CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo   Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 6:42 am


Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo


Một vị thánh sư của Bái Hỏa Giáo

Một trong những sự khác nhau triền miên xuất hiện giữa tri thức huyền bí và Đông phương học (gần đây chúng đã nở rộ ở phương Tây) đó là vấn đề niên đại của các tôn giáo lớn. Khi xét tới Phật giáo và Ki Tô giáo thì sự khác nhau chỉ giới hạn vào một hoặc hai thế kỷ thôi. Nhưng xét về cả Ấn giáo lẫn Bái Hỏa giáo thì khoa Đông phương học và huyền bí học hoàn toàn xung đột với nhau: một sự xung đột dường như không dễ gì ngưng được vì chắc chắn là các nhà huyền bí học sẽ không thay đổi lập trường; mặt khác các nhà Đông phương học chỉ từng bước bị đẩy lùi khi các đô thị thời xưa đã được khai quật, khi người ta đã phát hiện ra những dinh thự thời xưa. Đây là một quá trình chậm chạp. Ấn giáo và Bái Hỏa giáo có nguồn gốc từ thời mà lịch sử gọi là “đêm đen của thời gian”. Ấn giáo có nguồn gốc xưa hơn, còn Bái Hỏa giáo là tôn giáo thứ nhì trong cơ tiến hóa của giống dân Aryen.
Tôi đề nghị ta nên xem xét những sự thay đổi ý kiến mà các Đông phương học giả đã trải qua để cho các bạn thấy rằng họ đã dần dần bắt buộc phải lùi bước; chúng ta có thể nói rằng hết thế kỷ này qua thế kỷ khác họ phải buông bỏ từng tấc đất một khi có thêm bằng chứng nêu ra một nguồn gốc xa xưa càng ngày càng lớn hơn. Thế rồi tôi sẽ xem xét bằng chứng của huyền bí học để xem huyền bí học định vị tôn giáo của bậc Đạo sư Ba Tư như thế nào.
Khi lướt mắt qua một số tác phẩm của một số tác giả, ta thấy họ định vị bậc Đạo sư – đôi khi gọi là Zoroaster, và gần đây hơn gọi là Zarathushtra (xin các bạn theo Bái Hỏa giáo thứ lỗi vì tôi có thể phát âm sai hoàn toàn do tôi mù tịt ngôn ngữ Avestar) – mãi tới 610 năm trước Công nguyên. Điều này khiến cho ngài cùng thời với Đức Phật và Plato; đây là lập trường theo thẩm quyền của Hồi giáo, và nếu các nhà Đông phương học Âu Tây đã từng duy trì nó một cách nghiêm túc thì hiện nay ít ra nó đã bị bác bỏ hoàn toàn. Tiến sĩ L. H. Mills – được coi là một trong những người có thẩm quyền nhất ở Âu Tây, ông đã thực hiện bản dịch tiêu chuẩn các Gāthās và xuất bản đủ thứ bản dịch đầy thẩm quyền khác nữa – khi bàn về vấn đề nguồn gốc xa xưa này, vốn dựa trên bằng chứng về ngôn ngữ; đây là một điều mà chút nữa tôi sẽ nói thêm một điều khác. Ông bảo rằng các Gāthās được viết bằng một ngôn ngữ hiển nhiên có liên quan tới Bắc phạn trong kinh Phệ đà, các Gāthās “có rất lâu sau khi có kinh Rig xưa nhất” [[1]] . Thế mà ông đã ước định rất phi lý kinh Rig Phệ đà chỉ mới 4.000 năm trước Công nguyên; và dựa trên ngày tháng ấy, ông ước định kinh Gāthās vào 1.000 năm trước Công nguyên và có lẽ tới tận 1.500 trước Công nguyên. Nhưng Tiến sĩ Mills bảo rằng chúng có thể xa xưa hơn nhiều và quả thật chúng xưa cũ hơn. Trong tác phẩm sau này viết ra vào năm 1890 ông có bảo rằng: “Tôi không còn chống lại niềm xác tín theo đó ta có thể đẩy lùi giới hạn [1.500 năm trước Công nguyên] lên mức xưa cũ hơn nữa. Nếu chúng có trước khi có tục thờ cúng Mithra thì chẳng thể nói chúng xa xưa đến mức nào. Quyết định phê phán là phải đừng phỏng đoán một giới hạn quá chặt chẻ về niên đại của chúng” [[2]].
Thế rồi ta xét tới quan điểm của nhà bác học người Đức, Tiến sĩ Haug, thì thấy ông tranh cãi là còn xa xưa hơn nhiều vì dựa vào việc Đại đế Alexander, hủy diệt thư viện ở Persepolis năm 329 trước Công nguyên. Ông lập luận rằng muốn thu thập một khối tài liệu cho thư viện rộng lớn như thế thì ta phải giả định một thời kỳ xa xưa hơn nhiều mới đủ thời giờ cần thiết để viết lách và thu thập sách vở. Theo ông nghĩ thì tác phẩm này được hoàn tất vào năm 400 trước Công nguyên. Ông bảo rằng sớm nhất cũng không thể cho rằng Zoroaster sống sau 1.000 năm trước Công nguyên và ông gọi ngày tháng thuộc năm 2.800 trước Công nguyên là có thể nhiều hơn trong khi nó còn có thể xưa cũ hơn rất nhiều [[3]]. Tiến sĩ Haug còn nhận xét thêm: “Trong bất kỳ trường hợp nào, ta cũng không thể gán cho giáo chủ ngày tháng trễ hơn 1.000 năm trước Công nguyên và ta thậm chí có đủ lý do để qui định thời kỳ của ngài sớm hơn nhiều khiến cho ngài đồng thời với thánh Moses. Pliny – ông đối chiếu cả với thánh Moses lẫn Zoroaster mà ông gọi là những vị phát minh ra hai loại nghi thức pháp thuật khác nhau – còn đi xa hơn nữa và nêu rõ rằng Zoroaster sống nhiều ngàn năm trước thời thánh Moses” [[4]].
Như vậy, ta dần dần lùi từ 610 năm trước Công nguyên tới 1.000 năm trước Công nguyên, rồi từ 1.500 năm trước Công nguyên tới 2.800 năm trước Công nguyên và có lẽ bậc Đạo sư lần đầu tiên tuyên cáo những sự thật nổi tiếng còn sớm hơn thế nhiều. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng của người Hi Lạp – nó có giá trị là xưa cũ hơn nhiều so với quan điểm của các nhà Đông phương học hiện đại – một lần nữa lại đẩy lùi niên đại xa hơn thế rất nhiều. Chẳng hạn như Aristote ấn định nhật kỳ của bậc Đạo sư là 9.600 trước Công nguyên tức 6.000 năm trước thời Plato, và nói chung chúng ta có thể bảo rằng đây là quan điểm của các sử gia Hi Lạp. Họ gán ngày tháng cho việc bậc Đạo sư thuyết pháp là vào khoảng 9.000 năm trước Công nguyên [[5]]. Những khám phá mà các nhà khảo cổ học Âu Tây thực hiện được hiện nay đã giúp ích rất nhiều cho sự tranh cãi muốn đẩy lùi sự khởi thủy của tôn giáo này xa hơn nữa, bởi vì ta phải liên kết truyền thuyết Zarathushtra này với truyền thuyết Chaldea, truyền thuyết Nineveh và Babylon, những cuộc khảo cứu mới đây ở các địa phận này đã phần nào soi sáng cho vấn đề ấy. Các bạn có thể nhớ lại rằng, chỉ mới cách đây một hai tháng, trong Tạp chí Lucifer ở phần bình luận về một bài viết của H. P. Blavastky, tôi có đề cập tới một số phát hiện mới nhất được thực hiện ở xứ sở mà tôn giáo này đã từng một lần khống chế mà không bị thách đố. Trong đó ta thấy lịch sử của xứ sở này được bảo tồn qua dạng chữ viết hình nêm được truy nguyên tới tận ít ra là 7.000 năm trước Công nguyên và người khám phá bảo rằng có lẽ tới 8.000 năm trước Công nguyên. Loại chữ viết hình nêm này đang được dịch ra và có thể là khi bản dịch được công bố thì ta có thể có bằng chứng mà ngay cả khoa học Âu Tây cũng chấp nhận bổ chứng cho tính cổ xưa của tôn giáo Zoroaster.
Trong bất kỳ trường hợp nào thì huyền bí học cũng đẩy lùi việc ngài bắt đầu thuyết pháp, hết thời đại này tới thời đại kia trước cả mọi ngày tháng nêu trên. Các huyền bí gia có hai loại sử liệu để dựa vào đấy. Một là Quần Tiên Hội đã bảo tồn được các tài liệu cổ truyền – bản thân các tài liệu này được lưu chiểu vào thời chúng được viết ra, các tài liệu này được tồn trữ trong các đền thờ dưới mặt đất, trong những thư viện dưới mặt đất nơi mà không một kẻ thù nào có thể tìm thấy và không một sự tổn hại nào có thể đụng chạm tới chúng. Tri thức của thế giới được thu thập lại dưới dạng chữ viết, ở đó hết thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác, và con người ngày nay dù nam hay nữ cũng có thể được phép đọc nhiều tài liệu cổ truyền này – những tài liệu mà chính tri thức về chúng đã bị thất truyền đối với thế giới lịch sử phàm tục, những tài liệu bằng ngôn ngữ tu sĩ thời xưa khác hẳn bất cứ thứ gì mà dân tộc xưa cũ nhất thời nay biết được. Đó không phải là sử liệu duy nhất mà Huyền bí gia trông cậy vào đấy. Huyền bí gia còn trông cậy vào những sử liệu bất diệt được viết ra trong chính chất Tiên Thiên Khí (đôi khi chúng ta bảo như vậy); điều này có nghĩa là có một môi trường tinh vi (tạm dùng một phép tương tự trên cõi trần) ghi lại giống như một kính ảnh nhạy mọi diễn biến xảy ra ngay cả với những chi tiết tỉ mỉ nhất – có thể nói là chụp hình sự tiến hóa của con người chính xác tới tận những diễn biến lặt vặt nhất và bất cứ lúc nào cũng có thể được tham chiếu, có thể được giải mã bởi những người đã tự rèn luyện mình để nghiên cứu nó, họ sẵn lòng nghiêm trì giới luật cần thiết để được khảo cứu như thế. Do vậy, mỗi người điều tra kế tiếp nhau đều có thể kiểm chứng lại tài liệu ghi chép; chúng tôi có chứng cớ của hết chuyên gia này tới chuyên gia khác nghiên cứu những tài liệu xưa cũ nhất, họ thấy chẳng những là các chữ viết mà còn là những diễn biến trong quá khứ sinh động chính xác trước mắt mình, linh động như thể đang xảy ra tràn đầy nhựa sống. Vậy là những diễn biến trong lịch sử mà ta trải qua trong quá khứ vẫn còn sống mãi khi thời gian trôi qua.
