như vậy, nói rằng, “Không chỉ lửa của nhà ngươi tạo ra được, ta cũng có thể làm vậy được.” Nói đoạn ngài liền phóng ra tia lửa nhỏ vào phép thần thông của ngài như lần trươc, kết quả là lửa của vị Trưởng Lão đã gây rối trầm trọng Nandopananda, nhưng không xảy ra điều ngược lại được.
Nhận thấy chiến thuật của mình không hiệu quả, Long vương liền giả đò tỏ thái độ hiền dịu, nói rằng, “Thưa ngài Trưởng Lão. Ngài là ai?” Trưởng Lão trả lời, “Ta là Moggallāna, ôi nhà vua.” Mong rằng Trưởng Lão hãy từ bỏ sức mạnh này và quay trở lại với đời sống tu trì đó. Nandopananda yêu cầu.
Nhưng Trưởng Lão, biết Nandopananda không chấp nhận thua, liền từ chối chấp nhận yêu cầu và thay đổi chiến thuật, và ngài trở lại hình dạng nguyên thuỷ của ngài như trước và chui vào lỗ tai bên trái của long vương, và chui ra khỏi lỗ tai bên kia. Rồi ngài lập đi lập lại qui trình, và ngài đã thực hiện nhiều lần như vậy chui vào tai bên phải rồi ra phía tai bên trái. Đến lúc có lần Long vương há miệng to thế là Trưởng Lão đã chui lọt vào miệng long vương và bước vào dạ dày của nó.
Đức Phật, chứng kiến những gì Trưởng Lão thực hiện, và đến đây ngài liền nhắc nhở Trưởng Lão, nói rằng, “Hãy chú ý, Ôi ngài Moggallāna, con rắn này có nhiều sức mạnh phi thường đó.”
Moggallāna liền nói từ trong dạ dày Long vương ra mà rằng. “Ôi Đức Thê Tôn, con đã luyện được Tứ Thần Túc (iddhipāda) và đang được tăng cường sức mạnh khiến chúng thành luân(được sử dụng ngay lập tức) tứ thần túc đã sẵn sàng trở thành một khí giới lợi hại. Có thể sử dụng được và luôn tuân thủ theo ý của con. Không chỉ có thể khuất phục được Nandopanand, nhưng ngay cả một trăm hay một ngàn chúng cũng không thể vượt qua nổi sức mạnh của con đâu”
Lúc này, Long vương sôi sục lên vì tức giận liền nghĩ kế để trả thù vị Trưởng Lão, hắn nghĩ trong bụng, “Được rồi, nhà người chui vào bụng ta đang lúc bất ngờ nên ta không biết, nhưng nếu nhà ngươi chui ra là lúc ta sẽ nghiền nát nhà người trong miệng ta cho đến chết.” Rồi Long vương nói với Trưởng Lão, “Xin ngài chui ra khỏi bụng tôi, và đừng làm tôi đau bằng cách dầy xéo trong bụng tôi như vậy nữa” Chỉ trong nháy mắt Trưởng Lão đã thoát ra khỏi bụng hắn và Long vương không hề hay biết gì. Nhìn thấy Trưởng Lão ra ngoài an toàn, long vương liền phun ra một luồng gió mạnh đủ để thổi bật bất kỳ ai trên đường đi. Nhưng Trưởng Lão biết trước được những gì sẽ xẩy cho ngài, liền rút vào nhập thiền Jhana trước ngọn gió dông bão được phun ra. Như trước đó ngài không hề bị mảy may ảnh hưởng, không chỉ một ngọn tóc của ngài bị xáo trộn.
Thất vọng vì sức mạnh của mình không tài nào đánh bại được Trưởng Lão, hắn liền bỏ trốn, quá kinh hãi bằng cách nào vị trưởng Lão được phú cho sức mạnh siêu phàm đến như vậy. Trưởng lão Moggallana nhìn thấy vậy liền biến thành một con chim ưng khổng lồ đuổi theo Long vương, đang khi chim ưng vỗ cánh liền tạo ra một cơn giông bão khủng khiếp. Lúc này Long vương rơi vào giai đoạn kết của cuộc chiến và biết rằng không còn cách nào chạy trốn nổi, Long vương liền lấy lại hình dạng một chàng thanh niên, và cầu khẩn trưởng lão, “Tôi xin chạy lại nương nhờ nơi ngài, Ôi Trưởng Lão.” Hắn quì gối dưới chân Trưởng Lão.
Biết Long vương đã thành khẩn chấp nhận thất bại. Trưởng Lão Moggallana nói với hắn, “Ôi Nanda, hãy lại đây, Đức Phật đã có mặt ở đây. Chúng ta hãy đến gặp ngài nào.
Lúc này, Long vương đã bị khuất phục và chấp nhận thất bại, liền theo Moggallāna đến gặp Đức Phật. Hắn ngồi vào một bên cạnh ngài vào đúng chỗ dành cho hắn, và nói, “Tôi đi đến nương nhờ Đức Thế Tôn” và rồi Đức Phật chào đón hắn nói rằng, “Mong rằng long vương được chúc hạnh phúc muôn đời.” Sau đó cùng với đoàn tuỳ tùng các vị tỳ khưu trở lại nhà người giàu có Anāthapiṇḍika.
Người giàu có hỏi tại sao ngài lại đến trễ hơn bình thường. Đức Phật trả lời rằng đã xảy ra một trận chiến giữa Trưởng Lão Moggallāna và Mãng Xà Vương Nandopanando. Được hỏi tiếp theo ai là người chiến thắng, Đức Phật nói, chính vị Trưởng Lão đã chiến thắng Long vương, Anāthapiṇḍika sau đó đã mời Đức Phật và năm trăm vị tỳ khưu tham dự một bữa tiệc tại nhà của ông trong bảy ngày liên tiếp. Đức Phật chấp nhận lời mời bằng cách im lặng.
Đây chính là những bài tường thuật liên quan đến Trưởng Lão Moggallāna chiến thắng được long vương Nandopananda do vị Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) kể lại (phần hai trang 235). Tuy nhiên, không thấy đề cập gì đến trong kinh Pali. Có lẽ cũng có ở đâu đó, nhưng tôi chưa tìm thấy được vào lúc này.
Ngoại trừ điều đã được kể trên, còn có nhiều lời giải thích liên quan đến phép lạ (thần thông) đụng tới và ve vãn mặt trời, mặt trăng bằng tay, đã được nói tới như là điều ảo giác hay thôi miên mà ra. Đây là một số câu chuyện liên quan đến như sau:
Phép lạ (thần thông) đụng tới mặt trời và mặt trăng và sờ vào được như là một loại ảo giác.
Một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông, có thể không chỉ giang tay ra đụng đến tận mặt trời và mặt trăng đang khi ngài còn ở trên mặt đất này, nhưng còn có thể biến chúng thành bệ ngôi cho ngài để chân lên. Ngoài ra, ngài còn có thể biến mặt trời mặt trăng trở thành ghế ngồi để ngài có thể ngồi trên đó, hay biến thành giường để nằm và tựa lưng để nâng lưng ngài vào lúc mỏi mệt.
Những đoạn văn dưới đây tiếp theo những giải thích của ngài Trưởng Lão tác giả mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Ngài cho biết tác dụng của những thần túc thông như dã được mô tả ở trên được thực hiện không phải chỉ trong tưởng tượng của người quan sát mà thôi, ngoài ra không còn bất kỳ nhân duyên bên ngoài nào có thể tạo ra nhưng thần túc thông đó cả, nói một cách chính xác, chỉ mang tính ảo giác mà thôi. (đến đây tôi phải nói thêm một trường hợp trùng hợp với điều này có thể thấy trong trường hợp Đức Phật tạo ra cho Ni cô Rūpanandā một gương mặt người con gái trẻ rất đẹp đang quạt cho ngài khi ngài thuyết pháp. Chỉ có mình Rūpanandā được chứng kiến điều này diễn ra, gương mặt được tạo ra đó tự nhiên trở nên già cả và già đến nỗi nàng ngã ra chết ngay tại nơi đó. Rồi trở thành một thân xác trương phình lên. Toàn bộ các hiện tượng này chỉ được tạo ra cho chính Ni cô Rūpanandā xem thấy mà thôi, không có người nào thấy được cả). Trưởng Lão tác giả, với giọng đầy quả quyết xác nhận trong tuyên bố ngài đưa ra giải thích về hậu quả đang lúc phép lạ (thần thông) đó được thực hịên. Cho dù chỉ có một tỳ khưu hay nhiều hơn thế thì quĩ đạo của mặt trăng và mặt trời, kèm theo với việc chiếu sáng cho trái đất vẫn không hề bị xáo trộn. Điều này giống như trong một ngàn chiếc bình đựng nước ta có thể nhìn thấy sự phản chiếu của mặt trời mặt trăng, mà những người khờ có thể coi như mặt trời mặt trăng rơi vào trong bình đó. Nhưng thực chất không có gì xáo trộn, không có bất kỳ thiên thể nào trong đó cả. Chính vì thế, chúng ta cũng có thể kỳ vọng phép lạ (thần thông) của vị tỳ khưu có thể giang tay ra đụng tới mặt trăng và mặt trời hay có thể biến cả hai thiên thể đó đến tay ngài đang khi ngài còn ở trên cõi mặt đất này vẫn có thể thực hiện được cơ mà.
Vì đoạn văn giải thích trên đây có thể mang nhiều ý nghĩa cho tất cả những ai ấp ủ trong lòng mối nghi ngờ cố hữu. Tôi xin được trích dưới đây những giải thích đó trong bản văn Pali như sau:
“So evaṃ katvā na kevalaṃ condimasurriye parāmasatiṢace icchati pādākaṭṭhalikāṃ katvā pāde thapeti. Pithaṃ katvā nisīdati. Mañcam katvā nipajjāti. Apasenaphalakaṃ katvā apassayati. Yathā ca eko evaṃ aparopi. Anekesupi hi bhikkhusatasahassesu evam karonto teasñco ekamekassa tatheva ijjhati candimassuriyānañca gamanampi ālokakaraṇampi tathave hoti. Yathā hi cāṇisahanssesu udakapūresu sabbacāṭīsu candamaṇḍalāni dissanti pakatimeva candassa gamanampi ālokakaraṇañca hoti tathūpamanetaṃ pāṭithāriyaṃ. (Trích từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/240)
Đoạn văn Pali trên tuy chỉ được dịch thoáng nghĩa để giúp cho những ai chưa quen với văn phong và thành ngữ Pali có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của bản văn mà thôi. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là ý nghĩa Trưởng Lão tác giả muốn diễn đạt vẫn không bị thay đổi. Những ai hiểu được tiếng Pali có thể kiểm tra sự chính xác từ đoạn văn Pali nêu trên.
10. Kāyena Vasavattana Pāṭihāriya - (Phép lạ - thần thông - lên cõi Phạm Thiên bằng thân xác thô thiển hay bằng thân xác cõi trời)
Đây là đoạn văn ghi lại chính lời Đức Phật liên quan đến phép lạ (thần thông) này.
“Yāva Brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteti.”
Một vị tỳ khưu đạt được sức mạnh thần thông có thể nhập cõi Phạm thiên với chính thân xác phàm (thô thiển) của mình.
Ý nghĩa này được ám những lời Đức Phật có thể được xác định, theo Trưởng Lão Sārīputta giải thích trong Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidamagga (31/594) như sau:
Một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông và Cetovasi, có nghĩa là sức mạnh thiền thục tâm có thể khiến những nơi xa xôi trở thành gần lại. Ngài cũng có thể đảo ngược lại qui trình đó, khiến cho những chỗ gần có thể biến ra xa theo ý muốn. Điều này kể cả khả năng biến một vật trở nên nhiều và biến nhiều vật trở thành ít hay ngược lại. Ngoài ra, ngài còn có thể thông qua phép nhãn thông và phép nhĩ thông để nhìn thấy chúng sanh nơi cõi Phạm Thiên và nghe được cả tiếng nói của họ nữa, ngay cả tư tưởng của người đó ngài cũng đọc được bằng phép “tha tâm thông” có nghĩa là đọc được tư tưởng của người khác đang suy nghĩ.
Lúc này, bất kỳ ai muốn đi vào cõi Phạm Thiên, qua thân xác hữu hình của mình. Người đó chỉ cần hướng tâm trí đến bản chất thân xác (Kāyavasena cittaṃ pariṇāmeti) thực hiện quyết tâm để hòa trộn tâm vào với bản chất của thân xác (kāyavasena cittaṃ adhiṭṭhāti). Rồi trú vào lạc tưởng (Sukhasañña) và nơi tinh thần phấn chấn (Lahusañña). Rồi đi vào cõi Phạm Thiên thông qua thân xác siêu hình của mình.
(Nhập cõi Phạm Thiên theo cách thức vừa kể trên) Chư vị Tỳ khưu sẽ tạo ra cho mình Ý Sinh thân (mind-made-form) có nghĩa là thân xác không thể nhìn thấy được, hay còn gọi là thân xác siêu hình thân xác này hoàn toàn giống như thân xác hữu hình, cũng gồm có tứ chi và các cơ quan (như chân, tay, dùi….) cùng với các giác quan được vận hành nghiêm chỉnh (có nghĩa là mắt, tai v.v… những giác quan này đều hoạt động chứ không bất động hay không có sự sống (không chậm chạp) thân xác vô hình này lúc nào cũng có thể xuất hiện ngay trước chúng sanh nơi cõi Phạm Thiên. Nếu chư vị tỳ khưu trên cõi đời này đang thực hiện hành thiền bách bộ. Hay hóa thân (replica) của tỳ khưu cũng vẫn thực hiện được y hệt những gì trên cõi Phạm Thiên. Điều này cũng tương tự như vậy đối với các điệu bộ khác nơi cử điệu của thân xác cho dù là người đó đang ở tư thế đứng hay trong tư thế nằm. Ngay cả trong các hành động khác với các tư thế thân xác cũng hoàn toàn ăn khớp với nhau. Thí dụ như khi tỳ khưu phun ra khói hay lửa hoặc thuyết pháp hay hỏi và thưa bất kỳ câu hỏi nào thì “cả hai” thân xác của ngài đều thực hiện cùng một hành động như vậy ở cả hai nơi khác nhau. Trong trường hợp tỳ khưu đang đứng thuyết pháp cho chúng sanh nơi cõi trần gian này, thì tại cõi Phạm Thiên tỳ khưu cũng làm được y như vậy. Như vậy “cả hai” thân xác và hóa thân cùng có những hành vi y hệt như nhau, tuy ở hai cõi khác nhau. Đây là những ví dụ cho thấy bằng cách nào cả hai thân xác (Hóa thân) ở hai nơi có liên quan với nhau.
Những đoạn văn ở trên do trưởng lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) trích trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga), Thí Dụ Kinh (Apadāna) – 31/594), đều là những lời dạy của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta). Tuy nhiên có một điểm thật khó hiểu. Đó là đoạn cuối cùng khẳng định rằng trong trường hợp tỳ khưu đứng nói với chúng sanh nơi cõi Phạm Thiên. Hóa thân của ngài ở dưới thế cũng sẽ thực hiện cùng một việc như thế, có nghĩa là ngài sẽ nói với các chúng sanh khác cũng ở trên cõi đời này. Đoạn văn Pali viết như sau: Sace so iddhimā tena brahmunā saddhiṃ santiṭṭhati sallapati sākacchaṃ samāpajjati, minnmitopi thattha tena brahamunā saddhiṃ satiṭṭhati sallapati sākacchaṃ samājjati yaṃ yadeva hi so iddhimā karoti taṃ tadeva nimmito karoti.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:21 am

Ở điểm này có thể tạo ra nghi ngờ chính là lời tuyên bố về hậu quả cho rằng vị tỳ khưu đó, đang khi còn sống trên cõi đời này, lại có thể đứng trước chúng sanh Phạm Thiên và đàm đạo được với họ. Rất có thể là Đấng Phạm Thiên không những có thể đàm đạo với cùng một nhân vật cả ở trên cõi đời này lẫn ở trên cõi Phạm Thiên nữa. Liệu có nhất thiết chỉ là Chúng sanh duy nhất hay cần phải tạo ra một thân khác để xuất hiện trước chúng sanh Phạm Thiên? [4] Điều rất tiếc là không có lời giải thích nào khả dĩ được thực hiện để làm sáng tỏ điểm này. Chính vì thế mà câu hỏi vẫn bỏ ngỏ chưa có kết luận dứt khoát xem đấng Phạm Thiên có đàm đạo với chính là chúng sanh đó hay chỉ là một “Bản Sao” của nhân vật đó mà thôi. Hay có thể chỉ là một ví dụ điển hình cho thấy khung cảnh đó đã phải được “sao chụp lại” có thể nói như vậy, và chỉ là bản sao của bất kỳ sự kiện nào đã diễn ra trên cõi đời này.
Việc mô tả trên cũng đáng quan tâm. Hình như đã đả động đến khái niệm nhập thể Phạm Thiên Thuyết (Brahmanism of Incarnation): chúng sanh siêu nhiên mặc lấy hình dáng con người, không bị giới hạn ở bất kỳ số lượng nào. Chính vì thế mà chúng sanh siêu nhiên khi tái đầu thai nơi thân xác con người có thể khoác lấy cả thân xác hữu hình, hay thân thể cõi trời cũng vẫn được như thường. Rất có thể cả trăm hay cả ngàn thân xác không chừng. cũng chẳng ảnh hưởng gì đến thân xác siêu nhiên đó. Thân xác siêu nhiên đó luôn cư trú tại cõi thần tiên. Đây là một kiểu song hành, nhưng nhất thiết không phải một thân xác tương đương. Ta tìm thấy trong Phật giáo có trường hợp Hoà Thượng A-la-hán Cūlapanthaka. Như đã được nhắc đến ở tập một phần một. Trong trường hợp này, Ý Sinh Thân của trưởng lão lệ thuộc hoàn toàn vào “bản sao” của ngài trên cõi đời này. Điều này khác với trường hợp Avatāra hay là nhập thể siêu nhiên thuộc Phạm Thiên thuyết.- lại phải lệ thuộc vào thân xác vô hình, thần tiên thuộc cõi thần tiên hay cõi Phạm Thiên. Trong trường hợp Cūlapanthaka, các Ý Sinh Thân được tác thành để hiện hữu tạm thời mà thôi. Như vậy, theo quan điểm Phật giáo sau khi Đức Phật Tương Lai đã tái sanh trên cõi đời này làm con trai hoàng hậu Māyā, thì sẽ không còn “bản sao chép” của ngài trên cõi Phạm Thiên (hay thiên đàng) nữa. Chính vì thế đây là điều căn bản, là điểm khác cơ bản giữa Phật giáo và Phạm Thiên Thuyết (Brahmanism). Rất có thể có hai khía cạnh tồn tại một vài điểm giống nhau. Tuy nhiên vẫn luôn có sự khác biệt căn bản rõ ràng như một biên độ vĩnh viễn nêu trên.
Bằng cách nào có thể biến một nơi xa thành gần Và một nơi gần lại biến thành xa
Theo Trưởng Lão Buddhaghosa, một vị tỳ khưu đạt được các khả năng thần thông có thể nhập thiền Jhana, đây chính là bàn đạp để thực hiện mọi phép lạ (thần thông). Rồi ngài phải xác định cõi Thiên Đàng hay cõi Phạm Thiên, rồi quyết tâm để cho điều đó biến thành gần. Sau khi thực hiện được điều này, ngài phải ngay lập tức trú thiền Jhana trở lại, rồi lại thực hiện quyết tâm thông qua sức mạnh trí (ñāṇa) ước mong được đến gần hơn và những gì ngài muốn tức khắc sẽ xuất hiện.
Một ví dụ đã được nêu ở trên trong trường hợp Đức Phật thực hiện Phép song thông. Trước khi tiến hành điều đó, ngài đã nhập vào cõi Thiên Đàng thông qua quyết tâm của ngài, mong muốn hai rặng núi Yugandhara và Sineru tiến lại gần ngài. Rồi khi ngài vẫn còn đứng đó. Ngài đã đặt chân lên đỉnh núi Yugandhara còn chân kia lại đặt lên đỉnh núi Sineru.
Ví dụ thứ hai là trường hợp Trưởng lão Moggallāna khi còn lưu lại thành phố Sāvatthī, ngài tỏ lòng ước muốn được đưa đến với đám đông những người từ Sāvatthī đến thị trấn Saṇkassa, cách xa khoảng độ ba mươi do tuần (Yojana). Ngài cũng đã thực hiện phép thần thông, rút ngắn khoảng cách giữa hai nơi lại như Đức Phật đã làm.
Trường hợp thứ ba được kể về Trưởng Lão tên là Culasambudda người Sri Lanka. Người đã di chuyển bảy trăm tỳ kheo để có thể cung cấp của bố thí cho họ tại thị trấn tên là Pāṭalipuitta tại Ấn Độ, nghĩa là về phía bên kia bờ Đại Dương chia cách hai quốc gia. Tuy nhiên Thị trấn Pāṭalipuitta lại toạ lạc trên một hòn đảo, chứ không nằm trong đất liền. Ấy vậy mà ngài có thể chuyên đám người đông đảo đến như vậy chỉ trong vòng một thời gian ngắn đến địa điểm ấn định.
Xét khía cạnh ngược lại, có nghĩa là biến nơi gần lại trải dài ra và trở thành một nơi rất xa, một ví dụ được Đức Phật thực hiện trong đoạn giai thoại ngài bước đi một cách bình thường trước tên cướp dây chuyền Nagulimāla khiến cho tên cướp phải chạy thụt hơi, vẫn không thể chạy theo kịp Ngài.
Giải thích việc chiêm ngưỡng một chúng sanh Phạm Thiên bằng Thiên Nhãn Thông
Ở đây được giải thích về hậu quả cho là vị tỳ khưu đạt được phép thần thông như vậy, đang khi còn ở trên cõi đời này, có khả năng trú vào Thiền Jhana dựa trên sự trống rỗng có nghĩa là không gian kasiṇa. Rồi vị này sẽ có khả năng nhìn thấy hình dạng của một vị Phạm Thiên nơi cõi Phạm thiên, rồi nghe được bất kỳ điều gì vị Phạm Thiên đó nói, và cuối cùng biết được bất kỳ điều gì vị Phạm Thiên này suy nghĩ.
Giải thích về việc hướng tâm tới bản chất tự nhiên của thân xác
Câu ‘hướng tâm tới bản chất của thân xác ” được dịch từ câu tiếng Pali sau Kāyavasena cittaṃ pariṇāmeti’. được giải thích là việc ứng dụng tâm vào bậc thiền Jhana (đây là điều căn bản hay là nguồn mọi khả năng thần thông.) để thâm nhập vào thân xác, như vậy làm chậm lại vận tốc của tâm, khiến thân xác bắt kịp với tâm và khiến cho tâm chiếm lãnh được bản chất của thân xác (thường mang đặc tính cồng kềnh và nặng nề)
Tuy nhiên những đoạn trên đây đã được đơn giản hoá, vậy mà vẫn còn khó hiểu. Một ý tưởng rõ hơn có thể được tìm thấy trong bản văn gọi là Paramatthamañjusā đã được Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích như sau:
Một Thiền sinh (Aspirant) muốn tiến tới cõi Phạm Thiên bằng phương tiện thân xác hữu hình. Chỉ cần trú nhập thiền Jhana. Chính là căn bản của thần túc thông (psychic feats). Rồi lại thoát ra thiền Jhana và nhắc lại trong tâm “Mong rằng tâm tiến tới với mức độ thân xác.’ rồi người đó lại trú nhập thiền Jhana và khi xuất khỏi Jhana, liền quyết định bằng khả năng trí (tức là Ñāṇa) muốn thực hiện điều đã thực hiện trước đó.
Ngay cả với những giải thích trên trong Paramatthamañjjusā, xem ra khó khăn vẫn còn đó. Theo ý kiến của tôi, mười loại Thần Túc Thông (Iddhividhi), tức là thần túc thông (psychic feats) đều là những kết quả của cái gọi là “Adhiṭṭhāna” có nghĩa là quyết tâm hay khả năng ý chí mạnh mẽ được tăng cường một cách mạnh mẽ. Chính vì thế chúng được gọi là Adhiṭṭhāna Iddhi’. Tuy nhiên, một thiền sinh (aspirant)có khả năng tận dụng được một cách hiệu quả khả năng Adhiṭṭhāna của mình phải đắc thủ được với cái gọi là sức mạnh lợi khẩu tâm linh, tức là sức mạnh thuần thục tâm , điều này ngầm hiểu, tỷ dụ như, thuần thục trong việc trú nhập thiền, rồi lại thoát ra khỏi thiền Jhana. Chính vì thế không có khó khăn nào đối với vị tỳ khưu đắc được những khả năng đi tới được Phạm Giới (Brahmaloka), cho dù bằng phương tiên thân xác hữu hình của “bản sao thần tiên”. Đối với vị tỳ khưu này không có vấn đề gì trong việc bay bổng lên, có nghĩa là làm cho thân xáccủa mình bay lên và bồng bềnh trên không trong bất kỳ tư thế nào của thân xác và ở bất kỳ vận tốc nào ngài cho là thích hợp.
Những giải thích về Tri giác hạnh phúc và phấn khởi
Từ Pali ám chỉ hai loại tưởng (saññā) này chính là Okkamati, có nghĩa đen là “hạ xuống tới” ám chỉ hành vi rút lui nhập thiền tới tận lạc tưởng và khinh tưởng như đã được đề cập tới ở trên, cả hai đều là những phẩm chất tâm cùng xảy ra một lúc khiến cho có thể thực hiện được những phép lạ (thần thông) và dựa trên căn bản Thiền Jhana. Những ai muốn tham khảo những đoạn nguyên thuỷ chúng tôi trích ra đây đoạn văn Pali sau đây: Sukhasaññañca lahusaññañca okkamatīti pādakajjhānārrammaṇena iddhicittena sahajātam sukhusaññanca lahusañññañca okkamati pavisati phusati sumpanuṇāti….
Tuy nhiên từ ‘Sukhasaññā hay là lạc tưởng còn ám chỉ xả tường (Upekkhā) (có nghĩa là không phải thuộc hạnh phúc cao độ như ám chỉ theo nghĩa đen.) Lý do là vì mức độ hạnh phúc cao độ nơi thiền Jhana thì lúc nào cũng phảng phất lâng lâng và tinh tế đến nỗi được gọi là hành xả. Đoạn viết bằng tiếng Pali xác định điều được mô tả về bốn đặc tính của thiền Jhana như sau: “Yantaṃ ariyā ācikkhanti upekkhako satimā sukhavihārīti: những ai đạt được xả bất tận và liên tục có thể kết hợp trong mọi Sát na tâm với niệm, được các vị thánh gọi l xả niệm.
Từ ‘Lahusaññā, nghĩa đen có nghĩa là khinh tưởng. Ta có thể nói bao gồm không gì hơn là kết quả (đi kèm theo) với lạc tưởng. Điều đó có thể cho là ‘nhẹ nhàng’ hay là ‘nhanh nhẹn” hoàn toàn tách biệt khỏi bất cứ điều gì là nặng nề có thể làm chậm trễ tiến bộ. Những điều này chẳng là gì hơn là năm triền cái và ngăn trở khác đối với những bậc Thiền Jhana cao hơn như vitakka (tầm) vicāra(tứ) piti (hỷ) (Ecstasy) và sukha (lạc) một trong thiền bậc ba). Làm sao những triền cái (nivaraṇa) có thể gây trở ngại cho phát triển đối với một thiền sinh có thể được thấy rõ ràng. Vì ngay cả ở Thiền thứ nhất thì tâm của thiền sinh đã được giải thoát khỏi (relieved) mọi áp lực của tâm bướng bỉnh và (tâm viên muốn nói hay bắt chước) do đó được tinh tế, tuân thủ theo ý muốn và dễ dàng uốn nắn. Bất kỳ chủ đề thiền nào thiền sinh gắn kết tâm trên đó đều được ấn định cách vững chắc và không thể lay chuyển. Khi mà chỉ có những triền cái đã được loại bỏ một cách hiệu quả, chính vì thế ta thử tưởng tượng xem thân xác ta sẽ được nhẹ nhàng và trôi nổi bồng bềnh như thế nào ngay cả khi những yếu tố cấu thành thiền Jhana bậc thấp cũng sẽ được kìm lại. Ở mức độ thiền này tâm chắc chắn sẽ đạt được sức mạnh kiến tạo cao siêu.
