CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 147
Join date : 03/09/2009

NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG   NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG I_icon_minitimeSat Sep 26, 2009 2:34 am


NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG



Như tất cả những tông phái khác của Phật giáo, Mật tông đã khai triển một số những phương pháp tu tập. Sự khác biệt chủ yếu đối với Mật Tông là sự khác biệt giữa những kẻ được thụ ký và do đó, sự phân chia rõ rệt giữa giáo lý công truyền và bí truyền. Đức Phật như trong kinh điển Phật giáo thuộc văn hệ Pàli mô tả, tự tôn vinh, đã không dấu gì “trong nắm tay” nếu những kinh điển ấy liên hệ tới những yếu tố trí thức có thể dẫn đến giải thoát. Mật Tông, trái lại, chủ trương rằng những phương pháp giải thoát hữu hiệu thực sự và những công dụng thích hợp không thể học hỏi được bằng sách vở, nhưng chỉ có thể truyền bởi sự tiếp xúc riêng với một bậc thầy tinh thần gọi là Guru (Đạo sư). Chỉ có một Đạo sư, mà chúng ta tuyệt đối phục tùng và coi như Phật, mới có thể diễn dịch được những bí mật và huyền nghĩa đích thực của giáo lý. Những nhóm nhỏ gồm những kẻ thụ ký tụ tập quanh một Đạo sư, và những gì được giảng dậy bên ngoài họ quả thực quá xa cách chân lý.

Không có sự truyền thụ người ta không thể bắt đầu ngay cả một cuộc tập luyện tâm linh. Sự truyền thụ trong hệ thống Phật giáo này cũng có một tầm quan trọng quyết định như trong những sự thờ phụng Huyền Bí của Hy Lạp và La Mã. Ngoài ra chúng ta cần phải ghi nhận rằng sự truyền thụ luôn luôn giữ một vai trò quan trọng trong những xã hội sơ khai. Danh từ Sanskrit dùng để chỉ lễ truyền thụ là abhisheka, nghĩa đen là “Rưới nước”. Người được truyền thụ được rưới nước thánh, tương tự như lễ rửa tội Ky-Tô giáo. Nghi lễ này phát sinh từ nghi thức đăng quang của thái tử ở Ấn-Độ xưa, theo lý thuyết, thái tử, bằng nghi lễ này, đã biến thành một chủ tể thế gian. Tương tự như vậy trong trường hợp này, Tri thủy được coi như thừa nhận một tín đồ có thể trở thành một chủ tể của một thế giới tâm linh, nghĩa là một Đức Phật. Chúng ta sẽ đi quá xa nếu chúng ta muốn tả tất cả những nghi thức thờ phụng và tế tự mà một kẻ thụ tháp tu tập. Nhưng có ba phương pháp mà chúng ta phải bàn tới kỹ lưỡng. Đó là:

I. Sự niệm thần chú.
II. Sự biểu diễn ấn quyết và nhảy múa theo nghi lễ.
III. Sự hợp nhất với những thần thánh bằng một phương pháp thiền định đặc biệt.



