CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  Empty
Bài gửiTiêu đề: SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC    SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 7:57 am


SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC


Chỉ dẫn thực hành trong những điều kiện chánh yếu
Những phương pháp đưa đến trực giác..
Diễn giả : Đại Đức Geoffrey
HODSONThông dịch : Nguyễn Hữu Kiệt
₪₪₪₪
Thưa Bà Chánh Hội Trưởng Xứ bộ Thông Thiên Học Việt Nam.
Thưa chư quí thính giả.
Trong những cuộc hội họp dành riêng cho hội viên Thông Thiên Học, chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi về giáo lý Thông Thiên Học.
Nay trong buổi họp đầu tiên này chúng ta sẽ học về sự Tham thiền.
Trải qua các thời đại từ xưa đến nay, tất cả những người học Đạo đều tìm cách để đạt được sự giác ngộ. Từ nghìn xưa ấy có người đã được thành công rồi. Nếu ta đi ngược dòng lịch sử, trở về nước cổ Hi lạp hồi đời xưa, thì ta tìm thấy có những nhà đạo sĩ nước Hi lạp cũng đã trải qua con đường Tham thiền để đi đến sự giác ngộ đó rồi.
Đây là một câu chuyện nói về nước Hi lạp thời cổ : hồi đời ấy, Hi lạp có một nhà triết học tên là THALÈS. Ông ấy sống một nơi trong thành phố Hi lạp cách đây vào khoảng 6oo năm trước Thiên Chúa Giáng Sinh. Một ngày nọ có người hỏi ông 9 câu hỏi, ông đã trả lời tất cả. Những câu hỏi đó cùng với những câu trả lời của ông đều được giữ gìn cho đến ngày nay. Đó thật là một diễm phúc cho chúng ta.
Câu thứ nhất mà người ta hỏi nhà triết học Thalès đó như vầy :
Hỏi : Cái gì cũ nhất trên đời ?
Nhà triết học trả lời : Thượng Đế là cũ nhất trên đời : vì Ngài đã có tự bao giờ.
Hỏi : Cái gì đẹp nhất trên đời ?
Đáp : Vũ trụ thì đẹp nhất trên đời, bởi vì đó là công trình của Thượng Đế.
Hỏi : Cái gì lớn nhất trên đời ?
Đáp : Không gian là lớn nhất trên đời, bởi vì không gian chứa đựng tất cả mọi vật.
Hỏi : Cái gì là vững chắc nhất của hết thảy mọi vật ?
Đáp : Cái vững chắc nhất và vẫn tồn tại nhất là Hi vọng : bởi vì hi vọng vẫn tồn tại mãi mãi dầu cho đến sau khi người ta chết.
Hỏi : Cái gì tốt hơn hết tất cả mọi vật ?
Đáp : Sự Tự do là tốt hơn hết tất cả mọi vật, vì nếu không có nó thì không có gì tốt đẹp hơn.
Hỏi : Cái gì mau nhất hơn tất cả mọi vật ?
Đáp : Đó là tư tưởng : vì trong một khoảnh khắc đồng hồ, tư tưởng có thể vượt không gian để đi đến tận cùng trong vũ trụ.
Hỏi : Cái gì mạnh nhất hơn tất cả mọi vật ?
Đáp : Sự cần dùng : bởi vì sự cần dùng làm cho người ta có đủ can đảm để đối phó với tất cả sự khó khăn ở đời.
Hỏi : Cái gì dễ nhất trên đời ?
(Tôi muốn biết trong chư huynh đệ có ai trả lời dùm cho tôi câu hỏi đó ?)
Đây là câu trả lời của nhà triết học Thalès khi người ta hòi ông cái gì dễ nhất trên đời :
Ông trả lời như thế này : Cái dễ nhất trên đời là đem cho người khác những lời khuyên bảo.
Hỏi : Cái gì là khó nhất trên đời ?
Đáp : Tự biết mình là cái khó nhất trên đời.
Biết cái Bản ngã của mình, biết cái Chơn ngã trường tồn, vĩnh viễn của mình và sự hợp nhất cái bản ngã của mình với tất cả mọi loài, mọi vật, là mục đích của sự Tham thiền vậy.
Vấn đề quan trọng nhất trong đời của mỗi người là làm sao đạt được cái quyền năng, cái hạnh phúc, sự an tĩnh trong tâm hồn. Làm sao để nhận thức được cái bản chất thiêng liêng của mình. Làm sao để tìm thấy được Thượng Đế ngự trong tâm mình và luôn luôn sống với nhận thức đó. Làm sao để phụng sự Thượng Đế trong đức tánh thiêng liêng của Ngài.
Vậy Thông Thiên Học có thể dạy ta những gì để giúp ta tìm được Chơn ngã trường tồn vĩnh viễn trong người của ta.
Người ta có thể tìm thấy hạnh phúc, an tĩnh trong tâm hồn bằng cách Thiền định. Có thể có nhiều phương pháp khác nữa; nhưng phương pháp chắc chắn nhất là : tìm thấy Thượng Đế ngự trong lòng ta bằng cách tham thiền mà thôi. Ta tham thiền để tìm thấy sự hiện diện của Thượng đế ngự trong lòng ta, và để tìm thấy sự hạnh phúc và an tĩnh trong tâm hồn, vậy ta phải làm thế nào để bắt đầu một cuộc tham thiền đó ?
Trước hết có ba điều mà ta cần phải thay đổi trong đời ta (nếu cần).
Trước tiên, điều cần phải thay đổi là làm sao thay đổi cái động lực cốt yếu của đời ta : ta đổi sự ích kỷ tham lam ra sự vô kỷ, vô ngã.
Phương pháp thứ nhì là làm thế nào thay đổi cuộc đời ta; từ sự tham lam, vô độ để đổi thành sự vô tư và tiết độ.
Phương pháp thứ ba là mỗi ngày phải tập tham thiền cho đúng giờ, đúng khắc và mọi ngày đều đều như vậy.
Có lẽ trong hàng chư quí vị cũng có người đã thực hành cái phương pháp đó rồi; nhưng phần đông chúng ta mỗi người đều làm theo cách riêng của mình. Bây giờ tôi xin trình bày cùng quí vị một phương pháp chắc chắn nhất để đạt tới mục đích của cuộc tham thiền được kết quả. Trước tiên ta cần phải tham thiền đều đều mỗi ngày không bỏ qua ngày nào hết. Nếu ta chỉ cố gắng vài ngày trong một tuần, thì đó cũng là một điều tốt; nhưng nó không đưa tới kết quả được. Ta cần phải tiếp tục tham thiền mỗi ngày thì luôn luôn có kết quả, dù ta thấy cùng không. Thí dụ như : nhờ sự tham thiền mà ta sẽ thấy tư tưởng của ta càng ngày càng thêm rõ ràng hơn, càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn; và sự tập trung tư tưởng của ta càng ngày càng có hiệu quả hơn. Lại nữa, sự hiểu biết của ta về người và vật xung quanh ta đều được rõ ràng hơn và xác thực hơn. Nhờ tham thiền đều đều hằng ngày mà ta có thể hiểu Đạo một cách dễ dàng hơn, và khi nghe diễn giảng về đạo lý, trí ta được sáng suốt hơn. Ta có thể nhận thấy những hiện tượng diễn ra trước mắt ta, dầu khi đó ta đang thức, giữa ban ngày. Lại nữa sức khỏe, nguồn sinh lực của ta cũng có thể tăng hơn bội phần. Lần lần ta nhận thức được những quyền năng vô biên của Thượng đế ở trong lòng ta càng ngày càng rõ rệt hơn. Đó tức là vài kết quả tốt của sự tham thiền có thể đem đến cho ta.
