CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:16 am

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo


[url=Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo 2enw8sn]Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo 2enw8sn[/url]

LỜI NGƯỜI DỊCH


*****


Trong Giới Bản Khuất Sĩ Tân Tu (Đạo tràng Mai thôn thực hiện, NXB Lá Bối), điều giới thứ 27 trong 70 giới uy nghi có đề cập đến việc một vị nam khuất sĩ phải nên thường xuyên vận động để sức khoẻ được tráng kiện, nên học kỹ phương pháp tồn tinh, khí và thần.
Thứ đến, người tu thiền cũng cần phân biệt những thuật ngữ đạo giáo với thuật ngữ thiền tông cùng đồng âm nhưng không đồng nghĩa, chẳng hạn như: Bất nhị pháp môn, Một huyền cầm, Vô khổng địch, Chính pháp nhãn tạng, Tham đồng khế, Kinh diệu pháp liên hoa, Kim cương kiếm, Pháp thân, Pháp trung vương, Tam giới, Tam thừa, Tam yếu, Tiền tam tam hậu tam tam, Thánh thai…
Đối với người thế gian chưa tu theo Phật giáo, muốn sống khoẻ mạnh trường thọ cũng cần biết qua một số kiến thức về bí quyết dưỡng sinh nằm rải rác trong sách này.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi cảm thấy việc chuyển ngữ quyển Tiên học từ điển của Đới Nguyên Trường (Nhà xuất bản Chân Thiện Mỹ, Đài loan năm 1970) từ Hán sang Việt là cần thiết, và xin phép đổi tên là Từ điển Thuật ngữ Đạo giáo.
Nay việc phiên dịch và hiệu đính đã hoàn tất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu quyển Từ điển Thuật ngữ Đạo giáo đến quý đọc giả gần xa.



TẤN TÀI - PHƯỚC ĐỨC
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:17 am

THƯ NGỎ

Diễn đàn Đạo gia khí công chân thành cảm ơn Dịch giả TẤN TÀI – PHƯỚC ĐỨC và nhà xuất bản TÔN GIÁO đã cho xuất bản tài liệu: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo một tài liệu rất bổ ích đối với thành viên diễn đàn Đạo gia khí công.
Ấn bản điện tử do các thành viên trong diễn đàn chung tay đánh máy, chỉ để lưu hành nội bộ vì có nhiều thành viên ở xa, hoặc các thành viên mà vì một điều kiện nào đó không có được cuốn Từ điển thuật ngữ trên tay. Nên anh em cố gắng góp sức vì sự lớn mạnh của Khí công Đạo gia nước nhà mà bỏ công sức hoàn thành ấn bản điện tử. Kính mong nhà xuất bản và dịch giả cũng như Tác giả niệm tình tha thứ.
Vì các thành viên không ai biết Hán tự nên khi đánh máy sẽ có nhiều sai sót, phần Hán tự chỉ để tham khảo các huynh đệ nên đối chiếu bản gốc nếu muốn nghiên cứu kỹ hơn; nhóm thực hiện xin cảm ơn.
Ấn bản điện tử với một hoài bão nhằm lưu giữ, phổ biến một tài liệu quý và bổ ích, không có mục đích vụ lợi cá nhân và kêu gọi: Nghiêm cấm mọi hành động xuất bản, in ấn để kinh doanh. Các cá nhân sai phạm tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Kính thư!



Các thành viên chung sức hoàn thành tài liệu
TrungTDT
Kieuphong
Dinhhau
Vuphong
Changjiang
Hoahongdalat
Phicanh là người đầu tiên đưa ra ý tưởng hoàn thành ấn bản điện tử của cuốn từ điển thuật ngữ đạo giáo.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:19 am

MỤC LỤC

A 1
B 5
C 15
D 40
Đ 49
G 64
H 67
K 94
L 106
M 120
N 125
NG 133
NH 149
O 167
P 168
Q 174
S 178
T 182
U 254
V 255
X 261
Y 264

A


AN LÔ LẬP ĐỈNH 安 栌 立 鼎
“Dựng lò đặt bếp”. Thân phải thẳng, ngồi phải yên, vững như Thái Sơn là bên ngoài vững vàng như lô đỉnh. Lấy thần chế ngự khí được an định là bên trong vững vàng như lô đỉnh (lò, lư hương). Thái Thanh Tu Đan Quyết ghi: “Thân vững vàng như lô đỉnh, âm dương khó lường gọi là thần”.

AN TÂM 安 心
Danh từ Nội đan Đạo giáo. Toạ vong luận ghi: “Tâm không đuổi theo cảnh bên ngoài. Tâm an nhiên mà trống rỗng (hư) thì đạo tự đến”. Chỉ trạng thái thu gom tình cảm, tập trung ý nghĩ vào bên trong (nội cảnh), điềm đạm vô vi.

AN THẦN 安 神
Thuật ngữ Nội đan Đạo giáo. Trọng Trường Thống truyện ghi: “An thần như khuê phòng, tư Lão Tử chi huyền hư, hô hấp tinh hoà, cầu chí nhân chi phảng phất”. Tức là thu liễm thần chí, tập trung tinh thần, vô dục vô niệm, ninh tĩnh tâm tư.

ANH NHI 嬰 兒
Lúc ngọc dịch hoàn đan (luyện tinh hoá khí), đan ấy mới thành hình gọi là anh nhi (trẻ sơ sinh); do vì từ nơi không mà sinh ra có, khi công phu tiểu chu thiên (luyện đan) hoàn tất mới thấy được. Tố Hải Thiềm nói: “Sau khi luyện đan hoàn tất, sinh một anh nhi tại hạ điền”.

ÂM DƯƠNG 陰 陽
Nơi trời là nhật nguyệt, nơi đất là thuỷ hoả, nơi người là nam nữ, nơi thân là tim thận, nơi phương hướng là đông nam tây bắc, nơi quẻ hào là càn không khảm ly, nơi thời gian là tý ngọ, nơi hư không là gió mây, nơi vật loại là diên hống, long hổ. Vũ trụ vạn vật đều có âm dương; luyện đan cũng thế, không có âm dương đâu thể thành đan; không thể thành đan mà muốn thành chân nhân là việc khó có!
Cổ tiên nói: “Nhất âm nhất dương gọi là đạo, chẳng biết âm dương thì dù bận rộn cũng không mang lại kết quả gì”. Lữ Tổ nói: “Hai thứ âm dương ẩn trong vi, chỉ kẻ ngu si chẳng tự tri, cho rằng thật sự là nam nữ, quả quyết không nhận là khảm ly”. Tổ Tam Phong nói: “Âm dương nam nữ cùng giao phối, cháu cháu con con đời đời truyền; thuận là phàm, nghịch là tiên, chỉ tại nhân gian còn đảo điên”. Lại nói: “Miên mật điều hoà sự hô hấp, nhất âm nhất dương nấu trong lò”.

ÂM DƯƠNG ĐỘNG TĨNH 陰 陽 動 靜
Dương trong âm lấy động làm chủ, cho nên trong lúc lấy cung khảm để rình động. Âm trong dương lấy tĩnh làm chủ, cho nên sau khi bổ sung cung ly để dưỡng tĩnh. Đạo Tạng nói: “Động là nền tảng của tĩnh, động chẳng phải là tâm ý mà là khí đan điền động”. Lữ Tổ ghi: “Động tức là thi công, tĩnh tức là ngủ”. Tiên Tông ghi: “Động thuộc dương, tĩnh thuộc âm, dương tột thì âm tĩnh, âm tột thì dương động”

ÂM DƯƠNG HỖ TÀNG 陰 陽 互藏
Dương thần nhật hồn chứa trong âm, âm thần nguyệt phách chứa trong dương. Hồn kia ở trong nhà của phách, tức là tính chủ bên trong; phách nọ ở trong nhà của hồn, tức là tình chủ bên ngoài. Yên tĩnh hư vô thì làm chủ bên trong; quy căn phục mệnh, đóng chặt tam bảo (tai, mắt, miệng) thì làm chủ bên ngoài. Tích tinh đủ khí, quy căn phục mệnh thì ngân ngạc lập dựng; tính tình đủ khí thì thành quách toàn vẹn, sau đó mới có thể phối hợp càn khôn. Tham Đồng ghi: “Dương thần nhật hồn, âm thần nguyệt phách. Hồn với phách cùng ẩn náu trong một nhà, tính chủ ở trong sắp đặt ngân ngạc, tình chủ bên ngoài củng cố thành quách”.

ÂM DƯƠNG LƯỠNG THẦN 陰 陽 兩 神
Người chỉ tu tính mà thành gọi là Âm thần, gọi là Quỷ tiên, xuất hiện có bóng mà không có hình. Còn người tính mạng song tu gọi là Thần tiên, gọi là Dương thần, xuất hiện thì có hình mà không có bóng. Tiên Kinh ghi: “Đạo vốn không có tướng, Tiên quý trọng có hình”. Đông Hoa Đế Quân nói: “Pháp thân rộng lớn trùm trời đất, chân tính tròn sáng thấu cổ kim. Nếu người trên trán mắt chưa mở, chớ khoe tán ảnh với phân hình”.

ÂM ĐAN 陰 單
Đan dược kết thành khi đã luyện đến phản bổn hoàn nguyên nhưng chưa đến chỗ luyện khí hoá thần, gọi là âm đan, tức là tên khác của Ngọc dịch hoàn đan, chỉ nước bọt. Tổ Hàm Hư nói: “Máu hoà làm cao, ý ngưng làm thổ, trong thổ sinh ra thuỷ ngân, tính thuỷ ngân tròn sáng, gặp vật không biến đổi, gươm linh trong tay, tiên gia gọi là âm đan”.

ÂM HÀO 陰 爻
Hào quẻ đại biểu âm tính, đối lại với dương hào. Vạch hào âm biểu hiện bằng ký hiệu – –. Lấy “Lục” (6) làm đại biểu. Trong quẻ Dịch, hào âm phần nhiều tượng trưng cho âm tính và các sự vật nhu tính, như nữ tính. Đất thai nghén dưỡng dục muôn vật, thần dân bị thống trị và tiểu nhân không có tài đức, người yếu đuối, đức nhu thuận, vật mềm yếu v.v.. Trong quẻ Dịch ngoài hoà Sơ lục ra, các hoà Lục nhị, Lục tam, Lục tứ, Lục ngũ; Thượng lục đều là hào Âm.

ÂM HỔ 陰 虎
Chỉ thứ nước chân nhất trong thận. Luận long hổ ghi: “Thận thuỷ sinh khí, trong khí có nước chân nhất, gọi là Âm hổ”.

ÂM KHÍ 陰 氣
Luyện đan hoả hầu (độ lửa) chưa đủ làm cho khí mới sinh ra không đến được đan điền nấp kín bên ngoài, biến thành âm khí, ắt sẽ hiện nhiều hiện tượng kỳ lạ, phải mau dùng vũ hoả nung luyện cho âm khí tan hết mới thôi. Nếu không là thế, âm khí chất chứa bên trong tụ lại càng lúc càng nhiều, rất nguy hiểm! Luận Huyền Cương ghi: “Một chút dương không diệt không thể thành ma, Chút xíu âm khí chưa hết không thể làm tiên”.

ÂM KIỂU 陰 蹻
Khoảng giữa hai âm, hai mạch Nhâm Đốc nhờ đây thông qua nên gọi là âm kiểu. Thông các mạch trên dưới chu lưu khắp thân, có thần chủ coi giữ, còn gọi là Phong Đô Dã. Tổ Tử Dương nói: “Mạch âm kiểu là chỗ bí mật của chư Thánh, bậc cao nhân giấu không nói ra”. Mai chí Tiên nói: “Âm kiểu Nê hoàn, nhất khí tuần hoàn dưới xuyên qua cửa đất, trên đẩy tung cổng trời”.

ÂM LÔ 陰 櫨
Vì trong lò không còn thuốc, chỉ có khí long huyền. Khi rồng vào hang cọp, chưa được tuỷ cọp chỉ có một chút thuỷ ngân âm khí mà thôi. Tham Đồng ghi: “Miệng lò ngang bốn tấc Tàu (1,2dm), dài tám tấc (2,4dm), môi hai tấc (0,6 dm), cao thước hai (3,6 dm) thành lò dày mỏng phân bố đồng đều”.

ÂM PHÙ 陰 符
Âm là âm, phù là hợp; âm phù ý nói nhân sự phải phù hợp với thiên đạo. Khi công phu tiểu chu thiên qua giờ Ngọ nội khí xuống thấp cũng gọi là âm phù. Tào chân nhân nói: “Trong 24 giờ luôn luôn có dương hoả âm phù, hễ tiến tới là dương hoả, thoái lui là âm phù”.

ÂM THẦN 陰 神
Người chưa được nguyên khí tiên thiên phối hợp mà xuất thần, cũng có thể tự do tự chủ, liễu thoát sinh tử, tránh khỏi cái khổ luân hồi. Người công hạnh sâu dày có thể bay lên trời làm thần, một khi phước trời hết vẫn phải đoạ xuống trần đầu thai, khó tránh khỏi bị luân hồi. Cổ Tiên nói: “Dù ông thọ tám trăm kiếp cuối cũng rồi cũng không được gì”.

ÂM THƯỢNG DƯƠNG HẠ 陰 上 陽下
Cũng gọi là “hư tâm thực phúc”. Chu dịch tham đồng khế của Viên Nhân Lâm (thời Thanh) chú rằng: “Âm ở trên, là âm khí trong Khảm đi lên, bởi nó từ trong cung Khảm đến, nên nói là âm; Dương đi xuống, là âm dịch trong ly rót xuống, vì nó đi đến cung ly, cho nên gọi là dương. Phải lấy nghĩa hư tâm thực phúc, thượng bộ xoá hết thèm muốn, quy về hư tĩnh, là âm. Hạ bộ tụ tập dương khí, cho nó phát sinh là dương”. Trong thuật Nội đan, thần chảy vào (chú) Huyền quan, gọi là Dương hạ; Khí thăng lên Nê hoàn, gọi là Âm thượng.

ÂM TINH 陰 精
Tinh hoa của ngũ cốc thay đổi rất dễ tác yêu tác quái, nếu không dùng chân tức thì không thể tiêu hoá, phải nhờ hai lửa thần khí hợp thành một lửa mới có thể tiêu hoá hết. Tẩy Tâm Tử nói: “Âm tinh chẳng phải chân tức không thể tiêu hoá, chân dương chẳng phải yểu minh chẳng thể sinh”.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:20 am

ÂM TRUNG DƯƠNG, DƯƠNG TRUNG ÂM 陰 中陽 , 陽 中 陰
Trời là dương, đất là âm. Mọc lên là dương, rơi xuống là âm. Vạn vật từ đất sinh ra là dương, sinh ra từ trong âm mà mọc lên. Mưa móc từ trời rơi xuống là âm, sinh ra từ trong dương mà rơi xuống. Con người trên đời hàng ngày lao động mệt mỏi, động tột thì âm sinh. Âm sinh thì buồn ngủ, đây là âm sinh ra từ trong dương. Ban đêm nằm yên, sáng sớm muốn cử động, cần thức dậy, tĩnh tột thì dương sinh. Dương sinh thì sự ham muốn khởi dậy, đây là dương sinh ra từ trong âm. Luyện đan cũng không ngoài việc động tĩnh mà hạ thủ. Tổ Tam Phong nói: “Long thuộc dương, từ dương một khi mất đi là âm. Hổ thuộc âm, trong âm có vật báu, một khi được liền thành dương”. Lại nói: “Những lỗ phía trên là chân âm trong dương, những lỗ phía dưới là chân dương trong âm”.

ẨN NGỮ 隠 语
Ẩn ngữ trong Đan kinh rất nhiều khiến cho độc giả khó lường, bởi tôn trọng chỗ cốt yếu của đạo. Nhưng có tà sư mượn ví dụ để phản lại điều chân chính, phỏng đoán sự việc, xuyên tạc công lao huyền bí để mê hoặc kẻ hậu học, đến nỗi về sau những kẻ có chí hướng đạo càng xem càng loạn, càng đọc càng không rõ, bối rối trước ngã ba đường, không biết từ đâu mà hạ thủ. Cho nên bộ sách này chọn dùng long môn chính tông Đan pháp, đem quyển Thành Đạo Tiên Chân Thân Chú Trực Thuyết mà tập hợp giải thích tỷ dụ ẩn ngữ, trong ấy nhận được pháp hữu vô. Quyển Tiên Chân Trực Giải Xứ cũng dùng Long môn Đan pháp làm tông chỉ, cố gắng chú giải. Đối với Đan pháp kia, không có chút đầu mối, mịt mù không căn cứ, nhất loại không liệt kê vào; ngoài trừ tính mệnh song tu, phép dưỡng sinh, trừ bệnh, sống lâu cũng không đưa vào. Bão Phác Tử ghi: “Kẻ nghiên cứu quyển sách đặc biệt này không phải ít, dẫn nhiều ẩn ngữ rất khó hiểu, còn những điều nghi thì không thể tư vấn”.



B


BÁ TINH VU TÍ 播 精 于子
“Gieo rắc tinh khí vào giờ Tý”. Khi nội tu nhập định tới mức hư tĩnh tột bực, trời người giao ứng, nguyên tinh nguyên khí tự hàm dục lẫn nhau, một điểm chân dương sinh ở Đan điền, chân cơ phát động bèn có thể dùng làm nền móng của đại đan. Cơ đó gọi là Tý thời (giờ Tý). Cho nên gọi là “Bá tinh vu Tý”.

BÁCH KHIẾU QUAN LIÊN 百 竅 关 連
Chỉ bách quan bách tiết, bách mạch bách khiếu trong cơ thể con người có liên quan chặt chẽ với nhau (tương vọng tương liên). Nếu biết tu luyện khí công thì sẽ có thể điều chỉnh quan hệ của các bộ, khử tà trị bệnh. Trung hoàng thiên ghi: “Bách khiếu thông với bách huyệt, bách huyệt thông với bách mạch… Đại để là bách mạch và bách khiếu tương vọng, bách quan và bách tiết tương liên. Vì vậy một huyệt bế thì một bệnh sinh, một mạch tắc thì một kinh loạn… Đó là bách khiếu tương liên”.

BÁCH NHẬT CÔNG LINH 百 日 功 灵
“Dụng công trăm ngày thấy linh nghiệm”. Kim đan đại đạo nếu được chân truyền, y theo pháp mà dụng công không quá 100 ngày liền thấy công hiệu. Không như bàng môn tà đạo suốt đời trọn kiếp cuối cùng không thành tựu gì cả. Chung Tổ nói: “Trong 30 ngày tượng hình anh nhi, công phu được trăm ngày thì tạo hoá linh”.

BÁCH NHẬT PHÒNG NGUY HIỂM 百日房 危 險
“Trăm ngày phòng nguy hiểm”. Thời đến thì thuốc sinh, thần chẳng biết là nguy hiểm thứ nhất. Không rõ pháp khởi hoả, hoặc ngủ mê thần chẳng linh là nguy hiểm thứ hai. Những khâu tiến hoả, thoái phù, mộc dục, chỉ hoả, quy căn, tạo hoá, rối loạn là nguy hiểm thứ ba. Ngày xưa, Bạch Ngọc Thiềm Tổ 64 tuổi mới hạ thủ công phu, đến giai đoạn chỉ hoả ông đã bỏ lỡ thời cơ đến nỗi suýt bị nguy hiểm. Nhập Dược Cảnh ghi: “Thọ khí tốt lành, phòng thành xấu dữ, hoả hầu đầy đủ không làm tổn hại đến đan”. Chung Tổ nói: “Quả nhiên trăm ngày phòng nguy hiểm”. Tiêu Tổ nói: “Phòng sự sai thất của hoả hậu, tránh sự hôn mê của mộng mị”.

BẠCH HỔ 白 虎
Là chân diên, Vì nó chứa đựng khảm ly nên ví cho Ô tinh; vì nó hung ác cắn người nên ví cho là Bạch hổ. Ngộ Chân ghi: “Tây Sơn mãnh hổ quá càn rỡ, Đông Hải Thanh Long không thể đương”. “Đem Bạch hổ về nhà nuôi dưỡng, sản sinh minh châu tợ trăng tròn”.

BẠCH HỔ THỦ KINH 白 虎 首 經
Bạch hổ là khí tiên thiên, thủ là ban đầu, kinh là chạy nghĩa là khí tiên thiên lần đầu tiên chạy ra. Tổ Tử Dương nói: “Bạch hổ thủ kinh chí bảo, hoa trì thần thuỷ chân kim”. Tổ Tam Phong nói: “Muốn đến phương tây bắt Bạch hổ, trước phục Thanh long ở phương đông”.

BẠCH HUYẾT 白 血
Khi luyện đan đến tinh khí đầy đủ, huyết tố màu đỏ trong thân thể nhất loạt biến thành bạch huyết thì được quả tiên nhân sống lâu. Phép luyện đan này bước đầu động ít tĩnh nhiều, giữ khí đến nỗi nhu nhuyễn mà hơi thở nổi theo tự có dương hoả phát hiện, nung đúc máu đỏ, tức là “Cao mỡ trắng” (Bạch chỉ cao). La Phù Ngâm ghi: “Từng bước thái thủ dần ngưng kết, hiện tại khắp thân là bạch huyết”. Chung Tổ Phá Mê Ca ghi: “Huyết hoá thành cao, hình dạng giống như bạc”.

BẠCH KIM 白 金
Là bản vị của kim phương tây, màu trắng nên gọi là bạch kim, nay nhập vào phương bắc chìm trong nước, vì phương bắc màu đen nên biến thành hắc diên (chì đen), dùng lửa nung luyện thì sinh hoá mà biến thành diên hoa. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Bạch kim vốn là gốc của kim hoa, nếu chẳng phải được hắc diên thì hoa không sinh, Hắc diên là gốc của chân hống, Nếu chẳng phải bạch kim thì thần tự ẩn; bạch kim luyện ra chân hoàng kim, hoàng kim tách lấy kim hoa phấn, nung luyện lẫn nhau vốn là hắc diên, nếu chẳng phải được hắc diên thì thuỷ ngân chẳng khô”.

BẠCH NGỌC THIỀM 白玉 蟾
(1194-1229). Đạo sĩ Nam Tống. Vốn tên là Cát Trường Canh, tự là Như Hối, còn tự là Bạch Tẩu, hiệu là Hải Quỳnh Tử, còn có hiệu là Hải Nam Ông, Quỳnh Sơn đạo nhân, Vũ Di tản nhân, nguyên quán tại Mãn Thanh Phúc Kiến, Sinh tại Quỳnh Châu (nay là Quỳnh Sơn, đảo Hải Nam). Thuở nhỏ thi khoa Đồng tử, am hiểu Cửu Kinh, biết làm thơ phú. Theo thầy là Trần Nam học Nội đan và lãng du các nơi. Sau khi Trần Nam mất, lại đi ngao du tại các núi La Phù, Vũ Di, Long Hổ, Thiên Thai v.v.. Năm Gia Định 11 (1218) đời vua Tống Ninh Tông, đã từng lập đàn tràng cầu đảo cho nhà vua ở cung Vạn Thọ, Ngọc Long Hồng Châu và ở cung Thuỵ Khánh núi Cửu Long. Năm Gia Định 15 (1222) tới Lâm An dâng thư lên cửa khuyết, bị ngăn trở không tới được, lại vì say rượu bị bắt giải tới quan Kinh doãn qua một đêm mới được tha. Từ đó, ông ở ẩn và chuyên chú trước thuật. Trong tác phẩm của ông rõ ràng có tư tưởng tam giáo hợp nhất. Ông đề ra trung tâm của việc tu luyện Nội đan là tinh, khí, thần và lấy thần làm chủ. Cho rằng: “Thần tức là tinh, khí tức là mệnh”, Về trình tự tu luyện, chủ trương trước tiên tu Mệnh. Sau mới tu tính, giống như đường lối tu luyện trong Ngộ Chân Thiên của Trương Bá Đoan. Tác phẩm có Thượng Thanh tập, Ngọc Long tập, Vũ Di tập, đệ tử của ông đã biên tập Tác phẩm của ông thành Hải Quỳnh Ngọc Thiềm tiên sinh văn tập, Hải Quỳnh vấn đạo tập, Hải Quỳnh truyền đạo tập, Hải Quỳnh Bạch chân nhân ngữ lục v.v.. Bạch Ngọc Thiềm là một trong 5 vị tổ Nam (Nam ngũ tổ) của đạo Toàn Chân. Sau khi mất, được vua hạ chiếu phong là Tử Thanh Chân nhân, đời gọi ông là Tử Thanh tiên sinh.



BẠCH NGUYÊN 白元
Chỉ có phế thần (thần phổi). Thượng đỗ chương ghi: “Bên phải có Bạch nguyên tính lực xứ”.

BẠCH THẠCH NGUYÊN 白 石 源
Là tinh trong thận, là kim trong thuỷ, là tổ khí của trời đất, là cội nguồn của vạn vật, là khí chân nguyên đời đời chẳng dứt. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Chu tước nở ra co lại Bạch thạch nguyên... giữ thai ngưng tinh thì có thể trường sinh”.

BẠCH TUYẾT 白 雪
Là tinh hoa của chân âm, trong lúc luyện công tĩnh định, đan ở trung cung, chỉ thấy trước mắt xuất hiện một dải ánh sáng như tuyết trắng bay trong hư không, lú nhú như huỳnh nha nảy nở trên đất xuân. Lúc này không được dùng lửa quá ráo, chỉ nên giữ ấm áp lâu dài là đủ. Lữ Tổ nói: “Bạch tuyết hướng trên đỉnh đầu, cam lộ rưới Tu-di”, Tiên thi ghi: “Trước mắt bạch tuyết rơi tới tấp”.

BẠN LỮ 伴 侶
Luyện đan lấy chính thân mình làm lô đỉnh, điều dưỡng hoả ắt phải có bạn lữ riêng, vì bản thân người dụng công không thể chú ý nhiều mặt. Sinh hoạt hằng ngày như sự ăn uống chi phối ắt phải có người này. Sự việc bên ngoài ắt phải có người ứng đối, công phu đến phục thực đại dược, bảy ngày chết rồi tái sinh, cực kỳ nguy hiểm, ắt phải nhờ bạn đạo đồng chí chăm sóc, tấc bước không rời; còn phải có một đạo hữu khác phụ trách cung ứng lương thực cùng nhu yếu phẩm hàng ngày, cho nên phải có ba người đồng chí mới có thể thực hành. Chung Tổ nói: “Trên đời này khó kiếm được bạn chân tu”. Lữ Tổ nói: “Toàn nhờ bạn lữ điều hoà thuỷ hoả”. Lại nói: “Đang đem tính mệnh để song tu trước tiên kết bạn đồng tâm làm phụ tá”. Lại nói: “Tìm liệt sĩ kiếm hiền tài, cùng đặt lô đỉnh hoá phàm thai”. Âm Chân Quân nói: “Muốn tu đạo này cần phải nhờ của cải tiền bạc, ba người đồng chí làm bạn tốt mới có thể tu luyện”. Tổ Tử Dương nói: “Ba người đồng chí cẩn thận đề phòng nguy hiểm”. Thượng Dương Tử nói: “Cầu tiền nhờ bạn luyện kim đan, tiền không khó tìm, bạn khó tìm được tiền được bạn lo ngoại hộ, làm tiên cần gì đến thâm sơn”. Thiên Lai Tử nói: “Muốn luyện đan phải kết bạn, ba người đồng chí giúp đỡ nhau. Nếu không có những bạn đồng chí, đại dược khó thành, kim hống cũng không có luôn”.

BÀNG MÔN TÀ ĐẠO 旁 門 邪 道
Bàng môn là pháp đồng mà công không đồng, vì bàng môn đi theo con đường khác nên chưa thể thành chính quả mà chỉ thành tiểu quả, cho nên bàng môn dễ gặp mà khó thành. Còn đại đạo khó gặp mà dễ thành rất là giản dị, tuy kẻ tiểu nhân ngu muội biết được mà thực hiện theo cũng bước lên đất Thánh, thì làm sao thế nhân không biết kim đan đại đạo! Ngẫu nhiên được tiểu thuật có công hiệu làm hết bệnh bèn cho là diệu pháp duy nhất, chân truyền không hai, rồi làm thầy lập giáo, thu đệ tử truyền pháp nhưng không cho thưa hỏi, dối mình gạt người. Thiên sai vạn biệt này không thể nói ra hết. Tà đạo với bàng môn cũng không giống nhau, bời bàng môn vẫn còn gần đại đạo, công phu của họ tuy chưa được chân sư chỉ dạy mà theo đường bên mà đi, rốt ráo không thể siêu phạm nhập thánh.
Tà đạo dùng thái chiến gạt người, đem phòng thuật để dẫn dụ, hại người lợi mình, mục đích là thu tiền góp của người khác. Còn có một loại thần tác quái, làm người nghe kinh hãi, lời nói yêu ma mê hoặc mọi người, không sao kể xiết. Thiên Cốc Thần ghi: “Bàng môn nhiều kỹ xảo đều không tránh khỏi vô thường”, Ngộ Chân ghi: “Không biết chân diên chánh tổ tông, mọi loại tác dụng chỉ uổng công”.

BÀNH TÍ (BÀNH HẠC LÂM) 彭子 (彭 鶴 林)
Đạo sĩ thời Tống, Người Tam Sơn (nay là thành phố Phúc Châu, Phúc Kiến), tự là Quí Ích, hiệu là Hạc Lâm, Vốn xuất thân từ quý tộc, khá nổi tiếng về văn chương, nhưng chẳng thích làm quan. Sau thờ Bạch Ngọc Thiềm làm thầy, được truyền thụ “Thái ất đao khúc hoả phù” cùng sách Cửu đỉnh kim diên sa hống và bài văn Tử tiêu khiếu phong đình, thông hiểu phù lục đan pháp, thường cứu khổ chữa bệnh cho người, lại có tài hô phong hoán tuyết. Tác phẩm có Hạc lâm phú, Đạo đức chân kinh tập chú, Kim hoa xung bích đan kinh v.v..

BÀNH TỔ THUẬT 彭 祖 術
Cách gọi khác của Phòng trung thuật. Theo truyền thuyết Bành Tổ rất giỏi Phòng trung thuật, tác phẩm có Bành Tổ kinh. Vì vậy sau này người ta gọi Phòng trung thật là Bành tổ thuật.

BÃO NHẤT 抱 一
“Giữ lấy cái Một”. Đạo giáo nói Đạo sinh ra từ cái Một, cho nên gọi tinh tư cố thủ là bão nhất. Bão Phác Tử ghi: “Nho gia vội lo về danh lợi, còn Đạo gia chỉ giữ cái Một (bão nhất) làm cái Thiện của riêng mình (độc thiện)”.

BÃO PHÁC TỬ NỘI THIÊN 抱 樸 子 内 篇
“Bão phác tử” là một kiệt tác về luyện đan của Đạo giáo đồng thời cũng là một kiệt tác về khoa học kỹ thuật mà tác giả là Cát Hồng, một danh y đời Tấn. Sách “Bão phát tử” được chia làm hai bộ “Nội thiên” và “Ngoại thiên”, “Nội thiên” là một tập đại thành về tu luyện nội đan của Đạo giáo, có giá trị sử liệu rất quý, đó là một tư liệu quan trọng để nghiên cứu về lý luận Đạo giáo và phép thuật tu luyện nội đan.
Cát Hồng, hiệu là Bão phác tử, tự là Tri Xuyên, người đất Câu Dung, đời Tấn, năm sinh khoảng 281, năm mất 341. Thuở thiếu thời Cát Hồng theo học đạo Nho, say mê pháp thuật thần tiên, từng theo học Trịnh Ẩn, một đệ tử phái huyền học. Tác phẩm của ông, ngoài “Bão phác tử” ra, còn có “Thần tiên truyện” và các sách về đông y như: “Trứu hậu bị cấp phương”, “Kim quỹ diệu phương” và một số bài thời phú khác. Sách “Huyền phẩm lục” còn chép rằng: “Thời nguyên đế Cát Hồng được gọi về kinh phong cho làm tướng, diệt giặc có công, được phong đến chức Quan nội hầu. Về sau nghe nói đất Giao Chỉ có nhiều Đan-sa, liền đến núi La Phù để luyện đan, công việc luyện đan thành công, thì ông cũng qua đời...”
Sách “Bão phác tử” Nội thiên gồm 20 quyền. Ngoại thiên gồm 50 quyển. Cát Hồng là một nhà tư tưởng thần tiên, vì vậy tác phẩm của ông đều thấm đậm tư tưởng thần tiên. Người đời gọi sách “Bão phác tử nội thiên” là một tập đại thành của tư tưởng thần tiên.
Cát Hồng là một tín đồ của thuật kim đan, ông chủ trương dùng đan dược, phản đối bùa bèn phù chú. Ông là đại biểu cho phái đan đỉnh của Đạo gia, là người đối lập với Lý Khoan, thủ lĩnh phái bùa chú, “Bão phát tử nội thiên” lấy tư tưởng nho gia làm trung tâm, luận bàn về đạo lý của xã hội, sự thịnh suy của thời cuộc, và sự được mất của con người. Vì vậy, người đời coi Cát Hồng là đại biểu cho tư tưởng ngoại Nho, nội Đạo, Sách “Bão phác tử” không chỉ có giá trị cho việc nghiên cứu tư tưởng Đạo giáo, mà còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển chuyên ngành hoá học, hoá dược phẩm của Trung Quốc, thông qua những ghi chép tỉ mỉ về thuật luyện kim đan.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:20 am

BẢO VẬT 寶物
Đó là tiên thiên nhất khí, vì khí này một khi mất thì khí hô hấp hậu thiên liền dứt, khí đanứt thì bị chết, khí tiên thiên này là cội nguồn của tính mệnh đâu chẳng phải là vật báu vô giá. Tổ Tử Dương nói: “Vật chí bảo này nhà nhà đều có, chỉ tại kẻ ngu chẳng biết thôi”.

BÁT BÁT THANH LONG 八 八 青 龍
Bổn tượng của thanh long sắc phương Đông, từ mùng một đến bảy ngày sau là tiền huyền, sau ngày rằm tám ngày là hậu huyền; đều là huyền khí của long. Long ở vị trí phương Đông nên gọi là Thanh long, huyền khí này ở trước ngày rằm 8 ngày và ở sau ngày rằm 8 ngày cho nên gọi là bát bát thanh long. Chung Tổ nói: “Sau khi tiền huyền tìm dược vật, trước khi hậu huyền khí lưỡng toàn, ở giữa hai huyền là thái thủ, tiên hậu mất còn định căn bản”.

BÁT CẢNH 八 境
“Tám thứ cảnh giới”. 1- Thân tự đứng thẳng. 2- Toàn thân dung hoà. 3- Tâm trong sáng như trăng sáng. 4- Đan điền ấm áp. 5- Ngứa sinh ra từ lỗ chân lông. 6- Hô hấp ngẫu nhiên gián đoạn. 7- Thần khí hợp nhau. 8- Khi thấy huyền khiếu có khí xông lên. Thúy Hư Ngâm ghi: “Khi tinh thần hoà hợp khí trở về, xương thịt dung hoà đều chẳng biết”.

BÁT LẬU 八 漏
Chỉ tám trường hợp rò rỉ. Theo các sách Đạo giáo, thì: Nước mắt là Can lậu, nước mũi là Phế lậu, nhổ nước bọt là Thận lậu, đổ mồ hôi là Tâm lậu, đổ mồ hôi trộm là Tiểu trường lậu, ngủ mà chảy nước dãi là Não lậu. Nằm mơ giao hợp với ma là Thần lậu, dâm dục là thân lậu. Đạo giáo cho rằng tâm quân định thì mới có thể dừng rò rỉ.

BÁT NAN 八 難
“Tám điều khó”. 1- Dương khó được. 2- Vật khó điều phục. 3- Ruộng khó làm cỏ. 4- Tượng khó hợp. 5- Hành khó tụ hội. 6- Căn khó tịnh. 7- Tình khó khiển. 8- Thức khó diệt. Đây là tám điều khó. Người tu luyện chẳng lẽ nghe đến mà lui bước. Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Ý nói gặp việc khó mà thành công là do sự quyết tâm và nghị lực của con người. Tham đồng ghi: “Đứa con hiếu dụng tâm cảm động đến trời”.

BÁT HIỆU 八 效
Khi luyện đan thành công có tám thứ hiệu nghiệm:
1- Tai phải nghe tiếng gió thổi là hiệu nghiệm của cọp rống, khí đủ.
2- Tai trái gào thét là hiệu nghiệm của rồng ngâm tình đủ.
3- Trong miệng nhiều tân dịch là hiệu nghiệm của Tỳ kinh chân khí đủ.
4- Mặt như trùng bò là hiệu nghiệm của chân khí kích phát mao quản, khai thông.
5- Mắt có kim quang là hiệu nghiệm của tinh khí thần sung túc.
6- Não hậu thứu minh là hiệu nghiệm của chân hoả xung động, lực lượng sung túc.
7- Tướng mã âm tàng là hiệu nhiệm của dương quan đã bế, vĩnh viễn không lọt ra.
8- Đan điền nóng bỏng là hiệu nghiệm của đan thục hoả túc, tinh khí đầy đủ, phát sinh chân hoả.
Hứa Tuyên Bình nói: “Thần ở khiếu thì ngàn trí sinh ra, đan nhập đỉnh thì muôn thứ thay đổi”

BÁT PHONG 八 風
Gió của tám phương. Hoài Nam Tử Thuỵ hình: “Thế nào là Bát phong. Gió đông bắc gọi là Viêm phong, đông phương gọi là Điều phong, đông nam là Cảnh phong, nam phương là Cự phong, tây nam là Lương phong, tây phương là Cù phong, tây bắc là Lệ phong, bắc phương là Hàn phong”. Sách Thuyết văn thì nói: “Đông là Minh thứ phong, đông nam là Minh phong, nam là Cảnh phong, tây nam là Lương phong, tây là Xương hạp phong, tây bắc là Bất chu phong, bắc là Quảng mạc phong, đông bắc là Dung phong”. Tam động quần tiên lục thì nói: “Ngu Thuấn lên ngôi, Tây Vương Mẫu sai sứ dâng ống sáo bạch ngọc thổi lên để điều hoà Bát Phong”.

BÁT QUỲNH 八 瓊
1- Chỉ nước bọt, cũng gọi là Ngọc dịch. “Bát quỳnh của nội đan là thứ nước chân nhất, tức là ngọc dịch của Hoàn đan”.
2. Chỉ tạng phủ con người. “Từ trên xuống dưới, hoặc trước hoặc sau, được ghi trong bát quỳnh”.

BÁT THẠCH 八 石
Tám loại khoáng thạch dược vật mà đạo sĩ thường dùng để luyện đan. Gồm: Hùnh hoàng, Chu sa, Lưu hoàng, Không thanh, Vân mẫu, Nhung diêm, Tiêu thạch, Thư hoàng.

BÁT TIÊN 八 仙
“Tám vị tiên”. 1-Chỉ 8 vị tiên theo tục truyền gồm: Hán Chung ly. Lã Động Tân, Thiết Quái Lý (Lý Thiết Quải), Trương Quả Lão, Tào Quốc Cữu, Lam Thái Hoà, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô. 2-Chỉ 8 vị tiên của đất Thục theo Tiều tú Thục kỷ: “8 vị tiên ở đất Thục: đầu tiên là Dung Thành Công, ở ẩn tại Hồng mông tức là núi Thanh Thành ngày nay, thứ đến Lý Nhĩ sinh ra ở đất thục, ba là Đổng Trọng Quân cũng là ẩn sĩ ở núi Thanh Thành, bốn là Trương Đạo Lãng ở quán Hạc Minh ngày nay, năm là Nghiêm Quân Bình mở cửa hàng bói toán ở Thành Đô, sáu là Lý Bát Bách ở ẩn tại động Long môn tại Tân đô, bảy là Phạm Trương Sinh ở núi Thanh Thành, tám là Nhĩ Chu tiên sinh tại Nhã Châu”.

BÁT TỐ八素
Chỉ não thần muốn tĩnh thì khí của tám cung Minh đường, Động phòng, Đan điền, Lưu châu, Thiên đình, Cực chân, Huyền đan, Thái hoàng trắng tinh như lụa bạch (tố).

BÁT TRỤ 八 柱
Chỉ người tu trì giữ quan khiếu hư tĩnh, cố đóng chặt môn hộ, hàm dưỡng tinh khí, đó là công phu cơ bản của việc Nội luyện.

BẮC ĐẨU 北斗
Chỉ chòm sao sáng hình cái đấu (có cán) ở vùng trời phía bắc (Bắc thiên) gồm các sao Thiên Khu, Thiên Triền, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Ngọc Hành, Khai Dương và Dao Quang. Chòm sao này nay gọi là chòm Đại Hùng tinh. Còn gọi là Thiên Cương. Đạo giáo cho rằng Bắc Đẩu chủ sự sống, có nghĩa làm chủ thọ mệnh dài vắn của mỗi người.

BẮC THẦN 北 晨
Là sao bắc đẩu trên trời, dụ cho lúc con người luyện đan, lúc thần làm chủ tể đan điền. Khuê Chỉ ghi: “Ngoài vẫy gọi chính khí của thiên địa linh dương, trong tóm lấy tinh hoa của diên hống toàn thân, cũng như các vì sao vây quanh sao Bắc Đẩu”.

BẤT CẢM VI THIÊN HẠ TIÊN 不 敢 為 天 下 先
“Không dám làm tổ tiên thiên hạ”. Thiên cơ chưa phát thì hư theo đó mà chờ, tĩnh theo đó đợi, nhất niệm chẳng sinh, mọi duyên dứt liền, gọi đó là “bất cảm vi thiên hạ tiên” (không dám làm tổ tiên thiên hạ). Khi thấy thiên cơ đã phát thì mau lấy pháp thái thủ mà cất chứa. Tam Dược ca ghi: “Trừng tâm tuyệt lự chờ tinh ngưng”.

BẤT HÀNH CHÍNH ĐẠO 不 行 正 道
“Không đi theo chính đạo”. Không thiên không lệch là chính, luyện đan lấy hoàng đạo và xích đạo làm con đường chính để vận hành đan dược, ngoài hai đạo này ra tuy cũng có con đường thông khác nhưng đều thuộc kinh lạc tế quản là con đường quanh co xiên vẹo, tu theo đó không thành tựu. Kinh Ngọc Thanh Thượng Diệu Công Đức ghi: “Chẳng khéo tu trì lại mất pháp bổn thì không thể nào trường sinh”

BẤT NHỊ PHÁP MÔN 不 二 法 門
Thiên tiên kim đan đại đạo từ xưa đến nay chỉ có một phương pháp có thể tu thành, ngoài pháp này ra, bất luận tu pháp môn nào khác đều không thể đạt đến địa vị thiên tiên; không thể vượt ra ngoài trời đất. Đan Kinh ghi: “Xưa nay không có hai đạo, thánh nhân không có hai tâm, ngoại trừ pháp nhất thừa này, hơn hai chẳng phải chân”.
BẤT THẦN THẦN 不 神 神
Chỉ sự quay trở về cái chất phác, chân chất. Phục hồi bản tính tự nhiên gọi là “Bất thần thần”. Có xuất xứ từ Âm phù kinh - Thiên sinh chương ghi: “Người ta chỉ biết cái thần mà không biết tại sao cái thần lại thần”. Tức Bất thần chi thần, ở đây “thần chính là tính vậy”.

BẤT THỰC BẤT THUỲ 不 食 不 垂
“Không ăn không ngủ”. Lúc luyện khí hoá thần, mười tháng dưỡng thai, luyện đến một tháng thì giảm ăn, đến ba tháng thì dứt ăn, đến năm tháng thì dương sáng mà không ngủ giống như đứa bé ở trong bào thai không phân biệt được ngày đêm. Lãnh Khiêm chân nhân nói: “Mang thai luyện khí hoá thần lúc nhập định, do định lực mà có thể không ăn uống gì cả, hoặc có kẻ 4 tháng, 5 tháng, nhiều tháng có thể không ăn gì cả”.

BẾ KHÍ 閉 氣
1. Chỉ điều hoà hơi thở. Mạch vọng ghi: “Bế khí không phải là đóng nghẹt khí, mà là thần định khí hoà, tuyệt tư vong lự, thì hơi thở mũi thanh thản nhẹ nhàng, như có như không”.
2. Chỉ việc lấy ý chế ngự hô hấp. Huyền Chân tiên sinh nội phục nguyên khí quyết pháp ghi: “Một khi tu dưỡng trái phép sinh ra bệnh tật, thì nên vào ngay phòng kín, theo phép phục khí, “bổ túc” xong thì điều khí nuốt đi, để niệm vào nơi đan, dùng ý tưởng chuyên chú bế khí, khí cực thì nhả ra”.

BẾ QUAN 閉 关
Một là dùng ý cắt đứt khí hô hấp ra vào. Mạch vọng ghi: “Mũi là thiên khiếu, thông với phổi, phổi chủ phách, hoàn toàn bất động, dứt hơi thở đi lại, gọi là Bế quan”. Hai là chỉ “bế tức” tức là điều tiết hô hấp lúc hành công, trong không ra, ngoài không vào, khiến khí tương đối ổn định. Thiên tiên chính lý - Phục khí trực luận ghi: “Thác danh bế tức, mà trong lòng thì trống rỗng như Thái hư chẳng có vật gì”.

BẾ TỨC 閉 息
Cũng gọi là Bế khí (nín thở). Loại kinh ghi: “Mỗi đêm sau giờ tý trước giờ dần đều khoác áo ôm chăn, ngoảnh mặt về hướng đông hoặc hướng nam, ngồi xếp bằng tròn, gõ răng 36 lần, hai tay nắm chặt, chống vào thắt lưng. Trước hết cần nhắm mắt tĩnh tâm, xua hết vọng niệm, tức ngậm miệng và mũi, chẳng để hơi thở ra, đó gọi là Bế tức (nín thở) là bí quyết mầu nhiệm quan trọng nhất của Đạo gia”.

BÍ MẬT 秘 密
Thiên cơ sâu xa bí mật không thể dễ tiết lộ, cho nên đan pháp bí mật từ xưa đến nay chẳng dính líu đến văn tự, chỉ truyền miệng trao tâm khiến người học đem tâm thần lãnh hội mà thôi. Hứa Tổ nói: “Đan thành tự có khí xung thiên, chỉ để lại bí quyết trên đời”. Ngộ Chân ghi: “Chỉ là kim đan không khẩu quyết, làm sao anh biết kết linh thai”.

BỈ NGÃ 彼 我
Tính là chủ, là ngã; mệnh là khách, là bỉ. Phép tiên trước biết mệnh, sau biết tính; trước theo bỉ mà bắt đầu, sau theo ngã mà xong việc. Vô tâm làm gọi là ngã, tự nhiên làm gọi là bỉ. Bỗng nhiên mà giác là ngã, tự nhiên mà động là bỉ. cổ tiên nói: “chờ bảy xảo nguỵ làm công lực, nhận phương thuốc bất tử của người”. Tổ Tiềm Hư nói: “Ngôi nhà âm dương cùng chứa tinh, lúc này long hổ chưa giao, huyền tẫn chưa lập, còn thuộc hai nhà, nên gọi là bỉ gia, ngã gia”.

BIẾN HOÁ 變 化
Biến là biến hình, hoá là biến hình đã thành, như ban đầu thay máu, kế thay gân, kế nữa thay xương, đã nói rõ lý do lần biến đổi. Tham Đồng ghi: “Các tà trừ sạch, chính khí thường còn, tích luỹ lâu dài, biến hình thành tiên”.

BIỆT CỔ MỘT HUYỀN CẦM 別 鼓 沒 弦 琴
Công phu tiểu chu thiên hoàn toàn nhờ vào khí hô hấp xuy động gọi là vô khổng địch (sáo không lỗ). Công phu đại chu thiên không hình không tiếng gọi là một huyền cầm (đàn không dây). Cổ Tiên nói: “Về sau không thổi sáo không lỗ, từ nay chỉ đánh đàn không dây”.

BIỂU LÝ THĂNG GIÁNG 表 裏 升 洚
Khí ngoài biểu thăng lên là thở ra, là mở cửa thì khí trong lý tự giáng. Khí ngoài biểu giáng xuống là thở vào, là đóng cửa thì khí trong lý thăng lên. Thế nên hô hấp là đầu mối cho sự thăng giáng trong ngoài. Phạm Đức Chi Chiêu nói: “Nếu chẳng rõ lý hô hấp, thì không thể luyện đan trong lò”.

BÌNH TÂM 平 心
Nước không dậy sóng gọi là bình, tâm cố giữ trong đó gọi là bình; bình tức là tĩnh định trong đó, bình ở trong đó thì niệm không khởi dậy. Trong đó tức là huyền khiếu. Xao Hào Ca ghi: “Có kẻ bình được gai góc trong lòng liền đem thiên cơ nói cùng anh”.

BỔ HƯ 補 虛
Tuổi già tinh ít khí yếu ắt trước hết cần phải bổ túc hư tổn, rồi sau đó mới có thể luyện đan. Nhưng cũng có kẻ thể chất chẳng đồng cho nên có sự khó dễ khách nhau. Khó là người có dương suy sụp, tinh khí sắp tuyệt không thể bổ. Hoặc trong dùng xao trúc cổ cầm (gõ trúc đánh đàn), ngoài dùng cỏ cây uống ăn để mong được hoàn dương, nếu không thì chỉ có luyện tính hoán hình rồi tái sinh tu hành lại. Dễ là người lớn tuổi tinh khí dù suy, nhưng mỗi ngày vẫn còn cơ hội luôn luôn phát sinh, được bí quyết vẫn có thể làm, đây goi là một năm bổ được mười năm tổn, tinh khí có thể đầy đủ trở lại mà thành hình thể trẻ con. Chung Tổ nói: “Tuổi già thờ đạo mà khí không đủ, sự hao tổn trong mười năm chỉ cần một năm công phu bổ túc. Bão Phác Tử ghi: “Trước uống cỏ cây để cứu chỗ thiếu khuyết, sau uống kim đan để định cái vô cùng”.

BỔN HƯƠNG 本 鄊
Quẻ khôn thuộc thổ là mẹ già, vị trí hậu thiên ở hướng tây nam, vì khuôn khổ hay sinh ra đoài kim; kim thuộc hướng tây, cho nên hướng tây nam gọi là bổ hương. Ngộ Chân ghi: “Muốn biết chỗ xuyên nguyên sinh sản được, chỉ tại tây nam là bổn hương”.

BỔN MẠNG 本 命
Nguyên khí là gốc sinh thân, khí hô hấp là đồ bảo mạng, hai khí ngưng tụ ở trung cung là bổn mạng. Nhập Dược Cảnh ghi: “Ban đầu kết thai xem bổn mạng, sau cùng thoát thai xem tứ chánh”.

BỨC TẤU 蝠 奏
Là xa luân (bánh xe), vì lúc vận chuyển trục bánh xe không hề di động. Pháp luyện đan lúc vận chu thiên rất giống việc này, thần khí tuy hành mà thiên tâm không rời khỏi chỗ của nó. Tham Đồng ghi: “Bức tấu vào giờ Dần, lúc xoay chuyển đi tới lần lần lớn mạnh; hiệp bày nơi Mão môn, quả du (dâu) rụng xuống trở về gốc rễ”.



C


CÁCH THỂ THẦN GIAO 隔 體 裙 交
Khi điều dược ngưng thần vào khí huyệt phải âm thầm chú ý cả huyệt âm kiểu thì thần với khí giao hợp. Tổ Tam Phong nói: “Thể cách thần giao lý rõ ràng, phân minh hạ thủ ngang ngửa nhau”.

CAM LỘ 甘露
Là ngọc tương, là quỳnh tương ngọc dịch. Chỉ nước bọt sinh ra trong miệng khi luyện tinh hoá khí, khi vận chuyển hai mạch Nhâm Đốc. Còn gọi là “đề hồ quán đỉnh”. Ngộ Chân ghi: “Khi cam lộ giáng thì trời đất hợp, chỗ huỳnh nha sinh thì khảm ly giao”.

CÁN VẬN 幹 運
Thần trụ khí huyệt là cán, đồng thời trông coi luôn việc vận hành của Chu thiên là vận. Vì lúc chu chuyển hai khí tự hành ắt cần phải có chủ cán làm cơ bản. Khưu Tổ nói: “Trong lúc thu nhập hai khí thăng giáng, nếu không đem ý giữ ở lại trung cung, thì dược vật làm sao vận chuyển được”.

CÀN ĐỈNH KHÔN LÔ 乾 鼎 坤 爐
Trong đan pháp, càn khôn là đỉnh khí (lò, lư hương), khảm ly là dược vật (thuốc); quẻ không có hình 6 đoạn, thể của nó vốn hư; quẻ càn có hình 3 gạch liền, thể của nó vốn thật. Hư thì có thể nhận lãnh, thật thì không thể dùng chứa. Thật của quẻ càn hợp vào hư mà tạo thành khảm ly, từ đây tiên thiên càn kim ẩn cư nơi khôn vị, là trong âm ngậm dương. Tuy giống như trong khảm có một càn dương ẩn náu hình dưới đáy nước, giữ kín chưa lộ ra, đến lúc trong thuỷ kim hiện ra có hình tượng, như đoài tây nguyệt mọc ở canh phương mới là kim có thể dùng được, nắm lấy khoảng khắc nhất phù liền được, đây chính là lúc có khí vô chất. Lấy nơi đoài giống như lấy nơi khảm, sản sinh nơi đoài giống như sản sinh nơi khôn, nhưng nếu không phải tinh quang của càn phụ thì không thể sản sinh ra dược vật, bỉ nổi lên, ngã lại chìm xuống, tân chủ nổi chìm đều ở trong đỉnh lô mà tác dụng. Đỉnh khí thiết kế kỳ diệu nơi hư không. Trong càn đỉnh xưa nay không có vật, lúc thái thủ hấp thụ, Khôn lô dương diên mà kim đan mới ngưng tụ, đều vạch hư không tạo tác ra, goi là đỉnh lô khí mãnh, chẳng qua là mượn nó làm đồ đựng vật. Đào chân nhân nói: “Trong đỉnh khí xưa nay không có vật, trong 14 ngày cảm xúc tinh quang của càn phụ mà dương khí bắt đầu động”.

CÀN KHÔN 乾 坤
Quẻ Càn là đại biểu cho thế lực dương tính, tượng của nó là trời. Quẻ Khôn là đại biểu cho thế lực âm tính, tượng của nó là đất. Trời đất mênh mông, bao gồm bên ngoài, hình tượng bất động, ở nơi quẻ là tiên thiên, ở nơi người là đầu bụng. Kim Đan Tứ Bách Tự ghi: “Khảm ly chưa từng nhàn, càn khôn kinh qua bao thời”.
CÀN KHÔN ĐIÊN ĐẢO 乾 坤 顛 倒
Chỉ âm dương giao cấu, thần khí tương thông. Tiên Phật hợp tông ngữ lục ghi: “Càn Khôn điên đảo là Khôn chủ âm chủ tĩnh ở dưới”. Càn chủ động ở trên, cái tĩnh ở dưới không thể tự thăng lên được, do cái động giáng xuống dưới, âm dương hoà hợp mà sau đó cùng thăng lên, cái cơ thăng giáng này được gọi là “điên đảo”. Phàm hai khí trời đất thăng giáng đều như vậy, chỉ có điên đảo như vậy mới có thể sinh sinh không ngừng. Do vậy, việc luyện Kim dịch hoàn đan, hai khí âm dương diệu hợp điên đảo thăng giáng đều như vậy cả. Thành tựu được một hạt kim đan như vậy, uống vào có thể trở thành “thiên tiên” (vị tiên trên trời).

CÀN KHÔN GIAO CẤU 乾 坤 交 媾
Sau khi phục thực đại dược là lúc chân dương điểm hoá âm thần, đây gọi là “càn khôn giao cấu xong, một điểm rơi xuống huỳnh đình”. Đạm Viên Chủ Nhân Lãnh chân nhân nói: “Đại dược chạy xuống bụng vào trong đan điền thần thất, khảm thật sự điểm hoá ly âm, lúc ấy gọi là càn khôn giao cấu”.

CÀN KHÔN KHẢM LY 乾 坤 坎 离
1. Tên quẻ. Tức Càn Khôn Khảm ly. 2. Càn Khôn là kinh, Khảm ly và vĩ, vận động biến hoá, tác động lẫn nhau, để chế tạo thành kim đan đại dược. Tham đồng khế khảo dị ghi: “Càn Khôn ngôi vị ở trên dưới, mà khảm ly lên xuống ở trong khoảng đó, thì được gọi là “Dịch” vậy”. Phàm khi nói về “Dịch” tức là nói về âm dương biến hoá. Ở người tức là nói về “kim đan đại dược”.

CÀN KIM 乾 金
Là khí tiên thiên, ở khôn vị hướng tây nam có thể sinh đoài kim, kim sinh thuỷ; thuỷ một khi động thì kim khí sẽ tiết ra, phải thừa lúc quý thuỷ chưa sinh mau mau nhặt lấy kim này. Thái dược như gây rượu, ba ngày lên men mà gây ra thành ngăn hũ, khi ấy dù mùi vị chưa ngon nhưng phải biết chụp lấy thời cơ; nếu rượu đã chín thì không còn tác dụng gì cả, không thể biến hoá, không thể phối hợp. Đan Kinh ghi: “Diên gặp quý sinh đến giờ sửu, kim gặp sau rằm trăng sắp khuyết”.

CÀN NGUYÊN VÔ THỦ 乾 元 無 首
Càn số 9 (cửu), vô thủ là tăng (chứa đựng). Giữ sự mềm mại, giữ sự bí mật đều nói lên nghĩa tàng cửu, tức là để yên một điểm mà diệt chín điểm. Khuê Chỉ ghi: “Thần an một điểm mà hàm dưỡng ở trong Tổ khiếu chẳng siêng năng cũng chẳng lười. Chẳng phải vì thế phục lai càn nguyên của thân ta ư?”.

CANH GIÁP 庚 甲
Canh là dương thỉ, hiện ngày mùng 3, giáp là dương cực, thịnh ngày 15; đinh là dương bán, ở tại thượng huyền ngày mùng 8; tân là âm sơ sinh ngày 18; bính là âm bán ở hạ huyền ngày 23; ất là dương chung giảm ngày 28; nhâm là âm cực, thịnh ngày 30; quý là âm chung, mất ngày 14. Tám thiên can là phương vị của nhật nguyệt mọc lặn, như ngày mùng 3 nguyệt xuất nơi canh, nhật ở nơi giáp, ngày 15 nguyệt tròn đầy ở nơi giáp, nhật ở nơi càn. Canh giáp do nhật nguyệt mà xác định thân người cũng thế. Thái dương chứa ở bàng quang, thái âm chứa ở tỳ, thái âm thái dương ở nơi khí hải. Mùng hai thái âm đến vị trí tỳ, mùng 3 đến phế, theo thứ tự mà đi. Tin đến là canh, triều hết là giáp, khí đến là đinh, chất sinh là quý. Sinh canh thì khảm mậu sinh diên, chấn đoài trở về càn; sinh giáp thì ly kỷ sinh hống, cấn tốn về khôn. Canh là dương kim, tượng trưng cho chân tình, giáp là dương mộc, tượng trưng cho chân tính. Xao Hào Ca ghi: “Canh muốn sinh, giáp muốn sinh, sinh canh sinh giáp đạo nảy sinh”.

CĂN BẢN 根 本
Luyện đan căn bản ở nơi thái cực, trời đất lấy sự hỗn độn sơ khai là thái cực, thân người lấy sự thâm u mờ mịt làm thái cực. Trời đất lấy sự giao cấu âm dương này mà sinh vạn vật, thân người lấy sự âm dương này mà sinh đại dược, Đại dược sinh ra từ thân cùng với trời đất sinh ra vạn vật không khác. Lữ Tổ nói: “Bố trí bếp lò luyện huyền căn, tiến thoái phải nhờ cửa Mão Dậu”. Kinh Nam Hoa ghi: “Tinh hoa của chí đạo thâm u mờ mịt”.

CĂN ĐẾ 根 蔕
Luyện đan phải lấy tinh làm căn (rễ), lấy khí làm đế (cuống). Rễ cuống kỵ sự lay động, lay động thì cành lá khô héo và quả rơi rụng. Kinh ghi: “Đam mê nuôi dưỡng cành cây linh thiêng chẳng để khô héo”. Quảng Thành Tử nói: “Không lao nhọc hình hài, không lung lay tinh khí thì có thể trường sinh”.

CẤM KHÍ 禁 气
Tức thuật bế khí, giữ hơi, nín thở. Thần tiên truyện ghi: “Lưu Bằng đến năm hơn 300 tuổi, mà dung nhan như trẻ thơ, càng giỏi về thuật cấm khí”.

CẦM KIẾM 琴 劎
“Đàn, gươm”. Cầm (đàn) là nhu hoà, kiếm (gươm) là cương nghị. Dùng cương nhu để điều hoà sự kiện thuận. Ngưng thần là nhu, thái thủ là cương, cương nhu giúp nhau đan đạo mới thành. Tổ Hàm Hư nói: “Ngưng thần điều tức, tĩnh hầu động cơ, thu nhập bằng kiếm, điều hoà bằng cầm, vận hành hà xa, phủ kín nơi huỳnh đình”.

CẦM LONG TRÓC HỔ 檎 龍 捉 虎
Tay trái bắt rồng là văn hoả, tay phải bắt cọp là vũ hoả, long (rồng) là tâm là hống (thuỷ ngân), hổ (cọp) là khí là diên (chì). Vô Căn Thụ nói: “Muốn đến phương tây bắt bạch hổ, phải qua phương đông phục thanh long”. Tổ Tam Phong nói: “Thanh long khoá chặt ly cùng khảm, bạch hổ dắt về đoài vào càn”.

CẦM VIÊN TRÓC MÃ 檎 猿 捉 馬
Chế phục tâm ý.
Viên (vượn) dụ cho tâm, mã (ngựa) dụ cho ý. Bởi tâm như con vượn trọn ngày động đậy không ngừng; ví ý của con ngựa suốt đêm đứng chứ không nằm. Do vì tâm ý luôn tương tục, không một khắc dừng nghỉ. Tổ Trùng Dương nói: “Ngủ thì cầm viên tróc mã, lúc tỉnh lại liền thu nhập quỳnh chi, thường y như thế trong 100 ngày chỉ cho tâm biết, tiếc chân khí, tàng đan điền, người ấy bất tử”.
CHÂN ÂM 真 陰
Lúc lặng tĩnh tột cùng, in tuồng như ngủ mà chưa ngủ, chỉ có riêng nhất linh kích động mà không nhiễm trước, nhất linh này chính là chân âm. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Hoa cúc mùa thu phần lớn màu vàng là do trong 3 tháng mùa hạ chân âm tu dưỡng mà thành. Ngọc Thư ghi: “Chân âm chân dương tương sinh tương thành, Như nhìn lên trời ta biết tích dương thành thần, trong thần có hình tượng, tựa vào trời đó là nhật nguyệt”.

CHÂN CẢNH GIỚI 真 境 界
Trương Bá Đoan - Kim đan tứ bách tự - Tự ghi: “Tu luyện tới mức này thì Nê hoàn gió sinh, Giáng cung trăng sáng, Đan điền lửa cháy, Cốc hải sóng êm, xương cốt như bánh xe, tứ chi như đá núi, mao khiếu như được tắm mà dựng lên, cốt mạch thì như đang say ngủ, tinh thần như vợ chồng giao hoan, hồn phách như mẹ con quyến luyến. Đây gọi là chân cảnh giới vậy. Không có gì có thể tả xiết được”. Tức trạng thái tinh thần tuyệt vời khi tu luyện Nội đan tới mức thần khí giao dung, như mê như say.

CHÂN CHỦNG 真 種
Là chân khí của hậu thiên đỉnh, chỗ gọi là “nhất đắc vĩnh đắc”. Cái được chính là thân thể khinh an, trăm mạch điều hoà, mọi bệnh tật tiêu trừ mà có thể trường sinh. Tổ Hàm Hư nói: “Chân chủng là của chân khí hậu thiên đỉnh; hậu thiên đỉnh là chỗ nguyên thần nguyên khí giao hợp”.

CHÂN CHỦNG TỬ 真 種 子
Long hổ luyện thành một vật hay động hay lắc, cái có được trong lúc chân tĩnh là chân chủng tử. Tổ Trùng Dương nói: “Trong đỉnh nếu không có chân chủng tử thì cũng như đem thuỷ hoả nấu trong cái chõ trống không”.

CHÂN CƠ 真 機
Trong lúc lờ mờ hoặc mờ mịt, bên trong bỗng có cơ, đây là chân cơ. Du Ngọc Ngô nói: “Chân cơ diệu xứ ở trong chỗ mờ mịt”.

CHÂN DIÊN 真 铅
Lúc trong thận sinh khí, tinh của chân nhất, vô tình là diên hống, hữu tình là long hổ. Thiên Huyền Yến ghi: “Hậu thiên cặn đục là vô dụng, tiên thiên nhất điểm hiệu chân diên”. Ngộ Chân ghi: “Chẳng biết chân diên chánh tổ tông, mọi thứ tác dụng luống uổng công”.

CHÂN DƯƠNG 真 陽
Sau khi công phu Tiểu chu thiên hoàn thành, trước khi thu nhập đại dược, dương khí phát động đây là chân dương. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Hoa đào mùa xuân rực rõ là trong ba tháng mùa đông chân dương tích chứa mà thành”.


CHÂN ĐẠO 真 道
Phép tiên gọi là đạo, chẳng phải ngoài việc mọi người dùng hằng ngày mà riêng có cái gọi là chân đạo, chẳng qua đo thấu hiểu âm dương, thâm đạt tạo hoá, ở trong nhà cũng chứa âm dương, chiếm lấy khí chân nhất kia để làm nền tảng lập mệnh mà thôi. Tổ Tiềm Hư nói: “Đạo này rất giản dị, rất u vi, chí thần chí thánh, là yếu đạo truyền tâm của ngàn thánh, là bực thang để bậc thánh đi lên chân đạo. Bỏ đây là bàng môn tiểu thuật, không đáng gọi là đạo”.

CHÂN ĐỊNH 真 定
Động huyền linh bảo định quan kinh ghi: “Hữu sự vô sự, thường như vô tâm. Ở chỗ yên tĩnh hay ở chỗ huyên náo, ý chí duy nhất. Nếu mà tâm gấp quá thì sẽ thành bệnh, khí phát cuồng điên. Nếu tâm bất động, thì phải buông thả, khoan cấp đúng chỗ, điều hoà thích nghi, giữ không nổi rõ, thả ra bất động, xử huyên không chán ghét, gặp việc không phiền não, như thế thì gọi là chân định”. Đây là nói về tình trạng của một loại luyện công nhập tĩnh.

CHÂN ĐỘNG 真 動
Khi vô tri vô giác, trong lúc lờ mờ bỗng nhiên lay động, đây gọi là động mà bất động mới là chân động. Tổ Tử Thanh nói: “Thu nhập dược vật ở trong bất động”.

CHÂN GIẢ ÂM DƯƠNG 真 假 陰 陽
Tu chân biện nan tham chứng ghi: “Âm trong dương là chân âm, Dương trong âm là chân dương”. Âm dương dùng ở đây tức là cái mà cổ kinh gọi là “dương đắc loại”. Chỉ có dương không có âm tức là “giả dương”, chỉ có âm không có dương tức là “giả âm”. Âm dương không dùng này tức là cái mà cổ kinh gọi là “Cô âm quả dương” vậy.

CHÂN GIÁC 真 覺
Trong vô tư lự tự nhiên mà giác, trong khoảng khắc tĩnh định bỗng nhiên mà biết; hoặc đang ngủ một khi thức dậy đều là chân giác. Khuê Chỉ ghi: “Ngồi lâu quên sở tri, chợt biết nguyệt nơi đất, bày cái thể bất động, ngộ chân giác trong mộng”.

CHÂN HOẢ 真 火
Trong thận sinh khí là hoả hay hun đốt bốn đại, toàn thân dựa vào để hoạt động, hoả ở trong thuỷ mà không tắt mới là chân hoả. Nhập Dược Cảnh ghi: “Thuỷ chân thuỷ, hoả chân hoả, thuỷ hoả giao hợp vĩnh viễn không già”.

CHÂN HOẢ HẬU 真 火 候
Không hô không hấp gọi là tức (hơi thở), bên trong hàm chứa chân ý không tan gọi là chân hoả hậu, có diệu dụng hoá tinh thành khí. Tổ Hư Am nói: “Cho dù anh quyết chí tu hành, nếu không có chân hoả hậu đạo khó thành, chu thiên hoả hậu phải do tiên truyền, nếu thế nhân chỉ dạy thì có ai chân”.


CHÂN HỐNG 真 汞
Lâm Nguyên Đỉnh (thời Tống) - Nội nghĩa đan chỉ cương mục cử yếu ghi: “Chân hống (thuỷ ngân, dương, nguyên thần) không phải là vật âm tạp hậu thiên, mà là thần khí tiên thiên. Hàng ngày phát sinh, dương khí bốc lên, cảm khí chì (diên, âm, nguyên tinh) mà ngưng kết, khiên cưỡng gọi là “sa” (chu sa), âm cực thì giáng, gọi là “rút ra từ trong chu sa” (sa trung trừu biểu). Hống (thuỷ ngân) là âm trong dương vậy”.

CHÂN HUYỀN 真 玄
Chỉ huyệt khí. Đạo hương tập ghi: “Kinh nói rằng: Cái huyền diệu của sự huyền diệu, là cái cửa để bước vào mọi cái huyền diệu (Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn). Lấy không sinh có, lấy tĩnh sinh động, chẳng phải là “Huyền chi hựu huyền” đó sao! Một khiếu này mở, trăm mạch lưu thông, chẳng phải là “chúng diệu chi môn” đó sao! Biết rõ cửa này, thì là Chân huyền”.

CHÂN KHÍ 真 炁
Là tiên thiên nhất khí đến từ trong hư vô, chỗ động là khí của long hổ lưỡng huyền. Trời dùng nguyên khí sinh người vật, đạo dùng chân khí sinh tiên thánh. Chung Tổ nói: “Thử đem thiên cơ tuỳ phát động, chân khí luôn luôn tụ thượng thanh”. Tổ Trùng Dương nói: “Thần chiếu càn cung, chân khí tự quy”.

CHÂN KHÔNG 真 空
Vốn là thuật ngữ Phật giáo. Về nghĩa của “chân không”, Phật giáo tiểu thừa cho là “Niết bàn”. Không giả nguỵ tức là “chân”, lìa sắc tướng là “không”, là cái “thiên đơn không” (chỉ quan niệm thuần tuý cho vạn vật là không) không có một vật gì. Đạo giáo mượn dùng khái niệm này để biểu thị một khái niệm chỉ thành quả của Đan đạo. Là một trong “Ngũ không” mà sách Đạo khu-Quan không thiên ghi chép. Không thứ tư là “chân không”: “Biết sắc không phải là sắc. Biết không không phải là không, chân không biến hoá mà sinh chân đạo, chân đạo biến hoá mà sinh chân không, chân không biến hoá mà vạn vật đầy đủ vậy. Đó gọi là bậc thần tiên”.

CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU 真 空 妙 有
Tĩnh cực không có gì cả gọi là chân không, trong cái không đó mà có linh giác gọi là diệu hữu, biết rõ cái động đó chẳng không gọi là diệu dụng, tức là không mà chẳng không. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Không, không không, trong không có thật công, nếu hoàn toàn tịch diệt thì rốt cuộc rơi vào chấp không”.

CHÂN KIM 真 金
Tức là nguyên thần ngàn đời chẳng hoại, càng luyện càng sáng, tục ngữ có câu: “Vàng thật không sợ lửa”. Cảnh Dương Tử nói: “Diệu hợp chân thường thể, vẻn vẹn không có một điểm âm, mờ mịt gìn chí bảo, lờ mờ sinh chân kim”.



CHÂN NGŨ HÀNH 真 五 行
Mộc hoả kim thuỷ hợp, long hổ tính tình thông, tứ tượng hội trung ương, quy công mậu kỷ thổ, đan đọng lại trong thổ, đây là chân ngũ hành. Chung Tổ nói: “Tính sinh mậu kỷ, phát tướng của ngũ hành triều nguyên, sức nhờ xuy hư (thổi lửa), bát quái thành hình là do nét hào định vị”.

CHÂN NGUYÊN 真 元
Là gốc của luyện đan, còn gọi là đan đầu, chân chủng, diệu miên, tiên thiên, bạch nguyên, chân khí. Danh mục tuy rất nhiều song đều là một thứ. Khuê Chỉ ghi: “Chỗ vọng niệm khởi lên chính là gốc của sự sinh diệt. Khi vọng niệm dấy lên bèn là chủng tử luân hồi. Chỗ vọng niệm ngưng dứt chính là cội gốc của chân nguyên”.

CHÂN NHÂN 真 人
Là người bất sinh bất diệt, siêu xuất ba cõi. Lúc chưa thành đạo là bản thể của tâm thần, là khí của chân chất. Tham Đồng ghi: “Chân nhân chí diệu dường có dường không, lờ mờ vực sâu chợt chìm chợt nổi”. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ghi: “Chẳng kẹt hữu vô, dứt hết sinh diệt gọi là chân nhân”. Cảnh Dương tử nói: “Kết thai cần kết bổn lai chân, chẳng lìa trong thân tinh khí thần, ngưng kết từ từ chớ gián đoạn, công phu mười tháng sinh chân nhân”.

CHÂN NHẤT 真 一
1- Chỉ thân thể âm dương hoà hợp. Tồn thần cố khí luận ghi: “Người có thể đem cái thiên chân của mình mà an ở Thiên cốc, chính là giữ con đường chân nhất vậy”.
2- Chỉ hô hấp bình hoà nhập định (đều đặn, ổn định). Mạch vọng ghi: “Giữ được chân nhất, hơi thở không giao động qua lại. Lại nói: “Giữ được chân nhất, thì chân khí tự ngưng, dương thần tự tụ”

CHÂN QUẢ 真 果
Phàm tất cả cỏ cây từ lúc nở hoa đến kết trái báo hiệu kết thúc một giai đoạn. Con người từ nhỏ đi học kết hôn lập nghiệp đến già chết là một kết quả. Quả này tuy kết thúc song khó bảo đảm chuyển sinh lại đời sau làm người hay làm vật, không thể dự đoán. Không như cỏ cây đến mùa đông thì héo khô, mùa xuân sinh sôi, mùa hạ nở hoa, mùa thu kết trái, có sự tuần hoàn nhất định. Con người là loài linh của vạn vật, có pháp tu luyện, tu đến kim dịch hoàn đan mới hoàn thành chân quả, ra khỏi ba cõi vĩnh viễn không bị cái khổ luân hồi. Kinh Nội Bí Chân Tạng ghi: “Sự nhiệm mầu của tính tịch diệt do ý căn bất động nên gọi là diệu quả. Không sinh không diệt, không nhân không quả thì gọi là chân quả”.

CHÂN QUYẾT 真 訣
Bí quyết chân chính cần phải đủ chí lý, có bằng cứ, không còn lý luận suông, không trọng thù lao, không do truyền bá rộng rãi, không lộ tài năng. Y theo pháp mà tu tất nhiên thành công, đây gọi là chân quyết. Tổ Tam Phong nói: “Thánh sư chân khẩu quyết, lời dạy để lại ngàn đời, truyền cho người thế gian, song có mấy ai biết được”. Tổ Nê Hoàn nói: “Tu tiên chỉ có kim đan quyết, chân đan không có quyết thứ hai”. Liễu Chân Nhân nói: “Cầu pháp tầm sư hỏi chánh truyền, nếu không chân quyết khó thành tiên”.

CHÂN SA 真 砂
Sau khi chân hoả nung đúc, hoả bị dập tắt hoá làm thổ, rồi trong thổ có chân sa. Chân hống nếu không có chân diên thì làm sao có thể chế phục sa hống. Bởi hai tác dụng tính tình đều ở trong tinh, hai tác dụng sa hống đều ẩn trong diên. Sa hống là vô trong hữu, chân thổ là hữu trong vô, bởi hữu chế phục vô. Cảnh Dương Tử nói: “Muốn luyện chu sa hoạt thuỷ ngân, phải biết ngân chính là sa thần, phần lớn chỉ có một bật chớ ngờ hai, chủ thì chìm chứ khách thì nổi”.

CHÂN THANH DƯỢC VẬT 真 清 藥 物
Không phơi bày tính của khí chết, không chuyển động thần của tư lự, không dùng tinh của giao cảm, không dùng khí của hô hấp. Phải biết chân tinh động vào lúc nào, chân tình sinh ở chỗ nào, chân khí vận chuyển ở phương nào, chân tính dưỡng vào lúc nào, mới có được dược vật thanh chân. Đan Kinh ghi: “Chân quyết ắt phải truyền cho chân tiên, người đời nói ra có ai nhận được chân”.

CHÂN THẦN 真神
Trong lúc định tĩnh không có cái gì cả, chỉ có nhất thần độc chiếu, thần này mới được gọi là chân thần. Chỗ gọi là an định thì sinh trí tuệ, toàn trí toàn năng, không thể nghĩ bàn. Kinh Sinh Thần ghi: “Thân tâm hợp nhất ấy là chân thần”.

CHÂN THỜI 真 時
Trong hư tĩnh tột độ, lúc có manh động, đây là chân thời, là thời gian khởi đầu luyện đan. Nếu không có thời gian này thì luyện đan không thành. Tổ Tam Phong nói: “Kim Hà Mô, Ngọc Lão Nha biết được chân thời là tác gia”. Lữ Tổ nói: “Y thời liền thấy Huỳnh kim Phật, về sau khó gặp bích ngọc tiên”.

CHÂN THỔ 真 土
Chỉ tim thận, Trong Đan Kinh nói tim là Kỷ thổ, thận là Mậu thổ. Mậu Kỷ hai thổ hợp thành, đó là chân thổ. Lại nói: “Chân thổ cũng chính là chân ý, tứ tượng hoà hợp phải lấy Chân thổ làm nền”.

CHÂN THUỶ 真 水
Trong tâm hoả sinh ra dịch là thuỷ hay tưới mát trăm mạch, toàn thân nhờ đó mà tư nhuận, thuỷ ở trong hoả không tiêu không diệt, mới là chân thuỷ. Tổ Tam Phong nói: “Chân thuỷ hoả, phối hợp âm dương, thế nhân chớ dạy loạn tư tưởng; cho dù vô vi không đả toạ, khó tránh chôn thân núi Bắc Mang”.

CHÂN TIÊU TỨC 真 消 息
Trong Đan Kinh có những chữ: tiên thiên, chân, nguyên v.v… thêm vào phía sau những chữ: tinh, khí, thần, tính, mạng, tình, diên, hống, kim, thuỷ, hoả, dược vật v.v.. đều là chân tiêu tức sinh ra từ trong đỉnh âm dương mờ mịt tối tăm, hỗn độn sơ khai. Tổ Tam Phong nói: “Sinh ra vốn khí tiên thiên, ẩn trong thân thể người khó gặp”.

CHÂN TINH 真 精
Cần chân thời, chân hậu, lại phải vô niệm vô tưởng, khi ấy cái nhận được mới là chân tinh, chỗ ở của nó là bỉ gia (nhà kia), là khí của hoa trì hưng thịnh; Ngộ Chân gọi là Thủ Kinh, lúc ấy là rằm tháng 8, kim khí đầy đủ, thuỷ triều dâng cao, thích hợp cho thái dụng, tinh này ngưng kết trong trời đất, ấy là kim ngọc (vàng ngọc) trải qua trăm ngàn năm cũng không hư hoại. Nếu người nào quay lại cầu nơi mình, được thì trở thành chí bảo. Doãn chân nhân nói: “Nhà rách nát sửa chữa dễ dàng, thuốc khô héo làm xanh tươi lại cũng không khó, chỉ cần biết pháp quy phục thì kim bảo chất đống như núi”.

CHÂN TÍNH MỆNH 真 性 命
Thần của thiên cốc sáng suốt lặng yên mà hư tĩnh, là chân tính. Trong thân lô, chân khí chan hoà không ngưng dứt, là chân mệnh. Khuê Chỉ ghi: “Bản lai chân tính hiệu kim đan, bổn đại làm lò lửa luyện thành bầu”. Đông Hoa Đế Quân nói: “Pháp thân rộng lớn trùm trời đất, chân tính tròn sáng thấu xưa nay”.

CHÂN TÌNH 真 情
Phi phàm tình là nhất dương trở lại, lúc vô niệm vô tưởng thì tình này lay động. Tình này một khi lay động liền biết tin tức huyền quan, vốn là mọi người sẵn đủ, sử dụng hàng ngày mà không biết. Còn gọi nó là chân hoả hậu thiên nhiên mà chẳng bị mọi cảnh giới thuận nghịch chuyển dời, tất cả phàm tình thế tục không thể nào sánh được. Đan Kinh ghi: “Đạo dùng chân tình tình đến luyện, nếu không chân tình đạo bất thành”. Tổ Tam Phong nói: “Muốn cho ba nhà tình ý hợp, chỉ nhờ một điểm đạo tâm kiên”.

CHÂN TỨC 真 息
“Hơi thở của chân nhân”. Phương hồ ngoại sử - Huyền phu luận ghi: “Tức (hơi thở) có 2 loại: Phàm tức (hơi thở người phàm) và Chân tức (hơi thở của chân nhân). “Phàm tức” là hơi thở ra từ mồm mũi, “Chân tức” là thai tức lên xuống, đi vào trong bản huyệt... “Phàm tức” một khi dừng thì “Chân tức” cứ tạ động. Mà “phàm tức” sở dĩ dừng là không phải do tâm ngăn trở. Hư cựu tĩnh đốc, cho nên tâm đập càng nhẹ nhàng, hơi thở càng vi diệu”.

CHÂN VÔ LẬU 真 無 漏
Thiên tiên chính lý thiển thuyết ghi: “Chân vô lậu, thì âm co lại như đứa trẻ con, không hề cử động, không hề có cái lý sinh tính, làm sao mà “hữu lậu” được”.

CHÂN Ý 真 意
Tâm mới thức dậy và tâm không tán loạn do giữ gìn cẩn thận đều gọi là chân ý. Bởi “bất động” là thể của nguyên thần; “cảm thông” là dụng của chân ý. Doãn chân nhân nói: “Chân ý là căn nguyên, là mẹ của trời đất, là gốc của âm dương, là cội của thuỷ hoả, là nguồn gốc của nhật nguyệt, là tông của tam tài, là tổ của ngũ hành, vạn vật nhờ đó mà sinh ra”.

CHẤN LÔI 震 雷
Chấn (sét) là lôi (sấm), vì quẻ thuộc về địa lôi, lại còn nhất dương lay động ở phía dưới. Vân Dương Tử nói: “Lúc giao thời từ tối đến sáng, nhật nguyệt tụ hội chỗ hư nguy, trời nhập vào đất, mặt trăng bao phủ mặt trời, trái lại hỗn độn tự giao cấu dần dần ngưng tụ, nhất dương chấn động xuất hiện mà thọ phù”.

CHỈ HOẢ 止 火
Chỉ công lực đã đến, hoả hậu đã đầy đủ, thì cần phải tắm gội ôn dưỡng để đề phòng thương đan. Ngộ Chân Thiên ghi: “Hoàn đan chưa luyện cần luyện gấp, luyện rồi còn phải biết dừng lại khi đã đủ”. Lưu Nhất Mình chú: “Nếu đan đã về, phải ngưng thổi lửa, dụng công ôn dưỡng”.

CHỈ HOẢ CẢNH TƯỢNG 止 火 景 象
Lúc luyện tinh hoá khí, bên trong chợt hiện dương quang. Bên ngoài dương co lại không cất lên, nếu dương quang tái hiện phải dừng ngay thăng giáng, bỏ vũ hoả mà chỉ dùng văn hoả để ôn dưỡng nó. Chung Tổ nói: “Đan chín rồi không cần hành hoả hậu, còn hành hoả hậu ắt tổn thương đan”. Liễu Chân Tử nói: “Phải tránh không cần hành hoả hậu, chẳng biết dừng lại ắt lên hiểm nguy”.

CHỈ LẬU 止 漏
Công phu bước đầu luyện đan trước tiên phải bắt tay vào việc chỉ lậu (dừng sự rỉ chảy). Những người bình thường khoảng 16 tuổi tinh quan đã mở, từ đây mỗi tháng ắt rỉ chảy từ 1 đến 3 lần. Cũng có người tự nhiên bất lậu, đây là thể cách đặc biệt, trong ngàn vạn người khó được một. Mệnh công khởi đầu là luyện chỉ lậu, nếu như chân sư chân pháp một khi hạ thủ liền bất lậu. Còn như lậu chưa dừng được mà tuỳ tiện thông Nhâm Đốc, chuyển Chu Thiên, đều là bàng môn. Lữ Tổ nói: “Ngưng tinh cần phải sớm, tiếp mệnh chớ day trễ”. Tiên Tông ghi: “Nếu chẳng khiêm tốn cầu thầy chỉ dạy, tuỳ tiện tu luyện đến ngàn năm cũng khó tránh khỏi tai hoạ”.

CHỈ QUÁN DIỆU LUÂN 止 觀 妙 論
Quán là hồi quang, tư duy tập trung; quán là trí sáng suốt, nhìn sâu sa. Chỉ mà không quán là có hồi mà không có quang; quán mà không chỉ là có quang mà không hồi, Liễu chân nhân nói: “Nội quán mà vô tâm, ngoại quán mà vô thể, bồng bềnh tìm kiếm không được, phảng phất biết là hư linh, như cá bơi theo nước, như sương che phủ khói”.

CHÍNH GIÁC 正 覺
Chỉ giác ngộ chân chính, tức là chỉ ngộ tính nguyên bản cụ hữu (sự giác ngộ vốn có sẵn), chẳng cần nghĩ ngợi. Tính mệnh khuê chỉ toàn thư - Di thần nội viện, Đoan củng minh tâm ghi: “Chẳng nghĩ mà giác ngộ thì gọi là Chính giác”.

CHÍNH KHÍ 正 氣
Hô là nguyên khí của cha mẹ, hấp là chính khí của trời đất. Chính khí hết khiến cho nguyên khí hợp thành hình hài này, thần của ta hợp thành khí kia thì mệnh ở nơi ta. Phàm phu không biết gom chứa chỗ hô hấp nên cố gượng bế khí ra vào khiến cho nguyên khí bị trời đất đoạt. Có người tuỳ tiện để khí ra vào thì nguyên khí theo sự hô hấp mà đi, nguyên tinh theo dục niệm mà rỉ; trên tản dưới rỉ thì đâu thể sống lâu. Người ta chỉ biết hấp (thở vào) ở bên trong, mà chẳng biết hô (thở ra) cũng ở bên trong. Nếu biết được cách hô hấp thì có thể đoạt được chánh khí của trời đất mà trường sinh bất lão. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Tán phát vô dục để thường còn, ngũ vị đều đến chính khí hoàn”.

CHÍNH NGỌ 正 午
Trong một thế kỷ là tiết trung nguyên, trong một năm là tháng Ngọ, trong một ngày là giờ ngọ, trong thân người là tâm (trái tim), trong luyện đan là khoảng khắc dương cực nhất âm vừa mới sinh. Đào chân nhân nói: “Hỏi ta Ngọ là giờ nào, chẳng qua dược chầu nơi kim khuyết”.

CHÍNH NHẤT 正 一
1. Chỉ ý niệm thuần chính, tập trung thống nhất. Huỳnh Đình nội cảnh kinh- Hô hấp chương ghi: “Chính nhất ngậm hoa mới dồi dào” (Chính nhất hàm hoa nãi sung danh). 2. Chỉ hình thần ổn định. Đàm Tử hoá thư ghi: “Mệnh thì là bốn, Căn thì là một, giữ mà chẳng được, bỏ mà chẳng mất, đó gọi là Chính nhất”.

CHÍNH PHÁP NHÃN TẠNG 正 法 眼 藏
Công phu chính thu nhập đại dược hoàn toàn dựa vào đôi mắt, chặt chẽ chuyên chú nhìn trung điền, không thể xa lìa trong chốc lát. Nếu loại trừ ánh mắt này mà thái thủ thì không phải chánh pháp. Kinh Chân Nguyên Thông Tiên Đạo ghi: “Được cái lớn lao là do hoà hợp và nhìn lâu”. Khưu Tổ nói: “Kim đan đại dược không khó, mắt nhìn trung điền đêm giữ lại, thuỷ hoả tự giao không trên dưới, một bầu sức sống ở đôi ngươi”.

CHÍNH TÝ 正 子
Khác với giờ Hoạt Tý, vì chỉ sau khi đã thực hành Tiểu chu thiên động pháp thuần thục, tinh khí thịnh vượng thêm, sắp tiến vào Đại chu thiên là thời cơ từ biến đổi về lượng thành biến đổi về chất, thì mới có thể sản sinh ra hiện tượng này. Loại cảnh tượng này trong Đan kinh gọi là “Lục căn chấn động”. Loại cảnh tượng này chỉ có trên cơ sở tích luỹ Tiểu chu thiên thì mới sản sinh ra được, bởi vậy nên gọi là “Chính”.

CHÍNH TOẠ 正 坐
Chỉ một loại tư thế luyện công. Còn gọi là Đoan toạ. Yêu cầu thân thể ngay ngắn, thẳng đứng, ngồi yên trên ghế, hai đùi dang tự nhiên, rộng ngang với vai, hay đầu gối co lại thành 90 độ, hai bắp chân song song rủ thẳng xuống đất, hai bàn chân dẫm chắc trên mặt đất, hai bàn tay úp xuống đất một cách tự nhiên ở chỗ một phần ba hai đùi. Ưỡn ngực, buông vai, khuỷ tay rũ xuống, toàn thân có cảm giác rủ xuống.

CHU DỊCH THAM ĐỒNG KHẾ 周 易 参 同 契
Kinh điển Đạo giáo. Gọi tắt là Tham đồng khế. Nguỵ Bá Dương thời Đông Hán soạn 3 quyển. Trong sách đã mượn các pháp tượng như: Càn, Khôn, Khảm, Ly, Thuỷ, Hoả, Long, Hổ, Diên, Hống để bàn về phương pháp luyện đan tu tiên. Đại ý là tham dự cùng lý pháp của 3 nhà “Đại Dịch”, “Hoàng Lão” và “Lô Hoả” rồi quy tụ làm một là có thể “Hợp với đại đạo” (Diệu khế đại đạo) nên gọi tên như vậy. Là tác phẩm sớm nhất bàn về luyện đan một cách có hệ thống của Đạo gia. Nội dung sách này đề cập cả Nội đan lẫn Ngoại đan, có ảnh hưởng rất lớn đến thuật luyện dưỡng (đặc biệt là Nội đan) của Đạo giáo, được coi là “Tổ của Đan kinh”. Sau này. Đạo sĩ nước Thục là Bành Hiểu có Chu dịch tham đồng khế phân chương thông chân nghĩa, 3 quyển. Ngoài ra còn có chú giải của trên 40 nhà. Phần nhiều được thu vào trong Đạo Tạng s.621-629.

CHU KỲ 周 期
Cuối cùng rồi trở lại ban đầu gọi là chu, âm dương tuần hoàn đó là tý tự nhiên. Vạn vật trong trời đất đều theo chu kỳ và vận hoá, luyện đan đâu thể trái với lý tuần hoàn của trời đất? Ngũ chân nhân nói: “Một động một tĩnh đây là chu, luyện rồi luyện lại có thuỷ chung”.

CHU LÝ HỐNG 硃 裡 汞
Cái lay động trong hư vô, cái hay biết trong tĩnh định, mới là chân hống; nếu có mảy may vọng tưởng tình chẳng phải là chân hống. Đan Kinh ghi: “Kim đỉnh muốn lưu lại chu lý hống, ngọc trì trước hạ xuống thuỷ trung ngân”.

CHU SA 硃 砂
Lưu Nhất Minh thời Thanh chú Ngộ chân thiên ghi: “Chu sa, là một điểm khí hư linh ở trong Ly, tức linh tri, thuộc về tâm của con người”. “Vì nhân tâm linh tri, ngoài sáng trong tối, sáng thuộc lửa, lửa màu đỏ nên lấy tượng là chu sa”. Chỉ cái khí hư linh tiên thiên, là cái đạo tâm có linh giác, tức là nguyên thần.

CHU SA ĐẢNH 硃 砂 鼎
Là dương đảnh, trong có âm khí của thuỷ ngân là huyền khí của rồng. Khuê Chỉ ghi: “Trong yển nguyệt lô (lò có hình mặt trăng nằm ngửa) ngọc nhuỵ sinh ra, trong chu sa đỉnh thuỷ ngân cân bằng, chỉ nhờ sức lửa điều hoà rồi mới trồng được huỳnh nha dần trưởng thành”.

CHU THIÊN 周 天
Lễ kí-Nguyệt lệnh thiên sớ ghi: “Nhị thập bát tú và các sao khác đều đi vòng theo phía tả của vòng trời, 1 ngày 1 đêm là 1 chu thiên (vòng trời)”. Khí công học lấy chu thiên để nói rõ 1 vòng vận hành của tinh khí trong cơ thể con người. Có sự khác biệt giữa Tiểu chu thiên và Đại chu thiên. Mạch Nhân Đốc tuần hoàn 1 vòng từ Tiểu chu thiên, bắt đầu đi từ Thủ thái âm phế kinh đến Túc quyết âm can kinh là cuối mà dừng lại, tuần hoàn qua lại, ngày đêm không nghỉ, gọi là Đại chu thiên.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:21 am

CHU TƯỚC 朱 雀
1. Chu sa dùng trong việc nấu luyện ngoại đan. Vân cấp thất thiêm-Đại hoàn đan khế bí đồ: “Chu tước, Nam phương Bính đinh hoả, đó là chu sa vậy”.
2. Danh từ Nội đan, chỉ chân khí tâm tạng. Nội đan hoàn nguyên quyết ghi: “Tâm thuộc Nam phương Bính Đinh hoả, tâm là hoả tạng. Trong tâm có khí gọi là Chu tước”.
3. Còn gọi là Chu điểu. Là vị thần phương Nam trong thần thoại cổ đại Trung Quốc. Là chỉ 7 vì sao (tinh tú) ở phương nam trong Nhị thập bát tú, gồm Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tính, Trương, Dực, Chẩn. Vì nó ở phương nam, thuộc Hoả, màu đỏ, lại giống hình chim, nên gọi là Chu tước. Chu tước cùng Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ là bốn vị thần bốn phương. Đạo giáo thường lấy Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ làm thần hộ vệ để tăng thêm uy nghi.

CHÚ KIẾM 鑄 劍
“Đúc kiếm”. Kim mộc rèn mãi trở thành đồ dùng ắt phải trước trồng cây sau luyện kim. Luyện dược cương nhu trở thành đan ắt trước hàng long sau phục hổ, vì khí của kim mộc lưỡng huyền một cương một nhu. Giống như kiếm của Can Tương và Mạc Da phối hợp mà trở thành báu vật. Hàng long phục hổ là cái gì? Đó là kiếm trí huệ. Lữ Tổ nói: “Cô âm khó bay lên, lại cần đúc kiếm thần”. Tổ Đan Dương “Trong mơ đúc rèn kiếm vô ảnh. Trong pháp trừ sạch tâm hữu tình”.

CHÚ THẤT 鑄 室
Khởi đầu của sự luyện công trước hết đem rồng đặt nơi hang cọp, đây là chú thất. Sau đó hống xuất ra từ trong diên, đây là rồng ra khỏi hang cọp. Tổ Đan Dương nói: “Mau mau lật đổ núi ngã nhân, kíp kíp mở toang hang rồng cọp”.

CHỦ KHÁCH PHỤ MẪU 主 客 父 母
Hống là chủ, diên là khách. Hống là phụ (cha) có tánh ban cho; diên là mẫu (mẹ) có tình tụ họp. Phụ chủ trương theo hứng mà ban phát rộng dãi, mẫu dung chứa tư dịch để biến hoá tất cả. Ban cho là phụ, nhận lãnh là mẫu. Lúc hống cầu diên thì hống là chủ, diên là khách. Lúc kim chặt mộc thì diên là chủ hống là khách. Thái thượng nói: “Ta chẳng dám làm chủ mà làm khách, khuyên anh lâm trận chớ khinh địch, sợ mất của báu vô giá trong nhà”.

CHUNG LI QUYỀN 鈡 离 权
Còn gọi là Hán Chung Li. Một trong các thần tiên Đạo giáo trong truyền thuyết. Họ Chung Li, tên Quyền, hiệu là Hoà Cốc Tử, lại có hiệu là Văn Phòng tiên sinh. Người Hàm Dương, Kinh Triệu (nay thuộc Thiểm Tây). Toàn Chân đạo tôn là Chính Dương tổ sư. Kim liên chính tông kí xếp là một trong “Bắc ngũ tổ” (năm vị tổ phương bắc). Theo truyền thuyết, ông được Vương Huyền Phủ trao cho Xích phù ngọc lục, Kim khoa linh văn, Đại đan bí quyết, Chu thiên hoả lậu, Thanh long kiếm pháp. Cuối cùng được Ngọc hạp bí quyết ở núi Tứ Hạo, Tử Kim, Không Động, mà thành chân tiên. Ngọc Đế phong làm “Thái Cực Tả Quan chân nhân”.

CHÚNG DIỆU MÔN HỘ 衆 妙 門 戶
Trong khoảng trên đỏ dưới đen, trái xanh phải trắng. ở giữa vàng, đúng ngay sau rốn trước thận, trên huỳnh đình dưới quan nguyên, là yểu minh phủ chứa nguyên tinh, là đan nguyên cung kết thai tức. Kinh Huỳnh đình ghi: “Trên có huỳnh đình dưới quan nguyên, sau có u tịch trước mạng môn”. Liễu Chân Tử nói: “Lão Tử mở ra các diệu môn, bên ở bên đóng ứng càn khôn, nếu được ở nơi không hình tượng, có kẻ sống lâu không chết non”.

CHỦNG TỨC 踵 息
“Thở đến gót chân”. Một trong những phương pháp tu luyện của Đạo giáo. Trang Tử-Đại tông sư ghi: “Chân nhân thở đến gót chân, người thường thở bằng yết hầu”. Tính Mệnh Khuê Chỉ ghi: “Sự hô hấp của người thường đều là theo yết hầu mà xuống dưới tới Trung quản thì quay lại, chẳng thể nối tiếp với Tổ khí, giống hệt như cá uống nước vào miệng rồi thoát ra từ mang. Đó là người thường thở bằng họng vậy. Còn bậc chí nhân hô hấp thì xuyên thẳng vào Minh đường, rồi hướng lên trên tới hai bên xương sống mà chảy vào Mệnh môn, nối tiếp với tổ khí, giống như nam châm hút sắt mà cùng loại thân nhau (đồng loại tương thân). Đó là chân nhân thì thở đến gót vậy. Nói là “gót”, có nghĩa là hơi thở thực sự rất sâu. Bởi vậy nói rằng hơi của người thường là sự hô hấp của khí hậu thiên. Còn hơi thở (Tức, Chủng Tức) của bậc chân nhân là sự vận hành của tiềm khí tiên thiên”. Hơi thở ấy có thể thẳng tới được gót chân.

CHUYÊN KHÍ TRÍ NHU 専 气 致 柔
Làm cho cái khí đạt đến sự mềm mại. Chỉ trong quá trình hành công, khí hô hấp thở hít dưới tác dụng của ý thức mà trở nên mềm mại tự nhiên. Linh Nguyên Đại Đạo Ca ghi: “Chuyên khí trí nhu thần lưu lại mãi, chân tức qua lại tự bồng bềnh, dằng dặc quanh co quy nguyên mệnh, không khơi dòng mà suối thiêng thường tự chảy”.

CHỨNG NGHIỆM 證 醶
Tổ Nê Hoàn nói: “Khi mới tu đan liền cảm thấy thần thanh khí sảng, thân tâm thư thái, bệnh tật tiêu trừ, trăm ngày không ăn, uống rượu không say, không còn mộng mị, đến địa vị này thì máu đỏ biến thành trắng, âm khí luyện thành dương khí, thân như lửa đốt, đi như bay, trong miệng có thể là cho thuỷ ngân khô, khí thổi có thể làm cho thịt chín, đối cảnh vô tâm, như như bất động, sai sứ quỷ thần, kêu gọi giông tố, tai nghe tới trời, mắt thấy ngàn dặm, thân thể thuần dương, xương ngọc gân vàng, dương thần xuất hiện, ra vào tự tại, đây là đạo trường sinh bất tử đã xong”.

CÔ ÂM 孤 陰
Người chuyên tu tính công mà không tu mệnh công thì không thể chí đạo, bởi tính là âm, chẳng được dương khí điểm hoá chẳng thể thành hình, vì thế quý trọng tính mệnh song tu. Tổ Tử Dương nói: “Âm trong dương tính chất không cứng rắn, riêng tu một vật chuyển yếu gầy”.
CÔ TU 孤 修
Trong lời chú về “Tĩnh toạ cô tu” của Lưu Nhất Minh thời Thanh ghi: “Hoặc Quan không, hoặc Định tức, hoặc Tư thần, hoặc Thủ xảo, hoặc Ban vận đều là “Tĩnh toạ cô tu”, chỉ có âm mà không có dương. Không chỉ vô ích cho tính mệnh, mà còn tương tổn đến tính mệnh. Càng tu thì khí càng khô”.

CỔ CẦM CHIÊU PHỤNG 鼓 琴 招 鳳
Cầm là âm điều hoà lẫn khí tiết, phụng là hình tượng của chu tước phương nam, là nhất âm trong ly. Oánh Thiềm Tử nói: “Cổ cầm là hư tâm, chiêu phụng là dưỡng thần; hư tâm dưỡng thần thì tâm minh thần hoá, hai chữ thổ tạo thành chữ khuê, tâm tính tròn sáng”.

CỔ TỨC 鼓 息
Là nghĩa dùng ý cổ động khí kia. Sử dụng sức gió mạnh thì sức lửa dụ. Bởi âm tính trong khảm khó chế phục ắt cần phong hoả (gió với lửa) đồng dùng. Thần khí chà xát nhau mà kích động mới có thể khắc phục, giống như hai vật ma sát lẫn nhau phát ra lửa, dùng lửa nung luyện bất cứ vật chất đều có thể nóng chảy mà biến chất biến khí. Tiên Tông ghi: “Cổ đoài phong, vận khôn hoả, phong luân kích động sinh chân diên”.

CỐC THẦN 谷 神
Cốc là hư rỗng, thần là linh giác. Đan pháp lấy sự hư linh không mê muội làm gốc, gọi là cốc thần, là nguyên thần hư linh. Hứa Tổ nói: “Cốc thần bất tử do thai tức, môn phái trường sinh được vững bền”. Tổ Tử Dương nói: “Nếu muốn cốc thần trường sinh, phải nhờ huyền tẫn lập nền tảng”. Bạch Tổ nói: “Đầu người có 9 cung, trong đó có một cung gọi là cốc thần; thần thường ở trong cốc, ngày tiếp xúc mọi vật, đêm tiếp xúc giấc mơ, không thể định được chỗ ở của nó”.

CỐC THẦN LAI KHỨ 谷 神 來 去
Cốc thần do hai khí âm dương hỗn hợp mà thành; âm dương phân tán thì thần kia tối tăm mà thể đen, vì mất sự sáng suốt nên thần minh ra đi; âm dương hợp lại thần kia sáng trong mà thể trắng và phục hồi sự sáng suốt nên thần minh trở lại. Thái Thượng nói: “Cốc thần bất tử gọi là huyền tẫn, cửa huyền tẫn gọi là cội gốc của trời đất”.

CÔN LÔN 崑 崙
Trong thân người có hai thứ Côn lôn: Hạ côn lôn ở càn vị phương tây, còn gọi là huyền môn, ở tại hạ nguyên, trong hải thuỷ sinh ra hoả, sự thực là chỗ phát hoả. Thượng côn lôn, ở tại nên hoàn cung là chỗ vận hoả, còn gọi là thiên môn. Đan Kinh nói: “Các loài hướng về càn gia giao cảm cung”, là hạ côn lôn. Lý Tông Dương nói: “Hà xa không dám tạm dừng, vận chuyển lên đỉnh côn lôn”, là thượng côn lôn.


CÔNG HẠNH 功 行
Tu đạo căn cơ có cao thấp, công hạnh có sâu cạn, cho nên nghe đạo, đắc đạo, liễu đạo có mau chậm sai khác. Khi xưa, Tổ Đan Dương hai năm rưỡi liễu đạo; Tổ Trường Chân 5 năm liễu đạo, Khưu tổ trăm cay ngàn đắng mới đắc đạo, thực hành 18, 19 năm còn chưa hiệu nghiệm, đủ 20 năm mới liễu đạo. Một mạch sư truyền há có đẳng cấp ư? Do vì công hạnh sâu cạn khác nhau cho nên liễu đạo có mau chậm chẳng đồng. Mã Tổ (Mã Đơn Dương) từ nhỏ đã hiểu đạo, khổ chí cần tu đến 64 tuổi vẫn chưa thành đạo, một hôm nổi giận muốn nhảy xuống sông huỷ mình, bỗng gặp Lưu Tổ bảo rằng: “Công hạnh của ông đã đầy đủ, chỉ vì một phen chưa tham thấu”. Mã Tổ liền bỏ ý định tự tử mà tu luyện lại, Quả nhiên đến 100 ngày liền liễu đạo. Tổ Tử Dương nói: “Đạo này chí thánh chí linh, chỉ sợ ông phước mỏng khó tiêu tội nghiệp”. Cảm Ứng Thiên ghi: “Muốn cầu thiên tiên phải làm 1300 điều thiện, muốn cầu địa tiên phải làm 300 điều thiện”.

CÔNG PHU BIẾN HOÁ 功 夫 變 化
Biết giờ mà giao cấu, dương sinh mà dã chiến, tiến hoả phải phòng nguy, hình đức cần mộc dục, cho đến ôn dưỡng mà thành đan. Đây là sự biến hoá của công phu. Tổ Nê Hoàn nói: “Công phu chưa tới mức thì không kết quả, ngôn ngữ không thông chẳng phải quyến thuộc”.

CÔNG PHU HIỆU NGHIỆM 功 夫 效 醶
Mỗi ngày công phu 3 giờ, liên tục thực hành không gián đoạn trong 3 tháng ắt có ứng nghiệm, nhưng cần phải được chân sư chỉ cho thông suốt rồi mới hạ thủ công phu, nếu không thì thực hành không đúng cũng khó được hiệu nghiệm. Khuê Chỉ ghi: “Làm một bước tự có hiệu nghiệm một bước, lên một bậc tự có quy mô một bậc”.

CƠ ĐỘNG LẠI MINH 機 動 藾 鳴
Khi huyền cơ phát động như tiếng gió tự kêu, chẳng phải sức người có thể làm được, Khuê Chỉ ghi: “Tam cung khí đủ, cơ động lại minh thời một kiếm chẻ ra thời hồng hoang, đây gọi là trong cái không sanh ra cái có”.

CƠ GIAM 機 椷
Tượng trưng sự chẳng lộ, luyện đan đến thần khí giao cấu như khi nhật nguyệt kết hợp, rất giống trạng thái hỗn độn hồn nhiên mà chẳng lộ. Tiên tông nói: “Một động một tĩnh chẳng mất cơ giam, đây là sự giao hợp của điều dược”.

CƠ TẠI MỤC 機 在 目
Tâm duyên dẫn do mắt, như nỏ phát động do cơ. Cơ không động thì nó đứng yên, mắt không động thì tâm an trụ, chẳng cảm thấy ham muốn thì tâm không loạn. Hoả Hậu Ca ghi: “Muốn thấu huyền huyền phải cẩn thận, công phu cẩn thận cơ tại mục”.


CƠ TỨC 機 息
Dương khí ẩn nấp là cơ tức, lúc này tuy dương khí không hình không tượng nhưng vẫn nấp ở trong tức cơ, chờ thời mà động giống như vạn vật ẩn náu vào mùa đông. Đan Kinh ghi: “Khí phát thì thành khiếu, cơ tức thì mù mịt”.

CÙNG LÝ TẬN TÁNH DĨ CHÍ Ư MỆNH 窮 理 盡 性 以 至 於 命
Đọc chân hàm, tìm chân quyết, quán tạo hoá, tham hà lạc, nhân tiện nhàn rỗi mà bảo vệ khí, giữ tinh thần để trúc cơ; chính một bước đuổi theo một bước, thứ lớp công phu. Một mặt cùng lý, một mặt tận tính để mưu tính diệu dược bất tử. Tính là bên trong, mệnh là bên ngoài hợp lại làm một, đại đạo đã thành. Tổ Tam Phong nói: “Nếu chưa gặp chân sư, hãy chuyên tâm xem sách, Đan Thư của cổ thánh không dối gạt một chữ, chỉ vì người đời sau không phân biệt chính tà, lại không biết trong sách thánh hiền đều là ẩn ngữ, thí dụ, gặp phải ông thầy tầm thường. Khi thuốc độc vào tâm lại không biết thông biến, tợ thị tợ phi, tự cao tự thị, mắc kẹt âm thanh sắc tướng, cự tuyệt tất cả mọi người thì cao nhân còn chịu thua huống là bậc tiên thánh!”.

CÙNG THỦ SINH THÂN THỌ KHÍ SƠ 窮 取 生 身 受 氣 初
Muốn trường sinh bất tử, trước tiên phải cứu xét cùng tột về cội gốc sinh thân; cội gốc ấy là vật gì mà có trước khi sinh thân. Vật này trước khi cha mẹ giao hợp, tuyệt nhiên không một vật, không có tên gọi, hình trạng, miễn cưỡng gọi là đạo, gòn gọi là tiên thiên nhất khí. Được khí này mới có thể làm cơ bản cho kim đan. Lữ Tổ nói: “Huyền tẫn, huyền tẫn, chân huyền tẫn, không ở tâm chừ không ở thận, cùng thủ sinh thân thọ khí sơ, chớ trách thiên cơ tiết lộ hết”. Tổ Tử Dương nói: “Khuyên kẻ hậu học cần phải tỉnh ngộ mạnh mẽ, chớ phí công bỏ nhà đi tìm chỗ khác, diệu đạo không xa lìa tự thân mình, không phải tìm nơi trăm sông ngàn núi”.

CỰ THẮNG 巨 勝
1. Là một loại Ngoại đan. Vô Danh thị chú giải Chu dịch Tham đồng khế ghi: “Cự là to lớn. Do loại đan này hơn hết thẩy các loại đan khác, nên gọi là “Cự thắng””. Còn gọi là Thập thắng đan, Tử phần, Kim sa. Uống loại đan này, có thể sống lâu tăng thọ.
2. Một loại dụng dược của Đạo gia. Tức Hắc chi ma. Còn gọi là Ô ma, Du ma, Hổ ma, Giáo ma… Thành phần chủ yếu gồm: chất mỡ, đường mía, lòng trắng trứng, phốt pho, yên toan, diệp toan, can xi, Mâu tụ đường v.v… Trong đó chất mỡ chiếm 60%. Công hiệu bổ trung ích khí, dưỡng ngũ tạng, tự bổ can tỳ, nảy nở da thịt, ích khí lực, hoạt huyết mạnh, điền tinh ích tuỷ, sống lâu tăng thọ.

CƯƠNG KIẾM 剛 劒
Âu Dã đúc kiếm, Thần nữ giữ lò, nửa tháng trên thuộc kim, nửa tháng dưới thuộc thuỷ, luyện bằng kim thì cương, luyện bằng thuỷ thì nhu, hoàn toàn dựa vào sự phối hợp kỳ diệu của cương nhu thì biết được ý nghĩa của nhân ngã. Lữ Tổ nói: “Lò hầm kiếm đúc nhờ vào cương nhu của kim thuỷ, dùng hống có thể chế phục diên”.


CƯƠNG NHU ĐIỆT HƯNG 剛 柔 迭 興
Long tính thuộc mộc là đạo đức, vốn là hướng đông tại Mão làm dương vị, mà nay lại tạo ra đường ngang ở hướng tây tại Dậu làm âm vị, đây là lấy tính để cầu tình. Hổ tình thuộc kim la hình phạt, vốn ở hướng tây tại Dậu làm âm vị, mà nay lại tạo ra đường ngang ở hướng đông tại Mão làm dương vị, đây là lấy tình quy tính. Lấy tính cầu tình là trong hình có đức, đem tình quy tính là trong đức có hình. Hình đức tụ hội, tính tình gặp nhau, cương nhu hoà hợp cũng như vợ chồng tương đắc vậy. Tham Đồng ghi: “Cương nhu lần lượt nổi lên càng liệt bày phân bộ, long ở hướng tây, hổ ở hướng đông, tạo ra đường ngang tại mão dậu. Hình đức cùng hội tụ, gặp nhau vui vẻ. Hình chủ về việc sát phục, đức chủ về việc sinh khởi”.

CƯƠNG NHU TƯƠNG MA 剛 柔 相 摩
Cương là biểu (bên ngoài), nhu là lý (bên trong). Sáng sớm tiến hoả dùng cương, chiều tối thoái phù dùng nhu. Nội thể chủ về tĩnh, ngoại thể chủ về động, một động một tĩnh không lỡ mất thời cơ, thiên địa âm dương cọ xát nhau sanh ra vạn vật, vạn vật hợp tinh sanh ra hình tướng, luyện đan dùng thần khí hoà hợp mà thành đan. Hệ từ ghi: “Nhật nguyệt luân phiên mà ánh sáng sinh ra…, lạnh nóng thay nhau mà mùa màng tạo thành”.

CƯƠNG NHU TƯƠNG THÔI 剛 柔 相 推
“Cương nhu thúc đẩy nhau”. Cương nhu tức là hào dương và hào âm trong quẻ. Âm dương và cương nhu vốn là một. Xét từ góc độ khí, thì gọi là âm dương, từ góc độ chất thì gọi là cương nhu. Do hào trong quẻ là cái có thể thấy được, cho nên xét từ góc độ chất, gọi là cương nhu mà không gọi là âm dương. Lời quẻ và lời hào toàn gọi hào là cương nhu chứ không hề có âm dương chính là vì thế. Hào dương tiến đến cửu (9) thì lui thoái, lui thoái đến bát (Cool thì biến thành âm; hào âm lui thoát đến lục (6) thì tiến, tiến đến thất (7) thì biến thành dương. Hào dương hào âm cứ một tiến một thoái như vậy, gọi là “cương nhu tương thôi”.

CỬU 九
Nét gạch liền (_)đại biểu cho hào dương trong Kinh dịch thì gọi là cửu (số 9). Cho nên có các hào: Sơ cửu, Thượng cửu.. Dịch gọi số lẻ là dương, và số 9 gọi là Lão dương, Hoàng đế nội kinh ghi: “Chí số trong thiên địa bắt đầu là Nhất (1), kết thúc là Cửu (9)”.

CỬU BÁT THẤT LỤC 九 八 七 六
Cửu hoàn bát quy, thất phản lục cư là số tròn của kim mộc thuỷ hoả. Bởi nói đan ở nơi trung cung thì ngũ hành tứ tượng là chân khí của bốn phương. Hoàn quy là khí đã tan, từ bên ngoài đến nên vẫn còn nguyên xứ. Cư là ở yên mà nuôi dưỡng. Cửu hoàn bát quy, thất phản lục cơ đều nghịch hành mà thành đan. Tham Đồng ghi: “Thi hành cứng rắn mà thoái lui, chuyển hoá mềm dẻo mà thêm lên, cửu hoàn thất phản, bát quy lục cư”.



CỬU CHUYỂN CỬU DỊCH 九 轉 九 易
Chỉ việc rèn luyện nhiều lần, cân bằng âm dương để bổ ích cho tinh thần. Nguyên khí luận ghi: “Thường yêu khí tiếc tinh, nắm chắc ngậm miệng, nuốt khí nuốt dịch, dịch hoá thành tinh, tinh hoá thành khí, khí hoá thành thần, thần lại hoá thành dịch, dịch lại hoá thành tinh, tinh lại hoá thành khí, khí lại hoá thành thần. Cứ như vậy xoay vòng 7 lần (thất phản thất hoàn), xoay vòng 9 lần (cử chuyển cửu dịch), tinh đã tăng rồi thì hình cũng đổi”.

CỬU CHUYỂN HOÀN ĐAN 九 轉 還 丹
Một chuyển là tiểu hoàn đan, hai chuyển là âm dương hoàn đan, ba chuyển là tam nguyên hoàn đan, bốn chuyển là ngọc dịch hoàn đan, năm chuyển là kim dịch hoàn đan, sau chuyển là đại hoàn đan, bảy chuyển là thất phản hoàn đan, tám chuyển là thượng trung hạ hoàn đan, chín chuyển là cửu chuyển hoàn đan. La Phù Ngâm ghi: “Chu thiên một năm trừ mão dậu, công phu cửu chuyển đan dụng cửu”. Ngộ Chân ghi: “Nếu muốn tu hành cửu chuyển, trước phải luyện kỷ trì tâm”. Tây Tinh Tử nói: “Cửu chuyển là cửu đỉnh”. Tổ Tam Phong nói: “Cửu chuyển đan sa tháng năm dài, dưỡng thành huyền châu quỷ thần khâm phục”.

CỬU CHUYỂN KIM ĐAN 九 轉 金 丹
“Cửu chuyển” (chín vòng) ý nói nấu luyện kim đan nhiều lần. Đạo giáo cho rằng thời gian nấu luyện càng dài, số lần làm đi làm lại càng nhiều thì dược lực càng lớn, uống vào càng chóng thành tiên. Cửu chuyển kim đan là loại Kim đan quý báu nhất Bão Phác Tử ghi: “Đan kia là vật nấu luyện càng lâu thì càng biến hoá mầu nhiệm. Vàng ròng vào lửa, trăm luyện chẳng tiêu. Uống hai vật này luyện thân thể người. Cho nên khiến con người chẳng già chẳng chết… Nhất chuyển đan, uống 3 năm thì được thành tiên. Nhị chuyển đan uống 2 năm thì thành tiên. Tam chuyển đan uống 1 năm thì thành tiên. Tứ chuyển đan uống nửa năm thì thành tiên. Ngũ chuyển đan uống 100 ngày thì thành tiên. Lục chuyển đan uống 40 ngày thì thành tiên. Thất chuyển đan uống 30 ngày thì thành tiên. Bát chuyển đan uống 20 ngày thì thành tiên. Cửu chuyển đan uống 10 ngày thì thành tiên”.

CỬU CÔNG 九 功
“Chín công”. Chỉ 9 loại công đức mà người tu trì cần phải chấp hành: Một là khuyên các đạo hữu luôn nhớ là thân vô vi, luôn nghĩ là thân trong trắng, uỷ khí vô hình. Hai là giữ hình hư bạch, như ngọc không vết. Ba là tích tinh nội thị, sổ phát chí túc. Bốn là nghĩ tới Ngũ tạng thần, thấy mình nói chuyện với vị thần nào đó. Năm là niệm triệu Thể thần, sai khiến Tứ thời Ngũ hành. Sáu là cúng Lục giáp Bát lại, phù sắc Địa thần. Bảy là sai khiến các thần Xã tắc, núi sông. Tám là tập kéo dài khí, tinh, chiêm nghiệm nói rõ đúng sai. Chín gọi là gọi quỉ hỏi về chuyện cát hung lành dữ.

CỬU CUNG 九 宫
“Chín cung”. Còn gọi là Đẩu trung cửu cung (chín cung trong đầu), chỉ não chia ra làm 9 phần (bốn phương, bốn góc và trung ương) và đều là chốn thần linh cư trú. Động Chân Thái Thượng Đạo Quân nguyên đan thượng kinh ghi: “Trong một đầu nào cũng có 9 cung, phía trên giữa 2 lông mày lùi vào 1 tấc là cung Minh đường; lùi vào 2 tấc là cung Động phòng, lùi vào 3 tấc là cung Đan điền, lùi vào 4 tấc là cung Lưu châu; lùi vào 5 tấc là cung Ngọc đế, trên Minh đường 1 tấc là cung Thiên đình; trên Động phòng 1 tấc là cung Cực chân; trên Đan điền 1 tấc là cung Huyền đan; trên Lưu châu 1 tấc là cung Thái hoàng”.

CỬU CUNG CHÂN NHÂN 九 宫 真 人
Chỉ tên các thần của 9 khí quan như tim, thận, v.v.. Làm chủ trong cơ thể con người. Gồm: Tâm là Dịch cung chân nhân, thận là Đan Nguyên cung chân nhân, gan là Lan Đài cung chân nhân, phổi là Thượng Thư cung chân nhân, tỳ là Hoàng Đình cung chân nhân, ruột non là Huyền Linh cung chân nhân, ruột già là Vị Linh cung chân nhân, bàng quang là Ngọc Không cung chân nhân.

CỬU DỊ 九 異
Chín lần thay đổi tiên đạo có duyên gặp chân sư, nhận được chánh pháp, như dựng cây sào lên liền thấy bóng. Một năm thay đổi khí, hai năm thay đổi máu, ba năm thay đổi mạch, bốn năm thay đổi thịt, năm năm thay đổi tuỷ, sáu năm thay đổi gân, bảy năm thay đổi xương, tám năm thay đổi tóc, chín năm thay đổi hình. Tổ Tam Phong nói: “Tìm chân hỏi đạo nào khó gì? Chỉ cần biết rõ chỗ đảo điên, chớ hướng bên ngoài tìm chi dược, cần phải tìm chân diên trong thân”.

CỬU ĐAN 九 丹
Bão Phác Tử ghi: “Cửu đan là điều quan trọng của phép trường sinh, được một đan là thành tiên. Cửu đan gồm: Đan hoa, Thần phù đan, Hoàn đan, Nhị đan, Luyện đan, Như đan, Phục đan, và Hàn đan”. Vân cấp thất thiêm ghi: “Con người được bẩm thụ khí của Cửu thiên, giáng tinh của âm dương, gọi là Cửu đan, hợp thành thân người”. Văn tuyển ghi: “Uống hoa Cửu đan thì thành người của cõi tiên”.

CỬU ĐỈNH 九 鼎
1. Chỉ tâm. Tâm là cửu đỉnh. Vì nó trên thì thông với thất khiếu, dưới thì thông với nhị âm. 2. Chỉ tháng hoặc năm. Một tháng là cửu đỉnh vì trong một tháng có “cửu hoàn”; một năm có “cửu chuyển”; ba năm là “cửu đỉnh”. Vì một năm thành được ba họ, ba năm thành chín họ; chín năm là “cửu đỉnh”, vì một năm luyện được một đan, chín năm luyện được chín đan, tức “như nói một năm sinh con, con nào cũng biết cưỡi hạc”. 3. Chỉ Giáng cung. Vì Giáng cung trên thông với thất (7) khiếu tiết, dưới thông với lưỡng (2) thận.

CỬU HÀNH TAM NGHIỆP 九 行 三 业
Chỉ những điều cần phải giữ gìn của người tu trì dưỡng chân trong việc luyện công: “Cửu hành” là 9 điều thực hành, chia ra làm 3 phẩm Thượng Trung Hạ. Thượng phẩm là hành vô vi, hành nhu nhược, hành thủ thư (thực hành nguyên tắc giữ lấy con mái. “Thủ thư”: giữ lấy con mái. Điển cố trong Đạo đức kinh, chỉ cách ứng xử nhu hoà nhuần nhuyễn), chớ động trước. Trung phẩm là hành vô danh, hành chư thiện (làm các việc thiện). Hạ phẩm là hành vô dục, hành tri chỉ túc (thực hành nguyên tắc biết đủ, biết dừng. “Chỉ” là dừng), hành suy nhượng (thực hành đạo cung kính, khiêm nhường). “Tam nghiệp”; tức là thân nghiệp (chẳng sát sinh, chẳng trộm cắp, chẳng tà dâm), khẩu nghiệp (chẳng nói láo, chẳng nói lời thêu dệt, chẳng nói hai lưỡi, chẳng ác khẩu), tâm nghiệp (chẳng ghen ghét, chẳng giận dữ, chẳng tà nghi).

CỬU HOÀN ĐAN 九 還 丹
“Hoàn” đây có nghĩa là “đan sa nấu luyện thành thuỷ ngân, tích biến (nhiều lần biến đổi) lại trở lại thành đan sa”. “Cửu hoàn” tức “Cửu chuyển” (qua chín lần nấu luyện). Đạo giáo cho rằng nấu luyện Kim đan thành thuốc, uống vào có thể trường sinh, bởi vậy gọi là Cửu hoàn đan.

CỬU HOÀN THẤT PHẢN 九 還 七 返
Cùng với thất phản cửu hoàn khác nhau. Vì kim sinh số 4 thành số 9 là lão dương, từ thượng hoàn hạ gọi là cửu hoàn. Âm Chân Quân nói: “Từ Tý (đếm thuận đến vị thứ 9) đến đến Thân kim là cửu hoàn, cũng gọi là thuận hạ”. Vì hoả sinh số 2 thành số 7 là thiếu dương, từ hạ mà phản thượng gọi là thất phản. Âm Chân Quân nói: “Từ dần (đếm nghịch đến vị trí thứ 7) đếm đến thân kim la thất phản, cũng gọi là nghịch thượng”.

CỬU HOÀNG 九 皇
Đạo gia đem 7 cung Bắc Đẩu gộp với Tả Phụ, Hữu Bật mà thành cửu cung tinh quân, gọi là Cửu Hoàng, gồm 1- Thiên Khu cung Tham Lang tinh quân. 2- Thiên Toàn cung Cự Môn tinh quân. 3- Thiên Cơ cung Lộc Tồn tinh quân. 4- Thiên Quyền cung Văn Khúc tinh quân. 5- Thiên hành cung Liêm Trinh tinh quân. 6- Khải Dương cung Vũ Khúc tinh quân. 7- Dao Quang cung Phá Quân tinh quân. Ngoài ra còn có: 8- Đông Minh cung Ngoại Phụ tinh quân và 9- Ấn Quang cung Nội Bật tinh quân. Tổng cộng là 9 cung, gọi là Bắc đẩu cửu cung.

CỬU HOẠNH 九 穫
Chỉ 9 loại hoạnh hoạ (đột tử). Đạo giáo coi chết vì 9 loại tai hoạ dưới đây là “cửu hoạnh thương vong”: 1- Mắc bệnh không có thuốc chữa. 2- Bị hành hình. 3- Quỷ đoạt tinh khí. 4- Sét đánh lửa thiêu. 5- Chết trôi ở sông biển. 6- Hổ xé rắn cắn. 7- Đổ tường lở đất. 8- Độc hại của thuốc. 9- Đói rét mà chết.

CỬU KHÍ 九 气
“Chín khí”. Thái thanh ngọc ghi: “Cửu khí tiên thiên gồm Thuỷ khí sinh Hỗn hỗn khí màu xanh nước biển. Hỗn khí sinh Đông động khí màu đỏ. Động khí sinh Hạo hạo khí màu xanh da trời. Nguyên khí sinh Mân mân khí màu xanh lá cây. Mân khí sinh Cảnh cảnh khí màu vàng. Cảnh khí sinh Độn độn khí màu trắng. Huyền khí sinh Dung dung khí màu tím. Dung khí sinh Viêm viêm khí màu biếc. Viêm sinh Diễn diễn khí màu đen”. Cửu khí (chín khí) này là do ba khí Huyền, Nguyên, Thuỷ sinh ra.



CỬU KHÚC LOAN 九 曲 灣
Vĩ lư có tam loan tam khiếu, ngọc chẩm có tam loan tam khiếu, giáp tích có tam loan tam khiếu, tam tam có cửu khúc cửu loan. Là con đường luyện đan tất yếu. Nếu đi lạc vào đường rẽ thì không thể thành đạo. Tổ Nê Hoàn nói: “Kín đáo nhất khó qua cửu khúc loan”.

CỬU LỤC ĐIÊN ĐẢO 九六 顚 倒
Nhất bát là thể của càn khôn, cửu lục là dụng của càn khôn, bởi càn dùng cửu, khôn dùng lục, tức là đã điên đảo mà chưa điên đảo. Như sáng tối là truân mông, tý ngọ là trừu thiêm, văn vũ là tiến thoái, dương hoả âm phù là thăng giáng, mỗi từ đều có số. Đan Kinh ghi: “Thuỷ kim bát lưỡng cương nhu phổi, cửu lục số độ chu thiên hoàn”.

CỬU NAN 九 難
Trong thế gian kẻ có chí học tiên không phải là hiếm nhưng mỗi người có cơ duyên bất đồng, nên hoàn cảnh khác nhau. Chỗ gọi là khó như sau: 1- Ăn mặc bức bách, 2- Bị ân ái trói buộc, 3- Bị danh lợi lôi kéo, 4- Gặp tai hoạ bất ngờ, 5- Bị thầy mù câu thúc, 6- Nghị luận bất minh làm mê hoặc, 7- Gặp phải thời ly loạn, 8- Không bền lòng tu tập, 9- Mặc cho năm tháng trôi qua vô ích. Lữ Tổ nói: “Thương xót phàm phu chẳng ngộ không, say mê tửu sắc luỵ anh hùng”.

CỬU NGŨ 九 五
Chu dịch thuật 64 quẻ, dùng “cửu” biểu thị hào dương, “lục” biểu thị hào âm. Dùng Sơ, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Thượng đểu biểu thị vị số của mỗi hào trong quẻ. Hào từ hào thứ 5 của quẻ Càn nói: “Cửu ngũ, rồng bay tại trời, lợi thấy đại nhân”, Khổng Dĩnh Đạt ghi: “Ý nói Cửu ngũ dương khí thịnh tới tận trời, cho nên nói rằng: rồng bay tại trời, đây là hình tượng tự nhiên, giống như thánh nhân có long đức, bay vút lên mà ở ngôi trời”.

CỬU NGŨ PHI LONG 九 五 飛 龍
Phi long là cương kiến lập trung chánh, là tinh hoa thuần tuý, cương mà không nóng vội, nhu mà không hèn yếu, biết cách quyền biến, “chỉ có tính duy nhất lấp đầy chỗ khuyết”, giống như trăng tròn vào ngày 16, kim thuỷ ngừng lại, trăng mọc thì ánh sáng không rực rỡ, trăng lặn thì ánh sáng không tối hẳn. Đến địa vị này, đạo tâm thường tồn, nhân tâm an tĩnh, hồn nhiên thiên lý dừng ở chí thiện, lại thấy được bộ mặt xưa nay không khác, giống như mặt trăng ngày 23 hạ huyền, tại bát quái là cung cấn. Tham Đồng ghi: “Cấn chủ về tiến chỉ nên giữ cho chừng mực, cửu ngũ phi long nên ngôi trời càng vui”.

CỬU NHẤT TIỀM LONG 九 一 潛 龍
Nhất là ban đầu, dương khí bắt đầu hiện ra giống như nụ hoa chưa nở hoàn toàn. Hoa này chưa nở nên không thể hái dùng, không thể làm thuốc. Xao Hào Ca ghi: “Tăng thêm hoả hậu phải phòng nguy, sơ cửu tiềm long không thể luyện”.

CỬU NHỊ KIẾN LONG 九 二 見 龍
Dương cung tiến vào trung chánh thì âm khí thuận theo không giấu giếm, không bị ngoại vật làm tổn thương, giống như mặt trăng ngày mùng 8 thượng huyền, tại bát quái là đoài. Tham Đồng ghi: “Cửu nhị kiến long, yên ổn sáng suốt, dương dùng tam lập, âm dùng bát thông, ngày mùng ba quẻ chấn động, ngày mùng tám quẻ đoài hành”.

CỬU NIÊN DIỆN BÍCH 九 年 面 壁
Mới luyện chưa thuần, dương thần xuất ra khó tránh khỏi cặn bã xen lẫn, cần phải lập lại lô đỉnh để luyện một đoạn công phu hoàn hư mới có thể liễu đáng. Cửu niên, không phải thật sự phải đủ 9 năm, vì cửu (9) là tột cùng của thuần dương số, luyện đến tột cùng của dương số, luyện đến tột cùng của thuần dương là dừng. Diện bích, chẳng phải bắt buộc xoay mặt vô vách mà là dụng chí không phân biệt, ngưng thần như vách đá thẳng đứng, một khi không còn sở kiến thì muôn pháp quy về không. Chung Tổ nói: “Cửu niên công việc đã xong, tung hoành thiên địa chẳng nhờ thân thuộc”.

CỬU TAM LANG QUÂN 九 三 郎 君
Đàn ông 27 tuổi. Cung ly vốn ở hướng đông thuộc mộc, tiên thiên bát quái số 3, do động mà sinh hoả, hoả ở hướng nam hậu thiên bát quái số 9, nên gọi là cửu tam, vì những số này đều thuộc dương và ngoại hình cũng dương, giả danh là lang quân, là ngoại dương mà nội âm, là âm trong dương. Năm đàn ông 27 tuổi thể chất đã tiêu hao, bên trong dương hư tổn giống như hình tượng cung ly cho nên Đan Kinh lấy cung ly làm ngã. Muốn trở lại thành thuần dương cần phải lấy lại một hào dưong trong cung khảm, bồi bổ một hào âm trong cung ly, mói là càn thể không hư tổn. Hội Tâm Tập ghi: “Đàn ông hăm bảy đến tá túc, giai nhân mười sáu ngủ trên giường, Huỳnh bà nói hai người thật xứng đôi, vợ chồng ân ái như uyên ương, loan phụng đảo điên thần khí hợp, như say như si thật náo loạn, bỗng nhiên một giọt vào nguyên khiếu, cố giúp ngăn che đừng đắn đo, từ đây thánh thai đã tượng hình. Thái ất chân tinh tại nội tạng”.

CỬU TAM TỊCH DỊCH 九 三 夕 惕
Hai mươi bảy tuổi phòng nguy hiểm, Tịch dịch là phòng nguy lo hiểm, do phòng bị nên chẳng lo. Do trăng tròn đầy, tam dương thuần toàn, ánh sáng rực rỡ, ngày 15 hợp nhất, kim đan tượng hình, dương tột cùng phía trên ắt phải thất khuyết phía dưới, thịnh suy thay nhau, cuối cùng rồi trở lại ban đầu, tại tháng là ngày 15, tại bát quái là càn. Tham Đồng ghi: “Cửu tam tịch dịch, khuyết mất thần phù”, “mười lăm đức tựu, càn thể tạo thành”.

CỬU THỊ 九 視
“Nhìn mãi”. Nhìn mãi thượng điền là thần trường sinh, nhìn mãi trung điền là khí trường sinh, nhìn mãi hạ điền là hình trường sinh. Nhật nguyệt chiếu soi trời đất, con trai hấp thu ánh sáng mà sinh ngọc trai, khối đá lưu giữ ánh sáng mà sinh ra ngọc; thân người cũng có nhật nguyệt, lặng lẽ thường chiếu nên có thể kết đan. Tiên Kinh ghi: “Muốn được trường sinh, trước phải cửu thị”.
CỬU THẦN ĐAN 九 神 丹
“Chín loại thần đan”. Có xuất xứ từ Bão Phác Tử. Đệ nhất thần đan gọi là Đan hoa, dùng đan sa, đan sa thăng hoa. Đệ nhị thần đan gọi là Thần phù, cũng dùng như trên. Đệ tam thần đan gọi là Thần đan. Dùng hùng hoàng, hùng hoàng, thăng hoa. Đệ tứ thần đan gọi là Hoàn đan. Dùng thuỷ ngân, hùng hoàng, tằng thanh, phàm thạch, thạch đình chi (lưu huỳnh), lỗ kiềm, thất ất vũ dư lương, dữ thạch. Hoàn đan có nghĩa là thuỷ ngân do đan sa chế thành rồi lại trở lại thành đan sa. Đệ ngũ thần đan gọi là Nhĩ đan. Dùng hùng hoàng, hống (thuỷ ngân), vũ dư lương, hùng hoàng thăng hoa. Đệ lục thần đan gọi là Luyện đan. Dùng đan sa, hùng hoàng, thư hoàng, tằng thanh, phàm thạch, thạch đảm, từ thạch, đan sa, thư hoàng, hùng hoàng thăng hoa. Đệ thất thần đan gọi là Nhu đan. Dùng hống (thuỷ ngân), hống hoá thành hơi rồi lại ngưng kết, trộn với vật khác. Đệ bát thần đan gọi là Phục đan. Dùng huyền hoàng, tằng thanh, thuỷ ngân, từ thạch. Đệ cửu thần đan gọi là Hàn đan. Dùng hống, hùng hoàng, thư hoàng, tằng thanh, dữ thạch, từ thạch (nam châm).

CỬU THIÊN CỬU ĐỊA 九 天 九 地
Từ tim trở lên là cửu thiên, từ thận trở xuống là cửu địa, khoảng cách giữa tim với thận là 8 tấc 4 phân, từ trùng lâu đến đỉnh đầu cũng là 8 tấc 4 phân; từ thận đến đỉnh cộng lại có 2 thước 5 tấc 2 phân. Nguyên khí của con người một ngày một đêm đầy 320 lần, mỗi lần có 2 thước 5 tấc 2 phân. Tính chung có 800. Sáu thước bốn tấc để ứng với số thuần dương cửu cửu. Sự hô hấp của con người một ngày một đêm thở được 21.600 lần, thở vào là trong sạch, thở ra là ô trược. Dùng hơi thở luyện khí, tan ra khắp trong thiên hạ tứ đại, trong sạch là vinh, ô trược là vệ, kinh hoành là lạc. Chân quyết ghi: “Tim dụ cho thiên, thận dụ cho địa, trên đến đỉnh dụ cho cửu thiên. Ngọc dịch luyện hình, từ thận đến đỉnh để thông cửu thiên. Ba trăm ngày đại dược thành tựu, thai tiên đầu đủ chân khí sinh”.

CỬU TIẾT 九 節
“Chín phần”. Phần thứ nhất là thanh tịnh tĩnh dưỡng, phần thứ hai là luyện kỷ chú kiếm, phần thứ ba là bổ khí trúc cơ, phần thứ tư là thái dược hợp đan, phần thứ năm là thất phản cửu hoàn, phần thứ sáu là ôn dưỡng trừu thiêm, phần thứ bảy là điều thần xuất sắc, phần thứ tám là thoát thai thần hoá, phần thứ chín là cửu cửu quy nguyên. Huyền Nguyên Tử nói: “Cửu tiết huyền công chẳng rời thần, khí thần hợp nhất liền thành chân”.

CỬU TRỤ 九 住
“Ở lâu”. Là công phu ôn dưỡng sau khi được thai, thực hành đạo vô vi lâu dài ở trong đó không chịu ra, cho đến 10 tháng thai đầy đủ, rồi xuất thần phát sinh cảnh tượng là thực hành công phu hữu vi. Tiêu Tổ nói: “Hay gìn giữ chân nhất thì hơi thở không qua lại, tâm quy về nhất tức mà trụ định”.

CỬU TRÙNG THIẾT CỔ 九 重 鐵 鼓
“Chín lớp trống sắt”. Dược vật vận chuyển chu thiên phải trải qua tam quan cửu khiếu giống như những khúc quanh co của Hoàng Hà, nước chảy ngược dòng, quan khiếu quanh co không dễ lọt qua như trống sắt khó xuyên. Tổ Từ Phục Dương nói: “Thiết cổ tam tam, toàn nhờ một mũi tên”.

CỬU TỨ HOẶC DƯỢC 九 四 或 躍
Nghi ngờ sự tiến thoái của nó thì đối với đạo có nguy hiểm. Hết sức cẩn thận, vì một âm lén sinh, ánh sáng mới thiếu, cung tốn kế tiếp truyền thống, dương quang ở đây lui dần, cương khí tiến đến tột cùng cần phải lấy nhu tiếp nó, cố giúp giải quyết, bảo dưỡng cương khí, tại tháng là ngày 18, tại bát quái là tốn. Tham Đồng ghi: “Tốn kế tiếp truyền thống, cố giúp giải quyết, cửu tứ hoặc dược, tiến thoái đạo nguy”.


D


DÃ CHIẾN 野 戰
Khi dược vật sinh ra phải dùng lửa nung luyện không cho nó tung hoành. Còn gọi là hàng phục nội ma, vì dùng chân ý đánh đuổi nó cho nên ví dụ là dã chiến. Tổ Nê Hoàn nói: “Lấy sự chế phục thân tâm làm dã chiến”. Ngộ Chân ghi: “Giữ thành dã chiến biết hung kiết thêm được linh sa đầy đỉnh hồng”.

DÂM CĂN 淫 根
Là ngoại thận, là tiền âm. Bởi nó động và do dương khí gây nên, còn gọi là dương vật. Tiên Tông ghi: “Bản thể của tinh là nguyên tinh, sử dụng bừa bãi gọi là dâm tinh, và dựa vào dâm căn để sử dụng, cho nên lúc tĩnh thì chứa nơi khí huyệt, lúc động thì nhờ nơi dâm căn”.