Theo những sử liệu này thì tôn giáo mà ngày nay gọi là Bái Hỏa giáo, thì theo như tôi nói, là tôn giáo thứ nhì trong các tôn giáo thuộc dòng dõi Aryen. Người Ba Tư – họ xuất phát cũng từ nơi chôn nhau cắt rún là gia tộc đầu tiên rồi tản mác về phương Tây qua vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm chẳng những xứ Ba Tư thời hiện đại mà còn là vùng cổ Ba Tư nữa – trong cuộc di dân đầu tiên đã được đại Đạo sư Zoroaster dẫn tới đó, Zoroaster đối với họ có địa vị giống như Đức Bàn Cổ đối với toàn thể giống Aryen nguyên thủy. Ngài cũng thuộc về Hội đoàn Huynh đệ hùng mạnh ấy và là một Điểm đạo đồ cao cấp của Quần Tiên Hội được sự giáo huấn của các Đạo sư là Con của Lửa. Nhiều người trong các bạn ắt đã đọc được trong những sử liệu cổ truyền nhất thuộc Thiền Thư được trình bày trong bộ Giáo Lý Bí Truyền [[6]] có nói tới các Con của Lửa, các Ngài là Huấn sư của mọi Điểm đạo đồ cao cấp, đến lượt các Ngài được gọi là Hỏa Đức Tinh Quân. Ngài nguyên là một huấn sư vào lúc bắt đầu giống dân phụ Ba Tư này, Ngài ban cho giống dân này những sự thật cổ truyền dưới dạng thích hợp cho một nền văn minh phải tăng trưởng trong đám dân ấy, dưới dạng thích hợp cho loại hình tâm trí phải được phát triển trong đám dân ấy, thích hợp để rèn luyện, giúp cho họ tiến hóa, phát triển cũng giống như các tín ngưỡng khác được ban cho những dân tộc khác với cùng một mục tiêu và theo cùng một đường lối. Từ bậc Đạo sư dũng mãnh này – niên đại của Ngài lùi xa tới tận thời kỳ mà mọi nhà Đông phương học ắt phì cười khinh bỉ – mới phát sinh ra một dòng dõi các đạo sư giám sát sự phát triển buổi ban sơ của dân tộc Ba Tư. Và ở đây, tôi xin nhắc các bạn nhớ cho rằng khi ta nói tới một dòng dõi các đạo sư như thế, nó tuyệt nhiên không được suy ra rằng mỗi đạo sư là một cá thể riêng rẽ, vì cùng một linh hồn thường tái sinh luân hồi hết thời này sang thời khác, giữ cùng một chức vụ mà bạn thừa biết theo những tài liệu cổ truyền của chính mình. Chẳng hạn như những người ấy là Vyāsa của phái Phệ đà, không hề chỉ sinh một lần trên trần thế mà sinh ra nhiều lần vì những người ấy luôn luôn tiếp xúc với trần thế. Họ luôn luôn giám sát cơ tiến hóa tâm linh của nhân loại và Họ xuất hiện hết thời này sang thời khác, biểu lộ qua một cơ thể vào lúc mà Ngài xuất hiện, cũng là một bậc đại Đạo sư, cũng là một linh hồn đã giải thoát, cũng là một Huấn sư dũng mãnh, cũng vẫn mang tên ấy dường như thể để gợi ý về lai lịch tâm linh của mình vốn giống như đàn gãy tai trâu của đám người vô minh. Và cứ truy nguyên dòng dõi của các đạo sư này hoặc bậc Đạo sư này thì ta thấy truyền thuyết của Hi Lạp ở vị trí nào và ta hiểu ra được rằng đấng Zoroaster mà Aristote nói là có 9.600 năm trước Công nguyên (dĩ nhiên Aristote đề cập tới ngày tháng tính từ Plato chứ không phải tính từ Chúa Ki Tô) là người thứ bảy mang tên của đấng Zoroaster nguyên thủy chứ không phải là đấng Zoroaster bản sơ như người Hi Lạp giả định, và tôi cũng tưởng tượng rằng có nhiều tín đồ Bái Hỏa giáo thời nay thường sẵn lòng tin như vậy. Thế thì ngài là vị thứ bảy trong dòng dõi các huấn sư quang lâm để làm hồi sinh và củng cố cái giáo huấn này khi nó bị thất truyền và có nguy cơ bị lật đổ. Mãi về sau này còn có một vị Zoroaster khác vào khoảng 4.000 năm trước Công nguyên, lại làm hồi sinh giáo huấn xưa cũ, lập lại những sự thật cốt tủy, tuyên cáo chúng trở lại với thẩm quyền của Thượng Đế và nhờ vào cái lửa thiêng vốn là biểu tượng của Đấng Thiêng Liêng, vốn quả thật là tiếng nói của Đấng Thiêng Liêng. Khi ta nghiên cứu các bậc đạo sư liên tiếp này thì ta thấy từ tôn giáo cổ truyền ấy phát sinh ra cái gọi là “khoa học lớn”, “Pháp Thuật” của người Chaldea. Ta hiểu rằng các bậc Pháp sư thời xưa đều là các huấn sư và lễ sư cũng là của cái tín ngưỡng cổ truyền ấy và – nếu nhất thời tôi có thể làm sửng sốt tâm trí của người hiện đại – khi cách đây hơn 20.000 năm, nhà hiền triết người Chaldea đứng trên nóc đài thiên văn ghi dấu và ghi chép việc các ngôi sao tuần hành qua đấy thì con người là một trong các hậu duệ tương đối hiện đại của sự truyền thừa lâu dài các Pháp sư, là một trong những đại biểu tương đối hiện đại của kho kiến thức cổ truyền thuộc tín ngưỡng Bái Hỏa giáo.
Thế rồi ta hãy trở lại quan sát giáo huấn theo sự minh giải của hình thức thời sơ khai cho dẫu ta chỉ có bảng hiệu đính sau này. Xét về công trình học giả và ta ắt thấy rằng ta vẫn nhận ra được các sự thật cổ truyền (mặc dù dưới dạng ẩn tàng) trong những bảng hiệu đính sau này. Và mặc dù nhiều sự thật này đã bị xuyên tạc dưới dạng hiện đại, đã bị duy vật hóa, đã bị thoái hóa thì huyền bí gia có thể nhận ra được chúng; huyền bí gia vẫn có thể nêu chúng ra cho những người theo tôn giáo cổ truyền này và có thể khẩn cầu các tín đồ Bái Hỏa giáo hiện đại, nhân danh bậc Đạo sư thời xưa, Điểm đạo đồ thiêng liêng đã sáng lập ra tín ngưỡng này, mong sao các tín đồ hãy vượt lên trên thuyết duy vật hiện đại, vượt lên những hạn chế quá nhỏ nhặt của Đông phương học hiện đại để đòi quyền với đầy đủ tư cách tôn giáo của mình là tôn giáo cổ truyền nhất trong các tôn giáo trên thế giới. Mong sao họ hãy liên kết với truyền thống huyền bí học xa xưa chứ đừng bị thoái hóa khi chấp nhận mọi lời gợi ý thoáng qua của giới học giả Âu Tây.
Ta nên nhớ lại rằng ta sẽ tìm ra bằng chứng qua ngôn ngữ hiện nay là người Ba Tư cổ truyền thuộc giống dân Aryen chứ không thuộc dòng giống Semite. Đây là một trong những điều đang bị tranh cãi và chút nữa tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy ngôn ngữ đã hậu thuẫn cho lập trường huyền bí học ra sao. Dĩ nhiên chúng tôi công nhận rằng mãi về sau này thì dân Ba Tư đã lai giống với dân Semite. Nhưng dân Ba Tư thuộc dòng dõi giống dân Aryen và thật sự là chị em với dân Aryen ở miền Nam Hi mã lạp sơn.
Đấng Zoroaster bản sơ khi dạy trở lại những nguyên lý cốt tủy vốn là nền tảng của mọi tín ngưỡng và thường bị che khuất đi bởi những điều thêm mắm dậm muối sau này, ngài đã trộn lẫn triết học với tôn giáo một cách rất đáng hâm mộ. Vì giáng lâm để lập nên một nền văn minh có những đặc điểm đặc thù với đặc trưng cốt tủy là nông nghiệp xuyên suốt với ý tưởng về một khía cạnh thực tiễn của cuộc đời được dự trù để rèn luyện con người thực tế có được một tín ngưỡng cao cả và một đạo đức cao thượng, cho nên ngài không đưa ra một triết lý siêu hình và một tôn giáo công truyền mà nối kết cả hai lại với nhau. Nhưng ngài hòa lẫn cả hai lại sao cho ta không thể trình bày riêng rẽ về mỗi thứ. Ta ắt hiểu được nhiều hơn về tổng thể khi theo phương pháp của ngài mà nghiên cứu triết lý và tôn giáo dưới dạng một hệ thống đơn thuần. Vì đã dự đoán được nền văn minh đặc biệt phải phát triển cho nên ngài đưa ra một khối lượng bao la về khoa học thiên văn đan bện vào triết lý và giáo huấn tôn giáo, ngài trình bày khoa học thiên văn ấy – vốn cần thiết xiết bao cho một dân tộc dấn thân vào nghề nông – dưới dạng huyền bí học chứ không phải theo cách trình bày tồi tàn hẹp hòi của người hiện đại. Đối với ngài, các ngôi sao không chỉ là các khối vật chất bị các định luật mù quáng vô ý thức khiến cho xoay vòng xung quanh mặt trời vô ý thức, chết cứng. Đối với ngài các hành tinh xung quanh mặt trời và các ngôi sao hùng vĩ trên trời cao chẳng qua chỉ là cơ thể của các Đấng Thông Tuệ tâm linh, ý chí của các Đấng này là định luật dẫn dắt chúng và biết được định luật ấy thì bảo đảm vũ trụ sẽ được ổn định. Ngài dạy thiên văn học không phải là một năng lượng vô hồn và vật chất vô tri vô giác mà là các Đấng Thông Tuệ sinh động, di chuyển theo thứ tự bất di bất dịch vì được dẫn dắt bởi sự minh triết toàn bích và ý chí sắt đá. Ngài dạy thiên văn học là khoa học huyền bí sống động về minh triết tâm linh biểu hiện ra trong vũ trụ vật chất, cái dạng biểu lô thấp nhất của mình. Xuất phát từ giáo huấn về khoa học và triết lý tôn giáo ấy mới nảy sinh ra nền luân lý mà mãi tới tận ngày nay vẫn là sự vinh quang của tín điều Bái Hỏa giáo. Chủ điểm của khoa đạo đức ấy là một sự thanh khiết hầu như toàn bích, trong sạch trong mọi hành động thuộc sinh hoạt cá nhân, trong sạch trong mọi quan hệ với thiên nhiên ngoại giới, tôn trọng những yếu tố ngoại lai là những biểu lộ của sự trong sạch thiêng liêng, có thể nói là giữ gìn cho chúng sạch bóng không tì vết để tôn vinh Sự Sống bản thể mà tổng thể thoát thai từ đấy. Khi tiếp tục, ta ắt thấy rằng đây là những nét nổi bật trong giáo huấn của ngài, nhưng trước khi tôi xét tới từng điểm một thì tôi phải liếc mắt qua vấn đề ngôn ngữ, vì ta cần hiểu vấn đề này trong một chừng mực nào đó nếu ta muốn truy nguyên giáo huấn qua những kinh sách khác nhau mà hiện nay ta có trong tay.