Nên khi ta đã bắt đầu, thì hãy kiên nhẫn để tiếp tục luôn luôn mãi mãi dẫu rằng : đôi khi ta chỉ có tập được 10 phút hay 5 phút mà thôi. Mỗi ngày ta cần phải để một thời gian lối 15 phút dành riêng cho sự tham thiền mỗi buổi sáng. Buổi sớm mai là giờ rất tốt cho sự tham thiền, bởi vì ban mai sau khi thức dậy, tâm trí ta còn bình tĩnh vững vàng; thần trí ta được yên ổn, rất có lợi cho sự tham thiền. Hơn nữa lúc đó những điều kiện về không gian xung quanh ta cũng có một ảnh hưởng rất tốt.
Sự cần thiết khác nữa là ta phải ở trong một căn phòng riêng biệt đừng ai quấy rầy. Điều này rất quan trọng bởi vì ta cần phải được yên tĩnh và thanh tịnh. Lúc ta đang tham thiền mà có những người xung quanh ta quấy rầy thì là một sự rất nguy hiểm cho ta. Khi ta tham thiền về một đầu đề gì cao siêu thì tư tưởng của ta trở nên hoàn toàn trừu tượng đối với thể xác của ta. Nếu trong khi đó có một người nào bên ngoài chạy vào quấy rầy thì ta có thể bị một cơn khủng hoảng về thần kinh có thể rất hại cho sức khỏe.
Để tham thiền cho có kết quả, thì chúng ta cần phải lựa một giờ yên tịnh nào đó trong ngày mà nó cho ta được yên ổn. Không vậy thì ít nhất ta cũng phải làm thế nào cho những người sống chung quanh ta biết, để cho ta yên ổn. Tóm lại có ba điều cần thiết là :
1) Sự tham thiền mỗi buổi sáng.
2) Sự riêng biệt đừng bị khuấy phá.
3) Cách ngồi cho đúng phép.
Có nhiều sách dạy về đạo đã diễn giảng những phép tĩnh tọa thế nào cho đúng để tham thiền. Nhưng nếu nói vắn tắt, thì rốt cuộc chỉ có hai hoặc ba cách ngồi đúng phép để tham thiền mà thôi.
Nguyên tắc thứ nhất là ngồi thế nào cho thân thể được nghỉ ngơi hoàn toàn, nghĩa là không bị trì kéo hay đau đớn chỗ nào cả. Những bắp thịt của ta cũng phải được thong thả không bị bó buộc. Cặp chơn mày của ta cũng phải được nghỉ ngơi, không nên nhăn nhíu lại. Sự thong thả nghỉ ngơi bắp thịt là điều kiện cần thiết của sự tham thiền.
Nguyên tắc kế đó là xương sống của ta phải được ngay thẳng. Nếu nó ngay chừng nào càng tốt chừng nấy. Có nhiều người nằm ngửa xuống để tham thiền. Đó cũng là điều tốt bởi vì khi người ta nằm thì có thể nghỉ ngơi để cho các bắp thịt được thong thả, nhưng có một điều bất tiện là nếu nằm xuống để tham thiền thì người ta cũng có thể ngủ quên đi. Nguyên tắc cốt yếu trong sự tham thiền là làm sao cho bộ óc của ta hoàn toàn thức tỉnh để cho nó có thể tiếp được những kết quả tốt đẹp của tham thiền. Như thế thì phương pháp hay nhất là ngồi cho ngay thẳng. Ở phương Đông mà phương pháp thông thường nhất là ngồi xếp bằng ở dưới đất. Cách đó người ta gọi là ngồi theo cách bông sen hay là “ liên hoa tọa bộ” (tức là ngồi kiết dà). Có nhiều bức tượng Đức Phật Thích ca được người ta tạc trong khi Ngài ngồi theo phép đó. Nếu ta nhận thấy rằng ngồi xếp bằng như thế thật khó khăn vô cùng, nhất là những người phương Tây như chúng tôi, thì ta có thể ngồi một cách khác là ngồi trên một cái ghế bành (fauteuil), hay ghế dựa. Khi ngồi trên ghế đó, thì hai chân không được tréo lại, hai bàn tay cũng vậy, không được đụng nhau và không được tréo nhau. Hai bàn tay phải để cho ngay ngắn trên hai đầu gối. Đó là những điều ta cần phải làm cho đúng trong khi ta bắt đầu tập tham thiền.
Kế đó thì đến vấn đề thở. Trong những sách dạy về Yoga có nhiều phương pháp luyện hơi thở để đạt tới sự giác ngộ. Phương pháp Yoga luyện hơi thở đó người Ấn độ gọi là Prânayama, có nghĩa là kiểm soát cái “Prâna” tức là cái sinh lực của vũ trụ. Những sự luyện tập này có nhiều nguy hiểm, bởi thế cho nên ta tránh không nên tập luyện hơi thở trong khi ta còn trẻ. Lúc lớn lên, ta bắt đầu luyện cũng không muộn gì, nhất là khi ta luyện tập thở dưới sự chỉ đạo của một vị Chơn sư. Nếu trong khi ta chưa gặp được Thầy dạy về phương pháp luyện hơi thở đó, thì điều cần thiết là ta chỉ nên thở chậm rãi và thong thả. Tôi có bổn phận phải nhắc nhở chư quí vị chớ nên tập luyện hơi thở bao giờ, nhất là luyện tập hơi thở với sự tập trung tư tưởng vào bất cứ nơi nào trong cơ thể. Nhất là tập trung tư tưởng ở tại đơn điền (plexus solaire), nơi tim và nơi bộ phận khác dưới xương mông. Có những cái trung tâm cốt yếu của bộ thần kinh ngự tại hai nơi đó. Nhiều người dạy học trò luyện hơi thở và tập trung tư tưởng nơi hai chỗ đó; nhưng tôi đặc biệt ngăn ngừa quí bạn chớ nên tập luyện hơi thở và chú ý đến hai chỗ ấy. Tập trung tư tưởng tại plexus solaire và tại xương mông có thể làm cho ta bị loạn óc, bị những cơn khủng hoảng về tinh thần, về đủ cả mọi phương diện. Mặc dầu ta không nhận thức được những sức mạnh huyền bí đang ngự tại hai trung tâm đó. Nhưng sự thật là chúng nó có những sức mạnh vô cùng nguy hiểm. Nếu ta cứ để y nguyên như thế, một cách tự nhiên, không đá động đến chúng nó, thì không có sự gì xảy đến cả. Nhưng nếu ta tập trung tư tưởng vào hai nơi đó và nhất là kèm theo hơi thở nữa, thì chắc chắn có điều nguy hiểm xảy ra. Vậy tôi xin nhắc lại là : tôi cẩn thận khuyên lơn chư quí vị là đừng nên bao giờ tập luyện hơi thở và tập trung tư tưởng vào hai trung tâm đó. Với những điều khuyên lơn thường thức đầu tiên của tôi vừa đưa ra xong, thì bây giờ tôi xin bắt đầu vào đề cuộc tham thiền.