DÂM CƠ 淫 機
Là cơ bất chính phát sinh, tức là có ý niệm dâm dục khiến cho cơ lay động sinh ra khí ô trược không thể dùng được. Tổ Nê Hoàn nói: “Nếu muốn sống lâu khỏi già suy, đoạn dâm tu tập môn an lạc”.

DÂM SỰ 淫 亊
Dâm sự có 7 loại. Mắt thấy có 4 loại: dâm thư, dâm hoạ, dâm hí, dâm cụ. Tai nghe có 2 loại: dâm thanh, dâm tứ. Thân chạm xúc chỉ có một loại là dâm thể. Bảy loại dâm này rất khó diệt trừ; luyện đan trước phải loại bỏ; không mảy may nhiễm trước bảy loại dâm sự này mới có thể nhập thất mà luyện công phu trước cơ. Tiên Tông ghi: “Dâm tinh dâm sự là phàm tinh, nhơ uế làm sao chứng sạch trong”.

DÂM TINH 淫 精
Là tinh của chất lỏng hậu thiên, đã có chất nên nặng mà chảy xuống không ngừng. Tinh này vốn là nguyên tinh, nguyên khí hoá ra, dù là dâm tinh vô dụng nhưng tinh này tiêu hao khiến cho nguyên tinh nguyên khí giảm thiểu cho đến tuổi già, như nước biển khô cạn không tin tức thuỷ triều. Nếu người dương khí suy nhược thì dương ắt suy sụp, dương vật cũng mềm nhũn không thể cương lên. Lữ tiên nói: “Dè sẻn tinh nên gấp rút, tiếp nối mệnh chớ chậm trễ”.

DẦN THÂN 寅 申
Là cửa để âm dương xuất nhập, là thời gian để thuỷ hoả tiến thoái. Như hạ chí mặt trời mọc giờ dần, lặn giờ tuất; đông chí mặt trời mọc giờ thìn, lặn giờ thân; sau hạ chí mặt trời di chuyển dần sang hướng nam, sau đông chí mặt trời di chuyển dần sang hướng bắc, đây là phương hướng của mặt trời mọc lặn trong một năm. Tham Đồng ghi: “Thư hùng của trời đất quanh quẩn tý với ngọ, tổ âm dương dần thân mọc theo tuần hoàn”.

DI LÔ HOÁN ĐỈNH 移 爐 換 鼎
Công phu luyện đan, sau khi thành tựu tiểu chu thiên, nếu sáu căn đại định, trăm mạch hoà bình thì nên đem thần ngưng tụ dời lên trên một bước làm địa vị trung điền; hạ điền là lô, trung điền là đỉnh. Cốc Thần Thiên ghi: “Trăm ngày tắm gội bận dời đỉnh”. Toàn Chân Tập ghi: “Xá nương đùa bỡn, anh nhi nằm nghỉ, dời lên trung điền, đều đi qua minh đường”. Tổ Nê Hoàn nói: “Lấy di thần làm hoán đỉnh”.

DI THẦN CỬU ĐỈNH 移 神 九 鼎
Cửu đỉnh chính là cung nê hoàn, công phụ luyện khí hoá thần đầy đủ thì thần phải trụ nơi thượng điền, tiếp tục thực hành công phu hoàn hư. Tam Thừa Khẩu Quyết ghi: “Mười tháng thần toàn chớ ở lâu, từ trung lên thượng xuất trùng lâu”. Tổ Trường Chân nói: “Anh nhi dời đến thượng đan điền, hễ thân ngay thẳng thì tâm thầm hợp với tự nhiên”.

DỊCH ĐẠO 易 道
Phủ thái giao nhau thì âm dương hoặc thăng hoặc giáng, truân mông tác động thì động tĩnh ở nơi sáng sớm hoặc chiều tối. Khảm ly là thuỷ hoả nam nữ, chấn đoài là hồn phách long hổ. Giữ cái vừa mức thì xiêm vàng vốn kiết, gặp bổn nguyên thì không có địa vị mà được tôn kính. Ký vị thận trọng sự thuỷ chung của vạn vật, quẻ Phục Cấu làm sáng tỏ sự trở về của nhị khí. Mặt trời mọc lên hợp với sự ấm lạnh của vinh vệ (khí huyết), mặt trăng tròn khuyết ứng với sự thịnh suy của tình thần. Tổ Tử Dương nói: “Bá tánh dùng mỗi ngày mà không biết, thánh nhân hay tham cứu bổn nguyên, chú ý dịch đạo khéo đạt hết lý càn khôn, bèn gởi hình tượng vào văn này”.

DỊCH LÝ 易 理
Chữ dịch có nghĩa là nhật nguyệt chồng lên nhau. Nhật nguyệt chính là hình tượng của khảm ly. Nguyệt phách cung khảm đầy khuyết, mỗi tháng một chu thiên, nhật hồn cung ly nam bắc mỗi năm một chu thiên. Hai dụng khảm ly không có vị trí nhất định, chu lưu trong hư không sáu hướng nam bắc đông tây thượng hạ, qua lại trên dưới không dừng một chỗ. Chu dịch lấy càn khôn làm đầu, khảm ly làm giữa, ký tế vị tế làm cuối. Để hiển bày sự tạo hoá của trời đất đều nhờ công của nhật nguyệt vận dụng qua lại lên xuống. Nguỵ chân nhân nói: “Trời đất thiết lập địa vị mà thay đổi đường đi trong đó. Dịch gọi là khảm ly, khảm ly là hai dụng của càn khôn, hai dụng này không có hào vị, chu lưu khắp lục hư”. Lại nói “Toàn cơ tuần hoàn thăng giáng thượng hạ, chu lưu lục hào khó mà quan sát”.

DIÊN HOA 铅
Khi thu nhật tiểu dược là lúc chân chủng sắp sinh ra. Khoảng khắc này vừa mới sản sinh, cương trổ ra mầm được gọi là diên hoa. Thu nhặt diên hoa này không được quá sớm hay quá trễ, cũng phải đừng già đừng non mới có thể làm đan. Tổ Tam Phong nói: “Ở nơi ánh chớp tìm chân chủng, khi nghe tiếng gió ngộ bổn tông”.



DIÊN HỐNG 铅 汞
Chì, thuỷ ngân là hai loại nguyên tố hoá học. Đạo sĩ đã dùng hai nguyên tố chủ yếu này để nấu luyện đan dược. Sau này được các nhà Nội đan sử dụng, lấy chỉ biểu thị “nguyên tinh”, lấy thuỷ ngân biểu thị “nguyên thần”, trở thành danh từ lý luận của việc nấu luyện Nội đan. Họ cho rằng chì là do Thái âm nguyệt hoa sinh ra, thuỷ ngân là do Thái dương nhật tinh sinh ra, đều là linh khí của mặt trời, mặt trăng, là thứ quý báu nhất của trời đất. Họ cho rằng chì là chỉ thận, thận thuộc thuỷ, trong chứa chân khí nguyên dương, là tinh tiên thiên, tức là “chân diên”, Thuỷ ngân là chỉ “tâm”, tâm thuộc hoả, trong chứa tinh chính dương, là nguyên thần tiên thiên, tức là “chân hống”. Trộn chì và thuỷ ngân vào nấu luyện, chế phục lẫn nhau, thì thành đại đan.

DIÊN HỐNG BIẾN HOÁ 铅 汞 變 化
Một biển là nhâm thuỷ, hai biến là bính hoả, ba biến là long hổ, bốn biến là chân kim, năm biến là mậu kỷ. Khuê Chỉ ghi: “Người ta thấy kim sinh ra từ mặt trăng, mà chẳng biết ánh sáng vốn phát xuất từ mặt trời, diên hống tương sinh, phong hoả giao luyện, đến khi diên tận hống cạn, đây là kim đan”. Đan Kinh ghi: “Hai thứ cùng xuất hiện mà khác tên gọi”.

DIÊN HỐNG DANH TỰ 铅 汞 名 字
Diên là vật cùng một loại hữu tình, đây là danh. Hống là linh quang bẩm sinh, đây là tự. Tham Đồng ghi: “Danh là do định tình, tự là duyên theo tính mà nói, kim vừa mới quy tính thì được gọi là hoàn đan”.

DIÊN NGỘ QUÝ SINH 铅 汞 遇 癸 生
Trong 100 ngày luyện tinh đã đầy đủ, hậu thiên không thiếu, tiên thiên lộ hình, bỗng nhiên như sư tử rống lên, toàn thân rã rời mềm nhũn, niềm vui này khó mà hình dung được, lúc này là khoảng khắc diên gặp quý sinh. Đan Kinh ghi: “Diên gặp quý sinh cần nhặt gấp, kim gặp vọng viễn không chịu nếm”.

DIỆN BÍCH 面 壁
Tổ Hàm Hư nói: “Diện bích chẳng phải là ngồi một chỗ xoay mặt vào vách, mà là nghĩa để thân vào trong đó giống như vách cao vạn nhẫn trước mặt bụi hồng không đến được. Cửu niên là cửu chuyển công phu thâm mật, trăm ngàn ức hoá thân, là công phu tối hậu luyện thần hoàn hư”.

DIỆU HỮU 妙有
Không thấy không nghe cũng không chấp trước, chỉ tự tâm mình hiểu rõ, nên gọi là diệu hữu. Ngộ Nguyên Tử nói: “Chân không bao gồm diệu hữu, diệu hữu chứa trong chân không, thiên tâm bổn tượng chỉ cái này mà thôi”.

DOÃN CHÂN CHÂN 尹 真 人
Còn gọi là Doãn Chí Bình, Doãn Thanh Hoà. (1169-1251) Đạo sĩ thời Nguyên. Vốn quê ở Thượng Châu, thời Tống dời đến Bồng Lai (nay là huyện Dịch, tỉnh Sơn Đông), Tên là Chí Bình, tự là Đại Hoà. Thuở nhỏ thông minh sáng trí. Năm 14 tuổi gặp Mã Đan Dương liền muốn xuất gia bị cha ngăn cản liền trốn đi tu. Năm 19 tuổi bị buộc phải về nhà, rồi lại bỏ trốn vài ba lần nữa, cuối cùng mới được toại nguyện. Trước hết đến Linh Hư quán ở Vũ Quan, theo thầy là Lưu Xứ Huyền dốc lòng tu tập. Sau lại đến Thê Hà theo thầy là Khâu Xử Cơ “được thầy hết lòng truyền dạy, không giấu giếm điều gì; được Vương tông sư đất Ngọc Đương nhiều lần cầm tay đàm đạo, truyền cho khẩu quyết; lại học Dịch ở Thái Cổ Hách tông sư, đều là những điều mà ngoài đời chưa từng được nghe. Từ đó đạo nghiệp ngày càng tấn tới, thanh danh ngày càng vang động, học giả bốn phương ùn ùn kéo nhau tới xin thụ giáo”. Năm Nguyên Thế Tổ 14 (1219) từng vâng chiếu truyền của Thành Cát Tư Hãn, theo Khâu Xử Cơ sang Tây Vực, đến Tuyết Sơn; là đệ tử nổi danh nhất của Khâu Xử Cơ, được ban danh hiệu là “Thanh Hoà Tử”. Về sau, quay về ở tại tổ đình Chung Nam, thừa kế đạo nghiệp, truyền bá Huyền Phong. Năm 83 tuổi qua đời. Tác phẩm có: Bảo Quang tập, Bắc du tập v.v.. lưu truyền ở đời. Năm Trung Thống 2 (1261). Triều đình ban đạo hiệu là “Thanh Hoà Diệu Đạo Quảng Hoá chân nhân”.

DU DIỄM (DU NGỌC NGÔ) 俞 琰
(1258-1314). Nhà lý luận đan đạo nổi tiếng cuối Tống đầu Nguyên. Người Ngô quận (nay là Tô Châu, Giang Tô), tự là Ngọc Ngô, hiệu là Toàn Dương Tử, Lâm Ốc Sơn Nhân, Thạch Giản Đạo Nhân. Diễm từ nhỏ đọc rất nhiều sách, mỗi khi gặp kỳ thư dị truyện, thì đều chép lấy. Từng theo đường khoa cử, nỗi chưa hề đỗ đạt. Tự than là sinh bất phùng thời, ở ẩn không ra làm quan. Triều đình mời ra làm Ôn châu Học lục, không nhận, chuyên tâm về thuật Nội đan. Trong Tịch thượng hủ đàm. Ông tự nói về mình: “Ta từ năm Đức Hưu (1275-1276) về sau, văn trường thất bại, chẳng có dụng tâm gì, chỉ đóng cửa ngồi yên, vui với tiếng đàn, đọc Dịch nội ngoại nhị đan thư, nên thành ra 4 thứ trao Tiên thiên Dịch pháp”. Để trình bày Đan đạo đồ thuyết, đã soạn ra các sách: Tham đồng khế phát huy, Ngộ chân diễn nghĩa. Ngoài ra còn có tác phẩm: Dịch đồ toàn yếu, Chu Dịch tập thuyết, Chu Dịch tham đồng khế phát huy, Huyền tẫn chi môn phú, Dương phù kinh chú, Dịch ngoại biệt truyền, Lâm Ốc sơn nhân tập, Tịch thượng hủ đàm, Thư trai dạ thoại, Lã Thuần Dương chân nhân Tấm viên xuân Đan từ chú giải.

DỤC HOẢ 慾 火
“Lửa dục”. Niệm dâm dục gọi là dục hoả. Lửa này hay dẫn dụ chân nguyên ra ngoài khiến cho hao tổn, rất là hại người, chỉ có chân hoả dùng vũ lực mới có thể tiêu trừ nó. Ngộ Nguyên Tử nói: “Lòng dâm một khi động thì dục hoả liền khởi làm cho khí tán thần hao, hình hài tuy chưa giao cấu nhưng nguyên tinh trong tối đã rỉ ra, tính đã mê muội, mệnh đã lung lay”.

DỤNG CHI BẤT KHẢ KIẾN 用 之 不 可 見
“Dùng thì không thể thấy”. Nguyên liệu khởi đầu luyện đan là không hình không chất. Nếu có chút hình chất thấy được thì không thể dùng. Đến khi được đan mới có hình tượng thấy được, đây gọi là trong vô luyện hữu. Kinh Nam Hoa ghi: “Đã là vật, muốn được trở lại cội nguồn của nó cũng chẳng khó gì”.

DƯỢC HOẢ 药 火
Tiên Phật hợp tông ngữ lục ghi: “Lấy thần rong ruổi với khí. Khi sử dụng khí sẽ về trong thần, thần và khí sẽ hợp nhất và cùng lên cùng xuống, đó là đắc dược. Gọi là “đắc dược” tức là vật được “Hống” (thuỷ ngân, nguyên thần) mà gọi là chân diên (chì thật, chân nguyên tinh). Khi luyện, thần sẽ trở về khí huyệt, thần và khí dung hoà với nhau mà cùng đi cùng ở, đó là có hoả. Gọi là đắc hoả tức là vật được Diên (chì, nguyên tinh) mà gọi là chân hống (thuỷ ngân thật, chân nguyên thần)”. Tức chỉ 2 vật thần và khí, vì khi dùng chúng mà có tên khác.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:22 am

DƯỢC LÔ 藥 爐
“Lò luyện thuốc”. Lúc luyện tinh hoá khí, sau khi thu nhặt được ngoại dược đem về lò, trong lúc nung luyện ôn dưỡng, chỗ nung luyện gọi là dược lô. Ngộ Chân ghi: “Canh giữ được lô xem hoả hậu, mặc cho thần tức theo tự nhiên”.

DƯỢC SẢN 藥 産
Vạn vật đến lúc tráng thịnh tất nhiên kết thành quả. Nếu muốn truyền giống nối dòng thì cần phải đợi cho nó thành thục mà thái dụng, luyện đan thái dược cũng cần phải như thế. Du Ngọc Ngô nói: “Nếu chỉ biết có dược mà chẳng biết sự bí mật của hoả hậu thì có luyện cũng chỉ làm ấm hạ nguyên, chẳng phải là đạo hoàn đan”.

DƯỢC VẬT 藥 物
Vì nguyên khí tiên thiên hay tiêu trừ muôn bệnh nên gọi là dược, vì nguyên tinh tiên thiên hay biến hoá khó lường nên gọi là vật. Tổ Tiềm Hư nói: “Dược là khí chân nhất trong cung khảm, là chân diên. Vật là tinh tích chứa lâu ngày trong cung ly, là chân hống”.

DƯƠNG DƯƠNG 洋 洋
Trong lúc vô niệm vô tưởng giống như có sự vui sướng dương dương đắc ý; đang lúc mờ mịt cũng có cảnh tượng này. Liễu chân nhân nói: “Nội quán mà vô tâm, ngoại quán mà vô thể, bồng bềnh mà tìm không được, phảng phất giác mà hư, giống như cá bơi theo nước, sương bao trùm khói”.

DƯƠNG ĐAN 陽 丹
Tức nội đan. Vân cấp thất thiêm, q.64 ghi: “Dương đan tức Hoàn đan”.

DƯƠNG ĐỈNH 陽 鼎
Kỷ trong đỉnh chứa ngọc nhuỵ dương khí, trong đỉnh có tròn có ngay, có số dương 15 và 1, cho nên gọi là kỳ khí (món đồ lạ). Tham Đồng ghi: “Hễ tròn thì 15 phân Tàu, hễ ngay thì 11 phân Tàu. Miệng đỉnh ngay 4 phân, dài 8 phân, môi hai tấc”.

DƯƠNG ĐỘNG 陽 動
Điều dược thuần thục tự có chân dương phát động, sư tử rống một tiếng như mãnh hổ ra khỏi hang. Chỗ gọi là mạnh như rồng như hổ hầu như khó bắt chước theo. Cổ Tiên nói: “Trong tĩnh dương động kim xuất khoáng, dưới đất sấm nổ hoả bức kim”.

DƯƠNG HÀO 陽 爻
Hào đại biểu dương tính trong quẻ Dịch. Đối lại với Âm hào, lấy ký hiệu “--”. Vạch hào dương biểu thị bằng ký hiệu “_”, để hào lấy số “Cửu” (9) làm đại biểu. Ngoài Sơ cửu ra, các hào Cửu nhị, Cửu tam, Cửu tứ, Cửu ngũ và thượng Cửu đều là hào Dương. Hào Dương tượng trưng dương tính và các sự vật tính cương, như nam tính, trời chí cao vô thượng, quan chủ có quyền lực và quân tử có đức tài, người có sức mạnh kiên cường, đức cương kiện, vật cứng bền v.v..

DƯƠNG HOẢ 陽 火
Lúc dương khí phát ra, nhiệt của nó như lửa, nên gọi là dương hoả. Dương khí phát sinh chính là tiến thần hoả chuyển vận cũng gọi là dương hoả. Một là khí phát ra làm dương hoả, một là tiểu chu thiên tiến hoả làm dương hoả, hai thứ không đồng. Tổ Tam phong nói: “Dương hoả âm phù y tiến thoái, diên long hống hổ tự điều hoà”.

DƯƠNG HOẢ ÂM PHÙ 陽 火 陰 符
Cũng gọi là “Vũ hoả chi hoả”. Kim tiên chứng luận ghi: “Trong 12 thời, thời nào cũng có Dương hoả âm phù. Phàm tiến thì gọi là Tiến dương hoả, phàm lùi (thoái) thì gọi là Thoái âm phù”. “Phàm giờ vận hoả, khí hậu thiên tiến, thì gọi là Dương hoả; khí hậu thiên thoái, thì gọi là Âm phù”.

DƯƠNG KHÍ 陽 炁
Tu tập tĩnh đã lâu tự có một dương lại đến phát sinh trong chỗ mờ mịt, vì nó vô niệm vô tác, đến từ hư vô nên gọi là dương, vô hình vô tượng đến từ tiên thiên nên gọi là khí. Tổ Tam Phong nói: “Đoạt dương khí kia đem về thai, sinh ra một kẻ cưỡi hạc ngàn năm”.

DƯƠNG LÔ 陽 爐
Trong thân người phía dưới rốn là lô, vì cái nó nung luyện là dương khí, dương hoả lại còn phát sinh ở đây nên gọi là dương lô. Nếu dương hoả không phát, khí chưa quy về, chỉ là thần trụ thì âm lô. Thái Thanh Tu Đan Quyết ghi: “Thiên địa đỉnh lô ở nơi thân, âm dương khó lường gọi là thần”.

DƯƠNG MA 陽 魔
Chỉ khi luyện công hành phát đã xuất hiện những tình cảm ý nghĩa trái thường. Linh Bảo vô lượng độ nhân thượng kinh đại pháp q.45 ghi: “Xét ra, Dương ma kia chính là hành giả lúc đang muốn nội hành để giúp cho chuyện sinh tử, một tâm niệm có khí chẳng chân thực, tình dục nổi lên tứ tung, nảy ra ý niệm oán ghét, trong lòng sinh ra chấp trược, phiền não khiến lòng lo lắng, cuối cùng lẫn lộn phải trái. Đó là Dương ma thử thách đấy”.



DƯƠNG QUAN 陽 关
Là quan ải của dương khí, là giới hạn của tiên hậu thiên, là ranh giới của âm dương. Ở trong cửa ải là dương khí dương tinh, một khi ra ngoài cửa ải liền thành âm tinh trược tinh. Tổ Hư Am nói: “Dương quan đóng lại người người trường sinh”.

DƯƠNG QUANG 陽 光
Lúc luyện tinh được dược, có ánh sáng ở giữa hai lông mày giống như ánh chớp. Chỗ gọi là “hư thất sinh bạch” chính là chớp sáng của đan quang. Tổ Tam Phong nói: “Tìm chân chủng nơi ánh điện chớp, gặp bổn tông lúc có tin tức”.

DƯƠNG SANH 陽 生
Trời đất dương sinh, trong năm là đông chí, trong tháng là ngày mùng ba, trong ngày là nửa đêm; thân người dương sinh, phát sinh chân chính dương sinh. Liễu chân nhân nói: “Lúc dương sinh là lúc ra tay”. Đại Hoàn Tâm Giám ghi: “Đông chí dương sinh chẳng tu hành, một đời làm sao được trường sinh”. Trần Triệu Nguyên nói: “Luyện đan vào giờ tý dương sinh, nổi lửa đun luyện hoả lực toàn”.

DƯƠNG THẦN 陽 神
1. Chỉ Thiên tiên, Thần tiên, Địa tiên, Nhân tiên. Tiên Phật hợp tông lục ghi: “Tiên tuy có 5 bậc, song chỉ có hai loại. Hai loại nào vậy? Đó là sự khác nhau giữa Âm thần và Dương thần. Quỷ tiên là chủng loại Âm thần. Còn bốn thứ Thiên, Thần, Địa, Nhân là thuộc loại dương thần”. 2. Chỉ Nguyên thần. Vân cấp thất thiêm q.88 ghi: “Gọi là Dương thần tức là tinh anh của thuần dương, là Nguyên thần, chứ không phải là thần của ngũ tạng thân thể”. 3. Chỉ việc tập luyện nội công đạt tới trình độ cao siêu. Đạo hương tập ghi: “Nếu đạt được thai thần kiên cố, xuất du ngoài cõi nhân gian, thì là Dương thần”.

DƯƠNG TINH 陽 精
Dương khí đầy đủ là dương tinh, dương khí cùng tột mà biến chất gọi là âm tinh. Dương trong âm là dương khí, dương trong dương là dương tinh, âm trong dương là âm tinh. Triệu Trung Nhất nói: “Một thân trong ngoài thảy đều âm, chớ lấy dương tinh bên trong tìm”. Cảnh Dương Tử nói: “Một thân trên dưới đều thuộc âm, một vật dương tinh tin là không thật, chỗ tròn trịa bình thường nối tiếp nhau, không bất không chừ sắc phi sắc, rải làm vạn vật khắp càn khôn, trong một vật có một thái cực, rút vào bí mật trong một tính”. Khưu Tổ nói: “Dương tinh tuy từ trong phòng mà có, nhưng chẳng phải là nghệ thuật của nàng hầu, trong chẳng phải thân thể do cha mẹ sinh ra, ngoài chẳng phản bản vật do núi rừng sản xuất. Nếu tìm tòi trên hình thể thì không phải, cũng không thể lìa hình thể hướng ngoại tìm cầu”. Duyên Đốc Tử nói: “Một điểm dương tinh bế tại hình sơn tiên thiên nhất khí sinh từ hư vô”.

DƯƠNG TOẠI 陽 遂
Dương toại vốn không có hoả, nhờ ánh sáng mặt trời mà sinh hoả; phương chư vốn không có thuỷ, nhờ ánh sáng của mặt trăng mà được thuỷ. Nhật nguyệt xa vời mà vẫn có thể cảm mà thông nhau, huống là tiên thiên nhất khí đầy khắp lục hư, há không thể cảm mà thông nhau? Bởi tính tình trong thân ta giống như nhật nguyệt trên trời, chân tinh nguyên thần giống như thuỷ hoả của nhật nguyệt, cửa huyền tẫn trong thân ta giống như dương toại phương chư. Huyền tẫn lập thì tính tình thông, tính tình thông thì tinh thần vượng, tinh thần vượng thì kim đan sinh cũng như dương toại lấy hoả, phương chư tụ thuỷ. Hai thứ so sánh với nhau mà sinh một vật, đều là chứng nghiệm trong không sinh ra hữu. Tham Đồng ghi: “Dương toại để lấy hoả, chẳng phải mặt trời thì chẳng sinh ánh sáng, phương chư chẳng phải mặt trăng thì đâu thể sinh thuỷ. Hai khí huyền diệu lại xa xôi, cảm hoá còn tương thông, huống là gần chỗ náu thân, gần gũi trong lòng”.

DƯƠNG VẬT 陽 物
Là ngoại thận, vì dương tinh xuất ra từ đây nên gọi là dương, vì có hình tượng thấy được nên gọi là vật, tục gọi là dương cụ, còn gọi là tiền âm. Liễu chân nhân nói: “Tinh đầy vật cương dùng tinh thần làm cho nó nằm yên, tính tình sôi nổi dùng ý, thực hoà hoãn kéo lại”.

DƯỠNG ÂM 养 陰
“Dưỡng” là bổ dưỡng, điều dưỡng. “Âm” là nữ tính. Các nhà Phòng trung gia cho rằng tu luyện Phòng trung thuật đều có chỗ ích lợi cho cả nam và nữ. Nếu biết lấy dương nuôi âm thì có thể trừ được bách bệnh, da dẻ mịn màng. Y tâm phương ghi: “Nếu biết đạo dưỡng âm làm cho nhị khí hoà hợp… lấy dương dưỡng âm thì bách bệnh sẽ tiêu trừ, nhan sắc tươi đẹp, da thịt mịn màng, sống lâu không già, giống như thời niên thiếu” (Ngọc phòng bí quyết).

DƯỠNG HOẢ 养 火
Tức dưỡng thai, vì tính mệnh định trụ, chuyên dùng hoả tự nhiên, nuôi dưỡng nó giống như gà mẹ ấp gà con. Trung Hoà Tập ghi: “Dược vật chỉ thu nhặt nơi vô, đại đan toàn thiêu đốt trong định”. Tổ Trùng Dương nói: “Thánh thai đã ngưng, dưỡng bằng văn hoả, an thần định tức, mặc tình tự nhiên”.

DƯỠNG KHÍ 养 气
“Nuôi khí”. Lữ Tổ Bách tự bi ghi: “Dưỡng khí vong ngôn thủ. Giáng tâm vi bất vi”. Lục Tiềm Hư thời Minh ghi: “Người vong ngôn (quên lời) không phải là ngậm miệng để cho không nói, mà là giữ vững tinh thần, ngấm ngầm hạ thủ, tình cảnh đều quên, vô tâm ở lời nói mà tự chẳng nói ra… lâu dần thành đại định, trong chốc lát tĩnh cực sinh động, chân hoả hun đúc, Kim tinh nhả hoa, Xung quan thấu đỉnh, tưới khắp trên dưới, khí được nuôi dưỡng. Sự diệu dụng đến như vậy!”.

DƯỠNG KỶ 养 己
Còn gọi là Luyện kỷ. Tham đồng khế ghi: “Tu dưỡng bản thân đạt đến an tĩnh hư vô, nguyên khí căn bản che dấu vẻ sáng, bên trong soi chiếu khắp cơ thể”. (Nội dĩ dưỡng kỷ, an tĩnh hư vô, nguyên bản ẩn minh, nội chiếu hình khu). Trần Chí Hư thời Nguyên ghi: “Dưỡng kỷ là tu thân và luyện mình”. Tức tu thân dưỡng tính, làm cho tinh được bảo trọng, khí được dồi dào.

DƯỠNG THAI 养 胎
Tiên Phật hợp tông ngữ lục ghi: “Dưỡng thai, chỉ việc luyện khí hoá thần, chứ không phải thực có thai”.

DƯỠNG THẦN 养 神
Hàm dưỡng tinh thần, âm thầm giữ gìn bên trong, tình cảnh đều quên, ngoài không có lời, trong không có niệm thì thần kia không dưỡng mà tự định. Tổ Lục Tiềm Hư nói: “Dưỡng đạo chẳng qua ngưng thần để tạo thành thân thể này, thân thể này chẳng phải thân máu thịt mà là thần Thánh”.




Đ


ĐẢ TOẠ 打坐
Đả là hợp, Toạ là thuỷ hoả ở hai bên mà thổ ở giữa. Đả toạ là công phu hợp nhất ba tính thuỷ hoả thổ; không phải ngoại hình tĩnh toạ. Tổ Tam Phong nói: “Chẳng đả toạ trong thần thất”. Lữ Tổ nói: “Người đời ngồi rách bồ đoàn rốt cuộc chẳng được chính quả”.
ĐẠI ẨN CƯ TRIỀU 大 隐 居 朝
Mượn thế pháp để tu đạo pháp, sáng tối khó lường. Thuận nghịch ung dung như các ngài Bảo Thiền, Hoài Nam Tử, Đông Phương Sóc, Hứa Chân Nhân, Mai Chân Nhân, La Trạng Nguyên, Thiệu Tử, Cát Tiên Tông, Bão Phác Tử đều đã tham thấu, cho nên có thể sống trong vinh hoa phú quí mà vẫn thành đạo. Đan Kinh ghi: “Đại ẩn cư triều thị, thành tựu đại sự kia, như trồng hoa trong lửa đỏ, kéo thuyền trong vũng bùn”.

ĐẠI CHU THIÊN 大 周 天
Đại chu thiên là trên cơ sở TIểu chu thiên vận dụng lực nhập định khiến thần và khí kết hợp chặt chẽ, dung hợp với nhau để đạt mục đích tu luyện thành chân (tiên), kéo dài tuổi thọ. Đại chu thiên cũng chính là giai đoạn luyện khí hoá thần. Đại chu thiên bắt đầu vào giờ chính Tý.

ĐẠI DƯỢC 大 藥
1. Chỉ tính của dương quang (ánh sáng mặt trời). Tồn thần cố khí luận ghi: “Tinh của dương quang tức là Đan sa, Đan sa tức là đại dược”. 2. Chỉ Nội đan. Mạch vọng ghi: “Thận khí vào tâm khí, khí cực sinh dịch, trong dịch có khí Chính dương, phối hợp với nước Chân nhất, gọi tên là Long hổ giao cấu, nói là thêm được gạo lớn, đó gọi là Kim đan đại dược”. 3. Chỉ âm dương giao cấu mà thành. “Trời đất nhờ sự âm dương giao cấu này mà sinh ra vạn vật. Thân ta nhờ âm dương giao cấu này mà sinh ra đại dược, không khác gì trời đất sinh vạn vật, tất cả đều là do hai khí âm dương một đằng thì cho, một đằng thì hoá”.

ĐẠI ĐAN HOẢ HẬU 大 丹 火 候
Nhập Dược Cảnh ghi: “Thọ khí kiết, phòng thành hung”. Là hoả hậu của kết thai. “Bảy ngày hỗn độn chết rồi sồng lại hoàn toàn nhờ bạn bè điều thuỷ hoả” là hoả hậu của cố tế. “Đưa về thổ phủ để ôn dưỡng, kế vào lưu châu để phối hợp”, là hoả hậu của dưỡng thai, “Dùng diên chẳng được dùng phàm diên, dùng chân diên rồi cũng vứt luôn” là hoả hậu của trừu thiêm. “Đan táo hà xa ngưng cặm cụi, hạc thai quy tức tự kéo dài” là hoả hậu của mộc dục. “Trong một ngày 12 thời ý nghĩ trở thành hiện thực” là hoả hậu của thái thủ. “Anh nhi ngậm chân khí, mười tháng thai tròn nhập thánh cơ” là hoả hậu của thai thành. “Các âm hết sạch đan thành thục, nhảy khỏi lồng chim thọ ngàn năm” là hoả hậu của thoát thai.

ĐẠI ĐẠO 大 道
Chữ đại là chữ nhân thêm một nét ngang, là người được cái Một thì mọi việc đã xong, thế nên đại đạo là đạo được cái Một. Ngoài đây ra đều là bàng môn. Nhưng được cái Một là thế nào? Thu nhặt tiên thiên nhất khí là được cái Một; rót vào một lỗ huyền quan là giữ cái Một, dùng nguyên thần diệu dụng là hoà cái Một, có thể siêu thoát thân phàm là liễu cái Một. Tổ Tiềm Hư nói: “Đạo pháp có 3.600 đều là bàng môn, chỉ có kim đan đại đạo này, pháp tượng thiên địa, chuẩn tắc nhật nguyệt, phù hợp quái hào, nghịch chuyển sinh sát, là nấc thang của thượng thánh bước lên chân đạo”.

ĐẠI ĐỊA 大 地
Trời đất lấy thế giới làm đại địa, luyện đan lấy thân ta làm đại địa. Nếu không có thân ta làm cơ địa thì đan từ đâu luyện khởi, trời đất nếu không có thế giới thì do đâu biết có trời đất, đều thuận theo mà có. Luyện đan tuy dùng pháp nghịch hành nhưng cũng cần phải nhờ cơ địa thuận sinh mới có thể làm được, vì vậy khi dùng nghịch ắt trước có thuận. Người xưa nói: “Ngũ hành thuận hành pháp giới như lò lửa, ngũ hành đảo ngược đại địa như bảy báu”.

ĐẠI HÀ XA 大 河 車
Trừu diên thiêm hống, vận hành đại dược qua cửa ải, một con đường như guồng nước trên sông ngược dòng mà lên, sau đó trở về huỳnh đình. Khuê Chỉ ghi: “Chính khí phương bắc hiệu là hà xa, chở kim lên trên đưa ta về nhà”. Lữ Tổ nói: “Trên thấu Côn Lôn hoà tử phủ, nổi chìm lên xuống nhập trung cung”. Tổ Tam Phong nói: “Tính hoả nóng bức, tính thuỷ chuyển động, hà xa chuyển vận tự nhiên khắp”.

ĐẠI HOÀN 大 還
Chỉ một trạng thái luyện công Tu chân thập thư ghi: “Mười lăm Đại hoàn, vô tâm trước cảnh, ngày đêm như một”.

ĐẠI LA THIÊN 大 羅 天
Còn gọi: Vô cực thiên. Là chỗ cai trị của nguyên thuỷ thiên tôn, ở trên 555.555 cõi trời. Mỗi cõi trời đều có một vị vua làm chủ. Đại La thiên thống lãnh các vị này. Thượng Dương Tử nói: “Tất cả anh hùng xưng bá thế gian, tạo lập công danh rốt cuộc không, chỉ có kim đan rất linh diệu, trên trời Đại La hiển thần thông”. Theo đạo gia cho rằng Đại La là tầng trời tối cao.

ĐẠI SỰ 大 事
Việc lớn nhất trên đời không gì bằng việc sinh tử. Muốn khỏi sinh tử chỉ có kim đan mới giải quyết. Muốn luyện kim đan phải từ nơi tính mệnh mà bắt tay vào làm. Nhân sinh tại thế gian mọi thứ đều là giả tạm, chỉ có tính mệnh là chân thật. Tuy làm vua được muôn dân ủng hộ, kẻ giàu có thì nhất hô bá ứng, nhưng không biết rằng sắc thân này là vật vứt bỏ trong trời đất, tạm làm quán trọ mà thôi. “Đình nghỉ mát dù đẹp nhưng không phải chỗ ở lâu”, một mai ba tấc hơi đứt, chỉ còn lại đống thịt thúi, một thân lạnh ngắt, tất cả biến thành số không, chẳng bằng cỏ cây. Tổ Tam Phong viết: “Việc luyện kim đan rất trọng thầy bạn, thứ nhất phải tìm chân sư, thứ hai phải tìm bạn tốt, chân sư khó gặp xưa nay đều than như vậy. Kẻ chí sĩ mới học coi điều này là đại sự quan trọng nhất”.

ĐẠI TIỂU CHU THIÊN 大 小 周 天
Tiểu chu thiên gọi là luyện tinh hoá khí, còn gọi là kim mộc giao nhau, còn gọi là khu long phục hổ, còn gọi lấy diên chế hống, còn gọi là khảm ly giao cấu, còn gọi là thủ khảm điền ly, còn gọi là hoàn tinh bổ não, còn gọi là thuỷ hoả ký tế, đều là công phu khắc chế hữu vi. Đại chu thiên gọi là luyện khí hoá thần, còn gọi tứ tượng hoà hợp, còn gọi càn khôn giao cấu, còn gọi nhập định dưỡng tĩnh, đều là công phu hoà hợp vô vi. Chỉ Huyền Thiên ghi: “Chân diên đại dược vốn không tên, chỉ tại tâm người sáng hay tối. Lão Tử mang thai trong mười tháng, công hạnh viên mãn tự thông linh”.

ĐẠI TIỂU DƯỢC VẬT 大 小 藥 物
Tiểu dược khí yếu không có hình, khi dựa vào ngoại thể cử động thì có hình, ai cũng thấy được. Đại dược khí đủ có hình như hoả châu, lại chẳng dừa vào ngoại thể mà sinh ở bên trong, chỉ tự mình thấy, người khác không thể thấy, Tổ Tam Phong nói: “Huyền cơ không thể cho kẻ tầm thường biết, đại dược nên để bậc chí sĩ nếm thử”.

ĐẠI TIỂU TRÚC CƠ 大 小 築 基
Tiểu trúc cơ, nhiếp nguyên khí vào nội đỉnh, thai tức kéo dài, sau đó sinh ra dược hậu thiên mà thực hành công phu ngọc dịch ngoại luyện. Đại trúc cơ, dưỡng linh châu mà sinh ngoại diên, kim thuỷ mênh mông, siêng năng thực hành chu thiên kỳ diệu mà hoàn thành công phu kim dịch nội luyện. Lữ Tổ nói: “Trúc cơ luyện hậu thiên, luyện kỷ cố bổn nguyên”.

ĐẠI TĨNH 大 静
Chỉ Tĩnh đốc, là trạng thái nhập tĩnh cao độ. “Người tu luyện cần phải nhập tĩnh, Đại tĩnh 300 ngày, Trung tĩnh 200 ngay, Tiểu tĩnh 100 ngày”.

ĐẠI TĨNH ĐỊNH 大 静 定
Lúc từ không vào có, thấy có chân khí như hoả châu thì thần không chạy theo bên ngoài mà đại tĩnh đại định. Tổ Hạnh Lâm nói: “Trong định thấy đan thành, không định thì đan không kết”.

ĐẠI TOẠ 大 坐
Chỉ trạng thái yên bình, tĩnh toạ luyện công của người tu trì, Án ma pháp ghi: “Đại toạ, giơ chân ra ba lần, dùng sức kéo lại phía sau, giơ hai tay, chống đất, ngoảnh đầu lại, đó chính là Hổ thị pháp”. Ngoài ra sách Đăng cao toà thị vệ ghi: “Lên toà cao ngồi an toạ. An toạ chính là Đại toạ”.


ĐẠI TƯỢNG 大 象
Thái cực diệu dụng, không thể gọi là “không”, cũng không thể gọi là “có”, phi sắc phi không, chỗ gọi là tượng mà không tượng, gọi là đại tượng. Như “Vô danh là khởi thuỷ của trời đất”, đây là đại tượng ở trong tĩnh; “Hữu danh là mẹ của vạn vật”, đây là đại tượng ở trong động. Đạo Đức Kinh ghi: “Chấp đại tượng, thiên hạ hướng tới, hướng tới mà không hại ai, được yên ổn thái bình”.

ĐÃI CHIẾU 待 诏
Tính Mệnh Khuê Chỉ ghi: “Sau 9 năm quay mặt vào vách, linh đài lóng lánh, giác hối viên minh, tính mệnh hỗn dung, hình thần đều diệu, hợp đức với trời đất, đồng thể với thái hư. Lúc này Đan đạo đã thành, mà tích luỹ đức hạnh không thể thiếu… Chỉ nhờ sách Trời giáng chiếu, Ngọc nữ đến đón, giá vụ đằng vân, thẳng vào cõi thánh Tam thanh”. Đãi chiếu: chờ đợi sách trời giáng chiếu (đãi thiên thư giáng chiếu).

ĐÀM XỨ ĐOAN 谭 處 端
(1123-1185) Đạo sĩ thời Kim, tự là Thông Chính, hiệu là Trường Chân, vốn tên là Ngọc, tự là Bá ngọc, người Ninh Hải (nay thuộc Mâu Bình, Sơn Đông). Tương truyền ông đã từng bị bệnh huyễn tê liệt, thuốc thang châm cứu đều không khỏi. Năm Đại Định 7 (1167) nhà Kim nghe tin Trùng Dương từ núi Chung Nam tới, ông bèn chống gậy đến yết kiến. Trùng Dương đóng cửa không tiếp. Ông kiên trì đứng chờ suốt đêm, thế rồi cửa bỗng nhiên tự mở. Trùng Dương rất vui cho đó là duyên tiên sai khiến, bèn gọi vào cho chung chăn cùng nhủ. Sáng dậy bước xuống khỏi giường là bệnh cũ khỏi liền. Thế là ông bèn xin theo hầu bên cạnh suốt đời không rời. Sau đó ông đã sáng lập ra phái Nam Vô đạo Toàn Chân. Năm Chí Nguyên 6 (1269) Nguyên Thế Tổ đã phong tặng cho ông danh hiệu “Trường Chân Vân Thuỷ Uẩn Đắc chân nhân”. Người đời gọi ông là Trường Chân chân nhân, là một trong “Bắc thất chân”. Tác phẩm có Thuỷ vân tập.

ĐẠM BẠC TƯƠNG THỦ 淡 泊 相 守
“Đạm bạc cùng giữ”. Chỉ đan dược lúc mới thành, hoàn toàn chỉ dùng “lửa văn” (văn hoả), chớ nên chớ giúp, an thần tức, mặc cho tự nhiên, là công phu ôn dưỡng, mộc dục.

ĐAN 丹
Chỉ sự hoà hợp âm dương mà sản sinh ra Đan. Chư chân thánh thai thần dụng quyết ghi: “Rồng hổ giao nhau, gọi là Đan” (Long hổ tương giao vi chi viết Đan). Tính Mệnh Khuê Chỉ ghi: “Vốn rồng kia giác ngộ tính thường ở Mậu, tính tình của hổ thường ở kỷ. Chỉ vì cả hai đều có thổ khí, hai thổ hợp lại mà thành Đao khuê, do đó Khảm Ly giao mà trời đất hạnh thái, rồng hổ giao mà Mậu Kỷ hợp. Mậu Kỷ hợp làm một thể thì Tứ tượng hội hợp mà sản sinh ra “đại dược”.

ĐAN CƠ 丹 基
Chỉ vị trí sinh đan. Bão nhất hàm tan bí quyết ghi: “Khoảng giữa hai quả thận, đó là căn bản của ta, tên gọi là Dược tổ đan cơ”.
ĐAN DƯỢC 丹 藥
Thứ thuốc được đạo giáo sử dụng để luyện đan. Trong thuật Ngoại đan đó là chỉ chì, thuỷ ngân, lưu huỳnh, phèn (phàm thạch); trong thuật Nội đan chỉ tinh, khí, thần.

ĐAN ĐẠO 丹 道
Chữ Đan 丹, phía trên giống chữ Nhật 日, phía dưới giống chữ Nguyệt 月, một chấm ở giữa là hạt kê, một vạch ngang là đắc. Từ nhà Hán trở về trước gọi là đạo, từ nhà Hán trở về sau gọi là đan. Người tỏ ngộ thì thấy giản dị, kẻ si mê thì thấy phiền phức, người chân chính thì nghe khó làm dễ, kẻ tà nguỵ thì nghe dễ làm khó.

Bởi chân đạo đơn giản không có gì rườm rà, lấy hư vô làm thể, lấy thanh tịnh làm dụng, hữu vi để làm thành cái ban đầu, vô vi để làm thành cái sau cùng. Tổ Hạnh Lâm nói: “Đem thần quy về khí nội, đan đạo tự nhiên thành”.

ĐAN DƯƠNG TỬ 丹 陽 子
(1123-1183) Nhà khí công và nhà châm cứu thời Tống Kim. Họ Mã, tên Ngọc, tự là Huyền Bảo, hiệu là Đan Dương Tử. Lúc đầu tên là Tông Nghĩa, tự là Nghi Phụ. Người châu Ninh Hải (nay là Mãn Bình, Sơn Đông). Nhà giàu, khi 44 tuổi được Trùng Dương Tử Vương Hi điểm hoá, thờ Vương làm thầy học đạo, theo Trùng Dương Tử đến Biện Châu, Lương Châu. Năm 1183, trở về Định Hải, đến Lai Dương vào ở Du Tiên cung, tháng 12 cùng năm thì mất. Tác phẩm có Kim ngọc tiệm ngộ hành hoá thành đạo viên thành tinh vi văn tập, Lục ngữ lục v.v.. Lại còn có Mã Đan Dương thập nhị huyệt tổng kết kinh nghiệm châm cứu lâm sàng, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt phong là “Đan Dương Bão Nhất Vô Vi chân nhân”. Nguyên Vũ Tông phong “Đan Dương Bão Nhất Vô Vi Phổ Hoá chân nhân”.

ĐAN ĐẦU 丹 頭
Đan dược mà các nhà Ngoại đan luyện được lúc đầu có dạng những hạt ngô, dùng để “điểm hoá” gọi là Đan đầu (viên đan). Các nhà Nội đan ví chì, thuỷ ngân là âm tinh dương khí, cho rằng khi bắt đầu tu luyện Nội đan thì âm dương tương cảm, thuỷ hoả đồng căn, bên trong sinh thể chân nhất, trồng ở trong Đan điền, được ôn dưỡng phù trì thì Đan dần dần trưởng thành. Thuý hư thiên ghi: “Đan đầu chỉ thị tiên thiên khí, luyện tác hoàng nha phát ngọc anh”. (Nghĩa là: Đan đầu chỉ là khí tiên thiên, luyện thành mầm vàng nở hoa ngọc).

ĐAN ĐIỀN 丹 田
Chỉ các gốc của nhân thể, chỗ hội tụ của chân khí. Chỗ này được gọi là bộ phận luyện đan, sản sinh đan. 1. Chỗ tụ hội chân khí giữa hai quả thận, dưới rốn 1 tấc 3 phân. Nạn kinh ghi: “Chỗ động khí giữa thận, dưới rốn là tính mệnh của con người, là gốc của 12 đường kinh”. Dương Huyền Thảo ghi: “Chỗ động khí giữa thận dưới rốn tức là Đan điền. Đan điền là căn bản của con người”. 2. Chỉ ba Đan điền thượng, trung, hạ. Chung Lữ truyền đạo ký ghi: “Có ba Đan điền, Thượng điền là thần xá (nhà của thần), Trung điền là khí phủ (chỗ ở của khí). Hạ điền là tinh khu (chỗ ở của tinh). Trong tinh sinh ra khí, khí ở Trung đan điền, trong khí sinh ra thần, thần ở Thượng đan điền; chân thuỷ chân khí hợp mà sinh ra tinh, tinh ở Hạ đan điền”.
ĐAN HOẢ 丹 火
Hoả trong diên gọi là bạch hổ, hoả trong hống gọi là thanh long đều là khí của sơ huyền. Hoả ngày 14 gọi là bạch hổ thủ kinh. Hoả của chu thiên gọi là trừu thiêm. Có văn hoả ở giữa, nhất phù đắc đan dùng nó, là dương hoả tiên thiên. Có vũ hoả ở đầu và cuối, luyện kỷ ôn dưỡng dùng nó, là âm hoả hậu thiên. Có hoả từ bên trong, thong thả ở phòng không, điều hoà thắng thua là nguyên khí của một thân. Có hoả từ bên ngoài đến, ba ngày xuất canh, chấn đến thọ phù là hoả khí của trời đất. Có hoả của đinh nhâm diệu hợp, đem hống ném vào diên là dụng của hai hậu luyện dược. Có hoả cử thuỷ diệt hoả, đón diên chế phục hống, là bốn hậu còn lại đắc dược dùng nó. Có hoả của vị tế, hoả thuỷ lên xuống, là thường đạo thuận hành, cầu dược dùng nó. Có hoả của ký tế thuỷ hoả lên xuống, là đan đạo nghịch hành, hợp đan dùng nó. Chung Tổ nói: “Đan hoả không sai nhầm, công sức đầy đủ, gió mây làm bạn, trời đất làm nhà”.

ĐAN MẪU 丹 母
Đan mẫu chẳng phải đỏ, chẳng phải vàng, giống như đan quế. Ban đầu có được ở trong hư vô là mẹ, về sau có được ở trong hữu là cha. Bạch Ngọc Thiềm nói: “Thái thủ tiên thiên nhất khí cho là mẹ của kim đan”. Chung Tổ nói: “Hữu vô giao nhập là đan mẫu, ẩn hiện tương phù là thuỷ kim”.

ĐAN PHÁP 丹 法
Đan pháp tuỳ chỗ đều nói về âm dương, lấy thân làm quốc gia, lấy tính làm dân chúng, không có phe cánh, chẳng thuộc giáo môn. Pháp ấy khó nghe, đạo ấy khó được, công ấy dễ làm, quả ấy dễ thành. Cổ Tiên nói: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo, chẳng biết âm dương uổng lo toan”. Chung Tổ nói: “Đừng chấp thân này chính là đạo, riêng tu nhất vật là cô âm”.

ĐAN QUYNH 丹 扃
“Quynh” là cánh cửa, chỉ cánh cửa của Đan điền (Đan môn). Tính Mệnh Khuê Chỉ ghi: “Mờ mịt tông tích về Đan quynh; tiềm ẩn cơ quan kết thành thai”. (Diểu vô tông tích quy Đan quynh, tiềm hữu cơ quan kết thánh thai).

ĐAN SA 丹 砂
Tức chu sa mà Đạo giáo luyện thành. Lại nữa, các nhà Nội giáo lấy Thuỷ, Hoả, Khảm, Ly làm dược vật. Tâm thuộc thuỷ là Ly, thận thuộc hoả là Khảm, tâm thận sản sinh ra Nguyên thần, Nguyên tinh là căn bản của nội luyện, cho nên gọi là tâm thận là Đan cơ.

ĐAO KHUÊ 刀 圭
Đạo của thuỷ kim, khuê là nhị thổ mậu kỷ. Đao khuê là kim mộc tương tính do càn khôn giao cấu sinh ra. Tổ Tam Phong nói: “Đao khuê trăm ngày đại đan thành, đan thành mãi làm tiên Bồng Lai”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:23 am

ĐẢO TRỊ 搗治
Tham đồng khế ghi: “Đảo trị là âm dương trộn lẫn mà nấu luyện…” Tức âm dương giao luyện, tinh khí hòa hợp.

ĐÀO TẨY 淘洗
“Tẩy rửa”. Dùng để nói về từng bước tu trì theo công phu của Đan pháp, như “đào tẩy cốc mễ” ( tẩy rửa cốc mễ), “giản thô lưu tinh” (bỏ thô giữ tinh). Tu chân biện nan tham chứng ghi: “Đào tẩy là từng bước học tập, quay về tự nhiên, suy xét công dụng, đó là lấy Di luân, Huyền huống luyện thành vật như hình hạt gạo. Công pháp của các bậc cổ triết vốn đều như vậy cả”.

ĐẠO CƠ 盜機
“Trộm bộ máy tạo hóa”. Khoảng cuối giờ Hợi đầu giờ Tý trời đất giao hợp là thời gian thanh tâm tĩnh tọa có thể thong được chánh khí của trời đất, đây là trộm bộ máy của trời đất. Huỳnh Đế nói: “Đạo cơ kia, thiên hạ không thể biết, không thể thấy”. Trình Y Xuyên nói: “Nếu chẳng phải cướp cơ tạo hóa thì đâu thể trường sinh”.

ĐẠO ĐỨC 道德
Đạo là vô vi mà tự nhiên, đức là hữu vi mà phản hoàn. Đạo trái nghịch với tình đời, đức thì mềm dẻo không cạnh tranh, chuyên khí trí nhu. Đạo Đức Kinh ghi: “Đạo là đồng với đạo, đức là đồng với đức, thất là đồng với thất. Đồng với đạo là đạo cũng thích được nó; đồng với đức là đức cũng thích được nó; đồng với thất là thất cũng thích được nó”. Chu Tử nói: “Trong trời đất chí tôn là đạo, chí quí là đức, cái khó được nhất là ở người, ở người có khó được nhất chính là đạo đức vậy”.

ĐẠO KHÍ 道器
Đạo là hình nhi thượng, không hình không chất, tính là hống. Khí là hình nhi hạ, có thể có dụn, mệnh là diên. Đạo là hư vô, khí là thật tế. Dịch ghi: “Hình nhi thượng gọi là đạo, hình nhi hạ gọi là khí”.

ĐẠO PHÁP 道法
Chữ Đạo 道 do 2 chấm một gạch ngang phía trên, trong có một chữ Tự 自, dưới một chữ sước 辵 hợp thành. Nếu đem luyện đan giải thích thì chấm bên trái chìm xuống là âm, chấm bên phải nổi lên là dương, một gạch ngang là âm dương hợp nhất tức là song ngươi hợp nhất nhìn tự tại, tĩnh hầu hạ cực qua lai hoạt động. Tẩu động là nhất dương trở lại, tĩnh cực nhi động. Pháp có 3600 bàng môn, 96 thứ ngoại đạo, 24 thứ đồ giả, kim đan chỉ có một pháp, một thừa tối thượng, siêu vượt tất cả. Cốc Thần Tử nói: “Đạo lấy chí thần làm gốc, chí tinh làm dược, xung hòa làm dụng, lấy vô vi làm lị sở”.

ĐẠO THAI 道胎
Trước đem thần nhập vào khí, sau dung khí bao bọc thần, thần khí kết hợp thì lặng lẽ bất động, cảm mà thành nhai. Trần Hư Bạch nói: “Tổ chức ngân ngạc thể hư vô, liền đem nguyên thần để ở trong, hơi thở ra vào không gián đoạn, thánh nhai thành tựu hợp nguyên sơ”.

ĐẨU BÍNH 斗柄
Còn gọi: Đẩu tiêu, là chuôi sao Bắc Đẩu. Đan pháp dung chân ý, lực đan điền vận chu thiên, chân ý kia cũng gọi là đẩu bính. Bởi sao Bắc Đẩu có bảy ngôi sao, một là sao Xu, hai là sao Tuyền, ba là sao Ky, bốn là sao Quyền, năm là sao Hành, sáu là sao Khai Dương, bảy là sao Diêu Quang. Từ một đến bốn là Khôi, từ năm đến bảy là Tiêu. Bính chính là chuôi, nắm lấy chuôi mà xoay chuyển nó thì trong 24 giờ đều tùy theo chỗ xoay chuyển của nó mà kiến lập, đây là đầu mối lớn của trời cao. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Nhân xem đẩu bính vận chu thiên, đốn ngộ bí quyết huyền diệu của thần tiên”.

ĐẦU QUAN 投倌
Đại dược sinh ra tự động đi vào tam quan (ba cửa ải), không cần đến sức lực gì cả. Nếu dùng sức mà trợ giúp thì kẹt nơi công phu hữu vi trái lại dễ làm hỏng việc. Tiêu Tổ nói: “Hà xa vận chuyển lên Côn Lôn, không động mảy may đến ngọc quan; kì diệu lúc nhập môn để ôn dưỡng, âm dương nhất khí tự tuần hoàn”.

ĐỀ HỒ 醍醐
Lúc luyện tinh hóa khí, trong gian đoạn công phu chuyển tiểu chu thiên, tinh vẫn chưa hóa hết thành khí, khi qua trùng lâu xuống ráng cung cảm thấy ngọt ngào mát mẻ như cam lộ chảy xuống, vật này gọi là đề hồ. Thí dụ như sữa bò chế luyện thành lạc, lạc được tái chế thành tô, tô được tái chế thành đề hồ. Tào Tiên Cô nói: “Một vị đề hồ như nước cam lộ, trừ được đói khát thấy chân tố”. Vô Căn Thụ nói: “Huỳnh bà khuyên uống rượu đề hồ, mỗi ngày hớn hở say một phen”.

ĐỀ QUÁN 提罐
Đề quán là biệt hiệu của phương sĩ chuyên dung luyện hỏa để gạt tiền của, họ nói có thể lấy số ít kim ngân luyện ra số lớn kim ngân, lại còn từ kim ngân luyện thành thần đan, uống vào có thể bay lên. Đường Bạch Hổ nói: “Xé rách áo quần, gặp người chuyên nói đốt tiền bạc, sao không thiêu đốt đồ dùng trong nhà mình, đem nước đầu sông bán cho người”.

ĐỊA TRUNG THIÊN 地中天
Trong sáu hào của quẻ Khôn có khoảng trống thuộc địa (đất), ba hào của quẻ Càn bít kín ở giữa thuộc thiên (trời) thì biến thành quẻ Khảm, cho nên gọi là địa trung thiên. Tổ Tam Phong nói: “Trời đất thu vào trong huyền quan, vận chuyển hà xa tiếng sét vang”.

ĐỊA ỨNG TRIỀU 地應潮
Trong lúc được đan, nguyên hải phát động, khai quan triển khiếu, khí chạy đến như nước triều dâng lên. Đan Kinh Bí Quyết ghi: “Nước triều lên cao lấn bờ đê, gió dừng tâm biển không còn sóng”.

ĐIÊN ĐẢO 顛捯
Ngộ Chân Thiên ghi: “Thánh nhân đem Ly Khảm điên đảo mà dùng, có nghĩa là Thủy trên, Hỏa dưới; đem Càn Khôn điên đảo mà dùng, có nghĩa là Đất trên, Trời dưới; đem chồng vợ điên đảo mà dùng, có nghĩa là nam dưới nữ trên”. Tức Hà xa vận chuyển nghịch hành, thủy hỏa ký tế.

ĐIỀU CƠ 調機
Cơ là động cơ của tinh sinh ra, nếu xét thấy nó tự lay động không dừng thì khí động lâu quá sẽ biến chất rỉ chảy ra ngoài đến nỗi chân tinh khó sinh ra, ắt cần phải điều hòa cơ kia tuần phục mà khôi phục trạng thái xưa nay của nó. Tiên Tông ghi: “Một động một tĩnh không mất cơ giam, gọi đó là điều”.

ĐIỀU DƯỢC 調藥
Chỉ sự điều lý, chăm sóc tinh, khí, thần. Trong ba thứ này là lấy thần điều tinh điều khí, tinh đầy hóa khí, khí đầy sinh tinh, tinh đầy khí đủ thì thần vượng. Phương pháp điều dược tức là ngưng thần vào khí huyệt. Trương Tam Phong-Huyền cơ trực giảng ghi: “Ngưng thần là thu cái tâm đã thanh tịnh mà đưa vào bên trong”. Vì vậy ngưng thần là trên cơ sở giữ được thần trong, khi đã trừ bỏ được tạp niệm, tập trung ý niệm luyện công, con người ở vào trạng thái tương đối yên tĩnh.

ĐIỀU ĐỘ 調度
Hạ thủ luyện đan trước hết cần phải: ăn uống có tiết độ, lạnh nóng có mức độ, dứt thất tình trừ lục dục, không ngủ mê, không lao lực. Tổ Đan Dương nói: “Hạn chế ăn uống, dứt tư lự, tĩnh tọa để điều tức, an nghỉ để dưỡng khí, tâm không rong ruổi thì tính định, hình không lao nhọc thì tinh toàn, thần không nhiễu loạn thì đan kết, sau đó xóa sạch tính nơi hư, ổn định thần nơi cực, chỗ gọi là không ra khỏi nhà mà được diệu đạo”.

ĐIỀU GIÁC 調覺
Luyện đan kị hôn trầm mà ưa tỉnh giác. Muốn không hôn trầm trước tiên phải điều hòa giác linh. Phương pháp điều giác là khi ngủ phải mặc cả áo, không được lao động quá nhọc, không được ăn quá no, không được nói quá nhiều, không được suy nghĩ lung tung thì giác tự linh, hôn tự dẹp. Tiên Tông ghi: “Trong mơ diệu giác còn giác nữa, biết rõ chân huyền tức là huyền, nhắn với đời sau người tu đạo, không ngộ lời này quả uổng công”.

ĐIỀU HÒA DIÊN HỐNG 調和 涎汞
“Diên” (chì) là nguyên tinh. “Hống” (thủy ngân) là nguyên thần. “Điều hòa” tức là công phu vận luyện. Ngộ Chân Thiên ghi: “Muốn tu kim đan, trước phải điều hòa diên hống”.

ĐIỀU KHÍ YẾU THỦ 調氣要守
Hoàn tinh định thần trước phải điều khí. Chỉ cần khí điều phục thần tự nhiên định, tinh tự nhiên hoàn. Pháp này để ý đến “vong ngôn thủ nhất”, vong ngôn thì khí không tan, thủ nhất thì thần không xuất. Tiên Kinh ghi: “Ngậm miệng là tĩnh, ôm giữ thần là định”. Còn ghi: “Kêu không ra tiếng, đi không tung bụi”.

ĐIỀU NGOẠI DƯỢC 調外藥
Ba thứ hơi, thần, khí hợp dùng, tương trợ tương kích tương hợp, như thư hung giao hợp. Ngay lúc ấy có hai vật hợp nhau đều quy về một chỗ, đây chính là phương pháp điều ngoại dược. Đan Kinh ghi: “Ngoại dược là tiểu dược hậu thiên có thể trị mọi bệnh và sống lâu. Nội dược là đại dược tiên thiên có thể âm thầm hóa phàm cốt biến thành tiên thể”.

ĐIỀU TÂM TINH TỨ 調心精〤
Đạo pháp hội nguyên q.76 ghi: “Vào đạo lấy điều tâm làm cốt yếu, lấy tinh tứ làm diệu lý. “Điều tâm” là nắm bắt (luyện mình), “tinh tứ” là tồn tưởng”.

ĐIỀU THẦN 調神
Tinh, khí với thần hợp làm một thì sẽ có thu hoạch về điều thần. Nguyên thần thu liễm vào trong, tai mắt nhìn vào, nghe vào bên trong. Tâm mắt cùng dùng, thần khí hợp nhất, trên thì nhìn vào huyệt Nê hoàn, dưới thì nhìn vào đan điền, thì nội khí tuần hoàn, tập trung vào Tam quan (ba cửa) Tam điền (ba ruộng) thì lập tức có tác dụng điều thần.

ĐIỀU THẦN XUẤT XÁC 調神出殼
Lúc mười tháng thai tròn đủ có cảnh tượng hoa trời rải xuống ắt cần phải điều thần xuất xác, như bé sơ sinh mới ra khỏi thai mẹ, trí lực chưa sinh hoàn toàn nhờ vào cha mẹ chăm sóc cho bú mớm cho đến thành nhân. Ban đầu xuất thần lìa hình cần phải tạp hợp hư vô, một khi rời bỏ vỏ tức là phản hình phục định, nhất thiết không thể thấy cảnh mà sinh tình, quyến luyến mãi không chịu trở lại. Chỗ gọi là điều thần chính là khiến nó xuất nhập có điều độ. Nếu xuất nhập không thích hợp thì là xuất hành xằng bậy phóng dật vô độ mà không có diệu giác linh ứng. Nếu biết điều độ, thời gian xuất nhập xa gần đều có quy định, như ban đầu xuất đi mười bước liền trở về, kế đến xuất đi 20 bước, rồi xuất đi 30 bước, tiến dần đến 50, 100, ngàn bước, muôn bước, trăm dặm, ngàn dặm, muôn dặm, điều xuất điều nhập, càng ngày càng thuần thục, mới có thể bỏ mà bay lên. Tiên Tông ghi: “Không xuất không có thần thông, xuất mà không nhập mất thần thông”.

ĐIỀU THẦN YẾU TỨC 調神要息
Thần tùy theo hơi thở mặc cho nó tự điều hòa, ta chỉ giữ tự nhiên mới điều được khí tiên thiên, lai dùng thần quang rọi xuống để điều độ khí của âm kiểu, cùng với khí trong tâm ta gặp nhau ở khí huyệt, thần tức nương nhau, đừng quên đừng giúp, bởi lặng lẽ và nhu nhuyến, hơi thở sống động mà tâm tự tại, sau đó lấy hư không là chỗ tàng tâm, lấy lặng lẽ làm nơi dứt thần. Ba phen bốn lượt lắng động, bỗng nhiên thần thức quên nhau, thần khí dung hợp, hoảng hốt sinh dương mà người như say, mà chân dương động. Cổ Tiên nói: “Phí hết công phu kết được thành, phản quang nội chiếu cảnh phân minh; chủ nhân chưa đến ai chứa được, nghe đạo linh quang đến xích thành”.
ĐIỀU TIẾP 調燮
Kim đan vấn đáp q.3 ghi: “Cái gọi là “điều tiếp” là điều hòa chân tức (hơi thở), điều lý chân nguyên. Lão Tử nói: cửa Huyền tẫn là gốc của trời đất, dằng dặc còn mãi, dùng chẳng cần gắng, đó là cái cốt yếu của “điều tiếp” (điều hòa) chăng?”.

ĐIỀU TINH 調精
Tức chỉ thần, khí, tinh tương sinh tương thành. Tâm và thần đã điều hòa thì tinh cũng sẽ sinh sôi. Mục đích của việc Điều thần, Điều tức, Điều tinh đều là để giúp cho tinh sung mãn, khí đầy đủ, thần thịnh vượng, mong có được “tam toàn” (tinh, khí, thần được hoàn thành).

ĐIỀU TINH YẾU THỜI 調精要時
Lúc tinh sinh ra cần phải dùng pháp điều định. Lúc được sản sinh phải có pháp thái thủ. Điều tinh tại tiểu chu thiên, thái thủ tại đại chu thiên. Vô Danh Tử nói: “Tinh điều khí đợi”. Ngũ Chân Nhân nói: “Điều đến chân giác thì được chân khí”.

ĐIỀU TỨC 調息
Nhập thủ công phu. Trong Đan pháp thường lấy điều tức (điều hòa hơi thở) để giúp đỡ cho công phu nhập tĩnh. Sau Đan gia gọi là Nội hô hấp, tức hô hấp bằng mũi, hơi thở phải vừa nhỏ vừa dài, thiêm thiếp liên tục không gián đoạn, thì gọi là “tức điều”. Từ điều tức đi tới tức điều, đều là một quá trình “ thu tâm chi niệm”.

ĐIỀU VẬT 調物
Vật là dương vật, vì khi nó khởi thì hung dữ mạnh mẽ làm tâm lay động, nếu không dùng pháp điều phục liền bị nó hại. Pháp ấy chính là ngưng thần nhập khí huyệt, đặt gươm trí huệ trước mặt để tự vệ thì vật kia tự phục. Tiên Tông ghi: “Tinh đầy vật cương dùng tinh thần làm cho nó nằm yên, tính tình sôi nổi dùng ý hòa hoãn kéo lại.”

ĐINH CÔNG 丁公
Chỉ sự vận luyện hỏa hậu hoặc hỏa hậu. Ngộ Chân Thiên ghi: “Đinh công có nghĩa là hỏa hậu”. Còn ghi: “Song kim, mộc hóa có thể tự có tinh dịch? Phải nhờ đinh công rèn luyện, hỏa hậu them bớt thì âm dương mới có thể giao cấu, kim thủy mới có thể thành Đan dược”.

ĐINH NHÂM 丁壬
Đinh là ly hỏa, nhâm là khảm thủy. Cổ Tiên nói: “Trồng diên được diên, trồng hống được hống, chỗ khéo léo hoàn toàn ở trong khoảng trước sau đinh nhâm, thiên cơ này bậc tri giả rất thích, bởi tĩnh đã tột mà vẫn chưa đến động, dương trở lại mà chưa xa lìa âm”. Ngộ Chân ghi: “Thấy mà không dùng được, dùng mà không thấy được, gặp nhau trong chỗ lờ mờ, có biến đổi trong chỗ mờ mịt”.



ĐỈNH KHÍ 鼎器
Đỉnh ở trên lô, lúc luyện tinh lấy càn khôn làm đỉnh khí. Do nó vận dụng chu thiên từ khôn phúc đến càn đỉnh, khi luyện khí lấy thần làm đỉnh khí, lúc luyện thần lấy trung hạ điền làm đỉnh khí. Lúc thần ở đan điền thì đan điền là ngoại đỉnh, thần là nội đỉnh. Phàm chỗ dùng hỏa nung luyện thì gọi là đỉnh khí. Tiên Tông ghi: “Đỉnh đỉnh vốn không đỉnh, nếu không rõ diệu dụng hỏa hậu được vật có thứ lớp, lại lấy thân thể tìm kiếm đỉnh khí là làm việc xằng bậy”.

ĐÌNH PHÙ 渟符
Thực hành tiểu chu thiên, lúc thoái phù giáng xuống đến vị trí Dậu thì ngưng lại không giáng nữa gọi là đình; quy căn gọi là đình phù. Ngộ Chân ghi: “Giờ Tý tiến dương hỏa, tức hỏa (tắt lửa) gọi là mộc dục; giờ Ngọ thoái âm phù, đình phù gọi là mộc dục”.

ĐOÀI KIM 兌金
Càn kim vào cung khảm gọi là kim trong cung khôn. Khôn lấp đầy thành khảm gọi là kim trong thủy. Khảm ở hướng bắc, đoài ở phương tây là hàng xóm nhau. Kim này ở nhờ nơi đoài cho nên gọi là đoài kim, muốn được đại dược ắt phải cầu kim này, đem ngã cầu bỉ, nhưng không cầu nơi càn khôn khảm, vì càn phương gieo giống, khôn phương chứa nguồn. Khảm tuy có dương nhưng vẫn còn chứa trong thủy chưa lộ khí cơ, cho nên phải cầu nơi đoài, vì trong diên kia sinh ra dương, kỉ hiện ra kim kia ở canh phương, nguyệt xuất hiện vào ngày mùng 3. Tổ Hàm Hư nói: “Chẳng phải thật có càn khôn khảm đoài bày ra trong thân ta, không gì chẳng lấy hữu sinh vô, đem ngã cầu bỉ. Ta đem một điểm tinh của chân hỏa trồng tại nhà người bèn sinh ra dương trong diên, thái thủ nhất dương, dương khí trở lại đem trồng trong cung phôi thai nhà mình mà thành chân nhân”.

ĐOAN CỦNG MINH TÂM 端拱明心
Tức là Lý pháp di chiếu trạch thần, minh tâm hợp đạo. Tức là “Nguyên quân đoan củng tọa Huyền đô, Tam điệp thai tiên vũ bát ngu. Biến hóa thuần dương thiện địa hợp, Trường sinh nhân thử diệu công phu” (Nguyên quân ngay ngắn ngự huyền đô, Ba lớp thai tiên múa bát ngu. Biến hóa thuần dương thiên địa hợp, Trường sinh nhờ đó diệu công phu).

ĐOÁN LUYỆN 鍛鍊
Giai đoạn đầu tiên đoán luyện là công phu hữu vi, là hồi phong hỗn hợp hóa tinh thành khí. Giai đoạn giữa đoán luyện là công phu vô vi, là tồn thần hóa khí, hóa khí thành thần. Giai đoạn sau cùng đoán luyện là công phu hữu vi, là xuất thần thu thần bú mớm nuôi dưỡng. Vô Căn Thụ nói: “Một lò đoán luyện chân nhật nguyệt, quét sạch ba ngàn sáu trăm môn.” Lại nói: “Vận khởi lửa tam muội của chu thiên, đoán luyện chân không trở lại thái hư.”

ĐOẠN DÂM 斷淫
Là bước thứ nhất trong công phu của tiên đạo. Pháp này trước cần lập chí, đừng xem dâm thư, dâm hí; chớ nghe dâm thanh, dâm từ, để tránh khỏi sự dẫn khởi tâm dâm. Nếu khi luyện tinh còn phải cử ăn 5 thứ món cay nồng để tránh dứt sự tăng trưởng dâm cơ! Nếu không thì dâm cơ phát khởi càng hung dữ, mạnh mẽ như hổ, hung hãn như lửa. Nếu không được khẩu quyết của chân sư, ít có người chẳng bị nó kéo lôi thân tâm. Cần phải luyện đến mắt thấy, tai nghe, thân chạm, không động ở trong mới là điều liễu đáng. Pháp này rất giản dị , một lời nửa câu liền thấu rõ. Nếu không mau lập đức, khiêm tốn cầu thầy chỉ dạy, cho dù ông siêng năng tu luyện cũng khó tránh khỏi tai họa này. Tiên Tông ghi: “Thoát tục ly trần tìm tri âm, đoạn dâm ngộ đạo quí chân sư.”

ĐỐC MẠCH 督脈
Mạch đốc nằm trong xương sống của thân người, phía trước thông Nhâm mạch, phía sau thông nội thận, trên thông huyệt bách hội, dưới thông huyệt dũng tuyền, ngang thông đái mạch, giữa thông xung mạch. Nắm lấy thì tụ tập nơi huyệt bách hội, tản ra thì thông cả châu thân. Mạch này một khi thông thì tất cả ngoại cảm không thể xâm nhập, là con đường phải đi qua của đan đạo. Đan Kinh Bí Quyết ghi: “Hô hấp chân khí thông nhâm đốc, gồm nhau liền nhau theo khí hành.” Tổ Tam Phong nói: “Đốc là đứng đầu, đứng đầu lãnh đạo khí mạch của một thân.”

ĐỘC DƯƠNG 獨陽
Luyện đan phải lấy thần làm chủ, lấy khí làm phách. Nếu không có thần làm chủ tể, riêng giữ dương khí thì không có ích đối với sự việc. Tuy được khí chân dương mà bất định, chỉ một chút lơ đãng là rỉ chảy ra ngoài. Cũng như khách vào nhà mà không có chủ ra tiếp thì không thể ở lâu được. Dương không có âm làm bạn thì làm sao có thể an định? Kinh Nguyên Khí ghi: “Thần hành tức khí hành, thần trụ tức khí trụ.”

ĐỐI ĐẨU MINH TINH 對斗明星
Đối là đôi mắt phản quang đối đan điền, đẩu là đan điền, minh tinh là ánh sáng yếu ớt của đan điền vừa phát sinh giống như ánh sáng những vì sao.
Lữ Tổ nói:
Trời tạnh cầu vồng vắt ngang Ngọc động;
Hai cánh cửa của thất tối càng thêm đẹp.
Trí huệ sáng bạch như băng tuyết.
Từ vọng tâm đến chơn tâm là tốt đẹp.
Âm đã hết thì dương tăng trưởng.
Cây cối tỏa khắp mùi hương lạ
.
ĐÔNG BẮC TÁNG BẰNG 東北喪朋
Đông bắc là chỗ ở của sao Cơ, sao Đẩu; ánh sáng của mặt trăng đến đây đã hoàn tắt mất, là hiện tượng thuần âm. Âm là bạn của dương, dương là bạn của âm, nguyệt đến đây thì dương quang cũng tự mất nên gọi là táng bằng (mất bạn). Tham Đồng ghi: “Lợi dụng an thân, ẩn hình mà chứa, bắt đầu từ đông bắc, chỗ ở của Cơ Đẩu.”



ĐỒNG BẠN 同伴
Luyện đan phải cần ba người bạn tri âm, sinh tử nâng đỡ nhau, hoạn nạn giúp đỡ nhau, khuyên làm điều lành, răn cản điều dữ, đồng tâm tham cứu tiên đạo. Âm chân quân nói: “Muốn tu đạo này cần mượn tiền của, ba người đồng tâm làm bạn, bạn lành cùng chí hướng mới có thể tu luyện”.

ĐỒNG LOẠI 同纇
Kim trong diên hữu hình, kim trong thủy vô hình, hình bất đồng mà tính đồng gọi là đồng loại; thần tùy hình mà trụ, khí tùy hình mà linh, danh bất đồng mà hình đồng, gọi là đồng loại. Hỏa dược dùng hàng ngày là hữu tình, hỏa chứa trong gỗ trong đá là vô hình, hợp lại thì không thể phân biệt gọi là đồng loại. Vô hình, có tâm hương trong thân tìm cầu mà không thể được nên gọi là chẳng phải ở trong thân, cũng ở trong thân, như trong gỗ đá có lửa, nhưng chẻ ra tìm không thấy nên nói rằng bên ngoài đến thật chẳng phải bên ngoài đến. Tham Đồng ghi: “Muốn làm tiên phục thực phải cầu những đồng loại”.

ĐỒNG LOẠI DỊ THI CÔNG 同纇易葹功
“Đồng loại dễ thi công”. Nhất dương trong khảm vốn là một điểm chân dương của càn gia, đem nhất dương trong khảm trở về càn gia, gọi là dương với âm hợp há chẳng phải đồng loại ư? Nhất âm trong ly vốn từ một điểm chân âm trong cung khôn đến, đem nhất âm trong ly trở về cung khôn là âm với dương hợp, cũng là đồng loại, vì vậy đồng loại đều quy về nguyên xứ cho nên dễ thi công. Tổ Bá Dương nói: “Đồng loại dễ thi công, phi loại khó làm khéo léo”.

ĐỒNG LOẠI TƯƠNG THÂN 同纇相伸
“Đồng loại gần gũi nhau”. Con người ta trong thai mẹ, tính mệnh chưa tách ra, đến khi xuất thai, rên một tiếng thì tính nhập tâm khiếu, mệnh quy về thận khiến cho trên dưới cách xa, không thể gần gũi, đều tự hướng ra ngoài tìm cầu đồng loại, đâu biết bên ngoài hình đồng mà tình không đồng làm sao có thể hợp lâu. Tổ Tử Dương nói: “Âm dương đắc loại quy giao cảm, mười sáu tuổi sẽ tự hợp thân”. Tổ Tam Phong nói: “Mặc ông theo bàng môn ngàn muôn pháp, trừ bỏ đồng loại đều thành cuồng”.

ĐỘNG PHÒNG 洞房
Động phòng có 2 thứ thượng hạ, nhập my tâm ba tấc là thượng động phòng; dưới trung điền, trên hạ điền là hạ động phòng. Vô Căn Thụ nói: “Nữ bên nhà đông, nam bên nhà tây, phối hợp phu thê vào động phòng”.

ĐỘNG TĨNH 動靜
Động là khí, tĩnh là thần. Động mà tĩnh là tính, tĩnh mà động là mệnh. Động mà sử dụng ý nghĩa kia, tĩnh mà chờ đợi thời cơ nọ. Động để luyện mệnh, tĩnh để luyện tính. Trong động là thái, trong tĩnh là luyện. Biết động mà không biết tĩnh thì nền tảng khó lập mà không có công lao tích lũy tinh khí. Biết tĩnh mà không biết động thì thiên cơ chẳng hợp mà mất đi ý nghĩa đến bên lò thái dược. Ba năm bú mớm, một người cho, một người nhận là động; mười tháng dưỡng thai, chín năm diện bích là tĩnh. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ghi: “Tính là tĩnh, động là khí”.

ĐƯƠNG LỆNH 當令
Thái dược cần phải trong khoảnh khắc đương lệnh, cũng như thực vật kết trái đều có thời tiết, hái sớm thì chưa chín, hái trễ thì quá già, huống là thái dược? Thiệu Tử nói: “Tiếng sấm chợt nổ giữa đêm khuya, ngàn muôn nhà liền mở cửa ra”.


G




GIA GIA HỮU 家家有
“Mọi nhà đều có”. Thể của hậu thiên, huyền tẫn chưa lập, long hổ chưa giao, là hai nhà đông tây; càn khôn chưa giao là hai nhà nam bắc. Trong một thân mà có hai nhà nên gọi là gia gia. Đông tây nam bắc sau khi hội hợp thì hiệp làm một nhà mà thành đan. Tổ Tử Dương nói: “Chẳng kể giàu nghèo gia gia hữu, không hỏi hiền ngu chủng chủng sinh”. Lại nói: “Loại chí bảo này gia gia hữu, tất nhiên là người ngu không biết rõ”.

GIA THẦN 家神
Là chân khí trong thần con người. Chân diên do chân khí mà ngưng kết, kim đan nhờ kỷ hống mà có thần công. Hai vật cần nhau, hai tình quyến luyến bèn có thể biến hóa thông linh. Đan Kinh ghi: “Trong họ hàng không lìa gia thần”.

GIA TRUNG 家中
Gia có nghĩa nghỉ ngơi giữ kín, như ban ngày đi làm việc, ban đêm trở về nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là tĩnh, ra ngoài làm việc là động; tĩnh rồi động, động rồi nghỉ đây là động tĩnh hang ngày của con người, thuộc về hậu thiên. Trong thân thể chúng ta còn có động tĩnh tiên thiên, chẳng qua mình dùng hang ngày mà không biết. Con người nếu không có động tĩnh tiên thiên thì hậu thiên không thể tự động ư? Động tĩnh tiên thiên là cái gì? Chính là chân âm chân dương của khảm ly hỗ tàng. Ví dụ như máy phát điện là động tĩnh tiên thiên, mô-tơ là động tĩnh hậu thiên. Nếu không có máy phát điện thì mô-tơ làm sao có thể tự chạy! Cho nên bất cứ vật gì đều từ tĩnh mà động, luyện đan cũng ắt phải trong tĩnh mà được động cơ kia, nghịch vận mà thành chí bảo; vậy thì chỗ gọi là “gia trung” tức là nghĩa “tĩnh trung”. Tổ Tam Phong nói: “Chỉ cần lấy trong nhà, đâu nhọc tìm bên ngoài”.

GIA VIÊN 家園
Là đan điền, vì đan này dụ cho thực vật, nên gọi là hạ đan điền là gia viên, bởi đất này tự nhà mình có sẵn chẳng phải xứ sở khác có thể thay thế. Tổ Tử Dương nói: “Muốn biết pháp hoàn đan kim dịch phải trồng trọt nơi gia viên”.

GIA PHU 跏趺
Chẳng phải ngồi xếp bằng trên hình thức, mà là có chân ý bên trong, ngồi trên mặt nước hướng bắc trong thân; luyện đan không có hình thức nhất định, bất tất ngồi xếp bằng, đi đứng ngồi nằm đều có thể thực hành công phu. Tổ Tam Phong nói: “Không ngồi nơi nhà lạnh cây khô, mà ngồi trong thần thất”. Lữ Tổ nói: “Người đời ngồi rách bồ đoàn, rốt cuộc cũng không được chánh quả”.

GIÁC CHIẾU 覺照
Đang lúc tĩnh định thì giác chiếu nơi tĩnh định, đang lúc hư vô thì giác chiếu tại hư vô, đang lúc tịch diệt thì giác chiếu nơi tịch diệt. Tổ Trùng Dương nói: “Tịch diệt là gốc đao khuê, trai giới thay đổi tây đông, ngày đêm thường giác chiếu, trong điều thần khí ngọc lô công”.

GIÁC NHI PHỤC GIÁC 覺而復覺
Nguyên khí nguyên tinh phát động ở trong tĩnh cực yểu minh gọi là giác, song nguyên thần cũng đồng thời hợp giác, đây là phục giác, chính là chỗ nhiệm màu của thời đến thần tri. Nếu phối hợp hai giác này như vợ chồng yêu nhau trước sau không lìa. Tiên Tông ghi: “Giác mà bất giác, phục giác chân nguyên”. Du Ngọc Ngô nói: “Chân cơ diệu sứ ở trong yểu minh là thời kỳ đông chí”.

GIẢI NGHIỆT 解孽
Lập chí tu chân trước tiên nên giai oan nghiệt. Thiết nghĩ từ vô thỉ đến nay ắt phải có oan nghiệt theo bên minh, nếu không đề phòng trước chỉ sợ họa sinh ra ngoài ý muốn. Vài tháng trước khi được bí quyết nhập thất hạ công cần phải thực hành hóa giải trước. Pháp ấy như sau: “Mỗi ngày đúng giờ ngọ, thành tâm tụng Kim Quang Ngọc Xu 10 biến, trong ngày luyện bùa Ngũ lôi, đến 49 ngày bùa thành viết treo nơi đan phòng, để trấn những tai họa và sắp sẵn trước lời nguyền thề: Đợi tôi đạo đức viên thành, nhưng dây mơ rễ má nhất quyết phải nhổ sạch, hy vọng tôi thành đạo sẽ cứu những oan nghiệt kia ra khỏi đường đau khổ, trở lại làm hộ pháp. Lý Tiên Ông nói: “Hòm đá vừa mở bóng gương mới, gương treo cao trong nhà tối để tỉnh cơn mê; bụi mù quét sạch núi quang đãng, sau mùa xuân nhìn thấy hoa tươi tốt”.

GIÁN CÁCH 瞷隔
Thủy hỏa bị thổ ngăn cách không thể cứu giúp, kim mộc bị hỏa ngăn cách không thể nhập lại, đều là tình chạy theo vật, tính tùy thuộc niệm, tính tình trái nhau hoàn toàn gián cách mà không thể hòa vào nhau. Nhập Dược Cảnh ghi: “Muốn tụ hội thì đừng gián cách”. Tổ Tử Dương nói: “Kim mộc gián cách ai làm mai mối, chỉ có Huỳnh bà dẫn dắt kết hợp”.

GIẢN DỊ 簡易
Kim đan đại đạo vốn rất giản dị, chỉ cần công phu một năm hay nửa năm thì có thể trường sinh bất lão. Bất cứ loại bàng môn đều không có việc dễ dàng như trên. Mấu chốt ở chỗ kim đan đại đạo khó gặp khó được, bàng môn tiểu thuật dễ gặp dễ được. Khi được kim đan đại đạo không ai chẳng thành chân, kẻ được bàng môn tiểu thuật, trăm người không một người thành. Ngẫu nhiên được hiệu nghiệm chẳng qua trừ bệnh sống lâu, hoặc nếu có thành quả cũng chỉ thành quỉ tiên, đi lại tự do không mê muội bổn tính mà thôi. Tổ Tử Dương nói: “Biết thì giản dị vô cùng, không biết thì tối tăm rối rắm”. Tổ Tam Phong nói: “Kim đan linh dược, là vật trong thân vốn có giản mà lại dị, rất gần chẳng xa, chỉ cần tìm trong đồng loại liền được”.



GIẢN NGỮ 簡語
Từ Đường Tống về trước, thánh chân để lại Đan Kinh đều nói rõ một mà lược bỏ một, như luyện tinh hóa khí gọi là tuyệt dục; thái thủ phanh luyện gọi là thành đan; phục thực đại dược đến luyện khí hóa thần gọi là thủ trung; luyện thần hoàn hư gọi là tuyệt sắc. Cổ Tiên nói: “Trong ấy giản dị không nhiều lời, tất nhiên kẻ ngu chẳng biết rành”.

GIÁNG CUNG 絳宮
Là một lỗ dưới tim bên trong lồng ngực con người, còn gọi là tâm điền, là chỗ long hổ giao hội, phía trước tam quan phía sau cùng nhất quan. Khưu Tổ nói: “Gọi là phục thực, bực thang từ từ xuống, giáng cung gặp nhau, thủy hỏa ký tế”.

GIAO CẢM 交感
Mắt chợt thấy dâm sắc mà bên trong cảm, tai chợt nghe dâm thính mà bên trong động, trong long chợt khởi dâm niệm mà bên trong bị quấy rối, tinh khí do cảm động mà biến chất. Khưu Tổ nói: “Theo đường chân chính tu trì phải cẩn thận, dẹp trừ sắc dục tự quy chân”.

GIAO CẤU 交媾
Khí của tim thận quấn quít nhau, thần thức nội định là giao cấu, thận khí đến thần thất thì hơi thở nơi mũi vào ít mà ra chậm rồi dần dần đến không còn. Ngọc Chi Thư ghi: “Nguyên huỳnh nếu không giao cấu thì làm sao được dương bay lên từ cung khảm. Liễu chân nhân nói: “Hỏa vào trong thủy là thủy hỏa giao cấu”.

GIAO HỢP 交合
Chỉ tác dụng dựa vào nhau mà tương sinh giữa dương tinh và âm khí trong tập luyện khí công. Kim đan vấn đáp ghi: “Hỏi rằng giao hợp là thế nào? Đáp rằng: Nam châm hút sắt, dù cách ngại cũng vẫn tiềm thông”.

GIÁP TÍCH 夾脊
Còn gọi là song quan. Dưới đốt xương sống thứ 11 của thân người là cửa ải thứ 2 mà đại dược đi qua, còn gọi là thiên địa quan, hay lộc lô quan. Cổ Tiên nói: “Giáp tích song quan thấu đỉnh môn, đường tắt tu hành đây là tôn quí”.

GIỚI HẠN 界限
Kim thủy mộc thổ giới hạn tại quẻ khảm. Mộc hỏa kỷ thổ giới hạn quẻ ly. Thủy không thể ngập nước cũng không cạn khô; hỏa không thể lạnh cũng không thể ráo. Mậu thổ chủ quản cửa khảm, kỷ thổ chủ quản cửa ly. Hai dụng khảm ly là dược, là hỏa. Hoảng hốt yểu mình chứa nhau trong nhà âm dương, đến thời hạn thì khí hóa. Tại nửa tháng trên ba hậu biến thành dương, tại nửa tháng dưới ba hậu biến thành âm. Chế hóa đan pháp dùng khí của hai dụng trung hòa giao kết mà thành. Trong khảm ly vốn không có vật, thần tiên dùng pháp trung nhiếp từ trong hư vô tĩnh định, tách hư không tạo thành. Kinh Linh Bảo Độ Nhân ghi: “Hai dụng thủy hỏa nếu không phải bậc thánh thì không truyền”.

H



HÀ ĐỒ LẠC THƯ 河圖洛咀
Truyền thuyết về nguồn gốc 2 sách Chu Dịch và Hồng phạm của Nho gia thời cổ, tức “Hà xuất đồ”, “Lạc xuất thư” (Dịch-Hệ từ thượng). Tương truyền thời Phục Hy có ngựa đầu rồng (long mã) từ dưới sông Hoàng Hà bay lên, trên lưng có đội bức vẽ (Đồ), gọi là “Hà đồ” và có rùa thần từ dưới sông Lạc bơi lên, trên lưng có đội quyển sách (Thư) gọi là “Lạc thư”. Phục Hy căn cứ vào “bức đồ” và “quyển thư” về thành 8 quẻ; đó là sự ra đời của Chu Dịch sau đó.

HÀ THƯỢNG 河上
Vị trí quẻ ly tại ngọ là ở trên ngân hà, nên gọi là hà thượng. Ly cung linh hống là xá nữ, tính thích bay cao nên khó chê phục. Tham Đồng ghi: “Hà thượng xá nữ linh thiêng khó lường được, đắc hỏa thì bay lên, không thấy bụi bặm, ma ẩn rồng nấp, chẳng biết chỗ tồn tại; nếu muốn chế phục nó, Huỳnh nha làm gốc”.

HÀ TIÊN CÔ 何仙姑
Một trong 8 vị tiên (bát tiên). Năm sinh năm mất không rõ. Theo Linh Lăng huyện chí thì vị tiên này tên là Quỳnh, người Linh Lăng (có người nói là người Tăng Thành, Quảng Châu) thời nhà Đường, ở Vân Mẫu Khê. Năm 14 tuổi ăn phấn vân mẫu nên hành động nhanh như bay. Có người nói đó là đạo cô ở Vĩnh Châu thời Tống, rất nổi tiếng. Lại có thuyết nói đó là Triệu Tiên cô (họ Triệu, tên Hà) là học trò của Lữ Động Tân, đã được Lữ Động Tân truyền thụ cho. Trong Chư chân thánh nhai thần dụng quyết có bài Hà Tiên Cô thai tức quyết. 2. Một trong bát tiên của Đạo giáo theo truyền thuyết. Tương truyền đó là một cô gái ở Tăng Thành, Quảng Đông thời Đường. Năm 15 tuổi do ăn phấn vân mẫu mà thành tiên, hành động nhanh như bay, hàng ngày vào núi hái quả nuôi mẹ. Tập Tiên Truyện thì nói lúc cô 13 tuổi vào núi hái thuốc, gặp Thuần Dương tiên sư, được ban cho một trái đào và dặn rằng: “Cứ ăn hết quả này, ngày sau sẽ được bay lên”. Từ đó cô chẳng đói chẳng khát biết rõ điều lành điều dữ của mọi người, những kẻ hiếu kỳ trong đám sĩ đại phu nhiều người tới yết kiến cô để hỏi về điều lành điều dữ.

HÀ XA 河車
Chỉ chính khí phương bắc có đầy đủ tác dụng với nguyên dương, chân khí. Tức nguyên khí từ huyệt Vĩ lư đi lên, qua các huyệt Giáp tế, Ngọc chẩm tới Nê hoàn, sau đó xuống Thước kiều ( Huyền ưng), Trùng lâu ( khí quản) rồi đi vào đan điền. Vòng tuần hoàn ấy trong Nội đan gọi là Hà xa lộ. Chung lữ truyền đạo tập ghi: “Hà xa là khởi từ chân khí trong thận của chính thủy phương bắc, là chính khí do chân khí sinh ra, gọi là Hà xa. Tu luyện được công phu này có thể “dưỡng dương luyện âm”, “giao thông khí huyết”, “tiếp dẫn nguyên dương”, “luyện bổ nguyên thần”. Trong quá trình tu luyện có sự phân biệt giữa Đại hà xa với Tiểu hà xa. Chung Lữ truyền đạo tập ghi: “Ngũ hành tuần hoàn, hết vòng lại bắt đầu, mặc khế với thuật điên đảo, lấy long hổ tương giao mà biến thành hoàng nha, là Tiểu hà xa… Trửu hậu phi kim tinh, hoàn tinh nhập vào Nê hoàn, rút bớt diên them hống mà thành đại dược, là Đại hà xa”. Tiểu hà xa còn gọi là tiểu chu thiên; Đại hà xa còn gọi là đại chu thiên.

HẠ BẤT BẾ HỎA BẤT TỤ 下不閉火不聚
“Dưới không đóng, Hỏa chẳng tụ”. Chỉ khi luyện công lúc một Dương lại về thì phải thót lỗ đít lên. Còn gọi là “Khẩn bế Thái huyền” (đóng chặt Thái huyền…) để khí men theo Vĩ lư mà lên trên.

HẠ BẾ 下閉
“Hạ” chỉ phần dưới của cơ thể con người. “Bế” là bế tàng. “Hạ bế” tức là âm tinh bế tàng, chẳng tiết ra ngoài. Tham Đồng Khế ghi: “Thượng bế thì gọi là Hữu, Hạ bế thì gọi là Vô”.

HẠ CHIẾU 下照
Chỉ việc người tu trì trừng tâm tuyệt lự, dứt hết suy nghĩ, nhắm mắt nhìn vào bên trong, ý nghĩ tập trung vào Hạ đan điền.

HẠ ĐAN ĐIỀN 下丹田
Chỉ bộ phận dưới rốn của cơ thể con người, đó chính là cơ địa luyện đan. Còn gọi là Huyền tẫn, Huyền cốc, Hoa trì, Linh căn, Mệnh môn, Ngọc trì vv…, là nơi chứa tinh của nam, là nơi dưỡng thai của nữ. Bộ vị này có quan hệ mật thiết nhất đối với hoạt động sinh mệnh của con người. Trong luyện công thường nói tới “ý thủ đan điền”, chủ yếu là nới tới “ý thủ hạ đan điền”.

HẠ ĐIỀN 下田
Dưới rốn 1 tấc 3 phân Tàu (3,9 cm) giả mở ra một lỗ, phương viên 1 tấc 2 phân (3,6 cm), trái phải đều có một lỗ thông nội thận, ở giữa có một lỗ trên thông Côn lôn, dưới thông Vĩ lư . Nguyễn Đạo Ca ghi: “Khéo vận đan điền cần trên dưới, phải biết một thể tây hợp đồng, bao phen vui chỉ lên Côn lôn, giáp tích rõ ràng có đường thông”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:24 am

HẠ ĐỨC 下德
Chỉ người tinh khí đã tiết, phải khổ tu lâu dài. Khi luyện công lấy hư tĩnh làm gốc, lấy hỏa phù làm dụng, luyện tinh hợp khí, luyện khí hợp thần, luyện thần hợp hư, lấy thần để ngự khí thì có thể thu cái dụng Bất hưu.

HẠ HUYỀN 下玄
Tức là thận. Huỳnh đình nội cảnh ghi: “Huyền khuyết viên (hình bầu dục) đó là hình dáng của thận. Huyền (đen) là màu của nước, ví với nội tượng. Thần là Hạ huyền, thần của nó là Huyền minh, tự là Dục Anh”.

HẠ PHẨM ĐAN PHÁP 下品丹法
Lấy tinh, tủy, huyết, khí, dịch làm vật liệu được; lấy co rút, ma sát, đóng kín làm hỏa hậu, lấy sự cố tình thăng giáng làm vận dụng. Thể chân nhân nói: “Lạc thư của Đại vũ, hậu thiên lưu hành, hạ đức có thể học theo. Hạ đức có thể đã hư rồi”.

HẠ SĨ 下士
Tức hạ đức. Chỉ những người tiên thiên khuy tổn, tinh khí tiết lâu, phải cần khổ tu trì lâu dài thì mới mong thành đạt.

HẠ THỦ 下手
Luyện đan dễ, hạ thủ khó. Nếu biết khẩu quyết hạ thủ, những gì còn lại thế như chẻ tre. Đan kinh vạn quyển nếu chưa nghiên cứu tường tận thì không biết bắt đầu hạ thủ công phu từ đâu. Chỉ một thủ đoạn bí mật không tiết lộ là người thầy lựa chọn học trò, dùng nhiều cách khảo nghiệm, không coi nhẹ việc truyền thụ. Việc này vốn bị cấm đoán ở thượng thiên. Tổ Hư Am nói: “Tin đến nhận được chỗ sinh thân, công phu hạ thủ từ miệng truyền”.

HÁCH ĐẠI THÔNG 赫大熜
(1140-1212). Tự là Thái Cổ, hiệu là Quảng Ninh, vốn tên là Lân, hiệu là Điền Nhiên, tự hiệu là Thái Cổ chân nhân, pháp danh là Đại Thông. Người Ninh Hải (nay là Mâu Bình, Sơn Đông). Từng nói rằng mộng thấy được thần nhân truyền thụ cho bí nghĩa của Chu Dịch, do vậy mà ẩn dật trong đám thầy bói, sau tôn thờ Vương Trùng Dương làm thầy, sang lập ra phái Hoa Sơn Toàn Chân đạo, và trở thành một trong “Bắc thất chân”. Tác phẩm có: Thái cổ tập, Thái dịch đồ v.v… Năm Chí Nguyên 6 (1269) được phong tặng danh hiệu “Quảng Ninh Thông Huyền Thái Cổ chân nhân”, người đời gọi là Quảng Ninh chân nhân.

HÀN THỬ 寒暑
Trời đất lấy nhật nguyệt thẳng nghiêng làm hàn thử (lạnh nóng), luyện đan lấy tiến thoái thời khắc làm hàn thử. Trời đất dùng gió mây để điều hòa. Tham Đồng ghi: “Không lạnh không nóng, tiến thoái hợp thời, đều được sự hòa hợp và bày tỏ chứng hợp”.

HÀN TUYỀN 寒泉
Là âm tinh, do dương khí vốn nóng, một khi ra khỏi dương quan, dương khí mất đi mà âm chất hiện ra, âm chất liền biến thành lạnh giá. Như hơi nóng gặp lạnh liền biến thành nước lạnh, bởi dương khí đã đến chỗ tột thì âm phải sinh. Như vào khoảng hạ chí, nước suối dưới đất lạnh lẽo. Du Ngọc Ngô nói: “Nguyên hải dương hòa động, hàn tuyền khí mạch thông”.

HÀN TƯƠNG TỬ 韓湘子
Một trong “Bát tiên” (tám vị tiên) của Đạo giáo trong truyền thuyết, cháu của Hàn Dũ, nhà văn lớn thời Đường, tính tình cuồng phóng, biết những thuật lạ; theo truyền thuyết, mới có qua mấy ngày đầu đông, ông đã làm cho hoa mẫu đơn nở mấy bông ngũ sắc, mỗi đóa lại có một bài thơ, Hàn Dũ rất kinh ngạc. Cũng theo truyền thuyết, hai câu thơ “Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại, Tuyết ủng Tam Quan mã bất tiền” (Mây che Tần Lĩnh nhà đâu tá? Tuyết ngập Lam Quan ngựa chẳng đi) là hai câu trong số đó. Về cuộc đời của ông, Dương Nhĩ thời cuối Minh đã từng soạn Hàn Tương Tử toàn truyện. Sách này nói, con gái An Phủ, Thừa tướng nhà Hán là Linh Linh tài sắc vẹn toàn, vua Hán muốn gả nàng cho người cháu của mình. An Phủ một mực từ chối. Vua Hán cả giận, bãi chức ông và cứ cho cưới. Linh Linh uất ức mà chết, biến thành con hạc trắng, rồi được Chung Li Quyền, Lữ Động Tân điểm hóa, thác sinh làm con của Hàn Hội huyện Xương Lê, lúc nhỏ tên là tương tử, mồ côi cha mẹ, được người chú là Hàn Dũ nuôi nấng. Tương Tử lớn lên lại được hai vị tiên Chung Li Quyền, Lữ Động Tân dạy cho đạo tu hành, sau ẩn dật tu đạo ở núi Chung Nam, trở thành chính quả, được liệt vào “Bát tiên”.

HÀNG LONG PHỤC HỔ 降龍伏虎
Hàng long dùng văn hỏa, biệt hiệu là thư kiếm, phục hổ dùng vũ hỏa, biệt hiệu là hùng kiếm. Tổ Tứ Dương nói: “Sửa chữa thần tâm gọi là hàng long phục hổ, tâm chẳng động thì long ngâm, thân chẳng động thì hổ khiếu, long ngâm thì khí chắc, hổ khiếu thì tinh ngưng, nguyên tinh ngưng thì đủ để bảo hình, nguyên khí chắc thì đủ để ngưng thần”.

HÀNH CÔNG NHẬT QUY 行功日規
Lúc bắt đầu hạ thủ, mỗi ngày tý ngọ mẹo dậu, mỗi thời ngồi từ 1 đến 2 giờ, dần dần tăng thêm không thể miễn cưỡng. Nếu tu tập không gián đoạn, dũng mãnh tinh tấn thì có thể thấy hiệu nghiệm. Tổ Nê Hoàn nói: “Xưa ta tu hành được chân quyết, công phu ngày đêm không gián đoạn”.

HÀNH CÔNG THẬP BÁT THƯƠNG 行功十八倉
Là 18 loại tổn thương mà người hành công Thái cực khi luyện tập nên tránh. Trương Tam Phong Thái cực luyện đan bí quyết q.2 ghi: “Nhìn lâu hại tinh, nghe lâu hại thần, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại mạch, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân, giận dữ hại gan, lo nghĩ (tư lự) hại tỳ, quá buồn (cực ưu) hại tim, quá thương (quá bi) hại phổi, quá no hại dạ dày, sợ nhiều hại thận, cười nhiều hại lưng, nói nhiều hại dịch, nhổ nhiều hại nước bọt, ra mồ hôi nhiều hại dương, chảy nước mắt nhiều hại huyết, giao hợp nhiều hại tủy”.

HÀNH CÔNG THẬP KỊ 行功十忌
“10 điều kiêng khi luyện công”. Là 10 loại kiêng kị mà người tu tập Thái cực công nên biết. Trương Tam Phong Thái cực luyện đan bí quyết q.2 ghi: “Kị dậy sớm bạc tóc (khoa đầu), kị hóng mát ở nhà quay hướng bắc (âm thất nạp lương), kị ngồi lâu nơi ẩm ướt, kị mặc lạnh áo lót, kị mặc nóng áo phơi, kị quạt gió khi ra mồ hôi, kị thắp đèn nến soi khi ngủ, kị quan hệ tình dục (nhập phòng) vào giờ Tý, kị nước lạnh vào cơ, kị lửa nóng rám da”.



HÀNH CÔNG THẬP YẾU 行功十要
“10 điều cốt yếu khi luyện công”. Là 10 quyết pháp lớn mà người tu luyện Thái cực công thường nên giữ đúng. Trương Tam Phong Thái cực luyện đan bí quyết q.2 ghi: “Mặt phải thường xát, mắt phải thường lau, tai phải thường đánh trống (đàn), răng phải thường gõ, lưng phải thường giữ ấm, ngực phải thường bảo vệ, bụng phải thường chà, chân phải thường xoa, nước bọt thương phải nuốt, lưng phải thường chà”.

HÀNH TRỤ KHỞI CHỈ 行住起止
Hành là hành nơi xích đạo và hoàng đạo, trụ là trụ chỗ sinh sát, khởi chỉ đều ở chỗ hư nguy. Liễu chân nhân nói: “Đan điền thẳng đến đỉnh nê hoàn, hà xa tự chở mấy trăm lần, khởi từ hư ngụy khởi, chỉ cũng từ hư nguy chỉ”.

HÀNH TRƯỚC DIỆU 行著妙
Công hạnh luyện đan đến khi thần khí giao nhau là lúc đồng loại gần gũi, niềm vui sướng này giống như vợ chồng giao phối, nhưng diệu dụng thì khác nhau, nên gọi là hành trước diệu. Hồ Lô Ca ghi: “Thực hành kì diệu, nói ra xấu hổ, rước lấy sự chê cười của kẻ ngu”.

HÀO THÙ CÂN LƯỢNG 爻銖斤輛
Cân lượng thời xưa. Mười thử là một lũy, mười lũy là một thù, 24 thù là một lượng, 16 lượng là một cân. Số kim một cân, chiết ra làm 384 thù. Số hỏa một cân chiết ra làm 384 hào. Trong bát quái mỗi quẻ có 6 hào cũng là 384 hào. Ngộ Chân ghi: “Trong đây được ý thồi cầu tượng, xét tìm cách hào dối gạt tình”.

HẠP TỊCH 闔闢
Thần định gọi là hạp (đóng lại), khí động gọi là tịch (mở ra). Thần khí cùng động gọi là giao, như vợ chồng làm hưng phấn lẫn nhau thì có thể thọ thại. Kinh Dịch ghi: “Đóng cửa gọi là khôn, mở cửa gọi là càn, một đóng một mở gọi là biến, vãng lai không ngớt gọi là thông”.

HẮC BẠCH 黑白
Hắc thủy của biển bắc gặp hỏa thì khí trở thành bạch, khí hay bay lên vẫn có thể hóa thủy chảy xuống mà có thể chế phục tướng hỏa vô danh. Hắc là âm, dương là bạch, chỗ gọi là tri bạch thủ hắc. Ngộ Chân ghi: “Trong hắc có bạch là đan mẫu, trong hùng có thư là thánh thai”.

HẮC ĐẠO 黑道
Thận vị ở phương bắc, sắc nó thuộc hắc, hắc thuộc thủy, tính chất thấm xuống. Đan đạo muốn cho thận khí thăng lên ắt phải do mạch đốc thấu lên, cho nên mạch đốc còn gọi là hắc đạo, vì hắc thủy giúp thần hỏa nên hỏa khỏi bốc cháy. Tiên Tông ghi: “Nếu hỏi con đường tin tức của kim đan, dạy ông nơi ấy tìm căn do”.


HẮC TRUNG HỮU BẠCH 黑中有白
Khảm thủy vốn hắc (đen), trong quẻ ly dương quang soi xuống mà lắng đọng biến thành bạch (trắng), như nước ở sông hồ, ánh sang nhật nguyệt rọi xuống mà có ánh sáng trắng phản xạ. Tham Đồng ghi: “Biết trắng giữ đen, thần minh tự đến, bạch là tinh hoa của kim, hắc là nền tảng của thủy”.

HẤP CƠ CHI HẠP 吸機之闔
Khí thở vào từ bên ngoại giáng xuống thì khí bên trong thăng lên; do thở vào chỗ đầu mối, bên trong vận chuyển mà đóng kín, đây là mức độ bình thường của khí. Đan Kinh ghi: “Hậu thiên hô hấp khởi gió nhẹ, dẫn khởi công phu hô hấp của chân nhân”.

HẤP ĐỂ TOÁT BẾ 吸抵撮閉
Hấp là ngưng tụ nơi đan điền, để là lưỡi liếm lên xương gò má, toát là tụ tập nơi âm kiểu, bế là đóng kín miệng, mũi, mắt. Tham Đồng ghi: “Đóng kín đoài kia, xây đắp chắc chắn linh chu”. Thúy Hồ nói: “Dưới không đóng lại thì hỏa chẳng tụ mà kim không thăng; trên không đóng lại thì dược chẳng ngưng mà kim không kết. Thế nên pháp tụ hỏa là việc đầu tiên của sự thái thủ phanh luyện, hoảng hoảng hốt hốt là thời gian thái thủ, mãnh phanh cực luyện là công phu thái thủ”.

HẬU THIÊN CÔNG PHÁP 後天功法
Lúc hạ thủ có công phu khai quan triển khiếu; lúc giao hợp có công phu hòa hợp chân chủng; lúc chuyển qua tay khác có công phu tu luyện tiểu dược; lúc rảnh tay có công phu ôn dưỡng đạo thai. Tổ Hàm Hư nói: “Pháp công phu hậu thiên thứ lớp có 4 tầng: khai quan, trúc cơ, đắc dược, luyện kỷ. Dùng khai quan để mở con đường của trúc cơ, lấy đắc dược để trợ giúp nhu cầu của trúc cơ, lấy luyện kỷ để thấu hiểu việc của trúc cơ”.

HẬU THIÊN KHÍ 後天氣
Là khí giao thông bên ngoài. Lúc nhở thở vào nhiều, thở ra ít, cho nên cao lớn dần; khi tuổi tráng niên hơi thở ra vào ngang nhau, cho nên lớn đủ rồi dừng lại; khi tuổi già hơi thở ra nhiều mà vào ít, cho nên dễ bị suy yếu già nua. Đạo Yếu nói: “Muốn thấy Dương công tử lớn cần phải thở vào nhiều, thở ra ít”. Thiên Chân Hoàng Nhân nói: “Khí chẳng tán thì mệnh chẳng mất, mệnh chẳng mất thì hình chẳng diệt”.

HẬU THIÊN THẦN 後天神
Tức thức thần, thần mà thái cực đã phán, thần có tư có lự, vọng tưởng dục niệm ngày đêm không dừng. Như lửa có trong gỗ, đá, sau khi đã phát ra bốc cháy rồi tan kết, như dầu hết thì lửa tắt. Tiên Thiên Ngâm ghi: “Nếu bảo tiên thiên một chữ cũng không, hậu thiên mới chịu dụng công phu”.

HẬU THIÊN TINH 後天精
Giao cảm mà thành hình, có hình thì có chất, có chất thì có trọng lượng, có trọng lượng thì hướng xuống, hướng xuống thì rỉ chảy không ngừng, chảy hết thì thôi. Trang Tử nói: “Đã là vật rồi, muốn được trở lại gốc nguồn của nó cũng đâu phải dễ”.

HỀ LỘ 蹊路
Có ba điều: 1- Dương quan, 2- Cốc đạo, 3- Tỵ khiếu, là con đường trọng yếu đại dược đi qua cửa ải. Nếu như không gặp được con đường chính, mà hướng ba điều này đi theo bất cứ một ngã ba nào thì chẳng những công phu trước phải bỏ hết mà còn nguy hiểm vô cùng, người tu cần phải cẩn thận! Cảnh Dương Tử nói: “Học đạo phải nghiên cứu thiên địa tâm, hiếm thấy trên đời có tri âm, đều theo lý này khó tùy tiện tiết lộ, đều đi theo đường cong hoặc thẳng để tìm”.

HIỂN HÌNH 顯形
Thần có tính quang, khí có mệnh quang. Hai quang hợp nhất từ ở giữa sinh ra một vật. Nó giống như hình trạng con người ta, mọi người đều có thể thấy được. Nếu là tính quang đơn độc thì mọi người không thể thấy được, mệnh quang đơn độc cũng không thể biến hóa tự như. Kinh Sanh Thần ghi: “Đạp thủy hỏa mà vô hại, đối nhật nguyệt mà vô hình bong, sống chết nơi mình, ra vào không gián đoạn, hoặc lưu hình trụ thế, hoặc thoát chất thăng tiên, thân thần hợp nhất thì là chân thân. Thân với thần hợp, hình cung với đạo thông, ẩn thì hình chắc nơi thần, hiển thì thần hợp nơi khí”.

HIỆU NGHIỆM 效驗
Hiệu nghiệm bước đầu là đan điền ấm áp, cơ thể ôn hòa, hoặc mờ mờ mịt mịt không biết thần ở nơi nào, chỉ ở trong đan điền có chút tri giác, nhưng thể chất mỗi người không đồng, hơi có sai khác. Cho đến sau khi khai quan triển khiếu thì ngứa ở lỗ chân long, như vừa tắm xong sảng khoái mát mẻ, khó thể hình dung. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Nếu có thể lặng lẽ tĩnh định, trong niệm mà vô niệm, công phu thuần túy nhồi thành một khối, suốt ngày lặng lẽ như gà ấp trứng thì thâng quy khí phục, tự nhiên thấy một lỗ huyền quan, nó lớn không gì ngoài, nó nhỏ không gì trong thì chọn lấy một khí tiên thiên để làm mẹ của kim đan, siêng năng thực hành, chỉ trong ngày trình độ có thể ngay bằng Chung Tổ, Lữ Tổ. Đây là hiệu nghiệm đã thử rồi”.

HÌNH ĐỨC 刑德
Mộc vương tại Mão, là đức, là sinh cho nên tạm dừng mà gội nhuần. Kim Vượng tại Dậu, là hình, là sát, cho nên tạm ngưng mag tắm rửa. Ngộ Chân ghi: “Nguyệt của Mão Dậu thật kịp thời, hình đức đến cửa dược tượng hình, đến đây kim đan cần tắm rửa, ngược lại tăng hỏa ắt càng nguy”.

HÌNH THẦN CÂU DIỆU 形神俱妙
Ban đầu dùn gió thổi hỏa, lyện ngoại hình của nó là tĩnh; kế đến đem hỏa hiệp khí, luyện nội hình của nó là hư. Nội ngoại hư tĩnh, chỉ có thần còn lại một mình, gọi là hình thần câu diện (hình và thần đều kì diệu). Kinh Tây Thăng ghi: “Hình thần hợp đồng nên có thể trường cửu”.


HOA NHỤY 花 蕊
Là vật có màu vàng ở giữa, chỗ tụ hội tinh hoa của cây cỏ, là tâm của trời đất, trong đó chứa vô hạn sự sống. Xao Hảo Ca ghi: “Thuốc trường sinh, hái hoa tâm, hoa nhụy chất chồng xuân diễm lệ, thời nhân không thấu hiểu cái lý trong hoa, một bí quyết thiên cơ đáng giá ngàn vàng”. Lữ Tổ nói: “Hoa nở hái hoa phải cẩn thận, trăng tròn ngắm trăng chớ trì hoãn”.

HOA TRÌ THẦN THỦY 華池神
Phia dưới khí huyệt, một lỗ ở giữa hai quả thận, chỗ sinh tinh gọi là Hoa trì. Vì lúc hống nhập diên, hống này gọi là thần thủy, tức là mộc dịch. Vì lúc diên gặp hống gọi là hoa trì. Tổ Tiềm Hư nói: “Hoa sen nở nơi hoa trì”. Tổ Tử Dương nói: “Luyện đan không có pháp nào khác, chỉ là lấy thần thủy nhập hoa trì”.

HOA TỬU 花酒
Hoa là diên hoa dưới đáy biển trong thân người, thu hái phải đúng thời. Tửu là kim dịch đại dược, sau khi uống vào như say như si. Vô Căn Thụ nói: “Mở cửa ra nói với anh, không tửu không hoa đạo không thành”. Lữ Tổ nói: “Hoa hoa kết thành thuốc trường sinh, chỉ do hoa tửu ngộ trường sinh”.

HÓA SINH TINH KHÍ 化生精氣
Dịch hóa huyết tại giáng cung, huyết hóa tinh nơi hai quả thận, tinh hóa tại khí hải; hơi thở nương thần hay hóa khí, thần nương khí hay hóa khí là thần. Đạm Viêm chân nhân nói: “Trong thân người chỉ có một thứ nguyên khí, nếu muốn hồi quan phản chiếu thì phải thu liễm khí này, chìm xuống đến cùng tột, lâu dần trong đó có tạo hóa”.

HÓA TÂM NHƯ CẢNH 化心如境
Luyện tâm phải luyện đến chỗ không còn một chút gì trong long, tức là lấy linh đài bảo cảnh thường phóng ánh sang. Bỗng nhiên một khi biết, không cho người khác biết, bỗng nhiên một khi giác, chẳng cho người khác giác vào thời kì hỗn độn mờ mịt. Trong khoảnh khắc này ánh sáng soi thấu bốn phương, trắng sáng như ngọc như gương; gương này soi khắp mọi xấu ác kho dung tha. Chuyết Ông nói: “Quang minh tịch chiếu khắp hà sa, phàm thánh thì ra chung một nhà, một niệm không sinh toàn thể hiện, sáu căn vừa động bị mây che”.

HÓA THÂN DIỆU PHÁP 化妙法身
Luyện thần hoàn hư đến mức hình thần đều kì diệu, có thể hóa thân trăm ngàn ức. Lý này cũng giống như ngón tay con người, cử động của người ngón tay đều tùy theo tâm ý. Tổ Tử Dương nói: “Một năm sinh con trẻ, người người được cưỡi hạc.”

HÓA TINH BÍ QUẾT 化精秘訣
Phải nhờ hai hỏa thần khí hợp làm một hỏa, trong lò cổ động tốn phong để luyện hóa nó mới không còn tác quái mà an định. Mịch Nguyên Tử nói: “Tinh hoa ngũ cốc ví thực chẳng phải tốn phong thần hỏa nung nhanh luyện gấp thì tinh này ắt ở trong thân, tư tưởng dâm dục nhiễu loạn thân ông.”

HÓA TINH VI KHÍ 化精為 為
Vì thần trụ khí huyệt, cảm biết hô hấp qua lại mà thần không chạy theo bên ngoài, thần không chạy ra ngoài thì hơi thở tự dưng liên tục không dừng, động tĩnh nương nhau, không kẹt hữu vô thì thần tự nhiên hóa khí. Chẳng hô chẳng hấp gọi là tức (dứt). Trong hàm chứa chân ý không tan gọi là chân hỏa. Hỏa này hay hóa tinh làm khí mà tránh khỏi họa hoạn tinh hóa chất rỉ chảy. Tẩy Tâm Tử nói: “Âm tinh chẳng phải chân tức chẳng thể hóa, chân dương chẳng phải yểu minh không thể sinh. “

HÒA HÀI 和諧
Là điều hòa tính tình, tính như hỏa bốc lên mà chủ về tán, hỏa tán hết thì diệt tính cũng xong; tình như thủy chảy xuống mà chủ về tả, thủy tả xong thì kiệt tình cũng mất. Cho nên làm cho tính hỏa chìm trong thủy, thủy được đốt biến thành khí bay lên thì không tả; hỏa bị thủy tế thì không bốc lên, đây là tính tình hòa hài mới có thể trường tồn. Lữ Tổ nói: “Thích hướng gió thật có dịp, phải tìm loan phụng ngầm hòa hài.” Long My Tử nói: “Quyến luyến đâu khác con gặp mẹ, hòa hài không khác con mái thấy con trống”.

HÒA HỢP ÂM DƯƠNG 和合陰陽
Dương động âm tùy, âm cảm dương ứng, hoặc trong âm dụng dương, hoặc trong dương dụng âm, hoặc nhờ âm để vẹn dương, hoặc dụng dương để chế âm, hoặc đem âm dương bên trong giúp bên ngoài, hoặc lấy âm dương bên ngoài giúp bên trong. Từ đây trong ngoài hòa hợp thì kim đan tự rỗng, không sinh mà kết. Ngộ Chân ghi: “Nội dược vẫn đồng ngoại dược, nội thông ngoại cũng phải thông, đan đầu hòa hợp loại giống nhau, ôn dưỡng hai thứ tác dụng.”

HÒA HỢP NGƯNG TẬP 和合凝集
Hòa là hòa khí hô hấp, hợp là hợp khí tiên thiên, ngưng là ngưng thần tư lự, tập là tụ tập tâm tán loạn. Huỳnh Đế nói: “Tồn tâm bên trong, chân khí tự nhiên hòa hợp.” Du Ngọc Ngô nói: “Tâm rỗng thì thần ngưng, thần ngưng thì khí tụ”. Xung Diệu chân nhân nói: “Thân không động thì tâm tự an, tâm không động thì thần tự chủ” .

HÒA HỢP TỨ TƯỢNG 和合四象
“Tứ tượng” tức Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ. Thanh long, trong tạng phủ là gan, khai khiếu ở mắt, tàng chứa hồn. Bạch hổ, trong tạng phủ là phổi, khai khiếu ở mũi, tàng chứa phách. Chu tước, trong tạng phủ là tim, khai khiếu ở lưỡi, tàng chứa thần. Huyền vũ, trong tạng phủ là thận, khai khiếu ở tai, tàng chứa tinh.
“Hòa hợp”, chỉ tinh, thần, hồn phách đều do trung ương điều hòa. Tính Mệnh Khuê Chỉ ghi: “Mắt không nhìn mà hồn ở gan, tai không nghe mà tinh ở thận, lưỡi không động mà thần ở tâm, mũi không ngửi mà phách ở phế, 4 thứ đó không tiết lậu thì tinh thủy, thần hỏa, hồn mộc, phách kim đều tụ ở trong ý thổ, gọi là “hòa hợp tứ tượng” .

HÒA KHÍ 和為
“Hòa” là dung hòa, chỉ khí được điều hòa âm dương một cách tự nhiên. Lão Tử Hà Thượng Công chương cú ghi: “Hòa khí ngầm thông nên được trường sinh”.
HỎA CHÂU 火珠

Tức hiện tượng của huyền châu vừa hiện ra, là nội cảnh do hỏa tiểu chu thiên đầy đủ phát sinh. Xưa Huỳnh Đế vì không hình tượng mà được huyền châu. Không hình tượng là công phu vô vi, là hỏa không có hình tượng, có thể thu nhặt huyền châu có hình tượng. Tiên Tông ghi: “Thủy hỏa vô hình đã giao cấu ở trên thì lâu ngày tích chứa ánh sáng thuần dương, tự nhiên vê thành đại dược, như hình hỏa châu phát lộ ở dưới”.

HỎA CHỦNG 種火
Một chút xíu dương khí mới sinh gọi là hỏa chủng, lúc này chỉ có thể lấy thần yếu ớt xuy động mà ôn dương mới có thể sinh trưởng nguyên tinh. Đến khi nguyên tinh đầy đủ mới có thể hạ thủ hái lấy. Đại Hoàn Tâm Giám ghi: “Chí dương nếu sinh chẳng tu hành, vậy thì sinh nơi nào thì được trường sinh?”.

HỎA CÔNG DIỆU DỤNG 火功妙用
Bởi diên sinh trong khảm thủy, chìm xuống không nổi lên, muốn chế phục hống của cung Ly phải dùng vũ hỏa nung luyện mãnh liệt, sau đó mới có thể bay lên và sau khi gặp chân hống thì thủ thành tắm rửa , không được sử dụng vũ hỏa nữa. Ban đầu vì mẹ thương con mà đến, kế là vì con quyến luyến mẹ mà trụ, cho nên nói: “Đã biết đứa con thì lại giữ gìn mẹ, mẹ con quyến luyến, trọn đời không mệt mỏi mà đại đan thành”. Tổ Hàm Hư nói: “Đại đan gọi là nội dược. Dưỡng nội đan thì cần thiên nhiên chân hỏa dằng dặc trong thổ phủ, cũng cần nhờ âm dương phù hỏa của ngoại lô, làm việc tăng giảm trừu thiêm, bít đoài kia, bế môn kia, việc bên ngoài không thể nhiễu loạn, cảnh bên trong không thể xuất hiện, chăm sóc cẩn thận, xem xét lạnh nóng, văn hỏa bên trong mà hỏa phù bên ngoài, bảo toàn mười tháng, bỏ hữu vi mà chứng vô vi” .

HỎA CÔNG PHÂN BIỆT 火功分別
Hỏa trong diên là khí của bạch hổ huyền; hỏa trong hống là khí của thanh long sơ huyền; hỏa của ngày 14 là bạch hổ thủ kinh; hỏa của chu thiên là muời tháng trừu thiêm; thủ vĩ vũ hỏa là hậu thiên âm hỏa, luyện kỷ ôn dưỡng trước sau sử dụng; văn hỏa ở giữa là tiên thiên dương hỏa, nhất phù được đan sử dụng; ngoại hỏa là ba ngày xuất canh, chấn đến thọ phù, hòa khí của trời đất; nội hỏa là chỗ hòa hoãn rỗng không, điều hòa thắng phụ , nguyên khí của một thân. Có hỏa đinh nhâm diệu hợp, lấy hống ném vào diên, là hai hậu trên luyện dược sử dụng; có hỏa đem thủy diệt hỏa là bốn hậu dưới được dược sử dụng; có hỏa vị tế, hỏa bốc lên mà thủy chìm xuống là đạo thuận hành, cầu dược sử dụng , có hỏa ký tế, thủy đi lên mà hỏa đi xuống là đạo nghịch hành, hợp đan sử dụng. Ngũ chân nhân nói: “Chân hỏa sinh thần, phàm hỏa hại thân hỏa của khí hô hấp hay hóa cốc tinh, thần hỏa hay hóa nguyên tinh, hỏa của nguyên khí hay hóa khí hô hấp, hỏa của nguyên thần hay hóa hình hoàn hư, kẻ học đạo trước sau đều nhờ sức hỏa mà thành tiên” .



HỎA DƯỢC 火藥
Động là hỏa, tĩnh là thủy; động là tinh, tĩnh lá khí. Lấy tinh luyện khí người nào uống vào thì bất tử nên gọi là dược. Dược luyện nữa thành đan, kẻ nào có được có thể lên trời làm tiên. Vương Đạo nói: “Hỏa là cha mẹ của dược, dược là con cháu của hỏa”. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Thần tức là hỏa, khí tức là dược dùng thần chế ngự khí mà thành đạo, lấy hỏa luyện dược mà thành đan”. Tổ Hạc Lâm nói: “Hỏa dược té ra ở một chỗ, khi nhìn tự có, lúc tìm thì không”.

HỎA HẬU 火候
Chỉ độ lửa trong quá trình luyện đan. Trong đan kinh đã dùng Hỏa (lửa) để chỉ Nguyên thần. “Hậu” có nghĩa là điều tiết theo từng giai đoạn. Theo các nhà Ngoại đan, “Hỏa Hậu” là sự điều tiết chuyển vận sức lửa trong quá trình luyện đan. Còn các nhà nội đan thì cho rằng công dụng ứng nghiệm của lửa là: khi tán thì thành khí, khi tụ thì thành hỏa, biến hóa thì thành nước; tác dụng của nó là “ngưng tụ nhất khí để chân nguyên không bị phân tán”. Sự vận dụng hỏa hậu không chỉ có một cách, có “Văn phanh”, “Vũ luyện”, “Hạ thủ”, “Hưu yết”, “ Tiên hậu”, “ Hoàn cấp”, mỗi giai đoạn đều có hỏa hậu tương ứng, biến hóa nhiều vẻ, tùy thời mà tiến hành.

HỎA HẬU PHÂN BIỆT 火候分別
Nội hỏa là tổ khí của nguyên hải, ngoại hỏa là chân khí của đại địa; có hỏa trong thủy, có hỏa trong hống; có hỏa văn vũ, có hỏa chu thiên, có hỏa kí tế, vị tế. Hậu thì có : hậu nửa khắc, hậu 2 giờ, hậu 5 ngày, hậu 14 ngày, hậu 1 tháng, hậu 1 năm. Đan Kinh ghi: “Một hào cương chừ một hào như, một hậu văn chừ một hầu vũ, một năm hỏa hậu có thai nhi”. Chung Tổ nói: “Chân hỏa chân hậu, ngôn ngữ tinh tế, ý nghĩa sâu xa, người nào đạt đến sự nhiệm mầu của nó mới đoạt được thiên căn”.

HỎA HỮU VĂN VŨ 火有文武
Hỏaa văn vũ là yếu lĩnh của sự điều dược, là đại dụng của chu thiên, lúc động dùng vũ, lúc tĩnh dùng văn, khi thái thủ dùng vũ, sau khi quy lô dùng văn. Cổ Tiên nói: “Văn hỏa có thể ôn dưỡng, gồm lợi ích cho hống; vũ hỏa có thể thái thủ lại có thể luyện diên. Văn gọi là phanh, vũ gọi là luyện”.

HỎA KÝ LỤC BÁCH THIÊN 火記六百篇
Một ngày có 2 quẻ, một tháng có 60 quẻ , mười tháng có 600 quẻ, quẻ quẻ giống nhau. Sáu trăm thiên, thiên thiên giống nhau, hỏa hậu của dưỡng thai, tức là 1 ngày 12 thời, sáu thời tiến dương hỏa làm một quẻ, sáu thời thoái âm phù làm một quẻ, đây là quẻ tượng của tiểu chu thiên, còn đại chu thiên thì không chia ra tiến thoái, cho nên nói thiên thiên tương tợ. Long My Tử nói: “Kim đan bí thuật dứt tuyệt phàm nhân, sáu trăm thiên được gọi là cửa đạo”.

HỎA LONG 火龍
Long vốn thuộc mộc ở hướng đông , nay mộc sinh hỏa, hỏa ở hướng nam, nên gọi là hỏa long, tức là hồng diên có khí mà không có chất, là gốc sinh ra vạn vật, là cha của vô hình, là ánh sáng của thái dương, là chân hống. Khuê Chỉ ghi: “Vô chất là chân hống, là ánh sáng của thái dương, là cha sinh ra vạn vật”.
HỎA LONG THỦY HỔ 火龍水虎
Long thuộc mộc hướng đông, mộc sinh hỏa trái lại bị khắc với hỏa, nên gọi là hỏa long. Hổ thuộc kim hướng tây, kim sinh thủy trái lại giấu hình nơi thủy, nên gọi là thủy hổ. Thái Ất chân nhân nói: “Ngũ hành bất thuận hạnh, hổ sinh ra trong thủy; gũ hành điên đảo thuật, long xuất ra trong hỏa.”

HỎA LỰC DỤNG ĐỒ 火力用途

Hỏa của hô hấp dùng để khởi hỏa, hành hỏa, dẫn hỏa, hỏa bức, chỉ hỏa. Hỏa của tiên thiên dùng để vận hỏa, thủ hỏa, đề hỏa, khảm hỏa, khôn hỏa, hỏa trong thủy, hỏa trong lô. Hỏa của tâm thần dùng để ngưng hỏa, giáng hỏa, di hỏa, dĩ hỏa, tâm hỏa, ly hỏa. Đan Kinh ghi: “Dùng hỏa luyện kim mà thành đan, lấy thần chế ngự khí mà thành đạo”. Ngũ Chân Nhân nói: “Hỏa của hô hấp có thể hóa ẩm thực mà giúp nguyên tinh, hỏa của nguyên khí có thể hóa hô hấp mà trợ nguyên thần.”

HỎA THỦY VỊ TẾ 火水未濟
Hỏa vô danh cháy bừng, sóng biển khổ cuồn cuộn, thủy hỏa không giao nhau gọi là vị tế. Không dứt bỏ sự giận dữ thì hỏa bốc cháy lên cao, chẳng ngăn chặn lòng ham muốn thì thủy ẩm ướt chảy xuống. Nhập Dược Cảnh ghi: “Thủy sợ khô, hỏa sợ ướt, sai một chút xíu thì không thành đan.”

HỎA TRUNG HỮU THỦY 火中有水
Khí từ hỏa sinh, trong khí có dịch, dịch tức thủy. Vì thủy không thể tự nhuận phải nhờ hơi nóng của hỏa mà thành nhuận. Oánh Thiềm Tử nói: “Hỏa vượng tại ngọ, thủy ngọ khí cũng tại ngọ. Từ đây mà suy ra thì trong hỏa có thủy.”

HOÀI THAI 懷胎
Công phu luyện đan nếu đạt tới an tức định thì tiên thai đã thành, chờ mười tháng đầy đủ là xuất thai. Vô Căn Trụ nói: “Giữ huỳnh đình, dưỡng cốc thần, đàn ông mang thai buồn cười quá đi thôi”.

HOÁN ĐỈNH 換鼎
Đỉnh là đồ chứa dược, lò có khả năng tạo hỏa, cho nên có tiểu chu thiên ở trong lò, hành hỏa đã đầy đủ ắt cần phải thay đổi cái đỉnh khác để hành cái hỏa của đại chu thiên. Nếu không thì phải tổn thương đan. Bởi do luyện tinh hóa khí chỉ giới hạn nơi khí huyệt, luyện khí hóa thần phải ở nơi thần chất. Tổ Tử Dương nói: “Trăng rằm trong lò ngọc nhụy sinh, chu sa trong đỉnh thủy ngân bình”.

HOÁN HÌNH 換形
“Đổi thân”. Đây là do tuổi già được bí quyết nhưng khí huyết đã suy, đại dược khó tựu thì phải mượn thân thể tráng kiện và tứ chi đầy đủ không khuyết tật, do người ấy mệnh yểu minh nên mượn tử thi đó mà hoàn dương, bỏ lại tử thi của mình không dùng nữa, để tiếp tục tu công phu trước kia cho xong việc lớn. Hoặc có người riêng lựa những thiện thai để nhập vào, chờ đợi 14 năm mới gá vào đạo hữu đồng chí, tới thời chỉ rõ nhân đời trước rồi tu tập lại chân quả. Không như thế thì một khi vào trong luân hồi, người mê bổn tính, tiên đạo khó nghe, chìm đắm trong biển khổ, vĩnh viễn khó có ngày nào ra. Trước là đoạt xá, sau là đầu thai. Đầu thai thì đa số bị hôn mê, đoạt xá thì có thể tự biết rõ sự việc tiền thân. Đan Kinh ghi: “Cho dù ông liễu ngộ chân như tính, khó tránh khỏi bỏ thân rồi nhập thân”.

HOÀN ĐAN 澴丹
1-Chỉ sự điều tiết hoạt động tư duy ý thức, khiến thần tính trở về não. Tính Mệnh Khuê Chỉ ghi: “Phản chiếu nghĩa là nhặt tình thu niệm, thu niệm an tâm, an tâm dưỡng thần, dưỡng thần qui tính”. Tức như Ngụy Bá Dương đã nói: “Lúc đầu kim về tính, mới gọi là Hoàn đan”.
2-Chân khí quay về bản xứ. Chung Lữ truyền đạo lí- Luận hàn đan ghi: “Thượng điền là nhà của thần(thần xá), Trung điền là phủ của khí (khí phủ), Hạ điền là khu của tinh ( tinh khu). Đã đi rồi mà có chỗ quay về, bởi vậy gọi là Hoàn đan”.
3-Chỉ tân dịch về Đan điền. Kim đan vấn đáp ghi: “Đan đây là đan điền; dịch là phế dịch (dịch ở phổi). Để phế dịch tụ về đan điền, cho nên gọi là kim dịch hoàn đan”. “ Hoàn” có nghĩa là quay trở về . Đạo giáo luyện đan, khiến đan sa luyện thành thủy ngân, lâu mãi lại thành đan sa, bởi vậy gọi là Hoàn đan. Nghe nói có thể khiến “người già trẻ lại, người chết sống lại, cây khô tươi lại” (lão giả phản tráng, tử giả phục hoạt, khô giả tức vinh). Bão Phác Tử ghi: “Nếu lấy loại đan Cửu chuyển cho vào trong thần đỉnh thì lập tức hóa thành Hoàn đan. Lấy mà uống một đao khuê thì lập tức bay lên trời giữa ban ngày”.

HOÀN HƯ 澴虛
Là một giai đoạn công phu luyện đan sau cùng. Vũ trụ vạn hóa, một quy về hư, đồng thể với thái hư, nó lớn không gì ngoài, nó nhỏ không gì trong, là công pháp nhất thừa tối thượng. Cao Chân Diệu Hư nói: “Một chủ nhân ông tỉnh táo, lặng lẽ bất động nơi linh cung, chỉ cần trong đây không quái ngại, bổn thể thiên nhiên tự hư không”.

HOÀN NGUYÊN 澴元
Luyện đến khi thân tâm đều không động, phản hoàn đến khi thần toàn khí đủ thật sự thấy mặt mũi xưa nay trước khi mẹ sinh ra, gọi là hoàn nguyên. Cổ Tiên nói: “Sinh diệt luân hồi, đây là gốc khổ, thánh nhân siêu ngộ, dừng sự rong ruổi trở về nguồn , ra khỏi ba cõi.” Tiên Tông ghi: “Đè nén dương quan gọi là điều dược, thái dược quy lô gọi là hoàn nguyên.”

HOÀN PHẢN 澴返
“Trở về”. Nội nghĩa đan chỉ cương mục cử yếu ghi: “Ví dụ như Thần trong thân người nhiếp tính mà tình thu về, tính khôi phục, tình ẩn lặn, thì lại trở về hư vô. Đó chính là đạo phản hoàn.”

HOÀN TINH 澴精
Là tinh muốn xuất, làm cho nó trở lại chỗ cũ, gọi là hoàn tinh, ắt phải cùng sử dụng thần khí, chuyên nhất không hai, có thinh có lực, cưỡng ép nó trở về, thu tàng luyện hóa, giữ gìn chắc chắn, trong đó công pháp vi diệu, nếu chưa được chân sư từ miệng truyền thì chớ làm càn”. Cát tiên ông nói: “Củng cố hình, bảo hộ thần không gì lớn hơn tinh”.

HOẠT NGỌ THỜI 活午時
Gọi là “Hoạt Ngọ thời”, tức việc sau Hoạt Tý thời. Đan pháp coi dương sinh là Hoạt Tý thời, coi âm sinh là Hoạt Ngọ thời. Lúc ấy chỉ trong cơ thể có dương thịnh hỏa đủ, tiến hỏa sắp hết, toàn thân khoan khoái, muôn tượng đều mở ra, tâm đãng, thận nhiệt, tức cỗ máy (cơ) của Hoạt Ngọ phát sinh. Cần phải thúc đẩy bằng văn hỏa, đẩy lui âm phù, tắm gội giữ cho ấm, gìn giữ chân âm, đề phòng chân dương thoát ra, để khỏi hỏng thuốc và tổn thương đến Đan.

HOẠT TÝ THỜI 活子時
Tỏa ngôn tục ghi: “Nghiên cứu về Hoạt Tý thời chân chính, thấy còn có sự khác biệt, thuyết đúng, là phải tìm từ trong vô hình vô tượng. Thuyết này thế nào, là ở chỗ hành công tới chỗ tịch mà không tịch, sẽ bỗng thấy nội cơ như chứng đắc được vậy. Đó là bước đầu của “Hoạt Tý thời”. Tiếp đó bỗng thấy “cơ” xuất hiện, đó là chính tượng của Hoạt Tý, giống như nội thấu đạt tới nam căn, là lúc nội khí của Hoạt Tý đã tràn đầy, đạo pháp sẽ lấy mắt trời( Thiên mục) để ngưng kết. Tức là lúc luyện công nhập tĩnh, lúc chân cơ trong cơ thể mới phát sinh, nhất dương mới phát.

HOÀNG BẠCH THUẬT 黃白術
Ban đầu luyện đan, bên trong thấy ánh sáng trắng như ánh sáng bạc trong ngân lô, đan ấy như bạch ngọc, là ngọc dịch hoàn đan. Tiếp theo là lúc mười tháng dưỡng thai, bên trong có ánh vàng bay nhảy, đan ấy như hoàng kim, là kim dịch hoàn đan, màu sắc đan trước sau khác nhau nên gọi là hoàng bạch thuật. Thiên luyện đan của Tô Tam Phong ghi: “Hoàng bạch thuật chẳng phải kim ngân ở thế gian, quả được chân truyền, hay sinh ra đại dược tiên thiên, biết được huỳnh nha bạch tuyết, gọi là hoàng bạch.”

HOÀNG DƯ 黃轝
Lúc đại hoàn đan, khí từ hoàng đạo đi ngược lên cũng như sự phát triển rộng của xe cộ, nên dụ cho hoàng dư. Và khi đi xuống trùng lâu thì khó hóa thành dịch, dịch ngưng mà thành đan. Tham Đồng ghi: “Dưới có khí thái dương ẩn nung trong chốc lát trước ngâm rồi sau ngưng, gọi là hoàng dư.”