Đây chính là phương cách và lý do tại sao Thiền Jhana Bậc Bốn được bổ sung thêm với năm pháp thuần thục chính là căn bản hay là nguồn sức bật của việc thực hiện những phép lạ (thần thông) đó. Như vậy an lạc tinh tế và được thanh tịnh ở đây tương đương với xả (Upekkhā), chính vì thế được đề cập đến ở đây như là một đức tính của thiền Jhana bậc bốn..
Còn nhiều giải thích nữa, cũng đem lại hiệu quả cho là với việc đạt đến thiền bậc bốn thì thân xác bụi trần của thiền sinh (có nghĩa là thân xác hữu hình) sẽ trở nên nhẹ nhàng và bồng bềnh như một nắm bông. Đây là điều khiến cho thân xác dễ dàng và tự nhiên để cho di chuyển tới được cõi Phạm Thiên. Giống hệt như nhúm bông được thổi bay theo chiều gió. Trên đường bay đó, nếu người đó muốn đi bộ trên không người đó sẽ tạo ra được một lối đi trên đó thông qua sức mạnh thiền dựa trên đất Kasiṇa. Mặt khác, nếu người đó có thể quyết tâm dựa trên phong-kasiṇa. Thì ngọn gió này có thể mang đi, hoặc dưới dạng một nhắm bông gòn hay như dạng một mũi tên do người bắn cung bắn đi, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người đó.
Những giải thích ở trên đã làm rõ bằng cách nào vị tỳ khưu đạt được thuần thục tâm ở các mức Thiền khác nhau, hình như có vẻ xung khắc với luật tự nhiên được con người hiện đại biết và hiểu được cho đến thời điểm này. Câu hỏi hiện nay là liệu một con người còn có thể làm được điều đó hay không. Tuy nhiên ta thấy có hiện tượng rất nhiều các thiền sinh nhập thiền đã cảm nghiệm được, đó là sau một giai đoạn tu luyện nghiêm túc, và đạt đến được một mức độ tập trung tư tưởng nào đó (one-pointedness) hình như đối với họ thì thân xác có thể bay bổng lên được. Nhưng cho đến nay, trường hợp một thiền sinh kinh qua được những kinh nghiệm như vậy thực sự đã bay bổng lên trời vẫn chưa thấy được ghi lại bao giờ. Tuy nhiên theo ý kiến của tôi khả năng hiện tượng này có thể xảy ra không phải là không có.
Những giải thích hướng thân xác về những sức mạnh tâm
Một điều cần lưu ý đó là, di chuyển trên không bằng thân xác thể lý hữu hình theo đoạn Pali được ghi lại là “Kāyavasena cittaṃ pariṇāameti” nghĩa là “hướng(hay là xác định) tâm tới sức mạnh của thân xác, trong khi đó di chuyển bằng tâm hay thân xác thần tiên, tiếng Pali ghi lại là “cittavasena kāyaṃ pariṇāmeti” có nghĩa là hướng thân xác tới sức mạnh tâm linh, điều này được giải thích như sau:
“Hướng (hay quyết tâm) thân xác tới sức mạnh tâm ” gồm đặt thân xác dưới sức khống chế của tâm . ‘Biến thân xác trở thành nhậy cảm với sức mạnh tâm. Điều này khiến thân xác di chuyển nhanh như tâm , đến nỗi không cần thời gian để di chuyển qua lại. Điều này được ghi lại bằng tiếng Pali như sau: Kāyaṃ gahetvā citte āropeti cittānugatikaṃ karoti sīghagamanaṃ, cittagamanaṃ hi sīghaṃ hoti.
Những đoạn văn trên là những giải thích của Trưởng lão Buddhaghosa trong bản văn có tên l Paramatthamañjusā(2/292) do Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích, còn có một số giải thích ý hệt như vậy đối với hiệu quả đó như sau:
‘Đặt thân xác trên tâm” có nghĩa là “quyết tâm bằng cách nhắc lại thân xác được tác tạo nên từ tro bụi, đã biến thành một chủ đề được ghi lại trong “Pādakajhānacitta’ (cho là tâm là bệ phóng thiền Jhana) để có thể thực hiện quyết tâm, ‘Mong rằng thân xác này được giống như tâm này’ chính vì thế điều này đã khiến cho thân xác được khoác lấy bản chất của tâm (khiến thân xác nhẹ nhàng và bồng bềnh như tâm tâm vậy.)
Lời dạy của Đức Phật
Điều cần lưu ý thêm là ngoài những lời giải thích trên, còn có những lời dạy của Đức Phật như đã được ghi lại trong Kinh Phật, rất ngắn gọn và cô đọng như sau: Yāva Brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteti. Điều này có nghĩa là hướng tới (hay quyết tâm) sức mạnh qua thân xác đến cõi Phạm Thiên.’ Câu trên xem ra bao gồm toàn bộ những gì đáng nói, không những chỉ xác định xem có thể dùng sức mạnh thân xác hay tâm. Một câu trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) còn đưa ra ý nghĩa như sau: ‘Brahanaloke kāyena attano vasaṃ vatteti’ nghĩa đen là ‘Hướng sức mạnh của mỗi chúng ta tới thân xác nơi cõi Phạm Thiên’
Những lời giải thích của ngài Trưởng lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)
Lời dạy của Đức Phật được ghi lại ở trên xem ra hơi quá ngắn gọn và khó hiểu, Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta)lại đưa ra những giải thích về hiệu quả có thể hướng sức mạnh qua thể xác ngầm chứa một sự thật là nếu một vị tỳ khưu muốn đi vào cõi Phạm Thiên với thân xác hữu hình, và thân thể của mình, ngài được yêu cầu hướng tâm đến sức mạnh thể lý (Kāyavasena cittaṃ pariṇāameti kāyavasena cittaṃ adhiṭṭhati). Nhưng nếu ngài muốn đến cõi đó bằng thân xác vô hình (có nghĩa là thân xác cõi trời) ngài phải yêu cầu hướng tới tâm và thực hiện một điều quyết tâm để thân xác của ngài phải đáp lại được với sức mạnh tâm (Cittavasena Kāyaṃ pariṇāneti cittavasena kāyaṃ adhiṭṭhāti).
Từ nhũng giải thích nêu trên do Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta) thực hiện. Chúng ta có thể giải thích rằng: Để có thể đi tới cõi Phạm Thiên với thân xác vô hình hay thân xác cõi trời, một quyết tâm phải được thực hiện dựa trên cơ sở sức mạnh Thiền Jhana để tạo ra một Ý Sinh Thân, có khả năng di chuyển nhanh chóng như chính tâm vậy. Người nào được thuần thục tâm sâu xa như thiền Jhana thì không khó khăn gì để tạo và phóng ra được sức mạnh đó tới mục tiêu yêu cầu.
Đạt đến lạc tưởng và khinh tưởng là điều vô cùng thiết yếu
Theo Trưởng Lão Xá-lợi Phật (Sariputta) việc đạt đến lạc sung tưởng (Sukhasaññāa) và khinh tưởng (Lahusaññā) là vô cùng thiết yếu để có thể di chuyển thiền sinh (Aspirant) tới được cõi Phạm Thiên, cho dù thông qua thân xác hữu hình, hay bản sao chép vô hình ý sinh thân. Lời tuyên bố của ngài như đã đề cập đến ở trên.
Các giai đoạn, “đáp xuống (hay trú vào) tới lạc tưởng và khinh tưởng’ có nghĩa là thực hiện được việc gia nhập cõi Phạm Thiên thông qua cả hai loại tưởng đều đi kèm theo với tâm thần thông (iddhicitta) có nghĩalà tâm kỳ diệu to lớn dựa trên chủ để thân xác (Sukhasaññañca lahusaññañca okkamatīti rūpākāyārammanena iddhicittena sahajātaṃ sukhasaññaña lahusa \ññañca okkamatīti. (trṅch trong Thanh Tṇnh Ḍạo (Visuddhimagga) 2/245)
Điều khác biệt cơ bản giữa việc gia nhập vào cõi Phạm Thiên bằng thân xác hữu hình và thể lý do ý sinh thân, hay thiên thể chúng ta nên lưu ý ở đây. Trong trường hợp thứ nhất (có nghĩa là bằng thân xác thô thiển) lúc này xuất hiện một tưởng nhẹ nhàng và bay bổng đi kèm theo với tâm thần thông (iddhicitta) dựa trên cái gọi là ‘pādakajhāna’ là loại thiền Jhana trên hay là bệ phóng của mọi sức mạnh thần thông.
Trong trường hợp một vị tỳ khưu muốn tới cõi Phạm Thiên bằng ý sinh thân, hay là thân xác cõi trời thì cũng phải trải qua hậu quả là trú vào lạc tưởng v khinh tưởng, đi kèm theo tâm thần thông dựa trên thể xác. Tâm thần thông (iddhicitta) có nghĩa là tâm được linh hoạt sẵn sàng thực hiện các phép lạ (thần thông). Điều này được đạt đến thông qua mức độ thiền Jhana cao hơn.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:22 am

Từ những giải thích ở trên, ta có thể hiểu rằng nhập vào cõi Phạm Thiên thông qua ý sinh thân cần thiết phải trú vào nhập thiền Jhana dựa trên thân xác thô thiển của ta. Điều này chính là tạo ra, hay phát ra ý sinh thân như là một phương tiện di chuyển tới đó. Mặt khác, để có thể đi tới cõi Phạm Thiên bằng thân xác , điều cần thiết lại là rút vào nhập thiền Padakajhana như đã được bàn đến ở trên. Điều này gồm khả năng thiền Jhana có thể biến thân xác thành nhẹ nhàng như một nắm bông.
Chính Đức Phật cũng thường xác định khả năng này (trong Đại Phẩm Kinh (Mahāvāravagga) thuộc Tương Ưng Bộ Kinh 19/ 363 như sau:
“Ôi Ananda, bất luận khi nào Đấng Như Lai (Tathāgata) thiết lập được thân xác trên tâm và tâm trên thể xác, trú vào lạc tưởng và khinh tưởng. Rồi thân xác Đấng Như Lai (Tathāgata) trở nên nhẹ hơn bình thường và linh hoạt hơn (có nghĩa là dễ dàng tuân thủ và sẵn sàng thích hợp với các mệnh lệnh của tâm) trở thành dễ dàng linh hoạt, cơ động hơn và bóng láng rạng rỡ hơn v.v… ở vào thời điểm đó thì thân xác của Đấng Như Lai (Tathāgata) có thể dễ dàng bay bổng lên. Giống như một nhúm bông, vì nhẹ nhàng có thể trôi bồng bềnh trên không tuỳ theo ý muốn.”
Đối với những ai quan tâm đến các đoạn nguyên thủy Pali, chúng tôi xin trích như sau:
“Yasmiṃ Ānanda samaye Tathāgato kāyampi citte samādahati citampi kāye samādahati sukhasaññañca lahussaññañca kāye okkamitvā okkamitvā viharati.
Tasmiṃ Ānanda samye Tathāgatassa kāyo lahutaro ceva hoti mudutaro ca kammanīyataro ca
Tasmiṃ Ānanda samaye Tathāgatassa kāyo appakasireneva pathaviya vehāsaṃ abbhuggacchiti seyyathāpi Ānanda tūlapicu vā kappāsapicu va lakuko dhārupādāno appakasireneva paṭhaviyā vehāsam abbhuggacchati”
Theo tập Chú giải, đoạn “Kayampi citte samādạhati’: thiết lập thân xác trên tâm có nghĩa là hướng thân xác và thiết lập trên tâm. Điều này có nghĩa là biến thân xác lệ thuộc vào tâm, hướng thân xác tới bản chất hay điều kiện của tâm có nghia là Mahaggatacitta. Tâm miệt mài hành thiền Jhana. Vào lúc này, tâm không còn thì giờ để di chuyển đâu đó nữa. Khi thân xác được biến đổi thành bản chất của tâm. thì lúc đó thân xác có thể vượt qua được với tốc độ tâm. (Kāyaṃ gahetvā citte aropeti cittasannisitaṃ karoti cittitgatiyā peseti. Cittaṃ nāma mahaggatacittaṃ gatigamanaṃ lahukiṃ hoti”
Với câu, “Citampi kāye samādahati” có nghĩa là hướng tâm và nhập tâm vào thân xác.’ Đây chính là biến tri tuệ lệ thuộc vào thân xác, hướng tâm tới bản chất và điều kiện của thân xác, nghĩa là thân xác thô thiển. Việc di chuyển đi lại của thân xác này vô cùng chậm chạp (Citaṃ gahetvā kāye aropeti kāyasannissitaṃ karoti kāyagatiyā peseti. Kāyo nāma karajakāyo. Kāyagatigamanaṃ dandhaṃ hoti.)
Lạc tưởng và khinh tưởng, có nghĩa là tri thức đi kèm theo với Tâm Thần Thông (Abhiññācitta)(có nghĩa là trí tâm có khả năng thực hiện các phép lạ (thần thông)) điều đó được gọi là lạc tưởng, là vì tâm này có thể thâm nhập được vào tới niềm sung sướng tột độ đó và bình an thanh thản. Điều đó đựợc gọi là Lahusaññā là vì không còn bị những vẩn đục đè nặng có thể tạo ra chậm trễ. (Sukhasaññañca Lahusaññañcāti abhiññācittasahajātasuññāṢā santasukhasamannāgatattā sukhasaññā nāma hoti. Kilesadandhāyitattāya ca abhāvā lahusaññā nāma --- (trṅch trong Samantapāsādika 3/ 368)
Tóm lại, toàn bộ những gì được triển khai ở trên đều là những giải thích về giáo lý của Đức Phật “để nhập thể xác nơi tâm và nhập tâm nơi thể xác’ Tất cả đều mang ý nghĩa giống như các đoạn này “Để có thể đi tới cõi Phạm thiên giới (Brahmaloka) bằng thân xác thô thiển. Điều cần thiết là hướng tâm tới, thực hiện quyết tâm để cho tâm mặc lấy bản chất và điều kiện của thân xác. Ngược lại để có thể đi tới cõi Phạm Thiên bằng ý sinh thân, điều cần là hướng thân xác và thực hiện quyết tâm để cho thân xác có được những điều kiện và bản chất của tâm.
PHÉP LẠ (THẦN THÔNG) BIẾN ĐỔI THÂN (Vikubbana iddhi)
Những gì đã được mô tả cho đến lúc này chỉ là những phép lạ (thần thông) thuộc loại quyết định Thần Thông (Adhiṭṭhāna iddhi) tức là những phép lạ (thần thông) được thực hiện thông qua lực (bala), trong đó có mười loại khác nhau như: biến nhiều người trở thành một người duy nhất. v.v… đi vào cõi Phạm Thiên hoặc với thân xác thô thiển hay bằng Hóa tâm thông, tất cả đã được bàn cãi ở trên. Tuy nhiên, vẫn còn hai loại phép lạ (thần thông) nữa cũng được cho là chỉ đạt đến được thông qua lực (bala) đó là: phép lạ (thần thông) biến đổi thân (Vikubbana Iddhi) và Phép hóa tâm thông (Manomaya iddhi), tức tạo ra thân xác cõi trời từ bản chép sắc thn (tức là thân xác thô thiển)
Tác phẩm Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) đã nói về phép biến đổi thân (Vikubbana Iddhi) như sau:
“Một vị tỳ khưu đạt được khả năng thực hiện phép lạ (thần thông) này, sau khi đã loại bỏ hình thể tự nhiên (sắc pháp) của mình có thể mặc lấy dáng thể của long vương (Naga) .. . . Thần Điểu (Garuda). (một loại chim thần). . .A-tu-la (Asura) một loại chư thiên khác nữa . . . Thần Indra (thần thuộc cõi thiên đường). . .một chúng sanh chư thiên. . . Phạm Thiên. . . một đại dương. . . một ngọn núi. . . một cánh rừng. . . một sư tử . . một chiếc xe hơi. . . một con hổ . . . con báo. . . con voi. . . một người lính bộ binh, một đạo quân nào đó.. Đây là những đoạn bằng tiếng Pali xác định những gì nói đến ở trên:
“So pakativaṇṇaṃ vijahitvā kumāravaṇṇaṃ vā dasseti nāgavaṇṇam vā dasseti supaṇṇavaṇṇam vā dasseti asuravaṇṇaṃvā dasseti indavaṇṇaṃ vā dasseti devaṇṇaṃ vā daseti brahmavaṇṇaṃ vā dasseti samuddavaṇṇaṃ vā dasseti pabbatavaṇṇaṃ vā vanavaṇṇaṃ vā dasseti sīhavaṇṇaṃ vā dasseti byagghavaṇṇaṃ vā dasseti dīpivaṇṇaṃ vā dasseti hatthinpi dasseti assampi dasseti rathampi dasseti pattimpi dasseti vividhampi senabyūhaṃ dasseti ---trṅch trong Vô Ngại Giải Ḍạo (Patisambhidāmagga) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya)
Đây chính là điều được mô tả trang Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidāmagga) nhưng lại không cho biết bằng cách nào đã thực hiện được điều đó. Tuy nhiên trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) những cách thức làm thể nào để thực hiện được điều này đã được mô tả như sau:
“Một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông này mà muốn biến đổi thân của mình thành bất kỳ điều gì. Tỳ khưu phải rút vào nhập thiền Jhana, đó chính là cơ bản để thực hiện phép lạ (thần thông). Điều này có nghĩa là bất kỳ điều gì trong số mười Kasiṇa. Sau khi thoát khỏi thiền Jhana tỳ khưu được yêu cầu phải hình dung ra được hình dáng (sắc) lấy ví dụ một đứa trẻ vị tỳ khưu muốn biến thành. Rồi tỳ kheo còn phải trú vào nhập thiền ngay tức khắc, sau khi thoát khỏi thiền, tỳ khưu còn phải quyết tâm thực thiện lực (bala) nghĩ là. “mong rằng tôi có thể trở thành một chàng trai y hệt như hình dạng cậu bé này.” Đang khi quyết tâm theo hướng đó, tỳ kheo sẽ mặc lấy được hình dáng con người vị ấy muốn trở thành. Một ví dụ cụ thể có thể tìm thấy trong trường hợp tỳ khưu Devadatta. Ngài thường thực hiện phép lạ (thần thông) này trước sự hiện diện của nhà vua Ajātasattu.
Lúc này, một số câu hỏi sẽ nổi lên liên quan đến sự biến đổi này. Sau khi có sự biến đổi như vậy xảy ra. Liệu hình dạng nguyên thuỷ vẫn còn tồn tại như trước hay không? thân xác đó sẽ không mất, hay chỉ có người khác không thể nhìn thấy điều biến đổi này?; hay là hình dạng nguyên thuỷ bị biến mất hoàn toàn với sự xuất hiện của một hình dạng mới? Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể tìm thấy một phần ở trích đoạn Pali sau đây: “So pakativaṇṇaṃ vijahitvā kumaravaṇṇaṃ vā dasseti” v.v… Điều này có nghĩa là “Sau khi đã rời khỏi hình dáng nguyên thủy tỳ khưu sẽ khoác lấy cho mình hình dạng một chàng thanh niên v.v… Đoạn trên hình như có nghĩa là sự kiện biến đổi này là trọn vẹn toàn diện và hoàn hảo với hình dạng nguyên thuỷ đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, vẫn còn bỏ ngỏ cho một cách giải thích khác nữa ngay cả cho những ai có thể hiểu được tiếng Pali. Vì rất có thể nên giải thích rằng từ “loại bỏ” (left), tiếng Pali viết là ‘vijahati’ có thể được hiểu là vật nguỵ trang của hình dáng nguyên thuỷ, đang khi tạo ra một hình dáng mới nguyên để cho người khác có thể nhìn thấy. Vì thế nếu hiểu theo nghĩa này thì vẫn còn hình dáng nguyên thủy tồn tại như trước. Đối với những ai còn nghi kỵ kéo dài như vậy. Tôi xin được kể lại một đoạn trong trận thi thố tài thần thông giữa hai người là Trưởng Lão Moggallana và Long vương Nandapananda đã được kể đến ở trên. Trưởng Lão đã tự biến thành một Long vương khác và rồi lại biến thành cả chim Thần Điểu nữa. (Garuda).
Chính Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng khẳng định quan điểm của ngài về hậu quả cho rằng sự biến đổi thân xác thành con voi và ngựa chẳng hạn hàm chứa sự kiện cho là những hình dạng đó được tạo ra bên ngoài vị tỳ khưu thực hiện phép lạ (thần thông) đó. Điều này hàm chứa sự thật là hình dạng nguyên thuỷ của vị tỳ khưu đó không trải qua một biến đổi như thế. Trong khi quyết tâm vị tỳ khưu đã không chủ tâm tự biến đổi mình thành một con voi, nhưng chỉ hướng tâm tạo ra hình ảnh một con voi. Nói cách khác, ngài không làm điều ước, “Mong rằng tôi trở thành một con voi” mà điều ước của ngài lúc đó là, “Mong rằng xuất hiện hình ảnh một con voi.” Dưới đây là đoạn văn Pali khẳng định điều đó như sau: Hatthimpi dassetīti-ādi panettha bahiddhāpihatthi – ādidassanavasena vuttaṃ. Tattha’Hatthī homīti anadhiṭṭhahitva’ Hatthī hotūlī adhiṭṭhatabbaṃ. - Trṅch trong Thanh Tṇnh Ḍạo (Visuddhimagga) trang 2/247.)
Tuy nhiên, cũng còn một giải thích nữa trong tác phẩm Paramatthamañjjusā như sau: phần đầu lời tuyên bố có từ ‘va’ (là ‘hoặc’) (nghĩa là kumāravaṇṇaṃ vā dasseti v,v…) nghĩa là sự biến đổi toàn diện mất luôn hình dạng nguyên trạng, nhưng ngược lại trong năm mục được nhắc đến sau này sự biến đổi đó có thể là toàn diện như trong những trường hợp kể đến ở trên, hoặc là (giống như một cách ngụy trang) cho những hình dạng mới được tạo thành trong khi đó hình dạng nguyên thủy của nó vẫn tồn tại. Lý do đưa ra là ‘ biến hình dạng nguyên thủy trở thành vô hình khiến người khác không thể nhìn thấy coi như là bỏ luôn hình dạng nguyên thủy. Không nhất thiết phải làm cho hình dạng nguyên thuỷ đó biến mất hoàn toàn hay trọn vẹn.”
PHÉP HÓA TÂM THÔNG (Manomayā Iddhi)
Như đã được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tác giả cho rằng các phép biến đổi thân (VikubbanĀ Iddhi) và Ý Sinh Thân (ManomayĀ iddhi) được coi như thuộc cùng một loại do bởi sự kiện cả hai chỉ đạt đến được qua quyết định Thần Thông (Addhiṭṭhāna Iddhi) có nghĩa là nhờ vào quyết tâm, sự khác biệt là phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) là biến đổi thân xác nguyên thủy trở thành một thân xác khác với hình dạng và hình dáng thái khác nhau trước hoàn toàn; trong khi đó Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi) lại ám chỉ sự tác tạo thành một thân xác khác trong khi đó “bản sao chép” nguyên thuỷ vẫn tồn tại không thay đổi. Thân xác mới được tác tạo có thể nói giống y hệt với hành dạng nguyên thuỷ trong hầu hết các đặc tính cơ bản. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ là đang khi thân xác nguyên thuỷ được cha mẹ sinh ra, còn thân xác mới được tạo thành thuộc hình dạng thân xác cõi trời (astral body), do tâm tạo thành và vì thế có khả năng di chuyển nhanh không khác gì tâm – trong mọi tình huống. Thân xác đó người bình thường không thể nhìn thấy, chỉ có những người có thiên nhãn mới thấy mà thôi. Hơn nữa với sự sáng tạo ra thân xác cõi trời thì phần đối tác thân xác sẽ trở thành một thân xác của người đang rơi nhanh vào cơn mộng hay giống như một bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê hay gần chết, có đôi khi còn ngừng thở nữa là đàng khác.
Nhưng phép lạ (thần thông) tạo ra nhiều người từ một người như trong trường hợp Trưởng Lão Cūlapanthaka được kể ở trên, hay Đức Phật thuyết pháp cho mẹ ngài nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) lại không được kể vào loại này, vì thân xác nguyên thuỷ của Đức Phật và của Trưởng Lão Cūlapanthaka không bị hề hấn gì. Thân xác của họ vẫn tiến hành làm những gì họ đang làm trước đó. Đức Phật với thân xác của ngài vẫn luôn tay thực hiện những sinh hoạt như là đi khất thực và tham gia vào bữa tiệc như thường. Chính vì thế loại phép lạ (thần thông) này, không được xếp vào loại các phép lạ (thần thông) Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi hay thuộc loại phép lạ (thần thông) Manomayiddhi.
Có điều lạ đáng cần lưu ý là. Trong mười loại Thần Túc Thông (Iddhividhi), Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) đã mô tả rõ ràng bằng cách nào chúng ta có thể thực hiện được các phép lạ (thần thông) này, ngoại trừ phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) và Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi) lại không được giải thích gì cả. Chính vì thế cách thức luyện tập để thực hiện phép biến đổi thân xác (Vikubbanā Iddhi) như đã được mô tả trước đó lại do Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích như sau:
“Một tỳ khưu muốn tạo ra một thân xác tâm (ý sinh thân), sau khi đã thoát thiền Jhana như là nền tảng của phép Thần thông (Abhinnā), lại phải tập trung chú ý vào thân xác, rồi sau đó ra quyết tâm bằng những phương cách đã nói ở trên. Nói thầm trong tâm rằng, “Mong rằng thân xác này trở nên trống rỗng” khi thân xác đã biến thành trống rỗng; Chư vị tỳ khưu lại tập trung chú ý vào một thân xác khác với “bản chép” (counterpart) nguyên thủy và lại quyết tâm: “Mong rằng một thân xác khác có thể được hình thành trong thân xác này.” Sau đó ngài sẽ có thể kéo thân xác mới tạo thành đó ra khỏi thân xác nguyên thuỷ như rút cây gươm ra khỏi vỏ, hay một con rắn bị rút khỏi vũng nước bùn.Sau đây là các đoạn được trích trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga), “ Chư vị tỳ khưu trong tăng già này đã tạo ra một thân xác khác từ chính thân xác của ngài. Thân xác được tạo ra chính là Ý Sinh Thân, nhưng hoàn toàn gồm có tứ chi và các cơ quan khác. Với toàn bộ các giác quan đều hoạt động tốt. Giống hệt một con người được lôi ra từ bên trong đám bùn lầy lau sậy.”
Ta có thể quan sát từ giải thích trên có một điều lạ lùng và không bình thường liên quan đến bước đầu tiên đòi hỏi phải có quyết tâm cao để biến thân xác nguyên thủy trở thành trống rỗng trước lúc quyết tâm tạo ra một thân thể cõi trời làm “bản sao.” Chính vì thế điều này xảy ra khớp với những gì được trình bầy trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) về hiệu quả là ngài (tức tỳ kheo) đã tạo ra một thân xác khác giống như rút ra từ trong đám bùn lầy lau sậy vậy.
Hiện Trạng Của “Thân Xác Cõi Trời” Ra Sao?
