CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
ĐỂ VÀO DIỂN ĐÀN TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC , BẠN CẦN ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY .
CHÚC BẠN AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ TINH TẤN TRÊN CON ĐƯỜNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC ........
TRUNG TÂM HUYỀN BÍ HỌC ĐÔNG TÂY
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI .

Cùng tìm tòi, nghiên cứu, chia sẻ, thảo luận và thực hành các kỷ năng, kiến thức tâm linh để tạo hạnh phúc cho bản thân và tha nhân ..........
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Sách ÂM LUẬT VÔ TÌNH
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeSat Nov 16, 2019 3:39 pm by phoenix030

»  Học tập Mật pháp có cần phải quán đỉnh?
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeWed Jun 12, 2019 7:36 pm by dieutam333

» Cửa hàng văn hóa phẩm Phật giáo Phật Linh
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeThu Jun 06, 2019 9:48 am by dieutam333

» Học đạo thầy chân chính có lấy tiền mình ko thầy?
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeThu May 30, 2019 9:28 am by dieutam333

» Mua launchpad
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeWed Feb 27, 2019 8:44 am by hanhmit

» tour du lịch Phú Quốc
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeFri Feb 15, 2019 2:31 am by hanhmit

» căn hộ Hado Green Lane quận 8
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeTue Feb 12, 2019 11:45 pm by hanhmit

» Dự án chung cư Thanh Hà
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeSun Feb 10, 2019 12:14 am by hanhmit

» Thi công nội thất Đà Nẵng
Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeTue Jan 29, 2019 10:51 pm by hanhmit

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Nhịn ăn với con người

Go down 
Tác giảThông điệp
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Nhịn ăn với con người Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhịn ăn với con người   Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeSat May 29, 2010 7:28 pm

Nhịn ăn với con người
(CXHVN)

Nơi con người, người ta nhịn ăn với nhiều mục đích, vì nhiều trường hợp: nhịn ăn về tôn giáo, nhịn ăn để ước nguyện, nhịn ăn vì giới luật, nhịn ăn để làm reo, nhịn ăn để biểu diễn lấy tiền, nhịn ăn để thí nghiệm, nhịn ăn vì không ăn được, vì tàu chìm, vì hầm mỏ sụp v.v….
Theo giáo sư Agostino Levannzin, con người có thể mất 60% sức nặng trung bình cơ thể mà không có gì nguy hiểm đến tính mạng hay suy giảm sức khỏe. Theo ông thì một phần lớn sức nặng của cơ thể bình thường cũng là những thức ăn dự trữ.
Nhịn ăn trong trường hợp không ăn được, ví dụ bị ung thư dạ dày, dạ dày bị hủy hoại vì axit v.v…
Ngày nay nhiều người cho rằng ốm đau thì phải ăn để bảo vệ sức khỏe và nếu không ăn thì sức đề kháng sẽ giảm đi và người ta sẽ bị mất sức, như thế có nghĩa là nếu như người bệnh không ăn thì có thể chết được. Trên thực tế thì trái lại hễ càng ăn thì càng dễ chết.
Khi thú vật đau thì chúng nhịn ăn và chỉ khi nào đã bình phục nó mới chịu ăn lại
Người ta phải nhịn ăn, vì chiến tranh, vì hạn hán, vì sâu bọ phá hoại mùa màng, vì bão lụt, vì động đất, vì giá băng v.v… đã gây sự đói kém cho dân chúng cả một vùng, một xứ. Có trường hợp họ còn thực phẩm, nhưng cũng có trường hợp họ không có mảy may. Trong những trường hợp này chính khả năng nhịn ăn là phương tiện hữu hiệu để bảo tồn sinh mạng.
Sự buồn rầu, lo lắng, hờn giận, xáo trộn tinh thần và những giao động tình cảm khác cũng có tác dụng tai hại trên sự tiêu hóa không kém sự đau đớn, cơn sốt hoặc các viêm chứng trầm trọng.
Những người điên cũng thường ghét các món ăn, thế mà người ta lại thường cố ép bắt họ ăn đôi khi với những cách rất tàn nhẫn. Sự ghét món ăn là một hành động của bản năng rất thích hợp.
Bác sĩ Page kể chuyện một người bị bệnh tinh thần phục hồi tình trạng bình thường sau 41 ngày nhịn ăn sau khi đã đủ cách chữa chạy với các phương pháp khác.
Nhịn ăn theo bản năng là chuyện rất thường: người bệnh có thể vẫn làm lụng công việc những vẫn thấy không thèm ăn vì bản năng cơ thể biết rằng ăn như thường ngày sẽ tăng bệnh. Nhưng người ta thường nghĩ rằng ăn không biết ngon là một tai biến và tìm mọi cách ăn cho nhiều, tưởng rằng làm như vậy thì chóng bình phục: người ta thay đổi món ăn, uống rượu khai vị, uống thuốc kích thích dạ dày, v…v…
Người ta có thành kiến lầm lạc sợ chết đói vì nhịn ăn, có biết đâu rằng một đứa bé có thể nhịn ăn đến 70 ngày, nhiều người chẳng những có thể nhịn ăn được 76 ngày mà còn thu được nhiều lợi ích cho sinh lực.
Muni Shri Misrilji, một tín đồ của đạo Jain đã nhịn ăn 132 ngày để thuyết phục kêu gọi các đồng môn đoàn kết thống nhất.
Năm 1923, các báo y học ở Balee đăng tin một thiếu nữ mắc bệnh thương hàn đã nhịn ăn 110 ngày.
Bác sĩ Dewey thuật chuyện 2 đứa bé vì uống nước bồ tạt hư hoại dạ dày, một đứa vẫn sống 75 ngày và một đứa sống hơn 3 tháng không ăn uống gì cả nhưng tinh thần vẫn sáng suốt đến giờ phút lâm chung.
Bác sĩ Hazzard kể chuyện một thiếu phụ mắc bệnh phì mập và sưng thận kinh niên đã nhịn ăn trong 60 ngày. Bà này nhờ vậy lành mạnh trở lại và sanh đứa con đầu tiên sau 20 năm hôn lễ.
Bác sĩ còn kể chuyện một người bệnh kinh niên trong khoảng 140 ngày đã nhịn ăn 118 ngày và nhờ vậy sau đó sức khỏe được phục hồi.
Bác sĩ Shelton nói rằng vụ nhịn ăn lâu nhất dưới sự săn sóc đích thân của ông là 68 ngày.
Tháng 1/1931, bà A.G. Walker, một nữ danh tiếng xứ Rhodesie đã nhịn ăn 101 ngày, mỗi ngày chỉ uống vài lít nước nóng và lạnh để cho người gầy bớt.
Một kỹ nghệ gia người Anh 53 tuổi ở tại Leeds (London) nhịn ăn dưới sự chăm sóc của John W.Armstrong. Ông ta cân nặng 86.5kg lúc khởi sự nhịn ăn, còn lại 59.8kg sau 50 ngày nhịn ăn và rốt cuộc cân nặng 46.2kg sau 101 ngày nhịn ăn, như vậy là hao mất 40.3kg. Trước ngày nhịn ăn, ông ta bị mù, mũi không biết mùi, động mạch cứng, tim rối loạn. Trước kia ông ta đã từng chữa với i-ốt, aspirine, atropine và nhiều thuốc khác.
Trước ngày nhịn ăn, ông ta không phân biệt được cả ngày đêm. Sau 56 ngày nhịn ăn, thủy tinh thể trong mắt bớt đục và ông ta đã thấy mờ mờ. Sau đó thị giác phục hồi dần dần đến khi sáng hẳn như trước. Khứu giác cũng trở lại bình thường tình trạng của tim và động mạnh khả quan. Các phóng viên báo chí phỏng vấn, ông trả lời: “Tôi đã tuyệt vọng. chữa đủ cách mà chẳng ăn thua gì, cuối cùng tôi đành liều theo phép nhịn ăn. Tôi làm bất cứ cách nào với hy vọng lấy lại sức khỏe. Tôi bắt đầu phải nhịn ăn thử 10 ngày, thấy hơi đỡ, thế là tôi cứ tiếp tục mãi. Đến 101 ngày thì tôi dừng lại: nhưng có lẽ tôi có thể tiếp tục thêm mươi ngày nữa nếu tôi muốn”.
Ông ta nói: “Nhịn ăn dễ ợt sau 15 ngày đầu, nhưng trong giai đoạn đầu ấy phải có một ý chí để chống lại sức cám dỗ của thức ăn”.
Ông ta vẫn có thể dạo chơi thong thả hàng ngày trong thời kỳ nhịn ăn vài trả lời lưu loát các phóng viên trong 2 giờ đồng hồ liên tiếp vào ngày thứ 101.
Ông A.J. Carlson, giáo sư sinh lý học đại học Chicago chủ trương rằng một người khỏe mạnh ăn uống đầy đủ có thể sống từ 50 đến 75 ngày không cần thực phẩm với điều kiện đừng bắt người ấy chịu lạnh quá đáng, tránh việc lao lực và giữ tinh thần cho bình tỉnh. Thời hạn 75 ngày cũng chỉ là thời hạn trung bình mà lắm người vượt khỏi.
Trong tác phẩm The natural cure, bác sĩ Page viết: “Người ta thường cho những người nhịn ăn là những kẻ phi thường nhưng thật ra họ chỉ phi thường nơi điểm họ biết khả năng cơ thể chịu đựng được sự nhịn ăn và họ có gan thực hành sự hiểu biết ấy”.
Người ta thường phản đối sự nhịn ăn nơi con người lấy cớ rằng con người không phải giống vật Đông miên. Tuy rằng con người không có những dự trữ thức ăn đặc biệt như giống gấu ở Nga, giống hải cẩu ở Bắc cực nhưng con người lại có thức ăn dự trữ khắp trong các tế bào giống mọi thú vật như chó, mèo, heo, ngựa, trâu, voi cũng chẳng phải là những thú vật Đông miên nhưng chúng vẫn theo bản năng nhịn ăn mỗi khi đau ốm hoặc bị thương. Nếu không có những thức ăn dự trữ trong tế bào cơ thể thì trong những trường hợp như vậy hoặc đói kém chúng làm sao có thể sống còn được. Mỗi tế bào, mỗi cơ quan đều có thức ăn dự trữ của nó, hơn thế nữa, còn có một số lớn glycogene tích tụ trong gan, một số protein và nhiều chất bổ dưỡng luân lưu trong máu, trong nước Lamba, nhiều kg mỡ (dù người rất mảnh khảnh cũng có rất nhiều mỡ) và rất nhiều thức ăn dự trữ trong tủy xương. Trong các nội hạch dự trữ rất nhiều các loại vitamin.
Đông miên khác sự nhịn ăn thường ở điểm loài vật Đông miên có những nguồn dự trữ riêng trong thời kỳ đó hơn nữa suất biến dưỡng thấp thua nhiều trong trường hợp Đông miên vì vậy sự hao tổn thức ăn rất ít.
Nhịn ăn là một sự hấp dưỡng vật thực đặc biệt dưới hình thức rất đơn giản của cơ thể nếu ta có thể nói. Chẳng những các thực phẩm dự trữ có thể nuôi những tế bào cần thiết cho sinh mạng trong một thời gian nào đó mà không một tế bào nào cần thiết cho sinh mạng lại bị thương tổn một khi các thức dự trữ đó đang còn. Sợ hãi sự nhịn ăn thiếu căn cứ vì nó được thành lập trên sự vô minh, trên một quan niệm sai lầm.
Nhịn ăn là không ăn mà chỉ uống nước cho đến lúc thức ăn dự trũ không còn nữa. Còn đói ăn là cứ nhịn ăn đến lúc mà các thức dự trữ đã tiêu thụ hết rồi.
Có thể tận dụng tối đa thức ăn dự trữ: nó cố dùng những tài nguyên lâu chừng nào tốt chừng ấy. Thật vậy, những chất tuyệt đối cần thiết cho sinh mạng và cho sự vận chuyển các cơ quan cần thiết như tim, thần kinh hệ chỉ được đem dùng khi nào những cơ quan khác không thể cung cấp được. Thứ được dùng trước hết là mỡ và glycogene, thứ đến là các chất protein. Nhịn ăn càng lâu, cơ thể càng tiết kiệm thức ăn bằng cách giảm mọi hoạt động vật chất, sinh lý đến mức tổi thiểu. Nếu người nhịn ăn nghỉ ngoi thì số dự trữ ít tiêu hao hơn. Sự hoạt động của cơ thể, cơn sốt, sự lạnh lẽo bên ngoài, nỗi buồn rầu, niềm xúc động mạnh làm tăng gia sự tiêu hao các thức ăn dự trữ.
Trong sách The natural cure, bác sĩ Page nói: “Thức ăn dự trũ trong tế bào để tự dưỡng trong lúc nhịn ăn là thực phẩm tốt nhất, quý báu nhất đối với người lâm bệnh, đặc biệt là trong các bệnh cấp tính trầm trọng”.
Các mô của cơ thể có thể xem như một bể chứa thức ăn có thể vận chuyển đến bất cứ nơi nào theo sự cần dùng. Khả năng của cơ thể về việc nuoi các mô quan hệ đến sinh mạng do các thức ăn dự trữ và các mô ít cần thiết cho sự sống là một sự quan trọng đối với người bệnh không thể ăn uống và tiêu hóa thức ăn. Không có khả năng này, người bệnh trong cơn cấp phát sẽ chết đói ngay.
Người ta thấy rằng những mô cần thiết cho sinh mạng được nuôi dưỡng trước hết do những thức ăn dự trữ và khi những thức ăn này đã cạn thì cơ thể tự dùng những mô ít quan trọng cho sự sống để nuôi dưỡng các mô cần thiết cho sinh mạng. Cho nên một khi thức ăn dự trữ đang còn thì nhất định không có sự thiệt hại mảy may đến các mô cần thiết cho sinh mạng.
Người bệnh theo bản năng mà nhịn ăn nhưng thường các y sĩ, các người nuôi bệnh hay cha me, anh, em bệnh nhân lại ép uổng người bệnh cố ăn để giữ sức. Thực là một điều lầm lẫn lớn mà người ta không ngờ đến.
Thái Khắc Lễ (Theo Tuyệt thực đi về đâu)
“Nhịn ăn” đối với thiên nhiên và khoa học
(CXHVN) Trước khi đi sâu vào phương pháp nhịn ăn áp dụng cho con người, ta thử đi vào thiên nhiên khảo sát một ít về tập quán nhịn ăn của một số thú vật.
Thú vật không phải chỉ nhịn ăn trong lúc đau mà cả trong lúc lành mạnh. Chúng ta cần chú ý điểm này để bỏ ý niệm sợ nhịn ăn và có một sự nhận định chính xác hơn về vấn đề này.
Trong thời kỳ giao tình, chim xí nga (pingouin) và ngỗng đực nhịn ăn. Sau thời kỳ này, ngỗng đực sụt mất ¼ sức nặng.
Con hải cẩu thì ai cũng biết là nó nhịn đói trong suốt mùa giao tình. Đằng đẵng 3 tháng liền của thời kỳ giao tình hàng năm, con hải cẩu không ăn mà cũng chẳng uống (trong thời gian này thực phẩm nó có thể kiếm dễ dàng) từ tháng 5 hay trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7 hoặc thượng tuần tháng 8. Sau khi quyết chiến để thủ thắng với 5-6 tình địch ngõ hầu chiếm một địa điểm mà lập một hậu cung với 5-6 cô hải cẩu, chàng hải cẩu đực suốt mùa hè phải phần thì liên miên chiến đấu để bảo vệ hậu cung của mình và phần thì phải làm thỏa mãn sinh lý cho các cô thê thiếp. Ray Champan Andrews nói: “Trong suốt mùa hè, chàng hải cẩu không ăn không ngủ. Đây là chuỗi ngày trác táng về tình dục và chiến đấu để chống những kẻ đến dòm ngó và xâm lăng hậu cung của mình”.
Súc vật nhịn ăn khi bị khích động hoặc uể oải, buồn rầu. Người ta thường kể chuyện nhiều con chó buồn đến bỏ ăn khi chủ nó chết hay đi vắng lâu ngày.
Có nhiều trường hợp chó và các giống vật khác nhịn ăn đến 10, 20 ngày hay hơn thế nữa khi chúng bị nội thương hay gãy xương. Voi bị thương nó cũng nhịn ăn. Mèo, chó, bò, ngựa, heo đều nhịn ăn khi chúng nó đau.
Đôi khi để thích nghi với hoàn cảnh, với sự khan hiếm thức ăn, thiếu nước, con vật muồn bảo tồn sinh mệnh đã tạo thói quen nhịn ăn trong giấc Đông miên hay Hạ miên.
Về mùa lạnh ở các miền cực Bắc, ngày ngắn đêm dài, khí hậu lạnh lẽo phần mưa tuyết, phần thiếu thốn thức ăn, thú vật phải giải quyết đời sống của chúng cho thích nghi trong các trường hợp rất khó khăn bất lợi. Nhiều giống thú tích trữ thức ăn ở ngoài, nhiều loài để dành trong mình.
Dơi, chuột, chồn, sóc, nhím, cóc, nhái, tắc kè, rắn, ốc sên, gấu, cá sấu, cá gáy đều là những con vật có giấc Đông miên ở xứ lạnh.
Đông miên là một trạng thái yên ngủ trong lúc sự hô hấp, tuần hoàn và biến dưỡng giảm bớt rất nhiều, trạng thái nhờ đó thú vật ôn đới sống qua mùa rét. Trong thời gian này, sự hoạt động các cơ quan trong nội thể gần như ngưng nghỉ, nhiệt độ trong mình sụt xuống suýt soát với khí hậu bên ngoài, tim đập rất chậm và con vật mất từ 30% đến 40% sức nặng, đôi khi 50% hay hơn thế nữa.
Trong giấc Đông miên, con thú có thể sống vào số thức ăn tích trữ trong cơ thể hoặc tỉnh thoảng thức dậy ăn số đồ ăn để dành trong hang ổ.
Trong thời kỳ Đông miên của con dơi, tim nó đập chậm đến mức ta không nhận thấy, hơi thở hầu như dứt hẳn, máu chảy rất chậm, nhiệt độ trong mình suýt soát khí hậu bên ngoài, ví dụ khí hậu ở ngoài là 1 độ thì trong mình nó chỉ 1 độ rưỡi mà thôi.
Còn ở các vùng nhiệt đới, trong thời gian khô hạn lúc thức ăn thiếu cây cỏ khô héo, cũng có nhiều loài thú ở vùng ôn đới, đặc biệt các miền sa mạc các giống như sâu bọ, ốc sên, cá, cá sấu và vài loài có vú đã vượt qua những nỗi khó khăn đó với giấc Hạ miên.
Mùa nắng sông hồ khô cạn, không có thức ăn, cá sấu nằm yên không ăn trong suốt những ngày nắng hạn. Nhiều giống cá như cá dét đục sâu trong lòng đất không ăn chờ mùa mưa tới. Rùa ngủ trong bùn, rùa biển ngủ trong hốc đá, đĩa, nhái ngủ trong bùn khô…
Nắng, hạn, thiếu thức ăn là yếu tố quyết định giấc Hạ miên cũng như lạnh và đói thúc đẩy giấc Đông miên nơi các động vật.
Thời gian nhịn ăn của loài có xương sống có thể kéo dài từ vài ngày nơi những giống chim nhỏ, vài tháng nơi loài có vú, đến nhiều năm nơi loài rắn. Loài máu lạnh thường có thể sông nhịn ăn lâu dài hơn loài máu nóng nhiều.
Sự nhịn ăn trong những điều kiện khác nhau là tình trạng rất thông thường trong thiên nhiên dùng để đương đầu với những nhu cầu của đời sống. Cái khả năng nhịn ăn trong giấc Đông miên và Hạ miên là yếu tố quan trọng để sống còn; nếu không có khả năng trên con vật sẽ chết trong mùa Đông hay hạn hán do thiếu thực phẩm hay thiếu nước.
Trong trường hợp đau ốm, bị thương nặng, khi không một thức ăn nào có thể tiêu hóa được thì cơ thể dùng những thức ăn dự trữ trong tế bào để nuôi những cơ quan trọng yếu và điều hành các hoạt động cần thiết cho sinh mạng.
Sốt, đau, buồn, khổ, viêm, chặn đứng sự xuất tiết các dịch của bộ tiêu hóa, ngăn ngừa mọi sự co bóp của dạ dày và vì vậy không còn cảm giác thích ăn nữa. Trong những trường hợp như vậy chỉ còn một nguồn thực phẩm: thức ăn dự trữ trong người.
Nhịn ăn trong lúc bệnh tật cũng như trong thời kỳ động đực giao tình hoạt động cơ thể vẫn tiếp tục nhưng sự hao tổn thì nhanh hơn trường hợp nhịn ăn của giấc Đông miên và Hạ miên nhiều.
Thái Khắc Lễ (Theo Tuyệt thực đi về đâu)