HOÀNG ĐẠO 黃道
Ngộ Chân Thiên ghi: “Kìa những bậc luyện Kim dịch hoàn đan, khó gặp mà dễ thành, cần phải tu sâu đạo âm dương, thông tỏ lẽ tạo hóa, thì mới có thể siêu vượt hai khí ở chỗ Hoàng đạo, hội họp ba Tính ở nơi nguyên quan.” Có ba con đường vận hành của dược vật trong cơ thể, Hắc đạo Hồng đạo tuần hoàn theo hai mạch Nhâm Đốc, từ Hội Âm tới thẳng Nê hoàn là Hoàng đạo, do ý thổ trung ương làm chủ.

HOÀNG ĐẾ THAM ĐỒNG KHẾ 黃帝參同契
“Hoàng đế tham đồng khế” là tác phẩm kinh điển quan trọng của Đạo gia, là tác phẩm thuyết minh cho lý luận của Đạo gia so với sách Lão Tử, địa vị không hơn kém là bao, vì vậy Đạo gia còn được gọi là học thuyết Hoàng-Lão. Cuốn sách ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5, thời Bắc triều, tác giả là ai, chưa được rõ lắm. Cuốn sách được chia làm ba phần: thượng, trung, hạ không những là kinh điển lý luận của Đạo gia mà còn là tác phẩm về tu luyện nội đan.
Cả cuốn chỉ gồm 450 chữ, nhưng hàm ý thật sâu xa và chắt lọc. Tư tưởng của cuốn sách chủ yếu bắt nguồn từ “Chu Dịch” và “Lão Tử”. Thiên “Âm Phù Kinh” đã tiếp thu quan niệm âm dương và quan niệm tam tài của “Chu Dịch” , xác định tư tưởng duy vật và phép biện chứng của toàn bộ cuốn sách , đồng thời cũng đặt cơ sở lý luận cho phương pháp tu luyện nội đan, từ đó cũng nói lên được mối quan hệ gắn bó giữa “Chu Dịch” và lý luận Đạo gia.
Những sách chú giải “Hoàng đế âm phù kinh” khá nhiều, chỉ tính số sách được thu thập tại “Chính thống Đạo tang” đã hơn 20 quyển. Trong đó có những tác phẩm nổi bật như “Hoàng đế ấm phù kinh sớ” của Lý Thuyên, “Hoàng đế âm phù kinh tâm pháp” của Tu Nguyên Nhất, “Hoàng đế âm phù kinh chú” của Kích Tùng Tử. Cách chú giải những tác phẩm trên cơ bản dựa trên “Chu Dịch” và “Lão Tử” phản ánh một sự thực khách quan là Nho đạo đồng nguyên.

HOÀNG LONG 黃 龍
Long vốn ở hướng đông, thuộc mộc, màu xanh, gọi là thanh long; chỉ khi nào ngũ long phụng thánh thì gọi là hoàng long, tức là tên khác của chân ý, chân thần. Tiên Tông ghi: “Bảy ngày dương của thiên tâm trở lại, ngũ long phụng thánh đỉnh Côn Lôn”.

HOÀNG TRUNG THÔNG LÝ 黃中通理
Trong thân thể con người, trên thanh dưới trược, ngoài ứng bốn phương, trong dung hai thăng, lộ thông tám mạch. Nếu không thái dược, dương trong âm không thể trụ, cũng như không tiến hỏa, dược phải hao tán, hỏa dược đều dùng thì trung hoàng lập, vạn hóa thông. Tham Đồng ghi: “Hoàng trung dần thông lý, da thịt được tươi mát”. Đại Thành Tập ghi: “Tròn chẳng tròn chừ vuông chẳng vuông, sum la vạn tượng ngầm chứa đựng, bên ngoài một điểm trắng, ở giữa một điểm vàng.”

HOẢNG HOẢNG HỐT HỐT 恍恍惚惚
Lúc động tột cùng sắp tĩnh, lúc muốn ngủ mà chưa ngủ; nơi ngày là hoàng hôn, nơi tháng là ngày mùng một, nơi năm là hạ chí, nơi thời giờ là giờ Ngọ. Thiệu Tử nói: “Hoảng hốt âm dương mới biến hóa, chan hòa trời đất chợt xoay về.”

HOẢNG HỐT HỮU VẬT 恍惚有物
Động tột cùng mà tĩnh, cái tự động ấy là vật, vật ấy là nguyên thần. Chân âm trong cung lý sắp động là trong vô sinh hữu. Kinh Đạo Đức ghi: “Hoảng chừ, hốt chừ, trong đó có vật”. Tổ Tam Phong nói: “Hoảng hoảng hốt hốt thái cực sinh, yểu yểu minh minh anh nhi hiện”.


HỌC DỊ HÀNH NAN 學易行難
“Học thì dễ, làm thì khó”. Người có sẵn túc căn lúc trẻ tuổi nghe đạo liền lập chí dụng công, gặp được chân sư, một khi học là thành tựu. Còn kẻ không có túc căn thì khi lớn tuổi mới có duyên nghe đạo, nhưng tuổi đã cao cho dù có tích lũy công hạnh được gặp minh sư, ắt phải trước liễu mệnh sau liễu tính. Công việc này tuy dễ học nhưng rất khó thực hành. Cát Tiên Ông nói: “Xưa tôi được đạo này, trong hơn 30 năm thân không có tiền bạc, bạn bè và liễu đạt diệu đạo này.”

HÔ HẤP 呼吸
Tuy là khí hậu thiên, cầu tiên luyện đan chắc chắn phải nhờ đến khí này. Nắm chặt tiên thiên thần khí không để nó hướng ngại tan đi là công phu ban đầu. Thở ra từ tim và phổi, thở vào đến gan và thận. Hơi thở ra tiếp xúc với thiên căn, hơi thở vào tiếp xúc với địa căn; hơi thở ra thì rồng ngâm mây tụ, hơi thở vào thì hổ rống gió nổi. Tổ Trùng Dương nói: “Thần không rời khí, khí chẳng lìa thần, hô hấp vãng lai, thông với hai nguồn.” Xướng Đạo chân ngôn ghi: “Một hô một hấp thông với khí cơ, một động một tĩnh đồng với tạo hóa.”

HỔ SANH THỦY TRUNG 唬生水中
Tức là kim sinh từ khảm thủy, bởi kim trong ngũ hành thuộc hướng tây; trong tứ tượng bạch hổ ở hướng tây, kim sinh thủy ở hướng bắc, thủy trở về kim quy tây. Tổ Tiềm Hư nói: “Âm dương điên đảo, khảm ở trên ly ở dưới, bạch hổ trở về nhà, minh châu vô giá.”

HỒ LÔ 葫蘆
Lúc hống nhập Huỳnh đình thì Huỳnh đình đó đổi tên là hồ lô, Duyên Ngạc Hoa nói: “Thủy ngân đầy kín trong hồ lô, bịt chặt miệng kia lập ra nguyên tạng.” Cổ Tiên nói: “Hồ lô xảo, hồ lô diệu, riêng có trời đất người không rõ.” Hồ Lô Ca ghi: “Bên trong hồ lô có kim đan, uống vào trường sinh mãi không già, vừa không lớn vừa không nhỏ, thốn khẩu càn khôn đều bày xong, khảm ly điên đảo nhờ hồ lô, trưởng nam đoạt của báu thiếu nữ.”

HỒ TRUNG 葫中
Chỗ trống ở giữa thân con người, giống như trong cái bình, nếu biết trong đó trống rỗng liền có thể tham thấu chỗ diệu dụng trong đó và niềm vui đó cũng vô cùng. Khưu Tổ nói: “Rảnh rỗi xướng lên bài ca Bạch Tuyết hồ trung, lặng lẽ phối âm khúc nhạc Dương Xuân thế ngoại.” Khuê Chỉ ghi: “Nhỏ xíu hồ trung riêng có trời, trâu sắt cày bừa đất kim liên.”

HỘ DŨ 戶牖
Hộ là cửa nhỏ, người quân tử không ra khỏi cửa mà biết việc trong thiên hạ, dũ là cửa sổ nhỏ, bậc đạo nhân không ngó ra cửa sổ mà thấy đạo của trời ; thân tâm tính mệnh là ở chỗ ký gởi của đạo, như việc trong nhà trong cửa mà không biết, sao mà ngu si vậy! Tổ Hàm Hư nói: “Nhìn mà không thấy được, nghe mà không nghe được, không thể nắm bắt, không biết tìm nó ở chỗ nào. Người nào biết được nghĩa này là đạo ở trong cửa.”
HỘ ĐẠO 戶道
Điều quan trọng thứ nhất, người có đức hạnh không còn ham muốn gì cả, đã thành tâm hướng đạo, chí hạnh kiên định, lại hay nhẫn nại mọi lao khổ, hai người hộ vệ. Điều quan trọng thứ hai, chuẩn bị đạo lương 5 năm và những nhu cầu cần dùng hằng ngày, bởi trong 100 ngày luyện thần, 10 tháng dưỡng thai, ba năm bú mớm, vẫn không khỏi cần dùng đến y thực và hộ đạo. Sau khi thành đạo, hoặc có kẻ vào hang sâu rừng thẳm tu lại công phu diện bích, hoặc có người luyện thể xác biến thành số không mà ban ngày bay lên, hoặc có kẻ trụ hình độ thế thực hành lại âm công, mỗi người đều tùy theo ý nguyện của họ. Âm Chân Quân nói: “Muốn tu đạo cần phải có tiền tài, của cải và ba người đồng tâm làm bạn mới có thể tu luyện.”

HỘ PHÁP 戶法
Người học đạo khi đã được cách tu tập, không thể một người âm thầm dụng pháp luyện đan mà trước phải tìm kiếm hộ pháp nội ngoại để liễu đại sự. Nếu không có nội ngoại giám hộ thì đạo kia khó thành. Như Tổ Trùng Dương dùng Lý Linh Dương, Hòa Ngọc Thiềm làm nội hộ, Mã Đơn Dương làm ngoại hộ; Tổ Tử Dương dùng Lưu Thủ Ích, Bạch Long đạo nhân làm nội hộ, Lục Công cập, Mã Xử Hậu làm ngoại hộ,…Trong sách sử ghi cụ thể, đây không thể nêu ra hết. Xao Hào Ca ghi: “Tầm liệt sĩ, kiếm hiền tài, cùng an lô đỉnh hóa phàm thai”. Thiên Lai Tử nói: “Học đại đạo cần kẻ tri âm, đi khắp chân trời không chỗ tìm.”

HỐI SÓC 晦朔
Hối là cuối tháng, sóc là đầu tháng. Lúc âm cực dương sinh, dương quang ẩn núp nơi hư ngụy, âm dương giao hội lúc hỗn độn yểu minh. Vân Dương Tử nói: “Trong lúc hối sóc, nhật nguyệt đều tụ hội nơi hư ngụy phương bắc, thiên vào trong địa, nguyệt bao trong nhật, nhật nguyệt tự giao cấu nhau.”

HỒI PHONG HỖN HỢP 回風混合
Hồi phong là hồi toàn (xoay về) khí hô hấp. Hỗn hợp là hỗn hợp nguyên thần nguyên khí. Nhân nguyên thần nơi tâm, nguyên khí nơi thận, cách nhau rất xa, chờ đến nguyên khí sinh ra mà hướng ra bên ngoài, nguyên thần tuy biết mà không thể ngăn cản được, phải dùng khí hô hấp hồi toàn mới được thần khí đồng qui nơi căn và có thể phục mệnh. Tiên Kinh ghi: “Tiên thiên không là hậu thiên, không để chiêu nhiếp. Hậu thiên không là tiên thiên, không để biến hóa.”

HỒI PHONG HỖN HỢP 回風混合
Hồi phong là hồi toàn khí hô hấp, hỗn hợp là hỗn hợp khí tim thận. Hai khí toàn nhờ sự hô hấp mà hợp. Kinh Tâm Ấn ghi: “Hồi phong hỗn hợp, trăm ngày công linh”.

HỒI QUANG NỘI THỦ 迴光內守
Trong thấy không hình, trong nghe không tiếng, gọi là hồi quang. Trong chốc lát không rời trái tim người gọi là nội thủ. Thực hành việc này không gián đoạn hay tự cảm thông. Quảng Thành Tử nói: “Mắt không thấy, tai không nghe, tâm không biết, thần đem nội thủ hình hài, hình hài liền trường sinh.”

HỒI QUANG PHẢN CHIẾU 迴光返照
Còn có tên Nội chiếu phản quan. “Hồi quang” tức là thu quang vào trong. “Quang” tức là ánh mắt. Thái Thượng Thuần Dương chân quân liễu nhị đắc nhất kinh ghi : “ Thu quang chiếu vào trong. Thần quy vào huyệt khí.” (Hồi quang phản chiếu trung, thần quy khí huyệt lý).

HỒI TỬ BÃO HOÀNG 回紫抱簧
Huỳnh đình thiên ghi: “Nếu biết phục khí cố tinh, nắm được tiết phù thì linh khí ngưng biến như khói tía mấy trắng đầy ở Tam điền, lên thì làm mây, xuống thì làm mưa, lấy đó mà tưới cho ngũ tạng mà cắm rễ vào…. Đúng lúc hái lấy đem luyện, vào ở Đan điền, xuyên vào trăm đốt, tự nhiên ra khỏi bóng tối mà soi rọi cửa Chân dương. Cho nên gọi là Hồi tử bão hoàng.”

HỒI TOÀN 迴旋
Trong lúc hoảng hoảng hốt hốt nếu có biến hóa, lúc yểu yểu minh minh hình như có chuyển động, chính là ý nghĩa của hồi toàn (xoay về). Thiệu Tử nói: “Hoảng hốt âm dương vừa biến hóa, trời đất chan hòa chợt hồi toàn.”

HÔN GIÁC 昏覺
Phách hợp với thây thì hôn, hồn hợp với thần thì giác. Hôn là gốc của sự chết, giác là điềm của sự sống. Thần ban ngày tiếp xúc với vật, ban đêm hiện ra trong mơ, nhân giác mà biết sống, nhân mơ mà biết chết. Tổ Tam Phong nói: “Hôn khí thích nằm hại chẳng ít, mới đến sơ canh mệt mỏi sinh, khi gặp hữu sự thường hoang mang, chỉ dạy tâm nên giữ tỉnh táo.”

HÔN TÁN 昏散
Bệnh thông thường lúc tĩnh tọa không ngoài hai thứ, chẳng hôn trầm thì tán loạn. Hôn trầm giống như tê liệt rất khó trị, vì nó là chỗ làm việc của phách thuần âm. Cách đối trị là đứng dậy đi tản bộ một lúc để loại bỏ âm mà tăng thêm dương thì thần chí tự nhiên sáng suốt. Tán loạn giống như ngứa ngáy, có thể chữa trị bằng châm dược, chỉ cần một niệm duy nhất và dùng pháp sổ tức để chế phục, phải khiến cho tinh thần tập trung vào một chỗ. Tổ Nê Hoàn nói: “Công phu trong trăm ngày kị hôn trầm, hôn mê tán loạn mất đi chân.”

HỖN ĐỘN 混沌
Chỉ trạng thái hai khí âm dưỡng hòa trộn vào nhau. Thường dùng để nói về trạng thái chưa nảy nở về hoạt động tư duy của con người. Nhã Thuật ghi: “Thái cực là tên gọi của sự đạo hóa đến chỗ chí cực, không tượng không số, mà vạn vật không vật nào là không từ đó mà sinh ra, thực là cái khí hỗn độn chưa phân ra.”

HỖN ĐỘN HỒNG MÔNG 混沌鴻濛
Tham Đồng Khế ghi: “Hỗn động hồng mông là lúc một khí còn chưa chia.” Chỉ cái khí tiên thiên lúc trời đất còn chưa phân chia, tức nguyên khí lúc mới bắt đầu sinh ra khi nội luyện.”
HỖN THÁI HỖN LUYỆN 混 扆鍊 沌
Đó là không biết phép phong hỏa, không rõ lý dược sinh, không tường chu thiên có tiết độ, chẳng biết phong cố có lô, không theo thứ lớp mà phanh luyện. Đạo Yếu ghi: “Thái dược phải nhờ ngọc thổ, thành nhân ắt cậy Huỳnh bà.”

HỖN TỤC HÒA QUANG 混俗和光
Chỉ việc theo thói tục tu hành, không lộ mũi nhọn, tùy nghi ứng phó với đời , không lụy vào vạn vật. Thận chân thiên ghi: “Tu hành hỗn tục với hòa quang. Tròn thì tròn chừ, vuông thi vuông. Sáng tối thuận nghịch đều khó đoán. Người nào tranh được thực hiện hành tàng.” (Tu hành hỗn tục hòa quang, Viên tức viên hề, phương tắc phương. Hiển hối nghịch tong giai mạc trắc. Giáo nhân tranh đắc kiến hành tàng.)

HỒN PHÁCH 魂魄
Hồn ở bên trái thuộc mộc, là thần của dương khí, dương là nhật, cho nên gọi là nhật hồn. Tác dụng của nó ban ngày để mắt đến có thể thấy, ban đêm hợp với gan hay nằm mơ, chỉ cần tỉnh giác nhiều là có thể chế phục phách; mộc hay sinh hỏa mà động là tính. Phách ở bên phải thuộc kim, là thần của âm khí, âm là nguyệt cho nên gọi là nguyệt phách. Tác dụng của nó ban ngày ở nơi tai có thấy nghe, ban đêm hợp với thận hay động, chỉ cần mơ nhiều là có thể chế phục hồn, kim hay sinh hỏa mà tĩnh là mệnh. Hồn chủ về nóng nơi tim, nên ngoại hung rất nóng; phách chủ về lạnh nơi thận, nên ngoại thận rất lạnh, đây là nguyên do thủy hỏa vị kí. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Hòa chế hồn phách tân dịch bình, ngoại ứng tai mắt nhật nguyệt trong.” Lữ Tổ nói: “Sự sống của con người, tinh khí là vật, hồn là chỗ hóa sinh của khí, phách là chỗ hóa sinh của tinh. Tinh phách thuộc âm, khí hồn thuộc dương, vì nó ngụ trong hình chất hậu thiên thì đều là âm.”

HỒNG DIÊN HẮC HỐNG 紅蜒黑汞
Diên vốn màu đen, khi dùn hỏa nung luyện biến thành màu hồng. Hống vốn màu hồng, khi bị thủy chế luyện biến thành màu đen. Người xưa nói: “Hồng diên hắc hống đại đan đầu, hồng hắc tương phù là tu chân”. Huyền Áo Tập ghi: “Kim mộc bổn tính giao hợp nhau, hắc hống hồng diên tự cảm thông”.

HỒNG MÔNG NHẤT PHÁN 鴻濛一判
Khí chân dương tiên thiên do chí tĩnh mà có chút ít động, dẫn đến tâm ông khiến tính cũng cảm thấy nó hữu vi mà hữu tại. Tổ Tam Phong nói: “Từ khi soi lỗ hồng mông, biết được càn khôn tạo hóa lô”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:25 am

HỒNG MÔNG VỊ PHÁN 鴻濛未判
Hồng mông (thời hồng hoang) dương khí, chưa phán là sắp động mà chưa động. Trong vô sanh hữu, vào lúc sắp có mà chưa có. Lờ mờ dường như có, vào lúc sắp phán mà chưa phán. Tham Đồng ghi: “Trọng Ni khen hồng mông, đức càn khôn đỗng hư, theo xưa gọi là Nguyên Hoàng. Quan Tuy dựng nên cái ban đầu”.


HỒNG NHẬT HẠO NGUYỆT 葒日皓月
Là bổn tượng của âm dương trong tiên thiên. Ban đầu nguyệt hiện nơi âm, màu của nó sáng trắng, kế đó nhật hiện nơi dương, màu của nó đỏ hồng. Nhật nguyệt hợp nhất là âm dương tiên thiên giao cấu, lúc này hư tĩnh cùng tột thì phát sinh động cơ, trong cơ này có một vật thành dương là sự bắt đầu của đạo thai. Ngộ Chân ghi: “Dưới đấm trời hồng âm quái diệt, đầu trăng non sáng dược miêu sinh”.

HỢP KHÍ Ư MẠC 合氣於漠
Trong 24 giờ, bất luận uống ăn nói năng xã giao, ắt phải có một chút ý ngưng tồn ở đan điền, nhất định chan hòa không tán. Khưu Tổ nói: “Kim đan đại dược không khó cầu, ngày thấy đan điền đêm giữ gìn”.

HUÂN CHƯNG 薰蒸
Lúc mộc dục ôn dưỡng và mười tháng dưỡng thai thì chẳng nên dùng gió hô hấp, chỉ có thể dùng chân ý, chỗ gọi là văn hỏa thiên nhiên để hun nóng. Lục Tử Dã nói: “Tý tiến dương hỏa, chỉ dùng chân khí hun nóng đây là mộc dục”.

HUỆ KIẾM 慧劍
Tức là tâm cương nghị kiên quyết mà không bị vật quyến rũ, là ý chủ tể trung thực không bị vật mê hoặc. Thanh gươm này hay chém ái dục chặt phiền não và xua đuổi yêu tà là lợi khí để luyện đan. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Huệ kiếm diệt trừ binh lục tặc”.

HUỆ QUANG 慧光
Lúc tinh khí đầy đủ thì thần cũng sung mãn, thần sung mãn thì có ánh sáng phát ra, ánh sáng này gọi là huệ quang. Lý Tiên Ông nói: “Huệ quang chợt hóa lưu kim hỏa, luyện tan nỗi sầu 18 tầng”.

HÙNG LÝ TÀNG THƯ 雄理藏雎
Càn vốn là hùng dương tiên thiên, nhân một khí động mà một chút chân dương rơi vào khôn âm. Khôn vốn là thư âm tiên thiên, nhân thọ nhận một chút chân dương khiến cho trong đó một chút chân âm bay về cung càn, biến thành hùng lý tàng thư (trong hùng chứa thư), trong thư chứa hùng, âm dương chứa nhau mà sinh diệu dụng. Ngộ Chân ghi: “Trong hùng nội hàm thư chất, chân âm lại ôm dương tinh, hai thứ hòa hợp diệu mới thành, điểm hóa phách tiên hồn thánh”. Tổ Tam Phong nói: “Trong mộc chứa hỏa chẳng phái nói chơi, trong hùng chứa thư là bảo trân”.

HUYỀN CĂN 玄根
1. Chỉ thân thể. Huỳnh đinh nội cảnh ghi: “Thân là căn bản”.
2. Chỉ căn bản của Đạo.

HUYỀN CÂU 玄泃
Chỉ tủy sống của người, tức là mạch Đốc (Đốc mạch) là con đường quan trọng (yếu đạo) của việc vận luyện. Tham Đồng Khế ghi: “Huyền câu là thiên hà, ví với tủy sống của người”.
HUYỀN CỐC 玄谷
Chỉ thận. Huỳnh đình nội cảnh kinh ghi: “Ruột là trường thành, mật là ấp, thận là Huyền cốc, trên ứng với Nam Bắc”.

HUYỀN CHÂN 玄真
Tức là ngọc. Người xưa cho rằng nuốt ngọc sẽ được trường thọ. Bão Phác Tử ghi: “Khiến người nhẹ nhõm bay được, chứ chẳng phải chỉ thành Địa tiên mà thôi”.

HUYỀN CHÂU 玄珠
1. Kim đan, tượng trưng cho Đan dược trong nội luyện. Hỗn nguyên bát cảnh chân kinh q.5 ghi: “Huyền châu đó là tứ tượng chân khí cùng họp lại mà thành”.
2. Ví với căn bản của đạo. Trang tử-Thiên địa ghi: “Huyền châu, Tư Mã bảo đó là Đạo chân vậy”.

HUYỀN DIỆU 玄妙
Pháp tiên không thể dùng ngôn ngữ diễn tả hết ý nghĩa sâu xa của nó, nên gọi là huyền. Đã huyền lại huyền thì gọi là diệu. Mười tháng dưỡng thai, lúc thực hành đại chu thiên, cảnh tượng bên trong của nó khó mà hình dung, đây gọi là huyền diệu, còn gọi là huyền diệu chu thiên, đều là cảnh tượng của thần khí hợp nhất. Tổ Tam Phong nói: “Hoảng hoảng hốt hốt còn hữu vô, vô cùng tạo hóa ở trong đó, diệu trong huyền, huyền trong diệu, hà xa chuyên chở qua tam quan”.

HUYỀN ĐAN 玄丹
1. Chỉ dương khí màu đỏ. Vân cấp thất thiêm ghi: “Phàm dương khí màu đỏ thì gọi là Huyền đan”.
2. Chỉ thần của Nê hoàn não bộ: “Xét ra Huyền đan chính là thần của Nê hoàn vậy” (sách trên).
3. Chỉ Tâm thần.

HUYỀN KHÍ 玄器
Chỉ khí được sản sinh ra giữa 2 thận. Huỳnh đình ngoại cảnh kinh ghi: “Có nghĩa là phục thực bạch khí ở nơi giữa hai quả thận, cho nên gọi là Huyền khí”.
HUYỀN KHIẾU 竅玄
Huyền là khó lường, khiếu là mở bày. Không thể suy xét cái lí mở bày của nó, đây gọi là Huyền khiếu. Thượng Dương Tử nói: “Khiếu này rõ ràng ở trước mắt, kẻ hạ sĩ nghe qua cười ha hả”, “Dẹp trừ thiên nhiên chân huyền khiếu, phân biệt lung tung chẳng phải chân”.

HUYỀN LÃM 玄覽
Là vọng kiến, tức là vọng tưởng thâm căn cố đế từ vô thỉ đến nay. Muốn luyện đan trước phải quét sạch vọng tưởng này thì khi thực hành nội công mới không bị chướng ngại. Đan Quyết ghi: “Hồi quang phản chiếu, bên trong chỉ còn nhất tâm, vọng tưởng bên trong không xuất, vọng tưởng bên ngoài không nhập”.

HUYỀN MÔN 玄門
Trên Côn lôn có lỗ rất nhỏ, lúc âm dương hội hợp chẳng chịu dao động, đợi khi tính tình tương cảm, tự nhiên bỉ ngã tương thông. Hễ những gì có hình chất thì không cho bay lên vào trong lỗ ấy, duy có chân khí thác thược có thể vào thẳng bên trong, vì thế thánh nhân chỉ thẳng tiên thiên nhất khí thì có thể mở toang lỗ này. Doãn chân nhân nói: “Chẳng phải huyền môn tin tức sâu, núi cao sông rộng ít tri âm”.

HUYỀN NGUYÊN 玄元
Dụng ngữ khí công Đạo gia. 1. Chỉ Đạo, bao hàm các phương pháp khí công dưỡng sinh. Có xuất xứ từ Tấn thư-Lí Huyền Thịnh truyện. 2. Chỉ Đạo điền hoặc chỉ Huyền tẫn. Vân Cấp thất thiêm ghi: “Hằng ngày vào tĩnh thất, thủ Huyền nguyên”.

HUYỀN QUAN 玄官
Gồm: 1-Chỉ môn nhập đạo. Chi chung cơ sở khí công. Tây Dương tạp trở ghi: “Không cần mệt nhọc tu đạo khác, chính đó là Huyền quan”. 2-Chỉ đan điền. Châm cứu đại thành ghi: “Chú ý Huyền quan”.

HUYỀN TẪN 玄牝
Chỉ huyệt ở chính giữa cơ thể. Phùng Thị cẩm nang ghi: “Một huyệt giữa thân, tên là Huyền tẫn, thụ khí để sinh, thực là Phủ thần, là nơi Tam nguyên tích tụ, tinh – thần – hồn – phách họp nhau ở huyệt này. Đó chính là gốc của kim đan trở về, là nơi thần tiên ngưng kết thánh thái”. Vị trị của nó đúng ở dưới Càn, trên Khôn, ở phía tây của Chấn, phía đông của Đoài, ở chỗ Khảm Ly giao hợp, là chỗ chính giữa của thân thể, chẳng dựa vào hình mà lập, suy thể đạo mà sinh, dường có dườn không, như còn như mất, ở chỗ chính trung mà thôi.

HUYỀN TUYỀN 玄泵
Thiên nhất sinh thủy là chân thủy, vì thủy này từ huyền quan phát sinh, sắc nó thuần trắng không tỳ vết nên gọi là huyền tuyền. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Huyền tuyền u khuyết cao sừng sững, trong tam điền tinh khí nhiệm màu”.

HUYỀN TỨC 玄息
Chỉ việc tập luyện khí công, hạ thấp mức tiêu hao năng lượng trong cơ thể, điều tiết công năng của các bộ phận trong cơ thể để kéo dài tuổi thọ. Mạch Vọng ghi: “Phép thai tức dùng một chiếc lông hồng đặt ở chỏm mũi, đếm hơi thở ra hít vào từ một đến mười, mười lấy trăm, trăm lấy ngàn, ngàn lấy vạn, cho tới nhất định, không còn qua lại xuất nhập nữa, hoặc thâm tọa ( tĩnh tọa ) mấy ngày chẳng xuất định thì sẽ mãi mãi trừ được đói khát, không bị nóng lạnh. Sự đói khát, nóng lạnh của con người ta là do nguyên khí ra nhiều mà vào ít. Cho nên nói rằng: phép Huyền tức là sự tự trường sinh”.

HUYỀN ƯNG 玄膺
Trong miệng con người, phía sau luỡi, chỗ có lưỡi gà đối xuống, còn gọi là huyền ủng, bởi hơi thở đến đây bế tắc khó thông. Khi luyện đan, dương hỏa có khí xanh trong đan điền phát ra đến đây hội biến ra màu sắc đen tía. Hắc là huyền (đen) nên gọi là huyền khí. Huyền khí nhập vào huyền ủng. Khi hai khí thay đổi thì khí biến thành cam lộ, tưới rửa tâm cung, vẫn rơi vào trong hang trống, đây là ngọc dich hoàn đan. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Phục thực huyền khí để trường sinh”.

HUYỄN CẢNH QUAN 幻景冠
Đó là cửa ải khó khăn lớn nhất mà người những người tu chân nội luyện cần phải thận trọng vượt qua. “Huyễn cảnh”, chỉ mọi cảnh giới hư huyễn hoặc những ý niệm chấp trước. Thông quan văn ghi: “Cái đạo Tính mệnh, đó là đạo chân thường vậy. Đạo chân thường, không kỳ dị, vô hình vô sắc, không gượng gạo, cứ tự nhiên nhi nhiên vậy thôi…, nếu không sẽ lấy huyễn cảnh làm chân, chẳng cứ kẻ Bàng môn ngoại đạo, cố nhiên là làm hỏng việc lớn, mà ngay người đã vào chính đạo cũng sẽ làm hỏng việc lớn, như vậy mà muốn thành đạo thì thực là khó lắm thay.”

HUYỄN ĐAN 幻丹
Ngọc thanh kim tự Thanh hoa bí văn kim bảo nội luyện đan quyết ghi: “Đạo mà có Huyễn đan, là do người học đạo không biết chính lý, xằng bậy mà thái thủ, giao hợp, cho nên thành Huyễn đan. Huyễn đan kia, chưa tính tâm điền mà lấy một dương, cho nên lúc đó một dương thực ra không phải chân dương, mà chính là khí thở hít. Tinh cũng không phải là nguyên tinh, mà là tinh dâm dật; Thần biến cũng không phải nguyên thần mà là ý nghĩ tình dục. Kẻ kia vừa mới học đạo mà muốn thành tiên, có thể nào không phải là dục niệm? Lấy dục niệm mà giao hội dương sinh, đó là lý do mà có Huyễn đan.” Chỉ trường hợp luyện mình chưa thuần, tâm thần bất định, nôn nóng muốn thành công ngay; giao hợp xằng bậy, thực ra thì cái cơ cảm được vẫn là tinh, khí, thần hậu thiên, do đó không thể thu được hiệu quả “dược sinh đan thành”.

HUỲNH BÀ 黃婆
Phàm việc “đuổi dương đến âm, đuổi âm đến dương”, giúp cho âm dương kết hợp, giữ chức năng phối kết hợp đều gọi là “Huỳnh bà”. Trong Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thì Thổ là trung ương ở giữa, màu vàng, thổ lại là trung tâm của Thủy, Hỏa,Kim,Mộc, nên gọi Thổ là “Huỳnh bà”.

HUỲNH ĐÌNH 黃庭
Huỳnh là huỳnh ở giữa, đình là đình ở giữa, nói rằng nó ở vị trí trung ương. Đan Kinh ghi: “Trên đan điền là kim đỉnh, trên kim đỉnh chút xíu là huỳnh đình”. Tổ Tam Phong nói: “Giữ huỳnh đình, nuôi cốc thần, đàn ông mang thai tức cười quá trời”. Huỳnh đình có nghĩa là khoảng trống trong lỗ rốn.

HUỲNH ĐÌNH CHÂN NHÂN 黃庭真人
Lúc tâm thần tập trung vào huỳnh đình thì thần này gọi là huỳnh đình chân nhân; còn gọi là huỳnh đình nội nhân, vì nó tập trung vào bên trong, không dạo chơi bên ngoài. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Huỳnh đình nội nhân mặc áo gấm, mặc quần hoa tím khói mấy bao phủ”.

HUỲNH HOA NGỌC NỮ 黃華玉女
Huỳnh là huỳnh đình, hoa là hoa trì, ngọc nữ là thần. Vì lúc thần trụ ở huỳnh đình hoa trì, thần này gọi là huỳnh hoa ngọc nữ. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Huỳnh hoa ngọc nữ bảo tý tình, chân nhân đã đến Sử Lục Đinh.”

HUỲNH NAM HUYỀN NỮ 黃男玄女
“Huỳnh nam” chỉ nhất dương ở trong thận. “Huỳnh nữ” chỉ nhất âm ở trong tâm. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Thánh nhân lấy ý làm Huỳnh bà, dẫn Huỳnh nam trong Khảm, phối hợp với Huyền ở trong Ly, vợ chồng vừa giao cấu, lập tức biến thành Thuần càn.”

HUỲNH NHA 黃芽
Nhà ngoại đan lấy “diên”(chì) , “hống” ( thủy ngân) bỏ vào trong vạc, vạc làm bằng đất; chì, thủy ngân gặp đất thì sinh ra vật ở trạng thái mầm(nha), biến mầm thành vàng, hiện rõ tượng sinh cơ bắt đầu nảy mầm , nên có tên gọi “Huỳnh nha”. Đây là tinh hoa của chì. Lại tiếp tục nấu luyện nữa thì thành Kim đan. Các nhà Nội đan mượn dùng nó để tượng trưng cho sự “trong tĩnh có động”. Tham Đồng Khế ghi: “Âm dương chi thủy, sung hàm Huỳnh nha.”, rằng “Nhân tâm linh tri hư tĩnh thì khách khí không lai xâm, Đạo tâm chân trí nảy nở, sinh khí phục hồi, như cây cỏ từ đất nảy mầm, sắc mầm vàng non, bản chất thuần thủy, nên gọi tên là Huỳnh nha.” Ngộ Chân Thiên ghi: “Chỉ sau khi nhờ sức lửa điều hòa, giống Huỳnh nha mới dần dần trưởng thành.”

HƯ CỰC TĨNH ĐỐC 虛極靜篤
Hư là hư vô, cực là cùng cực, tĩnh là tịch tĩnh, đốc là hết sức, hết lòng. Giống như nói gởi thần của mình nơi hư vô mà làm chủ nơi cùng tột, giữ thần kia ở nơi tĩnh định ắt phải sử dụng hết công phu hết lòng chuyên nhất, mới có thể được chân cơ quay trở lại. Luyện Hư Ca ghi: “Hư tột cùng lại còn hư nữa nguyên khí ngưng, tĩnh rồi lại tĩnh dương trở lại. Hóa Hậu Ca ghi: “Tột đến hư thinh giữ tĩnh đốc, trong tĩnh một khi động thì dương trở lại”.

HƯ KHÔNG 虛空
Quan sát tự tâm thì hư không của tâm thông với hư không trong thân, hư không trong thân tự không với hư không trời đất, hư không trời đất thông với thái hư mà hư hư tương thông cộng thành một khối hợp lại làm một, mới là chân không. Khuê Chí ghi: “Hư không không có trong ngoài, tâm pháp cũng vậy. Nếu rõ chân nguyên của hư không là đại được lý chân như, tâm đồng hư không giới, cũng đồng hư không pháp, chứng được hư không thân, là pháp không thị không phi”.

HƯ LINH 泠虛
Tâm hư thì linh, trong 24 giờ không mê muội là linh. Thường sáng suốt không mắc kẹt một vật gì, tùy hoàn cảnh mà an, tùy duyên mà định thì tâm tự nhiên hư linh. Vương Xung Hi nói: “Nhất linh diệu hữu, pháp giới viên thông”.

HƯ NGUY 虛危
Hư thuộc nhật, nguy thuộc nguyệt. Trong khoảng hợi tý, chỗ nhật nguyệt hợp bích. Nơi trời là sao ở hướng bắc, nơi người là chỗ tính tình giao hợp. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Khởi từ hư nguy, lấy hư nguy làm chỗ trọ”.

HƯ TÂM THẬT PHỤC 虛心實服
Hư tâm là đạo vô vi do đó liễu tính, thật phục là công phu hữu vi do đó liễu mệnh. Tổ Trùng Dương nói: “Tâm chẳng thọ nhân gì cả gọi là hư tâm, tâm không chạy bên ngoài gọi là an tâm. Tâm an định mà rỗng không, đạo tự đến ở”.

HƯ THẤT SINH BẠCH 室生白 虛
Tĩnh tọa đến nhất tâm bất loạn, lâu ngày tự đạt đến chỗ rỗng rang đều là bạch cảnh giới (cảnh giới không có gì). Như ở trong mây mù, chỉ cần không lo nghĩ, một khi khởi minh giác liền chẳng thấy. Ngộ Nhất Tử nói: “Muốn đầy chắc cái bụng trước phải trống rỗng cái tâm; muốn sinh bạch trước phải trống trơn cái thất kia”.

HƯ TĨNH 靜虛
Trong tâm không vật là hư, niệm đầu không khởi là tĩnh. Đem hư đến chỗ tột cùng, giữ tĩnh đến nơi hết sức chuyên nhất, âm dương tự nhiên giao cấu, âm dương một khi giao hợp thì dương tinh sinh ra. Kinh Thanh Tịnh nói: “Không vô sở không”, “tịch vô sở tịch”, “chân thường ứng vật”, “thường ứng thường tĩnh”.

HỨA TỐN 許遜
Còn gọi Hứa tổ, Hứa chân nhân, Hứa Tinh Dương. (239-374). Đạo sĩ thời Đông Tấn, tự là Kính Chi, người Nhữ Nam. Năm 20 tuổi học đạo với Ngô Mạnh ở Dự Chương (nay là Nam Xương, Giang Tây), được truyền hết bí quyết, về sau đỗ Hiếu liêm. Năm Thái Khang thứ nhất (280) nhà Tấn, làm huyện lệnh huyện Tinh Dương. Sau vì nhà Tấn rối loạn, bèn bỏ quan về đông, rất nhiều dân chúng theo ông về đến quê ông để ở. Về sau ngao du giang hồ. Tự cho rằng đã từng gặp thánh nhân truyền cho “Thái Thượng linh bảo tịnh minh pháp”, dùng đạo pháp chém rắn trấn thuồng luồng, trừ hại cho dân. Sùng bái Thái Dương Chân Quân Hiếu Đạo Minh Vương. Ông lấy tư tưởng Nho gia dung hòa với phương thuật Đạo giáo, cho rằng “Tịnh minh là không có chỗ tối nào không chiếu rọi và không nhiễm một mảy may bụi bẩn”. Đạo Tịnh Minh thở Hứa Tốn làm thủy tổ, đời gọi là Hứa Chân Quân, Hứa Tinh Dương. Thời Tống phong là Thần Tông Diệu Tế Chân Quân. Tác phẩm có Thái thượng linh bảo Tinh minh phi thiên độ nhân kinh pháp, Linh kiếm tử, Thạch hàm kí v.v…

HƯU DỤC 休欲
Tức là siêu thoát trần thế, tức lự vô dục (vượt khỏi cõi đời trần tục, dẹp mọi lo nghĩ, không còn ham muốn). Thái Thượng Nguyên bảo kim đình vô vi diệu kinh ghi: “Ít nghĩ ít muốn, trời đất chẳng ụp, dẹp lo quên cơ, âm dương hợp nghi. Phàm người ta ở thế gian muốn sống tốt chỉ là trước hết phải rèn tập cái tâm. Rèn tập cái tâm là ở chỗ muốn làm mà chẳng làm, muốn động mà chẳng động, song chưa đạt tới “vô” (không), đến nỗi tổn hại cho đức Vô Vi. Cho nên Chân nhân trước nhất dưỡng thân, sau mới dưỡng tâm, dưỡng tâm sau mới muốn vô dục.”

HƯU THÊ 休妻
Ly hôn với vợ để cầu độc tu, cũng là Tuyệt dục thanh tu. Ngộ Chân Thiên ghi: “Hưu thê tuyệt lạp (bỏ vợ và tịch cốc) là việc gốc rễ của người học Đạo vậy”.

HỮU CƠ TIÊN NHẤT TRƯỚC 有機先一著
Lúc chân khí chưa phát, có thời cơ hiển lộ chút ít gọi là tiên nhất trước; phải sử dụng pháp điều định tích lũy mà thành, ngõ hầu có chân dương thịnh vượng phát sinh. Xung Hư Tử nói: “Có thời cơ tiên nhất trước rồi sau đó sinh dược thành hỏa.”

HỮU DỤC VÔ DỤC 有欲無欲
Hữu dục là quán khiếu, là sự việc trên huyễn thân cướp đoạt tạo hóa, công phu ngoại dược. Vô dục là quán diệu, là việc trên pháp thân, minh tâm kiến tính, công phu nội dược. Kinh Đạo Đức ghi: “Thường vô dục để quán xét sự vi diệu, thường hữu dục để quán xét khiếu kia”.

HỮU TÁC 有柞
Ngộ Chân Thiên ghi: “Hữu tác là Luyện kỷ, Thái dược. Vô vi là luyện thần hoàn hư”. Chỉ công phu Luyện kỷ trúc cơ, Hàng long phục hổ, Thái dược kiết đan lúc bắt đầu thuật Nội đan.

HỮU TÁC HỮU VI 有柞有為
Trong tĩnh địa diệu đạo gọi là hữu vi, như trời đất vốn vô vi, nhưng trời đất hay sinh vạn vật, gọi là hữu vi. Chung Tổ nói: “Hữu vi tuy giả dối nhưng bỏ đi thì công hạnh không thành, vô vi dù chân thật song dùng nó thì quả thánh khó chứng”.

HỮU VI 有為
Trong khí công chỉ việc dùng ý niệm gạt bỏ tạp niệm , khiến tâm thần chuyên nhất. Tức là tác vi có ý thức. Đạo Hương tập ghi: “Vì thế người học Đạo xưa kia tuy trọng vô vi, mà trong vô vi còn biết hữu vi, ví như diệu tâm trong veo mà có lúc niệm sinh, tất từ trong vô vi đi tìm động thiên trống rỗng, đất sáng rực rỡ mà rừng lại, thì tâm sẽ lóe lên , tự nhiên định ở đó mà không chạy ra ngoài nữa.”

HỮU VÔ 有無
Hữu là mẹ của vạn vật hữu danh, vô là sự bắt đầu của trời đất vô danh. Luyện đan trước cầu nơi hữu mà trộm lấy cơ tạo hóa, sau đó giữ lại nơi vô mà khéo quán xét chỗ kì diệu tự nhiên. Trăm ngày luyện tinh từ vô vào hữu, vạn pháp quy nhất là hữu vi. Mười tháng luyện khí từ hữu vào vô, từ chỗ có hơi thở đến chỗ không còn hơi thở, một qui về không, là vô vi. Biến hóa là hữu, ẩn náu là vô. Vạn vật trong trời đất sinh từ hữu, mà hữu sinh từ vô. Chung Tổ nói: “Hữu vô giao nhập là đan mẫu, ẩn hiển tương phù là thủy kim.” Ngộ Chân ghi: “Hữu vô từ đây tự tương nhập, chưa thấy làm sao nghĩ rằng thành.”
HỮU VÔ TƯƠNG SINH 有無相生
Đạo Đức Kinh ghi: “Vô tức vô vi, chỉ trạng thái tự nhiên nhập tĩnh. Trong nhập tĩnh vô vi này, bỗng nhiên nhất âm sơ sinh, chân cơ phát động, tinh khí theo đó vận luyện, thì gọi là Hữu. Một động một tĩnh, âm dương qua lại, gọi là Tương sinh.”

HY DI 希夷
Không thể nghe là hi, không thể thấy là di; chân diên sinh là hi, chân hống sinh là di. Hi là cảm mà đầy rẫy, di là động mà đầy rẫy. Kinh Đạo Đức ghi: “Thấy mà không thấy gọi là di, nghe mà không nghe gọi là hi, nắm mà không nắm gọi là vi.” Tổ Hàm Hư nói: “Cửa hi di là chỗ kí gởi của tính tình, hi chứa tình, di chứa tính.”

K


KẾT THAI 結胎
Tiên Phật hợp tông ngữ lục ghi: “Thở kiểu kết thai là từ không đi vào có, mà thực lại như không, từ trong không thở, mà có lúc tạm có, là trong khoảng giữa không và có vậy.” Chú nói: “Kết thai là lúc đầu thành tựu hóa thần nhập thai. Thần ngự nguyên khí và khí hô hấp về đến cốc của huyệt khí mà thành thai.” Có nghĩa là ngưng thần dừng (trú) khí, để quy về Đan điền, là bước đầu của thai tức.

KHẢ TIẾU 可笑
“Đáng tức cười” . Pháp luyện đan giống như sự sinh ra nam nữ, chỉ khác nhau là sự thuận nghịch mà thôi. Nhân hạ thủ liền luyện tinh, luyện tinh ắt có liên quan đến việc nam nữ cấu tinh. Vì tiên thiên không có tên, không có hình, chỉ mượn hậu thiên nam nữ để hình dung. Song người đời khi nói đến sự ái ân nam nữ thì rất mắc cỡ, hổ thẹn, cho nên người tu đạo dùng những từ nam nữ giao hợp để ví dụ, há không bị người chê cười sao? Kinh Đạo Đức ghi: “Kẻ hạ sĩ nghe nói cười ha hả, không cười không đáng gọi là đạo”. Tổ Tử Dương nói: “Công phu dễ dàng được quá gần, nói toạc ra làm người bật cười”. Tổ Tử Hiền nói: “Thần tiên không cho nói rõ ràng, nếu nói rõ rằng cười chết đi được.”

KHAI QUAN 開光
Sau khi luyện đan đắc dược liền có thể mở toang tam quan thẳng lên nê hoàn, từ đây về sau thấy hiệu nghiệm rõ ràng, thế như chẻ tre. Hứa Chân Quân nói: “Cửa chưa mở, uổng công tĩnh tọa, như Vô Mạch Tử uổng công bào mài, mở được cửa, bẻ được khóa, ba xe vận chuyển chân thủy hỏa.”

KHẢM HỎA 坎火
Khảm ở nơi yên tĩnh là thủy, chỉ khi nào tĩnh cùng cực mà động gọi là hỏa. Nhân vì hào trong quẻ khảm vốn là dương, hỏa trong càn kim, cái động đó chính là dương hỏa vậy. Lữ Tổ nói: “Âm dương giao cấu, thủ khảm điền ly, hình tượng quẻ càn ba vạch mạnh mẽ khen lạ kì.”

KHẢM LY 坎籬
Khảm có nguyên tinh ẩn núp dưới vực sâu cửu địa, không thể rõ nguồn của nó. Ly có nguyên thần bay lên cửu thiên trong thái hư, không thể biết được chỗ của nó, chỉ có hô hấp qua lại trong đó để thông tin tức. Cũng như trong trời đất có đại khí lưu động hay sinh vạn vật; đan pháp lấy càn khôn làm thiên địa lô đỉnh. Khảm ly là năm tháng ngày giờ, ngự xa là dược vật, như nhật nguyệt vãng lai tự nhiên vận dụng trong đó chẳng phải cưỡng làm. Tiêu Tổ nói: “Càn khôn thác thược gõ có số lượng, khảm ly đao khuê hái có thời kỳ.” Cổ Tiên nói: “Trong khảm huỳnh nam là hống tổ, trong ly huyền nữ là diên gia.”

KHẢM LY ĐIÊN ĐẢO 坎籬顛倒
Tâm hỏa là ly thuộc về hồn muốn bay lên, lại thêm trần niệm tư lự, càng không thể gần được khảm thủy. Thận thủy là khảm thuộc về phách muốn chìm xuống, lại thêm tình cảm dục niệm, càng không thể tiếp xúc với tâm hỏa. Thế nên mặc cho nó thăng trầm, tâm tự tâm, thận tự thận, thủy hỏa ở nơi chỗ của mình, đến đỗi phát ra trăm thứ bệnh, đây là đạo thuận hành của người đời. Tiên gia luyện đan ắt phải dời tâm hỏa vào trong thận, lại thêm khí hô hấp, hơi thở quy căn, lấy gió thổi lửa khiến cho nước biến thành khí mới bay lên được, đây là khảm ly điên đảo. La Phù Ngâm ghi: “Tốn phong thường thổi trong khảm, đi đứng ăn ngủ đều như như, chỉ sợ hỏa lạnh sức đan trì, ôn dưỡng rất cần phải cố tế.”

KHẢM LY GIAO CẤU 坎籬交搆
Còn gọi là lấy Khảm bổ sung cho Ly . Là quá trình Tiểu chu thiên của thuật Nội đan. Qui trung chỉ nam ghi: “Khảm Ly giao cấu còn gọi là Tiểu chu tiên. Trong vòng 100 ngày lập cơ thì xuất hiện”, “Giao cấu”, chỉ âm dương giao hòa, mặt trời mặt trăng kết hợp. Nhất âm trong tâm là Ly, nhất dương trong thận là Khảm, nhất âm trong tâm kết hợp với nhất dương trong thận tức Khảm Ly giao cấu. Mạch Vọng ghi: “Ngọ là đầu của nhất âm, ứng với hạ chí. Nên tĩnh tọa ngưng thần trước giờ Ngọ, đợi khi dương cực âm sinh, khí nhất âm trong tâm sẽ tự nhiên hạ giáng xuống, tức lấy tình đưa lên để kết hợp và giữ lại ở tâm điền thần phủ, đừng làm cho nó nén xuống là thành đạo giao cấu của Khảm Ly.”

KHẢM PHẢN LY HOÀN 坎返籬還
Một thiên sinh thủy, sáu địa hợp thành là bảy; hai địa sinh hỏa, bảy thiên hợp thành là chín, cho nên khảm là bảy, ly là chín. Thủ khảm điền ly gọi là thất phản cửu hoàn. Ngộ Chân Thiên ghi: “Chỉ duyên bỉ thử ôm ấp chân thổ, liền khiến kim đan có phản hoàn.”

KHẮC KỶ PHỤC LỄ 克己復禮
Là hàng long phục hổ, thủ khảm điền ly, thủy hỏa ký tế, diên thăng hống giáng, kim mộc kết hợp, tác dụng trong đó phải nhờ mậu kỷ. Ngộ Chân ghi: “Khảm ly nếu không còn mậu kỷ thì ngậm tứ tượng cũng không thành đan”.

KHẮC LẬU 克漏
Thời xưa dùng nước nhỏ giọt để tính thời gian, luyện đan thì đếm hơi thở để định thời gian. Số độ chu thiên ắt phải có chừng mực nên lấy thời gian để xác định. Tổ Nê Hoàn nói: “Nếu bảo khắc lậu không đáng tin cậy, chẳng hội huyền cơ dược không thành”. Chung Tổ nói: “Kết đan hỏa hậu có thời khắc, nếu không khắc lậu đan chẳng thành.”

KHÂU XỬ CƠ 邱處禨
(1148-1227) Đạo sĩ thời Kim- Nguyên. Là một trong Bắc thất chân, là người sáng lập ra phái Long Môn thuộc Toàn Chân Đạo Giáo, tự là Thông Mật, hiệu là Trường Xuân, người Thê Hà, Đăng Châu. Nhập đạo năm 19 tuổi, năm 20 tuổi học thầy là Vương Trùng Dương. Năm Đại Định 10 nhà Kim (1170) Vương Trùng Dương mất ở Khai Phong, cùng các ông Mã, Đàm, Lưu hộ tống linh cữu về Chung Nam, làm lều canh mộ suốt 3 năm. Năm Đại Định 14 (1174), đến ở trong hang tại Bàn Khê, Thiểm Tây suốt 6 năm. Sau lại đến núi Long Môn (nay ở phía đông nam thành phố Bảo Khê, Thiểm Tây) để ở ẩn và bí mật tu luyện suốt 7 năm. Năm Đại Định 28 (1188) vâng chiếu của vua Kim Thế Tôn tới Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) chủ trì đàn cúng “tiết Vạn Xuân”, ít lâu sau lại trở về Thiểm Tây. Năm Minh Xương 1 (1190) Kim Chương Tông hạ lệnh cấm các đạo Toàn Chân, Thái Nhất, ông trở về Thê Hà. Năm Thái Hòa 7 (1207) Nguyên Phi của Chương Tông tặng ông bộ Đại kim huyền đô bảo tạng . Năm sau vua Chương Tông ban cho quán nơi ông ở danh hiệu Thái Hư quán. Mùa thu năm Trinh Hưu 2 (1214) vua sai ông đi chiêu an nghĩa quân Dương An Nhi ở Sơn Đông, việc được thành công khiến ông nổi tiếng một thời. Bọn thống trị Nam Tống, Kim, Nguyên tranh nhau mời ông. Khưu Xử Cơ xem xét kĩ thời thế, từ chối lời mời của vua Nam Tông và vua Kim, chỉ nhận lời mời của Nguyên Thái Tổ Thành Cát Tư Hãn, dẫn 18 đệ tử tới tận núi Đại Tuyết ở Tây Vực xa xôi, hành trình hơn vạn dặm, ròng rã hơn hai năm, mãi tới năm thứ 17 đời Nguyên Thái Tổ (1222) mới yết kiến Thành Cát Tư Hãn ở phía nam núi Đại Tuyết. Nguyên Thái Tổ tiếp đãi ông rất nồng hậu, suy tôn ông làm thần tiên. Sau khi về tới Yên Kinh, Nguyên Thế Tổ ban cho ông hổ phù, tỉ thư, cho ông cai quản Đạo giáo trong thiên hạ, hạ chiếu miễn mọi thứ thuế má sưu dịch cho đạo viện và đạo sĩ. Từ đó danh tiếng lẫy lừng và ông được rước tới quán Thái Cực (sau đổi tên là cung Trường Xuân tại Yên Kinh) Lợi dụng thời cơ này, ông đã phái đệ tử đi khắp nơi xây dựng cung quán, thu nạp môn đồ, khiến đạo Toàn Chân phát triển nhanh chóng và bắt đầu bước vào thời kỳ toàn thịnh. Khâu Xử Cơ đã kế thừa tư tưởng của Vương Trùng Dương và Mã Giốc, chủ trương thanh tâm quả dục là gốc của việc tu đạo, cho rằng: “Một niệm không sinh tức là tự do. Trong tâm không có việc gì tức là Tiên Phật.” ( Nhất niệm vô sinh tức tự do, tâm đầu vô vật tức Tiên Phật). Trong Đại Đan trực chỉ ông đã trình bày lí luận và phương pháp tu luyện Nội đan. Cho rằng chân khí tiên thiên và cái khí hậu thiên của con người ta có thể thông qua việc tu luyện mà giao tiếp tác dụng lẫn nhau, từ đó kết thành đại đan mà thành tiên. Tuy ông chủ trương Nho Phật Lão bình đẳng, nhưng lại phụ họa theo thuyết “Lão Tử hóa Hồ”. Tác phẩm có Đại Đan trực chỉ, Nhiếp sinh tiêu tức luận, Bàn Khê tập,… Ông mất năm 22 đời Nguyên Thế Tổ (1227). Nguyên Thế Tổ năm Chí Nguyên 6 (1269) hạ chiếu truy tặng ông danh hiệu “Trường Xuân Diễn Đạo Chủ Giáo chân nhân”. Nguyên Vũ Tông năm Chí Đại 3 (1310) gia phong là “Trường Xuân Toàn Đức Thần Hóa Minh Ứng chân nhân” .

KHẨU ĐỐI KHẨU 口對口
Ngoại khẩu tại yết hầu (họng), thông miệng mũi, thu nhận dưỡng khí vào bên trong. Nội khẩu tại khí huyệt dưới rốn, thông khí quản, trục xuất thán khí ra ngoài, vì một miệng hít vào một miệng thở ra cho nên gọi là khẩu đối khẩu. Lữ Tổ nói: “Khẩu đối khẩu, khiếu đối khiếu, nuốt vào bụng, tự mình biết đạo.”

KHẨU QUYẾT 口訣
Đan đạo chí quý, của báu của trời, cho nên đan kinh muôn quyển không để lộ chân cơ, từ xưa thần tiên đều dùng miệng truyền nhau bí quyết, không trình bày trên văn tự. Từ khi Tử Dương chân nhân truyền bí quyết cho ba kẻ xấu, bị trời khiển trách, thì các bậc cao nhân truyền đạo tuyển chọn đồ đệ rất nghiêm khắc. Hứa Tổ nói: “Thầy ngâm kinh Đạo Đức để trò ngộ, đan kinh phải do khẩu truyền nhau.” Ngộ Chân ghi: “Muốn biết khẩu quyết thông huyền xứ phải cùng thần tiên chín chắn bàn.”

KHÍ DỊCH 氣液
Chỉ “linh dịch chân khí” trong cơ thể, chỉ những người tu luyện nội công mới có được. Loại dịch thể này sinh ra từ trong tim, vì vậy gọi là Chân thủy hoặc Chân long. Chân khí do từ thận mà tới, cho nên gọi là Chân hỏa, lại còn gọi là Chân hổ.

KHÍ HUÂN HÌNH KHỞI 氣薰形起
Dương khí phát động như vỏ khí cầu phình to; sự phát động này do hỏa, dương khí là từ dương hỏa mà đến, vì dương hỏa phát bên trong thì dương khí tắc lại nơi ngoại hình, cho nên nội cảnh động mà khí huân, ngoại dương động mà hình khởi. Thượng Dương Tử nói: “Nếu thu nhặt khí tiên thiên phải lấy khí ấm làm tin.”

KHÍ HUYỆT 氣穴
Ở sau rốn trước lưng, trên thận dưới tim, là trung tâm của hai mạch động tĩnh nó chia ra làm hai mạch hợp thành một ống, dưới thông trung tâm của tiểu tràng do bốn lớp màng mỡ đều dính liền với tiểu tràng. Lớp đầu là huỳnh đình, lớp kế là kim đỉnh, lớp thứ ba là khí huyệt, lớp thứ tư là quan nguyên. Huyết dịch đến kim đỉnh liền biến thành màu trắng gọi là âm tinh. Từ trung tâm tĩnh mạch chia ra một ống nhỏ, gọi là nhâm mạch, còn gọi là xuân huyền, đi thẳng vào ngoại thận trong hòn dái; âm tinh đi qua hòn dái tức là chứa tinh trùng, trong tinh trùng hàm chứa khí gọi là tổ khí, lại vào túi tinh ở hai bên dưới bàng quang. Tuy nói rằng chờ thời cơ mà động, thật sự thì bị lửa trong sinh tử phát ra thúc giục vào dương quan, gọi là hỏa bức kim hành. Chỉ cần biện được sự đục trong của nó thì sinh người hay sinh tiên hoàn toàn do sự thuận nghịch lúc này. Huyệt huyền quan này chưa mở, không thể thấy được, chỉ có thần còn giữ nó khả dĩ cổ động nguyên dương quay trở lại trong huyệt. Nếu mất điều hòa thì dương tự hưng thịnh mà tiết ra bậy bạ. Đoạn này là do Thiên Phong lão nhân thuật lại, là phát minh mới, nói pháp không giống mọi người nên ghi lại để làm bằng chứng tham khảo.”

KHÍ XÁ 氣舍
Giáng cung là khí xá, hạ điền là khí phủ. Khí ở đan điền là tĩnh, qua giáng cung thì động. Ở trong là khí tiên thiên, ở ngoài là cốc khí hậu thiên. Thần ở hướng nam, tinh ở hướng bắc. Khí là Huỳnh bà, là tự kỷ, trên thông giáng cung, dưới thông đan điền, mượn nhờ khí lên xuống khiến cho mẹ con gặp nhau, tinh với thần hội hợp. Cổ Tiên nói: “Tinh là mẹ của khí, thần là con của khí”.

KHIẾU DIỆU 竅妙
Khiếu là vật hữu danh, diệu là vật vô danh. Vô danh là vô cực, hữu danh là thái cực. Vì không muốn nhìn chỗ vô danh mà lại muốn nhìn chỗ hữu danh, nên trước dùng quán hữu vi rồi sau mới quán vô vi. Dị đạo nhân nói: “Một khiếu thông, mọi khiếu thông, kim đan đại đạo ở trong khiếu”.

KHIẾU TRUNG KHIẾU 竅中竅
Trong thân người có 84.000 lỗ chân lông, khí quản 384 sợi đều thông với 8 mạch, lại do tám mạch tập hợp thành một khiếu, khiếu này không hình không bóng, chợt ẩn chợt hiện gọi là cơ quan huyền diệu. Vì vị trí nó ở trong mười phương hư vô, nên gọi là khiếu của hư vô. Vì khi nó phát động có khiếu, không phát động thì không được gì cả nên gọi là một khiếu huyền quan. Vì nó ở tại đan điền mà đan điền đã là một khiếu, nếu khí đan điền phát động lại hiện thêm một khiếu nữa, đây là khiếu trong khiếu. Cổ Tiên nói: “Trước khi sinh hỗn độn, hỗn độn đã có sẵn, trong ấy không cho truyền tin tức, mở toang trong khiếu khiếu trung khiếu; giẫm nát hư không thiên ngoại thiên”.

KHINH TOÁT CỐC ĐẠO 輕撮谷道
Chỉ việc nâng hậu môn lên và thót bụng lại. Khi luyện công sẽ thót bụng lại và nâng hậu môn lên để thúc đẩy tinh khí qua cửa Vĩ lư mà đi ngược lên trên.

KHOAN TƯỚNG 寬相
Chỉ một loại bệnh trạng của tâm tướng. Chỉ đạo chân thuyên ghi: “Hơi thở loạn thì gọi là “phiền”. Chỉ khi giao cấu, tâm ý hoảng loạn, bồn chồn bất an.”

KHÔI CANG 魁崗
Sao Khôi từ giờ thìn đến giỡ mão (mẹo), sao Cang từ giờ thìn đến giờ dậu, đây là trong sinh có sát , như tháng 2 vạn vật sinh sôi nhưng quả cây du lại rụng. Sao Cang từ giờ tuất tới giờ dậu, sao Khôi từ giờ tuất tới giờ mão, đây là trong sát có sinh, như tháng 8 vạn vật đều thu lại, chỉ riêng lúa tẻ với rau má lại sinh. Chỗ sao Cang đến là kiết, chỗ sao Khôi đến là hung. Tham Đồng ghi: “Tháng hai quả cây du rụng, sao Khôi ở nơi mão; tháng tám lúa tẻ sinh, sao Cang ở nơi dậu.”

KHÔN CUNG 坤宮
Khôn đã thuộc địa, trong địa có hỏa, chỗ tụ hợp của nó là khôn cung, tiên gia gọi nó là nguồn sinh dược, là chỗ âm dương giao cấu. Tổ Trùng Dương nói: “Thần chiếu khôn cung, chân hỏa tự đến.”

KHÔN HỎA 坤火
Khôn thuộc địa, địa tâm có hỏa, có hỏa thì có khí, có khí ắt có lúc bộc phát. Khôn phúc trong thân người cũng có hỏa có khí, giống y trời đất cho nên gọi thân người là một tiểu thiên địa. Liễu chân nhân nói: “Cổ vũ tốn phong chuyển vận khôn hỏa, phong luân kích động sinh chân diên.”

KHÔNG SANH 空橕
“Cái chõ trống không”. Guồng nước vận chuyển ắt trong guồng phải có nước thì mới tưới mát vạn vật khiến sinh sôi không ngừng. Còn như guồng trống không thì nhọc công vô ích. Không sanh (cái chõ trống không) tức là không xa (guồng nước trống rỗng), luyện đan luyện dược cũng thế, trong cái chõ có thủy mới có thể hóa khí bay lên; nếu không có thủy mà ngược lại dùng hỏa càng làm cho cái chõ hư hoại, người học phải cẩn thận. Ngộ Chân Thiên ghi: “Trong đỉnh nếu không có chân chủng tử, còn đem thủy hỏa nấu trong không xanh.”

KHỞI HỎA 起火
1.Chỉ việc tụ khí ngưng thần, hái thuốc ( thái dược) đưa về lò. Kim tiên chứng luận ghi: “Khởi hỏa là công pháp đưa dược vật về lò. Nếu dược sinh mà không hái đưa về lò, thì dược vật sẽ theo đường quen mà tiết ra.”
2.Chỉ việc ngồi yên lặng nhập định, giữ yên suy nghĩ, điều động nguyên khí, dưỡng sinh khí vận.

KHỞI VẬN ĐÌNH TỨC 起運停息
Khởi là bắt đầu chạy khi dương động, vận là dương khí chuyển vận theo quỹ đạo, đình là thần khí dừng ở đan điền, tức là vận chuyển đến chỗ dồi dào mà ngưng nghỉ, đây là công việc chính của tiểu chu thiên. Mã Tổ nói: “Chưa từng làm mà không ở, chưa từng ở mà không làm.”

KHÚC GIANG 曲江
Tĩnh cùng cực mà động, chân dương sinh từ khôn vị hướng tây nam. Khôn tức là phúc (bụng), bởi trong bụng chồng chất 16 khúc bên trái tiểu tràng, chồng chất 16 khúc bên phải đại tràng, những chất cặn bã của thức ăn theo đường này vận chuyển ra ngoài cho nên gọi là khúc giang. Lữ Tổ nói: “Khúc giang trăng hiện nước trong veo, mộc dục cần xác định phải chủ khách; nếu được chỗ nước ấm thân dễ chịu thì phải vững chắc biện tiền trình.”

KHƯ MA 祛魔
Lúc luyện kỷ đến tĩnh định thường xuất hiện nhiều thứ quái tượng, như mừng giận thương ghét, buồn lo sợ dọa, không thiếu cái lạ. Chỉ nên trấn định tâm thần, nếu như không kịp giữ gìn thì có thể nhắm mắt lại nhìn vào bên trong, mặc cho nó nhiễu loạn, cẩn thận đừng mở mắt ra. Ngó sơ qua đầu mối của một niệm rồi ngưng thần nơi ấy thì ma liền tự lui, không dám làm hại. Ta phải xem nó là huyễn hình, vì huyễn hình đâu thể động đến mảy lông ta.

KIÊN TÂM LẬP CHÍ 堅心立志
Tu tiên tạo đan cần phải kiên tâm khổ chí mới có thể thành tựu, như ngày xưa Khưu Tổ gặp cả trăm nạn nơi Trùng Dương Lão Tổ mà lòng không thối chuyển. Tổ Tam Phong vì đạo quên mình, áo rách giày hư mà không bận tâm đến. Bạch Ngọc Thiềm Tổ bị Hoành Nghịch chửi mắng vẫn vui vẻ không so đo. Đàm Trường Chân Tổ bị người đánh đập mà chẳng đánh lại. Xao Hào Ca ghi: “Kiên tâm lập chí hai ba năm, trăm ngàn muốn kiếp thọ vô cương.”



KIẾN DỮ BẤT KIẾN 見與不見
“Thấy cùng chẳng thấy”. Dùng dương hỏa luyện thì hóa thành dương tinh, gọi là dùng thì không thể thấy. Dùng âm phù dưỡng thì hóa làm âm tinh gọi là thấy thì không thể dùng. Oánh Thiềm Tử nói: “Thấy là tâm nghe ý thấy mà thôi, ví như cơn gió lớn thổi qua núi lay chuyển cây cối, thổi qua mặt nước khiến nổi sóng, đâu thể nói rằng không; nhưng nhìn mà không thấy, nắm mà không được thì đâu thể gọi là có. Luyện đan kì diệu cũng như thế, xét về mặt không thể thấy đó là tiên thiên tổ khí; về mặt không thể dùng đó là hậu thiên trọc chất.”

KÍ TẾ 既濟
Quẻ Kí tế, hình quẻ là Li hạ Khảm thượng là quẻ thứ 63 trong số 64 quẻ Chu Dịch, trên tiếp với Quẻ quá. Tự quái truyện: “Kẻ có bản lĩnh vượt quá người, thì công việc ắt sẽ thành công, cho nên tiếp sau quẻ Tiểu quá là quẻ Kí tế.” (Hữu quá vật giá tất tế, cố thụ chi dĩ Kí tế). “Kí tế” biểu thị cuộc đấu tranh giữa hai phía của mâu thuẫn đã chấm dứt, song nó chỉ là mâu thuẫn cũ. Mẫu thuẫn cũ kết thúc thì mâu thuẫn mới lại bắt đầu, cho nên quẻ thứ 64 là Vị tế. Quái từ nói: “Hanh tiểu, lợi trinh, sơ cát chung loạn”. Có nghĩa là khi mâu thuẫn chấm dứt thì việc lớn việc nhỏ chẳng có gì không hanh thông, hanh thông cực thì sinh loạn. Xét về hào từ thì Sơ cửu là hào dương mà ở dưới, trên ứng với Lục tứ, lại ở thể hỏa, cái chí tiến lên rất mạnh mẽ, xét theo lẽ thường hẳn là “hữu cữu” (có tai họa). Nhưng trong quẻ Kí tế thì là “vô cữu”. Lục nhị là hào âm cư âm, cư trung đắc chính, lại chính ứng với Cửu ngũ, lẽ nên được thuận theo chí mình, chẳng may thời đã Kí tế, Cửu ngũ chẳng còn là vị vua hữu vi (có công trạng ) nữa, không có ý trọng dụng Lục nhị, mà Lục nhị nay không được trọng dụng (hành) nhưng cuối cùng ắt sẽ được trọng dụng , bởi vì giữ được đạo trung chính, không thể phế bỏ mãi. Cửu tam là cương cư cương, có đầy đủ đức văn minh, phải trải qua đấu tranh lâu dài, thì việc mới có thể thành công được. Lục tứ đã rò mầm mống, phải suốt ngày nghĩ hoạn nạn phòng hoạn nạn, thì mới có thể tránh khỏi hoạn nạn. Cửu ngũ dương cương trung chính ở ngôi vua, “thực được hưởng phúc”, nhưng thiên hạ đã “Kí tế”, kiêu sa dễ nảy mầm, lòng thành kính không đủ. Vì thế cũng phải răn giới, thành kính. Thượng lục ở trên cùng của Khảm hiểm, bản thân chỉ có cái tài âm nhu, thì đường đi đã là cùng cực. Tóm lại, quẻ Kí tế chiếm địa vị quan trọng trong 64 quẻ, liên kết với quẻ Vị tế cấu thành một khâu quan trọng then chốt không thể thiếu được trong 64 quẻ. Có hai quẻ này, thì tư tưởng biện chứng hoàn chỉnh và triệt để của Kinh Dịch đối với sự phát triển của sự vật mới được thể hiện một cách trọn vẹn.

KIM CÔNG 金 公
Là biệt danh của diên, lấy càn dương nhập khôn làm khảm, khảm là kim trong thủy. Kim sinh thủy mà kim là cha của thủy cho nên gọi kim là công. Ngộ Chân ghi: “Kim công vốn là con nhà đông, đi qua nhà tây mượn thể sinh, biết được gọi về nhà cũ dưỡng, phối hợp xá nữ kết thân tình.”

KIM CƯƠNG KIẾM 金 剛劍
Trước do khí rạng sáng nuôi dưỡng một mạch vô hại cho đến ngay thẳng cứng chắc. Kiếm này khi thành rồi sắc bén vô cùng, có thể chém yêu chặt tà, không chỉ dâm thinh mỹ sắc quyến rũ cũng không loạn mà ngay khi ngủ chung với mỹ nữ cũng không tự biết cái đẹp của nó. Đứng nói ma quỉ hung ác đến bên thân mà thần tự biết, ngay đến Thái Sơn sạt lở, gươm dao kề cổ cũng không sợ. Đeo thanh kiếm này ở sau lưng, dục ma liền dứt, muôn tà đều tiêu. Lý Nhị Khúc nói: “Tâm người vốn tự an lạc, tự đem cái tư dục trói buộc, lúc tư dục nẩy nở, lương tri trở lại tự giác.” Cổ Tiên nói: “Hình tướng như tượng đất, tâm không lửa khói, gươm huệ đeo trước ngực, chặt ân ái, chém trần duyên, quỉ quái hung ác đều khiếp sợ.”

KIM DỊCH HOÀN ĐAN 金液還丹
Kim dịch tức phế dịch, tức là chất nước được hình thành tại phổi (kim) do thận khí kết hợp với tâm khí ngưng đọng tại phổi mà thành. Quá trình sản sinh ra kim dịch như sau: nguyên khí từ hạ đan điền (bụng dưới) từ huyệt vĩ lư đi lên, nhập vào cung nê hoàn ở não, rồi lại từ não chuyển xuống trở về hạ đan điền (bụng dưới) như vậy gọi là kim dịch hoàn đan. Hạc Lâm Bành Tổ nói: “Ai biết kim dịch đại hoàn đan, chỉ ở trong việc nhật dụng của người đời, vì ông mà nói rõ ý chỉ tu đan, ồn ào chẳng phải thành thị, yên tĩnh chẳng phải núi non”.

KIM DỊCH LUYỆN HÌNH 金液煉形
Thận khí kết hợp với tâm khí bay lên ngưng đọng tại phổi, phổi là hoa cái, ở trên cả hai loại khí trên. Dịch phổi lại truyền xuống hạ đan điền tại cung Vĩ-lư, dịch đó sinh ra khí , từ cung vĩ lư đưa thẳng lên cung nên hoàn tại não, rồi quay trở về hạ điền, gọi là kim dịch hoàn đan tức là trở lại vùng hạ điền để rồi lại được tái sinh, cuối cùng khí đó tràn ra khắp cơ thể, gọi là kim dịch luyện hình. Tổ Hàm Thư nói: “Luyện thần liễu mạng là con đường kim dịch luyện hình.”

KIM ĐAN 金丹
Chỉ Đan dược do đạo sĩ tu luyện uống có thể thành tiên. Một là chỉ “ngọc dịch” đã dùng vàng (hoàng kim) để luyện thành, hoặc chỉ dược kim có màu vàng đã dùng 8 loại đá như diên, hống nấu luyện mà thành. Ngoại đan là chỉ các thứ có thể nấu luyện thành đan như vàng, đá, đan sa, nhưng đều gọi là Kim đan. Bão Phác Tử ghi: “Kim đan là thứ nấu luyện càng lâu, biến hóa càng thần diệu; vàng cho vào lửa luyện mãi không tiêu, chon vùi không mục. Uống hai thứ thuốc này là tu luyện cho thân thể con người, làm cho con người không già không chết.”

KIM ĐAN ĐẠI ĐẠO 金丹大道
“Kim” tỷ dụ kim cương bất hoại. Chữ đan giống chữ nhật, giống chữ nguyệt, vì nhật nguyệt giao quang mà thành chân thể, là chất mà vô chất, không mà vô không, vì nó là gốc tiên thiên vô hình. Chữ đại giống như chữ nhân được thêm chữ nhất. Con người có thể đi ngược đến một thì không còn đạo thứ hai nào để sánh, cho nên gọi là đại đạo. Kim đan tức là đạo của ba cái năm hợp nhất, thu nhặt tiên thiên nhất khí làm dược vật , giữ lấy huyền quan nhất khiếu làm lô đỉnh, lấy nguyên thần diệu dụng làm hỏa hậu, lấy sự siêu thoát thân phàm làm liễu đáng. Tổ Tam Phong nói: “Trong trời đất con người là chí linh chí quí, thời gian là rất nhanh, kim đan là thật lớn thật lâu.” Tổ Hiềm Hư nói: “Đạo pháp 3600 môn đều thuộc về bàng môn, chỉ có kim đan đại đạo này, pháp tượng thiên địa, chuẩn tắc nhật nguyệt, phù hợp quẻ hào, nghịch chuyển sanh sát, là bậc thềm mà bậc thượng thánh bước lên chỗ chân.”

KIM ĐAN NGUYÊN LIỆU 金丹原料
Chẳng phải vật bên ngoài đến, là tinh khí thần sẵn có của mình. Lúc phát giác nó đang hướng ngoài hao tán, mong đừng mặc nó đi tự do, kịp thời thu hồi để làm nguyên liệu, hợp lại làm một, đây là quy căn hoàn mệnh, lâu dần kim đan tự hiện. Tổ Tam Phong nói: “Biết rõ kim đan đúng dịp làm, huyền vi chỉ kì lạ ở trong đây.”

KIM ĐAN TỨ BÁCH TỰ 金丹四百字
Trương Bá Đoạn thời Tống biên soạn, Hoàng Bạch Như chú giải, 1 quyển. Đầu sách là bài tựa. Lời tựa dùng hình thức giải thích các thuật ngữ “Thất phản cửu hoàn kim dịch đại đan” để nói về các điều chủ yếu của phép luyện Nội đan, là bài khái quát về Nội đan khá ngắn gọn tóm tắt. Chính văn là 40 vần thơ ngũ ngôn, gồm 400 chữ. Đại lược nói rằng: Lấy lửa luyện kim, phản bản hoàn nguyên gọi là Kim đan. Mục đích không khác với Ngộ Chân Thiên. Các lời ca trong sách đều là diên, hống, lô, đỉnh rất bí ẩn. Vì vậy Hoàng Bạch Như đã chú giải thêm cho rõ ràng để dễ hiểu. Cuối sách còn có bài Hậu tự của Hoàng Bạch Như ca ngợi sách này là “bao hàm căn cơ của tạo hóa, quán xuyến cốt tủy của âm dương, là bậc thang để đi vào đạo, là đường ngắn để tu chân.”

KIM ĐIỀN 金田
Thượng trung hạ là tam điền, gọi chung là kim điền, vì kim dịch hoàn đan ắt phải kinh qua tam điền này sau khi được nung luyện mà thành kim đan, cho nên gọi là kim điền. Cổ Tiên nói: “Tam điền luyện qua kim dịch đan, không xưng tam điền mà gọi kim điền.”

KIM ĐỈNH 金鼎
Kim đỉnh ở giữa đan điền với huỳnh đình. Cổ Tiên nói: “Trên có huỳnh đình, dưới có quan nguyên, ở giữa có chân kim đỉnh”. Liêu Thiềm Diệu nói: “Trước đối rốn, sau đối thận, ở giữa có chân kim đỉnh.”

KIM HOA 金華
Khí ở trong khảm thăng lên là thố tủy, khảm ly một khí hợp lại biến thành bạch dịch, ngưng kết rắn chắc không bay lên làm ngọc thố, kim bị hỏa luyện chế mà biến thành kim hoa. Kim Đan Tứ Bách Tự ghi: “Kim hoa nở lá hống, ngọc đế mọc cành diên.” Hồi Cốc Tử nói: “Trời đất biến thông tuyết trắng bay, âm dương hòa hợp sinh kim hoa.”

KIM HOA NGỌC ĐẾ 金華玉蒂
Kim hoa vốn là chân diên, dụ cho mượn hống thành thai. Ngọc đế vốn là chân hống, dụ cho mượn diên thành hình. Biết rằng diên hống hợp thì ắt thành đan. Tổ Tam Phong nói: “Chỉ được hống có nửa cân, có thể chờ diên tám lượng, mặt trăng sắp tròn kim hoa tự hiển ”.

KIM HỎA 金火
Kim số một cân, chia làm 384 thù; hỏa số một cân, chia làm 384 hào. Mỗi giờ dương có 36 thù. Mỗi lượng là 24 thù thì mỗi giờ dương được tính một lượng rưỡi. Một ngày có 6 giờ dương được kim 9 lượng. Mỗi giờ âm có 24 thù, một đêm có 6 giờ âm được hỏaa 6 lượng. Tổ Hiềm Hư nói: “Kim chính là diên, hỏa chính là hống.”

KIM MÔ 金蟆
Là khiếu của chân dương. Kim thiềm (mặt trăng) nhả ánh sáng là dụng của mặt trăng. Kim tình thịnh thì trăng sáng, ai biết được kim sinh ra từ mặt trăng. Người ta chỉ biết kim sinh ra từ mặt trăng mà không biết ánh sáng mặt trăng vốn từ mặt trời. Tổ Tử Dương nói: “Một điểm thiềm quang chiếu thái hư, kim mô trong nước hít hoàn hư, thấp cao vẫn là thể thuần âm, nhưng sinh dương dùng thừa thải.”

KIM MỘC TƯƠNG TÍNH 金木相倂
“Kim mộc hợp nhau”. Trong lúc hoảng hốt yểu minh, lỗ chân lông ngứa ngáy là tình của kim phát sinh; an nhàn ấm áp dễ chịu thân thể nhu thuận là tính của mộc động đậy. Đây là tượng trưng cho tính tình hợp nhất, là lúc kim mộc hợp nhau. Oánh Thiềm Tử nói: “Tình đến quy tính gọi là giao hợp”.

KIM NGỌC 金玉
Khí của kim ngọc ngưng tụ nơi không là thụy khí (khí lành), nhân loại thọ nhận nó mà làm anh kiệt, cây cỏ thọ nhận nó mà sinh chi thảo, vào đất biến thành suối nước ngọt, cho nên người đời cho kim ngọc là chí bảo, tiên gia thì cho đan là chí quí, vì thế kim đan được luyện dụ cho kim ngọc. Ngọc Thư ghi: “chất của kim ngọc ẩn trong núi sông, khí thanh tú nổi ở trên giao ánh sáng với nhật nguyệt, cỏ cây thọ lãnh nó làm điềm lành, cầm thú có được nó làm dị loại”.

KIM NGỌC DỊCH CẢNH 金玉液景
Kim dịch giáng xuống vô hình mà chậm, lúc đến tim rất mát, sau khi qua tim rất nóng. Ngọc dịch giáng xuống hữu hình mà nhanh, đến giáng cung thì nóng, lúc đến tim thì mát mẻ ngon ngọt, mới thấy thì sắc nó trắng như ngọc, sau biến thành sắc vàng kim, cho nên có kim dịch và ngọc dịch. Kim Cáo ghi: “Thiên địa âm dương tích chứa chân âm để thành hình. Tráng bằng đường đi là đất đá, ánh sáng của vì sao là nhật nguyệt, cái quí trong đất đá là kim ngọc. Âm dương được thấy nơi hữu tình, trên là nhật nguyệt, dưới là kim ngọc”.

KIM Ô NGỌC THỎ 金烏玉兎
Kim ô vốn là âm trong dương, dụ cho dịch trong tim. Ngọc thố vốn là dương trong âm, dụ cho khí trong thận. Hai vật là tinh hoa của khảm ly, ắt phải dùng cách nắm lại đem về một chỗ, kim đan mới có hi vọng thành tựu. Tổ Tử Dương nói: “Ô can với thố tủy nắm về ở một chỗ, một hạt lại một hạt, từ nhỏ đến rất lớn”.

KIM THIỀM THỔ QUANG 金蟾土光
Tỷ dụ như ngày mùng ba trăng hiện hình lưỡi liềm tự canh phương, đến ngày mười sáu tháng tám lưỡng huyền hợp thành một vầng trăng sáng rực rỡ. Lại tháng tám thành lập dậu, là lúc kim đang vượng, chân tinh cũng rất thịnh. Tổ Tiềm Hư nói: “Đêm khuya trăng sáng tỏ, nửa đêm ánh trăng soi biển bắc”.

KIM THỦY 金水
Kim ở trong khảm thủy gọi là kim thủy, là diên tiên thiên chưa nhiễu loạn, sinh từ cửa bình quân, sản nơi hang hư vô. Ngộ Chân ghi: “Khảm điện nổ rền kim thủy phương, hỏa phát Côn Lôn âm với dương, hai vật nếu vẫn hòa hợp mãi, tự nhiên đan chín khắp thân thơm”.

KIM TIÊN 金仙
Là địa vị tối cao. Lúc trời đất hủy diệt, mọi vật có hình có chất đều biến thành số không, tức là thượng hạ thần thánh đến lúc ấy cũng bị cang phong thổi quấy nhiễu, chỉ riêng kim tiên đã vượt ngoài trời đất, không bị ảnh hưởng mà nhiều kiếp không hại, còn có thể tái tạo trời đất, lập thế giới riêng, cho nên Nguyên thủy thiên tôn đã trải qua năm vạn lần thiên địa kiếp số. Hà Tiên Cô nói: “Luyện vô thỉ thân, chứng vô thỉ diệu, luân ta không thể chuyển, hình ta không thể chiếu, thực biết có chân tâm, định diệt được càng sáng, kim cốt một buổi thành, kim tiên độ viên kiểu”.

KIM TIÊN LUẬN CHỨNG 金仙論證
“Kim tiên luận chứng” là sách của Liễu Hoa Dương thời nhà Thanh. Họ Liễu là một người triệt để giác ngộ Tiểu Chu Thiên công phu, vì vậy, những điều ông ta đề cập đến thảy đều lấy Tiểu Chu Thiên Công làm trung tâm, bao gồm luyện kỷ, dược vật, đỉnh khí, giao nghiệm, nhâm đốc nhị mạch v.v… tổng cộng có mười hai chương. Đây là một cuốn sách mà người nghiên cứu Đạo đan Tiểu Chu Thiên Công cần phải đọc đến.

KIM TINH 金精
Lúc đêm khuya yên lặng, chỉ cần ngưng thần tụ khí, ngồi ngay ngắn trong khoảng khắc, chẳng bao lâu thần khí qui căn, tự nhiên trong vô sinh hữu, dần dần ngưng tụ, tích thành một điểm gọi là kim tinh, còn gọi là mệnh đế chân tức. Bởi hình là dụng của thần, là bí quyết điều tức dưỡng tính, không gì chẳng phải khí chân dương mà bậc chí nhân tu luyện, lưu thông một mình, đào thải âm khí trong thân mà thôi. Nói theo lý thì chẳng qua lấy thủy diệt hỏa, dùng kim chặt mộc, đều là nghịch khắc mà thành diệu dụng. Tổ Tiềm Hư nói: “Thần ngưng thì khí hồi, khí hồi thì đan kết”. Tham Đồng ghi: “Trắng là kim tinh, đen là thủy cơ”.

KIM Ô 金烏
Là hình tượng của quẻ ly, vốn thuộc càn kim, vì trong đó chứa thái âm chân thủy, trong dương chứa âm. Ô là âm điểu nên thái dương gọi là kim ô. Tôn Nguyên Quân nói: “Trong gió bắt ngọc thố, trong ngày bắt kim ô”.



KINH LẠC 經絡
Là tên gọi chung của các đường kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể con người, là đường vận hành của khí huyết. Phủ tạng, chân tay, năm giác quan, mặt da, bắp thịt, huyết mạch trên cơ thể con người đều dựa vào kinh lạc để liên hệ với nhau, nên kinh lạc phân bố khắp trong cơ thể và ngoài da, liên lạc chằng chịt. Luyện khí công và kinh lạc có mối quan hệ mật thiết với nhau.

KINH THIÊN VĨ ĐỊA 經天緯地
Kinh thiên tức là tiến dương hỏa, vĩ địa tức là thoái âm phù. Kinh là định vị trước sau dài ngắn, vĩ là diệu dụng của vãng lai vận hành. Hứa Chân Quân nói: “Thần vận khí hóa, trên kinh thiên, dưới vĩ địa”.

KỲ KHÍ 奇器
Biệt danh của Huyền quan; do nó bao trùm vạn tượng nên gọi là kỳ; vì nó tuy không hình tượng nhưng bên trong có thể chứa vật nên gọi là khí (đồ đựng). Âm Phù ghi: “Nơi nào có kỳ khí là nơi đó sinh vạn tượng, bát quái giáp tý, thần cơ quỉ tạng, thuật âm dương hơn nhau, hình tượng tiến tới sáng rực”.

KỶ THỔ 己土
Là hư linh sẵn có của mình. Khi động là ý, lúc tĩnh là tính, khi diệu dụng là thần, đều là chân tính sẵn có trong ta. Khưu Tổ nói: “Thủy hỏa nâng đỡ nhau đều có duyên, toàn nhờ thổ mẫu phối hợp thôi ”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:25 am

L



LAI VÃNG 來往
Trong luyện đan nói vãng lai là chỉ sự hô hấp. Nhật vãng nguyệt lai, nóng vãng lạnh lai. Nhật nguyệt đắp đổi nhau mà ánh sáng sinh ra, lạnh nóng vãng lai mà năm tháng tạo thành. Thiệu Tử nói: “Thiên căn nguyệt quật rảnh vãng lai, ba mươi sáu cung đều là xuân”.

LẠI MINH 籟鳴
Lại là vật trống rỗng ở trong, gió thổi vào thì kêu. Khí huyệt trong thân người cũng trống ở giữa, khí trong thân động cũng kêu. Tổ Hàm Hư nói: “Ngưng thần điều tức, tĩnh hầu khí động, cơ động lại minh”. Hồn Nhiên Tử nói: “Thời đến thì khí hóa, cơ động thì lại minh”.

LAM THÁI HÒA 藍采和
Một trong 8 vị tiên trong truyền thuyết của Đạo Giáo, vốn là một lãng tử có chút tài khí, thường ăn mặc rách rưới, một chân đi giày, một chân đi đất. Mùa hạ thì lót thêm bông vào áo, mùa đông thì nằm trong tuyết, hơi bốc ra như nước sôi. Khi say thường vừa dậm chân vừa hát, dí dỏm hài hước, như cuồng mà lại chẳng phải cuồng. Bài hát nổi tiếng nhất của ông là:
“Đạp ca Lam Thái Hòa,
Đời mấy ai như ta?
Một cây xuân mặt đỏ,
Năm tháng chiếc thoi đưa.
Người xưa láo nháo đi đi mãi,
Người nay ùn ùn tới đông ghê.
Sớm cưỡi loan phượng tới Bích Lạc,
Tối thấy nương dâu sóng bạc đầu.
Trên không mặt trời soi sáng mãi,
Cung vàng điện bạc cao nguy nga!”
Lời ca rất nhiều, không ai đoán được. Cho ông tiền thì ông lấy thừng xâu lại rồi kéo lê dưới đất mà đi, dù rơi mất cũng chẳng đoái hoài, hoặc cho người nghèo, hoặc đưa cho hàng rượu. Tương truyền ông đã dẫn độ cho Chung Li Quyền thành tiên.

LÃO NỘN 老嫩
“Già non”. Thái dược cần phải biết già non, vì già thì chất nặng không cất lên được, non thì khí yếu không thăng lên. Ngộ Chân ghi: “Thấy đó mà không dùng được”, đây là nói đến cái già của nó. Tiềm Hư Tử nói: “Nguyệt đầy khuyết tượng trưng cho sự già non của dược tài, nhật sáng tối tượng trưng cho tin tức của hỏa hậu”.

LÃO TỬ 老子
Nhà tư tưởng cuối thời Xuân Thu, người sáng lập học phái Đạo gia. Theo Sử ký – Lão Tử liệt truyện, ông họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam. Có người nói là thái sử Đạm, Lão Lai Tử. Người huyện Khổ nước Sở (nay là phía đông Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam). Từng làm quan giữ sách sử (Thư tàng sử) nhà Chu, sau lui về ở ẩn, qua Hàm Cốc quan, Quan lệnh là Doãn Hỉ mời làm sách, bèn viết Đạo đức kinh 5000 chữ rồi đi, không ai biết về sau ra sao.

LẶC DƯƠNG QUAN 勒陽关
Là cửa ải của tinh khí. Nếu để mặc cho tinh khí xuất quan thì chân nguyên ngày một tổn làm sao có thể tạo đan. Cho nên khi gặp khí động muốn xuất quan ắt phải giữ lại không cho nó đi, ngày tháng tích lũy thì tự nhiên có chân kim xuất khoáng, được nó liền có thể trường sinh. Tổ Hư Am nói: “Dương quan đóng lại, mọi người trường sinh”. Tiên Tông ghi: “Lặc dương quan gọi là điều dược, nhiếp khí quy lô gọi là hoàn nguyên”.

LẬP MỆNH 立命
Luyện đan trước tiên phải luyện kỷ thuần thục, sau đó mới khả dĩ điều dược, thái dược, sau khi được đại dược thì lập mệnh vững chắc, mệnh ta do ta quyết định chẳng phải do trời. Nhưng luyện kỷ có hai điều: một là phải trừ vật dục, dục không trừ thì thiên chân khó hiện, hai là dẹp bỏ khí chất, khí chất không dẹp bỏ thì thân làm sao bền chắc? Bỏ điều này thì đừng nghĩ đến lập mệnh. Vương Quả Trai nói: “Miệng không thở ra, mũi không thở vào, thác thiên địa từ từ dừng, tốn phong ly hỏa nấu trong đỉnh, khiến cho thân an mệnh mới lập”.

LÊ CHƯNG ĐẮC THƯỜNG 黎蒸得常
“Lê chưng” chỉ tinh khí của người. “Nguyên dương” là dương mới sinh. Luyện khí sắc thuốc đó gọi là “Đắc thường”.

LÍ THIẾT QUẢI 李鉄拐
Còn gọi là “Thiết Quải Lí”, là một trong tám vị tiên (Bát tiên) của Đạo giáo trong truyền thuyết. Tương truyền ông họ Lí tên Huyền, từng gặp Thái Thượng Lão Quân và đắc đạo. Khi ông xuất thần ra khỏi thân xác, cơ thể xương thịt bị học trò đem hỏa thiêu nhầm. Do thần hồn không còn nơi về, đã nhập vào thi thể của một người chết đói mà sống lại, đầu tóc bù xù, mặt mày cáu bẩn, bụng lép chân thọt, đứng chống gậy. Tương truyền trong chiếc hồ lô lớn đeo sau lưng có linh đơn thần dược chữa bệnh cứu người, trong dân gian trước đây nhất là những người làm về y dược coi ông là người phát minh của thuốc cao da chó.

LIÊM VI 簾幃
Buông mành, chỉ cho tầm mắt, lúc tĩnh tọa đừng ép buộc nhắm mắt lại mà nên để tự nhiên nửa mở nửa khép là thích hợp. Dù chưa khép hoàn toàn, ánh mắt ấy cần phải soi chiếu vào trong thì mắt mở cũng như mắt khép. Chung Tổ nói: “Đóng cửa buông mành nhìn lặng lẽ”. Cổ Tiên nói: “Chỉ cần buông mành nội quán, không sợ lục tặc quấy nhiễu”.

LIÊN HOA 蓮花
Khi luyện tinh đến tinh hết hóa thành khí thì đan điền khởi hoa quang như liên hoa mới nở, long nữ dâng hoa, khi ấy đan điền đổi tên là hoa trì. Đan Kinh ghi: “Hoa trì liên hoa nở, xích thủy được huyền châu”.

LIỄU ĐÁNG 了當
Luyện đan đến tột đỉnh ắt phải luyện đến đồng thể với thái hư, vật ngoại tạo hóa, đầu xuôi, đuôi lọt, mới không còn tai họa trói buộc, đây gọi là liễu đáng. Tổ Nê Hoàn nói: “Đập nát hư không, vì hư vô có thể rỗng không mới là liễu đáng”.

LIỄU SINH THOÁT TỬ 了生脫死
Mệnh nương tính là liễu sinh, tính nương mệnh là thoát tử. Mệnh nương tính thì hơi thở dứt hoàn toàn, tính nương mệnh thì tâm định hoàn toàn, đây là “chân không diệu hữu”. Vương Tử Kiều nói: “Đạo nguyên hợp khí gọi là tu, chân khí quy nguyên gọi là luyện, long hổ giao nhau gọi là đan, tam đan đồng thể gọi là liễu thoát”.

LINH CHU TỬ CHÂU 灵株子珠
Linh chu là gốc của khí, thường giữ nó thì tâm tức tự nương tựa, thần khí hỗn dung, mẹ con gần nhau, lâu dần đại định, chân hỏa tự sinh. Tử châu là tính châu, thần là con, khí là mẹ. Dương hỏa trải qua nung luyện thì mẹ con ôm nhau mà thành huyền châu. Tham Đồng ghi: “Trúc cố linh chu”, “ôn dưỡng tử châu”.

LINH DƯỢC 灵藥
Hai vật diên hống có thể biến hóa vô cùng, ẩn hiện khó lường nên gọi là linh. Vì nó không chất không tên, không thể dùng ngôn ngữ hình dung, chỉ uống vào mọi bệnh đều hết nên gọi là dược. Tổ Tam Phong nói: “Linh dược trong thân không phải kim thạch, thần sa trong bụng đâu phải thủy ngân”. Lại nói: “Một điểm linh dược thấu tam quan, đan điền lên thẳng đỉnh nê hoàn”.

LINH ĐỒNG 灵童
Luyện khí hóa thần đến mười tháng thoát thai mà ra, vì mới ra khỏi phàm thai nên thần ấy như đồng tử, thu tàng quy về không, vì nó xuất có nhập không nên gọi là linh. Tiên Tông ghi: “Huỳnh đình mười tháng sản linh đồng, hạc mặc tình ngao du trên chín tầng mây”.

LINH KHIẾU 灵竅
Khiếu này ở trong thân người, nói nó có thì thật ra không hình tượng để tìm, nói nó không thì dùng pháp luyện tự nhiên phát hiện, chỉ có thể tự biết, người khác không thấy được. Tiên Tông ghi: “Nguyên tinh vì sao gọi là tiên thiên, phi hình phi tượng càn chưa phán, thái cực thuần tĩnh như có động, tiên cơ linh khiếu tại hiện tiền”.

LINH MINH BẢO CHÂU 灵明寶珠
Treo nơi hư không, bao hàm vạn tượng, ngầm chứa muôn vật, phát sinh vạn vật đều từ đây mà bắt đầu. Tổ Tam Phong nói: “Hạt linh minh bảo châu này treo nơi hư không sáng rực đẹp đẽ, nhưng chưa có minh sư chỉ rõ nên giống như say trong giấc mộng. Nếu lìa bỏ cái này đều là bàng môn”.

LINH NHA 灵芽
Dương khí mới phát sinh còn yếu giống như mầm mùa xuân, do nó trong không sinh ra có, có lại biến thành không nên gọi là linh. Tổ Tam Phong nói: “Trong thư chứa hùng thành chí bảo, trong đen lấy trắng thấy linh nha”. Lại nói: “Trong đó kỷ thổ bồi nguyên khí, luyện được linh nha dần trưởng thành”.

LINH PHỤ THÁNH MẪU 灵父聖母
Vô niệm vô dục thì nguyên thần là thánh mẫu, nguyên khí là linh phụ, vì hai vật hay sinh ra chân chủng tử nên gọi là phụ mẫu (cha mẹ). Thúy Hư Ngâm ghi: “Tinh cha huyết mẹ kết thành thai, vẫn từ hình người tợ hình mình, trong thân nhận ra cha mẹ thật của ta thì mới nắm được ngũ hành tinh”.

LINH QUANG 灵光
Mọi người đều sẵn có, ánh sáng của nó có thể lớn có thể nhỏ. Lớn có thể che trùm lục hợp, nhỏ có thể chứa trong hạt thóc, chính là chân âm. Ánh sáng này không lớn được là do thất tình lục dục làm cho chướng ngại, đến đỗi không thể thấu phát. Tiên pháp phối hợp bằng chân dương như hỏa thêm dầu ánh sáng mãnh liệt chiếu soi khiến thất tình lục dục không chỗ dung thân thì như vén mây thấy mặt trời, muôn dặm không mây thì trời hồng trên không tự nhiên soi thấu tam thiên đại thiên thế giới. Nguyên Xu Ca ghi: “Phần thượng của mọi người vốn viên thành, hằng đêm linh quang thường chiếu khắp”.

LINH TÍNH 灵性
Trong lúc cha mẹ giao cấu khí hợp nhau, có một điểm linh quang xen vào trong ấy gọi là tính, từ đây biến hóa thành hình dần dần lớn lên, cho đến mười tháng thai tròn mà ra khỏi bụng mẹ thì khí cha vào thận, khí mẹ vào tim, còn tính của một điểm linh quang kia theo khí mẹ mà vào tim và dạo chơi bên ngoài. Tim với thận cách nhau 8 tấc 4 phân tàu (25,2 cm), nên tính với mệnh đến già không thể gặp nhau. Khí cha đến năm mười sáu tuổi đầy đủ mà tràn ra ngoài, ngày một tổn dần, đến cạn kiệt thì chết. Khí mẹ từ sau khi xuất thai, thế sự ngày càng biết, trí tuệ ngày càng sinh mà làm thần. Thất tình lục dục ngày một tăng trưởng, phát ra nơi tâm thì thần khí ngày một tán, tán hết thì chết, tính của một điểm linh quang không chỗ để nương mà trở về thái hư. Tâm Hương Thị nói: “Tính do trời cho, người nhờ nó mà linh, gọi là lương tri. Khảm thuộc về đạo tâm, đạo tâm thật thì có chân tri. Ly thuộc về nhân tâm, nhân tâm hư (rỗng) thì có linh tri. Hư thật tương ưng lấy chân tri mà chế linh chi, lấy linh tri mà thuận chân tri, đạo tâm thường còn, nhân tâm thường tĩnh, chân mà bao gồm linh, linh mà trở về chân”.

LINH VẬT 灵物
Hai vật diên hống tuy không hình không chất, nếu dùng pháp luyện nó, linh nghiệm dị thường, nên gọi là linh vật. Như trong hư không vốn không có hình bóng, nếu ánh sáng mặt trời soi rọi hình thì sẽ hiện bóng ngay; như trong hang trống vốn không có vật, nếu kêu lên sẽ có tiếng vang vọng lại. Diên hống trong thân người vốn không có dấu vết, nếu dùng pháp luyện nó thì có hình tượng ngay, đây là trong vô sinh hữu, trong hư có thật, như dựng cây sào thấy bóng, hang trống truyền âm. Sùng Chánh Thiên ghi: “Hai thứ linh vật thiên nhiên hợp, một ít huyền cơ đến nơi đây”.

LONG ĐẦU HỔ VĨ 龍頭虎尾
Long đầu là niệm đầu, hổ vĩ là dương khí vượng tột cùng, là lúc dương thịnh biến sang âm. Tổ Hải Thiềm nói: “Tay trái chộp đầu thanh long, tay phải nắm đuôi bạch hổ”.

LONG ĐẦU TRỰC THỤ 龍頭直竪
Dương cực âm sinh quẻ thuộc về thiên phong cấu là một âm sơ sinh ở dưới. Long thuộc ngã là âm, đầu là khởi đầu. Long đầu là một âm sơ sinh khởi đầu. Trực là ngay thẳng, thụ là từ trên thẳng xuống dưới. Vì dương khí thăng lên đã cùng cực, ta ứng dụng pháp thoái phù một bề đi thẳng xuống dưới, như rồng sau khi cưỡi mây làm mưa rồi về ở ẩn nơi long cung. Tổ Tam Phong nói: “Ta đem long đầu trực thụ, họ đem nguyệt quật cao huyền”.

LONG HỔ 龍虎
Long thuộc mộc, mộc sinh hỏa, đồng với hỏa của tâm thần, đều là không trong có. Nếu tâm bất động, long ngâm mây nổi, chu tước xếp cánh mà nguyên thần tụ. Hổ thuộc kim, kim sinh thủy, đồng với thủy của thân thận, đều là có trong không. Nếu thân bất động, hổ gầm gió sinh ra, rùa đen rụt cổ mà nguyên tinh ngưng. Long ở trên nổi gió cưỡi mây, hổ ở dưới làm động cơ phát hỏa. Trần Mặc Nhiên nói: “Thầy chỉ cho thanh long hống phối hợp về bạch hổ diên”.

LONG HỔ GIAO CẤU 龍虎交媾
Ly là kỷ, là nhật; ánh sáng của nhật tượng trưng cho cho huyền khí của long. Khảm là mậu, là nguyệt, ánh sáng của nguyệt tượng trưng cho huyền khí của hổ. Mậu kỷ là thể của chân thổ. Thái cực nhất phán phần ở trong hai thể long hổ muốn phản bổn hoàn nguyên cần phải cho long hổ quy về đỉnh, tính tình hợp trong khiếu. Theo pháp thì long từ hỏa xuất, hổ từ thủy sinh thì trong liệt hỏa bay ra long mạnh mẽ, dưới đáy nước vọt lên hổ gườm gườm, mới được long hổ tương giao mà thầm khí ngưng hợp. Ngộ Chân ghi: “Chấn long hống xuất từ quẻ ly, đoài hổ diên sinh tại quẻ khảm”. Trần Bảo Nhất nói: “Mậu kỷ giao nhau tính tình hợp, khảm ly diệu hợp long hổ giao”.

LONG HỔ HUYỀN KHÍ 龍虎弦炁
Thái cực một khi động chia làm khí mậu kỷ ở trong hai thể long hổ, nên mậu là huyền khí của long, kỷ là huyền khí của hổ. Long hổ là dụ khéo cho tim thận. Bởi tim chứa tính thuộc hỏa, hỏa tính bốc lên, rung động không yên, giống như rồng bay lượn biến hóa, nên lấy hình tượng nơi long. Thận chứa mệnh thuộc thủy, thủy tính chảy xuống, thận khí chạy đi mạnh mẽ không thể chế phục giống như hổ uy mãnh, nên lấy hình tượng nơi hổ. Đan Kinh ghi: “Mãnh hổ Tây Sơn thật càn rỡ, Thanh long Đông hải không thể xứng, cả hai quyết đấu cùng sống chết, hóa thành một khối tử kim sương”.

LONG HỔ HUYỆT 龍虎穴
Long là thần, hổ là khí. Khi thần khí cùng trụ đan điền thì đan điền được gọi là long hổ huyệt. Tổ Đan Dương nói: “Mau xô ngã núi nhân ngã, gấp mở toang long hổ huyệt”.

LONG HỔ NHỊ KHÍ 龍虎二炁
Tức là nam của quẻ khảm, nữ của quẻ ly, tinh của cha, huyết của mẹ, ô của nhật, thổ của nguyệt, sa của hống, ngân của diên, màu đen của trời, màu vàng của đất. Chung Tổ nói: “Chớp sáng lòe lòe vô cùng số, hai khí giao nhau há có hình”.

LONG HỔ TƯƠNG THÂN 龍虎相亲
Mộc dịch trong quẻ ly trước đến hướng tây, kim tinh trong quẻ khảm xuất thủy tương ứng, là khí của long hổ sơ huyền. Hai vật tương thân lúc chưa giao, chỉ tại nhất thời cần được chân ý hòa hợp dẫn về chính vị, từ đây kim mộc giao nhau kết làm một hạt châu thì tương thân, tương ái, mãi mãi không rời. Doãn chân nhân nói: “Long hô hổ, hổ hấp long, mậu kỷ dắt nhau cả hai tương thân”.

LONG NGÂM HỔ KHIẾU 龍吟虎嘯
Long ngâm thì mây nổi mà giáng xuống, hổ rống thì gió sinh mà thăng nên, là tượng trưng cho long hổ cùng ngưng giao chiến. Vân Dương Tử nói: “Long cưỡi mây mà trời đổ mưa, hổ vào hậu thổ mà sinh kim”.

LONG TÙNG HỎA XUẤT 龍從火出
Trong ly hỏa sinh ra mộc dịch, là thái dương lưu châu. Mộc thuộc thanh long phương đông, mộc dịch trong hỏa chính là thanh long. Tổ Tiềm Hư nói: “Long từ hỏa xuất, hổ từ hỏa sinh”.

LÔ DIỆM 爐焰
Hình tượng đan điền phát ánh sáng, trong đại tiểu chu thiên, lúc ấy thấy có hào quang phát ra như ánh sáng sáng trong. Du Ngọc Ngô nói: “Khi dược sinh nơi đan điền, dương khí nhờ vào mắt bừng lên ánh sáng cho nên con đường từ mắt đến rốn, đều trống không như ánh trăng sáng tỏ”.

LÔ ĐỈNH 爐鼎
Đỉnh là đồ đựng chẳng phải bằng vàng, đá, sắt, đồng. Lô cũng đồ dùng chẳng phải bằng ngọc, đất, gạch. Âm số 4, 8, 2 là âm lô; dương số 3, 5, 1 là dương đỉnh. Thiên là đỉnh, địa là lô; đầu là đỉnh, bụng là lô; huỳnh đình là đỉnh, khí huyệt là lô. Thần còn ở trong khí thì thần là đỉnh, khí là lô. Lúc vận hành chu thiên thì đan điền là lô, nê hoàn là đỉnh. Càn khôn là đỉnh lô thì khảm ly là dược vật. Khí huyệt là lô thì âm dương là than. Thanh Hà Tử nói: “Đỉnh không phải là kim đỉnh, lô chẳng phải ngọc lô. Đan pháp thượng phẩm lấy thiên địa, trung phẩm lấy càn khôn, hạ phẩm lấy tim thận làm lô đỉnh”.

LÔ HỎA NGOẠI ĐAN 爐火外丹
Dùng ngũ kim, chu sa, lưu huỳnh, diên hống, khoáng vật v.v… chế luyện, đây là thần đan. Chia làm ba loại: loại thứ nhất gọi là thiên nguyên, uống vào có thể bay lượn giữa ban ngày; loại thứ hai gọi là địa nguyên, uống vào thành địa tiên; loại thứ ba là nhân nguyên, uống vào thành nhân tiên trường sinh bất tử. Thời Đường Tống rất thịnh, các phương sĩ mượn đây làm kế sinh nhai cũng rất nhiều, chỉ chưa thấy ai thành đạo từ đây. Hứa Chân Quân nói: “Đan đạo chẳng phải là ngũ kim, bát thạch, mà là chỗ luyện chu sa thủy ngân”. Vô Căn Thụ nói: “Ngũ kim bát thạch đều là giả, muôn thảo ngàn phương thảy đều sai”.

LÔI CHẤN THIÊN QUAN 雷震天關
Dưỡng thai số đầy đủ, lúc thiên môn mở ắt có âm thinh sấm nổ, lúc ấy hoa trời rơi loạn xạ, tuyết bay đầy trời thì cảnh xuất định đã đến. Chung Tổ nói: “Lôi chấn thiên quan thần quỉ kinh sợ”.

LỤC ÂM 六陰
Một âm là cấu, hai âm là độn, ba âm là phủ, bốn âm là quan, năm âm là bác, sáu âm là khôn; là số tính của âm xưa. Dịch ghi: “Khôn sách 144, giờ ngọ đến giờ hợi là giờ của lục âm”.

LỤC CẢNH 六景
“Sáu thứ cảnh giới”:
1 – Đan điền như lửa cháy, 2 – Hai thận như nước sôi, 3 – Mắt phóng kim quang, 4 – Sau tai gió thổi, 5 – Sau não chim kêu, 6 – Thân vọt lên mũi co lại.
Đây là chứng nghiệm lúc đại dược sắp sinh kíp lên ngưng hỏa. Đan Kinh ghi: “Hô hấp bỗng nhiên dứt, thân tâm vui vô cùng, thần khí thật sự hỗn hợp, muôn khiếu ngàn mạch thông”.

LỤC CĂN 六根
“Sáu căn”:
1 – Nhãn căn phải nhìn vào bên trong.
2 – Nhĩ căn phải nghe trở lại.
3 – Tị căn lúc thông qua phải dùng cây kẹp lại.
4 – Thiệt căn phải chỏi lên họng, phía ngoài môi răng hợp nhau.
5 – Thân căn lúc qua quan phải dùng bánh bao gỗ lấp bít cốc đạo.
6 – Ý căn phải một niệm không sinh, một trần không nhiễm.
Tổ Tam Phong nói: “Sáu căn thanh tịnh không còn chướng, năm uẩn rỗng không sạch tỳ vết”.
LỤC CÔNG 六功
“Sáu thứ công phu”:
Một là thái công, hai là thủ công, đây là công phu lúc luyện tinh. Ba là dưỡng thai, bốn là diện bích, đây là công phu lúc luyện khí. Năm là xuất thần, sáu là thu thần. Khuê Chỉ ghi: “Một là có công cứu hộ bổ ích; hai là có công thêm dầu tiếp mệnh, lưu giữ mậu kỷ; ba là có công giúp hỏa mang kim; bốn là có công ký tế khi hỏa mạnh; năm là có công ôn dưỡng khi thai thành; sáu là có công cho bé bú mớm, cứu ra biển khổ”.

LỤC DƯƠNG 六陽
“Sáu thứ dương”:
Một dương là phục, hai dương là lâm, ba dương là thái, bốn dương là đại tráng, năm dương là quái, sáu dương là càn, là số tính của dương xưa. Dịch ghi: “Càn sách 216, giờ tý đến giờ tỵ là giờ của lục dương”.

LỤC DƯƠNG THỜI 六陽時
Chỉ có sáu giờ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ. Trong rèn luyện khí công nói chung đều tiến hành trong sáu giờ dương. Bão Phác Tử ghi: “Một ngày một đêm có mười hai giờ, sáu giờ từ nửa đêm đến giữa trưa là Sinh khí, sáu giờ từ giữa trưa đến nửa đêm là Tử khí”. Phàm hành khí nên lấy giờ Sinh khí, đừng lấy giờ Tử khí. Vì vậy nói: Tiên nhân phục lục khí là nói về điều này.

LỤC HẬU 六候
Minh Đạo Ca ghi: “Lục hậu tiên thai kết thành, thập nguyệt anh nhi hoài bão”. Tức hái ngoại dược, hái nội dược, tiến dương hỏa, thoái âm phù, ngôi Mão gội, ngôi Sửu tắm, gọi chung là Lục hậu. Cũng tức là sáu chỗ quan trọng về hỏa hậu nội luyện của đan gia.

LỤC HỢP 六合
Vô thượng nội bí chân tạng kinh q.5 ghi: “Thế nào là lục hợp? Nhãn và sắc hợp, Tâm không duyên vào sắc, vì không duyên vào sắc cho nên là vong sắc. Nhĩ và thanh hợp, Tâm không duyên vào âm thanh, vì không duyên vào âm thanh cho nên là vong thanh. Tỵ và hương hợp, Tâm không duyên vào hương, vì không duyên vào hương cho nên là vong hương. Khẩu với vị hợp, Tâm không duyên vào vị, vì không duyên vào vị cho nên là vong vị. Thân với xúc hợp, Tâm không duyên vào xúc, vì không duyên vào xúc cho nên là vong xúc”.

LỤC HƯ 六虚
Đối với người trên quả đất thì sáu phương đông tây nam bắc trên dưới trên quả đất đều không, không tức là hư; nói đơn giản là thái không. Tổ Tam Phong nói: “Hợp đan nơi đỉnh, lại cần phải điều đình chân tức, chu lưu lục hư, đến thinh ý hòa hợp, khí đều mạch trụ, đan mới ngưng kết”.


LỤC KỴ 六忌
Chỉ sáu điều cấm kỵ khi tĩnh tọa luyện công. Một là tu luyện mù quáng. Hai là ngồi khô nản lòng. Ba là chấp trước vào trì thủ. Bốn là nệ vào tồn tưởng. Năm là định hình ở hữu tác. Sáu là chấp vào vô vi.

LỤC MÔN 六門
1 – Chỉ các khí quan mắt, tai, mũi, tổng cộng có sáu khiếu nên gọi là lục môn.
2 – Chỉ sáu pháp môn luyện hình. Một là Ngọc dịch luyện hình, hai là Kim dịch luyện hình, ba là Thái âm luyện hình, bốn là Thái dương luyện hình, năm là Nội quan luyện hình,… (Theo Tính mệnh khuê chỉ ).

LỤC THÁI 六太
“Sáu thứ thái”. Thái nguyên sơ phán làm thái thỉ, trong thái thỉ có thái vô, trong thái vô có thái hư, trong thái hư có thái không, trong thái không có thái nhất, trong thái nhất có thái tố. Là nguyên tố trong đục của trời đất, giống như quả trứng có màu đen vàng. Đạo Kinh ghi: “Đạo chứa nơi thái thỉ, lúc ẩn nơi hỗn luân, không thể chỉ ra tên gọi, cũng không thể nói một lời”.

LỤC THÔNG 六通
“Sáu thứ thần thông”:
1 – Tâm quang phát hiện, trong ngoài thấu suốt, thần khí hăng hái, bàn luận phép tắc không chỗ nào mà không rõ.
2 – Biết trước quá khứ vị lai, cách tường thấy vật.
3 – Lúc tĩnh tọa bỗng mơ màng rồi tâm khiếu mở toang, thấy rõ núi sông đại địa như những vân trong lòng bàn tay.
4 – Tai có thể nghe âm thanh mười phương.
5 – Lúc đại định, trên thấy thiên đường, dưới thấy địa ngục, có thể thấy suốt túc mệnh vô số kiếp.
6 – Có thể biết những việc giấu kín trong tâm người khác, ý niệm của kẻ khác chưa khởi thì đã biết trước căn do động niệm ấy, xuất nhập tự như, biến hóa vô cùng. Ngũ chân nhân nói: “Hoàn hư hợp đạo, sau khi xuất định, thoắt xuất thoắt định cũng được, lục thông thập thông đều làm được, thiên biến vạn hóa, không gì chẳng làm được”.

LUYỆN DƯỢC 煉藥
Sau khi đóng chặt vẫn dùng phương pháp “hỏa bức kim hành”, sau đó tiến vũ hỏa khiến nội khí theo Đốc mạch đi lên Nê hoàn, rồi từ đỉnh đầu mà đi xuống, tiếp đến Nhâm mạch dùng văn hỏa xuống về Đan điền, tức hà xa vận chuyển, tiến hỏa thoái phù, từ dương cương biến thành âm nhu, quặng hết, còn lại rặt vàng thuần, không còn chất (vô chất) thành khí.

LUYỆN ĐAN 煉丹
Tức công phu tu luyện kim đan. Vốn chỉ việc nấu luyện khoáng thạch, dược liệu ở trong đỉnh vạc để chế tạo đan dược “trường sinh bất tử”, sau gọi đó là “Ngoại đan”. Nội đan là chỉ việc ví cơ thể con người với đỉnh vạc để tu luyện tinh, khí, thần trong cơ thể. Luyện đan là tên chung của Nội đan và Ngoại đan.

LUYỆN ĐAN PHÁP TẮC 煉丹法则
Pháp trong năm là thiên địa âm dương thăng giáng, pháp trong tháng là nhật nguyệt vãng lai, pháp trong ngày là tứ chính bát quái, mười thiên can, mười hai địa chi. Y theo pháp phân biệt, từ một tháng sau hiệu nghiệm lần lượt xuất hiện, cho đến dương thần xuất hiện, thoát chất xông lên. Tổ Tam Phong nói: “Lấy đức hạnh làm đầu, âm công làm gốc, xem xét âm dương tạo hóa, cầu sự huyền diệu của huyền tẫn càn khôn, biện hai cái tám khảm ly, định thời gian của kim hoa thủy nguyệt, biết rõ chỗ an mệnh sinh thân. Trong đó chủ người, khách ta, nhật nguyệt giao quang, mậu kỷ làm dụng thì đan thành tựu dễ như trở bàn tay”.

LUYỆN ĐAN NHẬT TRÌNH 煉丹日程
Luyện đan có thời gian nhất định, một trăm ngày dược lực toàn, hai trăm ngày thánh thai kiên, ba trăm ngày thai tiên thành, một ngàn ngày thiên tiên công hoàn tất mà bay lên. Tổ Hải Thiềm nói: “Kim đan trăm ngày liền thành công”. Tổ Nê Hoàn nói: “Công phu thần đan ba trăm ngày”.

LUYỆN ĐAN TAM YẾU 煉丹三要
Một yếu là đỉnh lô chân, hai yếu là dược vật chân, ba yếu là hỏa hậu chân. Đỉnh lô chính là huyền quan, dược vật chính là tiên thiên nhất khí, hỏa hậu chính là diệu dụng của nguyên thần. Thái Nhất Tử nói: “Tiên đạo chí yếu có ba chân, đỉnh lô dược vật với hỏa hậu”.

LUYỆN ĐAN TRÌNH TỰ 煉丹程序
Chín giai đoạn công phu của Khuê Chỉ:
1 – Hàm dưỡng bản nguyên, cứu giúp mệnh bảo;
2 – An thần tổ khiếu, tụ hợp tiên thiên;
3 – Tiềm tàng khí huyệt, các diệu quy căn;
4 – Thiên nhân hợp phát, thác dược quy lô;
5 – Càn khôn giao cấu, bỏ khoáng lưu kim;
6 – Linh đan nhập đỉnh, trưởng dưỡng thánh thai;
7 – Anh nhi hiện hình, thoát ly biển khổ;
8 – Dời thần vào nội viện, đoan củng minh tâm;
9 – Bản thể hư không, siêu suất ba cõi.
Khuê Chỉ ghi: “96 thứ ngoại đạo, 3600 bàng môn, tất cả họ đều huyễn, chỉ có cái này của ta là thật”.

LUYỆN HÌNH 煉形
Tinh vốn vô hình, luyện đến khi hóa khí mà có hình thấy được, đây là ngọc dịch hoàn đan. Nếu không luyện mà để cho nó tự nhiên thì biến thành trọc tinh cũng có hình, chẳng qua thuận nghịch khác nhau mà thôi. Tổ Nê Hoàn nói: “Xưa ta thực hành công phu một năm, sáu mạch kỷ tức khí quy căn, có anh nhi tại đan điền, cùng hình tướng của ta cũng như thế”.
LUYỆN HỐNG THÀNH SA 煉汞成砂
Hống là thủy ngân, trơn chạy không cố định, nếu được diên chế luyện thì biến thành sa, có định không chạy tới chạy lui. Tâm hỏa của người cũng thế, suốt ngày suy nghĩ, cả đêm mộng tưởng, như lửa cháy hừng hực phải nhờ nước dập tắt biến thành tro than thì khi lửa tắt không còn nóng nữa. Ngộ Chân Thiên ghi: “Chỉ đem địa phách nắm chu hống, tự nhiên có thiên hồn chế thủy kim”.

LUYỆN KHÍ 煉氣
Thông qua phương thức Thổ nạp (hít thở), ăn uống để rèn luyện tinh khí trong cơ thể mình. Đậu Lô Cách truyện ghi: “Uống đan sa, luyện khí để cầu trường sinh”. Huyễn Chân tiên sinh phục nội nguyên khí quyết ghi: “Luyện khí là phương thuật hay nhằm đẩy lùi tuổi già, kéo dài tuổi thọ”.

LUYỆN KHÍ HÓA THẦN 煉氣化神
Tức trên cơ sở của luyện tinh hóa khí, làm cho khí cùng hợp luyện với thần, khí quy tụ vào trong thần, cũng chính là giai đoạn tu luyện hợp hai làm một. Luyện tinh hóa khí, trong Đạo giáo gọi là Sơ quan, luyện khí hóa thần gọi là Trung quan, cũng gọi là Đại chu quan. Đan kinh cho rằng hoàn thành phần công pháp này, tức có thể cải lão hoàn đồng, kéo dài tuổi thọ, tiến tới giai đoạn Hoàn hư. Luyện khí hóa thần tức từ quá độ hữu vi với vô vi, lặng lẽ quán chiếu, thường định thường giác để đạt được tới mọi sự việc đều trở về với tự nhiên, làm thần, khí ngưng thành thánh thai. Công pháp này là vận động lực của nhập định tịch chiếu làm cho nguyên thần tăng trưởng.

LUYỆN KIẾM 煉劍
Kiếm là giác, niệm là ma. Tu đạo không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm, nếu biết niệm khởi tức là giác, ma đến chém ma, vật đến chém vật thì còn gì phải sợ? Đây chính là chỗ gọi luyện thanh gươm cương nghị. Tổ Hoàng Thường nói: “Kiếm là kiếm đạo, thật sự xuất hiện khi nhất khí chưa sinh”.

LUYỆN KỶ 煉己
Kỷ là tâm linh sẵn có, luyện chân ý trong động, luyện chân tánh trong tĩnh, phải luyện đến vô ngã, hồn nhiên như thái hư. Ở đây phải lấy vô tâm vô niệm làm thể, lấy vong tình vong niệm làm dụng, lấy thanh tịnh điềm đạm làm tông, lấy mềm dẻo khiêm hạ làm tổn . Lữ Tổ nói: “Thất phản cửu hoàn tại người, trước phải luyện kỷ chờ thời”. Tổ Tử Dương nói: “Nếu muốn tu thành cửu chuyển, trước phải luyện kỷ gìn tâm”.

LUYỆN KỶ KHAI QUAN 煉己開關
Nếu công phu trong hai tư giờ, thu nhiếp cái nhìn xoay cái nghe trở lại, phút chốc không rời, từ đây thân tâm hỗn hợp, tự quy về trung hoàng, tính mệnh đồng cung, thần khí đồng lô. Lại dùng hỏa không niệm không khói nung nấu thì bất tri bất giác không làm mà trong ngoài hỗn hợp. Dường như có, dường như không mà thần khí quyến luyến nhau, lâu ngày mới nhồi thành một khối, tự nhiên mà định; định lâu ngày sẽ có vật xông ra thì quan khai mở. Huyền Cơ Khẩu Quyết ghi: “Tâm chú định huyền quan, tâm tức nương nhau, hơi thở vào kéo dài, hơi thở ra nhẹ nhàng; hơi thở ra chưa dứt liền kế tiếp thở vào. Nếu tâm không giữ khiếu thì dù hơi thở qui căn mà quan chẳng mở ắt niệm niệm chẳng rời rồi sau đó thích nghi. Nếu hơi thở không nhập khiếu thì tâm dù giữ mà khí không xuyên qua, quan cũng chẳng mở, ắt tức tức quy căn sau đó thích nghi. Cho dù tâm tức cùng đến, mặc cho nó tự nhiên ra vào thì khí chẳng tụ, quan cũng chẳng mở ắt vào nhiều ra ít rồi sau đó thích nghi. Gồm cả ba điều này, đừng quên đừng giúp, hoãn gấp vừa phải. Đừng quên tức là dụng công không ngừng, đừng giúp tức là chẳng cần nâng lên giúp lớn, vì thần định khí đủ, đan điền sung mãn thì khiếu ắt mở”.

LUYỆN KỶ TRÚC CƠ 煉己築基
“Luyện mình xây nền”. “Luyện kỷ trúc cơ” chỉ là một lý, Trúc cơ không ngoài Luyện kỷ, Luyện kỷ tức ở trong Trúc cơ. Luyện kỷ để nói về dụng công, Trúc cơ là nói về cố khí. “Kỷ” tức là tư dục, là “hữu ngã” (cái tôi, cái ta). “Cơ” là thực địa, là căn bản. Người ta không thể thành đạo là bởi cái tôi (hữu ngã, hữu kỷ) kiên cố. Một khi cái tôi, tư tâm tràn đầy thì không thể đứng vững trên thực địa. Thiên ma bách chướng che lấp linh quật, bước bước âm trệ, việc việc hồ đồ, lục tặc nảy sinh, thất tình cố kết, đánh mất lương tâm, tổn thương chân tính, bản mệnh dao động, thần khí hôn trọc, không thể tiến nghiệp tu đức. Tổ sư dạy người trước hết cần luyện kỷ trúc cơ, là muốn người ta đứng vững trên thực địa, hạ công phu từ thấp lên cao, từ nông đến sâu, tuần tự tiệm tiến, cần phải rèn luyện để đẩy lùi âm khí trong ngoài, công phu luyện kỷ trúc cơ là không thể thiếu được.

LUYỆN TÍNH 煉性
Chữ tính, bên trái chữ tâm, bên phải chữ sinh, hai chữ này hợp thành chữ tính. Tâm tuy ngay thẳng song vẫn có lúc sinh động, chưa thể tịch tĩnh mà định. Cái động này không phải là có ý bỏ động niệm mà là suy nghĩ lung tung, rất khó chế phục. Chỉ nhờ một niệm hồi quang, soi chiếu trở lại trong lò luôn luôn nung luyện làm cho cơ hội sinh động kia hoàn toàn mất mới có thể biến thành nguyên tính, giác lần nữa là nguyên thần mới có thể phối hợp với nguyên khí thành chân chủng. Tổ Tử Dương nói: “Thần là nguyên tính, nguyên tính lộ mà nguyên khí sinh”.

LUYỆN THẦN 煉神
Trong thần có hỏa, như trong gỗ chứa lửa, dù ẩn không thấy, bộc phát thì thiêu đốt bản thân. Luyện đan bước đầu luyện kỷ chưa thuần, thần kia trong đan có hỏa vẫn chưa dứt hết cho nên cần đến một phen công phu hoàn hư cuối cùng, luyện bỏ hỏa chủng từ vô thỉ đến nay khiến cho thần trở về hư vô mới là liễu đáng, nếu không thì đan cơ không ổn, không thuần. Hỏa này gặp cơ hội lại bộc phát, là phàm hỏa, mọi phiền não và tà ma nối nhau đến thì công phu thất bại, không tốt lành cho sau này. Trần Tiêu Nguyên nói: “Hàm dưỡng bào thai phải mười tháng, anh nhi bú mớm cần ngàn ngày”. Đại Đạo Ca ghi: “Điều tức phải điều tức chân tức, luyện thần phải luyện thần bất thần”.

LUYỆN THẦN HOÀN HƯ 煉神还虚
Trong tu luyện thuật Nội đan Đạo giáo, kinh qua việc luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, cuối cùng bước vào giai đoạn luyện thần hoàn hư. Giai đoạn này được coi là cảnh giới cao nhất, còn gọi là Thượng quan (cửa ải trên). Giai đoạn này là thuần mà vô vi. Tứ đại đều không, có được đại giải thoát. Đó chính là cõi lý tưởng không có gì che lấp, không có gì trở ngại, vạn tượng thông tỏ, trời đất và người hợp nhất với vũ trụ cùng là một thể mà Đạo giáo hằng theo đuổi.

LUYỆN TINH 煉精
Lúc nguyên tinh phát động, nếu để nó tự nhiên thì biến thành trọc tinh có chất nặng nề mà chảy xuống; theo pháp tiên luyện tinh ấy thành khí, khí nhẹ bay lên, tinh đương nhiên không rỉ chảy. Lý Đạo Thuần nói: “Luyện tinh trước tiên dùng khí luyện tinh, khi luyện cũng cần biết thời gian tinh sinh ra”.

LUYỆN TINH HÓA KHÍ 煉精化炁
Cũng gọi là “bách nhật quan” hoặc “tiểu chu thiên”. Gọi là luyện tinh hóa khí, tức là tu luyện tinh, khí, thần thêm một bước trên cơ sở “trúc cơ”. Giai đoạn này lấy tinh làm nền tảng, vì bản thân Nguyên tinh là thuộc tiên thiên, nhưng có trộn lẫn tạp chất, không thể không qua Hà xa lộ kinh mà thăng lên Nê hoàn. Cho nên phải hợp luyện với khí, khiến cho tinh khí tương hợp, trong nhẹ vô chất, tùy chuyển với Hà xa, quá trình hợp ba thành hai đó gọi là luyện tinh hóa khí. Sau khi luyện chỉ còn lại hai thành phần luyện đan là thần và khí bèn cấu thành đại dược. Công pháp của nó chia ra bốn bước: Hái thuốc (Thái dược), đóng lò (Phong lô), luyện thuốc (Luyện dược), và ngừng lửa (Chỉ hỏa), trong đan kinh có bốn khẩu quyết là “Thái Phong Luyện Chỉ”. Công pháp đó có thể phòng bệnh và trị bệnh.

LUYỆN TINH HOÀN KHÍ 煉精还炁
Trước tiên điều được khí định, rồi sau đó dùng khí để nhiếp tinh. Trước tiên luyện được tinh phục rồi sau dùng tinh để hoàn khí, như có thể luyện thành tinh mà hóa làm khí, liền có thể nhảy ra khỏi cõi dục. Bạch Ngọc Thiềm Tổ nói: “Thần tức hỏa, khí tức dược, đem thần chế khí mà thành đạo, dùng hỏa luyện dược mà thành đan”.

LỮ ĐỘNG TÂN (LỮ TỔ) 吕洞賓
(798 – ?). Đạo sĩ nổi tiếng thời cuối Đường – Ngũ đại. Tên là Nhạc, tự là Động Tân, hiệu là Thuần Dương Tử, tự xưng là Hồi Đạo Nhân. Đời gọi là Lữ Tổ hoặc Thuần Dương tổ sư, dân gian tôn là một trong bát tiên. Người Vĩnh Lạc (nay là Vĩnh Tế, Sơn Đông), có người nói là Kinh Xuyên. Lúc nhỏ học Nho, Mặc, thi tiến sĩ không đỗ (có người nói là đỗ tiến sĩ cập đệ năm Hàm Thông thứ ba). Truyền thuyết nói rằng sau đi chơi đến Tràng An, gặp Chung Ly Quyền, qua “thập thí” (mười lần thử) rồi dạy cho “Đại đạo thiên độn kiếm pháp và Long hổ kim đan bí văn”. Hơn một trăm tuổi mà mặt vẫn như trẻ con, đi bộ rất nhanh, trong khoảnh khắc đi được mấy trăm dặm, người đời coi là thần tiên. Từ Bắc Tống đến nay truyền thuyết dân gian về ông liên tiếp xuất hiện. Tác phẩm thì chân ngụy lẫn lộn. Miêu Thiện Thời thu thập soạn thành Thuần Dương đế quân thần hóa diệu thông kí bảy quyển. Tương truyền ông từng gặp Khổ Trúc chân quân, truyền cho phép “Nhật nguyệt giao bái”, lại gặp Hỏa Long chân nhân, truyền cho “Thiên độn kiếm pháp”. Con đường thành đạo bằng từ bi độ thế, đổi thuật Đan dương và Hoàng bạch thành nội công, đổi kiếm thuật thành trí tuệ chặt đứt tham, sân, ái dục và phiền não. Từng nói: “Người ta nếu có thể trung với nước, hiếu với nhà, tín với bạn bè, nhân với mọi người, bất mạn tự tâm (không nhờn tâm mình), không dối trá với mình, lấy phương tiện để cứu vật, lấy âm chất cảm cách với trời, người thì yêu, quỷ thần thì kính, thì chỉ một ý niệm đó đã giống với ta rồi, dẫu không gặp ta, thì cũng như đã gặp ta rồi vậy”. Năm Tuyên Hòa thứ nhất (1119) đời Tống Huy Tông được phong là Diệu Thông chân nhân. Năm Chí Nguyên thứ sáu (1269) Nguyên Thế Tổ gia phong là “Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hóa chân quân”, năm Đại chính thứ ba (1310) Vũ Tông lại gia phong là “Thuần Dương Diễn Chính Cảnh Hóa Phu Hựu đế quân”.

LƯỠNG THÚ 兩獸
Diên trong khảm rất khó được, bởi hay cắn người nên tượng trưng bằng hổ. Hống trong ly tính thích bay lên, rất khó khống chế nên tượng trưng cho long. Kim Đan Tứ Bách Tự ghi: “Long đến từ biển đông, hổ xuất hiện trong núi tây, hai con thú này đánh nhau một trận hóa thành tinh hoa của trời đất”.

LƯỠNG TRÙNG THIÊN ĐỊA 兩重天地
“Hai lớp thiên địa”. Càn khôn là thiên địa tiên thiên, là ngoại tượng. Khảm ly là thiên địa hậu thiên, là nội tượng. Lữ Tổ nói: “Lưỡng trùng thiên địa ai phối hợp, bốn thứ âm dương ta biết bày, hiểu được những việc trong huyền bí này thì chẳng lo sói lang chắn đường”.

LƯU CHÂU 流珠
Linh vật trong ly, ngụ nơi thần thì suy nghĩ lung tung, ngụ nơi tinh thì rất khó giữ cho đầy đủ, như viên ngọc lăn tròn, như thủy ngân khó chế phục. Tham Đồng ghi: “Thái dương lưu châu thường muốn bỏ người, chợt được kim hoa, dựa vào nhau mà xoay chuyển”.

LƯU XỬ HUYỀN 劉處玄
(1147 – 1203). Đạo sĩ thời Kim. Tự là Thông Diệu, có thuyết nói là Đạo Diệu, hiệu là Trường Sinh Tử. Người Đông Lai (nay là Dịch huyện, Sơn Đông). Năm Đại Định thứ chín (1169) thờ Vương Trùng Dương làm thầy. Sau sáng lập Tùy Tâm phái đạo Toàn Chân. Đến năm Chí Nguyên thứ sáu (1269) được ban hiệu “Trường Sinh Phụ Hóa Minh Đức chân nhân”, đời gọi là Trường Sinh chân nhân. Là một trong “Bắc thất chân”. Tác phẩm có: Tiên lạc tập, Chí nhân ngữ lục, Đạo đức kinh chú, Âm phù diễn, Hoàng Đình thuật, v.v…

M


MÃ ĐAN DƯƠNG 馬丹陽
(1123 – 1183) Đạo sĩ thời Kim, tự là Huyền Bảo, hiệu là Đan Dương. Vốn tên là Tùng Nghĩa, tự là Nghi Phủ, người Ninh Hải (nay là Mẫu Bình, Sơn Đông). Tương truyền ông giỏi thơ văn, giỏi châm cứu. Tháng bảy năm Đại Định bảy (1167) nhà Kim, theo học thầy Vương Trùng Dương, được thầy dạy cho tiên thuật, chỉ chuộng thanh tịnh. Sau lập ra phái Ngộ Tiên đạo Toàn Chân. Năm Chí Nguyên thứ sáu (1269) được Nguyên Thế Tổ phong tặng danh hiệu “Bão Nhất Vô Vi chân nhân”. Được đời gọi là Đan Dương chân nhân, là một trong bảy vị chân nhân ở miền Bắc. Tác phẩm có Thần Quang Sán, Động huyền kim ngọc tập v.v…

MÃ TƯƠNG (MÃ TỰ NHIÊN) 馬湘
Đạo sĩ thời Đường. Người huyện Diêm Quan, Hàng Châu, tự là Tự Nhiên. Tục tiên truyện ghi: “Sống làm Tiểu lai ở huyện, nhưng Mã Tương chỉ yêu kinh sử, văn học, do đó đã đi theo đạo sĩ đi khắp thiên hạ. Sau về Giang Nam đã có lần say ở Hồ Châu, rơi xuống khe sâu, cả ngày mới lên được. Áo không ướt, ngồi trên mặt nước mà về… lại chỉ nước khe chảy ngược hồi lâu, chỉ cây liễu chạy đi chạy lại theo nước dưới khe, chỉ cây cầu bảo đứt lìa rồi lại nối. Mã Tương giỏi dùng khí công chữa bệnh. Có người ốm, báo với Tương, Tương không có thuốc gì, dùng cây gậy tre đánh vào chỗ đau, thế mà bệnh gì cũng khỏi”. “Có người có bệnh ở chân, cong gối còng lưng chống gậy đến, ông dùng gậy tre đánh. Phóng khí vào gậy chống, lập tức đứng thẳng lên được”.

MẠC YẾM UẾ 莫厭穢
“Đừng chán chê dơ uế”. Tiên đạo luyện đan phải dùng đến tinh kinh. Bắt đầu luyện công là tinh của nam, kinh của nữ, người đời cho là nhơ uế. Nếu nam nữ không có tinh kinh thì không thể tu luyện, phải luyện đến vài trăm lần mới có thể luyện hết cho nên nói rằng đừng chán chê nhơ uế (mạc yếm uế). Nếu còn một lần chưa luyện cho hết thì luyện công không thành công, chỉ có thể trường sinh trụ thế mà thôi. Lữ Tổ nói: “Đừng chán chê nhơ uế, cũng chớ so đo, được nó rồi liền thấy hiệu nghiệm”.

MAI HOA 梅花
Hoa mai đầu xuân mới nở chỉ báo tin xuân nhưng chưa nở rộ, cũng như dương khí con người mới phát chưa thịnh vượng, chưa thể dùng đến. Bảo Chân Tử nói: “Nhất dương vừa động sớm lạnh mai hoa, chẳng rõ nở bung ra rồi lần lượt thay đổi”.

MÃNH HỎA LÝ TÀI LIÊN 猛火裡栽蓮
“Trồng hoa sen trong lửa đỏ”. Khi khí chân dương phát, thế nó mãnh liệt như lửa. Sen là chân thần, ta liền lấy nước chân thần tưới vào lửa mạnh, lửa mạnh gặp nước tắt lịm không còn hình dáng. Tổ Tam Phong nói: “Hiển thần thông, trồng hoa sen trong lửa đỏ”.