Tôi đã bảo rằng ngôn ngữ dưới dạng xưa nhất tức ngôn ngữ trong kinh Avesta, biện minh cho phát biểu huyền bí học là tín ngưỡng Bái Hỏa giáo rất xưa cũ; đó là vì do chứng cớ – và tôi sẵn sàng chấp nhận nó khi nó hậu thuẫn cho quan điểm huyền bí học – của các nhà Đông phương học Âu Tây, ngôn ngữ trong kinh Avesta này cho dẫu dưới dạng hiệu đính mới đây nhất vẫn là một thổ ngữ của dân Aryen và có liên kết với tiếng Bắc phạn trong kinh Phệ đà. Đây không phải là lúc mà cũng hơi lạc đề một chút khi nói một điều gì đó về sự thay đổi mà ta biết đã xảy ra trong sự phát triển của tiếng Bắc phạn ở xứ sở này, những sự thay đổi đáng chú ý giữa tiếng Bắc phạn trong kinh Phệ đà và tiếng Bắc phạn cổ điển thời sau này. Nhưng kinh Avesta có liên kết với tiếng Bắc phạn thời sơ khai tức tiếng Bắc phạn trong kinh Phệ đà [[7]] ; và như vị Tiến sĩ người Đức có nói thì tiếng Bắc phạn ấy là chị cả của ngôn ngữ trong kinh Avesta. [[8]] . Chẳng những sự tương tự này nổi bật rõ rệt trong những ngôn từ được sử dụng, mà sự tương tự ấy còn vượt xa khỏi phạm vi của chính ngôn từ. Các Gāthās (thánh ca) cổ truyền này được viết theo những thi tiết liên kết chặt chẻ với các thi tiết trong Sāma Veda. Nhịp điệu vần cuối (cước vận), phương pháp hiển nhiên để ngâm vịnh chúng tương cận rất mật thiết với nhịp điệu, cước vận và cách ngâm vịnh vẫn còn tồn tại trong dân tộc Ấn Độ. Điều này khiến cho khi quan sát, chúng ta thấy rằng chúng vẫn còn vết tích xưa cũ ấy và bất chấp các nhà Đông phương học khi ta đẩy lùi thời kỳ xa xưa của Ấn Độ giáo thì ta cũng mang theo thời kỳ xa xưa của tín ngưỡng Bái Hỏa giáo, liên kết cả hai lại với nhau trong việc ta bênh vực cho chúng gắn bó với nhau vào thời sơ khai trong quá khứ xa xưa của hai dân tộc lớn. Như vậy, nếu ta lại tạm thời xét tới sử liệu huyền bí thì các bài hát cũng giống như nhau. Những bài hát mầu nhiệm này của thế giới cổ đại vốn có kết quả trong cõi vô hình, những bài hát này kiểm soát được những thông linh hạ đẳng thông tuệ và vươn lên tới các sinh linh thông tuệ thượng đẳng qua ngôn ngữ màu sắc và âm nhạc: các thánh ca này (Gāthās) được hát lên theo cùng một âm luật cổ đại và mặc dù đã thất truyền đối với các lễ sư của Bái Hỏa giáo thời nay, nhưng âm hưởng của chúng vẫn còn vang vọng lại từ Tiên Thiên ký ảnh. Bây giờ ta hãy chuyển từ ngôn ngữ Avesta – vì việc khảo sát tất nhiên là vội vả – sang từ ngữ bị chối cãi nhiều nhất là “Zend” mà một số người bảo đó là một ngôn ngữ, còn những người khác bảo rằng đó là một thiên bình luận: liệu các học giả Âu Tây soi sáng cho vấn đề này được đến đâu? Một số học giả bảo rằng – và ở đây tôi e rằng các tín đồ Bái Hỏa giáo thời nay có khuynh hướng đồng ý với họ – Zend chẳng qua chỉ là một bản dịch hiện đại bằng tiếng Pahlavi và thiên bình luận về các tác phẩm xưa. Từ ngữ này chắc chắn thường áp dụng chỉ cho bản dịch ấy được thực hiện dưới triều Sasan trong thời tương đối hiện đại. Nhưng tôi thật hân hạnh khi thấy rằng một số học giả Âu Tây lại bác bỏ luận điệu ấy và tuyên bố rằng Zend là thiên bình luận nguyên thủy được viết bằng ngôn ngữ trong kinh Avesta, vì vậy nó được truy nguyên tới thời xưa, thời ngôn ngữ liên kết với tiếng Bắc phạn trong kinh Phệ đà. Tiến sĩ Haug bảo rằng do việc “định danh Avesta và Zend của các dịch giả qua tiếng Pahlavi, cho nên ta hoàn toàn có quyền kết luận rằng Zend mà họ đề cập tới chính là một thiên bình luận về kinh Avesta đã tồn tại rồi trước khi họ đem ra dịch và vì họ coi nó là linh thiêng cho nên Zend này có lẽ cũng viết bằng ngôn ngữ giống như kinh Avesta nguyên thủy . . . Theo nguyên nghĩa thì Zend có nghĩa là thiên bình luận do những người kế nghiệp Zarathushtra viết về các tác phẩm linh thiêng của bậc đạo sư và các môn đồ trực hệ của ngài. Phần bình luận này ắt phải được viết bằng ngôn ngữ gần giống như nguyên văn và vì ngôn ngữ ấy dần dần chẳng ai hiểu nổi ngoại trừ các lễ sư cho nên phần bình luận được coi là một phần của nguyên văn và cần có một lời giải thích mới tức là Zend. Zend mới này là sản phẩm của các lễ sư bác học nhất trong thời Sasan dưới dạng bản dịch tiếng Pahlavi vốn là thổ ngữ của Ba Tư thời ấy và đến thời sau này thì thuật ngữ Zend đã bị hạn chế vào bản dịch này” [[9]] . Luận điệu cho rằng Zend là một thiên bình luận phần lớn tỏ ra là chính xác nên một lần nữa ta quay sang chứng cớ của huyền bí học thay vì là chứng cớ của các học giả thời nay. Đó là vì ta thấy – ở đây ta có thể xem xét bằng chứng của H. P. Blavatsky, bà viết về điều mà chính bà hiểu biết do nghiên cứu theo sự dạy dỗ của Sư phụ – rằng thiên bình luận này tức Zend nguyên thủy của người Ba Tư là một thiên bình luận được viết bằng một ngôn ngữ thoát thai từ ngôn ngữ tăng lữ cổ truyền mà tôi có ám chỉ ở phần đầu của bài thuyết trình này. Đó là vì có một ngôn ngữ mà mọi huyền bí gia đều biết, không phải là ngôn ngữ bằng chữ cái theo như ta hiểu trong ngôn ngữ hiện đại, mà là ngôn ngữ dấu hiệu, biểu tượng, màu sắc, âm thanh, nó vang vọng thành âm nhạc cũng như chiếu sáng thành màu sắc và có dạng thức riêng của mình để cho mọi Điểm đạo đồ đều có thể nhận ra và dịch nó bằng ngôn ngữ hạ đẳng thuộc thế giới trí thức. Có khi nó được gọi là tiếng Zenzar. Có khi nó được gọi là Deva-bhāsā. Bà H. P. Blavatsky có nói về Zend như sau: “Nó có nghĩa là ‘một thiên bình luận hoặc giải thích’ đúng như một ý nghĩa chính xác, nhưng nó còn một ý nghĩa mà các nhà Đông phương học dường như chẳng có ý niệm gì, nghĩa là nó để dịch các câu bí truyền, nó là bức màn che được dùng để giấu đi ý nghĩa chính xác của văn bản Zend-zar, ngôn ngữ tăng lữ được dùng trong nội bộ các Điểm đạo đồ của Ấn Độ thời cổ đại. Hiện nay ta thấy nó trong nhiều dòng chữ khắc không thể giải mã được và nó còn được sử dụng, nghiên cứu mãi tận đến ngày nay trong các cộng đồng bí mật của các thánh sư Đông phương được họ gọi là Zend-zar và Brahma tức Deva-bhāsā tùy theo địa phương. . . Văn bản Zend chỉ là một mật mã gồm vài từ ngữ và thành ngữ đã được các nhà biên soạn nguyên thủy thỏa thuận với nhau mà chỉ có các Điểm đạo đồ mới giải mã được” [[10]] . Ngôn ngữ này đã được gọi bằng nhiều danh xưng; tên gọi không quan trọng vì chúng biến thiên theo từng tiếng nói, nhưng điều cốt lõi là có tồn tại một ngôn ngữ như thế, ngày nay ta biết nó cũng giống hệt như cách đây một triệu năm, bây giờ thiên hạ cũng học nó giống như đã học vào thời ấy; giáo huấn huyền bí được trình bày bằng ngôn ngữ ấy, không phải qua những âm thanh vụng về do một cái lưỡi bằng xương bằng thịt phát âm ra và từ ngôn ngữ ấy chân lý được chuyển dịch thành ra những tiếng nói trí thức xưa cũ nhất thoát thai từ đấy. Tiếng Bắc phạn trong kinh Phệ đà là âm hưởng xưa cũ nhất của ngôn ngữ thời cổ đại ấy và Zend của người Ba Tư có cùng một gốc, xuất phát từ cùng một cội nguồn. Mãi về sau này, khi ta xét tới bản dịch bằng tiếng Pahlavi thì ta thấy mình đang ở trong phạm vi cái thường được gọi là thời kỳ hữu sử. Hiện nay người ta chỉ dùng thuật ngữ “Pahlavi” để chỉ “ngôn ngữ chữ viết của Ba Tư trong triều đại Sasan cũng như kho tài liệu thời kỳ ấy và một thời gian ngắn sau đấy” [[11]], nhưng thời xưa người ta thường dùng tiếng Pahlavi để chỉ tiếng Ba Tư cổ truyền. Ở đây ta có những từ ngữ của dân Semite được truy nguyên tới tận ảnh hưởng của Semite và người ta tranh cãi rằng những thứ này được truy nguyên tới tận 600 năm trước Công nguyên [[12]]. Điều đó không quan trọng vì 600 năm trước Công nguyên là thời kỳ hiện đại đối với nhà huyền bí học. Huyền bí gia bàn về thiên niên kỷ chứ không phải thế kỷ, và dấu hiệu chịu ảnh hưởng Semite sau này tuyệt nhiên không ảnh hưởng gì tới phán đoán của y về nguồn gốc của tín ngưỡng cổ truyền. Ta phải chuyển từ vấn đề ngôn ngữ này – nó có thể được triển khai rất dông dài và đưa tới nhiều vấn đề thú vị khác – sang một điều quan trọng khác còn bị tranh cãi và bị rất nhiều người lờ đi. Truyền thuyết người Chaldea – theo như được bảo tồn qua quốc gia Hi Lạp – có tầm quan trọng sống còn, mặc dù theo tôi hiểu thì hiện nay Bái Hỏa giáo hiện đại đã lờ nó đi. Nói đại khái thì truyền thống Chaldea được truyền thừa qua Hi Lạp bắt nguồn như sau. Vào thời đại đế Alexander người ta thừa nhận rằng có một thư viện lớn ở Persepolis, nhưng như ta biết đại đế đã thiêu hủy nó hoặc là trong lúc say rượu hoặc là để trả thù. Vì thế cho nên trong mọi tác phẩm sau này thuộc tín ngưỡng Bái Hỏa giáo người ta thường gọi ông là “Alexander đáng ghét”. Thế mà có bằng chứng là thời thư viện bị hỏa thiêu có hai tập hợp hoàn chỉnh toàn tập Bái Hỏa giáo. Một toàn tập ở trong thư viện và bị “Alexander đáng ghét” thiêu rụi. Toàn tập kia thuộc quyền sở hữu của những nhà chinh phục Hi Lạp và được dịch sang tiếng Hi Lạp. Bản dịch cũng chẳng còn sót lại bao nhiêu nhưng những mảnh vụn của nó vẫn còn trong tác phẩm Nền Nông nghiệp ở Nabathœan trong những đoạn trích dẫn của các tác phẩm của phái Tân Plato, họ có nói tới Sấm Truyền của Zoroaster và giáo huấn của bậc đại Đạo sư ấy. Di tích của giáo huấn cổ truyền này được bảo tồn trong kho tài liệu Hi lạp, đã củng cố và bổ chứng cho truyền thống Bái Hỏa giáo được công nhận. Thế thì tại sao lại không chấp nhận sự trợ giúp này trong việc phấn đấu để minh chứng cho nguồn gốc xa xưa của tôn giáo ấy? Tại sao các tín đồ Bái Hỏa giáo thời nay không chấp nhận bằng chứng được truyền thừa cho họ qua một đường lối khác bởi vì hai đường lối này tỏ ra hòa lẫn làm một? Các mảnh vụn mà các tác giả Hi Lạp bảo tồn được, minh chứng trong kho tài liệu của nước Hi Lạp, những mảnh vụn này vẫn còn thấm nhuần tinh thần thời xưa và bổ chứng cho giáo huấn mà Zoroaster đã ban ra trong quá khứ.
