CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA Empty
Bài gửiTiêu đề: TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA   TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA I_icon_minitimeSun Apr 22, 2012 7:03 am


TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA

Trước vào bái tạ bàng quan
Cho lanh con mắt kẽo oan mạng hồn
Ấy là thế đánh võ côn
Xích phê một ngọn cho khôn tay cầm
Trung bình biến thế hiểm thâm
Lấy roi làm lũy tay cầm phân hai
Hoặc là người ấy thiên tài
Xông mình chống đở đánh bưa roi vào
Phụng đầu dầu có xa cao
Xích phê ra thế xông vào mới hay
Vĩ dầu người đó mau tay
Tai nghe tiếng khắc bật rầy đánh đi
Lão ông dầu có không chùy
Lã vọng tọa xuống can gì mà ra
Kim kê ỷ cậy gần nhà
Mục liên cất giánh cậy mà cũng kinh
Đánh rồi cuốn cánh nép mình
Hoành thân giữ bụng cho lanh mắt rày
Tuy là roi cầm hai tay
Tay thẳng tay chuỳ bật mà kéo xao
Lòng ta trong ý muốn vào
Roi cầm phân thế cho xinh
Ra vào mắt tợ lôi tinh
Phụng đầu nó thệu liệu mình phóng roi
Phóng ròi con mắt giữ coi
Kẻo mà nó lại đâm roi vào mình
Lại thêm một thế đâm thoi
Hai bên thuận nghịch đâm rồi nhảy theo
Ví dầu lâm thế hiểm nghèo
Đổ xuống trích thủy nhảy theo cuốn gần
Đánh rồi roi lại ẩn thân
Đổ xuống trích thủy cuốn gần nhảy theo
Hai người trích thủy không thông
Phải ra thế khác kẻo trùng gọn roi
Học thì giữ thảo năng coi
Ô long lấy nước đề vời tống lên
Thế đâm là thế chẳng hiền
Ô long dầu mạnh cũng kiên trâu vàng
Cò bay hai cánh thẳng dan
Đánh ngang qua mặt ắt là khôn toan
Trở ra bái tổ hai đàng phân nhau.
Ðánh gậy : Môn võ truyền thống
Phan Quỳnh
Nhà võ xưa cho rằng gậy là tiền thân của các loại binh khí cầm tay cổ điển khác. Gậy vót nhọn có thể trở thành dáo, lao hay ngọn bút v.v... Gậy còn được gọi là Roi, Hèo, Trượng, Tiên, hay Côn... và có nhiều loại dài ngắn khác nhau. Gậy dài được gọi là Gậy Bẩy hay Trung Bình Tiên, dài bẩy thước ta (khoảng 2,80 mét); gậy ngắn có tên là Gậy Ba dài ba thước ta (khoảng 1,20 mét) tiết diện tròn. Gậy ngắn tiết diện vuông hay chữ nhật được gọi là tay thước hay giản. (Ðôi khi giản có tiết diện lục giác và cán cầm). Nhiều lò võ xưa thực dụng hơn, không phân chia gậy, côn theo thước tấc như trên mà linh động căn cứ vào tầm vóc lớn nhỏ của từng người xử dụng, căn cứ vào chiều cao từng võ sinh để phân chia gậy ra nhiều loại dài ngắn với những tên khác nhau như Trường Côn, Tề Mi Côn, Trung Côn, hay Ðoản Côn. Ðoản côn có chiều dài từ bả vai hay nách xuống tới đầu ngón tay người xử dụng duỗi thẳng. Trung côn dài từ mặt đất chân đứng thẳng đến ngực người xử dụng. Tề mi côn dài từ mặt đất đến ngang tầm mi mắt. Trường côn dài nhất, từ mặt đất tới đầu ngón tay với thẳng của người xử dụng (được gọi là "dài một đầu một với"). Do đó Tề Mi Côn của người này có thể là Trung Côn của người khác.
Ðánh gậy là môn võ chiến đấu và cũng là môn thể thao được hình thành rất sớm ở nước ta. Truyền thuyết Phủ Ðổng Thiên Vương nói lên gậy đã được xử dụng nhiều và phổ biến từ hồi đầu thuở các vua Hùng dựng nước. Cậu bé đánh giặc Ân bằng ngựa sắt, roi sắt. Chưa hết, roi sắt bị gẫy, cậu bé dũng sĩ anh hùng làng Gióng đã nhổ từng khóm tre ngà làm roi quay tít hàng trăm vòng rồi quất mạnh xuống đầu giặc :
Ðứa thì sứt mũi sứt tai,
Ðứa thì chết nhóc vì gai tre ngà.
(Bài ca Hội Gióng)
Truyền thuyết cho biết thêm theo Thánh Gióng đi đánh giặc còn có ông Ðường Ghềnh (Trung Mầu, Gia Lâm) cầm vồ đập đất, có đoàn trẻ chăn trâu Hội Xá (Gia Lâm) cầm roi, cầm khăng, có người câu cá vác cần câu đuổi giặc.
