CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  Empty
Bài gửiTiêu đề: PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?    PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeSat Sep 19, 2015 8:28 am

PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?
Trích bài phỏng vấn Bác sĩ Harry Smerson Fosdick
Dịch giả : Nguơn Har
******
Trên phương diện tâm linh, bác sĩ Harry Smerson Fordick có một uy tín rất lớn vì chức vụ giáo sĩ lâu năm, vì những bài giảng truyền thanh bữa chủ nhựt và 35 tác phẩm của ông, và nhứt là sự tận tâm và dũng cảm của ông trong công việc xây dựng tình huynh đệ đại đồng.
Giữa hai cuộc thế chiến, vị truyền giáo trứ danh nầy bị công kích, sỉ nhục nhiều lần vì tinh thần khoáng đạt của ông, nhưng ông đối phó một cách anh dũng để sau cùng vượt qua khỏi mọi phong ba. Nay tuy tuổi đã đến tám mươi tám, trong ngôi nhà an tĩnh của ông, ông vẫn nhìn xem thế giới và tìm hiểu, với trí thông minh sắc bén của ông, các vấn đề của thời đại. Tôi được vinh hạnh là bạn thân của ông nên đến thỉnh ý ông luôn.
Mới đây, tôi có xin hầu chuyện với ông để đàm đạo về một vấn đề nó làm cho tôi thắc mắc, ấy là trào lưu nói “Thượng Đế đã chết”. Tôi đọc nhiều bài báo về quan niệm lạ lùng nầy, nó cho rằng thế giới hiện đại, tin ở Thượng Đế là một việc lỗi thời. Theo các lãnh tụ của phong trào nầy, thì ở quá khứ, Thượng Đế đã hiện hữu, nhưng ngày nay, ta nên chấp nhận cái chết của Ngài như một sự kiện lịch sử, và các Giáo Hội nên tìm cách đừng đề cập đến Ngài nữa.
Tôi gặp Bác sĩ Fosdick trong bộ y phục thể thao. Đôi mắt xanh của ông long lanh sau cặp kiếng. Tóc của ông bạc phơ và mịn, sắc mặt của ông tươi tắn, hồng hào. Không ai có thể nói ông gần chín mươi.
Ông hào hứng nhập đề :
- Tôi không bao giờ chấp nhận rằng Thượng Đế đã chết. Đó là một trào lưu tư tưởng yếu ớt do một ít trí giả khởi xướng và không được mấy người theo. Người ta đã lưu ý quá mức về việc nầy vì nó được khai thác bởi các báo chí chuyên săn tin khích động. Ở thời buổi quảng cáo nay, chúng ta thu nạp biểu ngữ dễ hơn là tư tưởng.
- Nhưng tại sao một tuyên bố lố lăng ấy lại có một sự phản ứng sâu rộng như vậy ?
Bác sĩ Fosdick lấy tay xoa cằm, trầm tư rồi trả lời :
- Có lẽ vì nhiều quan điểm về Thượng Đế đã trở nên lỗi thời. Ai ai cũng sẵn sàng vứt một Thượng Đế là một gối tựa mềm mại để nghỉ ngơi, rằng Ngài sẽ lo tất cả cho chúng ta, các ý niệm ấy cũng cần được vứt bỏ.
Lẽ dĩ nhiên là quan niệm của chúng ta về Thượng Đế biến chuyển dần dần theo sự trưởng thành của chúng ta. Tôi còn nhớ một sinh viên đến thăm tôi khi tôi làm mục sư ở Riverside. Cậu ấy có vẻ băn khoăn và vừa ngồi xuống thì cậu nói cậu không tin ở Thượng Đế. Tôi đáp :
- Như vậy, cậu là vô thần. Nhưng Thượng Đế như thế nào mà cậu không tin ?
Cậu có vẻ ngạc nhiên và cố gắng tả Thượng Đế theo quan niệm của cậu. Cậu quan niệm Thượng Đế là một kế toán khả kính, ngày đêm ghi chép cẩn thận các hành động tốt và xấu của mỗi người. Khi cậu tả xong, tôi nói :
- Cậu ạ, chúng ta rất đồng ý với nhau. Tôi cũng vậy, tôi không tin ở vị Thượng Đế nầy. Nhưng chúng ta cũng chưa giải quyết được bí quyết của Vũ Trụ, chưa tiến được bước nào.
Tôi bèn nói :
- Ngoài ra, còn có quan niệm nào “đáng chết” nữa không ?