I. Về công dụng của thần chú, chúng ta phải phân biệt ba thời kỳ. Trước hết Phật tử cũng như tất cả dân Ấn Độ thời đó, mong đợi ở thần chú sự bảo vệ chống lại nguy nan và sự thực hiện những lợi lộc thế tục. Sử dụng thần chú cho những mục đích này rất phổ thông trong mọi quốc gia trong thời kỳ tiền kỹ nghệ của lịch sử nhân loại. Nó hàm chứa ít nhất hai định đề, là bệnh tật và những nỗi bất hạnh khác do ảnh hưởng của một vài mãnh lực quỉ quái, và ngôn từ có hiệu lực đối trị ma quỉ, hoặc xua đuổi chúng, tẩy trừ chúng, hoặc bằng cách huy động một vài thần lực mạnh mẽ hơn chống lại chúng. Lòng tin tưởng vào hiệu năng của thần chú đã được khuyến khích rất nhiều bởi tăng lữ và y sĩ là những người được thừa hưởng lợi lộc trong đó. Dĩ nhiên, lúc nào cũng có những người hoài nghi, như thánh tăng Phật Giáo, Thế Thân, vạch ra cho người ta thấy rằng cỏ cây hay thuốc là những yếu tố trị bịnh chủ động, những những thầy thuốc sợ rằng “người ta sẽ không cần đến chúng ta, và chúng ta không còn kiếm ra tiền nữa” đã tuyên bố thuốc thang chỉ có hiệu lực nhờ Mantra (Tiếng Sanskrit có nghĩa là “thần chú”), và đó là bí mật nghề nghiệp của họ. Mantra (Mạn Trà) là một câu chú tạo ra phép lạ khi được đọc lên. Những Phật tử không những dùng những mantra của Ba-La-Môn giáo, họ còn dùng cả một số những kinh điển Phật giáo ngắn để làm bùa hộ mạng. Nhà chiêm bái Trung Hoa Huyền Trang nói với Huê Ly, người viết tiểu sử ngài, Bát Nhã Tâm Kinh mà Quán Thế Âm đã dạy ngài giúp ngài vượt qua sa mạc Gobi như thế nào. Huyền Trang trong sa mạc Gobi “đã gặp mọi thứ ma quỷ và yêu tinh lạ lùng hình như đang vây quanh ngài đằng trước lẫn đằng sau. Dầu đã đọc tên Quán Thế Âm, ngài cũng không xua đuổi được hết, nhưng khi ngài đọc kinh này, nghe âm thanh chúng biến mất tất cả trong phút chốc. Bất cứ nơi nào gặp nguy hiểm, ngài chỉ tin vào kinh này để cầu tai qua nạn khỏi”.

Bắt đầu từ thế kỷ thứ III của công nguyên, Phật tử càng ngày càng dùng nhiều thần chú để bảo vệ đời sống tâm linh khỏi những tà thần lúc nào cũng tìm cách len vào. Nhiều chương đặc biệt về thần chú đã được thêm vào cuốn kinh nổi tiếng nhất, như “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” (Ch 21), “Kinh Lăng Già” (Lankavatara Sùtra) (trtr. 260-262), v.v…