Gậy đã gắn liền vào sinh hoạt hàng ngày của tổ tiên chúng ta. Gia đình nào trước đây cũng có cái gậy dựng ở góc nhà. Cái then cài cửa, cái cán cuốc, cán xẻng, cái mái chèo thuyền, cái bắp cầy, đòn gánh, cần câu, v.v.... lúc biến cũng dễ dàng trở thành cây gậy ngừa phòng bất trắc. Tới dịp hội hè đình đám, đánh gậy là môn thể thao được thanh niên trai tráng trong làng đua nhau thi sức, trổ tài. Họ lập ra những phường hội để tập dượt, để giúp nhau trau dồi tài nghệ, tinh luyện về môn đánh gậy. Tác giả Toan Ánh nói về ngày hội thi đấu trung bình tiên xưa như sau :
" Thường tại các hội quê, khi có đấu trung bình tiên dân làng đều có treo giải như giải đánh vật hoặc giải bơi thuyền hoặc như nhiều cuộc vui xuân khác vậy. Các võ sĩ dự cuộc đấu roi, vì giải thưởng thì ít, vì tinh thần thượng võ, nhất là vì danh dự của từng lò roi thì nhiều. Hai tiếng lò roi để chỉ những tay chơi trung bình tiên xuất thân ở một xã nào, hoặc ở một nhóm nào, có người huấn luyện chỉ dẫn.
"Ðánh trung bình tiên, đánh tay đôi, ai đánh trúng địch thủ vào những chỗ hiểm và đánh trúng nhiều được coi là thắng.
"Trong cuộc đấu, chiếc gậy thường được bịt giẻ ở đầu để tránh sự nguy hiểm cho các đấu thủ. Ðầu bịt giẻ, được nhúng vào nước vôi trắng, để một khi địch thủ nào đánh trúng đối phương sẽ có dấu vết để lại. Vết vôi ở người mỗi địch thủ giúp cho ban giám khảo xét định hơn thua. Trận đấu gồm nhiều hợp và mỗi hợp tính theo những động tác của các đối thủ". (1)
Năm 1258, quân Nguyên lần thứ nhất sang xâm lược Ðại Việt. Khi đã chiếm được Thăng Long, bọn giặc xua quân đi càn quét, cướp phá các vùng lân cận. Tới Cổ Sở (nay là Yên Sở phía tây ngoại thành Hà Nội), giặc bị nhân dân trong vùng dùng gậy, dùng dáo đánh cho thua to. Nói về trận đánh này, sử cũ đã ghi :" Ðời Nguyên Phong (Trần Thái Tông), quân Thoát Hoan vào cướp, khi đến xã Cổ Sở ngựa không tiến được, người trong xã chống phá được giặc".
Sử cũ cũng ghi :"Năm Mậu Tuất (1298) (đời Trần Anh Tông), mùa thu tháng tám thi đấu gậy ". Tuy sử không thuật rõ thể thức thi đấu thế nào, song cuộc thi được kể là ở triều Trần, diễn ra sau khi đất nước đã ba lần đánh thắng giặc Mông Cổ và cuộc thi đấu có ý nghĩa khuyến khích quân sĩ và nhân dân trong nước mài sắc cảnh giác, luôn luôn tập luyện sẵn sàng đứng lên chiến đấu đập tan mọi cuộc ngoại xâm. Một sự kiện cũng liên quan đến đánh gậy đã được Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép : Quí Hợi, [Ðại Khánh] năm thứ 10 [1323], mùa thu, tháng 8, ngày 22, vua ngự đến nhà Thái Học. Có tên Mặc trong quân Thiên thuộc ở Hoàng Giang đỗ khoa thi Thái Học sinh, vua xuống chiếu bắt trở lại quân ngũ, làm quân lại quân Thiên đinh, đến khi thi đánh gậy, [Mặc] lại đỗ cao (2).
Ðánh gậy là một môn võ truyền thống của dân tộc đã được nhiều người ngưỡng mộ và tập luyện. Không những thanh niên trai tráng tập luyện mà ngay cả nữ giới cũng trau dồi kỹ thuật chiến đấu này :
Ai vô Bình Ðịnh mà coi,
Ðàn bà cũng biết cầm roi đi quờn (quyền).
(Ca dao)
Tháng 11 năm Mậu Thân 1788 quân Mãn Thanh xâm chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, sau khi đăng quang tại Phú Xuân (Huế), vội kéo đại binh thần tốc đi Bắc phạt. Tới Nghệ An, nhà vua dừng lại đây vài ngày để mộ thêm quân và nhanh chóng tuyển dụng được trăm ngàn tân binh. Theo truyền thuyết vùng Thanh Nghệ, cả cánh rừng tre rộng lớn nơi đây đã được nhà vua trưng dụng để lấy tre làm binh khí, làm quân dụng cho đoàn tân binh nghĩa quân này. Ðiều đó nói lên gậy tre vót nhọn có lẽ là binh khí chủ yếu của đoàn tân nghĩa binh, bởi với thời gian ngắn ngủi kỷ lục không dễ rèn đúc đủ binh khí bằng sắt thép trang bị cho cả trăm ngàn quân.