- Chúng ta phải loại bỏ những quan niệm cổ hủ lần lần theo đà tiến hóa của nhơn loại. Lẽ dĩ nhiên là Thượng Đế quan niệm như là một vị Chúa Tể ngự trên ngai vàng để thống trị Vũ Trụ đã chết. Vị Thượng Đế du ngoạn trên Thiên Đàng trần thế lúc trời chiều mát mẻ - Thượng Đế bị giới hạn vào hình dáng và kích thước của con người – cũng đã chết. Và vị Thượng Đế trám tỗ trống cũng vậy : vị Thượng Đế nầy được dùng để giải thích những gì mà người ta không thể hiểu hay không thể chủ trị được, từ điềm chiêm bao đến cơn bão tố.
Có những quan niệm mới hơn cũng cần được loại bỏ : ấy là quan niệm về một Thượng Đế “theo phe ta” hay về một Thượng Đế chiến tranh ra lệnh con người giết chóc vì lòng thương mến Ngài. Một Thượng Đế như thế có ích gì trong thời buổi nguyên tử nầy ? Nhưng có một Thượng Đế khó “chôn cất” hơn hết, ấy vị Thượng Đế có khả năng sắp xếp mầu nhiệm mọi việc. Loại bỏ quan niệm nầy buộc phải có nhiều trưởng thành.
- Vậy chúng ta phải quan niệm Thượng Đế như thế nào ?
Bác sĩ Fosdick mỉm cười :
- Chúng ta hãy thận trọng ! Tôi không muốn giống cô bé kia khoe với mẹ rằng cô sắp vẽ chân dung của Thượng Đế và bị mẹ lưu ý : chả có ai biết Thượng Đế như thế nào mà vẽ. Đoạn, cô bé trả lời : Thế mà khi con vẽ xong, mẹ sẽ thấy.
Bác sĩ nói tiếp :
- Chúng ta sẽ hoàn toàn thất bại nếu ta muốn “nắm lấy” Thượng Đế vì chúng ta không thể vượt khỏi phạm vi kiến thức của chúng ta. Chúng ta có thể diễn tả mọi sự vật, ngoại trừ Thượng Đế vì đây là một điều không sao làm được. Chúng ta không thể giới hạn Thượng Đế y như chúng ta không thể chứa tất cả nước của Đại Dương trong một cái chén. Tuy nhiên, chén nước nầy cho biết phẩm chất của nước biển như thế nào. Đối với Thượng Đế cũng thế : nhờ các biểu tượng của đời sống chúng ta cố gắng diễn tả những chi mà chúng ta tưởng là thật về các đặc tánh của Ngài.
Mỗi khi tôi ra bờ biển, tôi thấy thích biển bội phần. Tôi không thể biết biển trọn vẹn, vì nó mênh mông, nhưng tôi biết nó : nó có một phần trên, một ven ngoài mà tôi có thể quan sát. Tôi có thể ngồi gần biển, tắm trong biển, du thuyền trên biển, nằm ngủ trong tiếng ru của biển. Thượng Đế cũng mênh mông như vậy, chúng ta chỉ có thể ý thức Ngài xuyên qua các biểu tượng, nhưng Ngài cũng có một phần nào có thể gần gũi, hiểu biết được.
Suy kỹ, bí quyết của vấn đề là vào giờ nào phút nào của đời sống, ta có thể tiếp xúc với các phần thiêng liêng đó. Theo thiển ý, ấy là những lúc gặp gỡ sự mỹ lệ, tình thương, sự liêm khiết và chơn lý. Được hỏi Thượng Đế ở đâu, biết bao người hướng tư tưởng của mình lên các vì tinh tú xa thẳm trên trời cao. Nhưng Thượng Đế không ở đó, Ngài ở sâu, rất sâu trong đời sống con người. Thượng Đế là tình thương và ai sống trong tình thương là sống trong lòng Ngài, và Ngài cũng ngự trong người ấy. Chơn lý rất đơn giản : ta tìm được Thượng Đế mỗi lần tình thương chiếu sáng đời ta !
Lòng tin của bác sĩ Fosdick dồi dào, thành thật đến đỗi, tôi có một câu hỏi nhưng ngần ngại không dám nêu. Nhưng với một thái độ tao nhã, ông chờ đợi câu hỏi nầy. Sau cùng, tôi nói :
- Thưa bác sĩ, xin bác sĩ giải thích vì sao nhiều người vào bực trung lưu cố tìm Thượng Đế mà không được ?