Nội tiết và bài tiết trong lúc nhịn ăn
Trong lúc nhịn ăn, các sự nội tiết của cơ thể đều ngừng nghỉ hoặc giảm đến mức tối thiểu tỷ lệ với nhu cầu tối thiết. Nước bọt tiết rất ít dù có uống nước bình thường khi nào khát.
Nước bọt thường thì có tính chất kiềm nhưng lúc nhịn ăn lại trung hóa hoặc hơi chua, nhưng lại trở thành kiềm lúc thèm ăn trở lại hoặc sau lúc ăn uống lại. Cũng có khi nước bọt trở nên hôi hám làm ta có giảm giác buồn nôn, cũng có khi nước bọt đặc keo lại.
DỊCH VỊ
Dịch vị vẫn xuất tiết trong thời gian nhịn ăn nhưng với một lượng rất ít và chỉ hơi chua. Trong những trường hợp đa vị toan thì chứng đau dạ dày vẫn tiếp tục, đôi khi còn thấy đau hơn trước trong 3-4 ngày, nhưng sau đó lại giảm dần và cuối cùng thì mất hẳn. Không có phương thuốc nào chữa lành bệnh nhiều acid trong dạ dày linh nghiệm và mau chóng bằng phép nhịn ăn.
MẬT
Mật thường tiết nhiều hơn trong những ngày đầu mới nhịn. Cơ thể nếu nhiều cặn bã, độc tố, thì mật tiết càng nhiều đôi khi làm người bệnh phát nôn, mửa ra rất thối tha nhưng sau đó sức khỏe lại được cải thiện tốt đẹp và sau đó mật không còn xuất tiết nhiều nữa. Số lượng và tính chất của mật xuất tiết hình như tùy thuộc vào tình trạng thu độc và phản ứng của cơ thể.
Theo sự nhận xét của bác sĩ Shelton trên hàng ngàn trường hợp nhịn ăn do ông ta săn sóc thì lượng mật xuất tiết càng nhiều và xảy ra càng sớm sau khi nhịn ăn người bệnh càng mau bình phục. Thứ mật này thường có mùi rất khó chịu, ta có thể xem như một sự bài tiết của gan.
TỲ TẠNG VÀ RUỘT
Các dịch của tỳ tạng và ruột tiết ra rất ít và có lẽ là không có điều tố.
SỮA
Người đàn bà đẻ nhịn ăn thì cạn sữa nên chỉ áp dụng phép nhịn ăn trong trường hợp tối khẩn thiết. Tốt hơn hết là nên ăn uống theo phương pháp Ohsawa vừa trị được bệnh, vừa tốt sữa cho con bú.
MỒ HÔI
Mồ hôi người nhịn ăn thì hôi hám, có khi rất nhiều trong trường hợp rất hiếm.
CHẤT NHỚT, GIẢI
Trong thời gian nhịn ăn, nhiều người bệnh khạc nhổ ra rất nhiều đờm nhớt đặc sệt và rất nhẽo màu vàng, xanh như mủ hoặc đôi khi xám. Nước mũi ban đầu chảy ra nhiều nhưng sau đó bớt lại dần dần.
Trong các chứng sưng cuống phổi kinh niên, suyễn v…v… chúng viêm nước, ho và khạc nhổ bớt dần.
Trong trường hợp những chứng ruột già viêm màng mủ chỉ trong một thời gian các chất nhớt mủ được tẩy sạch và bệnh khỏi.
Các toan chất phân tiết của âm hộ, các loại bạch đới, khí hư, v…v… đều được ngừng lại và sự phân tiết được bình thường trong lúc nhịn ăn. Các mùi hôi thối từ cửa mình hoặc trong tử cung do bệnh tật gây nên cũng không còn nữa.
NƯỚC TIỂU
Trong những ngày đầu nhịn ăn, nước tiểu luôn luôn màu sẫm, mật độ cao, chứa nhiều acid, ure, photphas, sắc tố gan, mùi khai và hăng nhưng sau đó trong dần và ít hôi.
Sự tăng gia các chất độc trong nước tiểu là do khả năng bài tiết được cải thiện cường kiện hơn chứ không phải là vì nhịn ăn mà chất độc trong người thêm ra như lắm người lầm tưởng.
Dư Quang Châu (Theo Thái Khắc Lễ)
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Nhịn ăn với con người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhịn ăn với con người   Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeSat May 29, 2010 7:29 pm