Tới thế kỷ 19, võ gậy ở nước ta đã được phát huy tới trình độ cao. Gậy dùng để tập và thi lúc này ngoài gậy tre còn có hai loại nữa là sắt và gỗ. Gậy sắt theo qui định có loại dài hơn 6 thước 3 tấc ta (khoảng 1,50 mét) và nặng tới 40 cân ta ( khoảng 25 kg); còn gậy gỗ dài 6 thước 5 tấc với chu vi 2 tấc 6 phân. Việc thi gậy thời này có hai môn : múa và đấu. Múa gậy để biểu diễn tài khéo léo và sức mạnh. Ðấu gậy để thẩm định kỹ thuật chính xác, dũng mãnh và linh hoạt cần thiết cho chiến đấu.
Thể thức thi Hội, ngoài các môn võ bắt buộc phải thi khác, riêng môn đấu gậy đầu thế kỷ 19 sử sách có nói rõ : "Thi đấu côn gỗ cứ một người thi đấu với hai người, người nào thắng luôn cả hai là hạng ưu; thắng một người và ngang sức (hòa) một người là hạng bình ; thắng một người và kém (thua) một người hoặc ngang sức hai người là hạng thứ ; không thắng là hạng liệt ". Rõ ràng đây là môn đấu đòi hỏi người thi phải có tài năng, sức lực, dũng cảm, và mưu trí. Ðó là cuộc thi đấu gậy để đạt danh hiệu Cử Nhân Võ.
Còn đấu gậy trong thi Ðình thì mức độ yêu cầu cao hơn. Một người phải đấu với năm người, thắng cả mới được là ưu; nếu chỉ thắng bốn ngang sức một hay thắng ba ngang sức hai là bình. Còn thắng hai ngang sức ba hoặc thắng một ngang sức bốn là thứ ; không thắng là liệt. Ðó là cuộc thi đấu gậy để đạt danh hiệu Tiến Sĩ Võ.
Song dù thi Hội hay thi Ðình, người thi đều phải qua cuộc thử sức bằng môn múa hai loại gậy gỗ và sắt. Yêu cầu múa phải nhanh, mạnh, khéo, gọn,..., gậy múa phải quay tít trên cao và bao kín quanh mình, không trống không hở.
Chàng Lía, một dũng sĩ đất Qui Nhơn Bình Ðịnh nổi lên chống bất công của triều đình nhà Nguyễn, có tài đánh gậy rất khéo léo, tinh vi :
Ðường côn trọn vẹn trăm bề,
Múa như giông tố tiếng nghe vù vù.
(Vè chàng Lía)
Khi quân Pháp nổ súng tấn công cướp thành Gia Ðịnh năm 1859, nhân dân Nam Bộ đứng lên dùng gậy tầm vông xông ra chống giặc Pháp cứu nước. Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân dưới trướng chủ tướng Trương Ðịnh đã được cụ Nguyễn Ðình Chiểu ca ngợi trong bài " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc " nổi tiếng :
Ngoài cật có một manh áo vải,
Trong tay cầm một ngọn tầm vông.
Các thế võ gậy cổ truyền với những đòn miếng lợi hại mỗi địa phương trên đất nước, mỗi lò võ xưa có những đặc tính khác nhau. Có lò võ thích xử dụng gậy dài, có lò chỉ chuyên luyện gậy ngắn.
Về kỹ thuật cầm gậy, cầm côn, thường dùng cả hai tay nhưng cũng có thể xử dụng một tay cho gậy ngắn, và có nhiều lối nắm cầm gậy khác nhau tùy theo thế võ hay đấu trường. Thông thường có hai lối cầm gậy dài : Nhật nguyệt áp chưởng và Long trảo hộ châu. Nhật nguyệt áp chưởng là lối cầm gậy hai tay đối nhau hai bên, tay trong tay ngoài nắm chặt gậy nằm gọn ở giữa hai lòng bàn tay. Long trảo hộ châu là lối cầm gậy bằng mười đầu móng tay và cả hai tay đều cùng ở một phía gậy.
Ðể tạm kết thúc, xin đơn cử hai bài võ gậy cổ truyền, một bài về gậy dài, bài "Lữ Vọng Tâm Côn" và một bài về gậy ngắn, bài "Hoàng Kim Giản Pháp".
I/ Lữ Vọng Tâm Côn
Thượng trình thọ thế lưỡng biên khai,
Tam tấn xà thương nhất điểm lai,
Bảo tử kinh xa hồi tọa mã,
Kinh châu hổ cứ trấn Trung sơn,
Ðiểm thủy phong đao phi chiếc dực.
Thạch bàn Lữ Vọng tọa lý ngư, (2)
Phi khứ phi lai biên quơ thảo,
Ðàng địa phi xa luyện trung thiên.
II/ Hoàng Kim Giản Pháp
Bình thân lập thế,
Lưỡng long thủ châu,
Khuynh thân bái tổ,
Thiềm thử vọng nguyệt,
Kim giản bạt sơn,
Tiềm tàng long hổ,
Phượng vũ xuyên lâm,
Phi giao đoạt ngọc,
Mãnh sư trấn động,
Cuồng phong tảo diệp nhất,
Cuồng phong tảo diệp nhì,
Tiềm tàng long hổ,
Phượng vũ xuyên lâm,
Phi giao đoạt ngọc,
Mãnh sư trấn động,
Cuồng phong tảo diệp,
Tiềm tàng long hổ,
Lão tiều quải sơn,
Thiềm thử vọng nguyệt,
Lão tiều quải sơn,
Vân gia hồi giản,
Ðoạt mệnh kim giản,
Khuynh thân bái tổ.
Phan Quỳnh.