Điều cần thiết là chúng ta phải làm sao có thể tập trung vào bất cứ đầu đề cao thượng nào. Chúng ta có thể tập trung tư tưởng vào một trong những chơn lý căn bản. Đại khái như là sự hiện diện của Thượng đế ở khắp nơi. Sự có mặt của Thượng đế tiềm tàng khắp vũ trụ dẫu trong không gian hay ngoài thời gian, hay ở xung quanh chúng ta, hay ngự trong cả vạn vật. Nhưng quí vị có thể đặt câu hỏi rằng : Làm sao tôi biết được có Thượng đế ở khắp nơi như thế ? Đó là lý do vì sao ta phải tham thiền để nhận thức được sự hiện diện của Thượng đế ở khắp nơi trong vũ trụ.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC    SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 7:58 am


Có một câu chuyện người ta nói về một đứa bé ở bên nước Anh là nơi mà tôi sinh trưởng. Đứa trẻ đó trong lúc nó đang thả diều một cách say mê; và nó vẫn tiếp tục chơi nữa, mặc dầu khi con diều đã hạ xuống đất. Trong lúc nó thả diều ở trên không, thì có một đám mây hạ xuống rất thấp đến đỗi con diều của nó bị khuất dạng trong đám mây đó. Bởi đứa trẻ chơi một cách say mê, nên vẫn tiếp tục nắm dây con diều của nó. Trong khi ấy, có một người lạ mặt đến hỏi nó rằng : Em chơi cái gì lạ vậy ? Đứa bé trả lời : Tôi đang thả con diều của tôi. Nhưng người kia lại nói : Nhưng mà em không thấy được con diều của em. Đứa bé trả lời rằng : Mặc dầu tôi không thấy con diều của tôi nhưng bàn tay của tôi có thể cảm thấy nó đang bay.
Vậy ta đây cũng thế, mặc dầu ta không thấy được con diều của ta, nhưng ta có thể cảm giác được một cái sức mạnh huyền bí đang chuyển động trong không gian. Chính cái Động lực đó dắt ta vào Hội Thông Thiên Học để đi đến những chơn trời mới hầu nhận thấy được cái sức mạnh thiêng liêng trong người của ta. Nếu ta nhận thấy rằng : đầu đề tham thiền đó là khó khăn và quá trừu tượng cho ta, thì ta có thể đổi đầu đề khác. Thí dụ như chúng ta hãy tham thiền về bất cứ điều gì xảy ra trong đời Đức Phật; ta hãy chọn sự tích nào của Phật tổ có tánh cách tốt đẹp. Tỷ như ngày sanh Đức Phật. Trước mặt vua cha và hoàng hậu, mẹ của Đức Phật, thì các nhà tiên tri đoán rằng : đứa trẻ này về sau sẽ trở nên nhà thông thái, một bực đạo đức cao thâm. Ta có thể tưởng tượng một bức họa như thế đó, lần lần ta sẽ thấy tất cả nhân vật trong bức họa rõ ràng nơi tâm trí của ta. Khi đó ta tỏ lòng biết ơn của ta đối với Ngài là bực cứu thế. Rồi ta quả quyết làm đúng theo lời răn dạy của Ngài, tức là lời răn dạy của bực giáo chủ đã xuống trần, để dạy nhân loại biết con đường đi đến Niết Bàn. Như thế, ta có thể tạm thời thoát ly ra khỏi đời sống của xác thể tầm thường vật chất này, mà để tư tưởng thanh thoát lên cõi cao thượng, lên cõi giới của Đức Phật. Hoặc giả ta có thể tưởng tượng đến lúc Đức Phật tầm đạo dưới gốc cây Bồ Đề. Ta hình dung Ngài đang ngồi tĩnh tọa dưới gốc Bồ Đề, và tâm trí của Ngài đang tiêu diêu nơi cõi huyền không để tìm thấy Chơn lý vô cùng, Tâm địa của Ngài kiên cố và bất rung chuyển trước sự cám dỗ của Ma vương. Chúng ta hãy hình dung tâm trí của Ngài lúc đó hợp nhất với bản thể nguyên chất duy nhất của vũ trụ. Ngài hợp nhất với tất cả mọi loài, mọi vật ở trong trời đất. Trong khi ấy, ta hình dung Ngài đã đạt được sự giác ngộ siêu đẳng, siêu phàm và lần lần ta có thể chia sớt được những cảm giác, những ảnh hưởng tốt đẹp của Ngài lúc bấy giờ. Chúng ta có thể tưởng tượng đến những việc đã xảy ra trong đời của Đức Phật hoặc những vị giáo chủ khác đã từng xuống trần dạy dỗ chúng sanh. Nếu ta không thể tập trung tư tưởng đến một vấn đề quá trừu tượng như sự hiện diện của Thượng Đế ở khắp nơi trong vũ trụ, thì ta hãy tập trung tư tưởng đến vấn đề cụ thể, có hình thể, có sắc tướng.
Nhiều người rất lấy làm thích thú về những cái mỹ lệ của trời đất. Họ ngồi ngoài sân, ngoài vườn để nhìn phong cảnh đẹp lúc tham thiền. Điều đó rất tốt, nhất là khi ta có thể được yên tĩnh một mình không bị ai quấy rầy. Cái đó có thể khó khăn với ta là những người sống nơi thành thị đông đúc, nhưng ta cũng cố gắng tìm những nơi vắng vẻ như ở vườn hoa công cộng hay là dưới gốc cây. Lần lần ta có thể cảm thông được những sự cảm giác của cái cây và thấy được sự rung cảm của nó như thế nào. Tinh thần của Thượng Đế cũng tiềm tàng trong mọi gốc cây, và nếu ta tìm tòi thì ta có thể cảm thông được cái sức phát triển quyền năng của Ngài xuyên qua cây đó. Và nếu ta thành công trong sự tìm tòi thì ta có thể hòa hợp được với tâm thức của cái cây đó và ta sẽ hiểu biết một cách rõ ràng : thế nào là một cái cây. Lẽ dĩ nhiên là đời sống trong cái cây còn rất thô sơ lắm, nhưng nó đang tìm cách vượt bực để phát triển cho đến đỗi ta cảm thấy cái sức sống ấy vượt đến tận nhánh chồi của nó. Rồi lần lần, ta sẽ ngồi nơi những gốc cây khác và ta sẽ tập làm thế nào để cho tâm thức của ta hòa hợp với tâm thức của cái cây, để hiểu nó. Nếu ta lần lần thực hành được tất cả mọi phương pháp ấy thì chúng ta cũng sẽ hòa hợp được với tâm thức của vũ trụ. Tâm thức vũ trụ là một tâm thức duy nhất; nó ngự trong tất cả muôn loài vạn vật. Và bấy giờ chúng ta sẽ nhận thấy có một quyền năng vô biên, có một ánh sáng vô cùng, có một sức sinh hoạt thiêng liêng ngự khắp chốn khắp nơi. Người ta sẽ thấy có một sự yên tĩnh vô biên, có một sự hạnh phúc an nhàn vui vẻ tràn ngập tâm hồn, nếu thành công được. Bấy giờ tâm thức về xác thân vật chất của ta càng ngày càng yếu dần, còn tâm thức vũ trụ tràn ngập trong tâm hồn ta và xâm chiếm hết tất cả mọi sự chú ý của ta. Rồi thì ta có thể sẽ như Đức Phật là hòa hợp tâm thức của ta với tâm thức của vũ trụ. Lúc đó, quả là ta đã nhập cảnh Niết Bàn rồi vậy. Dẫu sự này chưa xảy đến cho ngay bây giờ, dẫu rằng : nó xa xôi đến bực nào nhưng chung qui chắc chắn là một trong những kiếp tương lai của ta, ta sẽ đạt được. Nhưng hiện thời trong lúc này, ta cũng có thể có được cái cảm giác ấy, ta có thể có được cái hương vị của cảnh Niết Bàn, nếu ta biết cố gắng tập luyện hằng ngày. Và khi ta đã đạt được rồi, ta hãy chia sớt cho tất cả mọi người xung quanh.