Ngài nhìn thẳng vào mắt tôi và đáp :
- Lòng tin không sao giúp ta ý thức Thượng Đế một cách trọn vẹn được. Nhưng ở bước đầu, ông hãy khởi sự bằng những chi vừa tầm con người. Âm nhạc, thi phú, cảnh trí là một con đường. Làm sao sự mỹ lệ gồm tiết điệu, cân đối, ánh sáng và màu sắc có thể phát sinh từ một sự ngẫu nhiên mù quáng ? Toán số của Vũ Trụ là một lối khác. Những nhà toán số trứ danh như Euclide, Newton, Einstein đâu có sáng tạo trật tự toán số, họ chỉ phát giác sự hiện hữu từ nghìn xưa của nó mà thôi. Ngoài ra, còn có tư tưởng của các bậc siêu nhân, nam hay nữ, các Ngài giúp gia đình nhơn loại sống trong một thế giới khả quan, các Ngài cũng thuộc về cái phần có thể hiểu của Thượng Đế.
- Như vậy, phải chăng định nghĩa Thượng Đế là một điều sai lầm ?
- Dù sao, tôi nghĩ những người rêu rao Thượng Đế đã chết là những người đã định nghĩa Thượng Đế một cách quá chính xác. Có kẻ còn cả quyết Thượng Đế chết vào lúc nào : họ nói trong vòng thế kỷ 20. Tôi cho đó là một điều hoàn toàn vô lý. Tôi xin nhắc lại : Ông nên thận trọng đối với ai muốn hiến ông xem một bức ảnh của Thượng Đế. Một vị Thượng Đế được định nghĩa rõ ràng là một Thượng Đế bé nhỏ. Một vị Thượng Đế được định nghĩa là một vị Thượng Đế mất nghĩa.
- Ông nghĩ sao về dư luận cho rằng Thượng Đế không còn hiện diện trong đời sống hiện nay ?
Bác sĩ Fosdick rùn vai :
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?    PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeSat Sep 19, 2015 8:28 am

- Tôi nghĩ đó là một vấn đề danh từ. Chính những người nghe nói đến Thượng Đế là hoảng sợ, họ cũng ý thức được các giá trị tâm linh, và giá trị nầy được xem là quan trọng vào lúc nầy cũng như ở thời xưa. Sở dĩ Thượng Đế có vẻ lãng quên là vì trên con đường tiến hóa, nhơn loại đang trải qua một thời kỳ khủng hoảng. Ý niệm về Thượng Đế không thể biến chuyển một cách dễ dàng. Thật là khó hình dung một Thượng Đế tiếp xúc với nhơn loại không phải bằng những hàng chữ khắc trên vách hay bằng những lời ghi trên đá mà bằng những lời nổi lên từ đáy lòng người.
Tôi thật não lòng trước thái độ ngạo nghễ của những kẻ cả quyết Thượng Đế không còn. Tại sao họ lại dám cả quyết như vậy khi vấn đề vượt quá tầm hiểu biết con người. Thái độ của họ khiến tôi nhớ đến một đứa trẻ học được ở trường rằng Trời không phải là một cái lều xanh, rồi tuyên bố với bạn rằng Trời không có. Sau một hồi suy nghĩ, bạn của trò đáp lại : Dầu sao đí nữa, cũng có cái gì trên ấy chớ. Vậy cái chi mà anh nói không có ?
Đoạn, bác sĩ nghiêng qua tôi :
- Này, ông nghĩ xem, phải có cái chi ở trên đó chớ, phải không ? Và với những người nói rằng Thượng Đế đã chết, tôi cũng đặt câu hỏi. Vậy cái chi mà các ông nói không có ?
Sau một lúc im lặng, tôi nói :
- Nhưng ông có nghĩ rằng từ các điều nầy, có thể phát sinh một cái chi tốt đẹp không ?
Bác sĩ trả lời một cách cương quyết khiến tôi rất ngạc nhiên :
- Chắc chắn là có. Mỗi thế hệ cần duyệt lại quan niệm của mình về Thượng Đế, nếu không, chúng ta cứ dùng quan niệm cũ rồi hâm nóng lại thì hiệu năng không còn. Cái trào lưu tư tưởng về cái chết của Thượng Đế khiến chúng ta đặt vấn đề duyệt xét nầy.
Dầu sao, những người nào cho Thượng Đế đã chết không giải quyết chi cả. Thanh toán Thượng Đế là một điều dễ nhưng ta sẽ còn gì đây ? Nếu sau Vũ trụ, không có tư tưởng sáng tạo, chúng ta sẽ giải thích sự sáng lập Vũ trụ bằng sự gặp gỡ ngẫu nhiên trong không gian của các pô-rô-ton và nơ-rơ-ton mù quáng.