Toan Ánh, Nếp cũ. Hội hè đình đám. Saigon, Sao Mai xb, 1974, trang 278.
Ðai Việt Sử Ký Toàn Thư, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18, tập II.
Có nơi đọc là " Thạch bàn lưỡng vọng tọa lý ngư ".
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi)

Cách nắm roi:

- Giới thiệu roi: Roi có chiều cao ngang lông mày người tập (tề mi). Roi tròn và to vừa tay nắm, đường kính khoảng 3cm. Khi tập cầm roi trơn và láng. Phần roi ở trước gọi là đầu roi, phần roi ở sau gọi là đốc roi.

- Cách nắm roi: Cách nắm âm-dương: Đứng theo "ngựa kim kê" chân trái trước, chân phải sau.

+ Tay trái ở trước nắm cách 1/3 đầu roi với qui cách: Lòng bàn tay úp xuống đất (âm), bốn ngón: Trỏ, giữa, đeo nhẫn và út nắm ở phần trên roi, ngón cái nắm ở phần dưới roi.

+ Tay phải ở sau, nắm cách 1/3 đốc roi với qui cách: Lòng bàn tay ngửa lên trời (dương), ngón cái nắm ở phần trên roi, các ngón trỏ, giữa, đeo nhẫn và út nằm ở phần dưới roi.

+ Ngược lại, khi chuyển sang đứng "ngựa kim kê" nửa chân phải ở trước, chân trái ở sau thì cách nắm roi cũng tương tự như bên trái.

* Cách xê dịch đôi bàn tay trên roi

Cách chong roi:

- Đứng ở tư thế, cách nắm roi tay trái ở trước. Đầu roi ở trước hơi cao hơn đốc roi ở sau. Đầu roi ở hướng ra phía trước, hai mắt nhìn theo đầu roi. Đấy là cách chong roi.

- Tập xê dịch hai bàn tay để đốc roi dài ra phía trước: Tay trái ở trước xê dịch về phía đầu roi, tay phải ở sau đẩy đốc roi dựng đứng lên trời, tiếp đến, tay phải xê dịch gần về phía tay trái gạt đốc roi theo chiều từ trên xuống và đầu đốc roi hướng thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.

Tập xê dịch hai bàn tay đẩy đầu roi dài ra phía trước: Tay phải ở sau xê dịch về phía đốc roi ở trước. Tay trái ở trước xê dịch gần về phía tay phải ở sau, đồng thời đẩy bắn đầu roi theo chiều từ dưới lên, và dừng lại khi đầu roi hướng thẳng về trước ngang tầm nhìn thẳng của hai mắt.

Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

* Ngựa roi

- "Ngựa" phải trên đất, ngựa roi không được bám chặt hai bàn chân xuống mặt đất, mà phải xê dịch tiến lùi, qua lại trên đất, nhẹ nhàng như lá rơi.

- Đứng ngựa roi: Đứng theo tư thế "ngựa kim kê", hay "ngựa bát quái" và đứng theo cách "đơn trọng".

* Tập 12 thế căn bản theo 3 nhóm

Nhóm 1: ĐÂM, BẮT, LẮC, ĐÁNH.

Nhóm 2: BÁT, BẮT, TRIỆT, CHẬN.

Nhóm 3: HOÀNH, KHẮC, LẮC, TÉM.

Hai nhóm thế 2 và 3 thuộc về 8 phách cơ bản nêu trên.

Nhóm 1:

Tập: ĐÂM, BẮT, LẮC, ĐÁNH.

a) Đâm: Đứng "chong roi", theo tư thế chân phải ở sau bước tới một bước, tay phải nắm roi chỉ đầu đốc roi xuống đất, chỏ phải tỳ vào hông phải, tay trái nắm đầu roi ở sau chỉ đầu roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay đâm roi thẳng từ dưới lên và đẩy thẳng ra phía trước. Hai mắt nhìn thẳng phía trước.

- Tiếp đến chân trái bước tới trước một bước, tay trái nắm roi tỳ chỉ vào hông trái, đầu roi chỉ xuống đất, tay phải ở sau nắm roi chỉ đốc roi lên trời, ở tư thế này, hai tay đâm roi thẳng từ dưới lên và đẩy đầu roi thẳng ra phía trước. Hai mắt vẫn nhìn thẳng phía trước. Cứ thế ta tập đều 2 bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

b) Bắt: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải sau bước tới trước một bước. Tay trái nắm đầu roi ở trước hạ xuống chỉ đầu roi xuống đất. Tay phải nắm đốc roi ở sau theo chiều roi chỉ đầu đốc roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay bắt roi từ trên xuống, hai mắt nhìn theo roi phía trước.

- Ở bộ vị, chân trái bước lên trước một bước, đồng thời tay trái bắt đốc roi theo chiều từ trên xuống. Hai mắt nhìn theo roi phía trước, cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

c) Lắc: Đứng "chong roi" theo tư thế, chân phải bước tới trước một bước. Tay phải nắm đốc roi ở sau, hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi, theo chiều roi chỉ đầu roi lên trời. Bấy giờ tay phải lắc đầu roi ra trước mặt và từ phải qua trái.

Tiếp đến tay phải kéo dựt hạ về sau và theo chiều từ trái qua phải. Hai mắt nhìn theo roi ra trước.

Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước tay trái nắm roi hạ xuống chỉ đầu roi xuống đất, đồng thời lắc đầu roi ra trước từ trái sang phải. Tiếp đến tay trái lại kéo dựt đầu roi về sau từ phải sang trái. Hai mắt nhìn theo ra phía trước. Cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

d) Đánh: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải bước tới trước một bước, tay phải nắm roi chỉ đầu roi xuống đất, cho tỳ vào hông, tay trái nắm roi theo chiều roi chỉ lên trời ở tư thế này, hai tay đánh đầu roi từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước, đồng thời tay trái đánh đầu roi theo chiều từ dưới lên, hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế ta tập đều hai bên trái, phải và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

Nhóm 2: Tập: BÁT, BẮT, TRIỆT,CHẬN.