Đó là một vài phương pháp tham thiền.
Bây giờ tôi xin trình bày cho quí vị một phương pháp khác trước khi tôi chấm dứt đầu đề hôm nay. Đây tức là một đầu đề rất khoa học, là cái tinh hoa của tất cả mọi phương pháp của Pháp môn Yoga. Trước hết tôi xin tóm tắt lại những nguyên tắc cần yếu này là :
1/ Phải tham thiền đều đều hằng ngày.
2/ Hãy tìm một chỗ riêng biệt không bị ai khuấy phá.
3/ Hãy ngồi cho đúng phép.
4/ Kế đó, hãy tự nhắc nhở lấy mình rằng : tôi không phải là xác thân vật chất này. Tôi là Chơn Ngã.
Sau một thời gian ngắn ta tập trung về những điều nhắc nhở đó, đoạn ta lại nhắc mình câu này là : Tôi không phải là Tình cảm, Tôi chính là cái Chơn Ngã vậy. Kế đó ta cũng tự nhắc nhở rằng : Tôi cũng không phải là Cái Trí, Tôi là Chơn Ngã bất diệt.
Đoạn ta sẽ tập trung tư tưởng đến một cái chơn lý vô cùng tuyệt đối đó : tức Ta không phải là cái xác thân hữu hình này mà ta chính là Chơn Ngã thiêng liêng, bất diệt. Ta sẽ tự nhắc nhở lấy mình như thế đó mãi, nghĩa là quên mình, thoát ly ra khỏi xác thân vật chất này, để tự biết mình là Một Chơn Ngã thiêng liêng vô cùng và bất diệt.
Để một vài phút suy gẫm và tập trung tư tưởng đến cái chơn lý này là : Chơn Ngã của anh, của bạn cũng như là Chơn Ngã của tôi đều là một, đều là vô cùng tuyệt đối và bất diệt. Rồi ta sẽ tự nhắc nhở rằng : cái Chơn Ngã của ta đó quả là sáng rỡ vô cùng; nó sáng rỡ với một ánh sáng thiêng liêng tuyệt đối. Ánh sáng đó là Chơn Ngã, tức là Ta vậy.
Mỗi ngày ta nên để 10 phút hay 15 phút yên lặng hầu tập trung tư tưởng và nhắc nhở lấy mình rằng mình vốn là Chơn Ngã chói sáng rực rỡ vô cùng. Sau một thời gian tham thiền độ chừng 10 phút hay 15 phút, thì chúng ta sẽ trở lại với cái tâm thức của xác thân rồi sẽ bắt đầu làm việc trở lại như thường. Trước hết ta đem tất cả mọi sự chú ý của mình vào cái trí rồi đến tình cảm. Kế đem tâm thức trở về với xác thân một lần nữa. Lúc đó thì tưởng tượng cũng như xác thân của mình hoàn toàn được một sức mạnh vô biên, tràn ngập khắp cả. Mặc dầu trong khi đó cái xác thân của ta không ngủ, nhưng ta không để ý đến nó nhiều cho lắm. Bây giờ ta trở lại với đời sống hằng ngày với tất cả tâm thức, với tất cả mọi sự chú ý của ta. Hãy để một vài phút nghỉ ngơi yên tịnh cho xác thân quen trở lại với tâm thức của nó, trước khi ta bắt đầu với công việc hằng ngày. Nếu ta có thể ngồi yên được một phút vào lúc giữa trưa 12 giờ, thì ta hãy im lặng và hãy nghĩ tới cái chơn lý vô cùng là : Tôi là Chơn Ngã thiêng liêng bất diệt.
Trước khi đi ngủ, mỗi bữa chiều, ta cũng nên ngồi im lặng như vậy trong một lúc để mà suy tưởng và tìm lấy cái Chơn Ngã của mình, mặc dầu trong khi xác thịt ngủ, cái trí của ta vẫn linh động và vẫn giúp ta tiếp tục khám phá cái Chơn Ngã của ta để tìm lấy sự giác ngộ. Ta hãy tự nhắc nhở lấy mình rằng : đến sáng mai khi ta tỉnh dậy, thì việc đầu tiên của ta là hãy ngồi im lặng vài phút để tham thiền. Đó là một phương pháp để cho ta có thể bắt đầu ngay bây giờ cái đời sống tinh thần của ta, dầu ta hãy còn bận rộn những công việc lo lắng ngoài đời. Ta hãy nhớ rằng : dầu ta bắt đầu tham thiền ta cũng cần phải làm cho tròn bổn phận hằng ngày của ta, làm tròn những bổn phận của ta đối với xã hội, đối với người đời. Công việc tham thiền đó ta hãy làm trong vòng hợp lý với một sự nghĩ ngợi, tính toán đúng đắn. Ta cần phải làm việc cho đúng cách thông minh cũng như ta làm một việc gì khác trong đời để được thành công vậy. Và cuối cùng ta có thể tiếp tục công việc tìm tòi chơn lý mặc dầu trong khi xác thân ta ngủ. Ta có thể làm việc đó hay không ? Chúng ta có thể lắm bởi vì Thông Thiên Học dạy rằng : chỉ có xác thân vật chất của ta ngủ mà thôi.