Trình bày sự cấu tạo của Vũ trụ và sự thanh cao của tâm hồn là do sự ngẫu nhiên thì chẳng khác nào nói một luồng gió ngẫu nhiên thổi lên rồi gom các chữ lại thành tác phẩm của văn hào Shakespeare. Tôi tin rằng có một Đấng Cao Cả dắt dìu Vũ trụ, rằng Vũ trụ có một mục đích, một ý nghĩa, một sứ mệnh. Nhìn nhận có Thượng Đế ít ra chúng ta cũng nhìn nhận bốn điều nầy. Bác bỏ Thượng Đế là bác bỏ chúng nó, là loại khỏi Vũ trụ mọi trí tuệ, mọi mục đích, mọi ý nghĩa và các lối thoát.
- Nhưng thưa bác sĩ, làm sao có thể tin có một trật tự đạo đức ở thế giới hiện nay khi chung quanh chúng ta chỉ là hỗn loạn ?
- Ngày nay không kém ngày xưa. “Thời hoàng kim” không bao giờ có. Bi kịch về lòng người luôn luôn vẫn thế từ ngày tạo thiên lập địa : ấy là tấn kịch của con người mù quáng vì lòng ích kỷ, mù quáng đến đỗi y từ chối không chấp nhận Cơ Trời.
Ở thế giới nầy, nếu chúng ta muốn đạt những kết quả vật chất, chúng ta phải hội một ít điều kiện vật chất. Nếu chúng ta muốn đạt những kết quả tinh thần, chúng ta phải hội một ít điều kiện tinh thần. Đó là luật của sự sống khắc khe và tuyệt diệu. Tôn giáo dạy chúng ta : Anh hãy bước vào thế giới của Thượng Đế và làm tròn một vài điều kiện của Ngài. Khi người ta muốn được lành mạnh, người ta phải làm những điều cần thiết để được lành mạnh. Chúng ta gieo chi thì gặt nấy. Nếu anh muốn có một thế giới tốt đẹp, anh hãy gieo lòng nhân rồi anh sẽ gặt tình bạn; anh hãy gieo lòng vị tha rồi lòng anh sẽ được nhẹ nhàng, cởi mở; anh hãy gieo thiện chí rồi con anh sẽ hưởng quả lành; sau cùng, nếu anh gieo lòng tôn sùng – nghĩa là khi anh hiến dâng lòng anh cho Đấng Tối Cao – linh hồn anh sẽ mở rộng để đón những thực tại miên trường.
Sélection du Readear’s Digest
Décembre 1966.
(Trích Tạp chí Ánh Đạo số 4-5-6 Năm 1968)
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?    PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitimeSat Sep 19, 2015 8:29 am

MỘT NHÀ BÁC HỌC NÓI
TẠI SAO ÔNG TIN CÓ THƯỢNG ĐẾ
A. Cressy MORRISSON
Cựu Chủ tịch Hàn Lâm Viện Khoa HọcNew York (Hoa Kỳ)
****
Chúng ta chỉ ở vào buổi bình minh của kỷ nguyên khoa học, thế mà ngày nay mỗi một kiến thức mới, mỗi một tia sáng mới đều mang lại cho chúng ta một bằng chứng mới rằng vũ trụ nầy là công trình của một Đấng Sáng Tạo.
Như vậy, đức tin lần lần được căn cứ trên sự hiểu biết. Sau mỗi giai đoạn, người bác học thấy mình gần với Thượng Đế hơn.
***
Riêng đối với tôi, tôi đã tìm thấy trong khoa học bảy lý do chánh đại để tôi tin tưởng.
Cái lý do đầu tiên, rất vững chắc, tôi tìm được ở khoa toán số. Với lý do nầy, tự anh, anh có thể chứng minh được một cách cụ thể. Anh hãy để trong túi áo mười đồng tiền hoặc mười cái thẻ nhỏ có ghi số, từ số 1 đến số 10. Anh hãy lắc mạnh để trộn lộn chúng nó. Bây giờ anh hãy thử làm cách nào rút trong túi anh ra 10 cái thẻ đó tuần tự từ số 1 tới số 10. Lẽ dĩ nhiên, mỗi lần đã rút ra một thẻ lên xem rồi anh phải bỏ nó lại trong túi như cũ và lắc mạnh trước khi rút cái thẻ sau.