Một điều ai trong chúng ta cũng cho là kỳ lạ: đó là sự kiện không nhất thiết phải thực hiện quyết tâm biến đổi thân xác thành trống rỗng, như mọi người vẫn thường hiểu, “thân xác cõi trời” không tồn tại ở bất kỳ một nơi cố định nào trong thân xác như hai vòng tròn đồng tâm hay nằm trùng lên nhau. Không giống như điều bên trong “đám bùn lầy lau sậy” tồn tại bên trong đó, thân xác chỉ xuất hiện ra ngoài khi nào được lôi ra khỏi đó. Nhưng “thân xác cõi trời” không tồn tại bên trong thân xác của ta như vậy, nó được sinh ra một cách đột ngột. Ngay sau khi quyết tâm được thực hiện. Rất có thể, sau khi phân tích ta hiểu là “thân xác cõi trời” chỉ là một bản sao hay là một phó bản của thân xác . Một vị “đồng hành” nếu từ đồng hành có thể được dùng. Ta có thể thấy như trong trường hợp chụp một tấm hình. Bức ảnh được chụp không tồn tại trước đó, nó chỉ có xuất hiện ngay lúc người thợ chụp làm việc. Bức ảnh đó giống y như bản nguyên thủy, có nghĩa là người được chụp trong bức ảnh đó, vì bức ảnh được dựa trên chính con người đó. Điều giống hệt đó cũng được nói đến trong việc tác tạo ra “thân xác cõi trời”, chỉ xuất hiện khi được tạo thành. Ở khía cạnh này các đoạn văn của Đức Phật tỏ ra dễ hiểu hơn khi ngài nói tới hiệu quả vị tỳ khưu với tâm được bảo đảm, không lay chuyển và hướng tới tạo ra một thân xác khác từ thân xác của mình. Giống như một người được lôi ra từ trong đám bùn lầy lau sậy.
Làm quyết tâm thông qua tuệ giác (Ñāṇa)
Trong phạm vi mười phép thần thông (Iddhi Viddhi) liên quan. Có một đoạn thường hay được nhắc đến, đó là thực hiện quyết tâm thông qua trí hay tuệ giác. Theo nghĩa đen, điều này có nghĩa là thông qua trí hay tuệ giác. Một ví dụ có thể làm rõ việc giải thích phép lạ (thần thông) thứ nhất là tạo nhiều người hay nhiều thân xác từ một người hay một thân thể nguyên thủy. Như sau:
“Vị tỳ khưu, sau khi đã hoàn tất tu luyện như đã dự liệu, hỗ trợ, đặt nền móng và căn bản cho các phép lạ (thần thông) xảy ra. Ngài liền trú vào nhập thiền làm bệ phóng để thực hiện các phép lạ (thần thông), rồi từ đó thoát ra, muốn nhân lên một trăm người từ chính thân xác của mình. ngài sẽ tụng trong tâm của mình như sau: “Sataṃ homi, sataṃ homi” Tôi muốn tự nhân lên một trăm người, tôi muốn tự nhân lên một trăm người.’ Rồi ngài trú vào nhập thiền Jhana như là một sức bật để thực hiện các phép lạ (thần thông). Sau khi đã thoát ra với tâm vẫn còn đang thực hiện quyết tâm, ngài liền biến thành một trăm người. Qui trình này có thể được áp dụng cho việc tạo ra cả ngàn người hay còn hơn thế nữa.
Tuy nhiên trong trường hợp không có gì xảy ra sau một qui trình như vậy, ngài lại “tụng” một lần nữa. “Tôi muốn tự biến thành một trăm người khác” Rồi ngài lại trú vào nhập thiền Jhana và sau khi đã thoát thiền Jhana và thực hiện quyết tâm như trên. Qui trình này lại được lặp lại nhiều lần cho đến khi phép lạ (thần thông) xảy ra đáp ứng với quyết tâm của ngài.
Giải thích trên trích từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/122) trong khi đó Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cũng có những đoạn tương tự (được dịch nguyên bản như sau:
“Thường thường một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông: trong lúc vẫn là một con người. Nếu ngài muốn nhân thành một trăm người, hay cả ngàn người hay một trăm ngàn người tuỳ theo ý ngài muốn. Sau khi đã làm những điều trên, ngài liền chú tâm quyết định qua trí tuệ giác hay do tài tháo vát (resourcefulness), “Tôi muốn được nhân lên thành nhiều người” thế rồi ngài sẽ được nhân lên thành nhiều, như trong trường hợp Trưởng Lão Cūlapanthaka.
Đoạn văn nguyên thuỷ bằng tiếng Pali dành cho những người nào muốn tham khảo như sau: “Pakatiyā eko bahukaṃ āvajjati sataṃ va sahassaṃ vā satasahassaṃ vā āvajjati āvajjitvā ñāṇena adhiṭṭhāti bahulo homītu bahuka hoti yathāyasamā cūlapanthako ekopi hutvā bahudhā hoti evameva so idhhimā cetovasippatto eko hutvā hoti, -- trích từ. . . .
Từ Pali ‘āvajjati’ nghĩa đen là ‘nghĩ’ được Trưởng lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) giải thích là “tụng”. Như vậy, tỳ khưu phải “Tụng” (trong tâm) số người ngài muốn nhân lên trở thành nguyên bản như là “Sataṃ homi, Satam homi”. Khi ngài muốn trở thành một trăm người.
Sau khi đã “tụng” như vậy rồi, ngài liền rút vào nhập thiền Jhana như là một sức bật thực hiện các phép lạ (thần thông) có nghĩa là thiền Jhana bậc bốn. Vì nếu bậc thiền thấp hơn không thể thực hiện được mục tiêu này.
Sau khi trú vào nhập thiền Jhana, ngài có thể nổi lên, hạ quyết tâm bằng cách sử dụng trí (Ñāṇa) hay tuệ giác, “Tôi sẽ muốn chính mình được nhân lên một trăm lần” Ngay sau đó ngài sẽ lập tức được nhân thành một trăm người như ý ngài đã quyết tâm
Câu, “Hạ quyết tâm nhờ trú(Ñāṇa) hay tuệ giác” trong đoạn tiếp theo sau đây: Ñāṇena adhiṭṭhātīti abhiññāñāṇavasena vutaṃ—(Vi. 2/ 219) Điều này có nghĩa là trí trong Phép Thần Thông (Abhinnā) có nghĩa là tuệ giác hay ra tài tháo vát (resourcefulness) có liên quan để việc áp dụng vào các phép thần thông. Một vị tỳ khưu coi như đạt được trí yêu cầu phải trang bị với năm điều Vasi hay là thuần thục trong thiền bậc bốn. Điều này ngụ ý muốn nói lên sự thật là: một con người như vậy phải có khả năng nắm rõ thiền Jhana là gì, tâm của người đó ra sao vào thời điểm này, đâu là đặc điểm của tâm được cơ động và linh hoạt đủ để có thể đáp ứng được với quyết tâm được thực hiện và thực hiện bằng cách nào để thực hiện được phép lạ (thần thông) này hay phép lạ (thần thông) kia. Điều tiếp theo là không phải hết mọi người trong điều kiện Thiền Jhana có thể thực hiện được quyết tâm và có được tâm đáp ứng đủ ý muốn của người đó. Thiếu năm khả năng thuần thục và trí được nói đến ở trên, một quyết tâm không thể có ý vọng tạo ra được kết quả như mong muốn ví một cuộc hành thiền chưa đáp ứng đủ tiểu chuẩn hay mức cường độ cần thiết cho cuộc thực hiện như vậy, đó là ý nghĩa của câu: “Thực hiện quyết tâm thông qua “Ñāṇa” có nghĩa là tuệ giác hay là tài tháo vát (resourcefulness) trong ‘nghệ thuật và khoa học’ có thể nói như vậy, trong việc thực hiện các phép lạ (thần thông) cũng như vậy mà thôi.
Còn nhiều chi tiết nữa liên quan đến đề tài này rất cần được lưu ý như chúng tôi ghi lại dưới đây:
“Đang khi thực hiện quyết tâm, thì tâm đang trong hiện trạng Thiền Jhena dùng làm sức bật cho các phép lạ (thần thông) đang trong hiện trạng Nimitta, nghĩa là tầm nhìn hay hình ảnh tâm , trong khi đó tâm đang “tụng kinh” lại suy nghĩ đến các con số, cho dù là một trăm hay một ngàn, tâm muốn biến thành. . .” - - (Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/219)
Điều này có nghĩa là một người có thể thực hiện quyết tâm, yêu cầu trước tiên là có khả năng trú vào nhập thiền bậc bốn. Dựa trên những Kasina (cơ bản) để đạt đến những thiền chứng có được. Hơn nữa, người đó cũng đã kinh qua tất cả các loại cơ bản (Kasiṇa).Hình ảnh tâm thiền chứng trong mức thiền Paṭithāga thuộc bậc thiền cao nhất trong các loại cơ bản (Kasiṇa) trong những sát na nhập thiền Jhana đó được gọi là ‘nimitta’ như đã được đề cập đến ở trên. Chính vì thế đối với một người thực hiện phép lạ (thần thông) từ khả năng của mình có nghĩa là mức độ hay cuờng độ các thiền chứng của mình trước khi thực hiện phép lạ (thần thông) là điều tiên quyết nhất. Cho đến khi người đó chắc chắn là khả năng ý muốn của mình có đủ sức để tin tưởng như vậy. Đến lúc này, một điều cần lưu ý là trong lúc “tụng” thiền bậc bốn (ngay cả chỉ trong thâm tâm thôi) đều không thể thực hiện được nếu thiếu Vitakka hay Vicara (nghĩa là tầm và tứ) trong giai đoạn tột đỉnh này. Chính vì thể điều cần thiết là thoát ra khỏi thiền bậc bốn, đi ngược lại về thiền Jhana bậc một, trong đó việc tụng (trong suy nghĩ) tức là Parikamma) là điều có thể diễn ra. Chính vì thế người ta kể lại rằng tâm trong suốt lúc tụng thì an vị ở nơi số người mà người đó quyết tâm tạo ra, cho dù là một trăm hay một ngàn đi chăng nữa.
“Thực hiện quyết tâm nhờ trí ñāṇa.” Từ “Ñāṇa”, như đã được giải thích, có giới hạn hay ý nghĩa nhất định, liên quan đến điều được gọi là ‘Thần thông (Abhiññā) Ñāṇa hay là quyết định trí (Adhiṭṭhāna Ñāṇa). Có nghĩa là trí (Ñāṇa) đối với việc thực hiện các phép lạ (thần thông) hay là trí (Ñāṇa) nhờ đó ta hạ quyết tâm một cách tương xứng. Việc giải thích này được rút ra từ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đoạn hai trang 219.
Tóm lại, người ta cho là có mười loại phép lạ (thần thông) cộng với phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) và Phép Ý Sinh Thân (Manomaya iddhi) là những điều có thể đạt đến được thông qua quyết định (Addhitthana) chính xác hơn là thông qua trí (Adhiṭṭhāna Ñāṇa), có nghĩa là Quyết Tâm Thiền Quán (tức tài tháo vát (resourcefulness), hay là lợi khẩu nếu bạn muốn. Không chỉ có hành động thực hiện quyết tâm đơn thuần do bất kỳ ai muốn thực hiện phép lạ (thần thông), nếu mức độ lợi khẩu và kinh nghiệm không hỗ trợ người đó đầy đủ thì không hy vọng có thể thực hiện được phép lạ (thần thông).
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:23 am

Phẩm Chất không thể thiếu một người làm phép lạ (thần thông) cần phải đạt được
Những phẩm chất này vạch ra những yêu cầu không thể bác bỏ được sau đây được trích từ những lời dạy của Đức Phật ở nhiều nơi khác nhau, trong đó việc áp dụng khả năng ý muốn hướng về định hướng có liên quan. Chính vì thế mà ngài cho biết (như trích trong kinh phật Sāmaññaphala như sau).
“Một vị tỳ khưu với tuệ tâm ổn định, được thanh tịnh đầy đủ, toả sáng, trừ tuyệt khỏi mọi tham dục đang rình rập, không can dự vào những phiền não, do đó đã trở nên dễ dạy, và linh hoạt, cơ đông, tiện dụng, tồn tại một cách vững vàng hướng tới thực hiện những phép lạ (thần thông), thế rôì ngài có thể đạt được những thành công liên quan đến việc bầy tỏ phép thần thông như tạo ra nhiều người từ một người...”
Ta cũng cần lưu ý ở đây là, ngay cả khi ta có thể thực hiện được nhớ lại tiền kiếp, có khả năng thiên nhãn, khả năng tạo Ý Sinh Thân, và biến đổi thân, thì các đoạn trên cũng được sử dụng. Điều này có nghĩa là đầu tiên phải đáp ứng được những đòi hỏi không thể thiếu đó là đạt đến Thiền Bậc bốn, được bổ sung với năng khiếu thuần thục hay và Vasi. Với một nền tảng thiền định như vậy, thì hướng tâm về thực hiện bất kỳ phép lạ (thần thông) nào đều hy vọng có thể đạt được với nhiều kết quả khả quan. Các đoạn Pali trích chính những lời Đức Phật dạy được nói đến ở trên, dành cho những ai muốn đào sâu một cách cặn kẽ hơn như sau:
“So evaṃ samahitacitte parisuddhe pariyodāte anañgane vigatūpakilese mudubhūte kammaniyethite aneñjappatte iddhividhāya cittaṃ abhinīharati abhininnāmeti. So anekavihitaṃ paccanubhoti; ekopi hutvā hoti v.v…
Các đoạn Pali li trên được trích từ Kinh Pali 9/13; cũng trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/204, trong đó ta thấy có lời giải thích như sau:
‘So’ có nghĩa là “Vị tỳ khưu đó” ám chỉ vị tỳ khưu đã đạt đến thiền Jhana bậc bốn (Soti so adhigatacatutthajjhāno yogī)
Samahite citte: Tâm được nhập thiền Jhana bậc bốn nghiêm túc (Samāhite citte iminā catutthajjhāna samādhinā samāhite). Từ ‘citta’ có nghĩa là tâm trong cõi thanh tịnh thuộc thiền Jhana cùng với Sắc (Citteti rūpāvacaracitte)
Parisuddhe có nghĩa là niệm được thanh tịnh thông qua xả (Upekkhā)(Parisudddhetupekkhāsatiparisuddhibhavena parisuddhe)
“Pariyodāte” có nghĩa là toả sáng hay sáng chói thông qua tính tinh khiết của tâm (Parisuddhatāyea pariodāte pabhassati vuttaṃ hoti)
“Anañgane”, nghĩa đen là không bị tham dục giống như một mô đất’; điều này ám chỉ đến điều kiện không bị vướng mắc phải những đam mê như tham dục (raga). Điều này là vì những ảnh hưởng dẫn đến tham dục như Sukha (có thể do hạnh phúc là một mức độ hạnh phúc đem lại.) đã được chế ngự (trong các bậc thiền Jhana bước một, hai và ba.) (Sukhādīnam paccayānaṃ ghātena vihatarāgādiañgaṇattā anañgane)
Liên quan đến điểm này cũng đã được giải thích xa hơn trong tập chú giải Paramatthamañjusā cho là lạc về thân (sukha) lạc dẫn đến hỷ (somanassa) mà hỷ dẫn đến tham (Rāga). Rồi khổ thân (dukkha) dẫn đến ưu (domanassa) mà ưu dẫn đến sân hận (dosa).
Từ những phần giải thích thêm như trên, ta có thể đi đến kết luận rằng: từ “những ảnh hưởng xúi bẩy hay những đam mê không chỉ ám chỉ tới loại tham dục (raga) có nghĩa là những đam mê tham dục mà thôi, nhưng còn dẫn đến loại đau khổ nữa có nghĩa là những loại đau khổ do sân hận mà ra.
Vigatūpakilese: không có những phiền não. Đây là một thực tế mà kết quả tất yếu là thiếu vắng những ảnh hưởng súi bảy như đã được đề cập đến ở trên. Thường thì tâm bị nhơ bẩn do sự xuất hiện những ảnh hưởng sui bảy (Anañganattayeva vigatūpa-kilese…añgañena hi cittaṃ upakilissati)
Mudhbhute: có nghĩa là dễ sai khiến hay tuân thủ theo như ý muốn. Điều này có được là nhờ tình trạng tâm được huấn luyện tốt. Chính vì thế tâm không tỏ ra bướng bỉnh nhưng rất dễ dạy (subhavitattā mudubhūte vasīhāvappateti vuttaṃ hoti… vase vattamanaṃ hi cittaṃ mudutanti vuccati)
Kammanīye: nghĩa đen là “Thích hợp để làm việc’ hàm chứa điều kiện trở nên cơ động, linh động, tiện dụng có nghĩa là tuân thủ theo ý muốn và quyết tâm của đương sự. Đây là kết quả chúng sanh đó đã trở nên ngoan ngoãn, dễ dạy. Điều này được so sánh với “vàng được thổi tốt từ phía dưới (có nghĩa là được chất trong lò luyện và được thổi bằng những ống bễ để tăng thêm độ nóng và tách được các cứt sắt ra khỏi vàng ròng). (Muduttāyeva kammaīiye kammakkhame kammayoggeti vuttaṃ hoti. Muduṃ hi cittaṃ kammanīyaṃ, hoti subhantamiva suvaññaṃ). Chính vì vậy Đức Phật đã phán, “ Đây là điều ta đã nghiên cứu, nhưng không bao giờ ta thấy bất cứ điều gì đang phát triển và được tăng cường. Được linh động và dạy như tâm này.” Nānaṃ Bhikkhave aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yaṃ evaṃ bhāvitaṃ bahulīkataṃ muduñca hoti kammaūiyañca yathayidaṃ bhikkhavae cittanti. – trích trong Ekanipāta thuộc Tăng chi Bộ Kinh (Añguttaranikaya 20/21.)
Ṭhiṭhe, nghĩa đen là tồn tại. Ám chỉ tâm tồn tại hay cư ngụ một cách an toàn trong điều kiện như vậy như tâm hồn được thanh tịnh và sáng chói (Etesu parisuddhabhavadisuthitatta ṭhiṭe) nói cách khác, điều này ám chỉ một thực tế là tâm được thiết lập trong chính khả năng của nó. Vì hiện nay đã trở nên dễ dạy và linh động (Mudukammaññabhāvena vā attano vase ṭhitattā ṭhite)
Āneñjappatte: đã đạt đến được điều kiện không lay chuyển. Điều này tiếp theo là một kết quả thuộc những đặc tính đã kể ra ở trên (ṭhitattāyeva āneñjappatte acale niriñjaneti vuttaṃ hoti) nói cách khác, có thể được giải thích như sau:
a. Tâm ổn định trong niềm tin sẽ không bị xáo trộn bằng cách làm cho lung lay vì thiếu niềm tin.
b. Một khi tâm ổn định trong nỗ lực không bị xáo trộn do tình trạng bơ phờ vì lười biếng mà ra (Viriyapariggahitaṃ kasajjjena na iñjati)
c. Một khi tâm ổn định trong niệm (mindfulness) sẽ không bị xáo trộn do bởi quá cả tin (Satipariggahitaṃ pamādena na iñjati)
d. Một khi tâm ổn định trong hành thiền sẽ không còn bị xáo trộn do phải phân tâm (samādhipariggahitaṃ uddhaccena na iñjati)
e. Một khi tâm ổn định trong tuệ không bị xáo trộn do vô minh ngu dốt (Paññapariggahitaṃ avijjāya na iñjati)
f. Một tâm toả sáng sẽ không bị xáo trộn do bóng tối những vẩn đục đem lại (Obhāsagataṃ kilesandhākārena na iñjati)
Chính vì tâm được ổn định với sáu đặc tính nêu trên mà đã đạt được điều kiện không thể lay chuyển nổi (Imehi chahi dhammehi pariggahitaṃ āneñjappattaṃ hoti)
Tóm Lại. tâm đạt được tám phẩm chất được đề cập đến ở trên là tâm được hướng tới thực hiện, thông qua trí. Trí Phật Pháp có thể thực hiện được qua trí thần thông, nghĩa là Phép Thần thông vậy (Abhiññā) evaṃ atthañga-samannāgataṃ cittaṃ abhinīhārakkhamaṃ hoti abhiññāsacchikarrānīyānaṃ dhammānaṃ abhiññāsaccha-kirriyāya. -- Trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/ 205).
Tám phẩm chất đề cập đến ở trên là:
1. Samāhite: được thiết lập nhập thiền Jhana bậc bốn;
2. Parisuddhe: được thanh tịnh;
3. Pariyodate: được toả sáng;
4. Añangaṇe: không bị vướng mắc do những ảnh hưởng xúi bảy;
5. Vigatūpakilese: đoạn diệt những phiền não;
6. Mudubhūte: tuân thục và dễ dạy;
7. Kammanīye: Linh hoạt, cơ đồng và tiện dụng
8. Ṭhite āneñjappatte: tồn tại mà không bị rung động hay không bối rối – thông qua cách đạt đến được bảy phẩm chất đã bàn đến ở trên.
Trong khi tám phẩm chất kể trên là những phẩm chất cần thiết cho những ai có thể thực hiện được các phép thần thông, chúng chỉ là kết quả phải được đạt đến vào giai đoạn chót. Hệ thống để luyện tập tâm hầu đạt đến thành tích đó được giải thích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/200 như sau:
“Một hành gi? Yogi mới tập sự hay một thiền sinh muốn bắt tay vào nhiệm vụ to lớn này trước tiên phải đạt đến tám thiền chứng (samāpatti), thuộc tám loại căn bản (Kasiṇa). Rồi ngài cũng còn phải yêu cầu theo đuổi một qui trình gồm mười bốn bước cho đến khi được thuần thục hoàn toàn trong qui trình mười bốn điểm này. mười bốn bước đó gồm:”
1. Kasinānulomato: trú nhập thiền Jhana với mười điều cơ bản (Kasiṇa)thuận từng điều một.
2. Kasināpaṭilomato: trú nhập thiền Jhana thuộc mười điều cơ bản (Kasiṇa) trong qui trình ngược lại.
3. Kasinānulomatopaṇilomato:Trú nhập thiền Jhana thuộc mười điều cơ bản (Kasiṇa) đó trong cả qui trình thuận lẫn ngược lại
4. Jhānānulomato: Trú nhập các mức thiền Jhana thuận từng loại một.
5. Jhānapaṭilomato: Trú nhập nghịch các mức thiền Jhana
6. Jhānānulomapaṭilomato: Trú nhập thiền Jhana thuộc nhiều loại khác nhau trong cả qui trình thuận lẫn qui trình ngược lại.
7. Jhānukkantakato: rút vào một số mức thiền Jhana đa dạng thuộc một điều cơ bản (Kasina) bằng cách bỏ qua phương pháp, bỏ qua mỗi thiền khác trong qui trình đó.
8. Kasiṇukkantakato: Trú nhập một số bậc thiền Jhana bằng cách bỏ qua phương pháp, lần này thì bỏ luôn tất cả mọi điều cơ bản(Kasiṇa) trong qui trình này.
9. Jhānakasiṇukkantakato: Trú nhập thiền bằng cách bỏ qua một số phương pháp, bỏ qua cả các bậc thiền Jhana và các lọai Kasiṇa.
10. Añgasañkantito: bỏ qua (có nghĩa là rút lại) những chi thiền Jhana.
11. Ārammaṇasañkanito: Bỏ qua đề mục của một số loại thiền Jhana.
12. Añagārammaṇasañkantito: Bỏ qua cả những chi thiền Jhana lẫn các đề mục của chúng.
13. Añgavavaṭṭhāpanato: Xác định các chi thiền Jhana.
14. Ārammaṇavavaṭṭhāpanato: Xác định các đề mục Jhana/.
Tám Thiền Chứng (samāpatti) và Tám Đề Mục (Kasiṇa)
Tám thiền chứng (samāpatti) gồm bốn Thiền chỉ Jhana sắc giới (Rūpajhāna) và bốn Thiền chỉ Jhāna vô sắc giới (Arūpajhāna). Tám điều cơ bản (Kasiṇa) hay là các thiền chỉ cần chiêm ngưỡng chăm chú đó là: Paṭhavīkasiṇā: nhìn chăm chú vào đất. Āpokasiṇa: Nhìn chăm chú vào nước. Tejakassiṇa, Nhìn chăm chú vào lửa. Vāyokasiṇa Nhìn chăm vào gió. Nīlakasiṇa: Nhìn chăm chú vào màu xanh. Pītakasiṇa: nhìn chăm chú vào màu vàng; Lohitakasiṇa: nhìn chăm chú vào màu đỏ; Odātakasiṇa: Nhìn chăm chú vào màu trắng.
Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) một thiền sinh có khả năng tạo ra các phép thần thông được yêu cầu phải đạt đến tám thiền chứng (samāpatti). Bao gồm cả Kasiṇa. Tuy nhiên có hai loại Kasiṇa khác bị bỏ qua đó là Alokakasina: nhìn chăm vào ánh sáng và Ākasakasiṇa: nhìn chăm vào không khí. Việc loại bỏ này được giải thích trong Paramatthamañjusā cho là Ākasakasiṇahay là nhìn chăm vo hư khơng dẫn đến thiền chứng (samāpatti) Vô Sắc (Arūpasamāpatti) trong khi đó Ālokakasiṇa: nhìn chăm vào ánh sáng lại được coi như là nhìn vào Odātakasiṇa:tức là nhìn vào màu trắng vậy.
Giải thích mười bốn bước
1. Trú nhập thiền Jhana thuộc mười Kasiṇa tương ứng. Điều này nghĩa là: Người thiền sinh (Aspirant) phải trú nhập thiền Jhana bằng cách nhìn chăm vào đất, rồi xuất khỏi thiền đó. Sau khi đã xuất khỏi thiền lại trú nhập thiền Jhana một lần nữa bằng cách nhìn chăm vào nước, trước khi xuất ra để rồi lại rút vào nhập thiền Jhana thông qua nhìn chăm vào lửa. Qui trình này được tiến hành cho đến khi hết cả mười Kasiṇa được bao trùm hết. Qui trình này có thể được nhắc lại cả trăm lần thậm chí cả ngàn lần trước khi có thể đạt được thuần thục đáng tin cậy. Và bằng cách rút nhập thiền Jhana có nghĩa là toàn bộ các Jhana tuần tự bậc một đến bậc bốn đều được thông qua một cách tuần tự.
Những giải thích thêm cũng được đưa ra để mang lại hậu quả rằng, đang khi trú nhập thiền Jhana, thiền chỉ, thí dụ như, trái đất sẽ xuất hiện sinh động trước con mắt tâm, được mở ra cho Āpokasiṇa, tức nhìn chăm vào nước, nước tức khắc lại xuất hiện một cách sinh động. Nói tóm lại, trong bất kỳ thiền chỉ nào thì tâm cũng được dừng lại, đối tượng của thiền chỉ đó lập tức xuất hiện trong tâm nhãn. Trong những giây phút như vậy, tâm đã được dừng lại trong mức thiền Jhana đó. Có thể là ở bất kỳ bậc thiền nào trong bốn bậc thiền đó, điều này tùy thuộc vào ý chí của thiền sinh.
Cũng nên hiểu một điều là theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thiền sinh với cùng một mục tiêu như vậy cũng phải đạt đến thành tích bốn bậc thiền Jhana cao hơn. Bậc thiền Jhana vô sắc gíới chẳng hạn, bậc đầu tiên đặt cơ sở trên hư không (Ākāsānañcāyatanā) bậc hai dựa trên thức (Viññā-ṇañcayatana) bậc ba dựa trên vô sở hữu (ākiñ-cảngññāyatana) và bậc bốn dựa trên phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasanna- Nasannayatana). Chính vì thế, trước khi trú nhập thiền Jhana vô sắc giới, Yogi (thiền sinh) phải rút vào các thiền Kasiṇa và thực hiện quyết tâm để có thể làm cho Thiền chỉ tan biến đi hay là có thể đặt trọng tâm chú ý vào thiền chỉ đó và cả tâm nữa cũng nằm trong đó thay vì lông bông bên ngoài không gian. Trước tiên, thiền sinh phải niệm “Ananto Akaso”: hư không bao la và vô tận, cho đến khi nhập vào được thiền Jhana vô sắc giới của thiền chỉ đó có nghĩa là Ākāsānañcāyatana. Sau khi đã chắc chắn đạt đến năm phép thuần thục, khi chú ý đã quay trở về với không gian thì không gian sẽ cùng lúc xuất hiện trong tâm thay vào chỗ thiền chỉ Kasiṇa hay bất kỳ hình ảnh nào khác,o chính sự thay thế này có nghĩa là từ “to drop the Kasiṇa ” cũng phải được thực hiện với toàn bộ các loại Kasiṇa khác. Như vậy bốn bước thiền Jhana sắc giới hay vô sắc giới có thể đạt đến được bằng cách nhìn chăm chú vào tám thiền chỉ Kasiṇa.