* Tập một đầu (đầu roi) (tập đơn):

a) Bát (đơn): Đứng theo cách "chong roi" ở tay trái roi ở trước hạ đầu roi xuống rồi "bát" từ dưới lên và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

b) Bắt: Đứng "chong roi" theo tư thế, tay trái kéo đầu roi sang bên trái, đồng thời "bắt" đầu roi từ trên xuống và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

c) Triệt: Đứng theo cách "chong roi" ở tay trái nắm đầu roi ở trước, chỉ đầu roi xuống đất, tay phải nắm roi ở sau theo chiều roi chỉ đốc roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay "triệt" roi về sau và từ phải sang trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

d) Chận: Ở tư thế giữ y bộ vị, tay trái chận roi ra phía dưới và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

* Tập cả hai đầu (tập đầu roi và đốc roi) (tập kép):

a) Bát (kép): Đứng "chong roi" theo tư thế tay phải nắm roi ở sau, hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi ở trước theo chiều đầu roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải "bát" đốc roi từ dưới lên, và từ phải qua trái thẳng về phía trước.

Ở bộ vị, tay trái tiếp tục hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái, "bắt" roi từ dưới lên và từ trái qua phải thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

b) Bắt: Ở bộ vị, tay trái nắm phần đầu roi ở trước hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải nắm phần đốc roi ở sau "bắt" thẳng roi từ sau ra trước và từ trên xuống.

- Ở bộ vị, tay phải hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái "bắt" đầu roi từ sau ra trước, và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

c) Triệt: Ở bộ vị, tay trái hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái "triệt" roi về sau và từ phải sang trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

d) Chận: Ở bộ vị, tay trái nâng đầu roi chỉ lên trời, tay phải nắm roi theo chiều đốc roi chỉ xuống đất. Ở tư thế này "chận" đốc roi từ sau ra trước và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

Nhóm 3: Tập: HOÀNH, KHẮC, LẮC, TÉM.

(Riêng nhóm 3 theo liên hoàn, kết hợp động tác hoành khắc, hoành lắc, hoành tém)

a) Tập hoành khắc: Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bộ ngang qua bên trái một bước đồng thời tay trái "khắc" đầu roi từ trên xuống và từ trái qua phải. Sau đó, thu ngựa roi về vị trí cũ. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi, và tập nhiều lần cho mỗi lần tập.

Tiếp đến ta tập chân trái ở trước bộ ngang qua phía bên phải đồng thời tay trái ở trước "bắt" đầu roi từ trên xuống và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó, thủ ngựa roi về như cũ. Và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

b) Tập hoành lắc: Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bổ ngang qua bên trái một bước, đồng thời tay trái cắm đầu roi chỉ xuống đất "lắc" từ trái qua phải và từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Sau đó, thu ngựa về như cũ, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

Tiếp đến, ta tập chân trái ở trước bỏ ngang qua bên phải một bước, đồng thời tay trái cắm đầu roi chỉ xuống đất, "lắc" ngược lại từ trước ra sau và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó thu ngựa roi lại như cũ, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

c) Tập hoành tém: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải ở sau, bước ngang qua bên phải một bước đồng thời tay phải ở sau hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi theo chiều đầu roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải "tém" đầu đốc roi, từ dưới lên và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Sau đó trở về thu ngựa roi như cũ, và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

Ở bộ vị, thủ roi như chân phải ở sau, bỏ ngược ngang qua bên trái một bước, đồng thời tay trái ở trước hạ roi xuống cắm đầu roi chỉ xuống đất, tay phải nắm roi ở sau theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái "tém" đầu roi từ dưới lên và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó thu ngựa roi lại như cũ và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập
Tập một số phách roi đấu đơn giản

1. Tập phách bắt chân:

- "Chong roi" theo tư thế hai tay nắm roi chặt. Lực tay trái ở trước "bắt" roi từ trên xuống và từ trái qua phải. Đồng thời, tay trái hạ đầu roi chỉ xuống đất "chận" đầu roi từ dưới lên và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

2. Tập phách bắt bắt:

Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải ở sau bỏ ngược ngang qua phía bên trái một bước. Đồng thời, tay trái ở trước "bắt" roi từ trái qua phải và từ trên xuống. Tiếp đến chân phải ở sau lại bước ngang qua bên phải một bước. Đồng thời, tay trái ở trước "bắt" ngược đầu roi lại từ phải qua trái và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về trước theo roi, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

. Tập phách bát bắt:

- Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bỏ lui về sau một bước. Đồng thời tay phải ở sau "bát" đầu đốc roi từ sau ra trước, và từ dưới lên. Tiếp đến chân trái lại bước đồng thời tay trái ở trước "bắt" đầu roi từ trên xuống, và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về phía trước và tập nhiều lần trong mỗi lần tập.

