CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 3:36 am

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và những thông tin liên quan .

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN  border=" />     [img]Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN 2e67r5k[/img]




Trần Chung Ngọc

Cuốn “Gia Tô Tây Dương Bí Lục” mà tôi có là cuốn của nhà xuất bản Việt Nam, P.O. Box 712505, San Diego, CA 92171, phát hành năm 1992, do anh Lê Trọng Văn tặng. Trong cuốn này có Lời Nói Đầu của Cửu Long Lê Trọng Văn và trong Phần Phụ Lục có 12 bài. Trong phần Phụ Lục, ngoài những bài dịch các bài <b>“Giáo Hội Thiên Chúa: Đối Diện Với Một Luther Mới” (Église: L’affaire du “Nouveau Luther”) của Jacques Duquesne [Nhiên Ngôn dịch]; “Giê-su Là Đấng Cứu Thế Hay Chỉ Là Một Thầy Phù Thủy?” (Was Jesus The Messiah, Or Just A Magician?) của Giáo sư Sử Học Doug Hoagland [Ngọc Mai dịch]; “Những Học Giả Về Kinh Thánh Đặt Những Nghi Vấn Về Công Cuộc Và Phép Lạ Của Giê-su” (Bible Scholars Question Jesus’s Work, Miracles” của James D. Davis [Nguyên Từ dịch]; “Ly Rượu Thánh Của Vũ Trụ Học” (Holy Grail Of Cosmology) của Thomas H. Maugh [không có tên người dịch]; và một số thông tin thời sự khác, chúng ta có thể đọc được 4 bài viết rất đặc sắc của một số tác giả quen thuộc: Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-ma trong 30 năm thuở thiếu thời, với bài 2 bài: <b>“Ít Nhiều Nhận Định Về Thiên Chúa Giáo” và “Chân Thiện Mỹ”; Giới Tử với bài “Xưng Tội Với Lịch Sử”, phê bình bài Luận Về Hiếu Và Đạo của Thomas Trần Xuân Thời; và Cựu Đại Tá Trần Văn Kha với bài “Người làm Cho Tòa Thánh La Mã Run Sợ”, bản dịch bài L’Homme Qui Fait Trembler Rome của Robert Serrou. </b</b
Tôi có thể nói rằng, cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục có một giá trị rất đặc biệt, không phải là giá trị văn chương hay những chi tiết lặt vặt về sử, về địa danh trên thế giới, mà là giá trị của những sự thực về Thánh Kinh, về lịch sử và sách lược nhồi sọ tín đồ của Giáo hội Ca-Tô Rô-ma, những vấn nạn mà trong thời Pháp thuộc cũng như trong thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, không ai được phép nêu lên. Ngoài ra, những tài liệu trong phần Phụ Lục cũng có một giá trị riêng. Riêng về phần “Gia Tô Tây Dương Bí Lục”, tôi cảm thấy rất thích thú khi đọc phần này: thích thú vì nó pha trộn lối bố cục, văn phong của những truyện cổ xưa như Phong Thần, Chinh Đông, Chinh Tây v..v…, với những lời phê bình rất sắc xảo trên những sự kiện dựa trên Thánh Kinh và giáo lý của Giáo hội Ca-Tô. Lẽ dĩ nhiên, với lối bố cục từng hồi, cấu trúc câu chuyện và văn phong quen thuộc đượm nhiều tưởng tượng của 200 năm về trước, Tây Dương Gia Tô Bí Lục không thể coi như là một cuốn nghiên cứu sử, địa một cách khoa học của thời hiện đại.
Nhưng nếu chúng ta đã đọc kỹ Kinh Thánh, điều này thì tôi phải tự khoe là tôi đã đọc khá kỹ và cũng nghiên cứu khá kỹ, và nếu chúng ta biết chút ít về lịch sử Ki Tô Giáo nói chung, và điều này tôi cũng phải tự khoe là tôi đã đọc khá kỹ và cũng nghiên cứu khá kỹ, thì chúng ta sẽ thấy những điều tưởng tượng của các tác giả không phải là hoàn toàn hư cấu mà đều dựa trên những sự kiện trong Kinh Thánh, trên lịch sử và giáo lý của Ki Tô Giáo. Nhiều chỗ đọc có vẻ hoang đường nhưng cái gốc mà những sự tưởng tượng thuộc loại hoa hòe hoa sói xoay quanh đều nằm đâu đó trong Thánh kinh và trong bộ giáo lý của giáo hội Ca-Tô. Tôi tin rằng giới trẻ ngày nay khó có thể lãnh hội được giá trị thực của Tây Dương Gia Tô Bí Lục khi đọc tác phẩm này vì hai lý do: thứ nhất, lời văn rất cổ, có những đoạn nếu đọc ngoài ngữ cảnh (out of context) thì có vẻ vô lý, hoang đường; và thứ nhì, nếu chưa đọc kỹ hay nghiên cứu Kinh Thánh, chưa biết gì về lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma, thì thật là “không thể tin được”, chỉ có thể coi nó như là một truyện Tàu, hay truyện Chưởng, như Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan đã phê phán, cố tình gán ghép để bài bác. Nếu có dịp, tôi sẽ phê bình phân tích cuốn sách này, nhưng bao giờ thì đó còn là một ẩn số..
Đọc Gia Tô Tây Dương Bí Lục là một nghệ thuật, nghệ thuật đọc sách. Có thể nói, nghệ thuật đọc cuốn này cũng giống như đọc cuốn The Da Vinci Code của Dan Brown gần đây. Chúng ta phải biết những gì trong đó là hư cấu, những gì trong đó đúng với lịch sử. Ở đây tôi chỉ muốn bàn đến vài luận cứ phê bình gần đây trên Talawas về cuốn “Gia Tô Tây Dương Bí Lục” mà xuyên qua đó chúng ta có thể thấy các “đại phê bình gia” chưa biết đọc sách, hay nói đúng hơn, chưa đủ kiến thức để đọc cuốn Gia Tô Gia Tô Bí Lục.
Tên cuốn sách có nghĩa là “Ghi Chép Những Chuyện Kín Của Đạo Gia Tô”, như trên đã nói, đó là những chuyện thuộc loại cấm kỵ trong thời Thực dân Pháp và ở miền Nam trước đây. Chúng ta còn nhớ, trong cuốn Lịch Sử Thế Giới của Cụ Nguyễn Hiến Lê, chỉ có một chương ngắn về thời Trung Cổ mà cũng còn bị cấm, không được phép dùng trong các trường học, huống chi là cuốn sách “động trời”: Tây Dương Gia Tô Bí Lục. Cho nên thật là dễ hiểu, khi Talawas cho bản điện tử của cuốn này lên mạng, thì lập tức có sự phê bình chống đối. Lẽ dĩ nhiên, những phê bình chống đối này thuộc loại cảm tính tôn giáo cá nhân chứ không thuộc loại phê bình trí thức. Tôi đã đọc 2 bài phê bình thuộc loại chống đối: bài Tây Dương Gia Tô bí lục của Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, viết năm 1982, và bài Vài thắc mắc về bản dịch Tây Dương Gia Tô bí lục của ông Phạm Quang Tuấn. Đối với cả hai, tôi cảm thấy thất vọng vì những điều bất cập trong lý luận phê bình. Tôi cũng đã đọc những bài của các ông Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thế Anh.
Trước hết chúng ta hãy điểm qua vài đoạn phê bình mà không phải là phê bình. Trong bài Vài Thắc Mắc…Ông Phạm Quang Tuấn viết: Cuốn Tây Dương Gia Tô bí lục tự nó không có gì đáng quan tâm bàn cãi. Vì cuốn sách quá ngây ngô không thể đánh lừa được độc giả talawas nên phản ứng thích hợp là... phì cười và bỏ qua [Ông Tuấn viết nhảm, lấy ý kiến riêng của mình làm ý kiến của độc giả Talawas]. Tuy nhiên, nhân dịch giả Ngô Đức Thọ có nhã ý hồi âm nên tôi xin đặt một vài câu hỏi. Một người với kiến thức sơ đẳng cũng có thể thấy ngay rằng Tây Dương Gia Tô bí lục là một tác phẩm nguỵ tạo. Nguỵ tạo đây có nghĩa là nó không thể được viết bởi những tác giả được ghi trong sách (hai vị "giám mục" cùng hai thầy cả gì đó). Về chữ giám mục thì linh mục Nguyễn Ngọc Lan đã từng chỉ ra rằng tới sau 1930 Việt Nam mới có giám mục đầu tiên. Hay là tác giả không phân biệt được hai từ "giám mục" và "linh mục" chăng? Nhưng điều đó lại càng cho thấy tác giả không thể là người trong đạo hay đã từng theo đạo. [Đây không phải là những câu hỏi] Ngoài ra, tác giả cuốn này cũng hoàn toàn không biết gì về giáo lý căn bản của đạo Cơ đốc hoặc về lịch sử, địa lý, xã hội Tây phương. Ở một mức sơ đẳng nhập môn nhất, họ không phân biệt được Cựu Ước (lịch sử và truyền thuyết của dân Do Thái) và Tân Ước (những điều giảng của Jesus) trong Thánh kinh nên gán cho Jesus những "sáng kiến" đã có từ cả ngàn năm trước khi ông sinh ra: chuyện Adam và Eve, chuyện chiếc tàu của Noah, mười điều răn thời Moses, thậm chí tục lệ cắt da qui đầu. [Đây cũng lại không phải là những câu hỏi]
Linh mục Nguyễn Ngọc Lan cũng phê bình:
Nếu [ông Ngô Đức Thọ] thuộc Ủy ban KHXH thì ít ra ông đã phải biết là tuyệt đối không hề có một cái sự gì gọi là "giám mục" người Việt Nam trước những năm 30 thuộc thế kỷ 20 này. Trừ phi hai "giám mục" Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hoà Đường nào đó lại là người… Tàu thì tôi miễn xin có ý kiến và xin tha thứ cho cái tội đã quên bẵng đi mất rằng đây là một cuốn truyện Tàu. Chỉ bằng vào hai đoạn trên chúng ta cũng có thể thấy ông Tuấn cũng như Linh mục Nguyễn Ngọc Lan đều mù tịt về Kinh Thánh và lịch sử Ki Tô Giáo. Trước hết, nếu cuốn sách đã “tự nó không có gì đáng quan tâm bàn cãi” thì ông Tuấn viết lăng nhăng cái gì ở đây vậy? Đầu đề là “Vài Thắc Mắc..” nhưng mở đầu ông đã bài bác, chê bai, sát phạt cố ý hạ thấp cuốn sách và các tác giả rồi, vậy còn thắc mắc cái gì? Thứ đến, ông Phạm Quang Tuấn đã viết bậy khi cho rằng các tác giả cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục [GTTDBL] đã “gán cho Jesus những "sáng kiến" đã có từ cả ngàn năm trước khi ông sinh ra: chuyện Adam và Eve, chuyện chiếc tàu của Noah, mười điều răn thời Moses, thậm chí tục lệ cắt da qui đầu.” Ai cũng biết rằng Giê-su chịu ảnh hưởng rất nhiều của Cựu ước cho nên khi giảng đạo ông ta chỉ nhắc lại những điều ông ta đọc từ Cựu Ước chứ không phải đó là những “sáng kiến” của Giê-su. Đọc đoạn Giê-su nói về thuyết Adam và Eve, về tội tổ tông, trang 39 trong GTTDBL chúng ta thấy rõ như vậy. Thật vậy, Giê-su nói: “Khi mới tạo thiên lập địa, chưa có loài người, Chúa trời bèn lấy đất sét….” Đây là những điều viết trong Cựu Ước, ông Tuấn có biết như vậy không. Do đó, thật ra những luận điệu bài bác của ông Tuấn cũng như của linh mục Lan mới thật là ngây ngô, chưa qua khỏi mức sơ đẳng nhập môn nhất. Chúng ta hãy lấy một thí dụ, về từ “Giám mục”.
Đúng là tới năm 1933, sau 400 năm truyền đạo vào Việt Nam, Việt Nam mới có một giám mục đầu tiên là Nguyễn Bá Tòng. Vào thời điểm này, Giám mục là chức được tấn phong từ linh mục. Nhưng ông Phạm Quang Tuấn cũng như Linh mục Nguyễn Ngọc Lan không biết rằng từ “giám mục” nguyên thủy là để chỉ chung cho những bậc chăn chiên trong Ki Tô Giáo. Trong Lời Nói Đầu, ông Lê Trọng Văn cũng đã giải thích là “vào những thế kỷ trước, từ Giám mục có thể không phải để chỉ một chức được tấn phong từ Linh mục như bây giờ”. Thật vậy, theo Wikipedia, từ Giám mục (Bishop) bắt nguồn từ từ Hi Lạp episkopos, và trong Thư Cho Người Titus, “giám mục” có nghĩa tương đương với Trưởng lão (presbyter) hay Linh mục (priest), và trong sách Công Vụ các Sứ Đồ, episkopos chỉ “những người chăn chiên” [In places (particularly in the verses from the Epistle to Titus) it appears that the position of episkopos is often similar or the same as that of presbyter (πρεσβυτερος), or elder and (or) priest. In the Acts of the Apostles, episkopos are mentioned as being shepherds of the flock] Trong bức Tâm Thư gửi các giới chăn chiên Việt Nam gần đây, Giáo hoàng Benedict XVI có viết: “Với tư cách là Giám mục v..v..” Giáo hoàng có danh hiệu là Giám mục thành Rô-ma (Bishop of Rome). Nếu theo sự hiểu biết về chữ nghĩa của ông Tuấn và linh mục Lan thì không thể gọi giáo hoàng là Giám mục, vì chức giám mục, được tấn phong từ linh mục, còn ở dưới giáo hoàng mấy bậc: sau Hồng y, Tổng giám mục. Chúng ta thấy rằng, cả ông Tuấn lẫn Linh mục Nguyễn Ngọc Lan đều không hiểu xuất xứ của từ giám mục, không hiểu nghĩa của từ giám mục, và lên tiếng bài bác cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục, cho đó là một tác phẩm ngụy tạo, không thể viết bởi các “giám mục” vì sau 1930 Việt Nam mới có giám mục. Vậy người trong đạo như Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan và ông Phạm Quang Tuấn, tuy ông nói ông là người ngoại đạo, cũng chẳng biết gì mấy về đạo, cho nên khi lên tiếng phản bác cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục một cách lãng xẹt như vậy, thực ra chỉ tự chứng tỏ trình độ hiểu biết kém cỏi của mình mà thôi.
Thứ đến, tất cả các học giả nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay đều đồng thuận ở điểm: Tân Ước là sự tiếp nối của Cựu Ước. Không có Cựu thì làm gì có Tân. Đọc Tân ước, chúng ta thấy Giê-su chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Cựu Ước, do đó, một số nhà phân tâm học như các bác sĩ George de Loosten, William Hirsch, Binet-Sanglé, và tiến sĩ Emil Rasmussen v..v.. đã cho rằng Giê-su có những ảo tưởng của một người bị bệnh tâm thần, mắc bệnh chứng hoang tưởng (paranoia). Bệnh chứng này bắt nguồn từ một nguồn gốc lý lịch không mấy tốt đẹp của Giê-su (không biết Cha là ai), và từ một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo của Giê-su khi ông đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu ước, sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình những quyền năng thần thánh, vai trò cứu thế, rửa sạch tội lỗi nhân loại v..v.. Cựu Ước đã gây cho Giê-su niềm hoang tưởng chính mình là con Thượng đế, tương tự như Hồng Tú Toàn tự nhận mình là em Giê-su, hay James Jones, David Koresh tự nhận là Giê-su tái sinh, những ảo tưởng phát sinh do đọc Tân Ước.. Nếu cho rằng, như ông Tuấn viết, cần phải phân biệt Cựu Ước (lịch sử và truyền thuyết của dân Do Thái) và Tân Ước (những điều giảng của Jesus) thì vai trò “chuộc tội” [từ huyền thoại Adam và Eve trong Cựu Ước] và “cứu rỗi” của Jesus do nền thần học Ki Tô Giáo dựng lên phải vứt vào sọt rác. Nhưng trong Tân Ước Giê-su nói gì về nhiệm vụ của ông ta xuống trần? Để hoàn thành những Luật của Cha ông ta trong Cựu Ước. Giê-su khẳng định trong Tân Ước, Matthew 5: 17-18:
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 3:43 am

[img]Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN P6u51[/img]

Các ngươi đừng tưởng ta đến để phá luật [của Cha ta trong Cựu Ước] hoặc các lời tiên tri [trong Cựu Ước]; ta đến không phải để phá, mà để hoàn thành. Vì ta nói thật cùng các ngươi, cho đến khi trời đất không còn nữa, một chấm một nét cũng không được ra ngoài luật cho đến khi tất cả đều hoàn thành.
Những luật của Cha ông ta trong Cựu Ước thì vô số kể, có những luật giết người tập thể, diệt chủng vô cùng tàn bạo, và cả những luật về đi cầu, phải chôn phân ở đâu, và những luật quái gở như phụ nữ sinh xong bao nhiêu ngày sau thì sạch v… v…., nhưng chắc chắn gồm có 10 điều răn của Moses, và cả luật cắt da qui đầu ban ra cho Abraham. Vậy thì, Ở một mức sơ đẳng nhập môn nhất, ông Tuấn không thấy được sự liên hệ giữa Cựu Ước và Tân ước, nên đã phê bình bậy như trên.
Đọc Gia Tô Tây Dương Bí Lục không phải là dễ, và những tín đồ Ca-Tô Giáo Rô-ma, tuyệt đại đa số biết rất mù mờ về Kinh Thánh và lịch sử giáo hội của mình, chắc chắn sẽ bị “sốc” vì có những điều không phù hợp với các điều “giáo hội dạy rằng…”. Họ không đủ khả năng để phân biệt những chuyện hoa hòe hoa sói trong đó xen lẫn với những sự thật về đạo Ca Tô. Điều này chúng ta thấy rõ qua phản ứng của linh mục Nguyễn Ngọc Lan cũng như của ông Phạm Quang Tuấn. Những bậc gọi là trí thức Công giáo như trên hầu như ai cũng có một điểm mù trí thức, không bao giờ chịu tìm hiểu vấn đề cho đến nơi đến chốn, cứ đụng đến tôn giáo của họ là họ phản ứng như những con bò rừng húc lá cờ đỏ, không cần biết là sau lá cờ đỏ đó là thanh gươm, thanh gươm của những sự thật lịch sử.
Một điểm mà ông Tuấn khai thác là trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục có nhiều chi tiết sai về lịch sử, địa lý, xã hội Tây phương hoặc về giáo lý căn bản của đạo Cơ đốc, do đó không thể là tác phẩm của một giám mục Cơ đốc giáo. Ông Tuấn làm như một giám mục Cơ đốc giáo, nhất lại là một giám mục Vệt Nam, thì phải giỏi lắm, phải biết chính xác về mọi vấn đề liên quan đến Thánh Kinh, đến giáo hội Ca-tô. Nhưng ông Tuấn đã lầm to. Vì ở vài thế kỷ trước đây, trình độ của những người chăn chiên chỉ có vậy. Kiến thức tổng quát của họ rất thiếu sót, vì họ được đào tạo trong cái nôi thần học của Ca Tô Giáo Rô Ma mà mục đích chỉ là đào tạo những tay sai “quên mình trong tuân phục” chứ không phải để mở mang kiến thức. Ngay ngày nay mà kiến thức tổng quát của đa số các vị này cũng chẳng ra gì [Xin đọc những bài viết về thực chất đào tạo các linh mục thời nay của các linh mục Joseph McCabe, James Kavanaugh, và Emmett McLoughlin] huống chi là vào vài thế kỷ trước. Đọc Nguyễn Văn Thuận hay Phạm Minh Mẫn ngày nay chúng ta cũng thấy mấy ông Hồng Y đó có biết gì về lịch sử xã hội Tây phương cũng như về những thiên khảo cứu mới nhất về Kinh Thánh và Ki Tô Giáo đâu, tất cả vẫn chỉ là lập lại những điều mê tín trong thời Trung Cổ mà ngày nay Tây Phương đã loại bỏ.. Dùng kiến thức ngày nay để đánh giá kiến thức cổ xưa thì chúng ta cũng có thể nói là chính Thượng đế cũng vấp phải rất nhiều sai lầm về thần học cũng như khoa học khi mạc khải, cho ai không biết, để viết ra cuốn Thánh Kinh. Có cần tôi chứng minh không? Nhưng ngày nay cuốn Thánh Kinh với những sai lầm trong đó vẫn được phổ biến trên khắp thế giới. Chúng ta có nên phê bình những nhà xuất bản cuốn Thánh Kinh và những giới “chăn chiên” tiếp tục “dạy Thánh Kinh” (sic) bằng cách trích dẫn những điều vụn vặt trong đó là không biết gì về những sai lầm trong đó không?
Nhưng cả linh mục Nguyễn Ngọc Lan và ông Tuấn đều đổ những sự sai lầm trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục lên đầu Viện Hán Nôm và dịch giả Ngô Đức Thọ. Các ông phải biết rằng đây là một bản dịch và với sự lương thiện trí thức thì khi dịch chúng ta phải trung thành với nguyên bản. Những sai lầm trong sách, nếu có, là của tác giả, không phải của dịch giả hay của Viện Hán Nôm. Trong Thánh Kinh có vô số những sai lầm, nhưng ngày nay hầu hết những bản Thánh Kinh đều giữ nguyên những sai lầm đó, trừ một vài ấn bản có sửa lại lời văn so với ấn bản của Vua James.
Ông Phạm Quang Tuấn viết:
Cái làm tôi thắc mắc là lời giới thiệu của dịch giả, của nhà xuất bản, và khung cảnh lịch sử trong đó bản dịch được xuất bản. Tại sao một chuyên viên của một viện nghiên cứu nhà nước mà có thể... kém cỏi như vậy về sử địa thế giới cũng như về kiến thức xã hội, tôn giáo chung chung? Vì chỉ có người hoàn toàn không có kiến thức căn bản mới không nhận ra ngay những cái sai rất sơ đẳng mà tôi đã kể ở trên, và trịnh trọng giới thiệu tác giả là "hai giám mục", "đã sang thăm La Mã", là "Thiên chúa giáo yêu nước" v.v.
Có lẽ chúng ta cũng không nên trách ông Phạm Quang Tuấn vì chính ông đã thú nhận là chỉ biết giáo lý đạo Cơ Đốc qua những sách báo thông thường, cho nên những gì ông ta thâu thập được tất nhiên cũng chỉ là thông thường, thông thường theo nghĩa đó là những gì mà “giáo hội dạy rằng….” và bắt tín đồ phải nhắm mắt mà tin, trong khi ngày nay không thiếu gì những sách báo nghiên cứu, phân tích giáo lý Cơ Đốc Giáo. Chắc ông Tuấn cũng như Linh mục Lan chưa bao giờ đọc đến những cuốn như “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” (Putting Away Childish Things) của Nữ Giáo Sư Thần Học Công Giáo Uta Ranke-Heinemann. Mà những chuyện trẻ con ở đây là gì? Chính là những giáo lý căn bản của Cơ Đốc Giáo về Ngày Giáng Sinh (Luke’s Christmas Fairy Tale), Đức Mẹ Đồng Trinh (The Virgin Mother), Những Phép Lạ Jesus Làm (Miraculous Fairy Tales), Ngày Thứ Sáu Tốt Đẹp (Good Friday =Ngày Jesus bị đóng đinh trên thập giá), Phục Sinh (Easter), Thăng Thiên (Ascension), Địa Ngục (Hell) v..v…, hay cuốn “Một Ki-tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới” (A New Christianity For A New World) và một lô sách về các giáo lý của Cơ Đốc Giáo của Giám Mục John Shelby Spong. Giám mục Spong là người có tư tưởng rất tiến bộ. Những sách ông viết về Ki-tô Giáo nói chung đều thuộc loại sách bán chạy nhất. Một trong những cuốn sách này có tên “Tại Sao Ki Tô Giáo phải Thay Đổi Không Thì Chết?” (Why Christianity Must Change or Die?). Giám mục Spong đã được mời lên TV nhiều lần để bày tỏ tư tưởng của ông, và đã được mời đến thuyết trình ở nhiều đại học.
Trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục không phải là không có những chỗ sai, nhưng không phải là sai ở những chỗ mà ông Tuấn cho là sơ đẳng. Cái hiểu của ông Tuấn và linh mục Lan về từ “giám mục” là một. Chụp những cái sai đó lên đầu dịch giả và Viện Hán Nôm là hai. Nhưng giả thử dịch giả cũng đã biết có những chỗ sai trong đó, nhưng vì mục đích muốn dịch một tác phẩm nói lên những điều khác trong Ki Tô Giáo quan trọng hơn để giải hoặc Ca Tô Giáo Rô ma thì sao? Vấn đề là, bỏ đi những phần sai về địa lý, lịch sử Tây phương [chương trình đào tạo linh mục Việt Nam cách đây 200 năm có đào sâu những chủ đề này không], những phần còn lại về Ca Tô Giáo Rô ma có bao nhiêu phần đúng, hay tất cả đều sai?
Sau đây chúng ta hãy thử đọc “Vài lời nói đầu của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội cho cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục” với vài lời chú thích của tôi:
Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam cùng nhà xuất bản chúng tôi đã phát hiện, cho biên dịch một cuốn sách quí Tây Dương Gia Tô bí lục (Ghi chép những chuyện kín đáo của đạo Gia Tô Tây Dương) do các tác giả từ xưa Phạm Ngô Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am, Trần Đình Hiên biên soạn ra bằng chữ Hán, cách đây đã gần hai thế kỷ, (cả bốn tác giả đều sống vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX). [Hiển nhiên, đây là một cuốn sách cổ mà Viện Hán Nôm phát hiện, cho biên dịch chứ không phải là tác phẩm của chính Viện Hán Nôm. Cho nên khi ông Phạm Quang Tuấn phê bình là “Tại sao một chuyên viên của một viện nghiên cứu nhà nước mà có thể... kém cỏi như vậy về sử địa thế giới cũng như về kiến thức xã hội, tôn giáo chung chung?” thì đúng là viết bậy để vu vạ cho Viện Hán Nôm và dịch giả] Điều vô cùng lý thú là, sách này được biên soạn ra không phải bởi những con người vốn kiên quyết phản đối đạo Gia Tô Tây Dương, mà nó được chính hai vị giám mục Thiên Chúa giáo dòng Tên (Phạm Ngô Hiên, Nguyễn Hoà Đường) biên soạn ra đầu tiên. Đây là những con người đã từng hết lòng tin theo, phụng sự Chúa, phụng sự đạo từ khi còn ít tuổi cho đến lúc cao niên, được phong đến hàm giám mục, cai quản cả một địa phận giáo dân quan trọng (huyện Nam Chân, nay là huyện Hải Hậu, tỉnh Hà Nam Ninh). Kế đó lại diễn ra sự gặp gỡ vô cùng thú vị giữa hai vị thầy cả Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiên với hai vị giám mục già nói trên. Hai thầy cả này cũng đều là những con chiên hết sức ngoan đạo. Do thấy hết bản chất thực của đạo giáo mà họ đã tin theo, cùng nhau rời bỏ nó, hợp lực ghi chép ra những nhận xét rất cụ thể, thực tế của những con người "vừa từ trong chăn" Thiên Chúa giáo thoát ra với khoảng trời mở rộng. Những điều ghi chép trước đó của hai vị giám mục già, được hai ông thầy cả tìm đến, xin lại, rồi đúc kết những điều tai nghe, mắt thấy, óc suy nghĩ lại thành một tác phẩm chung, gồm 9 quyển nhỏ, lấy tên là Tây Dương Gia Tô bí lục. [Ngày nay chúng ta thấy hàng triệu người, từ hàng Hồng Y, Tổng Giám Mục trở xuống cho đến giáo dân đã thấy hết bản chất thực của đạo giáo mà họ đã tin theo, cùng nhau rời bỏ nó, và đó chính là những người “từ trong chăn" Thiên Chúa giáo thoát ra với khoảng trời mở rộng.] Cần phải nói thêm rằng, hai vị giám mục cao tuổi nói trên đã từng đến tận thành La Mã xa xôi, được sống giữa thủ đô của "nước Công giáo thế giới Vaticăng", được vinh dự yết kiến Giáo hoàng, và hiểu đặc ân là được "Người" cho đọc cuốn Gia Tô bí pháp lưu tại thư viện của Giáo hoàng - một cuốn sách theo luật lệ thì chỉ Tổng Giám mục mới được đụng tới.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 3:44 am

Vì đây là cuốn sách bí mật nhằm dậy mọi bí pháp làm mê hoặc con người, biến họ thành chiên lành bảo sao nghe vậy. Cái chỗ quí báu của cuốn sách Tây Dương Gia Tô bí lục là ở chỗ này! [Đây có phải là điều sai sự thực hay không? Những cái gọi là “bí tích” trong Công Giáo chẳng qua chỉ là những “phép bịp” làm mê hoặc con người, biến họ thành chiên lành bảo sao nghe vậy, cùng lúc tạo quyền lực cho đám giáo sĩ trên số tín đồ thấp kém, như những nghiên cứu hiện đại về Công giáo đã vạch rõ] Sự gặp gỡ tương đắc giữa hai vị giám mục già với hai thầy cả trẻ hơn là ở chỗ: tuy rằng hai vị sau không được "vinh dự" nhìn tận cái gốc Thiên Chúa giáo, nhưng nhận xét của họ về mặt bản chất, thực chất của đạo Thiên Chúa lại hoàn toàn khớp với hai vị giám mục đã đi trước họ. Điều làm cho họ giác ngộ là ở sự đối chiếu những việc làm thực tế hàng ngày của chính họ trước giáo dân với điều họ đọc lén trong sách "bí pháp" của đấng bề trên. Tính chất đáng tin cậy của một cuốn sách được viết ra bởi những con người vốn sống trong cuộc, nay bằng lý trí của chính mình mà tự giác thấy ra tất cả phũ phàng; của một cuốn sách được viết ra bằng giấy trắng mực đen đúng vào lúc đầu óc, tâm hồn đựơc giải phóng một cách thư thái, đã làm cho sách có sức lý giải, thuyết phục, bóc trần rất mạnh mẽ. Tính chân thật của sách cũng chính là tính khoa học của nó nữa, khiến cho người đọc, người tham khảo nó tâm đắc, thú vị, sảng khoái biết bao. [Tuy lời văn trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục là loại văn cổ cách đây 200 năm, nhưng nếu chúng ta đọc cuốn đó với một đầu óc không mê muội và với đôi chút hiểu biết về Thánh Kinh, về Ki Tô Giáo thì chúng ta sẽ thấy nội dung trong đó không khác gì nội dung trong hàng trăm cuốn sách khác của các học giả ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo viết về tất cả những sự thực phũ phàng của Ki Tô Giáo. Nếu có thì giờ, tôi sẽ phê bình cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục và đưa ra song song nội dung trong đó với những tác phẩm nghiên cứu hiện đại nhất về Ki Tô Giáo] Cũng phải nói thêm nữa rằng, đây là lần đầu tiên có một cuốn sách đi thẳng vào những mặt bản chất, những vấn đề cơ bản nhất của Thiên Chúa giáo, chứ không phải chỉ đề cập đến khía cạnh "đội lốt Thiên Chúa giáo, phản quốc, hại dân" như nhiều sách đã làm. Mà sách lại được chính những người trong cuộc nói ra. Chính vì vậy mà trong điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước ta hiện nay – Nhà xuất bản chúng tôi thấy chưa thể in cuốn sách này một cách rộng rãi, phát hành công khai trong bạn đọc yêu mến sách khoa học xã hội được. Nhưng nếu vì thế mà lại đi gác nó lại để không biết đến bao giờ mới giới thiệu ra được, thì cũng lại là không đúng với chức năng cung cấp tư liệu nghiên cứu có giá trị, ít nhất là cho một bộ phận bạn đọc nào đó. [Điều khó hiểu đối với tôi khi đọc đoạn trên là ngày nay trên thế giới có tràn ngập những cuốn sách nghiên cứu về Ki Tô Giáo và Thánh Kinh rất nghiêm chỉnh của các học giả ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo mà giá trị có thể nói là vượt trội cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục mà sao Nhà Nước hay Viện Hán Nôm lại không có một kế hoạch nào để phổ biến các tác phẩm đó để hoàn thành chức năng cung cấp tư liệu nghiên cứu có giá trị đối với quảng đại quần chúng]
Bây giờ chúng ta hãy thử đọc một đoạn trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục xem các tác giả viết đúng hay sai, và tại sao lại viết như thế. Trong Quyển II, với đoạn mở đầu như sau: “Jêsu muốn thay đổi hết phong tục trong nước khiến cho chỉ một mình được độc tôn, bèn nghĩ ra lắm phép bịp để lừa ngưới.” rồi từ trang 39 đến trang 47, các tác giả đã viết về chuyện Giê-su bày đặt ra các “bí tích” như “rửa tội”, “thêm sức” v..v.. trong Ca Tô Giáo Rô Ma. Đọc Tân Ước, chúng ta không thấy những chuyện này, vì Giê-su đã khẳng định là ông ta sẽ trở lại trần ngay khi một số tông đồ của ông còn sống, vậy bày đặt ra những “bí tích” để làm gì? Như vậy chúng ta phải kết luận là các tác giả đã viết sai. Nhưng không phải vậy, vì những “bí tích” là do giáo hội bày đặt ra rồi dạy tín đồ là do chính Giê-su đặt ra, và các tín đồ chỉ có việc nhắm mắt mà theo. Các tác giả cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục cũng đã bị nhồi sọ như vậy nên khi viết như trên chẳng qua chỉ là thêm thắt vào điều giáo hội dạy cho họ. Thật vậy, trong cuốn Catechism of the Catholic Church, điều 1114 viết: “Theo đúng những lời dạy trong Thánh Kinh, cho đến những truyền thống của các tông đồ, và được sự chấp thuận của các thượng phụ”, chúng tôi tuyên xưng là “những bí tích của luật mới…tất cả đều do Giê-su Ki-Tô Chúa của chúng ta thiết lập” [Adhering to the teaching of the Holy Scriptures, to the apostolic traditions, and to the concensus of the fathers”, we profess that “the sacraments of the new law were all instituted by Jesus Christ our Lord”]. Nghiên cứu về Ca-Tô Giáo Rô-ma chúng ta thấy bí tích xưng tội và tha tội đã được phịa ra từ thế kỷ 13, và lời tuyên xưng trên là của Công Đồng Trent vào năm 1547 trước đám giáo dân ngu dốt để tạo quyền lực cho giới giáo sĩ. Các tác giả cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục đã viết bí tích là những “phép bịp để lừa người.” Điều này có đúng hay không? Chúng ta hãy trích dẫn nhận định của một số linh mục và học giả để có thể đánh giá đúng giá trị của cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục :
Không ai biết rõ hơn những bí tích trong Ca Tô Giáo Rô-ma như linh mục Joseph McCabe, một người đã hành nghề linh mục hơn 20 năm, khi ông viết về bí tích truyền chức linh mục:
“Bí tích”, lẽ dĩ nhiên, chỉ là một phần của hệ thống nâng cao giới linh mục, cho họ những lợi ích cá nhân to lớn trên đám tín đồ thông thường.
Nó đúng là như vậy trong bí tích “dòng thánh” hay là phong chức linh mục.. Nghi thức (truyền chức linh mục) chỉ là một tập hợp những hành động huyền bí với những lời cầu nguyện cổ lỗ có tính cách rối răm, mê hoặc và lạ lùng đối với khán giả bên ngoài. Người ta cho là nó có hiệu lực đến độ sau đó ông linh mục có thể ra lệnh cho quỷ đi đâu thì đi, tha tội, và biến mẩu bánh thành Chúa Ki-Tô. Đó là điều người láng giềng Ca-Tô của bạn tin thật như vậy. .
(Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, p.70: The “sacrament” is, of course, merely a part of the system which raises a priestly caste, to their great advantage, above the common crowd. So it is with the sacrament of “holy orders” or the ordination of the clergy. The ritual is a maze, a stupendous collection of archaic prayers and mysic actions, to the onlooker. It is supposed to be so potent that henceforward the priest can order devils about, forgive sins, and turn bread into Christ. This your Catholic neighbor literally believes.)
Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau: .
"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin." .
(John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, pp. 98-99: We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.)
Học giả Henri Guillemin cho rằng hai bí tích chính của Ca-Tô Giáo Rô-ma: “rửa tội” và “ban thánh thể”, nghĩa là ăn bánh thánh, là những trò ma thuật của giáo hội bày đặt ra và viết trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn (Malheureuse Église, 1992) như sau:
"…Một giáo hội mà, phải dùng đến ma thuật cho hai bí tích chính của mình. Mới đầu, với một chút nước và tấn hài kịch sủa một cuộc đối thoại, giáo hội đã giật đứa bé sơ sinh ra khỏi móng vuốt của con quỷ nằm vùng trong đứa bé vì cái tội tổ tông, rồi, bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống. (Henri Guillemin, Malheureuse Église: Une Église qui, pour ses deux "grands sacrements", recourt à la magie. Elle arrache d'abord, avec un peu d'eau et la comédie d'un dialogue, le nouveau-né aux griffes du Démon refermées sur lui par le "péché originel", puis, Au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...)
Bàn về bí tích ban thánh thể, David Hume, một triết gia nổi tiếng của Tô Cách Lan (Scotland) phát biểu như sau:
Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ. (Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.)
Một “bí tích” được giáo hội đặt ra để tạo quyền lực cho giới giáo sĩ trên đám tín đồ thấp kém và để nắm giữ đầu óc tín đồ cũng như đã từng được sử dụng để làm gián điệp là bí tích xưng tội và giải tội. Thật vậy, chúng ta hãy đọc Linh mục Joseph McCabe viết về "bí tích" xưng tội này:
Toàn phần cuộc hành lễ "bí tích thống hối", mà nhiều người khác gọi là xưng tội, thật là vô dụng và ngớ ngẩn đối với trẻ con. Bí tích này chỉ để "làm cho chúng thuần đi". Rồi sau đó, ít nhất là mỗi năm một lần, chúng phải quỳ dưới chân của một linh mục để xưng tội, nếu không sẽ bị vĩnh viễn đầy hỏa ngục. Thật là hiển nhiên, bí tích này cũng như bí tích hôn phối, được tạo ra với mục đích chính là để kiểm soát hoàn toàn con chiên.
Sau vài lời cổ võ, tôi làm dấu chữ thập với tính cách ma thuật, và nhắc lại cái công thức trang nghiêm tha tội: không phải là "Chúa tha tội cho con", mà là "Ta tha tội cho con".
Bí tích xưng tội chắc sẽ giúp một số người, nhưng đại để là hạ thấp những người khác; nó chỉ là một sự cần thiết đau khổ, vô thưởng vô phạt đối với tuyệt đại đa số. Cái tính chất tai hại của nó là sự ngu đần khó tin được. Nó được chính thức bày đặt ra trong thế kỷ 13, như là một giáo điều bắt buộc bởi các linh mục muốn kiểm soát hoàn toàn Âu Châu, mà tín đồ Ca-Tô tin như là Chúa đặt ra. Cái ý nghĩa chủ yếu của nó - quyền tha tội của một linh mục trẻ tay đã được thoa dầu - thật là thô thiển. Nó chẳng phải là, như một số người ngoại đạo nhiều tình cảm đôi khi tưởng, một phương cách tốt để cổ súy đạo đức.
(Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 71-74: The whole performance of "the sacrament of penance", and others call the practice of confession, is useless and stupid in the case of children. It merely "breaks them in". From that moment they must at least once a year, under pain of eternal damnation, kneel at the feet of a priest and confess their sins.
It is quite obvious that, like the sacrament of marriage, this also was, in the main, instituted in order to bring the laity under more perfect control.
After a few words of exhortation, I made the magic sign of the cross in the air, and repeated the solemn formula of absolution: not "God absolves thee," but "I absolve thee from thy sins".
The sacrament of penance no doubt helps some people; it rather debases others; it is just a painful necessity, doing neither good nor harm, to the great majority. Its essential evil is its almost incredible stupidity. It was quite openly instituted in the thirteenth century, as an obligatory practice, by priests who wanted to bring all Europe under absolute control; yet the Catholic persuades himself that Christ founded it. It central idea - the forgiveness of sin by a youth whose hands have been oiled - is grotesque. It is not even, as sentimental people outside the Church sometimes imagine, a good human device for promoting morality...)
Linh Mục Emmett McLoughlin trong cuốn Tội Ác Và Vô Luân Trong Giáo Hội Ca-Tô cũng viết về bí tích xưng tội trong chương 14 như sau:
Xưng Tội: Bước Đầu Tiên Trong Sự Nô Lệ Hóa Đầu Óc Con Người:
Mặc dù những lời long trọng tuyên bố, cam đoan của Giáo hội Ca-Tô, rằng giáo hội là giáo hội duy nhất do Chúa thành lập, rằng giáo hội là hội thánh, có thể và đích thực tạo sự thánh thiện trong những tín đồ, giáo hội Ca-Tô Rô-Ma trong quá khứ đã thất bại trong việc nâng cao trên đầu ngọn cờ đạo đức. Và trong thời đại này của chúng ta, giáo hội tiếp tục chứa chấp, che dấu nhiều người phạm trọng tội và nhiều kẻ tội lỗi hơn các giáo hội khác, hơn cả đám người không theo tôn giáo nào.. [Sau Thế Chiến Hai, Vatican đã toa rập với Caritas, Red Cross và dùng các tu viện Ca-Tô để chứa chấp rồi chuồn các tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã, Croatia v..v.. sang Nam Mỹ; và ngày nay Benedict XVI đã từng ra văn thư mật huấn thị các giám mục phải bao che những linh mục loạn dâm]
Một sự giải thích có ý nghĩa về phần lớn những sự phạm tội của tín đồ Ca-Tô Rô-Ma nằm ngay trong cấu trúc của đạo Ca-Tô. Qui tắc ứng xử của giáo hội được xây dựng trên những lễ tiết và sự mê tín hơn là trên ý niệm tôn giáo chân thật, đạo đức theo lý trí, tự học, và tự kiểm.
Cái lễ tiết quan trọng nhất để kiểm soát và phục hồi cách ứng xử của tín đồ là lễ xưng tội, còn được gọi là nhiệm tích thống hối. Nó là tột đỉnh của sự mê tín trong cái túi chứa những đồ lừa bịp và bùa phép của giáo hội từ nhiều thế kỷ.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 3:44 am