Trạng thái tự phân trong lúc nhịn ăn
(CXHVN) Tự phân là trạng thái tiêu hóa hay phân hóa các tế bào nhờ các enzym ở ngay trong tế bào. Đó là một quá trình tự tiêu hóa, nội bào tiêu hóa.Trạng thái tự phân này chẳng phải riêng cho động vật mà cả nơi thực vật.
Các trường hợp hạt nảy mầm, (cành trức rễ, củ trức nhành, trức là đều là các hiện tượng tự phân để tự dưỡng hoặc sinh trưởng cả.!?!)
Trong trường hợp một cái trứng được ấp để nở ra con cũng là một quá trình tự phân để tự dưỡng: cái trứng phải tự phân các chất bổ dưỡng tạo ra cơ thể và nuôi dưỡng cái phôi thai cho đến lúc trưởng thành khảy vỏ thoát ra ngoài. Muốn tạo ra các tế bào của cơ thể thì thức ăn kia phải được tiêu hóa và sự tiêu hóa này phải được thực hiện nhờ các phân hóa tố của phôi thai xuất tiết. Ta bẻ gãy cái đuôi của con thằn lằn, rồi bắt nó nhịn ăn, chỉ một thời gian sau là một cái đuôi mới lại mọc ra. Con nòng nọc lúc sắp biến thành cóc hoặc ếch, nhái thì cái đuôi nó trở thành vô dụng; người ta thường tưởng rằng cái đuôi ấy rụng đi, nhưng trên thực tế cái đuôi ấy gồm thịt, mỡ, da, thần kinh tự phân hóa dần để đưa vào trong máu bồi dưỡng cho con vật nhịn đói lúc hai chân trước bắt đầu mọc. Thức ăn do sự tự phân trên thay thế thực phẩm bên ngoài giúp con vật hoàn thành kiến tạo các bộ phận trong cơ thể một cách mỹ mãn để bước từ giai đoạn nòng nọc sang giai đoạn ếch, nhái.
Trường hợp con thằn lằn thì thức ăn tự phân trong cơ thể để tái tạo cái đuôi. Còn trường hợp con nòng nọc thì cái đuôi tự phân để cải tạo nội tạng của con nhái.
Con tằm sau 30 ngày ăn dâu, kéo kén nằm nghỉ nhịn ăn, có thể tự phân để biến đổi thành bướm ngài xé kén bay ra. Các cơ cấu cũ đều bị phá hủy, các vật liệu cải tổ, các bộ phận được kiến tạo ra và thiết lập lại đến nỗi khi ra khỏi kén so sánh con bưới ngài với con tằm ngày trước ai cũng phải cho rằng đó là hai giống khác nhau. Trạng thái tự phân trong lúc nhịn ăn đã làm ra phép lạ đó. Đây là một phép lạ hiển nhiên để cho ta thấy khả năng của cơ thể đã làm gì trong lúc nhịn ăn.
Con thú bị trọng thương nhịn ăn thế mà vết thương đóng sẹo. Những lượng máu vĩ đại được vận chuyển đến phần thương tích tỏ ra một số thực phẩm lớn được đem lại nơi này. Máu làm động tác phân phối trên mọi hình thức của đời sống. Con vật nhịn ăn phải nhờ đến thức ăn dự trữ để hàn gắn lại các mô bị rách nát, bị cắt đứt hay gãy vỡ. Các thức ăn dự trữ trước hết được tự phân hóa rồi chuyển vận đến chỗ nào mà cơ thể cần dùng. Cơ thể chẳng những có thể phân phối các thức ăn dự trữ mà còn có thể phân phối lại cho thích hợp với tình trạng cơ thể nhờ phương pháp tự phân.
Trạng thái tự phân là một quá trình được kiểm tra chặt chẽ chứ không phải một quá trình mù quáng như thả voi trong hàng đồ gốm. Trong lúc con nhái ở tình trạng nòng nọc nhịn ăn thì cái đuôi nó tự phân hóa thành thức ăn và tiêu mất chứ không bao giờ có một cái chân hay một cơ quan nào khác bị tự phân. Một con đỉa bị chặt thành nhiều mảnh, mỗi mảnh tự phát triển và biến dần thành một con đỉa mới. Mỗi mảnh như vậy không thể hấp thụ thức ăn ở ngoài để trưởng thành vì vậy mỗi mảnh phải phân phối lại các thức ăn dự trữ nhờ tự phân để tạo thành một con đỉa mới nhỏ xíu.
Sau đây là những trường hợp tự phân phát hiện trong nhiều giai đoạn trong đời sống con người: sự thu nhỏ nhũ tuyến sau thời kỳ cho con bú, sự thu bóp tử cung sau khi sinh đẻ, sự thu bé toàn thể của cơ thể người già, sự tan tác nước vàng trong phổi lúc bị bệnh sưng phổi, sự thu nhỏ hạch tuyến giáp trạng lúc dậy thì. Trong thời kỳ nhịn ăn, các cơ quan trọng yếu như tim, não không thể ngừng nghỉ được nên phải cần cung cấp các vật thực như protein, glucid, lipid, khoáng chất, vitamin, vì vậy phải rút các thức ăn trong các bắp thịt của bộ xương được xem như những cơ quan để cử động nhưng đồng thời cũng là kho dự trữ protein. Các protein của bắp thịt và cơ quan khác được tự phân hóa nhờ các enzym nội bào biến thành protein tan loãng, thành acid amin để chuyên chở tới các cơ quan trọng yếu cho sinh mạng.
Ta cũng nên để ý rằng sự kiểm tra của trạng thái tự phân bao gồm cả các mô đau ốm như mụn nhọt, vết ung mủ, các chứng rỉ nước v.v…
Sự việc trạng thái tự phân là một quá trình được kiểm tra chặt chẽ chứ không phải phó thác cho rủi may là một sự đảm bảo để chúng ta khỏi thắc mắc về vấn đề các mô cần thiết cho sinh mạng có bị hy sinh một cách bừa bãi trong thời gian nhịn ăn hay không? Và chúng ta đã biết một cách chắc chắn rằng chỉ những mô không quan hệ mới bị phân hóa để vận chuyển đến nuôi các cơ cấu cần thiết cho sinh mạng
Qua các nhận xét trên, ta có thể rút ra kết luận sau:
1/ Nhờ các điều tố nội bào, cơ thể có thể tiêu hóa các chất đạm, mỡ, đường của cơ thể mình nhờ sự phân hóa.
2/ Cơ thể có thể kiểm tra quá trình tự phân, giới hạn sự phân hóa ở các mô không quan trọng hoặc ít quan trọng. Và dù đến tình trạng đói ăn khi đã phạm đến giới hạn các mô cần thiết cho sinh mạng vẫn có một sự kiểm tra chặt chẽ và các mô tự phân để cung dưỡng vẫn là các mô tương đối kém quan trọng.
SỰ PHÂN HÓA CÁC MỤN NHỌT
Các nhà sinh vật học đều công nhận rằng các cơ cấu sinh trưởng bất thường như bướu, ung nhọt, sưng v…v… tất nhiên không cần thiết cho sinh mạng bằng các mô bình thường, vì vậy chúng dễ bị hủy hoại hơn nhiều. Trên phương diện sinh lý ta cũng thấy rằng chúng dễ bị phân hóa vì nó không có một liên hệ mật thiết gì với cơ thể, không đầy đủ về thần kinh và khí huyết… Sự thiếu sót này là yếu tố làm cho chúng dễ bị phân hóa.
Những người nhiều kinh nghiệm về bản thân hoặc quan sát về phép nhịn ăn đều đồng ý rằng các mô bất thương dễ bị phân hóa và bài tiết nhanh hơn các mô bình thường.
Các nhà sinh lý học tuy có nghiên cứu quá trình tự phân nhưng họ không biết áp dụng vào đâu mà chỉ dụng trong độc một cách để làm cho gầy người mà thôi.
Đáng lẽ ra họ phải biết lợi dụng trong trường hợp hiện tường tự phân để tiêu hóa các mụn nhọt và dùng các chất đạm cùng các chất bổ dưỡng khác của nó để nuôi các mô cần thiết cho sinh mạng. Quá trình tự phân có thể có một công dụng thực tế vì nó có thể dùng để phân hóa các mụn nhọt, các cục bướu. Ai cũng biết rằng trong các mụn, các bướu gồm có thịt, có máu, có xương, tùy đó mà có các danh từ bướu xương để gọi các mô xương, bướu cơ để gọi các mô thịt, bướu thần kinh để gọi các mô thần kinh, bướu mỡ để gọi các mô mỡ, bướu xơ để gọi các mô xơ, bướu nham thượng bì để gọi các mô thuộc thượng bì v…v… Các bướu trên gọi chung với danh từ chuyên môn là tổ chức mới (neoplasme).
Một bướu lớn cứng trên vú có thể chỉ là chỗ sưng của một hạch lâm ba hay một hạch vú. Một cái hạch bị sưng như vậy có thể rất đau đớn nhưng không phải là một tổ chức mới.
Độc giả đã thấy rõ sự nhịn ăn có thể phân hóa mỡ và các thớ thịt thì hẳn chẳng còn thắc mắc về sự tự phân làm tiêu hóa mất các mụn sưng bướu v.v…
Trong lúc nhịn ăn, các mô thừa thãi lũy tích đều được chú ý và phân tích; các thức ăn phân hóa được sung dụng để nuôi dưỡng các mô quan trọng, các cặn bã đều được đào thải một cách thường xuyên và trọn vẹn. Các mụn bướu được tiêu hóa lúc nhịn ăn được thực hiện mau hay chậm còn tùy tình trạng chung của người bệnh, lượng bổ dưỡng chứa trong người, loại bướu, sung, sự cứng hay mềm của cục bướu, vị trí của cục bướu và tuổi tác của người bệnh. Đây là hai ví dụ cực đoan chứng minh sự khác nhau về mau, chậm.
Một người đàn bà dưới 40 tuổi có một bướu xơ ở tử cung to bằng quả bưởi trung bình. Sau 20 ngày nhịn ăn, bướu này tiêu hoàn toàn.
Một người đàn bà khác cùng một trạc tuổi có một cục bướu bằng quả trứng ngỗng. Nhịn ăn 38 ngày thì bướu mới chịu tan. Đó là trường hợp một nhanh một chậm.
Những khối cứng nơi vú nhỏ từ bằng một hạt đậu đến lớn bằng quả trứng ngỗng đều có thể tiêu mất từ khoảng 3 ngày đến 3 tuần. Đây là một trường hợp đặc biệt vừa lý thú vừa bổ ích: một thiếu phụ 21 tuổi có một cục sưng lớn ở vú bên phải làm đau nhức 4 tháng. Đến khám nhiều bác sỹ đều cho là ung thư và khuyên nên cắt vú gấp. Nhưng cuối cùng bà ta theo lời một người bạn và nhịn ăn chứ không chịu mổ xẻ. Sau 3 ngày nhịn ăn, cục cứng tiêu mất và đau đớn cũng không còn, sau đó mấy chục năm bệnh đó cũng không bao giờ tái lại.
Hàng vạn trường hợp như trên bị người ta gán là ung thư, là sang nhọt, âm độc, v…v…. đã bị mổ xẻ một cách oan uổng trong lúc có thể chữa lành một cách dễ dàng nhờ phép nhịn ăn.
Những trường hợp như trên làm cho ta nghi ngờ lời tuyên bố các bác sĩ bảo rằng bệnh ung thư sớm biết mà mổ xẻ có thể ngăn ngừa và chữa lành tuyệt nọc.
Vợ một kỹ nghệ gia bị mụn cứng bằng quả bồ đào ở vú đến khám nhiều bác sĩ, ông nào cũng khuyên một cách nồng nhiệt là nên cắt vú đi cho rồi. Nhưng bà ta không nghe và nhịn ăn trong 1 tháng thì cục cứng kia thu nhỏ lại còn bằng hạt đậu. Sau đó ăn chay 1 tháng thì mụn kia mất luôn. Một thời gian bà ta sanh 2 đứa con cũng đều cho con bú và con đứa nào cũng khỏe mạnh.
Sự phân hóa các bướu sưng do nhịn ăn có nhiều ưu điểm hơn sự giải phẫu như sau:
1/ Sự giải phẫu bao giờ cũng nguy hiểm, tự phân là một quá trình sinh lý không nguy hại
2/ Sự giải phẫu giảm sinh lực và giúp thêm sự suy bại về biến dưỡng là nguyên nhân của mụn bướu; trái lại nhịn ăn thúc đẩy sự tự phân các bướu nhọt và bình thường hóa sự dinh dưỡng, đào thải các độc tố tích tụ, giúp sự tiêu tan các bướu nhọt.
3/ Sau khi mổ xẻ, bướu mụn do có khuynh hướng phát sinh lại; trái lại nhịn ăn thì trường hợp tái sinh hết sức hiếm khi xảy ra.
4/ Các bướu mụn thường tái phát dưới một hình thức độc hại sau lúc giải phẫu. Trái lại nếu có một bướu ung nào có khuynh hướng làm độc thì sự nhịn ăn ngăn trở việc thành hình.
Nữ bác sĩ Hazzard kể một trường hợp được nhiều bác sĩ đều cho là ung thư dạ dày đã lành hẳn sau 55 ngày nhịn ăn.
Bác sĩ Shelton kể nhiều trường hợp bướu tử cung đã tiêu mất sau 30 ngày nhịn ăn.
Có nhiều trường hợp cục bướu to quá thì phải nhịn ăn làm nhiều kỳ trong 2-3 năm và giữa các thời kỳ nhịn ăn phải tiết thực các món ăn huyết nhục. Trong nhiều trường hợp ung thư đáng lẽ phải dùng thuốc chỉ thống để làm dịu sự đau đớn, người ta chỉ nhịn đói 3-4 hôm là dịu hẳn cơn đau liền.
Trên phương diện Âm Dương như chúng ta đã thấy, sự tự phân là một trạng thái Âm nhưng chính nhờ sự tự phân đó mà các cơ quan chính yếu được nuôi dưỡng để bảo tồn sinh mạng. Sự bồi dưỡng để bảo tồn sinh mạng phục vụ ý sống đó là một trạng thái Dương. Âm Dương quấn quýt lấy nhau, bổ trợ cho nhau, cùng nhau đắp đổi để đồng sanh hóa.
Nhịn ăn tạo thời cơ thuận lợi cho cơ thể có đủ điều kiện thi triển quá trình sinh lý tự phân. Chính trong lúc nhịn ăn mà phát sinh các sự biên dịch nhiệm màu đổi cái trứng thành con chim, con tằm thành con ngài, con sâu thành con bướm, con quăng thành muỗi, con ấu trùng thành con o¬ng, con ruồi, con muỗi mắt, v…v…Thì trong lúc con người nhịn ăn, sự bớt chỗ thừa bù chỗ thiếu, lập lại quân bình Âm Dương cho cơ thể, sự phục hồi sinh lực, sự hàn gắn trùng tu, bồi bổ các cơ cấu hư hỏng đâu phải là những điều ngoài ước vọng, những chuyện viễn vong.
Trên quan điểm Dịch lý, trạng thái tự phân là một quá trình biến cải cái khiếm khuyết thành cái hoàn hảo biến hóa bướu nhọt độc hại phá hoại sức khỏe thành thức ăn tinh khiết nuôi dưỡng cơ thể, biến đổi oan tặc thành bạn hữu, cải tạo hận thù thành tình thương.
Thái Khắc Lễ (Theo Tuyệt thực đi về đâu)
Những biến chứng có thể xảy ra trong thời kỳ “tiết thực”
(CXHVN) Với những ai chưa hề tiết thực hoặc có dịp nhận xét những người tiết thực đều đinh ninh rằng tiết thực là một chuyện gian nan khổ ải mà người tiết thực phải gánh chịu bao nhiêu đau đớn thống khổ để rồi cuối cùng có thể chết trong sự đau khổ vô cùng bi thiết.
Tiết thực không phải bao giờ cũng là một sự thí nghiệm thú vị nhưng đau ốm thì dĩ nhiên luôn luôn chẳng bao giờ có thú vị được. Người tiết thực bị dày vò chẳng là vì họ thiếu những thứ kích thích mà trước đó họ thường dùng hàng ngày: cà phê, thuốc là, rượu, á phiện, gia vị, v…v… nhưng chỉ sau một thời gian tiết thực là sự dày vò trên biến mất. Điều này chứng tỏ rằng các biến chứng kia chẳng phải gây ra do sự nhịn ăn, do sự thiếu thực phẩm.
NHỮNG NGÀY ĐẦU TRONG CUỘC TIẾT THỰC
Hai ngày đầu tiên tiết thực thường là những ngày cam go, vất vả hơn cả, thứ nhất là vì thói quen đòi hỏi thức ăn của cơ thể, thứ hai vì có sự thiếu thốn đột ngột các chất kích thích thường dùng hàng ngày. Nhức đầu, xây xẩm chóng mặt, mắt nổ đom đóm, buồn nôn ọe mửa, xót xa, trống trải trong dạ dày là những khó chịu trong thân thể vào những ngày đầu tiết thực. Các triệu chứng đó đều phát sinh ra do thiếu trả, thiếu thuốc, thiếu cà phê, thiếu đồ gia vị, thiếu thức ăn kích thích.
Cho nên những người háu ăn, bợm nhậu, bợm hút là những người bị đày đọa, bị hành hạ, bị dày vò khổ sở nhất, rất khó chịu đựng được sự tiết thực. Nhưng phản ứng những ngày đầu càng mạnh thì kết quả của sự nhịn ăn càng sớm thu hoạch. Lưỡi bợn, hơi hôi, miệng đắng là dấu hiệu của một quá trình thanh lọc, gột rửa, bài tiết hữu hiệu.
Con người thường ăn uống thanh đạm thì hầu như là chẳng có phản ứng gì đáng kể.
SỰ BIẾN MẤT TRIỆU CHỨNG
Cuộc nhịn ăn tiến hành thì các triệu chứng giảm bớt dần cho đến khi biến hẳn.
SỰ KỊCH PHÁT CÁC TRIỆU CHỨNG
Tuy vậy đôi trường hợp các triệu chứng lại gia tăng tạm thời trong những ngày đầu.
Các chứng nhức đầu có thể tăng lên lúc ban đầu rồi thuyên giảm. Các sự đau đơn ở dạ dày trong bệnh thừa chất chua và bệnh ung sang dạ dày hầu như luôn luôn tăng lên trong 3 ngày đầu nhịn ăn.
Có triệu chứng thần kinh cũng đôi khi trầm trọng lúc ban đầu.
Các mụn đỏ ngoài da, các chứng viêm nước dường như tăng lên trong những ngày đầu.
Các chất nhầy, mũi, dãi tiết ra nhiều hơn ở mũi, ở hóc xoang, ở họng, ở tử cung, ở âm hộ và ruột già. Đàn bà khí hư, bạch trọc trong thời gian này ở thành tử cung và âm hộ xuất tiết rất nhiều chất nhầy nhớt.
Trong tất cả mọi trường hợp các triệu chứng kịch phát chỉ là tạm thời và sau đó mọi cơ năng dần dần được cải thiện tốt đẹp, để đi đến sự lành bệnh.
Bác sĩ Dewey nói: “Sự trầm trọng của các triệu chứng ấy trong lúc tiết thực tỷ lệ chặt chẽ với sự cần thiết phải kiên trì trong việc nhịn ăn bởi vì các triệu chứng đó hàm ẩn ý nghĩa là căn bệnh đang chiều tiến triển tốt đẹp”.
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Nhịn ăn với con người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhịn ăn với con người   Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeSat May 29, 2010 7:31 pm