Thứ ba, từ thế kỷ thứ VII, những Mạn Trà (mantra) đã trở thành một thừa chính của giải thoát trong một bộ phái của giáo hội. Sự tập tụng những thần chú, từ xưa, tuy được chấp nhận nhưng chỉ có tính cách phụ thuộc, đã trở thành chìa khóa tuyệt luân của sự giải thoát khỏi những xiềng xích của cuộc sống trong Mantra-yàna hay Chân Ngôn Thừa. Nếu người ta áp dụng đúng theo quy luật, không có gì mạn trà không thể thực hiện được. Quyền lực của chúng “có thể ban cho ngay cả Phật tính - người ta còn có thể muốn gì hơn được nữa.” Vào khoảng năm 200 tr. T.L. Màgasena (Na-Tiên Tỳ-Kheo), trong “Na-Tiên Tỳ-Kheo Vấn Đáp” (The Questions of Kinh Milinda, ed. Trenkner p. 150), đã dạy rằng những thần chú chỉ có thể bảo vệ nơi nào không có ác nghiệp chống đối lại - bằng chứng rõ rệt là trường hợp của Maudgalyàyana (Mục Kiền Liên), môn đệ của Đức Phật, rất giỏi pháp thuật tuy nhiên không tránh khỏi hình phạt bị cường đạo đánh tới chết bởi một việc ác đức đã gây ra trong quá khứ xa xôi (Ibid. p188). Mặt khác, trong Mật Tông, những Mạn Trà và những Đà La Ni (Dhàrànì) sẽ hiệu nghiệm miễn là người ta theo đúng tất cả những quy luật chi ly. Vô vàn những Mạn Trà đã được các Phật tử Mật Tông tạo ra, và toàn thể vấn đề được coi như một khoa học tinh vi, với rất nhiều luật lệ riêng. Chẳng hạn nếu mạn trà tâu lên một nam thần phải kết thúc bằng HUM hay PHAT, nếu thần là nữ, chữ cuối cũng phải là SVÀHÀ; và NAMAH nếu là trung tính. Gạt ra ngoài những chi tiết, chúng ta phải nói qua về cách lý luận đã đưa Mật tông tới chỗ chấp nhận rằng sự lẩm nhẩm những âm vận bình thường hoàn toàn vô nghĩa lại có thể tạo ra những hiệu quả lớn lao đến thế trong thế gian. Dĩ nhiên, chính quyền năng của tâm trí đã khiến cho những Mạn trà hữu hiệu. Mạn trà là phương tiện đi đến giao hảo với những sức mạnh vô hình xung quanh chúng ta trong khi nói với những sự nhân cách hóa của chúng. Những đấng có từ tâm đã cho chúng ta những Mạn Trà này. Thí dụ Mạn Trà nổi tiếng ÚM MA NI BÁT MÊ HỒNG [6] mà người ta thấy ở khắp nơi ở Tây Tạng – trên những tảng đá, trong những điệp khúc cầu nguyện và trên môi dân chúng và là một trong những món quà quí báu nhất mà Quán Thế Âm bồ tát [7] đã ban cho thế gian đầy rẫy khổ đau này. Kinh Đại Nhật (Vairocana – Sùtra) trong chương thứ nhất, đã giải thích quyền lực của những Mạn Trà như sau: “Nhờ lời nguyện nguyên thủy của chư Phật và chư Bồ tát, một sức mạnh kỳ diệu ẩn tàng trong những Mạn Trà, đến nỗi khi đọc chúng lên người ta sẽ được công đức vô lượng”. Kinh bản đó còn nói rằng: “sự thành công trong công việc qua những Mạn Trà là nhờ ở sự thừa nhận của Đức Phật. Điều đó đã gieo rắc một ảnh hưởng sâu xa và không thể tưởng tượng được trên chúng”! Đọc một Mạn Trà là một cách ve vãn Thần linh và theo ngữ nguyên, chữ Mạn Trà nối kết với những chữ Hy Lạp như “meimao” diễn tả ước vọng mãnh liệt, khát vọng, sự nồng nhiệt của mục đích, và với chữ Đức cổ điển minn-ia, có nghĩa là “tán tỉnh [8] .”

Để thẩm định địa vị của những mạn trà trong nghi thức của Mật Tông Phật-giáo, trong phần kết luận chúng ta có thể kể vắn tắt bốn tiến trình mà Kinh Đại Nhật (Màha-Vairocana-Sùtra) phân biệt trong phương cách tụng đọc những Mạn trà.1. Quán tưởng tụng đọc gồm bốn phương diện: a) người ta đọc mạn trà trong khi quán tưởng trong tâm mình hình thể của những chữ - việc đó gọi là “Tâm Giác”. b) người ta phân biệt kỹ âm thanh của những chữ, và c) Hiểu rõ ý nghĩa của những câu. Cuối cùng d) có sự “Điều tức” trong đó người ta điều hòa hơi thở để quán tưởng sự tương nhập giữa tín đồ và Đức Phật. Tiếp theo, 2 và 3, sự tán tụng kèm theo bởi sự cúng dường thần thánh, như hương hoa, v.v… Sau hết, 4, là sự “Tụng đọc của Thực Hiện”, khi người ta đạt tới “thành tựu” (Siddhi) qua quyền lực của những Mạn-Trà.