4. Tập phách bắt bát:

- Đứng "chong roi". Tay phải ở sau "bắt" đầu đốc roi từ sau ra trước và từ trên xuống. Tiếp đến tay trái ở trước "bát" đầu roi từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

5. Tập phách đâm hạ, đâm thượng:

- Đứng "chong roi". Tay trái ở trước hạ đầu roi đâm xuống đất, tiếp đến tay trái ở trước nâng đầu roi đâm lên trên "bộ thượng". Hai mắt nhìn về trước theo roi và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

* Phần các lời thiệu và những động tác minh họa bài roi Thái-Sơn

Lời thiệu của bài roi Thái-Sơn được trích trong tập tư liệu cổ bằng chữ Hán-Nôm, vừa sưu tầm được tại võ đường của võ sư Phan Thọ ở Bình Nghi, huyện Tây Sơn, do ông Đào Thống ký chỉ trên lời thiệu. Điều này đã góp phần khẳng định các đặc trưng về nội dung, địa danh ở vùng đất Tây Sơn, Bình Định và được phổ biến khá rộng rãi trong các dòng tộc, môn phái và nhân dân Bình Định.

Bản phiên âm và bản dịch nghĩa ca bài thiệu cổ "Thái Sơn Thảo Pháp" bằng chữ Hán.

Phần phiên âm:

1. Thái Sơn trích thủy, địa xà liên.
2. Thương lượng lộng ky (cơ), lân thoái bạch viên
3. Huy ky (cơ) độc giác trung bình hạ
4. Thượng thích đại đăng tấn thừa thiên
5. Hồi đầu trực chỉ liên tam thích.
6. Đồng tân thuận thế gián vân biên
7. Tẩu độc thố, Trưng Sơn hoành gián kiếm
8. Linh miêu mai phục tấn thích ngưu
9. Thừa châu bố địa khai côn thích
10. Hồi tiểu kim kê đả trung lan
11. Phi phong tẩu võ khai ngưu giác
12. Tiểu tử tam phiền giá mã an.
13. Bái tổ sư, lập như tiền.

Dịch nghĩa:

1. Thế "Thái sơn trích thủy" (giọt nước núi Thái) liền với thế "địa xà" (con rắn đất).
2. Thế "thương thượng lộng ky" (đầu ngọn thương mà cũng là lưỡi cuốc) lui gần khu vườn trống.
3. Tia sáng lưỡi cuốc như con vật một sừng trong thế "trung bình hạ".
4. Đâm lên, nhảy mạnh như tiến lên trời.
5. Ngoảnh lại, ngắm thẳng, đâm liền ba bận.
6. Thuận thế "Lã Đồng Tân (tên vị tiên) ngăn ven mây".
7. Chạy thế "độc thố" (con thỏ đơn độc), ngọn núi Trưng xoay ngang ngăn lưỡi kiếm.
8. Thế "con mèo linh mai phục" rồi tiến thế "đâm trâu".
9. Ra roi đâm thế "thừa châu bố địa" (theo hạt châu rơi vãi dưới đất)
10. Trở về thế "tiểu kim kê" (con gà vàng nhỏ) đánh ngọn "trung lan"
11. Bay như gió, chạy như mưa, ra thế "sừng trâu".
12. Thế "tiểu tử tam phiền" (đứa trẻ quậy phá ba bận) rồi ung dung lên ngựa...
13. Vái tổ sư, đứng như trước.

* Những động tác kỹ thuật cụ thể của bài roi Thái Sơn

a) Những động tác bái tổ bắt đầu bài roi:

- Đứng thẳng người, hai bàn chân song song, cách nhau khoảng 30 cm. Hai mắt hướng thẳng về phía trước, đầu đốc roi tỳ lên lòng bàn tay trái, năm ngón tay của bàn tay trái giữ chặt roi, roi dựa vào vai trái. Tay phải xuống thẳng, căn chưởng bàn tay mắt hướng xuống đất.

Ở bộ vị, chân trái bỏ qua trái một bước trụ xuống theo ngựa "tứ bình", tay phải thủ ngang hông.

- Ở bộ vị, chân phải bước lên phía trước một bước, tay phải xòe cương đao "bắt" ra phía trước thủ ngang ngực.

- Ở bộ vị, tay phải đưa vào nắm 1/3 roi kể từ đốc roi lên.

- Ở bộ vị, hai tay đưa thẳng roi ra phía trước.

- Ở bộ vị, hai tay đưa roi vào gác phần đốc roi lên vai mặt, ngựa trụ đứng theo "kim kê".

- Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước, trụ theo ngựa "kim kê", tay trái đưa ra trước nắm roi và nắm úp lòng bàn tay hướng xuống đất, nắm cách đầu roi 1/3 roi.

b) Những động tác trong bài roi:

1. Thái sơn trích thủy địa xà liên:

- Thái sơn trích thủy: Ở bộ vị, chân phải bước tới trước một bước, tay trái hạ đầu roi xuống, tay phải đánh đốc roi từ sau ra trước, và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi.

Ở bộ vị, hai tay đâm thẳng đầu roi ra phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Địa xà liên: Ở bộ vị, ngồi xuống trọng lượng toàn thân dồn quá chân trái, tay phải ở trước đánh đầu roi sát đất, tay trái ở sau nắm phần đốc roi thủ trước mặt. Hai mắt nhìn thẳng về trước theo roi.

2. Thương Thượng Lộng Ky Lân thoái bạch viên:

- Thương Thượng Lộng Ky Lân: Ở bộ vị, giữ y bộ vị, tay phải đâm thẳng ra đầu roi ra trước và từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước, hai tay nắm roi chỉ đầu roi lên trời và hơi nghiêng về phía sau vai phải, đốc roi chỉ xuống đất, và hơi hướng về phía trước. Hai mắt nhìn về phía trước.