Theo nguyên lý toán số, anh phải rút 10 lần mới có một lần anh rút đúng thẻ số một. Phải rút 100 lần mới có thể rút được kế tiếp số 1 và số 2. Phải rút trong 1000 lần mới có thể rút được ba số kế tiếp : 1, 2 và 3.
Nếu như muốn rút được một loạt liên tiếp mười số đúng theo trật tự, từ 1 đến 10, thì trường hợp đặc biệt nầy chỉ có thể xảy ra một lần trong 10 tỉ lần.
Chúng ta thử áp dụng lối lập luận nầy cho các điều kiện tạo sự sống ở quả địa cầu, thì chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận rằng trên nguyên lý toán số, sự ngẫu nhiên không sao hội đủ các điều kiện cần thiết.
Điều kiện thứ nhứt : Trái đất quay chung quanh trục của nó với một tốc độ 1.600 cây số một giờ ở lằn xích đạo. Giả sử tốc độ đó chậm lại 10 lần, chừng ấy ban ngày sẽ 10 lần dài hơn và sức nóng của mặt trời tăng lên gấp 10, sẽ đốt cháy cây cỏ, và những gì còn sống sót sẽ chết lạnh vì sức lạnh cũng tăng lên gấp 10 trong những đêm 10 lần dài hơn.
Một điều kiện khác : Mặt trời, nguồn sống của chúng ta, nóng tới 5.500 độ bên ngoài. Quả địa cầu thì ở vừa đúng một khoảng khả dĩ sưởi ấm chúng ta. Giá như sức nóng mặt trời bớt đi một nửa thì chúng ta sẽ chết rét. Trái lại sức nóng tăng lên một nửa, chúng ta cũng sẽ chết thiêu.
Nói về thời tiết bốn mùa, thì đó là do cái trục của trái đất nghiêng với khoảng 23 độ mà ra. Nếu trái đất đứng thẳng không nghiêng bên nào, thì không có mùa màng và nước sẽ bốc hơi theo hai chiều Nam và Bắc; chừng ấy, băng tuyết sẽ chất chứa mỗi ngày càng nhiều ở Nam Cực và Bắc Cực.
Mặt trăng, vệ tinh của trái đất, điều khiển thủy triều của biển cả. Nếu nó không phải ở khoảng cách 380.000 cây số như hiện thời, mà xích lại gần trái đất độ 80.000 cây số, chừng ấy cuộc hồng thủy vĩ đại sẽ dựng lên và tràn ngập tất cả lục địa một ngày hai lần.
Giờ đây anh thử nhìn xem cái vỏ của trái đất. Giá như nó dày thêm ba thước thôi, chừng ấy khối dưỡng chất khí cần thiết cho sinh vật sẽ biến mất. Thí dụ, ngược lại, đáy biển chỉ sâu thêm một hai thước thôi, thì loài thảo mộc sẽ chết hết vì thiếu thán chất và dưỡng khí.
Những sự kiện kể trên trong biết bao sự kiện khác, chứng minh rằng, nếu căn cứ trên sự ngẫu nhiên, thì trong hàng tỷ tỷ lần họa chăng mới có một lần sự sống được phát hiện trên quả địa cầu.
***
Lý do thứ nhì, tôi thấy trong khả năng sinh tồn của loài vật. Ở đây, chúng ta cũng nhận rõ sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa rất chu đáo, vì Ngài dự trù đầy đủ tất cả. Con người chưa tìm hiểu được bí quyết của sự sống, chưa biết sự sống là gì. Sự sống không có sức nặng, không có bề đo, nhưng nó mạnh làm sao ! Một cọng rễ non yếu mềm có thể xoi nứt một tảng đá cứng rắn. Sự sống chinh phục không khí, đất và nước. Nó thống trị các nguyên tố. Nó bắt buộc vật chất tan rã rồi kết hợp lại với những hình thức mới.
Sự sống là một nhà điêu khắc nặn các hình thể. Sự sống là một họa sĩ vẽ các lá cây và vô màu các đóa hoa. Sự sống là một nhạc sĩ dạy chim hót êm ả, dạy trùng dế ngâm nga. Sự sống là một nhà hóa học tuyệt vời, sáng chế hương thơm và mùi vị của hoa quả. Sự sống chế tạo chất đường bằng chất than và nước. Sự sống cũng đã chế tạo chất cây và giải tỏa dưỡng khí để cung cấp hơi thở cho động vật.