Bây giờ ta quay sang chính kho tài liệu và xét tới tài liệu của mình. Trước hết là Yasna mà phần xưa cũ nhất bao gồm các Gāthās tức các thánh ca cổ đại, giáo huấn truyền khẩu của Chính bậc Đạo sư. Hiện nay chúng chỉ có năm bộ và theo hình thức được chấp nhận thời nay thì đó chỉ là những mảnh vụn, nhưng chúng minh chứng cho tính cao cả của giáo huấn cổ truyền vốn thật là đàng hoàng, cao thượng và cao siêu. Những thứ này tạo thành phần đầu của Yasna còn phần thứ nhì bao gồm những lời cầu nguyện và nghi lễ: những lời cầu nguyện dâng lên Đấng Tối Cao, những lời cầu nguyện cũng dâng lên các Đấng đại hùng dưới quyền Ngài, hợp thành Quần Tiên Hội. Đó là vì Bái Hỏa giáo cổ truyền chẳng hề biết tới thuyết duy vật hiện đại vốn ra sức đặt Thượng Đế vào một cực của vũ trụ, còn con người và thế gian ở cực bên kia, giữa đôi bên là một khoảng trống hãi hùng không gian trống rỗng trần trụi. Trong Bái Hỏa giáo cũng như mọi tín ngưỡng cổ truyền khác, không có khoảng trống trong vũ trụ, không có không gian trống rỗng, chẳng có nơi nào mà không có các Đấng Thông Tuệ sinh động, chẳng có nơi mà không có các thực thể tâm linh đang hoạt động; từ con người ở gần đáy chiếc thang lên tới Thượng Đế ở đỉnh chiếc thang, có xếp hàng các Đấng Thông Tuệ càng ngày càng vươn cao hơn, càng ngày càng thiêng liêng hơn và tất cả đều là đối tượng được tôn thờ – một sự kiện mà trọn cả kho tài liệu của Bái Hỏa giáo đều minh chứng. Sau Yasna gồm hai phần, ta có Visparad là một tập hợp các lời khấn nguyện, những lời khấn nguyện sơ bộ được dùng để chuẩn bị trước các lời cầu nguyện và hiến tế khác. Ta có thể coi hai tài liệu Yasna và Visparad giữ địa vị trong Bái Hỏa giáo giống như kinh Phệ đà trong Ấn Độ giáo. Bên dưới hai bộ này ta có cái đã từng một thời là một kho tài liệu bao la mà tiếc thay phần lớn chỉ còn lưu lại tên gọi. Có một quyển sách hoàn chỉnh và một vài mảnh vụn của phần còn lại từ một danh sách 21 bộ đại luận, trong đó người ta gọi là 21 Nasks mà nội dung được phác họa đại khái còn ghi chép lại được. Các đại luận này bàn về đủ thứ khoa học, về y học, thiên văn học, nông học, thực vật học, triết học và toàn thể thực ra bao gồm các khoa học và định luật; chúng giữ địa vị Vedānga trong Ấn Độ giáo. Tôi nhấn mạnh tới những điều tương tự này vì chúng củng cố xiết bao lập trường chúng ta là tín ngưỡng cổ truyền này rất xưa cũ và đàng hoàng. Trong số đó chỉ còn sót lại một quyển sách hoàn chỉnh là Vendidad, sách về các qui luật ảnh hưởng tới sự bảo tồn tính thuần khiết nơi thiên nhiên ngoại giới cũng như nơi con người. Kế đó ta có Khordah Avesta tức tiểu Avesta, bao gồm các Yashts (lời khấn nguyện) và lời cầu nguyện dành cho kẻ phàm phu hơn là dành cho các lễ sư, các tín đồ Bái Hỏa giáo thời nay hằng ngày vẫn sử dụng nhiều lời cầu nguyện ấy. Đó là một tuyển tập hỗn hợp: một số mảnh vụn rất xưa cũ, một số có nguồn gốc tương đối gần đây. Sau khi thư viện Persopolis bị thiêu hủy thì có một thời kỳ 550 năm vô chính quyền và loạn lạc; chỉ đến hết thời kỳ ấy dưới triều vua Sasan thì người ta mới kết tập lại những mảnh vụn còn sót trong kho tài liệu Bái Hỏa giáo. Các mảnh vụn còn sót lại thật là một phép lạ nho nhỏ, là mảnh vụn của tổng thể đã từng một thời oanh liệt, giống như những mảnh chạm trổ bị xé toạc ra khỏi nền nơi mà chúng tạo thành một phần của bức tranh vĩ đại ai cũng hiểu được. Chỉ những người nào khôi phục được bức tranh thì mới có thể thấy mỗi mảnh vụn ăn khớp vào đâu và do đó có thể xét đoán về vẻ đẹp nguyên thủy của tổng thể.
Xét theo thời gian khả dụng thì tôi đã giải thích khá dài dòng mặc dù thật ra rất ngắn gọn về những chi tiết sơ bộ này, bởi vì hầu hết mọi người đều mù tịt về chúng. Thế nhưng nếu không biết được chúng thì ta không thể thẩm định được trọng lượng của bằng chứng hậu thuẫn cho tính xưa xũ của triết lý và tôn giáo này. Và ta cũng có thể bảo rằng cần xem có những bằng chứng hụt hẫng ở đâu để thẩm định đã bị thất truyền bao nhiêu. Kinh điển còn sót lại trong tay ta manh mún đến đâu và vì vậy bất cứ phát biểu nào về triết lý và tôn giáo chỉ rút ra từ đấy ắt phải bất toàn chừng nào. Song le vẫn còn sót lại đủ mức để bổ chứng cho luận đề theo đấy Bái Hỏa giáo nhất trí với giáo huấn huyền bí về mọi điều quan trọng ngoại trừ chỉ một điều mà thôi. Trong kinh điển mà tín đồ chính thống Bái Hỏa giáo chấp nhận ta không thấy có sự tái sinh luân hồi; tái sinh luân hồi được giải dạy trong những mảnh vụn mà người Hi Lạp còn bảo tồn và trong Desatir, một quyển sách chứa đựng nhiều sự thật huyền bí, nhưng không sự thật nào được coi là có thẩm quyền.
Bây giờ ta quay sang chính triết lý và tôn giáo ấy và vì tiếc thay có một phản ứng duy vật do chịu ảnh hưởng Âu Tây cho nên ta cần trích dẫn từ câu thơ một từ các kinh điển mà ta tiếp nhận được để xác lập giáo huấn huyền bí cổ truyền.
Đứng đầu vũ trụ biểu lộ là Ahurā Mazdāo, đôi khi được dịch là Minh triết Tinh quân. Những dòng chữ khắc hình nêm có Aūramazdā dưới thời Sasan ta có Aūharmazda, còn trong tiếng Ba Tư hiện đại thì đó là Hōrmazd hoặc Ormazd [[13]] .