2. Trú nhập thiền Jhana mười Kasiṇa ngược lại từ dưới lên trên. Điều này ám chỉ khả năng hay thuần thục của thiền sinh có thể trú nhập thiền Jhana dựa trên mười Kasiṇa bằng cách theo một quy trình ngược lại từ dưới lên trên. Bắt đầu với loại cuối cùng của tám loại Kasiṇa kể đến ở trên từ Odāta: nhìn chăm vào màu trắng, rồi Lohita: màu đỏ, và rồi tiếp tục cho đến khi đạt đến Kasiṇa đầu tiên có nghĩa là Paṭhavī, tức là đất.
3. Trú nhập thiền Jhana trong mười Kasiṇa cả theo cách bình thường và theo cách ngược lại từ dưới lên trên. Điều này chính là kết hợp cả hai phương pháp từ một đến mười và rồi quay trở lại từ mười đến một. Có thể nhắc lại điều này như trước đó, một trăm lần hay ngay cả một ngàn lần để có thể đạt được năm thuần thục từ đó mà ra.
4. Trú các bậc thiền liên tiếp một cách tuần tự. Theo phương pháp này thiền sinh rút vào nhập thiền Jhana bậc thứ nhất và rồi xuất khỏi bậc đó và lại nhập vào giai đoạn hai. Rồi lại xuất ra để nhập vào giai đoạn thiền Jhana thứ ba. Qui trình này tiếp tục cho đến khi đạt đến bậc cuối cùng có nghĩa là phi tưởng, phi phi tưởng xứ (Nevasanna-Nasan-nayatana): tình trạng phi tưởng cũng như phi phi tưởng xứ.
5. Trú nhập vào các bậc thiền Jhana ngược lại từ dưới lên trên. Như trên ám chỉ, thiền sinh trú nhập thiền Jhana bậc cuối cùng có nghĩa là bậc phi tưởng phi phi tưởng xứ đầu tiên. Rồi thầy lại xuất ra để nhập vào các bậc trước các giai đoạn đó. Qui trình này tiếp tục ngược lại cho đến khi đạt đến được thiền Jhana bậc đầu tiên.
6. Rút nhập vào các bậc thiền Jhana cả các bậc bình thường và các bậc ngược lại từ dưới lên trên. Giống như bậc thứ ba ở trên, đây là qui trình thứ bốn và thứ năm kết hợp với nhau. Điều này có thể được nhắc lại, như bình thường một trăm lần hay cả một ngàn lần để có thể từ đó đạt đến năm điều thuần thục.
7. Trú nhập thiền Jhana bằng cách bỏ qua hay dùng phương pháp xen kẻ. Loại bỏ tất cả mọi thiền chỉ khác. Bằng phương pháp này thiền sinh trú thiền Jhana bậc một thông qua nhìn chăm vào đất. Rồi xuất ra khỏi và lại rút nhập vào bậc thiền Jhana thứ ba dựa trên cùng một loại thiền chỉ. Ngài thực hiện bậc này cho đến khi có thể “bỏ qua” Kasiṇa đất và nhập thiền Jhana Vô Sắc Giới bậc một trước khi nhập lại vào thiền Jhana vô sắc giới bậc ba. Điều này có nghĩa là chỉ có bậc thiền Jhana bị lướt qua hay bỏ qua. Nhưng đề mục Kasiṇa vẫn không thay đổi.
8. Trú thiền Jhana bằng cách bỏ qua hay xen kẽ, bỏ qua cả các bậc thiền Jhana và các loại thiền chỉ Kasiṇa. Qua phương pháp này ta có thể bắt đầu với bất kỳ loại đề mục Kasiṇa nào cũng được không nhất thiết phải bắt đầu với Kasiṇa đất. Chỉ bỏ qua phương pháp được duy trì ở đây mà thôi. Việc trú nhập thiền Jhana được thực hiện tuần tự, mà không vượt qua hay bỏ đi bất kỳ điều gì.
9. Để Trú bằng phương pháp bỏ qua, bỏ cả các bậc thiền Jhana và các loại đề mục Kasiṇa. Đối với những ai đã có thuần thục đáng tin cậy và có nhiều kinh nghiệm có thể khởi động với bất kỳ mức thiền Jhana nào tuỳ ý; cũng vậy có thể dùng bất kỳ đề mục Kasiṇa nào. Nhiều chi tiết được giải thích thêm trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) sau đây:
Thiền sinh trú nhập thiền Jhana bậc nhất dựa trên đề mục Kasiṇa đất. Rồi ngài tiếp tục nhập vào bậc thiền Jhana thứ ba (bỏ qua bậc thứ nhì) trong đề mục Kasiṇa Lửa (bỏ qua Kasina nước) bỏ qua tức là lướt qua đề mục Kasiṇa Nīla. Ngài nhập vào thiền Jhana Vô sắc giới rồi tiến xa hơn nữa đến bậc thiền Jhana vô sắc giới, Akiñcaññā - vô sở hữu dựa trên màu đỏ, có nghĩa là đề mục Kasiṇa Lohita. Phương pháp này được gọi là lướt qua hay bỏ qua cả thiền, lẫn thiền chỉ Kasina (Jhana kasi ṇukkantakaṃ).
Qui trình này chính vì thế được sắp xếp được với lợi khẩu cả về bậc thiền Jhana lẫn các đề mục Kasiṇa . Ở đây thuần thục là điều thiết yếu để thể hiện được các phép thần thông, có nghĩa là việc thực hiện các phép lạ (thần thông). Điều này ám chỉ việc trú và thoát ra khỏi bất kỳ bậc thiền Jhana nào hay bất kỳ đề mục Kasiṇa nào ngay lập tức theo ý muốn.
10. Để lướt qua những thành tố thiền Jhana. Như đã mô tả ở trên, có năm chi hay nhân tố làm thành thiền Jhana bậc một đó là. Tầm(Vitakka), tứ (Vicāra) hỷ (Pīti) lạc(Sukha) và nhất tâm (Ekaggatā). Thiền Jhana bậc hai gồm có ba chi đó là: hỷ , lạc và nhất tâm. Trong khi đó thiền Jhana bậc ba chỉ gồm có hai chi đó là lạc và nhất tâm và thiền bậc bốn cũng chỉ có hai chi nhưng lại khác một chút đó là xả (Upekkha) và nhất tâm.
Nhờ phương pháp này thiền sinh trú nhập thiền dựa trên đề mục đất. (earth Kasiṇa) rồi tiến dần lần lượt vào thiền Jhana bậc hai, bậc ba và bậc bốn. Không cần phải thay đổi đề mục (Kasiṇa) từ Pali chỉ tình trạng này gọi là Añgasañkantikaṃ. Ta cũng cần lưu ý là phương pháp này chỉ có thể được áp dụng trong loại thiền Jhana Sắc Giới (Rūpa Jhāna) mà thôi. Chứ không thể được áp dụng cho loại thiền Jhana vô sắc giới (Arūpa Jhāna). Đó chính là toàn bộ các loại Thiền vô Sắc Giới chỉ có khác nhau về đề mục mà thôi. Nhưng lại giống nhau ở chi thiền, có nghĩa là xả (Upekkhā) và nhất tâm (Ekaggatā)
11. Để lướt qua các đề mục thiền Jhana đa dạng. ‘Đề mục thuộc nhiều loại thiền khác nhau’ ở đây được hiểu là có tám loại đề mục (Kasiṇa) như đã nói ở trên, cùng với bốn đề mục thuộc Thiền Jhana Vô Sắc Giới như, Hư không, thức, vô sở hữu và phi phi tưởng. (Etam Santam) bằng phương pháp này thiền sinh phải trú mỗi loại thiền dựa trên cùng một đề mục (Kasiṇa) thí dụ như ngài rút vào nhập thiền Jhana bậc một dựa trên đề mục (Kasiṇa) đất, rồi cùng một bậc thiền Jhana dựa trên thiền chỉ (Kasiṇa) nước rồi cùng một bậc thiền Jhana dựa trên đề mục (Kasiṇa) gió v.v… cho đến khi ngài tới được đề mục (Kasiṇa) Odāta, là đề mục cuối cùng, từ Pali cho giai đoạn này gọi là Ārammaṇasaṇkantikaṃ
12. Để lướt qua cả các chi thiền Jhana và các đề mục. Đây chính là hai phương pháp đã đề cập đến ở trên (mục số 10 và 11) gộp chung lại. Thí dụ thiền sinh trú nhập thiền Jhana dựa trên đề mục (Kasiṇa) đất, rồi bậc thiền Jhana thứ nhì dựa trên đề mục (Kasiṇa) nước, rồi bậc thiền thứ ba dựa trên đề mục Kasiṇa lửa, rồi đến bậc thiền Jhana bậc bốn dựa trên thiền chỉ (Kasiṇa) gió. Bỏ qua đề mục (Kasiṇa) màu xanh, ngài rút vào nhập thiền Vô sắc giới với thiền chỉ không gian rồi nhập thiền Vô Sắc Giới với thiền chỉ tâm thức từ đề mục Kasiṇa màu vàng, thiền Vô Sắc Giới với đề mục vô sở hữu xứ từ đề mục Kasiṇa màu vàng và rồi thiền chỉ vô tưởng hoặc phi phi tưởng từ thiền chỉ Kasiṇa màu trắng. Từ Pali cho loại thiền này là Añgārammaṇassañkantikaṃ.
13. & 14. Để xác định những chi thiền và các đề mục. Nhờ phương pháp này thiền sinh phải nắm được các chi thiền là gì và có bao nhiêu chi trong mỗi bậc thiền Jhana. Thiền sinh có thể xác định được rõ ràng những chi này từ ngay tuệ giác của mình. Các chi thiền Jhana và các đề mục tức là có tám thiền chỉ Kasiṇa và bốn đề mục thuộc thiền Jhana Vô Sắc Giới như đã được mô tả trước đó. Từ Pali để xác định các chi Thiền Jhana là Añgavaṭṭhapanaṃ. Còn từ dùng để xác định các đề mục lại là Ānrammaṇavavaṭṭhāpana.
Khó Khăn Gay Gắt Để Phát Triển Thiền, Để Thực Hiện Các Thần Thông (Phép lạ)
Nếu chỉ nhằm tu luyện thiền Định hay hành thiền với mục tiêu đạt đến hiện trạng tâm thiền Jhana, với rất ít thiền sinh có thể làm được, thì hẳn để tu luyện thiền Jhana để thực hiện được các Thần Túc Thông hay là cái gọi là phép lạ (thần thông) là điều xem ra còn khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ vô cùng đáng khích lệ. Điều này ám chỉ những ai đã đạt đến được một phần hiện trạng thiền Jhana nơi một trong các kiếp trước của họ. Họ không cần phải trải qua một kỷ luật gay gắt như đòi hỏi các thầy Sa-di phải thực hiện trên đời này. Họ cũng không cần phải tiến hành mười bốn bước như đã được đề cập đến ở trên. Trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) có các đoạn sau đây đã đề cập đến vấn đề này:
Một thiền sinh thực sự là thầy Sa-di chưa có đắc được bất kỳ kinh nghiệm nào về bất kỳ loại tiền kiếp nào, sẽ không thể thực hiện được bất kỳ Thần Túc Thông (Iddhividhi) nào hay phép lạ (thần thông) nào mà không phải tiến hành qua bảy bước như đã được nhắc đến ở trên. Điều này là vì:
1. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh tu luyện các đề mục Kasiṇa hay cố gắng thể hiện các đối tượng Kasina với chính con mắt tâm của họ một cách sống động để có thể nhìn thấy được bản sao chép thân xác của mình, chỉ có khoảng một vài người có thể thực hiện được điều này mà thôi.
2. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã đạt đến Uggahanimitta trí tưởng như đã nói đến ở trên. Chỉ có một vài người có thể đạt đến được bước thứ hai gọi là Paṭibhāganimitta quang tướng. Khả năng kiểm tra kích thước của Hình Tượng (Nimitta) hay và cảnh tượng (vision) theo ý muốn.
3. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã đạt đến Paṭibhāganimitta , chỉ có khoảng một vài người có thể phát triển được khả năng nhập thiền tiếp xa hơn cho đến khi họ có thể đạt đến các hiện trạng thiền Jhana.
4. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã đạt đến những hiện trạng thiền Jhana chỉ có khoảng một vài người có khả năng tuy luyện được tâm để có thể đi qua trót lọt được mười bốn bước kể trên.
5. Trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã đi qua trót lọt mười bốn bước đó. Chỉ có khoảng duy nhất một người có thể thực hiện được phép lạ (thần thông) mà thôi.
6. Và trong số cả trăm hay cả ngàn thiền sinh đã có thể thực hiện được phép lạ (thần thông) thì chỉ có một vài người có khả năng trú nhập bất kỳ hiện trạng thiền Jhana nào một cách dễ dàng và theo y như ý muốn của mình.
Chúng ta phải lưu ý một điều là mục tiêu thực sự lời nói của trưởng lão, tác giả đưa ra những con số trên chỉ là để chứng tỏ thật khó khăn biết bao để một thiền sinh có thể chuyên tu luyện thiền cho đến khi có thể thực hiện được các Thần Túc Thông (Psychic powers) cùng với năm pháp thuần thục có nghĩa là ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ thời điểm nào, một cách dễ dàng và tuỳ theo ý muốn. Không nên hiểu một cách cứng nhắc theo thứ tự được đề cập đến ở trên. Bằng không ngay cả toàn bộ dân số của thế giới ngày nay vượt xa hơn nhiều với dân số thời Đức Phật mà cũng chẳng có bất kỳ ai có thể thực hiện được những điều đó.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:24 am

Nhưng cũng có một số người có thể thực hiện được phép lạ (thần thông) mà không cần phải trải qua bất kỳ tu luyện gay gắt nào
Tuy nhiên, cũng phải nói một điều như sau:
Đối với những ai đã có được “Pubbayoga.” có nghĩa là đã tích lũy được nhiều việc công đức. Lại thường cố gắng hết sức trong các cuộc sống ở các kiếp trước của mình, như Đức Phật là Đấng Toàn Giác. Phật độc giác và một số vị thánh thính văn đã đạt đến mức thiền như trên và đạt được sức mạnh cơ bản để thực hiện các phép là và Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhidā), tức là pháp thuần thục có thể xuất hiện nơi họ một cách tự nhiên ngay cả khi họ không phải trải qua bất kỳ một bước nào trong mười bốn bước (trong cuộc sống hiện tại này)
Đoạn văn tiếng Pali viết về điểm này như sau:
Balavapubbayogānaṃ pana buddhapaccekabuddha-aggasāvakadīnaṃ vinapi iminā vuttāppakārena bhāvanānukkamena arahattapaṭilābhavaseneva idañca iddhivikubbanaṃ aññe ca paṭisambhidādibhedā guṇa ijjhantī.
(Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) 2/204)
Chính vì thế, điều này được làm rõ tại sao một số vị A-la-hán, cho dù không tu luyện bất kỳ cuộc hành thiền nào trước đó, lại có thể chỉ ngay sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp và đạt đến bậc A-la-hán, có một số trường hợp đã đạt đến tới sáu phép thần thông (Abhiññā) và một số trường hợp khác lại thực hiện được Tứ Vô ngại giải đạo (paṭisambhidā) như trường hợp Trưởng Lão Sārīputta Moggallāna, Kappina và vị thừa tướng Santati.
Mười Phép Thần Thông (inddividhi)
Để soi sáng hiểu biết về thần thông (iddhi) hay là các phép màu. Chúng ta nên tham khảo các đoạn văn sau đây trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) (Khu. Pa. 31689) như sau:
1. Phép quyết định Thần Thông (Addhiṭṭhāna Iddhi): Những khả năng đạt được thông qua quyết tâm (Adhiṭṭhāna) như: từ một người biến thành nhiều người.
2. Phép thần thông Vikubanā (iddhi)): những khả năng biến đổi thân.
3. Phép Ý Sinh Thân hay hóa tâm thông (Manomayā iddhi): khả năng thông qua tâm có nghĩa là tạo ra hay phát ra một thân xác cõi trời xuất phát từ bản sao chép sắc thân.
4. Ñāṇavipphārā Iddhi: nghĩa đen, khả năng thông qua khuyếch tán ánh sáng hay tỏa khắp về phía tuệ quán (Ñāṇa) mà đạt được.
5. Samādhivipphārā Iddhi: nghĩa đen, sức mạnh đạt được thông qua khuyếch tán hay toả khắp về phía thiền.
6. Ariyā Iddhi: sức mạnh đặc biệt của các vị thánh nhân.
7. Kammavipākajā Iddhi: sức mạnh do kết quả các hành vi nghiệp chướng đem lại.
8. Puññavato Iddhi: khả năng của những ai tích tụ được nhiều việc công đức.
9. Vijāmayā Iddhi: sức mạnh do tụng kinh hay cầu các câu thần chú (mantras)
10. Tattha tattha sammāpayogapaccayā Vijjhamaṭṭhena iddhi: sức mạnh thông qua thành công trong việc thực hiện hiệu quả hay bổn phận của chúng ta.
Những giải thích được tìm thấy trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/270) như sau:
1. Phép Thần Thông quyết định (Addhiṭṭhāna Iddhi): Khả năng quyết tâm. Ví dụ như biến một người thành nhiều người. Người này và thành nhiều người khác cùng một chủng loại giống nhau như đã được giải thích.
2. Phép biến đổi thân (Vikubanā Iddhi): khả năng qua biến đổi thân xác điều này cũng đã được giải thích.
3. Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi): khă năng thông qua tâm, cũng đã được giải thích. Điều này cũng được gọi là Manomayiddhi
4. Ñāṇāvipphara thần thông (iddhi): nghĩa đen, khả năng đạt được thông qua khuyéch tán ánh sáng hay toả sáng về phía Ñāṇā (tuệ quán) trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cũng có lời giải thích sau đây:
Một thiền sinh thường xuyên hay liên tục chiêm ngưỡng bất kỳ những khia cạnh phật pháp sau đây cho đến khi thể hiện được chân lý từ đó mà ra được cho là đã đạt đến thành công trong khả năng này thông qua tuệ quán (Ñāṇā) có nghĩa là Tuệ giác như sau:
a) Kẻ nào thường xuyên suy tưởng đến pháp khổ cho đến lúc người đó có thể từ bỏ được Sukkha-saññā, có nghĩa là lạc tưởng .
b) Kẻ nào suy tưởng đến pháp vô ngã hay là vô thực chất cho đến khi người đó có thể loại bỏ được Attasaññā, có nghĩa là ngã tưởng.
c) Kẻ nào thường xuyên suy tưởng đến pháp dẫn đến chán nãn ảo giác cho đến khi người đó loại bỏ được hoan hỷ, có nghĩa là những đam mê dục lạc.
d) Kẻ nào thường xuyên suy tư đến diệt đế (nirodha) hay tận diệt cho đến khi người đó có thể loại bỏ được nhân duyên khổ.
e) Kẻ nào thường xuyên suy tư đến Paṭinisagga, có nghĩa là bỏ qua hay buông thả cho đến khi người đó có thể loại bỏ được Chấp trì (Ādāna) có nghĩa là chấp thủ.
Loại thần thông (iddhi) hay sức mạnh này được phát sinh từ tuệ giác tràn ngập tâm của người đó và bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng phá hoại ngầm. Chính vì thế chúng được gọi như vậy. Theo nghĩa đen, chúng là tuệ giác lan toả khắp nơi, đang khi thực sự chúng mang tính chất bảo vệ cho tuệ giác. Trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) có đưa ra một số ví dụ liên quan đến Trưởng Lão Bākula, Sañkicca và Bhūtapāla, dưới đây là những tường thuật ngắn về các vị như sau:
Trưởng Lão Bākula.
Khi còn là một đứa nhỏ, vào một ngày rất thuận tiện Trưởng Lão Bākula được đưa đi tắm sông. Vì bất cẩn nên đứa nữ tỳ đã tuột tay đánh rơi cậu bé xuống sông và dòng nước đã cuốn cậu bé đi mất. Nhưng ngay sau đó có một con cá to đã nuốt cậu bé vào bụng và con cá bơi tới tận thành phố Barāṇasī (ngài được sinh ra tại thành phố Kosambi), tại đây có người đánh cá bắt được con cá này và đem bán cho vợ người triệu phú trong vùng. Bà này trong thấy con cá thì đem lòng thích thú, nói rằng: “Tôi sẽ tự tay đem luộc con cá,” Bà tiến hành mổ con cá ra, và vô cùng kinh ngạc do một sự ngạc nhiên lý thú. Khi nàng nhìn thấy trong bụng con cá có một đứa bé trai có nước da giống như vàng vậy. Nhìn thấy đứa bé vẫn còn sống, nàng vô cùng sung sướng vì có được một cậu con trai cho chính mình. Như vậy người vợ của nhà triệu phú đã nuôi dạy cậu nhỏ Bākula lớn lên rất kỹ càng và đầy tình thương cho đến khi cậu bé lớn lên và sau đó được nhận thọ giới thành tỳ khưu, và cuối cùng đã đạt đến bậc A-la-hán.
Theo ngài Trưởng Lão Tác giả Buddhaghosa cho là cậu bé vẫn còn sống an toàn trong bụng cá, đó là do Sức Mạnh Che Chở của chính trí Ñāṇa hay tuệ giác của cậu có nghĩa là sức mạnh tuệ giác tiềm tàng nhờ đó mà ngài có thể đạt đến bậc A-la-hán ngay trong cuộc sống của mình.
Qua lời giải thích này, chúng ta thấy điều đáng lưu ý là một thiền sinh đến thời điểm thích hợp để đạt đến bậc A-la-hán ngay trong cuộc sống của mình phải tích luỹ được rất nhiều công đức từ nhiều kiếp trước. Toàn bộ những công đức này được gọi gộp lại thành Đáo bỉ ngạn (pāramī) tiếng Việt gọi là Ba-la-mật (pāramī) gồm mười loại công đức khác nhau, gồm có Tuệ (Paññā) hay khôn ngoan. Toàn bộ những công đức này đều phát triển đến độ trưởng thành khiến cho ngài có thể đạt đến thành tích cuối cùng trong cuộc sống. Trong cuộc sống đó, không có gì có thể hãm hại hay không có mối hiểm nguy nào có thể tách ngài khỏi cuộc sống trước khi ngài đạt đến Bậc A-la-hán. Điều này nhằm khẳng định một câu nói trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) cho là người thiền sinh nhằm đạt đến bậc A-la-hán vào đúng thời điểm thuận tiện trong cuộc sống này không thể chết trước khi đạt đến thành tựu đó. Ngay cả ngọn núi Sineru cũng chẳng đè bẹp được người. Đoạn văn được viết bằng tiếng Pali như sau: Pacchimabhavikasatasssa hi sininerunā otthaivamānassāpi arahattaṃ appatvā jīvitakkhayo nāma natthi – (Trích trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đoạn bốn trang 118.) chính vì thế từ “Ñāṇavipphara Iddhi” Được mô tả là một phẩm chất vượt trội hơn hẳn do Tuệ giác tiềm tàng phát sinh từ các tiền kiếp. Chính vì thế “Khả năng tiềm tàng tột độ qua Tuệ giác đó trước, đang và sau khi xảy ra tuệ giác thực sự vậy.
Các chi tiết viết về Trưởng Lão Bakula cũng được tìm thấy trong Kinh Bākula(Bākulatthae-raccharriyabbhūta Sutta) và bài chú giải về kinh này (xin đọc Ma. Upari. 14/255 số. 380) Papañcasūdanī 3/ 597. và Manorathapūraṇī 1/ 330.) Theo tập chú giải, Trưởng Lão Bākula, hay đôi khi có người gọi ngài là Bakkula được nhận thọ đại giới ở tuổi 80 và ngài đã đạt đến bậc A-la-hán chỉ bảy ngày sau lễ xuất gia và qua đời ở tuổi 160. Cách này cách khác ta có thể nói ngài thuộc một số trong 80 vị A-la-hán được xếp hạng cao nhất. Vì ngài được ca ngợi là có sức khoẻ tốt nhất, nghĩa là ngài ít khi bị bệnh. (xin đọc Añga, Eka 20/32 số . 144)
Trưởng lão Sañkicca
Mẹ của ngài qua đời khi ngài vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Cứ sự thường thì người ta hiểu rằng ngài cũng phải chết theo mẹ. Chính vì thế người ta đã đặt xác chết của mẹ lên dàn thiêu và sửa soạn cho việc hoả táng. Vào lúc người phụ trách công việc hoả táng lấy chiếc giáo rực đỏ chọc vào bụng xác chết. Thình lình ngọn giáo đâm trúng vào mắt đứa bé khiến cho nó la lối đau đớn. Nghe thấy tiếng kêu của đứa bé, người thực hiện hoả táng mới biết đứa bé vẫn còn sống. Ông liền lấy xác người mẹ ra khỏi dàn thiêu và mổ lấy đứa bé ra khỏi bụng mẹ rồi giao cho bà nội chăm sóc. Cậu bé được bà nuôi dạy khôn lớn cho đến bảy tuổi, bà liền xếp đặt cho cậu nhỏ lãnh thọ giới thành thầy Sa-di. Sau này cậu nhỏ đã đạt đến bậc A-la-hán cùng với Tứ Vô ngại giải đạo (paṭisambhidā). Đó chính là bài tường thuật ngắn ngủi về cuộc đời Trưởng Lão Sañkicca được kể lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), trong đó có giải thích do hiệu quả các công đức trước kia và ngay trong cuộc sống, ngài không bị hãm hại cho dù bị thiêu trên dàn hỏa táng hay bị đâm bằng ngọn giáo, đó chính là vì ngài có được Sức Mạnh Bảo Vệ do tuệ giác A-la-hán đem lại.
Một số đề tài liệu dài hơn viết về Trưởng Lão Sañkicca được tìm thấy trong đoạn bốn Pháp Cú Kinh (Dhammapada) với một số khác biệt như sau:
Mẹ của Trưởng Lão là con gái một nhà triệu phú tại thành phố Sāvatthī. Bà chết khi cậu bé còn nằm trong bụng mẹ. Đang khi người ta hoả táng bà, toàn bộ thịt các phần thân thể khác đều cháy hết, chỉ trừ vùng bụng thì không hề hấn gì, (Tassā Jhāpiyamānāya ṭhapetvā gabbhamaṃsaṃ sesamaṃsaṃ jhāyi) Thấy vậy người phụ trách nhiệm vụ hoả táng liền lấy xác khỏi dàn thiêu và lấy ngọn giáo đâm vào phần không cháy hai ba nhát, và sự việc xảy ra là chiếc giáo đâm trúng mắt đứa bé, ngay tức khắc người đó lấy đứa bé ra khỏi bụng mẹ rồi lại vùi vào trong đống than đỏ rực và bỏ đi. Kết quả là toàn bộ những gì còn lại của người mẹ đều cháy hết, nhưng đứa bé thì không hề hấn gì. Giống như vàng trên đống than, như nụ hoa nằm trong cánh bông sen. Điều lạ lùng này xảy ra là vì con người nào được tiền định sống từ thời tiền kiếp, không thể bị hại bằng bất kỳ cách nào, ngay cả khi núi Sineru có sụp đổ trên đầu người đó, trước khi ngài đạt đến Bậc A-la-hán.
Athassā gabbhamaṃsaṃ citakā otāretvā dvīsu tīsu ṭhānesu sūlehi vijjhiṃsu. Sūlakoṭi dārakassa akkhikotiṃ pahari. Evaṃ gabbhamaṃsaṃ vijjhitvā angārārasimbi. Khipitvā añgāreheva paṭicchādetvā pakkamiṃsu. Gabbhamaṃsaṃ jhāyi Añgāramatthake pana suṣaṇṇbimbasadiso dārako padumagabbhanipanno viya ahosi. Pacchimabhavikasattassa hi sinerunā tthariyamānassāpi arahattaṃ appatvā jūvitakkhayo nāma natthi.)
