CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO   GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO I_icon_minitimeMon Jun 06, 2011 7:18 am


GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO

trích Nữ thần ISIS lộ diện II
của H. P. BLAVATSKY
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO
Trong tôn giáo của Đức Thích Ca Mâu Ni, mà những nhà phê bình bác học mới gần đây đã vui mừng xiết bao khi xếp nó vào phái hoàn toàn Hư vô chủ nghĩa, giáo lý về tính bất tử được nêu rõ ràng bất chấp các ý tưởng của Âu Tây hoặc đúng hơn của Thiên Chúa giáo bàn về Niết Bàn. Trong sách thánh của đạo Kỳ Na của Patuna, trích lấy đoạn Thái tử, tức Đức Phật Cồ Đàm sắp tịch diệt được ngỏ lời như sau: “Hỡi Đấng hóa thân linh thánh, xin ngài hãy thăng lên nhập Niết Bàn từ cái cơ thể lão suy mà ngài đã được biệt phái vào đó. Xin ngài hãy thăng lên vào chỗ ở trước kia của mình”. Đối với tôi điều này dường như ngược hẳn với thuyết Hư vô. Nếu người ta mời Đức Thích Ca thăng lên vào “nơi chốn trước kia của ngài” và nơi này là Niết Bàn thì ta không thể chối cãi được rằng triết lý Phật giáo không dạy sự hủy diệt tối hậu. Cũng như Chúa Giê su được gán cho là đã xuất hiện trước các môn đồ sau khi tử nạn; cũng vậy mãi cho tới ngày nay người ta vẫn tin rằng Đức Phật từ cõi Niết Bàn giáng xuống. Và nếu ngài có một sự hiện hữu ở đó thì trạng thái này không thể là đồng nghĩa với sự hủy diệt.
Cũng giống như mọi nhà cải cách lớn khác, Đức Phật có một giáo lý dành cho nhóm người “ưu tuyển” và một giáo lý khác dành cho quần chúng bên ngoài mặc dù mục đích chính trong việc cải cách của ngài cốt ở việc khai tâm cho tất cả, chừng nào ta được phép thận trọng làm như thế mà không phân biệt các giai cấp hoặc giàu nghèo, những chơn lý vĩ đại cho đến nay đã bị giai cấp Bà la môn ích kỷ giữ kín. Chính Đức Phật Thích Ca là đấng mà ta thấy lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, xúc động với một tình cảm độ lượng ôm trọn toàn thể loài người vào trong vòng tay mình, mời gọi “kẻ nghèo”, “kẻ què quặt” và “kẻ mù lòa” tới tận bàn tiệc của quốc vương, từ đó ngài loại trừ những kẻ cho đến lúc bấy giờ vẫn ngồi một mình, ẩn dật cao ngạo. Chính ngài lần đầu tiên đã mạnh tay mở cửa thánh điện cho giới cùng khổ và tất cả “những kẻ bị loài người gây đau khổ” khoác áo cà sa, thường thì giá trị kém hơn cả giai cấp tiện dân mà họ xỉ tay khinh bỉ. Sau khi làm như thế, Thái tử Tất đạt đa, 6 thế kỷ trước nhà cải cách khác, cũng thuộc dòng quí tộc và cũng yêu thương loài người, mặc dù có cơ hội ít thuận lợi hơn sinh ra nơi một xứ khác. Nếu cả hai đấng đều biết được nguy cơ cung ứng cho giới bình dân thiếu văn hóa con dao hai lưỡi là tri thức mang lại quyền lực bị bỏ mặc ở cái góc sâu kín nhất trong thánh điện, nơi u tối thâm sâu nhất thì ai đã từng quen thuộc với bản chất con người lại có thể chê trách con người vì việc ấy? Nhưng trong khi một đấng thực hiện công việc thận trọng thì đấng kia bắt buộc phải đi theo lộ trình ấy. Đức Phật Thích Ca không đả động tới phần “tri thức bí truyền” và nguy hiểm nhất, ngài hưởng thọ tới 80 tuổi và chắc chắn là đã giảng dạy được những sự thật cốt yếu, đã cãi giáo được một phần ba dân số thế giới; Chúa Giê su hứa hẹn cho các môn đồ mình tri thức ban cho con người quyền năng tạo ra những phép lạ lớn hơn chính mình đã từng làm, ngài đã tử nạn, bỏ lại một số ít người trung thành chỉ biết được nửa vời, đấu tranh với thế gian mà mình cũng chỉ truyền thụ được cái tri thức nửa vời ấy cho thế gian. Về sau, môn đồ của Chúa còn xuyên tạc sự thật nhiều hơn cả chính mình hiểu biết nữa.