Anh hãy nhìn xem giọt nguyên sinh chất (protoplasme). Trong suốt, gần như vô hình, mắt khó nhìn thấy, thế mà nó có khả năng di động nhờ hấp thụ sanh khí của Thái Dương. Chính cái tế bào đơn độc nầy, cái giọt sương trắng đục nầy chứa đựng cái mầm sống của tất cả sanh vật lớn nhỏ. Nó mạnh hơn tất cả loài cây, loài thú và loài người hợp lại, bởi vì chính nó là nguồn cội của sự sống.
Thiên nhiên không tạo sự sống. Những tảng đá nóng bốc, những biển cả vô vị không có điều kiện để cho sự sống xuất phát.
Vậy thì ai mang sự sống đến quả địa cầu nầy ?
***
Bằng chứng thứ ba của tôi là lối sinh hoạt của các loài động vật. Lối sinh hoạt nầy chứng minh một cách hùng biện sự hiện diện của Thượng Đế sanh hóa và toàn thiện. Chính Ngài đã ban cho chúng một bản năng, nhớ đó chúng mới có thể sống được.
Con cá “hồi” (saumon), lúc nhỏ sống ngoài biển cả. Rồi một ngày kia, nó lại trở về dòng nước ngọt là nơi nó sanh ra. Chúng ta hãy nhìn con cá hồi lội ngược dòng sông để về quê quán. Nó lội một mạch không chút lưỡng lự. Quí vị thử bắt nó bỏ bờ sông bên kia, nó sẽ lội qua để tiến đến con đường đã định. Ai hướng dẫn nó một cách chắc chắn như vậy ?
Lối sinh hoạt của con lươn còn khó giải thích hơn nữa. Khi chúng lớn lên, chúng nó rời sinh quán của chúng nó là những ao, những rạch rải rác khắp nơi. Đoạn, tất cả, không phân biệt xứ sở, chúng nó bắt đầu một cuộc du hành rất dài đến một vực thẳm ở ngoài khơi hải đảo Bermudles (Bắc Đại Tây Dương). Muốn đi đến đây, lươn Âu châu phải vượt biển cả mấy ngàn cây số. Và một khi đã tới biển Sargasses, chúng nó sanh sản rồi chết. Các con lươn sơ sanh, tuy chưa biết gì về biển cả, nhưng chúng vẫn ra đi, đi trở về quê hương xa xăm của cha mẹ chúng : một cái hồ ở đồng quê, một con suối nhỏ, một cái lạch con. Không bao giờ một con lươn Mỹ châu bị bắt tại Âu châu, và con lươn Âu châu không bao giờ được tìm thấy bên Mỹ châu. Đấng Tạo Hóa đã trù liệu đủ hết, kể cả sự kéo dài thời gian trưởng thành của con lươn Âu châu thêm một năm để chúng có đủ sức chịu đựng trong một cuộc viễn du rất dài.
Thử hỏi ai đã ban cho loài động vật ấy cái nguồn cảm kích để hướng dẫn chúng trên con đường phiêu lưu ngàn dặm nầy ?
***
Con người là bằng chứng thứ tư của tôi : con người có một điểm quí hơn bản năng thiên nhiên của con thú, đó là lý trí.
Chưa có bằng chứng nào chỉ rằng con thú biết đếm tới số 10 hoặc giả nó hiểu nghĩa số 10 là gì. Bản năng của con thú cũng như một nốt đàn duy nhứt : kỳ diệu nhưng bị giới hạn. Trái lại bộ óc con người gồm tất cả nhạc khí của dàn nhạc. Thiết tưởng không cần phải nói dài dòng về bằng chứng thứ tư nầy. Chính nhờ lý trí, một tia sáng của Sự Minh Triết Vũ Trụ, mà chúng ta biết chúng ta là ai.
***
Bằng chứng thứ năm là yếu tố di truyền (gène). Yếu tố nầy chứng minh rằng mọi sự sống đều được trù định trước.
Yếu tố di truyền là một mầm sống nguyên thủy rất nhỏ. Giả sử anh có thể gom tất cả yếu tố di truyền của toàn thể loài người, anh có thể chứa nó trong một cái đê may. Thế mà mỗi một tế bào đều chứa đựng một yếu tố di truyền. Yếu tố nầy chứa đựng các đặc điểm của mỗi nhơn sanh, của mỗi động vật và mỗi thực vật. Một cái bao nhỏ bằng đầu ngón tay có thể chứa yếu tố di truyền của ba tỷ nhơn sanh ! Đó là một điều lạ, nhưng sự thật là vậy.