CÁC CƠN BIẾN CỦA BỆNH TRONG LÚC NHỊN ĂN
Đa số các triệu chứng mà người tiết thực cảm thấy đều do một sự điều chỉnh của thần kinh. Lấy ví dụ một người bị bệnh tê một đám ngoài da ở cuối xương sống, sau vài ngày nhịn ăn bỗng cảm thấy rất đau đớn ở chỗ đó trong vài giờ rồi sau đấy xúc giác chỗ bị tê trở lại bình thường. Sự đau đớn trên là một hiện tượng điều chỉnh thần kinh.
Khi người ta ngưng uống cà phê hay tiết thực mà thấy nhức đầu thì sự nhức đầu đó là ở trong quá trình điều chỉnh thần kinh. Tình trạng bải hoải và sự nóng nảy phát bệnh sau khi nhịn ăn cũng chẳng khác nào tình trạng bải hoải và gắt gỏng của một người bỏ hút thuốc đều là thuộc trong quá trình chỉnh đốn của thần kinh, luôn luôn đem lại sự cải thiện cho sức khỏe sự ích lợi cho cơ thể.
Tất cả các trường hợp tiết thực đều chẳng gây ra những bệnh biến đáng kể và trong đại đa số trường hợp đều vô hại, chóng hết và cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân. Trong các bệnh kinh niên thì phần nhiều các bệnh biến không phát lộ mà có tính cách tiềm ẩn dù vậy mặc lòng vẫn đưa lại sự ích lợi cho sức khỏe bệnh nhân. Điều này đáng để ý và đáng nhớ là mọi triệu chứng phát hiện trong thời gian tiết thực không phải là sự trầm trọng căn bệnh, sự phá hoại cơ thể của người tiết thực mà là những triệu chứng của các sự cải tạo sinh lực nào đó bên trong luôn luôn với mục đích cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.
KHẠC NHỔ
Đôi khi có người tiết thực thì đàm nhớt sinh ra vô kể, bắt khạc nhổ luôn mồm trong nhiều hôm, có khi vì đó làm cho người bệnh mất ngủ. Đó chính là một quá trình bài tiết mà ta chớ để tâm lo ngại vì sau đó thế nào cũng đưa đến một tình trạng sức khỏe tốt đẹp.
VIÊM NƯỚC
Có khi trong mấy ngày đầu tiết thực là người ta mắc chứng sổ mũi nước hoặc đau nơi họng tuy trường hợp này cũng ít khi xảy ra. Trong các bệnh kinh niên, sự bài tiết các chất nhớt thường được tăng gia trong mấy ngày tiết thực đầu tiên.
BIẾN CHỨNG NGOÀI DA
Cũng có trường hợp ngoài da sinh các nốt đỏ hoặc sinh ngứa, sinh phong mề đay trong đôi ba ngày đầu tiết thực. Đó là những quá trình bài tiết.
NHỨC ĐẦU
Thường sau một cơn mê mệt người ta cảm thấy nhức đầu và đau lưng liên tiếp 3-4 ngày. Thấy vậy đừng có lo ngại, đừng có chấm dứt sự tiết thực vì không có gì nguy hại cả, đó chỉ là một sự điều chỉnh thần kinh. Triệu chứng này không phát hiện với mọi bệnh nhân mà thường xảy ra ở những người nghiền thuốc, rượu, cà phê, trà, v…v… và các thức ăn, các dược liệu kích thích, hưng phấn…
TAY CHÂN NHỨC MỎI
Trong những ngày tiết thực đầu tiên, có người cảm thấy đau ở lưng, ở hông mà cũng có người cảm thấy tay chân nhức mỏi, đặc biệt là ở các khớp xương rất khó chịu nhưng không mấy khi kéo dài quá một đôi ngày và thường thì có về đêm.
BUỒN NÔN
Có người vì thói quen dạ dày thình lình không nhận thức ăn nữa nên gây ra hạ áp lực trong dạ dày và tạo ra cảm giác buồn nôn.
Mật chảy vào dạ dày cũng là duyên cớ gây ra sự buồn nôn hoặc đôi khi sự ọe mửa. Đây là một quá trình của sự thanh lọc cơ thể bằng cách bài tiết chất mật xanh mật vàng và nhầy nhớt trong dạ dày. Có trường hợp người bệnh buồn nôn và ọe mửa liên miên 5-7 ngày và sau đó lại bị nấc cụt, nhưng qua những bệnh biến đó thì trở nên tươi tỉnh, khỏe khoắn hơn trước nhiều. Những trường hợp có phản ứng dữ dội hoặc vài ngày thường xảy ra ở những bệnh kinh niên.
Chấm dứt sự tiết thực trong lúc đang bị mửa không phải là điều hay mà còn tai hại là đằng khác, ta nên nhẫn nại và tin tưởng vào sự linh mẫn của bản năng tự tồn mà con người sẵn có. Ăn uống trở lại trong những trường hợp như vậy là đi tìm cái chết. Gặp trường hợp trên ta chỉ cần bình tĩnh cho cơ thể và tinh thần thoải mái để cho cơ thể tự hoàn thành công việc cải tạo sinh lực của nó. Sự nôn mửa có thể xảy ra lúc mới bắt đầu tiết thực mà cũng có khi sau khi tiết thực đã 20,30 ngày.
Đôi khi sự nôn mửa cùng phát xuất một lần với chứng nhức đầu và những mụn đỏ ở ngoài da. Trường hợp này thường gặp ở những người bị bệnh kinh niên có các chứng hỗn loạn ở bộ tiêu hóa và thần kinh.
CHỨNG CHUỘT RÚT
Chứng này có thể phát sinh trong ruột mọi người phái nam hay nữ hoặc trong tử cung đàn bà.
Trong ruột, chứng này có thể gây ra là do hơi, do sự di chuyển của phân ở trong ruột hay bởi những nguyên nhân về tâm linh với sự kiểm soát nhu động do thần kinh dinh dưỡng. Chuột rút ở tử cung thì rất hiếm và thường chỉ xảy ra ở nơi những bệnh nhân bị băng huyết tử cung. Cũng có một vài trường hợp rất hiếm là sự chuột rút ở tử cung là hậu quả của sự cố gắng để trục ra khỏi tử cung những chất nhầy nhớt tích lũy ở trong ấy.
HƠI
Nhiều người bệnh về bộ tiêu hóa tiết thực thường than phiền mắc chứng đầy hơi, nhưng trên thực tế thì chẳng mấy khi trong ruột người nhịn đói thật có một số hơi quan trọng. Do sự phản xạ của thần kinh kinh dưỡng mà có sự gia tăng áp lực tỏng ống tiêu hóa làm người ta có cảm giác có sự đau đớn trong bụng. Do sự bực bội, sự khích động, những cảm xúc mạnh cũng gây ra những cảm giác bứt rứt và những nỗi lo sợ ngấm ngầm trong tiềm thức cũng có thể gây ra những ảo giác khó chịu về sự đầy hơi rồi do đó mà thao thức không ngủ ngay được.
Khi người bệnh đã hiểu lý do như vậy nên tự chủ để cho tâm tư được nghỉ ngơi thoải mái thì mọi chứng gọi là đầy hơi gây ra do sự căng thẳng của thần kinh đó tự nhiên biến mất.
ĐI TẢ
Chắc ít ai nghĩ tiết thực lại đi tả nhưng thỉnh thoảng vẫn có xảy ra trường hợp đi tả trong lúc tiết thực vì tuy trường hợp đó là một đòi hỏi cần thiết của cơ thể để thanh lọc bộ máy tiêu hóa.
CHÓNG MẶT
Đây là một triệu chứng thường gặp lúc mới bắt đầu tiết thực hoặc lúc đang nằm mà người ta vùng ngồi dậy đột ngột. Thường thì nó chỉ choáng váng trong vài giây và nếu muốn tránh thì ta nên ngồi dậy từ từ. Sự chóng mặt, choáng váng thường do máu huyết ở não dồn xuống quá cấp bách. Người tiết thực trong lúc hoạt động cử chỉ nên điềm đạm, khoan thai thì không mấy khi mắc phải chứng này.
NGẤT XỈU
Trường hợp này rất hiếm và có thể xảy ra trong một hai ngày tiết thực đầu tiên. Đó là một điều tầm thường không có gì phải cuống quít kinh hãi hay lo sợ. Chỉ việc cho người bệnh nằm ngay thẳng ở chỗ thoáng khí và mở áo quần cho rộng rãi thư thái cho người bệnh dễ thở là đủ lắm rồi. Không cần phải đắp nước lạnh vào mắt, cứ để yên như vậy trong chốc lát và sẽ tỉnh ngay: người bị ngất đi cần sự nghỉ ngơi chứ không cần đến sự khích động.
ĐAU HỌNG
Thường xảy ra liền sau khi ngưng cuộc tiết thực mà cũng có khi trong thời gian tiết thực. Đại để đó là vô hãi và chỉ có trong một vài hôm là nhiều chẳng có gì đáng ngại.
HỒI HỘP
Hồi hộp có khi là do hơi trong ống tiêu hóa, có khi là do sự nóng nảy bực bội, lo sợ hay làm việc mệt nhọc.
Đôi khi tưởng đâu là đau trong tim nhưng thất ra thì cái đau ấy là ở trong lồng ngực. Cũng có thể do hơi, có thể là do chất độc mà cũng có thể là do nguyên nhân tâm lý. Đứng có quan tâm lắm cho mệt, không có gì trầm trọng đâu vì triệu chứng này rất chóng hết.
MẤT NGỦ
Trong vài trường hợp mất ngủ là do thần kinh căng thẳng hoặc là do thiếu tiện nghi, phần lớn người tiết thực ngủ ít là vì cơ thể họ không cần thiết đến giấc ngủ quá dài. Có khi họ ngủ rất ngon. Ngủ 10 giờ tỉnh dậy cũng chẳng khác nào mới ngủ 15 phút vì thời gian ta ngủ ta hoàn toàn vô thức về số lượng thời gian trôi qua mà một giờ thao thức không ngủ ta lại có cảm tưởng như suốt một đêm trường vì thời gian trôi qua chậm chạp khi người ta chờ giấc ngủ.
HỖN LOẠN VỀ THỊ GIÁC
Trong những cuộc tiết thực quá dài đôi khi xảy ra trường hợp hỗn loạn về thị giác như thấy có hơi lòa lòa nhưng chắc chắn là không bao giờ có sự thương tổn trong nhãn cầu hoặc nơi thần kinh thị giác. Ăn uống lại là sự hỗn loan biến mất và thị lực người bệnh còn được tăng gia, có thể bỏ kính đeo mắt không cần dùng như trước nữa.
Có trường hợp một người đàn bà mang kính nhưng hễ cất kính thì thấy 1 ra 2, sau một thời gian tiết thực thì mắt trở lại bình thường, tiết thực đến ngày thứ 16 thì không cần dùng kính nữa mà có thể đọc sách, may vá, xâu kim…
BIẾN CHỨNG TRẦM TRỌNG
Thật ra rất ít khi có dấu hiệu báo nguy xảy ra trong thời kỳ tiết thực. Nếu có chăng chắc chắn là do một nguyên nhân khác chứ không phải là vì tiết thực.
Chiếu theo các thành kiến thông thường chống bán phương pháp tiết thực và sự xung đột kịch liệt của ngành y khoa về sự áp dụng phương pháp này những người thực hành phép nhịn ăn không dám tiếp tục tiết thực khi thấy phát sinh ra những triệu chứng mà họ cho là nguy hiểm. Nếu có người bệnh nào nhịn ăn mà chết đi thế là người ta đổ cho là vì đói mà chết.