MÃO DẬU 卯酉
1 – Chỉ Nê hoàn và Vĩ lư, hai chỗ này là cửa ngõ của âm dương xuất nhập, nội khí vận luyện.
2 – Chỉ hai thời Mão, Dậu. Tại thân người thì là chỗ phân chia Tâm và Tạng. Trong nội luyện thì là Thời mộc dục (lúc tắm gội).

MÃO DẬU CHU THIÊN 卯酉周天
Đại dược về đến trung cung thì dùng ý nghĩ nhìn ở giữa, xoay bên trái 36, bên phải 24 rồi sau đó dừng lại nơi trung hạ điền. Tổ Hải Thiềm nói: “Giáng xuống thăng lên theo trục cốt, xoay trái xoay phải hợp mấu chốt”.

MÃO DẬU MỘC DỤC 卯酉沐浴
Mẹo vị ở nơi huyệt giáp tích của xương sống, dậu vị ở nơi huyệt trung oản trước ngực. Mẹo là sống, dậu là chết; chỗ sống chết đều là chỗ tắm rửa nghỉ ngơi. Tổ Hi Di nói: “Giờ mẹo mộc dục, giờ dậu đồng”. Lục Tử Dã nói: “Mẹo dậu không tiến hỏa, chỉ dùng chân khí hâm nóng đây là mộc dục”.

MẬT HỘ 密戶
Ở trong khoảng lưng con người, hợp trong phải trái trên dưới trước sau, ngầm chứa trong đó là khiếu hư vô. Nhật nguyệt bên ngoài một qua một lại, nhật nguyệt bên trong một điên một đảo. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Sau có mật hộ, trước có sinh môn, ngày tháng ra vào hô hấp còn”.

MẪU KHÍ 母氣
Là khí của tiên thiên chân nhất, do tiên thiên địa sinh, là mẹ sinh thiên sinh địa và là một thứ khí vô hình, cho nên gọi là mẫu khí. Kinh Đạo Đức ghi: “Có vật trộn thành, tiên thiên địa sinh, lặng lẽ mênh mông, độc lập chẳng đổi, chu hành không mệt, có thể gọi là thiên hạ mẫu”.

MẪU TỬ 母子
Khí là mẫu, thần là tử. Mẹ một người nhưng con có muôn người, muốn nó không tan rã, nếu không giữ mẹ nó, hay bỏ con mà cầu mẹ thì đạo tự nhiên được. Thái Thượng nói: “Có vật trộn thành, tiên thiên địa sinh, lặng lẽ mênh mông, độc lập chẳng đổi, chu hành không mệt, có thể gọi là thiên hạ mẫu”.

MẬU KỶ 戊己
1 – Chỉ hai khí Âm Dương. Chư chân kinh thai thần dụng quyết ghi: “Âm dương là chân khí của trời đất, nhất âm nhất dương sinh dục muôn vật. Ở người thì là khí hô hấp, ở trời thì là khí nóng lạnh. Còn nói hai thứ này có thể làm biến đổi khí của bốn mùa. Đó chính là Mậu Kỷ, là Chân khí bao tàng”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:26 am

2 – Chỉ chân ý trong luyện công. Tham Đồng Khế ghi: “Số Tý Ngọ hợp 3, Số Mậu Kỷ là 5, Ba Năm đã hài hòa, Bát thạch chính cương kỷ”. Chu Nguyên Dục ghi: “Trong Khảm có Mậu, đó là Dương thổ; trong Ly có Kỷ, đó là Âm thổ, ở thân ta thì là Trung hoàng chân ý”.

MẬU KỶ HỢP ĐAO KHUÊ 戊己合刀圭
Chữ đao là đầu phía phải chữ kỷ, là bên cạnh phía trái chữ mậu. Hai chữ mậu kỷ dùng một chữ đao bao quát hai thổ cho nên luyện đan cần đem ly kỷ khảm mậu, hai thổ hợp lại một liền thành hai chữ đao khuê. Tiên gia ổn ngữ hàm nghĩa như đây. Nhưng hai chữ thổ là chữ khuê mọi người đều biết, mậu kỷ là chữ đao thì người ta ít biết. Tổ Tam Phong nói: “Mau hạ thủ, hái tiên thiên, một điểm linh dược thấu tam quan, thủy hỏa ký tế chân diên hống, nếu phi mậu kỷ chẳng thành đan”. Lại nói: “Đao khuê trăm ngàn đại đan thành, đan thành sẽ có một chân nhân”.

MẬU KỶ THỔ 戊己土
Mậu là khí trong thận gọi là bạch kim, kỷ là tính trong tâm gọi là thanh mộc. Lúc mậu đến hữu tác hữu vi, lúc kỷ đến tự nhiên nhi nhiên, hai thứ này dù thuộc thổ nhưng tác dụng của nó khác nhau. Ngộ Chân ghi: “Khảm ly nếu không có mậu kỷ, tuy ngậm tứ tượng chẳng thành đan, chỉ duyên bỉ thử mang chân thổ, liền khiếu kim đan có phản hoàn”.

MỆNH BẢO 命寶
Khí trong khảm sinh ra thường nấp trong rốn, vì rốn là đế, lúc sinh khí nếu tình một khi động thì biến thành hữu tình, nhân tình dục mà thuận hành. Pháp tiên vào lúc này không cho động tình, dùng nghịch chuyển thái hồi về chỗ cũ, đây là mệnh bảo. Khuê Chỉ ghi: “Hàm dưỡng bản nguyên, cứu hộ mệnh bảo”. Cổ Đức nói: “Thêm dầu nên gấp sớm, tiếp mệnh chớ hoãn trì”.

MỆNH ĐẾ 命蒂
Ở nơi sinh ra khí, cuống của nó sinh từ rốn, chỉ là không có hình tượng, khí phát ra mới biết được chỗ của nó, khí dứt thì không chỗ để tìm. Linh nguyên đại đạo ca ghi: “Thiên kinh vạn quyển nói về huyền vi, mệnh đế nguồn gốc từ chân tức”.

MỆNH MÔN 命門
Bên trong ở giữa hai quả thận, bên ngoài tại cửa khẩu của tinh đạo, trong cửa có dương khí, ngoài cửa có âm tinh. Chung Tổ nói: “Nơi cửa sinh tử của chính mình, có bao người tỉnh mấy người ngộ, đêm về thiết hán khéo suy nghĩ, trường sinh bất tử do người làm”.

MINH CHÂU 明珠
Sau khi ngọc dịch hoàn đan, đan ấy như minh châu, ngày đêm sáng mãi, như ánh trăng trong sáng. Tổ Nê Hoàn nói: “Rễ cây đã mục lá úa vàng, biển khí lật nhào sóng thưa sụp đổ, chỉ cần giữ hỏa phù ba trăm khắc, sinh ra một hạt dạ minh châu”.


MINH ĐẠO 明道
Đan đạo chân chính nếu được minh sư chỉ rõ ràng, nó vốn ở trong nhật dụng của mọi người; ngoài nhật dụng của mọi người không có cái gì khác. Thật ra minh đạo với muội đạo, tiến đạo với thoái đạo, thánh đạo với phàm đạo cùng một loại. Minh thì đầu xuôi đuôi lọt, pháp tuy khác mà lý thì chỉ có một. Tổ Tiềm Hư nói: “Chính đạo chẳng qua là âm dương loại, cướp cơ hội dùng ngược mà thôi, đâu có thuật nào khác, suy xét tu tập thì sẽ thấy hiệu nghiệm ngay”.

MINH ĐƯỜNG 明堂
Phía dưới trùng lâu, phía trên động phòng là hạ minh đường. Phía trong mi tâm một tấc là thượng minh đường. Minh đường động phòng đều có hai chỗ thượng hạ cho nên đặc biệt phải biết rõ. Khưu Tổ nói: “Duỗi rồi lại co chừ pháp thiên tuần hoàn, đến minh đường chừ phải đề phòng nguy hiểm”.

MINH NGUYỆT 明月
Lúc nhật nguyệt đối nhau, ánh sáng tròn đầy âm khí mất sạch cho nên gọi là minh nguyệt. Khưu Tổ nói: “Trừ hết tà dục được mát mẻ, thích đứng nguyệt đài thưởng thức minh nguyệt”.

MINH SƯ 明師
Tiên pháp luyện đan có nội ngoại âm dương, tứ tượng ngũ hành, bát quái biến hóa, có giả trong thật, thật trong giả, thật trong thật, giả trong giả, có vô vi hữu vi, có trật tự trước sau, có thái dược hợp dược, có kết đan hoàn đan, có kết thai thoát thai. Sự việc ấy phức tạp, cách làm bất nhất, nếu như chẳng phải minh sư từ đầu chí cuối mỗi mỗi phân biệt, chỉ dạy rõ ràng thì khó mà tự biết. Dù có Đan Kinh, nhiều cách thí dụ, nhưng trong đó xét kỹ có chỗ mà văn tự không thể diễn tả hình dung được. Chung Tổ nói: “Có duyên gặp được minh sư, trong khoảnh khắc sinh ra tạo hóa”. Tổ Tử Dương nói: “Cho dù ông thông tuệ hơn Nhan Mẫn, nếu không gặp chân sư thì đừng miễn cưỡng phỏng đoán”.

MINH TÂM 冥心
Công phu hoàn hư cần phải ở yên trong tĩnh thất, lặng lẽ nghiêm trang, một trần không nhiễm, muôn lự đều quên; không nghĩ không làm, nhậm vận tự nhiên; không thấy không nghe, giữ thần an tĩnh; không trong không ngoài, ly tướng ly không, không mời không đón, lìa mê lìa vọng; thể hợp hư tịch, thường giác thường minh. Chỉ minh tâm này vạn vật quy nhất thì anh nhi ở trong cảnh thanh linh, dừng nghỉ nơi chỗ tĩnh lặng. Không có sắc mà ngăn ngại, không có không mà trói buộc. Thể dường hư vô, an nhiên tự tại. Tổ Trường Xuân nói: “Anh nhi rời khỏi thượng đan điền, đoan củng minh tâm hợp tự nhiên”.

MINH TINH 明星
“Sao sáng”. Sau khi khảm ly giao hợp là lúc khí tại đan điền phát động mà có hình tượng như minh tinh vậy, lúc thông đến mắt như gương có khảm ngọc. Bảo Chân Tử nói: “Hỏi ai biết được huyền trong diệu, điểm điểm tinh quang ngủ trong trăng, chẳng thả Nghệ Phi đến hang thỏ, đâu từng có cảnh đẹp hiện trước mày”.
MỘC DỊCH 木液
Tiên thiên quẻ ly ở hướng đông thuộc mộc. Mộc dịch là chân thủy của thái âm trong quẻ ly. Chân thủy hay khắc chân hỏa trong quẻ khảm. Chân thổ trung ương hay khắc chân thủy trong quẻ ly. Tây giang nguyệt ghi: “Xá nữ mười sáu tuổi ở chỗ nào, lang quân hai bảy tuổi ở nhà ai, tự xưng mộc dịch với kim tinh, gặp thổ lại thành ba tính”.

MỘC DỤC 沐浴
Mộc ở hướng đông, dục ở hướng tây; đông là mẹo, tây là dậu. Mẹo là chỗ sống, dậu là chỗ chết. Mộc dịch vượng nơi mẹo, kim dịch vượng nơi dậu. Vì hai chỗ quá thịnh không thể dùng vũ hỏa nữa, chỉ cần nhắm mắt minh tâm như đi bộ đến khi mệt thì tạm nghỉ ngơi. Động cùng tột rồi tĩnh, dùng phục nguyên mà vận hóa. Kim Đan Tứ Bách Tự ghi: “Mộc dục đề phòng nguy hiểm, Trừu thiêm tự giữ cẩn thận”.

MUỘI KHƯỚC THÁI CÔNG 昧却採功
Tâm chưa luyện tĩnh, thần chưa luyện trong, đến nỗi ngủ gục hôn trầm. Bất giác dương sinh bỏ lỡ thời cơ này làm cho không lấy được dược vật. Tổ Tam Phong nói: “Chưa luyện hoàn đan trước luyện tính, chưa tu đại đạo hãy tu tâm, tu tâm tự nhiên đan tính đến, tính đến sau đó dược tài sinh”.

N


NAM BẤT KHOAN Y, NỮ BẤT GIẢI ĐÁI 男不寬衣女不解带
“Nam chẳng cởi áo, nữ chẳng tháo dây lưng”. Đây là ngưng thần nhập khí huyệt, là công phu phối hợp thần khí hòa vào nhau, giống như cách thức của nam nữ, chẳng cần cởi áo, tháo dây lưng, đi đứng ngồi nằm đều có thể thi công. Huyền Cơ Trực Giảng của Tổ Tam Phong ghi: “Chỗ gọi là nam không cởi áo, nữ chẳng tháo dây lưng đều là ngưng thần tụ khí mà thôi, còn như thế gian có việc sử dụng nữ đỉnh thì tuyệt đối không có lý này”.

NAM NỮ 男女
Nam nữ âm dương, nam đỉnh nữ lô, khảm nam ly nữ, đều là tỉ dụ. Tổ Tam Phong nói: “Luyện hết ly nữ hống, nuốt sạch khảm nam tinh”. Tiêu Tổ nói: “Khảm nam ly nữ đều hư danh, hỏa long thủy hổ chẳng phải có hình”.

NAM NỮ HÒA HỢP 男女和合
Ly nữ là âm dương trong tim đem hòa với dương khí trong thận, âm khí được dương khí hòa hợp như nữ cùng nam kết hôn thì có nơi quy tụ. Khảm nam là dương khí trong thận thọ nhận âm khí hòa hợp giống như nam được nữ phối hợp thì có an ủi, nhờ đó âm dương điều hòa, nam nữ an định. Kinh Dịch ghi: “Nhất âm nhất dương gọi là đạo”.

NAM THẦN 男辰
Nam là ly, là tâm. Thần là sắc đỏ của chu sa; là sắc gốc của tâm. Chung Tổ nói: “Nam thần dời qua vị bắc thần, kim ô bay vào ngọc thiềm”.

NÊ HOÀN 泥丸
Ở giữa ngay đỉnh đầu là não hải, vì não như bùn mà hình tròn, hình tròn là hoàn. Huyệt ấy ở trong thiên trung, là huyền trong huyền, là Uất la tiêu đài, là Ngọc sơn thổ kinh, là quỳnh phòng của não huyết, là ngọc thất của hồn tinh, là mệnh trạch của bách linh, là sơn nguyên của tân dịch, là huyệt của hai tai giao thông. Phía trước minh đường, phía sau ngọc chẩm, não có cửu cung, cửu thần cai quản. Pháp Bảo Di Châu ghi: “Nhận được chân diện mục sẵn có, mới biết sinh tử tại nê hoàn”.

NOÃN TÍN 暖信
Điều tức đến chỗ tĩnh lặng, chợt cảm thấy hơi nóng ở dưới bốc lên, ấy là dương hỏa, bắt đầu phát động cảnh tượng. Thượng Dương Tử nói: “Nếu thái thủ khí tiên thiên, lấy noãn tín làm khí”.




NỘI CỬU QUÁN 内久觀
Ba cõi lấy tâm làm chủ, như ý nghĩ hay thường nội quán. Tuy tâm nhất thời bị trần cấu làm ô nhiễm song nội quán lâu ngày tự nhiên thanh tịnh. Thái Thượng nói: “Ta từ vô lượng kiếp tới nay, cố tình nội quán đến nỗi hư vô diệu đạo”.

NỘI DƯỢC 内藥
Thường chỉ tinh khí thần của tiên thiên. Trung hòa tập q.3 ghi: “Âm dương bên ngoài qua lại, tức là ngoại dược; Khảm ly tụ hội tức là nội dược... Xét về nội dược, luyện tinh, luyện nguyên tinh là rút nguyên dương trong Khảm, nguyên tinh mà khỏe thì tinh giao hợp không tiết ra. Luyện khí, luyện nguyên khí là bổ nguyên âm trong Ly, nguyên khí vững vàng thì khí hô hấp tự không ra vào. Luyện thần, luyện nguyên thần là Khảm Ly hợp thể thành Càn nguyên, nguyên thần đọng thì cái thần tư lự khỏe khắn ổn định”.

NỘI ĐAN 内丹
Thuật sĩ Nội đan coi cơ thể người như lò luyện đan, lấy tinh khí làm dược liệu, lấy thần để vận dụng, tu luyện từ cơ thể mình nắm vững phương pháp vận hành, qua một quá trình tu luyện theo những bước nhất định, làm cho tinh – khí – thần trong cơ thể ngưng tụ không tan mà thành ra “tiên đan”, tức “nội đan”. Nội đan là hạt nhân của công phu tu luyện của Đạo giáo.

NỘI ĐỈNH NGOẠI ĐỈNH 内鼎外鼎
“Nội đỉnh” chỉ khí trong Đan điền. “Ngoại đỉnh” là hình của đan điền. Từ ngữ này có xuất xứ từ Tiên thiên chính lý – Đỉnh khí trực luận.

NỘI HỎA HẦU 内火候
Sau khi sự hô hấp điều hòa an định tự có nguyên tức thiên nhiên dường có dường không gọi là nội hỏa hậu. Điều chủ yếu là ngoại hô hấp ban đầu tuy cảm thấy “có” song cuối cùng phải trở về “không”. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Đan pháp thượng phẩm không quẻ hào, tâm vào hư vô hành hỏa hậu”.

NỘI HÔ HẤP 内呼吸
Lúc nhập thất tĩnh tọa điều tức đều đặn, tức là dùng tâm quán hô hấp, chỉ cảm thấy hô hấp từ giáng cung đến đan điền lên xuống qua lại; chỗ khác hoàn toàn quên liền tự nhiên đạt đến nội hô hấp. Tổ Hư Am nói: “Chỉ đến chỗ hô hấp của chân nhân, thường bảo xá nứ bay qua lại”.

NỘI MA 内魔
Lúc luyện kỷ chưa thuần thì thấy các thứ cảnh giới, các thứ hiện tượng quái lạ giống như mộng mà chẳng phải mộng, nhắm mắt liền hiện ra, đây là do âm thần tạo ra. Thanh tâm chánh niệm thì ma tự mất. Ngộ Chân ghi: “Không dời một bước đến Tây Thiên, ngồi thẳng các nơi hiện ra trước mắt, sau đỉnh có hào quang cũng là huyễn, mây dưới chân chưa phải là tiên”.

NỘI NGOẠI ÂM DƯƠNG 内外陰陽
Chỉ âm dương tiên thiên hậu thiên. Tu chân biện nan tham chứng ghi: “Nội âm dương là hậu thiên âm dương, sinh ở hình thể; Ngoại âm dương là tiên thiên âm dương sinh ra từ hư không. Hình thể âm dương, là âm dương thuận hành, do trời đất sinh ra. Không hư âm dương, là âm dương nghịch hành, sinh ở trời đất. Nói nội ngoại, là nói cái dụng”.

NỘI NGOẠI BÁT QUÁI 内外八卦
Chỉ tạng phủ và các khí quan trong cơ thể con người. Kim đan đại thành tập ghi: “Hỏi Nội ngoại bát quái là gì? Đáp: Đầu là Càn, chân là Khôn, bàng quang là Cấn, mật là Tốn, thận là Khảm, tim là Ly, gan là Chấn, phổi là Đoài. Bách vấn thiên cũng ghi chép vấn đề này nhưng có hơi khác. “Thuần Dương Tử nói: Nội ngoại bát quái là gì? Chính Dương Tử nói: gan là Chấn, tim là Ly, phổi là Đoài, thận là Khảm, đại phúc là Càn, mật là tốn, tiểu phúc là Khôn, bàng quang là cấn, đó là Nội vậy. Mắt là ly, lưỡi là Chấn, miệng là Đoài, tai là Khảm, cổ là Càn, ngón chân tay là Khôn, bụng là Tốn, tay là Cấn. Đó là Ngoại vậy”.

NỘI NGOẠI CẢNH TƯỢNG 内外景象
Nội cảnh là đan điền nóng bỏng, bàng quang bốc lửa, tâm trong như trăng sáng, thần khí hợp nhau, khi ấy thấy nơi huyền khiếu có khí bốc lên, hô hấp chợt đứt đoạn. Ngoại cảnh là mũi có khí rung lên, sau tai gió sinh ra, sau não chim kêu, thân có sự hăng hái, ngứa ngáy lỗ chân lông, hai thận sôi sục, thân thể mềm mại. Tổ Nê Hoàn nói: “Mắt có kim quang, mũi có khí rung, sau tai gió sinh, sau não chim kêu, thân nhảy đan điền hỏa châu băng, thượng xung hạ đột là ứng nghiệm, kế đến bàng quang như bốc lửa, hai thận bên trong như nước sôi, lúc đập mạnh vào tâm nguyên, kim đan đại dược trước mắt liền”.

NỘI NGOẠI CÂN LƯỢNG 内外斤兩
Nội dược là hống nửa cân, ngoại dược là diên tám lạng. Trước tiên cần nắm ngoại dược để chế nội dược. Con đường tận tính chí mệnh ắt trước tiên phải tu nội dược rồi sau đó mới nói đến ngoại dược. Ngộ Chân ghi: “Dược, nặng một cân cần đến hai cái tám lạng, hòa giải hỏa hậu nhờ âm dương”.

NỘI NGOẠI CHI TRUNG 内外之中
Thân nội gọi là quy trung (trong cái khuôn tròn), ở trong hồi quang phản chiếu, chẳng tức chẳng lìa. Trong thân ngoại là trong hỉ nộ ai lạc chưa sinh ra, ở nơi chẳng nghe chẳng thấy, cảnh giới sự thầm kín một mình, tính định thần trong tự nhiên thấy được bổn lai diện mục. Chỉ Huyền Thiên ghi: “Thờ chân tu đạo giữ trung hòa, chày sắt thành kim phải giũa mài, việc này không những phải khéo léo, mà còn dụng công qua bao ngày”.

NỘI NGOẠI DƯỢC VẬT 内外藥物
Nội dược vô vi mà không gì chẳng làm, không hình không chất mà có thật. Ngoại dược hữu vi có thể có dụng mà không thật. Ngoại dược có thể trị bệnh, có thể trường sinh; nội dược có thể ra chỗ có, vào chỗ không, có thể siêu phàm nhập thánh. Tổ Tam Phong nói: “Nội dược là tinh, sinh từ thân của mình có thể dưỡng tính. Ngoại dược là khí sinh ra từ tạo hóa có thể lập mệnh. Nội dược là tinh trong tâm, ngoại dược là khí trong thận. Nội dược là hống trong chu sa, ngoại dược là diên trong thủy ngân. Nội dược là thai thánh nhân, ngoại dược là khí đan mẫu”.

NỘI NGOẠI ĐAN DANH 内外丹名
Nội đan là hống vốn là âm trong dương cho nên còn gọi là âm đan, vì lý của tính mệnh đều gần gũi với ta nên còn gọi là nhân nguyên nội đan. Ngoại đan là diên vốn là dương trong âm cho nên gọi là dương đan, công phu thí tế gần gũi với người nên còn gọi là địa nguyên ngoại đan. Kết nội đan ắt trước lấy diên chế hống, luyện ngoại đan ắt trước lấy hống nghinh diên. Nguyên Dương Tử nói: “Ngọc dịch hoàn đan là ngoại đan, kim dịch hoàn đan là nội đan”.

NỘI NGOẠI ĐỈNH KHÍ 内外鼎器
Nội đỉnh là khí trong đan điền, ngoại đỉnh là đan điền, luyện kim đan đâu có thể dùng cái đỉnh bằng đồng bằng sắt ư ! Tổ Mã Tự Nhiên nói: “Mỗi người ra ngoài hay sửa soạn, chẳng chịu hướng bên trong tìm cầu”.

NỘI NGOẠI ĐỘNG TĨNH 内外動靜
Ngoại động là mậu thổ, là ngoại dược, chân dương trong âm, lấy động làm chủ. Cho nên trong lúc thủ khảm chỉ dò xét nơi động. Cái biết động ấy là ý, lấy lúc biết động làm một thổ. Nội tĩnh là kỷ thổ, là nội dược, chân âm trong dương, lấy tĩnh làm chủ. Cho nên sau khi điền ly để dưỡng nơi tĩnh. Cái biết tĩnh là ý, lấy lúc biết tĩnh làm một thổ. Một ý này chia làm hai ý, nhưng mỗi ý đều có một thổ. Lại dùng hai thổ hợp làm một ý. Ở đây không bị hai thổ ràng buộc, không chấp trước nội ngoại mà có thể động, có thể tĩnh để trở thành một đao khuê. Quảng Thành Tử nói: “Tĩnh thì tĩnh nơi thần ý, động thì động nơi cơ giam”.

NỘI NGOẠI GIAO CẤU 内外交媾
Lúc thái đại dược, ngoại giao cấu thăng sau giáng trước, nội giao cấu xoay trái xoay phải, trong khoảng bên nổi lên, bên lép xuống. Khuê Chỉ ghi: “Khảm ly long hổ giao là nội giao cấu, là lúc sản dược. Càn khôn tí ngọ là ngoại giao cấu là lúc kết đan”.

NỘI NGOẠI HỎA HẬU 内外火候
Nội hỏa hậu, mộc dục ôn dưỡng, phòng nguy lự hiểm, tình thế ứng văn hỏa, ứng vũ hỏa, như cảnh trong huỳnh đình đều có thời kỳ của nó. Ngoại hỏa hậu, phối hợp ngũ hành hòa hợp tứ tượng, đây là lúc cướp lấy nhất dương thiên địa đem về. Lúc này đức của nó hợp với thiên địa, ánh sáng của nó hợp với nhật nguyệt, thứ tự của nó hợp với bốn thời, hung kiết của nó hợp với quỉ thần. Thời khắc này dễ mất mà khó tìm, dễ lầm mà khó gặp. Khi được nó phải mau lấy chuôi sao bắc đẩu mà xoay chuyển thiên xu, trộm lấy sinh cơ thiên địa, cướp lấy tổ khí của âm dương. Đan Kinh ghi: “Ngày mùng ba, nguyệt xuất canh”, “Thiên ứng với vì sao, địa ứng với thủy triều” là ngoại hỏa hậu của sinh dược. “Trên khúc giang ánh trăng trong sáng khi tin về tìm bổn tông” là ngoại hỏa hậu của thái dược. “Diên gặp quý sinh phải mau hái, kim quá xa không thể nếm” là ngoại hỏa hậu của hoãn gấp. “Bỗng thấy long hiện nơi điền, phải mãnh phanh và cực luyện, chỉ nghe hổ rống trong hang, nên quay lại để làm ngược” là ngoại hỏa hậu của dụng vũ hỏa. “Đối giữ dược lô xem hỏa hậu, chỉ an thần tức theo thiên nhiên” là nội hỏa hậu của dụng văn hỏa. “Chưa luyện hoàn đan nên kíp luyện, luyện xong rồi phải biết dừng” là nội hỏa hậu của ôn dưỡng. “Chỉ do sức hỏa sau khi điều hòa, trồng được huỳnh nha dần trưởng thành” là nội hỏa hậu của đan thành. “Nhờ tâm biết, cẩn cẩn hộ trì, khi ấy e sợ chẳng phải hỏa hậu trong lô” là hỏa hậu của bảo đan.

NỘI NGOẠI HOẠT TÝ THỜI 内外活子時
Nội hoạt giờ tý là thử mễ xuân hồi, ngoại hoạt giờ tý là huyền châu hiển tượng. Tổ Tam Phong nói: “Đại đan như thử mễ”. Tổ Tử Dương nói: “Chính vị trung ương sinh huyền châu”.

NỘI NGOẠI HÔ HẤP 内外呼吸
Ngoại hô hấp là việc trên sắc thân, điều tiếp hậu thiên để dưỡng hình thể. Nội hô hấp là việc trên pháp thân, thai nghén tiên thiên để dưỡng cốc thần. Ngoại hô hấp đến từ trong thiên mệnh, chẳng phải vật cùng một loại, cũng không thể gần gũi, cho nên không thể dùng để hợp đan. Tổ Tử Dương nói: “Cửa huyền tẫn người đời ít biết, đừng đem miệng mũi làm xằng bậy, dù ông bỏ lấy qua ngàn năm, làm sao kim ô bắt được thỏ”.

NỘI NGOẠI HỘ ĐẠO 内外護道
Có duyên gặp được chân sư, cầu được chân quyết, còn phải được sự hộ trì của bạn đạo đồng chí mới có thể nhập thất tu luyện. Nội hộ là lo liệu ăn mặc, coi chừng an nguy. Ngoại hộ là đề phòng bên ngoài đến quấy nhiễu, ứng phó với những điều bất trắc. Chung Tổ nói: “Trong đời khó kiếm bạn chân tu, tiền dễ tìm, bạn khó kiếm”. Lữ Tổ nói: “Muốn tránh sự nguy hiểm cần có người trợ giúp”. Thượng Dương Tử nói: “Có bạn có tiền là nội ngoại hộ, làm tiên đâu phải vào núi sâu”.

NỘI NGOẠI HUYỀN TẪN 内外玄牝
Nội huyền tẫn là nội thận, do dương khí của cha mà thành. Ngoại huyền tẫn là miệng mũi, thọ âm khí của của mẹ mà thành. Luyện đan lấy nội thần làm huyền tẫn, luyện khí lấy miệng mũi làm huyền tẫn. Tử Dương chân nhân nói: “Cửa huyền tẫn thế gian ít người biết, chớ đem miệng mũi làm xằng bậy”, đây là nói ngoại huyền tẫn, nếu luyện đan thì uổng phí công phu. Kinh Đạo Đức ghi: “Cửa huyền tẫn là gốc của thiên địa”, đây là nói nội huyền tẫn là chỗ hạ thủ luyện đan.

NỘI NGOẠI LUYỆN KỶ 内外煉己
Nội luyện kỷ là đem diên của người luyện hống của mình khiến nó tương khắc tương sinh. Kỷ là kỷ hống chân hỏa, phải luyện chân hỏa này hàng phục được chân long kia không cho nó chạy lung tung, mới có thể chế phục bạch hổ. Ngoại luyện kỷ là luyện tâm mình cho định, tâm định thì thân cũng định, thân định thì sắc dục không thể lay động, danh lợi không làm mờ mắt, rồi sau đó chân hống tồn tại, đan cơ bền vững. Tổ Hàm Hư nói: “Ngoại luyện là hòa quang hỗn tục, nội luyện là nung hống thành sa”. Lại nói: “Muốn làm sống lại nội tâm ắt phải dưỡng kỷ bên trong, muốn giết chết ngoại tâm ắt phải luyện kỷ bên ngoài”. Thượng Dương Tử nói: “Tu đan dễ dàng, luyện kỷ rất khó”. Lữ Tổ nói: “Tu tiên có trình tự, luyện kỷ thì vô hạn”.

NỘI NGOẠI LƯỠNG KHIẾU 内外兩竅
Nội khiếu là huyền quan, ngoại khiếu là dương quan. Huyền quan mở thì dương quan đóng. Dương quan chẳng đóng thì huyền quan chẳng mở, dương quan chẳng đóng thì dương vật cử động, là hữu tướng. Dương quan đóng thì ngoại hình không động, là vô tướng. Huyền quan là thượng huyệt, dương quan là hạ huyệt. Thượng huyệt đóng thì khí hóa tinh, hạ huyệt đóng thì tinh hóa khí. Tham Đồng ghi: “Trên đóng lại gọi là có, dưới đóng lại gọi là không. Không là tôn trọng ở trên, ở trên có thần đức ở”.

NỘI NGOẠI MA CHƯỚNG 内外魔障
Ngoại vốn vô sự, gặp vui liền vui, gặp giận liền giận, gặp buồn liền buồn, gặp sợ liền sợ, là thiên ma bên ngoài đến. Nội vốn hư vô, một là nghĩ về quá khứ, hai là nghĩ về phục sinh, vọng niệm chẳng dừng, tức diệt tức khởi, trừ đi lại nổi lên, là chướng ngại bên trong khởi ra. Tiên Tông ghi: “Chưa dứt ma ngủ, lại bị trần mộng”.

NỘI NGOẠI NGŨ HÀNH 内外五行
Chỉ ngũ hành tiên thiên và hậu thiên. Tu chân biện nan tu chứng ghi: “Ngũ hành từ âm dương mà ra, âm dương có nội ngoại, ngũ hành đâu có thể không chia nội ngoại... Dương là ngoại, thuộc về tiên thiên; âm là nội thuộc hậu thiên. Đây là phân chia tiên thiên hậu thiên, phân biệt thành nội ngoại dược”.

NỘI NGOẠI NHẬT DỤNG 内外日用
Chỉ bên trong (nội) tu chân công, bên ngoài (ngoại) tích đức hạnh. Chân tiên trực chỉ ngữ lục q. thượng ghi: “Ngoại nhật dụng, rất kỵ thấy lỗi người khác, khoe khoang đức của mình, đố kỵ người hiền năng, khởi tục niệm vô minh v.v... Nội nhật dụng, cần chân thanh chân tĩnh, bất nhiễm bất trước, điều khí dưỡng thần, tiêu dao tự tại, ngầm tích công đức, không cần người khác biết, chỉ mong trời xét cho.

NỘI NGOẠI NHẬT NGUYỆT 内外日月
Nội nhật nguyệt là nhĩ quang, ngoại nhật nguyệt là mục quang. Ngoại nhật nguyệt phản chiếu thì nội nhật nguyệt quang hiện. Kim Hoa Tông Chỉ ghi: “Ngoại nhật nguyệt giao quang, nội nhật nguyệt giao tinh”.

NỘI NGOẠI PHÂN HỢP 内外分合
Phân là chia ra, thái là thái ngoại dược, thủ là thủ nội dược. Hợp là hợp lại, thái thủ chính là hỏa hậu, hỏa hậu chính là thái thủ. Thể Chân Tử nói: “Hỏa hậu không ngoài thái thủ, thái thủ lại ở trong hỏa hậu, một khi đến bên lò, tự mình không thể làm chủ, ắt cần Huỳnh bà đăng đàn”.


NỘI NGOẠI TAM BẢO 内外三寶
Nội tam bảo là tinh khí thần, hỏa động ở trong ắt nhiễu loạn khí kia mà tinh lay động, tâm chạy theo sự vật ắt quấy nhiễu thần kia mà tính loạn động; cần hòa hợp ngưng tập chuyên tâm nơi trong thì thần không chạy theo ra bên ngoài, tính tự nhiên thuần. Ngoại tam bảo là tai mắt miệng, vì sự hô hấp tự nhiên thâm nhập đan điền, như vợ chồng trở về phòng; cần dứt hết việc ngoài thì tâm không chạy bên ngoài, ý không nghĩ tưởng bên ngoài, thường hun đốt tứ chi hình hài; việc trúc cơ không khó. Tổ Tam Phong nói: “Thường khiến nội tam bảo chẳng chạy theo vật, ngoại tam bảo chẳng nhiễu loạn ở giữa”.

NỘI NGOẠI TAM YẾU 内外三要
Nội tam yếu là quy căn cần khiếu, phục mệnh cần quan, hư vô cần cốc. Ngoại tam yếu là hơi thở cần điều, ánh mắt cần bịt, tai cần nghe bên trong. Tham Đồng ghi: “Ly khí nạp doanh vệ, khảm không cần nghe, đoài hợp không cần bàn, lời hiếm thuận hồng hoang. Tam yếu là then chốt, thân thể ở phòng trống không, tâm chí trở về hư vô, vô niệm cho là thường”.

NỘI NGOẠI THẦN KHÍ 内外神炁
Tâm tĩnh ở trong là nguyên tính, ở trong tĩnh mà hư cực rồi ngoại giác là nguyên thần, ở trong tĩnh mà vô niệm rồi nội động là nguyên khí, động mà hướng ngoại xoay chuyển là nguyên tinh. Lữ Tổ nói: “Tĩnh là tính, động là thần”.

NỘI NGOẠI THẦN THÔNG 内外神通
Vì thần vào khí huyệt thông thấu âm kiểu, hai mạch Nhâm Đốc thông suốt, gọi là nội thần thông. Thần ở nơi khí huyệt sau khi đại định, dương thần xuất hiện biến hóa vô cùng gọi là ngoại thần thông. Tiên Kinh ghi: “Nhất dương động thì các dương đến, huyền khiếu mở thì mọi khiếu mở, thu dọn thiềm quang đến nguyệt quật, từ đây có đường đến Bồng Lai” đây là nội thần thông. Lữ Tổ nói: “Hỏa hậu thực sự trải qua chín năm, chợt phá vỡ đỉnh thiên môn, chân thần xuất hiện đại thần thông, từ đây có thể chúc mừng thiên tiên”, đây là ngoại thần thông.

NỘI NGOẠI THĂNG GIÁNG 内外升降
Bên ngoài khí hít vào là giáng, thì nguyên khí bên trong tự thăng. Bên trong khí thở ra là thăng thì nguyên khí bên trong tự giáng. Nội ngoại thăng giáng này lúc chu thiên vận chuyển, lấy chân ý làm trục bánh xe, chuyển vận làm nan hoa xe, thần ẩn núp ở trong sử dụng hô hấp, trên thấu trời dưới thấu đất khiến cho ngũ hành điên đảo vận hành trong ấy. Kinh Âm Phù ghi: “Rắn Hằng Sơn bị đánh vào đuôi thì đầu liền tiếp ứng, đánh vào đầu thì đuôi tiếp ứng”. Chu thiên vận chuyển cũng giống như lý này, do người học không được chân sư chỉ dạy nên khó rõ lý này.

NỘI NGOẠI TỨ TƯỢNG 内外四象
Nội tượng chân tính chân mệnh là một âm một dương. Ngoại tượng chân diên chân hống là một thư một hùng. Ngộ Chân ghi: “Tứ tượng ngũ hành toàn nhờ Thổ, tam nguyên bát quái há rời Nhâm”.

NỘI PHÙ NGOẠI HỎA 内符外火
Dương khí là ngoại hỏa, khí hô hấp là nội phù. Dương khí sinh động ắt lấy khí hô hấp làm nội ứng khiến cho khí trở về lò gọi là hỏa phù. Thượng Dương Tử nói: “Ngoại hỏa tuy động, song nếu bế hơi không tiếp ứng, lại còn thực hành nội phù thì uổng phí thần công”.

NỘI QUÁN 内觀
Mắt rất dễ bị vật dục dẫn dụ, đây là nguồn gốc của mọi thứ bệnh, là nguyên do của trăm loại tai hại. Nếu hay nội quán mà không ham muốn, đừng để ánh mắt chạy ra ngoài, thực hành công phu thanh tịnh trong bảy ngày thì ắt có hiệu nghiệm. Thái Thượng nói: “Thường không ham muốn để quán sự kỳ diệu, thường ham muốn để quán sự mong cầu”.

NỘI TAM THANH 内三清
Ngọc thanh là nguyên tinh, thượng thanh là nguyên khí, thái thanh là nguyên thần, đây là tam bảo của tu chân. Thành thật tu theo đó thì dễ thành chính quả. Chung Tổ nói: “Tam thanh là việc bí mật, quên lời quên hình, không hỏi không đáp”.

NỘI THẦN THÔNG 内神通
Lấy thần chế ngự khí vào nơi khí huyệt khiến cho thần khí không gián cách, động tĩnh đều hợp, đây là nội thần thông, thần khí hợp nhất. Huỳnh Đế nói: “Tồn tâm bên trong, chân khí tự nhiên xung hòa”.

NG


NGÃ ĐỘNG BỈ ĐỘNG 我動彼動
Ngã động là âm, bỉ động là dương. Có niệm mà động, có trọc có chất, vì nó lưu tâm cho nên gọi là ngã. Không niệm mà động, là thanh là tịnh, vì không lưu tâm nên gọi là bỉ. Bạch Tổ nói: “Khi một niệm động đều là hỏa, muôn duyên vắng lặng liền sinh chân”.

NGÂN DIÊN 銀鉛
Nghĩa là trong âm chứa dương. Âm không có dương thì không thể tự hưng thịnh linh hồn, như trong mặt trăng có con thỏ mới có thể phản quang thành màu trắng, ở nơi bát quái thuộc về quẻ khảm. Vô Lậu Tử nói: “Diên cầu ngọc thố tinh trong não, hống nắm kim ô huyết trong tim”.

NGÂN HÀ 銀河
Ở nơi trời là dương chủ về thăng lên, ở nơi người là mạch Đốc, ngân hà là đặc danh lúc vận chu thiên, chuyên thăng lên mà không giáng xuống. Vô Căn Thụ nói: “Cây không rễ, hoa nở rộ, sóng bủa ngập trời trăng đùa sóng; đường ngân hà, thấu chín tầng mây, bóng bè vắt ngang hư không ghé đuôi sao Đẩu”.

NGÂN NGẠC 鄞鄂
Như cuống của trăm hoa, là cơ sở của luyện đan, do nắm lấy tinh của thái âm, khí của thái dương quy về thần thất để trộn lẫn và giao nhau không ngừng mà sản sinh pháp tượng. Tổ Tiềm Hư nói: “Nắm lấy động cơ kia để lập mệnh cơ, để dưỡng ngân ngạc”. Khuê Chỉ ghi: “Trong mộc sinh hồn, trong kim sinh phách, hồn phách ngưng tụ hóa thành ngân ngạc”.

NGÂM KHIẾU 吟叫
Ngâm rống. Long ngâm hổ khiếu là lúc âm theo đuổi nhau, sức sống phát động rất mãnh liệt. Huyền Áo Tập ghi: “Một mình lên đỉnh Côn Lôn nhìn cảnh mờ mịt, rồng ngâm cọp rống rất rõ ràng”. Ngộ Chân ghi: “Đỉnh núi Hoa Nhạc cọp đực rống, đáy biển Phù Tang rồng cái ngâm”.

NGHỊCH CHUYỂN 逆轉
Chim bay ngược gió, cá bơi ngược dòng. Trời đất lấy chu sa thủy ngân để nghịch chuyển, cho nên đan pháp càn dưới khôn trên là thái (rộng lớn), khảm ly điên đảo là ký tế. Cổ Tiên nói: “Ngũ hành điên đảo đại địa là bảy báu; ngũ hành thuận hành pháp giới là hầm lửa”.

NGHỊCH LUYỆN 逆煉
Đan pháp lấy hống cầu diên là hỏa làm chảy kim, được dược quy đỉnh; lấy diên phục hống là kim chặt mộc, đều là nghịch luyện. Nhưng kim chặt mộc, trái lại mộc tươi tốt, hỏa làm chảy kim, trái lại kim hòa hợp, bởi ngũ hành có một khí mà thôi, chia ra làm năm, hợp thì về một, tự thân ái nhau. Khuê Chỉ ghi: “Nghịch là từ cửu cung đến bát quái, đem thất chính biến thành lục vị, làm cho ngũ hành hội về tứ tượng, hợp tam tài với nhị nghi, hòa nhị thổ thành đao khuê, đều qui làm một”.

NGHỊCH THỦY SANH THUYỀN 逆水撑船
“Chống thuyền ngược nước”. Đan kinh nói nghịch thủy sanh thuyền, lấy thuyền dụ cho tình, bởi tình như nước thích thuận hành chảy xuống, nếu luyện đan gặp phải tình huống này thì cần phải trụ vững gót chân chống chỏi quay về từ chỗ ngược dòng mới có thể thành đan. Tổ Tam Phong nói: “Thực hành tay thợ khéo, chống thuyền trên dòng nước ngược”.

NGOẠI DƯỢC 外藥
1 – Chỉ dược vật dùng trong việc luyện Ngoại đan như đan sa, hùng hoàng, bạch phàn (phèn trắng), tằng thanh, từ thạch (đá nam châm) v.v...
2 – Chỉ tinh, khí, thần hậu thiên. Tịnh minh tông giáo lục ghi: “Ngoại dược tức là Tinh giao cảm, Khí hô ứng, Thần tư lự”.

NGOẠI ĐAN 外丹
Còn gọi: Kim đan. Là thuật ngữ của Đạo giáo sử dụng khi tu luyện. Kim đan là thứ dùng vật chất như đan sa v.v... do nấu luyện mà thành. Gọi là Ngoại đan là để đối lại với Nội đan. Có hai loại “Điểm hóa” và “Phục thực”. Ngoại đan dùng để điểm hóa là viên linh đan mới sơ bộ luyện thành. Còn loại kim đan được gọi là tiên đan, có thể dùng để phục thực (uống) là loại linh đan tiếp tục nấu luyện mà thành. Do Đạo giáo cho rằng phục thực kim đan có thể đắc đạo thành tiên, cho nên từ thời Hán về sau, thuật Ngoại đan ngày càng hưng thịnh, thời Đường lại càng phát đạt, tới thời Tống Nguyên mới bắt đầu suy sút.

NGOẠI ĐẠO 外道
Có bốn loại: “Động, tĩnh, thuật, lưu”. Động, như kéo cung đạp nỏ, xoa rốn chuyển khí, lắc đầu lay mình, là loại người dẫn dắt uống ăn, muốn thành đạo giống như mò trăng dưới nước. Tĩnh, như dừng lương lương thực trốn trong hang, thanh tịnh vô vi, tham thiền tĩnh tọa, ăn chay cấm khẩu, là loại người nhập định tọa quan, muốn thành đạo giống như đất trong lò chưa từng nung lửa làm sao mà bền được? Thuật, như thỉnh tiên cầm chuông, vẽ bùa trị bệnh, kêu mưa gọi gió, là loại người viên quang thỉnh thần, muốn thành đạo giống như cảnh hiện trong gương hoàn toàn hư giả. Nho gia, Thích gia, Đạo gia giảng kinh thuyết pháp, thầy bói thầy tướng đi khắp bốn phương, xem kinh niệm phật, lên chùa lễ Phật dâng hương. Đều như trong vách nhà trồng cây cột, há có thể đắc đạo ư? Liễu Mệnh Thiên ghi: “Trong thân đều là thuốc sống lâu, tức cười kẻ ngu hướng ngoại tìm”.

NGOẠI HỎA NỘI PHÙ 外火内符
Hỏa trong thận, động thì hướng ngoại nên gọi là ngoại hỏa. Hỏa trong tâm, tuy động mà không thể thấy, phát ra ở trong mà tĩnh nên gọi là nội phù. Thượng Dương Tử nói: “Ngoại hỏa tuy động mà hành, nội phù bế hơi thở thì không tiếp ứng, uổng phí thần công”.

NGOẠI KHÍ 外氣
Nhà Nội đan cho rằng Khí trời đất tự nhiên là Ngoại khí. Ngoại khí tính cương bình, bởi vậy người luyện thai chẳng nên uống nhiều.

NGOẠI KIM ĐAN 外金丹
Tức là đại dược. Thiên tiên chính lý trực luận ghi: “Thánh nhân, chân nhân đời sau tu luyện thứ này, ắt khiến thần khí cân bằng tương hợp, hỏa dược thích nghi, dùng khí hô hấp, nhờ chân khí làm động tĩnh. Dùng sự động của chân khí mà định căn cơ của Chân tức thì hỏa dược vừa chẳng thiên về một bên, vừa không bị cái họa cưỡng chấp túng thất (cố chấp tuột mất). Cứ như thế mà luyện thì mới được Tiểu chu thiên, mới thành đại dược trường sinh, mới gọi là Ngoại kim đan thành”.

NGOAN KHÔNG 頑空
Là một trong “Ngũ không”. Chỉ một tầng thứ của Lý pháp nội luyện. Đạo khu – Quan không thiên ghi: “Hư mà không hóa, trệ mà không thông, âm trầm phôi hồn, thanh khí ẩn giấu mà không phát, dương hư chất phác mà không bốc lên, thì gọi là kẻ “chí ngu” vậy”. Gọi đó là “Ngoan không”.

NGỌC ANH 玉英
Chỉ tân dịch trong miệng (nước miếng). Hoàng đình nội cảnh kinh ghi: “Kim lễ, ngọc anh là tân dịch trong miệng”. Chỉ tân dịch do ngậm khí xúc miệng khi tu luyện. Huỳnh đình nội cảnh kinh ghi: “Miệng là Ngọc trì Thái hòa cung”. Vụ Thành Tử ghi: “Tân dịch trong miệng là ngọc dịch, có tên là Lễ tuyền, cũng gọi là Ngọc dịch, trữ nước thành ao”.

NGỌC DỊCH HOÀN ĐAN 玉液还丹
Ngọc dịch chỉ Thận dịch, Thận dịch theo nguyên khí bốc lên mà chầu vào tâm, từ tâm qua Trung đan điền mà quay lại Hạ đan điền. Đó gọi là Ngọc dịch hoàn đan. Chung Lữ truyền đạo ký ghi: “Ngọc dịch chính là Thận dịch. Thận dịch theo nguyên khí đi lên chầu ở Tâm, tích lại thì là Kim thủy, bốc lên thì đầy Ngọc trì, tản ra thì là Quỳnh hoa, luyện kỷ thì là Bạch tuyết. Nếu mà nạp nó thì từ Trung đan điền mà vào Hạ đan điền; có thuốc thì tắm gội thai tiên; nếu đưa nó lên thì từ Trung đan điền mà vào tứ chi. Luyện hình thì thay Tiên trần cốt, chẳng thăng chẳng nạp, hết một vòng lại bắt đầu trở lại. Đó gọi là Ngọc dịch hoàn đan”.

NGỌC DỊCH LUYỆN HÌNH 玉液煉形
1 – Chỉ vận dụng ý niệm khiến tân dịch trong miệng vận luyện trong cơ thể theo một đường nhất định.
2 – Chỉ dùng Hà xa vận chuyển phép nội luyện Ngọc dịch hoàn đan.


NGỌC DỊCH LUYỆN KỶ 玉液煉己
Công phu luyện tính lúc đầu, luyện đến khi những ham muốn riêng tư sạch hết, thiên lý lưu hành, là luyện kỷ thuần thục, đan cơ kiên cố thì có thể thực hành mệnh công. Tổ Tam Phong nói: “Công phu luyện kỷ ai biết được, tinh linh thường đi theo với ta, một trần không nhiễm tâm thanh tịnh, muôn lự đều quên tính như si”.

NGỌC ĐẾ 玉蒂
Đế là mệnh đế của chính mình, mệnh đế không thể tự lập, ắt phải được chân diên hợp với kỷ hống, thần khí hòa lẫn mà sinh ra ngọc đế, mới có thể kết thành thánh thai. Kim Đan Tứ Bách Tự ghi: “Kim hoa nở ra lá hống, ngọc đế nuôi lớn cành diên”.

NGỌC ĐỈNH 玉鼎
Chỉ đan điền, Khí huyệt. Tiên Phật hợp tông ngữ lục ghi: “Đan ngưng Ngọc đỉnh, thì sinh gió vậy!”. Chú giải rằng: “Ngọc đỉnh: người xưa dùng kim lô, ngọc đỉnh để ví với Khí huyệt”.

NGỌC ĐỘNG SONG XUY 玉洞双吹
Là cảnh tượng sản sinh tiểu dược, khi ấy huyền quan khiếu mở chợt như sư tử rống lên một tiếng, hô hấp liền dứt, chân chủng sản sinh. Không bao lâu, trên cảm thấy hô hấp khởi lại đây là một lần thổi, dưới xung động dương quan đây lại là một lần thổi, cho nên gọi là song xuy (hai lần thổi). Ngọc động tức là Huyền quan. Đan Kinh Bí Quyết ghi: “Tin đến thì đánh chuông ngọc một tiếng, ngọc động đều mở, thời đến thì khí hóa dược sinh, tinh kim ra khỏi khoáng”.

NGỌC HOA 玉華
Ngày mùng ba, trăng non xuất hiện ở phương cấn, ánh sáng bóng như ngọc, giống như nhất dương vừa động dưới đáy biển ánh sáng của diên phát ra như hoa. Ánh sáng này gọi là Ngọc hoa. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Đốt hương chắp tay trước ngọc hoa, cùng vào cửa toàn cơ nơi thái thất”.

NGỌC LÔ 玉瀘
Lò phải ôn nhu thì hỏa không ráo, ngọc là vật nhu hòa, nên gọi là ngọc lô. Luyện ngọc dịch hoàn đan cần phải dùng khí huyệt làm lò, huyệt này chính là ngọc lô. Xao Hào Ca ghi: “Diên mới tựu, hống vừa sinh, ngọc lô kim đỉnh chưa từng nấu”.

NGỌC PHÒNG 玉房
Chữ ngọc là chữ nhất 一 và chữ thổ 土 mà thành chữ vương, thêm một chấm 丶 như chấm trong quẻ khảm trả lại chỗ khuyết trong quẻ ly, khôi phục hình thể của quẻ càn, giống như ngọc không tì vết, vì một là kỷ thổ thuộc âm, một là mậu thổ thuộc dương, mậu kỷ thổ hợp thì sinh ra ngọc, chỗ quy hợp ấy gọi là ngọc phòng. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Thường tồn ngọc phòng thần sáng suốt, lúc nghĩ nhớ kho lương không đói khát”.

NGỌC QUAN 玉关
1 – Chỉ Thần thất hoặc Thần môn trong não. Dưỡng mệnh cơ quan chân quyết ghi: “Nơi cổng ngõ mà muôn thần tụ họp, đó là Ngọc quan”.
2 – Chỉ đan điền. Tiêu Dao Tử đạo dẫn quyết ghi: “Chống lão phò suy có cách riêng, chẳng cần tìm âm dương ngoài thân. Gìn giữ Ngọc quan thường thăm thẳm, khí đủ thần toàn càng thọ cường”.

NGỌC THỐ 玉兎
Khảm vốn là khôn tượng, vì trong đó có chứa thái dương chân hỏa, trong phách có hồn, sắc nó trắng như ngọc thố, trong âm chứa dương. Tổ Tam Phong nói: “Kim hoa tủy, ngọc thố tinh, đem hai vật này nấu chung một chỗ”.

NGỌC TRÌ 玉池
Lúc tĩnh tột cùng một dương phát sinh trong thận, một khiếu trong thận được dụ rất nhiều tên, lúc này được gọi là ngọc trì. Huyền Áo Tập ghi: “Ngọc trì thường nhỏ âm dương tủy, kim đỉnh luôn nấu nhật nguyệt tinh”. Tổ Tử Dương nói: “Kim đỉnh muốn lưu hống trong chu, ngọc trì sớm chảy ngân trong thủy”.

NGỌC TUYỀN 玉泉
“Nước bọt”. Mao Đình khách thoại q.10 ghi: “Ngọc tuyền là hai mạch tân dịch dưới lưỡi”. Tức là chỉ tân dịch (chất dịch) tiết ra miệng khi luyện công.

NGỘ CHÂN THIÊN 悟真篇
Tác phẩm Đạo giáo. Trương Bá Đoan thời Tống soạn, một quyển. Viết năm Thần Tông Hi Ninh thứ tám (1075). Dùng hàng trăm bài thơ từ để nói về pháp thuật luyện Nội đan, hỗ tương phát minh cùng với Tham Đồng Khế. Là tác phẩm quan trọng của phái Nội đan của Đạo giáo từ Tống trở về sau. Toàn sách có 81 bài thơ, 12 bài từ “Tây giang nguyệt”. Số 81 bài thơ, 12 bài từ này, mỗi bài đại để giống nhau. Số thiên chương thu thập bất nhất, thứ tự cũng hơi khác nhau. Cuối sách phụ chép 32 bài thơ, khúc, tạp ngôn, tham khảo những sáng tác trong sách Phật. Sách này trình bày một cách hệ thống lí luận về Kim đan. Cho rằng luyện Kim đan (Nội đan) là con đường duy nhất để tu tiên. Trong bài Tựa, tác giả đã chia phương thuật của Đạo giáo thành hai loại, gọi là Hành khí, Đạo dẫn, Tịnh cốc, Phòng trung v.v... là dễ gặp nhưng khó thành, có nghĩa là dễ học được, nhưng khó thành tiên. Duy chỉ có luyện Kim đan là “khó gặp nhưng dễ thành”, tức là khó luyện được, nhưng một khi đã luyện được thì có thể thành tiên. Trong sách lại đả kích loại phương thuật trước đây, đồng thời luôn luôn cường điệu bí quyết tu luyện Kim đan. Về phương pháp luyện, trước hết nhấn mạnh việc tìm chân dược, chọn lò vạc, nắm chắc hỏa hậu (tình trạng lửa luyện). Về chân dược thì không ngoài “tam hoàng” (hùng hoàng, thư hoàng, lưu hoàng), “tứ thần” (thạch, sa, chì, bạc) và một số loại thảo mộc dược. Loại “chân chủng tử” tức là tinh, khí, thần của cơ thể thì được gọi là “Thượng dược tam phẩm”, hay là “Tam bảo”. Nhưng Tam bảo phải kinh qua ba bước mới luyện thành kim đan. Bước thứ nhất là luyện tinh hóa khí, kết hợp tinh khí mà hóa thành chân khí, được gọi là “chân diên” hoặc Khảm. Bước thứ hai là luyện khí hóa thần (gọi là “hống”, ly) mà tái luyện (luyện lần thứ hai). Khiến cho Khảm thủy thêm vào Ly hỏa, Khảm dương trở về với Ly minh, cuối cùng Ly lại phục hồi thành thuần dương, luyện thành Kim đan. Bước thứ ba luyện thần về chỗ hư, tức thông qua việc tu tính, đạt tới cảnh giới hư tịch vô vi, hợp làm một với trời đất, đồng thể với vũ trụ. Hai bước trước gọi là “Mệnh công”, bước thứ ba gọi là “Tính công”. Loại này là quá trình “tứ tam biến nhất”, là quá trình nghịch hành với quá trình “nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” của Lão Tử, là sự vận dụng cụ thể đối với đạo của Lão Tử. Còn đồ lò vạc để nấu luyện (đỉnh khí) thì không phải là đồ gốm làm bằng đất, mà là mấy huyệt vị của cơ thể. Tức là ba Đan điền thượng trung, hạ. Lò là Hạ đan điền ở trong rốn. Đỉnh là Thượng đan điền Nê hoàn cung, hoặc Trung đan điền Hoàng đình cung. Lò Yển nguyệt tức Hạ đan điền. Càn là đỉnh, tại Thượng đan điền. Khôn là lò tại Hạ đan điền. Gọi giai đoạn luyện tinh hóa khí là khí ở hai vùng Thượng, Hạ đan điền được vận chuyển, nấu chín ở hai vùng Thượng Hạ đan điền. Gọi là “hỏa hậu” (tình trạng của lửa) thì không phải là lửa củi than, mà là chỉ việc lấy thần vận khí nhanh hay chậm. Khí đi nhanh mà đập vào cửa (cấp hành xung quan) thì gọi là “vũ hỏa”, khí đi chậm lên xuống thì gọi là “văn hỏa”. Tu luyện Nội đan ở giai đoạn “Mệnh công” thì cần phải phân biệt rõ hỏa hậu, đi vào giai đoạn “Tính công” thì hợp làm một với trời đất, thì không có tác dụng của hỏa hậu nữa. Tác giả cho rằng, trọng điểm của việc tu luyện Kim đan là tu mệnh; nhưng một khi công phu tu luyện đã thành tựu, nếu không tiến vào Tu tính thì không thể “hồi siêu tam giới”, quy vào chỗ “bản nguyên không tịch” được. Vì vậy, cuối sách còn phụ thêm 32 bài thơ, khúc, tạp ngôn, dẫn dụng lí luận của Thiền tông Phật giáo, chuyên bàn về Tu tính. Điều này đã chứng tỏ đã lấy một số lí luận Phật giáo để làm nội dung Tu tính của Đạo giáo, phản ánh tư tưởng “tam giáo hợp nhất” của tác giả. Sách này đưa vào trong Đạo tạng s.126, 127. Các đời có rất nhiều các nhà chú thích. Thu vào trong Đạo tạng, Đạo tạng tập yếu có Ngộ chân thiên chú thích của Ông Bảo Quang thời Tống, Ngộ chân thiên tam chú của Tiết Đạo Quang, Lục Tử Dã, và Trần Chí Hư thời Tống, Ngộ chân thiên chú sớ do Ông Bảo Quang thời Tống chú, Đái Khởi Tống thời Nguyên sớ, Ngộ chân thiên chân chỉ tường thuyết tam thừa bí yếu của Ông Bảo Quang thời Tống, Ngộ chân thiên giảng nghĩa của Hạ Nguyên Đỉnh thời Tống, Ngộ chân thiên xiển u của Chu Nguyên Dục thời Thanh. Ngoài ra còn có Ngộ chân thiên chú của Trương Vị thời Minh, Ngộ chân thiên trực chú của Lí Văn Chúc thời Minh, Ngộ chân thiên dực chú của Nhân Thục thời Minh, Ngộ chân thiên chính nghĩa của Đổng Đức Ninh thời Thanh, Ngộ chân trực chỉ của Lưu Nhất Minh thời Thanh, Ngộ chân thiên tập chú của Cừu Triệu Ngao thời Thanh, có đến hơn 10 loại.

NGỘT THIÊN 兀然
Thường chỉ trạng thái hỗn độn vô tri như say như mê của người tu trì khi luyện công.

NGŨ CHỦNG BIẾN 五種變
“Năm thứ biến”. Lúc luyện đan khí dịch tạo hóa, một biến là tinh, hai biến là châu, ba biến là hống, bốn biến là sa, năm biến là kim, đây gọi là kim đan. Lữ Tổ nói: “Trời sinh một vật biến ra tam tài, âm dương giao cảm kết thánh thai”.


NGŨ CHỦNG TÂM 五種心
Luyện đan phải có năm thứ tâm: 1 – Tín tâm, 2 – Thành tâm, 3 – Tinh tấn tâm, 4 – Dũng mãnh tâm, 5 – Hằng cữu tâm. Doãn chân nhân nói: “Học đạo chỉ trong một niệm, một niệm khởi lên thì tiến, tiến mãi không thôi, việc học tự thành”.

NGŨ HÀNH BIẾN THIÊN 五行變遷
Một biến là diên tại hướng bắc, hai biến là sa tại hướng nam, ba viến làhống tại hướng đông, bốn biến là ngân tại hướng tay, năm biến là thổ tại trung hoàng. Thổ Chân Tử nói: “Dương biến âm hợp mà sinh ra thủy hỏa mọc kim thổ”.

NGŨ HÀNH ĐIÊN ĐẢO 五行顛倒
Dưỡng sinh gia cho rằng: Khí ngũ hành ngũ tạng của người ta, nếu để mặc cho nó vận hành thuận tự nhiên thì dịch hóa thành huyết, huyết hóa thành tinh khí, tràn cả ra ngoài, khí kiệt tinh khô mà chết. Do đó Nội đan phần lớn dùng cách nghịch chuyển điên đảo, dùng thuật ngũ hành thác vương làm cho tinh hóa thành khí, khí hóa thành thần, thần hóa thành hư, hư quy về vô cực thì có thể trường sinh mà bất diệt. Đan từ trong Vô căn thụ có nói: “Thuận là phàm, nghịch là tiên, chỉ ở chỗ điên đảo”.

NGŨ HÀNH HỘI HỢP 五行會合
Nơi trời lấy mặt trời làm hỏa, lấy mặt trăng làm thủy, lấy gió làm mộc, lấy sao làm kim, lấy sấm sét làm thổ. Nơi người là tinh khí của ngũ tạng, hay ngưng tụ thì ngũ hành hòa lẫn trong chân thổ, tinh thần hồn phách tụ tập trong trong chân ý. Chân ý là tông của nhật nguyệt, tổ của ngũ hành. Do ý không động thì ngũ hành tứ tượng đều tụ hội ở trung cung, luyện đan lấy diên hống ngân sa thổ làm diệu dụng của ngũ hành. Tổ Tam Phong nói: “Ngũ hành tụ tập cướp thiên địa, bát quái tuần hoàn làm thánh hiền, trong lò tạo hóa nấu nhật nguyệt, trong đỉnh càn khôn sinh kim liên”.

NGŨ HÀNH NGHỊCH KHẮC 五行逆尅
Đan pháp lấy hống cầu diên là hỏa nấu chảy kim, kim bị khắc mà dung hòa trở lại; được dược quy lô là kim phạt mộc, mộc bị tổn thương mà vinh thịnh trở lại, nguyên do ở chỗ nào? Bởi thủy hay khắc hỏa, nhưng con của thủy trở lại hay sinh hỏa, kim tuy khắc mộc, mà con của kim lại hay sinh mộc, vì khí của ngũ hành vốn là một khí. Nói theo tương đối thì hình như tương khắc, nói theo hợp nhất thì thật ra tương thành, cho nên chia ra làm năm, tương khắc thì tương sinh, tương đối thì tương khắc, tương cứ thì tương sinh, là thường đạo. Ngũ hành hợp nhất thì tương thân tương luyến là đan đạo. Tham Đồng ghi: “Ngũ hành nương tựa nhau để sinh, hỏa diệt kim, kim phạt mộc”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:27 am

NGŨ HÀNH TẠO HÓA 五行造化
Thủy của trời giáng xuống, hỏa của đất thăng lên để giao nhau thì tam tài thành địa vị. Bốn mùa thuận lệnh ngũ hành tự hay sinh hóa chẳng dừng. Tổ Tam Phong nói: “Tương lai vượt ra ngoài càn khôn, không thuộc toàn cơ trong tạo hóa”.


NGŨ HÀNH THÁC VƯƠNG 五行錯王
Chỉ Ngũ hành vận hành ngược để thành được Đan đạo. Tham Đồng Khế ghi: “Ngũ hành thác vương tương cứ dĩ sinh. Hỏa tính tiêu kim, kim phạt mộc vinh”. Du Diễm chú: “Kim sinh thủy, Mộc sinh hỏa. Đó là ngũ hành thuận như thường đạo. Nay nói theo Đan pháp thì mộc làm bạn với hỏa, hỏa lại sinh mộc; kim và thủy hợp một chỗ, thủy lại sinh kim. Vì thế nói Ngũ hành thác vương, tương cứ dĩ sinh”.

NGŨ HÀNH THỦ GIỚI 五行守界
Tức Ngũ khí triều nguyên, Toản thốc ngũ hành. Tham đồng khế ghi: “Ngũ hành là Đông hồn mộc, Tây phách kim, Nam thần hỏa, Bắc tính thủy, Trung ý thổ. Thủ giới là thu liễm không dùng, ai giữ giới hạn nấy. Ý nói mắt không nhìn hồn ở gan, tai không nghe tính ở thận, lưỡi không gọi thần ở kim , mũi không ngửi phách ở mật, tứ chi bất động, ý ở tỳ”.

NGŨ HÀNH THUẬN NGHỊCH 五行順逆
Can mộc chứa hồn, tính phù chủ về hỉ. Tâm hỏa chứa thần, tính viêm chủ về lạc. Thận thủy chứa tinh, tính lưu chủ về ai. Phế kim chứa phách, tính trầm chủ về nộ. Tỳ thổ chứa ý, tính trệ chủ về dục, đều là đạo thuận hành, thuộc về hậu thiên. Mộc tính phù khiến kia trầm thì mộc trở về thì căn mà hỉ hóa thành nhân. Kim tính trầm khiến kia phù thì kim trở lại nguồn của nó mà nộ hóa thành nghĩa. Thủy tính chảy xuống khiến kia bốc lên thì thủy trở về nguồn mà ai hóa thành trí. Hỏa tính bốc lên khiến kia đã hạ xuống thì hỏa trở lại chân mà lạc hóa thành lễ. Thổ tính trệ khiến kia hòa thì âm thổ trở thành dương thổ mà dục biểu thành tín, đều là đạo nghịch hành, thuộc về tiên thiên. Cho nên bậc chí nhân tu luyện hành đạo tiên thiên, hóa hậu thiên kia, xoay chuyển bộ máy kia, để cướp quyền tạo hóa, chuyển cái chuôi sinh sát mà thành chân nhân. Tiên Kinh ghi: “Ngũ hành thuận hành, pháp giới như hầm lửa, Ngũ hành điên đảo, đại địa như bảy báu”.

NGŨ HÓA 五化
Dịch hóa huyết tại giáng cung, huyết hóa tinh tại hai quả thận, tinh hóa khí tại hạ điền, khí hóa thần tại trung điền, thần hóa hư tại thượng điền. Khưu Tổ nói: “Không thì hóa, hóa thì thông, lấy dừng tâm ngưng thần làm nền tảng ban đầu, lấy tính sáng thấy không là thật địa, lấy vong tức hóa chướng làm tác dụng”.

NGŨ HUỆ NHÃN 五慧眼
Một là thiên, thông nhãn có thấy mọi việc trong cõi trời tam thập tam thiên. Hai là địa, linh nhãn có thể thấy việc ở mười tám tầng địa ngục dưới đất. Ba là nhân, minh nhãn có thể biết việc quá khứ vị lai, trước khi sinh, sau khi chết. Bốn là quỉ, thấu nhãn có thể nhìn thấy ngũ kim trong núi sông, tất cả vật có chất. Năm là thần, huệ nhãn có thấy những biến hóa trước sau, những thứ động tác trên thế giới. Tiên Kinh ghi: “Thần minh khó lường ngũ huệ nhãn, huệ quang soi thấu thái hư không”.

NGŨ KHÍ TRIỀU NGUYÊN 五氣朝原
Ngũ khí trời có ngũ hành, người có ngũ tạng. Triều nguyên tức là quy nguyên, tức là tu luyện nguyên khí của ngũ tạng làm cho nó trụ lại ổn định, không bị thất thoát hư hao. Sách Tính mệnh khuê chỉ viết: “ Thân bất động thì tinh ổn định và thủy triều nguyên; tâm bất động thì khí ổn định và hỏa triều nguyên; chân tính tĩnh lặng thì tâm hồn ổn định và mộc triều nguyên; dục vọng không còn thì phách ổn định và kim triều nguyên; bốn đại bình yên hài hòa thì ý niệm sẽ ổn định và thổ triều nguyên”. Doãn chân nhân nói: “Năm khí quy nguyên thì tam nguyên đều tụ nơi càn đỉnh”.

NGŨ KHỔ 五苦
Chỉ các loại khổ đau của con người. Phật gia nói Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Ái là Ngũ khổ. Đạo gia thì nói Sắc, Ái, Tham, Hoa, Thân là Ngũ khổ.

NGŨ KHÔNG 五空
Chỉ năm tầng bậc khác nhau trong nội luyện dưỡng sinh: Ngoan không, Pháp không, Bất không, Chân không và Tính không.

NGŨ KIM 五金
1 – Chỉ tinh khí của Ngũ tạng. Tham đồng khế ghi: “Âm dương chi thủy, súc hàm hoàng nha, Ngũ kim chi chủ, Bắc phương hà xa”. Chu Nguyên Dục thời Thanh chú: “Khí tiên thiên chính đó là Kim tinh của Càn gia, có thể nắm giữ vạn hóa, là chân tể của việc sinh thành ngũ hành hậu thiên, cho nên gọi là “Ngũ kim chi chủ, Bắc phương hà xa”. Ngũ kim là mượn những chất ngoại luyện: ngân, diên, sa, hống, thổ (bạc, chì, chu sa, thủy ngân, đất) để ví cái tính của Ngũ hành trong cơ thể.
2 – Năm loại dược vật khoáng thạch dùng để luyện ngoại đan: chu sa, thủy ngân, hùng hoàng, thư hoàng, lưu huỳnh.
3 – Chỉ chì, một loại thuốc ngoại đan. Tham đồng khế ghi: “Ngũ kim là tên gọi của chì, cũng gọi là Kim công, Kim công cũng là tên của chì”.

NGŨ LAO 五勞
1 – Chỉ ngũ tạng lao tổn, tức Tâm lao, Can lao, Tỳ lao, Phế lao, Thận lao.
2 – Chỉ nhìn lâu, đứng lâu, nằm lâu, ngồi lâu, đi lâu.
3 – Chỉ chí lao, tâm lao, tư lao, ưu lao, sấu lao.

NGŨ LIỄU TIÊN TÔNG 五柳仙宗
“Ngũ Liễu tiên tông” là một trước tác của Ngũ Xung Hư thời nhà Minh. “Ngũ Liễu tiên tông”, “Tiên Phật hợp tông” cùng với các tác phẩm “Tuệ mệnh kinh” và “Kim tiên luận chứng” của Liễu Hoa Dương thời nhà Thanh đã hợp thành một bộ sách viết về tu luyện của Đạo gia, là một bộ sách nghiên cứu về Đạo gia và khí công của Đạo giáo Trung Quốc rất nổi tiếng. Học thuật của hai người Ngũ và Liễu đều xuất phát từ phái Bắc tông môn, nhưng Ngũ Xung Hư thiên về tu luyện của Đạo gia, Liễu Hoa Dương lại hướng tới khuynh hướng tu trì của Phật gia. Sách của hai người đều có đặc điểm riêng nhưng đều trở thành tông chỉ tu luyện Đạo đan của Đạo gia.

NGŨ LONG BÀN THỂ 五龍蟠體
Năm rồng cuộn thân, chỉ cho pháp luyện công khi ngủ, Đầu xoay về hướng đông, một tay co lại làm gối đầu, một tay xoa rốn, một chân duỗi, một chân co, nằm nghiêng bên phải, mắt chưa ngủ tâm đã ngủ trước, giữ cho hư cực tĩnh đốc. Doãn chân nhân nói: “Lúc ngủ say nhất thiết không được vọng tưởng thì tâm tự nhiên hư minh”. Chân ý thuộc thổ, số của nó là năm. Nguyên thần thuộc long dụ cho ngũ long. Thánh là đan. Tổ Tiềm Hư nói: “Diên bị lửa nung bức bách xuất ra kim hoa, chưng nấu ùn ùn hơi bay lên đỉnh đầu, bạch hổ dẫn đường phía trước, thanh long phụ họa theo sau”.

NGŨ TÂM TRIỀU THIÊN 五心朝天
Năm lòng hướng lên trời. Trong lúc ngồi kiết già, vì hai lòng bàn chân ngửa lên trời, hai lòng bàn tay chồng ngửa lên trời, đỉnh đầu hướng lên trời, đây là năm tâm đều ngửa lên trời là triều thiên, gọi là kiết tường tọa. Ngũ chân nhân nói: “Ngồi kiết tường tọa trên hòn đá, hiểu được cơ ngữ hoa mỉm cười”.

NGŨ THÁI 五太
Một là thái ất, khí còn chưa thấy, có lý không có khí. Hai là thái sơ, khí bắt đầu manh nha, có khí không có hình. Ba là thái thỉ, hình bắt đầu hiện, có hình không có chất. Bốn là thái tố, chất bắt đầu sinh, có chất không có thể. Năm là thái cực, số một bắt đầu, lý khí hình chất thể đều đầy đủ. Ngũ chân nhân nói: “Thái cực tĩnh thuần dường như động, tiên cơ linh khiếu ở trước mắt”.

NGŨ THI 五尸
Cũng gọi là “Ngũ thần” hay “Ngũ quỉ”, chỉ năm thứ tử khí (trọc khí) trong ngũ tạng của con người. Vân cấp thất thiêm ghi: “Ngũ thi là: Thanh thi, Xích thi, Hoàng thi, Bạch thi và Hắc thi”, phép “thủ Canh Thân pháp” của Đạo giáo là tiêu diệt tử khí, dẫn đến sinh khí, để cầu được khỏe mạnh trường thọ.

NGŨ THIÊN LINH TỨ BÁT 五千铃四八
Ngũ (năm) 五 là số sinh của thổ. Trong chữ thiên 千 có chữ thập là số thành của thổ. Trên chữ thiên (ngàn) 千 có một cái phẩy 一 là nhất dương chứa trong hai thổ. Thổ là trung hoàng, lúc này chân dương đang ở trong hoàng đạo đang sắp vượng mà nhất âm chưa sinh, dục niệm chưa phát, xuân tình chưa động là cái thế của thượng đức như O (số không) là hình tượng tiên thiên vô cực. Lúc tính tình chưa phân mà hạ thủ luyện đan, chỉ thực hành công phu vô vi, nhận ra công trình trăm ngày trúc cơ liền có thể thành đạo. Tứ (bốn) là số sinh của kim, bát (tám) là số thành của mộc. Kim là tính, mộc là tình. Tính tình đã phân, kim mộc gián cách thì tính luyến tình mà dục niệm thường sinh biến thành cái thể hậu thiên lủng nát. Tu luyện vào lúc này ắt phải chọn thời của tiên thiên, hay được dược của tiên thiên, dùng công phu trúc cơ trăm ngày, luyện trở lại cái thể của tiên thiên, cái thời của tiên thiên là gì? Vì số 8 là số quẻ khôn tiên thiên, số 4 là số quẻ chấn tiên thiên, hình tượng quẻ là ........ .
Quẻ địa lôi phục dùng pháp đảo hành nghịch thi, vì lúc ấy âm tột dương sinh, như tiết đông chí trong năm, ngày mùng 3 trong tháng, giờ Tý nửa đêm trong ngày. Tổ Tam Phong nói: “Năm ngàn ngày gần sinh hoàng đạo, ba mươi giờ sẽ nhận ra hắc diên”.

NGŨ THIÊN NHẬT 五千日
Thân người lớn đến năm ngàn ngày là thời kỳ nguyên khí đầy đủ. Ngũ (năm) là một số trong số dương 1, 3, 5, 7, 9. Số dương 5 hợp lại tính toán như năm lần năm 25 là thiên số, ba lần năm 15 là ngày trăng tròn cũng là lúc dương quang sung mãn, vì số dương 1, 3, là dương non, số 7, 9 là dương già, đều không thể làm thuốc (dược), nên lấy số 5 ở giữa là dương trong dương là thích đáng. Lữ Tổ nói: “Năm ngàn ngày bền tâm tính toán, ba mươi giờ núp trong tối tăm”.

NGŨ THIÊN TỨ BÁT NHẬT 五千四八日
Là số ngày trong 14 năm, nếu tính bằng tháng là số giờ trong 14 tháng, nếu tính bằng ngày là số thù trong một ngày. Nếu lấy một năm nói về tiết đông chí là thời gian âm cực dương phục. Lấy một tháng nói về ngày cuối tháng là thời gian giờ tý nửa đêm sắp đến. Lấy một ngày để tính thì tại trung tiêu là thời gian tý hợi giao nhau. Lấy thân người mà nói thì gọi là hoạt tý thời, động mà chưa có hình. Bộ máy tạo hóa cùng với năm tháng ngày giờ hợp bích ngay trong trời đất mà thế nhân không hay biết. Thần tiên dạy người xét kỹ tin tức, chờ nguyệt xuất hiện ở phương canh, đón cơ hội đến phù hợp mà tác đan thì trong ứng ngoài hợp. Lúc này là cơ động Lại minh, âm dương chợt hội, diên hống bắt đầu giao, tư dịch nhuận trạch, dương đan nhập thổ phủ, cảnh giao cảm bắt đầu hiện ra. Cổ Tiên nói: “Nguyệt tròn sáng do khẩu quyết, thời chí diệu tại tâm truyền”.

NGŨ THIÊN TỨ BÁT THỜI 五千四八時
Trăng tròn khuyết, trong 14 ngày đầu tháng là trăng tròn, trong 14 ngày cuối tháng là trăng khuyết. Ngay thời khắc cuối tháng qua đầu tháng là khoảnh khắc trời đất giao hội. Sự tạo hóa thân thể con người cũng do thiên địa nhật nguyệt âm dương gặp thời cơ khí hóa mà thành. Nay dùng số giờ để tính “mỗi giờ dương có 36 thù, mỗi giờ âm có 24 thù. Mỗi ngày có 6 giờ dương, 6 giờ âm, cộng lại là 360 thù”. Một năm có tháng đủ, tháng thiếu, tháng nhuần, gồm có 12 tháng. Mỗi tháng bình quân có 29 ngày, nhân với 360 thù được 10629 thù, trừ đi nửa tháng trên có dương quang 5048 thù, nửa tháng dưới có dương quang 5048 thù, còn lại 533 thù là không có dương quang thuộc âm. Phụ nữ đến 48 tuổi âm huyết sắp mãn, âm thừa 6 thành 288, 533 thù trừ giảm 288 còn lại 245. Âm số chấm dứt tại 10, dùng 1/10 của nó là 24,5 thù. Phụ nữ 7 lần 7 là 49, nửa số âm khí là thời kỳ tráng niên, cho nên phụ nữ trường thành là 24 tuổi. Còn đàn ông thì lấy số ngày để tính toán (số của thái dương là 16), mỗi ngày giờ âm dương cộng chung 360 thù, nhân với 16 thành 5760 thù, bỏ đi nửa số của trước thượng huyền là 2880 dương yếu ớt không dùng, mà dùng nửa số sau thượng huyền dương vượng 2880 thù là dương trong dương. Mười đầy đủ dương số thì dùng tinh hoa của nhất dương, bỏ đi 9 số dương già làm 288 âm, vì dương số chấm dứt nơi 9 nên dùng 9 trừ nó, được sạch 32 thù. Đàn ông 8 lần 8 là 64, nửa số dương khí là thời kỳ tráng niên, cho nên đàn ông trưởng thành là 32 tuổi. Đàn ông 64 tuổi số dương khí hết, phụ nữ 49 tuổi, số âm huyết đã cạn, cho nên đời sống nam nữ sinh trưởng biến hóa đều có quan hệ với thiên địa nhật nguyệt. Tổ Hàm Hư nói: “Đoài nữ thủ kinh gọi là thiên quí, nhiếp tình quy tính gọi là thái luyện, 5048 giờ hoàng đạo, ngày 15 trăng sáng kim thủy đầy, nhất tiên thiên trong thân người, tinh khí sôi sục mạnh mẽ”.
NGŨ THIÊN TỨ BÁT XUÂN 五千四八春
Mỗi giờ dương có 36 thù, mỗi giờ âm có 24 thù. Từ ngày mùng 1 đến ngày 14 có 84 giờ dương, vậy 84 giờ dương có 5040 thù là số hỏa hậu. Tiết đông chí đến tiết kinh trập là dương trong dương như ngày mùng 8 là thượng huyền, kim thủy chia đều, âm dương hòa hợp nhau, như quẻ đoài trong âm sinh dương mà dương khí đang ở trung hoàng, là diên nửa cân ở thượng huyền. Cho nên thời gian cần để lấy chân kinh là 5040 được chân kinh là vào ngày mùng 8. Lữ Tổ nói: “Tìm mua đan phòng khí, năm ngàn bốn tám xuân, trước hết xem đêm mùng ba, lông mày mới thấy canh, muốn thấy canh hoa hiện phải tìm trở lại nơi lông mày”.

NGŨ THỜI THẤT HẬU 五時七候
Chỉ mấy giai đoạn mà Đạo sĩ tồn thần luyện khí phải trải qua, công phu tu luyện theo đó mà từ thấp lên cao. Thời thứ nhất, tâm động nhiều tĩnh ít. Thời thứ hai, tâm tĩnh nhiều động ít. Thời thứ ba, tâm động tĩnh bằng nhau. Thời thứ tư, tâm tĩnh nhiều động ít, chuyên chú vào một cảnh. Thời thứ năm, tâm nhất hướng thuần tịnh, có sự cũng bất động. Từ đó mà đi vào Thất hậu: Hậu thứ nhất, mọi bệnh cũ đều tiêu cả, Lục tình trầm tịch, gọi là đắc đạo. Hậu thứ hai, sắc mặt trở lại thời trẻ con, hình vui tâm yên, thông linh triệt thị. Hậu thứ ba, sống cả nghìn năm gọi là tiên. Hậu thứ tư, luyện thân thành khí, trở thành Chân nhân. Hậu thứ năm, luyện khí thành thần, trở thành Thần nhân. Hậu thứ sáu, luyện thần hợp sắc, gọi là Chí nhân. Hậu thứ bảy, cao siêu vật ngoại, quýnh xuất thường luân, muôn hành chấm dứt (hưu đình), gọi là cứu cánh.

NGŨ THÔNG 五通
Một là thiên nhãn thông, hai là thiên nhĩ thông, ba là túc mệnh thông, bốn là tha tâm thông, năm là thần cảnh thông. Ngũ chân nhân nói: “Thiên nhãn thông có thể thấy việc trên trời, thiên nhĩ thông có thể nghe lời nói trên trời, túc mệnh thông có thể hiểu rõ nhân đời trước, tha tâm thông có thể biết trước vị lai, chỉ có có thần cảnh thông là thức thần dụng sự. Nếu không làm chủ được tâm quân liền bị thức thần xoay chuyển, lại tự vui thích chỗ năng tu năng chứng mà sinh tâm hoan hỉ, không biết đã rơi vào ma chướng. Kẻ thích nói về phước họa nhân gian thì họa không đến thân, pháp tuy có huệ mà chẳng dùng thì hay chuyển thức thành trí”.

NGŨ TIÊN 五仙
Tiểu chu thiên hoàn thành gọi là nhân tiên; đại dược qua quan sau bảy ngày phục thực gọi là địa tiên; mười tháng dưỡng thai hoàn công sau khi xuất định gọi là thần tiên; sau ba năm bú mớm gọi là thiên tiên; sau chín năm diện bích gọi là kim tiên. Tổ Tam Phong nói: “Tu tiên cần phải tu thiên tiên, kim dịch thần đan chín chắn tham”.

NGŨ TỨC 五息
Một là tức (hơi thở) của thái thủ, tâm phải khiêm tốn, tinh mới nhập đỉnh gọi là súc địa; thân không lay động, dược tự theo sự chi phối gọi là nả vân thái thủ. Hai tức là giao cấu, cần phải sáu căn đại định, một niệm không sinh thì không giao tự giao. Ba là tức của tiến hỏa, vì ý bức bách nó nên gọi là khởi tốn phong, vận khôn hỏa. Bốn là tức của thoái phù, gọi là phục mệnh quy căn. Năm là tức của mão dậu mộc dục, nhu mà ngưng vận chuyển gọi là để mặc cho nó tự nhiên. Chung Tổ nói: “Nguồn đan lên xuống như thủy triều, tĩnh lặng điều tức để trở về nguồn, hỏa dược lên xuống đều tự nghinh đón thời cơ mà soi sáng”.

NGUYÊN ÂM 元陰
Đối đãi với Nguyên dương, chỉ thân âm. Vì nó có tác dụng tưới nhuần nuôi dưỡng các tạng phủ của cơ thể, là cơ sở cho hoạt động của Nguyên dương, là bản nguyên của sinh mệnh cho nên có tên như vậy. Cảnh Nhạc toàn thư ghi: “Nguyên âm là thứ nước vô hình (vô hình chi thủy), giúp cho cơ thể trưởng lập. Thiên quý (kinh nguyệt ở người nữ và tinh dịch ở người nam) chính là nó”.

NGUYÊN ÂM NGUYÊN DƯƠNG 元陰元陽
Chỉ chân âm chân dương, tức âm của thận, dương của tâm. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Luyện tinh, tức luyện Nguyên tinh, là rút Nguyên dương trong khảm. Nguyên tinh vững chắc thì khi giao cảm tinh sẽ không bị tiết lậu. Luyện khí là luyện Nguyên khí, là bổ Nguyên âm trong ly. Đối lập với Nguyên âm, chỉ Mệnh môn hỏa, Thận dương. Vì nó có tác dụng thúc đẩy, hun ấm các tạng phủ của cơ thể, là nguồn hoạt động cho sức sống của cơ thể, cho nên có tên như vậy. Ngô y hội giảng ghi: “Mệnh môn là chân dương của cơ thể con người, là nguyên dương ở trong thận”.

NGUYÊN DƯƠNG CHÂN KHÍ 元陽真氣
Tức là tổ khí cùng nguyên khí hỗn hợp, số của nó có 384 thù, bên trong có 24 thù tản nơi lục phủ ngũ tạng để ứng với 24 khí, bên ngoài có 360 thù để hợp với số lần chu thiên mà rót vào 360 đốt xương. Thạch Hàm ký ghi: “Nguyên dươngtức là nguyên tinh phát sinh từ chỗ huyền huyền”. Lữ Tổ nói: “Một điểm nguyên dương để luyện hình hóa khí, siêu phàm thân mà nhập thánh phẩm”.

NGUYÊN HẢI 元海
Chỗ nguyên khí tụ hội như các dòng song chảy về biển. Cổ Tiên nói: “Tâm tại đan điền, thân có chủ, khí quy nguyên hải thọ vô cùng”. Cảnh Dương Tử nói: “Tính quy nguyên hải sinh kim dịch, mệnh phục hư vô sản ngọc ba”.

NGUYÊN HÒA 元和
Chỉ chất tân dịch trong miệng Đạo sĩ, khi Đạo sĩ ngậm khí súc miệng. Đan điền thai tức hun chưng mà thành. Nuốt chất tân dịch này rất bổ ích cho cơ thể. Cũng gọi Kim tinh, Ngọc dịch, Thần thủy.

NGUYÊN HỎA 元火
Chỉ Chân dương trong thận. Động Nguyên Tử nội đan quyết ghi: “Soạn thực tự năng phát nguyên hỏa” (nghĩa là: Ăn uống tự nó có thể phát ra nguyên hỏa).



NGUYÊN HOÀNG 元黃
Nguyên là thiên, hoàng là địa; thiên địa là càn khôn, càn khôn là đầu bụng, tâm thận là khảm ly, khảm ly là thần khí. Ngọc Chỉ Thư nói: “Nguyên hoàng nếu không giao cấu, làm sao dương từ khảm bay lên được?”.

NGUYÊN KHÍ 元炁
1 – Khí Nguyên âm và Nguyên dương, do tinh tiên thiên hóa sinh ra. Nó phát nguyên từ thận, tàng chứa ở đan điền, qua đường tam tiêu mà đi khắp toàn thân, thúc đẩy hoạt động của lục phủ ngũ tạng và các tổ chức khí quan khác, là ngọn nguồn động lực sinh hóa. Nạn kinh ghi: “Mệnh môn là chỗ ở của thần, chỗ ràng buộc của nguyên khí”. Nguyên khí luận ghi: “Nguyên khí vốn là một, hóa sinh có hàng vạn”.
2 – Chỉ gốc của trời đất hoặc tinh hoa của trời đất.

NGUYÊN THẦN 元神
Chỉ cái gốc của tính mệnh. Tức hai tinh quấn quýt nhau gọi là thần. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Sau khi cha mẹ giao cấu, một đốm lửa thiêng... từ Thái hư hạ xuống, đó là nguyên thần của ta, từ đó thành ra khí, từ đó mà tạo ra hình”.

NGUYÊN THỦY TỔ KHÍ 元始祖炁
Đan Kinh ghi: “Cùng thủ sinh thân thọ khí sơ”. Sơ tức là nguyên thủy tổ khí, trong có 24 thù. Khí này chứa chân âm chân dương, 360 thù cộng với tổ khí 24 thù trước khi cha mẹ sinh thành 384 thù. Chung Tổ nói: “Muốn biết chỗ cứu cánh của kim đan thì hạ thủ công phu chỗ chưa sinh thân”.

NGUYÊN TINH 元精
1 – Chỉ cái gốc của sinh mệnh. Luận hành – Siêu kỳ ghi: “Trời bẩm cho nguyên khí, người nhận lấy nguyên tinh”.
2 – Tinh hoa của nguyên khí: “Phần tinh hoa trong nguyên khí, tích tụ lại gọi là nguyên tinh”.

NGUYÊN TỨC 元息
Nguyên hòa ở trong đan điền dường dó dường không, không lạnh không nóng giống như đốt mồi lửa, gọi là nguyên tức. Nguyên tức nếu động thì là phàm tức. Ngũ chân nhân nói: “Chỉ cần hơi thở của nội khí định thì sau đó khí mạch của ngoại thân bất động”.

NGUYỆT MÃN NGUYỆT KHUYẾT 月滿月缺
Mặt trăng tròn từ ngày 14 đến ngày rằm là dừng, đến giờ ngọ ngày 16 là trăng bắt đầu khuyết. Lục Tử Dã nói: “Sắp đến sắp sinh là tiên thiên, chính là trăng tròn. Sắp đi sắp diệt là trăng khuyết, chính là hậu thiên”.



NGUYỆT PHÁCH 月魄
Mệnh là nguyên dương, nó động tĩnh có lúc, đã động thì giáng xuống, lại thật thì chẳng hư, chỉ có nhật hồn chế phục được nó. Tổ Tam Phong nói: “Cây không rễ, hoa héo tàn, nguyệt phách thiên tâm bức ép nhật hồn”.

NGUYỆT QUANG THĂNG TRẦM 月光升沉
Diên sánh với ngày mùng ba trên phương canh, ánh sáng lúc trăng non tùy theo ngày mà trầm. Hống sánh với ngày 28 trên phương ất, ánh sáng lúc trăng sáng tùy theo ngày mà thăng. Luyện đan lấy diên làm chủ, hống làm khách. Thiên Lai Tử nói: “Nguyệt không canh khí, kim không thủy, dù có chân diên uổng dụng tâm”.

NGUYỆT QUẬT 月窟
Chỉ Nê hoàn Thượng đan điền. Lạc dục đường ngữ lục ghi: “Kim và Thủy đều có đủ... thì được gọi là Nguyệt... Nguyệt (trăng) khuyết nên có vòm hang (quật). Nguyệt quật trên thân người là ở chỗ nào? Là ở Nê hoàn”.

NGUYỆT QUẬT CAO HUYỀN 月窟高懸
Càn gặp tốn dương cực sinh ra âm là nguyệt quật, dương thăng tột đỉnh mới sinh ra âm. Khi sắp giáng mà chưa giáng gọi là cao huyền, như trăng mười sáu ánh sáng tròn đầy, nhất âm sinh ở dưới, đây là nguyệt quật cao huyền. Tổ Tam Phong nói: “Ông ta nắm nguyệt quật cao huyền, còn ta cầm long đầu trực thụ”.

NGUYỆT VIÊN NGUYỆT KHUYẾT 月圓月缺
Quẻ đoài thuộc thiếu âm, số 7, quẻ cấn thuộc thiếu dương, số 8. Hai quẻ hợp thành 15. Quẻ càn thuộc lão dương số 9; quẻ khôn thuộc lão âm số 6. Hai quẻ số hợp thành 15. Cấn đoài, hai huyền trên dưới giao mà tròn, càn khôn, quẻ hào thượng trung hạ giao mà khuyết. Nguyệt viên (trăng tròn) là dương thịnh âm cực; nguyệt khuyết (trăng lưỡi liềm) là âm vượng dương suy. Luyện đan phải chọn lúc dương thịnh, không dùng lúc âm vượng. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Nguyệt viên nguyệt khuyết lời rõ ràng, giờ tý tâm truyền quả không sai”. Ngũ chân nhân nói: “Muốn tìm chân tạo hóa của nhân gian, không được rời trăng tròn khuyết ở trên trời”.

NGUYỆT XUẤT CANH PHƯƠNG 月出庚方
Kim vị ở phương canh tây nam, trăng đến ngày mùng ba mới hiện nơi đây, là khôn mới biến thành chấn, kim tượng trong thủy vừa thấy phát ánh sáng dưới đáy hồ. Lục Tổ nói: “Thiếu nữ vừa nở hoa đất bắc, đứng nhìn trăng lưỡi liềm ở phương canh”.

NGƯNG TÂM 凝心
Còn gọi: Ngưng tính. Chỉ ngưng tụ tâm ý, toàn tính hợp thần. Chân vô diệu đạo tu đan lịch nghiệm sao ghi: “Xét ra, chân chỉ (mục đích thật sự) của chí đạo lấy ngưng tính, luyện hình, trường sinh làm cao nhất. Gọi là Ngưng tính có nghĩa là tâm linh phải nội quan bất động, trong lắng vô vi. Dẫu rằng Ngưng tâm là một nhưng lại có hai đức. Hai đức đó là Trú tâm và Không tâm. Nếu ngưng trụ tâm thì thân cảnh hòa đồng với đạo, hình tính đều siêu. Thế là thực sự được diệu đạo cao chân, trường sinh bất tử. Nếu ngưng Không tâm, thì Tính siêu mà Thân trầm. Đó là hạ pháp Thuyết xoang thi giải”.

NGƯNG THẦN NỘI CHIẾU 凝神内照
Sau khi thái phong, chân ý vận hành hơi thở hợp thần khí lại trong 12 giờ, chờ giờ tý mà khởi hỏa. Sau khi tượng nhuần, chân ý dừng hơi thở hợp thần khí lại nơi bổn căn, đến hoàn hư mà dừng hỏa. Luyện tinh hóa khí, ngưng thần nội chiếu là bước công phu thứ hai và thứ ba, vì nó có bốn chữ hô hấp xung hòa mà biết. Đến lúc luyện khí hóa thần thì không thể dùng lời nói để thuyết minh. Tiên Tông ghi: “Lửa đốt đáy biển lậu thiên cơ, lò hồng tuyết trắng bay khắp trời”.

NGƯNG THẦN NHẬP KHÍ HUYỆT 凝神入炁穴
Là bước công phu thứ nhất luyện tinh hóa khí, trước hết phải bình tâm tĩnh khí, rồi sau đó ngưng thần nhập khí huyệt. Tổ Tiềm Hư nói: “Tàng thần là ngưng thần. Ngưng thần cần phải lắng thần trước, lắng thần cần phải trừ dục trước”. Kinh Thanh Tịnh ghi: “Khiển trừ lòng dục thì tâm tự tịnh, lóng lặng tâm thì thần tự trong”.

NGƯNG THẦN Ư HƯ 凝神于虚
Trước hết phải thu cái tâm trong sạch của mình vào bên trong, lúc tâm chưa trong sạch thì đừng nhắm mắt bừa bãi, ắt phải tự khích lệ mình khiến tâm này phục tùng quay trở về, trong sạch đạm bạc, bắt đầu thu vào khí huyệt gọi là ngưng thần. Đã ngưng được thần rồi thì như ngồi trên núi cao mà nhìn núi sông, giống như thắp đèn trời mà soi sáng cửu u cửu muội, đây gọi là ngưng thần nơi hư. Tổ Tam Phong nói: “Tâm bình thì thần ngưng, khí hòa thì tức điều”. Kinh Thanh Tịnh ghi: “Khiển trừ dục vọng thì tâm tự tịnh, lóng lặng tâm thì thần tự trong”.


NH


NHÃN TIỀN 前眼
Chỗ hạ thủ luyện đan ở nơi trước mắt, chính ở nơi thân của mình há chẳng phải trước mắt ư? Bởi vì đan từ trong ba món báu tinh khí thần luyện ra, mà ba món báu này mọi người đều có nhưng dù ở trước mắt mà nhìn chẳng thấy, nghe chẳng được, chạm không tới, vì ba món báu này là nguyên tinh nguyên khí nguyên thần của tiên thiên, không hình không tướng. Bàng môn tà đạo cho là vật bên ngoài thân, hoặc cho là vật có hình có tướng, lời nói sai lầm thật sự dối mình và dối người. Tổ Đan Dương nói: “Huyền vi diệu quyết không lắm lời, chỉ ở trước mắt mà không biết”. Lại nói: “Ở trước mắt rất dễ dàng, kẻ nào uống được thì mầu nhiệm khó sánh”. Tiêu Tổ nói: “Kim dịch hoàn đan ở trước mắt, người mê thì nhiều, kẻ ngộ thì ít”.

NHÂM MẠCH 任脈
“Mạch nhâm”. Mạch này trong thông phổi, ngoài thông lỗ mũi, lúc vận hành tiểu chu thiên, từ huyệt Nê Hoàn khởi, phía trước thẳng hướng xuống dưới, thông Ấn đường, qua Sơn căn, đến Trùng lâu, đi qua Hung bích, giáng đến Đan điền, dưới thông huyệt Âm kiểu. Mạch này một khi thông thì tất cả bệnh nội thương đều không cần trị mà tự lành. Đan Kinh Bí Quyết ghi: “Mạch này một khi thông thì biết rõ từ mắt đến rốn là một đường rỗng không giống như ánh sáng của vầng trăng”.

NHÂM DIÊN 壬鉛
Địa khí thăng, thiên khí giáng, hai khí giao nhau thì khi ấy mờ mờ mịt mịt kết lại trong hang hư vô, phút chốc sinh sản nhất khí, đây là nhâm diên. Diên thể có khí không chất, vì vậy nó nhẹ mà nổi lên, thăng đến đỉnh Côn Lôn, phải dùng ánh mắt nhìn xem, thần khí ngưng dứt ở trong đỉnh, ngưng trụ nhất thời để chờ âm sinh. Tổ Hàm Hư nói: “Khí của cung khảm là địa khí, khí của cung ly là thiên khí, trời đất giao hợp, hỗn độn nhân uân, kết thành hang hư vô, trong đó phút chốc sinh ra nhất khí, đây là nhâm diên ”.

NHÂM QUÝ 壬癸
Nhâm thủy ở trong, có khí không chất, là chân thủy chân nhất không hai. Quý thủy đục, thuần âm có chất, là ô thủy lan tràn xen tạp. Ví như nước trong nguồn mới ra chưa chảy rất trong sạch, là nhâm thủy; khi chảy nhiễm trần, ô trược không chịu nổi, là quý thủy. Đan đạo nhập thủy chỉ giữ cái khí mà không giữ cái chất. Nhâm là dương trong âm, kim trong thủy, quý là âm trong âm. Chân Kinh Ca ghi: “Nhâm thủy vừa đến quý chưa lại, phải nên liền thái định phù trầm”.

NHÂM TÝ 壬子
Nhâm là ý nghĩa lúc đầu, bắt đầu vô tư vô lự, trước tiên động mà vẫn tĩnh. Tý là lúc có tri có giác, tĩnh mà hướng động. Bởi nhâm là thiên can, tý là địa chi; người cầu chân diên phải lấy thiên can làm chuẩn. Bởi trời có sớm hơn đất nên ban đầu cầu tiểu dược ắt phải ngay lúc này mới có thể được dược miêu chân chính. Ngọc Chi Thư nói: “Thái chân diên ở trong bất động”.
NHÂN UÂN 氤氳
Trời không nhân thì đất không huân, khí trời chẳng giáng thì khí đất chẳng thăng, “Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần”, luyện đan thì lấy nhân huân làm hình tượng của tính tình dung hòa, thần khí giao hợp. Ngộ Chân ghi: “Tụ tán nhân huân thành biến hóa, dám đem huyền diệu luận tầm thường”.

NHÂN NGUYÊN ĐAN PHÁP 人元丹法
Thái nguyên tinh mà dưỡng nguyên khí, luyện nguyên khí mà dưỡng nguyên thần, luyện nguyên thần mà dưỡng chân thần, đây là công phu hậu thiên. Chân thần để sinh chân khí, chân khí để cầu chân tinh, đoạt chân tinh để thành chân diên, đây là công phu tiên thiên. Đến được chỗ trở về bản nguyên, giữ gìn nguyên nhất cùng với việc làm của bậc thượng đức giống nhau. Đoàn Dương Tử nói: “Nhân nguyên hạ thủ có thu nhặt diệu đế của nguyên, cầu chỗ bí mật của nguyên, thế nên đem nhân trở về thiên”.

NHÂN NHÂN HỮU 人人有
Tiên thiên chí bảo mỗi người đều có sẵn, con người không có bảo này thì không thể sống được, cho nên Đan kinh nói mỗi người đều có. Bảo này có rất nhiều tên gọi không thể kể hết, nó không có hình tượng chỉ có thể gọi nó là tiên thiên chí bảo, những tên gọi khác đều thuộc tỷ dụ mà thôi. Bành Hạc Lâm nói: “Phần thượng con người vốn sẵn đủ, linh quang hằng đêm đầy thần thất”.

NHÂN SINH 人生
Nhân sinh do bẩm thọ khí của cha mẹ mà sinh ra phàm thai, mạng sống có hạn cuộc và vô thường. Tuy sự sống có hạn cuộc song sự biến hóa thì vô hạn. Phép tiên thì luyện nguyên khí vô hạn để tiếp nối thân hình có hạn, bởi nguyên khí vô hạn là khí chân nhất tiên thiên. Chỗ gọi là thể vốn nhất vô, nhưng nhất tức phải là chân nhất, vô tức là vô cực. Chỗ gọi là vô cực chính là khí chân nhất tiên thiên, ở nơi người là tính. Chỗ gọi là tinh của nhị ngũ, chính là khí âm dương hậu thiên, tinh khí là vật, ở nơi người là mệnh. Hai thứ diệu hợp thì mới sinh ra con người. Bởi sự sống là hình hài, do đó sinh ra sự sống là khí. Cho nên nguyên tinh truyền khắp nơi do khí ban đầu gá mượn. Biết khí ban đầu gá mượn thì biết tính là cội nguồn lập mệnh của con người nên không thể không dưỡng. Biết tinh truyền khắp nơi thì biết mệnh là sự sống có hạn cuộc của con người nên không thể không lấy thuật để kéo dài sự sống. Chu Tử nói: “Chân của vô cực, tinh của nhị ngũ, diệu hợp mà ngưng tụ nên con người sinh ra”.

NHÂN TÂM ĐẠO TÂM 人心道心
Nhân tâm là thức thần, vì nó lưu chuyển bất định, còn gọi là linh tri. Nương linh sinh vọng, thấy cảnh sinh tình, thích động không yên định là nhất âm trong quẻ ly. Đạo tâm là chân tình, một điểm sinh cơ gọi là chân tri. Trong vô sinh ra hữu, tĩnh cùng tột mà động là nhất dương trong quẻ khảm. Cổ Tiên nói: “Nhân tâm sinh thì đạo tâm ẩn, đạo tâm sinh thì nhân tâm dứt”.
NHÂN THÂN 人身
Nắm lấy khí thiêng trời đất, tinh huyết cha mẹ, linh quang âm dương mà thành hình, cho nên đầu tròn tượng trưng cho trời, chân vuông tượng trưng cho đất, tay tượng trưng cho nhánh lá cỏ cây, chân tượng trưng rễ cây cỏ. Sự thụ khí ban đầu có nguyên dương chân khí 384 thù, bên trong chia ra 24 thù tại lục phủ ngũ tạng để ứng với 24 khí, còn lại 360 thù để ứng với 360 lần chu thiên làm một thân tứ đại. Tổ Tử Dương nói: “Thân người khó được, thời gian qua mau, không lo sửa đổi lỗi lầm, mặc tình chạy theo nghiệp báo, chẳng sớm tỉnh ngộ mà cam phận đến ngày cuối cùng. Nếu lúc lâm chung khởi lên một niệm sai trái lập tức đọa vào ba đường ác thì trải qua trần kiếp không có lúc ra khỏi, đến lúc ấy có hối hận cũng không còn kịp”.

NHÂN THÂN CỬU ĐẠO 人身九道
Là mức độ của tiểu chu thiên tuần hoàn Nhâm Đốc, như con đường vận hành của nhật nguyệt. Mặt trời vận hành trung đạo là ngọ, mặt trăng vận hành bát đạo là hợi tý sửu dần, thìn tị mùi thân. Đan pháp giống như nhật nguyệt, lúc vận chu thiên giống như nhật nguyệt vận hành trong cửu đạo, nam mà bắc, bắc và nam, tuần hoàn không dứt để thành năm tháng. Tiềm Hư Tử nói: “Từ hợi đến dần là bốn đạo, mão mộc không kể; từ thìn đến thân là năm đạo, dậu dục không kể, tuất đem về nguồn là hỏa khố cũng không kể”.

NHÂN THÂN KHÍ HÓA 人身氣化
Ban đầu thọ lãnh một điểm nguyên khí của cha mẹ mà làm chủ ở trong gọi là thái cực. Khí ấy thăng lên rồi lại giáng xuống chia làm hai quả thận gọi là lưỡng nghi, càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ. Càn khôn giao hợp mà sinh ra sáu đứa con, tán ra ngoài mà làm sáu mạch. Sáu mạch chu lưu trong thân, tạo hóa đầy đủ do đó giáng sinh trong đời, đây là thân người. Kẻ sĩ học đạo muốn biết chỗ sinh thân thọ khí, lập thành đan cơ, mới có thể siêu phàm nhập thánh. Tiên triết nói: “Thân người khó được, nay đã được. Đại đạo khó rõ, nay đã rõ. Thân này không ở đời này độ, đợi đến khi nào độ thân này, con người không biết thân hư huyễn, là vật do tứ đại giả hợp, mau chóng như bọt trên dòng nước, như ánh lửa đá”.

NHÂN THIÊN 人天
Thân người là một tiểu thiên địa. Trên trời có 84.000 tinh tú, thân người có 84.000 lỗ chân lông. Thiên với địa cách nhau 84.000 dặm, tim với thận của con người cách nhau 8 tấc 4 phân Tàu (25,2 cm). Thiên địa lấy 12 tháng làm một năm, thân người lấy 12 kinh mạch làm một vòng. Thiên địa có lục khí, thân người có lục phủ; thiên địa có ngũ hành, thân người có ngũ tạng. Trời có nhật nguyệt, người có hai mắt; trời đất có khí của gió mây một ngày một đêm thăng giáng 23.500 lần, thân người có khí hô hấp ra vào, một ngày một đêm thở 23.500 lần. Trời đất có thiên hà tiếp hoàng hà, ứng với đỉnh núi Côn Lôn đổi thanh thủy đạo trải qua ngày đêm 12 thời; thân người có thiên căn tiếp địa căn, ứng với khiếu hỗn độn biến xích đạo thực hành ngày đêm 12 quy tắc; trời đất có mây mưa, thân người có khí dịch. Nguyên Hòa Tử nói: “Thân người đại để giống trời đất”.


NHÂN TIÊN 人仙
Có ba hạng: 1 – Luyện tinh hóa khí mà thành, 2 – Hít thở dẫn truyền mà thành, 3 – Ăn uống linh chi tiên thảo mà thành; đều có thể trường sinh bất lão, gìn giữ nhan sắc kéo dài tuổi thọ, nhưng không thể tránh khỏi tam tai. Chung Tổ nói: “Đại dược mãi trấn đan điền, muôn kiếp bất tử, thọ bằng trời đất”.

NHẬP ĐỊNH 入定
Hai mắt nhắm lại là tướng của của âm thần, hai mắt khép lại phân nửa là tướng của dương thần. Ngoại hình mắt nhắm thì trong định hôn mê, là âm thần; ngoại hình mắt mở thì trong định chẳng mê, thường chiếu soi bên trong là dương thần, là chân định. Tổ Tử Dương nói: “Chỉ có định mới có thể luyện đan, chẳng định thì dương chẳng sinh, sau khi dương sinh, chẳng định thì đan chẳng kết”.
NHẤT
Một điểm là sự bắt đầu của thái cực, gọi là thái tố, đầu mối của sự tạo ra vạn vật, tu tiên gọi là đan đầu. Thái Ất chân nhân nói: “Một điểm viên minh đồng thái hư, chỉ do niệm khởi kết thành thân, nếu buông bỏ xoay chiếu lại, như xưa rỗng suốt không một vật”.

NHẤT

Cái vòng tròn, vì không thể hình dung nên dùng cái vòng thay thế hình tượng của nó. Vì nó không đầu không đuôi, không phương hướng, không thượng hạ và không có tên gọi, miễn cưỡng gọi là vô cực, là đạo là chân trung, là trước khi có thái cực, là hình tượng hư không vô thể, tiên thiên địa mà sinh. Kinh Đạo Đức ghi: “Không tên gọi là sự bắt đầu của trời đất; có tên gọi là mẹ của vạn vật”.

NHẤT

Trong vô cực mới có một điểm linh quang, gọi là thái cực, bắt đầu sinh trời đất sinh vạn vật như cái nhân trong trái cây gặp được đất thì nảy mầm. Một điểm ra bên ngoài chia ra hai mảnh, hai đó là âm dương, đã có âm dương thì cứ nảy nở không dứt. Luyện đan nhất là thủ thành, nhất O là dã chiến. Long My Tử nói: “Thái cực mờ mịt không ánh sáng, phong luân kích động sinh kim diên, đều do tĩnh tột mà sinh động, liền từ không bờ trở thành hư vô, lưỡng nghi phải xoay chuyển trong định”.

NHẤT BẢN 一本
“Một gốc”. Vạn vật đều từ một khởi lên, nhất bản có thể sinh ra muôn thứ sai khác, nhất bản có thể được vạn lợi. Đạo sinh một, là thái cực, một sinh hai là âm dương, hai sinh ba, là tinh khí thần, ba sinh vạn vật thì số lượng vô cùng, đây là đạo thuận hành. Luyện đan trước hết phải vứt bỏ mọi việc, chuyên dùng tinh khí thần luyện khởi, luyện đến tinh hóa khí thì từ ba trở lại hai, luyện đến khí hóa thần thì hai trở về một, luyện đến thần hóa thành không mới thành đạo, vượt ra ngoài trời đất. Khuê Chỉ ghi: “Dược vật tuy chia ra tinh khí thần, song ba thứ này vốn từ một gốc sinh ra”.
NHẤT BIẾN 一變
Là khí chân nhất. Một biến là thủy, hai biến là hỏa, ba biến là mộc, bốn biến là kim. Nhất là số của thủy, cửu là số của kim. Kim thủy này âm thầm nuôi nấng lẫn nhau đi qua các giờ, tuần hoàn các quẻ, đều là diệu dụng của khí này, cho nên số nhất cửu cuối cùng rồi trở lại ban đầu. Tiềm Hư Tử nói: “Hình tượng của đạo vốn là chân nhất mà só suy tính và sự biến hóa của nó phân bố, thánh nhân khiến nó trở về quy phục bèn thành đan đạo”.

NHẤT CÂN 一斤
Luyện đan lấy diên nửa cân, hống tám lạng hợp thành một cân gọi là đan, như con trai ở tuổi mười sáu thể đồng trinh dương tinh đầy đủ một cân. Long My Tử nói: “Hai cái tám lạng đúng một cân, đừng nói chia ngang là bình quân”. Tham Đồng Khế ghi: “Tượng huyền đoài số tám, hạ huyền cấn số tám”.

NHẤT CỬU 一九
Dương sinh nơi nhất mà thành nơi cửu, dương cực mà âm, âm tột mà dương, cuối cùng rồi trở lại ban đầu. Âm dương đều dùng, hình đức lưỡng toàn, không tổn thương người mà có lợi cho mình. Bỉ ngã hội thì tính tình hợp, tính tình hợp thì kim đan kết. Tham Đồng ghi: “Số nhất cửu cuối cùng rồi lại trở lại ban đầu”.

NHẤT DƯƠNG LAI PHỤC 一暘來伏
Thời gian này, thiên địa hoà hợp cái đức của nó, nhật nguyệt hoà hợp ánh sáng của nó, tứ thời hoà hợp trật tự của nó, quỷ thần hoà hợp kiết hung của nó là đầu mối sinh vạn vật của trời đất. Tĩnh tột mà động, đến lúc trở lại liền thấy, mà chiếm lấy cơ hội động kia mà tu nghịch lại để lập căn tông của tính mệnh. Bởi khí ấy tồn tại nguyên tinh nguyên khí tiên thiên. Đang lúc hình đức cùng sử dụng, hình để phòng cái âm, đức để dưỡng cái dương. Nếu có đức mà không hình thì khí bên ngoài thừa cơ lén vào làm tổn thương tiên thiên, đại sự bỏ đi. Cho nên khi chưa được thì giữ nó vì mềm yếu, chuộng nó vì không tranh giành. Khi đã được thì chuyên khí trí nhu, gìn giữ cái nhất không rời. Ngộ Chân ghi: “Nhật nguyệt tam tuần gặp một lần, theo ngày giờ thay đổi pháp thần công, giữ thành dã chiến biết tốt xấu, thêm được linh sa đầy đỉnh hồng”.

NHẤT DƯƠNG SƠ ĐỘNG 一暘初動
Thiên cơ bắt đầu manh động gọi là nguyên dương, động mà xoay chuyển gọi là nguyên tinh, động mà có hoả dục gọi là trọc tinh. Cảnh Dương Tử nói: “Bễ lò rèn vốn nhờ tốn phong, nhất dương vừa động dụng thần công, Huỳnh Bà cưỡi cọp về kim khuyết, xích tử cưỡi rồng xuống ngọc cung.

NHẤT ĐẮC VĨNH ĐẮC 一得永得
“Một khi được thì vĩnh viễn không mất”. Luyện đan đầu tiên cần phải luyện từ trong không ra có, thật sự khó hơn lên trời. Nếu như được chân sư chân quyết thì lại dễ như trở bàn tay, đã được kim đan thì vĩnh viễn không phải lo mất nữa. Kinh Tâm Ấn ghi: “Nhất đắc vĩnh đắc, tự nhiên thân nhẹ nhàng”.

NHẤT ĐỘNG NHẤT TỊNH 一動一靚
Nhất động là khí tụ dương cử, tức là lúc tiến hoả phanh luyện. Nhất tĩnh là lúc trở về cung thì ôn dưỡng mà giữ gìn nó, biết linh động khéo ứng phó mới không để mất thời cơ kia. Tổ Tam Phong nói: “Nhất động nhất tĩnh đều chung một gốc, chia ra âm dương, Huyền Tẫn liền lập”.

NHẤT HÀO QUÁ HỰU SANH 一洨過又生
Bắt đầu hạ thủ liền dùng tâm giác chiếu sự hô hấp, một hơi thở đi qua rồi cảm thấy hơi thở thứ hai sinh ra, cứ như thế nối tiếp nhau không dừng. Do thu nhiếp niệm đầu không cho nó nghĩ đến chuyện khác thì vọng tưởng do đâu mà sinh, đây là cách trừ tạp niệm. Nhất hào tức là một hơi thở. Tổ Đạo Quang nói: “ Hoả hậu trừu thiêm suy tư dứt, nhất hào nhìn qua nhất hào sinh”.

NHẤT HOẠCH 一砉
Nhất hoạch (vạch ngang) là âm, nhất trực (vạch đứng) là dương. Nhất hoạch nhất trực hợp thành chữ thập + , tức là âm dương hợp làm thái cực. Tây phương dùng chữ thập để răn dạy tín đồ, Trung Quốc cho thái cực là tối đại, treo ở nơi trọng yếu thì tà ma tránh xa. Bởi vạn vật sinh ra từ nơi nhất nên nhất hoạch nhất trực là tổ tông của vạn vật, vạn vật thấy nó há không tôn kính ư? Hà huống nhất hoạch là bình, nhất trực là chính; công bình chính trực ai dám không phục tùng? Thiệu Tử nói: “Trời nhằm trong nhất phân tạo hoá, người ở nơi tâm khởi kinh luân”.

NHẤT HUYỀN一玄
Ở nơi không để quán cái diệu của nó, đây là được một huyền. Ở nơi có để quán cái khiếu của nó, đây lại thêm một huyền. Đã huyền lại thêm huyền thì tính ở đây và mệnh cũng ở đây. Kinh Đạo Đức ghi: “Đã huyền lại thêm huyền là cửa của sự nhiệm mầu”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:27 am

NHẤT KHẮC 一刻
Ngày xưa, một canh giờ chia làm tám khắc; ngày nay một giờ chia làm bốn khắc (một khắc bằng mười lăm phút). Luyện đan thái dược chỉ cần công phu một khắc liền có thể chuyển ngược thiên cơ, chuyển thất thành đắc, đổi xấu thành tốt. Ông Bảo Quang nói: “Công phu một khắc có thể đoạt khí số của trời đất một năm”.

NHẤT KHÍ 一氘
Âm dương chưa phân nên gọi là nhất khí, là tổ khí sinh trời đất, sinh vạn vật. Tổ là nghĩa “nguyên thỉ”. Ngộ Chân ghi: “Đạo từ hư vô sinh nhất khí, rồi từ nhất khí sinh âm dương”.

NHẤT KHÍ QUÁN XUYẾN 一氣冠串
Vì khí hô hấp xuyên xuốt chân khí, từ khi thu nhặt đến khi dừng không lìa nhau. Lìa là gián đoạn, gián đoạn rồi lại nối liền là hai đầu mối, thậm chí ba bốn đầu mối khác nhau, đây là do tâm tán loạn sinh khởi, giống như dây đứt đứt nối nối, không thể thổi một hơi thì biến thành hoả vô dụng. Ngũ Chân nhân nói: “Nhất khí xuyên qua chân khí, không mất ở hai đầu, một thần chế phục hai khí, không ít lìa nơi đó”.

NHẤT KHIẾU 一竅
Tức là huyền quan nhất khiếu, là chỗ sinh ra nhất khí tiên thiên, vì nó không trong ngoài cũng không cạnh bên. Vả lại trong đó chứa càn khôn, sửa đổi ngũ khí, hoà hợp bách thần, thông suốt thái cực trở về vô cực. Tính mệnh bắt đầu từ đây, kết tiên thai gốc từ đây, tinh khí thần sinh ra từ đây. Một con đường lưu trú, ở trong thông rỗng không có miệng để thổi cho nên dụ bằng sáo không lỗ. Tổ Tử Dương: “Khiếu này chẳng phải phàm khiếu, càn khôn cùng hợp thành, gọi là huyệt thần khí, trong có khảm ly tinh”.

NHẤT KHOẢ 一顆
“Một viên”. Tục ngữ nói chỉ là một tấm lòng chẳng buông xuôi, nếu có thể buông xuống thì có thần quang chiếu soi sáng rỡ như một viên “dạ minh châu”. Tổ Tử Dương nói: “Chân tinh đã về hoàng kim thất, một viên linh châu mãi không rời”.

NHẤT KHỔNG 一孔
“Một lỗ”. Khổng là trống rỗng, chỉ có một cái lỗ gọi là trống rỗng, khổng ví như cái lỗ nhỏ. Đan kinh ghi: “Nhất khổng huyền quan khiếu, tam quan đường trọng yếu, bỗng nhiên vận động nhẹ nhàng, thần thuỷ tự nhiên lưu chuyển”.

NHẤT LẠP 一粒
“Một hạt”. Tinh khí thần của con người là nội tam bảo, tiên pháp trải qua hoá luyện thì ngưng thành một hạt, như khi luyện khí hoá thần, đã trở lại làm thái cực, vốn có hình tượng thấy được giống như một hạt. Và đến khi luyện thần hoàn hư thì một hạt cũng hoá thành không và lại không có hình tượng có thể thấy. Lữ Tổ nói: “Một hạt kim đan nuốt vào bụng mới biết mệnh ta chẳng do trời”.

NHẤT LINH一櫺
Linh quang con người chỉ có một, không thêm không bớt, chẳng sinh chẳng diệt, không phân biệt hiền ngu, thánh phàm. Nhưng người đời không chịu thừa nhận, chẳng thể lợi dụng, vì nó ẩn núp mà không biết. Long Mi Tử nói: “Nam chẳng phải nam, đông chẳng phải đông, nhất linh diệu hữu vốn viên thông, hiền ngu vốn là không phân biệt, phàm thánh đâu từng có khác đồng”.

NHẤT MẠCH一脈
Là con đường vận hành của chu thiên, thần khí đi lên bằng con đường này, thần tiên cũng nhờ con đường này mà thành. Nhất mạch tức là nhất lộ, muốn lên thiên đàng chỉ có một con đường, không có con đường thứ hai. Tiêu Tử Hư nói: “Bao lần cười chỉ núi Côn Lôn, xương sống rõ ràng có đường thông”.



NHẤT NGỒN BÁN CÚ 一言半句
“Một lời nửa câu”. Cửa ải quan trọng trong vạn pháp chỉ ở nơi một lời nửa câu, âm thầm chỉ bày qua loa liền bỗng nhiên thông suốt. Cổ tiên nói: “Gặp được minh sư chân khẩu quyết, một lời nửa câu liền thông huyền”.

NHẤT NGUYÊN 一元
Trời được nhất nguyên để trong sáng, đất được nhất nguyên để yên ổn, người được nhất nguyên để sinh sống. Tại vũ trụ là chân không, tại con người là nguyên thần, thái ất. Tổ Trùng Dương nói: “Thần chẳng lìa khí, khí chẳng lìa thần, hô hấp qua lại, quy về nhất nguyên, không thể chạm đến, không thể vận dụng, đích thực đến hư vô lặng lẽ thường chiếu”.

NHẤT NGUYỆT QUÁI TƯỢNG 一月卦象
Nửa tháng trước thuộc về dương, việc của càn gia; Nửa tháng sau thuộc về âm, việc của khôn gia. Từ chấn đến càn, từ tốn đến khôn, là quẻ càn khôn ba âm ba dương bao quát trọn một tháng. Càn bao bọc dương sinh ra trong âm, bảy với tám 15 ngày; Khôn bao bọc âm sinh ra trong dương, chín với sáu 15 ngày, cộng lại 30 ngày. Ánh sáng của mặt trời ẩn hiện tàng diệt, một tháng tròn khuyết một lần, tin tức tiến thoái, hình tượng co duỗi. Nguỵ Bá Dương chân nhân nói: “Ngày mùng 3 sinh ra sảng khoái, mùng 8 đoài gặp đinh, ngày 15 càn thể hoàn thành ..., ngày 23 hạ huyền, ngày 30 khôn ất, đông bắc mất đi ánh sáng kia”.

NHẤT NHẤT 一一
Có cái nhất của đạo, cái nhất của thần, cái nhất của khí, cái nhất của thuỷ, cái nhất của số, cái nhất của nhất quán, cái nhất của tinh nhất, cái nhất của hiệp nhất, cái nhất của duy nhất, cái nhất của thủ nhất, bởi cái nhất quy về trung. Có trung thì có nhất, nhất mà không có trung thì chẳng phải cái nhất mà thánh nhân nói. Có nhất thì có trung, trung mà không có nhất thì chẳng phải cái trung mà thánh nhân nói. Khổng Tử lấy cái nhất của trung để nhất quán, Nghiêu Thuấn lấy cái trung của nhất để chấp chánh, Phục Hy lấy hà đồ làm trống rỗng cái trung, là tiên thiên nhất khí; Thần Vũ lấy lạc thư lấp đầy cái trung, là hậu thiên nhất khí, là tổ khiếu trong thân người. Hà Đồ đã trung rồi mà chưa bất nhất, Lạc thư đã nhất rồi mà chưa bất trung, trung bao gồm nhất, nhất làm chủ trung, há chẳng phải diệu lý của trung, thần cơ vô vi khó lường. Kinh Đạo Đức ghi: “Lời nói lưu loát không bằng giữ cái vừa mức”, Kinh Động Huyền ghi: “Đan thư vạn quyển không bằng giữ cái nhất”.

NHẤT NHỊ TAM一二三
Vạn vật đều bắt đầu từ một, một rồi hai, hai rồi ba, ba sinh ra vạn vật; như cái nhân của trái cây, bắt đầu là một hạt rồi chia ra hai mảnh, bên trong mọc ra mầm, sau đó mầm sinh ra nhánh lá sum suê, sinh sinh hoá hoá vô cùng tận. Tổ Tử Dương nói: “Đạo là hư vô sinh nhất khí, từ nhất khí sinh âm dương, âm dương hợp thành tam thể, tam thể lại sinh vạn vật”.



NHẤT NIÊN QUÁI TƯỢNG 一年卦象
Nếu nguyệt lập nên sửu, nhị dương sinh, tại quẻ trong kinh dịch là quẻ lâm, luật ứng đại cung, là loại đẩu khu chỉ sửu ở trong 12 quẻ 6 âm 6 dương. Nếu nguyệt lập nên tý, nhất dương sinh, tại bát quẻ trong kinh dịch là quẻ phục, luật ứng hoàng chung, là loại đẩu khu chỉ tý, gồm chung 12 tháng ứng với 12 luật. Căn cứ đẩu khu chỉ 12 vị, 12 tháng âm dương, tin tức thăng giáng, đẩu khu xoay chuyển đều do thiên tâm biến hoá mà dễ thống trị 6 âm 6 dương. Tham Đồng ghi: “Cho nên dễ thống trị thiên tâm, phục lại quẻ thiết lập mới nảy sinh, trưởng tử nối nghiệp cha, do mẹ lập triệu cơ, tin tức ứng với chung luật, thăng giáng căn cứ đẩu khu”.

NHẤT PHÙ 一符
Chỉ quãng thời gian trong một ngày. Đạo gia chia một ngày thành 36 phù, lại chia một giờ thành 3 phù. Cổ ngữ ghi: “Luyện đan thái dược chỉ là ở trong khoảnh khắc nhất phù này”.

NHẤT QUÁN 一貫
Trong thân người tự có một thiên lý, tức là thiên lương, thông suốt tam tài, ngũ hành bát quái, không chỗ nào chẳng thông. Tổ Tam Phong nói: “Đem chân tâm lý sự, ngàn điều nhất quán; dùng chân tâm tầm đạo muôn sai khác đều cùng một gốc”.

NHẤT SANH 一生
Chân cơ một khi động là nhất sanh, nhất sanh có thể đoạt tạo hoá một ngày. Thời khắc động thì thời khắc sinh, một ngày động có thể đoạt tạo hoá một tháng. Kinh âm phù ghi: “Cướp đoạt thiên địa vạn vật, cướp đoạt vạn vật nhân, cướp đoạt nhân vạn vật, ba sự cướp đoạt đã thích nghi, ba thứ thiên địa nhân đã an ổn, cho nên gọi là ăn đúng thời đó thì trăm xương cốt sắp xếp; động đến thời cơ thì muôn vật an ổn”.

NHẤT TAM NGŨ 一三五
“Một ba năm”. Chỉ sự hợp thành của các số thuần dương. Đạo giáo cho các số 1, 3, 5, 7, 9 là số dương, các số bắt đầu từ 1, cuối cùng là 9, lấy số 5 là số trung tâm. Huỳnh Đình Nội Cảnh kinh ghi: “Ngũ hành thúc đẩy lẫn nhau, rốt cuộc lại quy về nhất, tam ngũ hợp khí thành 99 là 81 tiết”.

NHẤT TÂM 一心
Phương pháp tu đạo thẳng tắt chỉ là giữ gìn nhất tâm này. Hay giữ được nhất tâm bất loạn thì dương khí tự nhiên không chạy đi mà tự họp nơi nguyên hải. Tiên Kinh ghi: “Vật ở trong tâm thần chẳng trong sáng, hao tán chân tinh đạo khó thành”.

NHẤT TÂM QUY NHẤT 一心皈一
Ban đầu luyện kỷ tức là để tâm chú ý vào một vật để chế phục vọng niệm, ban đầu chẳng phải dễ, chỉ cần siêng năng thực hành là được, giống như bắt con chim nhốt trong lồng, mới đầu nó nhảy nhót lung tung, lâu rồi thì dần thuần phục. Tiên Tông ghi: “Đạo dựa vào chữ nhất làm căn cơ, vận hoá từ tâm diệu chuyển rời”.
NHẤT TẨM 一伈
Tẩm (dần dần). Là hiện tượng tự nhiên, âm dần dần mà giáng xuống, dương dần dần mà thăng lên. Tổ Hàm Hư nói: “Đạo của trời đất nhất tẩm mà thôi”.

NHẤT THANH LÔI 一鯖雷
“Một tiếng sấm”. Hiện tượng của quẻ địa lôi phục là bí quyết tác đan; bí mật thiên cơ chính ở nơi đây. Lúc quẻ hào động phía dưới tức là đông chí trong thân, đúng lúc đem diên về hợp với hống, là đến lúc thái thủ. Thiệu Tử nói: “Nửa đêm chợt có một tiếng sấm, mọi nhà lần lượt mở tung cửa, biết được trong hư vô hàm chứa tượng, cho ông thấy được vua Phục Hy”.

NHẤT THỜI 一時
Trong đan pháp, một canh giờ là “Tri hùng thủ thư”, mười tháng là “Tri bạch thủ hắc”. Cổ tiên nói: “Thái diên chỉ một canh giờ, hợp hống cần 10 tháng’.

NHẤT TRẦN 一塵
Đồng nghĩa với “Nhất thế” (một đời). Tục Tiên truyện ghi: “Đinh Ước bảo với Vi Tử Uy rằng: Lãng Quân đắc đạo, còn cách hai trần. Tử Uy hỏi nguyên cớ? Đáp rằng: Nho nói là “thế” (đời), Thích nói là “kiếp”, Đạo nói là “trần”. Nho gia gọi một đời người là “Nhất thế”, Phật gia gọi là “Nhất kiếp”, Từ ngữ thì có khác với Đạo, Đạo gia gọi là “Nhất trần” (một đời). Từ ngữ tuy khác nhau mà ý nghĩa thì giống nhau”.

NHẤT TRÍ 一智
Chỉ phương hướng, mục tiêu giống nhau. Dịch hệ từ ghi: “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự”. Chú: Suy nghĩ tuy có trăm mối khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau”. Đạo gia cho rằng, trong vũ trụ muôn sự muôn vật đều tuân theo một quy luật nhất định, trong đó đạo lý là một, chỉ chẳng qua là biểu hiện ra những phương thức vận động khác nhau mà thôi.

NHẤT TRUNG 一中
Tức là Đạo. Tính mệnh khuê chỉ ghi: Duy bản thể này lấy cái hư không vô hình khiên cưỡng gọi là “trung”. Nó bắt đầu lộ ra thì khiên cưỡng gọi là “nhất”. Nhưng trong cái “trung” chứa đựng cái “nhất”, cái “nhất” là cái dụng của cái “trung”.

NHẤT TRỰC 一直
Là thẳng đứng không thiên lệch. Nếu có một chút nghiêng lệch thì không thể đứng lâu, tâm con người cũng vậy, nếu có mảy may tà niệm chưa trừ thì không thể thành đạo. Trần Trí Hư chân nhân nói: “Một đường thẳng tắp ít kẻ tìm, phong hổ vân long tự kêu ngâm, ngồi yên lại biết hành khí chủ, hơi thở chân nhân càng thâm sâu”.

NHẤT TUẾ 一歲
“Một năm”. Có bốn thời, tám tiết, 24 khí, 72 hậu, 360 ngày, 4320 canh giờ, đông chí là dương thăng, hạ chí là âm giáng. Kim Cáo ghi: “Trời đất không lìa số, số không nằm ngoài nhất tuế, âm dương không mất chỗ thích nghi của nó, chỗ thích nghi chia làm 8 tiết, đông chí sinh nhất dương, hạ chí sinh nhất âm”.

NHẤT TỨC 一息
Chỉ một lần hô hấp của con người. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Chỉ cần còn một hơi thở thì có thể khôi phục được tính mệnh. Như đổ thêm dầu, ngọn đèn lại sáng”.

NHẤT VẬT 一物
Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, là đạo thuận sinh. Vạn vật quy nhất vật là pháp nghịch luyện của tiên gia. Lữ Tổ nói: “Trời sinh nhất vật biến tam tài, giao cảm âm dương kết thánh thai”.

NHẤT VỊ 一味
Một vị diên vốn ở nơi một vị hống, bởi vì mệnh là khác tên mà tính là đồng chỗ xuất ra; Như diên là khác tên mà hống là đồng chỗ xuất ra; Như tĩnh tột mà động, vì tĩnh tột là tính là hống, mà động là mệnh là diên. Cả hai tuy khác tên mà gốc đều ở thái cực, là đồng chỗ xuất ra. Tào Tiên Cô nói: “Một vị đề hồ nước cam lộ, đói khát tiêu trừ thấy chân tố”.

NHẤT Ý KIÊN TÂM 一意堅心
Học đạo cần phải giữ tâm kiên cố, trước nên dứt hết mọi duyên, nếu không thì một khi nghe việc thế gian tâm ắt sinh thị phi, có tâm thị phi thì có tâm thương ghét, chỗ gọi là thất tình lục dục, chướng ngại tu đạo thì cách đạo rất xa. Tào Tiên cô nói: “Kiên tâm nhất trí thẳng đường ngay, đại đạo trọn không phụ rãy ai”.

NHẤT Ý QUY TRUNG 一意規中
Các nhà khí công cho rằng, nếu thường xuyên giữ gìn chân ý nơi huyệt quy trung, thì dần sẽ thu phục được tâm mình, mà đạt được nhập định. Định rồi sau đó chân dương mới phát, chân khí mới sinh, linh thai mới kết.

NHẬT HỒN 日魂
Là tâm nguyên, là linh quang, là vật động mà bất định, thích tản ra mà không chịu thu lại, bên trong rỗng không không thể nắm bắt. Tổ Tử Dương nói: “Nhật hồn ngọc thố chỉ, nguyệt phách kim ô tuỷ, nhặt đem về trong lò hoá thành nước trong suốt”.

NHẬT LÝ TRÓC KIM Ô 日裏捉金圬
Nhật gọi là kim ô, nguyệt là ngọc hổ. Kim ô là chân âm, ngọc hổ là chân dương. Lúc chân dương phát sinh ắt phải lấy chân âm ứng tiếp. Đan đạo cùng sử dụng thần khí, khí như thuỷ, thần như hoả, khí động thần liền ứng ngay. Thần là chân âm, khí là chân dương, cho nên ngọc hổ xuất hiện ắt phải bắt kim ô để chế phục nó. Tôn Nguyên Quân nói: “Trong gió bắt ngọc hổ, trong mặt trời bắt kim ô”.



NHẬT NGUYỆT日月
Mặt trời (nhật) còn gọi là kim ô (quạ vàng) thuộc dương, trong dương chứa âm, bằng thí dụ ngoại đan thì gọi là “trong sa có thuỷ ngân” (sa trung hữu hống). Vì trong dương có âm nên gọi là “thư hoả” vì quẻ thuộc quẻ ly gọi là “ly mĩ”. Cho nên Ngộ Chân Thiên ghi: “Nhật ở ngôi vị ly cho nên còn gọi là nữ”. “Nguyệt” còn được gọi là ngọc thố (thỏ ngọc), còn gọi Thiềm, hoặc Kim mô (cóc vàng) thuộc âm, trong âm có dương, bằng thí dụ ngoại đan thì gọi là “trong chì có bạc” (diên trung hữu ngân), vì trong âm có dương, cho nên gọi là “hùng kim”. Vì quẻ thuộc quẻ khảm, gọi là “khảm nam”. Vì vậy Ngộ chân thiên ghi: “Khảm phối với thiềm quang mà lại là nam”.

NHẬT NGUYỆT GIAO QUANG 日月交光
Trong khoảng cuối tháng và đầu tháng, bắt đầu từ giờ tý ngày mùng 1 trăng từ từ mọc, bắt đầu từ giờ tý ngày 17 trăng từ từ lặn. Bởi ánh sáng của mặt trăng vào ngày cuối tháng và ngày đầu tháng bị quả đất ngăn che nên không có ánh sáng. Nhật nguyệt là tinh của âm dương, cùng ẩn náu. Trời đất giao thì tinh của nhật nguyệt hợp, chân tinh hợp thì dịch của trời đất thành, khảm ly tức là sự vận dụng của nhật nguyệt. Tiêu Tổ nói: “Mặt trời không nên chuyển dưới đất, mặt trăng đáy biển bay giữa trời”.

NHẬT NGUYỆT HỢP BÍCH 日月合壁
Trong tĩnh chợt có một luồng bạch quang hư diệu liền phải thu hồi tái định, trong phút chốc lại có một vầng trăng sáng ở trong định treo giữa hư không, từ đan điền bay lên đến trước mắt liền dùng ý giữ lại để tái định. Lại có một vầng hồng nhật thăng lên nguyệt mà hợp bích cũng phải thu vào trung cung thì trong tĩnh định dứt diệt, một niệm không sinh, vào lần cảnh giới hư vô cho đến tĩnh cực hư đốc. Oánh Thiềm Tử nói: “Kim ô ngọc thố hai hợp một, thu tàng vào định chờ lúc đầy đủ”.

NHẬT NGUYỆT HỢP MINH 日月合明
Nhật nguyệt qua lại tròn khuyết, bốn thời tiết thay đổi cũng giống như nguyên khí con người động tĩnh thịnh suy. Nhật nguyệt có bốn thời tiết là xuân hạ thu đông. Mùa xuân là nửa dương trong âm, khi ấy biến hàn thành ôn, lúc này dương khí chưa đủ, đây là dược vi, cần phải dùng mộc dục ôn dưỡng chân dương để hoá giải âm hàn. Mùa hạ là dương thuần âm tận, khi ấy biến ôn thành nhiệt, lúc này nguyên khí đầy đủ, đây là mùa thái dược, vì vũ hoả bức bách chân dương tự nhiên thăng lên. Mùa thu là nửa âm trong dương, khi ấy biến nhiệt thành lương, lúc này dương khí thoái lui, là thời kỳ cây cỏ điêu tàn xác xơ, cho nên dùng mộc dục hữu dưỡng cái gốc của nó thì âm khí mới lui. Mùa đông là dương tận âm thuần, khi ấy biến lương thành hàn, lúc này nguyên khí ẩn mất, là dược quy căn, cho nên dùng mộc dục ôn dưỡng cái gốc của nó thì âm hết tột, dương khí sinh trở lại. Lữ Tổ nói: “Có người hỏi ta đường tu hành, ta chỉ nhật nguyệt ở chân trời”.