II. Ngoài âm thanh những mạn trà, những ấn quyết trong Mật Tông rất quan trọng. Tông phái này đã xếp loại một cách phức tạp những vị trí hiệu nghiệm về phương diện phép thuật của những bàn tay. Chúng ta biết một số ít những cử chỉ tế tụng phổ thông nhất bởi những pho tượng Phật và chư Bồ-tát, đó là một chỉ dẫn quan trọng để hợp nhất những pho tượng này. Chúng ta không đi vào chi tiết ở đây. Nhảy múa đối với người Ấn-độ giáo là một hình thức “ca hát với thân thể”, nó chiếm một địa vị quan trọng đáng kể ở miền Bắc Ấn và trong những vùng chịu ảnh hưởng Tây Tạng. Trong mọi trường hợp, theo lý thuyết Mật Tông, một nghi thức đúng phép phải gồm có ba phương diện của con người chúng ta, nghĩa là thân, ngữ và ý [9] . Thân thể tác động qua những điệu bộ, ngôn ngữ qua những mạn trà và tâm tư qua thiền định (samàdhi) [10] .

III. Mật Tông phối hợp những nhu cầu tin tưởng của quần chúng, với những sự tu tập thiền định của Du già tông và siêu hình học của Trung Quán luận. Nói cách khác, Mật Tông đã hấp thụ tất cả những thần thánh của thần thoại bình dân, với sự bất nhất lạ lùng của những thần thánh, tiên, phù thủy, v.v… Tuy nhiên Mật Tông chấp nhận những định đề siêu hình của Prajnàpàramità, theo đó chỉ có thực tại duy nhất của không tính chân thực viên mãn, trong khi tất cả phức tính hoàn toàn phi thực, sản phẩm của trí tưởng tượng bệnh hoạn của chúng ta. Phức tính của chư thần không là gì khác hơn sự bày đặt của óc tưởng tượng, không có một thần thánh nào thật sự hiện hữu. Tinh thần tự do mới của chúng ta hoàn toàn đồng ý với giả thuyết này. Tuy nhiên, có sự khác biệt quan trọng là, theo những khái niệm hiện đại, những phức thể xung quanh chúng ta thực hữu, những thần linh là một sản phẩm không thực của những thất vọng của cuộc sống bản năng của chúng ta trước những sự kiện khó khăn của, “thực tế”, hằng ngày. Theo Mật Tông “sự thật và thần thánh đều phi thực khi so với không tín bao la duy nhất, nhưng trên đại thể, những dữ kiện của thần thoại trình bày một thứ ảo tưởng có giá trị hơn những dữ kiện của kinh nghiệm thực tiễn thường nhật, và khi được sử dụng một cách thích hợp, chúng có thể giúp chúng ta giải thoát khỏi những xiềng xích của cuộc đời một cách đắc lực.

Mật Tông đã tạo ra một hệ thống thiền định về những thần tính xác định bởi một sự liên tục gồm bốn cấp bậc:

Trước hết, thấu hiểu không tính và dìm cá thể biệt lập của chúng ta vào trong không tính này.

Thứ hai, người ta phải nhắc lại và gợi ra hình ảnh của những căn vận (bìja).

Thứ ba, tạo ra một khái niệm về biểu tượng ngoại diện của một thần tính, như người ta nhìn thấy nơi những pho tượng, hình vẽ v.v…

Thứ tư, qua sự đồng nhất trở thành một với thần tính.

1. Chúng ta nhớ rằng, theo Tân Phái Trí Tuệ, không tính là thực tại tối hậu duy nhất, những du già sư đã đồng nhất không tính này với tư duy và dạy rằng ngoài Tư tưởng không có gì ở ngoại giới. Ngay từ khởi nguyên Phật giáo, trong mọi hình thức, đã coi ảo tưởng của cá tính như nguồn gốc của tội lỗi, khổ đau và thất bại. Bây giờ Mật tông khuyên Du già sư “phát triển Không tính” bằng cách trau dồi tư tưởng này: “Ta trong bản lai diện mục là kim cương”. Tư tưởng này trau dồi thành công cuối cùng sẽ phá hủy cá tính riêng biệt. Như SÀHANA-MÀLA viết “Ngũ uẩn bị phá hủy tận gốc rễ bởi lửa của khái niệm về không tính.” Một khi chúng ta đã đồng hóa chúng ta, hay tự ngã chúng ta, với không tính, trạng thái của tâm chúng ta được gọi là “Bồ đề Tâm” (Bodhi-Citta).