Ngài là Đấng Tối Cao, Đại Đồng Vũ Trụ, Thấm Nhuần Vạn Vật, là Cội Nguồn và Suối Nguồn của Sự Sống. Trong Bái Hỏa giáo, ngài giữ địa vị giống như Brahman biểu lộ trong Áo Nghĩa Thư, ngài xuất hiện ngay từ đầu là Đấng Nhất Như, là nguồn sống của con người. Ngài được miêu tả đi miêu tả lại trong các kinh điển khác nhau, trong các Gāthās, ngài không được miêu tả đầy đủ (mặc dù cũng có phần nào) như trong một số lời cầu nguyện và khấn nguyện. Ta hãy xét hai ví dụ mẫu để xem lời miêu tả về Đấng đại hùng này ra sao ngỏ hầu có thể nhận thức được quan niệm này cao siêu đến đâu, ý niệm về Thượng Đế ban sơ cao cả ra sao. Trong Ormazd Yasht, ngài tuyên cáo các phẩm tính của chính mình là một điều gì đó cũng giống như đấng Shri Krishna tuyên cáo trong Phân tiết thứ 10 của Chí Tôn Ca. Ngài tuyên cáo hồng danh của mình, hồng danh ấy mô tả các thuộc tính hồng danh của ngài. Ngài bảo rằng: “Ta là Đấng Che Chở, là Đấng Sáng Tạo, là Đấng Bảo Dưỡng; Ta là Tri Kiến, là Đấng Thánh Thiện Chí Thánh. Hồng danh của Ta là Dược Sư . . . Hồng danh của Ta là Thượng Đế, là Đấng Cao Cả Minh Triết; hồng danh của Ta là Đấng Thanh Khiết . . . Ta tên là Đấng Huy Hoàng . . . Đấng Nhìn Xa Trông Rộng . . . Ta tên là Đấng Quan Phòng, Đấng Tăng Ích” v.v. . . qua một danh sách gồm tới 72 hồng danh [[14]] . Ta hãy lắng nghe lời miêu tả về ngài do chính bậc Đại Đạo sư tuyên cáo: “Thông qua vẻ sáng ngời bẩm sinh của mình, Ahura Mazda trước hết tạo ra vô vàn thiên thể và thông qua trí tuệ của mình ngài tạo ra các tạo vật thiện hảo được chi phối bởi cái trí lương hảo bẩm sinh. Ahura Mazda là Chơn linh hằng hữu khiến cho chúng (các tạo vật thiện hảo) tăng trưởng. Khi ta tận mắt chứng kiến ngài là Bản thể của Chân lý, là Đấng Sáng Tạo ra Sự Sống, ngài biểu lộ sự sống của mình qua công trình của mình thì ta biết rằng ngài là Chơn linh bản sơ, Mazda, có cái trí cao siêu đến nỗi sáng tạo ra được thế giới và là cha đẻ của cái trí lương hảo [[15]] . Ahura Mazdāo được khải huyền là tam bội và ta đọc thấy trong Khordah Avesta: “Xin ngợi ca ngài, Ahura Mazda, tam bội trước các tạo vật khác” [[16]]. Ta hãy lưu ý tính “tam bội” này vì nó có tầm quan trọng sống còn. Nó nối liền quan niệm của Bái Hỏa giáo về Bản thể Nguyên sơ với Brahma tam bội vốn rất quen thuộc với ta trong Áo Nghĩa Thư, nó cũng giải thích ngài phân thân thành hai nguyên thể tồn tại nơi chính ngài, còn nguyên thể thứ ba hoàn tất Tam vị Nhất thể; hai nguyên thể này cũng thường được coi là các nguyên thể đối cực khiến cho giáo huấn của Bái Hỏa giáo cốt tủy là Nhị nguyên thay vì lẽ ra cốt tủy là Nhất nguyên. Nhưng trước khi xét tới điều ấy, chúng ta phải nhận ra rằng theo giáo huấn cổ truyền thì đằng sau và vượt ngoài tầm Ahura Mazdāo có Đấng Nhất Như, Đấng Bất Khả Tri, Thời gian Vô lượng mà các nhà Đông phương học ở Âu Tây đã chối bỏ vì không biết tới giáo huấn huyền bí. Họ lập luận rằng ý niệm Thời gian Vô lượng là cội nguồn xây dựng nên Ahura Mazdāo vốn dựa trên một lỗi lầm về ngữ pháp thay vì có thể nói đó là một toan tính nhằm truyền thụ chân lý huyền bí về Hiện tồn Nhất như mà quan năng của con người không thể biết được. Nhưng mặc dù tranh cãi, họ vẫn công nhận là giáo huấn thật xưa cũ, họ phải thừa nhận rằng chứng cứ thời xưa nhất trí với giáo huấn huyền bí. Nếu ta xét tới bằng chứng của người Hi Lạp thì nó cũng nói dứt khoát về điều đã từng được giảng dạy. Plutrach có nói: “Cromades (Ahura Mazdāo) bắt nguồn từ ánh sáng thuần túy nhất” [[17]] . Damascius có viết: “Các Pháp sư và toàn thể quốc gia Aryen theo lời Eudomos, coi một không gian nào đấy và Thời gian khác là nguyên nhân đại đồng vũ trụ từ đó thiện thần cũng như ác thần được tách ra hoặc theo như những người khác khẳng định, ánh sáng và bóng tối có trước khi hai thần linh này xuất lộ” [[18]] . Theodoros có nói về “giáo huấn tai hại của người Ba Tư mà Zoroastrades du nhập vào nghĩa là giáo huấn về ZOROUAN, Đấng mà ông gọi là Vận Mệnh và tôn lên là đấng cai quản toàn thể vũ trụ, khi hiến tế để sinh ra Hormisdas thì đấng này tạo ra cả Hormisdas lẫn Sa tăng” [[19]] . Lỗi lầm tường trình này của một người ưa tranh cãi thật là thú vị, nhất là việc ông tham chiếu giáo huấn huyền bí về sự Hiến tế ban sơ. Điều này lại xuất hiện trong tác phẩm “Sự bác bỏ các Dị giáo” vào thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên của Ezvik: “Trước khi có bất cứ thứ gì, trời hoặc đất hoặc bất cứ tạo vật nào tồn tại trong đấy thì Zeruan đã tồn tại rồi . . . Ngài hiến tế trong 1.000 năm với hi vọng sẽ có một đứa con trai tên là ORMIZ. Ormiz sáng tạo ra trời đất và mọi thứ trong đấy” [[20]]. Tuy nhiên Tiến sĩ Haug vốn bám vào thuyết lỗi lầm ngữ pháp thì lại công nhận rằng: “Ta có thể thấy rõ từ những tường trình được trích dẫn như trên là thuyết về Zarvan Akarana được mọi người tin theo ở Ba Tư trong thời Sasan” (Các tường trình ở trang từ 12 đến 14) [[21]]. Ngoài mọi chứng cớ huyền bí học ra thì điều đó cũng đủ xác lập rằng Zarathushtra đã giảng dạy giáo lý cổ truyền về Thực tại Nhất như, vô hiện, từ đó phát sinh ra thực tại hiện hữu. Và khi ta đọc thêm nữa về Hiến tế ban sơ do chính Thượng Đế thực hiện để từ đấy tạo ra Ahura Mazdāo thì ta biết qua lời nói bóng gió – mù mờ biết bao đối với đại đa số nhưng rành rành xiết bao đối với thiểu số – rằng Zarathushtra cũng có dạy dỗ về sự Hiến tế ban sơ, về sự hạn chế khiến có thể biểu lộ ra được mà mọi học viên huyền bí học đều biết, nó được nói bóng gió trở đi trở lại trong các thánh kinh trên thế giới. Bà H. P. Blavatsky dạy rằng: “Bản thân Ahura Mazda (Asura Mazda) thoát thai từ Zero-ana Akerna tức vòng Thời gian Vô biên, tức nguyên nhân không ai biết được. Sự vinh quang của nguyên nhân ấy quá cao tột, ánh sáng của nó quá rực rỡ cho nên trí năng của con người hoặc mắt phàm không thể lĩnh hội và thấy được. Phân thân đầu tiên của nó là ánh sáng vĩnh hẳng; do trước kia đã được che giấu trong Bóng tối cho nên nó được hiệu triệu để biểu lộ ra vậy là tạo thành Ormazd, ‘Vua của Sự Sống’. Ngài là đấng ‘sinh ra đầu tiên’ trong Thời gian Vô biên, nhưng cũng giống như đối cực của chính mình (ý niệm tâm linh tiền hiện hữu). Ngài đã sống trong lòng Bóng tối từ Vô thủy” [[22]] .
Vì huyền bí gia biết rằng Zarathushtra là một thành viên của Quần Tiên Hội cho nên dĩ nhiên y không thể nghi ngờ gì giáo huấn của ngài bàn về sự thật căn bản này; nhưng đối với những người khác thì chứng cớ ngoại lai cũng đủ rồi và sự kiện có quan điểm đối lập chỉ là những ý niệm của người Âu Tây vì chưa biết tới kho tài liệu cổ truyền.
Bây giờ ta hãy quay sang Ahura Mazdāo tam bội và việc ngài phát triển để có thể sáng tạo được; ta học biết rằng nhị nguyên xuất phát từ ngài, Spentō Mainyush và Angrā Mainyush là hai nguyên thể có gốc rễ nơi ngài, nhưng được triển khai ra để cho một vũ trụ được biểu lộ có thể bước vào tồn tại. Người ta dùng hai từ ngữ “thiện” và “ác” để miêu tả hai nguyên thể này, nhưng chúng không phải là những hình dung từ hay nhất; mấu chốt được trình bày trong những Gāthās xưa cũ nhất. Ta có thể nói thiện và ác chỉ bắt đầu tồn tại khi con người đã phát triển được quan năng tri thức và chọn lựa trên bước đường tiến hóa; nhị nguyên nguyên thủy không phải thiện và ác mà là tinh thần và vật chất, thực tại và phi thực, ánh sáng và bóng tối, xây dựng và hủy diệt, hai đối cực mà vũ trụ được đan bện bên giữa chúng, nếu không có chúng thì không thể có vũ trụ. Cụm từ thứ nhì “thực tại” và “phi thực” do chính Zarathushtra sử dụng khi tuyên cáo sự thật căn bản này vì ta đọc thấy trong Gāthā Ahunavatī rằng bậc Đạo sư khi đứng bên Lửa thiêng – : “Thoạt đầu có một cặp song sinh gồm hai chơn linh, mỗi chơn linh có một hoạt động đặc thù”. Ngài tiếp tục dạy rằng: “Và hai chơn linh này hiệp nhất lại để tạo ra (những sự vật vật chất) đầu tiên, một chơn linh là thực tại còn chơn linh kia là phi thực” [[23]]. Ta có cái nhị nguyên ban sơ ấy là Sat và Asat giống hệt như giáo huấn huyền bí, do đó nhị nguyên được triển khai từ Đấng Nhất Nguyên để cho vạn thù có thể tiến triển. Đấng Nhất Như tạo ra thực tại còn nhị nguyên tạo ra phi thực. Bậc Đạo sư tiếp tục dạy rằng thứ này hoặc thứ kia phải nối tiếp nhau; bạn phải chọn một trong hai “chơn linh này cũng giống như trong mọi giáo huấn cổ truyền người ta có dạy rằng chúng ta có thể chọn lựa hoặc là tinh thần hoặc là vật chất; nếu muốn ta có thể gọi chúng là thiện và ác, nhưng thiện và ác không phải là tên gọi căn bản vì sự chọn lựa của con người là sự chọn lựa giữa cái mang tính chất tinh thần hoặc cái mang tính chất vật chất. Người ta gọi hai thứ bằng đủ thứ tên gọi khác nhau cho thấy rằng thời xưa người ta đã hiểu rõ chúng biết dường nào. Trong Gāthā Ushatavaitī, (Yasna xlv) người ta có dạy: “Tất cả các con đến đây từ xa cũng như gần, bây giờ phải lắng nghe để nghe rõ điều ta tuyên cáo. Giờ đây đấng minh triết đã biểu lộ vũ trụ này thành ra một cặp nhị nguyên . . . Ta sẽ tuyên cáo về hai chơn linh bản sơ của thế giới, trong đó đấng làm tăng trưởng đàm đạo với đấng làm suy vong” [[24]] . Lại có hai danh xưng khác cung cấp cho ta manh mối về điều bí nhiệm này: “đấng làm tăng trưởng” và “đấng làm suy vong”, một đấng từ đó sự sống bao giờ cũng tuôn ra còn đấng kia là khía cạnh vật chất vốn thuộc về hình hài, bao giờ cũng bị phân ly để cho sự sống có thể tiếp nối biểu hiện cao hơn. Dường như thể để cho mọi người nhớ kỹ điều này, kinh có dạy rằng cái gọi là ác thần chính là thần chết chạm vào cơ thể của con người, việc hủy diệt hình tướng có nghĩa là sự sống chuyển sang tình huống cao siêu hơn không phải là tác động của bất kỳ quyền năng gian tà nào mà là sự giải thoát linh hồn, vì vậy là một phần trong biểu lộ thiêng liêng của vũ trụ. Các ngài cũng được gọi là “hai sư phụ”, “hai đấng sáng tạo” và ta thấy kinh tuyên bố rằng Đấng Thông Tuệ đại hùng Srosh tôn thờ “hai đấng sáng tạo đã từng tạo ra vạn hữu”[[25]]. Chắc chắn Đấng Cao Cả này không tôn thờ điều ác, mặc dù ngài có thể tôn trọng tính nhị nguyên trong bản thể thiêng liêng. Dường như thể để ổn định thắc mắc này thì chính Ahura Mazdāo có nói tới đó là “hai chơn linh của chính ta”[[26]]. Tiến sĩ Haug đã lĩnh hội thấu đáo được ý niệm này và nhận xét: “Đó là hai nguyên nhân biến động trong vũ trụ, hiệp nhất ngay từ đầu và vì vậy được gọi là ‘các cặp song sinh’ (Yēmā, tiếng Bắc phạn là Yaman). Chúng hiện diện khắp mọi nơi ở cả Ahura Mazda cũng như nơi con người. . . . Ta chưa bao giờ thấy Angro Mainyush được gọi là đối thủ không đội trời chung của Ahura Mazda trong các Gāthās như trong trường hợp các tác phẩm sau này . . . Đó là ý niệm nguyên thủy của Bái Hỏa giáo về hai chơn linh sáng tạo vốn chỉ tạo thành hai bộ phận của Đấng Thiêng Liêng” [[27]] .