NHẬT NGUYỆT HỮU SỐ 日月有數
Nhật là số 16, có 5760 ngày, vì mặt trời thường tròn, như mặt trăng từ giờ Tý ngày mùng 1 đến ngày 16, có 96 dương thời hợp với 5760 thù, ánh sáng đầy đủ. Cho nên con trai tuổi 16 dương tinh đầy tràn là thời kỳ âm tiêu dương trưởng, sau đó là thời kỳ dương tiêu âm trưởng nhằm lúc 48 tuổi. 16 tuổi với 48 tuổi cộng lại thành 64 tuổi. Đàn ông đến 64 tuổi là âm tột, âm tột lại có chút dương sinh bên ngoài, như quẻ cấn hậu thiên số 8, âm tiêu dương trưởng. Đàn ông 80 tuổi tuy dương tinh hậu thiên không còn nhiều mà cũng sinh con và có thể hoàn đan.
Nguyệt là số 14, có 5040 ngày, vì mặt trăng không tròn mãi, có khi khuyết khi đầy. Cho nên con gái 14 tuổi âm huyết thịnh mà thiên quý thông là thời kỳ âm trưởng dương tiêu; đến lúc 35 tuổi là âm tiêu dương trưởng. 14 tuổi cộng với 35 tuổi là 49 tuổi là thời kỳ dương tột của phụ nữ, như quẻ đoài hậu thiên số 7 dương tiêu âm trưởng. Đàn bà 63 tuổi tuy âm huyết hậu thiên không đủ song vẫn có thể dưỡng dục và có thể thái âm luyện hình. Âm phù ghi: “Nhật nguyệt có số, lớn nhỏ xác định”.

NHẬT NGUYỆT KẾT TỰ 日月結字
“Sự kết cấu chữ của nhật nguyệt”. Nhật nguyệt chồng nhau là chữ dịch, nhật nguyệt hợp nhau là chữ đan, nhật nguyệt sống chung là chữ minh, hai nhật chồng lên là chữ xương, hai nguyệt kề bên là chữ bằng, hai nhật hợp lại là chữ điền, hai nguyệt hợp lại là chữ dụng. Thiên Thuý Hư ghi: “Nguyệt thố nhật ô hai vầng tròn, gốc tại tiên thiên khó thái thủ, ngày rằm đêm trăng dễ thái thủ, thiên hồn địa phách kết linh đan”.

NHẬT NGUYỆT QUY ĐẠO 日月規道
Nhật đi theo xích đạo, nguyệt đi theo hoàng đạo; xích là mạch đốc, hoàng là mạch nhâm. Hoàng đạo ở nơi trời, nguyệt ở trên trời, nhật ở trong đất, cho nên con đường trung hoàng là đường đi của nguyệt. Xích đạo ở nơi đất, trong vĩ độ ánh sáng mặt trời chiếu thẳng nơi đường trung vĩ mà viêm nhiệt nên gọi là xích đạo. Luyện đan cũng giống như ánh sáng nhiệt nguyệt thường chiếu nơi đất thì đan được thành. Chỉ thấy mặt trăng nơi Canh, khuyết nơi tân, tròn nơi giáp, mất nơi ất, thượng hạ huyền nơi bính đinh, một mình bất cập ở nơi nhâm quý. Hứa Tổ nói: “Nhật tinh hợp với nguyệt hoa tự nhiên chân diên xuất thế”.

NHẬT NGUYỆT TINH HOA 日月精華
Nhật tinh là ô tinh, là long can; nguyệt hoa là thố tuỷ, là hổ tuỷ. Lại nữa nhật là linh tri, nguyệt là chân tri. Xao hào ca ghi: “Nhật tinh vừa hiện nguyệt hoa ngưng, nhị bát giao nhau tại bính nhâm’’.

NHẬT TINH NGUYỆT HOA 日精月華
1. Chỉ chân dịch trong tâm, chân khi trong thận. Nhiếp sinh toản lục ghi: “chẳng phải là mặt trời mặt trăng ở bên ngoài, mà đó là nắm bắt lấy chân dịch trong tâm, chân khí trong thận”. 2. Chỉ vẻ sáng sủa rực rỡ của mặt trời, mặt trăng.

NHỊ
Hai vòng là một âm một dương, bởi vô cực động mà sinh một, là dương nghi. Động tột rồi lại tĩnh sinh ra một âm thì thành lưỡng nghi. Lưỡng nghi là thái cực. Tĩnh tột rồi lại động mà sinh ra tứ tượng, rồi sinh bát quái thì số nó vô cùng. Huyền Nguyên Tử nói: “Một sinh hai rồi hai sinh ba, ba sinh vạn vật vô cùng tận”. Cảnh Dương Tử nói: “Một vật tiên thiên chia làm hai, không tượng không hình theo niệm sinh”.

NHỊ BÁT 二八
Diên nửa cân, hống tám lạng, mang ý nghĩa bình quân, chẳng phải thật có cân lạng. Ngộ chân ghi: “nửa cân tám lạng tương đương tự gần nhau”. Kim long hổ ghi: “Thượng huyền kim tám lạng, hạ huyền thuỷ nửa cân”.

NHỊ BÁT GIAI NHÂN 二八佳人
“Người đẹp 16 tuổi”. Khảm vốn là trung nam, tiên thiên vị trí hương tây thuộc về kim, nhân động mà thay đổi vị trí, biến quẻ đoài hậu thiên, số 7 là thiếu nữ, nay tây kim rơi vào hướng bắc thuỷ vị âm địa. Số bát quái hậu thiên là một, bảy hợp với một là tám số khôn địa tiên thiên cũng là tám; vì hai số tám đều thuộc âm, hình tượng chỉ thấy bên ngoài là âm nữ, không thấy bên trong có chứa chân dương, nên giả danh là nhị bát giai nhân. Ngộ Chân ghi: “Xá nữ 16 tuổi con nhà ai, lang quân 27 tuổi ở nơi nào?”.

NHỊ BÁT TƯƠNG ĐƯƠNG 二八相當
Thể thì trên dưới lưỡng huyền, đều cách sóc vọng 8 ngày. Lúc này âm dương bình quân gọi là tương đương. Chỗ gọi là tương đương là khí của lưỡng huyền. Dụng thì chẳng nhiều chẳng ít, chẳng thiên chẳng lệch, không gấp không hoãn, chẳng có chẳng không, không thân không sơ, không cứng không mềm, không thái quá cũng không bất cập, đều giữ cho nó bằng nhau. Tổ Tử Dương nói: “Âm dương giống nhau quy giao cảm, nhị bát tương đương là hợp thân”.

NHỊ BÁT TƯƠNG THÂN 二八相親
Thiên trong cung khảm một sinh thuỷ, trên hợp với thiên trong cung ly thành bảy, cộng lại là số tám. Địa trong cung ly hai sinh hoả, dưới hợp với địa trong cung khảm thành sáu, cộng lại là số tám. Hai số cùng là tám nên gọi là tương đương, quy về một thể nên gọi là tương thân. Tổ Tử Dương nói: “Âm dương giống nhau quy giao cảm, hai số tám tương đương là hợp thân”.

NHỊ BẤT KHẢ 二不可
“Hai điều không thể”. Điều quan trọng của sự luyện đan là khí trong thân không thể tản ra, thần trong tâm không thể mê muội, thân chẳng động thì khí dần dần tụ, tâm chẳng động thì khí từ từ ngưng. Trần Hư Bạch nói: “Tâm động thì thần không nhập khí, thân động thì khí không nhập thần”.

NHỊ CHÂN 二真
“Hai cái chân thật”. Lúc thái dược cần phải chân thật, và khi phanh luyện cần phải chân thật. Ngộ Chân ghi: ‘Đại dược không cầu thì làm sao được gặp, gặp rồi không luyện là ngu si”. Kinh Linh Bảo Độ Nhân ghi: “Hai chân thuỷ hoả chẳng phải đúng người chẳng truyền”.

NHỊ CHÍ 二至
Nhất âm sinh nơi tâm là hạ chí, nhất dương sinh nơi tâm là đông chí. Pháp luyện đan lấy thời gian này làm tiến dương hoả thoái âm phù. Lý Tiên Quân nói: “Tiến hoả phát hào bắt đầu từ mùa đông, thuận thiên thành vật chấm dứt vào mùa hạ”.

NHỊ ĐOÀI 二兌
Chỉ khí quan mà tinh khí xuất nhập trong cơ thể con người. Thái thượng linh bảo tịnh minh trung hoàng bát trụ kinh ghi: “Nhị Đoài là cửa ngỏ để tinh khí tiết ra. Con người ta sở dĩ chết non, dễ suy là Tiền đoài làm tổn thương tinh, hậu đoài làm tổn thương khí”.

NHỊ ĐỨC 二德
Trong khí công chỉ hai phương pháp tu trù: Tu tính ngưng tâm và Nội quan bất động. Vân cấp thất thiêm ghi: “ Nhị đức tức là trụ tâm và không tâm. Nếu ngưng trụ tâm thì thân cảnh hoà đồng với đạo, hình tính đều siêu thoát. Đây là cao chân diệu đạo để được trường sinh bất tử. Nếu ngưng Không tâm thì tính siêu mà thân trầm, đây là hạ pháp để được thoát xoang thi giải”.

NHỊ GIỚI 二界
Tim là thiên giới, thận là địa giới, cách nhau tám tấc bốn phân; thiên địa cách nhau tám muôn bốn ngàn dặm, chẳng qua sai khác giữa số lớn với số nhỏ mà thôi. Cổ tiên nói: “Tám muôn bốn ngàn phân trên dưới, chín ba sáu hai chia đông tây”.

NHỊ HẬU 二候
Dương sinh là một hậu, dược sinh là một hậu. Tổ Tam Phong nói: “Không nhiễm một trần muôn lự đều không thì tâm chết mà thần sống, thể hư mà khí vận, mới có thể cầu đạo của nhất dương, công của nhị hậu”. Tổ Hàm Hư nói: “Một hậu là một dương như quẻ Chấn, hai hậu là hai dương như quẻ Đoài đúng lúc như hợp đan’’.

NHỊ HUYỀN 二弦
“Hai thứ huyền”. Ly là kỷ, huyền khí của tượng long là hoả. Khảm là mậu, huyền khí của tượng hổ là thuỷ. Tổ Tam Phong nói: “Thượng huyền kim nửa cân, hạ huyền thuỷ nửa cân, hai huyền hợp tinh, thể càn khôn liền thành”.

NHỊ KHÍ 二氣
“Hai thứ khí”. Một là khí tiên thiên, một là khí hậu thiên, tức là nguyên khí và khí hô hấp, hoặc là mẫu khí và tử khí. Trương Tử Quỳnh nói: “Chẳng giúp chẳng quên sự hô hấp kỳ diệu, tu hành phải hiểu công phu này, điều đình hai khí sinh thai tức, lại nhắm vào trong lập đỉnh lô”.

NHỊ KHÍ二氘
Hai khí này giống hai khí của tiên hậu thiên, là huyền khí của long và huyền khí của hổ, đây là khí do thần khí luyện ra. Chung Tổ nói: “Ánh điện chớp nháng vô cùng số, hai khí giao nhau há có hình”.
NHỊ NGHI 二儀
Vô cực động mà sinh một là dương nghi, tĩnh cực mà sinh hai là âm nghi. Thiên Phục Mệnh ghi: “Thu nhặt khí của nhị nghi chưa phán, đoạt tinh của long hổ mới giao cấu”.

NHỊ NGŨ二五
Chỉ âm dương và Ngũ hành. Chu Tử toàn thư ghi: “Chân của Vô cực, Tinh của nhị ngũ kết hợp một cách màu nhiệm mà ngưng đọng”.

NHỊ NGŨ CẤU TINH 二五媾精
Càn có một ba năm bảy chín, số dương là năm. Khôn có hai bốn sáu tám mười, số âm là năm. Vì Càn Khôn phá thể biến thành khảm ly ắt phải dùng cấu tinh giống như cách thức của nam nữ nghịch hành để khôi phục nguồn gốc của nó. Tổ Tam Phong nói: “Hai cái năm diệu hợp, cùng loại chiêu cảm nhau”.

NHỊ PHÂN 二分
Long ứng với xuân phân, hổ ứng với thu phân. Công phu luyện đan đến thời kỳ này chỉ cần mộc dục ôn dưỡng mà thôi. Tổ Ngọc Thiềm nói: “không qua không lại không tiến thoái, không thêm không bớt không trừu thiêm”.

NHỊ PHẦN THUỶ HOẢ 二分水火
Một ngày rưởi là một phần, ba ngày xuất canh mới tính là hai phần, đến năm ngày là ba phần, đến ngày mùng tám là năm phần có dư. Cho nên vào ngày mùng ba hàng tháng là hai phần thuỷ, lúc này nguồn nước rất trong, có khí không có chất đây là chân hậu, mau nắm lấy để dùng phối hợp với hai phần hoả thì thuỷ hoả bình quân tự nhiên kết hợp. Hai phần hoả là một canh giờ chia làm ba phù sáu hậu, chỉ dùng một phù, một phù tức là hai hậu. Hậu hậu chính là hai phần hoả. Đan kinh ghi: “Hai thứ mới là chân, ba thứ thì không thành”.

NHỊ QUANG 二光
Tức là mục quang và nhĩ quang. Mắt trái là nhật quang, mắt phải là nguyệt quang. Tai trái là nhật quang, tai phải là nguyệt quang. Kinh tâm ấn ghi: “Thánh nhật thánh nguyệt soi sáng kim đình”.

NHỊ THẦN 二神
Dục thần là tính của khí chất do cha mẹ cấu tinh sinh ra, thức thần là thần của túc mệnh, nhập vào lúc lìa thai. Dục thần lấy tình nuôi thể nên gặp vật sinh tình, thức thần do túc căn mà đến nên trăm thứ tinh xảo xuất hiện, suy cổ cầu kim, không một khắc tạm dừng. Luyện đan trước hết phải trừ bỏ sự nhiễu loạn của hai thần này, sau đó hai chân mới hiện. Cảnh Dương tử nói: “Dục niệm chưa trừ uổng học đạo, tâm tham chẳng đoạn luống cầu tiên”.



NHỊ THẤT 二七
“Hai cái bảy”. Nhất dương trở lại bắt đầu tử bảy, hai cái bảy ngày 14 trăng sắp tròn, ánh sáng rực rỡ. Luyện đan hoả hậu cũng nhờ hai cái bảy mà đầy đủ, đúng thời hạ thủ mới được chí bảo. Lữ Tổ nói: “Trăng tròn thì sáng, khuyết thì mờ. Từ ngày 14 đến ngày 16 cộng chung 30 canh giờ, ánh sáng rất thịnh; qua 30 canh giờ này trăng khuyết mà mờ dần, không thể sử dụng”.

NHỊ THỔ 二土
Đạo gia gọi mậu và kỷ thổ là nhị thổ, dùng để chỉ tính và tình của con người. Tính tình con người hoà hợp thì nhị thổ thành khuê, đan chất có kết quả. Lâm Nguyên Đỉnh đời Tống cho rằng: “Cái gốc dựa vào thời gian tồn tại ở trong buồng, đó là mậu thổ, đó gọi là tính; Một khí tuần hoàn, cảm kích tương sinh, đó gọi là kỷ thổ, tức là tình. Tính để thu tình, tình về với tính, như vậy là cái có và cái không thâm nhập vào nhau, ẩn và hiển phù hợp với nhau, hư và thực dung thông với nhau, động và tĩnh nuôi dưỡng nhau mà thành đan chất”.

NHỊ VẬT 二物
Một chút khí chân dương trong thân là một vật, môt chút tinh chân âm trong tâm là một vât, cho nên gọi là “nhị vật”. Tổ Tam Phong nói: “Kim ô tuỷ, ngọc thố tinh, hai vật đem về nấu chung một chỗ”.

NHỊ VẬT TƯƠNG HỘI 二物相會
Huyền khí long mộc là hoả, thuộc hướng nam chu tước; huyền khí hổ kim là thuỷ, thuộc hướng bắc huyền vũ. Hai vật hội tụ là long hổ giao cấu. Tổ Tam Phong nói: “Kim ô tuỷ, ngọc thố tinh, hai vật đem về nấu chung một chỗ”.

NHIẾP TÌNH QUY TÍNH 懾情歸併
Nhất dương phát động gọi là tình, đem tình này nhiếp trở lại gọi là nhiếp tình, rồi lại đem tình này hợp với tính làm một thể gọi là quy tính. Tiên tông ghi: “Dương khí sinh ra trần mộng tỉnh, nhiếp tình hợp tính về kim đỉnh, vận 300 thù chu thiên đầy đủ, phục khí bốn thời quy tĩnh định”.

NHŨ BỘ 乳哺
Công phu dưỡng thai đầy đủ, sau khí xuất thần còn phải bú mớm ba năm, giống như trẻ con ra khỏi bụng mẹ phải bú mớm ba năm không rời. Âm Chân quân nói: “Chân nhân vô vi ở thượng giới, vắng lặng không còn trần trở ngại, công hữu vi rồi lại vô vi, vô vi cũng còn công phu”.

NHUẬN DƯ 閏餘
Lúc chu thiên chuyển vận, thời kỳ mộc dục ôn dưỡng gọi là nhuận dư. Khưu tổ nói: “Chẳng giáng chẳng thăng mộc dục cảnh tượng, vì tượng nhuận dư chu thiên đi khắp một vòng lại trở về nơi tĩnh y nguyên mộc dục”.


NHIÊU THA VI CHỦ 饒他為主
“Nhường kẻ khác làm chủ”. Tính là chủ của thân thể, vì thân thể là khách, nay mượn thân này để nuôi cái tính của ta, cho nên nhường thân làm chủ. Ngộ Chân ghi: “Làm tướng phải dùng quân tả hữu, dù hắn là chủ mình là khách, khuyên ông lâm trận chớ khinh địch, sợ mất vật vô giá trong nhà mình”.

NHƯ MIÊU BỘ THỬ 如描埔鼠
Như mèo bắt chuột, tỷ dụ lấy tính nhiếp tình, lấy thần chiêu khí, rất giống cái lý tri bặch thủ hắc, tri hùng thủ thư. Mèo dụ cho người chủ, là nguyên thần; chuột dụ cho người khách, là chân dương, là dược vật. Lúc mèo bắt chuột, nó ngồi xổm bất động, đôi mắt nó nhìn chăm chú không nhúc nhíc. Luyện đan lúc thái dược cũng thế, lúc này cần phải một niệm chẳng sinh, nguyên thần nguyên chú Bắc hải, cùng hai mắt không rời, nhìn vào trong mà chờ chân dương xuất hiện. Kinh Chân nguyên thông tiên đạo ghi: “Được cái lớn lao kia là xung hoà mà nhìn đã lâu”.

NHƯ NHƯ 如如
Mô tả điều kỳ diệu của sự nhập định. Tổng như như là hoả hợp huyền diệu, hoả không tắt thì sức đan đầy đủ, công hạnh không giãi đãi. Tổ Nê Hoàn nói: “Chỉ sợ hoả tắt, sức đan trì trệ, đứng ngồi ăn ngủ đều như như”.

O



OÁT TOÀN CƯƠNG KHÍ 斡旋罡氣
Sao bắc đẩu chỗ toạ lạc thì hung, chỗ chuôi sao hướng về thì kiết; Bởi nó không chỉ ngay mình mà chỉ kẻ khác cho nên khí sinh nơi kẻ khác, không sinh nơi mình. Phép thủ khí chỉ vì sao bắc đẩu toạ lạc nơi nhà người nên khí sinh tại nhà mình. Phép dời sao chỉ cần nó quay gót thì xoay thân quầy đầu về nhà nhận tổ tông, không mắc kẹt thinh sắc, không rơi vào lặng lẽ, chẳng phải tự mình có, cũng chẳng phải tìm ngoài thân, thế nhân gặp mà không biết, rõ ràng trước mặt mà bỏ qua. Hỗn nguyên tử nói: “Lúc thái dược, gõ thác thược dùng vũ hoả, bên trong hàng phục thiên cương xoay vần, bên ngoài dùng chuôi sao chuyển rời”.

Ô CAN THỐ TUỶ 烏肝兔髓
Ô là âm trong nhật, thố là dương trong nguyệt. Hai thứ hợp hoá thì có thể chế phục sự linh thiêng của hồn phách hậu thiên. Tổ Tam Phong nói: “Luyện kỷ tầm chân hẳn không khó, trước đem thố tuỷ phối ô can”.

ÔN DƯỠNG 褞養
1.Chỉ trong cả quá trình tu luyên nội đan, lấy ý để hộ trì. Ái hộ linh căn gọi là ôn dưỡng. Thanh am vinh thiềm tử ngữ lục ghi: “Thế nào là ôn dưỡng? giống như phụ nữ mang thai, suốt cả ngày đêm đi đứng nằm ngồi, rón ra rón rén như trâu nuôi nghé, như rồng nuôi ngọc, thường giữ ở bên trong không hề gián đoạn, đợi khi phân thai mới được đứng trên thực tế.
2. Chỉ chân khí vận hành, từng bước ở trong trạng thái ổn định tương đối, hoả hậu thích hợp, tiến hành điều dưỡng. Kim đan chân truyền – Trương Sùng Liệt ghi: “Ôn dưỡng là không lạnh, không nóng mà điều dưỡng”.

P



PHÁ QUÂN 破暈
Tức là Cương tinh (sao bắc đẩu), một vị trí trước phá quân, tức là chỗ chỉ phương hướng, có khí chân nhất tiên thiên, là tổ khí sinh vạn vật. Tiên chân xưa nay đều dùng một khí này để liễu mệnh liễu tính, chỗ gọi là “được cái một thì mọi việc đều xong”, đan kinh không cho chỉ thẳng cương tinh là vật gì, nhất khí ở tại đâu, chẳng phải sợ người nhận được mà là sợ trời khiển trách. Cổ tiên nói: “Tháng tháng thường thêm tuất, luôn luôn thấy phá quân, một vị trước phá quân, thệ nguyện chẳng truyền cho người”.

PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN 返本還原
Nhất dương trong cung khảm trở về trong cung ly, biến thành bản thể càn nguyên. Nhất âm trong cung ly trở lại trong cung khảm biến thành bản thể không nguyên. Cổ tiên nói: “Quán xét nguồn gốc chẳng lìa sắc tâm, sinh diệt luân hồi, đây là gốc khổ. Thánh nhân siêu ngộ, trở về cội nguồn, ra khỏi ba cõi”.

PHẢN NGUYÊN YẾU CHÂN 返原要真
Nguyên là nguyên tinh, nguyên khí, nguyên thần của tiên thiên, không cần tác vi, thể của thượng đức có sẵn cho nên dùng công phu vô vi liền thành tiên đạo. Chân là ở nơi thể của hạ đức cầu đó, vì nó đa tình ái dục, nhiều giận dữ, nhiều tri thức, là tinh khí thần của hậu thiên, tuỳ duyên biến hoá nên có chân nguỵ sai khác. Muốn trở lại nguồn của nó cần phải bỏ nguỵ lấn chân mà có tác vi. Kinh ghi: “Một căn đã phản nguyên thì sáu căn tự nhiên giải thoát”.

PHẢN QUÁN NỘI CHIẾU 返觀內照
Lúc luyện tinh dùng chân ý quán chiếu trăm ngày, lúc luyện khí dùng chân ý quán chiếu mười tháng; lúc luyện thần dùng chân ý phản chiếu 03 năm. Khuê Chỉ ghi: “Thường tịch mà thường chiếu, vì không khởi tưởng tịch chiếu”.

PHANH LUYỆN 烹鍊
“Nấu luyện”. Còn gọi là “văn phanh vũ luyện”. Trung hoà tập ghi: Thân tâm muốn hoà hợp ở chỗ chưa hoà hợp, nếu còn một tóc tơ tà niệm quấy nhiễu thì phải lấy cái tâm cương quyết kháng cự lại, thì đó là “vũ luyện”. Thân tâm sau khi đã hoà hợp rồi, thần khí đã giao hoà với nhau rồi thì lấy cái tâm mềm mại, nhu hoà mà gìn giữ thì đó là “văn phanh”.

PHANH TINH LUYỆN DỊCH 烹精煉掖
Tức là vận chuyển chân dịch, nội luyện tinh khí. Đạo pháp hội nguyên q.72 ghi: “Phanh” là vận chuyển. “Luyện” là lửa. Vận chuyển chân dịch tới giữa hai lông mày được dương khí níu kéo lại, kim dịch tự nhiên lưu thông, từ từ dẫn đến chỗ răng má, chảy tới tưới vào giáng cung, đó là tượng “thủ khảm điền ly” vậy.

PHÁP TÀI LỮ ĐỊA 法財侶地
Pháp phải chân chính, tiền tài phải lương thiện, bạn lữ phải đồng chí, địa phải không binh đao, cường hào, trộm cướp xâm phạm, xa lìa nhơ uế, phần mộ, cốt tháp, không gần đường giao thông tấp nập; nên gần thành thị để mua sắm nhu yếu ẩm thực, xây tường cao để phòng trộm đạo, dùng đệm dày mềm để ngồi nằm thư thái. Chung Tổ nói: “Chân khí chưa hoàn mãn, một ngày cần ăn ba bữa. Đại dược chưa thành một năm phải mặc áo bốn mùa”.

PHÁP THÂN 法身
Là từ trong hư vô hoá ra, xác thực có chứng có cứ, chẳng phải hư cấu. Kinh nghiệm lúc đem diên chế hống liền có một điểm chân ý trong hư vô. Pháp thân tuy không có hình tượng nhưng không lìa sắc thân. Nếu muốn nghiên cứu cái thần của nó, biết sự biến hoá của nó, chỉ là dương, đi thì âm đến. Như thái âm vốn tối đen không có ánh sáng, ắt thọ tinh quang của mặt trời mà có khí dương quang. Đông Hoa Đế Quân nói: “Pháp thân rộng lớn thông thiên địa, tâm tính tròn sáng suốt cổ kim”.

PHÁP THIÊN PHÁP ĐỊA 法天法地
Tâm như trời trong sáng gọi là pháp thiên, thân như đất yên ổn gọi là pháp địa. Phỏng theo đạo tự nhiên của trời đất, thu lấy sự kỳ diệu của nhật nguyệt giao quang, giống như khảm ly cùng chứa tinh hoa. Kim Cáo ghi: “Muốn biết đại đạo cần phải phỏng theo trời đất”.

PHÁP TRUNG VƯƠNG 法中王
Luận về hậu thiên, tính là âm, mệnh là dương; luận về tiên thiên, mệnh là âm, tính là dương. Song tính với mệnh đều ở trong hư vô cho nên lấy vô cực làm “pháp trung vương”. Cổ Tiên nói: “Mỗi đạo tính mệnh là âm dương, ở trong vô cực là pháp vương”.

PHONG CỐ 封固
“Gói thuốc”. Sau khi thái dược quy lô, phải dùng thần quang luôn bao bọc không rời trong chốc lát gọi là phong cố. Liễu chân nhân nói: “Phong cố có nghĩa là ôn dưỡng, điều tức mà chẳng phải bế tức, là dùng văn hoả đem thần khí nằm phục nơi khí huyệt, hoả bức kim đi theo sau, chờ thời cơ mà hành động thì chu thiên vũ hoả từ đây khởi vận”.

PHONG DƯỢC 封藥
Sau khi thái dược quy lô, trước lấy vũ hoả phanh luyện 36 tức, kế tiếp dùng văn hoả huân chưng 24 tức, rồi sau đó ôn dưỡng đem chính niệm dừng nơi đan điền vài khắc, muốn ngủ liền ngủ. Lữ Tổ nói: “Thái dược chẳng phải dễ, phong dược khó hơn, thần thai nhóm họp, chân tính thường còn”.

PHONG HOẢ 封火
Phong là tức, hoả là thần. Tức là khí một hô một hấp. Mạnh mẽ dung phong với hoả gọi là vũ hoả, hô hấp để tự nhiên gọi là văn hoả. Huỳnh đế nói: “Thần là hoả, tức là phong, dùng gió thổi lửa là hình thần kỳ diệu”.
PHONG HỔ 封虎
Trong tĩnh dương khí phát động, thế mạnh không chịu nổi, như mãnh hổ ra khỏi động, khi thế mạnh mẽ như gió nổi, hổ xuất hiện gió đến trước, cho nên gọi là phong hổ. Không có phong thì không có hổ, chẳng phải chân dương chẳng cần thái chiến. Tôn nguyên quân nói: “phong đến bắt ngọc hổ, ban ngày nắm kim ô”.

PHONG LÔ 封壚
“Đóng lò”. Huyền diệu kinh ghi: “Thuốc đã về lò, tất phải bịt kín đóng chặt” (dược dĩ quy lô, tất yếu phong cố). Tức là sau khi hái được đan dược về, phải đưa về đan điền mà đóng chặt.

PHONG LUÂN 風輪
Phép tắc chuyển vận tiểu chu thiên giống như sự xoay chuyển của bánh xe. Nếu dùng phong thổi luân, luân tự nhiên xoay chuyển giống như phong xa chuyển vân nước, nhưng trục bánh xe vẫn ở giữa không lìa đùm bánh xe hư nguy. Trục bánh xe tức là chân ý, không thể rời hư nguy một bước. Long My tử nói: “Phong luân kích động sinh chân diên, đều do tĩnh tột mà sinh động”.

PHONG TƯƠNG 風箱
“Kho chứa gió”. Là cơ quan hô hấp giống như phong cương (Cái kho chứa gió) biến động; dùng gió giúp cho lửa cháy mạnh, đây là chỉ cho vũ hoả lúc luyện đan. Lý Thành Am nói: “Thành công chẳng khó, pháp động đoài phong, quạt mở lò, lò rực lửa”.

PHÒNG NGUY LỰ HIỂM 防危慮險
“Đề phòng nguy hiểm”. Như trong 100 ngày dược sinh mà thần không hay biết, không rõ tiến hoả thoái phù, mộc dục ôn dưỡng trong chu thiên, khởi hoả sai lầm, quy căn rối loạn, hoả đầy đủ mà không dừng lại; trong 7 ngày biết thái thủ, lúc đại dược quá quan, không đề phòng để lạc vào đường rẽ; trong 10 tháng thai tròn trịa mà không biết xuất thần, khi bú mớm chẳng đề phòng anh nhi lưu luyến không về.

PHÒNG TRUNG 房中
Đạo dưỡng sinh bảo khí, tiết dục trong phòng của các phương sĩ, đạo sĩ cổ đại. Đạo giáo cho rằng nam nữ giao hợp là việc bình thường của sự hoà hợp âm dương, thuận với đạo của trời đất, nếu nam nữ, âm dương không hoà hợp “thì sẽ dẫn đến bệnh nặng do ứ tắc” không có lợi cho tuổi thọ. Nhưng nếu tình dục buông thả vô độ thì sẽ tổn hại đến mệnh thọ, dẫn đến chết yểu.



PHÒNG TRUNG CẤP 房中急
Phòng trung tức hạ động phòng, là chỗ của khảm nam ly nữ. Chữ cấp là chữ tịch thiếu một chấm, chữ viết thiếu một nét thẳng, chữ tưởng thiếu một chữ tương. Huỳnh Bà đã đem khảm nam vào động phòng ở chung với ly nữ thì ngày đêm không còn cái khổ tương tư. Huỳnh đình ghi: “Sáu con rồng bay lượn, khó phân biệt, trường sinh cẩn thận phòng trung cấp”.

PHÒNG TRUNG THUẬT 房中術
Phép tắc chung phòng của nam nữ gọi là phòng thuật. Pháp luyện đan, khảm nam ở Tử Cực cung, ly nữ ở Ngọc phòng, ở giữa có linh môn có thể lén thông qua. Nam vào ở Ngọc phòng trong đó có kỳ thuật cũng gọi là phòng thuật. Bão Phác Tử ghi: “Phục thực tuy có thể trừ bệnh tật sống lâu dài, nhưng không có phòng trung thuật rốt cuộc khó sống lâu”.

PHU PHỤ GIAO HỘI 夫婦交會
“Vợ chồng giao hội”. Chân âm chân dương trong thân được chân thổ làm môi giới thì hai thứ giao hội nhau, có công phu mây bốc lên mưa rơi xuống, niềm vui sướng hơn cả sự giao hội giữa phu thê. Lữ Tổ nói: “Một vợ một chồng giống trời đất, một nam một nữ hợp càn khôn”. Kim đan tứ bách tự ghi: “Lúc vợ chồng giao hội, động phòng làm chuyện mây mưa”.

PHÙ DU 桴斿
Hiện tượng ngao du tự tại không bị trói buộc, luyện đan trong lúc mộc dục ôn dưỡng sử dụng nó, sau khi chỉ hoả đình phù thực thi nó, tức là ý nghĩa chớ quên chớ giúp. Tham đồng ghi: “Chân nhân ẩn vực sâu, phù du giữ quy trung”.

PHÙ TRẦM 桴沉
Tính diên vốn trầm, bị lửa nung luyện thì sắc biến thành trắng mà phù, phù thì hoạt động mà khởi biến hoá. Chung tổ nói: “Lúc kẻ khác làm chủ thì mình làm khách, lúc ta phù thì ông trầm, điều được phù trầm về một chỗ, ngầm chứa mộc dục đều do tâm”.

PHỤ MẪU 父母
Đạo âm dương. Người ban phát là cha, kẻ nhận lãnh là mẹ. Kinh kim cốc ghi: “Nếu không có cha mẹ thật thì những gì sinh ra đều là giả, trồng lúa phải dùng thóc, không có thóc thì lúa chẳng sinh”.

PHỤC GIÁC 復覺
Dược sản sau khi dương sinh, giác xuất hiện sau khi đã giác. Đã giác là thời cơ đến, phục giác là thần tri, tái giác là niệm. Ngũ chân nhân nói: “Mơ về diệu giác còn phải giác, biết được chân huyền ấy là huyền, nói với kẻ tu đạo đời sau, lời này không ngộ chớ luận tiên”.


PHỤC KHÍ 伏氘
Tức hấp thu sinh khí trong trời đất. Nguyên là phương pháp hô hấp dưỡng sinh cổ đại tương tự như “thổ nạp” (thở hơi ra và hít hơi vao). Dưỡng Sinh Luận ghi: “Hô hấp thổ nạp, phục khí dưỡng thân”. Đạo giáo sau này tiếp thu phương pháp phục khí cổ đại làm thuật nội tu, cho rằng thông qua hô hấp có thể ăn uống cái gọi là “nhật tinh nguyệt hoa” và rồi phục khí trở thành một trong các phương pháp “tu tiên”.

PHỤC NGUYỆT 服月
“Uống mặt trăng”. Vân Cấp Thất Thiêm q.4,5 ghi: “Luôn tồn tưởng mặt trời trong tâm, mặt trăng trong Nê hoàn. Ban ngày uống mặt trời, ban đêm uống mặt trăng”. Chỉ sự luôn tưởng tượng mặt trăng hoặc ánh sáng thấu qua Nê hoàn, thấu suốt trong ngoài toàn thân; hoặc hoá thành mặt trăng, ánh sáng chiếu khắp trên dưới. Đạo giáo cho rằng tu luyện pháp này có thể tiêu trừ bệnh tật tai hoạ, tránh được tà khí.

PHỤC NHẬT 服日
“Uống mặt trời”. Vân Cấp Thất thiêm q. 4,5 ghi: “Có phương pháp uống ánh sáng mặt trời, mặt trăng làm thuốc, chỉ vì giữ đạo thành chân nên mới uống thuốc ấy”. Chỉ sự tồn tưởng đang uống mặt trời, hoặc đã hoá thành mặt trời, ánh sáng ấy chiếu rọi vào trong cơ thể, trong ngoài thấu triệt. Đạo giáo cho rằng tu luyện theo phép này có thể luyện hồn chế phách, trừ bỏ trăm ngàn bệnh tật, sống thọ lâu dài.

PHỤC THỰC 伏食
Chẳng phải uống ăn cây cỏ, kim thạch, lưu huỳnh. Phục đây là chế phục sự ham ăn, tự nhiên không ăn. Hồn phách chế phục gọi nhau là phục, long hổ nuốt chửng nhau gọi là thực. Tham Đồng ghi: “Muốn làm tiên phục thực, nên dùng người đồng loại”.

PHỤC THỰC 服食
Trong bảy ngày công phu, lúc đại dược quá quan, từ Trùng lâu đi xuống giống như thức ăn vậy, thẳng đến khoảng trung hạ là dừng, cho nên gọi là phục thực quá quan. Ngộ Chân Thiên ghi: “Một hạt linh đan nuốt vào bụng, mới biết mệnh ta chẳng do trời”.

PHỤC TỨC 伏息
Hơi thở hô hấp không điều phục thì không thể trường sinh. Song nhất thời khó phục, phải dùng tiệm pháp thai tức để điều phục, tợ có tợ không, dẫn đến không luôn. Tổ Đan Dương nói: “Công phu thường không gián đoạn định tức gọi là linh thai”.

PHƯƠNG THỐN 方寸
Chỉ ba đan điền thượng trung hạ. Huỳnh Đình Nội Cảnh ghi: “Ba đan điền thượng trung hạ ở ba chỗ khác nhau, mỗi nơi (phòng) vuông tròng một tấc (thốn) cho nên gọi là phương thốn”, “quan nguyên ở dưới phương thốn là ở dưới rốn ba tấc, vuông vức một tấc là chỗ chứa tinh của nam giới, cần cất giữ cẩn thận”.

PHƯƠNG VIÊN 方圓
Hai lần năm thành mười, là vuông tròn một tấc; Trong mệnh môn cũng vuông tròn một tấc. Tròn là số dương 3, vuông là số âm 4, trời là dương, đât là âm, cho nên nói rằng trời tròn đất vuông. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Vuông tròn một tấc trong mệnh môn, chủ việc điều hoà ngũ vị bách cốc”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:28 am

Q


QUAN KHIẾU 關竅
Quan là chỗ chân khí thăng giáng xuất nhập, khiếu là nơi chân khí phát nguồn, cho nên quan tự quan, khiếu tự khiếu là không gắn bó nơi một chỗ. Cổ tiên nói: “Khí phát thì thành khiếu, cơ nghỉ thì mịt mù”.

QUAN NGUYÊN 關沅
Chỉ cái rốn. Hoàng đế nội cảnh kinh ghi: “Quan nguyên là cái rốn. Rốn là cung phụ mệnh”.

QUAN PHỤC 觀復
“Nhìn vạn vật đều quay về gốc”. Đạo Đức Kinh ghi: “Hãy đạt tới cái trống rỗng đến cùng cực, giữ lấy cái hết sức yên tĩnh, muôn vật đều sinh ra, qua đó ta thấy chúng đều trở về gốc”.

QUÁN ÂM ĐƯỜNG 觀音堂
Quán thuộc nhãn (mắt), âm thuộc nhĩ (tai). Nhãn thuộc tim, nhĩ thuộc thận. Ở bên ngoài từ góc hai mắt thu lại đến giữa hai mắt là quán âm đường. Ở bên trong, chỗ tim thận tiếp xúc nhau là quán âm đường. Thần khí mệnh đều thu gom về quán âm đường thì gọi là càn khôn đại điện nhất thời thu lại. Thể Chân Sơn Nhân nói: “Quán âm là tín âm, tín âm một khi đến thuỷ hoả tự nhiên ký tế”.

QUÁN KHIẾU 觀竅
Từ phía dưới quán âm đường nhìn chót mũi, quán một mạch đến dưới rốn nửa tấc, mắt thường chú ý chỗ này, mặc tình hô hấp tự nhiên thì hơi thở nơi mũi tự nhiên điều hoà. Điều hoà lâu dài dường còn dường mất, hơi thở ấy dường như ra vào không do bên ngoài tức là hồi quan bên trong, chăm chú nhìn đan điền để ngừng chân tức, lâu dần chân dương trong thận hợp với thần quân, tự nhiên tâm tức nương nhau. Lúc luyện kỷ trước tiên phải dùng pháp này để hạ thủ, trong mười hai canh giờ thực hành lâu ngày sẽ lặng lẽ thân tâm bất động cảm mà lại thông. Khưu Tổ nói: “Chẳng nhằm trong thân cầu tạo hoá, muốn ở ngoài thân tìm công phu”.

QUÁN KHÁI TỬ CHÂU 觀溉子珠
Tử châu là tính thích động, lấy thận thủy chế ngự nó mới định, nhưng tính ơ đỉnh đầu, thận thuỷ ở phía dưới không thể thăng lên, cần phải luyện làm khí thì tự thăng, thăng cùng tột khí hoá thành mưa rơi xuống, đây là quán khái (tưới nước). Tiệm Ngộ Tập ghi: “Nhân thiêu đốt đan dược lửa bốc cháy phía dưới, cho nên khiến cho sông Hoàng Hà chảy ngược dòng”.



QUÁN KHÍ 觀氘
Do tâm tán loạn mà khó tập hợp, chỉ có nội quán sự động tĩnh của khí, mượn nó buộc chặt tâm viên khiến cho thần không tản mà tinh khí hội tụ. Kinh sinh thiên đắc đạo ghi: “Tâm mục nội quán chân khí cho nên thanh tịnh quang minh”.

QUÁN PHÁP 觀法
Vì chánh niệm linh quang tịch chiếu gọi là quán. Bởi khó của tim thận cách nhau 8 tấc 4 phân, nếu không có được pháp quán thì không từ đâu gặp gỡ. Tổ Tiềm Hư nói: “Thuỷ phủ cầu huyền còn phải quán, mới hay diệu khiếu hai huyền huyền”.

QUÁN TÂM 觀心
Còn gọi: “Quán chiếu bản tâm”. Khuê chỉ ghi: “Nếu tu đạo, trước phải quán tâm. Cái kỳ diệu của quán tâm ở khiếu kinh quan. Người ta buổi đầu sinh ta, thông khí ấy, bẩm thụ một điểm nguyên âm hoá sinh ở khiếu này, để tàn chứa nguyên thần”.

QUÁN THIÊN PHÁP ĐỊA 觀天法地
Nhật nguyệt tinh tú là đạo của trời, thời tiết lạnh nóng là đạo của đất. Đạo lý trời đất thông suột thì con đường luyện đan cũng không xa. Kinh Âm Phù ghi: “Xét thấu đạo của trời, giữ lấy hạnh của trời”.

QUÁN TỰ TẠI 觀自在
Quán là công phu giác chiếu, hay biết bản tính của mình thường trụ nơi thân thì được đạo quán tự tại. Tổ Tiềm Hư nói: “Lìa cung tư định cần quán trở lại, quán trở lại, quán trở lại”.

QUÁN XUYẾN貫串
Mới hạ thủ dùng hoả khởi luyện, đến chỉ hoả là dừng, đều dùng khi hô hấp quán xuyến chân khí không rời mới có thể kết đan. Tiết Tổ ghi: “Ra vào quán xuyến thích hợp với trời, chỗ bí mật của trời cẩn thận chớ truyền bừa”.

QUANG THẤU LIÊM NGOẠI 光透廉外
Mặt trăng đến ngày mùng ba ánh sáng chợt hiện. Nhân tâm vào lúc hư cực tĩnh đốc bỗng nhiên dương khí lay động mà lộ bày manh mối. Quang tỷ dụ cho dương khí, liêm ngoại tỷ dụ cho ngoại thận, vì dương khó ban đầu động bên trong tiếp nối đến bên ngoài. Lữ Tổ nói: “Trước nhìn vào đêm mùng ba, mày ngài mới thấy canh’.

QUÂN HOẢ 君火
Tâm là quân (vua), vì nó hư vô trong hang, ngầm có chân chủ tế, động mà thành hoả, là chủ của một thân, giống như vua của một nước, cho nên gọi là quân hoả. Hà Tiên Cô nói: “Tâm vốn là thiên quân, thịt là gông xiềng, chặt đứt rằng buộc muôn đời bất diệt”.



QUÂN THẦN 君臣
Diên là quân, hống là thần. Diên khí từ dưới thăng lên, hống thuỷ từ trên giáng xuống; qua trùng lâu đến phổi là kim thuỷ thành. Tham Đồng ghi: “Trở về một, hoàn bản nguyên, khéo kính yêu như quân thần”.

QUY CĂN 規根
Tiểu chu thiên mỗi lần tiến thoái trở về nguyên xứ gọi là quy căn; tại ngày thứ 7 thái đại dược trở lại trung cung cũng gọi là quy căn. La Phù Ngâm ghi: “Ngày xưa ta thực hành công phu một năm, sáu mạch đã dứt khí quy căn”.

QUY CĂN PHỤC MỆNH 規根愎命
Một điểm chân âm trong cung ly giáng xuống cung khảm, một điểm chân dương trong cung khảm thăng lên cung ly, khôi phục bản thể trinh nguyên càn khôn, đây là quy căn phục mệnh. Ngộ Chân ghi: “Vạn vật đông đảo đều quy căn, quy căn phục mệnh tức thường còn”.

QUY LÔ 規蘆
Sau khi thái được dược nên đem về trong lò. Dược là khí, vì trong khí ấy có nước, ắt trong lò nấu luyện đến cạn hết phần nước mới có thể thăng lên thiên đỉnh. Ngũ chân nhân nói: “Khí tiên thiên trong thể tự quy lô, phải dùng khí hậu thiên thu nhiếp nó mà lưu luyến khí thiên thiên”.

QUY NHẤT 歸一
Công dưỡng thai mười tháng viên mãn, thần khí đã hợp làm một mà chẳng phân bỉ thử thì có thể gọi là vạn pháp quy nhất. Bảo Chân Tử nói: “Vạn vật quy nguyên chỉ một vòng tròn”.

QUY PHỤC 歸伏
Quy là trở về nguyên xứ, phục là ẩn núp không xuất hiện.Chúng ta từ khi xa khỏi thai mẹ, khí tiên thiên tiếp thông không khí biến thành khí hô hấp hậu thiên, từ đây không thể trở về khí huyệt, chỉ có phép tiên dùng công phu thuỷ hoả ký tế mới có thể đem nó trở về nguyên xứ. Do khí sinh ra từ hoả, tâm là hoả, muốn chế phục khí ấy trước thu phục tâm kia, tâm định thì khí không xuất hiện. Nhưng tâm trơn tuột như thuỷ ngân không thể nắm bắt, phải nhờ chân diên trong thận để chế phục nó thì khí tự nhiên quy mà bất động, phục mà bất xuất. Doãn chân nhân nói: “Nhà rách dễ tu sửa, dược khô làm tươi lại không khó. Nếu biết pháp quy phục thì kim bảo chất đầy như núi”.

QUY TRUNG 歸中
Còn gọi: “Huyền quan”, là điểm quan trọng của việc nội luyện Đan đạo. Ngọc Khê tử đan kinh chỉ yếu q.Hạ: “Quy trung là như ở trong một vòng tròn không ở giữa, không ở trong, không ở ngoài, không nệ vào tượng phật, không dính vào vật, mà ở trong phần trong của cơ thể, ở trong phần trong của ý, chỉ chính tâm thành ý, làm cái trụ trong tâm, khi muôn vàn điều lo lắng suy nghĩ đều tan biến thì giống như cá ở vực sâu bơi lội tự do mà không xa rời tam Đan điền, tức chân nhân lặn dưới vực sâu, rong chơi giữ Quy trung”.

QUÝ CANH 癸庚
Đan kinh nói quý, nói canh, nói diên mà không nói thuỷ, là giữ lấy cái khí của nó. Chân dương mới sinh là nói quý sinh.Thái âm lấy ba ngày mà xuất canh, canh là kim. Thân người lấy ba ngày mà khán kinh, kinh là diên, diên mới sinh gọi là khí chân nhất tiên thiên, khí này gọi là kim hoa. Thượng dương tử nói: “Đoài bắt đầu quý, đây là chân diên”.

QUÝ ĐỊA 癸地
Là cung khảm, luyện đan hạ thủ phải từ nơi đây, lập định nền tảng liền có thể bắt tay khởi luyện; chủ cần chú tâm vào công phu không ngoài trăm ngày ắt có hiệu nghiệm. Tổ Trường Chân nói: “Tu đan luyện kỷ biện công phu, quý địa ân cần lập dược lô, nếu hay luyện đến chỗ tột, tự nhiên chính niệm hợp hư vô”,

QUÝ SINH 癸生
Quý sinh, can quý trong thập can thuộc thuỷ cũng tức là chân thuỷ trong khảm vậy. Quý sinh tức là thiên quý nảy mầm, không giữ lấy sẽ mất. Vì vậy kho thuốc sinh ta tại khảm thì phải giữ lấy ngay kẻo nó tan biến mất. Ngộ Chân ghi: “Diên gặp quý sinh nên giữ lấy, kim gặp vọng viễn không chịu thử”.

QUỶ KHỐC THẦN HÀO 鬼哭神號
Quỷ là thi phách, thần là tam xích, đều do âm khí kết thành. Nó rất nguy hại cho thân người. Luyện đan trước hết phải tiêu diệt âm khí, tăng thêm dương khí, cho nên một khi dương hoả khởi, âm khí không an, dùng sự gào khóc biến thành âm ma đến chống lại. Lữ Tổ nói: “Chỉ nhân hoa rượu ngộ trường sinh, uống rượu cài hoa thần quỷ khốc”.

QUỶ TIÊN 鬼仙
Công phu tĩnh định đến tột cùng, không còn các tướng nhân ngã mà xuất thần thì có thể nắm lấy bản tính, không lệ thuộc sinh tử, thoát khỏi luân hồi sáu đường, có thể liễu sinh thoát tử ngang bằng trời đất, nhưng không thể thoát khỏi sức hút của tâm trái đất, bất quá trường tồn ở cõi âm mà thôi. Luận Huyền Cương ghi: “Một chút dương khí chẳng dứt chẳng làm quỷ, mảy may âm khí chưa hết chẳng thành tiên”.

QUYẾN THUỘC 帣屬
Đạo hữu môn sinh, bạn bè hộ đạo đều gọi là quyến thuộc cùng thân quyến. La Phù Ngâm ghi: “Lời hay người xưa nên ghi nhớ, công phu thuần thục nói thông tiên, ngôn ngữ không thông chẳng phải quyến thuộc, công phu chưa đúng mức thì không kết quả”.

S


SA HỐNG 沙汞
Sa là hoả của nam ly, ngoài dương mà trong âm, bên trong chứa chân hống, gặp hoả thì phi, gặp kim thì phục, cho nên sa có nạn hay bay đi, diên có sức chế phục. Hống là chấn mộc, hình tượng giáp ất phương đông, ở vị trí của sao giác sao cang, tính thích bay đi, biến hoá khó lường, hiện là thanh long. Thể nó trơn trượt như có nước, chỉ có thổ mới khắc phục nó; sắc nó xanh như cây, chỉ có kim mới chặt đẽo nó. Trong diên hống có ngân sa, cũng như trong tâm người có tính tình. Diên ngân sa hống là do tinh của thái dương hoá ra, lưu phối tứ tượng mà sinh nơi thổ. Triều nguyên tử nói: “Phía nam huyết là hống trong sa, bờ bắc tinh là diên trong thuỷ”.

SẢN DƯỢC 產藥
Là bước thứ ba của công pháp và quá trình Tiểu chu thiên. Thông qua rèn luyện ngưng thần nhập khí, tinh khí dần dần thịnh vượng lên, thế là sản sinh ra ngoại dược. lúc ngoại dược sản sinh chính là “Hoạt tý thời nhất âm sinh” như người ta thường nói, là một cảnh tượng xuất hiện trong quá trình luyện công. Cảnh tượng này phải chờ nó tự sản sinh, kiên nhẫn như con gà mang quả trứng vậy. Nếu nóng vội thì không phải “chân cơ”, chẳng có ích gì.

SẢN DƯỢC XUYÊN NGUYÊN 產藥川嫄
Vốn là khôn địa tiên thiên, nhưng không là lão âm chẳng thể tự hành. Đoài là tiểu nữ, là cùng loại với khôn, thay khôn hành đạo, cho nên lấy đoài kim phương tây làm chủ, là chính vị của kim. Doãn chân nhân nói: “Chẳng phải huyền môn tin tức sâu, núi cao sông rộng ít tri âm, có kẻ tìm được đường khi đến, xích tử vốn thông thiên địa tâm”.

SẮC THẦN 嗇神
Chỉ việc giữ tinh thần ở bên trong, dưỡng thần dưỡng tính. Dưỡng Tính Diên Mệnh Lục ghi: “Kìa, con người ta không thể không có dục vọng, lại không thể không có công việc. Nhưng nên giữ tâm điều hoà ít niệm tĩnh tư, trước hết biết gạt bỏ những việc loạn thần phạm tính. Đó là một thuật để giữ gìn tinh thần (sắc thần) vậy”.

SINH KHÍ 生氣
1. Chỉ khí tự nhiên. Chính nhất pháp văn tu chân chỉ yếu ghi: “Sinh khí là tinh hoa của nhật nguyệt và khi Đông thanh thời kỳ đầu. Cho nên nguyên khí ở trong tỳ, nhờ sinh khí này mà tương sinh”.
2. Chỉ khí sáu thời tiết dương (tức 23 giờ đêm trước đến 11 giờ trưa hôm sau). Đạo gia nội luyện, phận nhiều hít thở khí này để dưỡng sinh.



SINH MÔN 生門
1. Chỉ Huyện quan. Ngộ Chân Thiên ghi: “Liệt kê ra cửa sinh môn, vốn dĩ chỉ có một cái, đó là cái cửa một lỗ Huyền quan. Cái cửa này trong chứa khí ngũ hành. Thuận thì ngũ hành tương khắc, mỗi thứ một nhà, ngũ tức biến thành ngũ tặc, Sinh môn tức là Tử môn. Nghịch thì ngũ hành tương sinh, cùng về một khí, Ngũ tặc biến thành Ngũ đức. Tử hộ tức là Sinh hộ, Tử môn tức là Sinh môn”.
2. Chỉ rốn.
3. Chỉ Mệnh môn. Huỳnh đình nội cảnh kinh ghi: “Sinh môn chính là Mệnh môn”.

SINH MÔN TỬ HỘ 生門子戶
Rốn là sinh môn (cửa sống), bên trong có bảy lỗ: 1- Thông ngoại thận, 2- Thông yển nguyệt lô ở sau rốn trước thận, 3- Thông hoa trì, 4- Thông khí hải, 5- Thông nội thận nơi tã khiếu, 6- Thông nội thận nơi hữu khiếu, 7- Thông một lỗ dưới vị lư. Dương quan là tử lộ (cửa chết) có năm lỗ: 1- Thông hai lỗ trong nội thận, 2- Thông một lỗ trong đan điền, 3- Thông mạch nhâm, 4- Thông đường tiểu, 5- Thông một lỗ mạch đốc. Ngộ Chân ghi: “Phải đem tử hộ làm sinh hộ, đừng chấp sinh môn là tử môn, nếu gặp sát cơ rõ tráo trở, mới biết trong hại lại sinh ân”.

SINH NHI TRI CHI 生而知之
“Sinh ra đã biết”. Những người ngày xưa có căn khí đã tu đạo đời trước hoặc nhiều đời, do chưa gặp chân sự mà không thể liễu đạo, hoặc nhiều đời hành thiện tích đức, cảm động thượng thiên, linh căn túc huệ, sinh ra liền tin đạo, dễ gặp minh sư, chưa trưởng thành đã quyết lập chí như Hàn Sương Tử, Hà tiên cô, Tạ Tự Nhiên, Tô Tử Thần, Lam Thái Hoà bao giờ cũng liễu tính, mệnh cũng tự liễu. Khế Kinh ghi: “Thượng đức vô vi không thể cầu với sự suy nghĩ”. Nếu tu đạo không thành thì chớ vội nản chí.

SINH SÁT CHI CƠ 生殺之機
Đan đạo lấy sự nghịch khắc là sinh, lấy thuận thành làm tử, nên cơ thuận sinh, tuy sống mà giống như cái chết; cơ nghịch khắc, tuy chết mà giống như sống. Khắc là sát cơ, làm đảo lộn sự sống. Bởi vạn vật đầy đủ thì phải tiêu, tiêu là sát cơ; vạn vật trống rỗng thì phải tức, tức là sinh cơ. Phàm dương rỗng nơi tý, đầy nơi ngọ, một khi đến mão, sinh cơ không thể ngăn chặn, cho nên phải mộc dục. Nhưng trong sinh có sát, trong sát có sinh, nếu trong một lúc sính sát đều đến, tin tức trong đó phải tự biết thời cơ, cảnh hoàn đan, chu thiên hoả hậu, chỗ nhiệm mầu của nó quả khó thuật hết. Tổ Tử Dương nói: “Nếu có thể chuyển được cơ sinh sát này, trong lúc trở bàn tay hoạ biến thành phúc”.

SINH THÂN THỌ KHÍ SƠ 生臣壽氘初
Thưở ban đầu sinh thân tức là nhất khí tiên thiên làm chủ, chỗ thọ khí của nó là đan điền. Khí này là khí trước khi có thân, cho nên gọi là nhất khí tiên thiên, do lúc cha mẹ giao cấu mà được, đã có thân này nhưng miệng mũi chưa mở, khí đan điền thông với rốn của mẹ, cho nên thấy thân này ngày một lớn, cho đến khi bật tiếng khóc đầu tiên miệng mũi liền mở, khí hậu thiên do đây mà vào, tiến vào xuất ra không gián đoạn thì khí đan điền tự chứa trong hai khí của cha mẹ, chỗ gọi là đều lập càn khôn, khai sinh mặt mũi. Lữ Tổ nói: “Huyền tẫn chân huyền tẫn, chẳng tại tim cũng chẳng tại thận; triệt để nắm lấy sinh thân thọ khí sơ, chớ trách thiên cơ tiết lộ hết”.

SINH TINH THỜI GIAN 生精時間
Thể đồng trinh chưa phá hư, dương khí phát sinh vào giờ tý, hợp với khí trời đất. Thể trung niên đã phá hư, dương khí phát sinh muộn vào giờ sửu dần, trái nghịch với khí trời đất. Thể lão niên hư nát, dương khí từ giờ mão mới phát thậm chí suốt đêm chẳng sinh cùng với trời đất sinh khí không tương ưng. Tâm Hương Thị nói: “Khí trong thân người chưa từng chẳng sinh, chỉ sau nửa đêm tim thận một khi giao thì tinh thần tự sinh để ứng phó tác dụng trong một ngày, do ứng sự tiếp vật, hao tán quá nhiều, cho nên không thể chứa thêm mà bị tổn giảm đến nỗi ngày càng suy lão, sự sinh cũng chẳng tự biết, chỉ có được sự tĩnh định mới biết rõ sự kì diệu của nó”.

SIÊU THOÁT 超脫
Siêu là siêu xuất thân phàm mà vào cõi thánh, thoát là thoát khỏi tục luỵ mà thành tiên tử. Lại siêu là xuất thân, thoát là thoát thai. Tổ Hải Thiềm nói: “Công thành phải biết cảnh xuất thần, nội viện phồn hoa chớ luỵ thân, lãnh hội ngũ hành pháp siêu thoát, dưỡng thành tiên chất xuất phàm trần”.

SONG QUAN 囪關
Chỉ 2 huyệt Cao, Hoang. Tây Vương Mẫu nữ tu chính đồ ghi: “Xét Song Quan vị trí ở sau cùng trước xương sống, trong quan có hai huyệt, là chỗ sở cứ của nê dịch trong cơ thể con người, bên trái là Cao, bên phải là Hoang, sức thuốc không thể tới được, chân khí không tự đến, nê dịch chiếm giữ việc gây hoạ cho cơ thể, tạo hoá sinh ra người, đặt cửa quan để đảm bảo hộ tâm, vì vậy chỗ đó gọi là Song quan”.

SONG TRÙNG HOẢ HẬU 雙重火候
Phàm công phu lấy tĩnh chờ động trong luyện đan đều gọi là song trùng hoả hậu. Đan kinh ghi: “Trong tĩnh dương động kim xuất khoáng, sấm nổ dưới đất lửa bức kim”, là hoả hậu trong hoả hậu lúc thái dược; “Ngọc nhuỵ sinh trong yển nguyệt lô, thuỷ ngân cân bằng trong đỉnh chu sa”, là hoả hậu trong hoả hậu lúc kết đan; “Bảy ngày dương khởi lại, diệu dụng hỗn hợp bách thần hoà”, là hoả hậu trong hoả hậu lúc kết thai; “hữu vô đều không lập, vật ngã đều quy không” là hoả hậu trong hoả hậu lúc thoát thai, hai đan nội ngoại, song trùng hoả hậy chấm dứt tại đây. Tiên Tông ghi: “Nếu như không biết rõ sự tinh vi của hoả hậu thì dù có dược mà dược cũng không thể thành đan”.

SONG TU 雙修
1. Chỉ việc song song tu luyện cả âm dương. Ngộ Chân Thiên chú sớ q.1: “Kẻ tu chân nếu giữ bản thân mình mà tu thì chẳng qua chỉ là rèn luyện tinh khí thần mà thôi. Lẽ nào cả ba thứ đó đều là cùng sinh ra sau trời đất, thuần âm mà không có dương, lại có thể biến hoá thành thuần dương mà vượt ra ngoài trời đất được sao? Vậy nên lấy đó mà lập đỉnh, cùng tu hai thứ âm dương”.
2. Chỉ tính mệnh song tu. Khuê Chỉ ghi: “Ngay lúc ba đầu, lấy mệnh giữ tính, khiến tính được bảo toàn, sau lại lấy tính để giữ yên mệnh, đó là chính điểm then chốt của việc tính mệnh song tu vậy”.

SỔ TỨC 數息
Sổ dùng hào, vị dùng thời, chu thiên tạo hoá lấy đây làm chuẩn mực chẳng phải thực có số 360 khô khan. Sổ tức chẳng qua điều độ sự hoãn gấp của thần khí mà thôi. Kim Cốc Dã Nhân nói: “Chu thiên hơi thở từ từ đếm, Ngọc lậu hàn thinh giọt giọt phù”.

SƠ CỬU TIỀM LONG 初九潛龍
Là hình tượng bắt đầu có dược khí phát sinh, hiện ra rội mất vẫn không dùng được, vì dược miêu quá non không thể làm đan. Xao Hào Ca ghi: “Tăng thêm hoả hậu phải phòng nguy, sơ cửu tiềm long không thể luyện”.

SỬ KHÍ 使氣
Chỉ việc lấy thần chế ngự khí, thần hành khí hành, thần yên khí yên. Mạch vọng ghi: “Khí trong con người, tụ thì sinh, tán thì diệt, thịnh thì khoẻ, mệt thì suy, thông thì nhẹ nhõm, tắc nghẽn thì đau đớn, điều hoà thì bình an, nguy lệ thì sinh bệnh”. Cho nên nói: “Khí là vị thuốc tăng thêm năm tháng. Ý hành thì khí hành, ý ngưng thì khí ngưng. Cho nên tâm là vị thần sai khiến khí. Tâm tức là ý. Nhưng ý sai khiến khí, không gì chẳng phải là nguyên thần chủ vong”.

T



TẢ HỮU TƯỚNG QUÂN 左右將暈
Ngộ Chân Thiên ghi: “Tướng là Hoả quan, Tả là Văn hoả, Hữu là vũ hoả. Nói Tướng quân đó là dùng để ví với Hoả hậu, bên Tả là Văn hoả chủ tĩnh, bên hữu là Vũ hoả chủ động. Dùng hoả bốc thuốc cũng giống như đánh trận, Tả hữu tướng quân ắt phải được sử dụng đính đáng”.

TẢ TOÀN HỮU CHUYỂN 左璇右轉
Tả toàn là ly hoả chứa mũi nhọn nơi mão dậu, hữu chuyển là kim công gá thể nơi tây lân. Ngọ hướng đông là tả toàn, xích hống hoả long, tý hướng tây là hữu chuyển, hắc diên thuỷ hổ. Khế kinh ghi: “Long đông hổ tây, giới hạn mão dậu, chia ra chủ khách”. Tây làm chủ, đông làm khách.

TÀI TIẾP PHÁP 栽接法
Tài là ngưng thần nhập khí huyệt. Tiếp là thái dược đem về lò. Luyện đan tu đạo, khi tuổi già sức yếu phải dùng pháp tài tiếp, trước hết phục hoàn nguyên thể và phục nguyên càng sớm càng diệu. Cổ Đức nói: “Thêm dầu nên làm sớm, tiếp mệnh chớ diên trì”.

TAM ÂM TAM DƯƠNG 三陰三暘
Xích tử, chân nhân, anh nhi là nội tam dương; lúc sinh ta thành hình liền có. Thực thần, hồn, phách là ngoại tam âm; lúc sinh ra ứng thời mà vào. Tâm Hương Thị nói: “Chân âm ứng bên ngoài, chân dương động bên trong, dương từ bên trong xuất, âm từ bên ngoài nhập”.

TAM BÀNG 三旁
Ba quan phía sau thân người, ngoại trừ con đường lớn ở giữa, hai bên mỗi quan đều có đường riêng cũng thông qua được. Lúc vận chu thiên nếu không đi đường giữa mà đi đường bên, đi sai lộ trình thì đan không thể kết, uổng dụng công phu. Ngũ Chân nhân nói: “Hoả hậu vận hành chu thiên bốc ra ngoài hoàng đạo và xích đạo, thì theo con đường cong bên cạnh, hoả hậu này ắt không thể đến lò”.

TAM BẢO 三寶
Tinh khí thần là nội tam bảo, tai mắt miệng là ngoại tam bảo; vì tinh ban ngày ở nơi tai, ban đêm ở nơi thận; khí ban ngày ở nơi miệng mũi, ban đêm ở nơi rốn; thần ban ngày ở nơi mắt, ban đêm ở nơi tim. Tham Đồng ghi: “Tam bảo tai mũi miệng, lấp kín đừng cho thông, chân nhân ẩn vực sâu, phù du giữ quy trung, quanh co để thấy nghe, mở đóng đều hợp đồng”.


TAM BẢO THUẬN NGHỊCH 三寶順逆
Tam bảo tinh khí thần, tiên đạo quý trong nó làm ngược lại mà thành đan sinh thiên; thế tục xem thường nó làm theo mà thành chất ô trược chôn vùi trong đất. Đây là do trong lúc tĩnh cùng tột, ở đáy biển lay động gọi là nguyên khí vô hình, biết động đã vùng tột gọi là nguyên tình, thần trước động sau giác gọi là nguyên thần. Nguyên khí, nguyên tinh, nguyên thần này là báu vật vô giá có thể luyện thành đan, uống vào liền được Đại La Kim Tiên. Tinh khí thần hậu thiên đều do tam bảo tiên thiên phát sinh, nhưng tam bảo tiên thiên đều bị tinh khí thần hậu thiên làm hư hỏng. Trong tam bảo chỉ có khí tiên hậu đều sử dụng để làm đan, nhưng tinh với thần chỉ dùng tiên thiên, không thể dùng hậu thiên. Cổ Tiên nói: “Sừng sững vô vi dung chứa tam bảo, hơi hơi văn hoả dưỡng tiềm long”.

TAM BẤT DỤNG 三不用
“Ba cái không cần”. Một là tai chẳng cần nghe thì khảm thuỷ lắng trong. Hai là mắt chẳng cần nhìn thì ly minh sáng sủa. Ba là miệng không cần nói thì đoài kim lên tiếng. Quảng Thành Tử nói: “Mắt không thể thấy, tâm không thể biết, tai không thể nghe, thần giữ gìn bên trong thì hình hài sẽ trường sinh”.

TAM BẤT ĐỘNG 三不動
Chỉ khi luyện tinh thân chẳng nên động, khi luyện khí tâm chẳng nên động, khi luyện thần ý chẳng nên động.

TAM BIẾN THÀNH TIÊN 三變成仙
Công trình nội đan có ba lần biến hoá: một biến thành dược, hai biến thành đan, ban biến thành tiên. Đan Dương Tử nói “Ba năm không rỉ chảy, hạ điền kết làm dược; sáu năm không rỉ chảy, trung điền kết làm đan; chín năm không rỉ chảy, thượng điền kết làm tiên”.

TAM CHÂN 三真
“Ba thứ chân thật”. Trong luyện đan, một là cần dược vật chân thật, hai là cần hoả hầu chân thật, ba là cần luyện pháp chân thật. Kinh Xích Văn Động Cổ ghi: “Trời được cái chân thật nên trường, đất được cái chân thật nên cửu, người được cái chân thật nên thọ”.

TAM CHÍNH 三正
Chỉ Khí chính, pháp chính, tâm chính. Khí chính là ngàn thần có linh. Pháp chính thì tức mệnh có thể yên, khiến đỉnh có thể bổ khuyết, thần khí có thể chính đính, lục thần có thể yên tĩnh, toàn thân có thể thanh tịnh, chân đạo có thể thành tựu. Tâm chính thì vạn thần chẳng loạn.

TAM CHỦNG DÂM SỰ 三種淫事
“Ba thứ dâm sự”. Một là dâm tâm, hai là dâm cơ, ba là dâm căn. Ba loại dâm này không đoạn trừ, cho dù ông thiên tu vạn luyện đều thuộc bàng môn sấm lậu. Sao gọi là đoạn tuyệt dâm sự? Như mắt nhìn nữ sắc mà không động tâm, tai nghe dâm thinh mà không nghĩ tưởng, thân xúc chạm dâm cụ mà không khởi niệm dâm. Ngoài những điều này ra, còn có dâm căn thiên nhiên, đó là phải luyện đến ngọc dịch hoàn đan, dâm căn này tự diệt. Hứa Chân Quân nói: “Đàn ông tu thành không rỉ tinh, đàn bà tu thành không rỉ kinh”.

TAM CỐC 三谷
Linh cốc ở dưới gọi là quan nguyên, ẩn tu nơi mật thất. Ứng cốc ở giữa gọi là giáng cung, bày khuôn phép nơi minh đường. Thiên cốc ở trên gọi là nê hoàn, thần trụ nơi bổn cung. Nguyên thần ở ứng cốc nên tai có nghe, mắt có thấy, ngũ quan giữa chứa phận thì bách thể nghe theo lệnh. Nguyên thần ở linh cốc thì thần khí giữ gìn nhau mà hồn phách hợp lại. Dương tử nói: “Giấu tâm nơi vực sâu, vẻ đẹp làm mê hồn linh căn”.

TAM CÔNG 三功
“Ba thứ công phu”. Sơ quan hạ điền là công phu trăm ngày luyện tinh, trung quan trung điền là công phu 10 tháng luyện khí, thượng quan thượng điền là công phu ba năm nhũ bộ. Sơ trung quan ở trước là công trình quan, thượng quan ở sau là đăng thiên quan, pháp luyện đan này có quy củ nhất định. Khuê Chỉ ghi: “Sơ quan công phu luyện tinh, nẩy sinh nguyên dương trong cung khảm để vững chắc tinh trong thận. Trung gian luyện công phu luyện khí là luyện nguyên khí, bổ nguyên âm trong cung ly. Thượng quan công phu luyện thần, là luyện nguyên luyện hư, khảm ly hợp thể để phục càn nguyên”.

TAM CUNG 三宮
Nơi tiên gia tu luyện, nơi dương thần ra vào. Huỳnh định nội cảnh kinh ghi: “Nếu được Tam cung chứa Huyền đan, Thái ất Lưu châu đặt Côn Lôn”. Tam cung đó là Huyền đan cung ở trên thượng đan điền, thứ đến là Thái ất cung, thứ ba là Lưu châu cung đều cùng đặt trên Côn Lôn. Côn Lôn chính là chỗ cao nhất trong óc.

TAM CUNG THĂNG GIÁNG 三宮升降
Bắt đầu được dược, dương khí tự nhiên thăng giáng không cần phải tạo tác, ba cung tức là ba điền. Tiên Tông ghi: “Ba cung thăng giáng cần tự nhiên, được minh sư hoả hầu mới là chân”.

TAM CỰC 三極
Tức tam tài: Thiên, Địa, Nhân trong một quả kép. Hào sơ và hà Nhị là Địa. Hào Tam và hào tứ là Nhân. Hào ngũ và hào Lục là Thiên.

TAM DĨ 三以
“Ba thứ dĩ”. Luyện đan cầm lấy thần khí làm cội gốc, lấy xung hoà làm tác dụng, lấy vô vi làm lỵ sở, mới không đến nỗi đi lạc vào đường tẻ. Tổ Đan Dương nói: “Đạo không hình không tên, thần khí là tổ, nguyên khí giáng hoá, thần minh tự sinh, luyện thần hợp với đạo đây là hư vô”.

TAM DỊ 三異
“Ba thứ dị”. Lô đỉnh có nhiều tên gọi khác nhau, chỉ là một chỗ. Dược vật có nhiều tên gọi, chỉ là một vật. Hoả hậu có nhiều tên gọi, chỉ là một thời. Chung Tổ nói: “Lô chừ, lô chừ, phân biệt danh hiệu, muôn đời truyền nhân, gom chung một khiếu này”.

TAM DIÊN 三涎
“Ba thứ diên”. Một là diên của hoàn đan, hai là diên của kim đan, ba là diên của thần đan. Ba loại diên này là con đường luyện đan trọn vẹn trước sau; nếu có một diên chưa tựu thì tính mệnh chưa liễu. Xao Hào Ca ghi: “Số hoả đủ dược mới thành, liền có tiếng long ngâm hổ rống, ba diên chỉ được một diên tựu, quả vị kim tiên chưa hiện hình”.

TAM DỤC 三欲
“Ba thứ dục”. Một là thực dục, hai là thuỳ dục, ba là sắc dục. Trong ba thứ dục, thực dục là gốc. Ăn quá no thì dễ hôn trầm, ăn quá ngon, cảnh quá thích thì khởi sắc dục. Doãn chân nhân nói: “Trong sự tổn hại cho việc tu hành ba thứ dục là quan trọng, chẳng tiết chế sự ăn uống thì ngủ nhiều, tình dục tự xuất hiện, người học đạo trước hết phải tiết chế ba thứ dục mới vào cửa đạo”.

TAM DUYÊN 三緣
“Ba thứ duyên”. Luyện đan phải có đủ ba duyên tụ hợp mới có thể vào thất thực hành công phu. Một là phải thành tâm tích đức, hạ mình cầu người mới có thể gặp chân sư, đây là thiên duyên. Hai là phải khiêm hạ mới được phúc địa, đây là địa duyên. Ba là phải trung tín liêm kiệm, tự hội ngộ đồng chí hợp đạo, bạn bè hộ đạo trong ngoài, đây là nhân duyên.

TAM DƯƠNG 三暘
Chỉ khí của tân dịch, khí ở trong thận, chân khí của Đan điền.

TAM DƯƠNG KHAI THÁI 三暘開泰
Dương mới động là địa lôi phục, hai dương đang động là cửu nhị kiến long, ôn hoà rõ ràng đúng thời; ba dương động, đã tột cùng là cử tam dịch thích, phải đề phòng nguy hiểm. Tổ Tam Phong nói: “Một dương hoả khởi cần ôn dưỡng, hai dương hoả khởi có thần công, ba dương đồng quẻ bình yên, bừng bừng mãnh hoả thiêu hư không, 5048 đầy đủ số của nó, mới luyện hết chân diệu”.

TAM ĐAN 三丹
Chỉ ba tầng thứ trong quá trình tu trì Nội đan: tức là Thượng đan, trung đan và hạ đan. Thượng, trung, hạ thực ra chẳng phải là một loại đan mà là một đan chia ra mà nói. “Hạ đan là luyện tinh hoá khí. Trung đan là luyện khí hoá thần. Thượng đan là luyện thần hoàn hư”.


TAM ĐẢO 三島
“Ba thứ đảo”. Đỉnh đầu là thượng đảo, tâm là trung đảo, thận là hạ đảo. Lý Tiên Ông nói: “Định tức ngầm thông đường ba đảo, bao lần nằm mộng thấy Hy Hoàng”.

TAM ĐẠO 三道
“Ba thứ đạo”. Nhất âm nhất dương hai người hợp thành, đây là thiên đạo thuận hành. Nhật nguyệt chồng chất nhau đây là dịch đạo giao nhau. Nhật nguyệt hợp nhau đây là đan đạo phản hoàn. Du Ngọc Ngô nói: “Thiên đạo không có hơi thở thì không vận hành, đan đạo không có hơi thở thì gián đoạn”.

TAM ĐẾ 三帝
Con người đem tinh khí thần trong thân luyện đến biến hoá khó lường sai khiến vạn linh, giống như đế vương nhất hô bá ứng thì gọi là tam đế. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Bồng bềnh tam đế ngồi nơi mát mẻ, khói mây ngũ sắc xanh biếc”.

TAM ĐIỀN 三田
Còn gọi: Tam điền, Tam đan điền. Chỉ là ba Đan điền trong cơ thể con người. Huỳnh Định nội cảnh ghi: “Trong Tam điền tinh khí bé nhỏ”. Tam điền tức tam đan: giữa hai lông mày là Thượng đan điền, dưới tim là Trung đan điền, dưới rốn là Hạ đan điền.

TAM ĐIỀN PHẢN PHÚC 三田反復
Quẻ Càn bức bách dương quan, trung điền chống lại hạ điền; quẻ Khảm bay lên kim tinh, hạ điền chống lại trung điền; quẻ Ly thái đại dược, trung hạ điền chống lại Thượng điền. Ngũ chân nhân nói: “Công phu tam thừa đều có cái lý tam điền phản phúc”.

TAM ĐIỆP 三牒
Tức là tên khác của tâm điền. Thượng điền rỗng ở giữa một tấc hai phân chứa thần, trung điền rỗng ở giữa một tấc hai phân chứa khí, hạ điền rỗng ở giữa một tấc hai phân chứa tinh. Tổ Tam Phong nói: “Đêm qua đàn ngọc sau khi tam điệp, một ngày gió lạnh trăng đẹp đẽ”.

TAM ĐỊNH 三定
Chỉ ba giai đoạn tu tâm nhiếp tâm của người tu trì khi luyện cộng. Tức Nhiếp tâm trụ nhất, đó là An định; Khôi tâm vong nhất, đó là Diệt định; Ngộ tâm chân nhất, đó là Thái định.

TAM ĐOAN 三端
Khí xuất ra từ trời gọi là thái vô, bao gồm thể hồng hoang khi trời đất chưa phân đã có khí này, là tiên thiên sinh trời đất, đây là nhất đoan. Khí bắt nguồn từ trời gọi là thái hư, hàm chứa hình tượng mờ mịt, con người và sự vật chưa sinh đã có khí này, là tiên thiên sinh người sinh vật, đây là nhị đoan. Hợp khí của hai đoan này gọi là thái ất, là tiên thiên sinh thánh tiên, đây là tam đoan. Thái Thượng nói: “Có vật trộn thành, tiên thiên địa sinh ra, không biết tên gọi của nó, miễn cưỡng gọi là đạo”.

TAM ĐOẠN 三段
“Ba giai đoạn”. Công phu luyện đan cần phải phân chia giai đoạn, không thể tu luyện lộn xộn. Giai đoạn thứ nhất gọi là tích luỹ tinh khí, giai đoạn thứ hai gọi là khai triển quan khiếu, giai đoạn thứ ba gọi là chuyển vận chu thiên. Ba giai đoạn này là nhân nguyên, địa nguyên, thiên nguyên, cũng có phân đoạn khác nữa. Lữ Tổ nói: “Bí quyết công phu tam đoạn, nói rõ ràng với anh, nay ta đích thân chú thích, thành bộ sách thể quyết hành”.

TAM ĐỘC 三毒
“Ba thứ độc”. Một là âm thần hại tính con người, hai là âm tinh hại mệnh con người, ba là âm khí hại ngũ tạng con người. Kinh Thanh Tịnh ghi: “Nếu có thể trừ đi dục vọng để tâm tự yên ổn, lóng lặng tâm để thần tự trong sáng, tự nhiên lục dục chẳng sinh, ba độc tiêu diệt”.

TAM GIA HỘI HỢP 三家會合
“Ba nhà hội hợp”. Lúc luyện tinh hoá khí là tinh khí hợp, lúc luyện khí hoá thần là thần khí hợp, lúc luyện thần hoàn hư là ba nhà tinh khí thần hội hợp làm một. Tổ Tam Phong nói: “Muốn cho ba nhà tình ý hợp, chỉ nhờ một điểm đạo tâm kiên cố”.

TAM GIA TƯƠNG KIẾN 三家相見
“Ba nhà gặp gỡ”. Nhân sinh do hai khí cha mẹ gặp nhau mà thành một khí còn thấy một điểm linh quang trong hư không, gọi là ba nhà gặp gỡ thành một nhà. Tiên gia thì trước tiên tính đến thấy tình, kế đó tình đến hợp khí, sau đó khí đến hợp thần, đây gọi là ba nhà gặp gỡ hợp thành một thể. Tổ Tiềm Hư nói: “Hai vật thích tụ đều về trung cung, ba nhà gặp gỡ mang thai thành đứa bé”.

TAM GIỚI 三界
“Ba cõi”. Một là dục giới, hai là sắc giới, ba là vô sắc giới. Ba giới này ở trong thân người, luyện tinh có thể siêu dục giới, luyện khí có thể siêu sắc giới, luyện thần có thể siêu vô sắc giới. Kim Đan Tứ Bách Tự ghi: “Hiểu được nền tảng khảm ly, tam giới quy về một thân”.

TAM GIỚI 三戒
“Ba giới”. Một là giới tư lự để giữ vẹn thần, hai là giới ngôn ngữ để giữ vẹn khí, ba là giới sắc dục để giữ vẹn tinh. Tổ Trùng Dương nói: “Muốn được chân đạo trước hết thọ ba giới, một là bớt duyên, hai là trừ dục, ba là tĩnh tâm, siêng năng tu hành, đạo tự sẽ đến”.




TAM HẬU 三候
“Ba hậu”. Luyện đan cần ba hậu, một cần tinh tụ mới có thể phanh luyện, hai cần khiếu khai mới có thể vận chuyển, ba cần dược sinh mới có thể thái thủ. Minh Đạo Ca ghi: “Tam quan tam hậu phải phân minh, cửu cầm cửu kiếm phải khéo tạo”.

TAM HOA 三華
“Ba thứ hoa”. 1- Ngọc hoa là tinh, 2 – Kim hoa là khí, 3- Cửu hoa là thần. Khuê Chỉ ghi: “Năm khí đều bốc lên, ba hoa tụ nơi đỉnh, dương thuần thì âm tách, đan chín thì châu linh”.

TAM HOA TỤ ĐỈNH 三華聚頂
Lúc luyện thần hoàn hư, tam hoa tinh khí thần hội tụ nơi thượng điền, cũng như cây cỏ nở hoa sắp kết trái mà tinh hoa tụ nơi đỉnh. Tổ Tam Phong nói: “Nhị khí ngưng thai diên tự giảm, tam hoa tụ đỉnh hống lại tăng”.

TAM HOẢ THUẬN NGHỊCH 三火順逆
Một là quân hoả ở trong huyền khiếu, hai là tướng hoả ở ngoài huyền khiếu, ba là dân hoả ở trong thân người. Quân hoả phát mà tướng hoả nối theo, tướng hoả động mà dân hoả đi theo. Ba hoả thuận hành thì thành người, ba hoả nghịch hành thì thành tiên. Cổ Đức nói: “Hoả thiêu biển khổ lộ thiên cơ, trong lò tuyết trắng bay đầy trời”.

TAM HOÀNG 三黃
Chỉ Lưu Hoàng, Hùng hoàng và Thư hoàng. Đó là ba loại ngoại dược.

TAM HOẶC 三惑
Chỉ ba loại tính tình cản trở việc tu trì luyện dưỡng. Đó là Tâm hoặc tham sống, Tình hoặc tham sắc, Ý hoặc tham thiện ác. Muốn trừ bỏ được đạo pháp ắt bỏ phải trừ bỏ Tam hoặc.

TAM HỒN 三魂
“Hồn” là một loại hoạt động tinh thần của con người. Đạo giáo nói người ta có ba hồn bảy phách. Bão Phác Tử ghi: “Muốn thông thần nên dùng kim thuỷ (nước vàng) để phân hình. Hình phân thì khắc thấy ba hồn bảy phách trong thân”. Tên của ba hồn là: một là Thái quang, hai là Sảng linh, ba là U tinh.

TAM HỒN THẤT PHÁCH 三魂七魄
Hồn thuộc mộc, số 3; phách thuộc kim, số 7. Theo thần qua lại gọi là hồn; cùng tinh ra vào gọi là phách. Hồn tên gọi là Sảng linh, Thái quang, U tinh. Phách tên gọi là Thi cẩu, Phục thỉ, Tước âm, Thôn tặc, Phi độc, Trừ uế, Xú phế. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Tam hồng vèo một cái phách tan nát, sao chẳng ăn khí thái hoà tinh”.



TAM HỢP 三合
Âm dương gia đem Thập nhị chi phối với Ngũ hành lấy ba thứ Sinh, Vương, Mộ để hợp cục, gọi là Tam hợp. Hiệp kỷ biện phương thư ghi: “Tam hợp có nghĩa là Thuỷ sinh ở thân, Vượng là ở Tý, Mộ là ở Thìn, nên Thân Tý Thìn hợp Thuỷ cục; Mộc sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộ ở Mùi, nên Hợi Mão Mùi hợp Mộc một cục; Hoả sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, nên Dần Ngọ Tuất hợp Hoả cục; Kim sinh ở Tỵ, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, nên Tý Dậu Sửu hợp kim cục”.

TAM HỮU 三友
Chỉ người có ba thứ Tình, Duyên, Thức. Người có đủ ba thứ đó gọi là Tam hữu. Trong chúng sinh người tu đạo đều coi loại người đó là người thân.

TAM KHÍ 三氘
“Ba khí”. 1. Chỉ khí thái sơ, Thái thuỷ và Thái tố. Thái sơ là dạng nguyên thuỷ của khí. Thái thuỷ là dạng nguyên thuỷ của hình. Thái tố là dạng nguyên thuỷ của chất. 2. Chỉ Huyền khí, Nguyên khí và Thuỷ khí. 3. Chỉ khí của tam đan điền. 4. Chỉ nguyên khí.

TAM KHÍ ĐỒNG NGUYÊN 三氘同源
Một khí tiên thiên chí đại chí cương lấp đầy trời đất, chảy khắp lục hư gọi là tổ khí. Người mới thọ thai liền tuân theo khí này mà sinh gọi là mẫu khí. Cho đến mười tháng thai tròn đầy, khí này sung mãn gọi là nguyên khí. Ba khí tổ, mẫu, nguyên vốn là một khí hoá sinh. Cứ mỗi lần hư tĩnh, lúc âm tột dương động, một khí tiên thiên xoay chuyển theo chuôi sao bắc đẩu thì nguyên khí phát sinh từ dưới cửu địa, đây là đông chí nhất dương sinh. Khí tiên thiên là dương, vô hình vô hạn nên có thể luyện đan để trường sinh. Khí hậu thiên là âm, hữu hình hữu hạn nên không thể tồn tại mãi. Nhưng luyện xuống rồi lên trở lại gọi là thất phản. Âm chân quân nói: “Từ dần đếm đến thân kim là thất phản, cũng nghịch thượng”.

TAM KỊ 三忌
“Ba thứ kị”. Ngồi thiền tối kị hôn trầm, trước phải tiết độ ăn uống thì khí dễ lưu thông, thường rỗng rang tâm mình, không để lại một sự một vật thì thần tự trong sáng. Chỗ gọi là ba kị đó là: một kị rượu thịt để khỏi tăng trọc khí, hai kị đồ cay nồng để khỏi sự nóng giận, ba kị mùi vị nồng để khỏi mất nguyên khí.

TAM LÃO 三老
Là tên của thân, tâm, ý. Lão là cổ (xưa), tổ tông. Nói về luyện đan ắt căn cứ tam lão này làm thể dụng. Vì thế tôn vinh làm tam lão. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Gấm vàng áo ngọc đeo hổ chương, nghĩ đến tam lão bay nhẹ nhàng”.

TAM LẬP BÁT THÔNG 三立八通
Tam là thiếu dương, số thuộc quẻ chấn, hình tượng của ngày mùng ba nguyệt xuất hiện ở phương Canh. Bát là thiếu dương, số thuộc quẻ đoài, hình tượng ngày mùng tám nguyệt hiện ở phương Đinh. Bởi dương từ ba ngày mới sinh ra, đến tam ngày mới hoà thông với âm, giống như ngày mùng ba tiềm long ánh chớp mới nháng; Ngày mùng tám cửu nhị kiến long, long đức chính trung, yên ổn sáng suốt. Tham Đồng ghi: “Dương dùng tam lập, âm dùng bát thông, ngày mùng ba quẻ chấn động, ngày mùng tám quẻ Đoài hành”.

TAM LỘ 三路
“Ba con đường”. Mạch nhâm ở trước thân là con đường của thần thuỷ giáng xuống. Mạch Xung ở trong thân là con đường của hô hấp qua lại. Mạch đốc ở sau thân là con đường của dương khí thăng lên. Đan kinh ghi: “Tu chân rõ ràng có quan độ, thái dược đem về tìm đạo lộ”.

TAM LUYỆN 三鍊
Chỉ sự tu trì luyện dưỡng Nguyên tinh, Nguyên khí, Nguyên Thần. Nói là luyện Nguyên tinh, có nghĩa là rút nguyên dương trong Khảm, nguyên tinh vững thì tinh giao cảm tự nó chẳng rò rỉ. Gọi là luyện Nguyên khí tức là bổ nguyên âm trong Ly, Nguyên khí trụ thì khí hô hấp tự nó không xuất nhập. Gọi là luyện nguyên thần tức là Khảm Ly hợp thể mà trở lại Càn, Nguyên thần ngưng thì thần tư lự tự nhiên thảnh thơi ổn định.

TAM MA 三魔
Một là ngoài thân thấy thì không thể nhận, không thể chấp. Hai là trong thân thấy, phải xét kỹ sự chân thật hư giả của nó, không thể nhận giặc làm con, bị nó mê hoặc liền khởi chân hoả tam muội thiêu đốt nó thì bọn ma tự tan mất. Ba là nằm mơ thấy không thể chấp, không thể nhiễm. Ngộ chân ghi: “Nếu không tích công hạnh âm đức, tâm động liền bị bọn ma quấy nhiễu”.

TAM MINH 三明
Tại trời là nhật nguyệt tinh tú, tại con người là tâm ý trí, vì ánh sáng nó soi sáng tỏ, tâm ý trí của con người cũng cảm thấy liền biết. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Tam minh xuất hoa trong sinh tử, động phòng linh tượng đẩu nhật nguyệt”.

TAM MÔN 三門
Bên trái là huyền môn, bên phải là tẫn môn, ở giữa là hoàng môn. Hình tượng của nó như ???, tức là trái phải giữa, ba cái lỗ rỗng gọi là tam môn, tả môn thông khí thở ra, hữu môn thông khí thở vào. Một khí thở ra là huyền môn đóng, một khí thở vào là tẫn môn mở. Đóng huyền môn thì ngũ quan ở trên không mở, đóng tẫn môn thì nhị khiếu ở dưới không rỉ. Phạm Đức Chiêu nói: “Nội khí chẳng xuất thì ngoại khí chẳng nhập, chẳng phải nói bế khí ép luyện đến tự nhiên mà như thế”.

TAM MUỘI 三昧
Tam muội của đạo gia gồm: 1- Thần muội: Hôn hôn mặc mặc (lẳng lặng mơ màng); 2- khí muội: Minh minh (mờ mịt bao la); 3- Tinh muội: Hoảng hoảng hốt hốt (thấp tha thấp thoáng), tam muội này có khả năng sinh ra Chân hoả. Tam Phong toàn tập ghi: “Tam muội bắt đầu phát ra từ dưới ly, nhất phù bắt đầu nổi lên từ trong khảm”.

TAM MUỘI CHÂN HOẢ 三昧真火
Chỉ Tâm hoả, thận hoả, bàng quang hoả. Tâm hoả còn gọi là Quân hoả, là Thượng muội hoả. Thận hoả còn gọi là Thần hoả, là Trung muội hoả. Bàng quang hoả còn gọi là Dân hoả, là Hạ muội hoả.

TAM NGŨ DỮ NHẤT 三五與一
“Ba năm và một”.
← Chỉ ngũ tạng. Là Chí tinh trong vòng trời đất, tam là tâm (tim) can (gan) phế (phổi): Ngũ là Tỳ; Nhất là thận.
↑ Chỉ trạng thái tinh và thần viên dung nhập khí của người tu trì khi luyện công.

TAM NGŨ HOÀ HÁI 三五和諧
Thuỷ số một, hoả số hai, đều ở phương vị tý nghọ, hợp lại số nó là ba. Thổ số 5. Ba thứ hội nơi nguyên cung thù tự nhiên hoà hài. Tham Đồng ghi: “Tý ngọ số hợp là 3, mậu kỷ gọi là 5, ba năm đã hoà hài, bát thạch đúng kỷ cương”.

TAM NGŨ HỢP NHẤT 三五合一
Tính ba thần hai là năm, tình một tình bốn là năm, ý thổ tự cho là năm. Ba cái năm này hợp nhất thì quy thái cực, tức là tâm thân ý ba nhà hội hợp liền thành thánh thai. Tham Đồng ghi: “Ba cái năm hợp nhất, trời đất chí tinh, có thể khẩu quyết, khó dùng sách truyền”.

TAM NGŨ NHẤT KHU YẾU 三五一區要
“Khu yếu” là chỉ bộ phận quan trọng. “Tam” tức là Tam Dương. “Ngũ” tức là Ngũ hành. “Nhất” tức nhất khí. Trong ba thứ đó, Tam dương là quan trọng nhất, cũng chính là Tinh, Khí, Thần. Tam dương đã định, đều gộp với Đan điền, quay về luyện Ngũ hành, vận vào một khí rồi sau đó thì thai kết đan thành.

TAM NGUYÊN 三元
“Ba thứ nguyên”. Luyện tinh hoá khí mà thành gọi là nhân nguyên, luyện khí hoá thần mà thành gọi là địa nguyên, luyện thần hoà hư mà thành gọi là thiên nguyên. Khuê chỉ ghi: “Một nguyên tinh cố, tinh của sự giao cảm tự không rỉ chảy; hai nguyên khí trụ, khí của sự hô hấp tự không ra vào; ba nguyên thần ngưng, thần của sự tư lự tự nhiên rất định”.

TAM NGUYÊN DỤNG SỰ 三元用事
“Tam nguyên” tức là Tam đan điền (ba Đan điền: Thượng, Trung, Hạ). “Dụng sự” chỉ Tinh khí, Thần chảy về ba Đan điền, khí của ba điền tác dụng lẫn nhau. Linh bảo tất pháp ghi: “Phi kim tinh vào não, Hạ điền về Thượng điền, hái thuốc Hạ điền về Trung điền, đốt thuốc thêm lửa, Trung điền về Thượng điền. Đó gọi là Tam điền dụng sự”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:29 am

TAM NHẤT 三一
Tam với nhất hợp lại tức là chữ tâm, bởi phía trên có 3 chấm, phía dưới có một lưỡi câu, đây là tam tài nhất thể, tam giáo nhất bổn. Nhất tức là một vật trước khi trời đất chưa phân, hình tượng tức là sự nhiệm mầu của ba điểm chưa phân. Đến âm dương phán, tam tài phân tức là diệu dụng của nhất phát hiện nơi ngoài như chữ tâm. Cho nên nhất là thể; tam là dụng. Nhất đây gọi là đạo sinh nhất, ... đây gọi là một sinh hai, phần trắng là trời, phần đen ở trong là đất, trời bao trùm đất, ... đây gọi là hai sinh ba, tam tài lập mà vạn vật sinh, ... đây gọi là thiên địa nhân, ba vạch ngang gọi là tinh khí thần. Hình tượng của ba vạch này, vạch đứng gọi là đạo, vạch ngang gọi là tâm. Tâm Hương Thị nói: “Nguyên thần linh diệu khó lường, dụng có ba, thể vốn một, một tức ba, ba tức một”.

TAM 三






Ba vòng tròn, vòng bên trong là tổ khí tiên thiên bổn lai, vòng ở giữa là âm dương hậu thiên, tức là phàm tinh phàm khí, vòng ngoài cùng là âm dương trời đất, màu trắng là dương, màu đen là âm, tuy chia ra ba lớp thật ra là một khí xuyên suốt, giống như một sinh hai là âm dương, hai sinh ba là tinh khí thần, cho nên trong đó có thần, là tiên thiên bổn lai hay ẩn núp trong hậu thiên chưa thể tương thông với khí trong sạch của trời đất bên ngoài, có thể ở trong chỗ hư tĩnh cùng tột bỗng nhiên lay động, xung phá âm dương hậu thiên, mới được cùng khí trời đất bên ngoài hội hợp làm một thì hình tượng biến thành ...., gọi là thấy tính, lúc này ngũ tâm tức là thiên tâm. Huyền Nguyên Tử nói: “Tĩnh lặng lâu dài, tĩnh lâu tột, không biết nhân ngã nhiều rắc rối, một ngày nào đó bỗng xuyên suốt mới biết vốn là hư không”.

TAM PHẢN 三返
“Ba thứ trở lại”. Một là trở lại như tuổi 16 là thể đồng trinh; hai là trở lại đến anh nhi, lúc vừa xuất thai, ba là trở lại đến bổn lai trước khi cha mẹ sinh ra. Bảo Chân Tử nói: “Tam phản cửu hoàn đại đan thành, muôn ngàn năm sau hình chẳng héo”.

TAM PHÁP 三法
Chỉ ba hạng công pháp trong quá trình tu trì nội đan, đó là Tự tại pháp, Quyền đạc pháp và Công ma pháp. Tu chân biện nan tham chính ghi: “Thượng đẳng tự tại pháp “viên thông đốn ngộ, sạch làu làu, đỏ roi rói, tròn xoe xoe, sáng choang choang, đi đứng ngồi nằm chẳng lìa pháp này. Như gương sáng nước lặng soi tỏ mọi vật, không gì lừa được, thung dung trung đạo, yên ổn mà đi, trời người cùng phát”; Trung đẳng Quyền đạc pháp thì “trong hậu thiên quay trở lại tiên thiên, trong nghịch đạo thực hành thuận đạo, lấy Chân hoá Giả, mượn Giả toàn Chân, tuỳ cơ ứng biến, nhân sự chế nghi, lợi thì thực hành, trong ngoài hỗ trợ lẫn nhau”; Còn Hạ đẳng Công ma pháp thì “đối với người bẩm tính ngu độn, kiến thức chẳng rộng, ắt phải ra công từ tâm địa, vứt hết thế sự, phải làm cho tâm chí khổ sở, gân cốt mệt mỏi, cơ thể đói khát, trăm luyện ngàn rèn. Chọn lấy điều hay mà giữ cho chắc, chịu được những nỗi khổ mà người khác chẳng chịu nổi, chịu đựng được mọi điều mà người khác chẳng chịu nổi, người khác năng một thì mình năng trăm, người khác được mười thì mình được ngàn, từ mọi chốn khổ não gian nan mà ra sức tạo tác, bỗng nhiên ló ra bản lai diện mục, từ đó mà một mạch ra công thực sự, cùng một mục đích với các phương pháp Thượng Trung. Cứ thế mà cố gắng thực hành, lấy mình ra mà cầu ở người. Ba pháp đó đều là bí quyết hoá chân từ xưa tới nay truyền miệng cho nhau, dạy người ta lượng sức mà làm. Người không thực hành được Thượng pháp thì thực hành Trung pháp; Người chẳng thực hành nổi Trung pháp thì tu hành Hạ pháp, tóm lại là mục đích là liễu tính liễu mệnh, ngoài ba pháp này ra không còn pháp nào khác nữa”.

TAM PHẨM 三品
Thượng phẩm là thiên nguyên đại đan, trung phẩm là địa nguyên thần đan, hạ phẩm là nhân guyên nội đan. Cổ Tiên nói: “Thượng phẩm giản dị mà dễ thành, trung phẩm yếu diệu mà có thể hành, hạ phẩm khó khăn phức tạp mà khó thành”.

TAM PHÒNG 三房
Phòng của tim ở giáng cung, phòng của thận ở long cung, phòng của tỳ ở trung cung. Kinh Huỳnh Đinh ghi: “Thường niệm ba phòng thông đạt nhau, thấy suốt rõ ràng không trong ngoài”.

TAM QUẢ 三寡
“Ba ít”. Chỉ ba phương pháp dưỡng sinh, tức Quả tư lự dĩ dưỡng thần (ít suy nghĩ để dưỡng thần), Quả thị dục dĩ dưỡng tinh (ít ham muốn để dưỡng tinh), Quả ngôn ngữ dĩ dưỡng khí (ít nói năng để dưỡng khí).

TAM QUAN 三關
“Ba cửa ải”. Có nhiều thuyết. 1- Chỉ tam quan trong cơ thể con người, hơn nữa còn chia ra làm tiền hậu: Ấn đường là Thượng quan, Trùng lâu là Trung quan, Giáng cung là hạ quan, đó là Tiền tam quan. Hậu tam quan gồm: Vĩ lư là Thái huyền quan, Giáp tịch là Lộc lư quan, Ngọc chẩm là Thiên cố quan. Tiền hậu tam quan này là con đường luyện đan. 2- Chỉ Nê hoàn là Thiên quan, Đan điền là Địa quan, Giáng cung là Nhân quan. Đó là tam quan trong thân thể con người. Như trong Huỳnh Đình Nội Cảnh kinh ghi: “Tinh khí hỗn độn ở trong Tam quan”. 3- Chỉ tai, mắt, miệng (nhỉ, mục, khẩu). Như Hoài Nam Tử - Chủ thuật ghi: “Mắt nhìn bậy thì dâm, tai nghe bậy thì lú, miệng nói bậy thì loạn. Tam quan (ba cửa) đó không thể không giữ gìn cẩn thận”.

TAM QUANG 三光
Dùng để gọi Nhật, Nguyệt, Tinh (mặt trời, mặt trăng, sao).

TAM SƠN 三山
Ba núi thần trên biển. Còn gọi là “Tam hồ”, “Tam đảo”. Thập Di Ký ghi: “Trên biển có ba quả núi có hình dáng như cái bình (hồ); Phương trượng là Phương hồ, Bồng lai là Bồng hồ; Doanh châu là Doanh hồ, đều là chỗ ở của thần tiên”.

TAM TAI 三災
1- Chỉ Phong tai, Thuỷ tai, Hoả tai, Đó là loại tai hoạ lớn, nên gọi là Đại tam tai.
2- Chỉ đói kém, dịch bệnh, binh đao. Đạo giáo cho là tai hoạ nhỏ, nên gọi là Tiểu tam tai.

TAM TÀI 三才
Vô cực một khi động sinh ra vật là thiên, thiên chủ về tĩnh mà sinh ra âm là địa, địa chủ về thành mà sinh ra vạn vật, con người từ tú khí của trời đất mà sinh ra thì thiên địa nhân tam tài định vị; nhân tâm dụ cho thiên, nhân thân dụ cho địa, niệm động dụ cho nhân thì thiên địa nhân chung làm một đạo. Đạo sinh nhị khí, nhị khí sinh tam tài, tam tài sinh ngũ hành, ngũ hành sinh vạn vật. Thiệu Tử nói: “Ai đem tam tài riêng lập căn, một thân riêng có một càn khôn”.

TAM TAM 三三
Tiền huyền là ba hào âm ở trên, ba hào dương ở dưới, đất trời quẻ tốt. Hậu huyền là ba hào dương ở trên, ba hào âm ở dưới, trời đất quẻ xấu, đây là tam tam. Hồ Lô Ca ghi: “Văn hoả vũ hoả rõ lục dục, tiền huyền hậu huyền biết tam tam”.

TAM TAM QUAN 三三關
“Ba thứ tam quan”. Ấn đường là thượng quan, Trùng lâu là trung quan, Giáng cung là hạ quan, đây là tiền tam quan. Đầu là thiên quan, chân là địa quan, tay là nhân quan, đây là trung tam quan. Vĩ lư là thái huyền quan, giáp tích là lộc lô quan, ngọc chẩm là thiên cốc quan, đây là hậu tam quan. Đạm Viên nói: “Thiên quan chỗ phát khởi tinh khí, địa quan chỗ ẩn chứa tinh khí, nhân quan chỗ phát triển tinh khí”.

TAM TÍNH QUY NHẤT 三性歸一
Luyện đến thuỷ tiêu, dưỡng đến hoả diệt thì tính, tình, ý, ba thứ quy làm một. Tổ Tiềm Hư nói: “Thuỷ hoả thổ ba tính hay hội hợp là thế nào? Vì bản tính nó vốn chung một tổ tông. Bản tính tức là kỷ tính đều từ tổ khí nguyên thuỷ mà chia ra, một biến thành kim thuỷ tức là diên của tiên thiên, hai biến thành hoả tức là hống của hậu thiên, ba biến thành thổ tức là mậu kỷ, là thuỷ hoả tính tình đều cùng tông”.

TAM TẰNG 三層
“Ba lớp”. Công phu luyện đan có ba lớp, lớp thứ nhất luyện tinh hoá khí, lớp thứ hai luyện khí hoá thần, lớp thứ ba luyện thần hoàn hư. Tổ Hàm Hư nói: “Dược vật có ba lớp, ban đầu từ không mà ra có, kế từ có mà vào không, sau cùng từ không mà sinh ra có”.

TAM TÂM 三心
“Ba thứ tâm”. Nhân tâm tức là vọng tâm, đạo tâm tức là chiếu tâm, thiên tâm tức là huyền quan tổ khiếu. Kinh Thanh Tịnh ghi: “Trong quán tâm, tâm không tâm; ngoài quán hình, hình không hình, xa quán vật, vật không vật”, đây là biết ba tâm chẳng phải dễ.

TAM THAI 三台
Chỉ ba sao Thượng thai, Trung thai và Hạ thai. Còn có tên gọi là Thiên trụ, Thiên giai, Thái giai, Tam giai, Tam hành, Tam kỳ, Thai giai ... Chu Lễ sớ ghi: “Tam thai còn gọi là Thiên trụ. Thượng thai tư mệnh là Thái uý, Trung thai tư trung là Tư đồ, thai tư lộc là Tư không”.
TAM THÁI 三太
1. Chỉ ba thứ Thiên Địa Nhân (trời đất người). Tam Thập Lục Bộ Tôn kinh ghi: “Cho nên dưới Tam thanh có Tam thái”. Chú thích nói: Trời đất đều có sẵn lý Thái cực. Người bẩm thụ khí của trời đất mà sinh ra cũng là một Thái cực.
2. Chỉ trời đất khi chưa phân chia. Thái Thanh Ngọc sách ghi: “Tam thái là Thái sơ, Thái tố, Thái thuỷ”.

TAM THANH 三倩
Chỉ Tam thanh thiên, Tam thanh cảnh. Là thiên giới tối cao chỉ dưới Đại La thiên trong 36 thiên, cũng chỉ tiên cảnh tối cao của thần tiên ở. Cho rằng đó là Tam khí Huyền nguyên - Thuỷ được sinh sản bởi Đại La thiên hoá thành. Đạo Giáo Nghĩa Khu q.7 dẫn Thái Chân Khoa ghi: “Đại La sinh tam khí: Huyền, Nguyên, Thuỷ hoá thành Tam thanh thiên: Một là Thanh Vi thiên Ngọc Thanh cảnh do thuỷ khí hoá thành, hai là Vũ Dư thiên Thượng Thanh cảnh do Nguyên Khí tạo thành, ba là Thái Xích thiên Thái Thanh cảnh do Huyền khí hoá thành”.

TAM THÀNH 三成
“Ba loại thành”. Một là tiểu thành, là nhân tiên và quỷ tiên; hai là trung thành, là thần tiên và địa tiên; ba là thiên tiên, là đại thành. Tổ Đan Dương nói: “Quét trừ muôn duyên, trong ngoài thanh tịnh, mãi mãi tinh chuyên, thần ngưng khí sung, ba năm bất lậu thì hạ đan kết, sáu năm bất lậu thì trung đan kết, chín năm bất lậu thì thượng đan kết, đây là tam đan viên thành”.

TAM THẦN 三神
Đạo gia cho rằng trong thân thể con người có ba thần (Tam thần). Vân Cấp Thất Thiêm ghi: “Ba thần là Nguyên thần, Thức thần và Chân thần. Nguyên thần vô tri vô thức. Thức thần đa tri đa thức. Chân thần viên tri viên thức”. Huỳnh Đình Nội Cảnh kinh ghi: “Ba thần trở về, già mới khoẻ”. Tam thần tức là thần của Tam nguyên. Huỳnh Đình Nội Cảnh kinh ghi: “Trong nuôi tam thần có thể sống lâu”.

TAM THẬP LỤC CUNG 三十六宮
Ngũ tạng liên lạc với lục phủ là 12 kinh, xương sống có 24 đốt, cộng lại là 36 cung. Kinh ghi: “Ba mươi sáu cung lật lại tượng quẻ, thiên kim không cho người đời bình phẩm”.

TAM THẬP THỜI THẦN 三十時宸
Mùng một đến giờ Dậu mùng ba, nguyệt mới xuất hiện phương canh. Hai ngày rưởi này là ba mươi canh giờ không ánh sáng, luyện đan hạ thủ lúc này tính toán thời khắc mảy may không thể sai khác. Lữ Tổ nói: “Gần năm ngàn ngày kiên tâm đoán, ba mươi canh giờ cuộn mình trong tối”.

TAM THẦN 三神
“Ba thứ thần”. Nguyên thần là vô tri vô thức, thức thần là nhiều tri nhiều thức, chân thần là viên tri viên trí. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Tam thần hoàn tinh già mới mạnh, hồn phách nội thủ không cạnh tranh”.

TAM THẤT CÔNG PHÁP 三七功法
Luyện đan nhập thất phải dùng công phu ba phần bảy phần mới dễ tiến bộ. Một là ăn uống đến bảy phần no là đủ, thường phải để lại ba phần đói. Hai là lúc ngồi hai mắt bảy phần nhắm, ba phần mở. Ba là nằm ba phần, ngồi tản bộ cùng vận động bảy phần. Bốn là mùa đông mặc áo ấm bảy phần để mát ba phần. Năm là mùa hạ giữ mát mẻ đừng quá bảy phần, phải để lại ba phần ấm. Sáu là nội công tính công phải làm bảy phần, mệnh công phải làm ba phần. Khưu Tổ nói: “Công phu tính mệnh tông ta, ba phần mệnh công là hữu vi, bảy phần tính công là vô vi”.

TAM THỂ 三體
“Ba loại thể”. Đồng chinh 16 tuổi trở lên là thể chân nguyên, tráng niên từ 20 đến 40 tuổi là thể cương kiện, lão niên 50 tuổi trở lên là thể suy bại. Ngộ Chân ghi: “Đạo từ hư vô sinh ra nhất khí, từ nhất khí sinh ra âm dương, âm dương hợp lại thành tam thể, tam thể lại sinh ra vạn vật”.

TAM THI 三尸
Một là bành cứ ở não hải; hai là bành chất ở minh đường; ba là bành kiểu ở phúc bộ, gọi chung là du thần. Tiềm Hư Tử nói: “Muốn giết sạch tam thi, nếu không được dược thì không thể làm được”.

TAM THIÊN 三遷
“Ba thứ dời đổi”. Tại hạ điền luyện tinh hoàn tất thì dời đến trung điền, tại trung điền luyện khí hoàn tất thì dời sang thượng điền, tại thượng điền luyện thần hoàn tất thì ứng dời ra thiên môn, đây là siêu thoát. Tổ Tam Phong nói: “Đặt để lô đỉnh vào càn khôn, khéo tay dời đan vào thượng điền”.

TAM THỐN 三寸
“Ba tấc”. Hơi thở hô hấp của con người lúc tự nhiên thở ra chỉ dài có ba tấc. Nếu ngoài ba tấc thì đã tán không còn sức. Ngộ Nguyên Tử nói: “Than ôi! Ba tấc hơi dứt, mọi việc đều không, thân này cũng không thuộc về ta”.

TAM THỪA 三乘
Ba thừa, chỉ cho:
1. Sơ thừa luyện tinh hoá khí gọi là kết đan, trung thừa luyện khí hoá thần gọi là thất phản hoàn đan, thượng thiền luyện thần hoàn hư gọi là cửu chuyển hoàn đan. Phó Đại Sỹ nói: “Sáu năm trên đỉnh tuyết là nhân gì, đại định điều hoà khí với thần, trong trăm khắc đều là một hơi thở, mới biết đại đạo hiển tam thừa”.
2. Đạo tạng kinh chia làm ba Động: Đệ nhất Động chân là Đại thừa, là do Nguyên Thuỷ Thiên Tôn lưu diễn, là thượng thừa pháp. Đệ nhị Động huyền là trung thừa, là do Thái Thượng Đạo Quân lưu diễn, là Trung thừa Trung pháp. Đệ tam Động thần là Tiểu thừa, là do Thái Thượng Lão Quân lưu diễn là Tiểu thừa Sơ pháp. Gọi chung là Tam thừa.

TAM TIÊU 三僬
Chỉ bộ phận Tam tiêu trong cơ thể con người là một trong Lục phủ. Nạn Kinh: “Miệng trên của dạ dày trở lên là Thượng tiêu, chủ đưa vào mà không tống ra (nạp nhi bất xuất). Phần giữa của dạ dày là Trung tiêu, chủ làm nhừ chín thức ăn. Miệng trên của bàng quang là Hạ tiêu, chủ tống ra mà không đưa vào (xuất nhi bất nạp). Tố Vấn: “Tam tiêu là cung ương độc, thuỷ đạo từ đây mà ra”. Hoàng Đình Nội Cảnh kinh: “Trên hợp Tam tiêu dưới Ngọc tương”. Tam tiêu là khí xung. Thượng tiêu ở phía trên miệng dạ dày, trị ở Đản trung (hoành cách mô). Trung tiêu ở bao dạ dày, trị ở canh rốn. Hạ tiêu ở dưới rốn, miệng trên bàng quang, cũng trị ở rốn. Thực ra là một khí chân nguyên.

TAM TOÀN 三旋
“Tam toàn” tức là Tinh mãn, Khí túc, Thần vượng. Trong công phu trúc cơ (đắp nền) nội đan, bao gồm Tam toàn. Chỉ có đạt tới Tam toàn thì mới có thể tu luyện đan đạo. Tiêu chuẩn của Tam toàn là: “Tinh đầy chẳng nghĩ tới dâm dục, khí đầy chẳng nghĩ tới ăn, thần đầy chẳng nghĩ tới ngủ”. “Thần đủ thể hiện ra mắt, khí đủ thể hiện ra âm thanh, tinh đủ thể hiện ra răng lợi”. Tam toàn là yêu cầu cơ bản của việc tu luyện đan đạo.

TAM TỐ 三素
Ba vật thuỷ hoả thổ trong thân, luyện đến chí thanh chí tịnh mà làm nguyên tố mới có thể hợp làm một mà thành thử mễ huyền châu (hạt châu đen bằng hạt lúa). Kinh Huỳnh Đình ghi: “Áo lông chỉnh tề xua đuổi tám ngọn gió, điều khiển tam tố cưỡi ráng mây”.

TAM TỔ 三祖
Đạo giáo cho rằng người khơi nguồn cho Đạo giáo là Hiên Viên Hoàng Đế, nên suy tôn Hoàng Đế làm Thuỷ tổ. Họ cho rằng người nêu rõ tinh nghĩa của Đạo giáo là Lão Tử, nên suy tôn Lão Tử là Đạo Tổ. Còn Trương Đạo Lăng, được coi là người sáng lập Đạo giáo, nên được họ suy tôn là Giáo tổ. Đó là Tam tổ của Đạo giáo.

TAM TRUNG 三中
Một là ý trong tâm, hai là đỉnh trong rốn, ba là lô trong thận. Luyện đan trước sau không rời ba trung này, bởi thân con người thọ lãnh từ khí trong trời đất mà sinh ra mới có mệnh kia.


TAM TRỪ 三除
Luyện đan trước phải trừ ba điều hại, mọi điều hữu duyên lần lượt trừ, những dục vọng lập tức trừ, tâm có chỗ lưu luyến liền trừ, sau đó mới có thể nội luyện. Tấn chân nhân nói: “Tâm thanh ý tĩnh là đường thiên đàng, ý loạn tâm hoảng là cửa địa ngục”.

TAM VẬT 三物
“Ba thứ vật”. Một là vật nhập lô, thần vào khí huyệt, hai là vật giao chiến, thái dược quy lô, ba là vật hội hợp, phong cố ôn dưỡng. Tham Đồng ghi: “Tam vật hàm thụ nhau, hiến hoá như thần”.

TAM VẬT QUY THỔ 三物媯土
Tam vật là thân, tâm, ý. Con người là tâm của trời đất, là một trong thế chân vạc tam tài. Luyện đan thì theo pháp long hổ giao chiến, thuỷ hoả ký tế, trong đó hoàn toàn nhờ thổ ở giữa điều đình chẳng cho thuỷ hoả lấn lướt nhau, như hoả thắng thì có nạn tràn ngập, hoàn toàn chân thổ trấn áp mà hoả diệt thủy cạn đều quy về trung thổ. Trung hoà tập ghi: “Tam vật trộn lẫn ba tính hợp, nhất dương lại đến nhất tiêu âm”.

TAM VIÊN 三圓
“Ba thứ viên mãn”. Một là tinh viên thì không nghĩ đến việc dâm, hai là khí viên thì không nghĩ đến việc ăn, ba là thần viên thì không nghĩ đến việc ngủ. Trung Hoà Tập ghi: “Xốc lật mọi vật tam viên hợp, luyện hết các âm ngũ khí chầu, mười tháng thoát thai đan đạo hoàn tất, anh nhi hiện ra yết kiên thần tiêu”.

TAM VÔ 三無
“Ba thứ không”. Một là lúc ngủ không mộng mị, hai là vui vẻ không lo nghĩ, ba thấy đó không kinh sợ, đây gọi là tam vô. Quảng thành tử nói: “Mắt không thấy, tai không nghe, tâm không biết, thần vừa giữ hình, hình mới trường sinh”.

TAM XA 三車
“Ba thứ xe”. Xe hươu chở thuỷ, xe dê chở hoả, xe trâu chở khí. Xao Hào Ca ghi: “Ba xe vận chuyển trân châu bảo, chở về kho báu tự thông linh”.

TAM Y TỨ KHÍ 三衣四器
Tam y tức Tính, Trí, Tuệ. Tứ khí tức Mục, Tỵ, Nhĩ, Thiệt (mắt, mũi, tai, lưỡi).

TAM YẾU 三要
“Ba thứ trọng yếu”. Tai, mắt, miệng là ba yếu. Ba thứ này động là ba hại, tĩnh là ba bảo. Luyện tính hạ thủ trước tĩnh định ba thứ yếu này, không hướng ngoài làm càn là yếu lĩnh. Âm Phù ghi: “Tà của cửu khiếu ở tại tam yếu”.



TÀNG CỬU 藏九
Cửu là số dương là càn dương, tại thân người dương có hình thấy đượng làm đầu nên gọi là thủ dương. Tàng cửu là dương ẩn núp chưa xuất hiện. Ngộ Chân ghi: “Thấy thì không thể dùng, dùng thì không thể thấy, trong lờ mờ gặp gỡ, trong mờ mịt có biến đổi”.

TÀO QUỐC CỮU 曹國舅
(? – 1097) Một trong 8 vị tiên của Đạo giáo trong truyền thuyết. Là danh tướng đầu thời Tống, cháu của Lỗ Quốc công Tào Bân, tên là Tào Dật. Người chị là hoàng hậu của Tống Nhân Tông Triệu Trinh, nên gọi tên như vậy.Theo truyền thuyết, ông ẩn cư nơi núi rừng, thuần tuý mộ đạo, được gặp Chung Li, Thuần Dương. Thuần Dương hỏi: Nghe ngài tu dưỡng, vậy tu dưỡng vật gì? Đáp: Dưỡng đạo. Hỏi: Đạo ở đâu? Ông chỉ tay lên trời. Hỏi: Trời ở đâu? Ông lại chỉ vào tâm mình. Chung Li cười nói: Tâm tức trời, trời tức đạo. ông đã biết cái bản lai diện mục rồi vậy. Bèn dẫn vào ban tiên, dự hàng “Bát tiên”.

TẠO HOÁ 造化
Tham đồng khế ghi: “Mỗi khi trời đất giao hợp, đoạt lấy cái cơ của âm dương tạo hoá. Cơ này là Thiên địa hợp phát. Kìa, tạo hoá trong cơ thể người với tạo hoá của trời đất tương ứng. Ngày nay đều là lấy tạo hoá để bàn về sự chí diệu thì toàn là nêu cả Thiên cơ lẫn Nhân cơ. Người ta nếu có thể hư tâm ngưng thần, hài hoà với cái cơ của thiên địa, thì tạo hoá nằm ở trong bàn tay ta vậy”.

TẮC ĐOÀI THUỲ LIÊM 塞兌垂廉
“Ngậm miệng khép mắt”. Ngậm miệng không nói gọi là tắc đoài, hai mắt nửa mở nửa nhắm gọi là thuỳ liêm. Đoài tắc thì khí không tiết ra mà gốc rễ vững chắc, thuỳ liêm thì che khuất ánh sáng. Thần chẳng chạy theo bên ngoài thì tính định mà trong sáng. Tham Đồng ghi: “Vốn ẩn ánh sáng, nội chiếu hình hài, bế tắc cung đoài, củng cố linh chu”.

TÂM DANH 心名
Hoặc gọi là thần, ý, chí, huệ, trí, xích tử, tâm đan, tâm hoa, y đan, xích thành đồng tử. Khuê chỉ ghi: “Tâm này phân minh người người đồng, hay cùng trời đất vận hư không”, “Nay tôi chỉ thẳng chân tâm địa, lặng lẽ linh tri bổn hư”.

TÂM DIỆT 心滅
Trùng Dương tổ sư phụ đan dương nhị nhập tứ quyết ghi: “Tâm sinh thì tính diệt, tâm diệt thì tính hiện”. Tâm diệt là quí. Tức là nói “thanh tam tiết lự, vô niệm vô tư”. Vì vậy người tu hành phải tâm diệt để giúp cho kiến tính.

TÂM ĐỊA 心地
Tâm là ly, là tính, là thiên. Thận là khảm, là mệnh, là địa. Tính mệnh song tu ắt tâm phải vào trong địa, diên khí mới thăng. Khưu Tổ nói: “Nếu thực hành công phu tâm địa cần phải vứt bỏ hết việc đời”.
TÂM ĐIỀN 心田
Tâm là điền, thân là địa. Bản thể của tính mệnh tức là khảm ly của hậu thiên. Vô tâm chân nhân nói: “Vọng niệm vừa khởi thần liền chuyển, thần chuyển lục tặc loạn tâm điền, tâm điền đã loạn thần không chủ, lục đạo luân hồi trước mắt liền”.

TÂM HỮU THỂ DỤNG 心有醍用
Chỗ rỗng của thân là thể của tâm, chỗ đặc của thân là dụng của tâm. Thoa Y đạo nhân nói: “Tâm thường ở trong lồng ngực, niệm chẳng ra cửa tổng trì”.

TÂM NIỆM 心念
Chữ tâm trên có ba chấm là dương dính bám nơi dưới, dưới có mặt trăng nằm ngửa là âm phản chiếu lên trên. Âm bao bọc một điểm dương ở trong biến thành quẻ khảm; ba dương mất đi một dương thau bằng một chân âm ở giữa biến thành quẻ ly; có thể biết dương phi âm chẳng sinh, âm phi dương không trường, cho nên tâm khởi vọng tưởng tức là người có hai tâm thì không gọi là tâm mà là niệm. Tâm là chủ của thân, chuyên nhất làm chủ mọi việc, nếu khởi hai tâm tức là biến thành hai chủ, như nước có hai vua thì loạn. Cho nên niệm khởi thì có rất nhiều việc hư vọng phát sinh, tâm không thể làm chủ đến nỗi tâm này bị ràng buộc không thể nhúc nhích được. Luyện đan trước phải giữ tâm định, rồi sau đó mới làm đan. Giữ tâm là giữ cái tâm chưa động, định tâm là định lúc sắp động. Thu nó càng nhanh, giữ nó càng chặt, định nó càng lâu, đây là diệu pháp luyện tâm. Chung tổ nói: “Cái dễ động là tâm, cái khó phục là ý”.

TÂM NỘI ĐỘNG TĨNH 心內動靜
1. Động nhiều, tĩnh ít. 2. Tĩnh ít, động nhiều. 3. Động tĩnh bằng nhau. 4. Tĩnh nhiều động ít, vô sự thì tĩnh, gặp việc liền động. Tâm hợp với đạo, tuy chạm xúc mà chẳng động mới là định tâm. Đan Quyết ghi: “Tâm chạy liền thu hồi, thu hồi rồi lại buông ra, sau khi dùng rồi lại cầu an, cầu an liền sinh ngộ”. Tổ Hạnh Lâm nói: “Trong định thấy đan thành, không định đan không kết”.

TÂM SINH 心生
Thái Thanh trung hoàng chân kinh ghi: “Muốn mối đều đến làm động tâm người, khiến người cứ nghĩ đến các thức ăn ngon, tâm sinh thì chỉ tổ làm tăng bệnh”.

TÂM THẦN 心神
Thần vào can là hồn, vào phế là phách, vào thận là tinh, vào tỳ là ý. Thần là thần của tâm, do đó tư thuộc thổ, duy có tư khả dĩ được nguyên thần. Nếu dùng tưởng niệm chí thì vào phế can thận. Ý là gốc của tỳ, tư là gốc của tâm. Tâm có thiên biến vạn hoá, chỉ có ý tư là con đường lớn thành tiên, ngoài ra đều là chủng tử địa ngục. Tâm đang động là ý, ý chú ý vào cảnh bất động là bất tĩnh là tư; ý lâu dài thì quên tâm, tư lâu dài thì quên ý, thần thấy mà quên tư. Huyền Học Chánh Tông ghi: “Tâm là nhà của thần, thận là phủ của khí”.


TÂM THẦN 心神
1. Chỉ vị thần chuyên cai quản tâm. 2. Chỉ nguyên thần cảu cơ thể, căn bản của sinh mệnh. 3. Chỉ ý niệm, trạng thái tinh thần.

TÂM THẦN BẤT MUỘI 心神不昧
Tu luyện lâu dài thì không sai biệt giữa thức với ngủ tức là khi ngủ thần cũng không mê muội. Thê Vân Tử nói: “Nếu trong 12 canh giờ kiểm điểm lại mình, không bị cảnh vật làm ô nhiễm, dễ dàng lướt qua đây là bất muội”.

TÂM THẬN 心腎
Tâm là quẻ ly, thận là quẻ khảm. Tâm thận là thể của khảm ly, thần khí là dụng của khảm ly. Tâm thận chẳng phải là nhục tâm thận tạng mà là không hình không tượng. Lữ Tổ nói: “Chẳng tại tâm chừ chẳng tại thận, triệt để nắm lấy sinh thân thọ khí sơ”.

TÂM TÍNH 心性
Khởi tín luận nghĩa ký trung bản ghi: “Cái gọi là tâm tính là bất sinh bất diệt”. Chỉ quán đại ý ghi: “Bất biến tuỳ duyên tức là tâm, tuỳ duyên bất biến tức là tính”. Chỉ tâm thể bất biến là bản tính tự nhiên của con người. Đây là lời nhà Phật.

TÂM TỒN 心存
Huỳnh đình nội cảnh kinh ghi: “Trong đêm đó, nằm ngửa ngủ, lòng bàn tay bịt hai tai, để cho ngón tay chạm nhau ở trên gáy, nín thở bẩy lần, tâm tồn khí trắng nơi đầu mũi, như hạt đậu, cho to dần, trùm hết trên dưới toàn thân” cũng tức là chỉ tập trung chú niệm tồn thủ nội luyện.

TÂM TRAI 心齋
“Trai” là trai giới. “Tâm” là tác dụng của ý thức, tinh thần. Tức là trừ bỏ tình cảm, dục vọng, gìn giữ trạng thái tinh thần trống rỗng, tĩnh lặng.

TÂM TỨC 心息
Tức là đem tâm thường chú ý đến hơi thở, gọi là tâm tức nương tựa nhau, đi đứng ngồi nằm nương nhau không rời, thần khí tự nhiên ngưng tụ nơi khí huyệt, một khí đã quy trung hơi thở nơi mũi tự nhẹ nhàng. Cổ Tiên nói: “Tâm tức nương nhau lâu ngày thành thắng định, thần khí hợp nhau lâu ngày được trường sinh”.

TÂM TỨC TƯƠNG Y 心息相依
“Ý thức và hơi thở nương vào nhau”. Đan kinh ghi: “Tâm (ý thức) và hơi thở nương vào nhau, lâu dần sẽ thành tựu thắng định, thần khí hòa hợp, tập lâu sẽ giúp sống lâu”.

TÂN CHỦ 賓主
Tính là chủ của một thân, vì thân là khách. Nay mượn thân này nuôi dưỡng tính thì lấy thân làm chủ, tính làm khách. Ngộ Chân ghi: “Nhường ông làm chủ, ta làm khách”.
TÂN DỊCH 津液
Tên gọi chung của các thứ tân dịch trong cơ thể người ta, như nước bọt, dịch vị, dịch ruột, dịch thể trong các xoang khớp, cùng với nước mắt, nước mũi, mồ hôi, nước tiểu v.v... Trong đó những thứ trong và loãng thì gọi là “tân”, đục và đặc sệt thì gọi là “dịch”. Giữa hai thứ này có thể chuyển hóa lẫn nhau, cho nên thường hay gọi chung là “tân dịch”.

TẬN TÁNH LIỄU MẠNG 盡性了命
Ngày mùng ba sinh một dương, mùng tám sinh hai dương, ngày 15 ba dương thuần, ba dương thuần mà quy mệnh, ngày 16 âm sinh, ngày 23 hai âm sinh, ngày 30 ba âm đầy đủ, ba âm đầy đủ thì tính tận. Lấy mệnh để giữ tính thì tính đầy đủ, lấy tính để an mệnh thì mệnh hoàn bị. Tính mệnh hoàn bị thì đạo thành. Cổ Tiên nói: “Tu tính trước phải tu mệnh mới vào đường tu hành”. Lại nói: “Ngoại dược là do liễu mệnh, nội dược là nhờ liễu tính”.

TẨU DƯƠNG 走陽
Lúc luyện tinh hóa khí, tinh chưa hóa khí, vật có hình có chất đầy tràn chảy ra không giống như tẩu đan, vì đan là vật có hình mà không có chất, chỉ có thể tự thấy, người khác không thể thấy. Tiên Tông ghi: “Con người dù không có dục niệm cũng có rỉ chảy, chẳng biết vì sao ư? Đáp rằng: đây là vì chưa qua nung luyện, muốn nó không rỉ chảy ắt phải nhờ công của hỏa lực”.

TẨU ĐAN 走丹
Sau khi công phu đạt được đan phải nhờ thần quang hộ trì, bên ngoài thêm lửa hô hấp nung nấu. Nếu nhất thời mất sự kiểm soát, trong khoảnh khắc đan từ khí huyệt chạy đến chỗ khác mắc kẹt nơi các khiếu trước thân hoặc sau thân ắt phải nhờ bí quyết khiến nó trở lại nguyên xứ mới không lo lắng. Trong mười tháng dưỡng thai chưa đủ, dương thần chưa thành mà xuất ra bậy bạ cũng gọi là tẩu đan. Lúc này mà tẩu xuất không có cách thu hồi thì công phu trước kia vứt bỏ sạch trơn. Khưu Tổ nói: “Công chưa đủ thì đạo không toàn”.

TÂY NAM BỔN HƯƠNG 西南本鄉
Trên trời giữa sao Tất và sao Mão, tại bát quái là cung khôn, tại thân người là hạ phúc (bụng dưới), khí căn của trời đất từng ngày một mới xuất hiện là chỗ dương khí sinh ra diên. Mã Tự Nhiên chân nhân nói: “Trong có kim đan mười sáu lượng, tặng cho cung khôn quê tây nam”.

TÂY NAM ĐẮC BẰNG 西南得朋
“Tây nam có bạn”. Tâm là Kỷ lão, tiểu tràng là bạn. Thận là Mậu lão, bàng quang là bạn. Tỳ là Hoàng lão, vị là bạn. Kỷ chẳng phải Mậu là cô âm, Mậu chẳng phải Kỷ là cô dương, mậu kỷ hai thổ hợp thì thành đao khuê mà kết anh nhi. Vì khôn thuộc thổ vị trí tây nam, tỳ thổ cũng ở hướng tây nam. Tâm thận hai thổ vị trí ở nam bắc ắt được tỳ thổ ở tây nam đến kéo dắt mới có thể giao hợp, mậu kỷ hai thổ cùng tỳ thổ cùng một loại làm bạn. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Ba lần gọi tên ta thần tự thông, ba lão cùng ngồi đều có bạn”.
THAI TIÊN 胎仙
Ngọc Thanh vô cực tổng chân Văn Xương đại động tiên kinh q.4 ghi: “Thai tiên là có khí mà không thở”. Tức dùng phương pháp thai tức để luyện thành, có khí mà không thở.

THAI TỨC 胎息
Chỉ một loại hơi thở giống như đứa trẻ trong thai mẹ sau khi nhập định lúc tập khí công. Bão Phác Tử ghi: “Người được thai tức, có thể thở không dùng mũi và mồm giống như đứa trẻ trong bào thai”.

THAI VIÊN 胎圓
Ngũ chân nhân Đan đạo cửu thiên ghi: “Trước mấy tháng cả hai khí đều không có, thực mạch lưỡng tuyệt, đã có triệu chứng rõ ràng. Vì thế cô luận trong cửa ải 10 tháng hay ngoài cửa ải 10 tháng, chỉ có một mảy may cái ý hôn trầm còn sót lại, có một mảy may ý nghĩ tán loạn, thần chưa thuần dương, tất phải giữ cho đến mức sạch hết hôn trầm, không còn tán loạn nữa thì mới là thai thuần dương quả mãn, đã đi vào cõi thần tiên”. Tức là âm tận dương thuần, thai viên đan thành.

THÁI BÌNH KINH 太平經
“Thái bình kinh” vốn có tên là “Thái bình thanh lĩnh thư”, là tác phẩm kinh điển sớm nhất của Đạo gia, nguyên tác gồm cả thảy 170 quyển; tác giả và niên đại ra đời không rõ lắm. Theo sự ghi chép lại trong thiên “Tương công truyện” sách “Hậu Hán thư” cho thấy sách “Thái bình kinh” có thể ra đời muộn nhất vào thời Hán Thuận Đế (125 – 144). Sách “Hậu Hán thư” chép rằng: “Trước đây, thời Thuận đế, có một viên quan tên Sùng, có nhặt được một bộ sách thần tại vùng Khúc – Dương tên là “Thái bình thanh lĩnh thư”, bộ sách gồm 170 quyển. Nội dung sách nói về âm dương ngũ hành, có thêm thắt những lời bói toán. Có người tâu lên vua là Sùng đã dùng sách để làm nhiều điều mê tín nhảm nhí. Bộ sách bị thu lại, sau này chuyển đến tay Trương Giác.
Bộ “Thái bình kinh” được lưu giữ trong kho sách “Chính thống Đạo tạng” gồm 119 quyển, thực tế chỉ còn 57 quyển; nội dung phong phú, chủ yếu phản ánh tư tưởng thần tiên và quan niệm thái bình của đạo gia buổi sơ khai, là tác phẩm tiêu biểu của phái phù thủy trong Đạo giáo. “Thái bình kinh” được chia thành 10 bộ theo thứ tự của thiên can là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý, mỗi bộ gồm 17 quyển. Sách “Thái bình kinh sao” là bộ sách thu gọn lại của bộ “Thái bình kinh” do Lư Khâu Phương Viễn một đạo sĩ đời Đường biên soạn, cuốn sách gồm 17 quyển, được cất giữ trong “Chính thống Đạo tạng” đó là một tài liệu quý để bước đầu nghiên cứu “Thái bình kinh”.
Tuy là một điển tịch về tôn giáo, song “Thái bình kinh” cũng còn là một tác phẩm triết học quý báu. Đó là một tư liệu quan trọng để nghiên cứu về tư tưởng Đạo gia, phép tu dưỡng nội đan và tư tưởng triết học thời cổ đại. Đương nhiên, “Thái bình kinh” không phải không còn có những phần hạn chế như các phần phù chú, bùa thuật, cho nên nó được gọi là “sách thần”. Đúng như lời bình trong sách “Hậu Hán thư”: “Sách bàn về âm dương ngũ hành nhưng cũng thêm thắt nhiều lời bói toán nhảm nhí”. Lời bình đó không phải là vô căn cứ.
THÁI BỔ 採補
Thân thể về già, căn nguyên không còn vững chắc, tự biết hư tổn gây khó khăn, nhưng được chân sư chỉ dạy, thấu hiểu pháp tắc, những sự hư tổn mười năm chỉ cần 100 ngày hoặc 1 năm bổ túc có thể trở lại thể lực vốn có lúc đồng trinh. Tiên Tông ghi: “Thái khí quy lô gọi là hoàn nguyên”.

THÁI CHIẾN 採戰
Thái ắt có đối tượng chẳng phải tự nhiên mà vậy. Đã chẳng phải tự nhiên thì ắt có đối địch, có đối địch thì ắt có đánh nhau giống như âm dương đối địch, dùng thủy diệt hỏa, lấy kim phạt mộc, như long hổ đánh nhau cho nên gọi là thái chiến. Luyện đan do diên hống mỗi thứ ở đông tây hoàn toàn nhờ Huỳnh Bà cưỡng bức lôi kéo mới sum hợp. Ngộ Chân ghi: “Dân an nước giầu mới yêu cầu tham gia chiến đấu, chiến đấu xong mới có thể thấy bậc thánh nhân”.

THÁI CỰC 太極
Vừa có một điểm linh quang chủ tể ở trong gọi là thái cực, trước khi chưa có một điểm gọi là vô cực. Diên hống là âm dương của thái cực, diên là nguyên khí, hống là nguyên tinh. Ngũ chân nhân nói: “Thái cực tĩnh thuận như có động, tiên cơ linh khiếu ở trước mắt”.

THÁI DƯỢC 採藥
1 – Chỉ trạng thái ổn định của tinh thần và hình thể (thần hình) trong hành động. Mạch vọng ghi: “Thân tâm bất động là Thái dược”.
2 – Chỉ giờ ngọ, âm dương quân bình, hoặc tương giao. Linh bảo hoa tháp: “Quẻ ly, rồng hổ giao cấu gọi là Thái dược”.
3 – Chỉ việc lấy ý lãnh khí đưa vào Đan điền là Thái dược. Thanh Hà Bí Văn ghi: “Khí trong cơ thể con người tùy ý mà động, ý hành là hành, ý dừng là dừng, nên đưa vào trong đỉnh gọi đó là Thái dược.

THÁI DƯỢC TỨ PHÁP 採藥四法
“Bốn pháp thái dược”. 1 – Tĩnh rồi sau mới sinh, 2 – Cấu kết rồi sau mới sinh, 3 – Giao cấu rồi sau mới sinh, 4 – Định tức rồi sau mới sinh. Kinh ghi: “Thái thủ để làm nên cái ban đầu, trừu thiêm để thành tựu cái sau cùng”.

THÁI DƯƠNG LƯU CHÂU 太陽流珠
Ly là thái dương thuộc tâm, giống như lưu châu trơn tuột, không thể cầm nắm, trọn năm, trọn tháng không bao giờ dừng nghỉ cho nên con người có cái khổ sinh già bệnh chết, bởi nó không thể tĩnh định. Linh nguyên đại đạo ca ghi: “Vật này đâu từng có vị trí nhất định, tùy thời biến hóa do tâm ý, nơi thân cảm nhiệt là mồ hôi, hơi mũi cảm phong là nước mũi, nơi thận cảm sự nghĩ nhớ là tinh, nơi mắt cảm sự buồn khổ là nước mắt”.



THÁI ĐẠI DƯỢC 採大藥
Lúc công phu tiểu chu thiên viên mãn có sáu thứ chấn động, dương quang đã thấy ba lần hiện, đủ để chứng minh đại dược sắp sinh liền dùng ánh mắt để ý trung điền, không thể tạm rời trong chốc lát. Hứa Chân Quân nói: “Đại dược nếu không dùng nhật nguyệt giao quang, càn khôn hợp thể thì nhờ vào vật gì để làm?”

THÁI HÒA 太和
Chỉ khí của trời đất giao hợp thành một. Nói về “âm bình dương bí” (âm dương quân bình) của thân thể. Ngũ trù kinh khí chú: “Đông phương nhất khí hòa với Thái hòa”.

THÁI HUYỀN 太玄
Chỉ trạng thái luyện công thu thị phản thính. Tức là thanh sắc đều diệt, động tĩnh đều quên, nghe không dùng khí, nhìn không dùng thần, linh minh khoáng triệt, quảng đại hư tịnh, kì diệu không bờ bến. Thiên tôn nói: “Quên ở mắt thì ánh sáng tràn đầy, diệt ở tai thì tâm thức thường sâu; cả hai đều quên thì gọi là Thái huyền”.

THÁI NGUYÊN KHÍ 採元炁
Nguyên khí hoạt động biến thành nguyên tinh, lấy nguyên thần hợp lại gọi là thái, là thần khí giao hợp mà chân chủng sinh sản. Bạch Tổ nói: “Lấy sự ngồi ngay ngắn tu tập định là thái thủ”.

THÁI NHẬT TINH NGUYỆT HOA 采日精月华
“Nhật” chỉ tâm (tim), “Nguyệt” chỉ thận, tức thu lượm chân dịch của tâm, chân khí của thận.