Cái Chơn ngã của mỗi người, tức là phần thiêng liêng tinh hoa của mọi người không bao giờ ngủ. Tâm thức bên trong của ta không cần đến sự nghỉ ngơi, tất nhiên nó không ngủ bao giờ. Trong khi xác thân ta ngủ, thì phần tinh hoa, phần thiêng liêng đó vẫn thức luôn luôn. Nếu ta là người siêng năng, chăm học, thì trong khi ngủ cái trí của ta vẫn tiếp tục học mãi. Còn nếu ta là những người phụng sự giúp đời thì trong khi ta ngủ, linh hồn ta đi cõi khác để tìm phương tiện giúp đỡ người một cách vô hình. Và phương pháp hay nhất để trở nên một đấng giúp đỡ vô hình (aide invisible) là hãy bắt đầu giúp đỡ nhơn loại trong khi ta vẫn còn là kẻ hữu hình, tức là làm công việc này bây giờ và trong lúc này, khi ta thức.
Những người Thông Thiên Học biết rõ cái điều đó, cho nên mặc dầu sau khi họ chết, họ vẫn tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tiếp tục phụng sự ở cõi giới bên kia cửa tử.
Thưa quí vị đây là một bài học đầu tiên của chúng ta về sự tham thiền, tức là phương pháp để đạt được cái tâm thức tinh hoa của vũ trụ.
Soạn giả
Nguyễn thị Hai
(Trích trong Tìm hiểu Thông Thiên Học số 63 và 64 tháng 6 và 7 năm 1959)
http://thongthienhoc.com/bai%20vosutthien%20cdddtgiac.htm

Kính thưa Bà Hội Trưởng,
Kính thưa chư quí vị thính giả,
Bây giờ tôi xin tiếp tục nói về vấn đề tham thiền nối theo đầu đề ngày hôm qua và tôi xin trình bày cho chư huynh đệ một đầu đề về Tâm thức mà bên Ấn Độ giáo người ta đã nói rõ trong khoa pháp môn Yoga. Nếu thời gian cho phép thì tôi xin lần lượt giải bày về bảy phái triết học ở bên Ấn Độ.
Các nhà triết học Ấn Độ nói rằng : “Sự hiểu biết của loài người đều căn cứ trên sự kinh nghiệm; nếu ta chỉ nhận thức được sự vật bên ngoài toàn bằng giác quan mà thôi, thì sự đó không đem đến cho ta sự hiểu biết chắc chắn nào”. Họ chủ trương rằng : phương pháp duy nhất để đạt được sự hiểu biết hoàn toàn là trừ ra khi nào mình hợp nhất được với điều gì mình muốn biết. Ta cũng có thể biết rõ một sự gì là khi nào ta có thể hợp nhất được với sự đó, bấy giờ thì ta mới có thể biết chắc chắn vật đó ra sao, chớ không phải là chúng ta chỉ biết được cái vỏ bên ngoài của nó mà thôi.
Khoa pháp môn Yoga là khoa dạy cho ta làm cách nào để hợp nhất được con người của ta với sự sống thiêng liêng duy nhất của vũ trụ. Chính khoa pháp môn giúp ta hỗn hợp được với đời sống thiêng liêng của Thượng Đế. Khi nào ta còn cách biệt với một sự vật mà ta muốn biết thì khi đó ta vẫn chưa có thể biết được vật đó. Và khoa pháp môn Yoga đó lấy sự lý luận ấy làm phương pháp tu học. Người ta gọi nó là Yoga, và những tu sĩ tu theo pháp môn đó có tên là Yogi. Khoa pháp môn Yoga chẳng khác nào cái khoa thể thao cho cái trí của mình.
Chiều hôm nay tôi xin cố gắng trình bày cái phương pháp làm thế nào để lần lần luyện cái trí. Trong khoa học đó, thì cái Chơn ngã của ta hoàn toàn tách ra khỏi tâm thức của xác thể để hợp nhất với chơn lý đại đồng. Nếu ta có thể tách ra khỏi xác thân của ta để hỗn hợp với tâm thức đại đồng thiêng liêng duy nhất trong vũ trụ (và khi ta trở về thì tâm thức của ta trở về với xác thân ta), thì ta đem theo một kho tàng rất là quí báu, một kho hiểu biết vô song do sự kinh nghiệm của ta. Và những nhà đạo sĩ bên Ấn Độ chủ trương rằng : khoa pháp môn Yoga tức là cái chìa khóa giúp ta mở được cửa huyền bí đó và họ nói rằng khoa pháp môn Yoga tức là một người giữ cửa để mở cửa cho ta vào kho tàng quí báu đó. Thế thì khoa pháp môn Yoga là người giữ cửa khoa hiểu biết. Như ta đã nghe tối hôm qua, thì khoa pháp môn Yoga là một khoa huyền bí để tìm thấy cái Chơn ngã của mình. Nó bao trùm tất cả mọi sự kinh nghiệm về đời sống tinh thần, dẫu ta có biết hay không có biết. Chữ Yoga đó do nơi chữ Phạn “Yuj” mà ra, nó có nghĩa là sự hợp nhất tinh thần trong thân của mỗi người với tinh thần chung của vũ trụ, tức là nó dạy ta phương pháp làm thế nào cho Chơn ngã của mỗi người hợp nhất với bản ngã của vũ trụ.
Có tất cả bảy môn phái triết học ở trong khoa triết học Ấn Độ. Chúng nó không thật khác nhau hết. Nhưng vì sự trình bày, sự hiểu biết chơn lý của chúng nó khác nhau tùy theo mỗi môn phái. Bây giờ tôi xin nói bảy môn phái triết học đó :
Phái thứ nhất là HATHA YOGA. Môn phái đó dạy ta hợp nhất với Thượng Đế bằng sự kiểm soát hơi thở, kiểm soát xác thân và kiểm soát sinh lực. Cái bộ óc vật chất của ta có thể phát triển được năng lực của nó là nhờ pháp môn Hatha Yoga.
Pháp môn thứ hai là MANTRA YOGA. Theo khoa pháp môn đó thì âm thanh và tiếng động được dùng một cách chặt chẽ để đạt được mọi quyền năng. Những tiếng ca hát, hoặc ngôn ngữ, phát ra những rung động âm thanh, đều là những phương pháp dùng để thực hành khoa pháp môn đó. Mantra là một âm thanh, một tiếng động mà khi người ta đọc lên một cách đúng phép, thì nó có thể phát lên một động lực huyền bí vô cùng. Theo sự hiểu biết của tôi thì pháp môn Mantra Yoga là một cái gì liên quan tới Manas tức là thuộc về cái trí.
Pháp môn thứ ba là LAYA YOGA. Chữ Laya có nghĩa là tan ra hay là chìm đắm vào một cái gì đó. Theo pháp môn Laya Yoga thì sự chủ trị ý chí là mục đích duy nhất. Thi hành theo pháp môn đó thì nhà đạo sĩ tìm cách để mà hợp mình với tâm thức chung của Thượng Đế. Khoa pháp môn đó theo ý tôi thì nó liên hệ tới Atma.
Khoa pháp môn kế đó là khoa KARMA YOGA. Theo khoa pháp môn ấy thì người đạo sĩ rán sức để hành động, rán sức để cải thiện mọi hành động của mình và để phụng sự đời. Khoa Karma Yoga đó liên quan tới cái thể trực giác Bồ Đề.