- Thoái bạch viên: Ở bộ vị, chân phải bước lên một bước, tay phải đánh đầu roi từ sau ra trước và từ trên xuống. Hai mắt nhìn ra trước theo roi.

Ở bộ vị, giữ y bộ vị, thân, mình "triển" nghiêng về phía sau, tay phải nắm roi hạ đầu roi chỉ xuống đất theo chiều chân phải ở trước. Tay trái nắm roi chỉ đốc roi lên trời và thủ roi ngang mặt. Hai mắt nhìn về trước.

3. Huy kỵ độc giác trung bình hạ:

Ở bộ vị, chân trái bước lên một bước. Tay trái nắm phần đốc roi chỉ xuống đất. Tay phải nắm phần đầu roi chỉ lên trời. Hai tay đưa roi thủ gần vai, bên phải. Hai mắt nhìn về phía trước.

Ở bộ vị, chân phải bỏ ngược qua sau, chân trái bỏ về phía trước, đồng thời hai tay nắm roi đâm đầu roi thẳng ra phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

Ở bộ vị, chân phải lại bỏ nhảy về sau một bước ngồi xuống trọng lượng toàn thân dồn về chân phải. Hai tay nắm roi đặt nằm ngang sát đất ở phía sau. Hai mắt nhìn về phía trước.

4. Thượng thích đại đăng tấn thừa thiên:

Ở bộ vị, hai tay đâm thẳng roi từ sau ra trước và từ dưới lên. Hai mắt nhìn thẳng về trước theo roi.

Ở bộ vị, nhổm ngựa đứng lên, đồng thời tay phải ở sau đánh đốc roi, thẳng từ sau ra trước và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

Ở bộ vị, giữ y ngựa, tay trái ở trước đánh móc roi thẳng từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

5. Hồi đầu trực chỉ liên tam thích:

Ở bộ vị, chân trái bỏ về sau một bước, đồng thời tay phải ở sau đánh thẳng đốc roi từ sau ra trước và từ trên xuống. Bây giờ, đầu roi chỉ thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

Ở bộ vị, chân trái ở sau đưa lên sát chân phải ở trước, đồng thời chân phải bước tới trước một bước, cùng lúc hai tay đâm thẳng đầu roi ra phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

Tương tự như thế, ta đâm tiếp hai bộ nữa.

6. Đồng tân thuận thế gián vân biên:

Ở bộ vị, chân phải bỏ nhảy về sau một bước, đứng theo tư thế ngựa "kim kê", chân trái ở trước, đồng thời hai tay nắm sát gần nhau ở phần đốc roi, và roi được vác lên vai phải, đầu roi chỉ lên trời. Hai mắt nhìn phía trước.

Ở bộ vị, giữ y ngựa, hai tay nắm phần đốc roi, quơ đầu roi về phía trước giáp một vòng, và dừng roi ở vị trí cũ (vai bên phải). Hai mắt nhìn về phía trước theo roi.

Ở bộ vị, chân phải bước về phía trước một bước, tay phải xê dịch về phía đầu roi. Hai tay nâng roi thủ roi xiên theo người. Hai mắt nhìn về phía trước.

7. Tẩu độc thố, Trưng Sơn, hoành gián kiếm:

Ở bộ vị, chân phải bỏ về sau một bước, tay trái cắm đầu roi xuống, tay phải nắm roi theo chiều đốc roi chỉ lên trời, hai tay nâng roi, thủ rồi xiên theo người. Hai mắt nhìn về phía trước.

Ở bộ vị, chân phải lại bước tới trước một bước, đồng thời tay phải đánh đầu đốc roi từ sau ra trước và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi.

Ở bộ vị, chân phải bỏ ngang qua phía bên phải một bước, đồng thời tay phải cắm đầu roi chỉ xuống đất và xê dịch roi sát theo chân phải. Hai mắt nhìn về trước.

Ở bộ vị, chân phải lại bước về phía trước một bước, đồng thời tay phải đánh đầu roi từ phải qua trái, và từ trên xuống, hai mắt nhìn về phía trước theo roi.

8. Linh miêu mai phục tấn thích ngưu:

- Ở bộ vị, chân phải bỏ về phía sau một bước đứng theo tư thế "Ngựa kim kê" thấp bộ, tay trái ở trước nắm roi chỉ đầu roi theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Hai tay nâng roi, thu roi dọc đứng theo thân người. Hai mắt nhìn về phía trước.

- Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa, tay mặt ở sau "bát" đốc roi, từ sau ra trước và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về phía trước.

Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa, tay trái ở trước "bát" đầu roi từ sau ra trước và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn phía trước.

9. Thừa châu bố địa khai côn thích:

- Ở bộ vị, chân trái bỏ ngang qua trái một buớc, đồng thời tay trái "bát" đầu roi ngược theo phía trái. Hai mắt nhìn về trước và liếc theo roi.

- Ở bộ vị, chân phải bước tới trước một bước, đồng thời tay phải đánh đốc roi từ sau ra trước, từ trên xuống, và hạ thấp ngựa để đầu roi đánh sát mặt đất. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, nhóm ngựa đứng lên, chân trái bước về phía trước một bước, hai tay xê dịch lại gần nhau, và nắm nơi phần giữa của roi, là lang ngang roi một vòng theo kiểu số 8 . Hai mắt nhìn về trước.

- Ở bộ vị, giữ y cách nắm roi, chân phải bước tới phía trước một bước, hai tay lạng roi như trên một vòng nữa. Hai mắt nhìn về trước.

