CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

  Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không?

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

 Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? Empty
Bài gửiTiêu đề: Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không?    Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? I_icon_minitimeThu Jan 19, 2012 5:49 am


Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không?

April 22, 2011 By MrK 1 Comment

Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không?Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không? con đang luyện hai loai nay thấy sức khỏa kem lắm, yoga mantra :con vừa bắt ấn vừa quán tương các chủng tự chư thiên và pháp âm chú: như lam, van, ram, yam, ham ,om, m, con đang bị tẩu hỏa nhập ma,con cầu xin thầy giúp đỡ con , một phương pháp hòa trôn hai môn làm một,. xin cám ơn thầy rất nhiều. Mông thầy hồi âm.

Answer by tutankhanh

Trên nguyên tắc, tập 2 môn trên cùng một lúc đều được. Nhưng bạn tập phải có người trực tiếp chỉ dạy mới tránh được nguy hiểm như bạn đang bị. Tuy đã bị tẩu hoả nhập ma rồi mà sao bạn vẫn thích tập cả hai môn vậy? Đùa với tử thần phải không? Riêng “Hấp tinh đại pháp” là gì bạn biết không? Hấp là hút, tinh là tinh dịch, tinh trùng trong bộ phận sinh dục nam; hấp tinh là h1ut tinh dịch, tinh trùng đó! Tập hút tinh dịch, tinh trùng để làm gì?
Thiền là gì ? phần 2 – Phạm Doãn (bài đăng cuối)?Thiền của Yoga và các giáo phái Bà La Môn khác
Đạo Phật xuất phát từ minh triết của Ấn độ. Thiền Định trong đạo Phật cũng đã bắt nguồn từ Yoga. Thời đó Yoga là một trong sáu phái triết học nổi tiếng của Ấn độ. Yoga có những tông phái thực hành thiền để đạt cứu cánh giải thoát (Giải thoát theo quan điểm Hindouism). Pantajali là người có công biên tập tất cả tài liệu về Yoga trong giai đoạn từ thế kỉ thứ 05 đến thế kỉ thứ 03 trước công nguyên. Bây giờ khi nói đến thiền, cũng có rất nhiều người liên tưởng đến những phương pháp Yoga. Ngoài yoga rèn luyện khí lực và cơ thể vật chất là Hatha yoga, còn có Yoga luyện tâm, đó là Rahja yoga. Rahja yoga quan niệm Vật chất không thể tách rời Ý thức hay ngược lại. Tâm và Vật là một thực tại thống nhất, không thể tách rời. Sự tiến hóa của tâm tất yếu phải đi liền với sự thay đổi khí lực tức năng lượng cơ thể và ngược lại. Từ Rajha yoga phát sinh rất nhiều kĩ thuật Yoga khác như: Kundalini yoga, Transcendental yoga, Kriya yoga v.v…Tất cả những phương pháp này có thể gọi là thiền của yoga.
- Pháp Luân Công một phong trào đang khởi dậy tại Trung Quốc cũng là một loại Thiền dựa trên sự luyện tập để phát triển Khí lực bên trong.
- Surat Shab yoga tức San Mat, một giáo phái bí mật (esoteric) thuộc về Đạo Sikhism đang trở thành “hiện tượng” trong cộng đồng người Việt trong ba thập niên trở lại đây . Phong trào San Mat tại Việt Nam được phổ biến bởi Thanh Hải Vô Thượng sư (một phụ nữ Việt) còn gọi là master Ching Hai. Cũng giống như một số trừơng phái Thiền khác, không hiểu sao Surat shab Yoga khi xuất hiện tại Việt Nam lại cố nhận mình là Đạo Phật! Giống như tất cả các loại thiền khác, Thiền Thanh Hải (pháp môn Quán Âm) chưa bao giờ biết phân biệt pháp của mình là thiền định hay thiền quán. Thiền Thanh Hải cũng chưa bao giờ biết về các dấu hiệu hay chuẩn mực của sự đắc thiền. Thiền Thanh Hải, cũng giống như các giáo phái Bà La Môn khác, coi sự chứng đắc “thiền định” cũng là chứng đắc “tối thượng”!