Một vạn người bệnh có thể chết sau khi uống, tiêm vào người những dược phẩm độc địa hoặc sau khi mổ xẻ hay cưa cắt một vài cơ quan, bộ phận mà chẳng một ai thấy có trách nhiệm gì mà chỉ đổ cho là bệnh đó không thể cứu chữa được.
Nhưng nếu rủi thời có một người trọng bệnh chữa theo phương pháp tiết thực, vì căn bệnh quá nặng mà chết là người ta lại làm ra to chuyện, bảo rằng vì đói ăn mà chết và lên án phương pháp tiết thực là nguy hại.
Chúng ta cứ sáng suốt nhận định mà xem sẽ thấy đâu là lẽ phải.
SỨC MẠNH CỦA BẮP THỊT TRONG LÚC NHỊN ĂN
Levinson nói: “Nhiều người tưởng rằng trong thời gian tiết thực, ta phải ngồi trong ghế bành để đọc báo, hay ngủ gà ngủ gật bởi vì người ta không còn hơi sức đâu mà làm việc này, việc khác. Nếu bạn nặng 91kg trong lúc đáng ra số cân trung bình của bạn chỉ là 60kg, bạn có thể tiết thực 30 ngày và mỗi ngày bạn sẽ tăng thêm sức mạnh bởi vì bạn sẽ trở lại trọng lượng trung bình.
Có điều xem như mâu thuẫn là có bệnh nhân lúc mới đầu tiết thực thì trở thành liệt nhược nhưng nếu cứ kiên nhẫn tiếp tục tiết thực thì sự yếu đuối biến mất và trở thành khỏe mạnh hơn xưa.
Một sự yếu đuối rất gần sự suy nhược cực điểm có thể biểu lộ dưới nhiều hình thức cơn biến của bệnh đặc biệt là chứng ọe mửa: còn mửa là còn mệt, nhưng cơn mửa qua rồi là sức khỏe trở lại rất dồi dào.
Dư Quang Châu (Theo Thái Khắc Lễ)
Hoạt động của ruột trong thời kỳ tiết thực
(CXHVN) Tiết thực đem lại sự nghỉ ngơi cho dạ dày, ruột non và ruột già và giúp cho cơ quan này đủ điều kiện để trùng tu, kiến tạo lại nhưng cơ cấu hư hỏng. Các bệnh trĩ, bệnh sưng hậu môn, sưng ruột già, sưng ruột non, sưng ruột thừa, sưng dạ dày, mắc bệnh thương hàn, v…v…
Được hồi phục dễ dàng trong lúc nhịn ăn. Vi trùng không còn trong ruột nữa nhưng ít ra cũng sau một tuần tiết thực dạ dày mới thật không còn mầm mống của vi trùng.
Trong lúc tiết thực, ruột vẫn còn hoạt động chút ít để đưa phân ra ngoài. Cũng có trường hợp người tiết thực không đi ra phân lần nào suốt thời gian tiết thực. Phân của người tiết thực thường thì mềm hoặc lỏng chứ ít khi cứng và to.
Ta nên để tự nhiên cho ruột làm việc của nó chứ đừng nên súc ruột thường gây cho người tiết thực sự đau đớn, mệt nhọc hoặc có cảm tưởng bị suy nhược.
Nếu màng bàng quang không hấp thụ nước tiểu thì màng ruột già cũng không bao giờ lại hấp thụ các độc tố và thực tế đã chứng minh là không bao giờ có xảy ra hiện tượng tự đầu độc trong thời gian tiết thực. Thường súc ruột trong thời gian tiết thực làm yếu và giảm sinh lực của ruột nên sau khi ăn uống lại, sức hoạt động của ruột không cường kiện bằng ruột những người chỉ để theo tự nhiên.
Dùng thuốc xổ và nước khoáng chất trong thời gian tiết thực lại còn tai hại hơn cả việc súc ruột vì một khi uống vào nó kích thích xuất tiết các chất nhầy suốt dọc ống tiêu hóa còn súc ruột thì chỉ gây tác dụng trên ruột già mà thôi.
Bao nhiêu loài thú đã tiết thực vì thiếu thực phẩm, vì đau ốm, vì Đông miên hay Hạ miên, trong mùa giao tình, v…v… với một thời gian còn dài hơn thời gian con người tiết thực mà đâu có con vật nào bị tự trúng độc do phân trong ruột già của nó.
Các nhà sinh vật học nhận thấy rằng loài gấu ở Canada sau thời gian Đông miên 4-5 tháng, trong ruột chỉ còn chút ít phân hoàn toàn không có dấu vết của một loại vi trùng nào.
Dư Quang Châu (Theo Thái Khắc Lễ)
Những thay đổi căn bản của cơ thể trong thời kỳ “Nhịn ăn”
(CXHVN) Một điều quan hệ mà nhịn ăn mang lại cho cơ thể là sự an nghỉ các cơ quan. Sự kích thích quá độ các hoạt động sinh lý do sự ăn uống quá độ làm cho suy yếu và lao lực quá nhiều các cơ năng này.
Sự nhịn ăn thay đổi hoàn toàn các hoạt động trên à giúp cho cơ thể được bình phục. Trong thời gian nghỉ ngơi đó, các cơ quan có thể bồi đắp hàn gắn lại các cơ cấu thiệt hại thương tổn và phục hồi sinh lực trước đó bị suy kiệt để sẵn sàng hoạt động lại. Nhịn ăn đối với các cơ quan không khác gì một đêm ngủ ngon giấc đối với người làm lụng mệt nhọc suốt ngày.
Sự tiêu hóa và sự đồng hóa thực phẩm là một gánh nặng cho cơ thể đã suy yếu vì phải tăng gia công việc của dạ dày, của gan, ruột, tim, phổi, thận, hạch v…v… Hễ người ta càng ăn thì các cơ quan đó càng làm việc lao lực. Làm sao ta có thể giúp đỡ người bệnh bằng cách tăng sự làm việc ác cơ quan này? Nếu thực phẩm không ngăn chặn được bệnh tật thì làm sao sự bội thực có thể phục hồi sức khỏe?
Jenning, Graham, Trall v…v… đều nhấn mạnh rằng nhịn ăn là một thời kỳ nghỉ ngơi về sinh lý.
Thomas Low Nichols nói: “Trong những cơn sốt và tất cả những bệnh về viêm chứng, nhịn ăn là một điều tối yếu. Thường thường đó là một phương thuốc của thiên nhiên. Khi nào thú vật mắc một bệnh gì thì nó nghỉ ăn liền. Ăn mất ngon là triệu chứng của bệnh tật mà cũng là một phương thức để tự chữa bệnh. Dạ dày được nghỉ ngơi thì các cơ quan dinh dưỡng cùng các thần kinh liên hệ cũng được tĩnh dưỡng. Nhịn ăn trong lúc sốt hoặc trong lúc mắc các viêm chứng, chúng ta giảm lượng máu và làm nhẹ công việc cho tim và cơ thể nhờ bớt được công việc tiêu hóa cùng đồng hóa nên sức mạnh của thần kinh được đem dùng trong việc hồi phục sinh lực. Bệnh cảm là một loại sốt và trong trường ấy không thứ thuốc nào thần hiệu hơn phép nhịn ăn”.
Nhịn ăn là tĩnh dưỡng liệu pháp thần diệu hơn cả. Tĩnh dưỡng tự nó không chữa lành bệnh, không nối liền đoạn xương gãy hoặc hàn gắn miệng vết thương nhưng nó tạo những điều kiện cần thiết, cung cấp những nguyên liệu tinh khiết để giúp bệnh chóng lành.
Ngoài các bệnh về cơ quan tiêu hóa còn có biết bao nhiêu bệnh tim nan y được chữa lành nhờ nhịn ăn một thời hạn khá dài. Các nội hạch, bộ máy tiêu hóa, bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn, các dây thần kinh đều được nghỉ ngơi trong lúc nhịn ăn. Chỉ có bộ máy bài tiết là tăng gia hoạt động trong việc trục xuất khỏi cơ thể mọi độc tố tích lũy thâm niên từ trước đến nay.
Tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi, người ta thường hiểu nghĩa đó bằng cách đi đổi gió, đổi thực phẩm, đổi cách hoạt động, đi cắm trại, đi nghỉ mát, v.v… nhưng như vậy chưa đủ gọi là nghỉ ngơi thân xác nếu ta không áp dụng đến phép nhịn ăn. Không có gì có thể trả lại sinh lực cho một bộ máy tiêu hóa kiệt quệ, không có gì trả lại sự thoải mái cho bộ thần kinh căng thẳng, cho bộ ruột mệt mỏi, không có gì có thể đem lại sinh khí cho một quả tim hay một hệ thống nội hạch suy kém vì quá lao lực nếu đó không phải là phép nhịn ăn là liệu pháp tĩnh dưỡng vô song cho thân xác.
SỰ BIẾN DƯỠNG
Sự biến dưỡng hạ xuống ¼ hay 2/5 trong lúc nhịn ăn
SỰ HÔ HẤP
Theo Morgulis, hô hấp là một cơ quan trọng yếu được cải thiện hiệu quả nhờ phép nhịn ăn. Những kết quả đặc biệt của phép nhịn ăn về bộ máy hô hấp của những người bị bệnh suyễn không ai có thể chối cãi được nếu người ta chịu để ý nhận xét trong nhiều trường hợp nhịn ăn của người mắc bệnh suyễn.
Trong lúc nhịn ăn, sự bài tiết thán khí giảm xuống. Trạng thái này là do sự hoạt động giảm bớt và sự biến dưỡng giảm sút chứ không phải năng lực bài tiết của phổi kém như có người lầm tưởng. Trong lúc nhịn ăn thì hơi thở trở nên hôi hàm nhưng dần dần sau đó cơ thể được gột sạch thì hơi thở không còn nặng mùi nữa.
SỰ BÀI TIẾT
Nhịn ăn là phương pháp phù hợp với thiên nhiên để đào thải khỏi cơ thể thức ăn thừa thãi trong các mô bệnh tật, các cặn bã tích lũy và các độc tố. Không có sự bài tiết nào trọn vẹn hơn sự nhịn ăn.
Lúc ban đầu mới nhịn ăn thì tương đối sự bài tiết tăng gia hơn thường lệ nhưng sau đó thì sự bài tiết giảm dần đến mức thấp hơn vì ta không ăn thực phẩm ở ngoài nữa.
Máu, thần kinh hệ, các tạng phủ đều được tẩy lọc nghỉ ngơi. Nhịn ăn độ 1 tuần là ống tiêu hóa từ dạ dày đến ruột non không còn loại vi trùng nào ở lại nữa. Biết bao nhiêu người mắc bệnh thương hàn nhờ nhịn ăn mà lành bệnh và không còn nguy hiểm như một kẻ mang trong mình hạt giống vi trùng thương hàn để sẵn sàng truyền nhiễm cho những người khác.
Cơ thể người nhịn ăn gầy dần là để giữ toàn vẹn các cơ quan cần thiết cho sinh mạng, nó chỉ dùng những vật liệu thừa thãi vô bổ hay có hại trước hết như mụn nhọt, chất ứa ra ngoài mạch máu, sưng thủng, mỡ, v.v…đều được phân phối biển dụng làm thức ăn nuôi các cơ quan trọng yếu, còn cặn bã thì bài tiết ra ngoài. Sự sụt cân là một phương pháp thiên nhiên để tự vệ, một cách giảm bớt mức tiêu thụ thức ăn để đừng phạm đến các tạng phủ trong người.
Người ta chưa tìm thấy một phương pháp bài tiết nào, một cách thanh lọc cơ thể nào linh nghiệm qua phép nhịn ăn. Sức khỏe con người bị suy giảm phần lớn không phải vì thiếu ăn mà vì tích trữ quá nhiều chất độc trong người. Sự tiều tụy, gầy còm không phải do thiếu chất bổ mà do bị đầu độc bởi thức ăn quá độ hoặc thiếu quân bình Âm Dương.
Dư Quang Châu (Theo Thái Khắc Lễ)
Về Đầu Trang Go down
ÁNH SÁNG-T2-ÚCCHÂU