Khoa pháp môn thứ năm là BHAKTI YOGA. Bhakti có nghĩa là sự sùng kính. Khoa pháp môn Yoga đó giúp cho nhà đạo sĩ mở được đức tánh sùng đạo, sùng kính, sùng bái Thượng Đế. Nhà đạo sĩ thực hành khoa pháp môn Yoga đó dùng sự sùng kính như là như là cái phương tiện để đạt được sự hòa hợp với Thượng Đế. Mọi tình cảm tốt đẹp thiêng liêng của người đạo sĩ đều được phát huy ra một cách mạnh mẽ để có thể giúp y đạt được mục đích. Theo ý tôi, thì khoa pháp môn Bhakti Yoga giúp cho nhà đạo sĩ mở được mọi tình cảm thiêng liêng tốt đẹp. Nó liên hệ đến cái vía của con người.
Pháp môn kế đó gọi là JNÂNA YOGA, tức là khoa Pháp môn mở trí hiểu biết. Theo khoa pháp môn môn đó thì nhà đạo sĩ tìm cách mở trí hiểu biết một cách sâu xa để nhờ đó mới có thể đạt đến Thượng đế. Theo tôi hiểu thì khoa Jnâna Yoga đó liên quan tới hạ trí và nó giúp cho con người mở trí sâu rộng.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC    SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 7:59 am

Khoa pháp môn thức bảy gọi là RÂJA YOGA. Chữ Râja theo tiếng Phạn có nghĩa là ông vua thì Râja Yoga đó có nghĩa là khoa pháp môn chúa, cao cả hơn mọi Yoga. Khoa pháp môn Yoga đó là sự tổng kết, là sự kết hợp tất cả mọi khoa pháp môn khác. Phương pháp mà tôi trình bày cho chư huynh đệ hồi tối hôm qua thuộc về khoa pháp môn Râja Yoga. Khoa pháp môn đó dạy ta con đường hợp nhất một cách trực tiếp với sự sống đại đồng duy nhất trong vũ trụ và có thể giúp cho ta đạt được quyền năng thiêng liêng của Thượng Đế. Nhưng ta hãy nhớ rằng : tất cả mọi phương pháp, mọi pháp môn đều có một mục đích duy nhất mà thôi. Đó tức là sự hợp nhất với Thượng Đế và với tất cả muôn loài. Thay vì người ta đem tâm thức chú ý đến ngoại cảnh, ngoại vật, thì theo phương pháp môn đó, người ta tập trung ý chí, tập trung tư tưởng vào đời sống bên trong để có thể đạt được cái mục đích tối cao. Như thế thì chữ Yoga có nghĩa là hiệp nhất. Yoga chẳng khác nào như một cái cầu nối liền con người với Thượng Đế. Nó là cái cầu nối liền mọi vật tương quan lẫn với nhau.
Có tám giai đoạn ở trong sự thực hành Yoga mà ta cần phải thực hành trước hết, trước khi ta muốn thành công trên đường đạo lý. Nên nhớ rằng, tất cả mọi triết học, mọi pháp môn đều do các bậc Chơn sư, các bậc Đại Thánh từ nghìn xưa đã phát minh và truyền lại cho đời. Tám giai đoạn mà ta cần phải thực hành trong khoa Pháp môn Yoga là :
1) Thứ nhất là “Yama” có nghĩa là bất bạo hành và tinh luyện đời sống bên trong để có thể giúp cho ta tập luyện tinh thần. Bất bạo hành đối với mọi sinh vật, nghĩa là không làm đau khổ, không giết chóc bất cứ một sinh vật nào. Đó là điều kiện cốt yếu cho người học đạo. Bất bạo hành đó chữ Phạn gọi là “Ahimsa”, tức là không có gây sự đau khổ.
2) Giai đoạn thứ hai gọi là “Niyama”, có nghĩa là trong sạch, tự bằng lòng với số phận của mình. Trì giới, khổ hạnh, kiểm soát đời sống vật chất của mình. Kế đó là sự học vấn và sùng bái Thần thánh.
3) Giai đoạn thứ ba là “Asana”, tức là tập luyện phương pháp tĩnh tọa, nghĩa là ngồi thế nào cho nó đúng phép.
4) Giai đoạn thứ tư là “Prânâyâma”, tức là phương pháp tập kiểm soát hơi thở và do đó kiểm soát sinh lực.
5) Giai đoạn thứ năm là “Pratyâhâra”, tức là phản chiếu tư tưởng vào nội tâm.
6) Giai đoạn thứ sáu là “Dhârana”, tức là tập trung tư tưởng.
7) Giai đoạn thứ bảy là “Dhyâna”, tức là Tham thiền.
Cool Giai đoạn thứ tám là giai đoạn cuối cùng và khó khăn nhất, tiếng Phạn gọi là “Samâdhi”. Có nghĩa là tâm thức siêu đẳng.
Bây giớ chúng ta hãy xét qua mỗi môn phái Triết học đó. Bắt đầu là phương pháp Hatha. Pháp môn Hatha Yoga đó thường bị người ta lợi dụng, lạm dụng rất nhiều. Khoa thực hành đầu tiên của Pháp môn Hatha Yoga đó là kiểm soát hơi thở và kiểm soát sinh lực trong cơ thể con người. Xác thân là một khí cụ do đó người ta có thể dùng hoặc để thỏa mãn sự khoái lạc vật chất của mình, hoặc dùng nó làm phương tiện để đạt lấy mọi quyền năng của Thượng Đế. Khoa Hatha Yoga dạy rằng : sự cải thiện hoàn toàn xác thân của mình là làm sao cho nó được mỹ lệ được sự uyển chuyển, được sức mạnh và làm cho nó cứng rắn. Mọi quyền năng trong cơ thể đều được khích động lên cho đến khi xác thân của ta được trở nên hoàn toàn. Họ nói rằng : theo khoa pháp môn đó người ta có thể làm chủ được sự chết và nhờ xác thân tráng kiện đó, tư tưởng có thể hoạt động một cách mạnh mẽ phi thường, và sau cùng thì cái Trí của con người có thể hoàn toàn hợp nhất được với Thượng Đế. Người ta thường hay lợi dụng cái phương pháp Hatha Yoga như là khoa thể thao vậy. Điều đó đôi khi cũng có ích, nhưng ta không nên quên rằng : cái mục đích duy nhất, cuối cùng của khoa Pháp môn là hợp nhất với Thượng Đế. Hatha Yoga là phương pháp để kiểm soát, để làm cho hơi thở của ta được điều hòa. Nhà đạo sĩ thực hành khoa pháp môn đó luyện hơi thở bằng cách hít ra hít vào do nơi lỗ mũi bên mặt và lỗ mũi bên trái. Phương pháp đó gọi là thở theo Thái dương hay Thái âm, nghĩa là hít vào do nơi lỗ mũi bên mặt tức là hô hấp theo Thái dương hoặc thở ra do nơi lỗ mũi bên trái, tức là hô hấp theo Thái âm. Một bên lỗ mũi thuộc dương, một bên thuộc âm. Phương pháp đó làm cho nhà đạo sĩ luyện được xác thân trở nên hoàn toàn để mà sẵn sàng bắt đầu những giai đoạn cao hơn. Pháp môn Hatha Yoga giúp người ta được thăng bằng về xác thể và có được sự kiểm soát xác thân để chuẩn bị nhà đạo sĩ bước qua pháp môn Raja Yoga. Đó là một vấn đề rất sâu rộng nhưng bây giờ tôi xin nói phớt qua để mà bắt qua Mantra Yoga.