Lễ tiết xưng tội là một sự mê tín mà tự điển Webster đã định nghĩa như sau:
Một thái độ phi lý khốn cùng của đầu óc hướng về siêu nhiên, thiên nhiên hoặc Thần bắt nguồn từ vô minh, từ sự sợ hãi phi lý cái mình không biết hay không hiểu, một sự thận trọng bệnh hoạn, một niềm tin vào ảo thuật hoặc may mắn, vào sự hướng dẫn hoặc dẫn giải về thiên nhiên sai lầm của tôn giáo vô minh (unenlightened); ..bất cứ niềm tin, quan niệm, hành động hay sự thực hành nào phát xuất từ một tâm cảnh như trên..một ý tưởng phi lý cố định.. một khái niệm được duy trì mặc dù có những bằng chứng đối ngược.
Thật là bất hạnh cho những tín đồ Ca-Tô sùng tín vì định nghĩa này áp dụng quá đúng cho cái mà chúng ta được dạy là một bí tích được Chúa Ki-Tô thành lập để làm sạch hoàn toàn những linh hồn tội lỗi và khôi phục chúng về “trạng thái được ân huệ”.
(Emmett McLoughlin, Crime and Immorality in The Catholic Church, chapter 14, p. 215:
Confession - The First Step in Mental Enslavement:
In spite of her protestations that she is the only divinely founded church, that she is holy, that she can and does produce holiness in her members, the Roman Catholic Church has failed in the past to hold aloft the banner of morality. And in our time, she continues to harbor more criminals and sinners than other churches, more even than among people who renounce all religion..
A significant explanation for much of Roman Catholic lawlessness lies in the structure of Catholicism. Its code of behavior is built upon ritual and superstition rather than upon true religion, reasoned ethics, self-education and self-control.
The most important ritual for the control and rehabilitation of the behavior of Roman Catholics is the ceremony of Confession, also called the Sacrament of Penance. It is the epitome of superstition in the Church's centuries-old bag of magic tricks and amulets.
For the ritual of confession is a superstition, a word that Webster defines as follows:
An irrational abject attitude of mind toward the supernatural, nature or God proceeding from ignorance, unreasoning fear of the unknown or mysterious, morbid scrupulosity, a belief in magic or chance or the like, misdirected or unenlightened religion or interpretation of nature;...any belief, conception, act or practice resulting from such a state of mind...a fixed irrational idea...a notion maintained in spite of evidence to the contrary.
It is unfortunate for devout Catholics that this definition applies so exactly to what all of us were taught to be a sacrament established by Christ himself for the complete cleansing of souls fouled by sin and their restoration to a "state of grace".)
Sau khi luận về 6 bí tích, trước khi phân tích chi tiết về bí tích xưng tội, linh mục Joseph McCabe đã đưa ra nhận xét châm biếm sau đây, Ibid.:
Đó là 6 trong 7 bí tích, sự vinh quang và bông hoa đặc biệt của tín ngưỡng Ca-Tô, hệ thống tỉ mỉ nhất về ma thuật mà xưa nay chưa hề có một tôn giáo văn minh nào phát minh ra được. Từ bí tích đầu cho đến bí tích cuối, chúng được thiết kế để tăng thêm quyền lực và uy tín của giới giáo sĩ. Trong nghi thức thực hành và ý tưởng căn bản trong đó, chúng cũng xa lạ và đối ngược với tất cả vấn đề tâm linh trong thời hiện đại như là thuật biến chế kim loại trong thời Trung Cổ và thuật chiêm tinh. Đây là tập hợp những niềm tin mà tín đồ Ca-Tô thông thường tin rằng một ngày nào đó họ sẽ cải đạo toàn thể Hiệp Chủng quốc (Mỹ). Ở mức độ tinh tế, tín đồ Ca-Tô nói rằng, đây chính là tập hợp những niềm tin mà Thần Ki-Tô quan tâm hết sức để duy trì chúng trong sắc thái tinh khiết của chúng cho nên Ngài bỏ qua những sự khủng khiếp của thời Trung Cổ và tất cả những sự đồi bại của các giáo hoàng và chế độ giáo hoàng.
(Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, p. 70: These are six of the seven sacraments, the glory and distinctive flower of Catholic belief, the most elaborate system of magic which any civilized religion ever invented. From first to last they are designed to enhance the power and prestige of the clergy. In their ritual and their fundamental ideas they are as alien from, as antagonistic to, the whole spirit of modern times as is alchemy or astrology. This is the set of beliefs to which the simple Catholic believes he will one day convert the whole United States! In fine, this is the set of beliefs which God, the Catholic says, was so deeply concerned to maintain in their purity that he overlooked all the horrors of the Middle Ages and all the corruptions of the Pope and the Papacy!)
Một thí dụ khác trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục, trang 29, kể lời Giê-su dọa: “Ở dưới đất có địa ngục, nơi đó Chúa Trời nuôi quỷ sứ để trừng phạt tội nhân trong thiên hạ…Nay ta vâng mệnh đức Chúa Trời dạy cho các ngươi, ai biết theo phép của ta thì sau khi chết sẽ được lên thiên đường. Nếu không Chúa ngôi Ba sẽ phạt đày xuống địa ngục, mãi mãi chịu cực hình.” Đây có phải là điều các tác giả bịa ra hay là viết sai hay không? Tuyệt đối không phải. Vì lời dọa trên của Giê-su chính là thông điệp chính của Giê-su trong Tân ước: Ai theo Giê-su thì sẽ được lên thiên đường, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết, và ai không theo thì Giê-su rủa là đồ rắn rết sẽ bị ngọn lửa vĩnh hằng dưới hỏa ngục thiêu đốt.. Nhưng điểm chính mà các tác giả nói lên trong cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục là những điều rao giảng của Giê-su chỉ là những “phép bịp” để lừa người. Điều này đúng hay sai. Chúng ta hãy đọc Giáo hoàng John Paul II trong vài tài liệu sau đây.
Thứ nhất, năm 1996, giáo hoàng John Paul II đã đặt chắc thẩm quyền giáo lý của Ca-Tô giáo sau quan điểm là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thiên Chúa, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”). Chấp nhận thuyết tiến hóa, giáo hoàng đã phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thiên Chúa tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông, do đó vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là một hoang tưởng, được đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.
Thứ nhì, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng John Paul II đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thiên Chúa hay Chúa trời, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô: “người nào tin Giê-su thì sẽ được Giê-su cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên người, kẻ nào không tin sẽ bị Giê-su phán xét đày đọa vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất”.
Nhưng không phải chỉ có Giáo hoàng John Paul II đã bác bỏ hầu hết những tín lý căn bản của Ca Tô Giáo Rô-ma mà một Giám mục Anh Giáo, John Shelby Spong, cũng đã bác bỏ những niềm tin trong Ki Tô Giáo nói chung.
Trong phần mở đầu của cuốn A New Christianity For A New World (Một Ki-tô Giáo Mới Cho Một Thế Giới Mới), Giám mục Spong đã đưa ra một loạt khẳng định về những điều ông ta không tin về Thượng Đế (God) cũng như về Chúa Con (Jesus). Tất cả những điều này nằm trong Kinh Thánh và trong giáo lý của các giáo hội Ki-tô. Sau đây là vài khẳng định điển hình trích trong cuốn sách trên, trang 3-7:
“Tôi không định nghĩa Thượng đế như là một đấng (a being = một sinh vật giống như con người) siêu nhiên. Tôi không tin vào một Thiên Chúa có thể giúp cho một quốc gia thắng chiến tranh, can thiệp và chữa khỏi bệnh tật của con người, thay đổi thời tiết để làm lợi cho bất cứ ai. Tôi không nghĩ rằng điều thích hợp với tôi là phải làm bộ (to pretend) tin rằng những điều trên có thể xảy ra khi mà tất cả những điều tôi biết về sự xếp đặt thiên nhiên của thế giới mà tôi sống trong đó chứng tỏ là những điều trên không có thật.
Vì tôi không coi Thượng đế như là một đấng, tôi không thể diễn giải Jesus như là hiện thân dưới thế của vị thần siêu nhiên này, và tôi cũng không thể cho rằng ông ta có những quyền lực giống như của Thượng đế (God-like power) để làm những phép lạ như làm yên một cơn bão tố, đuổi quỷ, đi trên nước, hay biến năm ổ bánh để cho 5000 người, cộng với đàn bà và trẻ con, ăn đủ.
Tôi không tin rằng cái ông Jesus này có thể, hay thực sự đã làm cho người chết sống lại, chữa khỏi bệnh liệt đã chẩn định bởi y khoa, hay làm cho mắt người mù bẩm sinh sáng lại. Tôi cũng không tin là ông ta có thể làm cho một người khi mới sinh ra đã vừa câm vừa điếc nghe được.
Tôi không tin rằng Jesus đi vào thế giới này bằng phép lạ sinh ra từ một nữ trinh, hoặc phép lạ này đã xảy ra bất cứ ở đâu trừ trong những huyền thoại.
Tôi không tin điều mà những người Ki Tô ăn mừng vào dịp Phục Sinh là sự hồi lại của thân xác Jesus sau khi đã chết đi ba ngày, và tôi cũng không tin là đã có một ai nói chuyện với Jesus sau khi Jesus sống lại, cho ông ta ăn, sờ vào da thịt ông ta cũng như đi bộ cùng với ông ta. Tôi cũng không tin là sự sống lại của Jesus có những dấu hiệu như là động đất, sự loan báo của thiên thần, hay là ngôi mồ trống.
Tôi không tin rằng Jesus, sau thời gian tại thế, đã trở về với Thượng đế bằng cách bay lên thiên đường ở một chỗ nào đó trên những tầng mây. Sự hiểu biết của tôi về vũ trụ ngày nay đã khiến cho quan niệm trên trở thành hoàn toàn vô nghĩa.
Tôi không tin rằng Jesus đã lập nên một giáo hội hoặc ông ta đã thiết lập một hệ thống giáo quyền bắt đầu với 12 tông đồ và truyền thừa cho đến ngày nay. Tôi không tin rằng ông ta đã lập ra những bí tích như là những phương tiện ân huệ đặc biệt của Thượng đế và những phương tiện ân huệ này là, và có thể là, bằng cách nào đó nằm trong vòng kiểm soát của giáo hội, và chỉ có thể thực hiện bởi các giáo sĩ. Tất cả những điều trên đối với tôi chỉ là những toan tính của con người để tạo quyền lực cho mình và cho định chế tôn giáo riêng của họ.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:01 am

Tôi không tin là con người sinh ra trong tội lỗi và rằng, trừ phi đã được rửa tội hoặc cứu rỗi bằng cách nào đó, họ sẽ bị vĩnh viễn không được hưởng nhan thánh Chúa. Tập trung việc sa ngã của của con người vào trạng thái tội lỗi và dạy rằng tội lỗi này chỉ có thể cất bỏ bởi thần quyền khôi phục đời sống con người về tình trạng tiền-sa-ngã chưa bao giờ xảy ra, đối với tôi là những quan niệm kỳ lạ, chính là để phục vụ và tạo dựng quyền lực cho một định chế tôn giáo.
Tôi không tin rằng cuốn Kinh Thánh là những “lời của Thượng đế”. Tôi không coi nó như là nguồn mạc khải chính yếu của thần linh. Tôi không tin là Thương đế đã đọc cho con người viết cuốn Kinh Thánh và ngay cả gây cảm hứng cho con người viết nó. Đối với tôi, cuốn Kinh Thánh là sự pha trộn của trí tuệ cổ xưa của những nhà thông thái trong nhiều thế kỷ với những giới hạn về nhận thức của con người ở một thời điểm đặc biệt của lịch sử nhân loại. Sự pha trộn này đã ghi vào lòng tin tôn giáo của chúng ta như là một chứng nhân lẫn lộn, tổ hợp nô lệ và giải thoát, bạo hành dị giáo và khám phá thần học, tự do và áp bức. “
[I do not define God as a supernatural being. I do not believe in a deity who can help a nation win the war, intervene to cure a love one’s sicknessor, affect the weather for anyone’s benefit. I do not think it is appropriate for me to pretend that those things are possible when everything I know about the natural order of the world I inhabit proclaims that they are not.
Since I do not see God as a being, I cannot interpret Jesus as the earthly incarnation of this supernatural deity, nor can I with credibility assume that he possessed sufficient Godlike power to do such miraculous things as stilling the storm, banishing demons, walking on water, or expanding five loaves to provide sufficient bread to feed five thousand men, plus women and children.
I do not believe that this Jesus could or did in any literal way raise the dead, overcome a medically diagnosed paralysis, or restore sight to a person born blind... Nor do I believe he enabled one who was mute and profoundly deaf since birth to hear.
I do not believe that Jesus entered this world by the miracle of a virgin birth or that virgin birth occur anywhere except in mythology...
I do not believe that the experience Christians celebrate at Easter was the physical resuscitation of the three-days-dead body of Jesus, nor do I believe that anyone literally talk with Jesus after the resurrection moment, gave him food, touched his resurrected flesh, or walked in any physical manner with his risen body...
I do not believe that Jesus’ resurrection was marked in a literal way by an earthquake, an angelic pronouncement, or an empty tomb.
I do not believe that Jesus, at the end of his earthly sojourn, returned to God by ascending in any literal sense into a heaven located somewhere above the sky. My knowledge of the size of this universe reduces that concept to nonsense.
I do not believe that this Jesus founded a church or that he established an ecclesiastical hierarchy beginning with the twelve apostles and enduring to this day. I do not believe that he created sacraments as special means of grace or that these means of grace are, or can be, somehow controlled by the church, and thus are to be presided only by the ordained. All of these things represent to me attempts on the part of human beings to accrue power for themselves and their particular religious institution.
I do not believe that human beings are born in sin and that, unless baptized or somehow saved, they will forever banned from God’s presence...To concentrate on the fall of humanity into a state of sinfulness and to suggest that this sinfulness can be overcome only by a divine initiative that will restore human life to a pre-fallen status it never had are to me strange concepts indeed, serving primarily, once again, to build institutional power.
I do not believe that the Bible is the “word of God” in any literal sense. I do not regard it as the primary source of divine revelation. I do not believe that God dictated it or even inspired its production in its entirely. I see the Bible as a human book mixing the profound wisdom of sages through the centuries with the limitations of human perceptions of reality at a particular time in human history. This combination has marked our religious convictions as a mixed witness, combining both slavery and emancipation, inquisitions and theological breathrough, freedom and oppression.]
Có lẽ chúng ta không thể không đặt câu hỏi: “Tại sao chính Giáo Hoàng của Ca-Tô Giáo Rô-ma cũng như một Giám mục Cơ Đốc Giáo lại có thể bác bỏ hầu hết những niềm tin trong Ki-tô Giáo về Thượng đế, về Jesus, về Kinh Thánh v..v..”. Đối với những đầu óc của đa số tín đồ Ki-tô Việt Nam thì lời giải thích có thể là Giáo hoàng John Paul II và Giám mục Spong là tay sai của Satan hay là tay sai của CS Việt Nam nhằm đánh phá tôn giáo. Nhưng đối với giới hiểu biết trên thế giới thì những lời thú nhận của John Paul II và những khẳng định của Giám mục Spong như trên không có gì là lạ. Sự hiểu biết về vũ trụ, về con người, về thiên nhiên ngày nay đã không cho phép bất cứ người nào có đôi chút đầu óc còn tin vào những chuyện nhảm nhí của thời bán khai.
Sự chấp nhận những sự thật với lương tâm trí thức của Giáo hoàng John Paul II và của Giám mục Spong cũng cho chúng ta thấy cái chết của Jesus trên cây thập giá cũng không khác gì cái chết của bao nhiêu phạm nhân khác cùng thời, bị hành hình trên thập giá, một hình phạt độc ác của La Mã.
Vậy thì, để kết luận về cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục, qua những lời tuyên bố của giáo hoàng John Paul II về thuyết tiến hóa, về thiên đường và hỏa ngục, cũng như những khẳng định “bất tín” của Giám mục John Shelby Spong ở trên, chúng ta thấy rằng các tác giả cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục đã viết rất chính xác khi cho rằng Giê-su đã nghĩ ra những “phép bịp để lừa người”, vì đúng là những lời rao giảng của Giê-su về tội tổ tông, về thiên đường và hỏa ngục và những tín lý của Ki Tô Giáo bày đặt ra về sau và cho đó là của chính Jesus chỉ là những “phép bịp để lừa người”. Ai không đồng ý xin mời lên tiếng.
Với những tài liệu nêu trên, chúng ta thấy rõ ông Phạm Quang Tuấn cũng như linh mục Nguyễn Ngọc Lan, khi lên tiếng phê bình bậy cuốn Gia Tô Tây Dương Bí Lục đã tỏ rõ trình độ hiểu biết rất thấp kém của họ về Thánh Kinh, về những giáo lý của Ca Tô Giáo, về những tác phẩm nghiên cứu về Thánh Kinh và Ki Tô Giáo, và về những thú nhận mới nhất của chính Giáo hoàng của họ. Tôi thực tình không hiểu tại sao trong thời buổi này mà giới chăn chiên Ca-Tô, đặc biệt là giới chăn chiên Việt Nam, vẫn còn dẫn dắt tín đồ trong bóng tối của những điều mê tín vô cùng phi lý, phi lô-gic, phản khoa học v..v.. mà trong thế giới văn minh ngày nay, không một người nào có đầu óc lại có thể tin vào những điều chỉ hợp với một số người trong thời bán khai. Họ có chút lương thiện trí thức nào không khi họ vẫn tiếp tục dẫn dắt đám tín đồ của họ vào trong vòng ngu tối, bất kể là biết bao bằng chứng khoa học và nhân sinh mới, cũng như chính giáo hoàng của họ, vị tự nhận là “đại diện của Chúa trên trần”, đã bác bỏ hầu hết những tín điều căn bản trong đạo Ca-Tô. Rất có thể là các giới “chăn chiên” trong Ki Tô Giáo nói chung cũng biết rõ đầu óc của đám con chiên nên họ không mấy quan tâm đến vấn đề con chiên biết rõ sự thật và bỏ đạo. Họ biết rõ hơn ai hết là đa số con chiên của họ thuộc những thành phần thấp kém, đã bị nhồi nặn từ nhỏ, nên vẫn mơ tưởng đến một thiên đường trong một đời sau, nơi đây họ có thể hưởng nhan thánh Chúa, không cần biết đến chuyện Chúa đã chết gần 2000 năm nay rồi, và đã chôn ở Jerusalem trong một nấm mồ chung với vợ và con, do đó, để duy trì địa vị và quyền lợi vật chất, họ vẫn tiếp tục mê hoặc đầu óc của đám con chiên bằng những chuyện mê tín hoang đường..
Thật là tội nghiệp cho đám tín đồ thấp kém, họ không biết rằng họ đang bị dẫn dắt vào những lò sát sinh tâm linh, có thể vì họ chưa từng biết đến lời cảnh báo Chúa rất chính xác của nhà đại văn hào Pháp Victor Hugo trong thế kỷ 19, :
Ngày nay, người dẫn dắt đàn chiên của Ngài trong bóng tối
Không phải là kẻ chăn chiên, mà là tên đồ tể đó, Chúa ạ!
(Ce qui mène aujourd’hui votre troupeau dans l’ombre
Ce n’est pas le berger, c’est le boucher, Seigneur!)
Victor Hugo, Les Châtiments, liv. 1, 2
http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN08.php

NHẤN VÀO LINK DƯỚI ĐÂY ĐỂ TẢI SÁCH VỀ MÁY

Tây Dương Gia Tô bí lục.doc - Size: 1.96 MB
http://muqic.com/exit.php?id=t5i574i4e594q5z5a4k4v2b41324p294

[img]Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN 54dqw9[/img]

Trần Chung Ngọc




Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:05 am

[img]Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN 24mi25c[/img]

                                                   Chu Thiên

Tiểu sử

Ông tên thật Hoàng Minh Giám, còn có bút danh khác là Dương Hoàng, sinh năm 1913 tại thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong dòng họ Hoàng nhiều người yêu nước như cụ Hoàng Văn Tuấn lãnh đạo nhân dân đánh Pháp ở vùng sông Đáy. Có anh họ là Hoàng Nhượng Tống Trước Cách mạng tháng 8, ông dạy học tư và viết văn, tiểu thuyết ở Hà Nội. Những tác phẩm của ông thời kì tập trung về tiểu thuyết lịch sử, dã sử và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là tập Bút nghiên (1942). Kháng chiến chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hóa, vừa dạy học tại trường cấp III Cù Chính Lan của Liên khu III, vừa viết cho các báo Nam Định, Kháng chiến, báo Cứu quốc Thủ đô, và Cứu quốc. Hòa bình lập lại (1954), ông lần lượt đảm nhận các công viêc như Hiệu trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý, Tổ trưởng Tổ phiên dịch trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giảng viện lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông còn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông viết bộ sách Bóng nước Hồ Gươm (gồm 2 tập, 1970), phản ánh tinh thần yêu nước của người Hà Nội trong những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng thủ đô. Ngoài ra ông còn viết nhiều giáo trình, bài báo và sách nghiên cứu về lịch sử và văn học.

Ông mất vào 1 tháng 6 năm 1992, hưởng thọ 80 tuổi. Tên của ông đã được đặt cho một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm
Văn - tiểu thuyết lịch sử

   Lê Thái Tổ (1941)
   Bà Quận Mỹ (1942)
   Chày cung Chương võ (1942)
   Thoát cung vua Mạc (1942)
   Trúc Mai sum họp (1942)
   Mợ Tú Tần (1942)
   Bút Nghiên (1942)
   Nhà nho (1943)
   Biến đổi (1944)
   Bóng nước Hồ Gươm (1970)

Sách nghiên cứu văn học và lịch sử

   Lê Thánh Tông (1943)
   Tuyết Giang phu tử (1943)
   Văn Thiên Tường (1944)
   Hồ Quý Ly (1945)
   Khí tiết (1946)
   Giá trị Cách mạng Phan Bội Châu (1946)
   Chống quân Nguyên (1957)
   Hùng khí Thăng Long (1960)
   Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (viết chung)

Bài báo khoa học

   Xã hội Việt Nam có trải qua một thời kì của chế độ chiếm hữu nô lệ hay không? (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 16, 1960.
   Mấy nhận xét nhỏ về những cuộc nông dân khởi nghĩa triều Nguyễn. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 19, 1960.
   Vài nét về công thương nghiệp triều Nguyễn. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 33, 1962.
   Hai nhà thơ trào phúng ở làng Vị Xuyên. Nghiên cứu Văn học, số 9, 1962.
   Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương. Thông báo khoa học Sử học, tập I, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1962.
   Ba bài thơ xuân nói đến sự thái bình phồn thịnh ở đời Tây Sơn. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 48, 1963.
   Chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 56, 1963.
   Nhân dịp kỉ niệm 180 năm ngày mất của Lê Quý Đôn (1726-1783), đính chính về một số chú thích sai về lịch sử trong một bài thơ hoài cổ của ông. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 59, 1964.
   Một bài thơ nói về Cao Bá Quát tử trận. Tạp chí Văn học, số 6, 1964.
   Một bài phú Nôm yêu nước làm ở Côn Đảo. Tạp chí Văn học, số 7, 1965.
   Một bài thơ viết về thực dân Pháp đánh chiếm thành Nam Định lần thứ nhất(12-12-1873): "Khốc Bảo Long Trần Chí Thiện". Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 60, 1965.
   Đề đốc Tạ Hiền và phong trào chống Pháp ở Nam Định và Thái Bình cuối thế kỉ XIX (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 83, 1966.
   Một lãnh tụ Cần Vương miền sông Đáy: Thủ khoa Hoàng Văn Tuấn (Nam Hà). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 84, 1966.
   Một điển hình của phong trào nông dân dưới triều Nguyễn: Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 86, 1966.
   Lã Xuân Oai và những hoạt động chống Pháp của ông trong những năm 1882-1889 (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 89, 1966.
   Tìm hiểu một đặc điểm có liên quan đến nguyên nhân cuộc bạo động Lê Văn Khôi: Vấn đề Lê Văn Duyệt (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 105, 1967.
   "Tây dương Gia tô bí lục" một tài liệu lịch sử quý giá nêu cao tinh thần yêu nước chống xâm lược (viết chung). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 107, 1968.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_Thi%C3%AAn


Được sửa bởi ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU ngày Mon Aug 24, 2015 4:15 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:07 am

[img]Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Qnr89k[/img]
                                          Hoàng Minh Giám

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Minh_Gi%C3%A1m
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:18 am

[img]Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN 54dqw9[/img]

Trần Chung ngọc

Tác giả Trần Chung Ngọc

Tác giả Trần Chung Ngọc (1931-2014)

Đôi hàng về tác giả
Sinh năm 1931 tại Hà-Nội.
1952: Tốt nghiệp trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định với cấp bậc Thiếu Úy.
1956: Xin giải ngũ.
1957: Quy Y Tam Bảo, Chùa Văn Thánh, Thị Nghè, Thượng Tọa Tuệ Đăng chứng minh
1962: Cử Nhân Giáo Khoa Khoa Học, Khoa Học Đại Học Saigon.
1962: Bị gọi tái ngũ.
1962-1965: Trưởng Khoa Khoa Học (Vật Lý và Hóa Học), Văn Hóa Vụ, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Đồng thời dạy thực tập Vật Lý ở Đại Học Đà Lạt, và dạy Vật Lý lớp 12 ở Collège d’Adran, Đà Lạt.
1965: Được giải ngũ
1965-1967: Giảng Nghiệm Viên, Ban Vật Lý, Khoa Học Đại Học Saigon.
1967: Được học bổng đi Mỹ học về ngành Vật Lý ở Đại Học Wisconsin - Madison.
1972: Tốt nghiệp Ph.D., Vật Lý, Đại Học Wisconsin - Madison.
Luận Án: Kinematic Low-Energy Electron Diffraction Intensities From Averaged Data: A Method For Surface Crystallography.
1972-1975: Giảng sư, Ban Vật Lý, Khoa Học Đại Học Saigon. Giáo sư thỉnh giàng: Đại Học Vạn Hạnh, Trường Kỷ Thuật Thủ Đức (1), Trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Đồng thời, cùng với các Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Ích (M.I.T), Vũ Thượng Quát (Cal.Tech), Huỳnh Văn Quảng (S.I.U), được tuyển làm ChuyênViên Đại Học, trực thuộc Thứ Trưởng Giáo Dục, trước là Đỗ Bá Khê, sau là Bùi Xuân Bào, đặc trách xét văn bằng ngoại quốc tương đương với các văn bằng Việt Nam, cùng nghiên cứu cải tổ chương trình giáo dục đại học.
1975-1977: Post Doctorate Fellow, Physics Department, University of Wisconsin- Madison.
1977-1996: Manager, Surface Analysis Laboratory, Materials Center, University of Wisconsin – Madison. Direct and conduct research in the field of Surface Analysis using new techniques such as AES (Auger Electron Spectroscopy); ESCA (Electron Spectroscopy for Chemical Analysis); SEM (Scanning Electron Microscopy); SIMS (Secondary Ion MassSpectroscopy) etc…
1989: Tháng 11: Được mời sang Singapore làm Cố Vấn Kỹ Thuật ở SISIR (Singapore Institute of Standards and Industrial Research)
1996 - 2014: Về hưu. Nghiên cứu Đạo Phật, Thiên Chúa Giáo, Lịch sử v..v..
Qua đời ngày 29/1/2014 tại Illinois, USA.
Xin xem trang tưởng niệm.
http://sachhiem.net/XAHOI/CHIABUON/Chiabuon7A.php
_________
(1) niên khóa 1973-1974, chỉ có vài giờ ở đây, không nhớ chính xác tên trường là Kiểu Mẫu Thủ Đức hay Đại Học Kỷ Thuật Thủ Đức.


Tác phẩm đã xuất bản:
• Công Giáo Chính Sử (1998; Tái bản lần 2: 2000)
• Đức Tin Công Giáo (2000)
• Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì? (2002)
• Con Người Và Vũ Trụ. Phật Giáo Và Khoa Học (sẽ xuất bản)
• Công Giáo Hắc Sử (1998; Tái bản lần 2: 2000)

Tác phẩm viết chung với một hay nhiều tác giả khác:
• Bản Chất Các Phản Ứng Về Bài Giảng Của HT Nhất Hạnh (2001)
• Dialogue With Pope John Paul II (1997)
• Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (1995; Tái bản lần 3: 2000)
• Ki Tô Giáo Và Kế Hoạch Cải Đạo Á Châu (2005)
• LM Trần Lục, Thực Chất Con Người Và Sự Nghiệp (1999)
• Nguyễn Trường Tộ, Thực Chất Con Người Và Di Thảo (1998)
• Nguyễn Trường Tộ Yêu Nước ?? (2002)
• Người Việt Nam & Đạo Giêsu (2007)
• Phật Giáo Trong Thế Kỷ Mới; Tuyển Tập I (1996)
• Phật Giáo Trong Thế Kỷ Mới; Tuyển Tập II (1997)
• Phê Bình Những Bài Phê Bình Cuốn Đối Thoại…[Tập 1, Phê Bình Ông Dương Ngọc Dũng; Tập 2, Phê Bình Ông Đỗ Mạnh Tri] (1997)
• Tôn Giáo Và Tổ Quốc (2003)
• Tuyển Tập: 1963-2003: Bốn Mươi Năm Nhìn Lại (2003)
• Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo (2000)
• Vatican: Thú Tội Và Xin Lỗi (2000)
• Võ Văn Ái: Con Nội Trùng Của Phật Giáo Việt Nam (2005)

Các bài viết:
• Hơn 200 bài viết về các vấn đề tôn giáo, lịch sử, khoa học, thời sự v..v.. đăng trên các báo Nguồn Sống [Tu viện Kim Sơn], Phật Giáo Hải Ngoại [Phật Học Viện Quốc Tế], Sen Trắng [Chùa Giác Lâm], Giao Điểm, và trên các trang nhà Giao Điểm, Sách Hiếm v..v..
• Những bài đã đăng ở trang nhà sachhiem.net:

Kho sách nghiên cứu của Giáo Sư Trần Chung Ngọc
Các sách vở của tác giả Trần Chung Ngọc đã tham khảo, giới thiệu đến độc giả để tiện việc nghiên cứu.
1.- Xin bấm vào hàng chữ dưới đây để xem
2.- Xin xem thêm một số tài liệu khác

Trang Bách Khoa Trực Tuyến mở
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Chung_Ngọc

Các tác phẩm trực tuyến
Xin đọc http://sachhiem.net/PagingTCNsub.inc.php
________________________________________
Thư nhắn của Giáo Sư Trần Chung Ngọc,
Kính Cáo Cùng Đọc Giả Sách Hiếm và Giao Điểm:
Những bài của tôi, Trần Chung Ngọc, từ xưa tới nay chỉ gửi cho giaodiemonline.com và sachhiem.net, ngoài ra không gửi cho bất cứ diễn đàn công cộng nào khác.
Vì những bài đó chỉ cốt phổ biến rộng rãi cho nên không có bản quyền, do đó ai cũng có thể lấy để phổ biến ở nơi nào họ muốn. Tôi chỉ có hai yêu cầu đối với những người lấy bài của tôi đăng nơi khác:
- Xin đừng thay đổi đầu đề, cắt xén hay thêm bớt.
- Xin ghi rõ xuất xứ và Link để đọc giả kiểm chứng bản gốc.
Xin thành thực cám ơn.
Trần Chung Ngọc
Grayslake, Illinois
Tòa soạn phụ chú:
Tinh thần của Lời Nhắn trên đây cũng là yêu cầu chung cho các bài của các tác giả khác có đăng ở sachhiem.net.
Xin được tôn trọng.

Danh sách cũ: Các bài đã đăng xếp theo mẫu tự:

Đối thoại:

"Sản Phẩm Trí Tuệ" của Nguyễn Anh Tuấn (Trần Chung Ngọc)
Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? (TCN & NMQ)
Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ (Trần Chung Ngọc)
Chu Tất Tiến: Here We Go Again (Trần Chung Ngọc)
Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - "Cha Chung" là ai? (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận (Trần Chung Ngọc)
Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? (Trần Chung Ngọc)
Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope (Trần Chung Ngọc)
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar
Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)
Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! (Trần Chung Ngọc)
Giáo Dân Nguyễn Phúc Liên đả đảo Vatican!(Phúc Lâm)
Khổ Thân Củ Khoai Tôi (Trần Chung Ngọc)
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập (Trần Chung Ngọc)
Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn (2)
Lại Chuyện Ruồi Bu của Trần Trung Đạo (Trần Chung Ngọc)
Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
Một Trí Thức Không Biết Ngượng (1) - Trần Chung Ngọc
Một Trí Thức Không Biết Ngượng (2)- Trần Chung Ngọc
Nhân Đọc Bài "Nhà Chúa hay Nhà Chùa" của LM Thiện Cẩm (Trần Chung Ngọc)
Nhân Đọc Bài "Niềm Tin ..." Của Trần Thị Hồng Sương - 2 (Trần Chung Ngọc)
Nhân Đọc Bài "Niềm Tin ..." Của Trần Thị Hồng Sương -1 (Trần Chung Ngọc)
Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM (Trần Chung Ngọc)
Phiếm Luận Về "Phê Bình Và Đối Thoại" (Trần Chung Ngọc)
Phải Chăng GS Quang Quá Lo Xa ? (Trần Chung Ngọc)
Quả Đúng Là Chu Tất Tiến (Trần Chung Ngọc)
Thiền Sư Nhất Hạnh
Thư Gửi Bạn: Những Người Tin Có Thiên Chúa (Trần Chung Ngọc)
Thầy Nhất Hạnh
Thử Phân Tích Một Đoạn Văn của André Masson (Trần Chung Ngọc)
Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)
Trả Lời Ông Lưu Á Ni (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc "Đất Việt" & "Hành Hương Đất Phật" của Phan Thiết (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc BS Ngyễn Thị Thanh Trả Lời Câu Hỏi Don Lê... (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc Bài "Nhận Thức..." của ông Nguyễn Văn Thắng (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc Cuốn: "Thiên Chúa, Một Chút Lịch Sử Của Đấng Vĩ Đại Nhất" Của Mansfred Lütz (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc: “Từ Dieu et César đến Thập Giá và Lưỡi gươm” Của Nguyễn Văn Lục: (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Không Thể Lương Thiện Đi Một Chút ! (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Về "Thói Đời Đối Kháng"(Trần Chung Ngọc)
Viết Mà Chơi Về Đối Thoại (Trần Chung Ngọc)
Vài Nhận Xét về bài...của Nguyễn Tường Tâm (Trần Chung Ngọc)
Vài Ý Kiến Về Bài "Giáo Hội Công Giáo Roma" của ông Nguyễn Học Tập (Trần Chung Ngọc)
Về Bài Viết “Công Án” Của Hoàng Phi Long (Trần Chung Ngọc)
Về Bức Thư Ngỏ của ông Chu Tất Tiến (Trần Chung Ngọc)
Về một bài báo...
Vụ Án Nguyễn Văn Lý
Đáp Thư của Bác Gửi Cháu TTVN (Trần Chung Ngọc)
Đôi Lời Kính Cáo Cùng Độc Giả (Trần Chung Ngọc)
“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về "Giáo Hội Tiên Khởi..." (Trần Chung Ngọc)
“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ (Trần Chung Ngọc)

Khoa học:

Khi Giáo Hoàng Nói Về Khoa Học (Trần Chung Ngọc)
Nguồn Gốc Vũ Trụ - Thuyết Big Bang (Trần Chung Ngọc)
Con Người và Vũ Trụ - Dẫn Nhập
Con Người và Vũ Trụ - Phần I (Mục 2)
Con Người và Vũ Trụ - Phần I (Mục 1)
Nguồn Gốc Con Người - Thuyết Tiến Hóa (Trần Chung Ngọc)
Con Người và Vũ Trụ - Phần I (Mục 3)
Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 6)
Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 3)
Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 4)
Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 5)
Con Người và Vũ Trụ - Phần II (kết)
Charles Darwin và Thuyết Tiến Hóa (Trần Chung Ngọc)
Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 1)
Con Người và Vũ Trụ - Phần II (Mục 2)
Thiết Kế Thông Minh hay Ngu Đần (Trần Chung Ngọc)
VietCatholic & Thuyết Tiến Hóa (Trần Chung Ngọc)
Vấn Đề Đạo Đức Trong Khoa Học (Trần Chung Ngọc)
Chất Độc Da Cam Và Sự Vô Sỉ Của Một Số Người Việt Lưu Vong (Trần Chung Ngọc)
Darwin Hay Thượng Đế? Tiến Hóa Hay Sáng Tạo? (Trần Chung Ngọc)

Lịch sử:

Nguyễn Trường Tộ - Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất (Trần Chung Ngọc)
Xét Lại Huyền Thoại Nguyễn Trường Tộ - Nhân Đọc... (Trần Chung Ngọc)
Vài Nét Về Cụ Hồ -2 (Trần Chung Ngọc)
Vài Nét Về Cụ Hồ -1 (Trần Chung Ngọc)
Vài Nét Về Cụ Diệm (Trần Chung Ngọc)
ĐIỆN BIÊN PHỦ, hay Đâu Là “Sự Thật Lịch Sử” Của Lữ Giang (Trần Chung Ngọc)
Ai Là Ác Nhân Nhất Thế Kỷ 20 ? (Trần Chung Ngọc sưu tầm)
Thư mục để tham khảo (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc Bài Của PCD Về ĐT Võ Nguyên Giáp (Trần Chung Ngọc)
Nhận Định Về DVD "Sự Thật Về Hồ Chí Minh" (Trần Chung Ngọc)
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” (Trần Chung Ngọc)

Tôn giáo:

Vài Ý Kiến Xung Quanh Vụ Tu Viện Bát Nhã -1 (Trần Chung Ngọc)
Nói Với Những Người Ca-Tô Việt Nam
Quanh Chuyện Chúa Chết (Trần Chung Ngọc)
Công Giáo & Tin Lành -Sự khác biệt (Trần Chung Ngọc)
Tôn Giáo Có Thể Mai Một Trong 9 Quốc Gia (Tin BBC)
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Về Bốn Giám Mục Tiên Khởi (Trần Chung Ngọc)
Avro Manhattan: Cơn Ác Mộng Của Một Quốc Gia (Trần Chung Ngọc dịch)
Công Giáo & Tin Lành (2)- Đức tin và quyền lực (Trần Chung Ngọc)
Công Giáo & Tin Lành (3)- Sự suy thoái (Trần Chung Ngọc)
Xmas (Trần Chung Ngọc)
Về Một Cuốn Sách (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Về Thần Học Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
Quanh vấn đề JOSEPH RATZINGER được bầu làm GH (Trần Chung Ngọc)
Tôi đọc bài “Lý Do Để Chúng Ta Tin” Của Phạm Xuân Khôi (Trần Chung Ngọc)
Sự Suy Thoái Của Ki-tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
TÔI ĐỌC CUỐN: "Hai Ngàn Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một Số Người Công Giáo" (Trần Chung Ngọc)
Vài Nét Về VATICAN (Trần Chung Ngọc)
Những Huyền Thoại Về Cộng Sản & Vô Thần (Jim Walker)
Bao Dung Tôn Giáo: What Is It? (Trần Chung Ngọc)
Vô Thần - Hữu Thần (Trần Chung Ngọc)
Phật Giáo VN trong thế giới đa văn hóa - 1 (Trần Chung Ngọc)
Phật Giáo Việt Nam trong thời đại mới (Trần Chung Ngọc)
Phật Giáo VN trong thế giới đa văn hóa -2 (Trần Chung Ngọc)
Trai đàn chẩn tế (Trần Chung Ngọc)
Linh mục là ai (Trần Chung Ngọc)
Nhìn lại cuộc tranh đấu Phật Giáo (Trần Chung Ngọc)
Lời Truyền Phép Thánh Thể (Trần Chung Ngọc)
Thiên Chúa của những khoảng trống (Trần Chung Ngọc)
Tôi đọc Đường Xưa Mây Trắng
Tản mạn về "NGÀY LỄ TẠ ƠN" (Trần Chung Ngọc)
Tổng Giám mục Stanislaw
Các danh nhân Âu Mỹ nghĩ gì về GOD (Trần Chung Ngọc)
Linh mục là ai (2) (Trần Chung Ngọc)
Lịch Sử các Giáo Hoàng (Trần Chung Ngọc)
Giáo Hoàng CG và Giáo Chủ HG (Trần Chung Ngọc)
SÁCH: "LỘT MẶT NẠ CA-TÔ GIÁO" (dịch phẩm)
Tản Mạn Về Mùa Giáng Sinh (Trần Chung Ngọc)
Nhân đọc bức thư của GH .. (Trần Chung Ngọc)
Phản Ứng của Phật Giáo ... (Trần Chung Ngọc)
Tương Lai Giáo Hội Ca-Tô Rô Ma ở VIỆT NAM (Trần Chung Ngọc)
Mười Điều Chính Để Nhận Biết Ai .. (Trần Chung Ngọc)
Nhìn Lại Ca-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
Huyền Thoại Cứu Rỗi (Trần Chung Ngọc dịch)
Phật Giáo Thiền Chứ Không Ngủ (Trần Chung Ngọc)
Thư Ngỏ gửi Cám Ơn TGM (Trần Chung Ngọc)
Một Hình Ảnh Cần Dẹp Bỏ (Trần Chung Ngọc dịch)
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Trần Chung Ngọc)
Cây Thập Giá Trong Kitô Giáo (Trần Chung Ngọc)
GH BENEDICT XVI nói "cực kỳ xấu hổ"
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 4 (Trần Chung Ngọc)
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 3 (Trần Chung Ngọc)
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 1 (Trần Chung Ngọc)
Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 2 (Trần Chung Ngọc)
Amen! (Là Như Thế Đó!) (Trần Chung Ngọc)
Đâu Là Sự Thực! (Trần Chung Ngọc)
Phật giáo, Khoa học và những Yếu tính (Trần Chung Ngọc)
Quan Điểm Về God Trong Phật giáo (ITBC)
Thư Gửi Người Tin Chúa (Dan Barker/TCN dịch)
Chuyện Năm Người Đàn Bà (Trần Chung Ngọc)
Kể Chuyện Thánh Kinh: Cha Truyền Con Nối (Trần Chung Ngọc)
Về Những Niềm Hãnh Diện Của Người Ca-tô...(Trần Chung Ngọc)
Phật Giáo Việt Nam Giữa Hai Ý Hệ Công và Cộng (Trần Chung Ngọc)
Kể Chuyện Thánh Kinh: Chúa Chết, Sống Lại, và Bay Lên Trời (Trần Chung Ngọc)
Bài “Hòa Giải Và Hy Vọng” Của Linh Mục Lê Công Đức (Trần Chung Ngọc)
Tôi Đọc “Bát Nhã Là Một Công Án Thiền” (Trần Chung Ngọc)
Vị Sư Phật Giáo Cảm Thấy Gần Gũi Chúa Giê-su Hơn Đức Phật (PL giới thiệu)
Công Giáo Việt Nam Còn Mê -1 (Trần Chung Ngọc)
Công Giáo Tây Phương Đã Tỉnh -2 (Trần Chung Ngọc)
Công Giáo Tây Phương Đã Tỉnh -1 (Trần Chung Ngọc)
Công Giáo Việt Nam Còn Mê -2 (Trần Chung Ngọc)
Thêm Một Tiên Đoán Về Ngày Tận Thế (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Xung Quanh Cuộc Nghinh Rước Xá Lợi Phật (Trần Chung Ngọc)
Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 1 (Trần Chung Ngọc)
Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 2 (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Xung Quanh Vụ Ông "Tổng Kiệt Nhục Nhã" Ra Đi (Trần Chung Ngọc)
Những Yếu Tố Chính Đưa Đến Sự Suy Thoái (Trần Chung Ngọc)
Hình Ảnh Suy Thoái Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới (Trần Chung Ngọc)
Thời Đại Của Các Hệ Thống Tư Tưởng (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái? (Nguyễn Mạnh Quang)
Vài Ý Kiến Xung Quanh Vụ Tu Viện Bát Nhã -2 (Trần Chung Ngọc)
Nhận Định Về "Tông Huấn Giáo Hội" (Ngô Triệu Lịch)
Hãy Tạ Ơn Chúa ! (Trần Chung Ngọc)
Những Sự Thật Xung Quanh Vụ Đức Mẹ Hiện Ra ở Fatima (Trần Chung Ngọc)
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” (Trần Chung Ngọc)
Anh ngữ: What is Buddhism? (Trần Chung Ngọc)
AMEN ! Nội dung và phản ứng của Giáo hội CG (Trần Chung Ngọc)
Cuộc Đối Thoại giữa Phật và Chúa (Trần Chung Ngọc)
Con Đường Chuyển Hóa (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Tín Đồ Ki Tô Giáo Âu Châu Mở Chiến Dịch “Sửa Bỏ Rửa Tội”? (Trần Chung Ngọc)
Đâu Là Sự Thực? - Thánh Mẹ Teresa (Trần Chung Ngọc)
Đâu Là Sự Thực? -"Khuôn Mặt Siêu Việt" của GH John Paul II ra sao? (Trần Chung Ngọc)
Đâu Là Sự Thực? - Những "Danh Ca" của Công Giáo (Trần Chung Ngọc)
HIỆN TƯỢNG H.Y. PHẠM MINH MẪN (Trần Chung Ngọc)
Bộ Mặt Thật Của Benedict XVI (Trần Chung Ngọc)
Có “Christian God” Hay Không? (Trần Chung Ngọc)
Hiểm họa Ki-tô là có thực (Trần Chung Ngọc)
Huyền Thoại Lộ Đức (Trần Chung Ngọc)
Đối Chiếu Phật Giáo & Kitô Giáo - Lời Nói Đầu (Trần Chung Ngọc)
Đối Chiếu Phật Giáo & Kitô Giáo - Phần I (Trần Chung Ngọc)
Đối Chiếu Phật Giáo & Kitô Giáo - Phần II (Trần Chung Ngọc)
Một Bản Án Chống Công Giáo (Trần Chung Ngọc)
Chương Trình "Cứu Rỗi" của Chúa Giêsu (Trần Chung Ngọc)
Về Cuốn "Sống Theo Mục Đích" của Mục Sư RICK WARREN -1 (Trần Chung Ngọc)
Về Cuốn "Sống Theo Mục Đích" của Mục Sư RICK WARREN -2(Trần Chung Ngọc)
AMEN ! Các cơ sở "bác ái" của Công Giáo (Trần Chung Ngọc)
AMEN ! - Dẫn nhập (Trần Chung Ngọc)
Về Cuốn "Sống Theo Mục Đích" của Mục Sư RICK WARREN -3(Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Về Ngày "Giêsu Sinh Ra Đời" (Trần Chung Ngọc)
Ông Già Noel Dưới Mắt Kỷ Sư (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 1. Về Ca-tô giáo (Trần Chung Ngọc)
Việt Nam, Vesak Liên Hiệp Quốc 2008 (Trần Chung Ngọc)
Tin Tức Hình Ảnh Đại Lễ VESAK Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
"Ngày Tận Thế" của Ki Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
Những Lời Châu Ngọc - Lời Nói Đầu (Trần Chung Ngọc dịch)
Tôi đọc: "Hiểu Thế Nào Về Tội Tổ Tông" của Nguyễn Thùy (Trần Chung Ngọc)
Một Chỉ Số Về Sự Suy Thoái Của Công Giáo (Patrick J. Buchanan)
Những Sự Tàn Sát Khủng Khiếp Của Vatican (Trần Chung Ngọc)
Những Lời Châu Ngọc Về Ki-tô giáo - Robert G. Ingersoll (Trần Chung Ngọc dịch)
Bánh Thánh (Trần Chung Ngọc)
Viên Thuốc Bọc Đường "Hợp Tác Lành Mạnh" (Trần Chung Ngọc)

Thời sự:

Nhân Quyền của Mỹ & Dự Luật H.R. 3096 (Trần Chung Ngọc)
NGÀY 30/4/1975 (Trần Chung Ngọc)
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM -1 (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn về Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Nhân chuyện ông Triết đi Mỹ
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 2 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 3 (Trần Chung Ngọc)
NED và Lê Quốc Quân
DÆ° LuẬn Quần ChĂºng
Tại Sao Lại Việt Nam ? (Trần Chung Ngọc)
Vấn Đề Nhân Quyền Trước Luật Pháp Quốc Gia (Phúc Lâm sưu tầm)
Tâm Thư Gửi Những Ai Quan Tâm (Trần Chung Ngọc)
Viết Mà Chơi - Ai Chống Cộng Và Ai Không Chống ? (Trần Chung Ngọc)
Ngáp Lớn Trong Tòa Mỹ Bị Tù - Còn Nguyễn Văn Lý ? (Trần Chung Ngọc)
Richard Dawkins: Haiti Và Sự Đạo Đức Giả ... (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Thần? (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - Phần 2: Tội ác chiến tranh (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - 1 (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Xung Quanh Chuyến Về Việt Nam Thứ Tư Của Tôi (Trần Chung Ngọc)
Một trong ba thứ (Trần Chung Ngọc)
Thử Phân Tích Vài Đoạn Trong Bài Diễn Văn Nhậm Chức (Trần Chung Ngọc)
Vài Ý Kiến Về Vấn Đề Bang Giao Với Vatican (Trần Chung Ngọc)
Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Nhũng Điều Tưởng Tượng Điên Rồ Của Bộ Giáo Dục Texas (Geoffrey R. Stone)
“Religulous” Điểm Phim Cuối Tuần (Trần Chung Ngọc)
ĐĐ Thích Nhật Từ và Xóm Đạo (Trần Chung Ngọc)
Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng (Trần Chung Ngọc)
Đôi Hàng Về Chuyện Cờ Vàng Cờ Đỏ (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Lá Cờ Vàng (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Chiến Tranh Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Phải Chăng Chiếc Khăn Quàng Là Giải Pháp Cho Tòa Khâm Sứ? (Trần Chung Ngọc)
Những Người Máy Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Chống Cộng Theo Gương David (Trần Chung Ngọc)
Vài Nhận Định Khi Đọc Lời Phát Biểu Của Ông Ngô Quang Kiệt (Trần Chung Ngọc)
Ma Quân Quấy Nhiễu Sư Tăng - Nhưng Thất Bại (Trần Chung Ngọc)

Danh sách mới:
Xin đọc http://sachhiem.net/PagingTCNsub.inc.php
http://sachhiem.net/TCN/Ndir.php




Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:21 am

Về Một Phản Biện Đối Với Quyển "Tây Dương Gia Tô Bí Lục"
Subject: Về quyển sách "Tây Dương Gia Tô Bí Lục"
From: Tran Quang Dieu
Date: Thu, February 13, 2014 2:09 am

Kính thưa công luận độc giả,

Tôi xin phép được phát biểu để chia sẻ:

Về quyển sách "Tây Dương Gia Tô Bí Lục", ở trong nước có người viết thế này:

"Cuốn sách này có thể do triều đình Huế sai quan lại viết ra những điều bịa đặt bêu xấu Công giáo nhằm biện minh cho các đạo dụ của các vua Nguyễn cấm đạo lan truyền trong dân chúng. Sách chỉ là một thứ truyền đơn mang nội dung vô căn cứ, nếu công bố lúc này thì có hại cho sự nghiệp đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết toàn dân; hoàn toàn không có giá trị lịch sử, giáo lý, thần học Công giáo" ? (nguồn: http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4725-4725-633954325744375480/T--Ta-giao--Ty-kheo/Tay-duong-Gia-to-bi-luc.htm)

Đoạn viết nêu trên có thể tóm lại 3 điểm:

1) "Triều đình Huế bịa đặt bêu xấu Công giáo"
2) "Sách chỉ là một thứ truyền đơn mang nội dung vô căn cứ".
3) "hoàn toàn không có giá trị lịch sử, giáo lý, thần học Công giáo".