Có lẽ sẽ khó truy nguyên hơn một chút vì bị che giấu thêm nữa bởi một sự thay đổi diễn ra sau này là có một ngôi ba Tam vị Nhất thể bản sơ này: Ahura Mazdāo là ngôi một từ đó phát sinh ra vạn hữu, ngôi hai với cặp nhị nguyên bao giờ cũng là dấu ấn của ngôi thứ nhì trong Tam vị Nhất thể biểu lộ; ngôi ba là Minh Triết, Minh Triết tức Trí Tuệ bản sơ vốn tạo ra thế giới. Đây là Armaiti, kinh điển viết về nó như sau: “Để hỗ trợ cho sự sống này (để khiến cho nó tăng trưởng) Armaiti quang lâm với của cải, cái trí chân thực và lương hảo, bà là phụ nữ vĩnh hằng sáng tạo ra thế giới vật chất” [[28]] . Về sau này, Armaiti được đồng nhất hóa với tạo vật của mình và được tôn thờ là Nữ thần trần thế nhưng trước kia bà đã hoàn tất Tam vị Nhất thể.
Theo thứ tự kế tiếp ta có huyền giai các Đấng Thông Tuệ thiên giới đứng đầu là bảy đại Chơn linh Ameshaspentas, bảy Đấng Thiên Đế chủ trì; đôi khi người ta đặt Ahura Mazdāo đứng đầu bảy vị này và là một trong bảy vị; đôi khi bảy vị tạo thành bộ bảy thấp hơn và bên trên bộ bảy này là bộ ba cao hơn – đây là một quan niệm quen thuộc với mọi Thông Thiên Học giả vốn biết rằng vũ trụ là một bộ mười được biểu diễn bởi bộ bảy thấp hơn và bộ ba cao hơn giống như các Sephiroth trong kinh Kabalah của Do Thái giáo. Nếu ta bỏ Ahura Mazdāo thì bảy Ameshaspentas là Vohūman, cái Trí Lương hảo; Asha Vahishta, sự Thánh thiện Tốt nhất; Kshatraver, Huyền năng; Spendarmad, Tình thương; Haurvatāt, Sức khỏe; Ameretād, sự Bất tử; và Lửa, “đấng hữu ích nhất trong các Ameshaspentas” [[29]]. Người ta thường liên tục cầu nguyện với các đấng này, liên tục ngâm vịnh các bài thánh ca dâng lên các ngài, toàn thể việc phụng tự đều thấm nhuần việc tôn thờ các ngài; thế nhưng một số các Đông phương học giả – tôi lấy làm hân hạnh mà bảo rằng chỉ một tuyệt đại thiểu số tín đồ Bái Hỏa giáo thời nay nghe theo các học giả này – đã duy vật hóa các ngài thành ra chỉ là các thuộc tính của Thượng Đế, thay vì là các Đấng Thông Tuệ sống động mà trong các Gāthās có nói các ngài tạo ra thế giới và bảo dưỡng thế giới.
Tiến sĩ Mills đã thoái hóa các ngài thành ra chỉ là các thuộc tính và trong bản dịch của mình ông luôn luôn coi các ngài như vậy mặc dù đôi khi ông bị bắt buộc phải chọn một lập trường vô căn cứ nhất qua việc hiện nay đã co rút lại không công nhận có những Đấng Thông Tuệ vô hình ở khắp mọi nơi. Ta hãy thử liệu có thể coi các ngài chỉ là các thuộc tính hay chăng:
“Thế nhưng Mazda Ahura rộng lượng nhất và cũng Sùng đạo nhất.
Còn Asha thì lại ổn định thêm nữa, ngài chính là Cái Trí Lương hảo và ngài chính là Quản Thần (Đấng Quyền Uy Tối Cao).
Hỡi tất cả hãy lắng nghe ta và hãy có lòng từ bi” [[30]].
Các “phẩm tính” ở đây được viết bằng chữ hoa, là một số Ameshaspentas tức Spendarmad, Vohūman và Kshatraver, còn từ ngữ số nhiều “ngài” cũng như cụm từ “hỡi tất cả hãy lắng nghe ta” là một cách kỳ diệu nhằm nói tới Thượng Đế và các phẩm tính của ngài.
“Hỡi Ahura, hỡi Mazda, xin cho con biết các giáo lý nào và hành động nào là tốt nhất.
Và lời cầu nguyện của kẻ mắc nợ đối với những đấng khen thưởng; xin nói cho con biết điều này về Sự Thật và Cái Trí Lương Hảo.
Mang lại sự toàn bích của thế giới này nhờ hồng ân và Huyền năng Tối thượng”.
Bản tiếng Pahlavi chép rằng: “Do đó hỡi đấng Aūharmazd xin ngài hãy tuyên cáo cho con biết đâu là lời lẽ và hành vi tốt đẹp nhất, và xin ngài hãy ban ra điều vốn là món nợ, hỡi đấng Vohūman và ngài nữa, hỡi đấng Ashavahisht, nhờ có lời khen tặng này, nhờ vào quyền năng tối thượng này, hỡi đấng Aūharmazd, việc hoàn tất sự Tiến bộ đã trở nên hiện thực rõ ràng trên thế gian theo ý muốn” [[31]]
“Thế là con quan niệm ra ngài, hỡi đấng Ahura Mazda quãng đại.
Khi được Cái Trí Lương Hảo trợ giúp thì con gần đạt được sự tuân phục”.
Và tự nhủ: “Ngươi là ai? Ngươi từ đâu mà ra?” [[32]]
- đây là một diễn tiến kỳ diệu để có được một phẩm tính.
“Trước hết con xin ngài hãy ban các đặc ân của mình, hỡi đấng Ahura!
Hỡi đấng Asha và xin đấng Āramaiti cũng ban hồng ân của mình”.[[33]]
Nếu có chỗ thì ta có thể trích dẫn thêm nhiều đoạn nữa từ các Gāthās. Thế rồi ta rút ra điều này từ Yasna Haptanhaiti vốn được công nhận là một trong những phần xưa cũ nhất của các Yasna sau các Gāthās: “Chúng con tôn thờ Ahura Mazda, đấng công chính, bậc thầy của sự công chính. Chúng con tôn thờ các Ameshaspentas (các tổng thiên thần) vốn là các đấng sở hữu điều thiện, đấng ban cấp điều thiện. Chúng con tôn thờ toàn thể việc sáng tạo ra Chơn linh công chính” [[34]] Kinh Visparad bắt đầu như sau: “Con khấn nguyện và tuyên cáo với các Tinh quân trên Trời, các Tinh quân dưới Đất” [[35]] v.v. . . qua suốt một danh sách dài các Thần linh. Lại nữa: “Chúng con khiến cho chúng được biết rõ: đối với Ahura Mazda, đối với Sraōsha thánh thiện, đối với đấng Rashnu công chính nhất, đối với Mithra với những đồng cỏ mênh mông. Đối với các Ameshaspentas, các Fravarshis của kẻ thanh khiết, đối với linh hồn của kẻ thanh khiết, đối với Lửa, con trai của Ahura Mazda và đối với đấng Chúa tể cao cả” [[36]] . Yasna chứng nhận như sau: “Con khấn nguyện và tuyên cáo với đấng sáng tạo Ahura Mazda, đấng Huy hoàng, Hoành tráng, Cao cả nhất, Tốt đẹp nhất, Mỹ lệ nhất, Mạnh mẽ nhất, Trí thức nhất, có cơ thể đẹp đẽ nhất, thánh thiện nhất; ngài rất minh triết, hoan hỉ, sáng tạo ra chúng ta, đào tạo chúng ta, duy trì chúng ta, ngài là Đấng Thánh Thiện nhất trên trời. Con khấn nguyện và tuyên cáo với: Vohūman, Ashavahista, Kshathra Vairya, Spenta- ārmaiti, Haurvat và Ameritāt, phần xác của con bò cái, phần hồn của con bò cái, lửa (con trai) của Ahura Mazda, đấng hữu ích nhất trong các Ameshaspentas” [[37]] .
Nhưng các Yasnas đều đầy dẫy sự tôn thờ, tôn thờ các Thần linh cao siêu nhất, tôn thờ Mithra [[38]] , tôn thờ Nữ thần nước [[39]], tôn thờ Srosh [[40]] – là một trong các Đấng Thông Tuệ cao cả dũng mãnh nhất – tôn thờ mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao [[41]]. Thật vậy, toàn thể cấu trúc của Bái Hỏa giáo ắt bị sụp đổ nếu ta bứt ra khỏi nó tục thờ cúng chư Thần linh theo cái cách vặn vẹo của thuyết duy vật Âu Tây. Trong Bái Hỏa giáo cũng như Ấn Độ giáo, chư Thần linh có ở khắp mọi nơi và khi tín đồ thăng lên thì y tôn thờ các Đấng Thông Tuệ càng ngày càng cao siêu cho đến khi y đạt tới Ahura Mazdāo mà các Đấng Thông Tuệ này chỉ là tác nhân của ngài, sự sống của các ngài mà các Đấng Thông Tuệ được bảo dưỡng.
Bây giờ ta xét tới Lửa, là biểu tượng tối cao của Thượng Đế, là biểu tượng của sự sống thiêng liêng vốn được gọi là Con trai của Ahura Mazdāo, là biểu tượng linh thiêng mà các tín đồ Bái Hỏa giáo thời nay hết lòng sùng kính. Ta có thể trông mong rằng mình sẽ tìm thấy hết lời cầu nguyện này đến lời cầu nguyện khác được dâng lên cho Lửa, Lửa được sùng bái bằng những lời lẽ mộc mạc nhất, minh bạch nhất và bộc trực nhất, Lửa được tuyên bố là đấng hữu dụng nhất trong mọi Đấng Thông Tuệ tâm linh, Lửa vốn thân thiện nhất vì từ Ahura Mazdāo giáng xuống và quen thuộc với mọi bí mật của cõi trời. “Hạnh phúc thay cho kẻ nào được Lửa, con trai của Ahura Mazda giáng xuống mạnh mẽ. Ngài vốn thân thiện hơn kẻ thân thiện nhất, đáng được tôn thờ hơn kẻ xứng đáng được vinh danh nhất. Mong sao ngài đến giúp đỡ chúng ta trong những chuyện lớn lao nhất. Lửa vốn quen thuộc với Ahura Mazda, quen thuộc với cõi trời. Ngài là đấng thánh thiện nhất trong số Lửa mang tên Vāzista. Hỡi Lửa, con trai của Ahura Mazda, chúng con xin tiếp với ngài” [[42]].