Người phụ trách hoả táng trở lại vào ngày hôm sau để dẹp đống lửa đi. Ông quá đỗi ngạc nhiên khi thấy đứa bé nằm đó không hề hấn gì “Trời ơi điều gì thế này?” Họ nghĩ toàn bộ những gì của bà mẹ đều cháy hết, nhưng đứa bé tại sao lại không hề hấn gì, đâu là nhân duyên của điều này vậy?” Họ mang đứa bé về nhà và hỏi “Pháp sư” về điều này. Cậu trả lời họ nhận được là, “Nếu đứa bé này trở thành một chủ gia thì bảy họ gia đình của đứa bé sẽ không bao giờ nghèo khổ; nếu kẻ nào nhận nuôi đứa trẻ vô gia cư này, người đó sau này sẽ có một đoàn tùy tùng lên tới năm trăm vị Sa môn hỗ trợ trên khắp mọi nẻo đường cuộc sống” Sau này ngài được đặt tên cho là ‘Sañkicca’ nghĩa là xuất phát từ chừ ‘Sanku” có nghĩa là cây chấn song sắt có đầu nhọn hay là một ngọn giáo hoặc một cái mác.
Thế là nhiều gia đình đã nhận nuôi cậu bé, họ bảo nhau, “Bất kể cậu bé sau này có như thế nào đi chăng nữa, khi cậu bé lớn lên chúng ta sẽ xin cho cậu nhận đại thọ giới trong tăng già của Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta.)” Vào tuổi lên bảy, cậu đã nghe những đứa trẻ khác kể lại, là khi còn ở trong bụng mẹ cậu, lúc mẹ đã chết và khi người ta thiêu xác mẹ trên dàn hỏa táng, nhưng cậu chẳng hề hấn gì. Điều này đã làm tăng thêm tiềm năng cho cậu và cậu đã quyết khi lớn lên cậu sẽ theo đuổi cuộc sống vô gia cư. Những người nhận nuôi cậu đồng ý và họ liền đem cậu đến trình với Xá-lợi Phất (Sārīputta) Ngài dạy cho cậu năm Kammaṭṭhāna (có nghĩa là chiêm ngưỡng sự ghê tởm của tóc trên đầu, lông trên người, móng tay, răng và da thịt) và cậu đã đạt đến bậc A-la-hán cùng với tứ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidā) ngay khi cậu đang làm lễ xuống tóc.
Còn nhiều chi tiết về tiểu sử của Ngài Sañkicca được viết trong cuốn Pháp Cú Kinh (Dhammapada) chương bốn. Cũng cần lưu ý một điều là những bài tường thuật trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn ghê gớm hơn trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Nhưng có một điều chung là: Đây là lời tuyên bố rõ ràng về một sự kiện là: Chẳng có hề hấn gì có thể gây nguy hại cho Sañkicca cho dù những mối nguy hiểm đó trong trường hợp bình thường có thể giết chết những người khác, nhờ sức mạnh bảo trợ sau này ngài sẽ đạt đến Bậc A-la-hán. Ngay trên cõi đời này, những gì ngài phải chịu chỉ là một vết thương nhẹ do cái lao của người phụ trách hoả táng gây ra vào góc con mắt của ngài mà thôi.
Cậu Bé Tên Là Bhūtapāla.
Cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo khổ tại thành phố Rājagaha. Một ngày kia cha cậu bé mang cậu đi theo trên chiếc xe bò vào rừng kiếm củi về bán. Sau khi đã chất củi đầy xe, hai cha con lên đường về nhà cho tới khi họ vừa tới cổng thành vào lúc nhá nhem tối. Ngay lúc đó mấy con bò kéo xe tuột khỏi ách và biến mất vào trong thành phố trước khi ông bố có thể khống chế nổi chúng. Người cha liền nói với con trai ngồi chờ trên chiếc xe chất đầy củi, để ông chạy vào thành đuổi bắt lại mấy con bò, tuy nhiên cổng thành đã đóng truớc khi người cha có thể trở lại. Trong tình huống đó ông buộc phải bỏ lại cậu bé một mình bên ngoài cổng thành. Người ta kể lại rằng cậu bé chẳng hề hấn gì kể cả đau ốm và bầy quỉ ma thường rong ruổi khắp nơi trong vùng đó, do cậu bé có sức mạnh thần thông Ñāṇa vippharā, tức là Sức Mạnh Bảo Trợ Ñāṇa hay là tiềm năng tuệ giác.
Đây là bản tường trình ngắn gọn kể về cậu bé. Cũng còn có nhiều chi tiết cần được nghiên cứu thêm nữa. Nhưng rất tiếc Trưởng Lão tác giả không cho chúng ta biết tìm thấy ở đâu những chi tiết này. Theo ý kiến của tôi, bài tường thuật ngắn ngủi trên không liên can gì tới Sức Mạnh Bảo Vệ của cậu bé và sức mạnh tuệ giác cũng chẳng mấy thuyết phục và gây linh cảm là bao nhiêu. Tuy nhiên trong đoạn thứ bảy Pháp Cú Kinh (Dhammapada) có một câu chuyện viết về một cậu bé có tên là Dārusākatika – Rất có thể câu chuyện ám chỉ cậu bé Bhūtapāla kể lại ở trên. Câu chuyện như sau:
Tại thành phố Rājagaha, có hai cậu bé, một đứa là con trai của ông bố Sammādiṭṭhi (nghĩa là Chính Kiến) trong khi đó cậu bé kia lại là con trại của người cha theo Micchaditthi (nghĩa la Tà Kiến). Cả hai đứa trẻ đều thích chơi trò thảy súc xắc với nhau. Trong hai đứa bé, thì cậu nhỏ con trai của người cha theo chánh kiến, trước khi thảy lục lạp, thường đặt cho mình một qui luật là nghĩ đến Đức Phật, nói rằng “Nam mô Phật” có nghĩa là “lạy Đức Phật kính yêu” cậu nhỏ thứ hai là con của người cha theo tà kiến lúc nào cũng nghĩ đến Titthiya, có nghĩa là những tên theo tà đạo. và trước khi thảy lục lạp cậu lại kêu lên “Na-mô A-la-hán.” có nghĩa là “Lạy các vị A-la-hán.((Từ “A-la-hán” được sử dụng từ trước thời Đức Phật ám chỉ một thiền sư rất được dân chúng trọng vọng) Kết quả là cậu bé con của người cha theo chánh kiến thường thắng cuộc chơi. Lúc này cậu nhỏ thua cuộc nhận ra điều này và sau này liền theo gương người bạn của mình. Chính vì thế mà cả hai đã tích lũy được nhiều niệm tưởng về Đức Phật.
Một ngày kia, cậu nhỏ có cha theo chánh kiến đã đi theo cha trên chiếc xe bò vào rừng kiếm củi. Sau khi đã chất củi đầy xe, người cha liền đánh xe về nhà. Trên đường về hai cha con đã tới bên ngoài cổng thành gần một nghĩa địa, người cha liền thả cặp bò ra cho đi ăn cỏ trong vùng đó. Trong lúc người cha bận bịu sửa soạn bữa ăn cho cả hai cha con, ông không để ý đến mấy con bò.
Lúc này mấy con bò được thả rong liền nhập vào đàn bò đang trên đường về chuồng vào buổi chiều. Lúc đó ông Dārusākatīka- tên người cha theo chánh kiến. – sau khi đã dùng bữa xong và muốn lên đường về nhà trong thành phố, ông đi tìm mấy con bò nhưng không thể tìm thấy. Lần theo dấu chân vào trong thành phố, cuối cùng thì ông cũng tìm thấy cặp bò và cố gắng dẫn chúng trở lại chỗ xe củi bỏ lại bên ngoài thành phố. Nhưng cổng thành đã đóng lại trước khi ông tới nơi. Như vậy ông phải bỏ lại cậu nhỏ một mình bên ngoài cổng thành suốt đêm.
Người ta kể lại rằng tại thành phố Rājagaha cố đầy ma quái, nghĩa là những kẻ vô hình, đặc biệt là trong vùng gần nghĩa trang, nơi cậu bé đã bị bỏ lại một mình. Lúc đó có một ma quái đang theo đuổi tà kiến nhìn thấy cậu bé liền nói. “Thật là tuyệt, đứa bé này là bữa ăn quá ngon cho chúng ta đây. Hãy thưởng thức bữa ăn tuyệt với thịt cậu bé.” Nhưng cũng có cả những chư thiên theo đuổi chánh kiến có mặt. Họ cố ngăn cản tên kia, bảo hắn không được làm thế, nhưng tên ma quái xấu xa nhất định không nghe. Hắn thình lình giật chân đứa bé và lôi cậu bé đi theo.
Lúc đó cậu bé đang ngủ ngon giấc, cảm thấy bị kéo chân lôi đi, tự nhiên cậu kêu lên như vẫn thường làm, nói rằng, “Nam-mô Phật.” Nghe thấy vậy, ma quái xấu xa hoảng sợ và biến mất.
Thế là những chư thiên tốt nói với ma quái xấu xa, “Nhà ngươi đã làm điều không nên chút nào, nhà ngươi sẽ phải bị phạt về hành vi này.” Rồi chư thiên tốt đứng trân nhìn cậu bé, ma quái xấu xa nhìn thấy như vậy, liền đi vào thành phố và mang lại cho cậu bé một mâm đầy thức ăn chọn lọc dành cho nhà vua. Cả hai chư thiên đều hành động như thể họ là cha mẹ của cậu bé. Họ đã đánh thức cậu bé dậy và cho cậu dùng bữa. Sau đó họ còn ghi một câu trên chiếc khay đựng đồ ăn, kể lại bằng cách nào và tại sao họ lại lấy cắp chiếc khay của nhà vua khỏi hoàng cung. Rồi họ quyết tâm muốn cho nhà vua nhìn thấy đoạn ghi trên đó. Sau khi cậu bé đã ăn bữa xong và lăn ra ngủ, thế là cả hai liền biến mất.
Có một cuộc bạo loạn xảy ra vào buổi sáng ngày hôm sau, khi sự việc được khám phá ra là chiếc khay đựng đồ ăn cho nhà vua đã bị kẻ trộm đánh cắp. Toàn bộ cổng thành được lệnh đóng lại, trong khi đó quân lính đi sục sạo tất cả các nhà trong thành phố. Sự việc không đem lại kết quả gì, họ tiếp tục đi lục soát bên ngoài thành phố và cuối cùng họ đã tìm thấy chiếc khay vàng trên chiếc xe củi của hai cha con Dārusākaṭika . Đứa bé bị bắt và bị kết án đánh cắp chiếc khay của nhà vua và bị điệu tới nhà vua, nhìn thấy dòng chữ ghi trên chiếc khay nói rằng,” có điều gì thế con trai của ta.”
“Tâu bệ hạ, thần chẳng hay biết gì hết. thần chỉ biết có một điều là đêm hôm qua cha mẹ thần đem lại cho thần một chút đồ ăn và đứng canh cho thần ăn. Chính vì thế mà thần không chút sợ hãi gì cả, rồi sau đó thần lại ngủ thiếp đi, đây là tòan bộ những gì thần biết, thưa hoàng thượng.”
Cha mẹ của cậu bé lúc này cũng được điệu vào hoàng cung. Sau khi nghe thấy sự việc xảy ra, Nhà vua liền dẫn cậu bé cùng với cha mẹ đến đến gặp Đức Phật. Cậu bé kể lại toàn bộ sự việc cho Đức Phật nghe nói rằng. “Có phải chỉ có một điều duy nhất, là niệm tưởng tới Đức Phật có thể đem lại sức bảo vệ cho ta không? hay niệm tưởng đến Giáo pháp và tăng già cũng có thể đem lại sức bảo vệ cho trẫm?” Để trả lời câu hỏi của nhà vua, Đức Phật liền đáp lại, nói rằng:
“Không chỉ có thế, tâu bệ hạ. Một thiền sinh có được tâm luyện tập đến nơi đến chốn, dựa trên sáu điều căn bản sẽ không cần đến sức mạnh bảo vệ nào khác nữa cho chính mình, người đó chẳng cần đến bất kỳ kinh kệ nào, hay thuốc men làm chi.” (Mahārājja na kevalaṃ Buddhānussatiyeva rakkhā, yesaṃ pana chabbihena cittaṃ subhavitaṃ, tesaṃ aññena rakkhāvaraṇeva vā mantosadhehi vā kiccaṃ natthi) sáu điều cơ bản đó là:
“Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Niccaṃ Buddhagatā Sati.
Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasavaka
Yeaṃdivā ca ratto ca
Niccaṃ Dhammagatā Sati.
Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Niccaṃ Sañghagatā Sati.
Suppabuddhā pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Niccaṃ kāyagatā sati
Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Ahiṃsāya rato mana
Suppabuddhaṃ pabujjhanti
Sadā gotamasāvakā
Yesaṃ divā ca ratto ca
Bhāvanāya rato mano.”
Các đồ đệ của Đức Cồ Đàm (Gotama) được giác ngộ toàn diện, với tâm lúc nào cũng chăm chú đêm ngày vào:
1. Niệm tưởng về Đức Phật
2. Niệm tưởng về Giáo Pháp
3. Niệm tưởng về Tăng già
4. Niệm tưởng về Thân xác
5. Không làm hại đến chúng sanh và
6. Tu luyện thiền chỉ và tâm .
Giải thích: Theo các tập chú giải. Từ “Suppabuddham pabujjhanti: có nghĩa là được giác ngộ kỹ càng.’ Ám chỉ sự kiện cho là một thiền sinh niệm tưởng đến các việc ân đức của Đức Phật trước khi đi ngủ sẽ tỉnh dậy khoẻ mạnh (có nghĩa là được bồi bổ tươi tỉnh) (Buddhagataṃ satiṃ gahetvā supantāyeva pabujjhantā suppabuddhaṃ pabujjhanṭi nāma) Đoạn này có ý nghĩa tương tự như những lời Đức Phật dạy liên quan đến những lợi ích của việc tu luyện Mettā , có nghĩa là lòng từ tâm. Từ đó phát sinh ra mười một điều như là Sukham supati: ngủ ngon. Sukham patbujjhati:thức dạy khỏe khoắn và Na pāpakṃ supinam passati: không bị ác mộng.v.v.
Một điều cần chú ý là những lời giảng dạy của Đức Phật được đề cập đến ở trên không công bố rõ ràng về niệm tưởng đến những đề mục như vậy như về Đức Phật có đem lại sự hỗ trợ chống lại những nguy hiểm cho thiền sinh. Những điều được nói đến trong đó chỉ là hiện thực là những suy tưởng như vậy có thể đem lại những điều kiện để được “Giác Ngộ Toàn Diện” điều đó ám chỉ những việc như ngủ ngon và tỉnh tảo khoẻ khoắn có nghĩa là được tỉnh táo và sung sướng.
Điều Trưởng Lão tác giả cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) kể về cậu bé Bhūtapāla như là một ví dụ điển hình cho những ai được bảo vệ do tuệ giác tiềm năng hiện tại ở sự kiện được nhắc đến trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) so với hiệu quả sau khi cậu nhỏ và cha mẹ của cậu đã nghe bài thuyết pháp của Đức Phật thì tất cả họ đã đạt đến Quả Nhập Lưu. Sau này họ đã được ban thọ đại giới và đạt đến bậc A-la-hán. Điều này xảy ra là do tiềm năng đạt đến bậc A-la-hán của họ. Chính vì thế mà họ đã vượt qua mọi khó khăn và nguy hiểm một cách an toàn. Chính vì thế đây là một ví dụ về điều được gọi là Ñāṇavipphārā Iddhi: có nghĩa là phép lạ (thần thông) đạt được thông qua sức mạnh bảo vệ nhờ tuệ giác tiềm năng.
Samādhivipphārā Iddhi: (Phép lạ (thần thông) nhờ sức mạnh bảo vệ do thiền định đem lại). Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) điều này là kết quả tuyệt vời nhất là kết quả Samatha (thiền chỉ) đem lại, nghĩa là an bình nội tâm có được trước, đang khi và ngay cả sau thời gian rút vào nhập thiền.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:24 am

Từ lời giải thích nêu trên, thiền sinh đã đạt được thiền ở mức độ cao nhất với năm pháp thuần thục luôn được bảo vệ do sức mạnh thiền định mà ra. Điều này có nghĩa l không những trong giai đoạn thiền sinh đó trú nhập ở hiện trạng cao nhất, nhưng còn trước và sau giai đoạn đó nữa. Điều này có thể thấy nơi trường hợp thầy Sa-di Sañkicca là người đã được bảo vệ bằng chính sức mạnh này ngay từ thời ngài vẫn còn ở trong bụng mẹ. Trưởng Lão Bākula cũng được bảo vệ đang khi ngài bị con cá to nuốt trọng và nằm ở trong bụng cá trong một khoảng thời gian tương đối lâu. Cả hai đã được bảo vệ giống như thế là nhờ vào tiềm năng đạt đến bậc A-la-hán của hai người, cho dù họ chưa đạt đến bậc A-la-hán vào thời điểm đó. Sức mạnh bảo vệ đó cũng giống hệt như vậy trong trường hợp hành thiền. Đối với những ai đã đạt đến tình trạng thiền ở mức độ đó, luôn có một cây dù bảo vệ che chở cho họ trong suốt thời gian dài, cả trước và sau giai đoạn họ rút vào tình trạng sảng khoái tâm cao độ đó. Đoạn văn viết bằng tiếng Pali duới đây được trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga):”Samādhito pubbe vā pacchā vā tañkhaṇe va satthānubhāvanibbatto viseso samādhivippharā Idḍhi (2/209) và nơi cả hiện trạng kể trên có nghĩa là:Ñāṇa ppavatiti pana pubbe vā pacchā vā tañkhaṇe va ñāṇanubhavanibbatto viseso ñāṇavippha-ra Iddhi nāma (2/208).
Nhờ Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) còn nhiều trích đoạn được liệt kê ra từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) như sau: từ ‘Iddhi’ có nghĩa là thành công (từ này có ý nghĩa tương đương với từ Jhana). Như vậy một thiền sinh đã loại bỏ được hết năm triền cái nhờ đạt đến được thiền Jhana bậc nhất cũng có thể được cho là đã đạt đến Samādhivipphārā Iddhi (Paṭhamajjhānena nīvaraṇānaṃ pahānattho ijjhatīti samādhivipphārā Iddhi) không kể đến việc đạt đến những thứ bậc cao hơn từ hành thiền Jhana bậc hai đến bậc bốn có nghĩa là đạt đến hiện trạng phi tưởng phi phi tưởng (Nether-Perception-Nor.Non.Perception) như trong trường hợp của Trưởng lão Sārīputta) Trưởng lão Khāṇukondañña, cận sự nữ (upasikas) Uttarā và cận sự nữ (upasikas) Samāvatī (Khu. Pa. 31/598)
Những đoạn trên trích từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cho thấy từ ‘Iddhi’ không nhất thiết phải có nghĩa là thực hiện những phép lạ (thần thông) như ta thường hiểu. Những ví dụ điển hình nơi các thiền sinh hay các vị thánh đệ tử đã đề cập đến ở trên, cho ta thấy như sau:
Trưởng Lão Xá-lợi Phất (Sārīputta.):
Vào thời Trưởng Lão Sārīputta đang lưu lại tại Kapotakandara (hẻm núi bồ câu) cùng với Trưởng Lão Moggallāna chỉ ngay sau khi ngài xuống tóc, ngài đã ngồi thiền dưới ánh trăng tại một nơi trống trải. Lúc đó có Dạ-xoa (yakkha) hay quỉ dữ che dù đã bị người bạn ngăn cản, và hắn đã đánh một đòn chí tử lên đầu vị Trưởng Lão. Cú đánh đó tạo ra một tiếng động vang như tiếng sấm. Nhưng lúc đó vị Trưởng Lão đang nhập thiền diệt ở mức độ thiền chứng(samāpatti) và chính vì thế ngài đã quên mất sự va đập và tiếng động đó. Đây chính là sức mạnh bảo vệ do thiền Định đem lại có nghĩa là do phép lạ thiền định Samādhivipphārā Iddhi của Trưỏng Lão mà ra.
Đây là một bài tường trình ngắn ngủi kể lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Nhiều chi tiết hơn có thể được thấy trong Phật Tự Thuyết (Udāna) (Khu. U. 25/131 số 93) như sau:
Đã có thời Đức Thế Tôn đang lưu lại tại Kalandakanivāpa trong Khu Rừng Trúc, gần thành phố Rājagaha. Chính trong thời gian này ngay sau khi xuống tóc đi tu, ngài Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) đã rút vào hành thiền giữa một khoảng không gian mát mẻ vào giữa đêm trăng.
Ngay lúc đó có hai Dạ-xoa (yakkha), có nghĩa là ma quái đang di chuyển từ Bắc sang Đông làm công chuyện. Nhìn thấy Vị Trưởng Lão ngồi thiền giữa khoảng không như thế, một trong hai Dạ-xoa (yakkha) nói cùng bạn của mình, “Nhìn kìa, ông bạn, ta sẽ giáng cho tên Sa môn kia một cú táng vào đầu” tên bạn Dạ xoa kia hết mực ngăn cản không nên làm thế, nói rằng, “đừng có làm điều đó làm chi, ông bạn ơi, vị Sa môn đó hết sức nhân đức, rất hùng mạnh và vô cùng phi thường đó.” Đã ba lần tên Dạ xoa thứ hai này thuyết phục bạn mình không được làm thế, nhưng tên đó nhất định không nghe và đã giáng một đòn sấm sét lên đầu ngài Trưởng Lão. Cú đánh mạnh đến nỗi có thể hạ một con voi mạnh mẽ cao bốn thước hay có thể nghiền nát cả một ngọn núi thành mảnh vụn. Sau khi làm điều đó, tên Dạ xoa tự nhiên cảm thấy nóng như thiêu như đốt trong người, và sức nóng đó dã dẫn hắn xuống cõi khổ ngay từ giây phút đó.
Trưởng Lão Moggallāna qua Thiên Nhãn vượt hơn hẳn con mắt chúng sanh bình thường, đã quan sát thấy điều gì đã xảy ra. liền tiến lại gần Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) và hỏi ngài, nói rằng, “Hỡi Bạn thân Xá-Lợi Phất (Sārīputta), ngài không thể chịu nổi cú táng đó có phải không? Liệu ngài còn thể giữ cho thân xác đó tiếp tục sống được không? có đau đớn gì xẩy đến cho ngài không? Trưởng Lão trả lời, “Tôi có thể chịu đựng nổi mà, hỡi bạn hiền Moggallāna , tôi vẫn giữ thân xác tiếp tục sống được; chỉ có vài cọng tóc của tôi đau đớn chút đỉnh mà thôi.”
Trưởng Lão Moggallāna lên tiếng, “Thật là tuyệt vời, chưa bao giờ xảy ra những điều như vậy từ xưa đến giờ. Ôi ngài Xá-Lợi Phất (Sārīputta) quá khoẻ mạnh và mãnh liệt. Một Dạ xoa đã giáng một cú táng mạnh mẽ đến như vậy lên đầu ngài. Thực vậy cú táng đó có thể nhận chìm cả một con voi cao bốn mét lọt sâu xuống lòng đất hay có thể nghiền nát cả một ngọn núi cao. Tuy nhiên, người bạn Xá-Lợi Phất (Sārīputta) đ nĩi l vẫn có thể chịu đựng nổi, là vẫn còn sống được và chỉ có một vài cọng tóc trên đầu là đau đôi chút mà thôi.
Chính vì thế Trưởng Lão Sārīputta liền nói, “Ôi thật tuyệt vời điều đó chưa bao giờ xảy ra xưa nay. Ôi bạn Moggallāna thật quá khoẻ và mãnh liệt đến cỡ nào, chính ngài đã chứng kiến tận mắt ma vương. Còn tôi, tôi không thể nhìn thấy (ngay cả loại ma quái hạng thấp đến như vậy) một loại quỉ quái chơi giỡn với cát bụi như vậy ngay lúc này.
Đức Thế Tôn, sau khi nghe cả hai vị Trưởng Lão đàm đạo với qua phép thiên nhĩ thông cảm vượt khỏi mọi khả năng của tai người thường có thể nghe được, liền thốt lên những lời kinh ngạc sau đây:
“Yassa selupamaṃ cittaṃ
Ṭhitaṃ nūnupakampati
Virattaṃ rajantesu kopaneyye na kuppati.
Yassevaṃ bhāvitaṃ cittaṃ
Kuto taṃ dukkhamessati
“Do đâu mà khổ lại xuất hiện nơi một người có tâm được bình thản, được an toàn giống như ngọn núi vững chắc không lay chuyển trước sân hận do những ảnh hưởng sân hận nổi lên và không lay động trước lòng tham dục do những ảnh hưởng tham dục tạo ra.”
Rất có thể sẽ có một vài điểm hoài nghi trong bài tường thuật nêu trên, đặc biệt là những đoạn khẳng định Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) không thể thấy ma quỉ đã đánh lên đầu ngài hay yêu quái đầy nhan nhản trong khu vực đó đang đùa giỡn với bụi bậm. Cho dù sự kiện ngài có được sức mạnh thiên nhãn này là điều hết sức quen thuộc. Tập Chú Giải Phật Tự Thuyết (Udāna) còn đưa ra lời giải thích như sau, cho là dù có xảy ra điều đó là vì ngài đang trú nhập thiền Jhana rất sâu đậm, nên không muốn nhìn xem hay biết bất kỳ điều gì đang xảy ra chung quanh. Nhưng Trưởng Lão Moggallāna , lại không say đắm nơi hiện trạng sung sướng cao ngất đến như vậy, chính vì thế ngài đã có thể biết và nhìn thấy những gì đang diễn ra xung quanh vào thời điểm đó. (Tesu Mahāmoggallāno tuṇhī nisīdi. Āyasmā pana Sarīputto āyasmā samāpajji – tập chú giải Phật Tự Thuyết (Udāna) trang 308). Ta còn thấy nhắc đến nhiều hơn trong tập Chú Giải cho là hiện trạng Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) đã rút vào nhập thiền Jhana chính là thiền chứng (samāpatti) gọi là Upekkha-Brahmavihāra xã phạm trú. Tuy nhiên, có một số soạn giả cho là hiện tượng đó chính là Saññāvadayuitanirodha, có nghĩa là biệt thọ và tưởng. Nhưng cũng có một số soạn giả đưa ra ý kiến chúng ta gọi điều đó là Phalasamāpatti (thiền Quả) dựa trên Thiền Jhana Vô Sắc Giới (formless Absortion) trên cơ sở điều này chỉ căn cứ trên ba vô sắc giới này mà thân xác có thể hoàn toàn được bảo bệ khỏi mọi điều hãm hại và hiểm nguy.
Trưởng Lão Sañjiva.
Đang khi ngài Trưởng Lão còn ngồi nhập thiền diệt thọ tưởng (Nirodhasamāpatti). Một số người chăn bò cứ tưởng người đã chết, liền chất đống cỏ khô và củi cùng với phân bò lên người và rồi nổi lửa đốt để có thể hoả táng xác của người. Nhưng hóa ra ngay cả một sợi vải y cà sa của ngài cũng không bị ngọn lửa thiêu rụi (đừng nói gì đến thân xác của ngài) đây lại là một trường hợp khác nữa về Samādhivipphāra Iddhi tức là Sức Mạnh Bảo Vệ Do Thiền Định đem lại như là kết quả của thiền chỉ (Samatha) đem lại thông qua sức mạnh thiền chứng liên tục (samāpatti) hay miệt mài thiền sâu rộng.