THÁI PHÁP 採法
“Cách thái khí”. Thời cơ đến dùng linh niệm điều khiển khí hô hấp để thái, bởi linh niệm chỉ có thể cai quản khí mà không thể thái khí về lò, cho nên bậc cao chân dùng khí hô hấp thái khí đem về lò. Lý Ngọc Khê nói: “Đem thần chế khí là thái dược, lấy khí hợp phù là hành hỏa”.

THÁI THỦ 採取
Thái thủ có hai chặng công phu, chặng thứ nhất thái ngoại dược nơi âm kiểu, chặng thứ hai thái nội dược nơi trung cung. Lấy sự ngồi ngay ngắn tu tập tĩnh định làm cơ sở cho thái thủ. Thể Chân Tử nói: “Thái là thái ngoại dược, thủ là thủ nội dược”.

THÁI THƯỢNG 太上
Chỉ cái tinh chân dương tiên thiên của con người. Là sự bắt đầu của nguyên thủy, vô cực chí tôn.

THÁI TIỂU DƯỢC 採小藥
Điều dược đã lâu, căn cơ đã lập, như trong đỉnh phát hiện manh mối thì là tiểu dược, còn gọi là chân chủng. Cần nên ngưng thần nhu ý, lấy nhu chế cương, đây là thái. Lâu ngày tự nhiên vào trong lò hòa hợp nung luyện, hô hấp ở trong hư vô để chờ nó sinh trưởng mà thành đại dược, chân chủng một khi được thì được vĩnh viễn. Vân Dương Tử nói: “Muốn tìm tiên thiên chân chủng tử, phải nhờ hỗn độn căn cơ”.

THÁI XUNG 太沖
Chỉ trạng thái tinh thần cực kì hài hòa. “Thái” tức là cực, “xung” là điều hòa.

THANH HƯ 清虚
Chỉ cảnh giới thanh tĩnh hư vô.

THANH LÊ 青瓈
Phương đông sắc xanh thuộc mộc là thanh lê, hỏa vốn chứa trong mộc mà vô hình, là chân hỏa tiên thiên do bị động mà phát ra ngoài biến thành phàm hỏa hậu thiên hữu hình. Tính nó thích tán ra bên ngoài, đốt cháy bản thân mà chẳng biết, thừa dịp nó chưa tán hết nếu liền dập tắt thì hỏa vẫn còn ở trong mộc, mộc vẫn giữ được sự tồn tại của nó. Thân người như mộc, tâm người như hỏa, nếu như diệt vọng tâm bên ngoài thì chân tâm còn lại trong thân mà thân có thể trường tồn. Ngũ chân nhân nói: “Kim từ thủy hương trở lại bạch dịch, hống do bính huyệt trở lại thanh lê”.

THANH LONG 青龍
Chân hống, vì vị trí của nó ở hướng đông gọi là thanh, vì nó hung dữ khó chế phục gọi là long. Ngộ Chân Thiên ghi: “Bạch hổ ở Tây Sơn đang hung dữ, thanh long ở Đông hải không thể đương”.

THANH TỊNH PHÁP 清淨法
Thanh là bản thể của thiên, trước tiên làm trong sạch nguồn tâm, gạn lọc khí hải. Nguồn tâm trong sạch thì sự vật bên ngoài không thể quấy nhiễu, khí hải sạch sẽ thì ngoại tà không thể xâm phạm. Thận vốn tĩnh phối hợp với tâm thanh, không trần không niệm thì tinh đủ bụng đầy, gọi là thanh tịnh. Tâm động thì hỏa phát, hỏa phát thì phong sinh, phong sinh thì thận thủy lan tràn. Bởi thận thủy tĩnh lặng thì trong, tâm hỏa diệt thì định, đây là lý tự nhiên vậy. Như dưỡng tinh định thần, chẳng bị vật lẫn lộn gọi là thanh, có thể phản thần phục khí yên ổn bất động gọi là tịnh. Không nhiễm một trần gọi là thanh, chẳng sinh một niệm gọi là tịnh. Kinh Nhật Dụng ghi: “Một niệm không khởi gọi là thanh, linh đài không vật gọi là tịnh”.

THANH TRỌC 清濁
Chỉ trạng thái của tâm cảnh. “Tâm bất động, nước chảy về nguồn nên trong (thanh); tâm động nước chảy theo dòng nên đục (trọc)”. (Kim đan học vấn).

THÁNH THAI 聖胎
Là chân thần chân khí. Thai kết hợp mười tháng thai tròn đủ, mới xuất thai gọi là anh nhi. Ba năm bú mớm công phu hoàn mãn gọi là thiên tiên. Chín năm ngó vách hoàn hư hợp đạo gọi là kim tiên. Trần Hư Bạch nói: “Hơi thở vãng lai không gián đoạn, thánh thai thành tựu hợp nguyên sơ”.
THÂN NỘI THÂN NGOẠI 身内身外
Đan Kinh ghi: “Tiên thiên nhất khí đến từ hư vô”. Dược là ngoại dược, bỉ gia ngã gia, nam nữ vợ chồng, thái dược bồi tiếp đến nỗi bàng môn tà đạo suy đoán càn rỡ, kẻ mới học ngu dốt bị họ khuyên làm điều xấu. Một khi vào cửa này chấp mê bất ngộ, rất đáng tiếc. Bởi tiên thiên đại đạo không ở ngoài thân cũng không ở trong thân mà chứa trong hình sơn (thân thể), có tâm thì tìm không thấy, có ý thì nắm không được, nó đến từ hư vô. Nếu tìm cầu bên ngoài thì như mò trăng đáy biển càng tìm càng mờ mịt, phải biết đại đạo là nhất khí, là gốc của tính mệnh. Tuy nó ở trong thân mà có tâm tìm cầu thì không được, biệt hiệu là chân diên, giống như gỗ đá có lửa mà trong ngoài không thể thấy hình của nó. Chân tình trong thân người không hình chất, nếu có tâm tìm cầu thì biến thành dục tình, không phải là tiên thiên nhất khí, không dùng gì được. Ngộ Chân ghi: “Không nên đoán mò ngoài thân, cũng không nên sờ mù trong thân”.

THÂN TÂM Ý TAM THỂ 身心意三體
Tức ba thể tinh khí thần, vì tinh sinh trong thân, khí chứa trong tâm, thần ẩn trong ý. Bởi thân không động thì tinh hóa, tâm không động thì khí hóa, ý không động thì thần hóa. Oánh Thiềm Tử nói: “Thân tình tinh là một nhà, tâm tính thần là một nhà, ý không ngẫu nhiên tự thành một nhà, hư tâm thì thần với tính hợp, tĩnh tâm thì tinh với tình hợp, ý đại định thì tam nguyên hợp lại làm một”.

THẦN ĐAN 神丹
Đan của luyện khí hóa thần, mười tháng dưỡng thai. Vì khi ấy luyện đến hết, hòa hợp với thần vô hình, nên gọi là thần đan. Vì pháp ấy chí linh nên gọi là thần đan, thần tiên. Lữ Tổ nói: “Dưỡng thai mười tháng thần đan kết, nam tử mang thai há bình thường”.

THẦN GIAO THỂ BẤT GIAO 神交體不交
Tức là dựng lò đặt bếp, điều hòa đỉnh lớn; vừa long vừa hổ, điều hòa âm dương, hai huyền giao nhau, động tĩnh bốn công phu, một chu thiên hỏa hậu, lần lượt siêng năng thực hành một vòng rồi trở lại ban đầu. Ba quan thuần thục, hai khí hòa hợp, kết thành thánh thai. Thần giao thể chẳng giao cũng chính là thần khí trong thân giao nhau, thể không động không lay, là tiên đạo. Thể giao thần chẳng giao, nam nữ thế tục giao cấu là nhân đạo. Bạch Tổ nói: “Tinh huyết nhà mình tự giao cấu, vợ chồng trong thân kỳ diệu thay!”.

THẦN HÌNH 神形
Thần giống như lửa, hình giống như cây đuốc, lửa mà không có cây đuốc thì không chỗ gá, thần không có hình thì dụng của nó dựa vào đâu mà hiển bày. Thần không diệt thì hỏa trường tồn, hỏa trường tồn thì hình không hoại, hình không hoại thì hình thần đều diệu. Tổ Tử Dương nói: “Luyện đến chỗ hình thần thầm hợp mới biết sắc tướng tức là chân không”.



THẦN HÓA 神化
Thần là thần của nhật nguyệt hợp nhất, hóa là hóa của nhật nguyệt vãng lai. Vạn vật chẳng phải thần thì chẳng sinh, chẳng hóa thì chẳng thành. Một là thần, hai là hóa. Chính vì thần cho nên hay hóa, chính vì hóa cho nên hay thành, hay hóa hay thành cho nên thần hóa khó lường. Con người có thể hiểu rõ thần như thế nào tức là biết hóa như thế nào? Âm dương vãng lai giống như trục xe xoay chuyển không bao giờ dừng nghỉ tức là thần. Dương khí xuất mà khí vạn vật duỗi ra, dương khí nhập mà mọi vật co lại, ra vào co duỗi tùy thời biến hóa, đây là hóa. Tham Đồng ghi: “Hiểu thần để biết hóa, dương đi thì âm lại, trục xe xoay chuyển, ra vào còn co duỗi”.

THẦN HỎA 神火
Là ánh sáng của tâm thần, ánh sáng này phản chiếu có thể nung bỏ bụi bặm trong thân, đốt cháy tất cả nội ma, luyện đan trước sau đều phải nhờ vào sức của thần hỏa này. Bạch Tổ nói: “Thần tức là hỏa, khí tức là dược, đem thần chế khí mà thành đạo, lấy hỏa luyện dược mà thành đan”.

THẦN KHÍ 神氣
Thần là hỏa, khí là thủy. Thần khí của hậu thiên là thủy hỏa hữu hình có thể thấy. Bởi thủy thích tĩnh, giống như trong thận lúc thì hóa tinh thích chảy xuống tích tụ mà định. Hỏa thích động giống như thần trong tâm, khi suy nghĩ thì bốc lên mà tản, đây là đạo thuận hành. Thần của tiên thiên như lửa ở trong gỗ đá không thể thấy, giống như nguyên thần của con người ẩn núp trong thân mà không hiện, đến khi động thì xuất hiện nơi mắt tai mũi lưỡi thân, biến thành thức thần, đã thuộc về hậu thiên. Khí của tiên thiên như nước trong không khí, ẩn trong mây ráng, thấy được khi nó biến thành mưa móc rơi xuống mà hỗn trọc, giống như nguyên khí con người trong thân ngoài thân không chỗ sờ nó, đến khi thấy nó liền biến thành trọc tinh, thuộc về hậu thiên là vật vô dụng. Thủy hỏa trong trời đất có sự tuần hoàn như ánh sáng mặt trời chiếu thủy khiến khí nóng bay lên biến thành mây ráng. Hỏa nhờ thủy giúp mà không tán cho nên thiên địa nhật nguyệt có thể trường cửu; thủy hỏa trong thân người dùng rồi không thể trở lại cho nên không được lưu lại lâu. Con người có thể phỏng theo sự tuần hoàn của thiên địa nhật nguyệt thì cũng có thể trường cửu như thiên địa nhật nguyệt. Kinh Linh Bảo Độ Nhân ghi: “Thần khí này diệu hợp thái hư, thể không này tự nhiên thuộc dương, tự không sinh tử, thăng nhập vô hình, hay chứng đạo vị, cho nên hai dụng thủy hỏa, chẳng phải thánh thì không truyền”.

THẦN KHÍ 神炁
Trong hư vô có vật gọi là thần, trong yểu minh có tinh gọi là khí. Tổ Đan Dương nói: “Long hổ là khí ban đầu, thần khí là tính mệnh, gom lại chỉ có hai chữ, hai chữ vốn chỉ có một lý”.

THẦN KHÍ GIAO HỢP 神炁交合
Thần vào khí huyệt thần khí tự nhiên giao hợp. Khí hợp với thần như đất vâng theo trời, thần hợp khí như ánh sáng mặt trời chiếu soi mặt đất. Ấy là đạo tuần hoàn vậy. Bạch Tổ nói: “Lấy thần chế khí mà thành đạo, đem hỏa luyện dược mà thành đan”.

THẦN KHÍ HỖ TÀNG 神炁互藏
Lúc tinh sinh muốn chạy theo bên ngoài, đem thần vào trong tinh thì khí hô hấp theo hiệu lệnh của thần nhiếp trở về trung cung, hỗn hợp thần khí, thần là hỏa mà khí là lò. Nhưng muốn nó ẩn núp bất động chỉ có thần mới có thể chế chỉ, lúc này thần ở bên trong thì khí là dược, thần là lò. Tiên Tông ghi: “Chợt gặp thời cơ đến không thể vội vàng thực hành tứ tự quyết, chỉ là ngưng thần khí huyệt, tức tức quy căn. Lúc này không có đỉnh khí, hỏa hầu, dược vật, mà đỉnh khí, dược vật ở trong tám chữ này”.

THẦN KHÍ HỢP NHẤT 神炁合一
Khí tiên thiên luyện khí hóa làm thần thì khí hậu thiên cũng tự phục bất động, đây là thần khí hợp nhất. Kinh Linh Bảo Độ Nhân ghi: “Làm cho thần khí này diệu hợp nơi thái hư, thể không này tự nhiên không thuộc về âm dương, tự không có sinh tử”.

THẦN KIẾM 神劍
Dưỡng thần thường ngày ngay thẳng cương trực cho đến lanh lợi sắc bén giống như một thứ thần kiếm thì có thể quét trừ tất cả ma chướng, yêu tà tự nhiên ẩn hình. Tổ Tam Phong nói: “Sự truyền đúc rèn gươm Thanh xà, khôn đỉnh càn lô nung luyện thành, khí sinh sát chẳng phải kim chẳng phải thiết, không hình không bóng tự thông linh”.

THẦN LÔ 神爐
Là tỵ khiếu (lỗ mũi), vì nó là cửa của thần khí ra vào, đan gia gọi là ngoại hộ thần lô. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Trong thần lô đang tu sửa”, “hô hấp trong lô nhập đan điền”.

THẦN MINH 神明
Trong tĩnh định chợt có một điểm linh quang phát hiện, là diệu giác của chân tinh nguyên dương. Do vì nó diệu giác không có tạp niệm mà thần khí trong sáng cho nên gọi là thần minh. Châu Ngọc Tập ghi: “Giác trong giác rồi ngộ trong ngộ, một điểm linh quang không che chở”.

THẦN MỤC 神目
Thần của trời ở nơi mặt trời, thần của người ở nơi con mắt, chỗ ánh mắt đến thần cũng đến, thần đến khí cũng đến, cho nên luyện đan khai quan triển khiếu đến dùng thần mục này. Khưu Tổ nói: “Thủy hỏa tự giao không có trên dưới, một bầu sức sống tại đôi mắt”.

THẦN THẤT 神室
Chỗ thường trụ lúc luyện đan. Lúc luyện tinh lấy hạ đan điền làm thần thất, lúc luyện khí lấy trung đan điền làm thần thất, lúc luyện thần lấy thượng đan điền làm thần thất. Lãng Nhiên Tử nói: “Chưa rõ thần thất muôn việc quấy nhiễu, liễu đạt tâm điền mọi sự an nhàn”.

THẦN THÔNG 神通
Dưỡng thai đủ mà đại định, bú mớm xong thì thần thuần, lúc này ra vào không gián đoạn, thần ở bên ngoài mà tự chủ thông đạt vô ngại, biến hóa tự do. Kinh Sinh Thần ghi: “Thân thần là một thì là chân thân, thân với thần hợp, hình với đạo thông, ẩn thì an hình nơi thần, hiển thì hợp thần nơi khí, giẫm lên thủy hỏa mà không hại, đối nhật nguyệt mà không bóng, sống chết do ta, ra vào không gián đoạn”.

THẦN THỦY 神水
Thuận hành là vật trong quá trình trung giản lúc tiên thiên biến ra hậu thiên, là căn nguyên nơi tiên thiên nổi bật nơi hậu thiên. Nghịch hành là hậu thiên trở về tiên thiên, lúc quá độ gọi là “thần thủy nhập hoa trì”. Cổ Tiên nói: “Luyện đan không pháp nào khác, chỉ là thần thủy hoa trì”.

THẦN TIÊN 神仙
Luyện đan luyện đến khí hóa hết, hợp thần khí làm nhật thể, thần nương khí, khí nương hình mà sinh. Nay khí đã hợp với thần mà không nương nơi hình, thần được khí thể mà có pháp thân có thể biến hóa vô cùng, ẩn hiện khó lường, đây không phải là thần tiên thì là cái gì? Chung Tổ nói: “Nếu bảo lý này thần tiên nói, thiên địa hư vô trên dưới đồng”.

THẦN TỨC 神息
Thần là chủ tể đồng hành đồng trụ với khí. Tức là cơ quan tiến khí thoái khí. Cơ quan không thể thiếu chủ, chủ không thể thiếu ý. Dùng cả ba thứ mới là công phu chu thiên chân chính huyền diệu, thiếu một thì khó thành chính quả. Nhưng thần khí đồng hành đồng trụ mà không rời, ý kia làm chủ trung cung như trục bánh xe bất động mà vành xe tự xoay chuyển. Tổ Tử Dương nói: “Canh giữ dược lô xem hỏa hậu, mặc cho thần tức theo tự nhiên”.

THẦN Ý 神意
Thần là thể, ý là dụng. Thần vô vi, ý hữu vi. Thần lấy ý làm chính giác, ý lấy thần làm chân nguyên. Thần chủ về tĩnh, ý chủ về động. Chung Tổ nói: “Dễ động là tâm, khó phục là ý”.

THẬN MẬT 愼密
Luyện đan cần phải cẩn thận bí mật tiến hành, mảy may không thể hỗn loạn. Cẩn thận mật hành thì âm dương không thể trốn tránh sự tính toán, ma quỷ không thể lường được thời cơ. Nhập Dược Cảnh ghi: “Mật mật thực hành, câu câu ứng hợp”.

THẬP CẢNH 十景
“Mười thứ cảnh tượng”. Lúc công phu luyện đan đến dưỡng thai có mười cảnh tượng hiện ra, chứng minh công phu chân chínhtrong quá trình luyện đan. Từ khi kết thai sinh khởi: Tháng thứ nhất có hào quang, thận khí tuyệt. Tháng thứ hai chim bồ cắt kêu sau ót, can khí tuyệt. Tháng thứ ba hương lạ đầy nhà, phế khí tuyệt. Tháng thứ tư thân thể co rút, tâm khí tuyệt. Tháng thứ năm miệng nhả ra hoa sen, tỳ khí tuyệt. Tháng thứ sáu khỉ vượn dâng quả, các lậu đã hết. Tháng thứ bảy mây ngũ sắc che đỉnh, dương thận phục sinh. Tháng thứ tám nhà ở biến thành vàng ròng, cỏ thơm mọc trước thềm, hai dương phế can phục sinh. Tháng thứ chín hỏa long vây quanh thân, dương tâm phục chiếu. Tháng thứ mười miệng nhả kim quang, dương tỳ sáng trở lại. Tổ Tam Phong nói: “Mười tháng công hoàn mãn tạo hóa vững chắc, nếu thêm hỏa hậu ắt tổn thương đan, tiên phòng khí huyệt đều quên hết, bảo đỉnh kim lô không cần xem”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:34 am

NGŨ HÀNH TẠO HÓA 五行造化
Thủy của trời giáng xuống, hỏa của đất thăng lên để giao nhau thì tam tài thành địa vị. Bốn mùa thuận lệnh ngũ hành tự hay sinh hóa chẳng dừng. Tổ Tam Phong nói: “Tương lai vượt ra ngoài càn khôn, không thuộc toàn cơ trong tạo hóa”.


NGŨ HÀNH THÁC VƯƠNG 五行錯王
Chỉ Ngũ hành vận hành ngược để thành được Đan đạo. Tham Đồng Khế ghi: “Ngũ hành thác vương tương cứ dĩ sinh. Hỏa tính tiêu kim, kim phạt mộc vinh”. Du Diễm chú: “Kim sinh thủy, Mộc sinh hỏa. Đó là ngũ hành thuận như thường đạo. Nay nói theo Đan pháp thì mộc làm bạn với hỏa, hỏa lại sinh mộc; kim và thủy hợp một chỗ, thủy lại sinh kim. Vì thế nói Ngũ hành thác vương, tương cứ dĩ sinh”.

NGŨ HÀNH THỦ GIỚI 五行守界
Tức Ngũ khí triều nguyên, Toản thốc ngũ hành. Tham đồng khế ghi: “Ngũ hành là Đông hồn mộc, Tây phách kim, Nam thần hỏa, Bắc tính thủy, Trung ý thổ. Thủ giới là thu liễm không dùng, ai giữ giới hạn nấy. Ý nói mắt không nhìn hồn ở gan, tai không nghe tính ở thận, lưỡi không gọi thần ở kim , mũi không ngửi phách ở mật, tứ chi bất động, ý ở tỳ”.

NGŨ HÀNH THUẬN NGHỊCH 五行順逆
Can mộc chứa hồn, tính phù chủ về hỉ. Tâm hỏa chứa thần, tính viêm chủ về lạc. Thận thủy chứa tinh, tính lưu chủ về ai. Phế kim chứa phách, tính trầm chủ về nộ. Tỳ thổ chứa ý, tính trệ chủ về dục, đều là đạo thuận hành, thuộc về hậu thiên. Mộc tính phù khiến kia trầm thì mộc trở về thì căn mà hỉ hóa thành nhân. Kim tính trầm khiến kia phù thì kim trở lại nguồn của nó mà nộ hóa thành nghĩa. Thủy tính chảy xuống khiến kia bốc lên thì thủy trở về nguồn mà ai hóa thành trí. Hỏa tính bốc lên khiến kia đã hạ xuống thì hỏa trở lại chân mà lạc hóa thành lễ. Thổ tính trệ khiến kia hòa thì âm thổ trở thành dương thổ mà dục biểu thành tín, đều là đạo nghịch hành, thuộc về tiên thiên. Cho nên bậc chí nhân tu luyện hành đạo tiên thiên, hóa hậu thiên kia, xoay chuyển bộ máy kia, để cướp quyền tạo hóa, chuyển cái chuôi sinh sát mà thành chân nhân. Tiên Kinh ghi: “Ngũ hành thuận hành, pháp giới như hầm lửa, Ngũ hành điên đảo, đại địa như bảy báu”.

NGŨ HÓA 五化
Dịch hóa huyết tại giáng cung, huyết hóa tinh tại hai quả thận, tinh hóa khí tại hạ điền, khí hóa thần tại trung điền, thần hóa hư tại thượng điền. Khưu Tổ nói: “Không thì hóa, hóa thì thông, lấy dừng tâm ngưng thần làm nền tảng ban đầu, lấy tính sáng thấy không là thật địa, lấy vong tức hóa chướng làm tác dụng”.

NGŨ HUỆ NHÃN 五慧眼
Một là thiên, thông nhãn có thấy mọi việc trong cõi trời tam thập tam thiên. Hai là địa, linh nhãn có thể thấy việc ở mười tám tầng địa ngục dưới đất. Ba là nhân, minh nhãn có thể biết việc quá khứ vị lai, trước khi sinh, sau khi chết. Bốn là quỉ, thấu nhãn có thể nhìn thấy ngũ kim trong núi sông, tất cả vật có chất. Năm là thần, huệ nhãn có thấy những biến hóa trước sau, những thứ động tác trên thế giới. Tiên Kinh ghi: “Thần minh khó lường ngũ huệ nhãn, huệ quang soi thấu thái hư không”.

NGŨ KHÍ TRIỀU NGUYÊN 五氣朝原
Ngũ khí trời có ngũ hành, người có ngũ tạng. Triều nguyên tức là quy nguyên, tức là tu luyện nguyên khí của ngũ tạng làm cho nó trụ lại ổn định, không bị thất thoát hư hao. Sách Tính mệnh khuê chỉ viết: “ Thân bất động thì tinh ổn định và thủy triều nguyên; tâm bất động thì khí ổn định và hỏa triều nguyên; chân tính tĩnh lặng thì tâm hồn ổn định và mộc triều nguyên; dục vọng không còn thì phách ổn định và kim triều nguyên; bốn đại bình yên hài hòa thì ý niệm sẽ ổn định và thổ triều nguyên”. Doãn chân nhân nói: “Năm khí quy nguyên thì tam nguyên đều tụ nơi càn đỉnh”.

NGŨ KHỔ 五苦
Chỉ các loại khổ đau của con người. Phật gia nói Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Ái là Ngũ khổ. Đạo gia thì nói Sắc, Ái, Tham, Hoa, Thân là Ngũ khổ.

NGŨ KHÔNG 五空
Chỉ năm tầng bậc khác nhau trong nội luyện dưỡng sinh: Ngoan không, Pháp không, Bất không, Chân không và Tính không.

NGŨ KIM 五金
1 – Chỉ tinh khí của Ngũ tạng. Tham đồng khế ghi: “Âm dương chi thủy, súc hàm hoàng nha, Ngũ kim chi chủ, Bắc phương hà xa”. Chu Nguyên Dục thời Thanh chú: “Khí tiên thiên chính đó là Kim tinh của Càn gia, có thể nắm giữ vạn hóa, là chân tể của việc sinh thành ngũ hành hậu thiên, cho nên gọi là “Ngũ kim chi chủ, Bắc phương hà xa”. Ngũ kim là mượn những chất ngoại luyện: ngân, diên, sa, hống, thổ (bạc, chì, chu sa, thủy ngân, đất) để ví cái tính của Ngũ hành trong cơ thể.
2 – Năm loại dược vật khoáng thạch dùng để luyện ngoại đan: chu sa, thủy ngân, hùng hoàng, thư hoàng, lưu huỳnh.
3 – Chỉ chì, một loại thuốc ngoại đan. Tham đồng khế ghi: “Ngũ kim là tên gọi của chì, cũng gọi là Kim công, Kim công cũng là tên của chì”.

NGŨ LAO 五勞
1 – Chỉ ngũ tạng lao tổn, tức Tâm lao, Can lao, Tỳ lao, Phế lao, Thận lao.
2 – Chỉ nhìn lâu, đứng lâu, nằm lâu, ngồi lâu, đi lâu.
3 – Chỉ chí lao, tâm lao, tư lao, ưu lao, sấu lao.

NGŨ LIỄU TIÊN TÔNG 五柳仙宗
“Ngũ Liễu tiên tông” là một trước tác của Ngũ Xung Hư thời nhà Minh. “Ngũ Liễu tiên tông”, “Tiên Phật hợp tông” cùng với các tác phẩm “Tuệ mệnh kinh” và “Kim tiên luận chứng” của Liễu Hoa Dương thời nhà Thanh đã hợp thành một bộ sách viết về tu luyện của Đạo gia, là một bộ sách nghiên cứu về Đạo gia và khí công của Đạo giáo Trung Quốc rất nổi tiếng. Học thuật của hai người Ngũ và Liễu đều xuất phát từ phái Bắc tông môn, nhưng Ngũ Xung Hư thiên về tu luyện của Đạo gia, Liễu Hoa Dương lại hướng tới khuynh hướng tu trì của Phật gia. Sách của hai người đều có đặc điểm riêng nhưng đều trở thành tông chỉ tu luyện Đạo đan của Đạo gia.

NGŨ LONG BÀN THỂ 五龍蟠體
Năm rồng cuộn thân, chỉ cho pháp luyện công khi ngủ, Đầu xoay về hướng đông, một tay co lại làm gối đầu, một tay xoa rốn, một chân duỗi, một chân co, nằm nghiêng bên phải, mắt chưa ngủ tâm đã ngủ trước, giữ cho hư cực tĩnh đốc. Doãn chân nhân nói: “Lúc ngủ say nhất thiết không được vọng tưởng thì tâm tự nhiên hư minh”. Chân ý thuộc thổ, số của nó là năm. Nguyên thần thuộc long dụ cho ngũ long. Thánh là đan. Tổ Tiềm Hư nói: “Diên bị lửa nung bức bách xuất ra kim hoa, chưng nấu ùn ùn hơi bay lên đỉnh đầu, bạch hổ dẫn đường phía trước, thanh long phụ họa theo sau”.

NGŨ TÂM TRIỀU THIÊN 五心朝天
Năm lòng hướng lên trời. Trong lúc ngồi kiết già, vì hai lòng bàn chân ngửa lên trời, hai lòng bàn tay chồng ngửa lên trời, đỉnh đầu hướng lên trời, đây là năm tâm đều ngửa lên trời là triều thiên, gọi là kiết tường tọa. Ngũ chân nhân nói: “Ngồi kiết tường tọa trên hòn đá, hiểu được cơ ngữ hoa mỉm cười”.

NGŨ THÁI 五太
Một là thái ất, khí còn chưa thấy, có lý không có khí. Hai là thái sơ, khí bắt đầu manh nha, có khí không có hình. Ba là thái thỉ, hình bắt đầu hiện, có hình không có chất. Bốn là thái tố, chất bắt đầu sinh, có chất không có thể. Năm là thái cực, số một bắt đầu, lý khí hình chất thể đều đầy đủ. Ngũ chân nhân nói: “Thái cực tĩnh thuần dường như động, tiên cơ linh khiếu ở trước mắt”.

NGŨ THI 五尸
Cũng gọi là “Ngũ thần” hay “Ngũ quỉ”, chỉ năm thứ tử khí (trọc khí) trong ngũ tạng của con người. Vân cấp thất thiêm ghi: “Ngũ thi là: Thanh thi, Xích thi, Hoàng thi, Bạch thi và Hắc thi”, phép “thủ Canh Thân pháp” của Đạo giáo là tiêu diệt tử khí, dẫn đến sinh khí, để cầu được khỏe mạnh trường thọ.

NGŨ THIÊN LINH TỨ BÁT 五千铃四八
Ngũ (năm) 五 là số sinh của thổ. Trong chữ thiên 千 có chữ thập là số thành của thổ. Trên chữ thiên (ngàn) 千 có một cái phẩy 一 là nhất dương chứa trong hai thổ. Thổ là trung hoàng, lúc này chân dương đang ở trong hoàng đạo đang sắp vượng mà nhất âm chưa sinh, dục niệm chưa phát, xuân tình chưa động là cái thế của thượng đức như O (số không) là hình tượng tiên thiên vô cực. Lúc tính tình chưa phân mà hạ thủ luyện đan, chỉ thực hành công phu vô vi, nhận ra công trình trăm ngày trúc cơ liền có thể thành đạo. Tứ (bốn) là số sinh của kim, bát (tám) là số thành của mộc. Kim là tính, mộc là tình. Tính tình đã phân, kim mộc gián cách thì tính luyến tình mà dục niệm thường sinh biến thành cái thể hậu thiên lủng nát. Tu luyện vào lúc này ắt phải chọn thời của tiên thiên, hay được dược của tiên thiên, dùng công phu trúc cơ trăm ngày, luyện trở lại cái thể của tiên thiên, cái thời của tiên thiên là gì? Vì số 8 là số quẻ khôn tiên thiên, số 4 là số quẻ chấn tiên thiên, hình tượng quẻ là ........ .
Quẻ địa lôi phục dùng pháp đảo hành nghịch thi, vì lúc ấy âm tột dương sinh, như tiết đông chí trong năm, ngày mùng 3 trong tháng, giờ Tý nửa đêm trong ngày. Tổ Tam Phong nói: “Năm ngàn ngày gần sinh hoàng đạo, ba mươi giờ sẽ nhận ra hắc diên”.

NGŨ THIÊN NHẬT 五千日
Thân người lớn đến năm ngàn ngày là thời kỳ nguyên khí đầy đủ. Ngũ (năm) là một số trong số dương 1, 3, 5, 7, 9. Số dương 5 hợp lại tính toán như năm lần năm 25 là thiên số, ba lần năm 15 là ngày trăng tròn cũng là lúc dương quang sung mãn, vì số dương 1, 3, là dương non, số 7, 9 là dương già, đều không thể làm thuốc (dược), nên lấy số 5 ở giữa là dương trong dương là thích đáng. Lữ Tổ nói: “Năm ngàn ngày bền tâm tính toán, ba mươi giờ núp trong tối tăm”.

NGŨ THIÊN TỨ BÁT NHẬT 五千四八日
Là số ngày trong 14 năm, nếu tính bằng tháng là số giờ trong 14 tháng, nếu tính bằng ngày là số thù trong một ngày. Nếu lấy một năm nói về tiết đông chí là thời gian âm cực dương phục. Lấy một tháng nói về ngày cuối tháng là thời gian giờ tý nửa đêm sắp đến. Lấy một ngày để tính thì tại trung tiêu là thời gian tý hợi giao nhau. Lấy thân người mà nói thì gọi là hoạt tý thời, động mà chưa có hình. Bộ máy tạo hóa cùng với năm tháng ngày giờ hợp bích ngay trong trời đất mà thế nhân không hay biết. Thần tiên dạy người xét kỹ tin tức, chờ nguyệt xuất hiện ở phương canh, đón cơ hội đến phù hợp mà tác đan thì trong ứng ngoài hợp. Lúc này là cơ động Lại minh, âm dương chợt hội, diên hống bắt đầu giao, tư dịch nhuận trạch, dương đan nhập thổ phủ, cảnh giao cảm bắt đầu hiện ra. Cổ Tiên nói: “Nguyệt tròn sáng do khẩu quyết, thời chí diệu tại tâm truyền”.

NGŨ THIÊN TỨ BÁT THỜI 五千四八時
Trăng tròn khuyết, trong 14 ngày đầu tháng là trăng tròn, trong 14 ngày cuối tháng là trăng khuyết. Ngay thời khắc cuối tháng qua đầu tháng là khoảnh khắc trời đất giao hội. Sự tạo hóa thân thể con người cũng do thiên địa nhật nguyệt âm dương gặp thời cơ khí hóa mà thành. Nay dùng số giờ để tính “mỗi giờ dương có 36 thù, mỗi giờ âm có 24 thù. Mỗi ngày có 6 giờ dương, 6 giờ âm, cộng lại là 360 thù”. Một năm có tháng đủ, tháng thiếu, tháng nhuần, gồm có 12 tháng. Mỗi tháng bình quân có 29 ngày, nhân với 360 thù được 10629 thù, trừ đi nửa tháng trên có dương quang 5048 thù, nửa tháng dưới có dương quang 5048 thù, còn lại 533 thù là không có dương quang thuộc âm. Phụ nữ đến 48 tuổi âm huyết sắp mãn, âm thừa 6 thành 288, 533 thù trừ giảm 288 còn lại 245. Âm số chấm dứt tại 10, dùng 1/10 của nó là 24,5 thù. Phụ nữ 7 lần 7 là 49, nửa số âm khí là thời kỳ tráng niên, cho nên phụ nữ trường thành là 24 tuổi. Còn đàn ông thì lấy số ngày để tính toán (số của thái dương là 16), mỗi ngày giờ âm dương cộng chung 360 thù, nhân với 16 thành 5760 thù, bỏ đi nửa số của trước thượng huyền là 2880 dương yếu ớt không dùng, mà dùng nửa số sau thượng huyền dương vượng 2880 thù là dương trong dương. Mười đầy đủ dương số thì dùng tinh hoa của nhất dương, bỏ đi 9 số dương già làm 288 âm, vì dương số chấm dứt nơi 9 nên dùng 9 trừ nó, được sạch 32 thù. Đàn ông 8 lần 8 là 64, nửa số dương khí là thời kỳ tráng niên, cho nên đàn ông trưởng thành là 32 tuổi. Đàn ông 64 tuổi số dương khí hết, phụ nữ 49 tuổi, số âm huyết đã cạn, cho nên đời sống nam nữ sinh trưởng biến hóa đều có quan hệ với thiên địa nhật nguyệt. Tổ Hàm Hư nói: “Đoài nữ thủ kinh gọi là thiên quí, nhiếp tình quy tính gọi là thái luyện, 5048 giờ hoàng đạo, ngày 15 trăng sáng kim thủy đầy, nhất tiên thiên trong thân người, tinh khí sôi sục mạnh mẽ”.
NGŨ THIÊN TỨ BÁT XUÂN 五千四八春
Mỗi giờ dương có 36 thù, mỗi giờ âm có 24 thù. Từ ngày mùng 1 đến ngày 14 có 84 giờ dương, vậy 84 giờ dương có 5040 thù là số hỏa hậu. Tiết đông chí đến tiết kinh trập là dương trong dương như ngày mùng 8 là thượng huyền, kim thủy chia đều, âm dương hòa hợp nhau, như quẻ đoài trong âm sinh dương mà dương khí đang ở trung hoàng, là diên nửa cân ở thượng huyền. Cho nên thời gian cần để lấy chân kinh là 5040 được chân kinh là vào ngày mùng 8. Lữ Tổ nói: “Tìm mua đan phòng khí, năm ngàn bốn tám xuân, trước hết xem đêm mùng ba, lông mày mới thấy canh, muốn thấy canh hoa hiện phải tìm trở lại nơi lông mày”.

NGŨ THỜI THẤT HẬU 五時七候
Chỉ mấy giai đoạn mà Đạo sĩ tồn thần luyện khí phải trải qua, công phu tu luyện theo đó mà từ thấp lên cao. Thời thứ nhất, tâm động nhiều tĩnh ít. Thời thứ hai, tâm tĩnh nhiều động ít. Thời thứ ba, tâm động tĩnh bằng nhau. Thời thứ tư, tâm tĩnh nhiều động ít, chuyên chú vào một cảnh. Thời thứ năm, tâm nhất hướng thuần tịnh, có sự cũng bất động. Từ đó mà đi vào Thất hậu: Hậu thứ nhất, mọi bệnh cũ đều tiêu cả, Lục tình trầm tịch, gọi là đắc đạo. Hậu thứ hai, sắc mặt trở lại thời trẻ con, hình vui tâm yên, thông linh triệt thị. Hậu thứ ba, sống cả nghìn năm gọi là tiên. Hậu thứ tư, luyện thân thành khí, trở thành Chân nhân. Hậu thứ năm, luyện khí thành thần, trở thành Thần nhân. Hậu thứ sáu, luyện thần hợp sắc, gọi là Chí nhân. Hậu thứ bảy, cao siêu vật ngoại, quýnh xuất thường luân, muôn hành chấm dứt (hưu đình), gọi là cứu cánh.

NGŨ THÔNG 五通
Một là thiên nhãn thông, hai là thiên nhĩ thông, ba là túc mệnh thông, bốn là tha tâm thông, năm là thần cảnh thông. Ngũ chân nhân nói: “Thiên nhãn thông có thể thấy việc trên trời, thiên nhĩ thông có thể nghe lời nói trên trời, túc mệnh thông có thể hiểu rõ nhân đời trước, tha tâm thông có thể biết trước vị lai, chỉ có có thần cảnh thông là thức thần dụng sự. Nếu không làm chủ được tâm quân liền bị thức thần xoay chuyển, lại tự vui thích chỗ năng tu năng chứng mà sinh tâm hoan hỉ, không biết đã rơi vào ma chướng. Kẻ thích nói về phước họa nhân gian thì họa không đến thân, pháp tuy có huệ mà chẳng dùng thì hay chuyển thức thành trí”.

NGŨ TIÊN 五仙
Tiểu chu thiên hoàn thành gọi là nhân tiên; đại dược qua quan sau bảy ngày phục thực gọi là địa tiên; mười tháng dưỡng thai hoàn công sau khi xuất định gọi là thần tiên; sau ba năm bú mớm gọi là thiên tiên; sau chín năm diện bích gọi là kim tiên. Tổ Tam Phong nói: “Tu tiên cần phải tu thiên tiên, kim dịch thần đan chín chắn tham”.

NGŨ TỨC 五息
Một là tức (hơi thở) của thái thủ, tâm phải khiêm tốn, tinh mới nhập đỉnh gọi là súc địa; thân không lay động, dược tự theo sự chi phối gọi là nả vân thái thủ. Hai tức là giao cấu, cần phải sáu căn đại định, một niệm không sinh thì không giao tự giao. Ba là tức của tiến hỏa, vì ý bức bách nó nên gọi là khởi tốn phong, vận khôn hỏa. Bốn là tức của thoái phù, gọi là phục mệnh quy căn. Năm là tức của mão dậu mộc dục, nhu mà ngưng vận chuyển gọi là để mặc cho nó tự nhiên. Chung Tổ nói: “Nguồn đan lên xuống như thủy triều, tĩnh lặng điều tức để trở về nguồn, hỏa dược lên xuống đều tự nghinh đón thời cơ mà soi sáng”.

NGUYÊN ÂM 元陰
Đối đãi với Nguyên dương, chỉ thân âm. Vì nó có tác dụng tưới nhuần nuôi dưỡng các tạng phủ của cơ thể, là cơ sở cho hoạt động của Nguyên dương, là bản nguyên của sinh mệnh cho nên có tên như vậy. Cảnh Nhạc toàn thư ghi: “Nguyên âm là thứ nước vô hình (vô hình chi thủy), giúp cho cơ thể trưởng lập. Thiên quý (kinh nguyệt ở người nữ và tinh dịch ở người nam) chính là nó”.

NGUYÊN ÂM NGUYÊN DƯƠNG 元陰元陽
Chỉ chân âm chân dương, tức âm của thận, dương của tâm. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Luyện tinh, tức luyện Nguyên tinh, là rút Nguyên dương trong khảm. Nguyên tinh vững chắc thì khi giao cảm tinh sẽ không bị tiết lậu. Luyện khí là luyện Nguyên khí, là bổ Nguyên âm trong ly. Đối lập với Nguyên âm, chỉ Mệnh môn hỏa, Thận dương. Vì nó có tác dụng thúc đẩy, hun ấm các tạng phủ của cơ thể, là nguồn hoạt động cho sức sống của cơ thể, cho nên có tên như vậy. Ngô y hội giảng ghi: “Mệnh môn là chân dương của cơ thể con người, là nguyên dương ở trong thận”.

NGUYÊN DƯƠNG CHÂN KHÍ 元陽真氣
Tức là tổ khí cùng nguyên khí hỗn hợp, số của nó có 384 thù, bên trong có 24 thù tản nơi lục phủ ngũ tạng để ứng với 24 khí, bên ngoài có 360 thù để hợp với số lần chu thiên mà rót vào 360 đốt xương. Thạch Hàm ký ghi: “Nguyên dươngtức là nguyên tinh phát sinh từ chỗ huyền huyền”. Lữ Tổ nói: “Một điểm nguyên dương để luyện hình hóa khí, siêu phàm thân mà nhập thánh phẩm”.

NGUYÊN HẢI 元海
Chỗ nguyên khí tụ hội như các dòng song chảy về biển. Cổ Tiên nói: “Tâm tại đan điền, thân có chủ, khí quy nguyên hải thọ vô cùng”. Cảnh Dương Tử nói: “Tính quy nguyên hải sinh kim dịch, mệnh phục hư vô sản ngọc ba”.

NGUYÊN HÒA 元和
Chỉ chất tân dịch trong miệng Đạo sĩ, khi Đạo sĩ ngậm khí súc miệng. Đan điền thai tức hun chưng mà thành. Nuốt chất tân dịch này rất bổ ích cho cơ thể. Cũng gọi Kim tinh, Ngọc dịch, Thần thủy.

NGUYÊN HỎA 元火
Chỉ Chân dương trong thận. Động Nguyên Tử nội đan quyết ghi: “Soạn thực tự năng phát nguyên hỏa” (nghĩa là: Ăn uống tự nó có thể phát ra nguyên hỏa).



NGUYÊN HOÀNG 元黃
Nguyên là thiên, hoàng là địa; thiên địa là càn khôn, càn khôn là đầu bụng, tâm thận là khảm ly, khảm ly là thần khí. Ngọc Chỉ Thư nói: “Nguyên hoàng nếu không giao cấu, làm sao dương từ khảm bay lên được?”.

NGUYÊN KHÍ 元炁
1 – Khí Nguyên âm và Nguyên dương, do tinh tiên thiên hóa sinh ra. Nó phát nguyên từ thận, tàng chứa ở đan điền, qua đường tam tiêu mà đi khắp toàn thân, thúc đẩy hoạt động của lục phủ ngũ tạng và các tổ chức khí quan khác, là ngọn nguồn động lực sinh hóa. Nạn kinh ghi: “Mệnh môn là chỗ ở của thần, chỗ ràng buộc của nguyên khí”. Nguyên khí luận ghi: “Nguyên khí vốn là một, hóa sinh có hàng vạn”.
2 – Chỉ gốc của trời đất hoặc tinh hoa của trời đất.

NGUYÊN THẦN 元神
Chỉ cái gốc của tính mệnh. Tức hai tinh quấn quýt nhau gọi là thần. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Sau khi cha mẹ giao cấu, một đốm lửa thiêng... từ Thái hư hạ xuống, đó là nguyên thần của ta, từ đó thành ra khí, từ đó mà tạo ra hình”.

NGUYÊN THỦY TỔ KHÍ 元始祖炁
Đan Kinh ghi: “Cùng thủ sinh thân thọ khí sơ”. Sơ tức là nguyên thủy tổ khí, trong có 24 thù. Khí này chứa chân âm chân dương, 360 thù cộng với tổ khí 24 thù trước khi cha mẹ sinh thành 384 thù. Chung Tổ nói: “Muốn biết chỗ cứu cánh của kim đan thì hạ thủ công phu chỗ chưa sinh thân”.

NGUYÊN TINH 元精
1 – Chỉ cái gốc của sinh mệnh. Luận hành – Siêu kỳ ghi: “Trời bẩm cho nguyên khí, người nhận lấy nguyên tinh”.
2 – Tinh hoa của nguyên khí: “Phần tinh hoa trong nguyên khí, tích tụ lại gọi là nguyên tinh”.

NGUYÊN TỨC 元息
Nguyên hòa ở trong đan điền dường dó dường không, không lạnh không nóng giống như đốt mồi lửa, gọi là nguyên tức. Nguyên tức nếu động thì là phàm tức. Ngũ chân nhân nói: “Chỉ cần hơi thở của nội khí định thì sau đó khí mạch của ngoại thân bất động”.

NGUYỆT MÃN NGUYỆT KHUYẾT 月滿月缺
Mặt trăng tròn từ ngày 14 đến ngày rằm là dừng, đến giờ ngọ ngày 16 là trăng bắt đầu khuyết. Lục Tử Dã nói: “Sắp đến sắp sinh là tiên thiên, chính là trăng tròn. Sắp đi sắp diệt là trăng khuyết, chính là hậu thiên”.



NGUYỆT PHÁCH 月魄
Mệnh là nguyên dương, nó động tĩnh có lúc, đã động thì giáng xuống, lại thật thì chẳng hư, chỉ có nhật hồn chế phục được nó. Tổ Tam Phong nói: “Cây không rễ, hoa héo tàn, nguyệt phách thiên tâm bức ép nhật hồn”.

NGUYỆT QUANG THĂNG TRẦM 月光升沉
Diên sánh với ngày mùng ba trên phương canh, ánh sáng lúc trăng non tùy theo ngày mà trầm. Hống sánh với ngày 28 trên phương ất, ánh sáng lúc trăng sáng tùy theo ngày mà thăng. Luyện đan lấy diên làm chủ, hống làm khách. Thiên Lai Tử nói: “Nguyệt không canh khí, kim không thủy, dù có chân diên uổng dụng tâm”.

NGUYỆT QUẬT 月窟
Chỉ Nê hoàn Thượng đan điền. Lạc dục đường ngữ lục ghi: “Kim và Thủy đều có đủ... thì được gọi là Nguyệt... Nguyệt (trăng) khuyết nên có vòm hang (quật). Nguyệt quật trên thân người là ở chỗ nào? Là ở Nê hoàn”.

NGUYỆT QUẬT CAO HUYỀN 月窟高懸
Càn gặp tốn dương cực sinh ra âm là nguyệt quật, dương thăng tột đỉnh mới sinh ra âm. Khi sắp giáng mà chưa giáng gọi là cao huyền, như trăng mười sáu ánh sáng tròn đầy, nhất âm sinh ở dưới, đây là nguyệt quật cao huyền. Tổ Tam Phong nói: “Ông ta nắm nguyệt quật cao huyền, còn ta cầm long đầu trực thụ”.

NGUYỆT VIÊN NGUYỆT KHUYẾT 月圓月缺
Quẻ đoài thuộc thiếu âm, số 7, quẻ cấn thuộc thiếu dương, số 8. Hai quẻ hợp thành 15. Quẻ càn thuộc lão dương số 9; quẻ khôn thuộc lão âm số 6. Hai quẻ số hợp thành 15. Cấn đoài, hai huyền trên dưới giao mà tròn, càn khôn, quẻ hào thượng trung hạ giao mà khuyết. Nguyệt viên (trăng tròn) là dương thịnh âm cực; nguyệt khuyết (trăng lưỡi liềm) là âm vượng dương suy. Luyện đan phải chọn lúc dương thịnh, không dùng lúc âm vượng. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Nguyệt viên nguyệt khuyết lời rõ ràng, giờ tý tâm truyền quả không sai”. Ngũ chân nhân nói: “Muốn tìm chân tạo hóa của nhân gian, không được rời trăng tròn khuyết ở trên trời”.

NGUYỆT XUẤT CANH PHƯƠNG 月出庚方
Kim vị ở phương canh tây nam, trăng đến ngày mùng ba mới hiện nơi đây, là khôn mới biến thành chấn, kim tượng trong thủy vừa thấy phát ánh sáng dưới đáy hồ. Lục Tổ nói: “Thiếu nữ vừa nở hoa đất bắc, đứng nhìn trăng lưỡi liềm ở phương canh”.

NGƯNG TÂM 凝心
Còn gọi: Ngưng tính. Chỉ ngưng tụ tâm ý, toàn tính hợp thần. Chân vô diệu đạo tu đan lịch nghiệm sao ghi: “Xét ra, chân chỉ (mục đích thật sự) của chí đạo lấy ngưng tính, luyện hình, trường sinh làm cao nhất. Gọi là Ngưng tính có nghĩa là tâm linh phải nội quan bất động, trong lắng vô vi. Dẫu rằng Ngưng tâm là một nhưng lại có hai đức. Hai đức đó là Trú tâm và Không tâm. Nếu ngưng trụ tâm thì thân cảnh hòa đồng với đạo, hình tính đều siêu. Thế là thực sự được diệu đạo cao chân, trường sinh bất tử. Nếu ngưng Không tâm, thì Tính siêu mà Thân trầm. Đó là hạ pháp Thuyết xoang thi giải”.

NGƯNG THẦN NỘI CHIẾU 凝神内照
Sau khi thái phong, chân ý vận hành hơi thở hợp thần khí lại trong 12 giờ, chờ giờ tý mà khởi hỏa. Sau khi tượng nhuần, chân ý dừng hơi thở hợp thần khí lại nơi bổn căn, đến hoàn hư mà dừng hỏa. Luyện tinh hóa khí, ngưng thần nội chiếu là bước công phu thứ hai và thứ ba, vì nó có bốn chữ hô hấp xung hòa mà biết. Đến lúc luyện khí hóa thần thì không thể dùng lời nói để thuyết minh. Tiên Tông ghi: “Lửa đốt đáy biển lậu thiên cơ, lò hồng tuyết trắng bay khắp trời”.

NGƯNG THẦN NHẬP KHÍ HUYỆT 凝神入炁穴
Là bước công phu thứ nhất luyện tinh hóa khí, trước hết phải bình tâm tĩnh khí, rồi sau đó ngưng thần nhập khí huyệt. Tổ Tiềm Hư nói: “Tàng thần là ngưng thần. Ngưng thần cần phải lắng thần trước, lắng thần cần phải trừ dục trước”. Kinh Thanh Tịnh ghi: “Khiển trừ lòng dục thì tâm tự tịnh, lóng lặng tâm thì thần tự trong”.

NGƯNG THẦN Ư HƯ 凝神于虚
Trước hết phải thu cái tâm trong sạch của mình vào bên trong, lúc tâm chưa trong sạch thì đừng nhắm mắt bừa bãi, ắt phải tự khích lệ mình khiến tâm này phục tùng quay trở về, trong sạch đạm bạc, bắt đầu thu vào khí huyệt gọi là ngưng thần. Đã ngưng được thần rồi thì như ngồi trên núi cao mà nhìn núi sông, giống như thắp đèn trời mà soi sáng cửu u cửu muội, đây gọi là ngưng thần nơi hư. Tổ Tam Phong nói: “Tâm bình thì thần ngưng, khí hòa thì tức điều”. Kinh Thanh Tịnh ghi: “Khiển trừ dục vọng thì tâm tự tịnh, lóng lặng tâm thì thần tự trong”.


NH


NHÃN TIỀN 前眼
Chỗ hạ thủ luyện đan ở nơi trước mắt, chính ở nơi thân của mình há chẳng phải trước mắt ư? Bởi vì đan từ trong ba món báu tinh khí thần luyện ra, mà ba món báu này mọi người đều có nhưng dù ở trước mắt mà nhìn chẳng thấy, nghe chẳng được, chạm không tới, vì ba món báu này là nguyên tinh nguyên khí nguyên thần của tiên thiên, không hình không tướng. Bàng môn tà đạo cho là vật bên ngoài thân, hoặc cho là vật có hình có tướng, lời nói sai lầm thật sự dối mình và dối người. Tổ Đan Dương nói: “Huyền vi diệu quyết không lắm lời, chỉ ở trước mắt mà không biết”. Lại nói: “Ở trước mắt rất dễ dàng, kẻ nào uống được thì mầu nhiệm khó sánh”. Tiêu Tổ nói: “Kim dịch hoàn đan ở trước mắt, người mê thì nhiều, kẻ ngộ thì ít”.

NHÂM MẠCH 任脈
“Mạch nhâm”. Mạch này trong thông phổi, ngoài thông lỗ mũi, lúc vận hành tiểu chu thiên, từ huyệt Nê Hoàn khởi, phía trước thẳng hướng xuống dưới, thông Ấn đường, qua Sơn căn, đến Trùng lâu, đi qua Hung bích, giáng đến Đan điền, dưới thông huyệt Âm kiểu. Mạch này một khi thông thì tất cả bệnh nội thương đều không cần trị mà tự lành. Đan Kinh Bí Quyết ghi: “Mạch này một khi thông thì biết rõ từ mắt đến rốn là một đường rỗng không giống như ánh sáng của vầng trăng”.

NHÂM DIÊN 壬鉛
Địa khí thăng, thiên khí giáng, hai khí giao nhau thì khi ấy mờ mờ mịt mịt kết lại trong hang hư vô, phút chốc sinh sản nhất khí, đây là nhâm diên. Diên thể có khí không chất, vì vậy nó nhẹ mà nổi lên, thăng đến đỉnh Côn Lôn, phải dùng ánh mắt nhìn xem, thần khí ngưng dứt ở trong đỉnh, ngưng trụ nhất thời để chờ âm sinh. Tổ Hàm Hư nói: “Khí của cung khảm là địa khí, khí của cung ly là thiên khí, trời đất giao hợp, hỗn độn nhân uân, kết thành hang hư vô, trong đó phút chốc sinh ra nhất khí, đây là nhâm diên ”.

NHÂM QUÝ 壬癸
Nhâm thủy ở trong, có khí không chất, là chân thủy chân nhất không hai. Quý thủy đục, thuần âm có chất, là ô thủy lan tràn xen tạp. Ví như nước trong nguồn mới ra chưa chảy rất trong sạch, là nhâm thủy; khi chảy nhiễm trần, ô trược không chịu nổi, là quý thủy. Đan đạo nhập thủy chỉ giữ cái khí mà không giữ cái chất. Nhâm là dương trong âm, kim trong thủy, quý là âm trong âm. Chân Kinh Ca ghi: “Nhâm thủy vừa đến quý chưa lại, phải nên liền thái định phù trầm”.

NHÂM TÝ 壬子
Nhâm là ý nghĩa lúc đầu, bắt đầu vô tư vô lự, trước tiên động mà vẫn tĩnh. Tý là lúc có tri có giác, tĩnh mà hướng động. Bởi nhâm là thiên can, tý là địa chi; người cầu chân diên phải lấy thiên can làm chuẩn. Bởi trời có sớm hơn đất nên ban đầu cầu tiểu dược ắt phải ngay lúc này mới có thể được dược miêu chân chính. Ngọc Chi Thư nói: “Thái chân diên ở trong bất động”.
NHÂN UÂN 氤氳
Trời không nhân thì đất không huân, khí trời chẳng giáng thì khí đất chẳng thăng, “Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần”, luyện đan thì lấy nhân huân làm hình tượng của tính tình dung hòa, thần khí giao hợp. Ngộ Chân ghi: “Tụ tán nhân huân thành biến hóa, dám đem huyền diệu luận tầm thường”.

NHÂN NGUYÊN ĐAN PHÁP 人元丹法
Thái nguyên tinh mà dưỡng nguyên khí, luyện nguyên khí mà dưỡng nguyên thần, luyện nguyên thần mà dưỡng chân thần, đây là công phu hậu thiên. Chân thần để sinh chân khí, chân khí để cầu chân tinh, đoạt chân tinh để thành chân diên, đây là công phu tiên thiên. Đến được chỗ trở về bản nguyên, giữ gìn nguyên nhất cùng với việc làm của bậc thượng đức giống nhau. Đoàn Dương Tử nói: “Nhân nguyên hạ thủ có thu nhặt diệu đế của nguyên, cầu chỗ bí mật của nguyên, thế nên đem nhân trở về thiên”.

NHÂN NHÂN HỮU 人人有
Tiên thiên chí bảo mỗi người đều có sẵn, con người không có bảo này thì không thể sống được, cho nên Đan kinh nói mỗi người đều có. Bảo này có rất nhiều tên gọi không thể kể hết, nó không có hình tượng chỉ có thể gọi nó là tiên thiên chí bảo, những tên gọi khác đều thuộc tỷ dụ mà thôi. Bành Hạc Lâm nói: “Phần thượng con người vốn sẵn đủ, linh quang hằng đêm đầy thần thất”.

NHÂN SINH 人生
Nhân sinh do bẩm thọ khí của cha mẹ mà sinh ra phàm thai, mạng sống có hạn cuộc và vô thường. Tuy sự sống có hạn cuộc song sự biến hóa thì vô hạn. Phép tiên thì luyện nguyên khí vô hạn để tiếp nối thân hình có hạn, bởi nguyên khí vô hạn là khí chân nhất tiên thiên. Chỗ gọi là thể vốn nhất vô, nhưng nhất tức phải là chân nhất, vô tức là vô cực. Chỗ gọi là vô cực chính là khí chân nhất tiên thiên, ở nơi người là tính. Chỗ gọi là tinh của nhị ngũ, chính là khí âm dương hậu thiên, tinh khí là vật, ở nơi người là mệnh. Hai thứ diệu hợp thì mới sinh ra con người. Bởi sự sống là hình hài, do đó sinh ra sự sống là khí. Cho nên nguyên tinh truyền khắp nơi do khí ban đầu gá mượn. Biết khí ban đầu gá mượn thì biết tính là cội nguồn lập mệnh của con người nên không thể không dưỡng. Biết tinh truyền khắp nơi thì biết mệnh là sự sống có hạn cuộc của con người nên không thể không lấy thuật để kéo dài sự sống. Chu Tử nói: “Chân của vô cực, tinh của nhị ngũ, diệu hợp mà ngưng tụ nên con người sinh ra”.

NHÂN TÂM ĐẠO TÂM 人心道心
Nhân tâm là thức thần, vì nó lưu chuyển bất định, còn gọi là linh tri. Nương linh sinh vọng, thấy cảnh sinh tình, thích động không yên định là nhất âm trong quẻ ly. Đạo tâm là chân tình, một điểm sinh cơ gọi là chân tri. Trong vô sinh ra hữu, tĩnh cùng tột mà động là nhất dương trong quẻ khảm. Cổ Tiên nói: “Nhân tâm sinh thì đạo tâm ẩn, đạo tâm sinh thì nhân tâm dứt”.
NHÂN THÂN 人身
Nắm lấy khí thiêng trời đất, tinh huyết cha mẹ, linh quang âm dương mà thành hình, cho nên đầu tròn tượng trưng cho trời, chân vuông tượng trưng cho đất, tay tượng trưng cho nhánh lá cỏ cây, chân tượng trưng rễ cây cỏ. Sự thụ khí ban đầu có nguyên dương chân khí 384 thù, bên trong chia ra 24 thù tại lục phủ ngũ tạng để ứng với 24 khí, còn lại 360 thù để ứng với 360 lần chu thiên làm một thân tứ đại. Tổ Tử Dương nói: “Thân người khó được, thời gian qua mau, không lo sửa đổi lỗi lầm, mặc tình chạy theo nghiệp báo, chẳng sớm tỉnh ngộ mà cam phận đến ngày cuối cùng. Nếu lúc lâm chung khởi lên một niệm sai trái lập tức đọa vào ba đường ác thì trải qua trần kiếp không có lúc ra khỏi, đến lúc ấy có hối hận cũng không còn kịp”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:35 am

NHÂN THÂN CỬU ĐẠO 人身九道
Là mức độ của tiểu chu thiên tuần hoàn Nhâm Đốc, như con đường vận hành của nhật nguyệt. Mặt trời vận hành trung đạo là ngọ, mặt trăng vận hành bát đạo là hợi tý sửu dần, thìn tị mùi thân. Đan pháp giống như nhật nguyệt, lúc vận chu thiên giống như nhật nguyệt vận hành trong cửu đạo, nam mà bắc, bắc và nam, tuần hoàn không dứt để thành năm tháng. Tiềm Hư Tử nói: “Từ hợi đến dần là bốn đạo, mão mộc không kể; từ thìn đến thân là năm đạo, dậu dục không kể, tuất đem về nguồn là hỏa khố cũng không kể”.

NHÂN THÂN KHÍ HÓA 人身氣化
Ban đầu thọ lãnh một điểm nguyên khí của cha mẹ mà làm chủ ở trong gọi là thái cực. Khí ấy thăng lên rồi lại giáng xuống chia làm hai quả thận gọi là lưỡng nghi, càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ. Càn khôn giao hợp mà sinh ra sáu đứa con, tán ra ngoài mà làm sáu mạch. Sáu mạch chu lưu trong thân, tạo hóa đầy đủ do đó giáng sinh trong đời, đây là thân người. Kẻ sĩ học đạo muốn biết chỗ sinh thân thọ khí, lập thành đan cơ, mới có thể siêu phàm nhập thánh. Tiên triết nói: “Thân người khó được, nay đã được. Đại đạo khó rõ, nay đã rõ. Thân này không ở đời này độ, đợi đến khi nào độ thân này, con người không biết thân hư huyễn, là vật do tứ đại giả hợp, mau chóng như bọt trên dòng nước, như ánh lửa đá”.

NHÂN THIÊN 人天
Thân người là một tiểu thiên địa. Trên trời có 84.000 tinh tú, thân người có 84.000 lỗ chân lông. Thiên với địa cách nhau 84.000 dặm, tim với thận của con người cách nhau 8 tấc 4 phân Tàu (25,2 cm). Thiên địa lấy 12 tháng làm một năm, thân người lấy 12 kinh mạch làm một vòng. Thiên địa có lục khí, thân người có lục phủ; thiên địa có ngũ hành, thân người có ngũ tạng. Trời có nhật nguyệt, người có hai mắt; trời đất có khí của gió mây một ngày một đêm thăng giáng 23.500 lần, thân người có khí hô hấp ra vào, một ngày một đêm thở 23.500 lần. Trời đất có thiên hà tiếp hoàng hà, ứng với đỉnh núi Côn Lôn đổi thanh thủy đạo trải qua ngày đêm 12 thời; thân người có thiên căn tiếp địa căn, ứng với khiếu hỗn độn biến xích đạo thực hành ngày đêm 12 quy tắc; trời đất có mây mưa, thân người có khí dịch. Nguyên Hòa Tử nói: “Thân người đại để giống trời đất”.


NHÂN TIÊN 人仙
Có ba hạng: 1 – Luyện tinh hóa khí mà thành, 2 – Hít thở dẫn truyền mà thành, 3 – Ăn uống linh chi tiên thảo mà thành; đều có thể trường sinh bất lão, gìn giữ nhan sắc kéo dài tuổi thọ, nhưng không thể tránh khỏi tam tai. Chung Tổ nói: “Đại dược mãi trấn đan điền, muôn kiếp bất tử, thọ bằng trời đất”.

NHẬP ĐỊNH 入定
Hai mắt nhắm lại là tướng của của âm thần, hai mắt khép lại phân nửa là tướng của dương thần. Ngoại hình mắt nhắm thì trong định hôn mê, là âm thần; ngoại hình mắt mở thì trong định chẳng mê, thường chiếu soi bên trong là dương thần, là chân định. Tổ Tử Dương nói: “Chỉ có định mới có thể luyện đan, chẳng định thì dương chẳng sinh, sau khi dương sinh, chẳng định thì đan chẳng kết”.
NHẤT
Một điểm là sự bắt đầu của thái cực, gọi là thái tố, đầu mối của sự tạo ra vạn vật, tu tiên gọi là đan đầu. Thái Ất chân nhân nói: “Một điểm viên minh đồng thái hư, chỉ do niệm khởi kết thành thân, nếu buông bỏ xoay chiếu lại, như xưa rỗng suốt không một vật”.

NHẤT

Cái vòng tròn, vì không thể hình dung nên dùng cái vòng thay thế hình tượng của nó. Vì nó không đầu không đuôi, không phương hướng, không thượng hạ và không có tên gọi, miễn cưỡng gọi là vô cực, là đạo là chân trung, là trước khi có thái cực, là hình tượng hư không vô thể, tiên thiên địa mà sinh. Kinh Đạo Đức ghi: “Không tên gọi là sự bắt đầu của trời đất; có tên gọi là mẹ của vạn vật”.

NHẤT

Trong vô cực mới có một điểm linh quang, gọi là thái cực, bắt đầu sinh trời đất sinh vạn vật như cái nhân trong trái cây gặp được đất thì nảy mầm. Một điểm ra bên ngoài chia ra hai mảnh, hai đó là âm dương, đã có âm dương thì cứ nảy nở không dứt. Luyện đan nhất là thủ thành, nhất O là dã chiến. Long My Tử nói: “Thái cực mờ mịt không ánh sáng, phong luân kích động sinh kim diên, đều do tĩnh tột mà sinh động, liền từ không bờ trở thành hư vô, lưỡng nghi phải xoay chuyển trong định”.

NHẤT BẢN 一本
“Một gốc”. Vạn vật đều từ một khởi lên, nhất bản có thể sinh ra muôn thứ sai khác, nhất bản có thể được vạn lợi. Đạo sinh một, là thái cực, một sinh hai là âm dương, hai sinh ba, là tinh khí thần, ba sinh vạn vật thì số lượng vô cùng, đây là đạo thuận hành. Luyện đan trước hết phải vứt bỏ mọi việc, chuyên dùng tinh khí thần luyện khởi, luyện đến tinh hóa khí thì từ ba trở lại hai, luyện đến khí hóa thần thì hai trở về một, luyện đến thần hóa thành không mới thành đạo, vượt ra ngoài trời đất. Khuê Chỉ ghi: “Dược vật tuy chia ra tinh khí thần, song ba thứ này vốn từ một gốc sinh ra”.
NHẤT BIẾN 一變
Là khí chân nhất. Một biến là thủy, hai biến là hỏa, ba biến là mộc, bốn biến là kim. Nhất là số của thủy, cửu là số của kim. Kim thủy này âm thầm nuôi nấng lẫn nhau đi qua các giờ, tuần hoàn các quẻ, đều là diệu dụng của khí này, cho nên số nhất cửu cuối cùng rồi trở lại ban đầu. Tiềm Hư Tử nói: “Hình tượng của đạo vốn là chân nhất mà só suy tính và sự biến hóa của nó phân bố, thánh nhân khiến nó trở về quy phục bèn thành đan đạo”.

NHẤT CÂN 一斤
Luyện đan lấy diên nửa cân, hống tám lạng hợp thành một cân gọi là đan, như con trai ở tuổi mười sáu thể đồng trinh dương tinh đầy đủ một cân. Long My Tử nói: “Hai cái tám lạng đúng một cân, đừng nói chia ngang là bình quân”. Tham Đồng Khế ghi: “Tượng huyền đoài số tám, hạ huyền cấn số tám”.

NHẤT CỬU 一九
Dương sinh nơi nhất mà thành nơi cửu, dương cực mà âm, âm tột mà dương, cuối cùng rồi trở lại ban đầu. Âm dương đều dùng, hình đức lưỡng toàn, không tổn thương người mà có lợi cho mình. Bỉ ngã hội thì tính tình hợp, tính tình hợp thì kim đan kết. Tham Đồng ghi: “Số nhất cửu cuối cùng rồi lại trở lại ban đầu”.

NHẤT DƯƠNG LAI PHỤC 一暘來伏
Thời gian này, thiên địa hoà hợp cái đức của nó, nhật nguyệt hoà hợp ánh sáng của nó, tứ thời hoà hợp trật tự của nó, quỷ thần hoà hợp kiết hung của nó là đầu mối sinh vạn vật của trời đất. Tĩnh tột mà động, đến lúc trở lại liền thấy, mà chiếm lấy cơ hội động kia mà tu nghịch lại để lập căn tông của tính mệnh. Bởi khí ấy tồn tại nguyên tinh nguyên khí tiên thiên. Đang lúc hình đức cùng sử dụng, hình để phòng cái âm, đức để dưỡng cái dương. Nếu có đức mà không hình thì khí bên ngoài thừa cơ lén vào làm tổn thương tiên thiên, đại sự bỏ đi. Cho nên khi chưa được thì giữ nó vì mềm yếu, chuộng nó vì không tranh giành. Khi đã được thì chuyên khí trí nhu, gìn giữ cái nhất không rời. Ngộ Chân ghi: “Nhật nguyệt tam tuần gặp một lần, theo ngày giờ thay đổi pháp thần công, giữ thành dã chiến biết tốt xấu, thêm được linh sa đầy đỉnh hồng”.

NHẤT DƯƠNG SƠ ĐỘNG 一暘初動
Thiên cơ bắt đầu manh động gọi là nguyên dương, động mà xoay chuyển gọi là nguyên tinh, động mà có hoả dục gọi là trọc tinh. Cảnh Dương Tử nói: “Bễ lò rèn vốn nhờ tốn phong, nhất dương vừa động dụng thần công, Huỳnh Bà cưỡi cọp về kim khuyết, xích tử cưỡi rồng xuống ngọc cung.

NHẤT ĐẮC VĨNH ĐẮC 一得永得
“Một khi được thì vĩnh viễn không mất”. Luyện đan đầu tiên cần phải luyện từ trong không ra có, thật sự khó hơn lên trời. Nếu như được chân sư chân quyết thì lại dễ như trở bàn tay, đã được kim đan thì vĩnh viễn không phải lo mất nữa. Kinh Tâm Ấn ghi: “Nhất đắc vĩnh đắc, tự nhiên thân nhẹ nhàng”.

NHẤT ĐỘNG NHẤT TỊNH 一動一靚
Nhất động là khí tụ dương cử, tức là lúc tiến hoả phanh luyện. Nhất tĩnh là lúc trở về cung thì ôn dưỡng mà giữ gìn nó, biết linh động khéo ứng phó mới không để mất thời cơ kia. Tổ Tam Phong nói: “Nhất động nhất tĩnh đều chung một gốc, chia ra âm dương, Huyền Tẫn liền lập”.

NHẤT HÀO QUÁ HỰU SANH 一洨過又生
Bắt đầu hạ thủ liền dùng tâm giác chiếu sự hô hấp, một hơi thở đi qua rồi cảm thấy hơi thở thứ hai sinh ra, cứ như thế nối tiếp nhau không dừng. Do thu nhiếp niệm đầu không cho nó nghĩ đến chuyện khác thì vọng tưởng do đâu mà sinh, đây là cách trừ tạp niệm. Nhất hào tức là một hơi thở. Tổ Đạo Quang nói: “ Hoả hậu trừu thiêm suy tư dứt, nhất hào nhìn qua nhất hào sinh”.

NHẤT HOẠCH 一砉
Nhất hoạch (vạch ngang) là âm, nhất trực (vạch đứng) là dương. Nhất hoạch nhất trực hợp thành chữ thập + , tức là âm dương hợp làm thái cực. Tây phương dùng chữ thập để răn dạy tín đồ, Trung Quốc cho thái cực là tối đại, treo ở nơi trọng yếu thì tà ma tránh xa. Bởi vạn vật sinh ra từ nơi nhất nên nhất hoạch nhất trực là tổ tông của vạn vật, vạn vật thấy nó há không tôn kính ư? Hà huống nhất hoạch là bình, nhất trực là chính; công bình chính trực ai dám không phục tùng? Thiệu Tử nói: “Trời nhằm trong nhất phân tạo hoá, người ở nơi tâm khởi kinh luân”.

NHẤT HUYỀN一玄
Ở nơi không để quán cái diệu của nó, đây là được một huyền. Ở nơi có để quán cái khiếu của nó, đây lại thêm một huyền. Đã huyền lại thêm huyền thì tính ở đây và mệnh cũng ở đây. Kinh Đạo Đức ghi: “Đã huyền lại thêm huyền là cửa của sự nhiệm mầu”.

NHẤT KHẮC 一刻
Ngày xưa, một canh giờ chia làm tám khắc; ngày nay một giờ chia làm bốn khắc (một khắc bằng mười lăm phút). Luyện đan thái dược chỉ cần công phu một khắc liền có thể chuyển ngược thiên cơ, chuyển thất thành đắc, đổi xấu thành tốt. Ông Bảo Quang nói: “Công phu một khắc có thể đoạt khí số của trời đất một năm”.

NHẤT KHÍ 一氘
Âm dương chưa phân nên gọi là nhất khí, là tổ khí sinh trời đất, sinh vạn vật. Tổ là nghĩa “nguyên thỉ”. Ngộ Chân ghi: “Đạo từ hư vô sinh nhất khí, rồi từ nhất khí sinh âm dương”.

NHẤT KHÍ QUÁN XUYẾN 一氣冠串
Vì khí hô hấp xuyên xuốt chân khí, từ khi thu nhặt đến khi dừng không lìa nhau. Lìa là gián đoạn, gián đoạn rồi lại nối liền là hai đầu mối, thậm chí ba bốn đầu mối khác nhau, đây là do tâm tán loạn sinh khởi, giống như dây đứt đứt nối nối, không thể thổi một hơi thì biến thành hoả vô dụng. Ngũ Chân nhân nói: “Nhất khí xuyên qua chân khí, không mất ở hai đầu, một thần chế phục hai khí, không ít lìa nơi đó”.

NHẤT KHIẾU 一竅
Tức là huyền quan nhất khiếu, là chỗ sinh ra nhất khí tiên thiên, vì nó không trong ngoài cũng không cạnh bên. Vả lại trong đó chứa càn khôn, sửa đổi ngũ khí, hoà hợp bách thần, thông suốt thái cực trở về vô cực. Tính mệnh bắt đầu từ đây, kết tiên thai gốc từ đây, tinh khí thần sinh ra từ đây. Một con đường lưu trú, ở trong thông rỗng không có miệng để thổi cho nên dụ bằng sáo không lỗ. Tổ Tử Dương: “Khiếu này chẳng phải phàm khiếu, càn khôn cùng hợp thành, gọi là huyệt thần khí, trong có khảm ly tinh”.

NHẤT KHOẢ 一顆
“Một viên”. Tục ngữ nói chỉ là một tấm lòng chẳng buông xuôi, nếu có thể buông xuống thì có thần quang chiếu soi sáng rỡ như một viên “dạ minh châu”. Tổ Tử Dương nói: “Chân tinh đã về hoàng kim thất, một viên linh châu mãi không rời”.

NHẤT KHỔNG 一孔
“Một lỗ”. Khổng là trống rỗng, chỉ có một cái lỗ gọi là trống rỗng, khổng ví như cái lỗ nhỏ. Đan kinh ghi: “Nhất khổng huyền quan khiếu, tam quan đường trọng yếu, bỗng nhiên vận động nhẹ nhàng, thần thuỷ tự nhiên lưu chuyển”.

NHẤT LẠP 一粒
“Một hạt”. Tinh khí thần của con người là nội tam bảo, tiên pháp trải qua hoá luyện thì ngưng thành một hạt, như khi luyện khí hoá thần, đã trở lại làm thái cực, vốn có hình tượng thấy được giống như một hạt. Và đến khi luyện thần hoàn hư thì một hạt cũng hoá thành không và lại không có hình tượng có thể thấy. Lữ Tổ nói: “Một hạt kim đan nuốt vào bụng mới biết mệnh ta chẳng do trời”.

NHẤT LINH一櫺
Linh quang con người chỉ có một, không thêm không bớt, chẳng sinh chẳng diệt, không phân biệt hiền ngu, thánh phàm. Nhưng người đời không chịu thừa nhận, chẳng thể lợi dụng, vì nó ẩn núp mà không biết. Long Mi Tử nói: “Nam chẳng phải nam, đông chẳng phải đông, nhất linh diệu hữu vốn viên thông, hiền ngu vốn là không phân biệt, phàm thánh đâu từng có khác đồng”.

NHẤT MẠCH一脈
Là con đường vận hành của chu thiên, thần khí đi lên bằng con đường này, thần tiên cũng nhờ con đường này mà thành. Nhất mạch tức là nhất lộ, muốn lên thiên đàng chỉ có một con đường, không có con đường thứ hai. Tiêu Tử Hư nói: “Bao lần cười chỉ núi Côn Lôn, xương sống rõ ràng có đường thông”.



NHẤT NGỒN BÁN CÚ 一言半句
“Một lời nửa câu”. Cửa ải quan trọng trong vạn pháp chỉ ở nơi một lời nửa câu, âm thầm chỉ bày qua loa liền bỗng nhiên thông suốt. Cổ tiên nói: “Gặp được minh sư chân khẩu quyết, một lời nửa câu liền thông huyền”.

NHẤT NGUYÊN 一元
Trời được nhất nguyên để trong sáng, đất được nhất nguyên để yên ổn, người được nhất nguyên để sinh sống. Tại vũ trụ là chân không, tại con người là nguyên thần, thái ất. Tổ Trùng Dương nói: “Thần chẳng lìa khí, khí chẳng lìa thần, hô hấp qua lại, quy về nhất nguyên, không thể chạm đến, không thể vận dụng, đích thực đến hư vô lặng lẽ thường chiếu”.

NHẤT NGUYỆT QUÁI TƯỢNG 一月卦象
Nửa tháng trước thuộc về dương, việc của càn gia; Nửa tháng sau thuộc về âm, việc của khôn gia. Từ chấn đến càn, từ tốn đến khôn, là quẻ càn khôn ba âm ba dương bao quát trọn một tháng. Càn bao bọc dương sinh ra trong âm, bảy với tám 15 ngày; Khôn bao bọc âm sinh ra trong dương, chín với sáu 15 ngày, cộng lại 30 ngày. Ánh sáng của mặt trời ẩn hiện tàng diệt, một tháng tròn khuyết một lần, tin tức tiến thoái, hình tượng co duỗi. Nguỵ Bá Dương chân nhân nói: “Ngày mùng 3 sinh ra sảng khoái, mùng 8 đoài gặp đinh, ngày 15 càn thể hoàn thành ..., ngày 23 hạ huyền, ngày 30 khôn ất, đông bắc mất đi ánh sáng kia”.

NHẤT NHẤT 一一
Có cái nhất của đạo, cái nhất của thần, cái nhất của khí, cái nhất của thuỷ, cái nhất của số, cái nhất của nhất quán, cái nhất của tinh nhất, cái nhất của hiệp nhất, cái nhất của duy nhất, cái nhất của thủ nhất, bởi cái nhất quy về trung. Có trung thì có nhất, nhất mà không có trung thì chẳng phải cái nhất mà thánh nhân nói. Có nhất thì có trung, trung mà không có nhất thì chẳng phải cái trung mà thánh nhân nói. Khổng Tử lấy cái nhất của trung để nhất quán, Nghiêu Thuấn lấy cái trung của nhất để chấp chánh, Phục Hy lấy hà đồ làm trống rỗng cái trung, là tiên thiên nhất khí; Thần Vũ lấy lạc thư lấp đầy cái trung, là hậu thiên nhất khí, là tổ khiếu trong thân người. Hà Đồ đã trung rồi mà chưa bất nhất, Lạc thư đã nhất rồi mà chưa bất trung, trung bao gồm nhất, nhất làm chủ trung, há chẳng phải diệu lý của trung, thần cơ vô vi khó lường. Kinh Đạo Đức ghi: “Lời nói lưu loát không bằng giữ cái vừa mức”, Kinh Động Huyền ghi: “Đan thư vạn quyển không bằng giữ cái nhất”.

NHẤT NHỊ TAM一二三
Vạn vật đều bắt đầu từ một, một rồi hai, hai rồi ba, ba sinh ra vạn vật; như cái nhân của trái cây, bắt đầu là một hạt rồi chia ra hai mảnh, bên trong mọc ra mầm, sau đó mầm sinh ra nhánh lá sum suê, sinh sinh hoá hoá vô cùng tận. Tổ Tử Dương nói: “Đạo là hư vô sinh nhất khí, từ nhất khí sinh âm dương, âm dương hợp thành tam thể, tam thể lại sinh vạn vật”.



NHẤT NIÊN QUÁI TƯỢNG 一年卦象
Nếu nguyệt lập nên sửu, nhị dương sinh, tại quẻ trong kinh dịch là quẻ lâm, luật ứng đại cung, là loại đẩu khu chỉ sửu ở trong 12 quẻ 6 âm 6 dương. Nếu nguyệt lập nên tý, nhất dương sinh, tại bát quẻ trong kinh dịch là quẻ phục, luật ứng hoàng chung, là loại đẩu khu chỉ tý, gồm chung 12 tháng ứng với 12 luật. Căn cứ đẩu khu chỉ 12 vị, 12 tháng âm dương, tin tức thăng giáng, đẩu khu xoay chuyển đều do thiên tâm biến hoá mà dễ thống trị 6 âm 6 dương. Tham Đồng ghi: “Cho nên dễ thống trị thiên tâm, phục lại quẻ thiết lập mới nảy sinh, trưởng tử nối nghiệp cha, do mẹ lập triệu cơ, tin tức ứng với chung luật, thăng giáng căn cứ đẩu khu”.

NHẤT PHÙ 一符
Chỉ quãng thời gian trong một ngày. Đạo gia chia một ngày thành 36 phù, lại chia một giờ thành 3 phù. Cổ ngữ ghi: “Luyện đan thái dược chỉ là ở trong khoảnh khắc nhất phù này”.

NHẤT QUÁN 一貫
Trong thân người tự có một thiên lý, tức là thiên lương, thông suốt tam tài, ngũ hành bát quái, không chỗ nào chẳng thông. Tổ Tam Phong nói: “Đem chân tâm lý sự, ngàn điều nhất quán; dùng chân tâm tầm đạo muôn sai khác đều cùng một gốc”.

NHẤT SANH 一生
Chân cơ một khi động là nhất sanh, nhất sanh có thể đoạt tạo hoá một ngày. Thời khắc động thì thời khắc sinh, một ngày động có thể đoạt tạo hoá một tháng. Kinh âm phù ghi: “Cướp đoạt thiên địa vạn vật, cướp đoạt vạn vật nhân, cướp đoạt nhân vạn vật, ba sự cướp đoạt đã thích nghi, ba thứ thiên địa nhân đã an ổn, cho nên gọi là ăn đúng thời đó thì trăm xương cốt sắp xếp; động đến thời cơ thì muôn vật an ổn”.

NHẤT TAM NGŨ 一三五
“Một ba năm”. Chỉ sự hợp thành của các số thuần dương. Đạo giáo cho các số 1, 3, 5, 7, 9 là số dương, các số bắt đầu từ 1, cuối cùng là 9, lấy số 5 là số trung tâm. Huỳnh Đình Nội Cảnh kinh ghi: “Ngũ hành thúc đẩy lẫn nhau, rốt cuộc lại quy về nhất, tam ngũ hợp khí thành 99 là 81 tiết”.

NHẤT TÂM 一心
Phương pháp tu đạo thẳng tắt chỉ là giữ gìn nhất tâm này. Hay giữ được nhất tâm bất loạn thì dương khí tự nhiên không chạy đi mà tự họp nơi nguyên hải. Tiên Kinh ghi: “Vật ở trong tâm thần chẳng trong sáng, hao tán chân tinh đạo khó thành”.

NHẤT TÂM QUY NHẤT 一心皈一
Ban đầu luyện kỷ tức là để tâm chú ý vào một vật để chế phục vọng niệm, ban đầu chẳng phải dễ, chỉ cần siêng năng thực hành là được, giống như bắt con chim nhốt trong lồng, mới đầu nó nhảy nhót lung tung, lâu rồi thì dần thuần phục. Tiên Tông ghi: “Đạo dựa vào chữ nhất làm căn cơ, vận hoá từ tâm diệu chuyển rời”.
NHẤT TẨM 一伈
Tẩm (dần dần). Là hiện tượng tự nhiên, âm dần dần mà giáng xuống, dương dần dần mà thăng lên. Tổ Hàm Hư nói: “Đạo của trời đất nhất tẩm mà thôi”.

NHẤT THANH LÔI 一鯖雷
“Một tiếng sấm”. Hiện tượng của quẻ địa lôi phục là bí quyết tác đan; bí mật thiên cơ chính ở nơi đây. Lúc quẻ hào động phía dưới tức là đông chí trong thân, đúng lúc đem diên về hợp với hống, là đến lúc thái thủ. Thiệu Tử nói: “Nửa đêm chợt có một tiếng sấm, mọi nhà lần lượt mở tung cửa, biết được trong hư vô hàm chứa tượng, cho ông thấy được vua Phục Hy”.

NHẤT THỜI 一時
Trong đan pháp, một canh giờ là “Tri hùng thủ thư”, mười tháng là “Tri bạch thủ hắc”. Cổ tiên nói: “Thái diên chỉ một canh giờ, hợp hống cần 10 tháng’.

NHẤT TRẦN 一塵
Đồng nghĩa với “Nhất thế” (một đời). Tục Tiên truyện ghi: “Đinh Ước bảo với Vi Tử Uy rằng: Lãng Quân đắc đạo, còn cách hai trần. Tử Uy hỏi nguyên cớ? Đáp rằng: Nho nói là “thế” (đời), Thích nói là “kiếp”, Đạo nói là “trần”. Nho gia gọi một đời người là “Nhất thế”, Phật gia gọi là “Nhất kiếp”, Từ ngữ thì có khác với Đạo, Đạo gia gọi là “Nhất trần” (một đời). Từ ngữ tuy khác nhau mà ý nghĩa thì giống nhau”.

NHẤT TRÍ 一智
Chỉ phương hướng, mục tiêu giống nhau. Dịch hệ từ ghi: “Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự”. Chú: Suy nghĩ tuy có trăm mối khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau”. Đạo gia cho rằng, trong vũ trụ muôn sự muôn vật đều tuân theo một quy luật nhất định, trong đó đạo lý là một, chỉ chẳng qua là biểu hiện ra những phương thức vận động khác nhau mà thôi.

NHẤT TRUNG 一中
Tức là Đạo. Tính mệnh khuê chỉ ghi: Duy bản thể này lấy cái hư không vô hình khiên cưỡng gọi là “trung”. Nó bắt đầu lộ ra thì khiên cưỡng gọi là “nhất”. Nhưng trong cái “trung” chứa đựng cái “nhất”, cái “nhất” là cái dụng của cái “trung”.

NHẤT TRỰC 一直
Là thẳng đứng không thiên lệch. Nếu có một chút nghiêng lệch thì không thể đứng lâu, tâm con người cũng vậy, nếu có mảy may tà niệm chưa trừ thì không thể thành đạo. Trần Trí Hư chân nhân nói: “Một đường thẳng tắp ít kẻ tìm, phong hổ vân long tự kêu ngâm, ngồi yên lại biết hành khí chủ, hơi thở chân nhân càng thâm sâu”.

NHẤT TUẾ 一歲
“Một năm”. Có bốn thời, tám tiết, 24 khí, 72 hậu, 360 ngày, 4320 canh giờ, đông chí là dương thăng, hạ chí là âm giáng. Kim Cáo ghi: “Trời đất không lìa số, số không nằm ngoài nhất tuế, âm dương không mất chỗ thích nghi của nó, chỗ thích nghi chia làm 8 tiết, đông chí sinh nhất dương, hạ chí sinh nhất âm”.

NHẤT TỨC 一息
Chỉ một lần hô hấp của con người. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Chỉ cần còn một hơi thở thì có thể khôi phục được tính mệnh. Như đổ thêm dầu, ngọn đèn lại sáng”.

NHẤT VẬT 一物
Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, là đạo thuận sinh. Vạn vật quy nhất vật là pháp nghịch luyện của tiên gia. Lữ Tổ nói: “Trời sinh nhất vật biến tam tài, giao cảm âm dương kết thánh thai”.

NHẤT VỊ 一味
Một vị diên vốn ở nơi một vị hống, bởi vì mệnh là khác tên mà tính là đồng chỗ xuất ra; Như diên là khác tên mà hống là đồng chỗ xuất ra; Như tĩnh tột mà động, vì tĩnh tột là tính là hống, mà động là mệnh là diên. Cả hai tuy khác tên mà gốc đều ở thái cực, là đồng chỗ xuất ra. Tào Tiên Cô nói: “Một vị đề hồ nước cam lộ, đói khát tiêu trừ thấy chân tố”.

NHẤT Ý KIÊN TÂM 一意堅心
Học đạo cần phải giữ tâm kiên cố, trước nên dứt hết mọi duyên, nếu không thì một khi nghe việc thế gian tâm ắt sinh thị phi, có tâm thị phi thì có tâm thương ghét, chỗ gọi là thất tình lục dục, chướng ngại tu đạo thì cách đạo rất xa. Tào Tiên cô nói: “Kiên tâm nhất trí thẳng đường ngay, đại đạo trọn không phụ rãy ai”.

NHẤT Ý QUY TRUNG 一意規中
Các nhà khí công cho rằng, nếu thường xuyên giữ gìn chân ý nơi huyệt quy trung, thì dần sẽ thu phục được tâm mình, mà đạt được nhập định. Định rồi sau đó chân dương mới phát, chân khí mới sinh, linh thai mới kết.

NHẬT HỒN 日魂
Là tâm nguyên, là linh quang, là vật động mà bất định, thích tản ra mà không chịu thu lại, bên trong rỗng không không thể nắm bắt. Tổ Tử Dương nói: “Nhật hồn ngọc thố chỉ, nguyệt phách kim ô tuỷ, nhặt đem về trong lò hoá thành nước trong suốt”.

NHẬT LÝ TRÓC KIM Ô 日裏捉金圬
Nhật gọi là kim ô, nguyệt là ngọc hổ. Kim ô là chân âm, ngọc hổ là chân dương. Lúc chân dương phát sinh ắt phải lấy chân âm ứng tiếp. Đan đạo cùng sử dụng thần khí, khí như thuỷ, thần như hoả, khí động thần liền ứng ngay. Thần là chân âm, khí là chân dương, cho nên ngọc hổ xuất hiện ắt phải bắt kim ô để chế phục nó. Tôn Nguyên Quân nói: “Trong gió bắt ngọc hổ, trong mặt trời bắt kim ô”.



NHẬT NGUYỆT日月
Mặt trời (nhật) còn gọi là kim ô (quạ vàng) thuộc dương, trong dương chứa âm, bằng thí dụ ngoại đan thì gọi là “trong sa có thuỷ ngân” (sa trung hữu hống). Vì trong dương có âm nên gọi là “thư hoả” vì quẻ thuộc quẻ ly gọi là “ly mĩ”. Cho nên Ngộ Chân Thiên ghi: “Nhật ở ngôi vị ly cho nên còn gọi là nữ”. “Nguyệt” còn được gọi là ngọc thố (thỏ ngọc), còn gọi Thiềm, hoặc Kim mô (cóc vàng) thuộc âm, trong âm có dương, bằng thí dụ ngoại đan thì gọi là “trong chì có bạc” (diên trung hữu ngân), vì trong âm có dương, cho nên gọi là “hùng kim”. Vì quẻ thuộc quẻ khảm, gọi là “khảm nam”. Vì vậy Ngộ chân thiên ghi: “Khảm phối với thiềm quang mà lại là nam”.

NHẬT NGUYỆT GIAO QUANG 日月交光
Trong khoảng cuối tháng và đầu tháng, bắt đầu từ giờ tý ngày mùng 1 trăng từ từ mọc, bắt đầu từ giờ tý ngày 17 trăng từ từ lặn. Bởi ánh sáng của mặt trăng vào ngày cuối tháng và ngày đầu tháng bị quả đất ngăn che nên không có ánh sáng. Nhật nguyệt là tinh của âm dương, cùng ẩn náu. Trời đất giao thì tinh của nhật nguyệt hợp, chân tinh hợp thì dịch của trời đất thành, khảm ly tức là sự vận dụng của nhật nguyệt. Tiêu Tổ nói: “Mặt trời không nên chuyển dưới đất, mặt trăng đáy biển bay giữa trời”.

NHẬT NGUYỆT HỢP BÍCH 日月合壁
Trong tĩnh chợt có một luồng bạch quang hư diệu liền phải thu hồi tái định, trong phút chốc lại có một vầng trăng sáng ở trong định treo giữa hư không, từ đan điền bay lên đến trước mắt liền dùng ý giữ lại để tái định. Lại có một vầng hồng nhật thăng lên nguyệt mà hợp bích cũng phải thu vào trung cung thì trong tĩnh định dứt diệt, một niệm không sinh, vào lần cảnh giới hư vô cho đến tĩnh cực hư đốc. Oánh Thiềm Tử nói: “Kim ô ngọc thố hai hợp một, thu tàng vào định chờ lúc đầy đủ”.

NHẬT NGUYỆT HỢP MINH 日月合明
Nhật nguyệt qua lại tròn khuyết, bốn thời tiết thay đổi cũng giống như nguyên khí con người động tĩnh thịnh suy. Nhật nguyệt có bốn thời tiết là xuân hạ thu đông. Mùa xuân là nửa dương trong âm, khi ấy biến hàn thành ôn, lúc này dương khí chưa đủ, đây là dược vi, cần phải dùng mộc dục ôn dưỡng chân dương để hoá giải âm hàn. Mùa hạ là dương thuần âm tận, khi ấy biến ôn thành nhiệt, lúc này nguyên khí đầy đủ, đây là mùa thái dược, vì vũ hoả bức bách chân dương tự nhiên thăng lên. Mùa thu là nửa âm trong dương, khi ấy biến nhiệt thành lương, lúc này dương khí thoái lui, là thời kỳ cây cỏ điêu tàn xác xơ, cho nên dùng mộc dục hữu dưỡng cái gốc của nó thì âm khí mới lui. Mùa đông là dương tận âm thuần, khi ấy biến lương thành hàn, lúc này nguyên khí ẩn mất, là dược quy căn, cho nên dùng mộc dục ôn dưỡng cái gốc của nó thì âm hết tột, dương khí sinh trở lại. Lữ Tổ nói: “Có người hỏi ta đường tu hành, ta chỉ nhật nguyệt ở chân trời”.

NHẬT NGUYỆT HỮU SỐ 日月有數
Nhật là số 16, có 5760 ngày, vì mặt trời thường tròn, như mặt trăng từ giờ Tý ngày mùng 1 đến ngày 16, có 96 dương thời hợp với 5760 thù, ánh sáng đầy đủ. Cho nên con trai tuổi 16 dương tinh đầy tràn là thời kỳ âm tiêu dương trưởng, sau đó là thời kỳ dương tiêu âm trưởng nhằm lúc 48 tuổi. 16 tuổi với 48 tuổi cộng lại thành 64 tuổi. Đàn ông đến 64 tuổi là âm tột, âm tột lại có chút dương sinh bên ngoài, như quẻ cấn hậu thiên số 8, âm tiêu dương trưởng. Đàn ông 80 tuổi tuy dương tinh hậu thiên không còn nhiều mà cũng sinh con và có thể hoàn đan.
Nguyệt là số 14, có 5040 ngày, vì mặt trăng không tròn mãi, có khi khuyết khi đầy. Cho nên con gái 14 tuổi âm huyết thịnh mà thiên quý thông là thời kỳ âm trưởng dương tiêu; đến lúc 35 tuổi là âm tiêu dương trưởng. 14 tuổi cộng với 35 tuổi là 49 tuổi là thời kỳ dương tột của phụ nữ, như quẻ đoài hậu thiên số 7 dương tiêu âm trưởng. Đàn bà 63 tuổi tuy âm huyết hậu thiên không đủ song vẫn có thể dưỡng dục và có thể thái âm luyện hình. Âm phù ghi: “Nhật nguyệt có số, lớn nhỏ xác định”.

NHẬT NGUYỆT KẾT TỰ 日月結字
“Sự kết cấu chữ của nhật nguyệt”. Nhật nguyệt chồng nhau là chữ dịch, nhật nguyệt hợp nhau là chữ đan, nhật nguyệt sống chung là chữ minh, hai nhật chồng lên là chữ xương, hai nguyệt kề bên là chữ bằng, hai nhật hợp lại là chữ điền, hai nguyệt hợp lại là chữ dụng. Thiên Thuý Hư ghi: “Nguyệt thố nhật ô hai vầng tròn, gốc tại tiên thiên khó thái thủ, ngày rằm đêm trăng dễ thái thủ, thiên hồn địa phách kết linh đan”.

NHẬT NGUYỆT QUY ĐẠO 日月規道
Nhật đi theo xích đạo, nguyệt đi theo hoàng đạo; xích là mạch đốc, hoàng là mạch nhâm. Hoàng đạo ở nơi trời, nguyệt ở trên trời, nhật ở trong đất, cho nên con đường trung hoàng là đường đi của nguyệt. Xích đạo ở nơi đất, trong vĩ độ ánh sáng mặt trời chiếu thẳng nơi đường trung vĩ mà viêm nhiệt nên gọi là xích đạo. Luyện đan cũng giống như ánh sáng nhiệt nguyệt thường chiếu nơi đất thì đan được thành. Chỉ thấy mặt trăng nơi Canh, khuyết nơi tân, tròn nơi giáp, mất nơi ất, thượng hạ huyền nơi bính đinh, một mình bất cập ở nơi nhâm quý. Hứa Tổ nói: “Nhật tinh hợp với nguyệt hoa tự nhiên chân diên xuất thế”.

NHẬT NGUYỆT TINH HOA 日月精華
Nhật tinh là ô tinh, là long can; nguyệt hoa là thố tuỷ, là hổ tuỷ. Lại nữa nhật là linh tri, nguyệt là chân tri. Xao hào ca ghi: “Nhật tinh vừa hiện nguyệt hoa ngưng, nhị bát giao nhau tại bính nhâm’’.

NHẬT TINH NGUYỆT HOA 日精月華
1. Chỉ chân dịch trong tâm, chân khi trong thận. Nhiếp sinh toản lục ghi: “chẳng phải là mặt trời mặt trăng ở bên ngoài, mà đó là nắm bắt lấy chân dịch trong tâm, chân khí trong thận”. 2. Chỉ vẻ sáng sủa rực rỡ của mặt trời, mặt trăng.

NHỊ
Hai vòng là một âm một dương, bởi vô cực động mà sinh một, là dương nghi. Động tột rồi lại tĩnh sinh ra một âm thì thành lưỡng nghi. Lưỡng nghi là thái cực. Tĩnh tột rồi lại động mà sinh ra tứ tượng, rồi sinh bát quái thì số nó vô cùng. Huyền Nguyên Tử nói: “Một sinh hai rồi hai sinh ba, ba sinh vạn vật vô cùng tận”. Cảnh Dương Tử nói: “Một vật tiên thiên chia làm hai, không tượng không hình theo niệm sinh”.

NHỊ BÁT 二八
Diên nửa cân, hống tám lạng, mang ý nghĩa bình quân, chẳng phải thật có cân lạng. Ngộ chân ghi: “nửa cân tám lạng tương đương tự gần nhau”. Kim long hổ ghi: “Thượng huyền kim tám lạng, hạ huyền thuỷ nửa cân”.

NHỊ BÁT GIAI NHÂN 二八佳人
“Người đẹp 16 tuổi”. Khảm vốn là trung nam, tiên thiên vị trí hương tây thuộc về kim, nhân động mà thay đổi vị trí, biến quẻ đoài hậu thiên, số 7 là thiếu nữ, nay tây kim rơi vào hướng bắc thuỷ vị âm địa. Số bát quái hậu thiên là một, bảy hợp với một là tám số khôn địa tiên thiên cũng là tám; vì hai số tám đều thuộc âm, hình tượng chỉ thấy bên ngoài là âm nữ, không thấy bên trong có chứa chân dương, nên giả danh là nhị bát giai nhân. Ngộ Chân ghi: “Xá nữ 16 tuổi con nhà ai, lang quân 27 tuổi ở nơi nào?”.

NHỊ BÁT TƯƠNG ĐƯƠNG 二八相當
Thể thì trên dưới lưỡng huyền, đều cách sóc vọng 8 ngày. Lúc này âm dương bình quân gọi là tương đương. Chỗ gọi là tương đương là khí của lưỡng huyền. Dụng thì chẳng nhiều chẳng ít, chẳng thiên chẳng lệch, không gấp không hoãn, chẳng có chẳng không, không thân không sơ, không cứng không mềm, không thái quá cũng không bất cập, đều giữ cho nó bằng nhau. Tổ Tử Dương nói: “Âm dương giống nhau quy giao cảm, nhị bát tương đương là hợp thân”.

NHỊ BÁT TƯƠNG THÂN 二八相親
Thiên trong cung khảm một sinh thuỷ, trên hợp với thiên trong cung ly thành bảy, cộng lại là số tám. Địa trong cung ly hai sinh hoả, dưới hợp với địa trong cung khảm thành sáu, cộng lại là số tám. Hai số cùng là tám nên gọi là tương đương, quy về một thể nên gọi là tương thân. Tổ Tử Dương nói: “Âm dương giống nhau quy giao cảm, hai số tám tương đương là hợp thân”.

NHỊ BẤT KHẢ 二不可
“Hai điều không thể”. Điều quan trọng của sự luyện đan là khí trong thân không thể tản ra, thần trong tâm không thể mê muội, thân chẳng động thì khí dần dần tụ, tâm chẳng động thì khí từ từ ngưng. Trần Hư Bạch nói: “Tâm động thì thần không nhập khí, thân động thì khí không nhập thần”.

NHỊ CHÂN 二真
“Hai cái chân thật”. Lúc thái dược cần phải chân thật, và khi phanh luyện cần phải chân thật. Ngộ Chân ghi: ‘Đại dược không cầu thì làm sao được gặp, gặp rồi không luyện là ngu si”. Kinh Linh Bảo Độ Nhân ghi: “Hai chân thuỷ hoả chẳng phải đúng người chẳng truyền”.

NHỊ CHÍ 二至
Nhất âm sinh nơi tâm là hạ chí, nhất dương sinh nơi tâm là đông chí. Pháp luyện đan lấy thời gian này làm tiến dương hoả thoái âm phù. Lý Tiên Quân nói: “Tiến hoả phát hào bắt đầu từ mùa đông, thuận thiên thành vật chấm dứt vào mùa hạ”.

NHỊ ĐOÀI 二兌
Chỉ khí quan mà tinh khí xuất nhập trong cơ thể con người. Thái thượng linh bảo tịnh minh trung hoàng bát trụ kinh ghi: “Nhị Đoài là cửa ngỏ để tinh khí tiết ra. Con người ta sở dĩ chết non, dễ suy là Tiền đoài làm tổn thương tinh, hậu đoài làm tổn thương khí”.

NHỊ ĐỨC 二德
Trong khí công chỉ hai phương pháp tu trù: Tu tính ngưng tâm và Nội quan bất động. Vân cấp thất thiêm ghi: “ Nhị đức tức là trụ tâm và không tâm. Nếu ngưng trụ tâm thì thân cảnh hoà đồng với đạo, hình tính đều siêu thoát. Đây là cao chân diệu đạo để được trường sinh bất tử. Nếu ngưng Không tâm thì tính siêu mà thân trầm, đây là hạ pháp để được thoát xoang thi giải”.

NHỊ GIỚI 二界
Tim là thiên giới, thận là địa giới, cách nhau tám tấc bốn phân; thiên địa cách nhau tám muôn bốn ngàn dặm, chẳng qua sai khác giữa số lớn với số nhỏ mà thôi. Cổ tiên nói: “Tám muôn bốn ngàn phân trên dưới, chín ba sáu hai chia đông tây”.

NHỊ HẬU 二候
Dương sinh là một hậu, dược sinh là một hậu. Tổ Tam Phong nói: “Không nhiễm một trần muôn lự đều không thì tâm chết mà thần sống, thể hư mà khí vận, mới có thể cầu đạo của nhất dương, công của nhị hậu”. Tổ Hàm Hư nói: “Một hậu là một dương như quẻ Chấn, hai hậu là hai dương như quẻ Đoài đúng lúc như hợp đan’’.

NHỊ HUYỀN 二弦
“Hai thứ huyền”. Ly là kỷ, huyền khí của tượng long là hoả. Khảm là mậu, huyền khí của tượng hổ là thuỷ. Tổ Tam Phong nói: “Thượng huyền kim nửa cân, hạ huyền thuỷ nửa cân, hai huyền hợp tinh, thể càn khôn liền thành”.

NHỊ KHÍ 二氣
“Hai thứ khí”. Một là khí tiên thiên, một là khí hậu thiên, tức là nguyên khí và khí hô hấp, hoặc là mẫu khí và tử khí. Trương Tử Quỳnh nói: “Chẳng giúp chẳng quên sự hô hấp kỳ diệu, tu hành phải hiểu công phu này, điều đình hai khí sinh thai tức, lại nhắm vào trong lập đỉnh lô”.

NHỊ KHÍ二氘
Hai khí này giống hai khí của tiên hậu thiên, là huyền khí của long và huyền khí của hổ, đây là khí do thần khí luyện ra. Chung Tổ nói: “Ánh điện chớp nháng vô cùng số, hai khí giao nhau há có hình”.
NHỊ NGHI 二儀
Vô cực động mà sinh một là dương nghi, tĩnh cực mà sinh hai là âm nghi. Thiên Phục Mệnh ghi: “Thu nhặt khí của nhị nghi chưa phán, đoạt tinh của long hổ mới giao cấu”.

NHỊ NGŨ二五
Chỉ âm dương và Ngũ hành. Chu Tử toàn thư ghi: “Chân của Vô cực, Tinh của nhị ngũ kết hợp một cách màu nhiệm mà ngưng đọng”.

NHỊ NGŨ CẤU TINH 二五媾精
Càn có một ba năm bảy chín, số dương là năm. Khôn có hai bốn sáu tám mười, số âm là năm. Vì Càn Khôn phá thể biến thành khảm ly ắt phải dùng cấu tinh giống như cách thức của nam nữ nghịch hành để khôi phục nguồn gốc của nó. Tổ Tam Phong nói: “Hai cái năm diệu hợp, cùng loại chiêu cảm nhau”.

NHỊ PHÂN 二分
Long ứng với xuân phân, hổ ứng với thu phân. Công phu luyện đan đến thời kỳ này chỉ cần mộc dục ôn dưỡng mà thôi. Tổ Ngọc Thiềm nói: “không qua không lại không tiến thoái, không thêm không bớt không trừu thiêm”.

NHỊ PHẦN THUỶ HOẢ 二分水火
Một ngày rưởi là một phần, ba ngày xuất canh mới tính là hai phần, đến năm ngày là ba phần, đến ngày mùng tám là năm phần có dư. Cho nên vào ngày mùng ba hàng tháng là hai phần thuỷ, lúc này nguồn nước rất trong, có khí không có chất đây là chân hậu, mau nắm lấy để dùng phối hợp với hai phần hoả thì thuỷ hoả bình quân tự nhiên kết hợp. Hai phần hoả là một canh giờ chia làm ba phù sáu hậu, chỉ dùng một phù, một phù tức là hai hậu. Hậu hậu chính là hai phần hoả. Đan kinh ghi: “Hai thứ mới là chân, ba thứ thì không thành”.

NHỊ QUANG 二光
Tức là mục quang và nhĩ quang. Mắt trái là nhật quang, mắt phải là nguyệt quang. Tai trái là nhật quang, tai phải là nguyệt quang. Kinh tâm ấn ghi: “Thánh nhật thánh nguyệt soi sáng kim đình”.

NHỊ THẦN 二神
Dục thần là tính của khí chất do cha mẹ cấu tinh sinh ra, thức thần là thần của túc mệnh, nhập vào lúc lìa thai. Dục thần lấy tình nuôi thể nên gặp vật sinh tình, thức thần do túc căn mà đến nên trăm thứ tinh xảo xuất hiện, suy cổ cầu kim, không một khắc tạm dừng. Luyện đan trước hết phải trừ bỏ sự nhiễu loạn của hai thần này, sau đó hai chân mới hiện. Cảnh Dương tử nói: “Dục niệm chưa trừ uổng học đạo, tâm tham chẳng đoạn luống cầu tiên”.



NHỊ THẤT 二七
“Hai cái bảy”. Nhất dương trở lại bắt đầu tử bảy, hai cái bảy ngày 14 trăng sắp tròn, ánh sáng rực rỡ. Luyện đan hoả hậu cũng nhờ hai cái bảy mà đầy đủ, đúng thời hạ thủ mới được chí bảo. Lữ Tổ nói: “Trăng tròn thì sáng, khuyết thì mờ. Từ ngày 14 đến ngày 16 cộng chung 30 canh giờ, ánh sáng rất thịnh; qua 30 canh giờ này trăng khuyết mà mờ dần, không thể sử dụng”.

NHỊ THỔ 二土
Đạo gia gọi mậu và kỷ thổ là nhị thổ, dùng để chỉ tính và tình của con người. Tính tình con người hoà hợp thì nhị thổ thành khuê, đan chất có kết quả. Lâm Nguyên Đỉnh đời Tống cho rằng: “Cái gốc dựa vào thời gian tồn tại ở trong buồng, đó là mậu thổ, đó gọi là tính; Một khí tuần hoàn, cảm kích tương sinh, đó gọi là kỷ thổ, tức là tình. Tính để thu tình, tình về với tính, như vậy là cái có và cái không thâm nhập vào nhau, ẩn và hiển phù hợp với nhau, hư và thực dung thông với nhau, động và tĩnh nuôi dưỡng nhau mà thành đan chất”.

NHỊ VẬT 二物
Một chút khí chân dương trong thân là một vật, môt chút tinh chân âm trong tâm là một vât, cho nên gọi là “nhị vật”. Tổ Tam Phong nói: “Kim ô tuỷ, ngọc thố tinh, hai vật đem về nấu chung một chỗ”.

NHỊ VẬT TƯƠNG HỘI 二物相會
Huyền khí long mộc là hoả, thuộc hướng nam chu tước; huyền khí hổ kim là thuỷ, thuộc hướng bắc huyền vũ. Hai vật hội tụ là long hổ giao cấu. Tổ Tam Phong nói: “Kim ô tuỷ, ngọc thố tinh, hai vật đem về nấu chung một chỗ”.

NHIẾP TÌNH QUY TÍNH 懾情歸併
Nhất dương phát động gọi là tình, đem tình này nhiếp trở lại gọi là nhiếp tình, rồi lại đem tình này hợp với tính làm một thể gọi là quy tính. Tiên tông ghi: “Dương khí sinh ra trần mộng tỉnh, nhiếp tình hợp tính về kim đỉnh, vận 300 thù chu thiên đầy đủ, phục khí bốn thời quy tĩnh định”.

NHŨ BỘ 乳哺
Công phu dưỡng thai đầy đủ, sau khí xuất thần còn phải bú mớm ba năm, giống như trẻ con ra khỏi bụng mẹ phải bú mớm ba năm không rời. Âm Chân quân nói: “Chân nhân vô vi ở thượng giới, vắng lặng không còn trần trở ngại, công hữu vi rồi lại vô vi, vô vi cũng còn công phu”.

NHUẬN DƯ 閏餘
Lúc chu thiên chuyển vận, thời kỳ mộc dục ôn dưỡng gọi là nhuận dư. Khưu tổ nói: “Chẳng giáng chẳng thăng mộc dục cảnh tượng, vì tượng nhuận dư chu thiên đi khắp một vòng lại trở về nơi tĩnh y nguyên mộc dục”.


NHIÊU THA VI CHỦ 饒他為主
“Nhường kẻ khác làm chủ”. Tính là chủ của thân thể, vì thân thể là khách, nay mượn thân này để nuôi cái tính của ta, cho nên nhường thân làm chủ. Ngộ Chân ghi: “Làm tướng phải dùng quân tả hữu, dù hắn là chủ mình là khách, khuyên ông lâm trận chớ khinh địch, sợ mất vật vô giá trong nhà mình”.

NHƯ MIÊU BỘ THỬ 如描埔鼠
Như mèo bắt chuột, tỷ dụ lấy tính nhiếp tình, lấy thần chiêu khí, rất giống cái lý tri bặch thủ hắc, tri hùng thủ thư. Mèo dụ cho người chủ, là nguyên thần; chuột dụ cho người khách, là chân dương, là dược vật. Lúc mèo bắt chuột, nó ngồi xổm bất động, đôi mắt nó nhìn chăm chú không nhúc nhíc. Luyện đan lúc thái dược cũng thế, lúc này cần phải một niệm chẳng sinh, nguyên thần nguyên chú Bắc hải, cùng hai mắt không rời, nhìn vào trong mà chờ chân dương xuất hiện. Kinh Chân nguyên thông tiên đạo ghi: “Được cái lớn lao kia là xung hoà mà nhìn đã lâu”.

NHƯ NHƯ 如如
Mô tả điều kỳ diệu của sự nhập định. Tổng như như là hoả hợp huyền diệu, hoả không tắt thì sức đan đầy đủ, công hạnh không giãi đãi. Tổ Nê Hoàn nói: “Chỉ sợ hoả tắt, sức đan trì trệ, đứng ngồi ăn ngủ đều như như”.

O



OÁT TOÀN CƯƠNG KHÍ 斡旋罡氣
Sao bắc đẩu chỗ toạ lạc thì hung, chỗ chuôi sao hướng về thì kiết; Bởi nó không chỉ ngay mình mà chỉ kẻ khác cho nên khí sinh nơi kẻ khác, không sinh nơi mình. Phép thủ khí chỉ vì sao bắc đẩu toạ lạc nơi nhà người nên khí sinh tại nhà mình. Phép dời sao chỉ cần nó quay gót thì xoay thân quầy đầu về nhà nhận tổ tông, không mắc kẹt thinh sắc, không rơi vào lặng lẽ, chẳng phải tự mình có, cũng chẳng phải tìm ngoài thân, thế nhân gặp mà không biết, rõ ràng trước mặt mà bỏ qua. Hỗn nguyên tử nói: “Lúc thái dược, gõ thác thược dùng vũ hoả, bên trong hàng phục thiên cương xoay vần, bên ngoài dùng chuôi sao chuyển rời”.

Ô CAN THỐ TUỶ 烏肝兔髓
Ô là âm trong nhật, thố là dương trong nguyệt. Hai thứ hợp hoá thì có thể chế phục sự linh thiêng của hồn phách hậu thiên. Tổ Tam Phong nói: “Luyện kỷ tầm chân hẳn không khó, trước đem thố tuỷ phối ô can”.

ÔN DƯỠNG 褞養
1.Chỉ trong cả quá trình tu luyên nội đan, lấy ý để hộ trì. Ái hộ linh căn gọi là ôn dưỡng. Thanh am vinh thiềm tử ngữ lục ghi: “Thế nào là ôn dưỡng? giống như phụ nữ mang thai, suốt cả ngày đêm đi đứng nằm ngồi, rón ra rón rén như trâu nuôi nghé, như rồng nuôi ngọc, thường giữ ở bên trong không hề gián đoạn, đợi khi phân thai mới được đứng trên thực tế.
2. Chỉ chân khí vận hành, từng bước ở trong trạng thái ổn định tương đối, hoả hậu thích hợp, tiến hành điều dưỡng. Kim đan chân truyền – Trương Sùng Liệt ghi: “Ôn dưỡng là không lạnh, không nóng mà điều dưỡng”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:37 am

Q


QUAN KHIẾU 關竅
Quan là chỗ chân khí thăng giáng xuất nhập, khiếu là nơi chân khí phát nguồn, cho nên quan tự quan, khiếu tự khiếu là không gắn bó nơi một chỗ. Cổ tiên nói: “Khí phát thì thành khiếu, cơ nghỉ thì mịt mù”.

QUAN NGUYÊN 關沅
Chỉ cái rốn. Hoàng đế nội cảnh kinh ghi: “Quan nguyên là cái rốn. Rốn là cung phụ mệnh”.

QUAN PHỤC 觀復
“Nhìn vạn vật đều quay về gốc”. Đạo Đức Kinh ghi: “Hãy đạt tới cái trống rỗng đến cùng cực, giữ lấy cái hết sức yên tĩnh, muôn vật đều sinh ra, qua đó ta thấy chúng đều trở về gốc”.

QUÁN ÂM ĐƯỜNG 觀音堂
Quán thuộc nhãn (mắt), âm thuộc nhĩ (tai). Nhãn thuộc tim, nhĩ thuộc thận. Ở bên ngoài từ góc hai mắt thu lại đến giữa hai mắt là quán âm đường. Ở bên trong, chỗ tim thận tiếp xúc nhau là quán âm đường. Thần khí mệnh đều thu gom về quán âm đường thì gọi là càn khôn đại điện nhất thời thu lại. Thể Chân Sơn Nhân nói: “Quán âm là tín âm, tín âm một khi đến thuỷ hoả tự nhiên ký tế”.

QUÁN KHIẾU 觀竅
Từ phía dưới quán âm đường nhìn chót mũi, quán một mạch đến dưới rốn nửa tấc, mắt thường chú ý chỗ này, mặc tình hô hấp tự nhiên thì hơi thở nơi mũi tự nhiên điều hoà. Điều hoà lâu dài dường còn dường mất, hơi thở ấy dường như ra vào không do bên ngoài tức là hồi quan bên trong, chăm chú nhìn đan điền để ngừng chân tức, lâu dần chân dương trong thận hợp với thần quân, tự nhiên tâm tức nương nhau. Lúc luyện kỷ trước tiên phải dùng pháp này để hạ thủ, trong mười hai canh giờ thực hành lâu ngày sẽ lặng lẽ thân tâm bất động cảm mà lại thông. Khưu Tổ nói: “Chẳng nhằm trong thân cầu tạo hoá, muốn ở ngoài thân tìm công phu”.

QUÁN KHÁI TỬ CHÂU 觀溉子珠
Tử châu là tính thích động, lấy thận thủy chế ngự nó mới định, nhưng tính ơ đỉnh đầu, thận thuỷ ở phía dưới không thể thăng lên, cần phải luyện làm khí thì tự thăng, thăng cùng tột khí hoá thành mưa rơi xuống, đây là quán khái (tưới nước). Tiệm Ngộ Tập ghi: “Nhân thiêu đốt đan dược lửa bốc cháy phía dưới, cho nên khiến cho sông Hoàng Hà chảy ngược dòng”.



QUÁN KHÍ 觀氘
Do tâm tán loạn mà khó tập hợp, chỉ có nội quán sự động tĩnh của khí, mượn nó buộc chặt tâm viên khiến cho thần không tản mà tinh khí hội tụ. Kinh sinh thiên đắc đạo ghi: “Tâm mục nội quán chân khí cho nên thanh tịnh quang minh”.

QUÁN PHÁP 觀法
Vì chánh niệm linh quang tịch chiếu gọi là quán. Bởi khó của tim thận cách nhau 8 tấc 4 phân, nếu không có được pháp quán thì không từ đâu gặp gỡ. Tổ Tiềm Hư nói: “Thuỷ phủ cầu huyền còn phải quán, mới hay diệu khiếu hai huyền huyền”.

QUÁN TÂM 觀心
Còn gọi: “Quán chiếu bản tâm”. Khuê chỉ ghi: “Nếu tu đạo, trước phải quán tâm. Cái kỳ diệu của quán tâm ở khiếu kinh quan. Người ta buổi đầu sinh ta, thông khí ấy, bẩm thụ một điểm nguyên âm hoá sinh ở khiếu này, để tàn chứa nguyên thần”.

QUÁN THIÊN PHÁP ĐỊA 觀天法地
Nhật nguyệt tinh tú là đạo của trời, thời tiết lạnh nóng là đạo của đất. Đạo lý trời đất thông suột thì con đường luyện đan cũng không xa. Kinh Âm Phù ghi: “Xét thấu đạo của trời, giữ lấy hạnh của trời”.

QUÁN TỰ TẠI 觀自在
Quán là công phu giác chiếu, hay biết bản tính của mình thường trụ nơi thân thì được đạo quán tự tại. Tổ Tiềm Hư nói: “Lìa cung tư định cần quán trở lại, quán trở lại, quán trở lại”.

QUÁN XUYẾN貫串
Mới hạ thủ dùng hoả khởi luyện, đến chỉ hoả là dừng, đều dùng khi hô hấp quán xuyến chân khí không rời mới có thể kết đan. Tiết Tổ ghi: “Ra vào quán xuyến thích hợp với trời, chỗ bí mật của trời cẩn thận chớ truyền bừa”.

QUANG THẤU LIÊM NGOẠI 光透廉外
Mặt trăng đến ngày mùng ba ánh sáng chợt hiện. Nhân tâm vào lúc hư cực tĩnh đốc bỗng nhiên dương khí lay động mà lộ bày manh mối. Quang tỷ dụ cho dương khí, liêm ngoại tỷ dụ cho ngoại thận, vì dương khó ban đầu động bên trong tiếp nối đến bên ngoài. Lữ Tổ nói: “Trước nhìn vào đêm mùng ba, mày ngài mới thấy canh’.

QUÂN HOẢ 君火
Tâm là quân (vua), vì nó hư vô trong hang, ngầm có chân chủ tế, động mà thành hoả, là chủ của một thân, giống như vua của một nước, cho nên gọi là quân hoả. Hà Tiên Cô nói: “Tâm vốn là thiên quân, thịt là gông xiềng, chặt đứt rằng buộc muôn đời bất diệt”.



QUÂN THẦN 君臣
Diên là quân, hống là thần. Diên khí từ dưới thăng lên, hống thuỷ từ trên giáng xuống; qua trùng lâu đến phổi là kim thuỷ thành. Tham Đồng ghi: “Trở về một, hoàn bản nguyên, khéo kính yêu như quân thần”.

QUY CĂN 規根
Tiểu chu thiên mỗi lần tiến thoái trở về nguyên xứ gọi là quy căn; tại ngày thứ 7 thái đại dược trở lại trung cung cũng gọi là quy căn. La Phù Ngâm ghi: “Ngày xưa ta thực hành công phu một năm, sáu mạch đã dứt khí quy căn”.

QUY CĂN PHỤC MỆNH 規根愎命
Một điểm chân âm trong cung ly giáng xuống cung khảm, một điểm chân dương trong cung khảm thăng lên cung ly, khôi phục bản thể trinh nguyên càn khôn, đây là quy căn phục mệnh. Ngộ Chân ghi: “Vạn vật đông đảo đều quy căn, quy căn phục mệnh tức thường còn”.

QUY LÔ 規蘆
Sau khi thái được dược nên đem về trong lò. Dược là khí, vì trong khí ấy có nước, ắt trong lò nấu luyện đến cạn hết phần nước mới có thể thăng lên thiên đỉnh. Ngũ chân nhân nói: “Khí tiên thiên trong thể tự quy lô, phải dùng khí hậu thiên thu nhiếp nó mà lưu luyến khí thiên thiên”.

QUY NHẤT 歸一
Công dưỡng thai mười tháng viên mãn, thần khí đã hợp làm một mà chẳng phân bỉ thử thì có thể gọi là vạn pháp quy nhất. Bảo Chân Tử nói: “Vạn vật quy nguyên chỉ một vòng tròn”.

QUY PHỤC 歸伏
Quy là trở về nguyên xứ, phục là ẩn núp không xuất hiện.Chúng ta từ khi xa khỏi thai mẹ, khí tiên thiên tiếp thông không khí biến thành khí hô hấp hậu thiên, từ đây không thể trở về khí huyệt, chỉ có phép tiên dùng công phu thuỷ hoả ký tế mới có thể đem nó trở về nguyên xứ. Do khí sinh ra từ hoả, tâm là hoả, muốn chế phục khí ấy trước thu phục tâm kia, tâm định thì khí không xuất hiện. Nhưng tâm trơn tuột như thuỷ ngân không thể nắm bắt, phải nhờ chân diên trong thận để chế phục nó thì khí tự nhiên quy mà bất động, phục mà bất xuất. Doãn chân nhân nói: “Nhà rách dễ tu sửa, dược khô làm tươi lại không khó. Nếu biết pháp quy phục thì kim bảo chất đầy như núi”.

QUY TRUNG 歸中
Còn gọi: “Huyền quan”, là điểm quan trọng của việc nội luyện Đan đạo. Ngọc Khê tử đan kinh chỉ yếu q.Hạ: “Quy trung là như ở trong một vòng tròn không ở giữa, không ở trong, không ở ngoài, không nệ vào tượng phật, không dính vào vật, mà ở trong phần trong của cơ thể, ở trong phần trong của ý, chỉ chính tâm thành ý, làm cái trụ trong tâm, khi muôn vàn điều lo lắng suy nghĩ đều tan biến thì giống như cá ở vực sâu bơi lội tự do mà không xa rời tam Đan điền, tức chân nhân lặn dưới vực sâu, rong chơi giữ Quy trung”.

QUÝ CANH 癸庚
Đan kinh nói quý, nói canh, nói diên mà không nói thuỷ, là giữ lấy cái khí của nó. Chân dương mới sinh là nói quý sinh.Thái âm lấy ba ngày mà xuất canh, canh là kim. Thân người lấy ba ngày mà khán kinh, kinh là diên, diên mới sinh gọi là khí chân nhất tiên thiên, khí này gọi là kim hoa. Thượng dương tử nói: “Đoài bắt đầu quý, đây là chân diên”.

QUÝ ĐỊA 癸地
Là cung khảm, luyện đan hạ thủ phải từ nơi đây, lập định nền tảng liền có thể bắt tay khởi luyện; chủ cần chú tâm vào công phu không ngoài trăm ngày ắt có hiệu nghiệm. Tổ Trường Chân nói: “Tu đan luyện kỷ biện công phu, quý địa ân cần lập dược lô, nếu hay luyện đến chỗ tột, tự nhiên chính niệm hợp hư vô”,

QUÝ SINH 癸生
Quý sinh, can quý trong thập can thuộc thuỷ cũng tức là chân thuỷ trong khảm vậy. Quý sinh tức là thiên quý nảy mầm, không giữ lấy sẽ mất. Vì vậy kho thuốc sinh ta tại khảm thì phải giữ lấy ngay kẻo nó tan biến mất. Ngộ Chân ghi: “Diên gặp quý sinh nên giữ lấy, kim gặp vọng viễn không chịu thử”.

QUỶ KHỐC THẦN HÀO 鬼哭神號
Quỷ là thi phách, thần là tam xích, đều do âm khí kết thành. Nó rất nguy hại cho thân người. Luyện đan trước hết phải tiêu diệt âm khí, tăng thêm dương khí, cho nên một khi dương hoả khởi, âm khí không an, dùng sự gào khóc biến thành âm ma đến chống lại. Lữ Tổ nói: “Chỉ nhân hoa rượu ngộ trường sinh, uống rượu cài hoa thần quỷ khốc”.

QUỶ TIÊN 鬼仙
Công phu tĩnh định đến tột cùng, không còn các tướng nhân ngã mà xuất thần thì có thể nắm lấy bản tính, không lệ thuộc sinh tử, thoát khỏi luân hồi sáu đường, có thể liễu sinh thoát tử ngang bằng trời đất, nhưng không thể thoát khỏi sức hút của tâm trái đất, bất quá trường tồn ở cõi âm mà thôi. Luận Huyền Cương ghi: “Một chút dương khí chẳng dứt chẳng làm quỷ, mảy may âm khí chưa hết chẳng thành tiên”.

QUYẾN THUỘC 帣屬
Đạo hữu môn sinh, bạn bè hộ đạo đều gọi là quyến thuộc cùng thân quyến. La Phù Ngâm ghi: “Lời hay người xưa nên ghi nhớ, công phu thuần thục nói thông tiên, ngôn ngữ không thông chẳng phải quyến thuộc, công phu chưa đúng mức thì không kết quả”.

S


SA HỐNG 沙汞
Sa là hoả của nam ly, ngoài dương mà trong âm, bên trong chứa chân hống, gặp hoả thì phi, gặp kim thì phục, cho nên sa có nạn hay bay đi, diên có sức chế phục. Hống là chấn mộc, hình tượng giáp ất phương đông, ở vị trí của sao giác sao cang, tính thích bay đi, biến hoá khó lường, hiện là thanh long. Thể nó trơn trượt như có nước, chỉ có thổ mới khắc phục nó; sắc nó xanh như cây, chỉ có kim mới chặt đẽo nó. Trong diên hống có ngân sa, cũng như trong tâm người có tính tình. Diên ngân sa hống là do tinh của thái dương hoá ra, lưu phối tứ tượng mà sinh nơi thổ. Triều nguyên tử nói: “Phía nam huyết là hống trong sa, bờ bắc tinh là diên trong thuỷ”.

SẢN DƯỢC 產藥
Là bước thứ ba của công pháp và quá trình Tiểu chu thiên. Thông qua rèn luyện ngưng thần nhập khí, tinh khí dần dần thịnh vượng lên, thế là sản sinh ra ngoại dược. lúc ngoại dược sản sinh chính là “Hoạt tý thời nhất âm sinh” như người ta thường nói, là một cảnh tượng xuất hiện trong quá trình luyện công. Cảnh tượng này phải chờ nó tự sản sinh, kiên nhẫn như con gà mang quả trứng vậy. Nếu nóng vội thì không phải “chân cơ”, chẳng có ích gì.

SẢN DƯỢC XUYÊN NGUYÊN 產藥川嫄
Vốn là khôn địa tiên thiên, nhưng không là lão âm chẳng thể tự hành. Đoài là tiểu nữ, là cùng loại với khôn, thay khôn hành đạo, cho nên lấy đoài kim phương tây làm chủ, là chính vị của kim. Doãn chân nhân nói: “Chẳng phải huyền môn tin tức sâu, núi cao sông rộng ít tri âm, có kẻ tìm được đường khi đến, xích tử vốn thông thiên địa tâm”.

SẮC THẦN 嗇神
Chỉ việc giữ tinh thần ở bên trong, dưỡng thần dưỡng tính. Dưỡng Tính Diên Mệnh Lục ghi: “Kìa, con người ta không thể không có dục vọng, lại không thể không có công việc. Nhưng nên giữ tâm điều hoà ít niệm tĩnh tư, trước hết biết gạt bỏ những việc loạn thần phạm tính. Đó là một thuật để giữ gìn tinh thần (sắc thần) vậy”.

SINH KHÍ 生氣
1. Chỉ khí tự nhiên. Chính nhất pháp văn tu chân chỉ yếu ghi: “Sinh khí là tinh hoa của nhật nguyệt và khi Đông thanh thời kỳ đầu. Cho nên nguyên khí ở trong tỳ, nhờ sinh khí này mà tương sinh”.
2. Chỉ khí sáu thời tiết dương (tức 23 giờ đêm trước đến 11 giờ trưa hôm sau). Đạo gia nội luyện, phận nhiều hít thở khí này để dưỡng sinh.



SINH MÔN 生門
1. Chỉ Huyện quan. Ngộ Chân Thiên ghi: “Liệt kê ra cửa sinh môn, vốn dĩ chỉ có một cái, đó là cái cửa một lỗ Huyền quan. Cái cửa này trong chứa khí ngũ hành. Thuận thì ngũ hành tương khắc, mỗi thứ một nhà, ngũ tức biến thành ngũ tặc, Sinh môn tức là Tử môn. Nghịch thì ngũ hành tương sinh, cùng về một khí, Ngũ tặc biến thành Ngũ đức. Tử hộ tức là Sinh hộ, Tử môn tức là Sinh môn”.
2. Chỉ rốn.
3. Chỉ Mệnh môn. Huỳnh đình nội cảnh kinh ghi: “Sinh môn chính là Mệnh môn”.

SINH MÔN TỬ HỘ 生門子戶
Rốn là sinh môn (cửa sống), bên trong có bảy lỗ: 1- Thông ngoại thận, 2- Thông yển nguyệt lô ở sau rốn trước thận, 3- Thông hoa trì, 4- Thông khí hải, 5- Thông nội thận nơi tã khiếu, 6- Thông nội thận nơi hữu khiếu, 7- Thông một lỗ dưới vị lư. Dương quan là tử lộ (cửa chết) có năm lỗ: 1- Thông hai lỗ trong nội thận, 2- Thông một lỗ trong đan điền, 3- Thông mạch nhâm, 4- Thông đường tiểu, 5- Thông một lỗ mạch đốc. Ngộ Chân ghi: “Phải đem tử hộ làm sinh hộ, đừng chấp sinh môn là tử môn, nếu gặp sát cơ rõ tráo trở, mới biết trong hại lại sinh ân”.

SINH NHI TRI CHI 生而知之
“Sinh ra đã biết”. Những người ngày xưa có căn khí đã tu đạo đời trước hoặc nhiều đời, do chưa gặp chân sự mà không thể liễu đạo, hoặc nhiều đời hành thiện tích đức, cảm động thượng thiên, linh căn túc huệ, sinh ra liền tin đạo, dễ gặp minh sư, chưa trưởng thành đã quyết lập chí như Hàn Sương Tử, Hà tiên cô, Tạ Tự Nhiên, Tô Tử Thần, Lam Thái Hoà bao giờ cũng liễu tính, mệnh cũng tự liễu. Khế Kinh ghi: “Thượng đức vô vi không thể cầu với sự suy nghĩ”. Nếu tu đạo không thành thì chớ vội nản chí.

SINH SÁT CHI CƠ 生殺之機
Đan đạo lấy sự nghịch khắc là sinh, lấy thuận thành làm tử, nên cơ thuận sinh, tuy sống mà giống như cái chết; cơ nghịch khắc, tuy chết mà giống như sống. Khắc là sát cơ, làm đảo lộn sự sống. Bởi vạn vật đầy đủ thì phải tiêu, tiêu là sát cơ; vạn vật trống rỗng thì phải tức, tức là sinh cơ. Phàm dương rỗng nơi tý, đầy nơi ngọ, một khi đến mão, sinh cơ không thể ngăn chặn, cho nên phải mộc dục. Nhưng trong sinh có sát, trong sát có sinh, nếu trong một lúc sính sát đều đến, tin tức trong đó phải tự biết thời cơ, cảnh hoàn đan, chu thiên hoả hậu, chỗ nhiệm mầu của nó quả khó thuật hết. Tổ Tử Dương nói: “Nếu có thể chuyển được cơ sinh sát này, trong lúc trở bàn tay hoạ biến thành phúc”.

SINH THÂN THỌ KHÍ SƠ 生臣壽氘初
Thưở ban đầu sinh thân tức là nhất khí tiên thiên làm chủ, chỗ thọ khí của nó là đan điền. Khí này là khí trước khi có thân, cho nên gọi là nhất khí tiên thiên, do lúc cha mẹ giao cấu mà được, đã có thân này nhưng miệng mũi chưa mở, khí đan điền thông với rốn của mẹ, cho nên thấy thân này ngày một lớn, cho đến khi bật tiếng khóc đầu tiên miệng mũi liền mở, khí hậu thiên do đây mà vào, tiến vào xuất ra không gián đoạn thì khí đan điền tự chứa trong hai khí của cha mẹ, chỗ gọi là đều lập càn khôn, khai sinh mặt mũi. Lữ Tổ nói: “Huyền tẫn chân huyền tẫn, chẳng tại tim cũng chẳng tại thận; triệt để nắm lấy sinh thân thọ khí sơ, chớ trách thiên cơ tiết lộ hết”.

SINH TINH THỜI GIAN 生精時間
Thể đồng trinh chưa phá hư, dương khí phát sinh vào giờ tý, hợp với khí trời đất. Thể trung niên đã phá hư, dương khí phát sinh muộn vào giờ sửu dần, trái nghịch với khí trời đất. Thể lão niên hư nát, dương khí từ giờ mão mới phát thậm chí suốt đêm chẳng sinh cùng với trời đất sinh khí không tương ưng. Tâm Hương Thị nói: “Khí trong thân người chưa từng chẳng sinh, chỉ sau nửa đêm tim thận một khi giao thì tinh thần tự sinh để ứng phó tác dụng trong một ngày, do ứng sự tiếp vật, hao tán quá nhiều, cho nên không thể chứa thêm mà bị tổn giảm đến nỗi ngày càng suy lão, sự sinh cũng chẳng tự biết, chỉ có được sự tĩnh định mới biết rõ sự kì diệu của nó”.

SIÊU THOÁT 超脫
Siêu là siêu xuất thân phàm mà vào cõi thánh, thoát là thoát khỏi tục luỵ mà thành tiên tử. Lại siêu là xuất thân, thoát là thoát thai. Tổ Hải Thiềm nói: “Công thành phải biết cảnh xuất thần, nội viện phồn hoa chớ luỵ thân, lãnh hội ngũ hành pháp siêu thoát, dưỡng thành tiên chất xuất phàm trần”.

SONG QUAN 囪關
Chỉ 2 huyệt Cao, Hoang. Tây Vương Mẫu nữ tu chính đồ ghi: “Xét Song Quan vị trí ở sau cùng trước xương sống, trong quan có hai huyệt, là chỗ sở cứ của nê dịch trong cơ thể con người, bên trái là Cao, bên phải là Hoang, sức thuốc không thể tới được, chân khí không tự đến, nê dịch chiếm giữ việc gây hoạ cho cơ thể, tạo hoá sinh ra người, đặt cửa quan để đảm bảo hộ tâm, vì vậy chỗ đó gọi là Song quan”.

SONG TRÙNG HOẢ HẬU 雙重火候
Phàm công phu lấy tĩnh chờ động trong luyện đan đều gọi là song trùng hoả hậu. Đan kinh ghi: “Trong tĩnh dương động kim xuất khoáng, sấm nổ dưới đất lửa bức kim”, là hoả hậu trong hoả hậu lúc thái dược; “Ngọc nhuỵ sinh trong yển nguyệt lô, thuỷ ngân cân bằng trong đỉnh chu sa”, là hoả hậu trong hoả hậu lúc kết đan; “Bảy ngày dương khởi lại, diệu dụng hỗn hợp bách thần hoà”, là hoả hậu trong hoả hậu lúc kết thai; “hữu vô đều không lập, vật ngã đều quy không” là hoả hậu trong hoả hậu lúc thoát thai, hai đan nội ngoại, song trùng hoả hậy chấm dứt tại đây. Tiên Tông ghi: “Nếu như không biết rõ sự tinh vi của hoả hậu thì dù có dược mà dược cũng không thể thành đan”.

SONG TU 雙修
1. Chỉ việc song song tu luyện cả âm dương. Ngộ Chân Thiên chú sớ q.1: “Kẻ tu chân nếu giữ bản thân mình mà tu thì chẳng qua chỉ là rèn luyện tinh khí thần mà thôi. Lẽ nào cả ba thứ đó đều là cùng sinh ra sau trời đất, thuần âm mà không có dương, lại có thể biến hoá thành thuần dương mà vượt ra ngoài trời đất được sao? Vậy nên lấy đó mà lập đỉnh, cùng tu hai thứ âm dương”.
2. Chỉ tính mệnh song tu. Khuê Chỉ ghi: “Ngay lúc ba đầu, lấy mệnh giữ tính, khiến tính được bảo toàn, sau lại lấy tính để giữ yên mệnh, đó là chính điểm then chốt của việc tính mệnh song tu vậy”.

SỔ TỨC 數息
Sổ dùng hào, vị dùng thời, chu thiên tạo hoá lấy đây làm chuẩn mực chẳng phải thực có số 360 khô khan. Sổ tức chẳng qua điều độ sự hoãn gấp của thần khí mà thôi. Kim Cốc Dã Nhân nói: “Chu thiên hơi thở từ từ đếm, Ngọc lậu hàn thinh giọt giọt phù”.

SƠ CỬU TIỀM LONG 初九潛龍
Là hình tượng bắt đầu có dược khí phát sinh, hiện ra rội mất vẫn không dùng được, vì dược miêu quá non không thể làm đan. Xao Hào Ca ghi: “Tăng thêm hoả hậu phải phòng nguy, sơ cửu tiềm long không thể luyện”.

SỬ KHÍ 使氣
Chỉ việc lấy thần chế ngự khí, thần hành khí hành, thần yên khí yên. Mạch vọng ghi: “Khí trong con người, tụ thì sinh, tán thì diệt, thịnh thì khoẻ, mệt thì suy, thông thì nhẹ nhõm, tắc nghẽn thì đau đớn, điều hoà thì bình an, nguy lệ thì sinh bệnh”. Cho nên nói: “Khí là vị thuốc tăng thêm năm tháng. Ý hành thì khí hành, ý ngưng thì khí ngưng. Cho nên tâm là vị thần sai khiến khí. Tâm tức là ý. Nhưng ý sai khiến khí, không gì chẳng phải là nguyên thần chủ vong”.