Mantra tức là một thần chú, để làm kích động những năng lực huyền bí. Một thần chú mantra có thể là một tiếng nói hay là một câu có nhiều tiếng. Khi người ta đọc nó một cách đúng phép, thì nó có thể kích động được những sức mạnh rất phi thường. Một câu thần chú Mantra khi người ta đọc lên, nó uyển chuyển để đem tới những sự rung động thần bí và nó có thể giúp ta đạt được ý muốn. Trong Bà la môn giáo thì những câu thần chú Mantra đó đều rút trong kinh Véda.
Người ta thường gọi một trong những câu thần chú đó là tiếng nói rung động, hay tiếng nói có phần linh động thần bí. Đó tức là tiếng thần bí AUM. Người ta đọc nó là OM nhưng mà người ta viết nó ba chữ A U M. Tiếng thần bí đó tượng trưng ba ngôi của Thượng Đế; tuy ba nhưng mà là một. Khi người ta đọc lên danh từ Aum đó, thì chữ M đằng sau chót phải dài ra. Khi đọc nó, thì người ta phải tập trung tư tưởng vào sự sống thiêng liêng của vũ trụ, và người ta tìm cách hợp nhất chơn ngã của mình với chơn ngã của vũ trụ. Khi đọc tiếng AUM bảy lần, mà mỗi lần như vậy, thì nó có thể kích động được mỗi cảnh giới trong vũ trụ. Và khi đọc nó, thì trí của ta cũng tập trung vào một trong bảy cảnh giới của vũ trụ. Và tôi chắc rằng : trong chư huynh đệ cũng biết, bên Phật giáo đôi khi người ta cũng có đọc câu thần chú : OM MANI PADME HUM . . .( Án ma ni bát rị hồng). Những câu thần chú đó có cái sức rung động rất phi thường, vậy khi người ta đọc nó lên thì người ta phải làm cho cái tâm chứa đầy bác ái mà thôi. Khi người ta đọc những câu thần chú đó thì nó làm kích động những huyệt bí hiểm ở trong thân người. Và người ta sẽ nhận thức rằng sự nhịp nhàng uyển chuyển của linh hồn người cũng nhịp nhàng đúng điệu với sự rung chuyển của tâm thức vũ trụ. Pháp môn Mantra Yoga giúp cho người ta có thể điều khiển được mọi âm thanh, mọi tiếng động và do đó có thể đạt được mọi quyền năng.
Bây giờ tôi xin nói pháp môn kế là Laya Yoga. Pháp môn đó có khi người ta cũng gọi nó là Kundalini Yoga, bởi vì khoa pháp môn này dạy người ta tập làm kích động được một sức mạnh huyền bí gọi là Hỏa hậu nó ngự trong thân thể của mỗi người. Tôi sẽ có dịp nói đến cái Kundalini ấy trong những bài thuyết pháp tới đây và bây giờ tôi xin miễn nói tới vấn đề đó. Nhưng theo pháp môn Laya Yoga hay là Kundalini Yoga, thì nhà đạo sĩ hình dung mình ở giữa một ngọn lửa thiêng, ngọn lửa bất diệt trong vũ trụ. Và biết rằng : ngọn lửa đó vẫn luôn luôn bừng cháy, và linh động nhất trong mỗi người. Với phương pháp đó người ta có thể hợp nhất ngọn lửa thiêng trong mình với ngọn lửa thiêng của vũ trụ; người ta có thể đạt được quyền năng sáng tạo của Thượng Đế và người ta có thể kích động cái quyền năng sáng tạo của Thượng Đế đó ngự trong thân thể của mỗi người. Bởi thế cho nên nó là một khoa pháp môn rất nguy hiểm và người ta chỉ nên thực hành khoa đó dưới sự chỉ dạy của một Chơn Sư mà thôi. Laya Yoga giúp cho người ta thống trị được những quyền năng sáng tạo, những quyền năng vô vi của ngọn lửa thiêng.
Bây giờ tôi xin nói đến Karma Yoga. Trong Thánh kinh Bhagavad Gita thì Đức giáo chủ Krishna có nói như thế này : “Karma Yoga là một hành động đúng phép. Và mục đích duy nhất tối cao của pháp môn đó là làm sao đạt được sự toàn thiện trong những hành động, mỗi việc làm. Và việc làm thiêng liêng đó phát hiện ra bằng những việc làm trong đời sống hằng ngày”. Những lý tưởng của khoa pháp môn Karma Yoga là làm sao để thực hiện được sự mỹ lệ ở dưới trần gian này. Do đó mà thiên chức của con người mới có thể làm tròn được. Khi tư tưởng của con người được sáng suốt, vị tha và minh triết thì nó hoàn toàn tách ra khỏi những gì xấu xa ở đời mà được nhắm vào cái mục đích cao cả và tốt đẹp. Cái trí của người ta do đó sẽ được luyện tập luôn luôn cho đến khi trở thành một khí cụ hoàn toàn có hiệu quả. Chừng ấy cái trí không còn là một cái gì nhảy nhót lung tung nữa, và trực giác con người lần lần nẩy nở có thể giúp con người đạt được mọi sự. Và khi đó thiên nhãn sẽ mở để giúp con người hiểu được cái Chơn ngã của mình. Karma Yoga là pháp môn giúp cho con người thấu triệt được mọi bí quyết của hành động. Đó là khoa pháp môn dạy người ta làm việc, hành động và phụng sự nhân loại. Người ta phụng sự bằng những hành động, làm việc khéo léo.
Bây giờ thì chúng ta xét đến pháp môn Bhakti Yoga, nghĩa là sùng tín, sùng bái. Pháp môn đó có nhiều Dòng bên Thiên Chúa Giáo vẫn áp dụng và thực hành. Tất cả những đạo sĩ ẩn dật đều thực hành khoa khoa pháp môn Bhakti Yoga để đạt đến Thượng Đế. Đối với một vài hạng người thì khoa pháp môn đó có thể giúp họ đạt được ý muốn. Trong một cơn thiền định mà họ tập trung lòng bác ái của họ vào lòng Bác Ái của Thượng Đế thì nhà đạo sĩ Bhakti Yoga nhận thấy, cảm thông được sự hiện diện của Thượng Đế trong lòng của họ. Khoa Bhakti Yoga đó dạy người ta thế này : Hãy làm tròn bổn phận mình đối với người. Làm việc cho Thượng Đế chớ không phải làm việc riêng cho mình. Hãy hiến dâng mọi sự thông minh, trí tuệ của mình cho Thượng Đế. Hãy học bằng cách kính mến và hãy tập nhìn thấy mọi vật đều ở trong Thượng Đế. Hãy hiến thân mình trọn vẹn cho Đức Thượng Đế cao cả. Ngài ngự trong tâm của mọi vật. Như thế thì nhà đạo sĩ của khoa pháp môn Bhakti Yoga hiến trọn vẹn thân mình cho lý tưởng cao cả. Người ấy hiến dâng tất cả mọi tinh lực của y thuộc về xác thể, thuộc về tình cảm, thuộc về lý trí và tất cả mọi phương diện. Y hiến dâng trọn thân mình của y dưới bàn thờ bác ái và sùng kính. Bhakti Yoga giúp người ta chủ trị được những tình cảm thiêng liêng quí báu, tình bác ái, tình đồng loại, và giúp cho người ta có thể hợp nhất với Thượng Đế bằng sự bác ái và sự sùng đạo.