Phản bác rất dễ.


Tuy nhiên, chúng ta bấm vào đây để xem "Tây Dương Gia Tô Bí Lục" trước:

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10257&rb=08

Đồng thời, chúng ta có thể quan sát sơ sơ vài dữ kiện có thể nói là tiêu biểu như sau đây, khả dĩ có thể thấy rõ những điều mà tác giả "Tây Dương Gia Tô Bí Lục" viết xuống là rất đúng với bộ mặt thật của Vatican qua dòng lịch sử khi Vatican đã thi thố trên hành tinh nhân loại:
► Thâm cung bí sử - Chuyện kể về các giáo hoàng Vatican?:
http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20111022133336AAxp0dg

► CHỦ TRƯƠNG THỐNG TRỊ TOÀN CẦU VÀ NÔ LỆ HÓA NHÂN LOẠI CỦA VATICAN:
http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_03.php

► 1000 Năm Tàn Sát & Man Rợ (Kenneth Humphreys/Thường Đức):
http://www.sachhiem.net/TONGIAO/tgTH/ThuongDuc.php
► Cha con GIÁO HOÀNG ALEXANDER VI và Chủ Nghĩa Bá Đạo:
http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGTBVT/CN_CGTBVT_7.php
► Con Đường Cụt Của Vatican Trên Lộ Trình Xâm Lăng Văn Hóa:
http://home.earthlink.net/~charlienguyen/con_duong_cut_cua_vatican.htm
► Đạo Thiên Chúa Và Sự Xâm Lăng Nam Kỳ:
http://sachhiem.net/CAOHT/DaoTC_000.php

► Danh sách các lời xin lỗi của Giáo hoàng Gioan Phaolô II:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_l%E1%BB%9Di_xin_l%E1%BB%97i_c%E1%BB%A7a_Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng_Gioan_Phaol%C3%B4_II

► Về Một Cuốn Sách Từng Gây Sôi Nổi Trên Website Talawas – “Tây Dương Gia Tô Bí Lục”:

[img]Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN P6u51[/img]

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN08.php


Đọc hết các tài liệu trên rồi bạn hãy nhận xét.

- Vậy thì có phải ""Triều đình Huế bịa đặt bêu xấu Công giáo" hay không?
- Vậy thì có phải "chỉ là một thứ truyền đơn mang nội dung vô căn cứ" hay không?
- Vậy thì có phải "hoàn toàn không có giá trị lịch sử, giáo lý, thần học Công giáo" hay không?

Trần Quang Diệu
(http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD36_GiaToBL.php)


Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:22 am

Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức
A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng tôi chọn đề tài Chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai
đoạn 1802- 1883 (từ Gia Long đến Tự Đức) vì một số lý do sau đây :
1.1. Phải thực hiện một nhiệm vụ lớn của khoá đào tạo Thạc sỹ Lịch sử
mà bản thân theo đuổi, đó là thực hiện nghiên cứu và trình bày một vấn đề
lịch sử dưới dạng một luận văn hoàn chỉnh. Công việc này sẽ giúp chúng tôi
tích luỹ kiến thức về hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử, rèn luyện một hệ
thống kỹ năng cần thiết, từ đó có thêm niềm say mê, tự tin khi chọn việc
nghiên cứu khoa học làm con đường giúp ích cho xã hội.
1.2. Vấn đề lựa chọn nếu được giải quyết tốt sẽ giúp cho chúng tôi sáng
tỏ thêm một điều vốn là thắc mắc phát sinh khi tiếp cận kiến thức lịch sử nước
nhà thời kỳ tiền cận đại: Triều Nguyễn đã xử lý vấn đề tôn giáo như thế nào?
nên đánh giá ra sao cho thoả đáng ?
Là một vấn đề đã qua, nhưng tìm hiểu nó trong thời điểm hiện nay cũng
có phần phù hợp. Bởi vì, tôn giáo vốn đã là vấn đề nhạy cảm, buộc xã hội
luôn phải hướng về nó, đặc biệt nhà nước nào cũng không thể coi thường vấn
đề tôn giáo. Có lẽ lịch sử tôn giáo đang ở thời điểm chưa từng có: Tôn giáo
vận động không còn mang tính tự thân mà nó bị ý chí, quyền lực chính trị chi
phối ngày càng sâu sắc, công khai, nó liên tiếp phát sinh các tông phái mới,
hình thành những hiện tượng tín ngưỡng lạ kỳ, tiếp tục chiến tranh ở từng nơi,
từng lúc, làm khuynh đảo nhiều quốc gia, nhiều mối quan hệ quốc tế buộc
chúng ta phải đặt câu hỏi: lợi cho kẻ nào ? hại cho những ai ?
1.3. Tìm hiểu một vấn đề lịch sử sẽ giúp chúng tôi có thêm hiểu biết,
nhìn nhận lại thực trạng tôn giáo ở đất nước ta trong thời điểm này Việc rút

4
kinh nghiệm từ các bài học lịch sử, dù nó là thành công hay thất bại đều có ý
nghĩa quan trọng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh hiện nay, khi
Đảng và nhà nước ta đang hướng sự quan tâm vào vấn đề đổi mới trong chính
sách tôn giáo.
Trong Nghị quyết 24 gần đây của Chính phủ, đã nêu rõ quan điểm đổi
mới trong vấn đề tôn giáo: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với sự nghiệp xây
dựng xã hội mới
Lần đầu tiên, vấn đề Chính sách văn hoá với tôn giáo đã được đề cập
tới trong Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ V (khoá VIII). Trên cơ sở tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân, bảo đảm cho các tôn
giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật nghiêm cấm xâm
phạm tự do tín ngường và không tín ngưỡng. Đảng và Nhà nước ta khẳng
định cần phải: Khuyến khích những ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện
trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền khắc phục tệ mê tín dị đoan, chống vụ
lợi tôn giáo tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu [100, 66-67]
Tôn giáo vốn là một vấn đề phức tạp, chứa đựng nhiều mối liên quan
đa chiều mang tính lịch sử, xã hội, văn hoá, tâm linh Đây cũng là những khó
khăn lớn của chúng tôi khi nghiên cứu về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu có
được chắc chắn là không lớn. Chúng tôi sẽ cố gắng hệ thống lại vấn đề chính
sách tôn giáo đầu triều Nguyễn, trên cơ sở đó nhìn nhận, đánh giá vấn đề một
cách khách quan và chân thực nhất.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài :
2.1. Vấn đề tôn giáo dưới triều Nguyễn từng được đề cập không ít trong
các tác phẩm sử học, từ trước cách mạng tháng Tám (1945). Song, căn cứ
vào tài liệu sưu tầm được, chúng tôi nhận thấy: chưa có công trình nào chuyên

5
biệt nghiên cứu về vấn đề chính sách tôn giáo dưới triều Nguyễn mang tính hệ
thống và tổng thể. Duy nhất có một bài nghiên cứu tổng quan song khá sơ
lược về Chính sách tôn giáo của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX của PGS.
Nguyễn Văn Kiệm đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6 (271) năm 1993.
Nguồn tư liệu chủ yếu là Bộ Đại Nam Thực lục Chính biên, từ những dẫn
chứng chọn lọc tác giả đã phác thảo một số nét cơ bản của chính sách tôn giáo
triều Nguyễn. Đó là, nhà Nguyễn chọn Khổng giáo làm tư tưởng chính thống.
Một mặt duy trì các phong tục tập quán từ truyền thống Tam giáo Nho - Phật
- Lão và tục thờ cúng tổ tiên nhằm xây dựng một xã hội ổn định. Mặt khác,
hạn chế các tôn giáo khác để chúng không cạnh tranh với hệ tư tưởng Nho
giáo, đặc biệt là các biện pháp tẩy chay, cấm đoán đối với đạo Kitô. Là một
bài tạp chí nên nội dung ngắn gọn, song nó đã gợi cho chúng tôi những định
hướng quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
2. 2. Tài liệu về Thiên Chúa giáo chiếm số lượng tương đối phong phú.
Bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, song các tác giả đều có chung một nhận
xét cho rằng công cuộc truyền bá Thiên Chúa giáo ở Việt Nam gắn liền với
quá trình thực dân hoá. Nổi bật ở đây có các cuốn "Thập giá và lưỡi gươm"
của Trần Tam Tỉnh do Nhà Xuất bản Trẻ ấn hành, năm 1988, "Đạo Thiên
chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam" luận án tiến sĩ của Cao Huy Thuần
tại Paris, Nhà xuất bản Hương Quê ấn hành năm 1988
Về vấn đề Chính sách Công giáo triều Nguyễn, có thể tìm thấy rải rác ở
một số cuốn sách như: phần viết về '„Thực chất của chính sách cấm đạo giết
đạo'‟ trong cuốn “Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam” của
GS. Đỗ Quang Hưng xuất bản năm 1991 - Tủ sách Đại học Tổng hợp. Những
chỉ dụ, sắc dụ về Thiên Chúa giáo qua các triều vua Gia Long, Minh Mệnh,
Thiệu Trị, Tự Đức được tác giả hệ thống lại đã tạo ra những hình dung quan
trọng về bộ mặt chính sách Công giáo triều Nguyễn. Cùng với việc phân tích

6
tình hình chính trị - xã hội, các động thái và phản ứng của triều Nguyễn trước
vấn đề Công giáo, tác giả đi đến lý giải thực chất của chính sách cấm đạo
dưới triều Nguyễn.
Trong cuốn "Sự du nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ
XVII đến XIX", PGS. Nguyễn Văn Kiệm dành riêng Chương V để nói về
chính sách của triều Nguyễn đối với Công giáo. Nội dung, diễn biến chính
sách và các đối pháp của triều Nguyễn với Thiên Chúa giáo được trình bày
theo trình tự thời gian gắn liền với từng sự kiện lịch sử. Cách trình bày này
giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được các vấn đề về động cơ, căn nguyên,
và diễn biến của chính sách Công giáo triều Nguyễn. Chúng tôi cũng thấy đây
là một điểm hay cần vận dụng trong quá trình nghiên cứu. Tác giả cũng muốn
chỉ ra rằng chính sách Thiên Chúa giáo của triều Nguyễn như là một phản ứng
có tính chất tự vệ trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Bên cạnh
những tài liệu chính sử, tác giả có sử dụng tư liệu nước ngoài có giá trị do
chính tác giả sưu tầm và biên dịch.
Cuốn "Việt Nam Giáo sử" (Tập I) của Phan Phát Huồn, Nhà xuất bản
Cứu Thế - Sài gòn, năm 1958, là một cuốn lịch sử về quá trình du nhập và
phát triển đạo Thiên Chúa kể từ khi nó được truyền bá vào Việt Nam cho đến
những năm đầu thế kỷ XX. Song nội dung cuốn sách phản ánh khá đầy đủ và
sinh động các khía cạnh về tổ chức giáo hội, các hoạt động tôn giáo, trong đó
có nói đến chính sách tôn giáo dưới triều Nguyễn. Cuốn sách này cung cấp
những tư liệu từ các báo cáo, thư từ, ghi chép cá nhân của các thừa sai người
Pháp và người nước ngoài. Do đó, đây là nguồn tư liệu có thể tham khảo được
trong việc tìm hiểu tình hình sinh hoạt Công giáo và chính sách Công giáo ở
Việt Nam những năm đầu thế kỷ XIX.
Ngoài ra, có thể kể tên một số bài nghiên cứu có liên quan đến chính
sách Công giáo dưới triều Nguyễn trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo của Viện

7
Nghiên cứu Tôn giáo: bài viết “Công giáo và Lê Văn Duyệt’’ của GS. Đỗ
Quang Hưng, số 2 (08) - 2001 ; Đặc biệt với bài "Trở lại chính sách cấm đạo
của triều Nguyễn qua bộ Đại Nam Thực lục" của NCV. Lê Thị Thắm số 2
(14) - 2002, tác giả đã bỏ nhiều công sức để khảo cứu toàn bộ bộ sách Đại
Nam Thực lục (tổng số 38 tập) tìm ra các văn bản hành chính của nhà Nguyễn
có liên quan đến Công giáo bao gồm các sắc dụ, chiếu, chỉ, điều lệ để có
một hình dung sát thực nhất về chính sách cấm đạo dưới triều Nguyễn. Tiếc
rằng trong khuôn khổ một bài tạp chí nên tác giả chỉ đưa ra những phân tích,
nhận định vắn tắt.
Mặc dù mảng tài liệu Công giáo khá phong phú, song phần nghiên cứu
có liên quan đến chính sách Công giáo triều Nguyễn lại không nhiều và không
tập trung. Tuy vậy, đây cũng là nguồn tư liệu để chúng tôi tham khảo phục vụ
cho quá trình nghiên cứu.
2.3. Sách, đề tài nghiên cứu về ba tôn giáo Nho - Phật - Đạo ở Việt
Nam từ khi lập quốc cho hết thời kỳ cận đại, cung cấp tư liệu có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Có một số cuốn tiểu biểu như:
Việt Nam Phật giáo sử luận ( tập III) của Nguyễn Lang, Nho giáo của Trần
Trọng Kim, Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam của GS. Phan Đại Doãn
(chủ biên); Đạo giáo với văn hoá Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Các hình
thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy
Ngoài ra, có một số sách về lịch sử tư tưởng có liên quan đến truyền
thống tam giáo cũng là nguồn tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu, đó
là: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng
tám (tập I) của GS. Trần Văn Giầu, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập II) của Lê
Sĩ Thắng

8
Đặc điểm chung của hầu hết các sách, đề tài nghiên cứu về tam giáo đó
là đi sâu tìm hiểu tư tưởng, giáo lý, tình hình sinh hoạt tôn giáo, lịch sử tôn
giáo Về vấn đề chính sách đối với tam giáo dưới triều Nguyễn ít được đề
cập. Đây là một khó khăn lớn cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Có
tình hình nêu trên là do bắt nguồn từ thực tế sinh hoạt tôn giáo dưới triều
Nguyễn: Công giáo là vấn đề nổi cộm thời kỳ này nên thu hút được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu, trong khi Tam giáo diễn ra phẳng lặng nên ít
được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.
3.4. Một số công trình nghiên cứu do cán bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo
thực hiện trong thời gian gần đây: "Các điển lễ và nghi lễ tôn giáo triều
Nguyễn qua Khâm định đại Nam Hội điển Sử lệ" của ThS. Nguyễn Ngọc
Quỳnh, năm 2000, và "Chính sách tôn giáo tín ngưỡng dưới triều Nguyễn"
qua bộ Đại Nam Thực lục Chính biên và Minh Mệnh Chính yếu, đề tài viết
chung của ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh và NCV. Võ Phương Lan, năm 2001.
Kết quả nghiên cứu mới dừng ở mức độ khảo cứu, song cũng đã giúp ích rất
nhiều cho nghiên cứu của chúng tôi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu lên những dẫn chứng lịch sử có liên quan tới đối sách của nhà
Nguyễn đối với các tôn giáo lớn, lâu đời: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và
tôn giáo mới được du nhập vào Việt Nam từ mấy thế kỷ trước là Thiên Chúa
Giáo.
- Phân tích nguyên nhân cơ bản của hệ thống đối sách ấy, thành công,
thất bại, bài học về chính sách tôn giáo nhìn từ góc độ sử học và tôn giáo học
ở mức độ có thể.
4. Đối tƣợng nghiên cứu

9
- Chính sách tôn giáo của nhà Nguyễn được khái quát từ hệ thống đối
sách đối với từng tôn giáo cụ thể. Chính sách đó có thể được biểu hiện bằng
các văn bản pháp luật, cũng có thể là thái độ, cách ứng xử hay những việc làm
cụ thể
- Ở đây chỉ chú ý vào những sự kiện lịch sử có liên quan xảy ra trong
khoảng thời gian từ 1802 đến 1883. Bởi vì, đây là thời gian các vua Nguyễn
còn có quyền điều hành triều chính và quốc gia còn độc lập, tự chủ (tương
đối). Từ 1883 trở đi Việt Nam nằm dưới quyền bảo hộ của thực dân Pháp,
Chính quyền phong kiến mà vua là người đại diện đã mất hết mọi quyền lực,
luôn chịu sự khống chế, điều khiển của chính quyền thực dân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận án bao gồm:
Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác - Lênin, áp dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lô gích, hệ thống và các phương pháp liên
chuyên ngành khác.
6. Nguồn tƣ liệu
Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu chính sau đây:
Hai bộ luật được ban hành dưới triều Nguyễn: Hoàng Việt Luật lệ (Luật
Gia Long) và Khâm định Đại Nam Hội điển sử lệ. Trong hai bộ chính thức
này, có các luật và lệ quy định về tôn giáo.
Bộ Quốc triều Hình luật (Luật Hồng Đức) là bộ luật dưới triều Lê, song
nó là cơ sở quan trọng để so sánh, đối chiếu trong quá trình tìm hiểu luật pháp
triều Nguyễn.
Các tài liệu chính sử : Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm
định Đại Nam hội điển sử lệ, Đại Nam liệt truyện, Lịch triều tạp kỷ, Lịch triều

10
hiến chương loại chí để tìm hiểu chính sách tôn giáo qua các luật lệ, sắc lệnh,
chỉ dụ của triều đình nhà Nguyễn về các vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Các tài liệu thư tịch cổ: Minh Đạo, Minh Mệnh chính yếu, Tự Đức đạo
biện, Nguyễn Trường Tộ di khảo, Tây Dương Gia tô bí lục để tìm hiểu tư
tưởng, quan điểm về các vấn đề tôn giáo qua một số nhân vật tiêu biểu đương
thời.
Tài liệu dịch từ nhiều thứ tiếng qua các thư từ, nhật ký, báo cáo, ghi
chép của các thương nhân, thừa sai, giáo xứ và các sĩ quan hải quân nước
ngoài.
Ngoài việc xử lý các tài liệu chính sử, tài liệu gốc, chúng tôi cũng tập
hợp và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan
đến vấn đề này.
7. Bố cục luận văn :
Luận văn gồm các nội dung chính sau đây:
A - Mở đầu: Trình bầy các vấn đề phương pháp luận nghiên cứu
B - Nội dung: Kết quả nghiên cứu gồm 3 chương :
- Chương I: Tình hình xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1802 - 1883
- Chương II: Chính sách đối với "Tam giáo"
- Chương III: Chính sách đối với Công giáo
C - Một vài nhận xét và kết luận.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:23 am

B - NỘI DUNG

11
CHƢƠNG I
TÌNH HÌNH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1802 - 1883
I.1. Chính trị
Năm 1802, sau gần 30 năm chống phá phong trào Tây Sơn, nhà
Nguyễn lên nắm quyền trị vì đất nước. Triều Nguyễn đứng trước nhu cầu to
lớn về thống nhất lãnh thổ và hàng loạt các khó khăn, hậu quả của ba thế kỷ
nội chiến đó là: vấn đề biên giới, dân tộc, dân cư, phong trào đấu tranh chống
đối triều đình trong quần chúng nhân dân Để có được sức mạnh giải quyết
các vấn đề trên một cách nhanh nhất, trên cơ sở hệ tư tưởng Nho giáo, nhà
Nguyễn dựng lên một thiết chế chính trị tập quyền chuyên chế.
* Bộ máy nhà nước:
Triều Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế dựa trên mô
hình nhà nước phong kiến Trung Hoa. Để tránh những đảo lộn chính trị - xã
hội không cần thiết, trong 30 năm đầu cơ cấu tổ chức hành chính về cơ bản
được giữ nguyên. Trong bộ máy chính quyền trung ương, vua giữ vị trí tối
cao nắm mọi quyền hành và quyết định mọi việc. Lục bộ là cơ quan chủ chốt
giúp vua giải quyết các việc, thời Minh Mệnh lập thêm Nội các (1820), Đô sát
viện (1834), Tôn nhân phủ (1836)
Về đơn vị hành chính, Gia Long tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị hành
chính cũ, lấy Phú Xuân làm kinh đô, 11 trấn phía Bắc là Bắc Thành, 5 trấn
cực Nam là Gia Định thành. Với kiểu tổ chức này, chính quyền trung ương
phải chia xẻ quyền lực với các Tổng trấn, song nó giúp cho triều đình mới
thành lập có thể kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ.
Bắt đầu từ năm 1831 - 1832, Minh Mệnh tiến hành cuộc cải cách hành
chính: bãi bỏ Bắc thành, Gia Định thành; trên cơ sở 24 trấn, lộ, dinh và 1 phủ
Phụng Thiên (Thăng Long cũ), tách đổi thành 30 tỉnh kể từ Bắc chí Nam và

12
phủ Thừa Thiên. Để tăng cường kiểm soát đối với các khu vực miền núi, đặc
biệt vùng miền núi phía Bắc, Minh Mệnh áp dụng chế độ "lưu quan". Khác
với chế độ "thổ quan" trước đây, chế độ lưu quan đã giúp nhà nước nắm được
quyền kiểm soát xuống tận các châu huyện biên giới, hạn chế xu hướng tự trị,
cát cứ của các tù trưởng miền núi [32, 137].
Như vậy, nhờ cải cách, Minh Mệnh đã thống nhất bộ máy nhà nước từ
trung ương đến địa phương, với 4 cấp trung ương - tỉnh/phủ - huyện/ châu -
làng/ xã. Kể từ đây, quyền lực của nhà nước được củng cố đáng kể.
* Hệ thống luật pháp:
Hệ thống luật pháp nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức chủ yếu tập
hợp trong 3 bộ điển pháp, đó là:
Hoàng Việt Luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) do vua Gia Long
ban hành năm 1813. Về hình thức, bộ luật gồm 398 điều, chia làm 22 quyển,
các điều khoản xắp xếp theo thẩm quyền của lục bộ. Trong lời đề tựa, Gia
Long khẳng định cơ sở xây dựng bộ luật dựa vào luật pháp của “các triều đại
nước ta làm căn bản, tham chiếu luật Hồng Đức và luật nhà Thanh”. Song,
trên thực tế nó vận dụng hầu như sao chép toàn bộ luật nhà Thanh [90, 137].
Đại Nam hội điển toát yếu do vua Minh Mệnh ban hành năm 1833. Nhà
vua cho Nội các tóm lược các lệ của mình và vua Gia Long theo phạm vi
quản lý của lục bộ.
Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ do vua Thiệu Trị ban hành năm
1843, bao gồm toàn bộ các lệ của Gia Long và Minh Mệnh được tập hợp và
chỉnh sửa.
Nhìn vào hệ thống luật pháp triều Nguyễn, chúng ta thấy có hai bộ
phận chính là luật và lệ, trong đó, Luật Gia long được xem là bộ luật cở sở.
Do dập khuôn theo luật nhà Thanh nên khi áp dụng vào thực tế xã hội Việt

13
Nam Luật Gia Long không tránh khỏi những điểm bất hợp lý. Để khắc phục
tình trạng này, các vua Nguyễn thường xuyên phải ban các chỉ dụ bổ sung nên
nhiều khi, lệ có hiệu lực hơn luật. Ví dụ, triều Gia Long, năm 1817, trong khi
thu thuế ruộng ẩn lậu, so sánh các quy định giữa luật và lệ nhà vua cho rằng:
"luật như thế nặng quá, cứ theo lệ mà làm " [66, 329].
Tuy nhiên, trên thực tế, luật pháp nhà nước còn chịu sự chi phối của
một hệ thống luật bất thành văn của các làng xã, đó là lệ làng. Với nguyên tắc
"Phép vua thua Lệ làng", luật nước muốn được nhân dân tuân thủ thì nó phải
phù hợp với lệ làng. Tiếc rằng luật pháp nhà Nguyễn không có được điều này.
Xuất phát từ nhu cầu tập trung quyền lực và đối phó với tình hình chính trị xã
hội và phong trào đấu tranh trong nhân dân, triều Nguyễn tăng cường tính áp
chế cho luật pháp bằng cách rập khuôn máy móc theo luật nhà Thanh. Do đó,
đặc điểm nổi bật của luật triều Nguyễn là tính chuyên chế, độc đoán, quá
nghiêng về quyền lợi của giai cấp thống trị nên nhiều khi đối lập với nhân
dân. Trong đó, tính chuyên chế được đặc biệt thể hiện qua luật Tứ bất dưới
triều Gia Long, và sau này là các chính sách bế quan toả cảng, cấm đạo diệt
đạo dưới triều Minh Mệnh và Tự Đức. Với những đặc điểm nêu trên, luật
pháp triều Nguyễn luôn vấp phải phản ứng quyết liệt từ phía nhân dân, mà
đỉnh cao của nó là các phong trào khởi nghĩa và nổi dậy trong nhân dân.
Để có một vương triều mạnh, nhà Nguyễn dựng lên một thiết chế nhà
nước tập quyền chuyên chế và chế độ luật pháp hà khắc nhằm trấn áp các
phong trào chống đối và nhanh chóng ổn định tình hình chính trị xã hội. Song
những định chế luật pháp và thể chế chính trị triều Nguyễn thiếu một cơ sở xã
hội vững chắc. Nó chỉ giúp cho triều Nguyễn duy trì và đảm bảo sự tồn tại
của vương quyền, chứ không giải quyết được tình trạng chính trị - xã hội rối
ren. Trong suốt thời gian triều Nguyễn trị vì, phong trào chống đối triều đình

14
của dân chúng diễn ra mạnh mẽ với hàng trăm các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ ở
những mức độ khác nhau.
I.2. Xã hội
Trong lòng xã hội chất chứa nhiều mâu thuẫn đối kháng. Chính sách cai
trị hà khắc, sự bất lực của chính quyền trung ương đã làm cho các mâu thuẫn
giai cấp trở nên gay gắt; đời sống nhân dân cực khổ; xã hội lâm vào tình trạng
khủng hoảng liên miên
Những mâu thuẫn đối kháng tồn tại ngay trong lòng xã hội, đặc biệt là
mâu thuẫn giữa triều đình phong kiến Nguyễn với quần chúng nhân dân. Thứ
nhất là do nguồn gốc ra đời của triều Nguyễn, dựa vào các thế lực bên ngoài
và tiêu diệt triều Tây Sơn nên không được dân chúng ủng hộ. Thứ hai, triều
Nguyễn được thiết lập trên cơ sở sự tan vỡ của ba chính quyền Lê, Trịnh và
Tây Sơn. Tư tưởng nhân tâm ly tán là mầm mống cho các cuộc khởi nghĩa nổ
ra ở khắp nơi, đặc biệt, vùng Bắc Hà trở thành cái nôi của các cuộc khởi
nghĩa.
Trong điều kiện xã hội - chính trị phức tạp, triều Nguyễn cho thi hành
chính sách cai trị hà khắc, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị một cách
cực đoan. Các chính sách do triều Nguyễn đề ra không thực hiện được, mà
còn gây ra sự phản đối gay gắt trong nhân dân, làm cho xã hội càng trở nên
rối loạn. Điều này được thể hiện ở một số chính sách sau đây:
Triều Nguyễn thi hành chính sách quân điền, lấy ruộng đất của địa chủ
đem sung công, để bảo vệ ruộng công trước xu thế tư hữu hoá đang diễn ra
mạnh mẽ. Song triều Nguyễn đã thất bại, gây nên phản ứng gay gắt trong giới
địa chủ, đồng thời làm đảo lộn nền tảng kinh tế - xã hội. Địa chủ và cường
hào cấu kết với nhau ra sức lũng đoạn đời sống làng xã, đổ mọi gánh nặng
kinh tế lên vai người nông dân. Bị bóc lột thậm tệ, nông dân bị dồn tới bước
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:24 am

đường cùng, mất tư liệu sản xuất, thậm chí không còn khả năng làm nghĩa vụ
sưu thuế, lối thoát duy nhất của họ là đi xiêu tán, hoặc tham gia vào các
phong trào khởi nghĩa. Dân xiêu tán và phong trào nổi dậy là hai hiện tượng
phổ biến trong xã hội thời kỳ này, nó phản ánh tình trạng khủng hoảng của xã
hội Việt Nam dưới triều Nguyễn. Giai đoạn 1802 - 1847 có 1.814 làng xiêu
tán, nhà nước chỉ kiểm soát được khoảng 20% các xã trong phạm vi cả nước.
Trong vòng 80 năm đầu triều Nguyễn có tới gần 400 cuộc khởi nghĩa [59,
457], với những cuộc khởi nghĩa nông dân có quy mô lớn như cuộc khởi
nghĩa Phan Bá Vành, Ba Nhàn - Tiền Bột
Để củng cố quyền lực của nhà nước, triều Nguyễn, đặc biệt là triều
Minh Mệnh đã tiến hành cải cách hành chính trong phạm vi cả nước. Tuy
nhiên, ở những vùng dân tộc thiểu số, chính sách cư dân, dân tộc cứng nhắc
của triều Nguyễn đã làm cho đời sống chính trị, xã hội, văn hoá và tín ngưỡng
ở nơi đây bị đảo lộn Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của các dân
tộc thiểu số đã nổ ra. Vùng núi phía Bắc, cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương
ở Hoà Bình (1832 - 1838) có liên quan đến người Mường, cuộc khởi nghĩa
của Nông Văn Vân (1829 - 1943) ở vùng Bảo Lạc, Đồng Mu có liên quan đến
người Tày. Phía Nam, có cuộc nổi dậy của nhân dân Vách Đá từ năm 1803
kéo dài suốt thời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Đặc biệt là cuộc
khởi nghĩa của người Khơ me ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang,
Kiên Giang diễn ra trong suốt những năm 40.
Cuối cùng là sự suy yếu và bất lực của chính quyền trung ương trước
các vấn đề xã hội. Dưới triều Nguyễn, ngoài gánh nặng sưu thuế, binh dịch,
bệnh dịch, hạn hán, mất mùa, xảy ra thường xuyên làm cho đời sông nhân dân
càng thêm cơ cực. Nhiều bằng chứng cho thấy triều Nguyễn có quan tâm tới
đời sống nhân dân. Song, sự suy yếu của chính quyền trung ương và lơi lỏng
quản lý, nên quan lại địa phương mặc sức hoành hành bớt xén, ăn chặn của

16
dân. Nhà nước thì tốn kém tiền của trong khi đời sống nhân dân vẫn không
được cải thiện [64, 454-457].
Triều Nguyễn tỏ ra lúng túng trong chính sách cư dân, dân tộc đối với
một vài bộ phận cư dân mới, tiêu biểu là cộng đồng người Hoa và cộng đồng
người Công giáo:
Cộng đồng người Hoa, vào những năm 50, lợi dụng sự nhân nhượng
của triều Nguyễn trước triều đình Mãn Thanh đã ồ ạt tràn vào Việt Nam.
Trong đó, một số phần tử gây quấy nhiễu và cướp pháp ở những vùng biên
giới giáp danh. Có kẻ còn tham gia vào các cuộc nổi dậy của người Việt.
Cho đến năm 1800, cả nước có tới 310.000 giáo dân [40, 72]. Như vậy,
cộng đồng Công giáo đã trở thành một thực thể xã hội, đòi hỏi triều đình phải
có một chính sách ứng xử phù hợp. Tuy nhiên, Công giáo thời kỳ này bị thực
dân lợi dụng, nên một số giáo dân đã bị lôi kéo vào các hoạt động chống phá
triều đình, tiêu biểu là vụ Lê Văn Khôi (1832-1833), vụ đảo chính của thái tử
Hồng Bảo (năm 1851), cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Phụng (1856) Đây là
một trong nhiều nguyên nhân chính khiến cho Công giáo bị xã hội tẩy chay và
bị triều đình đàn áp. Từ 1825 đến 1862, triều đình ban hành liên tiếp 14 chỉ dụ
cấm đạo, tạo lên những vụ bắt bớ, tàn sát người Công giáo.
Các biện pháp cứng rắn và hành động ngược đãi giáo dân của triều
Nguyễn càng làm cho mâu thuẫn lương - giáo trở nên gay gắt, đẩy người
Công giáo sang bên kia chiến tuyến. Giáo dân thì lầm tưởng người Pháp là
những người bảo trợ cho quyền tự do tôn giáo nên đã quay lưng lại với triều
đình để đi theo người Pháp. Điều này nằm trong những mưu đồ của chủ
nghĩa thực dân, phá hoại xã hội Việt Nam từ bên trong. Mặt khác, bên ngoài
chúng gây sức ép, lấy lý do bảo vệ quyền tự do tôn giáo để nổ súng xâm lược
nước ta. Sau khi Pháp nổ súng xâm lược, mâu thuẫn lương - giáo tiếp tục là

17
nguyên nhân của nhiều cuộc nổi dậy trong nhân dân. Triều đình thì đầu hàng
từng bước rồi dựa hẳn vào Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Trước sự phản bội của triều đình, phong trào đấu tranh tiếp tục nổ ra mạnh
mẽ trong phạm vi cả nước. Mục tiêu của các cuộc khởi nghĩa bắt đầu thay đổi,
vừa đánh Pháp vừa chống triều đình Huế với khẩu hiệu "Bình Tây sát Tả" ,
"Phen này ta đánh cả triều lẫn Tây".
Như vậy, lên nắm quyền trong điều kiện xã hội rối ren, với một chính
sách cai trị hà khắc và sự suy yếu của chính quyền trung ương, triều Nguyễn
đã không giải quyết được tình trạng xã hội khủng hoảng. Các mâu thuẫn đối
kháng trong xã hội, đặc biệt là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với chính
sách cai trị của triều Nguyễn được chuyển hoá thành hàng trăm cuộc khởi
nghĩa và nổi dậy. Nó là minh chứng chân thực nhất cho tình trạng xã hội
khủng hoảng, đồng thời phản ánh sự bất lực của triều Nguyễn trước thực tại
xã hội đó. Đặc biệt, sai lầm của triều Nguyễn trong vấn đề cộng đồng Công
giáo gây ra mối xung đột lương - giáo, góp phần làm cho xã hội Việt Nam trở
nên mục ruỗng và suy yếu, tạo điều kiện cho thực dân Pháp xâm lược nước ta.
I.3. Kinh tế
* Về nông nghiệp:
Nằm trong hệ tư tưởng Nho giáo, triều Nguyễn thi hành chính sách
"trọng nông ức thương", do đó nông nghiệp được đặc biệt ưu tiên phát triển.
Đầu triều Nguyễn, tình hình sản xuất nông nghiệp đình đốn do chiến tranh
loạn lạc kéo dài. Sau một thời gian khôi phục, nông nghiệp đã có được những
thành tựu nhất định. Nhờ có chính sách khai hoang hợp lý, diện tích canh tác
được liên tục được mở mang. Triều đình khuyến khích nhân dân khai hoang
lập ấp dưới nhiều hình thức cá nhân, 'doanh điền', 'doanh trại nhờ đó, nhiều
vùng đất ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài được khai phá. Giai đoạn 1924 -

18
1857 số làng khẩn hoang và số ruộng đất khai hoang liên tục gia tăng. Tuy
nhiên, cùng với quá trình mở mang diện tích canh tác là quá trình hoang hoá
trở lại do nạn dân xiêu tán, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang đặc biệt dưới triều Tự
Đức [64, 446-450].
Mặc dù được triều đình quan tâm, song sản xuất nông nghiệp vẫn theo
lối tiểu nông truyền thống, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, vỡ đê lụt
lội xảy ra thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Nông
nghiệp thời kỳ này chưa thoát khỏi phương thức sản xuất phong kiến. Thực
ra, dưới triều Nguyễn ruộng đất tư hữu đang phát triển mạnh, chiếm tới 80%
diện tích canh tác. Song đi ngược lại xu thế phát triển, triều Nguyễn củng cố
chế độ ruộng đất công hữu và quan hệ sản xuất phong kiến bằng chế độ "quân
điền". Chính sách này không tạo ra cho nông nghiệp những bước phát triển
đột phá, chưa nói đến hậu quả của nó làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội
nông thôn, đẻ ra nạn cường hào địa chủ và nông dân tiếp tục bị bóc lột thậm
tệ.
* Công - Thương nghiệp:
Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước có được bước tiến do áp dụng một
số công nghệ phương Tây vào việc chế tạo tàu chiến súng ống phục vụ cho
quốc phòng. Năm 1835 chế ra chiếc thang bay, không lâu sau lại chế ra chiếc
xe Thuỷ Hoả kí tế, ứng dụng nguyên lý máy vào việc nghiền thuốc súng bằng
hơi nước. Năm 1838 đã thành công làm xe máy xẻ gỗ bằng sức nước. Năm
1839, lần đầu tiên chế tạo thành công chiếc tàu thuỷ chạy bằng hơi nước
[64, 451]
Về thủ công dân gian, chính sách ức thương của triều đình thủ tiêu yếu
tố kinh tế hàng hoá, làm cho tình hình sản xuất thủ công nghiệp bị suy giảm.
Ngoài một số làng nghề ra đời từ thế kỷ trước như làng dệt Hiền Lương, gốm

19
Bát Tràng, khảm Phú Xuyên sản xuất thủ công nghiệp phổ biến ở hầu hết
các làng xã với tư cách 'nghề phụ'. Thủ công nghiệp dân gian về cơ bản vẫn
phát triển theo hướng tự nhiên, quy mô nhỏ hộ gia đình mang tính tính chất
tiểu nông truyền thống.
Thương nghiệp: Thương nghiệp trong nước, sau một thời gian dài nội
chiến, nhà Nguyễn lên nắm quyền đã làm được một số việc cơ bản như thống
nhất hệ thống tiền tệ, đơn vị đo lường trong toàn quốc. Song do chính sách ức
thương nên thương nghiệp kém phát triển. Triều Nguyễn nắm độc quyền
thương nghiệp, điều hành thông qua các hoạt động trưng thu chủ yếu để phục
vụ nhu cầu tiêu dùng của triều đình và dự trữ quốc phòng. Hoạt động này
không tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển, ngược lại nó kìm chế sức
sản xuất, cản trở lưu thông và trao đổi hàng hoá ở cả thị trường trong và ngoài
nước.
Các hoạt động buôn bán trong dân gian bị triều đình hạn chế, đặc biệt
dưới triều Minh Mệnh với biện pháp ngăn sông cấm chợ làm cho thương
nghiệp suy giảm nghiêm trọng. Sự lụi tàn của Phố Hiến, Kẻ Chợ, Hội An,
thay thế vào đó là một số trung tâm buôn bán mới Hà Nội, Đà Nẵng, Gia
Định song qui mô và mức độ trao đổi hàng hoá kém hơn. Hoạt động thương
nghiệp thời kỳ này chủ yếu dựa vào mạng lưới chợ địa phương và một số các
làng buôn như: Đa Loan, Đa Ngưu, Báo Đáp, Phù Lưu Tuy nhiên, sự ra đời
của các làng buôn cũng như sự phát triển hoàn thiện của mạng lưới chợ địa
phương là một biện pháp giải quyết bế tắc của nền kinh tế tiểu nông, thực
chất, thương nghiệp chưa có được những bước phát triển đột phá. [19]
Ngoại thương chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách ngoại giao của
triều đình, nên tình hình diễn biến phức tạp, không nhất quán và có xu hướng
bế quan toả cảng.