Tổng số bài gửi : 1153
Join date : 18/02/2010

Nhịn ăn với con người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhịn ăn với con người   Nhịn ăn với con người I_icon_minitimeSat May 29, 2010 7:34 pm

Sự bình phục các cơ quan và các mô trong lúc “Nhịn ăn”
(CXHVN) Cơ thể có một số lớn lương thực dự trữ để dành dùng khi cần thiết một cách hiệu quả, dễ dàng và nhanh chóng lại không làm nhọc bộ máy tiêu hóa phải tổn sức, tốn công biến các thực phẩm thành các chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể.
Vì vậy cho nên sự hàn gắn sửa chữa thành tựu dễ dàng và nhanh chóng hơn lúc ta ăn uống bình thường.
Có những vết thương, những ung nhọt kinh niên chữa mãi không lành thế mà qua một thời gian nhịn ăn lại hàn kín miệng và ra da non đóng sẹo rất mau. Nhịn ăn thanh lọc máu huyết, cải tạo các mô nên hiện tượng chóng lành các thương tích, hư hỏng trong người không phải là chuyện lạ.
Thực phẩm ở ngoài mặc dầu chẳng tiếp tế vào nhưng công việc kiến thiết xây dựng vẫn luôn luôn tiếp tục trên mọi chiều hướng tốt đẹp, có lợi cho sức khỏe chúng ta.
Bác sĩ Oswald kể chuyện một con chó tơ rơi từ vựa lúa xuống đường bị gãy 2 chân, 3 đọan xương sườn, bị nội thương ở phổi. Suốt 20 ngày nó nhất định không ăn uống gì mà chỉ uống chút ít nước. Đến ngày thứ 26, đưa thịt nó mới chịu ăn và lúc đó thì xương nó đã liền lại, phổi đã lành, con chó chạy và sủa mạnh mẽ như trước.
Aaron thấy rằng xương và não vẫn tiếp tục sinh trưởng trong lúc nhịn ăn. Tóc và râu thì mọc chậm hơn nhiều. Cơ thể hy sinh lông và tóc để kiến tạo những cơ cấu nhu yếu hơn tuy rằng trong lúc nhịn ăn tóc thường rất ít rụng.
Chỉ trong giai đoạn đói ăn, bắp thịt tiêu hao quá đỗi nên không cử động được và các hạch suy kiệt đến mức không xuất tiết được các kích thích tố để rồi kết cuộc bằng cái chết.
Như trước kia ta đã thấy những sự thay đổi đặc biệt của các côn trùng trong thời kỳ biến hình đổi dạng được hoàn thành trong một thời gian nhịn ăn; các cơ cấu cũ được phân hóa để kiến tạo các cơ cấu mới đến nổi hình thể mới hoàn toàn khác hẳn với hình thể trước mà lại còn phức tạp và tinh tế hơn.
Nhìn đó ta thấy rõ cái khả năng tái tạo nhờ sự tự phân trong lúc nhịn ăn huyền diệu như thế nào.
Dư Quang Châu (Theo Bộ môn Năng lượng Cảm xạ)
Sự cải thiện tinh thần và giác quan trong lúc “Tiết thực”
(CXHVN) Tác dụng tinh thần của sự tiết thực được người ta biết từ lâu và được các nhà nghiên cứu về phép nhịn ăn bàn luận rất nhiều. Trước đây có lần có một nhóm sinh viên Đại học Chicago nhịn ăn thử trong một tuần mà vẫn học hành và chơi thể thao như thường lệ, nhận thấy rằng sự tiến bộ trong sự học hành rất đáng chú ý.
Thử đi, thử lại nhiều lần thấy kết quả đều tốt đẹp tỏ ra rằng đây không phải là trường hợp đặc biệt.
Mọi năng lực tinh thần con người đều được cải thiện trong thời gian tiết thực. Khả năng suy luận phát triển, trí nhớ tăng thêm, sự chú ý và hội ý được kích thích, các yếu tố tinh thần như trực giác, cảm tình, tình thương, v…v… đều tăng gia. Mọi đức tánh về trí tuệ và tình cảm đều được cải thiện, sắc bén không lúc nào bằng. Những năng lượng màu sắc và năng lực tinh thần đáng lẽ phải dùng trong việc tiêu hóa này được sung dụng đến bộ não để suy tư.
Những người có thói quen ghiền thịt, rượu, trà, cà phê, thuốc là, ma túy, đường, v…v… sau khi nhịn ăn phải trải qua một giai đoạn suy nhược và chứng đau đầu, nhức mỏi, bần thần và nhiều chứng khác nhưng sau vài hôm khi cơ thể đủ thì giờ để gột rửa, bài tiết mọi độc tố thì trí tuệ dần dần sáng tỏ ra, giác quan trở nên linh mẫn.
Levanzin nói: “Trong thời kỳ tiết thực, sức mạnh về thể chất đã không mất mà năng lực tinh thần lại tăng gia một cách hết sức phi thường. Trí nhớ phát triển một cách lạ lùng, trí tưởng tượng đạt đến mức phong phú cực đa”.
Những sự cải thiện này phải nói rằng phần lớn là nhờ sự tẩy sạch các độc tố của não. Sự nhịn ăn còn tăng thêm khả năng kiểm soát, kiềm chế các dục vọng say mê.
Những trường hợp điên và bị bệnh thần kinh được chữa lành nhờ nhịn ăn làm người ta phải nghĩ ràng chứng bi quan phải do một căn bản sinh lý gây ra. Bác sĩ Shelton đã chữa lành không biết bao nhiêu trường hợp các bệnh thần kinh.
Carrington kể nhiều trường hợp về bệnh thần kinh được chữa lành bằng phép tiết thực, thuật lại tình trạng biến chuyển của một con bệnh như sau: “Người bệnh trở thành như điên cuồng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, nhưng lại trở lại bình thường bắt đầu từ ngày thứ 5. Một khi cơn biến bệnh đã qua rồi không có một dấu hiểu gì tỏ ra trạng thái ấy lại tái hiện: tâm trí trở nên vô cùng sáng suốt cho ta thấy rằng cơn biến của bệnh trên chỉ là tạm bợ mà lại có tính cách trị liệu vì có cuộc cách mệnh đột ngột bên trong cơ thể nên đã làm khích động mạnh người bệnh như trên. Trong trường hợp này đôi khi hoạt động của gan có sự xáo trộn lớn, mật tiết quá nhiều gây sự rối loạn trong sự tuần hoàn nên người bệnh hầu như nước da xanh lục đến mấy ngày nhưng sau đó trở lại bình thường nếu cứ tiếp tục tiết thực”.
Trong thời gian tiết thực, các giác quan đều trở thành tinh nhuệ hơn. Mắt trở nên trong sáng, có nhiều người có thể bỏ kinh mà vẫn thấy rõ, nhìn xa.
Xúc giác cũng nhạy hơn, tinh tế hơn.
Vị giác sau thời gian tiết thực trở nên tinh tế, sắc bén hơn.
Thính giác thường thường là kết quả rõ ràng hơn cả có lẽ một phần do tình trạng thần kinh, một phần nhờ các bộ phận trong tai được tẩy sạch. Nói tất cả thì quá đáng nhưng có thể nói rằng rất nhiều người điếc hoặc hơi nặng tai nhờ tiết thực một thời gian mà thính giác được phục hồi lại.
Khứu giác trở nên rất sắc bén, nhạy cảm, mũi có thể đánh hơi thấy những mùi mà trước kia không thể ngửi thấy được.
Tiết thực tống khứ các chất thừa thãi và cặn bã ra khỏi cơ thể, tăng gia sinh khí cho thần kinh hệ nên đã cải tạo một cách hữu hiệu các giác quan đã suy yếu vì bệnh tật, vì tuổi tác, vì bị đầu độc bởi các thức ăn của kỹ nghệ văn minh, các thức ăn thiếu quân bình Âm Dương phù hợp cho cơ thể của con người.
(Theo Thái Khắc Lễ)
Ảnh hưởng của sự “Nhịn ăn” trong việc cải tạo chung của cơ thể