Thiền của Kim Cương thừa (Mật tông Phật giáo)
Mật tông Phật giáo bắt đầu ở Ấn độ, nhưng lại chỉ phát triển ở Tây Tạng, nên nói đến Mật tông Phật giáo là nói đến Mật tông Tây Tạng. Mật tông Tây Tạng chú trọng đến thiến quán hơn thiền định (có thể tham khảo cuốn Giải thoát trong lòng bàn tay của Papongka do sư cô Trí Hải dịch). Thiền của Mật tông hiển nhiên được phát triển trên nền minh triết của Yoga hình thành trước đó. Mật tông dùng thiền quán đối với Chơn ngôn (darani), Mandala, Linh phù (yantra), các vị hóa thần (Yidam). Một trong những đối tượng quán của thiền Mật tông là Kundalini. Có lẽ Kundalini yoga là của Yoga Ấn giáo hơn là của Mật tông Phật giáo! Mật tông dùng thiền quán về luồng hỏa xà Kundalini (tummo) làm một trong những phương tiện để chuyển hóa tâm thức. Sáu pháp của Naropa, đạo sư Mật tông, được gọi là sáu yogas (six yogas of Naropa). Đến đây ta thấy được mối quan hệ sâu sắc giữa Yoga và Mật tông. Và cũng thấy rằng thiền chỉ là phương tiện của nhiều con đường.
Thiền của Lão giáo
Còn gọi là thiền của Đạo gia, hoặc cũng có khi gọi thẳng là Đạo gia khí công. Vì sao lại có thể gọi thiền là khí công? Vì bản chất của khí công cũng là thiền quán trên một đối tượng cơ thể, đó là luồng khí lực. Thiền của Lão giáo nhắm vào khai thông các kinh huyệt chính như Nhâm và Đốc, khai thông luồng hỏa hầu… Công phu thiền của Lão giáo đưa đến khai mở Huyền quan khiếu, thành tựu thánh thai… Ta thấy có sự tương đồng trùng khít giữa thiền của Lão giáo với thiền của Yoga hay thiền của Mật tông, trên một nguyên lý: Chuyển đổi của tâm phải bắt đầu bằng sự chuyển đổi khí lực của cơ thể. Dĩ nhiên đây không phải là chủ nghĩa duy vật mà chỉ là duy “Một”. Cái Một không thể tách rời thành hai “tâm” và “vật”.
Thiền là phương tiện thực hành của nhiều tôn giáo khác.
Thiền không hẳn là của riêng Thiền tông (Chan, Zen) hoặc của riêng đạo Phật hay Ấn giáo. Nhóm tôn giáo xuất phát từ Cựu ước như Do Thái giáo, Hồi Giáo, Thiên chúa giáo hay nói tới từ “Mặc Khải”. Mặc khải (revelation) cũng chính là Thiền (meditation). Kinh Khải Huyền (Apocalypse) mô tả những cõi giới hoàn toàn tương ứng vơí một tam muội. Thánh Jean de la Croix cũng mô tả thể nghiệm tâm linh của mình (Ascension of Mount Carmel) giống như một hành giả thiền. Như vậy thiền cũng tồn tại trong khu vực của các tôn giáo Do thái, Hồi và Thiên Chúa, như một phương pháp tiếp cận Thượng Đế. Thiền là phương pháp thực hành tâm linh rất phổ quát. Cho nên một định nghĩa thiền hay một giải thích về thiền càng mang tính phổ quát càng dễ được cộng đồng tiếp thu. Dù có khác biệt về phương pháp và nội dung qua thời gian và khu vực văn hóa địa lý, nhưng mục đích của thiền thì không đổi. Để hiểu rõ thêm Thiền (meditation) là gì? Bạn có thể đặt thêm câu hỏi:
Thiền không phải là gì?
Thiền không hẳn là “Trong không vọng ngoài không động”