Sự phát triển của tế bào vạn vật bắt đầu từ các yếu tố di truyền vi tế nầy. Chính chúng định đoạt sự sống ở quả địa cầu. Các vật vô cùng bé nhỏ thống trị cả một sự sống vĩ đại, đó quả là một nghệ thuật, một sự dự phòng mà chỉ có Đấng Sáng Tạo mới nghĩ ra được. Chúng ta không thể chấp nhận một giả thuyết nào khác.
***
Bằng chứng thứ sáu : cái năng lực sáng suốt chi phối Vũ trụ phải có tính cách thiêng liêng.
Trước kia, người ta mang vào xứ Úc châu một loại xương rồng dùng làm hàng rào. Loại cây nầy không bị một con sâu nào ở Úc châu ăn hết, nên nó sanh sôi nhanh chóng một cách phi thường. Không bao lâu mà nó đã chiếm một vùng đất lớn bằng xứ Anh. Vì nó, nhiều nhà nông bị phá sản, bỏ làng mạc, bỏ cả thành thị đi sanh sống chỗ khác. Các nhà côn trùng học phải đi khắp thế giới tìm cách chống lại nạn tàn phà của loại xương rồng nầy. Rốt cuộc, họ tìm được một loài sâu rất thích ăn nó. Một điều may khác nữa là không có một con vật nào ở Úc châu ăn thịt loài sâu mới tìm được. Kết quả là loài xương rồng nầy bị tiêu diệt rất mau và nay không còn có thể phá hoại nữa, đồng thời loài sâu cứu tinh của dân Úc cũng bớt dần, chỉ còn sót lại một số vừa đủ chiến thắng loại xương rồng xâm lăng nguy hiểm.
Khắp nơi, chúng ta vẫn thấy được sư quân bình trù định giữa các loài sanh vật.
Về các loài côn trùng, có người hỏi chúng sanh hóa rất mau nhưng sao không thể xâm chiếm quả đất ? Ấy chỉ vì chúng không có bộ phổi như con người. Chúng thở bằng khí quản (trachée). Khi một côn trùng lớn lên quá mức, nó không thể sống vì khí quản của nó không lớn theo. Chính đó mà không bao giờ có những côn trùng khổng lồ. Nếu không có đặc điểm nầy trong cơ thể chúng nó thì chắc chắn loài người đã bị tiêu diệt từ lâu. Anh thử tưởng tượng gặp một con ong vò vẽ lớn bằng con sư tử !
Sau đây là bằng chứng chót, bằng chứng thứ bảy : quan niệm về Thiêng liêng của nhân loại.
Muốn quan niệm được sự hiện hữu của Thượng Đế, cần phải có một năng khiếu thiêng liêng, cái năng khiếu nầy chỉ loài người mới có. Người ta gọi nó là trí tưởng tượng. Chính nhờ năng khiếu nầy mà con người – và chỉ con người thôi – mới thu thập được bằng chứng về sự hiện hữu của những sự vật vô sắc, vô hình. Nhờ nó, trí tưởng tượng mở cho chúng ta những chân trời vô biên. Nhờ đó, trí thông minh mới ý thức được một thực tại tuyệt diệu : Trời ở khắp nơi, Trời là tất cả; Thượng Đế ẩn tàng khắp vùng. Thượng Đế ở trong tất cả và không nơi nào Thượng Đế lại hiện rõ như ở lòng chúng ta.
Và vì vậy, những chơn lý trong phạm vi khoa học và những bằng chứng ở địa hạt tâm linh chung qui gặp nhau để xác nhận câu Thánh Thi nầy : “Các cõi trời tuyên dương sự vinh quang của Thượng Đế, và Vũ Trụ báo trước công trình sáng tạo do bàn tay của Ngài”.
Dịch giả : NGUON HAR
(Trích trong Nguyệt San Sélection 1961).
(Trích Tạp chí Ánh Đạo số tháng 7-8-9 năm 1967)
TẠI SAO JOHN GLENN TIN Ở THƯỢNG ĐẾ ?

“Tôi không thể mở mắt ra mà không tán thưởng không khí tuôn tràn khắp nơi : chỉ thoáng nhìn qua là đủ nhận thấy bàn tay sáng tạo nhiệm mầu" ( Fénélon)

Khi tôi được chọn để gia nhập vào phi hành đoàn, người ta trao cho tôi một quyển sách nói về không trung. Quyển ấy có hai đoạn diễn tả sự vô biên của Vũ trụ được tôi lưu ý nhứt.