Bây giờ thì tôi xin nói đến khoa pháp môn Jnâna Yoga. Jnâna có nghĩa là hiểu biết. Pháp môn đó giúp người ta phát triển và bành trướng cái trí cho đến mức cùng tột. Và sau chót người ta có thể dùng trí để hợp nhất mình với tất cả mọi loài, mọi vật. Và người đạo sĩ về phái Jnâna Yoga tập luyện cái trí mình như thế nào để cho cái trí trở nên mạnh mẽ và có thể dùng làm lợi khí để hợp nhất. Vì đó mà người ta nói rằng cái trí là phần linh thiêng, phần chủ động mọi việc làm của con người. Và sau cùng thì sự hiểu biết về vũ trụ, về Thượng Đế là cứu cánh của nhà đạo sĩ đó; y có thể đạt đến tâm thức thiêng liêng của vũ trụ, của Thượng Đế. Jnâna Yoga có thể giúp người ta chủ trị được cái trí và đem đến mọi sự hiểu biết.
Bây giờ thì chúng ta hãy xét đến pháp môn cuối cùng, nó tổng kết, hợp nhất mọi pháp môn, đó là Raja Yoga. Khoa Raja Yoga giúp người ta chủ trị được tất cả mọi pháp môn Yoga khác và giúp cho người ta có được những quyền năng sáng suốt, những quyền năng phân tách, những quyền năng trí tuệ để đạt được Chơn ngã của mình. Như tôi đã nói tối hôm qua thì pháp môn đó là tinh hoa của mọi pháp môn. Nhờ nó mà Đức Thượng Đế ẩn hiện trong mình chúng ta được hoàn toàn bộc lộ ra ngoài và người ta do đó có thể đạt được cái mà người ta gọi là Chơn ngã. Người ta sẽ nhận thức được rằng cái Chơn ngã hay linh hồn của mình vốn là Một với Đại Ngã của vũ trụ. Do khoa pháp môn đó người ta có thể trở thành vị đệ tử của một Chơn Sư. Theo giáo lý Thông Thiên Học thì vị Chơn Sư đó không phải là một người thầy bằng xương bằng thịt mà người ta có thể tìm thấy được ở ngoài đời. Mặc dầu ông thầy đó đôi khi có thể giúp ích cho ta. Riêng phần tôi, tôi cũng đã từng gặp gỡ những nhà đạo sĩ chơn tu ẩn mình trong những chốn rừng sâu, hẻo lánh bên Ấn độ, hay là những nhà đạo sĩ điều khiển dưới tay những môn phái, những trường dạy đạo, những đạo viện hoặc là những đền đài bên Ấn Độ. Sự thật những nhà đó chính là những nhà chơn tu, họ có thể đạt đến Samadhi tức là Đại định một cách dể dàng. Samadhi tức là làm cho xác thân mình hoàn toàn không hay biết gì cả trong khi linh hồn của họ xuất ra, nhưng theo giáo lý Thông Thiên Học thì khi mà chúng ta nói Chơn sư tức là chúng ta nói đến những bực Chơn Tiên hoàn toàn giải thoát. Bởi vì trong hàng các vị Chơn sư đó có những vị thâu nhận đệ tử. Người ta có thể gặp các Ngài trong giấc ngủ hay là trong khi người ta hoàn toàn xuất ra ngoài xác thân của mình. Chính những sự gặp gỡ đó mới là chân thật rõ ràng với người học đạo. Nếu khi nào người ta được hân hạnh gặp vị Chơn Sư đó, thì Ngài sẽ giúp ta cảm hứng dồi dào để giúp ta đạt được những quyền năng của khoa Yoga. Vị Chơn Sư đó sẽ che chở đệ tử của mình dầu người này là đàn ông hay đàn bà trong những giai đoạn đầu tiên và nguy hiểm của người học Đạo. Cũng như bà Chase đã nói hôm chúa nhật vừa rồi thì những vị Chơn Sư đó đối với chúng ta quả là những người có thật bằng xương, bằng thịt. Và những vị Chơn Sư đó ta có thể gặp được.
Một phương pháp giúp ta gặp được những vị Chơn Sư đó là con đường phụng sự, nhất là phụng sự những mục đích Thông Thiên Học của chúng ta. Chính Hội này là phong trào của các Ngài thành lập ra. Phụng sự phong trào Thông Thiên Học tức là con đường đưa chúng ta đến chơn các Đức Thầy và đưa chúng ta đến sự Minh triết thiêng liêng. Nhưng phụng sự không phải là nói một cách suông, nhưng là phụng sự một cách cụ thể. Trong Thiên Chúa giáo thì có câu dạy như thế này : Kẻ nào làm việc tức là kẻ đó cầu nguyện vậy. Đó chính là hình thức của Karma Yoga. Bởi vì tại cõi trần đây là nơi chúng ta phụng sự, nơi chúng ta hoạt động. Nó là con đường đưa đến Chơn sư. Chúng ta là những người Thông Thiên Học chúng ta cần phải học hỏi giáo lý Thông Thiên Học một cách cẩn thận. Chúng ta hãy cố gắng sửa đổi tâm tánh của chúng ta. Chúng ta hãy làm bất cứ việc gì mà chúng ta có thể làm một cách sốt sắng, một cách tận tụy để giúp đỡ công việc Hội của chúng ta. Chúng ta hãy làm tất cả những công việc đó nhơn danh của những vị Chơn Sư. Chừng đó thì cửa Đạo sẽ mở rộng cho chúng ta hiệp nhất được với Thượng Đế. Và đó, tôi xin nhắc lại, chính là mục đích của tất cả mọi pháp môn Yoga vậy.
Soạn giả : Nguyễn thị Hai
(Trích trong Tìm hiểu Thông Thiên Học số 65 và 66 tháng 11 và 12 năm 1959)

http://thongthienhoc.com/bai%20vo%20sutthien%20cddtgiac%202.htm

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC    SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC  I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
SỰ THAM THIỀN CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TRỰC GIÁC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NHỮNG QUYỀN NĂNG THIÊNG LIÊNG VÀ PHI THƯỜNG CỦA CON NGƯỜI
» Khám phá khoa học: Niềm tin thiện ác tác động trực tiếp đến tuổi thọ
» THÔNG BÁO 1
» Con đường tâm linh
»  Con đường tâm linh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: HUYỀN BÍ HỌC-
Chuyển đến