2. Từ thời Vệ-đà trở đi âm thanh được coi trọng ở Ấn-Độ hơn ở Tây Phương. Triết Học Tây phương gần như từ đầu đến cuối bị chế ngự bởi sắc tướng của sự vật, và âm thanh bị đẩy xuống địa vị tương đối phụ thuộc, gần như ở mức độ của thính giác và vị giác. Không nhiều thì ít, chúng ta đều tin rằng biểu diện thị giác và xúc giác của sự vật tương đương chặt chẽ với thực tại hơn biểu diện âm thanh của chúng. Tuy nhiên trong truyền thống pháp thuật của tất cả mọi thời đại, âm thanh gần yếu tính của một mãnh lực hơn bất cứ cái gì khác. Tất cả mọi chữ đều có thể phân tích thành những âm vận, và theo Mật Tông, những âm vận khác nhau không những tương ứng với những sức mạnh tâm linh hay với những thần tính, nhưng một âm vận một chữ còn có thể dùng để gợi ra một thần tính, vì vậy theo một nghĩa nào đó, người ta có thể gọi nó là “mầm mống” của thần tính đó, giống như một hạt lúa chứa đựng cái cây trong nó. Hình như người ta có thể giả thiết rằng, nếu trong bước đầu người ta có thể tan biến vào không tính bằng một tư tưởng cố định, thì người ta cũng có thể gợi ra từ không tính toàn thể thế giới hiện tượng. Với sự trợ giúp của những thanh âm như AM, HUM, SVÀHÀ thực sự người ta tạo ra những thần tính từ chân không. Trong nhiềm tin tưởng rằng những thần tính này không hiện hữu một cách khách quan trước khi được những Du già sư, với sự trợ giúp của âm thanh, tạo ra, Mật Tông hình như độc nhất, và chỉ có những thầy tư tế Ai-Cập mới chấp nhận một quyền năng như vậy. Đa số những hệ thống thần thoại sợ không dám lấy trộm của những thần tính đời sống khách quan và độc lập. Bình thường khi nói rằng thần thánh, “làm gì có” được coi như một sự phạm thượng. Nhưng ở đây thần thánh chỉ là một phản ảnh đơn thuần. Óc tưởng tượng sáng tạo là tối thượng dù bị ngăn ngại bởi truyền thống.

3. Tính cách bất định và luộm thuộm của sự tưởng tượng phóng túng cá nhân được truyền thống liên quan tới những sự biểu hiện thị giác của những thần tính xếp đặt lại theo một thứ tự. Điều này được mô tả một cách tỉ mỉ trong những kinh văn gọi là Sàdhana mà một số có từ vào khoảng 500 của công nguyên. Bổn phận của những nghệ sĩ là thực hiện những sự mô tả này. Đa số những ảnh tượng đầy rẫy của Mật tông giống hệt sự mô tả của Shàdhana. Ít khi nghệ sĩ đưa vào những sự thay đổi theo sáng kiến riêng vì lý do nghệ thuật, thí dụ, tăng già sự cân xứng của những ảnh tượng có nhiều tay. Ảnh tượng nghệ thuật được coi như một nền tảng để hiển hóa những thần tính. Đó là một thứ cột trụ để chống đỡ phải phế bỏ đi theo thời gian, khi xẩy ra cái mà chúng ta gọi là “ảo ảnh” của thần tính.