Thánh Gandhi
(CXHVN) Thompson và Mendel nhận thấy rằng tiếp theo một giai đoạn ngừng phát lớn do sự thiếu ăn là một sự tăng gia phát lớn khi được ăn uống đầy đủ trở lại.
Morgulis nói: “Người ta đã thí nghiệm nhiều lần và thấy rằng sau một thời kỳ bắt con vật nhịn ăn ta lại cho nó ăn uống phải phép thì nó bắt đầu lớn lại một cách nhanh chóng trong thấy và trong một thời gian tương đối ngắn thu hoạch lại số cân bị sút xuống trước kia hay lên cân hơn cả hồi trước”.
Sự trồi cân kia là biểu hiện một quá trình cường thịnh của sự nảy nở. Đó không phải chỉ là một sự tích trữ những chất dự trữ mà cả một sự vươn dậy của sinh lực. Có cả một sự lớn mạnh của các tế bào, một sự tích lũy các chất để dành dưới hình thức dự trữ nội bào và gian bào. Các đạm chất được hấp thụ với khát vọng một cơ thể non trẻ đang kỳ nảy nở.
Thường thường chỉ trong khoảng một thời gian ngắn mà cơ thể tăng trưởng bằng cả mấy năm. Nhịn ăn đã canh tân cơ thể. Nghiên cứu các hiện tượng về tổ chức học sau thời gian nhịn ăn người ta thấy rằng không có một sự hư biến nào nơi các mô trừ phi cơ thể lâm vào tình trạng đói ăn.
Tuy các tế bào mất một số lớn các chất dự trữ mà sinh khí nó vẫn không suy giảm tí nào. Trong sự tranh chấp cam go xảy ra trong cơ thể lúc nhịn ăn, những chất ít quan hệ của tế bào được hy sinh trước hết cũng như phần ít trọng yếu trong cơ thể. Những cơ cấu cần thiết cho sinh mạng được bảo tồn và sinh lực các tế bào được cải thiện. Các tế bào trẻ lại và rất giống với tế bào thưở phôi thai. Điều ấy chính là nguyên nhân của những hiệu quả cường tráng và non trẻ lại của phép nhịn ăn.
Sau thời gian nhịn ăn, người trẻ cũng như người già cơ thể đều được anh tân, tạng phủ được tu bổ, hoạt động các cơ năng được cải thiện. Một khi chúng ta đã hiểu rằng cơ thể có thể phân hóa những chất dự trữ trong tế bào và phân phối lại để kiến tạo và điều hóa các cơ quan trong thời gian nhịn ăn thì hiện tượng cơ thể non trẻ lại một cách nhanh chóng, sức khỏe cải tạo lại một cách tốt đẹp hơn là một điều tất nhiên.
Cấu tạo, sự cường tráng, sự nhạy cảm và sự điều hành các cơ quan đều được cải tạo, tăng cường, sinh khí… Da dẻ non trẻ trông thấy, những vết nhăn, những cái bớt, những mụn nhọt đều biến mất để phô bày một làn da mịn màng tươi tắn.
Mắt trong và sáng hơn. Mọi người nhịn ăn đều công nhận rằng cơ thể và nghị lực họ đều được đổi mới nhờ phép nhịn ăn.
Bác sĩ Kunde nói: “Lẽ tất nhiên là khi cơ thể bớt sụt xuống 45% số cân trước khi nhịn ăn và sau đó thu hồi lại khi tiếp tục ăn uống, như vậy là gần một nửa cơ thể phục hồi gồm toàn nguyên sinh chất mới. Trong trường hợp này ta thấy có sự trẻ trung lại rõ ràng”.
Nếu thỉnh thoảng cứ thi hành đều đều sự nhịn ăn như vậy, con người có thể mỗi năm mỗi trẻ mà không có phương pháp cải lão hoàn đồng nào so sánh kịp.
Giáo sư Child nhận thấy rằng với thức ăn sung mãn nhiều loại động vật đã kết liễu đời chúng trong 3-4 tuần nhưng khi sự phát lớn bị trở ngại vì thiếu ăn thì chúng lại tiếp tục sinh hoạt và trẻ trung ít ra là trong 3 năm.
Những sự nhận xét của Weismann và những kết quả của các cuộc thí nghiệm nuôi các mô chứng tỏ rằng không có một giới hạn nào về sinh khí. Những độc tố và những độc dược tự sinh của sự hư thối và lên men ở trong dạ dày và ruột là những ảnh hưởng chính làm giới hạn tuổi thọ lại.
Độc tố được bài tiết, cơ thể thanh lọc, khí huyết non trẻ lại, cơ quan đổi mới, giác quan cải thiện, sự tiêu hóa và đồng hóa được tăng gia, các tế bào, các mô trở lại điều kiện của tuổi trẻ, các thứ thừa thãi, bệnh hoạn, hư hỏng trong người được loại trừ rồi thay thế là sự chuẩn bị cho một sinh lực mới.
Sự cải tạo cơ thể được mang lại là do sự đổi mới hàng ngày các tế bào và các mô mà nhịn ăn chính là phương pháp thúc đẩy sự thay cũ đổi mới nhiệm màu đó.
Những thí nghiệm ở nơi người và nơi giống chó thi hành tại phòng thí nghiệm sinh vật của Đại học Chicago chứng minh rằng một cuộc nhịn ăn từ 30 ngày đến 40 ngày gây ra một sự tăng gia thường xuyên từ 5% đến 6% về biến dưỡng.
Sự suy giảm về biến dưỡng là một trong những hiện tượng của sự già cỗi. Nhịn ăn tăng năng suốt biến dưỡng do đó đã cải lão hoàn đồng.
Ngày 18/5/1933, một trong các bác sĩ săn sóc thánh Gandhi trong khi ông tuyệt thực kể lại rằng trong hôm nhịn ăn thứ 10, về phương diện sinh lý, nhà lãnh tụ Ấn độ mạnh khỏe như người 40 tuổi mặc dầu năm ấy tuổi ông đã ngoại lục tuần.
Thái Khắc Lễ (Theo Tuyệt thực đi về đâu)
Thêm và sụt cân trong lúc “Tiết thực”
(CXHVN) Những người mập sụt cân nhanh hơn những người gầy và hễ càng hoạt động nhiều thì sự sụt cân càng chóng. Nhưng hễ thời gian tiết thực càng dài thì sự sụt cân càng ngày càng chậm bớt lại.
Trong 2-3 ngày đầu tiết thực, có người sụt đến 2-3kg trong 1 ngày, nhưng sự sụt cân này không phải vì tiêu hao thịt mà phần lớn là do thực phẩm và phân trong dạ dày va ruột được tống thải ra mà không được thay thế.
Sự sụt cân chóng trong lúc nhịn ăn biểu thị một tình trạng suy nhược các mô. Những người mập nước thịt mềm, nhão sụt cân nhanh hơn những người thịt chắc, cứng. Nhiều yếu tố chi phối sự sụt cân của người tiết thực: những người bệnh mập thường mất nhiều mỡ hơn những người gầy, những người nóng nảy đa cảm mất cân nhanh hơn những người bình tĩnh, có tinh thần điều hóa; những người thoải mái, nghỉ ngơi chậm sút cân hơn những người thần kinh căng thẳng hoặc hoạt động nhiều. Có sự tương quan giữa tình trạng các mô và sự sụt cân. Những người uống nước nhiều trong lúc tiết thực thì thấy sức nặng không xuống mấy vì các mô chứa giữ một số nước.
Một người tiết thực những ngày đầu có thể sụt 1-2kg, nhưng những ngày sau có khi chỉ mất độ 125gr vào ngày thứ 25 hoặc 30.
Thường thường đàn bà tương đối chậm sụt cân hơn đàn ông vì sự biến dưỡng thấp hơn.
Người ta nói rằng một người có thể mất 40% số cân trung bình mà không nguy hại gì cho sinh mạng và sức khỏe; trên thực tế, nhiều người bệnh còn mất nhiều hơn thế nữa mà vẫn không hề hấn gì.
Bác sĩ Dewey nhấn mạnh về điểm “nếu cái chết đến trước khi tình trạng chỉ còn xương bọc da thì cái chết đó là do sự già cỗi hay một hình thức khác của bệnh tật hay nội thương chứ không phải là vì nhịn ăn”. Bác sĩ Hazzard và Carrington cũng hế lòng bênh vực ý kiến trên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ con mất trên 20% sức nặng trung bình đã nguy đến sinh mạng.
Có người vì uống nhiều nước quá lại lên cân trong lúc tiết thực.
Có nhiều người sợ tiết thực thì sinh ra ho lao, họ nghĩ rằng tiết thực gầy đi thì dễ sinh bệnh lao. Lập luận trên là vô căn cứ và giải thích sai lầm vì sự gầy gò nơi bệnh lao không phải là nguyên nhân của bệnh mà là hậu quả của bệnh ấy.
Sự mất cân hầu như là điều cần thiết cho sự hồi phục của các căn bệnh cấp tính và thiên nhiên giúp vào sự làm gầy người trong những bệnh cấp tính mặc dù người bệnh có ăn uống nhiều bao nhiêu đi nữa. Thật vậy, một người mắc bệnh thương hàn mà ăn uống như thường còn sụt cân và mất sức nhanh chóng hơn là mắc bệnh thương hàn mà nhịn ăn.
Gầy ốm trong sự tiết thực là dấu hiệu tốt đẹp của sự mềm mại dẻo dai của các tế bào, do đó có thể thấy rõ khả năng cải tạo của tế bào. Những bệnh nhân trong lúc tiết thực mà gầy ít, gầy một cách khó khăn là những người rất dễ mắc chứng ngạnh hóa các tổ chức trong cơ thể; đó là dấu hiệu đặc thù một sự già cỗi tai hại của các cơ quan không còn khả năng làm non trẻ lại được nữa.
Tuyệ t thực đi về đau
Sự tăng và giảm sức mạnh trong lúc “tiết thực”
(CXHVN) Bác sĩ Tilden nói: “Phần đông người ta thường nghĩ rằng ăn mới đem lại sức mạnh và không mấy ai hiểu rằng ngừng ăn mới cho sức mạnh”. Mới xem qua thì dường như trái ngược đối với những người chưa hề kinh nghiệm trong phép nhịn ăn nhưng thật ra luôn luôn người ta được thêm sức trong lúc nhịn ăn.
Trong một cuộc trắc nghiệm bằng lực kế (dynamometre), ông Succi sau 21 ngày nhịn ăn đã tỏ ra tăng thêm sức mạnh với sức kéo của hai cánh tay. Đến ngày thứ 30 ông ta vẫn cưỡi ngựa, leo nhanh các bậc thang lên tận đỉnh tháp Eiffel, công việc mà một người sức khỏe trung bình cũng vất vả lắm mới làm được.
Macfadden nói: “Trong nhiều trường hợp mà tôi săn sóc cũng như trong nhiều trường hợp thuật lại do Dewey và Carrington, sức mạnh của người bệnh nhịn ăn mỗi ngày một tăng lên mãi cho đến lúc người bệnh có thể đi nhiều cây số mỗi ngày trong lúc ban đầu họ không thể đi đứng gì được cả. Một hôm người ta khiêng đến cho tôi một người đàn bà quá ư liệt nhược đến nỗi chẳng đi được nữa vì trước đó ăn uống bừa bãi. Trước đó có một bác sĩ cho bà ta ăn uống đủ thức béo bổ, đủ thứ thuốc men, săn sóc nhưng bà ta càng ngày càng yếu thêm. Đến khi áp dụng phép nhịn ăn, bà ta quá đỗi ngạc nhiên khi thấy sức khỏe mỗi ngày một tăng tiến”.
Những trường hợp như vậy xảy ra không kể xiết.
Có nhiều võ sĩ, lực sĩ, thể thao gia khởi đầu sự tập dượt của họ bằng một tuần nhịn ăn để dự các trận đấu hoặc thi tài và thu hoạch kết quả rất khả quan.
Trước sự ngạc nhiên của 16.000 khán giả ở Madison Square Garden, ông Low sau 8 ngày nhịn ăn đã biểu diễn lập lại 9 kỷ lục thế giới về sức lực dẻo dai mà ông ta đã giữ trong nhiều năm. Những kỷ lục này được thi đua với những người được ăn uống điều hòa. Ông lại còn chiếm thêm được nhiều kỷ lục nữa sau nhiều lần nhịn ăn khác. Đây là câu trả lời hùng biện nhất cho các y sĩ thường bảo rằng nếu cứ nhịn ăn độ một tuần thì đi không muốn…, còn nếu nhịn ăn gắng thêm ít hôm nữa là nguy rồi.
Bác sĩ Levanzin nói: “Những kẻ cảm thấy đuối sức trong lúc nhịn ăn là nhưng người nóng nảy và rất dễ xúc động nên sự suy nhược đó chỉ là những hiệu quả độc hại của sự tưởng tượng quá phong phú. Nếu bạn cứ nghĩ rằng bạn vẫn khỏe mạnh và bạn có thể đi được 2 cây số sau khi nhịn ăn 30 ngày, thế là bạn sẽ đi một cách hết sức khỏe khoắn; trái lại nếu bạn có thành kiến rằng nhịn ăn là suy nhược con người và bứt rứt về ý nghĩ đó thì nhịn đói chẳng mấy hôm bạn thấy mệt lả do bạn trở thành nạn nhân của tự kỷ ám thị của mình”.
Bác sĩ Shelton kể lại chuyện một người bệnh ông ta chữa lúc mới đến phải bò để leo các bậc thang lầu, sau khi nhịn ăn thì sức khỏe hồi phục từng ngày một, đến ngày thứ 18 thì có thể chạy lên chạy xuống cầu thang một cách dễ dàng.
Sức mạnh là sự hợp tác của bắp thịt, của thần kinh và sự tinh sạch của máu. Ta nên phân biệt sức mạnh thực sự và cảm tưởng nghĩ rằng mình mạnh. Con người có thói quen mỗi ngày 3 bữa ăn sung túc rồi uống trà, cà phê, hút thuốc đến khi thiếu đi là người ta cảm thấy yếu đuối, uể oải, tiều tụy dở tay không nổi. Thật sự yếu đuối đó chỉ là sự thu hồi năng lực của bắp thịt. Hiện tượng này nếu có xảy ra thì chỉ ở 3-4 hôm đầu mà thôi và người nhịn ăn nếu làm cử động ít phút thì sau đó sức mạnh sẽ trở lại với bắp thịt và cảm thấy khỏe mạnh ngay. Hiện tượng yếu đuối thường xảy ra ở những người ăn thịt ăn cá nhiều, ăn nhiều đồ gia vị, các thứ kích thích, rượu, trà v.v… hơn là nơi những người ăn chay. Trạng thái này tương tự tình trạng những người nghiền thiếu thuốc hoặc thiếu rượu lúc cơn nghiền đến.
Ta nên để ý đến sự khác nhau giữa cảm giác yếu đuối và sự suy nhược thật sự về sinh lực
Carrington nói rằng: “Trong những trường hợp quá suy nhược vì bệnh tật tức là sinh khí đến mức kiệt quệ thì hiệu quả về sự tăng gia sinh lực nhờ nhịn ăn càng được rõ rệt hiển nhiên.
Trên lý thuyết, nhịn ăn trong những trường hợp như thế, tức là đem cái chết nhanh cho người bệnh; nhưng trên thực tế thì trái hẳn; sức khỏe và sinh lực trở lại với người bệnh và tăng gia trong thời kỳ nhịn ăn”.
Thái Khắc Lễ (Theo Tuyệt thực đi về đâu)
Cụ già khỏe mạnh sau hai tuần không ăn uống
(VnExpress.net) Các nhà khoa học quân sự Ấn Độ sửng sốt khi nhận thấy sức khỏe của cụ ông 82 tuổi hoàn toàn bình thường sau quá trình nhịn ăn và uống trong nửa tháng.