Đây là một bài tường thuật ngắn về Trưởng Lão Sañjīva trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) để minh hoạ một sự kiện làm thế nào một sức mạnh như vậy có thể tạo ra áo giáp bảo vệ cho ngài. Chi tiết này cũng được nhắc đến với nhiều chi tiết hơn được tìm thấy trong Kinh Māratajjanīya trong tác phẩm Mūlapaṇṇāsaka thuộc Trung bộ Kinh (16/602 số 559. chuyện kể được ghi lại như sau:
Đã có thời Trưởng Lão Sañjīva đang rút vào nhập thiền Saññāvedayitanirodha (Diệt thọ tưởng) dưới bóng cây cổ thụ, có một đám người chăn bò, chăn chiên, chăn cừu, những dân cày ruộng và những người du hành, nhìn thấy người ngồi ở đó cứ tưởng là người đã chết. Họ kháo nhau. “Ôi các bạn ơi, thật kỳ lạ, vị sa môn này đã chết. chúng ta hãy hỏa táng ngài đi.” Rồi họ gom một ít rác, củi khô và cả phân bò chất đống lên người vị Trưởng Lão và nổi lửa đốt. Vào buổi sáng, vị trưởng lão xuất thiền (samāpatti, hay là thiền chứng) rũ bụi y cà sa, mặc lại và cầm bát khất thực rồi đi vào ngôi làng kế bên để xin khất thực.
Lúc này những người dân đã hoả táng người, nhìn thấy liền lên tiếng nói với nhau. “Thật là tuyệt vời, các bạn ơi, vị sa môn này đã chết đang khi hành thiền ở đó, lại sống lại, hiện đang sống động trước mắt chúng ta.(nghĩa đen, nhưng lúc này, ngài nhập tâm) “Chính do lời kinh ngạc này mà ngài được đặt tên là Sañjīva (có nghĩa là người trở lại từ cõi chết)
Chuyện kể trên do ngài Trưởng Lão Moggallāna kể lại, nhưng lại không diễn ra dưới thời Đức Phật còn sống. Người ta kể lại rằng sự kiện này đã diễn ra trong quá khứ, dưới thời Đức phật tên là Kakusandha. Câu chuyện được kể lại trong Kinh Pali như sau:
Có một lần kia Đức Thế Tôn đang lưu lại tại Khu Rừng Migadāya. Trong vùng Bhesa-kalavana, thuộc thị trấn Suṃsumārragṅra, bang Bhagga. Trưởng Lão Moggallāna lúc đó đang bận bịu hành thiền bách bộ nơi một cánh đồng rộng. Ngay lúc đó Ma-vương (Māra) kẻ độc ác lén thâm nhập vào bụng ngài. Vị Trưởng Lão cảm thấy có điều gì đó quá nặng, giống như một hòn đá hay một cái chảo chứa đầy đỗ trong đó lại nằm ngay trong bụng ngài. Ngài liền đi vào thiền viện và ngồi xuống suy tưởng nhập tuệ giác về điều đang xảy ra nơi ngài. Rồi ngài nhìn thấy Ma-vương (Māra) kẻ xấu bên trong đó. Ngài liền ra lệnh cho Ma-vương (Māra) xuất ra khỏi ngài không được làm hại cho Đức Phật và các vị đồ đệ của ngài. Vì làm vậy sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cả, nhưng lại có thể đem lại một thời gian dài đau khổ cho chính Ma-vương (Māra).
Nhưng Ma-vương (Māra) kẻ xấu, nghĩ vị Trưởng Lo không thể nhìn thấy nó, liền suy nghĩ thêm rằng chính vì sa môn đã là đạo sư lâu năm mà không nhìn thấy nó, huống hồ chi người đồ đệ này dứt khoát sẽ không thể nhìn thấy được (Yopissa so satthā sopi maṃ neva khippaṃ janeyya kuto ca pana ayaṃ sāvako jānissati).
Vị Trưởng Lão tiếp tục nói hậu quả sẽ vô cùng tai hại nếu như ma-vương (Māra) cứ tiếp tục ẩn mình như thế, rất có thể ngài sẽ biết được điều đó. Lúc này ma-vương (Māra) biết được nó không thể lừa gạt vị Trưởng Lão được nữa liền xuất ra khỏi miệng Trưởng Lão và đứng kế gần ngay cửa ra vào.
Trưởng lão Moggallāna nhìn thấy điều đó đã cảnh cáo nó đừng có nghĩ là người đã không nhìn thấy. Rồi ngài nói với kẻ xấu câu chuyện trong quá khứ như dưới đây:
Vào thời xa xưa tôi thường là một kẻ xấu có tên là Dūsī. Cùng với người em gái tên là Kālī. Nhà ngươi là con trai em gái ta, và chính vì thế nhà ngươi là cháu của ta. Điều đó diễn ra vào thời có một Đức phật tên là Kakusandha, có hai người đồ đệ rất tốt lành tên là Vidhura và Sañjīva, người thứ nhất có tài thuyết pháp rất giỏi. Thế nên được gọi là Vidhura [5] còn người kia luôn luôn chỉ thích rút vào nhập thiền Jhana đạt đến độ gọi là Saññāvedayitanirodha (Diệt thọ tưởng) bất kỳ khi nào ngài đến cánh rừng hay đến bóng cây, hay một ngôi nhà bỏ hoang nào đó, ngài đều có thể thực hiện được điều đó một cách dễ dàng và như ý muốn. Chính vì thế một lần kia đang khi ngài ngồi trú hiện trạng thiền Jhana sung sướng cao độ dưới bóng cây. Có một số người thấy ngài cứ tưởng ngài đã chết. Chính vì thế họ đã gom rác, củi và cả phân bò và chất đống lại trên người rồi nổi lửa đốt để thiêu xác ngài. Nhưng ngài chẳng hề hấn gì cả. Ngay cả y cà sa của ngài cũng không hề bị cháy sém.
Đó chính là chuyện kể trích từ Kinh Pali liên quan đến Trưởng Lão Sañjīva . Mục tiêu là tỏ cho thấy câu chuyện không diễn ra dưới thời Đức Phật. Nhưng tuy nhiên lại diễn ra vào một thời xa xưa. Sự kiện cho thấy điều này là có thật cho dù đến cả thời đại ngày nay nữa.
Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Định Về Phía Trưởng Lão Khāṇukoṇḍañña
Trưởng Lão Khāṇukoṇḍañña
Thường có thói quen rút vào nhập thiền định gọi là Thiền Chứng (samāpatti). Thế rồi một đêm nọ đã xảy ra một sự kiện, khi Trưởng Lão đang mải mê nhập Thiền Chứng (samāpatti) như thường lệ, có một bọn cướp (thực tế gồm tới 500 tên) [6] đội trên đầu rất nhiều của cải cướp được, đi đến một địa điểm đã ấn định. Nhận thấy đã đi khá xa địa điểm gây án, bọn cướp suy nghĩ có lẽ đã được an toàn và muốn nghỉ ngơi đôi chút. Nhìn thấy vị Trưởng Lão trong bóng tối, chúng tưởng lầm ngài là một gốc cây, vì vậy cả bọn chất đống toàn bộ chiến lợi phẩm cướp được lên đầu Trưởng Lão, một khối lượng xem ra rất nặng. Sau khi đã nghỉ ngơi một thời gian khá lâu, bọn chúng đồng ý lên đường và cả bọn đã lấy toàn bộ số đồ cướp được khỏi vị Trưởng Lão, mà họ cứ tưởng là một vật vô tri vô giác gì đó. Đến lúc này, khi bọn chúng vừa định lấy đi của cướp được cuối cùng chúng vứt bỏ lên đầu ngài trước đó, thì chính xác lúc đó trưởng lão quyết định xuất khỏi Thiền Chứng (samāpatti). Nhìn thấy “gốc cây” động đậy. Bọn chúng vô cùng khiếp sợ, cứ tưởng là ma hiện hình. Và thốt lên những lời hết sức hoảng hốt. Nghe thấy vậy, Trưởng Lão liền nói với bọn chúng., “Đừng sợ, những người anh em, tôi là một vị tỳ khưu” với những lời đầy an ủi đó, bọn cướp mới bớt sợ và hoàn hồn, nhưng lại hết sức kinh ngạc do sức mạnh che chở của ngài. Bọn cướp hết sức ấn tượng và xin được nhận thọ Đại Giới, sau đó cả bọn đều đạt đến Bậc A-la-hán cùng với Tứ Vô Ngại Giải (paṭisambhidā)
Điều trên đây cho thấy Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Chứng (samāpatti) đã giữ cho ngài khỏi bị hại cho dù biết bao nhiêu vật nặng chất đống lên đầu ngài. Đây là bài tường thuật ngắn tìm thấy trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (2/210). Nhiều chi tiết khác có thể tham khảo trong đoạn bốn tác phẩm Pháp Cú Kinh (Dhammapada) trang 128.
Bà Uttarā Và Sức Mạnh Bảo Vệ Thiền Định Bà
Những nữ thinh văn thường gọi Uttara là con gái của nhà triệu phú tên là Puṇṇa, Bà là vợ của một người triệu phú con trai của Sumana sống tại thành phố Rājagaha. Bà mong muốn sống trong riêng tư để nàng có thể cống hiến nhiều thời gian hơn vào việc thực hiện nhiều việc công đức, nàng đã thuê một người gái điếm tên là Sirimā để thay mình phục vụ cho chồng bà. Điều này được thực hiện trong một thời gian cho đến khi Sirimā người gái điếm được thuê trở nên ghen tuông với bà Uttarā và muốn trở thành bà chủ trong gia đình. Một ngày kia nàng đã đổ nguyên một bình nước nóng đang sôi lên đầu Uttarā , lúc bà vừa mới rút vào nhập thiền định và tỏ lòng từ tâm với Sirimā . Nhờ sức mạnh bảo vệ của thiền định, bình nước nóng đang sôi đã trở thành nước lạnh và làm mát giống như những giọt nước rơi từ trên chiếc lá sen khi đụng phải đầu Uttarā. Chính vì thế, đây là một ví dụ điển hình khác nữa minh chứng cho sức mạnh Thiền Định trong lãnh vực này. Đây chính là phép Thiền định Vipphāra dành cho bà Uttarā
Chi tiết của câu chuyện trên có thể tìm thấy trong đoạn thứ sáu trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) trang 165
Chuyện kể về cuộc đời của bà Uttarā
Trong thành phố Rājagaha có một nhà triệu phú tên là Sumana. Cha của bà Uttarā tên là Puṇṇa, là một người rất nghèo chỉ là một trong số những người đầy tớ của Sumana. Trong nhà của người triệu phú có ba người đầy tớ tên là Punna, vợ của ông và con gái của hai người là Uttarā .
Một ngày kia nhà vua xuống chỉ yêu cầu toàn dân phải ngừng sản xuất để tham dự lễ hội kéo dài bảy ngày. Nghe chiếu chỉ của nhà vua, Sumana nói với Puṇṇa, nàng hỏi ông xem hai người có thể tham gia lễ hội với những người khác hay không hay ông chỉ muốn đi làm thuê. Puṇṇa trả lời theo Lễ hội chỉ đem hiệu quả tốt cho những người giàu có, trong khi đó chính ông phải lo chạy ăn từng bữa, chính vì thế ông muốn có vài con bò để đi cầy còn hơn là đi tham gia lễ hội. Nghe thấy vậy Sumana liền cho Puṇṇa một cặp bò khoẻ mạnh để ông đi cầy ruộng, trước khi ra đồng đi cấy Puṇṇa đã nói với vợ sửa soạn đồ ăn cho ông gấp hai lần bình thường và rồi đem ra đồng cho ông. Nói đoạn ông đi đồng cấy ruộng
Trưởng Lão Xá-Lợi Phất đến trợ giúp Puṇṇa
Vào thời điểm đó sau khi đã rút vào nhập thiền Diệt Thiền Chứng (Nirodha samāpatti) trong bảy ngày, Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) đã xuất thiền và dùng phép Nhãn Thông nhìn thấy Puñña thông qua thiên nhãn, ngài suy nghĩ thêm một chút và nhìn thấy Puñña đã được đầy đủ đức tin và đã được ban cho khá nhiều của cải qua thực hiện bố thí cho ngài (tức là cho vị Trưởng Lão)
Biết vậy Trưởng Lão liền mặc y cà sa và lấy bát khất thực rồi tiến ra nơi Puṇṇa đang đến để cầy ruộng. Ngài đứng đợi người nghèo khổ đó gần một bụi cây sát ngay bên một chiếc hồ. Nhìn thầy trưởng lão đứng đó, Puṇṇa liền tiến lại gần, bỏ cầy xuống và thụp lạy trước mặt ngài và nhìn thấy Trưởng Lão đưa mắt về phía bụi cây, như thể Trưởng Lão muốn có được một ít cành cây để xỉa răng. Chính vì thế ông đã cắt một ít cành và dâng cho Trưởng Lão (vì ông biết một tỳ khưu không được phép chặt cây ngay chỉ một cành cây hoặc một nhánh cây con.)
Rồi sau đó Trưởng Lão lấy ra trong bát khất thực một miếng vải dùng để lọc nước và đưa cho ông. Puịịa hiểu ngay Trưởng Lão muốn có ít nước để uống. Chính vì thế Trưởng Lão đã ra hiệu cho ông hiểu như thế.
Rồi Trưởng Lão suy nghĩ, nếu ngài có thể đi đến nhà người nghèo ngài có thể nhờ bà vợ của người đó để bà không thể tránh không gặp được ngài. Khi qua phép nhãn thông Trưởng Lão nhìn thấy vợ của người nghèo đã đi ra ngoài, ngài liền chờ bà ta trên đường đi.
Vợ của Puṇṇa dâng của Bố Thí cho Trưởng Lão Sārīputta
Trên đường mang đồ ăn cho chồng, bà đã nhìn thấy Trưởng Lão, Vợ của Puṇṇa suy nghĩ trong lòng, trước kia đôi khi nàng đã có dịp làm việc thiện nhưng lại không gặp được Trưởng Lão; rồi lúc nàng gặp được các Trưởng Lão, nhưng lại chẳng có gì để dâng cho ngài. Nhưng lần này tình cờ gặp Trưởng Lão và có chút đồ để dâng cho ngài, nàng bắt đầu suy tính: “Có lẽ Trưởng Lão muốn nhận đồ dâng cúng hèn mọn của mình chăng.” Nàng đến quì trước Trưởng Lão và nói, “Mong rằng ngài Trưởng Lão không coi đây là của bố thí thô thiển hay hoàn thiện, mong rằng ngài chấp nhận của bố thí này từ tay kẻ nô lệ của ngài”
Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta) giơ bát khất thực ra, nhưng khi nàng đã dâng cho ngài một nửa số đồ ăn, ngài liền lấy tay che tô khất thực lại như ra dấu nói với nàng là đủ rồi, vợ của Puṇṇa thấy thế liền nói với ngài Trưởng Lão, “Kính ngài Trưởng Lão, tôi không muốn lượng đồ ăn này được chia làm hai đâu, ngài có thể không chúc lành cho kẻ nô lệ này trên đời này. Nhưng xin ngài hãy chúc lành cho nó nơi cuộc sống mai hậu” Nói đoạn, nàng thấy bát khất thực lại mở ra một lần nữa, rồi nàng đã đổ hết số đồ ăn nàng đã sửa soạn cho chồng nàng vào bát khất thực của ngài trưởng lão, đồng thời thực hiện lời ước, nói rằng, “Mong rằng tôi được thông phần vào Phật pháp của ngài đã thể hiện được.”
Trưởng Lão lên tiếng “Mong rằng được như vậy” và khi còn đứng đó ngài đã nói lên lời khen ngợi của bố thí của nàng, sau đó ngài đi đến chỗ có nước và dùng bữa.
Vợ của Puṇṇa trở về nhà và lại sửa soạn bữa ăn cho chồng lần thứ hai, lúc này chồng nàng đã cảm thấy cơn đói giằn vặt. Nghĩ rằng chàng không thể chịu đựng được hơn nữa. chàng tháo bò ra khỏi cày và nằm nghỉ dưới bóng cây gần đó. Nhìn về phía mà chàng biết là nàng sẽ đến gặp chàng.
Vào lúc đó vợ của Puṇṇa, với số đồ ăn đã sửa soạn, nhìn thấy chàng đang ngồi chờ, liền nghĩ, “Chàng đang ngồi chờ ta với cơn đói giằn vặt dữ dội. Điều gì sẽ xảy ra nếu chàng la rầy vì sự chậm trễ của ta? chàng sẽ đánh ta với cây gậy thúc bò thì sao? Rồi lúc đó ta có phân bua điều gì cũng chỉ vô ích. Tốt hơn hết ta nói thật với chàng thì hơn” Nghĩ thế, nàng liền nói cho chàng biết: nàng rất vui mừng vì đã bố thí cho ngài Trưởng Lão và mong rằng điều nàng làm sẽ không trở thành vô ích. Rồi nàng tiếp tục nói, “Thực tế nàng đã sửa soạn đồ ăn cho chàng ngay từ buổi sáng, nhưng khi gặp Trưởng Lão Xá-Lợi Phật (Sārīputta) trên đường đưa cơm cho chàng, nàng đã quyết định dâng cho Trưởng Lão toàn bộ số đồ ăn đó và quay trở về nhà nấu đồ ăn khác cho chàng đây. Đó chính là lý do nàng đã chậm trễ. Nàng muốn chàng hãy vui mừng vì hành vi chậm trễ của nàng”.
Nghe thấy vậy, người chồng không tin nổi vào tai của mình và yêu cầu nàng nhắc lại một lần nữa. Sau khi đã kể câu chuyện bố thí cho vị Trưởng Lão một lần nữa, chàng nói với vợ, nàng đã làm một điều thật là tuyệt vời đến nhường nào; còn đối với chàng, chàng cũng đã dâng cho ngài một vài nhánh cây nhỏ để làm tăm sỉa răng cùng với một ít nước. Chuyện kể của vợ đã khiến cho chàng vô cùng sung sướng, nhưng vì phải nhịn đói trong một thời gian dài nên chàng mệt lả và nằm ngả vào lòng vợ và ngủ thiếp đi.
Việc bố thí của hai vợ chồng Puṇṇa đã đem lại kết quả ngay hôm đó
Vào sáng sớm hôm sau, toàn bộ vùng đất người nghèo khổ cầy ngày hôm trước đã trở thành vàng ròng hết. Ngay cả bụi đất cũng vậy, chất đống cao cả thước, [7] trông giống như một đống hoa rất đẹp. Sau khi tỉnh giấc, chàng nhìn thấy toàn bộ cánh đồng của mình đã biến thành vàng, chàng liền nói với vợ trong kinh ngạc, “Tại sao anh nhìn thấy đất đã trở thành vàng? Có phải vì anh đã dùng bữa quá trễ khiến mắt hoa lên chăng?”
Nhưng vợ chàng trả lời nàng cũng đang nhìn thấy y hệt như chàng vậy. Puṇṇa đứng dậy và nhặt lên một cục vàng, chàng cho là phải là cục đất thì phải. Chàng đập vào tay cầm của cầy xem cục đất có vỡ tan ra từng mảnh không. Nhưng quả thật đó vẫn là cục vàng nguyên vẹn. Chàng nghĩ “Ôi thật tuyệt vời làm sao: việc bố thí của chúng ta cho Trưởng Lão Tướng Soái đã đem lại kết quả tốt. Nhưng làm sao chúng ta có thể giữ được số vàng to lớn này? Chàng lấy đầy một mâm vàng và đến xin được tiếp kiến hoàng thượng. Sau khi được phép triều yết, chàng quì lạy nhà vua và dâng cho ngài một mâm đầy vàng. Khi Đức vua hỏi sao chàng lại có nhiều vàng đến thế, để trả lời chàng kể lại làm thế nào khu đất chàng cầy ngay hôm trước đã biến thành vàng. Rồi chàng yêu cầu nhà vua sai quân lính thu gom số vàng đó đem về cung. Điều này xảy ra là vì cả chàng cùng với vợ đã dâng một ít đồ dùng và thức ăn cho Trưởng Lão Thống Soái của đoàn Phật Pháp.
Nghe thấy vậy nhà vua hết sức vui mừng, ngài vô cùng thấm thía và hỏi Puṇṇa xem chàng muốn làm gì với số vàng nhiều đến như vậy. Puṇṇa lên tiếng tâu đức vua, chàng muốn nhà vua ra lệnh cho quân lính đem xe ra và thu hết số vàng đó đem vào hoàng cung. Nhà vua làm y như lời chàng. Nhưng khi các vị cận thần đang thu lượm vàng chất lên xe, họ nói với nhau, “Đây là vàng của nhà vua.” Ngay tức khắc vàng đã biến thành đất. Không biết làm thế nào, họ chạy về báo cho nhà vua và tường trình công việc lại cho ngài nghe. Nhà vua nói ‘Đến nước này, các ngươi đã nói gì khi thu gom vàng chất lên xe?” họ bảo, “Chúng thần nói số vàng này thuộc về hoàng Thượng.” Nhà vua chỉ cho họ biết lỗi của họ, rồi bảo họ hãy quay trở lại và lượm vàng chết lên xe thì nói rằng, “Vàng này thuộc một người tên là Puṇṇa ”.
Họ làm y như vậy và tất cả đều diễn ra rất tốt đẹp. Họ quay trở lại hoàng cung với toàn bộ số vàng chất đống bên ngoài sân hoàng cung.
Puṇṇa được chỉ định làm nhà triệu phú thành phố
Nhà vua hạ chiếu cho toàn dân thu gom vàng về hoàng cung, rồi hỏi xem trong thành phố này họ biết ai sở hữu nhiều vàng bằng Puṇṇa hay không. Khi nghe họ trả lời phủ định. Nhà vua liền hỏi họ, “Thế các khanh nói cho trẫm biết phải ban tặng điều gì cho Puṇṇa đây?” Dân chúng trả lời trong trường hợp như vậy hoàng thượng nên ban tặng cho ông ấy một tước vị cao nhất trong hoàng cung. Nhà vua đồng ý và ban tặng cho Punna tước vị Bahudhana, tức là trưởng kho bạc (setthi), nhà triệu phú có nhiều tiền của. Hoàng thượng còn ban tặng cho ông một chiếc lọng hoàng gia cùng với nhiều châu báu khác. Đến đây người dân cày nghèo khổ mới thưa với hoàng thượng “Xưa rầy tôi vẫn ở nhờ nhà của người khác, mong rằng hoàng thượng ban cho tôi một nơi ở khác để sống về hướng nam hoàng cung”. Tại đó Đức vua đã ra lệnh xây cho chàng một toà biệt thự. Khi ngôi nhà hoàn tất, chàng đã ban của bố thí và các đồ dâng cúng khác cho Đức Phật và các vị tỳ khưu của ngài trong vòng bảy ngày. Đức Phật rất khen ngợi lòng từ bi của chàng và thuyết pháp cho chàng về Anupubbīkathā, có nghĩa là năm pháp tuần tự liên quan đến việc tiến bộ là quan trọng đến nhường nào. Sau đó Punna cùng với vợ và con gái là Uttarā đều đạt đến Quả Nhập Lưu.
Con Gái Puṇṇa cưới con trai Sumana làm chồng
Sau này nhà triệu phú Sumana (đã có thời làm thầy dạy cho Puṇṇa) liền hỏi con gái của Puṇṇa làm vợ cho con trai mình, nhưng Puṇṇa đã từ chối. Khi Sumana nhớ lại công chăm sóc của ông một thời đã dành cho ông.Puṇṇa trả lời, nói rằng, “Tôi đã dâng con gái mình cho Tam Bảo rồi, trong khi đó thì con trai của ngài lại đi theo một niềm tin khác, điều này chính là lý do tôi không thể gả con gái cho Sumana, con trai của ngài được.”
Tuy nhiên, sau này với lời khuyên răn và nhiều nhà triệu phú trong thành phố đã khuyên răn, tất cả đều thúc dục chàng đừng có cắt đứt liên lạc và phụ lòng tốt của Sumana. Trước lời khuyên của họ Puṇṇa đã đồng ý và gả con gái cho con trai Sumana vào ngày rằm tháng Rằm Tháng Bảy (Asālha) âm lịch.
Còn đối với Uttarā , con gái Puṇṇa, sau khi rời khỏi nhà cha mẹ đến sống với chồng, nàng đã hoàn toàn cắt đứt liên lạc với các tỳ khưu và tỳ khưu ni trong Phật giáo; và chỉ khi nào có cơ hội để bố thí và nghe thuyết pháp, nàng mới cơ hội gặp lại được họ. Sau khi đã dọn đến ở nhà chồng được hai tháng rưỡi, biết rằng chỉ còn nửa tháng nữa là mùa An Cư Kiết Hạ sẽ kết thúc, nàng đã gửi tin đến cho cha nàng, phàn nàn là tại sao cha lại giam tù nàng như vậy. Nàng nói, “Tốt hơn hết cha nên làm cho nàng xấu đi và tìm cách biến khuôn mặt của nàng trở thành dị dạng và để cho nàng hầu hạ người khác còn hơn để cho nàng ở trong gia đình một người theo tà kiến như vậy. Nàng cho biết, kể từ khi nàng dọn về nhà chồng, nàng chưa bao giờ có dịp làm điều công đức, ngay cả việc gặp gỡ với các vị tỳ khưu cũng chẳng được.
Tuy nhiên, Puṇṇa rất khó chịu khi nghe hoàn cảnh khổ sở của con gái mình, liền nghĩ cách làm sao để làm giảm nỗi thống khổ không đáng con gái mình đang phải gánh chịu. Ông sai đem đến cho con gái một món tiền trị giá 15.000 Kāhapaṇa, nói cho nàng là hãy thuê một gái điếm nổi tiếng tên là Sirimā để phục vụ cho chồng, để nàng có cơ hội tích lũy nhiều việc công đức trong Phật giáo.
Uttara đã thực hiện y như lời cha nói. Còn Sirimā cũng sẵn lòng đồng ý như vậy. Uttarā liền dẫn Sirimā đến cho chồng và cho chàng biết ý định của mình. Còn con trai Sumana, nhìn thấy Sirimā , một cô gái rất đẹp, đã sẵn lòng chấp nhận lời đề nghị đó.
Uttarā có cơ hội thực hiện các việc công đức
Với sự đồng ý của chồng nàng như vậy, Uttara sai người đi mời Đức Phật, nói rằng nàng mong muốn Đức Phật và các vị tỳ khưu đến cư ngụ nơi nhà nàng trong mười lăm ngày trước khi mùa An Cư Kiết Hạ kết thúc. Đức Phật đồng ý. Nghe biết điều đó đã khiến cho Uttarā hết sức vui mừng và từ thời gian đó trở đi nàng luôn bận bịu sửa soạn đồ ăn cho Đức Phật và các vị tỳ khưu của ngài.
Một ngày kia, chồng của Uttarā muốn biết vợ mình đang làm gì vào ngày Mahāpavāraṇā (tức là ngày cuối của ba tháng An cư Kiết hạ). Liền đứng ở cửa sổ và nhìn vào nhà bếp, chàng thấy vợ mình nhễ nhãi mồ hôi, than bụi bám đầy và lấm lem với than và bồ hóng chạy tới chạy lui ra lệnh cho các đầy tớ. Chàng nghĩ, vợ mình thật điên mất rồi. Với một gia tài to lớn đến như vậy mà lại lánh xa và còn vui vẻ đi hầu hạ cho mấy nhà sư. Lúc này còn bị lấm lem bồ hóng và bụi bậm như thế nữa.” Chàng cười toáng lên rồi bỏ đi.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:25 am

Lúc đó Sirimā đứng gần con trai của nhà triệu phú, rất ngạc nhiên thấy chàng đứng đó và cười rất tươi. Nàng nhìn thấy từ phía cửa sổ và nhìn thấy Uttarā, nhận ra điều gì làm cho chàng cười vui vẻ đến thế. Nàng đã nổi cơn ghen, vì từ hai tuần lễ được sống trong sự giàu sang huy hoàng của căn nhà này, nàng đã siêu lòng và quên mất nàng được thuê đến ở đó như là một tình nhân cho chồng nàng Uttarā. Nhưng lại bị cảnh giàu sang phú quí thôi miên và kết quả là nàng muốn trở thành bà chủ căn nhà này. Nàng đã nghĩ ra một kế hoạch làm cho Uttarā đau khổ.