T



TẢ HỮU TƯỚNG QUÂN 左右將暈
Ngộ Chân Thiên ghi: “Tướng là Hoả quan, Tả là Văn hoả, Hữu là vũ hoả. Nói Tướng quân đó là dùng để ví với Hoả hậu, bên Tả là Văn hoả chủ tĩnh, bên hữu là Vũ hoả chủ động. Dùng hoả bốc thuốc cũng giống như đánh trận, Tả hữu tướng quân ắt phải được sử dụng đính đáng”.

TẢ TOÀN HỮU CHUYỂN 左璇右轉
Tả toàn là ly hoả chứa mũi nhọn nơi mão dậu, hữu chuyển là kim công gá thể nơi tây lân. Ngọ hướng đông là tả toàn, xích hống hoả long, tý hướng tây là hữu chuyển, hắc diên thuỷ hổ. Khế kinh ghi: “Long đông hổ tây, giới hạn mão dậu, chia ra chủ khách”. Tây làm chủ, đông làm khách.

TÀI TIẾP PHÁP 栽接法
Tài là ngưng thần nhập khí huyệt. Tiếp là thái dược đem về lò. Luyện đan tu đạo, khi tuổi già sức yếu phải dùng pháp tài tiếp, trước hết phục hoàn nguyên thể và phục nguyên càng sớm càng diệu. Cổ Đức nói: “Thêm dầu nên làm sớm, tiếp mệnh chớ diên trì”.

TAM ÂM TAM DƯƠNG 三陰三暘
Xích tử, chân nhân, anh nhi là nội tam dương; lúc sinh ta thành hình liền có. Thực thần, hồn, phách là ngoại tam âm; lúc sinh ra ứng thời mà vào. Tâm Hương Thị nói: “Chân âm ứng bên ngoài, chân dương động bên trong, dương từ bên trong xuất, âm từ bên ngoài nhập”.

TAM BÀNG 三旁
Ba quan phía sau thân người, ngoại trừ con đường lớn ở giữa, hai bên mỗi quan đều có đường riêng cũng thông qua được. Lúc vận chu thiên nếu không đi đường giữa mà đi đường bên, đi sai lộ trình thì đan không thể kết, uổng dụng công phu. Ngũ Chân nhân nói: “Hoả hậu vận hành chu thiên bốc ra ngoài hoàng đạo và xích đạo, thì theo con đường cong bên cạnh, hoả hậu này ắt không thể đến lò”.

TAM BẢO 三寶
Tinh khí thần là nội tam bảo, tai mắt miệng là ngoại tam bảo; vì tinh ban ngày ở nơi tai, ban đêm ở nơi thận; khí ban ngày ở nơi miệng mũi, ban đêm ở nơi rốn; thần ban ngày ở nơi mắt, ban đêm ở nơi tim. Tham Đồng ghi: “Tam bảo tai mũi miệng, lấp kín đừng cho thông, chân nhân ẩn vực sâu, phù du giữ quy trung, quanh co để thấy nghe, mở đóng đều hợp đồng”.


TAM BẢO THUẬN NGHỊCH 三寶順逆
Tam bảo tinh khí thần, tiên đạo quý trong nó làm ngược lại mà thành đan sinh thiên; thế tục xem thường nó làm theo mà thành chất ô trược chôn vùi trong đất. Đây là do trong lúc tĩnh cùng tột, ở đáy biển lay động gọi là nguyên khí vô hình, biết động đã vùng tột gọi là nguyên tình, thần trước động sau giác gọi là nguyên thần. Nguyên khí, nguyên tinh, nguyên thần này là báu vật vô giá có thể luyện thành đan, uống vào liền được Đại La Kim Tiên. Tinh khí thần hậu thiên đều do tam bảo tiên thiên phát sinh, nhưng tam bảo tiên thiên đều bị tinh khí thần hậu thiên làm hư hỏng. Trong tam bảo chỉ có khí tiên hậu đều sử dụng để làm đan, nhưng tinh với thần chỉ dùng tiên thiên, không thể dùng hậu thiên. Cổ Tiên nói: “Sừng sững vô vi dung chứa tam bảo, hơi hơi văn hoả dưỡng tiềm long”.

TAM BẤT DỤNG 三不用
“Ba cái không cần”. Một là tai chẳng cần nghe thì khảm thuỷ lắng trong. Hai là mắt chẳng cần nhìn thì ly minh sáng sủa. Ba là miệng không cần nói thì đoài kim lên tiếng. Quảng Thành Tử nói: “Mắt không thể thấy, tâm không thể biết, tai không thể nghe, thần giữ gìn bên trong thì hình hài sẽ trường sinh”.

TAM BẤT ĐỘNG 三不動
Chỉ khi luyện tinh thân chẳng nên động, khi luyện khí tâm chẳng nên động, khi luyện thần ý chẳng nên động.

TAM BIẾN THÀNH TIÊN 三變成仙
Công trình nội đan có ba lần biến hoá: một biến thành dược, hai biến thành đan, ban biến thành tiên. Đan Dương Tử nói “Ba năm không rỉ chảy, hạ điền kết làm dược; sáu năm không rỉ chảy, trung điền kết làm đan; chín năm không rỉ chảy, thượng điền kết làm tiên”.

TAM CHÂN 三真
“Ba thứ chân thật”. Trong luyện đan, một là cần dược vật chân thật, hai là cần hoả hầu chân thật, ba là cần luyện pháp chân thật. Kinh Xích Văn Động Cổ ghi: “Trời được cái chân thật nên trường, đất được cái chân thật nên cửu, người được cái chân thật nên thọ”.

TAM CHÍNH 三正
Chỉ Khí chính, pháp chính, tâm chính. Khí chính là ngàn thần có linh. Pháp chính thì tức mệnh có thể yên, khiến đỉnh có thể bổ khuyết, thần khí có thể chính đính, lục thần có thể yên tĩnh, toàn thân có thể thanh tịnh, chân đạo có thể thành tựu. Tâm chính thì vạn thần chẳng loạn.

TAM CHỦNG DÂM SỰ 三種淫事
“Ba thứ dâm sự”. Một là dâm tâm, hai là dâm cơ, ba là dâm căn. Ba loại dâm này không đoạn trừ, cho dù ông thiên tu vạn luyện đều thuộc bàng môn sấm lậu. Sao gọi là đoạn tuyệt dâm sự? Như mắt nhìn nữ sắc mà không động tâm, tai nghe dâm thinh mà không nghĩ tưởng, thân xúc chạm dâm cụ mà không khởi niệm dâm. Ngoài những điều này ra, còn có dâm căn thiên nhiên, đó là phải luyện đến ngọc dịch hoàn đan, dâm căn này tự diệt. Hứa Chân Quân nói: “Đàn ông tu thành không rỉ tinh, đàn bà tu thành không rỉ kinh”.

TAM CỐC 三谷
Linh cốc ở dưới gọi là quan nguyên, ẩn tu nơi mật thất. Ứng cốc ở giữa gọi là giáng cung, bày khuôn phép nơi minh đường. Thiên cốc ở trên gọi là nê hoàn, thần trụ nơi bổn cung. Nguyên thần ở ứng cốc nên tai có nghe, mắt có thấy, ngũ quan giữa chứa phận thì bách thể nghe theo lệnh. Nguyên thần ở linh cốc thì thần khí giữ gìn nhau mà hồn phách hợp lại. Dương tử nói: “Giấu tâm nơi vực sâu, vẻ đẹp làm mê hồn linh căn”.

TAM CÔNG 三功
“Ba thứ công phu”. Sơ quan hạ điền là công phu trăm ngày luyện tinh, trung quan trung điền là công phu 10 tháng luyện khí, thượng quan thượng điền là công phu ba năm nhũ bộ. Sơ trung quan ở trước là công trình quan, thượng quan ở sau là đăng thiên quan, pháp luyện đan này có quy củ nhất định. Khuê Chỉ ghi: “Sơ quan công phu luyện tinh, nẩy sinh nguyên dương trong cung khảm để vững chắc tinh trong thận. Trung gian luyện công phu luyện khí là luyện nguyên khí, bổ nguyên âm trong cung ly. Thượng quan công phu luyện thần, là luyện nguyên luyện hư, khảm ly hợp thể để phục càn nguyên”.

TAM CUNG 三宮
Nơi tiên gia tu luyện, nơi dương thần ra vào. Huỳnh định nội cảnh kinh ghi: “Nếu được Tam cung chứa Huyền đan, Thái ất Lưu châu đặt Côn Lôn”. Tam cung đó là Huyền đan cung ở trên thượng đan điền, thứ đến là Thái ất cung, thứ ba là Lưu châu cung đều cùng đặt trên Côn Lôn. Côn Lôn chính là chỗ cao nhất trong óc.

TAM CUNG THĂNG GIÁNG 三宮升降
Bắt đầu được dược, dương khí tự nhiên thăng giáng không cần phải tạo tác, ba cung tức là ba điền. Tiên Tông ghi: “Ba cung thăng giáng cần tự nhiên, được minh sư hoả hầu mới là chân”.

TAM CỰC 三極
Tức tam tài: Thiên, Địa, Nhân trong một quả kép. Hào sơ và hà Nhị là Địa. Hào Tam và hào tứ là Nhân. Hào ngũ và hào Lục là Thiên.

TAM DĨ 三以
“Ba thứ dĩ”. Luyện đan cầm lấy thần khí làm cội gốc, lấy xung hoà làm tác dụng, lấy vô vi làm lỵ sở, mới không đến nỗi đi lạc vào đường tẻ. Tổ Đan Dương nói: “Đạo không hình không tên, thần khí là tổ, nguyên khí giáng hoá, thần minh tự sinh, luyện thần hợp với đạo đây là hư vô”.

TAM DỊ 三異
“Ba thứ dị”. Lô đỉnh có nhiều tên gọi khác nhau, chỉ là một chỗ. Dược vật có nhiều tên gọi, chỉ là một vật. Hoả hậu có nhiều tên gọi, chỉ là một thời. Chung Tổ nói: “Lô chừ, lô chừ, phân biệt danh hiệu, muôn đời truyền nhân, gom chung một khiếu này”.

TAM DIÊN 三涎
“Ba thứ diên”. Một là diên của hoàn đan, hai là diên của kim đan, ba là diên của thần đan. Ba loại diên này là con đường luyện đan trọn vẹn trước sau; nếu có một diên chưa tựu thì tính mệnh chưa liễu. Xao Hào Ca ghi: “Số hoả đủ dược mới thành, liền có tiếng long ngâm hổ rống, ba diên chỉ được một diên tựu, quả vị kim tiên chưa hiện hình”.

TAM DỤC 三欲
“Ba thứ dục”. Một là thực dục, hai là thuỳ dục, ba là sắc dục. Trong ba thứ dục, thực dục là gốc. Ăn quá no thì dễ hôn trầm, ăn quá ngon, cảnh quá thích thì khởi sắc dục. Doãn chân nhân nói: “Trong sự tổn hại cho việc tu hành ba thứ dục là quan trọng, chẳng tiết chế sự ăn uống thì ngủ nhiều, tình dục tự xuất hiện, người học đạo trước hết phải tiết chế ba thứ dục mới vào cửa đạo”.

TAM DUYÊN 三緣
“Ba thứ duyên”. Luyện đan phải có đủ ba duyên tụ hợp mới có thể vào thất thực hành công phu. Một là phải thành tâm tích đức, hạ mình cầu người mới có thể gặp chân sư, đây là thiên duyên. Hai là phải khiêm hạ mới được phúc địa, đây là địa duyên. Ba là phải trung tín liêm kiệm, tự hội ngộ đồng chí hợp đạo, bạn bè hộ đạo trong ngoài, đây là nhân duyên.

TAM DƯƠNG 三暘
Chỉ khí của tân dịch, khí ở trong thận, chân khí của Đan điền.

TAM DƯƠNG KHAI THÁI 三暘開泰
Dương mới động là địa lôi phục, hai dương đang động là cửu nhị kiến long, ôn hoà rõ ràng đúng thời; ba dương động, đã tột cùng là cử tam dịch thích, phải đề phòng nguy hiểm. Tổ Tam Phong nói: “Một dương hoả khởi cần ôn dưỡng, hai dương hoả khởi có thần công, ba dương đồng quẻ bình yên, bừng bừng mãnh hoả thiêu hư không, 5048 đầy đủ số của nó, mới luyện hết chân diệu”.

TAM ĐAN 三丹
Chỉ ba tầng thứ trong quá trình tu trì Nội đan: tức là Thượng đan, trung đan và hạ đan. Thượng, trung, hạ thực ra chẳng phải là một loại đan mà là một đan chia ra mà nói. “Hạ đan là luyện tinh hoá khí. Trung đan là luyện khí hoá thần. Thượng đan là luyện thần hoàn hư”.


TAM ĐẢO 三島
“Ba thứ đảo”. Đỉnh đầu là thượng đảo, tâm là trung đảo, thận là hạ đảo. Lý Tiên Ông nói: “Định tức ngầm thông đường ba đảo, bao lần nằm mộng thấy Hy Hoàng”.

TAM ĐẠO 三道
“Ba thứ đạo”. Nhất âm nhất dương hai người hợp thành, đây là thiên đạo thuận hành. Nhật nguyệt chồng chất nhau đây là dịch đạo giao nhau. Nhật nguyệt hợp nhau đây là đan đạo phản hoàn. Du Ngọc Ngô nói: “Thiên đạo không có hơi thở thì không vận hành, đan đạo không có hơi thở thì gián đoạn”.

TAM ĐẾ 三帝
Con người đem tinh khí thần trong thân luyện đến biến hoá khó lường sai khiến vạn linh, giống như đế vương nhất hô bá ứng thì gọi là tam đế. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Bồng bềnh tam đế ngồi nơi mát mẻ, khói mây ngũ sắc xanh biếc”.

TAM ĐIỀN 三田
Còn gọi: Tam điền, Tam đan điền. Chỉ là ba Đan điền trong cơ thể con người. Huỳnh Định nội cảnh ghi: “Trong Tam điền tinh khí bé nhỏ”. Tam điền tức tam đan: giữa hai lông mày là Thượng đan điền, dưới tim là Trung đan điền, dưới rốn là Hạ đan điền.

TAM ĐIỀN PHẢN PHÚC 三田反復
Quẻ Càn bức bách dương quan, trung điền chống lại hạ điền; quẻ Khảm bay lên kim tinh, hạ điền chống lại trung điền; quẻ Ly thái đại dược, trung hạ điền chống lại Thượng điền. Ngũ chân nhân nói: “Công phu tam thừa đều có cái lý tam điền phản phúc”.

TAM ĐIỆP 三牒
Tức là tên khác của tâm điền. Thượng điền rỗng ở giữa một tấc hai phân chứa thần, trung điền rỗng ở giữa một tấc hai phân chứa khí, hạ điền rỗng ở giữa một tấc hai phân chứa tinh. Tổ Tam Phong nói: “Đêm qua đàn ngọc sau khi tam điệp, một ngày gió lạnh trăng đẹp đẽ”.

TAM ĐỊNH 三定
Chỉ ba giai đoạn tu tâm nhiếp tâm của người tu trì khi luyện cộng. Tức Nhiếp tâm trụ nhất, đó là An định; Khôi tâm vong nhất, đó là Diệt định; Ngộ tâm chân nhất, đó là Thái định.

TAM ĐOAN 三端
Khí xuất ra từ trời gọi là thái vô, bao gồm thể hồng hoang khi trời đất chưa phân đã có khí này, là tiên thiên sinh trời đất, đây là nhất đoan. Khí bắt nguồn từ trời gọi là thái hư, hàm chứa hình tượng mờ mịt, con người và sự vật chưa sinh đã có khí này, là tiên thiên sinh người sinh vật, đây là nhị đoan. Hợp khí của hai đoan này gọi là thái ất, là tiên thiên sinh thánh tiên, đây là tam đoan. Thái Thượng nói: “Có vật trộn thành, tiên thiên địa sinh ra, không biết tên gọi của nó, miễn cưỡng gọi là đạo”.

TAM ĐOẠN 三段
“Ba giai đoạn”. Công phu luyện đan cần phải phân chia giai đoạn, không thể tu luyện lộn xộn. Giai đoạn thứ nhất gọi là tích luỹ tinh khí, giai đoạn thứ hai gọi là khai triển quan khiếu, giai đoạn thứ ba gọi là chuyển vận chu thiên. Ba giai đoạn này là nhân nguyên, địa nguyên, thiên nguyên, cũng có phân đoạn khác nữa. Lữ Tổ nói: “Bí quyết công phu tam đoạn, nói rõ ràng với anh, nay ta đích thân chú thích, thành bộ sách thể quyết hành”.

TAM ĐỘC 三毒
“Ba thứ độc”. Một là âm thần hại tính con người, hai là âm tinh hại mệnh con người, ba là âm khí hại ngũ tạng con người. Kinh Thanh Tịnh ghi: “Nếu có thể trừ đi dục vọng để tâm tự yên ổn, lóng lặng tâm để thần tự trong sáng, tự nhiên lục dục chẳng sinh, ba độc tiêu diệt”.

TAM GIA HỘI HỢP 三家會合
“Ba nhà hội hợp”. Lúc luyện tinh hoá khí là tinh khí hợp, lúc luyện khí hoá thần là thần khí hợp, lúc luyện thần hoàn hư là ba nhà tinh khí thần hội hợp làm một. Tổ Tam Phong nói: “Muốn cho ba nhà tình ý hợp, chỉ nhờ một điểm đạo tâm kiên cố”.

TAM GIA TƯƠNG KIẾN 三家相見
“Ba nhà gặp gỡ”. Nhân sinh do hai khí cha mẹ gặp nhau mà thành một khí còn thấy một điểm linh quang trong hư không, gọi là ba nhà gặp gỡ thành một nhà. Tiên gia thì trước tiên tính đến thấy tình, kế đó tình đến hợp khí, sau đó khí đến hợp thần, đây gọi là ba nhà gặp gỡ hợp thành một thể. Tổ Tiềm Hư nói: “Hai vật thích tụ đều về trung cung, ba nhà gặp gỡ mang thai thành đứa bé”.

TAM GIỚI 三界
“Ba cõi”. Một là dục giới, hai là sắc giới, ba là vô sắc giới. Ba giới này ở trong thân người, luyện tinh có thể siêu dục giới, luyện khí có thể siêu sắc giới, luyện thần có thể siêu vô sắc giới. Kim Đan Tứ Bách Tự ghi: “Hiểu được nền tảng khảm ly, tam giới quy về một thân”.

TAM GIỚI 三戒
“Ba giới”. Một là giới tư lự để giữ vẹn thần, hai là giới ngôn ngữ để giữ vẹn khí, ba là giới sắc dục để giữ vẹn tinh. Tổ Trùng Dương nói: “Muốn được chân đạo trước hết thọ ba giới, một là bớt duyên, hai là trừ dục, ba là tĩnh tâm, siêng năng tu hành, đạo tự sẽ đến”.




TAM HẬU 三候
“Ba hậu”. Luyện đan cần ba hậu, một cần tinh tụ mới có thể phanh luyện, hai cần khiếu khai mới có thể vận chuyển, ba cần dược sinh mới có thể thái thủ. Minh Đạo Ca ghi: “Tam quan tam hậu phải phân minh, cửu cầm cửu kiếm phải khéo tạo”.

TAM HOA 三華
“Ba thứ hoa”. 1- Ngọc hoa là tinh, 2 – Kim hoa là khí, 3- Cửu hoa là thần. Khuê Chỉ ghi: “Năm khí đều bốc lên, ba hoa tụ nơi đỉnh, dương thuần thì âm tách, đan chín thì châu linh”.

TAM HOA TỤ ĐỈNH 三華聚頂
Lúc luyện thần hoàn hư, tam hoa tinh khí thần hội tụ nơi thượng điền, cũng như cây cỏ nở hoa sắp kết trái mà tinh hoa tụ nơi đỉnh. Tổ Tam Phong nói: “Nhị khí ngưng thai diên tự giảm, tam hoa tụ đỉnh hống lại tăng”.

TAM HOẢ THUẬN NGHỊCH 三火順逆
Một là quân hoả ở trong huyền khiếu, hai là tướng hoả ở ngoài huyền khiếu, ba là dân hoả ở trong thân người. Quân hoả phát mà tướng hoả nối theo, tướng hoả động mà dân hoả đi theo. Ba hoả thuận hành thì thành người, ba hoả nghịch hành thì thành tiên. Cổ Đức nói: “Hoả thiêu biển khổ lộ thiên cơ, trong lò tuyết trắng bay đầy trời”.

TAM HOÀNG 三黃
Chỉ Lưu Hoàng, Hùng hoàng và Thư hoàng. Đó là ba loại ngoại dược.

TAM HOẶC 三惑
Chỉ ba loại tính tình cản trở việc tu trì luyện dưỡng. Đó là Tâm hoặc tham sống, Tình hoặc tham sắc, Ý hoặc tham thiện ác. Muốn trừ bỏ được đạo pháp ắt bỏ phải trừ bỏ Tam hoặc.

TAM HỒN 三魂
“Hồn” là một loại hoạt động tinh thần của con người. Đạo giáo nói người ta có ba hồn bảy phách. Bão Phác Tử ghi: “Muốn thông thần nên dùng kim thuỷ (nước vàng) để phân hình. Hình phân thì khắc thấy ba hồn bảy phách trong thân”. Tên của ba hồn là: một là Thái quang, hai là Sảng linh, ba là U tinh.

TAM HỒN THẤT PHÁCH 三魂七魄
Hồn thuộc mộc, số 3; phách thuộc kim, số 7. Theo thần qua lại gọi là hồn; cùng tinh ra vào gọi là phách. Hồn tên gọi là Sảng linh, Thái quang, U tinh. Phách tên gọi là Thi cẩu, Phục thỉ, Tước âm, Thôn tặc, Phi độc, Trừ uế, Xú phế. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Tam hồng vèo một cái phách tan nát, sao chẳng ăn khí thái hoà tinh”.



TAM HỢP 三合
Âm dương gia đem Thập nhị chi phối với Ngũ hành lấy ba thứ Sinh, Vương, Mộ để hợp cục, gọi là Tam hợp. Hiệp kỷ biện phương thư ghi: “Tam hợp có nghĩa là Thuỷ sinh ở thân, Vượng là ở Tý, Mộ là ở Thìn, nên Thân Tý Thìn hợp Thuỷ cục; Mộc sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộ ở Mùi, nên Hợi Mão Mùi hợp Mộc một cục; Hoả sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, nên Dần Ngọ Tuất hợp Hoả cục; Kim sinh ở Tỵ, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, nên Tý Dậu Sửu hợp kim cục”.

TAM HỮU 三友
Chỉ người có ba thứ Tình, Duyên, Thức. Người có đủ ba thứ đó gọi là Tam hữu. Trong chúng sinh người tu đạo đều coi loại người đó là người thân.

TAM KHÍ 三氘
“Ba khí”. 1. Chỉ khí thái sơ, Thái thuỷ và Thái tố. Thái sơ là dạng nguyên thuỷ của khí. Thái thuỷ là dạng nguyên thuỷ của hình. Thái tố là dạng nguyên thuỷ của chất. 2. Chỉ Huyền khí, Nguyên khí và Thuỷ khí. 3. Chỉ khí của tam đan điền. 4. Chỉ nguyên khí.

TAM KHÍ ĐỒNG NGUYÊN 三氘同源
Một khí tiên thiên chí đại chí cương lấp đầy trời đất, chảy khắp lục hư gọi là tổ khí. Người mới thọ thai liền tuân theo khí này mà sinh gọi là mẫu khí. Cho đến mười tháng thai tròn đầy, khí này sung mãn gọi là nguyên khí. Ba khí tổ, mẫu, nguyên vốn là một khí hoá sinh. Cứ mỗi lần hư tĩnh, lúc âm tột dương động, một khí tiên thiên xoay chuyển theo chuôi sao bắc đẩu thì nguyên khí phát sinh từ dưới cửu địa, đây là đông chí nhất dương sinh. Khí tiên thiên là dương, vô hình vô hạn nên có thể luyện đan để trường sinh. Khí hậu thiên là âm, hữu hình hữu hạn nên không thể tồn tại mãi. Nhưng luyện xuống rồi lên trở lại gọi là thất phản. Âm chân quân nói: “Từ dần đếm đến thân kim là thất phản, cũng nghịch thượng”.

TAM KỊ 三忌
“Ba thứ kị”. Ngồi thiền tối kị hôn trầm, trước phải tiết độ ăn uống thì khí dễ lưu thông, thường rỗng rang tâm mình, không để lại một sự một vật thì thần tự trong sáng. Chỗ gọi là ba kị đó là: một kị rượu thịt để khỏi tăng trọc khí, hai kị đồ cay nồng để khỏi sự nóng giận, ba kị mùi vị nồng để khỏi mất nguyên khí.

TAM LÃO 三老
Là tên của thân, tâm, ý. Lão là cổ (xưa), tổ tông. Nói về luyện đan ắt căn cứ tam lão này làm thể dụng. Vì thế tôn vinh làm tam lão. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Gấm vàng áo ngọc đeo hổ chương, nghĩ đến tam lão bay nhẹ nhàng”.

TAM LẬP BÁT THÔNG 三立八通
Tam là thiếu dương, số thuộc quẻ chấn, hình tượng của ngày mùng ba nguyệt xuất hiện ở phương Canh. Bát là thiếu dương, số thuộc quẻ đoài, hình tượng ngày mùng tám nguyệt hiện ở phương Đinh. Bởi dương từ ba ngày mới sinh ra, đến tam ngày mới hoà thông với âm, giống như ngày mùng ba tiềm long ánh chớp mới nháng; Ngày mùng tám cửu nhị kiến long, long đức chính trung, yên ổn sáng suốt. Tham Đồng ghi: “Dương dùng tam lập, âm dùng bát thông, ngày mùng ba quẻ chấn động, ngày mùng tám quẻ Đoài hành”.

TAM LỘ 三路
“Ba con đường”. Mạch nhâm ở trước thân là con đường của thần thuỷ giáng xuống. Mạch Xung ở trong thân là con đường của hô hấp qua lại. Mạch đốc ở sau thân là con đường của dương khí thăng lên. Đan kinh ghi: “Tu chân rõ ràng có quan độ, thái dược đem về tìm đạo lộ”.

TAM LUYỆN 三鍊
Chỉ sự tu trì luyện dưỡng Nguyên tinh, Nguyên khí, Nguyên Thần. Nói là luyện Nguyên tinh, có nghĩa là rút nguyên dương trong Khảm, nguyên tinh vững thì tinh giao cảm tự nó chẳng rò rỉ. Gọi là luyện Nguyên khí tức là bổ nguyên âm trong Ly, Nguyên khí trụ thì khí hô hấp tự nó không xuất nhập. Gọi là luyện nguyên thần tức là Khảm Ly hợp thể mà trở lại Càn, Nguyên thần ngưng thì thần tư lự tự nhiên thảnh thơi ổn định.

TAM MA 三魔
Một là ngoài thân thấy thì không thể nhận, không thể chấp. Hai là trong thân thấy, phải xét kỹ sự chân thật hư giả của nó, không thể nhận giặc làm con, bị nó mê hoặc liền khởi chân hoả tam muội thiêu đốt nó thì bọn ma tự tan mất. Ba là nằm mơ thấy không thể chấp, không thể nhiễm. Ngộ chân ghi: “Nếu không tích công hạnh âm đức, tâm động liền bị bọn ma quấy nhiễu”.

TAM MINH 三明
Tại trời là nhật nguyệt tinh tú, tại con người là tâm ý trí, vì ánh sáng nó soi sáng tỏ, tâm ý trí của con người cũng cảm thấy liền biết. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Tam minh xuất hoa trong sinh tử, động phòng linh tượng đẩu nhật nguyệt”.

TAM MÔN 三門
Bên trái là huyền môn, bên phải là tẫn môn, ở giữa là hoàng môn. Hình tượng của nó như ???, tức là trái phải giữa, ba cái lỗ rỗng gọi là tam môn, tả môn thông khí thở ra, hữu môn thông khí thở vào. Một khí thở ra là huyền môn đóng, một khí thở vào là tẫn môn mở. Đóng huyền môn thì ngũ quan ở trên không mở, đóng tẫn môn thì nhị khiếu ở dưới không rỉ. Phạm Đức Chiêu nói: “Nội khí chẳng xuất thì ngoại khí chẳng nhập, chẳng phải nói bế khí ép luyện đến tự nhiên mà như thế”.

TAM MUỘI 三昧
Tam muội của đạo gia gồm: 1- Thần muội: Hôn hôn mặc mặc (lẳng lặng mơ màng); 2- khí muội: Minh minh (mờ mịt bao la); 3- Tinh muội: Hoảng hoảng hốt hốt (thấp tha thấp thoáng), tam muội này có khả năng sinh ra Chân hoả. Tam Phong toàn tập ghi: “Tam muội bắt đầu phát ra từ dưới ly, nhất phù bắt đầu nổi lên từ trong khảm”.

TAM MUỘI CHÂN HOẢ 三昧真火
Chỉ Tâm hoả, thận hoả, bàng quang hoả. Tâm hoả còn gọi là Quân hoả, là Thượng muội hoả. Thận hoả còn gọi là Thần hoả, là Trung muội hoả. Bàng quang hoả còn gọi là Dân hoả, là Hạ muội hoả.

TAM NGŨ DỮ NHẤT 三五與一
“Ba năm và một”.
← Chỉ ngũ tạng. Là Chí tinh trong vòng trời đất, tam là tâm (tim) can (gan) phế (phổi): Ngũ là Tỳ; Nhất là thận.
↑ Chỉ trạng thái tinh và thần viên dung nhập khí của người tu trì khi luyện công.

TAM NGŨ HOÀ HÁI 三五和諧
Thuỷ số một, hoả số hai, đều ở phương vị tý nghọ, hợp lại số nó là ba. Thổ số 5. Ba thứ hội nơi nguyên cung thù tự nhiên hoà hài. Tham Đồng ghi: “Tý ngọ số hợp là 3, mậu kỷ gọi là 5, ba năm đã hoà hài, bát thạch đúng kỷ cương”.

TAM NGŨ HỢP NHẤT 三五合一
Tính ba thần hai là năm, tình một tình bốn là năm, ý thổ tự cho là năm. Ba cái năm này hợp nhất thì quy thái cực, tức là tâm thân ý ba nhà hội hợp liền thành thánh thai. Tham Đồng ghi: “Ba cái năm hợp nhất, trời đất chí tinh, có thể khẩu quyết, khó dùng sách truyền”.

TAM NGŨ NHẤT KHU YẾU 三五一區要
“Khu yếu” là chỉ bộ phận quan trọng. “Tam” tức là Tam Dương. “Ngũ” tức là Ngũ hành. “Nhất” tức nhất khí. Trong ba thứ đó, Tam dương là quan trọng nhất, cũng chính là Tinh, Khí, Thần. Tam dương đã định, đều gộp với Đan điền, quay về luyện Ngũ hành, vận vào một khí rồi sau đó thì thai kết đan thành.

TAM NGUYÊN 三元
“Ba thứ nguyên”. Luyện tinh hoá khí mà thành gọi là nhân nguyên, luyện khí hoá thần mà thành gọi là địa nguyên, luyện thần hoà hư mà thành gọi là thiên nguyên. Khuê chỉ ghi: “Một nguyên tinh cố, tinh của sự giao cảm tự không rỉ chảy; hai nguyên khí trụ, khí của sự hô hấp tự không ra vào; ba nguyên thần ngưng, thần của sự tư lự tự nhiên rất định”.

TAM NGUYÊN DỤNG SỰ 三元用事
“Tam nguyên” tức là Tam đan điền (ba Đan điền: Thượng, Trung, Hạ). “Dụng sự” chỉ Tinh khí, Thần chảy về ba Đan điền, khí của ba điền tác dụng lẫn nhau. Linh bảo tất pháp ghi: “Phi kim tinh vào não, Hạ điền về Thượng điền, hái thuốc Hạ điền về Trung điền, đốt thuốc thêm lửa, Trung điền về Thượng điền. Đó gọi là Tam điền dụng sự”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:38 am

TAM NHẤT 三一
Tam với nhất hợp lại tức là chữ tâm, bởi phía trên có 3 chấm, phía dưới có một lưỡi câu, đây là tam tài nhất thể, tam giáo nhất bổn. Nhất tức là một vật trước khi trời đất chưa phân, hình tượng tức là sự nhiệm mầu của ba điểm chưa phân. Đến âm dương phán, tam tài phân tức là diệu dụng của nhất phát hiện nơi ngoài như chữ tâm. Cho nên nhất là thể; tam là dụng. Nhất đây gọi là đạo sinh nhất, ... đây gọi là một sinh hai, phần trắng là trời, phần đen ở trong là đất, trời bao trùm đất, ... đây gọi là hai sinh ba, tam tài lập mà vạn vật sinh, ... đây gọi là thiên địa nhân, ba vạch ngang gọi là tinh khí thần. Hình tượng của ba vạch này, vạch đứng gọi là đạo, vạch ngang gọi là tâm. Tâm Hương Thị nói: “Nguyên thần linh diệu khó lường, dụng có ba, thể vốn một, một tức ba, ba tức một”.

TAM 三






Ba vòng tròn, vòng bên trong là tổ khí tiên thiên bổn lai, vòng ở giữa là âm dương hậu thiên, tức là phàm tinh phàm khí, vòng ngoài cùng là âm dương trời đất, màu trắng là dương, màu đen là âm, tuy chia ra ba lớp thật ra là một khí xuyên suốt, giống như một sinh hai là âm dương, hai sinh ba là tinh khí thần, cho nên trong đó có thần, là tiên thiên bổn lai hay ẩn núp trong hậu thiên chưa thể tương thông với khí trong sạch của trời đất bên ngoài, có thể ở trong chỗ hư tĩnh cùng tột bỗng nhiên lay động, xung phá âm dương hậu thiên, mới được cùng khí trời đất bên ngoài hội hợp làm một thì hình tượng biến thành ...., gọi là thấy tính, lúc này ngũ tâm tức là thiên tâm. Huyền Nguyên Tử nói: “Tĩnh lặng lâu dài, tĩnh lâu tột, không biết nhân ngã nhiều rắc rối, một ngày nào đó bỗng xuyên suốt mới biết vốn là hư không”.

TAM PHẢN 三返
“Ba thứ trở lại”. Một là trở lại như tuổi 16 là thể đồng trinh; hai là trở lại đến anh nhi, lúc vừa xuất thai, ba là trở lại đến bổn lai trước khi cha mẹ sinh ra. Bảo Chân Tử nói: “Tam phản cửu hoàn đại đan thành, muôn ngàn năm sau hình chẳng héo”.

TAM PHÁP 三法
Chỉ ba hạng công pháp trong quá trình tu trì nội đan, đó là Tự tại pháp, Quyền đạc pháp và Công ma pháp. Tu chân biện nan tham chính ghi: “Thượng đẳng tự tại pháp “viên thông đốn ngộ, sạch làu làu, đỏ roi rói, tròn xoe xoe, sáng choang choang, đi đứng ngồi nằm chẳng lìa pháp này. Như gương sáng nước lặng soi tỏ mọi vật, không gì lừa được, thung dung trung đạo, yên ổn mà đi, trời người cùng phát”; Trung đẳng Quyền đạc pháp thì “trong hậu thiên quay trở lại tiên thiên, trong nghịch đạo thực hành thuận đạo, lấy Chân hoá Giả, mượn Giả toàn Chân, tuỳ cơ ứng biến, nhân sự chế nghi, lợi thì thực hành, trong ngoài hỗ trợ lẫn nhau”; Còn Hạ đẳng Công ma pháp thì “đối với người bẩm tính ngu độn, kiến thức chẳng rộng, ắt phải ra công từ tâm địa, vứt hết thế sự, phải làm cho tâm chí khổ sở, gân cốt mệt mỏi, cơ thể đói khát, trăm luyện ngàn rèn. Chọn lấy điều hay mà giữ cho chắc, chịu được những nỗi khổ mà người khác chẳng chịu nổi, chịu đựng được mọi điều mà người khác chẳng chịu nổi, người khác năng một thì mình năng trăm, người khác được mười thì mình được ngàn, từ mọi chốn khổ não gian nan mà ra sức tạo tác, bỗng nhiên ló ra bản lai diện mục, từ đó mà một mạch ra công thực sự, cùng một mục đích với các phương pháp Thượng Trung. Cứ thế mà cố gắng thực hành, lấy mình ra mà cầu ở người. Ba pháp đó đều là bí quyết hoá chân từ xưa tới nay truyền miệng cho nhau, dạy người ta lượng sức mà làm. Người không thực hành được Thượng pháp thì thực hành Trung pháp; Người chẳng thực hành nổi Trung pháp thì tu hành Hạ pháp, tóm lại là mục đích là liễu tính liễu mệnh, ngoài ba pháp này ra không còn pháp nào khác nữa”.

TAM PHẨM 三品
Thượng phẩm là thiên nguyên đại đan, trung phẩm là địa nguyên thần đan, hạ phẩm là nhân guyên nội đan. Cổ Tiên nói: “Thượng phẩm giản dị mà dễ thành, trung phẩm yếu diệu mà có thể hành, hạ phẩm khó khăn phức tạp mà khó thành”.

TAM PHÒNG 三房
Phòng của tim ở giáng cung, phòng của thận ở long cung, phòng của tỳ ở trung cung. Kinh Huỳnh Đinh ghi: “Thường niệm ba phòng thông đạt nhau, thấy suốt rõ ràng không trong ngoài”.

TAM QUẢ 三寡
“Ba ít”. Chỉ ba phương pháp dưỡng sinh, tức Quả tư lự dĩ dưỡng thần (ít suy nghĩ để dưỡng thần), Quả thị dục dĩ dưỡng tinh (ít ham muốn để dưỡng tinh), Quả ngôn ngữ dĩ dưỡng khí (ít nói năng để dưỡng khí).

TAM QUAN 三關
“Ba cửa ải”. Có nhiều thuyết. 1- Chỉ tam quan trong cơ thể con người, hơn nữa còn chia ra làm tiền hậu: Ấn đường là Thượng quan, Trùng lâu là Trung quan, Giáng cung là hạ quan, đó là Tiền tam quan. Hậu tam quan gồm: Vĩ lư là Thái huyền quan, Giáp tịch là Lộc lư quan, Ngọc chẩm là Thiên cố quan. Tiền hậu tam quan này là con đường luyện đan. 2- Chỉ Nê hoàn là Thiên quan, Đan điền là Địa quan, Giáng cung là Nhân quan. Đó là tam quan trong thân thể con người. Như trong Huỳnh Đình Nội Cảnh kinh ghi: “Tinh khí hỗn độn ở trong Tam quan”. 3- Chỉ tai, mắt, miệng (nhỉ, mục, khẩu). Như Hoài Nam Tử - Chủ thuật ghi: “Mắt nhìn bậy thì dâm, tai nghe bậy thì lú, miệng nói bậy thì loạn. Tam quan (ba cửa) đó không thể không giữ gìn cẩn thận”.

TAM QUANG 三光
Dùng để gọi Nhật, Nguyệt, Tinh (mặt trời, mặt trăng, sao).

TAM SƠN 三山
Ba núi thần trên biển. Còn gọi là “Tam hồ”, “Tam đảo”. Thập Di Ký ghi: “Trên biển có ba quả núi có hình dáng như cái bình (hồ); Phương trượng là Phương hồ, Bồng lai là Bồng hồ; Doanh châu là Doanh hồ, đều là chỗ ở của thần tiên”.

TAM TAI 三災
1- Chỉ Phong tai, Thuỷ tai, Hoả tai, Đó là loại tai hoạ lớn, nên gọi là Đại tam tai.
2- Chỉ đói kém, dịch bệnh, binh đao. Đạo giáo cho là tai hoạ nhỏ, nên gọi là Tiểu tam tai.

TAM TÀI 三才
Vô cực một khi động sinh ra vật là thiên, thiên chủ về tĩnh mà sinh ra âm là địa, địa chủ về thành mà sinh ra vạn vật, con người từ tú khí của trời đất mà sinh ra thì thiên địa nhân tam tài định vị; nhân tâm dụ cho thiên, nhân thân dụ cho địa, niệm động dụ cho nhân thì thiên địa nhân chung làm một đạo. Đạo sinh nhị khí, nhị khí sinh tam tài, tam tài sinh ngũ hành, ngũ hành sinh vạn vật. Thiệu Tử nói: “Ai đem tam tài riêng lập căn, một thân riêng có một càn khôn”.

TAM TAM 三三
Tiền huyền là ba hào âm ở trên, ba hào dương ở dưới, đất trời quẻ tốt. Hậu huyền là ba hào dương ở trên, ba hào âm ở dưới, trời đất quẻ xấu, đây là tam tam. Hồ Lô Ca ghi: “Văn hoả vũ hoả rõ lục dục, tiền huyền hậu huyền biết tam tam”.

TAM TAM QUAN 三三關
“Ba thứ tam quan”. Ấn đường là thượng quan, Trùng lâu là trung quan, Giáng cung là hạ quan, đây là tiền tam quan. Đầu là thiên quan, chân là địa quan, tay là nhân quan, đây là trung tam quan. Vĩ lư là thái huyền quan, giáp tích là lộc lô quan, ngọc chẩm là thiên cốc quan, đây là hậu tam quan. Đạm Viên nói: “Thiên quan chỗ phát khởi tinh khí, địa quan chỗ ẩn chứa tinh khí, nhân quan chỗ phát triển tinh khí”.

TAM TÍNH QUY NHẤT 三性歸一
Luyện đến thuỷ tiêu, dưỡng đến hoả diệt thì tính, tình, ý, ba thứ quy làm một. Tổ Tiềm Hư nói: “Thuỷ hoả thổ ba tính hay hội hợp là thế nào? Vì bản tính nó vốn chung một tổ tông. Bản tính tức là kỷ tính đều từ tổ khí nguyên thuỷ mà chia ra, một biến thành kim thuỷ tức là diên của tiên thiên, hai biến thành hoả tức là hống của hậu thiên, ba biến thành thổ tức là mậu kỷ, là thuỷ hoả tính tình đều cùng tông”.

TAM TẰNG 三層
“Ba lớp”. Công phu luyện đan có ba lớp, lớp thứ nhất luyện tinh hoá khí, lớp thứ hai luyện khí hoá thần, lớp thứ ba luyện thần hoàn hư. Tổ Hàm Hư nói: “Dược vật có ba lớp, ban đầu từ không mà ra có, kế từ có mà vào không, sau cùng từ không mà sinh ra có”.

TAM TÂM 三心
“Ba thứ tâm”. Nhân tâm tức là vọng tâm, đạo tâm tức là chiếu tâm, thiên tâm tức là huyền quan tổ khiếu. Kinh Thanh Tịnh ghi: “Trong quán tâm, tâm không tâm; ngoài quán hình, hình không hình, xa quán vật, vật không vật”, đây là biết ba tâm chẳng phải dễ.

TAM THAI 三台
Chỉ ba sao Thượng thai, Trung thai và Hạ thai. Còn có tên gọi là Thiên trụ, Thiên giai, Thái giai, Tam giai, Tam hành, Tam kỳ, Thai giai ... Chu Lễ sớ ghi: “Tam thai còn gọi là Thiên trụ. Thượng thai tư mệnh là Thái uý, Trung thai tư trung là Tư đồ, thai tư lộc là Tư không”.
TAM THÁI 三太
1. Chỉ ba thứ Thiên Địa Nhân (trời đất người). Tam Thập Lục Bộ Tôn kinh ghi: “Cho nên dưới Tam thanh có Tam thái”. Chú thích nói: Trời đất đều có sẵn lý Thái cực. Người bẩm thụ khí của trời đất mà sinh ra cũng là một Thái cực.
2. Chỉ trời đất khi chưa phân chia. Thái Thanh Ngọc sách ghi: “Tam thái là Thái sơ, Thái tố, Thái thuỷ”.

TAM THANH 三倩
Chỉ Tam thanh thiên, Tam thanh cảnh. Là thiên giới tối cao chỉ dưới Đại La thiên trong 36 thiên, cũng chỉ tiên cảnh tối cao của thần tiên ở. Cho rằng đó là Tam khí Huyền nguyên - Thuỷ được sinh sản bởi Đại La thiên hoá thành. Đạo Giáo Nghĩa Khu q.7 dẫn Thái Chân Khoa ghi: “Đại La sinh tam khí: Huyền, Nguyên, Thuỷ hoá thành Tam thanh thiên: Một là Thanh Vi thiên Ngọc Thanh cảnh do thuỷ khí hoá thành, hai là Vũ Dư thiên Thượng Thanh cảnh do Nguyên Khí tạo thành, ba là Thái Xích thiên Thái Thanh cảnh do Huyền khí hoá thành”.

TAM THÀNH 三成
“Ba loại thành”. Một là tiểu thành, là nhân tiên và quỷ tiên; hai là trung thành, là thần tiên và địa tiên; ba là thiên tiên, là đại thành. Tổ Đan Dương nói: “Quét trừ muôn duyên, trong ngoài thanh tịnh, mãi mãi tinh chuyên, thần ngưng khí sung, ba năm bất lậu thì hạ đan kết, sáu năm bất lậu thì trung đan kết, chín năm bất lậu thì thượng đan kết, đây là tam đan viên thành”.

TAM THẦN 三神
Đạo gia cho rằng trong thân thể con người có ba thần (Tam thần). Vân Cấp Thất Thiêm ghi: “Ba thần là Nguyên thần, Thức thần và Chân thần. Nguyên thần vô tri vô thức. Thức thần đa tri đa thức. Chân thần viên tri viên thức”. Huỳnh Đình Nội Cảnh kinh ghi: “Ba thần trở về, già mới khoẻ”. Tam thần tức là thần của Tam nguyên. Huỳnh Đình Nội Cảnh kinh ghi: “Trong nuôi tam thần có thể sống lâu”.

TAM THẬP LỤC CUNG 三十六宮
Ngũ tạng liên lạc với lục phủ là 12 kinh, xương sống có 24 đốt, cộng lại là 36 cung. Kinh ghi: “Ba mươi sáu cung lật lại tượng quẻ, thiên kim không cho người đời bình phẩm”.

TAM THẬP THỜI THẦN 三十時宸
Mùng một đến giờ Dậu mùng ba, nguyệt mới xuất hiện phương canh. Hai ngày rưởi này là ba mươi canh giờ không ánh sáng, luyện đan hạ thủ lúc này tính toán thời khắc mảy may không thể sai khác. Lữ Tổ nói: “Gần năm ngàn ngày kiên tâm đoán, ba mươi canh giờ cuộn mình trong tối”.

TAM THẦN 三神
“Ba thứ thần”. Nguyên thần là vô tri vô thức, thức thần là nhiều tri nhiều thức, chân thần là viên tri viên trí. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Tam thần hoàn tinh già mới mạnh, hồn phách nội thủ không cạnh tranh”.

TAM THẤT CÔNG PHÁP 三七功法
Luyện đan nhập thất phải dùng công phu ba phần bảy phần mới dễ tiến bộ. Một là ăn uống đến bảy phần no là đủ, thường phải để lại ba phần đói. Hai là lúc ngồi hai mắt bảy phần nhắm, ba phần mở. Ba là nằm ba phần, ngồi tản bộ cùng vận động bảy phần. Bốn là mùa đông mặc áo ấm bảy phần để mát ba phần. Năm là mùa hạ giữ mát mẻ đừng quá bảy phần, phải để lại ba phần ấm. Sáu là nội công tính công phải làm bảy phần, mệnh công phải làm ba phần. Khưu Tổ nói: “Công phu tính mệnh tông ta, ba phần mệnh công là hữu vi, bảy phần tính công là vô vi”.

TAM THỂ 三體
“Ba loại thể”. Đồng chinh 16 tuổi trở lên là thể chân nguyên, tráng niên từ 20 đến 40 tuổi là thể cương kiện, lão niên 50 tuổi trở lên là thể suy bại. Ngộ Chân ghi: “Đạo từ hư vô sinh ra nhất khí, từ nhất khí sinh ra âm dương, âm dương hợp lại thành tam thể, tam thể lại sinh ra vạn vật”.

TAM THI 三尸
Một là bành cứ ở não hải; hai là bành chất ở minh đường; ba là bành kiểu ở phúc bộ, gọi chung là du thần. Tiềm Hư Tử nói: “Muốn giết sạch tam thi, nếu không được dược thì không thể làm được”.

TAM THIÊN 三遷
“Ba thứ dời đổi”. Tại hạ điền luyện tinh hoàn tất thì dời đến trung điền, tại trung điền luyện khí hoàn tất thì dời sang thượng điền, tại thượng điền luyện thần hoàn tất thì ứng dời ra thiên môn, đây là siêu thoát. Tổ Tam Phong nói: “Đặt để lô đỉnh vào càn khôn, khéo tay dời đan vào thượng điền”.

TAM THỐN 三寸
“Ba tấc”. Hơi thở hô hấp của con người lúc tự nhiên thở ra chỉ dài có ba tấc. Nếu ngoài ba tấc thì đã tán không còn sức. Ngộ Nguyên Tử nói: “Than ôi! Ba tấc hơi dứt, mọi việc đều không, thân này cũng không thuộc về ta”.

TAM THỪA 三乘
Ba thừa, chỉ cho:
1. Sơ thừa luyện tinh hoá khí gọi là kết đan, trung thừa luyện khí hoá thần gọi là thất phản hoàn đan, thượng thiền luyện thần hoàn hư gọi là cửu chuyển hoàn đan. Phó Đại Sỹ nói: “Sáu năm trên đỉnh tuyết là nhân gì, đại định điều hoà khí với thần, trong trăm khắc đều là một hơi thở, mới biết đại đạo hiển tam thừa”.
2. Đạo tạng kinh chia làm ba Động: Đệ nhất Động chân là Đại thừa, là do Nguyên Thuỷ Thiên Tôn lưu diễn, là thượng thừa pháp. Đệ nhị Động huyền là trung thừa, là do Thái Thượng Đạo Quân lưu diễn, là Trung thừa Trung pháp. Đệ tam Động thần là Tiểu thừa, là do Thái Thượng Lão Quân lưu diễn là Tiểu thừa Sơ pháp. Gọi chung là Tam thừa.

TAM TIÊU 三僬
Chỉ bộ phận Tam tiêu trong cơ thể con người là một trong Lục phủ. Nạn Kinh: “Miệng trên của dạ dày trở lên là Thượng tiêu, chủ đưa vào mà không tống ra (nạp nhi bất xuất). Phần giữa của dạ dày là Trung tiêu, chủ làm nhừ chín thức ăn. Miệng trên của bàng quang là Hạ tiêu, chủ tống ra mà không đưa vào (xuất nhi bất nạp). Tố Vấn: “Tam tiêu là cung ương độc, thuỷ đạo từ đây mà ra”. Hoàng Đình Nội Cảnh kinh: “Trên hợp Tam tiêu dưới Ngọc tương”. Tam tiêu là khí xung. Thượng tiêu ở phía trên miệng dạ dày, trị ở Đản trung (hoành cách mô). Trung tiêu ở bao dạ dày, trị ở canh rốn. Hạ tiêu ở dưới rốn, miệng trên bàng quang, cũng trị ở rốn. Thực ra là một khí chân nguyên.

TAM TOÀN 三旋
“Tam toàn” tức là Tinh mãn, Khí túc, Thần vượng. Trong công phu trúc cơ (đắp nền) nội đan, bao gồm Tam toàn. Chỉ có đạt tới Tam toàn thì mới có thể tu luyện đan đạo. Tiêu chuẩn của Tam toàn là: “Tinh đầy chẳng nghĩ tới dâm dục, khí đầy chẳng nghĩ tới ăn, thần đầy chẳng nghĩ tới ngủ”. “Thần đủ thể hiện ra mắt, khí đủ thể hiện ra âm thanh, tinh đủ thể hiện ra răng lợi”. Tam toàn là yêu cầu cơ bản của việc tu luyện đan đạo.

TAM TỐ 三素
Ba vật thuỷ hoả thổ trong thân, luyện đến chí thanh chí tịnh mà làm nguyên tố mới có thể hợp làm một mà thành thử mễ huyền châu (hạt châu đen bằng hạt lúa). Kinh Huỳnh Đình ghi: “Áo lông chỉnh tề xua đuổi tám ngọn gió, điều khiển tam tố cưỡi ráng mây”.

TAM TỔ 三祖
Đạo giáo cho rằng người khơi nguồn cho Đạo giáo là Hiên Viên Hoàng Đế, nên suy tôn Hoàng Đế làm Thuỷ tổ. Họ cho rằng người nêu rõ tinh nghĩa của Đạo giáo là Lão Tử, nên suy tôn Lão Tử là Đạo Tổ. Còn Trương Đạo Lăng, được coi là người sáng lập Đạo giáo, nên được họ suy tôn là Giáo tổ. Đó là Tam tổ của Đạo giáo.

TAM TRUNG 三中
Một là ý trong tâm, hai là đỉnh trong rốn, ba là lô trong thận. Luyện đan trước sau không rời ba trung này, bởi thân con người thọ lãnh từ khí trong trời đất mà sinh ra mới có mệnh kia.


TAM TRỪ 三除
Luyện đan trước phải trừ ba điều hại, mọi điều hữu duyên lần lượt trừ, những dục vọng lập tức trừ, tâm có chỗ lưu luyến liền trừ, sau đó mới có thể nội luyện. Tấn chân nhân nói: “Tâm thanh ý tĩnh là đường thiên đàng, ý loạn tâm hoảng là cửa địa ngục”.

TAM VẬT 三物
“Ba thứ vật”. Một là vật nhập lô, thần vào khí huyệt, hai là vật giao chiến, thái dược quy lô, ba là vật hội hợp, phong cố ôn dưỡng. Tham Đồng ghi: “Tam vật hàm thụ nhau, hiến hoá như thần”.

TAM VẬT QUY THỔ 三物媯土
Tam vật là thân, tâm, ý. Con người là tâm của trời đất, là một trong thế chân vạc tam tài. Luyện đan thì theo pháp long hổ giao chiến, thuỷ hoả ký tế, trong đó hoàn toàn nhờ thổ ở giữa điều đình chẳng cho thuỷ hoả lấn lướt nhau, như hoả thắng thì có nạn tràn ngập, hoàn toàn chân thổ trấn áp mà hoả diệt thủy cạn đều quy về trung thổ. Trung hoà tập ghi: “Tam vật trộn lẫn ba tính hợp, nhất dương lại đến nhất tiêu âm”.

TAM VIÊN 三圓
“Ba thứ viên mãn”. Một là tinh viên thì không nghĩ đến việc dâm, hai là khí viên thì không nghĩ đến việc ăn, ba là thần viên thì không nghĩ đến việc ngủ. Trung Hoà Tập ghi: “Xốc lật mọi vật tam viên hợp, luyện hết các âm ngũ khí chầu, mười tháng thoát thai đan đạo hoàn tất, anh nhi hiện ra yết kiên thần tiêu”.

TAM VÔ 三無
“Ba thứ không”. Một là lúc ngủ không mộng mị, hai là vui vẻ không lo nghĩ, ba thấy đó không kinh sợ, đây gọi là tam vô. Quảng thành tử nói: “Mắt không thấy, tai không nghe, tâm không biết, thần vừa giữ hình, hình mới trường sinh”.

TAM XA 三車
“Ba thứ xe”. Xe hươu chở thuỷ, xe dê chở hoả, xe trâu chở khí. Xao Hào Ca ghi: “Ba xe vận chuyển trân châu bảo, chở về kho báu tự thông linh”.

TAM Y TỨ KHÍ 三衣四器
Tam y tức Tính, Trí, Tuệ. Tứ khí tức Mục, Tỵ, Nhĩ, Thiệt (mắt, mũi, tai, lưỡi).

TAM YẾU 三要
“Ba thứ trọng yếu”. Tai, mắt, miệng là ba yếu. Ba thứ này động là ba hại, tĩnh là ba bảo. Luyện tính hạ thủ trước tĩnh định ba thứ yếu này, không hướng ngoài làm càn là yếu lĩnh. Âm Phù ghi: “Tà của cửu khiếu ở tại tam yếu”.



TÀNG CỬU 藏九
Cửu là số dương là càn dương, tại thân người dương có hình thấy đượng làm đầu nên gọi là thủ dương. Tàng cửu là dương ẩn núp chưa xuất hiện. Ngộ Chân ghi: “Thấy thì không thể dùng, dùng thì không thể thấy, trong lờ mờ gặp gỡ, trong mờ mịt có biến đổi”.

TÀO QUỐC CỮU 曹國舅
(? – 1097) Một trong 8 vị tiên của Đạo giáo trong truyền thuyết. Là danh tướng đầu thời Tống, cháu của Lỗ Quốc công Tào Bân, tên là Tào Dật. Người chị là hoàng hậu của Tống Nhân Tông Triệu Trinh, nên gọi tên như vậy.Theo truyền thuyết, ông ẩn cư nơi núi rừng, thuần tuý mộ đạo, được gặp Chung Li, Thuần Dương. Thuần Dương hỏi: Nghe ngài tu dưỡng, vậy tu dưỡng vật gì? Đáp: Dưỡng đạo. Hỏi: Đạo ở đâu? Ông chỉ tay lên trời. Hỏi: Trời ở đâu? Ông lại chỉ vào tâm mình. Chung Li cười nói: Tâm tức trời, trời tức đạo. ông đã biết cái bản lai diện mục rồi vậy. Bèn dẫn vào ban tiên, dự hàng “Bát tiên”.

TẠO HOÁ 造化
Tham đồng khế ghi: “Mỗi khi trời đất giao hợp, đoạt lấy cái cơ của âm dương tạo hoá. Cơ này là Thiên địa hợp phát. Kìa, tạo hoá trong cơ thể người với tạo hoá của trời đất tương ứng. Ngày nay đều là lấy tạo hoá để bàn về sự chí diệu thì toàn là nêu cả Thiên cơ lẫn Nhân cơ. Người ta nếu có thể hư tâm ngưng thần, hài hoà với cái cơ của thiên địa, thì tạo hoá nằm ở trong bàn tay ta vậy”.

TẮC ĐOÀI THUỲ LIÊM 塞兌垂廉
“Ngậm miệng khép mắt”. Ngậm miệng không nói gọi là tắc đoài, hai mắt nửa mở nửa nhắm gọi là thuỳ liêm. Đoài tắc thì khí không tiết ra mà gốc rễ vững chắc, thuỳ liêm thì che khuất ánh sáng. Thần chẳng chạy theo bên ngoài thì tính định mà trong sáng. Tham Đồng ghi: “Vốn ẩn ánh sáng, nội chiếu hình hài, bế tắc cung đoài, củng cố linh chu”.

TÂM DANH 心名
Hoặc gọi là thần, ý, chí, huệ, trí, xích tử, tâm đan, tâm hoa, y đan, xích thành đồng tử. Khuê chỉ ghi: “Tâm này phân minh người người đồng, hay cùng trời đất vận hư không”, “Nay tôi chỉ thẳng chân tâm địa, lặng lẽ linh tri bổn hư”.

TÂM DIỆT 心滅
Trùng Dương tổ sư phụ đan dương nhị nhập tứ quyết ghi: “Tâm sinh thì tính diệt, tâm diệt thì tính hiện”. Tâm diệt là quí. Tức là nói “thanh tam tiết lự, vô niệm vô tư”. Vì vậy người tu hành phải tâm diệt để giúp cho kiến tính.

TÂM ĐỊA 心地
Tâm là ly, là tính, là thiên. Thận là khảm, là mệnh, là địa. Tính mệnh song tu ắt tâm phải vào trong địa, diên khí mới thăng. Khưu Tổ nói: “Nếu thực hành công phu tâm địa cần phải vứt bỏ hết việc đời”.
TÂM ĐIỀN 心田
Tâm là điền, thân là địa. Bản thể của tính mệnh tức là khảm ly của hậu thiên. Vô tâm chân nhân nói: “Vọng niệm vừa khởi thần liền chuyển, thần chuyển lục tặc loạn tâm điền, tâm điền đã loạn thần không chủ, lục đạo luân hồi trước mắt liền”.

TÂM HỮU THỂ DỤNG 心有醍用
Chỗ rỗng của thân là thể của tâm, chỗ đặc của thân là dụng của tâm. Thoa Y đạo nhân nói: “Tâm thường ở trong lồng ngực, niệm chẳng ra cửa tổng trì”.

TÂM NIỆM 心念
Chữ tâm trên có ba chấm là dương dính bám nơi dưới, dưới có mặt trăng nằm ngửa là âm phản chiếu lên trên. Âm bao bọc một điểm dương ở trong biến thành quẻ khảm; ba dương mất đi một dương thau bằng một chân âm ở giữa biến thành quẻ ly; có thể biết dương phi âm chẳng sinh, âm phi dương không trường, cho nên tâm khởi vọng tưởng tức là người có hai tâm thì không gọi là tâm mà là niệm. Tâm là chủ của thân, chuyên nhất làm chủ mọi việc, nếu khởi hai tâm tức là biến thành hai chủ, như nước có hai vua thì loạn. Cho nên niệm khởi thì có rất nhiều việc hư vọng phát sinh, tâm không thể làm chủ đến nỗi tâm này bị ràng buộc không thể nhúc nhích được. Luyện đan trước phải giữ tâm định, rồi sau đó mới làm đan. Giữ tâm là giữ cái tâm chưa động, định tâm là định lúc sắp động. Thu nó càng nhanh, giữ nó càng chặt, định nó càng lâu, đây là diệu pháp luyện tâm. Chung tổ nói: “Cái dễ động là tâm, cái khó phục là ý”.

TÂM NỘI ĐỘNG TĨNH 心內動靜
1. Động nhiều, tĩnh ít. 2. Tĩnh ít, động nhiều. 3. Động tĩnh bằng nhau. 4. Tĩnh nhiều động ít, vô sự thì tĩnh, gặp việc liền động. Tâm hợp với đạo, tuy chạm xúc mà chẳng động mới là định tâm. Đan Quyết ghi: “Tâm chạy liền thu hồi, thu hồi rồi lại buông ra, sau khi dùng rồi lại cầu an, cầu an liền sinh ngộ”. Tổ Hạnh Lâm nói: “Trong định thấy đan thành, không định đan không kết”.

TÂM SINH 心生
Thái Thanh trung hoàng chân kinh ghi: “Muốn mối đều đến làm động tâm người, khiến người cứ nghĩ đến các thức ăn ngon, tâm sinh thì chỉ tổ làm tăng bệnh”.

TÂM THẦN 心神
Thần vào can là hồn, vào phế là phách, vào thận là tinh, vào tỳ là ý. Thần là thần của tâm, do đó tư thuộc thổ, duy có tư khả dĩ được nguyên thần. Nếu dùng tưởng niệm chí thì vào phế can thận. Ý là gốc của tỳ, tư là gốc của tâm. Tâm có thiên biến vạn hoá, chỉ có ý tư là con đường lớn thành tiên, ngoài ra đều là chủng tử địa ngục. Tâm đang động là ý, ý chú ý vào cảnh bất động là bất tĩnh là tư; ý lâu dài thì quên tâm, tư lâu dài thì quên ý, thần thấy mà quên tư. Huyền Học Chánh Tông ghi: “Tâm là nhà của thần, thận là phủ của khí”.


TÂM THẦN 心神
1. Chỉ vị thần chuyên cai quản tâm. 2. Chỉ nguyên thần cảu cơ thể, căn bản của sinh mệnh. 3. Chỉ ý niệm, trạng thái tinh thần.

TÂM THẦN BẤT MUỘI 心神不昧
Tu luyện lâu dài thì không sai biệt giữa thức với ngủ tức là khi ngủ thần cũng không mê muội. Thê Vân Tử nói: “Nếu trong 12 canh giờ kiểm điểm lại mình, không bị cảnh vật làm ô nhiễm, dễ dàng lướt qua đây là bất muội”.

TÂM THẬN 心腎
Tâm là quẻ ly, thận là quẻ khảm. Tâm thận là thể của khảm ly, thần khí là dụng của khảm ly. Tâm thận chẳng phải là nhục tâm thận tạng mà là không hình không tượng. Lữ Tổ nói: “Chẳng tại tâm chừ chẳng tại thận, triệt để nắm lấy sinh thân thọ khí sơ”.

TÂM TÍNH 心性
Khởi tín luận nghĩa ký trung bản ghi: “Cái gọi là tâm tính là bất sinh bất diệt”. Chỉ quán đại ý ghi: “Bất biến tuỳ duyên tức là tâm, tuỳ duyên bất biến tức là tính”. Chỉ tâm thể bất biến là bản tính tự nhiên của con người. Đây là lời nhà Phật.

TÂM TỒN 心存
Huỳnh đình nội cảnh kinh ghi: “Trong đêm đó, nằm ngửa ngủ, lòng bàn tay bịt hai tai, để cho ngón tay chạm nhau ở trên gáy, nín thở bẩy lần, tâm tồn khí trắng nơi đầu mũi, như hạt đậu, cho to dần, trùm hết trên dưới toàn thân” cũng tức là chỉ tập trung chú niệm tồn thủ nội luyện.

TÂM TRAI 心齋
“Trai” là trai giới. “Tâm” là tác dụng của ý thức, tinh thần. Tức là trừ bỏ tình cảm, dục vọng, gìn giữ trạng thái tinh thần trống rỗng, tĩnh lặng.

TÂM TỨC 心息
Tức là đem tâm thường chú ý đến hơi thở, gọi là tâm tức nương tựa nhau, đi đứng ngồi nằm nương nhau không rời, thần khí tự nhiên ngưng tụ nơi khí huyệt, một khí đã quy trung hơi thở nơi mũi tự nhẹ nhàng. Cổ Tiên nói: “Tâm tức nương nhau lâu ngày thành thắng định, thần khí hợp nhau lâu ngày được trường sinh”.

TÂM TỨC TƯƠNG Y 心息相依
“Ý thức và hơi thở nương vào nhau”. Đan kinh ghi: “Tâm (ý thức) và hơi thở nương vào nhau, lâu dần sẽ thành tựu thắng định, thần khí hòa hợp, tập lâu sẽ giúp sống lâu”.

TÂN CHỦ 賓主
Tính là chủ của một thân, vì thân là khách. Nay mượn thân này nuôi dưỡng tính thì lấy thân làm chủ, tính làm khách. Ngộ Chân ghi: “Nhường ông làm chủ, ta làm khách”.
TÂN DỊCH 津液
Tên gọi chung của các thứ tân dịch trong cơ thể người ta, như nước bọt, dịch vị, dịch ruột, dịch thể trong các xoang khớp, cùng với nước mắt, nước mũi, mồ hôi, nước tiểu v.v... Trong đó những thứ trong và loãng thì gọi là “tân”, đục và đặc sệt thì gọi là “dịch”. Giữa hai thứ này có thể chuyển hóa lẫn nhau, cho nên thường hay gọi chung là “tân dịch”.

TẬN TÁNH LIỄU MẠNG 盡性了命
Ngày mùng ba sinh một dương, mùng tám sinh hai dương, ngày 15 ba dương thuần, ba dương thuần mà quy mệnh, ngày 16 âm sinh, ngày 23 hai âm sinh, ngày 30 ba âm đầy đủ, ba âm đầy đủ thì tính tận. Lấy mệnh để giữ tính thì tính đầy đủ, lấy tính để an mệnh thì mệnh hoàn bị. Tính mệnh hoàn bị thì đạo thành. Cổ Tiên nói: “Tu tính trước phải tu mệnh mới vào đường tu hành”. Lại nói: “Ngoại dược là do liễu mệnh, nội dược là nhờ liễu tính”.

TẨU DƯƠNG 走陽
Lúc luyện tinh hóa khí, tinh chưa hóa khí, vật có hình có chất đầy tràn chảy ra không giống như tẩu đan, vì đan là vật có hình mà không có chất, chỉ có thể tự thấy, người khác không thể thấy. Tiên Tông ghi: “Con người dù không có dục niệm cũng có rỉ chảy, chẳng biết vì sao ư? Đáp rằng: đây là vì chưa qua nung luyện, muốn nó không rỉ chảy ắt phải nhờ công của hỏa lực”.

TẨU ĐAN 走丹
Sau khi công phu đạt được đan phải nhờ thần quang hộ trì, bên ngoài thêm lửa hô hấp nung nấu. Nếu nhất thời mất sự kiểm soát, trong khoảnh khắc đan từ khí huyệt chạy đến chỗ khác mắc kẹt nơi các khiếu trước thân hoặc sau thân ắt phải nhờ bí quyết khiến nó trở lại nguyên xứ mới không lo lắng. Trong mười tháng dưỡng thai chưa đủ, dương thần chưa thành mà xuất ra bậy bạ cũng gọi là tẩu đan. Lúc này mà tẩu xuất không có cách thu hồi thì công phu trước kia vứt bỏ sạch trơn. Khưu Tổ nói: “Công chưa đủ thì đạo không toàn”.

TÂY NAM BỔN HƯƠNG 西南本鄉
Trên trời giữa sao Tất và sao Mão, tại bát quái là cung khôn, tại thân người là hạ phúc (bụng dưới), khí căn của trời đất từng ngày một mới xuất hiện là chỗ dương khí sinh ra diên. Mã Tự Nhiên chân nhân nói: “Trong có kim đan mười sáu lượng, tặng cho cung khôn quê tây nam”.

TÂY NAM ĐẮC BẰNG 西南得朋
“Tây nam có bạn”. Tâm là Kỷ lão, tiểu tràng là bạn. Thận là Mậu lão, bàng quang là bạn. Tỳ là Hoàng lão, vị là bạn. Kỷ chẳng phải Mậu là cô âm, Mậu chẳng phải Kỷ là cô dương, mậu kỷ hai thổ hợp thì thành đao khuê mà kết anh nhi. Vì khôn thuộc thổ vị trí tây nam, tỳ thổ cũng ở hướng tây nam. Tâm thận hai thổ vị trí ở nam bắc ắt được tỳ thổ ở tây nam đến kéo dắt mới có thể giao hợp, mậu kỷ hai thổ cùng tỳ thổ cùng một loại làm bạn. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Ba lần gọi tên ta thần tự thông, ba lão cùng ngồi đều có bạn”.
THAI TIÊN 胎仙
Ngọc Thanh vô cực tổng chân Văn Xương đại động tiên kinh q.4 ghi: “Thai tiên là có khí mà không thở”. Tức dùng phương pháp thai tức để luyện thành, có khí mà không thở.

THAI TỨC 胎息
Chỉ một loại hơi thở giống như đứa trẻ trong thai mẹ sau khi nhập định lúc tập khí công. Bão Phác Tử ghi: “Người được thai tức, có thể thở không dùng mũi và mồm giống như đứa trẻ trong bào thai”.

THAI VIÊN 胎圓
Ngũ chân nhân Đan đạo cửu thiên ghi: “Trước mấy tháng cả hai khí đều không có, thực mạch lưỡng tuyệt, đã có triệu chứng rõ ràng. Vì thế cô luận trong cửa ải 10 tháng hay ngoài cửa ải 10 tháng, chỉ có một mảy may cái ý hôn trầm còn sót lại, có một mảy may ý nghĩ tán loạn, thần chưa thuần dương, tất phải giữ cho đến mức sạch hết hôn trầm, không còn tán loạn nữa thì mới là thai thuần dương quả mãn, đã đi vào cõi thần tiên”. Tức là âm tận dương thuần, thai viên đan thành.

THÁI BÌNH KINH 太平經
“Thái bình kinh” vốn có tên là “Thái bình thanh lĩnh thư”, là tác phẩm kinh điển sớm nhất của Đạo gia, nguyên tác gồm cả thảy 170 quyển; tác giả và niên đại ra đời không rõ lắm. Theo sự ghi chép lại trong thiên “Tương công truyện” sách “Hậu Hán thư” cho thấy sách “Thái bình kinh” có thể ra đời muộn nhất vào thời Hán Thuận Đế (125 – 144). Sách “Hậu Hán thư” chép rằng: “Trước đây, thời Thuận đế, có một viên quan tên Sùng, có nhặt được một bộ sách thần tại vùng Khúc – Dương tên là “Thái bình thanh lĩnh thư”, bộ sách gồm 170 quyển. Nội dung sách nói về âm dương ngũ hành, có thêm thắt những lời bói toán. Có người tâu lên vua là Sùng đã dùng sách để làm nhiều điều mê tín nhảm nhí. Bộ sách bị thu lại, sau này chuyển đến tay Trương Giác.
Bộ “Thái bình kinh” được lưu giữ trong kho sách “Chính thống Đạo tạng” gồm 119 quyển, thực tế chỉ còn 57 quyển; nội dung phong phú, chủ yếu phản ánh tư tưởng thần tiên và quan niệm thái bình của đạo gia buổi sơ khai, là tác phẩm tiêu biểu của phái phù thủy trong Đạo giáo. “Thái bình kinh” được chia thành 10 bộ theo thứ tự của thiên can là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý, mỗi bộ gồm 17 quyển. Sách “Thái bình kinh sao” là bộ sách thu gọn lại của bộ “Thái bình kinh” do Lư Khâu Phương Viễn một đạo sĩ đời Đường biên soạn, cuốn sách gồm 17 quyển, được cất giữ trong “Chính thống Đạo tạng” đó là một tài liệu quý để bước đầu nghiên cứu “Thái bình kinh”.
Tuy là một điển tịch về tôn giáo, song “Thái bình kinh” cũng còn là một tác phẩm triết học quý báu. Đó là một tư liệu quan trọng để nghiên cứu về tư tưởng Đạo gia, phép tu dưỡng nội đan và tư tưởng triết học thời cổ đại. Đương nhiên, “Thái bình kinh” không phải không còn có những phần hạn chế như các phần phù chú, bùa thuật, cho nên nó được gọi là “sách thần”. Đúng như lời bình trong sách “Hậu Hán thư”: “Sách bàn về âm dương ngũ hành nhưng cũng thêm thắt nhiều lời bói toán nhảm nhí”. Lời bình đó không phải là vô căn cứ.
THÁI BỔ 採補
Thân thể về già, căn nguyên không còn vững chắc, tự biết hư tổn gây khó khăn, nhưng được chân sư chỉ dạy, thấu hiểu pháp tắc, những sự hư tổn mười năm chỉ cần 100 ngày hoặc 1 năm bổ túc có thể trở lại thể lực vốn có lúc đồng trinh. Tiên Tông ghi: “Thái khí quy lô gọi là hoàn nguyên”.

THÁI CHIẾN 採戰
Thái ắt có đối tượng chẳng phải tự nhiên mà vậy. Đã chẳng phải tự nhiên thì ắt có đối địch, có đối địch thì ắt có đánh nhau giống như âm dương đối địch, dùng thủy diệt hỏa, lấy kim phạt mộc, như long hổ đánh nhau cho nên gọi là thái chiến. Luyện đan do diên hống mỗi thứ ở đông tây hoàn toàn nhờ Huỳnh Bà cưỡng bức lôi kéo mới sum hợp. Ngộ Chân ghi: “Dân an nước giầu mới yêu cầu tham gia chiến đấu, chiến đấu xong mới có thể thấy bậc thánh nhân”.

THÁI CỰC 太極
Vừa có một điểm linh quang chủ tể ở trong gọi là thái cực, trước khi chưa có một điểm gọi là vô cực. Diên hống là âm dương của thái cực, diên là nguyên khí, hống là nguyên tinh. Ngũ chân nhân nói: “Thái cực tĩnh thuận như có động, tiên cơ linh khiếu ở trước mắt”.

THÁI DƯỢC 採藥
1 – Chỉ trạng thái ổn định của tinh thần và hình thể (thần hình) trong hành động. Mạch vọng ghi: “Thân tâm bất động là Thái dược”.
2 – Chỉ giờ ngọ, âm dương quân bình, hoặc tương giao. Linh bảo hoa tháp: “Quẻ ly, rồng hổ giao cấu gọi là Thái dược”.
3 – Chỉ việc lấy ý lãnh khí đưa vào Đan điền là Thái dược. Thanh Hà Bí Văn ghi: “Khí trong cơ thể con người tùy ý mà động, ý hành là hành, ý dừng là dừng, nên đưa vào trong đỉnh gọi đó là Thái dược.

THÁI DƯỢC TỨ PHÁP 採藥四法
“Bốn pháp thái dược”. 1 – Tĩnh rồi sau mới sinh, 2 – Cấu kết rồi sau mới sinh, 3 – Giao cấu rồi sau mới sinh, 4 – Định tức rồi sau mới sinh. Kinh ghi: “Thái thủ để làm nên cái ban đầu, trừu thiêm để thành tựu cái sau cùng”.

THÁI DƯƠNG LƯU CHÂU 太陽流珠
Ly là thái dương thuộc tâm, giống như lưu châu trơn tuột, không thể cầm nắm, trọn năm, trọn tháng không bao giờ dừng nghỉ cho nên con người có cái khổ sinh già bệnh chết, bởi nó không thể tĩnh định. Linh nguyên đại đạo ca ghi: “Vật này đâu từng có vị trí nhất định, tùy thời biến hóa do tâm ý, nơi thân cảm nhiệt là mồ hôi, hơi mũi cảm phong là nước mũi, nơi thận cảm sự nghĩ nhớ là tinh, nơi mắt cảm sự buồn khổ là nước mắt”.



THÁI ĐẠI DƯỢC 採大藥
Lúc công phu tiểu chu thiên viên mãn có sáu thứ chấn động, dương quang đã thấy ba lần hiện, đủ để chứng minh đại dược sắp sinh liền dùng ánh mắt để ý trung điền, không thể tạm rời trong chốc lát. Hứa Chân Quân nói: “Đại dược nếu không dùng nhật nguyệt giao quang, càn khôn hợp thể thì nhờ vào vật gì để làm?”

THÁI HÒA 太和
Chỉ khí của trời đất giao hợp thành một. Nói về “âm bình dương bí” (âm dương quân bình) của thân thể. Ngũ trù kinh khí chú: “Đông phương nhất khí hòa với Thái hòa”.

THÁI HUYỀN 太玄
Chỉ trạng thái luyện công thu thị phản thính. Tức là thanh sắc đều diệt, động tĩnh đều quên, nghe không dùng khí, nhìn không dùng thần, linh minh khoáng triệt, quảng đại hư tịnh, kì diệu không bờ bến. Thiên tôn nói: “Quên ở mắt thì ánh sáng tràn đầy, diệt ở tai thì tâm thức thường sâu; cả hai đều quên thì gọi là Thái huyền”.

THÁI NGUYÊN KHÍ 採元炁
Nguyên khí hoạt động biến thành nguyên tinh, lấy nguyên thần hợp lại gọi là thái, là thần khí giao hợp mà chân chủng sinh sản. Bạch Tổ nói: “Lấy sự ngồi ngay ngắn tu tập định là thái thủ”.

THÁI NHẬT TINH NGUYỆT HOA 采日精月华
“Nhật” chỉ tâm (tim), “Nguyệt” chỉ thận, tức thu lượm chân dịch của tâm, chân khí của thận.

THÁI PHÁP 採法
“Cách thái khí”. Thời cơ đến dùng linh niệm điều khiển khí hô hấp để thái, bởi linh niệm chỉ có thể cai quản khí mà không thể thái khí về lò, cho nên bậc cao chân dùng khí hô hấp thái khí đem về lò. Lý Ngọc Khê nói: “Đem thần chế khí là thái dược, lấy khí hợp phù là hành hỏa”.

THÁI THỦ 採取
Thái thủ có hai chặng công phu, chặng thứ nhất thái ngoại dược nơi âm kiểu, chặng thứ hai thái nội dược nơi trung cung. Lấy sự ngồi ngay ngắn tu tập tĩnh định làm cơ sở cho thái thủ. Thể Chân Tử nói: “Thái là thái ngoại dược, thủ là thủ nội dược”.

THÁI THƯỢNG 太上
Chỉ cái tinh chân dương tiên thiên của con người. Là sự bắt đầu của nguyên thủy, vô cực chí tôn.

THÁI TIỂU DƯỢC 採小藥
Điều dược đã lâu, căn cơ đã lập, như trong đỉnh phát hiện manh mối thì là tiểu dược, còn gọi là chân chủng. Cần nên ngưng thần nhu ý, lấy nhu chế cương, đây là thái. Lâu ngày tự nhiên vào trong lò hòa hợp nung luyện, hô hấp ở trong hư vô để chờ nó sinh trưởng mà thành đại dược, chân chủng một khi được thì được vĩnh viễn. Vân Dương Tử nói: “Muốn tìm tiên thiên chân chủng tử, phải nhờ hỗn độn căn cơ”.

THÁI XUNG 太沖
Chỉ trạng thái tinh thần cực kì hài hòa. “Thái” tức là cực, “xung” là điều hòa.

THANH HƯ 清虚
Chỉ cảnh giới thanh tĩnh hư vô.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:39 am

THANH LÊ 青瓈
Phương đông sắc xanh thuộc mộc là thanh lê, hỏa vốn chứa trong mộc mà vô hình, là chân hỏa tiên thiên do bị động mà phát ra ngoài biến thành phàm hỏa hậu thiên hữu hình. Tính nó thích tán ra bên ngoài, đốt cháy bản thân mà chẳng biết, thừa dịp nó chưa tán hết nếu liền dập tắt thì hỏa vẫn còn ở trong mộc, mộc vẫn giữ được sự tồn tại của nó. Thân người như mộc, tâm người như hỏa, nếu như diệt vọng tâm bên ngoài thì chân tâm còn lại trong thân mà thân có thể trường tồn. Ngũ chân nhân nói: “Kim từ thủy hương trở lại bạch dịch, hống do bính huyệt trở lại thanh lê”.

THANH LONG 青龍
Chân hống, vì vị trí của nó ở hướng đông gọi là thanh, vì nó hung dữ khó chế phục gọi là long. Ngộ Chân Thiên ghi: “Bạch hổ ở Tây Sơn đang hung dữ, thanh long ở Đông hải không thể đương”.

THANH TỊNH PHÁP 清淨法
Thanh là bản thể của thiên, trước tiên làm trong sạch nguồn tâm, gạn lọc khí hải. Nguồn tâm trong sạch thì sự vật bên ngoài không thể quấy nhiễu, khí hải sạch sẽ thì ngoại tà không thể xâm phạm. Thận vốn tĩnh phối hợp với tâm thanh, không trần không niệm thì tinh đủ bụng đầy, gọi là thanh tịnh. Tâm động thì hỏa phát, hỏa phát thì phong sinh, phong sinh thì thận thủy lan tràn. Bởi thận thủy tĩnh lặng thì trong, tâm hỏa diệt thì định, đây là lý tự nhiên vậy. Như dưỡng tinh định thần, chẳng bị vật lẫn lộn gọi là thanh, có thể phản thần phục khí yên ổn bất động gọi là tịnh. Không nhiễm một trần gọi là thanh, chẳng sinh một niệm gọi là tịnh. Kinh Nhật Dụng ghi: “Một niệm không khởi gọi là thanh, linh đài không vật gọi là tịnh”.

THANH TRỌC 清濁
Chỉ trạng thái của tâm cảnh. “Tâm bất động, nước chảy về nguồn nên trong (thanh); tâm động nước chảy theo dòng nên đục (trọc)”. (Kim đan học vấn).

THÁNH THAI 聖胎
Là chân thần chân khí. Thai kết hợp mười tháng thai tròn đủ, mới xuất thai gọi là anh nhi. Ba năm bú mớm công phu hoàn mãn gọi là thiên tiên. Chín năm ngó vách hoàn hư hợp đạo gọi là kim tiên. Trần Hư Bạch nói: “Hơi thở vãng lai không gián đoạn, thánh thai thành tựu hợp nguyên sơ”.
THÂN NỘI THÂN NGOẠI 身内身外
Đan Kinh ghi: “Tiên thiên nhất khí đến từ hư vô”. Dược là ngoại dược, bỉ gia ngã gia, nam nữ vợ chồng, thái dược bồi tiếp đến nỗi bàng môn tà đạo suy đoán càn rỡ, kẻ mới học ngu dốt bị họ khuyên làm điều xấu. Một khi vào cửa này chấp mê bất ngộ, rất đáng tiếc. Bởi tiên thiên đại đạo không ở ngoài thân cũng không ở trong thân mà chứa trong hình sơn (thân thể), có tâm thì tìm không thấy, có ý thì nắm không được, nó đến từ hư vô. Nếu tìm cầu bên ngoài thì như mò trăng đáy biển càng tìm càng mờ mịt, phải biết đại đạo là nhất khí, là gốc của tính mệnh. Tuy nó ở trong thân mà có tâm tìm cầu thì không được, biệt hiệu là chân diên, giống như gỗ đá có lửa mà trong ngoài không thể thấy hình của nó. Chân tình trong thân người không hình chất, nếu có tâm tìm cầu thì biến thành dục tình, không phải là tiên thiên nhất khí, không dùng gì được. Ngộ Chân ghi: “Không nên đoán mò ngoài thân, cũng không nên sờ mù trong thân”.

THÂN TÂM Ý TAM THỂ 身心意三體
Tức ba thể tinh khí thần, vì tinh sinh trong thân, khí chứa trong tâm, thần ẩn trong ý. Bởi thân không động thì tinh hóa, tâm không động thì khí hóa, ý không động thì thần hóa. Oánh Thiềm Tử nói: “Thân tình tinh là một nhà, tâm tính thần là một nhà, ý không ngẫu nhiên tự thành một nhà, hư tâm thì thần với tính hợp, tĩnh tâm thì tinh với tình hợp, ý đại định thì tam nguyên hợp lại làm một”.

THẦN ĐAN 神丹
Đan của luyện khí hóa thần, mười tháng dưỡng thai. Vì khi ấy luyện đến hết, hòa hợp với thần vô hình, nên gọi là thần đan. Vì pháp ấy chí linh nên gọi là thần đan, thần tiên. Lữ Tổ nói: “Dưỡng thai mười tháng thần đan kết, nam tử mang thai há bình thường”.

THẦN GIAO THỂ BẤT GIAO 神交體不交
Tức là dựng lò đặt bếp, điều hòa đỉnh lớn; vừa long vừa hổ, điều hòa âm dương, hai huyền giao nhau, động tĩnh bốn công phu, một chu thiên hỏa hậu, lần lượt siêng năng thực hành một vòng rồi trở lại ban đầu. Ba quan thuần thục, hai khí hòa hợp, kết thành thánh thai. Thần giao thể chẳng giao cũng chính là thần khí trong thân giao nhau, thể không động không lay, là tiên đạo. Thể giao thần chẳng giao, nam nữ thế tục giao cấu là nhân đạo. Bạch Tổ nói: “Tinh huyết nhà mình tự giao cấu, vợ chồng trong thân kỳ diệu thay!”.

THẦN HÌNH 神形
Thần giống như lửa, hình giống như cây đuốc, lửa mà không có cây đuốc thì không chỗ gá, thần không có hình thì dụng của nó dựa vào đâu mà hiển bày. Thần không diệt thì hỏa trường tồn, hỏa trường tồn thì hình không hoại, hình không hoại thì hình thần đều diệu. Tổ Tử Dương nói: “Luyện đến chỗ hình thần thầm hợp mới biết sắc tướng tức là chân không”.



THẦN HÓA 神化
Thần là thần của nhật nguyệt hợp nhất, hóa là hóa của nhật nguyệt vãng lai. Vạn vật chẳng phải thần thì chẳng sinh, chẳng hóa thì chẳng thành. Một là thần, hai là hóa. Chính vì thần cho nên hay hóa, chính vì hóa cho nên hay thành, hay hóa hay thành cho nên thần hóa khó lường. Con người có thể hiểu rõ thần như thế nào tức là biết hóa như thế nào? Âm dương vãng lai giống như trục xe xoay chuyển không bao giờ dừng nghỉ tức là thần. Dương khí xuất mà khí vạn vật duỗi ra, dương khí nhập mà mọi vật co lại, ra vào co duỗi tùy thời biến hóa, đây là hóa. Tham Đồng ghi: “Hiểu thần để biết hóa, dương đi thì âm lại, trục xe xoay chuyển, ra vào còn co duỗi”.

THẦN HỎA 神火
Là ánh sáng của tâm thần, ánh sáng này phản chiếu có thể nung bỏ bụi bặm trong thân, đốt cháy tất cả nội ma, luyện đan trước sau đều phải nhờ vào sức của thần hỏa này. Bạch Tổ nói: “Thần tức là hỏa, khí tức là dược, đem thần chế khí mà thành đạo, lấy hỏa luyện dược mà thành đan”.

THẦN KHÍ 神氣
Thần là hỏa, khí là thủy. Thần khí của hậu thiên là thủy hỏa hữu hình có thể thấy. Bởi thủy thích tĩnh, giống như trong thận lúc thì hóa tinh thích chảy xuống tích tụ mà định. Hỏa thích động giống như thần trong tâm, khi suy nghĩ thì bốc lên mà tản, đây là đạo thuận hành. Thần của tiên thiên như lửa ở trong gỗ đá không thể thấy, giống như nguyên thần của con người ẩn núp trong thân mà không hiện, đến khi động thì xuất hiện nơi mắt tai mũi lưỡi thân, biến thành thức thần, đã thuộc về hậu thiên. Khí của tiên thiên như nước trong không khí, ẩn trong mây ráng, thấy được khi nó biến thành mưa móc rơi xuống mà hỗn trọc, giống như nguyên khí con người trong thân ngoài thân không chỗ sờ nó, đến khi thấy nó liền biến thành trọc tinh, thuộc về hậu thiên là vật vô dụng. Thủy hỏa trong trời đất có sự tuần hoàn như ánh sáng mặt trời chiếu thủy khiến khí nóng bay lên biến thành mây ráng. Hỏa nhờ thủy giúp mà không tán cho nên thiên địa nhật nguyệt có thể trường cửu; thủy hỏa trong thân người dùng rồi không thể trở lại cho nên không được lưu lại lâu. Con người có thể phỏng theo sự tuần hoàn của thiên địa nhật nguyệt thì cũng có thể trường cửu như thiên địa nhật nguyệt. Kinh Linh Bảo Độ Nhân ghi: “Thần khí này diệu hợp thái hư, thể không này tự nhiên thuộc dương, tự không sinh tử, thăng nhập vô hình, hay chứng đạo vị, cho nên hai dụng thủy hỏa, chẳng phải thánh thì không truyền”.

THẦN KHÍ 神炁
Trong hư vô có vật gọi là thần, trong yểu minh có tinh gọi là khí. Tổ Đan Dương nói: “Long hổ là khí ban đầu, thần khí là tính mệnh, gom lại chỉ có hai chữ, hai chữ vốn chỉ có một lý”.

THẦN KHÍ GIAO HỢP 神炁交合
Thần vào khí huyệt thần khí tự nhiên giao hợp. Khí hợp với thần như đất vâng theo trời, thần hợp khí như ánh sáng mặt trời chiếu soi mặt đất. Ấy là đạo tuần hoàn vậy. Bạch Tổ nói: “Lấy thần chế khí mà thành đạo, đem hỏa luyện dược mà thành đan”.

THẦN KHÍ HỖ TÀNG 神炁互藏
Lúc tinh sinh muốn chạy theo bên ngoài, đem thần vào trong tinh thì khí hô hấp theo hiệu lệnh của thần nhiếp trở về trung cung, hỗn hợp thần khí, thần là hỏa mà khí là lò. Nhưng muốn nó ẩn núp bất động chỉ có thần mới có thể chế chỉ, lúc này thần ở bên trong thì khí là dược, thần là lò. Tiên Tông ghi: “Chợt gặp thời cơ đến không thể vội vàng thực hành tứ tự quyết, chỉ là ngưng thần khí huyệt, tức tức quy căn. Lúc này không có đỉnh khí, hỏa hầu, dược vật, mà đỉnh khí, dược vật ở trong tám chữ này”.

THẦN KHÍ HỢP NHẤT 神炁合一
Khí tiên thiên luyện khí hóa làm thần thì khí hậu thiên cũng tự phục bất động, đây là thần khí hợp nhất. Kinh Linh Bảo Độ Nhân ghi: “Làm cho thần khí này diệu hợp nơi thái hư, thể không này tự nhiên không thuộc về âm dương, tự không có sinh tử”.

THẦN KIẾM 神劍
Dưỡng thần thường ngày ngay thẳng cương trực cho đến lanh lợi sắc bén giống như một thứ thần kiếm thì có thể quét trừ tất cả ma chướng, yêu tà tự nhiên ẩn hình. Tổ Tam Phong nói: “Sự truyền đúc rèn gươm Thanh xà, khôn đỉnh càn lô nung luyện thành, khí sinh sát chẳng phải kim chẳng phải thiết, không hình không bóng tự thông linh”.

THẦN LÔ 神爐
Là tỵ khiếu (lỗ mũi), vì nó là cửa của thần khí ra vào, đan gia gọi là ngoại hộ thần lô. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Trong thần lô đang tu sửa”, “hô hấp trong lô nhập đan điền”.

THẦN MINH 神明
Trong tĩnh định chợt có một điểm linh quang phát hiện, là diệu giác của chân tinh nguyên dương. Do vì nó diệu giác không có tạp niệm mà thần khí trong sáng cho nên gọi là thần minh. Châu Ngọc Tập ghi: “Giác trong giác rồi ngộ trong ngộ, một điểm linh quang không che chở”.

THẦN MỤC 神目
Thần của trời ở nơi mặt trời, thần của người ở nơi con mắt, chỗ ánh mắt đến thần cũng đến, thần đến khí cũng đến, cho nên luyện đan khai quan triển khiếu đến dùng thần mục này. Khưu Tổ nói: “Thủy hỏa tự giao không có trên dưới, một bầu sức sống tại đôi mắt”.

THẦN THẤT 神室
Chỗ thường trụ lúc luyện đan. Lúc luyện tinh lấy hạ đan điền làm thần thất, lúc luyện khí lấy trung đan điền làm thần thất, lúc luyện thần lấy thượng đan điền làm thần thất. Lãng Nhiên Tử nói: “Chưa rõ thần thất muôn việc quấy nhiễu, liễu đạt tâm điền mọi sự an nhàn”.

THẦN THÔNG 神通
Dưỡng thai đủ mà đại định, bú mớm xong thì thần thuần, lúc này ra vào không gián đoạn, thần ở bên ngoài mà tự chủ thông đạt vô ngại, biến hóa tự do. Kinh Sinh Thần ghi: “Thân thần là một thì là chân thân, thân với thần hợp, hình với đạo thông, ẩn thì an hình nơi thần, hiển thì hợp thần nơi khí, giẫm lên thủy hỏa mà không hại, đối nhật nguyệt mà không bóng, sống chết do ta, ra vào không gián đoạn”.

THẦN THỦY 神水
Thuận hành là vật trong quá trình trung giản lúc tiên thiên biến ra hậu thiên, là căn nguyên nơi tiên thiên nổi bật nơi hậu thiên. Nghịch hành là hậu thiên trở về tiên thiên, lúc quá độ gọi là “thần thủy nhập hoa trì”. Cổ Tiên nói: “Luyện đan không pháp nào khác, chỉ là thần thủy hoa trì”.

THẦN TIÊN 神仙
Luyện đan luyện đến khí hóa hết, hợp thần khí làm nhật thể, thần nương khí, khí nương hình mà sinh. Nay khí đã hợp với thần mà không nương nơi hình, thần được khí thể mà có pháp thân có thể biến hóa vô cùng, ẩn hiện khó lường, đây không phải là thần tiên thì là cái gì? Chung Tổ nói: “Nếu bảo lý này thần tiên nói, thiên địa hư vô trên dưới đồng”.

THẦN TỨC 神息
Thần là chủ tể đồng hành đồng trụ với khí. Tức là cơ quan tiến khí thoái khí. Cơ quan không thể thiếu chủ, chủ không thể thiếu ý. Dùng cả ba thứ mới là công phu chu thiên chân chính huyền diệu, thiếu một thì khó thành chính quả. Nhưng thần khí đồng hành đồng trụ mà không rời, ý kia làm chủ trung cung như trục bánh xe bất động mà vành xe tự xoay chuyển. Tổ Tử Dương nói: “Canh giữ dược lô xem hỏa hậu, mặc cho thần tức theo tự nhiên”.

THẦN Ý 神意
Thần là thể, ý là dụng. Thần vô vi, ý hữu vi. Thần lấy ý làm chính giác, ý lấy thần làm chân nguyên. Thần chủ về tĩnh, ý chủ về động. Chung Tổ nói: “Dễ động là tâm, khó phục là ý”.

THẬN MẬT 愼密
Luyện đan cần phải cẩn thận bí mật tiến hành, mảy may không thể hỗn loạn. Cẩn thận mật hành thì âm dương không thể trốn tránh sự tính toán, ma quỷ không thể lường được thời cơ. Nhập Dược Cảnh ghi: “Mật mật thực hành, câu câu ứng hợp”.

THẬP CẢNH 十景
“Mười thứ cảnh tượng”. Lúc công phu luyện đan đến dưỡng thai có mười cảnh tượng hiện ra, chứng minh công phu chân chínhtrong quá trình luyện đan. Từ khi kết thai sinh khởi: Tháng thứ nhất có hào quang, thận khí tuyệt. Tháng thứ hai chim bồ cắt kêu sau ót, can khí tuyệt. Tháng thứ ba hương lạ đầy nhà, phế khí tuyệt. Tháng thứ tư thân thể co rút, tâm khí tuyệt. Tháng thứ năm miệng nhả ra hoa sen, tỳ khí tuyệt. Tháng thứ sáu khỉ vượn dâng quả, các lậu đã hết. Tháng thứ bảy mây ngũ sắc che đỉnh, dương thận phục sinh. Tháng thứ tám nhà ở biến thành vàng ròng, cỏ thơm mọc trước thềm, hai dương phế can phục sinh. Tháng thứ chín hỏa long vây quanh thân, dương tâm phục chiếu. Tháng thứ mười miệng nhả kim quang, dương tỳ sáng trở lại. Tổ Tam Phong nói: “Mười tháng công hoàn mãn tạo hóa vững chắc, nếu thêm hỏa hậu ắt tổn thương đan, tiên phòng khí huyệt đều quên hết, bảo đỉnh kim lô không cần xem”.

THẬP GIỚI 十戒
“Mười giới”. Học tiên ắt phải giữ gìn giới luật, giữ giới thì thần hộ pháp thường hầu hai bên, yêu ma không dám đến gần. Mười giới: 1 – Tà dâm, 2 – Giới sát, 3 – Giận dữ chửi mắng, 4 – Ác ngầm, 5 – Quá đói quá no, 6 – Nhìn mãi tam quang, 7 – Không nhận tiền của bất nghĩa, 8 – Say rượu, 9 – Đại tiểu tiện về hướng Bắc, 10 – Không ăn động vật mà cầm tinh là thân mình và cha mẹ. Lữ Tổ nói: “Trai giới hưng công thành cửu chuyển, định do giữ giới quỉ thần kinh sợ”.

THẬP HẬU 十候
“Mười hậu”. Luyện đan cần phải hiểu rõ mười hậu này mới có thể nhập thất hưng công. Mười hậu đó là: 1 – Lúc thái tiểu dược, 2 – Lúc phong cố, 3 – Lúc tiểu chu thiên, 4 – Lúc tiến thoái điên đảo, 5 – Lúc mộc dục, 6 – Lúc chỉ hỏa, 7 – Lúc thái đại dược, 8 – Lúc phục thực, 9 – Lúc đại chu thiên, 10 – Lúc thần đủ để xuất thần. Lý Tiên Ông nói: “Chu thiên hỏa hậu phải do tiên truyền thọ, người thế tục nói ra có gì chân chính?”.

THẬP NGUYỆT 十月
“Mười tháng”. Một năm ngoại trừ hai tháng mộc dục, trong đó có ba trăm ngày, 3600 giờ, ba vạn khắc, đều là hỏa hậu của sự ôn dưỡng, cũng là đạo của tri bạch thủ hắc. Chung Tổ nói: “Mười tháng công thuần càn thể thành tựu, tự nhiên lạnh nóng không đến xâm hại”.

THẬP NHỊ CHÍNH CÔNG 十二正功
“Mười hai công phu chính”. Đan pháp có trình tự nhất định, như ngọc dịch kim dịch hoàn đan. Một là luyện kỷ, hai là điều tức, ba là điều dược, bốn là thái ngoại dược, năm là vận chu thiên, sáu là chỉ hỏa, bảy là thái nội dược, tám là quá quan, chín là phục thực, mười là dưỡng thai, mười một là xuất thần, mười hai là xung cử. Tiên Tông ghi: “Mười tháng mộc dục là chính công của sự luyện đan, một trăm ngày tiến hỏa thoái phù chẳng qua điều hòa để trợ giúp mộc dục mà thôi”.

THẬP NHỊ QUY TẮC 十二規则
“Mười hai quy tắc”. Tiểu chu thiên vận hành có quy tắc nhất định, nếu không y theo quy tắc, không soi theo chính lộ, dù có đan kết thành thì chắc là đan giả, cho nên có số giờ dương 36, giờ âm 24 theo quy định, chỉ có hai giờ mão dậu mộc dục không có số. Mười hai quy tắc là mười hai canh giờ. Giờ tý phục khí tại vĩ lư, giờ sửu lâm khí đến thận đường, giờ dần thái khí đến huyền xu, giờ mão đại tráng khí đến giáp tích, giờ thìn quái khí đến giao đạo, giờ tỵ càn khí đến ngọc chẩm, giờ ngọ cấu khí đến nê hoàn, giờ mùi độn khí đến minh đường, giờ thân bĩ khí đến thiên trung, giờ dậu quán khí đến trung quản, giờ tuất bác khí đến thần khuyết, giờ hợi khôn khí đến khí hải. Tiên Tông ghi: “Mười hai quy tắc là một chu thiên”.

THẬP NHỊ THỜI THẦN 十二時辰
“Mười hai canh giờ”. Pháp công phu tiểu chu thiên phải tuân theo quy tắc 12 địa chi, chỗ ở mỗi bộ vị trước hết phải biết rõ mới có thể thực hành công phu, giờ dương tiến hỏa dùng số 9, giờ âm thoái phù dùng số 6 đều có diệu dụng nhất định. Tổ Nê Hoàn nói: “Trên trời phân rõ mười hai giờ, nhân gian chia làm lộ trình luyện đan”.

THẬP NHỊ TRÙNG LÂU 十二重樓
Tức mười hai đốt hầu, từ đầu yết hầu thẳng xuống phế khiếu, cho đến nơi tim, một lỗ dưới tim gọi là giáng cung, là chỗ long hổ giao hội, dưới nửa ba tấc sáu phân là thổ phủ, bên trái là minh đường, bên phải là động phòng. Thanh long ở bên trái, bạch hổ ở bên phải, ở giữa có một cái huyệt rộng một tấc hai phân là nơi chứa khí. Khưu Tổ nói: “Dược thông suốt trùng lâu do lưỡi thẳng mà chạy xuống gọi là phục thực, từng bậc đi xuống dần dần”.

THẬP NHỊ VẬT KHẢ 十二勿可
“Mười hai việc chớ nên làm”. Luyện đan phải bình tâm tĩnh khí để làm, cho nên có 12 việc chớ nên làm: 1 – Chớ cầu mau hiệu nghiệm, 2 – Chớ nên lười biếng, 3 – Chớ sinh lòng hiếu kì, 4 – Chớ miễn cưỡng làm, 5 – Chớ ngồi như cây khô, tâm như tro lạnh, 6 – Chớ chấp trước hữu vi, 7 – Chớ hiện ra nơi hữu tác, 8 – Chớ kẹt nơi tồn tưởng, 9 – Chớ chuyên lo giữ gìn, 10 – Chớ rơi vào ngoan không, 11 – Chớ khoe khoang hiệu nghiệm, 12 – Chớ tu mù luyện đui. Tổ Tam Phong nói: “Tính lặng tình không tâm không động, ngồi không hôn trầm tán loạn ngủ không thấy ma”.

THẤT GIẢI 七解
Bảy là số thành của hỏa, nhờ sức hỏa thành số sung túc mà biến nhục thân thành pháp thân. Giải là xác ve thân phàm thoát khỏi dương thần mà bay lên giữa ban ngày. La Phù Ngâm ghi: “Thất giải thất thoái thành đại hoàn, tụ thành hình, tán thành khí”.

THẤT HẬU 七候
“Bảy thứ hậu”. Một hậu tâm định dễ giác, hai hậu bệnh cũ đều tiêu, ba hậu bồi bổ hư tổn, bốn hậu khí đủ thần sung, năm hậu hóa hình làm khí, sáu hậu hóa khí làm thần, bảy hậu hóa thần làm hư, hình thần đều diệu. Thiên Dĩnh Tử nói: “Nếu là kẻ học đạo lâu tâm đã định nhưng thân không trải qua một hậu nào, thọ mạng ngắn ngủi, thân nhơ uế, nhan sắc tàn phai, mà tự cho là huệ giác, còn xưng là người thành đạo. Cái lý cầu đạo như thế thật sự chưa từng có.



THẤT HIỆU 七效
“Bảy thứ hiệu nghiệm”. 1 – Bệnh cũ đều hết, 2 – Hình sắc biến thành trẻ con, 3 – Sống lâu không già, 4 – Thấy có khí bao quanh thân, ánh sáng khắp thể, 5 – Biến hóa tùy tâm, sức động càn khôn, 6 – Đối cơ thi hóa, ứng vật hiện hình, 7 – Cao siêu ngoài vật, vượt ra khỏi bậc thường. Liễu chân nhân nói: “Dược sản hiệu nghiệm, chẳng phải tạm thời mà được. Đạo chí chân ở chỗ ngưng thần từng ngày một, soi lại khí huyệt mới có cơ giam”.

THẤT NAN 七難
“Bảy điều khó”. Luyện đan có bảy điều khó: 1 – Minh sư khó gặp, 2 – Việc đời khó từ khước, 3 – Ân ái khó cắt, 4 – Sắc dục khó đoạn, 5 – Danh lợi khó bỏ, 6 – Vọng tưởng khó dẹp, 7 – Hỉ nộ ai lạc khó trừ. La Hồng Tiên nói: “Vinh nhục ngổn ngang đầy ánh mắt, lăng xăng bận rộn bao giờ nhàn, lòng người quanh co như dòng nước, việc đời chồng chất tựa non cao, phú quí trăm năm khó giữ gìn, luân hồi lục đạo dễ tuần hoàn, thế gian việc lớn là sinh tử, bạch ngọc hoàng kim đều hão huyền”.

THẤT NGŨ 七五
Công phu bảy ngày, đến ngày thứ năm bỗng nhiên đan điền như hỏa châu chạy thẳng lên đến tâm điền, rồi lại chạy xuống hướng về ngoại thận. Nhưng ngoại thận bế khiếu đã lâu không đường để ra, liền tự động hướng về vĩ lư riêng mở ra đường mới mà đi. Hồ lô ca ghi: “Ba ngày thất ngũ từ số đầu, diên đến nương nhờ hống kết thành thai”.

THẤT NHẬT THÁI CÔNG 七日採功
Công phu tiểu chu thiên ánh sáng mặt trời ba lần hiện, chân khí đã ngưng tụ trong đỉnh nhưng ẩn mà không hiện cho nên phải dùng thái công mới có thể thấy ở trong đỉnh. Có hỏa châu phơi bày hình tượng mà sinh động bên trong thì không còn chạy theo bên ngoài mới có thể gọi là chân diên nội dược, kim dịch hoàn đan. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Trong bảy ngày đêm suy tư không ngủ nghỉ, nếu thực hành như vậy có thể trường sinh”.

THẤT NHẬT TỬ PHỤC SINH 七日死復生
“Chết bảy ngày rồi sống lại”. Sau khi phục thực đại dược, tức định ở trong tình trạng giống như chết, không còn nhân ngã vạn vật, cần chờ đến bảy ngày đạo thai mới có thể viên thành mà khôi phục tri giác, ý thức. Cổ Tiên nói: “Nếu muốn con người không chết trừ phi từng chết rồi”.

THẤT PHẢN 七返
Trước tiên thái trong tâm, khí chính dương số bảy. Bảy là số thành của hỏa, tâm thuộc hỏa, tức chân hỏa nhập vào hạ điền, dưỡng được chân khí trong thận rồi trở về nơi tâm điền, gọi là thất phản. Ngộ Chân ghi: “Thất phản chu sa phản bổn, cửu hoàn kim dịch hoàn chân”.


THẤT PHẢN CỬU HOÀN 七返九还
Chỉ các giai đoạn trong quá trình tu đạo. “Phản” tức là phú hợp (che kín), chỉ cho thu khí huyết Thất biểu Bát lý kinh lạc. “Hoàn” tức là quy nguyên (trở về nguồn), chỉ cho lấy khí của Ngũ hành, động tinh của Tam yếu, động Nguyên của một vật. “Thất phản” gồm: Phản mạch, Phản khí, Phản huyết, Phản cốt, Phản tủy, Phản hình, Phản thần. “Cửu hoàn” gồm: Hoàn thận, Hoàn tâm, Hoàn can, Hoàn phế, Hoàn tỳ, Hoàn đan phòng, Hoàn khí hộ, Hoàn tinh thất và Hoàn thần.

THẤT THẤT BẠCH HỔ 七七白虎
Bảy là số thành của hỏa, tâm thuộc hỏa, trước đem tâm hỏa nhập vào đan điền, dưỡng được đoài kim sinh thủy, biến thành hổ tủy. Hổ sinh hướng tây sắc trắng, số của nó cũng là bảy. Hổ tủy trở lại nơi tâm điền, rồi lại xông lên thượng điền. Sau khi thủy hỏa giao nhau, nó giáng xuống hạ điền, tự nhiên thuần phục mà tĩnh định. Lữ Tổ nói: “Thất thất bạch hổ song song dưỡng, bát bát thanh long gộp một cân”.

THỂ DỤNG 體用
Trong không sinh ra có là thể của luyện đan, trong có mà vô vi là dụng của luyện đan. Từ có cầu không là đạo cùng lý tận tính, từ không vào có là lý đạt tính chí mệnh. Tính mệnh tiên thiên lấy càn khôn làm thể, khảm ly làm dụng. Tính mệnh hậu thiên lấy khảm ly làm thể, tính tình làm dụng. Trong khảm ly còn chia ra thể dụng, chân âm chân dương thuộc thủy hỏa làm thể, khí lưỡng huyền thuộc kim mộc làm dụng. Bởi càn thuộc thái dương chân tính, vốn lặng lẽ bất động, là thể của nhất âm, do giao nhập cung khôn nhất âm chuyển thành tính liền thành mộc hống trong cung ly. Từ đây âm thần nắm quyền, ly quang soi thấu ra ngoài, lờ mờ bất định tựa lưu châu. Khôn thuộc thái âm nguyên mệnh, là dụng của nhất âm, đã được nhất dương trong cung càn thì mệnh chuyển thành tình, liền thành kim diên trong cung khảm. Từ đây dương khí nắm quyền, kim khí diên hoa chỉ tiềm tàng trong cung khảm, mờ mịt bất trắc có hiện tượng kim hoa. Từ đây linh vật trong cung ly luôn lưu chuyển bất định, chân tinh trong cung khảm ẩn không xuất hiện. Đạo của kim đan lấy tĩnh làm thể, lấy động làm dụng. Oánh Thiềm Tử nói: “Thể là một, dụng là hai; thể là tam nguyên bổn lai, dụng là tác dụng trong ngoài”.

THẾ TÀI 世財
Nội tài là tinh khí thần có sẵn trong thân người. Ngoại tài là tiền của, bạn bè thế gian, nhưng thiện tài mới dùng, tiền tài bất nghĩa không nên dùng. Đan Kinh ghi: “Phàm tục muốn cầu của báu trên trời, lúc dùng phải cần đến tiền của thế gian”.

THI GIẢI 尸解
Chỉ người tu luyện thoát ly thể xác mà thành tiên. Vân Cấp Thất Thiêm ghi: “Nói thi giải là nói thân hình giải hóa. Có loại thi giải không còn xác thịt, loại thi giải vẫn còn xác thịt. Có trường hợp hóa thành cây kiếm (kiếm giải), có trường hợp hóa thành cây trượng (trượng giải), có trường hợp dùng than lửa đốt cháy (hỏa giải), có trường hợp chết chìm trong nước (thủy giải), có khi hóa thành nhiều loại khác nhau, đều gọi là Thi giải”.

THÍ DỤ 譬喻
Tính tình dụ bằng âm dương, vì lúc tính động không có hình tướng, thuộc về âm, lúc tình động có hình tướng, thuộc về dương. Dụ bằng long hổ, vì long tuy có tên mà không thể thấy hình, hổ đã có tên mà lại có hình cho nên long là tính, hổ là tình. Vì nó hay biến hóa dụ cho dược vật, đã là dược vật ắt phải dùng lô đỉnh nung luyện mới có thể phối hợp thành đan. Đã có sự phối hợp tỷ như nam nữ, vì nó hay diệu hợp tỷ như vợ chồng, vì nó có giao cấu tỷ như khảm ly, vì nó có ký tế tỷ như thủy hỏa, vì nó có phù trầm tỷ như kim mộc, vì nó có linh cảm tỷ như diên hống. Vì đồng với pháp sinh ra thế gian cho nên mượn cái đạo sinh ra thế pháp để giải thích, điểm bất đồng ở chỗ thuận nghịch mà thôi. Đan Kinh ghi: “Lấy thân ngoại dụ cho thái không, lấy tâm thận dụ cho thiên địa, lấy khí dịch dụ cho âm dương, lấy tý ngọ dụ cho đông hạ”.

THÍ THỌ 施受
Thí là khí hậu thiên, thọ là khí tiên thiên. Lúc thí thọ tức là lúc hóa tinh. Khuê Chỉ ghi: “Hai thí một hóa mà đen vàng giao nhau, bên ban cho, bên nhận lãnh mà trên dưới tiếp nhau”.

THIÊM HỐNG 添汞
Hống là thần, nửa động ban ngày mà dương sáng, nửa tĩnh ban đêm mà âm tối. Dương sinh thì âm chết, thêm dương thì tiêu mất âm. Tổ Trùng Dương nói: “Đang lúc thuần âm phải dùng vũ hỏa. Sau khi nung luyện dương khí phát sinh, thần minh tự đến”.

THIỀM QUANG 蟾光
Ánh sáng của chân dương, kim thiềm tức là khiếu của chân dương. Thái hư mênh mông trăng sáng rực rỡ, con người thấy mặt trăng sở dĩ sáng mà không biết tinh hoa của mặt trời thịnh thì mặt trăng mới sáng chói. Ai biết kim sở dĩ sinh ra là từ nơi nguyệt mà sinh, con người thấy kim sinh từ nguyệt mà chẳng biết ánh sáng của mặt trăng xuất phát từ mặt trời. Nhật dụ cho nguyên tính, thủy dụ cho khảm cung, tính vừa thấy tròn vành rực rỡ giống như sao sa. Bởi tính của khí chất đã diệt, chân tính nguyên dương mới hiện như mây tan trăng hiện, lúc này mới thấy sự vật xuất hiện chính là dược sản tượng trưng phải lẹ tay thái thủ ví như thấy cướp liền bắt chớ để chạy mất, thâu về nơi lô đỉnh. Một điểm chân dương này chính là chỗ gọi thiềm quang. Đan Kinh ghi: “Bờ Tây Xuyên ngẩng đầu nhìn, một vẻ thiềm quang thấm sóng biếc, liền khéo hạ thủ tu nhị bát, ân cần kỹ lưỡng nâng Huỳnh bà”.

THIÊN CĂN 天根
Trong lúc cung khôn được cung càn có vạch dương tinh là cung khảm, do chân dương này phát sinh nguồn gốc nơi đây, càn là thiên, cho nên gọi là thiên căn. Đây là chỗ nguyên khí tụ hợp, cội rễ của vạn vật, nguồn gốc của bách thể sinh sôi. Vào đông chí nhất dương sinh khởi ở dưới ngũ âm, thấy nó có lúc có chỗ phải đợi dược sản thần tri mới biết. Thiệu Tử nói: “Địa gặp sấm sét thấy thiên căn”.


THIÊN CHÂN 天真
Chẳng nhìn mà biết, chẳng nghe mà rõ, không suy nghĩ mà biết, không động mà giác. Khuê Chỉ ghi: “Tu đạo giống như người nông phu nhổ cỏ, cần phải nhổ tận rễ thì chủng tử thiên chân trong tâm ta tự nhiên phát hiện”.

THIÊN CƠ 天機
Luyện đan đến lúc sản sinh dược có tiên cơ hạ thủ, nhân hỏa hậu bí mật, thượng thiên cất giấu cho nên gọi là thiên cơ. Bí nghĩa là chẳng truyền vô đức, bởi vô đức cách trời quá xa, hữu đức ắt hợp với trời thì thiên nhân đã hợp nhất, cơ kia tự hợp, pháp kia tự được. Vương Dương Minh nói: “Quan sát sự vật đều có sức sống, tỏ ngộ thiên cơ vào yểu minh”.

THIÊN CƯƠNG 天罡
Tại thiên là một vị trí trước sau Bắc Đẩu, tại thân người là chân ý. Thần vị ở khí huyệt lúc vô niệm vô tưởng chính là thiên cương trong thân ta. Hồn Nhiên Tử nói: “Trong phục thiên cương xoay chuyển, ngoài chuyển chuôi sao bắc đẩu đổi dời”.

THIÊN ĐỊA CHI CỰC 天地之極
Trời đất có nam bắc cực, con người có đầu bụng cực. Trong thân có hoành cách mô, trên là trời, dưới là đất. Thiên khí giáng, địa mạch thăng, trên dưới xung hòa thì tinh khí tự vững chắc. Tâm là trời, thận là đất, tâm hỏa giáng, thận khí thăng, trên dưới giao, trời đất yên ổn thì sướng thích, vui vẻ. Tổ Tam Phong nói: “Trời đất giao hòa vạn vật sinh, hàng ngày uống cam lộ tựa mật ngọt”.

THIÊN ĐỊA GIAO HỘI THỜI 天地交會時
Chỉ giờ tý, Khuê Chỉ ghi: “Khi thiên địa giao hợp, trộm lấy cơ tạo hóa âm dương”.

THIÊN ĐỊA NHÂN UÂN 天地氤氳
Thần là trời, khí là đất. Nhân uân là thần khí dung hòa, là hiện tượng trời đất hòa hợp. Kinh dịch ghi: “Thiên địa nhân uân, vạn vật hóa thuần; nam nữ cấu tinh vạn vật hóa sinh”. Trời đất lấy âm dương giao cấu mà sinh vật, đan pháp lấy âm dương giao cấu mà sinh dược.

THIÊN ĐỊA THĂNG GIÁNG 天地升降
Khí trời giáng xuống, tản ra làm sương mù, ngưng tụ lại làm sương móc. Khí đất thăng lên, tụ lại làm mây, tản ra làm mưa. Tích dương quá mức thì sương mù thành khói, mây thành ráng. Tích âm quá mức thì sương mù thành mưa, sương thành tuyết. Trong âm phục dương mà dương khí không thăng, kích bác thành sấm sét. Trong dương phục âm mà âm khí không giáng ngưng tụ lại mà thành mưa đá. Âm dương không hợp, đối chọi nhau mà sinh ra ánh chớp. Âm dương không xứng giao nhau loạn xạ thì sinh ra cầu vồng. Tiêu Tổ nói: “Mặt trời trên không chuyển dưới đất, mặt trăng dưới biển bay trên trời”.


THIÊN ĐỊA THỦY HỎA 天地水火
Sau khi đông chí, trong đất dương sinh, hạ chí đến trời, tích dương cùng tột để sinh âm, tản ra mà làm sương mù, ngưng tụ mà làm sương móc, tan chảy mà làm nước. Sau khi hạ chí, trên trời nhất âm giáng xuống, đông chí đến đất, tích âm cùng tột để sinh dương, tản ra mà làm hỏa, phát ra mà làm khí bay lên trên. Ngộ Nguyên Tử nói: “Nhất khí bay lên vạn vật theo đó mà sinh trưởng, nhất khí giáng xuống vạn vật theo đó mà thu liễm ẩn tàng”.

THIÊN ĐỒ 天圖
Văn tự thấu triệt thủa hỗn độn sơ khai từ hạo kiếp đến nay. Tham Đồng ghi: “Dạo chơi thái hư, yết kiến tiên quân, ghi chép thiên đồ, hiệu là chân nhân”.

THIÊN HÀ 天河
Chỉ tủy sống hoặc gọi là mạch Đốc. Trời và người tương ứng, vũ trụ có thiên hà, người cũng có thiên hà. Nội Cảnh ghi: “Thiên hà từ ngôi vị Vĩ, Cơ, từ ngôi vị Dần chảy xuống Đông tỉnh, mà tuần hoàn ở trong khoảng trời đất. Cổ nhân nói: Nước chảy ra từ dưới đất Côn Lôn, từ Vĩ Lư lại chảy ngược lên, gọi là Thiên hà”.

THIÊN HOA LOẠN TRỤY 天花亂墜
Luyện khí hóa thần, mười tháng công phu viên mãn, lúc thoát ra xác phàm thì có tuyết bay lả tả. Tổ Trùng Dương nói: “Bỗng nhiên chấn động hoa trời rơi, phía trước lại có chân nhân”.

THIÊN NGUYÊN 天元
1 – Chỉ tuổi thọ con người. 2 – Chỉ một loại Đạo đan. Huyền Phu Luận ghi: “Thiên nguyên gọi là thần đan. Loại thần đan này trên nước dưới lửa, luyện trong nhà Can thần, không chất sinh ra chất, đủ số chín lần chuyển thì thành Bạch tuyết, luyện thêm ba năm nữa thì thành Thần phù, ăn vào thì phơi phới nhẹ tênh, đó là dược hóa công linh, phép lạ của thánh thần”.

THIÊN NGUYÊN NHÂN NGUYÊN 天元人元
Đoàn Dương Tử nói: “Thiên nguyên là lý từ khí xuất, thiên mệnh gọi là tính, “thượng đức vô vi, không thể lấy xét nét mà cầu”, là công phu thanh tịnh, vì cái tôi ngày xưa không giảm bớt, tính mệnh song phú, chỉ cần thanh tịnh tu trì đem nguyên khí nguyên thần luyện đến chỗ chí thanh chí hư, hóa thành chính đẳng chính giác, mới là liễu đáng. Nhân nguyên là khí từ lý xuất, tận tính để chí mệnh, “hạ đức hữu vi, dụng của nó không thôi”, là đạo phản hoàn, vì tự tha đều có vẻ vang cho nên trước tiên có hoàn phản diệu đế, ắt đem âm đan dương đan nhồi thành một khối, luyện vào thái vô thái hư, tính mệnh song toàn, diệu dụng nhất khí là lò rèn đúc. Thế nên con người được khí chân nhất nguyên thỉ để thành tiên, cũng như trời ban cho khí âm dương ngũ hành để thành người”.



THIÊN NHÂN 天人
Trời sinh vạn vật, con người linh thiêng nhất trong vạn vật, cho nên gọi là thiên nhân, bất đồng với trời và không thể hợp đức giống như trời. Trương Tử Quỳnh nói: “Thiên nhân nhất khí xưa nay đồng, vì có hình hài mà ngăn ngại, luyện đến chỗ hình thần thầm hợp mới biết sắc tướng tức chân không”.

THIÊN NHÂN ĐỒNG THỂ 天人同體
Trên trời Hoa Cái 16 vì sao nơi cung tử vi, nơi thân người là phế; Tam Thái 6 vì sao ở ngoài cung tử vi, nơi thân người là minh đường; Văn Tinh 6 vì sao ở trong sao Đẩu sao Khôi, hiệu là Nam Cực, nơi thân người là thần của chu tước. Khuê Chỉ ghi: “Chân hỏa là thần của ta đồng một thần với trời đất. Chân hậu là tức của ta đồng một tức với trời đất”.

THIÊN NHÂN HỢP NHẤT 天人合一
Thiên là tâm, nhân là vật; thiên là đạo, nhân là khí (đồ vật).Đạo với khí vốn là nhất nguyên. Khác nhau ở chỗ chia ra hình nhi thượng và hình nhi hạ mà thôi. Âm phù ghi: “thiên tính là nhân, nhân tâm là cơ, lập ra đạo trời để đoán định con người”.

THIÊN NHÂN HỢP PHÁT 天人合發
Nửa đem thái dương ở chính giữa lòng đất, dương khí trong thân người vừa mới ở trong âm cược dưới biển. Lúc giờ tý nhất dương vừa động là lúc thiên nhân tương ứng. Khuê chỉ ghi: “thiên nhân hợp phát, thái dược quy hồ”.

THIÊN NHÂN NHẤT KHÍ 天人一氣
Chỉ người và tự nhiên là hơi thở tương thông, một thở một hít, qua lại trong trời đất. Thể là một, nguyên khí là chung, do đó mà nói “Thiên nhân nhất khí”. Đạo giáo cho rằng người có thể bắt chước trời đất, trong tu ngoài luyện, đồng nhất với tự nhiên, như vậy mới có thể trường thọ.

THIÊN NHẤT SINH THỦY 天一生水
Thủy sắc hắc, được khí của mậu kỷ mà thành huyền. Thổ hay khắc thủy, chia thì thành hai, hợp thì làm một vật, một vàng một đen trộn lại làm tinh của huyền nguyên. Ở thân người là nhất dương sinh nơi giờ tý, nguyên khí từ bên dưới mà lên đến bên đốt xương sống thứ 7 là chỗ ở của hai quả thận. Từ trên mà xuống đến bên đốt xương sống thứ 11, là một khiếu ở giữa hai quả thận. Đang lúc ở đốt thứ 7 nguyên khí từ đây mà xuất, ngủ đến nửa đêm giờ tý dương khí phát ra thì có thể nghiệm biết. Hà Đồ ghi: “Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành thủy, nhất lục giao nhau thì có thủy của nhâm quý”.

THIÊN NHIÊN CHÂN HỎA 天然真火
Cái dùng hằng ngày mà không biết như lửa trong đá lửa, lửa hết thì là cục đá thường, thiên nhiên chân hỏa trong thân người hết thì thân này chẳng phải của ta. Tổ Hàm Hư nói: “Dưỡng nội đan phải có thiên nhiên chân hỏa kéo dài trong thổ phủ”.
THIÊN NỮ HIẾN HOA 天女獻花
Cung ly tại bát quái là trung nữ, địa vị hậu thiên ở càn thiên cho nên gọi là thiên nữ. Nhất âm trong cung Ly nhập vào trong khuôn thổ được chân diên trong cung Khảm mà hóa ra diên như hoa, lúc nở ra là biểu tượng hiến dâng. Bảo Chân Tử nói: “Gió thổi dương liễu diên tình hiện, mưa tưới hoa đào hống tính khai”.

THIÊN PHÙ 天符
Chỉ sự hiểu biết “hỏa hậu” trong phép nội luyện dưỡng sinh tương ứng với quy luật vận hành của nhật nguyệt, vì vậy mà gọi là Thiên phù.

THIÊN QUÝ 天癸
Đàn ông đến 16 tuổi dương khí đầy đủ mà tinh tràn, tinh này gọi là thiên quý. Đàn bà đến 14 tuổi âm khí đầy đủ mà kinh nguyệt chảy ra, kinh này cũng gọi là thiên quý. Trung Hòa Tập ghi: “Hỏa phù dễ dàng dược chẳng xa, thiên quý sinh ra như thủy triều, biết thái thủ diên với hống nhất tề vật dục tận tiêu trừ”.

THIÊN TÂM 天心
Là huyền khiếu tức là sức sống, không chỗ nào chẳng có, không lúc nào chẳng có. Có lúc khó để đo lường mà không thể thấy, như đông chí trong đất nảy mầm, sức sống bắt đầu nảy nở nên có thể thấy, không thể cưỡng tìm mà được, chỉ có thể im lặng chờ đợi, không ở trong thân cũng không ở ngoài thân, muốn biết chỗ tồn tại của nó không ngoài sắc chính là không. Tổ Hoàng Thường nói: “Trong tâm có trời tức là lý này, chẳng mê muội thiên tâm thì phải dung hợp tâm với lý”.

THIÊN TIÊN 天仙
Thể đồng với sự vắng lặng rỗng rang của trời, đức đồng với sự bao trùm của trời, ý dồng với sự vô cực của thiên tâm, vượt ra ngoài cõi tam thập tam thiên. Tổ Tam Phong nói: “Tu tiên cần phải tu tiên thiên, kim dịch thần đan kỹ lưỡng xem”.

THIÊN THƯỢNG BẢO 天上寶
Chẳng phải ở trên trời xanh mà là ở trên cửu thiên thân người, là của báu của cửu dương thiên đỉnh.Ngày xưa Hoàng đế Hiên Viên đúc chín cái đỉnh mà bay lên, đây là thiên thượng bảo. Nói đến thiên thượng địa hạ, càn khôn khảm ly, nam nữ lô đỉnh, nghĩa là âm dương trong ngoài của thân người mà nói đều không phải nam nữ lô đỉnh, những vật có tướng. Tổ Tam Phong nói: “Từ đây có thể thành thiên thượng bảo, mặc cho lũ mê chê cười ta ngây ngô”.

THIÊN TINH 天星
Luyện đan đến trình độ tương đương, tự nhiên thấy được mọi thứ ánh sáng, như chiếc gương khảm ngọc không thể đếm xuể, đây đều do đan quang đạt đến gây ra. Nhập Dược Cảnh ghi: “Thiên ứng tinh, địa ứng triều”.



THIÊN TRƯỜNG ĐỊA CỬU 天長地久
Trời đất sở dĩ trường cửu là vì sự trường cửu của nó không tự sinh ra mà là sinh ra từ đạo. Đạo là sự bắt đầu của trời đất vô danh, cho nên trời đất được nó thì thường lặng lẽ, thường yên ổn mà có thể trường cửu. Con người nếu được đạo của trời đất thì cũng có thể trường cửu giống như trời đất. Lữ Tổ nói: “Nắm được kim tinh củng cố mệnh cơ, nhật hồn hướng đông nguyệt hướng tây, trong ấy luyện được dược trường sinh, uống vào sống lâu bằng trời đất”.

THIỆN ĐỊA 善地
“Chỗ tốt”. Điều cần yếu thứ nhất là khí trời ôn hòa, ngồi nơi tây bắc hướng mặt về đông nam.Điều cần yếu thứ hai là trước thấp sau cao, không gần nơi đường lớn qua lại.Điều cần yếu thứ ba là xa lìa rừng rậm dứt hết tiếng chim kêu gió thổi. Điều cần yếu thứ tư là cách tuyệt dân cư để tránh xa tiếng chó sủa gà gáy. Điều cần yếu thứ năm là tránh xa ao chuồng trâu ngựa để khỏi bị hôi thối. Điều cần yếu thứ sáu là đừng nhìn mồ mả để tránh âm khí. Điều cần yếu thứ bảy là gần nơi thị trấn để tiện việc cung cấp y thực. Điều cần yếu thứ tám là đất đỏ đá trắng, trên có khí lành dưới có vàng ngọc, giữa có cam tuyền, bên cạnh có láng giềng tốt. Điều cần yếu thứ chín là điện nước thông suốt, núi sông thanh tú. Vô Căn nói: “Chọn linh địa, kết hợp đạo am, hội hợp tiên thiên thấu rõ đại hoàn”.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:39 am

THIỆN TÀI 善財
“Tiền tài trong sạch”. Mới luyện hoàn đan ắt cần của cải tiền bạc để dùng vào việc chọn đất, tìm bạn đạo, kiếm đan phòng, song tiền tài bất nghĩa không được dùng. Cần phải có thiện tài tức là tiền tài có được bằng sự trong sáng. Cổ Tiên nói: “Tiền chẳng khó tìm chứ bạn lại khó kiếm”.

THIẾT HÁN 鐵漢
Là chân thần diệu giác xưa nay. Chân thần có mặt thì tâm linh không mê muội, rõ ràng thường biết, thể nó chẳng sinh chẳng diệt, tướng nó không đi không đến. Xét cùng nơi tiên thiên địa chẳng ai biết chỗ bắt đầu của nó, truy tìm nơi hậu thiên địa chẳng ai biết chỗ chấm dứt của nó. Chung Tổ nói: “Cửa sinh tử của mình, có mấy người tỉnh mấy người ngộ, đêm về thiết hán tự suy nghĩ, trường sinh bất tử so người làm”.

THỌ PHÙ 受符
Thọ là khởi hỏa của chu thiên, phù là vận tức để ứng. Chu Nguyên Dục chân nhân nói: “Tự giao cấu nhau lâu ngày chấn dương xuất ra mà thọ phù”.

THOÁT THAI 脫胎
Ngoài thấy bản thân của mình thì ngoài thân có thân, đây là thoát thai. Phàm thai kết thuận cho nên thoát ra phía dưới. Tiên thai kết ngược cho nên khi thoát ra cũng ngược về phía trên.Nhập Dược Cảnh ghi: “Mới kết thai, xem bổn mệnh; thoát thai rồi xem tứ chính”.

THỔ NẠP 吐納
Một phương pháp dưỡng sinh của Đạo gia. Tức là hết sức thở ra bằng miệng cho hết các trọc khí trong phổi, rồi chầm chậm hít vào bằng mũi cho không khí trong lành vào đầy phổi, người xưa gọi đó là “thổ cố nạp tân” (nhả cũ hít mới). Hán Vũ Đế nội truyện ghi: “Thổ nạp có thể kéo dài tuổi thọ”, “đạo thành thì đứng vào hàng tiên nhân”.

THỔ PHỦ 土釜
1.Nồi đất mà nhà ngoại đan Đạo giáo dùng để luyện chế ngoại đan. 2.Chỉ Hạ đan điền.

THÔN KHÍ 吞氣
Nuốt khí (qua miệng rồi nuốt vào trong bụng) cũng tức là “phục khí”,”Thực khí” (uống khí, ăn khí). Động Minh Kí ghi: “Ta lại ăn nuốt khí đã hơn chín ngàn năm”.

THỐN ĐIỀN XÍCH TRẠCH 寸田尺宅
Càn là thốn, khôn là xích, Huỳnh đình là thốn điền, huyền tẫn là xích trạch. Thanh long là điền, bạch hổ là trạch. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Chỉ cần khí hô hấp thu nhận tử tinh, thốn điền xích trạch có thể tri sinh”.

THỜI CHÍ THẦN TRI 時至神知
Điều dược thuần thục thì có thời cơ chân chính đến, tuy đang ngủ mê mà thần tự biết. Hồn Nhiên Tử nói: “Hỏa phát từ dưới rốn, thần biết nhờ khí động”.

THU KHÍ 收氣
Đạo Ngôn Thiển Cận Thuyết ghi: “Thần là chủ tể thu khí, thu được một khí thì được một phân báu, thu được mười khí thì được mười phân báu”. Tức là bên trong lấy tinh khí của trời đất, bên trong gom nguyên khí tiên thiên, thu gom ngưng tụ lại để luyện Đại đan.

THU TÂM 收心
Còn gọi: “chỉ niệm”. Là công phu “trúc cơ hạ thủ” (bắt tay xây nền). Thanh Hoa Bí Văn ghi “Nhưng vào lúc một vọng niệm nảy sinh, cái tâm ngày thường không được tĩnh. Vội bỏ nó đi, dần dần thuần thục. Vọng niệm thì không có gì lớn hơn hỉ nộ, trong nộ nghĩ lại thì không hỉ, mọi thứ đều như vậy, lâu dần sẽ tự tĩnh”.

THỦ BẠCH Ư HẮC 取白於黑
Khảm thủy sắc đen, trong thủy có kim gọi là diên. Diên dùng lửa đun nóng chảy phát ánh sáng trắng có khí bay lên, luyện đan chỉ lấy khí ấy, không dùng đến chất kia. Ngộ Chân ghi: “Trong đen lấy trắng làm đan mẫu”.

THỦ HỎA 取火
Hỏa này không phải phàm hỏa bốc lên, nó xuất ra từ trong nước, ẩn náu nơi hình sơn, khi nó đến linh giác tự biết. Lấy nhanh thì được, ánh sáng rực rỡ sáng sớm chưa lộ không thể đốt cháy. Lấy chậm thì bị nước nhận chìm, không có chân sư chỉ bảo thì đừng mong lấy được. Chỉ Huyền Thiên ghi: “Theo thời liền thấy Huỳnh Kim Phật, sau khi qua rồi khó gặp Bích Ngọc Tiên”.

THỦ KHẢM ĐIỀN LY 取坎填離
Thủ khảm điền ly tức là lấy một hào dương trong quẻ khảm bổ sung cho quẻ ly, từ đó làm cho hai quẻ toàn dương và âm là càn và khôn sau khi ra đời đã bị phá hoại được khôi phục lại để âm dương tràn đầy như càn khôn tiên thiên vậy. Khuê Chỉ ghi: “Thánh nhân lấy ý niệm của mình làm bà mối, dẫn dắt hào dương trong quẻ khảm gặp gỡ hào âm trong quẻ ly, âm dương giao phối với nhau, tạo ra quẻ thuần dương, như vậy gọi là thủ khảm điền ly, để khôi phục lại bản thể tiên thiên của nó”.

THỦ KINH 首經
Tiên thiên thủ kinh là quẻ càn của tiên thiên, nhất âm sắp động phía dưới quẻ cấu. Hậu thiên thủ kinh là tĩnh cùng tột mà động, thời cơ của trời người hợp phát, là quẻ khôn của hậu thiên, nhất dương sắp động phía dương của quẻ phục. Bạch Tổ nói: “Bạch hổ thủ kinh chân chí bảo”.

THỦ NHẤT 守一
“Giữ cái Một”. Một trong những phương pháp tu dưỡng của Đạo giáo. Chỉ việc giữ chặt lấy hồn thần hoặc tinh, khí, thần trong thân mình, khiến nó không phân tán ra ngoài mà ở mãi trong cơ thể. Đạo giáo cho rằng thân người chứa hồn, phách, tinh và thần. Hồn với phách, tinh với thần hợp với nhau, dựa vào nhau, con người mới có thể sinh tồn. Vì thế người tu đạo muốn cho hình thể không hoại, trường sinh thành tiên ắt phải cắt bỏ thèm muốn và lòng tham, cắt đứt con đường chạy ra ngoài của hồn thần, khiến nó ở mãi trong cơ thể, cùng với hình phách ôm lấy nhau làm một để cầu lấy trường sinh.

THỦ THÀNH 守城
Thành thật dốc lòng giữ mà không giữ, chẳng tức chẳng ly, không tiến không thoái, gọi là thủ. Tổ Nê Hoàn nói: “Lấy ngưng thần tụ khí làm thủ thành”.

THỦ THƯ BẤT HÙNG 守雌不雄
Thân tâm bất động, tính của mình nếu trụ thì khí của người tự hồi, đây là công của bất hùng, cho nên Kinh Dịch ghi: “Lặng lẽ bất động, cảm rồi liền thông”. Thái Thượng nói: “Biết hùng để phòng thư là khe nước của thiên hạ, biết vinh để phòng nhục là hang động của thiên hạ”.

THỦ TRUNG 守中
“Giữ cái vừa mức”. Trời đất cách nhau tám muôn bốn ngàn dặm, bốn muôn hai ngàn dặm là trung. Trong thân người một tiểu thiên địa, tâm thận cách nhau tám tấc bốn phân, bốn tấc hai phân là trung. Nhà Nho gọi là chấp trung. Văn Thỉ chân nhân hỏi Thái Thượng: “Chỗ cốt yếu của việc tu thân được ghi ở chương nào?”. Đáp: “Ở nơi thâm căn cố đế thủ trung bảo nhất”. Hỏi: “thế nào gọi là thủ trung?”. Thái Thượng đáp: “Siêng năng tủ trung, chớ phóng dật, ngoại bất nhập, nội bất xuất, hoàn bổn nguyên, vạn sự hoàn tất”.

THUẦN DƯƠNG CHÂN KHÍ 純陽真炁
Khí thuần dương tản ra thì không thấy không nghe ở trong thân, thu lại thì hay biết hay nghe ở huyền quan. Khuê Chỉ ghi: “Biến hóa thuần dương trời đất hợp, trường sinh nhờ đó công phu diệu”.

THUẬN NGHỊCH 順逆
Thuận là từ không vào có, nghịch là từ có vào không. Tổ Tam Phong nói: “Thuận thì phụ nữ mang thai, nghịch thì đàn ông có chửa”. Vô Căn Thụ nói: “Thuận là phàm, nghịch là tiên, chỉ tại ở giữa còn đảo điên”.