Thật sai lầm khi cho rằng Đức Phật chưa bao giờ dạy điều gì liên quan tới một kiếp sống vị lai và ngài chối bỏ tính bất tử của linh hồn. Nếu hỏi bất cứ Phật tử thông minh nào xem ý kiến của y về Niết Bàn ra sao, thì y chắc chắn sẽ ngỏ lời giống như nhà biện thuyết nổi tiếng Wong Ching Fu của Trung Hoa, hiện nay đang du hành ở xứ sở này. Trong một cuộc đàm đạo mới đây với chúng tôi bàn về Niết Bàn. Ông nhận xét rằng: “Tất cả chúng ta đều hiểu rằng tình trạng này nghĩa là cuối cùng hiệp nhất với Thượng Đế, đồng nhất hóa với tinh thần con người toàn bích vì tinh thần rốt cuộc không còn vướng mắc vào vật chất nữa. Đó chính là điều đối lập với sự tiêu diệt cá thể”.
Niết Bàn có nghĩa là tin chắc vào tính bất tử cá biệt nơi Tinh thần chứ không phải nơi phần Hồn; với vai trò là một phân thân hữu hạn, phần hồn nhất định phải tan rã các hạt hợp thành cảm giác đam mê và lòng khao khát của con người về một loại tồn tại nào đó nơi ngoại giới, trước khi tinh thần bất tử của Bản ngã được hoàn toàn giải thoát và vì thế cho nên đã an toàn trong khi chuyển kiếp thêm nữa qua bất cứ hình tướng nào. Và làm thế nào con người đạt tới trạng thái ấy chừng nào mà Thủ - Upadana - (cái trạng thái khao khát sống, sống nhiều hơn nữa) không biến mất ra khỏi cái bản thể hữu tình cho dù ngã chấp Ahankara khoác lấy một cơ thể tinh vi? Chính “Thủ” tức ham muốn mãnh liệt mới tạo ra Ý CHÍ, và chính Ý Chí mới phát triển sức mạnh và chính sức mạnh mới sinh ra vật chất tức một vật thể có hình tướng. Thế là Bản ngã đã thoát xác thông qua cái yếu tố ham muốn duy nhất bất tử này nơi bản thân vô hình trung cung ứng tình thái để cho y liên tiếp sinh sôi nảy nở qua đủ thứ hình tướng tùy thuộc vào tâm trạng và Nghiệp Quả của mình, những hành vi tốt và xấu trong kiếp trước thường được gọi là “công và tội”. Chính vì thế mà “Đấng Tôn Sư” mới khuyến cáo khất sĩ hay trau dồi bốn bậc Thiền, Tứ diệu đế, nghĩa là từ từ đạt được sự thanh thản điềm nhiên đối với cả sống lẫn chết, cái trạng thái nội thiền tâm linh trong đó con người hoàn toàn quên mất cá thể vật chất và lưỡng tính của mình bao gồm phần hồn và phần xác; y chỉ hiệp nhất với phần thứ ba tức Chơn ngã bất tử, có thể nói là Chơn nhơn thiên giới hòa lẫn vào Bản thể thiêng liêng mà Tinh thần của nó xuất phát từ đó giống như một tia lửa bắn ra từ một lò lửa chung. Như vậy, vị La Hán, bậc thánh khất sĩ có thể đạt được Niết Bàn trong khi còn tại thế và tinh thần của ngài hoàn toàn thoát khỏi những gò bó của minh triết thông linh mang tính trần tục và “ma quái” (theo cách gọi của James), vì bản thân nó vốn toàn tri và toàn năng cho nên chỉ nhờ vào quyền năng của tư tưởng thôi nó cũng có thể tạo ra hiện tượng lạ lớn nhất trên trần thế.

http://thongthienhoc.com/bai%20vo%20giao%20ly%20bi%20truyen%20phat%20giao.htm
Về Đầu Trang Go down
 
GIÁO LÝ BÍ TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lễ truyền thụ pháp môn Đạo Giáo (truyền thụ Phù Thủy Giới) VIỆT NAM
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam
» BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
» Mật Tông các giáo lý bí mật hay bí truyền .

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ TÂM LINH - NGOẠI CẢM - HUYỀN BÍ HỌC - HUYỀN THUẬT . :: HUYỀN BÍ HỌC-
Chuyển đến