Rời khỏi chỗ đang đứng, nàng xuống bếp và nhìn thấy có một nồi sữa đang sôi trên bếp. Sau đó nàng tiến thẳng đến Uttarā. Nhìn thấy con hầu tiến lại, nàng biết điều gì sẽ xẩy đến cho nàng, nhưng nàng đã tỏ lòng từ tâm ngay lập tức đối với Sirimā. Nghĩ rằng Sirimā lâu nay nàng hầu cho chồng mình đã làm điều tốt cho nàng. Như vậy một công việc mà cả vũ trụ đều vui mừng và cõi Phạm Thiên cũng trở nên vui mừng không gì sánh nổi, thông qua công việc của Sirimā nàng có cơ hội thực thi bố thí và nghe thuyết pháp. Chính vì vậy mà nàng hết sức vui mừng không cảm thấy sân hận điều gì cả. Còn Sirima, nàng đã dùng nguyên một nồi sữa sôi đổ lên đầu nàng vì muốn làm cho nàng bị phỏng nặng. Nhưng liệu nàng có suy nghĩ đó hay không, mong rằng nồi sữa sôi đó không khiến cho nàng có mảy may làm hại đến cho người khác. Với quyết tâm đó, thì lượng sữa sôi tưới lên đầu nàng đã biến thành những giọt nước lạnh làm cho nàng thêm tươi mát.
Nhìn thấy Uttarā không hề hấn gì, Sirimā nghĩ nồi sữa không đủ nóng, chính vì thế nàng quay lại bếp một lần nữa. Nhưng lần này thì những người bầy tôi của Uttara đã nhìn thấy những gì đã xảy ra trước đó, liền chạy lại với một người đàn ông. Hô toáng lên, “Biến đi, nhà ngươi không thể làm hại mẹ đỡ đầu của chúng ta được.” Bọn đầy tớ của Uttarā đã đánh gục Sirima nằm sóng soài trên sàn nhà. Cuối cùng chỉ đến lúc nàng Uttaraã có thể thuyết phục được đám đầy tớ thì họ mới dừng tay và nàng liền hỏi xem Sirimā , nàng đã gây ra những hành vi xấu xa như vậy với mục đích gì. Nhìn thấy Sirimā vẫn giữ thinh lặng, nàng truyền đem nước ấm tắm cho Sirima nước và xức loại dầu thơm hảo hạng cho nàng “khiến cho nàng được thanh tịnh cả trăm lần khá hơn.”
Sirimā xin lỗi Uttarā
Lòng nhân ái từ mẫu của Uttarā đã khiến cho Sirimā suy nghĩ lại. Nàng nhận ra mình chẳng là gì cả ngoại trừ chỉ là một người ngoài ‘được thuê để tạm thời chăm sóc cho chồng nàng Uttarā. Mình đã bất đồng thực hiện những hành vi sai quấy chống lại Uttarā, ngoài việc đã cứu nàng khỏi bọn đầy tớ hành hung đánh đập, lại vẫn còn tỏ ra hết sức khoan nhượng đối với nàng. Sirimā nghĩ trong tâm “Liệu tôi có nên xin lỗi nàng hay không?. Đầu tôi như thể tan ra từng mảnh” Nghĩ vậy nàng liền quì gối trước mặt Uttarā và nói” Hỡi người mẹ thánh thiện, mong rằng mẹ tha thứ cho tôi những gì tôi đã gây ra cho mẹ.”
Nghe nói vậy, Uttarā nói nàng còn có người cha và nếu cha nàng cũng tha cho nàng thì nàng rất hoan hỷ cũng làm như vậy. Vì không biết ai là người Uttarā muốn ám chỉ, khi nàng nói đến người cha của nàng, Sirimā nói nàng sẽ chạy lại gặp Puṇṇa người triệu phú ngay lập tức, vì ông là người cha của nàng và sẽ xin lỗi ngài. Nhưng Uttarā đã chỉnh nàng nói rằng, “Puṇṇa là cha ruột của tôi trong vòng luân hồi sinh tử. Điều này sẽ còn tồn lại nơi “cha tôi” trong cõi biến đổi luân hồi xấu xa. Nếu cha tôi tha thứ cho cô thì tôi cũng sẽ làm như vậy.
Được hỏi ai là người cha của nàng theo nghĩa thứ hai này. Uttarā nói ngài chính là Đức Phật Toàn Giác. Khi Sirimā nói nàng không quen với người đó. Uttarā an ủi nàng cho biết chính nàng sẽ giới thiệu với ngài. Khi Đức Phật đến đây vào ngày hôm sau. Rồi nàng còn khuyên Sirimā sửa soạn bất kỳ của bố thí nào nàng muốn dâng theo như ý muốn của nàng.
Sirimā xin lỗi Đức Phật
Sirimā đồng ý tất cả những điều kiện Uttarā đề ra và trở về soạn đồ cúng cho Đức Phật và các vị tỳ khưu của ngài. Ngày hôm sau, khi Đức Phật đến nhà Uttarā , Sirimā đã phủ phục dưới chân Đức Phật. Ngài liền hỏi nàng điều gì diễn ra thế, nàng kể lại tất cả những nghiệp chướng xấu xa nàng đã làm và nói ra hết những điều kiện Uttarā yêu cầu để được nàng tha thứ đó là: nếu Đức Phật cũng đồng ý tha thứ cho nàng thì Uttarā cũng sẽ làm như vậy.
Quay lại với Uttarā, Đức Phật hỏi xem điều Sirimā nói có đúng hay không. Khi Uttarā trả lời là đúng, Đức Phật liền hỏi thế nàng nghĩ như thế nào đang khi Sirima đổ sữa nóng lên đầu. Uttarā trả lời Đức Phật cho biết, nàng nghĩ đến việc làm lớn lao Sirimā đã làm thay cho nàng trong hai tuần qua, nhờ Sirimā mà nàng mới cho cơ hội và điều kiện được bố thí và nghe những lời dạy của Đức Phật. Rồi nàng quyết tâm dựa trên lòng “Từ Tâm trung kiên” của nàng. Chính vì điều này mà nàng đã không bị hề hấn gì cho dù Sirimā có đổ sữa đang sôi lên đầu nàng.
Nghe thấy vậy Đức Phật hết sức ca ngợi Uttarā, nói rằng “Con đã làm rất tốt, Uttara, con đã hành động thật là tuyệt vời, chính do Vô Sân Hận con người ta có thể chiến thắng Sân Hận của người khác. Cũng vậy trong trường hợp người khác xúc phạm đến mình, con cũng có thể chiến thắng người đó bằng không lăng mạ người đó, rồi trong trường hợp một người khốn khổ thì bạn cũng chỉ chiến thắng họ bằng của bố thí mà thôi, còn đối với một người nói dối, thì bạn cũng chỉ chiến thắng họ bằng cách nói thật mà thôi. Nói đoạn, Đức Phật thốt lên một bài kệ sau đây.
Akkhodhena jine kodhaṃ Asādhuṃ sādhunā jine
Jine kadariyaṃ dānena Saccenālikavādinaṃ
“Chiến thắng sân hận bằng vô sân hận; chiến thắng điều xấu bằng điều tốt; chiến thắng bỏn xẻn bằng bố thí, và sai lạc bằng lời chân thật.”
Vào cuối bài thuyết pháp Sirimā và toàn bộ đoàn tùy tùng gồm năm trăm tớ gái đã đạt Quả Nhập lưu.
Đây chính là chuyện kể về bà Uttarā như được thuật lại trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada). Hình như có một số đoạn xem ra không thể tin nổi. Đặc biệt là một vài con số. Những điểm này sẽ được thảo luận đến sau này cùng với việc giải thích những điều khác. Trong lúc này một số bài tường thuật khác liên quan đến phép lạ (thần thông) được nói đến trong Kinh Phật sẽ được giới thiệu.
Sức mạnh thiền định bảo vệ cho hoàng hậu Samāvatī
Samāvatī là một trong số hai hoàng hậu của nhà vua Udena, hoàng hậu còn lại tên là Māgandiyā. Lúc này vì cha của Māgandiyā muốn cho con gái của ông trở thành hoàng hậu nhiếp chính duy nhất, nên ông đã bịa ra một âm mưu để thực hiện mục tiêu này. Ông đã lệnh cho con gái phải kiên trì để một con rắn độc vào đàn Hạp của nhà vua và nói “ Tâu bệ hạ, thần nghe biết Samāvatī đang cố tâm giết hại bệ hạ, bằng cách để một con rắn độc vào đàn Hạp của ngài.” Để chứng minh lời nói của nàng, nhà vua liền đi kiểm tra cây đàn Hạp của ngài và phát hiện ra có con rắn độc trong đó – ngài nổi giận đùng đùng. Nghĩ đây là âm mưu của Samāvatī muốn hãm hại nhà vua. Ngài liền ra lệnh cho Samāvatī, cùng với đoàn tuỳ tùng, đứng ra vùng đất trống rồi bắn tên có tẩm thuốc độc giết hết. Trong khi đó nàng Samāvatī cùng với đoàn tuỳ tùng của nàng lại rất nổi tiếng vì lòng từ tâm đối với nhà vua. Thình lình đã tạo ra một phép lạ (thần thông) khiến cho nhà vua không thể bắn cung tẩm thuốc độc của mình, và cũng không thể bỏ cung xuống. Chính vì thế nhà vua cứ đứng yên, run rẩy vì sợ. Samāvatī hỏi xem nhà vua có đau khổ không. Khi nhà vua trả lời là có, nàng liền nói cho nhà vua đặt cây cung xuống đất ngay dưới chân của mình. Rồi Samāvatī giảng giải cho nhà vua mà rằng, “một người không thể làm hại ai mà không thể bị hại.”
Nhà vua không thể bắn cung ra khỏi cây nỏ được coi như là một phép lạ (thần thông) về sức mạnh bảo vệ thiền Định (samādhi) đem lại. Đây chính là câu chuyện của nàng Samāvatī được kể ngắn gọn trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Nhiều chi tiết khác nữa có thể được tìm thấy trong phần thứ hai Pháp Cú Kinh (Dhammapada) trong đó người ta tìm thấy một số ít khác biệt liên quan đến một số chi tiết nhỏ. Những ai muốn biết các chi tiết đó có thể tham khảo nguồn tư liệu trên.
Phép thần thông bậc thánh (Ariya thần thông - iddhi)
Tức là phép lạ (thần thông) của các bậc thánh. Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) các phép thần thông hay phép lạ (thần thông) này thuộc các thiền sinh muốn tự luyện tâm của mình để thể hiện được lòng ghê tởm các sự vật (được coi như là) không ghê tởm; và cũng thể hiện được tính không ghê tởm các sự vật đó được coi như là đáng ghê tởm.
Thêm vào đó, có các trích đoạn trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) được kể lại sau đây:
“Phép thần thông thánh đệ tử gì? Nếu một vị tỳ khưu trong tăng già muốn thực hiện một lời ước, “Mong rằng tôi quyết tâm không ghê tởm điều đáng ghê tởm” người đó có thể làm được như vậy v.v... được chánh niệm và tự chủ, diệt khỏi những điều ghê tởm.” (khu. Pa. 31/599)
Đây là một đoạn ngắn được trích trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) trong khi đó còn được mô tả trong Kinh Phật lại gồm nhiều, có nhiều chi tiết hơn. Nói tóm lại, người ta có thể nói rằng một khi có liên quan đến cảnh sắc, cảnh thinh cảnh khí, cảnh vị và xúc cảm, một vị cảnh sắc có thể thấy ghê tởm như là điều không ghê tởm và ngược lại. Điều này có thực trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi và mọi lúc.
Trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidamagga) từ ‘Paṭikūla’được giải thích có ý nghĩa là “điều không ai ưa thích” trong khi đó điều gì không phải là ‘Paṭikūlalại là điều được mọi người ưa thích. Những đoạn sau đây được trích dẫn nhằm phục vụ những ai hiểu được Pali:
Katamā ariyā iddhi? Idha Bhikkhu sace ākankhati paṭikūle appaṭikūasaññī vihareyyanti appaṭikūlasaññī tattha viharati. Sace ākankhati appaṭikūla paṭikūlasaññī vihareyyanti paṭikūlasaññī tattha viharati.
Sace ākankhati paṭikūle ca appaṭikūle ca appaṭikūlasaññī vihareyyanti appaṭikū – lasanni tattha viharatiṣace akankhati appatikule ca patikule ca appatikulasanni vihareyyanti patikulasanni tattha viharati.
Sace ākankhati paṭikūle ca appaṭikūle ca tadubhayaṃ abhinivajjetvā upekkhake vihareyyaṃ sato sampajāneti upekkhale tattha viharati sato sampajano.
Kathaṃ paṭikūle appaṭikūlassaññī viharati Itthasmiṃ vatthusmiṃ asubhāya vā pharati aniccate vā upasanharati evaṃ appaṭikūle paṭikūlasaññī viharati etc…
Kathaṃ appaṭikūle paṭikūlasaññī viharati, Itthasmiṃ vatthusmiṃ asubhāya vā pharati aniccato vā upasaṃharati evaṃ appaṭikūle paṭikūlasaññī viharati etc…
Từ những đoạn trên, chúng ta có thể học biết được một thánh đệ tử, nhìn thấy một cô gái đẹp, có thể nhận ra pháp ghê tởm nơi cô gái đó. Mặt khác, khi nhìn thấy một bà cụ già với da dẻ nhăn nheo – cảnh tượng đó thường được coi như là ghê tởm. Ngài có thể một lần nữa thể hiện được lòng không ghê tởm trước một cảnh tượng như thế (có nghĩa là không bị lôi cuốn tới cảm nghĩ ghê tởm vì cảnh tượng đó.). Điều này cũng đúng trong trường hợp về thức ăn hay bất kỳ điều gì khác. Trong đó thánh đệ tử không bao giờ cảm thấy thích thú hay gớm ghét bất luận điều gì mình nhìn thấy hay cảm nghiệm thấy do bất kỳ giác quan nào của người đó. Chính vì thế Phép Thần Thông bậc thánh, là sức mạnh kỳ diệu là đặc tính của một vị tôn giả vậy.
Còn ngược lại sức mạnh đặc biệt hay ngoại lệ này, chúng ta nên lưu ý đến một điều đối với người đời bình thường đây là điều khó lòng thực hiện được. Ngay cả trong những vấn đề đơn giản như thức ăn, phải khó khăn biết mấy lúc phải đem lại những cảm nghĩ sảng khoái hay ngay cả cảm nghĩ không sướng, không khổ từ thực phẩm người đó thường không thích. Một ví dụ khác cho thấy có nhiều người phải ngủ ở một nơi xa lạ hay không quen, họ đều cảm thấy khó ngủ hay ngay cả không tài nào ngủ được. Để ngủ được ở đó cho dù thật sự là không có gì khó chịu cả. Cũng như vậy, quần áo không có gì gây khó chịu cả, nhưng cũng có thể trở thành không thể chịu nổi đối với một số người đã dính mắc mạnh mẽ với một vật mà họ thích. Đây là những ví dụ đối với những người không thể kiềm chế được tâm, làm nô lệ cho những tham lam và ước muốn của mình. Một thái độ tâm như vậy không bao giờ xảy ra nơi các vị thánh đệ tử của Đức Phật, có thể biết, nghĩa là họ biết cách để có thể rút ra được lợi ích từ bất kỳ điều gì xảy ra. So với những người đời thường với một tâm bị nô dịch, đây thực sự là một phép lạ (thần thông) hay là thành công ngoạn mục vậy.
Còn nhiều lời giải thích trích từ trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) cần được lưu ý đến như sau.
Trước bất kỳ điều gì dễ chịu hay khó chịu (có nghĩa là ghê tởm hay hấp dẫn) vị thánh đệ tử vẫn luôn có thể tỏ thái độ dửng dưng (không sướng không khổ), vẫn thản nhiên như không (upekkhā hay là xả, không cảm thấy bị xáo trộn gì cả hay mất bình thản do sự ghê tởm hay những điều gì khác. Một ví dụ được ghi lại về điểm này như sau:
“Nếu một vị tỳ khưu trong tăng già này muốn loại bỏ cả hai (khía cạnh cảm xúc và tình cảm.) tức là cảm nghĩ ghê tởm hay hấp dẫn. Do đó mà được phú cho đặc tính phi lạc, phi khổ dựa trên niệm và tự kiềm chế, vị đó cần phải làm gì?”
“Một vị tỳ khưu trong tăng già này, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân tiếp xúc và cảm nghiệm được cảm thọ hay ý nghĩ bằng tâm. Không bị xáo trộn do tham dục và ác cảm, cảm giác phi lạc phi khổ để ghép lại với niệm và kiềm chế (điều này thấy từ bỏ được cả hai khía cạnh cảm xúc và tình cảm.)
Đoạn Pali viết về những vấn đề này như sau: Idha Bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā etc. Manasā dhammāram maṇaṃ viññāya neva sumano hoti na dummano upkkhako viharati sato sampajāno. Evam Paṭikūle ca appaṭikūle ca tadubhayaṃ abhivi vajjetvā upekkhako viharati sato sampajāno. Ayaṃ ariyā iddhi” (Khu. Pa. 13/600)
Điều đáng lưu ý ở đây chính là sự kiện IDDHI, trong tiếng Thái thường được dịch bằng cách ám chỉ đến các phép lạ (thần thông) hay là những Thần Túc Thông, nói một cách chính xác, được dùng trong tiếng Pali để ám chỉ từ Ijjhana có nghĩa là thành công. Các vị thánh đệ tử thường đạt đến thành công trong lãnh vực này. Trong khi đó người đời thì không làm được điều đó. Chính vì thế, dưới mắt người đời điều đó được coi như là một ‘phép lạ (thần thông)’ hay là ‘một điều tuyệt vời’ là bản chất của vị thánh đệ tử.
Kammavipākajā Iddhi: Đây là phép thần thông (iddhi) do kết quả của những hậu quả nghiệp chướng hay (quả báo) ở đây điều này được giải thích bằng cách đưa ra ví dụ như chim có thể bay trong không gian nhờ vào những đôi cánh. Đó chính là vì hậu quả nghiệp chướng của loài chim. Trong việc xác định sự thật này, các đoạn trích từ trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) lại được trích như sau: “Thần thông của loài chim, các chúng sanh thần tiên, một số người và một số ma đói (vinipātika) (Ma đói là các thần thông như là kết quả của nghiệp chướng “- Khu, Pa, 31/600 (Katamā kammavipākajā iddhi? Sabbesam pakkhīnaṃ sebbesaṃ devānaṃ ekaccānaṃ manussānaṃ ekaccānaṃ vinipātikānaṃ ayaṃ kammavipākajā iddhi).
Cũng nên chú ý la, chim có thể bay trên không nhờ đôi cánh – vẫn thường đuợc coi là bản chất của loài chim. Ơ đây lại được coi như là một loại thần thông. Còn đối với Chư thiên (Devata) hay các chúng sanh thần tiên. Điều này lại được thấy có các loài gọi là Akāsaṭṭhā devatā, cũng có khả năng bay như là loài chim. Tuy nhiên, còn có một số khác được gọi là Rukkha devata, theo nghĩa đen có nghĩa là devatā sống ở các cây và Bhumma devatā, nghĩa đen là các devatā sống ở đất. Điều đó không trực tiếp được nói đến như có thể bay được. Nhưng xét các từ Sabbesaṃ ở tiếng Pali có nghĩa là ‘tất cả’điều này có thể phỏng đoán được là các loại Chư thiên (Devatā) cũng có thể làm được cùng những điều đó. Đây là điều được đề cập đến như là thần thông (iddhi) là kết quả của nghiệp chướng mà ra.
Khi ta nói rằng một số người có khả năng bay trong không gian muốn ám chỉ những ai ngay từ đầu của kiếp người này hay từ đầu đại kiếp này, Khi họ vẫn mới đạt được có một nửa qui trình biến hoá từ thân xác tinh tế sang thân xác thô thiển. Những chi tiết về điều này được đề cập đến trong Kinh Aggañña (Di. Pa. 11/51).Từ ‘vinipātika’ có thể ám chỉ một số Ma Đói (peta) được gọi là Nữ Dạ-xoa (yakkha) có tên là Piyaṇkaramātā, Uttaramātā, Pussamittā vā Dhammaguttā hay một số loại khác. Tuy nhiên, còn có một số chi tiết khác được nêu lên, ngay cả trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) và cho đến giờ vẫn chưa thể khám phá ra hết. Nhưng nhờ những giải thích đó cho thấy rằng số Dạ-xoa (yakkha) hay ma quỉ có thể được liệt lê vào loại ‘vinipātaka” này, thường được ám chỉ các ma đói hay là Peta ngạ quĩ.
Có một số điểm tôi muốn nêu ra đây thuộc quan điểm của một số học giả như sau:
1. Ta có thể coi như là phép thần thông hay không trong trường hợp liên quan đến hiện tượng do hậu quả nghiệp chướng mà Đức Phật đã biết nói và biết đi ngay từ ngày đầu tiên mới sinh ra?
2. Và liệu cũng giống như vậy khi đề cập đến hồi Đức Phật có thể nhập vào hiện trạng thiền Jhana ở tuổi lên bảy không? Vào lúc cha ngài làm nghi thức cầy ruộng, Ngài đã biến thành một bóng mát, rồi ngồi thiền dưới bóng cây đó, bất động không biết gì đến dòng thời gian đang trôi qua.
Trong lúc đó vẫn còn những điểm được đệ trình về quan điểm của các vị học giả. Tôi sẽ thảo luận đến trong những thời gian tới đây.
Puññavato Iddhi: các phép lạ (thần thông) nhờ sức mạnh các việc công đức. Được giải thích như sau: Những ai đã tích luỹ được nhiều việc công đức như Chuyển Luân Vương (cakkavatti) có thể bay trên không được liệt kê vào những phép thần thông thuộc loại này. Vẫn còn nhiều đoạn khác nữa được trích từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) như sau: “Phép Thần thông thuộc những ai tích tụ được nhiều việc công đức là gì? Một vị Chuyển Luân Vương có thể bay trên không, cùng với bốn hạng binh lính. Ngay cả người chăn bò và người giữ ngựa cũng có khả năng di chuyển trên không. Thần thông của những chủ gia nhân tên là Jotika, Joṭila Ghosaka và Meṇḍaka cũng thuộc cùng loại này --- (Khu. Pa, 31/ 600). Những đoạn Pali được ghi lại như sau: Katamā puññavato iddhi? Rājā cakkavatti vehāsaṃ gacchati saddhim cāturañginīyā senāya antamaso assabandhagobandhapurrise upādāya Jotikassa Gahapattissa puññavato iddhi. Jaoṭilassa gahapatissa Puññavato idddhi. Meṇḍakassa gahapatissa paññavato iddhi. Ghosakassa gahapatissa Puññavato iddhi. Pañcaññaṃ, mahāpuññānaṃ puññavato iddhi. Ayaṃ puññavato iddhi.
Còn có nhiều giải thích thêm nữa do Trưởng Lão Buddhaghosa viết về hiệu quả những hiệu quả tối thượng, đối với kết quả của việc trưởng thành trong các việc công đức sau khi đã tích luỹ được gọi là các phép lạ (thần thông) thông qua sức mạnh những việc công đức đó (Sañkhepato pana paripākaṃ gate puññasambhare ijjhanakaviseso puññavato iddhi Vi. 2/213)
Sau đây là tiểu sử ngắn của các chủ gia kể trên và những việc công đức của họ mạnh mẽ đến nhường nào.
a. Jotika có một lâu đài bằng đá quý và 64 cây như ý (kapparukkha)từ đất nẩy sinh ra.
b. Sa môn Tóc Rối (Jaṭila), có một núi bằng vàng cao khoảng ….mét thình lình xuất hiện.
c. Ghosaka đã sống sót sau bảy lần bị hại, cả bảy lần đều không bị hề hấn gì. Cuối cùng ông đã trở thành một nhà triệu phú.
d. Meṇḍaka được giáng phúc với một con dê có bảy viên ngọc quý xuất hiện ngay luống cầy đầu tiên trên cánh đồng của ông.
Năm nhân vật thực hiện công đức siêu phàm
Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) chỉ ra năm nhân vật có được kho tàng công đức siêu phàm. Tên của họ được ghi lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như là những thành viên thuộc nhóm triệu phú Meṇḍaka tức là, nhà triệu phú Meṇḍaka, vợ của ông là Candapadumasiri, nhà triệu phú Dhanañjaya con trai của ông, Sumanadevi, con dâu của ông và Puṇṇa là tên đầy tớ của ngài nữa.
Lý do họ trở thành triệu phú được ghi lại như sau:
1. Meṇḍaka. Một lần kia ông đang đang ngồi gội đầu và ngước mắt nhìn lên trời bỗng xuất hiện trong 1.250 kho thóc nhà ông một lượng lúa mì đỏ rơi từ trời xuống làm đầy ấp tất cả các kho lẫm đó (Tesu pañcasu seṭṭhissa sīnsanahātissa ākāsaṃ ullokanakāle aḍḍhaterasakoṭṭhasa hassāni ākāsato rattasālīnaṃ pūrenti – vi. 2/ 213)
2. Candapadumasiri, vợ của ông có thể nuôi sống toàn bộ dân chúng cõi Diêm Phù Đề (Jambūdīpa) chỉ có một nồi cháo trắng duy nhất mà thôi. . . . thực phẩm trong nồi đó không bao giờ cạn kiệt
3. Dhanañjaya. con trai của ông, có thể phân phát miễn phí cho toàn bộ dân chúng thuộc Diêm Phù Đề (Jambūdīpa) với một túi tiền 1000 kahāpaṇa, tiền trong túi của ông không bao giờ hết.
4. Sumanādevī, con dâu của ông có thể phân phát cùng một cách như vậy cho dân chúng thuộc cõi Diêm Phù Đề (Jambūdīpa) với chỉ một nồi cơm nấu chưa sôi.
5. Puṇṇa, người đầy tớ của ông, đã cầy thửa ruộng với chỉ một luống cầy duy nhất, rồi sau đó đã mở rộng thành mười bốn luống, với bảy luống cầy mỗi bên.
Đây là những bài tường thuật ngắn về những người đã đọc được kho lẫm công đức siêu phàm, đang khi đó còn nhiều chi tiết khác nữa có thể tìm thấy trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada). Bài tường thuật liên quan đến Sa môn Tóc Rối (Jaṭila), và Jotika nhà triệu phú là những cốt chuyện dài tới tám chương. Tuy nhiên nhiều bài tường thuật xem ra không thể tin được. Tôi sẽ nói đến vấn đề này sau, với những bài tường thuật khó tin như vậy trích từ nhiều nguồn khác nhau cần phải được thảo luận cách tự do thoải mái và kỹ lướng hơn.
Vijjāmayā iddhi: các phép lạ (thần thông) được thực hiện bằng bùa mê hay hiện thân (incarnations). Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) có kể lại phép thần thông này thuộc về những người có học thức cao về sức mạnh cầu kinh, bùa mê ,về lên đồng. Như là ‘Vidyādhara’. Tiếp theo sau đây tôi xin trích một đoạn trong Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidāmagga) bàn về hậu quả cho là điều này nói về một loại người được gọi là Vidyādhara họ có thể đọc các lời bùa chú, có thể di chuyển trên không, hay tạo ra được hình ảnh những con voi trên không v.v… (Katamā vijjāmayā gacchanti ākāse iddhi? Vijjādharrā vijjaṃ parijapetyvā vehāsaṃ antalijhe hatthimpi dassenti ratthaimpi dassenti vividdhampi senābyūhaṃ dassenti. Ayaṃ vijjāmayā iddhi (Khu. Pa. 31/161).
Thật đáng tiếc ta chưa bao giờ đề cập đến điều này, cho dù trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) hay là trong Paramatthamañjusā. Loại con người nào được gọi là Vidyādhara. Chính vì thế chúng ta không thể biết được họ là con người hay là vật vô hình được gọi chung là Hóa Sinh (Opapātika). Một sự kiện không may mắn hơn nữa trong các tập Chú Giải về Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) không thấy in sang tiếng Thái. Cho đến giờ tôi chưa có thì giờ để tham khảo các chú giải bằng tiếng Miến Điện. Trong khi đó vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ chưa được giải thích cho đến khi tôi có được cơ hội thuận tiên hơn.