Bên trong, tâm không vọng. Nhưng bên ngoài thì thân vẫn có thể động. Có rất nhiều loại thiền “động” như thiền hành, thiền quay tròn, thiền với những động tác đặc biệt (để khích động Kundalini chẳng hạn…). Osho trình bày nhiều về các loại thiền động (dynamic meditation). Thiền sinh có thể được dẫn đến trạng thái nhập thiền khi nhún nhảy hoặc lắc mạnh cơ thể theo nhịp điệu hoặc âm nhạc! Khi các bộ lạc nhảy múa hoặc các đồng cốt đong đưa cơ thể thì có lẽ tác dụng và hiệu ứng cũng nằm trong nguyên lý thiền động này. Tập trung nội quán, mà đối tượng quán là năm uẩn, chính là Vipassana, là phương pháp thiền quán của đạo phật nguyên thủy. Đối tượng quán của Vipassana là cơ thể vật chất, ý thức và cảm xúc, xảy ra trong cơ thể.
Thiền có thể thực hiện trong tất cả các động tác! Thiền động là một khái niệm không thể phủ nhận. Dù khó có thể đi vào một định sâu, nhưng thiến động hình như rất có lợi cho người sơ tâm, muốn biết hương vị đầu tiên của thiền là gì! Không quên rằng: Thiền hành (đi chậm rãi trong chánh niệm) là phương pháp phổ biến trong thời Đức Phật, vẫn đang tiếp tục được thực hành trong Đạo Phật Nguyên Thủy.
Answer by A…!
Với câu hỏi này @Lord Mahavira đã trình bày một bản luận tuyệt vời, toát lên được những điểm rất căn bản của Thiền và sự phát triển của Thiền theo lịch sử Phật giáo. Cách nhìn nhận của Lord mang phong cách của một nhà nghiên cứu có cơ sở từ những bằng chứng lịch sử, và được phân tích theo tư duy khoa học. Những ai ưa đưa ra những nhận định mang tính khách quan dựa theo những bằng chứng cụ thể thì dễ dàng chấp nhận bài luận của Lord. Song tôi e rằng rất nhiều PT mà cách tu học của họ dựa theo niềm tin, bám giữ khó lay chuyển với những quan niệm được biết và chỉ dạy theo một tập quán hay một truyền thống thì có lẽ không thích và không dễ chấp nhận những điều này.
Dù sao bài luận của Lord rất đáng được xem xét kỹ lưỡng bởi vì nó thể hiện đúng với tinh thần đạo Phật: không chấp nhận những niềm tin không suy xét hay niềm tin mù quáng. Chúng ta cần học hỏi Phật pháp theo đúng với đường lối VĂN TƯ TU. Sự tiến bộ trong tu tập chỉ thực sự đến với những ai biết lắng nghe, đọc, học hỏi, tự mình phân tích, suy xét và thực hành kiểm chứng.
Thông qua ý kiến về Thiền, Lord đã khái quát về những điểm căn bản và tổng quát nhất của Phật pháp qua diễn biến hình hành và phát triển trên quan điểm của Lord và theo tôi đó cũng là cách nhìn nhận khách quan và có căn cứ rõ ràng. Tôi tán thán trí và dũng của Lord khi viết nên bài luận này.

http://ymcvn.com/con-mu%E1%BB%91n-h%E1%BB%8Fi-v%E1%BB%81-yoga-mantra-va-h%E1%BA%A5p-tinh-d%E1%BA%A1i-phap-co-t%E1%BA%ADp-cung-luc-d%C6%B0%E1%BB%A3c-khong.html


Về Đầu Trang Go down
 
Con muốn hỏi về yoga mantra và hấp tinh đại pháp có tập cùng lúc được không?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mật Tông ( TANTRA - Chi Phái Tình Dục) Một Bí Mật Chưa Được Tiết Lộ. Sự Tồn Giử Tinh Lực.
» Kama Sutra. Kinh Tình Dục. Hấp Tinh Đại Pháp. Cấm trẻ em dưới 18 tuổi.
» MANTRA YOGA - NIỆM CHÚ DU GIÀ
» Tôi muốn mua sách mới của trang Huyền bí học thi làm cách nào mua được?
» KHOA HỌC HUYỀN ÂM TRONG TU TẬP DU GIÀ - MANTRA YOGA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: KỂ LẠI KINH NGHIỆM TU TẬP CÁC PHÁP HUYỀN MÔN CỦA ĐỌC GIẢ...-
Chuyển đến