THUẬN SANH 順生
Lúc con người chưa sinh ra như thủa hỗn độn hồng hoang, mới ngưng một diểm là bắt đầu, ba tháng thì huyền tẫn lập, sau cùng đứa bé ở trong thai theo mẹ hô hấp, đã sinh ra mà cắt cuống rốn thì sau khi tối tăm trời đất một điểm chân dương ngưng tụ trong rốn liền chẳng còn gìn giữ hơi thở trong thai. Hơi thở không giữ thì tâm hỏa thuộc nam ly là hồn muốn bay lên, thận thủy thuộc khảm nữ là phách muốn chìm xuống. Bất luận nó thăng trầm, thủy hỏa mỗi thứ đều cố định, đây là đạo thuận hành. Oánh Thiềm Tử nói: “Thuận là đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, hư hóa thần, thần hóa khí, khí hóa tinh, tinh hóa hình”.

THUẬN TÙY 順隨
Niệm động thì tinh thần hướng về, khí động thì dục động, tinh thần hướng về thì nguyên thần hao tán, dục động thì nguyên khí lộ ra, đây là lý vốn tự nhiên. Vô Tâm chân nhân nói: “Vọng niệm vừa động thần chuyển biến, thần chuyển lục tặc náo tâm điền, tâm điền đã loạn thần vô chủ, lục đạo luân hồi trước mắt liền”.

THỦY CHUNG 始終
Người tu tiên được bí quyết hạ thủ trước hết cần phải nhận chìm tâm hỏa xuống nước, luyện đan bắt đầu phải được ngoại dược, kế đến thực hành công phu chu thiên, sau cùng phải lấy kim lai quy tính làm liễu mệnh. Mịch Nguyên Tử nói: “Ban đầu là hống ném vào hang diên, cuối cùng là diên trụ nơi ổ hống”.

THỦY HỎA 水火
Tại thiên là nhật nguyệt, tại dịch là khảm ly, tại thánh nhân là sáng suốt lợi ích, tại y đạo là tâm thận, tại đan đạo là thần khí. Thần là hỏa, khí là thủy. Đời người đến tuổi trung niên, đại khái thủy không hơn hỏa là chiếm đa số, thủy nhiều thì hỏa diệt, hỏa nhiều thì thủy cạn. Thủy là mệnh, hỏa là tính, thủy không hơn hỏa, mệnh đã không vẹn toàn, hỏa không có thủy cứu giúp thì sẽ bốc lên, do đó mệnh cần nên tiếp sớm, tính cần dưỡng trước tiên. Oánh Thiềm Tử nói: “Trong thân người những gì bốc lên đều là hỏa, những gì ướt át chảy xuống đều là thủy”.

THỦY HỎA CÂN LƯỢNG 水火斤兩
Thủy nhiều thì tràn ngập, hỏa thịnh thì khô khan. Thủy tràn ngập lỗi tại ý tán, hỏa khô khan so nơi niệm khởi. Động mà chuyên nhất thì ý tự nhiên không tán, tĩnh mà hợp cơ thì niệm tự nhiên không khởi, cho nên có diệu dụng ngang nhau giữa tám lạng với nửa cân. Tổ Nê Hoàn nói: “Thái thủ có phương pháp, vận dụng có mức độ, cân lạng có quy tắc, thủy hỏa có cấp bậc”.

THỦY HỎA ĐIÊN ĐẢO 水火顛倒
Thiên nhất sinh thủy rơi trong thái âm hướng bắc, trong âm chứa dương. Địa nhị sinh hỏa bốc lên đến thái dương hướng nam, trong dương chứa âm. Phép tiên dùng phương pháp nghịch chuyển điên đảo, dời hỏa vào trong thủy. Thủy nóng lên thì sinh ra hơi bốc lên giống nhau sự giao quang của nhật nguyệt. Oánh Thiềm Tử nói: “Thủy vượng nơi tý, hỏa thọ thai cũng nơi tý, tinh thủy con người sinh tại tý vị, khí phát ra cũng tại tý vị, tinh thủy không có khí thì chẳng hóa”.

THỦY HỎA KÝ TẾ 水火既濟
Thủy hỏa là thể của diên hống, hỏa vào trong thủy gọi là ký tế. Thần khí hợp nhau gọi là giao phối. Hoàn đan số đủ mới được giao hợp. Tổ Tam Phong nói: “Thủy hỏa ký tế chân diên hống, nếu chẳng phải mậu kỷ thì không thành đan”. Oánh Thiềm Tử nói: “Tinh hợp thần gọi là thủy hỏa giao hợp, ý đại định gọi là ngũ hành vẹn toàn, thủy thăng hỏa giáng gọi là ký tế”.

THỦY HỎA PHÂN SỐ 水火分數
Một phần thủy, thủy khí vừa động sức còn chưa đủ. Hai phần thủy, thủy khí đã vượng trong lúc thủy sắp muốn biến mà chưa biến. Đây là nhâm thủy, nhâm thủy có khí không có chất. Ba phần thủy thì đã chảy mà nhiễm trần, năm phần thủy chảy đi đã xa, hỗn trọc không chịu nổi, đều là quý thủy, thuần âm mà có chất thì không dùng, vì thế nên sử dụng hai phần thủy với hai phần hỏa. Bởi hỏa này như lửa vừa mới đốt, ôn mà chẳng ráo, sáng mà không hừng hực, thủy dùng hai phần không mất cái dụng của kim, hỏa dùng hai phần không khắc cái thể của kim. Phối hợp như đây thì thủy đến giúp hỏa mà hỏa chẳng ráo, hỏa đến luyện kim mà kim sinh minh, kim đến sinh thủy mà thủy có bổn. Thủy hỏa ký tế, kim hỏa đồng cung, ba vật tự thọ lãnh nhau kín đáo, biến hóa thần diệu khó lường. Tham Đồng ghi: “Năm phần thủy có thừa, hai phần cho là chân, kim nặng như ban đầu, ba phần liền không nhập, hai phần hỏa cùng hai phần thủy, ba vật cùng thọ nhận nhau, biến hóa tựa như thần”.

THỦY HỔ 水虎
Hổ ở hướng tây sắc trắng, nay ẩn trong thủy. Thủy ở hướng bắc sắc đen mà không thấy. Trong đen chứa trắng còn gọi là hắc diên, là nguồn gốc phát sinh thiên địa vạn vật. Chứa chất chẳng chứa khí là mẹ của hữu tình, tinh của thái âm, biệt danh của chân diên. Khuê Chỉ ghi: “Cái đó chất là chân diên. Tinh hoa của thái âm là mẹ sinh ra thiên địa vạn vật”.



THỦY NGÂN 水銀
Hoa trong nguyệt do cảm nhật tinh mà biến hóa sinh chân diên. Tỷ dụ thủy ngân có tính xung hòa hiệu là chân thủy, là tinh chân nhất trong thận khí, thật ra vật do thần khí tương hợp là tổ khí của vạn vật là tinh linh của tam tài, soi đến nhật nguyệt không lúc nào chẳng cháy, xuyên suốt càn khôn không vật nào chẳng đủ. Tiên gia dùng cách thái thủ đem về kim đỉnh, luyện được đan hồi sinh, uống vào liền thành chân nhân. Tổ Tử Dương nói: “Chu sa nung dương khí, thủy ngân nấu kim tinh, kim tinh với dương khí, chu sa cùng thủy ngân”.

THỦY NGUYÊN THANH TRỌC 水源清濁
Thủy là chân tinh, là chỗ sinh ra tinh khí, thanh (trong) là tinh vô niệm, trọc (đục) là tinh hữu dục. Kinh Liễu Thân ghi: “Ý định thần toàn nguồn nước trong. Ý, lộng thần hành nguồn nước lục”.

THỦY PHỦ CẦU HUYỀN 水府求玄
Trung Hòa Tập ghi: “Thủy phủ cầu huyền là luyện tinh thần khí làm cho Tam hoa tụ đỉnh, Ngũ khí triều nguyên để mà giữ dương trong Khảm. Kẻ sĩ đạt đạo nắm vững hai lý, phụ âm bão dương, hư tâm thực phúc, tức là lấy dương trong Khảm để bù vào âm trong Ly, tái tạo thành thể càn khôn”.

THỦY TIÊN 水仙
Luyện khí hóa thần đến khi hô hấp dứt thì có thể xuống nước mà không chìm, đây là thủy tiên, không khác với thần tiên. Chỉ khác là thần tiên có thể xuất thần mà thôi. Ngũ chân nhân nói: “Vì không có khí hô hấp mà xuống nước không chìm, vì thần khí đã hợp nhất tự không có hơi thở, gọi là hình diệu thần toàn. Chỉ có hình thần đều diệu mới xuống nước không chìm gọi là thủy tiên”.

THỦY TRUNG KIM 水中金
Càn là ba dương tiên thiên, lấy vạch giữa lấp vào cung khôn, khôn biến thành khảm. Khảm thuộc thủy, càn thuộc kim. Vạch giữa trong cung khảm là kim trong thủy tức là trong hậu thiên chứa tiên thiên, nơi thân người là trong khôn phúc chứa nhất dương. Tổ Tam Phong nói: “Sa hống trong mộc, kim trong thủy, đều hướng về cung ly cung khảm mà tìm”.

THUYÊN ĐỀ 筌蹄
Thuyên (cái nơm) là dụng cụ bắt cá, đề (cái lưới) là đồ bắt thỏ. Đã được cá thỏ thì phải quên nơm, lưới. Luyện đan cũng vậy, luyện được đan thành thì phải bỏ đỉnh khí mà bay lên. Thủy Khưu Tử nói: “Đập nát hư không tiêu ức kiếp, đã lên bờ rồi thì bỏ thuyền bè”.

THUYẾT TRƯỚC XÚ 說着醜
“Nói ra xấu hổ”. Xưa nay khi nói đến sinh thực khí của nam nữ là việc xấu hổ. Luyện đan ắt phải nhờ cái này lúc đầu, như việc ngoại dương bột cử, khảm ly giao cấu v.v... tỷ dụ nam nữ, là sợ người học không hiểu, không có cách hình dung cho nên gọi là nói ra xấu hổ. Tổ Tam Phong nói: “Nói ra xấu hổ, thực hành rất kỳ diệu, đạo thành được liệt vào thần tiên giáo, chấp trước thân này cũng là cuồng”.

THƯ HÙNG 雌雄
Thư là âm, hùng là dương, nhất âm nhất dương gọi là đạo, â, đơn dương lẻ không kết đan, thể nào mới là phương thuốc bất tử, tính mệnh song tu là kim đan. Tham Đồng Khế ghi: “Thư hùng như nhau, lấy sự giống nhau để giúp nhau”.

THƯ HÙNG KIẾM 雌雄劍
Thư kiếm là văn hỏa, hùng kiếm là vũ hỏa. Hùng kiếm là hàng long, thư kiếm phục hổ. Khuê Chỉ ghi: “Bảo kiếm thư và hùng, song song cắm chân thổ, kiếm hùng chém rồng dữ, kiếm thư phục hổ cuồng”.

THỦ MỄ HUYỀN CHÂU 黍米玄珠
Là chân diên chân hống hợp thành, là vật chân không diệu hữu.Tổ Tam Phong nói: “Đại đan như thử mễ (hạt gạo), thoát xác chân vô vi, con người uống dược này thọ bằng trời đất”.

THỨC THẦN 識神
Là âm thần. Lúc nhân sinh xuất thai la lên một tiếng, nó theo tiếng kêu mà nhập vào, khi ấy nguyên thần tiên thiên ẩn thoái để thức thần hậu thiên đến thay thế, nguyên khí tiên thiên ẩn đi mà khí hô hấp hậu thiên hiện ra. Cảnh Sầm nói: “Người học đạo không biết chân, chỉ vì trước đây nhận thức thần làm bổn lai thân, không biết nó là cội gốc sinh tử vô lượng kiếp đến nay”.

THỰC KỲ ĐỘNG CƠ 食其動機
Khí cơ vừa động chính là thời gian ấy; nhân lúc ăn nuốt nhà mình thì bách thể của mình dào dạt ý xuân, mọi bệnh đều tiêu trừ. Âm phù ghi: “Ăn đúng thời thì bách thể khỏe mạnh, động đúng cơ thì vạn vật bình yên”.

THỰC MẪU THỦ MẪU 食母守母
Chấn ở dưới khôn ở trên là phục, khôn là lão mẫu, chấn là trưởng tử. Trưởng tử nối nghiệp cha ắt phải nhờ mẹ để lập nền tảng. Hai thể này lập tình thân ái để dùng hết cái tích chứa trong quẻ phục mà bày ra chỗ bí mật của tạo hóa. Bởi đan có tử khí mẫu khí nên lấy quái hào mà tỷ dụ. Mẫu khí là thỉ khí tiên thiên, tử khí là khí hậu thiên trong thân người. Tử khí trong thân người khó tránh khỏi nạn chạy té, ắt phải nhờ mẫu khí dìu dắt những bước đi ban đầu, sau đó mới tương thân tương quyến, tự nhiên mạng thai kết hài nhi, thể hóa thuần dương mà con nối nghiệp cha, cho nên gọi là nhờ mẹ lập nền tảng, đây là đệ nhất nghĩa của sự tác đan. Tham Đồng ghi: “Quẻ phục thành lập ban đầu, trưởng tử nối nghiệp cha, do mẹ lập nền tảng”.

THƯỚC KIỀU 鵲橋
“Cầu Ô thước”. Có thượng hạ hai cái, thượng thước kiều ở trong sống mũi dưới ấn đường. Có bốn con đường rẽ, hai đường bên trái phải lỗ mũi, một đường nơi tiền khẩu, một đường nơi hậu hậu, trung hạ là lưỡi mềm mại, trên ấn đường dưới tỵ khiếu một hư một thật. Hạ thước kiều ở trong xương vĩ lư có bốn con đường rẽ, hai đường ngoài thông đại tiểu tiện, hai đường trong phía trên thông tâm phía sau hai khiếu bên xương sống, chỉ có giữa thông tủy đạo trong xương sống thẳng đến nê hoàn, trước cốc đạo sau vĩ lư cũng là một hư một thật. Nhập Dược Cảnh ghi: “Thượng thước kiều, hạ thước kiều, thiên ứng tinh, địa ứng triều”.

THƯƠNG ĐAN 傷丹
“Tổn thương đan”. Thủy thương là do khí hô hấp nối tiếp đứt đoạn gây nên thì phát hiện âm nhân âm khí là tai họa, mau đem hơi thở hô hấp thổi phồng thêm lên để hoàn toàn tiêu diệt làm xét nghiệm. Hỏa thương do trong khi ẩm thực bị vật có hỏa làm tổn thương, hoặc nước nóng hòa tan dẫn động đan hỏa đến nỗi có sự tẩu đan nguy hiểm. Lại hỏa hậu đã đủ liền phải dừng hỏa, nếu không thì ắt tổn thương đan. Nhập Dược Cảnh ghi: “Hỏa hậu đủ, chớ thương đan”. Chung Tổ nói: “Đan chín không cần hành hỏa hậu, còn hành hỏa hậu ắt thương đan”.

THƯỞNG PHẠT 賞罰
Khí mùa xuân phát sinh, tiến dương hỏa gọi là thưởng, khí mùa thu phát động, thoái âm phù gọi là phạt. Tham Đồng ghi: “Thưởng phạt ứng xuân thu, tối sáng thuận lạnh nóng, từ hào có nhân nghĩa, tùy thời sinh vui buồn, như thế ứng bốn thời, ngũ hành được thứ tự”.

THƯỢNG BẾ 上閉
“Thượng” chỉ đầu. “Bế” là bế tàng đóng kín chỉ bế tam quan: mắt, mồm, tai đóng chặt, chẳng để ngoại giới quấy nhiễu.

THƯỢNG CỬU KHÁNG LONG 上九亢龍
kháng là dương cực, dương quang thoái đến nơi thuần khôn, được khôn ôn dưỡng, khí kia sung mãn bên trong mà tĩnh cực phát động, âm dương vật lộn cho nên có hiện tượng chiến đức nơi hoang dã. Là mượn âm nuôi dưỡng, dương khí tột mà trở về cội gốc, lại từ trong âm phát trở lại, một vòng dương khí bắt đầu từ cung khôn, tại tháng là ngày cuối tháng, tại bát quái là khôn. Tham Đồng ghi: “Thượng cửu kháng long, chiến đưa nơi hoang dã, dùng cửu nhẹ nhàng, là quy củ của đạo, dương số đã xong, xong rồi khởi trở lại”.

THƯỢNG ĐỨC 上德
Tâm thuần thể trống rỗng, không thêm không bớt như mặt mũi xưa nay trước khi cha mẹ chưa sinh ra, vì thiên chân chưa bị tổn thương, âm dương hòa hợp, nhân tâm khiếu bít, đạo tâm thường còn, như gặp bậc chí nhân chỉ dạy, chỉ thực hành đạo vô vi để liễu tính, thần giữ huyền cung liền thành chân nhân, rất giản dị. Tham Đồng ghi: “Thượng đức vô vi không thể lấy xét đoán để cầu”.




THƯỢNG HUYỀN 上玄
Tức là Tim (tâm). Huỳnh đình nội cảnh kinh ghi: “Tim là Thượng huyền, Thượng huyền u viễn, khí liền với thận, cho nên nói là Minh thượng huyền (Thượng huyền tối tăm).

THƯỢNG HUYỀN HẠ HUYỀN 上弦下弦
Thượng huyền là khôn biến thành đoài, mùng 8 đủ kim nửa cân biểu tượng D☾của mặt trăng, ba lần biến thành càn. Hạ huyền là càn biến thành cấn, ngày 23 thiếu thủy hai lạng biểu tượng của mặt trăng, ba lần biế thành khôn. Đường thẳng là huyền, đường tròn là đan. Tham Đồng ghi: “Thượng huyền đoài số tám, hạ huyền cấn cũng tám, hai huyền hợp với tinh, thế càn khôn liền thành, hai cái tám lạng ứng một cân, đạo dịch chính không nghiêng”.

THƯỢNG PHẨM ĐAN PHÁP 上品丹法
Lấy tinh thần hồn phách ý làm dược tài, lấy đi đứng ngồi nằm làm hỏa hậu, lấy sự bỏ mặc không can thiệp làm vận dụng. Thể Chân sơn nhân nói: “Phục Hy hà đồ, tiên thiên đối đãi, thượng đức có thể học theo, thượng đức là cái thể đồng trinh”.

THỨU MINH 鷲鳴
“Chim kêu”. Thứu là loài phi cầm, tục gọi là con có trắng. Luyện đan đến lúc đại dược quá quan, khi đến cửa ngọc chẩm có âm thinh như tiếng chim kêu, lúc này không được kinh dị. Tiên Tông ghi: “Lúc thái đại dược, mắt có kim quang, mũi có hơi rung rung, sau tai gió thổi, sau não có tiếng chim kêu”.

THỨU TÁO KINH SƠN 鷲噪京山
Kinh Sơn tức là cửa ải ngọc chẩm; trong bảy ngày sau khi thái đại dược ắt phải đi qua cửa ải, đây là cửa ải thứ ba. Lúc đến cửa ải này thì có tiếng như trước táo thứu minh (chim kêu). Tiên Tông ghi: “Gió rít sau tai, chim kêu Kinh Sơn”.

TIỆM PHÁP ĐỐN PHÁP 漸法顿法
Tiệm pháp là pháp hậu thiên phá thể, đã cần luyện tinh lại cần luyện khí; hóa khí rồi, lại cần luyện thần, luyện rồi luyện nữa, hóa cho đến không còn gì cả, thường định cùng tột là liễu đáng. Đốn pháp là pháp tiên thiên đồng trinh, chỉ cần thường định tột cùng, tại định đến huyền giác liền thành chính giác tức liễu sinh tử. Luận Tọa Vong ghi: “Không nương một pháp mà tâm thường định gọi là đốn pháp”.

TIÊN ĐẠO 仙道
Tiên lấy Huỳnh Đình, Tham Đồng, Ngộ Chân làm pháp, Đạo thì dùng Thiên Cảm Ứng, Kinh Thanh Tịnh làm tông, cho nên Tiên với Đạo pháp công phu có hơi bất đồng. Cổ Đức nói: “Siêu tất cả gọi là Tiên, không tất cả gọi là Đạo”.

TIÊN HẬU DIỆU DỤNG 先後妙用
Tiên thiên ắt do hậu thiên thái thủ mà có, cho nên ngưng thần vào khí huyệt mới có thể thần khí hợp nhất mà phanh luyện. Hậu thiên ắt do tiên thiên quy căn mà chứng quả mới có thể hoàn phục nhập định, là hai thứ phải cần dùng cho nhau. Cổ Tiên nói: “Nếu bảo tiên thiên không một chữ, hậu thiên sủ dụng cũng mất công”.

TIÊN HẬU GIAO CẤU 先後交媾
Tiên thiên giao cấu,vì tính lập mệnh, chỉ luyện ra một chân dương danh mục độc nhất. Hậu thiên giao cấu, vì thần hợp khí, danh mục chia làm tinh thần ý khí, hồn phách tính tình. Lữ Tổ nói: “Long hổ không giao hợp làm sao được huỳnh nha, huỳnh nha không được đâu gọi là đại được”.

TIÊN HẬU THIÊN BIỆT 先後天別
Khí âm kiểu chợt động là kim tình, khí hậu thiên. Sau khi được chân chủng, tiểu chu thiên công hoàn tất, lúc tĩnh cơ động là tiên thiên trong hậu thiên. Sau khi thái đại dược quá quan phục thực quy về trung cung mới gọi là tiên thiên hoàn toàn; đến khí công phu ôn dưỡng mười tháng đầy đủ, lại có cơ động muốn ra thì thể thuần dương hiện ra đây là tiên thiên trong tiên thiên. Tổ Nguyên Phương nói: “Hỏa hậu vô vi hợp tự nhiên, tự nhiên chân hỏa dưỡng thai tiên, chỉ còn thần tức ở đan đạo, điều hòa tiên thiên tiếp hậu thiên”.

TIÊN HẬU THIÊN ĐẠO 先後天道
Đạo của tiên thiên lấy tính mệnh liễu tiên thiên, bởi tính sử dụng mệnh nên gọi là tính mệnh. Đạo của hậu thiên lấy thần khí liễu hậu thiên, bởi thần sử dụng khí nên gọi là thần khí. Tính mệnh thần khí tuy giống nhau mà thật ra sai khác. Nhập Dược Cảnh ghi: “Là tính mệnh, chẳng phải thần khí, thủy với diên chỉ một vị”.

TIÊN HẬU THIÊN KHÍ 先後天氣
Khí tiên thiên có được từ lúc hai khí cha mẹ giao nhau dẫn đến phụ vào ở giữa. Khí hậu thiên đến từ lúc xuất thai thở khí một tiếng, từ mũi miệng mà vào. Khí tiên thiên như rễ cây, nguồn nước; khí hậu thiên như lá cây, dòng nước. Cho nên khí tiên thiên kiệt thì khí hậu thiên dứt, như rễ cây bị chặt thì lá cây khô héo, như nguồn nước cạn thì nước dừng chảy. Tổ Tam Phong nói: “Thái thủ tiên thiên luyện hậu thiên, tuần hoàn hai khí là căn nguyên”.

TIÊN KINH 仙經
Chỉ trước tác kinh điển Đạo gia, trong đó có một bộ phận nội dung trình bày về lý luận cơ bản cùng phương pháp thực tiễn của khí công dưỡng sinh. Từ này xuất hiện trong Hoài Nam Tử: “Hoài Nam Vương thích trường sinh, phục thực, luyện khí, đọc tiên kinh”.

TIÊN LỘ 仙路
Có ba lộ quan trọng là hoàng đạo, xích đạo, hắc đạo, tuy chia làm ba song thật ra chỉ là một; phàm phu thành tiên ắt phải đi qua ba đường này. Nhưng đường này ắt phải có chiếu chỉ của Ngọc Đế mới có thể đi qua. Hứa Tổ nói: “Loan hạc khi đến cưỡi mây tía, Ngọc Hoàng có lệnh lên tiên lộ”.

TIÊN NHÂN 仙人
Tức là nhân tiên, như uống linh chi tiên thảo, hoặc uống lâu dài dược thảo thượng phẩm, hoặc chế hoàn tán cao đan đều phải uống lâu dài; khi được pháp này ẩn cư nơi núi rừng có thể trừ bệnh sống lâu, tuổi thọ vài trăm năm. Nếu chỉ dẫn thành khí, theo thuật nhả ra nuốt vào cũng có thể thọ vài trăm năm, người đời dùng nó có thể sống lâu không già liền dụ cho tiên nhân. Thật ra tiên nhân chân chính ắt phải do luyện tinh hóa khí mà thành nhân tiên, luyện thần hóa thần mà thành thần tiên. Luyện thần hoàn hư, ba năm nhũ bộ, lục thông đầy đủ thần thông quảng đại, biến hóa khôn lường, luyện sự biến hóa lần nữa thì hình thần đều kỳ diệu, thể trong sáng như trời, đức đồng với vô cực của trời ắt thành thiên tiên như đây mới có thể là Đại La Thiên tiên. Tổ Trùng Dương nói: “Ý đồng thiên tâm là thiên tiên”.

TIÊN PHÁP 仙法
Vì khảm ly sinh chân chủng, chân chủng sinh tiểu dược, tiểu dược sinh đại dược, đại dược luyện thành kim đan, kim đan sinh ra dương thần. Cổ tiên nói: “Đạo vốn vô vi, nhưng pháp có tạo tác”.

TIÊN PHẬT HỢP TÔNG 仙佛合宗
“Tiên Phật hợp tông” là một trước tác của Ngũ Xung Hư về tu luyện đạo đan. Cuốn sách có 9 chương nên còn có tên gọi là “Ngũ chân nhân đan đạo cửu thiên”, tức là: Tối sơ hoàn hư đệ nhất, chân ý đệ nhị, thủy nguyên thanh trọc chân đan ảo đan đệ tam, hỏa túc hầu chỉ hỏa cảnh thái đại dược thiên cơ đệ ngũ, đại dược quá quan phục thực thiên cơ đệ lục, thủ trung đệ nhất, xuất thần cảnh xuất thần thụ thần pháp đệ bát và mạt hậu hoàn thư đệ cửu. Tất cả những điều đó đều rất tinh bích.

TIÊN QUÂN 仙君
Sau khi luyện thần hoàn hư, lúc nguyên thần bỏ xác mà chu du thái hư không bị câu thúc, không chỗ nào chẳng đến, đây là tiên thiên. Thủy Vân Tập ghi: “Đời này nếu muốn lên vân lộ, không hợp hư vô chẳng được tiên”.

TIÊN QUỶ 仙鬼
Tiên là chuyể n đổi, chuyển đổi thần mà vứt bỏ xác, từ trong không mà sinh ra có liền được vĩnh hằng trường tồn. Quỷ là trở về, trở về chỗ ban đầu mà diệt. Luận Huyền Cương ghi: “Chút ít dương khí chẳng diệt chẳng làm quỷ, mảy may âm khí chưa hết không làm tiên”.

TIÊN THAI 仙胎
Ban đầu ngưng tụ như hạt thóc, lấy âm luyện dương, kế đến dùng dương luyện âm thì khí biến thành tinh, tinh biến thành hống, hống biến thành sa, sa biến thành kim đan. Tiên Kinh ghi: “Thần nhập khí thành thai, khí quy thần kết đan”.


TIÊN THIÊN CHÂN KHÍ 先天真炁
Thưở hồng hoang chưa phân, lúc hư cực tĩnh đốc, hồn nhiên không có tướng thiên địa nhân ngã, đúng là lúc nó phát động. Thượng Dương Tử nói: “Thái tiên thiên chân khí lấy noãn khí làm tin”.

TIÊN THIÊN ĐẠI ĐẠO 先天大道
Kinh Dịch ghi: “Đạo của vô cực là tiên thiên, nhân lúc thái cức chưa phân, nhìn mà không thấy, lắng mà không nghe, không có tên gọi, cho nên gọi là tiên thiên đại đạo”.

TIÊN THIÊN NHẤT KHÍ 先天一炁
Khí này xuất ra từ trong hư không, khi đến thì có hình có khiếu, khsi đi thì cơ dứt mà không hình khồn khiếu. Tổ Trùng Dương nói: “Hô hấp tương ứng, mạch trụ khí đình, tĩnh mà sinh định, trong đại định tiên thiên nhất khí đến từ hư không”.

TIÊN THIÊN TAM BẢO 先天三寶
Một là tinh vô niệm vô tưởng, hai là dương khí tĩnh cực mà động, ba là thần giác ngộ lúc vô tư vô lự. Thiên Thúy Hư ghi: “Đại dược phải dùng tinh khí thần, thái về một chỗ kết thành đan”.

TIẾN HỎA THOÁI PHÙ 進火退符
Dương khí sinh tức là tiến hỏa, không thể để cho dương khí tiêu hao. Âm khí hiện tức là thoái phù, không thể dung túng âm khí tăng trưởng. Nhưng tiến thoái cần phải vừa phải, không nên quá độ, cho nên phải mộc dục để điều tiết. Tổ Hoàn Dương nói: “Trong mười hai canh giờ luôn luôn có dương hỏa âm phù, phàm tiến là dương hỏa, thoái là âm phù”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:40 am

TIẾN THOÁI 進退
Tiến thì đem hỏa vào lò, thoái thì dắt hỏa rời lò. Thêm nhiều, khởi hỏa là tiến; giảm ít, diệt hỏa là thoái. Thuần Túy Ngâm ghi: “Trước lò tý ngọ phân tiến thoái, trong đỉnh càn khôn định nổi chìm”.

TIỀN HẬU GIAO CẤU 前後交媾
Tiền là thoái ngoại dược, là long hổ khảm ly giao cấu. Hậu là thái nội dược, là càn khôn tý ngọ giao cấu. Vô Căn Thụ nói: “Khi thiên địa giao vạn vật sinh, khi nhật nguyệt giao nóng lạnh thuận, lúc nam nữ giao tự thành thai”.

TIỀN HẬU HUYỀN 前後弦
Nguyệt vào ngày mùng tám là tiền huyền, trong âm sinh ra nửa chân dương, dược miêu còn mới không thể sử dụng làm thành đan. Nguyệt vào ngày 23 là hậu huyền, trong dương đã sinh ra nửa âm, dược khí già hỏa hậu quá độ, dương quang suy yếu, dùng nó không giúp gì được. Chung Tổ nói: “Sau khi tiền huyền tìm dược vật, trước khi hậu huyền khí lưỡng toàn. Giữa lúc hai huyền là thái thủ, tiên hậu tồn vong định gốc rễ”.

TIỀN HẬU HUYỀN GIAN 前後弦間
Nguyệt vào ngày 15, ngày 16 là lúc ánh sáng rực rỡ tròn đầy, trong khoảng không tiền không hậu ắt có hiện tượng mờ mịt, là đúng lúc nên thái dược. Tổ Tử Dương nói: “Sau khi tiền huyền trước khi hậu huyền, dược vị bình thường khí tượng toàn, thái dược đem về nung trong lò, nung thành ôn dưỡng tự nấu sắc”.

TIỀN HẬU TAM TAM 前後三三
Trước ba ba là quẻ Càn ☰ ☰ của quẻ Cấu ☰ ☴ về trước, thuần dương trong dương, dương khí tiền huyền nửa cân. Sau ba ba là quẻ Càn ☰ ☰ của quẻ Quệ ☱ ☰ về sau, thuần dương trong âm, dương khí hậu huyền nửa cân. Hai thứ nửa cân hợp làm 16 lượng. Mười sáu là số ánh sáng đầy đủ một cân. Như con người đến năm 16 tuổi là thời kỳ dương khí thịnh nhất, là thể trinh nguyên tiên thiên. Một trăm sáu mươi cân là một đảm, đều là tiên thiên âm dương, là thời kỳ chưa phân xét. Tổ Đan Dương nói: “Trước ba ba, sau ba ba, sắp xếp thành một đảm”.

TIỀN NHẤT VỊ 前一位
Lúc ngủ, thần tiên giác là chân ý. Nếu giác rồi mà giác nữa thì đã là hậu giác, không thể coi là tiền nhất vị. Cổ nói: “Hằng tháng thường thêm Tuất, hằng giờ thấy Phá quân, Phá quân tiền nhất vị, thệ nguyện không truyền người”.

TIÊU BẢO TRÂN (TIÊU TỔ) 蕭保珍
(?-1166) Đạo sĩ thời Kim, sáng lập ra đạo Thái Nhất. Người Vệ Châu (nay là huyện Cấp, Hà Nam). Đầu đời Thiên Khoán Kim Hi Tông (1138-1140), sau khi đắc đạo, tức là sau khi được tiên thánh truyền cho bí lục để cứu người, thì mọi việc cầu cùng cấm đoán, không gì là không linh nghiệm. Đầu đời Thiên Khoán, đạo này lan rộng rất nhanh từ nơi ở phát triển đến phía đông Vệ Châu, rồi được học trò truyền bá tới vùng Triệu Châu, Hà Bắc, Chân Định. “Xa gần hưởng ứng, nhận bùa làm môn đồ, trong vòng một năm đã tới con số hàng nghìn”. Năm Hoàng Thống 8 (1148), Hi Tông gnhe tin, cho vời đến kinh khuyết, lấy lễ tiếp đón, ban am cho ông ở gọi là “Thái Nhất Vạn Thọ quán”. Mất năm Kim Định 6 (1166). Sau này được Nguyên Thế Tổ ban cho hiệu là “Thái Nhất Nhất Ngộ Truyền Giáo chân nhân”, đổi quán Thái Nhất Vạn Thọ thành “Thái Nhất Quảng Phúc Vạn Thọ cung”.

TIÊU TỨC 消息
Chỉ sự vật thịnh suy, vinh khô. “Tiêu” nghĩa là tiêu vong. “Tức” nghĩa là tăng trưởng. Quẻ Phong, Kinh Dịch ghi: “Trời đất đầy vơi, theo thời vận mà tiêu vong, sinh trưởng” (Thiên địa doanh hư, dữ thời tiêu tức). Còn chỉ sự biến hóa tiêu trường của âm dương trong một quẻ, là một hình thức quái biến trong quẻ Dịch. Trong một thể quái, phàm là hào dương ra đi, hào âm trở về thì gọi là “Tiêu”, hào âm ra đi mà hào dương trở về thì gọi là “Tức”.

TIỂU CHU THIÊN 小周天
Pháp luyện đan có thời gian có hỏa hậu, có sổ tức, có khởi chỉ, có động tĩnh như nhật nguyệt vận hành, có quy luật nhất định, không thể nói xằng làm bậy. Tổ Trùng Dương nói: “Ngủ thì bắt vượn giữa ngựa, tỉnh rồi lại hái quỳnh chi. Mỗi khi tựa vào chỉ cho tâm biết, công phu này trong trăm ngày thành tựu”.

TIỂU HÀ XA 小河車
Tức là sự vận hành thăng giáng lúc thực hành tiểu chu thiên. Muốn được Huỳnh nha ắt trước phải tưới mát, giống như nông cụ guồng nước, chuyển nước ngược lên mà chu lưu không dứt. Tiên Tông ghi: “Đan điền thẳng đến đỉnh nê hoàn, tự vận hà xa mấy trăm lần”.

TIỂU VÃNG ĐẠI LAI 小往大來
Vận kỷ hống là tiểu vãng, được chân diên là đại lai, đây là long hổ giao chiến, nhật nguyệt đồng cung. Tham Đồng ghi: “Âm dương giao tiếp, tiểu vãng đại lai, tụ tập nơi Dần vận chuyển theo giờ”.

TIỂU DƯỢC 小藥
Ở nơi thần khí giao hội lâu dài mà hỏa đan điền phát, sản sinh giống như xích tử, trong lúc trên dưới xung đột, tức chẳng phải khí, nhưng có thể ngăn cho lục dục thất tình không sinh, nên dụ là dược. Do sức dược còn yếu không thể trị cái khổ sinh tử nên còn gọi là tiểu dược. Nhưng dược này là dụng của hậu thiên, bỏ Quý lấy Nhâm mà được, vì từ không mà sinh có. Thể Chân Tử nói: “Lúc tiểu chu thiên lấy nguyên khí làm tiểu dược, lúc đại chu thiên lấy nguyên thần làm đại dược”.

TINH HOA 精華
Tinh là nguyên tinh, hoa là huyết. Đọng thì là tinh, tĩnh thì làm khí. Tinh khsi một thể, huyết là chỗ biểu hiện của tinh khí cho nên gọi là hoa. Luận Quy Nguyên ghi: “Cỏ cây tích chứa một năm tinh mới phát ra hoa, cây không hao thì không trái, phụ nữ không huyết thì không thể có thai”.

TINH KHÍ 精炁
Tinh hay sinh khí,khí cũng có thể sinh tinh giống như nước có thể hóa khí làm mây, mây cũng có thể hóa khí làm nước, như mùa xuân hạ mây nhiều mưa cũng nhiều, thu đông mây ít mưa cũng ít. Con người khi còn trẻ khí đủ tinh vượng, tuổi già khí suy tinh cũng giảm đây là lý tự nhiên của trời đất con người. Tiềm Hư Tử nói: “Âm trong dương gọi là tinh, dương trong âm gọi là khí, hai thứ cần nhau mà vạn vật sinh ra”.

TINH KHÍ THẦN 精氣神
Tinh của hậu thiên sinh ra từ thận, phát ra nơi tai mà tai không nghe bên ngoài thì tinh được giữ nơi thận. Khí của hậu thiên sinh ra từ thân hình, bày ra nơi mũi mà mũi không hô hấp thì khí ẩn nơi rốn. Thần của hậu thiên gá nơi tâm, ngụ nơi mắt mà mắt không nhìn bên ngoài thì thần ẩn nơi tâm. Tinh giống như thủy vị trí ở hướng Bắc, khí giống như kin vị trí ở hướng Tây, thần giống như hỏa vị trí ở hướng Nam. Tinh hậu thiên nhờ khí tiên thiên đủ mà sinh tinh, bởi khí có thể hóa thủy. Khí tiên thiên nhờ tinh hậu thiên thịnh mà dưỡng khí, bởi tinh có thể hóa khí. Thần hậu thiên nhờ khí tiên thiên sung mà nuôi thần, bởi khí tiên thiên có thể hóa thần. Khưu Tổ nói: “Hóa ra đều là tinh khí thần, gìn giữ cẩn thận chớ để rỉ chảy”.

TINH MÔN 精門
1. Chỉ Mệnh môn. Vân cấp thất thiêm ghi: “Giữa hai thận, nam là Tinh môn, nữ là tử cung, Tinh môn đã mở, thận khí đã hết thì chẳng riêng nội dương bị tiêu tán mà nội âm cũng kiệt”.
2. CHỉ Hạ đan điền.Vân cấp thất thiêm ghi: “Hạ nguyên đan điền, đó là khí hải (biển khí), cũng gọi là Tinh môn”.

TINH THẦN 精神
Tinh là tiên thiên nhất khí hóa thành, thần là tiên thiên chân nhất sinh ra. Thần là hỏa, là quang, là ý. Tinh hao tán là do hỏa của thần bay lên, thần trụ thì tinh yên không chảy ra ngoài cho nên thần ở trong tinh thì gọi là tinh thần. Đan Thư ghi: “Tinh là mẹ của khí, thần là con của khí”.

TINH THẤT 精室
Chỉ Tam đan điền. Hoàng đế nội cảnh ghi: “Tinh thất chỉ Tam đan điền. Trên dưới tư vận không ngừng, được chế ngự ở tâm, tâm tức là Trung đan điền”.

TINH TRIỀU 星潮
Tinh là kim quang chứa trong đôi mắt phát sáng như kim tinh. Triều là khí động trong nguyên hải giống như sự dâng lên của thủy triều. Nhập Dược Cảnh ghi: “Trời ứng tinh, đất ứng triều”.

TÍNH CĂN 性根
Tính vốn không chỗ nhất định cũng không hình tượng, vì gốc nó vốn phát ra từ não hải mà hình ở đỉnh thì in tuồng có căn. Khuê Chỉ ghi: “Tính là tâm chưa nảy sinh, không tâm thì không ý, không ý thì không phách, không phách thì không thọ sinh mà dứt hẳn luân hồi”.

TÍNH HỌC MỆNH HỌC 性學命學
Tính học là ly cung tu định, tông chỉ quán diệu. Mệnh học là thủy phủ cầu huyền, môn học quán khiếu. Kinh Đạo Đức ghi: “Vô dục vì quán diệu, hữu dục vì quán khiếu”.

TÍNH MỆNH 性命
Tính tức lý tính, mệnh tức sinh mệnh, tu tính tức tu tâm, tu mệnh tức dưỡng thân. Ngộ Chân biên chú: “Tính mệnh vần phải song tu, công phu còn cần hai đoạn. Đạo của kim đan là đạo tu tính mệnh, tu mệnh là hữu tác, tu tính là vô vi, đạo của “hữu tác” là dùng thuật để kéo dài thọ mệnh; đạo của “vô vi” là dùng đạo để bảo toàn hình thể”.


TÍNH MỆNH CĂN NGUYÊN 性命根源
Tính từ trước khi trời đất cha mẹ sinh ra, một điểm linh quang tản trong hư không, nhìn chẳng thấy, lắng chẳng nghe; lúc hai khí cha mẹ giao nhau, nó đến ở trong, giống như làn sóng điện tản trong hư không, khi máy thu âm mở, điện âm dương tiếp xúc nhau làn sóng điện trong hư không đến phụ ở trong sau đó mới có thể phát âm thanh. Tính không mệnh thì chẳng lập, mệnh không tính thì chẳng linh. Tổ Tiềm Hư nói: “Nhân sinh là chân thật vô cực, nhị ngũ tinh, khéo hợp mà thành. Chỗ gọi là tính tức là vô cực, chỗ gọi là mệnh tức là nhị ngũ tinh”.

TÍNH MỆNH HỢP NHẤT 性命合一
Chỉ hoạt động tư duy ý thức và khí hô hấp hòa làm một. Còn gọi là Thần khí hợp nhất. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Chí tâm vô niệm, chí thành vô tức thì hơi thở (tức) và ý nghĩ (niệm) đều tiêu biến, tính mệnh sẽ hợp nhất”.

TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ 性命圭旨
“Tính mệnh khuê chỉ” là một tập đại thành về luyện đan của Đạo gia, là một tác phẩm tiêu biểu có trình độ cao trong lý luận về tu luyện nội đan. Cuốn sách này có nhiều lý luận tinh túy về tu luyện nội đan được lưu truyền rộng rãi, ảnh hưởng lớn. Tác giả và niên đại của tác phẩm “Tính mệnh khuê chỉ” hiện chưa được biết rõ là ai, chỉ biết trong lời từ nói rằng: “Tính mệnh khuê chỉ” không biết người sáng tác, tương truyền là do Y chân nhân Cao Đệ viết. Có thể đó là tác phẩm của Y chân nhân, nhưng Y chân nhân là ai thì cũng chưa khảo được. Sách được làm vào thời Minh Thanh, từ triều Thanh bắt đầu phát hành rộng rãi trong dân gian. Toàn sách lấy thứ tự bằng bốn chữ Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh trong “Chu dịch”, chia làm bốn tập. Tập thứ nhất là cơ sở lý luận của tu luyện nội đan, ba tập còn lại tập trung nói về phương pháp cụ thể để tu luyện nội đan. Toàn sách là sự phát huy tinh túy của tu luyện nội đan nà các phương pháp cụ thể của nó hoàn toàn không giống với những phương pháp của những người đi trước.

TÍNH MỆNH NHẤT THỂ 性命一體
Chỗ gọi là tính, đứng về tiên thiên trong hậu thiên thì gọi là nguyên thần, đứng về tiên thiên trong tiên thiên thì gọi là nguyên khí. Có kẻ hỏi đã gọi là nguyên thần sao lại gọi là khí? Bởi chỗ chí linh của nguyên khí là nguyên thần; cho nên gọi là tiên thiên trong tiên thiên.Đạo tu đan, sau khi luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần mới phục hồi tiên thiên trong hậu thiên. Lại tiếp tục luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp với không mới phục hồi tiên thiên trong tiên thiên. Nhưng nguyên khí vốn thuộc vô hình, đang lúc tĩnh tột cùng mà động, phân làm âm dương, đây là thái cực. Dương thăng lên tiên là thiên, giống như người có tính. Âm chìm xuống dưới là địa, giống như người có mệnh, cho nên nói thân người là một tiểu chu thiên địa. Tính mệnh trước khi có thái cực là một vật, sau khi có thái cực là hai vật. Trong thân người, tính là linh quang trong tâm phát ra nơi hai mắt, mệnh là nguyên khí trong thận phát từ dâm căn. Lữ Tổ nói: “Lúc chưa có thân ta, nguyên khí núp nơi hư không; khi sắp có thân ta, nguyên khí núp ở trong thai”.


TÍNH MỆNH NHỊ KHIẾU 性命二竅
Tính khiếu ở trong thóp trên đầu con người, trước có minh đường, sau có ngọc chẩm. Mệnh khiếu bắt đầu từ cuống rốn nối liền với cuống rốn của mẹ, đến khi xuất thai, cắt đi cuống rốn, một điểm tinh khí ghé nơi khí huyệt phía trước đối rốn, phía sau đối thận. Tính khiếu ngoài là tín môn (thóp), trong là nê hoàn. Mệnh khiếu ngoài là rốn, trong là khí huyệt. Tổ Tử Dương nói: “Dược vật sinh nơi huyền khiếu, hỏa hậu phát ở dương lô”.

TÍNH MỆNH SONG TU 性命雙修
”Tính” chỉ tính công, tức công pháp lấy luyện thần làm chính. “Mệnh” chỉ mệnh công, tức công pháp lấy luyện tinh khí làm chính. Tính mệnh song tuchỉ tính và mệnh được tu luyện đồng thời, đó là phép tu Thượng thừa. Tính mệnh khuê chỉ ghi: “Thần khí tuy có hai tác dụng, nhưng tính mệnh thì phải song tu... Tính mệnh song tu là phép Thượng thừa cao nhất, gọi là “Kim tiên”.

TÍNH MỆNH TỰ NGHĨA 性命字義
Chữ tính là là chữ tâm 心 đứng bên, thêm một chữ sinh 生, nghĩa là lòng người ngay thẳng liền sinh quang, có quang thì sáng suốt, sáng suốt thì tự ngộ, tự ngộ là thấy tính. Chữ mệnh ở dưới chữ nhân 人 thêm chữ khấu 叩 và chữ nhất 一 ở giữa chữ nhân, nhất là tiên thiên nhất khí ẩn tại trung cung. Khí này là gốc của mệnh; con người có khí này mới sống, không có khí này thì chết. Muốn được nhất khí còn mãi phải khấu đầu cầu minh sư chỉ dạy; cho nên chữ mệnh, dưới chữ nhân có chữ khấu. Đan Kinh ghi: “Tính có thể tự ngộ, mệnh cần sư truyền”.

TÍNH QUANG 性光
Tâm tĩnh định gọi là tính, trong định huệ chiếu gọi là quang, Long My Tử nói: “Huệ chiếu bắt đầu từ trong định, niệm niệm biết rõ không một vật”.

TÍNH THIÊN 性天
Tức thiên tính, vốn không hình không tên, do động mà biến, biến thì có giác tri, là hỏa là nhiệt, vì nó thường ẩn nơi đỉnh gọi là thiên. Kinh Đạo Đức ghi: “Voodanh là khởi đầu của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật”. Trung Dung ghi: “Thiên tính gọi là mệnh, suất tính gọi là đạo”.

TÍNH TRỤ 性住
Ngày trụ nê hoàn chứa ở hai mắt, đêm trụ hai thận chứa ở đan điền. Khuê Chỉ ghi: “Phải an trụ tâm vào nơi không chỗ trụ, thấu suốt viên minh mọi chỗ chân, ở ngay đỉnh môn mở to mắt, đại thiên sa giới hiện toàn thân”.

TÍNH TRỤ KHÍ HỒI 性住炁回
Dằn phẫn nộ thì hỏa giáng, ít tham dục thì thủy tăng; thân bất động gọi là luyện tinh, luyện tinh thì hổ rống; tâm bất động gọi là luyện khí. luyện khí thì long ngâm; niệm không khởi gọi là luyện thần thì khí giao, hai khí giao mà ba nguyên trộn lẫn, ba nguyên trộn lẫn thì nguyên khí trở về. Ba nguyên là tinh khí thần. Hai khí là âm dương. Ứng vật không mê thì nguyên thần tự quy, bản tính tự trụ, tính trụ thì khí tiên thiên trong thân tự hồi. Lữ Tổ nói: “Không mê thì tính tự trụ, tính trụ thì khí tự hồi”.

TÌNH DỤC KHÍ CHẤT 情欲氣質
Thần khí dùng một lượt gọi là tình, tính bám vào khí mà động là dục, thuận theo dục vọng kia mà làm khí chất. Tổ TIềm Hư nói: “Cha mẹ do tình dục mà sinh ra ta, cho nên hậu thiên là tính của khí chất, mỗi khi gặp vật mà sinh tình”.

TÌNH LAI QUY TÍNH 情來歸性
Tình tiên thiên là kim tình trong thủy, không phải là tình của tình dục hậu thiên. Tính là bản tính tiên thiên, không phải là tính của khí chất hậu thiên. Tình đến quy tính là tiên thiên, tính đi thuận tình là hậu thiên. Ngụy Tổ nói: “Bắt đầu kim đến quy tính thì được gọi là hoàn đan”.

TĨNH CỰC NHI ĐỘNG 靜極而動
Tâm tĩnh là tính, khí động là mệnh. Động chẳng phải khí hô hấp động mà là nguyên khí tiên thiên động. Tĩnh cực mà động thì nguyên thần nguyên khí đều là tiên thiên. Quảng Thành Tử nói: “Tĩnh thì tĩnh nơi thần ý, động thì động nơi thần cơ”.

TOÀN CHÂN 全真
Danh từ Nội đan Đạo giáo. 1. Chỉ thủ phác dưỡng tố (nuôi dưỡng giữ lấy cái chất phác trong trắng), thanh tịnh vô vi, tu trì tâm tính. Chú thích bài U phẫn thi của Kê Thúc Dạ trong sách Văn tuyển nói: “Toàn chân có nghĩa là nuôi dưỡng cái chất để bảo toàn cái tính”. 2. Chỉ việc bảo toàn ba thứ quý báu. Trung hòa tập-Kim đan hoặc vấn: “Gọi là Toàn chân, có nghĩa là bảo toàn Bản chân. Toàn tinh, toàn khí, toàn thần mới gọi là Toàn chân”. 3. Chỉ ẩn dưỡng tuổi đời, giữ gìn bản tính. Bão Phác Tử ngoại thiên: “Vui với cảnh bị đói nơi ngõ hẻm để gắng giữ khí tiết cao thượng; giấu mình, Toàn chân để đợi lúc sau tuổi trời (Lạc cơ lậu hạng dĩ lệ cao thượng chi tiết, tàng vũ Toàn chân dĩ đãi thiên niên chi hậu) 4. Đạo Toàn chân thời Kim-Nguyên coi Công hành song toàn là Toàn chân. Tấn chân nhân ngữ lục: “Toàn chân là đạo hợp với lòng trời” (Phù, Toàn chân giả hợp thiên tâm chi đạo dã). Chân hành chân công, song tu song toàn, mới là Toàn chân.

TOÀN CHÂN ĐẠO 全真道
Còn gọi: Toàn Chân giáo, Toàn Chân phái. “Đạo Toàn Chân”, cùng Chính Nhất đạo đều trở thành hai phái lớn của Đạo giáo sau này, do Vương Trùng Dương sáng lập sau khi tụ tập đồ đệ giảng đạo ở am Toàn Chân tại Ninh Hải (nay là Mâu Bình) tỉnh Sơn Đông vào năm Đại Định 7 (1167) đời vua Kim Thế Tông, Toàn Chân đạo hấp thu một phần tư tưởng Nho Phật, nói rằng ba giáo chung dòng, chủ trương Tam giáo hợp nhất. Vương Trùng Dương và đệ tử đã từng làm thơ nói rằng: “Cổng Nho cửa Phật lối tương thông, Ba giáo xưa nay một tổ phong” (Nho môn thích hộ đạo tương thông, Tam giáo tông lai nhất tổ phong), “Giáo tuy chia ba, Đạo chỉ là một” (Giáo tuy phân tam, Đạo tắc duy nhất) v.v... Hơn nữa, họ còn lấy Đạo đức kinh, Bát nhã tâm kinh và Hiếu kinh làm kinh điển chủ yếu, dạy người ta phải “hiếu cẩn thuần nhất”. “chính tâm thành ý, thiểu tư quả dục”, về phương pháp tu hành chuyên chủ tu luyện Nội đan, chẳng chuộng phù lục (bùa ngải) phản đổi thuật Hoàng bạch (tức thuật luyện đan). Họ chủ trương người tu đạo cần phải xuất gia, phải biết nhẫn nhục, khổ mình, lợi người, giới sát giới sắc, giảm ăn uống, ít ngủ nghê. Sau khí Vương Trùng Dương mất, đệ tủ là bọn Mã Ngọc, Khâu Xử Cơ v.v... tất cả gồm 7 người chia nhau đi các vùng thuộc Thiểm Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông v.v... để tiếp tục truyền đạo, lần lượt chia thành 7 chi phái: Ngộ Tiên, Nam Vô, Tùy Sơn, Long Môn, Luân Sơn, Hoa Sơn, Thanh Tĩnh, song tôn chỉ cà phương thức tu luyện đại để giống nhau. Khoảng từ năm 15 tới năm 18 đời Nguyên Thái Tổ (1220-1223) Khâu Xử Cơ được Nguyên Thái Tổ vời vào hệ kiến và ban cho danh hiệu “thần tiên”. tước “Đại tông sư”, cho nắm giữ cai quản Đạo giáo trong thiên hạ, nhờ vậy mà đạo Toàn Chân đạo được truyền bà rộng rãi, bược vào thời kỳ toàn thịnh. Nhưng sau này do quá trình phát triển, đạo Toàn Chân đã không ngừng xâm chiến chùa chiền của Phật giáo, tuyên truyền thuyết “Lão Tử hóa Hồ”, khiến sư sãi bất mãn, dẫn tới hai cuộc biện luận giữa Tăng và Đạo vào năm thứ 8 đời Nguyên Hiến Tông (1258) và năm Chí Nguyên 18 đời Nguyên Thế Tổ (1281). Kết quả là đạo Toàn Chân bị thua, bị đả kích nặng nề. Thời Nguyên Thành Tông, đạo Toàn Chân lại khôi phục trở lại. Triều đình nhà Minh coi trọng đạo Chính Nhất, đạo Toàn Chân bị suy yếu đi và tới thời nhà Thanh trở đi lại càng sa sút.

TOÀN CHÂN PHÁI 全真派
“Phái Toàn Chân”. Một trường phái khí công Đạo giáo. Vương Trùng Dương sáng lập ở Ninh Hải, Sơn Đông (nay là Mâu Bình) vào năm Đại Định 7 (1167) đời Kim Thế Tông. Chủ trương và đặc điểm của phái mày là “Lắng lòng định ý, ôm Nguyên thủ Nhất, gìn thần vững khí” (trừng tâm định ý, bão nguyên thủ nhất, tồn thần cố khí) coi đó là “chân công”, “giúp nghèo cứu khổ, trước người sau mình, vô tư với vật” (tế bần bạt khổ, tiên nhân hậu kỉ, dữ vật vô tư), coi đó là “chân hành”. Công –Hành vẹn toàn, nên gọi là Toàn Chân. “Bản lai chân tính đó gọi là kim đan, lấy tứ giả làm lò mà mà luyện thành hòn” (Bản lai chân tính hoán Kim đan, Tứ giả vi lô luyện tác đoàn). Sau đó đệ tử của Vương Trùng Dương là Khâu Xử Cơ được Nguyên Thái Tổ tôn làm Quốc sư, chủ trương tính mệnh song tu “Bí mật của Kim đan chỉ ở một Tính một Mệnh mà thôi. Tính là trời thường lặn ở đỉnh (đầu). Mệnh là đất thường lặn ở rốn”. Sau trường phái này chia làm 7 chi phái: Ngộ Tiên, Nam Vô, Tùy Sơn, Long Môn, Luân Sơn, Hoa Sơn, Thanh Tĩnh, X.Toàn Chân đạo.

TOÀN CƠ 琁璣
Thần khí tuần hoàn theo hoàng đạo, xích đạo gọi là toàn cơ, cũng như sự tuần hoàn xoay quanh của nhật nguyệt trên trời. Huyền Hạc Chính Tông ghi: “Bao lần phấn chấn len Côn Lôn, vận chuyển toàn cơ tạo hóa phân”.

TOÀN NIÊN Ư KHẮC 攅年于刻
Nửa khắc trên là ấm mà tiến dương hỏa, là ngày rằm, là thượng huyền, là sáng sớm, là xuân hạ. Nửa khắc dưới là mát mà thoái âm phù, là ngày 30, là hạ huyền, là chiều tối, là thu đông. Tụ năm về tháng, tụ tháng về ngày, tụ ngày về khắc, tụ khắc về hơi thở. Lớn như thế giới, nhỏ tợ một hơi thở đều có sự vận hành một vòng. Người đạt lý này thì tự nhiên thấu suốt sự cần thiết của tiến hỏa thoái phù, đạo lý thăng giáng của chu thiên. Đan đạo dùng quẻ, hỏa hậu dùng hào, đều là tỷ dụ, người học không nên chấp chước. Chân Quyết ghi: “Trong năm chọn tháng, trong tháng chịn ngày, trong ngày chọn giờ, trong giờ chọn khắc”.

TOÀN THẦN 全神
Tức là thu liễm tâm ý, khiến thần trở lại Toàn chân. Tâm tĩnh thì thần thành, thần thành thì không hao, công lực tích lâu thì thần trở lại chân tĩnh mà hoàn toàn. Kim đan hoặc vấn ghi: “Toàn thần có thể trở về với ý. Muốn toàn được thần, trước phải thành ý. Ý thành thì thân tâm hòa hợp mà trở về với Hư vậy”.

TOÀN THỐC NGŨ HÀNH 攅簇五行
Đông hồn là mộc, tây phách là kim, nam thần là hỏa, bắc tinh là thủy, trung thổ là ý. Đem năm thứ này tụ hội một chỗ thì gọi là toàn thốc ngũ hành. Nhập Dược Cảnh ghi: “Trộm thiên địa cướp tạo hóa, tụ ngũ hành, hội bát quái”.

TỔ KHÍ 祖炁
Là tinh của chân dương tiên thiên, bên trong là nguồn gốc sinh khí, bên ngoài là gốc của mọi vật, cầu trong ngoài không dính mắc, được công phu khoảnh khắc. Tổ Tiềm Hư nói: “Vô hình vô tượng, phi sắc phi không, tuy vô hình mà hay sinh hữu hình, vô tượng mà hay sinh hữu tượng, phi sắc mà hay sinh diệu sắc, phi không mà thật sự chân không, gốc từ tiên thiên, chứa ở hậu thiên, là nguồn gốc của tính mệnh”.

TỔ TÔNG 祖宗
Tổ là tính tổ, do tĩnh mà được; tông là mệnh tông, không phải do động mà lập. Biết tính tổ nên tu định nơi ly cung. Biết mệnh tông nên cầu huyền nơi thủy phủ, đây là tính mệnh song tu. Lữ Tổ Bách Tự Bi ghi: “Động tĩnh biết tổ tông, vô sự sòn tìm ai:”.

TÔN BẤT NHỊ 孙不二
(1119-1182) Cũng gọi là Tôn tiên cô. Nữ đạo sĩ thời Kim.Tên là Phú Xuân, pháp danh là Bất Nhị, hiệu là Thanh Tịnh Tân Nhân. Người Ninh Hải (nay là Mâu Bình, Sơn Đông). Vợ của Mã Đan Dương, người sáng lập Ngộ tiên phái đạo Toàn Chân. Khi Vương Trùng Dương đến Sơn Đông sáng lập đạo Toàn chân vào năm Đại Định 7 (1167) nhà Kim, bà cùng Mã Đan Dương thờ Vương Trùng Dương làm thầy. Năm thứ 9 (1169) bỏ nhà vào Đạo, là một trong 7 đại đệ tử của Vương Trùng Dương. Năm thứ 15 (1175), tu đạo ở động Phượng Tiên cô ở Lạc Dương, thu nhận đồ đệ rất đông sáng lập Toàn chân Thanh Tịnh phái. Bà bàn về Đan đạo rằng: “ Trước hết học định tâm, tâm định thì khí tồn, khí tồn thì thần toàn, thần toàn thì hình vững, dai dẳng còn mãi mà không dứt, dùng mãi mà không hết mà thấy thành công”. Lại bàn về công phu Khôn đạo phải thu tâm, dưỡng khí, hành công, trảm long, dưỡng đan... cả thảy 12 thứ bậc được Đan pháp Khôn đạo đời sau noi theo. Tác phẩm có Tôn Bất Nhị nguyên quân pháp ngữi, 1 quyển, Tôn Bất Nhị nguyên quân truyền thuật Đan đạo bí thư,3 quyển. Là một trong Bắc thất chân. Năm Chí Nguyên 6 (1269) Nguyên Thế Tổ tặng hiệu là “Thanh Tịnh Uyên Trinh Thuận Đức chân nhân”, niên hiêu Chí Đại gia phong “Thanh Tịnh Uyên Trinh Huyền Hư Thuận Hóa nguyên quân”.

TỐN PHONG 巽風
Là khí hô hấp, thở ra là càn, hít vào là tốn. Đông nam là dụng của tốn, trung cung là thể của tốn. Tổ Nê Hoàn nói: “Tốn phong thường thổi từ cung khảm, đi ngồi ăn ngủ đều như như, chỉ sợ lửa tắt sức đan yếu, một năm chu thiên trừ mão dậu”.

TỒN NHẤT 存一
Vân cấp thất thiên ghi: “Tông tâm tức tồn khí, tồn khí tức tồn nhất, nhất tức là Đạo”. Đạo bắt đầu ở Một, Một là Nguyên khí sở tại, Tồn nhất tức là Thủ nhất.

TỒN VONG 存忘
Trước hết giữ thần nơi khí huyết rồi sau đó cùng nó quên nhau thì thần tự ngưng, tức tự định. Nhưng phải biết hỏa bổn muốn quy về không; nếu không biết trước diện hữu thì ắt phải rơi vào không vô mà chỉ được cái tiểu quả thi giải mà thôi. Kinh Kim Bích Long Hổ Thượng ghi: “Điểm trọng yếu của tự nhiên là trước tồn sau vong”.

TỒN VÔ THỦ HỮU 存無守有
Giữ cái tâm thanh hư thì tiên thiên nhất khí từ hư vô đến, tồn vô thì inh không mê muội mà làm chân hữu. Kinh Tâm Ấn ghi: “Vô vô thủ hữu khoảnh khắc mà thành”.
TỔN CHI HỰU TỔN 損之又損
Tức là vứt rồi lại vứt, bỏ rồi lại bỏ, vứt bỏ hết đến không còn gì cả mới là thuần dương thì âm khí hoàn toàn dứt hết. Khưu Tổ nói: “Tổn rồi lại tổn thì thiên diệu cùng trong sáng, khí từ tiên thiên thì lúc này thần đầy đủ”.

TRẠCH ĐỊA 擇地
“Chọn đất”. Luyện đan hạ thủ trước hết phải chọn phúc dịa, chẳng nên gần đường giao thông tấp nập, xa lìa rừng rậm để tránh tiếng ồn ào của chim muông, tránh xa nhà cửa chung đụng để tránh tiếng chó sủa gà gáy, ở xa mồ mả để tránh nhơ uế âm khí, cần gần thị trấn để tiện việc cung cấp y thực, nơi ở phải có tường dày bao quanh để tránh bên ngoài quấy nhiễu, giường ngủ phải có nệm dày để nằm ngồi thư thái, uống ăn phải thanh khiết có chừng mực, ăn chay lạt không ăn mặn để trong sạch bao tử và hợp vệ sinh. Hứa Chân Quân nói: “Chọn phúc địa, lựa danh sơn, vô vi thanh tịnh khiến tâm nhàn rỗi”.

TRẦN MỘNG 塵夢
Trong thời gian mới tu một trăm ngày luyện đan vẫn chưa dứt hết trần với mộng. Trần là một trần trong sáu trần. Có mộng ắt có tỉnh, tỉnh là diệu giác. Diệu giác là dương, trần mộng là âm. Luyện đan thái dược dùng chân thần của diệu giác kia phối hợp với chân khí của nhất dương mới động, dụ cho ohu thê, thư hùng, nam nữ, long hổ, quy xà, ô thố và các thứ tên gọi khác để hình dung đan pháp. Lữ Tổ nói: “Nhất dương vừa động liền thành trần mộng”.
TRI BẠCH THỦ HẮC 知白守黑
Sắc trắng thuộc kim, sắc đen thuộc thủy. Biết trong khảm thủy có bạch kim mà giữ hắc thủy. Tham Đồng ghi: “Biết bạch giữ hắc, thần minh tự đến, bạch là kim tinh, hắc là thủy cơ”.

TRI HÙNG THỦ THƯ 知雄守雌
Hùng chủ về động, dương tính. thư chủ về tĩnh, âm tính. Biết nó động mà không chịu vọng động, giữ cho nó tĩnh mà chờ sự biến hóa của nó thì là diệu dụng. Nếu biết mà không giữ để nó thuận theo tự động, đây là vọng động. Giữ mà không biết sự biến hóa của nó thì là giữ vô ích. Biết mà giữ nó bởi động tĩnh hỗ dụng. Thái Thượng nói: “Biết hùng mà giữ thư là khe nước của thiên hạ, biết vinh mà giữ nhục là hang núi của thiên hạ”.

TRÍ HƯ CỰC THỦ TĨNH ĐỐC 致虚極守靜篶
Hư là vô, cực là trung cực, tĩnh là yên tĩnh, đốc là chuyên đốc, giống như nói tập trung tinh thần nơi hư vô mà theo đúng chỗ trung cực kia, giữ tinh thần ở nơi yên tĩnh ắt phải sử dụng hết công phu chuyên đốc. Tổ Tam Phong nói: “Trí hư thủ tĩnh hơi thở mỗi lần động huyền quan chẳng xa, y theo đây tiến công trúc cơ có khó gì”.

TRIỂN KHIẾU 展竅
Luyện đan trước tiên phải mở khiếu, nếu khiếu chưa mở cũng như hạt giống chưa nảy mầm thì từ đâu có sự um tùm tươi tốt. Tổ Hàm Hư nói: “Bỗng nhiên nội đỉnh vọt ra một vật, nhảy nhót bắn ra từ mạch xung lên đến tâm điền chính là lúc triển khiếu”.

TRIÊU TRUÂN MỘ MÔNG 朝屯暮蒙
Triêu truân là tiến hỏa, là lúc dương động khởi hỏa.Mộ mông là thoái phủ, là lúc âm tĩnh dứt hỏa. Kim Cáo ghi: “Triêu truân là ý nghĩa nắm lấy nhất dương ở dưới cong mà chưa duỗi, mộ mông là ý nghĩa đem đồng mông cầu ngã sáng sủa, lấy âm cầu dương”.

TRIỀU NGUYÊN 朝元
Nhất dương mới sinh, khí của ngũ tạng hướng về trung nguyên. Nhất âm mới sinh, dịch của ngũ tạng hướng hạ nguyên. Lại có dương trong âm, âm trong dương, dương trong âm dương, hợp ba dương lại hướng về thượng nguyên. Chung Tổ nói: “Tiên đồng tiếp dẫn triều nguyên đi, bạch nhật bay lên ra mắt ngọc kinh”.

TRIỀU THỊ 朝市
“Phú quý”. Triều là quý, thị là phú. Luyện đan phải có quí nhân ngoại hộ để tránh sự quấy nhiễu cảu kẻ xấu. Được phú là giúp nhau để khỏi có sự lo toan về lương thực. Bởi trước khi chưa hoàn đan vẫn cần dùng y thực hằng ngày, sinh hoạt không khác gì người bình thường, lại còn phải chọn đất xây cất đan phòng tiêu phí quá độ, ba người cùng chí hướng sau đó tu tập. Nhưng đại đạo kim đan, nếu không phải đến lúc sơn cùng thủy tận ai có thể hết lòng hướng đạo, cho nên người phú quí trước hết phải vứt bỏ phú quí, kẻ ham thích trước phải vứt bỏ ham thích thì chân sư mới chịu truyền thọ chân quyết. Song người được đạo này phần lớn không có của cải tiền bạc, nên phải nhờ phú quí làm ngoại hộ. Những người phú quí đa số tu phước báo thì nhiều, bàn về tính mệnh thì ít, bọn họ nhất hô bá ứng, trước mắt là thần tiên há chịu vứt bỏ hiện thực mà mong cầu tương lai mờ mịt, hà huống thế nhân lại chưa từng thấy thần tiên. Ngộ Chân ghi: “Phải biết đại ẩn nơi triều thị, đâu cần cô độc giữa rừng sâu”.

TRIỀU TÍN 潮信
“Tin tức thủy triều”. Dương khí sung túc, nó phát động như nước thủy triều. Phát động dù không nhất định thời gian, nếu công phu theo đó không gián đoạn tất nhiên phát động nên gọi là tín. Bách Cú Chương ghi: “Trong đây có tin chân thật, tin phát ra chắc là ông kinh hãi”.

TRINH NGUYÊN 貞元
Thời gian là trong khoảng tối đến sáng, giờ hợi tý, hỏa hậu là trong lúc tính tình động mà chưa hình thành. Thiên địa mở ra nơi đây, nhật nguyệt hợp bích nơi đây, âm dương giao hội nơi đây, bởi nó là chí diệu của thiên địa nhân tiên, là điều huyền bí của tác đan. Tham Đồng ghi: “Lúc từ tối đến sáng phù hợp trong thực hành lúc hỗn độn hồng hoang tẫn mẫu (đực cái) theo nhau”.
TRÚC CƠ 築基
Hoàn hư là luyện kỷ, tích lũy tinh khí là trúc cơ, răn đe giận hờn dứt trừ dục vọng là hạ thủ. Thái Thượng nói: “Đi ngàn dặm bắt đầu từ dưới chân, đài chín tầng khởi đầu bằng đất xây đắp”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:40 am

TRÚC PHÁ TU TRÚC BỔ 竹破须竹補
ĐỒ bằng trúc hư thì phải dùng trúc tu sửa, nguyên khí tổn ắt phải đem nguyên khí tu bổ, không cùng loại không thể phối hợp. Ngộ Chân ghi: “Trúc hư phải dùng trúc sửa, diệt gà phải dùng trứng thay thế, mọi thứ không cùng loại uổng công lao, đâu giống chân diên hợp thánh cơ”.

TRUNG ĐIỀN 中田
Ở dưới giáng cung ba tấc sáu phân, ở giữa trống không một lỗ một tấc hai phân, đến dưới rốn ba tấc sáu phân, tức là địa giới của nọi thận. Khưu Tổ nói: “Kim đan đại dược không khó cầu, ngày nhìn trung điền đêm giữ lại”.

TRUNG ĐÌNH 中庭
Trung đình chính là phần giữa thân người. Đình là hư không trong đó không còn một vật. Ở trên đan điền trong có một hư vô, hàm dưỡng chỗ này có thể trường sinh. Lữ Tổ nói: “Vì sao dùng môi giới hướng ngoại cầu, trường sinh chỉ phù hợp với sự tu hướng nội, đừng nói đại đạo rất khó được, tất nhiên do thực hành không đến cùng”.


TRUNG HÒA 中和
Một là chỉ con đường tu dưỡng hình thần duy trì sự ổn định. Hai là chỉ hoạt động ý thức không thiên lệch, không thiên về trái không lệch về phải, không quá về phía trước không quá về phía sau. Trung Dung ghi: “Vui buồn mừng giận chưa phát ra gọi là Trung, phát ra mà đều trúng tiết gọi là Hòa. Trung, đó là gốc của thiên hạ; Hòa, đó là đạt đạo của thiên hạ. Đạt đến Trung hòa thì đất trời ở đúng vị trí, vạn vật được nuôi dưỡng”.

TRUNG KHÍ 中氣
Thần ở trung cung sai khiến vận hành như trung quân nguyên soái ra lệnh các tướng khiến trật tự không loạn, tiến hành được thuận lợi. Thần làm chủ ở trong khiến cho khí hành cho nên gọi là Trung khí. Khưu Tổ nói: “Vận chuyển vòng quanh tự có đường thẳng, không được trung khí xoay vần thì khí không chuyển”.

TRUNG THỔ 中土
Bốn thổ Thìn Tuất Sửu Mùi là chu du bốn phương, kiêm nhiệm bốn mùa. Lúc vận chu thiên phải nhờ vào thổ này mà vận chuyển, hoàn toàn dựa vào thổ này để làm chủ trung cung, đây là cơ sở của sự luyện đan. Tổ Đạo Quang nói: “Tứ tượng bao hàm tại mậu kỷ”. Khưu Tổ nói: “Nếu không đem ý giữ trung cung, dược vật làm sao vận chuyển được?”.

TRUNG TIÊU LẬU VĨNH 中宵漏永
Trung tiêu là nửa đêm, lậu vĩnh là thời khắc không dùng, tỉ mỉ mà đếm, giọt giọt mà đánh dấu, trong thời gian hợi tý. Khưu Tổ nói: “Hỏa cần có hầu, sổ tức ra vào gọi là khắc lậu, dùng để định giờ”.

TRUY NHIẾP 追攝
Tinh như đá nam châm, tình như cục sắt, vì nam châm hút sắt cách ngại ngầm thông. Hai vật tuy có tình hợp nhau nhưng không biết dược vật không đều thì không thể tương hội. Như con gái đến tuổ cập kê (cài trâm) mà con trai tuổi còn bé thì hai tình chưa thông hiểu. Cần phải đợi đến nam nữ trưởng thành hai bên đều hiểu biết về tình yêu mới có thể phối hợp, mới chịu sinh con. Thế nên luyện đan mà tin tức chân thật thì kim thủy không bình quân, tính tình không tương xứng, tuy gặp mà hai bên không thích nhau cho nên đan không kết. Cần phải luyện đến khi hai vật tương đương, dùng chân ý truy nhiếp mới có thể phối hợp. Tổ Tam Phong nói: “Tiền huyền tám lạng, hậu huyền tám lạng, lúc nội dược hoàn thì ngoại dược cũng hoàn”.

TRUYỀN PHÁP NGHI THỨC 傅法儀式
Thầy trò phải thông báo ngày truyền pháp cho vị khoa niên truyền đạt ba tháng trước, phải chuẩn bị tám lượng vàng, chín thước lụa thưa ngũ sắc, năm đôi vòng vàng. Phương thuốc kim đan phải thề trên lụa bạch được hai quan tả hữu khảo xét, thề với cửu thiên rằng không tiết lộ bí mật. Nếu không thề mà độ thì thầy với trò đều bị ba vị quan phạt. Lúc truyền độ, trước phải thanh tịnh trai giới, lập đàn cầu cúng làm khoa điều, chích máu ăn thề ở trên cửu thiên, tâu lên Thượng đế, tam thai bắc đẩu, nam tinh tam quan, tứ thánh ngũ đế, các vị tự lệnh ở dưới. Bão Phác Tử ghi: “Điều bí mật quan trọng chẳng gì qua phương thuốc trường sinh, cho nên phải chích máu ăn thề được trời đồng ý mới truyền”.

TRUYỀN THỌ ĐAN PHÁP 傅授丹法
Trước hết phải xem xét quá khứ người học đạo, như tiên tổ hoặc tiên phụ có làm điều ác chưa trả mà chết, gây vạ đến con cháu, kế đó điều tra chính người học đạo, nếu bất trung bất hiếu, làm nhiều việc ác đức thì không thể truyền. Kẻ được truyền phải là người có lòng nhân nghĩa đạo đức, ông bà cha mẹ hiền đức, hành thiện tích đức, kính lão trọng hiền, tuân giữ pháp tắc, trung hiếu lưỡng toàn, tôn sư trọng đạo, sau đó mới chiếu theo nghi thức truyền đạo mà truyền thọ. Hứa Tổ nói: “Tĩnh nghĩ đến bậc triêt gia, động nhớ đến bậc thánh hiền, nếu không công hạnh đâu thể truyền dễ dàng”.

TRỪNG PHẪN TRẤT DỤC 懲忿室慾
Trừng phẫn thì tâm hỏa giáng xuống, trất dục thì thận thủy thăng lên. Dịch ghi: “Quân tử dùng trừng phẫn trất dục”.

TRƯƠNG QUẢ 張果
Còn gọi là Trương Quả Lão. Một trong 8 vị tiên Đạo giáo trong truyền thuyết. Đạo sĩ thời Đường gọi ông là Trương Quả, chữ “Lão” là cách gọi tôn kính của mọi người đối với ông. Tương truyền ông là tinh của con dơi trắng từ thưở hỗn độn chưa phân, tu luyện mà thành, Trương Quả đi đâu cũng thường cưỡi một con lừa trắng, ngày đi mấy vạn dặm. Tân Đường thư-hương kĩ truyện: “Trương Quả, ẩn núi Trung Điều, thường qua lại sông Phần. Thời nhà Tấn người đời truyền ông là người mấy trăm tuổi. Thời Vũ Hậu, cho sứ mời, thì ông đã chết, người đời sau lại thấy ông ở trong núi Hằng Châu”. Năm Khai Nguyên 21, đời Huyền Tông (733) vua nhiều lần sai người mời hỏi về việc đạo thần tiên, ông nói bí mật không truyền. Vua muốn gả công chúa Ngọc Chân cho, ông cười, không vâng chiếu, cho làm Ngân Thanh Quang Lộc đại phu, hiệu Thông Huyền tiên sinh, tha thiết từ chối rồi về núi. Đến huyện Bồ Ngô, Hằng Sơn không lâu thì mất. Người đời lập quán Khê Hà thờ ông.

TRƯƠNG TAM PHONG 張三丰
Đạo sĩ nổi tiếng khoảng giữa Nguyên Minh. Tên là Thông, còn có tên Toàn Nhất, tự là Quân Thực (có chỗ viết là Quân Bảo), hiệu là Huyền Huyền Tử, còn gọi tên là Trương Lạp Đạp, người ở Ý Châu, Liêu Đông (nay ở tây nam Chương Vũ, Liêu Ninh). Tương truyền ông đọc sách cứ qua mắt là thuộc, mùa lạnh mùa nóng chỉ có một chiếc áo nạp, một áo tơi, một bữa có thể ăn hết cả thăng đấu, hoặc mấy ngày mới ăn một bữa, hoặc mấy tháng chẳng ăn, có thể biết trước sự việc. Còn tương truyền, vào cuối thời Nguyên ông ở quán Kim Đài tại Bảo Kê, một hôm ông từ giã cõi đời, những người theo hầu đã khâm niệm đưa vào áo quan, tới lúc sắp chôn, mở ra xem thì ông sống lại. Sau vào Thục, đến Tần, chơi ở Tương Đặng, qua lại Trường An, tới Lũng Miên, Cam Túc. Đầu niên hiệu Hồng Vũ vào Vũ Đương, Hồ Bắc sai đệ tử là Khâu Huyền Thanh ở Ngũ Quán; Lưu Cổ Tuyền, Dương Thiện Đăng ở Tử Tiêu; Lư Thu Vân ở Nam Nham, còn mình thì làm lều tranh ở Nhật Ngộ chân quán tại phía bắc ngọn núi Triển Kì. Năm Hồng Vũ 23 (1300), dời Vũ Đương, không biết đi đâu. Năm sau Minh Thái Tổ sai sứ đi tìm. Đầu niên hiệu Vĩnh Lạc (1402-1424) Thành Tổ lại sai sứ đi tìm, nhiều lần đều không gặp. Năm Thiên Thuận 3 (1459) được Minh Anh Tông phong là Thông Vi Hiển Hóa chân nhân. Năm Thành Hóa 22 (1486) được đặc cách phong là Thao Quang Thượng Chí chân tiên. Năm Gia Tĩnh 42 (1563) lại được phong là Thanh Hư Nguyên Diệu chân nhân. Tác phẩm được người đời sau biên tập lại trong bộ Trương Tam Phong tiên sinh toàn tập được đưa vào Đạo tạng tập yếu.

TRƯỜNG CỐC 長谷
Không ở tại my tâm (ấn đường), cũng không ở giữa hai mắt mà là ở giữa mặt mũi dưới ấn đường, trên sơn căn tức là thiên cốc huyệt. Tổ Ngọc Thiềm nói: “Trên đến thiên cốc, dưới đến âm đoạn, hai cảnh gặp nhau nhồi thành một khối”.

TRƯỜNG SINH 長生
Dương khí trời đất đời đời không dứt, luyện đan tức là nhiếp thu dương khí tích lũy mà thành. Trình Y Xuyên nói: “Nếu không cướp cơ tạo hóa thì đâu thể trường sinh”.

TRƯỜNG SINH CỬU THỊ 長生久視
“Nhìn mãi sống lâu”. Dùng mắt nội quán gọi là nội thị (nhìn vào bên trong) cần phải nhìn mãi không rời thì thì tính mệnh không mất có thể trường sinh. Kinh ghi: “Trường sinh cần phải cửu thị, cửu thị tức trường sinh”.
TRƯỜNG SINH TỬU 長生酒
“Rượu trường sinh”. Lúc luyện ngọc dịch hoàn đan, trong khi khí hóa thủy ngon ngọt không gì sánh, con người không thể biết, mùi vị như rượu ngon thơm nồng gọi là ngọc dịch quỳnh tương. Bách Tự Bi ghi: “Tự uống rượu trường sinh, tiêu dao ai biết được?”.

TRƯỜNG SINH YẾU DIỆU 長生要妙
Chữ yếu 要 là người con gái ở phương tây (西 女) là đoài kim; chữ diệu 妙là thiếu với nữ (少 女) hợp thành cũng thuộc đoài kim. Thiếu nữ chưa biết gì về tình yêu, hoàn toàn đồng trinh, tức là nguyệt xuất hiện ở phương canh ánh sáng vừa lộ ra. Muốn được trường sinh phải lấy Đoài kim phương tây phối hợp chấn mộc phương đông, kim mộc hợp với nhau liền thành an trường sinh bất lão. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Trường sinh yếu diệu phòng trung cấp, hô hấp nguyên khí để cầu tiên”.

TRƯỜNG THÀNH 長城
Hai mạch nhâm đốc, trên thông trời, dưới thông đất, ở giữa có lục phủ ngũ tạng, chỗ chư thần tụ hội. Hai mạch như trường thành bao quanh bên ngoài, cho nên dụ cho trường thành. Cổ tiên nói: “Tu tâm dưỡng tính là tu sửa tâm tính vi diệu của ta, thái dược luyện đan không rời con đường nhâm đốc”.

TRỪU DIÊN THIÊM HỐNG 抽涎添汞
Gọi tắt là: “Trừu thiêm”, chỉ trạng thái khí định, thần định. Trung hòa tập q3 ghi: “Định thân bất động khí gọi là “trừu”, định tâm bất động thần gọi là “thiêm”, thân tâm bất động, thần ngưng khí kết gọi là Hoàn nguyên, là để thủ dương ở trong Khảm, bổ âm ở trong Ly mà thành căn, thì gọi là Trừu diên Thiêm Hống”.

TRỪU THIÊM 抽添
Trước ngày rằm nguyệt rút hồn, nhật thêm phách, sau ngày rằm nhật rút hồn, nguyệt thêm phách. Oánh thiềm tử nói: “Thân không động khí định gọi là trừu, tâm không động thần định gọi là thiêm. Lấy dương trong khảm, bổ âm trong ly goi là trừu diên thiêm hống”.

TU TÍNH TU MỆNH 修性修命
Tu tính là việc nhập thánh, tu mệnh là việc siêu phàm. Nhập thánh cho nên thoát pháp thân, siêu phàm cho nên thoát huyễn thân. Xao hào ca ghi: “Mệnh cần truyền, tính cần ngộ, nhập thánh siêu phàm do ông làm… chỉ tu tính không tu mệnh đây là bệnh thứ nhất của sự tu hành. Chỉ tu tổ tính không tu đan. Muôn kiếp âm linh khó nhập thánh. Đạt mệnh Tông, mê tổ tính giống như soi hình dung mà không có gương báu. Thọ cùng trời đất một kẻ ngu, nắm lấy gia tài không có chủ; tính mệnh song tu huyền lại huyền, sóng cả biển khơi cưỡi thuyền pháp, linh hoạt nắm đầu giao long hung dữ mới biết tay giỏi bất hư truyền”.
TU THÂN DƯỠNG TÍNH 修呻養性
Tu thân là tỉnh xét sửa đổi mong sớm thay đổi, công phu siêng năng, kết quả mau lẹ mà dễ dàng, ngoài thân có thân liền thấy trước mắt có thể một đời thành đạo. Dưỡng tính là hàm dưỡng huân tập chờ nó tự thay đổi, công phu âm thầm, hành trình xa xôi mà thật khó cho nên bỏ thân này vào thân kia trải qua nhiều kiếp mới thành đạo. Tây sơn Ký ghi: “Tuy biết pháp dưỡng sinh mà chẳng ngộ lý tu hành thì sống không trường thọ. Tuy biết cách tu luyện mà không được đạo trường sinh thì tu cũng không hiệu nghiệm”.

TUẦN HOÀN 循儇
Người vật ăn tinh của Thổ Địa, thân chết trở về với đất. Tiên thánh ăn khí của nguyên hòa trên trời, thân chết trở về với trời, Đây là lý của sự tuần hoàn biến hóa. Hứa chân Quân nói: “Nước nhớ biển, biển nhớ nguồn, hướng về sao Đẩu sao Ngưu phải tuần hoàn”

TUẦN THIÊN THỜI 循天時
Luyện tinh bắt đầu vào đông chí, vì tinh vượng vào tháng Hợi Tý. Gặp tháng ngày giờ Canh Tân Thân Dậu nên tăng thêm công phu, vì nó tương sinh Đến tháng ngày giờ bính đinh tỵ ngọ nên thả lỏng công phu vì nó tương xung. Dưỡng khí bắt đầu vào mạnh xuân, gặp tháng ngày giờ Dần Mão nên tăng thêm công phu, đến tháng ngày giờ Thân Dậu thì công phu giảm thiểu vì nó tương xung tương khắc. Ngưng thần bắt đầu vào bốn mùa, gặp tháng ngày giờ Thìn Tuất Sửu Mùi nên tăng thêm công phu. Phàm gặp ngày hợp thì nên ngồi im lặng nhiều hơn. Chỉ có hai ngày Bính Đinh là mẹ của thổ, nhằm hai ngày này nên lúc ngồi lúc đi, đi một vòng để giữ lấy cái động sắp sinh. Thần cao quý sinh mà đời đời không dứt, bèn chứa linh trong nhà tất cả đạt được ánh sáng. Khế Kinh ghi: “Thuận thời phải để ý thời tiết”.

DỤC TÌNH 浴情
Vũ trụ là một phủ chứa tình. Tình chính là mai mối tạo nghiệt. Tình hay dẫn dắt tình đi phiêu bạt mà không biết chỗ đến, thế nên đời có tình yêu nồng thắm thì rốt cuộc sinh làm trâu ngựa. Tình hừng hực tranh danh lợi thì trọn đời bị trói buộc. Nếu dục tình không dứt thì đừng nghĩ đến việc học đạo. Trần Chân Nhân nói: “Tham sân ái dục không lìa được, làm sao thân này được sống lâu”.

HUỆ MỆNH KINH 慧命涇
“Tuệ mệnh kinh” là một tác phẩm nội đan khá đặc sắc, tác giả của nó là Liễu Hoa Dương. Một nhà đan thuật nổi tiếng đời thanh. “Tuệ mệnh kinh” cả thảy gồm 20 chương như: “Lậu Tận đồ”, “Lục hầu đồ”, “Hoàn hư đồ”, “Tập thuyết tuệ mệnh kinh”, “Chính đạo tu luyện trực luận”, “Chính đạo công phu trực luận”, “Chính đạo thiên cơ trực luận”, “Tạp luận thuyết”, …………………………….......................... ..
“Lý Hàm Hư hậu thiên xuyên Thuật” và “Cửu tầng luyện tâm”…
Trên cơ sở của Đại tiểu chu thiên giai luận đặc biệt nói rõ về Đại chu thiên công. Đặc biệt là nó đã du nhập vào trong lý luận tu luyện của đạo Phật (thích gia), vì vậy “Tuệ mệnh kinh” trở thành một trong những tác phẩm Thích – Đạo hợp nhất điển hình, là một trong những sử liệu để nghiên cứu sự tu luyện của Đạo gia và Phật học có giá trị tham khảo rất quan trọng.
Do cuốn sách có lý luận tương đối thành thực, rõ ràng lại tương đối thông tục cho nên được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, được sự tôn sùng của không ít đan gia.

TÙNG HỮU NHẬP VÔ 從有入無
Lúc thái đại dược là tùng hữu (từ có), đến lúc hoàn hư là Nhập vô (vào không) Tổ Ngọc Thiềm nói: “Thái dược vật ở trong bất động, hành hỏa hầu ở trong vô vi, để mộc dục thần khí, phối hợp hình thần, sau đó biết hữu vô trong tâm”.

TÙNG VÔ NHẬP HỮU 從無入有
Lúc luyện tinh là tùng vô (từ không), lúc luyện khí là nhập hữu (vào có). Vì lúc luyện tinh không thấy một mảy lông gọi là vô (không), đến khi luyện khí đã có đan có thể thấy gọi là hữu (có), Khưu tổ nói: “Luyện khí hóa thần chừ tùng vô nhập hữu”.

TÙY CƠ MẶC VẬN 随機默運
Chu thiên vận hành phải tùy thời cơ mà đến mới có thể khởi vận; nếu không phải tùy thời tùy địa để vận mà khởi vận bừa thì gọi là không vận. Không vận thì có hại mà không có ích, Tiên Tông ghi: “Tùy cơ mặc vận vào huyền huyền, hô hấp phân minh chắc thành tiên”.


TÙY THUẬN 随順
Địa khí vốn không tự thăng do thiên khí giáng xuống trộn lẫn lúc cùng tột mới thăng. Bởi dẫn dắt đi lên một cách tự nhiên cho nên lúc luyện đan tiểu chu thiên vận hà xa, cũng phỏng theo thiên thăng giáng. Không cần để tâm giúp nó hướng về phía trước, mặc cho nó tự thăng, chẳng tức chẳng lìa chắng nắm chẳng buông, không trước không sau, đây gọi là tùy thuận. Tiên tông ghi: “Cổ thánh nói rõ chỉ có hỏa dược, chẳng rời thần khí tự tương tùy”.

TUYẾT HOA PHIÊU KHÔNG 雪花膘空
Mười tháng công phu viên mãn, dưỡng được thai trọn vẹn thời tiết đến, chợt thấy hoa tuyết bay lả tả cần phải động niệm hướng về thái không mà xuất định, nhất thiết chớ lưu luyến. Khưu Tổ nói: “Thiên đình nhìn thấy hoa trời bay, là thời tiết xuất dương thần đã đến”.

TUYỆT TRẦN 絕塵
Là tâm niệm không dính với trần duyên thì những vọng tưởng hư dối không từ đâu phát sinh, tức là không vọng tưởng, liền có thể chuyên tâm quán nhất khí qua lại. Nếu chuyên tâm nhất khí, đan đạo chẳng khó thành. Tích Tổ nói: “Hỏa hầu trừu thiêm cần tuyệt trần, một hào xem qua một hào sinh”.

TỨ CÁ ÂM DƯƠNG 四個陰暘
“Bốn thứ âm dương”, càn khôn tiên thiên là hai thứ âm dương, khảm ly hậu thiên là hai thứ âm dương. Tu đan chẳng qua do phép tu luyện tiên thiên hậu thiên bất đồng mà thôi. Lữ tổ nói: “Đan kinh đều nói âm với dương, hai chữ ấy gọi là vạn pháp vương”.

TỨ CHÍNH 四正
1. Chỉ bốn nguyên tắc lớn trong việc tu trì hằng ngày. Đó là “hành chính, tọa chính, lập chính, ngôn chính” (đi đúng đắn, ngồi đúng đắn, đứng đúng đắn, nói đúng đắn).
2. Chỉ bốn chỗ hiểm là huyệt hội âm, cung nê hoàn, mệnh môn và giáng cung.
3. Chỉ bốn giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
4. Chỉ bốn phương đông, tây, nam, bắc.

TỨ CỐC 四谷
“Bốn hang” chỉ mắt, tai, mồm, mũi. Thái thượng linh bảo tịnh minh trung hoàng bát trụ kinh ghi: “Mắt là hang của thần quang, tai là hang của hòa thanh, miệng là hang của Linh tuyền, mũi là hang của chân hương”.

TỨ CÔNG 四功
“Bốn thứ công phu”.
1. Công luyện khí ngưng thần
2. Công tận tính chí mệnh.
3. Công nung diên khô hống.
4. Công lấy diên bồi ly.
Vạn vật ly thì tan rã, hợp thì lâu dài, pháp luyện đan cũng chẳng qua là sự hòa hợp ngưng tập mà thôi, Hạ Vân Phong nói: “Trời đất vò lại lớn bằng hạt gạo, song ắt phải hòa hợp ngưng tập rồi sau mới có vật”.

TỨ DỊ 四易
“Bốn thứ dễ”. Thể đồng trinh chưa phá không cần công phu thái bổ, là một dễ. không cần nhiều người hộ trì, bớt tiền bớt bạn, là hai dễ. Tình yêu chưa biết, lòng ưa thích thinh sắc chưa có nên tán loạn với hôn trầm ít, không cần phòng nguy lự hiểm, là ba dễ, Tiết kiệm công phu một trăm ngày trúc cơ, thời gian ngắn có thể thành tựu, là bốn dễ.

TỨ DƯỠNG 四蔏
Tức là dưỡng đạo, dưỡng đức, dưỡng tính, dưỡng thần do phái toàn chân đề xướng. Theo Chân tiên trực chỉ ngữ lục ghi: “Giữ thanh tĩnh điềm đạm là để duỡng đạo, ở cảnh ô nhục thấp hèn, đó là để dưỡng đức. Trừ giận dữ, diệt vô minh đó là để dưỡng tính, giảm ăn uống, bớt vị ngon đó là để dưỡng khí”.

TỨ HẢI 四海
Tu chân bí yếu ghi: “Trong thân con người có tứ hải: một là Khí hải, hai là Huyết hải, ba là Thủy hải, bốn là Cốc hải, tuy có Tứ hải nhưng đều từ một khí mà sinh ra”. Tức là chỉ các chỗ hội họp của tứ hải trong cơ thể con người. Linh khu Hải luận ghi: “Người có tủy hải (não), có huyết hải (xung mạch), có khí hải (Đản trung), có thủy cốc hải (vị: dạ dày), tất cả bốn chỗ đó để ứng với Tứ Hải”.

TỨ HỎA 四火
“Bốn thứ lửa” chỉ kiếp hỏa, văn hỏa, vũ hỏa, phù hỏa. Cứu khổ diệu kinh ghi: “Phàm là sự tiếp xúc giữa vợ chồng thì gọi là kiếp hỏa, cũng thông với Tam quan mà thấu cả vĩ lư, cho nên thuận ra thì thành người, còn như co duỗi kim qui (rùa vàng) thì là văn hỏa, nín thở mà làm, đó gọi là vũ hỏa, khế hợp với nhật nguyệt, thì gọi là Phù hỏa”.

TỨ HỢP 四合
Chỉ trạng thái Hình thần hợp nhất trong quá trình luyện công, tức là “thể hợp với tâm, tâm hợp với khí, khí hợp với thần, thần hợp với nguyên”.

TỨ GIAO TÚ HỢP 四交四 合
Âm giao dương, dương giao âm, âm giao âm, dương giao dương, dương hợp âm, âm hơp âm, dương hợp dương, là bốn hợp. Vân Dương Tử nói: “Nhật giao nguyệt gặp tại hư nguy, thiên nhập địa nguyệt bao nhật, nhật nguyệt ngừng xoay thì trở lại thời hỗn độn, tự giao cấu nhau, lâu dần từ từ ngưng tụ thì bốn chấn dương xuất hiện mà thọ phù”.


TỨ NAN 四難
“Bốn việc khó”
1. Tuổi già thân thể suy kiệt, dược ít thái bổ là khó.
2. Tâm đã tán loạn, trừng trị quy phục là khó.
3. Thái bổ phải cần tiền của, bạn bè đầy đủ, được chánh pháp là khó.
4. Việc đời ràng buộc thân, cởi bỏ trần duyên, chọn địa rất khó.
Kính nội quán ghi: “Biết đạo dễ, tin đạo khó, tin đạo dễ, hành đạo khó, hành đạo dễ, đắc đạo khó, đắc đạo dễ, thủ đạo khó, nếu chẳng khó thì khắp nơi đều là thần tiên”.

TỨ THẦN 四伸
“Bốn loại thần”
1. Nguyên thần là một điểm linh quang tiên thiên. Gọi là tính bổn nguyên, không có tri giác ý thức.
2. Dục thần là tính khí chất có được khi cha mẹ giao cấu.
3. Thức thần là tính túc mệnh nhập vào trong lúc lìa thai, cho nên nhiều trí nhiều thức.
4. Chân thần do trong ba thân nói trên luyện ra cho nên đầy đủ trí huệ.
Ngộ Chân ghi: “Dù ông liễu ngộ tính chân như, khó tránh khỏi bỏ thân lại lấy thân”.

TỨ THỜI 四時
“Bốn thời”. Bốn thời thuận hành bốn mùa, trời đất, không thể sinh bốn thời mà được hình thành do nhật nguyệt chiếu soi đến. Xung Hư Tử nói: “Trong thời có bốn thời tý ngọ mão dậu, trong năm có bốn thời xuân hạ thu đông, trong ngày có bốn thời mộc dục xung hòa, sử dụng nó nên thuận theo phép tắc”.

TỨ TÔNG 四宗
“Bốn tôn chỉ” đó là bốn điểm quan trọng lớn trong việc dưỡng thân luyện khí. “Lấy Ý mà định tưởng, lấy niệm mà quét trần (trần tục). Lấy Kinh là liễm Tâm. Lấy tọa (ngồi) mà ngưng thần” (Đạo pháp hội nguyên q.154).

TỨ TU 四修
Tức là tu Đạo. Tu tính, Tu tâm và Tu đan. Tiên học chính truyền ghi: “Vì trời đất muôn vật đều do đó mà sinh ra, thì đó gọi là Đạo. Vì người vật đều nhờ Đạo mà sinh ra thì đó gọi là Tính. Vì vận dụng tính này. Nên đó gọi là Tâm. Vì Thủy Hỏa luyện tâm đồng tính. Luyện tính hợp đạo, vĩnh viễn chẳng hoại nên gọi là đan. Nói một thứ bao gồm cả bốn thứ ở trong”.

TỨ TỰ QUYẾT 四字抉
Bốn chữ khẩu quyết là Hấp (hít vào), Để (chống lại), Toát (tập hợp), Bế (đóng lại). Khi một trăm ngày trúc cơ, đây là khẩu quyết của bước ngoặt khẩn yếu. Kinh Huỳnh Đình ghi: “Lấp bít mệnh môn là đóng kín đường tinh”.



TỨ TƯỢNG 四象
“Bốn hình tượng”. Đông là Thanh long tượng, tây là Bạch hổ tượng, nam là Chu tước tượng, bắc là Huyền vũ tượng. Hai tượng thái dương, thiếu dương do dương nghi sinh ra, hai tượng thái âm thiếu âm do âm nghi sinh ra. Khi bàn về thể dụng thì lấy càn không khảm ly làm tứ tượng. Tý ngọ là nam bắc dùng vũ, mão dậu là đông tây dùng văn, là tứ tượng cua chu thiên hỏa phù. Tổ Tử Dương nói: “Tứ tượng không rời nhị thể, bát quái cùng nhau làm con cháu, vạn tượng sinh ra biến động, kiết hung bói toán nay phân chia”.

TỬ KHÍ 死氣
Chỉ không khí hàng ngày từ 11 giờ đến 23 giờ, hoặc các thứ khí uế tiện, Vân cấp thất thiêm ghi: “Tử khí là khí chết của tứ thời ngũ hành”.

TỬ KIM ĐAN 紫金丹
Lúc thần siêu nội viện giống như hỏa long vọt bay lên hiện ra muôn đạo kim quang, kế đó kim quang biến thành tử quang, như vàng luyện đến sắc tía là do lửa lớn nung luyện ra, ánh sáng trong ngoài chí cương chí kiện, chí thánh chí thần, biến hóa tùy tâm, bay liệng như ý. Lên đến nhất thừa tối thượng. Thoát ra ngoài âm dương tạo hóa. Thần lúc này gọi là tử kim đan. Ngộ Chân ghi: “Bảo mệnh toàn hình biết tổn ích, tử kim đan dược rất linh kỳ”.

TỪ MẪU CÂN LƯỢNG 子母斤亮
Thần trong tâm gọi là hống tính. Tính trong tâm gọi là hống dịch. Thâu hống tính nơi huỳnh đình, ngưng hống dịch trong tử phủ, đây là long hống, gọi là chân hống. hiệu là nội đan, tên là âm đan, là con của hậu thiên nửa cân khí trong thân gọi là diên tình, tình trong thân gọi là diên hoa, xét diên tình nơi cung ly, thái diên hoa nơi cửa đoài, đây là hổ diên, gọi là chân diên, hiệu là ngoại đan, tên là dương đan, là mẹ của tiên thiên tám lạng, Tổ Lê Hoàn nói: “Chân hống nửa cân, diên nửa cân, ẩn núp tại linh nguyên thái cực”.

TỰ GIA 咱家
Tức là tự kỷ, bàng môn giải thích chữ “gia” là nam nữ trong nhà đối địch nhau, Đạo âm dương phối hợp, họ hiểu ngược lại rằng: “Tổ sư nói tự gia vì sao không nói tự kỷ tự thân, khiến người sau tin cho là chân thật, không hướng về cái sẳn có của chính mình mà nghiên cứu, lại chạy theo bên ngoài lấy cái khác làm dược vật, dối người gạt mình mà không biết”. Lữ tổ nói: “Khảm ly khôn đoài gặp tý ngọ, phải nhận lấy căn tổ của tự gia”.

TỰ NHIÊN 咱然
Chí chuyên nhất sinh ra thiên cơ tự nhiên, không thể cưỡng chế, không thể phóng túng, phù hợp tự nhiên. Phép luyện đan nếu như để theo phép tự nhiên thì tiến hỏa thoái phù tự được sự vận hành nhiệm mầu, tức là đem chân ý của mình ứng với sự động tĩnh của tự nhiên mà thôi. Lữ Tổ nói: “Thuận theo tự nhiên chẳng phải là để mặc đến đâu thì đến”.

TƯƠNG CỨ KIẾN VĨ 相據建娓
Tuơng cứ là long vốn ở hướng đông mà nay chiếm cứ hướng tây, hổ vốn ở hướng tây mà nay chiếm cứ hướng đông. Kiến vĩ là mão dậu ngưng vận hành. Hứa Tổ nói: “Thần vận khí hóa trên thì kinh thiên, dưới thì vĩ địa”.

TƯƠNG HỎA 相火
Can thuộc mộc, mộc hay sinh hỏa, thận thuộc thủy, trong thuỷ chứa hỏa, giận dữ phát khởi trong gan mà động lửa giận gọi là tương hỏa, tham dục khởi lên trong thận mà động lửa dục cũng gọi là tương hỏa, đan đạo tối kỵ hai thứ hỏa này, nếu hai hỏa này chưa trừ tuy được đạo yếu vẫn không được tu đan. Tiên Tông ghi: “Tương hỏa là lửa giận dữ, lửa này một phen khởi ra là đốt sạch các công đức trước”.

TƯƠNG HỘI 相會
Lúc thần khí mới gặp nhau giống như mẹ con xa nhau lâu ngày gặp lại, quyến luyến không rời, lại như vợ chồng giao hợp, hai tình khế hợp thì vô cùng vui sướng, Cổ tiên nói: “Thường dạy mỹ nữ chải đầu và trang điểm (tỷ dụ nguyên thần bỏ hết tư dục), thiếu lang gặp gỡ tình nghĩa thêm lớn (tỷ dụ nguyên khí tĩnh cực mà động)”.

TƯỢNG TRƯNG 象徵
Thân tâm vô ngại, đan đã thành tựu là dấu hiệu sắp thoát xác. Tổ Tam Phong nói: “Tượng Đại sĩ là chân tính ở giữa, Hồng Hài Nhi là chân hỏa ở bên phải trong dương chứa âm, Long Nữ là chân thủy ở bên trái trong âm chứa dương”.

TỬU NHỤC 酒肉
Chữ nhục trong có hình hai người, nam trên nữ dưới, dương trên âm dưới, khí trên thần dưới, là hiện tượng thần khí giao hợp, âm dương giao cấu, cũng là tiểu dược, Tửu là đại dược do tinh khí thần hợp nhất, gọi là kim dịch, quỳnh tương, cam lộ, Xao Hào ca ghi: “Cũng uống rượu, cũng ăn thịt…, giữ giới rượu thịt thường đầy bụng”.

TỬU SẮC 酒色
Tửu là đại dược, sắc là tiểu dược. Bắt đầu luyện lấy diên bồi đắp ly là tiểu dược, diên vốn sắc đen nhưng được ly hỏa nung luyện mà biến thành sắc trắng, cho nên chữ sắc đại biểu cho tiểu dược. Kim đã luyện đến trở về nguyên vị tức là hậu thiên luyện đến trở lại tiên thiên, cho nên chữ tửu đại biểu cho đại dược, bởi sau khi uống đại dược là có thể bước lên chỗ tiên ngồi. Lữ Tổ nói: “Sắc là dược, tửu là lộc trong tửu sắc không ràng buộc”.

TÝ NGỌ 子午
1. Chỉ nguyên khí, nguyên thần, Viên Lâm thời Thanh ghi: “Tý là thủy, là khảm, là nguyên khí trong thận, ngọ là Hỏa, là ly, là nguyên thần trong tâm”.
2. Chỉ Hỏa Hậu luyện dưỡng Nội đan, Tham đồng khế ghi: “Tý chuyển theo chiều tay phải tới tây, ngọ xoay theo hướng đông tới Mão, âm dương qua lại 12 giờ đó phù hợp với Hỏa Hậu”.
3. Chỉ huyệt Vĩ lư và cung Nê hoàn. Tham đồng khế ghi: “Thân thể người ta, nói về định vị của Hình thể thì có Tý Ngọ Mão Dậu nam Bắc đông tây bất động. Vĩ lư ở hạ bộ là Bắc là Tý, cũng coi như là tây, Dậu; vì Đoài kim và khảm thủy cùng thuộc Hữu Phương, có thể nói chung với nhau. Nê Hoàn ở thượng bộ là nam, là Ngọ, cũng coi như là đông, Mão; vì Chấn mộc và Ly hỏa cùng thuộc tả phương, có thể nói chung với nhau”.

TÝ NGỌ MÃO DẬU 子午卯酉
Tý ngọ là bên lạnh bên nóng. Tiến thoái nơi đầu bụng, Mão Dậu là bên sống bên chết, mộc dục lưng bụng. Tổ Hoàn Dương nói: “Tý ngọ mão dậu định chân cơ, điên đảo âm dương ba trăm tức”.

TÝ NGỌ TRỪU THIÊM 子午抽添
Tam quan trước thuộc âm là ngọ, tam quan sau thuộc dương là tý, sau thăng lên là trừu diên, trước giáng xuống là thiêm hống. Oánh Thiềm Tử nói: “Lấy dương trong cung khảm, bổ âm trong cung ly, gọi là trừu diên thiêm hống”.


TỲ THẦN 脾神
Tỳ thần là mậu kỷ thổ ở giữa, là chân ý trong tâm, động mà biến thành hỏa hỉ nộ ái lạc, thì chẳng phải thổ. Chỉ có trong Tĩnh cực xuất hiện nguyên thần thì hỏa hóa làm thổ, cho nên Đan Kinh nói chân ý là Huỳnh Bà, là Kỷ thổ. Do tâm lặng lẽ an định thì chân ý thuần thục chiếu soi huỳnh đình và huỳnh đình cách tỳ trong gang tấc, tâm hỏa diệt mà biến thành thổ, kinh Huỳnh Đình ghi: “Tỳ thần trở về nơi vị gia, hoãn dưỡng linh căn chẳng khô nữa. Lấp bít mệnh môn bảo vệ Ngọc đô, muôn thần với mới dư thừa phúc thọ”.


U


ƯNG LỤC THỌ PHÙ 應戮壽符
Ưng là tin phục, ghi tạc vào lòng kim lục bí văn, nhất định sẽ được phù hợp đạo phản hoàn, trở về mặt mũi xưa nay của mình, không còn phiêu lưu trôi nổi mới không rơi vào bàng môn tả đạo. Nhưng những bí văn này rất khó hiểu ắt cần chân sư chỉ dạy, nếu không thì những văn chương cổ đại, ẩn ngữ, tỷ dụ lại nhiều mà không làm sao hiểu hết. Bão Phác Tử ghi: “Năm ngàn lời dù Lão tử nói ra, trong đó không hoàn toàn nêu ra việc ấy, đọc mà không hiểu thì thật là vô ích. Văn chương của Văn Tử, Trang tử, Doãn Hỷ mãi không là lời chí lý, hoặc cho rằng cùng sinh tử là không khác, hoặc cho rằng còn sống là lao dịch, hoặc cho rằng chết mất là ngừng nghỉ”.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitimeThu Aug 13, 2015 5:42 am

V


VÃNG LAI BẤT CÙNG 往來不窮
“Qua lại không ngừng”. Khi hô hấp con người chưa hề gián đoạn, gọi là bất cùng, Hơi thở hậu thiên nhời khí tiên thiên thúc đẩy chẳng dứt gọi là vãng lai. Ngũ Chân Nhân nói: “Dùng hô hấp hậu thiên tìm chỗ hô hấp của chân nhân, là theo dòng tìm đến nguồn”.

VĂN HỎA 文火
Tu đạo toàn chỉ ghi: “Văn hỏa là khí hô hấp, nhỏ nhẹ đạo dẫn. Tắm gội ôn dưỡng”. có người cho rằng vô ý tức là “Văn hỏa”. Nguyên thần vô ý, như lửa như ôn. Thức thần có ý thì gọi là “Vũ hỏa”.

VĂN VŨ HỎA HẬU 文武火候
Hỏa hậu như nấu cơm, lúc mới nhuốm lửa nước lạnh gạo sống. Phải dùng vũ hỏa mãnh liệt khiến nó mau nóng. Nếu hoãn gấp không điều hòa. Lúc cháy lúc tắt thì cơm được nấu sống chín không đều, vị cũng không ngon. Nếu đã dùng lửa lớn nấu qua thì nên dùng lửa nhỏ nấu từ từ cơm chín thì dừng lửa, nếu như vẫn dùng lửa lớn thì có sự sôi trào nước và cơm khê vị đắng. Luyện đan vận dụng văn vũ hỏa hậu cũng thế, như trăm ngày tiểu chu thiên lúc luyện tinh nên dùng vũ hỏa, mười tháng đại chu thiên lúc luyện khí nên dùng văn hỏa. Nhưng nấu cơm là nấu vật có hình cho nên thời gian ngắn mà dễ, còn nấu luyện kim đan là vật không hình không chất, nếu hỏa hậu không được thích hợp thì ít thành công. Vì thế phải cầu minh sư chỉ dạy, không cho phép sai khác mảy tơ, đan kinh chẳng phải là lời giả dối. Hư Tỉnh thiền sư nói: “Lòng dục một khi sinh khởi mau dùng vũ hỏa”.

VẬT SẢN 物產
Dương sinh khí động vì nó không thể đoán được gọi là vật, trong không sinh ra có gọi là sản, Cái sản sinh ra không có nên gọi và hình dáng được ví von bằng vật. Du Tổ nói: “Diên được hống để sinh hình, thiên nhập địa để sản vật”.

VẬT VONG VẬT TRỢ 物忘物助
“Chớ quên chớ giúp”. Giữ nó thanh tịnh tự nhiên là vật vong (không quên), thuận theo tự nhiên kia là vật trợ (không giúp). Giống như lấy tâm làm nhựa, lấy đan điền làm cây cột, Tâm gìn giữ nơi đan điền giống như buộc ngựa nơi cây cột khiến nó không lìa, không quên tức là dụng công không nghỉ, không giúp tức là không nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Ngộ Chân ghi: “Tự có thiên nhiên chân hỏa hậu, không cần than củi và thổi lửa”, “lấy mặc lấy nhu giữ gìn tính hỏa, không quên không giúp linh thai”.



VI DƯƠNG 微暘
Nghĩa là lúc cơ mới phát, như vào đông chí nhất dương mới động là vi, đến mùa xuân thiên dương vượng thì hay sinh vật, vì dương suy sức yếu không thể vọt quá quan vẫn phải hàm dưỡng, Đại Tượng nói: “Đến ngày bế quan để dưỡng vi dương”

VĨ LƯ 尾櫚
Chỉ đốt sống xương cùng của đuôi. Chính cốt Tâm Pháp Yếu Chỉ ghi: “Xương cùng tức là xương mông đít, hình dáng trên rộng dưới hẹp, đỡ các xương của sống lưng, hai bên đều có bốn lỗ, còn gọi là “bát liêu”, đốt cùng gọi là “Vĩ Lư”, còn gọi là đầu cùng (Để đoan), xương quyết (quyết cốt), xương cùng (Cùng cốt), tục gọi là Vĩ Xuân”.

VỊ TẾ 未濟
Quẻ vị tế, hình quẻ là Khảm hạ Ly thượng là quẻ cuối cùng trong 64 quẻ Chu Dịch. Cùng với quẻ ký tế đều thể hiện tinh thần biện chứng, cái cũ đi qua, cái mới liền tới của Kinh dịch, Tự Quái truyện ghi: “Vật chẳng thể tận cùng, cho nên tiếp ngay sau quẻ Ký Tế là quẻ Vị Tế”. Có nghĩa là Càn Khôn chẳng nghỉ, tranh đấu không ngừng, sự vật không thể tận cùng.

VIÊN MÃN 圓滿
Trước hạ huyền, sau thượng huyền, huyền khí trên dưới hợp nhất là dương trong dương, hai cái tám lạng hợp làm một cân, là thời gian Viên Mãn, Tổ Tam Phong nói: “Trăng tròn tồn nơi khẩu quyết, giờ Tý diệu nơi tâm truyền”.

VÕNG TƯỢNG 罔象
“Không hình tượng”. Như nói tượng vô là vô vi, Phải dùng hỏa vô hình để cầu hạt châu hữu hình, võng tượng tức là nghĩa quên hình, luyện kim đan ắt phải võng tượng vong hình ngõ hầu có được tiên thiên nhất khí. Nguyên Bảo Chương ghi: “Lặng lẽ không động căm mà thông, Nhìn thấy âm dương tạo hóa công”.

VÔ CĂN 無根
Chỉ Tiên Thiên nguyên khí ở con người. Cổ nhân cho rằng, vạn vật sinh ra từ khí, khí sinh ra ở chỗ hư linh. Nên gọi là vô căn. Nạn kinh ghi: “Khí là gốc rễ của con người, gốc rễ đứt thì cành lá khô héo”. Quản Tử: “Phàm đạo vô căn vô cơ, vô diệp vô vinh, vạn vật nhờ đó mà sinh, vạn vật nhờ đó mà thành”. Đạo nói ở đây chính là khí.

VÔ CỰC 無極
Đạo gia dùng “Vô cực” để hình dung trạng thái nguyên sơ vô hình vô tượng của vũ trụ. Đạo Đức Kinh ghi: “Biết cái trắng, giữ cái đen, làm gương mẫu cho thiên hạ, thường đức không hai, lại trở về vô cực”. sau Trần Đoàn phát triển, đưa Vô cực vào lý luận Nội Đan, trở thành cảnh giới cao nhất của việc tu luyện nội đan, chủ trương luyện thần hoàn hư trở lại vô cực.

VÔ CỰC ĐỒ 無極圖
“Vô cực đồ” là tác phẩm của đạo sĩ nổi tiếng đời Tống tên là Trần Đoàn, được khắc trên vách đá núi Hoa sơn, đó là tác phẩm nổi tiếng về luyện đan, kết hợp nhuần nhuyễn lý luận trong “Chu dịch” và “Lão tử”.
Trần Đoàn là đạo sĩ đời Tống, tác phẩm của ông gồm có “Vô cực đồ”, “Thái cực đồ”, “Tiên thiên đồ” và “Chỉ huyền thiên”, Tư tưởng học thuật của ông sau này được Chu Đôn Di và Thiệu Ung tuyên truyền rộng rãi, đó là một bộ phận cấu thành của rất nhiều học thuyết thời Tống Minh nhất là việc Chu Đôn Di đã đảo ngược vị trí sắp xếp “vô cực đồ” ban rộng ra, biến lý luận thuật luyện đan thành học thuyết về cội nguồn của vũ trụ, đó là một bước phát triển quan trọng của “Thái Cực Đồ”.
Trần Đoàn là một nhà tư tưởng Đời tống, ngay từ nhỏ đã thông hiểu kinh, thư, tinh thông dịch lý, Từng ẩn dật ở đất Vũ Đương tỉnh Hồ Bắc và ở cả Thục Trung. Ông hiểu sâu, biết rộng rất được Tống Thái Tông kính nể, nổi tiếng khắp trong triều ngoài nội. Cũng do Trần Đoàn là con người sùng nho ham Dịch, thông hiểu sâu sắc, cho nên sau các sách “Chu Dịch tham đồng khế”, “Thái bình kinh” và “Ngộ Chân Thiên” các tác phẩm của ông là những điển hình kiệt xuất của việc đưa dịch lý vào học thuyết Đạo gia. “Vô cực đồ” cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dịch lý và lý luận Đạo đan.

VÔ HÌNH KHIẾU 無形噭
Ở giữa bốn huyệt, ở dưới kim đỉnh Huỳnh Đình, ở trên quan nguyên mệnh môn. Liễu Chân Tử nói: “Lão tử mở ra nhiều diệu môn, mỗi khi mở ra đóng lại ứng càn khôn, kết quả ở chỗ không hình tượng, trường sinh bất tử thật có hồn”.

VÔ HÌNH HỮU HÌNH 無形有形
Trong lúc một trăm ngày luyện tinh có cảnh tượng hóa khí. Nhưng khí làm sao có hình, chẳng phải thật sự có hình chất mà là có hình tợ như hỏa nhiệt, hình này trong tương lai có thể xuất ra thần, biến hóa chân hình là ngoài thân có thân, là trong không sinh ra có. Nhưng hình vô hình này thu nhặt nó rất khó vì nó sinh ra sau khi đã thu nhặt. Đan kinh ghi: “Có đan điền như lửa hừng hực, có hai quả thận như nước sôi, có hình tự hỏa châu, có tượng tợ ánh trăng”.

VÔ HỮU THỜI GIAN 無有時間
Thiên địa nhật nguyệt có thời gian nhất định để tính, duy hỏa hậu của luyện đan dù có đan trình quy định mà thời gian nếu không nhất định thì chỉ có hỏa hậu tự nhiên phát động mà thôi. Cổ tiên nói: “Ngày đêm sớm tối xem hỏa hậu”.

VÔ HUYỀN KHÚC 無弦曲
“Đàn không dây”, sau khi được đan, thái hòa tràn đầy, tai có linh hưởng như nhạc khúc, mắt có thần quang, mũi có mùi hương lạ, miệng có tân dịch kỳ lạ, các thứ cảnh tượng lạ lùng, đầy đủ mà không đồng đều. Kinh thái thượng Nhật dụng ghi: “Tai nghe tiên âm vô huyền khúc, không nói mà tự nghe, không gõ mà tự kêu”.
VÔ KHỔNG ĐỊCH 無孔笛
“Sáo không lỗ”. Là khí huyệt vì hình dáng giống ống sáo, ở giữa không có lỗ, chỉ có lỗ ở hai đầu. Tổ Tam Phong nói: “Xá nữ thổi sáo không lỗ, Kim Công thổi đàn không dây”.

VÔ NGÃ 無我
Luyện kỷ trước hết phải giữ cho vô ngã, Tâm ta một khi khởi liền thành tư tâm, tư tâm mỗi khi động liền thành dục niệm, dục niệm một khi sinh liền mờ tối lương tâm, tổn người lợi mình, không việc gì chẳng làm, nếu tâm giữ gìn vô ngã thì nhất cử nhất động đều cho công bình vô tư. Nhân ngã đều quên thì tự nhiên hơp chân với đạo. Thượng Dương Tử nói: “Mau mau xô ngã núi nhân ngã, khẩn cấp mở toang huyệt long hổ”.

VÔ NIỆM VÔ TƯỞNG 無念無想
Vô niệm là không có tạp niệm, chứ không phải là không có một chút niệm, không có chút niệm là rời vào ngoan không, vô tưởng là không nghĩ tưởng việc quá khứ hiện tại vị lai, chứ chẳng phải là không có một tưởng, nếu không có một tưởng thì tâm đặt ở chỗ nào? Tâm chuyên nhất thì tạp niệm tự không, thần quán nhất thì vọng tưởng tự trừ, giác ngộ chờ đợi sự sống chết liền có thể chuyên tâm, quán trụ nhất khí không nghĩ gì khác liền có thể đắc nhất. Tham đồng khế ghi: “Chứng nghiệm tự chuyển dời, tâm chuyên không tung hoành, ngủ say thần ôm ấp, giác ngộ chờ sống chết”.

VÔ SỐ 無數
Thực hành công phu đại chu thiên, đã không dùng số mục quy định, cũng không dùng khắc lậu tính đếm, tất cả vô vi để tùy thuận tự nhiên, như phụ nữ mang thai để nó tự nhiên thai sẽ tròn đứa trẻ được sinh ra, Tổ Ngọc Thiềm nói: “Tâm vào hư vô hành hỏa hầu, đan pháp thượng phẩm không có quái hào”.

VÔ THỦ VÔ VĨ 無首無尾
“Không đầu không đuôi”. Nghĩa là chân dương không cần đầu đuôi. Không đầu chưa thấy vì dương khí không đủ. Không đuôi đã thầy vì trong dương đã có âm chất. cho nên đều kông thể dùng. Cần phải trong lúc sắp thấy chưa tấy mới dùng được. Ngộ Chân Ghi: “Thấy thì không thể dùng, dùng thì không thể thấy, trong chỗ lờ mờ gặp nhau, trong chốn mờ mịt có biển, một loáng ngọn lửa bay, chân nhân tự xuất hiện”.

VÔ TRUNG SINH HỮU 無中生有
“Trong không sinh có”. Như Lửa trong đá, ánh sáng trong hạt châu. Lửa hay ánh sáng này khi chưa phát hiện thì nhìn không thấy. Luyện đan cũng thế, trước khi chưa được đan cũng nhìn không thấy, lắng không nghe, Nhập Dược Cảnh ghi: “Chân thác thược, Chân đỉnh lô, có trong không, không trong có”.


VÔ TƯỢNG VÔ THỂ 無象無體
Vô tượng là khí, vô thể là thần. Lấy vô tượng hợp với vô thể khả dĩ lâu dài, thần khí hợp nhất thì khả dĩ kết đan. Kinh Xích Văn Động Cổ ghi: “Dưỡng cái vô tuợng thì tượng thường còn, giữ cái vô thể thì thể toàn chân. Toàn chân tương tế khả dĩ lâu dài”.

VÔ VI HỮU VI 無為有為
Vô vi là thiên tính, hữu vi là thiên mệnh, vô tri là nguyên thần, hữu giác là nguyên khí, Cốc Thần Tử nói: “Đạo lấy chí thần làm gốc, lấy chí tinh làm dược, lấy xung hòa làm dụng, lấy vô vi làm trị”. Khổng tử nói: “Trời có nói gì đâu mà bốn mùa vận hành, vạn vật sinh ra”.

VÔ VI NHI VI 無為而為
“Không làm mà làm”. Trời đất vô vi mà sinh vạn vật, nhật nguyệt vô vi mà vận hành bốn mùa, thánh nhân vô vi mà cai trị thiên hạ, đều không làm mà làm, tự nhiên mà như thế. Như phụ nữ mang thai, bà mẹ vốn chưa làm gì cả mà thai nhi từ nơi không sinh có, bà mẹ không tự biết nó sinh trưởng thế nào. Công phu mười tháng dưỡng thai trong luyện đan cũng giống y như thế. Tổ ngọc thiềm nói: “Không đến không đi không tiến thoái, chẳng thêm chẳng bớt chẳng triều thiêm”.

VŨ HỎA 武火
Còn gọi là Dương hỏa, Tu Đạo Toàn chỉ ghi: “Vũ hỏa là khí hít thở thổi mạnh đi khắp nơi, dùng vào việc nấu luyện”. Tham Đồng khế chú: “Diên (Chì) thuộc kim, tính chất rất cứng. Nằm ở trong Khảm, nếu không chưng luyện mạnh thì không thể bốc lên, nên dùng Vũ hỏa thúc ép nó, chứ không thể dùng Văn hỏa”. Đạo Hương Tập ghi: “Vũ Hỏa là gì? Liên miên không ngừng, ngừng thì trở lại như cũ, trong thuật nội đan, chỉ cho sự hít thở mãnh liệt không ngừng nói chung khi hít khí thì kéo dài, khi thở khí thì ngắn, mục đích làm cho nội khí bốc lên nhanh.

VƯƠNG CHỦ TRUNG TÂM 王注中心
Vạn vật đều có một điểm nhân từ, làm chủ bên trong, ra mệnh lệnh gọi là vương, chỗ gọi là Thiên quân, mệnh do đây lập, tính do đây tổn, hai thứ này cùng sinh ra mà khác tên, nguyên là vật cũ trong khiếu, Tổ Hải Thiềm nói: “Trung Ương chính vị vốn hư vô, tự có thần khí tiên thiên đến”.

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG 王重暘
(1112-1170) Đạo sĩ nổi tiếng thời kim, người khai sáng ra đạo Toàn Chân. Vốn tên là Trung Phu, Tự là Doãn Khanh, sau đổi tên là Thế Hùng, tự là Uy Đức, sau khi nhập đạo, lại đổi tên là Triết, tự là Trí Minh, hiệu là Trùng Dương Tử. Ông người Hàm Dương, Thiểm Tây, xuất thân gia đình giàu có, Thuở trẻ là nho sinh, lại giỏi cưỡi ngựa bắn cung, năm Thiên Quyến đời Kim Huy Tông (1138-1140) ứng thi võ cử, trúng giáp khoa, ra làm chức quan nhỏ, ông hận có tài mà chưa gặp thời, sống ẩn cư. Năm Chính Long 4 đời Kim Hi Tông (1159) tự phao lên rằng đã gặp tiên ở trấn Cam Hà, được truyền chân quyết tu luyện, rồi ngộ đạo xuất gia. Ông tự xây huyệt cho mình ở núi Chung Nam, gọi là “mộ của người chết đang còn sống”. Năm Đại Định 7 nhà Kim (1167), ông đến Sơn Đông, lần lượt thành lập ra các hội tam giáo Thất Bảo, Tam Giáo Kim Liên, Tam Giáo Tam Hưng, Tam Giáo Ngọc Hoa, Tam Giáo Bình Đẳng tại Văn Đăng, Ninh Hải, Phúc sơn, Đăng châu, Lai Châu…, để tiến hành thuyết pháp truyền đạo, cùng thời gian này ông tiếp nhận 7 đồ đệ là Mã Ngọc, Đàm Xử Đoan, Lưu Xử Huyền, Khâu Xử Cơ, Vương Xử Nhất, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị, sáng lập ra đạo Toàn Chân.
Vương Trùng Dương kết hợp tư tưởng của Nho – Đạo – Thích với nhau, chủ trương tam giáo bình đẳng, tam giáo hợp nhất, kêu gọi “Nho – Thích – Đạo” tương thông, tam giáo vốn cùng một tổ”. Lấy Đạo Đức kinh, Bát nhã ba la mật đa tâm kinh và Hiếu kinh làm sách kinh điển mà các tín đồ đạo Toàn Chân bắt buộc phải học tập. Ông không chuộng bùa chú, không luyện vàng bạc, cũng không tin thuyết “Bạch Nhật Phi Thăng”, mà cho rằng cái căn bản của tu đạolà tu tâm, do đó cần dẹp tình bỏ dục, sao cho đạt tới mức tâm địa thanh tĩnh, thì thân thể tuy lại phàm trần nhưng cái tâm đã lên cõi thánh, tức “lòng mình luôn được thanh tĩnh, đó chính là con đường tu hành nhanh nhất”. Tháng 1 năm Đại Định 10 (1170) Ông mất tại Đại Lương (nay là Khai Phong, Hà Nam). Năm Chí Nguyên 6 đời nguyên Thế Tổ (1269) được truy phong là Trùng Dương Toàn Chân Khai Hóa chân quân, năm Chí Đại 3 triều Vũ Tông (1310) được phong là Trùng Dương Toàn Chân Khai Hóa Phụ Cực chân quân, được đạo Toàn Chân tôn là một trong Bắc ngũ tổ. Tác phẩm có: Trùng Dương Toàn Chân Tập, Trùng Dương lập Giáo thập ngũ luận, Phân lê thập hóa tập.

VƯƠNG XỬ NHẤT 王處一
(1142-1217) Đạo sĩ thời kim. Hiệu là Ngọc Dương (Có thuyết nói tự là Ngọc Dương, hiệu là Toàn Dương Tử, có thuyết nói hiệu là Hoa Dương Tử). Người Ninh Hải (nay là Mậu Bình, Sơn Đông). Thờ Vương Trùng Dương làm thầy, tu tiên ở động Yên Hà núi Côn Lôn, vào năm Thừa An (1196-1200) vua Chương Thông nhà Kim triệu kiến, hỏi rằng “có thể biết trước là vì sao?” Ông trả lời: “Cái gương có thể chiếu vật, đây chỉ là cái diệu linh minh của mình mà thôi”. Sau ông sáng lập ra phái núi Côn Lôn Đạo Toàn Chân, là một trong “Bắc thất chân”. Tác phẩm có Vân Quang tập, Thanh Chân tập, Năm Chí nguyên 6 (1269) được tặng danh hiệu Ngọc Dương Thể Huyền Quảng Độ chân nhân, Đời gọi là Ngọc Dương chân nhân.


X


XÁ NỮ 奼女
1. Chỉ tâm
2. Chỉ một vị thuốc luyện đan, tên khác của thủy ngân, Tham Đồng Khế ghi: “Xá nữ trên bờ sông, linh thiêng rất thần diệu, gặp lửa thì bay lên, không thấy chút bụi bẩn”.

XAN TÂN 餐津
Chỉ luyện công dưỡng khí, nuốt tân dịch (tân dịch là nước bọt. nước dãi được tiết ra trong miệng, còn gọi là nước miếng).

XAO TRÚC HOÁN QUY 敲竹喚喚
“Gõ trúc gọi rùa”. “Xao” là động tác gõ khẽ, cũng có nghĩa là đi sâu nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề. “Trúc” là loại rỗng ruột, nếu gõ thì có tiếng vang lại ngay. “Minh tâm kiến tính” được đan kinh ví với “xao trúc” gõ nhẹ vào trúc). “Quy” (rùa) là tượng trưng cho Nguyên Tinh. “Hoán quy” (gọi rùa) chính là Điều tinh luyện dược. Luyện âm luyện dược đồng thời hạ công. Dùng Tính công nhập tĩnh để chờ Mệnh công có động, đó là “xao trúc hoán quy”.

XÍCH ĐẠO 赤道
Là mạch nhâm, con đường tâm khí qua lại, vì tâm sắc đỏ cho nên gọi là xích đạo. Tâm hỏa bốc lên làm cho nó giáng xuống thì tâm mát thận ấm là thủy hỏa giao nhau. Ngũ chân nhân nói: “Hỏa hành sau giờ tý trước giờ ngọ, có hai đường hoàng xích là hỏa hậu của chu thiên”.

XÍCH THỦY HUYỀN CHÂU 赤水玄珠
Xích thủy là thần hống. Huyền châu là hắc diên. Là biệt danh của thần khí biến hóa khi công phu luyện đan đạt đến thần khí hợp nhất. Tổ Tử Dương nói: “Mổ xẻ huyền châu nơi xích thủy, mài giũa bạch ngọc ở lam điền”.

XUẤT ĐỊNH NHẬP ĐỊNH 出定入定
Mới xuất định cần phải lúc nhập nhiều, lúc xuất ít, cần phải siêng năng xuất, mau chóng nhập. Mới xuất định tức là vừa nhập định nhất thiết không được lưu luyến ngoại cảnh. Tiêu Tổ nói: “Công thành phải chờ cảnh xuất thần, nội viện sấm uất không vướng thân, nắm lấy pháp siêu thoát của cổ tiên thì cưỡi hạc phiêu bồng hầu hạ Tam Thanh”.

XUẤT GIA 出家
Chẳng phải làm Tăng sĩ, làm Đạo sĩ, làm Giáo sĩ, Bởi vì tiên gia luyện đan ắt phải lìa xa gia đình, vứt bỏ mọi việc thế gian, như công danh, phú quý, con cái, đây gọi là xuất gia. Sau khi hoàn đan phải ở nơi thâm sơn cùng cốc, làm bạn với núi cao rừng thẳm. Tổ Tam Phong nói: “Luyện Kỷ nơi trần tục, dưỡng khí tại núi rừng”.

XUẤT HUYỀN NHẬP TẨN 出玄入牝
Xuất huyền là hô (thở ra), là dương, nhập tẩn là hấp (thở vào), là âm. Hô hấp ra vào, tại trời đất là trong 84.000 dặm, tại thân người là trong 8 tất 4 phân, Huyền là một khi tiến liền thở ra, tẫn một khi thoái liền thở vào; một đóng một mở mà phân ngày đêm, một tiêu một tức mà định cuối tháng đầu tháng; một co một duỗi mà phân lạnh nóng, một vui một giận mà ứng xuân thu, tứ thời ngũ hành không gì chẳng hoàn toàn đầy đủ, kinh Tâm Ấn ghi: “Xuất huyền nhập tẫn như mất như còn, kéo dài chẳng dứt, cố đế thâm căn”.

XUẤT NHẬT NHẬP NGUYỆT 出日入月
Huỳnh đình nội cảnh ghi: “Thứ thở ra đó là dương của mặt trời. thứ hít vào là âm của mặt trăng”. “Thở ra từ tim và phổi, hít vào tới thận và gan”. Thở hít ra vào, âm dương đổi nhau đó chính là “xuất nhật nhập nguyệt”.

XUẤT THAI 出胎
Có nghĩa la đan thành thần hiệu. Tuệ Mệnh Kinh ghi: “Lăng nghiêm chú nói: bấy giờ Thế Tôn từ trong búi tóc tỏ ra trăm luồng ánh sáng báu, trong ánh sáng đó nẩy ra ngàn cánh sen báu. Có hóa thân Như Lai ngồi trong hoa báu, đỉnh đầu tỏ ra mười luồng ánh sáng báu trẳng, đều thị hiện khắp nơi, đại chúng ngẩng xem Phóng Quang Như Lai tuyên thuyết Thần chú, đó tức là Dương Thần xuất hiện cho nên gọi là Phật tử, nếu chẳng đắc đạo tuệ mệnh, khẩu thiền khô tích, thì làm sao mà có được tự thân, làm sao mà được nói rằng Thế Tôn làm đạo… Đó tức là bí mật của Lăng Nghiêm, bảo cho hạng hậu học rõ. Đắc đạo này rồi, lập tức vượt lên cõi thánh, chẳng rời vào cõi phàm trần”.

XUẤT THANH NHẬP HUYỀN 出倩入玄
Chỉ điều tiết hô hấp, thông thiên đạt địa, tức là “hô tiếp thiên căn, hấp thông địa mạch”, Huỳnh Đình ghi: “Xuất thanh nhập huyền hai khí đổi, ai mà gặp được lên Thiên hán”.

XUẤT THẦN 出神
Mười tháng công phu viên mãn, lúc tâm tức định một lượt, một khi thấy hoa trời loạn xạ liền có thể xuất thần ra khỏi đỉnh đầu đây là siêu thoát thân phàm. Nhưng công hạnh mỗi người khác nhau thì cảnh tượng xuất thàn cũng khác biệt, có người xuất thần từ bảo tháp, có người xuất thần từ hồng lâu, có người xuất thần khi xem trăng, có người xuất thần lúc đối cảnh v.v… Chung Tổ nói: “Sấm sét thiên quan quỉ thần kinh, lật ngã Vũ trụ tuyết trắng bay”.

XUẤT TRẦN出塵
Sau khi kết đan mà đan động tức thì vận chu thiên, nếu khi ấy chẳng biết chuyển vận theo con đường chính quy để mặc cho nó đi theo đường tẻ thì công phu trước vứt bỏ hết. Nếu như có thể khởi vận chu thiên đây là thoát ly phàm trần cho nên gọi là xuất trần, Tiên tông ghi: “Bắc đẩu tàng thân dù có ngộ, tin tức xuất thần ít kẻ hay”.

XUNG HÒA 沖和
Xung hòa là lý, không bị hô hấp chướng ngại đây là hơi thở xung hòa, hơi thở không dứt thì lấp đầy trời đất, hun đốt thân thể gọi là xung hòa. Chỉ Huyền Thiên ghi: “Phải biết hội hợp lộ đông tây, thiết yếu xung hòa thượng hạ điền”.

XUY HƯ 吹噓
Nghĩa là không thêm hô hấp của thần hỏa, thần khí không động, đóng mở thì thần khí đều động là páp tắt lức Phong Cố. Tổ Tử Dương nói: “Tự có thiên nhiên chân hỏa hầu. Không cần than củi với thổi lửa”.

XUYÊN NGUYÊN 川源
Bản vị của Kim ở hướng tây mà nguồn nước sông phát xuất từ Tây Xuyên cho nên gọi là xuyên nguyên, Chân kim phát xuất từ thủy để cho nên gọi là kim trong thủy. Ngộ chân ghi: “Muốn biết chỗ xuyên nguyên sinh sản dược, chỉ tại tây nam là bổn hương”.

XƯỚNG HỌA 倡和
Tính mộc thích kim, tính kim ưa mộc, bên xướng bên họa, phát ra tự nhiên mảy may không miễn cưỡng. Ngộ Chân ghi: “Ban đầu mọc lá xanh dương xướng trước, kế đó trổ hoa hồng âm theo sau”.


Y


YÊN HOA 煙花
Yên là hình dung dương hỏa mới khởi vẫn chưa phát ra ánh sáng, như lửa bình thường vừa cháy lên liền tắt sinh ra khói, cần phải quạt lên thì lửa dần dần lớn mạnh ánh sáng rực rỡ khói tiêu tan. Hoa là hình dung dương hỏa đang vượng như hoa đang nở, trăng đang tròn, đây là nghĩa hỏa hậu đã đến. Lữ Tổ nói: “Hoa nở cầm hoa phải kỹ lưỡng, trăng tròn thưởng trăng chớ diên trì”, còn nói: “Cũng uống rượu, cũng ăn thịt, giữ chắc yên hoa dứt dâm dục”.

YỂN NGUYỆT LÔ 偃月櫨
Là âm lô, trong có dương khí ngọc nhụy, là huyền khí của hổ, như trăng ở tây nam thuần âm có chút dương thổ lộ gọi là kim trong thủy, ánh sáng của nó ngửa lên là cơ hội nghinh dương thoái âm giống như ngọn lửa trong lò cho nên gọi là yển nguyệt lô. Tổ Hư Am nói: “Yển nguyệt lô ở phương nào, chỗ mày ngài hiện là tha hương”.

YẾT KHÍ 歇氣
“Ngừng khí”. Yết là ngừng khí hô hấp. Lúc vận hành chu thiên gặp tứ chánh mà đình chỉ sổ tức, để mặc cho nó hô hấp chứ không phải hoàn toàn đình chỉ hô hấp. Tiên Tông ghi: “Người đời nói mộc dục không hành hỏa, thử đem xuy hư gởi người nào?”

YỂU MINH HỮU TINH 杳蓂有精
Tĩnh tột mà động sinh ra, cái tự động gọi là tinh, tinh này là nguyên tinh, là chân dương trong cung khảm sắp động. Trong không sinh có, Ngộ Chân ghi: “Trong hoảng hốt tìm hữu tượng, trong yểu minh tìm chân tinh”

YỂU YỂU MINH MINH 杳杳蓂蓂
Lúc tĩnh tột sắp động, lúc ngủ say sắp tỉnh, tại ngày là sáng sớm, tại tháng là đầu tháng, tại năm là đông chí, tại thời là giờ tý, Tổ Tiềm Hư nói: “Yểu minh là mờ mịt khó lường, hoảng hốt là dường như có dường như không”.

ẤN BẢN ĐIỆN TỬ - http://daogiakhicong.org
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo   Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» TRỞ LẠI TÍN NGƯỠNG MA THUẬT VÀ SỰ PHÂN LOẠI MA THUẬT
» GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO
» BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ KHÍ CÔNG ĐÔNG PHƯƠNG :: KHÍ CÔNG ĐẠO GIA :: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHÍ CÔNG ĐẠO GIA-
Chuyển đến