20
Trong quan hệ giao thương với nước ngoài, triều Nguyễn ưu tiên đối
với các nước khu vực châu á, đặc biệt là người Hoa. Theo nhận xét của M.
Buiơvơ trong cuốn "Cuộc hành trình xứ Đông Dương" thì "ở vương quốc
Annam hầu hết nền ngoại thương là do các ghe của người Trung Hoa đảm
nhiệm". Hiện tượng người Hoa lợi dụng những sơ hở của triều đình, làm giả
thuyền của triều đình đi mua hàng để trốn thuế hoặc những thủ đoạn "cân
sai và đo cũng không đúng" khá phổ biến. Vì vậy, những đóng góp về lợi ích
kinh tế của Hoa thương không nhiều, thay vào đó là sự lũng đoạn nền kinh tế
ngoại thương Việt Nam.
Trong quan hệ buôn bán với các nước phương Tây, triều Nguyễn có
thái độ dè dặt, hạn chế. Sang thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đã khác với hai
thế kỷ trước. Họ muốn đi đến các hiệp định thông thương để giành được
nhiều đặc quyền trong quan hệ buôn bán. Người Anh, người Mỹ nhiều lần xin
đặt quan hệ buôn bán với triều đình nhưng đều bị từ chối. Ngoại thương cởi
mở nhất là dưới thời Gia Long, do có quan hệ với người Pháp từ trước, nên
nhà vua dành cho người Pháp nhiều đặc ân. Tuy nhiên, triều đình đã thẳng
thừng từ chối khi phía Pháp đề nghị ký hiệp định thông thương. Quan điểm
của triều Nguyễn là cho phép các tàu thuyền nước ngoài được phép vào Việt
Nam buôn bán với điều kiện phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, không nhất
thiết phải ràng buộc bằng các hiệp định thương mại [59]. Triều đình muốn
giành quyền chủ động trong quan hệ buôn bán với các nước phương Tây.
Chính vì vậy, dưới triều Nguyễn, tình hình ngoại thương diễn biến thất
thường, lúc thì nhà nước mở cửa thông thương, lúc thì lại đóng cửa thi hành
chính sách bế quan toả cảng. Chính sách đóng của càng trở nên gắt gao trong
thời kỳ Minh Mệnh, Tự Đức thi hành chính sách cấm đạo. Thái độ cảnh giác
và xua đuổi các thương nhân phương Tây của triều đình làm cho ngoại
thương thời kỳ này rơi vào tình trạng tiêu điều, bế tắc.

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:24 am

21
Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đã làm cho nền kinh tế, quốc
phòng yếu kém, khiến cho nước ta nhanh chóng bị khuất phục trước âm mưu
xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Chính sách đóng cửa, xua đuổi các nước
phương Tây trong khi lại ưu tiên người Pháp đã tạo điều kiện cho người Pháp
dễ bề gây áp lực quân sự đối với Việt Nam. Triều Nguyễn thi hành chính sách
đóng cửa đã đi ngược lại xu thế phát triển. Việc Pháp cưỡng bức Việt Nam
phải mở cửa tất yếu sẽ xảy ra.
Kinh tế Việt Nam thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng trực tiếp của hệ tư
tưởng Nho giáo "trọng nông ức thương", nền kinh tế phát triển mất cân đối.
Nông nghiệp có được một vài bước tiến không đáng kể. Công - thương
nghiệp vẫn rơi vào tình trạng đình trệ, bế tắc. Những bước tiến nhỏ của nó
chưa đủ sức phá vỡ mối quan hệ sản xuất phong kiến. Đặc biệt, tưởng rằng để
bảo vệ đất nước trước âm mưu xâm lược của tư bản phương Tây, nhà Nguyễn
thi hành chính sách kiềm chế ngoại thương, nhưng chính điều đó góp phần
giam cầm đất nước trong tình trạng nghèo đói và lạc hậu, không tạo ra được
cho đất nước có một sức mạnh để đối phó với âm mưu xâm lược của chủ
nghĩa thực dân.
I.4. Tôn giáo
Trải qua mấy thế kỷ nội chiến liên miên, sự bất ổn của tình hình chính
trị - xã hội là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo phát triển. Khi
Gia Long lên ngôi, tình trạng này tiếp tục kéo dài gây ra cho triều đình nhiều
khó khăn trong việc ổn định tình hình chính trị xã hội. Đặc biệt, có một số
thay đổi trong hệ thống tôn giáo như: bên cạnh tín ngưỡng truyền thống là tục
thờ cúng tổ tiên và truyền thống tam giáo Nho - Phật - Đạo, có sự xuất hiện
của đạo Thiên Chúa, đạo Ki-tô, hay còn gọi là Công giáo (được người phương
Tây truyền vào từ thế kỷ XVI). Trước khi Pháp can thiệp, Việt Nam vẫn còn

22
là một nước phong kiến độc lập, song sự bùng phát các sinh hoạt tôn giáo, với
một số nhân tố mới đã đặt ra cho triều Nguyễn những thách đố không nhỏ.
Trước tiên là chính sách độc tôn Nho giáo trong mối tương quan của
truyền thống tam giáo. Trong 3 tôn giáo Nho, Phật, Đạo, duy chỉ có Nho giáo
với tư cách là quốc giáo được triều đình tạo điều kiện phát triển, còn lại Phật,
Lão bị hạn chế. Lên nắm quyền trong một điều kiện chính trị - xã hội không
thuận lợi, triều Nguyễn chủ trương dựa vào Nho giáo để tập trung quyền lực,
củng cố vương quyền và ổn định xã hội. Tuy nhiên, tình hình sinh hoạt tôn
giáo, đặc biệt sự phát triển của Phật, Lão đã cản trở quá trình tập trung quyền
lực của triều Nguyễn. Điều này được phản ánh khá chân thực và sinh động
trong những ghi chép của vua quan triều Nguyễn:
Đối với đạo Phật: "Gần đây có kẻ sùng đạo Phật, xây dựng chùa chiền
quá cao, lầu gác tráng lệ, đúc chuông tô tượng rất đỗi trang hoàng , cùng là
đàn chay, chạy đàn, mở hội, phí tổn về cúng Phật nuôi sư không thể chép hết,
để cầu phúc báo viển vông, đến nỗi tiêu hao máu mỡ " [65, 161-169].
Đối với đạo giáo: " Nay thói thờ quỷ, mù quáng đã sâu, người ta
không hay giữ yên tính mệnh, động đến là xin phù chú, kêu đồng bóng lập đàn
trường , khua chuông trống, như chiều gió lướt, tập tục theo nhau, làm cho
mê hoặc. Kẻ có tà thuật đều giả thác ảo huyền, làm rối tai mắt. Thổi bùa vẽ
khoán, tạ pháp án để sinh nhai: chuộc mệnh gọi hồn, xem nhà bệnh là hàng
quý. Thậm chí phụ đồng thiếp tính, bịa đặt lời thần, cấm thuốc nhịn ăn, làm
cho người bệnh không thể chữa được nữa. Lại còn ngựa rơm người giấy, đập
cửa đốt nhà, cùng với mọi thứ bùa thuốc mê hoặc đã dùng thuật để nhiễu
người, lại gõ cửa để xin chữa, lừa dối trăm chiều, thực làm hại lớn cho dân
chúng " [65,161-169].

23
Những hoạt động trên đây của Phật, Lão đi ngược lại quá trình tập
trung quyền lực, đối lập với tinh thần giáo lý Nho giáo, làm ảnh hướng trực
tiếp đến vị trí của Nho giáo trong xã hội, gây ra cho triều đình không ít những
khó khăn. Vì vậy, ngay sau khi lên ngôi, năm 1804 Gia Long đã phải ra chỉ dụ
về tôn giáo nhằm hạn chế sự phát triển của các tôn giáo trong nước và chấn
chỉnh kỷ cương xã hội.
Song triều Nguyễn cũng gặp phải những mâu thuẫn trong khi thi hành
chính sách đối với Phật, Lão. Chẳng hạn: một mặt, để bảo vệ vị trí của Nho
giáo, tập trung quyền lực và củng cố vương quyền cần phải có biện pháp hạn
chế đối với Phật, Lão. Mặt khác, lại phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo một
cách tương đối để duy trì một xã hội ổn định. Gia Long trước khi mất không
quên căn dặn Minh Mệnh không nên cấm đoán các tôn giáo lớn trong nước, vì
những xáo trộn về văn hoá xã hội sẽ gây ra bạo động chính trị. Điều này hoàn
toàn không đơn giản, vì triều Nguyễn lên nắm quyền trong một điều kiện chế
độ phong kiến đang trên đà suy yếu, sức mạnh Nho giáo đặc biệt có ý nghĩa
đối với triều Nguyễn trong việc củng cố vương quyền. Tuy nhiên, đứng trước
hệ tư tưởng Tống Nho chuyên chế và cực đoan, truyền thống Tam giáo đồng
nguyên rất dễ bị xúc phạm. Trên thực tế, khi vị trí độc tôn của Nho giáo được
bảo vệ thì Phật, Lão và tất cả những yếu tố đi ngược lại tinh thần giáo lý Nho
giáo và xu hướng tập quyền đều bị loại bỏ. Luật pháp Nguyễn xếp Phật, Lão
vào hàng "tà đạo" và luôn bị khống chế. Trước sức ép của triều đình, Phật,
Lão lùi về chốn làng xã hoà quyện vào các sinh hoạt trong dân gian. Đó là
minh chứng cho thấy Phật, Lão không tàn lụi nhưng đã thực sự sa sút về vị
thế xã hội.
Về tình hình sinh hoạt Công giáo, mặc dù là một "đạo lạ" mới vào
nước ta được mấy thế kỷ, song nó đã thu hút được niềm tin của một bộ phận
dân chúng. "Lại như đạo Gia tô là tôn giáo nước khác truyền vào nước ta, bịa

24
đặt ra thuyết thiên đường địa ngục khiến kẻ ngu phu ngu phụ chạy vạy như
điên, tiêm nhiễm thành quen, mê mà không biết "[65,161-169].
Đầu thế kỷ XIX, số giáo dân Công giáo lên tới 310.000 giáo dân, với 3
Giám mục, 15 thừa sai ngoại quốc, 119 linh mục bản xứ. Điều đó cho thấy
Công giáo đã thực sự trở thành một thực thể xã hội [40].
Tuy nhiên, Công giáo có nhiều điểm khác biệt, thậm chí đối lập với
những truyền thống văn hoá Việt Nam. Xung đột về văn hoá đã dẫn đến xung
đột về xã hội. Công giáo buộc các tín đồ phải từ bỏ những tín ngưỡng bản địa,
kể cả đó là những truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Ngoài ra,
Công giáo, với những lễ nghi tôn giáo riêng, đã tạo ra một trường sinh hoạt
văn hoá khép kín giữa những người đi theo Công giáo, khiến cho giáo dân
phải đoạn tuyệt với những truyền thống văn hoá và tách ra khỏi khối cộng
đồng dân tộc. Vì thế, đa số dân chúng có thái độ tẩy chay Công giáo, làm cho
xung đột lương - giáo trong xã hội trở nên gay gắt.
Như vậy, Công giáo với những xung đột về văn hoá, xung đột về xã hội
vốn đã là một khó khăn đối với triều Nguyễn. Đặc biệt, thời kỳ này, Công
giáo gắn liền với âm mưu bành trướng của chủ nghĩa thực dân và trở thành
một thách thức lớn lao đối với triều Nguyễn.
Trong khoảng 30 năm đầu, do các hoạt động lợi dụng tôn giáo chưa
thật rõ rệt, nên tình hình sinh hoạt Công giáo diễn ra tương đối bình ổn. Bắt
đầu từ những năm 30 trở đi, trong nước xuất hiện nhiều cuộc nổi dậy có dính
líu đến Công giáo, đe doạ trực tiếp đến sự vong tồn của vương triều và tình
hình an ninh trật tự trong nước. Vào những năm 50, dưới triều Tự Đức, hải
quân Pháp công khai bênh vực Công giáo, liên tục tấn công vũ trang, nguy cơ
một cuộc chiến tranh xâm lược đang đến gần. Để bảo vệ chủ quyền dân tộc,

25
các vua Nguyễn đã thi hành chính sách "cấm đạo" tàn khốc đối với Công
giáo
Trước vấn đề Công giáo đầy mới mẻ và phức tạp, triều Nguyễn lại
không có nhiều hiểu biết và trải nghiệm nên không tránh khỏi những sai lầm.
Do lầm lẫn giữa Công giáo với các hành động lợi dụng tôn giáo của thực dân
phương Tây, triều Nguyễn đặt Công giáo ra khỏi vòng pháp luật, xúc phạm
quyền tín ngưỡng chân chính của các giáo dân.
Thời kỳ đầu, Gia Long muốn thi hành chính sách cấm đạo, nhưng vì
mối quan hệ sâu đậm với người Pháp trước đây nên chưa dám ra tay. Song
việc Gia Long chọn Minh Mệnh nối ngôi phần nào đã thể hiện được mong
muốn này. Minh Mệnh là người sùng Nho và rất ác cảm với Công giáo, ngay
sau khi lên ngôi cho áp dụng biện pháp quản lý chặt các giáo sĩ, đặc biệt hành
động tiêu diệt các thế lực thân Công giáo đã dẫn đến vụ nổi loạn Lê Văn
Khôi. Năm 1832 - 1833, vụ việc Lê Văn Khôi mở đường cho chính sách cấm
đạo diệt đạo dưới triều Nguyễn. Các vua Thiệu Trị, Tự Đức sau này đều tiếp
tục thi hành chính sách cấm đạo của triều Minh Mệnh. Đặc biệt, triều Tự Đức,
trước các hành động gây hấn của hải quân Pháp ở bên ngoài, thì chính sách
cấm đạo diệt đạo ở trong nước càng được xiết chặt.
Bản thân Công giáo có một sức mạnh nội tại khiến nó thu hút được số
lượng không nhỏ trong dân chúng. Dưới triều Tự Đức, cứ 10 người thì có 4
người đi theo Công giáo, hầu hết đều xuất phát từ niêm tin tôn giáo. Việc triều
Nguyễn cấm đạo, xúc phạm quyền tín ngưỡng chân chính, làm cho các giáo
dân xem người Pháp là người bảo trợ duy nhất cho quyền hành đạo của họ.
Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, với việc một số giáo dân lầm
lạc đi theo Pháp, thì cộng đồng Công giáo bị coi là những kẻ phản bội tổ
quốc, chính sách cấm đạo càng được xiết chặt. Đứng trước nạn ngoại xâm,
trong lúc đất nước cần tới sức mạnh đoàn kết hơn bao giờ hết, thì với chính
Tài liệu liên quan
http://text.123doc.org/document/2589013-tim-hieu-chinh-sach-ton-giao-cua-trieu-nguyen-trong-giai-doan-1802-1883-tu-gia-long-den-tu-duc.htm

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:26 am

Mối quan hệ giữa Nho giáo và Công giáo ở Việt Nam - Nguyễn Hồng Dương

Đạo Công giáo truyền bá và bước đầu đứng chân ở Việt Nam vào thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ nhà Lê Trung hưng, kế tục thời kỳ trước, nhà Lê vẫn sử dụng Nho giáo làm hệ
tư tưởng trị nước. Các tôn giáo khác như Phật giáo, Đạo giáo vẫn thịnh hành trong nhân gian và cũng có những ảnh hưởng nhất định trong đường lối trị nước của nhà Lê.

Sự xuất hiện của Công giáo ở Việt Nam ngay từ buổi đầu đã là sự kiện tôn giáo đặc thù. Đó là việc truyền bá một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với các tôn giáo truyền thống. Chẳng những thế tôn giáo này đã không thừa nhận các tôn giáo đang hiện diện, coi tất cả là tà giáo là đạo dối.
Các giáo sĩ Công giáo dựa vào tín lý, giáo lý Công giáo tấn công vào hệ tư tưởng Nho giáo, hệ tư tưởng trị nước thời bấy giờ.
Về phía Nho giáo để bảo vệ nền tảng tư tưởng của mình các nhà Nho mà đại biểu của nó là nhà Vua, là các Nho thần, tất nhiên cũng tấn công lại một cách mạnh mẽ những tư tưởng của Công giáo. Từ đó hình thành nên cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng mang tính học thuật.
Song cùng với thời gian, nhất là từ sau khi nhà Nguyễn bãi bỏ lệnh cấm đạo (1874) giữa Nho giáo và Công giáo dần dần hình thành nên mối tương giao và hoà hợp.
Bài viết này tập trung vào hai nội dung chính trong mối quan hệ giữa Nho giáo với Công giáo ở Việt Nam là xung đột và dung hợp.
Xung đột
Xung đột mà bài viết này đề cập là xung đột trên lĩnh vực tư tưởng có tính học thuật được thể hiện qua các văn kiện và các tác phẩm.
Về văn kiện là các đạo dụ, điều lệ của Vua, Chúa, hịch của phong trào Văn Thân, là các Thư chung và một số văn kiện khác của Giáo hội Công giáo.
Về tác phẩm là các trước tác của nhà vua, nhà nho và các giáo sĩ.
Trước hết xin bắt đầu từ phía Công giáo. Do khuôn khổ bài viết, về văn kiện chúng tôi chỉ đề cập đến thư chung, về tác phẩm là hai trước tác của giáo sĩ Alexandre de Rhodes và cuốn Hội đồng tứ giáo.
Thư chung: Thư chung là loại hình văn bản của giám mục soạn gửi cho cộng đồng tín hữu, hàng giáo phẩm vào tu sĩ thuộc giáo phận mà giám mục đó cai quản. Nội dung thư chung rất đa dạng trong đó có một số thư chung giám mục đề cập đến Nho giáo để rồi ngăn cấm không được tham dự các nghi lễ của Nho giáo. Thư chung được đọc công khai trong nhà thờ. Một trong những thư chung theo chúng tôi là tiêu biểu về việc đề cập đến Nho giáo là thư chung của Giám mục Phêrô Maria Đông giám mục giáo phận Tây Đàng Ngoài đề năm ? (1895). Thư chung được tập hợp trong cuốn: Sách thuật lại các thư chung địa phận tây Đàng Ngoài in tại Kẻ Sở 1908 với tựa đề: Về các việc dối trá. Nội dung: “Cắt nghĩa bốn điều sau này: Một là những sự không nên thờ; hai là những sự không nên làm về đàng phụng sự; ba là những sự không nên bàn về đàng hiếu sự; bốn là những việc dối trá không nên tin không nên kiêng”. Phần: Điều thứ I -Những sự không nên thờ viết: “Vậy trong những cách lỗi nhân đức thờ phượng, kẻ có đạo năng dịp mắc phải hơn thì có ba sự này: một là thờ Thần Phật, hai là thờ Khổng Tử, ba là thờ ông bà bà ông vải”. “Thờ Khổng Tử - Ông Khổng cũng là người thế gian như Bụt đã nói trên này, là quân tử nước Ngô đã làm thày đồ dạy những chữ nghĩa, song chẳng biết cội rễ và cũng sau hết mình là làm sao, nên không làm thày dạy dỗ thiên hạ được. Cho rằng là người khôn ngoan lý sự phần đời hơn nhiều người khác, nhưng mà nó dạy điều gì có lập công, gì trước mặt Đức Chúa Lời đáng thờ lạy đáng tế lễ đáng cầu khấn ru?
Mà bây giờ dù Thần dù Phật dù Khổng Tử cũng đã chết cả rồi, còn có quyền thế cứu giúp phù hộ người ta làm sao? Hẳn thật ai tin nó thờ nó là thờ dối trá và làm tôi ma quỉ”(1).
Phần: Điều thứ II - Những sự không được làm về đàng phụng sự viết: “Trong nước này kẻ vô đạo thờ Khổng Tử như đấng thánh có phép phù hộ, cùng xin người giúp sức cho mình được sáng dạ, được thi đỗ đơm tế mời về hưởng cỗ bàn vân vân, ấy là những điều dối trá tỏ tường kẻ có đạo chẳng nên thông công sự ấy, khi làm ở nhà thày đồ, hay là trong dịp thi cử nơi văn miếu văn chỉ; Cũng không nên lạy thần vị bàn án đã lập mà thờ ông Khổng bao giờ”.
Hai tác phẩm của giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Trước hết là cuốn Phép giảng tám ngày. Đây là sách giáo lý đầu tiên bằng chữ quốc ngữ dùng cho cộng đồng tín đồ Công giáo ở Việt Nam lúc bấy giờ và còn ảnh hưởng lâu dài đến tận sau này. “Phép giảng tám ngày… là sách giáo lý trình bày trong mầu sắc minh giáo”(2). Sở dĩ tác giả Nguyễn Khắc Xuyên gọi như vậy là vì trong Phép giảng tám ngày, Rhodes dành một phần nội dung chỉ trích những tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam trong đó có Nho giáo, cho đó là đạo tà, đạo giả, dị đoan. Cuốn sách viết: “Trong Đại Minh còn giáo thứ ba, gọi là Đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng vì sự ấy trong Đại Minh thì lấy ông Khổng làm nhất mà gọi Thánh hiền, là Thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thể ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết đức Chúa cả làm nên mọi sự, là cội rễ mọi sự thánh, mọi sự lành, hay là chẳng biết. Ví bằng đã biết, mà làm thầy, thì phải dạy đầy tớ cho biết cùng, mà thờ đấy cho nên. Song le ông Khổng chẳng có làm sự ấy, vì vậy chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ”(3).
So với tác phẩm: Phép giảng tám ngày, thì tác phẩm: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài viết về Nho giáo và Khổng Tử có phần kĩ hơn: “Giáo phái thứ nhất và thời danh hơn cả là đạo Nho. Người khai sáng đạo này là một người Tầu tên là Khổng Tử, sinh sống ở nước Tàu, theo sử liệu vào cùng thời với Aristote bên Hi Lạp, nghĩa là vào khoảng ba trăm năm trước Thiên chúa giáng sinh. Người Đàng Ngoài tôn ông là thánh nhân, nhưng vô lý và trái lẽ, như tôi đã có lần thuyết phục họ. Bởi vì, theo tôi, nếu ngài được gọi là thánh nhân, thì ngài phải biết có một đức chúa Trời dựng nên trời và đất, nếu ngài không biết thì sao có thể là thánh được; không biết đấy là cội nguồn và là nguyên nhân mọi sự thánh, ngài chỉ thông truyền cho loài có lý trí bằng sự hiểu biết và yêu mến Thiên chúa cao cả. Nếu ông nhận biết, vì ông tự xưng là bậc tiến sĩ và tôn sư thì ông phải giảng dạy sự hiểu biết cần thiết cho sự cứu rỗi, đàng này ông không dạy rõ ràng trong kinh sách của ông, ông không đề cập tới Thiên Chúa nguyên lý mọi sự, thì sao có thể gọi ông là thánh(4).
Một trong những tác phẩm của Công giáo đề cập đến Nho giáo cần phải kể để là cuốn: Hội đồng tứ giáo (còn gọi là Hội đồng tứ giáo danh sư). Nội dung tác phẩm mang tính minh đạo. Thông qua một hội đồng mang tính giả định với tên gọi “Hội đồng tứ giáo” gồm 4 người đại diện cho 4 tôn giáo thời bấy giờ là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Công giáo, gồm Nho sĩ (Nho giáo), Thượng Tọa (Phật giáo), Đạo giáo (Pháp sư), Tây Sĩ (Công giáo). Bốn vị đại diện “ngồi với nhau”, tranh luận về ba vấn đề:
Nguồn gốc con người.
Sống phải làm gì?
Chết rồi đi về đâu?
Trong tranh luận Nho sĩ luôn là người bắt đầu, Tây Sĩ là người sau cùng để kết luận vấn đề và tất nhiên là bác lại ý kiến của đại diện 3 tôn giáo. Ví dụ:
Để trả lời vấn đề thứ hai (Sống ở đời làm gì), Nho sĩ (…) lấy lời Đức Khổng mà giảng rằng: Sống ở đời người ta phải tu ngũ đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, và giữ ngũ luân: Quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu. Thầy pháp sư đưa ra câu của đức thánh Lão tử: Vật vi, vật ý, vật biện (chớ làm gì, chớ có ý gì, chớ phân biệt). Vị Hòa thượng thì nhắc lại người ta phải tu ngũ đức: Thí của, giữ chay, chịu nhục, tu đức, giữ lòng thật. Lại cấm 5 điều: một là cấm sát sinh, hai là cấm trộn cướp, ba là cấm tà dâm, bốn là cấm nói dối, năm là cấm uống rượu. Tây sĩ cũng dựa vào Thánh kinh Công giáo: Người ta phải giữ Thập giới (10 điều răn), phải giữ Thất qui (7 phép bí tích)(5).
Với ba vấn đề tranh luận trên, Công giáo đã trực diện đi vào ba vấn đề căn cốt mà các tôn giáo phải lý giải. Về hình thức là tranh luận là đối thoại nhưng thực chất là độc thoại với chủ ý là đánh đổ các tín lý của Nho, Phật, Đạo, đề cao, xác lập tín lý Công giáo.
Hội đồng tứ giáo là cuốn sách có kỷ lục về lần xuất bản. Có tác giả cho rằng nhà in Tân Định (Sài Gòn) đã tái bản cuốn sách này tới 15 lần. Một bản in tại nhà in Thái Bình, tới 12 lần(6).
Việc cuốn sách được tái bản nhiều lần ở hai miền Nam, Bắc cho thấy hẳn cuốn sách đã có tác dụng rất lớn không chỉ trong việc minh đạo mà còn thể hiện trong đấu tranh về tín lý của Công giáo ở Việt Nam với Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:27 am

Xung đột từ phía Nho giáo
Bắt đầu từ thời Lê(7), Nho giáo được dùng làm hệ tư tưởng trị nước. Nhà Vua đồng thời là nhà Nho, các bậc đại thần cũng đều là là Nho sĩ. Họ bước vào chốn quan trường qua thi cử Nho học. Vì vậy cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của Nho giáo với Công giáo khá đa dạng và sinh động. Trước hết là cách nhìn nhận, phê phán của vua, chúa nhà Lê và tiếp theo là các vua Nguyễn qua các đạo dụ, qua các trước tác của nhà vua… Một quan điểm xuyên suốt cho đến khi nhà Nguyễn bãi bỏ lệnh cấm đạo (1874, Công giáo được xem là Tà đạo đối lập với Chính đạo - Nho học / giáo).
Thời Lê, năm Cảnh Trị thứ nhất (1663) đời vua Lê Huyền Tông, tháng 10, mùa đông. Nhắc rõ lai lịch cấm người theo tà đạo Gia Tô.
Trước đây có người Tây Dương gọi là Hoa Lang Di, vào nước ta, đem đạo dị đoan của Gia Tô lừa dối, dụ dỗ làm ngu muội dân chúng, những người quê mùa nông nổi phần nhiều tín mộ đạo ấy, họ lập tòa giảng, nghe giảng đạo, sự mê hoặc đắm đuối mỗi ngày càng rộng. Trước đã hạ lệnh đuổi người truyền đạo ấy đi, nhưng còn bọn tiểu nhân thấm sâu vào tập tục ấy chưa thay đổi được”(Cool.
Nhâm Thìn, năm thứ 8 (1712), tháng 3, mùa xuân, lại hạ lệnh cấm tà đạo Gia Tô. Triều đình đã nhiều lần ra điều lệnh cấm tà đạo Gia Tô nhưng quân và dân sở tại tham của đút lót của họ, che giấu lẫn nhau, nên đạo ấy lan ra làm người ta mê hoặc mỗi ngày một sâu rộng(9).
Năm 1754, tháng 9, mùa hạ. Lại cấm tà đạo Hòa Lan… Đạo Thiên chúa cũng gọi là “Thập tự giáo”. Giáo lý này dùng Thiên đường, địa ngục để phân biệt báo ứng về điều thiện, điều ác, cũng giống như đạo Phật, có thêm vào thuyết xưng tội, rửa tội nữa”(10).
Phong trào Tây Sơn nhìn nhận Công giáo là “Một tôn giáo không nhìn nhận cha, không nhìn nhận vua, không thờ kính thần linh”(11). Nhà Tây Sơn thực sự lo ngại ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo tới Nho giáo “Từ khi các nước phương Tây lén lút đưa đạo của họ vào trong vương quốc này, ta biết rằng sự tôn thờ Đức Khổng Tử mỗi ngày một giảm và hầu như hoàn toàn bị bỏ rơi”(12).
Do tính chất phức tạp của Công giáo dưới triều Nguyễn nên các văn bản của triều Nguyễn khi đề cập đến Công giáo là gay gắt. Trong Điều lệ hương đảng, ban hành năm Giáp Tý (1804) thời vua Gia Long viết: “Lại như đạo Gia Tô là tôn giáo nước khác truyền vào nước ta, bịa đặt ra thuyết thiên đường, địa ngục khiến kẻ ngu phu, ngu phụ chạy vạy như điên, tiêm nhiễm thành quen mê mà không biết”(13).
Thời vua Minh Mạng, năm 1834 ban hành Thập huấn điều giáo dục dân chúng trên nền tảng Nho giáo và do vậy cũng đồng thời đả kích Công giáo, coi Công giáo là Tà đạo “làm cho bại hoại luân lý, hư hỏng giáo hóa, không thể tin được” (Điều 7 - Sùng Chính học)(14).
Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), nhân việc tha tội cho dân ở phường Nam Dương Tây, tỉnh Quảng Trị vốn theo Công giáo nay xin bỏ, vua Minh Mệnh dụ Bộ Hình rằng: Đạo Gia Tô nguyên từ người Tây Dương đem vào truyền bá đã lâu, dân ngu phần nhiều bị mê hoặc mà không biết hối. Thử nghĩ : Cái thuyết thiên đường, tóm lại chỉ đều là chuyện hoang đường, không có bằng chứng. Hơn nữa không kính thần minh, chẳng thờ tiên tổ, rất trái với chính đạo. Thậm chí lập riêng nhà giảng, tụ tập nhiều người, cám dỗ dâm ô phụ nữ, lừa gạt lấy mắt người ốm. Những việc trái luân lý, hại phong hóa, điều ấy kể ra còn nhiều, thực đã phạm đến pháp luật”(15).
Những nội dung trên về cơ bản được nhắc lại vào năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) qua việc vua bảo Bộ Hình: “Thử nghĩ cái việc Thập ác, Giêsu, tóm lại chẳng có đạo lý gì, mà cái thuyết thiên đường, nước phép lại là vô lí. Thậm chí thác việc cầu hồn để lừa khoét con ngươi người (chết), mượn danh đồng trinh để dâm ô vợ con người ta, thương tổn phong hoá”(16).
Nhìn nhận Công giáo là tà đạo, không thờ tổ tiên, không kính quỉ thần đặt ra thuyết thiên đường, nước phép… cũng được các vua Thiệu Trị, Tự Đức nhắc trong các dụ.
Về trước tác đáng kể là tác phẩm Đạo biện (biện luận về đạo) trong Ngự chế văn tập của Tự Đức. Đạo biện ra đời có thể trước năm 1862. Trên cơ sở luận về đạo để rồi Tự Đức phê phán tín lý Công giáo: “Họ bảo Thiên Chúa tức là Thượng đế, Thượng đế là chúa tể của trời, tức là sáng tạo ra trời đất, vạn vật. Họ lại nói Thiên chúa không phải là trời, không phải là đất, không phải là lý, không phải là đạo, không phải là khí, không phải là tính, không phải là người, không phải là vật, không phải là quỉ, không phải là thần, đó là đầu mối của vạn vật, mà chính mình không bắt đầu từ đâu cả… đem so với Lão Tử khi nói “Vô danh là bắt đầu của trời vật, Đạo sinh ra một, một sinh ra hai” mới thấy thuyết của Gia Tô lại càng xuyên tạc thô sơ, họ chỉ biết mượn Thiên Chúa để che giấu cái dấu tích Gia Tô, và để làm văn hoa cho sự lầm lỗi vì đã thờ phụng xằng mà không kể gì đến gốc tích nữa”(17). Ở một đoạn khác Tự Đức phê phán: “Họ lại muốn người ta không được lễ tổ tiên, cha mẹ, thánh hiền, bảo rằng Thiên Chúa là gốc của nhân, vật, thần thánh, thì chỉ chuyên kính lễ Thiên chúa. Như thế họ lại càng sai lầm lớn lắm”(18).
Cách nhìn nhận, phê phán Công giáo của vua, chúa mà chúng tôi dẫn ra ở trên là do đứng trên quan điểm Nho giáo. Mặt khác có thể nói các vua, chúa, ngay cả vua Tự Đức một ông vua để tâm nghiên cứu Công giáo thì sự hiểu biết về Công giáo còn quá sơ sài. Thậm chí còn hiểu sai.
Bậc quân vương thì như vậy, các Nho thần hiểu biết về Công giáo thậm chí còn kém hơn, sai lạc hơn. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) nhân nhà vua định rõ điều lệ cấm chỉ tà giáo Tây Dương, Tả phó đô ngự sử viện Đô sát Phan Bá Đạt tâu nói: “Tà giáo Tây Dương làm say đắm lòng người, thực là một đạo kiệt hiệt hơn hết trong các đạo dị đoan…Mã Song khai rằng thầy thuốc nước hắn, nhân người sắp chết, khoét lấy mắt phơi khô, hợp với hai vị a nguỵ và nhũ hương, tán nhỏ chế thuốc, trị bệnh ho đờm. Lại tục truyền tà giáo Tây Dương thường khoét mắt người, và cho 1 trai 1 gái, ở chung một nhà có tường ngăn cách, lâu ngày động tình dục, nhân đấy rập cho chết bẹp, lấy nước (xác chết đó) hoà thành bánh (thánh) mỗi khi giảng đạo cho mọi người ăn, khiến cho mê đạo không bỏ được. Cả đến người theo đạo khi trai gái lấy vợ chồng, thì đạo trưởng đem người con gái vào nhà kín, lấy danh nghĩa là để giảng đạo, thực ra là để dâm ô”(19).
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của Nho giáo với Công giáo còn được thể hiện qua tác phẩm Tây Dương Gia Tô bí lục (Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương). Về tác giả, tác phẩm và văn bản đã được đề cập trong Lời giới thiệu của cuốn sách(20). Do khuôn khổ của bài viết chúng tôi không thể phân tích sâu những ý kiến của mình khi cho rằng tác phẩm Tây Dương Gia Tô bí lục là cuốn sách do các nhà Nho viết ra nhằm mục đích phê phán Công giáo. Đây là công trình của nhiều người mặc dù trên đầu sách có tên tác giả.
Nội dung cuốn sách đề cập có nhiều phần sai lạc và phóng tác bởi sự hiểu biết hạn chế và còn bởi chủ đích của cuốn sách. Cách hành văn nhiều chỗ thô thiển, đôi khi thô lỗ. Bởi vì chủ đích của cuốn sách là thông qua việc đề cập đến lai lịch, hành trạng chúa Giêsu và việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam, Trung Quốc để “đánh đổ” tôn giáo này về mặt học thuật. Điểm tựa để phê phán Công giáo là tín ngưỡng cổ truyền đặc biệt là hệ tư tưởng Nho giáo. Qua đó cũng chính là để xác lập tư tưởng Nho giáo.
Với độ dày hơn 300 trang cho thấy sự dày công của những nhà Nho khi soạn tác phẩm này. Vì vậy đây là cuốn sách dày nhất cho đến hết thời kỳ phong kiến mang nội dung đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của Nho giáo với Công giáo. Chỉ riêng điều này thôi đã cho thấy tính quyết liệt của cuộc đấu tranh.
Khi nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp thì trong nước nổi lên phong trào Văn thân đánh Pháp. Khẩu hiệu của phong trào là: Bình Tây, sát tả” với lời hịch:
Than ôi, đạo dối Giêsu đã xâm nhập vào nước ta, lời cầu nguyện của họ chỉ tin vào chúa Trời và Thánh Thần.
Giáo lý của họ dạy rằng trên trái đất này chẳng có vua, chẳng có cha mẹ.
Lập luận của họ vừa vô lý vừa ngược đời:
Tư cách của họ đầy rẫy sự kiêu ngạo. Họ cướp đoạt đất đai phì nhiêu để xây dựng nhà thờ cho đạo dối.
Về mặt đạo lý họ tìm cách làm băng hoại nước ta để biến nước ta thành Công giáo. Họ làm nhục đạo lý Khổng Mạnh.
Dung hợp
Nếu như xung đột chỉ diễn ra trên bình diện tư tưởng thì dung hợp giữa Nho giáo và Công giáo diễn ra đa diện.
Về bình diện tư tưởng: Bên trên là việc trình bày về xung đột, tuy nhiên các giáo sĩ Công giáo không thể không thừa nhận cái hay cái tốt của Nho giáo mặc dù còn hạn hẹp và chỉ dưới góc độ tìm hiểu. Alexandre de Rhodes có những nhận xét sau về Khổng Tử: “Thực ra Khổng Tử nhà hiền triết này, trong những sách ông để lại, có nhiều giáo huấn về thuần phong mỹ tục: như khi ông nói, trước hết hãy sửa mình mà muốn thế thì xét mình mỗi ngày ba lần để sửa điều lầm lỗi. Sau đó mới đem tâm trí và chuyên cần xếp đặt, điều khiển gia đình. Và sau khi đã cẩn thận chu toàn chức vụ đầu tiên này chứ không trước khi đó, thì bấy giờ mới lo dìu dắt và cai trị quốc gia.
Ông còn luận về nhiều điều liên hệ tới pháp lý dân chính, về xét xử các vụ kiện và thi hành công lý, do đó các tiến sĩ Đàng Ngoài nghiên cứu kinh sách của ông một cách chuyên cần như chúng ta khảo sát hiến pháp hay bộ luật. Ông còn trình bày và phân giải những châm ngôn về chính trị và luật pháp tự nhiên. Vì thế ông không nói trái với những nguyên lí của Kitô giáo và cũng không nói những gì phải bác bỏ hay bị kẻ tin theo lên án”(21).
F.Buzômi, giáo sĩ người Italia xuất hiện ở Đàng Trong ngày 18-1-1615 nhận xét về vai trò của Nho giáo như sau: “Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt Nam đã có một tổ chức rất cao, người dân Việt Nam có những đức tính, phong tục rất đáng khâm phục nó đã giúp rất nhiều vào công cuộc truyền giáo”(22).
Thuyết “tam phụ” hay thần học “tam phụ”: Thiên chúa là Cha do Alexandre de Rhodes khởi xướng là sự ảnh hưởng của tư tưởng tam cương: quân thần, phụ tử, phu phụ của Nho giáo. Trong tam cương - ba giềng mối trong xã hội - Khổng Tử đã đề cập đến hai cha: Phụ tử - con đối với cha mẹ, quân thần - vua là cha mẹ dân để rồi A.Rhodes thêm một phụ/cha, với quan niệm Thiên chúa là Thượng phụ.
Trong phép giảng tám ngày A.Rhodes viết: “Bây giờ ta phải có ba đấng bề trên gọi là ba cha, ta phải thờ, ở đấng nào cho nên đấng ấy. Đấng dưới là cha mẹ sinh thân xác cho ta; đấng giữa là vua chúa trị nước; đấng trên tức đức chúa trời đất, làm chúa thật trên hết mọi sự. Có ba đấng này ta mới được sống, được ở. Vì chúng ta có cha mẹ, thì mới được thân xác thịt này sinh ra mà chớ… Vua Chúa cũng gọi là cha cả và nước cùng các dân. Chẳng có vua chúa, thì nước ở an lành chẳng được… Ắt thật thượng phụ là cha cả, chúa cả trên hết mọi sự, có thưởng có phạt trọng”(23).
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:28 am