Cụ Prahlad Jani xuất hiện trong cuộc họp báo tại bệnh viện Sterling vào ngày 6/5. Ảnh: AFP.
Theo lời kể của Jani thì trong suốt 7 thập kỷ qua, cụ không ăn, uống và cũng chẳng thải thứ gì ra khỏi cơ thể. Hồi tháng 4 Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) mời cụ vào bệnh viện Sterling tại thành phố Ahmedabad, bang Gurjarat để kiểm tra khả năng kỳ lạ của cụ.
AFP đưa tin suốt hai tuần vừa qua cụ Jani chịu sự giám sát chặt chẽ của 30 nhân viên y tế cùng máy quay. Trong khoảng thời gian đó cụ không ăn, uống và cũng chẳng bước vào nhà vệ sinh. Thử nghiệm kết thúc vào ngày 6/5 và cụ Jani xuất hiện trong cuộc họp báo tại bệnh viện trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh.
“Chúng tôi vẫn chưa hiểu tại sao cụ vẫn sống bình thường. Đây quả thực là một hiện tượng bí ẩn”, Sudhir Shah, một nhà thần kinh học tham gia thử nghiệm, phát biểu.
DRDO hy vọng kết quả thử nghiệm sẽ giúp các binh sĩ, nạn nhân của các thảm họa, phi hành gia và nhiều đối tượng khác tồn tại trong những hoàn cảnh khắc nghiệt mà không cần thức ăn hay nước.
“Jani chỉ tiếp xúc với nước khi tắm và súc miệng trong suốt hai tuần”, G. Ilavazahagan, giám đốc Viện Sinh lý học và Khoa học ứng dụng thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thông báo.
Sau khi thử nghiệm kết thúc, Jani đã trở về làng quê của ông gần thành phố Ambaji, phía bắc bang Gujarat để tiếp tục luyện yoga và thiền. Người đàn ông 82 tuổi nói một vị thần ban cho cụ khả năng đặc biệt khi cụ còn nhỏ.
Trong quá trình theo dõi, các nhà khoa học đã liên tục chụp cắt lớp các cơ quan nội tạng, não, những mạch máu của cụ, đồng thời kiểm tra khả năng hoạt động của tim, phổi và trí nhớ.
Kết quả phân tích ADN, hoóc môn, enzyme, quá trình trao đổi chất và gene của cụ Jeni sẽ được công bố trong vài tháng nữa.
“Nếu Jani không lấy năng lượng từ thực phẩm và nước, chắc chắn ông ấy phải lấy năng lượng từ những thứ trong môi trường xung quanh, chẳng hạn như ánh sáng”, Shah nhận xét.
Prahlad Jani, 82 tuổi, rời khỏi nhà khi mới lên 7 tuổi và lang thang khắp bang Rajasthan, Ấn Độ. Jani tin rằng cụ được một nữ thần phù trợ nên không cần ăn hay uống mà vẫn sống bình thường. Nữ thần rót thuốc tiên qua một lỗ trong vòm miệng, cụ cho là như thế.
Người ‘không ăn suốt 70 năm’ vẫn sống
Các nhà khoa học Ấn Độ nghiên cứu một cụ ông 82 tuổi sau khi cụ tuyên bố không ăn hay uống bất kỳ thứ gì trong suốt 70 năm qua.

Ảnh chụp cụ Prahlad Jani trong bệnh viện Sterling, thành phố Ahmedabad vào ngày 26/4. Ảnh: AFP.
Prahlad Jani, 82 tuổi, nói với Telegraph rằng cụ rời khỏi nhà khi mới lên 7 tuổi và lang thang khắp bang Rajasthan, Ấn Độ. Jani tin cụ được một nữ thần phù trợ nên không cần ăn hay uống mà vẫn sống bình thường. Nữ thần rót thuốc tiên qua một lỗ trong vòm miệng của cụ. Theo lời kể của Jani thì trong suốt 7 thập kỷ qua, cụ không ăn, uống và cũng chẳng thải thứ gì ra khỏi cơ thể.
Bác sĩ Sudhir Shah, một người chuyên nghiên cứu khả năng siêu nhiên, từng theo dõi cụ Janin vào năm 2003. Shah nói cụ không ăn và uống trong 10 ngày. Cơ thể cụ hấp thụ nước tiểu ngay sau khi nó hình thành trong bàng quang. Trọng lượng cơ thể của cụ giảm chút ít sau thử nghiệm.
Dù bác sĩ Shah công nhận khả năng của cụ Jani, nhiều người vẫn cho rằng câu chuyện đó chỉ là trò bịp bợm.
Giờ đây các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quân sự của Ấn Độ (DRDO) quyết định tìm hiểu khả năng của Prahlad Jani. Họ đưa cụ vào một phòng biệt lập trong bệnh viện Sterling tại thành phố Ahmedabad, bang Gurjarat. Tại đây người ta theo dõi chặt chẽ Jani. Từ ngày 22/4 tới nay cụ không ăn và uống bất kỳ thứ gì, song các bác sĩ chưa phát hiện bất kỳ tác động tiêu cực nào, như đói, mệt mỏi, mất nước, kiệt sức, hôn mê. Cũng trong khoảng thời gian đó cụ không hề tiểu tiện hay đại tiện.
Telegraph cho biết, các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi cụ Jani trong 15 ngày nữa. Họ dự đoán trong khoảng thời gian đó cơ thể cụ sẽ có những triệu chứng tiêu cực như teo cơ, mất nước, giảm cân, mệt mỏi, các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động.
DRDO cho rằng cụ Jani có thể dạy các binh sĩ cách kéo dài thời gian sống sót mà không cần thức ăn. Những bí mật của cụ cũng có thể giúp những nạn nhân của thảm họa tăng khả năng sống sót trong lúc chờ lực lượng cứu hộ.

“Nếu những lời khẳng định của cụ Jani được chứng minh thì đây sẽ là một bước đột phá trong y khoa. Chúng ta sẽ có thể cứu nhiều mạng người trong các thảm họa thiên nhiên, những cuộc hành trình trên biển và các điều kiện khắc nghiệt. Chúng ta có thể dạy người dân những kỹ thuật sinh tồn với rất ít thức ăn và nước trong các điều kiện bất lợi”, tiến sĩ G Ilavazhagan, giám đốc Viện Sinh lý học và Khoa học ứng dụng thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ, phát biểu.
Nhiều tín đồ đạo Jain và Hindu tại Ấn Độ có thể nhịn ăn và uống tới 8 ngày mà cơ thể vẫn hoàn toàn bình thường. Trên thực tế nhịn ăn là một phần trong các nghi lễ tôn giáo của họ. Theo Telegraph, phần lớn loài người không thể sống nếu không ăn trong 50 ngày.
Minh Long (Theo Telegraph.co.uk)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Nhịn ăn với con người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhịn ăn với con người   Nhịn ăn với con người I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Nhịn ăn với con người
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Con người sinh thái -Con người tâm linh
» Thể xác - linh hồn dưới góc nhìn triết học duy tâm
» Nhìn Ra Thế Giới Với Võ Thuật Việt Nam
» mọi người cho em hỏi
» TÔN THỜ CON NGƯỜI VÀ MA QUỈ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH VÀ HẠNH PHÚC CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN TOÀN THẾ GIỚI . :: Your first category :: CHUYÊN ĐỀ VỀ Y HỌC ĐÔNG TÂY VÀ MẸO VẶT Y THUẬT ĐÔNG TÂY :: Y HỌC ĐÔNG PHƯƠNG-
Chuyển đến