Lửa là gì? Trong mọi tôn giáo Lửa bao giờ cũng là biểu tượng của Thượng Đế; Brahman là Lửa, Ahura Mazdāo là Lửa, tín đồ Do Thái giáo thờ Đức Chúa Trời là trụ Lửa, còn tín đồ Ki Tô giáo tuyên bố “Đức Chúa Trời là Lửa thiêu rụi”. Đâu đâu Lửa cũng đã và đang là biểu tượng tối cao vì đấng vinh danh được khải huyền thành Lửa, nó cháy rực từ Cái Đó vốn “tối đen do có quá nhiều ánh sáng” và toàn thể vũ trụ chẳng qua chỉ là hệ quả của Lửa sống động. Ôi, nếu ta có thể cho con thấy đấng Zarathushtra đại hùng khi ngài lần đầu tiên ngỏ lời với dân chúng và dạy cho họ những sự
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo   Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 6:46 am


những sự thật mà Lửa đã khải huyền cho ngài, các Con của Lửa biệt phái ngài xuống trần thế để dạy những sự thật này cho dân chúng. Ta hãy hình dung ngài đứng bên cạnh bàn thờ, nói về điều mà Lửa đã khải huyền cho ngài. Nên nhớ điều được nói tới ở một trong các “Sấm truyền” vốn mô phỏng lại truyền thuyết buổi sơ khai: “Khi các con chứng kiến Lửa thiêng vô hình tướng, chớp lóe chói lòa mắt qua khắp thế gian thì các con nghe được tiếng nói của Lửa”. Theo lời Zarathushtra thì thoạt tiên không có lửa trên bàn thờ bên cạnh ngài, có gỗ trầm hương chất đống thơm ngát, có hương thơm nhưng không có lửa. Khi bậc Đạo sư đứng đó, ngài cầm một Cây gậy – mọi huyền bí gia đều biết Cây gậy này có một bản sao được sử dụng trong các Bí pháp, chứa đầy lửa sống động của các cõi cao với hỏa xà quấn xung quanh nó. Khi ngài nhấc gậy lên, chỉ nó lên trời, qua không gian vô tận, qua vòm trời xanh ngát, thì bầu trời bùng lên ngọn lửa và các ngọn lửa mờ dịu tỏa khắp mọi phía; một số ngọn lửa này rẽ không khí lao xuống châm lửa cho bàn thờ bên cạnh ngài và lửa sống động vây quanh ngài, biến ngài thành một khối lửa, khi ngài thuyết pháp nói lên những “linh từ về Lửa” và tuyên cáo sự thật đời đời. Zarathushtra đã giảng dạy như vậy thời xưa. Và ngài hát những bài thánh ca về lửa, có thể triệu thỉnh lửa từ trên cao xuống – đây là những thần chú cưỡng chế, những quyền lực từ ngữ – hết thế kỷ này sang thế kỷ khác, hết thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác, lửa bốc cháy trên bàn thờ Bái Hỏa giáo, trong đền thờ lửa chỉ là sự trộn lẫn các ngọn lửa vật chất. Lửa thiêng bao giờ cũng được triệu thỉnh từ trên cao, từ cõi trời, từ Ākāsa bốc lửa xuống; theo lời khấn nguyện của vị lễ sư, nó sa xuống bàn thờ rồi bốc cháy ở đó thành biểu tượng sống động của Thượng Đế. Khi vị lễ sư cấp thấp phải hành động, khi không có sẵn vị thượng tế để phụng tự thì bậc hạ tế được cung cấp Cây gậy lửa mà lửa điện bao giờ cũng lóe lên trong đó thành ngọn lửa sống động, và khi bậc hạ tế tức phó tế dùng cây gậy chạm vào bàn thờ dưới dạng nhiên liệu thì lửa trên trời bốc cháy.
Ngay cả bây giờ ta hãy xem truyền thuyết đã được truyền thừa như thế nào trong chính nghi lễ để lửa được thắp sáng trên bàn thờ mới. Ngày nay vẫn còn có một âm hưởng yếu ớt của sự thật đời xưa, mặc dù quyền năng đã đi mất rồi và không một lễ sư Bái Hỏa giáo nào có thể triệu thỉnh lửa từ trên cao xuống. Lửa được thu thập từ đủ mọi nguồn trong thị trấn mà lửa thiêng phải được thắp sáng, nhưng lửa không được sử dụng khi nó được thu thập từ nhiên liệu trần tục; đó là vì vị chủ lễ đặt bên trên lửa được thu thập lại một cái khay bằng sắt chất đống gỗ trầm hương và giữ nó trên cao sao cho vật liệu không tiếp xúc với thứ gì, lửa bên dưới đốt nhiên liệu và lửa thứ nhì bốc lên; nghi lễ này được lập lại chín lần cho đến khi có thể nói là chính tinh hoa của lửa được thu thập lại, nó thật thanh khiết và xứng đáng là biểu tượng của đấng thiêng liêng. Hơn nữa, ngườ ta tìm cách có được lửa điện tức lửa chớp, chớp lóe từ trên trời xuống, và vì ngày nay người ta không thể tự mình triệu thỉnh nó xuống, cho nên đôi khi họ phải chờ đợi hằng năm trời trước khi thu thập được lửa cuối cùng. Đôi khi phải kiên nhẫn hằng năm trời trước khi lửa có thể hòa lẫn với nhau để đốt cháy trên bàn thờ linh thiêng. Mọi tín đồ Bái Hỏa giáo đều khấu đầu trước Lửa thiêng này và trong nhà tín đồ Bái Hỏa giáo khi mặt trời lặn thì một mảnh lửa được đưa đi qua khắp mọi phòng lúc màn đêm buông xuống, nó là biểu hiệu của quyền năng tẩy trược và hộ trì của Đấng Tối Cao.
Bây giờ ta phải vội vả liếc nhìn qua cách thức xem xét con người thì ta mới hiểu được vị thế của y trong huyền giai các Sinh linh Thông tuệ. Nơi y có hai nguyên thể – tinh thần và vật chất – cũng như mọi sinh linh khác và y có thể đứng về một trong hai nguyên thể này. Mọi khoa luân lý đều dựa vào ý niệm cho rằng y sẽ về phe với điều thanh khiết, chiến đấu vì sự thanh khiết, duy trì sự thanh khiết. Có thể đây chính là quan niệm về sau này của Angrō Mainyush coi kẻ thù là một toan tính để kích động con người chủ động phấn đấu chống lại điều ác, khiến y cảm thấy mình đang chiến đấu cho “thiện thần” chống lại “ác thần”. Bổn phận của cá nhân là phải đứng về phe điều thanh khiết để chủ động trong mọi việc. Tín đồ Bái Hỏa giáo phải giữ cho đất được trong sạch, phải cày bừa nó, coi đó là một bổn phận tôn giáo; y phải thực thi mọi chức năng của nông nghiệp để phụng sự cho chư Thần linh vì đất là tạo vật trong sạch của Ahura Mazdāo cho nên y phải giữ gìn nó khỏi mọi sự ô nhiễm. Không khí phải được giữ cho trong sạch. Nước phải được giữ cho trong sạch, nếu bất cứ thứ gì không trong sạch chẳng hạn như một xác chết rớt xuống nước thì tín đồ Bái Hỏa giáo thuần thành phải vớt xác lên để cho nguyên tố trong sạch ấy không bị ô nhiễm. Cũng vì thế mà người ta phản đối việc thiêu xác chết vì làm cho lửa ô uế khi tiếp xúc với điều không trong sạch. Chính vì vậy mà xác chết được kính cẩn khiên lên Tháp Tịch Lặng ở nơi dành riêng cho nó chỉ mở cửa ra về phía bầu trời, nó được đặt ở đấy cho đám kên kên nhanh chóng nuốt ngấu nghiến nó, vì vậy không làm ô uế nguyên tố trong sạch.
Khi chuyển từ sự trong sạch nơi thiên nhiên ngoại lai – mà một tín đồ Bái Hỏa giáo phải liên kết với nó chẳng những một cách thụ động mà còn là một cách chủ động – ta quay sang công lý nổi tiếng trong tôn giáo của họ: “Ý nghiệp, thân nghiệp và khẩu nghiệp thanh khiết”. Đó là qui tắc được thường xuyên lập lại trong sinh hoạt của Bái Hỏa giáo và ta nhận thấy rằng cả ba được sắp xếp theo thứ tự huyền bí, được lập lại trong những lời cầu nguyện thường nhật, mỗi biến đều được nhấn mạnh. Những lời đầu tiên trong Khordah Avesta tạo thành Ashem Vohū, là công thức linh thiêng nhất được lập đi lập lại thành điệp ngữ: “Sự thanh khiết là điều thiện tốt nhất. Hạnh phúc thay cho kẻ nào đạt được sự thanh khiết nhất” [[43]]. Khi Ahura Mazdāo hỏi Zarathushtra về việc ngâm vịnh Ashem Vohū thì ngài tuyên bố rằng việc tụng niệm Ashem Vohū – nó xứng đáng với mọi điều tốt đẹp do chính ngài tạo ra – là “khi người ta từ bỏ ý nghiệp ác, khẩu nghiệp ác và thân nghiệp ác” [[44]] .
Trẻ con phải được nhập môn, khai tâm từ khi lên bảy tới năm 15 tuổi, bấy giờ người ta mặc cho nó lần đầu tiên là kusti, tức sợi chỉ linh thiêng và sūdrā tức áo trắng bằng vải lanh, cả hai đều là biểu hiệu của sự thanh khiết. Kusti được làm bằng 72 sợi lông cừu và được quấn ba vòng xung quanh thắt lưng với ý nghĩa người đeo Kusti có bổn phận giữ ý nghiệp thiện, khẩu nghiệp thiện và thân nghiệp thiện; nó được thắt nút hai lần ở phía trước và hai lần ở phía sau. Sự trung thực, trinh khiết, vâng lời cha mẹ, hiếu khách, cần cù, ngay thẳng, tử tế với gia súc hữu ích, là những đức tính được đặc biệt nhấn mạnh, còn lòng từ thiện là bộ phận cốt lõi của tôn giáo. Đó là lòng từ thiện minh triết được dành cho kẻ xứng đáng, người ta đặc biệt khuyên nên giúp đỡ người nghèo, giúp những người nào muốn kết hôn mà không có khả năng, giúp vào việc giáo dục trẻ con cho những người không thể thực thi bổn phận ấy đối với bản thân. Ervad Sheriarji Dadabhai Barrucha có dạy: “Cũng giống như ta bảo một vài đức tính là thuộc tính đặc thù của bốn giai cấp trong thiên hạ và rất ăn khớp với họ, cũng vậy họ nên tránh đặc biệt một vài thói xấu. Đối với giai cấp tăng lữ thì tính đạo đức giả, tham dục, cẩu thả, lười biếng, chỉ chú ý tới những chuyện nhỏ mọn và không tin vào tôn giáo là đặc biệt khiếm nhã. Giai cấp chiến sĩ phải không được áp bức, dùng bạo lực, thất hứa, khuyến khích điều ác, khoe khoang, ngạo mạn và xấc xược. Người trồng trọt không được dốt nát, ganh tị, thiếu thiện chí và đầy ác ý; thợ thủ công phải tránh tính cả tin, vong ân bội nghĩa, thô lỗ và ưa nói xấu” (Mainyo-I Khart, lix) [[45]] . Thật thú vị khi nhận thấy rằng Ahura Mazdāo tuyên cáo “sự công chính (Ahuna Vairya) cả về mặt tâm linh lẫn trần tục”. Ahuna Vairya có ba dòng: bốn giai cấp, năm vị thủ lĩnh và một kết luận. Các giai cấp cũng theo thứ tự tứ bội là giai cấp tăng lữ, chiến sĩ, nông gia và thợ thủ công [[46]], còn một nhận xét nữa về sự tương cận khắn khít giữa người Ba Tư với phân chủng thứ nhất của giống dân Aryen.