Tư tưởng tam cương, ngũ thường còn được Công giáo vận dụng để hướng dẫn tín đồ sống đạo theo tín lý trong đó có việc hôn nhân. Công giáo đề cao hôn nhân một vợ một chồng gọi là “phép nhất phu, nhất phụ”. Thư của giám mục Hermosilla (Liêm) coi phép nhất phu nhất phụ thuộc về “cương” phu, phụ trong tam cương. Thư viết: “Các quân tử cứ lẽ tự nhiên đã suy đến sự ấy đã kể phép nhất phu, nhất phụ trong ba giềng mối can hệ nhất trong thiên hạ quen gọi là tam cương… Ví bằng người ta cẩn thận giữ cho phải mlễ trong việc nhất phu, nhất phụ thì các việc khác liền được an”(24).
Công giáo dù tạo ra chữ quốc ngữ nhưng một thời gian dài cho đến tận đầu thế kỷ XX kinh, bổn, giáo lý… lại soạn, in bằng Hán - Nôm mà dân gian quen gọi là chữ Nho. Tín đồ được xem là có hiểu biết trong xứ, họ đạo, làng Công giáo cho đến trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 là những người biết “chữ Nho”, những người “Nho học”. Họ học chữ “Thánh hiền” bởi các “thầy đồ” ở làng lương. Họ được phép mang đồ lễ tặng thầày đồ, chỉ không được thờ cúng, bái lạy KhổngTử. Vì sợ tín đồ học “chữ Nho” với lương dân có thể bị chế nhạo, bị lôi kéo, nên với các xứ, họ đạo, làng Công giáo nào có “thầy đồ” là người Công giáo thì giáo dân phải học họ không được học thầy đồ là lương dân. Một trong những họ (hội đoàn) ra đời sớm là hội Nho gia tập hợp những thầy đồ là tín đồ Công giáo(25).
Chính vì vậy mà Công giáo đã để lại cho dân tộc một di sản Hán - Nôm quen gọi là Nôm đạo khá đồ sộ.
Tư tưởng Nho giáo thể hiện ở một số công trình kiến trúc Công giáo và cả trong những câu đối ở nhà thờ Công giáo. Nhà thờ chính toà Phát Diệm (Kim Sơn - Ninh Bình) mặt bằng kiến trúc theo hướng Bắc - Nam. Giữa ao hồ dựng tượng chúa Giêsu làm vua nhìn về hướng Nam, hai tay giang rộng. Hướng Nam là hướng của Thánh nhân theo quan niệm: Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ. Thánh nhân nhìn về hướng nam nghe thiên hạ giãi bày. Nhà thờ đá trong khu quần thể nhà thờ chính toà tạc biểu tượng lưỡng nghi/âm dương phía mặt sau hình sư tử và phượng hoàng. Chấn song phương đình là hình thân trúc. Trúc là biểu hiện tính ngay thẳng của người quân tử.
Nhà thờ xứ An Vân (Huế) có đôi câu đối.
Đạo sở cộng do chính tại càn khôn sắc bàng bạc
Nhân viết dư tri, cái vu tạo hóa tố uyên nguyên.
Dịch:
Đạo là con đường ai cũng phải đi, chính vì khắp càn khôn dáng của Thiên chúa luôn bàng bạc.
Người ta nói rằng: tôi biết (có Thiên Chúa) thấy công trình tạo hóa, ta phải truy tầm nguồn gốc.
“Đạo sở cộng do” là lấy lời của Khổng Tử trong câu: Đạo lộ dã, nhân sở cộng do. Hà nhân xuất bất do hộ.
Về phía Nho giáo, đại biểu của nó là tầng lớp Nho sĩ trên thực tế ít thấy có sự dung hợp với Công giáo. Điều này thật dễ hiểu bởi tư tưởng trung quân cũng có nghĩa là trung thành với hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà vua sử dụng làm hệ tư tưởng chính thống. Khi nhà Nguyễn bãi bỏ lệnh cấm đạo thay đổi cách nhìn với Công giáo thì triều đại này dần dần mất vai trò trên chính vương quốc của họ. Nho giáo theo đó cũng tàn lụi dần để rồi chỉ còn là lớp trầm tích trong văn hóa Việt.
Tuy nhiên chính vào lúc Nho giáo tàn lụi người ta lại thấy lóe sáng tư tưởng của các nhà Nho cuối mùa của phong trào Đông Kinh nghĩa thục hồi đầu thế kỷ XX đề cao chữ quốc ngữ. Coi đây là một trong sáu đường mở mang dân trí. Việc các nhà Nho bỏ chữ thánh hiền dùng chữ quốc ngữ do các giáo sĩ Công giáo tạo ra rõ ràng là một “đột phá khẩu” về canh tân.
Con đường đầu tiên được đặt ra là: Dùng văn tự nước nhà “Phàm người trong nước đi học nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên, để trong thời gian vài tháng đàn bà, trẻ con cũng đều biết chữ; và người ta có thể dùng quốc ngữ để ghi việc đời xưa, chép việc đời nay, và thư từ thì có thể chuốt lời và đạt ý. Đó thực là bước đầu tiên trong việc mở mang trí khôn vậy”(26).
Nguyễn Hồng Dương
Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Chú thích:
1. Sách thuật lại các thư chung địa phận Tây Đàng Ngoài, In tại Kẻ Sở 1908, tr.602-603.
2. Alexandre de Rhodes: Phép giảng tám ngày. Tủ sách Đại Kết. 1993 tr.XXIII.
3. Phép giảng tám ngày. Sđd, tr.112-113.
4. Alexandre de Rhodes: Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài. Tủ sách Đại Kết 1994, tr.39-40.
5. Linh mục Nguyễn Hưng: Sơ thảo thư mục Hán Nôm Công giáo, Lưu hành nội bộ, 2000, tr.187.
6 Sơ thảo thư mục Hán Nôm Công giáo, đd, tr.81.
7. Đây là nhận định của tác giả, song thực chất thì ngay từ thời Lý đã dựa theo Nho giáo để tổ chức Nhà nước và sang thời Trần thì bộc lộ rõ ràng hơn việc sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng trị nước (BT)
8. Khâm định Việt sử thông giám Cương mục. Tập II, Nxb. Giáo dục, H. 1998, tr.300-301.
9. Khâm định Việt sử thông giám Cương mục, Sđd, tr 140.
10. Khâm định Việt sử thông giám Cương mục, Sđd, tr 627.
11. Launay A. Histoire de la Mission de Cochinchine. Vol III, tr.117 Dẫn theo Trương Bá Cần: Công giáo Đàng Ngoài thời Giám mục Pigneau (1771-1799). Tp. Hồ Chí Minh 1992.
12. Louvet E.L. Lacochinchine religieuse, tome I, tr.517. Dẫn theo Nguyễn Quang Hưng: Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802-1883), Nxb. Tôn giáo, 2007, tr.159.
13. Đại Nam thực lục chính biên. T3, Đệ nhất kỉ, Nxb. KHXH, H. 1963, tr.168.
14. Đại Nam thực lục chính biên, T4 (Tái bản lần 2), Nxb. Giáo dục, H. 2004, tr.235.
15. Đại Nam thực lục chính biên, T11, Nxb. KHXH, H. 1964, tr.236.
16. Đại Nam thực lục chính biên, T21, Nxb. KHXH, H. 1969, tr.100.
17. Tự Đức: Đạo biện trong Tự Đức ngự chế văn tập. Tư liệu Viện Triết học, tr.44.
18. Tự Đức: Đạo biện, Sđd, tr.46.
19. Đại Nam thực lục chính biên, T17, Nxb. KHXH, H. 1966, tr.243.
20. Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường… Tây Dương Gia Tô bí lục, Nxb. KHXH, H. 1981, tr.111-25.
21. Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài, Sđd, tr.39-40.
22. Dẫn theo Nguyễn Hồng: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. T1 Hiện Tại, Sài Gòn 1959, tr.57.
23. Phép giảng tám ngày. Sđd, tr.17-24.
24. Những thư chọn trong các thư chung các đấng Vicariô Apôstôlicô và Vicariô Prôvinciale về dòng ông thánh Du Mingô đã làm tự năm 1849, Quyển thứ 2. In tại Kẻ Sặt 1903, tr.63.
25. Xem: Sách thuật lại các thư chung địa phận Tây Đàng Ngoài In tại Kẻ Sở, 1908, tr.209-210; 228-229.
26. Đặng Thai Mai: Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX Nxb. Văn học, H. 1974, tr.216./.
Thông báo Hán Nôm học 2008; tr.196-211
*Tác giả Nguyễn Hồng Dương là PGS. TS,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện KHXH VN)
Theo Nguyenxuandienhannom.blog
http://nguyenduyxuan.net/t-liu/lich-su-van-hoa/2057-mi-quan-h-gia-nho-giao-va-cong-giao-vit-nam-nguyn-hng-dng
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:31 am

ÐỐI THOẠI VỚI MỘT PHẬT TỬ
LỜI NGỎ
Anh Hai Bảo Lộc, một người trí thức Phật Giáo đã viết thư nêu lên những thắc mắc về đạo Chúa. Tôi hân hạnh trả lời cho anh Hai những gì mà tôi biết, tôi tin và kinh nghiệm về Dạo Chúa. Ðó là nguyên nhân và diễn tiến cuộc đối thoại nầy.
Ðọc những lá thư phê bình đạo Chúa và ca ngợi đạo Phật của anh Hai, tôi thấy mình phải giúp anh Hai hiểu rõ hơn về Ðạo Chúa trong tôi cũng như về đạo Phật của anh ấy. Cũng nhờ những lá thư của anh Hai, tôi nhớ lại một số kinh nghiệm của mình sau 15 năm tu học trong Phật Giáo và vài chục năm được sống trong Ðức Tin Chúa Cứu Thế Jesus Christ. Cả 08 bức thư hỏi đáp của chúng tôi trong sách nầy đều là sự thật. Hy vọng những lá thư nầy sẽ giúp độc giả có thêm một nét rõ hơn giữa Phật Học và Thánh Kinh. Tôi đã xin phép anh Hai để in những lá thư nầy thành sách hầu mong sự góp ý của nhiều thức giả uyên bác hơn chúng tôi về hai tôn giáo nầy. Ngày xưa tôi rất thích câu kinh trong Phật Giáo: "Ðạo cảm thông không thể nghĩ bàn". Ðúng thế, con người với nhau không làm sao thấu suốt hết đạo lý cao siêu. Nhưng ai ở trong Chúa Cứu Thế Jesus Christ đều được Thánh Linh Ngài soi sáng để thấy những điều cao siêu mà con người phàm tục không thể nào thấy nổi.
Quyển sách nầy đã được in chui tại Việt Nam vào năm 1997. Nay tôi gởi đến quý độc giả Việt Nam ở hải ngoại.
Xin cám ơn Anh Hai Bảo Lộc, người đã mở đầu cuộc đối thoại nầy.
Tôi xin dâng lời tạ ơn lên Thiên Chúa, Ðấng dựng nên vạn vật, nhân loại, trong đó có quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Tôi cũõng luôn nhớ đến công ơn cha mẹ, thầy, bạn và cả những nghịch cảnh đã dạy tôi trở nên một người Việt Nam trong dòng dõi Việt dưới bầu trời nhỏ bé quê tôi. Dù đã trải qua nhiều thử thách cam go, nhưng trong ơn Chúa, tôi luôn tìm thấy ý nghĩa cao quý của cuộc sống nầy.
Amen. Halelulla. Nguyễn Huệ Nhật,
Người Tín Ðồ của Chúa Jesus Christ Giữa Buổi Giao Thời của Thế Kỷ 20 và 21.
Chương Một
Bảo Lộc 20/7/1997.
Kính anh Huệ Nhật
Nhận được thư và ảnh đã lâu, lúc nhận tôi đang ở vườn, gần núi trong khu vực Tứ Quí, nên chẳng viết thư trả lời cho anh được, mong anh thông cảm và cám ơn thư + ảnh của anh.
Sau hôm anh về, tôi nhận được thư của Dr. Jahn, thư viết đi từ Rwanda. Ông ta đang giải phẩu cho trẻ em tại đó. Hành động của ông ta liệu có hơn một vị sư, một vị linh mục, một vị mục sư không? Có lần ông ta viết cho tôi rằng: "Giáo đường của tao là bịnh viện. Thượng Ðế của tao là trẻ em thoát khổ. Tại sao người ta cứ nhân danh cái nầy, cái nọ để mà đấm đá nhau, thậm chí cả một trăm năm mà không thắng bại".
Cách đây hơn một tuần, có thằng bạn cũ, bây giờ là Tin Lành, nó khuyên dụ tôi bỏ đạo Phật để theo đạo Tin Lành của nó. Ðối với tôi, tôi không còn bận tâm những thứ ấy nữa. Thượng Ðế là gì? Câu trả lời là ngôn ngữ của thế gian không có cho loài người sử dụng.
Việc anh theo Tin Lành là việc của anh, tôi không dám đụng chạm. Riêng tôi, tôi đã đọc quá nhiều về Phạm Công Thiện. Paul Tillich, Nikos Kazantzekis. Ðứa con hoang không cần một bữa ăn thịnh soạn, như cái thằng ma tuý thèm hút thèm choát.
Xin lỗi anh đã viết những điều nầy không đáng viết. Thành thật xin lỗi anh. Tôi vẫn chưa viết cho Alfred, khó cái là nhờ tôi dịch một bức thư ra tiếng Anh, thư của Ðinh Minh Dung.
May God bless you. Yours, Ph. V. Hai.
***
Saigon ngày 2. 8. 97
K
ính anh Phan Văn Hai
Cám ơn anh đã viết thư cho tôi. Thật đáng quý khi chúng ta thẳng thắn trao đổi những điều khác nhau trong niềm tin của mỗi chúng ta. Sự kiện Dr. Jahn yêu quí anh cũng là một yếu tố để tôi tin tưởng anh Hai hơn. Tôi nghĩ anh không bao giờ muốn đụng chạm đến đức tin trong Chúa Jesus của tôi như anh đã nói. Nếu anh nêu lên những thắc mắc về đức tin của tôi, tôi rất thích được trao đổi cùng anh. Có bạn để chia xẻ niềm tin, và học hỏi đạo lý cao siêu với nhau thì quí hóa lắm. Do đó tôi mạo muội phúc đáp thư nầy cho anh, và tôi trao đổi với những thắc mắc trong thư anh.
*1. Tôi rất quí Dr. Jahn và lòng tốt của ông ấy. Nhưng tôi không so sánh Dr. Jahn với bất cứ một vị sư, một mục sư, hay một linh mục nào. Tu sĩ cũng có nhiều loại và nhiều hạng khác nhau. Tuy nhiên chúng ta khó có thể xem ai hơn ai, ai kém ai. Mỗi người có một giá trị riêng. Kẻ xấu nhất cũng có một vàøi đức tính tốt mà đôi khi kẻ tốt không có được. Ngược lại kẻ tốt cũng có khi còn một vài đức tính xấu hơn cả kẻ xấu. Con người có thể tốt mặt nầy nhưng lại xấu ở một mặt khác mà mình không thể hiểu hết. Nhân vô thập toàn mà!. Một người có lòng tốt như Dr. Jahn thì cũng hiếm lắm. Dr. Jahn thật là diểm phúc khi ông có đủ điều kiện giúp những người lâm hoàn cảnh nghiệt ngã. Ông ấy xem bịnh viện là giáo đường theo nghề nghiệp của ông. Thật ra bịnh viện hay chợ búa, hay đầu đường cuối phố đều là giáo đường hết cả. Vì Thượng Ðế là Ðấng vô sở bất tại. Có người nói cô nhi viện là giáo đường, hay viện dưỡng lão, hay nơi tù tội mới là giáo đường. v. v. Tùy theo quan niệm sống của họ. Bởi thế có câu: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Tôi cũng đã được nhìn thấy bao cảnh đau đớn trong bịnh viện, nhờ đó lòng mình cảm thấy cần nghe lời Chúa hơn nữa. Alfred Jahn giúp cho nhiều em bé thoát khỏi tật nguyền trên thân thể, nhưng nào ai biết được về tâm linh của các em ấy có thể thoát khỏi tật nguyền khác hay không? Ngồi một chỗ như anh để khen việc tốt của người ấy, rồi chê người khác thì khó thấy chân lý lắm. Có những người bị tật nguyền trên thân thể, nhưng họ sống hạnh phúc trong tâm linh. Ngược lại cũng có những người được đựng nên với thân thể khỏe mạnh, đẹïp đẽ, nhưng cuộc sống của họ đầy hư hỏng, đau buồn. Những đứa trẻ bị tật nguyền trên thân thể và được bác sĩ Jahn chữa trị, nhưng có những đứa trẻ khác bị tật nguyền trong tâm linh thì các vị mục sư, linh mục hơn là cần bác sĩ ngoại khoa lỗi lạc như Alfred Jahn. Chưa nói đến việc bác sỹ Alfred Jahn chỉ chữa trị cho một sồ nhỏ trẻ em tật nguyền mà thôi, còn số lớn các em ấy được hàng vạn bác sỹ khác chữa trị. Nhìn một hạt cát trong sa mạc không bao giờ thấy hết cả sa mạc. Con số những đứa trẻ thiếu giáo dục và bị hư đốn nhiều gấp ngàn lần các em đau yếu trong bịnh viện. Vậy mỗi một lãnh vực sống và phục vụ trong thế giới con người đều có một giá trị đặc thù. Anh Hai đồng ý chứ? Một con người, dù tốt đến mấy cũng chưa phải là tất cả đâu anh Hai ạ.
*2. Afred Jahn và nhiều người đều thắc mắc tại sao loài người ham đấm đá, hơn thua hằng trăm năm mà không thể chấm dứt? Ðiều nầy dễ hiểu thôi. Kinh thánh cảnh báo rằng: Trong thời kỳ cuối rốt, tội lỗi gia tăng, tình yêu nguội dần. Người ta thường ích kỷ, tham lam, khoe khoang xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn... ưa thích sự vui chơi hơn là ưa thích Nứơc Ðức Chúa Trời. . . Bề ngoài thì có vẻ nhơn đức nhưng bên trong thì chối bỏ quyền phép của sự nhơn đức đó (Timôthê II, đọan 3 câu 1-5). Tóm lại tội lỗi có năng lực điều khiển con người hơn là con người điều khiển tội lỗi. Nếu quay lòng trở về với Thượng Ðế, anh sẽ kinh nghiệm được sự sống phước diệu kỳ của Thiên Chúa. Tìm về với Thượng Ðế là từ bỏ con đường nghịch tử mà trở lại làm hòa với Thiên Chúa (II Corinto:20c)
*3. Về một người bạn của anh nay theo Tin Lành và khuyên anh bỏ Phật Giáo, tôi nghĩ đó cũng là mỹ ý của anh ta. Tuy nhiên nếu anh Hai thấy Phật Giáo có nhiều cái hay hơn thì anh cứ khuyên ngược lại ông bạn đó. Khi có niềm tin và hạnh phúc thật, người ta vui mừng và sốt sắng nói cho bạn bè biết. Ðiều đó đáng tôn trọng lắm chứ. Phải không anh Hai?
*4. Về chữ Thượng Ðế là gì. Coi vậy mà rất khó trả lời anh Hai ạ. Ví dụ Niết Bàn là gì? Phật là gì? Tất cả các câu giáo khoa trả lời trong sách chỉ là chữ viết trên giấy. Ðiều quan trọng là chúng ta sống thế nào để thể hiện bổn tính thiêng liêng của các đấng thiêng liêng khi chúng ta tin theo quý Ngài. Những đứa trẻ mồ côi cần có tình yêu cha mẹ hơn là cần nghiên cứu về tình yêu cha mẹ. Thượng Ðế không phải là hai chữ Thượng Ðế như anh Hai nghĩ. Ý tưởng của loài người rất hạn hẹp, không làm sao hiểu thấu Thượng Ðế đâu. Chỉ có những người ở trong Thượng Ðế; biết lắng nghe Ngài, biết sống theo Lời Ngài trong Kinh Thánh mới cảm nghiệm được Thượng Ðế là gì trong từng giây phút cuộc sống đi qua. Thượng Ðế đã mặc khải chính Ngài cho tôi, do đó tôi tin Ngài dễ hơn là không tin Ngài. Dù người ta không tin Ngài thì Ngài vẫn hiện hữu. Ai không tin Ngài chẳng bao giờ nếm được sự sống của Ngài. Ðức Tin là một phần thưởng, một ân huệ, một món quà quý báu mà Thượng Ðế ban cho nhân loại. Không tiếp nhận Ðức Tin của Chúa là một điều đáng tiếc. Người khước từ Ðức Tin của Thượng Ðế là người tự giam mình trong giới hạn phàm nhân tội lỗi mãi mãi.
*5. Anh đề cập đến PCT và các thức giả khác... Anh tự cho rằng đã đọc quá nhiều sách của PCT... Tôi đã có dịp sống gần ông ấy. Tôi cũng biết cách tu hành thực tế của ông ta nữa. Tôi đã từng là học sinh của PCT về môn "Ðạo Học", nhưng tôi cũng có những điều khác muốn chỉ bày cho PCT anh Hai ạ. Ông ấy là một người thông minh, nhưng ông ấy không phải là một người mẫu về tri thức và hiểu biết cho tôi được. Anh Hai nên nhớ rằng trí thông minh của con người không do mình tạo ra đâu. Dù thông minh đến mấy cũng không hiểu hết lẽ nhiệm mầu của Thượng Ðế. Nếu chúng ta gộïp hết sự hiểu biết của con người tự cổ chí kim cũng không đáng chi so với vũ trụ mênh mông đã được Thượng Ðế dựng nên. Kinh Thánh ghi lời Chúa phán rằng "Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu. Vả, như mưa và tuyết xuống từ trên trời và không trở lại nữa, mà đượm nhuần đất đai, làm cho sanh ra và kết nụ, đặng có giống cho kẻ gieo, có bánh cho kẻ ăn, thì lời nói của ta cũng vậy đã ra từ miệng ta thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta sai khiến nó. Vì các ngươi sẽ ra đi vui vẻ, được đưa đi trong sự bình an. Trước mặt các ngươi, núi và đồi sẽ trổi tiếng ca hát, mọi cây cối ngoài đồng sẽ vỗ tay. Cây tùng sẽ mọc lên thay cho bụi gai, và cây sim sẽ lớn lên thay cho gai gốc; điều đó sẽ làm cho biết danh Ðức Giê-hô-va, và là một dấu đời đời không hề tiệt diệt. " (Ê-sai 55:8-14).
Bộ óc con người chưa đủ khả năng hiểu hết tất cả những điều cần hiểu đâu. Theo Kinh Thánh thì trong con người mình có hình bóng Thượng Ðế, nhưng đã bị đánh mất vì tội lỗi. Ai quay lòng về với Ngài, Ngài sẽ tái lập hình bóng thiêng liêng ấy vào trong họ. Nhờ đó mà người ta nối lại mối giây liên lạc với Ngài. Từ đó con người nhận biết Ngài và chân lý của Ngài chứ không phải chỉ nhờ kiến thức sách vở thôi đâu.
Ngoài Kinh Thánh, tôi cũng đọc một số sách khác, nhưng không nhiều lắm. Ðọc sách cũng như quan sát sự vật, lắm khi cái giả trông đẹp hơn cả cái thật. Nếu người quan sát không đủ nội công và ngoại lực thì không hiểu rốt ráo đâu. Anh Hai có nghĩ vậy không? Ngày mai tôi đi về Huế, Quảng Trị. Tôi viết thư nầy cho anh lúc nửa đêm. Sáng mai bỏ vào thùng thư trước khi lên xe đò. Ðây là nỗi lòng của tôi, tôi viết ra một cách mộc mạc cho anh, vì tôi yêu quí anh. Kính chào và chúc anh bình an trong thân thể và tâm hồn một cách dồi dào.
Nguyễn Huệ Nhật.
Chương Hai
Bảo Lộc, mùa Vu Lan 1997.
Kính anh Huệ Nhật,
Thank you very much for your nice letter. I ' m sorry. Xin anh đừng đánh giá tôi qua sự quen biết với Bác sĩ Jahn. Có thể tôi là đứa mất dạy. Ðó rồi anh sẽ xem. Mỗi con người trên trần gian nầy, một khi đã chọn cho mình một con đường thì cố mà đi nốt con đường của mình. Ông Jahn chọn cho mình cái nghề bác sĩ, thì phải có trách nhiệm mà cái nghề đó vạch ra. Không ai bắt mình phải làm bác sĩ cả. Liệu làm được thì làm, đã làm thì đừng trốn tránh trách nhiệm. Do vậy mà tôi chơi với ông ta. Liệu có ông sư nào, mục sư nào, linh mục nào làm được như ông ta không? Ai bắt họ gánh trách nhiệm ấy? Tự họ chọn mà. Kẻ nào không hoàn thành trách nhiệm mà mình đeo mang thì tôi xem kẻ ấy không ra gì. Ðừng đổ thừa rằng tại thế nầy thế nọ. Anh nói: "Nhưng nào ai biết được về tâm linh của các em ấy có thể thóat khỏi tật nguyền hay không?!" Ai chịu trách nhiệm nầy? Ai sinh ra nó? Ai làm cho nó bị? Mà để cho Bác sĩ Jahn phải nhọc nhằn. Một kẻ thì tung, một kẻ thì hứng. Muốn nói chuyện với anh thật nhiều, nhưng tay viết khó khăn do ảnh hưởng của tai biến mạch máu não, đành phải thu gọn lại. Thư anh làm cho tôi nhớ lại những điều nầy:
1. Ðã trót tương phùng trong một quán, dẫu trà ôi, chuyện nhạt cũng là duyên.
2. Phẩm Phương Tiện và thí dụ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
3. Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn, vô lượng sinh tử, ư kim hận hỉ
4. Meister Eckhart, tu sĩ dòng tu Dominicain của Thiên Chúa Giáo thời trung cổ đã có cái nhìn về Thượng Ðế rất lạ lùng. Năm 1327, Eckhart chết, hai năm sau, Ðức Giáo Hoàng Jean XXII đã kết án khai trừ tư tưởng Eckhart. Ông ta đã phá hoại một cách vũ bão không như Luther đã nhẹ nhàng tách mình ra khỏi giáo hội và sửa sai lại để làm nên hội thánh Tin Lành.
5. Nietzsche nói "Das Gott tot ist"
6. Paul Tillich là mục sư trong Hội Thánh Tin lành Luther. Anh tìm đọc cuốn The Courage To Be của ông để biết đưộc cái nhìn của ông về Thượng Ðế.
7. Với anh (trở lại điều 2 ở trên) chỉ là vị thầy tu thường của Phật Giáo, đã cải đạo. Trong giáo hội (Phật Giáo) và ngoài xã hội, anh chẳng là cái gì cả.
Riêng phần tôi: 1. Nếu trong thư trước tôi có đề cập đến PCT là một việc làm sai trái trong trường hợp ấy. Tôi cũng trân trọng ông ta. Anh có biết ông ta từng là tín đồ Thiên Chhúa Giáo, từng là một chủng sinh không?
2. Xin lỗi anh! Tôi không biết gì nhiều về cơ cấu Tin Lành. Chỉ biết Tin Lành qua Thiên Chúa Giáo. Tôi cũng đã đọc Thánh Kinh. Trước 1975 tôi có 1 cuốn, nay thì không còn; anh có cho tôi một cuốn, được chứ?
3. Bác sĩ Jahn đã bày tỏ với tôi về quan điểm tín ngưỡng duy thực tế. Về phương diện sự của ỗng thì tuyệt vời. Ðáng trân trọng. Ðừng có biện minh ông ta có điều kiện mà chính vì ông ta yêu thương Thượng Ðế mà hành động
4. Lý lịch trích ngang của tôi:
• 1948 gia nhập đồng ấu phật tử.
• 1958 tốt nghiệp Lộc uyển, có cơ hội nhìn lại đức tin của mình.
• 1960 tốt nghiệp A- Dục, có cơ hội cũng cố đức tin của mình vào Phật.
• Nay là huynh trưởng cấp Tín, nên thường nghiên cứu các đạo giáo khác, vì lúc nào cũng sống và làm việc theo giáo pháp nhà Phật. Và có thể nói như Paul Tillich rằng: "We must be ourseves, we must decide where we go. (The courage to be, trang 148).
5. Niềm tin vô úy. Gieo rắc sợ hãi và đe dọa là thái dộ không thể chấp nhận được. "Yết đế yết đế, ba la yết đế... " Anh còn nhớ không?
6. Với kinh Kim Cang thì mọi tư tưởng trên đời đều đi đong cả kể cả tôn giáo.
7. Anh đã đọc "Chơn Giả Luận" chưa? Cuốn sách nhỏ mà những người tin Chúa đã làm để vinh danh Chúa và chưởi Phật Giáo. Bên Phật Giáo cũng đối đáp trở lại bằng cuốn sách nhỏ, tuồng như "Tập tranh luận". Hồi tu bên Phật Giáo, anh đã đọc chưa? Tính tôi tò mò, nên ai nói gì tôi cũng ngẫm nghĩ xem sao. Cho nên biết nhiều cái vặt vãnh.
8. Về Thượng Ðế thì thầy Thích Giác Ðức đã cho tôi một câu trả lời thật hoàn chỉnh và gọn. Ở cái cõi Ta Bà nầy, nếu có ngẫm nghĩ thì không thể nuốt được.
9. Tin Lành và Thiên Chúa Giáo dã đánh nhau hơn 100 năm (thánh chiến) chưa đủ, đang chuẩn bị đánh nhau nữa ở Bắc Aùi Nhĩ Lan đó. Ai bảo họ đánh nhau? Ai? Tại sao?
10. Cũng không có thời giờ để đọc lại thư nên cũng phạm nhiều lỗi về chính tả và về văn viết, về cái lịch sự. Xin anh bỏ qua cho. Viết vậy mà cũng dài thật. Phải chi cái tay của tôi đừng tệ, chắc còn viết nữa.
Trân trọng kính chào anh.
Ph. v. Hai, pháp danh Minh Thông, Pháp hiệu Tịnh Giác.

Chương Ba
Bảo Lộc 30. 9. 1997
Kính anh Huệ Nhật,
Tôi đã nhận và đã đọc thư anh. Cám ơn anh về cái thư ấy. Ðọc đến cái thư ấy tôi mới biết phần nào lý do anh cải đạo.
- Một cao tăng nào đó đã cư xử với anh thế nào đó trong suốt 32 năm. Thật là phí phạm, thời gian luôn luôn là vàng bạc.
- Ðã được Thiên Chúa mặc khải. Trăm lần nghe không bằng một lần thấy.
Với những điều đó đã củng cố đức tin của anh vào Thiên Chúa. Tôi viết thư với anh cũng để xem cái kinh nghiệm mà anh có được nhờ sự mặc khải. Nhưng qua thư anh, tôi thấy Thiên Chúa chẳng là gì cả. Ví dụ như:
* 1. Khi tôi đề cập đến Tin Lành và Thiên Chúa Giáo đánh nhau. Anh không có được kinh nghiệm do Thiên Chúa mặc khải để rao truyền cho tôi. Anh lại cầu hòa bằng cách so sánh với vài cái hiện tượng xấu bên Phật giáo. Tôi cứ tưởng những tôn giáo thờ Chúa, luôn luôn có Chúa bên cạnh dẫn dắt, chứ tôi đâu có ngờ.
* 2. Anh đề cập đến đời thường của PCT. Tôi nghĩ anh nên đi xưng tội đi. Ờ mà quên, bên Tin Lành có cái lệ đi xưng tội không? Tại sao tôi nói thế? Vì theo quan điểm (đức tin) của những Christians thì PCT đã hành động theo luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã tạo ra. Thiên Chúa đã rút bớt cái xương sườn của Adam để tạo cho ông một người nữ Eva. PCT đã vâng ý Chúa. Tôi tâm đắc điều đó và ai nữa.
- Chính Luther cũng đã không vượt qua được điều đó, nên đã tách mình ra khỏi Thiên Chúa giáo và thành lập Tin Lành (gạt bỏ những nghịch lý trong T. C. giáo)
- Tôi đọc cuốn Văn Sử Ðịa TC chương nói về đời sống tồi tệ dâm loạn của những vị Giáo Hoàng. Tôi càng lấy tâm đắc ấy để binh vực các vị ấy.
Cái gì hợp với tự nhiên là vâng ý Chúa. Họ vâng ý Chúa thì làm sao mà trách.
* 3. Anh viết "nếu câu nói của Paul Tillich mà được mặc khải, được tái sinh con người mới thì chắc chắn là đúng. Những người như Meister Eckhart, Nicolai Berdyaev, Paul Tillich đã ăn cơm của Chúa mòn răng mà cũng lung lay niềm tin.
* 4. Cũng về trường hợp Paul Tillich, anh viết "câu trên chỉ là một logic như muôn ngàn logic" nói thế thì hết rồi. Tận ngôn rồi.
* 5. Nếu PCT không hành động như thế thì PCT đã trở thành thần tăng rồi.
* 6. Anh viết, nhưng anh viết thành hàng dài, tôi ngắt lại cho dễ đọc, như:
bận bịu thê nhi,
bất kỳ tài sản,
bất mãn hư danh,
tam bành lục tặc,
hục hặc nội tâm,
âm thầm lo lắng,
liến thoắng lo toan,
chứa chan vui vẻ,
mạnh khoẻ ù ù,
đường tu êm ái,
thoải mái trần lao,
hư hao bóng tối,
bối rối gạo tiền,
ưu phiền sinh tử,
mệt lữ sinh nhai,
lai rai sinh đẻ,
..........
..........
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:32 am

Cứ mỗi câu là biểu tượng cho một hạng người. Thành ra một lũ người hỗn mang. Mà chính họ được Thiên Chúa tạo ra. Bây giờ lại đổ thừa cho tội nguyên thỉ. Adam và Eva ai tạo ra? Thế giới nầy do mình bày ra rồi lại giận dữ. Hứa hẹn rất nhiều mà làm thì chẳng được bao nhiêu, xin lỗi anh.
* 7. Tôi là người tin Phật nên tôi tin cõi Ta bà nầy. Cõi nầy có những bản chất căn bản, không có chúng thì không thể gọi là cõi Ta Bà được mà là Thiên Ðàng hay Ðịa Ðàng. Ở Bắc Cực mà chê là lạnh thì đâu phải Bắc Cực. Cho nên những điều xấu xa bên Phật Giáo mà anh nêu ra để mà xỉa xói thì cũng thế thôi. Cõi Ta Bà mà. Việc đó thường thôi. Mình hướng đến mặt trăng, chứ đâu phải hướng theo ngón tay chỉ mặt trăng. Ngón tay có bị ghẻ, bị cùi, bị sức thì cũng thây kệ. Chức năng của nó là chỉ, nó làm tròn bổn phận của nó là tốt rồi. Ngón tay là của một con người, mà đã là con người thì "phàm phu ơi, rất đổi là phàm phu".
* 8. Trong thư anh, phản phất cái sân si khi anh viết để chế nhạo một bài chú bên Phật Giáo. Nguyên văn của anh:
"Bất khả tư nghị hay bất khỉ tư ngạ
Kha kha gì cổng hay khổng khổng gì ca
Khả Khả gì công hay không không gì cả"
Ðó lối nhại lại một bài chú của Phật Giáo. Chính điều nầy đã lộ cho tôi thấy cái bản chất của anh. Liệu tôi có còn viết cho anh nữa hay không?
* 9. Trong thư trước của tôi, tôi chỉ nêu ra cái nét lớn để tự anh chiêm nghiệm, tôi không muốn nói huỵch toẹt ra. Không phải tôi mong anh trở lại Phật Giáo. Anh viết "Chúng ta có tự do để mời Ngài vào lòng mình, xin Ngài đóng đinh tội lỗi của chúng ta vào trong sự chết của Ngài trên thập tự giá; để chúng ta được tái sinh trong sức sống phục sinh của Ngài".
* 10. (I. Corintõ:20) "Hỡi anh em, về sự khôn sáng, chớ nên như trẻ con; nhưng về sự gian ác hãy nên như trẻ con vậy"
Trẻ con thích kẹo, ưa có quà cáp nên ưa ngả tay ra nhận gạo, thực phẩm để có sự khôn sáng. Vậy mà khi ban phát gạo và thực phẩm, họ nhân danh tình yêu của T. Chúa. Ban phát có điều kiện, không vơí cái tâm bình đẳng.
* 11. Bây giờ nếu tôi đưa ra bất cứ ý kiến nào, dù là của vị Linh mục, dù là của vị Mục sư, dù là học giả nào, anh cũng phản bát với lý do là họ chưa được TC mặc khải. Và mặc khải với không mặc khải khác nhau như thế nào. Như thế nào gọi là chưa được mặc khải. Ngay như Paul Tillich cũng là vị mục sư bề trên mà anh cũng chê, trong khi anh là kẻ mới vào, anh viện lý do anh được mặc khải cho nên anh hơn tôi, hơn cả Paul Tillich.
Không thể phản bác một cách khống không. Dù PCT có trái sai gì trong đời thường nhưng trong lý luận trình bày tư tưởng của mình đều có trưng dẫn đàng hoàng (Ai viết, nói), viết ở đâu trong trường hợp nào, xuất bản ở đâu, trang ấy, còn anh thì anh ăn nói hồ đồ, nói cho bằng được bất cần chứng cớ.
* 12. Ngay như Thánh Kinh có phải do Christ viết đâu, mà Thánh Kinh là tập hợp những nhận thức của các tông đồ, do vậy Thánh Kinh không logic được và họ đã làm buồn lòng Thiên Chúa, mà sau nầy Thánh Kinh đã đày đọa Gallilé, để lại một vết nhơ không tẩy xóa được, quá cường điệu.
* 13. Riêng kinh điển của Phật Giáo thì bất cứ ai mà để tâm tới đều bị cuốn hút vào các tư tưởng phóng khoáng của Ðức Phật.
Ðức Phật không hứa hẹn gì cả mà còn nhắc nhở "Ðừng vội tin những gì vì thường nghe nhắc nhở đến điều ấy luôn; đừng tin tưởng điều gì vì đó là một tập tục đã qua rồi của ngàn xưa để lại... (Kinh Kalarna). Tất cả những lời Phật dạy là nói ra những sự thật (chân lý) mà không ai phản bác được như:
- Tam Pháp ấn
- Tứ Diệu đế.
Anh cứ lấy Lời Chúa phản bác như thế nào, tôi nghe lọt tai không. Ngay như thuyết Luân Hồi, khoa học cũng có nhưng không hoàn chỉnh và rốt ráo bằng. Tôi chưa gặp một tư tưởng gia nào trên thế giới cho đến hiện nay phản bác giáo lý nhà Phật, thậm chí họ còn nhờ dựa vào giáo lý ấy để khám phá vũ trụ.
Hồi ở trong nhà tu Phật Giáo, mỗi khi uống nước anh phải quán. Anh thấy khoa học chưa? Trong khi đó khoa học phải nhờ đến kính hiển vi.
Chúa thì chỉ nói rằng chỉ tạo ra quả đất này trong khi còn 08 hành tinh khác tạo thành hệ mặt trời (thái dương hệ). Ðức Phật không nói nhiều về vấn đề nầy, vì chúng không có lợi cho việc tu chứng, giải thoát gì cả. Như chuyện người bị mũi tên bắn trúng, việc trước tiên là rút mũi tên đã (cứu khổ) rồi sau đó muốn làm gì thì làm.
Phải nói rằng toàn bộ giáo lý nhà Phật mô tả rất chính xác hiện tượng trên thế giới và phương pháp hóa giải những hiện tượng ấy. Kiến tạo cho con người một đời sống hạnh phúc, chứ không chờ ai đem hạnh phúc cho mình. Người theo Phật không ỷ lại, không van xin ai cả. Giáo lý Phật dạy cho họ biết rằng chẳng có ai có khả năng ấy ngoài khả năng của chính mình (the courage to be). Con người của Phật Giáo không vong thân lúc nào cũng tự biết mình là ai. Họ không sợ vào địa ngục vì chẳng có ai có thể đày đọa họ vào địa ngục, trừ chính họ ra. Họ thoát ra ngoài mọi ràng buộc của thế gian nếu họ có nghiên cứu giáo lý
* 14. Những Christians dĩ nhiên là chê "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" vì họ đã có Chúa dẫn đi rồi. Sống còn chưa biết làm sao biết được chết. Ở đó mà chờ ngày phán xét cuối cùng. Xin lỗi anh, trong thế giới Phật Giáo mà nghe chuyện đó thì không thể không tức cười. Khôâng có ai có quyền phán xét ngoại trừ chính mình ra.
Một người không biết Chúa, nhưng suốt đời họ luôn luôn làm việc lành; một người theo Chúa nhưng suốt đời làm việc ác. Khi họ chết ai là người được lên Thiên đàng. Nếu vì người này khi sống họ theo Chúa, bây giờ chết họ được lên Thiên đàng. Tình yêu dành cho phe ta
* 15. Anh nói Thượng Ðế là Tình Yêu. Về mặt sự thì chấp nhận được, nhưng về mặt lý, thì tình yêu chỉ là một cảm thọ. Theo Phật Giáo thì cảm thọ cũng là vô thường, nếu Chúa là Tình Yêu thì Chúa cũng là một thứ cảm thọ nên cũng vô thường, tức là không có Thượng Ðế. Ðừng bắt tôi tin cái thứ vô thường.
Anh mách cho tôi biết rằng "Ngài tự xác định rằng "Ta là Ðấng Tự Hữu, nhưng anh không chứng minh được Ngài tự hữu như thế nào khi mà Ngài đã mặc khải cho chính anh, anh nói thế.
Hy vọng rằng đến một ngày nào đó anh đạt đến tình trạng thấu thị thì lúc đó tôi mới tin".
* 16. Ðừng chủ quan, hãy khách quan một chút để nhìn ra thế giới khi mà ảnh hưởng của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Suzuki đã làm cho những người cầm đầu giáo hội Christian bồn chồn lo ngại. Mục sư thì mở thiềân đường chính ngay trong nhà thờ. Nhà thờ thì bán, tôn giáo khác mua làm nhà nguyện của họ. Phải nói rằng hiện nay trên thế giới đức tin TC đang lung lay. Họ run và chính Chúa cũng run khi thấy các đứa con của mình lần lượt bỏ mình ra đi. Tôi có những cuốn Bodhi Leaves (lá Bồ Ðề) do chính những Christian viết. Họ đã bỏ đạo họ như anh bỏ đạo anh, nhưng họ khác anh ở chỗ, họ tìm được niềm tin mới, trong sáng hơn mà gieo cái sáng đó cho mọi người nên họ viết Bodhi-leaves. Họ không chê bai gì TC mà chỉ vì họ không thỏa mãn những chân lý không đảm bảo cho đời sống tâm linh của họ.
* 17. Tôi không muốn tranh hơn thua với anh như anh đã nói anh hơn một cao tăng nào đó, tôi thì chẳng phải cao tăng mà chỉ là tên phàm phu bị bịnh tai biến mạch máu não mà viết nhiều như thế nầy là cũng vượt sức nó rồi
* 18. Nhất là khi mà người ta sắp lên sao hỏa định cư mà mình còn ngồi đây nói chuyện xưa. Thì giờ là vàng bạc mà phí phạm vào việc nầy thì vô ích quá.
* 19. Ðức Phật dạy hãy là hiện tại đừng tiếc nuối dĩ vãng, và đừng hy vọng vào tương lai (dĩ vãng thì qua rồi, còn tương lai thì chưa tới).
* 20. Viết nhiều là một tính xấu của tôi, tật nói nhiều cũng thế. Aûnh hưởng do hồi trước làm chủ bút cho một tờ báo Gia Ðình Phật Tử. Nói nhiều mang vọng ngôn. Nếu những điều tôi viết là lợi lạc thì tôi xin hồi hướng khắp tất cả, nếu là bất lợi tôi xin sám hối tội từ tâm khởi.
* 21. Ðứa con út của tôi thấy thư anh dày, tò mò nó đọc, nó nói với tôi rằng: Cái ông này biết giáo lý Phật ở mặt chữ mà thôi, thật ra chẳng biết gì cả về Phật Giáo, chỉ thấy được mặt xấu của người ta mà thôi. Nhân vô thập toàn. Trách người tức là trách mình.
Bao công xử án lúc nào cũng phải đạt yêu cầu "Tâm phục, khẩu phục". Nếu không đạt điều ấy thì vụ án chưa kết thúc.
Kính chúc anh + gia đình được vô lượng phước lạc.
Kính chào anh.
Ph. V. Hai.
Chương Ba
Bảo Lộc 30. 9. 1997
Kính anh Huệ Nhật,
Tôi đã nhận và đã đọc thư anh. Cám ơn anh về cái thư ấy. Ðọc đến cái thư ấy tôi mới biết phần nào lý do anh cải đạo.
- Một cao tăng nào đó đã cư xử với anh thế nào đó trong suốt 32 năm. Thật là phí phạm, thời gian luôn luôn là vàng bạc.
- Ðã được Thiên Chúa mặc khải. Trăm lần nghe không bằng một lần thấy.
Với những điều đó đã củng cố đức tin của anh vào Thiên Chúa. Tôi viết thư với anh cũng để xem cái kinh nghiệm mà anh có được nhờ sự mặc khải. Nhưng qua thư anh, tôi thấy Thiên Chúa chẳng là gì cả. Ví dụ như:
* 1. Khi tôi đề cập đến Tin Lành và Thiên Chúa Giáo đánh nhau. Anh không có được kinh nghiệm do Thiên Chúa mặc khải để rao truyền cho tôi. Anh lại cầu hòa bằng cách so sánh với vài cái hiện tượng xấu bên Phật giáo. Tôi cứ tưởng những tôn giáo thờ Chúa, luôn luôn có Chúa bên cạnh dẫn dắt, chứ tôi đâu có ngờ.
* 2. Anh đề cập đến đời thường của PCT. Tôi nghĩ anh nên đi xưng tội đi. Ờ mà quên, bên Tin Lành có cái lệ đi xưng tội không? Tại sao tôi nói thế? Vì theo quan điểm (đức tin) của những Christians thì PCT đã hành động theo luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã tạo ra. Thiên Chúa đã rút bớt cái xương sườn của Adam để tạo cho ông một người nữ Eva. PCT đã vâng ý Chúa. Tôi tâm đắc điều đó và ai nữa.
- Chính Luther cũng đã không vượt qua được điều đó, nên đã tách mình ra khỏi Thiên Chúa giáo và thành lập Tin Lành (gạt bỏ những nghịch lý trong T. C. giáo)
- Tôi đọc cuốn Văn Sử Ðịa TC chương nói về đời sống tồi tệ dâm loạn của những vị Giáo Hoàng. Tôi càng lấy tâm đắc ấy để binh vực các vị ấy.
Cái gì hợp với tự nhiên là vâng ý Chúa. Họ vâng ý Chúa thì làm sao mà trách.
* 3. Anh viết "nếu câu nói của Paul Tillich mà được mặc khải, được tái sinh con người mới thì chắc chắn là đúng. Những người như Meister Eckhart, Nicolai Berdyaev, Paul Tillich đã ăn cơm của Chúa mòn răng mà cũng lung lay niềm tin.
* 4. Cũng về trường hợp Paul Tillich, anh viết "câu trên chỉ là một logic như muôn ngàn logic" nói thế thì hết rồi. Tận ngôn rồi.
* 5. Nếu PCT không hành động như thế thì PCT đã trở thành thần tăng rồi.
* 6. Anh viết, nhưng anh viết thành hàng dài, tôi ngắt lại cho dễ đọc, như:
bận bịu thê nhi,
bất kỳ tài sản,
bất mãn hư danh,
tam bành lục tặc,
hục hặc nội tâm,
âm thầm lo lắng,
liến thoắng lo toan,
chứa chan vui vẻ,
mạnh khoẻ ù ù,
đường tu êm ái,
thoải mái trần lao,
hư hao bóng tối,
bối rối gạo tiền,
ưu phiền sinh tử,
mệt lữ sinh nhai,
lai rai sinh đẻ,
..........
..........
Cứ mỗi câu là biểu tượng cho một hạng người. Thành ra một lũ người hỗn mang. Mà chính họ được Thiên Chúa tạo ra. Bây giờ lại đổ thừa cho tội nguyên thỉ. Adam và Eva ai tạo ra? Thế giới nầy do mình bày ra rồi lại giận dữ. Hứa hẹn rất nhiều mà làm thì chẳng được bao nhiêu, xin lỗi anh.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:33 am