Tattha tattha ijjanatthena iddhi: Không giống các loại thần thông (iddhi) gây ấn tượng mạnh như ở trên, thần thông (iddhi) này bao hàm thành công trong bất kỳ loại công việc nào đó được thực hiện một cách chính đáng.(tena tena pana sammāpayogena tassa tassa kammassa ijjhanaṃ tattha tattha sammāpayogapaccayā ijjhanatthen iddhi). Điều này bao gồm một diện rộng về ý nghĩa, ám chỉ thành công người nào đó thực hiện một cách bền bỉ và chính đáng. Các đoạn trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) được trích cho thấy hiệu quả như sau:
Việc khước từ mọi cảm khoái dục lạc (thí dụ thế) được hoàn thành do việc tu luyện Nekkhamma, điều này phải được theo đuổi một cách chính đáng. Thành công trong lãnh vực này cũng được coi như là một loại thần thông (iddhi). Từ Pali ‘iddhi’ có ý nghĩa tương đương với từ tiếng Phạn “Riddhi” có nghĩa là ‘thành công’
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 7:26 am

Giống như vậy, việc loại bỏ sân hận cũng được đạt đến qua vô sân, loại bỏ được thuỵ miên và hôn trầm lại thông qua tu luyện tưởng ánh sáng v.v… và loại bỏ được toàn bộ những phiền não là điều chỉ đạt đến được thông qua thánh đạo của một vị A-la-hán. Toàn bộ những vịêc này đều phải được thực hiện một cách chính trực. Mỗi thành tích trong lãnh vực này chính vì thế được coi như là thành công, từ ‘thần thông (iddhi)’ theo nghĩa đen được dịch là ‘thành công.’
Như vậy đây là cách dịch thoáng từ các đoạn trong tiếng Pali chứ không phải dịch sát nghĩa từng chữ. Điều này chắc chắn sẽ làm cho độc giả lẫn lộn cho là không quen với cấu trúc và văn phong Pali. Tuy nhiên, đối với những ai muốn tham khảo bản văn nguyên thuỷ toàn khối tôi xin trích đoạn sau đây bằng tiếng Pali:
Kathaṃ tattha tattha sammappayogapaccayā ijjhanaṭṭhena iddhi? Nekkammna kāmchandassa pahānaṭṭho ijjhatīti. Tattha tattha sammappayogapaccayā jijjhanaṭṭhena iddhi. Abyāpādena byāpādassa pahānaṭṭho ijhatīti ect…. Alokasaññāya thīnamiddhassa ect,,, arahattamaggena sabbakilesānaṃ pahānaṭṭho ijjhatīti. Tattha tattha sammappayogapaccayā ijjhanaṭṭhena iddhi Imā dasa iddhiyo (Khu. Pa. 31/601)
Từ những gì chúng ta đã thảo luận cho đến giờ. Chúng ta có thể kết luận là thần thông (iddhi) mang ý nghĩa nào đã dần được hiểu như là sức mạnh lạ kỳ và ấn tượng, còn mang một ý nghĩa khác nữa đó là một thành công nơi bất kỳ một lãnh vực nào, gồm cả khía cạnh trong đời (đối lại với lãnh vực tu trì) và hiện thế. Thể hiện những khả năng không mang tính cách lạ lùng và gây ấn tượng mạnh gì cả. Thí dụ như khả năng bay nơi loài chim. Cũng được coi như là một loại thần thông (iddhi) các chúng sanh chư thiên xuất phát từ chính bản chất của nó có thể di chuyển trên không cũng được coi như là có được iddhi, được gọi là Kammavipākajā --- một điều được coi như là kết quả của các thành quả nghiệp chướng. Một ví dụ khác nữa, một số người lại có những người đuợc sinh ra trong một gia đình giàu có, dùng bữa bằng thìa vàng thìa bạc, như một số người thường gọi như vậy. Đây cũng là kết quả của puññaiddhi iddhi, tức là sức mạnh do các việc công đức đem lại. Điều cuối cùng, bất kỳ ai thực hiện bất kỳ điều gì cũng được coi như là đắc được thần thông (iddhi).
Với toàn bộ những trường hợp kể trên, ta thấy rằng điều được coi là “sức mạnh kỳ diệu’ lại là những điều hết sức siêu nhiên và không thể thực hiện được một cách bình thường. Đây chính là một tiến trình bình thường của luật nhân quả. Chim bay được là do một vài hiệu quả nơi một số nguyên nhân nào đó trong quá khứ. Một số người có thể thực hiện được một vài việc thần túc thông (psychic feats) như tự biến mất, biến đổi được thân xác của mình thành những hình dạng nào đó, bay bổng lên trên không, đi trên nước cũng vậy là do những “hậu quả tự nhiên” của một số nguyên nhân họ thường tu luyện được trong quá khứ mà chẳng ai biết được trong một quá khứ xa xưa, mà nhiều người khác không thể thực hiện được hay không thể có được như thế.
Tóm lại, khả năng vẫn tồn tại ở đó, cho dù những điển hình thì hơi hiếm, trừ một vài trường hợp như nhà triệu phú Jaṭila và Meṇḍaka , số lượng nơi một số trường hợp được đề cập đến có thể hơi phóng đại. Nhưng xét cho cùng, toàn bộ câu chuyện không thể được coi là bịa đặt một cách thẳng thừng hay là điều bịa đặt một cách tuyệt vời cũng vậy.
Vì liên quan đến đề mục thứ mười kể trên, hình như là điều thường xảy ra nhất, trong khi đó Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) lại chỉ trưng ra việc loại bỏ được các phiền não, thì tập Chú Giải tác phẩm này hình như xuất hiện trước thời Trưởng Lão Buddhaghosa và cũng được ngài trưng ra sau này. Ý nghĩa lại ám chỉ những công việc ngoài đời thông thường nhất, kể cả nghề thủ công như là tổ chức thành lập trại lính chẳng hạn, biến chúng giống như một đoàn du mục gồm nhiều chiến xa hay thực hành chữa trị bệnh tật, nghiên cứu Kinh Vệ Đà, hay Kinh Tạng, hoặc ngay cả các công việc nhà nông như cầy bừa, gieo hạt. Thành công trong bất kỳ công việc nào như vậy cũng được coi như là thần thông (iddhi) vậy.—(Vi. 2/214)
Hơn thế nữa, theo tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thì mười tiết mục thần thông (iddhi) kể trên, chỉ có thần thông (iddhi) Adhiṭṭhāna (tức là các phép lạ (thần thông) thực hiện được qua quyết tâm) mang đúng ý nghĩa của từ Pali Iddhividhāya mà thôi. Nhưng theo nghĩa trên, phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) và Phép Ý Sinh Thân (Manomaya iddhi cũng phải được kể trong đó (Iti imāsu dasasu Iddhīsu iddhividhāyāti imasmiṃ pade adhiṭṭhānā iddhi yeva āgatā, Imasmiṃ panatthe vikubbanā-iddhi. Phép Ý Sinh Thân (Manomayā iddhi-yo icchitabbā eva.—Vi, 2/214)
Từ IDDHIVIDHĀYA, vì trong Tam Tạng (Tipiṭaka) ám chỉ điều Đức Phật đã nói trong đoạn mở đầu về hậu quả cho là khi một chư vị tỳ khưu đã có tâm ổn định, và được thanh tịnh v.v… vị đó có thể hướng tâm tới phép thần thông Vidhāya để có thể sản sinh ra nhiều phép lạ (thần thông), được xếp thành mười loại như đã nói ở trên.
Mười mục phép lạ (thần thông) này được nói tới ở trên chính là sản phẩm của phép quyết định (Addhiṭṭhāna), có nghĩa là do Quyết tâm mà ra. Những phẩm chất không thể thiếu để thực hiện các phép thần thông này cũng đã được nhắc đến ở trên. Một thiền sinh thiếu mười mục tiên quyết đó sẽ không bao giờ có khả năng này. Ngoài mười đề mục đó còn có hai mục: phép biến đổi thân (Vikubbanā Iddhi) có nghĩa là biến đổi thành thân thể và Phép Ý Sinh Thân (Manomaya iddhi) nghĩa là chiếu rọi ra tỏ bầy ra thân xác cõi trời (astral body) cũng phải được liệt kê vào phạm trù này. Chính vì vậy người ta nói rằng các phép thần thông (iddhi) được nói đến trong Kinh Pali nằm trong nhóm mười đầu tiên, cộng với hai phép thần thông khác nữa được nhắc đến ở trên.
Còn bảy loại thần thông (iddhi) khác đó là Samādhi Vipphārā có nghĩa là sức mạnh bảo vệ Thiền Định và Ñāṇavipphārā có nghĩa là sức mạnh bảo vệ do tuệ giác lại không đòi hỏi bất kỳ thành tích nào thuộc tám Thiền Chứng (samāpatti) vá tám đề mục (Kasinā) nào; cũng không cần phải tiến hành mười bốn bước như đã mô tả ở trên. Đối với những Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhidā) liên quan đến thiền định.
Tuy nhiên, thành tích thuộc do nhóm thần thông (iddhi) trên vẫn đòi hỏi phải tích luỹ được những công đức để tạo ra những tiềm năng to lớn đó. Sẵn sàng cho giây phút trưởng thành trong cuộc sống hiện tại. Một ví dụ điển hình nổi bật nhất có thể thấy được nơi Trưởng Lão Xá-Lợi Phất (Sārīputta.) ngài không cần đến bất kỳ luyện tập gian khổ nào và việc kiên định liên quan đến thiền định trong cuộc sống của ngài. Sau khi đã nghe lời Đức Phật dạy và đạt đến bậc A-la-hán thì ngài đã có thể thực hiện được những phép lạ (thần thông), đồng thời cũng như là một ân huệ ngài có được. Trưởng Lão Bākula lẽ ra phải chết ngay từ khi bị nuốt vào trong bụng cá. Và thầy Sa-di Saṇkicca (Samanera) cũng phải chết trong bụng mẹ. Trong những trường hợp kể trên, chính do những công đức được tích lũy từ trước thuộc hạng siêu đẳng đã dành cho các ngài sức mạnh bảo vệ chống lại mọi hiểm nguy ngài gặp phải đang khi tiến tới bậc A-la-hán. Ta cần lưu ý một điều là những công đức đó gồm sự tích lũy mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) hay là những Ba la mật. Mỗi thứ đó đều kèm theo với mức độ cao nhất được gọi là Paramattha, có nghĩa là điều tuyệt hảo, không loại trừ khi cần thiết ngay cả phải hy sinh đến tính mạng mình.
Mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) hay mười pháp Ba la mật
Mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) hay mười pháp Ba la mật gồm: Bố thí (Dāna),trì Trí giới (Sila), Xuất gia (Nekkhamma) Trí Tuệ (Paññā) Tinh Tiến (viriya), Nhẫn nại (khanti) chân thật (Sacca) quyết định (Adhiṭṭhāno), tâm từ (metta) và xả (Upekkhā). Thiếu một số lượng cần thiết và cường độ nhất định trong số mười điều trên, một thiền sinh không hy vọng có thể đạt đến thánh đạo và thánh quả. Liên quan đến xuất gia Ba la mật (Nekkhamma) hay là Lánh Tục. Cần lưu ý một điều là từ đó ám chỉ việc thực hiện cuộc sống vô gia cư, đạt được thiền Jhana và Thiền Chứng (samāpatti) ; gồm cả việc đạt đến những phép lạ (thần thông) hay là Thần thông (Abhiññā) trên bình diện hiệp thế. Để làm được điều này cần phải tích luỹ được nhiều công đức ở hàng trăm hàng ngàn kiếp trước. Còn đối với Trí Tuệ Ba-la-mật (parami) Tuệ (Paññā) hay tuệ giác, ngoài ý nghĩa là kinh qua được những tài khéo và kiến thức khoa học ở các tiền kiếp, cũng còn ám chỉ việc học tập và nghiên cứu những lời dạy của Đức Phật trong quá khứ, với điều kiện là đạt đến được thánh đạo và thánh quả thuộc bậc A-la-hán nếu không bị chết trước khi đạt đến những thành tích đó. Đó chính là lý do tại sao trong cuộc đời cuối cùng này chỉ cần học tập ngắn ngủi và tóm lược cũng đủ để người đó đạt đến bậc A-la-hán. Đây chính là trường hợp một số người hay nhiều thiền sinh, cho dù họ rất thông thạo những lời dạy của Đức Phật liên quan đến đa văn và trí tuệ, nhưng không thể đạt đến bậc A-la-hán cách này cách khác. Cho dù họ có bận bịu cố tâm tập luyện trong cuộc sống này và vẫn không đạt đến kết quả gì. Tuy nhiên những điều đó không thể mất đi được. Những hậu quả do toàn bộ những tu luyện đó vẫn còn đó chờ cho đến ngày trưởng thành, khi thời gian chín mùi để cho mười Đáo Bỉ Ngạn (pāramī) đó được cân bằng và vững chắc trong việc tu luyện và phát triển. Đây chính là lý do tại sao các thiền sinh đã thực hiện được những hành vi công đức cùng lúc và cùng mục tiêu mà vẫn không thể đạt đến được những loại thành quả khác nhau.
Tóm lại, có sáu loại Thần thông (Abhinna) được Đức Phật mô tả như sau:
1. Thần Túc Thông (Iddhividhi): tức là thực hiện được những phép lạ (thần thông) và những việc phi thường.
2. Thiên Nhĩ Thông (Dibbasota)
3. Tha Tâm Thông hay là đọc được suy nghĩ của người khác (cetopariyañāṇa)
4. Nhớ Lại Tiền Kiếp (Pubbenivāsānussatiñāṇa)
5. Thiên Nhãn thông, hay là nhìn thấy các chúng sanh sinh và diệt.(cutūpapātañāṇa)
6. Tuệ giác nhờ đó toàn bộ những lậu hoặc hay những thụy miên phiền não đều bị tận diệt đến tận gốc rễ. (Asavakkhaytañāña) - Lậu Tận Thông.
Về sáu điều đề cập đến ở trên, từ mục một đến mục năm được sắp vào loại vẫn còn thuộc góc độ hiệp thế, trong khi đó mục thứ sáu lại được coi như là siêu nhiên hay là siêu thế (Lokuttara). Lý do là vì các thầy Rishi hay là các vị sa môn khổ hạnh trước thời Đức Phật cũng được biết đến là đã đạt đến thành quả thực hiện được một số phép Thần Thông (Abhiññā) thuộc năm mục kể trên, cho dù sự thật là họ vẫn chưa đạt Thánh Đạo và Thánh Quả thuộc bất kỳ loại nào. Thực vậy các “vị thánh” thuộc các tôn giáo khác với Phật giáo cũng đã thành công trong việc thực hiện được một số hay rất nhiều phép lạ (thần thông) như vậy. Điều chúng ta còn phải chấp nhận là ở vào thời điểm khi thế giới này vẫn chưa có được giáo lý của Đức Phật, thì vẫn có khả năng cho một số thiền sinh có quyết tâm cao hay ý chí mạnh mẽ đạt được thành công trong năm Thần thông (Abhiññā) thuộc góc độ hiệp thế trên.
Điều đã được thảo luận kỹ cho đến giờ phút này chính là Phép Thần Thông (Abhiññā) Nhớ Lại Tiền Kiếp; Phép Thiên Nhãn, Phép tự phát ra thân xác cõi trời. Đề tài lúc này ta đang đã nghiêm cứu, nghĩa là Thần Túc Thông (Iddhividhi) tức khả năng thực hiện được một số phép lạ (thần thông) hay những việc phi thường (thần túc thông) (psychic feats). Tôi sẽ đề cập đến nhiều hơn trong tập tới đây viết về Thiên Nhĩ Thông (Dibbasita), tâm thông và tuệ giác nhờ đó có thể tận diệt được toàn bộ những lậu hoặc hay những thụy miên phiền não. Như những gì đã được bàn đến. Lại còn có đề tài Phép hóa tâm thông (Phép ý sinh thân - Manomaya iddhi) tức là toát ra được thân xác cõi trời cũng được thêm vào để làm trọn con số sau đề mục. Chính vì thế trong sáu đề mục Thần thông (Abhiññā) ta không thấy đề cập chi đến việc toát ra được thân xác cõi trời (astral body).
Tại sao Nhớ Lại Tiền Kiếp lại xuất hiện đầu tiên?
Lý do vì sao tôi bắt đầu với loạt bài Nhớ Lại Tiền Kiếp. Chính là vì tôi đã thu thập được một số dữ liệu đủ để bắt đầu với Phép Thần thông (Abhiññā) này đầu tiên. Còn có một số công trình khác thuộc loại này đã được biên soạn, hay trích dịch từ Giới luật và Kinh Phật, trong khi đó cho đến giờ vẫn chưa có được những sự kiện và dữ liệu đủ để xác định được pháp của Đức Phật. Điều này khẳng định những gì tôi đã thấy và biết được cho đến giờ. Chính vào năm Phật Lịch 2522 khi tôi có dịp hành hương đến các ngôi chùa Phật giáo tại Ấn độ cùng với Cô Sriphen và đã thu được một số dữ liệu. Thế nên tôi đã quyết định viết Tập sách Abhiññā này trước.(chi tiết về cuốn sách này đã được biên soạn trong tác phẩm về Ngôi nhà của các phép lạ (thần thông) này có tựa đề là “ĐẾN VÙNG ĐẤT PHẬT” (TO THE LAND OF THE BUDDHA) hiện đã được dịch sang tiếng Anh).
Các phép lạ (thần thông) được gọi là THẦN TÚC THÔNG (IDDHIVIDHI)
Các phép lạ (thần thông) thuộc loại Thần Túc Thông (Iddhividhi) đã đặt ra một vấn đề sống còn và phức tạp. Thường thường đa số các Nhà văn Phật giáo rất ngại đụng đến những vấn đề này, vì cảm thấy đó là vấn đề hết sức tế nhị và như vậy sẽ tự đặt mình vào những mạo hiểm không cần thiết, đó là sẽ bị công kích một cách mỉa mai. Cho dù sự kiện này chính họ cũng có khuynh hướng chấp nhận, ít nhất là một phần trong số những gì được để cập và mô tả trong các bản Kinh Phật. Lý do là vì những điều được thực hiện trong đó nói theo kiểu khoa học đều không thể tin nổi. Chính vì thế đa phần các trường hợp chúng được coi như chẳng là gì cả ngoài một loại hình văn phong được gọi là nhân cách hoá và như vậy được giải thích là đã trở thành lời Phật Pháp dạy, không liên quan đến riêng ai và hoàn toàn trừu tượng. Qua những lý lẽ mang tính trường phái và thiện ý đó, bất kỳ chân lý nào cũng đều có những mất mát đáng tiếc nếu đi đến kết luận một cách vội vã.
Một lý do khác nữa có thể là thiếu những lý do thực tế trong cuộc sống để nhằm chứng thực cho sự thật nơi các phép lạ (thần thông) như vậy. Do đó điều này giống như đưa ra những định lý hình học mà thiếu cách chứng minh sự thật đó để đi đến Q.E.D cuối cùng có thể thoả mãn được các học giả và những nhà tư tưởng trí thức. Là người ta vẫn muốn có một tôn giáo khoa học hay một lời phán quyết của các nhà khoa học. Kết quả là có một số các Phật tử trí thức cứ muốn coi khía cạnh tín lý này như là điều gì đó đáng bỏ đi, là thứ rác rưởi, phê phán những tác giả cổ xưa như là những phương tiện để cạnh tranh với các tôn giáo khác và biến phật giáo sống sót sau cuộc khủng hoảng của thời đó.Thực tế có một số học giả tỏ ra thích điều họ tin như những gì trung đạo, cho là những bài tường thuật về các phép lạ (thần thông) ngay cả nếu như chúng đáng tin cậy hay có thực cũng không có liên quan gì đến giáo lý và những thực hành Đức Phật đã dạy, và tốt hơn là cứ để yên đừng đụng tới hay thảo luận đến làm gì. Các đề mục đó không liên quan gì đến việc tập luyện diệt dục hay khử trừ các phiền não cả, chính vì thế mà họ đồng ý và điều có ý nghĩa hơn là Đức Phật cảnh giác chúng ta trong kinh Kalama, đừng có tin vào những bản văn hay kinh sách và cho dù thực tế là họ vẫn trích Kinh Phật. Chẳng là gì hơn là Kinh Phật được ghi chép lại mà họ lại cấm những người khác không được trích dẫn sao.
Còn đối với tôi, đây chính là một niềm tin từ lâu tôi thường ấp ủ là từ một góc độ tổng thể. Các bài tường thuật về các phép lạ (thần thông) đó cơ bản phản ánh những câu chuyện có thật. Điều cần được kỳ vọng ở đây chính là những con số nói trong đó không được coi như là những giá trị số học có giá trị trên danh nghĩa mà thôi, ta có thể nói như vậy. Thí dụ như câu. “Có năm trăm kẻ cướp” phải được hiểu theo kiểu nghĩa thành ngữ, không hàm chứa con số chính xác là năm trăm người, như con số đã đưa ra. Điều này cũng được áp dụng trong các giá trị đo đạc khác như thể tích, sức nặng, chiều cao và khoảng cách, kể cả một số chi tiết nhỏ thuộc loại không gian mà nếu hiểu theo giá trị bề ngoài thì có thể biến thành sự phóng đại kỳ cục.
Sri Satya Sai Baba
Một yếu tố phụ khác nữa cũng động viên tôi đặt niềm tin mạnh mẽ vào khía cạnh này đó là nói một cách sòng phẳng, cuộc viếng thăm chúng tôi thực hiện tới vùng di tích Sri Satya Sai Baba, một số người gọi là kẻ thực hiện phép lạ (thần thông) đương thời. Khi nhìn kỹ và nghiên cứu cẩn thận với con mắt của những người tìm lỗi, nhóm chúng tôi phải đi đến kết luận là thực hiện các phép lạ (thần thông) đó ngài làm bằng nhiều cách khác nhau và nhiều nơi có thể tin được. Không thể được coi đó như là trò mánh khoé của nhà ảo thuật có hạng hay là thuật thôi miên tập thể. Điều này dẫn tôi tới một kết luận tiếp theo: vì chúng ta coi thành tựu của Trưởng Lão Koṇḍaññā sau bài giảng đầu tiên như là một nhân chứng cụ thể của việc Đức Phật đạt đến giác ngộ, thì cũng phải tiếp theo là chúng ta có thể coi Sri Satya Sai Baba như là chứng cứ cụ thể của các khả năng của Đức Phật có thể thực hiện được những phép lạ (thần thông) như đã được ghi lại trong Kinh Phật. Con người “phép lạ (thần thông)” này như ngài thường được gọi như vậy, chính là một ví dụ điển hình trong cuộc sống về khả năng đó. Và như vậy cũng là sự thật của các lời dạy của Đức Phật có liên quan đến Thần Túc Thông (Iddhividhi) hay là các điều phi tường (Psychic feats) những gì ngài Sai Baba đã thực hiện được, chẳng là gì khác hơn là thể hiện các pháp của luật nhân quả trên bình diện siêu nhiên, đang điều hành cái gọi là luật về phía đối tác vật chất. Điều này dùng để khẳng định một trong những lời nói nổi tiếng của Đức Phật như được ghi lại trong câu mở đầu của Pháp Cú Kinh (Dhammapada): ” Tâm là nguồn mạch và cội nguồn mọi pháp. Tâm vượt hơn hẳn. Mọi pháp phát xuất từ tâm mà ra.” Tuy nhiên, các phép lạ (thần thông) do Sri Satya Sai Baba thực hiện như chúng ta đã thấy và biết được có thể vẫn không thể so sánh với những gì của Đức Phật đã làm được. Tuy nhiên,với khả năng là một nhân vật quốc tế còn vượt xa hơn nhiều. Những điều ngài thực hiện trải dài qua mọi thời đại cũng đáng được tìm hiểu vô tư và nghiên cứu nghiêm túc về phía các nhà hoài nghi đích thực.
Trong tác phẩm này không những chỉ có những ghi nhận hay những tường thuật về điều gì được nói đến trong nhiều văn bản đa dạng và một số phần trong Kinh Pali. Không có bất kỳ bình luận nào của tôi, mà vẫn còn cần phải có nhiều không gian cần thiết để nghiên cứu sâu rộng hơn. Điều này sẽ được thực hiện sau này. Rất có thể trong cuốn tiếp theo sau cuốn này. Trong đó phép lạ (thần thông) Thiên Nhĩ Thông (Dibbasita) và biết tâm người khác (tha tâm thông - Cetopariyanana) sẽ được đề cập đến và phần cuối cùng tức là Asavakkhayañāṇa. tức tuệ giác nhờ đó có thể tận diệt được hết tất cả những lậu hoặc hay lậu tận thông. Cho dù có nhiều tình thế và phức tạp đến nhường nào để được bàn đến trong cuốn tiếp theo sau cuốn Thiên Nhĩ Thông (Dibbasota) và biết tâm người khác hay là Tha Tâm Thông (Cetopariyañāṇa)
* * *

________________________________________
[1] Một Koti tương đương với mười triệu.
[2] Bản dịch tiếng Anh cũng được tìm thấy trong tiệm sách Mahamakut, Đường Phra Sumeru, Băng-cốc 10200.
[3] Hòa Thượng Tipitaka Cūlanāga là một trưởng lão người Sri Lanka hầu như được biét sống vào những năm 475-530 trước CN. Ngài là một trong số những đồ đệ của Trưởng lão Tipiṭaka Cūla Sumanathera thuộc thiền viện Dipa. Ngài là người biên soạn nhiều tác phẩm Chú Giải về Luật Tông (Vinaya) và Kinh Phật được ghi lại trong tập Chú gải Uparipaṇṇasaka cho là ngài đã một lần thuyết pháp một bài có rất đông người và cả các chư thiên nữa, khoảng một trăm ngàn người trong số họ đã đạt đến bậc A-la-hán ngay sau bài giảng.
[4] So tassa brahmuno purato rūpaṃ abhinimmināti manomayaṃ rūpaṃ sabbaṇgapaccanaṃ ahīnindriyaṃ.
[5] Theo tập chú giải từ “Vidhura” hàm chứa sự kiện cho là từ thời xa xưa Dhura (trách nhiệm hay là hoạt động) thuyết pháp thì không có người nào vượt trội hơn ngài. (đoạn bằng tiếng Pali cho lời khẳng định này như sau: Vidhura Vigatadhuro. Aññehi saddhiṃ asadisoti attho)
Cuốn tự điển Pali Anh ngữ do bà Rhys Davids cũng đưa ra giải thích này từ tập chú giải: - Chính vì thế tôi quyết định dịch từ mang ý nghĩa là “không ai sánh bằng” lỗi lạc nhất. Hay là không ai sánh bằng. Vì đối với ngài không cần sử dụng bất kỳ cố gắng nào để đạt đến khả năng độc nhất của ngài đó.
Người ta kể lại rằng ý nghĩa căn bản của cả hai từ “tài giỏi” và ý nghĩa của từ ‘Vidhura’ có thể được dùng để thay cho từ ‘Vidura’ có nghĩa là một học giả Ấn Độ hay là người có uy tín trong bất kỳ lãnh vực kiến thức nào.
[6] Con số ở đây cũng như nhiều chỗ khác, chỉ mang tính cách thành ngữ, chứ không có giá trị con số chính xác tuyệt đối.
[7] Xem phụ chú cuối trang 348-349 bản dịch trang 1 file 8.

Từ nguồn Internet
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO   TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO
» Không và Sắc trong Phật giáo
» PHƯƠNG PHÁP NIỆM 10 DANH HIỆU A DI ĐÀ PHẬT
» GIÁO PHÁP THỜI LUÂN, GIÁO PHÁP TƯƠNG TỤC VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI HÒA BÌNH THẾ GIỚI
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: - NHÓM NGHIÊN CỨU TÂM LINH ĐÔNG TÂY VÀ DIỂN ĐÀN TỰ DO VỀ TÂM LINH :: TÀI LIỆU BÀI VIẾT VỀ HUYỀN MÔN ĐÔNG TÂY-
Chuyển đến