4. Sự đồng nhất với một thần tính cho phép chúng ta gia nhập vào những quyền lực thần thông của thần là một sự kiện bình thường đối với phép thuật. Chắc chắn thần tính chỉ là ảo tưởng, những lợi lộc mà chúng ta rút ra từ đó cũng vậy. Ở đây những không tính của tất cả các pháp lại cho phép chúng ta nhận ra điều này – không tính trong chúng ta nhập vào với không tính của thần tính. Cấp bậc thứ ba cho hình ảnh của thần tính. Ở cấp bậc thứ tư, chúng ta thực sự đồng nhất với thần tính. Chủ thể đồng nhất với đối tượng, tín đồ với đối tượng của đức tin. “Sự sùng bái, người sùng bái và được sùng bái, cả ba không sai khác”. Đó là trạng thái tâm linh được biết dưới danh từ Yoga, Định (Samàdhi) hay Thiền định (Dhyàna).

Một sự giúp đỡ quan trọng cho quán tưởng Mật Tông là những vòng tròn pháp thuật hay Mandala (Mạn Đà-La) mà tất cả những người hâm mộ nghệ thuật Phật giáo đều biết. Mạn-Đà-La là một biểu đồ chỉ một thần tính trong sự liên hệ tâm linh hay vũ trụ, và được dùng như nền tảng để thâu đạt trực kiến trong luật lệ tâm linh được trình bày như vậy. Một Mạn-Đà-La hoặc được vẽ trên vải hay giấy hoặc được vạch trên mặt đất bằng lúa nhuộm mầu hay sỏi hoặc được khắc trên đá hay kim loại. Mỗi một hệ thống Mật Tông có một Mạn-Đà-La riêng. Những thần tính được vẽ hoặc hình thức hữu hình như trong hội họa hay nhờ những chữ Sanskrit là những căn vận, hay cuối cùng nhờ những tượng khác. Một số Mạn-Đà-La cho một biểu thị chi tiết, dầu cô đọng của toàn thể vũ trụ, và chúng gồm có không những chư Phật và chư Bồ tát, mà cả những thần thánh và ma quỉ, núi và biển, cung hoàng đạo và những pháp sư tà đạo. Những Mạn-Đà-La trực thuộc truyền thống pháp thuật cổ xưa. Bước đầu tiên một ảo thuật gia muốn tạo ra một uy lực thần thông bao giờ cũng là tách biệt với khu vực phàm tục xung quanh bằng một Vòng Huyền Diệu trong đó thần lực có thể tự hiển lộ. Trong những năm gần đây, Carl Jung thấy rằng một vài bệnh nhân của ông tự nhiên vẽ những hình tương tự với những Mạn-Đà-La Phật giáo. Vòng tròn và hình vuông theo ông là những yếu tố của Mạn-Đà-La, và mặc dầu Jung không thực sự hiểu rõ những phương pháp thiền định của Phật giáo, ý định kết hợp truyền thống Mật Tông với tâm lý học về vô thức là một khởi điểm phong phú cho những khai phá tiếp nối trong lãnh vực này.

Sưu tầm từ nguồn http://www.thegioivohinh.com
Của Huynh Saigon42
Về Đầu Trang Go down
https://tamlinhvahanhphuc.forumvi.com
 
NHỮNG PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Pháp DuGià Cao Nhất của Mật Tông
» Sách Huyền Môn: Vạn Pháp Quy Tông
»  THUẬT DU HỒN VÀ MỘNG DU ĐẠI PHÁP CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG
» Huyền linh trong đạo pháp (Những câu chuyện có thật)
»  NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TÂM LINH (Méthodes de développement psychique)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: HUYỀN BÍ HỌC VÀ TÔN GIÁO :: CÁC TRƯỜNG PHÁI HUYỀN BÍ HỌC VÀ CÁC TÔN GIÁO :: PHẬT GIÁO :: MẬT TÔNG TỔNG QUÁT-
Chuyển đến