* 7. Tôi là người tin Phật nên tôi tin cõi Ta bà nầy. Cõi nầy có những bản chất căn bản, không có chúng thì không thể gọi là cõi Ta Bà được mà là Thiên Ðàng hay Ðịa Ðàng. Ở Bắc Cực mà chê là lạnh thì đâu phải Bắc Cực. Cho nên những điều xấu xa bên Phật Giáo mà anh nêu ra để mà xỉa xói thì cũng thế thôi. Cõi Ta Bà mà. Việc đó thường thôi. Mình hướng đến mặt trăng, chứ đâu phải hướng theo ngón tay chỉ mặt trăng. Ngón tay có bị ghẻ, bị cùi, bị sức thì cũng thây kệ. Chức năng của nó là chỉ, nó làm tròn bổn phận của nó là tốt rồi. Ngón tay là của một con người, mà đã là con người thì "phàm phu ơi, rất đổi là phàm phu".
* 8. Trong thư anh, phản phất cái sân si khi anh viết để chế nhạo một bài chú bên Phật Giáo. Nguyên văn của anh:
"Bất khả tư nghị hay bất khỉ tư ngạ
Kha kha gì cổng hay khổng khổng gì ca
Khả Khả gì công hay không không gì cả"
Ðó lối nhại lại một bài chú của Phật Giáo. Chính điều nầy đã lộ cho tôi thấy cái bản chất của anh. Liệu tôi có còn viết cho anh nữa hay không?
* 9. Trong thư trước của tôi, tôi chỉ nêu ra cái nét lớn để tự anh chiêm nghiệm, tôi không muốn nói huỵch toẹt ra. Không phải tôi mong anh trở lại Phật Giáo. Anh viết "Chúng ta có tự do để mời Ngài vào lòng mình, xin Ngài đóng đinh tội lỗi của chúng ta vào trong sự chết của Ngài trên thập tự giá; để chúng ta được tái sinh trong sức sống phục sinh của Ngài".
* 10. (I. Corintõ:20) "Hỡi anh em, về sự khôn sáng, chớ nên như trẻ con; nhưng về sự gian ác hãy nên như trẻ con vậy"
Trẻ con thích kẹo, ưa có quà cáp nên ưa ngả tay ra nhận gạo, thực phẩm để có sự khôn sáng. Vậy mà khi ban phát gạo và thực phẩm, họ nhân danh tình yêu của T. Chúa. Ban phát có điều kiện, không vơí cái tâm bình đẳng.
* 11. Bây giờ nếu tôi đưa ra bất cứ ý kiến nào, dù là của vị Linh mục, dù là của vị Mục sư, dù là học giả nào, anh cũng phản bát với lý do là họ chưa được TC mặc khải. Và mặc khải với không mặc khải khác nhau như thế nào. Như thế nào gọi là chưa được mặc khải. Ngay như Paul Tillich cũng là vị mục sư bề trên mà anh cũng chê, trong khi anh là kẻ mới vào, anh viện lý do anh được mặc khải cho nên anh hơn tôi, hơn cả Paul Tillich.
Không thể phản bác một cách khống không. Dù PCT có trái sai gì trong đời thường nhưng trong lý luận trình bày tư tưởng của mình đều có trưng dẫn đàng hoàng (Ai viết, nói), viết ở đâu trong trường hợp nào, xuất bản ở đâu, trang ấy, còn anh thì anh ăn nói hồ đồ, nói cho bằng được bất cần chứng cớ.
* 12. Ngay như Thánh Kinh có phải do Christ viết đâu, mà Thánh Kinh là tập hợp những nhận thức của các tông đồ, do vậy Thánh Kinh không logic được và họ đã làm buồn lòng Thiên Chúa, mà sau nầy Thánh Kinh đã đày đọa Gallilé, để lại một vết nhơ không tẩy xóa được, quá cường điệu.
* 13. Riêng kinh điển của Phật Giáo thì bất cứ ai mà để tâm tới đều bị cuốn hút vào các tư tưởng phóng khoáng của Ðức Phật.
Ðức Phật không hứa hẹn gì cả mà còn nhắc nhở "Ðừng vội tin những gì vì thường nghe nhắc nhở đến điều ấy luôn; đừng tin tưởng điều gì vì đó là một tập tục đã qua rồi của ngàn xưa để lại... (Kinh Kalarna). Tất cả những lời Phật dạy là nói ra những sự thật (chân lý) mà không ai phản bác được như:
- Tam Pháp ấn
- Tứ Diệu đế.
Anh cứ lấy Lời Chúa phản bác như thế nào, tôi nghe lọt tai không. Ngay như thuyết Luân Hồi, khoa học cũng có nhưng không hoàn chỉnh và rốt ráo bằng. Tôi chưa gặp một tư tưởng gia nào trên thế giới cho đến hiện nay phản bác giáo lý nhà Phật, thậm chí họ còn nhờ dựa vào giáo lý ấy để khám phá vũ trụ.
Hồi ở trong nhà tu Phật Giáo, mỗi khi uống nước anh phải quán. Anh thấy khoa học chưa? Trong khi đó khoa học phải nhờ đến kính hiển vi.
Chúa thì chỉ nói rằng chỉ tạo ra quả đất này trong khi còn 08 hành tinh khác tạo thành hệ mặt trời (thái dương hệ). Ðức Phật không nói nhiều về vấn đề nầy, vì chúng không có lợi cho việc tu chứng, giải thoát gì cả. Như chuyện người bị mũi tên bắn trúng, việc trước tiên là rút mũi tên đã (cứu khổ) rồi sau đó muốn làm gì thì làm.
Phải nói rằng toàn bộ giáo lý nhà Phật mô tả rất chính xác hiện tượng trên thế giới và phương pháp hóa giải những hiện tượng ấy. Kiến tạo cho con người một đời sống hạnh phúc, chứ không chờ ai đem hạnh phúc cho mình. Người theo Phật không ỷ lại, không van xin ai cả. Giáo lý Phật dạy cho họ biết rằng chẳng có ai có khả năng ấy ngoài khả năng của chính mình (the courage to be). Con người của Phật Giáo không vong thân lúc nào cũng tự biết mình là ai. Họ không sợ vào địa ngục vì chẳng có ai có thể đày đọa họ vào địa ngục, trừ chính họ ra. Họ thoát ra ngoài mọi ràng buộc của thế gian nếu họ có nghiên cứu giáo lý
* 14. Những Christians dĩ nhiên là chê "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" vì họ đã có Chúa dẫn đi rồi. Sống còn chưa biết làm sao biết được chết. Ở đó mà chờ ngày phán xét cuối cùng. Xin lỗi anh, trong thế giới Phật Giáo mà nghe chuyện đó thì không thể không tức cười. Khôâng có ai có quyền phán xét ngoại trừ chính mình ra.
Một người không biết Chúa, nhưng suốt đời họ luôn luôn làm việc lành; một người theo Chúa nhưng suốt đời làm việc ác. Khi họ chết ai là người được lên Thiên đàng. Nếu vì người này khi sống họ theo Chúa, bây giờ chết họ được lên Thiên đàng. Tình yêu dành cho phe ta
* 15. Anh nói Thượng Ðế là Tình Yêu. Về mặt sự thì chấp nhận được, nhưng về mặt lý, thì tình yêu chỉ là một cảm thọ. Theo Phật Giáo thì cảm thọ cũng là vô thường, nếu Chúa là Tình Yêu thì Chúa cũng là một thứ cảm thọ nên cũng vô thường, tức là không có Thượng Ðế. Ðừng bắt tôi tin cái thứ vô thường.
Anh mách cho tôi biết rằng "Ngài tự xác định rằng "Ta là Ðấng Tự Hữu, nhưng anh không chứng minh được Ngài tự hữu như thế nào khi mà Ngài đã mặc khải cho chính anh, anh nói thế.
Hy vọng rằng đến một ngày nào đó anh đạt đến tình trạng thấu thị thì lúc đó tôi mới tin".
* 16. Ðừng chủ quan, hãy khách quan một chút để nhìn ra thế giới khi mà ảnh hưởng của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Suzuki đã làm cho những người cầm đầu giáo hội Christian bồn chồn lo ngại. Mục sư thì mở thiềân đường chính ngay trong nhà thờ. Nhà thờ thì bán, tôn giáo khác mua làm nhà nguyện của họ. Phải nói rằng hiện nay trên thế giới đức tin TC đang lung lay. Họ run và chính Chúa cũng run khi thấy các đứa con của mình lần lượt bỏ mình ra đi. Tôi có những cuốn Bodhi Leaves (lá Bồ Ðề) do chính những Christian viết. Họ đã bỏ đạo họ như anh bỏ đạo anh, nhưng họ khác anh ở chỗ, họ tìm được niềm tin mới, trong sáng hơn mà gieo cái sáng đó cho mọi người nên họ viết Bodhi-leaves. Họ không chê bai gì TC mà chỉ vì họ không thỏa mãn những chân lý không đảm bảo cho đời sống tâm linh của họ.
* 17. Tôi không muốn tranh hơn thua với anh như anh đã nói anh hơn một cao tăng nào đó, tôi thì chẳng phải cao tăng mà chỉ là tên phàm phu bị bịnh tai biến mạch máu não mà viết nhiều như thế nầy là cũng vượt sức nó rồi
* 18. Nhất là khi mà người ta sắp lên sao hỏa định cư mà mình còn ngồi đây nói chuyện xưa. Thì giờ là vàng bạc mà phí phạm vào việc nầy thì vô ích quá.
* 19. Ðức Phật dạy hãy là hiện tại đừng tiếc nuối dĩ vãng, và đừng hy vọng vào tương lai (dĩ vãng thì qua rồi, còn tương lai thì chưa tới).
* 20. Viết nhiều là một tính xấu của tôi, tật nói nhiều cũng thế. Aûnh hưởng do hồi trước làm chủ bút cho một tờ báo Gia Ðình Phật Tử. Nói nhiều mang vọng ngôn. Nếu những điều tôi viết là lợi lạc thì tôi xin hồi hướng khắp tất cả, nếu là bất lợi tôi xin sám hối tội từ tâm khởi.
* 21. Ðứa con út của tôi thấy thư anh dày, tò mò nó đọc, nó nói với tôi rằng: Cái ông này biết giáo lý Phật ở mặt chữ mà thôi, thật ra chẳng biết gì cả về Phật Giáo, chỉ thấy được mặt xấu của người ta mà thôi. Nhân vô thập toàn. Trách người tức là trách mình.
Bao công xử án lúc nào cũng phải đạt yêu cầu "Tâm phục, khẩu phục". Nếu không đạt điều ấy thì vụ án chưa kết thúc.
Kính chúc anh + gia đình được vô lượng phước lạc.
Kính chào anh.
Ph. V. Hai.
Sài Gòn ngày 22, tháng 4, năm 1998.
Anh Hai thân mến,
Sau chuyến thăm và tặng Kinh Thánh cho anh trong dịp tết vừa qua, tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta đã gặp nhau tạm đủ, chắc anh Hai không viết thư cho mình nữa. Nhưng hôm nay tôi lại được thư anh. Thật là vui mừng cho tôi.
Lá thư cuối cùng của anh viết tại Cầu Hai, Thừa Thiên ngày 1-3-1998 vừa mới đến trong tay tôi. Cầm phong bì dày cộm, lòng tôi vui mừng và xúc động, vì anh vẫn chịu khó viết cho tôi. Chúng ta còn cơ hội trao đổi kinh nghiệm đức tin và tôn giáo với nhau.
Nhưng khi đọc thư anh, tôi cảm thấy buồn và xót xa theo từng trang một. Quả thật sau những trao đổi ban đầu, mà anh là người khởi xướng, đã khiến cho tôi thích thú và có nhiều tình cảm quí mến đối với anh. Nhưng sau khi đọc xong lá thư Cầu Hai nầy, tôi cảm thấy thất vọng.
Ðứng trên lý lẽ và kinh nghiệm Ðức Tin, tôi dứt khoát nói rằng lòng tin kính chân thành không cho phép chúng ta nhạo báng, cười cợt một cách vô ý thức trên lòng tin của người khác. Nếu niềm tin tôn giáo giúp cuộc sống chúng ta về mặt đạo đức, tâm linh và siêu nhiên thì không bao giờ chúng ta thích nhạo niềm tin của người khác. Hành động nhạo báng niềm tin của người khác là kết quả của lòng khô cứng trong con người không có niềm tin mà chỉ có một loại tôn giáo vô tín. Thái độ đó chứng minh rằng niềm tin tôn giáo của người ấy không mang lại cho bản thân mình đức tính và hành vi đạo đức. Kinh thánh dạy rằng: " Hãy khước từ những cuộc tranh luận điên dại và ngu xuẩn vì biết nó chỉ sinh ra tranh chấp cãi cọ mà thôi. " (IITi-Mô-Thê 2:23)
Tôi quí mến anh qua sự giới thiệu của Alfred Jahn. Khi anh viết thư cho tôi và anh đề cập đến niềm tin tôn giáo, tôi cảm thấy vui và sẵn sàng phúc đáp. Tôi đã viết cho anh với lòng thành và niềm vui thỏa của đức tin mình trong Chúa Jesus Christ. Ðôi lúc giọng văn của tôi hơi thẳng thắn, vì tôi muốn gởi đến anh nỗi lòng của tôi.
Qua những lá thư dài, chúng ta trao đổi một số kinh nhiệm và kiến thức Phật Giáo với Ðức Tin của Chúa trong Kinh Thánh. Những trao đổi nầy không cần thiết phải gây gổ nhau. Nay tôi tiếp tục trích lại từng đoạn trong lá thư cuối cùng của anh để trả lời một lần cuối. Tôi tự thấy mình có phần nào trách nhiệm trong một số hiểu lầm (hoặc vô tình hoặc cố ý) của anh suốt thời gian chúng ta viết thư cho nhau.
Mỗi khi trích dẫn thư tay của anh, tôi xin giữ lại hầu hết cách viết của anh. Dù anh mệt, không viết được, nhưng anh đã đọc lời cho đứa cháu viết lại. Tôi quý trọng sự cố gắng của anh.
Trở lại lá thư cuối cùng anh đã viết:
Cầu Hai ngày 1-3-1998
Anh Huệ Nhật.
Nhận được lá thư của anh vào ngày 8-12-1997, đáp lời mời của mấy cái đám cưới, nên không viết trả lời cho anh được. Ðến khi tương đối rảnh thì lại cận ngày Noel, vào những ngày nầy mà nói chuyện không tin Chúa, đôi khi nặng lời cả với Chúa thì anh lại trách tôi rằng: "Ðây là một câu văn bạo phổi, giống như người điếc không sợ súng, người kém cỏi không sợ sai. Anh dám nói phạm thượng đến Ðấng mà tôi kính thờ. "
Nhưng rồi lá thư cũng không viết được, tôi phải đi về quê (Cầu Hai, Huế) để dự giỗ bố tôi (3/2/Âm lịch). Ở đây, trong khi chờ đợi giỗ, tôi viết thư nầy. Bức thư phải được nhờ một người cháu viết hộ.
Trong bức thư dài hơn 150 trang, anh đã viết rằng:
(1) "Tôi được Phật Học Viện (PHV) Già Lam gọi về với tư cách là cựu tăng sinh PHV". Trong buổi họp mặt ấy các người tham dự chắc không biết anh bây giờ đã đổi khác. Tại sao họ không biết? Làm sao mà biết được khi anh đã trở thành đứa em của Chúa Jesus Christ. Tại sao tôi gán cho anh như vậy, bởi vì Jesus có thời kỳ là một vị tăng Phật Giáo. Xin đọc The Last years of Jesus Chirst và The Last Teachings of Jesus Christ của Elizabeth Clave Prophet và cuốn Jesus in India của Hogen Kersten; The Last Years of Jesus Revealed của Dr. Charles Francis Potter. Mà anh thì cũng từng là đại đức, biết đâu vài năm sau anh cũng tự xưng là em của Jesus như Hồng Tú Toàn của Thiên Ðịa Hội bên Tàu. Cho nên trong ngày họp mặt lần đó anh đã không đảnh lễ và không niệm danh hiệu Phật trước bàn thờ bổn sư. Ðiều nầy dễ hiểu thôi bởi vì anh đã thuộc làu Lu-ca 14:26. Lu-ca 12:51-53.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:33 am

Tôi trả lời anh như sau:
Trong dịp tôi được dự Ngày Về Cội của cựu tăng sinh Phật Học Viện tại chùa Già lam năm 1997, ở đó không có một người nào chưa biết tôi đã tin Chúa như anh viết trong thư. Nhiều tu sỹ Phật Giáo và nhiều phật tử trước đây không biết tôi, nhưng sự kiện tôi trở về trong Chúa đã khiến họ biết tôi nhiều hơn. Anh cho rằng "bởi vì Jesus có thời kỳ là một vị tăng Phật Giáo". Tôi nghĩ điều nầy hoàn toàn sai lầm. Không có một tài liệu nào đáng tin như thế đâu. Anh luôn luôn đề cao tinh thần khoa học và lý trí con người, nhưng anh chỉ dựa vào những quyển sách thiếu khoa học và thiếu chứng cớ để lập luận các vấn đề lịch sử một cách rất bừa bãi. Tôi chưa hề đọc những sách anh đã nêu, nhưng theo như anh giới thiệu thì tôi cho rằng đó là những sách không có giá trị về lịch sử, và cũng không khoa học gì mấy đâu. Anh là người có tâm hồn tìm tòi các sách nói xấu về đạo Chúa hơn là người muốn tìm hiểu đạo Chúa. Có một điều rất khác nhau giữa anh và tôi: tôi quyết chí học theo Ðạo Phật và dấn thân tu hành 15 năm với lòng thành. Bởi lòng thành tu học nên tôi đã trở nên một vị đại đức. Nhưng sau cùng tôi nhận thức rằng giáo lý Phật Giáo không đúng chân lý và không có khả năng giúp con người giải thoát khỏi tội lỗi; mặc dầu trên lý thuyết, Phật Giáo có nhiều điều nghe hấp dẫn. Sau khi đọc Kinh Thánh trực tiếp, Lời Chúa đã dẫn tôi vào đức tin. Tôi được giải thoát khỏi tội lỗi nhờ Ơn Cứu Rỗi, và tôi chiến thắng nó trong năng quyền của Chúa một cách thực tế. Vì vậy, tôi tin Chúa một cách tự nhiên. Anh không giống như vậy. Anh tự cho mình là trí thức Phật Giáo, nên anh giới thiệu sự hiểu biết về đạo Chúa trong anh bằng nhũng tài liệu của những người vô tín nói xấu đạo Chúa. Tâm hồn anh đã bị nhiễm nhiều thứ kiến thức ô tạp như thế làm sao hiểu được Kinh Thánh một cách đích thực? Dù anh theo tôn giáo nào, tấm lòng anh cũng rất quan trọng. Ðạo lý là thức ăn cho tâm hồn. Kính Thánh bảo rằng Lời Chúa là thức ăn nuôi linh hồn. Nhưng lòng anh đã trở thành một cái kho chứa tài liệu tà đạo. Những thứ anh đọc đã làm cho sai lạc để nghĩ rằng "vài năm sau tôi sẽ tự xưng là.." Ðây cũng là lý do mà tôi nói anh bạo phổi, điếc không sợ súùng. Rất tiếc, tôi phải viết thẳng như thế cho anh!
Anh Hai viết: "Cho nên trong ngày họp mặt lần đó anh đã không đảnh lễ và không niệm danh hiệu Phật trước bàn thờ bổn sư. Ðiều nầy dễ hiểu thôi bởi vì anh đã thuộc làu Lu-ca 14:26. Lu-ca 12:51-53."
Ðây cũng là một sai lầm của anh nữa. Là một Phật Tử, có bao giờ anh vào thánh đường để thờ Chúa không? Tôi trở về chùa là để thăm các thầy các bạn chứ không phải để lễ lạy hình tượng do người ta mua về để đầy nhà chùa. Kinh Thánh dạy rằng Thượng Ðế dựng nên vạn vật, nhưng riêng con người là một linh vật mà Ngài đặt hình bóng của Bổn Tính Ngài vào. Vậy con người chỉ có thờ lạy Thượng Ðế, ngoài Thượng Ðế ra không ai đáng cho con người thờ lạy. Những bậc phụ mẫu, vĩ nhân, thầy tổ thì chúng ta yêu kính, noi gương; chứ không cần phải thờ lạy họ. Ðặc biệt hình tượng vô tri vô giác, dù là của bất cứ ai cũng không đáng cho con người thờ lạy. Khi học điều nầy trong Kinh Thánh, tôi tin và thực hiện một cách chân thành nên tâm linh tôi nhẹ nhàng. Tôi không cảm thấy mình xa cách với những bài học của Chân Thiền. Bài học thì không xa, nhưng thực tế trong lòng người thì cách xa nhau lắm. Vì bài học là chữ trên giấy (lúc nào nghe cũng hay cả); còn thực tế là ác tưởng, tham dục, ích kỷ, bè phái... càng biết càng phải lánh xa. Nhìn bề ngoài, người ta chỉ thấy bề ngoài rối ước đoán bên trong một cách mù mờ; chính vì thế, các nhà tôn giáo gây ra sự hiểu lầm cho tín dồ nhiều hơn là đưa họ vào chân lý. Ngược lại, ai thật lòng tin Chúa và nương nhờ vào sự dắt dẫn của Ngài thì người ấy nhận biết chân lý một cách xác tín, vững vàng với những kinh nghiệm thiêng liêng, kỳ diệu. Nhờ đó họ dứt khoát không lạm dụng nghi lễ tôn giáo để giảng dạy ngững lý lẽ mơ hồ thoạt nghe giống như chân lý.
Về những câu Kinh Thánh trong sách Luca 14:26 và 12:51-53, tôi nghĩ rằng anh chưa hiểu Kinh Thánh đâu. Anh làm cho tôi nghi ngờ luôn cả lòng thành của anh đối vơí Kinh Phật nữa. Theo kinh nghiệm của tôi, một người hiểu Kinh Phật chân chính cũng có thể hiểu được một số ý nghĩa mà Chúa dạy trong Kinh Thánh. Ngược lại những người đọc Kinh Thánh một cách nuốt trộng và không có tấm lòng tìm hiểu chân lý, thì người đó dù là Phật Tử trí thức đi nữa cũng không thể hiểu Kinh Phật đúng nghĩa. Trước khi giải thích cho anh, tôi phải viết lại nguyên văn các câu Kinh Thánh nầy, vì đây là những câu Kinh Thánh rất quan trọng mà linh hồn tôi tiếp nhận được khi nghe tiếng gọi đầy năng quyền của Chúa Jesus:
"Các con tưởng ta đến để đem hòa bình cho thế giới sao? Ta bảo các con: không, thật ra là đem sự phân rẽ; vì từ nay một gia đình năm người sẽ chia rẽ, ba chống hai và hai chống ba; họ chia rẽ cha chống con trai, con trai nghịch cha, mẹ chống con gái, con gái nghịch mẹ, mẹ chồng chống nàng dâu, nàng dâu nghịch mẹ chồng. " (Luca 12:51-53)
"Nếu ai đến theo Ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em và chính mạng sống mình, thì không thể nào làm môn đệ ta. " (Luca 14:26)
Tôi có thể nói rằng nhờ có học chút ít Kinh Phật, nhờ thật lòng đi tu trong Phật Giáo, nên khi đọc những câu Kinh Thánh trên, tôi bị thu hút ngay, và vì thế mà tôi quan tâm, suy gẩm về ý nghĩa của Lời Chúa. Tôi được đọc những câu Kinh Thánh trên trước khi tôi tin Chúa. Mới đọc qua lần đầu là tôi bị thu hút ngay về cách diễn tả giá trị chân lý vĩnh cửu của Chúa Jesus. Vì sao anh biết không? -Vì người xuất gia đầu Phật là người "cát ái từ sở thân", "Cát ái ly gia" cũng ý nghĩa tương tự như thế. Nghĩa là người phải cắt đứt tình yêu cha mẹ, vợ con, họ hàng thân thuộc; phải từ bỏ tất cả những ràng buộc trần thế để dứt khoát tìm con đường giải thoát. Ðó là ý nghĩa của một sự phân rẽ bản thân mình khỏi trần thế, dù rằng kinh Phật không nhấn mạnh rõ ràng như lời Chúa phán. Vì giá trị của con đường giải thoát là vĩnh viễn. Còn giá trị tình cảm cha mẹ, vợ con, giữa trần thế dù cao quí đến mấy cũng chỉ tạm thời trong thế gian nầy (cõi Ta Bà) mà thôi. Trong thiền môn, trước khi một người thọ giới xuất gia, người ấy có làm một nghi lễ Lạy Lục Phương. Trong nghi lễ Lạy Lục Phương, có một phương được tượng trưng cho ý nghĩa lạy phụ mẫu và cửu huyền thất tổ. Vì sau khi đã thọ giới xuất gia thì trọn đời người đó trở thành bậc "thế gian sư " đáng tôn trọng hơn cha mẹ của người ấy nữa, cho nên giới luật không cho phép người ấy lễ lạy cha mẹ, vì làm như thế là "tổn đức" cho cha mẹ mình. Thái độ của thái tử Tất Ðạt Ða từ bỏ phụ vương, hiền thê, bào nhi và xã tắc để đi tìm chân lý cũng như thế đó. Lúc ấy thái tử Tất Ðạt Ða đã chứng kiến sự đau khổ dường như phi lý của cuộc đời, nên Ngài quyết chí dứt bỏ cả hoàng cung thân yêu với thần dân quí mến mà đi tìm con đường giải thoát vĩnh viễn hơn là chấp nhận tình cảm ruột thịt, đồng bào, và ngôi vua cao sang quyền quí của hạnh phúc trần gian tạm bợ. Tấm gương quyết chí tầm sư học đạo của thái tử Tất Ðạt Ða rất đáng tôn trọng, vì thái tử đã dứt bỏ tất cả những vinh quang có sẵn giữa trần gian mà lầm lũi đi tìm con đường ép xác khổ tu suốt sáu năm trời đằng đẳng, cho đến khi chính mình trực nhận ra con đường ép xác khổ tu ấy là sai lầm, thái tử mới dứt khoát đi kiếm một chỗ ngồi thiền. Nhờ có học Phật nên tôi mau hiểu những lời dạy trong Kinh Thánh. Lời Chúa ngắn gọn, súc tích; Ngài nói ra với năng quyền của Ðấng nắm Chân Lý, khiến tôi cảm thấy đáng tin vô cùng. Sau khi tôi tin Chúa, có một số bạn bè trong giới tu sĩ và cựu tu sĩ Phật Giáo tưởng rằng tôi đã "dám" tin Chúa sau ngày Giải Phóng thì có nghĩa là tôi có một mối lợi lớn về chính trị hoặc tài chánh của "ai" đây. Ðó là lý do khiến ho đến thăm hỏi tôi và nhờ tôi giới thiệu "đường dây" cho họ tin theo. Có người còn hứa sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà "ai đó" giao cho họ. Bởi thế, mỗi khi đọc câu nói của Chúa Jesus Christ: "Các con tưởng ta đến để đem hòa bình cho thế giới sao? Ta bảo các con: không, thật ra là đem sự phân rẽ. "(Lu-ca 12:51), tôi càng thấm thía về Lời Chúa. Bởi vì Chúa cho tôi thấy rằng thế gian là cõi tội lỗi đau thương và tạm bợ. Thế gian không cần sự bình an đâu. Thế gian chỉ thích gian ác và bất ổn mà thôi. Chúa biết rằng đem sự bình an đến thế gian giống như đeo chuỗi ngọc cho cổ con heo vậy. Vì thế, Chúa phân rẽ sự lành ra khỏi thế gian để sự bình an của Ngài không thuộc về thế gian nữa. Sự phân rẽ ở đây là sự lành và sự ác. Cha con ruột thì có mối liên hệ huyết thống. Nhưng nếu người cha làm lành mà đứa con làm ác, thì sự lành và sự ác của họ cũng đã phân rẽ họ. Sự phân rẽ ấy là quyền năng của Chúa. Vì Chúa là chân lý, thế gian là phù du. Ai theo Chúa là ở trong Chân lý. Ai theo thế gian là ở trong phù du.
Một số bạn cũ của tôi bên Phật Giáo đã hiểu lầm sự theo Chúa của tôi một cách rất trắng trợn, tôi đã phải nói cho họ biết rằng chính tôi đã tìm thấy Ðức Tin lạ lùng của Thiên Chúa do đọc Kinh Thánh. Tôi đem những câu Kinh Tháùnh ra để giải thích ý nghĩa của đức tin mà tôi vừa mới nhận được. Từ đó họ dần dần xa lánh tôi và phao những tin đồn xấu xa sau lưng tôi. Dầu vậy, tôi vẫn thường thăm viếng họ. Tuy số người nầy không đông đúc lắm, nhưng họ thường gây ra những ảnh hưởng xấu giữa một bầu không khí đáng ra phải được chân tình. Trong số những người đã xuyên tạc, nhạo báng đức tin cũng có vài anh em ruột thịt họ hàng của tôi nữa. Họ vừa âm thầm, vừa công khai vận động đánh đập tôi và nói xúc phạm đến Chúa. Những điều đó càng giúp tôi nhìn thấy sự ứng nghiệm của Lời Chúa trong đời sống đức tin của mình ngay khi mình đang sống giữa thế gian nầy. Ðúng là anh em ruột thịt phân rẽ nhau khi có người chân thành tìm kiếm Chúa của thiên đàng, và có người cương quyết chống đối lại đức tin ấy. Ðức tin và lòng vô tín, sự ác và sự lành, sự ô uế và sự thánh thiện, sự tục tằn thô bạo và sự nhịn nhục yêu thương quả thật khác biệt nhau và xa nhau lắm anh ạ. Ðó là một phần của ý nghĩa về sự phân rẽ mà Chúa Jesus Christ đã nhấn mạnh trong Thánh Kinh. Lắm khi sự gian ác còn được ngụy trang bằng triết học, khoa học, bằng cả ý thức hệ. Người không có ánh sáng của Thiên Chúa không làm sao nhận biết được điều nầy.
Thưa anh, trong Luca 14:26 còn có bản dịch như sau: "Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. " Theo bản dịch nầy, ngôn ngữ mà Chúa Jesus sử dụng có ý nghĩa nhấn mạnh, đập thẳng vào tình cảm cá nhân nặng tình cảm trần thế của những người ùn ùn theo Ngài. Các tình cảm trần thế thường gây cản trở sự quyết tâm dứt khoát của người đi tìm chân lý. Ðây là loại tình cảm mà anh gọi là "cảm thụ" không đáng tin, có phải không? Tình cảm cha mẹ với con cái rất cao quý giữa trần gian, nhưng có lúc tình cảm ấy đã đưa con người vào địa ngục. Bởi thế Chúa muốn chúng ta nhận biết tình yêu của Ngài đối với chúng ta, nhiên hậu chúng ta có thể yêu nhau bằng tình yêu thiêng liêng hơn cả tình yêu nặng tính trần thế, dù đó là tình yêu cha mẹ. Từ khi tiếp nhận tình yêu Chúa Cứu Thế, tôi đã biết yêu cha mẹ tôi hơn.
Phật Giáo gọi tình yêu là ÁI NGHIỆP, vì họ chỉ nhìn thấy tình yêu trần thế, thứ tình yêu mà từ ngữ Hi-lạp gọi là yêu phileo. Trong đạo Chúa, tôi nhận được tình yêu thiên thượng, từ ngữ hy lạp gọi là Agape mà tôi đã giải thích cho anh.
Vậy khi đọc Kinh Thánh, hay ngay cả Kinh Phật, anh Hai nên hiểu cái ẩn ngữ, hoặc là cái dụng ý chìm trong các câu văn để có thể thấy ra sứ điệp đích thực. Tôi nêu một thí dụ về ẩn ngữ và câu văn nghịch lý của Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) để anh Hai suy nghĩ và có thể đối chiếu thêm. Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền nói:
"Sãi núi tôi sao phải nói lên ở đây? Chỉ vì cầu đạo quí ông cứ tìm kiếm mãi, tâm không dứt được niệm.. Quí ông cầu chân lý! Theo chỗ thấy của sãi núi tôi thì dứt hết là tự nhiên quí ông ngồi trên đầu Báo Hóa Thân Phật. Mười Ðịa Bồ Tát chẳng qua như đứa trẻ hầu. Hai Phần Diệu Giác như gông đeo cùm khóa, La Hán Bích Chi chỉ là bùn phân, Bồ Ðề Niết Bàn như hàm thiết buộc ngựa lừa. . . Nầy, quí ông cầu chân lý! Muốn ngộ vào chánh tông (thiền), chớ để thiên hạ phỉnh mình. Trong cũng như ngoài, gặp chướng ngại nào cứ đạp ngã ngay; gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La Hán hoặc họ hàng thân thiết, giết hết, chớ ngần ngại, đó là con đường độc nhất để giải thoát. Ðừng để bất cứ ngoại vật nào trói buộc mình; hãy vượt lên, hãy bước qua, hãy tự do. Tôi thấy suốt trong thiên hạ những vị gọi là cầu đạo không ông nào đến vơí tôi tự do và độc lập hết. Hễ gặp việc, tôi đạp nhào hết, không cần biết họ đến với tôi bằng cách nào. Họ ỷ mạnh tay, tôi chặt đứt tay; họ ỷ giỏi nói, tôi bóp câm miệng; họ ỷ tinh mắt, tôi đập đui mắt. Quả thật bao năm rồi chưa một ông nào đơn độc đối diện với tôi, hoàn toàn tự do, hoàn toàn độc lập. Ông nào cũng mắc phải như nhau những trò lừa dối không đâu của hàng cổ đức. Tôi không có gì để cho quí vị. Tất cả những gì tôi có thể làm được là tuỳ bịnh mà cho thuốc, là giải phóng cho quí vị tất cả triền phược. -
Nầy, chư vị cầu chân lý, hãy tỏ ra độc lập, tự cường. Tôi trân trọng đặt vấn đề ấy cùng quý vị. Suốt năm mươi năm gần đây, tôi chỉ chờ có vậy, mà chưa được gì hết. Người ta đến với tôi hoàn toàn là người ma, những súc sanh cổ quái vất vưởng bờ tre, rừng bụi, đồng hoang cỏ dại, điên khùng, gặp gì cắn nấy, dơ dáy thối tha. . . Quý vị tìm chân lý, những gì qúy vị thọ dụng hiện giờ đây có khác gì với chư Phật chư Tổ đâu. Nhưng qúy vị không tin tôi, mảng đi tìm ngoài, mà cả bên trong vẫn không có gì nắm giữ được. Quí vị chấp theo lời tôi nói, nhưng thà dứt tuyệt tất cả tham cầu, đừng làm gì hết. Trân trọng. " (Thiền Luận của Suzuki quyển thượng, trang 572, 574-575 mục 3 đoạn 5. Bản dịch của Trúc Thiên, xuất bản năm 1993).
Anh hiểu như thế nào với các câu trên? Có giống như "Yết đế ba la yết đế ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha" mà anh đã hỏi tôi trong thư trước không? Anh còn nhớ là tôi đã hỏi lại anh cái gì trong tâm trí anh khi anh đọc câu thần chú nầy không? Và hiện nay tôi vẫn chưa được nghe anh trả lời cụ thể! Thầy phù thủy không dám đọc thần chú trước minh sư đâu. Tay ngang không dám múa rìu qua mắt thợ đâu. Còn anh Hai, anh là phù thủy hay minh sư?!
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:34 am