Có những nhận xét khác nữa cũng thú vị: Sự hiến tế Homa được tôn sùng nhiệt thành và tán dương cao độ trong Homa Yasht [[47]] giống như trong Sama Veda; tên của các lễ sư – ātharva (atharvan), Zaota (Hotā) và lai lịch theo chức năng của Rathavi với Adhvarya; sữa, bơ sữa trâu, nước thánh, cành cây thánh đều được dùng trong một vài nghi lễ; cũng giống như tín đồ Ấn giáo, tín đồ Bái Hỏa giáo có những lời cầu nguyện dành cho người chết vào những lúc được qui định. Thật vậy, cả hai tín ngưỡng đều là tín ngưỡng chị em với nhau, chỉ có điều sự xâm lược, áp bức và lưu đày đã làm tan nát tín ngưỡng non trẻ hơn đến mức nó mất hết quyền trưởng thượng đời xưa.
Trong Yasna, liv, 1, có nêu rõ bảy nguyên khí cấu tạo thành con người: “cơ thể cùng với xương cốt, năng lượng sống động và hình tướng, sức khỏe và tâm thức, linh hồn và Fravarshi” [[48]] . Ba thứ đầu tiên là xác phàm và thể phách cùng với Prāna; sức mạnh là Kāma, tâm thức là Manas; Urvan được dịch là linh hồn chính là Buddhi và Fravarshi là Ātmā. Tiến sĩ Haug có nói “mọi sinh linh thuộc tạo vật tốt đẹp cho dù còn sống hay đã chết hoặc chết yểu đều có Fravarshi của riêng mình” [[49]] . Nhưng điều này hầu như không trình bày trọn cả ý niệm từ ngữ ấy vì nó được xiển dương trong Fravardin Yasht, trong đó Ahura Mazdāo tuyên bố rằng mọi điều tốt đẹp đều được duy trì hiển nhiên là do sự lộng lẫy huy hoàng của chúng. Chúng được gọi là các “thiên thần hộ mệnh dũng mãnh của kẻ công chính” và hiển nhiên biểu diễn Ātmā, trong nhiều trường hợp là Ātmā khi Manas và Buddhi đã được hòa lẫn vào đấy.
Sau khi chết, linh hồn chuyển sang cõi trung ấm, “những con đường xưa như trái đất dành cho kẻ ác cũng như kẻ công chính” [[50]]; Ahura Mazdāo gọi nó là Kāmaloka tức “con đường hủy diệt dễ sợ, chết người khiến cho hồn chia lìa khỏi xác [[51]] . Hồn của kẻ công chính gặp một trinh nữ đẹp đẽ, là hiện thân của các ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp thiện của mình; y an toàn vượt qua “cầu nại hà phân xử và đến cõi thiên đường. Nhưng hồn của kẻ ác gặp một mụ già xấu xí, là hiện thân của ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp ác của mình, y không băng qua được cầu nại hà và rớt xuống lửa.
Lại nữa, nhiều điều không được nói tới, nhiều điều chỉ được mô tả quá ngắn ngủi, quá trơ trụi; thế nhưng ta cũng đã nói đầy đủ để biện minh cho huyền bí gia khi y làm chứng cho tôn giáo cổ truyền này là tôn giáo thứ nhì của Giống dân thứ năm vốn bắt nguồn từ nguồn cội ban sơ có bậc Đạo sư là một trong các Điểm đạo đồ Thiêng liêng; nó được truyền thừa từ quá khứ, hết thiên niên kỷ này đến thiên niên kỷ khác và chỉ được biểu diễn nghèo nàn qua Bái Hỏa giáo thời nay vốn tương đối đã bị duy vật hóa. Việc nghiên cứu kinh điển của nó có thể làm cho nó được hồi sinh; tri thức xưa cũ có thể lại được phà vào nó; những điều nhượng bộ trước sự phê phán và chủ nghĩa duy vật của Âu Tây có thể bị mọi tín đồ Bái Hỏa giáo bác bỏ coi như không phải là bộ phận của tín ngưỡng cổ truyền vinh quang của mình. Hỡi các huynh đệ Bái Hỏa giáo! Bậc Đạo sư của các bạn chưa chết. Ngài vốn bất tử, ngài đang giám sát tôn giáo mà ngài là giáo chủ, ngài bao giờ cũng tìm cách khôi phục nó khỏi tình trạng thoái hóa ngày nay, cung cấp trở lại cho nó tri thức đã thất truyền, huyền năng đã thất truyền. Còn công trình nào cao quí hơn dành cho tín đồ Bái Hỏa giáo thời nay hơn là làm cho huynh đệ của mình thấm nhuần ngọn lửa thời xưa, thắp sáng trở lại ánh lửa của nó trên bàn thờ tâm linh trong linh hồn họ? Còn công trình nào cao quí hơn nghiên cứu kinh điển của chính họ, đi rao giảng kiến thức cổ truyền với thẩm quyền và huyền năng mà chỉ có kẻ nào cùng tín ngưỡng với họ mới vận dụng được. Lửa không chết đâu, nó chỉ âm ỉ trên bàn thờ cổ truyền, lớp tro tàn vẫn đang nóng hừng hực sẵn sàng bốc cháy trở lại thành ngọn lửa. Và tôi mơ sao có một ngày thần khí của bậc đại Đạo sư Zarathushtra sẽ quét trở lại qua các đền thờ của ngài. Quật cháy đám tro tàn trên những bàn thờ của các đền thờ cổ truyền và mọi bàn thờ sẽ lóe lên ngọn lửa và ngọn lửa đáp ứng sẽ từ trên trời giáng xuống trở lại khiến cho Ba Tư giáo một lần nữa xứng danh là một ngọn hải đăng soi chiếu cho linh hồn con người, là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
—————————–
[[1]] Zendavesta, phần Dẫn nhập trang 37, Các Thánh thư Đông phương 31.
[[2]] Nghiên cứu về 5 Gāthās của Zarathushtra, bản dịch bằng tiếng Pahlavi. Văn bản bằng tiếng Bắc phạn và văn bản dịch từ tiếng Ba Tư của Naryosangh cùng với phần bình luận. Dẫn nhập trang XIX, XX.
[[3]] Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo của Martin Haug, Tiến sĩ chuyên khoa, Tủ sách Đông phương của Trub, trang 136.
[[4]] Như trên, trang 299.
[[5]]Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo của Martin Haug, Tiến sĩ chuyên khoa, Tủ sách Đông phương của Trub, trang 298.
[[6]] Sách đã dẫn của H. P. Blavatsky, I. Câu kinh 4, I.
[[7]] Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo, trang 70.
[[8]] Như trên, trang 40.
[[9]]Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo, trang 120-122.
[[10]] Tạp chí Nhà Thông Thiên Học IV, bài viết về Bái Hỏa giáo bắt đầu từ trang 224.
[[11]]Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo, trang 91. Triều đại Sasan thịnh trị từ năm 226 sau Công nguyên tới năm 653 sau Công nguyên, khi nó bị Hồi giáo quét sạch.
[[12]] Như trên trang 81.
[[13]] Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo trang 302.
[[14]] Ormazd Yasht do A.H. Bleek dịch theo Giáo sư Spiegel.
[[15]] Gāthā Ahunavattī, bản dịch của Tiến sĩ Haug.
[[16]] Sách đã dẫn, vii, Qursēt Nyāyis,I, Spiegel.
[[17]]Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo trang 9.
[[18]] Như trên trang 12.
[[19]] Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo trang 12.
[[20]] Như trên, trang 13.
[[21]] Sách đã dẫn trang 309-310.
[[22]] Bài viết về Bái Hỏa giáo trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, IV, trang 224.
[[23]]Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo Yas., xxx. 3-4. Bản dịch của Tiến sĩ Haug.
[[24]] Sách đã dẫn, I. 2.
[[25]] Sách đã dẫn, Yasna,lvii. 2
[[26]]Sách đã dẫn, Yasna,xix. 9
[[27]] Sách đã dẫn trang 303-305
[[28]] Sách đã dẫn, Gāthā Ahunavaitī, 7
[[29]] Yasna,I. 6, bản dịch của Spiegel, trang 26.
[[30]] Gāthā II (Yasna xxxiii). Bản dịch của Tiến sĩ Mills trang 127.
[[31]] Sách đã dẫn trang 152-153
[[32]] Như trên trang 165
[[33]] Như trên, trang 343
[[34]]Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo trang 171.
[[35]] Sách đã dẫn, bản dịch của giáo sư Spiegel, trang 5.
[[36]] Sách đã dẫn, xii, 18, 19, trang 18.
[[37]] Yasna, I. 1-6. Bản dịch của giáo sư Spiegel, trang 26.
[[38]] Mihir Yasht, Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo, trang 202.
[[39]] Abān Yasht, Như trên trang 197.
[[40]] Yasna, lvii, Như trên trang 189.
[[41]] Yasna,iv. 39. Bản dịch của Spiegel, trang 42.
[[42]] Yasna, xxxvi. 1. 4-10. Bản dịch của giáo sư Spiegel, trang 96.
[[43]] Sách đã dẫn. Bản dịch của giáo sư Spiegel, trang 3.
[[44]] Hodokht Nask, Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo, trang 219.
[[45]] Bái Hỏa giáo và Phong tục, trang 31.
[[46]] Yama, xix. 17, Tiểu luận về các tín đồ Bái HỎa giáo, trang 188.
[[47]]Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo trang 176-185.
[[48]] Sách đã dẫn, bản dịch của giáo sư Spiegel, trang 120.
[[49]]Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo trang 206.
[[50]] Vendidad, Fargard, xix. 29, Tiểu luận về các tín đồ Bái Hỏa giáo trang 225.
[[51]] Hadokht Nask, Yt, xxii. 17, Như trên trang 222.

Nguồn: thongthienhoc.com

http://dobatnhi.wordpress.com/category/thong-thien-h%E1%BB%8Dc-2/
Về Đầu Trang Go down
 
Tìm hiểu về Bái Hỏa Giáo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO
» TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: HUYỀN BÍ HỌC-
Chuyển đến