- Ở bộ vị, giữ y cách nắm roi, chân trái lại bước về trước một bước, đồng thời hai tay vẫn lạng roi theo kiểu số 8 như cũ. Hai mắt nhìn về phía trước.

- Ở bộ vị, chân phải bước tới trước một bước, đồng thời hai tay đâm thẳng đầu roi từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về phía trước.

10. Hồi tiểu kim kê đả trung lang:

bộ vị, chân phải bỏ về sau một bước làm chân trụ, chân trái ở trước dở lên khỏi mặt đất và cong gối lại, đồng thời tay trái đâm đầu roi nhanh về phía trước, sau đó, hai tay nắm roi thu roi xiên theo thân người bên trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, chân trái chấm xuống đất, đồng thời tay phải ở sau đánh đầu đốc roi từ sau tới trước và từ dưới lên trên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa, tay trái ở trước, đánh đầu roi từ sau ra trước và từ dưới lên trên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

11. Phi phong tẩu võ khai ngưu giác:

- Ở bộ vị, chân phải ở sau bước tới trước một bước, đồng thời tay phải ở sau đánh đầu đốc roi từ sau ra trước, từ trên xuống và áp sát roi xiên theo bên phải của thân mình đã triển từ trước ra sau. Hai mắt nhìn về trước.

- Ở bộ vị, hai đầu gối chuyển dịch ra phía trước, đồng thời hai tay nắm roi đâm thẳng ra phía trước và đầu roi móc từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, chân phải ở trước, bỏ ngang qua bên phải một bước, đồng thời tay phải ở trước cắm đầu roi chỉ xuống đất, và xê dịch ngang theo chiều chân phải. Hai mắt nhìn về phía trước.

- Ở bộ vị, chân trái bước tới phía trước một bước, đồng thời tay trái theo chân trái, đánh đầu roi từ sau ra trước và từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

12. Tiểu tử tam phiền giá mã an:

- Ở bộ vị, chân phải ở sau bỏ ngược theo chiều sau lưng về phía trước một bước, đồng thời tay trái đâm đầu roi theo chiều chân phải về phía trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, chân phải bỏ ra phía sau và nhảy về sau một bước, ngồi xuống, roi đặt nằm ngang ở phía sau. Hai mắt nhìn về phía trước.

- Ở bộ vị, giữ y tư thế "tọa ngựa" hai tay đâm thẳng đầu roi từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, chân phải bước về phía trước một bước ngồi xuống, roi được chuyển theo từ phải sang trái và đặt nằm ngang roi ở phía sau. Hai mắt nhìn về trước.

- Ở bộ vị, giữ y tư thế "tọa ngựa" hai tay đâm thẳng đầu roi từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, chân trái bước tới phía trước một bước ngồi xuống, rồi được chuyển theo từ trái sang phải và đặt roi nằm ngang ở phía sau. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước.

- Ở bộ vị, giữ y tư thế "tọa ngựa" hai tay đâm thẳng đầu roi từ sau ra tới phía trước, hai mắt nhìn về phía trước theo roi.

c) Những động tác bái tổ hết bài roi: Bái tổ sư, lập như tiền

- Ở bộ vị, chân phải bước tới phía trước một bước đồng thời tay phải đánh đầu đốc roi từ sau ra trước, từ trên xuống. Hai mắt nhìn tới trước theo roi.

- Ở bộ vị, giữ y tư thế ngựa. Hai tay đâm đầu roi thẳng ra phía trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi.

- Ở bộ vị, chân trái ở sau bước tới phía trước một bước, đồng thời hai tay đánh đầu roi ngang qua từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về phía trước.

- Ở bộ vị, chân phải bỏ ngược ra phía trước theo chiều sau lưng, đồng thời xoay người từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Cùng lúc hai tay đánh ngang roi từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, tay phải ở trước cắm đầu roi chỉ xuống đất, tay trái ở sau nắm đốc roi theo chiều chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải đánh đốc roi từ dưới lên. Hai mắt nhìn về trước theo roi.

- Ở bộ vị, chân trái bước tới trước một bước trụ theo ngựa kim kê, nắm phần đốc roi sau, chỏ tì vào hông phải, tay trái xê dịch ra phía trước nắm 1/3 phần đầu roi. Hai mắt nhìn thẳng về phía trước.

- Ở bộ vị, chân trái bỏ về đặt ngang với chân phải. Hai bàn chân đặt song song với nhau. Tay phải nắm giữa roi, chống roi xuống đất ở phía nên phải thẳng đứng theo thân người. Tay trái duỗi thẳng, tỳ căn chưởng trước bắp vế và lòng căn chưởng hướng xuống mặt đất. Hai mắt nhìn về phía trước và hơi nhìn xiên xuống mặt đất.


. Theo "Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định"

Về Đầu Trang Go down
 
TRƯỜNG CÔN DIỂN QUỐC ÂM CA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ảnh hưởng của hệ giá trị chính trị phương Tây đến sự phát triển của các xã hội ở Đông Á – trường hợp Trung Quốc
» cho cháu hỏi Chú Tibu, Chú Hai Lúa và diễn đàn Hoa Sen Trên Đá,
» Ngũ Đấu Mễ Đạo - Tổ sư Trương Lăng
» Trương Nghi - Tung Hoành Gia
» NHỮNG TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ÐỘ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: VÕ THUẬT TINH HOA-
Chuyển đến