Anh viết:
Từ khi tôi theo đạo phật, tôi không những nghiên cứu kinh điển đạo phật mà còn các tôn giáo khác nữa. Ðể củng cố đức tin của mình với đạo phật do đó tôi đọc nhiều loại sách nghiên cứu về các loại sách tôn giáo. Chẳng hạn như:
- Gia Tô Bí Lục
- Tại sao tôi không phải là một tín đồ của Bertran Russeell.
- Ðối thoại với giáo hoàng gioan phao lồ tạp chí giao điểm xuất bản năm 1995 tại California Hoa Kỳ
. .
Nếu anh nhận là đang đi tìm chân lý thì nên nghiên cứu kỹ trước khi quy y.
- "Ðã trót tương phùng trong một quán".
- "Dẫu trà ôi chuyện nhạt cũng là duyên".
- Anh kể với tôi những bí nhiệm ơn trên, thì chúng tôi cũng đạt được những bí nhiệm hơn nhiều.
Bấy nhiêu chắc đã đủ với tôi, không muốn kéo dài việc nhốt mình trong cái không khí lý luận.
Phạm Văn Hai
Tôi trả lời:
Ðọc thư anh, tôi nhận thấy anh là một người trí thức Phật Giáo chuyên lục lọi những loại sách rác rến chuyên nói xấu đạo của người khác một cách thiếu khoa học. "Ðể củng cố đức tin của mình với đạo phật", anh nghiên cứu những quyển sách xấu xa bất chính. Ðạo Phật không dạy về Ðức Tin, vậy anh cũng cố Ðức Tin Ðạo Phật để làm gì?
Ba quyển sách anh liệt kê trên có hai quyển mà tôi đã đọc:
- Tây Dương Gia Tô Bí Lục
- Ðối Thoại với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ (ÐTVÐGH) của tạp chí Giao Ðiểm xuất bản năm 1995 tại California Hoa Kỳ.
Hai quyển sách nầy không có giá trị khoa học, không có giá trị lịch sử, và cũng không có giá trị về trí thức nhân bản. Hai quyển sách nầy không thể đại diện cho sự hiểu biết đứng đắn của lương tâm con người trí thức Phật Giáo. Ðó là những cuốn sách thuộc loại rác rến nhảm nhí của những người thiếu lương tâm nhân bản. Quyển Tây Dương Gia Tô Bí lục viết ra trong thời nào? Viết ở đâu? Dựa vào những nguồn tài liệu nào? Người viết nhằm mục đích gì? Sau đó ai thấy người viết đã bị hố, vì các lý luận sai sự thật và sai lịch sử quá trắng trợn nên đã thu hồi để khỏi mất uy tín? Ðây là quyển sách do nhà xuất ban Khoa Học Xã Hội của Cộng Sản Việt Nam ấn hành. Chính người viết và nhà xuất bản cũng phải tự ém nhẹm sự sai lầm, ngu dại của mình sau khi đã lỡ cho xuất bản quyển Tây Dương Gia Tô Bí Lục năm 1981. Thế mà nay anh đem ra để biện bác với tôi. Chẳng lẽ trong bộ nhớ "Phật Học, Tri thức, khoa học" của anh chỉ có các thứ ấy thôi sao? Cách đây 16 năm, khi đọc Tây Dương Gia Tô Bí Lục, tôi rất lấy làm hỗ thẹn cho sự hiểu biết ít ỏi và lòng dạ đầy ác tâm của tác giả. Tuy nhiên tôi cũng có một hy vọng rằng thời gian sẽ là người thầy giúp tác giả thấy được cái ngu trong quyển sách của mình. Nhưng chỉ vài tháng sau đó là họ thấy ngay. Họ sợ dư luận, sợ phản tác dụng nên vội vàng thu hồi quyển sách ấy. Nếu quyển sách ấy còn lại đâu đó thì nó là bằng chứng hùng hồn về sự ngu dại dột của những người chống đạo Chúa.
Quyển Ðối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ. . . của nhóm Giao Ðiểm gồm 18 tác giả cùng nhau viết cũng tệ hại như Gia Tô Bí Lục. Họ là những người dùng mắt để đọc chữ mà không hề dùng trí để đọc nghĩa. Anh nên đọc thêm bài viết của ông Ðỗ Mạnh Tri nhan đề là Ngón Tay Và Mặt Trăng (Nói với 18 tác giả của Giao Ðiểm). Ông Ðỗ Mạnh Tri, có lẽ một người Thiên Chúa Giáo Việt Nam ở hải ngoại có một cái nhìn triết lý trên cơ sở Thánh Kinh, truyền thống văn hóa đông cũng như tây. Ông có một cái nhìn sâu nhiệm vừa bác học, lại vừa bình dân qua lịch sử triết lý và tư tưởng. Ông cũng có một số nhận xét muốn gởi gắm đến các tác giả của quyển Ðối Thoại Với Giáo Hoàng. Hy vọng rằng 18 tác giả của sách "Ðối Thoại" ấy cũng đã đọc ông Ðỗ Mạnh Tri. Tôi mong họ viết lại ít nhiều để bày tỏ sự hiểu biết tốt hơn của họ, chứ đừng im hơi lặng tiếng như chiếc pháo sau khi nổ tan tành. Tôi nhận thấy nhóm Giao Ðiểm "độc thoại tập thể" đúng hơn là đối thoại. Giọng văn họ biểu lộ đức tính sân si, hồ đồ, thiếu đạo đức. Họ tự chứng minh tinh thần dân tộc cực đoan, quá khích, đầy mặc cảm của mình. Quyển sách nầy không nêu lên tin thần cầu tiến của những Phật Tử chân chính. Họ lấy cớ đối thoại với Ðức Giáo Hoàng để tung ra những lập luận tối tăm, phẫn hận bị dồn nén lâu ngày. Tiếc thay họ đã phơi bày căn bịnh u trầm của họ từ lâu một cách quá lộ liễu. Căn bịnh u trầm nầy đã đưa dân tộc ta vào những hiểu lầm, phân rẽ và chết chóc tang thương mà chính tôi đây, khi còn trai trẻ, cũng đã từng bị lôi cuốn vào trong những cơn lốc ấy một cách nhiệt tình và đầy ngu dại! Các tác giả của hai quyển sách nói trên đã ném đá nhưng không kịp dấu tay. Thậm chí có người đã ném đá vào lịch sử rồi mà cứ tưởng tay mình đang nắm cả "Chân Không Diệu Hữu" để "cứu nguy dân tộc". Dầu sao hai quyển sách ấy mới chỉ là hai viên đá cuội nhỏ đại diện cho sự thiển cận rất to. Cơn lốc phân rẽ đã và đang thổi vào vết thương dân tộc suốt bốn mùa trong mỗi năm, nhưng dân ta có quá nhiều than xác chai lì nên chẳng mấy ai cảm nhận máu chảy ruột mềm! Ngoài ông Ðỗ Mạnh Tri còn một người Việt nam khác viết phê bình về 18 tác giả của quyển "Ðối Thoại" ấy nữa. Nếu anh Hai thích tìm hiểu thì nên đọc để rút kinh nghiệm. Ðó là ông Dương Ngọc Dũng viết quyển Nhận Ðịnh Về Các Trí Thức Phật Giáo Trong Nhóm Giao Ðiểm. (Phê bình quyển "Ðối Thoại Với Ðức Giáo Hoàng"). Sau khi đọc ông Dương Ngọc Dũng, tôi rất ngạc nhiên về sự hiểu biết kỹ lưởng, chi tiết và sâu sắc của ông Dũng về Phật Học, về Kinh Thánh cũng như về lịch sử tôn giáo. Ðối với tôi, trình độ hiểu biết như thế là do sự nghiên cứu công phu, dày dạn. Ông Dương Ngọc Dũng là một người thông thái có trí nhớ đáng phục. Ông Dương Ngọc Dũng đã viết thẳng thừng và phê phán rất nặng đối với "các trí thức Phật Giáo Giao Ðiểm", và đối với cả thầy Nhất hạnh, Suzuki, Minh Châu, Phạm Công Thiện, Nguyễn Ðăng Thục... Có nhiều trưng dẫn về Phật Học trong quyển sách nhỏ của Ông Dương Ngọc Dũng mà trước đây tôi chưa hề đọc. Nhưng những điều mà tôi đã học lúc ở chùa, dù đã bỏ quên suốt 30 năm qua; nay tôi đọc lại trong quyển sách ấy khiến cho tôi cảm phục những hiểu biết tổng quát và chi ly trong bộ nhớ của ông Dương Ngọc Dũng. Tôi nhận thấy ông Dương Ngọc Dũng là một nhà nghiên cứu Phật Học lỗi lạc nhất từ trước đến nay. Về cách "lột mặt nạ" của ông Dũng trên các bộ mặt "trí thức phật Giáo Giao Ðiểm" thì tôi cảm thấy đau lòng. Có lẽ "thẳng mực tàu là đau lòng gỗ".
Có thương mới chịu ngàn đau xót
Biết gạn đục trong nước vẫn còn
Ngày nay người theo đạo Chúa ở các nước Âu-Mỹ, khi nghĩ đến Phật Giáo cũng như các cội ngưồn triết học, văn hóa Á Ðông, họ tỏ ra kính trọng và muốn tìm hiểu một cách nghiêm túc; chứ không bài bác tôn giáo khác một cách hồ đồ như nhóm Giao Ðiểm, tác giả "Gia Tô Bí Lục" và cũng như anh Hai Bảo Lộc. Ngày nay thái độ thân thiện và tinh thần học hỏi về các nền văn hóa, tôn giáo khác của những người Tây Phương đã nói lên tính cởi mở và tinh thần tôn trọng văn hóa Á Ðông ở nơi họ. Họ biết tôn trọng các giá trị tinh thần khác nhau của nhân loại, chứ không nhạo báng tư tưởng và niềm tin của người khác một cách mọi rợ như nhóm Giao Ðiểm.
Dù đạo Chúa bị bắt bớ, bị chê cười, nhưng hiện nay đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Gần một chục triệu người Việt Nam đã tin Chúa. Trong lịch sử cận đại, hàng ngàn người Việt Nam đã chịu tử đạo để giự đức tin của mình. Ðó là bằng chứng hùng hồn về tình yêu của Thiên Chúa đối với một dân tộc còn đi trong tối tăm.
Tôi tự hỏi rằng Phải chăng sự la lối và phê bình quá nông nổi của nhóm Giao Ðiểm và của anh Hai phát xuất từ một mặc cảm bị thua kém, tính ấu trĩ của giới trí thức không phải là trí thức? Tôi nghĩ Phật và Chúa không cần chúng ta đem những lý luận thô thiển của mình để binh vực Quí Ngài đâu. Chúa và Phật muốn chúng ta thành thật với chính mình dù mình hiểu hay chưa hiểu hết những gì Quí Ngài đã truyền dạy. Năm ngàn đệ tử của Ðức Phật công khai đứng dậy ra đi vì không hiểu những gì Ngài dạy. Ðó là thái độ chân thật mà được Phật đã tôn trọng và không ngăn trở họ. Tôi tin chắc rằng Ðức Phât không xem rẻ đức tin của tôi như anh Hai và nhiều người khác trong Ðạo phật đã làm. Ngày xưa Ðức Phật là một người có lòng đi tìm chân lý như tôi bây giờ.
Về những bí nhiệm mà anh cho rằng anh "cũng đạt được những bí nhiệm hơn nhiều", tôi xin chúc mừng anh. Tuy nhiên tôi cũng xin lưu ý với anh Hai rằng những mầu nhiệm thiêng liêng chân chính luôn mang đến cho con người thái độ tin kính, và thỏa lòng với đức khiêm tốn, lòng thương xót, sự bao dung, nhân từ độ lượng. Còn sự bí nhiệm đến từ hoang tưởng của bóng tối phàm nhân chỉ gây cho con người kiêu căng, khích bác, phạm thượng và lừa dối cả với chính mình nữa.
Sự giả hình của Satan có khi tinh vi đến nổi người phàm mắt thịt rất khó nhận ra. Nhưng khi một người trở về làm con Thiên Chúa, Ngài ban cho người ấy Ðức Thánh Linh, để người ấy có sự sáng của Ngài mà nhận biết chân và giả. Giống như chúng ta đi đêm phải có ngọn đèn. Ngọn đèn là điều kiện khách quan, còn con mắt mở ra hay nhắm kín lại là điều kiện chủ quan. Ðêm tối, mở mắt, nhưng còn cần đến ngọn đèn. Ôi đêm đen thật là rùng rợn! Cũng bởi sự soi sáng của ngọn đèn Thánh Linh, Thánh Phao Lô viết rằng: "Nào có lạ gì đâu, quỉ satan hiện nguyên hình Thiên Sứ Sáng láng". (IICô-rin-tô 11:14). Cũng vì ý nghĩa chân giả bất minh ấy, Chúa Jesus nhắc nhở môn đệ Ngài: Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trai nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê? Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. . . . Ấy vậy các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. (Ma-thi-ơ 7:15-20)
Thư anh còn có câu sau đây:
"Nếu anh nhận là đang đi tìm chân lý thì nên nghiên cứu kỹ trước khi quy y. "
Tôi trả lời anh:
Chắc anh Hai đã biết rằng nhiều người Á Ðông sinh ra trong gia đình Phật Giáo, họ theo truyền thống đó mà trở thành Phật Tử khi còn bé. Tôi cũng vậy. Khi còn bé gia đình tôi dạy những điều xấu xa của Ðạo Chúa khiến con tim thơ dại của tôi có ác cảm với đạo Chúa. Ðọc lịch sử Ðức Thích Ca, lòng tôi muốn học theo Ngài. Khi ấy mình còn nhỏ quá, chưa có đủ trí khôn để suy nghĩ kỹ trước. Ngay cả Ðức Phật cũng thế. Ngài đi tìm chân lý và đã quy y theo nhóm Khổ Hạnh Ðầu Ðà trong khi Ngài chưa biết nhóm nầy tu theo những giáo lý sai lạc.
Hồi còn tu bên Phật Giáo, có một lần tôi xin vào dòng Thiên An Huế để thăm linh mục Nguyễn Công Phương. Nhân dịp Noel năm 1967, tôi ở lại đêm trong dòng Thiên An Huế. Tôi được LM đan viện trưởng Lê Văn Thái và các vị khác trong dòng tu nầy tiếp đãi ân cần. Lúc đầu tôi nghi ngờ rằng họ chơi trò xã giao. Nhưng sau khi trở về chùa, tôi nhớ lại từng chi tiết và cách thức họ đón tiếp, kính trọng, săn sóc tôi. Một vị linh mục tại đó nói: "Chúng tôi rất vui mà tiếp thầy Huệ Nhật, vì chúng tôi tin rằng thầy là khách mà Chúa đưa đến với chúng tôi". Hồi đó tôi không tin tưởng họ lắm. Nay trở về trong tình yêu Thiên Chúa, tôi được học và sống với ý nghĩa nầy trong Kinh Thánh: Hãy hằng có tình yêu thương anh em. Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm điều đó, đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết. (Heb-bơ-rơ 13:1-2). Vâng đây là câu Kinh Thánh dễ hiểu, nhưng không thể thực hiện một cách hết lòng nếu không có đức tin trong Chúa. Bây giờ tôi mới biết rằng họ đối xử tốt với tôi vì họ sống theo đức tin trong Lời Chúa. Tôi học thêm câu Kinh Thánh nầy: Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng? Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì mà ra. Nhưng nếu anh em có sự ghen tương cay đắng và sự tranh cạnh trong lòng mình, thì chớ khoe mình và nói dối nghịch cùng lẽ thật. Sự khôn ngoan đó không phải từ trên mà xuống đâu; trái lại, nó thuộc về đất, về xác thịt, về ma quỉ... (Gia cơ 4:13-15).
Anh Hai thân mến,
Sau khi đọc lá thư cuối cùng của anh, tôi cảm thấy khó trả lời. Nó trở thành một gánh nặng trong lòng tôi. Vì bức thư của anh chứa đầy sự nhạo báng mỉa mai. Sau một tháng suy gẫm và cầu nguyện, tôi phải viết cho anh một lần cuối cùng. Khi thật lòng cầu nguyện với Chúa, tôi thấy tình yêu trong lòng tôi đã chiến thắng những tỵ hiềm kích bác mà anh gởi đến cho tôi. Sự chiến thắng nầy quả thật là một hạnh phúc lớn cho bản thân tôi trước. Tuy nhiên giữa hai chúng ta, sau một thời gian dài trao đổi; tôi vẫn muốn được gạn đục khơi trong. Cái gì hay thì mình trân trọng, cái gì vô ích, vô nghĩa thì mình phủi sạch cho nhẹ lòng và nhẹ chân. Vì mình còn đi trên linh trình về miền Vĩnh Cửu trọn lành, một vài hạt cát nhỏ trong chiếc vớ có thể làm cho chân khó chịu, và khiến bước đi mất vẻ thong dong thoải mái trên đường dài.
Tôi trân trọng chào anh và chúc anh khỏe mạnh. Nếu còn viết thêm, anh nên viết lịch sự hơn, có cở sở thực tế hơn. Nếu không có gì tốt hơn thì chúng ta chấm dứt ngang đây. Cuối cùng tôi vẫn luôn cám ơn anh đã chịu khó viết cho tôi. Tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ anh hiểu biết thêm về Chúa nếu lòng anh thật sự muốn điều đó. Tôi sẽ đọc lại tất cả những gì chúng ta đã viết cho nhau để hiệu đính lại các lỗi chính tả. Tôi sẽ in lại thành một quyển sách, và sẽ gởi cho anh một bản. Hy vọng rằng nhiều người đọc thư của chúng ta sẽ cho chúng ta thêm nhiều nhận xét thú vị hơn.
Cuối cùng xin cám ơn anh Hai thêm một lần nữa. Vì qua cuộc đối thoại nầy, tôi được ôn cố tri tân. Tôi được hồi niệm ơn lành của Chúa và được ấp ủ với hạnh phúc của mình khi đã quay về với Cứu Chúa Jesus. Tôi có thêm những chiêm nghiệm về ý nghĩa mà sự chết của Ngài xẩy ra trong bản ngã hư hoại đầy tội lỗi của tôi, cho tôi từng bước sống lại trong năng lực phục sinh của ngài, để trở nên một tín đồ của Ðấng Cơ Ðốc.
Nguyện Chúa an ủi anh Hai và chỉ dạy cho tôi nhận biết những lời văn thiếu gây dựng mà tôi vô tình viết cho anh Hai. Kính chúc anh Hai và gia quyến vạn an. Cầu xin Chúa ban phúc lành cho anh Hai và dòng dõi con cháu của anh bây giờ cũng như về sau có cơ hội nhìn biết Ðức Chúa Trời, là Ðấng dựng nên vạn vật. là Cha Yêu Thương của nhân loại.
Gởi anh Hai
Chút lòng tri ngộ gởi anh Hai
Niệm, tưởng ngàn thu hẳn khá dài
Ai lấy tay mình đo hết được,
Trăm năm, một khắc sớm chiều phai
Chút lòng tri ngộ gởi anh đây
Lời lẽ tương thông giữa chốn nầy
Khẽ tiếng sương reo hồn xúc động
Một niềm tin tưởng vượt từng mây
Mãi ngắm quê nhà hoa lá bay
Mùi hương cây cỏ tỏa đêm ngày
Giọt sương rơi xuống miền đất rộng
Thức giọt trần ai mắt đã cay
Xin gởi về anh nỗi xót thương
Làm duyên tao ngộ giữa con đường*
Nhìn ra phía trước xuân còn rộng
Ngoái lại đằng sau những đoạn trường.
*"Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau" Bùi Giáng
Sài Gòn mùa hạ 1998
Nguyễn Huệ Nhật


http://www.nguoitinhuu.org/kienthuc/ho-giao/nghuenhat/doithoai/
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:37 am

CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ NẰM XUỐNG

[ Tổ Quốc Ăn Năn - Nguyễn Gia Kiểng ]

Một thảm kịch vẫn còn chia rẽ trầm trọng trong người Việt nam với nhau là việc cấm đạo. Con số nạn nhân thực sự là bao nhiêu không ai biết. Một số nhà nghiên cứu đưa ra ước lượng trên một trăm ngàn.

Họ đã bị giết không phải vì đã phạm vào một tội ác nào mà chỉ vì đã theo một tín ngưỡng không được triều đình chấp nhận, dù tín ngưỡng ấy không xúi giục họ làm điều gì bạo ngược mà chỉ dạy họ công bình, bác ái. Có khi sự sống và sự chết được quyết định một cách giản dị: ai chịu bước qua thánh giá để chứng tỏ mình đã phủ nhận tín ngưỡng Công Giáo thì được sống, ai không chịu thì bị dẫn thẳng ra pháp trường. Và khoảng một trăm ngàn người Công Giáo đã chịu chết để giữ tín ngưỡng của mình. Họ đã chết một cách hiền lành không chống trả, chết trong lời cầu nguyện. Việc bách hại người Công Giáo đã là một vết nhơ khó tẩy xóa trong lịch sử Việt nam. Đó là sự kiện chính nhà nước Việt nam, chứ không phải một đoàn quân xâm lược nào, đã tàn sát một số lớn những người Việt nam hoàn toàn vô tội. Thảm kịch còn lớn hơn nữa vì nhà nước đó biết họ vô tội nhưng vẫn giết họ. Điều đáng ngạc nhiên là cho tới nay chưa có một chính quyền Việt nam nào, nhân danh sự liên tục của quốc gia, tổ chức một ngày để xin lỗi những người Công Giáo về sự sai lầm kinh khủng đó. Phải chăng là vì các chính quyền không ý thức được cuộc sống liên tục của một quốc gia và do đó không cảm thấy có trách nhiệm về những gì những người cầm quyền trước mình đã làm? Hay vì một hành động long trọng như vậy sẽ không khỏi đặt ra những vấn đề lớn cho một chính quyền tự mình cũng cảm thấy tay có nhúng chàm? Chính quyền cộng sản hiện nay cũng đưa ra vô số biện pháp chèn ép các tôn giáo. Tài liệu Quan điểm và cuộc sống của Nguyễn Hộ, được phổ biến năm 1994, còn tố giác chính đảng cộng sản Việt nam đã tập trung những người theo đạo Cao Đài tại Củ Chi, tàn sát họ và chôn tập thể. Ông Nguyễn Hộ là tư lệnh phó quân đội cộng sản khu vực Sài Gòn bao gồm Củ Chi hồi năm 1946 lúc xảy ra vụ tàn sát này nên những điều ông nói ra chỉ có thể đúng sự thực. Một điều cũng rất đáng ngạc nhiên là cho tới nay tập thể người Công Giáo chưa bao giờ chính thức đòi các chính quyền Việt nam phải giải oan, phục hồi danh dự và nhận lỗi với những nạn nhân. Họ tự thấy quá cô đơn, hay họ thấy không còn ràng buộc lắm với đất nước này nên không thấy cần phải đòi hỏi như vậy? Nhưng đó là một việc phải làm và sẽ phải làm một cách rất long trọng. Mọi người đều hiểu như vậy, và vì không muốn làm hay không thể làm, nhiều người đã thoái thác bằng một thái độ cực kỳ tệ hại là tiếp tục bào chữa cho việc cấm đạo, tiếp tục bào chữa cho việc tàn sát người Công Giáo, tiếp tục bôi nhọ ký ức của những người đã chết oan và tiếp tục gây chia rẽ trầm trọng trong dân tộc. Thái độ thiếu lương thiện này lại gây ra một số nạn nhân khác: có những người nhẹ dạ đã thực sự bị lường gạt vì những luận diệu dối trá ấy và thực sự ghét người Công Giáo. Tôi đã từng được nghe nhắc lại không biết bao nhiêu lần là đạo Công Giáo do thực dân Pháp đem đến, trong khi sự thực là đạo Công Giáo đã được các giáo sĩ Tây Ban Nha và Hòa Lan truyền sang nước ta từ sau thế kỷ 16 trong khi người Pháp chỉ đến vào giữa thế kỷ 19, nghĩa là ba thế kỷ sau. Hơn nữa, tỷ lệ người Việt nam theo đạo Công Giáo vào cuối thế kỷ 17 trước khi có việc cấm đạo được ước lượng là xấp xỉ 10%. Sự xâm lăng và thống trị của người Pháp làm cho tỷ lệ người Việt nam theo đạo Công Giáo giảm đi chứ không tăng lên.

Năm 1989, khi vụ Phong Thánh cho 117 thánh tử đạo tại Việt nam đang sôi nổi, tòa báo Thông Luận chúng tôi nhận được một thư độc giả. Lá thư, bằng một giọng điệu hằn học và miệt thị, kể lại việc quân Pháp đánh thành phố Hải Dương, trong đó chỉ có 15 người lính Pháp và cả trăm người Công Giáo đi theo gánh gạo, vác đạn, v.v... Không một lời về việc bách hại hàng trăm ngàn người Công Giáo vô tội
Năm 1993, Câu Lạc Bộ Thân Hữu Thông Luận mời cụ Nguyễn Huy Bảo phát biểu trong một cuộc họp về đề tài Dân Việt nam có thể có dân chủ được không?. Đề tài đó không phải là tất cả buổi họp. Mỗi sinh hoạt của Câu Lạc Bộ Thân Hữu Thông Luận gồm ba phần. Phần đầu về kiểm điểm nội dung những số báo Thông Luận từ kỳ họp trước đến nay; phần thứ hai hoặc thảo luận về một đề tài hoặc thảo luận về một vấn đề chính trị có tính thời sự, phần thứ ba là sinh hoạt thân hữu, trong đó các thân hữu tự do trình bày những gì mình đã làm, những gì một thân hữu khác đã làm, những gì mình có ý định làm và tìm người hợp tác. Các thân hữu có xuất bản sách thường đem sách của mình tới giới thiệu và bán trong phần này. Bài thuyết trình của cụ Nguyễn Huy Bảo nằm trong phần thứ hai.

Cụ Bảo có đề cập tới chính sách thủ cựu của các vua quan nhà Nguyễn, trong đó có việc cấm đạo, như là những sai lầm đã khiến Việt nam lỡ mất một cơ hội canh tân với hậu quả tai hại. Chằng có gì là quá khích và lố lăng trong bài thuyết trình. Nhưng như thế cũng đã đủ để ngay khi cụ vừa dứt lời, một thanh niên vẫn thường hay lui tới câu lạc bộ đùng đùng nỗi giận đứng lên bất chấp cả chủ tọa to tiếng mạt sát cụ Bảo bằng những lời lẽ nặng nề, bất chấp cả tinh thần trang trọng của buổi họp, bất chấp cả sự kính trọng tối thiểu mà lễ giáo Việt nam vẫn dành cho người lớn tuổi (cụ Bảo lúc đó đã 85 tuổi). Những công thức chế tạo sẵn đua nhau tuôn chảy: Ông là một sản phẩm của thực dân Pháp, Bài thuyết trình của ông là của một con người đã chối bỏ tổ tiên... , Ông lập lại những luận điệu phản quốc, những lập luận của bọn giáo sĩ cướp nước, v.v... Tôi làm chủ tọa buổi họp hôm đó và tôi đã phải quả quyết cắt lời anh ta. Anh ta biết tôi và vẫn dành cho tôi một sự kính trọng nào đó không biết sự kính trọng đó bây giờ còn hay không vì sau đó không thấy anh ấy lui tới câu lạc bộ nữa. Tôi ôn tồn nói với anh ta là không có ý kiến nào cấm nêu ra và không có đề tài nào cấm bàn đến, anh ta đừng sợ sẽ không được phát biểu hết ý kiến của mình, nhưng phải tôn trọng chủ tọa và cũng phải tôn trọng tinh thần thảo luận của câu lạc bộ là mọi trao đỏi phải có sự tương kính. Rồi tôi lại trao lời cho anh nói tiếp. Có lẽ tự thấy mình đã quá lời, anh ta xin lỗi vì đã dùng lời lẽ quá nặng nhưng giải thích: Xin quí vị thông cảm cho, vì dân tộc tôi đã đau khổ quá nhiều vì bọn giáo sĩ tới làm do thám cho thực dân cướp nước, vì những tên Việt gian bỏ đất nước đi theo bọn giáo sĩ. Tôi phải tố cáo bọn giáo sĩ, tố cáo mưu đồ cướp nước của Vatican... . Lời xin lỗi đồng thời cũng là một lời thóa mạ. Sau buổi họp, ra ngoài gặp tôi, anh ta vẫn còn hậm hực: Tôi phải vạch mặt lên này (cụ Bảo), hắn là một tên giáo sĩ. Giáo sĩ đối với anh ta là một từ ngữ rất nặng, tự nó đã có tính mạt sát rồi. Tôi không giận anh ta, vì cái tập quán thù ghét thậm tệ người khác dựa trên những sự kiện mà chỉ cần bình tĩnh một chút cũng đủ thấy là rất sai là một đặc tính của người Việt nam. Tôi vẫn có cảm tình với anh ta. Xuất thân là một người lao động vượt biên sang Pháp, ngoài việc làm ăn anh ta còn dành rất nhiều thì giờ để học hỏi. Anh ta đọc rất nhiều sách và tỏ ra có quan tâm với tương lai đất nước. Càng có cảm tình với anh bao nhiêu tôi càng giận những người trí thức thiếu lương thiện đã đầu độc những tâm hồn nhẹ dạ. Anh ta có kể cho tôi nghe một số sách mà tôi có đọc qua.

Đó là những cuốn sách viết úp úp mở mở, gom lọc tài liệu với dụng ý rõ rệt là tạo cho độc giả một ngờ vực rằng việc truyền bá đạo Công Giáo ở Việt nam nằm trong âm mưu thôn tính Việt nam của Pháp. Tôi không thể nhìn thấy một sự xứng đáng nào trong những cố gắng đó. Chúng chỉ tố giác sự thấp kém của các tác giả. Họ hận thù vì thành kiến, rồi chính hận thù làm cho tâm hồn họ bị vẩn đục và trí tuệ họ bị mê muội. Với thời giờ bỏ ra nghiên cứu như vậy, nếu đừng để cho hận thù làm mù quáng đi, họ đã thấy là không làm gì có một âm mưu thôn tính Việt nam, chưa nói tới một âm mưu với sự đồng lõa giữa Vatican và chính quyền Pháp. Mà tại sao Vatican lại đồng loã với Pháp mà không đồng lõa với ý, Bò Đào Nha hay Tây Ban Nha? Những ai nghiên cứu phong trào thực dân trong ba thế kỷ 17, 18 và 19 đều biết rằng phong trào này chủ yếu là do các công ty tư nhân đi tìm lợi nhuận. Không làm gì có một ý chí chính trị của các nước châu Âu nói chung và Pháp nói riêng để chiếm đóng các nước châu á cả (trong một bài sau chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề này). Chính quyền Pháp đã bị đẩy tới chỗ phải can thiệp vào Việt nam dưới áp lực của dân chúng sau khi những đợt bách hại người Công Giáo gây ra xúc động quá lớn.

Tôi càng không hiểu tại sao, trong lúc này và tại hải ngoại, vẫn có những người cố gắng bôi nhọ người Công Giáo bằng những tài liệu xuyên tạc hạ cấp kiểu Tây Dương Gia Tô Bí Lục. Đề làm gì? Đáng buồn nhất là một số người lại còn gần liền sự phát triển của Phật Giáo với sự bài xích Thiên Chúa Giáo. Phật Giáo Việt nam không mạnh thêm, mà còn có thể bị hoen ố đi vì những Phật tử như thế.

Lý do chính khiến cho vết thương cấm đạo vẫn còn rưóm máu cho tới nay là vì chúng ta vẫn chưa tìm được cách đọc lịch sử. Điều đau nhức nhất trong thảm kịch cấm đạo là có những người Việt nam thực sự yêu nước, thực sự dũng cảm đã tham gia tích cực vào việc tàn sát và nhục mạ những người Công Giáo vô tội. Tôi muốn nói tới những phong trào Văn Thân và Cần Vương. Chắc chắn là trong động cơ thúc đẫy họ có lòng yêu nước, nhưng sự cuồng tín tôn thờ Nho Giáo của họ còn mạnh hơn. Họ đã giết người Công Giáo bởi vì họ thực sự tin rằng người Công Giáo đã bỏ đạo lý của ông cha, đi tôn thờ một tà đạo của người phương Tây mà lúc đó họ gọi là bọn quỷ trắng. Một người Việt nam đã theo đạo Công Giáo thì không còn là đồng bào của họ nữa, mà chỉ còn là một tâm hồn đã bị quỷ ám cần phải tiêu diệt. Các phong trào Cần Vương và Văn Thân có lẽ đã chỉ giết vài người lính Pháp, nhưng họ đã giết hại hàng chục ngàn tinh mục và giáo dân Việt nam. Họ mù quáng, thiển cận, có tội lớn mà không có công nào. Họ chỉ cố gắng bảo vệ một cái quá khứ hủ lậu cần phải vất bỏ đi: Nhưng họ là những người có chí khí, có can đảm. Họ nằm trong truyền thống của đất nước và của ông cha, nên chúng ta chỉ có thể buồn vì sự mù quáng của họ, chứ không thể ghét họ được. Do đó chúng ta bối rối, rồi để có thể tôn vinh họ, chúng ta biện hộ cho việc họ làm, đỗ tội cho những người Công Giáo vô tội đã nằm xuống.

Đó cũng là vì ta không biết đọc lịch sử. Đó cũng là vì ta không tìm ra được cách nào để yêu quí tổ tiên của ta. Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh, Văn Thân và Cần Vương, và cả những người Công Giáo đã nằm xuống; những anh hùng lập quốc cùng những người đã có tội, những người can đảm cũng như những người hèn nhát, tất cả đều là tổ tiên của ta. Chúng ta không chối bỏ được gia phả. Những người đã có tấm lòng như Văn Thân và Cằn Vương, chúng ta vẫn có thể quí mến họ, nhưng khi họ nhảm nhí thì phải nói là họ nhảm nhí, chứ sao lại đổi trắng thay đen? Đâu phải vì chúng ta quí trọng những người Cần Vương, Văn Thân mà nhất định chúng ta phải quí trọng ngay cả những sai quấy của họ và thù ghét những người Công Giáo mà họ đã thù ghét? Nhất là họ thù ghét một cách xằng bậy và hành động một cách càn dỡ?

Nguyễn Khắc Viện, một trí thức cộng sản đã đóng góp nhiều nghiên cứu có giá trị, đã viết về vụ phong Thánh như sau: Dầu sao thì chúng tôi cũng không thể chối bỏ các vị tiền bối Văn Thân của chúng tôi. Ông ta cũng đặt nghi vấn là có sự liên kết của người Công Giáo với quân Pháp. Hai chữ dầu sao nói lên bối rối của ông ta. Nhưng ông Nguyễn Khắc Viện làm tôi thất vọng về sự tầm thường của một trí thức như ông. Ai bắt ông phải chối bỏ các vị Cần Vương và Văn Thân? Tại sao lại phải chối bỏ? Có phải vì họ đã mù quáng giết người Công Giáo mà chúng ta phải chối bỏ họ không? Có phải khi ông cha ta làm điều gì sai thì không còn là ông cha ta nữa không? Nếu lý luận như vậy thì phải coi chừng chúng ta mất gia phả.

Một lần cho tất cả, phải khẳng định sự vô tội của người Công Giáo. Không làm gì có âm mưu nào trong việc truyền giáo tại Việt nam. Những giáo sĩ tới Việt nam chỉ để truyền đức tin Ki-tô mà thôi và các giáo dân đã theo đạo cũng chỉ vì đức tin Ki-tô. Các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, rồi các vua nhà Nguyễn, thủ phạm của cuộc cấm đạo đẫm máu, ít ra cũng lương thiện hơn những học giả biện bạch cho họ. Các dụ cấm đạo chỉ buộc tội người Công Giáo theo một là đạo mà thôi, không bao giờ buộc thêm cho người Công Giáo một tội nào khác cả. Việc cấm đạo đã bắt đầu ở ngoài Bắc dưới chúa Trịnh Tráng để rồi đạt tới cao diễm dưới thời Trịnh Doanh; ở miền Nam ngay dưới thời Nguyễn Hoàng, rồi tiếp tục qua mọi đời chúa dù không gay gắt bằng. Đến khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, việc cấm đạo cũng chỉ ngừng lại ở thời Gia Long. Minh Mạng lên ngôi là lập tức cấm đạo, tiếp tục qua Thiệu Trị và đạt cao điểm dưới thời Tự Đức. Sau cùng chính vua Tự Đức cũng nhận ra sự sai lầm của mình và ra một dụ bỏ việc cấm đạo, kêu gọi Văn Thân thôi bách hại người Công Giáo với lời lẽ trầm thống, chứng tỏ một sự hối hận rất chân thành.

Có người viện dẫn một số tài liệu của Bộ Hải Quân Pháp để chứng minh có sự toa rập giữa các giáo sĩ và chính quyền Pháp. Nhưng các giáo sĩ đã truyền giáo trong điều kiện khó khăn tất nhiên phải có sự giao dịch với các thế lực có ảnh hưởng tới Việt nam lúc đó. Những người bị bách hại tất nhiên phải tìm chỗ dựa. Điều này cũng tự nhiên như ngày nay chúng ta vận động các chính phủ dân chủ và các tổ chức nhân đạo bênh vực cho những người dân chủ gặp khó khăn tại Việt nam. Mặt khác, đừng quên là các giáo sĩ cũng đã làm nhiều khuyến cáo và đề nghị với chính các vua nhà Nguyễn để hy vọng giúp Việt nam canh tân và mạnh lên, chỉ tiếc là họ đã không được nghe vì vua quan nhà Nguyễn quá thủ cựu. Nhiều người Công Giáo Việt nam, giáo sĩ cũng như giáo dân, mặc dầu bị ruồng rẫy, tù tội, hạ nhục vẫn cố hết sức tìm cách giúp các vua nhà Nguyễn cải tổ để đưa đất nước đi lên dù chỉ gặp sự dửng dưng của vua quan nhà Nguyễn. Nếu những bài điều trần của Nguyễn Trường Tộ lọt được tai vua quan nhà Nguyễn thì đất nước chúng ta đây không như ngày nay.

Điều đáng ngạc nhiên chính là sự nhẫn nại của người Công Giáo. Mặc dầu bị bách hại đẫm máu họ đã không vùng lên chống lại chính quyền, trong khi đó là một phản ứng tự vệ rất bình thường. Nhà Nguyễn phá kỷ lục về giặc giã: các tay anh chị nổi lên khắp nơi tại miền Bắc, có khi để chống sưu cao thuế nặng, có khi để đòi lập lại nhà Lê, có khi chỉ vì lý do giản dị là quan quân quá yếu. Người Công Giáo ở miền Bắc lúc đó rất đông đảo chiếm hơn 10% dân số, lại rất tập trung và rất gắn bó.
Nếu họ nổi loạn, nhờ người Pháp huấn luỵện và giúp khí giới, họ đủ khả năng đánh bại được quân nhà Nguyễn lúc đó rất suy yếu về cả vật chất lẫn tinh thần. Một viên thiếu úy với bảy tên lính Pháp đã có thể nghênh ngang vào tính Ninh Bình, bắt tất cả tuần phủ, án sát trói lại, tịch thu mấy chục khẩu đại bác, bắt quân Việt nam hạ khí giới quì hai bên đường. Người Công Giáo, nếu muốn, thừa sức đánh bại thứ quân đội vô dụng đó. Nhưng họ vẫn chịu đựng thà chết vì đức tin chứ không nổi loạn. ở vào thời buổi đó, đâu đâu cũng có nỗi loạn, nhưng những người Công Giáo, có lý do nhất và có khả năng nhất để nỗi loạn, lại không nỗi loạn.

Cái gì đã khiến người Việt nam theo đạo Công Giáo đông đảo như vậy? Đó chính là thông điệp Ki-tô. Vào thời buổi nhiễu nhương, con người chà đạp và chém giết lẫn nhau, còn gì an ủi hơn là được nghe một thông điệp hòa bình, bác ái, là được nghe những lời nhắn nhủ ai thương xót người ấy là phúc thật, ai chịu khốn khổ vì lẽ phải ấy là phúc thật? Đạo Công Giáo đã được sự hưởng ứng mạnh mẽ của những người cùng khổ. Cũng như Phật Giáo, và khác với Nho Giáo, đạo Công Giáo đã đến với dân tộc Việt nam không phải qua giai cấp thống trị, mà qua giai cấp bị chà đạp. Dụ cấm đạo của vua Minh Mạng nhận định các giáo sĩ đã lôi kéo bọn bần dân mạt hạng.

Người Công Giáo nhẫn nại và chịu đựng nhưng thừa sự dũng cảm. Họ sẵn sàng chịu chết chứ không bỏ đức tin của họ. Sự dũng cảm của họ nổi bật vào một lúc mà sự nhút nhát là tâm lý chế ngự. Quan quân cứ nghe vài tiếng súng là vất gươm súng mà chạy. Chính những người Công Giáo tử đạo đã cho tôi niềm tin vững chắc vào dân tộc Việt nam: nếu có một lý tưởng trong sáng, người Việt nam có thể rất dũng cảm và chấp nhận những hy sinh rất to lớn. Sau này, một chính quyền sáng suốt của đất nước Việt nam dân chủ sẽ phải để ra một ngày lễ phục hồi danh dự cho những người Công Giáo đã tử đạo. Đó là điều chúng ta cần làm để hòa giải cộng đồng Công Giáo với cộng đồng dân tộc, để hàn gắn một vết thương rất đau nhức, một trang sử bi đát của dân tộc ta. Chúng ta cũng sẽ phải có những ngày tưởng niệm cho những người đã chết oan trong những cuộc chiến vừa qua, những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất những người đã chết trong chiến dịch Phượng Hoàng, hay đã bị bắt cóc ám sát, những người đã bỏ mình trên biển cả trong khi chạy trốn chế độ cộng sản. Chúng ta cần khép lại những vết thương đau, những trang sử bi đát của dân tộc, để có thể nhìn lại nhau là anh em ruột thịt và cùng bắt tay nhau xây một tương lai Việt nam chung.

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n3n1nmn31n343tq83a3q3m3237nnn4n
https://mbasic.facebook.com/notes/b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-%C4%91%E1%BB%A9c-tin-c%C3%B4ng-gi%C3%A1o/cho-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%C3%A3-n%E1%BA%B1m-xu%E1%BB%91ng/305370926156866/

Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:39 am

TA VỀ TA TẮM AO TA

[img]Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN 2ennuj4[/img]


Tôi đã định tạm ngưng nói về sự suy thoái của đạo Chúa, nhưng các thân hữu từ khắp bốn phương trời vẫn tiếp tục gởi thêm tài liệu mới, mà toàn là tài liệu vô cùng quý giá cần phải được phân tách và nghiên cứu cho vấn đề được sáng tỏ thêm, tôi lại phải kéo dài đề tài này.
Đây là bài báo của ông cựu luật sư Lữ Giang trên tờ Đất Mẹ, tiếng nói của “Công Giáo Houston”. Ông Lữ Giang phiền trách một tổ chức “bôi nhọ Công Giáo?” có lẽ ông Lữ Giang đã ám chỉ tôi, tác giả cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi [VNMLQHT] và những người viết cùng một đề tài vạch trần tội ác của Thiên Chúa giáo và những điều mê tín dị đoan của nền đạo Tay phương này. Thật ra ông Lữ Giang đã xuyên tạc vì chúng tôi không ai bôi nhọ đạo Chúa cả. Chúng tôi viết toàn sự thật, huống chi những cuốn sách , những bài báo chúng tôi viết ra đều dựa vào sách của những người ngoại quốc nổi tiếng trên trường quốc tế, kể cả những giám mục, linh mục hay những báo uy tín nhất của Mỹ, của Pháp như tuần báo Newsweek, tuần báo Paris Match v.v...Và chúng tôi cũng dựa cả tài liệu của Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, một cựu tín đồ đạo Chúa (tr.63) đã từng là thành viên của tổ chức Thiên chúa giáo Tinh Việt Văn Đoàn. Trong những sách hay tài liệu được chúng tôi tham khảo đều có ghi trích dẫn rõ ràng. Ông Lữ Giang viết rằng:

“Riêng về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện nay chúng ta cũng phải đối phó với một chiến dịch có tổ chức được phát động một cách mạnh mẽ từ nhiều phía, trong cũng như ngoài nước nhằm bôi nhọ Giáo hội Công giáo Việt Nam. Những người phát động chiến dịch này đã xử dụng một số tài liệu nguỵ tạo kể cả các tài liệu của Cộng Sản Việt Nam nhằm cho mọi người thấy rằng:
- Công giáo là một đạo ngoại lai.
- Công giáo là công cụ của Đế quốc thực dân
- Công giáo chống lại văn hoá truyền thống dân tộc
- Công giáo đã thoả hiệp với Công Sản Việt Nam trên tương quan hai “bên cùng có lợi” bất chấp sự đau khổ của các tôn giáo và của dân tộc.
- Cần phải triệt hạ Công giáo và trở về với đạo Dân tộc mới có thể phục hồi lại được truyền thống và văn hoá dân tộc.” (Đất Mẹ số 52 tháng 8/1994)
Rất tiếc ông cựu luật sư Lữ Giang cũng như ông cựu luật sư Nguyễn Văn Chức được một số giáo dân và Cha, Cố Việt Nam gọi là “trí thức Thiên chúa giáo Việt Nam” mà vẫn mang cái tật của những kẻ cuồng tín, ngày ngày đấm ngực kêu Chúa tha tội, lại thích xuyên tạc, thích chụp mũ cho kẻ khác nào là xử dụng tài liệu nguỵ tạo, hay tài liệu Cộng Sản. Nhưng các ông không chịu nên ra tài liệu nào là nguỵ tạo, tài liệu nào là Cộng Sản. Ông Nguyễn Văn Chức gán cho Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi [VNMLQHT], xử dụng tài liệu Cộng Sản mà chính trong (tr.64) cuốn sách được ông ta đặt tên là Việt Nam Chính Sử [VNCS](1). Cuốn sách mà tôi đã vạch ra 98% nội dung là láo khoét, gian trá, đã có những tài liệu Cộng Sản được ông Chức xử dụng như tài liệu Sách Trắng của Hà Nội, hay cuốn Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hoè v.v...
Ám chỉ người Việt Nam xử dụng tài liệu nguỵ tạo, tài liệu Cộng Sản để bội nhọ “Công Giáo” tôi không biết ông Lữ Giang đã vất đi cái lương thiện trí thức ở nơi nào nếu quả ông còn có một chút lương thiện, mà không thấy rằng Hoa Kỳ là một quốc gia đầy dẫy sách báo bôi bẩn, chỉ trích, phê bình, mỉa mai, nhục mạ đạo Thiên Chúa, phê phán các Hồng y, Giám mục và cả Giáo Hoàng La Mã và cả Người Đàn Bà mà người Thiên Chúa Giáo gọi là “Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội” v.v...Ngày ngày bất kỳ ở một tỉnh nào dở tờ báo ra đọc ở mục “Religion” sẽ thấy một hay hai bài phê bình Đạo chúa, dưới đây là vài vấn đề tiêu biểu:
- Hàng năm cứ đến giữa tháng ba, Hoa Kỳ làm lễ tưởng niệm Christopher Columbus, nhà thám hiểm Ý Đại Lợi, vào năm 1492 đã tìm ra Tân thế giới. Nhưng cũng hàng năm trong lúc dân chúng Hoa Kỳ và Bắc Mỹ kỷ niệm Christopher Columbus thì dân Da Đỏ lại làm lễ kỷ niệm người anh hùng kháng chiến của họ là Cheyenne đã bị dân da trắng giết một lần với từ 200 đến 450 đồng bào của họ. cùng với kỷ niệm đó họ biểu tình chống đối người da trắng đã cướp đất đai, tiêu diệt dân tộc họ. Cùng với việc làm lên án Columbus, họ cũng lên án linh mục Y Pha Nho là Yumipero Serra, vị linh mục đầu tiên đã thành lập giáo phận ở San Diego, kẻ đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác. Nhiều tờ báo Hoa Kỳ tỏ thái độ bênh vực lập trường (tr.65) của dân Da Đỏ, đòi chính phủ nên bãi bỏ ngày kỷ niệm Columbus để khỏi khơi lại sự căm thù quá sâu đậm trong lòng một dân tộc dần dần bị người da trắng tiêu diệt. Có nhiều nơi như ở Saint Paul, Minnesota người ta đã bày ra toà án giả tạo (Smoke trial) để kết tội Columbus và kết tội cả Nữ Hoàng Isabella of Castile (Y Pha Nho), kẻ đã cho phép và giúp đỡ Columbus thực hiện các cuộc thám hiểm. Toà án này được Đại học Luật Khoa Minnesota môn Nhân Quyền bảo trợ.
Cũng cần nói thêm rằng, chính vì Columbus dẫn lối đưa đường tìm ra những vùng đất xa lạ mới có các cuộc xâm lăng để mở mang nước Chúa của các đạo Thập tự quân làm cho biết bao dân tộc bị đô hộ, văieät nam hoá bị triệt hạ, tiếng nói mẹ đẻ cũng mất luôn như Phi Luật Tân và Mễ Tây Cơ chẳng hạn, cũng vì cái mối thù xưa đó và cũng vì nhân loại mỗi ngày một tiến bộ nên dân các nước trong Nam Mỹ mỗi ngày mỗi xa lánh đạo Thiên Chúa La Mã, cải qua đạo Tin Lành, hay bỏ luôn đạo Chúa, hay trở về sống cuộc sống thiên nhiên không còn theo một đạo nào.
Rất tiếc cho một số người Thiên chúa giáo Việt Nam đã không nhìn vào những bài học đó, vẫn cứ coi Vatican là đền thờ Quốc tổ Hùng Vương, vẫn tôn vinh và tham dự lễ phong thánh trong số đó có một số chết vì theo Tây bán nước, và ông “trí thức đạo Chúa” Lữ Giang ở Mỹ mà không chịu đọc báo Mỹ hay có đọc mà vẫn cứ làm ngơ, đã gán cho người khác xử dụng tài liệu nguỵ tạo, tài liệu Cộng Sản, để bôi nhọ Đạo Thiên Chúa.
Nếu ông Lữ Giang có cho dân Da Đỏ là dân mọi rợ, biết gì mà phê bình đạo Thiên chúa thì xin ông hãy đọc bài dưới đây của một học giả Hoa Kỳ đăng trên một tờ báo lớn nhất nhì Hoa Kỳ. Bài này quá dài nên tôi chỉ trích vài đoạn trong bài: “Những khủng hoảng mất niềm tin đang phá nát Giáo hội La Mã”:
“Vấn đề không chỉ đơn giản là một số linh mục đã mềm yếu (ham muốn nhục dục) một cách tầm thường; vấn đề nằm ở hàng giáo phẩm lãnh đạo các chủng viện và giáo xứ, đã nhắm mắt làm ngơ trước những chuyện đồi phong bại tục mà các vị ấy đáng lẽ đã ngăn ngừa được. Mượn một hình ảnh trong kinh thánh, ta có thể nói Giáo hội đã có thể nuốt một vấn đề (đồi bại của các linh mục) to như con lạc đà trong khi một vấn đề (thuốc ngừa thai) nhỏ như con ruồi thì lại quá sức câu nệ.
“Hậu quả của tình trạng này là làm cho người Thiên chúa giáo Mỹ dù còn trung thành với Giáo hội cũng đã trở nên xa cách hơn với những điều giảng dạy của Giáo hội. Điều này đã tạo một cơ sở luân lý cho những con chiên muốn coi truyền thống Thiên chúa giáo như một bữa ăn tự do (smorgasbord). Món giáo điều nào thích thì ăn, món nào ghét thì quay đi không bị bắt buộc phải ăn tất cả. Một đổi mới thầm lặng đang thành hình trong các hàng ghế giáo đường ngày nay; hàng triệu con chiên đang im lặng chối bỏ những điều răn dạy của Giáo hội. Giáo hội trở thành trống rỗng; những nhà thờ to lớn vẫn sừng sững nhưng chúng chỉ còn có cái mặt tiền.
“Nơi mà đạo Thiên chúa đã có một truyền thống vững chắc ở các vùng Nam Mỹ La tinh và Âu Châu La tinh, Giáo hội lại phải đối diện với những sự thử thách mới mẻ và nghiêm trọng hơn. Trong những vùng này sự xông xáo tuyển mộ các con chiên của các giáo phái Thiên chúa Chính Thống (Orthodox) và Tin Lành Pentecostal (lạ thật ai cũng (tr.67) con Chúa, cũng thờ Chúa cả tại sao lại có sự dành dật con chiên như người dưới thế dành con nuôi, dành kẻ ở đợ: ghi chú của người viết!) đã đặt nhiều kết quả đáng kể. Những nước như Brasil không còn Thiên chúa giáo nữa. Theo đà này, qua thế kỷ 21, ở một số nước Nam Mỹ sẽ có ít người theo đạo Thiên Chúa hơn là theo đạo Tin Lành.
“Đạo Thiên chúa có vẻ như tiếp tục suy tàn ở Nam Mỹ. Những biến chuyển ở Âu Châu La Tinh cũng không khá hơn. Tại Tây Ban Nha ảnh hưởng của Giáo Hội càng ngày càng tàn tạ kể từ khi chế độ độc tài Franco chấm dứt. Tại Ý, sự sụp đổ mới đây của đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo trong một loạt những phát giác xấu xa đã đưa đến những tai hại khó chữa cho vị thế của Giáo Hội La Mã. Đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo là con đẻ của Giáo hội. Hết Giáo Hoàng này đến Giáo Hoàng khác, hết Giám mục này đến Giám mục khác tiếp tục nhau kêu gọi dân Ý ủng hộ đảng này. Cho đến bây giờ, cái đảng mà dân Ý được dạy là đảng của Giáo hội lại hiện hình ra là một ổ lúc nhúc thối nát tham nhũng. “Còn tại hại hơn cả những linh mục “dụ dỗ con nít”, các chính trị gia của đảng này lại đi đêm với cả đảng cướp quốc tế Mafia. Đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo đã vơ vét ngân quỹ quốc gia Ý lẫn các công ty tư nhân. Vụ xấu xa cũ móc nối Toà thánh với sự khánh kiệt của ngân hàng Ambroisiano, bỗng mang thêm những bóng sắc độc hại trong óc người dân Ý. Họ tự hỏi một cách nghiêm túc Giáo hội ở đâu mà để xẩy ra những chuyện xấu xa như vậy? Hàng giáo phẩm đã mù quáng trước tham nhũng hay chính hàng giáo phẩm tham nhũng? Dù trả lời cách nào thì khả năng của Giáo hội đã đóng một vai trò chính trị tích cực tại ý cũng đã bị suy yếu. (tr.68)
“Một khủng hoảng luân lý của cấp lãnh đạo ở Bắc Mỹ, một khủng khoảng của niềm tin trong quần chúng ở Nam Mỹ, một mất mát lớn của vị thế ưu đãi ở Âu Châu La Tinh - Giáo hội Thiên chúa giáo đang phải đương đầu với các khủng hoảng ở nhiều mặt. Cộng thêm với tình trạng tu học giảm sút tại nhiều nước (con số linh mục, nữ tu thiếu hụt đến trầm trọng) và những khó khăn liên tục về tài chính (có nhiều nơi như San Francisco, Chicago phải đóng cửa hay rao bán nhiều ngôi nhà thờ vì vắng tín đồ), tất cả những vấn đề này sẽ tạo ra một ảnh hưởng nghiêm trọng trên sức mạnh của Giáo hội”.
Thưa ông “trí thức Thiên chúa giáo Lữ Giang”, bài trên đây tựa đề là: “A Crisis of Faith Bedevils Roman Catholic Chruch” của học giả Walter Russell Mead (Orleans) bình luận gia báo L.A Times, tác giả cuốn Mortal Splendor: The American Empire in Transition và đang soạn cuốn “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” được đăng trên L.A. Times số ra ngày 12 tháng 12 năm 1993, chứ không phải Đỗ Mậu hay Trần Văn Kha, Chu Văn Trình dựa vào tài liệu nguỵ tạo hay tài liệu Cộng Sản để viết ra.
Sự bất quá tam, tôi còn muốn thêm tài liệu của một nhân vật ở một vị thế vô cùng đặc biệt nữa nói về cái chết của Chúa Jesus, nghĩa là nói về “Phục sinh”, nói về sự vô lý việc Chúa Jesus chết đi sống lại, tín lý quan trọng số một của người Thiên chúa giáo. Tín lý này mà coi như một bịp bợm thì đạo Chúa được coi như hết thời.
Đó là Tiến sĩ Morton Smith, từng là giáo sư chuyên về môn sử thuộc về thời kỳ phôi thai của Thiên chúa giáo, thuộc Viện Đại học Columbus. Ông cũng là một giáo sĩ thuộc Hội thánh Episcopal (gia đình T.T.Bush theo hội (tr.69) thánh này), đã từng lãnh đạo nhiều giáo phận như ở Philadelphia và Baltimore. Ông cũng là giáo sư dạy ngành Thần Học ở Đại học Harvard. Ông có bằng Tiến sĩ do viện Đại học Do Thái cấp. Đặc biệt hơn cả, ông là Hội viên của hội “Phi-Beta-Kappa” có nghĩa là “triết lý hướng dẫn cuộc sống”. Đặc biệt và vinh dự vì muốn được hầu vào hội viên của Hội này là phải được hưởng trợ phí kháo cứu của viện Fulbright và của hội Bác học Guggeheim, phải có nhiều thành tích ưu việt trong một trường hay một viện Đại học Hoa Kỳ. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm về Thiên chúa giáo, đặc biết là hai cuốn Jesus, the Magician [Jesus: nhà ảo thuật] và The Secret Gospel [Phúc Âm Bí Mật].
Ông Smith đã đến Fresno diễn thuyết tại trường Đại học với số thính giả trên 6,000 người, sau đó ông mở cuộc tranh luận trên đài truyền thanh tại Fresno. Ông đưa ra nhiều bằng chứng và lý luận để kết luận rằng việc mẹ của Giê-su sau khi cho vị này ra đời mà vẫn còn đồng trinh là một chuyện hoang đường, và việc Giê-su sống lại là một “hiện tượng thuộc lãnh vực thần kinh bệnh học” của các môn đồ (của Giê-su).
Theo ông Smith, không nên coi những phép lạ của Giê-su được kể lại trong Kinh thánh như là những sự việc có sử tính chính xác, vì mãi 30 đến 40 năm sau khi Giê-su mệnh chung (ông Smith cho rằng Giê-su qua đời vào năm 30 hoặc 33 Tây lịch), những người viết Kinh thánh mới viết về những sự việc ấy. Chỉ có thể khẳng định một cách chính xác rằng theo lệnh của Pontius, Pilate, Giê-su đã bị đóng đinh trên Thập tự giá. Và chỉ có thể khẳng định được một sự việc ấy mà thôi.
Là một cựu giáo sĩ trưởng cai quản nhiều giáo phận, thế mà ngày nay Giáo sư Tiến sĩ Morton Smith cho biết (tr.70) ông không tin có Thượng đế và ông cũng không còn tin vào một tôn giáo nào. Người ta hỏi ông tại sao có sự liên đới đó, ông trả lời: “Kiến thức của tôi đã được mở rộng thêm ra” . Nghĩa là ông đã tìm ra chân lý, như Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ đã giác ngộ. Và tôi chắc chắn Tiến sĩ Smith về thần học về đạo Chúa phải là bậc đại sư của hạng như ông Lữ Giang. (Cũng cần mở một dấu ngoặc ở đây để nói thêm rằng “Hội Jesus Seminar Scholars” gồm nhiều nhà Thần học và các linh mục đều đồng ý rằng cuốn Kinh thánh không đúng sự thật: “The Bible is inaccurate... They’re unified in good esteem. It is scary.” (Fresno Bee, số ra ngày 10/10/1994)
Vấn đề “bôi nhọ Giáo hội Thiên chúa giáo” được ông Lữ Giang gán cho “tổ chức thù nghịch Việt Nam” thì lại đầy dẫy trên những tài liệu sách báo của Hoa Kỳ. Để thêm một vài bằng chứng nữa, tôi đề nghị ông Lữ Giang và những người đồng đạo của ông nên đọc một tài liệu kinh khủng hơn viết bởi một Tổng Giám mục đàng hoàng chứ không phải viết bởi Lê Trọng Văn, Chu Văn Trình, hay Giới Tử, hay Trần Chung Ngọc.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:40 am

Giám mục Peter de Rosa viết cuốn Vicars of Christ: The Darkside of the Papacy (Crown Books Edition, 1988 tr 47-56) mô tả lại những “Triều đại dâm loạn của các Giáo Hoàng”.
Ông Lữ Giang thử đọc một câu này trong “Triều Đình dâm lạon của các Giáo Hoàng” để hiểu cho rằng những Đỗ Mậu, Trần Văn Kha. Hoàng Nguyên Nhuận v.v... không bao giờ có thể biết được những câu chuyện “thâm cung bí sử” trong cung cấm của các ông bà Giáo Hoàng, chỉ có những kẻ nằm trong chăn mới biết chăn có rận. (tr.71)
...Khi một Giáo Hoàng bỗng dưng biến mất, (thế thì) ngài đã bị cắt cổ hay đã bị đạp xuống sông Tiber? Hay Ngài đã bị treo cổ trong nhà tù? Hay Ngài đang ngủ trong nhà thổ? Hay là Ngài đã bị cắt tai và mũi như Stephen VIII năm 930 mà sau đó - dĩ nhiên không còn dám chường mặt ra trước công chúng nữa? Hay là Ngài đã trốn mất như là Benedict V năm 964 đã chuồn ngay về Constantinople, với tất cả tài sản của nhà thờ St Peter, sau khi đã làm bậy một bé gái, để sau đó đã xuất hiệm khi tiền đã cạn và gây ra nhiều sự phá phách lớn lao ở La Mã...Giáo Hoàng này cuối cùng bị một người chồng ghen tuông giết chết. Thân xác của y với hàng trăm vết đâm đã bị kéo lê qua những đường phố, trước khi bị đạp vào một hầm chứa phân...
Hãy đọc: “Triều đại dâm loạn của các Giáo Hoàng” mà sử gia rất sùng đạo của Giáo hội là Gerbert đã viết Benedict là “Kẻ đồi bại nhất trong đám những quái vật vô thần”, để biết “Triều đại của những con đĩ”, để biết “Nhiều Giáo Hoàng là những tên man rợ”, để biết “Có Giáo Hoàng đã được Chúa Trời nâng dậy như một kẻ hành khất từ một đống phân bón ruộng và đặt vào hàng quý tộc”.
Ông Lữ Giang ơi! Hãy đọc “Triều đại dâm loạn của các Giáo Hoàng” để biết cho tường tận một số người mà ông và Nguyễn Văn Chức còn tôn sùng là “kẻ đại diện Chúa cứu thế không bao giờ sai lầm”, để xem họ có sai lầm, bê bối hay không?
Những do dáy nhơ nhớp, những tội ác Trời không dung, đất không tha của họ đối với nhân loại nói mấy cho rồi. Rồi hàng núi sách báo, tài liệu khắp thế giới đã phổ biến thế mà Lữ Giang và một số đồng đạo của ông ta chỉ lên án tác giả các cuốn: Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của (tr.72) Đỗ Mậu, Thời Đại Mới của Trần Văn Kha, Tây Dương Gia Tô Bí Lục với lời giới thiệu của Lê Trọng Văn, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp, luận án tiến sĩ của Cao Huy Thần, Đảng Cần Lao của nhà văn Mặc Thu (bút hiệu Chu Bằng Lĩnh), Âm Mưu Phá Hoại Phật Giáo của Giáo hội Phật Giáo Thái Lan, Gia Tô Thực Dân Chính Sử của Chu Văn Trình, Thập Giá và Lưỡi Gươm của linh mục Trần Tam Tỉnh viện sĩ viện Hàn Lâm Canada, Thiên Hồ, Đế Hồ (Trời ơi! Chúa ơi!) của cụ Phan Bội Châu v.v...là xuyên tạc là xử dụng tài liệu nguỵ tạo hay tài liệu Cộng Sản. Trong lúc những cuốn sách đó đều dựa vào tài liệu và sách sử có chứng minh và xuất xứ đàng hoàng.
Ví dụ cuốn Tây Dương Gia Tôi Bí Lục dựa vào sách của các giám mục Việt Nam cuối đời nhà Lê và được xuất bản từ đời Gia Long, những thời đại ấy đâu đã có Cộng Sản. Ví dụ như cuốn Đạo Thiên chúa và Chủ nghĩa Thực dân Pháp, Luận án tiến sĩ Khoa học Quốc gia được ba ông giáo sư người Pháp làm Giám khảo thì làm sao có thể là tài liệu Cộng Sản hay nguỵ tạo được? Ví dụ như cuốn Đảng Cần Lao của Chu Bằng Lĩnh mà Chu Bằng Lĩnh là nhà văn Mặc Thu, đã có thời cộng tác với cơ quan Mật vụ cao cấp do “Bác sĩ” Trần Kim Tuyến cầm đầu, sách lại được phát hành từ năm 1971 dưới thời ông Tổng Thống Thiên chúa giáo Nguyễn Văn Thiệu thì làm sao có thể là tài liệu nguỵ tạo hay Cộng Sản!?
Trở lại vấn đề “Truyền thông do những trình bày sai lạc của các hệ thống truyền thông thù nghịch hay thiếu khách quan, nhiều người Công giáo hay không Công giáo đã có những thành kiến không tốt đẹp với Giáo Hội Công giáo”, (tr.73) ông lữ Giang đưa ra một dẫn chứng là tình trạng suy sụp của Thiên Chúa giáo ở Đức. Ông Lữ Giang viết:
Hôm 19/10/1993, các giáo phận Limburg, Mainz, Spayer và Trier ở Đức đã quyết định bỏ ra ba triệu Đức kim (tương đương với 1.800.000 Mỹ kim) để phát động một chương trình giải tỏa các thành kiến về Giáo hội Công giáo và kích thích sự chú ý và tìm hiểu về Giáo hội Công giáo. Chương trình này được sự trợ giúp của một cơ quan truyền thông chuyên nghiệp là cơ quan ABC-EURACOM.
Vẫn với một luận điệu xuyên tạc, chụp mũ, ông Lữ Giang đổ lỗi cho hệ thống truyền thông mà hệ thống đó lại do chính Giáo hội tổ chức và kiểm soát hay đổ lỗi cho “sự thù nghịch hay thiếu khách quan của những người Công Giáo hay không Công Giáo” mà không chịu đổ lỗi cho Kinh thánh, có nhiều điều đã bị thời đại vượt qua, không chịu đổ lỗi cho Giáo Hoàng không chịu cải tiến, các ông Hồng y, Giám mục, linh mục không chịu giữ gìn đạo đức. Lữ Giang đã nói chuyện nước Đức thì tôi cũng đưa ra vài mẫu chuyện nhức nhối của Thiên chúa giáo tại Đức, vài việc làm tiêu biểu trong vô số vấn đề mà tôi có ở trong tay:
- Giáo sư linh mục Thần học Hans Kung người Đức, từ năm 1979 cho đến nay vẫn tiếp tục chống đối những sai lầm về độc đoán của Kinh thánh, của Vatican.
- Cô Barbara Engl 29 tuổi, lãnh tụ hội Thanh Nữ Đức tại Munich đã tranh luận với Giáo Hoàng John Paul II khi ông tới Munich, về vấn đề luyến ái của phụ nữ làm cho Giáo Hoàng phải cúi mặt. Cô hỏi tại sao giáo lý đạo Thiên chúa có quá nhiều điều cấm kỵ về luyến ái như thế. Tại sao Giáo hội không tìm cách tạo sự thông cảm hơn là cứ cấm kỵ (tr.74)
- Linh mục Eugen Drewermann mà báo chí quốc tế tặng cho danh hiệu là “Một Luther mới” (L’affaire du “nouveau Luther”; Le Point, Paris số 1020 ra ngày 4/4/1992), trong một cuộc họp báo tuyên cáo 95 luận án đòi hỏi Giáo hội phải đổi mới (giống như dân các nước Cộng Sản đòi C.S cũng phải đổi mới - lời của người viết).
Bài báo Le Point tường thuật cuộc họp báo nói về rất nhiều điều sai lầm, bịp bợm, độc đoán của Giáo hội, dưới đây tôi trích lại vài đoạn:
Nhưng cha Eugen còn đi xa hơn nữa. Theo những gì ông viết thì Thánh kinh chứa toàn những điều không thành thật. Đó là một tập hợp những biểu hiện, những thần thoại, những truyền thuyết đã hiện hữu trong vô thức của xã hội mà phân tâm học đã giải thích và những nền văn minh khác, những tôn giáo khác để xử dụng.
Quan trọng hơn nữa đối với người Thiên chúa giáo là việc Chúa Phục sinh, căn bản của niềm tin trong đạo Thiên chúa được kể lại trong kinh Phúc Âm, thật ra theo Cha Eugen bắt nguồn từ tôn giáo cổ của Ai Cập. Trong một bài phỏng vấn khác với tuần báo lớn nhất của Đức tờ Der Spriegel, Cha Eugen đã coi việc Phục sinh là “giả tưởng không có khả tín lịch sử...”
Cha Eugen giải thích rằng nếu làm một người Phật tử mà thoải mái hơn làm một con chiên của Chúa thì làm người Phật tử còn hơn.
Cha Eugen Drewermann không tin có Thượng đế, có Đức chúa cha, có Thiên thần. Ông chỉ tin có một chúa Ki-tô, một người đầu trần mắt thịt như chúng ta, nhưng Jesus là một người kiểu mẫu, một kiểu mẫu về đời sống và tình thương (mà trên kia tôi đã so sánh với Đức Huỳnh Phú Sổ (tr.75) của Đạo Hoà Hảo nước ta - lời người viết) trong khi Giáo hội lại đề cao cái chết của Chúa, bày đặt ra chuyện Chúa chết để chuộc tội cho nhân loại, “một cái chết mà ông nghĩ là Chúa không bao giờ muốn cả”.
Báo Le Point kết luận:
Ít ra vụ Cha Drewermann cũng đạt được một kết quả tích cực. Tổng giám mục Lehmann, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức Quốc phải thừa nhận là Giáo hội đã không “quan tâm đúng mức đến nhu cầu tư duy của con chiên những vấn nạn và những bí mật sâu thẳm của lòng tin.”
Rõ ràng như thế đó, nghĩa là những chỉ trích, những phê phán, những cáo buộc Giáo hội Thiên chúa giáo đều do các Tổng giám mục, giám mục, linh mục, trí thức Thiên chúa giáo khắp thế giới nêu ra, thế mà ông trí thức Thiên chúa giáo Lữ Giang vẫn cứ ngoan cố theo tinh thần, theo tập tục, theo đầu óc, theo tâm địa của một số giáo dân Việt Nam, chuyên xuyên tạc, chụp mũ cho người khác.
Tôi còn nghe nói ông Lữ Giang có viết cuốn Những Bí ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến tại Việt Nam, tôi chưa đọc cuốn sách này nhưng qua bài phê bình “Vài cảm nghĩ nhân đọc tên của một cuốn sách hay ý nghĩa của một danh từ”, của Tiến sĩ Trần Chung Ngọc, và những lời phê bình của cựu Đại tá Trần Văn Kha trong loạt bài “Nhìn Đức Giáo Hoàng dưới lăng kính thế tục”. Tôi được biết tác giả đề cập đến các cuộc tranh đấu của Phật giáo và gọi nó là Thánh chiến, những cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ chống hai chế độ độc tài và quân phiệt của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu chứ không phải như các cuộc Thánh chiến trong lịch sử Thiên chúa giáo Tây Phương. (tr.76).
Qua những nhận xét của Tiến sĩ Trần Chung Ngọc và của cựu Đại tá Trần Văn Kha thì đây là thứ sách xuyên tạc, vu khống, chụp mũ, để chạy tội cho nhà Ngô, cho Thiên chúa giáo, cũng như cuốn Việt Nam Chính Sử của ông Nguyễn Văn Chức. Để tiện cho độc giả tra cứu, tôi trích đăng, đính kèm theo loạt bài này, bài báo của Tiến sĩ Trần Chung Ngọc, phê bình cuốn “Thánh chiến” của Lữ Giang.
Ngoài ra còn tài liệu của một học giả có thẩm quyền dưới đây về cuốn “Thánh chiến” của Thiên chúa giáo. Đó là tài liệu của Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ một cựu tín đồ Thiên chúa giáo:
“Nếu chúng ta tò mò khi nào lên San Francisco, đến Cliff House ở bờ biển sẽ thấy một viện bảo tàng nhỏ nhan đề “Believe it or not” trưng bày các dụng cụ mà Giáo quyền xưa đã dùng để hành hạ, tra tấn các tín đồ của mình. Nhiều người có danh tiếng đã phải lên giàn hoả như Savonarolla Jerome (1452-1498), Bruno Giordano (1548-1600), John Hus (1369-1415) v.v...Sau này Calvin, cũng đã bắt chước Công giáo ra lệnh thiêu sống Servetus Michael (1511-1533) tại Geneva vì tội không chấp nhận Chúa có Ba Ngôi. Cũng nên nhớ rằng trong công cuộc này giáo quyền bắt tay hết sức chặt chẽ với các chính quyền địa phương.
Sau này cả Công giáo cả Tin Lành đều rất sính đi săn lùng và tiêu huỷ những người mà họ cho là những phủ thuỷ pháp môn để tận diệt, để áp dụng lời Kinh thánh ghi trong Exodus 22:18: “Người không được để cho phù thuỷ được sống”. Và cuộc truy lùng này cũng đã được kéo dài ở Âu Châu và Mỹ Châu từ 1445, do sự đề xướng của Giáo Hoàng Eugene IV và được kéo dài nhiều thế kỷ. Ngay ở Mỹ cũng có vụ tuy lùng phù thuỷ ở Salem Massachuett vào năm 1692. (tr.77)
Còn như khi phải đối đầu với những phong trào mạnh hơn có đông người theo hơn, thì Giáo hội hô hào hưng binh tiêu diệt. Trong quá khứ, Giáo hội Công giáo đã hưng binh tiêu diệt các giáo phái Albigenses (Cathari) và Waldensees tại miền nam nước Pháp. Cộng đồng The Third Lateran Council và Giáo Hoàng Innocent III ra lệnh hưng binh năm 1179 và từ đó trong vòng một phần tư thế kỷ, giáo phái Albigenese nhiều phen đã bị chinh phạt.
Đối với Tin Lành thì đã có chiến tranh thực sự giữa hai phe. Chiến tranh tôn giáo bùng nổ ở Pháp vào năm 1562 và kéo dài đến năm 1594. Nguyên đêm lễ thánh Bartholomew vào tháng 8 năm 1872 có cả vạn người Tin Lành bị Công Giáo phục kích chết.
Rồi lại có chiến tranh tôn giáo 30 năm ở Đức Saxony, Moravia. Đối với Hồi Giáo (Islam hay Muslim có lục đại thánh chiến:
- Đệ nhất thánh chiến (1096-1143)
- Đệ nhị thánh chiến (1147-1149)
- Đệ tam thánh chiến (1189-1192)
- Đệ tứ thánh chiến (1202-1204)
- Đệ ngũ thánh chiến (1216-1229)
- Frederic II thánh chiến (1228-1229)
- Đệ lục thánh chiến (1248-1254)
Các thánh chiến thực ra cốt là để làm một công đôi việc. trong nước thì tiêu diệt Do Thái, nơi đất thánh Jerusalem thì cốt tiêu diệt Hồi Giáo”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitimeMon Aug 24, 2015 4:41 am

Đáng thương thay cho những người Do Thái vì trong những trận Thánh chiến đó, họ đã bị quân binh Công giáo giết hại vô số kể, nhất là vào những năm 1096 và 1146. (tr.78)
Những người Do Thái bị giết tập thể tại nhiều tỉnh Âu Châu: Worn ngày 24 và 25 tháng 5, Mayence ngày 27 tháng 5, Cologne mồng 1 tháng 7. Tại các tỉnh bên Pháp: Orleans, Blois, Paris, Sens, Tours.
Sử chép:
Trong tất cả các tỉnh mà nghĩa binh Thánh chiến Công giáo đi qua, họ đã tận diệt những hậu duệ do Thái còn sót lại vì coi họ là kẻ nội thù của Giáo hội, hoặc bắt họ phải chịu phép rửa tội - nhưng nhiều tên Do Thái sau đó lại trở lại đạo của họ như những con chó đã mửa đồ ăn ra rồi lại ăn lại? (lời của cuốn sách “The Battle for the American Church trang XII, Monseigneur George Kelly).
Tiến sĩ Trần Chung Ngọc là nhà khoa học tại Đại học Wisconsin, Madison. Ông cũng chuyên về nghiên cứu các tôn giáo thế giới nhất là Thiên chúa giáo và Phật giáo.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ một tín đồ Thiên chúa giáo còn là giáo sư Đại học Văn Khoa Sài Gòn từ 36 tuổi. Bắt đầu nghiên cứu về Khổng giáo và Thiên chúa giáo. Tôi nghĩ rằng trình độ văn hoá nói chung và kiến thức về tôn giáo nói riêng của hai ông chắc cũng không đến nổi tệ hơn ông Lữ Giang và ông Bình luận gia Phạm Kim Vinh một “phật tử” nhưng chuyên đả kích Phật giáo. Tuy nhiên, qua tài liệu của hai nhà nghiên cứu đó ta thấy ông Lữ Giang chuyên viết bậy, cốt để chạy tội cho “Cần Lao Công Giáo” và anh em Ngô Đình Diệm bất chấp sự thật, bất chấp lịch sử. Đó là cái lương thiện mà ta thường thấy nơi đa số những người trí thức Thiên chúa giáo. Tồi tệ hơn nữa là Lữ Giang, được gọi là trí thức mà không biết gì về lịch sử tàn bạo, dơ dáy đối với nhân loại của Thiên Chúa giáo kéo dài đã gần 2,000 năm. Ông ta không biết rằng sự che đậy, sự bao che chỉ (tr.79) tăng thêm tính cách phản tác dụng. Lữ Giang tuy ông bà đã theo đạo Chúa từ giữa thế kỷ 16 và nay ông ta là tín đồ của nền Đạo ngoại lai ấy, nhưng ông ta vẫn là người Việt với tóc đen, da vàng, mũi xẹp mà cũng không biết lịch sử Đạo Phật và lịch sử Dân tộc Việt dù nhà trường đã dạy cho ông ta. Tôi muốn nói đạo Phật là đạo từ bi, đạo của tình thương, suốt 2,000 năm lịch sử không hề gây Thánh chiến với bất kỳ ai.
Các vua quan đạo Phật nếu có đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành ở phía Nam, rồi sau đó mở rộng thêm bờ cõi hay đã mang quân lên biên giới phái Bắc là với tính cách nhà cầm quyền chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ quốc gia bị quân các nước láng giềng đánh phá biên cương chứ không phải vì để mở mang nước Phật - và vì là Phật tử.
Ông Lữ Giang gán cho cuộc đấu tranh của Phật giáo chống chế độ Công giáo trị, gia đình trị của nhà Ngô năm 1963 là một cuộc Thánh chiến là hoàn toàn nguỵ biện. Xin hỏi ông Lữ Giang cuộc đấu tranh đẫm máu của thiểu số Thiên chúa giáo ở Bắc Ái Nhĩ Lan chống chính quyền Tin Lành để đòi quyền sống, đòi cơm ăn áo mặc, đòi công bằng xã hội là đấu tranh vì bị kỳ thị, bị áp bức hay là Thánh chiến?
Thưa ông Lữ Giang, trận chiến tranh hiện nay ở Bosnia bên Đông Âu mới là Thánh chiến ông Lữ Giang ạ. Quân Serb (Thiên chúa giáo Orthodox) xua quân xâm chiếm Bosnia gồm đa số dân Hồi. Quân Croatia (Thiên chúa giáo La Mã) trước hợp tác với quân Serb tiêu diệt quân Hồi Bosnia đến nay lại xua quân giúp quân Bosnia để chận đứng cuộc tiến quân của quân Serb - nhưng cùng một mục (tr.80) đích mở mang nước Chúa, Chúa La Mã và Chúa Chính Thống Giáo - mới là Thánh chiến.
Giáo Hoàng La Mã John Paul II đến thăm Croatia trước là có ý gì? Phải chăng ông khuyến khích quân Croatia tận diệt quân Serb, và sau đó sẽ chiếm luôn xứ Hồi Giáo Bosnia.
Vấn đề đặt ra là tại sao dân Serb và dân Croatia đều là con Chúa, đều là anh em ruột thịt và dân Hồi Bosnia đều cùng một chủng tộc mà lại sát hại nhau như kẻ thù không đội trời chung. Tại sao các nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo luôn mồm ca ngợi Chúa là tình thương, là công bằng, bác ái, mà Chúa lại để cho con Chúa tận diệt dân Hồi Giáo Bosnia một cách hết sức dã man tàn bạo. Vậy thì có Thượng đế hay không, có Chúa Trời hay không, có Jesus hay không; hay đó chỉ là những bày đặt, những phát minh cách đây 2,000 năm - thời lỳ mà dân trí còn ngu muội - mà những kẻ thủ đoạn, những tên phù thuỷ, những tên đạo sĩ để chúng tạo ra một đạo cho chúng thụ hưởng, chúng thôn tính nhân loại thế giới để chúng ngồi mát ăn bát vàng. Ông Lữ Giang nghĩ sao? Cái thông minh, cái lương thiện, cái liên sỉ của ông để đâu rồi?
Đến đây thì tôi có tài liệu tương đối khá vững để kêu gọi đồng bào Việt Nam, những người Việt Dân tộc khi đọc một cuốn sách, một tài liệu liên hệ đến bốn lãnh vực ‘Văn hóa, lịch sử, chính trị và tôn giáo về Việt Nam”, hãy cố gắng tìm kiếm, kiểm chứng xem tác giả của những tác phẩm đó là ai. Nếu là của người đang theo đạo Chúa thì xin hãy cẩn thận để khỏi bị đầu độc, bị mê hoặc có thể đánh lạc tư tưởng của mình và gây tai hoạ cho con cháu nếu chúng nó xử dụng những tác phẩm đó. (tr.81)
Tôi đã đọc một số sách của những nhân vật tên tuổi của người theo đạo Chúa như cuốn Việt Nam Giáo Sử linh mục Phan Phát Hườn, cuốn Phong Trào Kháng chién Trình Minh Thế của ông Nhị Lang, đạo theo từ khi lấy bà vợ mới có đạo, cuốn Bên Giòng Lịch Sử của linh mục Cao Văn Luận, cuốn Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan của linh mục Vũ Đình Hoạt, cuốn Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống và cuốn Công Giáo Việt Nam Trong Giòng Sinh Mệnh Dân Tộc của ông Cao Thế Dung, cuốn Việt Nam Chính Sử của ông Nguyễn Văn Chức, cuốn Công và Tội của ông Nguyễn Tuân, v.v...Ngoài ra, còn có những tài liệu như “Luận về hiếu đạo” của Thomas Trần Xuân Thời đăng trên báo Đất Mẹ, tài liệu của linh mục giáo sư Nguyễn Khắc Xuyên trả lời giáo sư Hoàng Tuệ về vấn đề Alexandre de Rhode (Đắc Lộ), tài liệu viết về những người tử đạo của Tiến sĩ Trần An Bài.
Tôi thấy sách sử tài liệu đó cố tình viết ra chỉ để bóp méo lịch sử dân tộc, nhục mạ những anh hùng kháng chiến, viết theo quan điểm đạo chúa, quan điểm của thực dân Tây phương. Làm sao người Việt Dân tộc có thể tin tưởng được những cuốn sách, những tài liệu ca tụng linh mục Trần Lục, một tên Việt gian phản quốc được tín đồ Thiên chúa giáo gọi là quốc công là anh hùng, trong lúc vị anh hùng của dân tộc là như cụ Phan Đình Phùng lại bị lên án là giặc, mà kẻ lên án cụ Phan Đình Phùng đó than ôi lại là vị Tổng giám mục đã có thời kỳ đứng đầu Giáo hội Việt Nam, và là anh ruột của vị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa. Làm sao người Việt Dân tộc tin tưởng được khi dưới thời đại hai vị Tổng Thống Cộng Hoà Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu không hề làm lễ tưởng niệm Đức Quốc tổ Hùng Vương trong lúc họ giữ lại đẻ chưng bày trước (tr.82) Dinh Độc Lập (vườn hoa) những bia tượng của những tên đại phản quốc trong đó có tên Trương Vĩnh Ký (Petrus), một tên Việt gian dùng văn hoá, báo chí giúp thực dân Pháp thống trị Việt Nam, từng làm cố vấn cho các viên Toàn quyền Pháp, đã bị nhân dân Huế nhìn thấy tâm địa khuyển ưng của họ bằng câu đối bất hủ:
“Gia Hội Kiều đầu song ẩn sĩ,
Đông Ba quách ngoại sở thanh lâu.”
(“Nhớ Nghĩ Chiều Hôm”, Đào Duy Anh, sđd trang 266).
Nếu Trời Phật cho tôi còn đủ sức khoẻ để tiếp tục viết, tôi sẽ vạch trần những âm mưu thủ đoạn của họ dùng văn hoá, dùng truyền thông đã bóp méo lịch sử, mê hoặc lòng người. Trong số tác giả đó có cả ông Phạm Kim Vinh, một kẻ mà mỗi khi viết sách, viết bài đả kích Phật giáo hay các nhà sư lại tự xưng là Phật tử, kẻ đã tự xưng là Phật tử để phê phán thiên vị vụ tranh chấp giữa hai phe Thiên chúa giáo tại San José làm cho ông Cả Rinh, một nhân sĩ Thiên chúa giáo phải phẫn nộ viết luôn hai bài báo dài xỉ vả ông Phạm Kim Vinh. Đặc biệt, nơi “Phật tử” Phạm Kim Vinh là sau khi viết hai cuốn sách chỉ trích Phật giáo đã chống đối chế độ Ngô Đình Diệm nay lại viết báo ca ngợi cuốn sách Những bí ẩn đàng sau các cuộc Thánh chiến của ông Lữ Giang. Kẻ đã bỏ quân đội, bỏ chiến trường về Sài Gòn cho an toàn thân thể để tiếp tục đi học lấy bằng cử nhân mà lại hay tâng bốc quân đội để nịnh hót và hay chống Cộng bằng mồm.
Tới đây tôi đã có thể kết thúc loạt bài kêu gọi người Thiên chúa giáo Việt Nam hãy dứt khoát từ bỏ cái giáo hội, cái đạo Chúa mà nhân sĩ Nguyễn Văn Thọ gọi là Đạo Dối, (tr.83) cụ Đồ Chiểu một nhà nho yêu nước gọi là Đạo Tà, cụ Phan Bội Châu gọi là Đạo Chích.
Tôi biết vấn đề kêu gọi đồng bào Thiên chúa giáo từ bỏ đạo Chúa trở về với nền Tam giáo Dân tộc là điều rất tế nhị. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học đã quật ngã Thượng đế, vì tư tưởng các nhà thông thái khắp thế giới đã từ bỏ đạo Chúa, với sự cải đạo, bỏ đạo Chúa để theo đạo Phật của các tín đồ Thiên chúa giáo các nước Mỹ và Âu Châu, hàng tuần có nhiều người Đức, người Pháp, người Bỉ, người Thuỵ Sĩ đi chùa, hàng 100 ngàn người đi học thiền, thì tại sao đồng bào Việt Nam lại không thể về với nền đạo Dân tộc. Vì thế, tôi rất vững niềm tin khi kêu gọi đồng bào Thiên chúa giáo từ bỏ đạo cũ để trở về với nền Tam giáo Đồng Nguyên.
Đã có thêm những tài liệu mới ra đời xác nhận đạo Chúa là Đạo Dối, tôi xin ghi ra dưới đây ba cuốn sách đã làm cho Toà Thánh La Mã cuống cuồng phải lo âu vì biết rằng ba cuốn sách này càng làm lung lay Đạo Chúa, càng thúc dục tín đồ bỏ đạo Chúa mà ra đi.
1. Jesus
Tác giả: Jacques Duquesne
Nhà Xuất bản: Flammarion - Paris - 1994
Tóm lược sách:
Tác giả là một ký giả kỳ cựu chuyên về tôn giáo. Ông đã dùng những tài liệu mới vừa được khám phá để viết lại chân dung địch thật của Jesus Christ. Thân thé và cuộc đời của Chúa Jesus đã được trình bày dưới một ánh sáng mới: từ khi chào đời (huyền thoại đồng trinh của Đức Mẹ Maria) cho đến mối liên hệ với các đệ tử (Jesus nghi cả 12 vị tông đồ đều có thể phản mình như Judas) cho đến khi mất đi (Chúa đã chết vì bị đóng đinh, vì bị độc dược hay vì đau ốm?) cho đến khi sống lại (có thật Chúa đã phục sinh?)
Cuốn sách tạo ngay sự sôi nổi trong dư luận trí thức Pháp, một nước có đại đa số dân theo đạo Thiên Chúa. Paris Match, tờ báo hàng tuần uy tín nhất, trong số ngày 27/10/1994 đã đăng ở trang lớn: “Những điều các nhà Thần học chưa bao giờ dám nói”. Tờ báo cũng phê bình thêm nếu cuốn sách này ra đời cách đây độ 200 năm trước thì cả tác giả lẫn nhà xuất bản có thể đã bị thiêu đốt thân xác theo như cổ tục của Thiên Chúa giáo Tây phương.



2. The Dead Sea Scrolls Deception
Tác giả: Michacle Baigent & Richard Leigh
Giá sách: $ 12.00
Tóm lược sách:
Bản Kinh thánh cũ nhất được tìm thấy trong một hầm đá gần Jerusalem năm 1947. Cuốn sách này chứa đựng những sự kiện của thời kỳ đầu tiên của đạo Thiên Chúa rất mâu thuẫn với những “sự thật” mà Toà thánh Vatican vẫn rao giảng. Nội dung của nó nguy hại cho đạo Thiên Chúa đến nỗi, sau khi được dịch thuật, đã bị Tòa thánh Vatican âm mưu dấu kín.
Tác phẩm của hai nhà nghiên cứu Baigent và Leigh đã phô bày tất cả sự thật về nội dung và âm mưu dấu cuốn Kinh nổi tiếng này.
Tuần báo Newsweek phê bình: “A lively Tale of one controversial interpretation of the crolls”. [Một câu chuyện sống động về một diễn dịch đầy sôi nổi về cuộn Kinh thánh]. (tr.85)


3. Embraced By The Light
Tác giả: Betty Jean Eadie
Nhà Xuất bản: Gold Leaf Press, Placeville, California 1992, 147 trang. Giá sách: $ 19.95
Tóm lược sách:
Tự truyện của một người đàn bà Mỹ - bên ngoại là gốc Da Đỏ - đã trở về từ cõi như chết (near death). Câu chuyện có thật này đã kéo theo nhiều cuốn sách khác với những hồi ức tương tự đã làm cho hàng giáo phẩm Thiên chúa giáo phải công khai bày tỏ mối lo ngại vì nó đã làm lung lay huyền thoại chỉ có Chúa Jesus mới “phục sinh”.
Sách được nằm trên danh sách tác phẩm bán chạy nhất nước Mỹ (non-fiction bestseller) trong 76 tuần lễ liên tục (cho đến tháng 10/94, sách vẫn còn nằm trên danh sách này). Tác giả đã được mời diễn thuyết tại các Đại học và phỏng vấn trên các đài truyền hình ở khắp nước Mỹ.
Đọc xong cuốn “Jesus”, những tín đồ sáng suốt sẽ thấy Mẹ Maria chỉ là một người thường như tất cả những người đàn bà bình thường không có gì gọi là “vô nhiễm, nguyên tội”. Các tài liệu của các Hội Seminar Scholar Bible còn đặt vấn đề Mẹ Maria không phải là vợ của Joseph, cũng không phải đã bị hiếp dâm mà đã ăn nằm với một người lính La Mã. Lại muốn sau khi sinh Jesus, bà ta còn sinh thêm mấy người con nữa như thế thì làm sao có thể gọi là đồng trinh. Còn Jesus chỉ là một người “phàm” như những con người bình thường, cho nên tôi đã so sánh ông với Đức Huỳnh Phú Sổ, một người có tinh thần cách mạng, yêu dân, yêu nước được dân Do Thái tôn lên làm lãnh tụ thế thôi.
Đọc xong cuốn “The Dead Sea Scrolls Deception”, những tín đồ Thiên chúa giáo sáng suốt sẽ thấy rằng cả thế giới đã bị một tổ chức lừa bịp gần 2,000 năm qua như Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ đã nói trong bài “ít nhiều nhận định về Thiên chúa giáo”, dân Việt Nam sẽ thấy rằng đã bị các giáo sĩ ngoại quốc lừa bịp trên 400 năm qua, để dứt khoát tư tưởng trở về với dân tộc với tất cả niềm tự hào của người con dân nòi giống Lạc Hồng.
Đọc xong cuốn “Embraced By The Light”, những tín đồ Thiên chúa giáo sáng suốt sẽ coi như đã tìm ra chân lý mà về vơi Đạo Phật với lòng tin tưởng vô biên về thuyết Luân hồi đã được Đức Phật giảng dạy gần 2,600 năm về trước, còn thuyết “Phục sinh” của Chúa Jesus đã bị các nhà khảo cứu bác bỏ từ lâu rồi.
Hãy trở về với Dân tộc để khỏi làm người khách lạ sống chính ngay trên quê hương mình. Hãy trở về với quê cha đất tổ nơi mà ông bà tổ tiên đã sinh ra và lớn lên, đã thờ những nền đạo của dân tộc trước khi các ông giáo sĩ ngoại quốc đến dụ dỗ bà con ta theo đạo Tây phương.
Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, sau khi bỏ Thiên chúa giáo ông đã sung sướng mà nói rằng:
“Tôi đã được một sự giác ngộ nội tâm nên đã bừng tỉnh giấc Nam Kha và đã nhìn thấy rõ những sự sai trái, thấp kém của nó (đạo Chúa). Cho đến ngày nay mỗi khi nghĩ lại sự mình thoát khỏi được Thiên chúa giáo nói riêng và các tôn giáo Công Truyền thiên hạ (như Tin Lành, Chính Thống Giáo chẳng hạn) nói chung để đi vào “chính đạo giải thoát nội tâm” tôi cho đó là đại hồng ân của Trời Đất”.
Bác sĩ Thọ đã lên đường tìm ra chân lý đại đạo, ước mong đồng bào Thiên Chúa giáo La Mã và Tin Lành hãy nối gót ông để cùng với toàn dân cả nước đoàn kết làm một khối chung lo việc nước làm vẻ vang cho nòi giống Lạc (tr.87) Hồng. Tôi Tin tưởng mãnh liệt rằng với tình hình đất nước và thế giới hiện nay, 15,20 năm nữa, con Rồng Việt Nam sẽ tung mây lướt gió trên nền trời Á Đông.
http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=767
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN   Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Sách GIA TÔ TÂY DƯƠNG BÍ LỤC và NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
 Similar topics
-
»  GIÁO LÝ LIÊN QUAN VỀ BÓI TOÁN (SIHIR)
» Một Số Câu Hỏi Liên Quan Đến Con Heo trong Hồ̉i Giáo
» TÌM HIỂU BÙA NGẢI - SÁCH CỦA HUỲNH LIÊN TỬ biên soạn trước 1975.
» NHỮNG BÍ THUẬT HUỜN TINH BỔ NÃOTRONG TRUYỀN THỐNG DƯỠNG SINH PHƯƠNG ĐÔNG
» KHẢO LUẬN VỀ THẦN THÔNG , PHÁP THUẬT , BÙA NGẢI , ĐẠO ĐỨC , NGHIỆP QUẢ QUA NHỮNG NHẬN ĐỊNH SAI LẦM XƯA NAY TRONG DÂN GIAN .

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: HUYỀN BÍ HỌC THIÊN CHÚA GIÁO VÀ TIN LÀNH-
Chuyển đến