Để hiểu hai đoạn nầy, chúng ta phải hiểu thế nào là một năm ánh sáng. Tốc độ của ánh sáng là 300.000 cây số mỗi giây; với tốc độ đó, mỗi giây, nó đi quanh trái đất bảy lần. Nếu mỗi mảnh ánh sáng di chuyển theo lằn ngang trong một năm, quãng đường nó vượt qua là một năm ánh sáng, tính ra là 95.000.000.000.000 cây số.
Bây giờ ta thử xem quyển sách đó nói gì về Vũ trụ vô biên. Quyển sách ấy nói rằng đường kính của Thiên hà (Galaxie) của chúng ta là 100.000 năm ánh sáng và mặt trời chẳng qua là một ngôi sao bé nhỏ cách trung tâm Thiên hà lối 30.000 năm ánh sáng và quay ở quỹ đạo của nó 200 triệu năm một vòng. Các con số đó cho biết Vũ trụ của chúng ta lớn là dường nào.
Hơn nữa, ngoài Thiên hà của chúng ta, còn có cả triệu Thiên hà khác nữa, cái nào cũng quay với một tốc độ lớn lao. Phần Vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát được chung quanh chúng ta rộng 2 tỷ năm ánh sáng.
Vũ trụ của chúng ta bao la như thế.
Bây giờ chúng ta nhìn xem nguyên tử, một phần nhỏ nhứt của vật chất. Nguyên tử rất giống Thái dương hệ và Vũ trụ, vì nó có những điện tử xoay chung quanh một nhân ở giữa.
Vậy chúng ta phải suy luận như thế nào ?
Chúng ta chấp nhận rằng trong Vũ trụ đâu đâu cũng có trật tự, từ trong một nguyên tử nhỏ nhứt đến những Thiên hà bao la ở xa cả triệu năm ánh sáng.
Đó phải chăng là một việc ngẫu nhiên ? Phải chăng do một việc tình cờ mà một mớ vật chất tự nó vận chuyển theo những quỹ đạo nhứt định ? Tôi không nghĩ như vậy. Rõ ràng đây là một kế hoạch. Vũ trụ vô biên chứng minh là Thượng Đế có và phải có một quyền lực tối cao điều khiển kế hoạch vĩ đại nầy.
Bây giờ chúng ta so sánh tốc độ của chương trình Mercury với vài tốc độ chúng tôi vừa nói. Kết quả chúng ta thu đạt được tương đối rất tốt đẹp. Trên quỹ đạo chúng tôi vận chuyển 29.000 cây số một giờ nghĩa là 8 cây số một giây. Tốc độ ấy to lớn đối với chúng ta. Cao độ của chúng tôi đạt được cũng vậy : 160 cây số. Nhưng kết quả nầy có nghĩa gì trước các con số chúng tôi vừa nêu ở trên ?
Chúng ta không thể đo lường Thượng Đế bằng những dữ kiện khoa học. Chúng ta không thể quan niệm các năng lực thiêng liêng với các giác quan chúng ta.
Tuy nhiên chúng quanh chúng ta, các năng lực ấy tác động không ngừng mặc dầu chúng ta không thấy, không rờ được như động lực khiến la bàn chuyển động chẳng hạn. Nhờ động lực ấy, kim la bàn di động và chúng tôi mới có thể điều khiển phi cơ. Thiếu nó, chúng tôi sẽ thúc thủ mặc dầu phi cơ có động cơ cực mạnh hay thân hình khéo léo. Động lực ấy tuy vô hình nhưng chúng tôi biết nó có và đang tác động. Chúng tôi giao phó sanh mạng chúng tôi cho nó mỗi lần bay và lần nào chúng tôi cũng đến nơi, đến chốn.
Động lực tâm linh của Tôn giáo cũng thế. Nó tác động chính xác và hướng cuộc đời chúng ta đến chỗ an lành. Chúng ta hãy đặt trọn lòng tin ở nó và phó thác số mệnh ta cho nó.
John Glenn [1]
(Trích Ánh Đạo số 24 năm 1973)
________________________________________
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?    PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?  I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ ĐÃ CHẾT ?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHẾT LÀ MỘT SỰ NỐI TIẾP CỦA LUẬT NHÂN QUẢ VÔ THƯỜNG
» Con người có phải là dạng ROBOT do thượng đế tạo ra không?
» Thương Yêu & Tha Thứ
» Sống Thương Yêu
» Tối Thượng Mật Tông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: THẦN THÁNH-
Chuyển đến